Tin khắp nơi – 09/11/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 09/11/2020

Bầu cử Mỹ: Tổng thống tân cử Biden khởi động tiến trình chuyển tiếp – Thu Hằng

Không chờ tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump chấp nhận thất cử theo thông lệ ở Mỹ, ngày 08/11/2020, êkíp của tổng thống tân cử Joe Biden đã thông báo tiến trình chuyển tiếp quyền lực. Tuy nhiên, công việc bước đầu sẽ gặp khó khăn nếu không được ông Donald Trump bật đèn xanh.

Thông tín viên RFI Loubna Anaki tường trình từ New York :

« Trên tài khoản Twitter của Donald Trump trong những giờ vừa qua vẫn là hàng loạt tin nhắn lên án gian lận. Tổng thống sắp mãn nhiệm viết : « Điều quan trọng là họ đã đánh cắp những gì họ cần đánh cắp », « Từ khi nào mà những cơ quan mạo danh truyền thông quyết định ai là tổng thống ! ». Đây là những dấu hiệu cho thấy ông Donald Trump vẫn từ chối chấp nhận thất cử, dường như bỏ ngoài tai lời khuyên của nhiều người thân cận với ông ở Nhà Trắng.

Trong khi đó, ông Joe Biden quyết định bỏ qua những tuyên bố của đối thủ để bắt tay vào việc. Hôm qua (08/11), êkíp của ông đã lập một trang web mới, nêu chi tiết chương trình của tổng thống tân cử trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi ông Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2021. Trong đó có 4 ưu tiên chính : chống đại dịch Covid-19, giải quyết khủng hoảng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và chủng tộc và chống biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, hôm nay 09/11, ông Joe Biden còn lập một đơn vị xử lý khủng hoảng mới, được ông thông báo trong bài diễn văn chiến thắng hôm 07/11. Nhóm chuyên gia này phụ trách lập một kế hoạch xử lý đại dịch, sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 20/01/2021.

Theo truyền thông Hoa Kỳ, tổng thống tân cử có lẽ sẽ còn đảo ngược nhiều quyết định được tổng thống Donald Trump đưa ra. Việc này có lẽ được bắt đầu ngày từ ngày đầu tiên ông Joe Biden nhậm chức, trong đó có ý định ký các sắc lệnh để đưa Hoa Kỳ trở lại Thỏa thuận Khí hậu Paris và Tổ Chức Y Tế Thế Giới ».

Tuy nhiên, theo trang France 24, phạm vi hoạt động cho đến ngày 20/01/2021 của tổng thống tân cử Joe Biden sẽ phụ thuộc vào thái độ của tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong những ngày tới. Giai đoạn này được cho là đầy trắc trở, vì tổng thống Donald Trump không công nhận thất bại và khởi động cuộc chiến pháp lý từ ngày 09/11. Như vậy, đội ngũ của ông Joe Biden khó có thể có được tham khảo những hồ sơ quan trọng hoặc được tóm lược về các vấn đề an ninh quốc phòng.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201109-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-joe-biden-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%E1%BA%BFn-tr%C3%ACnh-chuy%E1%BB%83n-giao-%C4%91%E1%BB%81-4-m%E1%BB%A5c-ti%C3%AAu-%C6%B0u-ti%C3%AAn

Ông Biden ra mắt lực lượng đặc trách chống COVID-19

Hôm 9/11, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ triệu tập một lực lượng đặc trách chống COVID-19 để xem xét vấn đề số 1 này mà ông phải đối mặt khi nhậm chức vào tháng 1/2021, theo Reuters.

Ông Biden sẽ gặp ban cố vấn do cựu Tổng Y sĩ Vivek Murthy và cựu Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm David Kessler dẫn đầu để tìm cách cách tốt nhất kiểm soát đại dịch đã khiến hơn 237.000 người Mỹ thiệt mạng.

Cựu Phó tổng thống của đảng Dân chủ sau đó sẽ có bài phát biểu tại thành phố Wilmington, Delaware, về kế hoạch ứng phó COVID-19 và tái thiết nền kinh tế. Trong phần lớn chiến dịch tranh cử, ông Biden đã chỉ trích việc Tổng thống Donald Trump xử lý COVID-19 và nói rằng sẽ lắng nghe các nhà khoa học để hướng dẫn cách tiếp cận của riêng mình.

Theo Reuters, ông Trump thường xuyên có xung đột với các quan chức y tế hàng đầu về đại dịch. Phó Tổng thống Mike Pence cũng sẽ có cuộc gặp với lực lượng đặc trách chống COVID-19 của Nhà Trắng vào ngày 9/11, lần đầu tiên kể từ ngày 20/10.

Các cố vấn của ông Biden vẫn tiếp tục làm việc, đồng thời xem xét các ứng viên cho các vị trí hàng đầu trong nội các. Nhưng quá trình tiếp nhận không thể thực hiện được cho đến khi Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Hoa Kỳ (GSA), cơ quan giám sát tài sản liên bang, chứng nhận người thắng cử.

Bà Emily Murphy, người được Tổng thống Trump bổ nhiệm điều hành cơ quan GSA, cho đến nay vẫn chưa đưa ra quyết định cho quá trình chuyển giao bắt đầu. Một phát ngôn viên của GSA không đưa ra mốc thời gian cho quyết định này.

Sau khi chứng nhận, GSA có thể tiếp tục cung cấp văn phòng, máy tính và điều tra lý lịch an ninh cho nhóm của ông Biden, nhưng họ vẫn chưa thể vào các cơ quan liên bang hoặc tiếp cận quỹ liên bang dành cho quá trình chuyển giao.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-biden-ra-mat-luc-luong-dac-trach-chong-covid19/5653644.html

Mỹ : Joe Biden và thách thức « đoàn kết » quốc gia

Thu Hằng

Sau thời gian vui mừng với kết quả thu được 290 phiếu đại cử tri, ông Joe Biden, người sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đã kêu gọi « đoàn kết, ngừng xem đối thủ là kẻ thù » trong bài diễn văn tối 07/11. Tuy nhiên, « đoàn kết » quốc gia sẽ là thách thức lớn nhất trong thời gian tới đối với ông Joe Biden.

Trang LCI của Pháp ngày 08/11 nhận định ông Joe Biden kế thừa nhiệm vụ khó khăn nhất : hòa giải hai nước Mỹ không còn chịu đựng được nhau nữa. Tổng thống mới đắc cử hứa hàn gắn và tập hợp đất nước vì « không có các bang mầu đỏ (Cộng Hòa) hay mầu xanh (Dân Chủ) » mà « chỉ có một nước Hoa Kỳ ». Tuy nhiên, thuyết phục gần 71 triệu cử tri ủng hộ tổng thống đương nhiệm Donald Trump gần như là nhiệm vụ bất khả thi trong thời gian trước mắt.

Ưu tiên đầu tiên của ông Joe Biden là xử lý đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế, với việc thành lập một đơn vị để nghiên cứu « kế hoạch chỉ đạo » sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 20/01/2021. Kế hoạch « được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học », trái với những phát biểu và hành động của ông Donald Trump xem nhẹ mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19.

Vấn đề ở chỗ là những người ủng hộ ông Donald Trump vẫn tin vào những lập luận của chủ nhân Nhà Trắng về ưu tiên cho hoạt động kinh tế, việc làm. Nếu tân chính quyền Mỹ đưa ra một số biện pháp bắt buộc để chống dịch, như đeo khẩu trang, liệu người ủng hộ ông Donald Trump có tôn trọng những biện pháp này ?

Thứ hai, ông Donald Trump, luôn lên án gian lận bầu cử bằng những lời lẽ gay gắt mà không đưa ra bằng chứng, bắt đầu một cuộc chiến pháp lý từ ngày 09/11. Những phát biểu của ông Trump không được thượng nghị sĩ Cộng Hòa Mitt Romney ủng hộ. Trong chương trình « Meet the Press » của đài NBC, được trang AP trích dẫn ngày 08/11, thượng nghị sĩ bang Utah cho rằng tổng thống Trump « cần thận trọng trong việc chọn từ ngữ » vì theo ông, những phát biểu như « cuộc bầu cử bị lũng đoạn, bị đánh cắp hay gian lận » là « ngôn từ của các nhà độc tài trên thế giới » và điều này ảnh hưởng đến niềm tin vào tiến trình dân chủ Mỹ.

Ông Donald Trump vẫn khẳng định chiến thắng, cho dù dường như nhiều người thân cận của ông khuyên ông chấp nhận thất cử. Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Trump tỏ ý hợp tác trong tiến trình chuyển giao quyền lực. Chủ nhân Nhà Trắng còn kiên quyết, thì những người ủng hộ ông vẫn sôi sục « đòi tìm công lý ». Chia rẽ giữa hai phe sẽ còn sâu sắc và khó hàn gắn.

Một nỗ lực khác nhằm « đoàn kết » đất nước, theo AP, sẽ được thể hiện qua thành phần tân nội các của tổng thống thứ 46. Ông Joe Biden đã thành công trong việc tập hợp toàn đảng Dân Chủ, từ phe cấp tiến đến cánh trung trong đảng, để đánh bại tổng thống-ứng viên Donald Trump. Ông Biden dự định tham khảo các nhà lãnh đạo lập pháp và thống đốc của cả hai đảng để lập chính quyền mới trong những ngày tới, theo phát biểu của Ted Kaufman, cố vấn chính của ông Biden.

Dựa vào tuyên bố của Biden rằng ông sẽ là tổng thống của « tất cả người dân Mỹ », có thể dự đoán là chính quyền mới sẽ bao gồm nhiều nhiều nhân vật thuộc đảng Cộng Hòa ở những vị trí cấp cao, vẫn theo AP. Thực vậy, nhiều cựu quan chức Cộng Hòa đã cắt đứt với tổng thống Trump và ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Biden. Việc bổ nhiệm họ vào chính phủ mới có thể sẽ làm giảm căng thẳng với phe Cộng Hòa ở Thượng Viện, trong bối cảnh đảng này có nhiều khả năng tiếp tục giữ đa số ở Thượng Viện. Tuy nhiên, những nỗ lực hòa giải lưỡng đảng của ông Biden có thể thất bại, nếu ông Trump vẫn từ chối nhượng bộ trong cuộc đua tổng thống.

Ngoài ra, tỏ ra quá thân thiện với đảng Cộng Hòa cũng có thể làm phật lòng phe cấp tiến cực tả trong đảng Dân Chủ. Một số người đã bắt đầu lo ngại các thượng nghị sĩ Cộng Hòa không hợp tác có thể sẽ buộc ông Biden giảm bớt những cam kết đầy tham vọng trong chiến dịch tranh cử của ông, như về y tế, đầu tư của liên bang vào công nghệ xanh trong tiến trình khôi phục kinh tế hậu Covid-19, tạo việc làm để chống biến đổi khí hậu…

Tóm lại, đối với đội ngũ của tổng thống tân cử, khó khăn trước mắt cản trở « đoàn kết » chính là tổng thống mãn nhiệm. Hai bên phải hợp tác mới có thể tránh được tình trạng chính quyền bị tê liệt hoạt động. Tuy nhiên, hiện tại tổng thống Trump « sẽ chiến đấu đến cùng », vẫn theo thượng nghị sĩ Mitt Romney, nhưng ông « cũng chắc rằng một khi đã hết mọi biện pháp, ông ấy (Donald Trump) sẽ chấp nhận điều không tránh được ».

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201109-m%E1%BB%B9-joe-biden-v%C3%A0-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-%C4%91o%C3%A0n-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BB%91c-gia

Phục hồi kinh tế, khôi phục uy tín của Mỹ:

Hai ưu tiên của ông Biden

Thanh Hà

Từ thành phố Wilmington, bang Delaware, tối 07/11/2020, trong bài phát biểu đầu tiên ở cương vị tổng thống tân cử, ông Joe Biden gửi đến công luận Mỹ và quốc tế hai thông điệp mạnh. Về đối nội, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế là hai ưu tiên trong những ngày đầu của nhiệm kỳ. Với toàn thế giới, Mỹ khẳng định tái lập niềm tin với các đồng minh và bảo vệ quyền tự quyết của các dân tộc trước những tham vọng bá quyền của các nước lớn.

Trả lời RFI tiếng Việt, trước hết nhà báo Phạm Trần từ thủ đô Washington nhấn mạnh đến 3 điểm then chốt tổng thống đắc cử Joe Biden gửi đến toàn thể dân Mỹ :

« Thứ nhất ông kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết để cùng nhau hợp tác và hàn gắn những đổ vỡ trong xã hội, để tiến tới việc xây dựng một nước Mỹ phồn thịnh (…) Thứ nhì là ông Biden kêu gọi cử tri đã bỏ phiếu cho Donald Trump cần cho nhau một cơ hội : chúng ta không phải là kẻ thù, mà tất cả đều là người Mỹ (…) Điều thứ ba là Hoa Kỳ phải trở thành một cường quốc được kính trọng trên thế giới  (…).

Về những công việc mà êkíp của tổng thống tân cử Biden phải bắt tay ngay vào việc, ngay từ ngày Thứ Hai 09/11/2020 ông sẽ thành lập một ủy ban chống dịch Covid-19, gồm các nhà khoa học và chuyên gia, để đưa ra một kế hoạch đối phó với đại dịch (…). Phục hồi kinh tế là điều đầu tiên cần làm, nhưng để đạt được mục tiêu đó thì phải làm chủ được tình hình dịch bệnh (…)

Nhìn đến chính sách đối ngoại, chính quyền Biden sắp tới đây mong muốn củng cố lại quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ (…) chính quyền Biden cũng sẽ chú trọng đến các vấn đề nhân quyền, điều mà trong bốn năm qua chính quyền Trump đã sao nhãng (…).

Riêng đối với Trung Quốc và Nga, cương lĩnh hành động của ứng cử viên Joe Biden có nói rõ:

Đối với Trung Quốc, sẽ có những quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh như trước đây, đồng thời gắn liền vấn đề nhân quyền với kinh tế giữa hai quốc gia. Ông Biden biết là Trung Quốc đã có kế hoạch và muốn tạo ảnh hưởng đối với toàn cầu cả về mặt chính trị lẫn kinh tế, để có thể kiểm soát thế giới. Nhưng Hoa Kỳ không để những chuyện đó xảy ra, như chính ông Biden đã nhấn mạnh (…).

Đối với Nga, phát biểu của ông Biden về chính sách ngoại giao không thấy nhắc đến riêng nước Nga. Nhưng ứng viên Biden khi đó đã lưu ý : Nước Mỹ tương lai sẽ không để cho những quốc gia muốn đô hộ nước khác có tham vọng chính trị và vi phạm quyền tự quyết của các dân tộc, vi phạm nền độc lập, quyền tự chủ của các quốc gia trên thế giới »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201109-ph%E1%BB%A5c-h%E1%BB%93i-kinh-t%E1%BA%BF-kh%C3%B4i-ph%E1%BB%A5c-uy-t%C3%ADn-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-hai-%C6%B0u-ti%C3%AAn-c%E1%BB%A7a-%C3%B4ng-biden

Trong những ngày đầu nhậm chức,

 ông Joe Biden sẽ ký lệnh hành pháp để đảo ngược

các hành động đơn phương của Tổng Thống Trump

Tin từ Wilmington, Delaware – Vào tối thứ Bảy (7 tháng 11), một viên chức cao cấp của chiến dịch tranh cử của tổng thống đắc cử Joe Biden đã xác nhận rằng ông Biden sẽ thực hiện lời hứa lâu nay của ông, là ký ngay một số lệnh hành pháp nhằm đảo ngược những hành động đơn phương của Tổng thống Trump.

Hôm thứ bảy, tờ Washington Post đưa tin về một loạt các lệnh hành pháp mà ông Biden dự tính sẽ thực hiện trong những ngày đầu tiên lên nắm quyền. Những hành động đó sẽ bao gồm việc tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris và đảo ngược việc tổng thống Trump rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Ông Joe Biden sẽ chính thức khởi động quá trình chuyển quyền lực vào thứ hai (9 tháng 11), và sẽ đặt tên cho đội đặc nhiệm chống coronavirus của ông – điều mà ông đã đề cập trong bài phát biểu chiến thắng của mình.

Tổng thống đắc cử Biden cho biết công việc của chính quyền ông sẽ bắt đầu với việc kiểm soát Covid-19. Ông sẽ chỉ định một nhóm các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu làm cố vấn để thực hiện kế hoạch Biden-Harris Covid và bắt đầu hành động vào ngày 20 tháng 1 năm 2021.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/trong-nhung-ngay-dau-nham-chuc-ong-joe-biden-se-ky-lenh-hanh-phap-de-dao-nguoc-cac-hanh-dong-don-phuong-cua-tong-thong-trump-2/

Bầu cử Mỹ: Joe Biden thúc đẩy kế hoạch

cho nhiệm kỳ tổng thống

Sau khi đánh bại Donald Trump, ưu tiên hàng đầu của tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden là đối phó với đại dịch virus corona, đội ngũ của ông cho hay.

Công bố những bước đầu tiên trong kế hoạch chuyển tiếp của mình, nhóm của Joe Biden cho biết sẽ có nhiều xét nghiệm hơn và người Mỹ sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang.

Ông cũng sẽ tập trung vào kinh tế, giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc và biến đổi khí hậu.

Ông Trump vẫn chưa công nhận thua cuộc và chiến thắng của ông Biden vẫn là dự đoán khi các bang quan trọng vẫn đang kiểm phiếu.

Tuy nhiên, đảng Dân chủ đang xúc tiến kế hoạch nắm quyền vào tháng 1 sau khi các mạng lưới lớn của Mỹ kêu gọi cuộc bầu cử có lợi cho ông hôm thứ Bảy.

Theo báo cáo, điều này cũng bao gồm một loạt các lệnh hành pháp – lệnh bằng văn bản do tổng thống ban hành cho chính phủ liên bang mà không yêu cầu sự chấp thuận của quốc hội – nhằm đảo ngược các chính sách gây tranh cãi của Trump. Theo báo chí Hoa Kỳ:

Ông Biden sẽ tham gia lại thỏa thuận khí hậu Paris, mà Mỹ đã chính thức rời khỏi hôm thứ Tư

Ông sẽ đảo ngược quyết định rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông sẽ chấm dứt lệnh cấm đi lại đối với công dân từ bảy quốc gia chủ yếu là Hồi giáo

Ông sẽ khôi phục chính sách từ thời Obama về việc cấp tình trạng nhập cư cho những người di cư không có giấy tờ tùy thân vào Mỹ khi còn nhỏ.

Trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị tổng thống đắc cử hôm thứ Bảy, ông Biden nói rằng đã đến lúc nước Mỹ “hàn gắn” và thề “không chia rẽ mà thống nhất” đất nước. Phát biểu trực tiếp với những người ủng hộ Trump, ông nói: “Chúng ta phải ngừng coi đối thủ của mình như kẻ thù.”

Ông và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris đã thành lập một trang web cho quá trình chuyển đổi.

Kết quả bầu cử dự kiến ​​có nghĩa là ông Trump sẽ trở thành tổng thống một nhiệm kỳ đầu tiên kể từ thập niên 1990.

Chiến dịch tranh cử của tổng thống Đảng Cộng hòa đã nộp đơn kiện ở nhiều bang khác nhau nhưng các quan chức bầu cử nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy cuộc bỏ phiếu bị gian lận gây bất lợi cho ông, như ông cáo buộc.

Trong một diễn biến khác, cựu Tổng thống Đảng Cộng hòa George W Bush đã chúc mừng chiến thắng của ông Biden, đồng thời cho rằng người dân Mỹ có thể tin tưởng rằng cuộc bầu cử về cơ bản đã diễn ra công bằng và kết quả của của nó đã rõ ràng. Ông cũng chúc mừng ông Trump về một chiến dịch tranh cử khó khăn.

Nhưng các đảng viên Cộng hòa cấp cao khác cho đến nay vẫn từ chối công nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu.

Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, Kevin McCarthy, nói với Fox News rằng tất cả các cuộc kiểm phiếu lại và các thách thức pháp lý nên được hoàn thành, đồng thời nói thêm: “Sau đó và chỉ khi đó, Mỹ sẽ quyết định ai là người chiến thắng trong cuộc đua.”

Kế hoạch chống đại dịch của Biden ra sao?

Tổng thống đắc cử đang thề sẽ có một sự thay đổi lớn trong cách Nhà Trắng tiếp cận với virus corona sau khi ông Trump liên tục làm giảm thiểu sự nguy hiểm của đại dịch và chống lại các biện pháp y tế công cộng gồm đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Đội ngũ Biden nói họ sẽ đảm bảo tất cả người Mỹ được xét nghiệm thường xuyên, miễn phí và cung cấp “hướng dẫn rõ ràng, nhất quán, dựa trên bằng chứng” cho các cộng đồng.

Ông Biden cũng muốn có các quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên khắp đất nước, điều theo ông sẽ cứu sống hàng nghìn người. Ông có kế hoạch kêu gọi mọi người Mỹ đeo khẩu trang khi họ ở xung quanh những người bên ngoài gia đình mình và muốn thống đốc các tiểu bang và chính quyền địa phương biến quy định này thành điều bắt buộc.

Tổng thống đắc cử thường xuyên xuất hiện trước công chúng với khẩu trang trong khi ông Trump hầu như tránh làm như vậy.

Số người nhiễm virus corona hàng ngày tại Hoa Kỳ đã tăng hơn 125.000 hôm thứ Bảy trong ba ngày liên tiếp và số ca tử vong hàng ngày vượt 1.000 trong năm ngày liên tiếp. Tổng cộng hơn 237.000 người đã chết.

Đầu tháng này, chuyên gia hàng đầu về virus của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci nói Hoa Kỳ “không thể bị định vị kém hơn” khi đến gần mùa đông và mọi người dành nhiều thời gian tụ tập bên trong nhà hơn.

Ông Biden cũng công bố kế hoạch khởi động lại nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng bởi virus, đã khiến ​​hàng triệu người thất nghiệp, bằng cách thúc đẩy sản xuất, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện sao cho giá dịch vụ chăm sóc trẻ em phải chăng hơn và giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm sắc tộc khác nhau.

Biden sẽ giải quyết ‘nạn phân biệt chủng tộc’ ra sao?

Trong một chủ trương trái ngược với kỷ nguyên Trump – qua đó ông Trump bị cáo buộc đã châm ngòi cho căng thẳng chủng tộc và không lên án các nhóm cực đoan da trắng – ông Biden đặt mục tiêu giải quyết phân biệt chủng tộc thành trọng tâm trụ cột trong chính quyền.

Ông muốn các biện pháp gồm nhà ở giá cả phải chăng cho cộng đồng người da đen và cộng đồng thiểu số, đối xử công bằng và trả lương cho người lao động, và cho phép Cục Dự trữ Liên bang – ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, cơ quan đặt ra chính sách tiền tệ – làm nhiều hơn nữa để giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các sắc tộc.

Ông Biden cũng muốn thay đổi chính sách của Hoa Kỳ bằng cách cấm sử dụng biện pháp chẹn cổ liên quan đến những cái chết nổi tiếng dưới tay cảnh sát, ngừng chuyển giao “vũ khí chiến tranh” cho lực lượng cảnh sát và thành lập ủy ban giám sát cảnh sát quốc gia.

Ông còn có kế hoạch giảm dân số nhà tù của Hoa Kỳ, nơi có hơn hai triệu người, lớn nhất trên thế giới, và bao gồm một số lượng không cân đối các tù nhân da đen và thiểu số, đồng thời tập trung nhiều hơn vào “cứu chuộc và phục hồi”.

“Hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta không thể công bằng, trừ khi chúng ta loại bỏ tận gốc sự chênh lệch về chủng tộc, giới tính và thu nhập trong hệ thống”, kế hoạch của ông nói.

Nước Mỹ đã bị khuấy động bởi các cuộc biểu tình phản đối sự tàn bạo của cảnh sát trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử.

Đoạn phim về cái chết của George Floyd sau khi bị chèn cổ lúc bị cảnh sát giam giữ ở Minneapolis vào tháng 5 đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp thế giới. Cuộc thăm dò ý kiến ​​sau khi đi bỏ phiếu của cử tri Hoa Kỳ cho thấy bất bình đẳng chủng tộc là yếu tố lớn thứ hai quyết định cách mọi người bỏ phiếu, sau nền kinh tế.

Ông Trump ‘không dự định công nhận thua cuộc’

BBC dự đoán chiến thắng của ông Biden hôm thứ Bảy, sau khi thành quả ở các chiến trường quan trọng là Pennsylvania và Nevada đã đưa ông vượt qua ngưỡng 270 phiếu đại cử tri đoàn cần có để giành quyền vào Nhà Trắng.

Ông Trump đã không nói chuyện trước công chúng kể từ khi các con số được công bố, nhưng ông đã lặp lại các tuyên bố trước đó về gian lận cử tri trong các tweet, mà Twitter đã sớm đánh dấu là các câu đăng tải gây “tranh chấp”. Chiến dịch tranh cử của Trump đã chỉ ra rằng ứng cử viên của họ không có kế hoạch công nhận thất cử.

Sau khi ông Biden được dự đoán sẽ giành chiến thắng, ông Trump vẫn thách thức, nói rằng ông Biden đã “giả mạo là người chiến thắng” và khẳng định cuộc bầu cử “còn lâu mới kết thúc”. Tổng thống đã nhận được hơn 70 triệu phiếu bầu, cao thứ hai trong lịch sử.

Điều gì sẽ xảy ra?

Ông Trump tuyên bố sẽ tranh chấp kết quả bầu cử trên nhiều mặt. Một cuộc kiểm phiếu lại sẽ được tổ chức ở Georgia, nơi sự khác biệt rất sít sao, và ông Trump cũng muốn điều tương tự ở Wisconsin. Ông cũng tuyên bố sẽ khởi kiện lên Tối cao Pháp viện với cáo buộc gian lận bỏ phiếu mà không có bằng chứng.

Nếu kết quả bầu cử bị thách thức, thủ tục hiện hành yêu cầu các nhóm thách thức pháp lý phải đưa sự việc ra các tòa án tiểu bang. Các thẩm phán tiểu bang sau đó sẽ hoặc bác bỏ hoặc ủng hộ thách thức và ra lệnh kiểm phiếu lại, và các thẩm phán của Tối cao Pháp viện sau đó có thể được yêu cầu lật lại phán quyết.

Hôm thứ Bảy, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã đệ đơn kiện về các lá phiếu được bầu vào đúng ngày bầu cử ở Arizona rằng khiếu nại của họ bị bác bỏ không chính xác. Bộ trưởng ngoại vụ của Arizona, tuy nhiên, nói trong một tuyên bố rằng, vụ kiện này chỉ là ”động thái cầu may”.

Trong khi đó, các phiếu bầu ở một số tiểu bang đang tiếp tục được kiểm đếm và kết quả không bao giờ chính thức cho đến khi có chứng nhận cuối cùng, điều sẽ diễn ra ở mỗi bang vài tuần sau cuộc bầu cử.

Điều này phải được thực hiện trước khi 538 đại cử tri từ Cử tri đoàn – cơ quan chính thức quyết định ai thắng cuộc bầu cử – gặp nhau tại thủ đô tiểu bang họ để bỏ phiếu vào ngày 14/12.

Các lá phiếu của đại cử tri thường phản ánh lá phiếu phổ thông ở mỗi tiểu bang. Tuy nhiên, ở một số tiểu bang, đây không phải là một yêu cầu chính thức.

Tổng thống mới chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 sau một thời gian chuyển tiếp để họ có thời gian bổ nhiệm các bộ trưởng nội các và lập kế hoạch.

Việc bàn giao quyền lực diễn ra tại một buổi lễ được gọi là lễ nhậm chức, được tổ chức trên các bậc thang của tòa nhà Capitol ở Washington DC. Sau buổi lễ, tân tổng thống lên đường tới Nhà Trắng để bắt đầu nhiệm kỳ 4 năm.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54868777

Bầu cử Mỹ 2020 : Biden đắc cử,

nhiều nước châu Á không hồ hởi

Minh Anh

Thông báo ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden đắc cử tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ ngày 07/11/2020 khiến nhiều nước châu Âu thở phào nhẹ nhõm. Ngược lại, tại châu Á, nhiều thủ đô lớn trong khu vực lại tràn ngập một cảm giác tiếc nuối Donald Trump, người đã có những phát biểu cứng rắn trước Trung Quốc.

Nhật báo Kinh tế Les Echos của Pháp số ra ngày 09/11/2020 trích dẫn một thông tin khá thú vị : Thăm dò do báo mạng VnExpress thực hiện tại Việt Nam hồi đầu tháng 11/2020 cho thấy 79% trong số 49.000 người được hỏi khẳng định thích ông Donald Trump tái đắc cử.

Mong mỏi này hiện hữu ở nhiều nước. Theo quan điểm của ông Toshihiro Nakayama, một giáo sư về chính sách đối ngoại trường đại học Keio, có lẽ « Đài Loan, rất có thể là Israel, sẽ là một trong số các nước trên hành tinh tiếc nuối Donald Trump nhiều nhất ».

Đối với nhiều tác nhân trong khu vực, « Biden đắc cử làm sống lại ký ức thời Obama, một thời kỳ quá thụ động đối với Bắc Kinh », một nhà phân tích tại Singapore nhận định. Nhiều nước hay vùng lãnh thổ tại châu Á như Đài Loan, Nhật Bản cảm thấy được an toàn hơn với tổng thống Donald Trump. Tất cả những cảm giác này giải thích vì sao nhiều nước tại châu Á phần nào dè dặt, trong đó có Việt Nam, không vội lên tiếng chúc mừng tổng thống tân cử Joe Biden.

Trung Quốc biện minh vì sao chưa chúc mừng Biden

Bắc Kinh ngày 09/11/2020 thông qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc giải thích rằng Trung Quốc chưa thể chúc mừng Joe Biden là do vẫn chưa có kết quả bỏ phiếu chung cuộc.

Ông Uông Văn Bân (Wang Wenbin), trong buổi họp báo cho biết Bắc Kinh « ghi nhận ông Biden đã tuyên bố thắng cử. Nhưng kết quả cuộc bầu cử sẽ do các luật lệ và các quy trình có hiệu lực tại Mỹ quyết định ».

AFP lưu ý, Trung Quốc không phải là nước duy nhất chưa gởi thông điệp chúc mừng. Nga, Mêhicô hay Brazil cho đến hôm nay vẫn tỏ ra kín tiếng.

Về phần các nước Hồi giáo Ả Rập, chiều tối ngày Chủ Nhật 08/11/2020, quốc vương Salmane và hoàng thái tử Ả Rập Xê Út, Mohammed ben Salmane, rất gần gũi với Donald Trump, cũng đã gởi thông điệp chúc mừng liên danh Joe Biden và Kamala Harris đắc cử, mong muốn « mối quan hệ lịch sử giữa hai nước và hai dân tộc thân hữu ngày càng được thắt chặt ».

Thắng lợi của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử cũng đã kích thích thị trường tài chính châu Âu. Theo AFP, hầu hết các thị trường chứng khoán lớn tại châu Âu như Paris, Luân Đôn, Frankfurt trong phiên giao dịch đầu tiên hôm nay, 09/11/2020 đều tăng điểm, theo chân các thị trường chứng khoán của Mỹ hôm qua.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201109-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-2020-biden-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD-nhi%E1%BB%81u-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2u-%C3%A1-kh%C3%B4ng-h%E1%BB%93-h%E1%BB%9Fi

Kỳ vọng gì ở Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ 2020

 và bang giao Mỹ – Việt?

Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Việt Nam về an ninh, chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời hỗ trợ tiến bộ cho Việt Nam về cả dân chủ, nhân quyền lẫn kinh tế và phát triển, là một số kỳ vọng được một số nhà quan sát thời sự, chính trị và bang giao Mỹ – Việt chia sẻ với BBC sau khi ông Joe Biden được loan tin thành Tổng thống đắc cử mới đây.

“Chắc chắn rằng tôi cũng như rất nhiều người đã rất kỳ vọng, trước hết là đã mong muốn Tổng thống Donald Trump thắng cử lần này trong kỳ bầu cử 2020, nhưng trường hợp kết quả sau cùng cho thấy ông Donald Trump không thắng cử, thì một chính quyền Mỹ khác ngoài ông Donald Trump dù có lên cầm quyền ở Mỹ, thì tôi vẫn tin rằng đường lối của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc có lẽ vẫn còn tiếp tục,” Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển từ Hà Nội nói với BBC hôm 08/11.

“Về nhận thức của mối nguy cơ, nguy hiểm của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và an ninh quốc tế, khu vực, tôi nghĩ rằng nhận thức đó ở cả hai đảng lớn ở Hoa Kỳ cũng như ở các nhà lãnh đạo mới vẫn như nhau, tuy nhiên, tôi vẫn lưu ý rằng nếu không phải là ông Donald Trump lãnh đạo tiếp, thì rất có thể chính quyền khác, với một cách tiếp cận có thể nhẹ nhàng hơn với Trung Quốc, không quyết liệt và không quyết đoán như Tổng thống Donald Trump đã thể hiện và hành động, thì điều đó sẽ tạo điều kiện câu giờ về thời gian cho Trung Quốc để Trung Quốc mạnh mẽ lên hơn nữa và đó là một mối nguy đối với bang giao và an ninh quốc tế.

Vì sao TT Donald Trump thất cử?

Joe Biden thúc đẩy kế hoạch cho nhiệm kỳ tổng thống

Những thách thức pháp lý của ông Trump có triển vọng ra sao?

Bầu cử Mỹ giúp bổ túc kiến thức chính trị dân chủ ở VN?

Quan hệ Mỹ với thế giới sẽ ra sao khi Biden đắc cử?

“Còn riêng đối với Việt Nam, tôi nghĩ dù bất kỳ chính quyền nào lên ở Mỹ tới đây, thì chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam cũng sẽ không thay đổi gì nhiều, tuy nhiên, có bước đi những bước mạnh mẽ hơn nữa hay không thì nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ của chính quyền mới này, mà không phải là chính quyển của Tổng thống Donald Trump nữa, với Trung Quốc như thế nào.

“Có mạnh mẽ hơn với Việt Nam hay không, thì đó lại còn phụ thuộc vào yếu tố quan hệ của chính quy mới đó với Trung Quốc cụ thể như thế nào, họ xử lý vấn đề khủng hoảng ở Biển Đông ra sao và đấy là chính là cái mà có lẽ là tôi và cũng rất nhiều đồng nghiệp của tôi lo ngại,” ông Hoàng Ngọc Giao, người cũng từng là Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt.

“Đề cao dân chủ và thúc đẩy hợp tác kinh tế rất quan trọng”

Từ Hà Nội, Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Ánh, một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại thương có nhiều năm giảng dạy tại các đại học ở Hà Nội và Việt Nam nói với BBC:

“Chúng tôi nghĩ là cũng mong Hoa Kỳ giữ được những giá trị như dân chủ và sẽ là thế lực đứng ra đảm bảo cho hoạt động dân chủ không bị gây quá nhiều khó khăn ở Việt Nam.

“Là một người nghiên cứu về kinh tế, chúng tôi rất mong mỏi quan hệ kinh tế Việt – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển.

“Chúng ta biết hiện nay Mỹ là nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới, nhưng đầu tư nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam chỉ đứng thứ 11 và Mỹ cũng không phải là một đối tác thương mại lớn nhất.

“Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam năm 2020, một điều mà mọi người không để ý, bởi vì mọi người thường nghĩ Mỹ gây khó khăn cho Trung Quốc thì Trung Quốc yếu đi, nhưng mọi người không hề theo dõi được rằng trong thời gian Mỹ gây khó khăn với Trung Quốc, thì thương mại của Trung Quốc vào Việt Nam lại tăng lên và vị thế của Trung Quốc ở Việt Nam lại tăng lên.

“Nói cách khác là sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc lại tăng lên nữa, cho nên điều mong mỏi của tôi là làm thế nào để cho Mỹ có thể phát triển một quan hệ thương mại lành mạnh với không chỉ Việt Nam mà với tất cả các nước trong khu vực…” bà Hoàng Ánh nói với một hội luận Bàn tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt.

Quan ngại nếu chính quyền Biden trở nên “mềm mỏng”

Từ Sài Gòn hôm 08/11, nhà báo tự do Sương Quỳnh nói với BBC:

“Quan hệ Việt – Mỹ trong 4 năm qua theo tôi không tiến bộ, rất mờ nhạt. Tổng thống Donald Trump còn áp thuế cho những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì đó là điểm lo chứ không có gì đáng mừng. Nhưng có lẽ do ông Trump dành tổng lực tấn công Trung Quốc quá nên cũng không chú ý gì đến Việt Nam mấy.

“Vừa qua Trung cộng đã lũng loạn thế giới, nhưng qua dịch virus Vũ Hán cũng làm các nước tỉnh ra. Để Trung cộng làm công xưởng sản xuất thuê cho các nước thì đã là phụ thuộc kinh tế, nên khi dịch xảy ra trở tay không kịp, thiếu thốn từ khẩu trang cho đến thiết bị y tế. Do đó nếu Tổng thống Donald Trump mà thắng cử và khống chế được Trung cộng thì sẽ ổn định kinh tế không chỉ ở nước Mỹ mà còn cho cả Thế giới.

“Nhưng nếu ông Biden thắng cử, với chính sách mềm mỏng, bắt tay với Trung cộng thì tôi e rằng Bắc Kinh sẽ có thêm sức mạnh. Và điều lo ngại nhất cho Việt Nam là Trung cộng sẽ chiếm lĩnh biển Đông, kinh tế VN vốn đã phụ thuộc vào Trung Quốc, tới đây có thể sẽ càng phụ thuộc hơn, trong khi ở nhiều nơi khác, Đài Loan, Hong Kong chẳng hạn, sẽ càng ngày càng nguy ngập nhiều hơn và có khả năng mất độc lập, tự chủ.”

Cũng từ Sài Gòn, cùng hôm Chủ Nhật, cựu phóng viên và đạo diễn phim thuộc báo Thanh Niên, ông Trần Đình Thu nói với BBC:

“Nếu Ủy ban bầu cử quốc gia Hoa Kỳ tuyên bố ông Biden là tổng thống kế tiếp, có lẽ tôi hoàn toàn không có bất cứ sự mong đợi nào cho nước Mỹ và cho đất nước Việt Nam của tôi cả. Tôi tin rằng giai đoạn “Obama kéo dài” sẽ trở lại nước Mỹ và chẳng bao lâu nữa dân Mỹ sẽ phải đi học tiếng Trung quốc như ông Trump đã từng nói. Khi đó Chiến tranh thương mại với Trung quốc sẽ dịu dần rồi ngưng hẳn. Chính sách hòa hoãn với Iran, với Cuba, với Venezuela sẽ trở lại như thời Obama.

“Tôi không có kỳ vọng gì nếu ông Biden đắc cử cả. Không phải là tôi cực đoan nhưng quả thật cuộc bầu cử của nước Mỹ vừa qua thực chất là cuộc chọn lựa của người dân Mỹ để cho nước Mỹ trở nên vỹ đại hay là một nước Mỹ ngủ quên trước thời tổng thống Trump.”

Giá trị biểu tượng của ngôi vị Tổng thống ở Mỹ “rất quan trọng”

Nêu quan điểm riêng tại hội luận Bàn tròn thứ Năm (05/11/2020) của BBC News Tiếng Việt từ California, Tiến sỹ, Luật sư Nguyễn Hữu Liêm, đồng thời là một học giả về triết học, nhấn mạnh điều mà ông muốn bất cứ ai đắc cử cần thể hiện như một kỳ vọng:

“Biểu tượng ngôi vị Tổng thống ở Mỹ rất là quan trọng cho một số đông người và chính tôi cũng quan niệm như vậy.

“Là vì định danh và chức vụ Tổng thống Mỹ không phải chỉ là vấn đề chính sách mà thôi, mà còn là một biểu tượng và giá trị dân chủ, mà trong đó, định chế đó thiết lập một đầu cầu và một vai trò lãnh đạo cho thế giới trên phương diện đạo đức về chính trị.

“Nếu người Mỹ và đất nước Mỹ không còn uy tín để mà đại diện cho giá trị dân chủ, đa dạng và đa nguyên như hiện nay, mà nhất là vấn đề tôn trọng uy tín, danh dự của nhau, và nhất là trong hòa giải sự khác biệt, thì nước Mỹ sẽ đi vào những nguy khốn khác.

“Tôi cũng mong rằng nếu ông Biden đắc cử, có vẻ như ông Biden đang thắng thế, thì ông Biden cũng nên cẩn trọng, đừng có đi về phía bên tả quá nhiều để làm cho khối bên hữu, khối mà ủng hộ ông Trump, càng ngày càng bị giống như là đặt ra khỏi lề của xã hội, thành ra tất cả những cái đó tạo ra những cái phân cực càng lớn hơn nữa…

“Cá nhân ông Biden hay ông Trump chẳng qua chỉ là những biến số về nhân cách của con người mà thôi, nhưng mà có một nguyên lý thông suốt trong nền chính trị của Mỹ, đó là giá trị của con người và giá trị của định chế đại diện cho một giá trị lớn hơn mà văn minh nhân loại đang hướng đến.

“Thì tôi nghĩ là nước Mỹ dù dưới ông Trump hay ông Biden trong 4 năm tới đừng làm cho thế giới và nhất là những người như chúng ta thất vọng,” Tiến sỹ, Luật sư Nguyễn Hữu Liêm nói với Bàn tròn của BBC.

Sẽ không có thay đổi gì lớn trong thời gian trước mắt?

Trở lại với chính sách tới đây mà Hoa Kỳ có thể có liên quan bang giao Mỹ – Việt và an ninh Biển Đông, hôm 08/11, từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một sử gia và nhà phân tích chính trị, bang giao quốc tế, nói với một chương trình bình luận chuyên đề hậu Bầu cử Mỹ 2020 của BBC:

“Trong thời gian trước mắt, quan hệ của Mỹ với Việt Nam sẽ không thay đổi, đặc biệt là trong vấn đề quân sự và an ninh, bởi vì vấn đề này đã tiến triển từ lâu rồi.

“Về sau, về dài, nó sẽ có thay đổi, nhưng tôi nói về sau về dài là ít nhất 2 năm nữa.

“Lý do là bởi vì ông Joe Biden phải dọn “rác” ở nước Mỹ trước, rồi sau ông mới lo các vấn đề đối với nước ngoài .

“Việt Nam lẽ dĩ nhiên là một chỗ quan trọng, nhưng Việt Nam không phải là quan trọng nhất, nên tôi nghĩ đối với Việt Nam, quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam vẫn tiếp tục như thế.”

“Sẽ tụ hợp lại lực lượng và quan tâm Hiệp định xuyên Thái Bình Dương?”

Từ tiểu bang Georgia, chính trị gia thuộc đảng Cộng Hòa Mỹ, ông Vũ Nguyễn Bảo Kỳ bình luận:

“Trong 20-15 năm qua, từ thời của chính quyền của ông Bill Clinton mà có bình thường hóa quan hệ ngoại giao đối với Việt Nam, sự liên hệ giữa hai nước càng ngày càng tiến triển, riêng tôi, tôi đã thấy vào thời gian 2015, 2016, lúc chính quyền của ông Barack Obama đưa ra và cố làm sao thông qua được Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì tôi đã đặt hy vọng làm sao Hoa Kỳ có thể lãnh đạo được một khối Á châu – Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc một cách mạnh mẽ hơn.

“Và riêng nguyện vọng của Hiệp định TPP lúc đó là để làm sao đẩy mạnh sự liên hệ mậu dịch của 12-13 nước, trong đó có ở vùng Đông Nam Á và đồng thời thúc đẩy đối sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc, sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP, tôi thấy nó tạo ra một số mâu thuẫn đối với một số nước như là Việt Nam đối với Trung Quốc còn hơn cả trước đây nữa.

“Là bởi vì Trung Quốc rất giỏi để chia rẽ mọi quốc gia khác nhau, và như là Đài Loan đã biết lâu nay là họ khó tạo ra tư thế, vị thế cho những nước nhỏ, nên tôi thấy như GS Ngô Vĩnh Long đã nêu, trong thời gian ngắn hạn, chính sách của chính quyền mới của ông Joe Biden sẽ không thay đổi đối với các nước ở Đông Nam Á.

“Và những tháng gần đây chính một số nhà cựu lãnh đạo quân nhân ở Bộ Quốc phòng Mỹ từ xưa đến nay và đồng thời một số nhân sự trong chính quyền từ thời ông George W. Bush qua đến những nhóm ủng hộ ông Mitt Romney và ông John McCain, họ chuyên là lãnh đạo gia của thành phần quốc phòng và quốc tế, đã có những lời ủng hộ vì họ thấy ông Biden là người đã tụ hợp thêm những người là những tiếng nói chung (hai đảng) mà có kinh nghiệm để đối phó với Trung Quốc và đối phó với những phe chống Hoa Kỳ và đồng thời chống lại khối dân chủ trên khắp thế giới.”

“Không có Voi, bắt Lừa gánh thay và liệu có giữa đường đứt gánh?”

Từ Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh từng làm việc trong Bộ Công an Việt Nam, bình luận thêm với BBC:

“Nếu muốn đoán đường lối của ông Joe Biden thế nào, liên quan Việt Nam và Biển Đông, chúng ta cứ nhìn ngược lại chính quyền của ông Barack Obama.

“Và ông Biden có mặt trong đó và người ta nói rất ngắn gọn thôi là chính quyền của ông Obama là nhu nhược với Trung Quốc.

“Và thứ hai là liệu bây giờ ông Biden phải cố gắng hơn thời đó, hơn ông Obama không?

“Thì đó là một câu hỏi và tôi xin nhắc lại là nếu như ông Joe Biden thắng thì thôi thì không có Voi, đành phải bắt Lừa vác nặng.

“Có nghĩa là ông Biden phải cố gắng để lãnh một gánh nặng của một con voi và có thể giữa chừng ông ấy bị đứt gánh,” ông Nguyễn Hữu Vinh bình luận từ góc nhìn cá nhân, cùng tính cách quan điểm riêng như của các ý kiến khác ở trên khi các nhà bình luận trao đổi với BBC News Tiếng Việt.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54872716

Biden, Brexit và khả năng ‘Anh, Mỹ cùng vào CPTPP’

Sau khi có tin ông Joe Biden thắng cử tổng thống Hoa Kỳ, một số đài báo Anh ghi nhận tại làng Ballina, quận Mayo, vùng biển phía tây đảo Ireland, thân nhân của ông Biden và dân làng đã làm lễ ăn mừng.

Kênh SkyNews tại Anh nói nhà ông Joe Blewiit, thân nhân xa của ông Joe Biden, đã chúc mừng tổng thống tân cử của Hoa Kỳ.

Năm câu hỏi cho Joe Biden về nền kinh tế

Quan hệ Mỹ với thế giới sẽ ra sao khi Biden đắc cử?

Công dân Anh ‘thích quốc tịch Cyprus vì vấn đề Brexit’

Cụ tổ ông Biden là Edward Blewitt từ làng này ra đi và đến Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19. Ông thuộc lứa người Ireland bị đẩy khỏi quê hương vì nạn đói và sự áp bức mà chế độ thuộc địa của Đế quốc Anh gây ra trên Hòn đảo Xanh.

Năm 2016, ông Joe Biden có về làng Ballina thăm họ hàng và hồi 2017, ông Joe Blewitt được mời tới Nhà Trắng.

Trong sổ lưu niệm ở làng còn dòng chữ ông Biden viết “Trái tim tôi thuộc về vùng Tây Bắc Pennsylvania, nhưng tâm hồn luôn ở đây, với Ireland”.

Đàm phán hai bên thành ra ba bên?

Nay, chính giới Anh bị cho là đang lo ngại rằng thái độ của ông Biden ủng hộ rõ rệt cho nước Cộng hòa Ireland và EU, bên đối điện với Anh của đàm phán Brexit trong vấn đề biên giới Anh-Ireland, có thể gây khó khăn cho London.

Theo trang Financial Times, quan hệ riêng giữa hai ông Joe Biden và Boris Johnson là ‘không có gì’, vì hai người chưa bao giờ gặp mặt. Chưa kể ông Biden từng bình luận rất tệ về thủ tướng Anh, gọi ông Johnson là “a physical and emotional clone of Trump’ (bản sao cả về hình dạng và tình cảm của Trump”.

Ông Biden không chỉ trực tiếp có liên hệ với CH Ireland, quê hương của tổ tiên ông, mà còn nói thẳng rằng ông muốn Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành phải được đảm bảo.

Nhìn chung, các báo Anh cho là chính phủ của Thủ tướng Johnson sẽ phải rất cố gắng để “hàn gắn” với Đảng Dân chủ Mỹ, nhất là vì ông Johnson, khi còn là nhà báo, đã gọi Tổng thống Barack Obama lúc đó là “người một phần là Kenya (part-Kenyan) vốn căm ghét sẵn đế quốc Anh”.

Một số báo Ireland còn nói nếu cần, chính phủ Ireland sẽ mời ông Biden đến thăm vùng biên giới với Bắc Ireland thuộc Anh để chuyển tải thông điệp cứng rắn cho chính phủ Anh.

Nhưng điều có thể khiến Anh phải chọn một phương án Brexit mềm mỏng hơn với EU còn phụ thuộc vào chuyện tân chính phủ Mỹ muốn gì từ đàm phán thương mại với London, dự kiến xảy ra sau khi Anh rời EU từ tháng 1/2021.

Một thỏa thuận với Hoa Kỳ trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều vào thỏa thuận tương tự Anh -EU… mà hiện còn một số mảng chưa giải quyết xong.

Dù hai bên Anh và EU nó họ đều cố gắng đạt thỏa thuận vào giữa tháng 11 này, tức là chỉ còn hơn một tuần nữa, các nhà bình luận tỏ ý nghi ngờ tính khả thi của đàm phán ‘tăng tốc’ Anh-EU.

Hiện EU là đối tác thương mại lớn nhất của Anh.

Anh xuất sang EU 300 tỷ bảng năm 2019, chiếm 43% xuất khẩu cả nước, và nhập về 372 tỷ (51% nhập khẩu).

Con số tương ứng với Hoa Kỳ nhỏ hơn một chút: Anh nhập vào 147 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ, và xuất sang Hoa Kỳ 125,6 tỷ USD năm 2019.

Khả năng cả Anh và Mỹ ký CPTPP?

Bác bỏ các nghi ngại này, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói hôm Chủ Nhật rằng Anh Quốc coi Hoa Kỳ là “đồng minh quan trọng nhất” và sẵn sàng làm việc với chính phủ mới tại Mỹ vì quyền lợi chung.

Còn theo biên tập viên châu Âu của BBC News, bà Katya Adler thì bức tranh chung không hẳn đã tệ cho Anh nhưng sẽ không dễ, và khả năng cùng vào CPTPP là một ‘lối thoát’ nếu đàm phán Brexit bế tắc:

Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ với Anh, cả về an ninh và địa chính trị.

Brussels và Nhà Trắng thời Biden sẽ làm việc với Anh trên trường quốc tế nhằm kiềm tỏa Trung Quốc và Nga và chống biến đổi khí hậu.

Chúng ta đã nghe từ người thân cận với ông Biden rằng ông sẽ không đặt ‘nước Anh thời Brexit’ lùi về cuối hàng trong thảo luận thương mại, như TT Barack Obama từng cảnh báo”.

Thực tế là người Mỹ luôn đàm phán rất cứng rắn, và sẽ không hề có viễn cảnh một ‘thỏa thuận vĩ đại’ trước mắt cả, cho dù TT Trump luôn cổ vũ cho ý tưởng đó.

Nay ý tưởng được tính đến là để Anh và Mỹ cùng tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiện có Canada và các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” bà Adler viết trên BBC News hôm 09/11.

Cùng lúc, cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown (Đảng Lao động) nói trên BBC’s Radio 4 rằng ông Biden “luôn là người bạn của nước Anh” nhưng hiển nhiên có quan điểm là “muốn Anh ở lại EU”.

Ông Gordon xác nhận ông Biden “đã lo ngại Anh phá vỡ Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành về hòa bình ở Bắc Ireland”, và chính phủ Hoa Kỳ sẽ không ký thỏa thuận thương mại với Anh nếu London làm chuyện đó.

Gần đây, một động thái của chính phủ Johnson đã gây ra lo ngại tại EU. Đó là chính phủ Anh thúc đẩy cho thông qua một bộ luật cho phép Anh tự không chấp hành các thỏa thuận quốc tế.

Ông Biden đã bày tỏ quan ngại về điều này, theo trang The Guardian.

Thách thức cấp thời cho ông Johnson vào những ngày tới như thế sẽ không hề nhỏ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54876663

Bầu cử Mỹ 2020: Vì sao ông Trump thất cử?

Nick Bryant

Hãy để cuộc bầu cử năm 2020 chôn vùi quan niệm sai lầm một lần và mãi mãi rằng cuộc bầu cử năm 2016 là một tai nạn lịch sử, một sự sai lầm của Mỹ.

Donald Trump đã thắng hơn 70 triệu phiếu phổ thông, cao nhứ nhì trong lịch sử nước Mỹ. Tính trên toàn quốc, ông có hơn 47% số phiếu bầu, ông dường như đã thắng ở 24 bang, tính luôn cả hai tiểu bang yêu dấu Florida và Texas của ông.

Ông ấy có khả năng giành được sự ủng hộ một cách phi thường tại nhiều vùng rộng lớn trong lòng đất nước, với một mối kết nối gan ruột giữa các ủng hộ viên đã mang đến sự ủng hộ gần như sùng bái cá nhân.

Sau 4 năm ở Nhà Trắng, những người ủng hộ ông cũng đã nghiền ngẫm được những điều kiện của nhiệm kỳ tổng thống này và vẫn còn đầy háo hức bấm nút chấp nhận những điều đó.

Bất kỳ sự phân tích nào về nhược điểm chính trị của Trump vào năm 2020 cũng phải công nhận sức mạnh chính trị của ông. Tuy nhiên, ông đã bị đánh bại, trở thành một trong bốn vị tổng thống đương nhiệm duy nhất trong kỷ nguyên hiện đại không được tái đắc cử. Ông cũng trở thành tổng thống đầu tiên thua số phiếu phiếu phổ thông trong hai cuộc tranh cử liên tiếp.

Bên cạnh TT Trump vào ngày ông ấy thua cuộc bầu cử

Năm câu hỏi cho Joe Biden về nền kinh tế

Donald Trump đắc cử tổng thống vào năm 2016, phần vì ông là một kẻ ngoại đạo của một chính trường chuẩn mực, ông là người sẵn sàng nói những điều trước đây không được phép mở miệng.

Nhưng Donald Trump cũng mất chức tổng thống vào năm 2020, phần vì ông là một kẻ ngoại đạo của chính trường chuẩn mực, ông là người sẵn sàng nói những điều trước đây không được phép mở miệng.

Mặc dù phần lớn những người ủng hộ Trump vẫn tiếp tục bầu cho ông dù rằng ông đã bắn chết người trên Đại lộ số 5, một sự khoe khoang tai tiếng của ông vào bốn năm trước, những người khác từng ủng hộ ông năm 2016 đã bất mãn vì thói hung hãn này.

Nhiều người nhận thấy cách mà ông Trump bất chấp những chuẩn mực gây phản cảm và khiến họ khó chịu.

Điều này đặc biệt đúng ở các vùng ngoại ô. Joe Biden đã đạt kết quả tốt hơn Hillary Clinton tại 373 ngoại ô, giúp ông giành lại các tiểu bang tại “Vành đai Rỉ sét” gồm Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, đồng thời giúp ông giành được Georgia và Arizona. Donald Trump lại có vấn đề nhất định với phụ nữ ngoại ô.

Chúng ta lại một lần nữa chứng kiến ​​trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 điều đã từng thấy trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 – các đảng viên Cộng hòa có trình độ học vấn cao hơn, một số người trong đó bầu cho Trump bốn năm trước đã sẵn sàng cho ông một cơ hội, cho rằng nhiệm kỳ tổng thống của Trump không ra dáng một vị tổng thống lắm. Mặc dù họ hiểu ông sẽ trái với thông lệ, nhưng nhiều

người nhận thấy việc ông bất chấp quá nhiều phong tục và chuẩn mực ứng xử khiến người khác bất bình và gây phản cảm.

Họ ngán ngẫm vì sự hiếu chiến của ông. Ông châm ngòi cho sự căng thẳng sắc tộc. Ông dùng ngôn ngữ đầy kỳ thị chủng tộc trong các tweet của mình khi nói những lời ác ý về người da màu. Ông không chịu lên án chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Ông coi thường các đồng minh lâu đời của Mỹ và ngưỡng mộ những hình mẫu độc tài quyền lực như Vladimir Putin.

Sự khoe khoang lạ đời về việc mình là “một thiên tài rất vững vàng” và những điều tương tự vậy. Ông cổ súy cho những thuyết âm mưu. Việc ông xài tiếng bồi đôi khi biến ông trông giống như một tên trùm tội phạm, như lúc ông mô tả cựu luật sư của mình Michael Cohen – người đã dàn xếp được một thỏa thuận với công tố viên liên bang, là “một con chuột cống”.

Và rồi những gì mà các nhà phê bình ngạo báng như chủ nghĩa độc tài đáng sợ của ông thể hiện rõ trong việc ông từ chối chấp nhận kết quả cuộc tranh cử.

Có một khoảnh khắc đáng để chú ý là lần tôi tán gẫu với Chuck Howenstein trên bậc tam cấp nhà ông ở Pittsburgh. Một người ủng hộ Trump vào năm 2016, năm nay đã bỏ phiếu cho Joe Biden.

“Người dân đã thấm mệt,” Ông nói với tôi. “Họ muốn thấy sự bình thường trở lại trên đất nước này. Họ muốn thấy sự đứng đắn. Họ muốn thù hận chấm dứt. Họ muốn thấy đất nước đoàn kết lại. Và tất cả điều đó cộng hưởng lại sẽ đưa Joe Biden lên làm tổng thống.”

Một vấn đề chính trị của Trump là ông không thể mở rộng được sự ủng hộ ra khỏi bờ cõi của mình. Ông cũng chẳng buồn cố gắng làm điều đó.

Năm 2016, ông đã giành chiến thắng ở 30 tiểu bang và trị vì đất nước như thể ông là tổng thống của riêng những người bảo thủ, những người Mỹ theo phe ‘đỏ’. Ông là vị tổng thống cố tình gây chia rẽ nhất trong 100 năm qua, ông ít cố gắng để giành được lòng của những tiểu bang xanh – 20 tiểu bang đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton.

Sau bốn năm cạn kiệt sức lực, nhiều cử tri chỉ đơn giản muốn có một vị tổng thống với những yêu cầu rất nền tảng – đó là một chủ nhân Nhà Trắng sẽ hành xử chuẩn mực hơn. Họ đã quá chán chường với việc đặt tên thóa mạ người khác, thứ ngôn ngữ tục tĩu xấu xa và những cuộc đối đầu vô tận. Họ muốn trở lại một cung cách bình thường.

Nhưng cuộc tranh cử năm 2020 không phải là sự tái diễn của năm 2016. Lần này ông là người đương nhiệm chứ không còn là kẻ khởi nghĩa. Ông phải bào chữa cho những điều ông làm, bao gồm việc xử lý yếu kém sự bùng phát đại dịch corona, hậu quả là có hơn 230.000 người Mỹ tử vong trước Ngày bầu cử. Trong thời đại tính đảng phái trở nên tiêu cực – khi mà người vì theo đảng này mà thù ghét đảng còn lại – Trump không còn đua tranh với một hình mẫu đáng ghét như Hillary Clinton.

Rất khó để ác quỷ hóa một Joe Biden, đó là một phần lý do tại sao đảng Dân chủ rất muốn Biden làm ứng cử viên tổng thống. Người đàn ông 77 tuổi theo chủ nghĩa trung dung này cũng đã làm tốt công việc ông được giao phó, đó là ‘vồ lại được’ các cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động tại ‘Vành đai Rỉ sét’.

Câu hỏi tại sao Trump thất cử cũng trở thành một câu hỏi thú vị khác đáng tranh luận hơn – “Trump bắt đầu thất cử từ lúc nào?”

Khi ngày đầu tiên làm Tổng thống của ông kết thúc, ta càng thấy rõ rằng Donald Trump sẽ cố gắng thay đổi cương vị Tổng thống hơn là ngôi vị Tổng thống sẽ thay đổi ông.

Có phải ngay sau chiến thắng của ông vào năm 2016, khi những người bỏ phiếu cho Trump một phần là để chống lại các thiết chế dòng chính tại Washington ngay lập tức dấy lên hoài nghi? Chẳng phải nhiều cử tri trong số đó đã không nghĩ ông sẽ đắc cử.

Hay đó là khi ông Trump phát ngôn “Thảm trạng Mỹ” trong bài phát biểu nhậm chức trong 24 giờ đầu tiên của nhiệm kỳ – cụm từ đã miêu tả đất nước gần như suy vong với những nhà máy đóng cửa, những công nhân bị bỏ rơi và những gia đình trung lưu bị bóc lột – trước khi ông thao thao bất tuyệt về lượng người tham dự và thề sẽ tiếp tục sử dụng Twitter? Khi ngày đầu tiên làm Tổng thống của ông kết thúc, ta càng thấy rõ rằng Donald Trump sẽ cố gắng thay đổi cương vị Tổng thống hơn là ngôi vị Tổng thống sẽ thay đổi ông.

Liệu đó có phải là sự tích tụ, dồn nén, là hiệu ứng quả cầu tuyết của đầy rẫy những bê bối, quá nhiều sự sỉ vả, quá nhiều sự luân chuyển nhân sự và quá nhiều hỗn loạn?

Hay đó là kết quả của đại dịch virus corona, cuộc khủng hoảng lớn nhất đã làm tiêu tan nhiệm kỳ tổng thống của ông? Trước khi virus cập bến, các dấu hiệu sống còn trên chính trường của Trump vẫn rất mạnh mẽ. Ông đã sống sót qua phiên tòa luận tội. Phần trăm chấp thuận ông cao hơn bao giờ hết – 49%. Ông có thể lấy làm kiêu hãnh về một nền kinh tế mạnh mẽ và lợi thế khi đương nhiệm: hai yếu tố sóng đôi thường giúp giữ chắc chiếc ghế tổng thống cho nhiệm kỳ thứ hai. Thông thường, bầu cử tổng thống

sẽ đặt ra một câu hỏi đơn giản: đất nước hiện tại có tốt hơn so với bốn năm trước hay không? Sau khi Covid ập đến, kéo theo khủng hoảng kinh tế sau đó, dường như đây là điều bất khả.

Nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng nhiệm kỳ Tổng thống của Trump lụn bại bởi virus corona. Các đời tổng thống thường trở nên nổi bật hơn sau khi đất nước rung chuyển. Những điều vĩ đại cũng có thể hiển lộ từ trong khủng hoảng. Điều này đúng với Franklin Delano Roosevelt, người đã giải cứu nước Mỹ khỏi Đại suy thoái và khiến ông trở nên bất bại trên chính trường. Phản ứng ban đầu của George W Bush với các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 cũng đã thúc đẩy danh tiếng của ông, và giúp ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Vì vậy, không thể nói Covid đặt dấu chấm hết cho Donald Trump. Chính việc xử lý không thành công với cuộc khủng hoảng đã góp vào sự thất bại của ông.

Dẫu vậy, một lần nữa cần nhớ rằng Donald Trump vẫn trụ vững trên chính trường cho đến phút chót, bất chấp đất nước đang trải qua cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua, cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất kể từ thập niên 1930 cũng như làn sóng xung đột sắc tộc rộng rãi nhất kể từ cuối thập niên 1960.

Phần lớn nước Mỹ màu đỏ và hầu hết các phong trào bảo thủ mà ông Trump thống trị sẽ khao khát sự trở lại của ông. Ông sẽ tiếp tục là nhân vật chủ đạo của phong trào bảo thủ trong nhiều năm tới. Chủ nghĩa Trump có thể dẫn đến một hiệu ứng chuyển đổi trở thành chủ nghĩa bảo thủ của người Mỹ tương tự như chủ nghĩa Reagan.

Vị tổng thống sắp mãn nhiễm này sẽ tiếp tục là một nhân vật nổi bật được đông đảo công chúng biết đến và có thể sẽ tái tranh cử vào năm 2024. Những tiểu bang bị phân rẽ này không ngẫu nhiên sau một đêm mà đoàn kết trở lại, ít nhất là có rất nhiều người Mỹ sẵn sàng dung chứa những khác biệt tâm tư tình cảm đó với Trump, từ sùng bái cho đến thù ghét.

Nước Mỹ sẽ chưa hết nhìn thấy, hay nghe về, một tổng thống phi chính thống nhất trong lịch sử của mình.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54869386

Bầu cử Mỹ: Những thách thức pháp lý

của ông Trump có triển vọng ra sao?

Ban Kiểm chứng

Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã được tuyên bố là tổng thống đắc cử, nhưng Tổng thống Donald Trump vẫn đang lên kế hoạch thách thức pháp lý với kết quả ở một số tiểu bang quan trọng.

Luật sư của ông, Rudy Giuliani, nói với Fox News rằng, sẽ sai nếu ông Trump tuyên bố nhượng bộ vì: “Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy đây là một cuộc bầu cử mà ở ít nhất ba hoặc bốn tiểu bang, và có thể là ở 10 tiểu bang, đã bị đánh cắp.”

Chiến dịch của Trump vẫn chưa đưa ra “bằng chứng mạnh mẽ” nào về điều này nhưng nói họ có kế hoạch nộp đơn kiện ở một số tiểu bang quan trọng hôm thứ Hai.

Đây là những gì chúng ta biết cho đến nay.

Pennsylvania

Ông Giuliani nói rằng các vụ kiện tiếp theo sẽ được đệ trình vì thiếu quyền tiếp cận cho những người theo dõi bầu cử trong tiểu bang.

Người theo dõi bầu cử là những người quan sát việc kiểm phiếu, nhằm mục đích đảm bảo tính minh bạch. Họ được phép có mặt ở hầu hết các tiểu bang miễn là họ được đăng ký trước ngày bầu cử.

Ở một số khu vực năm nay, đã có những hạn chế được đưa ra trước ngày bầu cử, một phần là do virus corona. Ngoài ra còn có các giới hạn dung lượng được thiết lập để tránh trường hợp người bỏ phiếu cảm thấy bị đe dọa.

Chu vi sáu mét đã được đặt tại cơ sở đếm phiếu Philadelphia nhưng điều này đã bị thách thức và phán quyết của tòa án hôm thứ Năm nói nó nên được giảm xuống còn khoảng 2 mét – miễn là những người theo dõi cuộc thăm dò tuân thủ các quy định Covid-19.

Chiến dịch tranh cử của Trump đã đệ đơn kiện liên bang cáo buộc các quan chức bầu cử vi lệnh của thẩm phán.

Ông Giuliani nói: “Ngay cả khi có được lệnh của tòa án để cho phép các thanh tra viên của Đảng Cộng hòa đến gần hơn 2 mét, họ đã di chuyển những người đang đếm phiếu ra xa hơn 2 mét.”

Nhưng các quan chức bầu cử khẳng định họ đã cư xử đúng mực.

Ngày 5/11, Bộ trưởng Ngoại vụ Pennsylvania Kathy Boockvar nói: “Mọi ứng cử viên và mọi đảng phái chính trị đều được phép có một đại diện được ủy quyền trong phòng theo dõi quá trình đếm phiếu này. Một số khu vực pháp lý bao gồm cả Philly cũng trực tiếp truyền hình cuộc đếm phiếu, vì vậy bạn có thể theo dõi quá trình kiểm phiếu của họ theo đúng nghĩa đen.”

Thách thức pháp lý ở Pennsylvania cũng tập trung vào quyết định của tiểu bang về việc đếm các lá phiếu được đóng dấu bưu điện vào ngày bầu cử, nhưng đến ba ngày sau mới đến phòng phiếu. Đảng Cộng hòa đang tìm cách kháng cáo.

Matthew Weil, giám đốc dự án bầu cử của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách lưỡng đảng, cho biết ông lo ngại nhất về tranh chấp này vì tòa án cấp cao nhất của quốc gia – Tòa án Pháp viện Hoa Kỳ – đã bế tắc trước cuộc bầu cử. Điều này có trước khi Thẩm phán Amy Coney Barrett, do Tổng thống Trump bổ nhiệm, được xác nhận.

“Tôi nghĩ rằng có nguy cơ một số lá phiếu [bưu điện] được gửi đi vào ngày bầu cử và không nhận được cho đến thứ Sáu có thể bị loại bỏ”, ông nói.

Nhưng ông Weil nói thêm: “Tôi đoán rằng sẽ không có một số lượng lớn các lá phiếu như vậy có thể bị ném đi”, vì vậy kết quả phiếu của hai bên sẽ phải “rất, rất gần để điều đó trở nên quan trọng”.

Hiện ông Biden đang dẫn ông Trump ở tiểu bang này hơn 45.000 phiếu theo AP.

Michigan

Ông Trump đã thắng ở tiểu bang này năm 2016 với tỷ lệ chênh lệch thấp nhất – chỉ hơn 10.700 phiếu – và ông Biden được dự đoán là người chiến thắng ở đây vào năm 2020.

Ngày 4/11, chiến dịch tranh cử của Trump đã đệ đơn kiện để ngăn chặn việc kiểm đếm đối với các tuyên bố thiếu quyền tiếp cận để theo dõi quá trình.

Một thẩm phán đã bác bỏ vụ kiện, nói rằng không có đủ bằng chứng cho thấy các thủ tục giám sát không được tuân thủ.

Hiện ông Biden đang dẫn ông Trump ở tiểu bang Michigan khoảng hơn 146.000 phiếu, theo AP.

Wisconsin

Ban vận động tranh cử của tổng thống nói họ sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại ở Wisconsin “dựa trên những bất thường đã thấy” vào ngày bầu cử, mặc dù điều này sẽ không cần đến một vụ kiện.

Không rõ khi nào việc kiểm phiếu lại sẽ diễn ra, vì thông thường những cuộc kiểm phiếu này không xảy ra cho đến khi các quan chức đếm xong mọi lá phiếu.

Hạn chót của tiểu bang cho phần này của quy trình là ngày 17/11.

Giáo sư Richard Briffault của Đại học Luật Columbia nói rằng cũng có một cuộc kiểm phiếu lại ở Wisconsin vào năm 2016, và nó đã “thay đổi khoảng một trăm phiếu bầu”.

Hiện ông Biden đang dẫn ông Trump ở tiểu bang Wisconssin khoảng hơn 20.000 phiếu theo AP.

Nevada

Đảng Cộng hòa tại tiểu bang Nevada tweet rằng: “Hàng nghìn cá nhân đã được xác định có vẻ vi phạm luật bằng cách bỏ phiếu sau khi họ đã dọn ra khỏi Nevada.”

Nhóm pháp lý của tổng thống đã đưa ra một danh sách những người mà họ tuyên bố đã dọn ra khỏi tiểu bang nhưng đã bỏ phiếu.

Nhưng – như Politifact đã chỉ ra – chỉ riêng danh sách này không chứng minh được hành vi vi phạm pháp luật.

Những người rời khỏi tiểu bang trong vòng 30 ngày trước cuộc bầu cử vẫn có thể bỏ phiếu ở Nevada. Sinh viên từ Nevada – những người đang theo học ở nơi khác – cũng có thể bỏ phiếu.

Vụ kiện này tập trung vào các cử tri ở Quận Clark, nhưng nhân viên bầu cử của quận nói: “Chúng tôi không biết về bất kỳ lá phiếu không phù hợp nào đang được xử lý.”

Trong một vụ kiện khác, một thẩm phán liên bang đã chặn những nỗ lực của đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn việc sử dụng máy xác minh chữ ký, bác bỏ cáo buộc rằng nó không thể kiểm tra chữ ký một cách chính xác.

Hiện ông Biden đang dẫn ông Trump ở tiểu bang Nevada hơn 34.000 phiếu theo AP.

Georgia

Một vụ kiện đã được đệ trình tại Quận Chatham của Georgia để tạm dừng việc kiểm phiếu, cáo buộc có các vấn đề trong việc xử lý lá phiếu.

Chủ tịch đảng Cộng hòa Georgia David Shafer tweet rằng các quan sát viên của đảng đã nhìn thấy một phụ nữ “trộn hơn 50 lá phiếu vào chồng phiếu bầu của người vắng mặt chưa đếm”.

Ngày 5 tháng 11, một thẩm phán đã bác bỏ vụ kiện này, nói rằng “không có bằng chứng” về việc kiểm phiếu không đúng cách.

Hiện ông Biden đang dẫn ông Trump ở tiểu bang Georgia hơn 10.000 phiếu theo AP.

Arizona

Chiến dịch tranh cử Trump đã đệ đơn kiện ở Arizona hôm thứ Bảy, tuyên bố một số phiếu bầu hợp pháp đã bị từ chối.

Vụ kiện trích dẫn tuyên bố của một số người theo dõi đếm phiếu và hai cử tri cho rằng họ gặp sự cố với máy bỏ phiếu.

Vụ kiện đang được xem xét, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Arizona cho biết đây chỉ là “một động thái cầu may”.

Hiện ông Biden đang dẫn ông Trump ở tiểu bang Arizona hơn 16.000 phiếu theo AP.

Có thể lên đến được Tối cao Pháp viện?

Sáng thứ Tư, ông Trump tuyên bố có tình trạng gian lận bỏ phiếu – mà không cung cấp bằng chứng – và nói: “Chúng tôi sẽ lên đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.”

Nếu kết quả bầu cử bị thách thức, trước tiên các nhóm pháp lý thách thức kết quả được yêu cầu phải đưa sự việc ra các tòa án tiểu bang.

Các thẩm phán tiểu bang sau đó sẽ hoặc bác bỏ hay ủng hộ thách thức và ra lệnh kiểm phiếu lại.

Tối cao Pháp viện sau đó mới có thể được yêu cầu xem xét.

Giáo sư luật Briffault tại trường đại học luật Columbia University Law School nói: “Không có quy trình chuẩn nào để đưa các tranh chấp bầu cử lên Tối cao Pháp viện. Nó rất bất thường và nó sẽ phải liên quan đến một vấn đề rất quan trọng.”

Cho đến nay, cuộc bầu cử năm 2000 là cuộc bầu cử duy nhất do Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ quyết định.

Trong năm 2020, ứng cử viên Al Gore thất cử ở tiểu bang Florida với 537 phiếu, trong số gần 6 triệu phiếu đi bầu tại tiểu bang.

Tiếp theo là một quá trình kiểm phiếu lại gây tranh cãi cao kéo dài hơn một tháng – cho đến khi Tối cao Pháp viện ra phán quyết ngừng kiểm phiếu lại và ủng hộ George W Bush của đảng Cộng hòa trở thành tổng thống.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54868879

Bầu cử Mỹ 2020: Bên cạnh TT Trump

vào ngày ông ấy thua cuộc

Tara McKelvey

Trong bốn năm qua, tôi đã thấy Tổng thống Donald Trump vào những ngày tốt đẹp và cả những ngày tồi tệ. Nhưng ngày 7 tháng 11, ngày ông thua trong cuộc bầu cử, là một ngày không giống bất cứ ngày nào.

Mặc áo gió đen, quần tây sẫm màu và đội mũ MAGA (Make America Great Again) màu trắng, vị tổng thống thứ 45 rời Nhà Trắng vài phút trước 10 giờ. Ông ấy đã dành thời gian đầu ngày của mình để tweet về việc có gian lận bầu cử.

Bây giờ dáng ông đi hơi chúi người về phía trước, như thể đang cản lại sức của những cơn gió. Trump leo lên chiếc xe màu đậm và đi đến câu lạc bộ golf của mình, Trump National ở Sterling, Virginia, cách Nhà Trắng khỏang 25 dặm (40km).

Trong khoảnh khắc đó, ông toát ra một bầu không khí tự tin. Đó là một ngày đẹp trời, hoàn hảo để chơi gôn, và anh ông sẽ dành cả ngày ở câu lạc bộ.

Nhưng những người làm việc cho ông dường như đang rất nguy khốn.

“Cô khỏe không?” Tôi hỏi một trong những nhân viên cấp dưới.

“Ổn mà,” cô nói. Cô cười, nhưng mắt nheo lại. Cô nhìn xuống điện thoại của mình.

Cơn sang chấn bầu cử

Nhà Trắng đã trải qua một số sang chấn kể trong vài ngày kể từ khi cuộc bầu cử diễn ra. Chỉ vừa mới hôm thứ Ba thôi mà cảm tưởng như nơi đây đã trải qua cả một kiếp người.

Nhiều bàn làm việc ở Cánh Tây trống không khi tôi đi qua tòa nhà vào sáng thứ Bảy. Một số nhân viên đã bị nhiễm virus corona và họ đã rời văn phòng. Những người khác thì đang cách ly.

Sau đó, bắt đầu từ khoảng 11 giờ 30 phút, trong khi tổng thống đang ở câu lạc bộ gôn của mình, BBC và các hãng thông tấn của Mỹ bắt đầu xướng tên Joe Biden, đối thủ đảng Dân chủ của Trump, chiến thắng cuộc bầu cử.

Tôi đang ngồi trong một nhà hàng Ý cách câu lạc bộ khoảng một dặm khi nghe tin. Tôi là thành viên của nhóm báo chí Nhà Trắng, một nhóm nhỏ các nhà báo đi cùng tổng thống. Tất cả chúng tôi đều chờ đợi ông ấy đi ra từ câu lạc bộ.

“Ông ta thật độc hại”, một phụ nữ bên ngoài nhà hàng nói, bà cũng như hầu hết những người hàng xóm của mình ở khu vực này, đều nghiêng về đảng Dân chủ.

Những người khác tự hỏi lớn khi nào tổng thống sẽ rời câu lạc bộ và quay trở lại Nhà Trắng. Vài phút trôi qua, rồi hàng giờ cũng trôi qua.

“Ông ấy đang từ tốn,”một nhân viên thực thi pháp luật nói với đồng nghiệp mình.

Tổng thống không vội rời đi. Ở câu lạc bộ, ông quây quần bên bạn bè. Bên ngoài cổng, những người ủng hộ hét vào mặt tôi và các phóng viên khác: “Khai tử truyền thông!”

Một người phụ nữ đi giày cao gót trông rất chắc chắn và quấn khăn màu đỏ-trắng-xanh mang trên người một tấm biển ghi “Ngưng đánh cắp”.

Một người đàn ông lái chiếc xe tải treo nhiều lá cờ lên xuống con đường phía trước câu lạc bộ, trong đó có một lá khắc họa hình ảnh tổng thống đang đứng trên xe tăng, như thể ông ta là chỉ huy của thế giới.

Nó cho ta thấy cách mà người ủng hộ Trump nhìn ông và cách ông nhìn nhận chính mình trong bốn năm qua.

Cuối cùng, ông rời câu lạc bộ và bắt đầu chuyến đi trở về nhà.

Những người chỉ trích ông đã chờ đợi – hàng nghìn người.

‘Ông thua và tất cả chúng tôi chiến thắng’

Đoàn xe tổng thống hụ còi in ỏi ở Virginia, chiếc xe van chở tôi trong đoàn đó xém chút bị tông ở xa lộ Fairfax County Parkway. Còi báo động gầm lên.

Càng đến gần Nhà Trắng, đám đông càng đông hơn: người người đổ ra đường ăn mừng thất bại của ông. Có người giơ tấm bảng: “Ông thua và tất cả chúng tôi chiến thắng”.

Mọi người bấm còi và chế nhạo.

Sau đó, chúng tôi trở về Nhà Trắng. Tổng thống đi vào bằng cửa bên hông, một lối đi mà các vị tổng thống hiếm khi sử dụng. Vai ông co rúm, đầu cúi xuống.

Ông liếc ngang và thấy tôi cùng những người khác trong nhóm báo chí bèn giơ ngón tay cái chào. Đó là một cử chỉ khá hững hờ, ông đã không giơ cao tay vẫy hoặc giơ nắm đấm lên như mọi khi.

Cho dù là ở Nhà Trắng hay ở câu lạc bộ đánh gôn, tổng thống cũng chưa hề nao núng: ông đưa ra những tuyên bố không có cơ sở về gian lận bầu cử và ông sẽ tìm được công lý.

Ông Trump tweet vào buổi sáng về các phiếu bầu “được nhận một cách bất hợp pháp” và đến chiều muộn thì ông tuyên bố đầy ngang ngạnh bằng chữ viết in hoa toàn câu: “TÔI THẮNG CỬ.”

Nhưng đó là ông Trump trên Twitter. Người đàn ông tôi nhìn thấy trước mắt để lại một ấn tượng khác. Khi ông chui vào cửa hông của Nhà Trắng vào buổi chiều muộn, sự kênh kiệu đã biến mất.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54868921

Người Mỹ gốc Cuba ở Miami

vẫn trung thành với Tổng Thống Trump

Chỉ một lúc sau khi truyền thông loan tin rằng ứng cử viên Joe Biden đắc cử tổng thống, các nhóm người Mỹ gốc Cuba ở Miami đã xuống đường vẫy các biểu ngữ Trump-Pence và cờ Mỹ, trong khi lặp lại những tuyên bố vô căn cứ của tổng thống Trump về việc gian lận bầu cử.

Cô Veronica Jean-Louis, người ủng hộ tổng thống Trump nói rằng cô phải ngăn chặn hành vi gian lận và không thể cho phép Hoa Kỳ biến thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa, cộng sản. Việc giành được 20 phiếu bầu của Đại cử tri đoàn ở tiểu bang Pennsylvania đã mang lại cho cựu phó tổng thống Joe Biden hơn 270 phiếu mà ông cần để bảo đảm chức tổng thống.

Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố ông Biden gian lận bầu cử mà không cung cấp bằng chứng. Các viên chức bầu cử trên toàn quốc nói rằng không có bằng chứng về việc gian lận đáng kể. Ông James Martin, người ủng hộ tổng thống Trump nói rằng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc, họ cần phải kiểm lại và cần phải đấu tranh với nó ở tòa án.

Ông Biden cho biết ưu tiên hàng đầu của ông sẽ là phát triển một kế hoạch ngăn chặn và phục hồi sau đại dịch, hứa hẹn cải thiện khả năng tiếp cận với xét nghiệm; và không giống như tổng thống Trump, ông Biden sẽ chú ý đến lời khuyên của các nhà khoa học và viên chức y tế công cộng hàng đầu. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nguoi-my-goc-cuba-o-miami-van-trung-thanh-voi-tong-thong-trump/

Tại sao phe cánh tả phản đối Tổng thống Trump?

Tâm Thanh

Tối ngày 5/11, Tổng thống Trump đã có bài phát biểu lên án Đảng Dân chủ vì đã thực hiện gian lận trên diện rộng và âm mưu thao túng cuộc bầu cử. “Nếu đếm những phiếu bầu hợp pháp, tôi sẽ thắng một

cách dễ dàng”. Tổng thống Trump liệt kê bằng chứng, mô tả ngắn gọn tình trạng gian lận và hỗn loạn xảy ra ở nhiều tiểu bang, đồng thời tuyên bố không cho phép đánh cắp cuộc bầu cử, theo Epoch Times.

Tổng thống Trump nói rằng, đây không phải là vấn đề ai thắng ai thua, “chúng tôi không thể để điều này xảy ra ở đất nước này, và chúng ta không thể xấu hổ về điều này [gian lận bầu cử]”.

Đêm đó, tại Phoenix, tiểu bang Arizona, một số lượng lớn những người ủng hộ Tổng thống Trump đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa, yêu cầu trung tâm bầu cử kiểm đếm mọi phiếu bầu hợp lệ, vì tiểu bang Arizona dường như đã cố tình hạ phiếu bầu của Tổng thống Trump. Người tổ chức cuộc biểu tình nói: “Chúng tôi ở đây để bảo vệ lãnh thổ của mình và bảo vệ Hiến pháp của Hoa Kỳ”.

Sau ngày bầu cử 3/11, một loạt những gian lận bầu cử không ngừng bị phanh phui khiến cho cuộc chiến cho cương vị Tổng thống ngày càng trở nên trọng yếu và khốc liệt hơn.

Sau khi đắc cử Tổng thống thứ 45 của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tổng thống Trump bắt đầu trở thành mục tiêu tấn công của truyền thông cánh tả trên mọi phương diện trong suốt 4 năm cầm quyền. Vài ngày trước ngày bầu cử năm 2020, các kênh truyền thông Hoa Kỳ bỗng dưng đổi chiều chuyển hướng sang ủng hộ Tổng thống Trump. Nhưng chỉ sau 1 đêm bầu cử, lần lượt các kênh truyền thông chính thống của Mỹ tuyên bố chiến thắng cho đối thủ Joe Biden. Thậm chí, họ đã gọi ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ là Tân Tổng thống Hoa Kỳ trong khi cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc và hàng loạt các vụ kiện pháp lý tại các tiểu bang chiến trường do gian lận phiếu bầu vẫn đang diễn ra.

Vì sao cánh tả lại ghét Tổng thống Trump?

Giới quan sát chỉ ra rằng, trước khi ông Trump đắc cử tổng thống năm 2016, nhiều phương tiện truyền thông chính thống tại Hoa Kỳ có quan hệ tương đối tốt với ông và cũng chưa từng có ai gọi ông là “kẻ phân biệt chủng tộc”.

Tuy nhiên, kể từ khi ông Trump nắm quyền điều hành Tòa Bạch Ốc, hầu hết các phương tiện truyền thông đã thể hiện sự không mấy hài lòng của họ đối với vị Tổng thống 45 này, và Tổng thống Trump đã trở thành kẻ thù của họ chỉ sau một đêm.

Nhà sản xuất phim truyền hình và là nhà bình luận tin tức người Mỹ Greg Gutfeld nói: “TT Trump đã phá vỡ thể chế này, khuôn mẫu này, phá vỡ truyền thông (độc quyền) và các cuộc thăm dò trong dân chúng, cũng như toàn bộ bộ máy chính trị”.

Trong bốn năm qua, Tổng thống Trump đã kiên quyết bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ, bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống và coi trọng sinh mạng của người dân.

Ông kiên quyết từ chối chủ nghĩa xã hội, can đảm đấu tranh chống lại các thế lực xấu như các phần tử khủng bố và chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tổng thống Trump có những hành động thiết thực nhằm duy trì hòa bình thế giới, duy trì an ninh quốc gia, an ninh thông tin và công nghệ của Hoa Kỳ, giữ vững quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng. Vì vậy, những người đa sắc tộc đã tích cực ủng hộ Tổng thống Trump, họ cùng nhau hô vang: “Thêm 4 năm nữa!” và mong ông tái đắc cử.

Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều người không muốn nhìn thấy Tổng thống Trump chiến thắng vì giá trị quan của họ đối lập hoàn toàn với ông.

Vài ngày trước, BBC đã phát hành một video về cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, một số người ủng hộ Biden đã kéo các biểu ngữ có nội dung: “Chủ nghĩa tư bản đang giết chết chúng ta. Đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội dân chủ”.

Khẩu hiệu này minh họa mấu chốt của vấn đề: “Cuộc cạnh tranh giữa Tổng thống Trump và Biden không chỉ dừng lại là một cuộc cạnh tranh chính trị thông thường, mà là một quyết định trọng đại về việc liệu Hoa Kỳ có tiến lên chủ nghĩa xã hội hay không.

Những người cánh tả đang muốn xây dựng một hệ thống “chủ nghĩa cấp tiến”, sử dụng cờ hiệu “tự do” để thúc đẩy việc hiện thực hóa con đường chủ nghĩa xã hội. Họ đàn áp quyền tự do ngôn luận và báo chí ở Hoa Kỳ, tuyên truyền thông tin sai lệch vào dân chúng, tham gia kích động bạo lực và thù hận, thậm chí còn ngang nhiên phá hoại các cuộc bầu cử, điều này tương đương với việc xâm phạm quyền bầu cử của đa số cử tri.

Trong những ngày gần đây, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng, hy vọng rằng nhà lãnh đạo mới của Hoa Kỳ sẽ “không đối đầu và không gây xung đột.”

Phải chăng điều này là ám chỉ mong muốn Biden sẽ làm Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ? Nếu ông ấy đắc cử, liệu ông ấy có mở cửa đất nước cho ĐCSTQ, cho phép những dối trá, tham nhũng, bạo lực và chủ nghĩa vô thần xâm nhập, xói mòn và phá vỡ nền tảng truyền thống của xã hội Mỹ?

Hiện tại, chính quyền TT Trump đã bắt đầu các thủ tục pháp lý để đảm bảo tính công bằng của cuộc bầu cử năm nay. Các hành vi gian lận trong cuộc bầu cử này đã cho thấy sự thao túng của cánh tả ở Hoa Kỳ và gây tổn hại nghiêm trọng cho công lý và truyền thông. Đây không phải là một “trò đùa” quốc tế, mà là một cuộc khủng hoảng lớn ở Hoa Kỳ và một sự xúc phạm mạnh mẽ đến cử tri Mỹ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-sao-phe-canh-ta-phan-doi-tong-thong-trump.html

Chiến dịch TT Trump: 600.000 phiếu bầu

không khớp chữ ký, trẻ sơ sinh cũng bầu cử tại Nevada

Tâm Thanh

Nevada là một trong những tiểu bang chiến trường ở Mỹ chưa công khai kết quả kiểm phiếu, trong khi đó các lá phiếu ở tiểu bang Nevada bị phát hiện có gian lận nghiêm trọng, có tới 600.000 phiếu bầu ở trạng thái không khớp với chữ ký của cử tri. Tuần trước (5/11), chiến dịch Trump đã đệ đơn kiện Nevada, theo SOH

Hôm 5/11, nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Trump đã thông báo trong một cuộc họp báo rằng, họ đã đệ đơn kiện liên quan đến gian lận bầu cử ở tiểu bang Nevada và cho biết sẽ bảo vệ tính công bằng của cuộc bầu cử, đảm bảo rằng mọi phiếu bầu “hợp pháp” đều được kiểm đếm và các phiếu bầu “bất hợp pháp” sẽ không được tính.

Hôm thứ Năm, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia, Ric Grenell; cựu tổng chưởng lý của Nevada, Adam Laxalt; chủ tịch Liên minh Bảo thủ Hoa Kỳ Matt Schlapp và chủ tịch Đảng Cộng hòa Nevada Michael McDonald đã tổ chức một cuộc họp báo tại Las Vegas, tiểu bang Nevada.

Trong cuộc họp, Ric Grenell nói rằng, có thông tin công khai cho thấy rằng, một số lượng lớn phiếu bầu bất hợp pháp đã được kiểm đếm trong tiểu bang và vi phạm luật của Nevada.

Theo luật Nevada, các cử tri hợp pháp phải có lịch sử cư trú ít nhất 30 ngày tại tiểu bang trước ngày bầu cử thì mới đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu.

“Nếu bạn chưa đến tiểu bang cư trú trong 30 ngày trước ngày bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu là phạm luật. Sự thật là chúng tôi đang đệ đơn kiện tiểu bang này, để bảo vệ những cử tri hợp pháp”, Ric Grenell nói.

Ông cho biết thêm: “Ở đất nước này, việc kiểm phiếu bất hợp pháp là không thể chấp nhận được và điều này đang xảy ra ở Nevada”. Các quận trong tiểu bang đã không cung cấp hồ sơ về cách tính phiếu bầu, điều này căn bản là “không thể chấp nhận được… những người trong giới luật pháp cảm thấy rằng, hệ thống đang bị tham nhũng”.

“Chỉ khi một lá phiếu được kiểm tra, nó mới có thể tự động trở thành một lá phiếu hợp pháp”, Grenell nói, “nhưng chúng tôi không được phép kiểm tra”.

Trước đó, chiến dịch của Tổng thống Trump đã đăng tải một video công khai trên Internet, cho thấy cổng của nhiều phòng kiểm phiếu các tiểu bang chiến trường bị khóa nhằm cấm các quan sát viên đảng cộng hòa vào trong, thậm chí có những tấm cát tông chắn trên cửa kính để ngăn mọi người không thể nhìn thấy bên trong.

Trong cuộc họp báo, một cử tri ở Nevada đã làm chứng tại hiện trường rằng, phiếu bầu của cả cô và bạn cùng phòng đã bị đánh cắp.

“Tôi luôn bỏ phiếu trực tiếp trong mỗi lần bầu cử. Nhưng lần này, họ đã gửi lá phiếu qua đường bưu điện và ai đó đã bỏ phiếu trước cho tôi”. Nhân chứng nói, “Họ cũng đã bỏ phiếu trước cho bạn cùng phòng của tôi”.

Các cựu quan chức Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng đã lên án rằng, các lá phiếu ở tiểu bang Nevada bị phát hiện có gian lận nghiêm trọng, có tới 600.000 phiếu bầu ở trạng thái không khớp với chữ ký của cử tri, điều này khiến cho những lá phiếu này không thể kiểm chứng, xác thực được.

Ngoài ra còn có những phiếu bầu của trẻ chưa vị thành niên, những người này chưa đủ tuổi để tham gia bầu cử, còn có cả phiếu bầu của những người đã chết, phiếu bầu của cử tri không thuộc tiểu bang và các phiếu bầu bất hợp pháp khác, tất cả đều đã được xác nhận để đưa vào trong quá trình thống kê phiếu.

Vào chiều Chủ nhật (8/11), các cử tri Hoa Kỳ đã tập trung bên ngoài bộ phận bầu cử ở quận Clark, phía bắc Las Vegas, tiểu bang Nevada, để phản đối hành vi gian lận phiếu bầu và hành vi cấm các giám sát viên của Đảng Cộng hòa giám sát phiếu bầu.

Tại cuộc họp báo cùng ngày, cựu Tổng chưởng lý Nevada, Adam Laxalt và chủ tịch Liên minh Bảo thủ Mỹ, Matt Schlapp đã có những bài phát biểu, chỉ trích trực tiếp hành vi không đúng đắn, kiểm kê sai số phiếu trong khu vực.

