Tin khắp nơi – 09/01/2018
Tổng thống Trump có thể bị ‘thẩm vấn’
Tổng thống Donald Trump có thể bị văn phòng Công tố viên đặc biệt Robert Mueller ‘thẩm vấn’ trong vòng vài tuần tới trong khuôn khổ cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, theo Washington Post.
Dẫn 3 nguồn tin biết rõ tình hình, NBC cho hay luật sư của Tổng thống Trump cuối tháng rồi đã gặp đại diện của văn phòng ông Mueller để bàn về việc này, bao gồm địa điểm, thời gian ‘thẩm vấn’, cùng các chuẩn mực pháp lý và các phương án chẳng hạn như trả lời bằng văn bản thay vì trả lời trực diện.
Ông Mueller, do Bộ Tư pháp bổ nhiệm, đang điều tra về những cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ và có hay không sự thông đồng giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump với Nga.
Các cơ quan tình báo Mỹ đều kết luận là Nga can thiệp để giúp ông Trump chiến thắng. Nga phủ nhận và ông Trump cũng nói không hề có chuyện đồng lõa.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Blumenthal nói với đài truyền hình MSNBC ngày 8/1 là ông kỳ vọng ông Mueller sẽ tìm cách ‘thẩm vấn’ trực tiếp trực diện Tổng thống Trump.
“Theo sự tiên đoán của tôi, ông Mueller sẽ phỏng vấn Tổng thống trực diện,” thành viên của Ủy ban Tư pháp Thượng viện này cho biết. Ủy ban của ông hiện cũng đang điều tra về Nga.
Cho đến nay, cuộc điều tra của ông Mueller đã khiến hai phụ tá của Tổng thống Trump là cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn và phụ tá vận động tranh cử George Papadopoulos nhận tội khai gian với các nhân viên điều tra FBI.
Hai người khác, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, ông Paul Manafort, và người phụ tá Richard Gates cũng bị truy tố nhưng chưa nhận tội. Ông Manafort tuần qua đã kiện văn phòng ông Mueller, viện dẫn lý do cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt vượt quá thẩm quyền pháp lý.
Ông Ty Cobb, luật sư của ông Trump nói Tòa Bạch Ốc sẽ không bình luận về những liên lạc với Văn phòng Công tố viên Đặc biệt (OSC) nhưng cho biết Tòa Bạch Ốc tiếp tục hợp tác toàn diện với OSC để tạo điều kiện dễ dàng cho một giải pháp sớm nhất có thể xảy ra.
Phát ngôn viên của văn phòng công tố viên đặc biệt, ông Peter Carr, từ chối bình luận.
Đáp câu hỏi liệu Tổng thống sẽ nói chuyện với toán điều tra của ông Mueller hay không, ông Trump hôm 5/1 tuyên bố sẽ đồng ý việc này, đồng thời cũng lên tiếng bênh vực toán pháp lý của ông.
“Không có chuyện thông đồng, không có tội phạm nào cả,” ông Trump nói với các phóng viên tại Camp David, nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống ở Maryland. “Và trên lý thuyết, người ta nói với tôi là tôi không bị điều tra.”
“Chúng tôi rất cởi mở,” ông Trump nói. “…Chúng tôi có thể im tiếng và việc này có thể kéo dài nhiều năm. Nhưng một khi mình không làm gì sai trái, hãy cởi mở và giải quyết cho xong.”
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-co-the-bi-tham-van/4198775.html
Mỹ chấm dứt qui chế bảo vệ di dân Salvadore
Chính quyền ông Trump ngày 8/1 dự kiến loan báo kế hoạch chấm dứt Qui chế Bảo vệ Tạm thời (TSP) cho phép 200.000 di dân Salvadore ở lại Mỹ, một phụ tá Thượng nghị sĩ tiết lộ với Reuters.
Nguồn tin này cho hay theo kế hoạch, tình trạng pháp lý của nhóm di dân này sẽ được triển hạn cho đến ngày 9/9/2019. Từ nay tới đó, các di dân Salvadore tại Mỹ được hưởng Qui chế TSP một là phải rời khỏi Hoa Kỳ hai là phải có được một quy chế cư trú hợp pháp khác.
Chính quyền ông Trump trong năm qua đã đối mặt với một loạt các thời hạn chót trong việc quyết định nên hay không nên chấm dứt việc bảo vệ các di dân tới Mỹ vì quê nhà của họ bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Các giới chức chính quyền nói TPS chỉ nhằm cung cấp nơi an toàn tạm thời cho các nạn nhân chứ không ban cho qui chế thường trú nhân tại Mỹ.
Năm sau, người Haiti và người Nicaragua sẽ mất qui chế bảo vệ và cuối năm nay, người Honduras có thể bị mất qui chế đó.
Qui chế bảo vệ di dân Nam Sudan được gia hạn cho đến tháng 5 năm 2019.
Cho đến nay, người Salvadore là nhóm di dân được hưởng Qui chế Bảo vệ Tạm thời đông nhất tại Mỹ, khoảng 200.000 người, theo phúc trình tháng 11 năm ngoái của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ. Con số này cao gấp 3 lần số người Honduras, nhóm di dân lớn thứ nhì được hưởng qui chế bảo vệ tạm thời.
Phe chỉ trích nói chương trình TPS cho phép những người tham gia liên tục gia hạn thời gian lưu lại Mỹ từ 6 tháng đến 18 tháng trong trường hợp có thiên tai, xáo trộn dân sự hay những trường hợp khẩn cấp khác tại quê nhà.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen vừa gặp Đại sứ và Ngoại trưởng El Salvador cũng như điện đàm với Tổng thống nước này để thảo luận.
Cuối ngày 8/1 Bộ An ninh Nội địa Mỹ sẽ ra thông cáo chính thức về việc này.
https://www.voatiengviet.com/a/my-cham-dut-qui-che-bao-ve-di-dan-salvadore/4198757.html
Tết Mậu Thân: sỹ quan Ba Lan gặp ai ở Sài Gòn?
Giai đoạn tham gia Ủy ban Giám sát Đình chiến tại Sài Gòn năm 1968 được cho là lúc một sỹ quan quân báo của cộng sản Ba Lan, Ryszard Kuklinski tiếp xúc lần đầu với CIA ở Sài Gòn.
Đại tá Kuklinski sau được coi là ‘gián điệp số một’ Hoa Kỳ có được trong khối Hiệp ước Warsaw.
Ở cương vị Trưởng ban Kế hoạch Bộ Tổng tham mưu quân đội Ba Lan và trợ lý cho Đại tướng Wojciech Jaruzelski, ông đã chuyển các kế hoạch phòng thủ chiến lược bí mật nhất của Liên Xô cho CIA từ 1972 đến 1981, và để lại nhiều tranh cãi.
Voi VN lên tàu Ba Lan ra Bắc rồi đi đâu?
Giám mục Ba Lan: ‘hãy để yên người quá cố’
Ba Lan hạ lương hưu hàng nghìn công an CS
Ba Lan muốn xóa hết tên tuổi ‘cộng sản’
Nhiều năm sau khi chế độ XHCN tan rã, dư luận vẫn chia rẽ về ông, một số coi ông là kẻ phản bội tổ quốc, một số khác coi ông là anh hùng.
