Tin khắp nơi – 07/10/2018
Mỹ: Kavanaugh tuyên thệ
làm thẩm phán tòa Tối cao
Ứng viên được Tổng thống Donald Trump đề cử, Brett Kavanaugh, tuyên thệ nhậm chức thẩm phán Tòa án Tối cao sau những tuần tranh cãi gay gắt.
Thượng viện Mỹ trước đó đã bỏ phiếu chuẩn thuận bổ nhiệm ông Kavanaugh với tỷ lệ phiếu 50-48.
Ông Kavanaugh đã bị cáo buộc tấn công tình dục nhưng ông bác bỏ điều này.
Trump đề cử Kavanaugh cho Thẩm phán tối cao
Brett Kavanaugh: Trump yêu cầu FBI điều tra
Brett Kavanaugh điều trần trước Thượng Viện
Điều trần Kavanaugh – thời khắc quan trọng cho phụ nữ Mỹ
Nhưng sau một cuộc điều tra dài 11 giờ của FBI về cáo buộc, các thượng nghị sĩ còn do dự đã quyết định ủng hộ đề cử này.
Đây có thể xem là chiến thắng chính trị của ông Trump trước cuộc bầu cử giữa kỳ trong tháng 11/2018.
Trước cuộc bỏ phiếu, hàng trăm người biểu tình phản đối đề cử ông Kavanaugh tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Trong cuộc bỏ phiếu, những người biểu tình khác hét lên “thật hổ thẹn” khiến Phó Tổng thống Mike Pence phải ra lệnh vãn hồi trật tự.
Ông Kavanaugh, 53 tuổi, được bổ nhiệm nhiệm kỳ trọn đời.
Ông Trump nói gì?
Tổng thống viết lời chúc mừng trên Twitter và sau đó, trả lời phóng viên trên chiếc Air Force One, ông nói rằng ông Kavanaugh đã chịu đựng “cuộc tấn công khủng khiếp của đảng Dân chủ”.
Ông Trump cũng cho biết ông “chắc chắn 100%” rằng người phụ nữ cáo buộc ông Kavanaugh tấn công tình dục, giảng viên Christine Blasey Ford, đã nhắm sai người.
Vài ngày trước, Chính quyền Trump phủ nhận tin giới hạn cuộc điều tra của FBI về việc ông Kavanaugh bị tố cáo tấn công tình dục.
Đảng Dân chủ rất quan tâm trước các tường trình của truyền thông Mỹ là Nhà Trắng tìm cách giới hạn những ai FBI có thể thẩm vấn trong tiến trình điều tra.
Tổng thống Trump đã yêu cầu FBI mở cuộc điều tra theo yêu cầu của ủy ban Thượng viện.
Ông Kavanaugh phủ nhận những cáo buộc nhắm vào mình. Cuộc điều tra mới này trì hoãn một cuộc bỏ phiếu cuối cùng về Thẩm phán Kavanaugh, người nếu được xác nhận sẽ có khả năng đưa cán cân của Tối cao Pháp viện của Mỹ nghiêng về quan điểm của những người bảo thủ.
Một vài cơ quan truyền thông Mỹ cuối tuần qua cho biết phạm vi điều tra đã bị Nhà Trắng hạn chế, tường trình rằng một trong những người tố cáo ông Kavanaugh, bà Julie Swetnick, sẽ không được FBI phỏng vấn.
Ông Trump phủ nhận là đã áp đặt bất kỳ hạn chế nào, nói rằng ông muốn FBI “phỏng vấn bất cứ ai mà họ cho là phù hợp” trong việc điều tra ứng cử viên Tối cao Pháp viện Brett Kavanaugh.
Một số quan chức hàng đầu của ông Trump cũng phản bác tin này. Phát ngôn viên của ông, bà Sarah Sanders nói rằng Nhà Trắng không “cầm tay chỉ việc” cuộc điều tra.
“Đó là một tiến trình của Thượng viện. Từ đầu tiến trình này đã là như thế, và chúng tôi cho phép Thượng viện tiếp tục điều khiển tiến trình này.” Bà Sanders nói.Mặc dù vậy, đài NBC trích lời một quan chức Nhà Trắng nói rằng các giới hạn vẫn được duy trì, thêm rằng FBI đang có cuộc điều tra về quá khứ ông Kavanaugh, chứ không phải là một cuộc điều tra hình sự, và Nhà Trắng quyết định khuôn khổ của cuộc điều tra.
Thành viên đảng Dân Chủ cao cấp nhất trong Ủy ban Tư pháp Thượng viện, bà Dianne Feinstein, đã gửi một bức thư kêu gọi Nhà Trắng công bố chỉ thị bằng văn bản được gửi bởi Tổng thống Trump cho FBI về việc khởi động cuộc điều tra.
Ai là những người tố cáo Kavanaugh?
Người phụ nữ đầu tiên đưa ra lời cáo buộc ông Kavanaugh tấn công tình dục bà là giáo sư tâm lý Christine Blasey Ford.
Bà Ford làm chứng tại một buổi điều trần tuần trước rằng ông Kavanaugh đã cố gắng cởi bỏ quần áo của bà, ghim bà vào một chiếc giường và bịt miệng của bà khi bà lên tiếng kêu cứu tại một bữa tiệc ở nhà vào năm 1982, khi bà 15 tuổi và ông Kavanaugh 17 tuổi.
Đáp lại lời khai của bà, ông Kavanaugh nói ông chưa bao giờ tấn công bà hay bất cứ ai khác. Ông cáo buộc đảng Dân Chủ đã chính trị hóa quá trình và làm hại gia đình ông và thanh danh của ông.
Hai người phụ nữ khác cũng ra mặt và lên tiếng: Bà Deborah Ramirez, người đã theo học ở đại học Yale cùng lúc với ông Kavanaugh, nói rằng ông đã phơi bày bộ phận sinh dục của ông cho bà thấy trong một một trò chơi uống rượu.
Bà Julia Swetnick thì đã từng tham dự những bữa tiệc tại gia mà ông Kavanaugh cũng tham dự vào đầu thập niên 1980, nơi bà nói rằng ông và bạn bè của ông đã cố gắng “tăng đột biến” vào thức uống của các cô gái. Ông Kavanaugh phủ nhận cả hai cáo buộc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45775249
Biểu tình trước tòa nhà Quốc Hội phản đối
cuộc bỏ phiếu chuẩn thuận thẩm phán Brett Kavanaugh
Washington DC- Trong lúc bên trong tòa nhà Quốc Hội bỏ phiếu chuẩn thuận thẩm phán Brett Kavanaugh vào Tối cao Pháp viện, thì ở bên ngoài, đã có các cuộc biểu tình phản đối thẩm phán Brett Kavanaugh.
Tại thủ đô Washington, đã có hơn 300 người biểu tình bị bắt trong tuần này. Những hình ảnh của từ hãng thông tấn Reuters cho thấy một số phụ nữ bị trói tay và sắp hàng đưa lên xe đem về bót cảnh sát.
Rất đông phụ nữ đã bước lên thềm của điện Capitol và hô to các khẩu hiệu “Hãy chờ đến tháng 11 này.” Theo Cơ quan Cảnh sát Capitol, 78 người đã bị bắt bên trong các tòa nhà văn phòng Thượng viện, 16 người bị bắt bên ngoài, 6 người bị bắt trong phòng trưng bày Thượng viện và một người bị bắt tại tòa nhà Dirksen vì tội biểu tình.
Những người biểu tình mang các biểu ngữ ghi các hàng chữ thẩm phán Kavanaugh không xứng đáng vì các cáo buộc tấn công tình dục và tiến trình chọn lựa ứng cử viên mang tính chất kỳ thị nữ giới. Một phụ nữ biểu tình giơ cao tấm biểu ngữ với hàng chữ “hội của động vật ăn thịt” cùng bức ảnh của thẩm phán Kavanaugh và thẩm phán Clarence Thomas.
Cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay chấm dứt một tuần lễ đầy kịch tính trong việc chuẩn thuận ông Kavanaugh, một thẩm phán của Tòa Kháng án Liên Bang vào Tối cao Pháp viện. Tuy nhiên tiến trình lần này đã đưa đến một số tranh cãi cho rằng việc chuẩn thuận cần phải thay đổi để tránh một tình trạng như thế này tiếp diễn trong tương lai.
Một số đề nghị được đưa ra là giới hạn nhiệm kỳ của thẩm phán Tối Cao Pháp Viện từ mãn đời xuống còn 18 năm, như vậy các tổng thống tiếp theo sẽ có dịp đề cử các thẩm phán khác theo quan điểm của mình. Thứ hai, tất cả các thẩm phán được đề cử đều phải có cơ hội điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện, chứ không được quyền từ chối họ ra điều trần và sử dụng họ như một con tin trong các tính toán chính trị theo đảng phái. (Mộc Miên)
Ngoại trưởng Mỹ gặp lại Kim Jong Un
tại Bình Nhưỡng
Sáng ngày 07/10/2018, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới Bình Nhưỡng và gặp chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un để thảo luận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Theo hãng Yonhap, ngoại trưởng Mỹ, sau khi hội kiến với thủ tướng Nhật Shinzo Abe và đồng nhiệm Taro Kono tại Tokyo, đã từ Tokyo bay thẳng đến Bình Nhưỡng.
