Tin khắp nơi – 08/04/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 08/04/2019

Ý kiến chuyên gia:

Đã đến lúc TQ phải trở thành quốc gia ‘bình thường’

Hôm 26/3, tờ The Hill đã cho đăng một bài viết của ông Joseph Bosco, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, phụ trách Trung Quốc, giai đoạn 2005-2006, trong đó cho rằng Trung Quốc cần hành xử như những quốc gia bình thường khác. 

Ông Joseph Bosco nhớ lại, vào năm 2000, khi Mỹ đang xem xét có nên để Trung Quốc gia nhập WTO hay không, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jesse Helms khi đó đã hỏi ông rằng liệu việc gia nhập WTO có làm thay đổi Trung Quốc như nhiều chuyên gia dự đoán không? Ông Bosco đã thẳng thắn trả lời rằng ông rất lo lắng về việc quốc gia này sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã chuyển từ “thù” thành “bạn” bắt đầu từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, được đánh dấu bằng sự kiện ngoại giao “bóng bàn” của Tổng thống Richard Nixon, và sau đó là chính sách ngoại giao mềm mỏng với Bắc Kinh của Tổng thống Jimmy Carter.

Năm 1989, theo ông Bosco, bất chấp việc chính quyền Trung Quốc vừa ra lệnh thực hiện vụ thảm sát đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn, cựu Tổng thống George H.W. Bush vẫn gửi thông điệp tới Đặng Tiểu Bình rằng quan hệ thương mại Mỹ-Trung vẫn sẽ được tiếp tục như bình thường.

Quan hệ Mỹ-Trung xích lại gần nhau hơn khi Bill Clinton trở thành tổng thống Mỹ. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1992, sau khi đắc cử, ông Clinton đã làm Bắc Kinh đặc biệt hài lòng khi vị tổng thống, thuộc đảng Dân chủ này, tuyên bố chính sách “4 không” của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan: Không độc lập; Không hai nước Trung Quốc; Không một Trung Quốc/một Đài Loan; Không để Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế.

 Sự xâm nhập âm thầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới danh nghĩa Khổng Tử

Một năm sau đó, chính quyền Clinton đã bày tỏ quan điểm rằng vấn đề vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh không liên quan tới các tiêu chuẩn cho mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Đó là một động thái mà ông Bosco đánh giá rằng đã mở đường cho Trung Quốc gia nhập WTO. Như vậy, Mỹ đã không đối xử với Trung Quốc như một quốc gia bình thường, mà như là một quốc gia đặc biệt.

Thậm chí, ngay cả khi vẫn còn là một nước đứng ngoài WTO do không đủ tiêu chuẩn, Trung Quốc vẫn làm được việc ngăn cản một ứng viên khác có đầy đủ tiêu chuẩn là Đài Loan.

Đài Loan đã buộc phải chờ đợi trong nhiều năm cho đến khi Trung Quốc tìm được cách gia nhập WTO. Điều đáng lưu ý là, WTO không có quy định bắt buộc rằng một thực thể không phải là một quốc gia độc lập thì không được kết nạp làm thành viên.

Bắc Kinh khăng khăng yêu cầu rằng Đài Loan không thể gia nhập WTO vì hòn đảo này là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Vì vậy, theo ông Bosco, ngay từ đầu, đã có nhiều cơ sở để nghi ngờ thành ý của Trung Quốc đối với việc tuân thủ các quy tắc quốc tế, và các quy định của WTO. Quan hệ Trung Quốc với thế giới đã không còn bình thường kể từ đó.

Tại sao Phó Tổng thống Mỹ dùng câu ngạn ngữ cổ phương Đông để nhắc nhở Trung Quốc?

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã nói với Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện vào tuần trước rằng “WTO đã tự bộc lộ rằng họ không có đủ khả năng để đối phó với phiên bản của một nền kinh tế do nhà nước thống trị, trong đó từ chối các nguyên tắc thị trường”.

Vì thế, chính quyền Trump đã thể hiện rõ quyết tâm buộc Bắc Kinh phải tuân thủ các cam kết như một thành viên có trách nhiệm của WTO. Tổng thống Trump trước đây từng nói rằng chính quyền Trung Quốc “có rất nhiều vấn đề với các thỏa thuận” ám chỉ việc Bắc Kinh luôn tìm cách lách hoặc không chấp hành các quy tắc thương mại, điều đã làm thất vọng những người phải chấp nhận việc đứng nhìn chính quyền Trung Quốc hết lần này đến lần khác vi phạm những điều khoản thương mại mà chính họ sẽ không bao giờ tha thứ cho đối tác. Một minh chứng rõ nhất cho cách vận dụng tiêu chuẩn kép của Bắc Kinh.

 Trung Quốc điêu đứng dưới thời “cảnh sát quốc tế” Donald Trump

Tiêu chuẩn kép được Bắc Kinh sử dụng không chỉ trong lĩnh vực thương mại, mà còn trong lĩnh vực nhân quyền. Bắc Kinh thừa nhận các quy chuẩn nhân quyền quốc tế, tham gia vào các diễn đàn thảo luận về các quyền cơ bản của con người ở Liên Hợp Quốc, nhưng chính quyền Trung Quốc lại ngang nhiên vi phạm tất cả để thực hiện theo tiêu chuẩn nhân quyền mà họ đặt ra.

Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này là những gì đang diễn ra ở Tân Cương, nơi có hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ, các nhân chứng cho hay họ bị tra tấn nếu không chịu tin vào những điều mà

nhà cầm quyền tôn vinh. Bên cạnh đó, các tín đồ Công giáo, Phật tử Tây Tạng và học viên Pháp Luân Công cũng là đối tượng bị đàn áp trong suốt nhiều năm nay.

Tiêu chuẩn kép cũng được chính quyền Trung Quốc sử dụng ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng tham gia ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), nhưng bị cho là thường xuyên vi phạm công ước này một cách trắng trợn. Bắc Kinh đang không ngừng đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông và ngăn cản quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển này. Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc tự ý cải tạo các bãi đá và san hô ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo, nhưng lại cản trở các nước cũng có tuyên bố chủ quyên trên Biển Đông làm điều tương tự.

Tuy nhiên, như cựu Tổng thống Nixon đã nói cách đây nửa thế kỷ, trước khi Washington bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, rằng Trung Quốc phải thay đổi. Những nỗ lực của chính quyền Trump trong thời gian qua trên lĩnh vực thương mại, trên Biển Đông hay đối sách trong vấn đề Đài Loan, đang cho thấy Washington có nhiều triển vọng kết thúc việc sử dụng tiêu chuẩn kép của Bắc Kinh, để khiến Trung Quốc trở thành một “quốc gia bình thường”, ông Bosco nhận định.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/27302-y-kien-chuyen-gia-da-den-luc-tq-phai-tro-thanh-quoc-gia-binh-thuong.html

 

Nhà báo Anh phơi bày ‘ác mộng’ ghép tạng

của TQ trên báo Mỹ

Trung Quốc bị cáo buộc buôn bán nội tạng ‘kinh hoàng’. Mặc dù thật khó để chứng minh được điều đó bởi thân thể nạn nhân đều bị phi tang, trong khi nhân chứng duy nhất là các bác sĩ, cảnh sát và cai ngục có liên quan, nhưng vẫn có bằng chứng để đưa ra sự  kết tội đó.

Đó là nhận định đăng ngày 5/2/2019 trên Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal) có trụ sở tại Mỹ, tác giả là ông Benedict Rogers, nhà báo kiêm nhà hoạt động nhân quyền người Anh, hiện là Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, cố vấn cho Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép tạng ở Trung Quốc.

Bài phân tích có tựa đề “Ác mộng thu hoạch nội tạng người ở Trung Quốc”, được đăng trên Wall Street Journal ngày 5/2/2019, tác giả là ông Benedict Rogers, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, cố vấn cho Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép tạng ở Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình)

Ông Rogers cho hay cáo buộc trên liên quan đến việc có rất nhiều tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các Phật tử Tây Tạng và những người theo đạo Cơ đốc tại gia, đã buộc phải kiểm tra sức khỏe, và bị mổ cướp nội tạng. Số nội tạng này đã được sử dụng trong các thương vụ cấy ghép nội tạng khổng lồ.

Được biết, bệnh nhân ở Trung Quốc, bao gồm cả người nước ngoài, được hứa hẹn cấy ghép nội tạng chỉ trong vòng vài ngày. Cựu quốc vụ khanh Canada David Kilgour, luật sư David Matas, nhà báo Mỹ Ethan Gutmann và một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác nhận điều này bằng cách đưa một số người vào bệnh viện Trung Quốc, giả làm bệnh nhân.

Các học viên Pháp Luân Công tại Pháp thỉnh nguyện trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris ngày 20/7/2010 nhằm kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp đẫm máu đối với các học viên ở đại lục. Trái ngược với Pháp và hơn 100 quốc gia, Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay.

Bác sĩ Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc và là chủ tịch Ủy ban cấy ghép nội tạng, đã yêu cầu 2 lá gan dự phòng cho ca ghép gan trong năm 2005, và đã có được chúng ngay sáng hôm sau đó. Trong khi ở hầu hết các nước phương Tây tiên tiến nhất, bệnh nhân phải chờ đợi hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm, để được cấy ghép.

Vào năm 2016, các ông Kilgour, Matas và Gutmann xuất bản một báo cáo, mang tên: “Thu hoạch Đẫm máu/ Đại thảm sát: Bản cập nhật”, dựa trên nghiên cứu trong vòng 10 năm, bắt đầu từ năm 2006. Theo bản báo cáo cập nhật này, ước tính có khoảng từ 60.000 đến 100.000 nội tạng, được cấy ghép mỗi năm ở các bệnh viện của Trung Quốc.

Nhà báo điều tra Ethan Gutmann, tác giả cuốn The Slaughter (tạm dịch: Đại thảm sát) viết về tình trạng mổ cướp nội tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn

Vậy nội tạng đó đến từ đâu? Trung Quốc tuyên bố họ có hệ thống hiến tạng tự nguyện lớn nhất châu Á và đã ngừng sử dụng nội tạng của các tù nhân vào năm 2015. Nhưng trên thực tế nước này không có truyền thống hiến tạng tự nguyện, ông Rogers lưu ý.

Năm 2010, con số chính thức hiến tạng tự nguyện của Trung Quốc là 34 người. Năm 2018, Trung Quốc vẫn chỉ có khoảng 6.000 người hiến tạng chính thức, và được cho là đã hiến tặng hơn 18.000 nội tạng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Báo cáo ‘Thu hoạch Đẫm máu’ ước tính “số ca cấy ghép ở một số ít bệnh viện” dễ dàng vượt quá con số này.  Chỉ riêng Bệnh viện Trung tâm Thứ nhất Thiên Tân đã thực hiện hơn 6.000 ca cấy ghép mỗi năm, trong khi ở Trung Quốc có tổng cộng 712 bệnh viện tiến hành các ca ghép gan và thận. Bác sĩ Hoàng khẳng định Trung Quốc sẽ tiến hành cấy ghép nội tạng nhiều nhất thế giới vào năm 2020, vượt xa con số 40.000 mỗi năm của Mỹ.

Trung Quốc: còn không cơn ác mộng mổ cướp tạng tù nhân?