Hồi ông qua đời năm 2004 tại Mỹ, các báo Anh gọi ông là “điệp viên thời Chiến tranh Lạnh nổi tiếng nhất của Ba Lan” (Poland’s most famous Cold-War spy).
Vụ chạy trốn hồi tháng 11/1981 của ông Kuklinski sang Mỹ đã được mô tả khá kỹ trong cuốn ‘A Secret Life: The Polish Colonel, His Covert Mission, And The Price He Paid to Save his Country’ (2009) của Benjamin Weiser.
Mùa Thu 1972, Kuklinski nói với vợ rằng trong một chuyến đi nghỉ hè trên du thuyền ở Tây Đức, ông ta gặp lại mấy “bạn Mỹ” là quân nhân quen ở Sài Gòn…
Benjamin Weiser đã ghi lại lời phỏng vấn Kuklinski nói ông phải phản bội nước Ba Lan cộng sản vì lý tưởng chống lại Liên Xô.
Kuklinski nói về sếp cũ, Tướng Jaruzelski là “kẻ cơ hội” và đã chuẩn bị Thiết quân luật từ lâu trước ngày thực hiện vào tháng 12/1981.
Ông Kuklinski cho rằng cơ hội giải phóng Ba Lan khỏi “sự chiếm đóng của Liên Xô” coi như không còn nên ông phải bỏ đi.
Nhưng những người phê phán ông nói Kuklinski từng làm gián điệp cho Liên Xô trước khi làm cho Mỹ, và đã nhận nhiều tiền từ CIA.
Cuộc gặp ở Sài Gòn dịp Tết Mậu Thân
Trong cuộc đời còn nhiều bí ẩn về đại tá Ryszard Kuklinski, giai đoạn ông có mặt ở Sài Gòn trong Cuộc chiến Việt Nam được cho là quan trọng.
Benjamin Weiser cho rằng nhờ làm bạn với các quân nhân người Mỹ nói tiếng Ba Lan tại Sài Gòn, ông đã hiểu ra thế nào là Phương Tây, và thay đổi quan điểm.
Sau cuốn sách của Weiser, có thêm một cựu lãnh đạo quân độ Ba Lan, xác nhận cho rằng vụ “chiêu mộ Kuklinski” hoặc ít ra là tiếp xúc ban đầu của Hoa Kỳ với ông, có thể đã xảy ra đúng trận Mậu Thân 1968.
Trung tướng Franciszek Puchala, nguyên phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Ba Lan, đã biết ông Kuklinski từ thập niên 1980.
‘Cha tôi và cuộc chiến bí mật của CIA ở Lào’
Ba Lan: Chính khách 49 tuổi thành thủ tướng
Walesa ‘làm đặc tình cho cộng sản Ba Lan’
Tranh cãi về trận Liên Xô đánh Ba Lan
Năm 2014, khi đã nghỉ hưu, ông Puchala ra cuốn sách: “Gián điệp CIA ngay trong Bộ Tổng tham mưu Ba Lan. Ryszard Kuklinski gần hơn với sự thực (Szpieg CIA w Polskim Sztabie Generalnym. Ryszard Kukliński bliżej prawdy), để bác bỏ “huyền thoại yêu nước” của đồng cấp cũ.
Nói chuyện với báo Gazeta Pomorska, Tướng Franciszek Puchala kể lại:
“Tôi gặp Kuklinski lần đầu vào tháng 3/1980 khi tôi được thuyên chuyển từ Quân khu duyên hải ở Bydgoszcz đến Cục Tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh tại Warsaw. Khi đó, Kuklinski đã là trưởng Ban Kế hoạch – Tác chiến trong Cục và đó là nơi tập trung mọi thông tin, hồ sơ phức tạp nhất liên quan đến Quân đội Ba Lan, hệ thống phòng thủ quốc gia Ba Lan. Đó cũng là nơi soạn ra các văn bản, tài liệu về sự tham gia của Ba Lan trong khối Hiệp ước Warsaw…”
Cuốn sách của Tướng Puchala, người có hiểu biết sâu về cơ chế hoạt động của quân đội Ba Lan qua hai thời kỳ cộng sản và dân chủ, nêu ra nhiều chi tiết về hoạt động của ông Kuklinski trong Ủy ban Đình chiến tại Việt Nam.
Tướng Puchala không đồng ý với nhiều đoạn trong sách của Benjamin Weiser về ‘động cơ chính trị’ khiến Kuklinski theo Mỹ nhưng xác nhận câu chuyện ở Sài Gòn.
“Giai đoạn rất thú vị chính là thời gian Kuklinski ở Việt Nam…Chuyến đi của ông ta (11/1967-05/1968) khi đó mang hàm trung tá, tham gia Ủy ban Đình chiến Quốc tế tại Việt Nam được sự đồng ý của cả Tổng Cục I là tổng cục tác chiến, và Tổng Cục 2 – tức Quân báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
Chính lời Kuklinski kể lại với Weiser thì trong đêm quân Bắc Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công “Tết” tháng 1/1968, Kuklinski có mặt trên nóc khách sạn của người Mỹ để quan sát chiến sự. Một người Mỹ mà sau Kuklinski nghi là nhân viên CIA, đột nhiên bước đến hỏi chuyện bằng tiếng Ba Lan. Hóa ra ông ta là người gốc Ba Lan. Kuklinski làm quen và sau có nhờ người này mua cho một món hàng tại cửa hàng Mỹ ở Sài Gòn…”
Trong đêm quân Bắc Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công “Tết” tháng 1/1968, Kuklinski có mặt trên nóc khách sạn của người Mỹ để quan sát chiến sự. Một người Mỹ mà sau Kuklinski nghi là nhân viên CIA, đột nhiên bước đến hỏi chuyện bằng tiếng Ba Lan.
Nhưng đến mùa Thu 1972, Kuklinski nói với vợ rằng trong chuyến đi nghỉ hè trên du thuyền ở Tây Đức, ông ta gặp lại mấy “bạn Mỹ” là quân nhân quen ở Sài Gòn…”
Cho đến nay, nhiều nguồn tài liệu về Kuklinski và hoạt động cho CIA của ông vẫn chưa được Hoa Kỳ giải mật nhưng Tướng Franciszek Puchala tin rằng năm CIA đã quan tâm đến sỹ quan người Ba Lan ngay ở Sài Gòn, và đến 1972 thì ông ta chính thức làm việc cho họ.
“Năm 1972, khi Kuklinski được cho là bắt đầu đề nghị hợp tác với quân báo Mỹ thì hóa ra CIA đã thu thập khá nhiều tin tức, tiểu sử và hoạt động của Kuklinski trong các năm 1967-68, khi ông ta làm việc trong Ủy ban Đình chiến tại Việt Nam”, theo Tướng Franciszek Puchala.
Cuốn sách của Benjamin Wieser thì nói đến một chi tiết thú vị là nhờ sống ở Sài Gòn nên ông Kuklinski rời thành phố này với cảm giác Phương Tây không “đồi trụy” và xấu xa như các quan chức Liên Xô và Ba Lan vẫn nói.
