Tin khắp nơi – 08/03/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 08/03/2018

Trạm Thiên cung của TQ

sắp rơi tự do xuống trái đất

Trạm Thiên cung 1 đã mất kiểm soát của Trung Quốc hiện nay được dự đoán sẽ đi vào bầu khí quyển trái đất vào khoảng đầu tháng 4. Nó sẽ bốc cháy gần hết trên đường rơi xuống. Có thể một phần rất nhỏ của trạm vũ trụ nặng 9 tấn sẽ rơi xuống bề mặt trái đất.

Thiên cung 1, trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, đã được phóng lên hồi năm 2011. Đầu tháng 3/2016, đã xuất hiện tin tức cho rằng trạm này bị hỏng và đội điều khiển ở mặt đất đã mất quyền kiểm soát. Nói cách khác, dường như có rất ít khả năng thực hiện các động tác để lái cho nó tan rã trên đại dương.

Theo một dự báo mới do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đưa ra hôm 6/3, trạm của Trung Quốc có thể sẽ rơi trong tình trạng mất kiểm soát trở lại vào bầu khí quyển vào khoảng giữa ngày 29/3 và 9/4.

Cả ESA và Aerospace Corporation, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở California, đều dự đoán rằng có rất ít khả năng là một mảnh vỡ của trạm sẽ thực sự rơi xuống bề mặt trái đất. Nếu có một hoặc nhiều mảnh không bị đốt cháy hết trong quá trình rơi và ma sát với không khí, chúng chắc chắn sẽ rơi trong khoảng 43 vĩ độ bắc và nam.

Theo Aerospace Corporation, thậm chí trong ở các khu vực có nguy cơ cao nhất, “xác suất mà một người nào đó bị mảnh vỡ của Thiên cung 1 đâm vào vẫn nhỏ hơn xác suất trúng giải xổ số Powerball khoảng một triệu lần”.

(IBT, CNET)

https://www.voatiengviet.com/a/tram-thien-cung-cua-tq-sap-roi-tu-do-xuong-trai-dat/4284424.html

 

Diễn viên ‘bị cấm cáo buộc tình ái’ về Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cấp lệnh cấm tạm thời nữ diễn viên “phim khiêu dâm” Stormy Daniels, ngăn cô này công khai cáo buộc hai người có quan hệ tình ái.

Luật sư riêng của ông Trump giành được lệnh cấm chống lại cô Stormy Daniels khi tiến hành các thủ tục tháng trước.

Lệnh cấm này ngăn cô Daniels chia sẻ “các thông tin bí mật” về mối quan hệ giữa ông Trump và cô, truyền thông Mỹ đưa tin.

Ông Trump nói những cáo buộc về ông hoàn toàn sai.

Chính phủ Mỹ mở cửa lại

Mỹ: Tòa Tối cao cho lệnh cấm vào Mỹ có hiệu lực

Mỹ: NRA ‘không ủng hộ bất kỳ lệnh cấm súng’

Xả súng ở Las Vegas: Phụ nữ gốc Việt thiệt mạng

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders nói với các phóng viên hôm thứ Tư 7/3 rằng Tổng thống Trump đã chiến thắng các thủ tục tố tụng chống lại nữ diễn viên này.

Tên thật của Daniels là Stephanie Clifford.

Những chi tiết về lệnh cấm được đưa ra một ngày sau khi cô Clifford đệ đơn kiện ông Trump, cho rằng thoả thuận “bịt miệng” về quan hệ giữa hai người mà cô đã ký là vô hiệu.

Cô nói rằng, thoả thuận, được soạn thảo trước cuộc bầu cử năm 2016, không có hiệu lực vì ông Trump chưa ký nó.

Lệnh cấm, được đưa ra vào hôm 27/2, ngăn cô Clifford chia sẻ những thông tin liên quan đến “thoả thuận bịt miệng”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43330007

 

Biến đổi khí hậu ‘tác động nhiều đến phụ nữ’

Phụ nữ thường bị tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng nhiều hơn hơn nam giới, nghiên cứu cho hay.

Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy 80% số người phải di dời chỗ ở vì biến đổi khí hậu là phụ nữ.

Vai trò là người chăm sóc gia đình và lo việc bếp núc khiến phụ nữ dễ bị tổn hại hơn khi xảy ra lũ lụt hoặc hạn hán.

Trump ‘tin có biến đổi khí hậu’

Nạn thiếu nước, thừa người và thiên tai

VN: mưa lũ làm hàng chục người chết và bị thương

Merkel ‘đối đầu’ Trump vì vấn đề khí hậu

Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đã đưa ra điều khoản cụ thể cho việc trao quyền cho phụ nữ, thừa nhận rằng họ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

Ở vùng Trung Phi, nơi 90% hồ Chad đã biến mất, các bộ tộc du mục gặp nhiều nguy cơ. Khi nước hồ cạn kiệt, phụ nữ thường phải đi bộ nhiều hơn để lấy nước.

Hindou Oumarou Ibrahim, điều phối viên của Hội Phụ nữ Bản địa và người Chad (AFPAT) giải thích: “Vào mùa khô, đàn ông đi đến các thị trấn… để phụ nữ ở lại chăm sóc cộng đồng.”

Trong lúc mùa khô bây giờ trở nên dài hơn, phụ nữ phải lao động khổ cực hơn để chăm sóc cho gia đình mà không được trợ giúp. “Họ trở nên dễ bị tổn thương hơn… đó là công việc rất khó khăn”, Ibrahim nói với chương trình ‘100 phụ nữ’ của BBC.

Thiên tai ‘ngày càng làm khổ nhân loại’

Ivanka Trump ‘ngồi thế chỗ bố’ tại G20

Trái Đất sắp hết chỗ cho con người ở?

Thế giới lo lắng khi băng tan ở Mỹ

‘Vấn đề toàn cầu’

Không chỉ phụ nữ ở nông thôn mới bị ảnh hưởng. Trên toàn cầu, phụ nữ có nhiều nguy cơ rơi vào đói nghèo, và vị thế kinh tế xã hội thấp hơn nam giới. Điều này khiến phụ nữ khó phục hồi sau khi thiên tai tác động đến nhà cửa, việc làm và nhà ở.

Chẳng hạn sau cơn bão Katrina hồi năm 2005, phụ nữ Mỹ gốc Phi nằm trong số những người bị trận lụt ở Louisiana ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi mực nước biển dâng cao, các thành phố như New Orleans sẽ có thêm rủi ro.

Jacquelyn Litt, giáo sư Đại học Rutgers nói với BBC: “Ở New Orleans, tỷ lệ đói nghèo ở người Mỹ gốc Phi vốn đã rất cao trước khi xảy ra cơn bão Katrina”.

“Hơn một nửa hộ nghèo trong thành phố này của các bà mẹ đơn thân.”

“Họ sống nhờ các mạng lưới cộng đồng trợ cấp nhu yếu phẩm. Sau khi Katrina xảy đến, họ phải di dời chỗ, việc trợ cấp bị ảnh hưởng, khiến phụ nữ và con cái của họ gặp nhiều rủi ro hơn.”

Ngay cả những trại tạm trú khẩn cấp sau thiên tai cũng không được trang bị những vật phẩm cần thiết cho phụ nữ như thiếu thốn băng vệ sinh…

BBC Tiếng Việt sẽ tiếp tục có bài và show về chủ đề phụ nữ nhân ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3 trên website và fanpage của chúng tôi, mời quý vị đón xem.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43297595

 

Vụ dùng chất độc thần kinh ở Anh thật ‘táo tợn’

Hóa chất sử dụng trong vụ ám sát cựu điệp viên Nga và con gái ông hôm Chủ nhật 4/3 có thể là loại hiếm hơn cả Sarin hoặc chất độc thần kinh VX.

Cựu điệp viên Nga bị bất tỉnh do chất lạ tại Anh

Bạn giống Obama hay Putin?

Cảnh sát chống khủng bố ở Anh đang nỗ lực xác định nguồn gốc chất độc thần kinh này, một nguồn tin của BBC cho hay.

Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd tuyên bố quyết tâm chống lại “mọi tội ác vi phạm trên đường phố nước Anh”.

Bà Rudd trình bày về cuộc điều tra trước Hạ viện Anh và lên án vụ tấn công bằng “chất độc thần kinh” là “tội ác kinh tởm”.

Bà cũng nói chính quyền Anh sẽ “hành động không khoan nhượng một khi các tình tiết thực được làm rõ”.

Nhưng bà từ chối không xác nhận đồn đoàn rằng Nhà nước Nga đứng đằng sau vụ việc mà bà gọi là “táo tợn”.

Hôn mê bất tỉnh

Ông Sergei Skripal và con gái Yulia, ở Salisbury, được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh trên ghế nghỉ trong một trung tâm mua sắm ở Salisbury.

Cả hai hiện đang nguy kịch trong bệnh viện.

