Tin khắp nơi – 08/01/2021
Bạo loạn ở QH Mỹ: Đảng Dân chủ kêu gọi cách chức Trump
Các đối thủ của TT Trump tại hai viện của Quốc hội đã kêu gọi cách chức ông sau cuộc tấn công bạo lực vào Điện Capitol của một đám đông những người ủng hộ ông.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer nói rằng ông Trump nên bị cách chức ngay lập tức. Nếu không, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng ông có thể bị luận tội.
Việc cách chức sẽ cần sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa và cho đến nay chỉ có một số người ủng hộ việc này.
Trong một bài phát biểu qua video, ông Trump nói rằng ông cam kết thực hiện một quá trình chuyển đổi có trật tự.
Cựu chiến binh Không quân Hoa Kỳ mất mạng trong bạo loạn
Nước Mỹ bạo loạn trước ngày chuyển giao quyền lực
Trump tạm bị Twitter và Facebook ‘tước vũ khí’
Tổng thống cho biết chính quyền mới sẽ được thành lập vào ngày 20/1 và kêu gọi “hàn gắn và hòa giải”.
Ông cũng cho biết ông “phẫn nộ vì bạo lực, tình trạng vô luật pháp và lộn xộn” vào thứ Tư và rằng “sự giận giữ phải được làm dịu và sự bình tĩnh cần được khôi phục “.
Đoạn video được chia sẻ trên tài khoản Twitter của ông, được kích hoạt lại vào thứ Năm sau khi bị chặn sau cuộc bạo động ở Capitol.
Ít nhất bốn người chết trong cuộc tấn công. 68 người bị bắt.
Các phản ứng của cảnh sát đối với vụ việc hiện đang bị giám sát chặt chẽ. Họ phải đối mặt với chỉ trích vì không ngăn chặn được những kẻ bạo loạn đột nhập.
Quan chức chịu trách nhiệm về an ninh tại Hạ viện, một trung sĩ, đã từ chức. Các báo cáo cho biết Cảnh sát trưởng Hoa Kỳ (USCP) Steven Sund cũng sẽ từ chức, có hiệu lực từ ngày 16/1, sau các lời kêu gọi từ bà Pelosi.
Ông Schumer đã kêu gọi sa thải người đồng cấp của mình tại Thượng viện.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Elaine Chao là thành viên mới nhất của chính quyền Trump từ chức để phản đối bạo loạn. Một số quan chức cấp thấp hơn cũng đã từ chức.
Tổng thống đắc cử Joe Biden nói: “Không ai có thể nói với tôi rằng nếu đó là một nhóm người biểu tình Black Lives Matter ngày hôm qua thì họ sẽ không bị đối xử khác nhiều so với những kẻ côn đồ đã xông vào Điện Capitol.”
Các nhà lập pháp trả lời như thế nào?
Ngày càng có nhiều người kêu gọi ông Trump từ chức tổng thống. Hầu hết trong số họ đến từ Đảng Dân chủ của ông Biden nhưng một số đảng viên Cộng hòa đã tham gia.
Ông Schumer, người sẽ dẫn đầu phe Dân chủ tại Thượng viện bắt đầu phiên họp mới vào cuối tháng này cho biết: “Tổng thống này không nên giữ chức vụ thêm một ngày nào nữa”.
Ông Schumer thúc giục nội các của ông Trump loại ông Trump khỏi chức vụ bằng cách sử dụng Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cho phép phó tổng thống trở thành tổng thống, nếu tổng thống không thể thực hiện nhiệm vụ của mình do mắc bệnh tâm thần hoặc thể chất.
Việc này sẽ đòi hòi Phó Tổng thống Mike Pence và ít nhất tám thành viên nội các đồng y’ cách chức ông Trump và viện dẫn Tu chính án thứ 25 – điều mà họ cho đến nay dường như không thể làm được.
Bà Pelosi mô tả ông Trump là “một người rất nguy hiểm” và nói: “Đây là trường hợp khẩn cấp có cường độ cao nhất”.
Bà để ngỏ lựa chọn luận tội nếu các đồng nghiệp của ông Trump không bắt đầu thủ tục Tu chính án thứ 25.
Tuy nhiên, đảng Dân chủ sẽ cần phải dựa vào sự ủng hộ của các đảng viên Cộng hòa để đảm bảo đa số 2/3 cần thiết tại Thượng viện để có thể kết tội ông Trump theo các điều khoản luận tội trong hiến pháp, và sẽ khó có được những con số đó.
Hạ nghị sĩ Adam Kinzinger từ Illinois là một trong những đảng viên Cộng hòa đầu tiên kêu gọi sử dụng Tu chính án thứ 25, nói: “Những đám cháy do tổng thống châm ngòi cuối cùng cũng bùng lên khỏi chảo.”
Các thống đốc Đảng Cộng hòa ở Maryland và Vermont cũng đã kêu gọi cách chức ông Trump.
Các thành viên Đảng Dân chủ trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện nói rằng hành động của ông Trump đáp ứng các yêu cầu của Tu chính án thứ 25.
Trong một động thái riêng biệt, cả Hạ viện và Thượng viện đều hoãn lại cho đến khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.
Cả hai viện sẽ phải hoạt động lại để bắt đầu thủ tục luận tội.
Facebook chặn Trump ‘cho đến khi quá trình chuyển đổi hoàn tất’
Một số quan chức chính quyền Trump hiện đã từ chức vì các cuộc bạo động – Elaine Chao là người nổi tiếng nhất.
Bà Chao, người đã phục vụ trong toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống và đã kết hôn với đảng viên Cộng hòa hàng đầu của Thượng viện, Mitch McConnell, cho biết các sự kiện đã “gây rắc rối sâu sắc cho tôi theo cách mà tôi đơn giản là không thể bỏ qua”.
Những người khác đã xin nghỉ việc bao gồm đặc phái viên Mick Mulvaney, một quan chức an ninh quốc gia cấp cao, và thư ký báo chí của Đệ nhất phu nhân Melania Trump.
Một cố vấn của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bị sa thải sau khi gọi ông Trump là “không thích hợp cho chức vụ” trong một tweet.
Tổng thống cũng đang phải đối mặt với những hạn chế mới về việc sử dụng mạng xã hội. Facebook, công ty sở hữu Instagram, đã chặn ông Trump ít nhất cho đến khi ông rời nhiệm sở và có thể vô thời hạn.
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ kêu gọi “khẩn cấp” cách chức Donald Trump
Trọng Thành
Vụ những người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm Donald Trump xâm chiếm nhà Quốc Hội Mỹ, hôm 06/01/2020, khiến ít nhất 5 người chết, gây chấn động chính trường Mỹ. Hàng loạt chính trị gia, đại đa số bên đảng Dân Chủ, yêu cầu ông Donald Trump phải rời khỏi Nhà Trắng.
Ngày hôm qua, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, thuộc đảng Dân Chủ, tuyên bố việc cách chức ông Donald Trump là « hành động quan trọng nhất, cần được tiến hành khẩn trương ». Lãnh đạo Hạ Viện cáo buộc những người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm đã tham gia vào một « mưu toan đảo chính ».
Theo trang mạng Hoa Kỳ NBC, tổng cộng gần 200 nghị sĩ lưỡng viện, tuyệt đại đa số thuộc đảng Dân Chủ, yêu cầu tổng thống mãn nhiệm rời bỏ chức vụ, theo kịch bản thực thi Tu chính án 25 của Hiến Pháp hoặc khởi động thủ tục phế truất. Tuy nhiên, tổng thống đắc cử Joe Biden nghiêng về khả năng đợi đến thời điểm chuyển giao quyền lực trong 12 ngày tới, bởi trên thực tế, ông Donald Trump đang ngày càng bị cô lập trong chính nội bộ phe Cộng Hòa.
Việc phe Dân Chủ đòi cách chức Donald Trump chủ yếu để gia tăng áp lực nhằm buộc phe Cộng Hòa có lập trường dứt khoát với tổng thống mãn nhiệm. Thông tín viên Loubna Anaki từ New York nhận định :
« Mỗi ngày mà ông ta còn nắm quyền là thêm một ngày bạo lực có nguy cơ bùng lên »: Đối với chủ tịch Hạ Viện, chính trị gia đảng Dân Chủ Nancy Pelosi, cần phải hành động khẩn trương hơn. Cùng với một số dân biểu khác, lãnh đạo phe đa số ở Hạ Viện đã kêu gọi phó tổng thống Mike Pence khởi động Tu chính án thứ 25. Công cụ pháp lý này, được dự kiến trong Hiến Pháp, cho phép phó tổng thống, với sự ủng hộ của đa số thành viên nội các, đứng ra điều hành đất nước, trong lúc tổng thống bị coi là người không đủ khả năng lãnh đạo.
Tuy nhiên, thủ tục này đòi hỏi nhiều thời gian, bởi ông Donald Trump có thể phản đối, và trong trường hợp đó, để áp dụng Tu chính án thứ 25 thì cần phải có ít nhất hai phần ba nghị sĩ lưỡng viện Quốc Hội bỏ phiếu thuận. Nếu như phó tổng thống Pence từ chối hành động, bà Pelosi cảnh báo là phe Dân Chủ sẵn sàng khởi động một lần nữa thủ tục phế truất tổng thống Donald Trump. Nếu diễn ra, đây sẽ là lần thứ hai thủ tục này được khởi động trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.
Tuy nhiên, nếu như các lời kêu gọi tước bỏ quyền lực của tổng thống mãn nhiệm liên tục được đưa ra, thì dường như rất ít khả năng hai phương án nói trên được thực hiện, bởi chỉ còn 12 ngày nữa là ông Joe Biden nhậm chức tổng thống.
Về nguyên tắc, thủ tục phế truất sẽ phải kéo dài nhiều tháng, còn việc thực thi Tu chính án thứ 25 cũng rất phức tạp. Đảng Dân Chủ gây áp lực chủ yếu là để buộc các lãnh đạo đảng Cộng Hòa và các thành viên chính quyền Trump có lập trường rõ ràng với các thủ đoạn của tổng thống mãn nhiệm, và công khai lên án ông Trump ».
Bất bình trước chính sách của tổng thống mãn nhiệm, hôm qua, bộ trưởng Giao Thông tuyên bố từ chức. Theo truyền thông Hoa Kỳ, hàng loạt quan chức nội các, như chánh văn phòng Mark Meadows, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, Robert O’Brien và luật sư của Nhà Trắng Pat Cipollone cho biết có ý định từ chức.
Phe Dân chủ nhích lại gần giải pháp luận tội TT Trump một lần nữa
Các thành viên của Đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ hôm 8/1 cân nhắc giải pháp luận tội Tổng thống Trump lần thứ nhì, hai ngày sau khi những tố cáo gian lận bầu cử sai sự thực của ông khích động một đám đông bạo loạn xông vào Điện Capitol, trụ sở quốc hội Mỹ, hãng tin Reuters đưa tin.
Các lãnh đạo đảng Dân chủ, kể cả Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo khối thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer, kêu gọi hãy tiến hành lập tức thủ tục luận tội, nếu Phó Tổng thống Mike Pence và nội các của ông Trump từ chối thực hiện các bước để cách chức ông Trump.
Một tuyên bố đưa ra vào tối thứ Năm 7/1 của phe Dân chủ, viết:
“Những hành động nguy hiểm của Tổng Thống Trump, xúi giục nổi loạn, bắt buộc phải lập tức loại ông ra khỏi chức vụ.”
Hôm thứ Năm khi những lời kêu gọi truất phế ông càng lúc càng lớn tiếng, Tổng thống Trump công bố một video trong đó ông lên án bạo lực đã làm 5 người thiệt mạng.
Tổng thống của Đảng Cộng hòa lần đầu tiên gần như thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11, ông cam kết sẽ bảo đảm một cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ cho “chính quyền mới”. Tổng thống đắc cử Joe Biden của Đảng Dân chủ sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.
Những lời lẽ của ông Trump tương phản hoàn toàn với những lời phát biểu của ông hôm thứ Tư 6/1, hô hào đám đông lên tới hàng nghìn người hãy tuần hành tới Điện Capitol giữa lúc Quốc hội đang nhóm họp để chính thức chứng nhận chiến thắng bầu cử của ông Biden.
Đám đông xông vào tòa nhà, áp đảo cảnh sát, buộc giới thẩm quyền gấp rút sơ tán các nhà lập pháp tới nơi khác để đảm bảo an toàn cho họ.
Một nhân viên cảnh sát đã qua đời vì những vết thương trong cuộc tấn công, Lực lượng cảnh sát bảo vệ điện Capitol cho biết vào chiều tối thứ Năm.
Trước đó, một phụ nữ đi biểu tình bị cảnh sát bắn chết, và ba người khác thiệt mạng do ‘tình trạng khẩn cấp về y tế’.
Trong khi chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là hết nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, không rõ liệu có đủ thời gian để hoàn tất quá trình luận tội hay không.
Bà Pelosi chưa loan báo quyết định luận tội, nhưng bà khẳng định tại một cuộc họp báo rằng các thành viên Đảng Dân chủ muốn phải có hành động sau vụ bạo loạn hôm thứ Tư. Nếu bị luận tội tại Hạ viện, thì trên lý thuyết ông Trump sẽ đối mặt với một phiên xét xử ở Thượng viện, hiện vẫn do đảng Cộng hòa kiểm soát. Nhưng Thượng viện đang trong thời gian ngưng họp cho đến ngày 19/1.
Các phụ tá của ông Mitch McConnell, lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện, không cho biết ông sẽ phản ứng như thế nào trong trường hợp Hạ viện thông qua thủ tục luận tội Tổng Thống Trump.
Tháng 12/2019, Hạ viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát, đã luận tội Tổng Thống Trump, tuy nhiên tháng 2/2020, ông được Thượng viện– do Đảng Cộng hòa kiểm soát, tuyên bố trắng án. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ có hai Tổng thống bị luận tội, và cho tới nay chưa có vị Tổng thống nào bị luận tội hai lần.
Trong băng video hôm thứ Năm, ông Trump dùng những lời lẽ hòa hoãn hiếm khi được nghe trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của ông, kêu gọi “hàn gắn vết thương”. Chỉ mới sáng cùng ngày, ông Trump còn lớn tiếng tố cáo bầu cử gian lận, rằng cuộc bầu cử đã bị cướp đi, nhưng ông không công nhận thất cử.
Bà Pelosi và ông Schumer kêu gọi Phó Tổng thống Pence và nội các của ông Trump hãy viện Tu Chính Án 25, cho phép họ truất quyền tổng thống nếu ông Trump không hoàn thành nhiệm vụ trong cương vị tổng thống. Ông Pence chống đối đề nghị này. Nhưng ít nhất có hai thành viên Đảng Cộng hòa, Thống đốc bang Maryland Larry Hogan, và Dân biểu Adam Kinzinger nói ông Trump phải ra đi.
Vào chiều tối thứ Năm, bài xã luận trên báo Wall Street Journal, được coi như tiếng nói của các thành viên nồng cốt Đảng Cộng hòa, kêu gọi Tổng thống Trump từ chức.
Tại cuộc họp báo để giới thiệu người được ông đề cử vào chức Bộ trưởng Tư pháp, Tổng thống tân cử Joe Biden quy lỗi cho ông Trump là kích động cuộc tấn công vào điện Capitol, nhưng ông không bình luận liệu có nên truất quyền tổng thống của ông Trump hay không.
Tổng thống Trump có thể bị cách chức hay không?
Việc những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tấn công vào tòa nhà Quốc hội ở Thủ đô Hoa Kỳ hôm 6/1 đã khiến một số nghị sĩ từ cả hai đảng mà mới đây nhất là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo khối Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer kêu gọi truất phế ông Trump khỏi chức vụ trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.
Có hai cách để truất phế một Tổng thống: Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ và luận tội tại Quốc hội. Trong cả hai trường hợp, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ lên thay cho đến khi ông Biden nhậm chức.
Một nguồn tin nắm rõ vấn đề nói với Reuters rằng đã có những cuộc thảo luận sơ bộ giữa một số thành viên chính phủvà các đồng minh của Trump về việc viện đến Tu chính án 25.
Mục đích của Tu chính án 25 là gì?
Tu chính án 25, được phê chuẩn vào năm 1967 và được vận dụng sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát vào năm 1963, đề cập đến việc kế vị Tổng thống và trường hợp Tổng thống mất năng lực.
Mục 4 đề cập đến các tình huống mà Tổng thống không thể thực hiện công việc nhưng không tự nguyện từ chức.
Theo các chuyên gia pháp lý, những người soạn thảo Tu chính án thứ 25 rõ ràng có ý định áp dụng nó khi một Tổng thống bị mất khả năng làm việc vì bệnh tật hay có vấn đề tâm thần. Một số học giả cũng lập luận rằng nó cũng có thể áp dụng rộng rãi hơn cho một Tổng thống không thích hợp làm người lãnh đạo đất nước.
Để viện dẫn Tu chính án 25, ông Pence và đa số Nội các của ông Trump cần phải tuyên bố rằng ông Trump không thể thực hiện các nhiệm vụ của Tổng thống và loại bỏ ông ta. Khi đó, ông Pence sẽ tiếp quản.
Ông Trump sau đó có thể phản bác rằng ông có thể tiếp tục công việc. Nếu ông Pence và đa số Nội các không phản đối, ông Trump sẽ giành lại quyền lực. Còn nếu họ phản đối tuyên bố của ông Trump, vấn đề sau đó sẽ do Quốc hội quyết định, nhưng ông Pence sẽ tiếp tục làm Tổng thống cho đến lúc đó.