Ba Lan trong Ủy ban Giám sát Đình chiến
Ủy ban Quốc tế về Kiểm soát và Giám sát Đình chiến Việt Nam (International Commission for Supervision and Control in Vietnam), là cơ chế có thẩm quyền khá rộng, gồm các đoàn Ấn Độ, Canada và Ba Lan bắt đầu làm việc tại Hà Nội vào tháng 9/1954.
Nhưng từ giữa năm 1959, họ chuyển trụ sở vào Sài Gòn.
Ủy ban có ba thành viên dân sự có chức vụ đại sứ hoặc tương đương, các cấp phó và có tiểu ban chính trị và quân sự.
Con số nhân viên và sỹ quan mỗi nước cử sang theo chế độ luân phiên là khá đông.
Khi Tổng Bí thư Đảng CS được dân mến
Hiệp định Paris: ‘Nam Bắc VN cùng vi phạm’?
Tháng 11/1963: dòng họ Ngô Đình và Kennedy
Cộng hòa Nhân dân Ba Lan đã cử sang Việt Nam 160 người chỉ trong các năm đầu tiên, và hai phần ba là sỹ quan quân đội, theo trang của Bộ Quốc phòng Ba Lan.
Tài liệu này viết vào tháng 12/1965, sau khi Ấn Độ công nhận miền Bắc (VNDCCH), chính quyền Sài Gòn yêu cầu đoàn Ấn Độ rời đi và họ chuyển ra Hà Nội.
Tại Sài Gòn chỉ còn lại phái bộ 36 người của Canada và Ba Lan, trong đó người Ba Lan có 5 sỹ quan và 16 nhân viên, quan chức dân sự.
Người Ba Lan phải hoạt động trong môi trường thù địch, theo nhận xét của Bộ Quốc phòng Ba Lan.
Một người Ba Lan khác, đại sứ Mieczyslaw Maneli, hai lần đến Việt Nam để làm việc trong phái bộ Ba Lan thuộc Ủy ban Giám sát Đình chiến, đã từng tiếp xúc với cả ông Phạm Văn Đồng của miền Bắc và Ngô Đình Nhu của miền Nam để nêu ra một đề nghị ‘đối thoại Hà Nội – Sài Gòn’.
Nhưng ông Maneli cũng không thể biết là một thành viên khác của phái bộ Ba Lan, Kuklinski đã có ý tưởng chạy theo phía Mỹ khi ở Sài Gòn.
Điều đáng chú ý là ông Kuklinski và nhiều sỹ quan, quan chức Ba Lan sang Việt Nam đã không biết tiếng Anh.
Vì thế, các tài liệu nói Hoa Kỳ chọn một số nhân viên gốc Ba Lan sang Sài Gòn theo dõi và thu thập tin tức từ nhóm người Ba Lan làm việc trong Ủy ban Đình chiến.
Một nhân vật khác có liên quan đến Ba Lan chính là Theodore Shackley, trưởng trạm CIA ở Nam Việt Nam.
Có mẹ người Ba Lan, ông ta nói giỏi thứ tiếng này và từng chiêu mộ gián điệp Ba Lan cho Mỹ ở Tây Berlin sau Thế Chiến.
Nhưng sau khi Ryszard Kuklinski đã về nước thì ‘Ted’ Shackley mới từ Lào đến Sài Gòn cuối năm 1968 và phụ trách chiến dịch Phượng Hoàng khét tiếng.
Các hoạt động của phái đoàn Canada và Ba Lan chấm dứt ngày 27/01/1970, cùng với việc ký kết Hiệp định Paris và việc bổ nhiệm một Ủy ban Đình chiến mới.
Kuklinski ‘có công đưa Ba Lan vào Nato’?
Sau khi ở Việt Nam về, ông Kuklinski sang Moscow học tại Học viện Quân sự Voroshilov nổi tiếng của Liên Xô năm 1974, và càng trở thành người được tin cậy.
Nhưng lúc đó, ông đã là gián điệp cho Mỹ.
Đại tá Kuklinski đã chuyển cho Hoa Kỳ hơn 35 ngàn trang tài liệu mật đa số bằng tiếng Nga, về các kế hoạch quân sự chi tiết của phe cộng sản do Liên Xô dẫn đầu.
Năm 1981 ông cùng vợ và hai con được CIA đưa ra khỏi Ba Lan, gây cơn sốc cho toàn bộ quân đội Ba Lan và khiến Moscow giận dữ.
Tháng 5/1984, ông bị toà án binh Ba Lan xử tử hình vắng mặt.
Sau khi chính trị khu vực thay đổi và Warsaw trở thành đồng minh của Washington, án tử hình cho Kuklinski bị xóa năm 1995.
Tháng 4/1998, ông Kuklinski trở về Ba Lan lần đầu sau nhiều năm nhưng sự đón nhận không hoàn toàn tích cực.
Ngoài một số người coi ông là anh hùng, những người khác vẫn coi ông là kẻ phản bội lời thề của quân nhân.
Quân đội Ba Lan thời XHCN bị lên án vì Thiết quân luật nhưng cũng được ủng hộ khá cao vì truyền thống tôn trọng quân nhân, bất kể họ mang quân phục gì.
Bản thân Đức Giáo hoàng John Paul II khi về thăm tổ quốc năm 1979 đã nghiêng mình chào lá quân kỳ của Quân đội cộng sản Ba Lan.
Tổng thống dân chủ Lech Walesa, cựu lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đã từ chối không tha bổng cho ông Kuklinski.
Tướng Franciszek Puchala nay cho rằng câu chuyện Mỹ trả công cho hoạt động của Kuklinski bằng cách mời Ba Lan vào Nato năm 1999 chỉ là “huyền thoại”.
Ông tin rằng Ba Lan trở lại thành đồng minh của Phương Tây là nhờ biến đổi địa chính trị, nhờ Công đoàn Đoàn kết, Đức Giáo hoàng John Paul II chứ không phải nhờ các điệp vụ của riêng ông Kuklinski.
Dù vậy, cựu cố vấn an ninh của Tổng thống Jimmy Carter, giáo sư Zbigniew Brzezinski, có vẻ nói chính xác khi gọi đại tá Ryszard Kuklinski là “sỹ quan Ba Lan đầu tiên trong Nato”.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42610905
Bắc Hàn sẽ cử đoàn tham gia Thế Vận hội Mùa đông
Bắc Hàn nói sẽ cử một đoàn tham gia Thế Vận hội Mùa đông 2018 tổ chức tại Nam Hàn vào tháng Hai.
Thông báo về đột phá này được đưa ra khi hai nước tiến hành hội đàm cấp cao lần đầu tiên trong hơn hai năm.
Đoàn Bắc Hàn sẽ có các vận động viên, cổ động viên và những thành phần khác nữa.
Nam Hàn cũng đề xuất có sự kiện đoàn tụ gia đình trong dịp Thế Vận hội Mùa đông cho những người bị xa cách cho cuộc chiến Triều Tiên.
Seoul cũng kêu gọi các vận động viên của cả hai miền diễu hành cùng nhau tại lễ khai mạc nhưng hiện chưa rõ Bắc Hàn sẽ phản hồi lại đề xuất này thế nào.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un cho biết trong tuần trước rằng việc cử một phái đoàn tới Thế vận hội sẽ là “cơ hội tốt để thể hiện sự đoàn kết” giữa người dân nước này.