Adam Laxalt nói rằng, dựa trên tiến độ điều tra hiện tại, Nevada đã phát hiện ra khoảng 600.000 phiếu bầu không hề khớp với chữ ký của cử tri trong quá trình xác minh chữ ký. Trong đó, có hơn 20 lá phiếu chưa xác minh chữ ký nhưng đã qua máy xác minh chữ ký của hệ thống Agilis ở quận Clark.

“Không ai có thể nhìn thấy liệu những chữ ký này thật sự khớp với chữ ký của cử tri hay không”, Adam Laxalt nói, điều đó có nghĩa là tính xác thực của phiếu bầu hoàn toàn không thể được xác minh.

Matt Schlapp cho biết tại cuộc họp rằng, trong cuộc bầu cử ngày 3/11, trẻ vị thành niên, người chết và cả những cử tri không thuộc tiểu bang Nevada đã tham gia bỏ phiếu ở Nevada.

Theo tin tức trước đó, một số phiếu bầu chưa đủ tuổi có thể đến từ những đứa trẻ mới chào đời.

“Chúng tôi biết rằng, nhiều trẻ vị thành niên cũng đã tham gia bỏ phiếu. Không ai có thể bỏ phiếu trước khi họ đủ tuổi để bầu cử một cách hợp pháp. Quy tắc này không đủ rõ ràng sao? “, Matt Schlapp cho hay.

Theo luật Nevada, chỉ những cử tri đã sống ở tiểu bang hơn 30 ngày trước ngày bỏ phiếu mới được tính là cử tri hợp pháp trong tiểu bang đó. Tuy nhiên, sau khi điều tra cẩn thận, có ít nhất 9.000 người đã trở thành cử tri ở bang này sau khi đã rời khỏi Nevada và không còn quyền bầu cử tại đây.

Hiện tại, chiến dịch Trump đã đệ đơn kiện ở Nevada vào tuần trước để yêu cầu dừng kiểm phiếu bất hợp pháp.

Trong bản cáo trạng liên quan trước đó, nhóm của Tổng thống Trump đã chỉ ra rằng, có ít nhất 20.000 người chết vẫn còn trong sổ cử tri của Nevada và có quyền bỏ phiếu. Thậm chí, một số người trong số họ đã chết cách đây hơn 20 năm.

Adam Laxalt và Matt Schlapp nói rằng, họ sẽ tiếp tục các cuộc thẩm tra khác nhau để thu thập thêm những bằng chứng về hành vi gian lận của nhóm Biden.

Các quan chức ở quận Clark, tiểu bang Nevada, hiện đang ở trên đỉnh sóng, họ tuyên bố rằng, Nevada sẽ tiếp tục trì hoãn việc kiểm phiếu cho đến ngày 12/11.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chien-dich-tt-trump-600-000-phieu-bau-khong-khop-chu-ky-tre-so-sinh-cung-bau-cu-tai-nevada.html

Quan chức Mỹ: Nếu luật

không được tuân thủ, cuộc bầu cử là ‘bất hợp pháp’

Thanh Hải

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ Trey Trainor cho rằng gian lận bầu cử đang diễn ra ở các bang mà số phiếu vẫn đang được kiểm và đơn kiện của chiến dịch Trump là một “lời buộc tội rất xác đáng”.

NTD cho biết, ông Trey Trainor trong chương trình trên Newsmax TV hôm thứ Sáu (6/11) (giờ Mỹ) nói rằng những nơi mà quan sát viên không được phép theo dõi quá trình kiểm phiếu có thể liên quan đến gian lận bầu cử.

Ông nói: “Tôi tin rằng gian lận bầu cử đã xảy ra ở những nơi này. Nếu không, họ sẽ cho phép các quan sát viên vào”.

Nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Trump đã được tòa án cho phép các quan sát viên của họ theo dõi việc kiểm phiếu ở Pennsylvania với khoảng cách là 6 feet (khoảng 1,8 mét), song họ bị đưa ra khu vực cách 100 feet (hơn 30 mét) .

Ông Trainor nói: “Họ (những người quan sát) đã không có được một cơ hội hiệu quả (để giám sát quá trình kiểm đếm)”.

Ông nhấn mạnh: “Toàn bộ hệ thống chính trị của chúng ta được xây dựng dựa trên sự minh bạch để tránh tham nhũng”. Ông Trainor chỉ ra rằng Pennsylvania và các bang khác đã không kiểm phiếu một cách minh bạch.

Ông nói: “Luật tiểu bang cho phép những quan sát viên đó có mặt ở đó (giám sát).”

Quan chức Trey Trainor nói thêm rằng nếu luật không được tuân theo, cuộc bầu cử là “bất hợp pháp.”

Hôm thứ Bảy (7/11), cựu Phó Tổng thống Biden đã tự mình tuyên bố chiến thắng, trong khi Tổng thống Trump nói rằng vụ kiện đang diễn ra và cuộc bầu cử còn lâu mới kết thúc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-my-neu-luat-khong-duoc-tuan-thu-cuoc-bau-cu-la-bat-hop-phap.html

Nhân viên kiểm phiếu khoe khoang

đã vứt ra mọi lá phiếu bầu cho ông Trump

Phụng Minh

Một người tự mô tả mình là nhân viên của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ, cư trú tại Detroit đã khoe khoang trên Facebook: “Tôi làm việc cho Wayne Co, Michigan và tôi đã ném ra mọi lá phiếu cho Trump mà tôi nhìn thấy. Hàng chục nghìn người trong số họ và tất cả đồng nghiệp của tôi cũng vậy”, theo 100percentfedup.

Kiel Fauxton, đã liệt kê “Detroit, Michigan” là nơi cư trú của mình trên Facebook, cũng mô tả bản thân làm việc cho Đảng Dân chủ trên ít nhất một trong các trang Facebook của mình.

Hai ngày trước, Fauxton đã chế giễu những người bày tỏ sự lo lắng về một bài đăng đáng báo động mà anh ấy đã đăng trên một trong những trang Facebook của mình: “Đã đến lúc trở nên sạch sẽ. Tôi làm việc cho Wayne County, Michigan, và tôi đã vứt ra mọi lá phiếu cho Trump mà tôi thấy. Hàng chục nghìn người trong số họ, và đồng nghiệp của tôi cũng vậy…”

Người dùng Facebook đã chụp ảnh màn hình thông điệp của anh ta và viết: “Kẻ ngu ngốc này cần bị bắt giữ” và “Cuộc bầu cử công bằng có nhân viên là một nhà Marxist tự xưng”.

Fauxton đã không bác bỏ tuyên bố của mình mà thay vào đó hỏi lại “Tại sao họ luôn nói ‘tự xưng là người theo chủ nghĩa Marx”, có thể chỉ gọi là marxist thôi được không”.

100percentfedup nói họ không thể xác nhận tính xác thực của tuyên bố của anh này, nhưng họ có thể xác nhận rằng sau khi tin nhắn của Fauxton bắt đầu lan truyền trên Facebook, hai trong số ba tài khoản của anh ấy đã bị mất tích. Thông báo ban đầu mà 100percentfedup nhận được trên Facebook khi kích vào tài khoản của anh ấy nói rằng nội dung không có sẵn, nhưng giờ đây hai tài khoản của anh ta, bao gồm cả tài khoản mà anh ta khoe khoang về việc ăn cắp phiếu bầu của ông Trump, đã biến mất. Tài khoản liệt kê Fauxton là cư dân Cuba vẫn đang hoạt động.

May mắn thay, trước khi Facebook đóng cửa hai tài khoản của anh ấy, 100percentfedup đã có thể chụp một số ảnh chụp màn hình.

Trong bài đăng bên dưới, Fauxton đã đăng lại một bức ảnh được đăng ban đầu bởi “Mandy Leigh”, Fauxton nói: “Có một điều gì đó vốn dĩ rất hài hước về bức ảnh này của một nhóm sinh viên Cộng hòa biểu tình để cố gắng ngăn chặn việc kiểm phiếu”. Fauxton, người vừa khoe khoang về việc ném đi hàng chục nghìn lá phiếu của Trump, đã chế nhạo nhóm trẻ của Đảng Cộng hòa trẻ tuổi, nói rằng, “Detroit thực sự đang thể hiện rồi”.

Các cuộc bỏ phiếu của ông Trump không phải là một thảm bại như các phương tiện truyền thông muốn bạn tin. Sau ngày bầu cử, 100percentfedup đã viết về Audrey Lee, một cư dân Detroit, người đã yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt cùng ngày với con gái cô.

Audrey và con gái của cô đều nhận được lá phiếu của họ trong cùng một ngày. Hai mẹ con điền phiếu vào cùng ngày. Audrey bỏ phiếu cho Trump, và con gái cô ấy bỏ phiếu cho Joe Biden. Cả hai cùng nhau lái xe để chuyển những lá phiếu đã hoàn thành của mình đến một thùng bỏ phiếu đặt tại Nhà thờ Grace Grace ở Detroit. Audrey đặt lá phiếu của mình vào hộp trước, sau đó cô ấy bỏ lá phiếu của con gái mình vào hộp. Sau cuộc bầu cử, lá phiếu cho Joe Biden của con gái Audrey được ghi là “đã nhận”, tuy nhiên, lá phiếu của Audrey có các dòng ngày tháng hiển thị đã nhận, nhưng khi cô vào trang web để kiểm tra lại tình trạng của mình vào ngày hôm sau, trạng thái của cô trên trang web của chính phủ Quận Wayne, Michigan đã thay đổi cho thấy nhân viên vẫn chưa nhận được đơn xin bỏ phiếu vắng mặt của cô.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-vien-kiem-phieu-khoe-khoang-da-vut-ra-moi-la-phieu-bau-cho-ong-trump.html

Sidney Powell: Đảng Dân chủ đã ‘tạo ra’

450.000 phiếu bầu cho Biden ở các bang chiến trường

Phụng Minh

Cựu công tố viên và nhà sản xuất phim Sidney Powell đã có mặt trên chương trình “Buổi sáng cùng với Maria” của Fox Business, cáo buộc những điều bất lợi cho Đảng Dân chủ của ông Biden.

Trong cuộc thảo luận với Sidney Powell, bà đã nói với người dẫn chương trình Maria Bartiromo rằng, cựu Chánh văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, năm ngoái đã trở thành nhà vận động hành lang cho Dominion, và Richard Blum – chồng của Thượng nghị sĩ California, Dianne Feinstein, là một cổ đông quan trọng trong công ty cung cấp phần mền được sử dụng ở Michigan, nơi hàng nghìn phiếu bầu của Trump đã được chuyển sang Joe Biden.

Bà Sidney Powell cũng đã thảo luận về các trận chiến pháp lý mới nhất của chiến dịch Trump tập trung vào gian lận và tham nhũng của Đảng Dân chủ.

Trong cuộc phỏng vấn của mình, Sidney đã “thả một số quả bom” khi cho rằng Đảng Dân chủ đã tạo ra 450.000 phiếu bầu ở các bang chiến trường mà kỳ diệu thay tất cả đều là phiếu bầu cho Joe Biden.

Bà nói:

“Đã có một nỗ lực lớn và được phối hợp nhằm đánh cắp cuộc bầu cử này từ chúng ta, những người dân của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, để hủy hoại quyền hợp pháp và hủy bỏ phiếu bầu cho Donald Trump. Tạo ra phiếu bầu cho Joe Biden. Họ đã làm điều đó theo mọi cách họ có thể tưởng tượng ra được, từ việc để người chết bỏ phiếu với số lượng kỷ lục, đến việc hoàn toàn gian lận tạo ra những lá phiếu chỉ tồn tại để bỏ phiếu cho Biden. Chúng tôi đã xác định được hơn 450.000 lá phiếu mà điều kỳ diệu là toàn bộ đều bầu cho Joe Biden và không có ứng cử viên nào khác được bầu trong đó. Nếu bạn nhìn vào Florida, nơi mọi thứ đã được thực hiện đúng, bạn có thể thấy rằng đó là cách mà phần còn lại của đất nước nên đi. Nhưng họ cũng sử dụng một thuật toán để tính toán số phiếu mà họ sẽ cần để lật ngược tình thế. Và họ đã sử dụng máy tính để lật những phiếu bầu đó từ Trump sang Biden và từ các ứng cử viên Đảng Cộng hòa khác sang các đối thủ cạnh tranh của họ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/sidney-powell-dang-dan-chu-da-tao-ra-450-000-phieu-bau-cho-biden-o-cac-bang-chien-truong.html

Nhân sự cấp cao và cổ đông của công ty

phần mềm ‘tính nhầm’ phiếu cho Biden

liên quan tới Đảng Dân chủ

Phụng Minh

Cựu công tố viên và nhà sản xuất phim Sidney Powell đã có mặt trên chương trình “Buổi sáng cùng với Maria” của Fox Business, cáo buộc công ty cung cấp phần mềm cho máy bỏ phiếu ăn cắp phiếu bầu từ Tổng thống Trump cho Biden, theo Washington Examiner.

Trong cuộc thảo luận với Sidney Powell, bà và người dẫn chương trình Maria Bartiromo đã chia sẻ những điều sau đây về công ty điều hành ứng dụng được sử dụng ở Michigan, nơi hàng nghìn phiếu bầu của Trump đã được chuyển sang Joe Biden.

Theo bà Powell, cựu Chánh văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, năm ngoái đã trở thành nhà vận động hành lang cho Dominion, và Richard Blum – chồng của Thượng nghị sĩ California, Dianne Feinstein, là một cổ đông quan trọng trong công ty.

“Họ đã đầu tư vào nó vì lý do riêng của họ và đang sử dụng nó để thực hiện hành vi gian lận này để ăn cắp phiếu bầu. Tôi nghĩ rằng họ thậm chí đã đánh cắp chúng từ các đảng viên Dân chủ khác trong chính đảng của họ, những người cũng phải phẫn nộ về điều này”, Powell nói.

Bà cũng cho rằng Dominion đã nhúng tay vào việc cuộc bầu cử sơ bộ có lợi cho Joe Biden. “Bernie Sanders rất có thể là ứng cử viên dân chủ nhưng họ đã đánh cắp bất cứ ai mà họ muốn ăn cắp”, Powell nói.

Dominion đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về các tuyên bố của Powell.

Maria Bartiromo: Tôi cũng đã thấy các báo cáo rằng Giám đốc nhân sự lâu năm của Nancy Pelosi là giám đốc điều hành chính của công ty đó. Richard Bloom, chồng của Thượng nghị sĩ Feinstein cũng là một cổ đông đáng kể của công ty này.

Thông tin của Bartiromo đã được Bloomberg báo cáo vào tháng 4 năm 2019. Dominion Voting Systems – nằm giữ hơn một phần ba thị trường máy bỏ phiếu mà không có các nhà vận động hành lang ở Washington – đã có nhân sự cấp cao là một trợ lý lâu năm cho Diễn giả Nancy Pelosi.

Ngoài ra, chồng của Thượng nghị sĩ Feinstein thuộc đảng Dân chủ cũng có cổ phần chính trong Dominion.

Kyle Becker tweet cho rằng phần mềm đã đánh cắp 6000 phiếu bầu của ông Trump cho Biden ở Michigan có tên là Dominion. Và có vẻ như tình hình tương tự cũng xảy ra ở 30 bang khác và tất cả các bang chiến trường.

Sau đó tài khoản “Stop The Steal Matthew Bove” đã để lại bình luận dưới tweet này rằng chồng của bà Feinstein nắm 60% cổ phần công ty và đưa bằng chứng.

Đồng thời Tim Young phát hiện ra rằng Dominion cũng có quan hệ với Quỹ Clinton:

Bà Powell đã đề cập rằng đảng Dân chủ có thể đã đánh cắp phiếu bầu ngay cả từ các đảng viên đảng Dân chủ như Bernie Sanders để có được kết quả như mong muốn.

Thực tế là các máy bỏ phiếu của Dominion đã chuyển phiếu bầu cho Biden trong ít nhất hai khu vực ở Michigan là lý do để kiểm tra tất cả các tiểu bang nơi Dominion được sử dụng.

Dominion đã được sử dụng ở 28 bang bao gồm tất cả các bang chiến trường.

Trước đó trong chương trình, Powell cho biết ít nhất 450.000 lá phiếu đã được xác định ở các bang quan trọng mà thật “kỳ diệu” là toàn bộ chỉ bỏ phiếu cho Biden và không có ứng cử viên nào khác được chọn. Bà cũng tuyên bố các ứng cử viên Thượng viện Đảng Cộng hòa ở Georgia và Michigan đã bị “đánh cắp” các phiếu bầu và lập luận rằng việc kiểm phiếu lại và giám sát là cần thiết ở hầu hết các nơi trên Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-dan-chu-lien-quan-toi-nhan-su-cap-cao-va-co-dong-cua-cong-ty-phan-mem-tinh-nham-phieu-cho-biden.html

Reuters: TT Trump không có kế hoạch sớm nhượng bộ

Sau tuyên bố thắng cử hôm 7/11 của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng, Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và các đồng minh của ông nói rõ một điều rằng ông không có kế hoạch sớm nhượng bộ, theo Reuters.

Hôm 7/11, Tổng thống Trump cam kết sẽ tiếp tục với một chiến lược pháp lý mà ông hy vọng sẽ lật ngược kết quả của các bang đã giúp ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 3/11. Các trợ lý của ông Trump và các đồng minh của Đảng Cộng hòa, trong khi cũng còn mâu thuẫn về cách tiến hành, phần lớn ủng hộ chiến lược của ông hoặc giữ im lặng, vẫn theo Reuters.

Tổng thống Trump nói trong một tuyên bố được chiến dịch của ông phát đi vào khoảng giữa trưa ngày 7/11: “Thực tế đơn giản là cuộc bầu cử này còn lâu mới kết thúc. Ông Joe Biden không được chứng nhận là người chiến thắng ở bất kỳ bang nào, chưa kể các bang có tranh chấp cao dẫn đến việc kiểm phiếu lại bắt buộc hoặc các bang mà chiến dịch của chúng tôi có những thách thức pháp lý hợp lý và hợp lệ có thể xác định người chiến thắng cuối cùng.”

Theo Reuters, các đồng minh và cố vấn của Tổng thống Trump thừa nhận rằng cơ hội lật ngược kết quả bầu cử và ở lại Nhà Trắng một nhiệm kỳ nữa của ông là rất mong manh. Trong khi chuẩn bị cho một sự nhượng bộ cuối cùng, họ kêu gọi đã đến lúc tiến hành các thách thức pháp lý theo hướng của họ.

XEM THÊM:

Ngoại trưởng Đài Loan cảm ơn TT Trump đã hỗ trợ 4 năm qua

Một cố vấn của ông Trump cho biết: “Ông ấy nên cho phép các cuộc tái kiểm phiếu tiếp tục, đệ trình bất kỳ đơn khiếu kiện nào và sau đó nếu không có gì thay đổi, ông ấy nên chấp nhận thua cuộc.”

Chiến dịch tranh cử của ông Trump và các đảng viên Cộng hòa đưa ra nhiều vụ kiện về những bất thường trong bầu cử. Các thẩm phán đã bác các vụ kiện ở Georgia, Michigan và Nevada.

Tại Pennsylvania, các thẩm phán đã đứng về phía đảng Cộng hòa và ra lệnh để một số phiếu bầu riêng ra một bên đồng thời cho phép các quan sát viên của đảng Cộng hòa tiếp cận nhiều hơn với việc kiểm phiếu. Các chuyên gia pháp lý cho biết các thách thức pháp lý này không có ảnh hưởng đủ lớn để có thể tác động đến kết quả của cuộc bầu cử.

Các nguồn tin nói với Reuters rằng đảng Cộng hòa đang cố gắng huy động ít nhất 60 triệu đôla để tài trợ cho các thách thức pháp lý.

Một cựu quan chức Nhà Trắng nói với Reuters: “Ông ấy nên đảm bảo mọi phiếu bầu đều được kiểm đếm và yêu cầu sự minh bạch. Làm được như vậy mới có thể bảo vệ quan điểm vững chắc của ông.”

https://www.voatiengviet.com/a/reuters-tt-trump-khong-co-ke-hoach-som-nhuong-bo/5653715.html

TNS Cruz ủng hộ TT Trump trong cuộc

chiến pháp lý bởi vẫn còn con đường chiến thắng

Đại Nghĩa

Thượng nghị sĩ Ted Cruz  nhấn mạnh vào Chủ nhật (10/11) rằng Tổng thống Trump “vẫn còn con đường để chiến thắng” và dự đoán cuộc chiến pháp lý của tổng thống Trump có thể đến được Tối cao Pháp viện, theo Fox News.

“Tôi tin rằng Tổng thống Trump vẫn còn một con đường để chiến thắng, và con đường đó là đếm từng phiếu bầu hợp pháp được bỏ ra. Nhưng cũng không đếm bất kỳ phiếu bầu nào gian lận hoặc phiếu bất hợp pháp và chúng tôi có một quy trình pháp lý để xác định những gì hợp pháp và những gì không hợp pháp”, TNS Cruz nói với Sunday Morning Futures.

Ông Cruz đưa ra ví dụ về một sai sót ở một quận Michigan, nơi hàng nghìn phiếu bầu của tổng thống Trump đã được tính cho ứng viên của đảng Dân chủ Joe Biden.

Ông nói: “Phần mềm tương tự đó được sử dụng ở 47 quận trên toàn Michigan. Điều đó cần phải được kiểm tra. Thật khó để biết sự thật là gì và thật khó để biết sự thật là gì. … Vụ án này có thể rất dễ dàng kết thúc tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ”.

Thượng nghị sĩ đưa ra trường hợp cựu tổng thống Bush kiện ứng viên Gore ở trường hợp tương tự.

“Tôi mong đợi một quá trình tương tự sẽ diễn ra ở đây, mặc dù giới truyền thông đang cố gắng nói mọi người hãy từ bỏ, hãy về nhà, chúng tôi biết chúng tôi muốn ai giành chiến thắng. Đó không phải là cách nó hoạt động. Chúng ta cần tuân theo luật, và điều đó có nghĩa là cho phép khởi động quy trình pháp lý”, ông Cruz nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nghi-si-cruz-ung-ho-tt-trump-trong-cuoc-chien-phap-ly-boi-van-con-con-duong-chien-thang.html

Người tố giác Quỹ Clinton khẳng định

‘những bất thường chưa được giải đáp’

của bầu cử tổng thống Mỹ

Hương Thảo

Người tố giác đã tiết lộ những thông tin về Quỹ Clinton và giao dịch Uranium One hiện đang chỉ ra “những bất thường chưa được giải đáp” trong việc kiểm phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, theo Thepostmillennial.

Ông Nate Cain – “Người thổi còi” đã tiết lộ thông tin về Quỹ Clinton và giao dịch Uranium One nhấn mạnh rằng ông đã làm việc 23 năm trong lĩnh vực an ninh mạng, hiện là người xác thực đủ điều kiện của Hải quân lục chiến Mỹ được phép kiểm tra hệ thống thông tin nhạy cảm nhất của đất nước được dùng bởi các nền tảng chiến đấu của Mỹ.

Ông Nate Cain cũng đã thổi còi cho Bộ Tư pháp vào năm 2018, sau đó tiết lộ đánh giá của FBI về mối đe dọa của các máy bỏ phiếu điện tử mà ông gọi là “mối đe dọa nội bộ quan trọng đối với các cuộc bầu cử do tích hợp hàng loạt phần mềm lập bảng” trên toàn quốc. Thật đáng ngờ khi mà chủ của công ty phần mềm này là cựu chủ tịch cực tả của Quỹ George Soros Foundation.

“Vì vậy, đối với những người tự hỏi tôi là ai, hãy tin tôi khi tôi nói với bạn rằng tôi biết tôi đang nói về cái quái gì. Có quá nhiều điều bất thường chưa được giải đáp với cuộc bầu cử này, và tôi chỉ đang nói về việc bỏ phiếu điện tử và lập bảng”, ông Cain thúc giục.

Ông Cain đã chỉ ra nhiều chứng cứ về việc các lá phiếu bị đóng dấu lùi thời gian của Bưu điện Hoa Kỳ, các lá phiếu bị vứt đi hoặc bị phá hủy đến từ “các khu vực thiên về ông Trump”, những cử tri đã chết, hiện tượng thu mua lá phiếu, và nhồi vào những thùng phiếu lạ.

“[Nước Mỹ] cũng có một âm mưu can thiệp bầu cử khổng lồ của phương tiện truyền thông đại chúng và các hãng công nghệ lớn thông đồng với đảng Dân chủ, đã làm câm lặng tiếng nói của hàng triệu người Mỹ và cố gắng cài đặt ứng cử viên của họ bằng mọi cách cần thiết, quyết định cuộc bầu cử trước khi các vụ kiện và kiểm phiếu được dàn xếp”, ông Cain vạch trần, nói thêm rằng “Mọi thứ cần phải được kiểm toán, bởi vì hiện tại, cuộc bầu cử này là một trò hề!”.

Ông Cain cầu xin Tối cao Pháp viện can thiệp ngay lập tức nếu không quốc gia này sẽ “nhìn thấy cuộc đảo chính thành công đầu tiên của đất nước chúng ta, một cuộc cách mạng màu”, và có thể “dẫn đến một cuộc nội chiến khác của Mỹ”.

Ông Cain kết luận: “Rất có thể đó là thời điểm mà Jefferson đã cảnh báo tất cả chúng ta, khi ông ấy nói ‘… cây của tự do thỉnh thoảng phải được làm mới bằng máu của những người yêu nước và bạo chúa”.”Tôi cầu nguyện đây không phải là trường hợp này”, ông nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-to-giac-quy-clinton-khang-dinh-nhung-bat-thuong-chua-duoc-giai-dap-cua-bau-cu-tong-thong-my.html

Hai mẹ con cùng bỏ phiếu, phiếu bầu Biden

được xác nhận, phiếu bầu Trump bị ‘thất lạc’

Hương Thảo

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với 100percentfedupi hôm 5/11, Audrey Lee, cư dân thành phố Detroit, cho biết bà tin rằng lá phiếu bà bầu cho ông Trump bị đánh cắp, trong khi phiếu của con gái bầu cho ứng viên Joe Biden được xác nhận, dù hai mẹ con cùng đi bỏ phiếu một ngày.

Bà Audrey cho biết, bà và con gái nộp đơn xin bỏ phiếu vắng mặt và đều nhận được lá phiếu của qua đường bưu điện cùng ngày. Bà Audrey và con gái đã điền vào các lá phiếu và cùng nhau lái xe để chuyển phiếu đến thùng bỏ phiếu tại Nhà thờ Greater Grace ở Detroit, tiểu bang Michigan. Audrey bỏ phiếu cho Tổng thống Trump, và con gái bà bầu cho Joe Biden.

Vào ngày bầu cử, bà Audrey vào kiểm tra trên trang web Michigan.gov/vote để xem lá phiếu của hai mẹ con đã được nhận chưa. Trang web cho thấy rằng đơn xin bỏ phiếu vắng mặt của bà và con gái đã được nhận vào cùng ngày 19/10/2020, và lá phiếu được gửi đến cả hai vào ngày 23/10/2020. Trang web cũng cho thấy lá phiếu của cô con gái bầu cho Joe Biden, đã được nhận vào ngày 31/10. Tuy nhiên, với trường hợp của bà Audrey, dưới ô “Đã nhận phiếu bầu” (Ballot received), có một dòng cho biết lá phiếu của bà bầu cho Tổng thống Trump chưa được nhận.

Hôm 5/11, khi bà Audrey vào trang web để xem lá phiếu của bà đã được nhận hay chưa, thì phát hiện đã có sự thay đổi trong tình trạng lá phiếu của bà. Thay vì hiển thị ngày bà đã nộp đơn và nhận được phiếu bầu, trang web cho thấy đơn xin bỏ phiếu vắng mặt của bà chưa được xác nhận. Điều đó thật kỳ lạ, khi bà Audrey và con gái bỏ phiếu cùng một lúc tại một hòm phiếu ở Detroit.

Theo 100percentfedupi, Thống đốc bang Michigan, Gretchen Whitmer, đã cảnh báo người dân rằng bỏ phiếu trực tiếp sẽ có nguy cơ bị nhiễm COVID-19. Bà Whitmer và Bộ trưởng Ngoại giao Michigan Jocelyn Benson đã thúc đẩy cử tri bỏ phiếu qua thư và tại các thùng phiếu. Khi mọi người đi bỏ phiếu trực tiếp, việc ăn cắp phiếu bầu sẽ khó hơn nhiều.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hai-me-con-cung-bo-phieu-phieu-bau-biden-duoc-xac-nhan-phieu-bau-trump-bi-that-lac.html

Cử tri Mỹ biểu tình yêu cầu truy tố trách nhiệm

 các kênh truyền thông cho Biden thắng

Tâm Thanh

Vào lúc 12 giờ trưa ngày 7/11 (theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ), hàng nghìn người đã tập trung tại quảng trường trước Tối cao Pháp viện tiểu bang Arizona và hô to: “Thêm 4 năm nữa”, “USA”, họ thất vọng và tức giận trước thông báo của giới truyền thông cánh tả rằng, Biden đã thắng cử trong khi cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc, theo Epoch Times.

Họ ủng hộ tính hợp pháp của cuộc bầu cử dân chủ ở Hoa Kỳ, yêu cầu tòa án điều tra các trường hợp gian lận bầu cử và buộc các phương tiện truyền thông phải chịu trách nhiệm.

Chủ tịch Đảng Cộng hòa tại Arizona, Kelli Ward cho biết, hiện nay Đảng Cộng hòa đang cùng nhau thu thập thêm chứng cứ gian lận bầu cử, các bằng chứng giả mạo và yêu cầu cử tri cung cấp thông tin.

Kelli Ward cam kết rằng, sẽ có thêm bằng chứng để kháng cáo và nộp đơn kiện yêu cầu kiểm tra phiếu bầu, nhất là ở Arizona, nơi mà một quan chức bầu cử buộc cử tri dùng bút kim để điền vào lá phiếu khiến lá phiếu bị máy đọc phiếu từ chối dẫn đến lá phiếu đó bị mất hiệu lực.

Bà hy vọng sẽ có cuộc kiểm tra công khai và công chúng được tận mắt chứng kiến kết quả, xem các phiếu bầu được điền bằng bút kim có thể được máy đọc phiếu nhận diện không.

Tại tiểu bang Michigen, gần 6.000 phiếu bầu cho Tổng thống Trump đã được tính cho Biden. Hệ thống đếm phiếu này cũng được sử dụng ở quận Maricopa Country. Do đó, đảng Cộng hòa đã đệ đơn kiện để điều tra những phiếu bầu đã được đếm có bị tính sai hay không.

“Khi tất cả các phiếu bầu không thể được kiểm đếm thủ công, chúng tôi muốn yêu cầu tỷ lệ phiếu bầu được kiểm tra nhiều hơn”, bà Kelly Ward cho biết.

Bà cũng yêu cầu cuộc bầu cử ở tiểu bang Arizona phải minh bạch hơn, và hứa với những người có mặt tại cuộc họp: “Chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi sự việc được điều tra rõ ràng”.

Bà Kelly Ward phát biểu trước các cử tri đảng Cộng hòa (ảnh: Chụp màn hình video Epoch Times).

Dân biểu Walter Blackman của khu vực bầu cử số 6 tại tiểu bang Arizona cho rằng, Hoa Kỳ cần tái tổ chức mà không cần bất kỳ lý do nào.

