Tin khắp nơi – 08/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 08/10/2018

Mỹ: Bắc Hàn sẵn sàng chào đón thanh sát viên

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 8/10 rằng lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẵn sàng cho phép các thanh sát viên quốc tế vào các điểm thử hạt nhân và tên lửa.

Đây là một trong các vấn đề chính còn vướng mắc của cam kết phi hạt nhân trước đó.

Bắc Hàn ‘sẽ không giải trừ nếu tiếp tục bị phạt’

Mỹ sẵn sàng ‘tái đàm phán’ với Bắc Hàn

Bắc Hàn vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân?

Bắc Hàn ‘ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân’

Trump dọa hủy thỏa thuận hạt nhân Iran

Theo Reuters, Pompeo, người đã gặp ông Kim trong một chuyến đi ngắn đến Bình Nhưỡng hôm 7/10, cho biết các thanh sát viên sẽ đến thăm một cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa và điểm thử hạt nhân Punggye-ri ngay sau khi hai bên thống nhất về công tác hậu cần.

“Có rất nhiều việc hậu cần phải hoàn tất trước khi thực hiện điều đó”, Pompeo nói trong cuộc họp báo tại Seoul trước khi đi thăm Bắc Kinh.

Viên chức ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ cũng cho biết cả hai bên “gần” đạt thỏa thuận về chi tiết của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn thứ hai theo đề xuất của ông Kim trong bức thư hồi tháng trước.

Một tuần trước, Ngoại trưởng Bắc Hàn cảnh báo “không đời nào” nước ông giải trừ hạt nhân trong khi Mỹ tiếp tục áp các lệnh trừng phạt.

Ri Yong-ho nói tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng các biện pháp trừng phạt đào sâu thêm sự ngờ vực của Bắc Hàn về Mỹ.

Bình Nhưỡng nhiều lần kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ và điều này được Nga và Trung Quốc ủng hộ.

Nhưng chính quyền Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt nên được duy trì cho đến khi Bắc Hàn tiến hành phi hạt nhân.

Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt vào tháng 6/2018, tại sự kiện này ông Kim cam kết nỗ lực hướng tới giải trừ vũ khí hạt nhân.

Có rất ít tiến bộ về điều này từ thời điểm đó.

Ông Ri nói gì?

Ông cho biết Mỹ cứ nhất định theo chính sách “phi hạt nhân trước đã” và “gia tăng áp lực bằng chế tài”.

“Sự bế tắc gần đây là vì Mỹ vẫn giữ các biện pháp mang tính cưỡng ép mà có thể tổn hại đến việc tạo dựng lòng tin,” ông Ri phát biểu.

“Nếu không có bất kỳ niềm tin nào vào Mỹ thì sẽ không có sự tin tưởng đối với an ninh quốc gia của chúng tôi và trong hoàn cảnh như vậy không đời nào chúng tôi đơn phương giải trừ hạt nhân trước.”

“Nếu ai đó cho rằng các biện pháp trừng phạt có thể khiến chúng tôi phải quỳ gối thì đó là chuyện viễn vông và họ không biết gì về chúng tôi”, ông nói thêm.

Điều gì đã xảy ra kể từ cuộc gặp tại Singapore?

Một thỏa thuận đạt được ở đó cho biết Bắc Hàn sẽ tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân nhưng không đề cập bất kỳ mốc thời gian, chi tiết hoặc cơ chế để xác minh quá trình này.

Tháng trước, Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc đồng minh của Trung Quốc phá hoại tiến trình phi hạt nhân do căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.

Bắc Hàn sẵn sàng đối thoại ‘bất cứ lúc nào’

Trump gặp Kim ở Singapore ngày 12/6

Kim Jong-un thấy thoải mái ở Singapore

Các cáo buộc đưa ra là gì?

Dưới đây là những gì được truyền thông Mỹ nêu ra hồi tháng 7/2018:

Địa điểm làm giàu hạt nhân chính thức duy nhất của Bắc Hàn tại Yongbyon đang được nâng cấp.

Nước này đang đẩy nhanh việc làm giàu ít nhất là hai hoặc có thể hơn nữa các địa điểm, bên cạnh Yongbyon.

Bình Nhưỡng tiếp tục sản xuất thêm các xe chở bệ phóng tên lửa đạn đạo di động.

Bình Nhưỡng cũng đã phát triển việc sản xuất tên lửa với động cơ sử dụng nhiên liệu khô, có khả năng di động cao hơn và dễ phóng hơn.

Các tường thuật này có độ tin cậy đến đâu? Đó “chỉ là” các tường thuật, nhưng có vẻ như chính xác, theo đánh giá của những nhà quan sát đáng nể trọng chuyên theo dõi tình hình Bắc Hàn.

Thông tin được đưa ra dựa trên các nguồn ẩn danh từ giới tình báo Hoa Kỳ cũng như từ nghiên cứu của trang 38 North đối với các ảnh chụp vệ tinh địa điểm Yongbyon.

Các cáo buộc nghiêm trọng đến đâu?

“Không hoạt động nào trong số này vi phạm tới bất kỳ thỏa thuận nào được đưa ra tại kỳ họp thượng đỉnh Singapore giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un,” Vipin Narang, giáo sư ngành khoa học chính trị tại MIT và là chuyên gia về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, nói.

Trong tuyên bố ra cuối kỳ họp thượng đỉnh, Bình Nhưỡng chỉ đồng ý hợp tác hướng tới việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, điều mà Bình Nhưỡng coi là một tiến trình gồm nhiều giai đoạn.

Chi tiết về tiến trình này vẫn đang được hai bên bàn thảo.

“Sẽ không bao giờ là chuyện đơn phương, ngay lập tức,” ông Narang nói. “Cho nên Kim Jong-un tự do tiếp tục vận hành các địa điểm đã có.”

Tuy nhiên, các tường thuật về việc Bắc Hàn tiếp tục hoạt động hạt nhân vẫn bị coi là hành động làm xói mòn tới tinh thần cuộc họp thượng đỉnh, và gây nghi ngờ về sự thành thật của Bình Nhưỡng trong việc phi hạt nhân hóa.

“Bức tranh lớn hơn ở đây là chương trình hạt nhân của Bắc Hàn vẫn tiếp diễn, được thực hiện dưới sự điều hành của Kim Jong-un, thể hiện qua bài diễn văn của ông hồi tháng Giêng, khi ông thúc giục viêc tiếp tục sản xuất đầu đạn và tên lửa đạn đạo,” Ankit Panda, biên tập viên tạp chí The Diplomat nói.

Việc gây áp lực có đem lại hiệu quả không?

Câu hỏi hiện nay là liệu trong thời hậu kỳ họp thượng đỉnh Singapore thì kiểu gây áp lực thế này liệu có ép Bình Nhưỡng đi vào đúng hướng được không.

Từ những gì mới được công bố trong các tường thuật mới đây thì việc Bắc Hàn tiếp tục nỗ lực hạt nhân, quân sự cho thấy nước này có ý duy trì năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo, thậm chí còn đang tiếp tục sản xuất các thứ vũ khí này.

“Có thể là Bình Nhưỡng đang tính toán rằng bất kể thế nào thì Trung Quốc cũng đã có những hành động tối đa trong vấn đề trừng phạt Bắc Hàn. Và Hoa Kỳ thực sự không thể tiếp tục mà không có sự ủng hộ của Trung Quốc,” ông Narang nói.

“Kim Jong-un có thể đơn giản nói rằng ‘Tôi đã làm những gì cần phải làm để phá vỡ chiến dịch gây áp lực tối đa’ – và tôi cho rằng có lẽ ông ấy đã đúng.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45775255

 

Ngoại trưởng Mike Pompeo: đạt được bước tiến

 trong đàm phán phi nguyên tử với Bắc Hàn

Seoul, Nam Hàn – Vào Chủ Nhật (ngày 7 tháng 10), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã gặp gỡ chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng.

Trước khi phi cơ của ông hạ cánh tại Nam Hàn không lâu sau đó, Ngoại trưởng Pompeo đã ca ngợi cuộc đàm phán kéo dài 2 giờ với lãnh tụ Kim. Ông Pompeo đã viết trên trang Twitter rằng ông đã có chuyến thăm tốt đẹp tới Bình Nhưỡng để gặp chủ tịch Bắc Hàn, đồng thời cho biết ông đã đạt được bước tiến liên quan đến các thỏa thuận từng đạt được trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 ở Singapore.

Trong cuộc họp thượng đỉnh lịch sử với Tổng Thống Trump hồi tháng 6, ông Kim cam kết sẽ thực hiện những nỗ lực hướng đến phi nguyên tử hóa, tuy nhiên cho đến nay, các hành động của Bình Nhưỡng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Washington trong việc thực hiện phá dỡ kho vũ khí nguyên tử của nước này.

Trong chuyến đi đến Bắc Hàn vào tháng 7 của ngoại trưởng Pompeo, Bắc Hàn từng chỉ trích ông Pompeo vì cho rằng những yêu cầu của ông là quá đáng, đồng thời, ông Pompeo cũng không được nói chuyện trực tiếp với ông Kim trong chuyến đi đó. Tuy nhiên, một viên chức giấu tên trong phái đoàn của ông Pompeo cho biết chuyến đi lần này có những tín hiệu khả quan hơn cuộc gặp hồi tháng 7.

Hiện tại, ông Pompeo đang ở Seoul và dự kiến sẽ có một thảo luận về kết quả chuyến đi với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in, trước khi có một cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Kang Kyung-wha.

Vào Thứ Sáu (ngày 5 tháng 10), ông Pompeo đã đến thăm Tokyo và dự kiến sẽ đến Bắc Kinh vào Thứ Hai tuần sau (ngày 8 tháng 10). (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-hoa-ky-mike-pompeo-cho-biet-da-dat-duoc-buoc-tien-trong-dam-phan-phi-nguyen-tu-voi-bac-han/

 

NT Mỹ: Đàm phán với Triều Tiên tốt đẹp

nhưng cần làm nhiều hơn nữa

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đồng ý dàn xếp một cuộc gặp thượng đỉnh thứ nhì trong thời gian “sớm nhất có thể” để thảo luận về triển vọng Hoa Kỳ giám sát các bước của Bình Nhưỡng hướng tới phi hạt nhân hóa, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết hôm Chủ nhật.

