Tin khắp nơi – 06/10/2018
Bổ nhiệm thẩm phán Kavanaugh :
Nước Mỹ bị chia rẽ
Thượng Viện Mỹ ngày 06/10/2018 trên nguyên tắc bỏ phiếu chấp thuận việc bổ nhiệm thẩm phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện. Đó là nhờ vào lá phiếu của một nữ nghị sĩ đảng Cộng Hòa và sự do dự của một nghị sĩ Dân Chủ. Kết quả điều tra của FBI có lợi cho ông Kavanaugh đã khép lại chuyện dài nhiều tập làm dậy sóng nước Mỹ từ hơn một tháng qua.
Thông tín viên Anne Corpet tại Washington :
Đất nước thật sự bị chia rẽ, giằng xé bởi chuyện bổ nhiệm vị thẩm phán bảo thủ bị cáo buộc xâm hại tình dục, còn ông thì kịch liệt bác bỏ. Trừ phi có thay đổi bất ngờ vào giờ phút chót, việc bổ nhiệm ông Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện sẽ được Thượng Viện thông qua trong ngày hôm nay.
Sở dĩ có kết cục này là nhờ lá phiếu của ba nghị sĩ : Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Jeff Flake, bang Arizona, nữ thượng nghị sĩ Cộng Hòa Susan Collins, bang Maine và thượng nghị sĩ Dân Chủ Joe Manchin, bang West Virginia, nơi ủng hộ mạnh mẽ đảng Cộng Hòa.
Trong bầu không khí la ó phản đối, thượng nghị sĩ Joe Manchin nói rằng ông sẽ bỏ phiếu chấp thuận cho thẩm phán Brett Kavanaugh, chắc chắn với hy vọng là ông sẽ không bị mất ghế tại Thượng Viện.
Việc thượng nghị sĩ Dân Chủ Manchin đứng về phe Cộng Hòa giúp cho phó tổng thống Mike Pence không phải đến Thượng Viện bỏ phiếu để bảo đảm có được hơn 50% số phiếu chấp thuận bổ nhiệm thẩm phán Kavanaugh vào định chế tư pháp tối cao tại Hoa Kỳ.
Những người chống đối thẩm phán Kavanaugh tuyên bố sẽ không từ bỏ cuộc đấu tranh và kêu gọi các cử tri hãy đi bỏ phiếu một cách đông đảo trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Từ nhiều tuần qua, hàng ngàn phụ nữ đã biểu tình phản đối thẩm phán Kavanaugh và họ hy vọng thể hiện rõ tiếng nói của mình trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây. Phe Cộng Hòa hài lòng : họ chắc chắn là từ nay sẽ có được đa số bên trong định chế tư pháp tối cao trong nhiều năm.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181006-bo-nhiem-tham-phan-kavanaugh-nuoc-my-bi-chia-re
51 TNS Thuận Cho Biểu Quyết Về Kavanaugh
WASHINGTON – Thượng Viện đã xúc tiến việc chuẩn thuận ứng viên TCPV của TT Trump với tin cho hay 51 phiếu thuận sáng Thứ Sáu cho phép tổ chức biểu quyết tối hậu cuối tuần này. Chưa rõ các nghị sĩ Susan Collins CH-Maine và Joe Manchin (DC-West Virginia) sẽ dùng phiếu “Yes” hay “No”.
Riêng nghị sĩ Lisa Murkowski tới nay chưa dứt khoát, bỏ phiếu chống tiếp tục tiến trình, tuyên bố sau đó “Biểu quyết tối hậu tự nó là sai”. Bà nói ông Kavanaugh là người tốt nhưng không là thích hợp với nhiệm vụ thẩm phán TCPV vào lúc này.
Nhà báo nhận xét : vẫn có khả năng 1 số nghị sĩ không dứt khoát thỏa thuận cho bỏ phiếu quyết định vẫn có thể bỏ phiếu “No” vào phút chót. Với nghị sĩ Jeff Flake, là nhân vật vận động cho FBI điều tra, khi đuợc hỏi liệu ông Kavanaugh sẽ được công nhận, đã nói với phóng viên “Tôi nghĩ vậy”.
CBS đưa tin : nghị sĩ Dick Durbin, nhân vật số 2 của phe DC tại Thượng Viện, nói “Tôi không bao giờ quên lửa trong mắt ông Kavanaugh”. Ông nói “Tình cảnh này là kinh khủng với ông ta và gia đình, tôi hiểu. Nhưng lửa trong mắt khi ông nói giọng phe đảng chính trị là điều tôi không quên – tôi không thể tưởng tượng 1 thẩm phán TCPV có tâm lý bè đảng đến thế …”
Trước cuộc biểu quyết sáng Thứ Sáu, thủ lãnh CH Mitch McConnell tuyên bố “Không có bằng chứng xác nhận các tố giác tấn công tình dục chống lại Kavanaugh”.
Sau cuộc biểu quyết, TT Trump phát biểu “Hãnh diện với kết quả biểu quyết cho tiếp tục tiến trình chuẩn thận ứng viên Kavanaugh”.
Tối Thứ Năm, bài cậy đăng báo Wall Street Journal của ông Kavanaugh công nhận: quá xúc cảm trong lúc điểu trần tại ủy ban tư pháp Thượng Viện – bài tựa đề “Tôi là quan tòa độc lập, không thiên vị” cho hay : ông đã xúc động quá mức. Theo bài viết này, ông đã nói 1 số điều không nên nói, nhưng đã nói như là cha, là chồng.
HuffPost báo tin : phe chống Kavanaugh tập trung bên ngoài nhà của nghị sĩ McConnell tại thủ đô Washington – hình ảnh video cho thấy tay họ cầm bia Pabst, ly nhựa và bích chương. Mục tiêu của đoàn biểu tình là chứng minh với ông McConnell rằng vụ Kavanaugh gây chia rẽ và thương tổn, và các đánh giá về ông Kavanaugh gây thiệt hại uy tín của TCPV. 1 người biểu tình nhắc lại chương trình vui chơi gọi là Beach Week do Kavanaugh tổ chức khi còn đi học.
Trưởng ban tổ chức Jennifer Flynn Walker, cũng là thủ lãnh của Center for Popular Democracy, nói “nửa đất nước này bị tổn thương” và ngờ rằng ông Kavanaugh được Trump ủng hộ vì tán đồng chủ trương loại bỏ ObamaCare.
Biểu tình chống Kavanaugh phát sinh từ 2 tuần – hôm Thứ Năm, nhóm phụ nữ tranh đấu UltraViolet phát lại video “Access Hollywood”. Sau đó cùng ngày, hàng ngàn người tập họp bên ngoài trụ sở TCPV
https://vietbao.com/p114a286176/51-tns-thuan-cho-bieu-quyet-ve-kavanaugh
Ngoại trưởng Mỹ từ chối
đặt thời hạn phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, nước này sẽ không đặt ra một thời gian biểu cụ thể đối với tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (3/10) cho biết, Mỹ mong muốn chứng kiến tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên diễn ra nhanh chóng, nhưng nước này sẽ không đặt ra một thời gian biểu cụ thể.
Theo ông Mike Pompeo, đây là một vấn đề dài hạn. Các bên đang đạt được bước tiến tích cực và điều quan trọng là đang có những điều kiện để đạt được mục tiêu cuối cùng. Trong một tuyên bố đưa ra tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng “sẽ không là vấn đề” nếu mất 2, 3 hay 5 năm để phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ dự kiến có chuyến thăm Triều Tiên vào cuối tuần này và có cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để thảo luận về khả năng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần thứ 2 trong năm 2018.
Ngoại trưởng Mỹ cũng từ chối trả lời câu hỏi về vấn đề Mỹ có chấp nhận yêu cầu của Triều Tiên cùng tuyên bố chung chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 được thảo luận trong chuyến thăm Triều Tiên sắp tới hay không. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ lạc quan về các tiến bộ trong việc thực hiện hóa thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước Mỹ và Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Singapore vào tháng 6/2018
Chính phủ Tổng thống Trump chi 20 triệu Mỹ kim
để hỗ trợ Mexico trục xuất người nhập cư trái phép
Washington DC. – Hàng năm, có hàng ngàn người Trung Mỹ đi qua Mexico để đến Hoa Kỳ, sau đó họ thường vượt biên giới bất hợp pháp hoặc nộp đơn xin tỵ nạn.
Theo hãng thông tấn AP, chỉ trong bảy tháng đầu năm 2018, có 57,000 người Trung Mỹ đã bị trục xuất khỏi Mexico. Trong cùng một khoảng thời gian trên, hơn 300,000 người đã bị từ chối hoặc bị bắt giữ tại biên giới Hoa Kỳ.
Để ngăn chặn việc Hoa Kỳ phải đích thân trục xuất những người di dân bất hợp pháp, chính quyền Tổng thống Trump quyết định sẽ ngăn chặn người di dân, trước khi họ đến được biên giới Hoa Kỳ. Vì vậy, hồi tháng 8 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo với Quốc hội về kế hoạch gửi 20 triệu Mỹ kim để hỗ trợ Mexico trục xuất người di dân trái phép và ngăn họ đến Hoa Kỳ. Số tiền này sẽ được dùng để trả tiền vé máy bay hoặc phương tiện giao thông để đưa những người nhập cư trái phép về quốc gia của họ.
Vào thời điểm đó, các lãnh đạo đảng Dân Chủ đã phản đối kế hoạch này, lập luận rằng Quốc hội không bỏ tiền ra để trục xuất người nhập cư bất hợp pháp và đã trì hoãn kế hoạch. Tuy nhiên, vào cuối tuần trước, chính quyền Tổng thống Trump đã gửi số tiền 20 triệu Mỹ kim cho Bộ Nội an, và chỉ thông báo cho Quốc hội vào tối thứ hai (ngày 1 tháng 10), sau khi đã chuyển tiền xong. Điều này đã khiến Quốc hội tức giận vì Bộ Ngoại giao dường như đã vượt quá quyền hành cho phép, gây náo loạn trật tự đã được duy trì suốt hàng thập kỷ của Quốc Hội.
Bên cạnh đó, chính phủ đương nhiệm Enrique Peña Nieto của Mexico đã khẳng định họ hoàn toàn không chấp nhận kế hoạch của chính quyền Tổng thống Trump dưới bất kỳ hình thức nào, đồng thời nhấn mạnh sẽ hợp tác với Hoa Kỳ để có thể thúc đẩy việc giải quyết vấn đề di trú có trật tự, hợp pháp, an toàn, tôn trọng nhân quyền và tuân theo luật pháp quốc tế. (Mộc Miên)
Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ
đến thăm Venezuela
Washington, DC – Phát ngôn viên của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ Bob Corker, thuộc đảng Cộng hòa, cho biết, thượng nghị sĩ này sẽ tới Venezuela “để đánh giá tình hình hiện tại”, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Caracas và Washington đang gặp nhiều căng thẳng.
