Tin khắp nơi – 07/04/2017
Khai mạc thượng đỉnh Mỹ-Trung
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm khu nghỉ mát của ông ở bang Florida hôm nay, thứ Năm 6/4 vào lúc bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh hai ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tăng sức ép để TQ kiềm chế nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Mời quý vị theo dõi chi tiết.
Không đi vào chi tiết, ông Trump trong tuần này khuyến cáo: “Nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề Bắc Hàn, chúng ta sẽ làm điều đó.” Chính phủ của ông Trump đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt các ngân hàng và công ty Trung Quốc giúp Bình nhưỡng tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế.
Trung Quốc cung cấp cho Bắc Hàn hầu hết nhiên liệu hoá thạch của nước này, nhập khẩu thực phẩm, đồ tiêu dùng và nguyên liệu dùng để xây dựng chương trình chế tạo vũ khí của Bắc Hàn.
Tuy nhiên Trung Quốc dường như đã trở nên mệt mỏi về các tham vọng quân sự của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, nhân vật mà từ khi nên nắm quyền cách đây 6 năm, chưa từng một lần sang thăm Bắc Kinh. Một loạt biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc chống Bắc Hàn đã không răn đe đuợc Bình Nhưỡng ngưng thực hiện các vụ thử nghiệm hạt nhân, trong đó vụ mới nhất là vụ phóng thử nghiệm phi đạn thực hiện trong tuần này.
Là người lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng đây là lần đầu tiên ông Trump và ông Tập gặp nhau. Dự kiến hai ông sẽ bỏ nguyên ngày Thứ Sáu để đàm phán sau khi tham gia buổi dạ tiệc cùng với hai vị phu nhân tại dinh Mar-a-Largo.
http://www.voatiengviet.com/a/thuong-dinh-my-trung-khai-mac/3799319.html
Hoa Kỳ bắn 50-60 hỏa tiễn Tomahawk vào Syria
Trong lúc Tổng Thống Donald Trump ngồi đối diện Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc trong buổi tiệc tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago, Florida, các chiến hạm Mỹ bắn khoảng 50 – 60 hỏa tiễn hành trình Tomahawk vào một căn cứ không quân Syria.
Trưởng Văn Phòng Đại Diện VOA tường thuật từ Florida, cho biết Tổng Thống Trump đã ra lệnh khai hỏa, và khẳng định không có gì tranh cãi về việc Syria đã dùng “vũ khí hóa học bị cấm.”
Căn cứ bị tấn công được cho là nơi xuất phát các phi cơ chiến đấu mang theo vũ khí hóa học. Theo lời giới chức quân sự Hoa Kỳ.
Cuộc tấn công này là để trả đũa vụ sử dụng vũ khí hóa học giết hại nhiều dân thường, kể cả trẻ em, tại Syria hồi đầu tuần.
“Tối nay, tôi đã ra lệnh một cuộc tấn công quân sự có mục đích, nhắm vào một căn cứ không quân của Syria, nơi cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học được thực hiện.” Ông Trump nói trong một phát biểu ngắn với giới báo chí tại Mar-a-Lago. Hành động này “nằm trong vấn đề an ninh quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lan truyền sử dụng vũ khí hóa học giết người.”
Ông nói thêm: “Không có gì chối cãi rằng Syria đã sử dụng vũ khí hóa học bị cấm, vi phạm Công Ước Vũ Khí Hóa Học và xem thường lời cảnh báo của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nhiều năm nỗ lực trước đây để thay đổi thái độ của Assad đã thất bại và thất bại một cách thảm hại.”
Ông Trump đã rất xúc động khi nhìn thấy hình ảnh trẻ em bị chết trong số dân thường tử vong trong vụ tấn công ấy, và ông cảm thấy phải hành động, theo lời một giới chức dân sự cao cấp được CNN trích lời.
Mục tiêu tấn công của hỏa tiễn Hoa Kỳ là nhắm vào phi đạo, chiến đấu cơ và các điểm trữ dầu của phi trường. Theo lời giới chức quân sự Mỹ. Các tên lửa được bắn đi từ các chiến hạm Hoa Kỳ tại vùng phía đông Địa Trung Hải.
Viên chức này nói thêm, vụ bắn tên lửa đã xong và “đợi cho đến khi một quyết định khác được đưa ra.”
Đã từng có quân đội Nga trú đóng tại căn cứ bị tấn công, CNN trích lời giới chức quân sự Hoa Kỳ. Và Hoa Kỳ đã có nhiều cuôc đối thoại với Nga trong cùng ngày để cảnh báo trước về cuộc tấn công này.
Đây là hành động quân sự đầu tiên của Hoa Kỳ tấn công vào chế độ Bashar al-Assad của Syria trong 6 năm nội chiến.
Hành động này cũng được xem là sự leo thang rõ rệt của quân sự Hoa Kỳ trong khu vực, và có thể được xem là hành động chiến tranh, nhìn từ quan điểm Syria.
http://www.voatiengviet.com/a/trump-syria-tomahawk/3800210.html
Thượng đỉnh Mỹ – Trung đầu tiên của Tổng thống Trump
Tại Florida, hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu ngày làm việc thứ nhì và cũng là ngày cuối của thượng đỉnh Mỹ-Trung, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ thương mại song phương và tình hình an ninh toàn cầu, đặc biệt là căng thẳng do Bắc Hàn gây nên ở Bán Đảo Triều Tiên.
Tối hôm 6 tháng tư, trước khi bắt đầu bữa tiệc chiêu đãi Chủ Tịch Nhà nước trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump có nói đùa rằng ông và nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã có cuộc thảo luận đầu tiên, và ông chưa nhận được hứa hẹn gì từ ông Tập.
Ông Trump nói thêm rằng sau cuộc thảo luận đó, hai ông đã có cơ hội phát triển tình bạn, tin tưởng về lâu về dài đó sẽ là mối tính bạn rất tốt, góp phần xây dựng mối quan hệ tối đẹp hơn giữa Washington và bắc Kinh.
Lịch trình do Nhà Trắng phổ biến cho hay cuộc họp vào ngày 7 tháng tư sẽ kéo dài cho đến trưa, hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ bàn thảo chi tiết về những điều 2 ông và 2 quốc gia đều quan tâm.
Hôm 6 tháng tư khi trên Air Force One từ Washington đi Florida, Tổng Thống Trump nói với các ký giả tháp tùng rằng mục đích quan trọng nhất của thưởng đỉnh là vấn đề thương mại và Bắc Hàn.
Về thương mại, Tổng Thống Mỹ nói rằng trong bao nhiêu năm qua, Hoa Kỳ đã bị thiệt thòi rất nhiều khi trao đổi thương mại với Trung Quốc, nhắc lại điều ông đã nhiều lần nói đến từ khi còn vận động tranh cử là ông đòi hỏi Bắc Kinh phải công bằng, không chấp nhận chuyện các công ty và công nhân Mỹ tiếp tục bị thiệt thòi.
Về vấn để Bắc Hàn, Tổng Thống Trump nói đây là một vấn đề nghiệm trọng, tin tưởng sẽ thuyết phục được ông Tập để Trung Quốc có phản ứng mạnh hơn đối với Bình Nhưỡng.
Ngoài hai vấn đề vừa nói, các quan chức Nhà Trắng cho hay nhiều điều khác nữa cũng được Hoa Kỳ đặt trên bàn hội nghị, trong đó bao gồm cả căng thẳng ở Biển Đông và tình trạng nhân quyền tại Hoa Lục.
Sau cuộc thảo luận hồi chiều ngày 6 tháng tư, tin phát xuất từ các quan chức ngoại giao Trung Quốc cho hay Chủ Tịch Tập Cận Bình có nói với Tổng Thống Trump rằng ông muốn cùng ông Trump cổ võ, xây dựng quan hệ thương mại, đầu tư song phương.
Tin cũng cho hay ông Tập Cận Bình nói với Tổng Thống Hoa Kỳ rằng hai ông có cả ngàn lý do để xây dựng quan hệ cho đúng hướng, và không có một lý do gì để gây trở ngại cho mối quan hệ đang có.
Bản tin của Tân Hoa Xã cho hay cũng trong cuộc họp đầu tiên, ông Tập Cận Bình chính thức mời ông Trump sang thăm Bắc Kinh trong năm nay, và ông Trump nhận lời mời này.
Một điểm bên lề cũng được nói tới là thượng đỉnh Mỹ-Trung diễn ra cùng lúc với việc Tổng Thống Trump ra lệnh cho quân đội Mỹ tấn công một phi trường của Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
Theo Nhà Trắng, Tổng Thống Trump thông báo quyết định này cho Chủ Tịch Tập Cận Bình biết.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/trump-xi-summit-04072017101354.html
Ông Tập về lại Trung Quốc
ngay sau bữa cơm trưa với ông Trump
Tin mới nhất từ Florida cho hay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lên máy bay về lại Bắc Kinh ngay trong ngày hôm nay thứ Sáu 7/4, sau bữa cơm trưa với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Hiện vẫn chưa rõ hai nhà lãnh đạo có họp báo sau thượng đỉnh hay không.
