Tin khắp nơi – 06/04/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 06/04/2020

Virus corona:

Trump hy vọng các điểm nóng ở Mỹ đang ”hạ nhiệt”

Tổng thống Donald Trump bày tỏ hy vọng rằng các trường hợp bị nhiễm virus corona tại các điểm nóng của Hoa Kỳ đang “chững lại”, nói rằng ông nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.

Vào Chủ nhật, New York, tâm chấn của vụ dịch ở Mỹ, đã báo cáo sự sụt giảm số ca nhiễm trùng và tử vong mới.

Ông Trump mô tả sự sụt giảm này là một “dấu hiệu tốt”, nhưng cảnh báo là vẫn sẽ có nhiều người chết hơn khi đại dịch gần đến “đỉnh điểm” ở Mỹ.

“Trong những ngày tới, nước Mỹ sẽ phải chịu đựng đỉnh điểm của đại dịch này”, ông Trump nói trong cuộc họp báo về virus corona hàng ngày.

‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?

Covid-19 có ‘giáng đòn’ chí tử lên báo giấy Việt Nam?

Liệu virus corona có sẽ đảo ngược toàn cầu hóa?

Deborah Birx, một thành viên của đội đặc nhiệm virus corona của tổng thống, cho biết tình hình ở Ý và Tây Ban Nha, nơi nhiễm trùng và tử vong đã giảm trong những ngày gần đây, “cho chúng ta hy vọng về tương lai của mình”.

“Hy vọng trong tuần tới rằng chúng ta sẽ thấy sự ổn định của các trường hợp bị nhiễm mới ở những khu vực đô thị này, nơi dịch bệnh bắt đầu vài tuần trước,” Tiến sĩ Birx nói trong cùng cuộc họp báo.

Trước đó, vị Tổng Y sĩ Hoa Kỳ, người lãnh đạo sức khỏe công cộng nước này, đã cảnh báo rằng đây sẽ là “tuần lễ khó khăn nhất và buồn nhất trong cuộc đời của hầu hết người Mỹ”.

“Đây sẽ là khoảnh khắc Trân Châu Cảng của chúng ta, thời điểm 9/11 của chúng ta”, Tổng Y sĩ Hoa Kỳ Jerome Adams nói với Fox News hôm Chủ nhật.

Hoa Kỳ đã báo cáo 337.274 ca nhiễm trùng được xác nhận và 9.619 tử vong do Covid-19, là con số cao nhất trên thế giới cho đến nay.

Tình hình New York ra sao?

Hôm Chủ nhật, Thống đốc Andrew Cuomo đã báo cáo 594 tử vong mới nâng tổng số tử vong ở thành phố New York lên đến 4.159. New York là tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi coronavirus cho đến nay, và thành phố New York là điểm nóng nhất.

Ông cho biết hiện 122.000 cư dân New York đã bị nhiễm bệnh. Nhưng nói thêm rằng gần 75% bệnh nhân phải nhập viện hiện đã được xuất viện.

Số bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện lần đầu tiên giảm đi trong một tuần, và số tử vong giảm so với ngày hôm trước, ông nói.

630 trường hợp tử vong được báo cáo trong 24 giờ trước.

“Virus corona thực sự là nguy hiểm giết người, so với những gì virus gây ra”, ông nói với các phóng viên ở Albany, thủ đô của tiểu bang.

“Đó là một thủ phạm giết người hiệu quả.”

Vẫn còn quá sớm để biết New York hiện đang có đang ở đỉnh điểm – tỷ lệ lây nhiễm cao nhất mà đồ họa phía đằng sau ông Cuomo gọi là “Trận chiến trên Đỉnh núi”.

Ông cũng nói rằng còn quá sớm để biết liệu số người bị nhiễm virus corona sẽ giảm xuống nhanh chóng sau đỉnh điểm, hay liệu sẽ giảm chậm – và với tốc độ vẫn sẽ áp đảo các bệnh viện.

“Các nhà thống kê sẽ không cung cấp cho bạn câu trả lời thẳng thắn về bất cứ điều gì”, ông nói về cái gọi là “đường cong” – biểu đồ theo dõi tỷ lệ nhiễm trùng.

“Lúc đầu, họ nói biểu đồ người nhiễm bệnh mới sẽ tăng thẳng đứng lên hoặc lên tới tổng số ‘V’. Hoặc có thể chúng ta đang nằm trên một mặt phẳng đâu đó. Họ không biết.”

Virus corona: “Cứ như thời chiến” – y tá các nước kể về công việc ở tuyến đầu

Tình hình nước Mỹ thế nào?

Tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong mới đang gia tăng ở các thành phố như Washington DC, Detroit và New Orleans, ngay cả khi khoảng 90% người Mỹ đang bị phong tỏa với quy định bắt buộc họ phải ở nhà.

Thống đốc các tiểu bang tiếp tục cảnh báo về sự thiếu hụt nghiêm trọng các vật tư y tế cần thiết, bao gồm máy thở và khẩu trang.

New Jersey, tiểu bang giáp New York, đã báo cáo hơn 3.000 ca nhiễm mới hôm Chủ nhật, nâng tổng số trên toàn tiểu bang lên 37.505. Đã có 917 trường hợp tử vong liên quan đến virus corona ở New Jersey.Tiểu bang miền nam Louisiana – một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Mỹ – đã báo cáo mức tăng 20% vào Chủ nhật với 3.010 trường hợp mới. Tiểu bang này cũng báo cáo 477 cái chết.

Michigan – nơi dịch bùng phát lớn thứ ba ở Mỹ – có gần 16.000 người bị nhiễm và 617 tử vong, các quan chức cho biết hôm Chủ nhật. Detroit tiếp tục là điểm nóng lớn của tiểu bang với gần 5.000 ca nhiễm và 158 người chết.

Phát biểu với NBC News trước đó hôm Chủ nhật, Bác sĩ Anthony Fauci – chuyên gia miễn dịch học trưởng của quốc gia – cho biết còn quá sớm để nói rằng tình hình đã nằm “trong tầm kiểm soát”, như Tổng thống Donald Trump thường xuyên tuyên bố.

“Đó sẽ là một tuyên bố sai lầm. Chúng tôi đang phấn đấu để ngăn chặn bệnh dịch, và đó là vấn đề đang phải đối phó.”

TTổng Y sĩ Hoa Kỳ Jerome Adams nói rằng California và Washington đã thấy tốc độ lây lan chậm lại nhờ các nỗ lực giảm thiểu, nhưng cảnh báo rằng mọi người phải tuân theo hướng dẫn về sức khỏe của chính phủ liên bang, bao gồm đeo mặt nạ ở nơi công cộng.

“Tôi muốn người Mỹ hiểu rằng, khó như tuần này sẽ diễn ra, có một ánh sáng ở cuối đường hầm nếu mọi người thực hiện phần của họ trong 30 ngày tới”, ông nói.”Tôi muốn người Mỹ hiểu rằng, dù trong tuần này chúng ta vẫn ở trong tình trạng rất khó khăn, có một ánh sáng cuối đường hầm nếu mọi người thi hành trách nhiệm của mình trong vòng 30 ngày tới”, ông nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52178925

 

Tổng thống Trump cân nhắc thành lập một đội đặc nhiệm

 ứng phó coronavirus thứ hai để mở cửa nền kinh tế

Tin từ Washington, D.C. – Vào ngày thứ bảy (4 tháng 4), Tổng thống Trump cho biết tổng thống đang xem xét thành lập một lực lượng đặc nhiệm ứng phó coronavirus thứ hai tập trung vào việc mở lại nền kinh tế của đất nước, trong bối cảnh số lượng người nhiễm bệnh đang ngày càng tăng trên khắp Hoa Kỳ. Trong những tuần gần đây, các viên chức Tòa Bạch Ốc đã xem xét mở cửa nền kinh tế trong lúc tìm cách tránh một thảm họa về sức khỏe.

Trong khi đó, Tổng Thống Trump liên tục nhắm đến việc nới lỏng các hướng dẫn cách ly xã hội để thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ hoạt động trở lại. Theo các viên chức, những kế hoạch được đề ra bao gồm một hệ thống theo giai đoạn dựa trên tuổi hoặc vị trí địa lý. Kế hoạch khác bao gồm một hệ thống chỉ yêu cầu các loại công nhân cụ thể trở lại làm việc, bao gồm cả những tài xế không phải làm việc trong nhóm lớn. Tuy nhiên, vào chủ nhật tuần trước (ngày 29 tháng 3), Tổng Thống Trump từng bác bỏ ý tưởng này, cho thấy rằng ông sẽ không thay đổi hướng dẫn cách ly xã hội cho đến hết ngày 30 tháng 4.

Trong khi đó, ba tuần vừa qua đã đánh dấu một trong những giai đoạn khốc liệt nhất trong lịch sử đối với thị trường việc làm Hoa Kỳ, khi số lượng đơn xin tiền thất nghiệp đã tăng hơn 3,000% kể từ đầu tháng Ba. Theo Bộ Lao Động, 6.6 triệu nhân viên Hoa Kỳ đã nộp đơn xin tiền thất nghiệp trong tuần 28 tháng 3, một con số chưa từng có trong lịch sử quốc gia này.

BTT

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-can-nhac-thanh-lap-mot-doi-dac-nhiem-ung-pho-coronavirus-thu-hai-de-mo-cua-nen-kinh-te/

 

Khoảng 430.000 người đã bay

từ Trung Quốc sang Mỹ

sau khi Bắc Kinh công bố dịch virus Vũ Hán

Băng Thanh

Một báo cáo mới được công bố vào ngày 4/4 cho biết, khoảng 430.000 người đã bay từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ kể từ khi các quan chức Trung Quốc lần đầu tiên công bố thông tin về sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán vào ngày cuối cùng của tháng 12.

Theo tờ New York Times, hầu hết các du khách này đã bay đến các sân bay ở Los Angeles, San Francisco, New York, Chicago, Seattle, Newark và Detroit vào tháng 1, trong đó có hàng ngàn người bay từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nơi bắt nguồn dịch Covid-19.

Báo cáo không nêu số lượng du khách bay quá cảnh tại Trung Quốc để đến Hoa Kỳ.

Số lượng hành khách bay từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ đã giảm đáng kể sau khi Tổng thống Trump ban hành lệnh cấm du lịch vào ngày 31/1, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, đồng thời công dân nước ngoài cũng bị cấm vào Hoa Kỳ nếu họ đã đến thăm Trung Quốc trong vòng 2 tuần.

Tuy nhiên, theo phân tích của tờ New York Times dựa trên dữ liệu thu thập ở cả hai nước, ngay cả sau khi lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 2/2, khoảng 40.000 người, đi trên 279 chuyến bay, đã đến Hoa Kỳ từ Trung Quốc. Những cá nhân này thuộc diện được miễn trừ trước lệnh cấm vì họ là công dân Mỹ, hoặc có hộ chiếu Hoa Kỳ hoặc có thẻ xanh. Ngoài ra, thân nhân của những cá nhân thuộc diện này nhưng không phải là công dân Hoa Kỳ cũng được phép vào Mỹ, một sự miễn trừ của Tổng thống để các gia đình không phải chia ly.

“Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã hành động rất sớm, tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi rất thông minh, vì chúng tôi đã ngăn chặn Trung Quốc. Đó có lẽ là quyết định lớn nhất mà chúng tôi đưa ra cho đến nay”, Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp ngắn vào tuần trước về lệnh cấm du lịch đối với người đến từ Trung Quốc.

Theo Fox News

Băng Thanh dịch và biên tập

Bắc Kinh bị lên án là đã khiến thế giới chậm 2 tháng trong việc phòng chống virus Vũ Hán

Chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng.

Ngày 31/12/2019, Bắc Kinh mới chính thức công bố sự bùng phát của virus corona chủng mới và đến ngày 23/1/2020 mới bắt đầu phong tỏa thành phố Vũ Hán. Trước khi có lệnh phong tỏa, khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán, khiến dịch bệnh lây lan khắp Trung Quốc và ra toàn thế giới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/khoang-430-000-nguoi-da-bay-tu-trung-quoc-sang-my-sau-khi-bac-kinh-cong-bo-dich-virus-vu-han.html

 

Bác sĩ Fauci cho rằng con số tử vong vì coronavirus

sẽ tiếp tục tăng tại Hoa Kỳ

ngay cả khi con số lây nhiễm mới  được ổn định

Nói chuyện trên chương trình Face The Nation của CBS, Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ và là giám đốc của Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm , cảnh báo hôm Chủ nhật rằng tuần tới sẽ là “tồi tệ” khi số người chết vì đại dịch coronavirus tiếp tục gia tăng ở Mỹ, ngay cả khi số lượng các trường hợp mới đang bắt đầu ổn định ở một số khu vực nhất định.  Bác sĩ Fauci nói rằng số ca mắc bệnh mới đã bắt đầu ổn định ở Ý và ông “hy vọng” New York, hiện là tâm điểm của sự bùng phát coronavirus ở Hoa Kỳ, sẽ  ổn định.

Ông Fauci nói rằng Hoa Kỳ có thể thấy một sự thay đổi trong vòng từ bảy đến chín ngày tới.  Theo dữ kiện của Đại học Johns Hopkins, hiện tại có hơn 312,000 trường hợp coronavirus được xác nhận ở Hoa Kỳ và hơn 8,500 người đã tử vong.  Bác sĩ Fauci và các thành viên khác trong Lực lượng đặc nhiệm coronavirus của Tòa Bạch Ốc đã cảnh báo rằng tuần tới sẽ là một tuần nặng nề cho nhiều người Mỹ, và ông đã gạt bỏ ý tưởng cho rằng đại dịch đang được kiểm soát. Trong khi hầu hết các thống đốc đã ra lệnh cho cư dân của họ ở lại nhà của họ và hạn chế các tương tác xã hội của họ, vẫn còn tám tiểu bang vẫn chưa ban hành lệnh ở nhà. Bác sĩ Fauci cảnh báo coronavirus có thể sẽ xuất hiện theo mùa cho đến khi có vaccine.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/bac-si-fauci-cho-rang-con-so-tu-vong-vi-coronavirus-se-tiep-tuc-tang-tai-hoa-ky-ngay-ca-khi-con-so-lay-nhiem-moi-duoc-on-dinh/

 

Virus corona: Đại họa đang ở trước mặt Hoa Kỳ

Thanh Hà

Tính đến chiều ngày 05/04/2020, trên toàn thế giới đã có hơn 1,2 triệu người bị nhiễm virus corona, và 65.810 người tử vong vì Covid-19. Đà lây nhiễm và số tử vong tăng chậm lại tại châu Âu. Riêng Hoa Kỳ, bước vào “tuần lễ đau buồn nhất”.

Nước Mỹ trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 1.200 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên thành 9.633 và đã có thêm hơn 7.300 bệnh nhân bị lây nhiễm. Với hơn 311.000 người dương tính với virus corona, Mỹ có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới.

Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng Chủ Nhật 05/04/2020 tổng y sĩ Mỹ, Jerome Adams báo động: Hoa Kỳ đang đứng trước “thời khắc Trân Châu Cảng, thời khắc của một vụ 11 tháng 9”. Có điều lần này, kẻ thù vô hình là virus corona không tập trung tấn công ở một chỗ mà lan rộng ra toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.

Quan chức này cũng nhấn mạnh: Đây sẽ là “giai đoạn đau buồn nhất đối với phần lớn người Mỹ” và ông muốn là người Mỹ phải “hiểu được điều đó”.

Trận đánh Trân Châu Cảng ngày 07/12/1941 do quân đội Nhật tiến hành trong Đệ Nhị Thế Chiến cũng như loạt khủng bố 11/09/2001 đến nay vẫn còn ám ảnh công luận Mỹ. Cả hai cuộc tấn công bất ngờ đó làm lộ rõ sự thiếu chuẩn bị của Hoa Kỳ.

Cố vấn y tế của Nhà Trắng, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Truyền Nhiễm nhấn mạnh thêm: Nước Mỹ đang đứng trước một “tuần lễ rất tồi tệ” và ông nhìn nhận “khó có thể kiểm soát tình hình (…). Ngày mai và ngày mốt sẽ rất kinh hoàng”.

Bản thân tổng thống Trump cũng công nhận sẽ có nhiều “tang tóc” ập vào nước Mỹ, nhưng Hoa Kỳ bắt đầu “trông thấy ánh sáng cuối đường hầm”. Chủ nhân Nhà Trắng muốn nói đến trường hợp của bang New York.

Hôm qua đã có thêm 630 người thiệt mạng vì virus corona tại bang này và số người chết đã tăng chậm lại so với một hôm trước đó. Hiện tại đã có hơn 3.500 người tại New York thiệt mạng vì Covid-19, con số này tương đương với 1/3 số nạn nhân trên toàn quốc.

Covid-19: Quân đội Mỹ tìm thêm kinh phí đối phó với Trung Quốc sau đại dịch

Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong một báo cáo gửi Quốc Hội Hoa Kỳ hồi tuần trước, kêu gọi bổ sung 20,1 tỷ đô la từ năm 2021 đến năm 2026 để đầu tư vào trang thiết bị, các cuộc thao dợt và quốc phòng để đối phó với Trung Quốc.

Theo nhận định của The New York Times vào hôm nay 06/04/2020, đây là một dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia Mỹ đang nghiên cứu cách để củng cố sức mạnh quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau khi dịch bệnh kết thúc.

Kinh phí bổ sung 20,1 tỉ đô la mà quân đội Mỹ kêu gọi sẽ được dành cho hệ thống cảnh báo radar và tên lửa hành trình mới, và cũng như chi trả thêm cho các cuộc thao dợt với các đồng minh, triển khai thêm lực lượng và các trung tâm chia sẻ thông tin tình báo mới. Những nỗ lực nói trên sẽ cho phép quân đội Hoa Kỳ cải thiện khả năng để đối phó với quân đội Trung Quốc.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200406-virus-corona-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Da-%C4%91ang-%E1%BB%9F-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BA%B7t-hoa-k%E1%BB%B3

 

Một con hổ ở sở thú New York nhiễm virus Vũ Hán

Hải Lam

Cơ quan quản lý sở thú Bronx, thành phố New York hôm 5/4 cho biết Nadia, một con hổ cái 4 tuổi giống Mã Lai đã dương tính với nCov, và được cho là bị lây từ một người chăm sóc không có triệu chứng.

“Chúng tôi xét nghiệm con hổ như một biện pháp đề phòng và đảm bảo bất cứ kiến thức nào chúng tôi có về Covid-19 sẽ đóng góp cho sự hiểu biết của thế giới về loại virus này”, Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã Mỹ (WCS) – cơ quan quản lý sở thú cho biết trong một thông báo gửi AFP.

Ngoài Nadia, chị của Nadia là Azul, 2 con hổ giống Amur và 3 con sư tử giống châu Phi cũng đều có triệu chứng ho khan.

“Dù chúng có dấu hiệu ăn không ngon, nhưng các con hổ ở sở thú Bronx vẫn ổn khi được chăm sóc thú y. Chúng vẫn hoạt bát và tương tác với các nhân viên sở thú”, thông báo cho biết thêm.

“Hiện chưa rõ dịch bệnh sẽ phát triển trên hổ như thế nào vì các loài khác nhau có thể phản ứng khác nhau, nhưng chúng tôi sẽ giám sát các con vật cẩn thận và dự kiến chúng sẽ phục hồi hoàn toàn”, WCS viết.

Phía sở thú nhấn mạnh rằng “chưa có bằng chứng cho thấy động vật có thể truyền nhiễm virus cho người ngoài sự việc ban đầu ở chợ Vũ Hán, cũng như chưa có bằng chứng cho thấy động vật, gồm cả chó và mèo, lây Covid-19 cho người ở Mỹ”.

Toàn bộ 4 sở thú và 1 thủy cung ở New York đều đóng cửa từ ngày 16/3.

Theo trang web của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chưa có báo cáo nào về vật nuôi hoặc động vật khác tại nước này nhiễm Covid-19 ngoài trường hợp con hổ Nadia nêu trên. Tuy nhiên, cơ quan này khuyến cáo những người bị bệnh hạn chế tiếp xúc với động vật cho đến khi có thêm thông tin liên quan.

https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-con-ho-o-so-thu-new-york-nhiem-virus-vu-han.html

 

Mỹ chiêm nghiệm:

‘Không nên dồn gấu dữ vào chân tường’

Theo báo Mỹ không nên ép Nga thái quá bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, bởi sẽ kích động sự bùng phát “chủ nghĩa dân tộc Nga hoang dã”.

“Nền kinh tế kéo Hải quân Nga xuống đáy biển”

Nhân đọc bài: “National Interest: Sức mạnh hạm đội Nga chỉ bằng 49% Mỹ” (DVO,4/4/2020), xin gửi tiếp đến bạn đọc một bài viết cũng về chủ đề này của chuyên gia quân sự, kỹ sư Nga quen thuộc Vladimir Tuchkov.

Trong bài có một số câu trả lời cho một số thắc mắc, ví dụ như căn cứ vào đâu mà NI dẫn con số 49% và v.v. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 3/4/2020. Chúng tôi có dịch thoát một số ý.

Tờ báo Mỹ “The National Interest” sau khi đánh giá thực trạng của Hải quân Nga và đưa ra dự báo là nó sẽ còn tiếp tục suy yếu, đã đưa ra một kết luận rất bất ngờ như sau: “không nên dồn con gấu dữ (nghĩa là Nga) vào chân tường”.

Không nên ép nó thái quá bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, bởi vì làm như vậy có thể dẫn đến sự hỗn loạn trong nền kinh tế đứng thứ sáu thế giới của Nga, kích động sự bùng phát “chủ nghĩa dân tộc Nga hoang dã”, reo rắc các công nghệ hạt nhân trên khắp thế giới … Và chính đó mới sẽ là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với Mỹ.

Bài báo trên NI nói trên cho rằng sẽ là thông minh hơn nhiều nếu giành được quyền kiểm soát vũ khí một cách tối ưu, xử lý khủng hoảng và làm mọi việc để vực dậy nền kinh tế thế giới bằng cách khuyến khích và (hoặc) kích hoạt những mối quan hệ thương mại năng động mới.

Tuy nhiên, tòa soạn NI cũng nói rất rõ trong lời bạt của mình đây là quan điểm cá nhân của tác giả: “Ý kiến trên của Giáo sư Lyle Goldstein (tác giả bài báo) là quan điểm của cá nhân ông và nó không phản ánh quan điểm chính thức của bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Mỹ”.

Nhưng về những gì không liên quan đến chính trị, mà chỉ thuần túy là phân tích về hải quân, thì Lyle Goldstein lại rất khách quan, vì ông chỉ dựa vào các luận cứ khoa học hải quân.

Tác giả bài báo, dựa trên bảng đánh giá (xếp hạng) hàng năm về khả năng tác chiến của Hải quân các nước Nga, Mỹ và Trung Quốc do cổng thông tin hải quân Nga Mil. Press FLOT biên soạn và công bố, đã đưa ra nhận định rằng: “Đây là những con số đáng báo động đối với các chiến lược gia Điện Kremlin”.

Quả thực, rất đáng báo động bởi vì năng lực tác chiến của Hải quân Nga (theo bảng xếp hạng trên) chỉ bằng 49% năng lực tác chiến của Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, số lượng tàu chiến hai bên gần bằng nhau: 230 và 243. Xét theo tiêu chí này (số lượng tàu), Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là vô địch tuyệt đối, bỏ xa hải quân Nga và Mỹ, và sở hữu tới 361 tàu.

Tuy nhiên, năng lực tác chiến của Hải quân PLA cũng chỉ bằng 93% (năng lực tác chiến) của Hải quân Mỹ. Cần phải nhấn mạnh một điểm sau đây: chỉ có các tàu chiến mới được tính trong bảng xếp hạng, còn các tàu đảm bảo –  như tàu cứu hỏa, tàu bệnh viện, tàu sửa chữa, v.v. –thì không được tính.

Tất cả vấn đề nằm ở chất lượng của thành phần đội tàu chiến của hải quân. Mỗi tàu đều thuộc một lớp (hạng) riêng. Khả năng tác chiến của mỗi tàu được “lượng hóa”  bằng một hệ số gọi là hệ số trọng lượng (nói đơn giản là tính điểm).

Bảng tính điểm như sau:

• tàu sân bay – 6;

• tàu ngầm hạt nhân phi chiến lược – 5;

• tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển, tàu mang máy bay lên thẳng- tàu đổ bộ đa năng – 4;

• tàu ngầm điện- diesel, tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển, khinh hạm,  tàu đổ bộ cỡ lớn -ụ nổi – 3;

• tàu đổ bộ – 2;

• tàu hộ tống, tàu quét mìn biển, tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu chống ngầm cỡ nhỏ, các xuồng tên lửa, các tàu (xuồng) cỡ nhỏ mang tên lửa – 1;

• các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo – 0.

Các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có hệ số bằng không vì lý do là bảng xếp hạng này chỉ đánh giá những lực lượng (tàu) hải quân có khả năng tham gia vào các cuộc xung đột phi hạt nhân.

Kịch bản “Ngày tận thế” không được xét tới trong trường hợp này.

Căn cứ vào bảng tính này, đem số lượng tàu của mỗi nhóm trọng lượng nhân với hệ số. Sau đó tất cả các kết quả được cộng lại. Sau khi đã hoàn thành mọi phép tính số học cần thiết, chúng ta có được các tổng giá trị định lượng (khả năng tác chiến đã được định lượng) của hải quân các nước như sau: Nga – 373, Mỹ- 765, Trung Quốc – 715.

Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, ta lần lượt có các tỷ số sau đây: 49% – 100% – 93%.

Cổng thông tin Mil. Press FLOT đã tổng hợp và lập các xếp hạng như vậy trong hơn 10 năm – kể từ năm 2007. (Hải quân PLA được đưa vào bảng xếp hạng lần đầu tiên). Rất nên quan tâm đến những thay đổi của Hải quânNga trong một hoảng thời gian khá dài như vậy. Có nghĩa là nên tìm hiểu xem trong suốt thời gian đó, Hải quân Nga phát triển đi lên hay đang xuống cấp?

Chúng tôi xin dẫn tỷ lệ phần trăm (sức mạnh) của Hải quân Nga so với Hải quân Mỹ trong các năm đó, lần lượt như sau: 2007 – 65%; 2009 – 60%; 2010 – 64%; 2011 – 52%; 2012 – 42,7%; 2013 – 45,5%; 2014 – 51,7%; 2015 – 44%; 2016 – 45%; 2017 – 47%; 2018 – 45%; 2019 – 49%.

Bức tranh thật buồn.Như đã thấy- vào cuối thập kỷ trước, đã diễn ra sự xuống cấp của Hải quân Nga (chính xác hơn- đã “hoàn thành” sự xuống cấp). Biên chế đội tàu giảm mạnh. Dưới đây là những con số bi kịch nhất. Năm 2007, Hải quân Nga có 140 tàu hộ tống. Bây giờ còn15.

