Tin khắp nơi – 07/01/2021
Tổng thống Trump kêu gọi người biểu tình tại tòa nhà Quốc hội ‘trở về nhà một cách ôn hòa’
Bình luận Nguyễn Minh
Hôm thứ Tư, ngày 6/1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi những người biểu tình đang tập trung ở khu vực đồi Capitol trở về nhà một cách ôn hòa và an toàn. Đồng thời, ông khẳng định rằng, cuộc bầu cử đã bị đánh cắp khỏi tay ông.
“Các bạn hãy trở về nhà. Chúng ta phải giữ ôn hòa. Chúng ta phải tuân theo luật pháp và trật tự và những con người tuyệt vời thực thi luật pháp”, Tổng thống Trump nói trong một video.
Ông đã đăng tải video trên Twitter, tuy nhiên, hiện video đã bị Twitter chặn người dân tiếp cận với lý do là vi phạm quy định về thông tin liên quan đến gian lận bầu của của mạng xã hội này.
Ông khẳng định, cuộc bầu cử là “gian lận”, nhưng nhấn mạnh rằng, những người biểu tình ở toà nhà Quốc hội “không thể bị ảnh hưởng từ những kẻ gian lận… chúng ta cần có hòa bình”.
“Chúng tôi yêu mến các bạn, mọi người rất đặc biệt. Tôi hiểu được các bạn đang cảm thấy thế nào”, ông Trump nói trong video.
Sau đó, ông kêu gọi những người ủng hộ ông hãy trở về nhà “trong hòa bình”.
Video kêu gọi của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi đám đông người dân xông vào tòa nhà Capitol trong Phiên họp chung của Quốc hội, giữa lúc Hạ viện và Thượng viện đang tranh luận về việc có nên chứng nhận kết quả bầu cử của các bang hay không.
Trước khi đưa ra video kêu gọi những người dân ủng hộ ông trở về nhà, Tổng thống Trump đã kêu gọi những người biểu tình hãy ôn hòa và không xô xát với cảnh sát bảo vệ xung quanh khu vực tòa nhà Quốc Hội.
Các bức ảnh chụp cho thấy, một số người đã có thể vào các tòa nhà của Hạ viện và Thượng viện và họ thậm chí ngồi vào ghế của các nhà lập pháp.
Hầu hết các thành viên của Quốc hội, bao gồm cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ, lên án vụ việc và kêu gọi người dân rời đi. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi – Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer và ông Joe Biden đã kêu gọi Tổng thống Trump có biện pháp và yêu cầu những người ủng hộ rời đi.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào khoảng 4 giờ chiều ngày 6/1 (giờ Mỹ), ông Joe Biden nói rằng, ông Trump nên lên truyền hình “ngay bây giờ” để nói chuyện với những người biểu tình và bảo họ trở về nhà. Ông Biden gọi cuộc biểu tình là “nổi dậy”. Bà Pelosi cho biết bà và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer đã viết để “kêu gọi Tổng thống Trump yêu cầu tất cả những người biểu tình rời khỏi Tòa nhà Quốc hội và Điện Capitol của Hoa Kỳ ngay lập tức”.
Phó Tổng thống Mike Pence, Chủ tịch thượng viện cũng lên án bạo lực trên Twitter.
“Phải dừng lại [hành động] bạo lực và tàn phá đang diễn ra tại Điện Capitol Hoa Kỳ và nó phải dừng lại ngay bây giờ. Bất kỳ ai liên quan cần tôn trọng các nhân viên Thực thi pháp luật và ngay lập tức rời khỏi tòa nhà… biểu tình hòa bình là quyền của mọi người dân Mỹ nhưng cuộc tấn công vào Điện Capitol của chúng ta sẽ không được tha thứ và những người liên quan sẽ bị truy tố với những hình phạt tương ứng ở cao nhất của pháp luật”.
Các quan chức cho biết, Vệ binh Quốc gia đã được điều động tới Điện Capitol.
Theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, “Vệ binh Quốc gia đang trên đường cùng với các cơ quan bảo vệ liên bang khác”, thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thống Trump về việc không hành động bạo lực và duy trì hòa bình” cô nói thêm.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Trump tạm bị Twitter và Facebook ‘tước vũ khí’
Hai nhà khổng lồ của mạng xã hội, Twitter và Facebook tạm thời khóa tài khoản của Tổng thống Donald Trump sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol, trụ sở của Quốc hội Mỹ, làm bốn người chết.
Trong động thái “chưa từng khó”, theo bình luận của phóng viên BBC Anthony Zurcher từ Washington DC, các dòng tweet của ông Trump khen ngợi những người ủng hộ ông sau cuộc tấn công vào Quốc hội đã bị Twitter xóa.
Nước Mỹ bạo loạn trước ngày chuyển giao quyền lực
Thủ đô Hoa Kỳ hỗn loạn, người ủng hộ Trump xông vào Quốc hội
Tài khoản của ông Trump trên Twitter bị khóa 12 tiếng.
Facebook và Instagram cũng làm theo, cấm ông Trump một ngày.
YouTube dỡ bỏ một video của ông.
Snapchat cũng không cho ông Trump viết tin mới, nhưng không nói khi nào sẽ chấm dứt lệnh cấm.
Như thế, thứ mà Kenneth Walsh gọi là ‘vũ khí chiến lược của Trump’, trong một bài trên trang USNews ngay từ 2017 tạm bị tước đi.HÌNH ẢNH,TWITTER
Theo lời Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Pritti Patel thì “những bình luận của ông Trump đã trực tiếp dẫn tới vụ tràn vào tấn công Quốc hội và xung đột với cảnh sát”.
Trước đó, ông Trump hô hào, kêu gọi cổ động viên của mình đến Điện Capitol ngày 06/01, để “chứng kiến sự thật” mà ông ta tin là sẽ đảo ngược kết quả bầu cử.
Việc dùng mạng xã hội của ông Trump nói riêng, và việc các phe phái khác nhau, cả cực tả và cực hữu trên thế giới lan truyền tin thất thiệt, kêu gọi, vận động biểu tình rõ ràng đã và đang là hiện tượng rất nghiêm trọng.
Sự lan truyền của cáo buộc vô căn cứ về ‘gian lận bầu cử’
Riêng về những người tin theo ông Trump và các cáo buộc vô căn cứ ông liên tục phóng ra trên mạng xã hội về “gian lận bầu cử”, người ta chú ý đến hashtagStoptheSteal, tạm dịch là “Chặn ngay vụ đánh cắp” – hàm ý phiếu bầu cho ông Trump, và rộng ra là cả cuộc bầu cử 03/11/2020.
Ngay đêm bầu cử dấu hashtag #StoptheSteal đã xuất hiện trên Twitter sau khi một số video gây hiểu sai chuyện bỏ phiếu được lan truyền rộng rãi.
Một video chiếu cảnh người giám sát không được vào phòng phiếu ở Philadelphia đã nhận được hai triệu lượt xem trên Twitter, và rất nhiều tài khoản ủng hộ ông Trump chia sẻ lại.
Ban kiểm chứng tin giả của BBC (BBC Anti-Misinformation Unit) đã nghiên cứu kỹ video này, và thấy rằng thực ra, có một người đàn ông được quan chức bầu cử yêu cầu đợi bên ngoài. Một phụ nữ nói với ông ta là giấy chứng nhận vai trò giám sát của ông không đúng với địa chỉ phòng phiếu đó.
Video đó là có thực và người phụ nữ kia đã sai, do hiểu nhầm quy tắc về các điểm bầu cử tại Philadelphia. Trước đây, họ chỉ có quyền đến một phòng phiếu cụ thể, nhưng lần này có có thể thăm viếng tất cả các điểm bỏ phiếu trong thành phố.
Vấn đề hôm đó đã được giải quyết và người giám sát đã vào phòng phiếu bình thường sau đó.
Người ta còn xin lỗi ông ta, nhưng đoạn video ông “bị cấm vào” đã lan tỏa khắp nơi trên mạng xã hội.
Đây chính là một vấn đề nghiêm trọng của việc chia sẻ thông tin, nội dung trên các trang mạng xã hội. Không ai quan tâm đến phần “đính chính” mà chỉ chia sẻ, tiếp lửa cho nội dung ban đầu.
Riêng với các đoạn tweet của TT Trump, càng về sau này ông càng nêu ra những điều bị chính Twitter ghi thêm dòng đính chính là “không đúng” với xác nhận của quan chức bầu cử bang này, bang khác tại Mỹ.
Nhưng điều đó chỉ khiến người ủng hộ ông nghi ngờ, thậm chí lên án Twitter, Facebook đã “kiểm duyệt”.
Từ thuyết âm mưu đi đến hành động thực
Mạng xã hội đem lại quyền tiếp cận và quyền chia sẻ thông tin cho tất cả nhưng tự do thông tin đã và đang bị hòa trộn với tự do loan tin giả.
Việc tin tưởng nhầm vào một số nội dung mang tính kỹ thuật xảy ra nhiều nhưng không có động cơ chính trị đằng sau.
Còn các thuyết âm mưu lại là chuyện khác.
Những người tin vào chúng có nghị trình chính trị rõ rệt và bầu cử luôn là cơ hội tốt cho họ.
GS Whitney Phillips tờ ĐH Syracuse University nói rằng thuyết âm mưu QAnon chẳng hạn có thể giải thích vì sao tin đồn thổi lại “lan nhanh như cháy rừng”.
Đây là niềm tin rằng TT Trump đang dẫn đầu một cuộc chiến chống lại băng nhóm bạo dâm với trẻ em và theo quỷ Satan. Họ cho rằng bà Hillary Clinton là “thuộc băng nhóm đó”.
Vào tháng 10/2017, một người vô danh đã đăng một loạt dòng trạng thái trên mạng (message board) 4chan. Ký nick là “Q” người này nhận là có quyền vào cấp độ bảo mật cao của chính phủ Mỹ, cấp “Q clearance”.
Các tin bài đó trở thành hiện tượng “rải thính Q” (Q drops, Q breadcrumbs), dùng mật mã, ký hiệu kèm nhiều khẩu hiệu phò Trump.
Kể từ đó, thuyết này lan tỏa rộng tới mức Twitter phải chặn lại.
Nhưng phái ủng hộ thuyết âm mưu Q không giảm đi, và rất có thể là vì từ 2017, lưu lượng thông tin trên Facebook, Twitter, Reddit và YouTube bùng nổ.
Kể từ khi xảy ra dịch Covid, hiện tượng chia sẻ và tin vào các thuyết kỳ dị nhất cũng tăng lên chứ không giảm đi.
Vấn đề của những người đã tin vào thuyết âm mưu là họ sẽ không dừng lại kể cả khi ‘thuyết cơ bản’ đã hết hiệu lực.
Khi đã ‘đói’ các lý giải kỳ quái, phi lý nhất trên đời thì niềm tin đó sẽ cần ‘thức ăn’ liên tục.
Ví dụ, ban đầu QAnon chỉ nhắm vào cuộc điều tra của Robert Muller, nhưng khi kết quả cuộc điều tra chẳng hề đem lại “bom tấn” thì phái tin vào thuyết này chuyển sang tin vào chuyện khác.
Sự có mặt của một số người ủng hộ QAnon ngay trong cuộc bạo động tại Điện Capitol hôm 06/01 cho thấy người ta có thể đi từ thế giới mạng tới hành động thực, bạo lực, ngoài đời.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55576427
Vì sao YouTube, Facebook và Twitter lại xóa video của TT Trump kêu gọi giải tán biểu tình?
Bình luậnDu Miên
Sau những hỗn loạn và bất ổn diễn ra tại thủ đô Washington DC trong ngày 6/1, các ông lớn mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube đã xóa các bài đăng của Tổng thống Trump và hạn chế các hoạt động của ông trên nền tảng của mình, với lý do quan ngại về những thúc đẩy đối với tình trạng bạo lực hiện thời.
Tối ngày 6/1 theo giờ Mỹ (tức sáng ngày 7/1 tại Việt Nam), Twitter đã tạm khóa tài khoản của Tổng thống Donald Trump với cáo buộc ông đã vi phạm điều khoản dịch vụ của trang mạng xã hội nhiều lần, khi phản hồi về các cuộc bạo động nổ ra ở Washington, D.C trong cùng ngày, báo Daily Wire đưa tin.
Tuy nhiên, hiện có nhiều nghi vấn đặt ra rằng, liệu những người biểu tình quá khích gây ra sự hỗn loạn này có thật là những người ủng hộ Tổng thống Trump hay không?
Hệ thống an ninh của Twitter là Twitter Safety tuyên bố: “Do tình hình bạo lực đang diễn ra và chưa từng có ở Washington, D.C., chúng tôi đã yêu cầu xóa 3 bài đăng mà [tài khoản] @realDonaldTrump đăng trước đó vào ngày hôm nay, vì đã vi phạm nhiều lần và nghiêm trọng chính sách Công dân Liêm chính của chúng tôi.”
Quốc hội Mỹ chuẩn bị kiểm phiếu, quyết định kết quả tổng thống nước Mỹ. Những người ủng hộ Tổng thống Trump cầu nguyện bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ngày 6/1/2021. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)
Thông báo nêu rõ: “Điều này có nghĩa là, tài khoản @realDonaldTrump sẽ bị khóa trong vòng 12 giờ sau khi [tài khoản này] xóa các bài đăng nêu trên. Nếu không xóa các bài đăng, tài khoản này sẽ tiếp tục bị khóa. Các vi phạm trong tương lai đối với Quy tắc của Twitter – bao gồm các chính sách về Công dân Liêm chính hoặc Đe doạ Bạo lực của chúng tôi – sẽ dẫn đến việc khóa vĩnh viễn tài khoản @realDonaldTrump”.
Twitter kết luận: “Chính sách lợi ích cộng đồng của chúng tôi – đã hướng dẫn chúng tôi thực thi hành động trong lĩnh vực này trong nhiều năm – sẽ dừng lại khi chúng tôi nhận thấy có nguy cơ gây hại cao hơn và/hoặc nghiêm trọng hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá tình hình theo thời gian thực, bao gồm kiểm tra hoạt động trên thực địa và các tuyên bố được đưa ra trên Twitter. Chúng tôi sẽ thông báo cho công chúng, kể cả khi cần thiết phải thúc đẩy thêm cách tiếp cận thực thi của chúng tôi”.
Tiếp đó, Twitter đã có những động thái chưa từng có tiền lệ, khi trực tiếp xóa 2 bài đăng của Tổng thống Trump khi ông gửi thông điệp tới những người mang danh ủng hộ ông đã gây ra hỗn loạn tại Điện Quốc hội Mỹ, ở Washington DC, theo The New York Post.
Bài đăng đầu tiên là một video trong đó Tổng thống Trump kêu gọi đoàn người hỗn loạn cần trở về nhà, kèm những tuyên bố về các hành vi gian lận trong kỳ bầu cử vừa qua tại Mỹ.
Ông kêu gọi: “Tôi biết các bạn cảm thấy thế nào, nhưng hãy trở về và về nhà trong hòa bình. Tôi biết các bạn đang rất đau. Tôi biết các bạn đang bị tổn thương”.
Ông tiếp tục trấn an mọi người: “Chúng ta có một cuộc bầu cử bị đánh cắp khỏi [tay] chúng ta. Đó là một cuộc bầu cử [với chiến thắng] long trời lở đất, và mọi người đều biết điều đó, đặc biệt là phía bên kia. Nhưng các bạn phải về nhà ngay bây giờ. Chúng ta phải có hòa bình. Chúng ta phải có luật lệ và trật tự. Chúng ta phải tôn trọng những con người tuyệt vời [đang thi hành] luật pháp và trật tự của chúng ta. Chúng ta không muốn ai bị thương cả”.
Nội dung bài đăng thứ 2 là một tuyên bố khẳng định, tình trạng hỗn loạn hiện thời bắt nguồn từ những sai phạm và bất thường trong cuộc tổng tuyển cử của Mỹ năm 2020.
Đương kim Tổng thống Hoa Kỳ nêu rõ:
Đây là những sự việc và sự kiện xảy ra khi một chiến thắng long trời lở đất trong cuộc bầu cử thiêng liêng bị tước khỏi những người yêu nước vĩ đại một cách thô bạo và ác độc, những người đã bị đối xử tồi tệ và bất công trong suốt thời gian dài.
Hãy về nhà trong yêu thương và hòa bình. [Và] ghi nhớ mãi ngày này!
Phía Facebook cũng tuyên bố xóa các bài đăng video của Tổng thống Trump, vì lo ngại nội dung của chúng càng làm gia tăng bạo động.
Kênh mạng xã hội này cho biết: “Vụ bạo động tại Điện Quốc hội hôm nay là một điều đáng hổ thẹn. Chúng tôi nghiêm cấm [những lời lẽ] kích động và và kêu gọi bạo lực trên nền tảng của mình. Chúng tôi đang tích cực xem xét và xóa bất kỳ nội dung nào vi phạm quy tắc này”.
Trong một bài đăng trên Twitter vào tối ngày 6/1 tại Mỹ, Phó Chủ tịch ủy ban liêm chính của Facebook là ông Guy Rosen cho biết, Facebook lo ngại thông điệp mà Tổng thống Trump chia sẻ sẽ chỉ càng thúc đẩy tình trạng hỗn loạn đã diễn ra trong suốt ngày hôm qua tại thủ đô Hoa Kỳ, thay vì xoa dịu những bất ổn.
Ông Rosen tuyên bố: “Đây là một tình huống khẩn cấp và chúng tôi đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp thích hợp, bao gồm cả việc xóa video của Tổng thống Trump. Chúng tôi đã loại bỏ nó bởi vì chúng tôi tin rằng nó đang góp thêm vào nguy cơ bạo lực đang diễn ra, thay vì suy giảm chúng”.
