Tin khắp nơi – 07/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 07/07/2017

Trump và Putin bắt đầu họp kín

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu cuộc họp chính thức đầu tiên của hai ông lúc sau 4 giờ chiều- giờ địa phương ở Hamburg, Đức.

Ông Trump cho biết ông và ông Putin đã thảo luận về “những vấn đề khác nhau.”

Ông Trump nói:

“Tôi nghĩ mọi việc đang diễn ra tốt đẹp”. Ông nói thêm rằng những “điều tích cực” đang diễn ra.

Ông Putin đáp lại:

“Chúng tôi đã nói chuyện qua điện thoại nhiều lần về các vấn đề song phương và quốc tế rất quan trọng. Nhưng nói chuyện qua điện thoại không bao giờ là đủ cả.”

Ông nói tiếp:

“Nếu muốn giải quyết các vấn đề song phương và các vấn đề quốc tế khẩn cấp, thì chắc chắn chúng ta cần các cuộc họp trực diện. Tôi rất vui mừng được trực tiếp gặp ông, thưa Tổng thống. Tôi hy vọng – như ông nói – rằng cuộc họp của chúng ta sẽ mang lại kết quả tích cực.”

Hai nhà lãnh đạo trao đổi ngắn ngủi với phóng viên trước khi bắt đầu một cuộc họp kín.

Tổng thống Donald Trump, người mà trong chiến dịch vận động tranh cử, dã cam kết sẽ phá bỏ các chính sách đối ngoại truyền thống, để đặt “Nước Mỹ trên hết” sẽ đối mặt với những cam kết đó tại hội nghị thượng đỉnh G-20 hôm thứ Sáu 7/7, khi lần đầu tiên ông gặp Tổng thống Nga.

Ông Trump và ông Putin, ngay trước cuộc họp chính thức, đã bắt tay nhau trong một cuộc gặp gỡ có vẻ thân thiện – dựa trên những hình ảnh video của chính phủ Đức.

Đoạn video chiếu cảnh ông Trump tiến gần ông Putin khi nhà lãnh đạo Nga đang đứng trước một cái bàn cao trong buổi tiếp tân trước hội nghị. Ông Trump chìa tay ra và ông Putin tươi cười bắt tay ông Trump. Ông Trump dùng tay trái vỗ nhẹ vào vai Tổng thống Nga khi hai ông chào hỏi nhau.

Trong một đoạn video khác chiếu trên đài CNN, hai ông đứng bên nhau, tươi cười. Ông Trump vỗ vào vai ông Putin, đoạn băng mờ đi để chuyển sang một tin khác.

Nguồn: Washington Post, CNN

https://www.voatiengviet.com/a/trump-va-putin-bat-dau-hop-kin/3932711.html

 

Ông Trump bàn với ông Putin về vấn đề gì?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Sáu 7/7 nói ông và Tổng thống Vladimir Putin đã thảo luận về “nhiều điều khác nhau” và ông tiên đoán trong những ngày tới, sẽ có những diễn biến có lợi cho cả hai nước.

“Tôi trông đợi sẽ có nhiều điều tích cực diễn ra cho cả Nga và Hoa Kỳ”, ông Trump nói khi bắt đầu cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa ông với ông Putin. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau trong một cuộc hội kiến chính thức thu hút nhiều sự chú ý và phủ bóng lên hội nghị thượng đỉnh G-20 tại thành phố Hamburg, Đức.

Các nhà quan sát đang theo sát cuộc gặp gỡ để tìm các dấu hiệu xem hai nhà lãnh đạo tương tác ra sao. Quan hệ giữa ông Putin và cựu Tổng thống Barack Obama có nhiều căng thẳng, và ông Trump đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng ông muốn cải thiện các quan hệ với Nga.

Có hoài nghi ở Hoa Kỳ về các ý đồ của Nga, chủ yếu là do các cuộc điều tra đang được tiến hành để xem liệu ban vận động tranh cử của ông Trump có thông đồng với Nga khi Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái. Các phụ tá của ông Trump nói ông có thể nêu vấn đề Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, nhưng có phần chắc ông sẽ không nhấn mạnh vấn đề này.

Các nhà làm luật thuộc cả hai đảng nói ông Trump phải đối đầu với ông Putin về hành động can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Ông Adam Kinzinger, dân biểu Đảng Cộng hòa, thành viên của Ủy ban đối ngoại Hạ viện, trong tuần nói rằng ông sẽ “làm cho ra lẽ” nếu ông Trump không yêu cầu ông Putin chấm dứt việc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ và các nơi khác.

Tại một cuộc họp báo chung ở thủ đô Warsaw, Ba Lan với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm thứ Năm 6/7, ông Trump đề cập đến sự can thiệp của Nga. Ông nói: “Tôi nghĩ đó là Nga, nhưng tôi nghĩ đó cũng có thể là những người khác / hoặc các nước khác. Không ai thực sự biết chắc điều này.”

Quan điểm của ông Trump về vấn đề này phần nào trái ngược với kết luận của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-ban-voi-ong-putin-ve-van-de-gi/3932825.html

 

G20 và những cái bắt tay

Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg được chú ý đến nhiều không phải vì nghị trình chính của cuộc họp mà vì biểu tình phản đối ‘đầy sáng tạo’ bên ngoài hội trường và các cuộc gặp song phương.

Cựu Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, ông Christopher Meyer viết trên tờ Telegraph hôm 06/07 rằng tham vọng dùng G20 để thay đổi thế giới là chuyện không thể xảy ra.

Và Tuyên bố Hamburg cũng chỉ là “văn kiện dài lê thê, trang trọng” do Đức dàn xếp, theo nhà ngoại giao Anh.

Ai cũng có thể ký vào Tuyên bố Hamburg và đi về mà không cần thực hiện, ông Meyer viết.

“Họ sẽ đề cao cảm hứng về những thứ phù phiếm như thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu. Các trưởng đoàn chỉ việc đặt bút ký vào và đây là thứ ngoại giao rẻ rúng nhất, khoả lấp mọi quyền lợi trái ngược nhau của các nước tham gia.”

Bắt tay hay không bắt tay?

Cũng vì nghị trình chung quá rộng, báo chí chú ý hơn đến các cuộc gặp, những cái bắt tay.

G20: Modi gặp ông Phúc tránh ông Tập

5 điều cần biết về hội nghị G20 ở Hamburg

G20: Biểu tình bạo động tại Đức

Cuộc gặp lần đầu “mặt đối mặt” lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất.

Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.

Bị nghi là được Kremlin hỗ trợ trong bầu cử, ông Trump cũng khó có thể tỏ ra quá thân thiện với ông Putin.

Hy vọng của Moscow là để Washington bỏ cấm vận kinh tế cũng khó đạt được ở một diễn đàn quá đông người tham dự.

Cuộc gặp tưởng như có thể diễn ra giữa lãnh đạo hai nước châu Á đông dân nhất nhì thế giới thì sẽ không xảy ra.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng ông Tập Cận Bình không gặp Thủ tướng Narendra Modi vì “không khí chưa phù hợp”.

Rõ ràng là không khí vùng núi Bhutan và Sikkim đang khiến hai nước chung rặng Himalayas xung khắc.

Nhưng ông Modi cũng có một lịch trình dày đặc gặp riêng bảy lãnh đạo các quốc gia khác nhau, gồm cả Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc.

Trước khi ông Phúc sang Đức dự G20 có những đồn đại trên một số trang mạng tiếng Việt nói bà Angela Merkel “không đón ông” vì lý do nhân quyền xuống cấp tại Việt Nam.

Nhưng trên thực tế, bà Thủ tướng Đức không chỉ đón ông Phúc một lần mà hai lần, trong hai ngày liên tiếp.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có mấy ngày làm việc bận rộng với nhiều cuộc gặp song phương.

Đón Thủ tướng Lý Hiển Long hôm 07, ông Tập trấn an Singapore bằng lời hứa “quan hệ hai bên sẽ chỉ tốt lên”, sau một thời gian Singapore cảm thấy bị Trung Quốc cô lập vì nghiêng về phía Hoa Kỳ và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Dù không tham gia G20, Singapore lại tổ chức chuyến công tác sang Đức của Thủ tướng Lý Hiển Long kéo dài gần một tuần vào đúng thời gian diễn ra G20.

Ông Lý Hiển Long dự kiến sẽ gặp Tổng thống Donald Trump ngay ở Hamburg.

Trong ngày thứ Sáu, ông Tập Cận Bình có lịch nói chuyện với Thủ tướng Theresa May của Anh Quốc.

Dự án điện nguyên tử Hinkley Point C ở Anh, ký kết khi ông Tập sang thăm cuối 2015, nay bị ngưng trệ vì đội vốn.

Đó không phải là mở đầu tốt cho cuộc gặp khi mà bà May đã ở vị thế yếu đi sau bầu cử lại rất muốn có các hợp đồng lớn với châu Á để bù lại khoản bất định ở châu Âu do Brexit.

Các nhóm thiên tả chống Trump biểu tình từ trước và va chạm với cảnh sát.

Họ tổ chức cả biểu tình đóng giảm xác chết biết đi ‘Zombie’ để nói lên vấn đề con người.

Điều làm hai ông Trump và Putin có thể cùng vui là cả hai bị các nhóm biểu tình lên án.

Nhưng phiền toái duy nhất từ biểu tình, được cho phép diễn ra ở khu xa hội nghị là trong chiều thứ Sáu là một số người đã chặn được lối ra vào khách sạn khiến đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Melania Trump không đi đâu được.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40536811

 

G20: Modi gặp ông Phúc tránh ông Tập

Hội nghị G20 tại Hamburg là dịp để các lãnh đạo quốc tế gặp nhau trực tiếp nhưng hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc sẽ không nói chuyện vì căng thẳng biên giới.

Báo Times of of India trích lời quan chức phái đoàn của Thủ tướng Narendra Modi nói ông “không có lịch gặp ông Tập Cận Bình”.

Trong ngày 07/07, trước khi G20 khai mạc, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay “không khí chưa phù hợp cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi”.

