Tin khắp nơi – 07/05/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 07/05/2018

Bầu cử Malaysia: Mahathir Mohamad tái xuất?

Jonathan HeadPhóng viên BBC News về Đông Nam Á

Cựu thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đang dẫn đầu thách thức cho đảng cũ của ông, Tổ chức Dân tộc Malay thống nhất (UMNO).

Trong số các hoạt động tuyên truyền bầu cử ở Malaysia, có một video nổi bật.

Trong đó, một cô gái Malaysia đột nhiên thấy mình đang ngước nhìn gương mặt của nhà lãnh đạo và định hình sâu sắc Malaysia trong 22 năm, và bây giờ, ở tuổi 92, đang dẫn đầu thách thức cho đảng cũ của ông, Tổ chức Dân tộc Malay thống nhất (UMNO).

Malaysia thông qua luật chống ‘tin giả’

Châu Á trong cuộc chiến chống ‘tin giả’: cấm hay không?

‘Người hài hước nhất thế giới’ 2016

Bầu cử Campuchia: đảng nào thắng?

“Tôi đã già rồi,” ông Mahathir Mohamad giải thích với cô gái, mắt ngấn nước. “Quỹ thời gian của tôi không còn nhiều nữa. Tôi phải làm một số việc để dựng lại đất nước, có lẽ vì những sai lầm mà tôi đã phạm phải trong quá khứ.”

Nhạc nền của clip là bài hát Salam Terakhir (Lời Chào Cuối Cùng), với giọng hát của một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất Malaysia, Sudirman Arshad, người đã qua đời năm 1992 ở tuổi 37.

Việc Tiến sĩ Mahathir xuất hiện trở lại đem lại sự hào hứng cho cuộc bầu cử, gợi lại một liên minh đối lập đã bắt đầu tan rã sau khi nhà lãnh đạo Anwar Ibrahim bị tống giam lần nữa vào năm 2015.

Ông Anwar, người, một trong nhiều vụ trớ trêu của cuộc bầu cử này, ban đầu bị bỏ tù năm 1999 theo lệnh của ông Mahathir, được trả tự do vào năm 2004, nhưng sau đó lại phải đối mặt với cáo buộc kê giao sau khi sắp đánh bại UMNO trong cuộc bầu cử năm 2013.

Nếu không có ông ấy, dường như không còn ai có khả năng thách thức Thủ tướng Najib Razak.

Tiến sĩ Mahathir là đối thủ của Anwar Ibrahim trong 18 năm, và có lẽ là chính trị gia Malaysia duy nhất có thể tương xứng với ông về trí thông minh và sức thu hút quần chúng.

Vào thời điểm của người kế nhiệm ông, có ý kiến không đồng tình về cách ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở Đông Nam Á vào năm 1997, ông Anwar cho rằng chính phủ không còn đủ khả năng gánh các công ty vốn nhà nước mà Mahathir hy vọng sẽ đem lại sự phồn thịnh cho Malaysia.

Ông Anwar bị mất chức, bắt đầu một phong trào đối lập gọi là Reformasi, và sau 18 ngày vận động chống lại người một thời dẫn dắt ông, bị bắt và bị buộc tội kê giao – một tội danh ông luôn bác bỏ.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2013, Tiến sĩ Mahathir nói ông Anwar “là người vô đạo đức” và “không thích hợp để lãnh đạo đất nước.”

Nhưng sau khi rời UMNO hai năm trước và thu xếp sự hòa giải bất ngờ với ông Anwar, hôm nay ông nói người từng được ông hậu thuẫn “đã phạm sai lầm trong tuổi trẻ và đã bị trừng phạt quá đủ”.

Gia đình ông Anwar cũng luôn nói rằng việc cáo buộc ông kê giao là vu cáo.

Họ nhìn nhận liên minh này tuy cay đắng ngọt bùi nhưng cần thiết. Chỉ Tiến sĩ Mahathir mới có tầm vóc để dẫn dắt liên minh đối lập Pakatan Harapan.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-44020770

 

Anh ‘cố thuyết phục Trump’ duy trì thỏa thuận Iran

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cố gắng thuyết phục Tổng thống Donald Trump không hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, nói rằng “sẽ là một sai lầm nếu hủy bỏ”.

Ông Johnson đang ở Washington để thuyết phục Hoa Kỳ duy trì thỏa thuận quốc tế này, vốn được thiết lập nhằm hạn chế các chương trình hạt nhân của Iran đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Hạt nhân Iran: Ngoại trưởng Anh thăm Mỹ

Iran cảnh báo Trump sẽ gặp ‘hối hận lịch sử’

Hạt nhân Iran: Mỹ ủng hộ cáo buộc của Israel

Giám đốc CIA cảnh báo Trump

Anh và các đồng minh châu Âu có thời hạn đến ngày 12/5 để thuyết phục Tổng thống Trump duy trì thỏa thuận.

Ông Trump gọi thỏa thuận này là “điên rồ”.

Anh, Pháp và Đức đã nỗ lực nhiều tuần nhằm duy trì thỏa thuận, được ký kết dưới thời chính quyền Barack Obama, gồm cả Nga và Trung Quốc.

Ông Johnson nói gì?

Viết trên tờ New York Times, ông Johnson nói rằng “chỉ có Iran mới đạt được lợi ích” từ việc hủy bỏ các hạn chế chương trình hạt nhân.

“Trong tất cả các kết quả chúng tôi có để đảm bảo rằng Iran chưa bao giờ có vũ khí hạt nhân, hiệp ước này mang đến những nhược điểm nhỏ nhất”, ông viết.

Ông Johnson nói thỏa thuận này “chắc chắn có khiếm khuyết, nhưng tôi tin rằng chúng có thể được khắc phục”, thêm rằng Anh đã làm việc với Mỹ, Pháp và Đức để đạt được điều đó.

Ông cho biết thỏa thuận này đã hạn chế các chương trình hạt nhân của Iran và “bây giờ những còng tay này được thiết lập, tôi thấy không có lợi ích nào nếu gạt chúng sang một bên”, thêm rằng còng tay phải được cải tiến, chứ không phải phá hủy.

Đại sứ Anh tại Mỹ, Kim Darroch, nói với truyền thông Mỹ: “Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tìm được những cách diễn đạt, tạo ra một số hành động đáp ứng được mối quan tâm của tổng thống.”

