Tin khắp nơi – 06/10/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 06/10/2017

Thủ tướng Anh ‘là người tử tế nhưng nên đi’

Một cựu chủ tịch Đảng Bảo thủ công khai thách thức bà Theresa May phải “mở cuộc bầu chọn lãnh đạo mới”, và nói ông có sự ủng hộ để yêu cầu bà rời ghế thủ tướng.

Ông Grant Shapps trả lời đài BBC và cho rằng các dân biểu của Đảng Bảo thủ đang cầm quyền “hoàn toàn có quyền yêu cầu bà May từ chức”.

Ông Shapps cũng nói có ít nhất 30 dân biểu của Đảng Bảo thủ sẵn sàng ủng hộ một kiến nghị cần thiết để buộc đảng này bầu lại lãnh đạo.

Theo thông lệ ở Anh, lãnh đạo của đảng có đa số trong Quốc hội có quyền lập chính phủ và lên làm thủ tướng.

Đại sứ Anh Quốc tại EU từ chức

Theresa May: ‘Ba triệu công dân EU được ở lại Anh’

Anh có thể ‘trả tiền để vào thị trường EU’

Báo chí Anh cho rằng “số phận của bà May treo trên một ngón tay”, và rằng các nhân vật quan trọng trong đảng cầm quyền muốn bà ra đi để cứu đảng này khỏi nguy cơ thất cử kỳ tới.

Giải pháp không phải là vùi đầu vào cátGrant Shapps

Tại hội nghị Đảng Bảo thủ trong tuần này ở Manchester, báo chí và dư luận chú ý đến một loạt dấu hiệu không may mắn xảy ra khi bà May đọc bài diễn văn quan trọng.

Bị chơi khăm, ho khan và rớt chữ từ phông màn

Trong khi Thủ tướng Anh trình bày viễn kiến trước hàng trăm cử tọa thì một nghệ sỹ hài có thẻ nhà báo tiến lên bục phát biểu, trao cho bà May một tờ khai thuế P45.

Vì có truyền hình trực tiếp, cú chơi khăm được cả nước nhìn thấy và nghe được ông Lee Nelson nói với bà May “Boris Johnson nhờ tôi chuyển cho bà”.

Bức hình chụp tấm mẫu khai thuế được chế tác ghi “ngày ra đi của Theresa May” và những nội dung đùa cợt khác, cùng chữ ký giả của Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson, người được cho là đối thủ của bà May.

Trò nhạo báng này chưa hết làm khán thính giả ngỡ ngàng thì bà May bị lo liên tục phải ngưng bài diễn văn nhiều lần.

Cuối cùng thì dòng khẩu hiệu của Đảng Bảo thủ dán trên phông sau lưng bà Thủ tướng “Kiến thiết nước Anh cho tất cả mọi người” bị rụng ra hai chữ.

Các vụ việc đó khiến báo chí đánh giá đây là ‘hội nghị thường niên’ tồi tệ nhất về mặt hình ảnh của Đảng Bảo thủ.

Theo quy định của chính Đảng Bảo thủ, cần phải có 48 dân biểu trong Quốc hội ở Westminster đồng ý thách thức thủ tướng đương nhiệm thì đảng này mới phải mở cuộc bầu chọn nội bộ để có tân lãnh đạo và cũng là tân thủ tướng.

Con số mà ông Shapps nêu ra còn chưa đủ 48 nhưng là dấu hiệu vị thế của bà May bị suy yếu nhiều.

Ông Shapps, sinh năm 1968, làm đồng chủ tịch Đảng Bảo thủ giai đoạn 2012-15, nay nói bà May “là người tử tế” nhưng ra “đặt cược sai” và thua cuộc qua kỳ bầu cử vừa qua.

Ảnh hưởng đến Brexit

Cuộc bầu cử mới nhất khiến Đảng Bảo thủ bị mất nhiều ghế và phải tìm kiếm liên minh với đảng cánh hữu ở Bắc Ireland để lập chính phủ.

Bất ngờ bầu cử Anh ảnh hưởng gì tới Brexit?

Thượng viện Anh thông qua luật Brexit

EU họp thượng đỉnh bàn về Brexit

Nay ông Shapps nói trên kênh BBC Radio 4 như nhắn gửi tới các dân biểu Bảo thủ:

“Thời điểm đã đến và không nên cứ tiếp tục như là mọi sự đều bình thường. Giải pháp không phải là vùi đầu vào cát.”

Theo biên tập viên chính trị của BBC, Laura Kuenssberg thì đúng là có nhiều dân biểu muốn bà May ở lại chức thủ tướng, cũng có những “âm mưu đang hình thành”.

Một số nghị sỹ Đảng Bảo thủ muốn gặp riêng bà May để yêu cầu bà từ chức, nhưng họ chỉ làm thế khi có đủ con số cần thiết để gây áp lực, theo biên tập viên BBC.

Cũng có tin Liên hiệp châu Âu lo ngại bà Theresa May không đủ uy tín để đảm bảo cho các thỏa thuận Brexit bà nêu ra trong bài diễn văn gần đây ở Florence về quan hệ với EU.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41524660

 

Anh sẽ cấm buôn bán ngà voi ‘để bảo vệ voi’

Anh sẽ ra lệnh cấm buôn bán và xuất khẩu hầu hết các sản phẩm từ ngà voi theo những kế hoạch mới của chính phủ nước này.

Bộ trưởng Môi trường Michael Gove vừa thông báo sẽ bắt đầu quá trình tham vấn nhằm chấm dứt tình trạng buôn bán tất cả các sản phẩm ngà voi.

Chính phủ Anh nói sẽ có một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn cho các nhạc cụ và các sản phẩm có tầm quan trọng về văn hóa.

Các nhóm bảo tồn động vật bước đầu đã hoan nghênh kế hoạch này.

‘VN chưa quyết liệt chống buôn lậu động vật’

WWF: Điều tra Nhị Khê ‘cực kỳ nghiêm trọng’

Thị trường ngày một lớn

Mặc dù Anh đã cấm buôn bán ngà voi nguyên khối, Anh là một nước xuất khẩu hàng đầu đồ cổ và các sản phẩm trạm trổ từ ngà voi trong những năm gần đây.

Theo báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường, có hơn 36.000 mặt hàng làm từ ngà voi được xuất khẩu từ Anh từ 2010 đến 2015, hơn lượng xuất khẩu từ Mỹ tới ba lần.

Các nhà bảo tồn động vật cho rằng ngành buôn bán ngà voi càng làm tăng nhu cầu về các sản phẩm này, và có mối liên hệ với tình trạng săn trộm voi ở châu Phi.

Hoàng tử William là người vận động chống buôn bán ngà voi từ nhiều năm. Năm 2016, ông đã thúc giục chính phủ Anh phê chuẩn lệnh cấm hoàn toàn việc buôn bán ngà voi trong nước Anh.

Tại một hội nghị bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, ông nói: “Ngà voi không phải là thứ để ao ước và khi ngà voi bị chặt khỏi con voi, nó không còn đẹp nữa. Vậy, câu hỏi ở đây là: tại sao chúng ta vẫn buôn bán nó? Chúng ta cần các chính phủ đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng buôn bán ngà voi là đáng ghê tởm.”

Bảo vệ động vật hoang dã: ‘VN không thể làm ngơ’

Tê tê đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Những nỗ lực trước đây của Đảng Bảo thủ Anh nhằm hạn chế buôn bán ngà voi đã không đi đến đâu.

Năm 2016, cựu Bộ trưởng Môi trường Andrea Leadsom đề xuất đưa ra lệnh cấm buôn bán các sản phẩm từ ngà voi được làm sau năm 1947, nhưng quá trình tham vấn sau đó không được thực hiện.

Giờ đây, quá trình tư vấn kéo dài 12 tuần về đề xuất của Bộ trưởng Gove sẽ được bắt đầu ngay, và dự thảo về cấm buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm từ ngà voi nhiều khả năng sẽ được đưa ra vào năm 2018.

Chính phủ Anh nói kế hoạch này được vạch ra vì lo ngại có tới 20.000 con voi bị săn bắn trộm hàng năm.

“Đàn voi sụt giảm do bị săn bắt trộm để lấy ngà là điều xấu hổ cho thế hệ chúng ta,” ông Gove nói trong một thông cáo.

“Không còn nghi ngờ gì là chúng ta cần có hành động quyết liệt và nhanh chóng để bảo vệ một trong những loài động vật đặc thù nhất và quý nhất trên thế giới.”

Nhưng bên cạnh lý do đó, còn có những yếu tố khác.

Anh sẽ là nước chủ nhà tổ chức một hội nghị lớn về bảo tồn động vật hoang dã năm 2018, và sẽ là điều đáng xấu hổ nếu Anh tiếp tục cho phép buôn bán ngà voi trên thị trường trong nước, trong khi những nước khác như Trung Quốc đang chuẩn bị cấm điều này vào cuối năm 2017 như họ đã cam kết.

“Chúng tôi hy vọng rằng, điều cốt yếu là họ [chính phủ Anh] sẽ cam kết thực hiện lệnh cấm này trước khi hội nghị diễn ra,” bà Heather Sohl từ Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã Thế giới WWF nói.

Bà nói việc này sẽ đưa Anh vào vị thế tốt hơn khi làm việc với Trung Quốc về việc thực thi lệnh cấm buôn bán ngà voi ở nước này, cũng như với các nước khác vẫn có thị trường hợp pháp.