Một cảnh sát, người hỗ trợ hai cha con ông Sergei Skripal sau khi vụ việc xảy ra, cũng nguy kịch nhưng ‘có thể nói chuyện’ nên hi vọng có tiến triển.

Skripal, một sĩ quan tình báo quân đội Nga đã nghỉ hưu, bị kết án tù 13 năm tại Nga năm 2006.

Ông bị kết tội chuyển danh tính điệp viên Nga làm việc bí mật tại Châu Âu cho cơ quan tình báo Anh, M16.

Tháng Bảy 2010, ông là một trong số bốn tù nhân được Moscow thả trong một cuộc trao đổi 10 điệp viên Nga bị FBI bắt.

Sau sự kiện trao đổi điệp viên tại phi trường Vienna của Áo, Skripal được sang sống ở Salisbury, Anh quốc, nơi ông có cuộc sống kín đáo suốt tám năm.

Khả năng về một loại chất lạ không thể giải thích này được đem ra so sánh với trường hợp ngộ độc của Alexander Litvinenko vào năm 2006.

Litvinenko là một nhà bất đồng chính kiến Nga và là cựu viên tình báo đã chết ở London sau khi uống ly trà nhiễm chất phóng xạ.

Một cuộc điều tra công khai kết luận cái chết của ông ta có thể đã được tiến hành với sự đồng thuận từ tổng thống Nga, Vladimir Putin.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43330096

 

Bảo tàng Diệt chủng

thu hồi giải thưởng trao cho bà Aung San Suu Kyi

Bảo Tàng Holocaust tại thủ đô Washington- Hoa Kỳ vừa có quyết định thu hồi giải thưởng Elie Wiesel trao cho lãnh tụ Aung San Suu Kyi của Myanmar hồi năm 2012. Lý do được nêu ra vì bà này không lên án và ngăn chặn những cuộc tấn công quân sự nhắm vào người Hồi Giáo thiểu số Rohyngia ở bang Rakhine.

Bảo Tàng thông báo quyết định của họ vào ngày 7 tháng 3 và được truyền thông loan đi vào ngày 8 tháng 3.

Đại sứ quán Myanmar tại Washington lên tiếng bày tỏ hối tiếc, nói rằng Bảo Tàng bị sai lệch bởi những đối tượng không nắm rõ tình hình thực tế tại bang Rakhine ở mạn tây Myanmar.

Thông cáo của Đại sứ quán Myanmar ở Washington DC nêu rõ là quyết định từ phía Bảo Tàng sẽ không có tác động gì đến ý chí của người dân Myanmar trong việc ủng hộ lãnh tụ Aung San Suu Kyi.

Theo thông cáo được đưa ra thì chính quyền Myanmar sẽ gia tăng nỗ lực nhằm tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho tình hình ở bang Rakhine.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/holocaust-museum-rescinds-award-to-myanmar-s-suu-kyi-03082018083818.html

 

Trung Quốc không cố thay thế Hoa Kỳ

“Trung Quốc không mong muốn thay thế Hoa Kỳ trên trường quốc tế.” Đây là lời cam kết của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 8 tháng 3.

Phát biểu đưa ra được nói nhằm cố gắng giảm bớt quan ngại trên thế giới về tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh.

Ông Vương Nghị cho biết đường hướng của Trung Quốc hoàn toàn khác với một quốc gia đã có sẵn truyền thống cường quốc. Ông khẳng định “Trung Quốc càng phát triển thì càng đóng góp nhiều hơn cho thế giới.”

Theo AFP, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng bên lề Kỳ họp Quốc Hội Trung Quốc Khóa 13. Chương trình nghị sự được cho biết 3.000 đại biểu Quốc hội Trung Quốc sẽ trao cho Chủ tịch Tập Cận Bình một nhiệm vụ gần như vô hạn để thực hiện tham vọng một nước Trung Hoa trỗi dậy.

Tham vọng của ông Tập Cận Bình không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Ông đã nêu rõ tầm nhìn của mình về việc đưa Trung Quốc vào trung tâm các vấn đề thế giới, một vị trí phản ánh tên Trung Quốc: “quốc gia trung tâm”.

Đáp trả lại những đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng để có một phản ứng thích hợp và cần thiết.

Ông nói thêm rằng quan hệ Mỹ – Trung nên là đối tác chứ không phải đối thủ.

Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói sẽ “quyết tâm bảo vệ hòa bình và ổn định của Biển Đông”, nơi bị chồng lấn chủ quyền lãnh thổ với Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei.

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng gợi ý về những hậu quả đối với các nước không tuân thủ quy tắc và hành xử theo các tiêu chuẩn hành vi Bắc Kinh mong đợi như Đài Loan.

Trung Quốc không công nhận hòn đảo tự trị là một quốc gia độc lập, do đó ông Vương Nghị đã cảnh báo rằng chính phủ Đài Loan phải đi theo cách nghĩ của Trung Quốc nếu muốn hưởng “sự phát triển hòa bình”.

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đã trở nên xấu đi kể từ cuộc bầu cử tổng thống Thái Anh Văn, người đã từ chối thừa nhận cái gọi là “sự đồng thuận năm 1992” rằng chỉ có một Trung Quốc mà không nêu rõ Bắc Kinh hay Đài Bắc là đại diện hợp pháp .

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng nhắc đến chuyến thăm dự kiến của Tổng thống Nhật Shinzo Abe đến Bắc Kinh.

Đồng thời hoan nghênh bước đột phá rõ rệt về vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn như là một “bước quan trọng đi đúng hướng”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-not-trying-to-replace-america-foreign-minister-says-03082018074030.html

 

Phái đoàn đại diện thương mại Trung Cộng

bị Hoa Kỳ tiếp đón lạnh nhạt

Bắc Kinh, Trung Cộng. (Reuters)  – Theo bản tin của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, vào cuối tháng trước, Trung Cộng đã định gởi một phái đoàn hùng hậu gồm 40 người, đi cùng cố vấn kinh tế cao cấp Liu He đến thủ đô Washington. Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ phản đối, số lượng thành viên phái đoàn được giảm xuống chỉ còn khoảng 10 người.

Do đó, ông Liu, cánh tay phải của Chủ Tịch Tập Cận Bình, đã rời Bắc Kinh cùng một vài viên chức chủ chốt như Phó Bộ Trưởng Thương Mại Wang Shouwen, Phó Bộ Trưởng Tài Chánh Zhu Guangyao, và Phó Bộ Trưởng Ngoại Vụ Zheng Zeguang. Truyền thông Trung Cộng đưa tin rằng, chuyến thăm 5 ngày của ông Liu đã có kết quả tốt đẹp.

Tuy nhiên, việc phái đoàn bị giảm số người cho thấy chính phủ Trump đang tỏ ra lạnh nhạt với Bắc Kinh. Ông Liu là thành viên thứ hai của Bộ Chính Trị Trung Cộng đến thăm Hoa Kỳ trong tháng 2, theo sau ông Yang Jiechi, một nhà ngoại giao hàng đầu, nhằm giảm căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cả 2 chuyến thăm đều không đem lại kết quả gì đáng kể, và Bắc Kinh đã không thể thuyết phục Hoa Kỳ tái khởi sự cuộc đối thoại kinh tế toàn diện, vốn đã bị Washington đình chỉ vào năm ngoái.

Thành quả duy nhất mà chuyến đi của ông Liu thu được là một thỏa thuận mở thêm các cuộc thảo luận về vấn đề thương mại và kinh tế tại Bắc Kinh trong tương lai gần. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết, Hoa Kỳ không vội vã gì lắm đối với đề nghị thảo luận này. Ngoài thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Cộng, Hoa Kỳ còn bất mãn về việc Bắc Kinh cố tình trì hoãn mở cửa thị trường, và đòi các hãng Hoa Kỳ phải chuyển giao công nghệ nếu muốn kinh doanh tại đại lục. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/phai-doan-dai-dien-thuong-mai-trung-cong-bi-hoa-ky-tiep-don-lanh-nhat/

 

Ngoại trưởng Trung Cộng kêu gọi Hoa Kỳ thương lượng,

tránh chiến tranh thương mại

Bắc Kinh, Trung Cộng. (Reuters)- Hôm nay 8 tháng 3, ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị nói rằng một cuộc chiến tranh thương mại xảy ra với Hoa Kỳ không bao giờ là giải pháp đúng đắn.

Ông Vương nhận định như trên, khi trả lời câu hỏi liên quan đến sự bất đồng trong lĩnh vực thương mại giữa hai quốc gia, tại cuộc họp báo diễn ra bên lề hội nghị lần thứ nhất của Quốc hội Trung Cộng nhiệm kỳ thứ 13. Ông Vương cho rằng quyết định dấn vào cuộc chiến tranh thương mại cũng giống như người sử dụng một phương thuốc sai để chữa bệnh trong thế giới toàn cầu hoá, chỉ dẫn tới sự thiệt hại cho cả đôi bên.