Các viên chức Hàn Quốc cho biết theo chương trình, ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ thảo luận với lãnh đạo Kim Jong Un về hồ sơ giải trừ vũ khí hạt nhân và thiết lập tình trạng hoà bình. Sau đó, ngoại trưởng Mỹ tới Seoul vào buổi chiều để gặp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và đồng nhiệm Kang Kyung Wha để thông báo kết quả.
Đây là chuyến công du thứ tư của ngoại trưởng Mỹ sang Bắc Triều Tiên trong bối cảnh Washington và Bình Nhưỡng muốn thoát khỏi tình trạng tình bế tắc hiện nay, bên nào cũng đòi đối phương nhượng bộ trước.
Cũng theo Yonhap, nếu ngoại trưởng Mỹ đạt được một số kết quả trong chuyến thương thuyết ngắn ngủi nửa ngày này tại Bình Nhưỡng thì tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa có cơ may được mở lại và hai bên có thể tính đến chuyện tổ chức thượng đỉnh Mỹ -Triều lần thứ hai, như tuyên bố của chính ông Pompeo trên đường bay sang Tokyo.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181007-ngoai-truong-my-gap-lai-kim-jong-un-tai-binh-nhuong
Mỹ lập cơ quan viện trợ mới
nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở châu Phi
Hoa Kỳ thông báo thành lập một cơ quan mới dành cho phát triển tại châu Phi và các nước đang phát triển. Cơ quan này được cấp một quỹ ngân sách trị giá 60 tỷ đô la, nhằm mục đích ngăn chặn đà ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại châu lục đen này. Dự luật đã có được sự đồng thuận hiếm có giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tại Thượng Viện, vốn dĩ hay bị chia rẽ.
Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salves cho biết thêm thông tin :
Đây là một thời khắc đồng thuận hiếm có ở Thượng Viện Mỹ. Hôm thứ Tư, 03/10/2018, dự luật Build Act bao gồm việc lập một cơ quan trợ giúp mới cho phát triển, được đặt tên là IDFC (International Development Finance Corporation) và được cấp một nguồn ngân sách là 60 tỷ đô la trong vòng 7 năm, đã được thông qua với đa số gần như tuyệt đối : 93 phiếu thuận và 6 chống.
Thế nhưng, trước đó, chính quyền Donald Trump từng kêu gọi giảm ngân sách cho viện trợ phát triển. Nhưng đó là vì trước khi ông Trump lao vào cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc. Bởi vì, các quỹ này được nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa xem như là một công cụ ngoại giao kinh tế dùng để chống lại tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Nhiều nghị sĩ Cộng Hòa tố cáo Trung Quốc đã đẩy một số nước nghèo rơi vào chiếc bẫy nợ để rồi sau đó chiếm lấy kiểm soát nhiều cơ sở hạ tầng. Vì thế, những vị nghị sĩ này đệ trình dự án IDFC như là một giải pháp thay thế an toàn hơn cho kiểu ngoại giao nợ của Trung Quốc.
Nghị sĩ Cộng Hòa, ông Bob Corker khẳng định : ʺBuild Act sẽ giúp đỡ những nước đó trở nên tự cung tự cấp hơnʺ. Nghị sĩ đảng Dân Chủ, ông Chris Coons còn cho rằng « đạo luật này sẽ ʺgiúp giảm tình trạng nghèo khổ tại những vùng có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời cho phép đối phó với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại các quốc gia đang phát triểnʺ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181007-my-lap-co-quan-vien-tro-moi-nham-ngan-chan-trung-quoc-o-chau-phi
Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 49 năm qua
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 3,7% trong tháng 9/2018, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 1969, theo các số liệu từ Bộ Lao động nước này.
Số liệu mới nhất từ Bộ Lao động Mỹ cũng cho thấy nền kinh tế đứng đầu thế giới đã tạo ra 134.000 việc làm trong tháng Chín, ít hơn dự kiến.
Tăng trưởng việc làm đáng kể đã được thấy trong các lĩnh vực như dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh, y tế và xây dựng.
Tỷ lệ thất nghiệp 3,7% chắc chắn là một thành tích khá tốtAndrew Walker, Phóng viên Kinh tế BBC
Jack Ma rút lời hứa tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ
TQ đáp trả Mỹ bằng biểu thuế quan mới
Trump ‘sẵn sàng’ leo thang cuộc chiến TM với TQ
‘Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến’
Thu nhập theo giờ trung bình tăng ở mức 2,8% hàng năm trong tháng Chín, giảm từ 2,9% trong tháng Tám. Dữ liệu việc làm cho tháng Bảy và tháng Tám được xem xét lại cho thấy có thêm 87.000 việc làm đã được tạo ra so với các loan báo lúc đầu.
Cơn bão Florence, vốn tấn công Bờ Đông Hoa Kỳ vào giữa tháng 9/2018, được Bộ Lao động trích dẫn như một nhân tố đứng sau một số thay đổi về việc làm, đặc biệt là giải trí và khách sạn, làm mất 18.000 việc làm trong giai đoạn này.
Bộ Lao động nói rằng “không thể định lượng” được hết tác động của cơn bão đối với việc làm.
“Tỷ lệ thất nghiệp 3,7% chắc chắn là một thành tích khá tốt”, theo phân tích của Andrew Walker, Phóng viên Kinh tế BBC.
“Từ mức thấp nhất trong hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, số lượng việc làm đã tăng gần hai mươi triệu,” phóng viên của chúng tôi cho hay. “Nhưng tỷ lệ thất nghiệp rất thấp cũng phản ánh sự gia tăng số lượng những trường hợp không tìm kiếm việc làm – nếu họ không tìm việc thì họ không được phân loại là thất nghiệp.”
‘Thương chiến và việc làm’
Một báo cáo gần đây từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho rằng so với các nước khác “một tỷ lệ lớn dân số [trong độ tuổi lao động] Mỹ vẫn còn có thể ở ngoài rìa của thị trường lao động”.
OECD đã đề xuất một số lý do, bao gồm những gì mà tổng thống Trump và nhiều người khác đã gọi là khủng hoảng Opioid – hay sự lạm dụng và nghiện phổ biến đối với các loại thuốc theo toa nhất định.
Một tỷ lệ lớn dân số [trong độ tuổi lao động] Mỹ vẫn còn có thể ở ngoài rìa của thị trường lao độngOECD
Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc dường như không ảnh hưởng đến việc thuê nhân công ở các nhà máy.
Dữ liệu cho thấy các việc làm trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo tiếp tục nhân lên trong tháng 9/2018, với 18.000 việc làm gia tăng, phản ánh sự mức tăng trong các ngành công nghiệp hàng hóa lâu bền. Trong thời kỳ từ năm 2018 cho đến nay, sản xuất, chế tạo đã tăng thêm 278.000 việc làm.
Tháng trước, Washington đã đánh thuế với trị giá 200 tỷ đô la vào hàng Trung Quốc, với Bắc Kinh sau đó trả đũa các khoản thuế trị giá 60 tỷ đô la vào hàng hóa Mỹ. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã áp áp thuế đối với hàng hóa trị giá 50 tỷ đô la của nhau.
Tuy nhiên, việc làm trong khối dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh đã tăng lên 54.000 việc trong tháng Chín và đã tăng 560.000 việc làm trong năm.
Việc làm ở khu vực y tế, chăm sóc sức khỏe tăng 26.000 trong tháng Chín. Cho đến năm 2018, việc làm trong lĩnh vực này đã tăng thêm 302.000.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-45777500
Ngoại trưởng Mỹ thăm TQ
nhằm hạ nhiệt căng thẳng
Ngoại trưởng Mỹ sẽ cố gắng tìm một nền tảng chung cho vấn đề thương mại và các bất đồng khác với Trung Quốc trong chuyến thăm lần náy.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến có chuyến thăm Trung Quốc vào đầu tuần tới. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang căng thẳng, liên quan đến một loạt các vấn đề từ thương mại đến các cáo buộc can thiệp bầu cử. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Mike Pompeo sẽ có chuyến thăm Trung Quốc nhằm thảo luận các vấn đề quốc tế và song phương.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào năm 2017, chính quyền Mỹ đã gia tăng sức ép đáng kể với Trung Quốc. Gần đây nhất là các biện pháp áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc giá trị hàng trăm tỷ USD. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đưa ra năm 2017 cũng gọi Trung Quốc cùng với Nga là những ‘cường quốc xét lại’, đang tìm cách định hình thế giới theo cách ngược lại với những quy tắc và giá trị quốc tế. Trong phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.
Theo các chuyên gia phân tích, trong chuyến thăm này, Ngoại trưởng Mỹ sẽ cố gắng tìm một nền tảng chung cho vấn đề thương mại và các bất đồng khác với Trung Quốc. Vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự.