Mặc dù các nhóm vận động vì môi trường ủng hộ động thái mới của chính phủ, họ vẫn có lo ngại có quá nhiều mặt hàng được miễn trừ.

Ông Gove nói sẽ có bốn loại sản phẩm ngà voi được phép buôn bán:

Các loại nhạc cụ

Các sản phẩm có hàm lượng ngà voi thấp

Các mặt hàng có giá trị lớn về văn hóa, nghệ thuật hay lịch sử

Giao dịch giữa các viện bảo tàng

Một số nhà bảo tồn lo ngại rằng nếu có quá nhiều mặt hàng được miễn trừ, sẽ có nhiều kẽ hở có thể bị lợi dụng.

Tê tê, loài vật bị săn lùng nhất thế giới

Vì sao chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị động vật hoang dã?

Nhưng những người trong ngành kinh doanh đồ cổ không ủng hộ đề xuất cấm buôn bán ngà voi này.

Ông Noelle McElhatton từ Hội Thương mại Đồ cổ nói những người buôn bán đồ cổ ghê tởm tình trạng săn trộm voi và những gì đang xảy ra với voi châu Phi.

Nhưng bà nói những người kinh doanh đồ cổ sẽ tranh luận rằng lệnh cấm buôn bán các đồ vật từ ngà voi được làm ra từ trước năm 1947 sẽ “chẳng cứu được một con voi đang sống nào cả”.

Quá trình tham vấn về đề xuất cấm buôn bán ngà voi của chính phủ Anh sẽ tiếp diễn cho tới ngày 29/12/2017.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41524380

 

Tổ chức ICAN đoạt giải Nobel Hòa bình

Giải Nobel Hòa bình năm nay thuộc về Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (International Campaign to Abolish Nuclear Weapons – Ican).

Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch Ủy ban Nobel nói rằng giải thưởng được trao do “những nỗ lực mới nhằm đạt được một hiệp định cấm” đối với vũ khí hạt nhân.

“Chúng ta sống trong một thế giới nơi mối hiểm họa từ vũ khí hạt nhân được đưa ra sử dụng lớn hơn nhiều so với thời gian dài trước đây,” bà nói thêm

Bà đề cập tới vấn đề Bắc Hàn.

Bà Reiss-Andersen kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân hãy tiến hành đàm phán để dần xóa bỏ loại vũ khí này.

Kazuo Ishiguro được giải Nobel Văn học

Chờ Nobel Văn học và Hòa bình 2017

Chiến tranh hạt nhân: Nhân loại đã sẵn sàng tới đâu?

Giải Nobel được chọn trao thế nào?

Những người đề cử đủ tiêu chuẩn trên toàn thế giới được quyền giới thiệu các ứng viên tranh giải chậm nhất là vào ngày 1 tháng 2 hàng năm, để các thành viên Ủy ban Nobel có thời gian xem xét

Tất cả các trường hợp đề cử đều được ủy ban xem xét, sau đó danh sách rút gọn 20-30 ứng viên sẽ được đưa ra. Năm thành viên ủy ban do Quốc hội Na Uy chọn

Một nhóm các cố vấn Na Uy và quốc tế viết báo cáo riêng rẽ về các ứng viên được vào danh sách rút gọn. Dựa trên các báo cáo này cùng các bản phân tích khác, ủy ban sẽ tiếp tục thu gọn thêm nữa danh sách ứng viên

Quyết định được đưa ra trong phiên họp cuối cùng của ủy ban, thường là vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, trước khi giải được công bố

Nếu không đạt được nhất trí tuyệt đối thì ủy ban sẽ áp dụng nguyên tắc đa số quá bán

Sau khi công bố, lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 10/12 hàng năm, là ngày Alfred Nobel qua đời

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41519465

 

Lãnh đạo đối lập Campuchia muốn ‘chế tài lên Hun Sen’

Mu Sochua, một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất của Campuchia và là phó chủ tịch của đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia (CNRP), đã phải trốn chạy lưu vong.

Trả lời nhà báo Jonathan Head của BBC tại một địa điểm không được tiết lộ ở Bangkok, bà Mu Sochua nói: “Tôi không còn cảm thấy an toàn. Điều tôi sợ là bị bắt và bị giữ im lặng, bị bỏ tù, và để bị xét xử qua những phiên tòa trá hình kéo dài từ tháng này sang tháng khác.”

Bà vừa trốn chạy khỏi Campuchia sau khi có nguồn thân cận trong chính phủ cho biết họ lên kế hoạch bắt giữ bà vào cuối tuần này.

“Chúng tôi không có nhiều tháng để lãng phí. Các cuộc bầu cử ở Campuchia dự kiến sẽ diễn ra vào 29/7 năm 2018. Vì vậy tôi muốn lên tiếng.”

Campuchia tước quyền công dân 70.000 người gốc Việt

Người Thượng ở Campuchia ‘cầu cứu, không muốn về VN’

Tháng trước, lãnh đạo Đảng, nhà vận động nhân quyền kỳ cựu Kem Sokha, đã bị bắt giữ tại gia bởi 200 cảnh sát và bị cáo buộc tội phản quốc. Tuần trước, Thủ tướng Hun Sen nói những người khác cũng sẽ bị bắt với cùng tội danh.

Chính phủ Campuchia vừa thông qua một đạo luật mới nới rộng quyền hạn để giải thể các đảng phái chính trị nếu lãnh đạo của các đảng này đối mặt với cáo buộc hình sự, vốn rất có thể xảy ra đối với CNRP.

Bà lập luận rằng cần phải có các biện pháp chế tài nhắm vào Hun Sen và nhóm thân cận của ông ngay lập tức, và từ chối cấp thị thực vào các nước phương Tây để họ không thể tự do thăm nom gia tài bất động sản họ sở hữu và để con và cháu của họ được giáo dục ở đó.

Khi đối mặt với những cáo buộc về việc đàn áp dân chủ, Thủ tướng Hun Sen gạt đi và nói rằng đó là những âm mưu của thế lực bên ngoài. Tháng trước, chính phủ Campuchia cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của nước này sau khi bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc bắt giữ Kem Sokha – một cáo buộc mà Mỹ cho là vô lý.

Trung Quốc có thể cho ông ta số tiền mà ông ta cần, nhưng Trung Quốc không thể cho ông ta tính chính danh mà ông ta nhận được từ các chính phủ dân chủ.Mu Sochua, Phó chủ tịch Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia

Tuy nhiên, Bắc Kinh nói ủng hộ Phnom Penh trong nỗ lực “bảo vệ an ninh và ổn định quốc gia.”

“Cộng đồng quốc tế đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc phát triển Campuchia và biến nó thành một quốc gia dân chủ, nếu họ tiếp tục đổ đôla vào Campuchia, thì sẽ chỉ giúp Hun Sen hưởng thụ thêm 10 năm nữa. Đó không phải là viện trợ chất lượng,” bà Mu Sochua nói.

“Trung Quốc có thể cho ông ta số tiền mà ông ta cần”, bà nói, ám chỉ đến ảnh hưởng của Trung Quốc khi Bắc Kinh là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia, “nhưng Trung Quốc không thể cho ông ta tính chính danh mà ông ta nhận được từ các chính phủ dân chủ.”

Việc sách nhiễu các nhân vật đối lập không phải là điều mới mẻ ở Campuchia. Kể từ khi đất nước thoát khỏi hàng thập kỷ chiến tranh và trải qua một cuộc cách mạng lớn vào đầu thập niên 90 và mới thiết lập một nền dân chủ mới, các tổ chức nhân quyền đã liệt kệ được hàng loạt các vụ tấn công vào các nhà hoạt động chính trị và nhân quyền.

Một số đã bị xét xử ở các phiên tòa trá hình, tham nhũng khét tiếng của Campuchia, một số khác thì đã bị tấn công bạo lực.

Hun Sen: “Tôi sẽ cầm quyền thêm 10 năm”

Quê nhà Chủ tịch Quốc hội Campuchia ở VN?

Một cuộc thăm dò gần đây do CPP tiến hành, nhưng kết quả bị rò rỉ với phe đối lập, dự đoán rằng CPP sẽ thất bại trước CNRP trong cuộc bầu cử năm sau.

Vào tháng Tám, chính phủ đã cho ngừng một số đài phát thanh do Mỹ tài trợ như Đài Á Châu Tự do (RFA) và Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Sau đó, ép buộc tờ Campuchia Daily, một tờ báo độc lập bằng tiếng Anh, phải trả một hóa đơn thuế trị giá 6,3 triệu đôla hoặc phải đóng cửa.

Mọi nghi ngờ gần như đều đổ dồn về Hun Sen – vị lãnh đạo đanh thép đã cai trị đất nước này từ năm 1985 – hoặc những kẻ thân cận ông ta.

Chưa có một ai đứng ra chịu trách nhiệm về các vụ giết người mang yếu tố chính trị. Vụ việc gần đây nhất là Kem Ley, một nhà phê bình gay gắt về Hun Sen đã bị bắn chết hồi tháng Bảy năm ngoái.

Tuy nhiên, một hệ thống dân chủ thô sơ nhưng vẫn hoạt động cùng với một nền báo chí tương đối tự do đã tồn tại được 25 năm qua với các cuộc bầu cử địa phương và quốc gia 5 năm một lần.

Vẫn có đủ không gian cho các quan điểm chỉ trích để ghi nhận sự phẫn nộ của công chúng về tình trạng tham nhũng, tàn phá môi trường và khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Nhưng điều này có thể không còn tồn tại lâu nữa.

