Tin khắp nơi – 07/05/2019
Mỹ-Nhật bàn về vấn đề Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/5 cho biết đã trao đổi với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về vấn đề Triều Tiên và thương mại sau khi Bình Nhưỡng làm gia tăng nghi ngờ về tương lai của đối thoại phi hạt nhân hóa bằng các cuộc thử nghiệm võ khí mới.
Ông Trump trên Twitter mô tả cuộc thảo luận với ông Abe, một đồng minh thân cận, là ‘một cuộc đối thoại tuyệt vời.’
Chính quyền Trump giảm nhẹ tầm quan trọng của các cuộc thử nghiệm võ khí Triều Tiên thực hiện hôm 4/5 mà các phân tích gia quân sự cho rằng có thể có phi đạn đạn đạo đất đối đất tầm ngắn.
Ông Abe cho báo giới biết Mỹ-Nhật từ nay sẽ ‘cùng đáp ứng’ trước các bước đi của Triều Tiên.
Tổng thống Trump nói ông vẫn tự tin sẽ đạt được thỏa thuận với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 5/5 cho hay Washington vẫn còn ý định thương lượng với Bình Nhưỡng. Ông nói ông và Tổng thống Trump đã trao đổi về các cuộc phóng thử nghiệm hôm 4/5 của Bình Nhưỡng và đang ‘đánh giá cách đáp ứng thích hợp.’
“Chúng tôi vẫn tin là còn đường tiến tới chỗ chủ tịch Kim có thể phi hạt nhân hóa mà không cần phải dùng tới biện pháp nào ngoài ngoại giao,” ông Pompeo nói với đài CBS.
Ông nói các phi đạn vừa phóng thử là ‘tầm ngắn’ và Washington tin là không phải phi đạn tầm trung hay phi đạn xuyên lục địa có thể đe dọa nước Mỹ. Vẫn theo lời ông, các phi đạn này không vượt qua bất kỳ ranh giới quốc tế nào và cũng không đề ra mối đe dọa cho Hàn Quốc hay Nhật.
https://www.voatiengviet.com/a/my-nhat-ban-ve-van-de-trieu-tien-/4906295.html
Mỹ nói Trung Quốc quay đầu với cam kết thương mại
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cáo buộc Trung Quốc quay đầu với các cam kết trong đàm phán thương mại, nhưng vẫn khẳng định rằng một thỏa thuận về thuế quan vẫn có thể xảy ra.
Ông nói rằng lời đe dọa sẽ áp thêm thuế của Tổng thống Trump đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc được đưa ra sau khi Trung Quốc từ bỏ các cam kết.
Chứng khoán TQ sụt giảm vì Mỹ dọa đánh thêm thuế
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”
Trung Quốc kiểm soát fentanyl theo ý Mỹ
Apple phủ nhận lệnh cấm iPhone tại Trung Quốc
Nhưng ông nói Washington vẫn đón đợi một phái đoàn Trung Quốc vào thứ Năm cho vòng đàm phán tiếp theo.
Chứng khoán Mỹ đã lấy lại thăng bằng sau khi giảm mạnh trước đó.
Vào Chủ nhật, ông Trump viết trên Twitter, rằng Mỹ sẽ tăng gấp đôi mức thuế đối với lô hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla vào thứ Sáu và có thể sẽ ra thêm mức thuế mới.
Phát biểu với các phóng viên hôm thứ Hai, ông Lighthizer nói: “Trong suốt tuần qua, chúng tôi đã thấy sự xói mòn trong các cam kết của Trung Quốc. Điều đó theo quan điểm của chúng tôi không thể chấp nhận được.”
Ông nói rằng Trung Quốc đã cố gắng thay đổi đáng kể nội dung văn bản thỏa thuận song phương khi quá trình đàm phán đã gần đến giai đoạn cuối.
“Chúng tôi sẽ không ngừng đàm phán vào thời điểm này. Nhưng bây giờ … đến thứ Sáu sẽ có thuế quan,” ông Lighthizer nói.
Trước đó, thị trường chứng khoán thế giới chìm xuống sau một loạt các tweet của tổng thống Trump, với Shanghai Composite giảm 5,6%.
Tuy nhiên, tại Mỹ, chỉ số Dow Jones đóng cửa chỉ giảm 0,3%, sau khi sụt 471 điểm – gần 1,8% – trong phiên giao dịch sớm.
Ông Trump nói gì?
Vào Chủ nhật, Tổng thống Mỹ đã tweet rằng thuế quan 10% đối với một số hàng hóa nhất định sẽ tăng lên 25% vào thứ Sáu và số hàng hóa 325 tỷ đôla chưa được xử lý có thể phải đối mặt với mức thuế 25% “trong thời gian ngắn”.
“Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục, nhưng quá chậm, trong khi họ cố gắng tái đàm phán lại. Không!” ông Trump tweet.
Hôm thứ Hai ông lại tweet rằng Hoa Kỳ đã “mất” 500 tỷ đô la một năm khi giao dịch với Trung Quốc. “Xin lỗi, chúng tôi sẽ không làm điều đó nữa!”
Sau khi áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla vào năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán và trong những tuần gần đây, dường như đã tiến gần đến một thỏa thuận.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh đang có “hiệu quả”.
Nhưng theo các báo cáo, trong những ngày gần đây, các quan chức Mỹ trở nên bực bội vì Trung Quốc từ chối sửa đổi luật như một phần của thỏa thuận, dù có vẻ trước đó, hai bên đã đồng ý.
Các vấn đề khác bao gồm cách thực thi thỏa thuận, và có nên rút lại các thuế quan đã áp đặt không và rút nhanh hay chậm, và các vấn đề xung quanh việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói với các phóng viên rằng các cuộc đàm phán đã hoàn tất 90% nhưng các nhà đàm phán Trung Quốc đang cố gắng “quay trở lại với ngôn ngữ đã được đàm phán trước đây”.
“[Đây là] những ngôn ngữ rất rõ ràng, có thể làm thay đổi thỏa thuận một cách đáng kể”, ông nói.
Cuộc thỏa thuận liệu đã thất bại?
Cho đến nay, Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ đô a, và đã cáo buộc Bắc Kinh thực hành thương mại không công bằng.
Bắc Kinh đã đáp trả với mức thuế lên số hàng hóa trị giá 110 tỷ đôla của Hoa Kỳ, đổ lỗi cho Hoa Kỳ bắt đầu “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế”.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu các lời đe dọa của ông Trump có phải là một chiến thuật đàm phán hay không.
William Reinsch, chuyên gia chính sách thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết Trung Quốc sẽ không bao giờ đáp ứng tất cả các yêu cầu của Mỹ.
“Một lúc nào đó, tổng thống sẽ phải nhận ra rằng họ sẽ không cho ông ta mọi thứ ông ta muốn,” ông nói với hãng tin AFP.
Điều đó sẽ đặt ông Trump vào “một vị trí chính trị bấp bênh” rằng “chấp nhận một thỏa thuận thì sẽ bị chỉ trích là yếu kém còn không có thỏa thuận thì bị chỉ trích là thất bại”.
Việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng gì?
Động thái mới nhất của ông Trump sẽ tăng thuế đối với hơn 5.000 sản phẩm được sản xuất bởi các nhà sản xuất Trung Quốc, từ hóa chất đến hàng dệt may và hàng tiêu dùng.
Tổng thống Mỹ ban đầu áp đặt mức thuế 10% đối với các mặt hàng này vào tháng 9, dự kiến sẽ tăng vào tháng 1, nhưng đã hoãn việc này khi các cuộc đàm phán tiến triển.
Mối quan ngại về tình trạng thuế quan leo thang đã thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh vào cuối năm ngoái.
IMF đã cảnh báo một cuộc chiến thương mại toàn diện sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48183416
Donald Trump quyết định tấn công: Dồn ép TQ phản đòn
Thị trường tài chính thế giới chuyển sang tình trạng bất ổn ngay sau khi ông Donald Trump đưa ra tuyên bố bất ngờ tấn công vào Trung Quốc. Tình trạng này có thể còn tiếp diễn khi mà Trung Quốc có cơ sở để phản đòn.
Thế giới chao đảo
Tính tới đầu giờ chiều 6/5 (giờ Việt Nam), chứng khoán Trung Quốc vẫn chưa ngừng lao dốc. Chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 5% sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10/5 tới vì cuộc đàm phán giữa hai bên chưa được như mong muốn cho dù đã tới vòng cuối cùng.
Tới cuối giờ trưa 6/5, giờ Việt Nam, chỉ số Shanghai Composite giảm gần 5,2% trong khi đó Shenzhen Composite cũng mất hơn 5%. Thị trường chứng khoán Hong Kong cũng giảm hơn 3,2%. Cổ phiếu của công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE lao dốc trên dưới 10%.
Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm qua, có lúc giảm xuống mức 6,82 NDT đổi 1 USD, tương đương với mức giảm hơn 1,4% so với mức 6,72 NDT đổi 1 USD trong tuần trước.
Trên thị trường tương lai của Mỹ, chỉ số Dow Jones mất khoảng 500 điểm, một tín hiệu cho thấy chứng khoán Mỹ tối 6/5 sẽ tụt giảm. Chỉ số chứng khoán tương lai tầm rộng S&P 500 và công nghệ Nasdaq cũng giảm khoảng 1,5%.
Diễn biến đảo chiều trên thị trường chứng khoán và tài chính thế giới trong phiên sáng nay là bất ngờ bởi trước đó, hầu hết các dự báo đều cho rằng Mỹ và Trung Quốc sắp đạt được một thỏa thuận thương mại.
Trong tuần vừa qua, Mỹ và Trung Quốc đã hoàn thành cuộc đàm phán áp chót tại Bắc Kinh và đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán cuối cùng tại Mỹ vào hôm 8/5 trước khi chốt lại bằng một cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay sau đó.
Cuộc đàm phán đi gần tới hồi kết và xoáy sâu vào những vấn đề nhạy cảm như quyền sở hữu trí tuệ, vốn được cho là đã đạt “nhiều tiến bộ” tới khi ông Donald Trump nổi giận và tuyên bố sẽ tăng thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc cho dù đàm phán chưa kết thúc.
Tuyên bố của ông Donald Trump đêm 5/5 (giờ Việt Nam) cho thấy một kịch bản hoàn toàn trái ngược có thể xảy ra: Mỹ và Trung sẽ không đạt được một thỏa thuận nào. Tình hình giờ đã hoàn toàn khác.
Nước Mỹ gần đây có nhiều thay đổi. Nền kinh tế Mỹ vẫn tích cực nhưng áp lực lên ông Donald Trump liên tục gia tăng, từ cả Quốc hội và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Lợi thế của ông Trump trên bàn đàm phán suy giảm và có thể là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi trong kết quả đàm phán.
Một kịch bản đen tối
Quan điểm thay đổi gần như 180 độ của ông Trump khiến giới đầu tư lo ngại các thị trường tài chính và chứng khoán sẽ rớt mạnh, nhất là sau khi thị trường chứng khoán Mỹ vừa lập kỷ lục mới, còn chứng khoán Trung Quốc cũng tăng 27-30% kể từ đầu năm.
Đại diện từ MUFG Union Bank cho rằng, sự đảo chiều này là yếu tố có thể dẫn tới một thảm họa khiến TTCK đổ dốc trong tuần này và làm gia tăng những rủi ro bên ngoài tác động tới triển vọng kinh tế Mỹ.