Blackman, người đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ 21 năm, cho biết: “Tôi đã tham gia nhiều trận chiến ở nước ngoài và chiến đấu với nhiều tình huống gian ác, nhưng tôi không ngờ khi trở về Mỹ lại phải đối mặt với sự tà ác này”.

Walter Blackman của khu vực bầu cử số 6 tại tiểu bang Arizona cho biết, ông không ngờ rằng, Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với điều xấu xa này. (Ảnh: Epoch Times)

Ông cho rằng, Đảng Dân chủ có một lịch sử nô dịch người da đen, nhưng bây giờ Đảng Dân chủ không chỉ nô dịch người da đen, mà còn muốn nô dịch toàn bộ nước Mỹ.

“Chúng ta không thể trốn ở phía sau, chúng ta phải hành động, chúng ta không thể để chúng cướp nước Mỹ”, ông Blackman cho hay.

Blackman hy vọng rằng, cho dù một trăm năm sau, con cháu của ông cũng vẫn sẽ cảm ơn chính ông và những người cùng thời đã đứng lên bảo vệ nước Mỹ.

“Không thể để bọn trẻ hỏi chúng ta rằng, tại sao hồi đó chúng ta không đứng lên? Chúa sẽ phù hộ nước Mỹ!”

Dân biểu Travis Grantham từ khu vực bầu cử số 12 của Arizona cho biết: “Arizona là tiểu bang ủng hộ Tổng thống Trump. Cuộc bầu cử này không chỉ hướng tới Tổng thống Trump mà còn hướng về những điều quan trọng hơn nữa. Hiện tại, Trump là vị tổng thống tích cực nhất của Hoa Kỳ. Ông ấy đã thực thi Hiến pháp Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này có quan hệ với cuộc sống tự do của chính chúng ta, nó thậm chí liên quan mật thiết với việc tìm kiếm lý tưởng và sự nghiệp của chúng ta”.

Dân biểu Travis Grantham của khu vực bầu cử số 12 Arizona cho rằng, các phương tiện truyền thông chính thống muốn mọi người nghĩ rằng chuyện này đã kết thúc. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn còn xa lắm, những người ủng hộ Tổng thống Trump sẽ tiếp tục chiến đấu. (Ảnh Epoch Times)

Arnon Mishkin, giám đốc quyết định sách lược bầu cử của Fox News tuyên bố rằng, Biden đã thắng tại tiểu bang Arizona trong khi vẫn còn hàng trăm nghìn phiếu bầu chưa được kiểm đếm.

Theo nhóm chiến dịch của Tổng thống Trump, Mishkin là một thành viên Đảng Dân chủ. Năm 2016, ông đã bầu cho Hillary Clinton, ông từng là cố vấn chính trị của đảng Dân chủ và có thành tích quyên góp lâu dài cho đảng Dân chủ.

Travis Grantham nói: “Hôm nay tất cả các phương tiện truyền thông đang cố gắng thông báo việc Biden thắng cử. Những phương tiện truyền thông này đang cố gắng muốn mọi người nghĩ rằng, cuộc bầu cử này đã kết thúc, nhưng điều đó còn lâu mới xảy ra, chúng ta phải tiếp tục chiến đấu”.

Những người tham gia cuộc biểu tình đã tức giận và hô lớn lên rằng, các phương tiện truyền thông đang cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử và tình cảm của dư luận cần phải chịu trách nhiệm.

Grantham tin rằng, tất cả các cử tri ủng hộ Tổng thống Trump nên tham gia để chống lại cuộc bầu cử gian lận này. Ông nói: “Không thể để cho bọn họ cướp đất nước như thế này”.

Theo như họ biết, ở tiểu bang Georgia, vẫn còn rất nhiều phiếu bầu hợp lệ của quân đội và công dân ở nước ngoài chưa được kiểm đếm và hầu hết những người này đều là những người ủng hộ Tổng thống Trump. Tại tiểu bang Nevada cũng vậy, vẫn còn những phiếu bầu hợp lệ chưa được kiểm đếm.

Grantham nói rằng, Tổng thống Trump hiện chỉ còn kém Biden 20.000 phiếu bầu ở tiểu bang Arizona trong khi tại đây, vẫn còn 100.000 phiếu chưa được kiểm. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo rằng, tất cả các phiếu bầu hợp pháp đều được kiểm đếm.

“Tổng thống Trump đang chiến đấu, chúng ta phải đoàn kết và đối mặt với thách thức này cùng ông ấy”, Grantham nói.

Đồng thời, ông Grantham khuyến khích mọi người cung cấp manh mối nếu họ có thông tin liên quan, hãy gọi đường dây nóng hoặc gửi email tới ‘AZEDO@donaldtrump. com’. Đội ngũ tổng thống sẽ khởi kiện hành vi gian lận bầu cử và họ cần có nguồn tài trợ hợp pháp. “Dù là quyên góp 1 USD hay 5 USD, chúng tôi có thể đảm bảo rằng, mọi người đều đang cùng nhau sẵn sàng tham gia mít-tinh và diễu hành bất cứ lúc nào. Chúng ta sẽ không bỏ cuộc”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/yeu-cau-truy-to-trach-nhiem-cac-kenh-truyen-thong-cho-biden-thang-hang-nghin-nguoi-tap-trung-truoc-toi-cao-phap-vien-arizona.html

Chiến dịch TT Trump có đủ bằng chứng

để xoay chuyển cục diện tại Pennsylvania

Đại Nghĩa

Có bằng chứng chắc chắn về gian lận bầu cử…

Mặc dù ứng viên Joe Biden được một số kênh truyền thông vội vàng dự đoán là tổng thống đắc cử tiếp theo, nhưng Tổng thống Trump đang xúc tiến những thách thức pháp lý khi việc kiểm phiếu vẫn tiếp tục diễn ra, theo Fox News.

Ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Trump ước tính nhóm của ông sẽ có bốn hoặc năm vụ kiện về cáo buộc gian lận cử tri ở các bang chiến trường và cho biết Tổng thống không nhượng bộ.

“Thật sự sai lầm cho tổng thống vào thời điểm này, thật sai lầm nếu ông ấy nhượng bộ”, ông Giuliani nói với “Sunday Morning Futures“. “Có bằng chứng chắc chắn rằng đây là một cuộc bầu cử mà ít nhất ba hoặc bốn tiểu bang và có thể là 10 tiểu bang đã bị đánh cắp. Nói cách khác, nó dựa trên những lá phiếu giả. Giờ bạn không thể để cuộc bầu cử đó đi vào lịch sử mà không thách thức điều đó”.

Luật sư Giuliani cho biết nhóm của ông có thể có đủ bằng chứng để “thay đổi Pennsylvania”, cho rằng hàng trăm nghìn phiếu bầu là “hoàn toàn không hợp lệ”.

“Có tới 50 nhân chứng, và đây sẽ là chủ đề của một vụ kiện mà chúng tôi nộp vào ngày mai vì vi phạm quyền công dân. Họ đã tiến hành một cuộc bầu cử không công bằng, vi phạm luật của tiểu bang vì đã đối xử với Pittsburgh và Philadelphia khác với phần còn lại của tiểu bang. Đó là một vi phạm việc bảo vệ sự bình đẳng, diễn ra dưới thời Bush kiện Gore”, ông Giuliani nói hôm Chủ nhật (10/11). “Hiện tại chúng tôi có 450.000 lá phiếu xác định gửi qua thư mà họ đã tách khỏi phong bì, họ đã ném phong bì đi. Chúng tôi không bao giờ có thể biết được chúng có hợp lệ hay không”.

Tổng thống Trump vẫn dẫn đầu ở Bắc Carolina, nhưng tiểu bang đó tiếp tục chấp nhận những lá phiếu gửi qua thư muộn và tỷ lệ dẫn đầu của ứng viên Biden ở Pennsylvania, Georgia, Arizona và Nevada đang tăng lên. Tuy nhiên, tổng thống khẳng định rằng những sự dẫn đầu đó là kết quả của các cuộc bỏ phiếu bất hợp pháp.

“NHỮNG NGƯỜI QUAN SÁT KHÔNG ĐƯỢC PHÉP VÀO CÁC PHÒNG KIỂM PHIẾU”, Tổng thống Trump đã tweet hôm thứ Bảy. “TÔI ĐÃ THẮNG CỬ, ĐÃ CÓ 71.000.000 BẦU CỬ HỢP PHÁP. NHỮNG ĐIỀU TỒI TỆ ĐÃ XẢY RA MÀ NHỮNG NGƯỜI QUAN SÁT CỦA CHÚNG TÔI KHÔNG ĐƯỢC PHÉP XEM”.

Tổng thống cũng tuyên bố rằng hàng triệu lá phiếu đã được gửi đến những người không có yêu cầu về gửi qua thư.

Trước khi Fox News và một số tờ báo khác “gọi” tên Biden, một số thành viên hàng đầu của đảng Cộng hòa đã ủng hộ việc tổng thống từ chối nhượng bộ.

“Đây là cách điều này phải hoạt động ở đất nước tuyệt vời của chúng ta: Mọi lá phiếu hợp pháp đều phải được tính. Bất kỳ lá phiếu nào được gửi bất hợp pháp đều không được”, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, đã tweet hôm thứ Sáu. “Tất cả các bên phải giám sát quá trình này. Và các tòa án ở đây để áp dụng luật và giải quyết tranh chấp. Đó là cách lá phiếu của người Mỹ quyết định kết quả”.

“Còn lâu mới kết thúc. Đảng Cộng hòa sẽ không lùi bước sau trận chiến này”, Thủ lĩnh phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy nói.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz tiểu bang Texas đã có một cuộc khẩu chiến với Bộ trưởng Tư pháp Pennsylvania Josh Shapiro, cáo buộc bang này “vi phạm pháp luật, phớt lờ lệnh của tòa án, kiểm phiếu trong bí mật và đe dọa đánh cắp chức vụ tổng thống.”

“Tôi ở đây tối nay để sát cánh với Tổng thống Trump. Ông ấy đứng cùng tôi”, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, RS.C., cho biết hôm thứ Sáu, nói thêm rằng “những cáo buộc về hành vi sai trái là kinh thiên động địa”.

Đảng Cộng hòa đã ủng hộ việc kiện tụng đang diễn ra của tổng thống và kêu gọi công chúng tham gia để hỗ trợ những nỗ lực này.

“Mọi phiếu bầu HỢP PHÁP phải được tính trong Cuộc bầu cử này,” Đảng Cộng hòa đã tweet, kêu gọi đóng góp cho quỹ bảo vệ cuộc bầu cử.

Tòa án Tối cao vẫn chưa đưa ra phán quyết về việc các lá phiếu gửi qua đường bưu điện nhận được sau Ngày Bầu cử có được tính hay không. Điều này có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến kết quả của tiểu bang đó. Luật tiểu bang quy định rằng các phiếu bầu không được tính sau Ngày bầu cử, và các đảng viên Cộng hòa cho rằng Tòa án tối cao Pennsylvania đã hành động ngoài thẩm quyền khi gia hạn thời hạn năm nay thêm ba ngày.

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cũng đã giành được một thách thức, sau khi tuyên bố rằng những người giám sát cuộc bầu cử ở Philadelphia không được tiếp cận đầy đủ để quan sát quá trình kiểm phiếu. Tuy nhiên, chiến dịch đã bị từ chối yêu cầu tạm dừng việc kiểm phiếu, sau khi tuyên bố quyền truy cập của họ ít hơn so với những người thuộc Đảng Dân chủ.

Một cuộc kiểm phiếu vào tối thứ Bảy được công bố ở Nevada chỉ ra rằng Tổng thống Trump vượt qua ứng viên Biden 27.480. Tổng thống đã nhận được nhiều hơn 100.000 phiếu so với năm 2016, và chiến dịch của ông đã đưa ra nhiều cáo buộc bị chơi xấu trong cuộc đua năm nay. Chẳng hạn như phiếu bầu của những người không còn cư trú trong tiểu bang, cũng như cài đặt không đúng trên phần mềm xác minh chữ ký.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chien-dich-tt-trump-co-du-bang-chung-de-xoay-chuyen-cuc-dien-tai-pennsylvania.html

Đảng Dân chủ và giới Truyền thông

đã âm mưu đánh cắp cuộc bầu cử từ rất lâu!

Duy Nghĩa

Mục lục bài viết          

Lợi thế dẫn điểm biến mất

Hút cạn ‘đầm lầy’

Quyền lực của truyền thông

Trong một bài bình luận gần đây đăng trên Epoch Times, biên tập viên Michael Walsh của tờ ‘The-Pipeline.org’ nhận định Đảng Dân Chủ và giới truyền thông đã âm mưu đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống.

Theo ông Walsh, hiện ông Donald Trump đã có gần 4 năm kể từ khi được bầu làm tổng thống, và cũng gần như 4 năm “kể từ khi âm mưu loại bỏ ông – bằng mọi biện pháp – bắt đầu”. Và dường như đến thời điểm hiện tại, khi bài viết này được xuất bản, dường như âm mưu đó đã gần như thành công, ông Walsh nhận định.

Ông Walsh cho rằng “với các kênh truyền thông hủ bại và mang tính đảng phái đang hướng tới việc tuyên bố ông Joe Biden là tổng thống đắc cử – người ta trên thực tế có thể cảm nhận được sự háo hức và thèm muốn đến mức chảy nước dãi [của họ] – cuộc hành quân dài hơi của Đảng Dân Chủ, thông qua các thể chế của hệ thống bầu cử Mỹ gần như đã hoàn thiện”.

Được lên kịch bản cẩn thận, nhưng có thể đoán trước như một bộ phim kinh dị Hollywood tầm thường, “Đảng Dân Chủ đã chơi mọi quân bài, và giăng ra mọi cạm bẫy trên con đường của mình, để giành được chiến thắng trên truyền thông chủ lưu, tuy rằng không chân thực, trước kẻ thù đáng ghét của họ”, ông Walsh nhận xét.

Sau trận thua bất ngờ vào năm 2016, bộ đôi Đảng Dân chủ và Truyền thông, đã học được tầm quan trọng của Đại cử tri đoàn, một trò chơi “được ăn cả ngã về không” [zero-sum game], trong đó tất cả những gì người chiến thắng cần phải làm, là giành được đến 270 phiếu [đại cử tri]. Bất chấp những lời phàn nàn của họ về việc bà Hillary Clinton đã “giành chiến thắng” ở phần phiếu phổ thông – vốn chẳng quan trọng chút nào – năm nay “họ đã quay lại [nghiên cứu kỹ lưỡng] các tấm bản đồ [bầu cử của các tiểu bang], và nhận ra rằng chìa khóa chiến thắng nằm chính xác ở nơi mà ông Trump đã giành được phiếu đại cử tri trước đó, tức ở tiểu bang Pennsylvania và vùng Thượng Trung Tây Hoa Kỳ”, ông Walsh phân tích.

“Và do đó, thông qua việc kiểm soát bộ máy ở các thành phố lớn, với số lượng lớn người Mỹ thiểu số (không phải gốc da trắng Châu Âu) (như Detroit, Milwaukee, và trên hết là Philadelphia), đó là nơi họ tập trung mọi nỗ lực để đánh cắp cuộc bầu cử này”, ông Walsh chỉ rõ.

Dưới chiêu bài “công bằng” và “bao hàm toàn diện”, Đảng Dân Chủ đã mở rộng ranh giới luật bầu cử, giúp dễ dàng đăng ký hơn (cho cử tri quốc gia), dễ dàng bỏ phiếu “sớm” hơn, dễ dàng tránh các giới hạn trong Ngày bầu cử hơn (phiếu bầu qua thư), và dễ dàng để có thể bỏ phiếu sau khi các khu bầu cử đóng cửa, thông qua các lá phiếu qua thư đến muộn, ngay cả những lá phiếu (như ở Pennsylvania) không có dấu bưu điện, cùng nhiều dấu hiệu bất thường khác.

“Tất cả ‘những cải cách’ này đều là cơ hội – và sự mời mọc – đối với sự lừa đảo. Và ngay khi đại dịch COVID-19 xảy đến, và các thống đốc bang, hầu hết trong số họ thuộc Đảng Dân Chủ, đã phát hiện ra rằng các biện pháp bảo vệ từ hiến pháp (tự do ngôn luận, hội họp, thực hành tôn giáo) có thể dễ dàng bị bỏ qua, trong đó lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán là cái cớ vạn năng cho việc phá bỏ bộ luật bảo vệ bầu cử”, ông Walsh khẳng định.

Lợi thế dẫn điểm biến mất

Do đó, ông Walsh cho rằng không có gì ngạc nhiên khi thấy ông Trump dẫn điểm cao hơn hẳn và vững chắc tại các tiểu bang Pennsylvania, Wisconsin, Michigan và Georgia vào đêm bầu cử hôm thứ Ba

[3/11], nhưng ngay khi thức dậy vào sáng thứ Tư [4/11], thì lại thấy rằng ông Biden đã có thêm hàng trăm ngàn phiếu bầu qua đêm, xuất hiện một cách bí ẩn.

“Cũng tương tự như vậy, hồi cuối tuần vừa rồi, giới truyền thông đã rầm rộ đăng tải những câu chuyện về việc ‘một nhân vật vô danh và ngái ngủ’ [Biden] đã “thu hẹp khoảng cách” với ông Trump như thế nào, giống như một con ngựa đua, chạy vượt lên trước con ngựa có khả năng chiến thắng, vào phút cuối”, ông Walsh nhấn mạnh.

Theo ông Walsh, cơ chế [gian lận] rất đơn giản: tràn ngập cử tri bằng những lá phiếu bầu qua thư do “đại dịch”; thiết lập các điểm thu gom, mà từ đó phiếu bầu có thể được lấy ra và giám sát; tựa lưng vào phía sau một cách thư giãn để quan sát các cử tri hồ hởi đứng giãn cách xã hội tại các điểm bỏ phiếu; những cử tri vô tội nhưng ngây thơ vẫn tưởng rằng Ngày Bầu cử mà họ đang tham gia có ý nghĩa nào đó thật trọng đại, tằng tằng đếm số phiếu bầu đến nửa đêm, rồi đột nhiên thông báo “tạm dừng” kiểm phiếu để đi nghỉ, để rồi trong đêm tính toán chính xác số phiếu bầu chênh lệch cần phải có để loại bỏ vị trí dẫn đầu của ông Trump theo thời gian; bổ sung những tấm phiếu bầu giả mạo rồi điềm tĩnh tuyên bố ông Biden là người chiến thắng sau chót.

Và màn kịch này sẽ mở ra như vậy. Vào thời điểm tất cả các “phiếu bầu” sẽ được “đếm”, ông Trump sẽ mất không chỉ hai bang chiến trường Michigan và Wisconsin, mà còn cả Pennsylvania và Georgia, nơi mà “bà Stacey Abrams [nghị sĩ của Hạ viện tiểu bang Georgia thuộc Đảng Dân chủ] cuối cùng sẽ rửa được mối thù khi bà ấy đã thua sát sao trong cuộc đua vào vị trí thống đốc [tiểu bang] ở đó 2 năm trước”.

Nhưng phe cánh tả sẽ la hét rằng “không có bằng chứng nào của việc gian lận cử tri”. Họ sẽ phớt lờ bằng chứng gián tiếp hiển nhiên rõ ràng, đó là sự khác biệt về số lượng giữa phiếu bầu tổng thống và các cuộc đua vào Nghị viện (thượng viện và hạ viện) cũng như văn phòng bang và địa phương; các quan sát viên Cộng Hòa không được phép tiếp cận phòng kiểm phiếu; việc dừng kiểm phiếu bí ẩn; và sự xuất hiện kịp thời các phiếu bổ sung cho ông Biden.

Ngoài ra, theo ông Walsh, còn có sự thông đồng đáng lên án của giới truyền thông, từ chối tuyên bố chiến thắng cho ông Trump suốt buổi tối hôm bầu cử [3/11], do đó luôn giữ ông Trump đứng sau [ông Biden] về số phiếu bầu, ngay cả khi ông Trump thực sự dẫn trước.

Những cơ quan thăm dò dư luận cũng thực hiện vai trò của mình, “liên tục thao túng dư luận với với những dự đoán lố bịch về một trận thắng long trời lở đất cho ông Biden – điều mà tự bản thân họ biết là không đúng – trong nỗ lực gây chấn động dư luận và làm nản lòng sự tham gia của cử tri Đảng Cộng Hòa”, ông Walsh chỉ trích.

Hút cạn ‘đầm lầy’

Đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump đã nộp đơn kiện, và nghiên cứu các lộ trình pháp lý khác.

“Nếu điều này thực sự là một cách thức để sau chót thuyết phục được công chúng về sự thiếu trung thực cơ bản của các cuộc bầu cử theo kiểu Tammany [một cỗ máy chính trị ở thành phố New York trong thế kỷ 19], thì thật tuyệt”, ông Walsh nhận xét.

Nhưng, theo ông Walsh, ảnh hưởng và hệ lụy chính trị sau đó sẽ thật khủng khiếp. Đảng Dân Chủ sẽ lớn giọng chỉ trích: “Xem kìa! Chúng tôi đã bảo các bạn trước đó rồi, lão già [Trump] sẽ không chịu rời đi một cách lặng lẽ đâu!”

Ông Walsh cho hay “thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ John Roberts đã không đứng về phía đất nước của mình, khi có hành vi ngăn chặn Tối cao Pháp viện đo lường tính hợp pháp của quyết định tùy tiện kéo dài thời gian bầu cử của bang Pennsylvania, khi lá phiếu của ông đã khiến tòa án đình trệ vào tháng 10/2020”.

“Có thể bây giờ, vào một thời điểm nào đó sau lễ nhậm chức tiếp theo [của Biden], họ sẽ phán quyết về tính bất hợp pháp của nó, và khi đó [thẩm phán] Amy Coney Barrett rốt cục sẽ được phép có tiếng nói, nhưng khi đó đã là quá muộn rồi”, ông Walsh nhận định.

“Nhưng ‘tính liêm chính của Tối cao Pháp viện sẽ được bảo đảm”, ông Walsh tin tưởng.

Ngoài ra, ông Bill Barr, vị Tổng chưởng lý đã không làm gì có sáng kiến gì để tạo ra chuyển biến, phải chăng đang bắt đầu làm cho vị Tổng chưởng lý nhiệm kỳ trước Jeff Sessions trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều? Theo hiến pháp của chúng tôi, các bang có nhiệm vụ tiến hành các cuộc bầu cử riêng biệt cho các chức vụ lãnh đạo quốc gia.

Nhưng quá trình lãnh đạo mềm yếu của ông Barr tại Bộ Tư pháp là một việc đáng hổ thẹn, cũng như cuộc điều tra về nguồn gốc của trò lừa bịp “thông đồng với Nga” của công tố viên liên bang Hoa Kỳ John Durham, .

“Kết quả là ở đâu? Người dân Mỹ có quyền biết liệu có bất kỳ tội ác nào do ‘Nhà nước Ngầm (Deep State)’ gây ra cách đây 4 năm hay không – nhưng không. Vì lợi ích của việc ‘kết tội’, ông Durham cũng

không thể tự đưa ra cáo trạng hoặc bác bỏ suy đoán trước cuộc bầu cử, khi nó có thể đã tạo ra sự khác biệt”, ông Walsh bức xúc.

Ông Walsh cho rằng Tổng thống Trump nên sa thải cả 2 người này, ngay hôm nay.

“Nếu đây thực sự là 3 tháng cuối cùng trong chính quyền của ông Trump, việc ngay lập tức sa thải hàng loạt những người được bổ nhiệm chính trị, là một việc rất quan trọng, bao gồm: giám đốc FBI Christopher Wray, và bà Gina Haspel, giám đốc CIA, [được cho] là Trung tâm Nhà nước Ngầm, và là một cơ quan rất cần phải cải tổ từ trên xuống dưới, nếu không phải là loại bỏ thực sự”, ông Walsh đề xuất.

Rốt cuộc, theo ông Walsh “đây là vấn đề mà [vì nó] tổng thống đã được bầu. Vẫn còn nhiều thời gian để ông ấy thực hiện tốt lời cam kết đó. Dù lên chức hay xuống chức trong chính phủ liên bang, những thay đổi có ý nghĩa vẫn có thể được thực hiện, và một TT Trump mới được ‘giải phóng’, có thể và cuối cùng, nên hành động theo mong muốn của mình, để hút cạn Đầm lầy (loại bỏ những nhân vật hủ bại) nhiều nhất mà ông ấy có thể, trước khi nhượng bộ quyền lực”.

Quyền lực của truyền thông

Bất cứ điều gì xảy ra, một thay đổi phải được thực hiện: Quyền lực của giới truyền thông trong việc tuyên bố kết quả chung cuộc, phải bị phá vỡ.

“Ai đã khiến cho [hãng truyền thông] AP và các mạng truyền hình cáp, trở thành trọng tài của cuộc bầu cử? Ai đã cho họ quyền tuyên bố ứng cử viên này hay ứng cử viên khác, chiến thắng tại các tiểu bang?”, ông Walsh đặt câu hỏi và khẳng định: “không có gì hợp pháp hay hợp hiến về điều này”.

Với các phóng viên không còn giả vờ về sự công bằng trong việc đưa tin về vị tổng thống này, “tại sao mọi người lại phải tin vào điều họ nói? Trong 4 năm, chúng ta đã đọc trên tờ New York Times – The Pravda of today – rằng tổng thống đã “sai lầm”, “vô căn cứ” hoặc “không có bằng chứng”, đưa ra một tuyên bố mà họ không đồng ý. Nếu tờ New York Times và các ấn phẩm khác, đã đơn phương từ bỏ lời hứa về sự công bằng và khách quan (và họ đã làm vậy), tại sao chúng ta không thể đáp trả lại?”, ông Walsh đặt ra một loạt các câu hỏi.

Ông Walsh cho rằng với việc tu chính án thứ nhất [của Hiến pháp Hoa Kỳ] đã bị bãi bỏ – điều mà các nhà báo đã cổ vũ chừng nào nó không áp dụng cho họ – có lẽ đã đến lúc phải suy nghĩ lại toàn bộ quyền “tự do báo chí” cùng với tự do ngôn luận và những quyền khác.

“Việc buộc các phương tiện truyền thông chịu trách nhiệm về sự phỉ báng, bằng cách đảo ngược phán quyết của [Tối cao Pháp viện] trong vụ kiện [trước đây của ông] Sullivan [đối với tờ New York Times] – điều mà thẩm phán Clarence Thomas đã báo hiệu rằng ông ấy sẽ tiếp nhận – sẽ là một sự khởi đầu tốt đẹp”, ông Walsh nhấn mạnh.

Kết thúc bài bình luận, ông Walsh kêu gọi và khẳng định: “Hãy làm cho giới truyền thông phải đau khổ vì những gì họ khiến đất nước trải qua. Bây giờ, đó sẽ là ‘sự thay đổi’, mà đất nước có thể tin tưởng”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-dan-chu-va-gioi-truyen-thong-thong-dong-de-an-cap-bau-cu-tong-thong.html

Bầu cử Mỹ: Lá phiếu qua thư được gửi từ Trung Quốc?

Tâm Thanh 6 giờ trước 7,480 lượt xem

Phiếu bầu cử Mỹ được gửi bằng hãng chuyển phát nhanh Trung Quốc SF Express (!)

Vision Times cho hay, sau ngày bỏ phiếu của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 3/11, cuộc chiến kiểm phiếu bắt đầu và ngày càng trở nên khốc liệt. Các phương tiện truyền thông xã hội liên tục đưa ra những vụ gian lận phiếu bầu.

Theo Liberty Times, truyền thông Hoa Kỳ USA Today vào ngày 4/11 đã phát trực tiếp trên trang web của họ về hoạt động kiểm phiếu của cơ quan bầu cử tại quầy bỏ phiếu ở thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia. Cảnh quay cho thấy một người kiểm phiếu đang nhặt một phong thư có nhãn “SF Express” của Trung Quốc từ đống phiếu bầu, kiểm tra thông tin trên đó và đặt nó sang một bên. SF Express là nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế hàng đầu của Trung Quốc.

Đoạn ghi hình này đã gây sốc cho cư dân mạng trên toàn thế giới, vì Hoa Kỳ không ủng hộ việc bỏ phiếu qua thư thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh SF Express.

Theo báo cáo của “Làn sóng Tài chính mới” Sina Trung Quốc, SF International cho biết vào ngày 5/11 rằng, SF Express không hỗ trợ các phiếu bầu qua thư trong nước Mỹ. Nhưng các chi nhánh của công ty tại Hoa Kỳ, ngoại trừ các vùng lãnh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ, các vùng lãnh thổ không hợp nhất của Hoa Kỳ, thì mọi hoạt động nhận và vận chuyển đều bình thường.

Trả lời câu hỏi về nguồn gốc của các phiếu bầu được gửi qua SF Express xuất hiện trong cơ quan kiểm phiếu của Hoa Kỳ, công ty đã xác nhận rằng, các phiếu bầu trong video thực sự được gửi từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ.

Reuters từng đưa tin rằng, công ty chuyển phát nhanh không thể cung cấp dịch vụ gửi phiếu bầu vì cơ quan kiểm phiếu của Hoa Kỳ dựa trên dấu bưu điện của Bưu điện Hoa Kỳ. Việc sử dụng các công ty chuyển phát nhanh có thể bị coi là không hợp lệ. Cử tri nên đọc kỹ quy chế bầu cử của từng tiểu bang.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bau-cu-my-la-phieu-qua-thu-duoc-gui-tu-trung-quoc.html

Thương nhân Trung Quốc có thể chịu án

15 năm tù vì buôn lậu thuyền chiến Mỹ

Tâm Thanh

Theo báo cáo của truyền thông Mỹ, Cát Tùng Đào, một doanh nhân 50 tuổi người Trung Quốc, bị cáo buộc lừa đảo mua bán và có động cơ buôn lậu tàu chiến của quân đội Mỹ sang Trung Quốc. Cát Tùng Đào đã nhận tội tại tòa án liên bang ở thành phố Jacksonville, bang Florida, Hoa Kỳ vào ngày 2/11, theo Sound of Hope.

Dù tòa chưa tuyên án nhưng bị cáo có thể đối diện với mức án lên đến 15 năm tù.

Theo báo cáo của hãng tin ABC news, Cát Tùng Đào là chủ tịch công ty Công nghệ Shanghai Breeze ở Trung Quốc, một nhân viên của ông là Dương Dương, bị cáo buộc đã tìm cách đặt mua 7 chiếc thuyền phao chiến đấu trang bị các động cơ có thể chạy bằng xăng, dầu diesel hoặc nhiên liệu máy bay trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019.

Những con thuyền và động cơ đa nhiên liệu này là đồ chuyên dụng của quân đội Mỹ, nó có thể được phóng từ tàu ngầm hoặc thả xuống từ máy bay. Trình độ công nghệ của Trung Quốc không thể tạo ra một động cơ tương tự như vậy.

Công tố viên cho biết, thời điểm đó, nhà sản xuất Mỹ đã khuyên Dương Dương mua động cơ giá rẻ khác nhưng cô nhất quyết mua động cơ quân dụng.

Dương Dương lo lắng các nhà sản xuất Mỹ sẽ không bán những mặt hàng này khi họ biết khách hàng thực sự là ở Trung Quốc đại lục nên Dương Dương đã che giấu danh tính thực của người mua và nói rằng, lô hàng quân sự này được bán cho Hồng Kông, không phải Thượng Hải.