Cần phải có đa số 2/3 của cả hai viện đồng ý thì ông Trump mới bị cách chức. Nhưng Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát có thể chỉ cần trì hoãn bỏ phiếu về các tranh chấp thực chất khác cho đến khi nhiệm kỳ ông Trump kết thúc, ông Paul Campos, giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Colorado, giải thích.
Campos nói Tu chính án 25 sẽ là một cách thích hợp để loại Trump khỏi chức vụ và có lợi thế là nhanh hơn luận tội.
“Ông Pence có thể ngay lập tức trở thành Tổng thống, trong khi việc luận tội và kết tội có thể mất ít nhất vài ngày,”Campos nói.
Ông Trump có thể bị luận tội và cách chức không?
Câu trả lời là có.
Một quan niệm sai lầm về ‘luận tội’ là cho rằng việc này là để cách chức một Tổng thống. Trên thực tế, việc luận tội chỉ đề cập đến Hạ viện đưa ra cáo trạng là Tổng thống có ‘trọng tội hay tội nhẹ’ – tương tự như cáo trạng hình sự.
Nếu đa số quá bán trong số 435 dân biểu Hạ viện đồng ý đưa ra cáo trạng, được gọi là ‘các điều khoản luận tội’, thì quy trình luận tội sẽ được đưa đến Thượng viện, và cơ quan này sẽ tổ chức một phiên tòa để quyết định Tổng thống có tội hay không. Hiến pháp yêu cầu đa số hai phần ba ở Thượng viện để kết tội và phế truất một Tổng thống.
Ông Trump từng bị Hạ viện Hoa Kỳ do đảng Dân chủ kiểm soát đàn hạch luận tội vào tháng 12 năm 2019 với cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội xuất phát từ nỗ lực của ông gây áp lực Ukraine điều tra ông Biden và con trai ông Biden. Tuy nhiên, sau đó ông Trump được Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát tha bổng vào tháng 2 năm 2020.
Ông Trump có thể bị cáo buộc về tội nhẹ, tội nặng nào?
Ông Frank Bowman, giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Missouri, cho rằng ông Trump ‘có thể đã nuôi dưỡng sự phản loạn’ hay tìm cách lật đổ chính phủ Hoa Kỳ.
Nhưng Bowman cho biết ông Trump cũng có thể bị luận tội vì một tội danh chung chung hơn: phản bội Hiến pháp Hoa Kỳ và không giữ đúng lời tuyên thệ khi nhậm chức. Quốc hội có toàn quyền trong việc xác định trọng tội và tội nhẹ.
“Vi phạm cơ bản sẽ là vi phạm Hiến pháp – về cơ bản là cố gắng phá hoại kết quả hợp pháp của một cuộc bầu cử được tiến hành hợp pháp,” theo giáo sư Bowman.
Nhiệm kỳ Tổng thống của Trump và cuộc bao vây Điện Capitol: Tu chính án thứ 25 là gì?
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ tại chức còn chưa đầy hai tuần nữa, nhưng các thành viên Đảng Dân chủ của Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang kêu gọi tước quyền tổng thống của ông sau khi những người ủng hộ ông tấn công dữ dội vào Điện Capitol hôm thứ Tư.
Họ đã viết một bức thư cho Phó Tổng thống Mike Pence thúc giục ông hành động để loại bỏ Donald Trump khỏi chức vụ, nói rằng ông Trump đã kích động một vụ nổi loạn và “tìm cách phá hoại nền dân chủ của chúng ta”.
Các cuộc thảo luận đang tập trung vào Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cho phép chuyển giao quyền lực từ tổng thống sang phó tổng thống, tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Làm thế nào để vận hành Tu chính án thứ 25?
Tu chính án thứ 25 cho phép phó tổng thống trở thành quyền tổng thống khi tổng thống không thể tiếp tục nhiệm vụ của mình, do mất khả năng lao động vì có bệnh thể chất hoặc tâm thần.
Phần trong Tu chính án thứ 25 hiện đang được thảo luận là phần bốn, cho phép phó tổng thống và đa số nội các tuyên bố Tổng thống Trump không thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
Họ cần phải ký một lá thư gửi đến các chủ tịch Hạ viện và Thượng viện tuyên bố tổng thống không đủ khả năng để điều hành hoặc không có khả năng “thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của văn phòng của mình”. Khi đó, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ tự động được tiếp quản.
Bạo loạn ở QH Mỹ: Đảng Dân chủ kêu gọi cách chức Trump
Nước Mỹ bạo loạn trước ngày chuyển giao quyền lực
Cựu chiến binh Không quân Hoa Kỳ mất mạng trong bạo loạn
Tổng thống có cơ hội đưa ra phản hồi bằng văn bản, và nếu ông phản đối, thì Quốc hội sẽ quyết định. Bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào tại Thượng viện và Hạ viện ra lệnh bãi nhiệm tổng thống đều đòi hỏi phải có đa số hai phần ba ủng hộ.
Cho đến khi vấn đề được giải quyết, phó tổng thống sẽ giữ vai trò tổng thống.
Các cuộc thảo luận về việc viện dẫn Tu chính án thứ 25 cũng phát sinh sau khi Tổng thống Trump được chẩn đoán mắc Covid-19 vào tháng 10 năm ngoái, trong bối cảnh lo ngại rằng ông có thể quá ốm để điều hành đất nước.
Cùng thời gian đó, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã trình bày luật dựa trên Tu chính án thứ 25, tạo ra một ủy ban để xem xét việc tổng thống có phù hợp đảm nhiệm chức vụ hay không.
Tu chính án thứ 25 đã được sử dụng trước đây chưa?
Tu chính án thứ 25 được phê chuẩn vào năm 1967, bốn năm sau vụ ám sát John F Kennedy, và nhằm giải quyết các câu hỏi về việc kế vị tổng thống nếu một tổng thống mất khả năng lao động.
Và vì lý do này, một số tổng thống đã sử dụng Tu chính án thứ 25 – cụ thể là mục 3 – cho phép họ tạm thời giao quyền lực cho các phó tổng thống của mình.
Vào năm 2002 và 2007, Tổng thống George W Bush đã giao cho phó tổng thống của mình phụ trách chức vụ tổng thống khi ông được dùng thuốc an thần trong các cuộc nội soi dạ dày định kỳ. Tổng thống Ronald Reagan cũng làm như vậy vào năm 1985 khi ông nằm viện để phẫu thuật ung thư.
Nhưng cho đến nay, chưa có tổng thống đương nhiệm nào bị bãi nhiệm vĩnh viễn bởi việc dùng Tu chính án thứ 25.
Có những cách nào khác để cách chức Tổng thống Trump?
Đã có những lời kêu gọi Tổng thống Trump bị luận tội lần thứ hai.
Dân biểu Đảng Dân chủ Minnesota Ilhan Omar thông báo bà đang chuẩn bị các điều khoản để luận tội ông Trump, với ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ lên tiếng ủng hộ.
Donald Trump đã bị luận tội một lần – tại Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo vào tháng 12/2019 vì những cáo buộc rằng ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ không đúng mực từ Ukraine để tăng cơ hội tái đắc cử.
Ông phải đối mặt với hai cáo buộc – lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội – nhưng sau đó được Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo xử trắng án.
Ông Trump là tổng thống Mỹ thứ ba trong lịch sử bị luận tội.
Luận tội có nghĩa là đưa ra các cáo buộc trước Quốc hội để tạo cơ sở cho việc xét xử.
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định một tổng thống “sẽ bị cách chức khi bị luận tội và bị kết tội phản quốc, hối lộ, hoặc các tội danh nặng hoặc các sai phạm nhỏ khác”.
Đó là một quá trình chính trị, hơn là một quá trình tội phạm.
Nó xảy ra theo hai giai đoạn – các điều khoản được trình ra Hạ viện, nếu được thông qua, sẽ được chuyển đến Thượng viện để xét xử.
Nhưng tại điểm này, cần phải có hai phần ba số phiếu bầu ủng hộ cho việc phế truất tổng thống – và cột mốc này chưa từng đạt được trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nếu Tổng thống Trump bị thay thế trong quá trình luận tội, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ chuyển đến Phòng Bầu dục.
Chưa có tổng thống nào bị luận tội hai lần trong thời gian đương nhiệm.
Câu hỏi vẫn là liệu có đủ thời gian để luận tội Donald Trump trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào ngày 20/1, khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức hay không.
Ông Pence phản đối dùng Tu chính án 25 để phế truất Tổng thống Trump
Bình luậnDu Miên
Các lãnh đạo cấp cao của đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ muốn thúc đẩy việc luận tội phế truất Tổng thống Trump theo Tu chính án thứ 25, nhưng Phó Tổng thống Pence không đồng tình với việc này.
Theo báo Reuters, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence có kế hoạch phản đối việc áp dụng Tu chính án thứ 25 trong Hiến pháp của Hoa Kỳ để phế truất Tổng thống Donald Trump.
Fox News cũng khẳng định tin tức này, dựa trên một nguồn tin báo này có được từ nội bộ văn phòng của ông Pence
Các thành viên Quốc hội thuộc đảng Dân chủ, cũng như một số thành viên đảng Cộng hòa đã liên tục kêu gọi chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Trump phải dùng đến Tu chính án thứ 25 để tước đoạt mọi quyền hành hiện có của vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, dù cho chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa ông sẽ chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới.
Đặc biệt, những lãnh đạo cấp cao của đảng Dân chủ như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo phe Thiểu số Thượng viện Chuck Schumer đều muốn thúc đẩy thêm một phiên luận tội phế truất nữa đối với ông Trump, sau vụ việc những người biểu tình quá khích đã đột nhập vào tòa nhà Quốc hội và gây ra cảnh hỗn loạn trong ngày 6/1.
Trong một tuyên bố chung, 2 nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ phó tổng thống”, dù trước đó họ đã thúc giục ông Pence tiến hành các bước cần thiết để thực hiện phiên luận tội.
Những chỉ trích này xuất phát từ việc những người đột nhập vào Điện Quốc hội Mỹ trong ngày diễn ra Phiên họp chung đều cầm theo những lá cờ hay sử dụng trang phục mang nội dung ủng hộ Tổng thống
Trump. Các thế lực cánh tả, từ các chính trị gia, các nhà phê bình cho tới giới truyền thông đều nhận định, những tuyên bố về gian lận phiếu bầu cũng như những ủng hộ của ông Trump đối với phong trào yêu cầu minh bạch trong cuộc bầu cử vừa qua đã dẫn đến tình cảnh bạo động trong ngày 6/1.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều nghi vấn đặt ra về việc liệu những kẻ kích động vụ việc có thật sự là những người ủng hộ Tổng thống Trump.
Trong một bài đăng trên Twitter vào ngày 7/1, cựu Thống đốc tiểu bang Alaska và cũng là ứng cử viên tranh cử phó tổng thống năm nay là bà Palin đã chia sẻ một bức ảnh, cho thấy một nhóm người đang đập vỡ cửa sổ để phá hoại Điện Capitol Hoa Kỳ.
Một số trong những người trên bức ảnh đội mũ đỏ và cầm cờ ủng hộ Tổng thống Trump. Hiện tại vẫn chưa rõ liệu tất cả trong số họ có phải đều là người ủng hộ ông Trump hay không.
Bà Palin viết: “Này giới truyền thông: hãy dừng định danh những người biểu tình ở DC là ‘[thành viên] của đảng Bảo thủ, của đảng Cộng hòa, Người theo Phong trào Tiệc Trà, [hay] Người ủng hộ [Tổng thống] Trump, v.v.’ HÃY TÌM HIỂU XEM AI LÀ KẺ đã chọn một đám điên cuồng rõ ràng vô tổ chức để tạo ra định kiến về việc bạo lực được cho phép. HÃY DỪNG NGAY LẠI”.
Hôm thứ Tư, ngày 6/1 (giờ Mỹ), Tổng thống Trump đã kêu gọi những người biểu tình đang tập trung ở khu vực đồi Capitol trở về nhà một cách ôn hòa và an toàn. Đồng thời, ông khẳng định rằng, cuộc bầu cử đã bị đánh cắp khỏi tay ông.
Ông đã đăng tải nhiều video trên Twitter để kêu gọi người biểu tình duy trì hòa bình và trật tự tại nước Mỹ, dù cho vẫn còn nhiều nghi vấn về cuộc tổng tuyển cử của Mỹ vào năm 2020.
Trong một bài đăng, ông nói: “Tôi biết các bạn cảm thấy thế nào, nhưng hãy trở về và về nhà trong hòa bình. Tôi biết các bạn đang rất đau. Tôi biết các bạn đang bị tổn thương. Chúng ta có một cuộc bầu cử bị đánh cắp khỏi [tay] chúng ta. Đó là một cuộc bầu cử [với chiến thắng] long trời lở đất, và mọi người đều biết điều đó, đặc biệt là phía bên kia. Nhưng các bạn phải về nhà ngay bây giờ. Chúng ta phải có hòa bình. Chúng ta phải có luật lệ và trật tự. Chúng ta phải tôn trọng những con người tuyệt vời [đang thi hành] luật pháp và trật tự của chúng ta. Chúng ta không muốn ai bị thương cả”.
Ở nội dung bài đăng thứ 2, Tổng thống Trump khẳng định, tình trạng hỗn loạn hiện thời bắt nguồn từ những sai phạm và bất thường trong cuộc tổng tuyển cử của Mỹ năm 2020.
Ông nêu rõ: “Đây là những sự việc và sự kiện xảy ra khi một chiến thắng long trời lở đất trong cuộc bầu cử thiêng liêng bị tước khỏi những người yêu nước vĩ đại một cách thô bạo và ác độc, những người đã bị đối xử tồi tệ và bất công trong suốt thời gian dài.
Hãy về nhà trong yêu thương và hòa bình. [Và] ghi nhớ mãi ngày này!”.
Tuy nhiên, những thông điệp này của Tổng thống Trump đã nhanh chóng bị các gã trùm mạng xã hội là Facebook, Twitter và YouTube xóa khỏi nền tảng của mình.
Du Miên
Ai là người hưởng lợi lớn nhất từ bạo loạn ở Điện Capitol?
Vũ Dương
Liên quan đến nhóm người xông vào điện Capitol hôm 6/1, Phó Giáo sư Jay Richards đặt câu hỏi: Ai là người hưởng lợi lớn nhất từ cuộc bạo loạn ở Điện Capitol?
Hôm thứ Tư (ngày 6/1), những người ủng hộ Tổng thống Trump đã tổ chức một cuộc biểu tình “ngừng đánh cắp bầu cử” trước Điện Capitol của Mỹ.
Ngày hôm đó (6/1), Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã tổ chức một cuộc họp chung để chứng nhận kết quả bầu cử Tổng thống, nhưng trong cuộc họp, một nhóm người biểu tình bất ngờ xông vào Điện Capitol khiến cuộc họp bị gián đoạn. Các phương tiện truyền thông cánh tả đã nhân cơ hội này để gây sức ép với Tổng thống Trump và các thành viên có kế hoạch thách thức phiếu bầu Đại Cử tri đoàn ở các tiểu bang tranh chấp.
Về sự việc này, Jay Richards, Phó Giáo sư Trường Kinh doanh và Kinh tế tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, đã đặt câu hỏi:
Ai là người hưởng lợi lớn nhất từ cuộc bạo loạn ở Điện Capitol?
Vào thời điểm đó, Hạ viện và Thượng viện đang tranh luận về việc có nên hay không phản đối lá phiếu Đại Cử tri đoàn của tiểu bang Arizona.
Dân biểu Andy Biggs từ tiểu bang Arizona bày tỏ quan ngại về số phiếu đại cử tri ở tiểu bang của ông. Ông thậm chí đã trình ra một số bằng chứng: một đống sổ đăng ký cử tri của những người ở khu vực Grand Canyon sau hạn chót tiếp nhận phiếu bầu. Những người ủng hộ Tổng thống Trump đều đang trông mong những bằng chứng thép này được công khai trước công chúng suốt mấy tuần nay.
Nhóm người biểu tình bất ngờ tràn vào Điện Capitol ngay trong giờ phút quan trọng khiến mọi người không khỏi bàng hoàng.
Phó Giáo sư Richards thắc mắc: “Có một vấn đề. Có một nhóm những người đã được xác định là đang ủng hộ Tổng thống Trump ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ (MAGA) và nhóm người xông vào Điện Capitol của Mỹ. Các đoạn phim liên quan đã được phát sóng trên toàn quốc và khắp thế giới. Ai là người hưởng lợi lớn nhất từ việc này?”.
Ông Richards chỉ ra rằng một lượng lớn những người ủng hộ TT Trump ở bên ngoài không hề đụng độ với cảnh sát để xông vào Điện Capitol.
“Sự thật là đến giờ chúng ta vẫn chưa biết được rốt cuộc là ai đã tấn công Điện Capitol. Chúng ta biết rằng có hàng trăm nghìn người ủng hộ Tổng thống Trump ở bên ngoài, và họ đã không làm điều đó”. Ông Richards nhấn mạnh rằng, trước khi có thêm thông tin, có lẽ cần phải đánh giá cẩn thận xem rốt cuộc ai đã làm việc này.
Bà Sarah Palin, cựu Thống đốc Alaska và ứng cử viên phó tổng thống, đã tức giận về cách truyền thông đưa tin về những người biểu tình ở Washington, DC. Bà chia sẻ bức ảnh một người đàn ông cởi trần, mặc trang phục kỳ quái đang đứng cùng một số người khác. Bà Palin nhấn mạnh rằng, trước hết cần phải xác định thân phận của những người này.