Nỗi lo ngại còn trở nên lớn hơn sau khi Bắc Kinh có những thái độ đầu tiên đối với Mỹ. Trái với những lần nhẫn nhịn trước đó, ngay sau tuyên bố của ông Donald Trump, lần này Bắc Kinh đã có những phản ứng mạnh.
Theo tờ Bloomberg, Trung Quốc tỏ ra bất ngờ với lời đe dọa của ông Donald Trump và đang cân nhắc hủy cuộc đàm phán thương mại với Mỹ vào 8/5 vì những lời đe dọa của tổng thống Mỹ.
Donald Trump quyết định tấn công: Dồn ép Trung Quốc phản đòn
Ông Donald Trump thất bại trong việc ép Fed giảm lãi suất.
Chưa có một thông tin nào được làm rõ về kết quả của cuộc đàm phán tại Bắc Kinh trong tuần qua và kế hoạch cho cuộc gặp Mỹ – Trung sắp tới, nhưng rõ ràng hành động của ông Donald Trump được xem như một sự nổi giận và một sự bất mãn về tiến trình đàm phán thương mại.
Tuyên bố tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc từ ngày 10/5 (và có sẽ sớm áp thêm 325 tỷ USD lên các loại hàng hoá khác) của ông Trump giống như một cú chốt, một “thời hạn chót” được ăn cả, ngã về không của vị tổng thống Mỹ.
Nó cũng cho thấy sự cứng rắn của Trung Quốc của ông Tập Cận Bình và những chuyển biến của Bắc Kinh trước một chính quyền Donald Trump không còn nhiều lợi thế.
Gần đây, ông Trump đặt kỳ vòng rất lớn vào việc Fed sẽ giảm lãi suất nhưng đã thất bại. Cũng trên trang Twitter cá nhân, ông Trump cho rằng kinh tế Mỹ có thể “đi lên như tên lửa” nếu lãi suất được cắt giảm.
Một quyết định như vậy sẽ giúp nền kinh tế Mỹ duy trì được mức tăng trưởng cao và qua đó chứng khoán sẽ ở trên đỉnh khi ông Trump bước vào cuộc bầu cử 2020.
Ông Trump hiện không còn nhiều không gian về chính sách, trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, ổn định hơn khá nhiều so với nửa cuối 2018. Chứng khoán Trung Quốc tăng nóng tới 30% kể từ đầu 2019 là một lợi thế lớn cho Bắc Kinh trong đàm phán thương mại với Mỹ. Nó trái ngược hoàn toàn với hồi tháng 9 năm ngoái, khi mà nền kinh tế Trung Quốc đang chật vật và thị trường chứng khoán nước này đang lao dốc.
Tại Việt Nam, sau một thời gian hồi phục vất vả, TTCK quay đầu giảm khá mạnh sau khi nhận được thông tin không mấy tốt lành từ thị trường thế giới. Đầu giờ chiều 6/5, chỉ số VN-Index giảm hơn 15 điểm xuống dưới ngưỡng 960 điểm.
Ông Lê Quang Trí – Giám đốc khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB), cho rằng thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh. Thị trường chờ những diễn biến Mỹ – Trung bởi nếu 2 bên trở lại với cuộc chiến gia tăng thuế thì sẽ đe dọa tới sự phục hồi tăng trưởng trên toàn cầu.
Trong khi đó, cũng theo ông Trí, vấn đề dòng tiền cũng được nhiều người quan tâm. Gần đây dòng tiền trên thị trường rất yếu. Các nhà đầu tư để ý tới các chính sách liên quan tới tín dụng và chứng khoán, bất động sản cũng như vốn cho đầu tư công.
Mỹ ra đòn thương mại với TQ,
bài toán Triều Tiên thêm phức tạp
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể sử dụng mối quan hệ mật thiết với Triều Tiên để gây sức ép trong đàm phán thương mại với Mỹ.
Mỹ bất ngờ ra đòn
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra theo chiều hướng xấu khi Tổng thống Donald Trump hôm qua (5/5) thông báo trên Twitter rằng từ 10/5 sắp tới, mức thuế nhập khẩu 10% đang áp dụng với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc sẽ được tăng lên thành 25%.
Trong thông báo, ông Trump cũng dọa sẽ sớm áp thuế 25% với 325 tỷ USD hàng Trung Quốc nữa. Tổng thống Mỹ khẳng định: “Thuế này ít có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Thiệt hại chủ yếu do Trung Quốc gánh. Đàm phán thương mại với Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn, nhưng quá chậm”.
Về phía Trung Quốc, một nguồn tin thân cận cho hay Bắc Kinh đang cân nhắc hủy chuyến đi của đoàn đàm phán tới Washington tuần này. Theo kế hoạch, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ dẫn đầu đoàn đàm phán khoảng 100 người tới Washington vào ngày 8/5.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại kéo dài 10 tháng qua. Mỹ áp thuế lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Trung Quốc cũng đáp trả với thuế tương tự lên 110 tỷ USD hàng Mỹ. Đến đầu tháng 12/2018, ông Trump và ông Tập quyết định đình chiến để đàm phán thỏa thuận thương mại. Việc này phần nào giúp nhà đầu tư bớt lo ngại. Gần đây, Mỹ và Trung Quốc tích cực gặp gỡ để tìm cách tháo gỡ bế tắc hiện nay. Giới chức hai bên đều tỏ ra lạc quan với tiến triển đạt được.
Chính vì thế, thông báo của ông Trump ngày 5/5 cho thấy sự đảo ngược hoàn toàn về quan điểm của Nhà Trắng. Theo đánh giá của giới quan sát, động thái này chẳng những khiến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang căng thẳng mà còn khiến cho việc giải quyết bài toàn phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên thêm phần phức tạp.
Ông Harry Kazianis, giám đốc dự án Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Trung tâm Lợi ích Quốc gia (CNI) Mỹ cảnh báo: “Tổng thống Donald Trump đã nói về việc tăng thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Trump cần phải cẩn trọng vì nó có thể làm chính sách Triều Tiên của ông ấy đổ vỡ”.
Trước đó, hôm 5/5, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Triều Tiên hôm 4/5 đã thực hiện một cuộc “diễn tập tấn công” mục tiêu trên biển dưới sự giám sát trực tiếp của lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Kim Jong-un đã kiểm tra “năng lực tác chiến của các khí tài và thiết bị”, đồng thời hối thúc các binh sĩ cần ghi nhớ “thực tế rằng hòa bình và an ninh thực sự chỉ được đảm bảo bằng sức mạnh”. Ông nhấn mạnh cần thiết phải “tăng cường khả năng chiến đấu, nhằm bảo vệ chủ quyền và sự tự chủ kinh tế” của Triều Tiên trước các mối đe doạ và ý đồ xâm lược.
Động thái này của Triều Tiên diễn ra chỉ 2 tháng sau khi cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng tại Hà Nội không đạt kết quả như mong muốn. Các cuộc đàm phán đã bị ngưng trệ kể từ đó
Triều Tiên trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Chính quyền Tổng thống Trump cho đến nay vẫn bảo lưu quan điểm gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên, bao gồm cả đe dọa tấn công quân sự đi kèm với các biện pháp bao vây, cấm vận về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, theo ông Harry Kazianis, không phải Mỹ mà chính Trung Quốc mới là bên có thể gây tác động lớn nhất đối với Triều Tiên bởi có tới 90% hàng hóa của Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh có thể tận dụng các mối quan hệ với Bình Nhưỡng như đòn bẩy trên bàn đàm phán với Washington.
Nếu thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sụp đổ, Bắc Kinh có thể sử dụng mối quan hệ với Triều Tiên như một thứ vũ khí để chống lại Washington, ông Kazianis nói. Trung Quốc có thể “xả van” áp lực tối đa mà Mỹ muốn áp đặt với Triều Tiên chỉ trong vài ngày bằng cách mở cửa biên giới.
Theo ông Kazianis, vụ thử nghiệm vũ khí cuối tuần qua là nỗ lực của ông Kim Jong-un để nhắc nhở với Mỹ rằng Triều Tiên vẫn có khả năng tiếp tục phát triển năng lực quân sự. Ông Kazianis cho rằng, Triều Tiên có thể vẫn đang tiếp tục chế tạo tên lửa đạn đạo trong các phòng thí nghiệm, chỉ có điều không tiến hành phóng thử mà thôi.
“Vì vậy mà những gì ông Kim Jong-un đang muốn cố gắng nói với chúng ta là: Hãy nhìn xem, nếu bạn không thể đạt được thỏa thuận, vũ khí của chúng tôi sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và tốt hơn hết là nên có được một thỏa thuận ngay bây giờ”, ông Kazianis giải thích.
Phi hạt nhân hóa theo giai đoạn là yêu cầu bắt buộc
Ông Kazianis cho rằng cách duy nhất để Washington có thể tiến tới một thỏa thuận phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng là thực hiện cách tiếp cận từng bước.
“Cách duy nhất để làm điều này là phi hạt nhân hóa theo giai đoạn, trong đó Triều Tiên nhượng bộ và chúng tôi cũng có nhượng bộ phù hợp. Tôi cho rằng, sẽ là ảo tưởng khi theo đuổi cái gọi là thỏa thuận lớn – với việc Triều Tiên cơ bản từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và sau đó Mỹ mới dỡ bỏ các lệnh trừng phạt”, ông Kazianis nói.
Ông Trump tăng thuế nhập khẩu hàng TQ,
người tiêu dùng bị ảnh hưởng ra sao?
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định người tiêu dùng không chịu thuế nhập khẩu quá nặng, mà chi phí này là phía Trung Quốc phải gánh. Có đúng vậy không?
Tối 6-5 (giờ Mỹ), Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD giá trị hàng nhập từ Trung Quốc.
Theo lẽ thường, thuế nhập khẩu đánh vào hàng Trung Quốc dĩ nhiên sẽ khiến các nhà xuất khẩu Trung Quốc tăng giá để bù đắp. Điều này dẫn tới giá những món hàng Trung Quốc mà người Mỹ xài chắc chắn tăng lên.
Nhưng ông Trump nói rằng thuế nhập khẩu áp lên hàng Trung Quốc đang giúp kinh tế Mỹ thể hiện tốt hơn trong giai đoạn qua. Đồng thời quả quyết phía Trung Quốc gánh thuế ấy chứ người Mỹ không ảnh hưởng lắm do không làm tăng giá hàng quá nhiều.
Hãng tin Reuters đã có bài phân tích tổng quát để xem quy trình đánh thuế như thế nào, và ai thực chất là người trả thuế nhập khẩu.
Ai phải trả thuế nhập khẩu?
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu. Cục Hải quan và biên phòng Mỹ (CBP) thông thường yêu cầu các công ty nhập khẩu trả thuế này trong vòng 10 ngày kể từ lúc các đợt hàng xuất khẩu bước qua hải quan.
Chính vì vậy theo Reuters, thuế nhập khẩu được trả cho chính phủ Mỹ là tiền từ các công ty nhập khẩu ở Mỹ. Hầu hết các nhà nhập khẩu hàng do Trung Quốc sản xuất đều là công ty Mỹ, hoặc các đơn vị thuộc công ty nước ngoài đang đăng ký hoạt động ở Mỹ và nhập hàng Trung Quốc.