Ngoại Trưởng Pompeo nói chuyến đi mới nhất tới Bình Nhưỡng, chuyến thăm thứ tư của ông, là “một thêm bước tiến” hướng tới phi hạt nhân hóa. Ông cho biết đã có một “cuộc đàm đạo tốt, hiệu quả” với ông Kim, nhưng “còn rất nhiều việc cần phải làm”.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hội đàm với Ngoại Trưởng Pompeo ở Seoul sau khi nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ gặp ông Kim trong hơn ba giờ đồng hồ trong một chuyến đi ngắn ngủi tới thăm Bình Nhưỡng. Mục đích của chuyến công du này là đạt được một bước đột phá trong các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều Tiên.

Ông Pompeo cho biết ông và ông Kim đã thảo luận về các bước để tiến tới phi hạt nhân hóa mà Bình Nhưỡng sẽ thực hiện, về vai trò của chính phủ Hoa Kỳ giám sát các bước đó, điều mà Washington coi là vô cùng quan trọng. Hai bên cũng thảo luận về những điều mà Hoa Kỳ sẽ thực hiện để đáp lại hành động của Bình Nhưỡng.

Ông Pompeo và lãnh tụ Bắc Hàn cũng đồng ý lập ra một nhóm công tác trong thời gian “sớm nhất” để thảo luận về tiến trình phi hạt nhân hóa và hội nghị thượng đỉnh thứ nhì giữa ông Kim với Tổng thống Donald Trump. Chính ông Kim đã đưa ra đề nghị này trong một lá thư hồi tháng trước,Thư ký báo chí của Tổng thống Moon nói.

Trong khi Seoul bày tỏ lạc quan, Ngoại trưởng Pompeo có những lời lẽ thận trọng hơn.

Ông Pompeo nói với Tổng thống Moon:

“Như Tổng thống Trump đã nói, có rất nhiều bước trên đường đi. Ngày hôm nay, chúng ta lại tiến thêm môt bước nữa. Thế cho nên, đây là một kết quả tốt cho tất cả chúng ta.”

Tổng thống Moon bày tỏ hy vọng rằng chuyến thăm của Ngoại Trưởng Pompeo và hội nghị thượng đỉnh thứ nhì giữa lãnh tụ Kim của miền Bắc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ giúp hai bên đạt được những “tiến bộ không thể đảo ngược được, cả về mặt phi hạt nhân hóa, cũng như về tiến trình hòa bình.”

Cá nhân Tổng Thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in cũng đã gặp ông Kim Jong Un lần thứ 3 hồi tháng trước. Mục đích của cuộc gặp gỡ này một phần là để cứu vãn các cuộc đàm phán Mỹ- Triều Tiên đang dậm chân tại chỗ, sau khi ông Trump hủy chuyến đi của Bộ trưởng Pompeo tới Bình Nhưỡng, vì lý do “thiếu tiến bộ”.

https://www.voatiengviet.com/a/ntmy-dam-phan-voi-trieu-tien-tot-dep-nhung-can-lam-nhieu-hon/4603294.html

 

Trung Quốc: hành động của Mỹ

làm tổn hại quan hệ song phương

Trong một cuộc gặp gỡ ở Bắc Kinh hôm 8/10, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ lo ngại về hành động của chính phủ của nhau, tuy theo thông lệ ngoại giao, cả hai bên cùng lên tiếng kêu gọi hợp tác.

Ông Vương nói Hoa Kỳ đã leo thang căng thẳng thương mại giữa hai bên và Trung Quốc phản đối những cách hành xử của Mỹ liên quan tới Đài Loan. Ông nói những hành động đó đã ảnh hưởng đến lòng tin giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và Hoa Kỳ nên ngưng “những hành động sai lầm này”.

Đáp lời trước cuộc đàm phán, ông Pompeo nói Hoa Kỳ có những lo ngại riêng của mình về những hành động của Trung Quốc, và ông nóng lòng muốn thảo luận với đối tác TQ về các vấn đề này.

Ngoại Trưởng Pompeo đi thăm Bắc Kinh vài ngày sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đọc một bài diễn văn, trong đó ông Pence gay gắt tố cáo Trung Quốc là hung hăng về quân sự, đánh cắp thông tin thương mại của Mỹ, gia tăng các hành động vi phạm nhân quyền trong nước, và xen vào cuộc bầu cử chống lại TT Trump.

Trước khi đến Trung Quốc, Ngoại Trưởng Pompeo đã tới thăm Hàn Quốc. Tại đây, ông nói ông và lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên đang cân nhắc “những sự lựa chọn về địa điểm và ngày giờ ” cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới” giữa ông Kim và Tổng thống Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau lần đầu hồi tháng Sáu tại Singapore.

Lên tiếng hôm 7/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert cho biết Ngoại trưởng Pompeo và Chủ tịch Kim còn đồng ý cho các toán công tác của hai bên sớm gặp nhau để đẩy mạnh thảo luận về các vấn đề còn tồn đọng, hầu có thể thực hiện các thỏa thuận trong tuyên bố chung tại thượng đỉnh Singapore”.

Bà nói thêm rằng Tổng thống Trump “trông đợi sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng đã tạo được với Chủ tịch Kim tại Singapore”.

Thông báo này được đưa ra hôm Chủ nhật 7/10, không lâu sau khi ông Pompeo tới Seoul sau chuyến thăm lần thứ tư tới Bắc Triều Tiên, nơi ông gặp ông Kim.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In ngỏ lời cảm ơn ông Pompeo đã ghé thăm và chúc cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới diễn ra tốt đẹp.

Trước đó trong cùng ngày, Tổng thống Trump chia sẻ trên trang Twitter của ông rằng ông Kim và ông Pompeo “đã có một cuộc họp tốt”.

Ông Trump viết: “Có tiến bộ về các thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh Singapore! Tôi nóng lòng gặp lại Chủ tịch Kim một lần nữa, trong tương lai gần.”

Sau cuộc họp Kim-Pompeo một ngày trước đó, người ta nghe ông Kim nói với nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ:

“Tôi thực sự hài lòng về cơ hội này. Sau một cuộc họp tốt đẹp, chúng ta có thể cùng thưởng thức một bữa ăn với nhau.”

Sau cuộc họp, Ngoại Trưởng Pompeo cũng chia sẻ trên Twitter: “Đã có một chuyến đi tốt đẹp tới Bình Nhưỡng gặp Chủ tịch Kim. Chúng tôi tiếp tục đạt tiến bộ về những thỏa thuận đã đạt tại hội nghị thượng đỉnh Singapore. Xin cám ơn đã tiếp đón tôi và phái đoàn.”

Hôm thứ bảy, Ngoại Trưởng Pompeo đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Ngoại giao Taro Kono về vấn đề Bắc Triều Tiên.

Ông Pompeo nói điều quan trọng là hai đồng minh phải có một cái nhìn toàn diện, thống nhất, về cách nên tiến hành mọi việc như thế nào, đó sẽ là điều cần thiết nếu chúng ta muốn thành công trong nỗ lực phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên.

Thủ Tướng Abe nói ông tin rằng các cuộc đàm phán giữa hai nước chứng minh cho thế giới thấy rằng liên minh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ “vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”

https://www.voatiengviet.com/a/tq-hanh-dong-cua-my-lam-ton-hai-quan-he-song-phuong/4604385.html

 

Hoa Kỳ có thể phối hợp với các đối tác thương mại

để gia tăng sức ép với Trung Cộng

WASHINGTON, DC – Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết Hoa Kỳ có khả năng sẽ phối hợp với các đối tác thương mại khác để gây sức ép, buộc Trung Cộng mở cửa thị trường. Bên cạnh đó, ông Ross tiết lộ “điều khoản thuốc độc” mà Hoa Kỳ đạt được gần đây trong hiệp định thương mại mới với Canada và Mexico có thể sẽ được áp dụng đối với các đối tác khác.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Ross cho biết điều khoản này là một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đóng các lỗ hổng trong các giao dịch thương mại đã cho phép “hợp pháp hóa” các hoạt động bao cấp công nghiệp, cũng như sở hữu trí tuệ và bao cấp công nghiệp của Trung Cộng.

Hiện nay, Hoa Kỳ đang trong giai đoạn đầu đàm phán với Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) về việc hạ thấp các mức thuế và luật lệ, đồng thời giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ trong lĩnh vực xe hơi và các hàng hóa khác. Nếu EU và Nhật Bản đồng ý ký “điều khoản thuốc độc,” đây sẽ là dấu hiệu cho thấy EU và Nhật sẽ hoàn toàn sát cánh với Hoa Kỳ trong việc gia tăng sức ép để buộc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới thực hiện những thay đổi lớn về chính sách kinh tế.

“Điều khoản thuốc độc” trong thỏa thuận Hoa Kỳ – Mexico – Canada (USMCA) cho phép Washington phủ quyết các đối tác thương mại tự do ngoài Canada và Mexico nếu nền kinh tế của họ không đáp ứng các quy luật thị trường cũng như bị nhà nước chi phối. Đây chính là lập luận cốt lõi mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra khi tuyên chiến thương mại với Trung Cộng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-co-the-phoi-hop-voi-cac-doi-tac-thuong-mai-de-gia-tang-suc-ep-voi-trung-cong/

 

Taylor Swift lên tiếng ủng hộ

các ứng viên đảng Dân chủ

Taylor Swift lần đầu tiên bày tỏ quan điểm chính trị và công khai ủng hộ hai ứng viên đảng Dân chủ cho kỳ bầu cử giữa kỳ Mỹ sắp tới.