Phát ngôn viên cho biết, nhà lập pháp Corker sẽ gặp các viên chức Hoa Kỳ, các viên chức Venezuela, đại diện từ phe đối lập cũng như các thành viên của Quốc hội, và các nhóm xã hội dân sự. Ông Corker cũng sẽ gặp gỡ các thành viên của Nhóm Boston. Đây là một mạng lưới giữa các nhà lập pháp Hoa Kỳ và Venezuela, giúp duy trì mối quan hệ giữa chính phủ Caracas và phe đối lập kể từ năm 2000.
Chuyến thăm Venezuela gần đây nhất của ông Corker được thực hiện vào tháng Năm vừa qua, nhằm bảo đảm việc phóng thích công dân Hoa Kỳ Joshua Holt.
Hồi tuần trước, Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với phu nhân của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, và một số thân cận hàng đầu của ông Maduro. Lệnh trừng phạt được đưa ra trong lúc Tổng thống Trump kêu gọi các thành viên của Liên Hiệp Quốc ủng hộ “phục hồi dân chủ” tại Venezuela. Hành động này tạo thêm áp lực lên chính quyền của ông Maduro, người bị đổ lỗi cho sự sụp đổ kinh tế và sự phá hoại nền dân chủ Venezuela. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chu-tich-uy-ban-doi-ngoai-thuong-vien-hoa-ky-den-tham-venezuela/
Iran là trọng tâm
trong chiến lược chống khủng bố mới của Hoa Kỳ
Washington DC – Theo tài liệu chiến lược chống khủng bố mới được Hoa Kỳ công bố vào hôm Thứ Năm (4 tháng 10), chính quyền Trump hiện đang tập trung nhiều hơn đến Iran và các nhóm cực đoan được nước này hỗ trợ.
Tài liệu này đang làm tăng thêm áp lực của Washington lên thủ đô Tehran. Chiến lược này được Cố Vấn An ninh Quốc gia John Bolton công bố, và đã được ban hành lần đầu tiên kể từ năm 2011, khi quan điểm chống khủng bố của chính quyền tổng thống Obama đang tập trung hoàn toàn vào mối đe dọa do al Qaeda gây ra sau cái chết của người sáng lập là Osama bin Laden. Sự tập trung vào Iran lần này đã thể hiện sự cương quyết của Tổng thống Trump trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông. Ông Trump muốn hạn chế chương trình hỏa tiễn đạn đạo, và sự ủng hộ của Iran dành cho các nhóm cực đoan, và buộc Iran phải đàm phán bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.
Tài liệu chiến lược chống khủng bố năm 2011 đã từng liệt Iran vào trang áp chót, như là một nhà tài trợ “tích cực” của “chủ nghĩa khủng bố”. Nhưng trong tài liệu hiện tại, chính quyền tổng thống Trump lại chú trọng vào giáo phái Hồi giáo Shi’ite của Iran, kể cả khi Hoa Kỳ cũng đang tập trung vào các nhóm dân quân Hồi giáo Sunni ở Syria và Iraq.
Washington và Tehran đã trở thành kẻ thù của nhau kể từ cuộc Cách mạng Iran năm 1979. Và mâu thuẫn giữa hai bên gia tăng trở lại, kể từ khi tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran năm 2015, và bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/iran-la-trong-tam-trong-chien-luoc-chong-khung-bo-moi-cua-hoa-ky/
Đệ nhất Phu nhân Melania Trump đến Cairo,
chặng cuối chuyến thăm châu Phi
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump hôm 6/10 đã đến Cairo, nơi bà được Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi và phu nhân Entissar tiếp đón.
Sau khi đến thăm dinh tổng thống và đại sứ quán Hoa Kỳ ở Cairo, đệ nhất phu nhân Mỹ đi thăm các kim tự tháp và tượng Đại nhân sư.
Ai Cập là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm bốn nước của bà Melania Trump.
Trước đó bà đã đi thăm Ghana, Malawi và Kenya.
Tại Kenya, bà đã đến thăm hai trại mồ côi, một trại mồ côi của trẻ em và một trại mồ côi của mấy chú voi con.
Khi đi thăm trại mồ côi voi tại Vườn Quốc gia Nairobi, một khu bảo tồn thiên nhiên nằm cách thủ đô Kenya chỉ vài cây số về phía nam, bà Trump đã dùng một chai sữa khổng lồ cho các chú voi con bú.
Chuyến thăm đầu tiên của đệ nhất phu nhân Mỹ đến châu Phi cũng là chuyến đi quốc tế một mình đầu tiên của bà. Chuyến thăm của bà Trump còn bao gồm việc thúc đẩy cho công việc của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Donald Trump đã hai lần đề xuất cắt giảm gần một phần ba kinh phí của cơ quan này, như không được các nhà lập pháp chấp thuận.
Bà Trump sẽ rời Ai Cập để về lại Hoa Kỳ trong ngày thứ Bảy.
Ngoại trưởng Mỹ tới Nhật Bản,
chặng thứ nhất của chuyến công du Đông Á
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đang ở Tokyo, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Á ba ngày của ông.
Ông đã họp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Ngoại trưởng Taro Kono hôm thứ Bảy 6/10 về chuyến thăm sắp tới của ông tới Bắc Triều Tiên.
Ngoại trưởng Pompeo nói: “Điều quan trọng là chúng tôi cần lắng nghe nhà lãnh đạo Nhật Bản trước khi tôi đến Bình Nhưỡng để đảm bảo rằng chúng ta hoàn toàn đồng bộ về các chương trình tên lửa, vũ khí hóa học và sinh học.” Ông nói thêm rằng ông cũng dự định sẽ nêu lên vấn đề người Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc.
Thủ tướng Abe nói ông nghĩ rằng các cuộc thảo luận của ông với ngoại trưởng Mỹ chứng tỏ với thế giới rằng liên minh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ “mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cũng sẽ thăm Hàn Quốc và Trung Quốc trong chuyến công du này.
Tại Bình Nhưỡng, Ngoại trưởng Pompeo dự kiến sẽ đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa với lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Ông Pompeo nói trên đường đến Nhật Bản rằng mục tiêu của cuộc họp với Bắc Triều Tiên là “để đảm bảo chúng tôi hiểu những gì mỗi bên đang thực sự cố gắng đạt được … và làm thế nào chúng tôi có thể thực hiện các cam kết” tại Singapore, nơi lãnh tụ Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã họp thượng đỉnh lịch sử hồi tháng 6.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết ông cũng muốn xác định ngày giờ cho hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa lãnh tụ Kim và Tổng thống Trump.
Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm còn ở mức 3,7%
Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ chỉ còn 3,7% trong tháng 9–mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969–cho thấy việc thuê mướn kéo dài kỷ lục đã giúp hàng triệu người Mỹ đi làm trở lại.
Chủ nhân chỉ mang thêm 134.000 việc làm trong tháng trước, ít nhất trong một năm, Bộ Lao động Mỹ loan báo ngày 5/10.
Trong những tháng gần đây, người tiêu dùng giàu lên và chi tiêu của các cơ sở kinh doanh đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và khuyến khích chủ nhân tiếp tục thuê mướn nhân công. Người Mỹ tin tưởng vào triễn vọng của nền kinh tế được thúc đẩy vì có thêm công ăn việc làm và có những chỉ dấu cho thấy lương cao. Tăng trưởng trong tháng 9 đã nới rộng mức tăng trưởng của việc làm hàng tháng trong 8 năm rưỡi liên tiếp.
Thêm vào đó vào ngày 5/10, chính phủ xét lại ước lượng thuê mướn nhân công trong tháng 7 và tháng 8 và tăng thêm 87.000 việc làm nữa. Cho đến nay, trong năm nay, tăng trưởng việc làm hàng tháng trung bình là 208.000, tăng hơn so với mức độ 182.000 việc làm của toàn năm ngoái.
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, dù ảnh hưởng của việc thuê mướn công nhân sẽ có thể không cảm nhận được cho tới sang năm, các kinh tế gia nói. Chính quyền ông Trump đã áp đặt thuế quan lên thép và nhôm nhập khẩu cũng như gần một nửa hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Hầu hết các doanh nghiệp Mỹ sẽ tìm cách thích ứng với chi phí cao, ít nhất đối với hiện nay, các kinh tế gia nói, và tránh sa thải công nhân.
Dù vậy trong trường hợp thuế quan vẫn còn hiệu lực toàn diện trong năm tới, khoảng 300.000 việc làm có thể mất, theo như ước lượng của ông Mark Zandi, kinh tế gia trưởng của Moody’s Analytics.
Các nhà sản xuất, phụ thuộc nhiều vào các thị trường nước ngoài hơn là các công nghiệp khác, đã thêm vào 18.000 việc làm trong tháng qua, một dấu hiệu cho thấy cho đến nay chiến tranh thương mại ít ảnh hưởng đến việc thuê mướn nhân công.
VOA sa thải 15 nhân viên ban tiếng Hausa
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ-VOA hôm 4/10 loan báo đã sa thải, hoặc đề nghị sa thải, hơn phân nửa nhân viên ban tiếng Hausa, sau khi kết quả điều tra cho thấy các nhân viên trong cuộc đã nhận tiền một cách bất chính từ một quan chức nước ngoài vùng Tây Phi.
Giám Đốc VOA Amanda Bennett loan báo tin này cho toàn thể nhân viên của đài trong một email. Bà viết:
“Tôi rất đau lòng phải báo cho các bạn biết rằng Ban giám đốc đã quyết định sa thải, hoặc đề nghị sa thải, 15 thành viên trong ban tiếng Hausa, dựa trên các luật lệ và quy định liên bang.”
Bà Bennett nói quyết định này được đưa ra sau nhiều cuộc điều tra thực hiện cùng lúc bởi VOA và Văn phòng Tổng Thanh tra vào những hành vi sai trái mà nhiều thành viên ban Hausa bị cáo buộc đã phạm, kể cả nhận tiền của một quan chức trong khu vực phát sóng của mình.
Các chương trình tiếng Hausa đến với 20 triệu thính giả/độc giả hàng tuần. Cử tọa chính của chương trình là tại Nigeria nhưng chương trình còn được phát sóng tới các nước khác như Niger, Ghana, Chad và Cameroon.
Trong 15 nhân viên bị sa thải có Trưởng Ban tiếng Hausa, mặc dù cá nhân ông không bị tình nghi có nhận tiền để bỏ vào túi riêng. Hôm thứ Năm 4/10, tất cả 15 người đã bị chặn ngay trước cửa vào Đài VOA. Họ được yêu cầu trả lại thẻ nhân viên tại chỗ, và trao thư cho nghỉ hoặc đề nghị nghỉ việc.
