Tin khắp nơi – 08/12/2017
Nhật Bản: Dùng drone buộc nhân viên về đúng giờ
Drone gắn camera sẽ bay qua các văn phòng và phát bản nhạc nổi tiếng của Scotland ‘Những ngày xưa thân ái’ (Auld Lang Syne) – bản nhạc thường được sử dụng ở Nhật để thông báo các cửa hàng đang đóng cửa.
Nhật Bản nhiều năm qua cố gắng hạn chế tình trạng làm thêm giờ cũng như các hệ lụy của nó chẳng hạn như các vấn đề sức khỏe, thậm chí tử vong.
Tuy nhiên ý tưởng này không làm các chuyên gia ấn tượng, thậm chí có người còn cho rằng nó ‘ngớ ngẩn’.
TQ: ‘Drone của Ấn Độ ‘xâm phạm không phận’
Myanmar bắt phóng viên nước ngoài
‘Drone hàng chợ’ là đe dọa giết người
Theo truyền thông Nhật Bản, công ty an ninh và vệ sinh văn phòng Taisei sẽ phối hợp với nhà sản xuất drone Blue Innovation và công ty viễn thông NTT East để phát triển thiết bị này.
“Bạn không thể làm việc được khi bạn nghĩ ‘ôi nó sẽ bay đến bất cứ lúc nào, và rồi nghe thấy bản Auld Lang Syne vang lên cùng tiếng vo vo của drone,” Norihiro Kato, giám đốc Taisei, nói với AFP.
Taisei dự định bắt đầu thử dịch nghiệm dịch vụ drone trong nội bộ công ty vào tháng 4 năm 2018, sau đó sẽ triển khai tới các công ty khác trong cùng năm.
Một công cụ hiệu quả?
“Câu trả lời ngắn gọn là: không,” Seijiro Takeshita, giáo sư khoa Quản lý và Thông tin tại Đại học Shizuoka nói với BBC.
“Đó là một điều ngớ ngẩn và các công ty đang làm việc này chỉ vì họ cần phải được nhìn nhận là đang làm gì đó để giải quyết vấn đề.”
Vấn đề làm thêm giờ bắt nguồn từ văn hoá làm việc và nên được giải quyết dựa trên nền tảng cơ bản hơn.
Hai mặt cuộc sống phi công Mỹ điều khiển drone ném bom từ xa
Cá voi đầu bò vào ‘tầm ngắm’ của drone – BBC Tiếng Việt
“Tạo ra nhận thức tất nhiên rất quan trọng – nhưng điều này gần như là một trò lừa bịp theo ý kiến của tôi.”
Scott North, giáo sư về xã hội học tại Đại học Osaka, nói: “Ngay cả khi robot quấy rối này khiến nhân viên rời khỏi văn phòng, họ sẽ mang việc về nhà làm nếu họ chưa xong việc.”
Ông nói thêm: “Để giảm làm thêm, cần phải giảm bớt khối lượng công việc, thông qua việc giảm bớt các việc tốn thời gian, hoặc bằng cách thuê thêm nhân viên”.
Nhật Bản từ lâu đã phải vật lộn để phá vỡ văn hóa làm việc cũ kỹ kéo dài hàng thập kỷ nơi nhân viên không dám rời nhiệm sở trước đồng nghiệp hoặc sếp.
Thậm chí đã hình thành từ mới sau những vấn đề nghiêm trọng phát sinh do kéo dài giờ làm việc: Karoshi, có nghĩa chết vì làm việc quá sức.
Thói quen làm việc quá giờ, đặc biệt đối với những người mới trong công ty, được xem là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe dẫn đến đột quỵ, đau tim và tự sát.
Vào tháng 10, công ty quảng cáo Dentsu bị phạt vì vi phạm luật lao động sau khi một nữ công nhân nữ trẻ tự tử sau khi làm thêm 159 giờ trong một tháng.
Đầu năm nay, chính phủ Nhật Bản đưa ra chương trình Premium thứ Sáu, khuyến khích các công ty cho phép nhân viên rời văn phòng lúc 15:00 vào thứ Sáu cuối cùng mỗi tháng.
Nhưng kế hoạch đến nay không thành công vì nhiều nhân viên nói rằng thứ Sáu cuối cùng của tháng là một trong những ngày bận rộn nhất của họ.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42282449
Ba Lan: Chính khách 49 tuổi thành thủ tướng
Mạc Việt HồngGửi từ Warsaw
Giới quan sát chính trị Ba Lan trong vài tuần lại đây đã dự đoán sự ra đi của thủ tướng đương nhiệm Beata Szydlo (54 tuổi) và coi ông Mateusz Morawiecki (49 tuổi) như ứng viên nặng ký nhất cho chiếc ghế này.
Vì sao Tổng thống Ba Lan thăm VN?
Walesa ‘làm đặc tình cho cộng sản Ba Lan’
Ba Lan biểu tình phản đối cải cách tư pháp
Cuộc họp tối qua của đảng cầm quyền PiS (Pháp luật và Công Lý) đã chấm dứt những đồn đoán bấy lâu nay. Nữ thủ tướng Beata chính thức xin từ chức và được chấp thuận. Trước đó vài ngày, trên Twitter bà đã để lại lời úp mở từ biệt và cám ơn cử tri.
Ngay sau đó, cũng trong cuộc họp này, Mateusz Morawiecki đã nhận được sự đồng thuận lớn của đảng PiS cho chức vụ thủ tướng. Ông sẽ chính thức nhậm chức sau khi được quốc hội thông qua. Với ưu thế đa số tuyệt đối trong quốc hội, việc phê chuẩn này chỉ đơn thuần mang tính thủ tục.
Một nội các mới với nhiều tân bộ trưởng dự tính sẽ được Mateusz Morawiecki trình làng vào thứ Ba tuần tới. Hiện mới chỉ biết chắc chắn, bộ trưởng bộ Ngoại Giao sẽ được thay thế.
Trong 2 năm qua, kể từ khi PiS cầm quyền và Beata Szydlo trên cương vị thủ tướng, kinh tế Ba Lan tăng trưởng tốt, ngân sách thặng dư, lương bổng trong nhiều lĩnh vực không ngừng tăng và nạn thất nghiệp giảm mạnh. Vậy điều gì đã khiến chính phủ Ba Lan ‘thay ngựa giữa dòng’ như vậy?
Hai năm của giải pháp tình thế
Có lẽ chính PiS cũng không ngờ rằng, họ đã thắng như chẻ tre trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng Tư năm 2015 và tiếp theo đó là cuộc bầu cử quốc hội vào tháng Mười cùng năm.
Một trong những người đóng góp lớn trong chiến dịch tranh cử hết sức hiệu quả này chính là bà Beata Szydlo trên cương vị chủ tịch ủy ban bầu cử của đảng. Chương trình vận động tranh cử của PiS được đánh giá là rất thực tế và có tác ðộng đến tận những vùng xa xôi hẻo lánh nhất của đất nước
Sau chiến thắng ngoạn mục và bất ngờ, PiS dường như đã lâm vào cuộc khủng hoảng về nhân sự. Hàng loạt các chức vụ cần bổ nhiệm và nhìn đâu cũng thiếu trước hụt sau. Nhiều nhân vật từ các đảng phái đối lập nhẩy sang cũng gần như ngay lập tức được ngồi vào những vị trí lãnh đạo.
Trong bối cảnh đó, dù không có nhiều kinh nghiệm trong điều hành kinh tế, nhưng với những thành tích vượt trội trong quá trình vận động tranh cử cho đảng, bà Szydlo đã được đặt vào chiếc ghế quyền lực này.
Nền kinh tế vẫn vận hành trôi chảy và cá nhân thủ tướng không có bất kỳ xì-căng-đan nào trong 2 năm qua, nhưng nhiều người vẫn đánh giá bà như chiếc bóng mờ nhạt của chủ tịch đảng Jaroslaw Kaczynski. Bản thân bà cũng ý thức được những sức ép từ trong đảng, như đôi lần đã thổ lộ với báo chí.
Và vai trò ‘bước đệm’ của bà cũng đến lúc kết thúc. Sau khi từ nhiệm, được biết bà vẫn có thể tiếp tục phụng sự trên cương vị phó thủ tướng phụ trách mảng xã hội.
Con át chủ bài của PiS
Ngay từ khi PiS thắng cử, nhiều dự đoán cho rằng, chủ tịch đảng, ông Jaroslaw Kaczynski sẽ nắm giữ cương vị thủ tướng như ông đã làm 10 năm trước đó. Nhưng Kaczynski tỏ ra nhất quán trong những phát biểu liên quan tới vấn đề này. Ông sẽ chỉ là người thiết kế chiến lược, một người đầy quyền lực nhưng đứng sau cánh gà.
Giới thiệu về người sẽ ngồi vào chiếc ghế thủ tướng, ‘nhân vật quyền lực’ nói, không có ai xứng đáng hơn Mateusz Morawiecki .
Điều này quả là đúng, nếu nhìn vào quá trình hoạt động của Mateusz Morawiecki cũng như nền tảng gia đình ông.
Cha của Mateusz Morawiecki, ông Kornel, từng là nhà hoạt động đối lập có tên tuổi dưới thời cộng sản. Vào thời điểm con trai ra đời – năm 1968 – ông đang tham gia vào phong trào đình công, bãi khóa của sinh viên và tiếp đó là phản đối sự can thiệp quân sự của Liên Xô vào Tiệp Khắc. Trong cuộc đời hoạt động, ông Kornel từng vài lần bị hành hung và nhiều lần bị bắt giam. Ông vẫn góp mặt trên chính trường cho tới những năm sau này và từng ra ứng cử tổng thống năm 2010, nhưng không thành công.
Mateusz Morawiecki thừa hưởng nhiều tính cách của cha khi dấn thân vào con đường chính trị.