Ông Tập Cận Bình đến Florida hôm qua 6/4 và đã có cuộc gặp ngắn với ông Donald Trump trước khi tham dự tiệc tối do Tổng thống nước chủ nhà đãi.
Hôm nay 7/4, hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu ngày làm việc thứ nhì, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ thương mại song phương và tình hình an ninh toàn cầu, đặc biệt là căng thẳng do Bắc Hàn gây nên ở Bán Đảo Triều Tiên.
Ngoài hai vấn đề vừa nói, các quan chức Nhà Trắng cho hay nhiều điều khác nữa cũng được Hoa Kỳ đặt trên bàn hội nghị, trong đó bao gồm cả căng thẳng ở Biển Đông và tình trạng nhân quyền tại Hoa Lục.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/trump-xi-summit-update-04072017102349.html
Hội Đồng Bảo An họp khẩn về tình hình Syria
Hai tiếng đồng hồ nữa, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ nhóm phiên họp đặc biệt, bản thảo về việc Hoa Kỳ tấn công một phi trường của Syria mà Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành hồi chiều hôm qua.
Khi loan báo quyết định quân sự quan trọng này, Tổng Thống Hoa Kỳ rằng nước Mỹ không thể ngồi yên nhìn thấy lãnh đạo Syria là Tổng Thống Bashar Al-Assad giết người dân vô tội.
Quyết định được Tổng Thống Trump đưa ra vì hôm thứ Ba vừa rồi chính quyền Al-Assad đã sử dụng võ khí hóa học giết dân. Tin tức cho thấy ít nhất 80 người dân Syria thiệt mạng, trong đó có 26 trẻ em.
Tuy nhiên, hai chính phủ Syria và Nga đồng loạt lên tiếng phản đối, cho rằng Hoa Kỳ đã cố ý dựng chuyện để can dự vào nội bộ của nước khác.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin còn nói rằng hành động của Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Washington và Maxcova, đồng thời trong cương vị của một nước hội viên thường trực, Nga yêu cầu Hồi Đồng Bảo An nhóm phiên họp khẩn.
Tổng thống Trump được ủng hộ khi quyết định tấn công Syria
Trong bản tuyên bố phổ biến khuya hôm qua, hai Thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain và Lindsey Graham viết rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “xứng đáng được sự ủng hộ của người dân Mỹ” khi quyết định sử dụng giải pháp quân sự để trừng phạt nhà cầm quyền Syria.
Bản tuyên bố nói, Tổng Thống Trump đã “hành xử khác hẳn với chính quyền tiền nhiệm (của Tổng Thống Barack Obama)”, và việc Tổng thống Trump ra lệnh cho quân đội tấn công một phi trường của Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk “đã gửi một thông điệp quan trọng cho thấy Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục ngồi yên để cho chính quyền Al-Assad tiếp tục dùng võ khí hóa học và những vụ oanh kích để giết hại người dân vô tội Syria”.
Hai vị Thượng nghị sĩ Cộng Hòa này còn viết rằng nhà cầm quyền Syria thực hiện những hành vi tàn ác này “với sự tiếp tay và xúi dục của (Tổng thống Nga Vladimir) Putin”.
Thượng nghị sĩ John Mccain, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Ủy Thượng Viện và Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham, thành viên của Ủy Ban, cũng kêu gọi Tổng thống Trump “đưa ra một chiến lược hành động mới, hợp tác với các nước đồng minh để chấp dứt cuộc xung đột Syria”.
Hai ông cho rằng chiến lược mới này bao gồm kế hoạch tiêu diệt không quân Syria, tăng cường yểm trợ cho lực lượng dân quân ly khai chống lại nhà cầm quyền Al-Assad, song song công tác tiếp tục tiêu diệt khủng bố ISIS.
Về quyết định tấn công một phi trường của Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với báo chí rằng ông chỉ thị quân đội làm điều này vì không thể ngồi yên nhìn thấy lãnh đạo Syria là Tổng Thống Bashar Al-Assad bóp cổ người dân vô tội.
Trong phát biểu ngắn đưa ra ở Florida, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh việc hôm thứ Ba ngày 4 tháng tư vừa rồi chính quyền Al-Assad đã sử dụng võ khí hóa học giết dân là hành động tàn ác, Ông cũng kêu gọi các quốc gia văn minh nên cùng với Hoa Kỳ có phản ứng mạnh mẽ đối với chính phủ Syria.
Các bản tin phổ biến trong những ngày qua cho hay ít nhất 80 người dân Syria thiệt mạng trong vụ tấn công bằng võ khí hóa học mà chính quyền Al-Assad thực hiện, trong đó có 26 trẻ em. Theo Tổng Thống Trump, đáng lý ra không một đứa trẻ nào phải chịu đựng nỗi kinh hoàng đó.
Ngay sau đó, những nước Tây Phương đồng minh của Mỹ đã lên tiếng ủng hộ, một số nước còn cho hay được Washington thông báo trước khi quân đội Mỹ ra tay hành động.
Trong khi đó, hai chính phủ Syria và Nga đồng loạt lên tiếng phản đối, cho rằng Hoa Kỳ đã cố ý dựng chuyện để can dự vào nội bộ của nước khác.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin còn nói rằng hành động của Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Washington và Maxcova.
Vài giờ trước đây, chính phủ Nga yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhóm phiên họp khẩn cấp.
Tên lửa Tomahawk phủ bóng tiệc Tập-Trump?
Phía Trung Quốc kỳ vọng nhiều ở cuộc gặp tại dinh thự riêng của Tổng thống Donald Trump ở Mar-a-Lago, Florida nhưng có vẻ như chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình bị vụ phóng hỏa tiễn Syria phủ bóng.
Theo bài của Joshua Berlinger trên CNN 07/04, ông Trump ra lệnh tấn công Syria ngay trước khi ngồi vào bữa tiệc tối thứ Năm đón lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và phu nhận, bà Bành Lệ Viện.
Đoàn Trung Quốc rời bữa tiệc lúc 21:00 để ra nghỉ ở một nơi gần đó, và ngay sau đấy, Tổng thống Trump mở cuộc họp báo nói vì sao ông ra lệnh bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào một căn cứ của quân đội Syria.
Bình luận của Willy Lam, nhà quan sát từ Hong Kong nói với CNN, cho rằng phía Trung Quốc rất muốn “nhận hào quang” từ chuyến thăm này.
Nhưng vụ bất ngờ bắn hỏa tiễn tấn công Syria của ông Trump đã phủ bóng lên chuyến đi.
Tin về vụ oanh kích Syria bị đài CCTV của Trung Quốc đặt xuống thấp, giữa bản tin.
Tranh cãi về vụ tấn công hóa học ở Syria
Phần cao nhất tất nhiên là về cuộc gặp Tập – Trump.
Cả hai đồng minh của tổng thống Bashar al-Assad tại Syria là Nga và Iran đều đã lên án cuộc oanh kích.
Hoàn cầu Thời báo ở Trung Quốc phê phán vụ tấn công thể hiện chính sách “bất nhất” của ông Trump.
Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ và kêu gọi “không làm tình hình tồi tệ đi”.
Trước các cáo buộc mà Hoa Kỳ nêu ra rằng quân đội Syria đã dùng khí Sarin làm thường dân bị chết, điều mà chính quyền Syria bác bỏ, Bắc Kinh chỉ nêu về mặt nguyên tắc là Trung Quốc phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học ở bất cứ tình huống nào.
Nói về “cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria gần đây”, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra chứ không nói là đó là vụ do quân đội Syria gây ra.
Đã nhận lời mời
Sau ngày đầu gặp gỡ tại Florida, hiện chưa rõ phái đoàn Tập Cận Bình đạt được gì từ ông Trump trong chuyến thăm.
Điều duy nhất báo chí Trung Quốc nói là ông Trump đã nhận lời mời sẽ thăm Trung Quốc trong năm 2017.
BBC News tường thuật từ Boston trong ngày thứ Sáu cho hay chủ đề thương mại được bàn đến tại Florida giữa phái đoàn Trung Quốc và nước chủ nhà.
Ông Tập cũng đề nghị tái khởi động một quan hệ Trung – Mỹ mới cho 45 năm tới, nhân sự kiện Hoa Kỳ và nước Trung Quốc cộng sản thiết lập quan hệ ngoại giao 45 năm trước.
Nhưng Hoàn cầu Thời báo cũng nói ông Trump ra quyết định “vội vã, bất nhất” trong vụ oanh kích Syria và tỏ ý lo ngại rằng tổng thống Mỹ có thể sẵn sàng ra tay về quân sự “đơn phương và bất ngờ”.
Theo BBC News, sự tương phản đến từ chỗ ông Tập Cận Bình là “quan chức cộng sản nói năng nhỏ nhẹ” và ông Donald Trump là “tỷ phú địa ốc bạo miệng”.