Về các tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển: 23- giờ còn 6 (năm 2019). Thực ra, còn 5 chiếc nữa, nhưng chúng đang được sửa chữa hoặc đang được hiện đại hóa. Cũng xin lưu ý- Bảng xếp hạng của Mil. Press FLOT chỉ tính các tàu có khả năng tác chiến vào thời điểm hiện tại. Tàu ngầm hạt nhân: 23 so với 12, còn 14 chiếc khác đang được sửa chữa.

Diễn giải ra sẽ là như thế này- vào những năm “béo tốt” khi giá dầu leo thang, người ta thanh lý hàng loạt các tàu Liên Xô đã hết tuổi thọ, và sau đó- khi nền kinh tế đình trệ, chỉ số chỉ khả năng chiến đấu của Hải quân Nga dao động không đáng kể và chỉ quanh mức 45% (so với Hải quân Mỹ).

Tuy vậy, số lượng các tàu vẫn được duy trì ở mức gần như cũ là nhờ đã đóng một số lượng tối đa các tàu tên lửa cỡ nhỏ, nhưng chủ yếu – vẫn là ở mức các xuồng tên lửa. “Công cuộc” đóng các tàu lớp tàu hộ tống đã thực sự biến thành các dự án “chậm tiến độ” một cách khủng khiếp.

Chiếc tàu hộ tống đầu tiên dự án 22380 “Steregushchiy” lượng giãn nước 2.200 tấn được khởi công đóng năm 2001. Nó được bàn giao cho Hạm đội Baltic mãi vào năm 2008, tức là sau 7 năm. Những chiếc tàu tiếp theo của dự án này (hiện có 6 chiếc) cũng được đóng với cùng tiến độ, phải mất từ 6 đến 8 năm để đóng mỗi tàu.

Vâng, và trong toàn bộ thời kỳ lịch sử của nước Nga mới (kể từ khi Liên Xô sụp đổ), ngành đóng tàu Nga chỉ đóng được duy nhất một tàu khu trục- đó là tàu dự án 22350 “Đô đốc Hải quân Liên Xô Gorshkov”. Nó được bắt đầu đóng năm 2006, bàn giao cho Hạm đội phương Bắc năm 2018.

Không một tàu khu trục nào, chứ chưa nói đến tàu tuần dương, được đóng tại nước Nga mới trong suốt 30 năm nói trên. Tất cả những tàu Hải quân Nga đang có thuộc những các lớp này và được liệt kê trong bảng xếp hạng nói trên- đều là các tàu đóng thời Liên Xô.

Vì Mỹ  đóng với tiến độ 3-4 tàu có hệ số trọng lượng lớn- tức tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển và tàu ngầm đa năng mỗi năm– khoảng cách giữa Hải quân Nga và Hải quân Mỹ sẽ ngày càng tăng.

Các tàu tên lửa cỡ nhỏ và tàu hộ tống được đóng với “tần suất” mỗi “kế hoạch năm năm” một chiếc không thể giúp rút ngắn được khoảng cách đó. Tất cả các lời bàn tán kiểu như Nga cực kỳ cần khẩn trương bắt đầu đóng tàu sân bay hạt nhân “Storm”, tàu khu trục hạt nhân “Leader”, tàu mang máy bay lên thẳng đa năng “Lavina”, đều không có bất kỳ một cơ ở thực tế nào.

Tại sao lại không có cơ sở?

Thứ nhất, trong ngân sách quân sự không có khoản tiền nào chi cho nội dung này. Thứ hai, ngay hiện giờ còn đã không thể sửa chữa tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” vì không đủ năng lực sản xuất, có nghĩa là không có các ụ nổi kích thước phù hợp. Vậy thì đóng tàu sân bay mới ở đâu?

Dường như hy vọng duy nhất được dành cho hạm đội tàu ngầm, vì việc xây dựng hạm đội tàu ngầm luôn được ưu tiên. Tuy nhiên, những đặc quyền này chỉ áp dụng cho các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Dự án 955 “Borey”.

Còn chiếc tàu ngầm hạt nhân đa năng đầu tiên thuộc Dự án 885 “Ysen” được đóng xong trong 17 năm!  Và nó được bàn giao cho Hạm đội Phương Bắc năm 2014. Sau đó, xuất hiện một “khoảng lặng” khá dài liên quan đến việc thiết kế phiên bản “Yasen-M”. Nếu  theo đúng kế hoạch, sẽ có một cặp “Yasen” được đưa vào trực chiến trong năm nay (2020). Vâng, và tiếp theo, để đóng mỗi tàu như vậy, cần ít nhất 7 năm.

Chính vì vậy, trong khoảng thời gian đó, Hải quân Mỹ sẽ còn “tiến xa hơn”. Trừ khi, tất nhiên, nếu tình hình không có những thay đổi đáng kể. Và những thay đổi đó phải diễn ra, trước hết, trong nền kinh tế nước ta,vì, chỉ có như thế mới dẫn đến những thay đổi trong ngành công nghiệp đóng tàu của chúng ta.

Trung Quốc sẽ còn đi xa hơn nữa,- Hải quân nước này sẽ sớm đuổi kịp Hải quân Mỹ xét theo tiêu chí năng lực tác chiến, Hải quân Trung Quốc đang phát triển với tốc độ ngoài tầm với của bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Vâng, và bây giờ, để tự an ủi một chút, chúng ta hãy thử tính lại bảng xếp hạng năm 2019. Vấn đề là ở chỗ bảng xếp hạng này không tính đến những con tàu đang được sửa chữa hoặc đang hiện đại hóa. Cứ giả sử, bằng một phép màu nào đó, tất cả chúng đều quay trở lại hàng ngũ ngay lập tức sau khi con coronavirus bị đánh bại.

Với kịch bản này, ta có thêm 14 tàu ngầm hạt nhân (70), 2 tàu ngầm điện- diesel (6), 1 tàu sân bay (6), 2 tàu tuần dương (8), 5 tàu khu trục (15), 2 khinh hạm  (6), 3 tàu đổ bộ (6), 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ (2), 29 xuồng tên lửa (29). Tổng hệ số trọng lượng (điểm) bổ sung – 149.

Tổng hệ số trọng lượng (điểm) mới là 522. Hải quân Mỹ- 765.

Quy ra tỷ lệ phần trăm, chúng ta có 65%. Đúng bằng những gì chúng ta đã có 13 năm trước (2007).

Để kết luận, cần phải nói rằng bảng xếp hạng này không đánh giá chất lượng vũ khí trên tàu của các hải quân các nước. Và chính ở đây thì Nga lại có những vị thế rất tốt vì đã đưa vào trang bị cho các tàu của mình những tên lửa rất hiệu quả. Trước hết, đó là các tên lửa có cánh (hành trình) “Kalibr”.

Sắp tới, sẽ là thêm tên lửa siêu thanh “Zircon”. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các tên lửa này, điều cần thiết là các tàu phải có thể hoạt động bình thường ngay cả ở vùng biển xa, chứ chưa nói tới trên các đại dương.

Và đây lại là điều không thể, như những gì mà bảng xếp hạng nói trên đã thể hiện.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33940-my-chiem-nghiem-khong-nen-don-gau-du-vao-chan-tuong.html

 

Tổng thống Trump gửi lời chúc sức khỏe

đến Thủ tướng Anh Boris Johnson

Hải Lam

Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh: White House/Flick).

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước khi bắt đầu cuộc họp báo hôm 5/4 tại Nhà Trắng đã gửi lời chúc tới Thủ tướng Boris Johnson sau khi biết tin nhà lãnh đạo vương quốc Anh phải nhập viện điều trị Covid-19.

“Trước khi bắt đầu, tôi muốn gửi lời chúc tốt đẹp nhất của đất nước chúng ta đến Thủ tướng Boris Johnson. Trong những ngày qua, ông ấy đã tự mình chiến đấu với virus. Cả nước Mỹ đang cầu nguyện cho thủ tướng. Ông ấy là bạn tôi và là một người đàn ông tuyệt vời”, Tổng thống Trump mở đầu cuộc họp báo.

“Như mọi người đã biết, ông Johnson đã nhập viện vào ngày hôm nay nhưng tôi hy vọng và cũng chắc chắn rằng ông ấy sẽ khỏe thôi”, ông Trump nói thêm.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, 55 tuổi, ngày 5/4 được đưa tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, 10 ngày sau khi ông xét nghiệm dương tính với nCoV. Ông Johnson thông báo ông nhiễm Covid-19 hôm 27/3 và đã tự cách ly tại Phố Downing từ đó đến nay.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-gui-loi-chuc-den-thu-tuong-anh-boris-johnson.html

 

Mỹ phủ nhận cáo buộc ‘ăn cướp’ lô khẩu trang

 trên đường tới Đức

Mỹ không biết gì về một lô hàng khẩu trang đang trên đường tới Đức mà các quan chức ở Berlin cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã chuyển hướng lô hàng này tại một sân bay ở Bangkok, theo người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan cho biết.

Lời phủ nhận trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Nội vụ ở Berlin, Andreas Geisel, hôm 3/4 nói rằng một đơn đặt hàng 200.000 khẩu trang đang trên đường tới Đức đã bị “tịch thu” tại Bangkok và chuyển hướng sang Mỹ, đồng thời gọi đó là một “hành động ăn cướp thời hiện đại.”

“Chính phủ Mỹ đã không thực hiện bất kỳ hành động nào để chuyển hướng bất kỳ lô hàng cung cấp nào của 3M gửi đến Đức và chúng tôi cũng không biết gì về một lô hàng như vậy,” ông Jillian Bonnardeaux, phát ngôn viên của Sứ quán Mỹ tại Bangkok, nói với Reuters.

Đại diện Sứ quán Mỹ nói: “Chúng tôi tiếp tục lo ngại về những nỗ lực đang lan rộng nhằm chia rẽ những nỗ lực quốc tế thông qua các chiến dịch tung tin sai, không rõ ràng, không có nguồn gốc.”

Reuters không thể tiếp cận các giới chức Thái Lan để xin bình luận về vụ việc này hôm 6/4 vì ngày nghỉ lễ tại đây.

Lời cáo buộc rằng lô khẩu trang đã bị chuyển hướng được đưa ra vào thời điểm các quốc gia đang tranh giành để bảo đảm nguồn thiết bị bảo hộ chống lại đại dịch virus corona.

Các đồng minh của Mỹ từ Châu Âu đến Nam Mỹ đã phàn nàn về chiến thuật “Miền Tây hoang dã” mà họ cho rằng Washington đang áp dụng để trả giá cao hơn hoặc chặn các lô hàng vật tư y tế khỏi những người mua ban đầu.

Tính đến sáng ngày 6/4, đã có hơn 1,25 triệu người nhiễm virus corona và 68.400 trường hợp tử vong trên toàn cầu ở 211 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo một thống kê của Reuters.

Mặc dù Bộ trưởng Nội vụ Geisel của Đức hôm 3/4 nói rằng lô hàng đã bị “tịch thu” tại Bangkok, nhưng văn phòng của ông một ngày sau đó đã rút lại cáo buộc, khi cho biết rằng họ vẫn đang tìm cách làm rõ tình hình lô khẩu trang, được đặt hàng từ một nhà bán buôn của Đức chứ không phải từ nhà sản xuất 3M [MMM.N] của Mỹ, đã bị chuyển hướng như thế nào.

Một phát ngôn viên của 3M nói với Reuters rằng công ty không có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm của họ đã bị tịch thu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/4 cho biết rằng “không có hành động ăn cướp nào cả.”

https://www.voatiengviet.com/a/my-phu-nhan-cao-buoc-an-cuop-lo-khau-trang-tren-duong-toi-duc/5361974.html

 

Thủ tướng Justin Trudeau quay sang Trung Cộng

sau khi Hoa Kỳ ngừng xuất cảng khẩu trang qua Canada

Hôm thứ Bảy (4/4), thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố rằng Canada sẽ nhận được hàng triệu khẩu trang từ Trung Cộng trong vòng 48 giờ tới, sau khi nhà sản xuất 3M có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết vào hôm thứ Sáu tuần này rằng chính quyền tổng thống Trump ra lệnh ngừng xuất cảng khẩu trang N95 sang Canada và châu Mỹ La-tinh.

Thủ tướng Trudeau cho rằng Hoa Kỳ sẽ tự làm tổn thương chính họ cũng như làm tổn thương Canada nếu ngăn chặn xuất cảng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Thủ tướng còn cho biết chính phủ của ông đang có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng với chính quyền tổng thống Trump.

Theo tờ Tin Hoa Nam Buổi Sáng, khẩu trang phòng độc đã trở thành công cụ quan trọng cho các chuyên gia y tế trên toàn thế giới trong cuộc chiến chống lại coronavirus, và thủ tướng Canada phải tìm đến những nơi như Trung Cộng để mua vật tư y tế, dù Canada và Trung Cộng đang đối mặt với căng thẳng song phương nghiêm trọng trong hơn một năm qua, bắt đầu bởi vụ bắt giữ nhà điều hành cao cấp Huawei Meng Wanzhou tại Vancouver vào tháng 12 năm 2018 theo yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ. Vài ngày sau đó, Chính quyền Trung Cộng cũng bắt giữ hai công dân Canada.

Trung Cộng còn có những hành động thương mại chống lại các sản phẩm của Canada. Thủ tướng Trudeau cho biết ông dự tính sẽ nói chuyện với tổng thống Trump trong những ngày tới về vấn đề xuất cảng vật tư y tế. Ông sẽ nhắc nhở tổng thống Trump rằng Canada cung cấp cho Hoa Kỳ bác sĩ, y tá, găng tay, bộ dụng cụ xét nghiệm và các thành phần chính cho khẩu trang phòng độc N95. Các chuyên gia y tế từ Canada phải vượt biên giới hàng ngày để làm việc tại Hoa Kỳ.

BTT

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-justin-trudeau-quay-sang-trung-cong-sau-khi-hoa-ky-ngung-xuat-cang-khau-trang-qua-canada/

 

Virus Vũ Hán 6/4:

Buổi sáng thứ hai Việt Nam không có ca nhiễm mới

Hải Lam

Cơ sở xét nghiệm nhanh Covid-19 tại Northlake, Illinois, Mỹ (ảnh: Charles Edward Miller/Flick).

Theo cập nhật của Worldometers lúc 7h25 ngày 6/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 1.272.848 ca nhiễm, trong đó 69.423 người đã tử vong và 261.485 người khỏi bệnh.

Mỹ và châu Âu tiếp tục là điểm nóng của đại dịch.

Hiện Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 336.661 ca nhiễm và 9.615 ca tử vong. AFP đưa tin, Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo 4/4 (sáng 5/4 giờ Hà Nội) cho rằng rất nhiều người sẽ chết tại Mỹ trong hai tuần tới nếu các biện pháp đối phó Covid-19 của chính phủ không được thực hiện.

Châu Âu là lục địa chịu ảnh hưởng nặng nhất trên thế giới từ dịch Covid-19.

Tây Ban Nha và Ý hiện là 2 vùng dịch lớn nhất châu Âu.

Tây Ban Nha ghi nhận thêm 674 người chết do nCoV, mức giảm liên tiếp trong ba ngày, nâng tổng số ca tử vong cả nước lên 12.418.

Ý báo cáo số ca nhiễm mới hàng ngày thấp nhất trong 2 tuần, khiến các nhà chức trách bắt đầu lên kế hoạch về giai đoạn hai và tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

3 vùng dịch lớn tiếp theo ở châu Âu lần lượt là Đức, Pháp và Anh.

Trung Quốc, Iran và Hàn Quốc là 3 vùng dịch lớn nhất châu Á.

Tại Đông Nam Á, Malaysia vẫn là vùng dịch lớn nhất với 3.662 ca nhiễm, trong đó 61 người đã tử vong. Tiếp đến là Philippines và Indonesia. Singapore tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát thứ hai với 120 ca nhiễm mới, cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số lên 1.309, trong đó 6 người chết.

Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/

Dưới đây là một số tin vắn nổi bật về dịch viêm phổi Vũ Hán

Buổi sáng thứ hai Việt Nam không có ca nhiễm mới

Báo VnExpress đưa tin, 6h ngày 6/4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV nào. Như vậy trong 24 giờ qua chỉ một ca Covid-19 được ghi nhận.

Hiện Việt Nam có 241 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 91 người đã khỏi.

Trước đó tròn 1 tháng, ngày 6/3 Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 thứ 17, ca đầu tiên ở Hà Nội.

Báo Nhật: Thủ tướng Abe sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào 7/4

Tờ báo Yomiuri đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì dịch viêm phổi Vũ Hán vào đầu ngày thứ Ba (7/4) và có thể thông báo kế hoạch trên vào hôm nay (6/4).

Reuters cho biết, theo luật sửa đổi vào tháng 3, thủ tướng có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp nếu nCov gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người dân và sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Virus Vũ Hán đã làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế Nhật Bản.

Động thái của Thủ tướng Abe sẽ cho phép cho các thống đốc ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề thêm quyền hạn để yêu cầu mọi người ở nhà, hủy bỏ các sự kiện, đóng cửa trường học và các địa điểm công cộng khác.

Anh cảnh báo thắt chặt cách ly xã hội

Theo Reuters, Anh sẽ thắt chặt hạn chế với hoạt động tập thể dục ngoài trời nếu người dân không tuân thủ các quy định nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan.

Người dân được phép ra ngoài tập thể dục, ví dụ như đi bộ, chạy hoặc đạp xe nếu tuân thủ quy định cách ly xã hội. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock hôm 5/4 cho biết, bất kỳ hoạt động nào khác như tắm nắng đều có thể khiến người khác gặp nguy hiểm và kéo dài thời gian phong tỏa đất nước.

Giới chuyên gia lo ngại việc thời tiết mùa xuân ấm lên sẽ khuyến khích người dân Anh đổ tới công viên nhiều hơn, đặc biệt vào cuối tuần.

Khu Lambeth ở London ngày 5/4 đóng cửa công viên Brockwell sau khi hàng loạt người dân tới đây tắm nắng hoặc tụ tập thành nhóm.

Bộ trưởng Hancock cho biết ông “không thể tin được” khi nhìn thấy một nhóm nhỏ người dân bỏ qua khuyến cáo giữ cách biệt cộng đồng từ chính phủ.

Malta phong tỏa trại người di cư, cách ly 1.000 người

Reuters đưa tin, khoảng 1.000 người di cư châu Phi hôm 5/4 bị yêu cầu cách ly sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Cảnh sát và quân đội bao quanh trại của họ tại Hal Far ở phía Nam Malta để đảm bảo người dân tuân thủ.

Bộ trưởng Y tế Chris Fearne nói với các phóng viên rằng 8 trường hợp nhiễm nCov đã được xác nhận trong hai ngày. 8 người này đã được cách ly và tất cả những người di cư khác trong trại sẽ được cách ly và theo dõi trong 14 ngày. Bất cứ ai không tuân thủ sẽ bị phạt 3.000 euro (3.240 USD).

“Đây không phải là phân biệt chủng tộc. Lệnh cách ly được áp dụng cho bất cứ ai dương tính với nCov và những người sống gần họ”, ông Fearne nói. “Cách ly là một trong những biện pháp quan trọng nhất để đối phó với dịch bệnh tại đất nước”.

Malta đã báo cáo 227 trường hợp nhiễm Covid-19 và chưa có trường hợp tử vong.

Mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona<

https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-6-4-buoi-sang-thu-hai-viet-nam-khong-co-ca-nhiem-moi.html

 

‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?

Abigail BeallBBC Future

Vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất gần kết thúc, một dịch cúm bắt đầu lan rộng toàn cầu.

Loại virus gây ra căn bệnh này, về sau này được đặt tên là cúm Tây Ban Nha, đã lan rộng đến một phần tư dân số thế giới.

Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh

Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?

Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?

Với số lượng người tử vong ước tính từ 50 đến 100 triệu, đây là một trong những dịch bệnh chết người nhất trong lịch sử loài người.

Giữa đại dịch đó, trong suốt tháng 9/1918, các thành phố khắp Hoa Kỳ đã lên kế hoạch cho những cuộc diễu hành cổ động mua trái phiếu tự do, bán ra để giúp cung cấp kinh phí cho hoạt động chiến tranh tại Châu Âu.

Ở Philadelphia, bang Pennsylvania, nơi 600 binh lính đã bị nhiễm virus từ dịch cúm này, lãnh đạo thành phố khi ấy quyết định vẫn cho phép tổ chức diễu hành.

Trong khi đó, thành phố Saint Louis, bang Missouri đã quyết định hủy diễu hành và đưa ra các biện pháp nhằm giới hạn đám đông tụ tập.

Một tháng sau, hơn 10.000 người ở Philadelphia chết vì cúm Tây Ban Nha, trong khi đó số người tử vong ở Saint Louis chỉ dừng ở dưới con số 700 người.

Diễu hành không phải là lý do duy nhất tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ người chết, nhưng các con số cho thấy tầm quan trọng của biện pháp “giãn cách xã hội” trong thời điểm diễn ra đại dịch.

“Giãn cách xã hội là cách tạo ra khoảng cách vật lý làm hàng rào giữa hai hoặc nhiều người, từ đó giúp tránh hoặc tạm dừng quá trình lây lan virus,” Arindam Basu, phó giáo sư về dịch tễ học và sức khỏe môi trường tại Đại học Canterbury, New Zealand, cho biết.

Một phân tích về phương pháp can thiệp thực hiện tại nhiều thành phố vòng quanh Hoa Kỳ trong năm 1918 cho thấy những nơi cấm tụ tập đông người, đóng cửa rạp chiếu phim, trường học và nhà thờ từ sớm có tỷ lệ chết người thấp hơn rất nhiều.

Chỉ hơn 100 năm sau đó, thế giới một lần nữa lại đối diện với đại dịch, lần này là từ một loại virus khác – virus corona với tên gọi Covid-19.

Ngày nay, dân số thế giới đông hơn so với thời 1918 hơn sáu tỷ người.

Dù Covid-19 khác nhiều so với cúm Tây Ban Nha, đặc biệt là về nhóm người bị ảnh hưởng và tỷ lệ chết người, nhưng vẫn còn một bài học quan trọng, đó là phương pháp giãn cách xã hội có thể tạo ra sự khác biệt. Đó có thể là một trong những cách tốt nhất để chống lại đại dịch lần này.

“Lần này, chúng ta không biết đến loại vaccine hiệu quả và an toàn nào, và ta cũng không biết liệu một loại thuốc an toàn và hiệu quả sẽ có tác dụng loại trừ được việc lây lan virus Covid-19 hay không,” Basu cho biết. “Không có những yếu tố trên, thứ tốt nhất mà ta có thể đánh cược là phòng tránh.”

Bắc Cực tan băng khiến nhiều virus cổ đại chết chóc thoát ra

Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha

Covid-19: ‘Bệnh nhân số 0’ là ai?

Nhiều quốc gia trên thế giới giờ đây đang trải qua các biện pháp khác nhau trong nỗ lực áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để làm giảm sự lây lan của Covid-19.

Các biện pháp này có từ việc ngăn cản đám đông tụ tập, đóng cửa không gian công cộng như các trung tâm giải trí, quán rượu và sàn nhảy, đến việc đóng cửa trường học. Một số nơi còn áp dụng tình trạng giới nghiêm hoàn toàn, buộc mọi người phải ở nhà.

Tuy tự cách ly cũng được coi là một hình thức giãn cách xã hội, nhưng có sự khác biệt quan trọng ở đây.

Tự cách ly và cách ly nhằm mục đích tránh không để người đã nhiễm bệnh hoặc người đã có liên hệ với người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho người khác.

Giãn cách xã hội là biện pháp rộng hơn, nhằm mục đích tránh tình trạng mọi người lẫn lộn vào nhau khiến tình trạng lây nhiễm lan rộng trong dân chúng.

Và ta có thể sẽ cần giữ khoảng cách với người khác trong một khoảng thời gian nữa.

Một nghiên cứu do máy tính lập mô hình từ Đại học Havard, dù vẫn chưa được xuất bản trên tạp chí khoa học, đã cảnh báo rằng biện pháp giãn cách xã hội tùy giai đoạn có thể sẽ tiếp tục được duy trì đến năm 2022 ở Hoa Kỳ, nếu không có những phương pháp can thiệp khác như vaccine, có thuốc điều trị và các biện pháp cách ly nghiêm ngặt.

Đó là vì dù cách ly xã hội một lần có thể trì hoãn đỉnh dịch bệnh cho đến cuối năm nay, nhưng nhiều khả năng là số ca nhiễm bệnh sẽ tăng trở lại lần nữa nếu virus có một số biến thể theo mùa.

Nhưng có lý do tốt để lý giải vì sao giãn cách xã hội lại là chiến lược quan trọng để kiềm chế đại dịch Covid-19.

Ngăn chặn việc lây nhiễm cấp số nhân

Mỗi người bị nhiễm coronavirus Covid-19 được cho là có thể lây truyền cho trung bình từ hai đến ba người trong giai đoạn đầu của bệnh dịch. Sự lây lan này được các nhà dịch tễ học sử dụng làm “con số lây lan”.

Để so sánh, thì bệnh cúm mùa có tỷ lệ lây lan là từ 1,06-3,4 tùy thuộc vào chủng. Cúm Tây Ban Nha được cho là có tỷ lệ lây lan khoảng 1,8 do một nghiên cứu thực hiện. Rhinovirus, là loại virus gây ra bệnh cảm phổ biến, có tỷ lệ lây lan là 1,2-1,83. Đa số ước tính là Covid-19 có tỷ lệ lây lan khoảng 1,4-3,9.

Giai đoạn ủ bệnh là thời gian từ khi nhiễm bệnh cho đến khi triệu chứng xuất hiện, với Covid-19 là khoảng năm ngày, dù có thể mãi đến 14 ngày sau triệu chứng bệnh mới xuất hiện, theo một nghiên cứu từ Trung Quốc.

Nếu bạn bị nhiễm và vẫn tiếp tục giao tiếp xã hội như thông thường, khả năng cao là bạn sẽ truyền virus cho hai đến ba người bạn hoặc người thân trong gia đình, và mỗi người trong số họ sẽ tiếp tục có thể lây nhiễm cho 2 -3 người khác.

Trong vòng một tháng, một ca bệnh có thể dẫn đến 244 ca bệnh khác theo cách lây truyền này, và trong hai tháng, số người nhiễm bệnh sẽ tăng vọt lên con số 59.604 người.

Tình hình còn phức tạp hơn nữa do virus này được cho là có thể lây truyền từ người đã nhiễm bệnh nhưng không có bất cứ triệu chứng gì.

Một nghiên cứu do Lauren Ancel Meyers từ Đại học Texas ở Austin ước tí rằng sự lây truyền trong âm thầm này có thể xảy ra với khoảng 10% số ca bệnh.

Ước tính có khoảng 1-3% người nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng gì.

Những người này có thể không biết để mà tự cách ly, nhưng nếu họ thực hiện tốt những yêu cầu giãn cách xã hội, họ sẽ giúp tránh tình trạng vô ý khiến virus lây lan đi.

Có một số bằng chứng cho thấy việc ở nhà, và duy trì khoảng cách an toàn với người khác có thể giúp làm giảm tốc độ lây lan và ngăn chặn hiệu ứng domino.