Nhân viên ban Châu Phi nói không thấy có chứng cớ là các chương trình hoặc bài vở của ban Hausa bị ảnh hưởng bởi các khoản tiền bất chính, tuy vậy Giám đốc Bennettt cho biết một cuộc điều tra riêng rẽ vẫn được tiến hành để quyết định xem có bài vở, chương trình nào bị ảnh hưởng hay không. Bà nói nếu có, VOA sẽ xử lý tức thời và minh bạch.
Một giới chức cấp cao của VOA không bình luận về số tiền bất chính là bao nhiêu. Tuy nhiên, việc phân phát “phong bì đầy tiền mặt” cho các phóng viên trong các cuộc họp báo, là chuyện “thường xuyên xảy ra” ở Nigeria.
Giám đốc ban Châu Phi của VOA nói tất cả mọi nhân viên VOA hiểu rất rõ đó là điều cấm kỵ.
Một giới chức đại sứ quán Nigeria ở Washington từ chối bình luận về tin này, nói rằng đây là một vấn đề nội bộ của Đài VOA.
Giám Đốc Bennett nói bà đã hành động để bảo vệ tính chính trực và thanh danh của VOA, một cơ quan truyền thông liên bang phục vụ 230 triệu thính giả/độc giả mỗi tuần với các chương trình tin tức, thời sự phát đi bằng 40 ngôn ngữ khác nhau.
https://www.voatiengviet.com/a/voa-sa-thai-15-nhan-vien-ban-tieng-hausa/4601579.html
Trung Quốc dùng chip để hack máy chủ
gần 30 công ty và tổ chức Mỹ
Một bài báo của Bloomberg Businessweek hôm 4/10 dựa trên nhiều nguồn tin từ chính phủ và khu vực tư nhân cho biết Trung Quốc đã lén cài đặt các chip nhỏ như hạt gạo vào các máy chủ để hack gần 30 công ty và tổ chức ở Mỹ, bao gồm cả công ty lớn như Apple và Amazon, thậm chí cả Bộ Quốc phòng Mỹ.
Sự việc được phát hiện từ năm 2015 khi Amazon thâu tóm một công ty mới nổi là Elemental Technologies. Trong quá trình kiểm tra các máy chủ của Elemental, các chuyên gia an ninh đã phát hiện những con chip nhỏ như hạt gạo được gắn trong đó, dù chúng không có trong thiết kế ban đầu của bản mạch chủ. Amazon ngay sau đó đã báo cáo sự việc lên chính quyền Mỹ.
Điều đáng ngại theo bài báo của Bloomberg là các máy chủ của Elemntal cũng được sử dụng trong trung tâm dữ liệu Bộ Quốc phòng Mỹ, CIA, và mạng lưới tàu chiến Mỹ.
Apple cũng phát hiện các con chip trong máy chủ của mình vào năm 2015.
Tất cả các công ty và tổ chức này của Mỹ đều sử dụng máy chủ của công ty Supermicro do một kỹ sư Đài Loan và vợ thành lập ở San Jose, Mỹ. Tông ty này chuyên thiết kế và sản xuất các bản mạch chủ cho hầu hết các công ty ở Thung lũng Silicon, theo Bloomberg. Cá bản mạch chủ của họ dù được thiết kế ở Mỹ nhưng các sản phẩm lại được sản xuất bởi các nhà thầu ở Trung Quốc.
Bloombert trích lời một quan chức Hoa Kỳ cho biết bên cạnh Apple, các microchip này có thể đã ảnh hưởng tới gần 30 công ty và tổ chức, bao gồm cả một ngân hàng lớn, các nhà thầu chính phủ.
Những tiết lộ trong bài báo làm tăng áp lực lên Lầu Năm Góc cũng như Amazon và các công ty khác, khiến họ phải đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ an toàn cho hệ thống điện toán của họ trong một thị trường toàn cầu, và các vi mạch thiết yếu đa số được sản xuất ở Trung Quốc.
Đại diện đảng Dân chủ Adam Schiff ở California nói rằng Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ nên tìm kiếm thêm thông tin từ các cơ quan về việc liệu Trung Quốc có tìm cách thâm nhập vào chuỗi cung ứng máy tính-chip điện tử hay không.
Mỹ sẽ thua
trong cuộc chiến sáng tạo, đổi mới với TQ?
Forbes nhận định cuộc bầu cử giúp ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ không chỉ cho thấy dân Mỹ chia rẽ ra sao trong năm 2016, mà còn chỉ ra việc doanh nghiệp ở nhiều tiểu bang không giáp biển bị “lơ” như thế nào.
Tại Hội nghị 30 Under 30 của Forbes diễn ra ở Boston, nhà sáng lập AOL Steve Case cho hay giới doanh nhân ở vùng trung tâm nước Mỹ không thể bị bỏ qua thêm nữa. Nếu họ bị “ra rìa”, Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến đổi mới toàn cầu, và Trung Quốc sẽ trở thành nước đi đầu trong sáng tạo kinh doanh và khởi nghiệp.
Ông Case phát biểu như trên khi bình luận về việc Forbes cho ra mắt danh sách Top 10 Thành phố Mới nổi dành cho các Startup. Một trong các lý do danh sách này ra đời là để khuyến khích các nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nhân rót vốn vào các thành phố cách xa nhiều trung tâm đổi mới, sáng tạo truyền thống như Thung lũng Silicon, New York hay Boston.
“Hy vọng rằng danh sách mới này sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh mạo hiểm tại các thành phố. Chúng tôi làm thế để có nhiều cơ hội hơn, nhiều khả năng đất nước thống nhất hơn”, ông Case cho hay.
Sếp AOL trích dữ liệu từ Viện Pew cho thấy 75% người Mỹ lo lắng về tương lai. Trước đó, nghiên cứu cũng do viện này thực hiện cho biết 72% dân Mỹ lo lắng về khả năng máy móc tiếp quản công ăn việc làm đang do con người thực hiện. Họ lo lắng về công nghệ, “họ cảm thấy như tương lai không giúp mà còn làm tổn thương họ”, ông Case nói.
Nhà sáng lập AOL kiêm giám đốc điều hành hiện thời của hãng Revolution cho biết Trung Quốc đang đi lên nhanh chóng, và là mối đe dọa thực sự với quyền và vị thế số một của Mỹ trong kinh doanh. “Không nghi ngờ gì về việc họ là cường quốc. Nếu chúng ta không tiếp tục đổi mới và đổi mới một cách toàn diện hơn, chúng ta có nguy cơ thua trước Trung Quốc”, ông Case nhận định.
Chủ tịch kiêm CEO Sinovation Ventures, ông Kai-Fu Lee, cho biết lý do lớn khiến Trung Quốc đi lên là vì nước này không còn sao chép Mỹ, mà tự tạo đường đi riêng. “Trung Quốc bắt đầu với tư cách bản sao chép, không thể phủ nhận điều này. Cũng tương tự như cách Facebook làm với Snapchat. Song giờ đây không còn như thế. Các doanh nghiệp Trung Quốc bây giờ thực sự nghĩ về mục tiêu táo bạo và theo đuổi mục tiêu đó. Xây dựng một mô hình không dễ gì ăn cắp được và các đối thủ của bạn sẽ không có cơ hội đánh bại bạn”, ông Lee nói.
Câu hỏi lớn đặt ra với giới doanh nhân Trung Quốc là làm thế nào để lập doanh nghiệp không thể bị sao chép. Ông Lee chỉ vào hãng Ele.me như ví dụ điển hình về sự đổi mới của Trung Quốc. Công ty được Alibaba mua lại đầu năm nay, cung cấp nền tảng giao thực phẩm lớn, hứa hẹn giao thức ăn trong vòng 30 phút kể từ lúc khách hàng gọi dịch vụ từ hơn 200.000 nhà hàng ở 250 thành phố.
Ông Lee cho rằng Mỹ hiện phụ thuộc quá nhiều vào Thung lũng Silicon, nơi Steve Jobs là một trong những biểu tượng mà giới doanh nhân nỗ lực trở thành. Ngoài ra, ông Lee cũng cảnh báo các doanh nhân Mỹ khi hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, nơi có văn hóa khác biệt rất nhiều so với Mỹ. “Đừng tự động giả định rằng mở rộng làm ăn đến Trung Quốc là bước kế tiếp… Nơi đó là thế giới song song rất khác”, ông Lee nói.
Sếp AOL thì kết luận rằng Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong một lĩnh vực, đó là trí tuệ nhân tạo (AI). Dù vậy, sự ganh đua giữa hai bên vẫn chưa kết thúc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/23974-my-se-thua-trong-cuoc-chien-sang-tao-doi-moi-voi-tq.html
Mỹ-Philippines tăng cường tập trận chung
Philippines sẽ gia tăng các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ trong năm tới để xây dựng các mối quan hệ với một đồng minh cũ đáng tin cậy trong trường hợp Trung Quốc đe dọa các tuyên bố chủ quyền của Manila trên biển, dù tình hữu nghị Bắc Kinh-Manila ngày càng tăng.
Washington và Manila đồng ý tổ chức 281 cuộc tập trận trong năm 2019 so với 261 cuộc tập trận trong năm nay, trang mạng của Lực lượng Vũ trang Philippines cho biết trong một tuyên bố ngày 1/10. Cả hai bên “mong đợi một sự hợp tác tiến triển, chặt chẽ” trong việc chống khủng bố, an ninh hàng hải, viện trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tuyên bố nói.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã hạ giảm sự trợ giúp của quân đội Mỹ kể từ khi nhậm chức vào năm 2016 và xây dựng các mối quan hệ với Trung Quốc, đối thủ địa chính trị của Hoa Kỳ. Tuy nhiên nhiều người Philippines, đặc biệt là những người trong ngành quốc phòng, cho thấy họ tin tưởng nhiều hơn vào nước Mỹ, quốc gia đã chiếm cứ quần đảo Đông Nam Á này làm thuộc địa trước Thế Chiến Thứ Hai.
Về phần mình, Bắc Kinh đã xây dựng các đảo nhân tạo và điều động các thiết bị quân sự đến Biển Đông, nơi chính phủ cộng sản Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Philippines và 4 nước khác. Việc gia tăng các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ cho thấy ông Duterte hiện công nhận các lo ngại về Trung Quốc, các chuyên gia nói.
Các cuộc tập trận hải quân qui mô lớn hàng năm giữa Hoa Kỳ và Philippines tại Biển Đông ngưng lại vào năm 2017. Ông Duterte đã lên tiếng mạnh mẽ chống lại sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Ông tuyên bố “từ giã nước Mỹ” vào tháng 12 năm 2016 sau khi Washington nêu nghi vấn về chiến dịch bài trừ ma túy của ông.