Cũng có tin cuộc gặp được thu xếp chỉ mới cuối tuần trước để ông Tập Cận Bình sang gặp Donald Trump tại Mỹ.
Còn theo một bình luận trên CNN, có thể quyết định bất ngờ cho oanh kích Syria của ông Trump lại làm tăng vị thế nói chuyện của ông với ông Tập, dù hai sự kiện có thể không liên quan.
Lý do là, theo nhà bình luận Zhang Baohui từ Đại học Lingnan, Hong Kong, phía Trung Quốc nay thấy rằng kể cả trong trường hợp Bắc Hàn, ông Trump cho thấy ông ta sẵn sàng ra tay đơn phương, theo CNN.
Trước khi lên máy bay rời Tòa Bạch Ốc đến Florida đón ông Tập, ông Trump lại nói với báo chí rằng Trung Quốc “cần phải làm nhiều hơn để ngăn Bắc Hàn phát triển vũ khí hạt nhân”.
Trung Quốc từng phản đối mọi kế hoạch loại bỏ tổng thống Assad ở Syria và chống việc “can thiệp vào tình hình các nước khác”.
Phía Hoa Kỳ nói họ có thông báo cho Nga về vụ tấn công nhưng không nói phía Trung Quốc có được báo trước hay là không.
Những diễn biến mới nhất này có vẻ như ông Trump đã khiến ông Tập bị động.
Mục tiêu ‘thống nhất lãnh thổ’ của ông Tập
http://www.bbc.com/vietnamese/world-39530825
Nga lên án Mỹ bắn hỏa tiễn
vào căn cứ của quân chính phủ Syria
Hoa Kỳ vừa mở cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào mục tiêu ở Syria để đáp trả vụ nghi dùng vũ khí hóa học tại nơi quân nổi dậy nắm giữ.
Phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin ngay sau đó lên án Mỹ là có hành động hung hăng nhắm vào một quốc gia có chủ quyền.
Một quan chức Lầu Năm Góc nói rằng khoảng 50 tên lửa hành trình Tomahawk được bắn từ các tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ tại phía đông Địa Trung Hải nhắm vào một căn cứ không quân ở Syria.
Trong tuyên bố phát trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng căn cứ này là nơi triển khai vụ tấn công hôm 4/4.
Tranh cãi về vụ tấn công hóa học ở Syria
LHQ kêu gọi đàm phán khẩn cấp về Syria
Ông kêu gọi “tất cả các quốc gia văn minh” giúp chấm dứt xung đột ở Syria.
Đây là hành động quân sự trực tiếp đầu tiên của Mỹ nhằm vào lực lượng của chính phủ Syria.
Nga, vốn ủng hộ Bashar al-Assad, đã lên án vụ tấn công.
Phóng viên BBC tại Moscow Steve Rosenberg nói điện Kremlin mô tả vụ tấn công này là “hành động gây hấn”, vi phạm chuẩn mực quốc tế về can dự và sẽ gây thiệt hại đáng kể cho quan hệ Nga-Mỹ.
Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga nói rằng Nga sẽ đình chỉ thỏa thuận an toàn hàng không với Hoa Kỳ, vốn được đưa ra để hạn chế đụng độ giữa máy bay của không quân hai bên trên bầu trời Syria.
Tấn công ‘bằng vũ khí hóa học’
Vụ này xảy ra chỉ vài ngày sau khi hàng chục thường dân, trong đó có nhiều trẻ em, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công nghi là dùng chất độc thần kinh ở thị trấn Khan Sheikhoun, tỉnh Idlib.
Evgeny Poddubnyy, phóng viên của kênh Russia 24 vào được căn cứ của quân đội Syria bị tên lửa Hoa Kỳ bắn phá và đăng hình lên mạng Instagram.
Ông cho hay không phải tất cả các máy bay của Syria tại đây bị phá hủy, và tin tức ban đầu nói có 9 phi cơ bị cháy khi đậu bên trong nhà.
Phát biểu từ dinh thự Mar-a-Lago ở Florida, Tổng thống Trump nói Tổng thống Syria Bashar al-Assad là một “nhà độc tài”, người “phát động vụ tấn công vũ khí hóa học khủng khiếp nhắm vào thường dân vô tội”.
“Đêm nay tôi kêu gọi tất cả các quốc gia văn minh cùng chúng tôi tìm cách chấm dứt vụ tàn sát, tắm máu ở Syria cũng như chấm dứt các loại chủ nghĩa khủng bố,” ông nói.
“Chúng tôi hy vọng rằng chừng nào mà nước Mỹ vẫn đứng về phía công lý, hòa bình và hòa hợp cuối cùng cũng sẽ thắng thế.”
‘Thay đổi tất cả’
Anh Quốc tỏ thái độ ủng hộ với hành động quân sự của Hoa Kỳ. Sir Michael Fallon, bộ trưởng quốc phòng, nói chính phủ Anh “ủng hộ hoàn toàn cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Syria”.
Jon Sopel, Biên tập viên khu vực Bắc Mỹ của BBC phân tích:
“Hiếm khi có một chính sách được thay đổi nhanh như vậy – và hiếm khi có hành động ngay lập tức như vậy.
Khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Syria còn được xem là đồng minh hữu ích trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Những cuộc hội đàm về việc thay đổi chế độ này đã ngưng lại.
Nhưng nay vụ tấn công dùng vũ khí hóa học đã làm thay đổi tất cả. Chỉ trong vòng hai ngày, Hoa Kỳ đã đảo ngược quan điểm của Tổng thống Assad, xác định mục tiêu và tấn công.
Những gì chúng ta không biết là liệu đây có phải là một hành động mang tính nhất thời, hoặc việc khởi đầu một chiến dịch dài hơi chống lại chính quyền Assad. Chúng ta cũng không biết là cuộc tấn công sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của Mỹ với Nga, đồng minh chủ chốt của Syria.”
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết, địa điểm bị các tên lửa hành trình nhắm đến “liên quan trực tiếp tới vụ tấn công dùng vũ khí hóa học khủng khiếp”.
“Chúng tôi đã xem xét và tin rằng vụ tấn công vũ khí hóa học hồi đầu tuần này được triển khai từ khu vực này dưới sự chỉ đạo của chế độ Assad”, phát ngôn viên này nói.
“Chúng tôi cũng tin rằng chế độ Assad dùng một chất độc thần kinh như Sarin trong những vụ tấn công này.”
Truyền hình nhà nước Syria phát đi thông báo rằng “cuộc tấn công của Mỹ với một số tên lửa” nhắm mục tiêu một căn cứ quân sự của Syria nhưng không thông tin chi tiết.
Quân đội Syria bác bỏ cáo buộc nói họ dùng vũ khí hóa học.
Trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson báo hiệu việc thay đổi chính sách đột ngột của của chính quyền Trump và nói rằng Tổng thống Assad không nên có vai trò nào trong tương lai của Syria
Đây là một sự thay đổi 180 độ vì chỉ mới tuần trước, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, nói rằng Washington không còn ưu tiên cho việc lật đổ tổng thống Syria.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-39514055
Xe đâm vào cửa hàng ở Stockholm: 3 người chết
Cảnh sát Thụy Điển cho hay một chiếc xe tải vừa đâm vào một cửa hàng ở trung tâm thủ đô Stockholm làm ít nhất ba người chết.
Họ nói cũng có một số người bị thương. Đã có nổ súng trong vụ này.
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven tuyên bố đất nước Thụy Điển đã bị tấn công và mọi chỉ dấu cho thấy đây là một cuộc tấn công khủng bố. Ông cho hay một nghi phạm đã bị bắt nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Vụ việc xảy ra trên phố Drottninggatan (Phố Hoàng hậu), một trong các phố đi bộ chính của thủ đô, khoảng 3 giờ chiều 7/4 (8 giờ tối giờ Hà Nội).
Có tin cũng có nổ súng ở một khu vực khác trong thành phố, theo phóng viên chuyên an ninh của BBC Frank Gardner, người vừa nói chuyện với các nguồn tin an ninh.
Hiện chưa rõ hai vụ này có liên quan tới nhau không.
Các nhân chứng nói họ thấy xe đâm vào cửa kính trung tâm mua sắm Ahlens và người ngã xuống ở hiện trường.
Nhân chứng Leif Arnmar, người làm việc trong trung tâm mua sắm đó, nói với kênh truyền thông quốc gia SVT: “Tình trạng thật là hỗn loạn, tôi không biết có bao nhiêu người bị thương, nhiều người bị sốc”.