Ngoài 2 gã trùm mạng xã hội cấp tiến, gã khổng lồ video của Google là YouTube cũng đánh giá, video kêu gọi đảm bảo ôn hòa và trật tự của Tổng thống Trump đã vi phạm những chính sách nội dung của trang này, khi đưa ra những cáo buộc về những gian lận và sai phạm trên diện rộng đã thay đổi kết quả của cuộc bầu cử vừa qua, theo Newsmax.
Du Miên
https://www.ntdvn.com/the-gioi/vi-sao-youtube-facebook-va-twitter-xoa-video-cua-tt-trump-126277.html
Vệ binh Quốc gia đến tòa nhà Quốc hội theo lệnh của Tổng thống Trump
Bình luậnNguyễn Minh
Việc đột nhập này đã làm gián đoạn một phiên họp chung của Quốc hội…
Lực lượng Vệ binh Quốc gia và các lực lượng khác đã đến toà nhà Capitol của Quốc hội Hoa Kỳ sau khi những người mặc trang phục ủng hộ Tổng thống Trump xông vào tòa nhà vào thứ Tư ngày 6/1.
Theo chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump, “Lực lượng Vệ binh Quốc gia đang trên đường cùng với các cơ quan bảo vệ liên bang khác”, thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thống Trump về việc không sử dụng bạo lực và duy trì hòa bình”, cô nói thêm.
Sau khi những người biểu tình tiến vào tòa nhà Quốc hội, các nhà lập pháp đã phải sơ tán, ít nhất một người đã bị bắn.
Cảnh vệ của tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ đã bắt giữ những người cố tình đột nhập nhưng có vẻ lực lượng cảnh vệ không đủ so với số lượng người biểu tình. Các phòng trong Hạ viện đã được đặt rào chắn bảo vệ, và một số cảnh vệ đứng canh với súng chĩa về phía cửa khi những người biểu tình nhìn vào.
Tổng thống Trump kêu gọi mọi người “duy trì hòa bình” và “không bạo lực!” Ông cũng yêu cầu những người ủng hộ tôn trọng cảnh sát.
Theo yêu cầu của Thị trưởng Washington Muriel Bowser – một thành viên đảng Dân chủ, khoảng 340 nhân viên Vệ binh Quốc gia đã được điều động trong tuần này để hỗ trợ cảnh sát khi các cuộc biểu tình ủng hộ Trump diễn ra trong thành phố.
Các nhân viên không được trang bị vũ khí, các quan chức nhấn mạnh.
Không rõ số lượng lực lượng Vệ binh Quốc gia đã đến tòa nhà Quốc hội là bao nhiêu. Một phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa cho biết, các cảnh sát từ Cơ quan Bảo vệ Liên bang và Cơ quan Mật vụ đang được triển khai tới tòa nhà Capitol, theo yêu cầu từ Cảnh vệ của tòa nhà Capitol Hoa Kỳ.
Thống đốc Ralph Northam thuộc đảng Dân chủ của bang Virginia cho biết, ông đang điều động các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia từ Virginia tới Washington, cùng với 200 quân nhân của bang. Thống đốc Maryland Larry Hogan thuộc đảng Cộng hòa tuyên bố đang điều động quân và đã chỉ thị cho tướng phụ tá của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Maryland tập hợp một lực lượng phản ứng nhanh để hỗ trợ thực thi pháp luật và khôi phục trật tự.
Phát ngôn viên Jonathan Hoffman của Lầu Năm Góc cho biết, phản ứng của cơ quan thực thi pháp luật đối với tình huống này đang do Bộ Tư pháp lãnh đạo. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller đã liên lạc với giới lãnh đạo Quốc hội.
Một lượng lớn người biểu tình đã tụ tập để phản đối kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông tin rằng, cuộc bầu cử đã bị đánh cắp khỏi ông. Họ tạo nhiều áp lực buộc các nhà lập pháp phản đối kết quả bỏ phiếu cử tri đoàn từ các tiểu bang mà ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã giành chiến thắng.
Phiên họp chung là để Quốc hội Mỹ kiểm phiếu đại cử tri. Hàng chục nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã phản đối phiếu bầu đại cử tri của tiểu bang Arizona. Do đó, một cuộc tranh luận kéo dài hai giờ riêng biệt tại mỗi viện đã diễn ra. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này bị gián đoạn do những người biểu tình xông vào tòa nhà.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Phó Tổng thống Mike Pence: Hiến pháp ‘hạn chế’ quyền bác bỏ phiếu bầu đại cử tri của tôi
Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 6/1 (giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mike Pence nói rằng, ông không tin mình có “thẩm quyền đơn phương” quyết định các phiếu bầu đại cử tri.
Ngay trước khi phiên họp chung của Quốc hội bắt đầu, Phó Tổng thống Mike Pence nói trong một tuyên bố rằng, ông tin là Hiến pháp “hạn chế” quyền của ông trong việc đơn phương quyết định phiếu đại cử tri nào được tính và phiếu nào không được tính.
Với tư cách là chủ tịch Thượng viện, ông Mike Pence là người chủ trì phiên họp chung của Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1. Mục đích của phiên họp này là để kiểm phiếu đại cử tri.
Theo hệ thống bầu cử Cử tri đoàn tại Mỹ, cử tri chọn đại cử tri. Sau đó, những đại cử tri được bầu bỏ phiếu cho các ứng cử viên tổng thống. Thông thường, các đại cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống nhận được nhiều phiếu bầu nhất từ các cử tri phổ thông trong tiểu bang của mình. Quốc hội họp vào tháng Một để kiểm phiếu đại cử tri.
Phiên họp kiểm phiếu đại cử tri tại Quốc hội trở nên quan trọng hơn sau khi 7 tiểu bang Mỹ đều gửi 2 giấy chứng nhận kết quả bỏ phiếu của mỗi tiểu bang. Một giấy chứng nhận là cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và một giấy chứng nhận là cho Tổng thống Donald Trump. Ông Biden đã giành chiến thắng ở các bang nhưng Tổng thống Trump nói rằng đã có gian lận trong bầu cử.
Tổng thống Trump và một số thành viên Đảng Cộng hòa cho rằng, Phó Tổng thống Mike Pence có “thẩm quyền đơn phương” bác bỏ các phiếu đại cử tri bầu cho ông Biden và công nhận những phiếu bầu cho ông Trump.
Trước đó, một vụ kiện yêu cầu tòa án ủng hộ quan điểm này đã được tiến hành. Tuy nhiên, thẩm phán cấp quận đã bác bỏ đơn kiện.
Tổng thống Trump đã nhiều lần kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence hành động. Nếu ông Pence “ủng hộ chúng ta, thì chúng ta sẽ thắng cử”, ông Trump viết trong một bài đăng trên Twitter vào sáng thứ Tư ngày 6/1. Ông cũng cho biết Phó Tổng thống có thể gửi kết quả bầu cử trở lại các cơ quan lập pháp của tiểu bang.
Tuy nhiên, ông Pence cho rằng vai trò của ông chỉ là tư cách chủ tọa và chủ yếu là mang tính “nghi thức”.
Nhưng ông nhấn mạnh rằng, các thành viên của Quốc hội có thể hành động bằng cách phản đối các phiếu đại cử tri. Hơn 100 thành viên Cộng hòa đã lên kế hoạch phản đối. Họ sẽ phản đối ít nhất phiếu bầu đại cử tri của 3 tiểu bang. Trong khi đó, họ mong đợi một thượng nghị sĩ tham gia vào việc phản đối phiếu bầu đại cử tri của 3 hoặc 4 tiểu bang khác.
Để việc phản đối hợp lệ, thì cần ít nhất chữ ký của một thượng nghị sĩ và một hạ nghị sĩ trong văn bản phản đối. Tiếp theo, hai viện của Quốc hội sẽ tiến hành một cuộc tranh luận kéo dài 2 giờ đồng hồ. Sau đó, họ tiến hành một cuộc bỏ phiếu để bác bỏ hoặc xác nhận phiếu bầu đại cử tri của các tiểu bang.
“Với những bất thường về phiếu bầu diễn ra trong cuộc bầu cử tháng 11 của chúng ta và việc một số quan chức xem nhẹ các quy chế bầu cử cấp tiểu bang, tôi hoan nghênh nỗ lực của các thành viên Thượng viện và Hạ viện, những người đã chủ động sử dụng quyền hạn của mình theo luật để đưa ra phản đối và đưa ra bằng chứng”, ông Pence nói.
Phó Tổng thống Mike Pence cam kết rằng, ông sẽ đảm bảo các phản đối hợp lệ “được xem xét thích đáng”. Ngoài ra, ông chỉ trích những người nói việc phản đối phiếu bầu đại cử tri là không đúng hoặc không dân chủ, đồng thời buộc tội họ là đã bỏ qua “hơn 130 năm lịch sử”. Ông chỉ ra rằng, Đảng Dân chủ đã đưa ra phản đối tương tự tại Quốc hội 3 lần gần đây nhất khi một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa đã thắng thế.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Quốc hội Mỹ xác nhận phiếu bầu của Cử tri đoàn dành cho ông Biden
Bình luậnDu Miên
Quốc hội Hoa Kỳ đã chứng nhận số phiếu của Đại cử tri đoàn bầu cho ông Joe Biden, mặc cho bóng đen của những bất thường và gian lận đang che phủ cuộc bầu cử vừa qua của nước Mỹ.
Sáng ngày 7/1 tại Mỹ (tức chiều tối ngày 7/1 tại Việt Nam), Quốc hội Hoa Kỳ đã chứng nhận số phiếu của Đại cử tri đoàn bầu cho ông Joe Biden. Tuy nhiên, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 vẫn đang bị che phủ bởi lớp màn bí mật khi hàng loạt các cáo buộc về những bất thường và gian lận bầu cử chưa được giải khai.
Theo cuộc kiểm phiếu do Phó Tổng thống Mike Pence chủ trì, ông Biden đã giành được 306 phiếu Đại cử tri, trong khi Tổng thống Donald Trump giành được 232 phiếu. Phiên họp chung của Quốc hội kết thúc sau một buổi chiều đầy náo động trong ngày 6/1, sau khi một nhóm bạo loạn đã xông vào Điện Quốc hội của Hoa Kỳ ngay lúc các nhà lập pháp đang tranh luận xem có nên từ chối phiếu bầu Đại cử tri của tiểu bang Arizona hay không.
Hiện chưa rõ ai đã xúi giục vụ đột nhập vào tòa nhà Quốc hội này.
Ngay sau khi có chứng nhận, Tổng thống Trump đã đưa ra một tuyên bố trong đó ông đảm bảo sẽ có một quá trình chuyển đổi có trật tự vào ngày 20/1.
Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Trump nêu rõ: “Mặc dù tôi hoàn toàn không đồng ý với kết quả của cuộc bầu cử và sự thật đứng về phía tôi, nhưng sẽ có một sự chuyển giao [quyền lực] có trật tự vào ngày 20/1. Tôi đã luôn nói rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến để đảm bảo rằng, chỉ những phiếu bầu hợp pháp mới được tính. Dù cho đây là sự kết thúc của nhiệm kỳ đầu tiên vĩ đại nhất trong lịch sử các đời tổng thống [Mỹ], nhưng đó chỉ là sự khởi đầu của cuộc chiến của chúng ta để Khiến nước Mỹ Vĩ đại trở lại!”.
Tình trạng bất ổn dân sự buộc lưỡng viện của Quốc hội Mỹ phải tạm dừng các phiên họp của họ. Các nhà lập pháp phải tìm chỗ tạm lánh, còn phiên họp bị trì hoãn trong vài giờ. Các nhà lập pháp đã tiếp tục quy trình kiểm phiếu Đại cử tri vào khoảng 8 giờ tối cùng ngày, theo giờ địa phương.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã thành công trong việc đưa ra các phản đối đối với các phiếu bầu từ 2 tiểu bang Arizona và Pennsylvania, buộc lưỡng viện Quốc hội phải về lại các phòng riêng mỗi viện để tranh luận về lý do phản đối các lá phiếu. Nhưng sau cùng, lưỡng viện đều bỏ phiếu phủ quyết nỗ lực phản đối đối với các lá phiếu Đại cử tri của 2 bang này.
Đối với các phiếu bầu ở Arizona, Thượng viện đã bỏ phiếu với tỷ số áp đảo 93-6 để chống lại những phản đối đối với các phiếu bầu, còn tỷ số biểu quyết tại Hạ viện là 303-121. Tương tự, đối với Pennsylvania, Thượng viện đã bỏ phiếu 92-7 chống lại phản đối, còn Hạ viện bỏ phiếu 282-138.
Cuộc tranh luận tại Hạ viện đối với Cử tri đoàn của Pennsylvania cũng không thể kết thúc một cách êm thắm. Một số bình luận của Hạ nghị sĩ Conor Lamb thuộc đảng Dân chủ tại sàn Hạ viện đã dẫn đến một trận đấu khẩu với một nghị sĩ đảng Cộng hòa. Một số đồng nghiệp của ông Lamb nhận định, những lý lẽ ông này đưa ra đều mang tính khiêu khích. Sau cùng, nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bị yêu cầu rời khỏi phòng họp vì không để ông Lamb tiếp tục.
Một ngày đầy biến động
Trước khi diễn ra các thủ tục trong ngày, gần 90 thành viên Hạ viện và 13 Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa đã cam kết sẽ phản đối các lá phiếu để bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử trong tương lai, theo một khảo sát của The Epoch Times. Ngược lại, khoảng vài chục nhà lập pháp cũng tuyên bố phản đối việc thách thức các lá phiếu Đại cử tri của các tiểu bang, bao gồm các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng hòa là các Thượng nghị sĩ Mitch McConnell và Lindsey Graham.
Nhưng sau vụ người biểu tình xâm nhập Điện Quốc hội khiến 4 người biểu tình thiệt mạng và hơn chục cảnh sát bị thương, một số nhà lập pháp đã tuyên bố từ bỏ kế hoạch phản đối các cuộc lá phiếu Đại cử tri, trong đó có Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler thuộc đảng Cộng hòa tại tiểu bang Georgia. Trước đó, bà được coi là Thượng nghị sĩ chủ chốt dẫn đầu kế hoạch phản đối ở Georgia.
Sau khi Quốc hội triệu tập lại để tái thiết lập Phiên họp chung, lưỡng viện đã tiến hành cuộc tranh luận về phiếu bầu của Cử tri đoàn từ bang Arizona. Trong bài phát biểu ngắn tại sàn Thượng viện, bà Loeffler nói: “Bây giờ tôi không thể [đi ngược] lương tâm của mình để phản đối chứng nhận [phiếu bầu] của những Đại cử tri này. Bạo lực, tình trạng vô luật pháp cùng sự bao vây quanh các hội trường Quốc hội thật ghê tởm, và có thể coi đó là một cuộc tấn công trực tiếp vào những gì mà tôi đấu tranh để bảo vệ – [đó là] sự tôn nghiêm của tiến trình dân chủ Hoa Kỳ”.
Các nhà lập pháp khác từ lưỡng đảng cũng nhân cơ hội này để chỉ trích vụ bạo lực vừa diễn ra. Các thành viên đảng Dân chủ ở lưỡng viện đã tận dụng cơ hội để đổ lỗi cho Tổng thống Trump về tình trạng bất ổn dân sự.
Trong phiên họp chung của Quốc hội Mỹ, các thành viên Hạ viện đã phản đối các lá phiếu Đại cử tri từ các tiểu bang Georgia, Michigan, Nevada và Wisconsin. Tuy nhiên, Phó Tổng thống Pence đã khước từ những nỗ lực phản đối của họ vì đơn phản đối thiếu sự ủng hộ từ một Thượng nghị sĩ, khiến chúng chỉ mang tính tượng trưng.
Phiên họp chung vốn chỉ được coi là hình thức đã trở thành tâm điểm đối với toàn nước Mỹ, sau khi việc kiểm phiếu đòi hỏi các nhà lập pháp chú tâm hơn trong công tác vì những quan ngại về tính liêm chính của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Bảy tiểu bang đã gửi 2 bộ chứng nhận phiếu bầu đến Washington — một cho ông Biden và một cho Tổng thống Trump. Song, các quan chức tiểu bang chỉ chứng nhận những phiếu bầu cho ông Biden, còn các cơ quan lập pháp của tiểu bang đã vắng mặt trong kỳ nghỉ lễ nên không thể tranh biện bảo vệ số phiếu bầu còn lại.
Tổng thống Trump và các đồng minh của ông đã luôn nỗ lực đưa ra những khiếu nại về kết quả bầu cử vào ngày 3/11 tại các tòa án. Những đơn kiện này cáo buộc tình trạng gian lận bầu cử, khi có nhiều
phiếu bầu “bất hợp pháp” xuất hiện và được kiểm đếm ở một số bang vì các quan chức bầu cử tại các bang này đã đưa ra những thay đổi hòng nới lỏng các quy định bầu cử vào phút chót.
Mặc dù một loạt bằng chứng đã được công bố trong những tuần gần đây dưới dạng bản khai có tuyên thệ và lời khai của chuyên gia, các tuyên bố này đã bị các quan chức bầu cử hàng đầu và các nhà lập pháp liên tục phủ nhận. Các nhà phê bình và “liên minh” các phương tiện truyền thông cũng coi những tuyên bố này là “vô căn cứ”.
Trong khi đó, một lượng lớn các đơn kiện do chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và các đồng minh của ông đệ trình đã bị các thẩm phán bác bỏ vì lý do thủ tục, bao gồm cả Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Trong một số vụ kiện, các thẩm phán cũng tuyên bố không thấy những cáo buộc từ đội ngũ của ông Trump có tính thuyết phục.