Bắc Hàn mở lại đường dây nóng với Nam Hàn
Bắc Hàn bác đề nghị Olympic của Nam Hàn
Bắc Hàn ‘tấn công mạng quân đội Nam Hàn’
Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in trước đây nói ông coi Thế vận hội mùa đông là “cơ hội đột phá” để cải thiện mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên hiện vẫn đang xung đột.
Đầu tuần trước đã có một tín hiệu nhỏ trong cải thiện quan hệ khi Bắc Hàn khôi phục đường dây nóng giữa hai miền.
Các bước đi dự kiến liên quan đến việc tham dự Thế vận hội được thực hiện sau các tuyên bố leo thang từ Bắc Hàn và Hoa Kỳ thời gian qua.
Lãnh đạo hai nước từng đe doạ hủy diệt lẫn nhau bằng vũ khí hạt nhân.
Bắc Hàn cũng đã làm thế giới tức giận vì các cuộc thử nghiệm và phóng tên lửa hạt nhân, dẫn tới các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Nam Hàn đề xuất hội đàm cấp cao với Bắc Hàn
Nam Hàn có bị Trung Quốc xử tệ?
Mỹ ‘đã hết kiên nhẫn với Bắc Hàn’
Trước đó trong nỗ lực làm ngắn lại con đường dẫn đến Thế vận hội, Mỹ đã đồng ý đề nghị của Hàn Quốc tạm ngừng các hoạt động diễn tập quân sự chung, từng dự kiến diễn ra trong thời gian tiến hành Thế vận hội.
Bắc Hàn xem thường các cuộc tập trận, coi đó là hành động chuẩn bị xâm lược.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis cho hay sự trì hoãn này là “một vấn đề thực tiễn” – một phần của “việc trao đổi thông thường”, và các cuộc tập trận sẽ được tiến hành trở lại sau khi kết thúc Thế vận hội dành cho người khuyết tật hôm 19/3.
Nhật Bản thêm vào rằng quyết định tạm hoãn các cuộc tập trận “không phải để thoả hiệp với việc gia tăng áp lực lên Bắc Hàn.”
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng Tokyo, Washington và Seoul vẫn quyết tâm “tăng áp lực” lên Triều Tiên.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm thứ Năm 4/1 nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng tăng của Bắc Hàn.
Ông nói: “Không phải là quá cường điệu khi nói rằng môi trường an ninh của Nhật Bản đang ở mức bị đe dọa nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai.
“Bằng cách cùng cộng đồng quốc tế gây áp lực lên Bắc Hàn, tôi sẽ làm hết sức mình để giải quyết các vấn đề hạt nhân, tên lửa và bắt cóc”.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42576987
Samsung điện tử công bố lợi nhuận kỉ lục
Samsung công bố lợi nhuận kỉ lục nhưng vẫn dưới mức kì vọng từ giới phân tích.
Hãng Samsung Electronics thuộc tập đoàn Samsung vừa công bố lợi nhuận kỉ lục trong ba tháng cuối năm 2017, nhưng vẫn dưới mức kì vọng từ giới phân tích.
Samsung VN bác bỏ cáo buộc về lao động nữ
Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong lĩnh án 5 năm tù
VN: Ngăn SIM rác bằng ảnh chân dung?
Nhà sản suất chip lớn nhất thế giới cho biết lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng đạt 15,1 tỷ won (tương đương 14,1 tỷ USD), tăng 64% so với cùng kì năm trước.
Giá chip tăng mạnh giúp hãng thu về lợi nhuận khổng lồ.
Kỉ lục về lợi nhuận được đưa ra bất chấp bê bối tham ô của các nhà lãnh đạo Samsung.
Tuy vậy, ước tính lợi nhuận hoạt động của hãng hơi thấp hơn con số kì vọng 15,9 tỉ won từ giới phân tích, theo một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.
Khách hàng “không bận tâm”
Kết quả này cho thấy Samsung vẫn tiếp tục giữ được lợi nhuận kỷ lục như hàng năm, trong một năm duờng như giá chip toàn cầu bùng nổ.
Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng của Samsung trong năm 2018 lại không được chắc chắn do giá cổ phiếu đã sụt giảm gần 10% so với kỷ lục hồi tháng 11 năm ngoái bởi một số nhà đầu tư đặt cược vào việc bùng nổ của chip sẽ chấm dứt trong tương lai gần.
Công nghệ khiến xuất hiện những ‘bộ lạc’ mới
WeChat nói không ‘lưu nội dung’ trao đổi
Người phụ nữ thân với Tổng thống Park bị bắt
Trong khi đó, thị trường điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác lại đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các đối thủ Trung Quốc.
Cùng với việc phó chủ tịch Lee Jae-yong bị bỏ tù do vụ bê bối hối lộ, hình ảnh của Samsung cũng bị giảm sút nghiêm trọng từ việc phải thu hồi lại sản phẩm Note 7 trong năm 2016 do lỗi pin khiến thiết bị quá nóng và bốc cháy.
Mặc dù vậy, những sự cố về smart phone không ảnh hưởng quá lớn đến tình hình tài chính của hãng, nhờ sự thành công từ lợi thế kinh doanh chip cũng như việc khách hành dường như không bận tâm đến các sự cố của hãng.
Hãng điện tử Samsung được xem như là viên ngọc quý trong tập đoàn Samsung.
Tập đoàn này được hình thành từ 60 công ty liên kết với nhau và là một trong những doanh nghiệp lớn nhất ở Hàn Quốc.
http://www.bbc.com/vietnamese/42622059
Các thủ lĩnh ủng hộ dân chủ cho Hong Kong ra tòa
Chín nhà hoạt động sáng lập phong trào ủng hộ dân chủ tại Hong Kong, dẫn đến đợt biểu tình vào năm 2014, phải ra tòa vào ngày thứ ba, 9/1.
Đây là trường hợp xét xử mới nhất tại đặc khu hành chính Hong Kong đối với giới hoạt động cổ xúy cho dân chủ tại đó.
Theo AFP, những người ra tòa phải đối mặt với các cáo buộc gây mất trật tự công cộng liên quan đến đợt biểu tình “Cách mạng Dù Vàng”. Đợt biểu tình đã làm tê liệt giao thông tại một số tuyến đường chính trong khu vực trung tâm kinh tế, tài chính, nơi có trụ sở văn phòng chính quyền Hồng Kông trong vòng 79 ngày.
Ba trong số những người sáng lập phong trào Chiếm Lĩnh Trung Hoàn gồm Đới Diệu Bình, Trần Kiện Dân và Châu Diệu Minh cũng nằm trong số chín người phải ra toà hôm 9/1.
Trước khi diễn ra phiên xử, các luật sư bào chữa đã đặt câu hỏi tại sao ba vị thủ lĩnh của “Phong trào Chiếm Lĩnh Trung Hoàn” phải đối mặt với những cáo buộc riêng về âm mưu gây ra mất trật tự công cộng, kích động công chúng gây rối.
Luật sư Gerard McCoy nói với tòa án rằng “truy tố quá mức, nguỵ tạo cáo buộc không cần thiết để tăng áp lực lên bị cáo”.