Tập đoàn bia và nước giải khát Spendrups nói xe tải của họ bị cướp khi đang trên đường mang đồ uống tới các nhà hàng.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-39531795
Thượng viện Mỹ sẵn sàng chuẩn thuận
cho ông Neil Gorsuch vào Tối cao Pháp viện
WASHINGTON DC —
Thượng viện Hoa Kỳ đang trong thế sẵn sàng chuẩn thuận cho ông Neil Gorsuch, người được Tổng thống Donald Trump đề cử, làm thẩm phán Tối cao Pháp viện, sau khi phe Cộng hòa dùng thế mạnh đa số để thực hiện một thay đổi lịch sử trong các quy định của Thượng viện. Từ nay đảng thiểu số ở Thượng viện sẽ không còn khả năng đơn phương ngăn cản việc chuẩn thuận cho người được đề cử vào Tối cao Pháp viện nữa.
Sau những đổ lỗi qua lại và xỉ vả nhau bằng những từ ngữ căm tức đang tăng dần lên đỉnh điểm, các nghị sĩ Cộng hòa hôm 6/4 đã dùng một chiến thuật của thế đa số mà ngôn từ ở Quốc hội gọi là “tùy chọn hạt nhân” để thay đổi quy định của Thượng viện, chấm dứt khả năng của Ðảng Dân chủ dùng chiến thuật tranh luận câu giờ filibuster để truy cản việc chuẩn thuận cho ông Gorsuch.
Các nghị sĩ Cộng hòa nói rằng họ không còn chọn lựa nào khác hơn là phải hành động.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell của Ðảng Cộng hòa phát biểu:
“Chúng tôi cần phải khôi phục lại những quy tắc tiêu chuẩn và truyền thống của Thượng viện và đẩy vào quá khứ thủ thuật tranh luận câu giờ filibuster chưa có tiền lệ này.
Quan điểm của phe Dân chủ về sự việc này hoàn toàn khác. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của Ðảng Dân chủ phát biểu:
“Khi lịch sử phán xét điều gì đã xảy ra, trách nhiệm của việc thay đổi quy định này sẽ đặt lên vai của thủ lãnh khối đa số Thượng viện, ông McConnell. Không ai ép họ phải làm. Họ đã hành động tự tung tự tác.”
Phe Cộng hòa nói rằng phe Dân chủ đừng nên đổ lỗi cho ai mà hãy tự trách mình là rõ ràng đã tìm cách cản trở tiến trình. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Chuck Grassley phát biểu:
“Quý vị biết là ông Gorsuch sẽ được chuẩn thuận, và trong thâm tâm quý vị hiểu rõ rằng ông Gorsuch xứng đáng được chuẩn thuận.
Thay đổi quy định này ở Thượng viện không ngoài mục đích gì khác hơn là đảm bảo cho ông Gorsuch được chuẩn thuận vào Tối cao Pháp viện bổ khuyết cho chiếc ghế của Thẩm phán Antonin Scalia, người đã qua đời năm ngoái. Kể từ thay đổi quy định này, quyền lực mà đảng thiếu số trong Thượng viện lâu nay vẫn dùng để bảo vệ mình nay sẽ yếu đi.
Thượng nghị sĩ Schumer của Ðảng Dân chủ nói:
“Việc thay đổi quy định này làm suy yếu vị thế của cả Thượng viện nói chung, trong chức năng kiểm soát quyền lực của tổng thống và định hình cho ngành tư pháp. Đó là công thức gây ra thêm xung đột và thù nghịch giữa hai đảng.
Chính các nghị sĩ Dân chủ đã thay đổi quy định của Thượng viện vào năm 2013 để loại trừ chiến thuật tranh luận câu giờ để chặn một đề cử khác không phải cho Tối cao Pháp viện. Chiến thuật filibuster đó vẫn tiếp tục xuất hiện trong hầu hết các quy trình lập pháp. Nhưng sau khi Thượng viện đã hai lần tấn công vào chiến thuật này, áp lực có thể sẽ tiếp tục tăng theo xu hướng phải làm suy yếu chiến thuật filibuster nhiều hơn nữa trong những năm tháng sắp tới.
Vấn đề Bắc Hàn: Tuyên bố của Trump khó thành
Phần lớn cuộc hội kiến giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này được dành để bàn luận về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nhưng những gợi ý mạnh miệng trước đó của ông Trump về hành động quân sự nhắm vào quốc gia cộng sản cô lập này có phần chắc sẽ khó thành hiện thực, theo các giới chức quân sự và nhà phân tích.
Trước cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, Bắc Triều Tiên đã bắn một phi đạn đạn đạo ra ngoài khơi bờ biển phía Đông, theo tin từ các giới chức Mỹ và Hàn Quốc. Phi đạn này, rơi xuống Biển Nhật Bản vào sáng thứ Tư, là một trong nhiều phi đạn mà nước này đã bắn thử nghiệm trong những tháng gần đây.
Mỹ lâu nay vẫn hối thúc Trung Quốc – đồng minh lớn nhất của Bắc Triều Tiên – phải gia tăng sức ép đòi Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân và thử nghiệm phi đạn của mình, nhưng ông Trump hôm Chủ nhật tuần trước gợi ý rằng Mỹ sẽ sẵn sàng hành động đơn phương để ngăn chặn Bắc Triều Tiên.
“Nếu mà Trung Quốc không chịu giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên thì chúng tôi sẽ làm điều đó. Tôi chỉ nói như vậy thôi,” ông Trump phát biểu đầy ẩn ý trong cuộc phỏng vấn với báo Financial Times của Anh.
Lựa chọn khó
Mỹ lâu nay vẫn đe dọa sử dụng vũ lực đối với Bắc Triều Tiên và những lời đe dọa này thường là nhằm răn đe Bắc Triều Tiên và bảo đảm cam kết an ninh với Hàn Quốc hơn là để chuẩn bị cho chiến tranh.
Nhưng có lý do vì sao Mỹ chưa bao giờ làm đúng như những gì mình nói, ngay cả khi các chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên vượt qua những lằn ranh đỏ.
Báo The New York Times dẫn lời các nhà phân tích nhận định rằng hầu như bất kỳ phương án nào cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ leo thang không có chủ ý, dẫn tới một cuộc chiến toàn diện. Nó sẽ đặt hàng triệu thường dân Hàn Quốc và Nhật Bản vào tầm tấn công của Bắc Triều Tiên mà không đảm bảo đạt được bao nhiêu lợi ích.
Nhà báo Barbara Demick của báo The Los Angeles Times chỉ ra rằng ngay cả khi không có vũ khí hủy diệt hàng loạt, pháo quy chuẩn của Bắc Triều Tiên tại khu phi quân sự cũng có thể dễ dàng vươn tới được 30.000 binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc cũng như 25 triệu người Hàn Quốc sống trong khu vực đô thị Seoul.
Sự tính toán chiến lược không thay đổi nhiều kể từ năm 1994, khi chính quyền Clinton cân nhắc tấn công cơ sở hạt nhân chính của Bắc Triều Tiên tại Yongbyon. Hàn Quốc thực hiện mô phỏng bằng máy tính cho thấy 1 triệu người sẽ chết nếu chiến tranh nổ ra với Bắc Triều Tiên. Mặc dù tất cả mô phỏng cho thấy Triều Tiên sẽ nhanh chóng bị đánh bại, nhưng tổn thất lại quá cao.
Và Bắc Triều Tiên biết rằng mình có lẽ sẽ thua nếu chiến tranh nổ ra với Mỹ. Chính vì vậy Bình Nhưỡng sẽ kêu gọi một sự đáp trả toàn diện để ngăn chặn người Mỹ. Báo The New York Times phân tích chiến lược ‘chuột chạy cùng sào’ này của Bắc Triều Tiên tạo nên một nguy cơ mà từ lâu đã làm đau đầu các nhà hoạch định tác chiến của Mỹ: rằng Bắc Triều Tiên sẽ xem ngay cả một vụ tấn công hạn hẹp của Mỹ là khai chiến và đáp trả bằng toàn bộ kho vũ khí của mình.
Jeffrey Lewis, một chuyên gia về Bắc Triều tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, nhắc nhớ một sự kiện vào năm 1969 khi Bắc Triều Tiên bắn rơi một chiếc máy bay Hải quân Hoa Kỳ, làm thiệt mạng 31 người.
Ông nói với The New York Times rằng chính quyền Nixon chưa bao giờ trả đũa vì không thể tìm ra những lựa chọn “đủ cứng rắn để trừng phạt Bắc Triều Tiên, nhưng không quá cứng rắn để Bắc Triều Tiên sẽ nghĩ đó là một cuộc tấn công tổng lực.”
Tướng Curtis M. Scaparrotti phát biểu trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ vào năm 2016, khi ông là tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Hàn Quốc, rằng chiến tranh với Bắc Triều Tiên “sẽ tương tự như Chiến tranh Triều Tiên và Thế chiến thứ hai – rất phức tạp và có lẽ gây thương vong lớn.”
Chính vì thế ông Trump phải thương thuyết với Trung Quốc, nước đã che chở cho Bắc Triều Tiên kể từ những năm 1950.
