Tin khắp nơi – 08/04/2020
Ông Bernie Sanders
rút khỏi tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020
Thượng nghị sĩ Dân chủ Bernie Sanders rút lui khỏi cuộc tranh cử tổng thống năm 2020, mở đường cho ông Joe Biden nhận đề cử của đảng Dân chủ để tranh với Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cửa vào tháng 11.
Thông báo của ban tranh cử của ông Sanders nói rằng ông đã thông báo quyết định chấm dứt tranh cử trong cuộc họp bằng điện thoại sáng thứ Tư 8/4, và ông dự kiến sẽ phát biểu trực tuyến (livestream) với những người ủng hộ ông vào khoảng 11:45 giờ miền đông Hoa Kỳ.
(Theo CNN, Reuters)
https://www.voatiengviet.com/a/bernie-sanders-rut-khoi-tranh-cu-tong-thong-my-2020/5364787.html
Virus corona: Quyền bộ trưởng Hải quân Mỹ từ chức
vì vụ dịch trên tàu USS Theodore Roosevelt
Quyền bộ trưởng Hải quân Mỹ vừa từ chức trong bối cảnh ồn ào về việc ông xử lý một ổ dịch virus corona trên một tàu sân bay.
Ông Thomas Modly đã sa thải thuyền trưởng hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt sau khi ông này cầu xin sự giúp đỡ trong một lá thư bị rò rỉ với truyền thông.
Virus corona: Thuyền trưởng tàu sân bay Mỹ bị sa thải vì cảnh báo về virus
USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng: Mỹ gửi tín hiệu gì cho VN và TQ?
Thuyền trưởng hàng không mẫu hạm từng ghé Đà Nẵng cầu cứu Lầu năm góc
Ông Modly đã xin lỗi hôm thứ Hai sau khi lộ ra việc ông gọi hành động của Thuyền trưởng Brett Crozier là “ngây thơ” và “ngu ngốc”.
Việc ông Modly từ chức diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump báo hiệu ông có thể tham gia vào sự việc này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết ông Modly đã “từ chức theo nguyện vọng”.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết sức khỏe và sự an toàn của các thủy thủ đoàn là ưu tiên hàng đầu.
Thứ trưởng lục quân James McPherson dự kiến sẽ thay thế ông Modly.
Thuyền trưởng Crozier bị sa thải tuần trước, và cảnh quay các thủy thủ đoàn tiễn ông ra khỏi con tàu chiến với những tràng pháo tay đã lan truyền trên mạng xã hội.
Ông Modly bay 8.000 dặm hôm Thứ Hai để đến đảo Guam, nơi USS Theodore Roosevelt đang neo đậu, và mắng mỏ thủy thủ đoàn vì đã vỗ tay khi thuyền trưởng rời tàu.
Ông Modly nói với thủy thủ đoàn những gì cựu thuyền trưởng của họ đã làm là “rất, rất sai, tới mức trở thành “sự phản bội lòng tin với tôi, với quyền hạn của ông ta”, theo các bản ghi bị rò rỉ với truyền thông Mỹ.
“Nếu ông ta không nghĩ rằng thông tin sẽ được đưa ra công chúng… thì ông ta đã quá ngây thơ hoặc quá ngu ngốc khi trở thành sỹ quan của một con tàu như thế này”, ông Modly nói. “Hoặc là ông ta làm điều đó có mục đích.”
Giữa những lời quở trách từ các thành viên của Quốc hội, ông Modly đã đưa ra lời xin lỗi cùng ngày, nói rằng: “Tôi không nghĩ Thuyền trưởng Brett Crozier là ngây thơ hay ngu ngốc. Tôi nghĩ và luôn tin ông ta là người ngược lại.”
Thuyền trưởng Capt Crozier đã gửi thư cho các quan chức quốc phòng vào ngày 30/3 để cầu xin sự giúp đỡ về sự bùng phát dịch corona trên tàu, nơi có hơn 4.000 thủy thủ.
“Chúng ta không ở trong thời chiến. Các thủy thủ không cần phải chết”, ông viết, yêu cầu xét nghiệm gần như toàn bộ thủy thủ đoàn.
Hôm thứ Ba, ông Trump nói rằng ông không có vai trò gì trong sự ra đi của ông Modly, mà ông mô tả là một quyết định “thực sự không ích kỷ”.
Đồng thời, tổng thống nhấn mạnh Thuyền trưởng Crozier “đã phạm sai lầm” với bức thư, nói rằng: “Ông ấy không phải là Ernest Hemingway”.
Khi được hỏi về cuộc tranh cãi hôm thứ Hai, Tổng thống Trump nói với các phóng viên: “Bạn có hai quý ông tốt và họ đang cãi nhau. Tôi giỏi giải quyết tranh luận”.
Tổng thống nói rằng ông “đã nghe những điều rất tốt” về Thuyền trưởng Crozier và không muốn sự nghiệp của ông ta bị hủy hoại “vì có một ngày tồi tệ”, nhưng nói thêm rằng “bức thư không nên được gửi cho nhiều người không cần thiết”.
Hải quân Hoa Kỳ đang điều tra hành động của Thuyền trưởng Crozier.
Các nhà lập pháp dân chủ tại Quốc hội đã kêu gọi một cuộc điều tra về quyết định sa thải thuyền trưởng.
Cựu phó tổng thống Mỹ và hiện đang là người dẫn đầu trong cuộc đua tranh chức tống thống của đảng Dân chủ Joe Biden cũng lên tiếng.
Ông nói rằng vụ sa thải Thuyền trưởng Crozier là “gần với tội phạm hình sự” và đáng ra ông ta nên được khen ngợi vì đã nói “những gì phải nói”.
Hơn 155 thủy thủ đoàn của tàu USS Theodore Rooservelt đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Hơn 1.000 thủy thủ xét nghiệm âm tính với virus này đã lên bờ ở đảo Guam, cách ly trong khách sạn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52210569
Mỹ cần chặn ngay dòng tiền giúp cho
nhữngtham vọng không tử tế của chính quyền Trung Quốc
Triệu Hằng
Tập Cận Bình có lý do thúc đẩy để phải tuyên bố chiến thắng đại dịch virus Vũ Hán và ra lệnh cho công dân trở lại làm việc. Nếu ông ta không khởi động lại nền kinh tế đất nước thì có thể ông ta sẽ cạn tiền tiêu.
Tất nhiên, ông Tập có thể cho in thêm tiền Nhân dân tệ với một số lượng bất kỳ, nhưng bên ngoài biên giới Trung Quốc không có nhiều người muốn dùng loại tiền đó vì nó không phải là loại tiền tệ tự do chuyển đổi (convertible currency).
Tình cảnh tài chính thảm khốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể sẽ buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải sửa đổi hành vi để trở nên tử tế hơn, nhưng Bắc Kinh có thể đang nhận được sự giúp đỡ từ những nguồn tiền không ngờ tới.
Dòng tiền chảy vào Trung Quốc
Đầu tiên, phải kể đến các công ty tài chính phương Tây hoặc là những cá nhân đang gấp rút rót tiền cho Trung Quốc.
Vào đầu năm 2019, trước khi virus Vũ Hán tấn công, công ty tài chính Mỹ Morgan Stanley Capital International đã nâng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc. Hàng chục tỷ USD tiền tự do chuyển đổi đã chảy vào kho bạc nhà nước Trung Quốc.
Chỉ số Bloomberg Barclays Global Aggregate Index đã làm điều tương tự cho thị trường trái phiếu Trung Quốc, và nhà nước Trung Quốc đã lấy được hơn 100 tỷ USD từ nguồn tiền tự do chuyển đổi này. Đây là một nguồn tiền rất lớn và là một nguồn tiền “thật”, có giá trị thật. Có thể còn nhiều tiền nữa đang chảy tới.
Thứ hai, khu vực công của Mỹ đã chất tiền cho Trung Quốc. Ở cấp độ quốc gia, chương trình tiết kiệm cho nhân viên liên bang của Mỹ (Thrift Savings Program) đã chuyển tiền tiết kiệm của những người về hưu (trong số đó có nhiều cựu quân nhân) vào thị trường Trung Quốc.
Ở cấp tiểu bang, quỹ hưu trí công cộng California (CalPERS) lớn nhất nước Mỹ cũng làm điều tương tự. Đáng chú ý là giám đốc đầu tư của quỹ có trị giá 400 tỷ USD này là một người gốc Hoa, Bân Mạnh. Mới đây, Washington đã gia tăng giám sát quỹ này bởi có những khoản đầu tư đáng ngờ.
Khi các thượng nghị sĩ và các đại diện Mỹ chất vấn “khôn ngoan và đạo đức ở đâu” khi cấp vốn cho chính quyền ĐCSTQ, vốn là một chế độ độc tài hiếu chiến, hung hăng, đồng bóng đang tìm cách thay thế vị trí của Mỹ, thì ngành công nghiệp tài chính đã phản hồi lại các chính trị gia bằng những cử chỉ xem thường.
Dường như Phố Wall và các công ty thương mại Mỹ đã bị che mắt khi tiếp tục làm ăn với một chế độ kiểu Hitler, giúp nó phát triển thành một đội quân hùng mạnh, từng lên kế hoạch tấn công các đồng minh và tấn công cả chúng ta.
Để mở rộng phạm vi địa chính trị, sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc ném tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng trải dài từ Nam Á đến Bắc Đại Tây Dương, từ Biển Đông đến Palau.
Cục nghiên cứu quốc gia châu Á ước tính hiện BRI có giá khoảng 1.000 đến 1.300 tỷ USD. Trong những thập niên qua, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm, một tỷ lệ vượt xa các đối thủ.
Có được một khoản chi như vậy, Trung Quốc đã có thể đã tránh được đại dịch và ngăn ngừa những điều như thế trong tương lai. Nhưng họ đã làm gì với nguồn tài chính dồi dào ở trong nước, chính quyền ĐCSTQ đã chi vô khối tiền cho cái gọi là “ổn định trật tự” bằng cách đàn áp những gia đình đông con, những người dùng Internet, những người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo, nhũng nhà dân chủ Hồng Kông và đến cả Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng.
Chính quyền Trung Quốc bưng bít thông tin khiến virus Vũ Hán phát tán xa hơn
Sau khi virus Vũ Hán lan rộng, Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm hành vi sai trái của mình, đầu tiên che đậy, sau đó cản trở những người nhận thức được vấn đề, ngăn chặn tin tức, giảm thiểu mức độ dịch bệnh và cuối cùng đổ lỗi cho các nạn nhân của nó.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien nói rằng Trung Quốc đã “che đậy” sự bùng phát virus corona ngay từ đầu, khiến một phản ứng toàn cầu hiệu quả bị trì hoãn đi 2 tháng. Vị cố vấn Mỹ cũng lưu ý, có nhiều báo cáo nguồn mở từ Trung Quốc, từ công dân Trung Quốc rằng chính quyền ĐCSTQ đã bịt miệng các bác sĩ để các thông tin về dịch bệnh không thoát ra bên ngoài.
Khi cái kim trong bọc lòi ra thì Trung Quốc cản trở các chuyên gia quốc tế đến để nghiên cứu về căn bệnh và sự lây lan của nó.
Tệ hại hơn là trong khoảng thời gian đó, những du khách vô tình mang virus đã phát tán khắp nơi, các nước đã mất thêm nhiều tuần để thu thập vật tư y tế, thiết lập cơ sở vật chất và phát triển các biện pháp đối phó với dịch bệnh.
Không chỉ gây ra và làm trầm trọng một đại dịch toàn cầu, các quan chức Trung Quốc còn khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ khi họ tìm cách đổ lỗi cho nước Mỹ.
Có phải là mù quáng không khi thời điểm này các nhà đầu tư vẫn đề dòng tiền của họ chảy đến một chế độ độc tài, nơi tập trung cải tiến quân đội, xây dựng trại tập trung và thu hoạch nội tạng sống các tù nhân lương tâm. Tất cả đã được chứng minh bằng tài liệu, cho thấy sự phi nhân tính của ĐCSTQ ngang với hành vi của bác sĩ Josef Mengele của Đức quốc xã hoặc “Đơn vị 731” của Nhật Bản.
Tham vọng loại tiền tệ tự do chuyển đổi
Hầu hết mọi thứ Trung Quốc cần từ nước ngoài bao gồm thực phẩm, dầu, quặng sắt và công nghệ, những thứ đòi hỏi phải có USD, hoặc sử dụng đồng euro, đồng yên Nhật và đồng bảng Anh đều được.
Nhưng tham vọng toàn cầu của Trung Quốc là tiền tệ tự do chuyển đổi, bởi vì để tài trợ cho các dự án BRI hoặc mua công nghệ, mua công ty nước ngoài, thậm chí mua các lãnh đạo của họ, Bắc Kinh phải trả bằng loại tiền mà có người chấp nhận.
Tương tự, các đại sứ quán của Trung Quốc cũng phải chi trả cho các khoản lương thưởng bằng USD hoặc trang trải các khoản chi tiêu quá mức của những ông trùm. Các giáo sư Harvard với các hợp đồng dấm dúi bí mật trong “Chương trình ngàn nhân tài” của Trung Quốc cũng phải chi bằng USD và chắc chắn không phải là đồng nhân dân tệ.
Trung Quốc cũng tốn không ít tiền của cho chiến dịch tuyên truyền nhằm đổ lỗi cho virus ở Hoa Kỳ.
Trung Quốc có thể in đồng nhân dân tệ, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, cung cấp trợ cấp, hạ lãi suất, hoặc ra lệnh hoãn trả nợ hoặc những gì tương tự. Nhưng ngay cả khi Bắc Kinh mang tiền đi cho, thì chính quyền này vẫn phải lo lắng về tình trạng thất nghiệp, lạm phát và quá nhiều nợ ở mọi cấp độ, từ cá nhân cho đến trung ương.
Nếu điều này vượt khỏi tầm kiểm soát, người dân Trung Quốc sẽ mất niềm tin vào nền kinh tế dẫn đến mất lòng tin vào chính quyền ĐCSTQ và tạo điều kiện dẫn đến sự bất ổn công chúng. Nhưng điều đó chưa đủ tệ. Nếu không có tiền tệ có khả năng tự do chuyển đổi, nó sẽ còn tệ hơn.
Trung Quốc không thể in tiền USD hay tiền euro. Vì vậy họ phải kiếm chúng thông qua một số hình thức, bao gồm xuất khẩu sản phẩm, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bắc Kinh giả vờ rằng họ vẫn là một quốc gia đang phát triển và do đó có đủ điều kiện nhận các khoản ưu đãi và viện trợ tài chính từ các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra Trung Quốc còn có các phương pháp khác như mua các công ty nước ngoài hoặc thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài. Nhưng nhiều doanh nhân Trung Quốc khi kiếm được USD ở nước ngoài lại muốn muốn giữ tiền của họ ngoài Trung Quốc và nằm ngoài bàn tay kiểm soát của ĐCSTQ.
Vì vậy, có thể thấy ngay vấn đề của ông Tập, nếu Trung Quốc không xuất khẩu, thì không thể kiếm được tiền USD.
Và nếu Trung Quốc có vẻ hỗn loạn, xung đột hoặc trong tương lai gặp kiểu tai nạn “thiên tai sinh học” như virus Vũ Hán, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rời đi một phần hoặc hoàn toàn, thậm chí họ sẽ tránh xa việc đầu tư tương lai vào Trung Quốc.
Tất cả điều này cộng lại, Bắc Kinh không còn đủ ngoại hối để mua những gì họ cần hoặc làm những gì họ muốn.
Theo Grant Newsham/ Asiatimes
Triệu Hằng dịch và biên tập
Cố vấn Kudlow:
Kinh tế Mỹ sẽ mở cửa với nhiều thay đổi lớn
Chính quyền Tổng thống Trump đang nhắm đến việc mở cửa nền kinh tế Mỹ khi các chuyên gia y tế hàng đầu ‘bật đèn xanh’, nhưng đời sống người Mỹ sẽ khác biệt sâu rộng, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow cho biết ngày 7/4.
Ngay cả khi mọi người trở lại làm việc và trường học mở cửa, mọi người có phần chắc sẽ phải ở nhà nếu có triệu chứng ốm đau, đối diện với các cuộc xét nghiệm thường xuyên và đo thân nhiêt thường xuyên, ông với tờ Politico trong một cuộc phỏng vấn.
“Chúng tôi nhận thức được rằng mọi việc sẽ khác biệt. Sẽ có đặc tính mới trong đời sống người Mỹ. Và tôi không biết việc này sẽ nhanh chóng như thế nào nhưng rất quan trọng vì chúng ta cần phải ngăn ngừa dịch bệnh trở lại.”
Nước Mỹ, hiện đang đóng cửa vì dịch bệnh bùng phát khiến nền kinh tế bị tổn hại, chưa rõ lúc nào sẽ trở lại hoạt động bình thường trong khi một số tiểu bang đang tiến dần đến đỉnh điểm mùa dịch và chỉ dẫn của chính phủ liên bang yêu cầu mọi người tự cách ly xã hội cho đến cuối tháng 4.
Các giới chức y tế kêu gọi người dân Mỹ chuẩn bị tinh thần cho một tuần lễ khó khăn khi con số tử vong gia tăng. Tuy nhiên, ngày 7/4 các giới chức cho biết có những dấu hiệu lạc quan trước mắt rằng những nỗ lực giảm bớt lây lan sẽ giúp chế ngự virus.
“Chính là sức khỏe của mọi người giúp đưa ra những quyết định y tế, ở đây là những quyết định liên hệ đến thuốc men,” ông Kudlow nói với Politico và ông cho biết ông vẫn tin “trong 4 đến 8 tuần tới, chúng ta sẽ có thể mở cửa nền kinh tế và sức mạnh của virus sẽ giảm một cách đáng kể, và chúng ta có thể làm thẳng đường cong.”
Nghị sĩ Mỹ yêu cầu cắt ngân sách WHO,
cho đến khi Tổng giám đốc Tedros từ chức
Hải Lam
Hãng tin Breitbart cho hay, Hạ Nghị sĩ Mỹ Guy Reschenthaler thuộc Đảng Cộng Hòa hôm 7/4 đã trình dự luật yêu cầu Nghị viện cắt ngân sách cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho đến khi Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức.
Dự luật trên được hơn 20 nghị sĩ đảng Cộng hòa ủng hộ, đồng thời kêu gọi điều tra về việc WHO hậu thuẫn chính quyền Bắc Kinh che giấu thông tin về nCov, loại virus có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
“WHO đã giúp đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu mối đe dọa của COVID-19 đối với thế giới và hiện hơn 10.000 người Mỹ đã tử vong, con số dự kiến sẽ tăng mạnh trong vài tuần tới. Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho WHO. Thật không đúng khi những đồng đô la thuế mà người dân Mỹ vất vả mới kiếm được lại đang được dùng để tuyên truyền những lời dối trá của Trung Quốc cũng như che giấu thông tin có thể cứu mạng người. Dự luật này sẽ yêu cầu WHO phải chịu trách nhiệm về sự bất cẩn và lừa dối của họ”, ông Guy Reschenthaler cho biết.
Theo một cuộc kiểm toán của Fox News, Mỹ hàng năm đóng góp hàng trăm triệu USD cho WHO:
“Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho WHO. Đóng góp gần đây nhất cho WHO là đến từ Hoa Kỳ, một trong những quốc gia tài trợ cho tổ chức này, với gần 116 triệu USD mỗi năm. Mỹ cũng tình nguyện đóng góp khoảng 100 đến 400 triệu USD mỗi năm cho các dự án cụ thể của WHO. Theo số liệu gần đây nhất có được, Mỹ đã đóng góp tổng cộng hơn 400 triệu USD trong năm 2017 cho WHO”.
Dự luật này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/4 viết trên trang Twitter cá nhân rằng WHO được Mỹ tài trợ phần lớn nhưng lại “lấy Trung Quốc làm trung tâm”.
Ông chủ Nhà Trắng đặt câu hỏi vì sao WHO lại “đưa ra một lời khuyên sai lầm như vậy”, dường như đề cập đến khuyến cáo ban đầu của WHO về việc không nên hạn chế đi lại quốc tế sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc.
“May mắn thay, tôi đã khước từ lời khuyên của họ về việc vẫn nên mở cửa biên giới với Trung Quốc”, ông Trump viết.
Thượng nghị sĩ Rick Scott (thuộc đảng Cộng hòa, đại diện bang Florida) ngày 6/4 cho biết Thượng nghị sĩ Ron Johnson, chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Thượng viện đã đồng ý việc điều tra WHO và kêu gọi cắt ngân sách cho tổ chức này.
“Họ (WHO) chỉ làm việc cho Trung Quốc, ĐCSTQ. Nếu họ làm đúng công việc của mình, mọi người sẽ sẵn sàng hơn, chúng ta cũng không phải đóng cửa nền kinh tế, và chúng ta sẽ không chứng kiến nhiều người trên thế giới phải chết như vậy”, ông Scott nói với Fox News.
“Tôi muốn một cuộc điều tra. Tôi là người thuộc Ủy ban An ninh nội địa. Tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Ron Johnson. Ông ấy đã đồng ý điều đó. Chúng tôi sẽ điều tra lý do tại sao họ làm như vậy, mục đích của họ là gì và tại sao chúng tôi, với tư cách là người nộp thuế ở Mỹ, lại phải đóng góp cho họ khoản tiền mồ hôi nước mắt của chúng tôi?”, nghị sĩ Scott nói thêm.
Dân biểu Mỹ kêu gọi trừng phạt
giới chức Trung Quốc về dịch COVID-19
Minh Hòa
Hạ nghị sỹ Hoa Kỳ Chris Smith (thuộc Đảng Cộng hòa, đại diện bang New Jersey) đang kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo thành lập một đội đặc nhiệm để điều tra các quan chức Trung Quốc tham gia vào
việc đàn áp những người lên tiếng về cách ứng phó của chính quyền Trung Quốc đối với đại dịch virus Vũ Hán.
Trong một lá thư gửi ông Pompeo mà Fox News thấy được, nghị sỹ Smith viết: “Được thôi thúc bởi các hành vi và sai sót đầy ác ý của [chính quyền] Trung Quốc, tôi yêu cầu ông điều tra vai trò của các quan chức chính phủ Trung Quốc và sử dụng các công cụ hiện có để buộc những kẻ xấu phải chịu trách nhiệm”.
Ông Smith đặc biệt đề cập đến “các quan chức chịu trách nhiệm về vụ mất tích của bác sỹ Ai Fen, người đã tiết lộ việc bà bị buộc phải im lặng sau khi phát hiện ra virus ở Vũ Hán; cũng như những thường dân đưa tin về đại dịch; luật sư nhân quyền Xu Zhiyong và nhà hoạt động Li Qiaochu, những người bị bắt giữ tùy tiện sau khi chỉ trích phản ứng của chính quyền Trung Quốc đối với COVID-19.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, nghị sỹ Smith cho biết “đây là những vi phạm thô bạo về quyền con người”, đồng thời nói rằng Mỹ phải “sử dụng mọi biện pháp” để tìm ra và trừng phạt những người có liên quan.
Truy cứu trách nhiệm
Vài ngày trước, nghị sỹ Smith đã công bố một bài bình luận của ông trên Fox News, trong đó ông chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu cái gọi là “chế độ kiểm soát thiệt hại” ngay khi virus Vũ Hán bùng phát. Tuy nhiên, đó không phải là kiểm soát thiệt hại do COVID-19 gây ra cho con người, mà là thiệt hại đối với cái danh của chính quyền Trung Quốc, bất chấp tính mạng của người dân thế giới.
Ông Smith viết: “Việc kiểm soát thiệt hại đó đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng trên toàn cầu, ngăn cản thế giới có được thời điểm vàng để vượt qua sự bùng phát của dịch bệnh, trong khi Trung Quốc tiếp tục ngoại giao hình ảnh, trao đổi thuốc men để gây ảnh hưởng trong các tổ chức quốc tế, đồng thời đe dọa cắt giảm dược phẩm cho các nước không ủng hộ luận điệu sai trái của họ, trong đó có Hoa Kỳ”.
Ông cho rằng khi cuộc khủng hoảng virus corona này qua đi, cần phải nhìn nhận lại vấn đề để truy cứu trách nhiệm của kẻ gây ra đại dịch toàn cầu, đó là chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Công cụ hoàn hảo
Theo Fox News, ông Smith cũng đề nghị Hoa Kỳ áp dụng Đạo luật nhân quyền Magnitsky toàn cầu nhắm vào các quan chức Trung Quốc mà không phải trừng phạt toàn bộ đất nước.
Người đề xướng đạo luật Magnitsky, ông Bill Browder nói với Fox News rằng ông ủng hộ lời kêu gọi của nghị sỹ Smith về việc sử dụng đạo luật này để trừng phạt các quan chức Trung Quốc.
Ông Browder cho biết chính quyền Trung Quốc có hồ sơ nhân quyền thuộc hàng tồi tệ nhất thế giới mà không bị trừng phạt. Ông nói: “Đã đến lúc thay đổi điều đó và Đạo luật Magnitsky toàn cầu là công cụ hoàn hảo vì nó cho phép Mỹ nhắm mục tiêu vào những kẻ vi phạm nhân quyền cụ thể bằng các biện pháp trừng phạt quyết liệt trong khi vẫn cho phép các hoạt động thương mại và ngoại giao tiếp diễn.”
Tổng Thống Trump có cuộc điện đàm với đối thủ
Joe Biden để thảo luận về đại dịch coronavirus
Tin từ Washington – Vào hôm thứ Hai (06 tháng 04), tổng thống Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden đã có điện đàm nhằm thảo luận về dịch coronavirus, sau khi cựu phó tổng thống đưa ra đề nghị chia sẻ sáng kiến chống đại dịch của ông với Tòa Bạch Ốc. Cả hai bên đều đưa ra các ý kiến tích cực trong cuộc trò chuyện kéo dài 15 phút, mà sau đó tổng thống Trump đánh giá là “rất tốt”, và phó giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Biden cũng gọi đây là một “cuộc gọi tốt”.
Theo Bloomberg, nhóm vận động tranh cử của ông Biden đã chờ đợi xem có thể liên lạc Tòa Bạch Ốc hay không, sau khi hồi tuần trước, cả ứng cử viên và tổng thống đều tỏ ý sẵn sàng nói chuyện.
Cố vấn Tòa Bạch Ốc, Kellyanne Conway lần đầu tiên đề nghị cuộc điện đàm vào tuần trước, dù bà nói chỉ nghe thấy ông Biden chỉ trích về cách giải quyết khủng hoảng của tổng thống. Ông Biden nhanh chóng đáp lại đề nghị và cũng đưa ra các lời đề nghị mà ông đã nói trong các lần xuất hiện trên truyền hình, phát trực tiếp và các tài liệu bằng văn bản về cách chính quyền phản ứng với coronavirus, bao gồm thúc giục tổng thống Trump chú ý đến chỉ dẫn của các chuyên gia y tế công cộng, sử dụng thẩm quyền của mình để thúc đẩy các công ty sản xuất nhiều thiết bị y tế hơn. (BBT)
Mỹ bác tin ‘phỗng tay trên’ đồ bảo hộ y tế của Brazil
Đại sứ Mỹ tại Brazil ngày 7/4 bác tin nói rằng chính phủ Hoa Kỳ ‘phỗng tay trên’ các phẩm vật y tế mà Brazil đã đặt hàng từ Trung Quốc để chống COVID-19.
Bộ trưởng Y tế Brazil, Luiz Henrique Mandetta, tuần trước tố cáo Trung Quốc bỏ rơi một số đơn đặt hàng thiết bị y tế của Brazil khi chính phủ Mỹ gửi hơn 20 máy bay chở hàng tới Trung Quốc mua các sản phẩm này.
Truyền thông Brazil loan tin rằng chuyến hàng y cụ trực chỉ tới bang Bahia của Brazil đã bị chuyển hướng về Mỹ tại một điểm quá cảnh ở Miami, Hoa Kỳ, sau khi lô hàng này được trả giá cao hơn.
“Chính phủ Mỹ không mua cũng không ngăn trở vật phẩm chở tới Brazil. Các tin tức đó là thất thiệt. Chúng tôi đang điều tra,” đại sứ Mỹ Todd Chapman cho báo giới biết.
Ông Chapman cũng tố cáo các nhà cung ứng trên thế giới đang lợi dụng nhu cầu leo thang về trang thiết bị bảo hộ y tế.
Bộ trưởng Y tế Brazil tuần trước nói các tiểu bang ở Brazil giờ đã tích trữ đủ trang bị bảo hộ nhưng để bổ sung thêm, Brazil phải quay sang một số nước trước khi tìm được nơi nhận đơn hàng trị giá 228 triệu đô la là Trung Quốc.
Bộ trưởng Giáo dục Brazil cũng cáo giác các nhà cung ứng Trung Quốc tranh thủ trục lợi từ đại dịch corona, nhưng sau đó ông cho biết sẽ lên tiếng cáo lỗi nếu Trung Quốc đồng ý bán cho Brazil 1 ngàn máy thở.
Hoa Kỳ đang nhanh chóng trở thành tâm điểm của đại dịch corona toàn cầu, còn số ca nhiễm ở Brazil đã tăng gấp đôi trong sáu ngày qua, lên thành 12.056 người, với 553 ca tử vong.
Giám đốc điều hành Twitter quyên góp
hơn một phần tư tài sản để chống virus Vũ Hán
Băng Thanh
Vào hôm 7/4, Giám đốc điều hành Twitter, ông Jack Dorsey tuyên bố rằng, ông sẽ quyên góp 1 tỷ USD, chiếm hơn một phần tư tài sản của ông, nhằm chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Ông Dorsey, người đồng sáng lập Twitter năm 2006 và tiếp tục thành lập công ty thanh toán Square, vào hôm 7/4 đã viết trên Twitter rằng, ông đã chuyển 1 tỷ USD cổ phiếu Square cho quỹ từ thiện Start Small, nhằm chống lại đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu.
Ông Dorsey, 43 tuổi, nói rằng số tiền quyên góp tương đương với khoảng “28% tài sản của tôi”. Theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg, ông Dorsey có khối tài sản khoảng 3,9 tỷ USD.
Ông Dorsey cho biết một khi đại dịch được giải quyết, quỹ được quản lý bởi Start Small sẽ được sử dụng cho các mục đích khác như thu nhập cơ bản toàn cầu (UBI) cùng với giáo dục và y tế cho phụ nữ.
Theo Fox News, Dorsey cho biết ông quyên góp tiền chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán vì “nhu cầu ngày càng cấp thiết” và “hy vọng điều này sẽ truyền cảm hứng cho những người khác để làm một cái gì đó tương tự. Cuộc sống quá ngắn ngủi, vì vậy hãy làm mọi thứ chúng ta có thể làm ngày hôm nay để giúp mọi người”.