Trong cuộc tổng tuyển cử cuối cùng vào năm 2013, Đảng CNRP, khi đó là một phong trào mới được kết hợp bởi hai đảng đối lập cũ, gần như lật đổ Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen (CPP).

Phe đối lập cáo buộc chính phủ gian lận và bắt đầu một loạt các cuộc diễu hành đường phố ở thủ đô Phnom Penh, nhưng sau bốn tháng thì bị các lực lượng an ninh đàn áp.

Dân số cũng thay đổi đã tạo ra một số lượng cử tri trẻ hơn và có trình độ học vấn cao, và hiểu biết hơn nhờ mạng xã hội, không còn lo sợ trước những lời đe dọa của Hun Sen nếu đảng của ông ta bị lật đổ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập kỷ qua đã biến đổi Phnom Penh nhưng lại lãng quên những phần còn lại của đất nước, và làm cho Hun Sen và người thân cận của ông ta giàu có một cách lố bịch.

Mu Sochua thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt không phải là điều mà hầu hết các quốc gia muốn nghe, nhưng bà cho rằng hành động đó hiện nay là cần thiết để bảo vệ những gì còn sót lại của nền dân chủ Campuchia.

“Chúng tôi chỉ còn ít hơn 10 tháng nữa. Cộng đồng quốc tế có thể gây áp lực với Hun Sen. Cộng đồng quốc tế cần phải nói rõ rằng chính phủ kế nhiệm, nếu nó không được hình thành từ cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ không được công nhận,” bà Mu Sochua nói.

“Trốn chạy khỏi đất nước chưa bao giờ là một phần trong kế hoạch của tôi,” Mu Sochua nói.

“Đó là một sự lựa chọn mà tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ phải làm. Đây là một sự lựa chọn rất đau đớn.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41521780

 

Tàu cá TQ và tàu dầu Hong Kong đâm nhau

khiến 13 người chết

Tuần duyên Nhật Bản vào ngày 6 tháng 10 cho biết lực lượng này phát hiện chừng chục xác bên trong một tàu đánh cá Trung Quốc. Chiếc tàu này bị lật sau vụ đâm va với một tàu dầu Hong Kong ngoài khơi bờ biển phía tây Nhật Bản.

Một viên chức Tuần Duyên Nhật Bản cho hãng tin AFP biết là người nhái của lực lượng này phát hiện xác của 12 người trong chiếc tàu đánh cá. Một người được cứu trước đó cũng thiệt mạng, nâng tổng số tử vong trong vụ việc vừa nêu lên 13 người.

Trên chiếc tàu cá có tất cả 16 người. Còn chiếc tàu dầu Hong Kong có 21 người trên đó và tất cả không hề hấn gì.

Vụ va đâm xảy ra vào ngày 5 tháng 10 cách đảo Oki về phía bắc chừng 400 kilomet.

Phía Nhật Bản sau khi nhận được yêu cầu giúp đỡ từ phía chức năng Trung Quốc đã cử ba tàu tuần duyên đi làm công tác cứu nạn, cứu hộ.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/thirteen-dead-after-chinese-boat-hk-tanker-collide-10062017101534.html

 

Mỹ sẽ cấm nhập khẩu hải sản

do công nhân Bắc Hàn làm ở Trung Quốc

Hải quan Hoa Kỳ cho biết đang sẵn sàng để chặn những lô hàng hải sản nhập khẩu bị cho là được lao động Bắc Hàn tại Trung Quốc tham gia chế biến ra.

Hãng tin AP loan tin này ngày 6 tháng 10; theo đó AP tiến hành điều tra và nhận thấy là có hải sản do những công nhân Bắc Hàn tại các nhà máy ở Hoa Lục chế biến rồi xuất sang Mỹ.

Trong những công ty nhập khẩu có hai tên tuổi lớn như Walmart và ALDI.

Thực tế cho thấy những lao động Bắc Triều Tiên được cho sang Trung Quốc làm việc chỉ nhận được một phần trong số lương của họ, số còn lại được chuyển về cho nhà nước Bắc Hàn.

Theo cơ quan chức năng Hoa Kỳ thì điều đó có nghĩa người tiêu dùng ở Mỹ đang mua phải những sản phẩm có thể do chính quyền Bắc Hàn trợ giá và ủng hộ cho tình trạng cưỡng bức lao động.

Hải quan Hoa Kỳ nói thêm sẽ thực hiện mọi biện pháp xử lý theo luật.

Chính quyền Bắc Hàn hiện đang bị trừng phạt với những nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc do tiến hành thử nguyên tử và bắn hỏa tiễn đạn đạo vi phạm những qui định của quốc tế.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/n-korean-worker-china-products-10062017094138.html

 

Campuchia muốn giải tán đảng đối lập

Chính phủ Campuchia vào ngày 6 tháng 10 tiến hành khởi kiện đảng đối lập chính là Đảng Cứu Nguy Dân tộc ra tòa với yêu cầu giải tán đảng này.

Lý do giải tán đảng đối lập được các luật sư của chính phủ đưa ra là vì đảng này đã âm mưu với nước ngoài để lật đổ nhà nước Campuchia.

Trong hồ sơ kiện Đảng Cứu Nguy Dân tộc, còn có kèm theo một video cho thấy ông Kem Sokha, một lãnh tụ của đảng này bị bắt hôm 3 tháng 9, đang nói về cách thức nắm lấy chính quyền với sự giúp đỡ của người Mỹ.

Ông Kem Sokha đã bị bắt với cáo buộc phản quốc.

Ông Kem Sokha bác bỏ những cáo buộc như thế.

Lên tiếng về vụ kiện chống đảng đối lập của chính phủ Campuchia, Tòa Đại sứ Mỹ nói rằng không thể bình luận gì cả, và trước đó Tòa Đại sứ đã bác bỏ cáo buộc người Mỹ giúp đỡ ông Kem Sokha âm mưu lật đổ chính quyền.

Các nhà quan sát cho rằng động thái mới của Phnom Penh là nhằm giúp đảng đương quyền của Thủ tướng Hunsen thắng cử trong cuộc bầu cử vào năm tới. Bên cạnh đó, lo ngại sự đàn áp của chính quyền, đã có phân nửa các đại biểu quốc hội thuộc đảng đối lập đã chạy ra khỏi Campuchia.

Một trong những người này là bà Mu Sochua, trốn khỏi Campuchia hôm ngày 3 tháng 10 vừa qua sau khi nhận được những đe dọa từ quân đội và cảnh sát là bà sẽ bị bắt. Lên tiếng tại Bangkok bà nói rằng bà có một lựa chọn duy nhất là đào thoát vì không thể để mình bị những phiên tòa bỏ túi xử một cách bất công.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cambodia-opposition-10062017092900.html

 

Nga: Cần phải duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hôm thứ Sáu 6/10 nói ông hy vọng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ có một quyết định “hài hòa” về việc liệu Mỹ có tiếp tục tham gia hiệp ước quốc tế nhằm khống chế chương trình hạt nhân của Iran hay không.

Ông Lavrov nói với các phóng viên báo chí trong lúc đi thăm Kazakhstan: “Điều hết sức quan trọng là phải duy trì tình trạng như hiện nay và tất nhiên việc Hoa Kỳ tham gia hiệp ước là một yếu tố thiết yếu.”

Theo thỏa thuận này, Iran đồng ý giới hạn chương trình hạt nhân để đổi lại được tháo dỡ phần lớn các lệnh chế tài của quốc tế mà trước đó đã làm suy sụp nền kinh tế của họ.

Một giới chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Năm nói rằng Tổng thống Trump theo dự liệu sẽ sớm loan báo rút lại thỏa thuận hạt nhân với Iran, một động thái có thể sẽ dẫn đến việc làm tan rã hiệp ước hạt nhân ký năm 2015 giữa các cường quốc thế giới với Iran.

Tổng thống Trump từng gọi hiệp ước này là một sự “vụng về” và là một “thỏa thuận tồi chưa từng thấy.” Ông đang cân nhắc liệu hiệp ước này phục vụ cho lợi ích an ninh của Mỹ hay không trong lúc thời hạn chót để thông qua việc Iran tuân thủ thỏa thuận là ngày 15 tháng 10 đang tiến đến gần.

Nếu Tổng thống Trump không thông qua việc Iran tuân thủ hiệp ước, các nhà lãnh đạo của Quốc hội Mỹ sẽ có 60 ngày để quyết định liệu có lập lại các biện pháp chế tài đối với Tehran mà đã được rút lại theo thỏa thuận hạt nhân này hay không.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-can-phai-duy-tri-thoa-thuan-hat-nhan-iran/4059287.html

Ông Trump sẽ thu hồi thỏa thuận với Iran

Tổng thống Donald Trump có phần chắc sẽ thu hồi thỏa thuận hạt nhân với Iran và đưa trả lại Quốc hội để có thể có các chế tài mới, các giới chức cao cấp cho hay ngày 5/10.

Theo dự kiến, Tổng thống Trump sẽ loan báo kế hoạch trong bài diễn văn tuần tới mà qua đó ông sẽ nhấn mạnh rằng thỏa thuận đã đạt không phục vụ cho lợi ích quốc gia Hoa Kỳ.

Hành động này không có nghĩa là hủy bỏ thỏa thuận 2015 mà thay vào đó đưa trả về Quốc hội. Các nhà lập pháp có 60 ngày để quyết định có tái áp đặt các chế tài bị đình chỉ theo thỏa thuận này hay không.