Bà Palin viết trên Twitter “Các phương tiện truyền thông: Hãy ngừng gọi những kẻ biểu tình [ở Washington] DC là ‘những người conservative, [thành viên] đảng Cộng hòa, Người theo Phong trào Tiệc Trà, [hay] Người ủng hộ ông Trump’ HÃY TÌM HIỂU XEM NHỮNG KẺ ĐÓ LÀ AI, ai đã chọn một đám điên cuồng rõ ràng là vô tổ chức để tạo ra định kiến về việc dung túng bạo lực. HÃY DỪNG NGAY LẠI”.
Bà đăng kèm một bức ảnh cho thấy một nhóm người đã đập cửa sổ để xông vào Tòa nhà Capitol. Một vài người trong số họ đội mũ đỏ và cầm cờ Trump. Hiện tại vẫn chưa rõ liệu tất cả họ có phải là người ủng hộ Trump hay không. Tuy nhiên có nhiều bằng chứng đã cho thấy một số là thành viên Antifa.
Chiếm đóng điện Capitol: Vai trò của các dân biểu bang Texas bị chỉ trích
Minh Anh
Các dân biểu Cộng Hòa thân Trump có một vai trò quan trọng trong vụ bạo loạn ở điện Capitol, Washington, đặc biệt là các dân biểu bang Texas, bị các đồng nghiệp lên án là đã « xúi giục » bạo động.
Thông tín viên đài RFI Thomas Harms từ Houston tường thuật :
Trong cuộc mit-tinh của Donald Trump trước điện Capitol, tổng chưởng lý bang Texas, Ken Paxton phát biểu : « Tất cả chúng ta cùng ở đây ngày hôm nay và phong trào phản đối sẽ tiếp diễn. Chúng ta sẽ không ngừng chiến đấu. »
Ken Paxton trước đó đã gây sự chú ý khi kiện lên Tòa Án Tối Cao, đòi không công nhận kết quả bầu cử tại nhiều bang (Georgia, Pennsylvania, Michigan và Wisconsin)
Ít lâu sau, thượng nghị sĩ Ted Cruz, dường như cũng đang nhắm tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, dẫn đầu một nhóm khoảng một chục thượng nghị sĩ để phản đối chiến thắng của Joe Biden và sự lựa chọn của các đại cử tri.
Ông nói : « Tôi xin nói rõ với quý vị ! Sự phản đối này liên quan đến bang Arizona nhưng nó còn bao trùm rộng ra hơn nữa ».
Nhưng cũng có rất nhiều dân biểu bang Texas được hoan nghênh vì đã chống lại hành động của Ted Cruz, như dân biểu Chip Roy, vùng Austin.
Ông phát biểu : « Tổng thống lẽ ra không nên làm cho một số người Mỹ tin rằng có điều gì đó gian lận. Tôi sẽ không bỏ phiếu phản đối lá phiếu đại cử tri. Hành động này rất có thể đặt bút khai tử cho sự nghiệp chính trị của tôi. Nhưng bất kể ra sao, tôi đã tuyên thệ tuân thủ Hiến Pháp nước Mỹ và tôi sẽ không đi ngược lại nguyên tắc đó vì những lý do cơ hội chính trị. »
Hôm qua, phe Dân Chủ tại bang Texas đòi Ted Cruz từ chức cũng như là 15 dân biểu khác, những người này, bất chấp bạo loạn, vẫn bỏ phiếu phản đối xác nhận Joe Biden đắc cử.
Những câu hỏi về lỗ hổng an ninh của Điện Capitol Mỹ
Khi nước Mỹ vẫn đang quay cuồng với vụ bạo lực diễn ra hôm thứ Tư ở Washington, những câu hỏi nghiêm trọng hiện đang được đặt ra về chuyện làm sao mà một vụ xâm phạm an ninh lớn như vậy lại có thể xảy ra ngay giữa trái tim của chính phủ Mỹ.
Nhiều người thấy không thể hiểu nổi khi hàng nghìn người ủng hộ Trump lại có thể tràn vào bên trong một trong những tòa nhà mang ý nghĩa lịch sử và chính trị nhất của đất nước vào thời điểm mà các nhà lập pháp được chọn đang ở bên trong để chứng nhận chiến thắng bầu cử của Joe Biden.
Thủ đô Hoa Kỳ hỗn loạn, người ủng hộ Trump xông vào Quốc hội
Bạo loạn ở QH Mỹ: Đảng Dân chủ kêu gọi cách chức Trump
Tu chính án thứ 25 được sử dụng như thế nào?
Các bức ảnh và đoạn phim cho thấy đám đông này có thể mặc sức đi khắp trong tòa nhà thế nào. Nhiều người ủng hộ Trump được trông thấy chụp hình và phát trực tiếp các hành động của mình. Nhiều người cướp bóc và phá hoại các biểu tượng của nền dân chủ Mỹ khi họ rời đi.
Khi các sự kiện được phơi bày trên các mạng và trang tin trên khắp thế giới, nhiều người đã đặt câu hỏi về sự phòng bị và phản ứng của Cảnh sát điện Capitol Mỹ – một lực lượng gồm khoảng 2.000 sĩ quan có nhiệm vụ bảo vệ tòa nhà và khuôn viên.
Vụ đột nhập đã buộc một số nhà lập pháp buộc phải núp trên sàn trước khi được sơ tán đến nơi an toàn và đeo mặt nạ chống khí ga. Sau đó, phải mất nhiều giờ để khu phức hợp này không còn những người bạo loạn và được tuyên bố là an toàn.
Và dù với mức độ nghiêm trọng và quy mô của cuộc hỗn loạn do đám đông gây ra, các vụ bắt giữ vẫn khá ít ỏi vào đêm thứ Tư.
Các lỗ hổng bảo mật bị cáo buộc là gì?
Sự chỉ trích tập trung vào cái được cho là sự thiếu chuẩn bị quá rõ ràng của cảnh sát.
Các video đăng trên mạng xã hội cho thấy hàng ngũ cảnh sát thưa thớt nhanh chóng bị áp đảo bởi đám đông – một số trong đám này mặc áo giáp, vung vũ khí và xịt chất hóa học.
Vài giờ sau vụ bạo lực, một số người biểu tình đã được ghi hình bị hộ tống hoặc hướng dẫn đường ra khỏi tòa nhà mà không hề bị bắt giữ – thậm chí có vẻ như được giúp đỡ đi xuống cầu thang của Điện Capitol và cửa được để mở cho họ đi ra ngoài. Một clip lan truyền rộng rãi khác cho thấy một cảnh sát đang tạo dáng chụp ảnh selfie với một người đàn ông bên trong tòa nhà.
Nick Ochs, một thành viên được biết thuộc của nhóm cực hữu Proud Boys, đã tweet một bức ảnh selfie của mình bên trong tòa nhà và sau đó nói với CNN: “Có hàng nghìn người ở trong đó – họ không kiểm soát được tình hình. Tôi đã không bị chặn lại hay bị chất vấn gì cả. “
Hình ảnh một kẻ bạo loạn nhếch mép cười, với khuôn mặt để lộ, chân gác lên bàn của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trước khi rời đi để khoe khoang một lá thư mà dường như người đàn ông này đã lấy cắp từ văn phòng của bà.
Một lá cờ của Liên minh miền Nam vác trên vai diễu hành của một người đàn ông không đeo khẩu trang và một lý thuyết gia về thuyết âm mưu nổi tiếng – đeo sừng, lông và vẽ mặt – đã được nhìn thấy ngồi ở vị trí của Phó Tổng thống Mike Pence chỉ vài giờ trước đó.
Các chính trị gia đã nói gì về cảnh sát?
Giờ đây, một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đã buộc các quan chức hàng đầu chịu trách nhiệm phải từ chức.
Khi trở thành Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Chuck Schumer nói ông sẽ sa thải Thượng sĩ Mike Stenger.
Và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng quan chức đặc trách an ninh tại Hạ việnHạ viện Paul Irving sẽ từ chức.
Ngay cả khi bạo lực leo thang, vẫn có sự bối rối về thời điểm và việc liệu các lực lượng an ninh khác có được triển khai để can thiệp hay không.
Nhiều hãng thông tấn Mỹ, trích dẫn các nguồn tin cấp cao, đã gợi ý Phó Tổng thống Mike Pence là người phê duyệt việc điều động Lực lượng Vệ binh Quốc gia DC sau khi Tổng thống Donald Trump được cho là ban đầu tỏ ra khá miễn cưỡng.
Nếu đúng thật vậy, điều này hoàn toàn trái ngược với màn phô trương vũ lực mà tổng thống đã kêu gọi vào năm ngoái khi các cuộc biểu tình Black Lives Matter (BLM) lan rộng khắp nước, với việc những người biểu tình và kẻ cướp bóc đều phải hứng chịu hơi cay và đạn cao su.
Gordon Corera, phóng viên an ninh của BBC, nói rằng điều này nhấn mạnh cách các quyết định an ninh dường như đã trở nên được chính trị hóa dưới thời chính quyền Trump.
Người sắp trở thành Phó Tổng thống – bà Kamala Harris nói đất nước đã chứng kiến hai hệ thống công lý.
“Một vụ là để những kẻ cực đoan xông vào Điện Capitol Mỹ ngày hôm qua, và một vụ khác là xịt hơi cay vào những người biểu tình ôn hòa vào mùa hè năm ngoái. Chuyện này đơn giản là không thể chấp nhận được.”
Giáo sư Clifford Stott, một chuyên gia về trị an đám đông, người làm cố vấn cho chính phủ Anh Quốc, nói những câu hỏi sẽ được đặt ra từ “những thất bại đáng kể và rất đáng xấu hổ của cảnh sát” đã được thấy ở Washington hôm thứ Tư.
Giáo sư Stott hiện đang làm công việc phân tích phản ứng của cảnh sát xung quanh các cuộc biểu tình BLM ở Seattle và nói – thậm chí đã tính toán đến cấu trúc phức tạp của chính sách ở thủ đô – dường như đã thiếu sự chuẩn bị cho bất kỳ sự leo thang nào của những người ủng hộ Trump.
Ông nói với BBC: “Chính việc không dự đoán được đã khiến họ không chuẩn bị đầy đủ thỏa đáng về thời điểm nó xảy ra.
Ông tiếp tục: “Đó không chỉ là về sự phức tạp trong cách phản ứng của cảnh sát, mà còn về những điều có vẻ là mức độ đánh giá rủi ro kém quanh việc họ nắm được liệu nhân lực có cần thiết ngay từ đầu hay không.”
Cảnh sát đã phản ứng thế nào với những lời chỉ trích?
Hôm thứ Năm, cảnh sát trưởng của lực lượng Cảnh sát Điện Capitol Mỹ đã xác nhận có hơn 50 quan chức thực thi pháp luật đã bị thương và mô tả lực lượng của ông và các đối tác đã phản ứng “can trường” khi đối mặt với hàng nghìn người.
Nước Mỹ bạo loạn trước ngày chuyển giao quyền lực
Trump tạm bị Twitter và Facebook ‘tước vũ khí’
Cảnh sát trưởng Steven Sund cho biết: “Cuộc tấn công mang tính bạo lực vào Điện Capitol của Mỹ không giống như bất kỳ cuộc tấn công nào mà tôi từng kinh qua trong 30 năm thực thi nhiệm vụ ở Washington DC”.
Trong cùng một tuyên bố, ông nói rằng USCP đang tiến hành xem xét kỹ lưỡng các sự việc – bao gồm cả các thủ tục lập kế hoạch an ninh của họ.
Điều gì đã được biết trước về bạo lực?
Việc đám đông ủng hộ tổng thống hẹn giờ tụ hợp để ngăn Quốc hội chứng nhận kết quả bầu cử, không phải là điều tự phát. Cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch trước và sau nhiều tháng của các diễn ngôn leo thang từ Tổng thống Trump và một số đồng minh Đảng Cộng hòa của ông đang tìm cách hủy kết quả.
Giáo sư Stott, người được biết đến với nghiên cứu về tâm lý của bạo lực nhóm và chủ nghĩa du côn, nói với BBC rằng ông nhận thấy tâm trạng “vui sướng” bao trùm những kẻ bạo loạn công khai phạm tội này là đặc biệt thú vị.
“Đám đông đó có một mục đích rất rõ ràng và điều đó được thúc đẩy bởi ý tưởng rằng hành động của họ là hợp pháp, dựa trên việc lý giải rằng tổng thống của họ – với tư cách là tổng tư lệnh của họ – đã ban sắc lệnh cho họ đi đến và thực hiện điều này”, ông nói.
“Và với cảm giác rằng chính Đồi Capitol đã bị thối nát.”
Trong những ngày (và thực sự là vài tuần và vài tháng) trước cuộc tấn công, những người theo dõi sát sao các nền tảng trực tuyến được những người ủng hộ Trump cực đoan và các nhóm cực hữu sử dụng đã cảnh báo về những diễn ngôn cổ súy bạo lực tại Điện Capitol, bao gồm cả đối với các nhà lập pháp, về kết quả bầu cử.
Một số người ủng hộ Trump ở Washington DC thậm chí còn được chụp lại là mặc quần áo được may cho sự kiện này có in “MAGA: CIVIL WAR” với ngày 6 tháng 1 năm 2021.
Liệu những kẻ bạo loạn sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý?
Phó Tổng thống Mike Pence là một trong những người đã kêu gọi những người liên quan nên bị truy tố ở mức tối đa của pháp luật.
Và với hành vi vô liêm sỉ của nhiều người có dính líu và những đoạn ghi hình xung quanh, sẽ không thiếu bằng chứng để các công tố viên làm nhiệm vụ.
Khi Facebook thực hiện gỡ các video được xem là kích động hoặc khuyến khích các sự kiện này, một số nhà điều tra nguồn mở đã kêu gọi mọi người lưu trữ bằng chứng để giúp nhận diện – mặc dù nhiều người được thấy trong các hình ảnh lan truyền từ bên trong tòa nhà là những nhân vật đã được biết đến trong các nhóm cực hữu và QAnon và các mạng lưới thuyết âm mưu liên quan.
Cảnh sát Capitol xác nhận hôm thứ Năm rằng họ đang xem xét các hệ thống giám sát và các nguồn khác để nhận diện những người khác “những người có thể bị buộc tội hình sự”.
Các chuyên gia pháp lý đã suy đoán rằng một số người dính líu có thể phải đối mặt với cáo buộc nghiêm trọng và hiếm hoi là Âm mưu nổi loạn – một tội danh liên bang có thể lãnh mức án 20 năm tù.
Tại sao Cảnh sát Capitol lại không bảo vệ được Tòa nhà Quốc hội?
Thu Hằng
Các quan chức thực thi pháp luật trên khắp Hoa Kỳ đang bị sốc vì sự hỗn loạn tại Điện Capitol vào thứ Tư ngày 6/1, một số người nói rằng cảnh sát “hoàn toàn không chuẩn bị” và những người khác gọi phản ứng này là “đáng xấu hổ”. Đa số cho rằng, sự thất bại của Cảnh sát Capitol trong việc ngăn chặn cuộc xâm nhập vào Tòa nhà Quốc hội khiến họ lo lắng.
Theo báo American Thinker – Các sự kiện diễn ra vào ngày 6 tháng 1 đang được coi là nhân tố thay đổi cuộc chơi, dẫn đến các yêu cầu thực hiện Tu chính án thứ 25 – đòi luận tội và loại bỏ Tổng thống Trump; cũng như những nỗ lực để làm mất uy tín của TT Trump, cùng những người ủng hộ ông và chủ nghĩa bảo thủ. Nó đã làm phân tán sự chú ý khỏi các vấn đề xung quanh tính hợp pháp của các thủ tục bỏ phiếu ở một số bang quan trọng, và nó diễn ngay trước cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn lúc 4 giờ sáng, phê chuẩn lễ nhậm chức tổng thống và phó tổng thống của ông Joe Biden và bà Kamala Harris.
Trả lời câu hỏi pháp lý cổ điển “Ai được lợi?”, rõ ràng là các đảng viên Dân chủ, các đảng viên Cộng hòa chống lại TT Trump, các phương tiện truyền thông cánh tả và những người bị cho là phải chịu đựng “hội chứng Trump” – đều chiến thắng.
Một Video về vụ gây rối cho thấy Cảnh sát Điện Capitol đã cho phép người biểu tình tiến vào khu đất của Điện Capitol.
Ở những nơi khác tại Điện Capitol, cảnh sát được cử ra để giữ vòng vây đã không thể ngăn chặn đám đông.
Tại sao Điện Capitol của Hoa Kỳ lại dễ bị tổn thương như vậy?
Ngay cả hãng tin NBC News cũng đưa tin về việc các quan chức thực thi pháp luật bị sốc trước “sự thất bại” thảm hại này:
“Các quan chức thực thi pháp luật trên khắp đất nước đang bị sốc vì sự hỗn loạn tại Điện Capitol của Hoa Kỳ vào thứ Tư 6/1, một số người nói rằng cảnh sát “hoàn toàn không chuẩn bị” và những người khác gọi phản ứng này là “đáng xấu hổ”.
Đa số cho rằng, sự thất bại của Cảnh sát Capitol trong việc ngăn chặn cuộc xâm nhập vào Tòa nhà Quốc hội của những kẻ bạo loạn ủng hộ tổng thống Trump khiến họ lo ngại nhất.
Bà Carmen Best, người từng là cảnh sát trưởng Seattle từ năm 2018 đến tháng 9 năm ngoái và hiện là cộng tác viên của NBC News, cho biết, giống như nhiều người Mỹ khác, bà đã xem các sự kiện tại Điện Capitol được chiếu trên truyền hình.
Bà nói: “Tôi đã tự hỏi, cảnh sát đã ở đâu? Nếu họ không đến đó sớm, những cảnh gì khác có thể sẽ được truyền đi? Cảm giác như một khoảng thời gian trì hoãn rất dài, và tôi chắc chắn hàng triệu người cũng đang xem và nghĩ điều tương tự”.