Hiện nay ông Duterte muốn khôi phục lại các quan hệ quân sự để chứng tỏ ông đang cân bằng các quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Giáo sư Jay Batongbacal về các quan hệ hàng hải quốc tế tại trường đại học Philippines nhận định. Các cuộc tập trận năm 2019 sẽ có hiệu quả là đưa Manila trở lại mức độ tập trận chung trước thời ông Duterte, Giáo sư Batongbacal nói tiếp.
Các quan hệ quân sự giữa Washington và Manila được chi phối bởi hiệp ước phòng vệ hỗ tương ký kết năm 1951 (quy định nước này có nghĩa vụ phải hỗ trợ nước kia trong trường hợp bị tấn công) cũng như Thỏa thuận hai Lực lượng thăm viếng lẫn nhau có từ 19 năm trước.
Lực lượng Vũ trang Philippines được công chúng ủng hộ vào năm ngoái sau khi đánh bại phiến quân Hồi Giáo theo Nhà nước Hồi Giáo sau 5 tháng chiến đấu để kiểm soát một thành phố miền nam, Phó giáo sư Eduardo Araral thuộc trường về chính sách công Đại học Quốc gia Singapore nói. Hoa Kỳ viện trợ vũ khí cho cuộc chiến tranh này.
“Sự kiện Philippines được đồng minh Hoa Kỳ hỗ trợ có nghĩa là Tổng thống Philippines có thể tiếp tục đa dạng các quan hệ ngoại giao của Manila và lựa chọn các chính sách ngoại giao mà không gặp nhiều nguy cơ thêm nữa và ông có thể tiếp tục giữ cho quân đội hài lòng bằng cách trao cho họ những gì họ muốn,” theo ông Fabrizio Bozzato, một nhà nghiên cứu chuyên về châu Á và Thái Bình Dương thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan.
Indonesia, Malaysia và Việt Nam đã soạn thảo những chiến lược ngoại giao tương tự, giao dịch cả với Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ.
Ông Duterte không tỏ dấu hiệu gì cho thấy ông tách khỏi Trung Quốc. Bắc Kinh và Manila hiện nhắm ký kết một thỏa thuận thăm dò chung dầu mỏ và khí đốt dưới đáy biển, dù nhiều người Philippines lo ngại về sự gia tăng các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp Trường Sa.
Năm tới các cuộc tập trận Hoa Kỳ-Philippines sẽ không quan trọng hơn nước Mỹ mong muốn, ông Araral nói. Họ sẽ tránh “những cuộc tập trận đổ bộ lớn làm Trung Quốc phản đối”, ông Araral nói tiếp.
Washington hy vọng giữ cho mối quan hệ với Philippines được vững mạnh trong khuôn khổ một liên minh rộng rãi hơn với các nền dân chủ châu Á trong đó có Hàn Quốc và Nhật Bản, các chuyên gia nhận xét. Liên minh này sẽ kiểm soát một cách hữu hiệu sự bành trướng của Trung Quốc trên biển.
Vấn đề Philippines đặc biệt có ý nghĩa vào lúc này, khi sự chống đối của cư dân địa phương tại các căn cứ của Mỹ ở Okinawa và Hàn Quốc ngày càng tăng, theo ông Araral.
Liên hiệp quốc cần 50,5 triệu đô la
giúp nạn nhân Sóng thần Indonesia
Liên hiệp quốc cho biết đang quyên góp 50,5 triệu đô la từ các cộng đồng quốc tế để trợ giúp cho 191.000 người Indonesia bị ảnh hưởng vì động đất và sóng thần tại trung tâm đảo Sulawesi hồi tuần trước.
Liên hiệp quốc loan báo kế hoạch này vào ngày 5/10, nói rằng cơ quan đang phát triển một chương trình tham khảo các đối tác trong chính phủ Indonesia. Kế hoạch lúc đầu cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong 3 tháng tới.
Con số tử vong do động đất và sóng thần vào ngày 28/9 tại trung tâm Sulawesi đã vượt quá 1.500 người và khỏang 2.500 người bị thương nặng. Liên hiệp quốc nói trong một thông cáo là có 113 người vẫn còn mất tích. Khoảng 70.000 người phải sơ tán.
Trong khí đó Antara News loan báo là khu chợ chính của thành phố đã mở cửa trở lại dưới sự canh phòng cẩn mật của các bảo vệ vũ trang, dù một số quầy hàng vẫn còn đóng cửa. Các người buôn bán nói với một hãng tin Indonesia là họ sợ bị cướp giật.
Điện đã được phục hồi tại một vài phần của thành phố với dân số 370.000 người, và chịu thiệt hại nặng nề vì tai họa này. Các cửa hàng đã mở cửa, và một số nhỏ các chuyến bay thương mại dự trù hoạt động trở lại tại phi trường hư hại của thành phố.
Cứu trợ khẩn cấp đến Sulawesi chậm, nhà cầm quyền bắt đầu tăng cường an ninh để chấm dứt nạn cướp bóc do các cư dân tuyệt vọng đang tìm kiếm thức ăn và nước uống gây ra.
Trận động đất mạnh 7,5 độ Richter đã gây ra sóng thần biến nhiều nhà cửa tại Palu thành những đống đổ nát. Đường xá và cầu cống bị cuốn trôi, cô lập 3 quận gần Palu với hơn một triệu dân.
Indonesia với 18.000 đảo nằm trên “Vòng đai lửa” Thái Bình Dương và thường xảy ra động đất, núi lửa phun trào và sóng thần.
Vào năm 2004, một trận động đất mạnh 9,1 độ Richter ngoài khơi Sumatra gây nên sóng thần giết chết khoảng 230.000 người tại 14 quốc gia Thái Bình Dương. Khoảng một nửa con số tử vong xảy ra tại Indonesia.
Interpol yêu cầu Bắc Kinh xác minh
tình trạng của giám đốc Mạnh Hoàng Vỹ
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, tức Interpol, yêu cầu Trung Quốc xác minh tung tích của ông Mạnh Hoàng Vỹ, giám đốc của tổ chức này.
Tổng thư ký Tổ chức Cảnh sát Quốc tế, ông Juergen Stock cho biết hôm thứ Bảy 6/10 rằng Interpol đã yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ tình hình của giám đốc Mạnh, người được báo cáo mất tích.
Cảnh sát Pháp hôm 5/10 cho biết ông Mạnh được báo cáo đã mất tích sau khi về thăm quê hương Trung Quốc vào tuần trước.
Vợ của ông Mạnh đã liên lạc với cảnh sát thành phố Lyon, Pháp, nơi Interpol có trụ sở chính, sau khi không nhận được tin tức gì của chồng kể từ ngày ông khởi hành 29/9.
Tờ Hoa Nam Buổi Sáng của Hồng Kông dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết ông Mạnh, 64 tuổi, đang bị điều tra ở Trung Quốc và đã bị bắt đi thẩm vấn ngay sau khi máy bay của ông hạ cánh.
Ông Stock, người điều hành hoạt động hàng ngày của Interpol, nói trong một tuyên bố trên trang web của tổ chức này: “Interpol đã yêu cầu Bắc Kinh thông qua các kênh thực thi pháp luật chính thức của chính quyền Trung Quốc làm rõ về tình trạng của giám đốc Mạnh Hoàng Vỹ. “
Tuyên bố nói tiếp: “Interpol trông chờ trả lời chính thức từ các nhà chức trách Trung Quốc để giải quyết những lo ngại về tình trạng của giám đốc Mạnh.”
NATO lo ngại về tàu ngầm Nga
Các tàu ngầm của Nga hiện hoạt động tại miền nam châu Âu “gây lo ngại” cho khối NATO. Đây là tuyên bố của đô đốc Mỹ James Foggo, chỉ huy Bộ tư lệnh đồng minh các lực lượng liên quân Napoli, thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
Trong cuộc họp báo hôm qua, 05/10/2018, tại Lầu Năm góc, đô đốc Foggo nhắc lại rằng, trong những năm gần đây, Nga đã hiện đại hóa kho vũ khí dưới biển, với việc sử dụng các tàu ngầm thế hệ mới. Theo lời vị đô đốc Mỹ, sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga hiện đang hoạt động ở vùng Hắc Hải và Đông Địa Trung Hải. Các tàu ngầm này được trang bị tên lửa tầm xa Kalibr, có thể bắn tới bất cứ thủ đô nào của châu Âu.
Trong những tháng gần đây đã xảy ra các vụ tàu ngầm nguyên tử và oanh tạc cơ chiến lược của Nga xâm nhập khu vực gần bờ biển các quốc gia thành viên NATO.
Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang chuẩn bị tổ chức các cuộc tập trận lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai, mang tên “Trident Juncture 18”, tại Na Uy vào cuối tháng 10, huy động đến 45 ngàn quân. Theo lời đô đốc Foggo, các cuộc tập trận này sẽ mô phỏng việc phòng thủ một quốc gia thành viên NATO chống một đối thủ đã vượt qua biên giới một đồng minh của NATO.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181006-nato-lo-ngai-ve-tau-ngam-nga
Đi nước cờ “hiểm”,
Nga khiến không ai dám động vào Crimea?
Một chuyên gia quân sự Nga cho rằng, “không còn nghi ngờ gì nữa” về việc chính quyền Tổng thống Vladimir Putin đã đưa các tên lửa hạt nhân đến bán đảo Crimea. Thông tin này chắc chắn sẽ khiến cả Kiev và phương Tây đều lo ngại.
Chuyên gia quân sự Pavel Felgenhauer cho rằng, Nga đã từ bỏ các hiệp ước để tăng cường năng lực phòng thủ ở khu vực bán đảo tranh chấp.
“Đối với Moscow, bán đảo Crimea là một phần lãnh thổ của Nga, vì vậy các thỏa thuận về không phổ biến vũ khí hạt nhân không khiến Moscow phải lo ngại”, ông Felgenhauer đã nói như vậy trên tờ Gordonua.
“Nói chung, có rất nhiều vũ khí chiến thuật ở Liên bang Nga – theo các ước tính khác nhau, con số phải lên tới 10.000 vũ khí”, chuyên gia Felgenhauer nói.
Nói về thỏa thuận năm 1991 được ký giữa Mỹ và Nga về việc không triển khai vũ khí trên các tàu và máy bay, ông Felgenhauer tin rằng, đó chỉ là “một thỏa thuận bằng miệng” và nó “thực sự không được thực hiện”.
“Rõ ràng, Nga sẽ không xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của các vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, vũ khí hạt nhân đã được triển khai đến đó”, chuyên gia Felgenhauer khẳng định.
Những phát biểu trên của ông Felgenhauer được đưa ra chỉ 24 giờ sau khi Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cáo buộc rằng, bán đảo Crimea đang được Tổng thống Nga Putin sử dụng như “một căn cứ quân sự lớn”.