G20: Biểu tình bạo động tại Đức

Không khí chưa phù hợp cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra ModiBộ Ngoại giao Trung Quốc

Việt Nam khoan tìm dầu ở Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Gopal Baglay, cùng trong phái đoàn của ông Modi sang thăm Israel trước khi đến Đức dự G20, cũng nói:

“Thủ tướng sẽ thăm Hamburg từ 06 đến 08 tháng Bảy để dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và bên lề cuộc họp ông sẽ gặp Tổng thống Argentina Mauricio Macri, các thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Anh Quốc Theresa May và Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc”.

Trong lịch làm việc của ông Modi không có họp với lãnh đạo Trung Quốc.

Căng thẳng trên bộ và trên biển

Căng thẳng biên giới được cho là lý do khiến quan hệ Trung – Ấn xuống dốc.

Vùng Doka La có tên Ấn Độ mà Bhutan gọi là Doklam nhưng Trung Quốc nói là của họ và đặt tên cho vùng đất là Donglang.

Bhutan và Trung Quốc đã thảo luận tìm cách giải quyết nhưng Bhutan vốn không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã nhờ Ấn Độ hỗ trợ cả về quân sự và ngoại giao.

Theo các báo Ấn Độ, một bài báo gần đây trên trang Hoàn cầu Thời giáo của Trung Quốc đe dọa “nghĩ lại chính sách với Sikkim và Bhutan” chính là một lời đe dọa “thổi lên tâm lý bài Ấn” ở Sikkim (một bang của Ấn Độ) và Bhutan.

Trước cuộc gặp của hai thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam tại Hamburg, các báo Ấn Độ đăng lại bản tin của Reuters cho hay Việt Nam gia hạn hai năm khai thác lô 128 cho công ty dầu ONGC Videsh của Ấn Độ.

Một phần của lô dầu này nằm trong “đường chín đoạn” mà Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông, theo Reuters.

Báo Ấn Độ, tờ Deccan Herald trên trang web hôm 06/07 nói đến chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến Dehli trong bối cảnh “Trung Quốc hung hăng trong vùng châu Á”.

Ấn Độ và Việt Nam đã thảo luận những bước đi cụ thể và khả thi để bảo vệ quyền lợi nước mình, đồng thời tăng cường quan hệ song phươngBáo Ấn Độ Deccan Herald

Bài báo viết “Ấn Độ và Việt Nam đã thảo luận những bước đi cụ thể và khả thi để bảo vệ quyền lợi nước mình”, đồng thời tăng cường quan hệ song phương”.

Trung Quốc luôn phản đối các dự án khai thác dầu Ấn Độ k‎ý với Việt Nam tại một số địa điểm trên Biển Đông mà Bắc Kinh nói thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc.

Ấn Độ nói rằng nước này đang hợp tác với Việt Nam theo đúng luật quốc tế, và muốn sự hợp tác đó tiếp tục phát triển, PTI nói.

Trong chuyến đi kéo dài từ ngày 3 đến 5/7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam đã có các cuộc gặp gỡ tay đôi với giới lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Pranab Mukherjee và Ngoại trưởng Sushma Swaraj.

Quan hệ giữa Dehli và Hà Nội có truyền thống lâu dài, từ thời Jawahalal Nehru và Hồ Chí Minh.

Nhưng gần đây, Ấn Độ quan tâm nhiều hơn đến vùng Đông Nam Á.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40530210

 

Hàng không mẫu hạm của TQ đến Hong Kong

Chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc đã đến Hong Kong.

Đây là chuyến đi đầu tiên bên ngoài Trung Quốc đại lục, đóng vai trò một trong các sự kiến đánh dấu 20 kỷ niệm Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.

Chuyến đi theo sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần trước, chuyến thăm đầu tiên của ông trong cương vị chủ tịch.

Nhiều cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra trong suốt chuyến thăm nhưng ông Tập cảnh cáo bất cứ thách thức nào đối với chính quyền trung ương Bắc Kinh là “không thể cho phép”.

Việt-Ấn tăng cường quan hệ để đối phó TQ?

Tàu chiến Hải quân Mỹ cập cảng Cam Ranh

Đài Loan cử máy bay theo dõi tàu Liêu Ninh của TQ

Tình hình chính trị Hong Kong diễn ra căng thẳng hơn trong vài năm gần đây với nhiều lời kêu gọi cho việc tự chủ và thậm chí là độc lập.

Sự xuất hiện của chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh được xem như là một màn phô bày sức mạnh của Bắc Kinh nhưng nhiều người ở Hong Kong đã xếp hàng để lấy vé tham quan miễn phí con tàu.

Con tàu được theo sau bởi ba tàu chiến khác, và sẽ bỏ neo ở gần đảo Thanh Y của Hong Kong trong 5 ngày.

Liêu Ninh liên tục di chuyển sát Đài Loan

Vào đầu tháng 7, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói đã triển khai các phi cơ phản lực bay phía trên chiếc hàng không mẫu hạm của Trung Quốc khi tàu này đi qua eo biển nằm giữa hòn đảo tuyên bố tự trị này và Trung Hoa lục địa.

Một tuyên bố từ phía Đài Bắc nói rằng hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và các tàu hộ tống đã đi vào vùng nhận dạng phòng không của Đài loan hôm thứ Bảy và được trông đợi là sẽ ra khỏi khu vực vào tối Chủ Nhật.

Tuyên bố nói không có điều gì bất thường được phát hiện, và việc triển khai phi cơ là nhằm theo dõi quá trình di chuyển của tàu Liêu Ninh trong vùng biển này.

Đây là lần thứ ba trong những tháng gần đây Liêu Ninh di chuyển sát Đài Loan, nơi mà Trung Quốc luôn coi là một phần lãnh thổ của mình.

Hai lần trước diễn ra vào hồi tháng Mười Hai và tháng Giêng, trong các hoạt động mà Trung Quốc gọi là thao luyện định kỳ.

Trung Quốc hiện mới chỉ có một hàng không mẫu hạm đang hoạt động là chiếc Liêu Ninh mua từ Ukraine về rồi tân trang.

Chiếc hàng không mẫu hạm mới ra mắt được cho là sự nâng cấp đáng kể so với chiếc Liêu Ninh vốn được sản xuất từ 25 năm trước, từ thời Liên Xô.

Nó được coi như một dạng tàu tập huấn để chuẩn bị cho việc ra tàu hàng không mẫu hạm mới..

Trung Quốc gần đây đang hiện đại hóa các lực lượng có vũ trang trong lúc nền kinh tế nước này phát triển nhanh.

Hồi tháng Ba, Bắc Kinh công bố nâng ngân sách quốc phòng lên 7% trong năm nay, là năm thứ hai liên tiếp đưa ra mức tăng dưới 10% sau gần 20 năm đẩy mạnh ngân sách quốc phòng ở quy mô lớn.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40528078

 

Người bán dâm Thái kể về phố đèn đỏ Frankfurt

Kaona PongpipatPhóng viên BBC Tiếng Thái từ London

Chính quyền Đức bắt đầu hợp pháp hoá nghề mại dâm vào năm 2002.

Gần đây, quy định mới của Chính phủ liên quan đến loại hình kinh doanh này đã được thông qua, trong đó bắt buộc gái mại dâm có chứng chỉ hành nghề và khách hàng phải đeo bao cao su.

Sandy ở Bahnhofsviertel

“Cứ thoải mái chụp ảnh đi nhé. Tôi đã hỏi chủ rồi”. Sandy nói với phóng viên BBC khi đưa chúng tôi tham quan những tòa nhà ở Bahnhofsviertel.

Cô là một người chuyển giới nam sang nữ gốc Thái, đã hành nghề mại dâm hơn 30 năm tại Đức.

Đã ngoài 50 tuổi, Sandy rất quen thuộc với từng ngóc ngách khu phố đèn đỏ, nơi vừa là văn phòng vừa là mái nhà của cô trong hơn 20 năm sống ở Frankruft.

Sandy bắt đầu ‘khởi nghiệp’ từ khi bức tường Berlin sụp đổ.

Sandy nhớ lại những ngày tháng làm ăn khấm khá ban đầu do dòng người từ Đông Đức cũng là khách hàng của cô tràn sang Berlin.

Sau khi dành dụm trong một năm, Sandy bay về Thái Lan để phẫu thuật chuyển giới. Khi quay trở lại, cô tiếp sự nghiệp kinh doanh tình dục mà mình yêu thích và tự hào.

Sau hơn sáu năm ở Berlin, Sandy chuyển về Frankfurt vì nghe nói ở đó sẽ có những căn nhà để ở và làm việc, thay vì phải đứng đợi khách ngoài trời lạnh.

Đấy chính là khi cô bắt đầu sống ở Bahnhofsviertel.

Đời mại dâm qua mạng xã hội

Phim mới hé lộ về phụ nữ TQ làm nghề mại dâm ở London

52 khách một ngày

Bahnhofsviertel – khu phố đèn đỏ ở Frankfurt là cái tên khét tiếng trong giới ăn chơi ở Đức.

Tại đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một “thế giới tội lỗi” với hàng tá các câu lạc bộ thoát y, cửa hàng bán đồ chơi tình dục, những nhà thổ được cấp phép.

15 năm kể từ ngày Đức hợp pháp hóa nghề mại dâm, nền công nghiệp này hiện nay được cho là đem lại khoảng 16 tỷ euro lợi nhuận mỗi năm.

Hiện nay ở Đức có khoảng 400.000 gái mại dâm “phục vụ” cho gần một triệu khách mỗi ngày.

Sandy vui vẻ nói kỷ lục cá nhân là tiếp 52 khách một ngày và kiếm được 200.000 bảng một năm.

Tuy nhiên, đây chỉ là một mặt của vấn đề.

Những người phản đối lên tiếng báo động vì cơ hội mà việc hợp pháp hóa mại dâm đưa lại từ năm 2002 đồng nghĩa với việc gia tăng tệ nạn buôn bán người phụ nữ, đặc biệt từ Đông và Nam Âu.