Thu hồi thỏa thuận cũng mở ngỏ cho việc thương thuyết lại thỏa thuận với Iran, dù Tổng thống Iran, Hassan Rouhani, đã tuyên bố không đồng ý chuyện đó.

Tổng thống Trump cứ 90 ngày phải loan báo một lần rằng Iran có tuân thủ thỏa thuận hay không. Thời hạn sắp tới là ngày 15/10.

Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Sarah Huckabee Sanders, ngày 5/10 không cho biết thêm về dự định của Tổng thống, chỉ nói rằng ông Trump sẽ ‘loan báo về quyết định đưa ra đối với một chiến lược toàn diện mà toán nhân sự của ông ủng hộ’ trong vài ngày tới.

Iran ký thỏa thuận vừa kể với chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama năm 2015, cùng với Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, và Nga.

Thỏa thuận chủ yếu kêu gọi Iran kìm chế chương trình làm giàu uranium để không thể tạo bom hạt nhân. Đổi lại, Mỹ và các đồng minh sẽ dỡ bỏ nhiều biện pháp trừng phạt ảnh hưởng tới nền kinh tế Iran.

Iran tới nay vẫn tuân thủ thỏa thuận, nhưng Tòa Bạch Ốc tố cáo Iran vi phạm ‘tinh thần’ của thỏa ước.

Tổng thống Trump mạnh mẽ chỉ trích thỏa thuận này là một chiều, Iran toàn hưởng lợi.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-se-thu-hoi-thoa-thuan-voi-iran-/4058452.html

 

Mỹ: Xáo trộn ở Myanmar

có thể mở đường cho khủng bố quốc tế

Cuộc đàn áp của quân đội Myanmar khiến nửa triệu người Hồi giáo Rohingya chạy lánh nạn sang Bangladesh có thể gây bất ổn khu vực và mời gọi khủng bố quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo ngày 5/10.

Tuy nhiên, giới chức cao cấp phụ trách Đông Nam Á trong Bộ Ngoại giao, ông Patrick Murphy, không nêu rõ liệu chính quyền Mỹ có ban hành các biện pháp chế tài nhắm vào quân đội Myanmar hay không.

Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, ông Murphy nói cần quy trách các lực lượng an ninh vì đáp ứng bất xứng đối với các cuộc tấn công của các thành phần nổi dậy Rohingya cách đây 6 tuần.

Vẫn theo lời ông Murphy, ngoài nửa triệu người chạy sang Bangladesh, ước tính có 200 ngàn người bị thất tán tại bang Rakhine. Dù chính phủ Myanmar đảm bảo là các chiến dịch an ninh đã ngưng 1 tháng trước, vẫn có báo cáo về các cuộc tấn công đốt phá nhà cửa của người Rohingya và ngăn trở hỗ trợ nhân đạo, ông nói.

Ông Murphy nhận định nền dân chủ Myanmar đã có bước ngoặt nhưng đáp ứng nặng tay trong vụ này sẽ mời gọi khủng bố quốc tế và gây khó khăn cho các nước láng giềng.

Giới chức này cho biết Mỹ đã thảo luận tình hình với các nước ở Đông Nam Á, nơi mà Philippines và các nước có đa số dân theo Hồi giáo như Malaysia và Indonesia đã đối mặt với các cuộc tấn công khủng bố và bạo động cực đoan.

Ông Murphy cho hay chính phủ Mỹ đang thăm dò mọi phương án có thể để tạo ảnh hưởng thay đổi. Hoa Kỳ đã có các giới hạn đáng kể đối với quân đội Myanmar và rất hiếm khi cấp visa cho các thành viên quân đội hay thân nhân của họ.

https://www.voatiengviet.com/a/xao-tron-o-myanmar-co-the-mo-duong-cho-khung-bo-quoc-te-/4058447.html

 

Thổ Nhĩ Kỳ bắt nhân viên tòa lãnh sự Mỹ

Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ một nhân viên tòa lãnh sự Mỹ tại Istanbul với cáo buộc có liên hệ tới một phong trào của giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở Mỹ, truyền thông nhà nước loan tin. Tòa Đại sứ Mỹ ngày 5/10 nói cáo buộc này vô căn cứ.

Hãng tin Anadolu nói nhân viên làm cho lãnh sự quán Mỹ mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ, có trát bắt của tòa tối ngày 4/10 về tội danh gián điệp, âm mưu phá vỡ trật tự hiến pháp và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Người này bị tố cáo có liên hệ với một cựu công tố viên và 4 nguyên cảnh sát trưởng đang bị truy tố vì đứng đầu một cuộc điều tra tham nhũng vào năm 2013 mà chính quyền nói là do phong trào của giáo sĩ Gulen dàn dựng nhằm lật đổ chính quyền.

Ông Gulen cũng bị cáo buộc chủ mưu cuộc lật đổ bất thành hồi năm ngoái, những tố cáo mà ông nhất mực bác bỏ.

Khoảng 50 ngàn người bị bắt và hơn 110 ngàn công chức chính phủ bị sa thải trong cuộc trấn áp sau vụ lật đổ.

Đại sứ quán Mỹ nói họ hết sức quan ngại về vụ bắt giữ nhân viên tòa lãnh sự ở Istanbul.

“Các cáo giác vô căn cứ, nặc danh chống lại nhân viên của chúng tôi làm mất giá trị mối quan hệ đối tác lâu nay” giữa Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ, thông cáo đại sứ quán viết.

Vụ việc diễn ra sau khi một tòa án Mỹ quyết định buộc tội 19 người, trong đó có 15 nhân viên an ninh Thổ Nhĩ Kỳ, vì tấn công người biểu tình ôn hòa bên ngoài tư gia đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Washington nhân chuyến công du của Tổng thống Recep Erdogan. Ông Erdogan gọi quyết định của tòa án là ‘một vụ bê bối.’

https://www.voatiengviet.com/a/tho-nhi-ky-bat-nhan-vien-toa-lanh-su-my-/4058444.html

 

Facebook, Twitter, Google điều trần vụ Nga-Trump

Các giám đốc điều hành của Facebook, Twitter, và Google được yêu cầu ra điều trần ngày 1/11 trước một ủy ban Hạ viện về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, một phụ tá ở Quốc hội cho biết ngày 5/10.

Cùng ngày, giám đốc điều hành của ba đại công ty này dự kiến cũng xuất hiện trước Ủy ban Tình báo Thượng viện. Ủy ban này cũng đang điều tra về vai trò bị cáo giác của Nga trong bầu cử Mỹ.

Trước quan ngại về các bằng chứng cho thấy tin tặc dùng internet để lan truyền tin vịt và chi phối cuộc bầu cử Mỹ, một số các nhà lập pháp đang thúc đẩy để có thêm thông tin từ các trang mạng xã hội.

Ủy ban Tình báo của Hạ viện và Thượng viện là hai ủy ban chính của Quốc hội điều tra cáo giác rằng Nga can thiệp bầu cử Mỹ hầu tăng cơ hội cho ông Trump đắc cử, rằng có thể có sự thông đồng giữa Nga với các phụ tá của ông Trump.

Moscow bác tố cáo này và Tổng thống Trump cũng nhiều lần khẳng định không có sự thông đồng.

Facebook xác nhận giới chức của công ty sẽ ra điều trần.

Google và Twitter chưa hồi đáp yêu cầu bình luận.

https://www.voatiengviet.com/a/facebook-twitter-google-dieu-tran-vu-nga-trump-/4058432.html

 

Hồ sơ tình báo Anh về Trump-Nga được xem xét

Biện lý đặc biệt điều tra liệu Nga có tìm cách tác động đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 hay không đã tiếp quản cuộc điều tra của FBI về hồ sơ của cựu điệp viên Anh chứa những cáo buộc rằng Nga có những mối liên hệ tài chính và cá nhân với chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump và các cộng sự, theo các nguồn tin quen thuộc với cuộc điều tra này.

Một báo cáo do Christopher Steele, cựu quan chức tình báo MI6, soạn ra đã xác định danh tính các doanh nhân Nga và những người khác mà các nhà phân tích tình báo Mỹ đã kết luận là gián điệp của Nga hoặc làm việc thay mặt cho chính phủ Nga.

Ba nguồn tin biết về cuộc điều tra của biện lý Mueller cho hay toán điều tra của ông và Ủy ban Tình báo Thượng viện đã tiếp quản quyền kiểm soát nhiều cuộc điều tra về các cáo buộc của các cơ quan tình báo Mỹ rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử nhằm mang lại lợi thế cho ông Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa.

Hai quan chức nắm thông tin về các cuộc điều tra nói rằng cả đội ngũ của ông Mueller lẫn Ủy ban Tình báo Thượng viện đều đang tìm xem có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy cựu quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, là ông Paul Manafort, hoặc những người khác có giao dịch tài chính với Nga, có thể đã giúp các cơ quan tình báo của điện Kremlin nhắm mục tiêu các cuộc tấn công email và đăng các bài trên truyền thông xã hội để phá hoại chiến dịch tranh cử của đối thủ của ông Trump, bà Hillary Clinton thuộc Đảng Dân chủ.

Hôm 4/10, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Richard Burr nói với các phóng viên rằng ủy ban đã cố gắng liên lạc với ông Steele và tìm gặp ông, song “những đề nghị đó không được chấp thuận”.

Ông Burr nói: “Ủy ban không thể xác định được độ tin cậy của hồ sơ mà không hiểu được những điều như: ai tài trợ cho nó, các nguồn tin và các nguồn phụ là những ai”.