Người sắp ngồi vào chiếc ghế thủ tướng từng tốt nghiệp đại học ngành Sử, tiếp đó là Kinh tế và sau là cao học về Luật châu Âu. Ông từng là cố vấn kinh tế cho cựu thủ tướng Donald Tusk – một nhân vật đối trọng với đảng cầm quyền hiện nay – và giữ vai trò nhất định trong việc đàm phán để Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Bên cạnh các hoạt động chính trị, Mateusz Morawiecki gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực điều hành kinh tế. Trong 8 năm từ 2007 tới 2015, trên cương vị chủ tịch hội đồng quản trị nhà bank WBK, ông đã đưa ngân hàng này liên tục lên hạng và trở thành nhà bank lớn thứ 3 ở Ba Lan với cổ phiếu gần như luôn xanh ngắt.
Sau khi PiS thắng cử, ông đã bỏ công việc điều hành ngân hàng với mức lương cao gấp 10 lần, để chính thức bước vào chính trường, trở thành phó thủ tướng, sau đó kiêm bộ trưởng bộ Tài chính và Phát triển.
Nhiều người cho rằng, chính Mateusz Morawiecki giữ vai trò quan trọng trong những quyết sách kinh tế vừa qua của PiS.
Với đường lối đề cao chủ quyền dân tộc và chú trọng phát triển kinh tế, việc thay đổi này của PiS có thể là bước đột phá chiến lược để hướng tới những mục tiêu kinh tế dài hạn trong tương lai.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nhà báo tự do sống tại Warsaw, Ba Lan.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42279444
Anh – EU đạt thỏa thuận Brexit lúc mờ sáng
Sau mấy ngày căng thẳng, Thủ tướng Theresa May đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về Brexit với lãnh đạo EU sớm ngày 8/12 ở Brussels.
Bà May đã sang Brussels lúc tờ mờ sáng thứ Sáu để gặp các lãnh đạo EU lúc 6 giờ sáng, giờ GMT nhằm cứu vãn đàm phán có nguy cơ đổ vỡ.
Hôm thứ Hai tuần này, bà đã trở về từ Brussels “tay hỏng bỏng không” vì vướng mắc quanh vấn đề biên giới Bắc Ireland.
EU-Anh không đạt thỏa thuận về Brexit
EU không bị nguy cơ sau Brexit
Anh không hề ‘đánh giá tác động’ Brexit?
Nay, EU, gồm Cộng hòa Ireland, và Anh gồm vùng Bắc Ireland, đồng ý là sẽ không lập lại các trạm kiểm soát biên giới giữa hai miền, kể cả sau khi Anh ra khỏi EU.
Giải quyết được vấn đề này thì hai bên mới có thể đi tiếp để đàm phán về thỏa thuận thương mại EU-Anh hậu Brexit.
Sau cuộc gặp của Chủ tịch Ủy hội EU, Jean-Claude Juncker và thủ tướng Anh, Theresa May, nhà đàm phán chính của EU, ông Michel Barnier đã lên truyền hình tại Brussels tuyên bố thỏa thuận chung cuộc, sẽ hoàn tất vào tháng 10/2018 để Anh ra khỏi EU.
Cứu cả một chính phủ?
Khủng hoảng trong đàm phán Brexit hôm đầu tuần quan chức EU lo ngại chính phủ của bà May có thể tan rã và EU không biết làm sao với chính trị Anh.
không đạt thỏa thuận bước một này, chính phủ bà May sẽ rơi vào khó khăn nghiêm trọng về chính trịLaura Kuensberger
Vì thế, bản thân ông Juncker đã vui mừng nói vào sáng 8/12 rằng “cả hai bên đều cố gắng nhượng bộ”.
Theo biên tập viên chính trị của BBC, bà Laura Kuensberger, người theo sát tình hình đàm phán Brexit, thì nếu không đạt thỏa thuận bước một này, “chính phủ bà May sẽ rơi vào khó khăn nghiêm trọng về chính trị”.
Nhóm công tác của thủ tướng Anh đã làm việc suốt đêm thứ Năm sang ngày thứ Sáu để phi cơ chở bà May rời London lúc 04:57 phút sang Brussels trong nỗ lực cứu vãn tình thế.
Lý do là nếu hai bên không đạt thỏa thuận bằng văn bản về các nét chính của quan hệ EU-Anh sau Brexit, các đàm phán thương mại sẽ không thể bắt đầu.
Những gì hai bên thông báo cho công chúng đầu giờ sáng thứ Sáu cho thấy EU thừa nhận “có đủ tiến bộ trong đàm phán sơ bộ” để tiến đến thảo luận chi tiết về thương mại.
Nếu không đạt các thỏa thuận thương mại nào đó, Anh sẽ chỉ còn cách dùng quy chế thành viên WTO trong quan hệ với EU sau khi rời khối này.
Ngoài vấn đề biên giới giữa Liên hiệp Vương quốc Anh và EU ở đảo Ireland, hai bên đồng ý đảm bảo hoàn toàn các quyền lợi cho công dân EU đã ở Anh, và công dân Anh đã ở EU.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42278824
Trump và Jerusalem: Đã có đụng độ
Một số người Palestine bị thương trong đụng độ ở Dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan khi phản đối quyết định của Donald Trump công nhận Jerusalem là ‘thủ đô Israel’.
Ít nhất 17 người Palestine đã bị thương, trong đó một người ở vào tình trạng nguy kịch sau đụng độ với quân đội Israel.
Hàng trăm quân Israel được triển khai vào vùng Bờ Tây sau khi người Palestine tuyên bố đình công và biểu tình ngoài phố.
Trump sắp công nhận Jerusalem là thủ đô Israel
Israel thông qua luật về khu định cư Bờ Tây
Israel chỉ trích nghị quyết của LHQ
Họ đốt lốp xe và ném gạch đá về phía quân Israel.
Đáp lại, quân Israel bắn đạn cao su và phun hơi cay.
Phân tích tuyên bố của Tổng thống Trump về Jerusalem
Còn ở Gaza, quân Israel bắn cả đạn thật để đáp trả thanh thiếu niên Palestine ném đá qua hàng rào phân cách.
Các nước Hồi giáo cùng lên án Trump
Ảrập Saudi, đồng minh quân sự của Washington, đã chính thức lên án quyết định của Hoa Kỳ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, trong bối cảnh những lời chỉ trích quốc tế tăng cao.
Thông cáo của vương quốc Vùng Vịnh cho biết tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump là “phi lý và vô trách nhiệm”.
Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi động thái này là “một ngày lịch sử”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng Israel cảm ơn sâu sắc đối với Tổng thống Trump, người đã “lên tiếng về lịch sử của thủ đô”.
Ông cũng nói Israel “rất cảm động nếu các nước khác cũng làm như vậy. Tôi không nghi ngờ rằng các Đại sứ quán khác cũng sẽ chuyển tới Jerusalem – thời khắc đã tới”. Ông không nêu tên bất kì nước nào, tuy nhiên Philippines và Cộng hòa Czech đã được truyền thông Israel nhắc đến.
Tâm trạng này trái ngược với người Palestine.
Ismail Haniyeh, lãnh đạo phong trào Hamas tại dải Gaza đã kêu gọi một “ngày nổi dậy” vào thứ Sáu và nói rằng đây nên là”ngày đầu tiên của cuộc nổi dậy chống lại kẻ xâm lược”.
“Chúng tôi đã đưa ra hướng dẫn tới tất cả các thành viên Hamas và những người ủng hộ để chuẩn bị sẵn sàng cho những mệnh lệnh hoặc hướng dẫn tiếp theo sẽ diễn ra trước sự nguy cấp chiến lược này,” ông nói trong một diễn văn tại Gaza.
Cùng lúc đó, đối thủ của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas với phong trào Fatah đang tìm cách phản đối qua con đường ngoại giao, bằng cách khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và thúc đẩy vị thế lớn hơn trong Liên minh Ả-rập.
Tổng thống Trump đã đảo ngược chính sách của Hoa Kỳ từ hàng thập kỷ trước. Quyết định về Jerusalem là một trong những vấn đề gai góc nhất giữa Israel và người Palestine.
Tám trong số 15 quốc gia hiện đang là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi tổ chức cuộc họp khẩn cấp về quyết định của Mỹ trước cuối tuần này.
Vì sao tuyên bố này đáng lưu ý?
Jerusalem chiếm vị trí quan trọng đối với cả Israel và Palestine. Nơi đây bao gồm những vùng đất thiêng liêng của 3 dòng đạo lớn – đạo Do thái, đạo Hồi và đạo Thiên chúa.
Chủ quyền của Israel đối với Jerusalem chưa bao giờ được quốc tế công nhận, và tất cả các nước đặt Đại sứ quán của mình tại Tel Aviv.
Đông Jerusalem, bao gồm Thành phố cổ, được sáp nhập bởi Israel sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, nhưng cho đến nay nó vẫn không được quốc tế công nhận là một phần của Israel.
Theo Hòa ước Israel – Palestine năm 1993, hiện trạng cuối cùng của Jerusalem cần được đàm phán ở những cuộc đối thoại hòa bình về sau.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42273013
Nhật mua hỏa tiễn tầm xa phòng mối nguy Bắc Hàn
Nhật bản có kế hoạch mua tên lửa tấn công không đối đất để đối phó với mối đe dọa về quân sự đang gia tăng từ phía Bắc Hàn. Bộ trưởng Quốc phong Nhật Itsunori Onodera cho biết như vậy hôm 8 tháng 12.
Bộ trưởng Onodera cho biết Bộ Quốc phòng Xứ Phù Tang dự định sẽ yêu cầu một ngân khoản đặc biệt cho năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2018 để mua các tên lửa như thế để triển khai cho các máy bay chiến đấu.