Nữ ca sỹ 28 tuổi nói các diễn biến “trong hai năm qua” có nghĩa cô không còn ngần ngại chia sẻ quan điểm của mình.

Cô viết trên Instagram: “Tôi sẽ luôn bỏ phiếu dựa trên ứng viên nào sẽ bảo vệ và đấu tranh cho những quyền con người mà tôi tin là chúng ta đều xứng đáng.”

Các cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra vào ngày 6/11.

Mỹ: Kavanaugh tuyên thệ làm thẩm phán tòa Tối cao

Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 49 năm qua

Mỹ: Bắc Hàn sẵn sàng chào đón thanh sát viên

Ca sỹ Taylor Swift có bài phát biểu hồi tháng Sáu ở Chicago gửi “tình cảm và sự tôn trọng” tới những người LGBT chưa công khai. Cô sẽ bỏ phiếu ở tiểu bang Tennessee, truyền thống là một bang Cộng hòa.

“Tôi tin vào cuộc đấu tranh cho quyền LGBT, và rằng bất cứ hình thức phân biệt nào dựa trên khuynh hướng tình dục hay giới tính đều là sai,” cô tuyên bố với 112 triệu người theo dõi trên Instagram.

“Tôi tin rằng phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống mà chúng ta thấy ở đất nước này đối với những người da màu là khủng khiếp, kinh tởm và phổ biến.”

Taylor lên tiếng phản đối ứng viên đảng Cộng hòa, người hiện đang giữ chức thống đốc ở bang quê nhà của cô.

“Mặc dù trước đây và bây giờ tôi muốn tiếp tục bầu cho phụ nữ, tôi không thể ủng hộ bà Marsha Blackburn. Những điều mà bà bỏ phiếu ủng hộ tại Thượng viện làm tôi kinh hãi,” nữ ca sỹ viết.

“Bà ta bỏ phiếu chống lại bình đẳng tiền lương cho phụ nữ. Bà bỏ phiếu chống lại Điều luật Bạo lực chống Phụ nữ, nhằm bảo vệ phụ nữ khỏi bảo lực gia đình, bị bám theo và cưỡng hiếp khi hò hẹn.”

Bang Tennessee thường ủng hộ đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump, nhưng các cuộc thăm dò gần đây cho rằng kết quả lần này sẽ sát nút.

Phản ứng

Bức thư trên Instagram của Taylor Swift được hơn một triệu ‘like’, còn người dùng Twitter dùng thư của cô như một cơ hội để nói về một trong những ‘kẻ thù’ cũ của cô – ca sĩ Ye West (trước đây gọi là Kanye West).

Họ nhắc lại lời hứa sẽ ra tranh cử tổng thống của Ye.

Một số người khác nhắc lại khoảnh khắc nổi tiếng tại lễ trao giải MTV VMA 2009.

“Taylor Swift vừa lấy lại mic từ Kanye West,” Scott Dworkin bình luận.

Năm đó, khi video âm nhạc You Belong With Me của Taylor Swift vượt qua Single Ladies của Beyonce, rapper Kanye West lên sân khấu trong lúc Taylor Swift đang phát biểu nhận giải và giật micro từ tay cô.

Anh nói: “Taylor, tôi rất vui cho cô, và tôi sẽ để cô nói nốt… nhưng Beoynce có một trong những video tuyệt nhất mọi thời đại.”

Nam ca sỹ bị khán giả la ó vì hành động này.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45784163

 

Đảng Dân chủ với cử tri: ‘Hãy dùng lá phiếu

để nói lên sự phẫn nộ của mình’

Hai thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ hôm Chủ nhật kêu gọi các cử tri đang giận dữ về việc Đảng Cộng hoà chuẩn thuận ông Brett Kavanaugh vào Tòa án Tối cao bất chấp những cáo buộc về hành vi tình dục sai trái, hãy tập trung vào các cuộc bầu cử quốc hội vào tháng tới, thay vì tìm cách luận tội tân thẩm phán Kavanaugh.

Một số thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện đã ra dấu hiệu cho thấy ông Kavanaugh có thể đối mặt với các cuộc điều tra, thậm chí, có thể bị luận tội, nếu họ giành được thế đa số tại Hạ viện và có thể, tại Thượng viện. Nhưng hai thượng nghị sĩ Chris Coons và Mazie Hirono đã tìm cách lảng xa quan điểm đó, nói rằng họ đang tập trung vào các cuộc bầu cử quốc hội trước mắt, sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 11 tới đây.

Ông Kavanaugh đã tuyên thệ nhậm chức hôm thứ Bảy 6/10 giữa lúc các cuộc biểu tình nổ ra tại tòa án sau khi ông được chuẩn thuận trong một cuộc biểu quyết với kết quả sát nút tại Thượng viện, với 50 phiếu thuận, 48 phiếu chống, trong bối cảnh nhiều nghi vấn được nêu lên từ Đảng Dân chủ và các nhóm cấp tiến, không biết liệu ông có trở thành một thẩm phán thiên vị?

Đảng Dân chủ đang hy vọng có thể giành quyền kiểm soát Hạ viện, nhưng có rất ít triển vọng tại Thượng viện. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa nói sự tức giận phía bên phe cánh hữu về cách mà đảng Dân chủ đối xử với Kavanaugh cũng có thể tiếp thêm sinh lực cho cử tri của họ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói các cuộc biểu tình chống lại ông Kavanaugh là việc làm của “một đám đông cánh tả giận dữ”. Ông kêu gọi những người ủng hộ hãy đi đầu phiếu ông vào tháng 11.

Thủ lãnh khối đa số tại Thượng viện Mitch McConnell hôm thứ Bảy nói: “không có gì đoàn kết đảng Cộng hòa bằng một cuộc chiến tại tòa án.”

Trong khi cả hai đảng tập trung vào trận chiến để chuẩn thuận ông Kavanaugh, hiện chưa rõ bên nào khai thác hiệu quả nhất trận chiến đó.

Ông Kavanaugh kịch liệt đấu tranh chống các cáo buộc là có hành vi sai trái về tình dục, bằng một cuộc tấn công giận dữ của ông trược cuộc điều trần Thượng viện hôm 27 tháng 9 sau khi bà Christine Blasey Ford ra khai chứng trước ủy ban rằng thời còn học trung học, bà là nạn nhân của một cuộc tấn công tình dục dưới tay ông Kavanaugh.

Thẩm phán Kavanaugh được chuẩn thuận có nghĩa là Tối Cao Pháp viện Mỹ hiện có 9 thẩm phán, với đa số 5 trên 4 nghiêng về phe bảo thủ. Do đó có khả năng tòa án cao nhất Mỹ sẽ chuyển dịch hơn nữa sang cánh hữu khi tòa án này ra những phán quyết gây nhiều tranh cãi trong các nhiều lĩnh vực, như phá thai, di trú, quyền của giới đồng tính, và quyền hạn của Tổng Thống.

https://www.voatiengviet.com/a/dang-dan-chu-voi-cu-tri-hay-dung-la-phieu-de-noi-len-su-phan-no-/4603395.html

 

Đến lượt Brazil đối mặt với làn sóng dân túy

Thanh Hà

Tại nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ La Tinh là Brazil, đảng Lao Động của cựu tổng thống Lula, vốn nổi tiếng với thành tích đã đưa được 50 triệu dân Brazil thoát khỏi cảnh bần cùng, đã đánh mất hào quang. Jair Bolsonaro ứng viên tổng thống phe cực hữu được coi là một vị cứu tinh, cho dù ông này đã không đưa ra một kế hoạch cụ thể để vực dậy kinh tế nước nhà.

Ba tuần lễ trước bầu cử tổng thống Brazil vòng một, các cuộc thăm dò dự báo ứng viên Bolsonaro về đầu, nhưng sẽ thua ở vòng hai, bất luận đối thủ của ông này là ai đi chăng nữa. Với kết quả gần như chính thức của vòng một được loan báo hôm qua, giới quan sát không còn tự tin như trước. Theo nhà chính trị học đại học Minas Gerais, miền Nam Brazil, thì ứng viên cực hữu đang có “cơ may rất lớn” ngồi vào chiếc ghế tổng thống thay thế ông Michel Temer.

Đối thủ của Jair Bolsonaro ở vòng nhì là Fernando Haddad, ứng viên của đảng Lao Động, thực sự thở phào nhẹ nhõm khi cứu vãn được chiếc vé để lọt vào vòng hai cuộc tuyển cử lần này. Làm thế nào Bolsonaro thay đổi được thế cờ ? Trong trường hợp ứng viên cực hữu đắc cử vào ngày 28 tháng 10 tới đây, tương lai Brazil sẽ ra sao ?

Để trả lời câu hỏi thứ nhất, giới quan sát cho rằng, do thất vọng quá lớn sau 13 năm cánh tả cầm quyền, hơn 46 % cử tri Brazil đã dồn phiếu cho ứng viên, không che giấu hoài niệm với thời kỳ mà đất nước ông bị cai trị với một bàn tay sắt.

Đã qua rồi thời kỳ mà người hùng Lula da Silva đưa được hàng triệu người dân Brazil thoát khỏi cảnh bần hàn, giành một chỗ đứng cho Brazil trong câu lạc bộ các nền kinh tế đang trỗi dậy. Trong nhóm BRICS, Brazil lại có nhiều lợi thế. Brazil vừa là một nền dân chủ, vừa có tiềm năng kinh tế cao. Hai sự kiện thể thao trọng đại là Cúp bóng đá Thế giới 2014 và Thế Vận Hội 2016 tưởng chừng là những cột mốc quan trọng đem lại niềm tự hào và thịnh vượng cho người dân Brazil. Nhưng giấc mơ đã không thành.