Mỗi mặt hàng nhập vào Mỹ hợp pháp đều có một mã hải quan. Các nhà nhập khẩu đều phải kiểm tra thuế quan và thuế khác đối với loại hàng mà họ đem về nước, sau đó tính toán rồi trả tiền.
Họ trả như thế nào?
Vấn đề đặt ra là liệu các công ty Mỹ có giao chi phí thuế quan cho các nhà cung cấp hàng hóa từ Trung Quốc xử lý hay không?
Một số công ty đã làm như vậy. Chính vì thế, các công ty Trung Quốc trong trường hợp này cũng đóng thuế nhập khẩu.
Một công ty nhập khẩu Mỹ khi trả thuế nhập khẩu có thể quản lý chi phí của mình theo nhiều cách:
1. Trả toàn bộ chi phí và khiến lợi nhuận biên của họ bị thấp đi.
2. Cắt giảm chi phí để bù đắp vào phần hao hụt do thuế quan cao.
3. Yêu cầu các nhà cung cấp (nhà xuất khẩu) Trung Quốc giảm giá để đối phó với thuế quan cao.
4. Tìm các nhà cung cấp thay thế Trung Quốc. Điều này khiến nhiều công ty Trung Quốc mất cơ hội làm ăn.
5. Tăng giá bán lại sản phẩm cho thị trường trong nước để bù đắp chi phí thuế quan. Nói cách khác, đây là cách làm buộc người tiêu dùng trong nước gánh giúp phần thuế nhập khẩu.
Theo Reuters, đa số nhà nhập khẩu Mỹ sử dụng đan xen 5 loại biện pháp trên để chia sẻ gánh nặng cho bên cung cấp, cho bản thân họ hoặc người tiêu dùng – đại lý trong nước.
Mỹ không muốn thấy Trung Quốc hoành hành
ở Bắc Cực như tại Biển Đông
Có mặt tại Phần Lan để tham dự cuộc họp Hội Đồng Bắc Cực, diễn đàn liên chính phủ của các quốc gia có lãnh thổ tại Bắc Cực, hôm qua, 06/05/2019, ngoại trưởng Mỹ đã mạnh mẽ lên án tham vọng ngày càng lớn cũng như « thái độ hung hăng » của Trung Quốc và Nga trong vùng băng giá, nhưng ẩn chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
Ông Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ sẽ tăng cường hiện diện tại Bắc Cực để ngăn chặn các tham vọng quân sự của Trung Quốc và Nga.
Riêng với Trung Quốc, vẫn tự nhận quốc gia cận Bắc Cực, đòi hỏi các quyền như những các quốc gia có lãnh thổ Bắc Cực khác, ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh đến các tham vọng của Bắc Kinh :
“Trung Quốc tự nhận là quốc gia « cận Bắc Cực ». Chúng tôi cho rằng chỉ có các quốc gia Bắc Cực hoặc KHÔNG Bắc Cực. Không có hạng mục thứ ba.
Trong thời gian từ 2012 đến 2017, Trung Quốc đã đầu tư 90 tỉ đô la vào Bắc Cực. Trong một số trường hợp, Trung Quốc dùng tiền của họ để phát triển hạ tầng cơ sở, các doanh nghiệp và nhân công của họ nhằm hiện diện lâu dài thường xuyên.
Theo bộ Quốc Phòng Mỹ, Trung Quốc dự tính triển khai cả tàu ngầm có khả năng răn đe hạt nhân.
Cách làm hung hăng của Trung Quốc tại những nước khác buộc chúng ta xem xét phân tích.
Liệu chúng ta có muốn các hạ tầng cơ sở đó cuối cùng sẽ giống như những con đường mà Trung Quốc xây dựng ở Ethiopia ? Những con đường bị hư hỏng và trở nên nguy hiểm chỉ sau vài năm ?
Liệu chúng ta có muốn biển Bắc Cực biến thành vùng Biển Đông mới, đầy rẫy quân đội và những tranh chấp đòi hỏi chủ quyền ?
Liệu chúng ta có muốn môi trường mong manh của Bắc Cực cũng rơi vào tình trạng bị tàn phá giống như những tàu đánh cá Trung Quốc gây ra ở nơi này nơi khác, hay những hoạt động công nghiệp vô độ đang diễn ra tại Trung Quốc ?
Tôi nghĩ câu trả lời đã khá rõ ràng.”
Vì sao căng thẳng Mỹ-Iran lên tột đỉnh ?
Liệu Washington và Teheran sẽ dùng vũ lực để kiểm soát eo biển Ormuz, con đường huyết mạch vận chuyển 40% nhu cầu dầu thô trên thế giới ? Nhiều dấu hiệu cho thấy hai bên chuẩn bị lực lượng : Một hàng không mẫu hạm vào vịnh Ba Tư trong khi Iran đe dọa sẽ phong tỏa eo biển Ormuz.
Vào thời điểm ghi dấu một năm ngày tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ Hiệp Định Hạt Nhân Quốc Tế với Iran, xung khắc Mỹ-Iran căng thẳng tột độ.
Thứ Tư 08/05, tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ loan báo các biện pháp sắp tới để đương đầu với Hoa Kỳ. Một trong những biện pháp có thể làm cho Washington xem là khiêu khích là « gia tăng tinh lọc Uranium có độ phóng xạ cao ».
Trước đó, Mỹ ban hành thêm một loạt biện pháp nghiêm khắc hơn để bóp nghẹt kinh tế Iran : chấm dứt tình trạng đặc miễn cho 8 khách hàng dầu hỏa của Iran sau khi đưa chính quyền Hồi giáo vào danh sách « ủng hộ khủng bố » và cánh tay võ trang Vệ Binh Cách Mạng là « thành phần khủng bố ».
Bị ngăn cấm xuất khẩu dầu hỏa, Teheran đe dọa ăn miếng trả miếng : nếu tàu dầu Iran bị cấm lưu thông thì không một hải thuyền nào khác sẽ đi qua eo biển Ormuz, Iran đủ sức mạnh quân sự để phong tỏa.
« Ngoại giao 200.000 tấn »
Ngay lập tức, Washington đáp trả : nếu eo biển Ormuz bị Iran phong tỏa thì Mỹ sẽ giải tỏa bằng vũ lực. Từ lâu nay giải pháp quân sự đã được dự kiến, Hoa Kỳ không chủ trương chiến tranh nhưng đã sẵn sàng đối đầu, theo tuyên bố của John Bolton, cố vấn an ninh tổng thống Mỹ.
Tại nước Nga, đồng minh của Iran, đại sứ Mỹ Jon Mead Hunsman Jr làm tăng nhiệt độ với tuyên bố : Hoa Kỳ đang chọn giải pháp ngoại giao 200.000 tấn, ám chỉ sức mạnh của tàu sân bay USS Abraham Lincoln cùng hải đội tác chiến đang hướng về Trung Đông.
Về không lực, theo AP, không rõ Mỹ sẽ huy động lực lượng oanh tạc cơ ra sao. Một phi đội B-1 từ Qatar trở về hậu cứ ở Texas hồi tháng Ba nhưng lần đầu tiên B52 được điều sang Trung Đông.
Vấn đề là lực lượng hùng hậu này có làm Teheran lo sợ hay không ? Theo AP, Keivan Khosravi, một phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Iran cho rằng Mỹ đánh đòn chiến tranh tâm lý.
Iran được yếu tố địa lợi
Đương nhiên, Iran không thể đọ sức với Mỹ nhưng hơn đối phương về địa lợi. Vệ Binh Cách Mạng Iran đóng vai chính bảo vệ eo biển Ormuz, bố trí hàng trăm hỏa tiễn chống hạm trong các chiến hào kiên cố dọc theo bờ biển và các đảo nhỏ. Tàu chiến, tàu dầu đi qua eo biển Ormuz, diễn hành qua các dàn phóng tên lửa của Iran giống như những mục tiêu bắn súng hơi ở các chợ phiên.
Ở vịnh Ba Tư, tương quan lực lượng bất lợi cho Iran. Hải quân chính quy Iran không thể đấu lại Hạm đội 5 của Mỹ nhưng có thủy lôi, có các thuyền xung kích đã từng liều lĩnh bám chặt, trắc nghiệm phản ứng tàu chiến Mỹ.
Nhà phân tích Alain Rodier, cựu sĩ quan tình báo, trợ lý giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Tình Báo Pháp so sánh một cách dí dỏm cuộc đọ sức giữa Iran với Mỹ, nếu xảy ra, với tình hình xã hội tại Pháp, Áo Vàng đấu với cảnh sát. Cho dù Mỹ có đủ sức tiêu diệt hàng trăm tên lửa của Iran thì chiến sự phải kéo dài nhiều tháng, không kể lực lượng Al Qods thiện chiến của Iran có thể tung ra hành loạt vụ khủng bố ở Tây phương. Trong thời gian eo biển Ormuz biến thành chiến trường, kinh tế thế giới ra sao, nếu bị thiếu dầu ? Chắc chắn, không ai được lợi.
Công lương hay công đồn ?
Trong hai năm cầm quyền vừa qua, tổng thống Mỹ Donald Trump luôn dùng lời lẽ đao to búa lớn. Nhưng nếu quan sát thái độ của Washington đối với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, với Bắc Triều Tiên trong khủng hoảng hạt nhân, với Venezuela trong cuộc đọ sức với Maduro, dường như có một điểm chung. Chủ nhân Nhà Trắng và hai nhân vật cột trụ John Bolton, Mike Pompeo có vẻ nghiêng về chiến thuật « công lương » đánh vào hầu bao của đối thủ hơn là « công đồn », mà binh pháp Tôn Tử cho là hạ sách.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190507-vi-sao-cang-thang-my-iran-len-tot-dinh
Mỹ kêu gọi Iran ngưng khiêu khích
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 6/5 loan báo Mỹ nhìn thấy hoạt động từ Iran cho thấy một sự leo thang khả dĩ, một ngày sau khi Hoa Kỳ tuyên bố gửi nhóm tác chiến tới Trung Đông để đối lại ‘mối đe dọa của các lực lượng chế độ Iran.’
“Chúng tôi tiếp tục nhìn thấy hoạt động khiến chúng tôi tin rằng có thể xảy ra sự leo thang, và chúng tôi đang có mọi hành động thích ứng, kể cả về khía cạnh an ninh cũng như về khả năng để đảm bảo là Tổng thống có nhiều phương án chọn lựa khi thật sự có chuyện gì đó xảy ra,” Ngoại trưởng Mỹ cho báo giới biết.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cùng ngày kêu gọi chế độ Iran ngưng mọi hành động khiêu khích.
“Chúng tôi sẽ buộc chế độ Iran chịu trách nhiệm bất kỳ cuộc tấn công nào lên lực lượng Mỹ và lợi ích của chúng tôi,” ông Shanahan cảnh báo.
Hoa Kỳ phái một nhóm tác chiến hải quân và một lực lượng đặc nhiệm ném bom tới Trung Đông đáp trả điều mà cố vấn an ninh quốc gia John Bolton gọi là ‘nhiều chỉ dấu và cảnh báo gây quan ngại và leo thang’ có liên hệ tới Iran. Ngoài hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, nhóm tác chiến còn bao gồm các chiến đấu cơ, trực thăng, tàu khu trục và hơn 6 ngàn thủy thủ khi rời cảng Hoa Kỳ đầu tháng Tư.