Bộ luật mới

Đạo luật mới vừa được thông qua ở Đức chính là biện pháp nhằm giải quyết các tệ nạn nói trên, Sandy nói.

Theo một báo cáo của báo The Independent, người cung cấp dịch vụ mại dâm cần có giấy phép kinh doanh hành nghề, được gia hạn hai năm một lần.

Đồng thời, người hành nghề mại dâm phải đăng ký khám sức khỏe hàng năm, và khách hàng bắt buộc phải đeo bao cao su.

Các hành vi vi phạm có thể bị phạt số tiền từ 860 bảng đến 43000 bảng Anh.

Trả lời phỏng vấn BBC, Sandy nói cô trả tiền thuê phòng là 140 bảng mỗi ngày.

Việc đăng ký với nhà chức trách khiến chính phủ kiểm soát việc nộp thuế của người hành nghề mại dâm một cách có hệ thống hơn.

Sandy thỏa thuận với chủ nhà giữ nguyên giá thuê, vì cô giải thích một phần tiền thuê sẽ là hình thức đóng thuế của mình.

Theo cô thì chính quyền Thái Lan nên học tập gương Đức trong việc hợp pháp hóa ngành nghề mại dâm.

Mại dâm là tệ nạn hay giải pháp?

Mại dâm nam ‘gia tăng và đa dạng’ ở VN

Khởi tố hình sự vụ án dâm ô trẻ em ở Hoàng Mai

Trong căn phòng vừa là chỗ ở và nơi làm việc, Sandy có đầy đủ hệ thống chiếu sáng, trang phục và dụng cụ đủ để mở một cửa hàng đồ chơi tình dục.

Ngoài ra, vấn đề an ninh cũng rất được coi trọng.

Nếu Sandy ấn nút bấm khẩn cấp được đặt ngay trong phòng, lực lượng an ninh sẽ có mặt để giải cứu cô trong vòng giây lát.

Theo Sandy, lợi ích của bộ luật mới là làm giảm lượng gái mại dâm cư trú bất hợp pháp ở Đức.

Cô nói đây chính là một trong những lý do chính khiến thù lao cho nghề mại dâm đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.

“Đạo luật này là một điều tốt vì từ nay trở không phải ai cũng có thể làm công việc này, chỉ những người có visa hợp pháp ở đây. Họ cũng sẽ không thể phá giá thị trường nữa”.

“Việc đăng ký với nhà chức trách cũng rất có lợi vì quá trình kê khai thuế trở nên đơn giản hơn”, Sandy nói thêm.

Người Thái ở Frankfurt

BBC được Sandy giới thiệu những đồng nghiệp thuộc nhiều quốc tịch, một phụ nữ Pháp có biệt danh “quý bà” chuyên sưu tập và làm việc với những dụng cụ tình dục bạo dâm, hay người bạn Thổ Nhĩ Kỳ chuyên phục vụ người lao động đồng tính nhưng chưa có tiền phẫu thuật chuyển giới.

Sandy tin rằng có khoảng 20 người Thái chuyển giới làm người hành nghề mại dâm ở Frankfurt.

Cô nói cách đây tầm 20 năm, con số người Thái ở đây lớn hơn thế rất nhiều.

Theo Sandy, những người Thái hoạt động mại dâm ở Đức rất ít khi gặp các vấn đề về luật pháp. Phần lớn những người này đều thận trọng và đã đăng ký với nhà chức trách trước khi sang Đức.

Đây cũng là quan điểm của Parama Chamrasromran, thám tán cơ quan Lãnh Sự Hoàng gia Thái ở Frankfurt.

Luật mới của Thái Lan ‘ảnh hưởng lao động Việt Nam’

Các tướng Thái Lan ‘làm kinh tế’ thế nào sau đảo chính

Viên cảnh sát Thái có hành động nhân văn

“Mặc dù rất khó có được con số chính xác, nhưng số người gốc Thái hành nghề mại dâm bất hợp pháp ở Đức đã giảm đi nhiều trong vòng 20-30 năm qua”, vẫn theo lời Chamrasromran.

Sandy mong chính phủ Thái Lan có chính sách tương tự đối với nghề mại dâm.

Thái Lan, đất nước hồi giáo

Nhưng ý tưởng của Sandy có lẽ là khá xa với đối với một đất nước như Thái Lan.

Nơi đây người Phật giáo chiếm đa số và mang tư tưởng truyền thống, tuy nhiên lại có các dịch vụ mại dâm rất phát triển mặc dù chưa được hợp pháp hóa.

Những người làm trong ngành công nghiệp này cho rằng, việc loại bỏ mại dâm sẽ làm suy yếu đến nền kinh tế Thái Lan, vốn đã bị ảnh hưởng sau cuộc đảo chính hồi năm 2014.

Khách du lịch nước ngoài và đàn ông Thái Lan thường đổ xô đến các quán rượu và mát xa ở Bangkok cũng như các thành phố du lịch khác để tìm kiếm dịch vụ biểu diễn sex có tên ‘ping pong tour’.

Tuy nhiên, người làm trong ngành nghề mại dâm ở Thái Lan vẫn phải hứng chịu sự kỳ thị của xã hội.

Sandy là một trường hợp hiếm khi cả bố mẹ và em gái cô đều biết về việc cô đến Đức 30 năm trước để hành nghề mại dâm.

Chính mẹ cô, một người y tá, là người đã thu vén vali đồ dùng cho Sandy với nhiều gói bao cao su.

Sandy nói cô sẽ đi làm thêm một năm nữa rồi sẽ giải nghệ và trở về quê hương, sau đó mở cửa hàng kinh doanh thú vật nuôi.

Một người chuyển giới giấu tên làm nghề mại dâm khác ở Frankfurt, ở đây tạm gọi là Fai. Cô nói sẽ rất khó cho Thái Lan có chính sách tương tự.

“Vì Thái Lan là một quốc gia truyền thống”.

“Tôi cũng muốn Thái Lan có hệ thống thuế minh bạch hơn, nhưng đây vẫn là một đất nước Phật giáo”.

“Đức có những chính sách tốt với ngành nghề mại dâm. Bạn có những ngôi nhà nơi bạn có thể giải quyết nhu cầu tâm lý. Nó sẽ giúp giảm đi tình trạng tội phạm và hãm hiếp”, theo lời Fai.

Nhà chứa châu Âu

Theo giải thích của bà Manuela Schwesig, Bộ trưởng Đức phụ trách các vấn đề Phụ nữ và Gia đình, việc hợp pháp hoá nghề mại dâm sẽ cải thiện địa vị của gái mại dâm trong xã hội, họ sẽ độc lập hơn và có nhiều quyền hơn, chẳng hạn, quyền được chăm sóc y tế, được hưởng lương hưu và được bảo hiểm thất nghiệp.

Nhưng cũng có rất nhiều nhóm xã hội phản đối việc hợp pháp hoá này.

Những người phản đối lên tiếng báo động vì nước Đức đã trở thành “nhà chứa của châu Âu” và “thiên đường tình dục”, nói cách khác, trở thành trung tâm du lịch tình dục thu hút khách mua dâm từ Pháp, Ý, các nước vùng Scandinavie và nhiều nước khác trên thế giới.

Ngày càng nhiều nhà chứa xuất hiện trên vùng đất biên giới giữa Đức và các nước khác, điển hình là thành phố Cologne có nhà chứa lớn nhất châu Âu.

“Việc này buộc nhiều người đàn ông và phụ nữ bị đẩy vào việc làm mại dâm bất hợp pháp và tăng rủi ro vi phạm quyền con người”, theo lời Fabienne Freymadl, Chủ tịch tổ chức BesD bảo vệ quyền lợi người lao động làm nghề mại dâm ở Đức.

Phóng viên Kaona Pongpipat của BBC Thái ở London đã sang Đức thực hiện loạt bài về người di dân từ Thái Lan tại Đức trong tháng 6/2017.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40535121

 

G20: Biểu tình bạo động tại Đức

76 cảnh sát đã bị thương trong cuộc đụng độ với người biểu tình tại thành phố Hamburg, Đức, nơi hội nghị thượng đỉnh G20 sắp khai mạc.

Ba cảnh sát được đưa tới bệnh viện, cảnh sát cho biết. Cũng có tin về người biểu tình bị thương tích.

5 điều cần biết về hội nghị G20 ở Hamburg

Trump kêu gọi Nga ngừng “làm mất ổn định” Ukraine

Trump và Putin trong mắt nhau

Cáo buộc Trump-Nga ‘lớn hơn Watergate’

Các cuộc đụng độ bắt đầu khi cảnh sát tiếp cận người biểu tình bịt mặt tại cuộc tuần hành “Chào mừng bạn đến với địa ngục” với sự tham dự của 12.000 người.

Các nhà lãnh đạo thế giới – gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump – sẽ thảo luận về biến đổi khí hậu, mậu dịch và các vấn đề quan trọng khác.

Cảnh sát đã rùng vòi rồng và hơi cay với những người biểu tình bịt mặt ném chai, gạch đá và pháo sáng.

Nhà tổ chức biểu tình hủy cuộc diễu hành nơi cuộc đụng độ đầu tiên diễn ra, nhưng những người biểu tình vẫn nán lại trên đường phố và cảnh sát cho biết bạo động lan sang các khu vực khác của thành phố.

Những người biểu tình đã dựng rào chắn tạm thời, đốt xe, đập phá một số cửa tiệm, cảnh sát cho biết.

Các nhóm cứu thương được điều tới hiện trường để trợ giúp nhiều người. Ít nhất một người dường như bị thương nghiêm trọng và đã được đưa đi cấp cứu.

Trước cuộc diễu hành, cảnh sát đã cảnh báo có bạo lực có thể xảy ra và nói rằng họ đã tịch thu một số vũ khí tự chế.

Khoảng 20.000 cảnh sát đã được triển khai tại Hamburg để bảo vệ cho hội nghị thượng đỉnh, và cảnh sát lập rào chắn để chặn người biểu tình tiếp cận các địa điểm diễn ra sự kiện. Dự kiến có thể có tới 100.000 người biểu tình sẽ tới Hamburg trong thứ Sáu và thứ Bảy.