Ông Vương cũng thêm rằng Trung Cộng sẽ phản ứng cần thiết và phù hợp trong những trường hợp như thế. Trung Cộng cũng như Hoa Kỳ là hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho nên lợi ích của hai bên liên đới mật thiết với nhau. Cả hai chính phủ không chỉ chịu trách nhiệm với dân chúng của mình, mà còn đối với cả thế giới. Hoa Kỳ và Trung Cộngcần ngồi xuống để đối thoại với tinh thần xây dựng, bình tĩnh và bình đẳng để tìm kiếm một giải pháp đôi bên cùng có lợi. (Song Châu)

https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-trung-cong-keu-goi-hoa-ky-thuong-luong-tranh-chien-tranh-thuong-mai/

 

Jared Kushner hội đàm với tổng thống

và ngoại trưởng Mexico để xoa dịu căng thẳng

Mexico City, Mexico. (CBS)- Cố vấn cao cấp và cũng là con rể của tổng thống Trump- ông Jared Kushner- hôm qua 7 tháng 3 đến trụ sở Bộ Ngoại giao Mexico để gặp ngoại trưởng Luis Videgaray.

Một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ nói rằng mục tiêu của chuyến công du của Kushner tại Mexico là để xoa dịu sự căng thẳng giữa hai nhà lãnh đạo sau cuộc điện đàm làm hoãn cuộc họp theo kế hoạch. Theo giới chức thẩm quyền Mexico, nội dung đàm phán giữa ông Kushner và bộ trưởng kinh tế Mexico- ông Guajardo, người đứng đầu đoàn thương thuyết NAFTA của Mexico- còn liên quan đến việc thúc đẩy tốc độ tái thương lượng thoả ước này.

Ông Kushner cũng đã gặp tổng thống Enrique Pena Nieto trong bầu không khí căng thẳng giữa hai nước vì sự tranh chấp thương mại, và vì ông Trump ép Mexico phải trả tiền xây dựng bức tường biên giới. Chuyến công du của con rể của tổng thống Trump được tiến hành sau khi Trump và Pene Nieto hoãn kế hoạch gặp gỡ hồi tháng rồi, nhân chuyến công du đầu tiên của nhà lãnh đạo Mexico tại Toà Bạch Ốc.

Theo Reuters, Jared Kushner mang theo triển vọng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa tổng thống Trump và tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, trước tiên vì có cùng mối quan tâm đến tình hình chính trị.

Tuần lễ qua, ông Trump loan báo chính sách thuế bảo hộ nền kỹ nghệ nội địa, trong khi cuộc thương lượng NAFTA diễn ra gay gắt.

Ngoại trưởng Mexico cho biết, giới chức hai bên đều thoả thuận rằng cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và ông Pena Nieto tuỳ thuộc vào tiến trình thực hiện một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, gồm việc cải tổ NAFTA, vấn đề an ninh và di trú, kể cả việc chiến đấu chống nạn buôn lậu ma tuý, và bảo vệ việc làm. (Song Châu)

https://www.sbtn.tv/jared-kushner-hoi-dam-voi-tong-thong-va-ngoai-truong-mexico-de-xoa-diu-cang-thang/

 

NYT: Trump hỏi han các nhân chứng

về điều họ kể với các nhà điều tra Nga

Công tố viên đặc biệt Hoa Kỳ điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ đã biết về hai cuộc nói chuyện mà trong đó Tổng thống Donald Trump hỏi các nhân chứng về những việc mà họ đã kể với các nhà điều tra, báo The New York Times loan tin hôm thứ Tư.

Tờ báo, dẫn lời ba người không được nêu danh tính nắm rõ vấn đề này, cho biết ông Trump đã nói với một phụ tá rằng Cố vấn pháp lý Nhà Trắng Donald McGahn nên đưa ra một thông cáo phủ nhận một bài báo của tờ New York Times đăng vào tháng 1 loan tin ông McGahn đã nói với các nhà điều tra rằng tổng thống từng yêu cầu ông sa thải công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

Ông McGahn đã không đưa ra một thông cáo theo ý muốn của ông Trump và “sau đó phải nhắc cho tổng thống nhớ rằng chính ông đã yêu cầu ông McGahn lo liệu chuyện sa thải ông Mueller,” tờ Times cho hay.

Ông Trump cũng hỏi cựu chánh văn phòng của mình, Reince Priebus, cuộc phỏng vấn của ông với các điều tra viên của công tố viên đặc biệt diễn ra như thế nào và liệu họ có “làm khó dễ” hay không.

Nhà Trắng không ngay lập tức hồi đáp yêu cầu bình luận về bài báo của tờ Times.

Cuộc điều tra của ông Mueller phát sinh một phần từ những phát hiện của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016 và rằng mục tiêu của Nga cuối cùng là trợ giúp ông Trump, người giành chiến thắng bất ngờ trước đối thủ Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Nga bác bỏ các cáo buộc này và ông Trump thì nói không có sự thông đồng nào giữa Moscow và chiến dịch tranh cử của ông.

Ông Mueller cũng đang điều tra liệu tổng thống có tìm cách cản trở cuộc điều tra hay không, bao gồm việc ông sa thải cựu Giám đốc FBI James Comey có phải nhằm làm suy yếu cuộc điều tra hay không. Bài báo của tờ Times nhắc đến cuộc điều tra cản trở công lý liên quan tới những tương tác của ông Trump với ông McGahn và ông Priebus.

Ông Mueller đã buộc tội một số cộng sự của ông Trump và hơn một chục người Nga trong cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn này.

https://www.voatiengviet.com/a/new-york-times-trump-hoi-han-cac-nhan-chung-ve-dieu-ho-ke-voi-cac-nha-dieu-tra-nga/4286081.html

 

Phái viên Hàn quốc sang Mỹ

bàn về đề nghị của Triều Tiên

Hai phái viên Hàn Quốc đang trên đường sang Hoa Kỳ để thông báo với các giới chức chính phủ Tổng thống Trump về những cuộc thảo luận của họ với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un.

Ông Chung Eui-yong, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn quốc, đã rời Seoul hôm thứ Năm cùng với Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Suh Hoon. Hai ông Chung và Suh dự kiến sẽ thảo luận với Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster về cuộc họp giữa họ với ông Kim trong tuần này tại Bình Nhưỡng.

Theo ông Chung Eui-yong, trong cuộc họp, lãnh tụ Triều Tiên bất ngờ đề nghị đình chỉ thử nghiệm các vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo trong kho của mình trong khi trực tiếp làm việc với Hoa Kỳ để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên – với điều kiện là an ninh của Triều Tiên được đảm bảo.

Hai nước Triều Tiên đối nghịch còn đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quan trọng ở làng biên giới Bàn Môn Điếm vào cuối tháng 4 sắp tới.

Nói chuyện với các phóng viên hôm thứ Năm 8/3 tại Addis Ababa, Ngoại trưởng Rex Tillerson nói Hoa Kỳ cần phải “tỉnh táo và thực tế” về các cuộc đàm phán trực tiếp Mỹ-Triều Tiên.

Ông Tillerson nói:

“Hiện tôi vẫn chưa biết đến khi nào chúng ta có thể trực tiếp gặp mặt các đại diện Triều Tiên, và liệu các điều kiện có thích hợp không để ngay cả bắt đầu nghĩ tới việc thương thuyết. Đó là một tình hình hiện nay.”

Tổng thống Donald Trump tỏ ra lạc quan một cách thận trọng, ông nói vào đầu tuần này rằng Bình Nhưỡng hình như “thành thực” khi đề nghị đàm phán.

Sau các cuộc gặp tại Washington, ông Chung Eui-yong sẽ lên đường sang Trung Quốc và Nga để thảo luận với các quan chức tại đây về đề nghị của Bắc Triều Tiên, trong khi Giám đốc Cơ quan Tình báo Suh Hoon sẽ đi thăm Nhật Bản.

Ba nước Nga, Trung Quốc, Nhật Bản đã cùng Hàn Quốc và Hoa Kỳ, thương thuyết với Bình Nhưỡng từ nhiều năm nay để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. Các cuộc đàm phán đã bị đình trệ từ năm 2008.

https://www.voatiengviet.com/a/phai-vien-han-quoc-sang-my-ban-ve-de-nghi-cua-trieu-tien/4285915.html

 

Singapore: tai nạn va tàu năm 2017

do tàu chiến Mỹ bất ngờ đổi hướng

Tai nạn tàu chiến của hải quân Mỹ va vào một tàu dầu hồi năm ngoái là do tàu chiến bất ngờ chuyển hướng, đặt tàu ngay trên đường di chuyển của chiếc tàu dầu, theo một báo cáo của chính phủ Singapore công bố hôm thứ Năm 8/3.

10 thủy thủ trên khu trục hạm USS John S. McCain bị thiệt mạng khi chiếc tàu mang tên lửa dẫn đường này va vào tàu dầu Alnic MC đăng ký ở Liberia vào ngày 21/8/2017 gần eo biển Malacca trong vùng biển thuộc Singapore.