Bà nói không muốn chỉ trích thái quá Lực lượng Cảnh sát Capitol, vì sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng và nhấn mạnh rằng phản ứng của họ “quá chậm trễ”.
Thị trưởng quận Columbia, Washington, DC – ông Muriel Bowser đã không kêu gọi lực lượng thực thi pháp luật tham gia bổ sung. Nhà báo Jordan Davidson đã viết trong bài báo của The Federalist:
“Ông Muriel Bowser đã tuyên bố cơ quan thực thi pháp luật liên bang ngừng hoạt động chỉ một ngày trước khi đám đông những người ủng hộ TT Trump đột nhập Điện Capitol của Hoa Kỳ hôm thứ Tư. Lúc đó, họ đã đập vỡ cửa sổ, xâm nhập vào các phòng, buộc các nhà lập pháp và nhân viên quốc hội bên trong phải khóa cửa.
“Đặc khu Columbia đã không yêu cầu các nhân viên thực thi pháp luật liên bang khác đến hỗ trợ và không khuyến khích bất kỳ triển khai bổ sung nào khi không có thông báo khẩn của Sở Cảnh sát thủ đô (MPD), theo như các kế hoạch thông thường được thực hiện”, ông Bowser đã viết trong một lá thư gửi
quyền Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeffrey Rosen, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Chris Miller, và Bộ trưởng Lục quân Ryan D. McCarthy.
Theo ông Bowser, Sở Cảnh sát Thủ đô Washington DC phối hợp với Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ, Cảnh sát Điện Capitol và Cảnh sát Đặc nhiệm đã được trang bị tốt để xử lý bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra trong các cuộc biểu tình của những người ủng hộ TT Trump được lên kế hoạch vào thứ Tư.
Bà Carmen Best tiếp tục: “Chính quyền Đặc khu Columbia đã không yêu cầu hỗ trợ nhân sự từ bất kỳ cơ quan thực thi pháp luật liên bang nào khác”, “Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi đề nghị mọi yêu cầu hỗ trợ bổ sung phải được phối hợp sử dụng cùng một quy trình và thủ tục”.
Tôi ước rằng tôi có thể tin tưởng vào cơ quan điều tra, rằng chắc chắn họ sẽ làm rõ việc “thất bại”. Nhưng sau khi nhìn thấy hành vi của các nhân viên FBI cấp cao ở Russia Hoax, tôi cảm thấy lo lắng về các cuộc điều tra tiếp theo.
Cần nhớ rằng Lực lượng Cảnh sát Điện Capitol đã rất anh dũng trong việc bảo vệ các thành viên của GOP Caucus, khi một người ủng hộ cuồng tín Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Bernie Sanders đã gây ra vụ xả súng hàng loạt tại sân bóng chày năm 2017. Vấn đề là các mệnh lệnh mà cảnh sát đã đưa ra và sự thất bại của các lực lượng khác trong việc phối hợp triển khai hiệu quả để bảo vệ Điện Capitol”.
Lãnh đạo cảnh sát điện Capitol thừa nhận đánh giá thấp sự việc
Minh Anh
Một ngày sau vụ hỗn loạn làm rúng động Washington, hôm qua, 07/01/2021, trước nhiều lời chỉ trích, lãnh đạo lực lượng cảnh sát phụ trách an ninh điện Capitol, Steven Sund đã đệ đơn từ chức.
Làm thế nào những người biểu tình ủng hộ Donald Trump có thể dễ dàng tràn vào điện Capitol, trong khi mà lực lượng bảo vệ an ninh tại đây có đến 2.500 người ? Câu hỏi này đã được đặt ra ngay sau khi cuộc bạo loạn đã được bình ổn.
Nhiều nghị sĩ đã tỏ thái độ bất bình trước thái độ bất lực của lực lượng an ninh. Mitch McConnell, lãnh đạo phe Cộng Hòa tại Thượng Viện, trước hình ảnh những kẻ cực hữu trong trang phục ngụy trang, giương những lá cờ ghi hàng chữ « Trump 2020 » cho rằng đây là « một thất bại to lớn », đồng thời đòi mở điều tra.
Chủ tịch Hạ Viện, Nancy Pelosi, thì lời lẽ nặng nề hơn: « Dù rằng nhiều thành viên lực lượng cảnh sát Capitol đã có những hành động dũng cảm, họ đã đứng ra bảo vệ an toàn cho toàn thể nhân sự và chúng tôi rất biết ơn họ về điều đó. Dù vậy, các lãnh đạo cảnh sát Capitol đã thất bại » trong nhiệm vụ của mình.
Trước áp lực từ Quốc Hội lưỡng viện, lãnh đạo cơ quan an ninh điện Capitol hôm qua đã đệ đơn từ chức. Trong thông cáo, ông nhìn nhận lực lượng bảo đảm an ninh cho Quốc Hội tuy có kế hoạch đối phó với các cuộc biểu tình ủng hộ Donald Trump, nhưng đã không được chuẩn bị để đương đầu với bạo động.
Về phần mình, thị trưởng thành phố Washington, bà Muriel Bowser trong một cuộc họp báo nhắc đến đặc thù hành chính của thành phố nên không có đủ quyền hạn để điều động quân đội, Vệ Binh Quốc Gia đến tòa nhà Quốc Hội. Thị trưởng Washington cho biết thêm là « Cảnh sát điện Capitole và các nhà lãnh đạo của Quốc Hội đã không yêu cầu sự hỗ trợ của Vệ Binh Quốc Gia » nhằm đề phòng các sự cố từ các vụ tập hợp ủng hộ Donald Trump.
Sau vụ hỗn loạn, chính quyền thành phố Washington thông báo kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 15 ngày, tức là cho đến ngày Joe Biden làm lễ tuyên thệ nhậm chức 20/01/2021.
Nhân vật quay cảnh người biểu tình bị bắn chết trong Điện Capitol là ai?
Quý Khải
Trong cuộc biểu tình hôm qua ở Washington DC, một Cựu chiến binh Không quân Hoa Kỳ ủng hộ TT Trump, Ashli Babbitt, đã bị bắn chết bởi một sĩ quan Cảnh sát Capitol (người đã được cho nghỉ phép)
khi cô này đang cố gắng trèo qua một cửa sổ kĩnh vỡ cùng với những người ủng hộ TT Trump khác để tiến vào bên trong.
Tuy nhiên, người quay phim toàn bộ vụ việc từ phía sau Babbit là John Sullivan, cư dân Utah – người sáng lập tổ chức cực tả “Insurgence USA (Nổi dậy Mỹ)”, người đã gây xôn xao vào tháng 7 sau khi anh này bị bắt vì đe dọa tài xế ở Provo. Sullivan đã được tờ Daily Mail và CNN phỏng vấn sau vụ nổ súng súng hôm thứ Tư (6/1) – trong cả hai cuộc phỏng vấn anh này đều không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng về lý do tại sao anh ta lại ở đó ngay từ đầu.
Sullivan đã nói với tờ Daily Mail rằng “anh ta không có mặt ở Điện Capitol để tham gia cuộc biểu tình nhưng không nói rõ chính xác anh ta đến đó để làm gì”.
Người dùng Twitter Amy Mek đã đăng tải một số thông tin về Sullivan trên mạng xã hội. Cô cho biết rằng:
“Giới truyền thông cánh tả đã giấu nhẹm!
Người sáng lập nhóm hoạt động cánh tả cực đoan Insurgence USA, John Sullivan, đã ở bên trong điện Capitol và quay phim Ashli Babbit nằm trong vũng máu sắp chết!
Sullivan là một kẻ kích động bạo lực nổi tiếng ở Utah, người đã bị bắt vì bạo lực chống lại những người theo đường lối bảo thủ (conservative)
Trong một dòng tweet khác, cô viết:
CNN đã phỏng vấn tên tội phạm này về đoạn video nhưng dường như “quên” hỏi tại sao anh ta lại đến đó? Và tại sao anh ta lại bị bắt vì bạo lực chống lại những người theo trường phái bảo thủ và kích khởi bạo loạn ở Utah!
Daily Mail cũng lười điều tra việc này?!
Trong một dòng tweet khác, Mek đã đăng tải một đoạn video ghi hình Sullivan đe dọa bạo lực và chửi bới TT Trump. Video của John Sullivan được ghi hình vào ngày 29 tháng 8 năm 2020 tại Thành phố Salt Lake, Utah.
Cô cho biết:
Sullivan đã bị bắt vào tháng Bảy vì tội bạo loạn cấp độ ba, hành vi tội nhẹ (misdeamnor) hạng A và tội đe dọa bạo lực tội nhẹ (misdemanor) hạng B.
Trong một dòng tweet khác, tài khoản Doctor Democracy (Bác sĩ Dân chủ) viết:
Đây là chân dung nhà hoạt động Black Lives Matters John Sullivan vào ngày hôm qua …. Chắc chắn anh này không phải là người ủng hộ Trump.
Bạn sẽ không nghe thấy hoặc nhìn thấy điều này trên các kênh truyền thông chủ lưu thiên tả.
Tài khoản Nate Blouin đăng tải bức ảnh John Sullivan từng xuất trên CNN và tự giới thiệu mình là nhà sáng lập Insurgence USA.
Tổ chức Insurgence USA giới thiệu sự kiện chống Trump tại cuộc biểu tình hôm 6/1
Sullivan, cũng như nhiều thành viên nhóm cực tả khác như Black Lives Matter, dường như đã cố gắng trà trộn vào dòng người biểu tình ủng hộ TT Trump để kích động bạo lực và dẫn hướng dư luận vào “sự cực đoan và bạo loạn” của nhóm người biểu tình, trong khi chính bản thân họ là những người phản đối TT Trump.
Song song với đó, trong clip dưới, những người ủng hộ Trump được được thấy đang ngăn chặn một thành viên Antifa đang cố gắng đập vỡ kính cửa sổ của Điện Capitol.
Vậy rốt cục Sullivan đã làm gì ở đó?
Thành viên của Black Lives Matter tham gia vào vụ bạo động gây hỗn loạn Quốc hội Mỹ
Bình luậnDu Miên
Nhiều bức ảnh cho thấy, Sullivan đã có mặt bên trong Điện Quốc hội Mỹ ở Washington vào ngày 6/1. Người này từng tổ chức một cuộc biểu tình với các nhà hoạt động Black Lives Matter và các thành viên của mạng lưới cực tả Antifa.
Một thành viên của phong trào Black Lives Matter đã tham gia trong nhóm người đột nhập vào Điện Quốc hội Hoa Kỳ hôm 6/1.
Đó là John Earle Sullivan, vốn được biết đến là người ủng hộ một cuộc cách mạng vũ trang trên mạng xã hội. Người này từng bị bắt hồi tháng 7/2020 vì đe dọa bạo lực và phạm tội ác ý. Thành viên này cũng
đã tổ chức một cuộc biểu tình với các nhà hoạt động Black Lives Matter và các thành viên của mạng lưới cực tả Antifa.
Theo Deseret News, Sullivan đã làm hư hại các phương tiện và kêu gọi mọi người chặn đường lớn trong vụ bạo động hôm 6/1. Một đoạn video đã ghi lại được cảnh anh này đang đe dọa dùng vũ lực với một người phụ nữ.
Nhiều bức ảnh cho thấy, Sullivan đã có mặt bên trong Điện Quốc hội Mỹ ở Washington vào ngày 6/1. Từ thời điểm đó, người này đã tham gai trả lời phỏng vấn và tuyên bố đã tham gia vụ việc xâm nhập bất hợp pháp vào tòa nhà, với nỗ lực nhằm “hiểu hơn” về những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Trao đổi với KSL-TV, người này cho biết: “Đối với tôi, điều quan trọng là cả nhóm và những người xung quanh tôi nhìn ra khía cạnh đó của sự việc, nhìn ra sự thật. Tôi không quan tâm đến việc bạn đang ở phe nào, chỉ là bạn nên nhìn vào mọi việc một cách chân thực nhất”.
Tính đến nay, Sullivan chưa bị buộc tội xâm nhập bất hợp pháp hay phải nhận bất kỳ cáo buộc tội danh nào khác mà cảnh sát tuyên bố những người cũng đột nhập vào tòa nhà đang phải đối mặt. Hình của người này không nằm trong số những bức ảnh của nghi phạm trong vụ việc do chính quyền công bố.
Sullivan cho biết bản thân đã bị giam giữ vào tối ngày 7/1 (theo giờ Mỹ) và bị thẩm vấn về những gì đã nhìn thấy trong vụ bạo động tại Điện Quốc hội. Sở cảnh sát Metropolitan đã không trả lời yêu cầu bình luận của The Epoch Times về sự việc này.
Trong ngày 7/1, cảnh sát tuyên bố đã bắt giữ 68 người trong thành phố, trong đó có 41 người bị bắt trong khuôn viên của Điện Quốc hội. Theo hồ sơ bắt giữ của cảnh sát, những người này bị cáo buộc các tội danh bao gồm việc xâm nhập bất hợp pháp và sở hữu vũ khí trái phép.
Khung cảnh đổ nát gần một lối vào bị đập phá, một ngày sau khi những người biểu tình xông vào Điện Capitol Hoa Kỳ, ở Washington vào ngày 7/1/2021. (Brendan Smialowski / AFP qua Getty Images)
Khung cảnh đổ nát gần một lối vào bị đập phá, một ngày sau khi những người biểu tình xông vào Điện Capitol Hoa Kỳ, ở Washington vào ngày 7/1/2021. (Brendan Smialowski / AFP qua Getty Images)
Sullivan nói với KUTV rằng: “Những người biểu tình không thực sự cố gắng thiêu rụi bất cứ thứ gì, họ không thực sự cố gắng phá vỡ bất cứ thứ gì, động cơ chính của họ là muốn lọt vào [phòng họp của lưỡng viện]. Những người biểu tình ấy đã thực sự nổi giận và nhanh chóng vượt qua những sĩ quan ở đó, và vâng, bạn thực sự có thể tự do di chuyển xung quanh, bạn có thể đi vào bất kỳ phòng nào và nhìn ra cửa sổ, vì vậy đó thực sự như đang chứng kiến một khung cảnh siêu thực”.
Thành viên Black Lives Matter cũng nhắc đến việc đã ở gần người phụ nữ bị Vệ cảnh Quốc hội Hoa Kỳ bắn chết.
Tường thuật trên KSL, Sullivan nói: “Có một bức tường bằng kính, và cô ấy, người phụ nữ đó, là người đầu tiên thực sự cố gắng tiến vào trong. Tất cả những gì các bạn thấy là những tay cầm súng xông ra cửa… Bạn sẽ không thể nhìn thấy mặt họ, không gì cả. Và tôi đã thực sự hét vào mặt những người khác [rằng]: ‘Có súng! Có một khẩu súng! Đừng vào đó!’. Rồi một phát súng nổ ra. Và cô ấy bị bắn ngay khi vượt qua [bức tường]”.
Hôm 7/1, Vệ cảnh Quốc hội Hoa Kỳ cho biết, một trong những sĩ quan của họ đã bắn phát súng giết chết người phụ nữ, được xác định là Ashli Babbitt.
Viên chức này đã được cho nghỉ hành chính, trong khi chờ cuộc điều tra chung do cơ quan này và Sở Cảnh sát Metropolitan tiến hành.
Những người khác xông vào Điện Quốc hội đều được quy kết là những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump. Những người này bao gồm Rick Saccone, cựu thành viên Hạ viện, Derrick Evans, thành viên Hạ viện Tây Virginia và Kristina Malimon, một phần trong ban Lãnh đạo Trẻ tuổi của Đảng Cộng hòa tại Oregon.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
TNS Josh Hawley: ‘Tôi sẽ không bao giờ xin lỗi’ vì đã phản đối phiếu đại cử tri
Ngọc Mai
Hôm thứ Năm (7/1) thượng nghị sĩ Josh Hawley (bang Missouri) đã đứng vững trước làn sóng chỉ trích rằng ông đã kích động cuộc bạo loạn ở Điện Capitol ngày 6/1. Ông Hawley nói ông sẽ “không bao giờ xin lỗi” vì đã thách thức kết quả bầu cử năm 2020, theo Washington Times.
“Tôi sẽ không bao giờ xin lỗi vì đã góp tiếng nói cho hàng triệu người Missouri và người Mỹ, những người lo ngại về tính toàn vẹn trong cuộc bầu cử của chúng ta. Đó là công việc của tôi, và tôi sẽ tiếp tục làm [như vậy]” ông Hawley nói trong cuộc phỏng vấn với đài Columbia ABC.
Trước đó, ông Hawley và những nhà lập pháp khác trong Quốc hội ủng hộ TT Trump đã cam kết sẽ phản đối các phiếu đại cử tri trong cuộc họp chung của lưỡng viện ngày 6/1.
Tuy nhiên một nhóm người biểu tình đã vi phạm an ninh và xông vào Điện Capitol khi phiên họp đang diễn ra khiến Lưỡng viện phải tạm dừng kiểm phiếu và tòa nhà phải sơ tán.
Sau khi đám đông bị giải tán và Quốc hội triệu tập lại, nhiều thượng nghị sĩ đã rút lại quyết định thách thức kết quả kiểm phiếu đại cử tri tại các bang chiến trường. Tuy nhiên ông Hawley vẫn tiếp tục phản đối các phiếu bầu tại Arizona và đưa thách thức mới cho Pennsylvania vào buổi tối.
Đảng Dân chủ Missouri đã cáo buộc ông “hỗ trợ và tiếp tay cho một cuộc tấn công vào nền dân chủ của chúng ta và Điện Capitol của Hoa Kỳ. Josh Hawley không xứng đáng được gọi là Thượng nghị sĩ”.