Cho đến nay, đây là sự đóng góp lớn nhất trong cuộc chiến chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Vào tuần trước, ông Jeff Bezos, người sáng lập Amazon và là người giàu nhất thế giới, cho biết trong một bài đăng trên Instagram rằng, ông sẽ quyên góp 100 triệu USD cho ngân hàng thực phẩm từ thiện Feeding America.
Tương tự, theo Fox News, tổ chức từ thiện của tỷ phú Bill Gates cam kết sẽ dành tới 100 triệu USD để chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán, trong đó sẽ chi 20 triệu USD cho việc phát hiện, phân lập và điều trị virus.
Tòa Bạch Ốc khuyến cáo
người dân Hoa Kỳ không nên rời khỏi nhà
– thậm chí là để mua nhu yếu phẩm
Tòa Bạch Ốc đã khuyến cáo người dân Hoa Kỳ không nên rời khởi nhà – thậm chí là để thực hiện các hoạt động thiết yếu như mua hàng tạp hóa hoặc mua thuốc theo toa – vì đại dịch coronavirus dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm trong hai tuần tới.
Trong một cuộc họp báo về coronavirus, Tổng Thống Trump cho biết “từ tuần này đến hết tuần sau sẽ là thời điểm nguy hiểm nhất của đại dịch, và sẽ có rất nhiều người tử vong vì căn bệnh.” Bên cạnh đó, bác sĩ Deborah Birx – điều phối viên của đội đặc nhiệm ứng phó COVID-19 tại Tòa Bạch Ốc – cho biết “hai tuần sắp tới sẽ rất quan trọng đối với người Mỹ, và đây là lúc người dân không nên đến cửa hàng tạp hóa hay hiệu thuốc mà hãy ở nhà và làm mọi cách để giữ an toàn cho gia đình và bạn bè.”
Theo dữ kiện từ đại học Johns Hopkins, coronavirus đã lây nhiễm hơn 1.27 triệu người và gây tử vong hơn 69,000 người trên toàn thế giới. Hoa Kỳ đã ghi nhận hơn 355,000 ca nhiễm và hơn 10,000 trường hợp tử vong. (BBT)
Virus corona:
Mỹ ghi nhận số tử vong cao nhất trong một ngày
Hoa Kỳ mới ghi nhận nhiều ca tử vong vì virus corona nhất trong một ngày với 1.736 trường hợp được báo cáo hôm thứ Ba.
Tổng số người chết trong cả nước hiện giớ lên tới 12.722, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Mỹ có hơn 398.000 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, con số cao nhất thế giới. Số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 1.4 triệu.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Donald Trump nói rằng Hoa Kỳ có thể đang đứng ở đỉnh điểm. Trong khi đó thành phố Vũ Hán tại Trung Quốc, nơi virus corona bùng phát, chấm dứt cuộc phong tỏa kéo dài 11 tuần.
Các số tử vong mới được công bố hôm thứ Ba tăng cao hơn kỷ lục trước đó là 1.344 được ghi nhận vào ngày 4/4.
Con số này kiến sẽ tăng lên vì một số tiểu bang chưa chia sẻ tổng số của họ.
Gia đình của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ John Prine đã xác nhận cái chết của ông là do các biến chứng liên quan đến virus corona.
Được biết đến với các bài hát như ”Angel from Montgomery” và ”Sam Stone”, Prine đã chết ở Nashville vào thứ Ba ở tuổi 73. Vợ ông đã xét nghiệm dương tính với coronavirus và hồi phục, tuy nhiên Prine phải nhập viện vào tháng trước với các triệu chứng nặng và được đặt máy thở.
Một số nhạc sĩ trong đó có Bruce Springsteen và Margot Price đã vinh danh ông.
New York bị ảnh hưởng thế nào?
Một tỷ lệ lớn các trường hợp tử vong được công bố là từ tiểu bang New York. Được coi là tâm chấn của vụ dịch, New York ghi nhận 731 cái chết hôm thứ Ba.
Tiểu bang này vừa vượt mặt toàn bộ nước Ý với số lượng các trường hợp bị nhiễm được xác nhận.
Thống đốc Andrew Cuomo cho biết tiểu bang dường như đã gần đến đỉnh điểm của đại dịch. Số người nhập viện và cần chăm sóc đặc biệt đã giảm.
Thống đốc kêu gọi mọi người ở nhà và tiếp tục thực hành xa cách xã hội.
“Tôi biết điều đó thật khó khăn nhưng chúng ta cần phải tiếp tục làm như thế”, ông nói.
Trump đã nói gì về WHO?
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba, ông Trump nói rằng ông không muốn thảo luận thêm nhưng Mỹ có thể đang đi đúng hướng cho số người chết ít hơn so với dự kiến.
Người ta từng nghĩ rằng 240.000 người ở Mỹ có thể chết trong đại dịch, theo lực lượng đặc nhiệm của tổng thống.
Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ có thể đang đứng đầu “đường cong” của sự bùng phát.
Trong cuộc họp báo, ông Trump cũng đã tấn công Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói họ đã đưa ra lời khuyên tồi và đã quá tập trung vào Trung Quốc.
“WHO thực đã bậy quá. Chả hiểu tại sao, [tổ chức này] phần lớn được tài trợ bởi Hoa Kỳ, nhưng rất nghiêng về Trung Quốc,” ông nói.
Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ sẽ giữ lại tiền định dành cho WHO.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52210818
‘Số người chết vì COVID-19 tại Hoa Kỳ
có thể thấp hơn dự báo’
Hai quan chức y tế cấp cao của Mỹ bày tỏ tin tưởng rằng số người chết vì dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ có thể thấp hơn so với hầu hết các dự báo đáng lo ngại hồi gần đây, và viện dẫn một số dấu hiệu cho thấy số các ca tử vong đã bắt đầu chững lại tại New York và các điểm nóng khác.
Tổng Y sĩ Jerome Adams hôm thứ ba nói ông đồng tình với Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) rằng dự báo về số ca tử vong của một số mô hình nghiên cứu có thể quá cao, mặc dù ông không đưa các số liệu ước tính thay thế.
Cách đây một tuần, toán đặc nhiệm chống COVID của Tòa Bạch Ốc dự báo số người chết trong đại dịch COVID-19 có thể xê dịch từ 100.000 tới 240.000 người, và nói giữ số tử vong trong các mức độ vừa nêu là điều khả thi, với điều kiện mọi người phải tuân thủ triệt để các biện pháp giữ khoảng cách xã hội. Toán chống COVID còn ngụ ý số tử vong có thể còn tăng cao hơn.
Thống đốc các bang New York, New Jersey và Louisiana hôm 6/4 chỉ ra một số dấu hiệu tích cực cho thấy vụ bột phát dịch corona có thể đã bắt đầu chững lại, nhưng cảnh báo mọi người không nên tự mãn.
Số người chết vì dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ đã vượt quá 10.000 người trong khi các ca nhiễm được xác nhận đã tăng lên tới 367.000 ca.
Tổng thống Donald Trump trước đây tin rằng dịch corona sẽ tự động biến mất như một phép lạ, nay nói rằng bất kỳ số ca tử vong nào dưới mức 100.000 người cũng được coi là một sự thành công.
Ca tử vong vì Corona ở New York
vượt số người chết trong vụ khủng bố 11/9
Tính tới ngày 7/4, con số người chết ở thành phố New York vì virus Corona đã vượt qua con số 4 nghìn người, cao hơn so với số người thiệt mạng vì vụ tấn công vào tòa tháp đôi thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới trong vụ 11/9, theo AP.
Số tử vong vì COVID-19 ở thành phố New York hiện cao hơn khoảng 1 nghìn người so với số người chết trong các vụ tấn công 11/9.
Vụ tấn công khủng bố chết chóc nhất trên lãnh thổ Mỹ vào ngày 11/9/2001 làm 2.753 người tử vong ở thành phố New York và 2.977 tại một số địa điểm trên toàn quốc.
AP dẫn lời của Thống đốc bang, ông Andrew Cuomo, nói rằng New York hôm 7/4 ghi nhận 731 ca tử vong mới, con số cao nhất trong một ngày, nâng số người thiệt mạng vì virus Corona trên toàn bang lên 5.500 người.
XEM THÊM:
Vụ cách chức chỉ huy tàu sân bay: Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ từ chức
Tuy nhiên, trong một dấu hiệu được coi là tích cực, ông Cuomo nói rằng các trường hợp nhập viện và con số người phải hỗ trợ máy thở đã giảm, cho thấy rằng các biện pháp giãn cách xã hội đã có hiệu quả.
Theo AP, trên toàn nước Mỹ, con số người chết tăng lên gần 13 nghìn người trong số gần 400 nghìn ca nhiễm.
Một số “điểm nóng” COVID-19 ở Mỹ gồm Detroit, New Orleans cũng như thành phố New York và vùng phụ cận bao gồm cả New Jersey.
New Jersey ghi nhận gần 1.200 người tử vong tại các địa hạt ở phía bắc, nơi nhiều cư dân thường đi lại tới thành phố New York.
Bệnh viện quá tải vì COVID-19:
Ai được ưu tiên điều trị trước?
Một y tá mắc bệnh hen suyễn, một cụ ông bị ung thư và một người vô gia cư không có gia đình, tất cả đều đang lên cơn sốt do nhiễm virus corona. Họ đang cố gắng để thở, và một máy trợ thở có thể cứu sống họ. Nhưng ai được ưu tiên dùng khi không có đủ máy cho tất cả mọi người?
Các nhân viên y tế đang lo sợ về viễn cảnh tồi tệ này trong lúc các bệnh viện ở Mỹ chuẩn bị cho một sự gia tăng được dự đoán về số lượng bệnh nhân cần máy thở và các nguồn lực khác, mà có thể sắp bị thiếu hụt trầm trọng.
Điều đó có nghĩa là phải lục lại các sách vở trước đây mà họ chưa bao giờ phải viện tới về cách phân bổ nguồn lực hạn chế một cách công bằng trong trường hợp khẩn cấp.
“Tôi cầu nguyện một sự đánh giá công bằng và khả năng tốt của họ khi phải đưa ra những lựa chọn rất khó khăn,” Erik Curren, người có người cha 77 tuổi thiệt mạng trong tháng này vì các biến chứng hô hấp liên quan đến virus sau khi bị nhiễm COVID-19 tại một nhà dưỡng lão ở Florida, nói.
Các kịch bản đau lòng thực sự đang xảy ra ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, bao gồm cả Tây Ban Nha, nơi một giới chức viện dưỡng lão cho biết rằng người dân bị bệnh đang chết vì không được nhập viện do bệnh viện có quá nhiều bệnh nhân.
Giống như hầu hết các nơi khác trên thế giới, máy trợ thở cho bệnh nhân đang là nhu cầu cấp bách trên khắp nước Mỹ, do các vấn đề về hô hấp thường gặp ở những người bị bệnh nặng với COVID-19.
Theo Hiệp hội Y học Hồi sức Hoa Kỳ, có khoảng 900.000 bệnh nhân nhiễm virus corona ở Mỹ có thể cần tới các máy trợ thở trong thời gian dịch bệnh. Tuy nhiên theo ước tính của hiệp hội, chỉ có 200.000 máy trợ thở trên cả nước, mà phần nhiều trong số đó đã được sử dụng cho các bệnh nhân khác.
Tại New York, tâm chấn của dịch COVID-19 của nước Mỹ, một bệnh viện ở thành phố đã ghi nhận 13 trường hợp tử vong do virus corona gây ra chỉ trong một ngày và các quan chức đang thiết lập hàng trăm giường bệnh tại một trung tâm hội nghị trong lúc con số người nhiễm bệnh đã vượt qua mức 30.000 ở thành phố này.
Để chuẩn bị, các quan chức y tế trên cả nước đang xem xét lại các hướng dẫn từ của chính phủ tiểu bang và các nhóm y tế về cách phân bổ nguồn lực hạn chế trong các trường hợp khẩn cấp.
Nguyên tắc chung bao trùm các kế hoạch đó là: Mang lại lợi ích cao nhất cho số lượng người lớn nhất và ưu tiên những người có cơ hội phục hồi tốt nhất. Nhưng chính xác là quyết định thế nào thì còn đầy lo ngại.
Tiến sĩ Douglas White của Đại học Pittsburgh ở Mỹ cho rằng việc tự động loại trừ một số nhóm nhất định khỏi việc tiếp cận máy trợ thở, chẳng hạn như những người mắc bệnh phổi nặng, làm dấy lên các vấn đề về đạo đức. Ông cho biết, nhiều bệnh viện tìm kiếm hướng dẫn về COVID-19 trong những tuần gần đây đã áp dụng chính sách mà ông thay đổi để không có những sự loại trừ như vậy.
Các hướng dẫn được Sở Y tế của tiểu bang New York đưa ra trước đây đã loại trừ một số người bị bệnh nặng không được dùng máy trợ thở khi máy bị hạn chế về số lượng trong các trường hợp khẩn cấp lớn, nhưng lại lưu ý rằng tự động xếp những người cao tuổi vào loại không đủ tiêu chuẩn sẽ là phân biệt đối xử. Tuy nhiên, các hướng dẫn này lại bổ sung rằng, do “ưu tiên xã hội mạnh mẽ trong việc cứu trẻ em,” thì độ tuổi có thể được xem xét trong việc đưa ra quyết định khi cuộc sống của một đứa trẻ bị đe dọa.
Các khuyến nghị được công bố trong tuần này bởi các hiệp hội y tế của Đức trong việc đối phó với dịch COVID-19 cũng nói rằng tuổi tác không nên là một yếu tố quyết định. Trong số các tình huống mà họ nói rằng không nên cung cấp dịch vụ chăm sóc đặc biệt trong tình trạng thiếu hụt có việc: nếu bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt lâu dài để sống sót.
Một tính toán nghiệt ngã khác mà các chuyên gia cho rằng các bệnh viện có thể đưa ra là quyết định xem bệnh nhân có thể cần giường bệnh hay máy trợ thở trong bao lâu trong lúc máy có thể cứu được bao nhiêu người khác. Điều đó sẽ giúp ngăn chặn trước việc đưa ra một quyết định thậm chí còn tồi tệ hơn, mà nhiều bác sĩ ở Mỹ có thể chưa bao giờ phải đối mặt – là liệu có nên rút máy khỏi bệnh nhân này để cho bệnh nhân khác hay không.
Chưa thể biết cuộc khủng hoảng ở Mỹ sẽ khủng khiếp đến mức nào. Tuần trước, Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên của Nhà Trắng về đối phó với virus corona, đã tìm cách làm dịu đi những nỗi sợ hãi, khi lưu ý rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy người dân Mỹ sẽ không có giường bệnh hoặc máy trợ thở khi họ cần. Bà cho biết ngay cả ở New York, vẫn có sẵn giường tại các khu chăm sóc đặc biệt và một số lượng đáng kể máy trợ thở chưa được sử dụng.
Nhưng những gì đang xảy ra ở bên ngoài nước Mỹ lại đang làm các nhân viên y tế trên khắp thế giới phải chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất.
Tại Pháp và Tây Ban Nha, các quan chức bệnh viện và điều dưỡng cho biết những bệnh nhân có triệu chứng nhiễm virus corona tại các khu dưỡng lão không nhất thiết phải được chăm sóc đặc biệt.
Ở miền bắc nước Ý, bác sĩ Luca Lorini của bệnh viện Giáo hoàng John XXIII ở Bergamo – thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, đã so sánh các các bệnh nhân đang được phân loại với những người đang chờ ghép tạng.
Ở Mỹ, số lượng các ca nhiễm tăng nhanh chóng theo cấp số nhân đang tạo ra nỗi lo sợ rằng các bệnh viện có thể sớm bị quá tải.
Người Mỹ quen dần
với sinh hoạt bị hạn chế giữa mùa dịch
Trong khi dịch virus corona tiếp tục hoành hành ở Mỹ, hàng trăm triệu người trên khắp cả nước đang dần thích nghi với cuộc sống mới, với phần lớn thời gian ở nhà, hạn chế tối đa việc tụ tập và đi lại.
Chính phủ liên bang tuần trước đã kéo dài khoảng thời gian áp dụng các chỉ dẫn về giãn cách xã hội đến ngày 30 tháng 4 để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, trong khi các chính quyền cấp bang và cấp địa phương cũng ban bố các sắc lệnh để thi hành những chỉ dẫn này.
Người dân được yêu cầu không ra khỏi nhà trừ những lúc đi mua thức ăn, thuốc men và những tình huống khẩn cấp khác. Các trường học, công sở, nhà hàng các cơ sở kinh doanh cũng buộc phải đóng cửa để tránh tụ tập đông người.
Hơn ba tuần sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng, số người nhiễm và tử vong vì virus corona vẫn tiếp tục gia tăng với những ổ dịch tập trung tại các đô thị đông dân của Mỹ như New York.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ngày 7/4 báo cáo 374.329 ca nhiễm, tăng 43.438 ca so với lần đếm trước đó, và cho biết số người chết vì virus corona tại Mỹ hiện là 12.064 ca.
Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hơn đã khiến nhiều người Mỹ dè dặt hơn trong những sinh hoạt hàng ngày. Tại những nơi công cộng, ngày càng nhiều người đeo khẩu trang để tự bảo vệ mình, đặc biệt là sau khi CDC vào tuần trước khuyến nghị người dân che mặt để hạn chế sự lây lan của virus.
“Sáng nay tôi đi tới [siêu thị bán sỉ] Costco, ngay ngoài bãi đậu xe người ta đã đeo khẩu trang, tôi nghĩ khoảng 80-90 phần trăm,” bác sĩ Đỗ Văn Hội, một cư dân thành phố Tampa ở bang Florida, nói với VOA Việt ngữ. “Ở Florida chưa bắt buộc phải đeo, mọi người tự nguyện thôi, ai muốn đeo thì đeo. Nhưng đa số thì họ đeo cả.”
Bác sĩ Hội nói thêm người dân và các cơ sở kinh doanh nơi ông sống đều chấp hành các quy định của nhà chức trách địa phương nên tình hình “không có gì lo lắng.”
Bà Mã Tiểu Linh ở thành phố Virginia Beach của bang Virginia cho biết bà cũng không lo lắng vì bà và gia đình đã bắt đầu quen dần với cuộc sống trong điều kiện cách ly xã hội. Bà nói các con của bà thậm chí cũng tìm được niềm vui bằng những khám phá khoa học tại nhà.
“Mỗi em tự làm một cái thí nghiệm để chơi và coi thử thí nghiệm của người nào sẽ có kết quả tốt nhất,” bà chia sẻ. “Các em dùng nước, dùng xà phòng, dùng nước rửa tay sát trùng để làm những thì nghiệm đó thì thấy rất là dễ thương.”
Bà Linh, người sở hữu một cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ điền hồ sơ khai thuế, nói nguồn thu nhập của bà bị ảnh hưởng vì sự cách ly xã hội, nhưng bà ủng hộ tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn dịch bệnh lây lan thêm nữa.
“Đối với mình cái quan trọng vẫn là sức khỏe,” bà nói. “Thành ra có phải ở nhà thêm một tháng, hai tháng nữa để chính phủ có cơ hội tập trung hơn vào các thành phố lớn thì cũng là một cách chống lại dịch bệnh.”
“Dĩ nhiên ở nhà một tháng thì sẽ có những trở ngại như là không có thu nhập hoặc là con cái cảm thấy tù túng trong gia đình. Nhưng đối với mình, những cái đó nhỏ và mình có thể giải quyết trong nội bộ với nhau, không phải là là vấn đề lớn đáng để nêu lo ngại. Cái lo ngại là sức khỏe của cộng đồng chung, chứ không phải là sự phiền toái của cá nhân riêng.”
Số người chết vì virus corona ở Thành phố New York ngày 7/4 vọt lên mức cao kỉ lục từ đầu dịch đến nay, với ít nhất 3.202 người, vượt qua con số người chết trong Trung tâm Thương mại Thế giới trong vụ khủng bố 11 tháng 9.
Khoảng 94 phần trăm người dân Mỹ hiện đang chấp hành lệnh ở nhà của thống đốc các bang. Có tám trong số 50 bang – Arkansas, Iowa, Nebraska, North Dakota, Oklahoma, South Dakota, Utah and Wyoming – vẫn chưa ban hành lệnh này.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-my-quen-dan-voi-sinh-hoat-bi-han-che-giua-mua-dich/5364051.html
Tâm dịch New York tại Hoa Kỳ và mối liên hệ
mật thiết của nó với chính quyền Trung Quốc
Kiên Định
Chính quyền Trung Quốc đã thâm nhập vào New York phức tạp tới mức khó gỡ:
Phố Wall trở thành nơi rót tiền cho các công ty Trung Quốc, thậm chí một phần lớn tiền lương của các sĩ quan, binh sĩ quân đội và công chức liên bang Mỹ cũng chuẩn bị được dùng để hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
Truyền thông New York bị chi phối bởi ĐCSTQ, nhắm vào tầng lớp tinh hoa Mỹ.
ĐCSTQ thao thúng các tổ chức quốc tế có trụ sở tại New York, gây nguy hại cho thế giới trong đại dịch.
Nền giáo dục New York thực chất đã đang đi làm thuê cho cơ cấu tuyên truyền tinh vi của Trung Quốc.
Sử dụng các hội nhóm thâm nhập, chi phối cộng đồng người Hoa hải ngoại làm những việc trái ngược với thế giới văn minh trên đất Mỹ.
Virus Vũ Hán xuất hiện dường như để tiết lộ những quốc gia và cá nhân nào thân với chính quyền Trung Quốc. Ngăn chặn mối liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới có thể diệt trừ hoàn toàn sự lây lan rộng rãi của dịch bệnh.
Theo CBS NewYork, ngày 8/4, New York hiện có 138.836 trường hợp mắc virus Vũ Hán và 5.489 trường hợp tử vong, chiếm số lượng cao nhất trên toàn Hoa Kỳ. Nhìn từ biểu hiện bề mặt, tình hình dịch bệnh ở New York nghiêm trọng có liên quan đến những nguyên nhân cụ thể như Thống đốc thành phố tuyên bố thời gian phòng chống dịch với toàn dân tương đối muộn, mật độ dân số ở đây khá cao, lượng dân nhập cư lớn, xét nghiệm virus số lượng lớn.
Nhưng thật “trùng hợp”, giới chính trị và kinh doanh nơi đây đã qua lại thân mật với chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm. Mức độ thâm nhập của người Trung Quốc tại đây có thể đã góp phần lớn vào sự lây lan không kiểm soát này.
ĐCSTQ thâm nhập vào New York phức tạp tới khó gỡ
Là đô thị lớn nhất thế giới, New York là trung tâm tài chính, kinh doanh, văn hóa và truyền thông toàn cầu, cũng là trụ sở của Liên Hợp Quốc. Với vị thế đặc biệt và tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng này, ĐCSTQ đã tìm cách thâm nhập vào đô thị này trên mọi phương diện.
Phố Wall và thị trường tài chính Hoa Kỳ đã ồ ạt “truyền máu” với lượng lớn cho ĐCSTQ. Uy tín của Liên Hợp Quốc bị ĐCSTQ cướp mất, Tổ chức Y tế Thế giới WHO bị thao túng. Tầng lớp lãnh đạo chủ chốt và tầng lớp quý tộc ở New York làm bệ đỡ và tiếng nói cho Trung Cộng. Truyền thông của ĐCSTQ còn trả phí cho kênh truyền thông của giới chủ lưu ở Mỹ. Các trường đại học tràn ngập chương trình học tuyên truyền quy mô lớn và ở đâu cũng thấy xuất hiện Viện Khổng Tử. Cộng đồng Hoa Kiều bị lợi dụng để chống lại những người có đức tin và bất đồng chính kiến. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ như Tân Hoa xã, Renminwang, đều mở văn phòng đại diện tại Manhattan. Phim tuyên truyền của Tân Hoa Xã phát liên tục 24h tại quảng trường Thời Đại…
Việc ra sức ủng hộ và tạo chỗ đứng cho ĐCSTQ tại đây mang lại những hậu quả nghiêm trọng khôn lường ở các lĩnh vực khác nhau cho thành phố New York, và virus Vũ Hán cũng theo đó thâm nhập vào trên diện rộng.
1.Mối đe dọa từ việc phố Wall bị ĐCSTQ xâm nhập lớn hơn cả mối đe dọa của virus
Vào ngày 12/3, Tờ Bưu điện Washington công bố một bản cáo trạng mạnh mẽ kêu gọi truy tố quỹ ETF – phương tiện đầu tư thụ động chủ đạo trong thị trường vốn của Hoa Kỳ. Theo chuyên gia bình luận Josh Rogin, việc phố Wall sử dụng những công cụ kiểu như vậy để chuyển vốn đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc còn có nguy cơ đe dọa nhiều hơn virus Vũ Hán.
Pitirim Alexandrovich Sorokin nhà xã hội học và nhà hoạt động chính trị người Mỹ gốc Nga, dẫn lời cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien nói:
Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải cung cấp bảo hiểm cho ngành công nghiệp quốc phòng của ĐCSTQ. Các nhà đầu tư Mỹ muốn góp vốn cho các hoạt động của các công ty khác để giúp đỡ Trung Quốc, tại sao vấn đề này lại xuất hiện lần nữa? Những hoạt động này hỗ trợ ĐCSTQ có thể đàn áp người dân, thực dân hóa các nước trên thế giới; xây dựng thành lũy ngoài biển Đông và đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực hàng không – chưa kể đến các hoạt động tuyên truyền và vi phạm nhân quyền đã bị chính phủ Mỹ trừng phạt.
Ông Pitirim Alexandrovich cũng cảnh báo, nếu không thay đổi các điều kiện khác, Kế hoạch tiết kiệm (Thrift Savings Plan – là một loại chương trình đầu tư hưu trí dành cho nhân viên liên bang của Mỹ và các thành viên của các Lực lượng đồng phục Mỹ, bao gồm cả Lực lượng dự bị) của chính phủ liên bang, trong tương lai sẽ bị áp dụng các biện pháp để ép buộc quân nhân Mỹ, các nhà lập pháp và các nhân viên chính phủ khác đầu tư vào những công ty của Trung Quốc.
Theo quyết định về thay đổi chính sách đầu tư được thông qua năm 2017, một danh mục của Ủy ban đầu tư tiết kiệm hưu trí Liên bang Mỹ (FRTIB) sẽ chuyển sang mô phỏng biến động chỉ số MSCI All Country World Index ex-US Investable Market Index (viết tắt là ACWI ex-US IMI). Các cổ phiếu đến từ Trung Quốc hiện chiếm khoảng 7,6% cơ cấu chỉ số này. Giá trị danh mục của FRTIB là khoảng 50 tỉ USD. Nếu chính sách đầu tư mới này có hiệu lực, FRTIB sẽ phải mua các cổ phiếu thành viên của ACWI ex-US IMI, trong đó có nhiều cổ phiếu Trung Quốc.
Theo Financial Times, hôm 26/8 các Thượng Nghị sĩ Marco Rubio (Đảng Cộng hòa) và Jeanne Shaheen (Đảng Dân chủ) đã gửi thư cho ông Michael Kennedy – Chủ tịch Ủy ban FRTIB. Trong thư, các nghị sĩ cho rằng quỹ đầu tư của ông Kennedy đang có ý định hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc bằng “đồng lương của các sĩ quan, binh sĩ quân đội và công chức liên bang Mỹ”. Lá thư còn cho rằng khoảng 50 tỉ USD tiền tiết kiệm của người dân Mỹ sẽ phải hứng chịu những rủi ro “nghiêm trọng và mờ ám” vì bị đem đầu tư vào một số công ty Trung Quốc.
Ủy ban ứng phó nguy cơ từ ĐCSTQ hiện tại của Mỹ từng yêu cầu FRTIB hủy bỏ quyết định này, khi công ty mà FRTIB sắp đầu tư vào nơi có hoạt động bức hại các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tín đồ Kitô giáo… không những vậy nó còn đe dọa tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Trên thực tế phố Wall có lịch sử chuyển dịch vốn quyên góp sang Trung Quốc từ lâu đời. Ngày 3/9/2018 chỉ số MSCI đã tăng tỷ lệ cổ phiếu A của Trung Quốc lên 5%. Ngày 28/2/2019 MSCI tuyên bố sẽ tăng tỷ lệ các cổ phiếu lớn của Trung Quốc lên 20%.
Roger Robinson, chủ tịch Viện nghiên cứu an ninh Prague bày tỏ, ĐCSTQ đã thâm nhập thị trường tài chính Hoa Kỳ ở một mức độ đáng kể, và tình hình rất đáng lo ngại.
Theo ông Robinson, có hơn 1.000 công ty niêm yết của Trung Quốc trên ba sàn giao dịch lớn của Mỹ. Chỉ riêng Sở giao dịch chứng khoán New York đã có hơn 650 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc niêm yết. Tất cả các doanh nghiệp này là một phần của quân đội Trung Quốc. Khi các công ty Trung Quốc này trở thành một phần của các chỉ số chứng khoán khác nhau (như chỉ số MSCI), họ trở thành một phần trong danh mục đầu tư cá nhân của hàng triệu người Mỹ. Kết quả là, người Mỹ thực sự đã đầu tư vào các hoạt động mở rộng và thâm nhập của ĐCSTQ thông qua đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio cùng 4 vị khác đã đề xuất Đạo luật đảm bảo minh bạch thông tin về các công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ‘ (Ensuring quality information and transparency for abroad-based listings on our exchanges) để tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt thông tin của các công ty Trung Quốc và các quốc gia khác có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ. Bởi vì trước đây đã từng có kết quả kiểm tra cho thấy có rất nhiều công ty loại này vi phạm luật pháp nước Mỹ (ví dụ như luật cấm vận), ngoài ra còn có rất nhiều công ty trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia đối với nước Mỹ, hoặc là từng có những ghi chép về xâm hại nhân quyền. Đây đều là những công ty không phù hợp điều kiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ.
New York, 17/1/2020: Biểu ngữ trên Tòa nhà giao dịch chứng khoán New York kỷ niệm IPO của công ty cho thuê nhà ở trực tuyến Trung Quốc Danke ở Lower Manhattan (ảnh: Christopher Penler / Shutterstock).
Ngoài ra, vào năm 2003, Ngân hàng JP Morgan Chase Bank đã khởi động hạng mục tuyển dụng tên Sons and Daughters, chuyên môn chào hàng cho con cái các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Vào năm 2009, hạng mục bị vượt quá mức kiểm soát nên ngân hàng đã tiến hành thực hiện “thể chế hóa”. Vào năm 2013, ngân hàng đã chấm dứt hạng mục này. Tuy nhiên, trong vòng 7 năm kể từ năm 2006 đến năm 2013, Ngân hàng JPMorgan Chase Bank đã thuê hơn 100 người có quan hệ mật thiết với các quan chức châu Á và Trung Quốc làm nhân viên chính thức và thực tập sinh, nhờ vậy ngân hàng này đã thu được món lợi trị giá 100 triệu đô-la Mỹ.