Báo cáo của Hội đồng An toàn Giao thông Singapore kết luận rằng “một loạt những bước sai lầm” đã khiến tàu USS John M.Cain chuyển hướng chỉ vài phút trước khi va vào tàu Alnic MC. Theo báo cáo thì đổi hướng vào giờ chót là sai lầm gây tai nạn dẫn đến tử vong.

Chiếc khu trục hạm USS John S. McCain được đặt tên theo cha và ông nội của Thượng nghị sĩ John McCain, cả hai đều là những đô đốc được nhiều người biết tiếng.

Hai tháng trước đó, một tàu khu trục khác, tàu USS Fitzgerald, va vào một tàu hàng Philippines ngoài khơi Nhật Bản, khiến 7 thủy thủ thiệt mạng.

Một báo cáo được Đô Đốc John Richardson, Tư lệnh phụ trách các hoạt động hải quân Mỹ, công bố hồi tháng 11 năm ngoái nói rằng các vụ đụng tàu là “có thể tránh được”, và sở dĩ xảy ra là do tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo và thiếu chuẩn bị.

Chỉ huy của cả hai khu trục hạm USS John McCain và USS Fitzgerald đều đối mặt với tội hình sự, kể cả tội sao nhãng nhiệm vụ, gây nguy hiểm cho tàu. Nhiều sĩ quan trên cả hai tàu chiến này đều đối mặt hoặc với tội hình sự, hoặc với các biện pháp kỷ luật hành chánh.

Nhiều sĩ quan cấp cao của hải quân Mỹ đã bị cách chức sau những vụ đụng tàu, trong đó có Phó Đô đốc Joseph Aucoin, Tư lệnh Hạm đội 7, Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ.

https://www.voatiengviet.com/a/singapore-tai-nan-va-tau-nm-2017-do-tau-chien-my-bat-ngo-doi-huong/4285741.html

 

Cao ủy nhân quyền LHQ chỉ trích

EU, Mỹ về vấn đề di dân

Người đứng đầu cơ quan phụ trách nhân quyền Liên hiệp quốc ngày 7/3 cho biết cảm thấy bàng hoàng vì chính sách khắc nghiệt của Hoa Kỳ và châu Âu đặc biệt là cách đối xử ngày càng khắc nghiệt với di dân.

Trong phúc trình hàng năm gởi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Cao ủy trưởng Nhân quyền Zeid Ra’ad al-Hussein cũng đưa ra những thách thức đối với các nền dân chủ vì đã không tôn trọng những quyền căn bản của con người.

“Tại Hoa Kỳ, tôi bị sốc vì những phúc trình mới đây cho thấy nhiều di dân bị bắt tại biên giới phía nam, kể cả trẻ em, bị giam giữ trong những điều kiện tồi tệ – như nhiệt độ giá lạnh – và một số trẻ em bị tách rời gia đình,” ông nói

“Tình trạng giam giữ và trục xuất những di dân lâu năm và tuân thủ luật pháp đang gia tăng mạnh mẽ, chia rẽ các gia đình và tạo ra những nỗi thống khổ khôn cùng.”

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đã chấm dứt Chương trình Cư trú tạm thời và Tị nạn đối với Trẻ em Trung Mỹ vốn mang lại cho người lớn và trẻ em “một con đường an toàn”, đồng thời cũng chấm dứt Qui chế được Bảo vệ Tạm thời đối với hàng trăm ngàn người.

“Tôi lên án tình trạng vô định tiếp diễn của những người được hưởng chương trình DACA,” ông Zeid nói, đề cập đến Chương trình Hoãn Hành động đối với những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ. Chương trình này bảo vệ khoảng 700.000 “Dreamers”, hầu hết là những người trẻ gốc Châu Mỹ La Tinh khỏi bị trục xuất và cho phép họ làm việc ở Mỹ.

Chương trình này bắt đầu chấm dứt vào tháng 3 khi ông Trump chấm dứt DACA, nhưng Quốc hội cho đến nay không thông qua được luật giải quyết số phận của những “Dreamers”.

Ông Zeid cũng bày tỏ quan ngại về những đề nghị của Mỹ có thể “giảm một cách đáng kể những bảo vệ xã hội”, đặc biệt đối với người người Mỹ nghèo khổ.

Tại nhiều quốc gia EU, khuynh hướng “kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và xúi giục hận thù” hiện đang chế ngự khung cảnh chính trị, như trong chiến dịch vận động tranh cử mới đây tại Ý, ông nói.

“Tôi quan tâm sâu sắc về sự chú trọng quá đáng hiện nay của các quốc gia EU trong việc ngăn di dân đến châu Âu, và vội vã trục xuất những người đến được,” ông Zeid nói thêm.

Bằng cách đẩy di dân ra khỏi biên giới của mình, EU có nguy cơ trao lại việc bảo vệ những người này cho các nước như Libya, nơi họ gặp nguy cơ thực sự bị tra tấn, bạo hành tình dục và những vi phạm nhân quyền trầm trọng khác, ông nói.

Ông chỉ trích kế hoạch của Austria đàn áp các trường học và đền thờ Hồi Giáo và trục xuất di dân bất hợp pháp cũng như kế hoạch của Hungary hạn chế các tổ chức bất vụ lợi giúp di dân.

Ông lên án việc phân biệt chủng tộc đối với những người Roma tại Cộng hòa Czech và chính sách thiến những người phạm tội tình dục.

“Tôi thật sự quan ngại trước những luật lệ quá đáng gần đây có thể bỏ tù đến 3 năm những người nào nói những trại tập trung Đức Quốc Xã ở Ba Lan là “thuộc Ba Lan,” ông Zeid phát biểu trước Hội đồng.

https://www.voatiengviet.com/a/cao-uy-nhan-quyen-lhq-chi-trich-eu-my-ve-van-de-di-dan/4285418.html

 

Trump: Đã yêu cầu TQ

cải thiện bất cân đối thương mại với Mỹ

Tổng thống Donald Trump ngày 7/3 cho biết đã yêu cầu Trung Quốc đưa ra kế hoạch giảm thặng dư mậu dịch với Mỹ, nhưng không cho biết chi tiết yêu cầu đó được chuyển tải cho phía Trung Quốc thế nào.

Ông Trump đang đẩy mạnh việc thực hiện những lời hứa trong cuộc vận động tranh cử là phải có lập trường cứng rắn về thương mại. Tuần trước, ông loan báo kế hoạch áp đặt thuế quan cao lên thép và nhôm nhập khẩu. Trong khi việc này khơi dậy những quan ngại trong và ngoài nước về một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu, một số người chỉ trích cho rằng kế hoạch này chưa chú trọng đủ đến Trung Quốc.

“Trung Quốc được yêu cầu đưa ra một kế hoạch trong năm giảm bớt 1 tỉ đô la thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ,” ông Trump viết trên trang Twitter. Ông đã nhầm khi đề cập đến thâm thủng trong khi Bắc Kinh có thặng dư.

“Chúng ta đang chờ đợi xem họ có ý kiến gì,” ông Trump viết.

Hiện chưa rõ ai đã yêu cầu Trung Quốc đưa ra kế hoạch nảy, và Tòa Bạch Ốc không hồi đáp yêu cầu cho biết thêm chi tiết.

Trung Quốc thặng dư 375,2 tỉ đô la trong buôn bán với Hoa Kỳ hồi năm ngoái.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-da-yeu-cau-tq-cai-thien-bat-can-doi-thuong-mai-voi-my/4285408.html

 

Mỹ: Bộ trưởng Tư pháp ‘tuyên chiến’ với California

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions ngày 7/3 đả kích tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ, cáo buộc California là cản trở những nỗ lực thực thi luật di trú liên bang và cam kết chấm dứt thách thức của tiểu bang.

Ông Sessions phát biểu trước một nhóm các nhân viên thi hành luật pháp một ngày sau khi Bộ Tư pháp của Tổng thống Cộng hòa Donald Trump kiện California do đảng Dân chủ kiểm soát về chính sách ‘chứa chấp’ nhằm bảo vệ di dân bất hợp pháp khỏi bị trục xuất.

“Tôi nhận thấy California đang dùng các quyền hạn họ có cũng như các quyền hạn họ không có- gây khó khăn cho các cơ quan thi hành luật liên bang. Do đó tôi cam đoan với quý vị tôi sẽ dùng tất cả các quyền hạn trong tay để ngăn chặn,” Bộ trưởng Sessions tuyên bố.

“Trong những năm gần đây, cơ quan lập pháp California đã thông qua một số đạo luật với ý định cản trở công việc của các nhân viên hữu thệ thi hành luật di trú, cố ý dùng tất cả quyền hạn của cơ quan lập pháp tiểu bang để phá hoại luật di trú của nước Mỹ,” Bộ trưởng Tư pháp Sessions nhấn mạnh.

Ông Sessions nói lực lượng Thực thi luật Di trú và Hải quan (ICE) thi hành luật liên bang và “California không thể ngăn họ hay cản trở họ thi hành nhiệm vụ.”