Mỹ cần Trung Quốc
Trung Quốc là phao cứu sinh của Bắc Triều Tiên, cung cấp gần như toàn bộ dầu nhiên liệu, thực phẩm nhập khẩu, hàng tiêu dùng cũng như nguyên liệu dùng để chế tạo vũ khí.
Bắc Kinh đến giờ vẫn miễn cưỡng thi hành các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc nhắm vào Bắc Triều Tiên hoặc đóng cửa các công ty giao thương của Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc vốn làm nhiệm vụ lo liệu chuyện tiền bạc cho giới lãnh đạo và nhập khẩu vũ khí.
Tại các cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên không ngần ngại phô bày những chiếc xe tải do Trung Quốc sản xuất được chuyển đổi thành những giàn phóng phi đạn. Chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc ở Singapore đã bị xét thấy có dính líu trong một vụ án hình sự vào năm ngoái tại Singapore mà trong đó một công ty vận tải đã bị kết tội trợ giúp Bắc Triều Tiên nhập khẩu vũ khí từ Cuba.
Gợi ý của ông Trump hành động đơn phương về Bắc Triều Tiên mà không có sự tham gia của Trung Quốc là điều mà giới chức quân sự cao cấp của Mỹ xem là không thực tế.
Hôm thứ Ba, Tướng John Hyten, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ, nói rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm kìm chế chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên sẽ phải cần có sự tham gia của Trung Quốc.
“Tôi là một sĩ quan quân sự, trách nhiệm của tôi là cung cấp những lựa chọn quân sự cho Tổng thống … nhưng tôi nhìn vấn đề này từ quan điểm chiến lược và tôi không nhìn thấy một lựa chọn nào mà không có Trung Quốc,” ông Hyten phát biểu tại một phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ.
Về phần mình, Trung Quốc có phần chắc sẽ không có hành động song phương nếu không có sự ‘đổi chác’ ở những vấn đề khác, theo nhận định của nhà nghiên cứu Christopher Green tại Đại học Leiden ở Hà Lan trong một bài bình luận đăng trên trang tin CNN.
“Trừ phi Washington sẵn lòng chấm dứt sự ủng hộ của mình đối với Đài Loan, hoặc giả, nhượng quyền kiểm soát vùng biển quốc tế lại cho Trung Quốc – một vụ “mặc cả lớn” thực sự mang tầm vóc lịch sử mà có thể gây mất ổn định trong vùng,” ông Green viết.
Không rõ liệu một thỏa thuận như vậy có đạt được trong cuộc hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo hay không.
Các quan chức Tòa Bạch Ốc đặt kỳ vọng thấp cho cuộc gặp Trump-Tập và cho rằng cuộc gặp gây chú ý lần này chỉ mang ý nghĩa tạo nền tảng cho những cuộc tiếp xúc trong tương lai, theo Reuters.
Nhưng cũng như với những chính quyền trước đây, vấn đề Bắc Triều Tiên tiếp tục là một phép thử cam go, nếu như không phải là cấp thiết, cho mối quan hệ Mỹ-Trung.
“Đồng hồ đang chạy rất nhanh tới thời điểm quyết định,” một quan chức Tòa Bạch Ốc nói với Reuters. “Chúng tôi đã đặt hết mọi lựa chọn lên bàn.”
Phó Tổng thống Mike Pence
sẽ công du Châu Á vào giữa tháng Tư
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đi thăm Hàn Quốc trễ hơn trong tháng này giữa lúc Bắc Hàn phô trương các chương trình hạt nhân và phi đạn của họ, làm leo thang những căng thẳng tại vùng Đông-Bắc Á.
Ông Pence sẽ thực hiện chuyến công du 10 ngày tới thăm 4 nước thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, bao gồm các chặng dừng chân ở Nhật Bản, Indonesia, Australia và Hawaii.
Ông sẽ lên đường vào ngày 15/4, theo tin Toà Bạch Ốc.
Đây sẽ là chuyến công du chính thức đầu tiên của Phó Tổng thống Pence tới thăm các nước Á Châu-Thái Bình Dương. Tại đây ông sẽ gặp các lãnh đạo khu vực để thảo luận về các liên minh quân sự của Mỹ, cũng như về vấn đề thương mại và kinh tế.
Chuyến đi của ông Pence tới thăm Hàn Quốc diễn ra sau khi Bắc Hàn phóng đi 1 phi đạn đạn đạo vào các vùng biển ngoài khơi vùng duyên hải phía Đông Triều Tiên, khiến Tổng thống Trump lên tiếng cảnh cáo rằng Mỹ sẽ hành động đơn phương để chặn đứng các hành động hung hăng của miền Bắc.
Chuyến công du của ông Pence là một cơ hội để ông thảo luận về quyết định của Tổng thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP, một hiệp định bao gồm Australia và Nhật Bản.
Chiến dịch đàn áp di dân của ông Trump và hạn chế du hành áp dụng cho 6 nước có đa số dân theo Hồi giáo, có phần chắc sẽ là đề tài được mang ra thảo luận với các nhà lãnh đạo Indonesia, nước có nhiều tín đồ Hồi giáo nhất trên thế giới.
Mặc dù Indonesia không có trên danh sách các nước có đa số dân theo Hồi giáo bị cấm du hành, giới lãnh đạo Indonesia đã bày tỏ sự bất bình của họ đối với lệnh cấm du hành, vốn đã bị các toà án ở Mỹ chặn lại, không cho thi hành.
http://www.voatiengviet.com/a/mike-pence-se-cong-du-chau-a-vao-giua-thang-tu/3799641.html
Các ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc
từ chối chính sách của Mỹ
SEOUL —
Cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc trong vòng chưa đầy một tháng nữa có phần chắc sẽ đưa đến một sự chuyển đổi lớn trong chính sách đối ngoại mà có thể sẽ làm hạ giảm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên nhưng lại gây ra một căng thẳng mới với đồng minh Mỹ.
Cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/5 là cuộc bầu cử được tổ chức sớm vì lý do cựu Tổng thống Park Geun Hye bị luận tội liên quan đế một vụ bê bối tham nhũng hàng chục triệu đôla mà các tập đoàn kinh tế khổng lồ của Nam Hàn đã đóng góp vào các quỹ mờ ám để được hưởng những ưu đãi của chính phủ.
Vụ luận tội bà Park đã khiến công chúng thôi ủng hộ nhà lãnh đạo theo chủ trương bảo thủ từng một thời rất được sủng ái. Bà Park hiện bị giam giữ trong khi các công tố viên thu thập bằng chứng để truy tố bà tội hối lộ, tống tiền và lạm dụng quyền lực. Nếu bị kết tội, bà có thể bị lãnh án đến hơn 10 năm tù.
Tiếp theo sau vụ luận tội, các chính sách bảo thủ của bà Park cũng không còn được tin tưởng và đảng của bà bị chia rẽ.
Các đảng chính của Hàn Quốc đã chọn đại diện ra tranh cử tổng thống, và hai đối thủ đang dẫn đầu theo các cuộc thăm dò dư luận thuộc các đảng cấp tiến không được bầu chọn để cầm quyền kể từ năm 2008.
Ðảng Dân chủ
Ứng cử viên tổng thống của Ðảng Dân chủ là ông Moon Jae-in, người đang dẫn đầu cuộc đua với tỉ lệ ủng hộ là 41% trong cuộc thăm dò mới nhất của Realmeter. Là một luật sư nhân quyền, ông Moon từng ra tranh cử vào năm 2012 nhưng đã thua bà Park bởi vì vào lúc đó ông được xem là người quá thiên vể chủ trương hòa giải với Bắc Hàn.
Tuy nhiên chính sách cứng rắn của bà Park sau đó đã bị nhiều chỉ trích khi căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao vì lý do chính phủ của lãnh tụ Kim Jong Un đẩy nhanh nỗ lực phát triển khả năng vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ông Moon nói cách tiếp cận duy nhất bằng trừng phạt của tổng thống bị luận tội Park chỉ nhắm vào việc cắt đứt các mối quan hệ và tập trung vào các biện pháp chế tài để buộc Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân của họ đã thất bại.
Nếu được bầu làm tổng thống, nhà lãnh đạo của Ðảng Dân chủ nói rằng ông mong muốn khôi phục lại phiên bản hạn chế của Chính sách Ánh dương hồi đầu thập niên 2000 với mục tiêu xây dựng lòng tin với Bắc Hàn thông qua các chương trình viện trợ, trao đổi và đầu tư, trong khi vẫn duy trì răn đe mạnh và chế tài quốc tế nghiêm khắc.
Ông Moon nói:
“Chúng tôi có hai kênh biện pháp ở đây. Chúng ta cần phải có khả năng tăng áp lực và cưỡng chế đối với Bắc Hàn, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải bắt đầu thảo luận và đối thoại với Bắc Hàn.”