Bất hòa G20

Chính các nhà lãnh đạo G20 cũng phải đối mặt với những bất đồng của họ, trong đó có chủ đề biến đổi khí hậu và thương mại.

Ông Trump đã gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel và hai nhà lãnh đạo dành một giờ để nói về Bắc Hàn, Trung Đông, xung đột ở đông Ukraine và các chủ đề của G20, phát ngôn viên chính phủ Đức cho biết.

Tuần trước bà Merkel cho biết G20 sẽ tập trung vào thỏa thuận khí hậu Paris mà Hoa Kỳ đã rút. Nhưng trước đó bà nói là nước đăng cai tổ chức G20 bà sẽ làm việc để tìm sự thỏa hiệp.

Hội nghị thượng đỉnh cũng là nơi ông Trump gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên.

Cuộc họp sẽ diễn ra lúc 14:45 giờ địa phương và kéo dài trong một giờ, theo truyền thông Nga.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40527830

 

HRW kêu gọi tự do cho ông Lưu Hiểu Ba nhân G-20

Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, trụ sở tại Hoa Kỳ, kêu gọi các vị lãnh đạo G-20 áp lực buộc Trung Quốc trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến-khôi nguyên Hòa Bình Lưu Hiểu Ba.

Bà Lotte Leicht, đại diện của Human Rights Watch tại Liên minh Châu Âu nói rằng nhà cầm quyền Trung Quốc không hề nương tay trong cách đối xử của họ với ông Lưu, ngay cả khi, vào ngày 20 tháng sáu, có tin nói là ông đang bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Hiện ông Lưu được tại ngoại để điều trị tại một bệnh viện ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Xung quanh bệnh viện có công an Trung Quốc canh gác rất cẩn mật.

Tuy nhiên ông Lưu cũng được vợ là bà Lưu Hà, cùng người em trai bà đến thăm. Qua một nguồn tin thân cận với gia đình thì bà Lưu Hà mong muốn chồng bà được ra nước ngoài chữa bệnh.

Hôm 5 tháng 7, Cơ quan Tư pháp thành phố Thẩm Dương thông báo rằng chính quyền đã mời các bác sĩ Đức và Mỹ đến chữa trị cho ông Lưu Hiểu Ba, vì theo lời nhà cầm quyền, ông Lưu không đủ sức khỏe để có thể thực hiện một chuyến đi ra hải ngoại. Nhưng hiện không có một nguồn tin y khoa độc lập nào có thể đưa ra lời chẩn đoán bệnh tình ông Lưu.

Bên cạnh đó nhà cầm quyền lại cho lưu hành một bang video, trong đó ông Lưu Hiểu Ba được chăm sóc sức khỏe một cách chu đáo, còn bà Lưu Hà cùng người em trai thì ngỏ lời cảm ơn các bác sĩ đã tận tình chăm sóc. Người ta không biết là hai chị em bà Lưu có biết mình bị quay phim hay không? Hay là họ đồng ý cho làm việc đó.

Xin nhắc lại là ông Lưu Hiểu Ba là một nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc đã khởi xướng kiến Nghị ‘Hiến chương 08’ kêu gọi Bắc Kinh thực hiện cải tổ chính trị sâu rộng. Vào năm 2009, ông bị kêu án 11 năm với cáo buộc ‘kích động lật đổ chính quyền’.

Văn phòng Nhân quyền Liên hiệp vào ngày 7 tháng 7 bày tỏ quan ngại về thông tin cho biết sức khỏe của ông Lưu Hiểu Ba suy kiệt.

Phát ngôn nhân Liên hiệp quốc Elizabeth Throsell cho báo giới biết như vừa nêu tại cuộc họp báo thường kỳ ở Geneva, thông tin thêm là Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Zeid Ra’ad al Hussein có yêu cầu Trung Quốc cho phép một quan chức của Liên hiệp quốc được tiếp cận người bệnh là ông Lưu Hiểu Ba và vợ ông Lưu Hà; tuy nhiên cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa phúc đáp cho yêu cầu đó.

Cũng tin liên quan đến tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc, ông Lưu Thiểu Minh, một nhà hoạt động cho quyền lợi người lao động tại Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 bị tòa tuyên án 4 năm rưỡi tù giam .

Luật sư của ông Lưu nói rằng bản án này được một tòa trung thẩm tại tỉnh Quảng Đông đưa ra, ông Lưu bị kết án với cáo buộc kích động phá hoại nhà nước. Người luật sư này nói thêm là gia đình ông Lưu sẽ kháng án.

Cũng theo lời luật sư thì tại tòa, ông Lưu Thiểu Minh khẳng định mình vô tội.

Ông Lưu bị bắt hồi tháng 5 năm 2015, khi ông cho lưu truyền những bài viết của mình về phong trào Thiên An Môn của sinh viên Trung Quốc đòi dân chủ hồi năm 1989 bị đàn áp đẫm máu tại thủ đô Bắc Kinh.

Một nhà nghiên cứu của tổ chức theo dõi nhân quyền Ân Xá Quốc tế nói rằng ông Lưu Thiếu Minh là một tù nhân lương tâm, và ông cũng là một trong những nhà hoạt động công đoàn độc lập đầu tiên tại Trung Quốc.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/g20-press-cn-free-nobel-laureat-07072017103446.html

 

Chủ tịch TQ kêu gọi giải pháp hòa bình cho vấn đề Bắc Hàn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 6 tháng 7 lên tiếng kêu gọi cần có một giải pháp hòa bình cho vấn đề Bắc Hàn và đưa ra cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Tân Hoa Xã dẫn lời của chủ tịch họ Tập nói với người tương nhiệm Hàn Quốc trong cuộc gặp trước thượng đỉnh G20 rằng tất cả các bên cần tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Vào ngày 5 tháng 7, Hoa Kỳ lên tiếng nói sẵn sàng sử dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết để chấm dứt chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn; tuy vậy vẫn mong muốn biện pháp ngoại giao toàn cầu đối với việc Bình Nhưỡng thách thức các cường quốc thế giới khi tiếp tục thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa

Vào ngày thứ ba 4 tháng 7, ngay ngày Quốc khánh Hoa Kỳ, Bắc Hàn tuyên bố thử nghiệm thành công hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa mà theo một số chuyên gia tầm bắn của loại hỏa tiễn này có thể nhắm đến đích Alaska, Hawaii và thậm chí đến khu vực tây bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/xi-urges-peaceful-resolution-on-nkorea-issue-07062017104652.html

 

Sắc lệnh của Trump

không ảnh hưởng tới số du học sinh sang Mỹ

Trái với lo ngại rằng số sinh viên quốc tế sang Mỹ du học sẽ giảm vào mùa thu năm nay, lượng sinh viên nước ngoài muốn được theo học ở một trường Mỹ nhìn chung vẫn duy trì ổn định, theo cuộc khảo sát dựa vào hồi đáp từ 112 trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ do Viện Giáo dục Quốc tế đăng tải hôm nay.

Trong 112 trường cung cấp dữ liệu, có 2% giảm sút về tỷ lệ học sinh dự kiến nhập học năm nay so với năm trước. Tổng thể, tỷ lệ sinh viên quốc tế nhập học giảm nhẹ từ 26 xuống còn 24%.

Những tranh cãi gần đây về chính sách visa và di dân, bao gồm sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump cấm nhập cảnh Mỹ những người từ 6 nước có đa số dân theo đạo Hồi, đã khiến các trường học tại Mỹ lo ngại rằng số sinh viên quốc tế của họ sẽ sút giảm.

Với hơn 1 triệu du học sinh nước ngoài theo đuổi bậc đại học trở lên tại Mỹ và đóng góp hơn 36 tỷ đô la cho nền kinh tế Hoa Kỳ, các trường cao đẳng và đại học Mỹ đã có các bước tích cực khuyến khích du học sinh đăng ký nhập học, theo Viện Giáo dục Quốc tế.

Bốn tiểu bang tập trung đông du học sinh nước ngoài nhất là California, New York, Texas, và Massachusetts.

Làm sao có được visa để du học Mỹ hiện là mối quan tâm hàng đầu của các học sinh nước ngoài, đặc biệt từ các nước bị liệt kê trong sắc lệnh cấm du hành của Tổng thống Trump. Cứ 2 trường đào tạo bậc cao ở Mỹ thì có 1 trường chia sẻ cùng quan ngại này với sinh viên.

Nguồn: University World News

https://www.voatiengviet.com/a/sac-lenh-cua-trump-khong-anh-huong-toi-so-luong-du-hoc-sinh-sang-my-/3931695.html

 

Microsoft sắp cắt giảm hàng ngàn công việc làm

Tập đoàn Microsoft dự định cắt hàng ngàn công việc làm, phần lớn bên ngoài nước Mỹ, theo một nguồn tin của Reuters.

Đầu tuần này xuất hiện thông tin rằng Microsoft sẽ tiến hành sắp xếp lại công việc và quá trình này sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ nhân viên tiếp thị và bán hàng.

Cổ phiếu của công ty đã giảm 0.7% vào ngày 6/7.

Trang web của công ty cho hay tính tới cuối tháng 3 năm nay, tập đoàn Microsoft có khoảng 120 ngàn nhân viên trên toàn cầu, đội ngũ tiếp thị và bán hàng chiếm 19% số này.

Microsoft đã thông báo với một số nhân viên về kế hoạch cắt giảm, và tại một số nơi, công ty dự tính sẽ thông báo cho nhân công rằng công việc làm của họ đang ‘bị dòm ngó,’ vẫn theo nguồn tin của Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/microsoft-sap-cat-giam-hang-ngan-cong-viec-lam-/3931693.html

 

Mỹ ‘nổi nóng’ với Bắc Triều Tiên, liệu có chiến tranh?