Truyền thông Nhật bản cho biết các tên lửa mà Nhật định mua là JASSM và LRASM của các công ty Mỹ và có tầm bắn khoảng 900 km. Ngoài ra, Nhật bản cũng có kết hoạch mua tên lửa tấn công kết hợp với tầm bắn khoảng 500 km của công ty Kongsberg của Na Uy.
Hồi đầu tuần này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói với Quốc hội Nhật rằng các vụ thử tên lửa của Bắc Hàn là mối nguy cấp bách đối với Nhật.
Thượng viện Nhật cũng đã thông qua một nghị quyết phản đối vụ bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Hàn rơi xuống bờ biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật bản gần đây.
Việc Bộ Quốc phòng Nhật bản lên kế hoạch mua tên lửa tấn công có thể gây ra những tranh cãi ở Nhật vì từ lâu nay Nhật bản vẫn chủ trương duy trì chính sách phòng vệ theo hiến pháp hòa bình của nước này. Hiến pháp Nhật không cho phép Nhật Bản sử dụng vũ lực như là phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Chính sách của quân đội Nhật cũng bị giới hạn vào việc phong vệ và dựa phần lớn vào Hoa Kỳ khi có sự tấn công từ bên ngoài vào lãnh thổ Nhật.
Bộ trưởng Onodera nói quân đội Nhật sẽ vẫn duy trì chính sách này nhưng ông nói ông sẽ trình bày vấn đề mua tên lửa như là cách để quân đội Nhật đói phó với đối thủ ở bên ngoài tầm đe dọa.
Tuy nhiên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi còn chay đua vào Nhà Trắng đã từng nêu ra ý kiến rằng Nhật Bản cần phải làm nhiều hơn nữa để tự bảo vệ mình. Từ sau khi lên nắm chức, Tổng thống Trump và các nhà ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục khẳng định sự ủng hộ đối với Nhật Bản.
Hàn Quốc tăng ngân sách quốc phòng với mức cao nhất
Hàn Quốc sang năm sẽ cho tăng ngân sách quốc phòng lên 7%. Đây là mức tăng thường niên cao nhất trong vòng 9 năm qua.
Mạng báo UPI loan tin này ngày 6 tháng 12 cho biết Quốc Hội Nam Hàn vào sáng ngày trước đó đã phê chuẩn kế hoạch ngân sách quốc phòng cho năm tới là gần 40 tỷ đô la Mỹ.
Hơn một phần tư của ngân sách duyệt chi được nói sẽ dùng cho công tác tăng cường khả năng chống hiểm họa hỏa tiễn và hạt nhân từ miền Bắc. Cụ thể là công tác bố trí sớm hệ thống phòng thủ ‘ba trụ cột’ tại miền nam. Trụ cột thứ nhất được gọi là Chương trình Chuỗi Tiêu Diệt nhắm đến tiến hành những cuộc tấn công phủ đầu khi phát hiện ra những hỏa tiễn được phóng từ miền bắc xuống.
Nếu như những cuộc tấn công phủ đầu như thế thất bại thì trụ cột thứ hai có tên Chương trình Phòng Thủ Tên Lửa và Hàng Không (KAMD) sẽ đảm nhận công tác bắn hạ hỏa tiễn trước khi chúng đến được mục tiêu.
Và trụ cột phòng thủ thứ ba có tên Sáng kiến Trả Đũa và Trừng Phạt Qui Mô (KMPR) sẽ nhắm đánh những cơ quan kiểm soát và mục tiêu đầu não tại phía Bắc Triều Tiên bằng hỏa tiễn và không kích.
Gần 1 tỷ rưỡi độ la Mỹ sẽ được dành cho việc nâng cấp hệ thống bệ phóng đa tên lửa 230 mm, hệ thống radar phát hiện và an toàn quanh các căn cứ chính thuộc những dự án khác.
Ngân sách quốc phòng năm tới của Hàn Quốc cũng sẽ dành ra hơn 2 triệu 600 ngàn đô la Mỹ cho công tác nghiên cứu- phát triển những loại vũ khí tối tân. Khoản này tăng hơn 4% so với năm ngoái.
Lương tháng của binh lính Hàn Quốc sẽ được tăng; cấp trung sĩ được tăng gấp đôi từ 197 đô la Mỹ mỗi tháng lên 371 đô la Mỹ trong năm 2018. Chính quyền của tổng thống Moon Jae-in chủ trương cải cách quân đội thông qua biện pháp tăng cường hệ thống vũ khí và giảm quân số.
Vào tháng qua Hàn Quốc chính thức khởi động một lực lượng đặc biệt gồm 1 ngàn thành viên có nhiệm vụ tiêu diệt đội ngũ lãnh đạo Bắc Hàn trong tình huống bất ngờ.
Trung Đông, quốc gia Hồi giáo ‘thịnh nộ’
với tuyên bố của Trump về Jerusalem
Cảnh sát Israel đã bắn hơi cay vào những người biểu tình Palestine ở Bethlehem trong ngày thứ Sáu (8/12), ngày mà các nhóm Palestine gọi là “Ngày Thịnh nộ”.
Cảnh sát Israel yêu cầu được tăng cường lực lượng để bảo vệ an ninh cho Jerusalem sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và Hoa Kỳ sẽ chuyển đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem.
Trước đây, Israel từng giới hạn độ tuổi được vào khu Núi Đền ở Jerusalem, nơi bạo lực thường bùng phát trong những thời điểm căng thẳng. Phát ngôn viên cảnh sát Israel, Mickey Rosenfeld, nói: “Không có dấu hiệu cho thấy sẽ có hỗn loạn ở khu Núi Đền, nên chưa có lệnh hạn chế về độ tuổi. Nếu có hỗn loạn, chúng tôi sẽ phản ứng ngay lập tức”.
Người Hồi giáo xem địa điểm này như một khu vực linh thiêng, còn người Do Thái gọi đây là Núi Đền. Nơi đây cũng được xem là thánh địa linh thiêng nhất của người Do thái và là địa điểm linh thiêng thứ ba đối với người Hồi giáo.
Trong ngày thứ Sáu, các cuộc biểu tình diễn ra khắp nơi tại Trung Đông và ở các quốc gia mà người Hồi giáo chiếm đa số.
Hàng ngàn người đã tuần hành tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, trước Đại sứ quán Hoa Kỳ. Một số người biểu tình mang theo biểu ngữ “Đừng nhúng tay vào Jerusalem” và “Đả đảo Tổng thống Trump”.
Tại Indonesia, nước có số dân Hồi giáo đông nhất thế giới, hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ tại thủ đô Jakarta. Họ hô vang “Trump điên rồi”, “Trump chết đi” và “Nước Mỹ chết đi”.
Trong khi đó, nhóm Hồi giáo Hamas kêu gọi một cuộc nổi dậy chống lại Israel.
Tuyên bố của ông Trump được xem là đảo ngược hàng thập niên ngoại giao trong việc mưu tìm hòa bình cho Israel. Jerusalem là một trong những trở ngại lớn nhất trong tiến trình này và người ta tin rằng giải pháp trên sẽ phá vỡ tiến trình đàm phán hòa bình.
Israel coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình, trong khi người Palestine muốn phía đông Jerusalem là thủ đô tương lai khi Palestine thành lập nhà nước độc lập.
Hôm thứ Năm, Tòa Bạch Ốc bác bỏ suy luận rằng tuyên bố của Tổng thống Trump sẽ dời Đại sứ quán Hoa Kỳ tới Jerusalem đồng nghĩa với việc chính quyền của ông Trump đang rút ra khỏi tiến trình hòa bình Trung Đông.
Ngay lúc này, không một quốc gia nào làm theo kế hoạch của Tổng thống Trump di chuyển sứ quán của họ từ Tel Aviv đến Jerusalem, một điều mà Nhà Trắng biết rõ.
Đại sứ Nga tại Israel, ông Alexander Shein, nói Moscow có thể chuyển Đại sứ quán sang Tây Jerusalem “sau khi người Palestine và Israel đồng ý xong tất cả các vấn đề về tình trạng cuối cùng của các lãnh thổ của người Palestine”.
Bộ Ngoại giao Nga, trong một tuyên bố được Israel xem là một bất ngờ, cho biết họ coi “Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine tương lai. Đồng thời, chúng tôi phải khẳng định rằng trong bối cảnh này, chúng tôi xem Tây Jerusalem là thủ đô của Israel”.
Hôm thứ Tư, ông Trump cho biết ông đang chỉ đạo Bộ Ngoại giao ngay lập tức lập kế hoạch thiết kế Đại sứ quán Hoa Kỳ tại thánh địa Jerusalem. Tuy nhiên, theo các giới chức Tòa Bạch Ốc, trên thực tế, việc di dời Đại sứ quán Mỹ sẽ phải mất nhiều năm.
Cả hai Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đều bày tỏ quan ngại về thời điểm tuyên bố của ông Trump, theo lời các giới chức Mỹ.
Trả lời câu hỏi của VOA rằng liệu tuyên bố của tổng thống có làm trì hoãn yêu cầu có hai thành viên nội các nhằm đảm bảo an ninh tại các đại sứ quán Mỹ hay không, Thư ký Tòa Bạch Ốc Huckabee Sanders trả lời rằng quyết định này chỉ được đưa ra sau “một quá trình suy nghĩ thấu đáo và có trách nhiệm” và “quyết định đã trải qua quá trình xem xét của nhiều cơ quan”.
Các giới chức Palestine nói quyết định của ông Trump đã khiến Hoa Kỳ mất tư cách là một trung gian trung thực trong tiến trình hòa bình.
Nhiều đồng minh của Mỹ cũng không đồng ý với động thái này. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập dự định sẽ họp sớm để thảo luận về hành động này.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson thì bảo vệ cho quyết định trên trong chuyến viếng thăm Vienna.