“Hiện tại, Crimea đã biến thành một căn cứ quân sự lớn của Nga. Chúng tôi không biết chính xác họ có gì ở đó. Chúng tôi có sự nghi ngờ hợp lý rằng có thể có vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea, hoặc ít nhất là cơ sở hạ tầng cho vũ khí hạt nhân”, ông Klimkin cho biết hôm 2/10.
Hàng ngàn binh sĩ Nga đang được triển khai ở bán đảo Crimea kể từ khi nó được sáp nhập vào Nga năm 2014.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm 2014. Việc Crimea sáp nhập vào Nga xuất phát từ nguyên nhân là một cuộc đảo chính vũ trang ở Kiev , trong đó Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ. Crimea – một bán đảo tự trị thuộc Ukraine , đã từ chối không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev. Chính vì thế, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của họ với Ukraine và Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, hơn 96% người dân trên bán đảo Crimea lựa chọn ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập trở lại Nga – nơi họ vẫn luôn coi là “mái nhà” của mình.
Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo nhận được sự ủng hộ rộng khắp của người dân xứ sở Bạch Dương nhưng lại bị Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) ra sức phản đối. Mỹ và EU đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vụ sáp nhập nói trên.
Kể từ sau vụ sáp nhập, giới chức chính quyền Kiev luôn miệng khẳng định sẽ tìm mọi cách để lấy lại bán đảo Crimea. Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố sẽ xây dựng quân đội Ukraine thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Âu để quay trở lại giành bán đảo Crimea. Phương Tây cũng liên tiếp gây sức ép để buộc Moscow phải trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Hàng loạt các biện pháp trừng phạt đã được các nước phương Tây tung ra nhằm vào Nga vì vấn đề Ukraine và Crimea.
Tuy nhiên, Nga cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Nga dường như cũng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ mối đe doạ nào nhằm vào Crimea khi liên tục tăng cường sức mạnh phòng thủ trên bán đảo này bằng việc triển khai hàng loạt vũ khí tối tân, thiện chiến của mình.
Nghị sĩ Nga Vyacheslav Alekseyevich Nikonov từng cảnh báo, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Crimea.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/23975-di-nuoc-co-hiem-nga-khien-khong-ai-dam-dong-vao-crimea.html
Nga : Đạo diễn Ukraina Oleg Sentsov
ngừng tuyệt thực sau 145 ngày
Hôm qua, 05/10/2018, cơ quan quản lý trại giam Nga thông báo, đạo diễn điện ảnh người Ukraina Oleg Sentsov, người chống đối kịch liệt Nga sáp nhập Crimé đang bị chính quyền Matxcơva giam giữ, đã chấm dứt tuyệt thực đòi tự do cho tù chính trị Ukraina tại Nga. Thông tin trên đã được xác nhận ngay sau đó qua tin nhắn của Sentsov gửi luật sư riêng của ông.
Thông tín viên RFI tại Matxcơva Daniel Vallot tường trình :
« 145 ngày tranh đấu, mất 20 cân và một cơ thể suy sụp : Mục tiêu không đạt ». Đó là thừa nhận cay đắng của Oleg Sentsov trong thông điệp dài chục dòng thông báo ông ngừng tuyệt thực. Đạo diễn điện ảnh Ukraina từ bỏ tuyệt thực, theo ông nói là duy nhất chỉ vì lo sợ bị nhà tù cưỡng ép nuôi dưỡng. Đó là giải thích của ông với luật sư riêng Dmitri Dinze. Luật sư Dinze cho chúng tôi biết điện thoại :
« Kiểm tra các hệ cơ quan cơ thể cho thấy gan của ông bị tổn thương nhiều và một quả thận của ông có thể đã không còn hoạt động. Vì thế rất có thể ông sẽ bị chết và những người quản lý nhà giam cho ông biết họ sẽ buộc phải cưỡng chế nuôi dưỡng ông bằng cách trói ông vào giường và truyền dịch. Oleg đã rất khổ sở vì các sức ép của bác sĩ. Ông vẫn muốn tiếp tục tuyệt thực nhưng ông lo sợ bị biến thành xác sống thực vật. Ông sợ vì không còn có thể tự quyết định số phận của mình. »
Luật sư Dmitri Dinze hôm qua đã gặp Oleg Sentsov và đã nói chuyện với ông trong nhiều giờ. Ông cho chúng tôi biết, Oleg Sentsov muốn tiếp tục cuộc đấu tranh dưới hình thức khác. Nhưng trước mắt ông phải nghỉ ngơi để lấy lại sức.
Trong thông điệp chuyển qua luật sư của mình Oleg Sentsov viết : « Tôi biết ơn tất cả những ai đã ủng hộ tôi và xin lỗi những người mà tôi đã bỏ rơi ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181006-nga-dao-dien-ukraina-oleg-sentsov-ngung-tuyet-thuc-sau-145-ngay
Rumani : Trưng cầu dân ý
về cấm hôn nhân đồng tính
Tại Rumani, hôm nay, 06/10/2018, cử tri bắt đầu đi bỏ phiếu hai ngày cuối tuần trong cuộc trưng cầu dân ý về việc cấm hôn nhân đồng tính. Tuy có nhiều người kêu gọi tẩy chay, nhưng số phiếu thuận được dự báo là sẽ chiếm đa số.
Từ Bucarest, thông tín viên RFI Benjamin Ripoux tường trình :
Cuộc trưng cầu dân ý có thể dẫn đến việc cấm hôn nhân đồng tính ở Rumani được ghi vào Hiến pháp. Nhưng trên thực tế, dù số phiếu thuận chiếm đa số, sẽ chẳng có gì thay đổi, bởi luật hiện hành đã cấm hôn nhân giữa hai người đồng giới.
Một số người đã quyết định tẩy chay một cuộc bỏ phiếu, mà theo họ sẽ bêu xấu hơn nữa cộng đồng những người đồng tính. Như lời của cô Claudia Davison : « Người ta vẫn nghe những điều vô cùng sai lạc, chẳng hạn như những kẻ đồng tính thường hay bắt cóc trẻ con để hãm hiếp. Mức độ chống đồng tính ngày càng tăng. Bản thân tôi không biết mình sẽ có phản ứng như thế nào nếu tôi thuộc cộng đồng này, và nhất là làm sao có thể đừng quan tâm đến những điều đó. Nhưng rõ ràng là không thể không quan ngại với những gì đang diễn ra.
Điều đang diễn ra đó là cả một chiến dịch rầm rộ chống người đồng tính, mang tính dân túy, trên toàn quốc, để thúc giục cử tri đi bỏ phiếu. Chính phủ đã chi ra 35 triệu euro cho việc tổ chức trưng cầu dân ý, mở các phòng phiếu khắp mọi nơi. Trong việc này, chính phủ còn có sự hỗ trợ của Giáo hội Chính Thống Giáo, theo lời Claudia Davidson :
« Chúng ta thấy rõ là nhà nước Rumani đã cho phép các linh mục Chính Thống Giáo cứ mỗi đầu niên học đến giảng dạy cho học sinh cách thức chống những người đồng tính. Cũng chính nhà nước cho phép tổ chức các cuộc tranh luận trong thư viện trường học về đề tài xã hội chúng ta đang thay đổi một cách nguy hiểm, đe dọa đến gia đình gọi là « truyền thống ».
Mặc dù đã có lời kêu gọi tẩy chay, phe thuận chắc chắn sẽ giành thắng lợi, vì để cho cuộc bỏ phiếu có giá trị, chỉ cần có sự tham gia của ít nhất 30% cử tri.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181006-rumani-trung-cau-dan-y-ve-cam-hon-nhan-dong-tinh
Latvia bầu Quốc Hội :
Phe thân Nga và dân túy trong thế mạnh
Người dân Latvia ngày 06/10/2018 đi bầu Quốc Hội. Kết quả cuộc bầu cử rất có thể sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Sự trỗi dậy của phe dân túy có thể tạo thuận lợi cho việc thành lập một liên minh chính phủ có xu hướng thân Nga tại đất nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nhỏ bé này.
Thông tín viên khu vực, Marielle Vitureau giải thích :
Chưa có lúc nào người dân Latvia lại do dự như thế này trước một cuộc bỏ phiếu. Họ phải chọn lựa giữa 16 đảng, đại diện cho mọi xu hướng chính trị. Trong số này, có 5 đảng mới và đảng có xu hướng dân túy nhất rất có thể có được một tỷ lệ ủng hộ rất cao.
Bài diễn văn chống tầng lớp lãnh đạo đang làm mê hoặc. Nhưng khả năng đảng này liên minh với Harmonie, đảng của những người nói tiếng Nga tại Latvia, vốn dĩ chiếm đến ¼ dân số khiến nhà chính trị học, bà Vita Matisa quan ngại.
Bà nói : ʺTừ lâu nay, đây là lần đầu tiên, người ta có thể thấy xuất hiện một liên minh được hình thành với chính đảng mà cách nay không lâu vẫn còn có liên hệ với đảng của ông Putin.ʺ
Những năm gần đây, đảng Hài Hòa (Harmonie) đã tiến hành một sự thay đổi, đưa ra một hình ảnh mang xu hướng xã hội – dân chủ và thu hút nhiều gương mặt chính trị Latvia. Đảng này đang điều hành thành phố Riga từ năm 2009.
Nhưng xu hướng thân Nga vẫn còn đó. Đảng này đã không hề lên tiếng tố cáo hành động xâm chiếm bán đảo Crimée và luôn phản đối các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga. Một liên minh như thế sẽ cần đến một đồng minh thứ ba. Chính đối tác này rất có thể làm nên sự khác biệt và gây nhiễu các dự đoán ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181006-latvia-bau-cu-quoc-hoi-phe-than-nga-va-dan-tuy-trong-the-manh
Vì sao cảnh sát Ba Lan phải khiêng quan tài biểu tình?
Hơi 20 nghìn cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, biên phòng Ba Lan xuống đường ở Warsaw hôm 2/10 đòi tăng lương.
Các nhóm cảnh sát từ nhiều vùng của Ba Lan đã về thủ đô, mang theo hình nộm thứ trưởng Bộ Nội vụ Jaroslaw Zielinski, và các khẩu hiệu đả phá chính quyền.
Theo trang Gazeta Wyborcza, một khẩu hiệu nói “Đừng biến chúng tôi thành ăn mày”.
Quan tài được khiêng theo dòng người biểu tình để nói lên tình trạng “lương chết đói”.
Một khẩu hiệu khác ghi dòng chữ:
“Nói không với những kẻ đào mồ chôn ngành cảnh sát.” Trước Dinh Tổng thống Ba Lan ở Warsaw, một nhóm công an cảnh sát đặt quan tài gỗ xuống với dòng chữ ” Cảnh sát đã chết sau nhiều lần cấp cứu không thành”.