Các con số thống kê của Trung Quốc là không hợp lý. Để cung cấp nội tạng phù hợp và khỏe mạnh trong vòng chỉ vài ngày cho các bệnh nhân ở hàng trăm bệnh viện, với nguồn cung cấp nội tạng chỉ từ vài nghìn người hiến tặng tự nguyện mỗi năm thì không thể đủ. Chắc chắn phải có một nguồn nội tạng không tự nguyện, mới có thể đáp ứng được nhu cầu ghép tạng cao như vậy. Số nội tạng từ tử tù cũng không đủ. Mặc dù số người bị hành quyết ở Trung Quốc nhiều hơn tổng số người bị xử tử ở tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại, nhưng vẫn chỉ khoảng vài nghìn tử tù mỗi năm.

Bên cạnh đó, luật pháp Trung Quốc quy định các tù nhân bị kết án tử hình, phải bị hành quyết trong vòng 7 ngày, không đủ thời gian để có thể sẵn sàng các bước ghép tạng theo yêu cầu, như trong thực tiễn ở Trung Quốc, ông Rogers nhận xét.

Ông Benedict Rogers, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, chia sẻ bài viết mới của ông về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức tại Trung Quốc, đăng trên The Spectator. Bài viết có tựa đề: “Thế giới không thể làm ngơ những lời buộc tội rằng Trung Quốc thu hoạch nội tạng nội tạng cưỡng bức” ( The world can’t ignore the accusations that China has forcibly harvested organs)

Điều đó đã khiến các nhà điều tra kết luận rằng các tù nhân lương tâm là nguồn cung cấp chính cho  hầu hết số nội tạng ‘bí ẩn’. Chứng cứ là rất đa dạng, trong đó các cựu tù nhân lương tâm đã nhiều lần làm chứng rằng họ bị buộc phải xét nghiệm máu và khám sức khỏe bất thường khi ở trong tù. Kết quả xét nghiệm sau đó được đưa vào cơ sở dữ liệu nguồn cung cấp nội tạng sống, phục vụ cho việc cấy ghép theo yêu cầu. Khi một bệnh nhân cần một nội tạng nào đó, thì một tù nhân lương tâm có trong danh sách, sẽ bị mổ cướp nội tạng.

Pháp Luân Công, một môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc, theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp từ năm 1999. Trong năm 2006, trong vai những người tìm mua nội tạng, các nhà nghiên cứu nói tiếng Trung Quốc đã hỏi liệu họ có thể có được nội tạng của các học viên Pháp Luân Công để cấy ghép? Các bệnh viện Trung Quốc đều xác nhận họ có sẵn nội tạng theo yêu cầu.

Bác sỹ Trung Quốc trở thành những kẻ giết người như thế nào?

Bác sĩ Enver Tohti, nguyên bác sĩ phẫu thuật từ Tân Cương, người đã làm chứng tại các nghị viện của Anh, Ailen và châu Âu, về việc cưỡng bức lấy nội tạng từ một tù nhân vào năm 1999, nhớ lại: “Chúng tôi đã được yêu cầu đợi phía sau một ngọn đồi, và đi vào cánh đồng ngay khi chúng tôi nghe thấy tiếng súng. Một lúc sau, có tiếng súng nổ. Không phải một, mà là nhiều tiếng súng nổ. Chúng tôi lao vào cánh đồng. Một viên sĩ quan cảnh sát vũ trang đã tiếp cận chúng tôi và chỉ cho nơi tôi phải đi. Anh ta dẫn chúng tôi lại gần, rồi chỉ vào một cơ thể, nói: ‘Đây là người cần xử lý’. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật trưởng của chúng tôi từ đâu đó xuất hiện và bảo tôi cắt gan và 2 quả thận”.

Theo lời bác sĩ Tohti, ông đã nghe theo lệnh, cắt gan và thận trong khi trái tim người đàn ông vẫn đang đập.

Lời thú tội của bác sỹ Trung Quốc mổ cướp nội tạng

Các chuyên gia trên khắp thế giới đã làm chứng cho tội ác này của Trung Quốc. Israel, Đài Loan và Tây Ban Nha đã cấm người dân du lịch đến Trung Quốc để cấy ghép tạng.  Các báo cáo viên Liên Hợp Quốc đã yêu cầu Bắc Kinh giải thích về  nguồn nội tạng ở Trung Quốc, nhưng đã không nhận được phản hồi nào từ nước này.

Tòa án Độc lập về nạn mổ cướp nội tạng từ tù nhân Lương tâm ở Trung Quốc, đã xem xét vấn đề. Ông Geoffrey Nice, người đã truy tố cựu Tổng thống Nam Tư cũ Slobodan Milošević, đứng đầu bồi thẩm đoàn, bao gồm các luật gia và các chuyên gia. Tại phiên tòa, có 30 nhân chứng, bao gồm những người tị nạn trốn thoát khỏi cuộc đàn áp sau khi bị giam giữ ở Trung Quốc. 12 học viên Pháp Luân Công đã đưa ra lời khai trong phiên xét xử, mô tả chi tiết những hình thức tra tấn mà họ phải chịu đựng ở Trung Quốc, kể cả bức thực, bỏ đói, sốc điện và đánh đập. Hôm 10/12/2018, sau 3 ngày xét xử công khai, tòa đã đưa ra một phán quyết tạm thời, trong đó có đoạn: “chắc chắn đều nhất trí, không có gì phải nghi ngờ, rằng nạn mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài, liên quan đến một số lượng rất lớn các nạn nhân… do các tổ chức nhà nước hoặc tổ chức do nhà nước cấp phép, hoặc cá nhân thực hiện”.

Phán quyết tạm thời này được đưa ra với hy vọng rằng nó có thể “cứu những người vô tội khỏi bị tổn hại. Nếu Trung Quốc có phản ứng, tôi sẽ lắng nghe họ”, ông Rogers khẳng định.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27301-nha-bao-anh-phoi-bay-ac-mong-ghep-tang-cua-tq-tren-bao-my.html

 

Quan chức Mỹ: Trung Quốc kiểm soát Internet?

Điều làm hoảng sợ bất cứ ai tin vào tự do

Hôm 4/4 tờ Newsweek cho đăng bài viết của ông Newt Gingrich, Chủ tịch hạ viện Mỹ từ năm 1995 đến 1999, trong đó nhận định rằng Trung Quốc đã sẵn sàng kiểm soát Internet, điều làm hoảng sợ bất cứ ai tin tưởng vào tự do.

Hiện là người dẫn chương trình phát thanh ‘Newts World’ trên Internet, ông Gingrich đặt câu hỏi thế giới sẽ như thế nào “nếu internet do Mỹ phát minh và thiết kế, được thay thế trong chu kỳ công nghệ tiếp theo bởi một thứ bị kiểm soát, phát triển, thực hiện và quản lý bởi Trung Quốc?”.

Theo ông Gingrich, chính quyền Tổng thống Donald Trump có quan điểm cho rằng mạng 5G là cực kỳ quan trọng, và không thể để Huawei và Trung Quốc kiểm soát. Các quan chức của chính quyền Mỹ đã đi khắp thế giới, thúc dục các nước ngăn chặn công nghệ Huawei trong mạng viễn thông của mình vì nó gây rủi ro an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, tờ ‘Washington Post’ lại đưa tin một quan chức Mỹ gợi ý rằng người Mỹ phải học cách sống chung với công nghệ Trung Quốc. Tờ báo này đăng bài viết có tựa đề “Các quan chức Mỹ đang lập kế hoạch cho một tương lai, trong đó Huawei có một phần đóng góp quan trọng của những mạng lưới 5G toàn cầu”.

Tờ báo dẫn lời bà Sue Gordon, Phó Giám đốc thứ nhất của Cơ quan Tình báo Quốc gia, nói rằng: “Chúng ta sẽ phải tìm ra một cách trong thế giới 5G, nơi chúng ta có thể quản lý rủi ro trong một mạng lưới đa dạng, bao gồm công nghệ mà chúng ta không thể tin tưởng được”. Bà Gordon nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ phải tìm ra điều đó”.

Theo ông Gingrich, ý kiến đó cho thấy sự bối rối, sự quan liêu trong Bộ quốc phòng Mỹ, sự bất lực trong việc hành động hiệu quả chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc và cả sự chống đối đối với ông Trump.

Sự xâm nhập âm thầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới danh nghĩa Khổng Tử

Ông Gingrich cho rằng hiện có thể có rất nhiều người đang nghĩ: “Vấn đề lớn là gì? Ai quan tâm nếu Trung Quốc xây dựng internet toàn cầu thông qua mạng 5G của Huawei?” Câu trả lời sẽ là: “Một mạng internet Trung Quốc sẽ là hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với tất cả những ai tin vào tự do”.

Ông Gingrich đã nhấn mạnh nhiều lần ở Hà Lan, rằng: “Trung Quốc là một nhà nước chuyên chế”. Ông cho biết: “Chính phủ Trung Quốc đã đưa ít nhất 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ vào các trại tập trung. Họ thường xuyên giam giữ các linh mục và giám mục Công giáo. Họ đặt Pháp Luân Công ra ngoài vòng pháp luật và đàn áp. Gần đây, [Bắc Kinh] đã buộc ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất ở Trung Quốc (và cả thế giới) dưới sự ‘giám sát tại khu dân cư’ hay quản thúc tại gia trong nhiều tháng, mà không cần xét xử. Họ đang phát triển và triển khai một hệ thống chấm điểm ‘uy tín công dân’, trong đó chính quyền theo dõi hành vi riêng tư của 1,4 tỷ người, và đánh giá họ mà không cần xét xử”.

Ông Gingrich nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần hành động thống nhất cùng nhau để chống lại mối đe dọa từ mạng lưới internet do Trung Quốc kiểm soát, mà điều này có thể mang tính quyết định trong nửa thế kỷ tới.

Ông Gingrich cho rằng thách thức 5G là một cuộc khủng hoảng, thậm chí còn sát sườn hơn so việc đảm bảo sự lãnh đạo của nước Mỹ trong không gian vũ trụ, mà sự dẫn dắt của Mỹ trong không gian là rất quan trọng đối với sự tồn tại tối hậu của nước Mỹ.

Ông Gingrich cho rằng bài phát biểu của Phó Tổng thống Pence trước Hội đồng Vũ trụ Quốc gia hôm 26/3 cho thấy ông đã nắm bắt được tính cấp bách và sẵn sàng thay đổi các tổ chức, bất chấp sự quan liêu.

“Chúng ta cần nhóm Trump – Pence đưa phâm châm ‘hành động ngày hôm nay’ của [cựu Thủ tướng Anh] Churchillian đối với bộ máy quan liêu trong chính quyền”, ông Gingrich kêu gọi.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/27300-quan-chuc-my-trung-quoc-kiem-soat-internet-dieu-lam-hoang-so-bat-cu-ai-tin-vao-tu-do.html

 

Mỹ: Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen từ chức

Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ Kirstjen Nielsen, người thực thi một số chính sách biên giới gây tranh cãi của Tổng thống Trump, vừa từ chức.

Bà Nielsen nói “vinh dự cả đời” khi làm việc cho Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump viết trên Twitter rằng người tạm thời thay thế bà Nielsen là Kevin McAleenan, Ủy viên Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ.

Bà Nielsen chịu trách nhiệm thực hiện dự án bức tường biên giới và kế hoạch gây ly tán các gia đình nhập cư.