Đơn kiện được đệ trình Tòa án liên bang tại Sacramento cuối ngày 6/3 nhắm vào ít nhất 3 đạo luật của tiểu bang được thông qua vào năm ngoái mà Bộ Tư pháp cho rằng vi phạm Hiến pháp Mỹ và uy quyền tối cao của luật liên bang so với luật tiểu bang.

Ông Trump xem việc chống di dân bất hợp pháp và truy quét các di dân bất hợp pháp đã có mặt tại Hoa Kỳ là một dấu ấn của ông, trước đây trong tư cách ứng cử viên và bây giờ trên cương vị Tổng thống. Một phần trong nỗ lực này liên hệ đến việc dẹp bỏ các thành phố do đảng Dân chủ kiểm soát mà ông Sessions gọi là “những thành phố trú ẩn an toàn” bảo vệ di dân bất hợp pháp khỏi bị trục xuất.

https://www.voatiengviet.com/a/my-bo-truong-tu-phap-tuyen-chien-voi-california/4285010.html

 

Ấn Độ dùng Việt Nam để tiếp cận Tây Thái Bình Dương

Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 8/3 nhận định rằng thông qua chuyến thăm New Delhi của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang vào tuần trước, Ấn Độ muốn tận dụng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để tiếp cận Tây Thái Bình Dương, tìm cách kìm tỏa Trung Quốc.

Mặc dù truyền thông Ấn Độ cho biết chuyến thăm của ông Trần Đại Quang là một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ Việt – Ấn, nhưng chuyến thăm này đã được báo chí phóng đại, Tờ Hoàn Cầu Thời báo cho biết.

Chuyến đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Ấn Độ hôm 2/3, chỉ vài tuần sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ đã được thay đổi thành chính sách “Hành động hướng Đông” sau khi ông Narendra Modi nhậm chức thủ tướng Ấn Độ vào năm 2014.

Trả lời báo chí Ấn Độ, ông Quang nói Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Ấn Độ trong triển khai chính sách “Hành động hướng Đông”, đồng thời Việt Nam tích cực hợp tác với Ấn Độ, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và các nước ASEAN.

Tờ báo Trung Quốc nhận định Việt Nam là một đối tác quan trọng của Ấn Độ trong việc thực hiện chính sách này. Động lực thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ – Việt Nam chính là tìm cách kìm tỏa Trung Quốc về thế chiến lược và an ninh.

Ấn Độ và Việt Nam thống nhất hợp tác cùng nhau vì “một khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương rộng mở, nơi chủ quyền và luật lệ quốc tế được tôn trọng”, Thủ tướng Narendra Modi nói hôm 3/3, trong bối cảnh Hà Nội và New Delhi tìm cách hợp tác nhằm đương đầu với việc Trung Quốc củng cố sức mạnh quân sự ở Biển Đông.

Theo Reuters, ông Modi nói như vậy trong một tuyên bố chung với Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang sau cuộc hội đàm cấp cao ở New Delhi. Hãng tin này nhận định rằng Ấn Độ đang tìm cách kiểm soát sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Bắc Kinh đang tiến hành các dự án về cầu cảng và nhà máy điện ở các nước quanh Ấn Độ như Pakistan và Sri Lanka, buộc New Delhi phải kiếm tìm đồng minh mới.

Theo Reuters, trong một loạt các biện pháp tăng cường hợp tác trong khu vực, Ấn Độ đã kín đáo cải thiện mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/an-do-dung-vietnam-de-tiep-can-tay-thai-binh-duong/4285974.html

 

Tập Cận Bình được tôn là ‘Phật sống’

Chủ tịch Trung Quốc, người đứng đầu Đảng Cộng sản, tổng tư lệnh quân đội và bây giờ là “Phật sống”, Tập Cận Bình đã “tậu” thêm một danh hiệu mới vào bộ sưu tập ngày càng nhiều danh hiệu của ông, theo Reuters ngày 8/3.

Phát biểu bên lề cuộc họp Quốc hội hàng năm của Trung Quốc, người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Thanh Hải, nơi sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói rằng người Tây Tạng sống ở đây nói họ xem ông Tập như một vị Bồ Tát.

Theo lời của quan chức Wang Guosheng, tỉnh này đã làm theo lời khuyên của Mao Trạch Đông về việc khơi cảm hứng cho công chúng yêu thích Đảng và người lãnh đạo, phát tán “hình ảnh người lãnh đạo” đến với người dân ở các khu vực nghèo đói đang được chuyển dần vào những ngôi nhà mới.

Tuy nhiên ông không nêu rõ đó là hình ảnh của ông Mao hay ông Tập.

“Người dân thường ở các khu vực du mục nói chỉ có Chủ tịch Tập là Phật sống”. Đây là một điều rất thực tế”, ông Wang nói.

Người Phật giáo Tây Tạng xem vị lãnh đạo tinh thần lưu vong của họ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, là một hóa thân của “Avalokitesvara”, Quán Thế Âm Bồ Tát.

Ông Tập Cận Bình được coi là sẽ nắm giữ chức chủ tịch vô thời hạn một khi Quốc hội “nghị gật” của Trung Quốc phê chuẩn việc bỏ đi giới hạn nhiệm kỳ vào Chủ nhật tới. Ông được xem là lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Thanh Hải là tỉnh có số lượng người Tây Tạng rất đông. Nhiều người trong số họ là du mục. Vì vậy, chính quyền Trung Quốc đã phải bàn cãi về chính sách đưa họ vào sống trong nhà vĩnh viễn hay tiếp tục cho phép họ theo lối sống du cư truyền thống.

Phát biểu của ông Wang đã được báo chí Bắc Kinh đưa ra vào cuối ngày thứ Tư.

Dù là nguyên quán của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thanh Hải lại ít xảy ra căng thẳng hơn so với khu vực tự trị Tây Tạng. Nơi đây cũng không hạn chế việc đi lại đối với người nước ngoài.

Các nhóm nhân quyền và những người lưu vong Tây Tạng thường xuyên chỉ trích chính quyền Trung Quốc không tôn trọng các quyền tự do tôn giáo và truyền thống của người Tây Tạng, nói rằng Bắc Kinh chà đạp lên nền văn hóa của họ.

Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc trên và nói rằng chính quyền đã làm cho cho các khu vực đói nghèo này phát triển.

https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-duoc-ton-la-phat-song/4286011.html

Nhật điều cố vấn quân sự thường trực

đến Việt Nam, Philippines, Malaysia

Nhằm cân bằng và theo dõi hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông, chính phủ Nhật Bản quyết định gia tăng con số cố vấn quân sự thường trực tại các quốc gia đối tác trong vùng.

Ngày 7/3, báo Liberty Times loan tin là Nhật Bản sẽ điều động cố vấn quân sự thường trực đến Philippines, Việt Nam và Malaysia để hợp tác với các chính phủ địa phương về tình báo liên hệ đến các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.

Theo truyền thông Nhật Bản, đây là lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm các tùy viên quân sự chính thức đến 3 quốc gia Đông Nam Á, và con số các sĩ quan nguyên thủy được dự trù đã tăng từ 1 đến 2 sĩ quan tại 3 nước này.

Ngoài việc phối hợp tình báo giữa các nước nhân danh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, các cố vấn cũng sẽ có trách nhiệm liên quan tới an ninh của các tòa đại sứ Nhật Bản tại 3 quốc gia này.

Theo tin của báo Liberty Times, Nhật Bản cũng đang chuẩn bị cung cấp cho quân đội Philippines 3 máy bay TC-90 đa dụng để giúp Philippines theo dõi tốt hơn hoạt động của Trung Quốc xung quanh lãnh thổ Philippines.

(Theo Taiwan News/ Liberty Times)

https://www.voatiengviet.com/a/nhatd9ieu-co-van-quan-su-thuong-truc-den-viet-nam-philippine-malaysia/4285002.html

 

Mỹ tăng thuế thép nhôm:

Bộ trưởng Thương Mại cố trấn an đối tác

Mai Vân

Nhà Trắng ngày 07/03/ 2018 xác nhận sẽ thông báo vào cuối tuần này chi tiết về thuế đánh vào hàng nhập khẩu Mỹ. Đầu tháng Ba, tổng thống Donald Trump cho biết muốn đánh thuế 25% với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm.

Vấn đề thuế đã gây phản ứng mạnh mẽ đối với các đối tác từ châu Á đến châu Âu. Trong nội bộ Mỹ cũng có phản ứng, ngay trong đảng Cộng Hòa cũng có tiếng nói dè dặt, trong lúc cố vấn kinh tế của ông Trump, Gary Cohn, từ chức. Tuy ông Trump vẫn tỏ vẻ dứt khoát, nhưng tại Washington, các quan chức chung quanh ông đã tìm cách trấn an.