Trong khi ở Washington, ông Johnson sẽ gặp Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và các nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại trong Quốc hội.

Ông sẽ không gặp Tổng thống Trump, nhưng dự kiến sẽ xuất hiện trên tin tức buổi sáng của Fox & Friends, chương trình được cho rằng ông Trump thường hay xem.

Tại sao có sự khác biệt giữa các đồng minh?

Ông Trump gọi thỏa thuận này là “tồi tệ nhất từ trước đến nay” và đe dọa rút ra trừ phi các nước đồng ý sửa chữa “những khiếm khuyết nghiêm trọng”.

Macron nói Trump sẽ từ bỏ thỏa thuận Iran

Trump và Macron: Có thể có thỏa thuận Iran mới

Iran sẽ ‘trả đũa’ lệnh trừng phạt của Trump

Ông tin rằng các điều khoản quá khoan dung, đặc biệt thỏa thuận chỉ hạn chế hoạt động hạt nhân của Iran trong thời gian giới hạn và không ngăn phát triển tên lửa đạn đạo.

Ông cũng nói rằng thỏa thuận đã trao cho Iran một khoản tiền 100 tỷ USD mà nước này sử dụng “như một quỹ cho vũ khí, khủng bố và áp bức” trên khắp Trung Đông.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết thỏa thuận hạt nhân được “xây dựng trên những lời dối trá”, sau khi Israel tiết lộ “các tập tin hạt nhân bí mật” cáo buộc Iran đang tiến hành một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật đã được báo cáo cách đây 15 năm.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đều cảnh báo Tổng thống Trump không nên hủy bỏ thỏa thuận này.

Ông Macron nói rằng ông đồng ý thỏa thuận nên có các điều khoản rộng hơn và giải quyết những lo ngại của ông Trump. Ông cũng cho biết ông lo ngại ông Trump sẽ rút lui.

Ông Trump phải quyết định trước ngày 12/5 liệu có gia hạn miễn trừ các biện pháp trừng phạt và có nhiều lựa chọn về việc liệu có áp đặt lại các biện pháp trừng phạt hay không.

Iran nói gì?

Tổng thống Hassan Rouhani nói Mỹ sẽ đối mặt với “hối hận lịch sử” nếu rút ra.

Trong các bình luận được truyền trực tiếp trên truyền hình nhà nước, ông nói rằng Iran “có kế hoạch đối phó với bất kỳ quyết định nào mà Trump có thể đưa ra và chúng tôi sẽ đương đầu với nó”.

Ông nói thêm: “Hôm nay tất cả các phe phái chính trị [của Iran], cho dù cánh phải hay cánh trái, đảng bảo thủ hay cải cách và những nhà điều hành đều thống nhất.”

Iran nói rằng các tài liệu Israel đưa ra là sự sửa đổi các cáo buộc cũ đã được giải quyết bởi cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc.

Thỏa thuận Iran là gì?

Năm 2015, Tehran ký thỏa thuận với Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp và Anh đồng ý giới hạn các hoạt động hạt nhân của mình đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế gây tê liệt.

Theo thỏa thuận, được gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (Joint Comprehensive Plan of Action/JCPOA), Iran cam kết cắt giảm số máy ly tâm, được sử dụng để làm giàu urani.

Nó cũng có nghĩa là giảm đáng kể kho dự trữ làm giàu uranium và không làm giàu uranium còn lại đến mức cần thiết để sản xuất vũ khí hạt nhân.

Số lượng máy ly tâm được lắp đặt tại khu vực Natanz và Fordo của Iran đã bị cắt giảm đáng kể ngay sau thỏa thuận này trong khi hàng tấn urani làm giàu thấp đã được chuyển tới Nga.

Thêm nữa, các giám sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã có thể thực hiện các cuộc kiểm tra nhanh tại các địa điểm hạt nhân của Iran.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-44028894

 

Tập trận chung lớn nhất Mỹ – Phi

dưới thời tổng thống Durterte

Hoa Kỳ và Philippines hôm 7 tháng 5 bắt đầu đợt tập trận quân sự hàng năm được cho là lớn nhất kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền. Mục đích cuộc tập trận lần này được cho biết nhằm chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.

Đợt tập trận Balikatan (có nghĩa là ‘Vai kề vai’) được khai mạc bằng một buổi lễ tại Manila với khoảng 8.000 binh lính Mỹ và Phi cùng một số nhân sự từ Nhật Bản và Úc.

Các quan chức Mỹ và Philippines tại buổi lễ khai mạc đã ca ngợi liên minh lâu dài và sau đó là chương trình liên kết quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines. Đại sứ Hoa Kỳ tại Phi cho biết cuộc tập trận chỉ là một trong nhiều cách để thể hiện mối quan hệ mạnh mẽ giữa Mỹ và Phi, và sẽ củng cố những cam kết sâu sắc và lâu dài của hai nước nhắm tới một khu vực hòa bình và an toàn.

Đợt tập trận Balikatan năm nay dự kiến diễn ra trong vòng 12 ngày, được bắt đầu chưa đầy một tuần sau khi mạng CNBC của Mỹ thông báo rằng quân đội Trung Quốc trong tháng qua đã cài đặt tên lửa phòng thủ chống tàu và máy bay trên các đảo ở Biển Đông, nơi cũng được Philippines tuyên bố chủ quyền.

Trung tướng Lawrence Nicholson nói với các phóng viên tại Manila rằng cuộc tập trận này đã được lên kế hoạch cho dù có những tên lửa của Trung Quốc hay không. Ông nói thêm cuộc tập trận thực sự rất ít có ảnh hưởng đến các thay đổi gần đây ở khu vực.

Trong khi đó, Philippines từ chối trả lời câu hỏi về vấn đề Biển Đông mà chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu cải thiện khả năng của quân đội Phi nhằm chống khủng bố.

Vấn đề Biển Đông gây ra tranh cãi trong nhiều năm qua, khi Trung Quốc và các nước trong khu vực như Phillipines, Việt Nam, Malaysia đưa ra tuyên bố chủ quyền dành cho vùng biển với các tuyến hàng hải quan trọng trên toàn cầu và là nơi có trữ lượng dầu và khí thiên nhiên quan trọng.