Nguyễn Lại

Vào đúng ngày quốc khánh Mỹ 04/7 vừa qua, Bắc Triều Tiên tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng vươn tới một số vùng ở Bắc Mỹ và có thể mang đầu đạn hạt nhân. Như vậy là mọi nỗ lực của Hòa Kỳ ,Trung Quốc và cả Liên Hiệp quốc trong việc ngăn chặn chính quyền Kim Jong Un phát triển vũ khí hạt nhân đã bị phớt lờ. Vụ phóng thử lần này rõ ràng là một lời thách thức của Bình Nhưỡng đối với Hoa Kỳ và thế giới nói chung.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong chuyến công du Ba Lan ngày 05/7 tuyên bố đang “xem xét một số giải pháp nghiêm trọng đối với Bắc Triều Tiên”. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc hôm 04/7 nhắc tới khả năng sử dụng võ lực cho vấn đề Triều Tiên như một biện pháp tự vệ và bảo vệ các nước đồng minh. Có khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ cùng các đồng minh hay chăng trong lúc các giải pháp hiện nay đối với điểm nóng bán đảo Triều Tiên dường như không có tác dụng? Đó là những câu hỏi mà dư luận đang thực sự quan tâm trong những ngày này.

Theo nhận định chung của giới chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của hành động “thách thức” từ Bắc Triều Tiên khi thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa đúng vào ngày quốc khánh Mỹ bắt nguồn từ chính chế độ tại Bình Nhưỡng và những toan tính từ Trung Quốc, quốc gia lâu nay vẫn được coi là bảo trợ cho chế độ Bình Nhưỡng.

Luật sư kiêm Giáo sư luật Vũ Đức Khanh từ Đại học Ottawa (Canada), một chuyên gia về quan hệ quốc tế và luật quốc tế, cho rằng:

“Thực tế, bây giờ chưa có một bằng chứng cụ thể nào để khẳng định rằng những vụ thử tên lửa, đặc biệt là vụ thử tên lửa liên lục địa vào đúng ngày quốc khánh Mỹ 04/7 vừa qua của Bắc Triều Tiên là do Trung Quốc giật dây. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì Bình Nhưỡng biết rằng trước sau gì Hoa Kỳ cũng phải ngồi vào bàn đàm phán 4 bên hoặc 6 bên bao gồm Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Mà khi đã ngồi vào bàn đàm phán rồi thì Bình Nhưỡng sẽ có quyền thỏa thuận một số quyền lợi. Trung Quốc thì sẽ đem Biển Đông ra trao đổi với Hoa Kỳ để đổi lấy việc hạ nhiệt điểm nóng trên bán đảo Triều Tiên. Thậm chí, Nga cũng sẽ đem vấn đề Syria và Ukraine ra trao đổi với Hoa Kỳ. Vì vậy, việc liên tục phóng thử tên lửa của Bắc Triều Tiên trong thời gian gần đây rõ ràng là có những mục đích cụ thể từ chính chế độ Bình Nhưỡng và cả những nước bảo trợ cho chế độ này.”

Khác với những tuyên bố có phần cứng rắn của Tổng thống Donald Trump và Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley về một giải pháp quân sự đã được tính tới đối với chế độ Bình Nhưỡng, các chuyên gia dự đoán khó xảy ra một cuộc xung đột giữa Mỹ cùng các đồng mình với Bắc Triều Tiên. Nguyên nhân căn bản, theo giới phân tích, là do hiện Hoa Kỳ chưa đạt được sự đồng thuận với các đồng minh trong vấn đề này.

Giáo sư Khanh phân tích:

“Hiện tại, Bình Nhưỡng thừa biết Mỹ không đạt được sự đồng thuận với các đồng minh của mình. Ngay trong chuyến thăm Washington mới đây của Tổng thống Hàn Quốc, ông này cũng đã bày tỏ lo ngại rằng một cuộc chiến tranh gây thiệt hại lớn về con người sẽ xảy ra nếu chọn giải pháp quân sự đối với Bắc Triều Tiên. Nhật Bản hiện cũng chưa có động thái gì cụ thể. Như vậy, Hoa Kỳ không thể đơn phương hành động được. Tôi cho rằng rất khó để có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang trên bán đảo Triều Tiên vào thời điểm này. Mà ngay cả Tổng thống Trump, những tuyên bố của ông cũng yếu dần đi. Cũng giống như đời Tổng thống Obama thôi. Ông Obama đã đặt ra lằn ranh đỏ đối với chế độ ở Syria, nhưng rồi cũng không thể làm gì. Ông Trump cũng từng đặt ra lằn ranh đỏ với Bình Nhưỡng, nhưng giờ đây cũng khó có thể có những hành động quân sự cứng rắn được.”

Các chuyên gia quan sát thời cuộc cho rằng hành động “thách thức” gần đây của Bình Nhưỡng đã cho thấy sự suy yếu trong vai trò của Hoa Kỳ đối với các vấn đề toàn cầu. Vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa đúng vào ngày quốc khánh Mỹ cũng là một đòn giáng mạnh vào uy tín của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Với những khó khăn nội bộ ngay tại Washington khi đang có sự chia rẽ trong chính đảng Cộng Hòa với vụ điều tra Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ khó có được những hành động đáp trả hiệu quả, theo phân tích của các chuyên gia.

Giới phân tích nói giải pháp duy nhất, dễ thực hiện nhất đối với ông Trump lúc này là đem Biển Đông ra thỏa thuận với Trung Quốc để hạ nhiệt điểm nóng Triều Tiên. Và nếu điều này xảy ra, rõ ràng những nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, sẽ bị thiệt thòi.

https://www.voatiengviet.com/a/my-noi-nong-voi-bac-trieu-tien-lieu-co-chien-tranh/3931644.html

 

Tại Ba Lan: Trump cứng rắn với Bắc Hàn, chỉ trích Nga

Tổng thống Mỹ hôm 6/7 cảnh báo rằng Bắc Triều Tiên có thể đối mặt với một số hậu quả “nghiêm trọng” sau khi nước này tiếp tục thách thức thế giới với vụ phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Ông nói với các phóng viên: “Tôi có một số điều rất nghiêm trọng mà chúng tôi đang suy nghĩ”.

Ông Trump không nói cụ thể về biện pháp trừng phạt mà Mỹ có thể chỉ đạo đối với Bắc Triều Tiên.

Nhưng Washington cũng vấp phải sự chống đối rõ rệt từ Nga và Trung Quốc về bất cứ động thái đáp trả nào có thể có của Mỹ.

Các nỗ lực nhằm tìm kiếm sự đồng thuận giữa các cường quốc dường như lâm vào bế tắc, làm ông Trump bị hạn chế rất nhiều về các phương án có thể chọn.

Các biện pháp trừng phạt mới sẽ không mấy hiệu quả trừ phi được hậu thuẫn từ Trung Quốc, vốn là nguồn sống về mặt tài chính của Bắc Triều Tiên. Nga cũng phản đối việc gây thêm áp lực kinh tế đối với chính quyền của Kim Jong Un.

Sau đó, cũng trong ngày 6/7, trong bài diễn văn trước nhân dân Ba Lan, ông Trump đã có vài lời chỉ trích Nga, nhưng không nhắc đến Tổng thống Putin, người ông sẽ gặp vào ngày 7/7.

Ông phát biểu: “Chúng tôi thúc giục Nga ngừng hoạt động gây bất ổn ở Ukraine và các nơi khác”. Ông kêu gọi Moscow hãy “gia nhập cộng đồng các quốc gia có trách nhiệm”.

Tổng thống Mỹ yêu cầu Nga dừng “sự ủng hộ dành cho các chế độ thù địch, trong đó có Syria và Iran”.

Về các diễn biến trên thế giới, kể cả chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên, ông Trump nói trước khi đến Đức dự hội nghị G20 hôm 7/7: “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nhìn vào những gì sẽ diễn ra trong những tuần và những tháng sắp tới. Thật hổ thẹn là họ cư xử như vậy. Sẽ phải có hành động nào đó”.

Ông Trump nói thêm: “Tôi không vạch ra lằn ranh đỏ”, ông nhắc lại lời chỉ trích của ông về lập trường của Tổng thống Barack Obama đối với Syria và vũ khí hóa học.

Trước hàng ngàn người Ba Lan đứng kín quảng trường Krasinski, ông Trump cam kết sẽ đối đầu với “những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và lối sống của chúng ta”.

Ông nói Hoa Kỳ và châu Âu đã chịu hết vụ tấn công khủng bố này đến vụ khác và ông hứa rằng biên giới Mỹ sẽ đóng lại với “chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố ở bất cứ dạng nào”.

Tổng thống Mỹ tuyên bố sự sống còn của phương Tây là “câu hỏi cơ bản của thời đại chúng ta”.

“Bảo vệ phương Tây rốt cuộc không chỉ dựa vào phương tiện, mà còn ý chí giành chiến thắng của người dân châu lục. Câu hỏi cơ bản của thời đại chúng ta là liệu phương Tây có ý chí để sống sót hay không”.

Ông nói thêm: “Cũng như Ba Lan không thể bị phá vỡ, phương Tây sẽ không bao giờ bị như vậy. Các giá trị của chúng ta sẽ chiến thắng. Nhân dân chúng ta sẽ thịnh vượng. Và nền văn minh của chúng ta sẽ khải hoàn”.

Lời phát biểu của ông liên tục bị gián đoạn vì những lời hò reo nhiệt tình từ đám đông.

Ông Trump cũng đánh giá rằng Ba Lan là một nước có vai trò lãnh đạo trong một khối châu Âu thời hiện đại.

(theo NBC, Washington Post)

https://www.voatiengviet.com/a/tai-ba-lan-trump-cung-ran-voi-bac-han-chi-trich-nga/3931207.html

 

Nổ bom tự sát ở Ai Cập, giết chết 10 binh sĩ

Ít nhất 10 binh sĩ Ai Cập đã thiệt mạng, trong đó có một đại tá, và một số người khác bị thương trong hai cuộc tấn công tự sát nhắm vào các chốt kiểm soát quân sự ở miền bắc bán đảo Sinai, Ai Cập, hôm thứ Sáu 7/7.

Hãng tin Reuters tường thuật rằng hai chiếc xe đã nổ tung khi chạy qua hai chốt kiểm soát gần nhau trên một con đường ở ngoại vi thành phố biên giới Rafah. Chưa có nhóm nào lên tiếng` nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công này.