2. Con ngựa thành Troy kiểu mới – Chính sách tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ cắm rễ sâu vào giới chủ lưu nước Mỹ
Những ngày gần đây, Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bắt tay tuyên bố phản kích nguồn tin giả của ĐCSTQ. Trong hội thảo chiếu phim của Hội đồng Đại Tây Dương (The Atlantic Council) ở thủ đô Washington DC vào ngày 31/3 vừa qua, Phát ngôn viên Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ, “Chúng tôi quyết định sẽ không để yên cho nguồn tin tức giả, đặc biệt là những tin tức đến từ các quan chức ĐCSTQ”. Trên thực tế, ĐCSTQ đã thông qua lợi ích để thu mua các kênh truyền thông chủ lưu ở New York, thậm chí là các kênh truyền thông là phát ngôn của ĐCSTQ, cắm rễ sâu vào giới chủ lưu New York, sớm lan truyền những tin tức giả của ĐCSTQ ra toàn Hoa Kỳ.
Ở nước Mỹ, không chỉ có phe cánh tả gần gũi với ĐCSTQ mà còn có rất nhiều kênh truyền thông vẫn luôn sát cánh với ĐCSTQ chỉ vì lợi ích kinh tế.
Vào ngày 9/6/2016, Tờ Financial Times (Thời báo Tài chính) có đăng tải báo cáo số liệu tính toán của Giáo sư Khoa chính trị David Shambaugh thuộc Trường đại học George Washington về số tiền ĐCSTQ sử dụng cho chính sách tuyên truyền đối ngoại, lên đến 10 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm.
2.1. Truyền thông chính quyền ĐCSTQ chi tiền, chen chân vào truyền thông chủ lưu của nước Mỹ
China Daily, trang báo của chính quyền ĐCSTQ đã bỏ tiền chèn ghép các chuyên mục tuyển tập và biên tập bằng tiếng Anh không định kỳ vào các kênh truyền thông chủ lưu như The Wall Street Journal, The New York Times, Washington Post, USA Today… Tên thống nhất của các chuyên mục là China Watch, nội dung của nó hoàn toàn do Ban biên tập của China Daily tuyển tập và kiểm soát.
Hiện tại, ĐCSTQ dùng phương thức này để chen chân vào 30 kênh truyền thông nổi tiếng thế giới. Nhóm độc giả là cấp quản lý ở các tầng lớp xã hội và những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn ở xã hội quốc tế.
Báo cáo Trật tự mới về truyền thông thế giới mà ĐCSTQ theo đuổi của Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) cho biết, những thứ này chính là chiêu trò “con ngựa thành Troy kiểu mới”, sẽ giúp ĐCSTQ tiến hành tuyên truyền đến các phần tử tinh anh trên toàn thế giới.
Ông Cédric Alviani, Giám đốc điều hành Văn phòng Đông Á của RSF cho biết, những bài báo được chèn ghép này là do chính quyền ĐCSTQ cố ý chọn lọc ra, đối tượng nhắm vào là “những người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội, những người đưa ra và đặt định chính sách cho đến những người quan tâm đến lợi ích kinh tế”.
Theo tính toán của các nhân sĩ truyền thông Hoa Kỳ, các chuyên mục chèn ghép có thể đem đến thu nhập 250.000 đô-la Mỹ cho các tờ báo lớn. Ông Cédric Alviani nói: “Truyền thông khó có thể cưỡng lại món tiền nhận từ ĐCSTQ. Vấn đề ở chỗ, khi những kênh truyền thông này cho đăng những nội dung mà ĐCSTQ không thích, Đại sứ quán Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ tìm đến họ để hỏi chuyện xem họ có muốn giữ lại chuyên mục China Watch hay không. Đây chính là mối đe dọa lớn đối với tính độc lập của truyền thông”.
2.2. Tân Hoa Xã chiếu phim tuyên truyền 24 giờ đồng hồ ở Quảng trường Thời Đại
Từ ngày 1/8/2011, trên màn hình quảng cáo ở Tòa nhà thứ 2 tại Quảng trường Thời Đại, Manhattan đã xuất hiện đoạn phim tuyên truyền của kênh truyền thông Tân Hoa Xã. Màn hình HD khổng lồ này nằm ngay vị trí đắt đỏ ở trung tâm New York, tổng diện tích lên đến 238m2, phát sóng những đoạn phim do ĐCSTQ chế tác trong suốt 24 giờ đồng hồ. Theo báo cáo về tính toán giá cả từ các màn hình quảng cáo cùng loại, tiền thuê hàng tháng cho màn hình quảng cáo này có thể từ 300.000 đến 400.000 đô-la Mỹ.
2.3. Nhân Dân nhật báo thiết lập văn phòng ở Manhattan
Ngày 18/2/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ rõ, Tân Hoa Xã và 5 kênh truyền thông chính thức khác của ĐCSTQ là “Sứ đoàn ngoại quốc” (Đoàn thể thực hiện nhiệm vụ ngoại giao của quốc gia). Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những kênh truyền thông này đều bị chính quyền ĐCSTQ kiểm soát, chúng không phải là các cơ quan báo chí độc lập.
Vào ngày 19/5/2011, Tân Hoa Xã đã chuyển văn phòng trụ sở ở Bắc Mỹ lên tầng cao nhất trong Tòa nhà 44 tầng ở địa chỉ 1540 Broadway Street, New York. Tân Hoa Xã thuê nơi này trong 20 năm. Vào
ngày 13/7/2011, tờ Thời báo phố Wall báo cáo kênh truyền thông ĐCSTQ Nhân Dân nhật báo (People’s Daily Online) đã thuê một khu vực rộng 281m2 ở tầng 30 của Tòa nhà Empire State, New York để làm văn phòng trụ sở ở Mỹ.
3. Bắt cóc và thao túng các tổ chức quốc tế – làm nguy hại cho toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có nhiều lời phát biểu thiên lệch trong dịch virus Vũ Hán khiến người ta phải tự hỏi đây là một tổ chức quốc tế hay là “Tổ chức Y tế của ĐCSTQ”. Sự việc này đã làm dấy lên sự cảnh giác mới của các quốc gia đối với việc ĐCSTQ thâm nhập vào cơ cấu của Liên Hiệp Quốc. Sự thật là ĐCSTQ đã đi sâu vào mọi ngóc ngách trong Liên Hiệp Quốc có trụ sở đặt tại New York để kiểm soát quyền phát ngôn ở Liên Hiệp Quốc.
3.1. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay là “Tổ chức y tế Trung Quốc”?
Dịch bệnh viêm phổi do virus Vũ Hán đang lan rộng với mức độ nghiêm trọng khắp toàn cầu. Tuy nhiên, Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trực thuộc Liên Hiệp Quốc, có thái độ đánh giá thấp tính nghiêm trọng của dịch bệnh và một mực ca ngợi ĐCSTQ khiến cho chính phủ và người dân các quốc gia trên thế giới cảm thấy bất mãn.
Một cư dân mạng người Canada đã phát động ký tên thỉnh nguyện toàn cầu lớn nhất trên mạng vào cuối tháng 1 để yêu cầu Tedros từ chức. Trước mắt, tính đến hết ngày 2/4 đã thu thập được hơn 690.000 chữ ký, mục tiêu của ký tên thỉnh nguyện là 1 triệu chữ ký.
đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ chức. Vào ngày 8/4, số người ký đã có trên 747.000 người.
Trong thư thỉnh nguyện ký tên cho biết vào ngày 23/1, ông Tedros đã từ chối công bố dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc là “sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu” dẫn đến số người nhiễm bệnh và tử vong tăng cao. Điều này có quan hệ với việc ông Tedros đánh giá thấp dịch bệnh viêm phổi khiến người dân thế giới cho rằng ông không thích hợp đảm nhiệm chức vụ hiện giờ và kêu gọi ông lập tức từ chức. WHO phải giữ vị trí trung lập về chính trị, tuy nhiên ông Tedros không hề tiến hành điều tra gì, chỉ trực tiếp chọn lấy và tin vào số liệu người nhiễm bệnh và tử vong do ĐCSTQ cung cấp, khiến cho nhiều người cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, kỹ thuật chữa trị y tế của Đài Loan tiên tiến hơn so với một số quốc gia thành viên của WHO và Đài Loan không nên bị loại ra ngoài với bất kỳ lý do chính trị nào.
Nghị viên Marco Rubio lên tiếng chỉ trích việc Tedros không ngừng lặp lại “lời nói dối của ĐCSTQ rằng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy virus Trung Quốc có thể truyền từ người sang người”, kết quả đã dẫn đến nguy cơ y tế cộng đồng bùng phát toàn cầu.
3.2. Tổ chức nhân quyền thế giới cung cấp danh sách các nhân sĩ bất đồng chính kiến cho ĐCSTQ
Theo báo cáo ngày 14/12/2019 của Fox News, nhân viên Liên Hiệp Quốc Emma Reilly tiết lộ với kênh này rằng Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sĩ đã liên tục cung cấp tin tức và danh sách các nhân sĩ hoạt động nhân quyền và những người chỉ trích chính quyền cho ĐCSTQ.
Năm 2013, Reilly đã tố cáo hành vi của Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong bức thư viết cho quan chức ngoại giao cấp cao và nghị viên Quốc hội Hoa Kỳ của cô có đoạn, “Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc (Office of The High Commissioner for Human Rights) hiển nhiên liên tục cung cấp tin tức cho ĐCSTQ và tiết lộ nhân viên công tác nhân quyền nào đó sẽ tham gia vào Hội nghị Geneva”.
Fox News đã có được bản sao bức thư của Reilly, trong đó có một thư điện tử cho thấy Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bàn giao tên của một số nhân sĩ bất đồng chính kiến cho ĐCSTQ. Trong thư còn nói rằng một số nhân sĩ hoạt động nhân quyền bị nhắm đến là công dân Hoa Kỳ và cư dân có tư cách thường trú vĩnh viễn ở Hoa Kỳ.
Việc tố cáo này đã gián tiếp vạch trần ĐCSTQ đứng đằng sau thao túng trong nhiều năm qua. Đây là một trong những thủ đoạn làm suy yếu cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Nó đã phản ánh sự thâm nhập sâu rộng của ĐCSTQ vào nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Trên thực tế, những việc làm mờ ám này chỉ mới là phần nổi của tảng băng trôi mà thôi.
4. Giáo dục Mỹ “được thuê” làm cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ
Phương thức xâm nhập của ĐCSTQ đối với các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ bao gồm việc thành lập Viện Khổng Tử, tài trợ tiền quỹ, lợi dụng du học sinh để ăn cắp bí mật, gây áp lực hạn chế tự do ngôn luận trong khuôn viên trường học… Hành vi của Trung cộng làm khuấy động sự cảnh giác từ chính phủ, sinh viên và các kênh truyền thông của nước Mỹ.
Theo báo cáo ngày 5/4/2019 của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), dựa trên số liệu Bộ Giáo dục Mỹ cung cấp, ít nhất 9 trường đại học ở Mỹ đã thu tiền tài trợ tổng cộng 10,5 triệu đô-la Mỹ từ Huawei trong 6 năm qua. Trong đó có Đại học Cornell ở tiểu bang New York nhận nhiều tiền nhất với khoảng hơn 5,3 triệu đô-la Mỹ.
Vào ngày 2/2/2020, Tờ NY Daily news đăng tải bài bình luận “ĐCSTQ chống lưng trường đại học ở Mỹ: Đại học tiểu bang New York phải điều tra Viện Khổng Tử ngay cả khi nó không đóng cửa”. Bài bình luận bày tỏ, trước mắt có 6 học viện trong Hệ thống đại học tiểu bang New York (SUNY) tiếp nhận Viện Khổng Tử, đó là: Stony Brook University, University at Albany, SUNY Global Center, Binghamton University, University at Buffalo, State College of Optometry.
Todd Pittinsky, Phó giáo sư Khoa Công nghệ và Xã hội trường Stony Brook University cho biết: “Sai lầm ở chỗ là chúng tôi đã mang nền giáo dục của nước Mỹ đi làm thuê cho cơ cấu tuyên truyền của một nước ngoại quốc”. Nội dung giảng dạy của Viện Khổng Tử chính là lịch sử theo phiên bản của ĐCSTQ. Trong bản hợp đồng hợp tác với các trường đại học đều viết là “tôn trọng pháp luật của Trung Quốc” cho nên mối nguy hiểm tiềm ẩn mà nó mang theo là điều hiển nhiên không cần phải nói.
Pittinsky cho biết Đại học Chicago, Đại học Illinois Urbana-Champaign, Đại học Pennsylvania… đã dừng hợp tác với Viện Khổng Tử, nhưng Tiểu bang New York vẫn chưa đóng cửa Viện Khổng Tử và cũng không có lời giải thích rõ ràng cho người nộp thuế lý do vì sao có thể tiếp nhận Viện Khổng Tử, để nó làm xâm hại đến nền tự do học thuật của Hoa Kỳ, thậm chí cũng không thể nói rõ vì sao tiếp nhận Viện Khổng tử là một việc kinh doanh tốt.
5. ĐCSTQ thâm nhập vào cộng đồng người Hoa ở New York
Cộng đồng người Hoa ở New York như Chinatown, Flushing… là “cứ điểm” kinh doanh trọng yếu của ĐCSTQ trong nhiều năm qua. Hội liên hiệp cộng đồng người Hoa ở miền Đông nước Mỹ (tên gọi trước đây là: Hội liên hiệp cộng đồng người Hoa ở New York) cũng nghe theo mệnh lệnh từ Lãnh sự quán Trung Quốc. Sau khi ĐCSTQ phát động bức hại Pháp Luân Công, Hội trưởng Lương Quan Quân đã tích cực phối hợp với Lãnh sự quán Trung Quốc tổ chức phỉ báng Pháp Luân Công, thậm chí là sử dụng bạo lực để công kích.
Nhiều hội người Hoa khác như Phòng thương mại, Hội đồng hương, đa số đều là người đại diện và công cụ chính trị ở hải ngoại của ĐCSTQ. Ví dụ, Hội đồng hương Ôn Châu, Hội đồng hương Phúc Châu ở New York, Hội đồng hương Thượng Hải trực tiếp do ĐCSTQ chống lưng. Vào ngày 17/5/2008, dưới sự chỉ huy của Bành Khắc Ngọc đảm nhiệm chức vụ Tổng lãnh sự ở New York, nhiều “hội đồng hương” đã chi tiền thuê mướn từ hàng trăm đến cả ngàn người để bao vây học viên Pháp Luân Công tại Flushing ở New York, tiến hành lăng mạ trên quy mô lớn và tiếp tục bao vây trong hơn 20 ngày.
Lãnh sự quán Trung Quốc đã tiến hành phá hoại nhắm thẳng vào buổi biểu diễn Shen Yun, là đoàn nghệ thuật giới thiệu văn hóa truyền thống Trung Hoa có trụ sở tại New York. Ngày 3/1/2019, Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đã cử hành 29 buổi diễn ở trung tâm Lincoln và đón nhận sự khen ngợi từ các nhân sĩ chủ lưu ở địa phương. Tuy nhiên, trong suốt thời gian biểu diễn, những phần tử thân cộng như Lý Hoa Hồng… là nhà tài trợ cho Phòng 610 của ĐCSTQ ở Thiên Tân, đã bôi nhọ và phỉ báng Shen Yun và Pháp Luân Công bên ngoài Nhà hát kịch New York và đã bị khán giả lên án.
Ngày 20 đến 22/12/2019, một nhóm hơn 20 người gồm những phần tử thân Trung cộng như Lý Hoa Hồng… đã bôi nhọ và nói xấu Shen Yun trước Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn của Trường Cao đẳng Purchase (The Performing Arts Center at Purchase College) ở thành phố Purchase, tiểu bang New York.
Kết luận: Nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ, tránh xa ôn dịch
Trong buổi họp báo ngắn ngày 1/4, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo phát biểu: “Căn cứ theo mô hình dự đoán của các công ty quan sát cho thấy dịch bệnh ở New York sẽ đạt đến đỉnh điểm vào cuối tháng 4, căn cứ theo dự đoán của Viện nghiên cứu và đánh giá sức khỏe của Đại học Flushing thì New York sẽ có khoảng 16.000 người chết vì virus Vũ Hán”.
Washington, Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từng nói:
Chính sách của nước Mỹ là lấy nguyên tắc đạo đức cá nhân làm cơ sở, lấy hết thảy đặc điểm của việc đắc được lòng dân và sự tôn trọng của toàn thế giới để thể hiện ra tính ưu việt. Tôn giáo và đạo đức là hai trụ cột thiết yếu. Chính trị gia thuần túy phải giống như một người thành kính, biết tôn trọng và trân quý tôn giáo cùng với đạo đức.
Sinh mệnh là vô cùng đáng quý. Chúng ta tìm hiểu sâu về nguyên nhân sâu xa của dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra ở New York là để giúp đỡ nhân sĩ các giới ở nước Mỹ nhìn rõ kinh nghiệm và bài học giáo huấn trong quá khứ, lập tức chấm dứt hành vi xâm hại của ĐCSTQ vào nước Mỹ và bản thân mình. Nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ, nó mới thật sự là virus, từ đó tránh xa ĐCSTQ thì mới có thể tránh xa ôn dịch mà nó mang đến.
Trải qua trận ôn dịch quy mô lớn lần này đã mở ra thời đại để toàn thế giới nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ.
Theo Minghui.org
Kiên Định dịch và biên tập
Video: Bí mật nguồn tiền phi pháp của chính quyền Trung Quốc
Mỹ cam kết viện trợ thêm 225 triệu USD
để đối phó với dịch Covid-19
Hải Lam
Nikkei Asian Review đưa tin, ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 7/3 thông báo Mỹ cam kết hỗ trợ thêm 225 triệu USD cho các nước để “làm giảm sự lây lan” của nCov và thúc đẩy các biện pháp đối phó với dịch trên toàn cầu.
Ông Pompeo cho biết, khoản viện trợ trên sẽ được phân bổ cho nhiều kế hoạch, bao gồm việc nâng cao năng lực khám sàng lọc và đào tạo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Ông phát biểu, chưa quốc gia nào dám chi khoản tiền lớn đến vậy, giải thích thêm rằng Mỹ đã viện trợ 274 triệu USD cho 64 quốc gia, trong đó Việt Nam nhận được 3 triệu USD.
Nikkei Asian Review bình luận, động thái này được coi là phản ứng với chiến lược “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh đã gửi vật tư y tế cùng các hỗ trợ khác tới 120 quốc gia vào cuối tháng 3.
Tuy nhiên, ông Pompeo cho biết Washington sẽ không viện trợ vật tư y tế, trong đó có thiết bị bảo hộ cá nhân vì Mỹ đang cần lượng lớn các sản phẩm này.
Theo Reuters, cũng trong hôm 7/4, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ kêu gọi: “Tất cả các nước, dù là dân chủ hay không, đều cần chia sẻ thông tin về dịch Covid-19 một cách minh bạch, công khai và hiệu quả”.
Trong một diễn biến khác, một quan chức cấp cao của chính quyền Trump kêu gọi Trung Quốc cho phép Mỹ làm việc trực tiếp với các phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát dịch Covid-19 cuối tháng 12 năm ngoái. Vị quan chức này cho rằng điều này rất quan trọng để cứu sống người dân trên toàn cầu.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-cam-ket-vien-tro-them-225-trieu-usd-de-doi-pho-voi-dich-covid-19.html
Mỹ dọa cắt tài trợ cho WHO
vì ‘quá quỵ lụy trước Trung Quốc’
Quý Khải
Mỹ dự định hoãn tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm thứ ba (3/4), theo tờ The Epoch Times.
Ông Trump cho rằng WHO “quá quỵ lụy trước Trung Quốc”, và chỉ trích việc tổ chức này phản đối quyết định cấm nhập cảnh từ Trung Quốc vào lúc đầu của ông nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán sang Hoa Kỳ.
“Chúng tôi sẽ hoãn khoản tiền tài trợ cho WHO. Chúng tôi sẽ hoãn khoản tài trợ đó một cách cương quyết. Chúng tôi sẽ xem thế nào”, ông Trump nói.
Tổng thống Trump cũng tuyên bố WHO có thể đã biết trước về mối đe dọa tiềm tàng từ Covid-19 nhưng không chia sẻ thông tin cho thế giới kịp thời.
“Họ cho rằng không có gì. Họ đã không thông báo cho thế giới. Họ đã có thể làm điều đó sớm hơn nhiều tháng trước. Họ có lẽ đã biết. Họ có thể đã biết. Và nhiều khả năng họ đã biết được. Vì vậy, chúng tôi sẽ xem xét rất kỹ điều này”, ông Trump nói.
Ông Trump sau đó bổ sung thêm rằng WHO đã dự đoán sai lầm “mọi khía cạnh” của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
“Họ nói rằng không có vấn đề gì lớn, không có vấn đề gì cả”, ông Trump nói.
Ông Trump để ngỏ khả năng sẽ cắt giảm tài trợ cho WHO trong một bài đăng trên Twitter vào đầu ngày, viện dẫn nguyên nhân tổ chức này liên kết chặt chẽ với Trung Quốc bất chấp việc Hoa Kỳ đóng góp khoản tài trợ lớn nhất cho WHO. Đóng góp của Hoa Kỳ cho tổ chức Liên Hợp Quốc năm ngoái đã vượt quá 400 triệu đô la, theo Bộ Ngoại giao nước này.
“Họ dường như luôn luôn đứng về phía Trung Quốc. Mà chúng ta lại tài trợ chính cho họ”, ông Trump nói.
WHO liên kết chặt chẽ với chính quyền cộng sản Trung Quốc và đã nhiều lần ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bất chấp việc các chuyên gia và bằng chứng thu thập được cho thấy các quan chức Đảng đã thao túng tình hình thực sự ở quốc gia nơi virus Vũ Hán xuất hiện vào cuối năm ngoái.
Mỹ hoãn tài trợ cho WHO vì ‘quá quỵ lụy trước Trung Quốc’
Các nhà lập pháp Mỹ đã kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, từ chức khi trợ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc che đậy sự bùng phát dịch bệnh, đồng thời nghiên cứu xem WHO có đồng lõa trong việc thao túng này hay không.
“Chúng tôi biết chính quyền Trung Quốc đang nói dối về việc họ có bao nhiêu trường hợp lây nhiễm và tử vong, những gì họ biết được và khi nào họ biết được điều đó, nhưng WHO chưa từng bận tâm điều tra thêm. Sự thiếu hành động của họ đã gây tổn thất sinh mạng”, Thượng nghị sĩ Rick Scott nói trong một tuyên bố.
“Chúng tôi có thể cắt giảm tài trợ hoặc chúng tôi có thể gắn tài trợ trong tương lai với một số điều kiện nhất định”, ông Scott trao đổi với tờ Daily Signal. “Đó nên là tổ chức y tế thế giới, là chăm lo cho sức khỏe toàn cầu, nhưng nó lại chăm chăm làm vừa lòng Trung Quốc”.
Trao đổi với trang The Epoch Times trong một email, người phát ngôn WHO cho biết tổ chức này “kỳ vọng tất cả các quốc gia thành viên báo cáo dữ liệu kịp thời và chính xác dựa trên các mô thức quốc tế đã được các quốc gia thành viên đồng thuận”.
WHO chưa trả lời khi được hỏi về bình luận của Tổng thống Trump.
Các phóng viên từng tạo sức ép lên các quan chức của WHO về vai trò của Trung Quốc trong việc để dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng ra toàn cầu, nhưng lần nào các quan chức này cũng tìm cách né tránh trả lời trực tiếp. Họ thường đưa ra những phát ngôn tương tự như của các quan chức chóp bu Trung Quốc. Một quan chức WHO từng nhận được câu hỏi về Đài Loan qua điện thoại, và đã dập máy để né tránh trả lời (video dưới).
Quan chức WHO từ chối trả lời câu hỏi về Đài Loan trong việc chống dịch Covid-19:
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
(Nguồn ảnh thumb: ảnh chụp màn hình Youtube/Bloomberg Markets and Finance)
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-hoan-tai-tro-cho-who-vi-qua-quy-luy-truoc-trung-quoc.html
Panama: Tổng Giám mục
thực hiện nghi thức ban phước từ trực thăng
Triệu Hằng
Tổng Giám mục Panama Jose Domingo Ulloa đã ban phước lành ngày Chúa nhật Lễ Lá (Palm Sunday) từ máy bay trực thăng, trong bối cảnh đại dịch virus corona buộc các nhà thờ phải đóng cửa.
Buỗi lễ truyền thống trên thường được thực hiện trong nhà thờ. Các linh mục rảy nước thánh lên những chiếc lá cọ do giáo dân mang đến. Nhưng lần này, Tổng Giám mục Jose Domingo Ulloa đã bay qua thủ đô trong một chiếc trực thăng, còn người dân đặt những chiếc lá trên ban công và bậc cửa của ngôi nhà.
“Chúng ta đang trải qua một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Cơ đốc giáo, với việc cử hành Tuần Thánh mà không tổ chức hội họp trong các nhà thờ”, tờ AFP dẫn lời Tổng Giám mục Ulloa.
Chúa nhật Lễ Lá đánh dấu ngày Chúa Jesus vào thành Jerusalem trước khi Ngài bị đóng đinh lên thập tự giá. Cơ Đốc giáo kỷ niệm sự phục sinh của Ngài vào Chủ nhật Phục sinh, năm nay rơi vào ngày 12/4.
Tổng Giám mục Ulloa đeo khẩu trang màu trắng, cử hành Thánh lễ tại Căn cứ không quân Howard của Panama trước khi bay qua những con đường và vùng ngoại ô trống vắng của thành phố cùng hai linh mục.
Ông cầm trong tay bức tượng của Thánh Santa Maria La Antigua, vị Thánh bảo trợ Panama, với hy vọng Thánh sẽ “bảo vệ đất nước khỏi dịch bệnh”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/panama-tong-giam-muc-thuc-hien-nghi-thuc-ban-phuoc-tu-truc-thang.html
Vũ khí không gian:
Cuộc chạy đua mới giữa các cường quốc
Sau vũ khí siêu thành, các cường quốc quân sự đang thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo vũ khí không gian nhằm tạo thế chủ động trong cuộc đua kiểm soát không gian vũ trụ.
Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang phát triển vũ khí mới đe dọa các chuỗi vệ tinh của các cường quốc khác. Vũ khí chống vệ tinh rất hữu ích không chỉ làm tê liệt năng lực của kẻ thù trên chiến trường, chúng còn đe dọa các ứng dụng không gian dân sự. Kết quả là đối phương sẽ khó xác định các cuộc tấn công đến từ đâu, ai là thủ phạm. Hệ thống vũ khí tinh vi này còn có thể giáng một đòn nghiêm trọng vào sức mạnh quân sự và kinh tế của các cường quốc không gian trong hòa bình và chiến tranh.
Nga đầu tư vũ khí chống vệ tinh
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế và một từ Quỹ Thế giới Bảo mật (CSIS và SWF, đều có trụ sở ở Mỹ), Nga đang đầu tư đáng kể vào vũ khí chống vệ tinh. Tên lửa 14A042 Nudol có nguồn gốc từ các tên lửa đánh chặn đạn đạo, có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo, có khả năng chống vệ tinh hạn chế. Nudol đã hoàn thành bảy bài kiểm tra cho đến nay. SWF cũng cho biết có dấu hiệu Moscow đang nâng cấp hệ thống giám sát không gian Krona của họ với hệ thống lóa laser Kalina, nhằm làm mù hoặc làm hỏng cảm biến quang của các vệ tinh gián điệp nước ngoài. CSIS lưu ý rằng hệ thống laser Peresvet có thể được sử dụng để làm hỏng các vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp.
Nga cũng đang đầu tư vào các khả năng chống vệ tinh gần Trái đất hơn, đưa vào sử dụng các hệ thống gây nhiễu vệ tinh phá vỡ luồng dữ liệu giữa các vệ tinh và khách hàng trên mặt đất. CSIS lưu ý rằng đã có nhiều báo cáo về việc gây nhiễu GPS xung quanh các lực lượng Nga ở Syria. Việc phá vỡ GPS gây khó khăn cho phi công đối phương, làm sai lệch đường bay của các vũ khí tự dẫn hướng. Sự gián đoạn có thể ở dạng gây nhiễu tín hiệu GPS, ngăn người dùng không nhận được bất kỳ dữ liệu nào, đến các vị trí giả mạo và lén lút gửi dữ liệu vị trí giả mạo.
Đáng chú ý, Nga từng nhiều lần cảnh báo Mỹ về việc phát triển vũ khí không gian. Vụ trưởng Vụ Kiểm soát vũ khí và Hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Vladimir Ermakov đã cảnh báo Mỹ không nên đưa vũ khí vào không gian; cho biết “trong học thuyết quân sự của Mỹ quy định rất rõ ràng rằng, nước này sẽ huy động toàn bộ lực lượng có thể huy động được để giành quyền chủ đạo trong không gian. Điều này nhằm mục đích gì, không nói mọi người cũng thấy rất rõ. Trong trường hợp tất yếu, Mỹ sẽ bố trí vũ khí tấn công và các thiết có thể hủy diệt bất cứ quốc gia khác mà Mỹ không thích”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã lên tiếng kêu gọi Mỹ dừng tất cả các bước củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trong không gian vũ trụ vì cho rằng hành động này phá hoại sự ổn định chiến lược toàn cầu; nhấn mạnh mọi công tác chuẩn bị cho việc thành lập nhóm phòng thủ tên lửa đạn đạo trên vũ trụ rõ ràng là những bước đi tiếp theo để hiện thực hóa nhiệm vụ đảm bảo mục tiêu “người Mỹ thống trị vũ trụ”.
Trung Quốc không kém cạnh
Trung Quốc hiện đang phát triển từ 1-3 chương trình tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất (DA-ASAT), trong đó có một chương trình đã đến giai đoạn vận hành. Theo SWF, tên lửa chống các vệ tinh trên quỹ đạo tầm thấp (độ cao tối đa 2.000 km) của Trung Quốc dường như đã hoàn thiện và có thể hoạt động trên các bệ phóng di động. Trong khi đó, năng lực DA-ASAT của nước này nhằm vào các mục tiêu xa hơn trong không gian có thể đang ở giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Chưa có chứng cứ cho thấy năng lực này có thể đạt được trong tương lai gần.
Tên lửa SC-19, còn gọi là DN-1, chính là tên lửa động lực đã tiêu diệt vệ tinh thời tiết Phong Vân 1C của Trung Quốc trong thử nghiệm vào năm 2007. Vũ khí này dường như được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo DF-21 (Đông Phong-21) và được tuyên bố đã đưa vào vận hành, theo SWF.