Nghiên cứu tìm hiểu về tình trạng lây nhiễm tại Vũ Hán cho thấy rằng khi áp dụng biện pháp kiểm soát trên quy mô lớn, người ta thấy tỷ lệ lây lan trong thành phố giảm từ 2.35 xuống còn gần 1.

Khi tỷ lệ lây nhiễm tiến đến 1, số ca mắc bệnh sẽ ngừng tăng thấy rõ vì mỗi người nhiễm bệnh chỉ lây virus cho một người khác mà thôi.

Mô hình mà Trung Quốc thực hiện cho thấy mức độ giãn cách xã hội ở quy mô lớn chính là then chốt làm giảm con số lây lan ở Vũ Hán và rộng hơn là ở vùng Hồ Bắc.

Điều này kết luận rằng biện pháp phong tỏa được áp dụng ở trung tâm dịch bệnh càng sớm bao nhiêu thì dịch bệnh sẽ càng thu hẹp lại bấy nhiêu.

Một trong những mục đích chính của giãn cách xã hội là “đè thấp đường cong”, nghĩa là làm chậm lại quá trình lây lan của virus đến người.

Đây là việc kéo dài thời gian virus lây lan trong một cộng đồng dân cư, và đẩy lùi đỉnh dịch khiến số ca nhiễm bệnh trong cùng một thời điểm ở mức cao nhất sẽ chậm xuất hiện.

Một bảng biểu cho thấy số người nhiễm sẽ lên tới đỉnh nhanh hơn rất nhiều nếu không có giãn cách xã hội.

Với giãn cách xã hội, đường cong tăng trên biểu đồ thấp hơn nhiều, điều đó có nghĩa là vào bất cứ thời điểm nào thì số người nhiễm, và từ đó dẫn đến số người cần chăm sóc cấp cứu và cần sử dụng tài nguyên, sẽ thấp hơn.

Nhưng cách này nếu thực hiện trong thực tế sẽ thế nào?

Các quốc gia có cách tiếp cận khác nhau trong biện pháp phòng tránh.

Anh Quốc là một trong số những quốc gia tăng cường nỗ lực phản ứng theo một báo cáo bằng cách sử dụng mô hình máy tính dự đoán xem virus có thể lây lan ra sao, do các nhà nghiên cứu từ Đại học Imperial College London thực hiện và được công bố vào ngày 16/3.

Các nhà nghiên cứu này tìm hiểu hai phương pháp tiềm năng có thể chống lại đại dịch trên mô hình dân số Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Đầu tiên là mô hình giảm nhẹ, chỉ tập trung vào nỗ lực cô lập những người dễ có nguy cơ nhiễm bệnh nhất và cách ly người có triệu chứng bệnh.

Tiếp đến là ngăn chặn triệt để, theo đó toàn bộ dân chúng cùng tự thực hiện giãn cách xã hội, trong khi đó những người có triệu chứng và những người khác trong gia đình sẽ tự cách ly tại nhà.

Nghiên cứu này nhận thấy nếu không có bất cứ biện pháp nào, Anh Quốc có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng có 510.000 người chết, trong khi Hoa Kỳ con số này có thể là 2,2 triệu chết vì Covid-19.

Dù họ ước tính chiến lược giảm nhẹ ban đầu có tiềm năng sẽ giúp giảm nhu cầu với bệnh viện xuống còn hai phần ba và giảm nửa số người chết, thì vẫn sẽ dẫn đến hàng trăm ngàn người chết.

Chiến lược này cũng vẫn có thể làm quá tải bệnh viện, đặc biệt là ở mảng cấp cứu, “nhiều lần”.

Trước khi báo cáo này được công bố, Anh Quốc định áp dụng biện pháp “miễn dịch cộng đồng”, là tình huống khi số lượng đáng kể dân cư trong xã hội trở nên miễn dịch, nhờ việc họ được tiêm vaccine hoặc do họ đã và khỏi bệnh. Bằng cách làm cho xã hội tràn ngập người nhiễm bệnh, cách miễn dịch cộng đồng này có thể tạm dừng tình trạng lây lan nhanh hơn của virus một cách hiệu quả và nhanh hơn nhiều.

“Khi miễn dịch cộng đồng được dùng làm chiến lược, những người sử dụng cách này sẽ cho phép một số hành vi diễn ra, dù biết chắc là nó có thể gây lan rộng sự lây nhiễm,” Basu giải thích.

“Những việc như tụ tập đông người vẫn được phép, với quan điểm cho rằng những người tham dự đám đông khỏe mạnh hơn và ‘kiên cường’ hơn, sẽ hồi phục và trong quá trình đó sẽ đem lại cả sự miễn dịch cho người khác.”

Basu cho biết, khi nói đến Covid-19, ta vẫn còn biết rất ít về hệ quả ngắn hạn và dài hạn của việc lây nhiễm. Người ta cũng chưa rõ liệu người bị nhiễm sẽ phát triển miễn dịch tới đâu sau khi họ hồi phục (mặc dù một số thí nghiệm trên khỉ cho thấy khỉ có thể phát triển miễn dịch sau khi bị nhiễm bệnh).

“Việc cố ý để những người khỏe mạnh bị phơi nhiễm và để tình trạng lây nhiễm lan rộng, trong khi việc áp dụng biện pháp tự cách ly hoặc phong tỏa có tác dụng, là điều có thể gây nguy hiểm,” Basu cho biết. “Nếu người bị nhiễm bệnh lây nhiễm cho người dễ bị tổn thương sống gần họ, thì tình hình có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng.”

Để phản hồi với nghiên cứu của trường Imperial, chính phủ Anh thay đổi lời khuyên, đưa ra các biện pháp kiểm soát và lệnh cấm ngày càng nghiêm khắc với doanh nghiệp và công chúng.

Vẫn hiệu quả dù dân số già

Tuổi tác của dân cư cũng như lối sống của mọi người trong xã hội có tác động to lớn đến cách mà Covid-19 lây truyền, theo nhiều nghiên cứu từ Đại học Oxford và Trường Nuffield College.

Jennifer Dowd và đồng nghiệp đã tìm hiểu về nhân khẩu học và quá trình lây lan của căn bệnh ở nhiều nơi trên thế giới.

Ở Ý, nơi dân số già và gia đình nhiều thế hệ có xu hướng sống gần nhau, Covid-19 khiến nhiều người chết hơn.

Đó là vì tỷ lệ chết của người trên 80 tuổi ước tính vào khoảng 14,8%, so với chỉ 0,4% ở người từ 40-49 tuổi, theo nghiên cứu về số ca bệnh và ca chết tính đến ngày 13/3.

Nhưng thậm chí dù ở Ý, thì giãn cách xã hội có vẻ như cũng có tác dụng. Những chiến lược khác nhau được áp dụng ở hai thành phố – Bergamo và Lodi – đã dẫn đến số ca lây nhiễm hoàn toàn khác biệt.

Ở Lodi, ca nhiễm virus corona đầu tiên được phát hiện vào ngày 21/2, và sau đó hai ngày lệnh cấm đi lại đã được ban hành. “Vào ngày 24/2, tất cả trường học, đại học, các sự kiện thể thao, giải trí và văn hóa đã bị hủy,” Dowd cho biết.

“Các ca nhiễm bắt đầu được phát hiện tại Bergamo vào ngày 23/2 ở một vài đô thị, và báo chí đã thảo luận về lệnh cấm tương tự, nhưng lệnh cấm này không được áp dụng mãi đến khi lệnh phong tỏa rộng hơn được ban hành vào ngày 8/3.”

Vào ngày 7/3 cả hai thành phố đều có khoảng 800 ca nhiễm bệnh, nhưng đến ngày 13/3, số ca nhiễm tại Bergamo đã lên tới 2.300 ca, trong khi Lodi chỉ có số lượng ca nhiễm ít hơn một nửa con số trên, là 1.100 người.

Cả hai tỉnh đều có cấu trúc tuổi tác dân cư tương tự nhau, với khoảng 21% dân số trên 65 tuổi, Dowd cho biết.

“Dù nói chung Bergamo có dân số đông hơn Lodi, nhưng các cụm đô thị có số ca bệnh khởi nhiễm có kích cỡ tương tự và vì vậy có thể so sánh với nhau khi tìm hiểu về giai đoạn diễn tiến ban đầu của dịch bệnh,” Dowd giải thích.

Tình huống có vẻ như cực kỳ tương tự với những gì đã xảy ra tại Philadelphia và Saint Louis, nhưng vẫn còn quá sớm để nói liệu lịch sử có lặp lại hay không, các nhà nghiên cứu cho biết.

Một khác biệt lớn là con số người ta đang so sánh ở các thị trấn tại Ý là số ca nhiễm bệnh chứ không phải số người chết.

“Cũng có thể có những điều khác nhau trong các bối cảnh trên như những sự kiện siêu lây nhiễm, mạng lưới xã hội khác nhau,” Dowd chia sẻ.

“Nhưng nói về sự tương tự về nền tảng và biện pháp can thiệp quyết liệt diễn ra tại Lodi, chúng tôi cho rằng những biện pháp này cực kỳ có tác dụng.”

Dowd cho biết, nói chung nói biện pháp giãn cách xã hội có hiệu quả là khá an toàn. “Chúng ta đã thấy bằng chứng thực tế về hiệu quả của các biện pháp này.”

Một nghiên cứu khác ở Bang Washington State tìm hiểu về tình trạng lây nhiễm của các loại virus gây bệnh hô hấp nói chung – nhưng không đề cập đến Covid-19 – cho thấy giãn cách xã hội có thể làm giảm thiểu tình trạng lây bệnh về lâu dài.

Đợt tuyết rơi kéo dài bất thường vào tháng 2/2019 dẫn đến nhiều trường học và nơi làm việc phải đóng cửa, và điều này khiến người ta thấy số lượng ca nhiễm giảm từ 3-9% trong thời gian còn lại của mùa.

Rắc rối là, khi mọi người bắt đầu gặp gỡ nhau trở lại, thì virus cũng bắt đầu lan rộng và số lượng ca nhiễm có vẻ sẽ tăng.

Đó là lý do mà ta thấy các nước có thể áp dụng rồi nới lỏng rồi lại áp dụng quy định giãn cách xã hội hoặc các biện pháp kiểm soát khác, cho phép số ca bệnh tăng lên rồi lại áp dụng lại biện pháp nghiêm ngặt hơn để mức độ lây nhiễm chỉ xảy ra trong phạm vi mà hệ thống y tế đối phó được. Điều này giống như bật và tắt vòi đại dịch Covid-19 để đảm bảo bệnh viện và nhân viên y tế không bị quá tải.

Tất nhiên, phải xa cách bạn bè và gia đình la điều không dễ chút nào, đặc biệt là trong tình huống đại dịch toàn cầu.

Có thể một số hậu quả không lường trước được sẽ xảy ra khi tránh gặp gỡ mọi người. Về lâu dài, tình trạng cô độc trong các nhóm xã hội sẽ dẫn đến bệnh tim, trầm cảm và mất trí nhớ.

Nhưng giãn cách xã hội không hẳn là ngưng mọi liên hệ. Không giống như năm 1918, ngày nay có rất nhiều cách mà mọi người có thể giữ liên lạc với người thân yêu.

Công nghệ đã đem đến cho ta mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại video trên mạng.

Và nếu như việc đó giúp người ta yêu quý được an toàn, thì rốt cuộc đó là việc đáng làm.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52168732

 

Trong thảm họa dịch bệnh,

thế giới còn nhớ lời cảnh tỉnh của người Hồng Kông?

“Hồng Kông hôm nay, thế giới ngày mai!”, “Thức tỉnh hoặc trở thành nạn nhân tiếp theo” (Be aware, or be next) là lời nhắn nhủ nổi tiếng của phong trào Phản tống Trung. Và giờ đây, có vẻ lời cảnh tỉnh của người dân Hương Cảng đang triển hiện ngày một rõ ràng.

Phong trào Phản tống Trung (chống luật dẫn độ về Trung Quốc) của người dân Hồng Kông đã bắt đầu từ giữa năm 2019, như một chương mở màn cho buổi trình diễn thu hút nhiều sự chú ý nhất từ trước tới nay, nhằm phơi bày bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Từ Phản tống Trung cho đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang càn quét các châu lục, thế giới đã dần “sáng mắt”.

Lời cảnh báo từ những người bị bịt miệng

Người Hồng Kông trong cơn đại nạn, bị bịt mồm, vu khống, đã cố gắng cảnh tỉnh thế giới: Thế giới thân mến, Trung Cộng sẽ xâm nhập vào chính phủ của các bạn, tiền của các doanh nghiệp Trung Quốc can thiệp vào lập trường chính trị của các bạn, Trung Quốc sẽ thu hoạch nhà của các bạn như Tân Cương – Hãy thức tỉnh hoặc trở thành (nạn nhân) tiếp theo!

Nhưng chỉ có chính phủ Đài Loan đứng ra trực tiếp ủng hộ người dân Hồng Kông và Mỹ ban hành Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông như một lời nói chính thức trước vấn đề Hồng Kông trên phương diện quốc gia.

Giờ đây, trong đại dịch toàn cầu vô tiền khoáng hậu tính đến hôm 2/4 đã làm chết hơn 49.000 người (và con số chưa dừng lại ở đó), người Hồng Kông, Đài Loan gần như không có mấy thiệt hại. Và “tình cờ” thay, họ đều đã là những người tiên phong trong phong trào chống lại ĐCSTQ.

Nước Mỹ dù đã góp tiếng nói nhưng chưa xứng tầm với vị thế của mình, và trong quá khứ Mỹ cũng đã rót quá nhiều tài chính cho ĐCSTQ làm giàu. Không ai dám phủ nhận, liệu sự thịnh vượng mà Trung Quốc có được nhờ phương Tây có cho phép ĐCSTQ thoải mái đàn áp người dân và gây ảnh hưởng (không tích cực) lên các quốc gia khác hay không. Không thể nói Mỹ và châu Âu vô can, họ gián tiếp cấp thêm sức mạnh cho con mãnh thú khát máu.

Phương Tây đã lầm

Sau thảm sát Thiên An Môn, đáng nhẽ Trung Quốc phải bị thế giới trừng phạt, nhưng phương Tây đã nhượng bộ với kỳ vọng Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên dân chủ hơn sau khi hội nhập sâu hơn vào hệ thống tự do quốc tế. Họ đã cấp cho ĐCSTQ quá nhiều tài chính và cơ hội để thay đổi. Họ đã gần như im lặng trước những tội ác chống lại nhân loại của ĐCSTQ: Thảm sát ở Thiên An Môn, đàn áp người

bất đồng chính kiến, đàn áp tôn giáo, thảm sát người Duy Ngô Nhĩ, vu khống, đàn áp và mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công…

Theo giáo sư Zhiqun Zhu thuộc ngành Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Bucknell, bang Pennsylvania (Mỹ), kể từ chuyến thăm lịch sử của cựu Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972, người Mỹ đã thống nhất quan điểm rằng: một Trung Quốc mở cửa và thịnh vượng sẽ đem lại lợi ích cho nước Mỹ.

Khi ĐCSTQ làm ra một việc xú uế nào đó, chỉ sau một vài căng thẳng và lên án dè chừng, Mỹ và phương Tây nhanh chóng quay trở lại với niềm tin rằng Trung Quốc có thể sẽ khoan dung hơn, và sự thịnh vượng về kinh tế sẽ dẫn đến tự do hóa chính trị…

Nhưng họ đã lầm!

Trung Quốc ngày càng tự mãn rằng mình có thể một tay che trời. Ngoài gia tăng đàn áp hết nhóm người dân này đến nhóm người dân khác trong nước, ĐCSTQ cư xử ngày một lỗ mãng và bề trên với chính các quốc gia phương Tây. Giáo sư David Law thuộc Đại học California ở Irvine và Đại học Hồng Kông đã từng nói về cách ĐCSTQ hành động khi Anh buộc tội Trung Quốc bắt người của Đại sứ quán nước họ rằng: “Phản ứng của Trung Quốc chỉ đơn giản là: nếu các người la mắng chúng tôi, chúng tôi sẽ hét lại với các người to hơn, và những gì chúng tôi nói thậm chí không có nghĩa gì cả”.

Ngày nay ĐCSTQ cài cắm người vào đủ mọi lĩnh vực then chốt của các cường quốc trên thế giới, tạo ra các rào cản phân biệt đối xử trong thương mại, tiếp tay các công ty trong nước phá hoại hệ thống thương mại toàn cầu, bật đèn xanh cho xâm phạm sở hữu trí tuệ và đánh cắp bí mật thương mại, quân sự…

Cựu hoa hậu Canada Anastasia Lin, cũng là một nhà hoạt động nhân quyền, từng nói: “Một số ý kiến gây tranh cãi cho rằng chủ nghĩa thực dụng đòi hỏi chúng ta phải gác lại một bên các nghĩa vụ đạo đức và pháp luật, vì lợi ích thương mại. Nhưng nếu chính phủ Trung Quốc coi thường quyền lợi của chính người dân của họ, thì tại sao các công ty và các nước phương Tây lại hy vọng sẽ được đối xử với sự công bằng hay theo nguyên tắc?”.

Dần dần minh bạch

Sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung được khởi động, tổng thống Trump đã phần nào giúp phương Tây minh bạch về bản chất của ĐCSTQ qua những vụ bóc trần âm mưu gián điệp công nghệ của đảng này. Sau đó, vào giữa cao trào của phong trào Phản tống Trung, người Mỹ đã thêm một chút cảnh tỉnh.

Khi một số lãnh đạo và cầu thủ thuộc giải NBA (Hiệp hội bóng rổ quốc gia Hoa Kỳ) bày tỏ ủng hộ người Hồng Kông, Trung Quốc đã hủy các buổi phát sóng của giải ở đại lục, NBA phải hoãn lại, và người Mỹ đã tức giận. Họ không thể hiểu sao mình lại không được nói lên quan điểm của mình tại nước mình, và vì sao ĐCSTQ dám đòi kiểm soát ngôn luận bên ngoài đại lục. Người Mỹ và thế giới hiểu ra, ĐCSTQ đàn áp tiếng nói tự do của người dân nước khác thì người Hồng Kông hay đại lục càng không có quyền lợi hợp pháp và chính đáng này. Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông được ký bởi cả Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ với tốc độ nhanh chóng hơn bao giờ hết.

ĐCSTQ lớn tiếng bảo vệ sĩ diện một cách lố bịch khi Thụy Điển làm một phóng sự hết sức bình thường không vi phạm đạo đức truyền thông. ĐCSTQ bắt bớ nhân viên của Đại sứ quán Anh chỉ vì anh này cũng là người Hồng Kông. ĐCSTQ nổi giận đùng đùng, yêu cầu một tờ báo Đan Mạch xin lỗi vì vẽ 5 ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc thành 5 con virus corona dù họ không có ý kỳ thị. ĐCSTQ sai cơ quan ngôn luận của mình viết bài đổ lỗi cho phương tây đứng sau cuộc biểu tình của hàng triệu người dân Hương Cảng. ĐCSTQ nói virus Trung Cộng có nguồn gốc từ Mỹ, Ý… Đơn giản là ĐCSTQ không thể tiếp nhận được tư tưởng và các quy tắc dân chủ của thế giới tự do.

Họ cho người dân làm giấy vệ sinh in hình Tổng thống Trump, đốt pháo ăn mừng Mỹ có hơn 100.000 ca nhiễm virus Trung Cộng, chúc người Nhật nhiễm dịch dài dài… nhưng lại nổi xung, lớn lối khi các quốc gia khác thực hiện những việc nằm trong tự do ngôn luận phổ quát của nhân loại mà ĐCSTQ cho là sỉ nhục họ.

ĐCSTQ là vậy, họ có một tư duy và bộ nguyên tắc ứng xử kỳ dị khác hẳn phần còn lại của thế giới. Bất chấp sự thịnh vượng, họ vẫn không thay đổi và tiếp nhận các nguyên tắc dân chủ, văn minh mà phương Tây kỳ vọng.

http://biendong.net/bien-dong/33911-trong-tham-hoa-dich-benh-the-gioi-con-nho-loi-canh-tinh-cua-nguoi-hong-kong.html

 

WHO nói thế giới “chú ý quá mức” đến số liệu từ TQ

Giới quan sát trên thế giới đã trở nên “quá chú tâm” tới Trung Quốc và báo cáo dữ liệu của Trung Quốc về đại dịch COVID-19, tiến sĩ Michael Ryan, một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới WHO nói, theo Fox News.

Ông Ryan tỏ ra bảo vệ Trung Quốc trong một buổi họp báo hôm thứ Năm, sau khi một phóng viên hỏi ông ta có phải “WHO đã bị thao túng hoặc qua mặt” khi chấp nhận dữ liệu mà Trung Quốc báo cáo.

“Tôi nghĩ chúng ta cần phải thật cẩn thật để không gán ghép một khu vực nào đó trên thế giới là không hợp tác hay thiếu minh bạch, và chúng ta cần phải nhìn vào sự minh bạch trên khắp thế giới”, ông Ryan nói.

Ông lấy ví dụ rằng “Ý, quốc gia bị dịch bệnh tấn công nặng nhất Châu Âu cũng tồn tại những thông tin thiếu chính xác”.

“Chúng ta có nói rằng họ không minh bạch và không gửi cho WHO mọi dữ liệu mà họ có mỗi ngày không? Không.” Ông nói. “Nói thẳng ra, nhiều lúc tôi nghĩ chúng ta đang quá chú tâm vào vấn đề này”.

Ông Ryan cũng phản đối việc sử dụng cụm từ “virus Trung Quốc” để chỉ Sars-CoV-2, virus gây ra đại dịch, nói rằng tên gọi này có thể dẫn tới sự bùng phát phân biệt chủng tộc chống lại người Châu Á trong khi ông thấy Trung Quốc không phải là nơi để đổ lỗi cho đại dịch.

Một báo cáo của Bloomberg dẫn các nguồn tin giấu tên nói rằng tình báo Mỹ kết luận chính quyền Trung Quốc đã không chia sẻ trung thực số lượng thương vong vì dịch bệnh và che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch trong nước. Bắc Kinh mạnh mẽ phản đối cáo buộc này, gọi đây là tin giả.

Một số chính trị gia Mỹ, trong đó có ông Rick Scott, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã kêu gọi quốc hội điều tra cáo buộc WHO đã giúp Trung Quốc giấu dịch bệnh dẫn đến việc thế giới không có được sự chuẩn bị cần thiết trước khi dịch bệnh biến thành đại dịch.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33935-who-noi-the-gioi-chu-y-qua-muc-den-so-lieu-tu-tq.html

 

Chuyên gia cảnh báo

dụng cụ xét nghiệm Covid-19 Trung Quốc viện trợ

là ‘đồ đồng nát, không chữa mà hại’

Thiện Lan

Vật tư y tế Trung Quốc viện trợ cho các nước đang chống chọi với COVID-19 “không chữa mà hại”, chuyên gia người Mỹ về Trung Quốc ông Steven Mosher nói.

Nhiều khả năng Bộ Y tế Philippines (DOH) đã bị Bắc Kinh thúc ép phải rút lại tuyên bố nói rằng, bộ dụng cụ xét nghiệm virus Vũ Hán do Trung Quốc gửi chỉ chính xác đến 40%, nhưng tác giả cuốn “Côn đồ Châu Á” ông Steven Mosher đã cảnh báo rằng nguồn cung vật liệu y tế đến từ Trung Quốc là “đồ đồng nát”, “không những không chữa mà còn hại người bệnh”.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 1/4 trên đài Fox News của Mỹ, vị chuyên gia về Trung Quốc này cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gửi các thiết bị y tế lỗi đến các nước châu Âu đang phải vật lộn với dịch viêm phổi Vũ Hán.

Nhưng những nước nhận viện trợ đã phát hiện “mặt nạ bị rò rỉ, đồ bảo hộ không hoạt động được”, ông Mosher nói, đồng thời cho biết Tây Ban Nha, Hà Lan và Cộng hòa Séc đã gửi trả lại Trung Quốc bộ dụng cụ xét nghiệm và các thiết bị y tế bị lỗi khác.

Các quốc gia khác đã gửi trả lại đồ viện trợ của Trung Quốc là Thổ Nhĩ Kỳ và Úc.

“Rất nhiều đồ đồng nát đến từ Trung Quốc thật sự là đồ đồng nát theo nghĩa đen”, ông Mosher nói. “Nó sẽ không chữa mà hại người”.

Ông Mosher cũng chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì không “công nhận Đài Loan như một hình mẫu chống dịch” trên cộng đồng quốc tế. Bị Bắc Kinh xem như một tỉnh phản loạn, Đài Loan là quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới với thành phố Vũ Hán, nơi khởi nguồn virus. Kết quả là, Đài Loan có tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong rất thấp, dù sát sườn Trung Quốc Đại Lục.

Đề cập đến WHO, ông gọi đây là “Tổ chức Y tế Trung Quốc”.

Bất bình

Là một nhà khoa học xã hội và chuyên gia nhân khẩu học và nhân quyền Trung Quốc nổi tiếng, năm 1979 ông Mosher đã trở thành nghiên cứu sinh người Mỹ đầu tiên tiến hành nghiên cứu nhân khẩu học tại Trung Quốc sau thời Cách mạng Văn hóa. Ông Mosher đã vạch trần vấn nạn cưỡng bức phá thai tàn bạo đến từ “chính sách một con” của ĐCSTQ.

Những lời chỉ trích Trung Quốc gần đây của ông đến không lâu sau khi Philippines bày tỏ sự bất bình trước 100.000 bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 được Trung Quốc viện trợ, mà theo tuyên bố hôm 28/3 của bà Maria Rosario Vergeire – thứ trưởng Bộ Y tế nước này – những món đồ này “chỉ chính xác đến 40%” và không phù hợp với tiêu chuẩn WHO.

Nhưng vào ngày 29/3, đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho biết họ “dứt khoát từ chối mọi nhận xét vô trách nhiệm và bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu sự hợp tác giữa hai nước”. DOH trong một tuyên bố đã xin lỗi vì “sự nhầm lẫn” và cho biết các bộ dụng cụ đến từ một “tổ chức tư nhân”.

Việc rút lời tuyên bố đột ngột của DOH là một động thái điển hình của chính phủ Tổng thống Duterte, người tuyên bố sẽ thực thi một “chính sách đối ngoại độc lập” nhưng dường như muốn phục vụ Bắc Kinh trong khi lãng quên lợi ích quốc gia, đặc biệt là vấn đề chủ quyền nước mình.

Nhưng chính Trung Quốc cũng từng đưa ra các “nhận xét vô trách nhiệm”. Ông Mosher cho biết quân đội Trung Quốc đã từng tuyên bố với khoảng 90 triệu Đảng viên của nó rằng virus Vũ Hán đến từ Mỹ. Trên một tờ báo, Thượng nghị sĩ Marco Rubio từ bang Florida (Mỹ) nhận định Trung Quốc đã “tuyên bố vô căn cứ rằng virus này là một loại ‘vũ khí sinh hóa’ do Mỹ sản xuất để nhắm vào Trung Quốc”.