Quan chức Iran chưa đưa phản ứng tức thì trước tin này.
https://www.voatiengviet.com/a/my-keu-goi-iran-ngung-khieu-khich-/4906294.html
Mỹ khuyến cáo Nga chớ can thiệp bầu cử
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết đã thảo luận với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 6/5 về mối quan ngại liên quan đến sự can thiệp của Nga vào các cuộc bầu cử Mỹ sắp tới và nhấn mạnh rằng những sự can thiệp như thế là ‘không thích hợp.’
Ông Pompeo nói vấn đề này là một trong số các đề tài bàn luận với ông Lavrov bên lề cuộc họp của Hội đồng Bắc cực.
Báo cáo từ cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt công bố tháng rồi cho thấy chính phủ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 một cách tràn lan và có hệ thống, ủng hộ ứng viên Donald Trump trước ứng viên Hillary Clinton.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết thêm rằng một loạt các vấn đề đã được nêu lên trong cuộc đối thoại của ông với Ngoại trưởng Nga hôm 6/5 với hy vọng đạt tiến bộ trong những lĩnh vực hai bên có lợi ích chồng chéo nhau.
https://www.voatiengviet.com/a/my-khuyen-cao-nga-cho-can-thiep-bau-cu-/4906291.html
Hoa Kỳ sẽ trả lại gần 200 triệu đô la cho Malaysia
Hoa Kỳ sẽ trả lại gần 200 triệu đô la (152,4 triệu bảng) cho Malaysia tiền được thu hồi từ các vụ tịch thu tài sản liên quan tới quỹ nhà nước 1MDB đầy bê bối.
Chính quyền Mỹ cho đến nay đã chuyển 57 triệu đô la liên quan tới một công ty Hollywood bị cáo buộc sử dụng quỹ 1MDB để cấp tiền làm phim.
Chính quyền Mỹ cũng sẽ chuyển 139 triệu đô la nữa liên quan đến việc bán một bất động sản ở Manhattan được cho là đã mua bằng tiền 1MDB.
Hàng tỷ đô la từ quỹ 1MDB bị thất thoát.
Được hình thành vào năm 2009, quỹ tài sản của nhà nước được lập để thúc đẩy nền kinh tế của Malaysia thông qua các khoản đầu tư chiến lược.
Nhưng các nhà chức trách Hoa Kỳ nói rằng 4,5 tỷ đô la đã được chuyển từ 1MDB vào túi riêng và họ đã điều tra vụ bê bối tham nhũng này.
Theo các công tố viên Mỹ và Malaysia, số tiền này được sử dụng để mua các tài sản bao gồm bất động sản hạng sang, máy bay riêng và các tác phẩm nghệ thuật đắt tiền.
Hôm thứ Ba, đại sứ Mỹ tại Malaysia, Kamala Shirin Lahkdhir, nói với hãng tin Reuters: “Chúng tôi hết sức hài lòng rằng loạt tài sản đầu tiên từ cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ
đang được chuyển trở lại Malaysia, thể hiện cam kết của Hoa Kỳ trả lại những tài sản này vì lợi ích của người dân Malaysia,”
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị bắt
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib ra hầu tòa
Khoản tiền 57 triệu đô la chuyển trả cho đến nay liên quan đến một thỏa thuận đạt được với công ty sản xuất phim Red Gran Pictures của Hoa Kỳ, Tổng chưởng lý Malaysia, Thomas Thomas, nói trong một tuyên bố.
Công ty sản xuất phim đã giải quyết một vụ kiện dân sự với chính phủ Hoa Kỳ về bản quyền đối bộ phim The Wolf of Wall Street. Theo Reuters, nhà chức trách Mỹ cho biết bộ phim được tài trợ bằng tiền từ quỹ 1MDB.
1MDB được thành lập bởi thủ tướng Najib Razak của Malaysia, nhưng năm 2015 đã có những cảnh báo sau khi quỹ không thanh toán được khoản vay từ các ngân hàng và trái chủ.
Ông Najib phải đối mặt với hơn 40 cáo buộc và đã ra tòa vì vai trò của mình trong vụ bê bối tài chính. Ông đã không nhận tội trước tòa.
Ông bị buộc tội bỏ túi 681 triệu đô la từ 1MDB. Các công tố viên cho biết số tiền này đã được sử dụng để tài trợ cho lối sống xa hoa cho cựu Thủ tướng và vợ mình là Rosmah Mansor, người cũng đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48186216
Mỹ sẽ cung cấp các ưu đãi cho quân đội Venezuela
để chống Maduro
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence hôm 7/5 dự kiến đưa ra các ưu đãi mới cho quân đội Venezuela để chống lại Tổng thống Nicolas Maduro.
Hành động này nhằm ủng hộ nỗ lực nổi dậy của phe đối lập tuần trước bị thất bại, một quan chức cấp cao Mỹ nói với Reuters.
Trong một bài phát biểu dự kiến vào lúc 3:25 tối (19:25 GMT), ông Pence cũng sẽ cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ sớm áp dụng lệnh trừng phạt đối với 25 thẩm phán thuộc tòa án tối cao Venezuela.
Venezuela: Guaidó kêu gọi bãi công
Venezuela: Guaidó kêu gọi tiếp tục biểu tình
Venezuela nói đang ‘dập tắt âm mưu đảo chính’ 30/4
Ông Pence cũng sẽ đưa ra các hình thức hỗ trợ những người tị nạn đã rời khỏi Venezuela, và cung cấp một gói viện trợ kinh tế cho nước này tùy thuộc vào quá trình chuyển đổi chính trị.
Trong bài phát biểu, ông Pence sẽ đưa ra chiến lược ban đầu của chính quyền Trump sau các cuộc biểu tình lớn trên đường phố vào tuần trước được khởi xướng bởi Juan Guaido, lãnh đạo phe đối lập được Hoa Kỳ và hầu hết các nước phương Tây ủng hộ.
Ông Guaido đã mô tả các cuộc biểu tình là sự khởi đầu của giai đoạn cuối để hất cẳng Maduro, nhưng một cuộc đảo chính quân sự hàng loạt đã không thành hiện thực.
Ông Guaido, chủ tịch Quốc hội viện dẫn hiến pháp Venezuela vào tháng Giêng để tuyên bố mình là tổng thống lâm thời của nước này, cho rằng cuộc bầu cử lại của ông Maduro năm 2018 là bất hợp pháp.
Ông Maduro – người từng nói Guaido là một con rối của Washington – đã tìm cách chứng tỏ rằng quân đội vẫn đứng về phía ông, nhưng các nhà lãnh đạo phe đối lập và giới chức Hoa Kỳ nói rằng sự ủng hộ này là mong manh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48182906
Mỹ : Bộ trưởng Tư Pháp có thể bị truy tố,
vì không nộp toàn bộ báo cáo điều tra Mueller
Căng thẳng giữa Hạ Viện Hoa Kỳ với chính quyền Trump tăng thêm một nấc với việc một ủy ban của Hạ Viện ra khuyến nghị, yêu cầu xét xử bộ trưởng Tư Pháp, vì không nộp toàn bộ báo cáo của chưởng lý Mueller, về nghi án Nga can thiệp bầu cử, trong đó có một số bằng chứng cho thấy tổng thống Donald Trump đã cản trở tư pháp.
Ủy ban Tư Pháp Hạ Viện Mỹ, do chính trị gia đảng Dân Chủ Jerry Nadler đứng đầu, đưa ra tối hậu thư buộc lãnh đạo bộ Tư Pháp William Barr phải giao toàn bộ báo cáo điều tra của chưởng lý Robert Mueller, trước 9 giờ sáng (tức 13g giờ quốc tế), hôm qua, 06/05/2019. Trong trường hợp bộ trưởng Tư Pháp không thực hiện đòi hỏi này, và đây là điều đã xảy ra, Ủy ban sẽ họp vào 10 giờ sáng ngày mai, thứ Tư 08/05, để bỏ phiếu về một dự thảo nghị quyết. Dự thảo này một khi được chấp thuận sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ Viện, do đảng Dân Chủ kiểm soát từ tháng Giêng.
Nếu nghị quyết được thông qua, bộ trưởng Tư Pháp có thể bị truy tố, vì tội ngăn cản Quốc Hội thực thi phận sự điều tra. Ông William Barr có thể bị phạt tiền, thậm chí bị phạt tù, tuy điều này ít có khả năng xảy ra.
Trong đời sống chính trị nước Mỹ, hiếm khi một thủ tục như vậy được khởi động để chống lại một bộ trưởng Tư Pháp.
Một dự thảo nghị quyết của phe Dân Chủ cho biết Quốc Hội là « định chế duy nhất có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của tổng thống », « thực hiện quyền hiến định, là đối trọng quyền lực với tổng thống ». Cụ thể là khởi động thủ tục phế truất tổng thống, nếu bản bản cáo toàn văn có đủ cơ sở cho thấy điều này là cần thiết.
Theo chủ tịch Ủy ban Tư Pháp Hạ Viện, thì ngay trong phiên bản rút gọn, báo cáo của chưởng lý Mueller đã chứa nhiều chỉ dấu và phân tích cho thấy chính tổng thống Donald Trump đã cản trở cuộc điều tra của tư pháp.
Sau khi báo cáo dài 450 trang của chưởng lý Mueller, kết quả của 22 tháng điều tra, được công bố một phần hồi cuối tháng trước, uy tín của tổng thống Donald Trump dâng cao, với khoảng 45% người Mỹ ủng hộ, theo điều tra của viện Gallup. Lý do là, nhiều người tin rằng báo cáo Mueller khẳng định không có sự đồng lõa giữa ê-kíp tranh cử của tổng thống Mỹ và người Nga trong cuộc tranh cử 2016.
Cũng về báo cáo nói trên, gần 500 cựu quan chức bộ Tư Pháp Mỹ hôm qua ra một tuyên bố chung, khẳng định nếu không phải là tổng thống, ông Donald Trump chắc chắn sẽ bị truy tố do các hành động cản trở tư pháp, như các kết luận đưa ra trong báo cáo Mueller.
Triều Tiên xác nhận
thử giàn phóng tên lửa đa nòng, vũ khí chiến thuật
Hãng KCNA xác nhận, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đích thân giám sát Triều Tiên bắn loạt tên lửa đa nòng và vũ khí dẫn đường chiến thuật để kiểm tra hiệu suất của chúng.
Ngày 5.5, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA xác nhận, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đích thân giám sát cuộc tập trận bắn đạn thật với nhiều giàn phóng tên lửa đa nòng và vũ khí dẫn đường chiến thuật để kiểm tra hiệu suất của chúng.
Thông tin được đưa ra sau 1 ngày quân đội Hàn Quốc phát hiện Triều Tiên phóng một số vật thể bay tầm ngắn không xác định vào bờ biển phía đông.
KCNA cho biết, ông Kim Jong-un bày tỏ “sự hài lòng lớn” về các cuộc tập trận hôm 4.5 và nhấn mạnh rằng các binh sĩ tiền tuyến cần giữ “tư thế cảnh giác cao”, tăng cường khả năng chiến đấu “để bảo vệ chủ quyền chính trị và tự chủ kinh tế của đất nước”.
“Ông Kim Jong-un khen ngợi quân đội nhân dân Triều Tiên vì hoạt động xuất sắc của nhiều giàn phóng tên lửa tầm xa hiện đại cỡ lớn và các vũ khí dẫn đường chiến thuật, nói rằng tất cả các binh sĩ đều những xạ thủ bậc thầy và có khả năng thực hiện nhiệm vụ để giải quyết kịp thời mọi tình huống” – KCNA dẫn lời nhà lãnh đạo Triều Tiên nói.