Trong khi đó, báo cáo của CSIS cho rằng Lực lượng Chi viện chiến lược thuộc quân đội Trung Quốc được thành lập vào năm 2015 nhằm thống nhất các lĩnh vực không gian, không gian điện từ và không gian mạng, và đã bắt đầu huấn luyện các đơn vị đặc biệt với vũ khí chống vệ tinh ở quỹ đạo tầm thấp. Trung Quốc cũng đang phát triển các vũ khí khác như các tên lửa DN-2 và DN-3 có thể sử dụng cho mục đích diệt vệ tinh hoặc phòng thủ tên lửa đạn đạo, dù nước này chưa tiến hành thử nghiệm lưu lại các mảnh vỡ. Cũng theo báo cáo của CSIS, các chuyên gia cho rằng các thử nghiệm vật lý động lực khác được tiến hành kể từ lần thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh năm 2007.
Trong khi đó, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ phát triển hệ thống vũ khí laser chống vệ tinh trên mặt đất trong năm 2020. Trung Quốc cũng đang nghiên cứu các thiết bị gây nhiễu
trên mặt đất để phá vỡ các luồng dữ liệu các vệ tinh, một khả năng quan trọng có thể được sử dụng để chống lại một kẻ thù hoạt động ở khoảng cách xa như Mỹ.
Mỹ không phải dạng vừa
Có lẽ chương trình vũ khí chống vệ tinh tiên tiến nhất thế giới hiện nay là của Mỹ. Quân đội nước này có một số vũ khí chống vệ tinh đáng gờm, bao gồm tên lửa đánh chặn mặt đất ở Alaska và Hawaii. Hệ thống GBI ban đầu được phát triển để bắn hạ các tên lửa đạn đạo nhắm vào Mỹ khi chúng đi qua quỹ đạo Trái đất tầm thấp.
Bên cạnh đó, các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đề xuất chi 304 triệu USD trong ngân sách tài khóa 2020 để tài trợ cho chương trình nghiên cứu, phát triển vũ khí laser và vũ khí chùm hạt trong không gian, cùng các hệ thống phòng thủ tên lửa mới trong thời gian tới. Ngoài ra, các quan chức quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch thử nghiệm vũ khí chùm hạt trung tính trên quỹ đạo vào năm tài chính 2023, như một phần trong nỗ lực tăng cường khám phá những loại vũ khí hoạt động trong không gian. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, những loại vũ khí này là cần thiết nhằm chống lại các loại tên lửa mới của Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran. Tuy nhiên, việc tính toán những loại nào có thể hoạt động tốt là một thách thức về kỹ thuật. Vì vậy Bộ Quốc phòng Mỹ đang thực hiện hai nghiên cứu. Trước hết là đánh giá xem liệu các loại vệ tinh được trang bị lazer có thể vô hiệu hóa tên lửa của đối phương ngay khi được bắn đi từ bệ phóng hay không. Dự kiến nghiên cứu này sẽ tiêu tốn khoảng 15 triệu USD và được hoàn thành trong 6 tháng. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng sẽ rót kinh phí cho việc nghiên cứu vũ khí chùm hạt trung tính trong không gian, một dạng khác của vũ khí năng lượng định hướng có khả năng phá hủy tên lửa bằng các luồng hạt hạ nguyên tử di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.
Việc đẩy mạnh phát triển vũ khí không gian phản ánh mối lo ngại ngày càng gia tăng của Mỹ về sự tiến bộ trong công nghệ tên lửa từ các đối thủ “cạnh tranh” như Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên. Tuyên bố của Bộ quốc phòng Mỹ nêu rõ: “Các vũ khí tương lai sẽ cung cấp những tùy chọn mới cho việc chống tên lửa của hệ thống phòng thủ tên lửa và tạo ra một lớp bảo vệ khác cho an ninh của nước Mỹ”. Theo các quan chức quốc phòng, những tùy chọn mới này là cần thiết để tiêu diệt tên lửa theo từng giai đoạn chẳng hạn như khi rời bệ phóng hay tăng tốc. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển các loại vũ khí mới trong không gian cũng gây ra nhiều tranh cãi. Ông Kingston Reif, giám đốc nghiên cứu giải trừ vũ khí tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí cho rằng: “ Việc triển khai vũ khí đánh chặn trong không gian sẽ là một thảm họa đối với sự ổn định chiến lược. Nga và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đáp trả bằng cách chế tạo thêm các loại tên lửa đạn đạo tầm xa mới hoặc thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường năng lực phá hủy hệ thống đánh chặn của Mỹ, do đó sẽ tạo ra mối đe dọa đối với các loại khí tài của Mỹ trong không gian”.
Mỹ đã ký Hiệp ước ngoài không gian vào năm 1967, trong đó có điều khoản cấm đưa các loại vũ khí hạt nhân lên không gian. Tuy nhiên theo một quan chức Bộ Quốc phòng, Hiệp ước này không tạo ra rào cản đối với việc triển khai vũ khí laser và vũ khí chùm hạt. “Hiệp ước ngoài không gian năm 1967 quy định không đưa những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt lên không gian, hạn chế tiến hành các động thái quân sự trên những thiên thể ngoài trái đất. Dẫu vậy, Hiệp ước không cấm việc triển khai các loại vũ khí không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
http://biendong.net/bien-dong/33977-vu-khi-khong-gian-cuoc-chay-dua-moi-giua-cac-cuong-quoc.html
Tin cập nhật về đại dịch corona
Anh ghi nhận số tử vong thường nhật cao kỷ lục kể từ khi virus corona bùng phát tại nước này: 786 người chết trong vòng một ngày.
Thống kê công bố ngày 7/4 cho thấy tính tới 5 giờ chiều ngày hôm trước, Anh có cả thảy 6.159 người chết vì virus corona và tới ngày 7/4 cả nước có 55.242 người bị nhiễm bệnh.
Tây Ban Nha gần 140 ngàn người chết
Tỷ lệ tử vong vì virus corona hôm 7/4 tăng lần đầu tiên trong 5 ngày, với 743 người chết trong đêm, nhưng vẫn có nhiều hy vọng là tình trạng phong toả toàn quốc có thể sớm được nới lỏng.
Tổng số người chết ở Tây Ban Nha vì virus corona hiện lên đến 13.798 người, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Ý.
Pháp: Nước thứ tư có trên 10 ngàn người chết
Pháp ngày 7/4 chính thức loan báo có trên 10.000 ca tử vong vì virus corona, trở thành nước thứ tư trên thế giới vượt ngưỡng này, sau Italy, Tây Ban Nha và Mỹ.
Giới hữu trách cho hay đại dịch vẫn đang lan rộng ở Pháp, nơi đang bước vào tuần thứ tư phong toả toàn quốc để hạn chế lây nhiễm.
Italy, nơi có 17.127 người thiệt mạng vì virus corona và là quốc gia có số tử vong cao nhất thế giới trong đại dịch này, báo cáo ngày 7/4 là ngày thứ tư liên tiếp số người phải vào khu chăm sóc đặc biệt giảm.
Mỹ khởi sự ‘tuần lễ chết chóc nhiều nhất’
Trong 24 giờ đồng hồ, Mỹ có hơn 1.200 người chết vì virus corona, khởi sự tuần lễ mà các giới chức dự báo có thể là ‘tuần lễ chết chóc nhiều nhất’ trong đại dịch COVID-19, nâng tổng số tử vong tại Mỹ lên hơn 11.000 người tính tới 7/4.
Về số ca nhiễm, tiểu bang New York của Mỹ hôm 7/4 đã vượt qua Italy, báo cáo tổng số ca nhiễm cao hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Tây Ban Nha, theo Reuters.
New York hiện có 138.836 người bị nhiễm virus corona. Italy có 135.586 ca. Tây Ban Nha có nhiều người nhiễm nhất, 140.510.
Bang New York ngày 7/4 cũng báo cáo là ngày ‘thương vong nhất’ vì virus corona, với 731 người tử vong, nâng tổng số người chết trong bang lên thành 5.489 người.
Tổng cộng, Mỹ xác nhận có 380.000 người nhiễm, 11.800 người chết vì COVID-19.
Người thất nghiệp Mỹ sắp nhận trợ cấp
Người Mỹ bị mất việc làm vì dịch corona sẽ bắt đầu nhận phúc lợi thất nghiệp sớm nhất là trong tuần này trong lúc các tiểu bang triển khai hàng trăm triệu đô la viện trợ từ liên bang.
Quốc hội Mỹ đã chấp thuận khoản chi trả thêm 600 đô la mỗi tuần cho người thất nghiệp trong phạm vi gói cứu nguy kinh tế 2,3 ngàn tỷ đô la mà Tổng thống Donald Trump ký hôm 27/3. Trợ cấp này cũng phát cho những người làm việc bán thời gian và làm việc tự do, vốn trước đây không đủ tiêu chuẩn để lãnh.
Quyền Bộ trưởng Hải quân từ chức sau khi cách chức Hạm trưởng tàu Roosevelt
Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ, Thomas Modly, ngày 7/4 đệ đơn từ chức. Trước đó, ông Modly đã có bài phát biểu trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt giải thích lý do cách chức Hạm trưởng Brett Crozier sau khi ông Crozier gửi thư tới hàng chục người để cầu cứu về tình trạng lây lan virus corona trên tàu và bức thư đã bị rò rỉ ra truyền thông.
Thư từ chức của ông Modly gửi tới Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, nhưng chưa biết có được chấp thuận hay không, theo CNN và Politico.
Virus Vũ Hán 8/4:
Thành phố Vũ Hán chấm dứt 76 ngày phong tỏa
Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 7h53 ngày 8/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 209 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 1.430.516 ca nhiễm, trong đó 82.019 người đã tử vong và 301.828 người khỏi bệnh.
Hiện Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 400.323 ca nhiễm và 12.837 ca tử vong. New York vẫn là bang chịu ảnh hưởng nặng nhất tại Mỹ. Khu vực này ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục trong ngày 7/4.
Tây Ban Nha hiện là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất châu Âu. Số ca tử vong ở Tây Ban Nha tăng trở lại sau 4 ngày giảm liên tiếp.
Ý, vùng dịch lớn thứ 2 châu Âu, tiếp tục là nước có số ca tử vong cao nhất thế giới.
Pháp đã vượt Đức trở thành vùng dịch lớn thứ ba châu Âu với 109.069 ca nhiễm và 10.328 người chết.
Trung Quốc, Iran và Hàn Quốc là 3 vùng dịch lớn nhất châu Á. Đến nay, Iran vẫn chưa áp dụng biện pháp phong tỏa.
Tại Đông Nam Á, Malaysia vẫn là vùng dịch lớn nhất với 3.963 ca nhiễm, trong đó 61 người đã tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán Covid-19 ở Malaysia sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 4, trong khi số ca bệnh nguy kịch ước tính đạt đỉnh trong tuần tới.
Indonesia là nước có tỷ lệ tử vong lớn nhất khu vực. Singapore tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát thứ hai.
Sáng nay, Việt Nam công bố thêm 2 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 251.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật về dịch viêm phổi Vũ Hán
Vũ Hán chấm dứt 76 ngày phong tỏa
Reuters đưa tin, chính quyền Trung Quốc cho phép người dân Vũ Hán tự do ra vào thành phố từ 0h ngày 8/4, sau 76 ngày phong tỏa để ngăn dịch Covid-19, mặc dù có những lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai nếu các biện pháp phong tỏa được dỡ quá sớm.
Vũ Hán áp lệnh phong tỏa với 11 triệu dân từ ngày 23/1. Người dân giờ đây được phép đi lại tự do, miễn là ứng dụng trên điện thoại do chính phủ giám sát cho thấy họ khỏe mạnh và gần đây không tiếp xúc ca nhiễm Covid-19 nào.
Các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt và hạn chế tiếp xúc vẫn sẽ được áp dụng tại thành phố này. Các quan chức y tế khuyến cáo người dân Vũ Hán không rời khỏi khu phố, thành phố và thậm chí cả tỉnh Hồ Bắc nếu không cần thiết.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc gần đây báo cáo số ca nhiễm bệnh và tử vong vì Covid-19 giảm, song ngay cả cư dân nước này cũng nghi ngờ số liệu được công bố. Mới đây, Fox News đưa tin, các quan chức tình báo Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã che đậy sự thật và lừa dối thế giới về virus Vũ Hán. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng hoài nghi số liệu về dịch Covid-19 của Trung Quốc.
Ireland có thể gia hạn lệnh hạn chế cộng đồng
Theo Reuters, Giám đốc y tế Ireland Tony Holohan hôm 7/4 cho biết, ông có thể chưa dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt đối với các hoạt động kinh tế và việc đi lại của người dân vào ngày 12/4, trong bối cảnh số người chết vì Covid-19 tăng đột biến.
Trước đó, vào ngày 28/3, Thủ tướng Ireland đã ra lệnh cho công dân ở nhà cho đến ngày 12/4. Người dân chỉ được phép rời khỏi nhà để mua các đồ thiết yếu, tập thể dục hoặc thăm người thân nếu thật sự cần thiết.
Paris cấm chơi thể thao ngoài trời từ 10h đến 19h
Reuters cho hay, chính quyền Pháp ngày 7/4 thông báo, người dân ở Paris không được phép tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10h đến 19h (giờ địa phương), bắt đầu từ 8/4, nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan.
Động thái này được đưa ra sau khi nhiều chính trị gia và bác sĩ Pháp chứng kiến vẫn có nhiều người chạy bộ trên đường phố Paris hoặc tụ tập gần chợ, bất chấp lệnh phong tỏa của chính phủ.
Pháp đã phong tỏa đất nước từ ngày 17/3 để ngăn chặn sự lây lan của virus. Các biện pháp đã được gia hạn đến ngày 15/4 và có khả năng còn tiếp tục kéo dài thêm nữa.
Hạ viện Séc cho phép chính phủ gia hạn tình trạng khẩn cấp đến 30/4
Theo Reuters, các nhà lập pháp Cộng hòa Séc ngày 7/4 đã thông qua quyết định cho phép chính phủ gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 30/4 do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Chính phủ của Thủ tướng Andrej Babis muốn gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm một tháng, đến ngày 11/5, cho phép nội các hạn chế một số quyền của công dân, bao gồm tự do đi lại. Trước đó, chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 12/3.
Ai Cập cấm tụ họp tôn giáo trong tháng ăn chay Ramadan
Reuters đưa tin, chính phủ Ai Cập hôm 7/4 thông báo sẽ cấm bất kỳ cuộc tụ họp tôn giáo nào trong tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo để chống lại sự lây lan của Covid-19.
Tháng ăn chay Ramand năm nay sẽ bắt đầu trong khoảng 2 tuần tới. Ai Cập sẽ cấm mọi cuộc tụ họp và các bữa tối “xả chay” Iftar của những tín đồ Hồi giáo, cũng như các hoạt động xã hội tập thể. Lệnh cấm cũng sẽ được áp dụng đối với việc hoạt động Itikaf khi người Hồi giáo dành 10 ngày cuối tháng trong nhà thờ để cầu nguyện và thiền định.
Tháng trước, Ai Cập đã yêu cầu các nhà thờ đóng cửa để ngăn virus lây lan. Các cuộc gọi cầu nguyện được phát sóng qua loa.
Mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-8-4-thanh-pho-vu-han-cham-dut-76-ngay-phong-toa.html
Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?
Có một số lời khuyên kỳ quặc được lan truyền về cách giữ mình an toàn trước virus corona.
BBC Future dưới đây sẽ xem xét xem liệu có bằng chứng nào ủng hộ cho một lời khuyên cực kỳ phổ biến hiện nay hay không.
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19
Đồ uống nóng có thể khiến cho ta cảm thấy thoải mái, nhất là vào những ngày se lạnh. Nó có thể giúp cho tâm trí đang rối bời cảm thấy dịu bớt, và làm chúng ta cảm thấy gần gũi hơn với những người khác. Nó thậm chí có thể giúp chúng ta hạ nhiệt vào những lúc tiết trời nóng bức.
Tuy nhiên, dẫu cho nhiều người muốn có một tách cà phê, một cốc trà hoặc một ly cocktail nóng hot toddie pha từ whiskey để cảm thấy đỡ căng thẳng trong thời điểm khó khăn này, thì một điều mà món đồ uống không giúp ích được gì cho bạn, đó là bảo vệ, giúp bạn chống lại Covid-19.
Trên mạng xã hội và các app nhắn tin có những nội dung lưu truyền rộng rãi theo đó đưa ra thông tin ngược lại – chúng là một trong nhiều tin giả đang được chia sẻ, theo đó đưa ra lời khuyên y tế sai.
Có một tin mang nội dung là nước nóng sẽ đủ để bảo vệ mọi người khỏi virus, và điều đó thậm chí đã khiến Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef) ra tuyên bố rằng đó không phải là lời khuyên mà tổ chức này đưa ra.
“Không có bằng chứng cho thấy đồ uống nóng sẽ bảo vệ con người chống lại tình trạng nhiễm virus,” Ron Eccles, chuyên gia về các bệnh hô hấp tại Đại học Cardiff ở Anh và là cựu giám đốc Trung tâm Cảm lạnh Thông thường, nói.
Eccles trước đây đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng thức uống nóng khi bị cảm cúm.
Ông phát hiện ra rằng tuy đồ uống nóng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh, nhưng nhiều khả năng một phần là nhờ vào tác dụng của nó trong việc thúc đẩy bài tiết nước bọt và chất nhầy trong miệng và mũi, làm dịu tính trạng viêm tấy.
Nhưng ông cũng kết luận rằng nhiều khả năng đó là một dạng hiệu ứng giả dược mạnh mẽ.
Tuy nhiên, đồ uống nóng không loại bỏ được virus gây bệnh.
Trong trường hợp Sars-CoV-2, loại virus corona gây ra bệnh Covid-19, BBC Future đã có bài phân tích về việc uống nước không giúp bảo vệ bạn tránh được bệnh dịch. Virus này đơn giản là không thể bị cuốn trôi đi khi bạn uống nước hoặc súc họng thường xuyên.
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Mẹo thở chậm để tránh được nhiều bệnh tật
Cách ngủ ngon hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn
Tuy virus này xâm nhập cơ thể thông qua đường mũi, miệng, từ các giọt bắn li ti mà người đã nhiễm ho hắt ra, nhưng nó về căn bản là làm nhiễm vào các tế bào ở đường hô hấp. Các tế bào này có chứa một loại enzyme trên bề mặt, là thứ mà virus cần để xâm nhập được vào bên trong tế bào.
Khi ta hít phải những giọt này, hơi thở của ta sẽ vận chuyển chúng xuống phổi, cách xa những nơi mà nước hay chất lỏng ta uống có thể đi qua được.
Uống thức uống nóng không giúp làm tăng nhiệt độ trong đường hô hấp của ta cao tới mức có thể tiêu diệt bất kỳ con virus nào bên trong các tế bào đó.
Một khi vào bên trong cơ thể chúng ta, virus nhanh chóng xâm nhập vào các tế bào của vật chủ, sau đó nó sẽ tự nhân lên một cách từ từ, nghĩa là nó sẽ dễ dàng tránh được mọi nỗ lực gột tẩy nó.
Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy có thể mất tới 30 giờ kể từ khi các tế bào đầu tiên bị nhiễm bệnh, để virus bắt đầu bùng phát, lây nhiễm sang nhiều tế bào khác.
Tương tự như vậy, một khi xâm nhập được vào bên trong các tế bào của chúng ta, virus này sẽ được bảo vệ khỏi mọi sự khắc nghiệt của nhiệt độ. Cơ thể con người có xu hướng giữ ở mức 37 độ C (98,6F), là mức nhiệt độ rất phù hợp để virus nhân lên và lây lan.
Việc uống thức uống nóng không làm nhiệt độ trong đường hô hấp của ta tăng cao lên tới mức có thể tiêu diệt được bất kỳ virus nào bên trong các tế bào ở đó.
Cần phải đạt nhiệt độ 56 độ C (132,8F) trở lên mới có thể tiêu diệt hiệu quả các virus corona gây ra bệnh Sars, là chủng gần gũi nhất với Covid-19; và một số xét nghiệm cho thấy mức nhiệt có thể còn cần phải cao hơn nữa, đạt mức 60-65 độ C (140-149F) mới đủ.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào được công bố về virus gây ra Covid-19 và khả năng chống chịu nhiệt độ cao của nó, nhưng nhiều khả năng nó sẽ có khả năng kháng nhiệt tương tự như các loại virus corona khác.
Ta có thể dùng nhiệt độ 70 độ C (158F) trở lên để tiêu diệt virus trên thực phẩm bằng cách đem nấu thức ăn, nhưng mức nhiệt đó thì cũng đủ nóng để làm bỏng da và gây thương tích cho con người.
Thật dễ dàng để thấy là, giống như khi ta trèo vào bồn tắm chứa nước nóng bỏng vậy, cách uống nước nóng như một số lời tư vấn sai lầm nêu ra sẽ khó có thể áp dụng được lâu, và nó sẽ gây hại nhiều hơn là làm lợi cho chúng ta.
Ngay cả khi bạn có thể bước vào bồn nước nóng đủ mức thì nó cũng không tiêu diệt được bất kỳ loại virus nào đã xâm nhập được vào bên trong cơ thể bạn.
Lý do là bởi bất kể ở bề ngoài bạn nóng đến mức nào, thì cơ thể bạn vẫn sẽ làm việc chăm chỉ để giữ nhiệt độ bên trong ở khoảng 37 độ C (98,6F). Bạn nhiều khả năng sẽ làm bỏng và gây hại nghiêm trọng cho chính mình thay vì tiêu diệt được virus.
Tăng nhiệt độ cơ thể bên trong thậm chí lên mới chỉ 40 độ C (104F) thôi là đã có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt nghiêm trọng. Nhiệt độ cơ thể cao hơn mức này có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.
Một số tuyên bố sai lệch cũng nói rằng các hợp chất trong trà có tác dụng bảo vệ chống lại virus Covid-19, nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này, như BBC đã tường thuật trong các bài báo khác.
Vì vậy, thức uống nóng có thể làm dịu bớt cảm giác khó chịu. Nhưng hơn bao giờ hết, cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi virus Covid-19 là hãy tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào các bề mặt có khả năng bị nhiễm bệnh, và làm theo lời khuyên y tế chính thức, được cập nhật thường xuyên.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52209983
Covid-19 : Nên cẩn thận với những “liệu pháp thần diệu”
Mai Vân
Virus corona càng hoành hành trên thế giới, các tin đồn, tin vịt về dịch Covid-19 càng nhan nhản trên các mạng xã hội. Trong số này có rất nhiều phương thuốc được cho là “thần dược” chống căn bệnh mà đến nay chưa hề có thuốc chữa, nào là xông hơi, uống nước chanh pha thuốc muối, nào là bôi thuốc mỡ có kháng sinh vào mũi hay dùng thức ăn có nhiều chất kiềm (alkaline)…
Những thông tin loại này rất nguy hiểm vì có thể khiến người ta lơ là các biện pháp phòng ngừa hết sức quan trọng để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Trong loạt bài về chống “fake news”, hãng tin Mỹ AP đã mời các chuyên gia y tế nói rõ thực hư về giá trị những thông tin này và cảnh giác mọi người.
Xông hơi bằng nước muối và vỏ cam không chống được Covid-19
Hiện nay, một tin đồn đang lan truyền rất mạnh trong cộng đồng người Việt vì liên quan đến một phương thức chữa cảm truyền thống: Xông hơi có thể giúp ngăn ngừa, thậm chí chữa khỏi bệnh Covid-19. Theo lập luận này, bệnh do virus corona gây ra chẳng qua chỉ là một dạng cảm cúm, thậm chí còn nhẹ hơn cả cúm thường hay cúm mùa, do vậy ở giai đoạn đầu, xông hơi hoàn toàn có thể cho phép chữa khỏi.
Trong bản tin ngày 24/03/2020, hãng AP đã phân tích “bí quyết” đã được lan truyền, theo đó nước xông phải được nấu với muối và vỏ cam để có hiệu quả ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bệnh Covid-19.
Theo AP, hình ảnh, video và bài viết lưu hành rộng rãi trên Facebook và Twitter về “liệu pháp” xông bằng nước đun sôi với muối, vỏ chanh, thậm chí với nhiều nguyên liệu khác, như hành tây xắt nhỏ, tinh dầu…, đã nhận được hàng ngàn lượt xem.
Hơi nước có thể làm dịu triệu chứng, song không diệt được virus
Đối với AP, mọi người không nên ngộ nhận: Hơi nước có thể giúp làm dịu các triệu chứng của virus, như làm dịu màng nhầy của mũi hoặc cuống họng nhưng không thể tiêu diệt virus corona, ngăn chặn việc lây nhiễm hoặc chữa khỏi khi đã phát bệnh.
Bác sĩ Albert Rizzo, thuộc Hiệp Hội Phổi Hoa Kỳ (American Lung Association) cho rằng xông có thể hữu ích, nhưng không nên được xem như là phương pháp chữa trị virus.
Các bài đăng trên mạng cho rằng nhiệt từ hơi nước cũng sẽ tiêu diệt con virus, nhưng tiến sĩ William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại Học Vanderbilt, bang Tennessee (Hoa Kỳ), cảnh báo rằng “một chút hơi nước ấm sẽ không thể diệt các con virus corona”.
Chuyên gia này hóm hỉnh lưu ý thêm: “Mọi người cần phải rất, rất cẩn thận khi xông, vì vô số các sự cố có thể xẩy ra khi ta đứng trên một nồi nước sôi”.
Việt Nam cũng bác bỏ lập luận xông hơi diệt được Covid-19
Tại Việt Nam, trang thông tin Dân Sinh ngày 07/04 cũng trích dẫn lương y Bùi Hồng Minh, phó chủ tịch Hội Đông Y Ba Đình (Hà Nội) cho rằng “Xông hơi có tác dụng giải cảm đặc biệt hiệu quả… giúp giãn nở mạch máu, lưu thông khí huyết, thúc đẩy đào thải khí độc ra ngoài…”.
Theo chuyên gia Đông Y này: “Tác dụng tuyệt vời của xông hơi không phải là lời minh chứng cho việc chữa khỏi bệnh Covid-19, dù chỉ là ở dạng nhẹ… Liệu pháp xông hơi có làm giảm được các triệu chứng của Covid-19 hay không cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào nhận định hay chứng minh. Do đó, chúng ta không nên tùy tiện xông hơi, với suy nghĩ có thể chữa khỏi bệnh Covid-19, cũng như coi đây là phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả”.
Uống nước nóng, chanh và thuốc muối không chữa được Covid-19
Một fake news khác cũng được AP “giải độc” ngày 02/04: Israel hoàn toàn không có người tử vong vì virus corona, bởi vì người dân ở đấy được chữa trị bằng cách cho uống nước nóng pha với chanh và thuốc muối (bicarbonate de soude hay baking soda) vào ban đêm.
Theo AP, đây đúng là tin vịt trên hai điểm: Israel đã có đến 65 trường hợp tử vong tính đến 07/04, trong lúc giới y tế nước này khẳng định không hề có loại liệu pháp như kể trên.
Tiến sĩ Shira Doron, bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm và dịch tễ học tại Trung Tâm Y Khoa Tufts, một bệnh viện nổi tiếng tại Boston, bang Massachusetts (Hoa Kỳ) xác định rằng bà không thấy có phương thuốc thảo dược nào cho bệnh Covid-19, và hơn nữa, trên nguyên tắc, mọi liệu pháp chữa trị hay dự phòng, đều phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng trước khi được áp dụng.
Thuốc mỡ có kháng sinh không hiệu quả với Covid-19
Một “mẹo” ngừa virus corona khác cũng đã được AP chứng minh là sai lạc, hôm 02/04. Đó là bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ kháng sinh như mupirocin bên trong mũi, thuốc mỡ có tác dụng tiêu diệt bất kỳ vi trùng truyền nhiễm nào khi hít thở, cho nên con virus corona sẽ bị triệt hạ trước khi vào được trong phổi.
Theo AP, thuốc mỡ chứa kháng sinh sẽ không diệt được được virus gây bệnh Covid-19, vì lẽ kháng sinh chỉ “giết” được các loại vi khuẩn hay vi trùng, chứ không hề có tác dụng với các loại siêu vi (hay virus) như trong trường hợp con virus Sars-CoV-2.
Tiến sĩ Carrie Kovarik, phó giáo sư chuyên khoa da liễu tại Đại Học Pennsylvania (Hoa Kỳ), cho biết là chất mupirocin có thể được sử dụng trong mũi của những bệnh nhân bị nhiễm các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, MRSA, nhưng không phải là thuốc kháng virus, và không có hoạt tính chống lại virus.
Bác sĩ Daniela Kroshinsky, giám đốc khoa da liễu nội trú tại Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts (Hoa Kỳ), cũng cùng quan điểm và cho rằng: “Các bước quan trọng nhất để ngăn ngừa nhiễm virus gây bệnh Covid-19 là tránh tiếp xúc gần, rửa tay sạch và tránh đưa tay lên mặt”.
Thêm hoài nghi
về động cơ WHO ‘tán dương Trung Quốc’
Tổng giám đốc WHO từng ca ngợi Trung Quốc “câu giờ” cho thế giới có thêm thời gian ứng phó với Covid-19, nhưng nhiều người hoài nghi về điều này.
Trở về sau chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 2, nhóm chuyên gia về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả quốc gia châu Á này đã thực hiện nỗ lực khống chế dịch bệnh “tham vọng, nhanh chóng và quyết liệt nhất thế giới”. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố rằng biện pháp phong tỏa của Trung Quốc đã giúp “câu giờ” để thế giới chuẩn bị ứng phó đại dịch.
Nếu những tuyên bố này của Tedros và các quan chức WHO là chính xác, Trung Quốc chính là “hình mẫu chống Covid-19” cho toàn thế giới.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc không những không giúp thế giới có thêm thời gian, Trung Quốc còn đẩy nhân loại vào tình thế nguy hiểm khi công bố những dữ liệu về sự lây lan của dịch
bệnh một cách không nhất quán, thậm chí là bị tô vẽ. Trung Quốc cũng bị tố “giấu dịch” khi khiển trách những người đầu tiên cảnh báo về nCoV và phớt lờ những bằng chứng đầu tiên về khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Giới chức Trung Quốc đã thay đổi cách tính số ca nhiễm không dưới 8 lần kể từ khi Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019 và mới bắt đầu thống kê số ca nhiễm không triệu chứng từ tuần trước.
Khi bắt đầu công bố dữ liệu dịch bệnh hàng ngày hồi tháng 1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) đưa ra tiêu chí xác định ca nhiễm nCoV hẹp hơn hiện nay rất nhiều. Bệnh nhân chỉ được xếp vào danh sách nghi nhiễm nếu xuất hiện đủ 4 triệu chứng, gồm được chẩn đoán viêm phổi khi chụp lồng ngực, cũng như phải từng tới hoặc tiếp xúc gián tiếp với chợ hải sản ở Vũ Hán trong vòng hai tuần trước đó. Với các tiêu chí này, hàng chục nghìn ca nhiễm dạng nhẹ đã không được đưa vào số liệu thống kê.