Ông Moon hứa sẽ ủng hộ một số phương án nhằm tạm ngưng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và có thể dẫn tới khả năng tái tục vòng đàm phán giải trừ vũ khí. Chủ trương ủng đối thoại liên Triều của ông Moon có thể đẩy nhà lãnh đạo Hàn Quốc vào thế bất đồng với Washington. Chính quyền của Tổng thống Trump trước đó đã bác bỏ một kế hoạch tương tự nhằm tạm ngưng chương trình hạt nhân của Bắc Hàn do giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đề nghị.
Mặc dù mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ đồng minh Hoa Kỳ, ông Moon cũng nói rằng nước ông cần phải học cách nói “không” với người Mỹ. Ông không trực tiếp chống đối kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đang được xúc tiến ở Nam Hàn, nhưng ông nói rằng kế hoạch này nên đình hoãn lại cho đến sau bầu cử để tân tổng thống có cơ hội đánh giá kỹ hơn những rủi ro ngoại giao với những lợi ích an ninh, đồng thời hạ giảm lo ngại về Trung Quốc.
Chính phủ bảo thủ lâm thời ở Seoul quả quyết rằng hệ thống lá chắn tên lửa THAAD là cần thiết để phòng thủ cho Nam Hàn trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng tăng từ Bắc Hàn. Nhưng Bắc Kinh cực lực phản đối THAAD và cho rằng đó là một hành động leo thang khiêu khích quân sự không cần thiết trong khu vực và nêu lên lo ngại rằng hệ thống ra đa cực mạnh của THAAD có thể được sử dụng để theo dõi Trung Quốc và các nước khác trong vùng.
Đảng Nhân dân
Chính trị gia có quan điểm trung dung hơn, ông Ahn Cheol-soo hồi đầu tuần này đã giành được quyền đại diện ra tranh cử tổng thống cho Đảng Nhân dân. Ông hiện xếp thứ nhì với 34% số ủng hộ trong cuộc thăm dò của Realmeter, nhưng ông đã thu dần khoảng cách biệt với ông Moon trong mấy tuần gần đây. Nhà kinh doanh lớn trong ngành phần mềm điện toán này đã rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống năm 2012 để quay sang ủng hộ ông Moon, nhưng lần này ông quyết tranh cuộc đua cho tới cùng và hy vọng sẽ thắng.
Vế vấn đề an ninh quốc gia, ông Ahn trong một chừng mực nào đó có quan điểm cứng rắn hơn ông Moon. Ông Ahn ủng hộ hệ thống tên lửa THAAD và các biện pháp chế tài quốc tế đối với Bắc Hàn vì Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cấm chương trình hạt nhân. Nhưng ông Ahn nói rằng ông sẽ thúc đẩy đối thoại liên Triều ở một điểm nào đó.
Ông Ahn nói:
“Mục đích của các biện pháp chế tài Bắc Triều Tiên là gì? Là vì chúng ta muốn thuyết phục Bình Nhưỡng đến bàn thương thuyết vào thời điểm chúng ta mốn và theo những điều kiện chúng ta muốn.”
Chọn lựa hạt nhân
Đảng Saenuri bảo thủ của bà Park bị chia thành phe trung thành vẫn tự gọi là Đảng Tự do Triều Tiên, và phe của những người ủng hộ luận tội theo quan điểm bảo thủ đã rời khỏi Đảng Tự do để lập thành Đảng Bareun mới. Nhưng cả hai ứng cử viên của phe bảo thủ này đều ủng hộ các chính sách an ninh quốc gia của cựu tổng thống bị luận tội Park Geun Hye và cả hai đều không giành được hơn 10% ủng hộ trong cuộc thăm dò của Realmeter.
Ông Hong Joon-pyo, ứng cử viên đại diện Đảng Tự do Triều Tiên, là một cựu công tố viên. Ông được 9% ủng hộ trong cuộc thăm dò Realmeter. Trong phát biểu nhận đề cử của đảng, ông hứa sẽ là một “lãnh đạo kiên định” dám đương đầu với áp lực từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Bắc Hàn. Là một người mãnh mẽ ủng hộ THAAD, ông Hong nói nếu thắng cử, ông sẽ “ngay lập tức thảo luận với Mỹ về việc triển khai lại vũ khí hạt nhân” ở nước ông.
Hồi đầu thập niên 1900, Hoa Kỳ đã rút vũ khí hạt nhân chiến lược ra khỏi Nam Triều Tiên và những người chỉ trích nói rằng đưa vũ khí hạt nhân vào lại sẽ khiến cộng đồng quốc tế giảm ủng hộ đối với các biện pháp chế tài đối với chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Theo thỏa thuận phòng thủ hạt nhân, Hoa Kỳ hứa sẽ sử dụng kho vũ khí hạt nhân từ ngoài khơi để bảo vệ cho Nam Triều Tiên nếu bị Bắc Triều Tiên tấn công.
Ứng cử viên của đảng Bareun, ông Yoo Seong-min chỉ được 3% ủng hộ trong cuộc thăm dò của Realmeter trên toàn quốc. Trước đây từng có thời gian là trợ lý cho cựu Tổng thống Park Geun Hye. Ông Yoo đã tranh cử thành công trong tư cách là ứng cử viên độc lập vào Quốc hội, và tại đó ông đã biểu quyết ủng hộ luận tội bà Park và rồi ông quay sang thành lập đảng bảo thủ đối kháng với đảng của bà Park.
Ông Yoo cũng ủng hộ viện triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược tại Nam Hàn để răn đe việc Bắc Hàn phát triển hạt nhân. Còn về THAAD, ông Yoo nói một khẩu đổi THAAD là chưa đủ.
Ông Yoo nói:
“Điều tôi muốn tranh luận là không phải là chuyện triển khai chỉ một khẩu đội THAAD do các lực lượng của Mỹ ở Hàn Quốc sở hữu, nhưng chính Hàn Quốc phải thiết đặt 3 khẩu đội THAAD mua bằng chính ngân sách quốc phòng của chúng ta.”
Kinh tế Hàn Quốc đình trệ sẽ là một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử sắp tới và các ứng cử viên chính có quan điểm khác nhau về việc phải hạn chế ảnh hưởng của các tập đoàn kinh tế kếch xù và thăng tiến cơ hội cho người trẻ đang khó tìm được việc làm trả lương khá.
Hiện ông Moon đang là ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc đua, nhưng cơ hội có thể thay đổi trong những tuần lễ tới. Nhiều tình huống đang được bàn luận, trong đó có việc các ứng cử viên nhận được tỉ lệ ủng hộ kém hơn có thể xoay sang ủng hộ ông Ahn giúp ứng cử viên này vượt lên dẫn đầu.
EU tăng thêm trừng phạt Bắc Triều Tiên
Liên hiệp Âu châu loan báo áp dụng thêm các lệnh trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên vì nước này lập lại nhiều lần các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo và thử nghiệm hạt nhân.
Lệnh trừng phạt mới bao gồm lệnh cấm đầu tư vào các ngành công nghiệp hàng không, luyện kim và các ngành có liên quan đến vũ khí quy ước, và cấm cung cấp các dịch vụ điện toán cho những người có liên quan trong ngành khai thác hầm mỏ và hóa chất.
Một tuyên bố của Liên hiệp Âu châu hôm thứ Năm 6/4 nói rằng lệnh trừng phạt mới được áp dụng vì Bắc Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Liên hiệp quốc và các hành động của Bình Nhưỡng cấu thành một “mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới.”
Liên hiệp Âu châu yêu cầu Bắc Triều Tiên “chấm dứt hành động khiêu khích và từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình hạt nhân hiện nay” và bắt đầu đối thoại với cộng đồng quốc tế.”
Có thêm bốn người bị đưa tên vào danh sách cấm cấp visa EU và tài sản của họ bị đưa vào danh sách phong tỏa. Tên của bốn người này chưa được công bố.
Hôm thứ Tư, Bắc Triều Tiên đã phóng thử thêm một tên lửa bay được khoảng 60 kilômét và rơi xuống biển Nhật Bản. Tháng trước, nước này đã phóng bốn tên lửa đạn đạo vào vùng biển này để đáp lại cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ và Hàn Quốc hàng năm, mà Bắc Hàn xem như là hành động chuẩn bị cho chiến tranh.
Việc phóng bất cứ vật thể nào bằng công nghệ tên lửa đạn đạo đều vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, nhưng Bắc Hàn bất chấp các lệnh cấm đó và xem điều đó vi phạm chủ quyền, quyền tự vệ và quyền theo đuổi công cuộc thám hiểm không gian.
Các lệnh trừng phạt công bố hôm thứ Năm là vòng trừng phạt thứ hai của Liên hiệp Âu châu áp dụng đối với Bắc Triều Tiên kể từ cuối tháng hai vừa qua, khi ông Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Kim Jong Un, bị ám sát ở Kuala Lumpur.
http://www.voatiengviet.com/a/eu-tang-them-trung-phat-bac-trieu-tien/3799531.html
ASEAN chờ đợi
cuộc gặp với phó tổng thống và ngoại trưởng Mỹ
Trong khi tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida thì các bộ trưởng ASEAN đang đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp mặt với ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và chuyến thăm sắp tới của phó tổng thống Mike Pence.