Trong cuốn sách “Côn đồ châu Á: Tại sao giấc mộng Trung Hoa là mối đe dọa mới đối với trật tự thế giới”, Mosher viết về khuynh hướng đổ lỗi tất cả mọi thứ cho Mỹ của ĐCSTQ bởi “cái cách diễn giải sai lầm và mang tính phỉ báng lịch sử mối quan hệ Mỹ – Trung”, vốn bị ép đưa vào sách giáo khoa và chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục nước này. Nó không khác gì việc “tẩy não”.

Ông Mosher cho biết ngay cả các nhà sử học Trung Quốc được đào tạo ở Mỹ cũng bị ép phải dạy rằng Mỹ có các “chính sách tà ác“ chống lại Trung Quốc bởi vì, như một giáo sư thừa nhận, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã “lập hồ sơ về chúng tôi” và “việc giảng dạy chệch khỏi các tài liệu được phê duyệt cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt sự nghiệp”.

Theo Lito B. Zulueta, Philippine Daily Inquirer

Thiện Lan dịch & biên tập

(Nguồn ảnh thumb: ảnh chụp màn hình Youtube/New China TV)

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-canh-bao-dung-cu-xet-nghiem-covid-19-trung-quoc-vien-tro-la-do-dong-nat-khong-chua-ma-hai.html

 

Ý kiến chuyên gia:

Thế giới có thể chống đại dịch mà không cần WHO

Duy Nghĩa

Ông Richard Tren, đồng sáng lập tổ chức ‘Châu Phi chiến đấu với bệnh sốt rét’ (AFM), cho rằng thế giới có thể chống đại dịch mà không cần WHO, một tổ chức vốn thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Tren cho hay, bác sĩ Bruce Aylward một cố vấn cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin RTHK của Hồng Kông, đã từ chối trả lời câu hỏi về cách xử lý đại dịch COVID-19 của Đài Loan. Một đoạn clip về cuộc trao đổi đã thu hút hàng ngàn lượt xem trên Twitter, và ngày càng có nhiều lời kêu gọi ông Aylward phải giải thích.

Tuy nhiên, theo ông Tren, hành vi của vị cố vấn này chỉ là một trong vô số các ví dụ mà WHO ưu tiên đặt chính trị lên trên các chính sách phù hợp.

Ông Tren viết trên The Federalist: “WHO đang bị chỉ trích vì xử lý virus Vũ Hán một cách chính trị. Đầu đại dịch, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, được biết đến rộng rãi với cách gọi đơn giản là Tedros, đã ca ngợi phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch mới xảy ra”.

Ông Tren cũng chỉ ra thực tế là WHO liên tục ca ngợi và ủng hộ Trung Quốc, dù chính quyền Bắc Kinh đã liên tục tìm cách bưng bít thông tin đại dịch, nói dối về nó một cách trắng trợn và trừng phạt những bác sĩ cảnh báo công chúng về dịch bệnh.

“Hậu quả là, dịch bệnh lẽ ra chỉ là vấn đề sức khỏe ở địa phương hoặc khu vực, nhưng nó đã trở thành một đại dịch toàn cầu, những điều mà chúng ta chưa từng trải qua trong 100 năm nay”, ông Richard nhấn mạnh.

Vấn đề Đài Loan

Trong nhiều năm, Đài Loan đã cố gắng trở thành thành viên của WHO, nhưng Trung Quốc đã ngăn chặn nỗ lực này. Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc, bất chấp thực tế đây là một quốc gia độc lập và dân chủ.

Trước sức ép của Bắc Kinh, WHO được cho là đã “quỵ lụy Trung Quốc, mặc dù Đài Loan có thành tích tốt hơn về sức khỏe cộng đồng so với chế độ độc tài cộng sản”, ông Richard nhận xét.

Theo ông Richard, Đài Loan xử lý đại dịch COVID-19 hiệu quả đến mức, tới 6/4 hòn đảo này chỉ ghi nhận 5 trường hợp tử vong.

“Đài Loan có thành tích tốt hơn trong việc đối phó với dịch SARS và dịch cúm lợn. WHO và các thành viên của mình nên học hỏi từ Đài Loan, chứ không nên từ chối tư cách thành viên của Đài Loan”, ông Richard chỉ trích.

WHO thay đổi trọng tâm hành động

WHO chắc chắn có một kỷ lục đáng tự hào trong cuộc chiến chống lại nhiều dịch bệnh.

Ông Richard cho rằng, ngay từ đầu trong lịch sử của tổ chức, khi được phép thực hiện một cách tiếp cận ‘quyết đoán’ hơn để kiểm soát dịch bệnh ở các nước nghèo, WHO đã đạt được tiến bộ đáng kể chống lại các dịch bệnh, như bệnh mù lòa đường sông (còn gọi là bệnh giun chỉ, lưu hành ở một số vùng ở châu Phi và châu Mỹ), bệnh ghẻ cóc, bệnh phong, bệnh bại liệt và sốt rét. WHO đã điều hành các chương trình này theo cách tiếp cận từ trên xuống, chỉ đạo các can thiệp cụ thể, đánh giá tiến độ, và thay đổi cách đối phó khi cần thiết.

Tuy nhiên, đến thập niên 1970, WHO đã có một động thái chuyển dịch từ các chương trình dành riêng cho dịch bệnh, sang các chương trình sức khỏe toàn diện hơn. Ngoài ra, WHO đã tập trung cho các hoạt động kiểm soát dân số toàn cầu, cùng với việc thúc đẩy hạn chế sinh đẻ.

Theo ông Richard, như đã giải thích trong cuốn sách xuất bản năm 2010 với tiêu đề “Thuốc bột tuyệt vời” của mình, ông Richard cho rằng việc WHO thay đổi trọng tâm này, đã gây ra những hậu quả tai hại cho việc kiểm soát bệnh sốt rét. Các phong trào kiểm soát dân số và các nhà hoạt động môi trường đã vận động chống lại việc sử dụng thuốc diệt côn trùng. Phun thuốc diệt côn trùng trở thành một vấn đề gây tranh cãi, dù nó có ích cho việc phòng chống các bệnh do côn trùng gây ra.

Chương trình trừ triệt để sốt rét toàn cầu của WHO, bắt đầu từ những năm 1950 chủ yếu dựa trên việc phun thuốc diệt muỗi qua y tế công cộng, nhưng chưa bao giờ thực sự đạt được việc trừ triệt để căn bệnh này. Tuy nhiên, WHO ước tính chương trình này đã cứu sống khoảng 1 tỷ người, đây là một thành tựu đáng chú ý theo tiêu chuẩn của bất kỳ tổ chức nào.

Kể từ khi WHO chống lại thuốc diệt côn trùng và tập trung vào kế hoạch hóa gia đình, căn bệnh sốt rét lại bắt đầu từ từ tái phát. Vào đầu những năm 2000, có khoảng 1 triệu người chết vì bệnh sốt rét mỗi năm. WHO cuối cùng cũng hủy bỏ chính sách phản tác dụng đó vào năm 2006, nhưng chỉ sau một nỗ lực kéo dài của các nhà khoa học phòng chống bệnh sốt rét, và áp lực của một số quốc gia bị dịch bệnh sốt rét tấn công.

Ông Richard cho hay biên bản các cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới cho thấy trong những năm 1970, nhiều quốc gia có bệnh sốt rét phàn nàn về việc họ không thể kiếm đủ lượng thuốc diệt muỗi cho y tế công cộng. Các biên bản này cũng cho thấy các quốc gia tài trợ giàu có, như Thụy Điển và Canada, đã gây áp lực lên WHO nhằm ngăn chặn việc sử dụng các hóa chất cứu người này.

Cần đóng cửa WHO?

Theo ông Richard, WHO có một vấn đề đáng kể trong cơ cấu tài trợ của mình. Trong những năm qua, các quốc gia tài trợ cung cấp phần lớn tài chính cho WHO, đã miễn cưỡng cung cấp các khoản chi tiêu chung cho WHO. Các nước này thích cấp vốn cho các chương trình cụ thể, mà trong đó họ có một số lợi ích riêng.

“Sự không tương hợp giữa mong muốn của các nhà tài trợ và nhu cầu của các quốc gia tiếp nhận, đã dẫn đến nhiều tình huống tương tự như chương trình của WHO hạn chế sử dụng thuốc diệt côn trùng chống lại bệnh sốt rét”, ông Richard lưu ý.

Ông Richard cho hay cách đây vài năm, khi đến thăm Geneva trong Hội nghị Y tế Thế giới hàng năm của WHO, ông đã có một cuộc thảo luận thú vị với 2 nhân viên WHO lâu năm, những người mà ông biết khá rõ. Họ đã làm việc cho WHO trong nhiều năm ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới và biết rõ về tổ chức này.

“Trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi, tôi nghĩ rằng nếu tôi chỉ trích WHO thì họ sẽ bảo vệ nó. Nhưng hóa ra không phải như vậy.” Ông Richard cho biết hai nhân viên này kể cho ông về tình trạng đấu đá và chính trị ở cả bên trong lẫn bên ngoài WHO, điều đó khiến họ nản chí trong công việc, và có lẽ có những sinh mạng đã mất đi cơ hội được cứu chữa.

Khi ông Richard nói rằng “thế giới cần một cái gì đó, giống như WHO, để kiểm soát những thứ như đại dịch toàn cầu và các trường hợp khẩn cấp khác”, thì cả 2 chuyên gia y tế của WHO đều không đồng tình. Họ cho rằng thế giới không cần WHO, ngay cả khi phải đối phó với đại dịch. Họ tin rằng WHO nên được giải tán.

Virus Vũ Hán là minh chứng cho thấy WHO đang ưu tiên chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng.

“Thay vì đặt ưu tiên cho sức khỏe toàn cầu, WHO đã ưu tiên Trung Quốc, một quốc gia ‘đứng đầu’ về đàn áp nhân quyền trong những thập niên gần đây”, ông Richard chỉ trích.

Ông Richard không chắc chắn rằng WHO có nên đóng cửa hay không. Tuy nhiên theo ông, “khi đại dịch kết thúc, cần có một cuộc điều tra nghiêm khắc về cách xử lý COVID-19 của WHO, cũng như cần một cuộc tranh luận công khai mạnh mẽ về ảnh hưởng xấu của Trung Quốc đối với tổ chức này”.

Cuối cùng ông Richard kết luận rằng nếu WHO không bị đóng cửa, thì hy vọng quá trình điều tra sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc triệt để tổ chức này.

Bình luận của ông Richard Tren đăng trên‘ The Federalist’.

Duy Nghĩa dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/y-kien-chuyen-gia-the-gioi-co-the-chong-dai-dich-ma-khong-can-who.html

 

Covid-19 phá vỡ chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu

Hải Lam

Ở quận Satara màu mỡ phía Tây Ấn Độ, những người nông dân đang cho gia súc ăn theo một chế độ khác thường: Một số cho trâu ăn rau xà lách, một số cho bò ăn dâu tây.

Tại quốc gia hơn 1,3 tỷ dân này, những người nông dân hoặc phải cho động vật ăn sản phẩm thu hoạch từ vụ mùa, hoặc là để chúng hư hỏng. Đã có những người nông dân làm như vậy, đổ hàng đống xe tải nho đã thối vào đống phân ủ.

Nông dân Ấn Độ không thể đưa sản phẩm của họ đến người tiêu dùng vì lệnh phong tỏa. Ở Ấn Độ, cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, những hạn chế trong việc đi lại đang phá vỡ chuỗi cung ứng lương thực và nông nghiệp, làm gia tăng mối lo ngại về tình trạng thiếu hụt và tăng giá.

Trên thế giới, hàng triệu lao động không thể đến các cánh đồng để thu hoạch và trồng trọt. Có quá ít tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ vận chuyển hàng không các sản phẩm tươi đã giảm mạnh.

Ở Florida, thiếu lao động nhập cư Mexico có nghĩa là chủ trang trại dưa hấu và việt quất phải đối mặt với việc nông sản bị hỏng. Tình trạng tương tự ở châu Âu cũng khiến nhiều loại rau quả không được thu hoạch và thối rữa.

Những biến động trong sản xuất và phân phối thực phẩm như vậy cho thấy đại dịch không chỉ đang làm nghẹt thở các nền kinh tế trên thế giới mà còn ảnh hưởng tới cả thị trường kinh doanh và tiêu dùng thiết yếu nhất. Cho đến nay, việc cung cấp các loại ngũ cốc chính như gạo và lúa mì đang bị gián đoạn, mặc dù việc trồng trọt và hậu cần đang gia tăng.

Ông Anil Salunkhe, một nông dân Ấn Độ đang cho bò ăn dâu tây vì những khách du lịch địa phương cũng như những người bán trái cây trên đường phố của thành phố Mumbai gần đó đã không còn xuất hiện trong thời gian gần đây.

Thậm chí ông còn không thể tặng dâu tây cho người khác: Với lệnh yêu cầu ở nhà, chẳng mấy người dám sang lấy.

Ở làng Bhuinj gần đó, ông Mitchhakar Bhosale cho trâu ăn xà lách và còn bảo dân làng đến lấy về cho gia súc. Các khách sạn và nhà hàng thường mua xà lách của ông đều đã đóng cửa.

Thiếu lao động nhập cư ở Ấn Độ

Ông Abdolreza Abbassian, một nhà kinh tế cấp cao của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, tác động của việc gián đoạn trồng trọt và thu hoạch là nghiêm trọng nhất ở các nước nghèo có dân số lớn.

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới và phần lớn người dân làm việc trong ngành nông nghiệp, là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi sự gián đoạn.

Thủ tướng Narendra Modi hôm 25/3 ra lệnh phong tỏa đất nước trong 21 ngày, khiến nhiều người trong số 120 triệu lao động nhập cư phải tìm cách về nhà.

Phía Bắc Ấn Độ, nơi sản xuất lượng lớn ngũ cốc, phụ thuộc vào nguồn lao động từ phía Đông đất nước, nhưng các công nhân đã rời khỏi các trang trại do lệnh phong tỏa.

“Ai sẽ đóng gói, đưa sản phẩm ra thị trường và vận chuyển chúng đến các nhà máy?”, ông Jadish Lal, một thương gia ở thị trường ngũ cốc lớn nhất Ấn Độ nói.

Tại Canada, lượng nhập khẩu các loại rau đặc sản của Ấn Độ như hành tây, đậu bắp và cà tím đã giảm tới 80% trong hai tuần qua khi việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không bị giới hạn, ông Clay Castelino, chủ tịch Orbit Brokers có trụ sở tại Ontario, cho biết.

Ông Castelino cho rằng lượng nhập khẩu giảm mạnh có nghĩa là thực phẩm đã bị lãng phí: “Với loại thực phẩm dễ hỏng, thì một khi bị thối rữa sẽ phải bỏ đi”.

Tình trạng tương tự ở châu Âu

Tây Ban Nha thiếu lao động nhập cư từ các quốc gia, trong đó có Morocco. Tây Ban Nha phong tỏa đất nước từ ngày 16/3 nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.

“Trong khoảng 15 ngày nữa, việt quất sẽ vào mùa thu hoạch cho đến giữa tháng 5”, Reuters hôm 4/4 dẫn lời ông Francisco Sanchez, một người quản lý tại hiệp hội trồng trọt Tây Ban Nha Onubafbean. “Chúng tôi cần lượng lớn lao động”.

Người lao động Mexico lái xe chở các thùng thu hoạch việt quất ở tại một trang trại ở Lake Wales, Florida hôm 31/3 (ảnh chụp màn hình Reuters).

Còn tại Ý, nước này cần khoảng 200.000 lao động thời vụ trong hai tháng tới. Chính phủ có thể phải yêu cầu những người dân nhận trợ cấp nhà nước đi thu hoạch trái cây và rau quả, ông Ivano Vacondio, người đứng đầu Hiệp hội Thực phẩm Ý cho hay.

Tại Pháp, Bộ trưởng Nông nghiệp Didier Guillaume đã hô hào những người lao động đang nghỉ việc đăng ký vào danh sách mà ông gọi là “đội quân bóng tối”, tới hỗ trợ các trang trại.

“Nếu lời kêu gọi không được đáp lại, nông sản sẽ không được thu hoạch và toàn bộ khu vực sẽ phải chịu thiệt hại”, ông Christiane Lambert, người đứng đầu FNSEA, công đoàn nông nghiệp lớn nhất của Pháp, cho biết.

Tại Brazil, nước xuất khẩu đậu nành, cà phê và đường hàng đầu thế giới, Liên đoàn Nông nghiệp và Chăn nuôi  cho biết ngành công nghiệp đang phải đối mặt với một loạt vấn đề, trong đó có khó khăn trong việc thuê tài xế xe tải để vận chuyển nông sản và thiếu vật tư nông nghiệp.

Ở Argentina, nước xuất khẩu sữa đậu nành hàng đầu thế giới, việc xuất khẩu đã bị gián đoạn khi chính phủ tăng cường kiểm tra các tàu chở hàng đến.

Khó khăn trong vận chuyển

Ngoài các vấn đề về vận tải đường bộ, sự sụt giảm mạnh về các chuyến bay đã ảnh hưởng tới việc vận chuyển thực phẩm tươi.

Ông Andres Ocampo, giám đốc điều hành của HLB Specialicat LLC, một nhà nhập khẩu trái cây có trụ sở tại Miami, Florida, đã dựa vào các chuyến bay thương mại để vận chuyển đu đủ và các nông sản khác từ Brazil. Hiện tại, ông đang đặt mua thêm từ Mexico và Guatemala, nơi hàng hóa vẫn có thể được vận chuyển bằng xe tải.

Ông Ocampo cho biết lượng nhập khẩu trái cây từ Brazil đã giảm 80%.

Các nhà xuất khẩu của Mỹ và Canada đang vật lộn với tình trạng thiếu container đông lạnh để vận chuyển hàng hóa, vì các chuyến đi của các tàu container từ Trung Quốc đến Bờ Tây đã giảm 1/4.

“Hiện tại rất khó có thể kiếm được các container”, ông Michael Dykes, chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm bơ sữa Quốc tế, một tập đoàn thương mại có trụ sở tại Mỹ cho biết. “Nếu một công ty cần 5 container, họ sẽ chỉ kiếm được 1 cái mà thôi”.

Tình trạng tắc nghẽn ở cảng đang làm chậm các chuyến hàng thịt lợn và thịt bò đến các địa điểm như Trung Quốc vì các công nhân được yêu cầu ở nhà. Điều đó càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nguồn cung sản phẩm protein ở Trung Quốc. Trước đó, nước này thiếu thịt lợn nghiêm trọng do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi.

Một tình trạng khủng hoảng khác quá khứ

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch Covid- 19 khác với các cuộc khủng hoảng lương thực trong giai đoạn 2007 – 2008 và 2010 – 2012, khi hạn hán ở các quốc gia sản xuất ngũ cốc gây ra tình trạng thiếu hụt dẫn đến giá cả cao hơn do tích trữ, bất ổn và bạo loạn tại một số nơi.

Giờ đây, nguồn cung ngũ cốc chủ yếu tương đối dồi dào và giá cả toàn cầu đã giảm trong nhiều năm do nông dân ở Mỹ, Brazil và khu vực Biển Đen đã trồng nhiều hơn và năng suất được cải thiện.

Mặc dù có dấu hiệu cho thấy các nhà nhập khẩu lớn như Iraq và Ai Cập đang tăng cường mua ngũ cốc trong bối cảnh lo ngại an ninh lương thực gia tăng, thì các quốc gia khác đang đẩy mạnh xuất khẩu. Chẳng hạn, Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới đang tận dụng giá gạo cao hơn để tăng xuất khẩu từ kho dự trữ.

Tuy nhiên, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã ngừng xuất khẩu gạo do thiếu lao động và các vấn đề hậu cần. Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, cũng đã giảm lượng xuất khẩu.

Các quốc gia châu Phi, nơi nhiều người dành hơn một nửa thu nhập của họ cho thực phẩm, là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do sự gián đoạn trong nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu.

Các quốc gia châu Phi là nơi tiêu thụ gạo với mức độ tăng trưởng nhanh nhất, chiếm 35% lượng nhập khẩu toàn thế giới và 30% lượng nhập khẩu lúa mì. Tuy nhiên, khu vực châu Phi Hạ Sahara, khu vực tiêu thụ gạo với lượng lớn, lại có lượng tồn kho ít nhất, do ngân sách chính phủ eo hẹp và việc dự trữ bị hạn chế.

Trong khi các cuộc khủng hoảng lương thực trước đó liên quan đến nguồn cung, thì ngày nay, vấn đề lại là, nguồn cung dồi dào, nhưng những người có nhu cầu đột nhiên mất thu nhập.

“Đây hoàn toàn là một vấn đề khác”, ông Abdolreza Abbassian nói. “Bạn không có lực lượng lao động, bạn không có xe để vận chuyển thực phẩm, và bạn không có tiền để mua chúng”.

Theo Reuters

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-pha-vo-chuoi-cung-ung-luong-thuc-toan-cau.html

 

Virus corona : Số ca tử vong ở châu Âu giảm dần

Thùy Dương

Mặc dù số nạn nhân do virus corona tại châu Âu vẫn tăng, nhưng mức độ tăng đang có xu hướng giảm dần tại nhiều nước như Ý, Tây Ban Nha, Pháp.

Tại Ý, chính quyền ghi nhận 525 ca tử vong, trong 24 giờ, đến tối hôm qua 05/04/2020. Đây là con số thấp nhất trong hai tuần qua ở Ý.

Nhìn sang Tây Ban Nha, hôm nay là ngày thứ tư liên tiếp số ca tử vong vì corona giảm và là ngày nước này có số người chết ít nhất trong vòng 13 ngày qua. Theo số liệu bộ Y Tế công bố trưa hôm nay, trong 24 giờ trước đó, Tây Ban Nha có thêm 637 người qua đời.

Còn tại Pháp, trong vòng 24 giờ, đến tối hôm qua, Pháp ghi nhận 357 ca tử vong trong các bệnh viện. Tổng số người chết vì Covid-19 từ khi dịch bệnh nổ ra cho đến nay là 8.078 ca, tính luôn số tử vong trong các viện dưỡng lão.

Trong bối cảnh các bệnh viện Pháp đang quá tải bệnh nhân Covid-19, Cộng Hòa Séc tỏ tình tương thân tương ái với nước Pháp. Phát biểu trên truyền hình, thủ tướng Andrej Babis thông báo một bệnh viện ở miền nam CH Séc sẽ tiếp nhận 6 bệnh nhân Pháp.

Từ Praha, thông tín viên RFI Alexis Rosenzweig cho biết chi tiết :

« Thủ tướng CH Séc Andrej Babis đã thông báo là 6 bệnh nhân Pháp sẽ được điều trị trong một bệnh viện đại học ở Brno, thành phố lớn thứ hai của đất nước, nằm gần biên giới với Áo và Slovakia.

Các bệnh nhân này cần có máy trợ thở và sẽ được chuyển sang CH Séc bằng một phi cơ đặc biệt vào chiều nay thứ Hai, theo thông báo của giám đốc bệnh viện. Bệnh viện này vẫn còn vài trăm giường bệnh Covid -19 trống chỗ. Một bệnh viện ở thủ đô Praha dường như cũng đã đề nghị đón tiếp vài bệnh nhân Pháp trong trường hợp cần thiết.

CH Séc có gần 5.000 ca dương tính với virus corona tính từ ngày 01/03 và ghi nhận 67 người tử vong vì Covid-19, nhưng cũng đã có gần 100 bệnh nhân được chữa khỏi. 

Từng bị chỉ trích vì đã đơn phương đóng cửa biên giới, CH Séc hiện nay được coi là một điển hình về việc sử dụng rộng rãi khẩu trang. Vì khẩu trang khan hiếm, rất nhiều người dân CH Séc đã tự khâu khẩu trang cho mình ở nhà. 

Bị tố cáo oan là đã cố tình lấy mất hàng khẩu trang của Ý, chính phủ CH Séc đang nỗ lực thể hiện tình đoàn kết với các đối tác châu Âu, nhất là gửi trang thiết bị y tế sang hỗ trợ các nước bị dịch nặng hơn ».

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200406-virus-corona-s%E1%BB%91-ca-t%E1%BB%AD-vong-%E1%BB%9F-ch%C3%A2u-%C3%A2u-gi%E1%BA%A3m-d%E1%BA%A7n

 

Thủ tướng Anh phải nhập viện

vì nhiễm virus Vũ Hán kéo dài

Băng Thanh

Vào ngày 5/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được đưa vào bệnh viện để kiểm tra sau 10 ngày khi ông thông báo nhiễm virus Vũ Hán.

“Theo lời khuyên của bác sĩ, Thủ tướng tối nay đã được đưa vào bệnh viện để kiểm tra”, văn phòng Thủ tướng Anh cho biết.

“Đây là một bước phòng ngừa, vì Thủ tướng tiếp tục có các triệu chứng nhiễm virus corona kéo dài 10 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với virus”, văn phòng Thủ tướng cho biết.

Ông Johnson, 55 tuổi, vào ngày 27/3 đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của vương quốc Anh nhiễm virus Vũ Hán và tự cách ly tại một căn hộ ở phố Downing. Hôm 3/4, ông tiếp tục cách ly do vẫn bị sốt. Tuy nhiên, văn phòng Thủ tướng cho biết, ông Johnson vẫn điều hành chính phủ.

“Thủ tướng cảm ơn các nhân viên Dịch vụ y tế Quốc gia (NHS) vì tất cả những nỗ lực đáng kinh ngạc của họ trong công việc và kêu gọi công chúng tiếp tục tuân theo khuyến cáo của chính phủ về việc cách ly xã hội, góp sức bảo vệ NHS và tính mạng mọi người”, theo thông báo từ văn phòng Thủ tướng.

Trước đó, vào ngày 4/4, cô Carrie Symonds, 32 tuổi, hôn thê đang mang thai của Thủ tướng Anh cho biết cô đã trải qua một tuần với các triệu chứng nhiễm virus Vũ Hán nhưng sau 7 ngày nghỉ ngơi đã cảm thấy khỏe hơn và hiện đang hồi phục.

Theo Reuters

Băng Thanh dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-anh-phai-nhap-vien-vi-nhiem-virus-vu-han-keo-dai.html

 

Coronavirus: Ông Boris Johnson

đang trong trạng thái ‘tinh thần tốt’ ở bệnh viện

Boris Johnson nói rằng ông đang trong trạng thái “tinh thần tốt” sau một đêm nhập viện do nhiễm virus corona.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được đưa đến Bệnh viện St Thomas ở London vào tối Chủ nhật với “các triệu chứng dai dẳng” – bao gồm nhiệt độ cao và ho – để thực hiện các xét nghiệm thông thường.

Giới trẻ thu nhập thấp ở Anh bị ảnh hưởng tài chánh nặng nhất vì virus corona

Covid-19: ‘Mình cần xa nhau lâu đấy’

Virus corona: Anh Quốc cứu trợ doanh nghiệp và người lao động ra sao?

Ông vẫn phụ trách chính phủ, mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab đã chủ trì cuộc họp của chính phủ hôm thứ Hai (6/4) thông báo về dịch bệnh Covid-19.