Giới quan sát nhận định, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc vào thời điểm này do mối quan hệ hai nước đang ở mức căng thẳng nghiêm trọng, trong khi vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên lại bước vào giai đoạn quyết định. Ngoại trưởng Mỹ sẽ cố gắng hiểu rõ lập trường và ý định của Trung Quốc, với việc đảm bảo để hai bên vẫn cùng chia sẻ mục tiêu chung trong vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/23992-ngoai-truong-my-tham-tq-nham-ha-nhiet-cang-thang.html
Phong trào nữ quyền vận động cử tri tham gia
bỏ phiếu vào cuộc bầu cử giữa mùa
Washington, DC – Trong khi nhiều phụ nữ biểu tình trước tòa nhà Quốc hội để phản đối việc chuẩn thuận thẩm phán Brett Kavanaugh vào Tối cao Pháp viện hôm Thứ Bảy (ngày 6 tháng 10), nhà hoạt động Linda Sarsour đã bay từ Washington đến Texas để vận động cho đảng Dân Chủ, nhằm tạo ra sự thay đổi trong kỳ bầu cử giữa mùa sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây.
Bà Sarsour, người đứng đầu tổ chức Women’s March, cho biết giờ là lúc vận động những phụ nữ phản đối ông Kavanaugh bầu cho đảng Dân Chủ. Women’s March là tổ chức đã khơi mào cuộc biểu tình có quy mô lớn để phản đối Tổng thống Trump và vận động hàng ngàn phụ nữ phản đối chuẩn thuận ông Kavanaugh. Bà Sarsour cho hay Women’s March sẽ dùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật số để kêu gọi hàng trăm ngàn phụ nữ ủng hộ đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử sắp tới, đồng thời tẩy chay hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ted Cruz ở tiểu bang Texas và Dean Heller ở tiểu bang Nevada.
Qũy Planned Parenthood Action Fund – một tổ chức ủng hộ việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ – đã đăng tải quảng cáo ở Nevada để chỉ trích thượng nghị sĩ Heller vì ông gọi cáo buộc tấn công tình dục là “một sự bất tiện nhỏ” trong quá trình phê chuẩn ông Kavanaugh. Kết quả khảo sát cho thấy ông Cruz và ông Heller đang có tỷ lệ ủng hộ rất khít khao với các đối thủ Dân Chủ.
Hiện nay, phụ nữ đang giữ vai trò trọng yếu trong kỳ bầu cử giữa mùa đầu tiên kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Số lượng phụ nữ tranh cử trong năm nay đã tăng kỷ lục sau những bình luận tiêu cực của Tổng thống về nữ giới và phong trào #MeToo. Ngoài ra, các khảo sát gần đây cho thấy phụ nữ sống ở ngoại ô cũng đã dành ít sự ủng hộ cho đảng Cộng Hòa, và con số này có thể tăng lên sau sự việc liên quan đến ông Kavanaugh. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/phong-trao-nu-quyen-van-dong-cu-tri-tham-gia-bo-phieu-vao-cuoc-bau-cu-giua-mua/
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ muốn
Nhật Bản gia tăng sản xuất xe hơi tại Hoa Kỳ
Washington DC- Hôm Thứ Sáu (5/10), Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross lập luận rằng, Tokyo nên thực hiện các bước bổ sung để giảm thặng dư thương mại xe hơi trị giá hơn 40 tỷ Mỹ Kim của Nhật Bản với Hoa Kỳ, trong khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang tiếp tục xem xét lại việc liệu các xe và bộ phận xe nhập cảng có gây rủi ro cho an ninh quốc gia hay không. Ông Ross tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng, “cách tốt nhất” để giải quyết thặng dư thương mại xe hơi của Nhật Bản “là di chuyển sản xuất sang Hoa Kỳ”.
Hôm thứ Năm vừa qua, Tổng thống Donald Trump cũng cho biết, chính Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định rằng, các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đang thúc đẩy đầu tư vào Hoa Kỳ.
Ông Ross bày tỏ niềm tin rằng, một số nhà sản xuất xe hơi ngoại quốc sẽ mở các cơ sở tại Hoa Kỳ, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thỏa thuận thương mại gần đây với Canada và Mexico, liên quan đến số lượng phụ tùng xe phải sản xuất tại các vùng có mức lương cao hơn. Ông Ross cho rằng một số nhà sản xuất xe hơi châu Á sẽ gặp một chút khó khăn với việc tuân thủ hiệp định thương mại mới này, trừ khi họ thêm cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, các hãng lớn như General Motors, Toyota Motor và nhiều hãng xe hơi khác cũng từng khuyến cáo rằng mức thuế nhập cảng có thể sẽ làm tăng giá xe. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bo-truong-thuong-mai-hoa-ky-muon-nhat-ban-gia-tang-san-xuat-xe-hoi-tai-hoa-ky/
Tịch thu tài sản của Paul Manafort – cựu trưởng ban
tranh cử của tổng thống Trump
New York -Theo tin từ CBS, chính phủ liên bang hiện đang tiến hành tịch thu một căn chung cư, thuộc sở hữu của ông Paul Manafort – cựu trưởng ban tranh cử của tổng thống Trunp, trong building Trump Tower. Căn chung cư này là một trong số những tài sản mà ông Manafort đồng ý từ bỏ trong một thỏa thuận nhận tội hồi tháng trước, với văn phòng của cố vấn đặc biệt Robert Mueller.
Trong một phiên tòa vào Thứ Sáu (ngày 5 tháng 10), các công tố viên cho biết chính phủ sẽ tịch thu căn nhà trong khu Trump Tower và một khu bất động sản cao cấp của ông Manafort ở Hamptons, Long Island vào ngày 20 tháng 10 tới đây. Ông Mueller cũng đang chuẩn bị tịch thu các tài sản khác của ông Manafort tại New York cũng như tiền từ các trương mục ngân hàng khác nhau của ông.
Theo đài CBS, cố vấn Mueller cũng đã đưa một danh sách cho tòa án, cho thấy họ sẽ tịch thu thêm 4 bất động sản của ông Manafort tại New York cũng như hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và số tiền từ 3 ngân hàng khác nhau của ông Manafort.
Hồi tháng trước, ông Manafort đã nhận tội về việc vận động hành lang cho các đảng phái Ukraine ủng hộ Nga và đồng ý sẽ hỗ trợ cho cuộc điều tra của ông Mueller. Trước đó vào tháng 8, ông ta bị phán quyết có tội trong 8 cáo buộc tại phiên toà Virginia. (Mộc Miên)
Mỹ cung cấp F-35 cho Israel
sau khi Nga mang S-300 sang Syria?
Mỹ được cho là sẽ cung cấp thêm cho Israel các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 sau khi Nga bàn giao 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Syria.
Không quân Mỹ tìm ra bí quyết giúp F-35 chiếm ưu thế tuyệt đối
Thổ Nhĩ Kỳ tính “xuống tiền” mua Su-57 của Nga thay F-35 Mỹ
Mỹ cấm bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì “dám” mua S-400 của Nga
DEBKAfile, trang tin tình báo quân sự của Israel, dẫn nguồn tin an ninh nước này cho hay, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã quyết định sẽ hỗ trợ đồng minh “cống hiến nhất” của Washington sau khi nghe “tham vấn của các quan chức quân sự và chính phủ cấp cao”, RT ngày 6-10 đưa tin.
Theo nguồn tin, Mỹ khả năng cao sẽ sớm chuyển thêm máy bay chiến đấu đa nhiệm F-35 cho không quân Israel nhằm tránh rủi ro do từ hệ thống phòng không S-300 mà Nga vừa bàn giao cho Syria. Số lượng máy bay Mỹ cấp cho Israel hiện chưa được tiết lộ.
DABKA nói rằng việc chuyển thêm F-35 cho thấy “quyết tâm duy trì các hoạt động không kích của không quân Israel ở Syria bất chấp sự hiện diện của S-300 và các hệ thống phòng không Nga và Syria đã tăng cường”.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 2-10 xác nhận nước này đã chuyển 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Syria, đồng thời giúp Damascus tích hợp các hệ thống này cùng tên lửa phòng không Nga trong khu vực, 2 tuần sau khi Moscow cáo buộc Israel cố tình đánh lừa Nga và gián tiếp gây ra vụ bắn rơi trinh sát cơ Il-20 trên Địa Trung Hải.
Ngay sau động thái của Nga, quân đội Israel từng nói rằng họ có thể sẽ sử dụng tiêm kích tàng hình F-35 để tiến hành các cuộc không kích trong lãnh thổ Syria.
F-35, do Mỹ sản xuất, được quảng cáo là loại máy bay có khả năng tàng hình, đa nhiệm, có thể thực hiện các nhiệm vụ như yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật và chiến đấu không đối không.
Lại động đất ở Haiti, ít nhất 10 người chết
Một trận động đất đo được 5,9 độ Richter vừa xảy ra gần Haiti vào đêm thứ Bảy 6/10. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết động đất xảy ra tại địa điểm cách thành phố Port-de-Paix ở tây-bắc Haiti 11 dặm, tức vào khoảng 18 km, và ở độ sâu 7,2 dặm, khoảng 11,5 km.
Cơ quan bảo vệ dân sự Haiti xác nhận trên Twitter vào sáng Chủ nhật 7/10 là có ít nhất 10 người thiệt mạng và 135 người khác bị thương. Họ đang được điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau.