Theo KCNA, mục đích của cuộc tập trận là để ước tính và kiểm tra khả năng hoạt động cũng như độ chính xác của nhiều giàn phóng tên lửa tầm xa cỡ lớn và vũ khí dẫn đường chiến thuật của các đơn vị phòng thủ ở khu vực tiền tuyến và ở mặt trận phía Đông.
Chủ tịch Kim Jong-un kêu gọi quân đội Triều Tiên ghi nhớ “sự thật bất biến rằng hòa bình và an ninh thực sự chỉ được đảm bảo và được bảo đảm bằng sức mạnh to lớn”.
Trước đó, ngày 4.5, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết “một số vật thể bay” đã được phóng ở khu vực gần thị trấn duyên hải Wonsan, chúng bay được khoảng 200km thì rơi xuống bờ biển phía đông bắc.
Khoảng cách đó gần như bằng khoảng cách giữa khu vực này và thủ đô Seoul, mặc dù báo cáo ngày 5.5 của KCNA không đưa ra bất kỳ mối đe doạ hay cảnh báo trực tiếp nào với Hàn Quốc và Mỹ.
Giới chuyên gia cho rằng bằng cách phóng tên lửa, Triều Tiên có thể gây áp lực lên Mỹ để nới lỏng các lệnh trừng phạt cho nước này
Chiến lược thu lại Đài Loan của ông Tập
có đọc nhầm quyết tâm của Mỹ?
TS Nguyễn Tiến HưngGửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ
“Tora, Tora, Tora” phi công Mitsuo Fuchida gửi mật hiệu về trung ương báo cáo đã thành công ở Trân Châu Cảng, lực lượng Mỹ bị oanh kích hoàn toàn bất ngờ.
Đế quốc Nhật mừng chiến thắng.
Đó là 8 giờ sáng ngày 7/12/1941.
Cũng 8 giờ sáng gần bốn năm sau, quả bom nguyên tử đầu tiến rơi xuống Hiroshima, ngày 6/08/1945.
Nhật Bản đã tính lầm về phản ứng của Mỹ và cho rằng Hoa Kỳ đang kẹt cứng ở Âu châu nên không thể nào đánh cả hai mặt trận một lúc.
Đài Loan diễn tập ở đảo Ba Bình
Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan mở trụ sở mới
Đài Loan ‘tăng cường quân sự vì tự do’
Tokyo tính lầm rằng có thể ra một ‘cú đấm’ nhắm vào Mỹ mà không sợ bị phản ứng quá mạnh.
Có ngờ đâu, ngay ngày hôm sau, Hoa Kỳ tuyên chiến với Đế quốc Nhật.
Nhật cũng cho rằng tấn công bất ngờ vào sáng Chủ Nhật thì chắc ăn vì tình trạng ‘sẵn sàng ứng chiến’ của Hải quân Mỹ xuống thấp vào weekend.
Chỉ đúng một phần. Điều mà tình báo Nhật không nghĩ tới là vào sáng Chủ Nhật thì sĩ quan và binh lính Mỹ lại lên bờ ăn nghỉ chứ không ở trên chiến hạm.
Vì vậy nên lực lượng của Mỹ đã không bị thiệt hại về người vả bốn tháng sau, từ đầu tháng 4/1942 không quân Mỹ oanh tạc Nhật Bản.
Công trình 5 tầng, trị giá 255 triệu USD mà Hoa Kỳ xây ở Đài Bắc không chỉ là tòa nhà bằng gạch ngói mà là biểu tượng của quan hệ song phươngBà Marie Royce, thứ trưởng văn hóa Mỹ nhân khai trương Viện Hoa Kỳ ở Đài Bắc tháng 6/2018
Sang tháng 4, Mỹ đã mở trận hải chiến Midway.
Ngay khi chiến tranh với phát-xít Đức bước vào giai đoạn cuối, Mỹ đã đổi ưu tiên chiến lược để tái phối trí lực lượng về Á châu.
Ngày 23/02/1945 Thủy quân Lục chiến Mỹ cắm cờ trên núi Suribachi ở Iwo Jima.
Tháng 3/1945 Mỹ oanh tạc Tokyo và sang tháng 8 ném bom nguyên tử.
Năm năm sau đó, đến lần Trung Quốc tính lầm.
Mao Trạch Đông cử 1,3 triệu chí nguyện quân cùng với quân Bắc Hàn tràn qua vỹ tuyến 38 tấn công Nam Hàn.
Tổng thống Harry Truman chỉ định Tướng MacArthur làm Tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Quốc, chiến đấu trực diện với Trung Quốc.
MacArthur còn muốn đánh thẳng vào Bắc Kinh nhưng Tổng thống Truman đã kềm lại khiến ông phản kháng và bị giáng chức.
Chiến tranh Triều Tiên gây tổn thất lớn cho TQ: 300,000 quân nhân tử trận, số người bị thương vong lên tới 410,000.
Chiến tranh Triều Tiên vừa chấm dứt, Chủ tịch Mao đã nghĩ ngay tới chiến lược uy hiếp Đài Loan. Nhưng động tới Đài Loan là Mỹ quyết liệt.
1954-1955: xảy ra xung đột ở Eo biển Đài Loan lần thứ nhất
Sau chiến tranh Triều Tiên, Truman không ra ứng cử thêm nhiệm kỳ hai và ông Eisenhower lên kế vị (1953). Với sự ủng hộ của tân tổng thống Mỹ, chính phủ Tưởng Giới Thạch đem 58,000 quân đến đóng trên đảo Quemoy và 15,000 quân trên đảo Mã Tổ (Matsu).
Quân đội Trung Quốc bắt đầu pháo vào hướng đảo Quemoy.
Ngày 11/08/1954, Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố Đài Loan phải được “giải phóng.”
Sau đó Bắc Kinh cho pháo kích vào Quemoy. Tổng thống Eisenhower đưa ra một Hiệp ước Quốc phòng Song Phương giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.
Hiệp ước này được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 9 tháng 2, 1955.
Tới ngày 29/01/1955, một Nghị quyết được Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, cho phép TT Eisenhower sử dụng quân đội Mỹ để bảo vệ Đài Loan.
Ngoại trưởng Dulles công khai tuyên bố, “Hoa Kỳ đang xem xét một cuộc tấn công bằng khí giới nguyên tử.”
Cuối tháng 3, Đô đốc Mỹ Robert B. Carney tiết lộ là TT Eisenhower đang có kế hoạch “để tiêu diệt tiềm năng quân sự của Trung Cộng”.
Sang ngày 23/04 Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng đàm phán để hạ nhiệt chiến tranh.
Ngày 1/05, hòa bình trở lại trên hai đảo Quemoy và Matsu nhưng chỉ tạm bợ vì ba năm sau lại có một xung đột thứ hai.
1958 xảy ra xung đột ở Eo biển Đài Loan lần thứ hai
Năm 1958 Quemoy và Matsu lại bị pháo.
Ngồi xem TV tại Đại Học Virginia sáng hôm ấy, chúng tôi còn nhớ rõ hình ảnh về biến cố này: TT Eisenhower cho hàng không mẫu hạm USS Lexington cùng với tàu khu trục và một tàu tiếp liệu tiến vào eo biển Đài Loan.
Sau đó, ông chỉ thị tăng cường Hạm Đội 7 và ra lệnh cho các tàu Hải quân Mỹ phải giúp chính phủ Tưởng Giới Thạch để bảo vệ các đường cung cấp cho Đài Loan.
Ngoài ra, trong một nỗ lực bí mật gọi là “Operation Black Magic”, Mỹ còn tân trang Không quân Đài Loan với tên lửa mới chế tạo ‘AIM-9 Sidewinder,’ giúp cho phi công Đài Loan ở thế thượng phong đối với phi công Trung Quốc.
Nghiên cứu gần đây của Lưu trữ Quốc gia cho thấy Không quân Mỹ đã chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh biết được cho nên đã tuyên bố “ngưng pháo kích các hải đảo vào ngày 6/10.”
1995-1996: Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ ba
Hai mươi năm sau cuộc chiến Việt Nam, Bắc Kinh muốn cảnh cáo Tổng thống Đài Loan Lý Tăng Huy khi ông thay đổi chính sách “Một Trung Quốc” để tiến tới một nước Cộng Hòa Đài Loan. Như vậy là muốn thử thách ý chí của Hoa Kỳ.
Từ ngày 21/07/1995 tới 23/03/1996, khủng hoảng kéo dài 8 tháng và 2 ngày, khởi đầu bằng việc Bắc Kinh cho tiến hành một loạt những vụ thử nghiệm tên lửa tại vùng biển xung quanh Đài Loan bao gồm Eo biển Đài Loan. Tất cả có ba lần thử nghiệm chính yếu:
Đợt phóng tên lửa lần thứ nhất xảy ra 21-27/07/1995;
Lần thứ hai 15-25/08/ 1955;
Lần thứ ba từ 8-15/03/ 1996.
Tới lần thứ ba thì Hoa Kỳ phản ứng bằng những hành động mạnh mẽ nhất để thể hiện sức mạnh tại Á châu kể từ Chiến tranh Việt Nam. Tổng thống Clinton cho tăng cường sự có mặt của Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương.
Cùng ngày 8/03, Washington tuyên bố đã có lệnh cho nhóm ‘Hàng Không Mẫu hạm 5’ (Carrier Group Five) dẫn đầu bằng hàng không mẫu hạm USS Independence tiến vào vùng biển gần Đài Loan.
Dân Đài Loan kiện Formosa ‘gây ung thư’
Hoa Kỳ ‘dùng Đài Loan kiềm chế TQ’?
Trump xoay ngược chính sách với TQ?
Ngay ngày hôm sau (9/03), Trung Quốc phản ứng và cho tập trận bắn đạn thật gần đảo Bành Hồ từ ngày 12 tới 20/03. TT Clinton lập tức cho nhóm ‘Hàng Không Mẫu Hạm 7’ (Carrier Group Seven) dẫn đầu bằng hàng không mẫu hạm USS Nimitz tiến thật nhanh từ Vịnh Ba Tư tới Đài Loan.
Tình hình lại càng căng thẳng khi Bắc Kinh công bố sẽ có diễn tập đổ bộ.
Nhưng trước sự sửa soạn để sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Mỹ, Trung Quốc quyết định ngừng các cuộc tập trận giả.
Khủng hoảng chấm dứt vào ngày 23 tháng 3, 1996.
2019-2020: khủng hoảng ở Eo biển Đài Loan lần thứ tư?
Ngày nay, vấn đề căng thẳng số một giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là chiến tranh mậu dịch mà là Đài Loan.
Gần đây dư luận quốc tế đã bàn tới khả năng một cuộc chiến về Đài Loan sẽ có thể xảy ra vì Hoa Kỳ đã thay đổi cách nhìn đối với Đài Loan.
Thay đổi vì không phải chỉ có phía hành pháp – như TT Eisenhower hay Clinton – mà bây giờ cả Quốc hội Mỹ cũng ủng hộ mạnh mẽ chính sách xích lại Đài Loan.