Ông Burr cho biết ủy ban muốn kết thúc cuộc điều tra trước cuối năm nay.

https://www.voatiengviet.com/a/ho-so-tinh-bao-anh-ve-trump-nga-duoc-xem-xet/4057970.html

 

EU: Chiến tranh có thể nổ ra ở Catalonia

Thủ quân của câu lạc bộ bóng đá lừng danh Barcelona ở Catalonia, nơi đang là tâm điểm của cuộc khủng hoảng đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha, kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị ở Madrid và ở thủ phủ của Catalonia bắt đầu đối thoại với nhau về tương lai tỉnh miền đông bắc đang bất ổn ở Tây Ban Nha này.

Andres Iniesta, thủ quân của Barcelona, viết trên Facebook: “Trước khi chúng ta gây thiệt hại thêm cho chính chúng ta, những người có trách nhiệm cần phải đối thoại với nhau. Hãy hành động vì tất cả chúng ta. Chúng tôi xứng đáng có cuộc sống hòa bình.” Iniesta cũng xin lỗi là đã lên tiếng kêu gọi cho một “tình hình vốn đã hết sức phức tạp.”

Iniesta viết lời kêu gọi này trên Facebook trong lúc một giới chức hàng đầu của EU hôm thứ Năm 5/10 cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng bị những người chủ trương ly khai đẩy mạnh lên qua việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp hôm Chủ nhật có thể dẫn đến xung đột vũ trang.

Ông Gunther Oettinger, ủy viên Đức của EU, phát biểu tại một sự kiện ở Munich: “Tình hình rất đáng báo động. Nội chiến đang nhen nhóm ở đó, ngay giữa lòng châu Âu.”

Ủy ban EU, cơ quan quản lý Liên hiệp Âu châu, sợ rằng Catalonia tách ra độc lập có thể sẽ khuấy động phong trào ly khai tại những nơi khác trên toàn châu Âu. Ông Oettinger và Ủy ban EU kêu gọi Madrid và Barcelona bắt đầu đối thoại với nhau và tránh leo thang khiêu khích. Nhưng có ít dấu hiệu cho thấy điều đó sẽ diễn ra. Cả hai bên đều tỏ ra kiên quyết trong cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng nhất của Tây Ban Nha tính từ âm mưu đảo chánh năm 1981.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy dọa sẽ ngưng quy chế bán tự trị cho Catalonia, và sẽ áp dụng chế độ cai trị trực tiếp từ Madrid. Ông nói không thể có đối thoại khi các thủ lãnh ly khai Catalan dọa sẽ tuyên bố độc lập tiếp theo cuộc trưng cầu dân ý không được phép hôm Chủ nhật.

Trong cuộc trưng cầu mà Madrid xem là bất hợp pháp đó, 90% cử tri bỏ phiếp đòi tách ra khỏi Tây Ban Nha, nhưng tỉ lệ người đi bỏ phiếu thấp hơn 50% tổng số cử tri. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy số người Catalan ủng hộ việc tiếp tục ở lại với Tây Ban Nha chiếm tỉ lệ cao hơn.

Trong tối thứ Sáu, các nhà hoạt động Catalan đăng lên mạng Internet các video cho thấy có nhiều xe quân đội tiến vào khu vực đông bắc – một số xe trông giống như xe chở xe tăng, nhưng không thấy có xe tăng trên đó.

https://www.voatiengviet.com/a/chien-tranh-co-the-no-ra-o-catalonia-/4059557.html

 

Huấn luyện quân sự Đài -Sing vẫn được duy trì,

bất chấp áp lực từ TQ

Quyết định của Singapore trong tuần này, duy trì chương trình huấn luyện quân sự được thực hiện hơn 40 năm nay với Đài Loan, bất chấp áp lực từ Trung Quốc, là một trong những thắng lợi ngoại giao hiếm có của Đài Loan ở Châu Á.

Các giới chức ở Đài Bắc cho biết Singapore sẽ tiếp tục Dự án huấn luyện quân sự Starlight, bất chấp chuyến đi thăm Trung Quốc hồi tháng trước của Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long.

Trung Quốc vẫn coi đảo tự trị Đài Loan là một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và không khuyến khích chính quyền các nước xây dựng các quan hệ ngoại giao và quân sự với Đài Loan.

Singapore và Đài Loan đã khởi sự chương trình huấn luyện Starlight vào năm 1975 dưới quyền của Thủ Tướng lập quốc Lý Quang Diệu và bạn của ông, là ông Tưởng Kinh Quốc (Chiang Ching-kuo), Thủ Tướng Đài Loan lúc bấy giờ. Ông Tưởng Kinh Quốc là con trai của Tưởng Giới Thạch và sau này trở thành Tổng Thống của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).

Singapore chọn Đài Loan làm địa điểm huấn luyện bởi vì đảo quốc Singapore nhỏ bé không có địa điểm thích hợp cho các cuộc huấn luyện quân sự quy mô.

Giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Minh Truyền (Ming Chuan) của Đài Loan, ông Nathan Liu, nói:

“Tôi tin rằng Singapore tìm cách, hoặc ít nhất, giả vờ trung lập dù nước này cảm nhận sức ép từ Trung Quốc. Mối quan hệ được nuôi dưỡng từ lâu với Đài Loan không thể bị đình trệ, hoặc gián đoạn.”

Singapore có thể tìm cách duy trì cân bằng giữa Trung Quốc với Đài Loan, một mục tiêu mà ít nước theo đuổi, vì Trung Quốc nói chung muốn có quan hệ tốt đẹp với Singapore, đảo quốc mà một số người ở Bắc Kinh cho là một tấm gương để cai trị một nền kinh tế thịnh vượng, với sự đóng góp của cộng đồng thiểu số người Hoa, hoạt động hiệu quả dưới quyền một chính đảng duy nhất.

Các học giả tin rằng Singapore đã trấn an Trung Quốc rằng huấn luyện quân sự với Đài Loan sẽ không dẫn tới các quan hệ chính thức cấp nhà nước với Đài Loan.

Ông Andrew Yang, Tổng Thư Ký Hội đồng Trung Quốc, một think-tank của Đài Loan, chuyên nghiên cứu các vấn đề chính sách, nói:

“Vấn đề này đã được Bắc Kinh liên tục nêu lên, tôi nghĩ rằng chính phủ Singapore trong thời gian qua cũng xác định rõ rằng họ vẫn có quan hệ chính thức với Trung Quốc.”

Ông Yang cho rằng chương trình huấn luyện quân sự này là một cơ hội cho Đài Loan duy trì mối quan hệ đặt trên sự tin cậy với một nước Đông Nam Á hiện đại, có một diễn đàn thường trực để trao đổi quân sự.

“Việc Đài Loan vẫn duy trì các quan hệ đặc biệt với Singapore và giữ được lòng tin lẫn nhau có thể được coi như một cách khẳng định cho các lực lượng vũ trang Đài Loan.”

Năm 2013, Singapore và Đài Loan ký một thỏa thuận thương mại tự do, rất thuận lợi cho các nhà xuất nhập cảng, nhưng là điều gây lo lắng cho Trung Quốc bởi vì đây là một thỏa thuận chính thức. Đài Loan hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Singapore.

Từ năm 1970 tới nay, Trung Quốc đã dùng quyền lực kinh tế của mình để vận động các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, khiến hiện giờ đảo quốc này chỉ còn quan hệ ngoại giao chính thức với 20 nước, không có nước nào ở Châu Á, so với hơn 170 nước thừa nhận Bắc Kinh. Trung Quốc còn yêu cầu các đồng minh coi Đài Loan là một phần thuộc lãnh thổ thuộc Trung Quốc.

Hồi năm ngoái, có lẽ để tăng sức ép đối với Singapore, đặc khu Hong Kong của Trung Quốc đã hoãn lại 2 tháng việc vận chuyển 9 xe thiết giáp về lại Singapore sau một chương trình huấn luyện quân sự ở Đài Loan.

Một số bản tin ở Singapore đồn đoán rằng chuyến đi của Thủ Tướng Lý Hiển Long sang thăm Trung Quốc có tính cách hòa hoãn hồi tháng trước, có thể dẫn tới việc hủy bỏ chương trình huấn luyện quân sự với Đài Loan, tuy nhiên Ngoại Trưởng Đài Loan David Lee nói ông đã được cho biết là chương trình này vẫn được xúc tiến như thường lệ.

Bộ Ngoại giao Singapore hôm thứ Sáu không trả lời yêu cầu bình luận của VOA.

https://www.voatiengviet.com/a/huan-luyen-quan-su-dai-sing-van-duoc-duy-tri-bat-chap-ap-luc-tu-tq/4059512.html

 

Bình Nhưỡng tái khởi động

các nhà máy khu công nghiệp liên Triều

Thụy My

Bình Nhưỡng ngày 06/10/2017 xác nhận đã cho khởi động lại các nhà máy được Seoul tài trợ tại khu công nghiệp liên Triều ở Kaesong, mà Hàn Quốc đã rút lui năm 2016 để phản đối chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên.

Sau vụ thử nguyên tử lần thứ tư của Bình Nhưỡng, Hàn Quốc đã ngưng mọi hoạt động tại Kaesong, tố cáo Bắc Triều Tiên sử dụng tiền thu được tại đây cho các chương trình quân sự bị cấm đoán.