Thủ tướng Haiti Jean-Henry Céant cho biết đã lập ra một ủy ban cấp cao ứng phó với khủng hoảng để điều phối tất cả các nỗ lực cứu hộ khẩn cấp sau trận động đất.
Thủ Tướng Céant viết trên Twitter: “Thiệt hại được ghi nhận chủ yếu ở miền Bắc. Tôi xin chia sẻ đau buồn với các nạn nhân. Các cấp chính quyền cao nhất đã được huy động để cung cấp những giải đáp phù hợp. Tôi kêu gọi dân chúng hãy thận trọng và bình tĩnh”.
Tổng thống Jovenel Moïse cũng nhắn trên Twitter rằng các nhân viên bảo vệ dân sự đang làm việc để giúp các nạn nhân.
Hai cơn dư chấn nhỏ được ghi nhận xảy ra sau trận động đất.
Đài CNN trích dẫn Cơ quan bảo vệ dân sự Haiti cho biết cảnh báo sóng thần không được ban hành sau trận động đất.
Hồi tháng 1 năm 2010, một trận động đất đo được 7,1 độ trên địa chấn kế Richter đã cướp đi mạng sống của ước lượng từ 220.000 đến 300.000 người Haiti.
https://www.voatiengviet.com/a/lai-dong-dat-o-haiti-it-nhat-10-nguoi-chet/4603116.html
Bầu cử Brazil: ứng viên cực hữu tỏ ra ‘cứng rắn’
Ứng viên cực hữu và người đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống ở Brazil, Jair Bolsonaro, tuyên bố sẽ ngăn chặn tội phạm và giảm tỷ lệ giết người cao ở mức kỷ lục.
Vào đêm trước của cuộc bỏ phiếu hôm Chủ nhật 07/10/2018, ông nói chính phủ của ông sẽ trừng phạt nghiêm khắc và đích đáng những người phạm tội.
Chúng ta cần phải thực sự cứng rắn với tội ác để làm cho bọn tội phạm hiểu rằng chúng sẽ không được hưỡng miễn trừ trừng phạtỨng viên cực hữu Jair Bolsonaro
Theo các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, khoảng 38% cử tri sẽ bầu cho ông Bolsonaro.
Vụ giết chính trị gia gây chấn động Brazil
Cựu Tổng thống Brazil ‘nộp mình’ cho cảnh sát
Nơi ‘dư luận viên’ tung hoành trên mạng xã hội
Ông ủng hộ việc nới lỏng luật sở hữu súng và nói về tra tấn như một thực hành hợp pháp.
Ông Bolsonaro cũng muốn khôi phục án tử hình.
“Chúng ta cần phải thực sự cứng rắn với tội ác để làm cho bọn tội phạm hiểu rằng chúng sẽ không được hưởng miễn trừ trừng phạt,” ông Bolsonaro viết trên Twitter.
Gần 150 triệu người Brazil có đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử phân cực nhất của đất nước trong nhiều năm.
Nếu không có ứng viên nào nhận được hơn 50% số phiếu hợp lệ, sẽ có vòng bỏ phiếu thứ hai trong thời gian ba tuần.
Mọi người cũng sẽ bỏ phiếu để bầu thống đốc cho tất cả các bang của Brazil cũng như bầu hai phần ba các thượng nghị sĩ và tất cả các nhà lập pháp trong cơ quan đại biểu.
Hơn 1.000 ghế trong cơ quan lập pháp cấp bang trên toàn quốc cũng sẽ được tranh đua.
Tôi không tin vào bạo lực, vào chế độ độc tài quân sự hay thiếu tự doỨng viên cánh tả Fernando Haddad
‘Chế độ độc tài quân sự’
Ông Bolsonaro đã không dự được phần cuối của chiến dịch bầu cử của mình, sau khi ông bị đâm trong một cuộc vận động bầu cử vào tháng Chín.
Đối thủ chính của ông là ứng cử viên cánh tả của Đảng Lao động, Fernando Haddad.
Cả hai đều dự kiến sẽ tiến vào vòng hai vào ngày 28 tháng Mười.
“Tôi không tin vào bạo lực, vào chế độ độc tài quân sự hay thiếu tự do”, ông Haddad nói.
Haddad, cựu thị trưởng của Sao Paulo, được cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva hậu thuẫn.
Lula rời văn phòng vào năm 2011. Ông bị bỏ tù đầu năm nay, vì đã nhận hối lộ từ một công ty xây dựng.
Ông phủ nhận những lời cáo buộc và nói rằng chúng được tạo ra để ngăn chặn ông tranh cử vào ghế Tổng thống một lần nữa.
Lula đã viết một lá thư ủng hộ ông Haddad vào đêm trước ngày bầu cử:
“Hy vọng trước đây từng đánh bại sự sợ hãi. Tình yêu đã đánh bại sự hận thù. Và sự thật bây giờ sẽ đánh bại những lời dối trá. Chân lý giờ đây được gọi là Haddad.”
Hàng trăm phụ nữ đã bộ hành qua các con phố ở São Paulo hôm thứ Bảy, cáo buộc ông Bolsonaro là người bài nữ phái, phân biệt chủng tộc và chống khuynh hướng tình dục đồng tính.
Ông Bolsonaro đã bác bỏ các cáo buộc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45777499
NATO đưa 4,5 vạn quân tập trận sát vách Nga
Các nước thành viên tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh gần biên giới với Nga mang tên Trident Juncture 18.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố quan hệ với Nga không thể thay cho Mỹ và NATO
Nga đánh tiếng “gạ” NATO mang xe tăng tới so tài
Cuộc chiến Gruzia và những yếu tố khiến NATO kinh hãi trước sức mạnh của Nga2
Theo thông báo của NATO, khoảng 45.000 binh sĩ, 50 máy bay quân sự, 70 tàu chiến và gần 10.000 phương tiện cơ giới tham gia cuộc tập trận mang tên Trident Juncture 18 tại các nước Bắc Âu giáp biên giới với Nga gồm Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển, RT ngày 6-10 đưa tin.
Cuộc tập trận Trident Juncture 18 sẽ diễn ra từ ngày 25-10 đến ngày 7-11, với mục đích chính là kiểm tra hoạt động tác chiến hiệp đồng của các thành viên NATO. Nội dung tập trận xoay quanh hoạt động phòng thủ khi một “quốc gia giả định” xâm lược lãnh thổ một nước thành viên của khối.
RT cho hay, đây là cuộc tập trận lớn nhất của NATO từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, với sự tham gia của 31 nước thành viên và đối tác. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định đây là hoạt động quân sự “mang tính phòng thủ và minh bạch”. Các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), bao gồm cả Nga, đều được mời tới theo dõi cuộc tập trận.
Trong vài năm qua, NATO liên tiếp có những động thái tăng cường năng lực quân sự sát vách Nga. Số lượng binh sĩ sẵn sàng tham gia tác chiến của NATO tại các nước láng giềng của Nga đã tăng từ 10.000 lên 40.000 quân.
Ngoài ra, liên minh quân sự này cũng chuyển hàng loạt khí tài quân sự hiện đại và gia tăng mạnh mẽ các hoạt động trinh sát ở khu vực sát sườn Nga.
Thiện Minh
http://cand.com.vn/Vu-khi-Chien-tranh/NATO-dua-4-5-van-quan-tap-tran-sat-vach-Nga-513883/
Brexit: Chủ tịch EC nói
khả năng đạt thỏa thuận ‘tăng lên’
Các quan chức cấp cao EU bày tỏ sự lạc quan rằng một thỏa thuận Brexit có thể đạt được vào cuối năm nay.
Ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), nói cơ hội Anh Quốc và EU đạt thỏa thuận cải thiện trong vài ngày qua và có thể đạt được vào tháng 11.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk nói một thỏa thuận có thể xảy ra vào cuối năm 2018.
Anh Quốc sẽ rời EU vào ngày 29/3/2019.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thỏa thuận trong một số lĩnh vực, trong đó có chuyện làm sao để tránh có kiểm tra hải quan trên biên giới giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland.
Bắc Ireland là một phần của Liên hiệp Vương quốc Anh và sẽ rời EU tuy nằm chung hòn đảo với CH Ireland, nước là thành viên EU.
Trước đó, cả hai phía Anh và EU đã hy vọng sẽ hoàn tất ‘hợp đồng ly dị’ và đưa ra một thông cáo về hợp tác kinh tế trong tương lai trước một cuộc họp thượng đỉnh EU dự tính diễn ra hôm 17/10.
Phát biểu trước báo giới Áo hôm thứ Sáu 5/11, ông Juncker nói ông không chắc một thỏa thuận sẽ đạt được vào cuối tháng 10.
Khi được hỏi liệu có thỏa thuận tại cuộc gặp các nhà lãnh đạo EU hôm 17/10 tới không, ông Juncker trả lời: “Chúng tôi chưa tiến xa như vậy. Nhưng chúng tôi có mong muốn không suy suyển để đạt thỏa thuận với chính phủ Anh.”
Ông nói một thỏa thuận rất có khả năng xảy ra vào tháng 11.
“Tôi có lý do để tin rằng sự hợp tác giữa hai bên được tăng cường trong những ngày qua,” ông Juncker nói thêm.