Để thuận tiện cho việc thúc đẩy giao dịch, Cát Tùng Đào đã thu xếp chuyển khoản 110.000 USD từ công ty ở Hồng Kông cho một nhà sản xuất Mỹ, đồng thời lên kế hoạch cử nhân viên đến Hồng Kông để nhận thuyền quân sự và động cơ, sau đó thu xếp vận chuyển sang Trung Quốc.

Dương Dương và tình nhân của Cát Tùng Đào là Trịnh Diễm đã nhận tội trước đó.

Còn một bị cáo khác có liên quan đến vụ việc là Phàm Dương, chồng của Dương Dương, một Thượng úy Hải quân Hoa Kỳ người Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ bị xét xử vào năm tới.

Phàm Dương sinh ra ở Trung Quốc, sau đó nhập quốc tịch Mỹ, được đào tạo thành sĩ quan không lực hải quân và đã vượt qua vòng kiểm tra an ninh tối mật.

Trước khi vụ việc xảy ra, Phàm Dương là sĩ quan cấp úy tại trạm không lực Hải quân Jacksonville, chịu trách nhiệm về vũ khí và chiến thuật trên máy bay chống tàu ngầm P-8.

Khi Dương Dương liên hệ với nhà sản xuất Hoa Kỳ về việc mua thuyền phao quân dụng và động cơ quân sự của Hoa Kỳ, Phạm Dương đã giúp đỡ cô ấy.

Theo cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Phạm Dương và Dương Dương đã cung cấp cho Cát Tùng Đào những khẩu súng lục bất hợp pháp trong chuyến đi du lịch của anh ta ở Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nhan-trung-quoc-co-the-chiu-an-15-nam-tu-vi-buon-lau-thuyen-chien-my.html

Tổng thống Brazil không chúc mừng Biden

 và nói ‘chúng ta phải học tính khiêm nhường’

Thiện Phong

Trước những tranh cãi về việc bỏ phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sau khi một vài kênh truyền thông Mỹ đưa tin ông Biden đã chiến thắng, lãnh đạo các nước Á – Âu như Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản và Đài Loan đều đã chúc mừng ông Biden. Nhưng ở lục địa với nước Mỹ, Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro chưa chúc mừng và Tổng thống Mexico, Lopez Obrador thì có lời nhắc nhở rằng, hãy đợi đến khi vụ kiện kết thúc rồi mới đưa ra quyết định vẫn chưa muộn.

Hoa Kỳ phát hiện một số nghi ngờ về việc gian lận bỏ phiếu tại một số bang, nên sẽ phải kiểm tra lại, Tổng thống Trump cũng thông báo rằng sẽ có hành động pháp lý đầy đủ vào ngày 9/11. Tuy nhiên, vào ngày 7, một số phương tiện truyền thông cánh tả ở Mỹ nhất quyết loan tin rằng ông Biden, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, đã giành được hơn một nửa số phiếu đại cử tri và được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ.

Về vấn đề này, các giới ở Brazil cũng bày tỏ sự chúc mừng của mình tới Joe Biden, nhưng Tổng thống Brazil, ông Jair Bolsonaro, một người ủng hộ trung thành của Tổng thống Mỹ Trump, vẫn im lặng. Jair Bolsonaro đã không đề cập đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khi thực hiện một buổi phát sóng trực tiếp khoảng 30 phút trên mạng xã hội vào ngày 8/11. Xem ra ông đang cố tránh chủ đề nhạy cảm này. Cho đến nay, tất cả các phản hồi từ dinh Tổng thống Palácio do Planalto của Brazil là chờ thông báo chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ.

Vào ngày 7, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã có bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường cảnh sát, trên đường cao tốc Liên bang Brazil. Ông nói rằng: “Tôi không phải là người quan trọng nhất ở Brazil, Trump cũng không phải là người quan trọng nhất trên thế giới. Quan trọng nhất vẫn là Chúa, chúng ta cần phải học được tính khiêm nhường”.

Tổng thống Mexico, Lopez Obrador, cũng thẳng thừng tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 7 rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ không có kết quả thực sự cho đến khi mọi thủ tục pháp lý đã hoàn tất, không nên vội vàng đi chúc mừng bất kỳ ứng cử viên nào đã chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Ông Obrador nhấn mạnh rằng liên quan đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, ông “sẽ không hành động hấp tấp, cũng không nên khinh suất” hãy “tôn trọng quyền lợi và tính tự quyết của người dân Mỹ”. Họ cần được tôn trọng.

Vào ngày bầu cử đầu tiên 3/11, Janez Jansa, thủ tướng Slovenia, cũng đã gửi thư chúc mừng ông Trump đắc cử ba giờ sau khi ông đọc “bài phát biểu chiến thắng trong cuộc bầu cử”. Janez Jansa nói trong thư rằng người Mỹ đã rất sáng suốt khi chọn Trump và Pence cho nhiệm kỳ 4 năm tiếp theo. Ngoài ra, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc ông Trump tái đắc cử.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-brazil-khong-chuc-mung-biden-va-noi-chung-ta-phai-hoc-tinh-khiem-nhuong.html

Covid-19: Vaccine của Pfizer và BioNTech

‘hiệu quả trên 90%’

James Gallagher

Đã có vaccine phòng chống virus corona đầu tiên có tác dụng ngăn ngừa được bệnh ở hơn 90% số người được tiêm, một phân tích sơ bộ cho thấy.

Các hãng phát triển vaccine này – Pfizer và BioNTech – gọi đây là “một ngày vĩ đại cho khoa học và nhân loại”.

Mỹ tạm ngưng thử vaccine Covid của Johnson & Johnson

Virus corona: ‘Khả năng hai triệu người chết’ ngay cả khi có vaccine

Vaccine của hai hãng đã được thử nghiệm trên 43.500 người tại sáu quốc gia, và không gây ra bất kỳ quan ngại nào về an toàn.

Các hãng có kế hoạch nộp đơn xin chuẩn thuận khẩn cấp để vaccine này được đưa ra sử dụng vào cuối tháng.

Một loại vaccine hữu hiệu kết hợp với các biện pháp chữa trị hiệu quả hơn đang được coi là cách thức tốt nhất để thoát khỏi những hạn chế đã và đang được áp dụng trong đời sống chúng ta hiện nay.

Hiện đang có khoảng 10 loại vaccine trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, được gọi là giai đoạn thử nghiệm thứ ba, nhưng đây là vaccine đầu tiên cho kết quả.

Vaccine này sử dụng cách tiêm vào người một phần mã gene của virus để huấn luyện hệ miễn dịch trong cơ thể.

Các thử nghiệm trước đó cho thấy việc vaccine huấn luyện cơ thể, tạo ra kháng thể và một phần khác của hệ miễn dịch, được gọi là tế bào T, để chống lại virus corona.

Vaccine cần được tiêm hai liều, cách nhau 3 tuần.

Các thử nghiệm được thực hiện tại Hoa Kỳ, Đức, Brazil, Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 90% những người được tiêm đã tạo được khả năng phòng chống trong vòng bảy ngày sau khi tiêm liều thứ nhì.

Hy vọng tràn trề

Anh Quốc sẽ có 10 triệu liều tính đến cuối năm nay và thêm 30 triệu liều nữa đã được đặt mua.

Tuy nhiên, có những thách thức trong vấn đề hậu cần, do vaccine cần phải được lưu trữ trong điều kiện siêu lạnh, thấp ở dưới mức -80 độ C.

Cũng đang còn có những câu hỏi về việc trực khả năng miễn dịch sẽ kéo dài được bao lâu và về về mức độ hiệu quả của vắc xin này đối với các nhóm độ tuổi khác nhau.

Thông tin sơ bộ đầy tích cực này đồng nghĩa với việc hãng dược phẩm khổng lồ của Mỹ và đối tác của họ từ Đức đang đi đầu trong cuộc đua vaccine, sau khi đã ký các thỏa thuận trước với chính phủ các nước trên toàn cầu nhằm cung ứng hàng trăm triệu liều.

Pfizer tin rằng hãng có khả năng cung ứng 50 triệu liều vào cuối năm nay và khoảng 1,3 tỷ liều vào cuối năm 2021.

Cổ phiếu của Pfizer tăng mạnh trong phiên giao dịch trước khi thị trường chính thức mở cửa, tăng 15%, còn của hãng Mỹ BioNtech tăng %.

Tin tức cũng khiến Chỉ số MSCI All Country World Index tăng giá trị thêm 500 tỷ đô la.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54876656

Ca nhiễm COVID-19 toàn cầu qua mốc 50 triệu

Các ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới hôm 8/11 đã vượt mốc 50 triệu, theo Reuters.

Hãng tin Anh dẫn số liệu thống kê cho biết rằng làn sóng lây nhiễm thứ hai trong 30 ngày qua chiếm tới một phần tư tổng số ca nhiễm trên.

Tin cho hay, tháng Mười được coi là khoảng thời gian dịch bệnh xấu nhất cho tới nay, khi Hoa Kỳ trở thành nước đầu tiên ghi nhận hơn 100 nghìn ca nhiễm một ngày.

Việc tăng mạnh các ca ở châu Âu cũng góp phần vào việc tổng số ca nhiễm vượt mốc 50 triệu.

Hơn 1,15 triệu người đã tử vong trên toàn cầu vì dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc cuối năm ngoái.

Theo Reuters, Tổng thống đắc cử Joe Biden ngày 9/11 sẽ công bố nhóm đặc trách gồm 12 thành viên để đối phó với đại dịch Corona.

https://www.voatiengviet.com/a/ca-nhi%E1%BB%85m-covid-19-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-qua-m%E1%BB%91c-50-tri%E1%BB%87u/5652910.html

Thủ tướng Anh “nôn nóng”

muốn làm việc với Joe Biden

Trọng Nghĩa

Trong số các lãnh đạo phương Tây, rất lâu sau tổng thống Pháp Macron hay thủ tướng Đức Merkel, thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 08/10/2020 mới chúc mừng tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden. Ông tuyên bố rất “nôn nóng” muốn làm việc với đồng minh quan trọng nhất của Vương Quốc Anh trên các hồ sơ như biến đổi khí hậu, thương mại và quốc phòng.

Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI tại Luân Đôn, Muriel Delcroix, dù không được ông Johnson nêu lên, trong thực tế, hồ sơ nóng bỏng đối với Luân Đôn là tiến trình Brexit, mà việc ông Joe Biden đắc cử không thuận lợi lắm cho chính quyền Johnson:

“Anh Quốc luôn luôn nói đến “quan hệ đặc biệt” với Hoa Kỳ, một yếu tố càng trở nên quan trọng hơn vào thời kỳ hậu Brexit. Luân Đôn muốn đúc kết càng sớm càng tốt một thỏa thuận tự do mậu dịch với Washington. Nhưng lời hứa của Donald Trump về một thỏa thuận “tuyệt vời” đã không hề được cụ thể hóa và tân tổng thống Biden có thể sẽ có những ưu tiên khác.

Một vấn đề khác nữa đối với thủ tướng Boris Johnson là quan hệ thân thiết với Donald Trump mà ông từng phô trương, một người đã từng gọi ông Johnson một cách thân mật là “Trump của xứ Anh”.

Cả hai đều triệt để ủng hộ chủ trương Brexit, ngược lại với Joe Biden, và những hành động gần đây của chính quyền Johnson không hề làm cho tình hình tốt đẹp hơn.

Sau khi chính phủ Johnson đặt lại vấn đề thỏa thuận đã ký kết giữa Luân Đôn và Bruxelles, nhất là trên những điều khoản đặc biệt liên quan đến Bắc Ireland, ông Joe Biden, người rất tự hào về gốc gác Ireland của mình, đã liền cảnh báo sẽ không có thỏa thuận thương mại, nếu Luân Đôn gây hại cho thỏa thuận hòa bình ở vùng đất thuộc Anh này.

Tuy vậy, ngoài vấn đề liên quan đến cá nhân và Brexit, Anh Quốc và Hoa Kỳ chắc chắn có thể xích lại gần nhau trên nhiều hồ sơ khác như Trung Quốc, Iran, Nga hay biến đổi khí hậu, trong bối cảnh Vương Quốc Anh sẽ đón Hội Nghị về Khí Hậu ở Glasgow vào tháng 11 năm 2021.”

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201109-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-anh-n%C3%B4n-n%C3%B3ng-mu%E1%BB%91n-l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-v%E1%BB%9Bi-joe-biden

Tướng Anh: Bất ổn toàn cầu

tiềm ẩn nguy cơ kích khởi Thế chiến 3

Quý Khải

Người đứng đầu các lực lượng vũ trang của Anh đã cảnh báo về sự bất ổn và quan ngại toàn cầu hiện tại trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới kế tiếp, theo Reuters.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày Chủ nhật tưởng niệm, tức ngày lễ tưởng niệm hàng năm dành cho những người đã thiệt mạng và thương vong trong cuộc xung đột tại Anh, Nick Carter, Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Anh, cho biết căng thẳng khu vực leo thang và những sai sót trong phán đoán cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng xung đột lan rộng.

Trao đổi với Sky News, ông Carter nói:

“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang sống ở một thời điểm mà thế giới là một nơi rất bất định và đáng lo ngại, và tất nhiên sự năng động của cuộc cạnh tranh toàn cầu cũng là một đặc điểm trong cuộc sống của chúng ta, và tôi nghĩ rằng rủi ro thực sự mà chúng ta gặp phải là rất nhiều xung đột khu vực đang diễn ra vào lúc này, bạn có thể thấy sự leo thang dẫn đến các tính toán sai lầm”.

Khi được hỏi liệu điều đó có tạo nên mối đe dọa thực sự về một cuộc chiến tranh thế giới khác hay không, ông Carter trả lời: “Tôi đang nói rằng đó là một rủi ro và chúng ta cần phải nhận thức được những rủi ro đó”.

Carter, người đã trở thành chỉ huy quân đội Anh vào năm 2018, cho biết điều quan trọng là phải tưởng nhớ những người đã qua đời trong các cuộc chiến trước đây như một lời cảnh báo đối với những ai có thể đi vào vết xe đổ trong quá khứ.

Ông nói: “Nếu bạn quên đi nỗi kinh hoàng của chiến tranh, thì tôi nghĩ sẽ tiềm ẩn một nguy cơ lớn, đó là mọi người có thể nghĩ rằng tham chiến là một điều hợp lý và bình thường”.

“Chúng ta phải nhớ rằng lịch sử có thể không tự lặp lại nhưng nó có một nhịp điệu lên xuống, và nếu bạn nhìn lại thế kỷ trước, trước thời điểm diễn ra cả hai cuộc chiến tranh thế giới, tôi nghĩ rằng một điều không thể phủ nhận là đã có sự leo thang dẫn đến tính toán sai lầm mà rốt cục đã bùng nổ thành chiến tranh ở một quy mô mà chúng tôi hy vọng sẽ không bao giờ gặp lại”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tuong-anh-bat-on-toan-cau-tiem-an-nguy-co-kich-khoi-the-chien-3.html

Covid-19 : Lệnh phong tỏa đè nặng lên nền kinh tế Pháp

Minh Anh

Tại Pháp, số ca nhiễm Covid-19 thường nhật vẫn ở mức cao ngất ngưỡng, trên 40.000 người trong vòng 24 giờ bất chấp các biện pháp phong tỏa. Ngân hàng trung ương Pháp dự báo những biện pháp nghiêm ngặt này có nguy cơ làm tăng trưởng kinh tế Pháp sụt giảm đến 12% trong tháng 11. 

Hôm qua, 08/11/2020, bộ trưởng Y Tế Pháp, Olivier Veran, khi trả lời câu hỏi của các kênh truyền thông France Inter, France Info và báo Le Monde cho rằng có chút hy vọng, vì đà lây lan virus corona le lói dấu hiệu « chậm lại ». Ông cảnh báo còn quá sớm để đưa ra các kết luận về hiệu quả của biện pháp phong tỏa lần này.

Tuy nhiên, theo phát ngôn viên chính phủ Gabriel Attal, dù số ca nhiễm mới tăng mạnh mỗi ngày, chính phủ vẫn gạt bỏ khả năng áp đặt biện pháp phong tỏa đối với người cao tuổi, theo như đề nghị của nhiều chuyên gia.

Dịch Covid-19 lan mạnh cũng đang khiến cho nền kinh tế Pháp điêu đứng. Tuy không nghiêm trọng bằng đợt phong tỏa đầu tiên hồi tháng Ba và Tư năm nay, nhưng theo dự báo của ngân hàng trung ương Pháp, GDP có nguy cơ sụt giảm mất 12% trong tháng 11, so với mức giảm 4% trong tháng 10 và 31% trong tháng Tư.

Những ngành nghề như kinh doanh nhà hàng, hoạt động văn hóa, các ngành kinh doanh khác được cho không thiết yếu hay các ngành dịch vụ là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đức : Biểu tình chống đeo khẩu trang

Còn tại Đức hôm nay, chính giới nước này chỉ trích mạnh mẽ các vụ bạo động xảy ra tại Leipzig (miền đông nước Đức). Hôm thứ Bảy, 07/11/2020, hơn 20.000 người đã xuống đường biểu tình phản đối các biện pháp phòng dịch ít nghiêm ngặt hơn so với các nước khác trong khu vực. Ít nhất có 31 người đã bị bắt trong cuộc xuống đường này.

Làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai cũng không buông tha Thụy Sĩ, nơi đặt trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới. Chính quyền nước này ngày 09/11/2020 cho biết huy động hơn 200 lính dự bị để hỗ trợ cho các bệnh viện Thụy Sĩ hiện đang bị quá tải trước dòng người nhập viện.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201109-covid-19-l%E1%BB%87nh-phong-t%E1%BB%8Fa-%C4%91%C3%A8-n%E1%BA%B7ng-l%C3%AAn-n%E1%BB%81n-kinh-t%E1%BA%BF-ph%C3%A1p

Biden đắc cử: Ngành rượu vang Pháp vui mừng

Tuấn Thảo

Giới sản xuất rượu vang Pháp hoan nghênh sự kiện ông Joe Biden được bầu làm tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Hầu hết các đại diện của ngành này đều hy vọng rằng vị tổng thống tân cử Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp châu Âu và Hoa Kỳ sớm giải quyết các tranh chấp thương mại giữa đôi bên, vốn đã khiến cho nhiều lãnh vực kinh tế bị thiệt hại, kể cả ngành rượu vang Pháp. 

Sau khi giới truyền thông Mỹ loan tin hôm 07/11/2020 là ứng cử viên đảng Dân Chủ đắc cử tổng thống Mỹ, sau 4 ngày kiểm phiếu căng thẳng, Liên đoàn quốc gia Pháp khai thác nông nghiệp FNSEA và hội đồng FranceAgriMer đặc trách hai ngành hải sản và nông phẩm đã bày tỏ quan điểm chính thức. Ông Jérôme Despey, đại diện của hai cơ quan này hy vọng rằng chính sách hải quan sẽ trở thành một trong những chủ đề thảo luận đầu tiên giữa tân chính quyền Mỹ và Liên hiệp châu Âu. Việc mở lại đàm phán có thể giúp cho đôi bên sớm giải quyết các tranh chấp, điều chỉnh lại thuế hải quan ở mức bình thường.

Rượu vang Pháp, nạn nhân tranh chấp thương mại 

Cũng xin nhắc lại kể từ ngày 18/10/2019, Hoa Kỳ đã chính thức áp thuế 25% đối với rượu vang nhập khẩu từ Pháp, Đức cũng như Tây Ban Nha. Đây là một trong những biện pháp trả đũa đầu tiên của Mỹ đối với Liên hiệp châu Âu, hậu quả trực tiếp từ vụ tranh chấp thương mại trước đó giữa hai tập đoàn hàng không Airbus của châu Âu và Boeing của Hoa Kỳ.  

Sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO/OMC) ra phán quyết cho phép Hoa Kỳ đánh thuế ở mức 7,5 tỷ đô la mỗi năm lên các sản phẩm nhập khẩu từ Liên hiệp châu Âu, chính quyền Trump ngay sau đó đã áp dụng thuế nhập khẩu 10% đối với ngành sản xuất máy bay dân dụng và 25% đối với rượu vang đến từ châu Âu. Mức thuế 25% này chủ yếu nhắm vào các loại rượu vang không có sủi bọt dưới 14 độ.

So với các nước châu Âu khác, Pháp là quốc gia bị tác hại nặng nề nhất, do mức xuất khẩu rượu vang của Pháp cao từ gấp ba đến gấp 5 lần so với hai nước Đức và Tây Ban Nha. Kể từ khi mức thuế 25% có hiệu lực, các số liệu thống kê hải quan đều cho thấy mức xuất khẩu rượu vang Pháp sang Hoa Kỳ giảm ngay 32% trong tháng 11 năm 2019, và mức giảm trung bình trong một  năm là khoảng 20%. 

Ngành rượu vang Pháp mất 400 triệu euro 

Theo bản tổng kết vừa được công bố trong tuần qua của liên đoàn FEVS chuyên xuất khẩu rượu vang và rượu mạnh, các doanh nghiệp Pháp bị thiệt hại ở mức 1,2 triệu euro mỗi ngày. Tính tổng cộng, ngành xuất khẩu rượu vang Pháp đã bị thua lỗ hơn 400 triệu euro, một năm sau chính quyền Trump áp dụng thuế mới. Các công ty cỡ nhỏ và trung bình, cũng như đa số các hợp tác xã sản xuất đều hoạt động theo quy chế độc lập, lại chiếm tới 56% sản lượng rượu vang tại Pháp. Giới này bị thâm hụt khoảng 100 triệu euro trong vòng một năm, tính từ đầu tháng 11/2019 cho tới nay. Các tác động dây chuyền của dịch Covid-19 kể từ tháng 03/2020 khiến cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và trung bình nào không có đủ thanh khoản lại càng thêm điêu đứng. 

Tuy nhiên, tổng thống tân cử của Mỹ trên nguyên tắc chỉ nhậm chức vào tháng Giêng 2021 và chưa có dấu hiệu nào cho thấy xung đột thương mại giữa Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ sẽ là một trong những hồ sơ ‘‘ưu tiên’’. Ngược lại, trong cương lĩnh hành động của mình (build back better),  Joe Biden dành ưu tiên cho kế hoạch đối phó với dịch Covid-19, chấn hưng nền kinh tế Mỹ, hay chống biến đổi khí hậu, chứ không có nhắc tới các vấn đề thương mại với các đối tác.  

Về phần mình, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire trả lời phỏng vấn báo chí trong tuần qua cũng đánh giá rằng : dù kết quả cuộc bầu cử Mỹ 2020 có như thế nào đi chăng nữa thì trong tương lai gần, sẽ không có gì thay đổi nhiều đối với lợi ích kinh tế của Pháp.

Khả năng mở đối thoại của tổng thống tân cử Mỹ

Về điểm này, tuần báo kinh tế Capital đánh giá rằng dĩ nhiên là quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và châu Âu không thể thay đổi một sớm một chiều, tổng thống tân cử Hoa Kỳ cũng không nắm trong tay một cây ‘‘đũa thần’’ để biến đổi mọi chuyện trong chớp mắt. Thế nhưng,  tuần báo này cũg như ông Jérôme Despey, tổng thư ký liên đoàn  FNSEA, đều cùng bày tỏ một niềm hy vọng.

Tuy tình hình không thể thay đổi nhanh chóng, nhưng hai phía đối tác nếu thật sự muốn ngồi vào bàn đàm phán, cần phải nỗ lực tạo ra một bầu không khí bớt căng thẳng, nếu không nói là ôn hòa, lắng dịu hơn. Chỉ riêng về điểm này, tổng thống  tân cử Hoa Kỳ Joe Biden cho thấy ông có nhiều khả năng hơn người tiền nhiệm, có thể bình tĩnh lắng nghe khi đối thoại với người khác. 

Không phải là chuyện ngẫu nhiên khi rất nhiều chính khách Pháp trong tin nhắn chúc mừng tổng thống tân cử Mỹ (hôm 07/11) đều hy vọng thấy Hoa Kỳ tham gia trở lại Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu, trong khi chính quyền tiền nhiệm đã chính thức rời thỏa thuận này vào hôm 04/11/2020.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201109-biden-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD-ng%C3%A0nh-r%C6%B0%E1%BB%A3u-vang-ph%C3%A1p-vui-m%E1%BB%ABng

Cảnh sát Đức đàn áp những người biểu tình

phản đối các biện pháp chống coronavirus

Tin từ LEIPZIG, Đức – Vào hôm thứ Bảy (7/11), cảnh sát Đức cho biết những người biểu tình phản đối các hạn chế coronavirus đã tấn công họ tại thành phố Leipzig, sau khi đám đông được yêu cầu giải tán. Cơ quan truyền thông phát sóng hình ảnh về đạn và pháo hoa ném vào những cảnh sát thiết lập dây an ninh gần ga xe lửa chính của thành phố.

Theo AFP và Reuters đưa tin, cuộc biểu tình hôm thứ Bảy tại thành phố miền đông nước Đức ước tính có khoảng 20,000 người, và truyền thông Đức đưa tin rằng một số người đụng độ với cảnh sát là thành viên của các nhóm cực hữu. Một số người biểu tình cũng tấn công các ký giả và những người tham gia cuộc biểu tình phản đối ở Leipzig. Cảnh sát đã có mặt và thực hiện một số vụ bắt giữ nhưng các cuộc đụng độ vẫn tiếp tục diễn ra vào buổi tối.

Theo hãng thông tấn Đức DPA, hàng trăm người diễu hành trên một trong những con phố chính của Leipzig, đồng thời hét lên “Merkel phải đi!” và “hòa bình, tự do, không độc tài”. Chính quyền thành phố cho biết những người biểu tình đã vi phạm các điều kiện để được phép tổ chức biểu tình.

Để hạn chế sự gia tăng đột biến của coronavirus ở Đức, Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi mọi người tôn trọng một đợt ngừng hoạt động mới cho đến cuối tháng này. Theo các biện pháp mới, các quán bar, quán cà phê, nhà hàng, các nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Một số người biểu tình nói rằng điều họ thấy trước mắt không phải là dịch bệnh mà là sự thiệt hại về tài sản. (BBT)

Covid-19 : Bồ Đào Nha ban hành

lệnh giới nghiêm để chống dịch

Minh Anh

Dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành trên thế giới. Tổng số ca nhiễm đã vượt ngưỡng hơn 50 triệu người, theo số liệu do AFP tổng hợp ngày 08/11/2020. Trên toàn cầu đã có gần 1.252.000 ca tử vong. Riêng Châu Âu trong tâm bão dịch bệnh vẫn loay hoay tìm cách thoát cơn khủng hoảng.

Trước tình hình dịch virus corona lây lan mạnh, chính quyền Bồ Đào Nha ngày 08/11/2020 ban hành tình trạng khẩn cấp. Biện pháp này sẽ có hiệu lực đến ngày 23/11. Lệnh giới nghiêm cũng được thiết lập từ 23 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Chính quyền Lisboa còn đi xa hơn khi áp đặt nhiều biện pháp nghiêm ngặt cả trong những ngày nghỉ cuối tuần.

Thông tín viên đài RFI Marie-Lines Darcy tại thủ đô Bồ Đào Nha cho biết chi tiết :

« Ngoài lệnh giới nghiêm ban đêm, Bồ Đào Nha còn đi xa hơn khi ban hành cả giới nghiêm ban ngày vào những ngày cuối tuần, kể từ 13 giờ trong hai tuần tới. Người dân Bồ Đào Nha có thể sẽ phải sắp xếp những chuyện thường nhật trong buổi sáng các ngày thứ Bảy và Chủ Nhật như đi chợ, đi dạo hay đi nhà thờ.

Nhưng sẽ không có chuyện ăn trưa cùng gia đình, đi dạo sau bữa ăn hay họp mặt ăn vặt cuối buổi chiều. Tất cả những gì thêm gia vị cho cuộc sống người Bồ Đào Nha sắp tới sẽ là điều không thể, trừ một số ngoại lệ.

Tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng còn dự kiến khả năng cho tiến hành tầm soát đại trà ở nơi làm, thậm chỉ cả trong việc xuất và nhập cảnh. Khả năng tiềm tàng giờ có nguy cơ trở thành hiện thực nếu như đường cong lây lan dịch bệnh ngày càng đi lên này không được chặn lại.

Chỉ trong vòng có một tháng, số ca nhiễm Covid-19 thường nhật đã tăng từ 2.000 lên thành 6.000 người. Số bệnh nhân dồn dập đổ vào các bệnh viện hiện đang bên bờ quá tải. Chính quyền cố tránh đưa tin gây hoảng loạn. Một lần nữa, họ đặt cược nhiều vào thiện chí của người dân.

Thế nhưng, thiện chí này giờ đang sụp đổ cùng với sự mệt mỏi và những khó khăn về kinh tế mỗi lúc trầm trọng. Những biện pháp đang có hiệu lực trong vòng 15 ngày có thể sẽ được triển hạn. Mục tiêu đặt ra rất rõ ràng : Cần phải cứu mùa Noel ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201109-covid-19-b%E1%BB%93-%C4%91%C3%A0o-nha-ban-h%C3%A0nh-l%E1%BB%87nh-gi%E1%BB%9Bi-nghi%C3%AAm-%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch

Covid-19: Các nước Đông Á đã chận được

làn sóng thứ 2 như thế nào

Mai Vân

Dịch Covid-19 tại Pháp càng lúc càng lây lan mạnh, trong bối cảnh Châu Âu đã soán ngôi Châu Mỹ trong vai trò đáng buồn là tâm điểm dịch bệnh của hành tinh, với 12 triệu trên tổng số 50 triệu ca nhiễm, và 24% của tổng số hơn 1,25 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, theo số liệu được hãng tin Anh Reuters ngày 08/11/2020 công bố.

Đà bùng phát dữ dội của Covid-19 đã buộc rất nhiều nước châu Âu phải tái ban hành các biện pháp chống dịch, từ giới nghiêm, hạn chế đi lại, cho đến phong tỏa toàn diện hay từng phần.

Tại Pháp, với số tử vong trong bệnh viện xoay quanh mức 400 ca trong nhiều ngày liên tiếp, tổng số người chết vì virus corona đã vượt ngưỡng biểu tượng 40 ngàn người hôm 07/11/2020. Bên cạnh đó, hàng ngày vẫn có thêm hàng chục ngàn ca nhiễm, mà kỷ lục mới nhất là hơn 60.000 trường hợp xét

nghiệm dương tính trong 24 giờ ngày 06/11, (thậm chí là gần 87.000 ca hôm 07/11 sau khi cộng thêm các trường hợp ngày hôm trước chưa thống kê được do trục trặc máy tính).

Một lệnh phong tỏa toàn quốc trong 4 tuần lễ kể từ ngày 30/10 đã được chính phủ Pháp ban hành nhằm kềm hãm đà phát tán của virus. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là liệu biện pháp phong tỏa lần này có hữu hiệu hay không, khi thực tế ngoài đường phố cho thấy là sinh hoạt vẫn gần như là vào lúc không có phong tỏa trước đó.

Thành công của các nước Đông Á và Việt Nam

Trước các biểu hiện bất lực của Pháp và nhiều nước châu Âu khác trong việc ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, và những khó khăn trong việc kềm hãm đà lây lan của virus, dư luận báo chí Pháp trong những ngày gần đây đã nêu bật kinh nghiệm chống dịch Covid-19 thành công từ các nước châu Á, chủ yếu là các nước ở vùng Đông Á.

Trong bài “Covid-19: Các nước châu Á đã làm thể nào để chặn được dịch bệnh ngay từ ngoài cửa”, nhật báo Le Monde ngày 06/11 đã nêu bật trường hợp của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam, mà theo tờ báo là những nơi mà đợt dịch mùa xuân vừa qua đã bị “chế ngự” và “không có một làn sóng thứ hai”.