“Tất cả các văn phòng chính phủ của Israel phần lớn là ở Jerusalem, vì vậy Mỹ chỉ mới công nhận về thực tế đó”, Ngoại trưởng Mỹ nói.
“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là cho dù trong bối cảnh của những phát biểu đó, Tổng thống Mỹ cũng nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ giải pháp hai nhà nước nếu đó là mong muốn của cả hai bên, và ông cũng nói rằng điều này hoàn thành không là chung cuộc cho tình trạng của Jerusalem”.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga, người mà ông Tillerson đã gặp hôm thứ Năm ở Vienna, cảnh báo rằng nếu Washington sớm di chuyển sứ quán của mình tới Jerusalem, điều đó có thể gây nguy hiểm cho giải pháp hai nhà nước.
“Chúng tôi đã yêu cầu họ giải thích ý nghĩa của quyết định di chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem”, ông Sergei Lavrov nói với các nhà báo. “Chúng tôi đã yêu cầu họ giải thích những hậu quả của động thái mà người Mỹ nhìn thấy cho các nỗ lực nằm dưới sự bảo trợ của LHQ và của 4 bên điều giải cho tiến trình hòa bình Trung Ðông”.
Mỹ khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Moscow
Ngoại trưởng Rex Tillerson nói Hoa Kỳ sẽ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga cho đến khi Moscow rút quân khỏi đông Ukraine và Crimea.
Ông Tillerson đã gặp người đồng nhiệm Nga hôm 7/12 bên lề cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao từ các nước thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) tại Vienna.
Ông Tillerson cáo buộc Nga vũ trang, lãnh đạo, huấn luyện và chiến đấu cùng với các lực lượng chống chính phủ.
“Ưu tiên hàng đầu của chúng ta là chấm dứt bạo lực ở Đông Ukraina để có thể bắt đầu quá trình thực hiện hiệp định Minsk mà các bên đã thỏa thuận”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói “tất cả trách nhiệm là ở phía Ukraine” chừng nào tình trạng bạo lực ở miền đông còn gây ra quan ngại.
Thỏa thuận năm 2015 được ký kết tại thủ đô Minsk của Belarus, kêu gọi ngừng bắn giữa thành phần ly khai do Nga hậu thuẫn và các lực lượng Ukraine ở miền đông Ukraine. Cuộc xung đột đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng. Nhưng trong thời gian qua, thỏa thuận này thường xuyên bị vi phạm.
https://www.voatiengviet.com/a/my-khang-dinh-khong-do-bo-trung-phat-moscow/4155273.html
Mỹ bắt đầu tìm máy bay rơi ở Thái Bình Dương
Hải quân Hoa Kỳ đưa một đội chuyên viên cứu hộ biển sâu đến nơi chiếc vận tải cơ của quân đội Mỹ rơi hồi tháng trước ở tây Thái Bình Dương để tìm chiếc máy bay lâm nạn và ba thủy thủ trên máy bay mất tích.
Thông báo của Hải quân Mỹ nói rằng “mặc dù biết được vị trí cuối cùng của chiếc máy bay trước khi nó rơi xuống biển, độ sâu ở vùng biển này hơn 4.877 mét, vượt quá khả năng của phương tiện cứu hộ biển sâu có được.”
Tám người trên máy bay lâm nạn được cứu và 3 người còn lại vẫn mất tích.
Các chuyên viên cứu hộ từ Washington đến tham gia cuộc tìm kiếm do đơn vị lặn và cứu hộ của Hải quân điều hành. Toán chuyên viên sẽ lên một tàu cứu hộ ở Nhật Bản và đi ra địa điểm chiếc máy bay rơi, và họ sẽ bắt đầu dò tìm tín hiệu định vị khẩn cấp của chiếc máy bay.
Thông báo của Hải quân nói: “Nếu dò tìm được, sẽ có thêm các trang thiết bị và phương tiện cứu hộ biển sâu được đưa đến để khảo sát và trục vớt chiếc máy bay.”
Tám tàu Hải quân Mỹ và của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, ba phi đội máy bay trực thăng và máy bay tuần dương đã tìm kiếm chiếc máy bay lâm nạn trên một khu vực biển rộng 1.000 dặm vuông hồi tháng 11.
Hải quân nói chiếc vận tải cơ C2-A Greyhound đã đâm xuống biển ở vị trí cách Okinawa khoảng 925 kilômét về hướng đông nam trong chuyến bay thường lệ chở người và hàng hóa từ căn cứ không quân của Mỹ ở Okinawa ra hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan.
Chưa có giải thích về nguyên nhân gây ra tai nạn.
Hàng không mẫu hạm Reagan lúc đó đang ở Biển Philippines trong cuộc thao diễn với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản dài 10 ngày.
https://www.voatiengviet.com/a/my-bat-dau-tim-may-bay-roi-o-thai-binh-duong/4155153.html
Indonesia, Malaysia đả kích quyết định của TT Trump
về Jerusalem
Indonesia mạnh mẽ chỉ trích quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuyển đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jerusalem, một động thái mang tính biểu tượng và gây nhiều tranh cãi được coi là thiên vị Israel một cách rõ rệt trong bối cảnh cả Israel lẫn Palestine đều tuyên bố thánh địa Jerusalem là, hoặc sẽ là thủ đô của họ.
Đến dự hội nghị dân chủ ở Jakarta sáng hôm Thứ Năm 7/12, Ngoại Trưởng Indonesia Reno Marsudi đeo một khăn choàng keffiyeh màu đen và trắng của Palestine như một biểu tượng của tình đoàn kết với người Palestine, và bà không dùng ngôn từ ‘ngoại giao’ khi nói lên cảm nghĩ của mình.
“Chúng tôi lên án quyết định công nhận Jerusalem”, bà Marsudi nói trong bài diễn văn khai mạc Diễn đàn Dân chủ Bali.
“Tôi đứng tại đây, đeo khăn choàng của Palestine để chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Indonesia, của nhân dân Indonesia, sẽ luôn luôn sát cánh với nhân dân Palestine, bênh vực quyền lợi của họ. Indonesia sẽ luôn luôn sát cánh với Palestine.”
Tổng thống Joko Widodo cũng đề cập tới vấn đề này khi ngỏ lời với báo chí từ Dinh Bogor hôm thứ Năm.
“Indonesia mạnh mẽ lên án hành động của Hoa Kỳ đơn phương công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, và yêu cầu Hoa Kỳ tái xét quyết định này”, ông Jokowi nói.
“Hành đông đơn phương này vi phạm nhiều nghị quyết khác nhau của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an LHQ mà Hoa Kỳ là một thành viên thường trực, và có thể đảo lộn an ninh và sự ổn định toàn cầu.”
Ngôn ngữ mạnh mẽ bất thường
Những lời lên án tức thời này, đặc biệt đến từ Tổng thống Jokowi- vốn là một người thận trọng trong lời nói, là phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều so với những lối thể hiện trước đây của Indonesia trước những quyết định gây nhiều tranh cãi của chính quyền Tổng thống Trump, kể cả cái gọi là “lệnh cấm Hồi giáo”, tức là lệnh cấm du hành áp dụng với 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo của chính quyền Mỹ vào đầu năm 2017. Lúc đó, ông Jokowi đề nghị dân Indonesia hãy “im lặng”, đừng phát biểu gì về chính sách này bởi vì Indonesia không bị tác động trực tiếp.
Indonesia là nước đông dân nhất theo Hồi giáo của thế giới, và từ lâu vẫn tuyên bố đoàn kết với một quốc gia Palestine. Palestine có một ‘đại sứ’ không chính thức tại Jakarta.
Israel không có đại sứ quán tại Indonesia và đổi lại, Indonesia cũng không đặt đại sứ quán ở Israel, hai quốc gia này không có quan hệ ngoại giao chính thức mặc dù trong vòng riêng tư, hai nước trong nhiều năm qua vẫn kín đáo hợp tác với nhau trong các lĩnh vực thương mại và an ninh.
Năm 2005, ngoại Trưởng Indonesia lúc bấy giờ tuyên bố rằng các quan hệ ngoại giao toàn diện với Israel chỉ khả thi một khi vấn đề Palestine đã được giải quyết.
Malaysia, nước láng giềng của Indonesia cũng có đa số dân theo Hồi giáo, cũng lên án quyết định của Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
“Tôi kêu gọi các tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới hãy gióng lên tiếng nói của mình, hãy minh định lập trường của chúng ta, cực lực chống đối bất cứ quyết định nào thừa nhận Jerusalem là thủ đô vĩnh viễn của Israel”, ông Andreas Harsono, nhà nghiên cứu cấp cao của Tổ chức Human Rights Watch ở Jakarta, nói.
“Tâm điểm của vấn đề là Israel rêu rao họ coi Jerusalem là một thành phố thống nhất, nhưng thực tế là có một loạt luật lệ cho người Do Thái, và một loạt luật lệ quy định khác áp dụng cho người Palestine… Israel trong thời gian qua đã tìm cách áp lực cư dân Palestine sinh sống trong thành phố Jerusalem bị chiếm đóng phải rời bỏ nhà cửa của họ, thông qua một chính sách tản cư có hệ thống, vi phạm luật pháp quốc tế.”
Tình cảm chống Israel xen lẫn với tinh thần bài Do thái
Một khía cạnh đen tối hơn của cảm tình mà người Indonesia dành cho người Palestine, được chia sẻ với phần lớn thế giới Hồi giáo, là một làn sóng bài Do thái vùi sâu trong xã hội Indonesia.
Ông Yohanes Sulaiman, một chuyên gia về quốc phòng tại Đại học General Achmad Yani, nhận định:
“Rất nhiều người ủng hộ chính nghĩa của người Palestine, nhưng thành thực mà nói, họ cũng rất ghét người Do thái, ngay cả khi họ chưa từng gặp bất cứ người Do thái nào trong đời.”