Bất chấp những thất bại, Tổng thống Trump và nhóm của ông vẫn tiếp tục nỗ lực để chứng minh rằng, cuộc bầu cử năm 2020 có những vấn đề nghiêm trọng có thể thay đổi kết quả bầu cử ở nhiều bang chiến trường. Trước phiên họp ngày 6/1, nhóm của ông đã lập luận, Phó Tổng thống Pence có quyền từ chối các phiếu bầu cho ông Biden và gửi trả chúng cho cơ quan lập pháp tiểu bang để quyết định xem họ sẽ gửi bộ phiếu bầu nào lên Quốc hội.
Tổng thống Trump đã liên tục kêu gọi ông Pence hành động. Ông cho biết, nếu Phó Tổng thống “phê duyệt cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giành được chức Tổng thống”, theo một tuyên bố hôm 6/1.
Vai trò của ông Pence đã dẫn đến nhiều tranh luận gay gắt trong những ngày gần đây. Nhiều nhà phê bình khẳng định, vai trò của ông chỉ mang tính điều phối, vì ông chỉ có thể thực hiện việc kiểm phiếu ngay cả khi ông có những lo ngại về tính hợp lệ của chúng.
Trong một lá thư gửi Quốc hội hôm 6/1, Phó Tổng thống Pence cho biết, ông tin rằng Hiến pháp “hạn chế” ông thực hiện “yêu cầu quyền đơn phương” đưa ra quyết định về việc từ chối hoặc chấp nhận phiếu bầu, ngay cả khi ông có lo ngại về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.
Thay vào đó, ông cho biết, khi tranh chấp về bầu cử phát sinh, trách nhiệm của “những người đại diện cho người dân là xem xét các bằng chứng và giải quyết tranh chấp thông qua quy trình dân chủ”.
Trong thư gửi Quốc hội, ông nêu rõ: “Việc tranh cãi xem liệu Phó Tổng thống có quyền đơn phương quyết định các cuộc tranh chấp [về bầu cử] tổng thống sẽ hoàn toàn đi ngược lại thể chế đó”.
Tổng thống Trump đã phản hồi lại quyết định của ông Pence khi tuyên bố, Phó Tổng thống “không có đủ can đảm để làm những gì đáng lẽ phải làm để bảo vệ Đất nước và Hiến pháp của” Hoa Kỳ.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
Mỹ: Hỗn loạn vì người biểu tình ủng hộ TT Trump tràn vào nhà Quốc hội
Cảnh sát phong tỏa Tòa nhà Quốc hội Capitol sau khi người ủng hộ ông Trump vượt rào an ninh xông vào trong
Bạo động xảy ra ngày 6/1 tại Thủ đô Washington, khi nhiều người ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông thẳng vào tòa nhà Quốc hội.
Nó diễn ra vào lúc Hạ và Thượng viện đang họp và tranh luận để thông qua chiến thắng của Joe Biden.
Trong cảnh tượng gây choáng, những người biểu tình xông vào gần toà nhà và thành viên QH được cảnh sát bảo vệ đưa ra.
Một phiên họp của Lưỡng viện trong QH đã phải ngưng quá trình đếm và xác nhận phiếu cử tri đoàn.
Có tin tức về chuyện người ta rút súng ra trong tòa nhà, và một người bị bắn trúng.
Một phụ nữ hiện ở trong tình trạng nghiêm trọng vì bị thương vào chân. Có xung đột dùng cả vũ khí ngay cửa vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Cảnh sát đã dùng hơi cay.
Những người biểu tình rầm rập đi qua tòa nhà và hô to ‘Chúng tôi muốn Trump”.
Một người ngồi vào nghế của chủ tịch Thượng viện.
Các thành viên của Quốc hội được yêu cầu ra khỏi tòa nhà hay ở nguyên tại chỗ. Một nữ thượng nghị sỹ tweet ràng bà đang ở trong văn phòng.
Tổng thống Trump kêu gọi người biểu tình bình tĩnh.
Phó Tổng thống Mike Pence kêu gọi họ rời ngay, và nói tình trạng bạo lực “phải chấm dứt ngay”.
Người phát ngôn của ông Trump bà Kayleigh McEnany tweet rằng quân đội đang trên đường đến hiện trường.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố “không nhường đi” trong ngày Quốc hội Mỹ thực hiện việc xác nhận phiếu để ông Joe Biden lên nhậm chức tổng thống thứ 46 vào ngày 20/1 tới.
Lệnh giới nghiêm được thị trưởng Washington DC ban bố từ 18:00 tới 06:00 sáng hôm sau (23:00 to 11:00 giờ GMT).
Thủ tướng Anh, Boris Johnson lên án ‘cảnh đáng xấu hổ’ ở Quốc hội Hoa Kỳ khi người biểu tình tràn vào tòa nhà.
Ông Johnson kêu gọi Hoa Kỳ “bảo vệ dân chủ trên thế giới” và nước Mỹ “cần có cuộc chuyển giao quyền lực trật tự, yên ổn”.
Di sản gây rối của ông Trump
Laura Trevelyan, BBC News, Washington DC
Hôm nay là một ngày đầy kịch tính ở Capitol Hill, không thua gì các tác phẩm của Shakespeare.
Trong những ngày cuối cùng của chính quyền Trump, vị tổng thống đầy tức giận, không thể chấp nhận rằng ông đã thất cử, đã ra lệnh cho những người ủng hộ trung thành tuần hành tới Quốc hội, trong lúc các dân biểu đang họp để xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden và những đảng viên Cộng hòa trung thành tìm cách làm gián đoạn quá trình đó.
Còi xe cảnh sát rú rít bên ngoài Capitol Hill, và cảnh sát ở khắp nơi.
Từ bên trong tòa nhà cũng như bên ngoài, những người ủng hộ Trump theo các nhóm khác nhau đang hô to “hãy ngừng chuyện lấy cắp”. Người ủng hộ giận dữ và thất vọng của ông Trump đã vượt qua rào chắn an ninh, đột nhập vào tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Không khí thật đáng sợ, với hàng đoàn cảnh sát đổ tới hiện trường, tiếng còi rú rít, người dân hô to “USA” và la hét với lực lượng thực thi luât. Tất cả diễn ra khi vị phó tổng thống và lãnh đạo Thượng nghị viện trung thành đã bỏ rơi ông Trump ở phút cuối, và bác bỏ hành động vi hiến để lật ngược kết quả bầu cử.
Từ thời Herbert Hoover năm 1932, chưa một tổng thống nào mất cả Nhà Trắng, Hạ viện và Thượng viện. Cảnh tượng đáng sợ này ở Washington mà thế giới đang chứng kiến là di sản có tính gây rối của ông Trump.
Nó là bầu không khí căng thẳng và thù địch, và không giống như một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55568542
Biden tuyên bố tất cả những người xông vào Điện Capitol là ‘nhóm phiến loạn’
Quý Khải
Joe Biden đã gọi những người biểu tình tại thủ đô hôm 6/1 là một nhóm phiến loạn cực đoan chống chính phủ.
Joe Biden đã chỉ trích tất cả những người phản đối kết quả cuộc bầu cử tháng 11 và xông vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington vào ngày 6/1.
Biden từ chối thừa nhận đã có một cuộc biểu tình diễn ra, mà thay vào đó so sánh những người biểu tình với những kẻ đang làm cách mạng.
“Đó không phải là một cuộc biểu tình. Đó là một cuộc nổi dậy”, ông nói, theo Reuters .
“Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là một số lượng nhỏ những kẻ cực đoan chuyên coi thường pháp luật. Đây không phải là bất đồng chính kiến, đó là sự rối loạn và nó phải chấm dứt ngay lập tức”, ông nói thêm trên Twitter .
Đảng Dân chủ đã ra lệnh cho những người biểu tình rút lui và cho phép ông và các đồng đảng của mình nắm giành quyền kiểm soát Tòa Bạch Ốc.
“Tôi kêu gọi đám đông này rút lui và cho phép công tác dân chủ được tiến triển”, ông nói, theo Reuters.
Ông cũng chỉ đạo Tổng thống Donald Trump tham gia lên án những gì ông gọi là hành vi phi Mỹ.
“Tôi kêu gọi Tổng thống Trump lên truyền hình quốc gia ngay bây giờ để thực hiện lời thề của mình và bảo vệ Hiến pháp bằng cách yêu cầu chấm dứt cuộc bao vây này”, ông nói trên Twitter .
“Nước Mỹ tốt hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đang thấy hôm nay”, ông nói thêm trên Twitter.
Tổng thống Trump kêu gọi sự kiềm chế sau khi nghe cáo buộc việc hàng trăm người biểu tình đã buộc cả Hạ viện và Thượng viện phải sơ tán, đập vỡ cửa sổ và chiếm giữ các văn phòng bên trong tòa nhà Capitol.
“Tôi yêu cầu mọi người ở Điện Capitol Hoa Kỳ giữ hòa bình, không có bạo lực!” ông nói trên Twitter . “Hãy nhớ rằng, chúng ta là đảng của luật pháp và trật tự – tôn trọng luật pháp và những người đàn ông và phụ nữ tuyệt vời trong màu xanh lam của chúng ta [ám chỉ Đảng Dân chủ]. Cảm ơn mọi người!”
Nhận xét được đưa ra sau khi hàng nghìn người ủng hộ Trump biểu tình một cách hòa bình tại Cuộc biểu tình Cứu nước Mỹ tại Công viên Ellipse ở Washington vào ngày 6/1.
Nhà sáng lập tổ chức sinh viên cánh hữu Turning Point USA, ông Charlie Kirk, đã mô tả cuộc biểu tình là một trong những cuộc biểu tình “lớn nhất và quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.
Ông nói trên Twitter : “Nhóm sinh viên tại Turning Point USA rất vinh dự được biến điều này trở thành hiện thực, khi gửi hơn 80 xe buýt chở đầy những người yêu nước đến thủ đô để đấu tranh cho vị tổng thống này”.
Kirk chất vấn Biden khi vị cựu phó này vội vã lên án một số người biểu tình sau khi những người ủng hộ Đảng Dân chủ đã xông vào nhà Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley chỉ một ngày trước đó.
“[Trong khi lên án những người biểu tình hôm nay], liệu Joe Biden có lên án đám đông bạo lực của đảng Dân chủ đã xông vào nhà của Thượng nghị sĩ Josh Hawley đêm qua, đe dọa vợ và đứa con gái 2 tháng tuổi của ông ấy không?” Kirk nói trên Twitter . “Điều gì đã xảy ra với ‘chính sách hàn gắn và hòa giải’ của ông ấy vậy?’”
Hỗn loạn tại Quốc Hội Mỹ: Có thể truất phế TT Trump ?
Thanh Phương
Một số nghị sĩ đã kêu gọi truất phế tổng thống Donald Trump trước khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngày 20/01/2021, sau vụ những người ủng hộ ông Trump tràn vào tòa nhà Quốc Hội chiều hôm qua, ngày 06/01/2020, theo lời kêu gọi của chính tổng thống mãn nhiệm, gây nên cảnh hỗn loạn chưa từng có tại nơi là biểu tượng cao nhất của nền dân chủ Hoa Kỳ.
Có hai cách để truất chức một tổng thống: Thứ nhất là áp dụng tu chính án thứ 25 của Hiến Pháp Hoa Kỳ và thứ hai là truất phế sau khi Thượng Viện bỏ phiếu cáo buộc tổng thống. Trong cả hai kịch bản thì người kế nhiệm ông Trump sẽ là phó tổng thống Mike Pence.
Theo một nguồn tin được hãng tin Reuters trích dẫn, đã có các cuộc thảo luận sơ bộ giữa một số thành viên nội các Mỹ và các đồng minh của ông Trump về việc vận dụng tu chính án thứ 25. Được phê chuẩn vào năm 1967, tu chính án này dự trù các trường hợp mà tổng thống không còn khả năng đảm nhiệm chức vụ, nhưng không chịu tự nguyện từ chức. Tu chính án thứ 25 trên nguyên tắc chỉ được áp dụng trong trường hợp tổng thống bị bệnh nặng về thể xác hoặc tinh thần nên không thể tiếp tục cầm quyền. Nhưng một số học giả cho rằng có thể sử dụng tu chính án này đối với một tổng thống bị xem là có thể gây nguy hiểm cho quốc gia.
Theo tu chính án thứ 25, phó tổng thống Pence và đa số các thành viên nội các Trump phải tuyên bố là tổng thống không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ và như vậy ông Trump bị truất chức. Nhưng nếu ông Trump không tự nguyện từ chức, vấn đề sẽ được đưa ra trước Quốc Hội. Phải có hai phần ba nghị sĩ lưỡng viện bỏ phiếu thuận thì mới có thể truất chức tổng thống Trump.
Theo giáo sư Frank Bowman, một giáo sư về luật Hiến Pháp, Đại Học Missouri, sau vụ bạo loạn hôm qua ở Điện Capitol, ông Trump có thể bị cáo buộc “mưu toan lật đổ chính quyền Mỹ” hoặc “phản bội Hiến Pháp Hoa Kỳ” và “làm trái với lời tuyên thệ nhậm chức”, bởi vì ông “đã toan phá hoại kết quả hợp pháp của một cuộc bầu cử được tiến hành một cách hợp pháp”.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210107-my-co-the-phe-truat-tong-thong-trump
Video cho thấy cảnh sát Capitol đã “chủ động” dỡ bỏ hàng rào bên ngoài Tòa nhà Quốc hội, “cho phép” người biểu tình tràn vào
Bình luậnĐông Bắc
Những người quan sát hiện trường hỗn loạn tại Tòa nhà Quốc hội (Điện Capitol) đang đặt câu hỏi về cách quản lý bảo đảm trật tự theo đúng pháp luật đối với cuộc biểu tình ngày 6/1, sau khi một video cho thấy cảnh sát Capitol đã “cố tình” mở hàng rào để những người “biểu tình” giả danh tràn vào lối dẫn tới Tòa nhà Quốc hội.
Có những báo cáo cho rằng cảnh hỗn loạn tại Tòa nhà Quốc hội xảy ra do tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng, khi lực lượng Cảnh sát Capitol có mặt tại hiện trường quá “mỏng” để có thể quản lý thực thi pháp luật một cách hiệu quả trước đám đông khổng lồ biểu tình “Stop the Steal”.
Tuy nhiên, có một nhóm người “biểu tình” đã tràn được vào Tòa nhà Quốc hội, một số người phá cửa và tiến vào bên trong, dẫn đến cuộc họp tại Quốc hội bị gián đoạn do vụ đột nhập, và các thành viên Quốc hội phải sơ tán – lại do chính Cảnh sát Capitol “cho phép” họ tiến vào.
Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao cảnh sát Capitol lại “chủ động” mở hàng rào cho những người “biểu tình” được phép tiến vào khu vực Hạn chế trong khuôn viên Tòa nhà Quốc hội, nơi mà nhẽ ra họ không được phép cũng như khó có thể tiếp cận được.
Cũng cần nói thêm, cảnh sát Capitol – một lực lượng thuộc quyền quản lý của cơ quan lập pháp nhằm bảo vệ các tòa nhà Quốc hội, công viên, đường sá và bảo vệ các thành viên của Quốc hội… tại thủ đô Washington vốn từ lâu đã bị nghi ngờ có mật vụ của ĐCSTQ xâm nhập và thao túng.
Với đặc quyền được miễn trừ tiết lộ thông tin bí mật theo Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA), lực lượng cảnh sát Capitol là một ẩn số đối với chính quyền Liên bang, và cũng được cho là vùng đất màu mỡ để ĐCSTQ cài người vào bộ máy hoạt động của lực lượng thực thi pháp luật này.
Cũng cần nhắc lại trong cuộc tuần hành MAGA vào ngày 15/11/2020, chính Cảnh sát Washington DC đã phong tỏa BLM Plaza để những người tham dự Cuộc Tuần hành MAGA không thể đi qua khu vực an toàn có an ninh bảo vệ trên đường trở về nhà.
Cảnh sát tại Washington DC đã “điều hướng” những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump (người già, trẻ em, và gia đình trẻ) buộc phải đi qua một khu vực mà BLM, Antifa “chực sẵn”, và chờ cơ hội để tấn công những người tuần hành MAGA trở về. Cần phải nhấn mạnh, thủ đô Washington DC là do bà thị trưởng da màu, đảng viên Đảng Dân chủ lãnh đạo và cũng là một người “cuồng chống Trump”.
Video : https://twitter.com/i/status/1327757356709634050
Trong cuộc hỗn loạn xảy ra tại Tòa nhà Quốc hội ngày 6/1, có một phụ nữ đã bị bắn chết bởi một thành viên của Cảnh sát Capitol, sau khi cô vào được Tòa nhà. Điều đáng nói, người phụ nữ này không mang theo bất cứ một loại vũ khí phòng thân nào.
Có thông tin cho rằng người phụ nữ không có vũ trang đến từ San Diego, tên là Ashli Babbit và được xác định là một cựu quân nhân từng có thời gian 14 năm phục vụ trong Không lực Hoa Kỳ.
Cô đã bị bắn khi đang đứng phía trên cao của cánh cửa trong Tòa nhà Quốc hội và ngã xuống đất xung quanh có một nhóm nhỏ người. Cô đã được sơ cứu vết thương chí mạng tại vùng cổ, nhưng đã tử vong. Xin hãy cầu nguyện cho gia đình và những người thân yêu của người phụ nữ Yêu nước đã bị Cảnh sát Capitol hạ sát.
Vậy phải chăng cuộc bạo loạn trong Tòa nhà Quốc hội là do sự chểnh mảng, yếu kém, tắc trách có “chủ đích” của lực lượng Cảnh sát Capitol, khi họ cố tình “mời gọi” những biểu tình trong đó có Antifa trà trộn được phép tiến vào Tòa nhà Quốc hội?