Trong thời gian vài tháng qua, chính quyền đặc khu Hành chánh Hồng Kông cho tiến hành một loạt các vụ xử đối với giới vận động dân chủ.
Những người ủng hộ dân chủ cho rằng chính quyền Hong Kong đã bị Bắc Kinh gây sức ép ngày càng quyết liệt hơn qua những vụ xét xử này.
Trung Quốc điều tra tướng vì nghi nhận hối lộ
Thượng tướng Phòng Phong Huy, người từng giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Trung Quốc, sẽ bị truy tố về tội tham nhũng.
Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn nguồn Tân Hoa Xã và các hãng truyền thông quốc tế AFP, Reuters loan tin vào ngày 9 tháng giêng. Theo đó thì ông tướng Phòng Phong Huy lâu nay bị điều tra về nghi vấn nhận và đưa hối lộ. Ông ngày sẽ bị giao cho phía Công tố Quân sự.
Bản thân thượng tướng Phòng Phong Huy, 66 tuổi, từng là một thành viên Quân Ủy Trung Ương, và là ‘con hổ’ mới nhất đang bị nhắm đến trong cuộc điều tra chống tham nhũng tại Trung Quốc, sau khi tướng Trương Dương, cùng là cựu ủy viên Quân Ủy Trung Ương, treo cổ tự sát tại nhà vào ngày 23 tháng 11 năm ngoái.
Một nguồn tin thân cận Quân đội Trung Quốc cho biết tướng họ Phòng có quan hệ mật thiết với cả cấp trên và cấp phụ tá của tướng Trương Dương. Lý do vì cả hai đều là hậu duệ của hai cựu phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu.
Nguồn tin nội bộ Quân Đội Trung Quốc cho rằng tướng Phòng Phong Huy là kẻ cơ hội khôn khéo theo sát tướng Quách Bá Hùng. Công tác điều tra ông Phòng Phong Huy phải công bố muộn vì vụ tự tử đột ngột của tướng Trương Dương. Một nguồn tin khác nói rõ ông Trương treo cổ tự tử chỉ một giờ trước khi các điều tra viên đến tư gia để bắt ông ta đi.
Vào lúc đó, Tân Hoa Xã xác nhận tướng Trương Dương có quan hệ với hai ông Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Hai ông này là những quan chức quân đội cao cấp nhất tại Hoa Lục bị điều tra về cáo buộc ‘mua quan- bán chức’, cũng như những hình thức tham nhũng khác trong chiến dịch chống mang tên ‘đả hổ- diệt ruồi’ do chủ tịch Tập Cận Bình chủ xướng.
Theo Tân Hoa Xã thì Bộ Phận Kỷ Luật của Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc triệu tập tướng Trương Dương đến để thẩm vấn vào ngày 28 tháng 8 năm ngoái. Ít nhất ba nguồn tin khác nhau cho Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng biết là tướng Phòng Phong Huy cũng bị triệu tập tương tự như thế.
Sau đó cả hai ông Trương và ông Phòng được cho về nhà nhưng bị quản chế. Họ không bị giam giữ với lý do là những vị tướng ‘nặng ký’ trong quân đội.
Cũng vào tháng 8 năm ngoái, truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan tin tướng Lý Tác Thành thay ông Phòng Phong Huy trong cương vị tổng tham mưu trưởng; và đô đốc Miêu Hoa thay thế vị trí của ông Trương Dương trong Quân Ủy Trung Ương.
Sang đến tháng 9 năm ngoái, cả hai tướng Phòng Phong Huy và Trương Dương đều không có mặt trong đoàn đại biểu Quân Đội dự Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19.
Hai ông Phòng Phong Huy và Quánh Bá Hùng đều là người tỉnh Thiểm Tây và gia nhập quân đội khi mới 16 tuổi vào năm 1968. Đến năm 1988, ông Phòng Phong Huy được phong cấp thiếu tướng; năm 2003 trở thành tham mưu trưởng Quân Khu Quảng Châu; hai năm sau đó ông được thăng cấp trung tướng.
Sang năm 2007, trung tướng Phòng Phong Huy được bổ nhiệm chức Tư lệnh Quân Khu Bắc Kinh, có trách nhiệm bảo vệ thủ đô Trung Quốc. Vào năm 2012, ông trở thành tổng tham mưu trưởng và ủy viên Quân Ủy Trung Ương.
Dưới thời ông Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch Quân Ủy Trung Ương từ năm 2004 đến năm 2012, tướng Phòng Phong Huy được xem là một tay chân trung thành của chủ tịch họ Hồ; tuy vậy giới chóp bu trong Quân Đội Trung Quốc biết rõ tướng họ Phòng thuộc phe hai ông Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chỉ là bù nhìn.
Ông Quách Bá Hùng năm nay 75 tuổi đang phải thụ án chung thân bị tuyên vào tháng 7 năm 2016. Còn ông Từ Tài Hậu chết vào năm 2015 vì chứng ung thư khi đang bị giam để điều tra về cáo buộc tham nhũng.
Chấm dứt Quy chế bảo vệ tạm thời (TPS),
cộng đồng El Salvador lo âu
Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) mới đây loan báo rằng hơn 260.000 người El Salvador đang sinh sống ở Hoa Kỳ sẽ bị tước Quy chế bảo vệ tạm thời (TPS). Lập luận của DHS là các điều kiện ở El Salvador đã cải thiện đủ để họ có thể trở về quê hương, bất chấp nhiều gia đình với những thành viên thuộc nhiều thế hệ đã trải qua 16 năm hội nhập vào xã hội Mỹ. Chấm dứt quy chế TPS áp dụng cho các cộng đồng El Salvador, là động thái mới nhất tiếp theo sau quyết định tương tự đối với những người hưởng quy chế TPS đến từ Haiti, Nicaragua và Sudan. Phóng viên VOA tiếp xúc với một gia đình El Salvador ở bang Virginia, để tìm hiểu kế hoạch của họ cho tương lai.
Khi mới lên 15 tuổi, José Hercules bắt đầu cuộc hành trình tới Hoa Kỳ, với một mục đích duy nhất:
“Mục đích của tôi luôn luôn là để làm việc. Tôi thậm chí không nghĩ tới việc học … chỉ làm việc”.
Hercules tới Hoa Kỳ một mình trong tình trạng không có giấy tờ. Sau một số công việc vặt vãnh, anh tìm được niềm đam mê của mình trong việc làm vườn, và được cấp giấy phép làm việc thông qua Quy chế bảo vệ tạm thời (TPS). Nhờ chuyên cần lao động anh dần dà cải thiện được vị thế của mình trên nấc thang kinh tế, và ngày nay, trở thành chủ của một cơ sở kinh doanh riêng, với hai nhân viên làm việc toàn thời, giúp phép anh chu cấp cho vợ, một công dân Mỹ gốc El Salvador- và hai con trai sinh ra ở Mỹ, 12 tuổi và 3 tuổi.