Vào năm ngoái, đợt tập trận Balikatan giữa Philippines và Hoa Kỳ bị thu hẹp vì tổng thống Rodrigo Duterte công khai chống lại phía Hoa Kỳ. Ông cho rằng bất cứ sự hiện diện nào của lực lượng quân đội Mỹ trên đất Philippines đều đặt nước ông trước nguy cơ xung đột; đặc biệt với Trung Quốc khi mà Bắc Kinh tăng cường phòng thủ hàng hải.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-philippines-launch-largest-military-drills-under-duterte-05072018093717.html

 

Tổng thống Philippines

khen Trung Quốc và Nga, chê Mỹ

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng Trung Quốc đã hỗ trợ cho Manila nhưng chưa từng yêu cầu Manila làm điều gì để đáp lại.

Ông phát biểu như vậy để giảm bớt lo ngại của các nhóm học giả gần đây về việc Bắc Kinh đang triển khai tên lửa tại khu vực có tranh chấp trên Biển Đông, theo báo Phil Star của Philippines.

Phát biểu trước các giáo chức hôm 4/5 tại thành phố Davao, ông Duterte nói: “Cho đến hôm nay, Trung Quốc và Nga chưa yêu cầu chúng ta làm gì, chưa xin cái gì của chúng ta, thậm chí một tờ giấy hay một cây bút chì.”

Trong khi đó, theo nhà lãnh đạo Philippines, chỉ cần lên tiếng một cái là có thể thuyết phục Trung Quốc và Nga, chứ không như các nước phương Tây, họ thường áp đặt quan điểm vào các nước khác.

Tổng thống Duterte nói ông muốn mua vũ khí của Mỹ nhưng chính phủ Hoa Kỳ từ chối bán vũ khí bởi vì các nhà làm luật Hoa Kỳ phản đối. Các nghị sĩ Mỹ chỉ trích các vi phạm nhân quyền trong chính phủ của ông Duterte.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin thì đồng ý cung cấp vũ khí miễn phí, ông Duterte nhấn mạnh.

Một ngày trước đó, đài truyền hình CNBC loan tin rằng quân đội Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa chống hạm và đất đối không trên các căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa, mà một phần trong số đó thuộc chủ quyền của Philippines.

CNBC dẫn các nguồn tin tình báo nói rằng các tên lửa này được triển khai trên các đá Kagitingan (Fiery Cross/ Đá Chữ Thập), Zamora (Subi/ Đá Su bi) và Panganiban (Mischief/Đá Vành Khăn).

Một số nhà làm luật Philippines được báo động về động thái này của Trung Quốc, gọi đó là “hành động xâm lược mưa dầm thấm lâu.”

Ông Duterte cho biết rằng Trung Quốc cũng đã hứa sẽ bảo vệ Philippines một khi Philippines phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh.

Mặc dù Bắc Kinh và Moscow cung cấp vũ khí cho Manila, ông Duterte cho biết ông chưa sẵn sàng để củng cố liên minh quân sự mới với Trung Quốc và Nga.

Ông nói thêm: “Chúng ta có hiệp ước (với Mỹ). Nếu tôi đã có một hiệp ước rồi, thì tôi không thể tham gia vào các hiệp ước khác.”

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-philippines-khen-trung-quoc-nga-che-my/4383076.html

 

Vì sao Trung Quốc kiểm dịch gắt gao táo và gỗ của Mỹ?

Các cảng chính của Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm dịch kiểm dịch táo và gỗ nhập khẩu từ Hoa Kỳ, và nếu phát hiện lô nào mang mầm bệnh hoặc bị hư thối thì trả lại hoặc tiêu hủy, cơ quan hải quan Trung Quốc cho biết hôm 7/5.

Từ tuần trước, Reuters đưa tin rằng các cảng chính của Trung Quốc đã tăng cường kiểm dịch nhập khẩu trái cây tươi từ Hoa Kỳ, làm trì hoãn các chuyến hàng từ nhà sản xuất Mỹ, vốn hứng chịu mức thuế quan cao hơn do quan hệ thương mại song phương xấu đi.

Trong một tuyên bố trên trang web, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết: “Gần đây, sâu bệnh đã được phát hiện trong các lô hàng táo và gỗ nhập khẩu từ Hoa Kỳ tại các cảng của Thượng Hải, Thẩm Quyến, Thanh Đảo, Hạ Môn và những nơi khác.”

Nếu lô hàng táo hoặc gỗ nào bị nghi là mang sâu bệnh, chúng sẽ được lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra, và trong khi chờ kiểm tra thì không lô hàng nào được phép thông quan cả, theo Reuters.

Trước đây, các nhân viên hải quan ở Trung Quốc cho phép thông quan trong khi chờ kết quả kiểm tra mẫu.

Biện pháp này được công bố vài ngày sau khi một phái đoàn Hoa Kỳ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu đến thăm Bắc Kinh trong hai ngày để tham gia đàm phán nhằm giảm căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp đặt thuế quan lên tới 150 tỷ đôla hàng hóa nhập khẩu từ của Trung Quốc, tố cáo nước này vi phạm sở hữu trí tuệ.

Trái cây nằm trong số 128 hàng hóa của Mỹ mà Trung Quốc vào đầu tháng trước đã áp mức thuế nhập khẩu cao hơn để trả đũa việc Mỹ áp mức thuế quan đối với hàng thép và nhôm của Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-trung-quoc-kiem-dich-gat-gao-tao-va-go-cua-my/4383049.html

 

Thống đốc ngân hàng TQ:

thâm hụt thương mại Mỹ -Trung là chuyện dài lâu

Sự mất cân đối lớn trong cán cân thương mại Mỹ-Trung một vấn đề kết cấu và dài lâu và nên được xem như là một chuyện tất yếu – tạp chí tài chánh Caixin trích phát biểu của thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Ông Dị Cương, người được bổ nhiệm làm lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hồi tháng 3, kêu gọi Mỹ và Trung Quốc phối hợp nỗ lực để giải quyết tranh chấp thương mại – theo tạp chí Caixin trong bài viết đăng tải chiều thứ Sáu vừa qua.