Cũng cần lưu ý rằng, trong khi Big Media ra sức chỉ trích những người ủng hộ Tổng thống Trump, thậm chí một số “nhà bình luận chống Trump” như Erick Erickson còn kêu gọi “bắn bỏ người biểu tình ủng hộ Trump”, thì hiện giờ Big Tech đã kiểm duyệt những bài đăng về các bằng chứng cho thấy chính Antifa mới là những kẻ xâm nhập, bạo loạn trong Tòa Nhà Quốc hội. Ngoài ra, Big Tech đã khóa tài khoản Twitter của Tổng thống Trump trong 12 tiếng và còn lên tiếng “đe” rằng sẽ “khóa vĩnh viễn”.
Facebook Youtube đã xóa một video do Tổng thống Donald Trump đăng tải kêu gọi những người biểu tình “Stop the Steal” hành động ôn hòa và rời khỏi Tòa nhà Quốc hội.
Video của Tổng thống Trump là một lời kêu gọi hòa bình, vậy tại sao Big Tech lại thấy cần phải kiểm duyệt?
Video dưới đây cho thấy, một người “biểu tình” đội mũ có dòng chữ Trump đang đập phá cửa sổ Tòa nhà Quốc hội (vốn là sở trường của Antifa) lại bị chính những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump can ngăn, tóm giữ.
Video : https://twitter.com/i/status/1347046917512028162
Đông Bắc
Antifa trà trộn vào đám đông người biểu tình TT Trump và xông vào tòa nhà Quốc hội bạo loạn?
Bình luậnĐông Bắc
Cuộc hỗn loạn xảy ra tại Tòa nhà Quốc hội có phải do những người biểu tình ôn hòa ủng hộ Tổng thống Trump gây ra như các kênh truyền thông dòng chính đưa tin? Hay thủ phạm chính là nhóm bạo loạn khủng bố Antifa “cải trang” trà trộn xâm nhập vào Tòa nhà Quốc hội để kích động bạo loạn và đổ vấy cho Tổng thống Trump?
Những kẻ quá khích đã xâm nhập vào Tòa nhà Quốc hội, dĩ nhiên họ không phải là những người ủng hộ Tổng thống Trump, bởi họ đã đi ngược lại tôn chỉ của Tổng thống với thông điệp: “Tôi đang yêu cầu mọi người tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ giữ hòa bình. Không bạo lực! Hãy nhớ rằng, chúng ta là Đảng của Luật pháp & Trật tự – tôn trọng Luật pháp và những người đàn ông và phụ nữ tuyệt vời của chúng ta ở Blue”.
Nhà báo Paul Sperry đã tweet rằng, một cựu đặc vụ FBI đang thực thi nhiệm vụ tại khu vực Tòa nhà Quốc hội đã nhắn tin cho anh, và xác nhận rằng ít nhất “1 chiếc xe buýt chở đầy những tên côn đồ Antifa” đã trà trộn vào những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump ôn hòa như là một phần trong kế hoạch “đội lốt” mang theo biển hiệu giả ủng hộ Trump”.
Thực tế trong mấy tháng trước, việc “gây bão” đập phá và đốt cháy trước các tòa nhà liên bang, tiểu bang và tạo ra sự hỗn loạn đã trở thành “thương hiệu” bạo lực của nhóm Antifa. Vì vậy đây thực sự không phải là một ý tưởng quá xa vời, đặc biệt khi mạng xã hội và các kênh truyền thông độc lập như NTD chúng tôi đã liên tục đưa tin chân thực về bản chất bạo lực của nhóm Antifa.
8 tháng trước, ở thủ phủ Nashville (bang Tennessee), những kẻ bạo loạn Antifa /BLM đã phóng hỏa tòa nhà chính quyền sau khi họ đập phá cửa sổ. Ngạc nhiên là đông đảo những người chứng kiến không những không có các biện pháp ngăn chặn mà còn đứng xem cổ vũ.
Thật kỳ lạ, các đảng viên Đảng Dân chủ dường như không bận tâm đến hành động của nhóm khủng bố này, bởi vì mục đích là “gây bạo lực nhằm tạo ra sự hỗn loạn cho xã hội Mỹ” mới chính là mục đích chính đáng… cho cái chết của George Floyd. Và việc nền Cộng hòa Mỹ đang bị đe dọa bởi sự việc gian lận, đánh cắp cuộc bầu cử quốc gia với nhiều bằng chứng, nhân chứng quá rõ ràng cũng không hề mảy may làm các đảng viên Đảng Dân chủ lo ngại. Đối với họ, Antifa và Bầu cử gian lận chẳng có gì phải đáng bàn.
Một người biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump trẻ tuổi, người đã tham dự cuộc biểu tình ngày 6/1 cho biết, nhóm “người biểu tình” xông vào Tòa nhà Quốc hội không phải là những người yêu nước ủng hộ Tổng thống Trump. Anh ấy kể lại rằng, trong khi đi diễu hành anh ấy đã từng được hỏi “nhiều hơn một lần” rằng: “Bạn có phải là “Antifa” không?” bởi vì anh đang đội ngược chiếc mũ MAGA.
Trong khi đó một người cao niên biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump đã cho biết một thanh niên trẻ tuổi đeo miếng đệm đầu gối, mặc đồ đen, và cùng một nhóm thanh niên khác cũng mặc đồ đen đã xông vào cổng Tòa nhà Quốc hội.
Một đoạn video được phóng viên độc lập Elijah Schaffer chia sẻ trên Twitter cho thấy, thời điểm chính xác các cánh cổng của Tòa nhà Capitol bị đánh sập, trong khi Cảnh sát Capitol cố gắng giữ hàng rào. Một thanh niên dẫn đầu một nhóm mặc áo phông đen đang đội mũ MAGA lùi về phía sau, hai trong số những người khác dẫn đầu nhóm đã tấn công xô đẩy hàng rào đều mặc đồ đen với khăn che mặt màu đen, có hình ảnh đầu lâu – “phong cách” đặc trưng của Antifa.
Người biểu tình đang leo treo trên tường trong Phòng Thượng viện ở bức ảnh này trông giống một thành viên của Antifa hơn là một người ủng hộ Tổng thống Trump.
Theo Washington Times, những người ủng hộ Tổng thống Trump nói rằng các thành viên Antifa cải trang thành một trong số họ đã thâm nhập vào những người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội.
Một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu nói với The Washington Times rằng, công ty XRVision đã sử dụng phần mềm của họ để nhận dạng khuôn mặt của những người biểu tình, và ghép hai thành viên Antifa với hai người đàn ông đang có mặt bên trong Thượng viện. Hình ảnh cho thấy người đàn ông mặc áo vàng (ảnh trái) và áo đen (ảnh phải) đều là một người. Trong bức ảnh bên trái cũng xuất hiện một người đàn ông hóa trang mặt bằng hình vẽ cờ Mỹ, đầu đội mũ có sừng (ký hiệu của Satan). Cả hai người đàn ông này đều là thành viên Antifa.
Luật sư Lin Wood cũng Tweet:
“Thêm bằng chứng cho thấy ngày hôm nay Antifa đã đến Washington, DC để gây rắc rối. Những người ủng hộ Tổng thống Trump phi bạo lực. Họ không cố ý làm hư hỏng tài sản. Họ ôn hòa. Mà điều này lại KHÔNG giống lắm với BLM & Antifa.”
Đông Bắc
Quận LA: Các đoàn xe cứu thương không được vận chuyển bệnh nhân nếu “có ít cơ hội sống sót”
Bình luậnVũ Phong
Các thành viên của đoàn xe cấp cứu tại LA đã được hướng dẫn rằng: không vận chuyển những bệnh nhân có “ít cơ hội sống sót” đến các bệnh viện địa phương vì ICU đã hoạt động gần hết công suất…
Vào thứ Hai (4/1/2021), trong một chỉ thị (pdf) do Cơ quan Dịch vụ Y tế Khẩn cấp Quận Los Angeles ban hành, các nhân viên xe cứu thương nhận được yêu cầu phải bảo tồn việc sử dụng oxy ở quận LA – quận đông dân nhất của tiểu bang California, nơi hiện đang có tỷ lệ nhiễm virus là 138/100.000.
Theo dữ liệu y tế của quận (pdf), chỉ có 17 giường ICU dành cho người lớn, với tổng cộng 7.544 trường hợp nhập viện – tính đến tối ngày thứ Hai.
Chỉ thị từ EMS (Dịch vụ Y tế Khẩn cấp) của quận LA đã nêu rõ: do thiếu giường, các đội cứu thương không được vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện nữa, nếu tim của họ đã ngừng đập và nỗ lực hồi sức thất bại, theo Los Angeles Times.
Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu thở hoặc mạch chết, thì các nhân viên trên xe cứu thương sẽ tiến hành hồi sức trong ít nhất 20 phút. Bệnh nhân có thể được chuyển đến bệnh viện quận nếu tình trạng ổn định trở lại sau những nỗ lực hồi sức. Còn đối với những bệnh nhân được tuyên bố là đã chết tại hiện trường, thì sẽ không được chuyển đến bệnh viện.
Do tình trạng thiếu oxy ở Los Angeles, cũng vào thứ Hai (4/1/2021) EMS đã được hướng dẫn chỉ cung cấp oxy bổ sung cho những bệnh nhân có độ bão hòa oxy dưới 90%. Tài liệu nêu rằng mức oxy 90% là đủ để đa số bệnh nhân duy trì các chức năng bình thường của cơ thể.
Những hướng dẫn trên được đưa ra sau khi Thống đốc tiểu bang California Gavin Newsom, vào thứ Sáu (1/1/2021), đã nói rằng tiểu bang sẽ hợp tác với Lực lượng Kỹ sư Lục quân Hoa Kỳ để đánh giá và nâng cấp các hệ thống cung cấp oxy lỗi thời tại 6 bệnh viện ở Los Angeles.
Giám đốc Sở Y tế Công cộng Quận Los Angeles là TS Barbara Ferrer cho biết:
“Độ dốc của xu hướng này đang gây ra những ảnh hưởng đáng sợ đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng tôi, nhân viên y tế của chúng tôi và tất cả những người chúng tôi quan tâm.” – TS Ferrer nói cuộc họp báo hôm thứ Hai, đề cập đến sự gia tăng gần đây các trường hợp nhiễm COVID-19, căn bệnh do virus ĐCSTQ gây ra.
Bà nói: “Chúng ta có thể sẽ trải qua những điều kiện tồi tệ nhất trong tháng Một, giống như tất cả những gì mà chúng ta từng phải đối mặt với toàn bộ đại dịch và điều đó thật khó để có thể tưởng tượng”.
Thống đốc Newsom thì nói rằng California đang nỗ lực cung cấp hỗ trợ cho việc sử dụng oxy tại nhà để làm giảm gánh nặng cho các bệnh viện tại địa phương – nhằm “tăng tính sẵn có cũng như năng lực trong các cơ sở mà chúng tôi hiện có”.
Theo lời giải thích của thống đốc tiểu bang California: “Chúng tôi chỉ đang xem xét toàn cảnh về sự hỗ trợ oxy… trên diện rộng và tìm cách để chúng tôi có thể sử dụng linh hoạt hơn và phân bố rộng hơn các đơn vị oxy này trên toàn bộ tiểu bang, và đặc biệt ở những khu vực này — Thung lũng San Joaquin và Los Angeles, khu vực Nam California rộng lớn hơn — nơi đang cần đặc biệt quan tâm và đang đặc biệt căng thẳng” .
Vũ Phong
– Theo ET tiếng Anh.
Cảnh sát người Tây Tạng Aung Wang bị kết án 10 năm tù vì tội làm gián điệp ở Washington
Thiện Phong
Ngày 7/1/2021, tại Washington, Baimadajie Angwang – một cảnh sát người Tây Tạng, đang làm việc tại chi nhánh 111 Queens, New York, bị buộc tội hoạt động như một đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Anh ta đã chấp nhận một thỏa thuận sẽ chỉ bị kết án tối đa 10 năm tù, kể từ khi bị giam giữ, nếu anh ta nhận tội, theo Epoch Times.
Vụ án đã bước vào giai đoạn kiểm tra bằng chứng trước khi xét xử, Tòa án Liên bang khu phía Đông của New York hôm qua (6/1) đã triệu tập bên công tố và bên bào chữa để thảo luận về việc chuẩn bị cho phiên tòa.
Luật sư bào chữa cho Angwang, là John Carman cho biết trong cuộc họp rằng, do việc kiểm soát dịch bệnh tăng cường, nên điều kiện sống ở Trung tâm giam giữ thủ đô Brooklyn rất nghiêm ngặt, luật sư khó có thể thảo luận đầy đủ về vụ việc với thân chủ, bao gồm cả một thỏa thuận nhận tội.
Luật sư John Carman, sau đó đã trình bày chi tiết cho Newsday. Ông Carman cho rằng, mức án trong vụ án này sẽ do chủ tọa phiên tòa quyết định, vì theo hướng dẫn tuyên án, ít có tiền lệ đối với loại án này.
Luật sư bào chữa cho rằng thỏa thuận nhận tội không liên quan đến việc Aung Wang có bị mất quyền công dân hay không nếu anh chấp nhận lời nhận tội.
Luật sư Carman nói rằng, ngoài việc ông và Aung Wang gần như không thể gặp nhau, Aung Wang vẫn bị giám sát cực kỳ nghiêm ngặt: Anh ta bị giam 23,5 giờ vào các ngày làm việc, được thả 24 giờ vào cuối tuần và chỉ được phép tắm 2-3 lần một tuần.
Luật sư Carman còn nói, ông đang cố gắng nộp đơn xin bảo lãnh cho Aung Wang một lần nữa, bổ sung khoản tiền bảo lãnh 1 triệu USD trước đó.
Theo báo cáo mà cơ quan công tố đệ trình lên tòa án cách đây vài ngày, các bằng chứng mà cơ quan công tố thu thập bao gồm: Nghe và đánh máy 13 cuộc gọi thoại bằng tiếng Trung của Ang Wang (với lãnh sự quán Trung Quốc) từ 4/9/2018 đến 22/12 /2019. Vào ngày bị bắt, các nhân viên thực thi pháp luật đã tìm thấy các vật phẩm gồm: hồ sơ của các nền tảng điện tử như Facebook, Google và Yahoo. Trong đó còn có các hồ sơ ngân hàng, hồ sơ lái xe, v.v.
Cũng có giả thiết rằng, nếu hai bên không thể đạt được thương lượng về việc nhận tội, chẳng hạn như người bào chữa khẳng định Wang không có tội, vụ án sẽ bước vào phiên xét xử cuối cùng.
Bên công tố có kế hoạch triệu tập một chuyên gia ngôn ngữ, để làm chứng trước tòa về các tài liệu đã dịch và nội dung nghe. Dự kiến, nhiều chuyên gia sẽ được mời đến phiên tòa để làm chứng về lịch sử của người Tây Tạng, về vị thế của họ ở Trung Quốc và mối quan hệ giữa người Tây Tạng và ĐCSTQ.
Sinh viên Tây Tạng từ Đại học Yale nói Mỹ nên kiểm tra nghiêm ngặt các tổ chức thân ĐCSTQ
Tháng 9 năm ngoái, việc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố và buộc tội Aung Wang đã gây chấn động cộng đồng người Mỹ gốc Tây Tạng, một cộng đồng nhỏ với khoảng 26.700 người. Ngày 5/1, Kelsang Dolma, sinh viên tốt nghiệp Đại học Yale, viết trên tạp chí Foreign Policy: Người tị nạn là nạn nhân của gián điệp Trung Quốc, chứ không phải đồng phạm. Bài báo nói rõ về các trường hợp sinh viên Tây Tạng bị ĐCSTQ cưỡng bức và khống chế.
Trường hợp Aung Wang là chưa từng có trong cộng đồng người Tây Tạng. Bài báo nói rằng mục tiêu của nhiều hoạt động gián điệp của ĐCSTQ là Dharamshala (trụ sở của chính phủ Tây Tạng lưu vong), nhưng vụ án Aung Wang, là một trong những vụ án lớn đầu tiên chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Tây Tạng.
Một cuộc họp báo do “Hiệp hội Tây Tạng New York và New Jersey” tổ chức được thực hiện ngay sau khi Aung Wang bị bắt. Được biết Aung Wang đã từng đề nghị giúp những người Tây Tạng trẻ tuổi có được công việc làm cảnh sát, vì vậy anh ta đã giành được sự tin tưởng của các thành viên của cộng đồng người Tây Tạng địa phương. Nhưng Aung Wang lại giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ Tây Tạng cộc lốc và khó hiểu, các thành viên của cộng đồng Tây Tạng bắt đầu cảm thấy nghi ngờ, nhưng những lời giải thích của Wang đã khiến họ yên tâm hơn.
Bài báo nói rằng Aung Wang còn đề nghị trung tâm cộng đồng Tây Tạng dỡ bỏ lá cờ Tây Tạng bên ngoài tòa nhà địa điểm họp, nói rằng điều này sẽ “làm méo mó tư tưởng của những người không phải là người Tây Tạng”. Các thành viên của cộng đồng người Tây Tạng đã rất sốc trước hành động của anh ta. Họ đã điều tra trang Facebook của Aung Wang và phát hiện ra rằng vợ của Aung Wang đang tham gia một sự kiện mừng năm mới do Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York tổ chức. Họ đã rất sốc.
Aung Wang đã nhiều lần quay về Trung Quốc, điều này khiến cộng đồng Tây Tạng nghi ngờ về tuyên bố rằng anh đã bị ĐCSTQ tra tấn trước đây. “Aung Wang đã lừa dối hệ thống tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ, nhưng không lừa được đồng bào Tây Tạng của mình”, Zhuo Ma nói trong bài báo.