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet cho biết thêm chi tiết:

Nhà Trắng xác nhận xu hướng bảo hộ mậu dịch nhưng cũng tìm cách trấn an. Chính bộ trưởng Thương Mại vào hôm qua đã lên tuyến đầu. Phát biểu trên đài truyền hình, ông Wilbur Ross khẳng định là Hoa Kỳ không tìm kiếm một cuộc chiến tranh thương mại. Cũng phải nói là nhiều nước, trong đó có cả châu Âu, đang tìm biện pháp trả đũa.

Ông Wilbur Ross giải thích là một số quốc gia có thể được miễn những thuế mới, và nêu ví dụ Canada, Mêhicô, nếu hai quốc gia này có nhượng bộ trong việc đàm phán lại thỏa thuận tự do mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA. Ông Ross còn khẳng định : « Chúng tôi muốn có những quan hệ tốt với các đồng minh ».

Vào hôm thứ Tư, bộ trưởng Tài Chính cũng lên tiếng để làm dịu tình hình, thông báo là chính quyền « đang nghiên cứu những trường hợp miễn thuế ».

Đây là để tìm cách làm nguôi cơn giận của các đối tác thương mại của Mỹ và cũng để trấn an một số nhân vật trong đảng Cộng Hòa, chẳng hạn như ông Paul Ryan, lãnh đạo nhóm đa số ở Hạ Viện, đã từng nêu lên mối lo ngại ngay sau thông báo của ông Trump.

Nhưng dường như không có gì ngăn chặn được quyết định áp đặt thuế nói trên. Ông Trump đánh giá là biện pháp này sẽ giúp thúc đẩy lại việc sản xuất thép ở Mỹ. Hôm thứ Ba vừa qua (06/03), ông Trump đã tuyên bố một quốc gia không có (sản xuất) thép không phải là một quốc gia.

Ông Trump có thể nhận thấy rằng quyết định của ông là phù hợp với thông báo của tập đoàn thép Mỹ United Steel Corp, mở lại một nhà máy ở bang Illinois và thu dụng lại 500 nhân viên dự phòng sản xuất thép của Mỹ, tăng lên nhờ những sắc thuế nói trên.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180308-my-tang-thue-thep-nhom-bo-truong-thuong-mai-co-tran-an-doi-tac

 

Syria: Viện trợ nhân đạo cho Đông Ghouta,

LHQ gây sức ép với Nga

Mai Vân

Một đoàn xe cứu trợ thứ nhì của Liên Hiệp Quốc đã không đến được thành phố Douma, Đông Ghouta, vào hôm nay, 08/03/2018, như mong muốn. Đại diện Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế cho biết là chuyến đi đã bị hoãn lại vì “diễn biến tình hình tại chỗ”, tức là do chiến sự ác liệt.

Ngày 05/03, đoàn xe đầu tiên của Liên Hiệp Quốc đã vào được Douma nhưng việc chuyển hàng trợ giúp đã bị gián đoạn do bom đạn. Anh và Pháp vào ngày 07/03, đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp khẩn sau vụ này.

Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau, cho biết thêm chi tiết :

Hội Đồng Bảo An đã dồn sức đòi Nga tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc chuyển hàng cứu trợ ngày càng cần thiết đến tay số 400.000 dân bị kẹt dưới bom đạn ở Đông Ghouta. Theo các nhà ngoại giao thì có thêm nhiều xe chở hàng đang đợi để đến Ghouta.

Thế nhưng 12 ngày sau khi thỏa thuận ngưng bắn được các bên đồng ý, thì kết quả rất đắng cay. Đại sứ Thụy Điển rất bất bình : « Việc áp dụng hưu chiến hoàn toàn không hiệu quả ».

Để ra khỏi tình trạng bế tắc này, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria, Staffan de Mistura, đã đề nghị đứng ra làm trung gian. Ông hy vọng thương lượng được với Nga và các lực lượng vũ trang trong Ghouta về việc để các phần tử bị xem là khủng bố ra đi. Đây vẫn là điểm gây bế tắc.

Matxcơva đến giờ vẫn chưa cho có câu trả lời. Hội Đồng Bảo An sẽ họp lại vào thứ Hai tới đây để cùng với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres điểm lại tình hình hưu chiến ở Đông Ghouta.

Nhiều trường hợp khó thở sau các đợt oanh kích của quân đội Syria và Nga

Tại chỗ, theo AFP, quân đội Syria đã chiếm lại được gần một nửa lãnh thổ từ tay lực lượng nổi dậy, và chỉ còn cách Harasta, một cứ địa quan trọng của phiến quân ở ngoại ô bắc Damas khoảng 2 cây số. Từ cứ địa này, lực lượng nổi dậy đe dọa thủ đô Syria từ nhiều năm qua.

Suốt ngày 07/03, không quân Nga và Syria tiếp tục oanh kích dữ dội vị trí của đối phương, bất chấp thời gian hưu chiến quy định.

Theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, hàng chục thường dân đã thiệt mạng và ít ra 60 người đã có triệu chứng bị ngạt và khó thở sau các đợt oanh kích nói trên. Giới y sĩ tại chỗ ghi nhận là khí chlore đã được sử dụng.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180308-syria-lhq-gay-suc-ep-voi-nga-de-cuu-tro-den-tay-cu-dan-dong-ghouta

 

Pháp muốn xóa bỏ cách biệt nam nữ về lương bổng

Thanh Phương

Vào trước Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, hôm qua, 07/03/2018, chính phủ Pháp công bố một dự luật nhằm xóa bỏ trong vòng 3 năm cách biệt về lương bổng giữa nam và nữ.

Theo dự luật này, kể từ năm 2022, trong số những công ty có hơn 50 người, công ty nào mà vẫn còn những cách biệt « bất hợp lý » về lương bổng giữa nam và nữ sẽ bị phạt tiền, với số tiền phạt có thể lên tới 1% tổng khối lương của công ty đó.

Mặc dù nguyên tắc « làm việc như nhau, lương bằng nhau » đã được ghi trong luật của Pháp từ 45 năm nay, nhưng trên thực tế, cùng một công việc và cùng tuổi, nhưng nam giới lại lãnh lương cao hơn nữ giới khoảng 9%.

Chính phủ Pháp muốn bắt buộc các công ty phải trang bị một phần mềm để giúp xác định một cách khách quan hơn những cách biệt bất hợp lý giữa nam giới và nữ giới. Chính phủ cũng dự trù tăng gấp bốn số cuộc thanh tra lao động để kiểm tra việc tuân thủ bình đẳng nam nữ về lương bổng.

Hôm nay, thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã họp toàn bộ các bộ trưởng để thông báo khoảng 50 biện pháp nhằm tăng cường bình đẳng nam nữ và chống bạo lực tình dục. Đích thân tổng thống Emmanuel Macron hôm nay đã đến thăm công ty Gecina, được xem là công ty « mẫu mực về bình đẳng nam nữ trong nghề nghiệp ».

Cũng như mọi năm, các tổ chức đấu tranh cho nữ quyền tại Pháp sẽ lại tổ chức một cuộc tập hợp ở nhiều thành phố để phản đối tình trạng bất bình đẳng về lương bổng và tuần hành đòi nữ quyền.

http://vi.rfi.fr/phap/20180308-phap-muon-xoa-bo-cach-biet-nam-nu-ve-luong-bong

 

Donald Trump bắt buộc phải xử lý hồ sơ Bắc Triều Tiên

Minh Anh

Đề nghị đối thoại trực tiếp về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng đặt chính quyền Washington trước một bước ngoặt ngoại giao lớn. Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể kéo dài tình trạng trì trệ, bế tắc, và buộc phải ra tay. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào ?

Theo giới chuyên gia, có một điều chắc chắn là Washington bị bất ngờ trước đề nghị đối thoại trực tiếp về hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bằng chứng thấy rõ là thái độ kềm chế bất thường của chủ nhân Nhà Trắng khi ông phát biểu : « Tôi không muốn nói nhiều về những việc mà chúng tôi vẫn còn chưa biết rõ ».

Dù chưa có nhiều thông tin cụ thể về đề nghị của Bắc Triều Tiên, nhưng khi tiếp các đặc sứ Hàn Quốc, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dường như cam kết là có thể « tạm ngưng »các chương trình vũ khí gây tranh cãi, đổi lấy việc mở lại đàm phán với Hoa Kỳ. Thậm chí, Bắc Triều Tiên còn sẵn sàng ngưng hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân, nếu như Hoa Kỳ bảo đảm an ninh và từ bỏ mọi hành động quân sự, ý định lật đổ chế độ Bình Nhưỡng.

Washington đón nhận đề nghị của Bình Nhưỡng với thái độ cẩn trọng. Cho dù tổng thống Mỹ đánh giá tình hình là « lạc quan », nhưng nội bộ chính quyền Hoa Kỳ vẫn nghi ngờ thiện chí của Bắc Triều Tiên. Bởi vì, kinh nghiệm từ 27 năm qua cho thấy mọi cuộc thương thuyết đều « xôi hỏng bỏng không ». Bắc Triều Tiên luôn tìm cách xóa bỏ mọi thỏa thuận đạt được với Hoa Kỳ.