Hôm 2/09, chính phủ Ba Lan đã hứa tăng lương cho cảnh sát, cảnh vệ nhưng khoản tăng không làm nghiệp đoàn cảnh sát thỏa mãn.
Quanh việc năm tướng công an VN ‘hưu sớm’
Người Việt ở Ba Lan trong mắt người bản xứ
Biểu tình phản đối đại biểu QH Nguyễn Văn Thân
Ba Lan biểu tình phản đối cải cách tư pháp
Họ kéo về thủ đô để trao cho Văn phòng Thủ tướng một yêu sách là cần tăng thêm lên khoản tiền trung bình 150 USD cho một tháng lương.
Đoàn người cũng thổi còi, hô khẩu hiệu nhưng các cuộc biểu tình của ngành nghề khác.
Thu nhập thấp và bị cắt lương
Hiện Cộng hòa Ba Lan có chừng 100 nghìn nhân viên công an, cảnh sát trên 38 triệu dân.
Hiện nay, sỹ quan cảnh sát cao cấp của Ba Lan cũng chỉ nhận khoản tiền hàng tháng bằng 1000 USD sau khi đã trừ thuế.
Lương của một cảnh sát viên bình thường chỉ chưa tới 500 USD, theo Reuters trích nguồn là trang web của ngành cảnh sát Ba Lan.
Sau thay đổi thế chế năm 1989, cảnh sát trở thành ngành nghề phi chính trị và có nghiệp đoàn như mọi nghề khác.
Theo nhà báo Mạc Việt Hồng ở Warsaw, “công an ở Ba Lan có lương hiện đang khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội”.
“Vì các khu vực khác, nhất là khu vực kinh tế tư nhân lương theo quy luật cung/cầu nên đã tăng khá nhanh trong vài năm qua, khi kinh tế Ba Lan phát triển tốt và Ba Lan trở thành quốc gia thiếu lao động. Trong khi đó, lương cảnh sát do nhà nước ấn định lại tăng chậm hơn hay gần như không tăng,” bà Mạc Việt Hồng chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.
Gần đây, một số cảnh sát bị phê phán đã nặng tay trấn áp biểu tình đòi tự do và bảo vệ hiến pháp của các nhóm vận động phê phán chính phủ cánh hữu Ba Lan.
Một số tờ báo cảnh cáo rằng cá nhân các nhân viên cảnh sát đánh đập người biểu tình có thể sẽ bị kiện vì tội bạo hành.
Hồi đầu năm 2017, một luật tẩy trừ di sản cộng sản bắt đầu có hiệu lực, ở Ba Lan, hạ lương hàng nghìn cựu sỹ quan, nhân viên công an cảnh sát chế độ XHCN cũ.
Chừng 18 nghìn nhân viên công an từng làm việc từ 22/07/1944 đến 31/07/1990 bị trừ lương hưu xuống 2000 zlotys (470 USD) một tháng.
Luật nhắm vào những nhân viên bộ máy an ninh cảnh sát hệ thống xã hội chủ nghĩa thời trước được Tổng thống Andrzej Duda ký cuối năm 2016.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45764016
TC Than Bị Mỹ ‘Kề Dao Vào Cổ’
Vi Anh
Tin Reuters, hôm 24-9 Mỹ tăng quan thuế hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc và Bắc Kinh áp thuế mới với số hàng trị giá 60 tỷ USD của Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 24/9, khiến thị trường tài chính toàn cầu chấn động, dĩ nhiên trong đó có của TC không phải chấn động mà rớt xuống đỏ sàng.
Thì một ngày sau hôm 25/9, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen (Vương Thụ Văn) cũng là trưởng đoàn đàm phán tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 25/09/2018 tại Bắc Kinh, rất khó để tiếp tục đàm phán thương mại với Washington trong khi “Mỹ kề dao vào cổ Trung Quốc”.
Ông Wang Shouwen nói, các cuộc hội đàm thương mại song phương chỉ có thể tiếp diễn dựa trên “thiện chí” của Mỹ. “Hiện thời, Mỹ đã áp đặt một biện pháp hạn chế thương mại cực lớn… làm thế nào các cuộc đàm phán có thể tiếp tục? Đó không phải là một cuộc thương thuyết công bằng”, quan chức trên nói đồng thời nhấn mạnh Mỹ đã từ bỏ sự hiểu biết chung với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng dẫn lời một quan chức ngoại giao hàng đầu của nước này tuyên bố tại một cuộc họp ở New York rằng, các cuộc đàm phán với Mỹ không thể diễn ra trong bối cảnh “đe dọa và thúc bách”.
Thế là các cuộc thương thuyết cấp trung mới, dự trù diễn ra trong vài tuần tới giữa hai bên cũng bị hủy bỏ sau khi Bắc Kinh cuối tuần trước quyết định không cử phái đoàn sang Washington. Như vậy là phía TQ huỷ bỏ cuộc đàm phán chớ không phải Mỹ.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vì thế càng ngày càng nghiêm trọng hơn. TC công bố «sách trắng» khẳng định muốn xuống thang, chấp nhận thu hẹp bất đồng với đối tác tức là Mỹ.
Vấn đề đặt ra là TQ chọn thế đương đầu với Mỹ hay đình chiến, ‘hoãn xung’ với Mỹ để thời gian sẽ phôi pha, hàn gắn. Theo ông Vương Thụ Văn, Bắc Kinh không đóng cửa đối thoại với Mỹ, nhưng tất cả tùy thuộc hoàn toàn ở Washington và với các điều kiện «không bị dao kề cổ, phải được đối xử ngang hàng, tôn trọng lẫn nhau». Thế là TC coi như Châu Du thua trí, thua kế Mỹ với TT Trump như Khổng Minh Gia Cát Lượng, Châu Du phải kêu trời than, “Thiên sanh Do hà Thiên Sanh Lượng.”
Nhưng tờ báo Hoàn Cầu Thời Báo chuyên thượng tôn Hán tộc, quá khích của Đảng Nhà Nước TC ráng giữ mặt mày lên tiếng nhận định cướp quyền của độc giả thay vì đưa tin, ca ngợi quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho rằng đối đầu cũng là «điều hay»: giúp cho Mỹ và các nước khác, nếu không muốn trả giá nặng, thì phải chấp nhận sống chung hoà bình với Trung Quốc.
Nhưng bên cạnh ý kiến một chiều của TC qua Hoàn Cầu Thời Báo, có rất nhiều tranh luận tại Trung Quốc về cuộc đối đầu thương mại với Mỹ này.
Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc lẽ ra có thể tránh được đối đầu với Mỹ nếu không quá “duy ý chí’ quyết liệt trong việc gia tăng khoa trương ảnh hưởng. Trong 40 năm, theo lời khuyên của Ô Đặng tiểu Bình TQ nên ẩn nhẫn để phát triển, và TQ rất thành công trong tương quan với Mỹ. Tuy nhiên, điều này giờ đã thay đổi với Chủ Tịch Tập cận Bình muốn nhảy vọt lên là đệ nhứt siêu cường thế giới chiếm vai trò của Mỹ.
Thế là chiến tranh thương mại xảy ra và lôi kéo theo nhiều mặt trận khác như ở Biển Đông, ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An, TT Trump của Mỹ kêu gọi các nước chống Chủ Nghĩa Xã hội và chống TC xen vào bầu cử Mỹ 2018. Và trong nước Mỹ, nhân dân và chánh quyền Mỹ chống văn hoá vận, chống tâm lý chiến của TC. Tiêu biểu qua 90 Viện Khổng Tử của TC đặt ở các đại học Mỹ và qua phổ biến tuyên truyền của TC với màn hình lớn vượt bực 18×12 mét ở công trường Times Square New York, phát 24 giờ một ngày, 7 ngày 1 tuần.
Dân chúng TQ hoang mang từ lâu với kinh tế từng mở rộng với Mỹ bây giờ bị siết lại, bị Mỹ tung ra một cuộc chiến thương mại chống TC. Chính phủ Trung Quốc tìm cách xoa dịu, nhưng dân không tin, tuyên truyền của Đảng Nhà Nước TC hứa “Miễn là thị trường của chúng ta tiếp tục phát triển, Trung Quốc sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại”. Dân chúng TQ tự hỏi thị trường TQ phát triển thế nào khi mà hai thị trường lớn Bắc Mỹ và Tây Âu không còn thuận tiện trong giao thương bình thường với TQ nữa.
Yan Xuetong, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ quay trở lại tình trạng trì trệ và bị cô lập như trong thời kỳ Mao Trạch Đông.
Một số người lập luận rằng Trung Quốc lẽ ra có thể tránh được đối đầu với Mỹ nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục chính sách “náu mình chờ thời” mà ông Đặng Tiểu Bình đã đặt ra.
Trái lại ông Tập đã công khai hai chương trình tham vọng: kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu được gọi là sáng kiến Vành đai và Con đường và nỗ lực chiếm thế áp đảo trong các ngành công nghiệp tiên tiến được gọi là Made in China 2025. Cả hai đều bị chính quyền Trump chỉ trích.
Ô. Yun Sun, một nhà phân tích tại Trung tâm Stimson ở Washington, đánh giá,”Có thể làm điều tương tự nhưng không cần kiêu ngạo như vậy”, “Tôi tin rằng những người hoạch định chính sách ở Trung Quốc muốn thấy nhiều hành động hơn và quyết đoán hơn nhưng ông Tập đã đi quá xa”.
Giáo sư kinh tế về hưu Sun Wenguang chỉ trích sáng kiến Vành đai và Con đường, lập luận rằng thật vô lý khi chi nhiều tiền ở các nước khác trong khi Trung Quốc đang đối mặt với nhiều vấn đề trong nước. “Một số người quá nghèo nên không có tiền chữa bệnh, một số người không có lương hưu và một số không có điều kiện để đi học”, giáo sư Sun nói hồi tháng trước. “Nếu giới lãnh đạo vẫn chọn đi bơm tiền cho các nước khác thì nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội trong nước”.
Trong khi đó một số nước ngoài phản ứng dữ dội đối với TQ vì các dự án Vành đai và Con đường đã khiến chính phủ nước đó lâm vào cảnh nợ nần, tạo ra ít việc làm cho dân địa phương hay gây ô nhiễm môi trường. Nhiều người cũng cảnh báo về khả năng Trung Quốc can thiệp vào chính trị của các quốc gia nhỏ hơn.
Luo Jianbo, người đứng đầu Trung tâm Chính sách Đối ngoại Trung Quốc, viết “Tôi nhớ lại một chủ đề được tranh luận sôi nổi trên mạng bởi những người dùng Internet trẻ: Ai thực sự là đối thủ của Trung Quốc? Có phải nước Mỹ không? Nhật Bản? Nga?”. “Nếu chúng ta bình tĩnh suy nghĩ, câu trả lời có lẽ không nằm trong số đó. Đối thủ của Trung Quốc là chính chúng ta”.