Ông Sulaiman nói tại Indonesia, thì người Do thái được coi như một “ông ba bị” (một thành phần bất hảo) khác, như những người cộng sản hay những người đồng tính (LGBT).
Trong dân gian lan truyền câu chuyện về “một trận đánh tới tận thế giữa những người Palestine, những người Hồi giáo tốt, với người Israel, những kẻ bất hảo.” Ông nói: “Vì thế không có gì là ngạc nhiên khi thấy ông Jokowi lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề này.”
Mới tháng trước ở Indonesia, có một cuộc triển lãm ảnh selfie gây nhiều tranh cãi, với ảnh của một bức tượng bằng sáp của Adolf Hitler trên phông là một hình vẽ phác họa trại tập trung của Đức Quốc Xã ở Autschwitz, cuộc triển lãm này ở Yogyakarta đã bị buộc phải đóng cửa. Hồi đầu năm nay, một quán cà phê kiểu Đức Quốc xã ở Bandung cuối cùng cũng phải đóng cửa.
Sau tuyên bố của Trump về Jerusalem,
người Mỹ phải cẩn trọng
Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành khuyến cáo toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump ngày 6/12 loan báo Hoa Kỳ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ dời đại sứ quán Mỹ tới đó.
“Các cơ sở của chính phủ Mỹ trên toàn thế giới duy trì tình trạng báo động cao độ,” khuyến cáo ghi rõ.
“Các cơ sở này có thể tạm thời đóng cửa hoặc tạm ngưng các dịch vụ công trong từng giai đoạn để đánh giá vị thế an ninh của mình. Trong các trường hợp đó, đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ sẽ nỗ lực cung cấp các dịch vụ khẩn cấp cho công dân Mỹ.”
Khuyến cáo của Bộ Ngoại giao thúc giục công dân Hoa Kỳ nên nhận thức rõ các diễn biến ở địa phương và giữ liên lạc với tòa đại sứ hoặc tòa lãnh sự Mỹ.
“Vì tấn công khủng bố, chuyển biến chính trị và bạo động thường xảy ra không hề báo trước, công dân Mỹ nên duy trì cảnh giác cao độ và có bước thích hợp tăng cường nhận thức an ninh khi du hành.” Khuyến cáo cũng khuyên người dân Mỹ nên cảnh giác trước các hoạt động tội phạm, biểu tình, bạo động, bất ổn chính trị trong lúc du lịch ra nước ngoài.
Các nơi được Bộ Ngoại giao liệt kê là mục tiêu có thể bị tấn công khủng bố bao gồm những sự kiện lớn, các khách sạn, đền thờ, trường học, công viên, trung tâm mua sắm, phi trường, và trên máy bay.
Các lãnh thổ mà Bộ khuyến cáo công dân Mỹ cần cẩn trọng khi tới bao gồm Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung phi, Chad, Congo, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Somalia, Sudan, Nam Sudan, Triều Tiên, Philippines, Turkey, Ukraine, Algeria, Ai Cập, Iran, Iraq, Israel, Bờ Tây, Jordan, Li-băng, Libya, Ả Rập Xê út, Syria, Tunisia, Yemen, Afghanistan, Bangladesh, Pakistan, Colombia, El Salvador, Haiti, Honduras, Mexico, và Venezuela.
Một khuyến cáo tương tự từng được ban hành vào năm 2003 sau khi cuộc chiến Iraq bắt đầu. Khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng nguy cơ al-Qaida tấn công người Mỹ rất rõ ràng.
Bị tố sách nhiễu tình dục, Thượng nghị sĩ Mỹ từ chức
Thượng nghị sĩ Dân chủ Al Franken từ chức ngày 7/12 trước áp lực từ các bạn đồng viện sau khi bị một loạt tố cáo về sách nhiễu tình dục.
Tuyên bố từ chức tại phòng họp Thượng viện, Thượng nghị sĩ Franken, 66 tuổi, nói “Một số lời tố cáo nhắm vào tôi không đúng sự thật. Một số khác thì không đúng như những gì tôi hồi tưởng.”
Ông Franken là một trong số những nhân vật chính trị, truyền thông, phim ảnh tại Mỹ bị tố cáo trong những tháng gần đây về hành vi sách nhiễu tình dục hay hành vi không đứng đắn.
Trong số những tố cáo nhắm vào Thượng nghị sĩ Franken, có một số người nói ông đã sờ soạng và cưỡng hôn phụ nữ mà không được sự đồng ý từ đối phương.
Sau những lời tố cáo đầu tiên, ông Franken tuyên bố cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình nhưng cho biết sẽ không từ chức.
Tuy nhiên, đa số các đồng nghiệp bên Dân chủ trong Thượng viện đã áp lực ông phải rời chức sau lời tố cáo mới nhất hôm 6/12.
Theo tờ Politico, một phụ tá ở Quốc hội tố ông Franken đã cưỡng hôn bà năm ngoái trước khi được bầu vào Thượng viện, một tố cáo mà ông Franken bác bỏ.
Hôm 5/12, dân biểu lão làng John Conyers của đảng Dân chủ, từ chức vì một loạt tố cáo sách nhiễu tình dục dù ông không thừa nhận có hành vi thiếu đứng đắn.
https://www.voatiengviet.com/a/bi-to-sach-nhieu-tinh-duc-thuong-nghi-si-my-tu-chuc-/4154224.html
Hạ viện thẩm vấn Trump Jr.
về cáo buộc thông đồng với Nga
Donald Trump Jr. hôm 6/12 từ chối trả lời câu hỏi của các nhà lập pháp về những mẫu đối thoại giữa ông và cha ông, Tổng thống Donald Trump, về cuộc gặp gây nhiều tranh cãi với các nhân viên hoạt vụ Nga tại tòa tháp Trump vào tháng 6/2016, khi ông Trump còn là ứng cử viên tổng thống Mỹ.
Trump Jr. lẩn tránh các phóng viên và vào điện Capitol bằng cửa hậu trước khi đối mặt với cuộc thẩm vấn dài hơn tám tiếng đồng hồ trước Ủy ban Tình báo Hạ viện.
Ủy ban Tình báo Hạ viện đang điều tra xem liệu có sự thông đồng giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump với Nga hay không.
Người đứng đầu đảng Dân chủ trong ủy ban, dân biểu Adam Schiff, đại diện bang California, cho biết Trump Jr. đã trả lời hầu hết các câu hỏi, nhưng viện đặc quyền luật sư-thân chủ để từ chối bình luận về cuộc gặp giữa ông với phía Nga. Trump Jr. cho biết có một luật sư hiện diện khi ông nói chuyện với cha.
Dân biểu Schiff nói ông không tin là cuộc đối thoại giữa cha con ông Trump là thông tin có thể được đặc quyền.
Những người khác có mặt trong buổi thẩm vấn hôm Thứ Tư 6/12 nói Trump Jr. nói ông không nhớ những điều mà các nhà lập pháp muốn biết, kể cả các chi tiết về cuộc gặp gỡ với người Nga.
Trump Jr. đã gặp một số công dân Nga tại Tòa tháp Trump vào tháng 6/2016, khi một luật sư Nga hứa sẽ cung cấp những thông tin có thể hạ uy tín của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc.
Trump Jr. nói ông không đề cập tới cuộc gặp này với cha vào lúc nó diễn ra, mà chỉ nói về chuyện này sau khi các email liên quan tới cuộc gặp bị lộ.
Đây là lần thứ nhì Trump Jr. phải đối mặt với cuộc chất vấn của các nhà lập pháp về cuộc gặp gỡ với phía Nga. Ủy ban Tư pháp Thượng viện cũng đã hạch hỏi Trump Jr hồi tháng 9 vừa rồi.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller được cho là rất quan tâm đến cuộc thẩm vấn Trump Jr. tại điện Capitol về cuộc gặp với phía Nga.
Ông Mueller đang điều tra xem có sự phối hợp nào giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với điện Kremlin trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 mà Trump đã thắng hay không, – và liệu cá nhân ông Trump có cản trở công lý khi sa thải cựu giám đốc FBI James Comey, giữa lúc ông này đang tiến hành điều tra về cáo buộc là có thể có sự thông đồng với Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/ha-vien-tham-van-trump-jr-ve-cao-buoc-thong-dau-voi-nga/4153688.html
Trung Quốc phản đối
Philippines ký hợp đồng đầu tư với Đài Loan
Trung Quốc hôm thứ Sáu 8/12 bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Philippines ký một thỏa thuận đầu tư song phương với Đài Loan, một vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và không có quyền có bất cứ quan hệ ngoại giao chính thức với nước nào.
Hãng tin Reuters trích nguồn tin từ chính phủ Đài Loan cho biết là Đại sứ trên thực tế của Đài Loan tại Philippines đã ký thỏa thuận với quan chức tương nhiệm Philippines tại Manila hôm thứ Năm.
Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, nói Trung Quốc thấy không có vấn đề khi các nước khác có quan hệ thương mại “bình thường” với Đài Loan, nhưng cực lực chống đối bất kỳ trao đổi chính thức nào.
Ông Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo thường ngày:
“Chúng tôi hết sức quan ngại về việc một Bộ của Philippine ký các thỏa thuận bảo vệ đầu tư với Đài Loan, hoặc ký các văn kiện hợp tác khác rõ ràng có tính cách chính thức”.
Ông cho biết là Trung Quốc đã chính thức phản đối với Philippines, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tiếp:
“Trung Quốc hy vọng Philippines tôn trọng nguyên tắc “một Trung Quốc” và tránh để vấn đề Đài Loan làm tổn hại mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Manila”.