Một số bằng chứng mà The Gateway Pundit và Washington times thu thập được cho thấy một số thành viên Antifa đã trà trộn vào nhóm người ủng hộ TT Trump và xông vào Điện Capitol.
Hạ nghị sĩ Matt Gaetz gay gắt với các nhà lập pháp đạo đức giả khi họ đổ lỗi cho TT Trump về cuộc bạo loạn tại Quốc hội
Bình luậnĐông Bắc
Tối 6/1, Hạ nghị sĩ Matt Gaetz đã gay gắt lên án các nhà lập pháp và cũng là đồng nghiệp của ông vì hành vi đạo đức giả của họ, sau khi ông buộc phải lắng nghe hàng giờ các lời chỉ trích của họ nhằm đổ lỗi cho Tổng thống Trump về những người biểu tình giận dữ xông vào Tòa nhà Quốc hội vào buổi chiều cùng ngày.
Có thể nói Matt Gaetz là một trong số vài anh hùng nghị sĩ ít ỏi vẫn giữ vững lập trường ủng hộ Tổng thống Trump, phản đối sự dối trá gian lận trong bầu cử và đi ngược lại “ý chí” của Lưỡng viện.
Trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội, Hạ nghị sĩ Matt Gaetz nhắc nhở họ rằng, Tổng thống Trump đã có bài kêu gọi biểu tình ôn hòa vào ngày 6/1 và thực tế, Tổng thống đã nhắn nhủ những người dân yêu nước vốn ôn hòa phải tuân theo Luật pháp và Trật tự.
Trong khi đó, các thành viên Đảng Dân chủ có kêu gọi những kẻ khủng bố Antifa – BLM và những kẻ cánh tả cực đoan gây ra vô số các cuộc bạo loạn từ mùa hè năm ngoái ngừng đốt phá không? Và người dân Mỹ đã phải chứng kiến bạo lực càn quét khắp đất nước.
Xông vào các tòa nhà và cướp bóc, phá hủy, đốt cháy tài sản liên bang, tiểu bang, các cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của các tập đoàn đã là “thương hiệu” của nhóm Antifa. Phá hủy, đốt cháy xe cảnh sát, tấn công cảnh sát, cướp bóc và hủy hoại cuộc sống người dân vô tội là “danh hiệu” của Black Lives Matter.
Trong suốt 8 tháng qua, các đảng viên đảng Dân chủ đã giữ im lặng, thậm chí một số đảng viên Dân chủ cấp tiến cực đoan còn công khai lên mạng xã hội cổ vũ, khuyến khích cả hai nhóm khủng bố cực tả này tàn phá các thành phố trên khắp nước Mỹ.
Tháng 8/2020, khi Black Lives Matter phóng hỏa nhiều cơ sở doanh nghiệp tư nhân ở Kenosha (Wisconsin), Đảng Dân chủ đã im lặng.
Tháng 5/2020, khi người phụ nữ da màu ở Minneapolis chia sẻ câu chuyện vô cùng đau buồn của bà phải chứng kiến BLM phá hủy toàn bộ khu nhà nơi bà dành dụm bao năm gây dựng, Đảng Dân chủ chẳng buồn bận tâm. Họ ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi khổ của người dân, cũng như chẳng hề cố gắng ngăn chặn chuỗi bạo lực nổ ra khắp các thành phố lớn ở Mỹ.
Khi một thiếu niên 14 tuổi đổ xăng vào anh chủ quán pizza và cố châm lửa thiêu cháy anh trong cuộc bạo động BLM ở Baltimore (bang Maryland), các đảng viên Dân chủ tảng lờ nhìn theo hướng khác.
Khi được hỏi về việc các cuộc tàn phá, đốt cháy cơ sở kinh doanh của cộng đồng do Black Lives Matter khởi xướng, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, một cựu công tố viên, giải thích rằng hành động của họ là “cần thiết” và “Tiếng nói của người dân cần phải được lắng nghe.”
Khi hơn 70 thành phố trên khắp nước Mỹ bị Antifa – Black Lives Matter nổi lửa phóng hỏa và hàng chục người vô tội đã phải bỏ mạng vì bạo lực của chúng, Joe Biden vẫn khẳng định “Antifa – BLM chỉ là một ý tưởng”.
Trong cuộc tranh luận tổng thống, Joe Biden đã gọi Antifa là một “ý tưởng”, trong khi Tổng thống Trump chỉ định đây là một nhóm khủng bố trong nước. Hãy xem video về nhóm bạo loạn Antifa đốt phá nước Mỹ và đánh đập dân thường mà Joe Biden coi “chỉ là một Ý TƯỞNG”.
Ngày 6/1 vừa qua, khi những người “biểu tình” tấn công Tòa nhà Quốc hội còn được gọi là “Nhà của nhân dân”, các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa giả hiệu trong Quốc hội đã “đồng thanh” bày tỏ sự phẫn nộ và nhanh chóng đổ vấy cho Tổng thống Trump.
Chưa bàn đến các bằng chứng quá hiển nhiên về việc Antifa – BLM mới chính là những kẻ giả danh người biểu tình MAGA tấn công Quốc hội, thì rõ ràng việc người dân Mỹ có cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động hoàn toàn khác với những ông bà nghị sĩ đang hưởng lương từ tiền thuế của dân mà phục vụ lợi ích cho các thế lực ngầm: Cuộc biểu tình của họ không có gì mà phải chịu sự chỉ trích. Bởi họ đang thực hiện những quyền trong Tu chánh án thứ nhất cho phép, khi biết rằng cuộc bầu cử quốc gia đã bị đánh cắp, lá phiếu của họ bị gian lận.
Khi một tên tội phạm da đen George Floyd nghiện ma túy chống đối lại cảnh sát và bị tử vong, Đảng Dân chủ đồng tình với đám đông biểu tình Antifa – BLM phá hủy toàn bộ thành phố trước khi vụ án được đưa ra xét xử.
Vốn dĩ Đảng Dân chủ luôn dối trá và sử dụng tiêu chuẩn kép, bởi họ chính là Đảng ủng hộ bạo lực côn đồ, phục vụ lợi ích ngoại bang và tiếp tay hủy hoại nước Mỹ.
Đông Bắc
Nữ bộ trưởng người Mỹ gốc Hoa, Elaine Chao từ chức
Triệu Hằng
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hoa Kỳ Elaine Chao (Triệu Tiểu Lan) hôm thứ Năm cho biết bà sẽ từ chức, với lý do rằng ‘những người ủng hộ bạo lực’ của Tổng thống Donald Trump đã gây bão ở Điện Capital, theo Reuters.
Bà Chao, vợ Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell sẽ là viên chức nội các đầu tiên từ chức vì vụ việc hôm thứ Tư. Nhiều viên chức cấp thấp hơn đã tuyên bố sẽ từ chức, trong đó có một số trợ lý của Nhà Trắng.
Bà Chao cho biết, đơn từ chức của bà sẽ có hiệu lực vào thứ Hai tuần sau, chỉ 9 ngày trước khi Tổng thống Trump hết nhiệm kỳ tổng thống.
Thông báo từ chức của bà Chao được đưa ra sau một ngày sau khi ông McConnell lên án hành động của đám đông tràn vào Điện Capital và những nỗ lực của một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn Quốc hội chứng nhận chính thức kết quả trong cuộc bầu cử ngày 3/11 cho ông Joe Biden.
Bà Chao cho biết bà ủng hộ người kế nhiệm mình là cựu thị trưởng Pete Buttigieg.
Reuters cho hay, trước đó bà Chao từng nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin này rằng bà dự định tiếp tục công việc cho đến ngày 20/1 khi ông Biden nhậm chức.
Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos từ chức do bạo loạn
Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos đã trở thành bộ trưởng thứ hai trong nội các chính quyền Trump từ chức một ngày sau cuộc nổi loạn của những người ủng hộ ông Trump tại Điện Capitol.
Trong lá thư từ chức hôm 7/1, bà DeVos đã đổ lỗi cho Tổng thống Donald Trump đã thổi bùng căng thẳng trong cuộc tấn công bạo lực vào trung tâm của nền dân chủ quốc gia. Bà viết: “Không thể nào lầm được về tác động của giọng điệu của Ngài đối với tình hình và đó đã đến mức tôi phải đảo chiều.”
Không lâu trước đó, Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao đã đệ đơn từ chức cũng vì lý do tương tự.
Trong lá thư giã từ Quốc hội hồi đầu tuần, bà DeVos kêu gọi các nghị sỹ bác bỏ các chính sách được Tổng thống đắc cử Joe Biden ủng hộ và bảo vệ các chính sách của chính quyền Trump mà ông Biden đã hứa sẽ loại bỏ.
Ashli Babbitt: Cựu chiến binh Không quân Hoa Kỳ thiệt mạng trong bạo loạn
Một ngày trước khi qua đời, Ashli Babbitt đã viết trên mạng xã hội về cuộc tụ họp sắp tới của những người ủng hộ Trump tại thủ đô Hoa Kỳ.
“Không có gì sẽ ngăn cản chúng tôi”, cô viết. “Họ có thể thử và thử và thử nhưng cơn bão đang ở đây và nó sẽ đổ xuống DC trong vòng chưa đầy 24 giờ.”
Trump tạm bị Twitter và Facebook ‘tước vũ khí’
Thủ đô Hoa Kỳ hỗn loạn, người ủng hộ Trump xông vào Quốc hội
Nước Mỹ bạo loạn trước ngày chuyển giao quyền lực
Hỗn loạn Capitol Hill là “món quà Trump” tặng TQ?
Bà Babbitt, 35 tuổi, nằm trong số đám đông xông vào Điện Capitol Hoa Kỳ hôm thứ Tư. Bà đã được Cảnh sát Capitol Hoa Kỳ xác định là một trong bốn người thiệt mạng trong cuộc hỗn loạn.
Là một cựu quân nhân thuộc Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, Babbitt đã phục vụ hai đợt ở Afghanistan và Iraq trước khi được triển khai tới Kuwait và Qatar cùng với lực lượng Vệ binh Quốc gia, chồng cũ của bà, Timothy McEntee nói với truyền thông Mỹ.
Sinh ra ở San Diego, California, bà Babbitt đã tái hôn gần đây và làm việc tại một công ty về dịch vụ hồ bơi với chồng mình, Aaron Babbitt.
Trên mạng xã hội, bà Babbitt thể hiện mình là một người theo chủ nghĩa tự do và là một người yêu nước. Bà thường xuyên đăng bài về Tổng thống Donald Trump, bày tỏ sự ủng hộ cuồng nhiệt đối với tổng thống và lặp lại những tuyên bố không có bằng chứng của ông về hành vi gian lận cử tri trên diện rộng.
Ông McEntee nói với NPR: “Bà ấy là người có tính cách khiến bạn yêu quý hoặc ghét bỏ. “Bà ấy không biện giải về điều đó … bà ấy tự hào về điều đó, giống như bà tự hào về đất nước của mình và tự hào là một người Mỹ.”
Vào tháng 9, bà Babbitt đã đăng một bức ảnh từ một cuộc diễu hành bằng thuyền ủng hộ ông Trump ở San Diego và bà mặc một chiếc áo có dòng chữ “Chúng tôi là Q” – tức chỉ QAnon – một nhóm cực hữu thuyết âm mưu cực hữu, hoàn toàn vô căn cứ nói rằng ông Trump đang chiến đấu bí mật chống lại những kẻ ấu dâm tôn thờ Satan.
Vài ngày trước các cuộc biểu tình trong tuần này, bà Babbitt đã viết trên Twitter rằng bà sẽ ở Washington cho cuộc biểu tình được gọi là “Ngừng đánh cắp” (cuộc bầu cử) ông Trump.
“Tôi sẽ ở DC vào ngày 6!” bà ấy viết. “Chúa phù hộ cho nước Mỹ và WWG1WGA” – sử dụng cách viết tắt phổ biến giữa những người ủng hộ QAnon.
Mẹ chồng của cô, Robin Babbitt, nói với đài Fox địa phương rằng con trai bà không tham gia biểu tình cùng bà Babbitt.
“Tôi thực sự không biết tại sao Babbitt lại quyết định làm điều này,” bà nói.
Trong video đăng trực tuyến, một người phụ nữ được cho là bà Babbitt, được trông thấy với lá cờ Make America Great Again vác treo trên vai giữa đám đông bạo loạn bên trong tòa nhà Capitol, cố sức vượt qua loạt các cánh cửa bị khóa. Một thành viên của Cảnh sát Capitol được thấy trên video là đang cầm súng chĩa về nhóm này.
Người phụ nữ này sau đó được nhìn thấy đang trèo lên một mỏm đá cạnh cửa. Gần như ngay lập tức, một tiếng nổ lớn phát ra và bà được ghi hình bị rơi xuống đất.
Trong một tuyên bố, Cảnh sát Capitol nói rằng một nhân viên Cảnh sát Capitol Mỹ đã nổ súng, đánh vào một phụ nữ trưởng thành “khi những người biểu tình đang tiến về phía căn phòng của Hạ viện nơi các thành viên Quốc hội đang ở đó”.
Cảnh sát cho biết bà Babbitt được đưa vào bệnh viện với một vết thương do đạn bắn và tử vong trong tối hôm đó. Viên chức bắn bà Babbitt được cho nghỉ việc tạm thời nhưng vẫn chưa được xác định danh tính.
Mẹ chồng của Babbitt nói với báo chí Mỹ rằng bà rất đau lòng trước tin tức này. “Tôi chết lặng đi”, bà nói với New York Post. “Không ai ở DC thông báo cho con trai tôi và chúng tôi đã biết được tin này trên TV.”
Ba người khác đã chết trong cuộc bạo loạn hôm thứ Tư.
Cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có ở Quốc hội Mỹ
Cảnh sát nói rằng cả ba người đều đã đến Washington để biểu tình, những người được cho là đã thiệt mạng trong “các trường hợp y tế khẩn cấp” riêng biệt trong khuôn viên Điện Capitol. Không có thêm chi tiết nào được tiết lộ.
Cảnh sát Capitol đã xác định danh tính họ là Benjamin Phillips, 50 tuổi, ở Pennsylvania; Kevin Greeson, 55 tuổi, Atlanta và Rosanne Boyland, 43 tuổi, Georgia.
Cảnh sát trưởng Robert Contee nói: “Bất kỳ mất mát nào về nhân mạng nào ở Thủ đô đều làbi kịch và chúng tôi chia sẻ với bất kỳ ai chịu ảnh hưởng sự mất mát đó”.
Và ít nhất 14 cảnh sát Capitol đã bị thương trong cuộc bạo loạn, Cảnh sát trưởng Contee nói, trong đó có hai người đã nhập viện.
Những gì TT Trump còn có thể làm trước ngày mãn nhiệm, kể cả tự ân xá
Mai Vân
Chi còn không đây 2 tuần nữa là đến ngày 20/01/2021, ngày ông Donald Trump sẽ phải trao quyền lại cho ông Joe Biden. Nhưng từ nay đến đó, ông vẫn còn nắm trọn quyền lực của một tổng thống Mỹ. Thế nhưng, sau vụ những người ủng hộ ông tràn vào gây bạo loạn tai Quốc Hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư, 06/01, nhiều người đã lo ngại trước khả năng ông có thể đưa ra những quyết định không thỏa đáng, trong đó có ân xá dự phòng, cả cho người thân lẫn chính ông.
Sau những sự cố tại điện Capitol hầu như bị cả nước Mỹ và thế giới lên án, ông Trump đã chính thức lên tiếng bảo đảm rằng ngay cả khi ông “không đồng ý chút nào với kết quả của cuộc bầu cử” thì vẫn sẽ có “một tiến trình chuyển giao quyền lực trong trật tự” vào ngày 20 tháng Giêng sắp tới.
Tuy nhiên về mặt pháp lý và trừ phi – như một số người yêu cầu – ông bị một thủ tục luận tội truất phế, thì TT Trump, trong gần hai tuần lễ tới đây, vẫn có thể ký các sắc lệnh hành pháp, bãi nhiệm và bổ nhiệm các quan chức, và nhất là ban hành những quyết định ân xá hay miễn tội cho bất kỳ ai.
Bổ nhiệm người thân tín vào các vị trí chủ chốt
Một hôm sau cú sốc của vụ bạo loạn của những thành phần cực đoan ủng hộ ông Trump tại toà nhà Quốc Hội Mỹ, nhật báo Pháp Les Echos ngày 07/01 đã tóm lược một loạt những điều ông Trump vẫn có thể làm trong tư cách là tổng thống Hoa Kỳ từ nay đến ngày người kế nhiệm là Joe Biden chính thức nhậm chức, mà rõ ràng nhất là việc bãi nhiệm các quan chức cao cấp mà ông không thích hay bổ nhiệm những người thân tín vào các vị trí quan trọng trong chính phủ.
Công việc này được đươc dự báo là sẽ tăng tốc trong những ngày sắp tới, sau khi một loạt bộ trưởng và cộng sự thân cận với tổng thống Trump hoặc là đã từ chức – như hai bộ trưởng Giáo Dục Betsy DeVos và Giao Thông Elaine Chao – hoặc là tỏ thái độ không đồng tình trước những gì ông Trump đang làm.
PUBLICITÉ
Theo Les Echos, trong những tuần gần đây, đã có khoảng 40 chức vụ được phân bổ cho các cộng sự thân cận hoặc những người đã từng giúp đỡ ông, ví dụ như cựu đại sứ Mỹ tại Đức, Richard Grenell, được cử vào hội đồng quản trị tổ chức Holocaust Memorial ở Washington, hay bà Hope Hicks, cố vấn và cựu giám đốc truyền thông của Nhà Trắng được đưa vào ban điều hành quỹ Học Bổng Fulbright, một chương trình học bổng uy tín của Mỹ.