Teng Jianqun, giám đốc nghiên cứu Mỹ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nói rằng chính phủ cần chấp nhận thực tế mới và nói với công chúng Trung Quốc rằng cuộc đối đầu sắp tới chỉ là khởi đầu của một cuộc chiến lâu dài.”Chúng ta cần để mọi người biết rõ rằng cuộc chiến thương mại này không phải là một cuộc cạnh tranh ngắn hạn”, ông nói, “mà là cuộc đối đầu sẽ quyết định tương lai của Trung Quốc”./.(VA)
https://vietbao.com/p123a286180/tc-than-bi-my-ke-dao-vao-co-
Trận Chiến của Tập Cận Bình Đã Khởi Đầu
Phạm Gia Đại
Ngay sau khi Tổng Thống Donald Trump tuyên bố đánh thuế $250 tỷ thêm tariffs vào hàng xuất cảng của Trung Cộng vào Hoa Kỳ, và có thể sẽ đánh thuế gấp đôi và nhiều hơn nữa khi cần thiết, Hoa Lục như đang ngồi trên lò than hồng. Lập tức Tập Cận Bình tìm mọi cách để tấn công lại Mỹ, không những trên bình diện thuế quan, mà còn trên tất cả mọi lãnh vực từ kinh tế, chính trị, cho đến tuyên truyền và dân vận. Hiện nay, mục tiêu tối thượng của họ Tập là tìm mọi cách để triệt hạ uy tín và triệt tiêu hy vọng tái trúng cử nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống Trump. Các quan sát viên nhận định rằng các đòn độc thủ của họ Tập còn nguy hiểm hơn nhiều so với các thế lực muốn hãm hại Hoa Kỳ như Nga hay Iran. Dưới mắt Tập Cận Bình, Tổng Thống Trump đang là trở ngại lớn cho Hoa Lục trên đà tiến đến mộng bá chủ thế giới vào năm 2049. Việc Tổng Thống Trump đang tăng thuế áp đặt lên các mặt hàng của Tầu nhập cảng vào Mỹ đã làm cho nên kinh tế Trung Cộng bị lung lay, làm chậm bước tiến kinh tế của Hoa lục và là con kỳ đà cản bước cho các chiến lược về “Con Đường Tơ Lụa”, và “Một Con Đường Một Vành Đai” của họ Tập.
Trung Cộng tuyên bố rằng họ có khoảng 30 triệu cư dân trong các cộng đồng người Tầu đang sinh sống trên Bắc Mỹ, và Trung Cộng sẽ tạo ảnh hưởng lên các cộng đồng này để họ sẽ không bỏ phiếu cho Tổng Thống Trump trong kỳ bầu cử nhiệm kỳ thứ 2 năm 2020. Tập Cận Bình đang dốc toàn lực từ hạ tầng cơ sở của Hoa Lục và trên thế giới, đồng thời dồn mọi nỗ lực chính trị và tuyên truyền, kích động và rỉ tai để đánh phá Hoa kỳ, đặc biệt nhắm vào cá nhân Tông Thống Donald Trump. Việc đánh phá càng gia tăng sau khi Tổng Thống Trump kêu gọi tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vừa qua rằng tất cả các nước phải chống lại chủ nghĩa xã hội vì nó chỉ đem lại sự tàn phá và nghèo đói mà thôi. Dưới tài đạo diễn của Bắc Kinh, các vở hài kịch, các màn chọc cười được trình diễn khắp nơi và ngay trên đất Hoa kỳ bởi các nghệ sỹ gốc Tầu ở Hollywood, Disneyland, và tại các trung tâm giải trí nhằm hạ uy tín và tuyên truyền rằng Tổng Thống Trump là người không thể xài được, rằng ông đang làm cho giới chăn nuôi và trồng trọt của Mỹ phá sản, và từ đó không nên bỏ phiếu cho ông. Các màn chiến tranh chính trị của họ Tập này đang tạo tác dụng chống Mỹ và khuấy động các nông dân và ngành chăn nuôi của Hoa Kỳ vì Trung Cộng trả đũa Mỹ bằng cách không mua thịt bò, lúa mì, đậu nành của Hoa Kỳ, và sẽ gây thiệt hại cho hai ngành nông sản và chăn nuôi của Mỹ lên đến hàng trăm tỷ. Chính trung tâm bán hàng lớn bậc nhất của Hoa kỳ là Walmart cũng lên tiếng rằng họ sẽ phải tăng giá hàng, và các hàng hóa nhập từ Hoa Lục sẽ không còn rẻ như trước nữa vì tăng mức thuế quan của Mỹ vào hàng từ Hoa lục.
Phó Tổng Thống Mike Pence ngày 4 tháng 10 vừa qua đã phải lên tiếng tố cáo China đang thực hiện các bước đi kinh tế đầy đe dọa, bên cạnh các xâm lấn về quân sự chống lại Hoa Kỳ, và âm mưu hạ uy tín Tổng Thống Trump, và làm phương hại đến các cơ hội được tái thắng cử của ông. Đề cập đến việc tăng thuế $250 tỷ và có thể còn hơn gấp đôi nữa vào hàng Trung Cộng, ông Pence nói người dân Mỹ có quyền được biết về điều này. Tuy nhiên trước thế đứng vững chắc của Tổng Thống Trump, Bắc Kinh đang thi hành một chiến dịch có phối hợp và sâu rộng nhằm giảm đi các nguồn ủng hộ Tổng Thống. Nói thẳng ra rằng, Tổng Thống Trump đang làm được việc, nhưng Bắc Kinh muốn có một tổng thống Mỹ mới. Phó Tổng Thống Pence đã dựa trên các nguồn tin tình báo của Mỹ, nhưng không nêu rõ cụ thể. Ông Pence cũng tố cáo Bắc Kinh đang bóp nghẹt người dân tại Hoa lục, đàn áp thô bạo các cộng đồng tôn giáo thiểu số, và đang áp bức các nước ngoài vay nợ của China theo chiều hướng có lợi cho Tầu và làm họ lệ thuộc vào China. Thí dụ cụ thể là Hải Cảng Hambantota ở Sri Lanka, là hải cảng của quốc gia được mượn vốn từ Bắc Kinh để phát triển vào năm 2010. Thế nhưng khi Sri Lanka không thể trả nổi các khoản nợ khổng lồ (thường được gọi là món nợ ngoại giao ‘debt diplomacy’), thì hải cảng này đã trở thành sở hữu của công ty quốc doanh của China, và hải cảng này sẽ trở thành căn cứ quân sự tiền phương của hải quân Trung Cộng, phục vụ cho mộng bá vương của Bắc Kinh tại Thái Bình-Ấn Dộ Dương.
Ngoài ra, các cơ quan an ninh của China đã âm mưu ăn cắp trên bình diện rộng lớn kỹ thuật và tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Dựa trên Bloomberg News, Phó Tổng Thống Mike Pence nói trong công trình xây dựng tại Bắc Kinh, các con chips nhỏ li ti (tiny microchips) đã được bí mật dấu trong các motherboards của computers bán sang các công ty lớn của Mỹ như Amazon, Apple, giúp cho các hackers có thể lấy được các thông tin, các network mà có con chíp đó. Phó TT Pence còn nêu ra một tài liệu của chính phủ Trung Quốc gọi là “ Thông Cáo Kiểm Duyệt và Tuyên Truyền” (Propaganda and Censorship Notice) mà trong đó là một chiến lược nhằm phân hóa các nhóm khác nhau tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mà các cơ quan tình báo của Mỹ đồng cho rằng giống hệt như người Nga đã làm như vậy trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Tuyên bố của Phó Tổng Thống Mike Pence như đang đổ thêm dầu vào ngọn lửa trong sự liên hệ đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh. Biển Đông đang nổi sóng vì các hải đảo nhân tạo được quân sự hóa của Bắc Kinh trong 10 năm qua. Thời gian gần đây, Chủ Tịch Tập Cận Bình lại phóng ra một chiến dịch được xem là tổng lực của nhà nước (a whole-of-government) nhằm đánh phá Tổng Thống Trump nói riêng và Hoa Kỳ nói chung. Thế giới đang dứng trước ngưỡng cửa của chiến tranh quân sự, vì một cuộc chiến kinh tế và chính trị tuyên truyền đã được Bắc Kinh khởi động. (Tin Tổng Hợp).
https://vietbao.com/p112a286165/tran-chien-cua-tap-can-binh-da-khoi-dau
“Nước Mỹ trên hết” gây thiệt hại cho Trung Quốc
Kinh tế Mỹ tăng trưởng trong năm nay nhờ nghị trình “Nước Mỹ trên hết” và kế hoạch giảm thuế của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên những dữ liệu sắp được công bố có thể cho thấy hậu quả từ chính sách của ông Trump đối với các quốc gia trên thế giới.
Ông Trump quyết tâm viết lại các thỏa thuận thương mại toàn cầu, đặc bệt với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Ông đã áp đặt thuế quan lên hơn 500 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc và Bắc Kinh đã trả đũa lại.
Những kế hoạch đàm phán thương mại sụp đổ gần đây và cả hai bên dường như đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Việc này đã phủ bóng mờ lên nền kinh tế toàn cầu.
Tất cả 70 kinh tế gia trả lời thêm một câu hỏi trong cuộc thăm dò của Reuters từ ngày 12 đến 19 tháng 9 nói tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng xấu đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ. Những kinh tế gia này cũng nhất trí nói rằng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa triễn vọng tương lai khu vực đồng euro.
Các dữ liệu kinh tế trong tuần tới có thể cho thấy những bằng chứng mạnh mẽ về tình hình kinh tế Trung Quốc như thế nào.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại và những dữ liệu trong tháng 9 được công bố vào ngày 12/10 sẽ cho thấy xuất khẩu tăng 9,1%, tức thấp hơn con số 9,8% trong tháng 8, theo một cuộc thăm dò sơ khởi của Reuters.
Cùng ngày, Bắc Kinh sẽ công bố cân bằng thương mại, trong đó có thặng dư với Hoa Kỳ, vốn mang tính nhạy cảm về chính trị. Con số này có thể khiến ông Trump gia tăng áp lực đối với Trung Quốc nếu ông nghĩ ông không thắng cuộc chiến tranh thương mại.
“Chắc chắn là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ đưa đến kết quả là gần như hàng của Trung Quốc nhập vào Mỹ sẽ đối mặt với thuế suất 25% vào năm tới, cũng như hàng của Mỹ xuất sang Trung Quốc sẽ phải chịu thuế quan cao hơn,” kinh tế gia tại Credit Agricole nói.
Việc này có thể làm tăng áp lực lạm phát tại Mỹ, và ảnh hưởng dến chính sách của Ngân hàng Trung ương.