Làm việc cho Trump khó như đi trên dây

Mỹ: Trump hủy chuyến công du của Nancy Pelosi

Chánh văn phòng John Kelly ‘sắp rời Nhà Trắng’

Tiếng khóc trẻ thơ ở biên giới Mỹ

Bà không nêu lý do ra đi trong thư từ chức, mặc dù bà nói rằng đây là “thời điểm thích hợp để tôi bước sang một bên” và nói rằng Hoa Kỳ “ngày nay an toàn hơn so với khi tôi gia nhập chính quyền [của Tổng thống Trump]”.

Thông báo bà Nielsen thôi chức vụ này được đưa ra vài ngày sau khi tổng thống Trump đến thăm khu vực biên giới phía nam.

Ông Trump gần đây đã đe dọa sẽ đóng cửa đường biên giới, nhưng sau đó lại hứa sẽ cho Mexico một năm để ngăn chặn ma túy và người di cư qua Mỹ.

Kirstjen Nielsen là ai?

Bà Nielsen lần đầu tiên gia nhập chính quyền của ông Trump vào tháng 1/2017 với tư cách là trợ lý của cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly.

Bà trở thành phó của ông Kelly khi ông chuyển sang làm chánh văn phòng Nhà Trắng, nhưng trở lại để lãnh đạo Bộ An ninh Nội địa vào cuối năm đó.

Bà Nielsen bảo vệ các chính sách biên giới như giữ trẻ em trong các khu vực được rào dây kẽm gai trước sự lên án mạnh mẽ và chất vấn dữ dội của đảng Dân chủ trong Quốc hội.

Vào tháng 6/2018, những người biểu tình đã la ó tên bà Nielsen khi bà đi ăn tại một nhà hàng Mexico ở Washington DC.

Nhưng bà phớt lờ cuộc biểu tình, viết trên Twitter rằng bà sẽ “làm việc không mệt mỏi” để sửa chữa hệ thống nhập cư yếu kém

Mối quan hệ của bà với ông Trump được cho là khó khăn, mặc dù trong mắt công chúng, bà được nhìn nhận là trung thành với chính quyền Trump.

Một dấu hiệu của chính sách biên giới khắc nghiệt hơn?

Anthony Zurcher, Phóng viên BBC Bắc Mỹ

Bà Kirstjen Nielsen được cho là đã ‘đi trên băng mỏng’ trong chính quyền Trump trong hơn một năm qua. Đồng minh thân cận nhất của bà, ông John Kelly, rời Nhà Trắng vào tháng 12. Bây giờ, cùng với mùa tan băng hàng năm vào mùa xuân, lớp băng dưới chân bà cuối cùng đã vỡ.

Hoặc có lẽ đạt đến vị trí Bộ trưởng An ninh Nội địa đơn giản đã là chạm giới hạn của bà. Câu chuyện thực tế như thế nào sẽ phải chờ đến khi các thông tin nội bộ rò rỉ không thể tránh khỏi mỗi khi ông Trump thực hiện thay đổi nhân sự.

Tuy nhiên, điều có vẻ rõ ràng là có những xung đột diễn ra sau hậu trường trong Nhà Trắng – những xung đột đi kèm với những lời hoa mỹ ngày càng hiếu chiến của tổng thống về vấn đề nhập cư.

Chỉ hai ngày trước, ông Trump đã thôi đề cử Ronald Vitiello cho chức giám đốc Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ bởi vì, ông nói, ông muốn thực hiện một định hướng “cứng rắn hơn”.

Bây giờ thì Bộ trưởng An ninh Nội địa của ông Trump – người mà trước đây ông Trump từng nhìn nhận là ‘không đủ cứng rắn’ – đã từ chức.

Tên của bà Nielsen sẽ mãi mãi gắn liền với chính sách biên giới gây ly tán cho các gia đình nhập cư của chính quyền Trump dẫn đến sự phản đối kịch liệt của lưỡng đảng vào năm ngoái. Tổng thống Trump cuối cùng đã phải nhượng bộ, nhưng những động thái mới nhất này chỉ cho thấy một cách tiếp cận chắc chắn đối đầu hơn với vấn đề an ninh biên giới.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47849288

 

Chính quyền thành phố Chicago

yêu cầu nam tài tử Jussie Smollett

trả khoản tiền điều tra 130,000 Mỹ kim

Theo tin từ ABC News, hai ngày sau khi các công tố viên ở Chicago bất ngờ hủy bỏ các cáo buộc chống lại nam tài tử phim “Empire” Jussie Smollett, các viên chức thành phố đã cho ông Smollett một tuần để trả lại số tiền 130,000 Mỹ kim mà chính quyền thành phố sử dụng để điều tra tội ác kỳ thị vào tháng 1.

Ông Smollett bị buộc tội 16 tội danh sau khi dựng lên một câu chuyện về việc bị tấn công vì là một người da đen đồng tính vào ngày 29 tháng 1 năm 2019.

Vào tối thứ năm (ngày 4 tháng 4), phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Chicago, ông Bill McCraffrey cho biết, nam tài tử không trả số tiền 130,106.15 Mỹ kim dùng để điều tra về câu chuyện trên, và Bộ Tư pháp sẽ tiến hành kiện ông Smollett tại Tòa án quận Cook.

Trong một lá thư gửi đến Bộ Tư pháp vào thứ Sáu (5 tháng 4), luật sư Mark Geragos đại diện cho ông Smollett cho biết, nam tài tử kịch liệt phủ nhận việc dựng lên bất kỳ câu chuyện nào. Luật sư cho biết, vì mọi cáo buộc hình sự chống lại ông Smollett đã bị hủy bỏ, nên việc cáo buộc ông Smollett dàn dựng cuộc tấn công là sai sự thật. Lá thư của luật sư Geragos cũng cáo buộc thành phố Chicago đe dọa khách hàng của ông và nói rằng việc đệ đơn kiện ông Smollett để yêu cầu trả nợ là vi hiến.

Theo ABC News, ông Smollett đã được thả sau khi trả số tiền 10,000 Mỹ kim cho thành phố – tức 10% số tiền thế chân tại ngoại 100,000 Mỹ kim – và phải hoạt động công ích. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-thanh-pho-chicago-yeu-cau-nam-tai-tu-jussie-smollett-tra-khoan-tien-dieu-tra-130000-my-kim/

 

‘Lần đầu tiên’ của Cuba:

Cuộc tuần hành độc lập vì quyền động vật

Hàng trăm người Cuba đã tổ chức cuộc tuần hành phản đối tình trạng ngược đãi động vật.

Sự kiện này được coi là cuộc biểu tình độc lập đầu tiên được phép diễn ra tại Cuba.

Mỹ cho phép kiện các cơ quan Cuba

Safari bí hiểm gần nơi sinh của Fidel Castro

Cuba muốn bỏ Chủ nghĩa Cộng sản

Cuba: Con trai của Fidel Castro tự sát

Các nhà hoạt động đi bộ, mang theo thú cưng và hô vang các khẩu hiệu khi tuần hành hòa bình tại thủ đô Havana.

Họ kêu gọi hãy có luật bảo vệ động vật khi tập trung tại mộ của một phụ nữ Mỹ, người được coi là đã đặt nền móng cho các hoạt động bảo vệ quyền động vật tại Cuba.

Chưa từng có hoạt động tuần hành, biểu tình độc lập

Quốc gia độc đảng này cho đến nay vẫn chỉ cho phép diễn ra các cuộc tuần hành dưới sự chỉ đạo của chính phủ.

“Cuộc tuần hành này đánh dấu thời điểm trước và sau của phong trào bảo vệ động vật tại Cuba,” Beatriz Batista, nhà tổ chức sự kiện này, nói. “Tôi coi đây là một sự kiện lịch sử.”

Những người khác tỏ ra thận trọng hơn.

Nghệ sỹ bất đồng chính kiến Luis Manuel Otero Alcantara nói với hãng tin Reuters rằng đây có thể là một màn trình diễn của chính phủ.

“Điều này cho phép chính phủ nói rằng ‘đấy, nhìn xem chúng tôi cho phép hoạt động tới mức nào’,” ông nói. “Nhưng có thực sự là thế không?”

Các nhà hoạt động đăng tin về cuộc tuần hành trên mạng xã hội.

Hồi tháng 12, chính phủ Cuba đã cho phép triển khai mạng internet di động 3G. Trước đây, người dân phải nối mạng ở các quán cà phê internet và các điểm phát wifi.

Các cuộc tuần hành tại Cuba cho đến nay vẫn bị chính phủ kiểm soát nghiêm ngặt, và hầu như chỉ hạn chế ở mức tuần hành kỷ niệm cuộc cách mạng 1959 hoặc các cuộc diễu hành tôn giáo.

Giới chức vẫn không cho phép tiến hành các cuộc tuần hành phản đối nhà nước.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47852766

 

5 nước thành viên phản đối chuyến thăm EU của TQ

Thứ Hai tới (8/4), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tới thăm châu Âu để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Liên minh châu Âu (EU). Theo truyền thông Hồng Kông, chuyến đi của ông Lý Khắc Cường không nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên EU như Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển và Hà Lan.

Trước đó, truyền thông Anh đưa tin, trong một tuyên bố dự thảo EU đã yêu cầu Trung Quốc mở cửa thị trường trong một thời gian giới hạn.

Vào thứ Ba tuần sau (ngày 9/4), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ có cuộc họp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch hội đồng châu Âu Donald Tusk, và dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố chung. Tuy nhiên, tuyên bố chung khả năng sẽ có trở ngại, vì các nước thành viên EU trước đó đã chất vấn chính quyền Trung Quốc về hành vi hạn chế các công ty châu Âu thâm nhập thị trường Trung Quốc, theo SCMP.

Reuters ngày 20/3 đưa tin, EU đã ban hành một tài liệu cho tất cả các quốc gia thành viên, yêu cầu tất cả các nước phối hợp, hình thành lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh.

Tại hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc năm nay, EU dự kiến sẽ yêu cầu chính quyền Trung Quốc mở cửa thị trường trong khoảng thời gian giới hạn, để EU không còn là vật hy sinh và người bị hại vì bị ĐCSTQ phân biệt đối xử với các doanh nghiệp Trung Quốc, theo Reuters.

Reuters đã nhận được một tuyên bố chung do EU soạn thảo, trong đó EU – Trung Quốc trước mùa hè năm nay, phải “đạt được sự đồng thuận về hàng loạt yêu cầu ưu tiên xoá bỏ rào cản tiếp cận thị trường và yêu cầu mà các doanh nghiệp phải đối mặt,” và, “ít nhất trước khi hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc tiếp theo vào năm 2020 – thời hạn cuối cùng giải quyết nhanh chóng các rào cản còn lại”.

Theo phân tích của các nhà quan sát, tuyên bố chung đã bị mắc kẹt, hoặc ĐCSTQ đã từ chối yêu cầu của EU.

SCMP cho biết sau Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc năm ngoái, Đặc phái viên Bắc Kinh đã tham khảo ý kiến EU trong vài tháng, với hy vọng tại hội nghị thượng đỉnh năm nay sẽ đạt được tuyên bố chung, và Bắc Kinh luôn từ chối đề cập trong bất kỳ tuyên bố nào có liên quan đến việc thiết lập một “cơ chế quy định trật tự quốc tế”.

Ngoài ra, các nước thành viên EU không hài lòng với “Luật đầu tư nước ngoài” mà ĐCSTQ vừa thông qua trong năm nay.

Nguồn tin nói rằng EU hy vọng, đối với các công ty châu Âu đến Trung Quốc đầu tư sẽ nhận được một chính sách “nới lỏng” hơn, nhưng luật mới này không giải quyết các mối quan tâm chủ yếu của EU, đặc biệt, ĐCSTQ còn ban hành một danh sách dài các ngành công nghiệp bị cấm đầu tư ở Trung Quốc.