Phát biểu của nhà lãnh đạo ngân hàng Trung Quốc được đưa ra ngay sau cuộc họp hai ngày không mang lại kết quả giữ các giới chức hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh trong khi những đe doạ “ăn miếng trả miếng” về việc đánh thuế nhập khẩu đang tiếp tục qua lại giữa hai nên kinh tế lớn nhất thế giới. Washington đòi Trung Quốc giảm thặng dư mậu dịch với Mỹ ít nhất là 200 tỉ đôla trước cuối năm 2020.

Ông Dị nói kinh tế Trung Quốc mở rộng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn thương mại với Hoa Kỳ.

Thống đốc Dị chỉ nói rất ngắn về vấn đề tranh chấp thương mại Mỹ-Trung trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Caixin ở Washington hồi cuối tháng 4. Nhà lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tái khẳng định các chính sách hiện hữu về hàng loạt vấn đề, trong đó có chính sách tiền tệ, việc mở cửa nền kinh tế, đồng nhân dân tệ và nỗ lực giảm bớt nợ công.

Ông Dị tái khẳng định cam kết của Trung Quốc về chính sách tiền tệ thận trọng và trung lập và tập trung vào việc ổn định các chỉ số đòn bẩy tài chính vĩ mô và giảm thiểu những rủi ro tài chính. Trên mặt trận đồng nhân dân tệ, ông Dị nói ngân hàng nhà nước không can thiệp vào thị trường ngoại hối trong gần một năm qua, và nhà nước cam kết với chính sách cải cách tỉ giái hối đoái do thị trường quyết định.

Trung Quốc cũng đẩy mạnh khả năng chuyển đổi linh hoạt của thị trường vốn trong giao dịch quốc tế để hoà nhịp với việc mở cửa ngành tài chính – Thống đốc Dị nói. Bắc Kinh trong mấy tuần gần đây nói rằng nhà nước sẽ nối lại hai chương trình đầu tư ra nước ngoài thiết yếu, cho phép các định chế tài chánh trong nước đầu tư vào chứng khoán nước ngoài.

Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng nền kinh tế, Trung Quốc sẽ đặt ra cơ chế quản lý dòng vốn xuyên biên giới để đề phòng những rủi ro tài chính lan truyền xuyên biên giới và ngăn chặn đầu cơ chênh lệch giá – Thống đốc Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc nói.

https://www.voatiengviet.com/a/thong-doc-ngan-hang-tq-tham-hut-thuong-mai-my-trung-la-chuyen-dai-lau/4382663.html

 

Mỹ: Đề cử giám đốc CIA ‘muốn rút lui’

Bà Gina Haspel, người được Tổng thống Donald Trump đề cử vào vị trí giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), muốn rút lui do lo ngại vì vai trò của bà trong chương trình thẩm vấn của cơ quan này.

Reuters dẫn hai nguồn thạo tin cho biết như vậy hôm 6/5. Bà Haspel đề nghị rút lui hôm 4/5 và tờ Washington Post đưa tin đầu tiên về chuyện này.

Quan chức tình báo này hôm đó được triệu tập tới Nhà Trắng để thảo luận về vai trò của bà trong chương trình thẩm vấn sử dụng các biện pháp như làm ngạt nước mà nhiều người cho là tra tấn, tờ nhật báo Mỹ dẫn bốn quan chức cấp cao Mỹ không nêu danh tính cho hay.

Theo Washington Post, quan chức tình báo này nói với Nhà Trắng rằng bà sẽ rút lui để tránh một cuộc điều trần chuẩn thuận đầy khó khăn tại Ủy ban Tình báo Thượng viện vào ngày 9/5 mà bà cho là có thể gây tổn hại tới CIA.

Reuters cho hay rằng bà Haspel sau đó trở về trụ sở của cơ quan ở Langley, Virginia.

Các trợ lý Nhà Trắng, gồm nhân viên liên lạc về các vấn đề lập pháp Marc Short và phát ngôn viên Sarah Sanders sau đó đã nhanh chóng tới Langley để thảo luận với bà Haspel trong vài giờ đồng hồ, nhưng không nhận được cam kết của bà, theo Washington Post.

Chỉ tới chiều 5/5, Nhà Trắng mới nhận khẳng định rằng bà sẽ không rút lui, tờ báo dẫn các quan chức cho biết.

Nếu được chuẩn thuận, bà Haspel sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên lên lãnh đạo CIA.

https://www.voatiengviet.com/a/de-cu-giam-doc-cia-my-muon-rut-lui/4382023.html

 

Ông Putin tiếp tục chọn

‘nhân vật trung thành’ làm thủ tướng

Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định chọn thủ tướng đương nhiệm Dmitry Medvedev cho nhiệm kỳ tiếp theo, theo hãng tin Reuters.

Ngay sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ tư hôm 7/5, Điện Kremlin ra một tuyên bố nói rằng Tổng thống Putin đề cử ông Medvedev làm thủ tướng trong nhiệm kỳ mới của mình.

Ông Medvedev, một nhân vật trung thành với ông Putin, đã đảm nhận chức thủ tướng Nga từ 2012 cho đến nay.

Việc bổ nhiệm ông Medvedev cần phải được Hạ viện Nga thông qua, nhưng nó có thể chỉ mang tính hình thức vì cơ quan lập pháp này hiện bị những người trung thành với Điện Kremlin chi phối, theo Reuters.

Trang Sputniknews trích một thông cáo hôm 7/5 của Đảng Cộng sản Liên bang Nga nói rằng đảng này không ủng hộ việc ông Medvedev làm thủ tướng.

Một số nhà quan sát cũng có suy đoán rằng ông Putin có thể bổ nhiệm một gương mặt mới làm thủ tướng để bắt đầu cải cách nền kinh tế vốn đang rơi vào tình trạng trì trệ và hâm nóng lại làn sóng đầu tư nước ngoài đã bị cắt giảm vì xung đột với các nước phương Tây.

Việc chọn ông Medvedev được đánh giá là an toàn cho ông Putin vì ông này trung thành và đảm bảo tính kế tục trong chính quyền.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-putin-tiep-tuc-chon-nhan-vat-trung-thanh-lam-thu-tuong/4382953.html

 

Giới chức Đức lên tiếng việc truyền thông nước ngoài

bị hạn chế ở Trung Quốc

Một giới chức cấp cao Đức hôm 7/5 bày tỏ lo ngại về việc phóng viên báo chí nước ngoài bị hạn chế hoạt động ở Trung Quốc, và kêu gọi Bắc Kinh cho phép cơ quan truyền thông của chính phủ Đức Deutsche Welle mở văn phòng ở Bắc Kinh.