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tăng lãi suất cuối tháng trước, tăng lần thứ ba trong năm nay, và sẽ gia tăng tiếp theo trước cuối tháng 12 làm cho lãi suất của Ngân hàng Trung ương ở mức từ 2,25 đến 2,50%.
Thay vì thắt chặt lại, Trung Quốc đang hỗ trợ cho nền kinh tế nước này bằng các biện pháp kích cầu – trong đó có chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, giảm nhẹ các chính sách tài chánh và quy định.
Các nhà hoạch định chính sách đã tìm cách giảm chi phí tài chánh, đẩy mạnh việc vay mượn của các doanh nghiệp nhỏ, cắt giảm thuế và theo dõi nhanh chóng hơn các dự án hạ tầng cơ sở. Ngân hàng Trung ương đã cắt tỉ lệ dự trữ của các ngân hàng 3 lần trong năm nay để tăng các thanh khoản.
Tăng trưởng trong lãnh vực sản xuất của Trung Quốc chậm lại trong tháng 9 vào lúc các mức cầu trong nước và nước ngoài yếu dần. Cuộc thăm dò ngày 30/9 cho thấy áp lực gia tăng đối với các nhà hoạch định chính sách vào lúc thuế quan dường như có hậu quả nặng nề lên nền kinh tế.
Vụ lãnh đạo Interpol bị mất tích :
Bắc Kinh im lặng
Lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Cảnh sát Quốc tế Interpol người Trung Quốc, ông Mạnh Hoàng Vĩ đột nhiên biến mất. Chính quyền Trung Quốc đến hôm nay 06/10/2018 vẫn giữ im lặng trước những câu hỏi của báo giới và chính quyền Pháp.
Bộ Nội Vụ Pháp xác nhận chính quyền Bắc Kinh cho đến lúc này vẫn im lặng không cho biết thêm điều gì cụ thể. Tuy nhiên, « các cuộc trao đổi vẫn tiếp tục với chính phủ Trung Quốc ».
Theo nguồn tin ẩn danh được South China Morning Post trích dẫn dường như ông Mạnh Hoàng Vĩ đã bị chính quyền dẫn đi ngay khi vừa đáp xuống sân bay hồi tuần trước và không rõ vì lý do gì.
Vẫn theo nhật báo Hồng Kông ông Mạnh có lẽ đang bị điều tra trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012.
Một cuộc điều tra đã được mở ra tại Pháp sau khi hôm thứ Năm 04/10, vợ ông Mạnh đến thông báo với cảnh sát Lyon về sự biến mất « đáng lo » này.
Tuy nhiên, theo thông tín viên đài RFI Stephane Lagarde tại Bắc Kinh, từ nhiều tháng qua có nhiều dấu hiệu báo trước vụ mất tích của vị lãnh đạo Interpol này :
Như vậy là từ nhiều tháng qua ông Mạnh Hoàng Vĩ đã bị thất sủng ngay trong lòng đảng Cộng Sản Trung Quốc. Lý do là vì nếu như tên ông Mạnh vẫn luôn xuất hiện trên trang mạng của bộ Công An Trung Quốc với tư cách là thứ trưởng, nhưng ông đã mất chức trong đảng ủy, một bộ máy đầy quyền lực trực thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng chịu trách nhiệm giám sát bộ Công An.
Có thể nói đây là điểm khởi đầu cho một kết cục trong một hệ thống mà việc xét xử các lãnh đạo đảng nằm ngoài hệ thống tư pháp thông thường. Chi tiết nhỏ ít được chú ý nhưng có ý nghĩa lớn.
Hàng chữ quan trọng ghi chức vụ trong đảng trong bản lý lịch của ông dường như đã bị xóa vào ngày 08/04/2018, theo như tiết lộ của tờ Bành Phái (Pengpai) trên trang mạng xã hội Vi bác (Weibo). Theo đó, Mạnh Hoàng Vĩ, tốt nghiệp ngành luật trường Đại Học Bắc Kinh, cựu lãnh đạo đội tuần duyên, và người Trung Quốc đầu tiên trở thành lãnh đạo Interpol năm 2016.
Điều đó cũng không ngăn cản Mạnh Hoàng Vĩ tiếp tục thực thi chức năng của vị chủ tịch tổ chức cảnh sát quốc tế : Đến thăm Algeri vào tháng 5/2018, rồi Singapore ngày 23/08 vừa qua.
Tuy nhiên, kể từ ngày thứ Sáu 05/10, vào lúc 22 giờ, tên của vị chủ tịch Interpol đã chính thức biến mất khỏi mạng xã hội Vi Bác ở Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181006-vu-lanh-dao-interpol-bi-mat-tich-bac-kinh-im-lang
Cựu tổng thống Hàn Lee Myung-bak tù 15 năm
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vừa bị kết án 15 năm vì tham nhũng.
Ông Lee là nhà cựu lãnh đạo thứ tư của Hàn Quốc bị bỏ tù.
Ông đã bị kết án tại tòa án Seoul hôm thứ Sáu về tội hối lộ, tham ô và lạm dụng quyền lực, và phải trả khoản tiền phạt 13 tỷ won (268 tỷ VND).
Cựu tổng thống thì nói rằng các cáo buộc chống lại ông có động cơ chính trị.
Người kế nhiệm ông là bà Park Geun-hye trước đó đã bị kết án 33 năm tù sau khi bị kết tội lạm dụng quyền lực và đe dọa.
Thêm cựu tổng thống Nam Hàn bị truy tố
Park Geun-hye: Từ danh vọng tổng thống đến sa cơ
Một lãnh đạo tập đoàn Samsung từ chức
Ông Lee đã không có mặt tại tòa án, lấy lí do sức khỏe kém.
Thẩm phán tại Tòa án quận trung tâm Seoul cho biết “hình phạt nặng nề cho bị cáo là không thể tránh khỏi” vì tính chất nghiêm trọng của tội.
Tòa án cho rằng ông Lee đã nhận hàng tỉ won từ tập đoàn Samsung để tha tội cho cựu chủ tịch tập đoàn Lee Kun-hee.
Samsung phủ nhận hối lộ vị cựu tổng thống.
Mối quan hệ giữa các nhà chính trị gia và những tập đoàn gia đình khổng lồ thường được gọi là chaebols luôn bị dò xét và là tâm điểm của các cáo buộc hình sự.
Như cựu tổng thống Park, bà đã bị tòa tuyên là đã thông đồng với bạn thân Choi Soon-sil nhằm gây áp lực cho các công ty như Samsung và Lotte để họ tặng hàng triệu đôla cho các quỹ của bà Choi
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45769308
Bắc Hàn gặp Trung Cộng và Nga trước khi
đàm phán giải trừ hạt nhân với Hoa Kỳ
Bình Nhưỡng, Bắc Hàn – Theo giới quan sát, chính phủ Bắc Hàn đang tìm kiếm sự ủng hộ cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế trong các cuộc gặp sắp tới với Trung Cộng và Nga, đồng thời nâng cao vị thế đàm phán về vấn đề giải trừ hạt nhân trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đến Bình Nhưỡng vào cuối tuần này.
Bà Choe Son-hui, phó Ngoại trưởng Bắc Hàn, người chịu trách nhiệm đàm phán với Hoa Kỳ về việc giải trừ hạt nhân, đã rời Bình Nhưỡng vào Thứ Năm, 4 tháng 10. Bà dự kiến sẽ gặp gỡ một số viên chức Trung Cộng tại Bắc Kinh, sau đó lên đường đến Moscow.
Hãng truyền thông Bắc Hàn KCNA cho biết các đại diện 3 nước sẽ có cuộc họp riêng, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Thông báo này được đưa ra trước khi Ngoại trưởng Pompeo đến Bình Nhưỡng vào Chủ Nhật, nơi ông dự kiến sẽ đàm phán với viên chức Bắc Hàn về chi tiết của tiến trình giải trừ hạt nhân.
Washington vào Thứ Năm đã ra lệnh trừng phạt đối với một công ty Thổ Nhĩ Kỳ, các giám đốc của hãng này, và một nhà ngoại giao Bắc Hàn tại Mông Cổ, vì đã mua bán vũ khí và hàng hóa xa xỉ.
Theo giới quan sát, chương trình nghị sự của phó Ngoại trưởng Bắc Hàn với Trung Cộng và Nga nhiều khả năng sẽ liên quan đến việc vận động để Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc bãi bỏ lệnh cấm vận. Cuộc họp 3 bên này cũng là dấu hiệu cho thấy Bắc Hàn không hài lòng vì Hoa Kỳ tiếp tục duy trì chính sách áp lực tối đa.
Trong cuộc họp tại Hội Đồng Bảo An vào tháng trước, Washington đã khẳng định rằng lệnh cấm vận sẽ vẫn được áp dụng đầy đủ, cho tới khi Bắc Hàn hoàn tất giải trừ hạt nhân. (Ngô Bảo)
Singapore : Người giúp việc
bị « rao bán » như bất động sản
Tại Singapore, một hãng chuyên cung cấp người giúp việc nhà bị truy tố vì đã « rao bán » người giúp việc nhà Indonesia trong các mục quảng cáo trên mạng.
Hãng tin AFP ngày 05/10/2018 không cho biết tên chính xác công ty dịch vụ. Nhưng chính quyền Singapore ngày thứ Năm 04/10 đã quy kết cho công ty đó 243 cáo buộc, chủ yếu liên quan đến những « quảng cáo vô cảm », và treo giấy phép kinh doanh của cơ sở này một tháng.
Nguyên nhân là vì hãng này đã dùng từ « rao bán » hay « đã bán » trên các mục quảng cáo đăng trên mạng « maid.recruitment ». Đây cũng không phải là cơ sở duy nhất « rao bán » người giúp việc như rao bán nhà.
Vụ việc đã làm dấy lên sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ, nhất là tại Indonesia. Hiệp hội Migrant Care tại nước này đã đệ đơn kiện vì những thuật ngữ « bất công và hèn hạ » này.
Bộ Lao Động Singapore cũng lên tiếng phê phán cách sử dụng thuật ngữ « không hoàn toàn phù hợp và không thể chấp nhận », đồng thời cảnh cáo các hãng chuyên cung cấp người giúp việc phải « chú ý đến tính chất nhạy cảm khi đề nghị các dịch vụ ».
Singapore hiện có gần 250.000 người giúp việc nhà. Những người này đến chủ yếu từ các quốc gia nghèo trong khu vực như Indonesia, Philippines và Miến Điện, do mức lương tại đây cao hơn rất nhiều so với ở trong nước. Nhìn chung, điều kiện làm việc ở Singapore được đánh giá là tốt hơn ở nhiều nước như Malaysia hay một số nước Trung Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181006-singapore-nguoi-giup-viec-bi-%C2%AB-rao-ban-%C2%BB-nhu-bat-dong-san