Khu công nghiệp nằm gần biên giới, thuộc lãnh thổ Bắc Triều Tiên, từng trụ được qua giông bão ngoại giao suốt 12 năm, vào lúc hoạt động mạnh nhất có đến 124 nhà máy của Hàn Quốc, thu dụng 53.000 công nhân miền Bắc. Khu này được khai sinh nhờ chính sách ngoại giao Vầng Thái Dương của Seoul từ 1998 đến 2008, mang lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho Bắc Triều Tiên.

Báo chí nhà nước ở Bình Nhưỡng hôm nay khẳng định các nhà máy này vẫn hoạt động, và các công ty Hàn Quốc không còn có thể coi là thuộc quyền sở hữu của họ.

Tờ Uriminzokkiri, một trong những cơ quan tuyên truyền, viết : « Không ai có thể can thiệp vào những gì chúng ta đang làm tại khu công nghiệp trên lãnh thổ thuộc chủ quyền chúng ta. Mỹ và chư hầu cứ việc tăng cường trừng phạt, họ không thể ngăn cản ta tiến lên, không thể ngăn các nhà máy trong khu công nghiệp sản xuất tiếp ». Tờ báo cho biết Bắc Triều Tiên sẽ tịch biên các nhà xưởng, sản phẩm và máy móc do Hàn Quốc bỏ lại.

Trang web Arirangmeari.com loan báo các nhà máy đã được trưng thu. Trang này khẳng định : « Chó sủa, đoàn lữ hành cứ đi. Các nhà xưởng ở Kaesong còn hoạt động nhanh hơn, bất chấp những tiếng kêu tuyệt vọng của các lực lượng thù địch ».

Các thông báo trên đây diễn ra sau khi báo chí Seoul đưa tin Bắc Triều Tiên sản xuất quần áo tại các nhà máy của Hàn Quốc ở Kaesong. Một viên chức của bộ Thống Nhất Hàn Quốc tuyên bố Bình Nhưỡng không thể vi phạm quyền sở hữu của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Sau khi Kaesong đóng cửa, các công ty Hàn Quốc tại đây đánh giá thiệt hại của họ lên đến 820 tỉ won (617 triệu euro).

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171006-btt-nha-may-khu-cong-nghiep-lien-trieu

 

Hoa Kỳ: NRA thực sự muốn gì sau vụ thảm sát Las Vegas?

Tú Anh

Tại Mỹ, vụ thảm sát 58 người ở Las Vegas ngày chủ nhật 01/10/2017 đã ít nhiều tác động đến cuộc tranh luận triền miên về quyền trang bị súng đạn. Những khẩu AR 15 bán tự động của Stephen Craig Paddock được cải tiến để sát thủ bắn thật nhanh giết thật nhiều.

Chính điểm này có thể làm luật pháp thay đổi. Tuy bị cử tri bảo thủ trói buộc, nhiều dân biểu Cộng hoà tuyên bố sẵn sàng xem xét vấn đề này. Ngay cả hiệp hội NRA, chuyên gây áp lực hành lang về quyền mang vũ khí, cũng đồng ý thắt chặt kiểm soát. Thực hư ra sao ? Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier tường thuật:

“Sau vụ thảm sát, đa số dân Mỹ đã bàng hoàng khi nghe nói đến từ mới « bump stock ». Bump stocks là bộ phận cho phép cải tiến khẩu súng bán tự động thành tự động liên thanh.

Trái lại, khi biết tin này, một số người mê vũ khí đổ xô vào các cửa hàng vũ khí để mua dự trữ. Bộ phận lắp thêm này, được bán hợp pháp trong khi súng liên thanh tự động đã bị cấm từ năm 1986, từ nay có thể sẽ bị kiểm soát gắt gao hơn.

Thật vậy, quy mô vụ thảm sát Las Vegas bằng súng cải tiến đã khiến phe đa số Cộng Hoà ở Nghị Viện, được Nhà Trắng hậu thuẫn, phải nhìn nhận là cần phải có biện pháp đối phó.

Tuy vậy, mọi người đều biết, ở nước Mỹ, trong vấn đề vũ khí, phần lớn quyền quyết định nằm trong tay hiệp hội NRA, tổ chức gây sức ép hành lang đầy thế lực và cứng rắn.

Thế nhưng, hôm thứ Năm, NRA tuyên bố cần phải gia tăng kiểm soát « bump stock ». Lời tuyên bố tích cực không ngờ này, thật ra là nhằm khóa chặt một lần nữa, mọi tranh luận liên quan đến chuyện kinh doanh vũ khí tại Mỹ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171006-hoa-ky-sung-nra-tham-sat-las-vegas-qt

 

Những chính sách ngoại giao sai lầm

sau Cách Mạng Tháng 10 Nga

Báo Le Monde Diplomatique số ra tháng 10/2017, trong loạt hồ sơ 1917 nhân 100 năm Cách Mạng Tháng 10 Nga, nhận định trong suốt thập niên đầu tiên sau cuộc Cách Mạng, chính quyền Xô Viết non trẻ không ngừng điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, hòng tìm kiếm một sự cân bằng giữa sứ mệnh truyền bá cuộc cách mạng ra bên ngoài và nhu cầu bảo đảm sự tồn tại của chế độ.

Lúc ban đầu, những người Bôn-sê-vic đã tránh việc xây dựng các nguyên tắc chính sách đối ngoại. Trong mắt họ, chừng nào tại các nước phương Tây công nghiệp hóa chưa có một cuộc cách mạng hóa giải được mối đe dọa can thiệp đế quốc, chừng ấy nước Nga vẫn sẽ lâm nguy. Hơn nữa, xét cho cùng, sự đăng quang của chủ nghĩa xã hội ở Nga, một quốc gia lạc hậu về mặt kinh tế, vẫn cần đến sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh tế của những nước đó.

Chính vì những lý do này, mà Leon Trotski có thái độ xem thường vị trí ủy viên nhân dân phụ trách đối ngoại mà người ta giao phó cho ông ngay sau khi chiếm được Cung điện mùa đông vào tháng 10 năm 1917. Người chủ trương « cách mạng thường trực » thấy chẳng có lợi gì trong việc thiết lập bang giao với các chính quyền theo chủ nghĩa tư bản mà ông tin rằng sắp đến hồi cáo chung.

Thậm chí Leon Trotski còn thông báo với nội các của mình ý định cho công bố các hiệp ước bí mật mà chế độ cũ thông qua với các chính phủ đế quốc khác, trước khi cho « đóng cửa tiệm » và bãi nhiệm họ. Chỉ 10 năm sau, việc Joseph Stalin từng bước củng cố vững chắc trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản không thể chối cãi đã trấn an được bộ Ngoại Giao Anh.

Bởi vì, theo nhận định của một trong số các đại diện ngoại giao Anh, « Chẳng có gì đáng ngạc nhiên về sự thất bại của phe đối lập cuồng tín Bôn-sê-vic, bởi vì phe này đưa ra một chính sách đối ngoại chỉ sử dụng các ‘công cụ quốc gia’ kinh điển. »

Chính sách ngoại giao nước đôi

Sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận này phản ánh sự biến đổi mà chính sách đối ngoại của Liên Xô đã trải qua trong suốt thập kỷ đầu tiên sau năm 1917. Một thời gian dài, đấu tranh giai cấp vẫn còn là một yếu tố cơ bản, ngay cả sau khi các cuộc cách mạng ở Trung và Đông Âu nếm mùi thất bại. Việc “bình thường hoá” quan hệ với các nước khác hiếm khi được xem như là một mục đích cuối cùng, mà đúng ra như là một sự thoái lui về chiến thuật.

Lenin đã nói một cách rõ ràng ý tưởng này vào tháng 11 năm 1920: « Cho đến lúc này, chúng ta vẫn chưa giành thắng lợi ở bên ngoài biên giới của chúng tôi, đó có lẽ là cách duy nhất để chúng ta bảo đảm an ninh của mình. Tuy nhiên, chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới, bởi vì kể từ giờ chúng ta đã được công nhận như là một tác nhân quan trọng trên trường quốc tế. »

Quả thật chính phủ mới đã có những thành công đầu tiên khi cho thực thi chính sách này : Nghị định về hòa bình (không sáp nhập cũng không bồi thường) được đưa ra ngay ngày hôm sau cuộc Cách mạng Tháng Mười cho phép củng cố quyền lực trong con mắt của người dân; Hiệp ước Brest-Litovsk kết thúc chiến tranh với Đức vào tháng 3 năm 1918; Hiệp ước Rapallo phá vỡ cô lập ngoại giao Liên Xô vào năm 1922.

Thế nhưng, thực ra, sự nhìn nhận của quốc tế và sự ổn định chính trị, dù là tạm thời, vẫn cho thấy một sự mâu thuẫn về một chế độ mang tư tưởng quốc tế cộng sản và luôn trong quá trình vận động. Trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm giữ đúng các nguyên tắc của mình, những người Bôn-sê-vic đã buộc phải áp dụng một chính sách kép.

Đó là vừa thúc đẩy quan hệ ngoại giao với phương Tây để bảo đảm an ninh quốc gia, vừa khuyến khích các hoạt động cách mạng ở nước ngoài khi có hoàn cảnh thuận lợi mà bằng chứng minh họa là sự ủng hộ của họ cho cuộc nổi dậy bất thành tại Hamburg vào tháng 10 năm 1923.

Sự mâu thuẫn này càng sâu sắc hơn trong suốt năm 1924, khi Vương quốc Anh, Pháp và Ý công nhận Liên Bang Xô Viết, trước sự bất ngờ của chính quyền Bôn-sê-vic. Cùng lúc, tổ chức Comintern – Quốc Tế Cộng sản hay còn gọi là Đệ Tam Quốc Tế – thừa nhận là cuộc cách mạng thế giới sẽ không xảy ra sớm như mong đợi.