Nhưng chương trình đã cho phép anh cùng 260.000 công dân El Salvador cư ngụ và làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ từ năm 2001, sẽ chấm dứt vào tháng 9 năm 2019, theo thông báo của chính quyền Tổng thống Trump. Hercules hiểu rõ những nguy cơ mà anh phải đối mặt, nếu bị bắt buộc phải bắt đầu lại từ đầu. Anh nói:
“Ở nước chúng tôi có rất nhiều tội phạm, mọi thứ đều khó khăn, không thể nào có cuộc sống tốt đẹp như ở đây, không thể được bình yên như ở đây. Nhưng trên tất cả, là có việc làm, có thể làm việc và cung cấp một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình tôi.”
Theo anh ước tính, cần chi khoảng 7.000 đô la Mỹ cho các chi phí pháp lý để có được giấy phép làm việc mà giờ anh có thể bị tước mất, nếu không thể xoay sở để tìm được một giải pháp khác để hợp pháp hóa tình trạng của mình. Bất chấp tình trạng bấp bênh đó, gia đình của anh nhất quyết theo anh. Chị Sonia Hercules, vợ của anh quả quyết:
“Tôi sẽ đi theo chồng tôi tới bất cứ nơi nào, tôi sẽ theo con tôi tới bất cứ đâu. Chúng tôi sẽ cùng đồng hành. Nếu không có lựa chọn nào khác, thì đó là điều mà chúng tôi sẽ phải làm.”
Vào tháng Năm, khi tình trạng của những người được hưởng Quy chế bảo vệ tạm thời (TPS) từ Haiti trở nên bấp bênh, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, và Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc bây giờ là ông John Kelly, nhấn mạnh rằng ngay từ đầu chương trình này “không thể kéo dài vô tận.”
Ông John Kelly khẳng định:
“Theo định nghĩa, Quy chế bảo vệ tạm thời (TPS) là tạm thời – và ngay từ khi hình thành nó đã mang ý nghĩa tạm thời.”
Bộ trưởng Ngoại giao El Salvador Hugo Martinez có một kế hoạch để thi hành trước khi Quy chế bảo vệ tạm thời (TPS) chính thức chấm dứt.
Ông Martinez nói:
“Với thời gian còn lại trước khi Quy chế bảo vệ tạm thời (TPS) chấm dứt, chúng ta có một cánh cửa cơ hội để vận động hành lang cho các luật lệ phục vụ cho lợi ích của các công dân El Salvador đang được hưởng quy chế TPS”.
Nhưng đối với các gia đình như gia đình Hercules, lời trấn an đó đó khó có thể làm họ yên tâm.
https://www.voatiengviet.com/a/cham-dut-tps-cong-dong-elsalvador-lo-au/4199720.html
Thương thuyết gia trưởng của Hàn Quốc
tới Mỹ bàn chuyện Triều Tiên
Trưởng đoàn Hàn Quốc tham gia đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa Triều Tiên sẽ có mặt tại Washington để thảo luận với các giới chức cao cấp Hoa Kỳ từ ngày 10 đến 12 tháng 1 về việc giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết ngày 8/1.
Ông Lee Do Hoon, đặc sứ Hàn quốc về các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, sẽ gặp ông Joseph Yun, đặc sứ Hoa Kỳ về chính sách Triều Tiên và những giới chức quan trọng khác liên hệ đến vấn đề Triều Tiên, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Dịp này, ông Lee sẽ chia sẻ đánh giá của Seoul về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, nơi các giới chức cao cấp hai miền Nam-Bắc Triều Tiên sẽ gặp nhau vào ngày 9/1 để thảo luận chính thức lần đầu tiên trong vòng 2 năm và thương thuyết về các phương thức giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Các cuộc thảo luận liên Triều tại làng Bàn Môn Điếm trên lằn ranh đình chiến đã được thu xếp một cách nhanh chóng sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong bài diễn văn năm mới nói rằng ông muốn cải thiện các mối quan hệ với Seoul và có thể gởi một phái đoàn đến dự Thế vận hội mùa Đông tại Hàn Quốc vào tháng tới.
Ông Lee hôm 8/1 đã họp tại Seoul với trưởng đoàn đàm phán 6 bên của Nhật Bản về vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Sau đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay ông Lee và ông Kenji Kanasugi, Tổng cục trưởng Tổng cục các vấn đề châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đồng ý mở rộng những nỗ lực ngoại giao theo phương thức mà “đà tiến hòa bình” gần đây trên Bán đảo Triều Tiên có thể đưa đến việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Những cuộc thảo luận 6 bên bao gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hoa Kỳ đã diễn ra lần cuối cùng vào tháng 12/2008 và bế tắc kể từ đó.
(Nguồn Kyodo/Xinhua)
Triều Tiên, Hàn Quốc
đồng ý đối thoại quân sự, tham gia Olympic
Triều Tiên và Hàn Quốc đồng ý tổ chức đối thoại quân sự, theo một tuyên bố chung phát ra sau khi hai miền Triều Tiên có cuộc đối thoại chính thức hôm thứ Ba, 9/1, lần đầu tiên trong vòng hơn hai năm.
Triều Tiên cũng đã quyết định cử một đoàn cấp cao và một đội cổ vũ dự Thế vận hội mùa đông Pyeongchang ở Hàn Quốc vào tháng tới, nhưng người đứng đầu phái đoàn Triều Tiên trong cuộc hội đàm hôm 9/1 đã tỏ thái độ tiêu cực khi vấn đề phi hạt nhân hóa được đề cập trong các cuộc thảo luận, chính phủ Hàn Quốc cho hay trong một tuyên bố.
Thỏa thuận này được đưa ra trong cuộc đối thoại cấp cao liên Triều hiện đang diễn ra nhằm mở đường để Triều Tiên tham gia vào Thế vận hội, và tìm cách giảm căng thẳng đã gia tăng liên quan đến các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Ri Son Gwon, người đứng đầu phái đoàn Triều Tiên kiêm chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Triều Tiên, đã tạo không khí lạc quan cho cuộc họp.
Ông nói: “Chúng tôi đến với cuộc họp hôm nay với thái độ nghiêm túc và chân thành, và với ý nghĩ mang lại cho những người anh em của chúng tôi, những người có nhiều hy vọng về cuộc đối thoại này, những kết quả vô giá như là món quà đầu tiên của năm nay”.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon, người dẫn đầu đoàn đại biểu nước ông trong cuộc đối thoại, bày tỏ hy vọng rằng cuộc họp chính thức đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên trong vòng hai năm sẽ dẫn đến đối thoại và hợp tác hơn nữa.
Tại cuộc hội đàm, Triều Tiên đã đồng ý cử một phái đoàn các quan chức cao cấp, các vận động viên, một đội cổ vũ, một đội trình diễn Taekwondo và một số nhà báo đến dự Olympic.
Seoul đề xuất rằng các đội Olympic từ hai miền Triều Tiên diễu hành cùng nhau trong lễ khai mạc.
Hàn Quốc cũng đề xuất thực hiện thêm các cuộc hội đàm để tổ chức các cuộc đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán vào dịp gần Tết Nguyên đán sẽ trùng với Thế vận hội.
Đối thoại liên Triều về Thế vận hội đã thành công trong việc mở lại kênh liên lạc trực tiếp giữa Seoul và Bình Nhưỡng, vốn đã bị cắt đứt vào đầu năm 2016 sau một cuộc thử hạt nhân và phóng tên lửa của Triều Tiên.
Cuộc đối thoại liên Triều đang diễn ra ở phía nam khu phi quân sự (DMZ).
Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ thận trọng đối với cuộc đối thoại liên Triều và đồng ý hoãn các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc cho đến sau kỳ Thế vận hội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần này đã gọi cuộc đối thoại mới là “một việc tốt”, và Mỹ sẽ tham gia vào các cuộc hội đàm “vào thời điểm thích hợp”.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng lo ngại rằng Bình Nhưỡng “có thể đang cố gắng chia rẽ” giữa Washington và Seoul và làm suy yếu nỗ lực của Hoa Kỳ buộc Triều Tiên phải từ bỏ việc phát triển các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công vào Hoa Kỳ.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 9/1 cũng hoan nghênh Triều Tiên quan tâm tới việc tham gia Thế vận hội Pyeongchang, nhưng cũng nhắc lại rằng chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng trên thế giới, và các biện pháp trừng phạt của LHQ đối với Bình Nhưỡng phải tiếp tục được thực thi nghiêm túc.
(VOA, Reuters)
2017: Đơn xin sang Pháp tị nạn cao kỷ lục
Pháp ghi nhận số người xin tị nạn cao kỷ lục trong năm 2017. Người Albania đứng đầu danh sách dù cơ hội của họ được cấp quy chế tị nạn khá xa vời so với dân từ các nơi bị chiến tranh tàn phá như Syria hay Afghanistan.
Cuộc khủng hoảng di dân kéo dài hơn 2 năm qua khiến di trú trở thành một vấn đề chính trị lớn tại các nước châu Âu trong đó có Pháp. Số đơn xin tị nạn chính thức tăng 17% vượt quá 100.000 người, cao nhất “trong ít nhất là 4 thập niên”, theo ông Pascal Brice, người đứng đầu văn phòng tị nạn Pháp (Ofpra).
“Đây không phải là làn sóng khổng lồ và chúng tôi có khả năng xử lý tình hình,” ông Brice nói với đài truyền hình Cnews ngày 8/1.
Con số này trở nên nhạy cảm sau cuộc bầu cử mà qua đó Tổng thống Emmanuel Macron đối dầu với bà Marine Le Pen thuộc Mặt trận Quốc gia chống di dân.
Ông Macron nắm quyền vào tháng 5 năm ngoái hứa sẽ giảm bớt thời gian giải quyết về đơn xin tị nạn xuống tối đa là 2 tháng mà theo ông Brice thời gian này hiện nay trung bình là 3 tháng.
Đơn xin tị nạn của người Albania tăng 66% so với năm 2016 nhưng tỉ lệ chấp thuận thấp, chỉ có 6,5%, theo số liệu của Ofpra.
Trong khi đó tỉ lệ chấp thuận là 95% đối với người Syria, 85% đối với người Afghanistan và 59% đối với những người Sudan, Ofpra cho biết.
Số đơn xin tị nạn của người Albania từ hàng thứ ba trong năm 2016 vượt lên hàng đầu trong năm 2017, qua cả số đơn của người Afghanistan và Sudan. Số đơn xin tị nạn của người Syria càng tụt thấp hơn.
Số đơn xin tị nạn mới tại Pháp chính xác là 100.412 trong năm 2017, so với con số 140.000 trong 9 tháng đầu năm 2017 tại nước láng giềng Đức. Tại Đức, việc hạn chế số người tị nạn là một trong những vấn đề chính được mang ra thảo luận khi Thủ tướng Angela Merkel tìm cách lập liên minh cầm quyền.
https://www.voatiengviet.com/a/don-xin-sang-phap-ti-nan-cao-ky-luc-trong-nam-2017/4198736.html
TT Pháp: Con đường Tơ lụa không của riêng Trung Quốc
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị Trung Quốc và châu Âu nên làm việc với nhau trong sáng kiến “Vành Đai Con Đường” của Bắc Kinh, dự án nhằm xây dựng “Con Đường Tơ Lụa” thời hiện đại mà ông Macron cho rằng không thể nào chỉ “một chiều”.
Ông Macron bắt đầu chuyến công du chính thức Trung Quốc hôm 8/1, tới thăm viện bảo tàng Đội quân Đất nung tại Tây An, xuất phát điểm phía đông của Con đường Tơ lụa.
Phát biểu trước các doanh gia, học giả và sinh viên, ông Macron nhấn mạnh Con đường Tơ lụa “chưa bao giờ dành riêng cho người Trung Quốc.”
“Đây phải là những con đường thông minh, tại mỗi quốc gia nó đi qua, nó phải thúc đẩy làm trỗi dậy xã hội dân sự, tài năng, và khả năng sáng tạo tại những nước đó. Những con đường này không thể là những con đường của chủ nghĩa bá quyền mới, biến những nước nó đi qua thành những chư hầu.”
Sau 3 ngày lưu lại Tây An, ông Macron và phái đoàn các giám đốc doanh nghiệp và các giới chức Pháp sẽ đến thăm Bắc Kinh.
Tổng thống Pháp mưu tìm một “đối tác chiến lược” với Bắc Kinh trong một số vấn đề, bao gồm đề tài khủng bố và biến đổi khí hậu, cũng như lôi kéo để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành một đồng minh trong việc thi hành hiệp ước biến đổi khí hậu Paris.
Dự án Vành Đai và Con Đường, khởi xướng vào năm 2013 nhằm kết nối Trung Quốc trên đường bộ lẫn đường biển với Đông Nam Á, Pakistan, Trung Á, sang tận Trung Đông, châu Âu và châu Phi.
Ông Tập cam kết cấp 124 tỉ đô la cho dự án. Kế hoạch này bị các nước phương Tây nghi ngại chứa đựng ý đồ khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc hơn là mong muốn mang lại sự thịnh vượng cho các nước như Bắc Kinh từng tuyên bố.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-phap-con-duong-to-lua-khong-cua-rieng-trung-quoc/4198485.html
Paris – Bắc Kinh : Thỏa thuận xây dựng nhà máy
xử lý chất thải hạt nhân tại Trung Quốc
Anh Vũ
Ngày 09/01/2018 tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Bắc Kinh chứng kiến lễ ký kết văn bản ghi nhớ thỏa thuận xây dựng tại Trung Quốc một nhà máy xử lý chất thải hạt nhân của Areva. Chi phí dự án lên đến khoảng 10 tỷ euro.
Ngoài ra, một loạt các hợp đồng kinh tế, hợp tác khoa học công nghệ sẽ được ký kết nhân chuyến đi này đặc biệt trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Thông tín viên Heike Schmidt tại Bắc Kinh tóm lược :
“Một quỹ đầu tư Pháp-Trung trị giá 1 tỷ euro sẽ được dùng để phục vụ cho các nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Một chương trình trao đổi sẽ giúp cho 20 tài năng Trung Quốc, 20 tài năng Pháp về công nghệ cao được hoàn thiện các kiến thức nghiên cứu của họ tại hai nước.
Lĩnh vực y tế dự phòng, xe hơi không người lái, chế tạo robot hỗ trợ người già… trí thông minh nhân tạo đã có mặt trong khắp các dự án. Nhưng tổng thống Emmanuel Macron đã cảnh báo rằng công nghệ phải nhằm mục đích phục vụ con người.