Cũng như vậy, bà Stephanie Grisham, người từng đặc trách báo chí của Donald Trump và vừa từ chức chánh văn phòng của Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump, sẽ tham gia Hội Đồng Khoa Học Giáo Dục Quốc Gia.
Tiếp tục ban hành các sắc lệnh
Bên cạnh đó, trong thời gian ít ỏi còn lại ở Nhà Trắng, tổng thống Mỹ vẫn có toàn quyền ban hành bất kỳ sắc lệnh nào mà ông muốn. Trong suốt nhiệm kỳ 4 năm, ông đã ban hành đến 192 sắc lệnh, nhiều hơn cả Barack Obama và George W. Bush trong nhiệm kỳ đầu tiên của họ.
Gần đây nhất, ông đã ký sắc lệnh cấm 8 công ty và ứng dụng Trung Quốc bao gồm Alipay, QQ Wallet và WeChat Pay, cũng như một văn bản có ý nghĩa biểu tượng là cấm xuất khẩu vac-xin Covid-19 sản xuất tại Hoa Kỳ trước khi mọi người Mỹ được chích ngừa.
Tuy nhiên, nếu việc đưa ra sắc lệnh có thể là một phương tiện ảnh hưởng đến tương lai, ngay cả sau khi ông ra đi, thì phương pháp này cũng có giới hạn. Ngoài việc ông Joe Biden hoàn toàn có thể hủy bỏ các sắc lệnh đó, hầu hết các sắc lệnh của tổng thống đòi hỏi phải thay đổi các quy định áp dụng, điều này cần có thời gian. Và đôi khi sắc lệnh bị rơi vào quên lãng: Trong số 78 sắc lệnh hành pháp về môi trường được ông ban hành, mới chỉ có 30 sắc lệnh có hiệu lực.
Vẫn là tổng tư lệnh Quân Đội cho đến phút cuối cùng
Một thẩm quyền khác vẫn nằm trong tay ông Trump là quyền của vị “tổng tư lệnh” các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Quyền này không cho phép ông khởi động một cuộc chiến vì điều đó cần được Quốc Hội đồng ý, nhưng về lý thuyết, ông vẫn có thể khởi động một chiến dịch đặc biệt hoặc một cuộc tấn công tin học.
Điều khiến giới quan sát lo ngại là ông có thể dùng quyền này để hành động chống Iran hay Trung Quốc, đặt chính quyền Biden trước một sự đã rồi nguy hiểm.
Ân xá và tự ân xá
Tuy nhiên, điểm được chú ý nhất và gây tranh luận nhiều nhất trong giới chuyên gia hiện nay là quyền ân xá, nhất là tự ân xá, gần như là không có giới hạn mà ông Trump vẫn nắm trong tay.
Đây là quyền mà ông Trump đã thực hiện một cách thoải mái. Ngay trước lễ Giáng Sinh chẳng hạn, ông đã ân xá cho khoảng 40 người, một quyết đinh gây tranh cãi vì trong số người được ân xá có nhiều người dính líu đến các vụ tham nhũng hoặc gian lận, những người bị kết tội sát hại thường dân ở Irak, và nhất là những người dính líu đến nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử đã đưa ông lên nắm quyền.
Theo Les Echos, tổng thống Trump hoàn toàn có thể tiếp tục con đường đó bằng cách “tha thứ” cho một số cố vấn cũ của mình, chẳng hạn như Steve Bannon, một trong những kiến trúc sư của chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử lần trước…
Tuy nhiên, một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhiều nhất trong vấn đề này là khả năng ông Trump dùng quyền ân xá một cách “dự phòng” để bảo vệ người thân và bản thân ông khỏi bị tư pháp nhòm ngó sau khi ông rời bỏ chức vụ.
Khả năng ông Trump tự ân xá vừa được hãng tin Anh Reuters nêu bật trở lại vào hôm qua 07/01, trích dẫn một nguồn thạo tin theo đó tổng thống Donald Trump đã thảo luận về khả năng tự ân xá trong những tuần lễ gần đây. Đối với Reuters, việc tự ân xá như vậy sẽ là một hành vi sử dụng quyền hạn tổng thống một cách cực kỳ bất thường, và Nhà Trắng đã từ chối bình luận khi được chất vấn.
Báo New York Times trước đó cũng trích dẫn hai nguồn tin tiết lộ rằng ông Trump đã nói chuyện với luật sư riêng Rudy Giuliani về việc ân xá cho ông Giulani, cũng như hỏi các cố vấn về khả năng ân xá “dự phòng” cho ba người con lớn của ông là Donald Trump Jr., Eric Trump và Ivanka Trump. Vào năm 2018, ông Trump thậm chí còn nói rằng ông có “quyền tuyệt đối” để tự ân xá, một tuyên bố mà nhiều học giả về luật Hiến Pháp không tán đồng.
Chính vấn đề “ân xá dự phòng” là điều gây tranh cãi vì việc miễn tội này có thể bao hàm những hành vi chưa dẫn đến tố tụng pháp lý, mặc dù chúng không thể áp dụng cho những hành vi trong tương lai. Cho đến nay, hầu hết các quyết định ân xá đều áp dụng cho những người đã bị truy tố và kết án.
Theo Reuters, việc một tổng thống đưa ra lệnh ân xá trước khi có bất kỳ cáo buộc nào là điều bất thường, nhưng không phải là không có tiền lệ, điển hình là việc tổng thống Gerald R. Ford năm 1974 đã ân xá người tiền nhiệm Richard M. Nixon để giúp ông không bị truy tố sau vụ Watergate. Sau đó, vào năm 1977, tổng thống Jimmy Carter đã ân xá trước cho hàng trăm nghìn “người trốn quân dịch” đã tránh nghĩa vụ quân sự mà chính quyền Mỹ áp đặt trong thời còn cuộc Chiến Tranh Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu ân xá dự phòng đã có tiền lệ, thì việc “tự ân xá” mà ông Trump từng cho rằng ông “tuyệt đối có quyền”, chưa hề có tiền lệ. Vào năm 1974, bộ Tư Pháp Mỹ đã cho rằng việc tự ân xá “dường như” là không được phép vì quy tắc cơ bản của luật pháp là “không ai có thể là thẩm phán trong vụ kiện của chính mình”. Nói một cách nôm na là không thể “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Vấn đề là cho đến nay, tổng thống Trump là người nổi tiếng là sẵn sàng có những quyết định “phá lệ”, nên chưa thể biết là ông có dám tự ân xá trước khi rời Nhà Trắng hay không.
Tổng thống Trump sẽ không dự lễ nhậm chức của ông Biden
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ không dự lễ nhậm chức tổng thống của người kế nhiệm – Tổng thống tân cử Joe Biden của Ðảng Dân chủ -vào ngày 20 tháng 1.
Reuters dẫn một nguồn tin biết về vấn đề này nói rằng có những bàn thảo ở Nhà Trắng về việc ông Trump sẽ rời Tòa Bạch Ốc ngày 19/1, và theo trông đợi sẽ về khu du lịch nghỉ mát của ông ở Florida.
Ông Trump đăng lên Twitter hôm thứ Sáu 8/1, vài giờ sau khi ông hứa sẽ chuyển giao quyền lực êm thắm rằng: “[trả lời] Những ai thắc mắc, tôi sẽ không dự Lễ đăng quang tổng thống ngày 20/1.”
Ngoại trưởng Mỹ dọa trừng phạt về vụ bắt bớ ở Hong Kong, TQ tức giận
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo rằng Washington có thể trừng phạt những người có liên quan đến vụ bắt giữ hơn 50 người ở Hong Kong và sẽ cử đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đến thăm Đài Loan. Vụ việc này làm Bắc Kinh tức giận, và đe dọa trả đũa.
Ông Pompeo nói ông lấy làm “bất bình” trước vụ bắt giữ một công dân Mỹ trong cuộc đàn áp hôm thứ Tư 6/1.
Ông Pompeo tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ không tha thứ những vụ bắt bớ giam cầm tùy tiện hoặc sách nhiễu các công dân Mỹ”.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 53 người trong các vụ đột kích vào rạng sáng thứ Tư nhắm vào giới hoạt động dân chủ trong chiến dịch đàn áp lớn nhất kể từ khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia hồi năm ngoái.
Trong số những người bị bắt giữ có luật sư người Mỹ John Clancey.
Ông Pompeo mô tả vụ bắt giữ là “hành động đáng phẫn nộ và là một nhắc nhở về thái độ khi thường của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với người dân của chính họ, và nền pháp trị”.
“Hoa Kỳ sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt và những hạn chế khác đối với bất kỳ ai, hoặc với tất cả các cá nhân và thực thể liên quan trong việc thực hiện các vụ tấn công nhắm vào người dân Hong Kong”, ông Pompeo nói.
Ông nói Mỹ cũng sẽ “cân nhắc các biện pháp hạn chế đối với Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hong Kong tại Hoa Kỳ, và sẽ có ngay các hành động bổ sung đối với các quan chức đã phá hoại các quy trình dân chủ của Hong Kong”.
Ông Pompeo càng làm Trung Quốc phẫn nộ thêm khi cho biết bà Kelly Craft, đại sứ của Washington tại Liên Hiệp quốc, sẽ ghé thăm Đài Loan, một chuyến đi mang tính biểu tượng cao vì đảo này không phải là thành viên Liên Hiệp Quốc do bị Bắc Kinh phản đối.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, nói rằng phát biểu của ông Pompeo là một hành vi can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
“Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích an ninh của mình”, bà Hoa nói với các nhà báo.
Bộ Ngoại giao Đài Loan hoan nghênh chuyến đi của bà Kelly Craft, chuyến thăm đầu tiên của một đương kim đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng diễn tiến này thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ muốn Đài Loan tham gia các diễn đàn quốc tế.
Covid-19: Gần 4.000 ca tử vong tại Mỹ trong 24 giờ, một kỷ lục mới
Trọng Nghĩa
Theo số liệu của Đại Học Mỹ Johns Hopkins, Hoa Kỳ ngày hôm qua 07/01/2021 đã ghi nhận thêm gần 4.000 người chết vì Covid-19 – chính xác là 3.998 người – trong vòng 24 tiếng đồng hồ, một kỷ lục mới. Kỷ lục trước đó về số ca tử vong trong một ngày được ghi nhận vào thứ Ba, 05/01, với 3.936 người chết.
Sau mức tăng ngoạn mục về số trường hợp lây nhiễm mới, số ca tử vong hàng ngày đã tăng đáng kể từ giữa tháng 11/2020, giờ đây gần như vượt quá 2.000 hoặc 3.000 ca tử vong mỗi ngày một cách có hệ thống (trừ những ngày cuối tuần, khi công việc thu thập và ghi nhận số liệu giảm đi).
Tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở miền nam và miền tây nước Mỹ. Chính quyền California cho biết hôm thứ Năm họ đã triển khai ít nhất 166 xe tải đông lạnh để làm nhà xác tạm thời trong các bệnh viện quá tải.
Ở Los Angeles, cứ mười lăm phút lại có người chết vì Covid-19.
Đồng thời, cả nước Mỹ đã ghi nhận hơn 265.000 ca nhiễm mới, theo một thông báo được AFP đưa ra hàng ngày, dựa trên số liệu của trường Johns Hopkins, được cập nhật liên tục.
Số người nhập viện cũng ở mức cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, với hơn 132.000 bệnh nhân Covid-19, theo dữ liệu từ Dự Án Theo Dõi Covid-19, phân tích dữ liệu hàng ngày ở Mỹ.
Hoa Kỳ chưa bao giờ ghi nhận nhiều ca mắc mới như trong tuần lễ đầu tiên của năm 2021.
TT Brazil ủng hộ các tuyên bố của TT Trump về gian lận bầu cử
Henry Trần
Hôm thứ Năm (7/1), Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro đã ủng hộ tuyên bố của TT Trump về gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua và cảnh báo những gì diễn ra ở Mỹ trong ngày 6/1 có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của Brazil vào năm tới, theo 100percentfedup.
“Về cơ bản, vấn đề gây ra toàn bộ cuộc khủng hoảng đó là gì? Thiếu niềm tin vào cuộc bầu cử ”, ông Bolsonaro nói với những người ủng hộ bên ngoài dinh tổng thống, đề cập tới những phản ứng của công chúng đối với cuộc bẩu cử bị đánh cặp ở Hoa Kỳ. “Họ tối đa hóa các lá phiếu gửi qua thư [lấy lý do] vì đại dịch này, và có những người đã bỏ phiếu ba, bốn lần. Người chết đã bỏ phiếu. Đó là một sự tùy tiện. Không ai có thể phủ nhận điều đó”.
Vào ngày 7/3/2020, Tổng thống Trump và Tổng thống Bolsonaro đã tái khẳng định quan hệ đồng minh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Brazil, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo thống nhất tập trung vào việc tăng cường thịnh vượng kinh tế, tăng cường dân chủ và thúc đẩy hòa bình, an ninh cho khu vực cũng như thế giới.
Ông Trump và ông Bolsonaro cũng thường tìm thấy nhau trong cách nhìn nghiêm khắc và cách xử lý mạnh tay đối với các thực thể và chính quyền thiên tả, từ chính quyền Maduro ở Venezuela, chính quyền Cuba cho đến chính quyền Iran hay Trung Quốc.
Theo 100percentfedup, nếu Joe Biden lãnh đạo Hoa Kỳ thì mối quan hệ giữa Mỹ và Brazil có thể xấu đi, vì Đảng Dân chủ của ông Biden sẽ thay đổi các chính sách kinh tế mạnh mẽ của chính quyền Trump sáng các chính sách “thảm hại”, ví dụ như họ sẽ thúc đẩy chính sách Thỏa thuận Xanh Mới vốn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của ông Bolsonaro.
Covid: Pháp siết chặt phòng dịch và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng
Trọng Thành
Trước nguy cơ dịch lan rộng tại Pháp, do sự xuất hiện của biến thể virus corona chủng mới từ Anh, có thể lây nhiễm nhanh hơn, thủ tướng Jean Caxtex, hôm qua, 07/01/2020, thông báo tiếp tục triển hạn các biện pháp siết chặt phòng dịch.
Trong cuộc họp báo hôm qua, thủ tướng Pháp cho biết cụ thể là các bảo tàng, rạp chiếu bóng, rạp hát, phòng thể thao sẽ tiếp tục đóng cửa cho đến ít nhất cuối tháng Giêng. Các trạm trượt tuyết sẽ không được mở trước đầu tháng Hai. Kế hoạch mở lại các quán bar và nhà hàng sẽ bị đẩy lùi, tối thiểu là đến giữa tháng Hai tới. Ngay từ hôm nay, 08/01, chính phủ có thể quyết định mở rộng lệnh giới nghiêm từ 18 giờ thay vì 20 giờ, áp dụng thêm tại 10 tỉnh nữa.
Không nhắc đến từ « tái phong tỏa », nhưng thủ tướng Castex cho biết không loại trừ khả năng có « các biện pháp bổ sung trên toàn quốc ». Theo ông Castex, có khả năng các trường học sẽ phải đóng cửa, nếu tình hình trầm trọng hơn.
Từ ba ngày nay, số ca dương tính hàng ngày đã vượt quá 20.000 người. Tuần lễ cuối tháng 12, tăng 17% so với tuần trước. Hiện tại, gần 24.500 người nhiễm Covid đang phải điều trị tại bệnh viện, trong đó có hơn 2.500 tại các khoa điều trị tăng cường. Trong tuần này, đã có thêm gần 2.000 người chết do Covid.
Theo thủ tướng Pháp, khoảng 5 triệu người trên 75 tuổi phải được tiêm chủng ngay từ ngày 18/01 tới, với các thủ tục được đơn giản hóa hơn.
Nỗi gian truân của du học sinh Việt Nam khi nước Pháp phong tỏa chống dịch Covid
Thùy Dương
Nước Pháp trong năm 2020 đã trải qua hai đợt phong tỏa chống dịch Covid-19. Đối với du học sinh Việt Nam tại Pháp, cũng giống như sinh viên Pháp và sinh viên nước ngoài đến Pháp học tập, tình trạng phong tỏa kéo dài khiến họ gặp không ít khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày và các thủ tục hành chính; tâm lý bị ảnh hưởng ít nhiều.
Pháp là một trong những nước bị dịch bệnh Covid-19 gây tác hại nặng nề nhất thế giới. Về mặt sức khỏe, tính mạng, người cao tuổi là nạn nhân hàng đầu, nhưng dưới góc độ kinh tế-xã hội, giới trẻ là những người bị tác động nhiều nhất, đặc biệt là sinh viên. Tình hình chung là như vậy, còn du học sinh Việt Nam tại Pháp thì sao ? Theo tìm hiểu của RFI Việt ngữ, một số bạn do đặc thù ngành nghề theo học, công việc làm thêm thuận lợi đặc biệt, hoặc gia đình khá giả được bố mẹ hỗ trợ tài chính nhiều, hoặc được học bổng toàn phần khá cao nên không cảm thấy quá lo lắng, nhưng đa số còn lại thì gặp khó khăn về tài chính.