Ngày 01/04/2019 tờ South China Morning Post bình luận:
“Nhiều cựu quan chức Mỹ đã cảnh báo sẽ có một năm căng thẳng ở Eo biển Đài Loan trong bối cảnh Quốc hội Mỹ ngày càng chống Trung Quốc và ủng hộ một quan hệ gần gũi hơn giữa Mỹ và hải đảo tự trị này.”
Tại sao Mỹ thay đổi cái nhìn về Đài Loan?
Đó là vì Đài Loan – cùng với Nam Hàn – là một cái chốt ở trên tuyến biên phòng của Mỹ ở vùng đông bắc Thái Bình Dương. Nó như một cái lá chắn bão tố đến từ Bắc Kinh.
Đầu thập niên 1970, cố vấn Henry Kissinger đã thuyết phục TT Nixon và Quốc Hội Mỹ rằng Trung Quốc không nguy hiểm, có thể thành bạn đồng phường với Mỹ.
Nay cố vấn John Bolton đã thuyết phục được TT Trump và Quốc Hội rằng Trung Quốc đã thay thế Nga để trở thành mối nguy hiểm số một của nước Mỹ.
Còn trong cuốn ‘The Hundred Year Marathon’ (2015), ông Michael Pillsbury chứng minh rất đáng thuyết phục rằng:
“Bắc Kinh đã có chiến lược 100 năm để thay thế Mỹ trong vai trò cường quốc số một trên thế giới vào năm 2049, khi họ kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Chừng nào chúng ta còn đứng cạnh nhau, không ai có thể chen vào giữaTổng thống Thái Anh Văn nói về Hoa Kỳ và Đài Loan
Năm 2049 thì cũng chẳng còn bao xa: chỉ gồm bốn ‘kế hoạch 5 năm’.
Chúng tôi giả thuyết rằng, trong ‘Kế hoạch 5 năm 2015-2019’ Trung Quốc tập trung chính vào Biển Đông.
Nay là lúc triển khai ‘kế hoạch 5 năm 2020 -2024: tập trung vào Đài Loan, và Triều Tiên, không để ông Kim Jong-un tự do hành động.
Muốn trở thành cường quốc thay Mỹ vào năm 2049 thì cần phải chọc thủng tuyến phòng thủ Đông Bắc thật sớm.
Sau đó, cùng với những lối đi ở đường 9 vạch, Trung Quốc mới có thể vươn ra các đại dương khác trong ba kế hoạch 5 năm còn lại.
Ngày 02/01/2019 Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố:
“Phát triển hòa bình và ổn định của quan hệ xuyên eo biển là xu thế không ai, không thế lực nào ngăn được.”
Rồi ông kết luận: “Trung Quốc phải thống nhất và sẽ thống nhất.”
Năm 1954 Thủ tướng Chu Ân Lai cũng từng muốn “Đài Loan phải được giải phóng”, và đến năm 1995, TQ cảnh cáo Tổng thống Lý Đăng Huy thay đổi chính sách “Một Trung Quốc” để tiến tới Đài Loan độc lập.
Giờ Trung Quốc muốn cảnh cáo Tổng thống Thái Anh Văn vì bà vẫn tiếp tục chính sách ‘Đài Loan là một quốc gia độc lập.’
Ngày 03/04 vừa qua, Bắc Kinh cho hai phi cơ J-11 vòng 43 dặm qua đường phân chia không phận với Đài Loan. Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố sẽ mạnh mẽ trục xuất các máy bay này nếu chúng vượt qua ranh giới ở giữa một lần nữa.
Sau đó bà đã chỉ thị cho các phi công đáp trả những cuộc xâm phạm không phận trong tương lai và thề sẽ chiến đấu với họ để bảo vệ chủ quyền Đài Loan cho tới cùng.
Biến cố này lại làm cho chúng tôi nhớ tới diễn biến của mấy trận không chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan cách đây trên 60 năm: ngày 22/09/1958, 100 phi cơ MiG của TQ đụng độ với 32 phi cơ F-86 của Đài Loan.
Tên lửa Sidewinders do Mỹ cung cấp giúp phi công Đài Loan bắn rơi nhiều máy bay MiG của TQ.
Bây giờ Đài Loan đang tiến hành mua hơn 60 máy bay chiến đấu F-16V của Mỹ, một hành động mà Bắc Kinh đã mô tả là cực kỳ nguy hiểm.
Ngày 26/03 vừa qua, một dự luật được đưa ra tại Thượng Viện Mỹ yêu cầu chính quyền Trump phải xem xét lại chính sách đối với Đài Loan và nâng cao quan hệ hai bên về quân sự.
Dự luật này cũng nhắc lại Nghị quyết của Lưỡng viện Quốc hội cho phép TT Eisenhower sử dụng quân lực Mỹ để bảo vệ Đài Loan ngày 29/01/1955.
Ngày nay, không chỉ bán phi cơ F-16V cho Đài Bắc, Mỹ còn cho tàu chiến đi qua Eo biển, tập trận giả, và để các chính khách Hoa Kỳ liên tục sang thăm Đài Loan.
Qua hành động và tuyên bố của Chủ tịch Tập về Đài Loan – nhất là trong bối cảnh “xoay trục” về Á Châu của Mỹ, ta thấy ông dễ nhạy cảm, dễ nổi nóng.
Chắc hẳn ông muốn giải quyết vấn đề này cho xong trong triều đại của mình.
Đối với ông Tập, có thể là Đài Loan là ‘cục xương kẹt trong họng‘ – như lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev từng ví khu vực Tây Berlin, nằm trên lãnh thổ Đông Đức, giống như “a bone stuck in our throat“.
Nhưng gỡ đi miếng xương đó không hề dễ.
Trong những ngày tháng sắp tới ta sẽ thấy liệu lịch sử về Eo biển Đài Loan có tái diễn.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng. Sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, tác giả từng giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Ông là tác giả cuốn ‘Khi Đồng minh Tháo chạy’ và là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh. Hiện ông định cư tại Virginia, Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48106477
TQ không công nhận thông tin
tham gia đàm phán hạt nhân 3 bên với Mỹ, Nga
Trung Quốc lên tiếng bác bỏ thông tin rằng nước này sẽ tham dự đàm phán hạt nhân ba bên với Mỹ và Nga về một hiệp định mới về hạn chế vũ khí hạt nhân.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo, ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3/5 vừa qua đã có cuộc thảo luận về khả năng thiết lập một hiệp định hạt nhân đa phương mới, có thể bao gồm cả Trung Quốc.
Phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay (6/5) khẳng định, Trung Quốc sẽ không tham dự bất kỳ đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân ba bên nào. Theo người phát ngôn này, các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc đã ở “cấp độ thấp nhất” trong nhu cầu an ninh quốc gia, vì thế không thể so sánh nước này với Mỹ và Nga.
Ông Cảnh Sảng cho biết thêm: “Trung Quốc phản đối bất kỳ quốc gia nào nói đến Trung Quốc trong vấn đề kiểm soát vũ khí và Trung Quốc cũng sẽ không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán ba bên nào về thỏa thuận giải trừ hạt nhân. Trung Quốc luôn ủng hộ việc cấm hoàn toàn và giải trừ triệt để vũ khí hạt nhân.
Trung Quốc tin rằng, các quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất có trách nhiệm đặc biệt trong vấn đề giải trừ hạt nhân và nên tiếp tục cắt giảm vũ khí hạt nhân theo cách có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược, tạo điều kiện cho các quốc gia khác tham gia tiến trình này”.
TQ phản ứng: ‘Không nên đàm phán khi bị gí súng vào đầu’
Bắc Kinh có thể rút khỏi cuộc đàm phán tuần này sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tăng thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Trung Quốc không nên đàm phán khi bị gí súng vào đầu” -Tờ Wall Street Journal ngày 5-5 dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên nói.
Tờ này đưa tin động thái của Washington khiến nhiều quan chức Trung Quốc bất ngờ và Bắc Kinh đang cân nhắc việc nối lại cuộc đàm phán vào 8-5. Trước đó, nhiều dự báo hai nước sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối tuần này.
Nhiều quan chức Trung Quốc cũng đồng tình rằng nước này không nên cúi đầu trước sức ép từ Mỹ. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Hồi cuối 12-2018, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, nhà đàm phán thương mại chính của Bắc Kinh, cũng từng hủy chuyến công du đến Mỹ sau khi Washington cương quyết đòi tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi công bố kế hoạch tăng thuế quan đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25% vào 10-5. Ông phàn nàn rằng các cuộc đàm phán giữa hai nước đang tiến hành quá chậm.
Ông Trump cũng đe dọa sẽ áp thuế đối với tất cả thương mại của Trung Quốc với Mỹ, một động thái có thể kéo căng quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế.
Động thái này cũng làm suy sụp hi vọng rằng Washington và Bắc Kinh có thể sắp đạt được thỏa thuận chấm dứt tranh chấp thương mại bắt đầu vào năm ngoái.
Vòng đàm phán tuần này cũng đối mặt với nhiều thách thức khi Trung Quốc muốn Mỹ bắt đầu rút lại thuế quan sau khi bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết. Tuy nhiên, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer muốn giữ nguyên thuế quan và chỉ bắt đầu gỡ bỏ một khi Trung Quốc cho thấy họ tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27817-tq-phan-ung-khong-nen-dam-phan-khi-bi-gi-sung-vao-dau.html
TQ vẫn muốn tới Mỹ đàm phán
sau tuyên bố tăng thuế của Trump
Sau đe dọa chóng mặt của Tổng thống Mỹ là sẽ tăng thuế đối với Trung Quốc vì những trễ nải trong đàm phán, đại diện Trung Quốc cho hay họ vẫn đang chuẩn bị cho một phái đoàn tới Mỹ để tiếp tục đàm phán thương mại.
Chúng tôi đang trong quá trình tìm hiểu tình huống liên quan. Điều tôi có thể nói với bạn là đội ngũ của Trung Quốc đang chuẩn bị tới Hoa Kỳ để thảo luận”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong buổi họp báo hôm 6/3..
Hôm Chủ nhật, trong một động thái vô cùng bất ngờ, ông Trump tuyên bố sẽ tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc trong khi chỉ hai ngày trước vị lãnh đạo Mỹ này còn tiết lộ các cuộc đàm phán với Trung Quốc rất tốt. Lý do của việc tăng thuế được ông Trump nói là vì Trung Quốc đang tìm cách “đàm phán lại” khiến tiến trình làm việc quá chậm chạp. Ông Trump đặt một chữ “Không” thể hiện sự phản đối cách làm việc này của Trung Quốc.
“Thỏa thuận Thương mại với Trung Quốc tiếp tục, nhưng quá chậm vì họ đang cố gắng đàm phán lại. Không!” ông Trump viết trên Twitter.
Đại diện Trung Quốc Cảnh Sảng nói: “Điều tối quan trọng là chúng tôi vẫn hy vọng Hoa Kỳ có thể làm việc chăm chỉ với Trung Quốc để đáp ứng nguyện vọng của nhau và vươn tới một thỏa thuận cùng thắng, cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau”.
Theo Reuters, những cập nhật không khả quan từ Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong đó có việc Trung Quốc đang tìm cách rút lại các cam kết trước kia đã khiến Tổng thống Trump tức giận ra quyết định tái áp thuế.
Mỹ hiện đánh thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong đó có 200 tỷ chỉ bị áp thuế 10%. Ông Trump tuyên bố từ 10/5 sẽ nâng tỷ suất thuế này lên 25%, tức là chấm dứt quá trình đình chiến thương mại đạt được với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 2.