Các giới chức Bộ ngoại giao và Bộ Thương mại & Công nghiệp Philippines không phản hồi tức thời yêu cầu bình luận về vấn đề này.
Bắc Kinh nói Đài Loan không có tư cách để được công nhận về mặt ngoại giao bởi vì Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Trung Quốc bày tỏ hoài nghi về Tổng Thống Đài Loan Thái Anh, người lên nhậm chức hồi năm ngoái mà theo Bắc Kinh, là người muốn thúc đẩy đòi độc lập cho đảo quốc Đài Loan, mặc dù bà tuyên bố muốn duy trì hòa bình với Trung Quốc.
Trung Quốc và Philippines về phần lớn đã hàn gắn quan hệ từng căng thẳng vì vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông sau khi ông Rodrigo Duterte đắc cử tổng thống hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, Đài Loan và Philippines theo truyền thống vẫn có quan hệ thương mại và văn hoá với nhau, mặc dù Manila chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 1975.
Quốc gia ‘tai tiếng’ nhân quyền
chủ trì hội thảo nhân quyền quốc tế
‘Hội thảo Nhân quyền Nam-Nam’ khai mạc tại Bắc Kinh ngày 7/12, quy tụ khoảng 300 thành viên tham dự từ hơn 50 quốc gia chủ yếu là các nước đang phát triển.
“Đây là đáp án của Trung Quốc trước câu hỏi rằng xã hội loài người đang tiến về đâu, và trình bày các cơ hội cho việc phát triển nhân quyền,” Ngoại trưởng Vương Nghị phát biểu tại lễ khai mạc.
Tham dự hội thảo chủ yếu là giới chức chính phủ, các nhà ngoại giao, và các học giả cùng với đại diện từ Liên hiệp quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên hiệp Châu Phi, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, sự kiện này thiếu sự góp mặt của đại diện các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền dân sự và quyền chính trị như Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, hay Phóng viên Không biên giới.
Trung Quốc lâu nay khước từ các khái niệm truyền thống về nhân quyền được định nghĩa trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hiến pháp Tây phương.
Bắc Kinh tái định nghĩa quan niệm nhân quyền theo hướng các quyền về phát triển, dinh dưỡng, sức khỏe, nhà ở, xóa đói giảm nghèo; và các diễn giả tại hội thảo giữ phát biểu của họ trong đúng ‘khuôn thước’ đó.
Ông Saad Alfaragi, báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về quyền phát triển lưu ý rằng trên toàn cầu hiện có 800 triệu người còn sống trong cảnh đói nghèo.
“Hợp tác Nam-Nam có nhiều cơ hội cho sự hợp tác phát triển,” ông Alfaragi nhấn mạnh trong bài phát biểu.
Hội thảo diễn ra giữa bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch trấn áp nặng tay nhất trong nhiều thập niên nhắm vào giới hoạt động và bất đồng chính kiến, khơi dậy chỉ trích từ các nước phương Tây.
Nhà nghiên cứu về Trung Quốc trong tổ chức Ân xá Quốc tế, William Nee, nói “Tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tất cả những quyền này bị giới hạn nghiêm ngặt tại Trung Quốc trong những năm gần đây.”
Trong vài tuần nay, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng bị chỉ trích vì các vụ truy quét hàng chục ngàn lao động nhập cư từ nông thôn lên thành thị mưu sinh. Nhà chức trách viện lý do an toàn phòng cháy chữa cháy sau vụ hỏa hoạn khiến 19 người chết. Tuy nhiên, nỗ lực này gây chú ý về sự bất công đối với một hệ thống có quyền kiểm soát nơi ăn chốn ở của người dân cũng như khước từ không cho lao động nhập cư từ nông thôn Trung Quốc được có nhà, được đi học, được trợ cấp y tế như các cư dân sinh sống trong những đô thị phồn hoa.
Mức độ phát triển tùy thuộc vào cách các nước ưu tiên nhân quyền tới đâu, ông Brantly Womack, chuyên gia nghiên cứu về chính trị Trung Quốc tại Đại học Virginia, Mỹ, nhấn mạnh.
Dù Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, nhưng tiêu chuẩn sống của đa số dân chúng vẫn còn thấp và hàng triệu dân Trung Quốc vẫn còn phải ngụp lặn trong đói nghèo.
Theo AP
Jerusalem: Canh bạc đầy rủi ro của Donald Trump
Tại dải Gaza, người Palestine đạp trên một tấm ảnh của Donald Trump, ngay sau thông báo quyết định công nhận Jérusalem là thủ đô của Israel.© AFP/MOHAMMED ABED
Thông báo của tổng thống Mỹ đơn phương nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bị khắp thế giới, trừ Israel, xem là hành động « khiêu khích » không đúng lúc không đúng việc có thể làm Trung Đông « bốc lửa ». Trái lại, Donald Trump cho biết ông muốn xóa bài làm lại để mang lại hoà bình cho Palestine với sự trợ giúp của Israel và Ả Rập Xê Út. Hư thực thế nào ?
Sự kiện tổng thống Donald Trump quyết định công nhận Jerusalem, thành phố thánh của ba tôn giáo – đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và đạo Do Thái, cùng thờ một Đức Chúa Trời – là thủ đô của Nhà Nước Do Thái, làm cho cộng đồng Ả Rập và Hồi Giáo bất bình.
Hầu hết các thủ đô quốc tế, từ Liên Hiệp Châu Âu cho đến Liên Hiệp Quốc đều lo ngại phản ứng mạnh từ cộng đồng Hồi Giáo và người Palestine sẽ làm cho Trung Đông chìm trong bão lửa, như cảnh báo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu hỏi đặt ra và vì những lý do nào Washington lại lấy một quyết định đầy rủi ro như thế ?
Từ khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào năm 1995, ba đời tổng thống Mỹ từ Bill Clinton, George W Bush đến Barack Obama, sáu tháng một lần, tìm cách trì hoãn.
Điểm xứng đáng của tổng thống 45 của Mỹ ở chổ, ông không phải là người đầu tiên nương vào quy chế của Jerusalem để tranh cử nhưng là người đầu tiên dám thực hiện lời hứa.
Kế hoạch của Donald Trump được ông mô tả là « hỏa tiễn hai tầng ».Tầng thứ nhất, theo giải thích của tổng thống Mỹ : phải nhìn nhận thực tế Jerusalem là thủ đô của Israel mà còn là thủ đô của một nền dân chủ lớn trên thế giới.
Khi lý giải như thế, tổng thống Mỹ phác họa tầng thứ hai : xây dựng một hiệp định hòa bình mới, do Mỹ bảo trợ, thay thế thỏa thuận Oslo bế tắc từ hơn phần tư thế kỷ. Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông muốn « làm sáng tỏ vấn đề » để « bứng đi những chốt chận tạo điều kiện đem lại hoà bình ».
Theo hai viên chức Mỹ được Reuteurs trích dẫn, tổng thống Donald Trump hứa với chủ tịch Palestine Mamoud Abbas một dự án « làm hài lòng Palestine ». Cụ thể ra sao, tổng thống Mỹ không nói rõ : đánh đổi Đông Jerusalem với nhà nước Palestine được Israel công nhận ? Người tị nạn Palestine được hồi hương mà cho đến nay Israel kiên quyết khước từ ?
Điều chắc chắn là trong kế hoạch này, Mỹ huy động cả Ả Rập Xê Út và Israel, hai nước, vì có kẻ thù chung là Iran, sẽ hợp tác giúp Palestine.
Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông muốn xóa bài làm lại, « bứng đi những chốt chận tạo điều kiện đem lại hoà bình ».
Giới phân tích không đồng ý như vậy và đưa ra ba cách diễn giải.
Thứ nhất là vì nhu cầu chính trị nội bộ. Truyền thông Mỹ, ít cảm thông với tổng thống doanh nhân, thì cho là ông Trump muốn thu hút lá phiếu cộng đồng Do Thái và nhất cộng đồng Tin Lành Phúc Âm mà trong kỳ bầu cử vừa qua có đến 80% cử tri dồn phiếu cho ông .Đối với hai cộng đồng tôn giáo này, không thể để cho thánh địa Jerusalem, một lần nữa lọt vào tay người Ả Rập. Không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Mỹ chọn thời điểm này để tung quả bom « Jerusalem ». Một mặt, uy tín của Donald Trump xuống thấp kỷ lục sau 10 tháng cầm quyền, chỉ còn 35% dân chúng ủng hộ, vào lúc nước Mỹ chuẩn bị bầu lại Quốc Hội năm 2018. Thứ hai là để đánh lạc hướng công luận trong bối cảnh vòng vây tư pháp, điều tra vụ thông đồng với Nga, khép chặt dần.
Động cơ thứ hai là cá tính của Donald Trump. Ông thường tự hào là hành động theo linh tính. Thế nhưng, trong trường hợp chiến tranh Afghanistan, tổng thống Mỹ đã làm ngược lại và giải thích : theo linh tính, tôi nghĩ là phải bỏ Afghanistan, nhưng lý trí buộc tôi phải nghe theo cố vấn, nghe theo các tướng lĩnh và bộ trưởng quốc phòng James Mattis.
Trong vụ Jerusalem, tổng thống Trump nghe lời cố vấn của ai ? Người thứ nhất là phó tổng thống Mike Pence, thuộc Hội Thánh Phúc Âm và người thứ hai chính là con rể Jared Kushner, theo Do Thái giáo. Áp lực thứ ba đến từ nhà tỷ phú Sheldon Adelson, chủ nhân nhiều sòng bạc và cũng là nhà tài trợ của Donald Trump và bạn thân của thủ tướng Israel Benjamin Netanhyahu.
Theo Mediapart, tên lửa hai tầng của tổng thống Trump có nguy cơ nổ ngay tầng thứ nhất. Không những người Ả Rập mà cả thế giới cho đến Đức Giáo Hoàng đều phản đối.