Chính phủ Bắc Kinh đã đối xử “thiên vị” đối với các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước, điều này gây khó khăn cho các công ty châu Âu đang và sắp hoạt động tại Trung Quốc.

Theo NTD, ĐCSTQ đã khẩn trương thông qua “Luật Đầu tư nước ngoài”, vốn bị cáo buộc chỉ giải quyết vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc và trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ mà Hoa Kỳ tập trung trong

đàm phán thương mại, tuy nhiên để đối phó với áp lực quốc tế, ĐCSTQ đã ban hành một số luật liên quan, nhưng nó chưa bao giờ được thực thi.

Khi chính phủ Hoa Kỳ phát động một cuộc phản công toàn diện đối với tham vọng bành trướng và “xâm lược kinh tế” của ĐCSTQ, một cuộc chiến tranh lạnh mới đã bắt đầu. EU sẽ sát cánh cùng Hoa Kỳ, đặt định nghĩa mới cho Trung Quốc là “đối thủ toàn diện”.

Tờ Mainichi Shimbun Nhật Bản báo cáo, trong cuộc hội đàm bốn bên giữa Trung Quốc, Pháp, Đức và EU tổ chức tại Pháp vào ngày 26/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron yêu cầu ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc “tôn trọng sự đoàn kết của EU”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi Bắc Kinh thay đổi tình trạng bất bình đẳng thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu.

Bloomberg cũng đưa tin, ở Đức ông Jean-Claude Juncker cũng chỉ trích mạnh mẽ sự bất công thương mại của Bắc Kinh và kế hoạch “Vành đai và Con đường” vào ngày 1/4.

Ông Vương Siêu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố vào ngày 3/4, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đến thăm châu Âu từ ngày 8 đến 12/4 và tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc tại trụ sở EU ở Brussels vào ngày 9/4, vào ngày 12/4, ông Lý sẽ thăm chính thức Croatia và tham dự cuộc họp các nhà lãnh đạo “16 + 1” lần thứ 8 giữa Trung Quốc và các nước khu vực Đông và Trung Âu.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27299-5-nuoc-thanh-vien-phan-doi-chuyen-tham-eu-cua-tq.html

 

Libya : Đặt cược vào thống chế Khalifa Haftar,

 ngoại giao Châu Âu “bẽ mặt”

Minh Anh

Bất chấp các lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc về một cuộc « hưu chiến nhân đạo », đoàn quân của thống chế Khalifa Haftar, Lực lượng vũ trang Quốc gia Libya, vẫn tiến đánh về Tripoli, chống lại Chính phủ Hòa giải Quốc gia, được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Một cái tát « điếng người » dành cho giới ngoại giao phương Tây, vốn đã đặt nhiều kỳ vọng vào tướng Haftar ?

Phải chăng các nước phương Tây, trong đó có Liên Hiệp Châu Âu và nhất là Paris đã quá « ngây thơ » nghĩ rằng tuyên bố « giải phóng Tripoli » của thống chế Haftar chỉ đơn giản là lời lẽ khoác lác ? Châu Âu và Hoa Kỳ đã đánh giá quá thấp về tham vọng của ông Haftar ?

Kể từ khi chế độ Kadhafi sụp đổ và bản thân nhà độc tài Kadhafi bị giết chết tháng 10/2011, đất nước Libya trở thành bãi chiến trường xâu xé giữa các phe phái Libya. Không kể sự hiện diện của binh sĩ nhiều cường quốc, như Mỹ, Pháp, Algeri, Ai Cập, có hai lực lượng vũ trang Libya chính, tranh giành quyền lực : một bên là quân đội quốc gia Libya, trực thuộc chính quyền trung ương, đóng tại thủ đô Tripoli và được nhiều nước phương Tây ủng hộ. Bên kia là lực lượng của tướng Khalifa Haftar, sau tự xưng là thống chế, với thành trì là Benghazi, ở phía đông Libya và không được chính quyền ở Tripoli công nhận.

Giúp Kadhafi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước năm 1969, nhưng lại bị bắt làm tù binh ở Tchad năm 1987, trong cuộc chiến trên dải Aouzou, ông Haftar, sau khi đào thoát, đã trải qua nhiều năm long đong, phải đào tẩu sang Mỹ, rồi trở về Libya gây dựng lại thanh thế của mình trong làn sóng cách mạng.

Phương Tây nghĩ rằng việc đưa Haftar trở lại sẽ giúp cân bằng bàn cờ chính trị « mong manh» tại Libya, đồng thời có thể « thuần hóa » và « kềm hãm » tinh thần chủ nghĩa quân phiệt của vị thống chế bị nghi ngờ là có ý định khôi phục chế độ chuyên chế theo mô hình Ai Cập.

Qua tính toán này của phương Tây, đất nước Libya trên thực tế, đã bị chia cắt làm hai : Bên đông ủng hộ tướng Haftar và bên tây là theo lãnh đạo chính phủ lâm thời ông Sarraj. Cộng đồng quốc tế, nhất là Pháp, nỗ lực tìm cách hàn gắn hai nước Libya đối nghịch nhau nhằm hướng đến một cuộc bầu cử kép – Quốc hội và Tổng thống – nhưng bất thành.

Bởi vì, như nhận xét của ông Jahel Harchaoui, chuyên gia thuộc Viện Clingendael tại La Haye với Le Figaro, « Khalifa Haftar không phải là một con rối (…) Sự trợ giúp của nước ngoài được ông sử dụng theo ý muốn của mình ». Với chiến thuật vừa đánh vừa đàm, các lực lượng ủng hộ thống chế Haftar cứ tiến từng quân chốt, đi từ phía nam tiến dần về Tripoli.

Trong trước mắt, vấn đề thay thế chính quyền dân sự bằng một chế độ quân sự vẫn chưa rõ ràng. Tướng Haftar khẳng định với một nhà ngoại giao phương Tây rằng ông chỉ đặt quân đội dưới sự chỉ huy của một tổng thống « được bầu lên ». Trong hồ sơ này, phương Tây và thế giới Ả Rập dường như cũng đang bị chia rẽ. Ai Cập và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất gần như nghiêng hẳn về phía thống chế Haftar.

Tại Liên Hiệp Quốc, mặc dù Pháp, Ý, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Anh Quốc và Hoa Kỳ trong cuối tuần qua đã « bày tỏ quan ngại sâu sắc » trong một thông cáo, tuy nhiên, theo nhận xét của Jahel Harchaoui thì « Washington cũng muốn quy trách nhiệm cho Pháp và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất » trong vụ việc này.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190408-libya-dat-cuoc-vao-thong-che-khalifa-haftar-ngoai-giao-chau-au-be-mat

 

Huawei có thể bị cấm ở khu Westminster, London

vì ‘bảo mật rất kém’

Leo KelionBiên tập công nghệ

Một quan chức an ninh mạng hàng đầu nói rằng thực hành kỹ thuật ‘kém’ của Huawei có thể khiến thiết bị mạng di động của họ có thể bị cấm tại khu dinh thự và trụ sở chính phủ, nghị viện Anh tại Westminster, London và các nơi khác ở Anh.

Tiến sĩ Ian Levy của cơ quan tình báo Anh GCHQ nói với BBC Panorama rằng hãng viễn thông Trung Quốc đang phải đối mặt với việc bị cấm tham gia thiết kế “bộ não” của mạng 5G.

Chính phủ Anh dự kiến ​​sẽ công bố vào tháng 5/2019 về việc liệu họ sẽ hạn chế hoặc thậm chí cấm công nghệ 5G của Huawei.

Anh ‘xử lý được rủi ro về Huawei’

Tại sao Anh không cấm Huawei?

Huawei kiện chính phủ Mỹ về lệnh cấm thiết bị

Huawei phạt nhân viên vì dùng iPhone để đăng tweet

Huawei cho biết họ sẽ xử lý các mối quan ngại.

Tháng trước, một đánh giá bảo mật về Huawei cho biết sẽ rất khó để quản lý rủi ro cho các sản phẩm trong tương lai của hãng này cho đến khi các khiếm khuyết trong quy trình bảo mật của họ được khắc phục.

Tài liệu này cho biết thêm rằng các vấn đề kỹ thuật với cách tiếp cận phát triển phần mềm của Huawei dẫn đến lỗ hổng trong các sản phẩm hiện có, trong một số trường hợp chưa được khắc phục, dù đã được xác định trong các phiên bản trước.

Trong một cuộc phỏng vấn, giám đốc bộ phận thiết bị viễn thông của Huawei cho biết dự định chi hơn 2 tỷ đô la đã cam kết cho một “chương trình chuyển đổi” để xử lý các vấn đề được xác định.

“Chúng tôi hy vọng biến thách thức này thành cơ hội tiến về phía trước”, Ryan Ding, giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh nhà mạng của Huawei cho biết.

“Tôi tin rằng nếu chúng tôi có thể thực hiện chương trình này theo kế hoạch, Huawei sẽ trở thành thương hiệu mạnh nhất trong ngành viễn thông về bảo mật và độ tin cậy.”

Vì sao Huawei khiến nhiều nước lo ngại

Đức xem xét cấm Huawei lập mạng 5G

Huawei tuyên bố sa thải Vương Vệ Tinh

Mỹ ‘cảnh cáo đồng minh Đức về Huawei’

‘Rất kém’

Tuy nhiên, Tiến sĩ Levy – giám đốc kỹ thuật của Trung tâm an ninh mạng quốc gia GCHQ – cho biết ông vẫn chưa bị thuyết phục.

“Bảo mật của Huawei rất đáng ngờ – đó là kỹ thuật như hồi năm 2000 – rất kém.”

“Chẳng có gì khiến chúng tôi thấy tự tin rằng họ sẽ thực hiện những gì họ đề ra trong chương trình chuyển đổi.”

Mobile UK – tập đoàn đại diện cho Vodafone, BT, O2 và Three – cảnh báo rằng việc ngăn chặn Huawei tham gia mạng 5G của Anh quốc có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này lên tới 6,8 tỷ bảng và trì hoãn việc ra mắt các mạng thế hệ tiếp theo đến hai năm.

Những nơi đã dùng thiết bị của Huawei thì chọn cách không để chúng lọt vào trong hệ thống được biết đến như lõi mạng, nơi thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra ID của thiết bị và quyết định giao thức định tuyến thoại và dữ liệu.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47849569

 

Đề xuất quản lý internet ở Anh gây tranh cãi

Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh (viết tắt DCMS) vừa đề xuất lập tổ chức độc lập sẽ viết “quy tắc hành xử” cho công ty công nghệ.

Nhưng giới chỉ trích nói kế hoạch này đe dọa tự do ngôn luận.

VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?

VN muốn truy thuế với thu nhập từ Google và Facebook

Sách trắng về Nguy hại trên Mạng là đề xuất của DCMS cùng bộ nội vụ Anh. Văn bản vừa được công bố để lấy ý kiến trong 12 tuần.

Văn bản này đề nghị cho phép nhà quản lý độc lập được phạt các công ty vi phạm. Các trang web có thể bị phạt hoặc bị chặn ở Anh nếu không đối phó với “nguy hại online” như tuyên truyền khủng bố và hành hạ trẻ em.

Bộ trưởng của DCMS Jeremy Wright nói: “Kỷ nguyên tự quản lý cho công ty mạng đã hết.”