Ông Johnson, 55 tuổi, đã xét nghiệm dương tính với virus corona cách đây 10 ngày.

Nói trên Twitter, Thủ tướng Boris Johnson nói rằng vẫn đang “giữ liên lạc với đội ngũ của tôi để chống lại virus này và giữ cho mọi người được an toàn”.

Ông cũng cảm ơn các “nhân viên y tế NHS xuất sắc” đã chăm sóc ông và các bệnh nhân khác, và nói thêm: “Các bạn là những người tuyệt vời nhất nước Anh”.

Người phát ngôn chính thức của thủ tướng nói ông vẫn đang “được theo dõi” trong bệnh viện, và mô tả các báo cáo của Nga rằng ông Johnson phải cần đến máy thở là “thông tin sai lệch”.

Ông ấy vẫn đang tiếp tục được theo dõi và cập nhật tình hình trong bệnh viện, người phát ngôn cho biết thêm.

Tháng trước, phát ngôn viên của thủ tướng nói nếu ông Johnson không khỏe và không thể làm việc, ông Raab, với tư cách là ngoại trưởng, sẽ thay thế điều hành công việc.

Trước đó, Bộ trưởng Nhà ở Robert Jenrick cho biết ông hy vọng thủ tướng sẽ trở lại phủ thủ tướng “càng sớm càng tốt”.

“Ông ấy đã làm việc cực kỳ chăm chỉ để lãnh đạo chính phủ và vẫn đang cập nhật liên tục. Điều đó sẽ vẫn tiếp tục,” ông nói với BBC Breakfast.

Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong số những người đã gửi lời chúc tới ông Johnson.

“Tất cả người Mỹ đang cầu nguyện cho ông ấy. Ông ấy là một người bạn tuyệt vời của tôi, là một quý ông và một nhà lãnh đạo tuyệt vời”, ông Trump nói và cho biết thêm rằng ông chắc chắn thủ tướng sẽ ổn vì ông ấy là “người mạnh mẽ”.

Và lãnh đạo đảng Lao động Sir Keir Starmer cho biết ông hy vọng thủ tướng sẽ “phục hồi nhanh chóng”.

Bộ trưởng Y tế Nadine Dears, người cũng đã xét nghiệm dương tính với virus corona vào tháng trước, cho biết nhiều người bị nhiễm virus sẽ mệt mỏi và sốt cao và cần cách ly để nghỉ ngơi và phục hồi.

“Boris đã mạo hiểm sức khỏe của mình và thay mặt chúng tôi làm việc mỗi ngày để lãnh đạo cuộc chiến chống lại virus ghê tởm này”, bà nói trong một tweet.

Phân tích của Norman Smith,Trợ lý biên tập chính trị

Mặc dù phủ thủ tướng khẳng định Thủ tướng vẫn điều hành, nhưng nếu các bác sĩ khăng khăng đòi ông phải nghỉ ngơi và hồi phục, ông có thể phải ‘lùi ra sau’ trong một khoảng thời gian.

Virus corona: Hơn 900 người chết một ngày ở Ý

Covid-19: Thái tử Charles của Anh Quốc nhiễm virus

Virus corona: Chính phủ Anh muốn người dân làm gì?

Ở Anh, chúng ta không còn phó thủ tướng – phó thủ tướng cuối cùng là Nick Clegg dưới thời David Cameron.

Về mặt kỹ thuật, Dominic Raab – với tư cách là ngoại trưởng – sẽ được dự kiến ​​sẽ tăng cường.

Tuy nhiên, vị trí ngoại trưởng của ông không đưa ông vào vị trí trung tâm trong cuộc chiến chống virus corona.

Do đó, có vẻ như hai nhân vật dự kiến ​​sẽ đảm nhận vai trò chủ chốt sẽ là Bộ trưởng Văn phòng Nội các Michael Gove và Bộ trưởng Y tế Matt Hancock.

Cả hai người này thường xuyên đại diện cho chính phủ tại các cuộc họp báo hàng ngày.

Hiện tại, trọng tâm vẫn là “làm phẳng đường cong” và giảm mức độ lây nhiễm và nhập viện.

Do đó, các quyết định hàng ngày có khả năng phụ thuộc nhiều hơn vào lời khuyên của các nhà khoa học và quan chức.

Bác sĩ Sarah Jarvis, nói với BBC rằng ông Johnson có thể sẽ chụp X-quang ngực và quét phổi, đặc biệt nếu ông đang gặp khó khăn trong việc thở.

Bà cho biết ông ấy cũng có khả năng phải đo điện tâm đồ để kiểm tra chức năng tim, cũng như kiểm tra nồng độ oxy, số lượng bạch cầu và kiểm tra chức năng gan và thận trước khi xuất viện.

Ông Johnson đã làm việc tại nhà kể từ khi được thông báo xét nghiệm dương tính với virus corona vào ngày 27 tháng 3.

Ông được nhìn thấy lần cuối khi công chúng vỗ tay hoan hô các nhân viên y tế NHS từ căn hộ của ông ở phố Downing vào tối thứ Năm, và chủ trì một cuộc họp về virus corona từ xa vào sáng thứ Sáu.

Cuối ngày hôm đó, thủ tướng đã đăng một video lên Twitter nói rằng ông vẫn còn các triệu chứng nhẹ.

“Tôi vẫn còn sốt. Vì vậy, theo lời khuyên của chính phủ, tôi phải tiếp tục tự cách ly cho đến khi triệu chứng đó tự hết,” ông nói.

“Nhưng chúng tôi đang làm việc toàn bộ thời gian theo chương trình của chúng tôi để đánh bại virus.”

Cô Carrie Symonds, hôn thê của ông Johnson, đang mang thai “cũng có triệu chứng mắc Covid-19” tuy đã khỏi dần.

Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cũng đã xét nghiệm dương tính với virus và đã trở lại hôm thứ Năm sau thời gian tự cách ly để tổ chức cuộc họp báo hàng ngày.

Cố vấn y tế của chính phủ, Giáo sư Chris Whitty, cũng tự cách ly sau khi xuất hiện các triệu chứng nhưng hiện đã hồi phục và trở lại làm việc

Tin tức về việc ông Johnson nhập viện được đưa ra ngay sau khi Nữ hoàng Anh gửi thông điệp tới quốc gia, nói rằng Vương quốc Anh “sẽ thành công” trong cuộc chiến chống lại đại dịch virus corona.

Trong một bài phát biểu hiếm hoi, Nữ hoàng đã cảm ơn mọi người vì đã tuân theo các quy tắc của chính phủ để ở nhà và ca ngợi những người “đang đoàn kết để giúp đỡ người khác”.

Hôm Chủ nhật (5/4), Bộ Y tế cho biết thêm 621 người đã chết trong bệnh viện ở Anh sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona, nâng tổng số người chết lên tới 4934.

Tính đến 09:00 ngày 5/4 (theo giờ địa phương), đã có tổng số 47.806 người xét nghiệm dương tính với virus corona.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52186918

 

Covid-19 : Nữ hoàng Anh kêu gọi

người dân ‘bền bỉ’ và tin vào ‘chiến thắng’

Thu Hằng

Tối 05/04/2020, nữ hoàng Anh Elizabeth II đã gửi lời thông điệp đến toàn dân trong bối cảnh dịch virus corona lan rộng tại vương quốc và thủ tướng Anh Boris Johnson, nhiễm Covid-19, phải nhập viện dù

chỉ là « biện pháp đề phòng ». Nữ hoàng Anh đã kêu gọi người dân đoàn kết, bền bỉ và thể hiện lòng biết ơn với đội ngũ nhân viên y tế.

Luật sư Hoàng Đức Thắng tại Luân Đôn cho biết thêm :

« Hôm qua (05/04) vào khoảng 8 giờ tối, nữ hoàng Anh đã phát đi một thông điệp cho người dân Anh Quốc. Thông điệp này khác với những thông điệp thường xuyên, định kỳ, như là vào dịp Năm mới hoặc khi có một Nghị Viện mới được bầu ra hoặc là vào những dịp lễ lạc…

Tính đặc biệt là ở chỗ hoàng gia Anh, cũng như các hoàng gia khác trên thế giới, về cơ bản chỉ giữ vai trò nghi lễ và đại diện hình ảnh. Như vậy, để tránh mọi hình thức can thiệp trực tiếp vào đời sống chính trị đất nước và việc đưa ra những thông điệp như này, nếu ở trong hoàn cảnh bình thường sẽ bị coi là can thiệp vào đời sống chính trị đất nước. Điều này chứng tỏ nữ hoàng đã phải cân nhắc tính chất đặc biệt của thời điểm này như thế nào để đưa ra thông tin như vậy.

Ngày hôm qua, nữ hoàng mặc trang phục rất lịch lãm và giản dị, giọng điệu chậm rãi và rõ ràng. Trong vòng bốn phút, người đứng đầu đất nước đã phát đi một thông điệp có ba nội dung chính.

Thứ nhất, nữ hoàng trực tiếp cảm ơn những người đang chống dịch bệnh, đặc biệt là đội ngũ y tế, đội ngũ chăm sóc những người cần được chăm sóc (những người già yếu, tâm thần, tàn tật và đang sống trong những cơ sở chăm sóc của Nhà nước).

Thứ hai, nữ hoàng ghi nhận với khó khăn của số ít những gia đình đã có người thân qua đời liên quan đến dịch bệnh này, số đông những gia đình hiện nay đang lâm vào khó khăn tài chính, cũng như thể hiện sự đồng cảm với sự xáo trộn chung mà toàn xã hội phải chịu đựng.

Thứ ba, nữ hoàng thể hiện niềm tin rằng dịch bệnh sẽ qua và những ngày tươi sáng sẽ đến.

Có hai điểm, dù không được nhấn mạnh trong thông điệp của nữ hoàng, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận thấy nó thể hiện tính sâu sắc của nữ hoàng.

Điểm thứ nhất, nữ hoàng không mong muốn mọi người nhìn nhận thông điệp này như một lời chỉ dẫn của người đứng đầu đất nước, của đấng bề trên. Mà nữ hoàng mong muốn mọi người nhìn nhận thông điệp này như một lời động viên của người đã sống bắc qua hai thế kỷ, đã trải qua những thời điểm khó khăn của chiến tranh và chia ly. Vì vậy, nữ hoàng đã đề cập đến thời điểm khi mà bà và cô em gái, lúc còn nhỏ, đã phải đi tản cư vào thời Chiến Tranh Thế Giới như thế nào.

Thứ hai, nữ hoàng muốn mọi người tận dụng thời gian cách ly này để phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân (vẽ tranh, tạc tượng hay sáng tác nhạc, thơ, họa…), những thú vui mà cuộc sống hối hả thường nhật đã khỏa lấp đi. Dó đó, hãy tận hưởng những thú vui, thực hành các bài tập nhằm thư giãn tinh thần và bồi bổ trí tuệ.

Nói cách khác, nữ hoàng mong muốn mọi người hãy giữ tinh thần lạc quan và biến sự khó chịu vì phải hạn chế giao tiếp thành cơ hội cho sự sáng tạo và bình ổn tâm hồn.

Thông điệp của nữ hoàng có thể nói là có tính trấn an và truyền cảm hứng rất là cao với người dân Anh. Và có thể kỳ vọng rằng là người dân Anh sẽ có hiệu ứng tích cực về thông điệp này ».

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200406-covid-19-n%E1%BB%AF-ho%C3%A0ng-anh-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-b%E1%BB%81n-b%E1%BB%89-v%C3%A0-tin-v%C3%A0o-chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng

 

Virus corona: Giới trẻ thu nhập thấp ở Anh

bị ảnh hưởng tài chánh nặng nhất

Giới trẻ thu nhập thấp có lẽ là thành phần sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong tình trạng phong tỏa khắp nơi, một nghiên cứu cho thấy.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Tài chính của Anh (IFS), nạn nhân bị ảnh hưởng của các hiệu ứng kinh tế của bão dịch có “sự tập trung đáng chú ý” của người lao động dưới 25 tuổi, phụ nữ và những người được trả lương thấp nhất trong xã hội.

Điều này gây ra “những lo lắng nghiêm trọng về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đối với giới trẻ và đặc biệt là sự bất bình đẳng xã hội,” Xiaowei Xu, một nhà kinh tế của IFS nói.

Để đối phó, “trong ngắn hạn, nhiều người có thể sẽ dựa vào sự trợ giúp của cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình”, bà nói.

Nghiên cứu được đưa ra khi niềm tin của Vương quốc Anh vào nền kinh tế đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm khi cuộc khủng hoảng COVID-19 rút cạn niềm tin của người tiêu dùng.

Viễn ảnh ‘ảm đạm’

Lần cuối sự suy giảm như vậy xảy ra là trong thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2008.

Thước đo niềm tin tiêu dùng của công ty nghiên cứu thị trường GfK giảm xuống đến -34, giảm 25 điểm so với chỉ hai tuần trước đó.

Chỉ số này cho thấy doanh số bán những nhu yếu phẩm kỷ lục không đủ để chống lại triển vọng “ảm đạm” cho ngành bán lẻ.

GfK có cuộc thăm dò ý kiến vào giữa tháng 3 và vào cuối tháng 3, hỏi xem họ tự tin như thế nào về một số lĩnh vực như tài chính cá nhân và tình hình kinh tế chung.

Dữ liệu cho thấy nhiều người hiện đang dự đoán tình hình tài chính cá nhân và hộ gia đình của họ sẽ xấu đi trong 12 tháng tới.

Doanh số tăng nhờ mua dự trữ

”Sự tin tưởng vào tình hình tài chính cá nhân và nền kinh tế nói chung bị giảm sút của chúng ta phản ánh mối quan tâm mới của nhiều người trên khắp Vương quốc Anh,” Joe Staton, Giám đốc chiến lược khách hàng của GfK nói.

Các siêu thị tại Vương quốc Anh đã có một tháng doanh thu tốt nhất trong lịch sử khi người mua sắm đổ xô đi mua đồ dự trữ trước khi bị phong tỏa.

Nhà cung cấp dữ liệu thị trường Kantar tiết lộ tuần trước rằng doanh số chung đã tăng 20,6% trong tháng Ba.

Kantar nói rằng hộ gia đình trung bình đã chi khoảng 78 đôla nhiều hơn so với bình thường trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, ông Joe Staton cảnh báo dữ liệu mới nhất cho thấy người tiêu dùng đang dự tính không mua những sản phẩm và dịch vụ không cần thiết trong thời kỳ bất ổn kinh tế hiện nay.

Ông cho rằng điều này có thể gây ra thảm họa cho nhiều chuỗi cửa hàng đang chịu áp lực do việc đóng cửa hàng.

“Mặc cho doanh số bán nhu yếu phẩm kỷ lục và các con số người mua tủ đông, TV và thiết bị văn phòng tại nhà cao gần đây, khi mọi người chuẩn bị phải làm việc trong một thời gian dài tại nhà, Chỉ số Mua hàng Chính giảm 50 điểm – một bức tranh rõ ràng là ảm đạm cho một số mặt hàng trong ngành bán lẻ ngắn hạn và trung hạn”, ông Staton nói thêm.

Tuần này, có tuyên bố rằng 20% doanh nghiệp nhỏ có thể sập tiệm trong tháng Tư do nhu cầu của người tiêu dùng xuống thấp, bất chấp sự can thiệp chưa từng có của chính phủ trong việc hỗ trợ việc làm.

Bộ Lao động và Lương hưu Anh cho biết một số lượng người cao kỷ lục đã nộp đơn xin trợ cấp sinh hoạt cho người có thu nhập thấp trong hai tuần qua do hậu quả của đại dịch virus corona.

Bộ này cho biết 950.000 đơn xin hành công được nộp từ ngày 16/3, khi mọi người được khuyên nên làm việc tại nhà, đến cuối tháng. Thường thì số đơn ở vào khoảng 100,000 cho mỗi hai tuần.

Trong khi đó, hàng ngàn người đang kêu gọi chính phủ đóng lỗ hổng trong kế hoạch giúp đỡ công nhân trong cơn bão dịch.

Bộ trưởng Tài chánh Rishi Sunak tuyên bố sẽ giúp các công ty trả lương cho nhân viên – nhưng chỉ giúp cho những người vẫn còn làm việc vào ngày 28/2.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52178936

 

Công tố viên chống khủng bố của Pháp

điều tra một vụ tấn công bằng dao

tại thị trấn phía Đông Nam đất nước

Tin từ Lyon, Pháp – Văn phòng công tố viên chống khủng bố của Pháp sẽ tiến hành điều tra một vụ tấn công bằng dao ở thị trấn Romans-sur-Isère phía đông nam Pháp, trong đó một người đàn ông đã giết chết hai người và làm năm người bị thương.

Vụ tấn công diễn ra vào thứ bảy (ngày 4 tháng 4) khi người dân tại thị trấn đang tiến hành mua sắm. Giống như phần còn lại của Pháp, thị trấn hiện đang bị phong tỏa vì coronavirus, nhưng người dân vẫn được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm.

Văn phòng của công tố viên cho biết “các cuộc điều tra sơ bộ đã tiết lộ một âm mưu giết người nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng bằng cách đe dọa hoặc khủng bố.” Văn phòng cho biết một cuộc khám xét nhà của nghi can 33 tuổi gốc Sudan đã tiết lộ các tài liệu tôn giáo trong đó tác giả phàn nàn về việc phải sinh sống tại một quốc gia gồm những người “không sùng đạo.” Nghi can đã bị bắt giữ khi đang quỳ trên vỉa hè và cầu nguyện bằng tiếng Arab, và một trong những người quen của anh ta cũng bị bắt.

Theo Thị trưởng Marie-Hélène Thoraval, các cuộc tấn công diễn ra vào buổi sáng bên ngoài một tiệm bánh, và tại các cửa hàng ở trung tâm thị trấn. Các nhân chứng nói với Reuters rằng nghi can đã tấn công ngẫu nhiên người đi đường trong khi di chuyển xung quanh trung tâm thị trấn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cong-to-vien-chong-khung-bo-cua-phap-dieu-tra-mot-vu-tan-cong-bang-dao-tai-thi-tran-phia-dong-nam-dat-nuoc/

 

Bắt được nghi can thứ ba

trong vụ tấn công bằng dao tại Pháp

Tin từ ROMANS-SUR-ISÈRE, Pháp – Vào hôm Chủ nhật (5 tháng 4), các nhà điều tra cho biết, cảnh sát Pháp vừa bắt giữ một nghi can thứ ba, cũng là một công dân Sudan, trong một cuộc điều tra khủng bố sau khi xảy ra vụ tấn công bằng dao ở Đông Nam nước Pháp, khiến hai người thiệt mạng. Cuộc tấn công xảy ra vào ban ngày hôm thứ bảy tuần này tại thị trấn ven sông Romans-sur-Isere.

Sau khi một chuỗi cửa hàng trong thị trấn với dân số 35,000 người bị tấn công, các công tố viên mở một cuộc điều tra về vệc liệu vụ giết người này có liên quan đến một tổ chức khủng bố hay người phạm tội khủng bố nào không. Người tấn công bị cáo buộc được xác định là Abdallah Ahmed-Osman, một người tị nạn Sudan ở độ tuổi 30 sống trong thị trấn. Người này hiện đã bị bắt.

Vào Chủ Nhật (5/5), văn phòng công tố viên chống khủng bố nói với AFP rằng, sau đó cảnh sát bắt giữ tiếp người đàn ông Sudan thứ hai tại nhà của Ahmed-Osman, và người này được xem là nghi can chính. Người thứ hai là một thanh niên trẻ, bạn của Ahmed-Osman.

Văn phòng công tố chống khủng bố quốc gia (PNAT) cho hay, Ahmed-Osman được cảnh sát tìm thấy đang quỳ gối trên vỉa hè cầu nguyện bằng tiếng Arab sau vụ tấn công. Ông David Olivier Reverdy đến từ liên minh Cảnh sát Quốc gia, cho biết người tấn công trên thậm chí còn kêu gọi cảnh sát giết anh ta khi họ đến bắt anh.

Hãng thông tấn AFP dẫn lời thị trưởng Marie-Helene Thoraval nói rằng nghi can đầu tiên đi vào một cửa hàng thuốc lá và tấn công 2 vợ chồng chủ tiệm. Sau đó, nghi can đi vào một cửa hàng bán thịt với một con dao khác. Tiếp đến, nghi can tới trung tâm thị trấn và tấn công mọi người trên đường phố bên ngoài một tiệm bánh. Năm người bị thương trong vụ đâm chém này.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/bat-duoc-nghi-can-thu-ba-trong-vu-tan-cong-bang-dao-tai-phap/

 

Virus corona:

Vì sao Pháp lại bị nhẹ hơn Ý hay Tây Ban Nha?

Mai Vân

Là ba nước láng giềng với nhau, với những biên giới chỉ mang tính hình thức, lại có chung một “truyền thống La Tinh”, Pháp,  Ý và Tây Ban Nha hiện bị dịch Covid-19 tấn công dữ dội nhất châu Âu. Tính đến hết ngày 05/04/2020, các con số thông kê về tình hình dịch bệnh tại Pháp, Ý và Tây Ban Nha phải nói là chóng mặt. Thế nhưng vì sao Pháp lại có vẻ bị nhẹ hơn hai hàng xóm?

Trên nhật báo Pháp La Dépêche ngày 26/03 vừa qua, một chuyên gia dịch tễ học đã cho rằng khác biệt văn hóa giữa ba dân tộc có thể là nguyên nhân chủ yếu giải thích hiện tượng này.

Tây Ban Nha số một về tử vong, Ý đứng đầu về ca nhiễm

Theo thống kê của hãng tin Pháp AFP, tính đến 19 giờ GMT ngày 05/04, Tây Ban Nha nắm giữ vị trí đáng buồn là quốc gia đứng đầu châu Âu về số ca nhiễm virus corona (130.759), theo sau là Ý (128.948), rồi đến Pháp (92.839, tính cả số người trong các viện dưỡng lão).

Về số ca tử vong tình hình hơi khác, Ý dẫn đầu về số người chết (15.877), theo sau là Tây Ban Nha (12.418), và thứ ba là Pháp, với số trường hợp tử vong (8.078) chỉ bằng hơn một nửa so với hai nước láng giềng .

Các số liệu trên đây cho thấy ở vào thời điểm hiện nay, nước Pháp có vẻ bị nhẹ hơn Ý hay Tây Ban Nha. Theo bác sĩ Alain Fisch, chuyên gia về dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm tại Trung Tâm Bệnh Viện

Villeneuve-Saint-Georges tỉnh Val-de-Marne (vùng Paris), chủ tịch Viện Nghiên Cứu Dịch Tễ Học và Y Tế Dự Phòng Ideep, khác biệt giữa Pháp và hai nước còn lại chủ yếu đến từ khác biệt văn hóa:

Dù là ở Ý hay ở Tây Ban Nha, hay ở các quốc gia Nam Âu nói chung, tính chất hợp quần xã hội, sống chung đụng cạnh nhau rất mạnh. Đây là một thực tế: Người ta chạm vào nhau một cách dễ dàng hơn, choàng vai ôm hôn nhau để chào hỏi, người ta thích quây quần chen chúc bên nhau quanh những cái bàn ăn lớn… Với một siêu vi như con virus corona, kiểu chung đụng như vậy là một môi trường truyền nhiễm lý tưởng”.

Quán tính quây quần ở Ý và Tây Ban Nha mạnh hơn ở Pháp

Chuyên gia này nói tiếp: “Tại Pháp, tính chất hợp quần xã hội nhẹ hơn, và càng đi ngược lên phía bắc thì càng lúc càng ít đi”

Chuyên gia này trích dẫn số liệu khá thấp của các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và không quên nhắc lại: “Trước đây, người ta đã ghi nhận điều này nhân đợt dịch viêm phổi cấp tính SARS (năm 2003)”.

Đối với giáo sư Fisch, nếu có một bài học cần rút ra từ trận đại dịch lần này, thì đó sẽ là sự cần thiết phải áp dụng những cách hành xử xã hội đúng đắn, nhất là khi có những đợt dịch theo mùa: “Tôi cho rằng chúng ta phải thay đổi các hành vi xã hội của chúng ta sau những gì đang xẩy ra. Tại Thụy Điển chẳng hạn, người ta không hề có thói quen bắt tay”.

Quán tính thiếu kỷ luật của người “La Tinh”

Về các biện pháp được ban hành để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, giáo sư Alain Fisch không chê trách các chính quyền Ý hoặc Tây Ban Nha, cả về nội dung các biện pháp ban hành, lẫn về thời điểm ban hành. Lý do vì đặc trưng văn hóa thích chung đụng và không chịu gò bó của người phía Nam Châu Âu so với người phía Bắc:

Cũng giống như ở Pháp, người dân các xứ có truyền thống La Tinh (ở Ý hay Tây Ban Nha) khó mà chấp nhân việc phải tôn trọng hoàn toàn các biện pháp phong tỏa. Người ta luôn tìm cách luồn lách, bằng cách này hay cách khác, và điều đó tất nhiên sẽ khiến cho dịch bệnh lây lan mạnh hơn, làm số ca nhiễm và tử vong gia tăng“.

Hệ thống y tế Pháp tốt hơn

Theo giáo sư Fisch, hệ thống y tế ở các nước cũng có vai trò nhất định. Ông ghi nhận: “Hiện vẫn có cách biệt trong hạ tầng cơ sở y tế giữa Pháp với Tây Ban Nha hay Ý, cho dù trong vòng một thập niên qua, tình hình đã được cải thiện rất nhiều”.

Theo kinh nghiêm bản thân, giáo sư Fisch cho rằng các thay đổi luôn đòi hỏi một thời gian dài mới phát huy tác dụng.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200406-virus-corona-vi%CC%80-sao-pha%CC%81p-la%CC%A3i-bi%CC%A3-nhe%CC%A3-h%C6%A1n-y%CC%81-hay-t%C3%A2y-ban-nha

 

Covid -19 : Pháp suy nghĩ về ứng dụng “tracking”

Thanh Phương

Chính phủ Pháp hiện đang suy nghĩ về việc sử dụng ứng dụng “tracking” tức là định vị những người bị nhiễm Covid-19 để góp phần vào việc phòng chống dịch bệnh, giống như nhiều nước châu Á đang làm.

Hiện giờ, nước Pháp còn đang trong giai đoạn phong tỏa toàn quốc để kềm chế đà lây lan của dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra. Có hiệu lực cho đến 15/04, lệnh phong tỏa này có thể được kéo dài thêm vài tuần, nếu tốc độ gia tăng của dịch bệnh vẫn không giảm. Nhưng đến một lúc nào đó cũng phải dỡ bỏ việc phong tỏa. Vấn đề đặt ra là, khi mọi người được tự do đi lại, làm sao tránh được sự lây lan từ những người đã bị nhiễm virus corona sang những người chưa bị nhiễm.

Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội Pháp ngày 01/04/2020, thủ tướng Edouard Philippe đã gợi ý là nên cho phép định vị người nhiễm Covid-19 qua ứng dụng trên điện thoại di động ( tracking ), nhưng phải trên cơ sở tự nguyện, bởi vì việc định vị như vậy vẫn còn bị cấm ở Pháp, do bị xem là xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân

Ứng dụng « tracking » nhằm hai mục tiêu: Thứ nhất, báo động cho những người đã tiếp xúc với một người nhiễm virus corona, để họ nhanh chóng được xét nghiệm và được chữa trị. Ví dụ như ở Hàn Quốc, người dân thậm chí có thể nhận được tin nhắn SMS báo cho biết họ vừa mới gặp một người bị nhiễm, vào ngày nào, lúc mấy giờ.

Thứ hai là kiểm soát các bệnh nhân đang phải tự cách ly ở nhà. Ví dụ như tại Đài Loan, có một hệ thống báo động cho nhà chức trách mỗi khi có một người đang bị cách ly mà lại tắt điện thoại hoặc có vẻ như đang ra khỏi khu vực cách ly.

Được sử dụng rộng rãi ở châu Á

Trong khi, « tracking » còn rất xa lạ với dân Pháp, thì ứng dụng này lại rất quen thuộc với người châu Á. Từ lâu, các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore đã sử dụng các dữ liệu định vị GPS của người dân các nước này, cũng như dùng công nghệ nhận dạng gương mặt trong việc phòng chống dịch Covid-19.

Còn tại thủ đô Việt Nam, từ ngày 18/03, người dân đã có thể tải về một ứng dụng mang tên Hà Nội SmartCity, do Trung tâm tin học Hà Nội phát triển, có trên kho App Store cũng như Google Play. Ứng dụng này nhằm theo dõi những người đang bị cách ly vì dịch Covid-19 ở Hà Nội. Trong mục Bản đồ dịch, ứng dụng cập nhật vị trí của những người nhiễm  Covid-19, cho đến những người đã tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với bệnh nhân này.

Theo Trung tâm tin học Hà Nội, hệ thống điều hành trung tâm có thể giám sát được vị trí người đang cách ly. Khi người này vượt quá bán kính 30m, lập tức trên ứng dụng của người dân sẽ được nhắc nhở, đồng thời thông tin được gởi đến cán bộ tổ dân phố, địa phương để giám sát.

Mô hình Hàn Quốc

Đặc biệt tại Hàn Quốc, một trong những quốc gia có trình độ công nghệ cao nhất thế giới, chính các công dân của nước này đã chế ra các ứng dụng để giúp định vị những vùng nào bị dịch nặng nhất, dựa trên các dữ liệu của chính phủ và của các địa phương. Theo thống kê của CNN Business, các ứng dụng này vẫn xếp hạng đầu trong số các ứng dụng được tải về nhiều nhất. Riêng ứng dụng Corona 100m thì từ lâu đã vượt qua ngưỡng 1 triệu lượt truy tải (download).

Như tên gọi của nó, nhờ ứng dụng Corona 100m, mà chỉ trong vài giây ta sẽ biết ngay là mình có đã đứng gần chưa tới một trăm mét một người đã bị lây nhiễm virus corona, không chỉ biết người đó được xác nhận bị lây từ khi nào, đã đi khám bệnh ở đâu, mà còn biết cả tuổi tác, giới tính, quốc tịch. Chỉ có tên họ là được giữ kín.

Chính phủ Hàn Quốc phải nắm các dữ liệu này để có thể xác định các xu hướng lây lan của dịch Covid-19 và qua đó các chuyên gia hiểu được các cơ chế và các con đường lây lan của virus.

Pháp mới bắt đầu suy nghĩ

Trong khi đó tại Pháp, khi dịch bệnh còn ở giai đoạn 1 và 2, bộ Y Tế vẫn kêu gọi là những người nào vừa được xét nghiệm dương tính bị nhiễm Covid-19 phải thông báo ngay cho cơ quan y tế danh sách những người mà họ đã tiếp xúc những ngày trước đó. Nhưng bệnh nhân có thể không nhớ hết những người mà họ đã gặp trước đó. Sắp tới đây, khi Pháp dỡ bỏ lệnh phong tỏa, việc kiểm soát đường đi nước bước của những người bị nhiễm càng thêm phức tạp.

Ngày 24/03 vừa qua, tổng thống Emmanuel Macron đã thành lập một nhóm tham vấn bao gồm các bác sĩ và nhà nghiên cứu. Ngoài việc theo dõi các thử nghiệm về thuốc điều trị và vác-xin Covid-19, ông Macron còn giao cho họ nghiên cứu về khả năng sử dụng ứng dụng tracking để định vị những người đã tiếp xúc với những người bị nhiễm virus corona, nói cách khác đó là học hỏi kinh nghiệm của các nước châu Á.

Trên thực tế, dù không nói ra, dường như chính phủ Pháp đã sử dụng những dữ liệu định vị qua điện thoại. Theo báo cáo của bộ Nội Vụ Pháp, sau khi tổng thống Macron thông báo quyết định phong tỏa toàn quốc để chống dịch, đã có 17% dân Paris chạy khỏi thủ đô về các tỉnh để « tự cách ly ». Theo tờ Le Canard Enchainé, số liệu nói trên chính là dựa trên các dữ liệu do các công ty điện thoại cung cấp. Bộ Nội Vụ đã từ chối xác nhận điều này.

Trong đêm ngay sau phát biểu của tổng thống Macron, mọi người dân Pháp có sử dụng điện thoại di động đều đã nhận được tin nhắn SMS ghi rõ những khuyến cáo của chính phủ. Nhưng một cố vấn của chính phủ đã vội thanh minh rằng tin nhắn này là gởi chung cho mọi người dựa trên các dữ liệu điện thoại, chứ không phải là một sự xâm phạm vào đời tư.

Rõ ràng là trong quốc gia mà quyền tự do cá nhân được xem là bất khả xâm phạm, ứng dụng tracking không dễ gì được chấp nhận. Dân biểu Didier Baichère, thuộc đảng Cộng Hòa Tiến Bước, phó chủ tịch Cơ quan Quốc Hội thẩm định các chọn lựa khoa học và công nghệ, chưa gì đã lưu ý : « Khủng hoảng y tế là cái cớ để Trung Quốc hay Nga biện minh cho việc theo dõi người dân một cách toàn diện. Công nghệ thì có rồi, nhưng chúng ta muốn sử dụng đến đâu ? »

Tại Pháp, khuôn khổ luật pháp rất chặt chẽ. Việc lưu trữ và sử dụng các dữ liệu cá nhân phải tuân thủ Luật Tin học và các quyền tự do năm 1987 và luật của châu Âu trong lĩnh vực này.

Hai nguyên tắc chính của các luật này là mức độ xâm phạm đời tư và sự tự nguyện. Đặc biệt, những dữ liệu được lưu giữ phải là vô danh, mà nếu vô danh thì làm sao ta phân biệt được ai với ai, và như thế thì làm sao biết được là người bị nhiễm virus corona đã tiếp xúc với ai? Vậy thì trong bối cảnh mà nước Pháp không có cách nào khác để theo dõi dịch bệnh Covid-19, có nên chăng áp dụng « tracking » như các nước châu Á ?

Trong cuộc điều trần tại Quốc Hội ngày 31/03, bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran cho biết cá nhân ông không nghĩ là nên làm giống như Hàn Quốc. Đối với ông, « yêu cầu cấp bách về y tế không thể biện minh cho việc bỏ qua một bên các yếu tố đạo lý. Có cần phải định vị các bệnh nhân hay là nên thông tin tuyên truyền rộng rãi, liên tục ? »

Đối với ông Marc Watin – Augouard, đồng tác giả Sách trắng về quốc phòng và an ninh quốc gia, « định vị chẳng khác gì theo dõi người dân. Đó sẽ là một sự cắt đứt không thể đảo ngược được tiến đến một xã hội kiểm soát ».

Câu hỏi vẫn còn được để ngỏ và chính vì vậy mà thủ tướng Philippe trong cuộc điều trần trước Quốc Hội hôm 01/04 đã cẩn thận nhấn mạnh là tại Pháp, trước mắt, việc áp dụng « tracking » phải là trên cơ sở tự nguyện.

Tóm lại, vấn đề « tracking » một lần nữa làm nổi rõ sự đối chọi giữa hai chiến lược chống dịch bệnh của châu Âu và châu Á, cũng giống như việc đeo khẩu trang. Trong khi ở nhiều nước châu Á, hầu như toàn bộ người dân khi ra đường đều đeo khẩu trang, thậm chí ở Việt Nam, không đeo khẩu trang còn bị phạt tiền, thì tại nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, cơ quan y tế vẫn chủ trương là chỉ có các nhân viên y tế và những người bệnh mới cần đeo khẩu trang, những người khác chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh : đứng cách xa nhau một mét, rửa tay thường xuyên….

Nhưng ở Pháp đang ngày càng có nhiều người lên tiếng khuyến cáo chính phủ nên kêu gọi dân chúng mang khẩu trang để phòng chống dịch Covid-19 và cơ quan y tế Pháp cũng bắt đầu điều chỉnh lại chủ trương của họ theo hướng này. Vậy thì dư luận Pháp có sẳn sàng chấp nhận ứng dụng tracking như các nước châu Á không ? Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 2 tối 05/04/2020, bộ trưởng Nội Vụ Christiphe Castaner tin tưởng rằng nếu tracking « góp phần chống virus và nếu việc sử dụng tracking tôn trọng các quyền tự do cá nhân, thì đây sẽ là một công cụ được chọn và sẽ được toàn thể dân Pháp ủng hộ »

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200406-covid-19-ph%C3%A1p-suy-ngh%C4%A9-v%E1%BB%81-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-tracking

 

Viện Hàn Lâm Y Học Pháp khuyến cáo

bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng

Thu Hằng

Ngày 04/04/2020, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran thông báo chính phủ Pháp đã đặt mua từ Trung Quốc 2 tỉ chiếc khẩu trang và sẽ có khoảng 500.000 chiếc sẽ được chuyển hàng ngày cho đội ngũ nhân viên y tế.

Khẩu trang là chủ đề hiện gây tranh cãi tại Pháp. Từ đầu dịch, chính phủ luôn nhấn mạnh khẩu trang không cần thiết cho người khỏe mạnh mà chỉ giành cho nhân viên y tế và người bệnh. Tuy nhiên, quan điểm này bị nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá « là một sai lầm ».

Ngày 03/04, Viện Hàn lâm Y học Pháp đã khuyến cáo người dân phải đeo khẩu trang, kể cả khẩu trang vải, ở nơi công cộng, đặc biệt do nhiều người nhiễm virus corona không có triệu chứng.

Về điểm này, trong buổi họp báo ngày 04/04, bộ trưởng Y Tế Pháp cho biết chính phủ đã đề nghị « hội đồng khoa học, các chuyên gia về virus và các cơ quan dịch tễ đánh giá lại quan điểm (sử dụng khẩu trang) ».

Hơn 7.500 người chết vì virus corona

Pháp vẫn đang chờ đỉnh dịch, có thể vào tuần tới. Trong khi đó, số người chết vì virus corona tiếp tục tăng, lên đến 7.560 người tính đến cuối ngày 04/04, trong đó có 612 người qua đời ở bệnh viện và viện dưỡng lão trong vòng 24 giờ.

Hiện vẫn có hơn 6.800 người đang được điều trị tích cực, một con số « chưa từng có », theo đánh giá của tổng cục trưởng tổng cục Y Tế Jérôme Salomon trong buổi họp báo hàng ngày.

Thời tiết đẹp và hai tuần nghỉ lễ Phục Sinh là những yếu tố khiến chính phủ lo ngại người dân không tôn trọng lệnh phong tỏa. Ông Martin Hirsch, giám đốc các bệnh viện công Paris AP-HP, kêu gọi người dân Paris ở nhà sau khi thấy có quá nhiều người đi dạo hôm 04/04. Hơn 160.000 hiến binh và cảnh sát được điều động trong hai ngày cuối tuần để tăng cường kiểm tra việc người dân đi nghỉ lễ.

Ngoài bốn loại thuốc, trong đó có chloroquine, đang được thử nghiệm trong khuôn khổ dự án Discovery, Pháp sẽ cho thử nghiệm lâm sàng phương pháp trị liệu truyền máu của người khỏi bệnh Covid-19 cho « những bệnh nhân nhiễm virus corona trong giai đoạn nguy kịch » từ ngày 07/04.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200405-vi%E1%BB%87n-h%C3%A0n-l%C3%A2m-y-h%E1%BB%8Dc-ph%C3%A1p-khuy%E1%BA%BFn-c%C3%A1o-b%E1%BA%AFt-bu%E1%BB%99c-%C4%91eo-kh%E1%BA%A9u-trang-n%C6%A1i-c%C3%B4ng-c%E1%BB%99ng

 

Covid-19: 6 anh em bác sĩ Ý ở tuyến đầu

Tuấn Thảo

Báo chí Ý cuối tuần qua đã nhắc đến câu chuyện cảm động của 6 anh chị em bác sĩ Tizzani trong mùa dịch Covid-19. Tại Torino, cả gia đình này đều đang ở tuyến đầu chống lại một kẻ thù vô hình. Trên mạng xã hội, dư luận Ý đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn, vì câu chuyện của dòng họ Tizzani tiêu biểu cho toàn bộ giới nhân viên ngành y tế.

Tại bệnh viện San Giovanni Bosco ở thành phố Torino (miền Bắc nước Ý) mỗi lần Davide Tizzani khoác áo blouse màu trắng trước khi đến làm việc trong khoa cấp cứu, anh lại thấy nhen nhúm ở trong lòng cái cảm giác ‘‘sợ hãi’’ như thể anh vẫn chưa sẵn sàng, dù có cố gắng cách mấy nhưng vẫn chưa đủ và sau cùng là nỗi lo âu khi chứng kiến sự bất lực của bản thân : sức người không có bao nhiêu, trong khi số nạn nhân do virus corona thì lại quá nhiều. Hầu hết các bác sĩ, y tá, thực tập sinh đều có cùng tâm trạng như Davide Tizzani. Trong mắt dư luận Ý,  trong cuộc chiến chống Covid-19 : họ thật sự là những người lính đang bảo vệ “chiến hào”, do bổn phận nên phải đứng mũi chịu sào.

Gia đình Tizzani sinh sống ở thị trấn Giaveno, một thành phố nhỏ với 17.000 dân, vùng ngoại ô Torino. Gia đình này có 11 người con, trong đó có 6 người đã chọn ngành y. Davide làm việc với anh trai Pietro tại bệnh viện thành phố, còn 4 anh chị em kia có người thì chuyên về tim mạch, người thì làm bác sĩ lão khoa. Theo tuần báo Ý La Valssusa, nghề y là một truyền thống gia đình, từ đời này sang đời kia. Bác sĩ Felice Tizzani, ông nội của Davide và Pietro, từng là kháng chiến quân trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Đến phiên con ông là bác sĩ Pier Luigi, từng làm trưởng khoa bệnh viện thành phố Giaveno.

Sang đời thứ ba, 6 trên số 11 người con đã chọn nghề bác sĩ để nối bước cha ông. Theo lời kể của Davide, bố anh là một người có tấm lòng, làm việc tận tâm: ông Pier Luigi không ngại đến thăm bệnh nhân tại nhà và nếu gia đình túng thiếu quá nghèo thì ông chữa bệnh mà không lấy tiền. Cha truyền con nối: nhân cách của người cha trở thành tấm gương khiến cho bầy con (3 gái, 3 trai) muốn noi theo: Alessandra, Maria, Barbara, Davide, Emanuele, Pietro hiện nay đều đang đứng ở tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Lực bất tòng tâm, ngoài những khó khăn trong công việc thường ngày mà giới y tế phải đương đầu, còn có vấn đề dồn nén tâm lý. Theo cô Barbara Tizzani, bác sĩ lão khoa tại bệnh viện Rivoli, ngoại ô Torino, các bệnh nhân cao tuổi rất cô đơn trong khoa cấp cứu, do các biện pháp cánh ly hoàn toàn cho nên người thân không thể đến thăm các ông cụ, bà cụ. Theo cô, đây là một điều đáng buồn, nhưng càng đau lòng hơn nữa, khi cô giúp các bệnh nhân cao tuổi viết qua máy tính bảng những thông điệp cho gia đình của họ mà không biết rằng phải chăng đây là lời nhắn nhủ cuối cùng …..

Còn Maria và Alessandra, hai người chị của Barbara, đều cũng làm việc trong khoa cấp cứu và hồi sức tại bệnh viện Cirié. Cũng như các thành viên khác trong gia đình, họ cho biết là giới nhân viên ngành y tế có những nỗi khổ tâm cao ‘‘gấp bội’’ mà người ngoài không nhìn thấy. Tại bệnh viện, các bác sĩ hay y tá phải làm việc với các trang thiết y tế bị an toàn tối đa, nhưng khi về đến tận nhà, họ vẫn không tháo gỡ khẩu trang mà vẫn tiếp tục đeo trên mặt, vì mỗi ngày họ không biết bản thân mình mới bị nhiễm virus corona hay không (mà chưa có dấu hiệu phát bệnh), do vậy họ có trách nhiệm ‘‘tự cách ly’’ dù ở trong nhà, tránh tiếp xúc để không lây nhiễm cho chồng con…

Cũng như ba người chị lớn, Davide cho biết bản thân anh cũng đang rất lo lắng vì sợ gia đình bị vạ lây. Theo anh, nhiều ca bệnh mới trong thời gian gần đây thường là những đồng nghiệp. Theo thống kê chính

thức, khoảng 10% bệnh nhân tại Ý là giới nhân viên trong ngành y tế và tính đến thời điểm này, 73 bác sĩ và y tá tại Ý đã bỏ mình trong ‘‘cuộc chiến’’ chống dịch Covid-19.

Câu chuyện của gia đình Tizzani đã được tuần báo địa phương La Valsusa đưa lên trang đầu trong số báo phát hành cuối tuần. Câu chuyện này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và sau đó được nhiều tờ báo có uy tín ở Ý đề cập tới. Ông David Sassoli, tân chủ tịch Quốc hội châu Âu, đã lên tiếng ca ngợi gia đình Tizzani trên mạng xã hội. Cá nhân ông cũng như đại đa số người Ý thông qua câu chuyện của 6 anh chị em nhà Tizzani mới hiểu được hơn sự hy sinh của toàn thể các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế. Để bày tỏ lòng biết ơn, có lẽ hành động cần thiết nhất hiện giờ vẫn là : Bởi vì giới y tế phải đi làm vì chúng ta, vậy thì chúng ta hãy nên ở trong nhà để giúp họ. Một hành động tối thiểu nhưng lại tràn đầy ý nghĩa.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200406-covid-19-6-anh-em-b%C3%A1c-s%C4%A9-%C3%BD-%E1%BB%9F-tuy%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A7u

 

Virus corona:

Tây Ban Nha hy vọng vì số người chết tiếp tục giảm

Số người chết vì virus corona trong một ngày đã giảm ngày thứ tư liên tiếp ở Tây Ban Nha, thúc đẩy hy vọng đỉnh dịch ở nước này đã qua.

Virus corona: Người Việt ở Ba Lan trợ giúp nước chủ nhà chống dịch

Virus corona: Hộp cơm miễn phí Sài Gòn ‘lo cho người dưới đáy’

Hơn 13.000 người đã chết ở Tây Ban Nha, tính cả 637 người chết ghi nhận hôm thứ Hai.

Trong ba tuần qua, Tây Ban Nha đã thi hành biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt, và còn kéo dài tới cuối tháng Tư.

Tây Ban Nha có hơn 135.000 ca nhiễm, nhiều nhất châu Âu, nhưng số lượng ca mới đã chậm lại.

Tây Ban Nha cho biết họ dự định mở rộng xét nghiệm kể cả những ai không có triệu chứng.

Tỉ lệ chết người cũng đã giảm ở Italy, Pháp và Đức, cho thấy các biện pháp giãn cách xã hội có vẻ đã có hiệu quả.

Từ khi đại dịch nổ ra ở Trung Quốc tháng 12, đã có hơn 1,2 triệu ca trên toàn thế giới.

Gần 70.000 người đã chết trên thế giới.

Tổng số người chết ở Tây Ban Nha hiện chỉ thua Italy.

Tuy nhiên, số người chết 637 hôm thứ Hai là thấp nhất trong gần hai tuần qua, từ 24/3.

Doanh nghiệp, gồm cả nhà hàng, đã đóng từ 14/3.

Dân chúng được yêu cầu ở trong nhà, và chỉ ra ngoài khi thật cần.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52182965

 

Virus corona : Nhật Bản cân nhắc khả năng ban bố

tình trạng khẩn cấp 6 tháng

Thùy Dương

Hôm nay 06/04/2020, kênh truyên hình TBS của Nhật Bản thông báo có thể chính phủ sẽ cho áp dụng tình trạng khẩn cấp kéo dài 6 tháng và phong tỏa một số vùng để đối phó với sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Biện pháp nói trên sẽ liên quan đến thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận, cũng như tỉnh Osaka. Theo đài TBS, tình trạng khẩn cấp có thể được ban bố vào ngày mai 07/04. Còn theo nhật báo Nikkei, ủy ban cố vấn về dịch bệnh bắt đầu họp vào sáng hôm nay để chuẩn bị cho việc thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản, Yoshihide Suga, hôm nay tuyên bố quyết định chính thức của thủ tướng vẫn chưa được đưa ra.

Theo số liệu chính thức mới nhất, cho đến nay, Nhật Bản có hơn 4.500 ca dương tính với virus corona và 104 ca tử vong. Hồi tháng 03, một dự luật cải cách đã được thông qua, cho phép thủ tướng Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp nếu dịch bệnh tiếp tục là một mối nguy hiểm nghiêm trọng và nếu sự lây lan của Covid-19 có thể gây tác hại nặng nề đến nền kinh tế.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp cho phép chính quyền kêu gọi dân chúng ở nhà và các doanh nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên, chính quyền không được phép chính thức ra lệnh phong tỏa đất nước như tại các nước Ý, Tây Ban Nha, Pháp … Do không thể ra quy định phạt tiền những người vi phạm, nên chính phủ Nhật chủ yếu trông chờ vào sức ép từ xã hội và sự tôn trọng chính quyền, hai nét văn hóa truyền thống của người dân Nhật Bản.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200406-virus-corona-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-c%C3%A2n-nh%E1%BA%AFc-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-ban-b%E1%BB%91-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-6-th%C3%A1ng

 

Nhật Bản cung cấp thuốc chống cúm Avigan

miễn phí cho người dân để chống lại virus Vũ Hán

Quý Khải

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết nước này đang cung cấp thuốc chống cúm Avigan miễn phí cho các quốc gia chiến đấu với Covid-19. Thuốc được phát triển bởi một công ty thuộc tập đoàn Fujifilm Holdings, đã cho thấy những dấu hiệu ban đầu có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị virus Vũ Hán, theo Chiang Rai Times

Thư ký trưởng nội các Yoshihide Suga nói trong một cuộc họp báo rằng thông qua các kênh ngoại giao khoảng 30 quốc gia đã đưa ra yêu cầu mua thuốc Avigan từ Nhật Bản.

“Trên tất cả, chúng tôi dự định mở rộng hợp tác nghiên cứu lâm sàng về thuốc Avigan với các quốc gia muốn hợp tác”, ông Suga nói.

Thủ tướng Nhật Abe cho biết chính phủ của ông sẽ thúc đẩy sự phát triển của thuốc và vắc-xin, bao gồm Avigan, để chống lại virus Vũ Hán.

Fujifilm Toyama Chemical cho biết họ đã bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả của thuốc, còn được gọi là Favipiravir, trên bệnh nhân Covid-19.

Trong khi đó, Bộ Y tế Đức cho biết họ sẽ tìm cách mua Avigan cho các trường hợp nhiễm virus Vũ Hán. Truyền thông Đức cho biết Bộ Y tế nước này sẽ mua vài triệu viên Avigan để điều trị cho những bệnh nhân có triệu chứng nặng.

Một bước quan trọng trong quy trình thử nghiệm hiện tại bao gồm các thử nghiệm lâm sàng tại Nhật Bản, một trong số đó sẽ kết thúc vào cuối tháng Sáu. Và mặc dù không có bất kỳ báo cáo lâm sàng chi tiết nào cho thấy hiệu quả của Avigan trong việc điều trị Covid-19, vẫn có những lý do cho sự lạc quan. Một trong số họ đến vào ngày 17/3, khi Zhang Xinmin, một quan chức Bộ khoa học và công nghệ Trung Quốc, nói rằng Favipiravir, phiên bản tổng quát của Avigan, đã tỏ ra hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện ở Vũ Hán và Thâm Quyến, Trung Quốc.

Hàn Quốc đã từ chối việc thử nghiệm loại thuốc này, khi cho biết “những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc” có thể gây tổn thương cho thai nhi.

Mặc dù Avigan đã được sản xuất và dự trữ ở Nhật Bản dưới dạng thuốc chống cúm, nhưng hy vọng nó cũng có thể giúp điều trị các bệnh khác, bao gồm Ebola và các bệnh do ve gây ra như bệnh Lyme.

Vì sao SARS-CoV-2 được gọi là Virus Trung Cộng?

Chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng.

Khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán tới nhiều nước thế giới trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố này từ ngày 23/1/2020.

Trong khi SARS-CoV-2 bị nghi ngờ có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán, ĐCSTQ đang cố gắng đổ tội cho Mỹ, Ý, hay bất kỳ quốc gia nào khác về nguồn gốc dịch bệnh.

Để chỉ rõ trách nhiệm của ĐCSTQ dẫn đến sự bùng phát của virus Vũ Hán trên toàn cầu, nhiều chuyên gia, kênh truyền thông và chính khách trên thế giới gọi SARS-CoV-2 là “Virus Trung Cộng” (CCP Virus).

Theo Chiang Rai Times

Quý Khải dịch & biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-ban-cung-cap-thuoc-chong-cum-avigan-mien-phi-cho-nguoi-dan-de-chong-lai-virus-vu-han.html

 

Hàn Quốc lần đầu tiên

ghi nhận ít hơn 50 ca nhiễm Covid-19 từ 29/2

Hải Lam

Các nhân viên y tế tuyến đầu ở Hàn Quốc (ảnh chụp màn hình video https://youtu.be/ZySwuvmk55E).

Giới chức Hàn Quốc hôm nay (6/4) báo cáo thêm 47 trường hợp nhiễm Covid-19. Đây là lần đầu tiên nước này ghi nhận ít hơn 50 ca nhiễm mới nCoV hàng ngày kể từ 29/2.

Yonhap đưa tin, với 47 ca nhiễm mới, Hàn Quốc hiện ghi nhận 10.284 người mắc virus Vũ Hán. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cũng thông báo thêm 3 ca tử vong, nâng tổng số lên 186. Đến nay, 6.598 người đã khỏi bệnh.

Thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang, hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Hàn Quốc, lần lượt ghi nhận thêm 13 và 2 người mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 6.781 và 1.316.

Thủ đô Seoul thông báo thêm 11 trường hợp dương tính với virus Vũ Hán, trong khi tỉnh Gyeonggi ghi nhận 8 ca nhiễm mới. Incheon, thành phố cảng phía Tây Seoul, chỉ phát hiện thêm 1 ca nhiễm.

Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 7 ca “ngoại nhập”, nâng tổng số người nhiễm bệnh có nguồn gốc từ nước ngoài lên 769.

Reuters cho hay, đến nay, Hàn Quốc về cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh. Nước này chỉ phát hiện khoảng 100 ca nhiễm mới hàng ngày hoặc ít hơn. Tuy nhiên, các ổ dịch nhỏ ở nhà thờ, bệnh viện, viện dưỡng lão cũng như các ca “ngoại nhập” vẫn tiếp tục xuất hiện, khiến chính phủ phải kéo dài thời gian thực hiện cách ly xã hội thêm 2 tuần, đến 19/4.

https://www.dkn.tv/the-gioi/han-quoc-lan-dau-tien-ghi-nhan-it-hon-50-ca-nhiem-covid-19-tu-29-2.html

 

Lượng người theo dõi tài khoản Twitter

của Tổng thống Đài Loan tăng vọt

Băng Thanh

Taiwan News đưa tin, trong bốn tuần qua, số người theo dõi Twitter của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã tăng hơn 100.000 người, vượt qua mốc 900.000 người theo dõi và đưa tài khoản Twitter cá nhân của bà trở thành một trong những nền tảng xã hội phổ biến nhất trong việc công bố thông tin của chính phủ Đài Loan.

Sự gia tăng số lượng người theo dõi Twitter của bà Thái Anh Văn xuất hiện sau khi cư dân mạng hưởng ứng lời kêu gọi của đội ngũ truyền thông xã hội của Tổng thống vào đầu tháng 3 nhằm chống lại các nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc trên toàn cầu.

Theo các nhân viên tại văn phòng tổng thống Đài Loan, Trung Quốc từ lâu đã tiến hành một cuộc tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến virus Vũ Hán trên Twitter. Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lập tài khoản Twitter vào tháng 11/2019 và ngay sau đó là các nhà ngoại giao và đại sứ quán Trung Quốc cũng lập tài khoản trên đó.

Theo tạp chí Cầu Thị (Qiushi) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhà lãnh đạoTập Cận Bình không hài lòng với hiệu suất của Bắc Kinh trong việc gây ảnh hưởng đến dư luận quốc tế và vào tháng 1 đã chỉ đạo cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc tập trung hơn vào lĩnh vực này.

Để đáp trả việc này, chiến lược gia truyền thông xã hội của bà Thái Anh Văn, Sidney Lin, vào đầu tháng 3 đã kêu gọi cư dân mạng Đài Loan tham gia chiến dịch cấp quốc tế về những nỗ lực của Đài Loan trong việc chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán. Kết quả là, trong một tháng chiến dịch đã thu hút 106.000 người mới theo dõi Twitter của bà Thái. Tài khoản Twitter của bà Thái được tạo vào tháng 6/2010, hiện đã có hơn 923.300 người theo dõi.

Nhiều nguyên thủ quốc gia cũng như chính phủ các nước thường sử dụng mạng xã hội để quảng bá bản thân và chính sách của họ. Theo tờ statista, Tổng thống Trump là nguyên thủ quốc gia có nhiều người theo dõi nhất trên Twitter, được phân chia giữa hai tài khoản của ông là @realdonaldtrump và @POTUS.

Tiếp theo là Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với 75,9 triệu người theo dõi trên Twitter. Tương tự như Tổng thống Trump, ông Modi cũng sử dụng 2 tài khoản Twitter.

Tuy nhiên, cũng có những nguyên thủ quốc gia ít quan tâm đến việc sử dụng Twitter như Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Merkel hiếm khi viết trên Twitter và chỉ có khoảng 50.000 người theo dõi.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luong-nguoi-theo-doi-tai-khoan-twitter-cua-tong-thong-dai-loan-tang-vot.html

 

Phỏng vấn một người dân Đại Lục:

Tên “virus Trung Cộng” là chính xác

Ngày 31/3 vừa qua, tờ Epoch Times, một tờ báo của người Hoa tại hải ngoại, đăng tải băng ghi âm cuộc phỏng vấn với một người dân Đại Lục thường xuyên vượt tường lửa để có được thông tin thực sự, không bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm duyệt. Người đàn ông đã chia sẻ nhận định của mình về việc phân biệt giữa người dân Trung Quốc, đất nước Trung Quốc, với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông cũng bày tỏ đồng tình về cuộc thỉnh nguyện mới đây của một nhóm người Hoa tại hải ngoại gửi tới tòa Bạch Ốc, đề nghị đổi tên COVID-19 thành “virus Trung Cộng”.

Người dân tại Trung Quốc Đại Lục tên Hồ (Hu) chia sẻ rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát internet, phong tỏa tin tức, lừa đảo, đe dọa nhiều công dân Trung Quốc đã khiến nhiều người Trung Quốc không phân biệt được đúng sai. Ông cho rằng chỉ cần dẹp bỏ tường lửa, trong vòng 3 tháng, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ.

Dưới đây là nội dung phỏng vấn được tờ Epoch Times đăng tải.

Phóng viên: Có đúng là vẫn còn có nhiều người Trung Quốc ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc không thưa ông?

Ông Hồ: Điều này về cơ bản là đúng, nhưng cần nhìn nhận sâu hơn. Tại sao tôi lại nói điều này là đúng? Bởi vì nhiều người, bao gồm cả nhiều dân thường, họ ủng hộ ĐCSTQ vì thiếu thông tin. Họ bị cưỡng ép ủng hộ nó. Lý do chính là gì? Đó là do hệ thống giáo dục của ĐCSTQ. Đó là tuyên truyền đỏ, bao gồm cả việc đe dọa, nên nhiều người né tránh nhìn nhận các vấn đề liên quan tới đạo đức. Họ vi phạm bản chất tự nhiên và đạo đức của chính mình khi đưa ra phán xét hay xử lý một số việc nhất định. Đó là nguyên nhân chính. Rốt cuộc, đầu sỏ của tất cả chính là ĐCSTQ.

Phóng viên: Một câu hỏi khác thưa ông. Liệu ông có nghĩ rằng giữa người Trung Quốc và ĐCSTQ có điều gì khác biệt hay không?

Ông Hồ: ĐCSTQ là một Đảng, là một hệ thống, và là một tổ chức tà giáo. “Người dân” là người dân thường, bao gồm cả những người bị lừa dối. Tức là những người nghe theo tuyên truyền của nó, và không thể phân biệt đúng sai. Kết quả là họ tham gia vào tổ chức đó, một vài trong số họ còn ủng hộ nó.

Phóng viên: Cuộc thỉnh nguyện tại tòa Bạch Ốc yêu cầu chính phủ Mỹ đặt tên COVID-19 là virus Trung Cộng. Chưa đầy 1 ngày, 10.000 người đã ký vào bản thỉnh nguyện trực tuyến. Ông nghĩ sao về việc những người ở hải ngoại đưa ra kiến nghị này?

Ông Hồ: Tôi nghĩ việc này rất chính xác, bởi vì ĐCSTQ là nguyên nhân gây ra dịch bệnh. Việc che giấu số liệu, thao túng sự việc trong bóng tối đã gây ra tổn thất lớn đối với thế giới và làm hại tới người Trung Quốc chúng tôi. Rốt cuộc đều là do Đảng này gây ra. Cái Đảng này không thể trốn tránh trách nhiệm được. Trong tương lai, lịch sử sẽ phán xét nó một cách công tâm.

Điều này cũng diễn ra bởi vì internet bị phong tỏa. Để kiểm soát internet, ĐCSTQ đã dùng tường lửa. Đó là lý do chính. Nó có thể khiến người Trung Quốc thờ ơ với sự thật bởi vì họ không thể nghe thấy sự thật, đúng không? Họ không biết sự thật. Đó là vấn đề chính. Ngày hôm kia, khi tôi đi tới bệnh viện để khám bệnh, tôi gặp một ông lão cứ khăng khăng bảo rằng virus này là do Mỹ làm ra. Ông lão ấy là nạn nhân bởi vì ông phải đeo khẩu trang mỗi ngày. Tôi đã mắng ông ấy, tôi nói rằng ông nên cảm ơn người Mỹ, bởi vì nếu không có họ ông sẽ không thể được ăn no mặc ấm như hôm nay. Nhiều người trong số họ không biết được tình hình thực thế. Đó là vấn đề chính.

Nếu Tưởng Lửa sụp đổ, tôi nói với anh rằng, chỉ ba tháng thôi là ĐCSTQ sụp đổ. Chính tai tôi đã nghe nhiều người ở trong chế độ này, bao gồm cả một vài Đảng viên, cảnh sát, nói với tôi rằng họ đều đang

không hài lòng với ĐCSTQ. Một số còn chủ động hỏi tôi về sự thật. Một số người nói, ông Hồ này, chúng tôi cần nghe những nguồn thông tin khác. Đó là những người khôn ngoan trong thể chế này. Họ vẫn còn một ít lương tri sót lại.

Một cảnh sát tại sở cảnh sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh nói với tôi rằng anh ta không muốn làm cảnh sát nữa. Có lẽ cô hiểu vì sao anh ta lại nói vậy.

Phóng viên: Theo ông vừa nói thì giờ đây có nhiều người đang tỉnh ngộ. Cho đến hiện tại cuộc thỉnh nguyện này đã có tới vài nghìn chữ ký. Điều đó có ý nghĩa gì? Phải chăng điều đó cho thấy mặc dù ĐCSTQ liên tục che giấu, phong tỏa và đàn áp những lời nói thật thì sự thật vẫn không thể bị chôn vùi mãi mãi?

Ông Hồ: Đúng, đúng. Không chỉ chúng ta biết được sự thật, chúng ta còn phải nói sự thật này tới mọi người xung quanh. Hôm qua một người bạn đã hỏi tôi phần mềm vượt tường lửa. Tôi đã chỉ cho anh ấy cách dùng và làm sao để có được nguồn thông tin đúng đắn nhất từ hải ngoại. Ví dụ, tôi nói rằng anh ta nên đọc các bài viết của các nhà bình luận, không chỉ đọc tin tức không thôi.

Tôi đã nói với những bạn bè của tôi rằng chúng ta nên ủng hộ cuộc thỉnh nguyện. Tôi đã cố gắng ba bốn lần, nhưng bị chặn. Trong suốt cuộc biểu tình tại Hồng Kông, tôi đã cố gắng ủng hộ trực tuyến các cuộc thỉnh nguyện của người biểu tình tới tòa Bạch Ốc nhưng cũng không được bởi vì bị phong tỏa internet.

Thỉnh nguyện tại tòa Bạch Ốc đề nghị đổi tên COVID-19 thành “virus Trung Cộng”.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33934-phong-van-mot-nguoi-dan-dai-luc-ten-virus-trung-cong-la-chinh-xac.html

 

TQ âm mưu

để biến mình thành anh hùng như thế nào?

Chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch bóp méo thông tin kéo dài hàng tháng để mô tả họ là quốc gia đánh bại virus, trong khi đã cố gắng che giấu nó trong nhiều tháng.

Vào nửa đêm thứ Sáu ngày 27/3, Trung Quốc đã đóng cửa biên giới với phần còn lại của thế giới khi họ cố gắng ngăn chặn sự hồi sinh của virus corona. Động thái này là đỉnh điểm của một chiến dịch PR và tuyên truyền thông tin sai lệch kéo dài hàng tháng do chính phủ Trung Quốc tiến hành nhằm viết lại lịch sử của một đại dịch đã lan đến hầu hết mọi nơi trên hành tinh, giết chết hơn 54.000 người và lây nhiễm hơn 1 triệu người.

Trung Quốc ban đầu đã phớt lờ tình trạng dịch xuất hiện ở Vũ Hán vào đầu tháng 12, bịt miệng các bác sĩ đã cố gắng gióng lên hồi chuông báo động trước khi ban hành lệnh phong tỏa hà khắc gây ảnh hưởng tới cuộc sống của 50 triệu người. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang tìm cách tái mô tả chính mình không phải là quốc gia cho phép virus corona lây lan một cách không kiểm soát trong nhiều tuần mà là quốc gia đã đánh bại virus và hiện đang có mặt để cứu phần còn lại của thế giới.

Để làm điều này, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng một loạt các chiến thuật bẩn bao gồm tuyên truyền thông tin sai lệch, quyền lực mềm, thuyết âm mưu và thậm chí là xuất bản cả một cuốn sách kể về câu chuyện anh hùng về chiến thắng của Trung Quốc trước virus corona – tất cả đều được thiết kế để điều chỉnh lại câu chuyện xung quanh virus và vai trò của Bắc Kinh trong việc cho phép nó vượt khỏi tầm kiểm soát ngay từ đầu.

“Trong vài tuần qua, ĐCSTQ đã tăng cường các nỗ lực tuyên truyền của mình để định hình câu chuyện liên quan đến COVID-19, cả ở Trung Quốc và quốc tế,” ông Adam Ni, giám đốc của tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Úc, Trung tâm chính sách Trung Quốc, nói với Tin tức VICE. “Về cơ bản, ĐCSTQ muốn tận dụng tối đa tình huống khủng hoảng và xoay ngược lại câu chuyện theo hướng có lợi cho nó bằng cách làm chệch hướng dư luận, gieo rắc nghi ngờ về khả năng phạm tội của nó, thổi phồng chủ nghĩa dân tộc và làm nổi bật tính ưu việt của nhà nước Trung Quốc.”

Sau đây là cách chính quyền Trung Quốc tiến hành:

Dập tắt mọi tiếng nói bất đồng: Sự bùng phát ở Vũ Hán lần đầu tiên được lưu ý bởi các bác sĩ làm việc ở tuyến đầu. Họ đã cố gắng tăng cảnh báo bằng cách chia sẻ tin nhắn với bạn bè trên WeChat, những tin nhắn được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội và truyền miệng. Nhưng cảnh sát đã bắt giữ các bác sĩ – một số người sau đó đã chết vì virus corona – và buộc họ phải im lặng.

Chặn thông tin: Một khi tỉnh Hồ Bắc đã bị khóa, chính phủ Trung Quốc không muốn có bất kỳ thông tin tiêu cực nào được đưa ra. Để làm điều này, nó sử dụng một loạt các chiến thuật. Một là làm cho các nhà báo công dân biến mất sau khi họ xuất bản các video từ bên trong Vũ Hán phơi bày quy mô khủng

hoảng. ĐCSTQ cũng tăng cường kiểm duyệt các nền tảng truyền thông xã hội một cách đáng kể, có nghĩa là ngay cả tư liệu tham khảo nhỏ nhất về virus corona hoặc phản ứng của chính phủ cũng bị xóa.

Xoay quanh các phương tiện truyền thông nhà nước: Khi trên khắp thế giới, những câu chuyện về bệnh viện bị quá tải và số người tử vong  gia tăng, Bắc Kinh đã đưa hoạt động truyền thông khổng lồ của mình vào chế độ “chiến đấu” toàn diện, các hãng tin tiếng Trung và tiếng Anh đều có những câu chuyện tích cực về anh hùng chống dịch bùng phát. Chiến dịch này bao gồm các bài đăng trên mạng xã hội, tin bài được viết bởi các nhà báo quốc doanh trong nước, nhưng lặng lẽ xuất bản trên báo chí nước ngoài. Bắc Kinh cũng tận dụng mối quan hệ truyền thông sâu rộng trên khắp châu Phi để thúc đẩy chương trình truyền thông của nó.

Tuyên truyền tin giả: Đầu tháng này, Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã đăng một đoạn video lên Twitter cho thấy người Ý đang vỗ tay đồng thanh và hét lên “Cảm ơn Trung Quốc” vì “rất hài lòng” với viện trợ mà Bắc Kinh gửi tới. Đáng tiếc đây là video giả, tiếng vỗ tay trên thực tế là “hoan hô” công việc của những anh hùng y tế người Ý.

Thúc đẩy các thuyết âm mưu: Đầu tháng này, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã tuyên bố trên Twitter rằng virus corona mới được sản xuất trong phòng thí nghiệm của quân đội Hoa Kỳ và được Quân đội Hoa Kỳ đưa tới Vũ Hán, thông qua 300 nhân viên đến phục vụ Thế vận hội Quân sự vào tháng mười. Tuyên bố vô căn cứ sau đó đã được truyền thông chính thức của Trung Quốc bơm thêm lên.

Xuất bản một cuốn sách: Trung Quốc đã sản xuất sách về đại dịch virus corona, “Một trận chiến chống lại dịch bệnh: Trung Quốc đánh bại COVID-19 vào năm 2020”, là một tổng hợp từ các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc kể về sự lãnh đạo anh hùng của Chủ tịch Tập Cận Bình và vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản trong việc chống lại sự bùng phát virus. Cuốn sách đang được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Ả Rập, và có thể còn được dịch ra nhiều tiếng khác.

Triển khai một đội quân trên Twitter: Một cuộc điều tra của ProPublica đã tìm thấy một đội quân Twitter do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo, bao gồm các tài khoản giả mạo và bị đánh cắp – mà trong quá khứ đã được sử dụng để gieo rắc thông tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông – nay đã trở thành “người cổ vũ cho chính phủ”, kêu gọi để các công dân đoàn kết ủng hộ những nỗ lực chống lại dịch bệnh và thúc giục họ xua tan “những tin đồn trực tuyến.”

Gài bẫy bằng nhiều giả thuyết về âm mưu: Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuần trước cho rằng virus có thể có nguồn gốc từ Ý, sau khi Giuseppe Remuzzi, giám đốc Viện nghiên cứu dược phẩm Mario Negri ở Milan, nói với NPR rằng các bác sĩ ở đó đã nhận thấy bệnh viêm phổi rất kỳ lạ sớm nhất là vào tháng 11 năm ngoái. Remuzzi làm rõ rằng tất cả những gì ông ta muốn nói là có khả năng virus đã lan sang châu Âu sớm hơn chúng ta nghĩ, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc đã không đề cập hết những bình luận đó.

Bắt đầu quyên góp công cụ: Một trong những khía cạnh quan trọng của những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi cách thế giới nhìn nhận vai trò của nó đối với sự bùng phát của virus corona là gửi quyên góp bộ dụng cụ xét nghiệm, khẩu trang và các vật dụng thiết yếu khác trên khắp thế giới. Dẫn đầu nỗ lực này là Jack Ma, người sáng lập của Alibaba, đã gửi đồ tiếp tế đến Iran, Châu Âu, Châu Phi và thậm chí là Hoa Kỳ.

Không bỏ qua bất cứ thuyết âm mưu nào: Trung Quốc mới nhất đã tuyên bố rằng một vận động viên xe đạp ở Hoa Kỳ, thành viên của đội Military Games, là bệnh nhân số không. Không biết họ lấy đâu ra một kết luận như vậy? Có lẽ là từ một một người chủ thuyết âm mưu nào đó của Hoa Kỳ đang cố gắng tận dụng đại dịch để tăng tương tác cho trang mạng xã hội của mình.

Nhưng liệu nó có tác dụng hay không?

Tôi có thể nói nó đã khá thành công ở Trung Quốc. “Do kiểm duyệt và thiếu nguồn tin độc lập, nhiều người Trung Quốc đã tin giả thuyết rằng virus này được Hoa Kỳ mang đến Trung Quốc”, ông Yaqiu Wang, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với VICE News. “Nó đã giúp chuyển sự tức giận của công chúng đối với chính phủ Trung Quốc vì cái tội che giấu thông tin khiến dịch bệnh bùng phát, thành tội của chính phủ Hoa Kỳ – một kẻ thù bên ngoài”.

Vào thời điểm các trung tâm y tế tiền tuyến trên toàn thế giới đang khốn khó vì thiếu thiết bị bảo hộ, các khoản đóng góp của Trung Quốc đã đi một chặng đường dài để củng cố hình ảnh của Bắc Kinh ở nước ngoài. “Quyền lực mềm mà Trung Quốc đạt được ở châu Phi, và ở cả châu Âu cũng vậy, đã tăng lên trong vài tuần qua, thông qua sự trợ giúp của chính phủ và sự quyên góp khẩu trang và các vật tư y tế

khác của Jack Ma”, ông Eric Olander quản lý biên tập của Dự án Trung Quốc phi đảng phái, nói với VICE News.

Nhưng không phải tất cả các nguồn cung cấp y tế từ Trung Quốc được hoan nghênh. Ngày càng có nhiều quốc gia từ chối bộ test xét nghiệm và các nguồn cung cấp khác từ Trung Quốc vì có lỗi.

Trong khi các lý thuyết âm mưu có thể có tác dụng tốt với người  dân trong nước, ở bên ngoài Trung Quốc, nơi mọi người thường có quyền truy cập vào nhiều thông tin hơn về những gì đang diễn ra, thì lý thuyết lố bịch của Bắc Kinh hoàn toàn rỗng tuếch, trên thực tế nó có thể sẽ khiến uy tín của Trung Quốc tổn hại nhiều hơn nữa. “Tôi nghĩ rằng chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc là hoàn toàn phản tác dụng, vì nhiều người trên thế giới sẽ thấy chính phủ Trung Quốc nhỏ mọn và vô trách nhiệm khi truyền bá những lý thuyết âm mưu như thế”, ông Wang nói.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33933-tq-am-muu-de-bien-minh-thanh-anh-hung-nhu-the-nao.html

 

Liệu Virus Vũ Hán có phải là ” vũ khí” của Trung Quốc?

Dịch cúm Corona đang làm cả thế giới chao đảo, đặc biệt là Mỹ, Pháp, Anh, Đức…là những nước mà có sức mạnh tuyệt đối về kinh tế. Là những nước mà bấy lâu nay, Trung Quốc vừa muốn ” đánh sấp” họ, vừa muốn ve vãn…Và thực sự, trong hơn 20 năm qua, Mỹ và các nước EU đã mất cảnh giác trước tham vọng đại bá của Trung Quốc, và coi thường ” giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình.

Phải thấu hiểu rằng, để đạt được tham vọng thống trị thế giới của mình, Trung Quốc luôn áp dụng tất cả mọi âm mưu, thủ đoạn dù là tàn độc nhất, bất lương nhất, tráo trở nhất để đạt được kết quả.

Và con virus Corona chính là một thứ vũ khí mới của Trung Quốc.

Sẽ có người bảo tôi sa vào ” thuyết âm mưu”! Vâng, hy vọng là tôi sa vào thuyết âm mưu… Nhưng chúng ta hãy bình tĩnh xem xét lại sự việc. Và cùng nhau giải đáp nhưng nghi vấn dưới đây?

Tại saoVirus Vũ Hán đã đi khắp thế giới nhưng ảnh hưởng gì tới đến Bắc Kinh và Thượng Hải. Sao lại có sự lạ như vậy?

Đó không phải là ngẫu nhiên mà đich thị là có một sự chủ động của chính quyền Trung Quốc

Bởi vì Vũ Hán đang là nơi mở cửa kinh tế thế giới. Mỹ và tất cả các quốc gia sẽ bị tàn phá về tài chính ở đó. Cho nên nền kinh tế Mỹ sẽ sớm sụp đổ theo kế hoạch cuốn chiếu của Trung Quốc.

Trung Quốc biết rằng họ KHÔNG THỂ đánh bại Mỹ về mặt quân sự đang hùng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy, sử dụng sinh học để làm tê liệt nền kinh tế, làm tê liệt quốc gia và khả năng phòng thủ của nó là thượng sách nhất. Điều này, đã được lãnh đạo Trung Quốc công khai nói ra.

Trung Quốc đã thực hiện các bước trong Chiến dịch Virus toàn cầu như sau:

I- Tự gây ra dịch ở nội bộ quốc gia

– Trung Quốc tạo ra virus và thuốc giải độc;

– Trung Quốc chủ động cho tán phát virus;

– Xây dựng và thực hiện kịch bản bị dịch,nhưng chủ động chuản bị xây dựng bệnh viện trong 10 ngày. Việc làm bệnh viện dã chiến là Trung Quốc đã chuẩn bị từ trước, với tất cả các bản vẽ dự án, thiết bị, thuê nhân công, mạng lưới nước và nước thải, vật liệu xây dựng đã đúc sẵn và nguồn dự trữ vật liệu với khối lượng ấn tượng.

– Gây ra sự hỗn loạn trên thế giới, bắt đầu từ Châu Âu;

– Nhanh chóng tạo ra bộ mặt ” nhân đạo” như viện trợ để giúp đỡ nền kinh tế của hàng chục quốc gia khác.

-Dừng dây chuyền sản xuất tại các nhà máy ở các nước khác để tạo sự khan hiếm hàng địa phương;

– Và khi thị trường chứng khoán sập và mua lại các công ty trên bờ vực phá sản với giá rẻ mạt.

II- Giai đoạn tự hồi phục

– Do có sự chuẩn bị kỹ càng, nên công tác dập dịch ở Trung Quốc thắng lợi rất nhanh, và thiệt hại về con người và vật chất ” nằm trong tầm kiểm soát”.

– Giá hàng hoá thế giới giảm, bao gồm giá dầu, Trung Quốc thu mua trên quy mô lớn.

– Trong khi kinh tế thế giới ” chết lâm sàng” thì Trung Quốc trở lại sản xuất Và bây giờ là lúc Trung Quốc bắt cả thế giới làm con tin, hoặc ra các điều kiện nhằm áp đặt lỗi chơi của mình.   Và Khi Trung Quốc có trong tay các cổ phiếu thương hiệu của các họ sẽ buộc lệ thuộc, trở thành cổ đông nô lệ cho chủ nhân chính là Trung Hoa.

T.V.H

http://biendong.net/dam-luan/33979-lieu-virus-vu-han-co-phai-la-vu-khi-cua-trung-quoc.html

 

Dịch corona ở Trung Quốc:

Dữ liệu giả, thông tin giả, khẩu trang giả

Virus corona bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Từ đó đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn kiểm duyệt thông tin, tìm mọi cách để che giấu số ca nhiễm bệnh và tử vong thực tế. Khi Trung Quốc báo cáo không có ca nhiễm mới ở địa phương trong những ngày gần đây, một số thông tin sau sẽ giúp người đọc có thêm nhận định về tình hình thực tế.

Các ca nhiễm thực tế có thể cao hơn con số chính thức gấp nhiều lần

Số ca nhiễm virus corona được báo cáo chính thức ở Trung Quốc là khoảng 81.000.

Theo cuộc họp báo do Văn phòng Thông tin Quốc Vụ viện diễn ra tại Vũ Hán vào ngày 6 tháng 3 năm 2020, 42.322 nhân viên y tế đã được cử đến Vũ Hán, trung bình mỗi người chăm sóc 40 bệnh nhân nhiễm virus corona mỗi ngày.

Nếu mỗi ngày có 3 ca nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân, mỗi bệnh nhân một ca, thì số ca nhiễm được xác nhận ở Vũ Hán sẽ là 564.293 (= 40*(42.322/3)). Nếu nhân viên y tế phải làm thêm giờ, mỗi ngày làm việc 2 ca để chăm sóc cho mỗi bệnh nhân, thì số ca nhiễm sẽ là 846.440 = (40*(42.322/2)).