Thiếu nguồn thu nhập cho không có việc làm thêm
Nam Quốc là sinh viên năm thứ nhất trường Grande Ecole ESCA, Paris. Từ Hà Nội mới « chân ướt chân ráo » sang Paris nhập học được 1 tháng, còn đang bỡ ngỡ với cuộc sống mới tại Pháp thì có đợt phong tỏa chống dịch Covid, nên Nam Quốc cũng có những khó khăn riêng. Ngày 28/12/2020, trả lời RFI Việt ngữ, bạn sinh viên mới qua tuổi 18 cho biết :
« Em mới sang Pháp được 3 tháng. Em sang đây học ngành quản lý kinh tế của trường ESCA – một Grande Ecole (trường Đại học có chất lượng cao, phải qua thi tuyển đầu vào). Em sang đây được học bổng vài % thôi còn lại phải tự túc. Gia đình em hỗ trợ được một phần còn sau này em phải tự đi làm kiếm tiền vì gia đình em không thể trang trải hết được cả mấy năm em ăn học tại Pháp. Em sẽ học 5 năm. Tiền thuê nhà khá đắt, em phải trả 460 euro/tháng. Em được CAF (Quỹ hỗ trợ gia đình của Pháp) hỗ trợ khoảng 190 euro nhưng vì dịch bệnh như thế này nên CAF chưa hỗ trợ được ngay mà em phải đợi đến tận năm sau mới được, vì đang có dịch bệnh nên hồ sơ rất phức tạp. Em cũng đang làm dở thẻ bảo hiểm nhưng vì dịch bệnh, việc làm hồ sơ bị chậm chạp nên em vẫn chưa có thẻ. Điều này làm em rất lo vì nếu chẳng may em bị ốm đau phải đi khám chữa thì phải đóng rất nhiều tiền. Nếu em có thẻ bảo hiểm thì sẽ được hỗ trợ và chi trả.
Ăn uống, chi phí sinh hoạt bên này cũng rất tốn kém. Dự định của em khi sang đây là sẽ phải vừa đi làm vừa đi học, nhưng khi em sang Covid lại bùng phát nên em cũng chưa xin được việc làm thêm. Vì thế em gặp nhiều khó khăn trong chi tiêu hàng ngày. Trường em thì cũng cho em một cái thẻ mua hàng của siêu thị trị giá 50 euro. Vấn đề thực phẩm thì hiện nay em vẫn còn có thể chi trả được nhưng nếu kéo dài thì rất có khó vì hiện em không có việc làm. Em phải tiết kiệm từng đồng. Em cũng không chắc là đủ tiền trang trải đến hết mùa dịch này nên cũng đang cố gắng tìm việc làm thêm. »
Đường về nước cũng gian nan
Cũng tương tự Nam Quốc, Quang Trưởng, một thực tập sinh tại đại học ENS (Ecole Normale Supérieure) – Paris Saclay, cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi sang thực tập 3 tháng đúng vào đợt Pháp phong tỏa đợt 2. Vì có học bổng toàn phần nên Quang Trưởng không gặp khó khăn về tài chính như Nam Quốc, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc được về nước sau khi kết thúc khóa thực tập 3 tháng. Trả lời RFI ngày 29/12/2020, Quang Trưởng kể lại :
« Theo thời hạn học bổng thực tập, tôi phải hoàn thành vào ngày 15/12/2020 và về nước. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nên hầu hết các chuyến bay thương mại từ nước ngoài về Việt Nam đều bị hủy. Nhưng rất may mắn là Việt Nam tổ chức chuyến bay nhân đạo để đón các công dân gặp khó khăn về nước. Tôi cũng đã đăng ký chuyến bay này rất nhiều lần nhưng lúc đầu đều không được, tôi cảm thấy cũng rất hoang mang. Chuyến bay nhân đạo đầu tiên tôi đăng ký là vào ngày 29/11, cuối cùng sau 3 lần đăng ký, đến chuyến bay ngày 30/12 tôi rất may mắn có thể về nước.
Theo giấy tờ đăng ký, visa của tôi hết hạn ngày 15/12/2020. Chính vì thế, trong những ngày vừa rồi tôi ở trong điều kiện không có giấy tờ và tôi thấy hoang mang vì học kỳ 1 này ở Việt Nam tôi bắt đầu phải thi hết môn. Việc không về được Việt Nam trong thời gian này để thi cử sẽ là gây một ảnh hưởng rất lớn khiến tôi phải tốt nghiệp muộn và ra trường vào năm sau nữa. Lúc đó tôi cảm thất rất mất bình tĩnh. Nhưng may mắn là tôi đã đăng ký được chuyến bay nhân đạo về nước vào ngày 30/12, sẽ kịp hoàn thành kỳ thi để có thể tốt nghiệp trong năm 2021.
Nếu không về nước được đợt này thì tôi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính vì tiền học bổng của tôi đã hết. Ngoài ra, ở Pháp tôi cũng không có bất kỳ người thân nào. Chỗ ở cũng đã hết hạn. Chính vì thế, tôi không còn chỗ ở nào tại Pháp nữa và cũng không biết giải quyết tiếp thế nào.»
Ngày 30/12, Quang Trưởng đã về Việt Nam và đang thực hiện cách ly theo quy định phòng dịch trong nước.
Vướng mắc về thủ tục hành chính
Còn đối với chị Hải Minh, một nghiên cứu sinh tại Paris, khó khăn không chỉ về tài chính mà còn liên quan đến tiến độ nghiên cứu, đăng ký nhập học, thủ tục giấy tờ trong nước vì chị được học bổng toàn phần của Việt Nam. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ ngày 29/12/2020, chị Hải Minh chia sẻ :
« Về công việc nghiên cứu, tất cả các hội thảo, khóa đào tạo từ tháng 03 đến tháng 06/2020 đều bị hủy. Một số khóa học quan trọng đều bị đẩy sang năm học tiếp theo. Cá nhân tôi, tôi muốn tổ chức một ngày nghiên cứu, theo kế hoạch ban đầu là vào ngày 23/04/2020, nhưng chính vì dịch Covid nên ngày nghiên cứu của tôi bị hủy, khi mà chương trình hội thảo đã được lên, khách mời từ các nước khác nhau như Rumani, Đức, cũng như từ nhiều vùng khác nhau của Pháp, cũng đã được mời.
Về việc học, thông thường chúng tôi đăng ký nhập học cho năm tiếp theo vào tháng khoảng 07 hàng năm. Tuy nhiên, năm 2020 do khó khăn vì dịch bệnh nên tất cả các hoạt động đều bị ngưng trệ, ngay cả việc đăng ký nhập học cho năm tiếp theo cũng không được tiến hành như bình thường được. Việc nhập học năm vừa rồi vì thế phải lui đến tận đầu tháng 12/2020, tức là chậm hơn so với bình thường khoảng 5 tháng. »
Chưa thể đăng ký nhập học cho năm tiếp theo, tức là sinh viên, nghiên cứu sinh chưa có chứng nhận nhập học, một loại giấy tờ quan trọng đối với du học sinh nước ngoài để có thể làm nhiều thủ tục hành chính khác tại Pháp, chẳng hạn thẻ cư trú. Chị Hải Minh may mắn không gặp khó khăn đặc biệt về việc gia hạn thẻ cư trú tại Pháp như tình cảnh của nhiều du học sinh, nhưng vì tiến độ nghiên cứu chậm hơn dự kiến do tác động của dịch bệnh và biện pháp phong tỏa nên chị phải gia hạn thêm một năm học, kéo theo đó là những khó khăn tài chính do không còn khoản học bổng khoảng gần 900 euro/tháng. Chị Hải Minh cho biết tiếp :
« Năm 2020 do dịch bệnh nên tiến triển nghiên cứu không tốt, tôi đã phải gia hạn thêm 1 năm và thủ tục gia hạn tương đối là phức tạp. Đợt dịch bắt đầu vào tháng vào tháng 03/2020, khi đó cũng là thời điểm tôi hết học bổng, nên tôi gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Là nghiên cứu sinh nhưng tìm được một công việc phù hợp với trình độ của chúng tôi là rất khó nên tôi đã phải gửi hồ sơ xin việc ngay cả ở các siêu thị, nhưng vì dịch Covid và phong tỏa nên rất khó tìm việc từ tháng 03 đến tháng 07/2020. Tôi gửi hồ sơ nhưng đến tận tháng 12/2020 các siêu thị, cửa hàng mới gọi và tôi mới có việc làm thêm để có thêm thu nhập trong thời gian dịch bệnh. »
Cử chỉ đẹp trong cộng đồng
Để giúp đỡ các sinh viên trong giai đoạn đặc biệt khó khăn, CROUS (Trung tâm quản lý chỗ ở và đời sống của sinh viên cấp vùng của Pháp) cung cấp bữa ăn sinh viên, không phân biệt quốc tịch, với giá ưu đãi đặc biệt 1 euro. Tuy nhiên, chính sách này chỉ áp dụng cho các sinh viên có học bổng. Du học sinh tự túc thường phải trông cậy vào các tổ chức cứu tế, hiệp hội sinh viên của vùng, của trường … Báo chí Pháp cho biết tỉ lệ sinh viên sống nhờ cứu trợ thực phẩm của các hiệp hội cứu tế gia tăng đáng kể trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn phong tỏa chống dịch lần thứ hai hồi tháng 11-12/2020.
Còn ngay trong cộng đồng người Việt tại Pháp, trên Facebook, mạng xã hội được du học sinh Việt Nam ưa chuộng, cũng có những cá nhân hào phóng đăng tin tặng thực phẩm cho người gặp khó khăn, trong số những cá nhân đó có chị Maya Nguyen. RFI liên lạc qua điện thoại, chị Maya Nguyen giải thích :
« Tôi ở Paris, quận 13. Lần đầu tiên tôi đăng lên Facebook tặng mỗi người 1 phần quà gồm 5 kg gạo, 15 gói mỳ, 1 chai nước mắm. Đợt phong tỏa đầu tiên thì cũng có nhiều người nhận quà là người không có giấy tờ, những người có hoàn cảnh khó khăn, người lớn tuổi và các bạn sinh viên. Đợt phong tỏa đầu tôi giúp đỡ mọi người 150 phần quà, nhưng đến đợt phong tỏa thứ hai thì khả năng của tôi không giúp được nhiều nhưng tôi cũng đăng lên Facebook thông báo tặng khoảng chừng 50 phần quà cho những người gặp khó khăn.
Đợt phong tỏa lần 2 có nhiều người nhận quà là sinh viên. Cũng có nhiều bạn tâm sự là phong tỏa không đi học được và không kiếm được việc làm thêm nên khó khăn. Tôi trao quà trong vòng 1 tuần là hết. Khi tôi đăng bài lên Facebook giúp đỡ mọi người thì rất, rất nhiều người nhắn tin ngay. Có những bạn đến tận nơi ở quận 13 để nhận liền, nhưng cũng có những bạn ở xa, tận các vùng 92, 94, 95 (ngoại ô Paris), các bạn nói là không đi nhận quà được vì đi lại khó khăn thì mình chia ra, đi đến tận nơi, một ngày mình giao cho 10, 15 người chẳng hạn. »
Dịch bệnh chưa biết khi nào mới chấm dứt, khó khăn phía trước còn nhiều, nhất là đối với những du học sinh phải sống xa nhà, nhưng sự hào phóng của các tổ chức thiện nguyện, cử chỉ đẹp của những người như chị Maya Nguyen, dù ít dù nhiều, có lẽ phần nào đã an ủi các du học sinh trong hoàn cảnh khó khăn.
1000 người Nhật tuần hành ủng hộ TT Trump tại Tokyo
Lý Minh
1000 người Nhật Bản đã xuống đường tại Tokyo để ủng hộ nỗ lực thách thức cuộc bầu cử của Tổng thống Trump, theo Washington Examiner.
Những nhà tổ chức cuộc tuần hành cho biết có khoảng 1.000 người tham gia. Nhiều người trong số họ vẫy cờ Mỹ và những biểu ngữ ủng hộ ông Trump như “Chúa phù hộ cho nước Mỹ, Đông Á yêu quý ông Trump”. Những người biểu tình khác vẫy là cờ “Mặt trời mọc” của đất nước Nhật Bản.
Những người biểu tình cũng giơ các biểu ngữ cáo buộc cuộc bầu cử đã bị đánh cắp vì nạn gian lận và những bất thường.
Cuộc tuần hành diễn ra chỉ vài giờ sau khi những người ủng hộ TT Trump ở Hoa Kỳ tổ chức cuộc biểu tình ở thủ đô Washington, DC, nơi tổng thống vạch trần cáo buộc gian lận và kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence hành động để lật ngược kết quả bầu cử trong quá trình xác nhận phiếu đại cử tri.
Những người ủng hộ TT Trump bắt đầu diễu hành về phía Điện Capitol sau khi tổng thống kết thúc bài phát biểu. Một số đã xông vào Điện Capitol gây ra hỗn loạn và cuộc kiểm phiếu của Lưỡng viện phải tạm hoãn. Sau đó một số tờ báo đã chỉ ra các thành viên Antifa đã trà trộn vào nhóm người ủng hộ TT Trump ôn hòa để gây rối. Những người ủng hộ TT thậm chí còn cố gắng ngăn chặn thành phần kích động phá vỡ cửa kính tòa nhà Capitol.
Sự hỗn loạn trong tòa nhà Capitol đã dẫn đến vụ xả súng khiến 4 người đã thiệt mạng tại hiện trường, bao gồm một phụ nữ bị bắn chết bởi một sĩ quan cảnh sát Quốc hội và 3 người khác đã chết trong tình trạng “cấp cứu y tế”.
Các nhà lập pháp đã quay trở lại Điện Capitol vào sáng sớm thứ Năm (7/1 theo giờ Mỹ) và bỏ phiếu để chứng nhận các lá phiếu Đại cử tri đoàn cho Joe Biden. TT Trump tuyên bố sẽ chuyển giao quyền lực “một cách có trật tự”, tuy nhiên ông tái khẳng định cuộc bầu cử bị gian lận và tuyên bố “đây chỉ là sự khởi đầu trong cuộc chiến của chúng tôi để Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại!”
Lần đầu tiên tư pháp Hàn Quốc buộc Nhật Bản bồi thường cho nạn nhân vụ “gái giải sầu”
Trọng Nghĩa
Một tòa án Hàn Quốc vào hôm nay 08/01/2020 đã phán quyết rằng chính quyền Tokyo phải bồi thường cho các nạn nhân bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Hai. Đây là lần đầu tiên mà Tư Pháp Hàn Quốc đã có một bản án như vậy, và sự kiện này sẽ không giúp làm dịu quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước láng giềng.
Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca cho biết thêm chi tiết :
“Đây là một quyết định chưa từng có và mang hương vị chiến thắng đối với mười hai người phụ nữ đã yêu cầu được Tokyo bồi thường. Tòa án quận Seoul đã ra quyết định rằng chính phủ Nhật Bản phải bồi thường cho mỗi nạn nhân một khoản tiền lên đến 100 triệu won, tương đương với gần 75.000 euro.
Đây là vụ kiện dân sự đầu tiên, về một chủ đề rất nhạy cảm liên quan đến những người được gọi là phụ nữ giải sầu, những người từng phải làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản.
Vấn đề bồi thường và sự công nhận của Tokyo đối với tội ác chiến tranh này, được cho là liên quan đến 200.000 nạn nhân, đã chia rẽ hai nước láng giềng.
Nếu hai quốc gia vẫn chính thức là đồng minh trước mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên, thì Tokyo luôn phủ nhận trách nhiệm về những hành vị lạm dụng thời chiến tranh và từ chối công nhận tính chính đáng của tòa án.
Chính phủ Nhật Bản cho rằng một Nhà nước không thể bị tòa án nước ngoài xét xử, nhưng các nạn nhân tin rằng điều này không thể áp dụng cho tội ác chiến tranh, hoặc chống lại nhân loại.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản đã phản ứng trước quyết định nói trên, cho rằng phán quyết của toà án Hàn Quốc không thể chấp nhận được. Tokyo yêu cầu Seoul có câu trả lời thỏa đáng.”
Luật quốc phòng mới trao thêm quyền cho ông Tập Cận Bình
Đặng Trần
Đạo luật Quốc phòng sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 1/1 đã trao thêm quyền cho ông Tập Cận Bình trong việc triển khai quân đội để bảo vệ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Bitter Winter.
Đạo luật Quốc phòng mới của Trung Quốc được ban hành vào ngày 26/12/2020, theo sau Hội nghị Giáo dục Chính trị và Tư tưởng Quân sự được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 3 đến ngày 4/12 dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình.
Điều 4 của luật sửa đổi ngầm ám chỉ việc thúc đẩy “Tư tưởng Tập Cận Bình về củng cố quân đội” khi nó đề cập tới “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho một kỷ nguyên mới, thực hiện Tư tưởng Tập Cận Bình về củng cố quân đội”.
Luật cũ trao quyền tổng triển khai quân đội cho Quốc vụ viện, Nội các Trung Quốc, còn luật mới chuyển một phần quyền này cho Quân ủy Trung ương, nơi ông Tập Cận Bình là chủ tịch, trong khi vẫn giữ nguyên nguyên tắc: “Các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Một thay đổi quan trọng nữa thể hiện ở Điều 22 khi nó cho phép triển khai quân đội Trung Quốc trên phạm vi rộng hơn “để bảo vệ chủ quyền quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, để bảo vệ các lợi ích ở nước ngoài của đất nước và thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới”. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp để “xử lý các sự cố đột ngột gây nguy hiểm cho an ninh xã hội, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khủng bố”.
Theo Bitter Winter, việc đạo luật sửa đổi đề cập đến “toàn vẹn lãnh thổ” sẽ gây ra những lo ngại rõ ràng đối với Đài Loan và Hồng Kông, hai vùng lãnh thổ mà ĐCSTQ coi là một phần của Trung Quốc. “An ninh xã hội” và “ngăn chặn các hoạt động khủng bố” sẽ biện minh cho những can thiệp quân sự hà khắc ở những nơi như Tây Tạng và Tân Cương, còn “thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới” nghe có vẻ tốt đẹp nhưng nó có nghĩa là quân đội Trung Quốc có thể can thiệp hầu như ở mọi nơi “để bảo vệ lợi ích của đất nước ở nước ngoài”.