“Hành động tự nguyện của ngành này để chống nguy hại trên mạng đã không diễn ra thường xuyên hay đủ xa.”

Đề xuất nêu ra những vấn đề mà thực ra đã được định nghĩa rõ trong luật Anh như tuyên truyền khủng bố, lạm dụng trẻ em, quay phim sex trả thù người tình, quấy rối, bán hàng phi pháp.

Nhưng ngoài ra, đề xuất lại bàn tới cả các hành vi mà chưa có định nghĩa luật pháp rõ rệt như quấy rối trên mạng, đưa tin giả.

Đề xuất nói các mạng xã hội phải đối phó với các bài đăng cổ vũ việc tự tử và tự làm hại cơ thể.

Theo đề nghị, sẽ có một tổ chức độc lập theo dõi các công ty internet.

Tổ chức này sẽ có ngân sách nhờ ngành công nghệ cung cấp, và sẽ ra “quy tắc hành xử”.

Quy định mới, theo đề nghị, sẽ áp dụng cho các hãng như Snapchat, Facebook, Twitter và Google.

Đại diện Facebook ở Anh nói trong thông cáo: “Các quy định mới cho internet cần bảo vệ xã hội khỏi nguy hại, và cũng ủng hộ sáng tạo, kinh tế số và tự do ngôn luận.”

TechUK, tổ chức đại diện cho ngành công nghệ Anh, nói chính phủ phải “rõ ràng về những thỏa hiệp cân bằng giữa ngăn chặn nguy hại và các quyền cơ bản”.

Matthew Lesh, từ Viện Adam Smith, phê phán: “Chính phủ cần xấu hổ vì dẫn đầu thế giới phương Tây trong kiểm duyệt internet.”

https://www.bbc.com/vietnamese/business-47852988

 

Bế tắc ở London khiến giải pháp Brexit ‘bị treo’ giữa hai đảng

Thủ tướng Theresa May cố gắng thuyết phục Đảng Lao động đối lập đồng ý thỏa thuận ly hôn, hai ngày trước hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp, nơi bà sẽ cố gắng trì hoãn thời hạn Brexit vào ngày 12/4/2019.

Brexit đã bị trì hoãn một lần nhưng bà May đang yêu cầu EU thêm thời gian nữa khi bà tiếp cận với lãnh đạo đảng Lao động đối lập, ông Jeremy Corbyn, đảng này muốn giữ Vương quốc Anh gắn chặt hơn với EU sau Brexit.

Thủ tướng May sẽ tới Berlin và Paris vào ngày thứ Ba, 09/4 để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và sẽ gọi điện cho các nhà lãnh đạo khác trước khi đưa ra đề nghị cho một trì hoãn khác tại hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày thứ Tư tại Brussels.

Brexit: Đàm phán liên đảng chưa có điểm chung

EU đồng ý cho dân Anh ‘miễn visa’ sau Brexit

Thủ tướng Anh sẽ đề nghị EU gia hạn Brexit

Anh sẽ dùng lại hộ chiếu xanh dương sẫm

Gần ba năm sau khi Anh gây sốc khi bỏ phiếu 52% so với 48% để rời EU, bà May cảnh báo rằng Brexit có thể không bao giờ xảy ra, nhưng nói rằng bà sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng điều đó xảy ra.

Keir Starmer, nhân vật phụ trách chính về Brexit của đảng Lao động, cho biết chính phủ Theresa May cho đến nay vẫn chưa thay đổi lập trường đối với Brexit và do đó hai bên, không có cách nào tiến bộ.

“Cả chúng tôi và chính phủ đã tiếp cận điều này với tinh thần cố gắng tìm cách tiến về phía trước. Chúng tôi chưa tìm được điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục”, ông Starmer nói.

“Trái bóng hiện ở bên sân của chính phủ,” ông ấy nói thêm. “Chúng tôi cần xem xét những gì họ đưa ra khi ngồi lại và khi họ hành động, chúng tôi khi đó sẽ có một lập trường tập thể về điều đó.

‘Càng sớm càng tốt’

Vì sao kinh tế Anh có vẻ tốt bất chấp lo lắng Brexit?

Brexit: Anh được hai ‘hạn chót’ treo trên đầu

Tháng 3/2019 dừng tự do lưu trú Anh-EU

Theo Reuters, những gì mà ông Starmer gọi là trao đổi thông tin liên lạc đã diễn ra vào cuối tuần và, trong khi không có cuộc đàm phán nào được lên kế hoạch cho thứ Hai, ông nói rằng mọi thứ có thể phát triển. Ông nói rằng một chương trình nghị sự đã được lưu hành bao gồm ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý mang tính xác nhận.

Thủ tướng muốn chúng tôi có thể đồng ý với phe đối lập càng sớm càng tốtPhát ngôn viên của Thủ tướng May

Người phát ngôn của bà May cho biết Thủ tướng hy vọng các cuộc đàm phán chính thức có thể diễn ra sau đó vào cuối ngày thứ Hai, và nói thêm:

“Thủ tướng muốn chúng tôi có thể đồng ý với phe đối lập càng sớm càng tốt.”

Người phát ngôn này nói rằng Thủ tướng May muốn Anh có một chính sách thương mại độc lập – một điều khó giải quyết với nhu cầu thành viên của liên minh hải quan – và cả hai bên sẽ cần phải thỏa hiệp.

Cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 cho thấy một Vương quốc Anh bị chia rẽ nhiều hơn so với tư cách thành viên EU và đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi về mọi thứ, từ ly khai và nhập cư đến chủ nghĩa tư bản, đế chế và ý nghĩa của việc trở thành người Anh.

Các nhà lãnh đạo EU, mệt mỏi vì cuộc khủng hoảng mang tên Brexit, phải quyết định vào thứ Tư có nên trao cho bà May sự tán thành hay không, khi Thủ tướng Anh đã đưa ra đề nghị trì hoãn thời hạn cho đến ngày 30 tháng Sáu, một sự chậm trễ hơn nữa.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47859064

 

Brexit: Bìa hộ chiếu mới của Anh Quốc

không còn ghi dòng chữ LHCA

Mai Vân

Trong lúc chính quyền Anh và đối lập tiếp tục thảo luận rất chật vật về một kế hoạch Brexit, mà theo thủ tướng Theresa May cần đến nhiều « thỏa hiệp »giữa hai bên, Luân Đôn đã bắt đầu cấp những hộ chiếu trên bìa không còn ghi dòng chữ « European Union » (Liên Hiệp Châu Âu). Đây là một thay đổi đầy biểu tượng nhưng không phải ai cũng tán đồng.

Thông tín viên RFI tại Luân Đôn, Murielle Delcroix tường thuật :

Peter và cô bạn đã rất ngạc nhiên. Cách đây vài ngày, họ đã nhận hai hộ chiếu mới, vẫn là một màu đỏ Bordeaux, nhưng một cái có ghi « European Union », còn cái kia thì không. Hai người đã gởi đơn xin đổi hộ chiếu cùng ngày, trong lúc mà thời hạn Brexit ban đầu vẫn là 29/03/2019.

Để giải thích điều kỳ lạ này, bộ Nội Vụ Anh nói rõ là hộ chiếu mới đưa ra lưu hành vào ngày 30/03/2019, còn những hộ chiếu cũ sẽ tiếp tục được cấp một thời gian nữa cho đến khi nào hết lượng tồn trữ.

Giống như Brexit, việc bỏ đi dòng chữ này đã làm dấy lên những phản ứng nhạy cảm và rất khác nhau trên các mạng xã hội. Những người đã bỏ phiếu rời Liên Hiệp Châu Âu đã rất vui mừng, họ có cảm giác tìm lại được bản sắc Anh của mình. Họ nôn nóng chờ đợi từ đây đến cuối năm, những hộ chiếu màu xanh lơ như các hộ chiếu cũ, trước khi Anh Quốc vào Liên Hiệp.

Ngược lại, những người chống Brexit cảm thấy rụng rời. Họ đánh giá là không nên thay đổi hộ chiếu khi mà Anh Quốc vẫn còn trong Liên Hiệp Châu Âu. Một người đã viết trên mạng : Hộ chiếu mới của tôi vẫn còn chữ EU, như thế càng tốt. Tôi nghĩ là chúng ta sẽ còn thảo luận về Brexit cho đến lúc hộ chiếu này hết hạn vào năm 2029 ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190408-brexit-ho-chieu-moi-cua-anh-quoc-xoa-bo-ghi-chu-%E2%80%9Ceu%E2%80%9D

 

Diệt chủng ở Rwanda :

TT Pháp muốn có ngày tưởng niệm nạn nhân Tutsi

Minh Anh

Ngày 07/04/2019, điện Elysée ra thông cáo cho biết tổng thống Emmanuel Macron mong muốn là ngày 07/04 được chọn là ngày tưởng niệm các nạn nhân Tutsi trong vụ diệt chủng ở Rwanda.

Nguyên thủ Pháp bày tỏ mong muốn này trong bối cảnh chính quyền Rwanda đòi hỏi Pháp phải lên tiếng xin lỗi và nhận một phần trách nhiệm trong vụ thảm sát sắc tộc Tutsi Rwanda cách nay 25 năm.

Từ hôm 07/04, Rwanda bắt đầu tiến hành một loạt các hoạt động tưởng niệm khoảng 800 ngàn nạn nhân là người Tutsi bị giết hại trong vụ diệt chủng năm 1994. Trong một phần tư thế kỷ qua, quan hệ giữa hai nước luôn luôn căng thẳng, Paris và Kigali vẫn tranh cãi về vai trò và trách nhiệm của quân đội Pháp trong vụ thảm sát năm 1994.

Ngày 05/04, tổng thống Pháp đã cho thành lập một tiểu ban bao gồm các chuyên gia và sử gia, chịu trách nhiệm nghiên cứu các tư liệu của Pháp nhằm làm rõ vai trò của Pháp tại Rwanda trong giai đoạn 1990-1994.

Theo đặc phái viên RFI tại Kagali, Christophe Boisbouvier, từ một phần tư thế kỷ qua, Rwanda vẫn đang chờ đợi các cường quốc lên tiếng xin lỗi để xẩy ra vụ diệt chủng này :

« 25 năm sau khi lực lượng Mũ nồi xanh của Liên Hiệp Quốc phải rút lui một cách thảm hại, Rwada vẫn đang chờ đợi những lời xin lỗi từ phía các cường quốc. Những lời xin lỗi như phát biểu thủ tướng Bỉ Charles Michel, ngày hôm qua (07/04), tại Kigali : Vâng, cần phải nói thẳng. Vụ thảm sát này là một thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc phòng ngừa, ngăn chặn hành động phạm tội ác chống nhân loại. Một loạt các khinh suất, bất lực, một loạt các sai trái và lỗi lầm đã dẫn đến việc xẩy ra thảm họa diệt chủng.

Rwanda cũng đang chờ đợi các nước châu Âu và Bắc Mỹ thể hiện quyết tâm chính trị, cho bắt giữ những kẻ phạm tội ác diệt chủng đang ẩn náu ở đó, hoặc nhập quốc tịch nước khác để trốn tránh trách nhiệm. Jean-Damascène Bizimana, tổng thư ký Ủy ban Quốc gia Đấu tranh Chống nạn Diệt chủng ở Rwanda, tố cáo : Điều rõ ràng có thể nhận thấy là 25 năm sau vụ diệt chủng, vẫn có những quốc gia từ chối xét xử những kẻ phạm tội ác diệt chủng hoặc từ chối dẫn độ với lập luận rằng những kẻ này đã mang quốc tịch nước khác. Điều này không có sức thuyết phục.