Đây là một trong những trường hợp người Tây Tạng ở Mỹ đã bị ĐCSTQ thao túng. Bài báo còn cho biết rằng, các cộng đồng bị đe dọa bởi ĐCSTQ là nạn nhân của nó, không phải đồng bọn. Trường hợp đặc vụ này của ĐCSTQ sẽ trở thành chất xúc tác để Mỹ tiến hành giám sát chặt chẽ hơn các tổ chức vệ tinh của ĐCSTQ và các tổ chức xin tị nạn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/canh-sat-nguoi-tay-tang-aung-wang-bi-ket-an-10-nam-tu-o-washington.html
Cả nước Mỹ và thế giới đều lên án vụ gây bạo loạn tại Quốc Hội Mỹ
Mai Vân
Tình trạng bạo lực và hỗn loạn do những người ủng hộ tổng thống Donald Trump gây ra tại trụ sở Quốc Hội Mỹ vào hôm qua 06/01/2021 đã lập tức bị chính giới Mỹ đồng loạt lên án và làm cho toàn thế giới chấn động.
Trong một bài phát biểu trang trọng, tổng thống đắc cử Joe Biden đã tố cáo một cuộc tấn công “chưa từng thấy” vào nền dân chủ Mỹ. Ông kêu gọi Donald Trump phát biểu “ngay lập tức” trên truyền hình để yêu cầu chấm dứt các hành vi “nổi dậy”.
Lời kêu gọi của ông Biden chỉ được ông Trump đáp ứng một phần khi ông chỉ dùng Twitter và một đoạn video ngắn yêu cầu những người ủng hộ tránh xa bạo lực và “về nhà”, nhưng vẫn không quên khẳng định rằng chiến thắng của ông bị đánh cắp.
Trái với ông Trump, cựu tổng thống Cộng Hòa George W. Bush, đã không ngần ngại tố cáo những cảnh hỗn loạn do các phần tử thân Trump gây ra, xem đấy chẳng khác gì cách hành xử trong một “nền cộng hòa chuối”.
Còn cựu tổng thống Barack Obama thì cho rằng bạo lực tại Washington hôm qua là “một khoảnh khắc nhục nhã và xấu hổ” đối với nước Mỹ.
Phản ứng quốc tế
Những hình ảnh tại thủ đô nước Mỹ được truyền đi khắp thế giới đã làm dấy lên những phản ứng phẫn nộ khắp nơi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng kêu gọi mọi người không nhượng bộ trước các hành vi “bạo lực của một thiểu số” chống lại các nền dân chủ.
Đồng tình với Paris, Berlin cũng kêu gọi những người ủng hộ Donald Trump là “hãy ngừng chà đạp lên nền dân chủ”, trong lúc Luân Đôn tố cáo “những cảnh tượng đáng xấu hổ”.
Tổng thư ký khối NATO, ông Jens Stoltenberg, tố cáo “những cảnh đáng phẫn nộ”, nhấn mạnh rằng kết quả của cuộc bầu cử dân chủ tại Mỹ cần được “tôn trọng“. Liên Hiệp Châu Âu cũng kêu gọi một cuộc chuyển giao quyền hành êm thắm tại Mỹ, trong lúc Liên Hiệp Quốc cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết “phải tránh bạo lực và tôn trọng các quy trình dân chủ và pháp quyền”.
Riêng nước Nga có một phản ứng trái chiều. Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosatchev, nhận định: “Bên thua có quá đủ lý do để buộc tội bên thắng là gian lận, rõ ràng là nền dân chủ Mỹ đang đi khập khiễng bằng cả hai chân”. Iran cũng cho rằng “nền dân chủ phương Tây rất mong manh và dễ bị tổn thương”.
Về các mạng xã hội, Facebook đã gỡ bỏ ngay đoạn video phát biểu của tổng thống Trump, với lý do là nó “góp phần vào nguy cơ bạo lực“. Mạng xã hội này đã quyết định phong tỏa tài khoản của tổng thống Mỹ trong 24 giờ. Về phần mình, Twitter cũng đã xóa video, và khóa tài khoản @realDonaldTrump trong 12 giờ và đe dọa đình chỉ vĩnh viễn nếu tái phạm.
Châu Âu phê duyệt vaccine chống COVID-19 thứ hai, vaccine của Moderna
Bình luậnMinh Nhật
Ủy ban điều hành của Liên minh châu Âu đã bật đèn xanh cho vaccine của Moderna, trong bối cảnh khối 27 quốc gia thành viên này đang có tỷ lệ lây nhiễm virus Vũ Hán cao ở nhiều nước…
Ngày 6/1, Cơ quan Dược phẩm Liên minh châu Âu (EMA) đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp đối với vaccine COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna điều chế.
“Chúng tôi đang cung cấp thêm vaccine COVID-19 cho người châu Âu. Với vaccine Moderna, vaccine thứ hai hiện được cấp phép tại EU, chúng tôi sẽ có thêm 160 triệu liều nữa. Và nhiều vaccine hơn nữa sẽ đến.” – Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen phát biểu.
Emer Cooke, Giám đốc điều hành EMA cho biết: “Vaccine cung cấp cho chúng tôi công cụ khác để vượt qua tình trạng khẩn cấp hiện tại. Nó là minh chứng cho nỗ lực và cam kết của chúng tôi nhằm ra mắt vaccine thứ hai chỉ sau một năm kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch”.
EU đã đặt hàng 80 triệu liều vaccine Moderna, với tùy chọn mua thêm 80 triệu liều trong tương lai. Khối cũng đã cam kết mua 300 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết, nước này dự kiến vaccine Moderna sẽ bắt đầu được phân phối tại các nước EU vào tuần tới. Đức sẽ nhận được 2 triệu liều trong quý đầu tiên và 50 triệu liều trong cả năm 2021.
Kết quả ban đầu của các nghiên cứu lâm sàng, nhưng vẫn chưa hoàn thiện, cho thấy cả vaccine Moderna và Pfizer đều có vẻ an toàn, hiệu quả. Các liều tiêm của Moderna dễ bảo quản hơn, không cần trữ đông trong tủ siêu lạnh chuyên dụng.
Cơ quan EU đã bật đèn xanh cho việc sử dụng vaccine Moderna với những người từ 18 tuổi trở lên. Họ cho biết các tác dụng phụ “thường nhẹ hoặc trung bình và sẽ thuyên giảm trong vài ngày sau khi tiêm chủng.”
Các tác dụng phụ thường gặp nhất là đau sưng tại vùng tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, nhức đầu, đau cơ, khớp, buồn nôn và ói mửa, theo EMA.
Giám đốc Emer Cooke nhấn mạnh các nhà chức trách EU sẽ giám sát chặt chẽ các dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của vaccine, đảm bảo công chúng được bảo vệ khỏi mầm bệnh. “Chúng tôi làm việc dựa trên bằng chứng khoa học và cam kết về sức khỏe cộng đồng”, bà khẳng định.
Trước đó, vaccine của Moderna đã được chấp thuận tại Mỹ, Canada và Israel. Cả 2 sản phẩm của Moderna và Pfizer/BioNTech đều được phát triển bằng công nghệ mới mRNA. Một đoạn mã di truyền được sử dụng để “huấn luyện” hệ thống miễn dịch nhận ra các protein gai trên bề mặt của virus, sẵn sàng tiêu diệt nếu mầm bệnh thực sự xuất hiện.
Trước đó, vào ngày 27/12, EU chính thức bắt đầu tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, nhưng tốc độ của chương trình tiêm chủng tại mỗi quốc gia rất khác nhau. Tính đến ngày 5/1, Pháp đã tiêm vaccine cho khoảng 5000 người, trong khi số lượng của Đức là 367.331. Hà Lan chỉ mới bắt đầu tiêm vaccine vào thứ Tư (6/1) và là quốc gia EU cuối cùng bắt đầu chiến dịch tiêm chủng.
Minh Nhật
– Theo AP.
https://www.ntdvn.com/suc-khoe/chau-au-phe-duyet-vaccine-covid-19-cua-moderna-126357.html
Covid-19: Chính phủ Pháp chuẩn bị thông báo các biện pháp mới
Thanh Phương
Vào cuối chiều nay, 07/01/2021, lúc 18 giờ, thủ tướng Pháp Jean Castex và bộ trưởng Y Tế Olivier Véran họp báo để thông báo những biện pháp mới phòng chống dịch Covid-19, cũng như một lịch trình rõ ràng hơn cho việc mở cửa trở lại các cơ sở như viện bảo tàng, rạp chiếu phim, rạp hát, nhà hàng, trạm trượt tuyết …
Theo các số liệu được công bố chiều qua, tại Pháp, số bệnh nhân Covid-19 nằm viện đã giảm chút ít ( -163 trong vòng 24 giờ ), xuống còn 24.708, số bệnh nhân nặng trong các khoa hồi sức cũng gần như ổn định ( -9 ). Nhưng mức độ lây lan cũng rất đáng ngại với hơn 25 ngàn ca mới trong vòng một ngày.
Theo dự báo của bác sĩ Jean-François Delfraissy, chủ tịch Hội đồng khoa học cố vấn cho chính phủ về phòng chống Covid-19, đến giữa tuần sau, khi có các con số về những ca lây nhiễm trong những ngày lễ cuối năm, lúc đó có thể sẽ bàn về các biện pháp nghiêm ngặt hơn, và không loại trừ khả năng Pháp sẽ phong tỏa lần thứ ba. Bác sĩ Delfraissy còn đề nghị phải làm đủ mọi cách để “làm chậm lại” sự lan truyền của biến thể virus mới, dễ lây lan hơn.
Về việc mở cửa trở lại các cơ sở văn hóa, phát ngôn viên chính phủ Pháp Gabriel Attal hôm qua đã nêu lên khả năng đề ra một lịch trình “theo từng bước”, tức là có thể bắt đầu bằng các viện bảo tàng, rồi đến các nơi khác. Mọi người cũng đang chờ đợi chính phủ thông báo lịch trình mở cửa trở lại các quán bar và nhà hàng, vì chắc chắn những nơi này sẽ không thể mở cửa trở lại vào ngày 21/01 như dự kiến ban đầu.
Hôm nay, thủ tướng Jean Castex cũng sẽ cho biết có thêm các tỉnh nào mà lệnh giới nghiêm sẽ bắt đầu từ 18 giờ, thay vì 20 giờ, như đối với 15 tỉnh hiện nay.
Hiện đang bị rất nhiều chỉ trích về nhịp độ quá chậm của chiến dịch tiêm ngừa Covid-19, trong cuộc họp báo hôm nay của chính phủ Pháp cũng sẽ có sự tham gia của ông Alain Fischer, đặc trách việc chích ngừa. Ông Fischer đã hứa sẽ trình bày chi tiết về vấn đề này.
Chính phủ Pháp đã cam kết sẽ đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, cụ thể là chích ngừa ngay cho những nhân viên y tế trên 50 tuổi hoặc có nguy cơ cao, chứ không chỉ cho những người già trong các viện dưỡng lão và nhân viên các viện này. Bộ trưởng Y Tế Olivier Véran cũng dự trù trước cuối tháng 1 sẽ mở các trung tâm chích ngừa ở các thành phố, để tiêm chủng cho những người trên 75 tuổi.
Covid-19: Các bảo tàng Venise bị đóng cửa thêm ba tháng
Tuấn Thảo
Tại Ý, hầu hết các cơ sở văn hóa đều đã bị đóng cửa trong đợt phong tỏa thứ nhì theo quyết định của chính phủ hồi cuối tháng 10/2020. Vào lúc giới chuyên ngành hy vọng các cơ sở này sẽ hoạt động trở lại vào ngày 15/01/2021 như theo dự kiến, thị trưởng Venise Luigi Brugnaro đã cho biết dời lại việc mở cửa các viện bảo tàng của thành phố cho đến ngày 01/04/2021.
Quyết định của ông Luigi Brugnaro, thị trưởng Venise (thuộc cánh hữu bảo thủ), được xem như một gáo nước lạnh đối với tất cả những ai còn nhen nhúm trong tìm một chút niềm hy vọng, được nhìn thấy một năm mới lạc quan, tươi sáng hơn. Người dân thành phố Venise nói riêng, du khách các nước châu Âu láng giềng nói chung sẽ phải đợi thêm khoảng ba tháng nữa, mới có thể nhìn lại thành phố thơ mộng êm đềm trên nước. Ngoại trừ khi có gia đình thân nhân sống trong vùng, thì việc viếng thăm Venise trong mùa vắng khách vẫn là điều không nên làm trong lúc này.
Các biện pháp phong tỏa có nguy cơ kéo dài
Đợt phong tỏa thứ nhì tại Ý đã kéo dài trong hơn hai tháng tính từ đầu tháng 11/2020. Tất cả các rạp chiếu phim, nhà hát, hồ bơi, phòng tập thể dục, quán cà phê, khách sạn, tiệm ăn, tiệm hớt tóc, viện thẩm mỹ … hay là các cửa hàng không được xem như là thiết yếu (ngoại trừ cửa hàng thực phẩm, tiệm sách hay hiệu thuốc tây) đều phải đóng cửa cho đến giữa tháng Giêng năm 2021, kèm theo với lệnh cấm đi lại giữa các vùng lãnh thổ kể từ ngày 21/12/2021 hầu hạn chế đà lây lan của dịch bệnh. Nếu so sánh, thì các biện pháp phong tỏa ở Ý còn gắt gao hơn cả các nước láng giềng là Đức, Thụy Sĩ và Pháp.
Trên lãnh thổ nước Ý, các viện bảo tàng lớn nhất ban đầu đã cố gắng duy trì hoạt động dù là ở mức tối thiểu, nhưng rốt cuộc cũng đành phải đóng cửa, chủ yếu cũng vì việc duy trì hoạt động trong lúc hoàn toàn vắng khách, đâm ra lại tốn kém hơn nhiều. Các bảo tàng lớn cũng lệ thuộc rất nhiều vào thành phần khách du lịch, vốn đem lại nguồn thu nhập quan trọng nhất trong năm.
Trong bối cảnh đó, rất nhiều người Ý hy vọng là các biện pháp phong tỏa trong đợt thứ nhì sẽ được nới lỏng hoặc được dỡ bỏ từng bước kể từ tháng Giêng, nhưng trước mắt chưa có gì là chắc chắn cả. Nhiều vùng miền tại Ý chưa gì đã quyết định chỉ mở lại các trường trung học vào đầu tháng 02/2021, mặc dù mùa lễ cuối năm đã kết thúc và học sinh trên nguyên tắc phải trở lại trường lớp hôm 04/01/2021. Tình hình chung tại châu Âu cũng vẫn còn đầy rủi ro bấp bênh, nước Anh đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba. Pháp tăng cường lệnh giới nghiêm tại nhiều vùng miền (chủ yếu ở phía Đông), còn Đức vừa triển hạn lệnh phong tỏa đến 31/01/2021.
Một chính sách du lịch phù hợp hơn cho Venise ?
Quyết định ban hành hồi đầu tuần nhằm duy trì việc đóng cửa các bảo tàng chủ yếu liên quan đến các cơ sở văn hóa nổi tiếng nhất của thành phố Venise. Tiêu biểu nhất vẫn là “Dinh Tổng Trấn” Palais des Doges (Doge’s Palace) và Bảo tàng mỹ thuật Teodorro Correr, tọa lạc trên quảng trường Saint Marc lừng danh thế giới. Tính tổng cộng, gần 400 nhân viên của các viện bảo tàng thành phố sẽ bị thất nghiệp cho tới tháng 04/2021. Tuy gây nhiều tranh cãi, nhưng quyết định của hội đồng thành phố Venise thật ra tuân theo xu hướng chung của nhiều thành phố lớn châu Âu, muốn bằng mọi cách tránh bị phong tỏa một lần nữa trên quy mô lớn.
Quyết định của ông Luigi Brugnaro (thị trưởng Venise từ năm 2015) đã gặp phải nhiều tiếng nói phản đối ứng từ phía các chủ cửa hàng, giới văn nghệ sĩ, các tên tuổi hoạt động trong ngành văn hóa. Một bản kiến nghị với hàng ngàn chữ ký trong đó có cả người dân thành phố và những nhân vật tên tuổi như bà Maria Gloria Giubilei, giám đốc điều hành Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Genova, nhà sử học trứ danh người Ý Salvatore Settis hay là nhà văn kiêm phê bình nghệ thuật Vittorio Sgarbi.
Bản kiến nghị đã được gửi đến ông thị trưởng, với nội dung không chỉ liên quan đến việc đóng cửa các viện bảo tàng đến mùa xuân năm 2021, mà còn kêu gọi hội đồng thành phố Venise nên có một tầm nhìn xa hơn, qua việc cải tổ triệt để ngành du lịch, đề ra một chính sách phù hợp hơn, đầu tư vào chất lượng để tránh tình trạng du lịch quá tải. Sau dịch Covid-19, Venise khó thể nào mà tiếp tục hoạt động y như trước mà không tránh khỏi các thiệt hại do lượng du khách quá đông. Nói tóm lại, bản kiến nghị không đơn thuần là một cuộc tranh luận về việc đóng hay mở cửa các viện bảo tàng, mà là một lời kêu gọi hội đồng thành phố tham khảo ý kiến của người dân về tương lai văn hóa của Venise, do 65% cư dân thành phố sống nhờ vào du lịch.