Từ khi Olympic 2016 hạ màn, GDP sụt giảm 7 % trong hai năm liên tiếp, Brazil đi từ khủng hoảng kinh tế, đến xã hội và chính trị. Tai tiếng tham nhũng bám rễ vào các hoạt động chính trị tại quốc gia này, khiến nữ tổng thống đầu tiên của Brazil bị truất phế. Người đỡ đầu cho sự nghiệp chính trị của bà Dilma Rousseff là cựu tổng thống Lula da Silva hiện đang ngồi tù. Thay thế bà Rousseff ở chức vụ tổng thống là ông Michel Temer cũng bị nhiều tai tiếng, làm ăn không minh bạch và ông này chỉ cứu được chiếc ghế tổng thống của mình trong đường tơ kẽ tóc.

Trong bối cảnh kinh tế sụp đổ, bất mãn xã hội dâng cao, tình trạng mất an ninh lan tràn, các chính trị gia từ tả sang hữu đều bị cáo buộc tham nhũng, thì nhân vật được gọi là một “Donald Trump” của Nam Mỹ đã nổi lên. Đó chính là ông Bolsonaro.

Ưu điểm của ứng viên này là tới nay ông không bị tai tiếng tham ô. Ông đòi “mạnh tay quét sạch những thành phần ăn trên ngồi trốc trong chính quyền”. Đây là một lá bài được ông khai thác khéo léo, trong lúc dân tình đang khốn khổ vì khủng hoảng kinh tế.

Chính ở điểm này, một phần không nhỏ cử tri từng ủng hộ đảng Lao Động của cựu tổng thống Lula đã đi theo Bolsonaro. Thêm vào đó, phe của cựu tổng thống Lula đã phạm một sai lầm lớn về chiến lược : cho tới giờ chót đảng này vẫn tin tưởng vào Lula, trong lúc ông đã phải ngồi tù vì tội tham nhũng và không được quyền ra tranh cử.

Mãi tới 11 tháng 9, tức 5 tuần trước bầu cử tổng thống vòng một, Lula và đảng Lao Động mới chính thức chỉ định ông Fernando Haddad ra ứng cử thay thế. Ông này là một trí thức, 55 tuổi, ít được công chúng và kể cả các cử tri cánh tả Brazil biết đến. Có lúc đảng Lao Động tưởng chừng đã bị loại ngay từ vòng 1 ngày hôm qua.

Tình thế rắn không đầu của bên cánh tả là một yếu tố quan trọng giúp cho ứng viên cực hữu kiếm phiếu.

Một điểm mạnh nữa của Jair Bolsonaro là ông đánh trúng tâm lý công luận Brazil chán ngán với tình trạng mất an ninh trên toàn quốc. Vừa hứa hẹn “tái lập kỷ cương”, ông vừa chủ trương cho người dân được quyền mang súng để tự vệ.

Thêm vào đó, đảng cực hữu Brazil đã dựa vào hội Thánh Tin Lành Phúc Âm, rất có thế lực tại Brazil. Là một người theo đạo Công Giáo Jair Bolsonaro đã không ngần ngại đi theo đạo Tin Lành để dựa vào thế lực của giáo hội này, vốn có ảnh hưởng lớn đối với giới địa chủ và nhiều doanh nhân trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Được từ bên giáo hội Phúc Âm Tin Lành đến giới chủ Brazil ủng hộ, Jair Bolsonaro không che giấu là ông vẫn ngưỡng mộ thời gian 20 năm mà Brazil dưới sự lãnh đạo của giới tướng lĩnh quân sự. Ứng viên cực hữu này cũng không một chút mặc cảm khi phơi bày lập trường kỳ thị của ông đối với cộng đồng người da đen ở Brazil, mà ông từng đòi “thanh lọc” các khu nhà ổ chuột để giải quyết nạn cướp bóc trên đường phố.

Đối với những người từng kỳ vọng Brazil là một ngọn cờ dân chủ tại châu Mỹ La Tinh, là một thành trì kinh tế vững chắc trong khu vực, thì tỷ lệ đắc cử trên 46 % ở vòng 1 của ứng viên tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro là một tin xấu, là một bước thụt lùi về nhân quyền, về bình đẳng xã hội.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181008-den-luot-brazil-doi-mat-voi-lan-song-dan-tuy

 

Tòa Công lý Quốc tế xét khiếu nại

của Iran về tài sản bị Mỹ phong tỏa

Thu Hằng

Bắt đầu từ ngày 08/10/2018, Tòa Công Lý Quốc Tế (ICJ/CJI), có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, bắt đầu xem xét đơn kiện của Teheran nhắm vào chính quyền Washington sau khi Mỹ phong tỏa gần hai tỉ đô la tài sản của Iran vào năm 2016, để bồi thường các nạn nhân người Mỹ trong các vụ tấn công khủng bố.

Đơn kiện được Teheran đệ trình lên Tòa Công Lý Quốc Tế vào tháng 06/2016. Theo AFP, phiên tòa kéo dài đến thứ Sáu 12/08 và tập trung trước tiên vào các phản biện của Washington. Sau đó, các thẩm phán sẽ quyết định có tiếp tục hay từ bỏ quyền tài phán trong vụ tranh chấp này.

Iran tìm cách lấy lại gần hai tỉ đô la tài sản tại Hoa Kỳ bị Tòa Án Tối Cao nước này ra quyết định phong tỏa ngày 20/04/2016, với lý do bồi thường cho khoảng 1.000 nạn nhân Mỹ, trong các vụ khủng bố mà tư pháp Mỹ cáo buộc Iran là chủ mưu hoặc yểm trợ. Một ví dụ được AFP nhắc lại là vụ 241 quân nhân Mỹ bị thiệt mạng ngày 23/10/1983 trong hai vụ tấn công tự sát nhắm vào đoàn xe Mỹ và Pháp thuộc Lực lượng đa quốc gia bảo đảm an ninh ở Beyrouth (Liban).

Nghị Viện Iran thông qua luật chống tài trợ khủng bố

Ngày 07/10/2018, Nghị Viện Iran đã thông qua một dự luật chống tài trợ khủng bố. Văn bản bị phe bảo thủ chỉ trích, nhưng lại được cho là mang tính « sống còn », để cứu thỏa thuận hạt nhân với các đối tác còn lại sau khi Mỹ rút lui. Tuy nhiên, dự luật còn phải chờ được Ủy Ban Bảo Hiến Iran thông qua. Hiện phe bảo thủ đang kiểm soát ủy ban này.

Thông tín viên RFI Siavosh Ghazi tường trình từ Teheran :

« Sau nhiều tuần tranh luận giữa phe ôn hòa và bảo thủ, Nghị Viện đã thông qua luật cuối cùng, trong số bốn luật về chống tài trợ khủng bố.

Đối với những người ủng hộ chính phủ của tổng thống ôn hòa Hassan Rohani, việc thông qua dự luật này giúp Iran nhận được sự ủng hộ của các nước Liên Hiệp Châu Âu để chống đỡ sức ép và các biện pháp trừng phạt của Washington, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Luật này còn thỏa mãn các yêu cầu của Cơ Quan Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF), một cơ chế liên chính phủ được khối G7 thành lập năm 1989, nhằm phát triển và xúc tiến cuộc chiến chống nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Tháng Sáu vừa qua, cơ quan FATF đã gia hạn ba tháng cho Iran để thông qua nhiều đạo luật cần thiết nhằm rút nước này ra khỏi danh sách đen của FATF. Iran và Bắc Triều Tiên là hai nước duy nhất còn nằm lại trong danh sách đen trên.

Đối với một phần chính trị gia bảo thủ, luật này còn giúp Hoa Kỳ có thêm công cụ để gây sức ép đối với Iran. Nhưng đối với những người ủng hộ chính phủ, việc thông qua luật về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cho phép Iran nhận được sự ủng hộ của các nước châu Âu vào thời điểm quan trọng, khi Teheran đang phải đối mặt với sức ép và các biện pháp trừng phạt của Mỹ ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181008-toa-cong-ly-quoc-te-xet-khieu-nai-cua-iran-ve-tai-san-bi-my-phong-toa

 

GIEC cảnh báo hậu quả nghiêm trọng,

nếu nhiệt độ tăng hơn 1,5°C

Thu Hằng

Trái đất tiếp tục nóng lên với nhịp độ đáng báo động. Các cam kết được thế giới đưa ra tại Paris cách đây ba năm hiện chưa đủ. Sau một tuần hội nghị ở Hàn Quốc, ngày 08/10/2018, nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) công bố bản báo cáo, khuyến cáo thế giới hành động « nhanh hơn », nếu muốn khống chế nhiệt độ tăng ở mức 1,5°C so với thời tiền công nghiệp.

Thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tường trình từ Seoul :

« Với nhịp độ phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính hiện nay, nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tăng thêm 1,5°C ngay vào năm 2030. Đây là khẳng định của các chuyên gia GIEC.

Bản báo cáo của hội chuyên gia về biến đổi khí hậu, dựa trên 6.000 nghiên cứu khoa học, giải thích rằng tác động đến hệ sinh thái của việc nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2°C, sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với mức chỉ tăng thêm 1,5°C. Vậy mà khi ký kết thỏa thuận khí hậu Paris cách đây ba năm, các quốc gia đã cam kết duy trì nhiệt độ tăng dưới ngưỡng 2°C

Giới hạn 2°C được cho là không đủ, các nhà khoa học của GIEC đánh giá rằng để duy trì được mức không tăng quá 1,5°C, lượng phát thải khí CO2 sẽ phải giảm 45% từ giờ đến năm 2030. Việc này sẽ cần đến nhiều thay đổi trên quy mô chưa từng có và buộc các ngành công nghiệp phải quyết liệt giảm lượng khí thải.

Báo cáo cũng cho biết cần có những công nghệ mới giúp thu giữ lượng khí CO2 dư thừa trong bầu khí quyển. Vì vậy, các chuyên gia của GIEC kêu gọi một bước đột phá và yêu cầu các chính trị gia thể hiện trách nhiệm để ngăn chặn một thảm họa khí hậu có thể gây ra hàng trăm triệu nạn nhân ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181008-giec-canh-bao-hau-qua-nghiem-trong-neu-nhiet-do-tang-them-hon-15%C2%B0c

 

Nga sở hữu thứ vũ khí

khiến cả châu Âu và Mỹ đều “toát mô hôi hột”

Đô đốc James Foggo – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Lực lượng Liên quân ở Naples, đã bày tỏ sự quan ngại về khả năng hủy diệt của các tàu ngầm và tên lửa hành trình của Nga, nói rằng những vũ khí đó đã có khả năng “vươn đến bất kỳ thủ đô nào của Châu Âu” và có thể đe dọa Hải quân Mỹ – hải quân mạnh nhất thế giới hiện giờ.