Trong phát biểu khai mạc đối thoại về truyền thông báo chí Đức-Trung Quốc, Thư ký Nhà nước của Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ngôn luận và báo chí như là những quyền trọng tâm của hiến pháp nước Đức.

Ông Michaelis phát biểu trước ông Quách Vị Minh, Cục phó Cục Thông tin của Quốc vụ Viện và mấy mươi đại diện truyền thông báo chí của phương Tây và Trung Quốc: “Chúng tôi lo ngại trước những tin nói rằng công việc của các phóng viên báo chí nước ngoài bị ngăn cản ở Trung Quốc.”

Ông Michaelis lưu ý rằng cơ quan truyền thông Deutsche Welle của Đức đã nhiều lần xin mớ văn phòng ở Bắc Kinh nhưng không được.

Ông nói: “Chúng tôi tin rằng, là đối tác chiến lược, chúng ta nên tận dụng cơ hội này để hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, và để hai bên hiểu rõ quan điểm của nhau hơn nữa. Tại Đức, chúng tôi có thể xem được các đài truyền hình toàn cầu của Trung Quốc ở mọi khách sạn, và ở mọi nhà. Tại sao đài Deutsche Welle của Đức không xem được như vậy ở Trung Quốc?”

Ông Michaelis hoan nghênh tin nói tuần báo Die Zeit của Đức sẽ mở lại văn phòng ở Trung Quốc, và ông bày tỏ hy vọng rằng các hãng tin khác cũng được phép làm như vậy.

Ông nói: “Có thể chúng ta không phải lúc nào cũng có cùng quan điểm, nhưng thiếu sự trao đổi không phải là cách làm đúng để vượt qua những cách biệt. Chúng ta cần phải đối thoại nhiều hơn, phải hợp tác nhiều hơn và phải trao đổi nhiều hơn.”

Ông Quách nói rằng các tổ chức truyền thông có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự hiểu biết lẫn nhau, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, và giúp mở rộng các quan hệ kinh tế giữa hai nước.”

Ông Quách nói: “Tóm lại khi chúng ta hợp tác ngày càng nhiều hơn, truyền thông sẽ là chiếc cầu nối hai nước chúng ta lại với nhau.”

Giới chức Quốc vụ Viện phát biểu sau ông Michaelis, nhưng không đề cập đến vấn đề đài Deutsche Welle mà giới chức Đức nêu lên trước đó.

Hồi tháng 10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói các phóng viên báo chí nước ngoài nên đi tìm hiểu trên khắp nước ông và đưa tin nhiều hơn nữa.

https://www.voatiengviet.com/a/gioi-chuc-duc-len-tieng-viec-truyen-thong-nuoc-ngoai-bi-han-che-o-trung-quoc/4382992.html

 

Năm đầu của TT Macron :

kinh tế Pháp khởi sắc nhưng xã hội căng thẳng

Trọng Nghĩa

Kể từ khi bầu ông Emmanuel Macron lên làm tổng thống Pháp cách nay đúng một năm, người Pháp đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào khả năng kinh tế sẽ khá lên trở lại nhờ các cải cách mà vị tổng thống trẻ đã hứa hẹn trong chiến dịchtranh cử. Một năm sau, kinh tế Pháp đã có những dấu hiệu phục hồi, thế nhưng nghịch lý là những căng thẳng xã hội đã bùng lên trở lại, đe dọa tiến trình khôi phục đang manh nha.

Đà hồi phục kinh tế Pháp từ một năm nay là một thực tế không thể chối cãi. Cơ quan thẩm định tài chánh quốc tế Moody’s, hôm 04/03/2018 vừa qua đã lên tiếng hoan nghênh các kế hoạch cải tổ kinh tế đã được tiến hành trong năm qua. Đánh giá của Moody’s cũng là đánh giá chung của cộng đồng doanh nghiệp tại Pháp cũng như trên thế giới.

Điểm ghi nhận đầu tiên là tăng trưởng kinh tế đã trở lại với nước Pháp (dự kiến ở mức 2% trong năm nay), đang ở mức cao nhất từ sáu năm qua, và thậm chí còn sẽ tiếp tục.

Kèm theo đà đi lên về tỷ lệ tăng trưởng, thất nghiệp lại đang giảm dần, một dấu hiệu tốt khi mà mục tiêu của chính quyền là hạ tỷ lệ này xuống mức còn 7% vào cuối nhiệm kỳ của tổng thống Macron. Đà giảm thất nghiệp mạnh đến mức mà mới đây, người ta lo ngại là cơ quan quản lý người thất nghiệp của Pháp sẽ phải thải người vì không còn việc để làm nữa !

Giới chủ nhân Pháp dĩ nhiên rất hài lòng trước các biện pháp cải tổ mà họ cho là giúp cho thị trường lao động được « linh hoạt » hơn, thuê mướn hay sa thải nhân công đều dễ dàng hơn… Một thực tế là đầu tư của các doanh nghiệp Pháp được cho là đang ở mức cao nhất từ 40 năm nay.

Ông Thibault Lanxade, phó chủ tịch nghiệp đoàn các chủ nhân Pháp MEDEF đã cho rằng chính quyền Macron đang đi đúng hướng, và các biện pháp cải tổ sẽ tạo thêm động lực cho kinh tế phát triển.

Đối với một số chuyên gia, trong đà khôi phục kinh tế hiện nay, vai trò của các chủ trương cải tổ cũng có, nhưng quan trọng hơn cả là tổng thống Macron gặp may, lên cầm quyền vào đúng lúc toàn cảnh kinh tế thế giới sáng sủa trở lại, trong lúc các biện pháp cải tổ tiến hành thời cựu tổng thống Hollande bắt đầu phát sinh kết quả.

Vấn đề đặt ra là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng mà ông Macron chủ trương lại không được mọi tầng lớp dân chúng tán đồng, chẳng hạn như những biện pháp bãi bỏ thuế đánh trên tài sản cực lớn ISF, tức là đánh vào « người giầu », chính sách khuyến khích vốn tư bản…

Tăng trưởng trở lại giúp các tập đoàn cũng như ngân sách nhà nước tăng thu nhập, nhưng phần tăng đó không được phân chia trở lại mà dùng để hỗ trợ cho phát triển thêm.