Venise phụ thuộc quá nhiều vào du khách
Cho đến nay, Ý là một trong những quốc gia châu Âu bị dịch Covid-19 tác động nặng nề nhất, với gần 77.000 ca tử vong tính đến hôm 07/01/2021. Trước mùa Giáng Sinh, thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã siết chặt các biện pháp phòng dịch trong kỳ nghỉ lễ, trong khi nước Pháp thì tạm thời nới lỏng. Cho đến ngày 15/01, mỗi hộ gia đình chỉ được phép rời khỏi nhà mỗi ngày một lần, các cơ sở kinh doanh bán lẻ đều phải đóng cửa và lệnh giới nghiêm được tăng cường.
Trong bối cảnh này, quyết định của thị trưởng Venise bị xem như là một đòn rất mạnh đánh vào nền kinh tế của thành phố, vốn phụ thuộc nhiều vào du khách so với Roma hay là Milano. Ngành du lịch tương đương với khoảng 13% GDP của toàn nước Ý, nhưng riêng trong trường hợp của Venise, ngành du lịch lại cung cấp đến hơn 60% việc làm cho cư dân trong vùng. Có thể nói, nền kinh tế tại Venise và các thành phố phụ cận đã sụp đổ kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trung tâm thành phố Venise, còn gọi là khu phố cổ xung quanh quảng trường Saint Marc và chiếc cầu Rialto bắc ngang qua kênh lớn, thường chỉ có 52.000 cư dân. Dân số Venise là khoảng 260.000 người, nhưng chỉ có một phần năm là cư trú và làm việc ở trung tâm, đại đa số còn lại dọn vào đất liền để sinh sống chủ yếu cũng vì giá sinh hoạt thấp hơn và cuộc sống hàng ngày cũng bớt bị phiền nhiễu bởi luồng du khách quá đông. Trong những mùa thấp điểm, đặc biệt là vào mùa lạnh, Venise giống như đang mơ màng trong giấc ngủ đông. Thế nhưng với dịch Covid-19, toàn phố cổ Venise như thể bị bỏ trống, lặng lẽ hoang vắng như một thành phố ma.
Dịch bùng phát mạnh, Nhật ban bố tình trạng khẩn cấp
Nhật Bản đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp có giới hạn ở thủ đô Tokyo và ba tỉnh lân cận vào thứ Năm (7/1) nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán, theo Reuters.
Chính phủ Nhật cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài một tháng bắt đầu từ ngày 8/1 đến ngày 7/2, áp dụng cho Tokyo và các tỉnh Saitama, Kanagawa và Chiba, bao gồm khoảng 30% dân số cả nước. Các hạn chế sẽ tập trung vào việc chống lại sự lây nhiễm virus trong các quán bar và nhà hàng, những nơi chính phủ Nhật đánh giá có nguy cơ cao.
“Đại dịch toàn cầu là một đại dịch khó khăn hơn chúng ta đánh giá, nhưng tôi hy vọng chúng ta có thể vượt qua điều này”, Thủ tướng Nhật Suga nói trong một cuộc họp báo trên truyền hình. “Đối với trường hợp này, tôi phải yêu cầu công dân chịu đựng cuộc sống với một số hạn chế”.
Một số chuyên gia y tế cho biết họ e ngại kế hoạch phòng dịch của chính phủ Nhật vẫn chưa đủ để đối phó với đợt bùng phát mới của virus Vũ Hán.
“Chúng tôi có thể cần phải cân nhắc về việc ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc”, Toshio Nakagawa, chủ tịch Hiệp hội Y tế Nhật Bản, cho biết hôm thứ Tư.
Chỉ tính riêng ở Tokyo, số ca xét nghiệm dương tính với virus Vũ Hán đã tăng lên 2.447 vào thứ Năm, từ mức kỷ lục 1.591 vào ngày hôm trước. Theo cập nhật của Worldometers, tính tới ngày 7/1, Nhật có 258.393 ca nhiễm bệnh (tăng 6,076), trong đó có 3.791 ca tử vong (tăng 72 trường hợp).
https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-bung-phat-manh-nhat-ban-bo-tinh-trang-khan-cap.html
Bắc Triều Tiên: Kim Jong Un tuyên bố sẽ nâng cao năng lực quân sự
Mai Vân
Tại một đại hội hiếm hoi của đảng Lao Động Triều Tiên, lãnh đạo Kim Jong Un hôm qua 06/01/201 tuyên bố sẵn sàng tăng cường khả năng quân sự của đất nước để bảo vệ người dân. Lời khẳng định này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân với Hoa Kỳ vẫn bế tắc.
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap, hôm nay, trích dẫn KCNA, hãng thống tấn chính thức của Bắc Triều Tiên, cho biết tại Đại Hội Đảng, ông Kim Jong Un đã “làm rõ quyết tâm quan trọng là bảo vệ an ninh của đất nước, nhân dân và môi trường hòa bình của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng cách năng năng lực quốc phòng lên một cấp độ cao hơn nhiều”. Tuy nhiên, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã không có những lời lẽ khiêu khích hoặc nói về vũ khí hạt nhân hoặc khả năng răn đe hạt nhân.
Kể từ ngày 05/01 vừa qua, Bắc Triều Tiên đã tổ chức kỳ họp Đại Hội đảng Lao Động, lần đầu tiên sau gần 5 năm, một sự kiện mà theo giới quan sát, sẽ là dịp để Bình Nhưỡng tiết lộ các định hướng về kinh tế và đối ngoại trong bối cảnh các đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình chỉ.
Bắc Triều Tiên chuẩn bị duyệt binh
Cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên, theo nhóm nghiên cứu 38 North của Mỹ, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho một cuộc duyệt binh trong khuôn khổ Đại Hội đảng Lao Động đang diễn ra.
Nhóm này đã công bố những bức ảnh vệ tinh về vùng ngoại ô Bình Nhưỡng được chụp vào ngày 31/12. Các hình ảnh cho thấy hơn 400 phương tiện lớn và một số lượng đáng kể các đội hình quân sự đang huấn luyện. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cho biết cuộc duyệt binh sắp tới có thể có quy mô nhỏ hơn so với cuộc diễu binh được tổ chức vào tháng 10 để kỷ niệm 75 năm thành lập đảng cầm quyền.
Hàn Quốc kêu gọi quốc tế tiếp tục ủng hộ nỗ lực hòa bình
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha, hôm nay, 07/01, kêu gọi quốc tế kiên định ủng hộ những nỗ lực của Seoul nhằm thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Đảo Triều Tiên.
Theo bộ Ngoại Giao Hàn Quốc, bà Kang đã đưa ra nhận xét trong cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến của Sáng Kiến Stockholm về Giải Trừ Vũ khí Hạt Nhân và Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân, một diễn đàn đa phương về kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Bại lộ mưu đồ về bệnh viện dã chiến của Trung Quốc
Bình luậnVăn Đức
Tại Trung Quốc, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát càng ngày càng mạnh. Tại thời điểm nhạy cảm này, chính phủ đã chính thức cho thử nghiệm “cabin dã chiến khẩn cấp”, đồng thời tiết thiết kế mới nhất…
Theo tin tức trên tài khoản WeChat “Xây dựng Thông tin Y tế” của Trung Quốc, Sở Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn tỉnh Sơn Đông cùng Ủy ban Y tế và Sức khỏe của tỉnh đã xây dựng “Hướng dẫn Thiết kế ‘Square Cabin’ để Cấp cứu Y tế Tạm thời”.
Theo đó, chính phủ hướng dẫn các địa phương – khi bùng dịch hay gặp sự cố an ninh y tế công cộng – phải nhanh chóng xây dựng các điểm tập trung quy mô lớn để phục vụ cấp cứu tạm thời cho bệnh nhân với một số lượng lớn.
Từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào cuối năm 2019, Vũ Hán và nhiều khu vực khác đã phải chịu tổn thất nặng nề. Nhiều nơi phải dựng các bệnh viện dã chiến – những cơ sở thường chỉ có giường bệnh và lối đi lại – để hỗ trợ cho các bệnh viện đã quá tải.
Tuy nhiên, theo thiết kế mới do tỉnh Sơn Đông cấp phép, Square Cabin y tế mới sẽ bao gồm cả: khu kiểm tra, khu trả khách, khu phụ trợ, khu tiếp bệnh nhân, khu làm việc của điều dưỡng, khu khử trùng, khu vệ sinh, khu sinh hoạt y tế và điều dưỡng, khu trữ thuốc, v.v..
Ngoài ra, sơ đồ 3D của các bệnh viện kiểu mới cũng đưa ra các yêu cầu đối với các địa điểm được trưng dụng – thường là các khu vực công cộng có quy mô lớn. Hướng dẫn “ưu tiên sử dụng các công sự trọng yếu và các công trình không gian lớn có tuổi thọ không quá mười năm. Về nguyên tắc, không nên sử dụng các tòa nhà dành cho thiên tai, bão lụt”.
Những bệnh viện tạm trú kiểu này có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Vào những năm 1960, quân đội Hoa Kỳ đã đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bệnh viện tạm trú này nhằm đáp ứng nhu cầu chiến tranh tại Việt Nam.
Sau khi bùng phát bệnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Trung Quốc đã bắt chước Hoa Kỳ và xây dựng một số lượng lớn các Square Cabin y tế. Cụ thể hơn, ĐCSTQ đã bắt đầu cho xây dựng “Bệnh viện (dã chiến)
Phương Thương”, và ngay lập tức những người dân bên ngoài đã nghi ngờ rằng: liệu có động cơ không trong sáng nào ở đằng sau hoạt động này không.
Theo một số tình nguyện viên tuyến đầu trả lời, việc nhanh chóng xây dựng những Square Cabin này ở Vũ Hán thực sự có nhu cầu chính trị. Sau khi xây dựng xong bệnh viện, nhà chức trách địa phương đã tổ chức các cuộc cổ động “truyền lửa gia nhập Đảng”. Các bệnh nhân mới đến cũng phải hát các bài nhạc đỏ của ĐCSTQ.
Ở bên ngoài, chính phủ Trung Quốc quảng cáo mạnh mẽ một bài hát có tên là “Phương Thương y viện thực sự kỳ diệu” nhằm mục đích tẩy não người dân.
Vì vậy, việc ra mắt chính thức phiên bản mới của bệnh viện tạm trú Phương Tương lần này không thể không làm dấy lên sự nghi ngờ.
Một cư dân mạng hỏi: “Không phải Trung Quốc không có người chết sao? Muốn xây dựng Square Cabin y tế kiểu gì đây?”
Một người khác nói: “…bạn không thể nhìn thấy cộng đồng trong khu vực bị ô nhiễm. Trên lý thuyết, tất cả người bệnh có thể chung sống với nhau – bất kể mức độ bệnh tật nào, số lượng virus bao nhiêu, có kháng thể hay không, mấu chốt là khỏi bệnh. Từ điều này có thể thấy được ý định ban đầu của thiết kế…”
Văn Đức
– Theo SecretChina.
https://www.ntdvn.com/suc-khoe/bai-lo-muu-do-ve-benh-vien-da-chien-cua-trung-quoc-126616.html
Điện thoại di động của người dân Trung Quốc bị chính quyền theo dõi như thế nào?
Bình luậnĐông Phương
Gần đây, trên các nhóm WeChat – một ứng dụng di động phổ biến ở Trung Quốc đã lan truyền 2 video cách tự kiểm tra điện thoại xem có bị thiết bị khác đăng nhập và theo dõi từ xa hay không, có bị cảnh sát lắp sim theo dõi hay không, và nhắc nhở mọi người cảnh giác. Đây chỉ là một trong số rất nhiều cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng để theo dõi người dân.
Điện thoại bị cảnh sát lắp sim theo dõi
Sau khi một cựu chiến binh Trung Quốc đại lục trở về từ một cuộc thỉnh nguyện ở Bắc Kinh vào ngày 4/6 năm ngoái, điện thoại di động của ông đã bị cảnh sát địa phương cưỡng chế tịch thu vào ngày 14/8 năm ngoái. Sau đó, ông tình cờ phát hiện ra chiếc điện thoại di động mình mang về bị gắn một thẻ sim khác trong khay sim.
Người cựu chiến binh nhận thấy rằng kể từ khi lấy lại được chiếc điện thoại di động, các đơn vị liên quan đã nắm rõ thông tin liên lạc và tung tích của ông. Ông nhắc nhở các chiến hữu trên cả nước nếu điện thoại di động bị tịch thu thì khi lấy lại nhất định phải kiểm tra xem, nếu đưa thẻ sim đến cơ quan liên quan giám định thì có thể cáo buộc cảnh sát xâm phạm quyền riêng tư.
Tài khoản WeChat bị đăng nhập từ thiết bị khác
Bà Điền ở Hồ Bắc cho biết: “Phó bí thư huyện ủy của chúng tôi đã nói với tôi điều này một lần. Ông ấy nói: Cho dù bà đi đâu, chúng tôi cũng đều biết bà đang nói chuyện với ai, kể cả bà đang ăn với ai chúng tôi cũng biết. Tôi biết ông ta đang theo dõi tôi. Nhưng tôi không gửi bất kỳ tin tức bất hợp pháp nào, ông ta không thể làm gì tôi”.
Sau khi bà Điền kiểm tra WeChat của mình, bà thấy có 4 thiết bị khác đang đăng nhập vào WeChat của bà. Bà nói, “họ theo dõi chúng tôi vì họ sợ chúng tôi – những người dân đi thỉnh nguyện”.
Một cư dân mạng có tài khoản là “Biết đủ thường vui” (知足常乐) đã kiểm tra điện thoại di động của mình và thấy rằng danh sách các thiết bị xâm nhập vào WeChat của anh dài cả trang.
Bà Điền nhắc nhở rằng phải xóa các thiết bị xâm nhập này đi, nếu không nó sẽ biết bạn đang làm gì và đi đâu.
Cách kiểm tra điện thoại bị giám sát
ĐCSTQ sử dụng dữ liệu lớn để theo dõi người dân trên khắp đất nước. Nó giám sát thiết bị liên lạc và điện thoại di động của những người bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền hoặc các nhà hoạt động dân chủ ở khắp mọi nơi.
Kiểm tra điện thoại di động của bạn bất cứ lúc nào là một phần rất quan trọng để tự bảo mật. Hãy thử làm theo các bước được hướng dẫn trong video dưới đây và kiểm tra xem tài khoản WeChat của bạn có bị theo dõi hay không!
Đầu tiên, đăng nhập vào WeChat và chọn mục “Tôi”, nhấp vào “Cài đặt”, sau đó nhấp vào “Tài khoản và bảo mật”, rồi chọn “Thiết bị đăng nhập và quản lý”. Nếu điện thoại của bạn bị xâm nhập, nó sẽ hiện ra danh sách các thiết bị đang đăng nhập vào tài khoản của bạn. Lúc này, bạn có thể nhấp vào “Chỉnh sửa” ở góc trên bên phải và lần lượt chọn “Xóa” các thiết bị trong danh sách này.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Tài liệu bị rò rỉ cho thấy những ‘sơ suất có hệ thống’ trong hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc
Bình luậnNguyên Hương
Bằng chứng về việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức trên quy mô lớn đã phủ bóng đen lên hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua.
Gần đây, một tài liệu nội bộ phân tích dữ liệu phân bổ và cấy ghép nội tạng ở một tỉnh của Trung Quốc đã tiết lộ những lạm dụng báo cáo có hệ thống của các bệnh viện. Theo phân tích của một chuyên gia, việc lạm dụng dẫn đến những nghi ngờ nghiêm trọng về độ tin cậy của hệ thống đăng ký nội tạng chính thức của Trung Quốc.
Báo cáo, thu được từ một nguồn đáng tin cậy, được biên soạn bởi Hệ thống Đáp ứng Ghép tạng Trung Quốc (COTRS), một cơ quan do Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) thành lập vào năm 2011 để tổ chức đăng ký và phân bổ nội tạng.
Dưới chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nội tạng đăng ký trong COTRS sẽ được phân bổ cho bệnh nhân phù hợp và có nhu cầu.
Báo cáo tiết lộ rằng từ ngày 1/1/2015 đến ngày 13/4/2018, có 3.130 cơ quan nội tạng đã được cấy ghép và đăng ký trên hệ thống COTRS toàn quốc.
“Điều này thực sự nực cười,” Tiến sĩ Torsten Trey, giám đốc điều hành của nhóm vận động đạo đức y tế “Doctors Against Forced Organ Harvesting” (Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng), cho biết trong một email. Ông nói thêm, số lượng lớn nội tạng được nhập vào hệ thống COTRS sau khi đã thực hiện cấy ghép cho thấy “có sơ suất một cách hệ thống”.
Kể từ năm 2015, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng nguồn nội tạng cấy ghép là nguồn hiến tạng tự nguyện. Trong một chương trình phân bổ nội tạng thông thường, những người hiến tặng nội tạng tiềm năng phải được báo cáo cho hệ thống phân bổ (trong trường hợp này là COTRS). Hệ thống này sau đó sẽ phân bổ nội tạng đến những người nhận phù hợp.
“Nhưng ở đây đã có sự phân bổ nội tạng mà không qua hệ thống COTRS,” bác sĩ Trey cho biết.
Ông nói: “Đây có thể là một gợi ý thuyết phục rằng nội tạng được thu hoạch theo yêu cầu” để sau đó phân bổ theo yêu cầu.
Năm 2019, sau một cuộc điều tra kéo dài hàng năm, một tòa án độc lập đã phát hiện rằng, ĐCSTQ đã cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm để bán cho thị trường cấy ghép “trên quy mô đáng kể” và hoạt động này vẫn tiếp tục diễn ra cho đến ngày nay.
Cuộc điều tra cho biết, nạn nhân chính là các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, các học viên Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại trong hơn hai thập kỷ qua, với hàng triệu người bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động cưỡng bức và các cơ sở khác.