Trong số những quốc gia bị chỉ trích, có nước Pháp, nơi mà chỉ có 3 kẻ phạm tội bị xét xử và kết án tù ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190408-diet-chung-o-rwanda-ngay-tuong-niem-nan-nhan-tutsi

 

Vì sao Thượng đỉnh Nga -Triều Tiên

là nỗi ám ảnh với Mỹ và TQ?

Hội nghị Thượng đỉnh Nga -Triều Tiên nếu diễn ra sẽ giúp cả hai nước có nhiều lợi thế trên bàn đàm phán, đặc biệt với Mỹ và Trung Quốc.

Triều Tiên đang quay sang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nga – một đồng minh thời Chiến tranh Lạnh, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Mỹ đạt được ít tiến triển và nhà lãnh đạo Kim Jong Un tìm cách giảm nhẹ biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này.

Cơ hội mới cho Nga và Triều Tiên

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội kết thúc mà không đạt được thỏa thuận bởi vẫn còn nhiều bất đồng giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong Un liên quan đến chương trình hạt nhân. Nếu không được nới lỏng các biện pháp trừng phạt, ông Kim Jong Un sẽ khó đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. Truyền thông Triều Tiên cho biết, chính phủ nước này đã gửi thư tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề nghị xem xét lại các biện pháp trừng phạt mà nước này cho là “hành động nhằm đẩy Triều Tiên vào thời kỳ đen tối”, song chưa được đáp lại. Và giờ là lúc Triều Tiên cần sự ủng hộ của Nga.

Hồi đầu tháng 3/2019, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, các hoạt động chuẩn bị cho cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Putin và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang được tiến hành, nhưng

không tiết lộ thời gian và địa điểm cụ thể. Theo một số nguồn tin, hội nghị này có thể được tổ chức tại thành phố cảng Vladivostok thuộc khu vực Viễn Đông Nga.

Sự gần gũi và mối liên hệ bền chặt giữa Nga và Triều Tiên đã có những tiến triển sâu sắc trong lịch sử. Nga là đối tác ngoại giao và kinh tế quan trọng của Triều Tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Moscow đã sát cánh với Bình Nhưỡng trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) với sự hỗ trợ khí tài, xe tăng, máy bay và cố vấn chiến lược. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Moscow là đồng minh tài chính quan trọng nhất của Bình Nhưỡng, chiếm 1/2 kim ngạch thương mại với nước ngoài của Triều Tiên.

Giới quan sát đánh giá, Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Triều nếu diễn ra sẽ mang đến cơ hội quan trọng cho cả Bình Nhưỡng và Moscow để thúc đẩy các lợi ích riêng lẫn lợi ích chung. Hội nghị này sẽ giúp Triều Tiên nhận được sự ủng hộ từ một nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt và xúc tiến kế hoạch ngoại giao B nếu quan hệ với Trung Quốc – đối tác chính của Triều Tiên gặp trở ngại.

Về phía Tổng thống Putin – người đang nỗ lực đưa Nga trở thành một siêu cường, cuộc gặp Thượng đỉnh với lãnh đạo Kim Jong Un sẽ là cơ hội để ông mở rộng tầm ảnh hưởng và nắm được các thông tin về cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều, chuyên gia người Nga Andrei Lankov tại trường đại học Kookmin, Seoul cho biết.

Moscow phản đối những nỗ lực nhằm thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng và sự hợp nhất hai miền Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Hàn Quốc, song lại ủng hộ tiến trình giải giáp vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, ông Lankov nói. “Với Nga, sự ổn định trên Bán đảo Triều Tiên là ưu tiên quan trọng nhất”.

Mặc dù sự hỗ trợ của Nga dành cho Triều Tiên đã giảm đáng kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhưng Moscow vẫn để ngỏ việc cung cấp viện trợ kinh tế ở mức độ giới hạn cho Bình Nhưỡng, ông Wi Sung-lac, cựu đại sứ Hàn Quốc tại Nga nhấn mạnh. Trước đó hôm 4/4, truyền thông Triều Tiên cho hay Nga đã quyên góp 50.000 tấn lúa mì thông qua Chương trình lương thực thế giới (WFP) để hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu lương thực tại Triều Tiên.

Tờ Washington Post dẫn lời Andrea Kendall Taylor, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Mỹ mới tại Washington nhận xét rằng, cả Nga và Mỹ đều muốn Triều Tiên giải trừ kho vũ khí hạt nhân nhưng họ bất đồng về cách tiếp cận. Trong khi Mỹ muốn gây sức ép bằng trừng phạt thì Nga cho rằng các biện pháp này đang kìm kẹp nhà lãnh đạo Kim Jong Un, khiến tiến trình phi hạt nhân hóa trở nên khó khăn hơn: “Triều Tiên là một vấn đề nơi có sự chồng lấn giữa các lợi ích của Nga và Mỹ nhưng cũng là lĩnh vực mà hai nước có thể tìm thấy sự hợp tác”, bà nói.

Chuyên gia Kendall Taylor cho biết thêm, mục tiêu của Nga là đánh bại cái mà nước này cho là chủ nghĩa đơn phương của Mỹ và giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Bắc Á. Chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an cho phép Moscow phủ quyết bất cứ đề xuất nào của Washingon về việc áp đặt lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, giúp nước này dễ dàng vận động hành lang ủng hộ Triều Tiên hơn. Tuy nhiên, Moscow không thể dỡ bỏ trừng phạt với Bình Nhưỡng nếu không có sự chấp thuận của Mỹ cùng các đồng minh Anh và Pháp.

Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng muốn Triều Tiên mở cửa thương mại, giảm sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và điều này phù hợp với mong muốn của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, chuyên gia Neil Bhatiya thuộc Trung tâm an ninh Mỹ mới nhận xét.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/27296-vi-sao-thuong-dinh-nga-trieu-tien-la-noi-am-anh-voi-my-va-tq.html

 

Thổ Nhĩ Kỳ : Bầu cử cấp thành phố vẫn chưa tới hồi kết

Thanh Hà

Một tuần sau cuộc bầu cử cấp thành phố tại Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả ban đầu cho thấy hai thành phố lớn là thủ đô Ankara và lá phổi kinh tế, Istanbul lọt vào tay phe đối lập.

Hôm 07/04/2019, đảng AKP của tổng thống Erdogan đòi kiểm lại toàn bộ số phiếu. Dường như đảng này thất bại ở thủ đô Ankara. Còn tại Istanbul, tình hình chưa ngã ngũ.

Thông tín viên Alexandre Billette từ Istanbul cho biết thêm :

“Tại một số quận, người ta đã kiểm lại toàn bộ số phiếu. Ở một số nơi khác, thì chỉ kiểm lại những lá phiếu không có giá trị. Giờ đây đảng AKP đòi kiểm lại toàn bộ tất cả những lá phiếu của cử tri ở thành phố Istanbul.

Hiện đang dẫn đầu với số phiếu khá sát sao, ứng cử viên đại diện cho phe đối lập cho rằng đây là kế hoãn binh, để dời lại ngày công bố kết quả chính thức cho thấy đảng cầm quyền đã bị thua.

Theo ứng viên đối lập, đảng AKP cần có thêm thời gian để xóa hết vết tích những vụ bê bối trong các tòa thị chính những năm gần đây. Đảng đối lập RTE quan niệm đây là lúc để giành lấy thắng lợi khi biết rằng càng kiểm lại phiếu thì khác biệt về số phiếu lại càng bị thu hẹp.

Nói cách khác, chưa có gì ngã ngũ. Các bên còn có thời gian cho đến ngày 10/04/2019 để khiếu nại với Ủy ban bầu cử. Từ nay đến đó nhiều tin đồn thổi, nhiều thuyết âm mưu được lưu truyền. Một số bình luận gia thân chính quyền không còn ngần ngại tố cáo phe đối lập bịa đặt ra những kết quả kiểm phiếu thuận lợi cho họ”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190408-tho-nhi-ky-bau-cu-cap-thanh-pho-van-chua-toi-hoi-ket

 

Uganda cứu du khách Mỹ bị đòi tiền chuộc 500 nghìn đôla

Một khách du lịch Mỹ và người tài xế của đã được cứu sống sau khi bị bắt cóc tại một công viên quốc gia ở tây nam Uganda tuần trước, Reuters đưa tin, dẫn chính quyền hôm 7/4.

Cô Kimberley Sue Endecott, 35 tuổi, đã bị các tay súng bắt cóc ở Công viên Quốc gia Nữ hoàng Elizabeth, gần biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ Congo, vào ngày 4/4.

Theo Reuters, những kẻ bắt cóc sau đó đã yêu cầu trả một khoản tiền chuộc 500.000 đôla để đổi lấy mạng sống của cô.

XEM THÊM:

Nạn nhân Mỹ bị bắt cóc tại Uganda bị đòi tiền chuộc 500 ngàn đô

Hiện chưa rõ danh tính của các tay súng, nhưng nơi vụ bắt cóc xảy ra từng là địa điểm hoạt động của các phiến quân.

Các vụ bắt cóc và tấn công liên quan tới khách du lịch hiếm khi xảy ra ở Uganda. Vụ cuối cùng xảy ra năm 1999.

Khi đó, một cặp người Mỹ, bốn người Anh và hai người New Zealand bị giết cùng với bốn hướng dẫn viên Uganda, sau khi bị các tay súng tấn công tại một công viên quốc gia.

https://www.voatiengviet.com/a/uganda-c%E1%BB%A9u-du-kh%C3%A1ch-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFt-c%C3%B3c-v%C3%A0-%C4%91%C3%B2i-ti%E1%BB%81n-chu%E1%BB%99c-500-ngh%C3%ACn-%C4%91%C3%B4la/4865618.html

 

Tinh thần tự cường thời Park Chung-hee và xa lộ Seoul-Busan

Cuộc tranh luận về chuyện có mời hay không nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc Nam ở Việt Nam hiện nay làm nóng lại câu chuyện Hàn Quốc và xa lộ Seoul – Busan năm 1970.

Các chỉ số kỹ thuật, kinh tế và mục tiêu giao thông quan trọng của Gyeongbu Expressway đã được nhiều tài liệu nói đến.

Nhưng điều quan trọng hơn cả, như Do Je-hae từng viết trên trang The Korea Times hồi kỷ niệm 40 năm công trình này, xa lộ đầu tiên của Hàn Quốc là dấu ấn cho tinh thần tự cường mà Tổng thống, nhà độc tài Park Chung-hee thổi vào xã hội Hàn khi đó.

Đầu tiên là khó khăn về tâm lý:

Hàn Quốc mới ra đời năm 1948 và phải trải qua đói nghèo thời hậu thuộc địa, sự tàn phá của Thế Chiến 2, và cuộc chiến Triều Tiên vừa chấm dứt năm 1953.

Ở cả Hàn Quốc khi đó rất phổ biến tâm lý chiến bại (defeatism), và mặc cảm bi quan, thua kém Nhật Bản, nước đô hộ bán đảo Triều Tiên tàn bạo, bị thua trận trong Thế Chiến nhưng sau đó đã vươn lên ngoạn mục.

Tới đến là khó khăn về tài chính:

Ngân hàng quốc tế về kiến thiết và phát triển (International Bank for Reconstruction and Development) tin rằng kinh tế Hàn còn quá yếu kém để cần một xa lộ lớn, hiện đại như vậy.