Bên cạnh đó chính quyền lại có biện pháp tăng tỷ lệ phần đóng góp xã hội bắt buộc CSG, tăng thuế thuốc lá, xăng dầu, nhưng khoản đóng góp mà bất kỳ ai, giầu cũng như nghèo, đều phải chịu, tạo nên suy nghĩ là chính quyền Macron bất công !

Trong bối cảnh đó, cũng dễ hiểu là những phong trào đấu tranh xã hội đã bùng lên, từ việc giới công nhân đường sắt chống lại việc cải tổ quy chế của ngành, nhân viên hàng không Air France đòi tăng lương, sinh viên chống lại cải tổ đại học bị cho là mang tính chất sàng lọc giầu nghèo.

Trước các phong trào đó, tổng thống Macron đã tỏ quyết tâm theo đuổi đến cùng việc thực hiện những lời hứa đưa ra lúc tranh cử. Theo ông, chính căn cứ vào đó mà đa số người Pháp đã bầu cho ông. Ông từng tuyên bố công khai rằng « Nếu tôi dừng lại vì bị biểu tình phản đối, tôi sẽ không thể nào tiếp tục cải tổ được ».

Theo giới phân tích, tổng thống Macron có cái nhìn dài hạn, và ông muốn thành công trong việc chuyển đổi nước Pháp trước năm 2022, và khi có kết quả, phong trào phản đối sẽ bị triệt tiêu. Vấn đề là liệu ông có kháng lại sức ép những sức ép từ nay đến lúc đó hay không.

http://vi.rfi.fr/phap/20180507-nam-dau-cua-tt-macron-kinh-te-phap-khoi-sac-nhung-xa-hoi-cang-thang

 

Tổng thống Emmanuel Macron :

Dấu ấn ngoại giao một năm cầm quyền

Ngày 7/5/2017, Emmanuel Macron được bầu làm tổng thống Pháp với cam kết làm biến chuyển mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế và ngoại giao của nước Pháp. Một năm sau, cùng nhìn lại những gì tổng thống trẻ nhất trong lịch sử Pháp đương đại đã làm trên mặt trận đối ngoại.

Từ Ấn Độ, tới Bắc Kinh qua Trung Đông, trong một năm tổng thống Macron đã ngược xuôi hàng chục nghìn cây số. Có thế nói ông Macron cùng lúc đóng vai trò của một du khách, người đại diện và nhà tiếp thị của ngành công nghiệp Pháp trong những chặng công du ngoại quốc như vậy.

Đó là việc đưa tập đoàn công nghệ hạt nhân Areva và hàng không Airbus đến Trung Quốc, các tập đoàn công nghiệp, SAFRAN và năng lượng EDF đến Ấn Độ. Ở Qatar là nhà công nghiệp quốc phòng hàng đầu DASSAULT và công ty đường sắt SNCF. Kết quả là hàng tỷ euro hợp đồng đã được ký.

Nhưng trọng tâm của chính sách đối ngoại của Pháp vẫn phải là Liên Hiệp Châu Âu. Ngay sau khi đắc cử tổng thống, ông Emmanuel Macron chọn chuyến công du đầu tiên đến Berlin. Thế nhưng, những bất đồng về vấn đề di dân hay nợ công đã làm phức tạp thêm dự định cải tổ châu Âu.Tổng thống Pháp đã nhanh chóng gánh vác trách nhiệm thủ lĩnh của Liên Hiệp trước các lãnh đạo cường quốc khác.

Ông Macron mở rộng cánh cửa vàng của cung điện Versailles đón tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi cả một thời gian dài Matxcơva bị phương Tây cô lập do khủng hoảng Ukraina, cuộc chiến Syria hay vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Nga.

Trước báo giới cùng với tổng thống Putin, Emmanuel Macron đã công khai nhắc đến những vấn đề ngược đãi người đồng giới ở Tchetnia, tình trạng các tổ chức phi chính phủ ở Nga bị bóp nghẹt mà không ngại làm phật lòng khách.

Khung cảnh tiếp đón tráng lệ để khách được thoải mái, không thấy ngại ngùng khi bị động chạm đến những chủ đề nhạy cảm. Chiến thuật ngoại giao này còn được áp dụng với tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump được mời làm khách danh dự ngày lễ quốc khánh Pháp đầu tiên của ông Macron trên cương vị tổng thống.

Quan hệ Paris – Washington bị trục trặc từ khi ông Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận khí hậu COP21. Nhưng hồ sơ này cũng như hồ sơ Iran hay việc Donald Trump dựng hàng rào thuế quan với châu Âu, đã không cản trở quan hệ đồng minh gần gũi Pháp – Mỹ. Điều này đã được thể hiện qua chuyến thăm cấp Nhà nước của tổng thống Emmanuel Macron tới Washington trong không khí vui vẻ thân tình hiếm thấy giữa hai lãnh đạo Pháp – Mỹ.

Trước khi đến Washington, ông Emmanuel Macron đã chứng tỏ vai trò cường quốc của Pháp với hành động phối hợp với Mỹ và Anh tấn công tên lửa trừng phạt Syria vì những nghi ngờ Damas sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân. Hành động của Pháp đã không tránh được những phê phán, nhưng trước Nghị Viện Châu Âu, ông Macron đã lớn tiếng bảo vệ đó là hành động chính đáng vì « danh dự của cộng đồng quốc tế ».

Macron, người dò gỡ mìn ở Trung Đông

Trong khi đó, ở Trung Cận Đông, tổng thống Pháp muốn đóng vai trò của người tháo gỡ các vướng mắc trong các hồ sơ nóng.

Ông Macron muốn chứng tỏ vai trò người bảo hộ cho chính phủ Liban trong cơn khủng hoảng. Bằng chứng là ông đã « giải thoát » và đón tiếp tại Paris thủ tướng Liban Saad Hariri bị Ả Rập Xê Út ép từ chức và quản thúc. Tổng thống Pháp còn muốn là người hàn gắn các mối bất hòa giữa các vương quốc vùng Vịnh, duy trì các mối quan hệ ưu tiên với cả Arập Xê Út cũng như với Qatar, một đối thủ của Ryad.