“Nga chưa hài lòng nhưng họ chắc chắn đã sở hữu trong tay những vũ khí khiến tôi lo ngại và cảnh giác. Một trong số đó là tàu ngầm”. Viên sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ cho biết thêm, Nga hiện đang sở hữu trong tay 6 chiếc tàu ngầm tấn công lớp Kilo ở Biển Đen và biển Địa Trung Hải.

Giới chức NATO gần đây liên tục cảnh báo về mối đe dọa ngày càng gia tăng từ các tàu ngầm của Nga. Một trong những quan ngại lớn nhất là năng lực tấn công mặt đất của các tàu ngầm Nga. Theo đó, tàu ngầm Nga hiện tại được cho là đã có thể tấn công sâu vào trong Châu Âu. Lực lượng tàu ngầm của Nga đang trở nên ngày một tinh vi và tích cực hơn.

Hải quân các nước NATO đang phải tăng cường chiến thuật chiến tranh chống tàu ngầm nhưng những tên lửa tấn công mặt đất có thể khiến vũ khí chống ngầm phải có sự thay đổi.

Giới chức Hải quân Mỹ nhiều lần cáo buộc lực lượng tàu ngầm Nga đang hoạt động tích cực hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ sau Chiến tranh Lạnh mặc dù các con số ước tính được giới tình báo đưa ra cho thấy, hoạt động của lực lượng tàu ngầm Nga vẫn còn thua rất xa thời cao trào nhất trong Chiến tranh Lạnh.

Giới chức phương Tây cũng quan ngại về những nơi mà tàu ngầm của Nga đang hoạt động. Giới chức Mỹ cho rằng, hơn một lần các tàu ngầm Nga đã lượn lờ gần những tuyến cáp biển có vai trò sống còn với nước Mỹ. Mỹ từng làm điều tương tự thời Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, năng lực gây đáng sợ nhất của các tàu ngầm Nga là thứ mà chúng có thể làm được trên mặt đất.

Khi được hỏi về ví dụ tiêu biểu nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của các tàu ngầm Nga, Đô đốc Foggo đã đề cập đến các tên lửa, cụ thể là tên lửa Kalibr.

“Tên lửa hành trình lớp Kalibr là một ví dụ. Nó đã được phóng đi từ các hệ thống phòng thủ bờ biển, từ máy bay tầm xa và từ tàu ngầm ngoài khơi bờ biển của Syria”, ông Foggo cho biết. Theo lời vị quan chức quân sự của Mỹ, “các tên lửa đó đã cho thấy năng lực có thể vươn tới phần lớn các thủ đô của Châu Âu từ bất kỳ vùng biển nào xung quanh Châu Âu”.

Họ nhà tên lửa Kalibr bao gồm các phiên bản tên lửa chống hạm, tấn công mặt đất và chống tàu ngầm. Chúng bắt đầu ra đời từ những năm 1990.

Tên lửa hành trình Kalibr đã gây tiếng vang khắp thế giới sau khi nó đánh trúng vào mục tiêu của IS ở phạm vi cách xa 930 dặm (tương đương gần 1500km) trong một cuộc tấn công hồi tháng 10/2016. Cụ thể, Nga đã lần đầu tiên khoe sức mạnh của tên lửa hành trình Kalibr là vào ngày 7/10/2016. Khi đó, tàu chiến lớp Buyan-M thuộc Hạm đội Caspian của Nga đã gây kinh ngạc cho Mỹ khi thực hiện cuộc tấn công kết hợp sức mạnh của tàu chiến uy lực hàng đầu và tên lửa tối tân nhất thế giới. 4 tàu chiến lớp Buyan-M đã phóng 26 tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr vượt 1.500km và tiêu diệt chính xác 11 mục tiêu của lực lượng khủng bố IS ở Syria. Tiếp đó, vào tháng 11 cùng năm, Nga tiếp tục thực hiện cuộc tấn công hủy diệt các mục tiêu của IS bằng 18 quả tên lửa hành trình Kalibr.

Sau này, Nga tiếp tục nhiều lần dùng tên lửa Kalibr để tấn công các mục tiêu trên chiến trường Syria.

Tên lửa mới của Nga được đánh giá là vượt xa sức mạnh so với những tên lửa Tomahawks nổi danh của Mỹ. Một số chuyên gia quân sự thậm chí còn ca ngợi tên lửa Kalibr của Nga là loại tên lửa tối tân nhất thế giới hiện giờ.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24022-nga-so-huu-thu-vu-khi-khien-ca-chau-au-va-my-deu-toat-mo-hoi-hot.html

 

Tìm mồ chôn tập thể nạn nhân của Stalin,

nhờ không quân Hitler

Tú Anh

Một toán sử gia và khảo cổ Nga sử dụng các không ảnh cũ của quân đội Đức thời Thế chiến thứ hai để định vị những hố chôn hàng ngàn nạn nhân bị hành quyết trong thời kỳ trấn áp của Stalin, ở ngoại ô Matxcơva.

Theo AFP, sự hiện hữu của những hố chôn tập thể trong khu ngoại ô Kommunarka, tây-nam Matxcơva đã được công chúng biết đến từ khi KGB, trong những tháng cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, giải mật một số hồ sơ lưu trữ. Tuy nhiên, không ai có thông tin chính xác về vị trí của từng nấm mộ.

Chỉ riêng chung quanh Matxcơva có ba nơi tất cả mà mật vụ NKVD của Stalin, trong thập niên 1930, dùng để phi tang thi thể hàng ngàn nạn nhân trong giai đoạn khủng bố chính trị.

Theo các sử gia, 6.609 người bị hành quyết và chôn tại Kommunarka từ năm 1937 đến 1941. Các hố chôn tập thể nằm trong khu rừng thưa được hàng rào bao bọc. Guerink Iagoda, chỉ huy trưởng đầy uy quyền của NKVD một thời là chủ của khu rừng và một biệt thự nghỉ dưỡng trong đó.

Nơi nghỉ dưỡng biến thành nơi chôn xác đầu não mật vụ

Điều trớ trêu là chính Guerink Iagoda sau khi bị thanh trừng vào năm 1936, đã bị xử bắn vào năm 1938 và có lẽ bị chôn xác ở nơi này.

Theo sử gia Roman Romanov, giám đốc viện bảo tàng « Quần đảo ngục tù » ở Matxcơva và cũng là người điều hợp chương trình khai quật tìm kiếm hài cốt nạn nhân, khu Kommunarka ít được quan tâm hơn là khu Boutovo, nơi có nhiều hố chôn tập thể hơn.

Lễ khánh thành một đài tưởng niệm tại Kommunarka, dự kiến trong tháng 10, đã thúc đẩy các sử gia tìm cho ra nơi vùi chôn thi thể nạn nhân của Stalin. Những người tình nguyện tiếp tay phát hoang và thăm dò lòng đất bằng ra-đa.

Nhưng, cuối cùng, nhờ không ảnh chụp từ máy bay phát-xít Đức trong năm 1942 khi các ngôi mộ « còn mới » mà nỗ lực tìm kiếm đã đạt được kết quả. Khi xem xét các không ảnh, các sử gia Nga phát hiện chen giữa các cây già có nhiều khóm cây trẻ hơn. Trồng cây con lên mộ để phi tan dấu tích tội ác là « nghề » của mật vụ Liên xô.

Cũng theo sử gia Roman Romanov, bước kế tiếp của công cuộc điều tra là nhận diện nạn nhân trong từng hố tập thể và tìm cho ra từng người một. Đây là công việc không phải đơn giản bởi vì trong mỗi nấm mồ có khi là 30 người, có khi là 100.

Theo Ian Ratchinski, một thành viên kỳ cựu của Tổ chức phi chính phủ « Ký ức », đặc trách thu thập thông tin về tội ác chế độ Stalin thì tại Matxcơva, khoảng 30.000 người đã bị hành hình trong hai năm 1937 và 1938.

Toàn bộ chính phủ Mông Cổ « nằm ở đây »

Trong thập niên 1980, khi Liên Xô cải cách với chính sách Perestroika, mật vụ KGB, hậu thân của NKVD chấp thuận giải mật một số tài liệu. Trong phiếu lý lịch cá nhân của NKVD có ghi rõ nơi hành quyết như ở quận Boutovo và nghĩa trang Donskoi tại thủ đô. Theo suy đoán của Ian Ratchinski, hồ sơ những nạn nhân không có ghi rõ nơi xử bắn, chắc chắn nằm tại Kommunarka và trong số hơn 6000 nạn nhân ở đây có cả « toàn bộ nội các Mông Cổ ».

Vào thời điểm đó, Mông Cổ là một nước chư hầu của Liên Xô, cũng là nạn nhân của chính sách đàn áp mù quáng của Stalin.

Nhiều lãnh đạo ba nước Baltíc cũng bị thủ tiêu tại Kommunarka sau khi Liên Xô chiếm Litva, Latvi và Estonia.

Hiện còn hơn 1000 người chưa được nhận diện vì mật vụ Nga FSB từ chối cung cấp tài liệu lưu trữ. Serguei Bondarenko, có ông cố bị hành quyết ở Kommunarka, than phiền lẽ ra « Nhà nước phải biết trách nhiệm của mình về những gì xảy ra tại khu rừng này».

Để không nạn nhân nào bị bỏ quên

Mục đích bất di bất dịch của các sử gia Nga trong nhóm « Ký Ức » là các vùng khác trên khắp nước Nga noi gương Kommunarka, tìm kiếm chính xác các mồ chôn tập thể nạn nhân của chế độ Stalin. Để cuối cùng, tất cả mồ hoang, tất cả nạn nhân sẽ được nhận diện.