Ông cũng tái khẳng định quan điểm của ông rằng viễn cảnh không có thỏa thuận “không phải là điều tốt” cho cả Anh Quốc và EU.
Hôm thứ Bảy 6/10, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk nói: “Chúng tôi sẽ cố gắng có đồng ý thỏa thuận vào tháng Mười…và tôi nghĩ có cơ hội sẽ ký kết thỏa thuận vào cuối năm.”
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Alan Duncan cũng lạc quan rằng thỏa thuận có thể được ký kết trước tháng 12 năm nay.
Đánh giá tích cực về tiến độ đàm phán Brexit đã khiến đồng bảng Anh tăng đôi chút so với đồng đô la Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45771029
Litva tổ chức quốc táng anh hùng chống Liên xô
Hơn 60 năm sau ngày bị Liên Xô xử tử, Adolfas Ramanauskas được cải táng theo nghi thức anh hùng dân tộc, trong một buổi lễ được thủ tướng Litva gọi là « một ngày lịch sử ».
Thủ lĩnh phong trào du kích chống Liên Xô từ 1944 đến 1953, xuất thân là một giáo viên, bị bắt vào năm 1956, bị tra tấn và hành quyết một năm sau đó. Thi hài của ông bị vất trong mộ tập thể cùng với các kháng chiến quân vô danh.
Mãi đến năm 2017, một nhóm khảo cỗ Litva mới tìm ra được mộ phần và xác nhận hài cốt của « chim ưng », bí danh của Adolfas Ramanauskas, bằng xét nghiệm ADN.
Theo AFP, ngày thứ Bảy 06/10/2018, hàng ngàn dân Litava tham gia quốc táng, đứng dọc theo các đại lộ ở thủ đô Vilnius để tiển biệt người hùng thủ lĩnh phong trào chống Hồng quân Liên Xô và chính sách áp bức.
Trong điếu văn, nữ tổng thống Dalia Grybauskaite tuyên bố « Trong mưu đồ thủ tiêu một người mà họ xem là nguy hiểm, không những giết một cá nhân là còn tàn phá cả gia đình, rồi phi tang dấu tích, chế độ Cộng sản cuối cùng đã thất bại ».
Còn theo thủ tướng Saulius Skvernelis, ngày quốc táng người hùng Adolfas Ramanauskas là một ngày « lịch sử ». 28 năm sau khi được độc lập, quan hệ giữa nước Cộng hòa Baltic này với Matxcơva vẫn căng thẳng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181007-litva-to-chuc-quoc-tang-anh-hung-chong-lien-xo
Pháp: Hiện tượng
trẻ sinh ra không có tay gây lo ngại
Từ nhiều năm nay, tại ba vùng của Pháp, giới y khoa phát hiện nhiều ca trẻ sinh ra bị dị tật không có tay hoặc cánh tay. Một cuộc điều tra đã được mở ra. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu sơ bộ do Cơ quan Y tế Công của Pháp công bố hôm thứ Năm 04/10/2018, chưa thể xác định nguyên nhân của hiện tượng dị tật bẩm sinh nghiêm trọng này.
Theo báo La Croix (05/10/2018), trong vòng 10 năm qua, tại ba tỉnh Loire-Atlantique, Morbihan và Ain giới y khoa phát hiện có 14 ca trẻ sinh ra bị thiếu chi trên : Không có bàn tay hoặc cánh tay.
Sự việc đã được giới truyền thông loan báo ầm ĩ, buộc Cơ quan Y tế Công SPF phải có buổi họp báo và cho mở điều tra trên cả nước. Khi mở rộng các hồ sơ đăng ký, người ta phát hiện ra rằng mỗi năm ở Pháp có đến 150 trường hợp trẻ sinh ra bị thiếu chi trên. Nhưng chính các y bác sĩ tại ba tỉnh trên đã đánh động sự việc.
Trong một nghiên cứu sơ bộ, SPF đánh giá là tại Loire-Atlantique và Morbihan, số lượng ca dị tật được phát hiện là cao quá mức bình thường. Kết luận này đã bị Remera, Cơ quan ghi nhận các trường hợp dị tật ở Rhone-Alpes phản đối, cho rằng phương pháp nghiên cứu không phù hợp.
Nguyên nhân của dị tật là gì ? Hiện các cơ quan chức năng vẫn chưa có thể giải đáp câu hỏi này. Tại ba tỉnh nêu trên, SPF đã tiến hành điều tra các bậc phụ huynh những trẻ bị dị tật nhằm tìm hiểu về thói quen sinh hoạt, cách ăn uống, cách dùng thuốc men, các sản phẩm hay những các loại ô nhiễm mà họ có thể phơi nhiễm trong quá trình mang thai.
Thế nhưng, các cuộc điều tra đó đã không cho phép xác định được một nguyên nhân chung. Tất cả những gia đình đó đều sống ở vùng nông thôn. Yếu tố này chưa đủ để nghiên cứu theo hướng ô nhiễm nông nghiệp, theo như kết luận của SPF.
Một lời khẳng định đương nhiên không làm thỏa mãn chủ tịch hiệp hội Remera, Emmanuelle Amar. Bà cho rằng việc chưa biết được chính xác cho phép xúc tiến một nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm ra sự thật cho các gia đình.
http://vi.rfi.fr/phap/20181006-phap-hien-tuong-tre-sinh-ra-khong-co-tay-gay-lo-ngai
Ankara mở điều tra
vụ nhà báo Ả Rập Xê Út mất tích bí ẩn
Ngày 02/10/2018, nhà báo người Ả Rập Xê Út, ông Jamal Khassoggi đã đến lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul để làm thủ tục hành chính. Kể từ đó, không ai thấy ông trở ra. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng nhà báo này có lẽ đã bị sát hại ngay trong tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út .
Thông tín viên Anne Andlauer tại Istanbul tường thuật :
Hiện giờ, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chưa có tuyên bố chính thức nào, kể cả từ các chính khách cho đến cả viện kiểm sát. Tuy nhiên, cơ quan này hôm thứ Bảy 06/10 đã thông báo mở điều tra về vụ Jamal Khashoggi mất tích. Chính hãng thông tấn Reuters đã tường thuật vụ việc, trích dẫn hai nguồn tin chính thức Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo những nguồn tin này, cảnh sát Thổ nghi ngờ cây bút xã luận người Ả Rập Xê Út này có lẽ đã bị giết chết ở bên trong tòa lãnh sự của đất nước ông ở Istanbul, rằng vụ ám sát đã được lên kế hoạch từ trước và thi thể của người này có lẽ đã được đưa ra khỏi lãnh sự quán. Những cáo buộc đã được một quan chức trong cơ quan lãnh sự bác bỏ, theo như trích dẫn của hãng thông tấn Ả Rập Xê Út.
Tối hôm qua, hãng thông tấn chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu khẳng định là một nhóm 15 người Ả Rập Xê Út, trong đó có nhiều quan chức, đã đến Istanbul rồi nhanh chóng đi về trong ngày. Những người này có mặt ở lãnh sự quán cùng thời điểm với Jamal Khashoggi.
Người ta còn biết thêm là nhà báo này đã từng đến lãnh sự một lần để làm thủ tục hành chính vài ngày trước khi biến mất và họ đã yêu cầu ông quay trở lại. Điều này còn củng cố thêm nữa giả thuyết vụ phạm tội đã được trù tính trước.
Nếu như những cáo buộc này được xác nhận, sự kiện chưa từng có này rất có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ vốn dĩ đã rất căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181007-ankara-mo-dieu-tra-vu-nha-bao-a-rap-xe-ut-mat-tich-bi-an
Hong Kong bác thị thực cho biên tập viên FT
Việc Hong Kong bác gia hạn thị thực làm việc cho biên tập viên mảng tin châu Á của Financial Times khiến chính phủ Anh quan ngại.
Victor Mallet cũng là phó chủ tịch Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài tại Hong Kong (FCC), khiến giới chức địa phương và Trung Quốc bực bội khi mời nhà hoạt động độc lập Andy Chan, người đấu tranh cho một Hong Kong độc lập, đến hội nghị vào tháng 8/2018.
Hong Kong không giải thích về quyết định của họ.
Trung Quốc giận dữ với nhà hoạt động Hong Kong
Thái Anh Văn: ‘Không ai có thể ‘xóa bỏ’ Đài Loan’
TQ: ‘Giam triệu người Uighur’, phá đền thờ Hồi giáo
Biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong
Anh trao lại Hong Kong cho Trung Quốc thế nào?
Bắc Kinh rất nhạy cảm về chủ quyền lãnh thổ.
Hong Kong đã phát triển một hệ thống kinh tế và chính trị khác xa với Trung Quốc đại lục, nơi kể từ năm 1949 nằm dưới quyền kiểm soát của nhà nước Cộng sản độc đảng và chuyên quyền.
Trung Quốc đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, nơi thành phố này sẽ hưởng “một mức độ tự trị cao, trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao” cho 50 năm sau.
Văn phòng Đối ngoại Anh cho biết họ yêu cầu chính quyền Hong Kong đưa ra “lời giải thích khẩn” về việc từ chối thị thực.
Hồi tháng 8/2018, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi FCC hủy bỏ sự kiện có sự góp mặt của Andy Chan.
Bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), lãnh đạo Hong Kong, phê phán sự kiện này là “đáng tiếc và không phù hợp”.
Các nhóm ủng hộ Bắc Kinh tụ tập bên ngoài FCC, kêu gọi tổ chức này “cút khỏi Hong Kong”.
Tuy nhiên, FCC bảo vệ quyết định của họ và buổi nói chuyện vẫn diễn ra.
Ông Mallet điều hành mảng tin châu Á của Financial Times trong gần hai năm.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp phải tình trạng này ở Hong Kong. Chúng tôi không được biết lý do về việc bác thị thực”, tòa soạn này cho biết.
FCC cho biết: “Hong Kong tự hào về danh tiếng là nơi thượng tôn pháp luật và tự do ngôn luận được bảo vệ. Trong trường hợp không có giải thích hợp lý, FCC kêu gọi chính quyền Hong Kong hủy bỏ quyết định của họ.”
Andy Chan là lãnh đạo Đảng Dân tộc – đảng kêu gọi Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc. Đảng Dân tộc Hong Kong đang phải chịu lệnh cấm vì lập trường ly khai của mình.
Khi chính trị gia 27 tuổi này được mời đến nói chuyện tại FCC hôm 13/8, nó đã gây ra những lời chỉ trích nghiêm khắc từ cả chính quyền Trung Quốc và Hong Kong, họ đã yêu cầu sự kiện này phải chấm dứt hoàn toàn.
Tại sao chính quyền Hong Kong quan tâm?
Là cựu thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Nhưng nơi này được hưởng nhiều quyền tự do hơn nhờ chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”, mà Bắc Kinh đồng ý trao cho quyền tự trị và duy trì nguyên trạng hệ thống kinh tế và xã hội trong 50 năm.
Có những mối quan tâm rộng rãi trong thành phố về việc những quyền tự do đó đang dần bị xói mòn và mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc lên Hong Kong là một vấn đề nhạy cảm.
Các cuộc biểu tình của sinh viên, kêu gọi dân chủ hơn, nổ ra năm 2014 làm tê liệt thành phố trong vài tuần. Một số nhà lãnh đạo phong trào bị kết án và thậm chí phải đối mặt với án tù. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình đó chỉ đơn thuần là về quá trình bầu cử dân chủ hơn – không nơi nào gây tranh cãi như vấn đề độc lập.
“Bắc Kinh và những nhà chức trách liên quan rất rõ về ‘ranh giới đỏ’ mà không được cho phép ở bất cứ nơi nào trong phạm vi công cộng,” Mathew Wong từ Đại học Hong Kong giải thích. “Cuộc nói chuyện của Andy Chan tại FCC là một trong số đó và là một ví dụ rõ ràng về những gì họ không muốn thấy.”
Tại sao Trung Quốc rất nhạy cảm về vấn đề này?
Trung Quốc cực kỳ – và ngày càng – nhạy cảm về những câu hỏi về chủ quyền quốc gia.
Người bán sách Hong Kong bị bắt trên tàu TQ
Hong Kong: Joshua Wong bị phạt tù lần hai
Hai tiêu điểm chính của sự nhạy cảm đó là Hong Kong và Đài Loan. Trong trường hợp Đài Loan, vị trí của Bắc Kinh là rất rõ ràng: Trung Quốc xem Đài Loan như một tỉnh ly khai thuộc Trung Quốc một cách hợp pháp.
Trong trường hợp Hong Kong, tình hình mờ nhạt hơn. Hong Kong là một phần của Trung Quốc nhưng vị thế đặc biệt của nó và những quyền tự do được trao cho công dân nơi đây có thể được coi là gián tiếp làm suy yếu sự kiểm soát cứng rắn của Trung Quốc với đại lục.
Tuy nhiên, khi nói đến các cuộc kêu gọi độc lập cho Hong Kong, trên thực tế có rất ít sự ủng hộ công khai cho những người ủng hộ như ông Chan. “Không nhiều người thực sự nghĩ rằng Hong Kong có thể tự tồn tại trên thực tế,” ông Wong nói.
Ông bổ sung rằng trong khi có nhiều người có thể lên tiếng cho tự do thảo luận những ý tưởng như vậy, họ sẽ ngần ngại làm như vậy trong trường hợp này, vì họ có nguy cơ bị xem là ủng hộ chủ nghĩa ly khai.
Vậy chính quyền đã thực sự làm gì?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi FCC hủy bỏ sự kiện này và quan chức cao cấp của Hong Kong, Carrie Lam, đã chỉ trích nó là “đáng tiếc và không phù hợp”.
Cựu lãnh đạo thành phố và người tiền nhiệm của bà Lam, CY Leung, thậm chí còn thẳng thừng hơn khi lên án sự kiện này. Trong một đăng tải công khai trên Facebook, ông nói rằng buổi nói chuyện “không có gì liên quan đến tự do báo chí”.
Ông đề cập trực tiếp FCC, nói rằng “chẳng bao lâu nữa các bạn sẽ mời những người ủng hộ Đài Loan độc lập đến nói chuyện công khai tại câu lạc bộ của mình”.
“Theo logic này, các bạn gần như chắc chắn sẽ không vạch ra lằn ranh nào chống lại tội phạm và bọn khủng bố. Như tôi nói, chúng ta cần phải lo lắng một cách nghiêm túc.”
FCC và ông Chan nói gì?
Tự do ngôn luận và tự do báo chí nằm trong số những quyền tự do then chốt tách biệt Hong Kong với đại lục. Vì vậy, những người ủng hộ sự kiện cho rằng cuộc nói chuyện ở một câu lạc bộ báo chí chủ yếu với các thành viên trong hội như vậy không nên gây tranh cãi.
FCC bảo vệ quyết định mời ông Chan của mình, lập luận rằng “Hong Kong tự hào về danh tiếng của mình như là nơi quy tắc pháp luật được áp dụng và là nơi có tự do ngôn luận”.
“Chúng tôi tin rằng trong các xã hội tự do như Hong Kong nó rất quan trọng để cho phép mọi người nói và tranh luận tự do, ngay cả khi một người không đồng ý với quan điểm cụ thể của họ.”
Đối với Andy Chan, những nỗ lực cấm ông đến nói chuyện không phải là điều ngạc nhiên, và thay vào đó củng cố niềm tin của ông ấy rằng “Trung Quốc đang đối xử với Hong Kong như một thuộc địa”.
“Nó chứng tỏ quan điểm của chúng tôi rằng chính Trung Quốc đang phá hủy các quyền của Hong Kong,” ông nói với BBC. “Chính quyền Hong Kong biểu hiện sự vâng lời, chính quyền Bắc Kinh biểu hiện sự ngạo mạn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45775254
Vì sao TQ triệu hồi và cấm chỉ
‘con ông cháu cha’ sang Hoa Kỳ?
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành các tài liệu bí mật để ngăn cấm con cháu của các quan chức cấp cao du học Hoa Kỳ, những người đã đi du học trước đó phải trở về Trung Quốc trong năm nay.
BL Daily dẫn lời các chuyên gia phân tích, việc triệu hồi khẩn cấp “con ông cháu cha” của ĐCSTQ có hai lý do:
Thứ nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang truy bắt các du học sinh Trung Quốc làm gián điệp.
Thứ hai, các biện pháp trừng phạt của Tổng thống Trump chống lại ĐCSTQ đã khiến nội bộ ĐCSTQ “dậy sóng”.
Theo tờ Politico của Mỹ, tại một bữa ăn tối riêng ngày 7/8, Tổng thống Trump đã ám chỉ các du học sinh Trung Quốc “tất cả gần như là gián điệp.”
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành các tài liệu bí mật để ngăn cấm con cháu của các quan chức cấp cao du học Hoa Kỳ, những người đã đi du học trước đó phải trở về Trung Quốc trong năm nay.
BL Daily dẫn lời các chuyên gia phân tích, việc triệu hồi khẩn cấp “con ông cháu cha” của ĐCSTQ có hai lý do:
Thứ nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang truy bắt các du học sinh Trung Quốc làm gián điệp.
Thứ hai, các biện pháp trừng phạt của Tổng thống Trump chống lại ĐCSTQ đã khiến nội bộ ĐCSTQ “dậy sóng”.
Theo tờ Politico của Mỹ, tại một bữa ăn tối riêng ngày 7/8, Tổng thống Trump đã ám chỉ các du học sinh Trung Quốc “tất cả gần như là gián điệp.”
TrumpTổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng chính sách “cứng rắn” với gián điệp nhân danh du học sinh từ Trung Quốc. (Ảnh: Samira Bouaou / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Bài báo của BL Daily cho hay, ĐCSTQ đã sử dụng sinh viên Trung Quốc để ăn cắp bí mật sở hữu trí tuệ của các viện nghiên cứu và trường đại học khác nhau trong quá trình học tại trường đại học ở Hoa Kỳ.
Sau khi các sinh viên gián điệp tốt nghiệp, họ sẽ tiến vào chính phủ Hoa Kỳ, các viện nghiên cứu và các công ty lớn để đánh cắp thêm các thông tin liên quan cho ĐCSTQ.