Do đó, theo quan điểm của một cựu quan chức Hội đồng An ninh, phụ trách về châu Á, dưới thời tổng thống Barack Obama, được AFP trích dẫn, Bình Nhưỡng trên thực tế đang tìm cách gieo mối bất hòa giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời dùng chiêu bài thương lượng để kéo dài thêm thời gian.

Bình Nhưỡng biết được rằng Seoul và Washington bất đồng trong cách tiếp cận hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Một bên thì chọn « củ cà rốt », còn bên kia thì thích « cây gậy ». Nếu như Hoa Kỳ kiên quyết « đóng sập cửa » với Bắc Triều Tiên, điều đó có nguy cơ đè nặng hơn nữa lên mối quan hệ Mỹ – Hàn cũng như việc áp dụng nghiêm ngặt các lệnh trừng phạt.

Vẫn theo phân tích của AFP, đề nghị đối thoại của Bình Nhưỡng có thể còn làm cho sự chia rẽ trong nội bộ Mỹ thêm sâu sắc, giữa một bên là cố vấn an ninh quốc gia, H. R. McMaster, chủ trương đường lối cứng rắn và bên kia là lãnh đạo bộ Quốc Phòng, James Mattis, ủng hộ chính sách ôn hòa hơn.

Mặt khác, nếu cứ cho là đề nghị của Kim Jong Un là nghiêm túc, thì vào lúc này, Hoa Kỳ cũng khó có thể tiến hành các cuộc thương lượng trực tiếp, bởi vì hiện nay, Mỹ không có đại sứ tại Hàn Quốc, không có đặc sứ chuyên trách về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, rồi sự thiếu vắng chuyên gia tại bộ Ngoại giao.

Theo các quan chức Mỹ, trong các cuộc nói chuyện riêng tư, thì gần như không thể lựa chọn giải pháp quân sự. Mọi cuộc tấn công nhắm vào Bắc Triều Tiên đòi hỏi một sức mạnh quân sự có quy mô lớn và chắc chắn ngay lập tức, đe dọa sinh mệnh của khoảng 30.000 binh sĩ Mỹ và hàng triệu thường dân Hàn Quốc trước sự « trả đũa » của Bình Nhưỡng. Do vậy, ngoại giao dường như là cách chọn lựa tốt nhất.

Giờ đây, dù quyết định có là gì đi chăng nữa, đánh hay đàm, các quyết định của Donald Trump, đã được đặt trên bàn của phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng, buộc Hoa Kỳ phải hành động để thoát ra khỏi những năm tháng bế tắc kéo dài trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên đầy gai góc này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180308-donald-trump-bat-buoc-phai-xu-ly-ho-so-bac-trieu-tien

 

Nga : Kho vũ khí mới “bất khả chiến bại” của Putin có gì?

 “Có tầm bắn không giới hạn”“siêu thanh” hoặc dùng laser, kho vũ khí mới “bất khả chiến bại” của Nga đã được tổng thống Vladimir Putin giới thiệu trước Nghị Viện trong gần suốt một giờ hôm 01/03/2018.

Vậy kho vũ khí hiện đại, khiến thế giới lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang với Washington, có những gì? Tổng thống Nga có chủ đích gì khi tiết lộ những “vũ khí tối tân”này? Có nên tin là sẽ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang mới không? RFI tiếng Việt tổng hợp một số bài viết của Huffington Post và Sputnik về chủ đề này.

Có gì mới trong kho vũ khí “bất khả chiến bại” của Nga?

Tổng thống Nga đã sử dụng rất nhiều đồ họa và vidéo để thuyết trình tổng thể và về sức công phá của các loại trang thiết bị quân sự mới. Trước hết là một tên lửa hành trình có động cơ hạt nhân, với tầm bắn vô hạn và có thể di chuyển không theo lộ trình vạch trước.

Tổng thống Nga cũng giới thiệu Sarmat, một tên lửa liên lục địa nặng 200 tấn có thể mang đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa này sẽ thay thế kho tên lửa mà Nga sở hữu từ thời Liên Xô. Tên lửa Sarmat có khả năng tấn công mọi mục tiêu qua ngả cực Bắc hoặc cực Nam. Và trong đoạn video minh hoạ cho bài diễn văn của tổng thống Putin, mục tiêu nhắm đến của tên lửa Sarmat chính là một địa điểm giống… bang Florida, Mỹ.

Trong số những trang thiết bị khác được giới thiệu, còn có một loại xe lặn được, nhanh hơn cả tầu ngầm, hai loại tên lửa “siêu thanh” và một loại vũ khí laser bí ẩn mà tổng thống Nga cho rằng “còn quá sớm để nêu chi tiết”. Ngoài ra còn có một hạm đội “thiết bị ngầm không người lái” có thể chở “các hệ thống vũ khí nguyên tử mới với đạn dược vô cùng mạnh”.

Vẫn theo chủ nhân điện Kremlin, Nga còn sở hữu một tên lửa siêu thanh không thể bị hệ thống phòng chống tên lửa của NATO phát hiện được, như đoạn vidéo minh họa cho thấy tên lửa có thể “lách” qua các hệ thống phòng thủ ở Đại Tây Dương, bay qua cực nam của châu Mỹ rồi bay ngược lên phía bắc.

Ông Putin khẳng định: “Không nước nào có được loại tên lửa này. Và khi họ làm ra được thì chúng ta đã có thời gian để phát triển một loại vũ khí mới”. Tóm lại, theo tuyên bố của tổng thống Nga, được Sputnik trích dẫn, “ở nước ngoài, có lẽ không có những loại vũ khí công nghệ cao như những loại đã được sáng chế ở Nga”.

Nếu tin vào các nhà lãnh đạo Nga thì kho vũ khí mới này có tầm bắn “gần như vô hạn”. Thông cáo của bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Choigou còn nhấn mạnh là vũ khí Nga từ giờ có thể “lách được mọi hệ thống chống tên lửa đang hoạt động trên thế giới. Như vậy, lá chắn phòng thủ tên lửa đã bị xuyên thủng”.

Vũ khí mới của Nga có đáng sợ không?

Trong bài diễn văn tại Quốc Hội lưỡng viện, tổng thống Nga hăm dọa phương Tây “phải lắng nghe sức mạnh quân sự của Nga”, đồng thời lại cam đoan ông “không đe doạ ai cả”.

Về phần mình, nhiều chuyên gia quân sự Nga giải thích rằng những loại vũ khí này không thật sự là sản phẩm mới, trong khi một số nhà quan sát nhận định, thậm chí chúng còn chưa được phát triển hoàn toàn. Nhà phân tích quân sự Nga Alexandre Golts cho biết : “Chúng tôi đã biết về Sarmat và chúng tôi cũng biết là loại tên lửa này gặp rất nhiều khó khăn”.

Ngoài ra, khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Mỹ NBC, ông Putin cũng thừa nhận là những vũ khí được giới thiệu vẫn đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau, nhưng vẫn cam đoan là một số vũ khí đã sẵn sàng để đưa vào sử dụng.

Phát biểu trước báo giới về kho vũ khí mới của Nga, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ Dana White nhấn mạnh : “Những loại vũ khí này nằm trong quá trình phát triển từ lâu rồi. Chúng tôi không ngạc nhiên về tuyên bố này (của tổng thống Nga) và người dân Mỹ có thể yên tâm là chúng tôi đã được chuẩn bị hoàn toàn”. Hơn nữa, chiến lược hạt nhân mới, được Hoa Kỳ công bố vào đầu tháng 02/2018, “cũng đã tính” đến những loại vũ khí mới được Nga giới thiệu.

Mục đích của Putin là gì?

Bài diễn văn mang với giọng điệu thiện chiến của ông Putin “tập trung nhắm vào công luận trong nước”, theo nhận định của nhà nghiên cứu chính trị Nga Alexei Makarkine, vì chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Nga, ngày 18/03/2018.

Bất chấp những lời hứa hẹn khi vận động tranh cử để trở lại điện Kremlin năm 2012 sau bốn năm làm thủ tướng, nhiệm kỳ của tổng thống Nga được đánh dấu bằng sự sụt giảm mức sống và tình trạng nghèo khó tăng hơn do giá cả tăng vọt trong những năm 2012-2016 mà nguyên nhân là giá dầu giảm mạnh, cùng với loạt trừng phạt của châu Âu.

Trong bài diễn văn, chủ nhân điện Kremlin cũng dụng ý nhắc lại thời kỳ mà nước Nga bị làm nhục trong khoảng thời gian sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, khi mà “không nước nào lắng nghe” Matxcơva.