Đến nay, tình báo Mỹ vẫn bày tỏ quan ngại rằng số liệu thống kê số ca nhiễm của Trung Quốc không chính xác, bởi Trung Quốc bị Covid-19 tấn công trước các quốc gia khác nhiều tuần, nhưng đến nay chỉ báo cáo gần 82.000 ca nhiễm.
Nhiều người cho rằng có thể nhìn thấy sự phi lý này của Trung Quốc khi so sánh với Mỹ. Quốc gia này ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên hồi giữa tháng 1 và hiện báo cáo gần 336.000 ca nhiễm, hơn 4 lần so với Trung Quốc, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Trong khi đó, Anh, quốc gia có dân số chưa bằng 5% của Trung Quốc và chậm trễ xét nghiệm, cũng đã phát hiện hơn 47.000 ca nhiễm.
“Covid-19 là đòn giáng vào nền kinh tế Trung Quốc nên họ đã nỗ lực để giảm số ca nhiễm nhanh nhất có thể. Và chúng tôi lo ngại rằng khi tìm cách làm điều đó, họ đã ‘giấu’ số liệu thực tế về những gì đã xảy ra ở đây. Chúng tôi không tin những số liệu đó”, Iain Duncan Smith, nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh, tuyên bố.
“Sứ mệnh của WHO là đảm bảo an toàn cho mọi người ở bất kỳ đâu và đó chính là điều mà các chuyên gia y tế cộng đồng và nhà khoa học của chúng tôi đang làm. Tư cách cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc của WHO được các quốc gia quyết định và điều này không ảnh hưởng tới sứ mệnh của WHO, một tổ chức hoạt động dựa trên chứng cứ, có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe toàn cầu”, một phát ngôn của WHO cho hay.
Những người ủng hộ Tổng giám đốc WHO cho rằng với tư cách cựu bộ trưởng y tế và sau đó là ngoại trưởng Ethiopia, ông Tedros là người có thiên hướng ngoại giao, nên những lời ca ngợi Trung Quốc của ông là nhằm đảm bảo quốc gia này tiếp tục chia sẻ những thông tin quan trọng.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng chính Trung Quốc là nước đã có nhiều tác động để Tedros có được vị trí như hiện nay. Theo đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tích cực vận động cho ông Tedros trong cuộc bầu cử ghế tổng giám đốc WHO năm 2017. Trung Quốc được cho là đã sử dụng những cam kết về tài chính làm đòn bẩy để lôi kéo các quốc gia đang phát triển bầu cho Tedros, từ đó giúp ông vượt qua ứng cử viên David Nabarro của Anh để trở thành người đứng đầu WHO.
Số liệu ca nhiễm chính thức của Trung Quốc không phải là thông tin duy nhất tác động tới cách các quốc gia khác chuẩn bị ứng phó với nCoV. Giới chức Trung Quốc từng tuyên bố rằng không có bằng chứng rõ ràng về việc nCoV truyền từ người qua người, khi dường như đã bỏ qua những dấu hiệu sớm cho thấy nhiều bệnh nhân bị lây virus từ người khác.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa The Lancet có đồng tác giả là bác sĩ thuộc Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, lưu ý rằng vợ của người đầu tiên chết vì Covid-19 cũng “xuất hiện triệu chứng viêm phổi và phải nhập viện điều trị cách ly”.
Nghiên cứu có tên “Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc” này không nói rằng người phụ nữ nhiễm bệnh từ chồng, nhưng chỉ ra cô chưa từng tiếp xúc với chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán.
Một nghiên cứu tương tự cũng từng khẳng định chỉ có một trong 4 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên từng liên quan tới chợ hải sản Hoa Nam, là dấy lên hoài nghi về những tuyên bố trước đó ở Vũ Hán rằng nCoV khởi phát từ các khu chợ bán thịt tươi sống.
Tờ Wall Street Journal cho hay một phụ nữ bán tôm có tên Ngụy Quế Hiền là một trong những bệnh nhân đầu tiên nhiễm nCoV, khi xuất hiện những triệu chứng từ ngày 10/12. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giờ đây tin rằng dịch bệnh này đã bắt đầu lây lan ở Trung Quốc từ trước đó. Một bài đăng trên tạp chí The Lancet cho rằng Covid-19 có thể đã khởi phát từ trước đó một tuần rưỡi, tức ngày 1/12.
Trong khi đó, tờ South China Morning Post ở Hong Kong dẫn một tài liệu mật của chính quyền Trung Quốc đại lục cho rằng những bệnh nhân đầu tiên của Covid-19 có thể bị nhiễm bệnh từ ngày 17/11. Nếu thông tin này chính xác và dịch được công bố sớm hơn, mọi thứ có thể đã rất khác. Nghiên cứu của Đại học Southampton, Anh chỉ ra rằng 95% ca nhiễm có thể tránh được nếu Trung Quốc hành động sớm hơn ba tuần.
“Việc Trung Quốc chậm trễ khoảng 3-4 tuần khi báo cáo về nCoV cho WHO có thể đã khiến hàng trăm nghìn người trên toàn cầu phải trả giá bằng tính mạng của mình. Do đó, Trung Quốc không xứng đáng được ca ngợi”, giáo sư Larry Gostin, giám đốc Trung tâm Hợp tác về Luật y tế cộng đồng và Nhân quyền thuộc WHO, khẳng định.
Người được cho là gióng lên hồi chuông báo động đầu tiên về Covid-19 của Trung Quốc là Ngải Hương, bác sĩ tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, người đã đăng thông tin về loại virus lạ trên WeChat ngày 30/12. Cuối ngày hôm đó, bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng công tác ở bệnh viện này, cũng cảnh báo với bạn bè trên WeChat về loại virus mà anh tin có thể nguy hiểm hơn SARS.
Cả hai bác sĩ này đều bị khiển trách với cáo buộc lan truyền thông tin sai lệch về dịch bệnh. Sau đó, chỉ trong hai ngày, 8 bác sĩ khác cũng bị công an Vũ Hán triệu tập vì thảo luận về virus mới trên mạng xã hội. Theo truyền thông Trung Quốc, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đã yêu cầu tất cả phòng thí nghiệm dừng xét nghiệm các mẫu sinh phẩm virus mới và tiêu hủy hết những mẫu hiện có.
John Mackenzie, thành viên của ủy ban ứng phó khẩn cấp thuộc WHO và giáo sư danh dự của Đại học Curtin ở Australia, hồi tháng 2 nói với tờ Financial Times rằng một số phản ứng ban đầu của Trung Quốc là “đáng trách” và ông tin rằng họ “cố tình giấu dịch một thời gian”.
Rất nhiều thông tin trên truyền thông Trung Quốc cũng chứng mình cho những hoài nghi của ông Mackenzie, nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros đã “né” những chỉ trích của giáo sư Mackenzie. Ông nói rằng không thể bình luận về việc liệu Trung Quốc có “giấu dịch” hay không, nhưng xem điều đó là “phi lý” bởi nếu vậy, số ca nhiễm trên toàn thế giới sẽ phải cao hơn. Đó là vào tháng hai, khi số ca nhiễm ngoài Trung Quốc vẫn còn “rất ít”. Còn hiện giờ, số ca tử vong vì nCoV trên toàn cầu là hơn 69.000 người.
Vị thế của WHO trong đại dịch lần này cũng khác hẳn so với cuộc khủng hoảng SARS năm 2003, khi Gro Harlem Brundtland là tổng giám đốc. Khi WHO tuyên bố cảnh báo toàn cầu về SARS năm 2003, số ca nhiễm trên toàn cầu chỉ hơn 150. Nhưng với Covid-19, WHO chỉ tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu sau khi gần 10.000 người đã nhiễm bệnh.
“WHO có vẻ thường xuyên hạ thấp mức độ phản ứng của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của dịch. Chỉ trích Trung Quốc có lẽ không phải là chính sách ngoại giao khôn ngoan, nhưng tôi tin WHO có thể có cách tiếp cận cân bằng hơn”, Hoàng Nghiêm Trung, thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại và là tác giả của bài báo về phản ứng với SARS, nhận định.
WHO lên tiếng phủ nhận khi nói rằng đã điều phối phản ứng quốc tế để chống Covid-19 “một cách minh bạch”, bằng cách công bố những thông tin quan trọng trên website của mình để giúp các cá nhân và quốc gia ứng phó với đại dịch.
“Một phần nhiệm vụ của WHO là thông tin cho tất cả thành viên và chúng tôi đang làm điều đó thông qua các cuộc trao đổi song phương và các cuộc họp hàng tuần với sự tham dự của đại diện tất cả các nước. Xuyên suốt đại dịch, chúng tôi đã tổ chức những cuộc họp và thảo luận thường xuyên giữa lãnh đạo WHO và các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới”, một người phát ngôn của WHO khẳng định.
Tiến sĩ Nabarro, người từng là ứng viên tranh cử vị trí tổng giám đốc và hiện là đặc phái viên của WHO, chỉ ra rằng ông Tedros có thể đã có cách tiếp cận cân bằng. “Trung Quốc xây dựng cấu trúc gen của nCoV rất nhanh và điều đó đã giúp chúng tôi rất nhiều trong thời điểm dịch bắt đầu. Chúng tôi biết ơn về điều đó cũng như về tất cả thông tin về Covid-19 đã được cung cấp”, ông Nabarro nói.
“Khi đại dịch qua đi, tất cả chính phủ đều phải rút kinh nghiệm về nó. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm vậy và đó là điều nên làm”, ông Nabarro nói thêm.
Giáo sư Gostin, người từng là phát ngôn viên của tiến sĩ Nabarro trong cuộc tranh cử vị trí tổng giám đốc WHO, không tỏ ra rộng lượng như vậy. “Khi chúng ta nhìn lại và thấy rằng có quá nhiều sự ca ngợi dành cho Trung Quốc, liệu điều đó có gửi đi một thông điệp rằng quyền công dân không quan trọng như chúng ta vẫn tưởng. Tôi tin rằng dù thế nào, sự thật vẫn chiến thắng”, Gostin nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33981-them-hoai-nghi-ve-dong-co-who-tan-duong-trung-quoc.html
Covid-19, trận đại hồng thủy
đe dọa 1,25 tỷ người lao động thế giới
Thanh Hà
« Trận thủy triều thất nghiệp sẽ dâng cao ». Thời kỳ đen tối đang chờ đợi những người lao động trên toàn cầu. Trong chưa đầy ba tháng, virus corona cướp đi việc làm của hàng chục triệu người lao động trên thế giới và châu Á là nơi « bị nặng nhất ». Trên đây là kết luận của báo cáo mới nhất của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), vừa công bố hôm 07/04/2020.
Covid-19 đẩy thế giới vào cuộc « khủng hoảng chưa từng thấy » từ sau Thế Chiến Thứ Hai và tác động « sâu rộng đến thị trường lao động toàn cầu ». Dưới hình thức này hay một hình thức khác, virus corona ảnh hưởng đến 80% người trong tuổi lao động trên thế giới. Nghiêm trọng hơn nữa, 1,25 tỷ người làm công ăn lương trên toàn cầu bị đe dọa mất việc hoặc giảm lương. Covid-19 không chỉ cướp đi sinh mạng của hơn 80.000 người tới nay mà còn đe dọa làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng về xã hội khắp 5 châu từ quý hai năm nay : xóa sổ 198 triệu lao động (tính theo mức 48 giờ làm việc mỗi tuần). Nhìn theo từng khu vực, báo cáo của ILO cho thấy châu Á – Thái Bình Dương bị tác hại nghiêm trọng nhất. Đây là nơi mà trong quý hai 2020 sẽ có tới khoảng 125 triệu lao động (làm việc toàn phần) mất việc làm. Để so sánh, con số này ở châu Âu là 20 triệu.
Chưa ai biết lúc nào dịch Covid-19 kết thúc, nhưng điều đáng quan ngại hơn là chỉ tính đến thời điểm này, thì tác hại của virus corona đã lớn hơn cả so với thời kỳ khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu 2008-2009.
Báo cáo của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế được công bố vào lúc các quốc gia trên thế giới dồn dập bơm tiền cứu nguy kinh tế. Nhật Bản hỗ trợ kinh tế tương đương 20 % GDP. Mỹ 2.000 tỷ đô la, Đức 1.000 tỷ euro… Đó là chưa kể những biện pháp thuộc loại « vũ khí hạng nặng » mà các ngân hàng trung ương của Liên Hiệp Châu Âu hay của Hoa Kỳ.
Chạy đua với thời gian cứu nguy kinh tế
Bên cạnh cuộc chạy đua với thời gian để cứu mạng người, để tìm thuốc và vác-xin phòng chống virus corona, thế giới phải đóng vai trò của những người lính cứu hỏa để cứu vãn cỗ máy kinh tế. GDP của Pháp, nền kinh tế thứ nhì trong Liên Hiệp Châu Âu, giảm 6 % trong ba tháng đầu năm 2020 theo thống kê của Ngân Hàng Trung Ương Pháp. Sau ba tuần lễ bị phong tỏa đã có tới 5,8 triệu người lao động Pháp mất việc và phải đăng ký thất nghiệp bán phần, nhằm bảo đảm duy trì được 80 % thu nhập.
Tại Đức, một nửa triệu công ty lớn, nhỏ cũng cho nhân viên nghỉ việc vì lý do « kỹ thuật ». Con số này cao gấp 20 lần trong tháng đầu tiên hồi khủng hoảng 2008. Nhìn sang Anh Quốc gần một triệu người lao động mất việc trong hai tuần lễ cuối tháng 3/2020 và con số này cao gấp 10 lần so với bình thường.
Tại Hoa Kỳ, cũng trong hai tuần lễ cuối tháng 3/2020, Covid-19 đã đẩy 10 triệu người ra khỏi thị trường lao động, và số này phải ghi danh lãnh tiền thất nghiệp. Nhìn đến Trung Quốc điểm khởi đầu của dịch, thống kê chính thức không đả động đến số người thất nghiệp, nhưng nhìn nhận rằng trong tháng 2 và 3/2020 chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 13,5 %, kim ngạch xuất khẩu giảm gần 16 % còn chỉ số tiêu thụ nội địa thì giảm đi mất 1/5 so với cùng thời kỳ năm ngoái. Ngần ấy dấu hiệu đủ cho thấy thị trường lao động tại quốc gia đông dân nhất địa cầu này không thể tươi sáng.
Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng này, Tổ Chức Lao Động Quốc Tế kêu gọi thế giới nhanh chóng hành động để ngăn chận nguy cơ khủng hoảng về y tế kéo theo một trận « đại họa » về xã hội. Trước mắt cộng đồng quốc tế hô hào « hợp tác và phối hợp » để tìm ra ngõ thoát, nhưng khi bắt tay vào việc dường như các bên vẫn khó san bằng được những bất đồng, tiêu biểu nhất là tranh cãi đang diễn ra giữa 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu về một giải pháp vực dậy kinh tế của toàn khối thời hậu Covid-19.
Liên Hiệp Châu Âu vẫn bất đồng
về ngân sách khắc phục hậu quả Covid-19
Thu Hằng
Virus corona tiếp tục khiến các nước Liên Hiệp Châu Âu bất đồng về tài chính. Sau 16 giờ họp qua video, sáng 08/04/2020, các bộ trưởng Tài Chính của khối đồng euro vẫn chưa đạt được đồng thuận về một phương án kinh tế chung đối phó với dịch Covid-19. Các nước Bắc Âu phản đối đề nghị nỗ lực tài chính của các nước Nam Âu.
Trên Twitter, ông Mario Centeno, chủ tịch Eurogroupe, cố giảm bớt mức độ bất đồng nội bộ khi viết : « Chúng tôi đã tiến gần đến một thỏa thuận, nhưng chúng tôi vẫn chưa đạt được ». Mục tiêu chính được ông đề ra là « một kế hoạch an toàn vững chắc cho châu Âu để đối phó với hậu quả của Covid-19 ».
Theo AFP, Liên Hiệp Châu Âu hướng đến ba hướng chính, trong ngắn hạn và trung hạn : cấp 240 tỷ euro vốn vay từ Quỹ cứu trợ khu vực đồng euro, lập một quỹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và hỗ trợ cho người thất nghiệp bán phần.
Bất đồng xuất phát từ việc các nước bị dịch Covid-19 tác động mạnh nhất, gồm Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp…, đặc biệt là Ý, tiếp tục đề nghị bổ sung thêm ngân sách, thành lập một cơ chế nợ chung (dưới hình thức trái phiếu, eurobonds) để tái thúc đẩy nền kinh tế sau đợt dịch.
Tuy nhiên, Đức và Hà Lan tiếp tục phản đối biện pháp « gánh nợ chung » với các nước Nam Âu nợ nhiều. Cả Berlin và Amsterdam vẫn chỉ trích cách quản lý lỏng lẻo của những nước này.
Dịch Covid-19 đang đẩy kinh tế Pháp vào suy thoái
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Pháp đã giảm khoảng 6% trong quý I/2020, theo bản đánh giá được công bố ngày 08/04 của Ngân hàng Trung ương Pháp. Ngoài ra, mỗi đợt phong toả 14 ngày sẽ kéo GDP hàng năm giảm 1,5%.
Đây là kết quả xấu nhất đối với nền kinh tế Pháp kể từ năm 1945. Đợt suy thoái tương tự được ghi nhận vào quý II/1968, sau phong trào phản kháng của sinh viên và công nhân vào tháng 05/1968, khiến GDP mất 5,3%.
Thủ tướng Anh đã ổn định, không phải dùng máy trợ thở
Đạo Nhấ
Đài BBC đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đang trong tình trạng ổn định, đã thở oxy nhưng giờ không phải dùng máy trợ thở.
Ngày 7/4 Phủ thủ tướng thông báo ông có “tâm trạng tốt” sau một đêm an dưỡng trong phòng hồi sức cấp cứu vì virus corona,
Báo Anh The Guardian viết: “Mặc dù ông Johnson được biết là không có vấn đề gì về tình trạng sức khỏe, nhưng lại có tiền sử béo phì – là yếu tố dễ gặp rủi ro với virus corona”.
The Guardian dẫn một báo cáo tuần rồi nói hơn 70% bệnh nhân trong phòng cấp cứu vì virus Vũ Hán là béo phì hoặc quá cân.
Ông Boris Johnson năm nay 55 tuổi. Ông nhập viện vào tối Chủ nhật 5/4 sau khi đã dương tính với virus được 10 ngày.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong số những người đã gửi lời thăm hỏi tới ông Johnson. “Tất cả người Mỹ đang cầu nguyện cho ông ấy. Ông ấy là một người bạn tuyệt vời của tôi, là một quý ông và một nhà lãnh đạo tuyệt vời”, ông Trump nói và cho biết thêm rằng ông chắc chắn thủ tướng sẽ ổn vì ông ấy là “người mạnh mẽ”.
Và lãnh đạo đảng Lao động Ngài Keir Starmer cho biết ông hy vọng thủ tướng sẽ “phục hồi nhanh chóng”.
Thứ trưởng Y tế Nadine Dorries, người cũng đã xét nghiệm dương tính với virus corona vào tháng trước, cho biết nhiều người bị nhiễm virus sẽ mệt mỏi và sốt cao và cần cách ly để nghỉ ngơi và phục hồi.
“Boris đã mạo hiểm sức khỏe của mình và thay mặt chúng ta làm việc mỗi ngày để lãnh đạo cuộc chiến chống lại virus kinh khủng này”, bà nói trong một tweet.
Ông Johnson đã làm việc tại nhà kể từ khi được thông báo xét nghiệm dương tính với virus corona vào ngày 27 tháng 3. Ông được nhìn thấy lần cuối khi chủ trì một cuộc họp về virus corona từ xa vào sáng thứ Sáu. Ông Boris Johnson đang nằm trong bệnh viện St Thomas ở London từ hôm Chủ nhật 5/4. Ông được chuyển vào khoa hồi sức cấp cứu khoảng lúc 7h tối ngày 6/4.
Trong thông cáo mới nhất ngày 7/4, phủ thủ tướng Anh nói ông Johnson không có triệu chứng của viêm phổi.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hiện là người tạm thời thay Thủ tướng. Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ tuyên bố ông Raab không có quyền “tuyển mộ và đuổi việc” nhân viên trong lúc tạm quyền.
Nếu ngoại trưởng Anh ốm, bộ trưởng tài chính Rishi Sunak sẽ tiếp quản.
Trong diễn biến khác, chánh văn phòng nội các Michael Gove là chính khách mới nhất tự cách ly, vì một người trong gia đình có triệu chứng của Virus Vũ Hán.
Cùng ngày 7/4, thống kê mới nhất nói đã có thêm 854 người chết ở Vương quốc Anh vì virus.
Virus corona :
Pháp tăng cường kiểm soát lệnh phong tỏa
Thanh Phương
Trước tình hình dịch Covid-19 mà số ca tử vong nay đã vượt ngưỡng 10.000, chính phủ Pháp kiểm tra chặt chẽ hơn nữa việc tuân thủ lệnh phong tỏa nhằm kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh.
Theo các số liệu được công bố hôm qua, 07/04/2020, số người chết mỗi ngày trong các bệnh viện tại Pháp vẫn rất cao, với thêm 597 ca tử vong trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tổng cộng có 7.061 ca tử vong tính từ đầu tháng 3. Số người chết trong các viện dưỡng lão được ghi nhận hôm qua cũng rất cao, thêm 820 người. Như vây, cộng thêm 3.237 người chết được ghi nhận trong các viện dưỡng lão và các cơ sở y tế xã hội, tổng số ca tử vong tại Pháp tính đến hôm qua là 10.328, vượt ngưỡng 10.000 người.
Trong khi đó, số bệnh nhân nặng phải nằm trong phòng hồi sức vẫn tăng mỗi ngày, tính đến hôm qua đã lên tới 7.131. Theo giáo sư Jérôme Salomon, tổng cục trưởng Tổng cục Y tế Pháp, đây là dấu hiệu cho thấy dịch Covid-19 tiếp tục đà lây lan rất mạnh. Ông khẳng định rằng dịch virus corona tại Pháp chưa lên đến đỉnh, mà đúng hơn là đang trên đường lên cao, cho nên chưa thể tính đến chuyện dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Lệnh phong tỏa toàn quốc, được kéo dài cho đến ngày 15/04, rất có thể sẽ được triển hạn. Chính phủ thậm chí còn muốn siết chặt hơn nữa việc kiểm soát, vì thấy dân Pháp bắt đầu lơ là việc tuân thủ, thể hiện qua hình ảnh nhiều người đi dạo trên các đường phố tại nhiều nơi trong cuối tuần qua nhân lúc trời đẹp.
Hôm qua, bộ trưởng Nội Vụ Pháp Christophe Castaner đã cho phép các chính quyền địa phương thi hành những biện pháp cứng rắn hơn để bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh lệnh phong tỏa. Trước mắt, chính quyền của thủ đô Paris và của hai tỉnh của vùng Paris đã ra lệnh kể từ nay cấm mọi hoạt động thể thao cá nhân, như chạy bộ, trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Trước khả năng lệnh phong tỏa kéo dài và chưa biết khi nào dịch Covid-19 mới chấm dứt, quốc vụ khanh đặc trách Giao Thông Jean-Baptiste Djebbari hôm qua đã khuyên dân Pháp hãy khoan đặt chổ cho kỳ nghỉ hè năm nay.
Trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp y tế, nước Pháp cũng tăng cường kiểm soát các biên giới. Kể từ nay, mọi khách nước ngoài, kể cả khách châu Âu, đều phải điền vào bản kê khai y tế với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt mới được nhập cảnh vào Pháp.
Virus corona: Pháp suy thoái kinh tế,
Đức sụt giảm ‘nghiêm trọng’
Virus corona: Nỗi đau mang tên nước Ý
Virus corona: Hộp cơm miễn phí Sài Gòn ‘lo cho người dưới đáy’
Covid-19 có ‘giáng đòn’ chí tử lên báo giấy Việt Nam?
‘Ngoại giao coronavirus’ và tham vọng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc
Nước Pháp bước vào tình trạng suy thoái sau khi nền kinh tế bị sụt giảm ở mức tồi tệ nhất kể từ Đại chiến Thế giới thứ Hai.
Các số liệu sơ bộ từ ngân hàng trung ương cho thấy kinh tế Pháp đã giảm 6% trong quý một năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Mức giảm sút này tiếp nối với mức giảm nhẹ (0,1%) hồi cuối năm ngoái.
Virus corona: Thế giới khủng hoảng, cứu trợ tiền bạc bao nhiêu mới đủ?
TS Phạm Đỗ Chí: Virus corona đánh vào kinh tế Mỹ và VN
Pháp chính thức suy thoái kinh tế
Tình hình tại Pháp có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn nữa trong ba tháng tới.
Số người chết tại Pháp do virus corona nay đã vượt quá mốc 10.000 người.
Pháp đã áp lệnh phong toả kể từ 15/3, những ai vi phạm sẽ bị phạt.
Hôm thứ Ba, Paris ban bố thêm lệnh cấm người dân tập thể dục ngoài trời từ 10 giờ đến 19 giờ, giờ địa phương, nhằm hạn chế tình trạng nhiều đám đông đổ ra đi chạy hoặc đi bộ trong các công viên.
Đức sẽ ‘suy thoái nghiêm trọng’
Trong lúc đó, một nhóm các tổ chức nghiên cứu tại Đức hôm thứ Tư đưa ra dự đoán rằng nền kinh tế nước này có thể co lại tới gần 10% trong quý hai, do virus corona đang làm tê liệt cả nước.
Covid-19: ‘Đại dịch làm hại doanh nghiệp Anh’
Dịch Covid-19: ‘Việt Nam đang chịu tổn thất về kinh tế’
“Đại dịch Covid-19 sẽ gây ra cuộc suy thoái nghiêm trọng tại Đức,” nhóm sáu tổ chức nghiên cứu, trong đó có Ifo, DIW và RWI, nói trong bản phúc trình mùa xuân thường niên của họ.
Tình trạng sút giảm trong quý hai được cho là ghê gớm gấp đôi so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, và là cú rớt kinh tế dữ dội nhất kể từ khi nhóm các tổ chức này bắt đầu theo dõi tình hình, 1970, bản phúc trình mùa xuân ghi nhận.
Các bộ trưởng tài chính EU trong hôm thứ Tư đã không đạt được thoả thuận về gói cứu trợ kinh tế liên quan tới dịch bệnh virus corona sau khi có các cuộc thảo luận kéo dài suốt đêm, từ thứ Ba sang đến ngày thứ Tư.
Các vị bộ trưởng sẽ nối lại việc thảo luận vào thứ Năm.
Pháp và Đức là hai quốc gia hùng mạnh nhất khối eurozone, tức các nước sử dụng đồng tiền chung euro.
Nền kinh tế châu Âu đã bị tổn thất nặng nề bởi đại dịch, do chính phủ các nước áp lệnh phong toả nghiêm ngặt, đóng cửa các hoạt động kinh doanh và hạn chế tối đa các hoạt động trong đời sống thường nhật.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-52215765
Andre Brahic, người đưa công chúng đến với trời sao
Trọng Thành
Các đêm từ ngày 6 đến ngày 8/8/2016, tại hàng trăm địa điểm ở Pháp, đã diễn ra một hoạt động đặc biệt. Ngắm nhìn bầu trời sao với sự hỗ trợ của các phương tiện thiên văn, cùng các chuyên gia. Đây là năm thứ 26 ”đêm các vì sao” (Nuit des étoiles). ”Đêm các vì sao” năm nay tôn vinh nhà thiên văn học Andre Brahic, một chuyên gia nổi tiếng thế giới về Hệ Mặt trời, người truyền bá không mệt mỏi tình yêu thiên văn, khao khát khám phá các chân trời xa xôi.
Andre Brahic sinh năm 1942 tại Paris, trong một gia đình khiêm tốn. Được sớm nhập môn vào ngành vật lý thiên văn bởi chính Evry Schatzman, cha đẻ môn khoa học này tại Pháp, Andre Brahic sau đó đã có cơ hội được tham gia vào cuộc thám hiểm Hệ Mặt trời, thông qua phi thuyền Voyager trong những năm 1980. Cùng với nhà thiên văn Mỹ William Hubbard, Andre Brahic đã phát hiện ra vành đai của Hải Vương Tinh, hành tinh xa xôi nhất trong Hệ mặt trời, gấp 30 lần khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất.
Andre Brahic là một trong số không nhiều chuyên gia lớn đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến các hiểu biết chuyên môn cho công chúng rộng rãi. Ông là tác giả năm cuốn sách phổ biến khoa học, trong đó có cuốn « Những đứa con của Mặt trời » (1999) và « Những trái đất xa xăm. Phải chăng chúng ta chỉ có một mình trong vũ trụ ? » (2015).
Nhà vật lý thiên văn Andre Brahic vừa qua đời hôm 15/05/2016. Vào thời điểm đó, trả lời đài Europe 1, kỹ sư Jean-François Clervoy, nhà du hành vũ trụ làm việc cho Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) đã thốt lên : « Tôi coi ông như một vị anh hùng của thế giới các vì sao. Đó là một con người kỳ lạ, xuất chúng, một nhà kể chuyện hấp dẫn, người mang lại cho tất cả những ai từng nghe ông, khao khát trở thành nhà vật lý thiên văn. Tôi không thể nào tin được ông ấy đã ra đi ».
Ngay sau khi Andre Brahic qua đời, chương trình « Autour de la question » của RFI đã thực hiện một tạp chí truyền thanh, giới thiệu lại với thính giả một số trích đoạn phỏng vấn mà nhà thiên văn đã dành cho đài trước đây. Trước hết, mời quý vị nghe lại tiếng nói của Andre Brahic về một kỷ niệm vô cùng đặc biệt trong cuộc đời ông.
Vẻ đẹp và ý nghĩa của vũ trụ
« Tôi có một kinh nghiệm tuyệt vời. Đó là vào năm 2006, khi tôi đi tìm hiểu về nhật thực ở giữa sa mạc Teneray, nằm ở phía bắc nước Niger. Đây là một nơi hoàn toàn không có ánh sáng (vào ban đêm). Tôi vốn có thói quen qua đêm tại một khách sạn thường là có « nhiều sao », tôi là nhà thiên văn mà. Nhưng lần này, tôi đã trải qua một đêm dưới vòm trời sao. Đêm đó là một đêm vô cùng xúc động trong cuộc đời tôi.
Tôi muốn truyền lại cho mọi người một lời khuyên như sau. Hãy tới một nơi hoàn toàn không có ánh sáng, cách xa các nguồn sáng gần nhất vài chục cây số. Bởi vì một ngọn nến nhỏ cách xa vài cây số là đã sáng hơn những gì trên trời. Cần làm sao để mắt bạn quen với màn đêm đen như mực.
Vào một đêm không trăng như thế, ta sẽ không còn thấy mặt đất. Ta sẽ chỉ thấy bầu trời. Hay nói một cách khác, ta bập bồng trong không gian. Chính vào lúc đó mà tôi thấu hiểu cái xúc cảm dấy lên trong lòng tổ tiên chúng ta cách nay hai, ba nghìn năm.