Trong một thông báo hôm thứ Sáu, quân đội Ai Cập nói các cuộc tấn công đã giết chết và làm bị thương tổng cộng 26 quân nhân, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Thông báo này cho biết lực lượng an ninh trước đó đã tiêu diệt 40 phiến quân và phá hủy sáu chiếc xe của họ sau cuộc tấn công.

Thông báo của quân đội Ai Cập nói:

“Các lực lượng thực thi pháp luật ở miền bắc Sinai đã thành công trong việc chận đứng một âm mưu tấn công khủng bố nhắm vào một số chốt kiểm soát ở phía nam thành phố Rafah.”

Ai Cập đang đối mặt với một phong trào nổi dậy do nhóm Nhà nước Hồi giáo cầm đầu ở vùng Sinai, nơi mà hàng trăm binh sĩ và cảnh sát đã bị sát hại tính từ năm 2013, khi quân đội Ai Cập lật đổ nhà lãnh đạo Hồi giáo Mohamed Mursi sau một đợt biểu tình lớn.

https://www.voatiengviet.com/a/no-bom-tu-sat-tai-ai-cap-giet-chet-10-binh-si/3932524.html

 

“Mỹ chớ lợi dụng Bắc Triều Tiên để chế tài Trung Quốc”

Bắc Kinh sẽ thi hành tất cả những chế tài áp đặt lên Bắc Triều Tiên, hậu quả của những vụ thử nghiệm phi đạn của nước này, nhưng Hoa Kỳ chớ nên viện cớ Bắc Triều Tiên để chế tài các định chế tài chánh của Bắc Kinh, Thứ trưởng Tài chánh Trung Quốc nhấn mạnh.

Phát biểu trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg khai mạc, Thứ trưởng Zhu Guangyao cũng đồng thời kêu gọi các nền kinh tế hàng đầu hợp tác trong vấn đề sản xuất thép quá mức trên thế giới hơn là đổ lỗi lẫn nhau vì thực trạng này có thể gây hại cho tăng trưởng toàn cầu.

https://www.voatiengviet.com/a/my-cho-loi-dung-bac-trieu-tien-de-che-tai-trung-quoc/3931675.html

 

Từ 2040: Pháp ngưng bán xe chạy bằng xăng,dầu

Pháp đề mục tiêu chấm dứt buôn bán xe chạy bằng xăng hay dầu diesel trước năm 2040 và đến năm 2050 trở thành quốc gia không phát thải khí carbon, theo loan báo của Bộ trưởng Sinh thái Pháp, Nicolas Hulot, ngày 6/7 nhằm giữ vững động lực của thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang nóng lòng muốn xúc tiến thực thi thỏa thuận này để đối phó với biến đổi khí hậu sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp ước cột mốc đạt được tại Paris hồi năm 2015.

Xe chạy bằng xăng và dầu diesel chiếm khoảng 95,2% đội xe mới tại Pháp trong nửa đầu năm nay, xe điện chiếm 1,2% trên thị trường, và xe hybrid chiếm khoảng 3,5%.

Công ty sản xuất xe Volvo đã lên kế hoạch bắt đầu từ 2019 sẽ sản xuất toàn xe điện. Ấn Độ cũng đang nhắm mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn toàn sản xuất và tiêu thụ xe điện.

https://www.voatiengviet.com/a/tu-2040-phap-ngung-ban-xe-chay-bang-xang-dau-/3931691.html

 

Biểu tình ở Venezuela, ít nhất 123 binh sĩ bị bắt

Kể từ khi xảy ra những cuộc biểu tình chống chính phủ Venezuela bắt đầu hồi tháng tư, có ít nhất 123 binh sĩ bị bắt vì các tội danh từ phản quốc, nổi loạn cho đến trộm cắp và đào ngũ, theo tài liệu quân sự mà Reuters tiếp cận được.

Danh sách những người bị giam bao gồm sĩ quan cũng như những binh sĩ cấp thấp của lục quân, hải quân, không quân và Vệ binh Quốc gia cho thấy sự bất mãn và chống đối trong quân đội 150.000 thành viên của Venezuela.

Hàng triệu người Venezuela đang chịu cảnh khan hiếm thực phẩm và lạm pháp gia tăng vì khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Ngay cả trong lực lượng vũ trang, với lương khởi điểm ở mức tối thiểu khoảng trên dưới 12 đô la/tháng, nhiều người than phiền về lương bổng eo hẹp và tình trạng thiếu ăn.

Kể từ khi phe đối lập bắt đầu biểu tình cách đây hơn 3 tháng, một số giới chức an ninh đã công khai thể hiện thái độ bất mãn với chế độ.

Người Venezuela xem lực lượng vũ trang như là trung gian hòa giải chính của nước này. Các lãnh tụ đối lập liên tục cổ vũ các tướng lãnh quân đội ly khai với Tổng thống theo chủ nghĩa xã hội Nicolas Maduro.

Ông Maduro nói ông là nạn nhân của một “cuộc nổi dậy vũ trang” do phe đối lập được Hoa Kỳ hậu thuẫn tìm cách kiểm soát khu vực dầu mỏ giàu có của Venezuela. Ông nói các sĩ quan quân đội cao cấp ủng hộ ông.

Vệ binh Quốc gia đứng tuyến đầu trong công tác trấn dẹp biểu tình trên toàn quốc. Lực lượng này dùng hơi cay, vòi rồng, và đạn cao su chống lại người trẻ biểu tình ném đá, bom xăng Molotov, và chất bẩn vào các binh sĩ. Có ít nhất 90 người thiệt mạng kể từ tháng 4 năm nay.

Một số thành viên trong Vệ binh Quốc gia thừa nhận đã kiệt sức và kiệt quệ.

https://www.voatiengviet.com/a/bieu-tinh-o-venezuela-it-nhat-123-binh-si-bi-bat/3931657.html

 

Trung Quốc tố cáo Ấn Độ quân sự hóa biên giới

Trung Quốc ngày 6/7 chỉ trích Ấn Độ viện cớ Trung Quốc làm đường để vượt qua biên giới, đồng thời cáo buộc New Delhi quân sự hóa biên giới phía Ấn.

Căng thẳng tại phần đất cao nguyên cạnh tiểu bang miền núi Sikkim của Ấn Độ giáp ranh với Trung Quốc làm ‘tăng nhiệt’ xích mích giữa hai nước láng giềng khổng lồ có chung 3.500 km biên giới mà phần lớn trong số này còn đang tranh chấp.

Trung Quốc nói lính biên phòng Ấn Độ vượt biên giới vào vùng Đồng Lăng của Trung Quốc hồi đầu tháng 6 và cản trở công tác làm đường trên cao nguyên.

Sau đó, binh sĩ hai bên đối đầu gần một thung lũng do Trung Quốc kiểm soát, nơi chia cách Ấn Độ với Bhutan và tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp cận vùng Cổ Gà, một dải đất nhỏ nối liền Ấn Độ và vùng đông bắc xa xôi của nước này.

Ấn nói đã cảnh báo Trung Quốc rằng sẽ có hậu quả an ninh nghiêm trọng khi Bắc Kinh cho xây một con đường gần biên giới chung.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng yêu cầu Ấn Độ rút lui lực lượng “để tránh làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.”

Ông Cảnh nói Trung Quốc không hiểu lý do nào khiến Ấn Độ cho rằng con đường này đề ra nguy cơ an ninh và rằng Trung Quốc có quyền làm đường trên lãnh thổ của mình.

Vẫn theo lời ông, trong vài năm qua, chính Ấn Độ trong khu vực Sikkim của vùng biên giới Trung-Ấn đã xây dựng nhiều cơ sở, triển khai một lực lượng lớn, và lập nhiều cơ sở quân sự, kể cả những pháo đài, tại một số khu vực.

“Tôi không biết Ấn Độ có xem xét những quan ngại về an ninh của Trung Quốc khi làm những việc này hay không,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-to-cao-an-do-quan-su-hoa-bien-gioi/3931641.html

 

Làm lại cuộc đời sau khi thoát khỏi địa ngục Bắc Triều Tiên

Thụy My

Những người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc làm thế nào để hội nhập vào cuộc sống mới? Đặc phái viên Le Figaro tại Hàn Quốc mô tả lại một cảnh có vẻ bình thường trong một nhà hàng ở Seoul.

Kang Hun, 19 tuổi, ngồi vào bàn ăn với cha mẹ. Người cha nói với giọng trịnh trọng, đầy tự hào : « Chúng ta đã vượt được một chặng đường dài ». Đi ăn ở nhà hàng ở thủ đô, với sự tự do vừa có được và thưởng thức các món ăn – đó là niềm vui sướng tuyệt vời của gia đình Bắc Triều Tiên này, đang tị nạn tại Hàn Quốc.

Hai năm rưỡi sau khi đào thoát, câu chuyện được họ kể lại bên bàn ăn. Anh thanh niên Hun nhanh nhẹn xơi món mì lạnh, rồi lại « tấn công » vào dĩa hoành thánh. Chàng trai gốc gác ở Hyesan, cực bắc Triều Tiên kể lại : « Chúng tôi vượt qua biên giới tháng 12/2014. Mẹ tôi làm nhân viên phục vụ một nhà hàng bên Trung Quốc ( Bình Nhưỡng cho phép điều này). Bà giúp cha tôi và tôi sang đó nhờ một người môi giới vượt biên. Ngạc nhiên đầu tiên đối với tôi khi đặt chân lên đất Trung Quốc là nước nóng – chúng tôi không hề có được tại Bắc Triều Tiên. Và đường sá nữa, tại thành phố tôi sinh sống (có khoảng 192.000 dân năm 2008), chỉ có duy nhất một tên đường ! »

Đối với gia đình họ Kang, năm này qua năm nọ họ càng cảm thấy nhất thiết phải chạy trốn chế độ độc tài Bình Nhưỡng. Nhưng mong ước được sống khấm khá hơn bên ngoài đất nước khép kín mới là ngòi nổ. « Cha tôi đã quá chán khi không có quyền được hạnh phúc. Khi xem một bộ phim Hàn Quốc, ông nói với chúng tôi, ở Hàn Quốc, khi làm việc thì mình có thể có xe hơi riêng ».