Dù vậy, ông Putin nắm chắc chiến thắng để tiếp tục lãnh đạo nước Nga thêm 6 năm trong nhiệm kỳ thứ tư do không có đối lập thật sự. Danh tiếng của tổng thống Putin vẫn đang lên như diều gặp gió ở Nga. Trong mắt nhiều người dân, ông là người đã nâng tầm nước Nga trên trường quốc tế. Theo nhà đối lập chính Alexei Navalny, lĩnh vực quân sự là chủ đề duy nhất mà ông Putin “có thể nói dối mà không bị trừng phạt”. Ví dụ, nếu tổng thống Nga ca ngợi thành công của ngành giáo dục hay hệ thống y tế của Nga, cử tri sẽ phát hiện ra được ngay là ông nói dối.

Hướng tới một cuộc “chạy đua vũ trang” mới?

Ông Putin giải thích nỗ lực của Nga trong lĩnh vực trang thiết bị quân sự là “lời đáp trả” đối với hoạt động quân sự của Mỹ trên thế giới và ngay sát sườn biên giới với Nga, trong đó có cả việc Mỹ triển khai hệ thống chống tên lửa tại Đông Âu và Hàn Quốc.

Dù điện Kremlin vẫn bác bỏ muốn thúc đẩy một “cuộc chạy đua vũ trang”, tổng thống Putin lại khẳng định với đài NBC rằng cuộc chạy đua đã bắt đầu khi Washington rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) nhằm mục đích hạn chế vũ khí chiến lược được ký dưới thời tổng thống Georges W. Bush. Chuyên gia Alexei Makarkine nhận xét “tại Hoa Kỳ, sau một bài diễn văn như vậy, toàn bộ tầng lớp chính trị sẽ bỏ phiếu cho việc tăng ngân sách quân sự”. Ông cũng cho rằng tổng thống Nga đã tung “đòn thách thức” với Washington.

Hậu quả là gì?

Bài diễn văn của tổng thống Putin làm xấu thêm quan hệ Nga-Mỹ, hiện đang chìm trong những bất đồng về Ukraina và Syria, cũng như nghi án Matxcơva can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Washington đã nhanh chóng lên tiếng cáo buộc Matxcơva “vi phạm trực tiếp” các hiệp ước quốc tế mà Nga ký kết.

Theo nhà phân tích quân sự Nga Alexandre Golts, nếu như những thông báo của người đứng đầu điện Kremlin có thể góp phần nâng cao vị trí của Nga trên trường quốc tế trong ngắn hạn, thì kế hoạch này cũng có thể phản lại Matxcơva. Ông Golts cho rằng “cuộc chạy đua vũ trang trong thời Chiến Tranh lạnh đã mang lại một kết cục xấu cho Liên Xô. Nó làm kiệt quệ nền kinh tế Liên Bang Xô Viết và nước Nga ngày nay không có những nguồn tài nguyên dồi dào như Liên Xô. Vì vậy, có đủ mọi lý do để tin rằng cuộc chạy đua vũ trang cũng sẽ kết thúc không tốt đẹp gì cho Matxcơva”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180308-nga-kho-vu-khi-moi-%E2%80%9Cbat-kha-chien-bai%E2%80%9D-cua-putin-co-gi

 

Phụ nữ đòi bình quyền trong Giáo Hội Công Giáo

Thanh Phương

Vào đúng ngày Quốc tế Phụ nữ, hôm nay, 08/03/2018, các thành viên của mạng lưới phụ nữ khắp thế giới Voices of Faith tổ chức một hội nghị tại Roma để thúc đẩy Giáo Hội Công Giáo La Mã mạnh dạn trao các trọng trách cho phụ nữ.

Từ Roma, thông tín viên Eric Senaque tường trình :

« Giáo hoàng Phanxicô và các lãnh đạo khác của Giáo Hội có sẽ lắng nghe chúng tôi ? Chính với các câu hỏi đó mà các phụ nữ này đã đến Roma. Trong năm thứ năm liên tiếp, họ tổ chức hội nghị này với nhiều phát biểu của nữ giới từ các nước Đức, Ba Lan, Ấn Độ, hay từ châu Phi. Hội nghị nhằm thúc đẩy Giáo Hội mạnh dạn bổ nhiệm phụ nữ vào các chức vụ quan trọng.

Khách mời của hội nghị năm nay là một trong những người vẫn chỉ trích mạnh mẽ Vatican, đó là cựu tổng thống Ireland Mary Mc Aleese. Bà nói : « Vẫn có một nỗi sợ trong các chức sắc của Giáo Hội, trong cấm thành, nơi mà các vị hồng y, tổng giám mục, giám mục đang sống. Họ vẫn sợ bị đặt lại vấn đề. Nhưng tiếng nói của chúng tôi có một trọng lượng, chúng tôi rất tin tưởng. Những phụ nữ trẻ sẽ không bao giờ chấp nhận im lặng. Họ muốn nói một điều là : Hãy lắng nghe chúng tôi, vì nếu quý vị nghĩ rằng phụ nữ không là gì cả, quý vị cũng sẽ khiến người ta nghĩ rằng Chúa Giêsu mặc kệ phụ nữ ».

Đối với mạng lưới Voices of Faith, có nguy cơ là phụ nữ, nhất là nữ giới trẻ, sẽ rời bỏ Giáo Hội. Mặc dù một số người luôn chỉ trích, các thành viên của mạng lưới này vẫn muốn duy trì đối thoại với các lãnh đạo của Vatican. Bản thân giáo hoàng Phanxicô đã nhiều tỏ ý muốn giao các trọng trách cho phụ nữ.

Sau hội nghị hôm nay, đại diện của mạng lưới Voices of Faith sẽ gặp hồng y Parolin, Quốc vụ khanh của Vatican để trao cho ngài một sách trắng, với đề nghị chủ yếu là thành lập một hội đồng phụ nữ ngay trong Tòa Thánh ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180308-phu-nu-doi-binh-quyen-trong-giao-hoi-cong-giao

 

Châu Âu dọa trả đũa,

đánh thuế nặng vào một số mặt hàng của Mỹ

Thanh Phương

Ngày 07/03/2018, Liên Hiệp Châu Âu đã lên tiếng cảnh cáo về một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ và dọa sẽ đánh thuế nặng lên một số mặt hàng tiêu biểu của Mỹ, nếu tổng thống Donald Trump nhất quyết áp thuế nhập khẩu trên thép và nhôm.

Cách đây một tuần, tổng thống Donald Trump đã loan báo ý định đánh thuế 25% trên thép và 10% trên nhôm nhập vào Hoa Kỳ, gây quan ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với nhiều đồng minh, nhất là Canada, đối tác thương mại hàng đầu và cũng là nguồn cung cấp thép hàng đầu của Hoa Kỳ.

Ngày 07/08, ủy viên thương mại châu Âu, Cecilia Malmstrom đã trình bày chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu để trả đủa Mỹ.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :

« Châu Âu sẽ đáp trả theo 3 giai đoạn. Đầu tiên là khởi động các thủ tục kiện Hoa Kỳ ra Tổ chức Thương mại Thế giới. Liên Hiệp Châu Âu hy vọng là các đối tác thương mại của khối sẽ hỗ trợ họ trong hành động này. Thứ hai là ban hành một loạt thuế đánh vào các sản phẩm bằng thép và nhôm để tránh cho thị trường châu Âu bị tràn ngập các mặt hàng sẽ không còn nhập được vào Hoa Kỳ. Thứ ba là các biện pháp trả đũa.

Ủy Ban Châu Âu đang chờ ý kiến của 28 nước thành viên để đề ra các biện pháp cụ thể, nhưng người ta chờ đợi là Liên Hiệp Châu Âu sẽ đánh thuế lên một số mặt hàng nhập từ Mỹ như nước cam, xe máy Harley-Davinson, bơ đậu phộng… Đó là những biện pháp nhằm bù đắp những thiệt hại tài chính của châu Âu. Giống như cách đây 15 năm, các sản phẩm bị chọn để đóng thuế có thể là đến từ những vùng đã dồn phiếu cho tổng thống Mỹ.

Ủy Ban Châu Âu vẫn hy vọng là tổng thống Donald Trump sẽ từ bỏ ý định của ông hoặc ít ra là loại Liên Hiệp Châu Âu ra khỏi danh sách các quốc gia mà Hoa Kỳ sẽ áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm. Ủy Ban Châu Âu cũng nhấn mạnh rằng đối với họ, các biện pháp của Mỹ hoàn toàn mang tính bảo hộ mậu dịch và nhu cầu bảo vệ an ninh chỉ là cái cớ để thi hành các biện pháp đó. »

Cũng trong ngày 07/03, phát ngôn viên của Nhà Trắng Sarah Sanders đã tuyên bố là có thể Canada và Mêhicô sẽ được miễn thuế nhập khẩu đánh trên thép và nhôm. Theo lời bà Sanders, chính phủ Mỹ sẽ đánh giá từng nước dựa trên các tiêu chí về « an ninh quốc gia ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180308-lien-hiep-chau-au-doa-danh-thue-nang-tren-mot-so-mat-hang-cua-my