Trong hoàn cảnh này, làm thế nào Liên Xô có thể gìn giữ được vị thế người canh gác cách mạng thế giới mà không phải hy sinh lợi ích quốc gia? Dần dần, Đệ Tam Quốc Tế được đưa vào phục vụ cho nền ngoại giao « quốc gia » của Liên Xô, trong khi bản sắc Quốc Tế Cộng Sản chỉ là vẻ bề ngoài. Được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI năm 1922, chiến thuật mặt trận thống nhất đã vạch ra hướng đi đồng thuận đặt nền tảng cho sự hòa giải với các tổ chức công nhân phi Cộng sản.

Mối quan hệ nhập nhằng với các công đoàn Anh

Mối quan hệ với Vương quốc Anh trong thời kỳ 1924-1927 đã làm sáng tỏ những mâu thuẫn của chính sách hai mặt này. Tháng 02/1924, chính phủ Công đảng đầu tiên của thủ tướng Ramsay McDonald công nhận một cách miễn cưỡng Liên Bang Xô Viết. Sau một chiến dịch đồng hóa Công Đảng với hiểm họa Cộng sản, phe Bảo thủ Anh đã chiếm lại được quyền lãnh đạo đất nước vào tháng 11/1924.

Để phòng thủ, Liên Bang Xô Viết nỗ lực tìm kiếm các lợi thế ngoại giao từ những mối quan hệ hữu nghị với các tổ chức công nhân ở Anh. Sự xích lại gần này, đặc biệt với Liên đoàn Công đoàn Anh (TUC), đã dẫn tới việc thành lập vào năm 1925 của một ủy ban hỗn hợp gồm Liên đoàn Công đoàn Liên Xô và Anh.

Người ta có thể cảm thấy lạ khi thấy Liên Xô nghĩ rằng các công đoàn sẽ thành công trong việc buộc chính phủ Bảo thủ có một thái độ khoan dung đối với họ. Suy nghĩ này có thể đúng khi kinh nghiệm của năm 1918-1920 mang đến cho họ một số lý do để hy vọng. Vào thời điểm đó, phe tả ở Anh chỉ trích sự can thiệp quân sự trong cuộc nội chiến.

Dưới khẩu hiệu “Hands Off Russia” (Hãy để người Nga yên !), cánh tả Anh phản đối việc đưa quân đội và đạn dược lên mặt trận Nga. Dưới áp lực từ cơ sở, Công Đảng và Liên Đoàn Công Đoàn Anh yêu cầu chính phủ « có những biện pháp cần thiết trong thời hạn ngắn nhất rút về lực lượng Anh bị gửi đến Nga ». Đây là nỗ lực đầu tiên và cuối cùng của cánh tả Anh để buộc chính phủ phải thay đổi chính sách đối ngoại bằng các biện pháp ngoài nghị viện.

Các nỗ lực để đạt được một thỏa thuận với Luân Đôn về mặt ngoại giao đi đôi với sự thiếu quan tâm đến các hoạt động của Uỷ ban hỗn hợp. Tuy nhiên, khi một cuộc xung đột xã hội nổ ra trong ngành khai thác mỏ của Anh vào đầu năm 1926, Kremlin đã quyết định không bỏ cơ quan này, mà phe đối lập theo Trotski tố cáo là cơ hội. Quyết định này được thực thi một phần do mong muốn của lãnh đạo Đảng không muốn nhượng bộ bất cứ điều gì cho phe cánh tả trong đảng.

Một lý do khác, không kém phần quan trọng, đó là tiềm năng ngoại giao của cơ quan này ngày càng trở nên có giá trị hơn vào lúc Liên Bang Xô Viết có nguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế. Trong khi đó, phe bảo thủ Anh cứng rắn đang thúc ép chính phủ cắt đứt quan hệ với Liên Xô. Năm 1925, hiệp ước Locarno, do Vương quốc Anh đề xướng để hòa giải với Đức, hủy bỏ hiệu lực của Hiệp ước Rapallo và đe dọa cô lập Matxcơva. Việc mở đường cho Đức gia nhập Hội Quốc Liên bị Matxcơva xem như là một hành động phóng lao chống lại Liên Xô.

Chuỗi thất bại và ánh hào quang

Chiến thuật hai mặt này hàm chứa một số rủi ro nhất định, như cho thấy cuộc tổng đình công do Liên Đoàn Công Đoàn Anh phát động vào tháng 5/1926 nhằm bày tỏ tình liên đới với phong trào đình công mùa đông của những người thợ mỏ.

Bị mắc kẹt, nhưng vì bị gắn liền với vai trò lãnh đạo cách mạng thế giới, Kremlin chỉ có thể ủng hộ cuộc đình công ngay từ những ngày đầu. Sau thất bại của phong trào này, Kremlin đổ mọi trách nhiệm lên TUC, cáo buộc họ đã phản bội những người lao động và đã khước từ « vàng đỏ », nguồn trợ giúp kinh tế của Liên Xô. Chỉ cần đề cập đến nguồn viện trợ này, cho dù là biểu tượng hay thực, cũng đủ làm dấy lên một lời kêu gọi trục xuất người Nga khỏi lãnh thổ Anh.

Sự việc này dẫn đến việc Liên Xô lần đầu tiên phải xem xét lại chính sách ngoại giao này. Vào mùa thu năm 1926, Ivan Maïski và nhất là Leonid Krassine, một nhà ngoại giao nổi tiếng bảo thủ và truyền thống, được gửi đến Luân Đôn trong một nỗ lực cuối cùng là tránh cuộc khủng hoảng.

Đồng thời, các hoạt động của Quốc Tế Cộng Sản cũng giảm đi đáng kể. Những biện pháp khẩn cấp này đến quá muộn và không đủ để ngăn chặn một loạt thất bại ngoại giao vào năm 1927. Và Đức tiếp tục rẽ về phía Tây.

Vào tháng 4 cùng năm, cảnh sát Trung Quốc, theo yêu cầu của Luân Đôn, đã đột nhập vào trụ sở của phái đoàn Liên Xô ở Bắc Kinh; Tưởng Giới Thạch cho tàn sát các cựu đồng minh cộng sản của mình. Tháng 5, chính phủ Anh cho lục soát các văn phòng của phái đoàn thương mại Xô Viết ở Luân Đôn và với lý do đã tìm thấy các tài liệu cho thấy có sự can thiệp nội bộ của Liên Xô, Luân Đôn đã đoạn giao với Matxcơva. Tháng 9, các cuộc thương thảo kinh tế với Pháp rơi vào ngõ cụt, và Christian Rakovski, đại sứ Liên Xô ở Paris, đã trở thành nhân vật không được hoan nghênh.

Những thảm họa ngoại giao năm đó đã nhấn chìm Matxcơva trong « nỗi sợ chiến tranh » và trong trạng thái bi quan sâu sắc, buộc họ ý thức về thất bại của chính sách đối ngoại. Trợ lý Maxim Litvinov đã lên thay thế ngoại trưởng Gueorgui Tchitcherin. Ông Maxime Litvinov luôn chủ trương cách tiếp cận theo quy ước hơn và ủng hộ sự hội nhập của Liên Xô vào hệ thống châu Âu.

Sau khi được bổ nhiệm, sự đối đầu không lay chuyển với các nước tư bản dần nhường chỗ cho một đường lối ủng hộ cùng tồn tại hòa bình dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Được nhắc đi nhắc lại trong suốt thời Liên Xô, « thời kỳ hòa hoãn » đã làm lụi dần khát vọng cách mạng tưởng chừng không thể nào lay chuyển. Nền ngoại giao của Liên Xô dần dà rồi cũng gần giống với các đồng nghiệp phương Tây đến mức gần như lấy lại được một phần hào quang mà Nga đã từng có trong những chế độ trước đó.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171006-chinh-sach-ngoai-giao-CMT10-nga-qt

 

Mỹ-Phi : Manila « nâng cấp » tập trận Mỹ trong năm 2018

Tú Anh

Mua súng Trung Quốc, nhưng tập trận trở lại với Mỹ. Sau một năm nhiều căng thẳng, hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines được thắt chặt và sẽ gia tăng. Tổng cộng 261 hoạt động, kể cả tại Biển Đông, sẽ được tổ chức trong năm 2018.

Chương trình tập trận chung được tham mưu trưởng quân đội Philippines loan báo ngày 05/10/2017 tại Manila, trong buổi lễ « tiếp nhận 3000 khẩu súng » của Trung Quốc. Theo tuyên bố của tướng Edouardo Ano : « Philippines và Mỹ sẽ gia tăng các cuộc tập trận chung trong năm 2018 theo đúng tuyên bố của tổng thống Duterte, cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, đồng minh số một của Philippines ».

Cụ thể, quân đội hai nước sẽ tổ chức 261 hoạt động chung từ tập trận, hợp tác chỉ huy, đánh trên sa bàn cho đến cứu trợ nhân đạo, xây dựng cầu đường và trường học … trong năm 2018. Theo bình luận của tướng Edouardo Ano, nếu so với 258 hoạt động chung trong năm 2017, thì hợp tác quân sự Mỹ-Philippines được « nâng cấp » theo nghĩa tái lập những cuộc tập trận trước đây đã bị hủy bỏ vì Manila muốn xoa dịu Trung Quốc.