Tìm kiếm nạn nhân Stalin, nhất là ở các tỉnh xa, không phải là chuyện không nguy hiểm. Sử gia Iouri Dmetriev là một trường họp điển hình. Ông bị vu cáo « xâm hại tình dục », một vụ án được dàn dựng từ A đến Z, theo các nhà hoạt động nhân quyền và nhiều nhân vật có tiếng tăm tại Nga.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181008-tim-mo-chon-tap-the-nan-nhan-cua-stalin-nho-khong-quan-hitler

 

Tự do báo chí :

một nữ phóng viên Bulgari bị giết gây căm phẫn

Tú Anh

Thi hài của nhà báo Viktoria Marinova được tìm thấy trong một công viên ở thành phố Ruse, miền bắc Bulgari. Đây là nhà báo thứ ba tại châu Âu bị ám sát trong vòng một năm, sau hai đồng nghiệp Malta và Slovakia.

Viktoria Marinova là một phóng viên đài truyền hình địa phương. Thi thể nạn nhân bị vất trong công viên, mang vết thương chí mạng ở đầu. Viktoria Marinova bị siết cổ trước khi chết, theo tuyên bố của công tố địa phương, Georgy Georgiev : « Điện thoại di động, chìa khóa xe, kính mắt và một phần y phục biến mất ».

Công cuộc điều tra không loại trừ một giả thuyết nào từ nguyên nhân nghề nghiệp cho đến đời tư.

Trong phóng sự cuối cùng nói về các vấn đề xã hội, nhà báo Viktoria Marinova phỏng vấn hai phóng viên điều tra có tiếng của Bulgari và Rumani là Dimitar Stoyanov và Attila Biro, chuyên về các nghi án tham ô, biển thủ tiền viện trợ của Liên Hiệp Châu Âu liên quan đến nhiều viên chức chính phủ và nghị sĩ hai nước này.

Tin Viktoria Marinova bị giết gây ra một làn sóng căm phẫn trên mạng xã hội. Đại diện của phong trào Truyền Thông và Tự Do trong Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu OSCE, nhà hoạt động người Pháp Harlem Désir, đã lên án vụ sát hại một phóng viên điều tra và kêu gọi chính quyền Bulgari điều tra nghiêm túc.

Assen Yordanov, đồng nghiệp của phóng viên Dimitar Stoyanov kể trên, khẳng định với AFP là những nhà báo điều tra các vụ biển thủ ngân sách viện trợ đều bị đe dọa tính mạng. Viktoria Marinova bị giết hại « để làm gương ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181008-tu-do-bao-chi-mot-nu-phong-vien-bulgari-bi-giet-gay-cam-phan-trong-cong-luan

 

Nhà báo mất tích, Thổ Nhĩ Kỳ đòi khám xét

toà lãnh sự Ả Rập Xê Út

Tú Anh

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Ả Rập Xê Út hợp tác, cho phép cảnh sát lục soát toà lãnh sự tại Istanbul, một tuần sau khi một nhà báo đối lập với vương triều Ryad bị biệt tăm khi ông đến làm giấy tờ.

Đại sứ Ả Rập Xê Út tại Ankara đã bị triệu lên bộ Ngoại Giao hôm Chủ Nhật, lần thứ nhì từ khi có tin nhà báo Jamal Kashoggi, đối lập với Ryad, bị mất tích khi vào tòa lãnh sự hôm thứ Ba 02/10/2018.

Theo đài truyền hình tư nhân Thổ Nhĩ Kỳ NTV trích lời một viên chức xin ẩn danh, Ankara yêu cầu có sự « hợp tác toàn diện của đại sứ Ả Rập Xê Út » trong khuôn khổ cuộc điều tra.

Nhà báo đối lập Jamal Kashoggi, lưu vong ở Mỹ vào năm 2017, là cộng sự viên của nhật báo Washington Post.

Trong bài xã luận hôm Chủ Nhật, nhật báo uy tín này kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ « thúc giục » Ả Rập Xê Út trả lời về số phận của Jamal Kashoggi, mà cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cho là đã bị đặc nhiệm của Ryad thủ tiêu ngay trong ngày ông vào lãnh sự quán làm thủ tục hôn nhân. Washington Post một mặt kêu gọi Ankara phổ biến các thông tin về nghi án Ryad thủ tiêu nhà báo đối lập, mặt khác yêu cầu Ả Rập Xê Út giải thích về sự hiện diện của 15 công dân Ả Rập Xê Út tại lãnh sự quán cùng lúc với Jamal Kashoggi.

Canada cũng nhập cuộc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Canada cho biết rất « lo ngại ». Ottawa đang cố gắng tìm kiếm thông tin.

Về phần tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan tuyên bố là « chờ kết quả điều tra » sẽ có phản ứng chính thức.

Ryad bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định nhà báo đối lập đã rời lãnh sự quán.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181008-nha-bao-a-rap-xe-ut-mat-tich-tho-nhi-ky-doi-kham-xet-toa-lanh-su-cua-ryad

 

Trung Quốc xác nhận bắt Chủ tịch Interpol

Trung Quốc xác nhận bắt giữ ông Mạnh Hoành Vỹ, Giám đốc Interpol, người trước đó được cho là ‘mất tích’ khi về thăm quê.

Bắc Kinh khẳng định ông Mạnh đang bị một cơ quan chống tham nhũng điều tra vì vi phạm luật pháp.

Ông Mạnh, từng là Thứ trưởng Bộ Công an, được thông báo mất tích khi đi từ Lyon, Pháp, nơi đặt trụ sở Interpol, trở về quê nhà Trung Quốc hôm 25/9.

Interpol cho hay họ nhận được quyết định từ chức của ông Mạnh hôm Chủ Nhật và quyết định này có hiệu lực lập tức.

Giám đốc Interpol người Trung Quốc ‘mất tích’

Hong Kong bác thị thực cho biên tập viên FT

TBT Trọng: ‘Quan hệ Việt-Trung đang tốt đẹp nhất’

Ủy ban Giám sát quốc gia của Trung Quốc, cơ quan xử lý các vụ tham nhũng liên quan đến các quan chức, cho biết trong một tuyên bố trên webiste rằng ông Mạnh đang bị điều tra .

Ông Mạnh là trường hợp quan chức cao cấp mất tích mới đây nhất ở Trung Quốc, nơi mà một số quan chức chính phủ hàng đầu, các tỷ phú và thậm chí là một ngôi sao hạng A đã biến mất trong những tháng gần đây.

Đầu tuần này, nữ diễn viên Phạm Băng Băng, người đã biến mất ở Trung Quốc vào tháng Bảy, đã xuất hiện với lời xin lỗi công khai và bị phạt 883 triệu nhân dân tệ (129 triệu đô la) vì trốn thuế và các hành vi phạm tội khác.

Interpol nói gì?

Trong một tuyên bố trên Twitter, tổ chức này cho hay đã nhận được quyết định từ chức của ông Mạnh và quyết định có hiệu lực ngay lập tức.

Interpol đã bổ nhiệm phó chủ tịch cấp cao, ông Kim Jong-yang của Hàn Quốc, làm quyền chủ tịch.

Chủ tịch mới sẽ được bầu để đảm nhiệm thay ông Mạnh trong hai năm còn lại của ông ở cương vị này. Việc bầu chọn sẽ diễn ta tại hội nghị của Interpol ở Dubai vào tháng tới.

Hôm thứ Bảy 6/10, Interpol đã kêu gọi Trung Quốc làm rõ tình trạng của ông Mạnh, và rằng tổ chức này lo ngại cho an sinh của ông.

Pháp đã mở một cuộc điều tra nhưng cho hay hôm Chủ Nhật 7/10 rằng chưa có thêm thông tin gì.

Vợ ông Mạnh nói gì về sự mất tích của chồng?

Bà Grace Meng, phát biểu ngắn gọn trước thông báo của Trung Quốc về việc bắt giữ ông Mạnh, rằng bà nghĩ chồng đang gặp nguy hiểm.

Bà Grace Meng cũng kêu gọi sự trợ giúp quốc tế để tìm kiếm chồng mình.

Trong ngày ông Mạnh mất tích, bà cho hay ông gửi tin nhắn cho bà trên mạng xã hội, nói chờ ông gọi điện, trước khi gửi hình ảnh một con dao, ám chỉ nguy hiểm.

“Tôi không biết điều gì đã xảy ra với ông ấy,” bà Grace Meng nói.

Bà Grace Meng, quay lưng về phía camera nhằm tránh bị nhận dạng do lo sợ cho an toàn của mình, cố kìm nén tiếng nức nở khi đọc một tuyên bố bằng tiếng Anh và Trung.

“Chúng tôi luôn kết nối với nhau bằng trái tim. Anh ấy sẽ hỗ trợ tôi thực hiện điều này. Vụ việc này thuộc về công bằng và công lý. Thuộc về cộng đồng quốc tế. Và thuộc về người dân quê hương tôi.”

Chiến dịch của ông Tập

Phân tích của Hugh Schofield, BBC News, Paris

Chính quyền Trung Quốc đã xác nhận những gì mọi người đã giả định: rằng Mạnh Hoành Vỹ đã bị bắt giữ khi máy bay của ông hạ cánh tại Trung Quốc.

Thông tin về việc giam giữ ông Mạnh được cơ quan chống tham nhũng của Bắc Kinh phát đi, cho thấy ông Mạnh đã bị cuốn vào chiến dịch chống tham nhũng đang lan rộng của chủ tịch Tập Cận Bình. Và điều này đã dẫn đến sự biến mất của nhiều nhân vật cao cấp.

Bí ẩn về những gì đã xảy ra với ông bây giờ đã được làm rõ – nhưng chi tiết của những cáo buộc chống lại ông, và số phận nào đang chờ ông càng mờ mịt hơn bao giờ hết.

Interpol làm gì?