Ông Trump còn dọa rằng sẽ sớm đánh thuế nốt 325 tỷ USD hàng Trung Quốc còn lại ở mức 25%, tức là nâng cấp cuộc chiến thương mại lên toàn bộ hàng hóa xuất cảng từ Trung Quốc.
“Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã mất hằng 600 đến 800 tỷ USD một năm về thương mại. Với Trung Quốc, chúng ta mất 500 tỷ USD. Xin lỗi, chúng ta sẽ không chịu như thế nữa” Tổng thống Mỹ ghi trên Twitter hôm 6/3.
Thị trường chứng khoán toàn thế giới và giá dầu suy giảm ngay sau khi có tuyên bố từ Tổng thống Mỹ. Chứng khoán Trung Quốc chịu tác động mạnh nhất với các chỉ số lớn giảm 5 điểm.
Reuters cho biết các trang báo lớn của Trung Quốc đã được lệnh không được tự ý đưa tin về dòng tweet loan báo tăng thuế của ông Trump mà phải chờ đợi các bản tin từ Tân Hoa Xã, kênh thông tấn chính thức của nhà nước.
Trước đó, tờ Nhật báo Phố Wall đưa tin rằng Trung Quốc đang cân nhắc hủy cuộc gặp tuần này tại Washington sau khi ông Trump tuyên bố tăng thuế trên Twitter, một thông báo gây sốc cho các quan chức Trung Quốc.
Tại Mỹ, động thái của ông Trump đã bất ngờ nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng. Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer, người thường xuyên chỉ trích Tổng thống, đã thúc giục ông Trump “hãy cứng rắn lên”.
“Đừng lùi bước. Sức mạnh là cách duy nhất để chiến thắng với Trung Quốc”, ông Schumer viết trên Twitter.
Phó Thủ tướng Trung Quốc sắp tới Mỹ đàm phán thương mại
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tới Hoa Kỳ trong tuần này để đàm phán thương mại, Bắc Kinh cho biết hôm 7/5. Động thái này được cho là làm giảm nhẹ căng thẳng vừa đột ngột tăng lên sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dọa sẽ đánh thuế hàng Trung Quốc, theo Reuters.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã quay lưng lại với các cam kết đáng kể được đưa ra trong nhiều tháng đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại gay go giữa hai nước.
Lo ngại đã khiến ông Trump hôm 5/5 nói rằng ông sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% trên lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc ngay vào cuối tuần này, và sẽ “sớm” đánh thuế vào lượng hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc.
Những dòng tin trên Twitter của ông Trump đã đột ngột chấm dứt thời gian 5 tháng “ngừng chiến” của cuộc tranh chấp thương mại gây tốn kém hàng tỷ đô là cho cả hai nước và làm gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
Những lo ngại liên quan đến cuộc đàm phán cũng đã đẩy giá cổ phiếu và giá dầu trên toàn cầu sụt giảm vào ngày 6/5, và tạo ra suy đoán rằng Trung Quốc có thể sẽ hủy chuyến thăm đã được hoạch định của ông Lưu.
Bộ Thương mại Trung Quốc xác nhận rằng ông Lưu, người dẫn đầu các cuộc đàm phán bên phía Bắc Kinh, sẽ đến Hoa Kỳ vào thứ Năm và thứ Sáu. Bộ này không đưa ra chi tiết hay tiết lộ các chủ đề dự kiến sẽ thảo luận.
Phản ứng về triển vọng áp thuế mới đã được đưa ra, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 7/5 nói trong một cuộc họp báo rằng sự tôn trọng lẫn nhau chính là cơ sở để đạt được thỏa thuận thương mại.
“Áp đặt thêm thuế quan không thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào”, Reuters dẫn lời ông Cảnh Sảng nói.
“Các cuộc đàm phán, về bản chất, là một quá trình thảo luận. Hai bên khác biệt nhau là điều bình thường. Trung Quốc không trốn tránh vấn đề và chân thành trong việc tiếp tục đàm phán”, người phát ngôn Trung Quốc nói.
“Chúng tôi hy vọng phía Hoa Kỳ có thể cố gắng hết sức với Trung Quốc để thỏa hiệp với nhau, và trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, giải quyết các mối quan tâm hợp lý của nhau và cố gắng đạt được một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi”, ông Cảnh Sảng nói thêm.
Thái độ sẵn sàng tiếp tục đàm phán của Bắc Kinh khi đối mặt với những tuyên bố trên trang Twitter của ông Trump, cho thấy họ sẽ giữ bình tĩnh và “tập trung vào các cuộc đàm phán thay vì tham gia vào cuộc chiến công khai”, tờ báo nhà nước Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nói.
Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, người ủng hộ cho việc phải thay đổi cơ cấu mạnh mẽ ở Trung Quốc, hôm 6/5 nói rằng Bắc Kinh đã bội ước với các cam kết trước đó, vốn sẽ làm thay đổi đáng kể hiệp ước.
“Trong suốt tuần qua, chúng ta đã chứng kiến… một sự xói mòn trong các cam kết của Trung Quốc”, Reuters dẫn lời ông Lighthizer nói với các phóng viên. “Điều đó, theo quan điểm của chúng tôi, là không thể chấp nhận được”.
“Chúng ta không phá vỡ các cuộc đàm phán vào thời điểm này. Nhưng lúc này, đến ngày thứ Sáu, sẽ phải áp thuế”.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, người được coi là ít “diều hâu” đối với Trung Quốc, cho biết việc quay đầu đã trở nên rõ ràng với “những thông tin mới” vào cuối tuần qua.
Ông từ chối cung cấp thông tin cụ thể và cho biết phía Hoa Kỳ ban đầu hy vọng sẽ kết thúc thỏa thuận trong tuần này, dù là với kết quả như thế nào.
“Họ đã cố gắng quay trở lại với ngôn ngữ đã đàm phán trước đây, ngôn ngữ rất rõ ràng, có tiềm năng thay đổi đáng kể thỏa thuận”, theo ông Mnuchin.
“Toàn bộ đội ngũ kinh tế… hoàn toàn thống nhất và đề nghị tổng thống tiếp tục áp thuế nếu chúng tôi không thể kết thúc thỏa thuận vào cuối tuần”.
Trung Quốc nhiều lần nói rằng họ sẽ thực hiện các thay đổi để mở cửa nền kinh tế theo khung thời gian riêng của họ, không đáp ứng theo các tranh chấp thương mại.
Nhưng gần đây, họ đã thông qua các luật mới, bao gồm Luật Đầu tư nước ngoài và sửa đổi các luật khác, một số động thái được xem là nỗ lực giải quyết những lo ngại của các nhà đầu tư Mỹ và nước ngoài khác, bao gồm cả các nhà đầu tư từ những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc là Liên minh châu Âu.
Hoa Kỳ hiện áp thuế 25% trên 50 tỷ đôla hàng hóa công nghệ và máy móc của Trung Quốc, và 10% thuế quan đối với 200 tỷ đôla sản phẩm khác.
Đàm phán nhằm bỏ thuế quan của Hoa Kỳ là một trong những điểm vướng mắc còn lại. Trung Quốc muốn bỏ thuế quan. Các quan chức Hoa Kỳ muốn giữ một số, nếu không phải là tất cả các mức thuế, như một phần của bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào nhằm đảm bảo là Trung Quốc tuân thủ các cam kết của mình.
https://www.voatiengviet.com/a/pho-thu-tuong-trung-quoc-sap-toi-my-dam-phan-thuong-mai/4907236.html
Ảnh vệ tinh cho thấy
Trung Quốc đang hoàn tất một tàu sân bay thứ ba
Các hoạt động xây dựng tàu sân bay cỡ lớn đầu tiên của Trung Quốc đang được tiến hành, theo các hình ảnh vệ tinh do một think-tank Mỹ thu thập và phân tích.
Các bức ảnh chụp vào tháng Tư, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) cung cấp cho Reuters, cho thấy trong sáu tháng qua, có những hoạt động ráo riết trên một chiếc tàu lớn tại xưởng đóng tàu Giang Nam bên ngoài Thượng Hải.
Trung Quốc không chính thức xác nhận họ đang chế tạo một tàu sân bay thứ ba, dù rằng có một số dấu hiệu trên các phương tiện truyền thông nhà nước hồi gần đây. Tuy nhiên thời biểu cũng như quy mô của chương trình đóng tàu sân bay này vẫn được coi là bí mật nhà nước.
Ngũ Giác Đài tuần trước cho biết tiến trình đóng tàu đã được xúc tiến khá lâu rồi, tuy nhiên chưa có hình ảnh nào xuất hiện, cho tới bây giờ.
Các lực lượng quân sự châu Á và phương Tây và các nhà phân tích an ninh khu vực đang tìm thêm thông tin về con tàu dự kiến sẽ là tàu sân bay lớn và hiện đại nhất của Trung Quốc có khả năng dẫn đầu các nhóm tàu tấn công.
Nỗ lực thiết kế và chế tạo một tàu sân bay lớn vẫn được coi như một phần cốt lõi trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Một loạt bài báo đặc biệt gần đây của Reuters cho thấy nỗ lực đó đang thách thức vị thế hàng đầu mà Hoa Kỳ đã nắm giữ ở Đông Á trong nhiều thập kỷ qua.
Các hình ảnh của CSIS cho thấy một phần có thể là đuôi tàu, với phần sàn trước rộng 30 mét với thân tàu rộng 41 mét.
Điều đó cho thấy con tàu mà Trung Quốc gọi là Type 002, nhỏ hơn một chút so với tàu sân bay 100.000 tấn của Mỹ, nhưng lớn hơn tàu sân bay Charles de Gaulle, 42.500 tấn, của Pháp, theo các nhà phân tích.
Chuyên gia của CSIS nói trong khi thông tin chi tiết về tàu Type 002 còn hạn chế, những gì quan sát được tại Giang Nam phù hợp với những gì được trông đợi về tàu sân bay thứ ba của Hải quân Trung Quốc.
Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về tiến trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, công bố hôm thứ Sáu tuần trước, lưu ý rằng tàu sân bay thứ ba có thể sẽ lớn hơn hai chiếc đầu tiên và được trang bị hệ thống máy để giúp máy bay tăng tốc khi cất cánh.
Hiện vẫn chưa rõ liệu tàu Type 002 có chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không. Trung Quốc có 10 tàu hạt nhân, nhưng cho tới nay chưa có tàu nổi nào chạy bằng động cơ hạt nhân. Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng cho công nghệ này.
Từ Singapore, nhà phân tích an ninh khu vực Ian Storey nhận định rằng một tàu sân bay quy mô lớn như vậy sẽ gây lo ngại cho một số nước láng giềng Trung Quốc, và nêu bật tầm quan trọng của quan hệ chiến lược của các nước này với Hoa Kỳ.