Các bộ phim truyền hình nhiều tập cùng với nhạc pop Hàn Quốc trong những năm gần đây thực sự làm người dân phương bắc tỉnh thức. Được lén nhập vào, đôi khi được các máy bay không người lái thả xuống, các bộ phim và chương trình ca nhạc được tải qua các USB đã đóng góp vào việc giúp cho những người dân Bắc Triều Tiên bị bưng bít phần nào thấy được thế giới bên ngoài là như thế nào. Một loại kho tàng Alibaba theo kiểu Hàn Quốc. Họ xem những văn hóa phẩm này qua notel, một loại đầu đọc sản xuất tại Trung Quốc. Chàng thanh niên nhìn nhận : « Tôi có được là nhờ bạn bè. Nhưng nếu bị phát hiện, chúng tôi sẽ bị bỏ tù ».

Đọc thêm: Bình Nhưỡng tử hình công khai những người xem truyền hình Hàn Quốc

Để bỏ trốn khỏi địa ngục và sống với « giấc mơ Hàn Quốc », việc đến được Trung Quốc – đồng minh của Bình Nhưỡng – là giai đoạn đầu tiên mà gia đình họ Kang đã may mắn lọt qua. Hun nhớ lại : « Một khi đã đặt chân lên đất Trung Quốc, chúng tôi đi xe đò suốt một tuần lễ, vượt quãng đường trên 2.500 km để đến được Việt Nam. Trên đường đi, chúng tôi phải giả làm người bệnh, tại mỗi trạm kiểm soát phải giả vờ ói mửa để khỏi phải trình ra tấm hộ chiếu mà tất nhiên chúng tôi không có ».

Một mánh khóe đã mang lại kết quả, cho đến khi một cảnh sát Việt Nam đưa cho họ coi hai lá cờ, một của Bắc Triều Tiên và một của Hàn Quốc, yêu cầu chọn lựa. « Cha tôi đã chọn lá cờ Bắc Triều Tiên, tưởng rằng như vậy là tốt. Ai ngờ chúng tôi bị bắt và gởi trả về Trung Quốc. Một lần nữa cả nhà phải ráng tìm ra một người môi giới khác để lại vượt biên ». Họ thật là may mắn, vì chỉ có 10% số người tị nạn bị câu lưu tại Trung Quốc là trốn thoát được. Hun kể tiếp : « Từ Việt Nam, chúng tôi sang Lào và vào đại sứ quán Hàn Quốc xin tị nạn ».

Cũng như gia đình họ Kang, khoảng 30.000 người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc (29.464 người vào tháng 9/2016, trong đó có 40% trẻ em và thanh niên, theo bộ Thống Nhất Hàn Quốc). Nhưng có cùng chủng tộc và nói gần như cùng một ngôn ngữ vẫn chưa đủ để hội nhập – tại Hàn Quốc, người ta sử dụng nhiều từ tiếng Anh mà người Bắc Triều Tiên chưa từng nghe thấy trong đời. Sống ở Hàn Quốc đối với họ, là từ thế kỷ 19 nhảy thẳng sang thế kỷ 21. Một bước « đại nhảy vọt » mà những người đào thoát vẫn mơ tưởng, nhưng họ không làm chủ được cả kỹ năng sống lẫn đặc thù văn hóa.

Đọc thêm: Đói khổ, lính Bắc Triều Tiên vượt biên sang Trung Quốc cướp bóc

Để học cách « sống sót », những người đào tị được tiếp đón trong một « trại cải tạo » được giữ an ninh hết sức nghiêm ngặt, trong vòng 12 tuần lễ, sau khi được cơ quan tình báo phỏng vấn để biết chắc họ không phải là gián điệp.

Tại trung tâm Hanawon do chính quyền quản lý từ năm 1999, nằm cách Seoul một giờ xe chạy, những người tị nạn được trợ giúp về tâm lý và học hỏi cách vận hành của một xã hội tiêu thụ, như việc mua quần áo hoặc cách sử dụng các máy bán hàng tự động. Tiếp theo là những buổi học về lịch sử Triều Tiên, những khám phá về nhân quyền và dân chủ. Một kiểu « tái lập trình » cần thiết cho cuộc sống mới.

Hun nhớ lại : « Trong nhà trường Bắc Triều Tiên, người ta dạy chúng tôi là Kim Jong Un lúc mới 11 tuổi đã tự điều khiển được xe tăng, và tự khám phá cách lập chương trình bắn pháo hoa ! Tôi nghi rằng đó là giả dối, nhưng chỉ cần nói ra ngoài miệng là đủ để ăn một trận đòn đích đáng, cho dù là con nít ».

Đọc thêm: Kim Jong Un học dốt và hay trốn học

Sau ba tháng « thanh lọc » tại Hanawon, những người tị nạn hòa nhập vào đời sống Hàn Quốc. Họ được cho nhập quốc tịch, và được chính phủ trợ cấp từ 10 đến 28 triệu won (7.700 đến 21.000 euro), và 320.000 won (khoảng 250 euro) mỗi tháng trong vòng 5 năm. Một số được các tổ chức phi chính phủ đỡ đầu, giúp đối mặt với cuộc sống mới và một giai đoạn chuyển đổi thường là khó khăn, vất vả.

Young Ja Kim, tổng giám đốc Liên minh công dân vì nhân quyền tại Bắc Triều Tiên (NKHR), chuyên giúp đỡ những người tị nạn từ lúc vượt biên giới cho đến khi hội nhập được vào Hàn Quốc, giải thích : « Một trong những khó khăn lớn nhất cho việc hội nhập đối với thanh niên và người lớn là sự phân biệt đối xử, chẳng hạn họ thường bị nhìn chòng chọc vào mặt trên các phương tiện giao thông công cộng ».

Giờ đây, Hun đã thành công trong việc được coi gần như là người tại chỗ. Trong bộ đồng phục học sinh trung học, anh cho biết : « Tôi phải mất đến hai năm để nói được giọng miền nam. Nhà trường đã giúp tôi rất nhiều ». Những người nào không « nhập vai » được đành phải đóng giả làm Joseonjok, tức kiều dân Triều Tiên sống tại Trung Quốc, để khỏi bị phân biệt đối xử.

Yuna Chu, thành viên đội ngũ giảng dạy của NKHR giải thích : « Người Hàn Quốc khó phân biệt được giữa chế độ Bắc Triều Tiên với người dân, và càng tỏ ra thù địch hơn mỗi lần Bình Nhưỡng cho bắn hỏa tiễn ». Mẹ ruột của Hun thường xuyên khóc khi đi làm về, vì bị các đồng nghiệp là nhân viên chạy bàn cáo buộc « lấy cắp » thức ăn mà khách bỏ lại, trong khi họ cũng làm y như vậy. Nếu không thù ghét, thì người Hàn Quốc cũng tỏ ra dửng dưng, hay không quan tâm đến mục tiêu thống nhất đất nước, nhất là thế hệ trẻ.

Dean Ouellette, giám đốc đối ngoại của trường đại học Kyungnam ghi nhận : « Việc giới trẻ không quan tâm đến quan hệ liên Triều là rất rõ. Đó là một trong những thách thức chính của chính phủ Moon Jae In ». Chỉ có truyền hình thực tế và một số chương trình được theo dõi nhiều như « Now On My Way to Meet You » hay « Good Life » là đóng góp được vào việc phổ biến số phận người tị nạn, giúp họ không còn là đối tượng hiếu kỳ.

Kang Hun thì không cảm thấy bị kỳ thị, dù vậy anh cũng thích chơi với các bạn Bắc Triều Tiên hơn. Yuna Chu nói : « Rào cản văn hóa rất quan trọng. Họ không có những sở thích chung, và khó thể tham gia thảo luận ». Hiệp hội tổ chức các kỳ thực tập để cố lấp đầy khoảng cách văn hóa này.

Các thanh niên tị nạn được miễn thi vào đại học, chính quyền dành cho họ những chỗ trong các trường danh giá nhất Seoul. Nhưng tỉ lệ sinh viên bỏ học cao, cũng như những ca trầm cảm. Tỉ lệ tự tử khá cao trong số những người tị nạn : cứ bảy ca tử vong thì có một trường hợp tự sát.

Đọc thêm: Bị cải tạo 9 năm vì biết bí mật của con trai lãnh tụ

Young Ja Kim nói : « Những người tị nạn trẻ tuổi thường bị đa chấn thương. Họ sống trong một xã hội mà mỗi người buộc lòng phải che giấu cảm xúc thật, nhưng những xúc cảm ấy lại trỗi dậy ở đây, đôi khi trở thành ung thư hay thái độ bất thường. Một số từng chứng kiến những vụ hành quyết công khai, số khác phải bán dâm trong các trại cải tạo, nhưng họ không nói ra. Nhiều người bị kích động khi nghe tiếng còi hụ, vì tại Trung Quốc, họ phải chạy trốn công an truy lùng. Chúng tôi gặp trường hợp một thanh niên khẳng định muốn giết tất cả mọi người khi cảm thấy bị stress, và biết được rằng anh này đã bị một người lính Việt Nam chĩa súng vào người trong lúc chạy trốn ».

Việc chăm sóc những người này rất tế nhị. Bà Young nhìn nhận : « Họ sợ bị coi là người mắc bệnh tâm thần, và nếu nhập viện họ sẽ bị mất đi nguồn thu nhập ít ỏi, không thể gởi tiền về cho thân nhân còn ở Bắc Triều Tiên ».

Hun để lại bạn bè và ông bà ở bên ấy, vì « quá già không thể đi xa ». Về mặt chính thức thì Bình Nhưỡng coi anh và gia đình đang ở Trung Quốc – một điều tạm chấp nhận được đối với chế độ, còn nếu biết anh ở Hàn Quốc thì sẽ không nương tay. Hai năm rưỡi sau khi đến Seoul, anh công khai chỉ trích Kim Jong Un, nhưng cũng không giấu giếm sự ngờ vực đối với quy trình dân chủ. « Tôi luôn ngạc nhiên trước thói quen biểu tình ở đây. Tôi cảm thấy những người biểu tình thiếu tôn trọng lực lượng an ninh. Nếu là ở Bắc Triều Tiên, thì họ đã bị bắn hạ tại chỗ ».