Theo một thăm dò ý kiến, 56% dân Israel cũng xem quyết định chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem là « không đúng lúc ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171208-jerusalem-canh-bac-cui-ro-cua-donald-trump
Hamas kêu gọi Palestine nổi dậy
chống quyết định của Mỹ về Jerusalem
Tín đồ Hồi Giáo hô khẩu hiệu và giương cao cờ Palestine sau buổi cầu nguyện tại khu phố cổ ở thành phố Jerusalem ngày 08/12/2017.tyREUTERS/Ammar Awad
Bạo lực có nguy cơ bùng dậy tại Palestine sau khi tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Tổ chức Hamas kêu gọi « tiến hành chiến tranh ném đá » intifada, một chiến thuật đã được sử dụng hai lần trong quá khứ để chống lại quân đội Israel. Ngày 07/12/2017, hàng ngàn người Palestine đã xuống đường bày tỏ lòng phẫn nộ, đốt ảnh của tổng thống Mỹ Donald Trump. Thứ sáu 08/12, ngày cầu nguyện hàng tuần của đạo Hồi, được xem là ngày của « mọi nguy hiểm ». Biểu tình được kêu gọi khắp thế giới Hồi Giáo từ Trung Đông cho đến châu Á.
Trên mặt ngoại giao, hai tổ chức Palestine là Hamas và Fatah tìm cách xóa bỏ xung khắc, để đương đầu với tình huống mới.
Từ Jerusalem, thông tín viên Guilhem Delteil tường thuật :
« Quan hệ giữa Mỹ và Palestine từ nay đã giá lạnh. Phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence sắp viếng thăm Trung Đông trong khỏang một chục ngày tới đây, không còn được xem là khách quý ở Cisjordanie.
Các nhà lãnh đạo Palestine không muốn thảo luận về hoà bình với chính quyền Mỹ. Mohamed Shtayyeh, một cán bộ của Fatah, đảng của chủ tịch Palestine, tuyên bố : Nói rằng chuyển sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv về Jerusalem không làm tan vỡ tiến trình hòa bình là nói bậy. Bởi vì Israel và người Palestine chúng tôi đã đồng ý với nhau đây là chủ đề thương lượng, thế mà bây giờ (Mỹ) nói là không phải thế ».
Người Palestine từ nay tìm một sức mạnh khác để bảo trợ cho tiến trình hòa bình. Nhưng trước hết, sau 10 năm phân hóa nội bộ, hai tổ chức Fatah và Hamas muốn đoàn kết lập một mặt trận chung. Mohamed Shtayyeh cho biết tiếp : « Chúng tôi gấp rút thi hành mọi biện pháp để hòa giải dân tộc. Chúng tôi không để cho mục tiêu này thất bại vì nó đáp ứng quyền lợi dân tộc Palestine. Chúng tôi sẽ nỗ lực làm việc cho đến khi nào đạt được thành công viên mãn ».
Cách nay một tuần, ban lãnh đạo Fatah còn tố cáo phe Hamas không tôn trọng các cam kết. Từ nay, giọng điệu hai bên đã thay đổi toàn diện. Cơ quan quyền lực Palestine nói đến khả năng bỏ các biện pháp cấm vận dải đất Gaza, nơi mà phe Hamas kiểm soát từ 10 năm nay. »
Biểu tình tận châu Á
Đề phòng tình hình vượt tầm kiểm sóat, Israel tăng cường hàng trăm cảnh sát ở Jerusalem. Tuy nhiên, theo Reuters, an ninh Israel không sử dụng biện pháp cản trở nào nhắm vào người Hồi Giáo đến thánh địa cầu nguyện.
Sáng nay tại Malaysia, để tỏ tình liên đới với Palestine, hàng ngàn tín đồ đạo Hồi mang biểu ngữ « đả đảo Donald Trump » biểu tình trước Toà Đại Sứ Mỹ ở Kuala Lumpur .
Quyết định của tổng thống Mỹ, gây phản ứng bất đồng trên khắp thế giới, là chủ đề thảo luận trong cuộc họp của Hội Đồng Bảo An được triệu tập khẩn cấp vào hôm nay 08/12/2017 theo yêu cầu của 8 thành viên, đứng đầu là Pháp.
Tư pháp Achentina
ra lệnh truy nã cựu tổng thống Cristina Kirchner
Bị cáo buộc bao che cho Iran và gây trở ngại cho các nhà điều tra về vụ khủng bố xảy ra hồi năm 1994 nhắm vào một cơ sở của người Do Thái tại Achentina, cựu tổng thống Cristina Kirchner (2007-2015) đã rơi vào tầm ngắm của Tư Pháp.
Thẩm phán liên bang, Carlos Bonadio ngày 07/12/2017 phát lệnh truy nã nhắm vào bà Kirchner. Vừa đắc cử thượng nghị sĩ hồi tháng 10/2017, cựu tổng thống Achentina dường như không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Thông tín viên Jean-Louis Buchet từ Buenos Aires, RFI giải thích thêm :
“Quyết định chính thức khởi tố và đòi tống giam Cristina Kirchner là bước kế tiếp của thủ tục pháp lý từng được chưởng lý Alberto Nisman khởi động trước khi ông này đột ngột từ trần một cách bí ẩn hồi tháng 1/2015. Khi đó, ông Nisma cáo buộc cựu tổng thống Achentina cản trở Tư Pháp điều tra về vụ khủng bố năm 1994, nhắm vào một cơ sở của hãng bảo hiểm Amia của người Do Thái, làm 85 người chết.
Chưởng lý Nisman cho rằng bà Kirchner và ngoại trưởng Achentina thời đó đã muốn chạy tội cho các bị cáo người Iran, để đổi lấy một thỏa thuận với chính quyền Teheran, theo đó các nghi can của Iran sẽ được một thẩm phán người Achentina thẩm vấn tại Teheran. Thỏa thuận này chưa từng được áp dụng.
Tiếp theo đó, Tư Pháp Achentina đóng lại hồ sơ vì cho rằng những cáo buộc về trách nhiệm của các quan chức Iran trong vụ khủng bố hồi năm 1994 là không có cơ sở.
Tuy nhiên năm ngoái, Tòa phúc thẩm đòi mở lại hồ sơ này. Cũng tòa này hôm qua đã chính thức khởi tố bà Cristina Kirchner, vừa đắc cử thượng nghị sĩ. Chưởng lý Carlos Bonadio yều cầu đình chỉ quyền miễn trừ truy tố của thượng nghị sĩ Kirchner. Trong trường hợp đó, cựu tổng thống Achentina sẽ bị tống giam. Kịch bản này sẽ không xảy ra, ít nhất là trong thời gian sắp tới.
Đây là lần thứ tư, cựu tổng thống Cristina Kirchner bị khởi tố. Ba vụ trước đây, liên quan đến các cáo buộc tham nhũng”.
Giải mã chiến lược thâu tóm Bắc Cực của Trung Quốc
Tham vọng bành trướng của Bắc Kinh không chỉ được thấy tại những khu vực gần Trung Quốc, từ Biển Đông cho đến Ấn Độ, mà còn ở rất xa, như tại châu Phi, thậm chí châu Mỹ. Mới đây, tham vọng này còn được thấy ở miền Bắc Cực. Trong một bài viết cuối tháng 11/2017, tuần báo L’Obs đã phân tích rõ chiến lược của Bắc Kinh nhằm thâu tóm tài nguyên khoáng sản rất dồi dào nhưng chưa được khai phá tại vùng đất băng giá đó.
Trích dẫn nhà nghiên cứu Anne-Marie Brady, tác giả một tập biên khảo về tham vọng của Trung Quốc đối với Nam Cực và Bắc Cực, vừa được Nhà Xuất Bản Đại Học Cambridge tại Anh Quốc phát hành (China as a Polar Great Power, Cambridge University Press, 06/2017), L’Obs cho biết là chiến lược này được phác họa từ đầu những năm 2000, nhưng không được chú ý trong hơn 10 năm. phải đợi đến khi Tập Cận Bình “lên ngôi” thì mới được đẩy mạnh.
L’Obs ghi nhận : Vào năm 2014, ngay sau khi Tập Cận Bình tỏ ý muốn « gia nhập hàng ngũ các cường quốc vùng địa cực », lập tức mọi cấp của bộ máy nhà nước Trung Quốc đã vạch kế hoạch cụ thể hóa ý muốn trên. Sau không gian, đại dương và Internet, đến lượt Nam Cực và Bắc Cực được đưa vào diện lãnh vực cần chinh phục. Không một nước nào khác có được như Trung Quốc một chiến lược được thiết kế toàn diện như như vậy, với đầy đủ phương tiện tài chánh để thực hiện.
Ba con đường tơ lụa mới : Trên bộ, trên biển và xuyên Bắc Cực
Đối với chuyên gia Anne-Marie Brady, Trung Quốc đã có một « tầm nhìn hoàn toàn mới về thế giới ». Trong các tấm bản đồ mới, loại “thẳng đứng”, do Cục Đại Dương Trung Quốc thực hiện vào năm 2004, và được Quân Đội sử dụng hai năm sau đó, Bắc Cực và Nam Cực không còn ngoài mép nữa, mà ở trung tâm.
Những tấm bản đồ đó, được công bố vào năm 2014, theo bà Brady, là « sự thể hiện bằng hình ảnh chính sách toàn cầu mới mang tính thực tế của Trung Quốc : thực tiễn, nêu rõ các lợi ích quốc gia của Trung Quốc, hợp tác khi cần thiết và sẵn sàng đối phó với một cuộc xung đột có thể xảy ra ».