Tổng thống Macron cũng đã tỏ ra năng nổ, hăng hái muốn trở thành người bảo lãnh cho thỏa thuận hạt nhân Iran trong khi tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng tỏ quyết tâm hủy bỏ văn kiện quốc tế quan trọng này.

Trở lại châu Phi với những hứa hẹn

Với châu Phi, tổng thống Pháp đã thuyết phục được các đối tác tổ chức thành công hội nghị 5 nước vùng Sahel (nam sa mạc Sahara) để phối hợp hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống các nhóm thánh chiến ở châu Phi. Từ khi lên cầm quyền, ông Macron liên tiếp có các chuyến viếng thăm châu Phi : Maroc, Algeri, Mali, Sénégal và Burkina Faso với những hứa hẹn đầu tư phát triển hơn nữa cho các nước ở lục địa đen, trong quá khứ từng là sân sau của Pháp.

Khép lại một năm ngoại giao của tổng thống Pháp là chuyến thăm Úc 3 ngày với mục tiêu tăng cường hợp tác Paris – Canberra trong đó trọng tâm là quốc phòng. Mục tiêu kép của chuyến đi là tìm kiếm các hợp đồng trang bị quân sự cho Úc và khẳng định vai trò cường quốc của Pháp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trước đà bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Thành công nhưng chưa thấy rõ thành quả

Giới quan sát đều có chung nhận định, đó là một chính sách đối ngoại thực dụng với tham vọng khơi dậy ảnh hưởng của Pháp trên thế giới. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đối ngoại, với một nhiệm kỳ 5 năm, người ta không thể đánh giá kết quả bằng một năm hoạt động.

Rõ ràng là các chuyến công du của ông Emmanuel Macron đã thu hút được sự chú ý của cả thế giới không chỉ vì ông là một vị tổng thống trẻ đang chập chững trong lĩnh vực đối ngoại quốc tế. Ít nhiều ông Macron đã làm cho nước Pháp xuất hiện trở lại trên trường quốc tế với một hình ảnh tích cực.

Emmanuel đã ghi lại dấu ấn cá nhân qua việc thể hiện quyết tâm bảo vệ thỏa thuận quốc tế về khí hậu, gia cố quan hệ cặp đầu tầu châu Âu Pháp – Đức, khơi lại quan hệ với tổng thống Nga Vladimir Putin và làm ấm lại quan hệ đồng minh với nước Mỹ của tổng thống Donald Trump.

Khi Emmanuel Macron mới bước chân vào điện Elysée, giới quan sát e ngại, đối ngoại sẽ là điểm yếu của tân tổng thống Pháp. Quả thực, hành trình chính trị đưa ông Macron lên lãnh đạo một cường quốc như Pháp chủ yếu qua các con đường quản lý kinh tế, tài chính.

Đối ngoại làm một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với ông. Nhưng trong một năm đầu của nhiệm kỳ, Emmanuel Macron đã nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt được các hồ sơ quốc tế lớn, khẳng định đối ngoại là địa hạt đặc quyền của tổng thống.

Chắc chắn vẫn còn những tiếng nói chỉ trích chính sách đối ngoại của tổng thống, nhưng ông Macron đã và đang cho thấy Pháp là một cường quốc trên giới, có thể nói chuyện được với bất kỳ ai cũng như sẵn sàng đóng vai trò là cầu nối hay dung hòa các mối bất hòa quốc tế.

Cũng như trong các lĩnh vực khác, người ta vẫn luôn đòi hỏi kết quả cụ thể. Nhưng đến giờ mới chỉ là 1/5 của nhiệm kỳ tổng thống. Emmanuel Macron vẫn còn nhiều thời gian để đối mặt với không ít thách thức ngoại giao trong một thế giới đầy biến động và bất ổn như hiện nay.

http://vi.rfi.fr/phap/20180507-tong-thong-emmanuel-macron-dau-an-ngoai-giao-mot-nam-cam-quyen

 

Nghiệp đoàn đường sắt SNCF kêu gọi

tiếp tục đình công phản đối chính phủ

Thu Hằng

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe lần lượt tiếp từng nghiệp đoàn nhân viên ngành đường sắt Pháp (SNCF) tại điện Matignon trong ngày 07/05/2018. Sau cuộc họp, nghiệp đoàn CGT kêu gọi tiếp tục đình công vì kết quả đạt được quá ít ỏi.

Theo AFP, chủ đề đối thoại chính trong cuộc họp đầu tiên với chính phủ kể từ lúc nhân viên SNCF đình công là khối nợ của công ty đường sắt Pháp, tập trung chủ yếu đến « số tiền, hạn mức và dưới hình thức nào ». Nhà nước đã cam kết, kể từ đầu năm 2020, sẽ từng bước gánh một phần trong khoản nợ của công ty SNCF Réseau, lên đến 46,6 tỉ euro tính đến cuối năm 2017 và đạt đến mục tiêu cân đối ngân sách cho công ty SNCF vào năm 2022.

Thủ tướng Edouard Philippe cho biết sau buổi làm việc ngày 07/05 với các nghiệp đoàn của SNCF và các hiệp hội bảo vệ người sử dụng, cũng như đại biểu các vùng, sẽ có « những cuộc thảo luận mới » vào cuối tháng Năm, cũng tại điện Matignon, trước khi Thượng Viện nghiên cứu cải cách.

Chính phủ kiên quyết không lật lại những cải cách đã được Hạ Viện thông qua và sẽ được thảo luận ở Thượng Viện ngày 23/05, cụ thể là « mở cửa cho cạnh tranh, tái cải tổ doanh nghiệp và chấm dứt việc tuyển nhân viên theo quy chế ».

Cả ba chủ đề này « không thương lượng được »« đó là điều sẽ tạo nên thành công cho dịch vụ đường sắt công trong tương lai », theo giải thích trên kênh truyền hình BFMTV ngày 06/05 của bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire.

Cũng trong buổi phỏng vấn trên, bộ trưởng Kinh Tế Pháp đã đánh giá những yêu cầu tăng lương của nhân viên hãng hàng không Air France là « vô cớ » trong khi « sự sống còn của Air France đang bị đe dọa ». Ông Bruno Le Maire cho rằng « khi các phi công có mức lương như hiện nay và khi doanh nghiệp đang gặp nguy, người ta không có những yêu sách tăng lương cao như vậy ».