Vào thời điểm ra quyết định xây xa lộ Gyeongbu, thu nhập bình quân đầu dân của Hàn Quốc chỉ mới là 142 USD/năm.

Và Hàn Quốc đã bị từ chối khoản tiền muốn vay để xây đường xa lộ nối hai đô thị Bắc – Nam của quốc gia này.

Cuối cùng, tổng thống Park Chung-hee đã quyết định tự xây, không đi vay mượn và thuê ai khác.

Toàn bộ công trình tính ra đã tốn cho Hàn Quốc 42,9 tỷ won, bằng 23,6% ngân sách quốc gia năm 1967.

Đây là một quyết định mạo hiểm của chính phủ Hàn Quốc, vì chỉ riêng công trình này, nếu không thành công, có thể khiến quốc gia phá sản.

Nhưng ngày 1/01/1968, lễ động thổ bắt đầu, thể hiện tinh thần ‘Người Hàn làm được’.

Xây từng đoạn một

Về mặt kỹ thuật, xa lộ Seoul-Busan trên thực tế không phải là một đường nối hai thành phố này, mà chạy qua rất nhiều thành phố khác.

Hàn Quốc cho thiết kế từng đoạn một, từ Seoul tới Suwon, Osan, Cheonan, Daejeon, Gumi, Daegu, và Busan.

Nhiều đoạn xuyên núi phải thiết kế hầm, có những đoạn xây rộng nhiều làn xe, có đoạn vì địa hình khó khăn phải giảm số làn và đổi cách điều phối giao thông.

Đẩy giao thương Hàn-Việt lên 100 tỷ USD

Hàn Quốc: Ăn hiệu một mình sợ mang tiếng

Chợ Hàn Quốc cấm giết mổ chó

Hàn Quốc trả 890 triệu đô/năm cho căn cứ Mỹ

Đến tháng 7/1970, đoạn cuối cùng qua vùng núi, nối Daejeon và Daegu hoàn thành, đánh dấu một thành công vĩ đại của ngành xây dựng đường xá Hàn Quốc.

Không chỉ thể hiện được tinh thần ‘tự lực tự cường’, công trình còn kết nối các khu vực kinh tế quan trọng với trên 60% dân cư cả nước.

Hơn nữa, các công ty Hàn đã nắm bắt được công nghệ xây xa lộ và biến nó thành một mũi nhọn để nhận thầu xây đường cao tốc trên thế giới.

Nhưng công trình Gyeongbu Expressway cũng làm trên 70 công nhân thiệt mạng, và Hàn Quốc đã phải huy động hàng triệu công nhân tham gia xây dựng.

Ngày nay, Gyeongbu Expressway được ca ngợi vì lý do lịch sử hơn là giá trị sử dụng vì nó đã bị cho là cũ.

Sang cuối thập niên 1990, đầu 2000, Hàn Quốc cho xây tuyến xe lửa siêu tốc Seoul – Busan, mang tên Gyeongbu high-speed railway, thể hiện một trình độ công nghệ thế hệ khác hẳn so với thập niên 1970.

Vào lúc đó, kinh tế Hàn Quốc đã thuộc hàng 27 trên toàn thế giới

https://www.bbc.com/vietnamese/business-47851798

 

Hàn Quốc : Tổng thống chỉ định tân bộ trưởng bộ Thống Nhất

Thanh HàMai Vân

Hai ngày trước chuyến công du Hoa Kỳ nhằm khởi động lại đàm phán về hạt nhân Bắc Triều Tiên, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In chính thức chỉ định ông Kim Yeon Chul vào chức vụ bộ trưởng Thống Nhất. Nhân vật này chủ trương bãi bỏ lệnh trừng phạt nhắm vào Bình Nhưỡng.

Trong bài phát biểu nhậm chức hôm 08/04/2019, tân bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc tuyên bố nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế với Bình Nhưỡng nhằm đem lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.

Có nhiều tiếng nói chỉ trích tổng thống Moon Jae In chỉ định ông Kim Yeon Chul vào chức vụ này, bởi tân bộ trưởng Thống Nhất Hàn Quốc từng nhiều lần bày tỏ tỏ lập trường bị cho là quá “mềm mỏng” và “thân thiện” với Bắc Triều Tiên.

Theo phân tích của hãng tin Pháp AFP, việc Seoul đề cử ông Kim Yeon Chul lên đứng đầu bộ Thống Nhất là một dấu hiệu cho thấy có một sự khác biệt giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ về Bắc Triều Tiên. Đặc biệt là việc thay đổi nhân sự nói trên diễn ra hai ngày trước khi tổng thống Hàn Quốc sang Mỹ. Ông Moon Jae In sẽ đàm phán với tổng thống Donald Trump nhằm thúc đẩy trở lại đối thoại với Bình Nhưỡng sau thất bại tại thượng đỉnh Mỹ – Bắc Triều Tiên ở Hà Nội hồi cuối tháng 02/2019.

Seoul theo đuổi mục đích phát triển kinh tế với Bình Nhưỡng, đặc biệt là khởi động lại khu công nghiệp Kaesong và mở lại các chương trình du lịch ở núi Kim Cương.

Donald Trump lại khẳng định có quan hệ « rất tốt » với Kim Jong Un

Ngày 06/04/2019, tổng thống Mỹ nhắc lại rằng quan hệ của ông với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vẫn « rất tốt », mặc dù hai bên đã không đạt được thỏa thuận nào nhân cuộc gặp vào tháng Hai vừa qua ở Hà Nội.

Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, ông Trump đã tuyên bố như trên trong bài phát biểu tại cuộc họp mặt mùa xuân của Liên Minh người Do Thái trong đảng Cộng Hòa, tổ chức tại thành phố Las Vegas.

Đối với ông Trump, dù chưa biết những gì sẽ xẩy ra, nhưng ông « hy vọng hai bên sẽ có thể làm một cái gì đó ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190408-han-quoc-tong-thong-chi-dinh-tan-bo-truong-bo-thong-nhat

 

Triều Tiên lên án

Hàn Quốc triển khai máy bay tàng hình F-35A

Triều Tiên lên án Hàn Quốc triển khai máy bay F-35A trong bối cảnh căng thẳng hai nước đang có dấu hiệu gia tăng.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên chỉ trích việc triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35A gần đây của Không quân Hàn Quốc, nói rằng việc này “đi ngược lại những nỗ lực cải thiện quan hệ liên Triều,” theo đài truyền hình Arirang hôm 8/4.

Vào ngày 29/3, hai chiếc F-35A đầu tiên Hàn Quốc mua của Mỹ đã được giao đến căn cứ không quân ở thị trấn Cheongju, tỉnh Bắc Chungcheong. Đây là đợt giao hàng đầu tiên trong tổng số 40 chiếc F-35A do công ty Lockheed Martin của Hoa Kỳ cung cấp, theo trang The Korea Times.

Hai trang mạng của Triều Tiên là Uriminzokkiri và Arirang-Meari hôm 7/4 và 8/4 đã đăng tin chỉ trích Hàn Quốc sắp triển khai máy bay F-35A. Các trang này nói rằng kế hoạch triển khai máy bay tàng hình của Seoul là “một hành động thù địch, làm gia tăng căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên.”

Trang Uriminzokkiri nói: “Chúng tôi cam kết hợp tác với chính quyền Hàn Quốc để mở ra một kỷ nguyên hòa bình mới, và nêu rõ lập trường rằng các cuộc tập trận quân sự cũng như mua sắm các thiết bị chiến tranh từ bên ngoài – các nguyên nhân gây căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên – cần phải được chấm dứt hoàn toàn.”

Vào ngày 19/9 năm ngoái, hai miền Triều Tiên đã ký Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) để giảm căng thẳng và ngăn chặn các cuộc đụng độ, như một phần của Tuyên bố Bàn Môn Điếm đã được lãnh đạo hai miền Triều Tiên đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ cũng được tổ chức tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào tháng 4 năm ngoái.

https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-le-an-han-quoc-trien-khai-may-bay-tang-hinh-f35a/4866363.html

 

Dân Hong Kong lo lắng

về dự thảo luật dẫn độ với TQ, Macau, Đài Loan

Chính quyền Hong Kong muốn có những thay đổi trong luật dẫn độ để cho phép việc đưa các nghi phạm về Trung Hoa đại lục xét xử.

Bước đi này càng làm thổi bùng lên nỗi lo sợ tính độc lập xét xử của thành phố bị xói mòn trong lúc ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng to lớn.

Dám ‘vuốt râu hùm’ GS Trung Quốc bị cấm dạy

Tàu điện ngầm Hong Kong đâm nhau khi chạy thử

Các thành phố đắt đỏ nhất thế giới là đây

Chính quyền Hong Kong cũng sẽ cân nhắc các yêu cầu dẫn độ từ Đài Loan và Macau sau khi thay đổi luật.

Các quan chức nói rằng sự thay đổi là cần thiết nhằm khiến một nghi phạm giết người có thể bị dẫn độ tới Đài Loan để xét xử, và rằng Trung Hoa lục địa và Macau cần phải được đưa vào cùng trong thay đổi này để khép lại “lỗ hổng hệ thống”.

Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam ráo riết thúc đẩy để luật sửa đổi có thể được thông qua trước tháng Bảy.

Các thay đổi gồm những gì?

Các thay đổi sẽ cho phép giới chức ở Trung Hoa đại lục, Đài Loan và Macau đưa ra yêu cầu dẫn độ đối với nghi phạm bị cáo buộc phạm tội hình sự, chẳng hạn như giết người, hiếp dâm. Các yêu cầu sẽ được cân nhắc, quyết định trên cơ sở từng vụ việc cụ thể.

Một số các tội phạm liên quan tới thương mại như trốn thuế đã bị đưa ra khỏi danh sách các tội có thể bị dẫn độ, giữa lúc có những quan ngại trong cộng đồng kinh doanh.

Các quan chức Hong Kong nói tòa án Hong Kong sẽ có tiếng nói cuối cùng trong việc liệu có chấp nhận yêu cầu đó hay không, và các nghi phạm bị cáo buộc tội chính trị, tôn giáo sẽ không bị dẫn độ.

Vì sao gây tranh cãi?

Việc thay đổi luật đã bị công khai phản đối mạnh mẽ.

Những người chỉ trích nói rằng người dân có thể sẽ bị bắt giam tùy tiện, bị xét xử không công bằng, và bị tra tấn theo hệ thống tư pháp của Trung Quốc.

“Các thay đổi luật sẽ làm tăng thêm nguy hiểm cho các nhà hoạt động nhân quyền và những người chỉ trích Trung Quốc, với nguy cơ bị dẫn độ về đại lục và bị đưa ra xét xử dựa trên các cáo buộc bịa đặt,” Sophie Richardson từ tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong một tuyên bố.

TQ ‘sắp thả’ người bán sách Hong Kong

Hai người bán sách HK ‘đã quay lại TQ’

Người bán sách Hong Kong ‘tự thú’

Lâm Vinh Cơ, một người bán sách ở Hong Kong nói ông đã bị bức hại và bị giam giữ tại Trung Quốc hồi 2015 do bán sách chỉ trích giới lãnh đạo Trung Quốc, và bị cáo buộc tội “điều hành cửa hàng sách bất hợp pháp”.

Trong cuộc biểu tình gần đây nhằm phản đối đề xuất của chính quyền, ông Lâm nói ông đang cân nhắc việc rời khỏi đặc khu hành chính này trước khi đề xuất được thông qua.