Phó tổng thống Mike Pence dự kiến sẽ có chuyến công du tới châu Á vào tháng này trong lúc có những mối lo ngại về việc chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lật ngược chính sách “xoay trục châu Á” của người tiền nhiệm Barack Obama.
Hôm 4/4, ngoại trưởng Philippines đã công bố về cuộc gặp mặt sắp tới của các nhà ngoại giao hàng đầu ASEAN với ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và nói “chúng tôi đang rất mong đợi cuộc gặp này.”
Nhận định về cuộc gặp sắp tới của ngoại trưởng Mỹ với các bộ trưởng ASEAN, Amy Searight, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington cho rằng “đây là một dấu hiệu tốt.”
“Ngoại trưởng Rex Tillerson đã mời 10 đối tác đương nhiệm của ông là các bộ trưởng ngoại giao của khối ASEAN tới Washington vào đầu tháng 5. Tôi không nghĩ là họ đã có ngày giờ cụ thể nhưng điều này chắc chắc sẽ xảy ra,” theo bà Searight.
Tổng thống Barack Obama khi còn đương nhiệm cũng đã có cuộc gặp với các bộ trưởng ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tổng thống Obama lúc đó đã chủ trì cuộc họp thượng đỉnh với những nhà ngoại giao hàng đầu của khu vực tại Sunnylands vào tháng 2 năm 2016. Đó cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ với các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trên đất Mỹ.
“…đã có một sự tái cân bằng thực sự trong chính sách về châu Á, tập trung nhiều về Đông Nam Á hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử. Những sự tiếp cận trước đây hầu như chỉ tập trung vào đông bắc Á. Nhưng dưới chính phủ của ông Trump, chưa có gì rõ ràng về việc liệu (Mỹ) sẽ tập trung vào Đông Nam Á ở mức độ nào.”
Amy Searight, giám đốc chương trình Đông Nam Á của CSIS
Theo các nhà phân tích, chính sách “xoay trục châu Á” là một phần quan trọng trong các chính sách ngoại giao của Mỹ trong thời gian 8 năm ông Obama làm tổng thống và châu Á, và chính quyền Obama rất chú trọng tới châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, để kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. ”Rõ ràng là dưới thời của chính quyền Obama đã có rất nhiều nỗ lực để tái cân bằng (về châu Á), để tham gia một cách đầy đủ hơn nữa với các nước Đông Nam Á và với toàn bộ khối ASEAN. Do đó đã có một sự tái cân bằng thực sự trong chính sách về châu Á, tập trung nhiều về Đông Nam Á hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử. Những sự tiếp cận trước đây hầu như chỉ tập trung vào đông bắc Á. Nhưng dưới chính phủ của ông Trump, chưa có gì rõ ràng về việc liệu (Mỹ) sẽ tập trung vào Đông Nam Á ở mức độ nào.”
Khi nhà tỷ phú Donald Trump lên nắm quyền, ông đã đánh đi các tín hiệu cho thấy chính sách xoay trục châu Á của tổng thống Obama sẽ không được tiếp tục nữa, và điển hình là việc tuyên bố rút Mỹ ra khỏi hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP. Đây là hiệp định thương mại mà chính quyền tổng thống Obam đã dày công thương thuyết với 11 đối tác khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam,
Với cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung sắp diễn ra tại tư gia của tổng thống Trump ở Mar-a-Lago, Florida, các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là ASEAN đang lo lắng theo dõi kết quả cuộc gặp này và xem có những dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ rút lui sự hiện diện quân sự trong khu vực khi mà Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động bành chướng sức mạnh nhất là trên biển Đông.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia tại cuộc họp kín về mối quan hệ Mỹ-ASEAN do CSIS tổ chức với sự tài trợ của bộ Ngoại giao Mỹ, có nhiều mối lo ngại về những phát triển chính trị ở Washington và quan điểm rằng Đông Nam Á không ở trong “tầm ngắm” của chính quyền Donald Trump. Và họ cho rằng Mỹ đang đối mặt với một thách thức về lòng tin và sự tín nhiệm của họ trong khu vực.
Nhà nghiên cứu Amy Searight cho rằng đây là “thời điểm tốt khi phó tổng thống Mike Pence sẽ tới Jakarta trong 1 vài tuần tới và chúng ta phải chờ xem ông ấy sẽ mang đến những thông điệp gì: liệu ông ấy sẽ nói đến các vấn đề trong khu vực nói chung hay đặc biệt trong khối ASEAN nói riêng.”
Bà nói: “Đó có thể là một chỉ dấu đầu tiên của quan điểm chiến lược của chính quyền (Trump) về khu vực Đông Nam Á. Nhưng cho đến lúc này chúng ta chưa nhìn thấy nhiều hành động cho thấy quan điểm của họ về Đông Nam Á như thế nào.”
Cố vấn cao cấp của CSIS nói “mọi con mắt sẽ đổ dồn về phía Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khi ông tới tham dự Đối thoại Shangri La (ở Singapore) để tìm những dấu hiệu hé lộ quan điểm của Bộ Quốc phòng Mỹ đối với một số đồng minh và đối tác quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á.” Bà Searight nói chính sách “xoay trục châu Á” chưa hẳn đã “chết” và vẫn còn quá sớm để kết luận và rằng “chính quyền của Tổng thống Trump mới lên nắm quyền chưa được 100 ngày và họ còn đang tập trung vào những vấn đề lớn như Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.” Nhà nghiên cứu này nói “chúng ta phải chờ vài tuần có thể là vài tháng nữa mới thấy được những bàn luận về Đông Nam Á xuất hiện.”
Thêm một cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria?
Tin về các lực lượng quân sự Syria bị cáo buộc đã thực hiện thêm một cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học xuất hiện hôm thứ Năm, sau khi nhiều nguồn tin từ hiện trường báo cáo thông tin về cuộc tấn công thứ nhì, truyền thông tiếng Ả Rập cho biết.
Tin Reuters và tờ Jerusalem Post tường thuật rằng nhiều chiếc trực thăng thuộc quyền sở hữu của các lực lượng quân đội của Tổng Thống Bashar al-Assad đã được trông thấy đang thả bom chùm có chứa khí độc chlorine xuống ngôi làng Al-Lataminah, nằm về hướng Bắc Syria gần Hama.
Hình ảnh được cho là chụp cuộc tấn công cho thấy những cột khói màu vàng bốc lên bên trên thành phố. Truyền thông địa phương nói cuộc tấn công đã giết chết nhiều thường dân và làm bị thương hàng chục người.
Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Năm nói hiện còn quá sớm để đổ lỗi cho chính quyền Syria là phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công bằng khí độc gây tử vong xảy ra chỉ vài ngày trước tại tỉnh Idlib. Hãng tin RIA nói trước hết, cần tiến hành một cuộc điều tra nghiêm túc.
Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ tuyên bố của Mỹ rằng cuộc tấn công đã giết ít nhất 70 người, có nghĩa là thoả thuận nhằm giải trừ kho vũ khí hoá học ở Syria đã thất bại. Phía Nga nói tiến trình này thực ra là “khá thành công.”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tố cáo chính quyền của ông Assad là “đã vượt làn ranh đỏ” khi nhắm tấn công người dân thường, ông nói lập trường của ông về Syria và về Tổng thống Assad của nước này đã thay đổi, nhưng ông Trump chưa ra dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ phản ứng theo cách nào.
http://www.voatiengviet.com/a/mot-cuoc-tan-cong-vu-khi-hoa-hoc-thu-nhi-o-syria/3800831.html
Tái chiếm Deir Ezzor,
canh bài sống còn đối với chế độ Syria
Nằm bên dòng sông Euphrate, cách phía đông Raqqa khoảng 150 km, tỉnh Deir Ezzor có vị trí chiến lược đối với cả Syria lẫn Iran vì khu vực này vừa dồi dào về dầu mỏ, vừa là cửa ngõ dẫn đến Irak. Đây cũng là khu vực tiếp nối với các vùng đất nằm trong vòng kiểm soát của lực lượng dân quân theo hệ phái Shia thân Iran, một khi Mossul lại trở về tay Nhà nước Irak.
Việc chế độ Syria cùng đồng minh Nga và Iran đành để Hoa Kỳ và lực lượng dân quân người Kurdistan chiếm lại Raqqa từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech), không có nghĩa là tổng thống Bachar Al Assad sẽ từ bỏ miền đông Syria. Vùng đất “Syria vô ích” này trải dài trong sa mạc dọc theo dòng Euphrate, ngược với một “Syria có ích” và đô thị hóa mà Damas đã chiếm lại được nhờ sự hỗ trợ quân sự của Nga và Iran.