Họ đã tự hỏi : Ta là ai ? Từ đâu ta đến ? Chúng ta đi về đâu ? Liệu có những người ngoài Trái đất không ?…
Những câu hỏi sâu xa mà mỗi cộng đồng người, từ Polynésie, Eskimo, từ châu Phi, đến châu Á, đều đưa ra câu trả lời riêng của mình.
Biết bao chuyện kể, huyền thoại, triết học, đã ra đời, khi con người ngước nhìn lên bầu trời trong đêm tối, không bị ánh sáng làm ô nhiễm.
Một đêm như vậy chắc chắn sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.
Hai phản ứng chắc chắn sẽ đến : Vẻ đẹp của vũ trụ khiến ta sững sờ và rất nhiều câu hỏi kích thích trí tò mò của ta.
Và đối với những ai đi xa hơn, đó là những vấn đề lớn. Mà chúng ta biết rằng các vấn đề lớn đó chính là cuộc chiến chống lại sự ngu tối, mà hiện nay đang có xu hướng xâm chiếm thế giới chúng ta. Chính trong cuộc chiến đó mà tri thức ra đời. Điều đó còn xa hơn cả vẻ đẹp của bầu trời.
Nhưng hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Nó thật tuyệt vời. Khi có trăng, bạn hãy cầm lấy ống kính. Nhìn vào khoảng ranh giới giữa ánh sáng và bóng tối, bạn sẽ có cảm giác như đang bay lượn trên Mặt trăng. Đấy cũng là một cảnh tượng thật tuyệt vời nữa ».
Mỗi hành tinh có một đời sống riêng
Nhà thiên văn Andre Brahic cho biết, khi ông còn là học sinh, ở trường học, người ta dạy rằng các hành tinh trong Hệ Mặt trời cũng khá giống với Trái đất. Ông đã từng chờ đợi các hành tinh xa xôi khác cũng có những vệ tinh tương tự như Mặt trăng của Trái đất. Nhưng sau đó, ông dần dần hiểu ra một điều khác hẳn. Đó là mỗi hành tinh có một « đời sống » hoàn toàn khác biệt. Khát khao tìm hiểu về « đời sống » của mỗi hành tinh đã thúc đẩy Andre Brahic suốt cuộc đời.
Là người đồng phát hiện ra vành đai của hành tinh khổng lồ Hải Vương, hành tinh thứ 8 và là hành tinh xa nhất của Hệ Mặt trời, Andre Brahic giải thích một cách tóm tắt với thính giả về cơ chế nào đã tạo nên vành đai rất đặc biệt này.
« Có một hiệu ứng giống như thủy triều lên. Có nghĩa là, nếu như bạn đặt một vệ tinh vào một quỹ đạo xung quanh Hải Vương. Vào một thời điểm nhất định, điểm gần nhất và điểm xa nhất của vật thể này sẽ bị kéo giãn ra. Giãn đến mức, nó bị vỡ thành nhiều mảnh. Hay nói một cách khác, ở vào một khoảng cách gần hành tinh, sẽ không có vệ tinh nào tồn tại nổi. Ví dụ như, nếu xích gần Mặt trăng, ở khoảng cách 384.000 km lại gần Trái đất ở khoảng cách 180.000 km, thì Mặt trăng sẽ vỡ tan.
Các mảnh vỡ rải rác khắp trong không gian, khi chuyển động sẽ va chạm vào nhau. Khi va đập, chúng sẽ mất năng lượng, và vì vậy chúng bị hút vào vùng tâm của hành tinh. Nhưng vì chúng va đập vào nhau theo chiều song song với quỹ đạo hành tinh, nên rốt cục các mảnh vỡ bị dàn mỏng lại thành các vành đai, hơn là co cụm lại ».
Bốn lợi ích của nghiên cứu vũ trụ
Nghiên cứu vũ trụ là một nỗ lực đòi hỏi rất nhiều đầu tư, hết sức tốn kém. Vậy tại sao nhiều xã hội lại chọn con đường hết sức phiêu lưu này ?
« Nghiên cứu vũ trụ có ba ích lợi. Thứ nhất về mặt văn hóa. Ta sẽ trở nên thông minh hơn, với những hiểu biết về nhiều điều hết sức thú vị. Thứ hai là hiểu biết về vũ trụ giúp giải quyết cả vấn đề thất nghiệp. Bởi vì các động cơ du hành vũ trụ đòi hỏi độ tin cậy rất cao. Không có bất cứ sai sót nào được phép.
Bởi nếu một trục trặc nhỏ như một miếng hàn long ra, thì sẽ không thể có một xưởng sửa chữa nào trên vũ trụ để giúp giải quyết.
Ý nghĩa thứ ba là hiểu biết về vũ trụ cho phép hiểu hơn về Trái đất. Những hiện tượng tự nhiên dữ dội trên Trái đất như núi lửa, động đất, bão tố, ô nhiễm… không dễ dự đoán trước chúng sẽ diễn ra lúc nào, biến đổi như thế nào.
Nghiên cứu Trái đất, giống như đối với vật thể khác mà các nhà vật lý – các nhà hóa học nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Trái đất phải được cắt ra làm hai, làm ba. Phải nhào nặn nó, để xem các phản ứng của nó.
May mắn thay đối với chúng ta, là Trái đất không bị đưa vào các thí nghiệm như vậy!
Mà thật ra điều này không cần thiết. Bởi vì chúng ta có thể nghiên cứu Diêm Vương Tinh, Hải Vương Tinh và các hành tinh khác. Chúng ta quan sát thấy các vật thể kích cỡ to nhỏ khác nhau, đặc lỏng khác nhau. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được vai trò của từng nhân tố một, từ khối lượng, cho đến nhiệt độ, độ đặc, thành phần hóa học… Từ đó mà ta hiểu rõ hơn về Trái đất.
Tôi có tóm tắt điều này lại bằng một điều như sau. Khi mà trong cuộc sống chúng ta gặp phải một vấn đề, thì không phải bằng cách chúi đầu vào góc đó mà chúng ta có thể giải quyết được. Mà ta cần phải có một độ lùi.
Mà lấy một độ lùi chính là nghiên cứu thiên văn học (Đây có thể nói là lợi ích thứ tư của thiên văn học – người viết bổ sung) ».
Ba giai đoạn của thiên văn học
Nhà thiên văn học là người có tư duy rất gần với triết học. Để nghiên cứu về thế giới của những bầu trời sao xa xôi con người không thể không đặt ra những vấn đề tối hậu. Nhưng khác với các thế hệ tiền bối, các xã hội hiện nay đã và đang có trong tay những phương tiện kỹ thuật tối tân. Andre Brahic điểm lại toàn bộ sự phát triển của thiên văn học qua ba giai đoạn :
« Lịch sử thiên văn học có thể chia thành ba giai đoạn chính. Người Hy Lạp thời cổ đã phát hiện ra tư duy nhân quả, nhưng họ đã bỏ qua việc quan sát. Đó là điều đáng tiếc.
Thời Trung cổ, vấn đề quan sát đã được đặt trở lại. Sự phục hưng của khoa thiên văn học diễn ra từ 1540 đến khoảng 1670, với các nhà thiên văn tiêu biểu như Copernic, Galilê, Kepler, Newton. Các nhà thiên văn giai đoạn này đã sáng tạo ra phương pháp khoa học. Cụ thể là vừa quan sát, vừa tìm cách giải thích. Bởi vì giải thích mà không quan sát thì dẫn đến chuyện nguy hiểm là giải thích bừa bãi. Ngược lại, nếu chỉ quan sát thôi, thì không mang lại lợi ích gì. Phương pháp khoa học này khiến châu Âu có tiến hơn một chút so với Trung Quốc, Ấn Độ hay thế giới Ả Rập.
Giai đoạn thứ ba của ngành thiên văn học là giai đoạn hiện nay, khi con người bay vào không gian. Chúng ta đã phát hiện ra nhiều điều. Một kỷ nguyên mới đang mở ra ».
Cơ hội tìm ra nguồn gốc sự sống
Dù nghiên cứu về khía cạnh nào, về chân trời nào của vũ trụ, thì câu hỏi về nguồn gốc của sự sống trên quê hương Trái đất vẫn là điều ám ảnh thường xuyên nhà thiên văn.
« Có ba điều kiện để sự sống có thể ra đời. Thứ nhất là nước, thứ hai là có hóa chất hữu cơ, tức vật chất phức tạp, và thứ ba là năng lượng. Chúng ta thấy, các điều kiện đã có dưới bề mặt của một số vệ tinh của Diêm Vương Tinh như Europa, Ganymede và Callisto, của Hải Vương như Triton, của Thổ Tinh như Titan. Các yếu tố của sự sống có mặt ở khắp nơi.
Điều đó có nghĩa là chúng ta đã có thể tìm ở đó những thông tin giúp cho việc trả lời cho câu hỏi : Làm thế nào mà thế giới sỏi đá vô tri có thể biến thành sự sống, thành thế giới sinh vật, trước khi có loài người ?
… Chúng ta thật là may mắn được sống trong kỷ nguyên hiện tại. Điều này không thể có cách nay 2000 năm. Trong các sách sử của 3.000 năm sau nữa, người ta sẽ ghi nhận là những phát hiện quyết định đã diễn ra trong hai thế kỷ 20 và 21. Những người thời ấy thật may mắn làm sao !
Thật là đáng tiếc khi báo chí đương thời chúng ta lại hết sức ủ rũ, trong khi tình hình thực ra lại rất tốt ?! ».
Đầu tư cho thiên văn – đầu tư cho tiến bộ
Khát vọng hướng đến bầu trời cao, Andre Brahic cũng hiểu rằng những nghiên cứu về sao trời không tách khỏi cuộc chiến vì tiến bộ, văn minh trên chính hành tinh của chúng ta. Năm 1989, ông đã chọn ba cái tên « Tự do », « Bình đẳng », « Bác ái » để đặt tên cho ba vòng sáng của vành đai hành tinh Hải Vương mà ông phát hiện. Đối với Andre Brahic, năm 1989 vô cùng đáng nhớ cũng bởi hai sự kiện đặc biệt : Bức tường Berlin sụp đổ và vụ thảm sát các sinh viên đòi Dân chủ trên Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh.
Andre Brahic rất bất bình vì các quốc gia trên hành tinh chạy đua vũ trang, và làm nhiều thứ vô ích, nguy hiểm khác, trong khi đó số tiền đáng được dùng cho việc phát triển nghiên cứu khoa học, trong đó có thiên văn, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả hơn nhiều.
Suốt đời mình, Andre Brahic vun trồng hai phẩm chất mà ông cho là quan trọng nhất đối với một nhà khoa học. Đó là sự hoài nghi và tính khiêm nhường.
Andre Brahic ước ao đó cũng là các phẩm chất đáng mong muốn của những nhà chính trị. Chính là nhờ những sai lầm không tránh khỏi và sự dũng cảm nhìn nhận chúng, mà khoa học tiến lên.
Tên của Andre Brahic được đặt cho thiên thạch số 3488 nằm ở vành đai của Hệ Mặt trời vào năm 1990. Nhiều người yêu thiên văn khi ngước nhìn lên trời, tin rằng Andre Brahic đã trở về với thế giới các vì sao.
Covid-19: Chủ trương “miễn dịch cộng đồng”
bị chỉ trích tại Thụy Điển
Thanh Phương
Tại Thụy Điển, chính quyền chỉ khuyến cáo người dân giới hạn các tiếp xúc và tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, và quốc gia này không hề bị phong tỏa, cuộc sống vẫn diễn ra gần giống như trước khi có dịch. Nhưng trước con số tử vong đang tăng nhanh ( 591 người chết tính đến ngày 07/04/2020 ) ngày càng có nhiều người yêu cầu chính phủ thi hành các biện pháp mạnh hơn.
Sau đây là phóng sự của thông tín viên Frédéric Faux từ Stockholm :
« Mỗi ngày, Cơ quan Y tế Thụy Điển lại họp báo để công bố các số liệu về dịch bệnh và đưa ra các khuyến cáo. Nhưng hôm qua, với thông báo có thêm 114 ca tử vong chỉ trong một ngày, rõ ràng là Thụy Điển đang dần dần bỏ xa các nước Bắc Âu khác, những nước đã ban hành lệnh phong tỏa.
Tuy chính quyền trấn an rằng con số nói trên là tính luôn cả những ca tử vong của những ngày trước nhưng chưa được khai báo, ông Stefan Hanson, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm rất có uy tín, không che giấu mối lo ngại của ông : Chỉ có một cách duy nhất để hiểu được những gì đã được làm hoặc không được làm, đó là nhìn nhận chính phủ nhắm đến việc miễn dịch cộng đồng. Chắc họ tự bảo rằng dầu sao thì tất cả mọi người rồi cũng sẽ bị lây nhiễm, nhưng họ không thể nói công khai điều đó được, vì như thế là không hợp đạo lý. Phải tự bảo vệ giống như các nước láng giềng của chúng tôi. Vẫn chưa quá trễ để làm điều này.
Một trong những lập luận của những người chủ trương miễn dịch cộng đồng, đó là nó sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp có một đợt sóng thứ hai của dịch bệnh vào mùa thu năm nay, vì lúc đó đa số người dân đã miễn dịch.
Nhưng chuyên gia Stefan Hanson nhắc lại rằng virus gây bệnh Covid-19 là virus corona hoàn toàn mới lạ, mà người ta chưa biết khả năng miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu. Đối với ông, cũng như đối với một số đồng nghiệp của ông, chiến lược chống dịch của Thụy Điển có thể mang rất nhiều nguy cơ. »
Số tử vong vẫn rất cao ở Tây Ban Nha và Ý
Theo thông báo của bộ Y Tế Tây Ban Nha hôm nay, 08/04/2020, trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua đã có thêm 757 người chết vì dịch Covid-19 tại nước này. Như vậy tính đến nay, tổng số ca tử vong ở Tây Ban Nha đã lên tới 14.555 người. Tổng số ca lây nhiễm virus corona ở nước này đã lên đến gần 150 ngàn.
Tại Ý, hôm qua, số bệnh nhân nặng cần được điều trị tích cực đã giảm trong ngày thứ tư liên tiếp. Tuy vậy, số ca tử vong mỗi ngày vẫn rất cao, với thêm 604 người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nâng tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch lên hơn 17.000.
Còn tại Đức, số liệu do Viện Robert Koch về các bệnh truyền nhiễm công bố hôm nay cho thấy, trong vòng 24 giờ qua đã có thêm 254 người chết vì dịch Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 1.861 người. Số ca lây nhiễm đã tăng thêm khoảng 4.000, nâng tổng số lên hơn 100.000.
Nhìn sang Anh Quốc, hôm nay thủ tướng Boris Johnson tiếp tục nằm trong phòng điều trị tích cực do các triệu chứng của bệnh Covid -19 trở nên trầm trọng. Tuyên bố trên đài truyền hình Sky News hôm nay, bộ trưởng Y Tế Anh Quốc Edward Argar, cho biết tình trạng của thủ tướng Johnson « ổn định » và tinh thần của ông vẫn rất tốt.
Hai triệu khẩu trang bị đánh cắp
ở Santiago de Compostela
giữa cuộc khủng hoảng coronavirus
Chính quyền khu vực Galicia cho biết cảnh sát bắt giữ một doanh nhân có liên quan đến vụ cướp hai triệu khẩu trang vào hôm thứ Hai (ngày 6 tháng 4) trong lúc đại dịch coronavirus đang hoàng hành. Tất cả các vật liệu bị đánh cắp, bao gồm vật tư y tế và mặt nạ, được ước tính trị giá năm triệu euro.
Theo tuyên bố, một phần trong số đó được bán cho nước láng giềng Bồ Đào Nha. Lượng vật tư y tế này được lấy ra khỏi hộp và lớp nhựa bảo vệ để che giấu nguồn gốc. Chính quyền khu vực cho biết cảnh sát mở một cuộc điều tra và bắt giữ một doanh nhân địa phương, người được nhìn thấy xung quanh lượng vật tư và gần đây “được cho là có một cuộc họp mặt với các công dân Bồ Đào Nha”.
Tây Ban Nha có số người chết cao thứ hai trên thế giới sau Ý Đại Lợii, nhưng ít nhất, dữ kiện này cho thấy giai đoạn tồi tệ nhất có thể đang trôi qua.
Vào hôm thứ Hai (6/4), nước này báo cáo 637 trường hợp tử vong trong 24 giờ trước – tăng 5% tổng số và ít hơn một nửa tốc độ được ghi nhận một tuần trước đó. Dữ kiện vào hôm thứ Hai cho thấy tổng số trường hợp của Tây Ban Nha lên tới 135,032, cao nhất ở châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. (BBT)
Cơ Quan Không Gian Nga tố Tổng Thống Trump
đang mở đường cho việc
chiếm đóng hành tinh ngoài không gian
Tin Moscow, Nga – Theo bản tin của hãng Reuters, hôm thứ Ba, 7 tháng 4, cơ quan không gian Nga Roscosmos đã cáo buộc Tổng Thống Trump đang tạo ra căn cứ pháp lý để chiếm đóng các hành tinh khác, bằng cách ký một sắc lệnh liệt kê các chính sách của Hoa Kỳ trong việc khai thác thương mại trong không gian.
Roscosmos nói sắc lệnh mới của Hoa Kỳ, vốn được ký vào thứ Hai, sẽ phá hoại sự hợp tác quốc tế trong các hoạt động trong không gian. Cơ quan Nga dự đoán Hoa Kỳ sắp tới sẽ thương lượng với các nước khác về cách khai thác và sử dụng tài nguyên trong không gian.
Theo Roscosmos, sắc lệnh của Hoa Kỳ đã đi ngược lại khái niệm rằng không gian là thuộc về toàn bộ nhân loại. Thông cáo của Roscosmos nói, các nỗ lực nhằm chiếm đóng lãnh thổ tại hành tinh khác sẽ khiến nước ngoài khó lòng hợp tác với Hoa Kỳ. Phát ngôn viên điện Kremlin, ông Dmitry Peskow, cũng nói với phóng viên rằng, bất kỳ nỗ lực nào định tư nhân hóa không gian, dưới bất cứ hình thức nào, đều là không thể chấp nhận.
Hoa Kỳ và Nga đang hợp tác rất nhiều trong lĩnh vực không gian, dù vẫn còn mâu thuẫn liên quan đến Ukraine và các cáo buộc can thiệp bầu cử. Cơ quan không gian NASA của Hoa Kỳ trong thời gian qua vẫn phải nhờ vào hỏa tiễn Nga để đưa phi hành gia lên trạm không gian quốc tế ISS. Nhiều hãng tư nhân Hoa Kỳ như SpaceX, Virgin Galactic, và Blue Origin đang chạy đua thử nghiệm phi thuyền, để có thể nhận thầu các chuyến bay đưa phi hành gia NASA vào không gian trong tương lai. (BBT)
Đông Nam Á trước nguy cơ ‘vỡ trận’ Covid-19
Những ngày qua, các nước Đông Nam Á đang tỏ rõ quyết tâm khống chế dịch COVID-19 với các biện pháp ngày càng quyết liệt. Tuy nhiên nỗ lực của khu vực này đang đối mặt với thách thức lớn, nhất là về nhân lực và hạ tầng hệ thống y tế.
Giới quan sát đánh giá các nước như Singapore, Thái Lan, Việt Nam vẫn đang kiềm chế được sự lây lan dịch bệnh trong khi Indonesia, Philippines, Myanmar, Lào tuột lại phía sau.
Thiếu xét nghiệm, tảng băng chưa lộ rõ
Nhà khoa học Paul Stoffels, giám đốc khoa học của Tập đoàn Johnson & Johnson, cho rằng chính phủ các nước Đông Nam Á nên nghe theo hướng dẫn của các nhà khoa học bởi vì không có khoa học thì tất cả chỉ là đoán mò.
Đến nay tỉ lệ tử vong trên số ca bệnh rất cao tại nhiều nước là lý do khiến giới chuyên gia lo ngại số người thực sự mắc COVID-19 của khu vực này cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp nhiều lần con số chính thức được ghi nhận. Nó phần lớn là do tốc độ xét nghiệm thấp và chậm chạp tại Đông Nam Á.
Hệ thống y tế của nhiều nước đang chật vật với tình trạng thiếu hụt thiết bị bảo hộ, nhân lực và năng lực làm xét nghiệm. Chính quyền Indonesia đã triển khai xét nghiệm trên diện rộng tại những nơi phát hiện ca nhiễm, đồng thời bắt buộc người dân luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà nhằm kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Tương tự, Philippines bắt đầu tăng cường xét nghiệm cho người dân sau khi nhận hàng nghìn bộ xét nghiệm từ nước ngoài và mở phòng thí nghiệm mới. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, hiện nước này chỉ mới thực hiện gần 23.000 xét nghiệm. Trong khi đó con số này tại Indonesia chưa tới 10.000.
Càng xét nghiệm nhiều, tảng băng chìm dịch bệnh càng lộ rõ. Ngày 6-4 cũng là ngày Indonesia ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao nhất từ trước đến nay, 248 ca.
Nguy cơ sụp đổ hệ thống y tế
Nhưng xét nghiệm không phải là điểm yếu duy nhất. Hệ thống giường bệnh, thiết bị y tế như máy thở, nhân lực cũng là vấn đề nan giải. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Philippines có khoảng 10 giường bệnh và 14 bác sĩ trên 10.000 dân.
Để so sánh, Ý, nước phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khi dịch bệnh bùng phát, có 40 bác sĩ và 30 giường bệnh trên 10.000 dân.
Tại Malaysia, Thủ tướng Muhyiddin Yassin ngày 25-3 vẫn còn tự tin rằng gần 3.600 giường bệnh tại 34 bệnh viện của nước này, trong đó mới sử dụng hết 30%, là đủ để đối phó với dịch.
Tuy nhiên, tổng giám đốc y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah ngày 31-3 đã thừa nhận nếu tốc độ lây lan trên 1.000 ca/ngày, nước này sẽ không có chỗ chứa.
“Hiện tại chúng ta có trung bình 100 – 200 ca/ngày. Ở một số nước đã có sự tăng vọt, chẳng hạn 2.500 ca/ngày. Chúng ta sẽ không chống chịu nổi nếu điều đó xảy ra với chúng ta – ông Hisham Abdullah nói – Chúng ta không thể xây bệnh viện trong 10 ngày hay tăng thêm nhân viên y tế”.
Thay vào đó, Malaysia chọn giải pháp tái điều động nhân viên y tế từ các khu vực và dọn trống bớt các bệnh viện để có thêm giường.
Indonesia, nước cũng chỉ có 12 giường bệnh trên 10.000 dân, đang gấp rút chuẩn bị thêm giường bệnh. Wisma Atlet Kemayoran, tổ hợp các tòa chung cư tại trung tâm thủ đô Jakarta, vốn được dùng làm nơi ở cho các vận động viên tham gia thi đấu tại Asian Games 2018, đã được chuyển thành bệnh viện dã chiến khẩn cấp để chữa trị cho 24.000 bệnh nhân mắc COVID-19.
Ngoài ra, Indonesia đã xây dựng thêm một bệnh viện khẩn cấp trên đảo hoang Galang hoạt động từ ngày 6-4.
Trong khi đó, việc thiếu thốn thiết bị y tế, chữa trị là điều không thể tránh khỏi khi nhiều nhân viên y tế cho biết họ thậm chí phải mặc áo mưa thay cho áo bảo hộ để xử lý các ca bệnh hoặc phải tự mang khẩu trang đi làm.
Đó là chưa kể những khó khăn đặc thù tại các nước trong khu vực như địa hình nhiều đảo nhỏ, chất lượng hệ thống y tế không đồng đều giữa các khu vực khiến nhiều người ở các vùng ngoại ô đối mặt với nguy cơ lớn.
Đến nay, chỉ Thái Lan và Singapore là hai nước tự tin có hệ thống y tế đủ sức đối phó với COVID-19. Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha của Thái Lan ngày 2-4 khẳng định nước này có đủ giường bệnh, trong khi các quan chức y tế cho biết hệ thống bệnh viện của Thái Lan có thể tiếp nhận đến 1.000 ca bệnh mỗi ngày và đủ sức điều trị cho tất cả bệnh nhân.
“Chính phủ sẽ dốc mọi nguồn lực cần thiết để chống dịch” – ông Prayuth nói, đồng thời nhấn mạnh chính phủ sẽ nhập thêm thiết bị y tế và đảm bảo mọi người có đủ khẩu trang.
Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cũng cho biết đảo quốc này đã chuẩn bị sẵn kịch bản cho các tình huống xấu nhất và khẳng định Singapore có đủ nhân lực và cơ sở y tế để điều trị cho các bệnh nhân. Từ cuối tháng trước, Singapore đã chuẩn bị thêm các cơ sở cách ly và có thể lập thêm phòng bệnh ở sân của các bệnh viện công.
Tuy nhiên, mỗi nước dường như vẫn đơn độc trong việc đối phó với dịch bệnh và thiếu sự hợp tác để ngăn sự lây lan của virus trong khối. Cuối tháng 3-2020, các nước ASEAN khẳng định phối hợp đối phó ảnh hưởng do dịch COVID-19, nhưng chủ yếu cam kết duy trì mở cửa thị trường, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và đảm bảo an sinh xã hội để giảm thiểu tác động của dịch.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33984-dong-nam-a-truoc-nguy-co-vo-tran-covid-19.html
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp coronavirus,
thông qua gói kích thích kinh tế gần 1 ngàn tỷ Mỹ kim
Tin từ TOKYO, Nhật Bản – Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết rằng chính phủ của ông sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ người dân, khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào hôm thứ ba để ngăn chặn sự gia tăng đáng lo sợ trong số ca nhiễm coronavirus mới tại các trung tâm dân số lớn.
Ông Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho thủ đô Tokyo và sáu quận khác, trong khoảng thời gian khoảng một tháng, sau khi nhận được sự ủng hộ từ một nhóm chuyên gia trước đó vào hôm thứ ba (7/4). Nội các của ông cũng sẽ hoàn tất một gói kích thích khổng lồ trị giá 108 ngàn tỷ yên (tương đương 990 tỷ mỹ kim) – bằng 20% sản lượng kinh tế của Nhật Bản – để giảm bớt tác động nặng nề của đại dịch và các hạn chế khẩn cấp đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Ông Abe sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào lúc 7 giờ tối (10:00 GMT).
Nhật Bản tránh được sự bùng phát lớn của căn bệnh do virus gây ra ở các điểm nóng khác trên toàn cầu, nhưng sự gia tăng gần đây ở Tokyo, Osaka và các khu vực khác khiến ông Abe phải thông báo tình trạng khẩn cấp.
Tokyo có số ca nhiễm coronavirus tăng hơn gấp đôi lên 1,116 trong tuần qua, được xem là con số cao nhất trên toàn quốc. Trên toàn quốc, số trường hợp nhiễm bệnh vượt qua 4,000, với 93 người thiệt mạng tính đến hôm thứ Hai (6/4).
Vào hôm thứ Hai (7/4), ông Abe cho biết rằng tình trạng khẩn cấp sẽ không đạt mức áp đặt lệnh phong tỏa chính thức như ở các quốc gia khác. (BBT)
Đội cứu trợ thảm họa Nhật Bản kêu gọi Iran trả tự do
cho một công dân mang quốc tịch kép
Triệu Hằng
Các nhân viên thuộc đội cứu trợ thảm họa Nhật Bản đang kêu gọi Tehran thực hiện những bước cuối cùng để trả tự do cho cô Nazanin Zaghari-Ratcliffe, một công dân mang quốc tịch kép Anh – Iran.
Tờ The National cho biết, cô Zaghari-Ratcliffe trước đây là phiên dịch viên cho các nhân viên cứu trợ Nhật Bản ở Iran sau trận động đất thành cổ Bam ở tỉnh Kerman vào năm 2003 đã khiến 26.271 người thiệt mạng và 30.000 người bị thương.
Theo The Guardian, những nhân viên Nhật Bản này làm việc trong gói viện trợ y tế trị giá 22,5 triệu USD mà Nhật Bản giúp Iran chống dịch virus corona.
Zaghari-Ratcliffe bị giam giữ kể từ tháng 4/2016 sau khi cô cùng con gái nhỏ về thăm cha mẹ ở Iran. Chính quyền Iran đã kết án cô 5 năm tù về tội gián điệp.
Cô được tạm trả tự do vào tháng Ba sau khi chính phủ Iran phóng thích 85.000 tù nhân như một biện pháp nhằm chống virus Vũ Hán lây lan trong nhà tù.
Hiện Zaghari-Ratcliffe bị giữ ở Tehran trong 3 tuần để chờ kết quả liệu chính quyền Iran có chấp thuận cho cô trở về Anh hay không.
Virus corona: Vũ Hán choáng váng trỗi dậy
từ cuộc phong tỏa khắc nghiệt nhất
John SudworthBBC News, Beijing
Lần đầu tiên sau nhiều tháng, người dân đã được phép rời khỏi thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi virus corona xuất hiện trước khi lan rộng khắp thế giới. Chính quyền ca ngợi khoảnh khắc này là một thành công – nhưng người dân đã có những trải nghiệm khác biệt rất rõ rệt về những gì được cho là cuộc phong tỏa lớn nhất trong lịch sử loài người.
Kéo dài 76 ngày, nhưng cuộc phong tỏa của Vũ Hán giờ đã chấm dứt. Đường cao tốc đã mở cửa trở lại, các chuyến bay và dịch vụ xe lửa một lần nữa rời khỏi thành phố.
Cư dân – miễn là họ được coi là không bị nhiễm virus – cuối cùng có thể đi đến các vùng khác của Trung Quốc.
“Trong hai tháng qua, hầu như không có ai trên đường phố”, tài xế giao hàng Jia Shengzhi nói với tôi.
“Điều đó làm tôi thấy buồn.”
Vũ Hán đã phải chịu đựng một trong những hạn chế kiểm dịch rộng lớn và khó khăn nhất trên hành tinh. Thoạt đầu, mọi người được phép ra ngoài mua thực phẩm nhưng đến giữa tháng Hai, không ai được phép rời khỏi khu chung cư của họ.
Những tài xế lái xe giao hàng trở thành một huyết mạch sống còn.
“Chúng tôi đôi khi nhận được các cuộc gọi từ khách hàng yêu cầu giúp đỡ như gửi thuốc cho cha mẹ già của họ,” ông Jia nói.
Là người quản lý tại công ty giao hàng nhanh ở một trong các trạm giao hàng của công ty thương mại điện tử JD.com của Vũ Hán, ông lo lắng rằng một đơn đặt hàng như vậy sẽ không đến tay người nhận đúng hạn nếu được gửi qua phương thức thông thường.
Vì vậy, tôi đạp xe, đi đến hiệu thuốc, nhận thuốc và đưa cho bố của người khách đó.”