Cuộc khủng hoảng tại Air France hiện sa lầy hơn sau khi tổng giám đốc Jean-Marc Janaillac từ chức vì nhân viên tham gia trưng cầu ý kiến ngày 04/05 đã bác đề xuất của ban giám đốc tăng lương thêm 2% vào năm 2018 và thêm 5% từ 2019-2021. Thứ Hai 07/05, nhân viên Air France bước sang ngày đình công thứ 14, tuy nhiên, khoảng 85% số chuyến bay được bảo đảm. Tỉ lệ này cao hơn so với những ngày đình công khác. Sáng cùng ngày, giá cổ phiếu của Air France-KLM giảm 13% trên thị trường chứng khoán Paris sau thông tin tổng giám đốc Jean-Marc Janaillac từ chức.

http://vi.rfi.fr/phap/20180507-nghiep-doan-duong-sat-sncf-keu-goi-tiep-tuc-dinh-cong-phan-doi-chinh-phu

 

Một năm cầm quyền của TT Macron:

Xã hội Pháp vẫn “chia đôi”

Trọng Nghĩa

Hôm nay 07/05/2018 là đúng một năm ngày ông Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp. Tổng kết một năm cầm quyền của vị tổng thống trẻ nhất nước Pháp trong thời kỳ hiện đại, giới quan sát đều nhất trí cho rằng ông Macron đã rất thành công trong lãnh vực đối ngoại, nâng cao được vị thế nước Pháp trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, trong lãnh vực đối nội, theo các cuộc thăm dò ý kiến mới nhất, vẫn còn có hơn một nửa dân Pháp không tán đồng chính sách cải tổ mà ông đang thực hiện.

Điểm ghi nhận đầu tiên là hôm nay không hề có bất kỳ một hình thức lễ lạt nào để đánh dấu một năm lên làm tổng thống Pháp của ông Emmanuel Macron. Những người thân cận với tổng thống Pháp cho rằng ông quá bận rộn với việc nước nên không có thì giờ cho lễ lạt. Một người khác còn nhắc nhở rằng « hãy cẩn thận với những hình ảnh lễ lạt vào lúc cuộc đình công của ngành xe lửa Pháp tiếp tục gây khó khăn trên toàn quốc ».

Lời nhắc nhở trên đây được đưa ra vào lúc một cuộc thăm dò ý kiến mới nhất, công bố cách đây hai hôm, cho thấy một sự phân đôi rõ nét trong công luận Pháp về kết quả một năm cầm quyền của tổng thống Macron, với 45% người được hỏi đánh giá tích cực các chính sách của ông, so với 55% đánh giá tiêu cực.

Theo cuộc khảo sát do viện Ipsos-Sopra Steria thực hiện cho trung tâm nghiên cứu Cevipof thuộc Học Viện Khoa Học Chính trị Pháp Sciences Po, Quỹ nghiên cứu Jean-Jaurès và nhật báo Pháp Le Monde, thì còn có 53% người được thăm dò phê phán tổng thống Pháp là « không hiểu rõ » các khó khăn mà họ đang gặp phải.

Đi sâu vào chi tiết, một năm sau ngày lên làm tổng thống Pháp, ông Macron đã duy trì được sự tin tưởng của những người ủng hộ ông thực sự, đã bầu cho ông ở cuộc bầu cử năm 2017. Thế nhưng ông chưa thuyết phục được những người có thái độ hoài nghi.

Phong trào đình công và biểu tình tại Pháp chống lại biện pháp cải tổ của chính phủ là dấu hiệu phản ánh tâm trạng hoài nghi đó, và cho thấy là tổng thống Macron chưa thành công trong việc đoàn kết xã hội Pháp.

http://vi.rfi.fr/phap/20180507-mot-nam-cam-quyen-cua-tt-macron-xa-hoi-phap-van-%E2%80%9Cchia-doi%E2%80%9D

 

Báo Hàn Quốc:

Singapore sẽ đón thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên?

Trọng Nghĩa

Báo chí Hàn Quốc ngày 07/05/2018 đồng loạt đưa tin : Hội nghị thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un có rất nhiều khả năng diễn ra tại Singapore vào trung tuần tháng Sáu. Thông tin này được đưa ra sau khi tổng thống Mỹ, cuối tuần qua, đã nói ngắn gọn rằng hai bên đã thống nhất được thời gian và địa điểm cuộc họp, nhưng không cho biết chi tiết.

Nhật báo đầu tiên công bố tin về địa điểm Singapore là tờ Chosun Ilbo, trích dẫn một số nguồn tin ngoại giao cho biết là chính cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã tiết lộ rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên sẽ diễn ra « vào giữa tháng Sáu tới đây ».

Theo Chosun Ilbo, khả năng Singapore được chọn làm nơi họp đã « gia tăng » đáng kể sau khi tổng thống Mỹ quyết định tiếp đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In tại Nhà Trắng vào cuối tháng Năm này.

Cuối tuần qua, ông Bolton đã gặp đồng nhiệm Hàn Quốc Chung Eui Yong tại Washington để thảo luận về các địa điểm tổ chức hai cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Hàn Quốc và Mỹ-BắcTriều Tiên.

Trước báo Chosun Ilbo, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cuối tuần qua cũng đưa tin về việc Singapore củng cố tư thế là địa điểm tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim.

Thông tin về khả năng Singapore được chọn xuất hiện trong bối cảnh bản thân tổng thống Mỹ từng cho rằng Bàn Môn Điếm, nơi diễn ra thượng đỉnh liên Triều, cũng là một địa điểm thích hợp đối với ông để tổ chức cuộc gặp giữa ông và lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, Mông Cổ hay Thụy Sĩ cũng từng được gợi lên.

Để chuẩn bị cho các hội nghị sắp tới, đài phát thanh Hàn Quốc KBS hôm nay cho biết là trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc, ông Lee Do Hoon sẽ sang Mỹ trong tuần này để trao đổi với phía Hoa Kỳ về các thỏa thuận đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều ngày 27/04 vừa qua.

Trong cuộc tiếp xúc với bà Susan Thornton, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, hai bên cũng sẽ thảo luận nhiều hồ sơ khác như vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, việc phía Bắc Triều Tiên đề nghị được bảo đảm an ninh, và vấn đề Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180507-bao-han-quoc-singapore-se-don-thuong-dinh-my-bac-trieu-tien