Interpol phối hợp tìm kiếm giữa các thành viên của tổ chức, đưa ra thông báo màu vàng cho trường hợp người mất tích và thông báo màu đỏ – một cảnh báo quốc tế – đối với một người bị truy nã. Tuy nhiên, tổ chức này không có thẩm quyền đưa người đến các quốc gia để bắt giữ các cá nhân hoặc ra lệnh bắt giữ.

Ban thư ký của Interpol, chủ yếu giám sát công việc hàng ngày của tổ chức 192 thành viên này, trong đó vài trò của chủ tịch chủ yếu mang tính nghi lễ.

Ông Mạnh Hoành Vỹ là ai?

Ông Mạnh được bầu làm chủ tịch Interpol tháng 11/2016. Ông là người Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí này và dự kiến sẽ giữ chức này đến 2020.

Ông đứng đầu Ủy ban điều hành của Interpol, nơi ban hành các hướng dẫn và quản lý chung.

Ông Mạnh có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật hình sự ở Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực thuốc phiện, chống khủng bố và kiểm soát biên giới.

Sau khi ông được bầu làm chủ tịch Interpol, các nhóm nhân quyền bbày tỏ lo ngại rằng động thái này có thể giúp Trung Quốc truy bắt những người bất đồng chính kiến đã bỏ chạy khỏi đất nước.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45781280

 

Mạnh Hoành Vỹ:

TQ buộc tội sếp Interpol nhận hối lộ

Giám đốc Interpol người Trung Quốc, ông Mạnh Hoành Vỹ đang bị điều tra vì tội nhận hối lộ, giới chức Trung Quốc tuyên bố.

Ông Mạnh được người nhà báo tin mất tích hồi cuối tháng Chín sau khi ông từ trụ sở Interpol ở Pháp đi Trung Quốc.

Vợ ông tiết lộ ông đã gửi một tin nhắn cho bà với hình emoji con dao trong ngày ông bị mất tích.

Ông Mạnh là nhân vật cao cấp mới nhất bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi của Trung Quốc.

Trung Quốc xác nhận bắt Giám đốc Interpol

Chủ tịch Interpol người Trung Quốc ‘mất tích’

Bạn có muốn xem gameshow về Tập Cận Bình?

Ông cũng là Thứ trưởng Bộ công an của Trung Quốc.

Trong một thông báo về cuộc điều tra, Bộ Công an Trung Quốc nói cuộc điều tra là “đúng đắn, khôn khéo và cho thấy quyết tâm của chính quyền để tiếp tục nỗ lực chống tham nhũng.”

Interpol là ở quan cảnh sát toàn cầu phối hợp các lực lượng cảnh sát trên toàn thế giới, trong đó có các cuộc tìm kiếm người mất tích và người bị truy nã.

Ban thư ký của Interpol điều hành hoạt động hàng ngày của tổ chức gồm 192 thành viên này, và chủ tịch chủ yếu đóng vai trò xã giao.

Sau khi chuyện ông Mạnh mất tích được công khai hôm thứ Sáu 6/10, có đồn đoán rằng ông đã bị Trung Quốc bắt giữ. Một số các quan chức chính phủ cao cấp, tỷ phú và thậm chí ngôi sao hạng A đã biến mất trong những tháng gần đây.

Tuần trước, diễn viên Phạm Băng Băng, người biến mất hồi tháng Bảy, xuất hiện với một lời xin lỗi công chúng và phải nộp phạt 883 triệu nhân dân tệ (129 triệu đô la) vì trốn thuế và các tội khác.

Nhưng các phóng viên nói vị trí cao của ông Mạnh trong Interpol từng được coi là một niềm tự hào của Bắc Kinh, đặt câu hỏi ông đã làm ai bực tức hay đã làm gì để trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập.

Phạm Băng Băng nộp phạt và thuế 130 triệu đôla

‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ ghi vào Điều lệ Đảng?

TQ: Xôn xao vụ phóng viên ‘nhìn bất mãn’

Interpol nói gì về chuyện này?

Trong một tuyên bố trên Twitter, tổ chức này cho hay đã nhận được quyết định từ chức của ông Mạnh và quyết định có hiệu lực ngay lập tức.

Interpol đã bổ nhiệm phó chủ tịch cấp cao, ông Kim Jong-yang của Hàn Quốc, làm quyền chủ tịch.

Chủ tịch mới sẽ được bầu để đảm nhiệm thay ông Mạnh trong hai năm còn lại của ông ở cương vị này. Việc bầu chọn sẽ diễn ta tại hội nghị của Interpol ở Dubai vào tháng tới.

Hôm thứ Bảy 6/10, Interpol đã kêu gọi Trung Quốc làm rõ tình trạng của ông Mạnh, và rằng tổ chức này lo ngại cho an sinh của ông.

Cho tới giờ, chưa có lời nào từ ông Mạnh về các tội mà ông bị cáo buộc.

Vợ ông Mạnh nói gì?

Chính quyền Pháp đã mở một cuộc điều tra và đặt vợ ông Mạnh dưới sự bảo vệ của cảnh sát sau khi bà nhận nhiều lời đe dọa.

Bà Grace Mạnh đã nói với các nhà báo trước khi Trung Quốc xác nhận họ bắt giữ ông Mạnh rằng bà cho rằng ông đang gặp nguy.

Bà Grace Mạnh cũng kêu gọi sự trợ giúp quốc tế để tìm kiếm chồng mình.

Trong ngày ông Mạnh mất tích, bà cho hay ông gửi tin nhắn cho bà trên mạng xã hội, nói chờ ông gọi điện, trước khi gửi hình ảnh một con dao, ám chỉ nguy hiểm.

“Tôi không biết điều gì đã xảy ra với ông ấy,” bà Mạnh nói.

Bà Grace Mạnh, quay lưng về phía camera nhằm tránh bị nhận dạng do lo sợ cho an toàn của mình, cố kìm nén tiếng nức nở khi đọc một tuyên bố bằng tiếng Anh và Trung.

“Chúng tôi luôn kết nối với nhau bằng trái tim. Anh ấy sẽ hỗ trợ tôi thực hiện điều này. Vụ việc này thuộc về công bằng và công lý. Thuộc về cộng đồng quốc tế. Và thuộc về người dân quê hương tôi.”

Tầm với của Đảng Cộng sản

Phân tích của phóng viênBBC Robin Brant từ Bắc Kinh

Khi ông Mạnh Hoành Vỹ được cử giữ chức giám đốc Interpol hai năm trước, một tờ báo Trung Quốc viết điều đó sẽ “thúc đẩy sự hiểu biết ở nước ngoài về hệ thống pháp luật Trung Quốc”.

Vụ việc này có lẽ không phải là điều có thể ngờ được lúc đó. Việc “từ chức” của ông và việc ông bị bắt giữ cho thấy rõ rằng chính luật của Trung Quốc – và luật lệ của Đảng Cộng sản cầm quyền – là trên hết cho bất kỳ quan chức chính phủ nào. Ngay cả khi họ được cử sang làm việc ở Pháp.

Ủy ban Giám sát Quốc gia mới của Trung Quốc – một cơ quan chống tham nhũng – nói ông Mạnh đang bị điều tra vì “vi phạm luật pháp”.

Nhưng điều quan trọng mà cơ quan này không nói, tương tự như các vụ bắt giữ các nhân vật cao cấp như vụ này, là tội “vi phạm điều lệ Đảng”. Cơ quan chống tham nhũng đã nhắm vào hàng ngàn người trong một chiến dịch không mệt mỏi do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu. Có tin đồn rằng ông Mạnh có thể bị lật đổ vì ông có liên hệ với một nhân vật cao cấp khác trong đảng, người đã trở nên thất sủng với các lãnh đạo Đảng Cộng sản.

Điều này có thay đổi hình ảnh của Trung Quốc?

Cuộc điều tra về ông Mạnh làm dấy lên lo ngại rằng các tổ chức quốc tế sẽ ngần ngại cử các quan chức Trung Quốc vào các vị trí cao cấp – điều mà Bắc Kinh vận động mạnh trong những năm gần đây.

Người Trung Quốc giữ các vị trí hàng đầu tại một số tổ chức toàn cầu trong đó có LHQ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Thế giới World Bank và UNESCO.

Nhưng Tom Rafferty của Economist Intelligence Unit tại Bắc kInh nói mặc dù ông tin rằng vụ việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến việc đề cử người Trung Quốc trong tương lai, nó có ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế.

“Rõ ràng là sẽ có những tin tức xấu quanh chuyện này, và không phải là Trung Quốc không để ý đến điều đó,” ông nói

“Nhưng lý do mà họ bắt ông Mạnh trong vụ này quan trọng hơn lo ngại của họ về ý kiến của cộng đồng quốc tế.”

Ông Mạnh Hoành Vỹ là ai?

Ông Mạnh được bầu làm chủ tịch Interpol tháng 11/2016. Ông là người Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí này và dự kiến sẽ giữ chức này đến 2020.

Ông đứng đầu Ủy ban điều hành của Interpol, nơi ban hành các hướng dẫn và quản lý chung.

Ông Mạnh có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật hình sự ở Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực thuốc phiện, chống khủng bố và kiểm soát biên giới.

Sau khi ông được bầu làm chủ tịch Interpol, các nhóm nhân quyền bày tỏ lo ngại rằng động thái này có thể giúp Trung Quốc truy bắt những người bất đồng chính kiến đã bỏ chạy khỏi đất nước.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45784178

 

Chứng khoán TQ lao dốc gần 3%

sau Tuần lễ mừng Quốc khánh

Chứng khoán Trung Quốc phiên ngày 8/10 chìm trong sắc đỏ sau động thái giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với hầu hết các ngân hàng của nước này.

Cụ thể, các chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 2,95% và 2,85% ngay trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi Tuần lễ mừng Quốc khánh Trung Quốc kết thúc.

Trên thị trường Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng cũng ghi nhận giảm điểm với mức giảm 0,85%.