Người thanh niên cũng chẳng hoan nghênh chủ trương cởi mở với Bắc Triều Tiên của tân tổng thống Moon Jae In. Nhưng anh rất muốn được nhận vào trung tâm quốc gia dành cho các nhà ngoại giao ở Seoul, như một cách cảm ơn vị đại sứ Hàn Quốc đã giúp anh đào thoát. Hun mỉm cười : « Ông ấy hứa rằng nếu tôi trở thành một nhà ngoại giao, ông sẽ mời tôi ăn tối ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170707-lam-lai-cuoc-doi-sau-khi-thoat-khoi-dia-nguc-bac-trieu-tien

 

Trung Quốc :

Bị tù bốn năm rưỡi vì viết hồi ký về Thiên An Môn

Thụy My

Một nhà tranh đấu Trung Quốc hôm nay 07/07/2017 bị kết án bốn năm rưỡi tù giam vì những bài viết nói về vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, một đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc.

Ông Lưu Thiếu Minh (Liu Shaoming), nguyên là công nhân nhà máy, bị bắt giam từ tháng 05/2015 sau khi viết hồi ký kể về những trải nghiệm của mình trong các cuộc biểu tình Thiên An Môn, trên một trang web thông tin tiếng Hoa đặt tại Mỹ. Hôm nay ông bị tòa án Quảng Đông kết án bốn năm rưỡi tù giam.

Luật sư của ông là Ngô Khôi Minh (Wu Kuiming) nói với AFP : « Ông Lưu Thiếu Minh bị cáo buộc tội « xúi giục nổi dậy ». Bằng cớ được trưng ra là những bài đăng trên mạng mà ông đã viết ra để nhắc nhở đến sự kiện Thiên An Môn ». Được biết nhà hoạt động này sẽ kháng cáo.

Bắc Kinh luôn muốn bóp nghẹt mọi cuộc tranh luận về vụ thảm sát các sinh viên biểu tình đòi dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, thường xuyên quản thúc hoặc bỏ tù các nhà đấu tranh.

Phong trào dân chủ do giới sinh viên khởi xướng năm 1989 với mục tiêu chống tham nhũng và đòi hỏi mở rộng các quyền dân chủ, đã kéo dài suốt một tháng rưỡi trên quảng trường Thiên An Môn. Chính quyền Trung Quốc huy động quân đội dùng vũ lực để đàn áp dã man người biểu tình, làm hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người thiệt mạng. Vào thời điểm đó, ông Lưu Thiếu Minh đã đến thủ đô Bắc Kinh để tham gia các cuộc biểu tình.

Ông William Nee, nhà nghiên cứu thuộc Amnesty International nhận định : « Đó là một tù nhân lương tâm, cần phải được trả tự do ngay lập tức. Việc ông Lưu Thiếu Minh thực hiện quyền tự do ngôn luận theo pháp luật lại là cáo buộc duy nhất đối với ông».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170707-trung-quoc-bon-nam-ruoi-tu-vi-viet-hoi-ky-ve-thien-an-mon

 

Xu hướng bảo hộ của Donald Trump có thể khiến G20 dậy sóng

Thụy My

Một tháng sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Sicilia đã cho thấy bất đồng lớn giữa Hoa Kỳ và các đồng minh về khí hậu và thương mại, hôm nay 07/07/2017 hội nghị G20 khai mạc tại thành phố cảng Hambourg của Đức, với sự hiện diện của lãnh đạo các quốc gia giàu nhất thế giới. Vấn đề kinh tế vẫn là lãnh vực có thể gây tranh cãi.

Từ Hambourg, đặc phái viên RFI Mounia Daoudi tường trình :

« Hơn tám năm sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới rõ ràng đã hồi phục. Tăng trưởng đã quay lại dù hãy còn mong manh. Nhiều tiến triển quan trọng đã đạt được trong việc đấu tranh chống trốn thuế, gian lận ; và việc chỉnh đốn các hoạt động của ngân hàng đã giúp giảm mạnh mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng tài chính mới.

Nhưng sự kiện ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng đã khiến kinh tế thế giới chìm vào bất định. Trước hết về tài chính, vì chính quyền Mỹ dường như quyết tâm hủy bỏ các quy định được đặt ra dưới thời ông Obama, bất chấp mọi hậu quả.

Kế đến là về thương mại. Nước Mỹ của ông Donald Trump muốn có chính sách bảo hộ, bác bỏ quá trình toàn cầu hóa một cách cân bằng mà các đối tác của ông trong nhóm G20 tìm cách xúc tiến.

Quan điểm này gây lo ngại cho các định chế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB). Hôm qua các định chế này đã kêu gọi các nước G20 hành động để tăng cường thương mại quốc tế, nhắc nhở rằng cuộc sống của hàng trăm triệu người lệ thuộc vào đó. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170707-xu-huong-bao-ho-cua-donald-trump-co-the-khien-g20-day-song-ok

 

Thảo luận với Nga về Syria,

Pháp tránh né bất đồng về vũ khí hóa học

Thụy My

Pháp và Nga hôm qua 06/07/2017 thỏa thuận rằng chống khủng bố ở Syria là mục tiêu chung của đôi bên, nhưng đã khéo léo tránh né việc nêu ra những bất đồng về vấn đề nhạy cảm là vũ khí hóa học.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp tục nỗ lực nhằm siết chặt hợp tác, khi gặp đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov hôm qua ở Paris. Trong thông cáo chung, ông Lavrov nêu rõ : « Chủ nghĩa khủng bố là kẻ thù số một của chúng ta, và để chống lại khủng bố, cần phải gác những vấn đề khác sang một bên ».

Ông Le Drian cũng khẳng định tương tự và nói thêm, vũ khí hóa học là « lằn ranh đỏ » đối với Pháp ; tuy nhiên ông tránh chỉ trích Nga. Ngoại trưởng Pháp tuyên bố : « Cả hai chúng tôi đều phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học, và điều quan trọng là làm thế nào phá hủy kho vũ khí loại này của chế độ Damas ». Ông Le Drian từ chối trả lời các câu hỏi của báo chí, còn ông Lavrov không hề nêu ra cụm từ vũ khí hóa học.

Tuy có quan điểm đối nghịch, nhưng ông Le Drian hy vọng thuyết phục phía Nga áp dụng nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc năm 2013 nhằm ngăn cản việc sử dụng vũ khí hóa học.

Ngoại trưởng Pháp cũng muốn đạt được những nhượng bộ của Matxcơva nhằm cải thiện tình hình nhân đạo tại Syria, đất nước mà hàng trăm ngàn người đang bị vây hãm, và hàng triệu người phải di tản do cuộc nội chiến kéo dài sáu năm qua.

Tình báo Pháp tố cáo chính quyền Assad tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tháng Tư, nhưng cả Damas lẫn Matxcơva đều chối cãi. Paris hôm nay nói rằng những phát hiện của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW theo tiếng Anh, hay OIAC theo tiếng Pháp) cho thấy khí sarin hoặc một loại khí tương tự đã được dùng đến. Phía Nga cho bằng bản báo cáo của OIAC dựa trên những bằng chứng khả nghi.

http://vi.rfi.fr/phap/20170707-thao-luan-voi-nga-ve-syria-phap-tranh-ne-bat-dong-ve-vu-khi-hoa-hoc-ok

 

Pháp : Điều tra về chuyến đi Las Vegas của Macron

Thanh Phương

Hôm nay, 07/07/2017, Viện Công tố Paris vừa thông báo mở cuộc điều tra tư pháp về chuyến đi sang Las Vegas của tổng thống Emmanuel Macron vào đầu năm ngoái, khi ông còn là bộ trưởng Kinh Tế Pháp.

Đây là cuộc điều tra tư pháp về nghi án “ thiên vị và hưởng lợi từ thiên vị” trong việc tổ chức một sự kiện với sự hiện diện của ông Macron tại Las Vegas tháng 01/2016. Cụ thể là việc tổ chức một buổi tối nhằm quảng bá công nghệ cao cấp của Pháp với các nhà đầu tư Mỹ, nhân cuộc triển lãm hàng điện tử Consumer Electronic Show tại Las Vegas. Vụ này đã được tờ Le Canard Enchaîné tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 3 vừa qua.

Business France, một cơ quan trực thuộc bộ Kinh Tế Pháp, đã giao thẳng cho công ty Havas tổ chức sự kiện đó mà không gọi thầu. Bà Muriel Pénicaud, giám đốc Business France vào năm 2006, và hiện là bộ trưởng Lao Động, bị nghi là đã được báo động trước những sai phạm về kế toán liên quan đến việc tổ chức sự kiện ở Las Vegas, nhưng đã không thông báo ngay cho hội đồng quản trị của Business France và đã làm một báo cáo sai lạc về vụ này.

Với việc mở điều tra tư pháp, không loại trừ khả năng là bà Pénicaud sẽ bị truy tố nếu các thẩm phán điều tra thu thập được những bằng chứng buộc tội.

Công ty Havas thì vẫn khẳng định không hề có sai phạm nào, rằng vào năm 2015 họ đã ký một thỏa thuận với Business France cho phép Havas tổ chức sự kiện này mà không cần phải gọi thầu.

Các thẩm phán cũng sẽ điều tra về vai trò của một số quan chức văn phòng bộ trưởng Macron có thể có trong vụ này. Sau những tiết lộ đầu tiên của tờ Le Canard Enchaîné vào tháng 3, bộ trưởng Tài Chính Michel Sapin đã khẳng định rằng ông Macron và văn phòng của ông “ hoàn toàn vô can” trong việc tổ chức sự kiện ở Las Vegas.

http://vi.rfi.fr/phap/20170707-phap-dieu-tra-ve-chuyen-di-las-vegas-cua-macron-ok