Đó là một câu chuyện về việc giúp đỡ nhau trong một cuộc khủng hoảng sẽ là âm nhạc với tai chính quyền Trung Quốc.
Giận giữ vì bị bịt miệng
Nhưng bạn không cần phải tìm kiếm đâu xa ở Vũ Hán để tìm ra những tiếng nói nói không hoàn toàn như vậy trên các hộp tin nhắn.
“Sự bao che của một nhóm nhỏ các quan chức Vũ Hán đã dẫn đến cái chết của cha tôi. Tôi cần một lời xin lỗi”, Zhang Hai nói với tôi, trước khi thêm: “Và tôi cần bồi thường.”
Người cha 76 tuổi của ông, Zhang Lifa, đã chết vì Covid-19 vào ngày 1/2. Ông bị nhiễm virus tại bệnh viện Vũ Hán trong ca phẫu thuật bình thường vì gãy chân.
“Tôi rất tức giận về điều đó”, ông Zhang nói, “và tôi tin rằng gia đình của các nạn nhân khác cũng tức giận”.Trong những ngày đầu của đại dịch, các quan chức đã bịt miệng các bác sĩ trong thành phố, những người lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về sự lây lan của virus.
Nhưng ông Zhang đặc biệt tức giận về điều là ngay cả bây giờ, chính quyền vẫn tỏ đang tìm cách làm tắt tiếng những chỉ trích hành động của họ.
Trước khi Zhang Hai có thể đi nhận tro cốt của cha mình, ông được bảo rằng các quan chức phải tháp tùng ông trong suốt quá trình đó.
“Nếu chúng tôi được phép đi một mình thì các gia đình sẽ có thể gặp nhau, thảo luận cùng nhau và yêu cầu một lời giải thích chính thức,” ông nói.
“Chúng tôi cũng đã từng có một nhóm WeChat cho gia đình nạn nhân, nhưng cảnh sát đã giải tán nhóm và người thiết lập đã được đưa đến đồn cảnh sát.”
Ông Zhang đã từ chối đi nhận tro cốt của cha mình và nói rằng ông sẽ làm điều đó một mình vào một ngày nào sau đó.
”Việc đi nhận tro cốt của cha tôi là một việc rất riêng tư, đó là việc của gia đình, tôi không muốn người lạ ở bên cạnh,” ông nói.
‘Đừng đổ lỗi cho chính phủ chúng tôi’
Ông Jia, tài xế giao hàng, cho biết không ai trong gia đình hoặc bạn bè của ông bị nhiễm virus.
Đó là một minh chứng cho sự hiệu quả của việc phong tỏa, bất kể có sự nghi ngờ về tính chính xác của các số liệu chính thức, chắc chắn việc phong tỏa đã làm chậm đáng kể tốc độ lây nhiễm.
Trong vài tuần qua, một số hạn chế bên trong Vũ Hán đã dần được nới lỏng, cho phép một số người được phép ra khỏi chung cư họ ở và các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại.
Bây giờ bước cuối cùng đã được thực hiện và các tuyến đường của Vũ Hán đến Trung Quốc đã được khôi phục.
Nhưng mặc dù có bằng chứng cho thấy có thể có những cách khác để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng ngoài việc phong tỏa nghiêm nhặt, cả hai người đều tin rằng Trung Quốc đang đi đúng hướng.
“Nói chung, chúng tôi đã thắng, nhưng không nên trở nên tự mãn”, ông Jia nói.”Mọi người dân nên tiếp tục tự bảo vệ mình bằng cách đeo mặt nạ, đo nhiệt độ, quét các ứng dụng mã sức khỏe di động, luôn rửa tay và tránh tụ tập.”
Trong sự phải cân bằng giữa việc ngăn chặn dịch bệnh và khởi động lại nền kinh tế, nguy cơ sẽ có số tăng đột biến khác của các trường hợp nhiễm trùng vẫn còn.
Virus corona: Vũ Hán mở cửa dần sau thời gian phong tỏa
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Virus corona: Dân Vũ Hán đòi minh bạch, truyền thông Mỹ nghi ngờ số người chết
Ông Zhang, người đổ lỗi cho các quan chức địa phương về cái chết của cha mình, khẳng định ông không có điều gì để than phiền về chính phủ quốc gia.
Mặc dù vậy, các chính phủ nước ngoài khẳng định, không được miễn trách nhiệm.
“Người phương Tây không thể đổ lỗi cho chính phủ của chúng tôi về số người chết nghiêm trọng”, ông nói.
“Thoạt đầu họ không muốn đeo mặt nạ vì thói quen của họ … họ có một niềm tin khác và một hệ tư tưởng khác với chúng tôi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52210831
‘Ngoại giao coronavirus’
và tham vọng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc
Tina Hà GiangBBC News Tiếng Việt
Nhân cơ hội cơn bão đại dịch COVID-19 chuyển từ Vũ Hán Trung Quốc ra khắp thế giới, chính quyền Trung Quốc đã thay đổi chiến lược.
Từ vị trí bưng bít thông tin và phải tự vệ những ngày đầu, Bắc Kinh giờ đây, với rất ít ca nhiễm mới, đã tập trung sự tấn công toàn diện vào mặt trận truyền thông, hay đúng ra là mặt trận tuyên truyền.
”Nếu không phải là nhờ những lợi thế thể chế độc đáo của hệ thống Trung Quốc, thế giới có thể đang bị khốn đốn với một đại dịch tàn khốc.” Một bài xã luận trên tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc tự hào như thế hôm 20/2 khi phần lớn những ca nhiễm COVID-19 còn nằm bên trong biên giới Trung Hoa đại lục.
Hôm 12/3, khi virus corona đã hoành hành nhiều nơi trên thế giới, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tweeted:
“Bệnh nhân số 0 bắt đầu ở Mỹ khi nào? Có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh? Tên của các bệnh viện là gì? Có thể là quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán.”
Trong một nỗ lực được phối hợp chặt chẽ, báo chí nhà nước TQ ngày càng tràn ngập những thông điệp sửa lại diễn tiến câu chuyện virus corona, ca ngợi sức mạnh và quyết tâm dẹp đại dịch của Trung Quốc, làm lu mờ thực tế virus xuất phát từ nước này, cũng như làm chệch hướng sự soi xét và chỉ trích trước đó về những thất bại mang tính hệ thống, sự che dấu và bất lực ban đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc đối phó với COVID-19.
Các nước còn lại của thế giới, trong khi đó, đang phải vật lộn với sự bùng phát, kệ cho Trung Quốc thảnh thơi viết lại lịch sử đại dịch mà không còn thì giờ hay năng lực để phản bác.
David Hutt: ‘VN sẽ mất đảng CS nhanh hơn nếu liên kết với TQ’
Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’
VN ‘quá rụt rè trước TQ’ trong vấn đề Biển Đông
Điều gì đang ‘đẩy’ VN ra xa Trung Quốc và tới gần Mỹ hơn?
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 7/4, Giáo sư Carl Thayer khẳng định rằng Trung Quốc đã ‘chiến thắng’ trong câu chuyện về virus corona, và đang tuyên bố với thế giới rằng họ không chỉ đã ngăn chặn thành công Covid-19, mà còn có khả năng hỗ trợ về mặt lãnh đạo cũng như vật chất cho nhiều quốc gia, kể cả các nước châu Âu và Hoa Kỳ.
Gọi những điều Trung Quốc đang làm là chính sách ‘Ngoại giao coronavirus,’ GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nhận định về tham vọng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc qua chính sách ngoại giao ‘chủ động cấp cao’ này của Tập Cận Bình.
GS Carl Thayer: Trung Quốc hiện đang sở hữu và chỉ đạo tường thuật tình hình virus corona quốc tế. Nước này đang cung cấp thiết bị và vật tư y tế cũng như tư vấn của các chuyên gia y tế có kinh nghiệm cho gần chín mươi quốc gia. Trung Quốc là trung tâm sản xuất lớn nhất cho khẩu trang, găng tay và các thiết bị bảo vệ khác. Ngược lại, Hoa Kỳ phải mua máy thở từ Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đảm nhận vai trò của một lãnh đạo thế giới trong việc kêu gọi hợp tác khu vực và toàn cầu để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Trung Quốc cũng đang chơi một trò chơi đa phương, ví dụ, bằng cách làm việc thông qua ASEAN Plus Three (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và chính ngay tại ASEAN.
Giờ đây, nói một cách khái quát, rất ít quốc gia dám chỉ trích việc Trung Quốc đã xử lý sai vấn nạn virus corona và từng quốc gia một đã lên tiếng khen ngợi Bắc Kinh
BBC: Trung Quốc muốn gì trong việc thực hiện chính sách mà ông đặt cho cái tên là ”Ngoại giao coronavirus”?
GS Carl Thayer: Trung Quốc muốn vai trò lãnh đạo toàn cầu và việc họ là quốc gia đầu tiên ngăn chặn được COVID-19 được thế giới công nhận. Đó là lý do tại sao lãnh đạo Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ khi Tổng thống Trump và các quan chức của ông mô tả COVID -19 là ‘virus Vũ Hán’ hay ‘virus Trung Quốc’. Đặc biệt việc Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo, cố gắng chèn ‘virus Vũ Hán’ vào tuyên bố chung của G7, khiến Trung Quốc nổi giận.
Trung Quốc muốn cải thiện hoạt động kinh tế trong nước bằng cách khôi phục chuỗi cung ứng và dỡ bỏ hạn chế du lịch quốc tế càng sớm càng tốt. Trung Quốc cũng tìm cách khắc phục sự xuất huyết của đầu tư nước ngoài ra khỏi đất nước. Cuối cùng, Trung Quốc có một động lực không nói rõ ra, là phô bày sự tương phản lòng vị tha của Trung Quốc với một Hoa Kỳ hiện đang có chủ trương hướng nội.
BBC: Chính sách ‘Ngoại giao coronavirus’, theo cách dùng từ của giáo sư, có phải là điều mà Trung Quốc đã lên kế hoạch từ trước? Hay nó biểu hiện khả năng nhanh chóng biến một tình huống xấu thành cơ hội tốt để phục vụ giấc mơ thống trị thế giới của Bắc Kinh?
GS Carl Thayer: Các quan chức Trung Quốc thoạt đầu cũng mù mờ như các đối tác nước ngoài của họ khi virus corona mới bùng phát ở Vũ Hán. Họ đánh giá thấp bản chất và khả năng sát thương của con virus này. Họ cũng đánh giá thấp mức độ mà virus corona sẽ tác động đến cả Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng vì nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại do cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã rất thành công trong việc phản bác lại những tường thuật quy lỗi cho Trung Quốc của Hoa Kỳ. Tôi không nghĩ các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy trước sự kiện này và lên kế hoạch trước cho chiến dịch chiến tranh thông tin mà sau đó họ đã tung ra. Nếu các quốc gia độc tài và các nhà lãnh đạo của họ giỏi một điều, thì đó chính là việc thực hành một chiến dịch tuyên truyền. Trung Quốc từ lâu đã có ”ba vũ khí chiến tranh” trong tay – chiến tranh dư luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý.
BBC: Nói đến việc Trung Quốc cung cấp thiết bị và vật tư y tế cho gần chín mươi quốc gia thì không thể không nhắc đến việc nhiều lô hàng bị lỗi hay hỏng mà nhiều quốc gia đã gửi trả cho Trung Quốc. Theo ông thì điều này có ảnh hưởng gì đến uy tín của Trung Quốc và chiến lược ‘Ngoại giao coronavirus’ của họ?
Carl Thayer: Chính sách ‘ngoại giao coronavirus’ chủ động cấp cao của Tập Cận Bình đã bị phá hoại nghiêm trọng bởi việc bán và xuất khẩu các thiết bị y tế kém chất lượng. Trung Quốc chắc chắn đang quay mòng mòng để nhanh chóng để giải quyết những vấn đề này. Hoa Kỳ đã có thanh tra tại Trung Quốc trên sàn nhà máy của các công ty sản xuất máy thở Trung Quốc và các thiết bị y tế khác để đảm bảo chất lượng của những sản phẩm này.
Việc Mỹ mua hàng từ Trung Quốc có nghĩa là Trung Quốc sẽ cung cấp ít hàng hơn cho các quốc gia khác. Điều này sẽ làm chệch hướng phần nào sự tức giận trước việc cung cấp thiết bị y tế kém chất lượng của Trung Quốc. Hàn Quốc có thể sẽ là nước được hưởng lợi vì hàng hóa có phẩm chất cao của họ.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc sẽ gặt hái nhiều kết quả từ nỗ lực dàn xếp một phản ứng đa phương toàn cầu để đối phó với đại dịch của Tập Cận Bình. Tập Cận Bình còn đã chìa bàn tay hợp tác ra cho Donald Trump nắm lấy. Trung Quốc là đối tác toàn cầu không thể thiếu trong việc ngăn chặn COVID-19, và phục hồi kinh tế cho dù là của riêng họ hay song song với Hoa Kỳ. Hợp tác Trung – Mỹ sẽ có tác dụng nâng Tập Cận Bình thành một người có vị thế ngang hàng với Donald Trump.
BBC: Theo ông thì nhận thức về vai trò lãnh đạo toàn cầu giữa hai cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thay đổi liên quan đến đại dịch virus corona như thế nào? Cụ thể ông có thể so sánh thái độ của Xi Jin-ping và Donald Trump, cũng như cách mỗi nhà lãnh đạo này đối phó với đại dịch?
GS Carl Thayer: Trước khi dịch virus corona bùng phát, một số khảo sát về những người có ảnh hưởng ở Đông Nam Á đã được thực hiện. Rộng rãi nhất là cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore thực hiện vào cuối năm 2019. Khảo sát này hỏi 1.308 người tham gia trả lời ai là cường quốc chính trị và chiến lược có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á. Hơn một nửa chọn Trung Quốc, trong khi chỉ có 27 phần trăm đề cử Hoa Kỳ. Trong số những người chọn Trung Quốc, 85% bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Khi được hỏi quốc gia nào sẽ thể hiện sự lãnh đạo nhiều hơn trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ và duy trì luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ đứng thứ hai sau Liên minh châu Âu.
Quan trọng nhất, khi được hỏi liệu Trung Quốc hay Hoa Kỳ sẽ có tác động lớn nhất đến tương lai ASEAN, 54% đã chọn Hoa Kỳ trong khi 46% chọ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi được yêu cầu đánh giá sự tham gia của Hoa Kỳ với khu vực, 77% cho rằng điều này đã giảm hoặc giảm đáng kể.
Cuối cùng, khi được hỏi là Hoa Kỳ có phải là đối tác chiến lược đáng tin cậy, 47% trả lời họ ít hoặc không tin tưởng vào Hoa Kỳ, trong khi 35% nói có hoặc hoàn toàn tin tưởng vào Hoa Kỳ.
Nếu các cuộc khảo sát được thực hiện ngày hôm nay thì có khả năng là hầu hết những người được hỏi sẽ thay đổi đánh giá của họ, họ sẽ tích cực hơn nhiều đối với Trung Quốc và quan điểm của họ về Hoa Kỳ sẽ giảm.
Hoa Kỳ đang chơi trò ”bắt cho kịp” sau nhiều lần không có sự hiện diện của Tổng thống Trump tại các cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN hay liên quan đến ASEAN, trong đó Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Tập Cận Bình áp dụng chính sách ”ngoại giao coronavirus’ chủ động hướng ngoại. Trump thì lại theo đuổi chiến lược ‘nước Mỹ trên hết’ và phải phụ thuộc vào Trung Quốc như một nhà cung cấp lớn về máy thở và các vật tư y tế khác. Hoa Kỳ đã đề nghị hỗ trợ y tế công cộng giá trị tổng cộng 18,3 triệu đôla Mỹ cho các thành viên ASEAN, nhưng Hoa Kỳ chỉ cam kết cung cấp thiết bị y tế cần thiết một khi nhu cầu của Hoa Kỳ được đáp ứng.
Trung Quốc đã tham dự hai cuộc họp cấp cao để đối phó với COVID-19, một cuộc họp của các bộ trưởng y tế công cộng từ các nước ASEAN Thêm Ba (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN vào tháng Hai. Ngược lại, Hoa Kỳ và ASEAN đã tổ chức Hội nghị Video liên ngành cấp cao để chống lại COVID-19 ở cấp thứ trưởng vào ngày 1 tháng Tư. Hoa Kỳ đề xuất hội nghị video của các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng.
BBC: Ông có nghĩ là những gì xảy ra trong đại dịch virus corona sẽ ảnh hưỏng đến xu hướng quan hệ gần hơn với Mỹ và trở nên ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc của Việt Nam không?
GS Carl Thayer: Chừng nào Hoa Kỳ còn phải bận tâm về việc ngăn chặn virus corona, các sự bực bội về kinh tế trong quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ nằm ở nguyên trạng. Ngay cả sau khi đã khắc phục được virus corona, sẽ có một giai đoạn phục hồi toàn cầu thu hút sự chú ý của nước Mỹ. Việt Nam, vì cần thiết, sẽ cố gắng rỉ tai Washington để giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại của Việt Nam, và trong quá trình đó, Hoa Kỳ sẽ chỉ định Việt Nam là một ‘nền kinh tế phi thị trường’ và chấm dứt hạn chế thuế quan của nước này lên tôm, cá trê (catfish) và thép.
Việt Nam có thể sẽ làm cho thương thảo này hấp dẫn hơn bằng một sự thay đổi chiến thuật theo hướng tăng cường tham gia quốc phòng. Điều này có thể đã được báo hiệu bởi sự sẵn sàng tham gia vào Quad Plus của Việt Nam. Điều này có thể lần lượt dẫn đến các cuộc thảo luận về việc nâng cao quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược. Nhưng đại dịch virus corona liên quan đến USS Theodore Roosevelt có thể khiến Hoa Kỳ phải thận trọng hơn trong việc thúc đẩy một chuyến thăm cảng Việt Nam của một hàng không mẫu hạm khác.
Sự dính líu gần đây của Trung Quốc trong vụ chìm tàu đánh cá Việt Nam sẽ làm tăng thêm tinh thần bài Trung tại Việt Nam. Đáng chú ý là Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố chỉ trích Trung Quốc. Đây có thể là khởi đầu cho một bước tăng dần trong hợp tác quốc phòng giữa hai bên.
Tuy thế, cả Trung Quốc và Việt Nam đều muốn bình thường hóa quan hệ kinh tế và thương mại qua sự hồi sinh của chuỗi cung ứng. Duy trì mối quan hệ đa dạng và đa phương, giữa các cường quốc là điều kiện thiết yếu với chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam muốn Trung Quốc và Hoa Kỳ có quyền lợi đồng đều trong sự phát triển của nước này. Đổi lại, Việt Nam hứa sẽ không liên kết với bất kỳ quyền lực lớn nào để chống lại bên kia. Việt Nam cần Hoa Kỳ để cân bằng Trung Quốc nhưng Việt Nam không muốn bị mắc kẹt trong quan hệ đối tác với một Hoa Kỳ chống Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng không muốn ở vào vị thế phải quỵ lụy Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52178937
Rộ tin TQ hạ thủy tàu đổ bộ chở trực thăng
lớp Type- 075 thứ 2
Trên mạng hiện xuất hiện thông tin cho rằng Trung Quốc vừa hạ thủy chiếc tàu đổ bộ tấn công chở trực thăng (LHD) thứ hai, lớp Type-075.
Cụ thể, trên tài khoản Twitter Alert 5 và trên diễn đàn Sinodefenceforum ngày 6.4 có hình ảnh cho rằng chiếc tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng lớp Type-075 thứ hai của Trung Quốc đã được hạ thủy.
Thông tin trên diễn ra giữa lúc truyền thông Trung Quốc loan tin nước này chuẩn bị giới thiệu chiến hạm thứ hai thuộc lớp Type-075. Đây là loại tàu đổ bộ cỡ lớn mang theo máy bay trực thăng. Chiếc tàu này được đóng tại một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải. Trước đó, chiếc Type-075 đầu tiên đã được ra mắt hồi tháng 9.2019.
Tàu Type-075 có độ choán nước toàn tải xấp xỉ 40.000 tấn, dài khoảng 237 m và có thể mang theo 30 trực thăng chiến đấu đa nhiệm.
Theo tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc dự kiến trang bị các loại trực thăng chiến đấu Z-8 và Z-9, xa hơn là loại trực thăng Z-20 (nhiều chuyên gia cho đây là mẫu copy của trực thăng MH-60 của Mỹ) cho tàu Type-075. Cả hai loại trực thăng Z-8 và Z-9 đều có khả năng tác chiến đa nhiệm, tấn công tàu chiến và cả đất liền.
Đặc biệt, Z-9 còn có thể phóng tên lửa đối không và tích hợp cả khả năng săn tàu ngầm. Chính vì thế, tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng Z-8 hay Z-9 có thể được triển khai cho các hoạt động tấn công đảo, đổ bộ tấn công quy mô lớn vào đất liền.
So sánh với tàu vận tải đổ bộ như Type-071, thì tàu Type-075 mang theo lượng khí tài nhiều hơn, đồng thời trong tương lai có thể được sử dụng cùng máy bay tiêm kích cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng để trở thành tàu sân bay.
Theo giới quan sát, Trung Quốc có thể triển khai tàu Type-075 kết hợp cùng Type-071 cho các mục tiêu trên Biển Đông.
Tuyên bố dối trá của những kẻ đê hèn:
“Tàu cá Việt Nam đâm tàu Hải cảnh TQ”
Sau khi bị Việt Nam trao công hàm phản đối và yêu cầu bồi thường cho ngư dân, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (03/4) đã ngang ngược đưa ra những tuyên bố bịa đặt trắng trợn, cho rằng tàu cá Việt Nam đã “đâm vào mũi tàu Hải Cảnh Trung Quốc và tự chìm xuống biển”. Đây được coi là một trong những tuyên bố dối trá, đê hèn mới của giới chức Trung Quốc liên quan việc tấn công, đâm chìm và cướp tài sản của ngư dân Việt Nam.
Tuyên bố đê hèn
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/4, khi phóng viên đặt câu hỏi liên quan tới việc tàu cá Việt Nam bị chìm sau va chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra những lời phát ngôn dối trá, lừa đảo cho rằng: “Vào sáng 2/4, một tàu hải cảnh Trung Quốc trong cuộc tuần tra định kỳ phát hiện tàu cá Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngoài khơi quần đảo Tây Sa (thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp) và ngay lập tức kêu gọi con tàu rời đi. Tàu cá Việt Nam từ chối rời đi và bất ngờ chuyển hướng về phía tàu Trung Quốc. Mặc dù tàu hải cảnh của Trung Quốc đã cố hết sức để tránh, nhưng vẫn bị tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu. Tàu cá Việt Nam sau đó bị ngập nước và chìm. Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện chiến dịch giải cứu và cả 8 ngư dân Việt Nam
đã được giải cứu mà không có bất cứ thương tích nào. Tàu hải cảnh Trung Quốc sau đó đã để ngư dân Việt Nam rời đi sau khi hoàn thành thủ tục điều tra và thu thập bằng chứng cần thiết”. Không chỉ dừng lại ở đó, trong tuyên bố sau đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng cáo buộc “tàu đánh cá Việt Nam có thời điểm thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải và nội thủy của ‘quần đảo Tây Sa’ của Trung Quốc để đánh bắt cá”. Bà Hoa còn ngang nhiên khẳng định “tàu cá Việt Nam phớt lờ và thậm chí có hành động nguy hiểm để chống lại việc thực thi pháp luật của Trung Quốc. Phía Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc với Việt Nam về vấn đề này, yêu cầu Việt Nam thông báo với ngư dân của mình và điều chỉnh hoạt động đánh cá của họ để đảm bảo không tái phạm việc xâm phạm vùng biển liên quan tới quần đảo Tây Sa của Trung Quốc hoặc thực hiện các hành động nguy hiểm chống lại lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc”.
Ngoài ra, theo trang weibo @中国海警 (Trung Quốc Hải cảnh), Người phát ngôn của Cục Hải cảnh Trung Quốc Trương Quân (03/4) cũng phát biểu với giọng điệu đổi trắng thay đen, ngụy biện, vu cáo trắng trợn khi cho rằng: “Sáng sớm ngày 2/4, tàu cá Việt Nam QNG-90617TS đã “xâm nhập trái phép vào vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam)” để đánh bắt cá. Tàu Hải cảnh 4031 của Trung Quốc đã “tiến hành cảnh báo để xua đuổi. Tàu đánh cá Việt Nam đã từ chối rời đi và đã có những hành động nguy hiểm nhiều lần rồi bị chìm sau khi đâm vào tàu Hải cảnh 4301”. Hải cảnh Trung Quốc còn dựng nên màn kịch “các thuyền viên tàu đánh cá Việt Nam thú nhận đã xâm nhập trái phép vào vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc và thực hiện các di chuyển nguy hiểm”. Trương Quân còn dọa dẫm: “Gần đây, các tàu đánh cá Việt Nam thường xuyên xâm nhập vùng biển Tây Sa của Trung Quốc (Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) để thực hiện các hoạt động xâm ngư. Chúng tôi kêu gọi phía Việt Nam thực hiện các biện pháp để tránh các sự cố tương tự xảy ra. Hải cảnh Trung Quốc sẽ tăng cường hơn nữa sự kiểm soát và điều tra, trừng phạt các hoạt động bất hợp pháp theo quy định của pháp luật Trung Quốc”.
Thói quen của người Trung Quốc
Việc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra những tuyên bố ngụy biện, dối trá, vu cáo trắng trợn liên quan việc lực lượng chấp pháp nước này tấn công, đâm va, cướp tài sản của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông không phải là hiếm gặp.
Trong vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 44101 (6/3/2019) đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi trong khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (7/3) xuyên tạc rằng tàu Ngư chính của Trung Quốc liên lạc với Trung tâm Tìm kiếm và Cứu hộ Trên biển của Trung Quốc và “cứu” các ngư dân trong buổi chiều, cho rằng khi tàu Trung Quốc tiếp cận tới tàu cá Việt Nam, thì tàu này đã chìm. Trước đó, ông Lục Khảng (3/1/2019) ngang nhiên cho rằng việc tàu cảnh sát biển Trung Quốc đâm va tàu của ngư dân Việt Nam hoạt động đánh cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép là “hành động chấp pháp bình thường”. Theo đó, phía Trung Quốc xuyên tạc rằng: “Căn cứ tình hình mà chúng tôi nắm được, tàu công vụ Trung Quốc luôn chỉ tuần tra chấp pháp bình thường trên vùng biển mà Trung Quốc quản hạt. Một số biện pháp đã được áp dụng cho tàu cá nước ngoài xâm nhập đánh bắt là điều bình thường, cũng là phương thức chấp pháp ở mức thấp nhất. Mà theo tôi tìm hiểu thì những việc mà bạn hỏi chỉ là tình hình cá biệt. Việc một số quốc gia láng giềng trên thế giới thỉnh thoảng xảy ra tranh chấp nghề cá cũng là rất bình thường”.
Sự thật phơi bày
Trên thực tế, vào khoảng 3h ngày 2/4, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở tọa độ 16 độ 42 phút độ vĩ bắc và 112 độ 25 phút độ kinh đông. Trên tàu khi đó có 8 thuyền viên. Sau khi bị đâm chìm, tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS đưa về đảo Phú Lâm. Sáng cùng ngày, nhận được tin báo, các tàu cá QNg 90929 TS của ông Nguyễn Thanh Linh, QNg 90045 TS của ông Đăng Tâm và tàu QNg 90399 TS của ông Đặng Dũng cùng chạy đến cứu nạn, cứu hộ. Lúc này, các tàu cá tiếp tục bị tàu Trung Quốc truy đuổi, 2 tàu cá QNg 90929 TS và QNg 90045 TS sau đó cũng bị bắt, lai dắt vào đảo Phú Lâm. Đến khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá QNg 90929 TS, QNg 90045 TS và thả 2 tàu cá này cùng 8 ngư dân của tàu chìm về.
Đây là sự dối trá không thể chấp nhận bởi các ngư dân Việt Nam hoàn toàn đánh bắt cá hợp pháp tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và cũng không hề có hành động nguy hiểm đối đầu với Trung Quốc như bà Hoa vu cáo. Đáp trả hành động vô lối của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/4 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung
Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.
Nhìn chung, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Khu vực quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển phụ cận là một phần lãnh thổ, lãnh hải hợp pháp của Việt Nam, đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Hành động sử dụng vũ lực để xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là phi pháp, vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc. Việc Trung Quốc tráo trở trong hành động và phát ngôn về việc đâm chìm tàu cá Việt Nam cho thấy bản chất và âm mưu thâm hiểm của Bắc Kinh khi tìm cách độc chiếm Biển Đông. Việc làm của Trung Quốc cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong khu vực, không có lợi trong việc xây dựng lòng tin giữa các nước; không tạo điều kiện thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trung Quốc có thể phải bồi thường
ít nhất 4.000 tỷ USD vì che giấu dịch Covid-19
Hải Lam
Viện nghiên cứu Henry Jackson Society ở Anh cho rằng nhóm G7 có thể kiện Trung Quốc, đòi bồi thường ít nhất 4.000 tỷ USD vì chính quyền Bắc Kinh che giấu dịch Covid-19, khiến hàng chục ngàn người trên thế giới tử vong và nền kinh tế khối phải chịu thiệt hại nặng nề.
Viện nghiên cứu Henry Jackson Society (HJS) hôm 5/5 công bố một báo cáo với tiêu đề: “Bồi thường virus corona?” Báo cáo cho biết, các nước G7 đã chi ít nhất 3,2 nghìn tỷ bảng Anh (4 nghìn tỷ USD) để đối phó với dịch bệnh và cứu nền kinh tế khi chính phủ buộc công dân phải ở nhà.
Theo báo cáo, vương quốc Anh yêu cầu bồi thường 351 tỷ bảng Anh (449 tỷ USD), tiền bồi thường được tính dựa trên số liệu chi tiêu chính phủ công bố. Tương tự, Mỹ có thể yêu cầu bồi thường 933,3 tỷ bảng Anh (1.200 tỷ USD), Canada yêu cầu 47,9 tỷ bảng Anh (59 tỷ USD) và Úc yêu cầu 29,9 tỷ bảng Anh (37 tỷ USD). Báo cáo sử dụng dữ liệu chi tiêu được chính phủ công bố chính thức vào ngày 5/4/2020, thay vì sử dụng tổng chi tiêu dự kiến trong toàn bộ thời gian của dịch bệnh – con số này dự kiến sẽ lớn hơn nhiều so với số liệu mà báo cáo trên sử dụng.
Báo cáo cho biết, Trung Quốc bị kiện vì vi phạm 10 điều luật, trong đó có Quy định Sức khỏe Quốc tế vốn được thắt chặt sau đại dịch SARS năm 2003 mà Trung Quốc cũng từng cố gắng che giấu.
“Nếu Trung Quốc cung cấp thông tin chính xác trong giai đoạn đầu, dịch bệnh đã không lan ra toàn cầu”, báo cáo HJS có ghi.