Cùng một suy nghĩ, nhật báo Le Parisien trong bài viết ngày 07/11 mang tựa: “Covid-19: Châu Á đã khống chế làn sóng dịch bệnh thứ hai như thế nào”, đã ghi nhận rằng: “Một số quốc gia đã chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm, nhưng ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với châu Âu. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể được giải thích bằng khả năng đáp ứng nhanh nhạy hơn và các biện pháp đối phó quyết liệt hơn”.

Tạp chí Le Point ngày 04/11 không ngần ngại nói đến “Các bí quyết triệt để của châu Á để tránh làn sóng Covid-19 thứ hai”. Thông tín viên Le Point tại Hồng Kông đã so sánh: “Tại Pháp, mỗi biện pháp dù cực nhỏ, như đóng cửa các hiệu sách, giới nghiêm buổi tối… đều vấp phải sự phản đối, nhưng ở châu Á lại không có tình trạng đó”.

Ngay cả tạp chí Mỹ Atlantic ngày 16/10 cũng tư hỏi “Vì sao châu Á xử lý dịch Covid-19 một cách hơn hẳn các nền dân chủ phương Tây?”

Trên vấn đề này, ngày 04/11, Le Monde đã đăng tải ý kiến của Christophe Gaudin, giảng viên Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Kookmin (Seoul), cho rằng tại Châu Á, hai nền dân chủ là Đài Loan và Hàn Quốc đã đối phó với dịch Covid-19 tốt hơn nhiều so với Trung Quốc và đó là hai tấm gương mà mọi người có thể học tập.

Về tình hình dịch bệnh tại khu vực Đông Á, Le Monde ghi nhận là ngay từ tháng Ba và tháng Tư, các nước chủ chốt ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á đã hạn chế gắt gao việc nhập cảnh và thiết lập những hàng rào kiểm tra y tế chặt chẽ tại các cửa khẩu, với biện pháp cách ly 14 ngày áp dụng một cách có hệ thống.

Tính đến nay, ngoài Trung Quốc có đến 4.739 người chết vì Covid-19, một con số vẫn còn bị tố cáo là không đúng với thực tế nghiêm trọng hơn nhiều, các nước còn lại đều ghi nhận số ca tử vong thấp hơn rất nhiều so với châu Âu: Việt Nam (35), Thái Lan (59), cho đến Đài Loan (7), Hàn Quốc (475) và Nhật Bản (1.799).

Tại các nơi này, đợt dịch bùng lên vào mùa xuân đã bị khống chế rất tốt trong lúc làn sóng thứ hai hoặc đã bị nhanh chóng ngăn chặn, hoặc không xuất hiện. Một trong những lý do là các nước không hề hạ thấp cảnh giác từ mùa hè cho đến tận ngày nay.

Đối với Le Monde, thực tế cho thấy là các chủ trương không nới lỏng cảnh giác đã thành công: Cho dù dòng khách du lịch và doanh nhân đã cạn kiệt ở tất cả các quốc gia này, nhưng họ vẫn có thể tiếp tục cho kinh tế tiếp tục vận hành. Không chỉ cửa hiệu, hàng quán, cơ sở thể thao – văn hóa vẫn mở cửa, mà các nhà máy vẫn tiếp tục sản xuất.

Thậm chí Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam còn thấy ​​xuất khẩu tăng vọt từ 6% lên 11% trong quý III so với cùng kỳ năm 2019, khi chưa có dịch Covid-19, và cả ba đều sẽ tránh được suy thoái.

Đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ xã hội, Đài Loan vừa quyết định thu nhận nhân công nước ngoài và sẵn sàng tài trợ chi phí cách ly 14 ngày trong các trung tâm chuyên trách đối với các lao động thường đến từ Việt Nam, Philippines và Indonesia.

Tương phản rõ rệt với Châu Âu

Theo ghi nhận của Le Monde, chính sách chống dịch và cách ly tại các nước châu Á rất chặt chẽ chứ không lỏng lẻo như tại Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

Vào lúc chuẩn bị chấm dứt phong tỏa sau đợt dịch mùa xuân, Pháp đã từng nêu khả năng hai tuần cách ly bắt buộc đối với khách đến các sân bay của Pháp, nhưng trong thực tế, điều này không được áp dụng.

Công dân Pháp và người nước ngoài có thị thực hoặc giấy phép cư trú dài hạn, đã liên tục quay trở lại Pháp bằng các chuyến bay charter hoặc chuyến bay thương mại. Họ đến thẳng nước Pháp hoặc đi vòng qua các thủ đô của Châu Âu, và một số nước đã đến từ những nước nơi dịch Covid-19 đang hoành hành như Hoa Kỳ, Brazil hoặc Ấn Độ.

Theo Le Monde, nhiều người đã rất kinh ngạc lúc đặt chân đến Pháp khi thấy thiếu các biện pháp theo dõi y tế, mà họ chỉ cần viết một tờ khai danh dự là mình không có các triệu chứng, một tờ khai hiếm khi bị xét hỏi.

Tại Châu Á trái lại, kiểm soát ở các cửa khẩu rất nghiêm ngặt và việc cách ly được áp dụng rất chặt chẽ. Và đây là một chính sách quản lý được hỗ trợ bằng những biện pháp thích ứng. Ở Đài Loan, những người bị cách ly không có triệu chứng có thể tự cách ly ở nhà – với việc kiểm tra hàng ngày qua điện thoại, theo dõi bằng hệ thống định vị GPS và bị phạt rất nặng nếu vi phạm quy định cách ly.

Theo ông Pierre-Yves Baubry, làm việc tại văn phòng thông tin của chính phủ Đài Loan, các biện pháp cách ly hai tuần rõ ràng đã đóng một vai trò tích cực ngăn dịch bệnh bùng phát. Tại  Hồng Kông, những người trở về từ nước ngoài cũng có thể tự cách ly ở nhà – nhưng phải đeo một chiếc vòng điện tử.

Đối với Le Monde, việc cách ly “cá nhân hóa” ít tốn kém hoặc ít gây phương hại đến các quyền tự do hơn so với các hình thức phong tỏa trên quy mô rộng lớn và lặp đi lặp lại như tại châu Âu. Theo Le Monde, châu Âu hoàn toàn có thể áp dụng một phương thức trung dung: những đợt cách ly ngắn hơn, kèm theo việc theo dõi những ca dương tính với những xét nghiệm thường xuyên.

Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc

Nhật báo Le Parisien rất chú ý đến kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước đã bị virus corona tấn công lần thứ hai vào mùa hè vừa qua nhưng đã kháng cự thành công. Tính theo tỷ lệ dân số, mức cao nhất của các ca nhiễm mới và tử vong hàng ngày của hai nước này vào tháng 8 vừa qua thấp hơn gấp 50 lần so với mức hiện nay ở Pháp.

Theo ý kiến ​​của các chuyên gia, điều này trước hết có thể được giải thích bằng cách áp dụng rất kịp thời bộ ba “xét nghiệm, theo dõi, cô lập”. Antoine Bondaz, chuyên gia về châu Á tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, nhận định: “Ngay cả một sự kiện nhỏ nhất cũng được phát hiện và kiểm tra ngay lập tức, và đó là yếu tố cơ bản. Chỉ cần một vài ca xuất hiện là hàng trăm người có thể bị xét nghiệm… Dân châu Á phì cười khi thấy Pháp quyết định phong tỏa khi chỉ mới bị 40.000 ca nhiễm. Trong lúc tại Pháp, phong tỏa được thực hiện để tránh tình trạng quá tải trong các bệnh viện, tại châu Á, người ta làm việc đó để chặn đứng đà lây lan của virus”.

Để truy tìm các trường hợp nhiễm virus, một số quốc gia, trong đó có Nhật Bản, đã chọn phương pháp truy ngược về gốc, có nghĩa là truy tìm xem ai đã lây nhiễm cho một cá nhân bị xét nghiệm dương tính, thay vì chạy theo những người mà bệnh nhân này đã lây nhiễm sau đó. Phương thức đó cho phép phát hiện gốc tích của chuỗi truyền nhiễm và tìm ra những sự kiện đã phát tán dịch bệnh trên bình diện rộng.

Theo chuyên gia dịch tễ học Antoine Flahault, giám đốc Viện Y Tế Toàn Cầu ở Genève, phương pháp đó, kết hợp với việc cô lập nghiêm ngặt và có kiểm soát tất cả các ca dương tính được phát hiện, đã cho phép cắt đứt sớm nhiều dây chuyền truyền nhiễm trước khi virus lan rộng ra cộng đồng”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201109-covid-19-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C4%91%C3%B4ng-%C3%A1-%C4%91%C3%A3-ch%E1%BA%ADn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-l%C3%A0n-s%C3%B3ng-th%E1%BB%A9-2-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o

Ngoại trưởng Đài Loan cảm ơn

TT Trump đã hỗ trợ 4 năm qua

Bộ Ngoại giao Đài Loan chúc mừng chiến thắng của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden, đồng thời cảm ơn Tổng thống Donald Trump đã ủng hộ Đài Loan trong 4 năm qua, theo Taiwan News.

Hôm 8/11, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris về chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu viết trên Twitter bày tỏ lòng cảm ơn về “sự ủng hộ và tình bạn trung thành của chính quyền Tổng thống Trump.” Ông Wu khẳng định rằng trong suốt 4 năm ông Trump với cương vị Tổng thống, Đài Loan đã trở nên “mạnh mẽ hơn, an toàn hơn và có nhiều khả năng lựa chọn tương lai của chính mình hơn” và chỉ ra rằng đây sẽ là “di sản lâu dài” trong chính sách của Tổng thống Trump đối với hòn đảo này, vẫn theo Taiwan News.

Một nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Đài Loan về các vấn đề Trung Quốc hôm 9/11 tìm cách trấn an các nhà lập pháp rằng ông Joe Biden sẽ tiếp nối sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với hòn đảo mà Trung

Quốc tuyên bố chủ quyền, vốn được hưởng lợi từ sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Donald Trump, theo Reuters.

XEM THÊM:

Truyền thông Trung Quốc chế giễu bầu cử Mỹ

Hôm 9/11, tại quốc hội Đài Loan, một số nhà lập pháp bày tỏ lo ngại về sự thay đổi chính sách của Đài Loan dưới thời của chính quyền Biden, một số người mô tả rằng ông Biden “thân thiện với Trung Quốc”, những người khác chỉ ra rằng ông Biden phản đối dự luật tăng cường an ninh Đài Loan năm 1999, theo Reuters.

Ông Huang Shih-chieh, thuộc Đảng Dân Tiến cầm quyền, cho biết mối quan tâm chính của đảng này là liệu sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan có thay đổi hay không.

Ông Huang nói: “Lo lắng lớn nhất của chúng tôi là với nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, ông ấy có thể điều chỉnh chính sách của mình.”

XEM THÊM:

Trung Quốc nêu lý do chưa chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden

Nhưng ông Chen Ming-tong, người đứng đầu Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan, nhiều lần lên tiếng trấn an các nhà lập pháp rằng một sự thay đổi cơ bản trong sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là không thể.

Ông nói: “Không cần phải lo lắng về sự thay đổi quyền sở hữu Nhà Trắng.”

“Mặc dù có thể có một số thay đổi trong chiến thuật của ông Biden đối với Trung Quốc, nhưng sẽ không có thay đổi trong chiến lược Trung Quốc của họ,” ông Chen nói thêm.

Ông Chen lưu ý rằng chính cựu Tổng thống Barack Obama – khi ấy ông Biden giữ chức Phó Tổng thống – đã thúc đẩy “trục xoay” trở lại châu Á để thách thức một Trung Quốc đang trỗi dậy.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-dai-loan-cam-on-tt-trump-da-ho-tro-4-nam-qua/5653623.html

Luật an ninh: TQ được bắt bất kỳ ai tới Hong Kong

Michael Bristow

Luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc áp dụng tại Hong Kong đã tước đi quyền ngôn luận ở vùng lãnh thổ này, và đang có tác động ở tầm mức rộng lớn hơn nhiều.

Luật áp dụng với tất cả mọi người trên thế giới, cho dù bạn ở bất kỳ nơi đâu. Những ai vi phạm đều có thể bị truy tố nếu họ tới Hong Kong.

Bảy chính trị gia thiên dân chủ ở Hong Kong bị bắt

Tony Chung: Nhà hoạt động sinh viên Hong Kong bị buộc tội theo luật mới

Vì sao Joshua Wong và giới đấu tranh Thái chống phim Mộc Lan?

Điều này đã khiến các trường đại học nước ngoài vấp phải vấn đề đau đầu không lường trước. Nay các trường phải tìm cách bảo vệ, để những gì sinh viên của họ nói hay viết ra sau này sẽ không bị dùng để chống lại chính những sinh viên đó.

Các cơ quan nước ngoài vốn nổi tiếng là những thành trì bảo vệ quyền tự do ngôn luận nay đang phải ứng phó với quy định kiểm duyệt của Trung Quốc.

Bất kỳ ai chỉ trích Trung Quốc và tới Hong Kong đều có nguy cơ bị bắt giữ theo luật mới.

Người Hong Kong ở nước ngoài

Nhưng các sinh viên Hong Kong đi du học đang đối diện với một đe dọa đặc biệt cụ thể, bởi họ trong tương lai sẽ có lúc quay về vùng vốn là thuộc địa của Anh Quốc này.

Họ không thể né tránh việc đặt chân lên đất Hong Kong như người nước ngoài.

Luật mới khiến họ lo lắng về việc phải hành xử ra sao khi ở nước ngoài.

“Chúng tôi đã từng quen với việc bị chính quyền Hong Kong hủy hoại quyền tự do ngôn luận của mình tại Hong Kong, nhưng trông đợi là mình sẽ nhiều quyền tự do biểu đạt hơn khi lên tiếng tại Anh,” một sinh viên Hong Kong đang theo học tại Đại học Leeds, Anh Quốc, nói. “Nay thì sự thể giống như là chúng tôi vẫn đang bị giám sát.”

Việc sinh viên này không muốn nêu tên thật là chỉ dấu cho thấy cô lo lắng tới mức nào.

Một sinh viên Hong Kong khác tại Leeds, người cũng muốn giấu tên, cho biết anh nay sẽ nói ít hơn trong lớp học để tránh gặp rắc rối về sau.

Shaun Breslin, giáo sư ngành chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Warwick, Anh, nói rằng một trong những cảm xúc bản năng đầu tiên của ông vào đầu năm học này là cần phải khuyên các sinh viên Hong Kong đừng tham dự một số khóa học nhất định mang tính nhạy cảm chính trị.

“Nhưng bạn không thể làm vậy, bởi như thế là không cho họ cơ hội mà các sinh viên khác từ những nơi khác trên thế giới có được,” ông nói.

“Làm như thế sẽ là rơi vào cái bẫy không tự kiểm duyệt mình mà đi kiểm duyệt người khác.”

Do vậy, trường của ông cũng như các trường đại học khác tại Anh và Hoa Kỳ đang nhanh chóng xây dựng bộ quy tắc hoạt động để nhằm bảo vệ sinh viên ở mức tối đa trong khả năng cho phép.

“Chúng tôi không ghi lại các cuộc thảo luận. Quý vị không thể gán một số những từ ngữ hoặc ý kiến cụ thể nào với bất kỳ cá nhân nào, và chúng tôi đã gửi ra rất nhiều những lời nhắc nhở về cách thức dự học,” giáo sư Breslin nói.

Tại Đại học Oxford, một phó giáo sư về nghiên cứu Trung Quốc cho phép sinh viên nộp bài ẩn danh để bảo vệ họ; cách làm này được các cấp trên của bà ủng hộ.

Vấn đề đang được tranh luận tại nhiều trường đại học.

Sofia Tang, giáo sư luật tại Đại học Newcastle, Anh, gần đây tổ chức một hội thảo trực tuyến về việc áp dụng đặc quyền ngoại giao trong luật an ninh quốc gia Hong Kong.

Bà nói các sinh viên Hong Kong rất muốn biết quy định này sẽ ảnh hưởng tới họ ra sao khi họ theo học tại nước ngoài.

Nhưng đây không phải là điều dễ đánh giá.

Có một vấn đề lớn cho các sinh viên, đó là khó để biết điều gì được cho phép làm và điều gì là bất hợp pháp, bởi luật được soạn thảo theo hướng quy định rất rộng.

Luật coi các hành vi làm tổn hại tới an ninh quốc gia Trung Quốc là bất hợp pháp, nhưng điều đó thậm chí bao gồm cả những việc có thể làm khơi dậy “lòng thù ghét” đối với chính phủ Trung Quốc.

Vậy điều đó có bao gồm việc chỉ trích chính phủ Trung Quốc hay không?

Nhiều người cho rằng sự mập mờ trong quy định của luật này là cố ý, nhằm gây ra nỗi sợ hãi và tình trạng không rõ ràng.

Tham vọng của chính phủ Trung Quốc trong việc hạn chế những gì người dân từ hải ngoại nói về Trung Quốc không phải là chuyện mới.

Sinh viên Trung Quốc đại lục đi du học đã phải đối diện với nguy cơ bị bắt giữ khi về nước do những điều họ nói ở nước ngoài.

Người nước ngoài tới Hong Kong

Và Trung Quốc thường xuyên tấn công, công kích các chính phủ, công ty nước ngoài, các tổ chức nghiên cứu, các gương mặt thể thao, thậm chí cả những ban nhạc nước ngoài.

Trung Quốc gần đây chỉ trích nhóm nhạc Hàn BTS do một thành viên của nhóm không nhắc tới người lính Trung Quốc khi vinh danh những người đã ngã xuống trong Cuộc chiến Triều Tiên.

Trung Quốc thường tìm dùng sức mạnh kinh tế để trừng phạt những ai nói những gì mà Bắc Kinh không ưa.

Điều đó có nghĩa là các trường đại học nước ngoài chịu tác động tài chính từ Trung Quốc bị đưa vào thế dễ bị tổn thương.

Trước đại dịch virus corona, có khoảng 120 ngàn sinh viên Trung Quốc du học tại Anh, và nhiều trường đại học Anh phụ thuộc vào nguồn thu nhập mà những sinh viên này mang lại.

Sẽ thế nào nếu chính phủ Trung Quốc không cho sinh viên tới học nữa ra? Hồi đầu năm nay, đó chính xác là những gì chính phủ nói với các sinh viên Trung Quốc muốn tới Úc.

Một số trường đại học thậm chí còn có những quan hệ gần gũi hơn, và do đó có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Chẳng hạn như Đại học Liverpool đã mở một khu học xá tại Trung Quốc với Đại học Giao thông Tây An.

Luật có thể không ảnh hưởng tới hoạt động của họ, nhưng ngay cả các học giả nước ngoài chuyên về Trung Quốc cũng biết rằng sẽ có hậu quả xảy ra nếu như chính phủ Trung Quốc không ưa những gì họ nói.

Luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh có nghĩa là mọi người trên thế giới ai cũng có nguy cơ bị truy tố tại Hong Kong.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54866680

Lý do dịch bệnh,

Trung Quốc hạ quy mô Hội nghị Internet

Thiện Phong

Trung Quốc hủy bỏ Hội nghị Internet thế giới thường niên lần thứ 7 và thay thế bằng Diễn đàn Phát triển Internet với quy mô nhỏ hơn.

Vision Times cho hay, nguyên nhân hạ quy mô này được Phó chủ nhiệm Văn phòng thông tin Internet Trung Quốc Triệu Trạch Lương thông báo trong cuộc họp báo ngày 2/11 rằng: do dịch bệnh.

Diễn đàn sẽ được tổ chức tại Ô Trân Chiết Giang từ ngày 23 đến ngày 24/11.

Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số lượng khách tham gia hội nghị, số lượng diễn đàn và thời lượng của hội nghị đã được điều chỉnh so với các năm trước.

Diễn đàn sẽ tiến hành các hoạt động khác nhau theo phương thức “ngoại tuyến + trực tuyến”, tức là thiết lập một địa điểm trực tiếp ở Ô Trân và những khách không thể có mặt tại đó sẽ tham gia thông qua Internet.

Lần đầu Trung Quốc tổ chức Hội nghị Internet Thế giới là tại Ô Trân Chiết Giang vào năm 2014.

Trong sáu năm trở lại đây, cuộc họp luôn kéo dài ít nhất 3 ngày. Nhưng năm nay chương trình của diễn đàn chỉ diễn ra trong 2 ngày, số lượng và quy mô của diễn đàn nhỏ hơn nhiều so với những năm trước.

Sau lễ khai mạc ngắn gọn vào ngày 23, diễn đàn chính sẽ được thảo luận trong suốt cả ngày, và 5 diễn đàn nhỏ sẽ được tổ chức vào sáng ngày 24.

Thông tấn xã Trung ương đã đưa tin rằng, Trung Quốc đã thiết lập hệ thống kiểm duyệt trực tuyến phức tạp và lớn nhất thế giới gọi là “Tường lửa vĩ đại”.

Do đó người dân không thể xem được nhiều trang web ở nước ngoài. Vì vậy, sau khi Trung Quốc chính thức tuyên bố tổ chức Hội nghị Internet thế giới năm 2014, với ý định “chiếm quyền phát ngôn”. Điều này đã làm dấy lên nhiều chỉ trích và chế giễu từ thế giới bên ngoài.

Ngoài việc sử dụng Hội nghị Internet Thế giới để thảo luận về công nghệ và phát triển mạng, Trung Quốc cũng sử dụng điều này để thúc đẩy các khái niệm như “chủ quyền mạng” nhằm tăng cường tính hợp lý của chính mình trong việc giám sát mạng.

Tuy nhiên, sau 6 kỳ họp liên tiếp của Hội nghị Internet thế giới, hình thức và quy mô đã bị buộc phải điều chỉnh lại.

Trên thực tế, nhìn lại sáu hội nghị Internet vừa qua, chúng ta có thể thấy rằng quy mô của hội nghị Internet đã liên tục xuống cấp trong hai năm qua.

Tại lễ khai mạc Hội nghị Internet đầu tiên vào năm 2014, lúc đó Mã Khải là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc tham dự hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu chúc mừng, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gặp gỡ các đại diện Trung Quốc và nước ngoài tại Hàng Châu.

Tại hội nghị lần thứ hai năm 2015, ông Tập đã đích thân tham dự cuộc họp.

Kỳ họp thứ ba năm 2016 có sự tham gia của Lưu Vân Sơn, lúc đó là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Ban bí thư Trung ương, ông Tập cũng đã có bài phát biểu chúc mừng qua video.

Năm 2017, lễ khai mạc lần thứ tư có sự tham dự của Vương Hộ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hoàng Côn Minh cũng đọc thư chúc mừng của Tập Cận Bình.

Năm 2018, không chỉ các quan chức cấp cao không tham dự mà hầu như tất cả các giám đốc điều hành công ty công nghệ đều vắng mặt. Trong số nhiều công ty công nghệ ở nước ngoài, chỉ có Steve Mollenkopf xuất hiện tại lễ khai mạc. Các giám đốc điều hành của Thung lũng Silicon, bao gồm Giám đốc điều hành Apple Tim Cook và Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai, người đã được quảng cáo rầm rộ ở Trung Quốc trong những năm trước đã không tham dự.

Đến năm 2019, hầu hết các khách nước ngoài tham dự hội nghị đều đến từ các nước thuộc thế giới thứ ba, không có một nước phương Tây nào.

Để tránh sự tẻ nhạt sau khi khai mạc hội nghị, ban tổ chức hội nghị thậm chí còn yêu cầu ban tổ chức các diễn đàn nhỏ phải đảm bảo nhân viên trong hệ thống xuất hiện đúng giờ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ly-do-dich-benh-trung-quoc-ha-quy-mo-hoi-nghi-internet.html

Đình chỉ IPO của Jack Ma: Chính quyền Trung Quốc

nhắc nhở ai mới là ông chủ!

Đại Nghĩa

Ant Group, được hậu thuẫn bởi tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, đã huy động được 37 tỷ USD từ việc niêm yết kép cổ phiếu trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông.

IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Ant được kỳ vọng là lớn nhất từ ​​trước đến nay trên thế giới.

Đó được cho là một đôi bên cùng có lợi cho Ant Group và giới tinh tú Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), NTD cho biết.

Tuy nhiên, nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc, Qin Peng cho biết Jack Ma đã đánh giá quá cao khả năng bao dung các ý kiến ​​khác nhau của ĐCSTQ.

Hai tuần trước khi IPO, Jack Ma đã có bài phát biểu định mệnh của mình.

“Trung Quốc không có bất kỳ rủi ro tài chính hệ thống nào, bởi vì tài chính Trung Quốc về cơ bản KHÔNG CÓ tính hệ thống,” Ma nói. “Trung Quốc có một rủi ro được gọi là“ thiếu hệ thống tài chính”.

Bình luận, chế giễu ĐCSTQ đã dẫn tới hậu quả.

Vào ngày 2 tháng 11, các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu của Trung Quốc đã triệu tập Jack Ma và sau đó Bắc Kinh đã đóng sập vụ IPO kỷ lục của Ant Group.

“Lý do ĐCSTQ hạ bệ Jack Ma là để làm gương cho ông ấy và cảnh báo những doanh nhân khác. Hãy để họ nhớ ông chủ thực sự là ai. Đó là ĐCSTQ. Đó là Tập Cận Bình. Các vị thậm chí không nên cố gắng hát một giai điệu khác. Đừng nghĩ đến điều đó. Đây là cách của ĐCSTQ củng cố quyền lực của mình,” nhà phân tích Qin Peng nói.

Vụ việc đình chỉ này đã gây ra làn sóng xung kích khắp Trung Quốc.

Peng cho biết: “Cho dù đó là chuyển giao dữ liệu, hay hợp tác với các chính trị gia ĐCSTQ, hay hợp tác với việc mở rộng ra nước ngoài của ĐCSTQ, và bao gồm cả tiền tệ kỹ thuật số của đất nước, Ant Group đã rất tuân thủ những vấn đề này”.

Ant group đã giúp Bắc Kinh phát triển cái gọi là hệ thống “tín dụng xã hội”, nơi mọi hành vi đều được ghi lại bằng kỹ thuật số. Những lo ngại của “Đại ca” (“Big Brother”) xung quanh một hệ thống “tín nhiệm xã hội” mơ hồ đang triển khai ở Trung Quốc, được hỗ trợ bởi Alipay. Trong đó dữ liệu về hành vi không mong muốn được ghi lại bằng kỹ thuật số và được tổng hợp thành “điểm tín nhiệm” có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận việc làm của một người hoặc các dịch vụ khác nhau.

Gã khổng lồ fintech này cũng đã đầu tư vào các công ty công nghệ thực thi giám sát và đàn áp lớn của ĐCSTQ, đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dinh-chi-ipo-cua-jack-ma-chinh-quyen-trung-quoc-nhac-nho-ai-moi-la-ong-chu.html

Trung Quốc: Người dân Trùng Khánh ủng hộ

TT Trump tái đắc cử, mang lại dân chủ cho đại lục

Vũ Dương

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã chạm đến trái tim của cả thế giới, người dân Trung Quốc sống dưới chế độ độc tài chuyên chế càng quan tâm đến kết quả cuộc bầu cử lần này.

Nhiều nhà hoạt động nhân quyền và công dân ở Trùng Khánh đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Tổng thống Trump tái đắc cử, kêu gọi chấm dứt chế độ chuyên chế của ĐCSTQ, theo EpochTimes.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hiếm khi không công bố kết quả trong ngày bầu cử như hôm 3/11 vừa qua, khi nghi vấn về việc gian lận phiếu bầu, kết quả bầu cử có thể phải trải qua trình tự tư pháp một thời gian dài mới xác định được.

Bầu cử Mỹ đã thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội trên thế giới, đặc biệt là người dân Trung Quốc đại lục.Trong danh sách 10 chủ đề tìm kiếm đứng đầu trong bảng xếp hạng tìm kiếm nóng trên Weibo ngày 5/11 thì có 4 mục liên quan đến bầu cử Mỹ. Chủ đề “bầu cử Mỹ” đã nhận được hơn 1,4 triệu lời bình luận và 6,3 tỷ lượt xem.

Ngày 6/11, các chủ đề liên quan đến bầu cử Mỹ vẫn đứng đầu danh sách tìm kiếm trên Weibo, với 380 triệu lượt xem.

Giới nhân sĩ hoạt động nhân quyền ở Trùng Khánh ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử

Nhiều nhân sĩ hoạt động nhân quyền ở Trùng Khánh khi tiếp nhận phỏng vấn của thời báo Epoch Times, đều bày tỏ mong rằng Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử, bởi ông là người thật sự tài giỏi, nhiệt tâm phục vụ người dân Mỹ cho đến người dân của cả thế giới.Nhà hoạt động nhân quyền Trùng Khánh Tiêu Chân Nghĩa (Xiao Zhenyi) nói: “Tôi cảm thấy Tổng thống Trump là một nhà lãnh đạo thật sự, ông ấy nói được làm được. Ông ấy phải là người chiến thắng, và cuối cùng ông ấy sẽ chiến thắng”.

Ông Tiêu nói rằng Hoa Kỳ là quốc gia lớn mạnh nhất và hy vọng rằng ông Trump có thể chủ trì tình hình chung của thế giới sau khi ông tái đắc cử, đồng thời thanh lý và tiêu diệt hết mọi thế lực tà ác.

Ông hy vọng rằng sau khi Tổng thống Trump tái đắc cử, ông ấy có thể liên kết với các quốc gia chính nghĩa đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân quyền, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia tồn tại vấn đề nhân quyền nghiêm trọng. “Tôi tin rằng người dân ở các nước sở tại đều vô cùng hoan nghênh và ủng hộ điều này. Tôi cũng tin rằng ngày này sớm hay muộn cũng sẽ đến”, ông nói.

Nhà hoạt động nhân quyền Trùng Khánh Lại Bổn Phú (Lai Benfu) khi tiếp nhận phỏng vấn của Thời báo EpochTimes, bên cạnh ông còn có vài nhân sĩ hoạt động nhân quyền, thay mặt bạn bè, ông nói: “Chúng tôi đều biết Trump là người được Thiên Chúa chọn trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này, và chúng tôi đều ủng hộ việc ông ấy tái đắc cử. Hết thảy mọi việc ông ấy làm đều đến nơi đến chốn. Ông ấy không nhận lương, ông ấy nhiệt tâm phục vụ cho người dân Mỹ và cả thế giới”.

Ông Lại Bổn Phú nói rằng, để đấu tranh cho dân chủ và tự do, cả gia đình Tổng thống Trump đều đang giúp ông trong chiến dịch tranh cử và đấu tranh để ông ấy có thể tiếp tục phục vụ cho người dân. “Ông ấy (Tổng thống Trump) chỉ nhận 1 đô-la mỗi năm. Chúng ta đừng nói đến những thứ khác, hãy xem đây rốt cuộc là tinh thần gì đây!”.

“Vì vậy, chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi mong rằng Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử. Chúng tôi ủng hộ ông ấy tái đắc cử. Ông ấy sẽ mang lại lợi ích cho toàn thế giới vì ông ấy không có tư tâm, không có vụ lợi cá nhân nào”, ông Lại nói.

Nhà hoạt động nhân quyền Trùng Khánh Triệu Lương (Zhao Liang) và những người bạn của ông khi tiếp nhận phỏng vấn của Thời báo Epoch Times, thay mặt những người bạn của mình, ông nói với phóng viên rằng: “Chúng tôi hy vọng Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử, chúng tôi cũng đã biết được một số gian lận trong bầu cử Mỹ, có phiếu bầu giả, thủ tiêu phiếu bầu của ông Trump… “.