Ngoài ra, mỗi năm Hiệp hội sinh viên học giả Trung Quốc thuộc Đại học Georgetown Hoa Kỳ đều nhận tài trợ từ ĐCSTQ và đóng vai trò “quan sát” thay cho ĐCSTQ theo dõi lời nói và hành động của các sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài.
Trung QuốcChiến dịch đả hổ diệt ruồi chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã bắt giam rất nhiều tham quan ở Trung Quốc. (Ảnh: Adolfo Arranz/SCMP)
Theo tài liệu năm 2011 của Liên đoàn sinh viên học giả Trung Quốc thuộc Đại học Georgetown, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho liên đoàn này 800 đô la Mỹ (gần 17 triệu đồng) mỗi học kỳ .
Việc Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với những quan chức ĐCSTQ, chẳng hạn như đóng băng tài sản nước ngoài của họ, thông qua con cái của họ đang học tại Hoa Kỳ, sẽ khiến các quan chức tham nhũng đang cất giấu tài sản tại Hoa Kỳ phải lo sợ.
Truyền thông Hồng Kông đưa tin, Hoa Kỳ là lựa chọn thoát thân hàng đầu của các quan tham Trung Quốc, ước tính có hơn 7.000 quan chức Trung Quốc tham nhũng đang trốn ở Hoa Kỳ.
Ngày 20/9, Hoa Kỳ đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với ông Lý Thượng Phúc, Bộ trưởng Phát triển Thiết bị Ủy ban Quân sự Trung ương ĐCSTQ, bao gồm đóng băng tất cả tài sản của ông ở Hoa Kỳ và tước visa Hoa Kỳ của ông.
Bắc Kinh tỏ ra rất phẫn nộ đối với chính sách này. Ngày 21/9, ĐCSTQ triệu hồi Tư Lệnh Hải Quân, người đang viếng thăm Hoa Kỳ, ông Thẩm Kim Long, để phản đối chính sách của Hoa Kỳ.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Trịnh Trạch Quang cũng triệu kiến Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc để bày tỏ thái độ phản đối.
Một giáo sư tại Trường Trung ương ĐCSTQ tiết lộ, trong năm 2010, có khoảng 1,2 triệu công dân Trung Quốc đã định cư ở nước ngoài.
Một khi chính quyền Trump bắt đầu trừng phạt các quan chức Trung Quốc, không chỉ các sinh viên gián điệp Trung Quốc phải đối mặt với số phận bị trục xuất, mà tài sản ở nước ngoài, thuộc sở hữu của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ cũng sẽ bị tịch thu, đồng thời ĐCSTQ cũng sẽ phải đối mặt với các chế tài pháp luật khác.
Trước nguy cơ đó, ĐCSTQ đã lên kế hoạch đề phòng và triệu hồi con cháu của các quan chức cao cấp quay về nước.
Trung Quốc vẫn im lặng
về vụ mất tích của Giám Đốc Interpol
AFP – Hôm thứ bảy 6/10 chính phủ Trung Quốc vẫn giữ im lặng về vụ biến mất bí ẩn của Giám Đốc Interpol khi ông này từ Pháp về thăm quê hương, khiến màn bí mật càng thêm dày đặc.
Ông Meng Hongwei, 64 tuổi, đã được trông thấy lần cuối vào cuối tháng 9 khi ông đáp máy bay về Trung Quốc từ thành phố Lyon của Pháp, nơi có tổng hành dinh của Interpol. Vợ của ông từ đó đã báo động với Interpol về trường hợp mất tích của chồng bà.
Trích dẫn từ một nguồn tin vô danh, báo South China Morning Post cho hay ủy ban kỷ luật của chính phủ Trung Quốc đã cho nhân viên đến ‘hốt gọn’ ông Meng khi ông vừa đặt chân xuống phi trường Bắc Kinh.
Được biết khi có liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan bí ẩn này có quyền giam giữ bất cứ ai trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng mà vẫn không thông báo một tiếng nào cho thân nhân của người bị bắt giữ biết.
Cơ quan Interpol cũng không làm âm ỉ vụ biến mất bí ẩn của người đứng đầu của họ. Trong một thông báo ngắn gọn trên trang mạng Twitter, Interpol cho hay: “Đây là vấn đề có lien quan đến các giới chức, cả ở Pháp lẫn ở Trung Quốc”, nhưng Interpol có yêu cầu Bắc Kinh cung cấp thêm thong tin về vụ này.
Ông Meng là Giám Đốc Interpol người Trung Quốc đầu tiên trong lịch sử cơ quan này. Ông Meng đã được ông Chu Vĩnh Khang, một kình địch của Chủ tịch Tập Cận Bình cất nhắc lên đến hàm Thứ Trưởng Bộ Công An vào năm 2004, nhưng họ Chu đã nhận án chung thân vào năm 2014.
Vào năm 2016 khi ông Meng trở thành Giám Đốc Interpol, đã có nhiều chỉ tríhc quốc tế là ông sẽ lợi dụng chức vụ này để giúp Bắc Kinh săn đuổi những người chống đối chế độ đang ở sống ngoại quốc.
Trần Vũ
Giáo dục Singapore: Điểm cao nhưng áp lực lớn
Hệ thống giáo dục Singapore đào tạo ra sinh viên giỏi, thi điểm cao nhưng tiềm ẩn sự bất bình đẳng xã hội, như Claudia Jardim của BBC Brasil tìm hiểu:
Lịch trình hàng tuần của Jack hoàn toàn kín mít. Và nó sẽ như thế cho đến hết tháng.
Vào thứ Hai, đồng hồ báo thức của cậu bé đổ chuông lúc 6 giờ sáng.
Vào lúc 7h30 sáng, cậu bé 12 tuổi đã phải sẵn sàng ngồi vào bàn làm toán.
Vào các ngày thứ Ba, sau giờ học tiếng Quan thoại, Jack được nghỉ ngơi 45 phút theo đúng lịch trên đồng hồ.
Giờ nghỉ khác diễn ra vào thứ Sáu từ 4:50 đến 5:15 chiều.
Học Toán, Khoa học, Quan thoại và tiếng Anh thì rơi vào thứ Bảy.
Nhưng đây hóa ra là ngày ít bận rộn hơn so cả với lịch học của cậu Jack, vì thứ Bảy có có tới hai tiếng nghỉ giải lao.
Nhưng sang Chủ Nhật, lịch học ‘căng như dây đàn’ lại tiếp tục và chỉ kết thúc vào lúc 9 giờ tối, khi Jack đi ngủ.
Học hành khổ sở
Jack và hàng ngàn trẻ em khác đã chấp nhận nhịp sống này để chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp tiểu học ở Singapore, đảo quốc có 5,8 triệu dân.
“Con tôi thường không phàn nàn gì vì thời gian biểu của cháu không quá dày đặc như của các trẻ em khác”, mẹ của Jack, một nhân viên ngân hàng 42 tuổi tên là Sheryl Iow cho hay.
“Cứ mỗi khi tôi nói chuyện với các phụ huynh khác là tôi cảm thấy rằng cần phải mua nhiều sách học hơn cho con trai mình,”
Singapore có một trong những hệ thống giáo dục được ngưỡng mộ nhất trên thế giới.
Học sinh nước này đứng đầu các kỳ thi PISA do Tổ chức Hợp Tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện ở 75 quốc gia để đánh giá thành tích trong các môn toán học, khoa học và môn đọc.
Ưu tiên điểm thi đến mấy đời con cháu
VN-Australia: tiến triển mạnh nhất là giáo dục
Tiến sỹ VN ‘đủ số chỉ thiếu chất’
Thành quả tốt của một quốc gia có được là do nhiều yếu tố, gồm cả việc quan chức chính phủ đã được đào tạo ra từ các trường đại học tốt nhất thế giới.
Sứ mệnh của bộ máy hành chính cũng được xác định rõ ràng: biến Singapore trở thành một trong những quốc gia giàu nhất, phát triển nhất và có nền giáo dục tốt nhất hành tinh.
Được trả lương cao
Một yếu tố khác thúc đẩy Singapore lên bảng xếp hạng cao đó là trình độ cũng cao của giáo viên, theo như lời Clive Dimmock.
Ông là một chuyên gia từ Đại học Glasgow được mời tham gia một chương trình đào tạo lãnh đạo của Viện Giáo Dục Quốc gia Singapore.
Mức lương trong ngành giáo dục cũng cạnh tranh không kém so với với các ngành công nghệ và tài chính, nhằm thu hút các sinh viên đã tốt nghiệp từ đại học danh tiếng.
Mức lương khởi điểm trung bình cho họ khi nhận việc là từ 1.800 đến 3.300 đôla mỗi tháng và giáo viên cũng nhận được thêm giờ và tiền thưởng thêm .
Singapore cũng dành khoảng 20% ngân sách của chính phủ cho giáo dục.
“Họ có công nghệ, phòng thí nghiệm và tủ sách tuyệt vời”, ông Dimmock giải thích.
Đi lên từ quá khứ nghèo nàn và mù chữ
Singapore đã từng là một trong những nước nghèo nhất châu Á.
Năm 1965, khi được tác khỏi Malaysia, ở Singapore chỉ có giới tinh hoa được học hành, còn một nửa dân số không biết chữ, theo số liệu của chính phủ.