Một bài báo của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết, gần 200 ca nhiễm nCoV đã được ghi nhận trước ngày 27/12/2019. Tuy nhiên, đến tận ngày 31/12, Trung Quốc mới báo cáo dịch bệnh cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tuyên bố không có bằng chứng cho thấy dịch bệnh lây từ người sang người.
Không chỉ vậy, chính quyền Bắc Kinh còn khiển trách những y bác sĩ đầu tiên lên tiếng cảnh báo người dân về dịch bệnh, trong đó có bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng. Một số người tin rằng, bệnh có thể lây từ người sang người trước cả thời điểm trên.
Theo Quy định Sức khỏe Quốc tế, các quốc gia phải theo dõi và chia sẻ thông tin về sự lây truyền và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ mầm bệnh nào có khả năng lây lan giữa các nước. HJS cho biết, Trung
Quốc đã hành động ngược lại khi nỗ lực bưng bít thông tin và trừng phạt những ai tìm cách tiết lộ sự thật.
Liên quan đến việc chính quyền Bắc Kinh tuyên truyền tin giả về dịch bệnh nhằm trốn tránh trách nhiệm, báo cáo đề cập: “Nhiều quan chức Trung Quốc, bao gồm phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên đã ủng hộ quan điểm phi lý rằng nCoV được quân đội Mỹ đưa vào Vũ Hán, thay vì bắt nguồn từ chợ hải sản ở thành phố này, nơi buôn bán động vật hoang dã”.
HJS kêu gọi thành lập liên minh khởi kiện Trung Quốc vì chính quyền nước này “thường phản ứng hung hăng với các mối đe dọa trên trường quốc tế”.
“Hành động này đòi hỏi sự cam đảm và đoàn kết toàn cầu”, báo cáo viết.
“Trong giai đoạn đầu chống dịch, chính quyền Vũ Hán và Hồ Bắc đã vi phạm Quy định Sức khỏe Quốc tế … trách nhiệm phải thuộc về cấp lãnh đạo cao nhất”, báo cáo cho biết thêm.
Báo cáo nhấn mạnh: “Rõ ràng là cách đối phó Covid-19 của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vi phạm luật pháp quốc tế”.
Theo báo cáo của HJS, khởi kiện do tranh cãi xung quanh IHR là hành động chưa từng có tiền lệ, nhưng HJS cho rằng đã có những khuôn khổ trong WHO cho phép thực hiện điều này. Ngoài ra, HJS đề xuất đưa vụ kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực, Tổ chức Thương mại Thế giới hoặc viện dẫn các quy định trong thỏa thuận đầu tư, thậm chí là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Tòa án trong nước và Tòa án Trung Quốc cũng là phương án mà HJS gợi ý.
Sydney Morning Herald đưa tin, ông Matthew Henderson, đồng tác giả báo cáo, cho rằng người dân Trung Quốc cũng là “nạn nhân vô tội” bởi sự thiếu trách nhiệm của chính phủ. “Đây là lỗi của ĐCSTQ”, ông khẳng định.
Ông phát biểu thêm: “ĐCSTQ đã không tiếp thu bài học giáo huấn nào từ sau thất bại trong đại dịch SARS. Những sai lầm ngớ ngẩn, dối trá và chiến dịch nhiễu loạn thông tin lặp đi lặp lại của chính quyền từ khi bắt đầu dịch Covid-19, đã gây ra những hậu quả chết người”.
Lường trước, Trung Quốc ồ ạt thâu gom vật tư y tế,
dẫn đến tình trạng khan hiếm toàn cầu
Quý Khải
Khi đại dịch lan rộng khắp thế giới, các bệnh viện hiện đang quá tải bệnh nhân. Khẩu trang N-95, quần áo bảo hộ y tế, kính bảo hộ, găng tay phẫu thuật, thuốc khử trùng, máy oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO) và máy thở y tế đã trở thành nguồn cung y tế quan trọng để điều trị cho bệnh nhân hoặc bảo vệ nhân viên y tế khỏi bị phơi nhiễm.
Khi nhiều quốc gia đang phải chật vật đối phó với dịch bệnh đang leo thang, có nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc đã ồ ạt thâu gom hàng tỷ chiếc mặt nạ, hàng trăm tấn vật tư y tế quan trọng khác trên toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc, bản thân là nhà sản xuất vật tư y tế chủ chốt trên toàn cầu, đã cấm xuất khẩu loại hàng này kể từ tháng 1, ngay khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc trở nên nghiêm trọng, theo The Epoch Times ngày 6/4.
Các công ty Trung Quốc và các tổ chức Trung Quốc ở nước ngoài là phương tiện chính để hiện thực hóa việc quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu của Bắc Kinh, chịu trách nhiệm thu gom hàng hóa từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc và các nước khác.
Trong một số trường hợp, các công ty Trung Quốc đã đàm phán với các nhà sản xuất quốc tế lớn và yêu cầu họ bán hoặc quyên góp hàng tồn kho y tế của họ cho Trung Quốc.
Khi đã bán hết hàng tồn kho y tế của mình cho Trung Quốc và không thể mua sản phẩm mới từ Trung Quốc do lệnh cấm xuất khẩu, các quốc gia trên thế giới hiện đang rất thiếu hụt nguồn cung mặt hàng này để chống dịch tại nước mình.
Lường trước, Trung Quốc ồ ạt thâu gom vật tư y tế, dẫn đến tình trạng khan hiếm toàn cầu
Nhân viên và tình nguyện viên đang chuyển vật tư y tế tại nhà kho của một trung tâm triển lãm ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 4/2/2020 (ảnh chụp màn hình/The Epoch Times).
Động thái của Bắc Kinh
Chính quyền Bắc Kinh đã huy động cộng đồng người Hoa hải ngoại thu gom đồ y tế. “Họ liên tục thu mua và gửi về Trung Quốc [vật tư y tế], và cố gắng hết sức để mua càng nhiều càng tốt”, theo một bài viết được đăng trên trang web chính thức của Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, một cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cơ quan này chuyên trách truyền bá các tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc trong và ngoài nước. Ở phương Tây, các tổ chức của Mặt trận Thống nhất thường là các hiệp hội sinh viên Trung Quốc tại các trường cao đẳng và đại học, phòng thương mại Trung Quốc và các hiệp hội Trung Quốc tại các nước.
Mặt trận Thống nhất khuyến khích tất cả người Hoa ở hải ngoại học theo Hiệp hội Trung Quốc, thu mua tất cả các vật liệu y tế có sẵn và gửi về nước nhà.
Bài báo giải thích người Hoa hải ngoại tại Hoa Kỳ, Canada, Anh, Argentina, Úc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã mua hàng tấn đồ y tế.
Một số tổ chức Trung Quốc ở nước ngoài tại các quốc gia đã thu mua trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước và các nhà bán buôn lớn, chẳng hạn như DuPont. Số khác mua từ bất cứ nhà bán lẻ nào họ có thể tìm thấy, theo bài báo.
Các nhóm này sau đó đã thuê các công ty vận tải Trung Quốc và quốc tế để vận chuyển hàng hóa, như FedEx và SF Express. Mặt trận Thống nhất cũng khuyến khích công dân Trung Quốc mua đồ y tế và mang chúng theo trong hành lý xách tay khi họ quay trở lại Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng trực tiếp hướng dẫn các công dân thu mua vật tư y tế.
Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đã đưa ra một thông báo khuyến khích việc quyên góp vật tư y tế trên trang web chính thức của mình vào ngày 26/1, liệt kê các vật tư y tế hiện rất cần thiết ở Trung Quốc, bao gồm: mặt nạ bảo hộ y tế – thậm chí còn ghi rõ số sê-ri sản xuất; đồ bảo hộ; kính bảo hộ, chất khử trùng tay nhanh khô; Oseltamivir, một loại thuốc chống virus thường được dùng để điều trị cúm thông thường và các loại thuốc khác; nhiệt kế hồng ngoại cảm ứng không chạm …
Vào ngày 27/2, tổng lãnh sự quán này đã cập nhật yêu cầu của mình, nói các cộng đồng người Hoa ở khu vực Los Angeles đã quyên góp hơn 60 tấn vật tư y tế kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước nhà.
Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại các quốc gia khác đã đưa ra thông báo tương tự. Chẳng hạn, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản đã công bố trên trang web của mình vào ngày 4/2 rằng:
“Hiện tại, Trung Quốc cần khẩn cấp các bộ đồ bảo hộ y tế, mặt nạ y tế (N95 hoặc tốt hơn), kính bảo hộ và các đồ bảo hộ khác”.
Họ yêu cầu công dân Trung Quốc mua những hàng hóa này và quyên tặng cho Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh tuyên bố “vào ngày 31/1, đại sứ quán này đã nhận được gần 500.000 bảng Anh tiền quyên góp”.
Lường trước, Trung Quốc ồ ạt thâu gom vật tư y tế, dẫn đến tình trạng khan hiếm toàn cầu
Mặt nạ bảo hộ N-95 (ảnh chụp màn hình/The Epoch Times).
“Vơ vét” nguồn cung đồ y tế toàn cầu
Kể từ tháng 1, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, các công ty có cổ đông chủ chốt là chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp tư nhân bắt đầu tìm nguồn cung vật tư y tế để chuyển về Trung Quốc.
“Từ ngày 24/1 đến ngày 29/2, hải quan Trung Quốc đã thông quan 2,46 tỷ container nhập khẩu vật tư phòng chống dịch bệnh, trị giá 8,21 tỷ nhân dân tệ (1,158 tỷ USD)”, Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào ngày 7/3. “Trong số đó có 2,02 tỷ khẩu trang và 25,38 triệu bộ đồ bảo vệ”.
Tờ Tin tức Bắc Kinh (Beijing News) của truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày 10/2 rằng, khoảng 50% nguồn cung mặt nạ trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. Năm 2019, Trung Quốc đã sản xuất hơn 5 tỷ khẩu trang, trong đó 54% là mặt nạ y tế.
Nếu hơn 2 tỷ mặt nạ y tế được chuyển đến Trung Quốc trong hai tháng đầu năm, điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng một nửa sản lượng mặt nạ y tế hàng năm trên thế giới.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước tham gia trực tiếp vào nỗ lực này.
Theo báo cáo ngày 4/2 của kênh truyền thông nhà nước tờ Nhân dân Nhật báo, những doanh nghiệp này gồm có Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC), Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc và Tập đoàn Khoáng sản Trung Quốc, một tập đoàn hoạt động ở cả Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.
“Sinopharm khai thác nguồn cung từ Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Đến ngày 31/1, họ đã đặt hàng 2,78 triệu gói vật tư y tế, bao gồm 2,38 triệu khẩu trang, 166.000 bộ quần áo bảo hộ, 15.200 kính bảo hộ và 190.000 đôi găng tay bảo vệ”, báo cáo cho biết. Hơn nữa, Sinopharm còn đang chuẩn bị mua thêm.
Greenland Group, một nhà phát triển bất động sản Trung Quốc với cổ đông lớn là chính phủ Thượng Hải, cũng tham gia vào nỗ lực này.
“Cho đến nay, Greenland đã mua 3 triệu khẩu trang bảo vệ, 700.000 bộ quần áo bảo hộ y tế, 500.000 đôi găng tay y tế từ nước ngoài và chuyển chúng về Trung Quốc,” Tân Hoa Xã đưa tin vào ngày 31/1.
Greenland đã mua vật tư y tế từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, các nước Châu Á và Úc, nơi mà thái độ phản đối kịch liệt đối với việc mua số lượng lớn này của công chúng đã khiến chính phủ phải ra lệnh cấm xuất khẩu vật tư y tế.
Country Garden là một công ty bất động sản tư nhân có trụ sở tại thành phố Phật Sơn, thuộc Trung Quốc, phía nam tỉnh Quảng Đông. Doanh nghiệp này hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Vào ngày 24/2, tờ China News Service – một kênh truyền thông nhà nước khác – báo cáo các nhân viên của Country Garden đã thu mua đồ y tế từ các thành phố Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth, và Adelaide ở Úc và Auckland ở New Zealand.
Trong ba ngày, chi nhánh của Country Garden ở Úc – Risland – đã thu mua hàng hóa và thu xếp một chiếc máy bay vận chuyển chúng trực tiếp về Trung Quốc.
Vào ngày 8/2, tờ Phật Sơn nhật báo, một kênh truyền thông nhà nước khác, đưa tin Country Garden cũng đã thu mua đồ bảo hộ y tế từ Đức, Indonesia, Thái Lan và các quốc gia khác.
Tại cuộc họp báo của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào ngày 3/2, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Thứ trưởng Bộ Thương mại nước này đều nói rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc, như JD.com, Wumart, và SF Express, đã thu mua và quyên góp khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính bảo hộ và vật tư y tế thông qua “chuỗi cung ứng toàn cầu của họ”.
Một số nhà sản xuất quốc tế hoạt động tại Trung Quốc cũng tham gia vào nỗ lực này.
Medtronic là một hãng sản xuất thiết bị y tế có trụ sở tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ. Nó có các cơ sở sản xuất tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Thường Châu và Thành Đô.
Trong một tuyên bố bằng tiếng Trung, Medtronic nói trên trang web của mình rằng công ty đã quyên tặng máy thở, máy đo độ bão hòa oxy trong máu và thiết bị ECMO cho Vũ Hán. Họ cũng thu mua vật liệu bảo hộ từ các quốc gia khác và tặng chúng cho các thành phố khác nhau ở Trung Quốc Đại Lục. FedEx cũng xác nhận trong một tuyên bố bằng tiếng Trung trên trang web của mình rằng những máy móc và vật liệu này đã được họ vận chuyển đến Trung Quốc từ thị trường toàn cầu.
Lường trước, Trung Quốc ồ ạt thâu gom vật tư y tế, dẫn đến tình trạng khan hiếm toàn cầu
Nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ khi đến nhà ga Bắc Kinh vào ngày 13/3/2020 (ảnh chụp màn hình/The Epoch Times).
Cấm xuất khẩu
Vào ngày 9/3, trong một cuộc họp báo hàng ngày của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một phóng viên đã hỏi liệu có đúng chính quyền Trung Quốc đã cấm tất cả việc xuất khẩu mặt nạ y tế và nguyên liệu thô để làm mặt nạ y tế hay không.
Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ, trả lời:
“Trung Quốc vẫn cần một lượng lớn mặt nạ, và hiện cung không đủ cầu. Ở giai đoạn hiện tại, các quốc gia khác sẽ gặp khó khăn khi cố gắng mua mặt nạ từ Trung Quốc”.
Ông Cảnh phủ nhận chính phủ ép buộc các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu vật tư y tế.
Nhưng các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết một số doanh nghiệp đang “bán sản phẩm vốn dành cho xuất khẩu tại thị trường nội địa”.
Shandong Net báo cáo hôm 1/2 rằng Công ty Sản phẩm sợi đặc biệt Weihai Jingcheng, nằm trong khu thương mại tự do ở thành phố Weihai của tỉnh Sơn Đông, chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu, như mặt nạ y tế.
Vì công ty chủ yếu sản xuất cho thị trường xuất khẩu, nên họ cần phải trả thuế nếu muốn bán sản phẩm tại nội địa. Nhưng họ sẽ không cần phải trả thuế khi nhập nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài.
Nhưng kể từ ngày 27/1, hải quan Trung Quốc đã cấp cho công ty một giấy phép đặc biệt, cho phép họ bán tất cả các sản phẩm của mình tại thị trường nội địa mà không phải trả thuế.
Weihai News cũng đưa tin vào ngày 29/1 rằng các nhà máy khác trong cùng khu vực thương mại tự do cũng đã bắt đầu tuân theo chính sách tương tự và ngừng xuất khẩu hàng hóa.
Báo mạng Giang Tô Net ngày 28/2 cho biết 20 nhà sản xuất mặt nạ và đồ bảo hộ ở tỉnh Giang Tô đã ngừng xuất khẩu đồ y tế và chỉ bán tại thị trường nội địa sau khi dịch virus Vũ Hán bùng phát.
Tân Hoa Xã ngày 2/2 cho biết chính quyền tỉnh Hồ Bắc, mà Vũ Hán là thủ phủ, đã ban hành giấy phép đặc biệt cho phép tất cả mặt nạ y tế xuất khẩu được tiêu thụ trong tỉnh. Nhà chức trách đã chỉ thị thay bao bì các sản phẩm, từ tiếng nước ngoài thành tiếng Trung Quốc.
Tờ Caixin cũng đã báo cáo vào ngày 1/2 rằng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc là cơ quan chính phủ ủng hộ lệnh cấm xuất khẩu này.
Ví dụ, công ty Y tế & Sức khỏe Rizhao Sanqi là hãng chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Bộ này đã yêu cầu Sanqi sản xuất 1 triệu khẩu trang phẫu thuật, 50.000 khẩu trang bảo vệ y tế và 5.000 bộ quần áo bảo hộ y tế mỗi ngày và chỉ bán chúng cho tỉnh Hồ Bắc, theo Caixin.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro đã đề cập đến lệnh cấm xuất khẩu của Trung Quốc trong các cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 23 và 24 tháng 2.
“Đối mặt với dịch bệnh trước mắt, khẩu trang, mặt nạ N-95, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu đối với những mặt nạ đó, và sau đó quốc hữu hóa một nhà máy của Mỹ, hãng 3M, vốn đặt nhà máy tại nước này”, ông Navaro cho biết, nói thêm rằng Trung Quốc về cơ bản đã “ngăn chặn họ [3M] chuyển về Mỹ bất kỳ lô hàng nào”.
3M, một hãng sản xuất của Mỹ có trụ sở tại thành phố Minnesota, có các nhà máy tại Trung Quốc. Các cơ sở này đã không thể xuất khẩu sản phẩm ra khỏi Trung Quốc vào tháng Hai, theo ông Navarro.
Nhưng gần đây, chính quyền Trung Quốc đã chuyển hướng, tìm cách đánh bóng mình trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc chống dịch. Nó đã gửi các chuyên gia y tế và nguồn cung y tế thiết yếu, như mặt nạ và mặt nạ phòng độc, tới các nước châu Âu và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên các món đồ y tế viện trợ này bị phát hiện có nhiều khiếm khuyết.
Theo Nicole Hao, The Epoch Times
Hương Thảo dịch & biên tập
(Nguồn ảnh thumb: ảnh chụp màn hình Youtube/Sky News Australia)
Trung Quốc lần đầu tiên qua mặt Mỹ
về số đơn xin cấp bằng sáng chế
Trung Quốc (TQ) là nước nộp nhiều đơn xin cấp bằng sáng chế nhất thế giới trong năm 2019, đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vị trí số 1 mà người Mỹ từng chiếm lĩnh từ khi hệ thống toàn cầu về quyền sở hữu trí tuệ được thành lập cách đây 40 năm, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cho biết hôm 7/4/2020.
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là một tổ chức quốc tế liên chính phủ liên quan đến việc hợp tác trong các lĩnh vực quyền tác giả, thương hiệu và bằng sáng chế.
WIPO hôm 7/4 cho biết là trong năm ngoái, Trung Quốc đã nộp 58.990 đơn xin bằng sáng chế, vượt Hoa Kỳ với 57.840 đơn.
Vẫn theo WIPO, số liệu đó tượng trưng cho tỷ lệ tăng 200% chỉ trong vòng 20 năm.
Tính từ năm 1978, lúc Hiệp định Hợp tác về Bằng Sáng chế được thành lập cho tới năm ngoái, Hoa Kỳ mỗi năm vẫn đứng đầu thế giới về số bằng sáng chế.
Giờ đây hơn phân nửa, 52.4% các đơn xin bằng sáng chế đến từ Châu Á, với Nhật Bản xếp hạng 3, kế đó là Đức và Nam Triều Tiên.
Sở hữu bằng sáng chế được coi là một dấu chỉ quan trọng cho thấy sức mạnh kinh tế và trình độ công nghệ của một nước.
Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry nói tại một cuộc họp báo rằng sự thành công của TQ là nhờ một chiến lược có cân nhắc của lãnh đạo TQ nhằm đẩy mạnh những cải tiến công nghệ để đưa đất nước lên vị trí hàng đầu thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-lan-dau-tien-qua-mat-my-ve-bang-sang-che/5363865.html
Virus corona : Trung Quốc ca khúc khải hoàn quá sớm
Thụy My
Le Monde trong hai bài viết « Thất bại của hệ thống cảnh báo Trung Quốc trước virus corona », và « Trận chiến chống virus corona còn lâu mới kết thúc, Trung Quốc ca khúc khải hoàn quá sớm » nhận xét, lợi dụng sự bất lực của Âu-Mỹ trong cuộc khủng hoảng dịch tễ, Bắc Kinh tìm cách khoa trương mô hình của mình.
Quay lại cuốn phim Vũ Hán
Bác sĩ Ngải Phân (Ai Fen) mất tích ? Sự tái xuất hiện trên mạng xã hội ở Hoa lục những ngày gần đây đã bác bỏ các tin đồn cho rằng bà đã bị bắt. Tuy nhiên những tin đồn này cho thấy người dân không tin tưởng vào chính quyền trong việc xử lý cuộc khủng hoảng dịch tễ xuất phát từ Vũ Hán.
…Trưa ngày 30/12/2019, bà Ngải Phân, bác sĩ trưởng khoa cấp cứu bệnh viện trung tâm Vũ Hán quan sát buồng phổi của một bệnh nhân bị nhiễm virus qua video mà một đồng nghiệp tại một bệnh viện khác chuyển cho, với một thông tin đang lan truyền trên mạng : « Đừng đến chợ thịt rừng Hoa Nam, có rất nhiều người đã bị sốt ».
Từ gần hai tuần qua, khoa cấp cứu của bà và khoa hô hấp tiếp nhận một số bệnh nhân bị sốt và ho, mà các loại thuốc thường dùng tỏ ra không tác dụng. Bác sĩ Ngải Phân yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng hơn một bệnh nhân nay đã chuyển qua khoa hô hấp, và đến chiều 30/12 thì nhận được kết quả : « Coronavirus – SARS. Lây nhiễm qua giọt bắn ở khoảng cách gần hay các cơn ho ». Bà run bắn người khi đọc được.
Sau khi trao đổi với đồng nghiệp khoa hô hấp, bác sĩ Ngải Phân gởi video cùng với bản báo cáo cho các bạn học cùng khóa và các bác sĩ trong khoa, khoanh đỏ dòng chữ « Coronavirus-SARS ». Một bác sĩ nhãn khoa trong bệnh viện là Lý Văn Lượng (Li Wenliang) chuyển tiếp cho khoảng 100 đồng nghiệp với ghi chú « Bảy ca SARS từ chợ Hoa Nam ».
Dập tắt mọi tiếng nói cảnh báo
Trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng, bị công an bắt làm kiểm điểm và sau đó nhiễm bệnh rồi qua đời thì chúng ta đều đã biết. Đối với bác sĩ Ngải Phân, mọi rắc rối cũng bắt đầu từ đây.
Theo lệnh của Bắc Kinh, chính quyền Vũ Hán hôm 31/12/2019 ra thông báo trấn an, tuy đã phát hiện được 27 ca liên quan đến chợ Hoa Nam nhưng không có bằng chứng cho thấy có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau, ngày 01/01/2020, đến phiên chủ một dưỡng đường tư nhân bên cạnh ngôi chợ này, đã chữa nhiều bệnh nhân bị sốt, lại phải nhập viện khoa cấp cứu. Bác sĩ Ngải Phân không nghi ngờ gì nữa : rõ ràng đã lây nhiễm từ người sang người, và yêu cầu ê-kíp phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên.
Đến 23 giờ 46 phút cùng ngày, bà được tin nhắn của trưởng ban thanh tra kỷ luật yêu cầu trình diện. Bà bị phê phán lan truyền tin đồn, được lệnh không đề cập đến chứng bệnh mới này, « kể cả với chồng ». Bác sĩ Ngải Phân xin từ chức nhưng không được. Khi về nhà, bà chỉ nói đơn giản với người chồng là : « Nếu tôi có mệnh hệ gì, ông ráng lo cho con ».
Sự thật chỉ được sáng tỏ vào ngày 20/01/2020, sau khi giáo sư Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tiết lộ với cả nước điều mà Ngải Phân và các đồng nghiệp đã biết từ ba tuần trước : virus corona chủng mới lây từ người sang người.
Nếu sớm có biện pháp, giảm được đến 95% số ca bị nhiễm
Sự trễ tràng này gây hậu quả nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu công bố hôm 13/3, mười hai nhà khoa học khẳng định : « Nếu các sáng kiến không cần dùng thuốc như giãn cách xã hội đã được tiến hành ba tuần trước đó tại Trung Quốc, thì số ca bị nhiễm virus corona đã giảm được đến 95% ».
Ngày 10/03/2020, tạp chí Nhân Vật (Ren Wu) ở Hoa lục đăng bài phỏng vấn bác sĩ Ngải Phân với tiêu đề « Phát tiêu tử đích nhân » (Những người thổi sáo cảnh báo). Chỉ ba tiếng đồng hồ sau khi đăng, bài báo đã bị gỡ bỏ.
Những cố gắng của chế độ Bắc Kinh nhằm dập tắt tiếng nói của những người cảnh báo là một vết nhơ khó thể xóa nhòa. Ba tuần lễ quý giá ấy bị mất đi, giúp cho con virus độc hại lan tràn với tốc độ khủng khiếp, vượt qua các biên giới. Trong lúc đó Trung Quốc gây sức ép lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để làm chậm trễ việc tuyên bố đại dịch.
Tâm chấn chuyển sang phương Tây, Trung Quốc muốn trở thành hình mẫu
Sau những đau thương ở Vũ Hán, trung tâm đại dịch chuyển sang châu Âu rồi đến Hoa Kỳ. Tập Cận Bình muốn lợi dụng sự đảo ngược tình hình này để chuyển bại thành thắng. Cách đây hai tháng, ông Tập cho rằng đại dịch « là một thử thách quan trọng cho hệ thống Trung Quốc và năng lực quản lý », cho rằng thử nghiệm này đã thành công, và Trung Quốc phải được coi là mô hình để thế giới noi theo.
Cây bút bình luận Sylvie Kauffmann của Le Monde nhận định « Cuộc chiến đấu chống virus corona còn lâu mới kết thúc, Trung Quốc đã sai lầm khi ca khúc khải hoàn quá sớm ».
Bức tranh toàn cảnh thật ấn tượng. Tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đã phải nhìn nhận thực trang sau khi cố giảm thiểu tác hại của con « virus Vũ Hán ». Số người chết phá tất cả mọi kỷ lục, lượng người thất nghiệp bùng nổ, nhân viên y tế thiếu thốn các trang bị.
Châu Âu cũng không hơn gì tuy mạng lưới y tế ra sức chống chọi và có hệ thống an sinh xã hội. Sự tranh giành mua khẩu trang, máy thở…biến thành cuộc chiến tương tàn giữa các thống đốc tiểu bang và chính quyền liên bang Hoa Kỳ, giữa các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Châu Âu. Sau nhiều cuộc
hội nghị truyền hình, các nước EU cố vượt qua bất đồng để chia sẻ gánh nặng kinh tế. Châu Âu biết rằng chỉ có thể trông cậy vào chính mình : tính lãnh đạo của Mỹ không còn nữa.
Lợi dụng dịch bệnh, Trung Quốc sẽ đi xa hơn trên Biển Đông ?
Đó là lúc Trung Quốc bắt đầu « hành tẩu giang hồ ». Khi Vũ Hán ra khỏi tình trạng phong tỏa, Bắc Kinh xuất hiện khắp nơi, trên mọi lãnh vực từ nhân đạo cho đến thương mại, tỏ ra quan tâm đến việc giúp đỡ các nước trên thế giới đang tuyệt vọng, sau khi tung hê con virus corona sang họ.
Hình ảnh những chiếc máy bay Trung Quốc giao khẩu trang và thiết bị y tế cho các nước châu Âu được các đại sứ Trung Quốc lan truyền trên mạng xã hội khắp thế giới một cách hãnh tiến, trong một chiến dịch tuyên truyền đại quy mô. Bất chấp sự thật là chính các quốc gia châu Âu đã hào hiệp viện trợ y tế cho Trung Quốc hồi tháng Giêng và tháng Hai nhưng không hề khoe khoang.
Ý là mục tiêu ưu tiên : Roma năm 2019 đã ký thỏa thuận nguyên tắc tham gia « Con đường tơ lụa mới ». Tập Cận Bình còn cho biết cũng sẽ hào phóng giúp đỡ Hoa Kỳ – một chiến dịch « quyền lực mềm » khổng lồ. Nga cũng cố gắng đóng một vai trò.
Khi làm bật lên sự lệ thuộc của phương Tây về dược phẩm thiết yếu và thiết bị y tế, con virus corona đã giúp Trung Quốc đóng lại vai trò trung tâm. Tập Cận Bình cho rằng thời cơ đã đến, cần phải chứng tỏ sự hiệu quả của mô hình Trung Quốc. Liệu ông ta sẽ đi xa hơn hay không, có thúc đẩy lợi thế mang tính chiến lược ? Washington lo ngại điều này, sau khi một tàu hải cảnh Trung Quốc đã tông chìm một tàu đánh cá của Việt Nam trên Biển Đông vào tuần trước.
« Con đường tơ lụa y tế » trước hết đi qua trụ sở WHO ở Genève
Tuy nhiên phải chăng như tiêu đề của Le Monde, Bắc Kinh đã ca khúc khải hoàn quá sớm ?
Dù các con số được Trung Quốc công bố cho thấy có vẻ hiệu quả hơn các nước dân chủ – buộc phải minh bạch – không có gì chứng tỏ lợi thế này tồn tại nếu sự thật được kiểm chứng. Cũng chưa biết được thế giới sẽ trỗi dậy như thế nào sau thảm họa kinh tế, ai thắng ai bại, cũng như tác động đến chế độ chính trị.
Cuối cùng nếu xem xét kỹ, « ngoại giao dịch tễ » của Trung Quốc nổi bật nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Tổ chức Y tế Thế giới, mà giờ đây mới thấy được hậu quả. Nhà Trung Quốc học Alica Ekman đã phân tích bài diễn văn hôm 18/08/2017 tại Bắc Kinh của tổng giám đốc WHO, vài ngày sau khi được bầu lên nhờ sự hỗ trợ của Trung Quốc. Thật khủng khiếp : hơn một chục lần ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lặp lại y nguyên « các cụm từ chính thức, quan điểm và cơ chế của chính quyền Trung Quốc ».
Tờ báo kết luận, « Con đường tơ lụa y tế » trước hết đi qua Genève, trụ sở của WHO và hệ thống Liên Hiệp Quốc.
Cũng cần nói thêm, kiến nghị đòi tổng giám đốc WHO từ chức trên trang change.org đến ngày 08/04/2020 đã thu thập được gần 750.000 chữ ký.