Tuy vậy, giờ đây Trung Quốc còn sử dụng nghiên cứu trí thông minh nhân tạo vào phục vụ việc kiểm soát gần như toàn bộ công dân nước họ. Nhờ các phần mềm nhận dạng và hàng triệu camera giúp nhận diện hơn một tỷ người dân, cảnh sát Trung Quốc có thể can thiệp trước khi tội phạm xảy ra.
Bắc Kinh cũng đang triển khai một hệ thống tín nhiệm xã hội, đánh giá cách ứng xử và thái độ chính trị của từng người dân. Những ai càng có thái độ phê phán chính sách của đảng và Nhà nước thì họ càng khó khăn trong việc học hành, sinh hoạt.
Bắc Kinh đặt chỉ tiêu từ nay đến 2025, công nghệ trí thông minh nhân tạo sẽ cần đầu tư 150 tỷ euro
http://m.vi.rfi.fr/chau-a/20180109-bac-kinh-paris-thoa-thuan-nha-may-hat-nhan
Macron thăm Trung Quốc : « Mã » có khắc được « Long » ?
Có hai chuyện báo chí Pháp rôm rả bàn luận bên lề về chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Emmanuel Macron. Thứ nhất là món quà tặng đặc biệt dành cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thứ hai là cách đọc tên tổng thống Pháp bằng tiếng Hoa.
« Ngoại giao kỵ binh » đáp trả « ngoại giao gấu trúc »
Trong câu chuyện thứ nhất, báo chí Pháp hóm hỉnh nói về « ngoại giao kỵ binh » đối đáp với « ngoại giao gấu trúc » của Trung Quốc. Để bày tỏ tình hữu hảo với đối tác Bắc Kinh, tổng thống Pháp đã mang tặng đồng nhiệm Tập Cận Bình : « Một con ngựa của đội Kỵ Binh ».
Có tên gọi là « Vesuve de Brekka », chú ngựa bờm nâu 8 tuổi này vốn đến từ một trại nuôi ngựa ở vùng biển Manche và đã gia nhập đội Kỵ Binh Cộng Hòa vào năm 2012. Kèm với ngựa Kỵ Binh, tổng thống Pháp còn tặng cho chủ nhà một bộ yên và một thanh gươm có khắc dòng chữ : « Ngài Emmanuel Macron – tổng thống Cộng Hòa Pháp – Bắc Kinh – Tháng Giêng 2018 » (M. Emmanuel Macron – Président de la République Française – Pékin – Janvier 2018).
Sở dĩ chủ nhân điện Elysée có món quà lạ lẫm này là vì vào năm 2014, trong chuyến công du Paris, chủ tịch Tập Cận Bình đã được đội Kỵ Binh Cộng Hòa Pháp hộ tống đến điện Invalides và ông đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đội kỵ binh.
Nguyên thủ Pháp tinh ý và có một « cử chỉ ngoại giao » với mong muốn « thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu hảo với nguyên thủ các nước », đồng thời nhằm đáp trả « chính sách gấu trúc » của Bắc Kinh, theo như giải thích của phủ tổng thống Pháp.
AFP nhắc lại là vào năm 2012, Trung Quốc đã cho nước Pháp mượn cặp gấu trúc, loài động vật quý hiếm được Bắc Kinh sử dụng như là một quyền lực mềm để phát huy ảnh hưởng. Kết quả của nền « ngoại giao gấu trúc » năm đó là một chú gấu trúc con đã được hạ sinh tại vườn thú Beauval vào mùa hè năm 2017. Và gấu trúc mới sinh đó còn có vinh hạnh được đích thân phu nhân tổng thống Pháp đặt tên.
« Mã » khắc « Long » ?
Câu chuyện thứ hai không kém phần thú vị là cách gọi tên tổng thống Pháp bằng tiếng Hoa. Phiên âm tiếng Hoa tên riêng Macron được viết là « Makelong », nghĩa là « Ngựa chế ngự Rồng ». Một câu hỏi tuy dí dỏm nhưng không xa mấy thực tế đang được đặt ra : Liệu rằng « Ngựa » Pháp có thật sự chế ngự được « Rồng » Trung Hoa hay không ?
Câu trả lời có lẽ là « Không ». Theo quan điểm của ông Jean-Louis Rocca, chuyên gia thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế CERI với đài France 24, trong nhãn quan Bắc Kinh, nước Pháp còn chưa đủ để trở thành đồng minh chiến lược. « Những nước mà Trung Quốc coi trọng là Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản và trong bối cảnh hiện nay là Bắc Triều Tiên. »
Với Trung Quốc, « nước Pháp như là một địa danh để vui thú điền viên mà ở đó có các thương hiệu nước hoa, thời trang và chủ nghĩa lãng mạn… Nước Pháp không được xem như là một đối tác chính trị đặc biệt quan trọng. Ngay tại châu Âu, nước Đức cũng xem xét cẩn trọng điều này »
Mỹ : Ngôi sao truyền hình Oprah Winfrey
sẽ ra tranh cử tổng thống ?
Trọng Nghĩa
Một ngôi sao trong giới truyền thông ở Hoa Kỳ có thể ra ứng cử tổng thống Mỹ vào năm 2020. Đó là người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng da đen Oprah Winfrey. Hai người bạn thân của Oprah đã tiết lộ khả năng trên cho đài truyền hình Mỹ CNN ngày 08/01/2018, một hôm sau khi bà được trao giải Quả Cầu Vàng và có một bài phát biểu làm các mạng xã hội dậy sóng.
Oprah Winfrey là nữ hoàng truyền thông ở Hoa Kỳ, một trong những tỷ phú đầu tiên là người Mỹ gốc châu Phi, là phụ nữ da màu đầu tiên sở hữu một mạng truyền hình riêng, từng được tạp chí Forbes đưa vào danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Bà đã tích cực vận động tranh cử cho ông Barack Obama và gần đây đã hết lòng ủng hộ Hillary Clinton. Bài phát biểu nhiệt tình của Oprah đêm Chủ Nhật (07/01) vừa qua nhân lễ trao giải Quả Cầu Vàng đã làm sống lại giả thuyết về việc bà sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. Ngôi sao truyền hình
đã nói về chiến dịch #MeToo chống lại tệ nạn quấy rối tình dục, nhưng nhiều người cho rằng ý hướng của diễn viên xa hơn là chiến dịch đó.
Đây không phải là lần đầu tiên các tin đồn được tung ra về tham vọng chính trị của Oprah Winfrey, nhưng lần này ngôi sao đã không cải chính. Người bạn đời lâu năm của bà chỉ bình luận đơn giản : Chính người dân Mỹ sẽ quyết định. Các mạng xã hội chỉ bao nhiêu đó để lao vào bình luận. Trên mạng Twitter Mỹ, đã tràn ngập các địa chỉ (hahstag) # Oprah2020 và #OprahPresident.
Thậm chí phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley cũng bình luận rằng tổng thống Trump sẽ vui vẻ đối mặt với đối thủ Winfrey cho cuộc đua vào năm 2020.
http://m.vi.rfi.fr/quoc-te/20180109-my-ngoi-sao-truyen-hinh-oprah-winfrey-se-ra-tranh-cu-tong-thong