Trong chương trình 2018, lực lượng Mỹ-Phi sẽ tiến hành các cuộc tập trận « bảo vệ lãnh thổ »tại Biển Đông mà Manila gọi là Biển Tây. Cuộc tập trận quan trọng nhất hàng năm Balikatan sẽ tiếp tục. Theo báo chí ở Manila, chưa rõ là khi nào diễn ra các cuộc tập trận bảo vệ lãnh thổ. Năm 2017, hai chiến dịch thuộc loại quan trọng bị hủy bỏ là cuộc diễn tập đổ bộ Phiblex của Thủy Quân Lục Chiến và CARAT của hải thuyền.

Theo AFP, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như muốn tái lập quan hệ nồng ấm với Washington, sang trang giai đoạn cư xử khiếm nhã đối với tổng thống Barack Obama, người tiền nhiệm của Donald Trump. Tuần trước, ông cam kết xây dựng quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ, trong lúc tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Edouardo Ano đến Hawai hội kiến với đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương.

Quan hệ Mỹ-Phi bị suy giảm một phần do lời tuyên bố của tổng thống Duterte « muốn ly khai » với Mỹ nhân chuyến công du Bắc Kinh vào năm 2016.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171006-my-phi-manila-%C2%AB-nang-cap-%C2%BB-tap-tran-my-trong-nam-2018

 

Đối lập Nhật Bản công bố cương lĩnh chống hạt nhân

Tú Anh

Từ năng lượng hạt nhân cho đến thuế giá trị gia tăng, ngôi sao đối lập đang lên Yuriko Koike đều chống lại chủ trương của thủ tướng Shinzo Abe. Trong chương trình tranh cử Quốc Hội 22/10, đảng Dân Chủ cam kết, nếu được tín nhiệm, sẽ từ bỏ hạt nhân từ nay đến năm 2030 cũng như không tăng thuế TVA.

Trong bối cảnh công luận Nhật còn bị thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 ám ảnh, đảng Hy Vọng của thị trưởng Tokyo, bà Yuriko Koike, dự kiến chạy đua với đảng Tự Do Dân Chủ cầm quyền trên hồ sơ điện hạt nhân.

Cương lĩnh chính trị công bố ngày thứ Sáu 06/10/2017, hai tuần trước bầu cử, hứa hẹn sẽ từ từ thay thế điện hạt nhân cũng như sẽ chận lại dự án của chính phủ Shinzo Abe tăng thuế hàng tiêu dùng TVA từ 8% lên 10%. Thủ tướng đương nhiệm cần ngân sách để tài trợ các chương trình dành cho trẻ em để khuyến khích sinh sản.

Bà Yuriko Koike nhiều lần tuyên bố không ra tranh cử để tập trung thời giờ vào thành phố Tokyo và Thế Vận Hội 2020. Tuy nhiên, bà hy vọng đảng của bà có thể đánh bại đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử trước kỳ hạn 22/10. Theo thăm dò ý kiến, đảng Tự Do Dân Chủ vẫn đứng đầu.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171006-doi-lap-nhat-ban-hat-nhan-tva

 

Quan hệ Nga-Ả Rập Xê Út nồng ấm hơn

nhờ các hợp đồng thương mại

Thụy My

Nhân chuyến thăm Matxcơva lần đầu tiên, quốc vương Ả Rập Xê Út Salman và tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua 05/10/2017 đã ký kết nhiều thỏa thuận về năng lượng và vũ khí, đánh dấu cho việc xích lại gần nhau hơn giữa Nga và đồng minh truyền thống của Mỹ. Đây là một bước ngoặt giữa hai quốc gia mà quan hệ lâu nay vẫn lạnh giá.

Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Danie Vallot tường trình :

« Giọng nói của quốc vương Salman vang vọng tại một trong những phòng khách thếp vàng của điện Kremlin. Đây là lần đầu tiên một nhà vua Ả Rập Xê Út chính thức công du Matxcơva.

Đối với ông Vladimir Putin, chuyến viếng thăm này là một chiến thắng ngoại giao. Cách đây hai năm, việc Nga can thiệp quân sự vào Syria để yểm trợ cho Bachar al Assad đã gây phẫn nộ cho Ả Rập Xê Út. Dưới mắt của tổng thống Nga, bây giờ là lúc để hai nước giảng hòa.

Ông Putin nói : « Đó là một cuộc hội đàm rất súc tích và cụ thể, đầy tin tưởng lẫn nhau. Tôi muốn nhấn mạnh là chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp quốc vương Ả Rập Xê Út, và tin rằng chuyến viếng thăm này sẽ mang lại một xung lực mới cho sự phát triển quan hệ song phương ».

Sau cuộc gặp, hai nước đã ký kết khoảng 15 thỏa thuận hợp tác trong lãnh vực năng lượng cũng như vũ khí. Ryad thậm chí còn muốn mua hệ thống phòng không S-400 nổi tiếng. Một chủ đề đồng thuận khác nữa là dầu lửa. Matxcơva và Ryad tái khẳng định ý muốn giảm lượng vàng đen sản xuất ra để làm tăng giá dầu ».

Trước đây Liên Xô từng là Nhà nước đầu tiên công nhận Ả Rập Xê Út vào năm 1926, nhưng chưa có lãnh đạo nào của vương quốc này đến thăm Matxcơva, và ông Vladimir Putin cũng chỉ công du Ả Rập Xê Út lần đầu tiên vào năm 2007.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171006-quan-he-nga-a-rap-xe-ut-nong-am-hon-voi-cac-hop-dong-thuong-mai

 

Tình báo Mỹ : Trung Quốc sẽ xây nhiều căn cứ ở nước ngoài

Thanh Phương

Căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, đặt tại Djibouti, một quốc gia nhỏ bé ở châu Phi, rất có thể sẽ là khởi đầu cho nhiều căn cứ quân sự khác mà Trung Quốc sẽ thiết lập khắp thế giới và điều này có thể gây các xung đột lợi ích với Hoa Kỳ. Đó là cảnh báo của các quan chức tình báo Mỹ hôm qua, 05/10/2017, theo hãng tin Bloomberg.

Các quan chức tình báo Mỹ, xin được giấu tên, nhấn mạnh Trung Quốc hiện có một quân đội được hiện đại hóa nhanh nhất thế giới, bên cạnh Hoa Kỳ. Trong chiều hướng đó, tháng 7/2017, quân đội Trung Quốc loan báo thiết lập một căn cứ hỗ trợ hậu cần ở Djibouti, để phục vụ cho các chiến dịch nhân đạo, duy trì hòa bình và hộ tống trên biển ở vùng châu Phi và vùng tây châu Á, cũng như hỗ trợ cho các cuộc thao dượt quân sự và di tản khẩn cấp.

Tuy nhiên, theo nhật báo South China Morning Post ngày 01/10, các hình ảnh vệ tinh và các báo cáo không chính thức, tại căn cứ này có nhiều cơ sở hạ tầng quân sự, như trại lính, các đơn vị bảo trì, nhà kho và các bến tàu có thể tiếp nhận hầu hết các tàu của hạm đội Trung Quốc. Nói cách khác, căn cứ ở Djibouti có thể sẽ được Trung Quốc dùng để tung lực lượng ra vùng bắc châu Phi, cũng như củng cố vị thế của họ ở vùng Ấn Độ Dương.

Theo các quan chức tình báo Mỹ nói trên, giới lãnh đạo Trung Quốc xem cái trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu, nhất là hệ thống các liên minh với Mỹ và việc cổ súy cho các giá trị Mỹ trên toàn cầu, là những yếu tố ngăn chận việc Trung Quốc trỗi dậy và thay đổi trật tự thế giới cho phù hợp hơn với nhu cầu của Bắc Kinh.

Tình báo Mỹ ghi nhận là trên con đường bành trướng thế lực quân sự và kinh tế, Bắc Kinh tỏ ra ngày càng cứng rắn hơn về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, về quan hệ với Đài Loan và đang đẩy mạnh sáng kiến « Một Vành Đai, Một Con Đường » để tăng cường quan hệ thương mại với thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á. Nói chung, tình báo Mỹ cho rằng Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách làm suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới.

Những cảnh báo nói trên được đưa ra vào lúc chủ tịch Tập Cận Bình đang củng cố thế lực trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, diễn ra trong tháng 10 này và trước chuyến viếng thăm Trung Quốc của tổng thống Donald Trump vào tháng 11/2017.

Tuy đạt được đồng thuận trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, giữa Washington và Bắc Kinh còn nhiều bất đồng trên những vấn đề khác, như tranh chấp chủ quyền Biển Đông, Syria và nhất là thương mại, chủ yếu do thâm thủng mậu dịch giữa Mỹ với Trung Quốc còn rất lớn.

Đặc biệt, vấn đề đang gây quan ngại hiện nay đó là việc chuyển giao công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc. Cựu cố vấn của tổng thống Trump, ông Steven Bannon từng xem đây là vấn đề kinh tế lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông Bannon cảnh báo rằng nếu không giải quyết vấn đề này, nước Mỹ sẽ bị Trung Quốc đánh gục về kinh tế.

Theo lời các quan chức tình báo Mỹ, Bắc Kinh cũng ý thức được rằng những tham vọng của họ đang gây quan ngại, cho nên đang cố chứng minh rằng việc thâu tóm công nghệ của Mỹ không phải là mối đe dọa đối với kinh tế của Mỹ và những nước khác.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171006-tinh-bao-my-trung-quoc-can-cu-qs