Thế giới lên án Trung Cộng về việc bắt giữ hàng loạt các nhà hoạt động đối lập ở Hồng Kông
Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Năm (7/1), chính quyền Hồng Kông phải đối mặt với một làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế sau vụ bắt giữ hàng loạt các nhân vật đối lập ủng hộ dân chủ theo luật an ninh quốc gia hà khắc mà Bắc Kinh áp đặt lên trung tâm tài chính này.
Theo tin từ AFP, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đe dọa các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và đã nổi giận vì có một người Hoa Kỳ nằm trong số những người bị vây bắt. Ông Pompeo tuyên bố rằng 53 người bị bắt trước đó một ngày “phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện”.
Ông Pompeo, người vẫn tại chức trong hai tuần tới, cho biết Hoa Kỳ cũng sẽ “tìm hiểu các hạn chế” đối với văn phòng đại diện thương mại của trung tâm tài chính này ở Washington. Các quốc gia phương Tây khác cáo buộc chính quyền Hồng Kông về “sự đàn áp nghiêm trọng” và một “cuộc tấn công ” vào các quyền tự do được hứa hẹn theo công thức “Một quốc gia, hai hệ thống” khi thuộc địa của Anh Quốc được trao trả cho Trung Cộng.
Hơn 1,000 cảnh sát bắt giữ 53 nhân vật nổi tiếng – bao gồm một công dân Hoa Kỳ – trong các cuộc đột kích vào rạng sáng hôm thứ Tư với cáo buộc “lật đổ”, một tội danh an ninh quốc gia mới có mức án tối đa là tù chung thân.
Ngoại trưởng Anh Quốc Dominic Raab gọi các vụ giam giữ này là “một cuộc tấn công đối với các quyền và sự tự do của Hồng Kông”, đồng thời tuyên bố rằng Bắc Kinh “cố tình đánh lừa thế giới về mục đích thực sự” của luật an ninh. (BBT)
Truyền thông Trung Quốc phóng đại xung đột trong biểu tình ở Tòa nhà Quốc hội Mỹ
Thiện Phong
Một số kênh truyền thông của ĐCSTQ gần đây đã đưa tin về những người ủng hộ TT Trump tràn về Washington và gây ra nhiều xung đột làm ảnh hưởng tới nước Mỹ, theo Vision Times.
Nhiều nhà bình luận đã lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ rằng nếu cuộc biểu tình này diễn ra ở Trung Quốc, thì quân đội của ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc đàn áp toàn diện, đã giết người dân vô tội rồi.
Sau khi cuộc biểu tình “Cứu nước Mỹ” được tổ chức tại thủ đô Washington vào 6/1, hàng nghìn người đã tuần hành tới Điện Capitol với các khẩu hiệu như “Ngừng đánh cắp bầu cử”, đồng thời kêu gọi các Dân biểu tham dự cuộc mít-tinh phải ngăn chặn việc chứng nhận các lá phiếu đại cử tri của sáu tiểu bang chiến trường.
Vào buổi chiều hôm đó, đã nổ ra các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và dân thường, cảnh sát tại Capitol đã nổ súng bắn chết một phụ nữ. Sau đó, vì quá lo lắng cho sự an toàn của người dân, TT Trump đã kêu gọi những người có mặt tại cuộc mít tinh “giữ hòa bình và về nhà trong yên lặng”, sự việc mới nhanh chóng lắng dịu.
Tuy nhiên, các vụ việc trên đã thu hút các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ như: Tân Hoa xã, Nhân dân Nhật báo, CCTV và Thời báo Hoàn cầu, thậm chí cả Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lấy đó để chế giễu TT Trump.
Tân Hoa Xã đưa tin rằng, cộng đồng Quốc tế đã bị xáo trộn bởi hành động bạo lực xảy ra ở Quốc hội Mỹ. Tờ Nhân dân Nhật báo loan tin rằng: “Biểu tình, súng đạn, đổ máu… Cảnh tượng chiến trường hỗn loạn trên Đồi Capitol đã gây chấn động thế giới, và nền dân chủ Mỹ đã sụp đổ hoàn toàn”.
CCTV cho rằng “đó là một sự mất mát nhân phẩm. Đám đông côn đồ đã làm loạn trên Đồi Capitol và vở kịch Dân chủ Mỹ đã bị đập tan”.
Ngày 7/1 Global Times đã đăng tải một số hình ảnh về các cuộc biểu tình tại Quốc hội Mỹ trên Twitter, và so sánh nó với những người biểu tình ở Hồng Kông đã chiếm giữ tòa nhà Hội đồng Lập pháp vào tháng 7/2019.
Đoàn Thanh niên ĐCSTQ, cũng đăng một loạt ảnh về tình cảnh hỗn loạn tại Quốc hội Mỹ trên Weibo chính thức của họ, kèm theo dòng chú thích:
“Quốc hội Mỹ, phong cảnh đẹp nhất trong đời thực”, ăn theo lời châm biếm của Nancy Pelosi đối với cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông hồi năm 2019.
Đài Tự Do Á Châu đã chỉ ra rằng, các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, đã lợi dụng “bối cảnh xung đột” ở Quốc Hội Mỹ, đưa tin bôi nhọ TT Trump, để “nhận được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với các lãnh đạo ĐCSTQ”.
Bài báo còn dẫn lời học giả độc lập ở Bắc Kinh, Tra Kiến Quốc khẳng định: “Mỹ và Trung Quốc là hai hệ thống chính trị hoàn toàn khác nhau. Nhiều người hỏi rằng, liệu có dân chủ ở Trung Quốc hay không, người dân có quyền biểu tình hay không, thì ở Trung Quốc không bao giờ có quyền này”. Nếu nước Mỹ có dân chủ thật sự, thì vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nó trở nên tốt hơn .
Lý Hướng Quần một giáo viên ở Bắc Kinh cũng chỉ ra rằng, hệ thống chính trị dưới thời ĐCSTQ quá lạc hậu so với nước Mỹ. Bà còn nói, nếu điều này xảy ra ở Trung Quốc đại lục thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, bởi vì “đất nước này là một hệ thống trung ương tập quyền”, nếu có ai đó dám động đến bộ phận nào đó của ĐCSTQ thì sẽ bị bắn chết”.
Quan chức Mỹ thăm Đài Loan vào tuần tới, Trung Quốc dọa ‘chơi với lửa sẽ bị thiêu’
Triệu Hằng
Phái bộ Hoa kỳ tại Liên Hợp Quốc thông báo hôm thứ Năm (7/1) rằng Đại sứ Kelly Craft sẽ thăm Đài Loan từ ngày 13 đến ngày 15/1 để gặp các quan chức cấp cao Đài Loan. Thông báo này khiến Trung Quốc tức giận và đưa ra cảnh báo rằng “ai chơi với lửa sẽ bị thiêu”, Reuters đưa tin.
Bắc Kinh vốn đã tức giận trước sự hỗ trợ tăng cường của chính quyền Tổng thống Trump dành cho Đài Loan, trong đó có các chuyến thăm Đài Bắc liên tiếp của các quan chức cấp cao Hoa Kỳ.
Hồi tháng 8 và tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã điều các máy bay chiến đấu tiếp cận hòn đảo Đài Loan, trùng vào thời điểm diễn ra hai chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar và Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach.
Trung Quốc tuyên bố kiên quyết phản đối chuyến thăm mới nhất này. Phái bộ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc nói: “Chúng tôi muốn nhắc nhở Hoa Kỳ rằng ai chơi với lửa sẽ bị thiêu. Hoa Kỳ sẽ phải trả giá đắt cho hành động sai lầm của mình”.
Ngoài ra, phái bộ tuyên bố thêm: “Trung Quốc cực lực kêu gọi Hoa Kỳ ngừng hành động khiêu khích điên cuồng, ngừng tạo ra những khó khăn mới cho quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ và hợp tác của hai nước ở Liên Hợp Quốc, đồng thời ngừng không đi xa hơn nữa trên con đường sai lầm”.
Trung Quốc sửa luật nhằm siết chặt kiểm soát Alibaba, Wechat,…
Triệu Hằng
Cơ quan giám sát hàng đầu Trung Quốc hôm thứ Sáu (8/1) đã thu thập ý kiến công chúng cho một kế hoạch cập nhật các quy tắc đã có trong hơn 20 năm của họ. Kế hoạch nhằm mở đường cho việc giám sát rộng lớn hơn các dịch vụ trực tuyến, bao gồm các nền tảng thanh toán, mua sắm và phát trực tiếp, theo Reuters.
Lần đầu tiên, Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã định nghĩa “dịch vụ thông tin Internet” trong phạm vi mục đích của mình là bao gồm các dịch vụ của các nền tảng thanh toán và mua sắm trực tuyến, cũng như dịch vụ của các nhà cung cấp thông tin, tin tức và công cụ tìm kiếm.
Cơ quan này cho biết trong một tuyên bố trên WeChat rằng, động thái mới nhất của họ sẽ “thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và có trật tự của các dịch vụ thông tin Internet”, đồng thời “sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của công dân và các tổ chức, cũng như bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích công cộng”.
Kế hoạch thu thập ý kiến công chúng sẽ diễn ra cho đến ngày 7/12, và được đưa ra vào thời điểm Trung Quốc đã tăng cường giám sát các gã khổng lồ công nghệ trong nước.
Động thái được xem là nhằm cảnh báo các gã khổng lồ Internet của Trung Quốc chuẩn bị cho việc họ bị giám sát chặt chẽ hơn, sau khi cơ quan quản lý phạt tiền và ra lệnh điều tra các giao dịch liên quan đến Alibaba Group và Tencent Holdings liên quan đến cáo buộc chống độc quyền.
Thành phố 11 triệu dân của Trung Quốc ban hành lệnh cấm di dời khi virus Vũ Hán lây lan ngày càng nghiêm trọng
Thành phố lớn nhất ở tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc đã cấm 11 triệu cư dân của mình di dời khỏi khu vực thành phố vào ngày 7/1 trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của vi rút cúm Vũ Hán
Người dân địa phương ở một thành phố gần đó cho biết trong các cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng họ đang bị phong tỏa, mặc dù chính quyền không thông báo công khai quyết định.
Hà Bắc là tỉnh bao quanh thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Nhiều lao động nhập cư ở Bắc Kinh đến từ Hà Bắc. Thực phẩm của Bắc Kinh và các nguồn cung cấp thiết yếu khác cũng chủ yếu có nguồn gốc từ tỉnh này.
Thạch Gia Trang hạn chế đi lại
Vào tối thứ Năm 7/1, Phó thị trưởng thành phố Thạch Gia Trang, Meng Xianghong thông báo rằng tất cả người dân và phương tiện sẽ không được phép rời khỏi thành phố. Cư dân và xe cộ của quận Cảo
Thành ( Gaocheng ) — được chính quyền chỉ định là khu vực “có nguy cơ cao” lây lan vi rút và nơi cư trú của 790.100 này bị hạn chế hơn nữa khi không được phép rời khỏi quận này.
Một ngày trước đó, chính quyền thành phố đã thông báo rằng việc khóa cửa hoàn toàn sẽ bắt đầu vào thứ Năm, nhưng vẫn cho phép mọi người rời đi bằng máy bay, tàu hỏa và ô tô riêng nếu họ xuất trình kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính được đưa ra trong vòng 72 giờ qua.
Tình trạng dịch bệnh báo động
Ủy ban Y tế Hà Bắc thông báo rằng 120 cư dân Hà Bắc người đã bị nhiễm virus cúm Vũ Hán vào thứ Tư.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã công bố một số ca lây nhiễm trong nước kể từ cuối tháng 3 năm 2020, mặc dù người dân địa phương báo cáo các đợt bùng phát nghiêm trọng ở các thành phố và vùng khác nhau trong suốt năm qua. Phần lớn các ca nhiễm mới được công bố trong những ngày gần đây đến từ tỉnh Hà Bắc.
Hầu hết các ca nhiễm ở Hà Bắc được báo cáo đến từ Thạch Gia Trang.
Một số cư dân nói với The Epoch Times rằng họ đã bị nhốt ở nhà kể từ ngày 2/1.
Lin Guo (bút danh), một dân làng ở Xiaoguozhuang thuộc huyện Gaocheng, cho biết: “Căn bệnh này đang lây lan rất nhanh. Ông nói với Epoch Times tiếng Trung trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Nhiều người trong làng của tôi cảm thấy ốm và được chẩn đoán tại bệnh viện.
Vào ngày 7/1, cư dân ở các quận và thành phố khác nhau trong khu đô thị Hình Đài – nơi có 8,01 triệu cư dân – cho biết rằng các thị trấn của họ cũng đã bị đóng cửa, mặc dù chính quyền không công bố rõ ràng.
Bà Li, một chủ doanh nghiệp ở quận Nangong, một địa phương nhỏ do chính quyền Hình Đài quản lý, cho biết: “Tất cả các cửa hàng và cửa hiệu trong thành phố của chúng tôi đã không được phép mở cửa kể từ ngày 5/1 và việc giao hàng đã ngừng hoạt động.
Trong một đoạn video mà một người dân ở quận Wei chia sẻ với The Epoch Times, các nhân viên cảnh sát nói với các tài xế ô tô rằng Hình Đài đã bị khóa và tất cả các phương tiện có thể không được rời khỏi thành phố.
Các thành phố đông bắc Thẩm Dương, Đại Liên và Hắc Hà, cũng có số ca nhiễm COVID-19 tăng cao, vẫn bị phong tỏa, trong khi Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc báo cáo một ca nhiễm mới. Tháng 11 năm ngoái, khu vực này đã xảy ra một đợt bùng phát cục bộ và người dân nghi ngờ chính quyền địa phương che giấu dữ liệu lây nhiễm.
Trung Quốc siết chặt biện pháp chống dịch ở thủ phủ tỉnh Hà Bắc
Các biện pháp phong tỏa đã được áp dụng ở một tỉnh phía bắc Trung Quốc, nơi số ca nhiễm virus corona đã tăng gấp đôi ở khu vực kế cận Bắc Kinh, và là nơi đăng cai một số sự kiện của Thế vận hội mùa đông năm tới.
Các kết nối đường sắt, đường hàng không và đường cao tốc tới thủ phủ Thạch Gia Trang của Hà Bắc, thành phố có ít nhất 10 triệu dân, đã tạm thời bị cắt đứt và công tác phòng ngừa và kiểm soát được thắt chặt đối với các cộng đồng sinh sống tại đô thị cũng như các làng mạc trong khu vực.
Các lớp học đã bị đóng cửa, các ký túc xá bị cô lập.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm thứ Năm thông báo 51 ca nhiễm mới đã được xác nhận ở tỉnh Hà Bắc, nâng tổng số ca nhiễm lên 90 ca tính từ hôm Chủ nhật. Hầu hết các ca này đều ở Thạch Gia Trang, mặc dù các ca nhiễm cũng được ghi nhận ở thành phố Hình Đài.
Hà Bắc tiếp giáp với Bắc Kinh, thành phố đăng cai Thế vận hội 2022, và dự kiến một số sự kiện Olympic sẽ được tổ chức tại Thạch Gia Trang.
Nhà chức trách cũng áp dụng các biện pháp thắt chặt tương tự tại các thành phố Thẩm Dương và Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
Lo lắng trước đợt lây nhiễm mới, Bắc Kinh khuyến cáo người dân không nên đi du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trong tháng tới, và bắt đầu kỳ nghỉ hè sớm một tuần.
Các ca nhiễm Covid gia tăng giữa lúc Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới đang đàm phán về các điều kiện cho chuyến thăm của các nhà điều tra WHO nhằm tìm hiểu nguồn gốc của virus corona, vốn được phát hiện đầu tiên ở thành phố trung tâm Vũ Hán vào cuối năm 2019.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm thứ Ba cho biết ông thấy rất thất vọng về việc các chuyên gia không được phép đến Vũ Hán, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, cho biết các chuyên gia về dịch bệnh Trung Quốc đang bận rộn khống chế nhiều ổ dịch nhỏ và các đợt bùng phát được báo cáo trong vài tuần trước.
Trung Quốc báo cáo nước này có tổng cộng 87.278 ca nhiễm COVID-19, với 4.634 ca tử vong.
Úc kêu gọi Trung Cộng cấp quyền tiếp cận cho các chuyên gia về coronavirus của tổ chức y tế thế giới WHO
Tin từ Canberra, Úc – Vào hôm thứ năm (7/1), Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết, Trung Cộng nên cho phép các viên chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra nguồn gốc của COVID-19 ngay lập tức. Đầu tuần này, người đứng đầu WHO cho biết, ông rất thất vọng về việc Trung Cộng vẫn chưa cho phép một nhóm chuyên gia quốc tế về coronavirus nhập cảnh.
Bà Payne bày tỏ hy vọng rằng các giấy phép cần thiết cho chuyến đi của nhóm chuyên gia WHO tới Trung Cộng có thể được cấp ngay lập tức. Bên cạnh đó, bà nhắc lại tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học do WHO tổ chức và cho biết Úc mong đợi những phát hiện từ phái bộ quốc tế tới Trung Cộng.
Theo tính toán của Reuters, chủng coronavirus mới xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Cộng vào cuối năm 2019, và đã lây lan ra toàn cầu, khiến hơn 86 triệu người nhiễm và hơn 1.8 triệu người tử vong.
Úc là quốc gia có tiếng nói hàng đầu trong việc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19 và vì lý do này mối quan hệ của Úc với Trung Cộng đã trở nên khó khăn. Từ đó, với vai trò là đối tác thương mại hàng đầu của Úc, Trung Cộng đã hạn chế nhập cảng thịt bò, áp thuế đối với rượu vang của Úc và yêu cầu các nhà sản xuất ngừng mua bông của quốc gia này. (BBT)