Anh: Mở trường và học không sách giáo khoa
Việt Nam và cải cách sách giáo khoa
Lương hưu cô giáo ‘thấp mạt hạng’ là bất công
Đất nước này cũng thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ.
Vì vậy họ đã tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực.
Singapore có hệ thống chính quyền độc đoán, kiềm chế một số quyền tự do cơ bản.
Sự vâng lời được cho là để đảm bảo an sinh xã hội và hạnh phúc. Triết lý này cũng là một yếu tố quan trọng trong hệ thống giáo dục.
Các trường học ưu tú
Cảm giác rằng bạn luôn bỏ lỡ thứ gì đó – được gọi là kiasu – tác động nhiều đến tâm lý của người dân.
Bà Dawn Fung, một cựu giáo viên giải thích rằng việc lo lắng là gánh nặng tâm lý cho cho trẻ em và gia đình vì họ sợ các em sẽ không đạt được điểm tốt.
Để vào được trường học tốt và đại học tốt nhất, bọn trẻ phải chuẩn bị từ sớm cho các cuối kỳ tiểu học, được gọi là PSLE, kỳ thi quyết định loại trường trung học các em theo học.
“Cuộc đua bắt đầu khi trẻ em lên hai,” bà Fung nói.
Đây là một hệ thống cạnh tranh nên hầu hết trẻ em ở Singapore đi học thêm và có người dạy kèm.
Sheryl Iow, mẹ của Jack, chi tương đương 700 đô la một tháng cho những buổi học riêng cho con của mình.
Nghề gia sư, dạy thêm là ngành có lợi nhuận cao, có giá trị gần 750 triệu đô la, theo tờ Strait Times.
Tuy nhiên, hiện ở Singapore có cuộc tranh luận về hiệu quả của các giờ học thêm.
Dù lịch học dày đặc với giờ học thêm, Jack đã không đạt được số điểm PSLE cần thiết để vào ngôi trường ưu tú mà mẹ cậu muốn.
Giáo dục tại nhà
Dawn Fung xem ngành dạy kèm là bằng chứng thi PSLE khó khăn như thế nào đối với học sinh.
“Tại sao chúng ta soạn lại kỳ thi cho dễ dàng hơn? Tại sao con em chúng ta không thi những kỳ thi phù hợp với lứa tuổi của chúng?”
Khi cô trở thành một người mẹ, Fung quyết định bỏ hệ thống giáo dục truyền thống và chọn cho con học tại nhà.
“Tôi tin thật là sai lầm khi mình phải trở thành một phần của hệ thống khiến chúng ta không vui.
Thật tàn nhẫn khi đưa trẻ em vào một hệ thống giáo dục mà không cam kết là sẽ có kết quả học tập tích cực”, người mẹ có hai con gái và một em bé tám tháng tuổi nói.
Giống như tất cả các gia đình khác đã chọn việc giáo dục tại nhà cho con. Dawn Fung đã theo đúng chương trình giảng dạy quốc gia và con của bà sẽ thi lấy PSLE. Điểm số của các em tự học tại nhà cũng phải làm sao không thấp hơn chuẩn quốc gia.
Lo lắng và tự tử
Sheryl Iow, mẹ của Jack, lo lắng rằng con trai bà sẽ bị bêu xấu vì không đạt được điểm PSLE cần thiết.
“Con tôi buồn lắm,” bà nói.
Jack từng mơ ước trở thành phi công, giờ đang phải chuẩn bị thi lại.
Cuộc chạy đua để đạt điểm xuất sắc cũng gây ra ảnh hưởng phụ.
Số lượng trẻ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng và lo âu tăng lên.
Và điều đó có thể thúc đẩy tỷ lệ tự sát ở giới trẻ: đó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người từ 10 đến 29 tuổi ở Singapore, theo như Samaritans, một tổ chức phi chính phủ, nhận định.
Đầu năm nay, chính phủ thừa nhận rằng phương pháp này đang gây áp lực lên sinh viên.
“Chúng tôi sẽ đảm bảo có sự cải thiện phương pháp để giúp học sinh không làm khó bản thân và yêu cầu học sinh chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhau,” Bộ trưởng Bộ Truyền thông Singapore nói.
Chính phủ đưa ra một chính sách có tên là “Tư duy trường học, học tập quốc gia” trong đó tập trung nhiều hơn vào quá trình học tập chứ không phải là ghi nhớ.
Có phương châm “dạy ít hơn và học nhiều hơn”.
Ông Dimmock giải thích:
“Đó là một sự kích thích cho sinh viên làm mọi thứ theo cách riêng của họ, làm việc theo nhóm và suy nghĩ cho chính mình.”
Sinh viên học sinh ‘bị bỏ quên’
Những sinh viên không đạt điểm cao nhất sẽ nhận được sự đối xử khác.
Nhà nghiên cứu Matthew Atencio, giáo sư Đại học California State University, đến Singapore vào năm 2011 để nghiên cứu vai trò của giáo viên khi dạy học sinh thuộc nhóm không được cho là “tài giỏi”.
Ông đã phát hiện rằng có sự bất bình đẳng gia tăng.
“Một số gia đình có thu nhập cao hơn trả tiền cho việc dạy kèm ngoài giờ và các làm này tác động đến cả hệ thống nghề nghiệp, xã hội và nền giáo dục trong tương lai “, ông lập luận.
“Hệ thống giáo dục cần chú ý đến nhu cầu của nhóm dân cư bị thiệt thòi vì lý do xã hội và lịch sử. Đó là vấn đề mang tính công bằng.”
“Người từ khu vực dân cư vào cũng có những đóng góp quan trọng cho cả xã hội. Giáo dục không nên đơn giản chỉ để tái tạo những lợi ích cho giới thượng lưu,” Atencio nhận định.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-45762116
Indonesia:
sắp ngừng tìm kiếm nạn nhân sóng thần
Giới chức Indonesia cho biết việc tìm kiếm nạn nhân của trận động đất và sóng thần tháng trước sẽ kết thúc vào thứ Năm – mặc dù hàng trăm người vẫn mất tích.
Thảm họa tấn công một phần của Sulawesi hai tuần trước, khiến ít nhất 1.754 người chết và 2.549 người khác bị thương.
Theo nguồn tin chính thức, 683 người vẫn còn mất tích, mặc dù con số đó cao hơn nhiều theo các nguồn khác. Không ai được tìm thấy còn sống kể từ ngày thứ ba của cuộc tìm kiếm.
Gần 1.350 người chết do sóng thần Indonesia
Nỗ lực tìm cứu nạn nhân sóng thần Indonesia
Số người chết tăng cao sau động đất Indonesia
Thành phố Palu bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trận động đất 7,5 độ richter xảy ra vào ngày 28/9/2018, làm đổ nhiều nhà cửa, và ở một số khu vực, biến đất thành chất lỏng trong một quá trình gọi là “hóa lỏng” và di chuyển toàn bộ các khu phố.
Tiếp sau đó là một cơn sóng thần.
Phóng viên BBC Hywel Griffith nói rằng sau chín ngày, các đội cứu hộ ở Sulawesi đang mệt mỏi vì phải tiếp tục nhiệm vụ cứu hộ không ngừng nghỉ và ‘hãi hùng’ khi thu lượm các thi thể.
Hàng trăm người chết vì động đất và sóng thần ở Indonesia
Trận sóng thần nhấn chìm cả một hòn đảo
Mộ tập thể
Chúng tôi không đồng ý từ bỏ. Ngay cả khi họ từ bỏ, chúng tôi sẽ không từ bỏ. Chúng tôi muốn tìm kiếm em gái của chúng tôiDede Diman, người nhà nạn nhân
Hơn 30 thi thể đã được tìm thấy ở một địa điểm chỉ riêng ngày thứ Bảy 06/10, người ta tìm thấy nhiều hơn thế nữa vào Chủ Nhật.
Hãng tin AFP đưa tin rằng sự tàn phá ở hai khu vực – Petobo và Balaroa – là rất tồi tệ, giới chức đang xem xét tuyên bố đây là những ngôi mộ tập thể. Một số tin tức cho thấy con số mất tích trong các khu vực này có thể lên đến hàng ngàn.
Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của cơ quan thiên tai Indonesia, nói những người không được tìm thấy vào ngày thứ Năm sẽ bị liệt kê là mất tích, điều được coi như là đã chết.
Nạn nhân sống sót sau sóng thần: “Tôi ôm chặt vợ mình, nhưng trận sóng ập đến… tôi ngay lập tức bị mất cô ấy”
Trọng tâm sau đó sẽ chuyển sang một hoạt động cứu trợ, để giúp ít nhất 70.000 người phải di dời bởi thảm họa.
Nhưng quyết định đã khiến nhiều người không vui.
Dede Diman nói với Reuters rằng các lực lượng cứu hộ thậm chí còn không bắt đầu tìm kiếm khu vực nơi người đàn ông này tin rằng người em gái ruột đã ở đó.
“Chúng tôi tức giận,” Diman, 25 tuổi nói. “Chúng tôi không đồng ý từ bỏ. Ngay cả khi họ từ bỏ, chúng tôi sẽ không từ bỏ. Chúng tôi muốn tìm kiếm em gái của chúng tôi.”