Theo nhận định của bác sĩ Trey, bởi vì hàng ngàn cơ quan nội tạng được cấy ghép nằm ngoài hệ thống phân bổ, nên không thể tin cậy được toàn bộ hệ thống này.
“Nếu 3.000 nội tạng không được nhập vào hệ thống, thì làm sao có thể đảm bảo rằng 30.000 nội tạng đã được nhập?” ông nói. “Có thể họ đã thực hiện cấy ghép 30.000 ca và sau đó họ quyết định chỉ đăng ký 3.000 ca với COTRS.”
“Một khi không tuân thủ theo quy trình, thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”.
Bác sĩ Trey gợi ý rằng COTRS có thể chỉ là một “cái vỏ rỗng” hoặc “lớp bọc đường”, là điều giả tạo để che mắt giới y học phương Tây”.
Ông nói: “Các bác sĩ phương Tây đang bị lừa dối rằng hệ thống COTRS cũng giống như các chương trình phân bổ nội tạng khác.
Báo cáo về những vi phạm
Báo cáo COTRS đã phân tích dữ liệu phân bổ và cấy ghép nội tạng ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc từ ngày 1/1/2015 đến ngày 13/4/2018. Cùng với dữ liệu trên hệ thống COTRS, báo cáo dựa trên dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của NHC, Cơ quan đăng ký cấy ghép gan và Trung Quốc và Cơ quan đăng ký cấy ghép Thận Trung Quốc, cũng như thông tin từ các văn phòng thu mua nội tạng của các bệnh viện.
Báo cáo cho biết trên toàn quốc, có 2.036 nội tạng đã được đăng ký trong COTRS mà không nêu rõ nguồn gốc. Ông Trey nói rằng điều này một lần nữa chứng tỏ báo cáo chậm chạp “không theo tiêu chuẩn của các chương trình phân bổ của phương Tây”.
Báo cáo cũng phát hiện 104 nội tạng đã được phân bổ cho các bệnh viện ở Chiết Giang nhưng cuối cùng không được sử dụng để cấy ghép. Con số này đại diện cho 2,6% nội tạng được đăng ký trên hệ thống COTRS của tỉnh trong khoảng thời gian đó, theo số liệu được trích dẫn trong báo cáo.
Bác sĩ Trey cho biết, hơn 100 nội tạng— hoặc thậm chí bất kỳ nội tạng nào — sẽ được phân bổ cho bệnh viện và ở các khu vực có hệ thống cấy ghép phát triển như Hoa Kỳ và Châu Âu không thể có chuyện sử dụng hết 100%”.
Trong trường hợp một bệnh nhân qua đời trước lịch phẫu thuật cấy ghép, thì bệnh viện cần thông báo cho COTRS để tạm dừng việc phân bổ tạng hoặc phân bổ lại, ông nói và nhấn mạnh rằng không thể xảy ra khả năng tất cả hơn 100 bệnh nhân đều chết trước lịch hẹn cấy ghép. .
Bác sĩ Trey nói: “Nếu những nội tạng đó không được sử dụng, và không được phân bổ lại, thì điều này cho thấy tổ chức hoạt động rất trì trệ hoặc là số lượng nội tạng quá thừa thãi nên không ai cần quan tâm.
Báo cáo cũng xác định một số vấn đề trong hệ thống COTRS, cho rằng các bệnh viện ở Chiết Giang có thể đã “làm sai lệch dữ liệu y tế, thao túng việc phân phối nội tạng cấy ghép và lừa đảo [hệ thống COTRS] để lấy nội tạng hiến tặng”.
Báo cáo phát hiện được hơn 1.400 trường hợp dữ liệu của người hiến hoặc người nhận bị thay đổi trong vòng một giờ trước khi cấy ghép hoặc những bệnh nhân cần cấy ghép mới được thêm vào danh sách chờ ngay trước thời điểm tiến hành cấy ghép.
“Điều này thật tồi tệ”, ông Trey nói, và cho biết thêm rằng nó chứng tỏ hành vi gian lận của các bệnh viện.
“Nếu công khai số liệu với giới bác sĩ cấy ghép của Phương Tây, thì không tránh khỏi làn sóng phản đối đối với thực hành cấy ghép kém chất lượng này.
The Epoch Times phát hiện một trong những bệnh viện được xác định trong báo cáo là có giấy phép hoạt động và đã tiến hành nhiều ca phẫu thuật ghép tạng, Bệnh viện Shulan, lại không nằm trong danh sách bệnh viện cấy ghép của chính quyền Trung Quốc.
“Nếu bệnh viện này hoạt động không có giấy phép, vậy thì sẽ có nhiều bệnh viện khác đang tiến hành hoạt động cấy ghép mà cũng không được cấp phép? Ông Trey đặt câu hỏi.
CORTS phát hiện năm bệnh viện như vậy đã thực hiện 43 ca cấy ghép.
Đây không phải lần đầu tiên dữ liệu cấy ghép nội tạng của Trung Quốc làm dấy lên những hồi chuông báo động.
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí BMC Medical Ethics (Y đức BMC) kết luận rằng có “bằng chứng rõ ràng rằng ĐCSTQ
thường xuyên báo cáo sai số liệu tạng hiến.Nó cũng cho biết các số liệu chính thức hầu hết đều là những “bằng chứng thuyết phục” về sự giả mạo dữ liệu ghép tạng của chính quyền Trung Quốc. Những con số công khai đều đã được điều chỉnh phù hợp với công thức toán học theo phương trình bậc hai.
Tham vọng gia tăng
Bất chấp sự giám sát đối với thực hành cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, Bắc Kinh đang sẵn sàng mở rộng phạm vi của ngành này.
Thậm chí cả khi virus viêm phổi Vũ Hán hoành hành trong nửa năm đầu 2020, ngành cấy ghép tạng của Trung Quốc vẫn hoạt động như bình thường và rõ ràng “lịch hẹn không hề bị trì hoãn”, theo một báo cáo điều tra của một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ là World Organization to Investigate the Persecution of Falun Gong (Tổ chức điều tra Thế giới về Cuộc bức hại Pháp Luân Công). Một ý tá ở tỉnh Quảng Tây nói với các nhà điều tra rằng, mặc dù sợ hãi về sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, họ vẫn “thực hiện phẫu thuật khi có bệnh nhân”, chỉ là họ “hạ nhiệt hơn so với thời khi trước đại dịch”.
Hoàng Khiết Phu, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và là Trưởng Ban Cấy ghép và Hiến tạng Quốc gia, đã khoe khoang ở một hội thảo tháng Mười 2020 rằng Trung Quốc đã trở thành quốc gia có ngành cấy ghép nội tạng lớn thứ hai trên thế giới.
“Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, ngành cấy ghép và hiến tặng nội tạng vấn phát triển thuận lợi và hiệu quả ở đất nước Trung Quốc của chúng tôi”, ông Hoàng cho biết.
Ông nói thêm rằng, trong 3 năm tới Trung Quốc sẽ trở thành đất nước có ngành ghép tạng lớn nhất thế giới nếu có thể giải quyết được “ba vấn đề nổi cộm” bao gồm “giá thành còn cao, thiếu chuyên gia, và thiếu nguồn cung cấp nội tạng”.
Tháng Tám 2020, NHC đã thay đổi quy định về cấy ghép nội tạng để các bác sĩ và bệnh viện thuận lợi hơn trong việc xin giấy phép hoạt động.
Tháng 12/2020, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đưa ra dự luật trừng phạt giới chức nước ngoài có liên đới với nạn mổ cướp nội tạng sống.
“Có bằng chứng gia tăng rằng ĐCSTQ đã và đang tiếp tục thu hoạch nội tạng sống từ từ nhân và các nhóm tín ngưỡng thiểu số của trung Quốc”, nhà đồng tài trợ dự luật, Thượng nghị sĩ Tom Cotton cho biết.
“Đáng lẽ chúng ta phải bắt Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho những hành động tội ác này từ lâu rồi”.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times
Quốc hữu hóa ‘con ngỗng đẻ trứng vàng’: ‘Bàn tay đen’ của ĐCS Trung Quốc trong việc Jack Ma ‘mất tích’ và công ty bị Bắc Kinh ‘kiểm soát’?
Bình luậnThủy Tiên
Chính phủ không thực sự muốn ‘giết’ Alibaba, họ chỉ muốn dạy cho công ty này biết ai là ông chủ thật sự; đồng thời chính quyền Trung Quốc “sẵn tay” quốc hữu hóa “con ngỗng đẻ trứng vàng” này. Quả thật là, một công đôi việc!
Jack Ma – tỷ phú công nghệ Trung Quốc đã biến mất một cách bí ẩn khỏi chương trình thực tế của chính mình, sau khi ông dũng cảm chỉ trích chế độ Bắc Kinh. Hồi tháng 3/2020, một ông trùm bất động sản khác của Trung Quốc cũng biến mất sau khi gọi ông Tập là “gã hề” và ông này ngay sau đó đã chịu bản án tù 18 tháng vì “phạm tội tham nhũng”.
Một bản tin cho biết, người siêu giàu Jack Ma – được báo cáo có tổng tài sản trị giá ít nhất 60 tỷ USD – đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuối tháng 10/2020. Người đàn ông 56 tuổi này đã tạo ra khối tài sản khổng lồ của mình sau khi thành lập Alibaba, được mệnh danh là Amazon của châu Á, và từng là công ty yêu thích của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông trùm công nghệ Bắc Kinh bất ngờ bị thay thế bằng một giám khảo khác trong buổi chung kết của “Người hùng Doanh nghiệp Châu Phi”, một cuộc thi truyền hình theo phong cách “Hố Rồng” – dành cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Buổi chung kết diễn ra chỉ vài tuần sau khi ông Ma có bài phát biểu chỉ trích các cơ quan quản lý và các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc.
Bức ảnh của ông sau đó đã bị xóa khỏi trang web của hội đồng giám khảo và bị loại khỏi một video quảng cáo. Động thái kỳ lạ này xảy ra ngay sau khi ông đã tweet rằng ông ấy “không thể chờ đợi” để gặp tất cả các thí sinh.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, không có bất kỳ hoạt động nào trên tài khoản Twitter của ông – trong khi trước đây tài khoản này thường được đăng vài dòng tweet mỗi ngày.
Ông Ma là một trong những người đàn ông giàu có nhất Trung Quốc và cũng nổi tiếng với công việc của mình tại Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức từ thiện toàn cầu. Trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang diễn ra, ông đã tặng hàng chục triệu khẩu trang trên khắp thế giới.
Cho đến nay, chưa có bất kỳ một thông tin nào về việc liệu Jack Ma có bị tổn hại về sức khỏe và tinh thần trong suốt hơn 2 tháng “mất tích” hay không. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có một cách tiếp cận rất bạo lực và cực đoan để đối phó với những người lên tiếng chống lại chế độ.
Chính phủ không thực sự muốn ‘giết’ Alibaba, họ chỉ muốn dạy cho công ty này biết ai là ông chủ thật Vào tháng 3/2020, một ông trùm bất động sản đã “biến mất” sau khi gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “gã hề” trong việc xử lý khủng hoảng virus Corona Vũ Hán. Bạn bè của Ren Zhiqiang nói rằng ông ấy sau đó đã bị kết án 18 năm tù, sau khi ông này dường như “tự nguyện thú nhận” nhiều tội danh tham nhũng.
‘Họ chỉ muốn dạy cho công ty biết ai mới là ông chủ thực sự’
Việc các nhà quản lý tài chính từ lâu lo ngại về ảnh hưởng của Ant Group không phải là câu chuyện bí mật. Tuy nhiên, một bài phát biểu của Jack Ma vào tháng 10/2020 dường như là “giọt nước làm tràn ly” – kéo theo chuỗi sự kiện như trên, với hệ quả rõ nhất là kế hoạch niêm yết của Ant Group bị đột ngột thất bại bởi sự can thiệp của Bắc Kinh vào phút cuối.
Cụ thể, tại một diễn đàn ở Thượng Hải ngày 24/10/2020 có sự tham dự của một số nhân vật quyền lực nhất trong giới chính trị và tài chính của Trung Quốc, Jack Ma đã chỉ trích “tâm lý tiệm cầm đồ” của các ngân hàng Trung Quốc và cho rằng những quy định tài chính ngày càng chặt của Trung Quốc kìm hãm sự phát triển công nghệ.
Ông nói rằng Hiệp định giám sát ngân hàng Basel toàn cầu là “câu lạc bộ của người già” và “chúng ta không thể dùng các phương pháp của hôm qua để quản lý tương lai”. Cuối sự kiện, Jack Ma còn dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: “Thành công không cần phải do tôi”.
Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hài lòng về những phát biểu của ông Jack Ma và đã ra lệnh chặn đợt chào bán công khai lần đầu trị giá 37 tỷ USD của Ant Group. Vài ngày sau, ĐCSTQ đã công bố các quy định chống độc quyền mới và sau đó vào tháng 12/2020 mở cuộc điều tra chống độc quyền với Alibaba. Đến ngày 27/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo đã yêu cầu Ant Group “chấn chỉnh” hoạt động của công ty.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ở giữa, được chào đón bởi Giám đốc điều hành Cisco John Chambers, bên trái và Chủ tịch điều hành Alibaba Jack Ma, bên phải, trong chuyến thăm tại khuôn viên chính của Microsoft vào ngày 23 tháng 9 năm 2015 ở Redmond, Washington (Ảnh của Ted S. Warren-Pool / Getty Images)
Chính phủ không thực sự muốn loại bỏ Alibaba, họ chỉ muốn dạy cho công ty biết ai mới là ông chủ thực sự (Ảnh của Ted S. Warren-Pool / Getty Images)
Pan Gongsheng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã nói rõ trong một bản ghi chép cuộc phỏng vấn rằng “những thay đổi lớn hơn đang đến”. Ám chỉ rằng chính phủ không thực sự muốn loại bỏ Alibaba, họ chỉ muốn dạy cho công ty biết ai là ông chủ thật sự với quy trình chống độc quyền này.
“Nếu các ngân hàng không thay đổi, chúng tôi sẽ thay đổi các ngân hàng”, Jack Ma đã nói khoảng một thập kỷ trước. “Chúng tôi muốn cải tổ các doanh nghiệp nhà nước”.
Tước đoạt và kiểm soát tài sản của doanh nghiệp tư nhân – Chiến lược dài hơi của Bắc Kinh, Ant Group chỉ là bước khởi đầu
Trước khi ông Jack Ma “lỡ lời” chỉ trích chính quyền Trung Quốc, chỉ một tháng trước đó, truyền thông của ĐCSTQ đã nỗ lực tuyên truyền về chiến lược dài hơi của Bắc Kinh nhắm vào kiểm soát tài sản và tư tưởng của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Vào ngày 15/9, CCTV Evening News cho biết Chủ tịch Tập ban hành “chỉ thị quan trọng”, với một tiêu đề dài dòng: “Ý kiến về Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Kinh tế Tư nhân trong Kỷ nguyên Mới”. Nhưng phân tích kỹ nội dung dài dòng này, mục đích cuối cùng đơn giản là để ĐCSTQ có thể thâm nhập, can thiệp và kiểm soát tư tưởng lãnh đạo của khối doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
Tuyên bố tìm cách cải thiện sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với DNTN và doanh nhân thông qua Công tác Mặt trận thống nhất “để tập trung tốt hơn trí tuệ và sức mạnh của các doanh nhân tư nhân vào mục tiêu và sứ mệnh thực hiện sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc”.
Chỉ thị của ông Tập đã được đưa ra một ngày trước khi diễn ra Hội nghị về chủ đề này. ĐCSTQ muốn thấy một “mặt trận thống nhất” giữa DNTN và doanh nghiệp chính phủ.
Và những gì xảy ra với Ant Group cũng như sự biến mất đáng ngờ của Jack Ma không hề nằm ngoài chiến lược mà ông Tập đã chỉ thị.
Bắc Kinh đang đẩy nhanh kế hoạch đưa tập đoàn Ant Group của Jack Ma vào vòng kiểm soát chặt chẽ hơn – như một phần của động lực “cải cách” – khiến một trong những người đàn ông giàu nhất Trung Quốc khó có thể xây dựng lại toàn bộ đế chế trực tuyến của mình.
Định chế tài chính cho vay tiêu dùng của Ant Group và các bộ phận phát triển nhanh khác của tập đoàn công nghệ tài chính này sẽ bị chuyển thành một công ty cổ phần tài chính mới do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) quản lý, theo những người đã đưa tin về những thảo luận giữa ngân hàng trung ương và công ty này. Một bước đầu tiên trong tiến trình “quốc hữu hoá” “con ngỗng đẻ trứng vàng” này.
Quốc hữu hóa ‘con ngỗng đẻ trứng vàng’
Một cựu quản lý cho biết: “Giải pháp tốt nhất là chia Ant thành một đơn vị tài chính đối với các doanh nghiệp cho vay, môi giới và bảo hiểm trực tuyến, các doanh nghiệp này sẽ chịu sự giám sát đầy đủ về mặt quy định, và một đơn vị dữ liệu và công nghệ ít bị kiểm soát hơn”. Ông Ma từ lâu đã “châm chọc” các quan chức khi tham vọng định hình lại hệ thống tài chính do nhà nước lãnh đạo.
Ant “phải tích hợp sự phát triển của mình vào kế hoạch phát triển chung của đất nước”, ông nói. Các tổ chức cho vay thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc từ lâu đã phàn nàn rằng các đối thủ cạnh tranh trực tuyến của họ đã thu được lợi thế không công bằng khi chỉ tuân theo các quy định ít nghiêm ngặt hơn.
Tại sao IPO của Ant bị hủy? Ant có thể cũng cần tăng vốn để đáp ứng các hướng dẫn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cùng với các yêu cầu về an toàn vốn, kiểm soát rủi ro và quản trị, việc này khiến các công ty tài chính giống các ngân hàng hơn là các công ty công nghệ.