“Nếu không ra đi, tôi sẽ bị dẫn độ,” ông nói. “Tôi không tin là việc chính quyền sẽ đảm bảo an toàn cho tôi cũng như cho bất kỳ cư dân Hong Kong nào.”

Tuy nhiên, một số chính trị gia thân Bắc Kinh lên tiếng bảo vệ Trung Quốc, bất chấp những lời chỉ trích về hệ thống tư pháp của Bắc Kinh.

Các thay đổi cũng khiến cộng đồng doanh nhân Hong Kong phản đối, do có những quan ngại rằng họ sẽ không nhận được sự bảo hộ đầy đủ theo luật Trung Quốc.

Đề xuất đã khiến nhà tài phiệt Hong Kong Joseph Lau đệ đơn phản đối. Ông là người bị kết án vắng mặt trong một vụ án tham nhũng tại Macau hồi 2014.

VN trục xuất người ‘đóng giả’ ông Kim Jong-un

Hộ chiếu Nhật ‘mạnh nhất’ thế giới năm 2018

Chính quyền Macau đã không thể dẫn độ ông Lau bởi giữa Hong Kong và Macau không có thỏa thuận dẫn độ, nhưng điều này sẽ trở nên khả thi một khi giới lập pháp Hong Kong quyết định sửa đổi luật dẫn độ.

Vì sao thay đổi vào lúc này?

Đề xuất mới nhất được đưa ra sau vụ một người đàn ông Hong Kong 19 tuổi bị cáo buộc giết chết bạn gái 20 t uổi của mình, người đang có bầu, trong thời gian hai người đi nghỉ cùng nhau tại Đài Loan hồi tháng Hai năm ngoái. Người này đã chạy khỏi Đài Loan và trở về Hong Kong hồi năm ngoái.

Các quan chức Đài Loan muốn giới chức Hong Kong cho dẫn độ người này, nhưng Hong Kong nói họ không thể, bởi không có thỏa thuận với Đài Loan.

“Chúng ta có hài lòng thấy nghi phạm phạm tội nghiêm trọng lại ở Hong Kong mà chúng ta không thể thực thi công lý?” bà Lam nói hôm 1 tháng Tư khi trả lời các câu hỏi của báo chí.

Hong Kong dẫu gì cũng là một phần của Trung Quốc?

Là cựu thuộc địa của Anh, Hong Kong có vị thế bán tự trị theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” sau khi được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.

Đặc khu hành chính này có hệ thống pháp luật riêng, và cư dân thành phố được hưởng các quyền tự do dân sự mà người dân Trung Quốc không có.

Hong Kong đã ký thỏa thuận dẫn độ với 20 quốc gia, trong đó có Anh và Mỹ, nhưng không có thỏa thuận nào với Trung Hoa lục địa dẫu cho các đàm phán đã diễn ra trong hai thập niên qua.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47840395

 

Bắc Kinh trấn an Bruxelles trước thượng đỉnh Trung – Âu

Thanh Hà

Hai tuần lễ sau chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/04/2019 đến lượt thủ tướng Lý Khắc Cường công du châu Âu, chuẩn bị dự thượng đỉnh Bắc Kinh – Bruxelles và cuộc họp giữa Trung Quốc với nhóm 16 nước Trung và Đông Âu tại Croatia.

Theo thông tín viên đài RFI Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh, ngành ngoại giao Trung Quốc đang dành ưu tiên cho Liên Âu.

“Tăng cường các chuyến viếng thăm để trấn an, rõ ràng là Trung Quốc và châu Âu không muốn rời xa nhau vào đầu mùa xuân năm nay. Châu Âu là điểm đến trong chuyến xuất ngoại đầu tiên trong năm của thủ tướng Trung Quốc. Chuyến viếng thăm kéo dài năm ngày lần này nhằm thắt chặt quan hệ giữa Trung Quốc với Lục Địa Già.

Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Siêu tuyên bố : Chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường cùng chọn đến châu Âu trong chuyến xuất ngoại đầu tiên năm 2019. Đây là dấu hiệu cho thấy tầm mức quan trọng của châu Âu đối với Trung Quốc. Ngành ngoại giao Trung Quốc mở đầu năm mới với một loạt các chuyến viếng thăm châu Âu với hy vọng xây dựng một môi trường thuận lợi về mặt kinh tế với châu lục này (…) Đặc biệt là trong lĩnh vực 5G, Trung Quốc hy vọng Liên Hiệp Châu Âu sẽ không áp đặt những giới hạn nhắm vào một quốc gia.

Ngoài cuộc đọ sức với Mỹ quanh việc triển khai mạng 5G của tập đoàn Hoa Vi, tại Bruxelles, ông Lý Khắc Cường còn phải trình bày rõ ràng về vai trò của Bắc Kinh trong tiến trình hội nhập giữa các nước châu Âu.

Việc các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào nhiều cơ sở hạ tầng của châu Âu, dự án Con Đường Tơ Lụa Mới vừa được hai nước trong Liên Âu là Ý và Luxembourg hưởng ứng gây lo ngại cho nhiều đối tác trong khối.

Báo cáo của Ủy Ban Châu Âu hôm 12/03/2019 đã xem Trung Quốc là một đối tác, nhưng đồng thời là một đối thủ cạnh tranh về mặt kinh tế và là một mối đe dọa lớn”.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190408-bac-kinh-tran-an-bruxelles-truoc-thuong-dinh-trung-quoc-EU

 

Philippines đang trả giá

vì chính sách thất thường ở Biển Đông của Duterte

Philippines đang phải trả giá cho chính sách không có lập trường bền vững của Tổng thống Rodrigo Duterte ở Biển Đông, theo bài viết trên tạp chí Forbes ngày 6/4 của ông Panos Mourdoukoutas, Giáo sư, Trưởng khoa Kinh tế tại Đại học Long Island University Post, New York, Mỹ.

Ngày 4/4 vừa qua, ông Duterte lại lớn tiếng yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi đảo Thị Tứ, hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền nhưng thuộc kiểm soát của Philippines suốt nhiều năm, trước khi Trung Quốc cử hàng trăm tàu thuyền tới hiện diện.

Quay ngược thời gian về tháng 4/2018, Tổng thống Duterte đã quay lưng với quyết định trước đó của ông về việc treo cờ Philippines tại các đảo tranh chấp, theo lời khuyên “thân thiện” của Bắc Kinh.

Hai năm trước đó, sau khi bị Mỹ chỉ trích về vấn đề nhân quyền liên quan đến cuộc đàn áp ma túy đẫm máu tại Philippines, ông Duterte tuyên bố “chia tay” đồng minh lâu năm Washington và chuyển hướng hợp tác sang Bắc Kinh, chỉ vài tháng kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 6/2016. Trong chuyến công du Trung Quốc vào tháng 10 cùng năm, ông Duterte tuyên bố phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông – một chiến thắng theo đơn kiện của Philippines – chỉ là một “mảnh giấy“.

Giáo sư Panos bình luận rằng giờ đây Philippines đang phải gánh chịu hậu quả từ chính sách thất thường của ông Duterte.

Thông qua sự thay đổi chính sách liên tục của chính quyền Duterte, có thể thấy vấn đề là Manila không có chính sách rõ ràng và nhất quán để đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc, ông Panos nhận xét. Tại sao? Có lẽ vì sợ chiến tranh hoặc sự hấp dẫn từ số tiền Trung Quốc dự kiến sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của ông.

Philippines đang phải trả giá cho chính sách không có lập trường bền vững của Tổng thống Rodrigo Duterte ở Biển Đông, theo bài viết trên tạp chí Forbes ngày 6/4 của ông Panos Mourdoukoutas, Giáo sư, Trưởng khoa Kinh tế tại Đại học Long Island University Post, New York, Mỹ.

Ngày 4/4 vừa qua, ông Duterte lại lớn tiếng yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi đảo Thị Tứ, hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền nhưng thuộc kiểm soát của Philippines suốt nhiều năm, trước khi Trung Quốc cử hàng trăm tàu thuyền tới hiện diện.

Quay ngược thời gian về tháng 4/2018, Tổng thống Duterte đã quay lưng với quyết định trước đó của ông về việc treo cờ Philippines tại các đảo tranh chấp, theo lời khuyên “thân thiện” của Bắc Kinh.

Hai năm trước đó, sau khi bị Mỹ chỉ trích về vấn đề nhân quyền liên quan đến cuộc đàn áp ma túy đẫm máu tại Philippines, ông Duterte tuyên bố “chia tay” đồng minh lâu năm Washington và chuyển hướng hợp tác sang Bắc Kinh, chỉ vài tháng kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 6/2016. Trong chuyến công du Trung Quốc vào tháng 10 cùng năm, ông Duterte tuyên bố phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông – một chiến thắng theo đơn kiện của Philippines – chỉ là một “mảnh giấy“.

Giáo sư Panos bình luận rằng giờ đây Philippines đang phải gánh chịu hậu quả từ chính sách thất thường của ông Duterte.

Thông qua sự thay đổi chính sách liên tục của chính quyền Duterte, có thể thấy vấn đề là Manila không có chính sách rõ ràng và nhất quán để đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc, ông Panos nhận xét. Tại sao? Có lẽ vì sợ chiến tranh hoặc sự hấp dẫn từ số tiền Trung Quốc dự kiến sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của ông.

Rõ ràng, Bắc Kinh đã đưa ra vài lời hứa với Manila, ví dụ lời hứa về việc tài trợ tài chính cho ông Duterte “Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng”, cũng như lời hứa về hòa bình và hợp tác vì thịnh vượng.

Thay vào đó, Philippines đang bắt đầu trả giá cho những chính sách thay đổi xoành xoạch của Tổng thống Duterte, giáo sư Panos nhận xét. Ví dụ, Trung Quốc tiếp tục đưa tàu đến kiểm soát đảo Thị Tứ, mà Philippines gọi là đảo Pag-asa, và điều đó đặt ra mối đe dọa xung đột giữa hai nước.

Động thái gần đây của Bắc Kinh được đưa ra ngay sau khi Washington quả quyết với Manila rằng, họ sẽ bảo vệ Philippines nếu Philippines bị tấn công ở Biển Đông, căn cứ theo thỏa thuận đồng minh giữa hai nước.

Thắng lợi ban đầu của Tổng thống Trump trước Trung Quốc trên Biển Đông

Giờ đây, Tổng thống Duterte đang đe dọa sẽ đưa quân đội của mình với “sứ mệnh tự sát” nếu Bắc Kinh không “rút khỏi” hòn đảo do Manila chiếm đóng ở Biển Đông.

Giáo sư Panos đặt vấn đề, liệu đây có phải là một chính sách thất thường khác của ông Duterte? Thật khó nói, giáo sư Mỹ bình luận. Trong khi đó, Philippines đang bắt đầu thấm thía mặt trái của dòng tiền Trung Quốc đổ vào nước này: Lượng lớn công nhân Trung Quốc xuất hiện ở Philippines, mối lo ngại về bẫy nợ mà Bắc Kinh đặt ra, có khả năng biến Philippines trở thành một Sri Lanka thứ hai.

 

Sri Lanka đã vướng vào bẫy nợ của Trung Quốc, buộc phải nhượng quyền kiểm soát một cảng biển lớn của nước này cho Bắc Kinh trong thời hạn 99 năm, kể từ năm 2017.

http://biendong.net/bi-n-nong/27297-philippines-dang-tra-gia-vi-chinh-sach-that-thuong-o-bien-dong-cua-duterte.html