Trước đó, vào ngày 7/10 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) khoảng 1 điểm phần trăm cho hầu hết các ngân hàng. Biện pháp này dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/10.

Hiện Trung Quốc đang áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 15,5% đối với các ngân hàng thương mại lớn và 13,5% đối với các tổ chức cho vay có quy mô nhỏ hơn.

Đây là lần thứ 4 trong năm nay Trung Quốc thực hiện biện pháp giải phóng tín dụng, do những lo ngại về tác động kinh tế của chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.

Ngay sau khi có thông báo về cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cổ phiếu của hầu hết các ngân hàng lớn ở Trung Quốc đã lao dốc trong phiên giao dịch 8/10. Cổ phiếu của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc trượt sâu nhất với mức giảm 4,14%, theo sau đó là cổ phiếu Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc với mức giảm lần lượt là 3,81% và 3,08%.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Australia đã có dấu hiệu phục hồi khi khi chỉ số ASX 200 chỉ giảm 1,15% khi hầu hết các nhóm cổ phiếu đều có xu hướng giảm điểm.

Nhóm cổ phiếu tài chính giao dịch ở mức giảm 1,24% khi cổ phiếu của hai ông lớn – Tập đoàn Ngân hàng Australia – New Zealand và Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia – lần lượt giảm 2,87% và 0,66%.

Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giao dịch ở mức giảm 0,42% mặc dù cổ phiếu của Samsung Electronics đã tăng 0,5%.

Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty thuộc Tập đoàn Lotte đều tăng điểm sau khi Chủ tịch Lotte Shin Dong-bin được trả tự do vào ngày 5/10. Đơn cử, cổ phiếu của Lotte Confectionery tăng 2,32%, trong khi cổ phiếu của Lotte Himart và Lotte Chemical lần lượt tăng 2,31% và 3,81%.

Ngày 8/10, thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ (Ngày sức khỏe – thể thao).

Trong giao dịch tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ (USD) đã nhích lên 95,724 điểm lúc 11h49 sáng 8/10 theo giờ Hong Kong/Singapore, sau khi trượt giá trong phiên giao dịch cuối tuần trước.

Trong khi đó, đồng yên Nhật Bản tiếp tục suy yếu và giao dịch ở mức 113,87 yên đổi được 1 USD, còn đồng đô la Australia (AUD) hồi phục nhẹ ở mức 1 AUD đổi được 0,7054 USD vào lúc 11h50 sáng 8/10 theo giờ Hong Kong/Singapore.

Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu thô Brent kỳ hạn thế giới đã giảm 1,01% xuống còn 83,31 USD/thùng, trong khi giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tiếp tục giảm 0,74% xuống còn 73,79 USD/thùng.

Biến động giá trên diễn ra sau khi ngày 5/10 một quan chức chính phủ Mỹ cho biết, chính quyền Mỹ đang xem xét miễn trừ các lệnh trừng phạt sắp tới đối với Iran vào tháng 11.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24020-chung-khoan-tq-lao-doc-gan-3-sau-tuan-le-mung-quoc-khanh.html

 

Soi dòng tiền khổng lồ mà TQ đang bỏ ra

để thâu tóm hàng loạt tài sản ở châu Âu

Trong suốt hơn một thập kỷ, các chính trị gia và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Trung Quốc đã “lùng sục” cả thế giới bằng “những chiếc ví không đáy”.

Từ châu Á đến châu Phi, Mỹ và châu Mỹ Latinh, một sự thật hiển nhiên là Trung Quốc đã khẳng định mình là một cường quốc mới nổi. Tuy nhiên việc mở rộng của Trung Quốc tại thị trường châu Âu có vẻ ít được nhận biết hơn.

Bloomberg đã “nghiền nát” các con số trên các báo cáo để có được cái nhìn sâu sắc nhất về sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Âu. Các số liệu cho thấy Trung Quốc đã chi tổng cộng ít nhất 318 tỷ USD trong 10 năm qua để mua hoặc đầu tư vào các tài sản ở châu Âu.

Khối lượng và tính chất của một số khoản đầu tư này, từ cơ sở hạ tầng quan trọng ở phía đông và nam Âu đến các công ty công nghệ cao ở phía tây, đã làm dấy lên một mối lo ngại ở cấp Liên minh châu Âu.

Các nhà lãnh đạo bao gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thúc đẩy một chiến lược chung để kiểm soát sự mở rộng không ngừng của Trung Quốc vào châu Âu, với một số phản đối từ ngoại biên của EU.

Bloomberg đã phân tích dữ liệu của 678 giao dịch đã hoàn thành hoặc đang chờ xử lý ở 30 quốc gia kể từ năm 2008 và các công ty tư nhân của Trung Quốc đã tham gia vào các giao dịch trị giá ít nhất 255 tỷ USD trên khắp lục địa châu Âu.

Khoảng 360 công ty đã về tay Trung Quốc, từ hãng sản xuất lốp xe Ý Pirelli & C. SpA đến công ty cho thuê máy bay Ailen Avolon Holdings Ltd., trong khi các công ty Trung Quốc cũng sở hữu một phần hoặc toàn bộ ít nhất bốn sân bay, sáu cảng biển, trang trại gió ở ít nhất 9 quốc gia và 13 đội bóng đá chuyên nghiệp.

Quan trọng hơn, các con số có sẵn chưa đánh giá đúng mực về tham vọng của Trung Quốc ở châu Âu.

Họ đã loại trừ 355 vụ sáp nhập, đầu tư và liên doanh với các điều khoản không được tiết lộ. Bloomberg đưa ra ước tính về hàng chục giao dịch cao cấp trong nhóm này cho thấy tổng giá trị thêm là 13,3 tỷ USD.

Một số lĩnh vực cũng chưa được tính đến bao gồm: đầu tư xâm nhập hoặc các hoạt động trên thị trường chứng khoán với tổng trị giá ít nhất là 40 tỷ USD, theo các nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và Hội đồng Quan hệ đối ngoại Châu Âu biên soạn, cộng thêm 9 tỷ USD trong vụ Geely thâu tóm cổ phần ở Daimler, công ty mẹ của thương hiệu Mercedes Benz.

London chính là nơi các hoạt động mua bán của Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ nhất trong khu vực châu Âu, có đến cả 10 tòa tháp văn phòng tại các khu tài chính của London và Canary Wharf.

Năm 2016 là một năm thành công đối với Trung Quốc ở thị trường châu Âu, khi China Chemical Chemical Corp., còn được gọi là ChemChina, tuyên bố sẽ mua nhà sản xuất thuốc trừ sâu Thụy Sỹ Syngenta AG với giá 46,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, trừ thương vụ này quy mô của các thương vụ có vẻ như đã giảm. Trong năm 2008 và 2009, trung bình các giao dịch trị giá gần 740 triệu USD, so với mức 290 triệu USD trong năm 2016 và 2017 (sau khi đã loại bỏ vụ ChemChina-Syngenta).

Tham vọng ngày càng cao của Trung Quốc

Hơn một nửa tổng số đầu tư tập trung ở 5 nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã tham gia kí kết các hợp đồng trị giá 70 tỷ USD, chỉ tính riêng tại Vương quốc Anh. Nhưng ngoài ra, Trung Quốc cũng thực hiện xây dựng một số cơ sở hạ tầng quy mô lớn, ví dụ như mua cảng lớn nhất của Hy Lạp, tại Piraeus.

Đồng thời, Đức, Pháp và Ý đang thúc đẩy cơ chế sàng lọc đầu tư rộng khắp EU, trong khi chính phủ Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Síp đang hoài nghi về một động thái như vậy, cho biết như vậy sẽ gây cản trở khả năng thu hút vốn rất cần thiết của các quốc gia này.

Theo Derek Scissors, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ:

“Tiền sẽ đi đến nơi mà nó được chào đón nhiều nhất. Cho đến khi cơ chế đánh giá châu Âu được đưa vào — như Mỹ và Úc đều có — Châu Âu có khả năng giành được phần đầu tư lớn nhất trong quá trình đầu tư của Trung Quốc. Tôi mong đợi một động thái ở châu Âu để điều chỉnh các hoạt động đầu tư của Trung Quốc.”

Cho dù danh mục đầu tư của Trung Quốc khá đa dạng, gồm bất động sản thương mại ở London, các công ty công nghệ của Đức như nhà sản xuất robot công nghiệp Kuka AG, nhà sản xuất xe hơi Scandinavian như Volvo Personvagnar AB hay các nhà sản xuất năng lượng như Addax Petroleum Corp. của Thụy Sĩ, vẫn có thể thấy Trung Quốc đã tập trung đầu tư vào một số ngành công nghiệp chủ chốt.

Đó là các ngành hóa chất, năng lượng truyền thống, bất động sản, khai khoáng, internet, giải trí, xây dựng, ô tô, viễn thông, điện tử, logistic, tài chính, bán lẻ, y tế.

Đầu tư theo ngành

Việc biết ai đang thực hiện những hoạt động mua bán này là rất quan trọng để hiểu cách hoạt động đó có phù hợp với mục tiêu chính sách đối ngoại chính thức và không chính thức của Trung Quốc hay không.

Tổng cộng đã có hơn 670 thực thể Trung Quốc hoặc Hồng Kông đã đầu tư vào châu Âu từ năm 2008. Trong số đó, gần 100 là các công ty hoặc các quỹ đầu tư được nhà nước hậu thuẫn. Nhóm này thực hiện các giao dịch có tổng trị giá ít nhất 162 tỷ USD, tương đương 63% tổng giá trị giao dịch được báo cáo.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay: “Không hề có những thoả thuận ngầm, tất cả mọi thứ đều minh bạch. Không xảy ra tình trạng ‘tất cả thuộc về kẻ chiến thắng’, các dự án đều mang lại kết quả ‘đôi bên cùng có lợi.”

http://biendong.net/doc-bao-viet/24027-soi-dong-tien-khong-lo-ma-tq-dang-bo-ra-de-thau-tom-hang-loat-tai-san-o-chau-au.html