Kế hoạch này có thể làm giảm đáng kể kế hoạch biến Ant thành công ty có giá trị – được định giá lên tới 300 tỷ USD trước khi IPO bị nhấn chìm. “Ant đã nhiều lần nhấn mạnh đó là một công ty công nghệ và thị trường đánh giá nó là một công ty công nghệ, nhưng nếu nó được làm lại thành một công ty cổ phần tài chính, nó sẽ trở thành một tổ chức tài chính đúng nghĩa và thị trường sẽ cần phải đánh giá lại nó”, ông He Zhisong, một luật sư tại Zhong Lun, một công ty luật cho biết.
Cơ quan quản lý cạnh tranh của Trung Quốc cũng thông báo rằng họ đang bắt đầu một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba – công ty thương mại điện tử của ông Ma, và đã lấy bằng chứng từ trụ sở chính ở Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, miền đông nước này.
“Để giải quyết những lo ngại về chống độc quyền, Ant cũng có thể cần phải cắt bỏ một số ngành nghề kinh doanh của mình”. Quy định chặt chẽ hơn đối với việc lan tràn các công ty tài chính đã được thực hiện ít nhất là từ năm ngoái, khi các quy tắc mới lần đầu tiên được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vạch ra.
Một luật sư quen thuộc với quy trình chống độc quyền cho biết Alibaba có thể sẽ bị phạt một số tiền bằng 1% hoặc 2% doanh thu của năm trước đó, hoặc khoảng 7 tỷ nhân dân tệ (1,1 tỷ USD) vì lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình. “Chính phủ không thực sự muốn ‘giết’ Alibaba, họ chỉ muốn dạy cho nó biết ai là ông chủ”, luật sư nói. Cổ phiếu của Alibaba đã giảm gần 1/4 kể từ khi IPO của Ant bị rút lại.
Dữ liệu của Bloomberg cho thấy giá trị ròng tài sản của ông Ma, người luôn đứng đầu danh sách người giàu nhất của Trung Quốc trong những năm gần đây, đã giảm gần 10 tỷ USD xuống còn 50,9 tỷ USD so với cùng kỳ.
Alibaba quá lớn và uy tín nên Bắc Kinh phải ‘luộc ếch’ từ từ
Ant Group là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán lớn nhất của Trung Quốc, với hơn 730 triệu người dùng hàng tháng trên dịch vụ thanh toán kỹ thuật số Alipay. Nhưng chính các hoạt động cho vay của công ty dường như đã khiến các nhà quản lý quan ngại hơn.
Việc Bắc Kinh chặn đứng đợt IPO của Ant Group hồi đầu tháng 11/2020 được xem là quyết định gây sốc vào phút chót. Đây dự kiến là đợt IPO lớn nhất thế giới, với giá trị huy động đạt 37 tỷ USD. Việc cản trở này đã giáng một đòn mạnh vào công ty công nghệ tài chính của Jack Ma.
Khoảng một năm trước, tờ Nhân Dân Nhật Báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – từng gửi thông điệp mạnh tới Jack Ma: “Không có cái gọi là thời đại Jack Ma, chỉ có Jack Ma ở trong thời đại này”.
Theo trang Quartz, nhiều người xem thông điệp trên là dấu hiệu cho thấy mối lo ngại ngày một tăng của Bắc Kinh về “vị trí siêu sao thế giới” của Jack Ma và ảnh hưởng to lớn của các “gã khổng lồ” thương mại điện tử cùng công nghệ tài chính của ông Ma, khi các công ty này kiểm soát mọi thứ từ cách mua hàng, chi tiền và tiết kiệm của người dân tại quốc gia tỉ dân này.
Ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn Cầu, cho biết rằng cùng với sự phát triển của Trung Quốc, các gã khổng lồ Internet như Alibaba – công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, được ví như “Amazon của Trung Quốc” – đã trỗi dậy nhanh chóng gần đây. Một mặt, điều đó đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế Internet và tăng tính cạnh tranh của Trung Quốc, mặt khác ngày càng có nhiều phàn nàn về sự độc quyền của Alibaba ở một số lĩnh vực.
“Thật phi lý khi cho rằng Trung Quốc có ý định ‘đè nát’ một doanh nghiệp dẫn đầu thành công… Dù một doanh nghiệp lớn ra sao, họ cũng phải vận hành và mở rộng phù hợp với luật và các quy định của quốc gia. Họ không nên kiêu căng vì sức mạnh của mình và không nên nghĩ rằng họ được hưởng đặc quyền bất chấp luật” – ông Hồ Tích Tiến chỉ ra.
Khu vực tư nhân quá lớn và giàu có, giờ đến lúc Bắc Kinh quốc hữu hóa khối tài sản ấy?
Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 vào tháng 5/2020, các ủy viên Trung ương đảng và Chủ tịch Tập đã đề xuất một loạt khái niệm và chiến lược mới, đồng thời thông qua một loạt biện pháp lớn để hướng dẫn và thúc đẩy hoạt động kinh tế tư nhân “Mặt trận thống nhất”. Họ nói rằng những động thái này đã đạt được “kết quả đáng kể”.
Khi nền kinh tế tư nhân của Trung Quốc phát triển và đa dạng hóa, tuyên bố cho biết “những biện pháp này sẽ mang lại sự trẻ hóa lớn của đất nước Trung Quốc theo tư tưởng Tập Cận Bình”. Nhìn chung, có hơn 100 giải pháp, bao gồm hướng dẫn lựa chọn nhân sự để thực hiện các biện pháp.
“Chúng ta cũng phải thấy rằng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã bước sang một kỷ nguyên mới, do quy mô của kinh tế tư nhân tiếp tục mở rộng, rủi ro và thách thức gia tăng đáng kể, các giá trị và lợi ích của kinh tế tư nhân ngày càng đa dạng, và công tác mặt trận thống nhất của kinh tế tư nhân đang đứng trước những tình hình và nhiệm vụ mới”, tuyên bố viết.
Với cách diễn ngôn “hoa lệ”, tuyên bố nhấn mạnh mục tiêu là để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của ĐCSTQ đối với công tác mặt trận đoàn kết kinh tế tư nhân, tổng hợp tốt hơn nữa trí tuệ, sức lực của đội ngũ kinh tế tư nhân vào mục tiêu, nhiệm vụ trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc…
Ý nghĩa cơ bản có thể tóm gọn một câu: “Nâng cao vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ đối với kinh tế tư nhân”.
Nhưng ĐCSTQ từ lâu đã chỉ tạo tư tưởng của các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, trong đó có cả “ông lớn” Alibaba của Trung Quốc. Jack Ma là đảng viên ĐCSTQ, tập đoàn này “đương nhiên” đi theo các đường lối “đạo đức” mà ĐCSTQ yêu cầu. Jack Ma thậm chí còn được nằm trong danh sách 100 đảng viên được tuyên dương vì các đóng góp cho sự nghiệp của ĐCSTQ.
Dù vậy, có vẻ như Jack Ma vẫn không thoát khỏi số phận bị quốc hữu hóa khối tài sản mà ông ta tạo ra, khi nó quá lớn và tạo ra tầm ảnh hưởng quá rộng trên khắp Trung Quốc.
Thủy Tiên
ĐCSTQ nói Biden là ‘cửa sổ hy vọng mới’
Ngọc Mai
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói Joe Biden đại diện cho “cửa sổ hy vọng mới” cho mối quan hệ Mỹ-Trung, theo The Epoch Times.
Tuần trước, ông Vương đã đưa ra nhận xét này trong cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã và Tập đoàn Truyền thông Trung Quốc. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng chính quyền sắp tới của Hoa Kỳ sẽ “quay trở lại cách tiếp cận hợp lý” với Trung Quốc.
Đồng thời, ông Vương chỉ trích chính quyền TT Trump, và nói rằng những năm gần đây, Hoa Kỳ đã cố gắng “đàn áp Trung Quốc và bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới”. Đây là một luận điệu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên sử dụng, đặc biệt là trong cuộc chiến thương mại 2018–2019, để chỉ trích các chính sách của chính quyền TT Trump đối với Trung Quốc.
Ông Vương cũng cáo buộc các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã có “những nhận thức sai lầm nghiêm trọng” về Trung Quốc và kêu gọi Hoa Kỳ “tôn trọng” hệ thống xã hội của Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc kết thúc cuộc phỏng vấn bằng cách nói rằng hai lựa chọn cho Hoa Kỳ để giải quyết mâu thuẫn Mỹ-Trung là “rút ra bài học từ quá khứ và làm việc với Trung Quốc theo cùng một chí hướng”.
Chính quyền TT Trump đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề liên quan đến ĐCSTQ, trong đó có giao dịch thương mại không công bằng, hoạt động gián điệp, ảnh hưởng độc hại tại Hoa Kỳ, các mối đe dọa an ninh bởi các hãng công nghệ của Trung Quốc, và sự vi phạm nhân quyền đối với các nhóm thiểu số tôn giáo và cư dân Hồng Kông.
Những người chỉ trích Biden bày tỏ lo ngại rằng dưới quyền Biden, Hoa Kỳ sẽ mềm mỏng hơn với Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đã công khai tuyên bố sự ủng hộ của họ đối với Biden.
Hoàn Cầu thời báo (Global Times), tờ báo thuộc sở hữu của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ từng đưa tin: “Nhiều nhà quan sát có xu hướng tin rằng chính quyền Biden ở một mức độ nào đó sẽ xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc trong tương lai”.
“Khi nói đến ngoại giao, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa chính quyền Biden và ông Trump sẽ là điều này: Biden sẽ không có những cách tiếp cận cực đoan, bừa bãi. Hoa Kỳ dưới thời Biden sẽ quay trở lại đường
lối quan hệ bình thường với Trung Quốc, sẽ có cả đối đầu và hợp tác – cạnh tranh cùng tồn tại”, tờ báo viết.
Ngày 31/12/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) đã thông báo họ sẽ bắt đầu quá trình hủy niêm yết China Mobile, China Telecom và China Unicom, theo lệnh hành pháp của TT Trump, vì ba công ty bị Lầu Năm Góc phát hiện có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Tới hôm 5/1, Hoàn Cầu đã ám chỉ việc NYSE đột ngột quyết định không hủy niêm yết ba công ty viễn thông Trung Quốc như một dấu hiệu cho thấy một chính quyền Biden sẽ “linh hoạt” hơn và thân thiện hơn với Bắc Kinh.
Tờ Hoàn Cầu cũng trích dẫn lời của một giáo sư kiêm doanh nhân Trung Quốc. Ông cho biết các chính trị gia và doanh nhân Hoa Kỳ sẽ thích “sự linh hoạt” dưới thời Biden hơn là “phong cách bắt nạt vô biên” của TT Trump.
Sau đó vào ngày 6/1, NYSE lại đảo ngược quyết định và tuyên bố họ sẽ hủy niêm yết của 3 công ty này.
Tháng trước, trong một bài bình luận đăng trên The Epoch Times tiếng Trung, ông Zhong Yuan, một nhà nghiên cứu tập trung vào hệ thống chính trị của Trung Quốc giải thích rằng ĐCSTQ thích một tổng thống như Biden vì ông ta sẽ thực hiện các chính sách hợp tác với Bắc Kinh.
Ông Zhong nói việc ĐCSTQ làm việc với Biden là cấp bách vì có sự chia rẽ trong nội bộ Đảng về cách xử lý mối quan hệ Trung-Mỹ đang xấu đi. Ông Zhong cho biết, sự chia rẽ này đe dọa vị trí của Tập Cận Bình trong Đảng và đó có thể là lý do khiến truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra quan điểm ủng hộ Biden.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/dcstq-noi-biden-la-cua-so-hy-vong-moi.html
Covid-19: Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm cao nhất từ hơn 5 tháng
Mai Vân
Một năm sau khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, chính quyền Trung Quốc vẫn ở trong tình trạng báo động. Hôm nay, 07/01/2021, nước này ghi nhận 63 ca nhiễm mới trên toàn quốc, gần gấp đôi so với 32 trường hợp hôm qua. Đây là mức tăng hàng ngày lớn nhất ghi nhận được sau 127 ca ngày 30/07 năm ngoái.
Điều đáng lo ngại là một ổ dịch mới đã có dấu hiệu xuất hiện tại tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh 300 km, với tổng cộng 51 trên tổng số 52 ca nhiễm nội địa được ghi nhận vào hôm nay.
Tại thành phố Thạch Gia Trang (Shijiazhuang), thủ phủ tỉnh Hà Bắc (Hebei), một chiến dịch xét nghiệm, truy tìm virus trên diện rộng đã được khởi động.
Thông tín viên RFI tại Trung Quốc, Stéphane Lagarde, tường thuật:
“Giống như người Vũ Hán vào mùa xuân năm ngoái, du khách đến Thạch Gia Trang được yêu cầu báo cáo với trạm y tế khi đến nhà ga và sân bay. Kể từ sáng nay, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, nơi có những ngọn núi xung quanh sẽ được dùng cho các môn thi đấu trượt tuyết và trượt ván cho Thế Vận Hội 2022, đã bị phong tỏa.
Cư dân không được phép rời khỏi nơi ở trong 3 ngày, thời gian xét nghiệm toàn bộ dân cư. Cho đến ngày 8 tháng 1, những người giao hàng không được làm việc, xe buýt, các loại taxi không được ghé một số khu vực bị coi là có độ rủi ro trung bình hoặc cao. Các biện pháp tương tự cũng được áp dụng với thành phố Hình Đài (Xingtai), nơi mà một trường hợp lây nhiễm đã được báo cáo.
Chính quyền đã ban hành các biện pháp phòng ngừa tối đa, vì nhiều người có thể là đã tham gia các buổi tụ họp (chợ phiên, đám cưới) trong làng. Chính quyền cũng khuyên nên hoãn các đám cưới hoặc tổ chức các buổi lễ với rất ít người tham dự.
Chính quyền thận trọng, vì Bắc Kinh nằm sát Hà Bắc. Các trường học ở thủ đô hôm qua đã cảnh báo phụ huynh: Tất cả học sinh đã ghé Hà Bắc trong ba tuần qua phải ở nhà”.
Trung Quốc cho biết vẫn đàm phán với WHO về chuyến điều tra của nhóm chuyên gia
Trung Quốc vẫn chưa cấp thị thực nhập cảnh cho đoàn chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Nhiệm vụ của phái đoàn là tiến hành điều tra về nguồn gốc của Covid-19.
Trước các phản ứng mất kiên nhẫn của quốc tế, vào hôm qua, 06/01/2021, Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định vẫn tiến tục đàm phán với WHO. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, khẳng định với các phóng viên rằng vấn đề không đơn thuần là cấp phát visa, và Trung Quốc cùng với WHO đang tiếp tục thảo luận về “ngày chính xác và thể thức chuyến đi của nhóm chuyên gia.”
Quốc tế kêu gọi trả tự do cho các nhà đối lập Hồng Kông
Thanh Phương
Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm nay, 07/01/2021, đã ra thông cáo kêu gọi trả tự do “ngay lập tức” cho hơn 50 người thuộc phe đối lập dân chủ ở Hồng Kông, bị bắt về tội “lật đổ chính quyền”.
Tổng cộng 53 gương mặt hàng đầu của phe đối lập, trong đó có một luật sư Mỹ, đã bị bắt hôm qua 06/01, tại Hồng Kông, trong vụ bố ráp lớn nhất cho tới nay trong khuôn khổ thi hành luật An ninh Quốc gia mà Trung Quốc áp đặt tại đặc khu hành chính này từ tháng 6 năm ngoái.
Theo hãng tin AFP, Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và nhiều chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần cảnh báo là các định nghĩa về những tội danh như “lật đổ chính quyền” được ghi trong luật An ninh Quốc gia là quá “mơ hồ”, cho nên rất dễ bị áp dụng một cách tùy tiện.
Trong thông cáo đưa ra hôm nay, Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc còn kêu gọi chính quyền Hồng Kông không nên dùng luật này để xóa bỏ quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội tại đặc khu này.
Hôm nay, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã yêu cầu trả tự do “ngay lập tức” và “vô điều kiện” cho 53 nhà đối lập Hồng Kông, đồng thời dọa Hoa Kỳ sẽ thi hành các biện pháp trừng phạt đối với những người có trách nhiệm trong các vụ bắt giữ này.
Về phần Paris, trong một thông cáo đưa ra hôm qua, bộ Ngoại Giao Pháp lên án vụ bắt giữ hơn 50 nhà đối lập ở Hồng Kông, xem đây là biểu hiện của “sự xuống cấp liên tục” về nhân quyền tại cựu thuộc địa Anh Quốc. Còn đối với Luân Đôn, như tuyên bố của ngoại trưởng Anh Dominic Raab, các vụ bắt giữ nói trên là “một sự xâm phạm nghiêm trọng” các quyền tự do ở Hồng Kông, như đã được quy định trong tuyên bố chung năm 1984 giữa Anh Quốc và Trung Quốc trước khi vùng lãnh thổ này được trao trả cho Bắc Kinh năm 1997.
Cũng tại Hồng Kông, nhà hoạt động trẻ Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), hiện đang ngồi tù về vai trò của mình trong các cuộc biểu tình năm 2019. Theo cảnh sát Hồng Kông, hôm nay, ông Hoàng Chi Phong vừa “chính thức bị bắt giữ” trong một vụ án khác, với tội danh “lật đổ chính quyền”.
Tin mới nhận : Báo South China Morning Post cho biết, khoảng 8 giờ 30, giờ địa phương, hôm nay, chính quyền Hồng Kông đã trả tự do có điều kiện cho 12 người trong số 53 nhà tranh đấu bị bắt giữ từ hôm qua.