Ông Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Yusof Ishak ở Singapore, nói sau khi xây xong, tàu mới của Trung Quốc sẽ vượt xa bất kỳ tàu chiến nào của bất kỳ quốc gia châu Á nào, kể cả Ấn Độ và Nhật Bản. Theo ông thì đây là một dấu hiệu khác nữa cho thấy Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc trên biển.
https://www.voatiengviet.com/a/anh-ve-tinh-cho-thay-tq-dang-xay-tau-san-bay-thu-3/4907222.html
Philippines tỏ thái độ cứng rắn với TQ
Ngay sau khi đối thoại cơ chế tham vấn song phương Philippines – Trung Quốc về vấn đề Biển Đông kết thúc, ngày 04/4/2019, Philippines đã ra Tuyên bố phản đối sự hiện diện của tàu cá và tàu dân binh Trung Quốc xung quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines đang chiếm giữ và tiến hành sửa chữa nâng cấp một số hạng mục trên đảo. Tuyên bố nhấn mạnh các tàu thuyền của Trung Quốc ở đảo Pagasa (Thị Tứ) là “bất hợp pháp” và “vi phạm trắng trợn chủ quyền của Philippines”. Theo một số nguồn tin của Bộ Ngoại giao Philippines thì đích thân Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Locsin quyết định việc đưa ra Tuyên bố này. Ngay ngày hôm sau 05/4/2019, trong bài phát biểu tại thành phố Puterto Princessa ở Palawan, Tổng thống Philippines Duterte đã yêu cầu Trung Quốc “đừng động đến Pagasa” và nhấn mạnh binh lính Philippines “sẵn sàng cho nhiệm vụ cảm tử” nếu Trung Quốc có hành động tại khu vực này. Ông Duterte khẳng định đây không phải là lời cảnh cáo mà là lời khuyên cho Trung Quốc “tôi không nài nỉ hay cầu xin, nhưng tôi nói rằng đừng động đến đảo Pagasa vì tôi có những người lính ở đó”.
Tiếp đó, ngày 12/4/2019, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh có thể xem sự hiện diện của Trung Quốc ở gần các đảo do Philippines chiếm đóng như một sự tấn công vào chủ quyền của Philippines vì Trung Quốc không có việc gì ở khu vực này cả. Trong khi đó, Người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines thì tuyên bố quân đội “sẵn sàng hành động nếu được lệnh để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ”.
Ngày 07/4/2019, Ngoại trưởng Philippines Locsin khẳng định trên Twitter “Mỹ đang và sẽ là đồng minh quân sự duy nhất của chúng ta, chúng ta không cần ai khác; ngày 10/4/2019, trả lời câu hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao về việc Trung Quốc phô trương sức mạnh tại vùng biển tranh chấp trên Twitter, ông Locsin nhấn mạnh “vùng biển đó là của chúng ta (Philippines) và họ (Trung Quốc) đã chiếm lấy. Tòa án cao nhất (Tòa Trọng tài) đã phán quyết như vậy. Vấn đề là làm thể nào để lấy lại, cá nhân tôi không sợ chiến tranh”; ngày 16/4/2019, qua Twitter, Ngoại trưởng Philippines bày tỏ Philippines đã gửi công hàm phản đối việc Trung Quốc khai thác sò tai tượng ở khu vực Scarborough và đang nghiên cứu về hành động pháp lý. Cùng ngày, Người Phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines phát biểu Mỹ nên ngăn cản hành động Trung Quốc cho tàu cá và tàu dân binh “bao vây” đảo Thị Tứ; khẳng định chính quyền của Tổng thống Duterte không quên Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài, nhưng có khó khăn là không có chế tài bắt buộc thực thi Phán quyết.
Ngày 24/4/2019, Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Hermogenes Esperson Jr. ra tuyên bố nêu rõ: “Chính phủ Philippines có thể tuyên bố đảo Thị Tứ và khu vực phía Đông Kalayaan ở Biển Đông là khu vực biển được bảo vệ, tuyên bố này sẽ thúc đẩy nỗ lực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học biển ở Biển Đông. Việc bắt sò lớn ở bãi Scarborough là bất hợp pháp và phá hoại đa dạng sinh học cũng như các cộng đồng xung quanh bãi này. Chính phủ tiếp tục kiểm soát sự hiện diện của các tàu nước ngoài ở khu vực này. Sự hiện diện của các tàu Trung Quốc ở vùng biển của Philippines, cho dù vì mục đích quân sự, đánh bắt cá, hoặc mục đích khác, là bất hợp pháp và vi phạm rõ ràng quyền chủ quyền và quyền tài phán kinh tế được xác định trong UNCLOS. Philippines sẽ tiến hành các hành động ngoại giao đối với các hoạt động bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, quyền chủ quyền của Philippines là không thể đàm phán. Chúng tôi sẽ tiếp tục khẳng định quyền của mình đối với vùng biển thuộc lãnh thổ, được xác định theo Phán quyết của Tòa Trọng tài và UNCLOS”.
Việc Philippines tỏ thái độ cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông diễn ra ngay sau khi Philippines và Trung Quốc kết thúc cuộc họp cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông thể hiện rõ thái độ bất mãn của Philippines. Điều này cho thấy cuộc họp không những không có kết quả mà nhiều khả năng Trung Quốc đã gây sức ép quá mạnh buộc Philippines phải có phản ứng. Lâu nay, Trung Quốc thường có thái độ trịch thượng, hách dịch tại các cuộc họp song phương, thậm chí dùng những lời lẽ hăm dọa để đạt được mục tiêu của mình, song lần này thì đã “lợi bất cập hại”. Trung Quốc đã không đạt được yêu cầu của họ mà còn gây bất bình từ những quan chức Philippines. Kết quả cuộc họp cơ chế song phương Philippines – Trung Quốc không có bất kỳ một tiến triển nào liên quan đến việc triển khai Bản ghi nhớ (MOU) về dầu khí mà 2 nước đã ký kết hồi tháng 11/2018 trong chuyến thăm Philippines của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nhiều nhà phân tích cho rằng sở dĩ Philippines tỏ thái độ cứng rắn, mạnh mẽ hơn trên vấn đề Biển Đông vì mấy lẽ sau:
Một là, sau gần 3 năm, chính quyền Duterte tỏ thái độ mềm mỏng với Trung Quốc để tranh thủ cải thiện quan hệ song phương, thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc, song kết quả không được như mong muốn. Trung Quốc đã hứa nhiều nhưng không làm, ngược lại số lượng người Trung Quốc tại Philippines lại tăng nhanh, công việc của người Philippines lại mất đi;
Hai là, trong nội bộ Philippines có sự bất bình lớn trước cách ứng xử của ông Duterte đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, người dân Philippines đã tổ chức biểu tình phản đối trước Đại sứ quán của Trung Quốc tại Philippines. Trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang đến gần và kết quả cuộc bầu cử này rất quan trọng đối với ông Duterte, do vậy chính quyền Duterte phải tỏ thái độ trước những hoạt động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông để đáp ứng yêu cầu của cử tri, bảo đảm cho việc giành kết quả thuận lợi trong bầu cử;
Ba là, sự hậu thuẫn của Mỹ bắt đầu từ việc Mỹ có tuyên bố công khai về Hiệp ước phòng thủ tương hỗ giữa Mỹ và Philippines ký năm 1951. Đầu tháng 3/2019, trong chuyến thăm Philippines, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào máy bay hay tàu thuyền của Philippines ở Biển Đông đều kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ chung theo Điều 4 của Hiệp ước. Ngày 05/4/2019, khi đang ở thăm Thái Lan, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Joseph Felter cho rằng sự hiện diện của một số lượng lớn tàu thuyền Trung Quốc quanh một hòn đảo hiện Philippines đang chiếm đóng khiến Mỹ lo ngại, sự hiện diện đó mang tính gây hấn, khiêu khích, không cần thiết và không có lý do xác đáng. Ngày 11/4/2019, Mỹ đã cùng Philippines tiến hành cuộc tập trận Bakikatan kéo dài 2 tuần, đáng chú ý là cuộc tập trận diễn ra ngay gần khu vực Scarborough. Ngoài ra, Mỹ còn tổ chức hội thảo trao đổi tìm cách hỗ trợ Philippines.
Đáng chú ý lần này Trung Quốc lại tỏ ra mềm dẻo, không tranh cãi đôi co với Philippines. Khi được hỏi về phản ứng đối với công hàm phản đối của Philippines, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lảng tránh không trả lời mà chỉ đề cập đến cuộc họp cơ chế song phương Trung Quốc – Philippines với mô tả là “thẳng thắn, thân thiện và xây dựng”. Rõ ràng Trung Quốc không muốn tranh luận với Philippines để bảo vệ cho quan điểm của họ “Biển Đông ổn định, không có vấn đề gì, các nước liên quan có thể giải quyết ổn thỏa” mà truyền thông Trung Quốc ra sức tuyên truyền trong thời gian qua nhằm ngăn cản sự can dự của Mỹ và các nước ngoài khu vực vào Biển Đông để Trung Quốc dễ bề bắt nạt các nước nhỏ ven Biển Đông.
Nhưng bản chất hiếu chiến và những tham vọng bá quyền của Trung Quốc không thể che đậy được. Philippines mặc dù rất cần cải thiện quan hệ với Trung Quốc, song cũng không thể chịu đựng nổi những việc làm quá đáng của Trung Quốc mà buộc phải lên tiếng.
http://biendong.net/bien-dong/27832-philippines-to-thai-do-cung-ran-voi-tq.html
Myanmar: Hai phóng viên Reuters được trả tự do
sau 500 ngày ngồi tù
Hai nhà báo của Reuters được trả tự do sau hơn 500 ngày bị tù giam ở Myanmar vì vi phạm Đạo luật Bí mật Nhà nước, các nhân chứng cho biết.
Reuters tường thuật, hai phóng viên, Wa Lone, 33 tuổi và Kyaw Soe Oo, 29 tuổi, bị kết án 7 năm tù hồi tháng 9/2018, trong một vụ án đặt ra câu hỏi về tiến trình dân chủ của Myanmar và gây ra sự phản đối kịch liệt từ các nhà ngoại giao và những người ủng hộ nhân quyền.
Hai phóng viên Reuters ở Myanmar chờ phán quyết
RSF: ‘Myanmar bỏ tù bất công hai nhà báo Reuters’
Myanmar: Tòa bác kháng cáo của hai nhà báo Reuters
Time chọn các nhà báo bị hại là ‘Nhân vật của Năm’
Tổng thống Win Myint đã ân xá hàng ngàn tù nhân khác từ tháng trước. Theo thông lệ ở Myanmar, chính quyền sẽ phóng thích các tù nhân trên cả nước nhân dịp năm mới bắt đầu vào ngày 17/4.
Reuters cho biết hai phóng viên của họ không phạm bất kỳ tội danh nào và kêu gọi trả tự do cho họ.
Trước khi bị bắt vào tháng 12/2017, Wa Lone và Kyaw Soe Oo thực hiện cuộc điều tra về việc lực lượng an ninh và thường dân Phật giáo giết 10 người đàn ông Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine trong cuộc đàn áp của quân đội.
Chiến dịch này khiến hơn 730.000 người Rohingya chạy trốn đến Bangladesh, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc.
Phóng sự điều tra của hai phóng viên ghi nhận lời của thủ phạm, nhân chứng và gia đình các nạn nhân, được trao giải Pulitzer cho phóng sự quốc tế.
Hai nhà báo Reuters tại Myanmar bị tù 7 năm
Reuters công bố cuộc điều tra vụ thảm sát người Rohingya
Myanmar bắt phóng viên nước ngoài
Hồi tháng 9/2018, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) nói án mức án 7 năm cho hai phóng viên hãng Reuters tại Myanmar bất công và yêu cầu thả tự do cho họ ngay lập tức.
Myanmar xếp hạng 137 trên 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2018 của RSF.