Nhân sĩ hoạt động nhân quyền Trùng Khánh kêu gọi chấm dứt chính quyền tàn bạo ĐCSTQ

Những nhà hoạt động dân chủ này cũng kêu gọi sớm ngày kết thúc chế độ độc tài và tàn bạo của ĐCSTQ.

Ông Lại Bổn Phú cho hay, sau khi căn nhà của ông bị chính quyền cưỡng chế phá bỏ, bản thân ông cũng đã bị giam giữ hơn chục lần chỉ vì bảo vệ quyền lợi của mình. Trong thời gian bị giam giữ, ông đã lần lượt mất đi hai người thân – mẹ và vợ. Hai người thân của ông qua đời rồi, nhà chức trách còn cố tình không thông báo cho ông.

Ông nói, lần đó ông bị giam giữ hơn 300 ngày, gần một năm. “Tôi đã bị xử oan. Kết quả là họ bị định ra bốn tội lớn, như tội gây nguy hiểm cho an ninh công cộng, tội gây rối trật tự công cộng…”.

Khi ông bị giam giữ hơn hai tháng thì mẹ già hơn 90 tuổi của ông đã qua đời. Trong khoảng tháng thứ 4, thứ 5 ông bị giam cầm, vợ cũng đã qua đời vì không chịu nổi đả kích lớn.

Ông Lại Bổn Phú nói rằng Trung Quốc không có nhân quyền hay dân chủ, và các quan chức của chế độ độc tài của ĐCSTQ chỉ phục vụ cấp trên của họ và phớt lờ những người bên dưới. Người dân ở các nước dân chủ và tự do có phiếu bầu, những người được bầu phải phục vụ người dân.

“ĐCSTQ rất xấu xa. Mọi thứ nó làm trước đây đều là quay trở lại bắt nạt người dân của nó. Trước đây, nó cũng đã nói qua những lời này, ĐCSTQ chính là tà linh đến từ phương tây, nó không phải là tư tưởng trên mảnh đất chúng ta”, ông nói thêm: “Sự tà ác của ĐCSTQ không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được, chỉ là chúng ta không nghĩ đến mà thôi. Không tội ác nào nó không dám làm, cả thế giới đều đã bị nó thâm nhập”.

Lấy dịch bệnh lần này làm ví dụ, khi nó không kiểm soát được nữa thì nó chuyển hướng chú ý của dư luận, cố gắng đổ lỗi cho Hoa Kỳ, Ý và các nước khác. Hãy nói thêm từ bất động sản Trung Quốc, “Bất động sản từ lâu đã trên bờ vực sụp đổ. Hỏi có bao nhiêu người có thể mua nổi một căn nhà? Bởi tôi chính là người bị hại, sau khi ngôi nhà của tôi bị bọn chúng phá bỏ, vấn đề của tôi hơn chục năm đều không được giải quyết”, ông cho biết.

Khi vấn đề phát sinh, nó (ĐCSTQ) không giải quyết, mà chọn duy trì sự ổn định của nó với chi phí cao. “Nó thà chi hàng chục triệu phí để làm cái gọi là duy trì ổn định ngay trên thân các vị hơn là giải quyết vấn đề của các vị. Đây chính là tôn chỉ của nó xưa nay”.

Ông Lại Bổn Phú nói thêm rằng, sự tà ác của ĐCSTQ được thể hiện rõ ở đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Nó chỉ tuyên truyền mặt xấu xa của nó, nó chỉ cho phép nó lên tiếng, chứ nó không cho phép những tiếng nói bất đồng khác.

Ông nói: “ĐCSTQ không chút liên quan gì với chúng tôi. Chúng tôi đều đã ghi lại những điều tồi tệ mà nó đã làm”.

Ông Triệu Lương bày tỏ rằng, quan điểm cá nhân của ông cũng chính là quan điểm của tất cả mọi người (bạn bè bên cạnh ông), “Chúng tôi ở đất nước này, ở cái đất nước này có những chuyện cũng không tiện nói lắm. Tôi mong các vị (phóng viên) có thể hiểu cho, bởi ĐCSTQ quá xấu xa. Nó không có bản tính con người, chuyện gì cũng đều có thể làm ra được. Nó nằm ngoài sức tưởng tượng của con người, vậy nên có một số điều chúng ta cũng nên tránh”.

Bởi có những người mà ông ngưỡng mộ hiện đều đang ở trong tù, “nó (ĐCSTQ) muốn tống giam bạn thì tống giam bạn, không cần phải có nguyên do”, hoàn toàn không có luật pháp gì để nói đến cả.

Ông Triệu nói rằng hiện tại, nó (ĐCSTQ) muốn gì làm nấy, quyền lực công của nó được mở rộng không giới hạn, không phải chịu bất cứ hạn chế nào.  “Thành thật mà nói, mọi người từ lâu đều đã nhìn thấu cái chính quyền bạo ngược này rồi”.

Ông Triệu Lương hy vọng rằng Trung Quốc sẽ sớm ngày hiện thực hóa chính trị dân chủ, để người dân đều có thể tay cầm lá phiếu để bầu ra những quan chức và đảng phái chính trị có thể phục vụ cho người dân giống như người dân Mỹ quốc. Trên thực tế, mọi người đều không quá nhạy cảm với chính trị, điều mà họ quan tâm đến là cuộc sống. Một chế độ độc tài đối với người dân thì không có chỗ tốt đẹp gì để nói đến.

Ông Tiêu Chân Nghĩa nói rằng dưới hệ thống của ĐCSTQ, người dân thường không có quyền phát biểu và những người dân tầng đáy giống như những con kiến ​​không có quyền cơ bản của  một con người. Đây là một điều rất đáng buồn. Vì vậy, anh ấy hy vọng rằng Tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ có thể mang lại công lý, nhân quyền cho 1,4 tỷ người dân Trung Quốc”.

Ông hy vọng: “Người dân Trung Quốc phải có các quyền cơ bản của con người; quyền lực của tất cả các quan chức đều cần có sự chế ước, không phải nói đến các chế ước được treo trên tường, mà bằng các cuộc bầu cử và bãi nhiệm một cách hết sức thực tại; ngoài ra, tài sản của các quan chức cần phải được công bố”.

Video giới nhân sĩ theo đuổi tự do nhân quyền ở Trùng Khánh bày tỏ ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử:

https://www.dkn.tv/the-gioi/gioi-nhan-si-trung-khanh-ung-ho-tt-trump-tai-dac-cu-mang-lai-tu-do-dan-chu-cho-nguoi-dan-trung-quoc.html

Trung Quốc nêu lý do chưa chúc mừng

Tổng thống đắc cử Joe Biden

Hôm 9/11, Trung Quốc cho biết họ sẽ ‘theo thông lệ quốc tế’ khi đưa ra tuyên bố về cuộc bầu cử Hoa Kỳ, theo Reuters. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết như vậy khi được hỏi tại sao Bắc Kinh chưa chúc mừng chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.

Ông Biden đã có được đủ số phiếu đại cử tri để giành chức tổng thống nhưng Tổng thống đương nhiệm Donald Trump không nhượng bộ và đang đưa ra những thách thức pháp lý đối với kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/11, theo Reuters.

“Chúng tôi nhận thấy rằng ông Biden đã tuyên bố thắng cử. Chúng tôi hiểu rằng kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sẽ được xác định theo thủ tục và luật pháp Hoa Kỳ,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói tại một cuộc họp báo hàng ngày.

XEM THÊM:

Ngoại trưởng Đài Loan cảm ơn TT Trump đã hỗ trợ 4 năm qua

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang ở mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua với các tranh chấp từ công nghệ và thương mại đến vấn đề Hong Kong và COVID-19, và chính quyền Tổng thống Trump đã tung ra một loạt các biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Kinh.

Ông Uông nói: “Chúng tôi luôn tin rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ cần tăng cường giao tiếp và đối thoại, quản lý sự khác biệt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, mở rộng hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ song phương.”

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-neu-ly-do-chua-chuc-mung-tong-thong-dac-cu-joe-biden/5653628.html

ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết,

muốn ‘ép người dân ra mỡ’?

Trong một kế hoạch hoạt động nhằm mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây đã đề xuất một danh sách khuyến nghị các hộ gia đình trên toàn quốc phải dự trữ vật dụng dùng trong trường hợp khẩn cấp, với lý do là để đối phó với nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát vào mùa thu và mùa đông năm nay.

ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết, muốn ‘ép người dân ra mỡ’?

Chính quyền ĐCSTQ thúc giục người dân chi tiền để dự trữ hàng khẩn cấp, muốn ‘ép dầu’ từ những người dân bình thường. (Ảnh: Getty Images)

Vào ngày 29/10, Ủy ban Cải cách và Phát triển của ĐCSTQ đã công bố trên trang web của mình một thông báo về “Kế hoạch làm việc để mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng trong tương lai gần”, đồng thời đưa ra các nhiệm vụ nhằm mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng từ 19 khía cạnh.

Điều 15 của kế hoạch này do 14 ban ngành cùng lập ra, nêu rõ rằng cần phải “lập ra danh sách kiến nghị quốc gia về việc dự trữ vật dụng khẩn cấp trong gia đình vào mùa thu đông”, và dựa trên kinh nghiệm của Bắc Kinh và các nơi khác, “Xây dựng phiên bản cơ sở quốc gia về danh sách đồ dùng khẩn cấp cho gia đình được khuyến nghị, và khuyến khích các địa phương đẩy nhanh việc mở rộng danh sách tùy theo điều kiện tại địa phương, đồng thời hướng dẫn các gia đình thành thị cất giữ đồ dùng y tế như tủ sơ cứu gia đình.”

Ở Bắc Kinh và một số nơi khác đã ban hành “Danh sách mở rộng” của phiên bản mở rộng, trong đó liệt kê các loại thực phẩm cấp thiết, dụng cụ bảo vệ cá nhân và nhu yếu phẩm hàng ngày, dụng cụ thoát hiểm và vật dụng sơ cứu, thuốc men, các loại vật dụng và tài liệu có giá trị, v.v.

Chính quyền ĐCSTQ đã vận động tất cả các hộ gia đình trên toàn quốc phải tích trữ đồ dùng và vật dụng y tế khẩn cấp, đặc biệt là thúc giục tất cả các địa phương “tăng tốc” lập danh sách mở rộng, điều này đã làm giới quan sát có nhiều suy đoán.

Nhà nghiên cứu Trọng Đại Quân, cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Quan sát Kinh tế Quân đội Bắc Kinh, đã nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, vấn đề chính hiện nay là tiêu thụ không đủ, mà nguyên nhân là do tác động của dịch bệnh đã làm giảm thu nhập. Giải pháp của chính phủ cho vấn đề này phải bắt đầu từ tiêu dùng, trước hết là phải gửi tiền, chỉ khi người dân có tiền thì mới có thể mua sắm được.

Trọng Đại Quân nói rằng, nếu người dân có tiền trong tay, họ có thể không tiêu xài sao? Nhưng nếu người dân không có tiền, chính phủ lại đi kêu gọi họ phải tiêu tiền để dự trữ vật tư ứng phó khẩn cấp, đây chẳng phải là “uống thuốc độc để làm dịu cơn khát” sao?

Ông cho rằng mức tiêu dùng của người dân giảm xuống, có nghĩa là họ không có nhiều của cải và không đủ khả năng chi tiêu. Khi người dân không có khả năng tiêu dùng, chính quyền lại bắt người dân phải mua một đống “đồ vô dụng” về để trong nhà để kích cầu tiêu dùng, điều này chẳng phải sẽ càng làm suy giảm khả năng tiêu dùng của người dân hay sao?

Cao Du, một nhân viên truyền thông kỳ cựu ở Bắc Kinh, đã nói với VOA rằng, chính quyền ĐCSTQ đã yêu cầu các gia đình trên khắp cả nước phải dự trữ các mặt hàng tiêu dùng cấp thiết, vì vậy người dân thường sẽ tự nhiên nghĩ đến mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung và quan hệ tại eo biển Đài Loan, mặc dù bà không nghĩ rằng sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung và tại eo biển Đài Loan sẽ dẫn đến việc chiến tranh bùng nổ. Nhưng ĐCSTQ là lợi dụng tình hình chống Mỹ, để yêu cầu người dân phải tăng việc tiêu dùng không cần thiết.

Cao Du cũng cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã giáng một đòn nặng nề vào hoạt động “xuất khẩu” được coi là một trong những “mũi nhọn” của sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Trước tình hình dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, các ca nhiễm mới tại Hoa Kỳ cũng có xu hướng gia tăng. Một số quốc gia châu u lại một lần nữa phải “đóng cửa thành phố”, lượng đơn đặt hàng ở nước ngoài giảm mạnh đã khiến nhiều công ty xuất khẩu như Quảng Đông phải sa thải nhân viên, thậm chí là phá sản, bà cho rằng cái gọi là “tuần hoàn bên ngoài” mà Trung Quốc hy vọng cũng đang ngày càng trở nên vô dụng.

Bà nói: “Đây là tình cảnh khốn cùng mà toàn thể Trung Quốc đang phải đối mặt, vậy nên họ mới tìm cách để đối phó. Tiêu dùng cũng là một trong những vấn đề chủ chốt. Đầu tư của chính phủ gần như không còn, xuất khẩu không hoạt động và cũng không có đơn đặt hàng. Giờ chỉ có thể là ‘ép dầu’ từ nhân dân mà thôi”.

Minh Huy

Theo epochtimes.com

https://tinhhoa.net/dcstq-yeu-cau-cac-gia-dinh-du-tru-do-dung-cap-thiet-muon-ep-nguoi-dan-ra-mo.html

Tiết lộ sốc: Không chỉ Hunter, ĐCSTQ

đang giữ video tình dục

của nhiều chính trị gia nước ngoài

Vụ bê bối ổ cứng máy tính của Hunter, con trai ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden đã bị phanh phui, làm lộ tẩy nhiều thông tin về việc gia đình Biden cùng nhiều chính trị gia Mỹ đã bí mật cấu kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Có thông tin cho rằng, chứng cứ của Hunter có thể đang nằm trong tay của cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Vương Kỳ Sơn.

Tổng hợp báo cáo từ truyền thông, vào tháng 10 năm nay, một ổ cứng máy tính chứa một lượng lớn hình ảnh nhạy cảm, email và hồ sơ cuộc gọi của Hunter, con trai Biden đã bị tờ New York Post phanh phui. Các bằng chứng không chỉ cho thấy trong cuộc sống, Hunter có nhiều vấn đề nghiêm trọng như lạm dụng ma túy và tình dục trẻ vị thành niên, mà còn có các email về các vụ bê bối của gia đình Biden trong lĩnh vực kinh doanh đa quốc gia, các giao dịch và hợp tác với các quan chức ĐCSTQ.

Ông Giuliani, Luật sư riêng của Tổng thống Trump và cũng là cựu Thị trưởng New York, người ban đầu đã tiết lộ về vụ bê bối của cha con Biden với giới truyền thông, nói rằng có hàng nghìn bức ảnh trong ổ cứng của Hunter Biden, từ “không phù hợp” đến “bất hợp pháp”.

Wayne Root, người dẫn chương trình phát thanh Mỹ và là người phụ trách chuyên mục bình luận vấn đáp của Las Vegas đã tweet rằng, bạn của ông đã xem video trên máy tính của Hunter. Chính Hunter đã hãm hiếp và ngược đãi các cô gái Trung Quốc. Có hàng nghìn bức ảnh và video phản cảm về Hunter và các cô gái Trung Quốc, nhiều người trong số họ trông giống như trẻ em. Những thứ xuất hiện trong các bức ảnh và video này bao gồm cocaine, dụng cụ tiêm chích ma túy, tài liệu khiêu dâm, v.v.

Ông nói: “Các nguồn tin của tôi – ngày càng nhiều – hôm nay (19/10) họ đã xem video trên máy tính xách tay của Hunter. Sau đó đã trực tiếp nói với tôi… Tuyệt đối không phải là một tin đồn … họ đã thấy Hunter hiếp dâm và tra tấn (nhiều) trẻ em Trung Quốc … Chính quyền ĐCSTQ cũng có đoạn video tương tự … Biden đã thỏa hiệp. Ông ấy đã bị uy hiếp. (Ông ấy) không bao giờ có thể trở thành tổng thống.”

Vào ngày 5/11, tờ Secretchina, một kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài đã đưa tin rằng, Biden và con trai của ông đang thông đồng với ĐCSTQ, và đằng sau đó có thể còn có bàn tay sắp đặt của giới quyền quý ĐCSTQ. Các video dâm loạn của Hunter ở Trung Quốc có thể nằm trong tay cựu bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn. Do đó, điều này đã trở thành một thủ đoạn uy hiếp quan trọng của ĐCSTQ.

Báo cáo trích dẫn bài báo của nhà bình luận Vương Hữu Quần nói rằng, Hunter có mối quan hệ thân thiết với Xa Phong, con rể của Đới Tương Long, cựu chủ tịch Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Mỗi lần Hunter đến Bắc Kinh, anh ta sẽ liên lạc với Xa Phong và sống trong Tứ hợp viện ở số 11 Pangu Plaza. Trong ổ cứng máy tính của Hunter bao gồm các video và ảnh khiêu dâm của hai người ở đó.

Bài báo còn cho biết Xa Phong đã bị bắt vào ngày 2/6/2015. Và những việc mà Xa Phong cùng Hunter đã làm, chắc hẳn là được thực hiện tại nơi đó.

Hiện tại những tiết lộ trên vẫn rất khó để xác nhận nó có chính xác hay không. Tuy nhiên, trước và sau khi Xa Phong xảy ra chuyện thì truyền thông Đại lục và các phương tiện truyền thông nước ngoài đã có những báo cáo liên quan có thể chứng thực được điều đó.

Tờ “Netease” trước đây đã đưa tin rằng, Xa Phong có mối quan hệ bạn bè về chính trị và kinh doanh rất lớn, và Xa Phong có một câu lạc bộ sang trọng ở Hồng Kông, nằm dưới lòng đất trong một khách sạn bốn sao nào đó. Trong câu lạc bộ của Xa Phong có những dịch vụ về tình dục rất cao cấp, các nữ nhân viên phục vụ trong hội đều đạt tiêu chuẩn của các “nữ tiếp viên hàng không”.

Hãng thông tấn Bowen cũng đưa tin rằng, Xa Phong đã đầu tư một số tiền khổng lồ vào Bắc Kinh để cải tạo các câu lạc bộ bí mật, đồng thời chiêu mộ các nữ sinh viên xinh đẹp từ các trường múa, trường điện ảnh, trường nghệ thuật và các trường cao đẳng, đại học… để phục vụ các tỉnh trưởng, bộ trưởng và chủ tịch các ngân hàng để đổi lấy lợi ích.

Xa Phong dựa vào quyền lực và sức ảnh hưởng của cha vợ Đới Tương Long, cộng với việc ông ta còn thành lập câu lạc bộ bí mật phục vụ đặc biệt, và các quan chức có liên quan đều gắn với quyền lợi của Xa Phong, cho nên dù là đối với khoản vay, cổ phiếu hay là dự án, không gì là không có lợi.

Tờ Secretchina cũng trích dẫn bài báo “‘Danh sách thiệp vàng’ của Hiệp hội thương gia giàu có dẫn đến cơn đại khủng hoảng” do nhà bình luận Mã Vị Hành viết, đồng thời chỉ ra rằng sau khi bắt được đám người Xa Phong và thu giữ các đoạn video thì Vương Kỳ Sơn, khi đó là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, tất nhiên đã có trong tay danh sách loạt phim này.

Xa Phong bị cáo buộc là phe cánh của Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của ĐCSTQ. Bài báo cho biết vào ngày 2/6/2015, Xa Phong bị điều tra vì liên quan đến vụ án Mã Kiến – Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ. Ngoài Xa Phong – con rể của Đới Tương Long, cựu chủ tịch ngân hàng trung ương, vụ án còn kéo theo những bê bối tham nhũng của các chính trị gia khác thuộc phe Giang như Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm và Lưu Vân Sơn.

Truyền thông Hồng Kông từng đưa tin Xa Phong có 3 phi cơ riêng ở Hồng Kông. Lý Tố Phương, vợ của Lưu Vân Sơn, lúc đó là Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, cùng con trai mình là Lưu Nhạc Phi đã thường xuyên “mượn dùng” những phi cơ này, và bà Lý thường mượn đến 30 lần trong một năm. Lưu Nhạc Phi và Xa Phong là bạn kinh doanh thân thiết, còn Xa Phong là khách của gia đình Lưu Vân Sơn.

Nhà bình luận thời sự Vương Hữu Quần nói rằng, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là 2 người tồi tệ nhất ở Trung Quốc và trên thế giới. Họ đã sử dụng những người như Xa Phong để giăng bẫy Hunter, bí mật chụp ảnh và quay video về hành vi dâm dục của anh ta, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Carlo Maria Viganò – Cựu Tổng Giám mục Công giáo tại Hoa Kỳ, gần đây đã gửi một bức thư ngỏ cho Tổng thống Trump, bức thư nói rằng Joe Biden đã bị người khác nắm thóp, giống như các giáo chủ của “vòng tròn ma thuật” của Vatican (the Vatican’s “magic circle”, vòng tròn vây quanh giáo hoàng). Họ sẽ bị lợi dụng một cách không kiêng nể, cho phép các thế lực bất hợp pháp can thiệp vào chính trị trong nước và các vấn đề quốc tế.

Tờ Secretchina phân tích rằng, các thế lực phi pháp đang nắm thóp Biden, có thể đằng sau chính là ĐCSTQ. Điều này gợi nhớ đến “mặt trận thống nhất” chống lại giới kinh doanh và giới chính trị tại Hoa Kỳ của ĐCSTQ.

Hunter bị nghi ngờ có hành vi tấn công tình dục các bé gái vị thành niên, trong đó có tin tức về các bé gái Trung Quốc. Đối với những người Trung Quốc đã quen thuộc với xã hội dưới thời ĐCSTQ mà nói, điều này lại khơi gợi hình ảnh về những cô gái trẻ và các bé gái vị thành niên được cung cấp đặc biệt cho các quan chức ĐCSTQ.

Tần Bằng, một nhà bình luận về kinh tế và các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ, cho rằng ẩn tình của việc này rất nghiêm trọng. Trường hợp của Biden và Hunter đã tiết lộ rằng ĐCSTQ đã sử dụng một bộ những thứ được cung cấp đặc biệt cho các quan chức của ĐCSTQ để cung cấp cho các chính trị gia ở nước ngoài, ví dụ như: Cung cấp nội tạng đặc biệt, cung cấp phụ nữ đặc biệt, quyên góp tiền đặc biệt … Điều này không phải chỉ để đạt được sự trao đổi về quyền lực và tiền bạc, mà ĐCSTQ còn quay video lại để kiểm soát các quan chức nước ngoài cùng người nhà của họ. Không nơi nào là không dùng đến chiêu thức này, họ đích thị là ma quỷ.

Để có được sự ủng hộ từ các chính trị gia nước ngoài, ĐCSTQ thường sử dụng tiền hối lộ và các vụ bê bối tình dục. Vào ngày 19/7 năm nay, người sáng lập và cũng là giám đốc điều hành của tổ chức AI (Trí tuệ nhân tạo) Cyrus A. Parsa đã phát hành một đoạn video ngắn trên Twitter, nói rằng các chính trị gia và các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đã bị ĐCSTQ quay phim về tình dục, Ông đề nghị Tổng thống Trump để Bộ Tư pháp Mỹ điều tra vụ việc này. Parsa cũng nói rằng, ông đã tự hỏi liệu sự im lặng của những nhân vật trọng yếu ở Mỹ đối với tội ác của ĐCSTQ có liên quan đến những khoản hối lộ khổng lồ và video tình dục như vậy hay không?

Cyrus A. Parsa nói rằng, có rất nhiều chính trị gia và các nhà lãnh đạo công ty của Mỹ đã bị ĐCSTQ quay video về tình dục. “Bọn họ đã đến thăm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao, Thái Lan và cả hòn đảo mà mọi người đang nói đến.”

Nhà văn tự do Đường Tịnh Viễn đã đăng lại video này và nói rằng Parsa đã đề cập đến các thủ đoạn của ĐCSTQ trong việc kiểm soát các chính trị gia cùng các giám đốc điều hành các công ty lớn ở phương Tây: Đe dọa bê bối tình dục + số tiền hối lộ khổng lồ. Nhưng “điều làm người ta bất ngờ hơn nữa là bác sĩ Fauci, người được mệnh danh là chuyên gia số một về bệnh truyền nhiễm, lại cũng có mặt trong đó… hy vọng rằng ông ấy sẽ nêu danh sách những người có liên quan. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Biden và con trai ông ta có tên trong danh sách.”

Vào đầu tháng 4 năm nay, Ngụy Kinh Sinh, một nhà lãnh đạo phong trào dân chủ Trung Quốc, đã tuyên bố tại Quốc hội Đan Mạch rằng, hối lộ tình dục là một trong những thủ đoạn lâu nay của ĐCSTQ, và các thủ đoạn mà ĐCSTQ dùng để hối lộ các nhân vật cốt cán cùng các nhà ngoại giao nước ngoài khác thậm chí còn vượt xa thế giới ngầm nói chung.

Hồ Lực Nhâm, một doanh nhân lưu vong gốc Thượng Hải sống tại Hoa Kỳ, cũng tiết lộ vào tháng 4 năm nay rằng ĐCSTQ đã sử dụng tiền cùng tình dục để hối lộ các chính trị gia nước ngoài. Hồ Lực Nhâm đã tweet rằng, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ có một đội ngũ không phải là nhân viên ở Bắc Kinh, họ có

nhiệm vụ chuyên tìm kiếm những phụ nữ xinh đẹp để ngủ với các chính trị gia nước ngoài đang đến thăm. Và chi phí khổng lồ cho việc này đều do đội này trả.

Ngay từ năm 2010, Fadden, khi đó là giám đốc tình báo Canada, đã công khai tiết lộ rằng ĐCSTQ đã thâm nhập vào chính trường Canada. Ông nói rằng trong thời gian ĐCSTQ mời các quan chức Canada đến thăm Trung Quốc, họ đã lần lượt thay phiên nhau hưởng thụ gái đẹp, người nhà của đoàn tùy tùng cũng không được buông tha.

Minh Huy

Theo soundofhope.org

https://tinhhoa.net/tiet-lo-soc-khong-chi-hunter-dcstq-dang-giu-video-tinh-duc-cua-nhieu-chinh-tri-gia-nuoc-ngoai.html

Manila ủng hộ Bắc Kinh ứng cử

vào Tòa Án Công Lý Quốc tế

Trọng Nghĩa

Ngày 11/11/2020, Tòa Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice / Cour de Justice Internationale) sẽ bầu lại các thẩm phán cho nhiệm kỳ bắt đầu vào năm tới 2021. Trong môt thông điệp được công bố ngày 08/11, ngoại trưởng Philippines đã chỉ thị cho phái bộ nước này tại Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc vào một trong 5 ghế trống tại Tòa Án.

Trong một tin nhắn Twitter, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin nói rõ “Các vị được yêu cầu bỏ lá phiếu của Philippines cho ứng viên Trung Quốc ở Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ). Đó là chỉ dẫn duy nhất”.

Trong lần bầu cử này, có tổng cộng 8 ứng viên tranh 5 ghế thẩm phán được bỏ trống, trong số này có 4 thẩm phán tái tranh cử vì sẽ mãn nhiệm vào ngày 5/2/2021. Ứng viên Trung Quốc bà Tiết Hãn Cầu, hiện là phó chánh án ICJ, nằm trong số 4 người đó.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, một tài liệu của Liên Hiệp Quốc ngày 29/06 cho thấy Philippines đã chọn ủng hộ một ứng viên khác là thẩm phán Nhật Bản Yuji Iwasawa thay vì bà Tiết Hãn Cầu. Về vấn đề này, bộ Ngoại Giao Philippines cho biết nước này có thể ủng hộ nhiều hơn một ứng viên vì có đến 5 vị trí trống.

Những ứng viên còn lại bao gồm Julia Sebutinde (Uganda), Yuji Iwasawa (Japan), Peter Tomka (Slovakia), Taoheed Olufemi Elias (Nigeria), Emmanuel Ugirashebuja (Rwanda), Maja Seršić (Croatia), và Georg Nolte (Đức).

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thiên hẳn về phía Trung Quốc và đã nhiều lần ủng hộ ứng viên của Bắc Kinh trong các định chế quốc tế, sắn sàng phớt lờ ứng viên của các đồng minh ASEAN.

Tháng Ba vừa qua, Manila đã ủng hộ ứng viên Trung Quốc vào chức tổng giám đốc Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO), thay vì bầu cho một ứng viên Singapore. Hành động này đã khiến ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phải công khai lên tiếng bày tỏ thái độ bất bình.

Tòa Án Công Lý Quốc Tế, còn được gọi là Tòa Án Thế Giới, là định chế tư pháp cao nhất của Liên Hợp Quốc về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Tòa gồm 15 thẩm phán được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An bầu ra với nhiệm kỳ 9 năm. Các thẩm phán được phép tái tranh cử.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201109-manila-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-b%E1%BA%AFc-kinh-%E1%BB%A9ng-c%E1%BB%AD-v%C3%A0o-t%C3%B2a-%C3%A1n-c%C3%B4ng-l%C3%BD-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF

Cảnh sát Thái Lan xịt vòi rồng

để ngăn chặn người biểu tình

Tin từ Bangkok – Hôm Chủ nhật (8/11), cảnh sát Thái Lan đã sử dụng vòi rồng để giải tán hàng nghìn người biểu tình đòi lật đổ chính phủ và cải cách chế độ quân chủ. Đây chỉ là lần thứ hai cảnh sát phải sử dụng tới vòi rồng sau nhiều tháng diễn ra các cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ dân chủ và đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức.

Reuters ước tính có hơn 10,000 người biểu tình ở Tượng đài Dân chủ thuộc trung tâm Bangkok, hơn 7000 cảnh sát đã được huy động. Cảnh sát đã dùng xe buýt, dây thép gai để làm rào chắn và bắn vòi rồng để ngăn dòng người biểu tình tiến về phía trước. Nhưng các nhân chứng cho biết một số người biểu tình đã vào được khu vực Sanam Luang, hay còn được gọi là Sân Hoàng gia, bên cạnh Cung điện Hoàng gia.

Những người biểu tình cho biết họ đang cố gắng truyền thông điệp này tới Văn phòng Hoàng gia Thái Lan. Theo những người biểu tình, chế độ quân chủ đã giúp tăng sự thống trị của quân đội đối với Thái Lan trong nhiều thập kỷ qua.

Gần đây nhất là ông Prayuth, người đứng đầu cuộc đảo chính năm 2014 và đắc cử Thủ tướng vào năm 2015. Những người biểu tình đòi thay đổi chính sách giúp nhà vua có quyền lực cá nhân đối với tài sản cung điện và một số đơn vị quân đội.

Hàng trăm người theo chủ nghĩa bảo hoàng trước đó đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Tượng đài Dân chủ, mặc áo vàng theo màu của hoàng gia và vẫy cờ Thái Lan. Nhiều người giơ cao ảnh của nhà vua và cha của nhà vua, cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej. (BBT)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-thai-kan-xit-voi-rong-de-ngan-chan-nguoi-bieu-tinh/