Tham vọng chiếm dụng địa cực của Tập Cận Bình đã được đưa vào dự án Một Vành Đai, Một Con Đường – One Belt, One Road OBOR – tức là dự án Con Đường Tơ Lụa Mới mà Bắc Kinh đã nỗ lực chào hàng trong bốn năm qua… Hai tuyến đường đã được vẽ, một trên bộ, đi xuyên qua Trung Á, và một trên biển, đi đến Đông Phi và Châu Âu thông qua kênh đào Suez. Tháng 6 vừa qua, một tháng trước chuyến viếng thăm Nga của lãnh đạo Trung Quốc, Ủy Ban Quốc Gia về Phát Triển và Cải Cách chính thức bổ sung vào dự án một “Con đường Tơ lụa” thứ ba, đó là xuyên qua vùng băng đá.
Dự kiến trước tình trạng băng tan, Trung Quốc chuẩn bị cho tương lai, với một mục tiêu rất, rất dài hạn. Đó là giành lại vị trí cường quốc thương mại hàng đầu thế giới mà Trung Quốc luôn luôn chiếm đóng, ít nhất là cho đến cuộc chiến tranh thuốc phiện vào thế kỷ thứ 19.
Theo Malte Humpert, sáng lập viên Viện Nghiên Cứu Bắc Cực, một nhóm tư vấn tại Washington : « Bắc Cực là một ván cờ vua, nơi ta phải nghĩ đến 20 nước đi trước, và Trung Quốc rất giỏi trong địa hạt này… Trong lúc đó thì châu Âu và Mỹ lại quá tập trung vào những gì ngắn hạn, do bị chi phối bằng các cuộc bầu cử cứ 4 hoặc 5 năm một lần, và những đòi hỏi là phải có lợi nhuận ngay ». Theo chuyên gia này, Bắc Kinh đã có lựa chọn đúng đắn : « Vào thời chinh phục miền Viễn Tây, đâu có ai đặt vấn đề về lợi nhuận trước mắt của tuyến đường sắt giữa Saint Louis và San Francisco ! »
Không ngại tốn kém để tung quyền lực mềm nắm vùng Bắc Cực
Trung Quốc đã không cần nhìn vào chi phí: Trong vòng chưa đầy 5 năm, họ đã đầu tư 89 tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng ở các nước vùng Bắc Cực. Lượng tiền này tương đương với gần 20% GDP hàng năm của các nước nằm ở phía bắc vĩ tuyến 66.
Bắc Kinh luôn tỏ vẻ nhỏ nhẹ, phần lớn chỉ nắm thiểu số trong các dự án và đặt ưu tiên cho việc hợp tác. Họ không tiếc tiền của dùng quyền lực mềm để chiêu dụ đối tác. Vào ngày 07/11 chẳng hạn, đại sứ Trung Quốc tại Reykjavik, thủ đô Iceland, đã hoan nghênh sự kiện theo đó từ năm 2008, Viện Khổng Tử của Trung Quốc (tương đương với định chế Alliance française của Pháp) đã đào tạo được 3.000 người Iceland nói tiếng Hoa… nghĩa là 1% dân số nước này !
Biểu tượng rõ nhất của chính sách này là sự phát triển của ngành hàng hải. Năm nay, 9 chiếc tàu buôn Trung Quốc của hãng Cosco sẽ sử dụng tuyến đường xuyên Bắc Cực theo ngã đông bắc, chủ yếu để vận chuyển vật liệu xây dựng đến nhà máy khí đốt Yamal ở miền Bắc nước Nga. Vào năm ngoái, đã có 5 chiếc dùng tuyến đường này.
Các tuyến đường biển xuyên Bắc Cực đã có thể dùng được vài tháng mỗi năm. Tuy nhiên, các con tàu chở container cỡ lớn sẽ còn phải đợi thêm vài thập kỷ nữa, cho đến khi hoàn chỉnh được các công nghệ dùng cho lưu thông qua vùng băng đá vốn rất nguy hiểm. Bắc Kinh hiện đang dốc sức làm chuyện này.
Trong số ba tuyến đường xuyên Bắc Cực, tuyến trung tâm trong tương lai, đi qua vùng biển quốc tế, là tuyến đường mà Trung Quốc ước ao nhiều nhất. Chuyên gia Malte Humpert xác định : « Đối với tham vọng thương mại của Trung Quốc, tuyến đường đó tối quan trọng… Mọi thứ mà Trung Quốc nhập vào hay xuất đi hiện nay đều phải đi qua những eo biển phức tạp như Malacca, hay qua những kênh đào như Suez và Panama ».
Cho đến giờ, Trung Quốc chỉ có một chiếc tàu phá băng “hạng nặng”, tên là Tuyết Long (Xue Long), mua lại của Ukraina vào năm 1993, và dành cho nghiên cứu. Chiếc này đã bắt đầu tập hợp thông tin về các tuyến đường tương lai. Một tàu phá băng lớn thứ hai, chiếc Tuyết Long 2, đang được đóng tại xưởng Giang Nam gần Thượng Hải. Quân đội Trung Quốc cũng đang phát triển một đội tàu phá băng có kích thước trung bình.
Đối với Bắc Kinh, việc tỏ rõ mối quan tâm của họ đến các tuyến đường xuyên Bắc Cực mới cũng cho phép họ tham gia vào việc soạn thảo các quy tắc sẽ điều hành các tuyến đường này.
Chiêu dụ được nước Nga của Putin !
Cho đến gần đây, Nga, một cường quốc Bắc Cực, không có nhiều thiện cảm với các ý đồ của Trung Quốc đối với Bắc Cực. Tổng thống Nga Putin luôn cho rằng Bắc Cực là phần mở rộng tự nhiên của nước Nga. Thế nhưng Bắc Kinh đã dùng tiền chiêu dụ được Matxcơva.
Vào tháng 3, tại một diễn đàn về Bắc Cực tổ chức ở thành phố Arkhangelsk trên bờ biển miền bắc nước Nga, Putin đã tỏ ý vô cùng phấn khởi về lợi ích Nga có thể thu được nhờ hiện tượng băng Bắc Cực tan chảy nhanh chóng : « Hiện tại, đã có 1,4 triệu tấn hàng hoá được vận chuyển bằng tàu dọc theo tuyến đường phía Bắc. Vào năm 2035, sẽ là 30 triệu. Điều đó cho thấy đà tăng trưởng tôi đang nói tới nhanh đến chừng nào ! »
Thế nhưng, Nga cũng không thoát khỏi vòng kềm tỏa của những tính toán ngắn hạn. Họ không thể bỏ ra hàng chục tỷ đô la cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc thiết lập các giàn khoan tìm dầu khí. Do trừng phạt kinh tế mà châu Âu và Mỹ áp đặt từ năm 2014, Nga không còn trông cậy vào đầu tư phương Tây được nữa. Vì vậy, họ phải quay sang Trung Quốc, và Bắc Kinh đã biết cách khai thác điểm yếu đó của Nga để có được các điều kiện thuận lợi cho nguồn cung ứng tương lai của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã nắm giữ được hai dự án khí đốt thiên nhiên lớn ở phía miền bắc nước Nga: Yamal LNG (trong đó Total chiếm 20%) và Bắc Cực LNG 2. Tương tự như vậy, Trung Quốc trở thành nhà tài trợ cho cảng nước sâu gần Arkhangelsk, bên bờ Biển Trắng, cũng như cho dự án tuyến đường sắt Belkomur sẽ nối liền Arkhangelsk với các vùng Urals, Siberia và Trung Quốc… Và trong năm nay, hợp tác sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ hơn mà thôi.
Hiểm họa cho môi trường, đe dọa cho an ninh của Mỹ
Mark Rosen, chuyên gia thuộc trung tâm tham vấn CNA, thân cận với bộ Quốc phòng Mỹ, đã không giấu thái độ quan ngại, trước hết về hiểm họa đối với môi trường.
Trung Quốc nổi tiếng là không quan tâm đến tác hại môi trường, trong lúc Bắc Cực lại là một vùng rất dễ bị tổn thương : Đó là một cái biển khép kín, khó tiếp cận, một tai nạn liên quan đến dầu hỏa, dù nhỏ, cũng sẽ là một thảm hạo.
Mặt khác, việc Trung Quốc thâu tóm nguyên liệu thô có thể giúp Bắc Kinh giành được độc quyền đối với một số kim loại – ví dụ các chất được dùng cho điện thoại thông minh. Về mặt chiến lược, đối với các nước khác, điều đó thậm chí còn là một nguy cơ chứ không đơn thuần là điều đáng quan ngại.
Nhạy cảm nhất có lẽ là trường hợp Groenland, một lãnh thổ tự trị rộng lớn của Đan Mạch, đang hướng đến độc lập. Các tập đoàn Trung Quốc đã lên kế hoạch đầu tư 4 tỷ đô la vào Groenland. Con số 4 tỷ có vẻ khiêm tốn, nhưng tương đương với 185% GDP hàng năm của hòn đảo chỉ có 56.000 cư dân. Trung Quốc đã nắm các mỏ kẽm, sắt, đất hiếm, vàng, uranium tại đấy, trong lúc chính quyền của Groenland, quá nhỏ bé, lại bất lực trong việc điều hòa và kiểm soát các hoạt động khai thác gây ô nhiễm cao đó.
Cuối cùng, Groenland là một vùng đất chiến lược vì một số lý do: Vị trí địa lý ngay tại cửa ngõ vào Mỹ, sự có mặt của một căn cứ quân sự Mỹ trên đảo; sự phong phú của các mỏ kim loại quý hiếm. Theo chuyên gia Mark Rosen : « Nếu Trung Quốc gửi hàng ngàn công nhân đến các mỏ đó và họ quyết định ở lại, điều đó sẽ thay đổi động lực địa chính trị của vùng Bắc Cực ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171208-giai-ma-chien-luoc-thau-tom-bac-cuc-cua-trung-quoc