“Tổng thống Assad có thể đã thắng các phe nổi dậy, nhưng không có miền đông Syria đầy dầu hoả và lúa mì, ông ấy cũng không thể thắng được cuộc chiến hòa bình”. Nhận xét trên được một chuyên gia thân chính phủ đưa ra vào thời điểm Hoa Kỳ không còn coi sự ra đi của tổng thống Assad là một ưu tiên nữa. Và trong cuộc đấu tranh để nối lại liên minh với các phe phái, mà phần lớn, đều nổi dậy chống chế độ độc tài, thì Deir Ezzor trở thành địa điểm chiến lược trong mắt cả Damas và Teheran.
Theo phân tích của chuyên gia Pháp Georges Malbrunot (nhật báo Le Figaro, 05/04/2017), nắm được quyền kiểm soát Deir Ezzor là vấn đề sống còn đối với Damas. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà từ hơn 3 năm nay, bất chấp mọi trở ngại, chế độ Assad vẫn duy trì 6.000 người trên thực địa để kiểm soát sân bay quân sự và một phần ba thành phố, trong khi phần còn lại nằm trong tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Lý do thứ nhất, hiện nay phần lớn sản lượng dầu do hai tỉnh Deir Ezzor và Hassaké (bắc Deir Ezzor) cung cấp do lực lượng người Kurdistan kiểm soát. Trước khi cuộc cách mạng nổ ra vào năm 2010, hai tỉnh này cung cấp khoảng 380.000 thùng/ngày. Ngoài ra, việc phát hiện có khí đốt gần Palmyra càng khiến miền đông Syria trở nên cần thiết hơn đối với Damas, các đồng minh Nga và Iran. Các bên này cũng đã đầu tư vào khu vực trên.
Với họ, không có chuyện lực lượng người Kurdistan, huống chi là người Thổ Nhĩ Kỳ, được đặt chân đến Deir Ezzor. Vì các phe phái Ả Rập tại Deir Ezzor còn thù ghét người Kurdistan hơn là cả ở Raqqa, cũng giống như họ chống đối chính quyền Damas từ năm 2011. Tuy nhiên, việc các phe phái thị tộc này chống Daech, cùng với mong muốn ổn định để lấy lại việc làm ăn béo bở, có thể biến họ thành những đối tác mới của chế độ Syria.
Lý do thứ hai, Deir Ezzor là một đầu cầu. Hiện diện tại đó sẽ giúp kiểm soát được con đường dẫn đến Irak, cách thành phố khoảng 200 km về phía đông. Thế nhưng, trong trường hợp tái chiếm Mossul, khu vực phía Irak ngay cạnh biên giới có thể sẽ nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng nổi dậy Irak theo hệ phái Shia, thân với nhà bảo trợ Iran.
Gần đây, Iran không ngần ngại tấn công vào lãnh thổ Syria, vì giống như Damas và Bagdad, đối với Teheran, giữ vùng đất giữa Deir Ezzor và biên giới với Irak là đảm bảo sự tiếp nối lãnh thổ kéo dài của trục Shia chiến lược này trong các vùng chịu ảnh hưởng của hệ phái Suni của các đối thủ Jordanie và Ả Rập Xê Út. Một chuyên gia khẳng định : “Iran đã triển khai lực lượng để bảo vệ sân bay Deir Ezzor”.
Iran còn có một lợi thế khác trong cuộc chiến này, đó chính là lực lượng người Yazidi (YBS), được triển khai tại vùng Sinjar của Irak và thân với đảng Lao động Kurdistan PKK, trong khi PKK và Teheran đã xích lại gần nhau.
Chính những mối quan hệ liên minh phức tạp này cản trở các kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm tạo ra một vùng ảnh hưởng thân Kurdistan ở miền đông Syria để tại chính vùng này, các lực lượng nổi dậy ôn hòa chống chính quyền Bachar Al Assad có thể tiếp tục đấu tranh trên đống đổ nát của Daech.
Vậy Hoa Kỳ sẽ ủng hộ phe nào trong cuộc chiến tại Deir Ezzor ? Vào mùa thu năm 2016, Lầu Năm Góc đã không ngần ngại không kích một căn cứ của quân đội Syria ngay gần Deir Ezzor khiến 80 quân nhân chính phủ thiệt mạng. Về mặt chính thức, Washington thông báo “tấn công nhầm”.
Nhưng đối với Matxcơva và Damas, hành động được cho là “sự nhầm lẫn” này lại là bằng chứng cho thấy Washington tìm cách làm suy yếu chính quyền Syria tại Deir Ezzor. Vậy tình hình sắp tới sẽ ra sao ? Sau những tuyên bố mới nhất từ phía Mỹ đầy trấn an đối với tổng thống Assad, chưa chắc là Lầu Nam Góc muốn đối đầu với Matxcơva tại Deir Ezzor.Trừ phi vụ tấn công hóa học hôm thứ Ba, 04/04, mà Damas bị cáo buộc là thủ phạm, có thể làm thay đổi bối cảnh.
Nhưng có một điều chắc chắn, thông qua lực lượng Kurdistan và Ả Rập được Mỹ hậu thuẫn, Washington có đòn bẩy vững chắc để chế độ Assad không thể lấy lại được quyền kiểm soát những vùng đang có tranh chấp này và như vậy, đẩy tổng thống Syria phải ra đi vào cuối thời kỳ chuyển tiếp, cho dù hiện nay điều này chỉ là giả thuyết, hoặc khi ông ta mãn nhiệm vào năm 2021.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170407-tai-chiem-deir-ezzor-canh-bai-song-con-doi-voi-che-do-syria
Ba binh chủng Mỹ túc trực quanh Syria
Chiến dịch tấn công bằng tên lửa vào căn cứ không quân Syria hôm 06/04/2017 phản ánh một thực tế : Hoa Kỳ hiện đã bố trí đầy đủ các lực lượng hải quân và không quân quanh Syria để có thể can thiệp bất cứ lúc nào, trong lúc các « cố vấn » quân sự cũng hiện diện đông đảo trên bộ, góp phần trợ giúp các quân đội đồng minh.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, một nghiên cứu của Viện Heritage ước lượng là Bộ Tư Lệnh Mỹ vùng Trung Đông hiện có trong tay ít nhất là 35.000 quân nhân sẵn sàng chiến đấu.
Lực lượng Hải Quân hùng hậu của hai Hạm Đội 5 và 6
Chủ lực của quân đội Mỹ là các chiến hạm phóng tên lửa, của Hạm Đội 6, đặt bản doanh ở Napoli (miền nam nước Ý) nhưng có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa hơn 1.000 cây số, tức là có thể dễ dàng bắn tới Syria.
Theo một quan chức Hải Quân Mỹ, hai khu trục hạm tham gia chiến dịch oanh kích ngày 06/04, USS Porter và USS Ross, đang ở phía đông Địa Trung Hải, cùng với tầu đổ bộ cỡ lớn USS Mesa Verde.
Ngoài ra, Hạm Đội 5 đặt tại Bahrein ở vùng Vịnh cũng có thể nhanh chóng can thiệp, chưa kể đến tàu sân bay USS George H. W. Bush đang có mặt trong vùng để hỗ trợ các hoạt động chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Lực lượng Không Quân tại các căn cứ bạn
Không Quân Mỹ hiện đang sử dụng nhiều căn cứ ở khu vực Trung Cận Đông. Gần Syria nhất là căn cứ Incirlik ở thành phố Adana, miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ cách biên giới Syria 100 km. Ngoài ra, còn có các căn cứ ở Jordanie, Koweit, Qatar, và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Không quân Mỹ đã triển khai các loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của mình trong khu vực, từ loại tiêm kích F-15, F-16 và F-22, cho đến phi cơ tiếp liệu KC-135, phi cơ dọ thám Awacs, và cả siêu pháo đài bay B-52.
Không quân Mỹ còn sử dụng một đội máy bay không người lái hùng hậu loại Reaper và Predator, ngang dọc trên bầu trời Irak và Syria từ nhiều năm nay, vừa trinh sát, vừa tấn công với loại tên lửa Hellfire.
Hàng ngàn « cố vấn » quân sự, trang bị trực thăng và đại pháo
Trên bộ, Mỹ hiện có khoảng 900 quân tại Syria – chủ yếu là các binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt và pháo binh – giúp huấn luyện một liên minh Ả Rập-Kurdistan chống Daech.
Một đơn vị pháo binh của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang giúp liên minh Ả Rập-Kurdistan tấn công vào cứ địa Raqqa của Daech, một phi đạo ở thành phố Kobane miền bắc Syria, giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã được mở rộng để có thể đón nhận loại vận tải cơ hạng nặng C-17, có thể chở đến các loại xe thiết giáp.
Tại Irak, lực lượng gọi là « cố vấn » này lên đến hơn 5.000 người, và đại pháo Mỹ cũng như trực thăng tấn công Apache đã nhiều lần xung trận.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170407-luc-luong-hai-luc-va-khong-quan-my-deu-da-tuc-truc-quanh-syria