Như vậy, từ dữ liệu chính thức công bố tại cuộc họp báo, chúng ta có thể suy ra rằng chỉ riêng ở Vũ Hán, số ca nhiễm đã cao gấp 7-10 lần so với tổng số ca nhiễm được báo cáo trên toàn quốc. Ước tính này còn chưa bao gồm số bệnh nhân đang được các nhân viên y tế thuộc địa bàn thành phố Vũ Hán chăm sóc, những bệnh nhân bị bệnh viện từ chối hay chưa từng tìm đến bệnh viện điều trị, và số nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.

Khi số ca nhiễm được báo cáo sụt giảm, Vũ Hán đã đóng cửa bệnh viện cuối cùng trong số 14 bệnh viện dã chiến (tiếng Trung gọi là bệnh viện Phương Thương) vào ngày 10 tháng 3. Nhưng theo một nhân viên làm việc tại đó, việc đóng cửa này là nhằm hạn chế số ca nhiễm mới được báo cáo và tăng số bệnh nhân hồi phục và xuất viện. Nhân viên này nói với phóng viên Minh Huệ rằng: “Thực ra, hơn 90% số bệnh nhân xuất viện từ bệnh viện Phương Thương vẫn còn virus.”

Các ca nhiễm chưa được báo cáo của tỉnh Hắc Long Giang

Ngày 12 tháng 3 năm 2020, Hắc Long Giang báo cáo không có ca nhiễm virus corona mới nào. Tỉnh này báo cáo có chưa tới 500 ca nhiễm trên toàn tỉnh, trong đó, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ với hơn 5 triệu dân mà chỉ có 40 ca.

Một nhân viên của Bệnh viện Tề Tề Cáp Nhĩ Số 1 tiết lộ với phóng viên Minh Huệ rằng, trước đó hai tuần đã có hơn 200 nhân viên trong bệnh viện đã bị nhiễm virus corona. Điều đáng chú ý là, gần như tất cả nhân viên khoa chỉnh hình và các khoa thí nghiệm lâm sàng đều bị nhiễm bệnh. Nhưng thông tin này đã bị bưng bít, không được công bố.

Một chủ doanh nghiệp bán đồ ăn cho rằng thông báo hết dịch virus corona của các quan chức là không thỏa đáng. Bạn ông làm trong ngành y cho biết bệnh viện nào ở Tề Tề Cáp Nhĩ cũng đông bệnh nhân, nhưng họ không được phép báo cáo đó là các ca nhiễm virus corona.

Truyền bá thông tin sai lệch qua truyền thông và mạng xã hội

Trước khi Vũ Hán bị phong tỏa vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, một số cư dân đã nghe nói về việc phong tỏa nên đã đi trốn. Nhưng những người không có nguồn tin nội bộ vẫn tin vào những gì quan chức nói trên truyền thông. Họ tưởng rằng trận dịch có thể kiểm soát được và không truyền từ người sang người, nhưng sau khi có lệnh phong tỏa, họ mới biết mình đã mắc kẹt trong thành phố.

Khi nhiều thành phố ở Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa và các hạn chế khác, các quan chức chính phủ, nhân viên y tế và quản trị viên cộng đồng biết thông tin về số ca nhiễm bệnh thấp là giả và đã cảnh báo với gia đình, bạn bè của họ vẫn phải thận trọng với virus corona. Những người không biết thông tin thì vẫn mù quáng tin rằng cuộc sống cuối cùng đã trở lại bình thường.

Do sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ, các kênh truyền thông xã hội chỉ có tin tích cực theo định hướng tuyên truyền của nhà nước. Các thành viên của đội quân internet Trung Quốc đã đăng thông tin lệch lạc, vu cho Hoa Kỳ và Ý về nguồn gốc dịch bệnh.

Khẩu trang giả

Khi một số công ty và nhà máy hoạt động trở lại, biện pháp bảo hộ duy nhất mà họ cung cấp cho nhân viên là khẩu trang và đo thân nhiệt. Ngoài đó ra, họ không có biện pháp nào để phòng tránh tình trạng lây nhiễm theo nhóm khi các công nhân tập trung tại nơi làm việc

Một người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành công nghiệp bảo hộ đã nói với phóng viên Minh Huệ rằng khoảng 99% khẩu trang và mặt nạ phòng độc trên thị trường là giả. Cụ thể, vật liệu kém chất lượng, không được khử trùng; khâu sản xuất cũng không đảm bảo điều kiện vô trùng.

Tờ Business Insider ngày 26 tháng 2 năm 2020 đưa tin về khoảng 31 triệu khẩu trang giả đã bị phát hiện ở Trung Quốc.

Trên thế giới, hàng loạt các quốc gia như Bỉ, Hà Lan, Philippines mới đây đã tố Trung Quốc gửi khẩu trang kém chất lượng sang hỗ trợ.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33894-dich-corona-o-trung-quoc-du-lieu-gia-thong-tin-gia-khau-trang-gia.html

 

Tàu cá đâm tàu khu trục và âm mưu sâu xa của TQ:

Đe dọa hay khiêu khích trên biển

Một trong những vụ tai nạn hãn hữu mới xảy ra trên hải phận quốc tế thuộc vùng biển Hoa Đông giữa một tàu cá của Trung Quốc với một tàu khu trục lớn của Nhật Bản.

Vụ tai nạn hy hữu

Văn phòng tham mưu liên quân Cục Phòng vệ Nhật Bản ngày 30/3 đã thông báo: Vào khoảng 20h28 giờ địa phương, tàu khu trục Shimakaze đã va chạm với một tàu đánh cá Trung Quốc ở hải phận quốc tế trên biển Hoa Đông. Đài Truyền hình Nhật Bản NHK cho biết, vụ va chạm đã gây ra lỗ thủng dài 1 mét và rộng 20 cm độ cao 5 mét trên phía sau mạn trái tàu Shimakaze, không có thương vong cho thủy thủ đoàn và 13 người trên tàu đánh cá Trung Quốc cũng không có vấn đề gì lớn. Cả hai tàu đều có thể tiếp tục hành trình sau đó. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 31/3 khi trả lời câu hỏi về vụ việc, nói rằng sự cố khiến một ngư dân bị thương ở thắt lưng và cảnh sát biển của Trung Quốc đã đến hiện trường để xử lý.

Tàu khu trục Shimakaze (số hiệu DDG-172) của Nhật Bản là tàu khu trục tên lửa dẫn đường thế hệ thứ ba của Lực lượng phòng vệ trên biển (Hải quân) Nhật Bản. Nó là chiếc thứ 2 trong hai tàu khu trục lớp Hatakaze, được đưa vào hoạt động năm 1988, có chiều dài 150 mét và chiều rộng 16,4 mét. Vũ khí chính tương tự tàu khu trục lớp Tachikaze, với lượng giãn nước đầy tải là 5.900 tấn, thủy thủ đoàn 260 người. Tàu được trang bị tên lửa phòng không tầm xa SM-1MR, tên lửa hành trình chống hạm Harpoon, tên lửa chống ngầm ASROC, pháo hải quân 127mm, pháo phòng không cao tốc 20mm và ngư lôi.

Trong khi đó, tàu cá của Trung Quốc không được tiết lộ thông tin cụ thể về loại hình, cũng như tải trọng. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng đây là loại tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc có lượng giãn nước khoảng 100 tấn và thủy thủ đoàn chỉ có 13 người.

Chỉ có tàu cá Trung Quốc mới dám đâm tàu khu trục

Vụ tai nạn trên đặt ra nhiều nghi vấn cho cộng đồng quốc tế về tính xác thực, cũng như ẩn ý đằng sau vụ đâm. Nhiều ý kiến cho rằng đây là thông điệp mới của Trung Quốc muốn cảnh cáo, răn đe các hoạt động trên biển của Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh hai nước tồn tại tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Theo giới nghiên cứu, vụ tai nạn trên có một số điểm “nghi vấn” khó giải thích: (i) Tại sao giữa đại dương mênh mông hai tàu lại đâm va vào nhau được? Vì các vụ va chạm giữa tàu và tàu trừ khi do cố ý, nếu không cơ hội là rất nhỏ. Do đó, nếu nói đây hoàn toàn là một tai nạn ngoài ý muốn thì không ai chấp nhận được. (ii) Tàu đánh cá nhỏ đã đâm thủng chiếc tàu chiến lớn là điều khó tin. (iii) Vị trí vết thủng trên tàu cho thấy tàu cá Trung Quốc cố tình đâm tàu khu trục của Nhật Bản. Theo đó, tàu Shimakaze bị thủng một lỗ có chiều dài 1 mét và rộng 20 cm ở vị trí cao 5 mét ở mạn bên trái phía sau. Một vị trí bị hư hại như vậy cho thấy rõ ràng tàu chiến Nhật Bản là phía bị đâm. Ngoài ra, tàu trên không phải tàu cá mà là tàu dân quân biển của Trung Quốc.

Nguyên nhân sâu xa

Theo truyền thông Trung Quốc, vị trí vụ tai nạn nằm cách Yakushima, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản khoảng 650 km về phía Tây. Trong khi đó, nó cách Thượng Hải, Trung Quốc 200 km và chỉ cách Chu Sơn, Chiết Giang, hơn 100 km. Vị trí này nằm ở phía Bắc mỏ dầu và khí đốt Longjing. Như vậy có thể thấy vị trí xảy ra tai nạn nằm trong vùng biển gần Trung Quốc hơn là Nhật Bản.

Một số nhà phân tích quân sự cho rằng không loại trừ rằng vụ va chạm là “do phía Trung Quốc cố ý” vì tàu chiến Nhật Bản vào quá gần vùng biển ngoài khơi của Trung Quốc, cũng là vùng nước nhạy cảm

của PLA. Một nhà phân tích quân sự, người không được nêu tên, đã nói với một phóng viên của CNA rằng từ hiện trường vụ việc, tàu chiến Nhật Bản có liên quan đã vào gần Thượng Hải, Ninh Ba và quần đảo Chu Sơn. Đây là một khu vực nhạy cảm, nơi đặt Bộ Tư lệnh Hạm đội Đông Hải của PLA. Ngoài ra còn có nhiều căn cứ hải quân ở quần đảo Chu Sơn và có tàu ngầm ra vào. Theo nhà phân tích này, nhìn chung các tàu chiến nước ngoài không nên vào quá gần vùng biển ngoài khơi của các quốc gia khác và họ không hiểu tại sao tàu chiến Nhật Bản lại vào rất gần, chứ chưa nói đến những khu vực nhạy cảm như vậy. Theo nhà phân tích quân sự này, dường như khu vực xảy ra tai nạn không phải là ngư trường của ngư dân Trung Quốc đại lục. Dựa trên phân tích các thông tin liên quan, lần này tàu đánh cá Trung Quốc đã cố ý đâm tàu chiến Nhật Bản. Ông suy đoán rằng các mối quan hệ Trung – Nhật hiện tại đang được cải thiện và Trung Quốc có thể tính đến điều này, nhưng không chấp nhận các tàu chiến Nhật Bản vào quá gần với vùng biển của Trung Quốc nên đã áp dụng phương pháp này.

Được biết, dân quân biển Trung Quốc là lực lượng địa phương, được tổ chức, tài trợ hoạt động bởi chính quyền các tỉnh, nhằm hỗ trợ nỗ lực quốc phòng của trung ương. Dân quân biển Trung Quốc đã triển khai nhiều hoạt động với sự cho phép, giám sát của PLA. Như các hoạt động đánh bắt, đối phó với bão biển, hỗ trợ Cảnh sát biển tìm kiếm và cứu nạn, hiện diện tại vùng nước tranh chấp, hay tiến hành đẩy, đuổi tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng nước yêu sách được triển khai bởi chính quyền địa phương của Trung Quốc. Ngoài ra, dân quân biển Trung Quốc còn thường xuyên cung cấp các báo cáo tình hình, theo kênh quy định của hệ thống chỉ huy các lực lượng vũ trang Trung Quốc và nó được chia sẻ với các cơ quan khác.

Cấu trúc tổ chức của lực lượng Dân quân Vũ trang biển Trung Quốc (PAFMM) giống như một kim tự tháp lớn với tầng đáy rộng. Phần lớn trong số hàng nghìn nhân lực Dân quân biển và tàu thuyền đảm nhiệm những nhiệm vụ tương đối thông thường, ví dụ hỗ trợ an ninh cơ bản cho cảng, trong các khu vực bờ biển không có liên quan trực tiếp lãnh thổ hoặc hải quân nước ngoài. Một phần nhỏ hoặc các đơn vị tinh anh được giao nhiệm vụ hoạt động xa bờ biển của Đại lục Trung Quốc và giám sát, áp sát đấu tranh với các nhân tố trên biển của nước ngoài nếu cần thiết, cả trong các vụ việc trên biển quốc tế.

Trong nhiều trường hợp, hành động của dân quân biển Trung Quốc trong các vụ va chạm với bên ngoài xảy ra dưới chuỗi kiểm soát, chỉ huy, hoặc ít nhất có sự giám sát chặt chẽ của PLA. Hơn nữa, một số đơn vị hàng đầu của lực lượng này có vẻ đang được tăng cường chuyên nghiệp hóa và quân sự hóa, họ nhận lương dù không tiến hành đánh bắt, hoặc hoạt động kinh tế dân sự khác. Xu hướng này giúp PLA dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, quản lý, huấn luyện Lực lượng dân quân biển.  Chưa kể sau tiến hành cải cách quân đội, Trung Quốc còn ưu tiên tuyển dụng các quân nhân giải ngũ để nâng cao năng lực cho Dân quân Vũ trang biển. Phương thức này được Trung Quốc tiến hành triển khai cả ở Biển Đông, Hoa Đông, và Hoàng Hải.

Từ những vấn đề trên có thể thấy, vụ tai nạn trên là do lực lượng dân quân biển của Trung Quốc tiến hành, nhằm ngăn chặn và cảnh cáo tàu khu trục của Nhật Bản khi tìm cách hoạt động trong vùng biển “nhạy cảm” gần Trung Quốc. Tuy nhiên, xét về mặt luật pháp quốc tế, tàu khu trục của Nhật Bản đang hoạt động trên khu vực hải phận quốc tế thì bị tàu Trung Quốc đâm là vi phạm các công ước về an toàn hàng hải. Điều này không chỉ đe dọa đến an toàn tính mạng của thủy thủ Nhật Bản mà còn ảnh hưởng đến tự do hàng hải, hòa bình, ổn định trong khu vực.

http://biendong.net/bien-dong/33941-tau-ca-dam-tau-khu-truc-va-am-muu-sau-xa-cua-tq-de-doa-hay-khieu-khich-tren-bien.html

 

Covid-19 :Trung Quốc báo động

về số ca nhiễm không có triệu chứng

Thanh Hà

Cơ Quan Y Tế Trung Quốc trong ngày 05/04/2020 thông báo đã có 117 ca nhiễm virus corona được ghi nhận trên toàn quốc. 78 bệnh nhân trong số này không có những triệu chứng như ho, sốt. Một nửa trong số những ca nói trên được phát hiện tại tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm của dịch Covid-19.

Điểm đáng lo ngại là số ca nhiễm không có những triệu chứng thường thấy đã tăng nhanh trong ba ngày qua. Vẫn theo các số liệu của Bắc Kinh, hôm 03/04/2020 trên toàn lãnh thổ có 40 ca mà các bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tính chủng mới.

Ngoài ra, tính đến chiều Chủ Nhật, 05/04/2020 Trung Quốc đã phát hiện thêm 39 ca bị lây nhiễm. Hai mươi trường hợp trong số này được phát hiện gần biên giới giữa Trung Quốc với Nga. Hồ Bắc cho biết không có ca nhiễm mới nào trong số 39 trường hợp kể trên. Dù vậy, vào lúc Bắc Kinh tuyên bố khống chế được dịch Covid-19 và tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân vào dịp Lễ Thanh Minh, nhưng vết thương vẫn chưa lành đối với dân cư tại thành phố Vũ Hán như phóng sư tại chỗ của thông tín viên đài RFI Simon Leplâtre cho thấy sau đây :

“Tiếng còi hụ ngân dài trong ba phút. Ba phút thật dài để tưởng nhớ những người đã chết vì Covid-19 trên toàn lãnh thổ. Về mặt chính thức, có 3.300 nạn nhân, nhưng sự thực số này có thể còn cao hơn nhiều. Ngay trước cổng vào bệnh viện chính của thành phố Vũ Hán, có khoảng 15 bó hoa lan được đặt sẵn. Đôi khi có những tấm thiếp cảm ơn những người bác sĩ đã hy sinh và để tưởng nhớ bác sĩ Lý Văn Lượng. Vị bác sĩ 34 tuổi này cuối tháng 12 năm ngoái đã lên tiếng báo động về dịch bệnh. Ông đã bị công an bắt giữ rồi qua đời đầu tháng 2/2020 vì Covid-19. Cái chết của bác sĩ Lượng đã khiến công luận xúc động và làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ đối với chính quyền. 

Cô Trương Tiểu Ái, một phụ nữ 33 tuổi đến bệnh viện để mặc niệm những người đã khuất, cô nói :Bệnh Viện Trung tâm là nơi đã có nhiều người hy sinh hơn cả. Đây là nơi bác sĩ Lý Văn Lượng từng làm việc. Vì vậy tôi cố tình đến đây. Hôm nay có rất nhiều người dân Vũ Hán không thể  ra khỏi nhà. Tôi không muốn để những người nằm xuống phải âm thầm ra đi, không một lời tiễn biệt.

 Dù vậy chính quyền Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ ngay cả trong thời khắc tưởng nhớ những nạn nhân Covid-19. Gần nghĩa trang, nơi mà chỉ có thân nhân của những người đã nằm xuống được lui tới, các phóng viên bị xua đuổi. Đến chiều tối khi quay trở lại bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, những bó hoa ban sáng không còn nữa”.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200406-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-v%E1%BB%81-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng

 

Thấy gì xung quanh việc Tổng thống Philipines

hủy bỏ Thỏa thuận thăm viếng quân sự với Mỹ

Mặc dù vẫn mang danh là “đồng minh ngoài NATO” của Mỹ ở châu Á, thế nhưng ngày 11/02/2020 vừa qua, người đứng đầu quốc đảo ở Tây Thái Bình Dương, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lại gây “sốc” dư luận khi ông yêu cầu giới chức chính quyền nước này hủy bỏ “Thỏa thuận Thăm viếng quân sự” (Visiting Forces Agrement – VFA) giữa Philippines với Mỹ.

Một thỏa thuận mà nội dung cơ bản là cho phép Quân đội Mỹ và Quân đội Philipines tham gia các cuộc tập trận quân sự, thực hiện các hoạt động huấn luyện chung, hỗ trợ nhân đạo trên lãnh thổ Philippines với khoảng 300 hoạt động như vậy mỗi năm, bao gồm cả các chuyến viếng thăm của tàu chiến Mỹ. VFA được Thượng viện Philippines phê chuẩn năm 1998, có hiệu lực từ năm 1999 và đây là văn bản nối tiếp trên tinh thần của “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines” (Mutual Defense Treaty – MDT) ký kết năm 1951 giữa hai nước, đánh dấu việc Mỹ và Philippines trở thành đồng minh của nhau. Xung quanh yêu cầu bất ngờ trên, dư luận các nước trong và ngoài khu vực, nhất là dư luận tại Philippines đã đưa ra nhiều bình luận, nhận định và đánh giá khác nhau.

Trước tiên, điều mà dư luận nói đến nhiều nhất là nguyên nhân nào thúc đẩy Tổng thống Duterte hành động như vậy. Về vấn đề này, dư luận chung đều cho rằng, có cả nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.

Nguyên nhân sâu xa chính là việc Tổng thống Duterte đã và đang thực hiện chính sách từng bước “rời xa Mỹ” và “hướng về Trung Quốc” để đổi lấy các lợi ích về kinh tế, phục vụ cho chiến lược “xây dựng, xây dựng, xây dựng” mà ông đã đề ra.

Như đã biết, Trung Quốc là một cường quốc khu vực và đang trên đà thực hiện tham vọng trở thành “siêu cường” thế giới. Đây là một thực tế và Trung Quốc cũng không hề dấu giếm tham vọng này với thiên hạ. Tuy nhiên, sự “trỗi dậy” của Trung Quốc cũng khiến cho nhiều quốc gia trong khu vực lo ngại về các tham vọng của họ, nhất là vấn đề lãnh thổ. Trong chính sách “Hướng Nam” của mình, Trung Quốc đã bộc lộ ý đồ muốn “độc quyền kiểm soát” gần như toàn bộ diện tích ở Biển Đông thông qua yêu sách “đường chín khúc” phi lý. Một lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc khi đến thăm Singapore năm 2016, đã trâng tráo tuyên bố rằng, “tôi xin nhắc lại, Biển Đông từ xưa đến nay là của Trung Quốc”. Bắc Kinh cũng phớt lờ việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi đưa ra các tuyên bố, cũng như thực thi các hành động “bắt nạt” ở Biển Đông, trong khi họ cũng là một thành viên đã đặt bút ký Công ước này. Năm 2016, Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) đã ra Phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines liên quan đến tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó phần thắng nghiêng về Manila, nhưng phía Trung Quốc đã ngang nhiên bác bỏ Phán quyết. Nhiều nước ASEAN rất lo ngại trước tham vọng và những hành động ngày càng lấn tới của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, do tiềm lực yếu nên nhiều chính phủ trong khu vực vẫn mong muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc bởi sự hấp dẫn từ nguồn đầu tư của nước này là rất lớn. Chính phủ của Tổng thống Duterte là một trường hợp như vậy.

Khác hẳn với người tiền nhiệm là ông Benigno Aquino III, ngay từ lúc tham gia tranh cử Tổng thống Philippines, ông Duterte đã ngỏ ý muốn “dựa” vào Trung Quốc để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình. Đáng chú ý, một trong những cố vấn thân cận – người có nhiều ảnh hưởng lên chính sách đối ngoại của ông Duterte là bà Macapagal Arroyo, cựu Tổng thống Philippines trước đây. Bà Arroyo khi đương quyền đã từng bị phát hiện “đi đêm” với Trung Quốc trong vụ dàn xếp căng thẳng tại bãi cạn Scarborough năm 2012. Vì thế, việc ông Duterte lựa chọn Trung Quốc như là “bệ đỡ chính trị” của mình trong suốt thời kỳ tại nhiệm cũng là điều dễ hiểu.

Do có động cơ “hướng về Trung Quốc”, nên khi vừa giữ chức Tổng thống, ông Duterte đã liên tục công kích Mỹ, kể cả xúc phạm cá nhân cựu Tổng thống Mỹ B.Obama. Có nhiều lý do để ông Duterte “ác cảm” với Washington, trong đó có một lý do cơ bản là bởi nhiều quan chức của chính quyền Mỹ đã lên án các hành động “vi phạm nhân quyền”, gây ra các cuộc tàn sát tại Philippines khi chính quyền của ông Duterte thực hiện chiến dịch chống ma túy ở quốc gia này.

Còn về nguyên nhân trực tiếp thì dư luận cho rằng, việc ông Duterte yêu cầu hủy bỏ VFA với Mỹ được xem như là một hành động để “trả đũa” Mỹ khi mới đây nhất, ngày 22/01/2020, Thượng nghị sỹ Ronald Bato dela Rosa – một “đồng minh” thân cận của ông Duterte đã bị Mỹ từ chối cấp visa nhập cảnh vào quốc gia này. Mặc dù phía Mỹ không đưa ra lý do bác visa của ông Rosa, nhưng người ta có thể hiểu rằng, việc từ chối cấp visa của phía Mỹ là nhằm thực thi Đạo luật Magnitsky do ông Rosa đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch bài trừ ma túy của Tổng thống Duterte, chiến dịch mà Mỹ cáo buộc là “lạm quyền và vi phạm nhân quyền”. Để “đáp trả” hành động trên từ phía Mỹ, ông Duterte đã yêu cầu hủy bỏ VFA mà hai bên đã ký kết trước đó. Tuy nhiên, hành động “đáp trả” trên lại khiến dư luận dấy lên câu hỏi về lập trường “hai mặt” của chính quyền Duterte bởi vì vào tháng 6/2019, khi Trung Quốc từ chối cho phép cựu Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario nhập cảnh Hồng Kông, Người Phát ngôn Chính phủ Philippines lại tuyên bố: “Chúng tôi không thể yêu cầu điều gì. Quyền của một quốc gia về việc ngưng hay điều tra bất cứ một vị khách nào đến nước họ là thẩm quyền đặc biệt của quốc gia đó”.

Song dư luận lại nghi ngờ rằng, nhiều khả năng tuyên bố hủy bỏ VFA với Mỹ của Philippines chỉ là “võ mồm” của ông Duterte chứ ông này không thực tâm dám làm điều đó. Người ta cho đây chỉ là “tuyên bố nhất thời” của Duterte bởi hai lý do: Thứ nhất, ông Duterte vốn nổi tiếng với nhiều phát ngôn gây “sốc”, thậm chí là ‘bạt mạng”, nhưng sau đó lại đưa ra những tuyên bố trái ngược, hoặc sau phát ngôn của ông này, Văn phòng Tổng thống Philippines lại phải nhanh chóng ra tuyên bố đính chính lại. Trên thực tế, sau tuyên bố “mạnh miệng” của ông Duterte về việc hủy bỏ VFA, thông tin mới nhất mà báo Rappler cho biết, Chính quyền Duterte đã có một “bước lùi” khi yêu cầu Bộ Tư pháp đánh giá lại các tác động nếu Manila hủy bỏ VFA. Tờ báo này cũng dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tư pháp Philippines Menardo Guevarra cho biết: “Theo hiểu biết của tôi thì Tổng thống mới chỉ đe dọa, nhưng vẫn chưa đưa ra yêu cầu chính thức hủy bỏ VFA. Đó là lý do vì sao Văn phòng Tổng thống lại yêu cầu Bộ Tư pháp đánh giá về tác động của việc hủy bỏ này”. Khi được phóng viên hỏi vì sao Văn phòng Tổng thống lại đột nhiên yêu cầu báo cáo đánh giá tác động trong khi tuần trước thì tuyên bố rằng, tiến trình hủy bỏ VFA đang được tiến hành, Bộ trưởng Bộ Tư pháp trả lời: “Chỉ có Malacnang (Phủ Tổng thống) mới có thể trả lời được về vấn đề này”. Thứ hai, việc duy trì VFA không chỉ có lợi cho Mỹ hiện diện tại Philippines để Washington thực hiện các mục tiêu chiến lược đối với khu vực, nhất là trong việc bao vây, kiềm chế Trung Quốc, mà nó còn có lợi cho chính bản thân Philippines khi phía Mỹ đã trợ giúp rất nhiều về mặt quân sự cho nước này chống lại các lực lượng phiến quân ly khai, cũng như trong các hoạt động cứu trợ thảm họa thiên tai. Dễ gì người Phi lại “nhẹ nhàng” đánh mất mối lợi như vậy.

Về lý do thứ hai này, dư luận tại Philippines đã cho rằng, ông Duterte đang để mặc cho các quyền lợi của đất nước bị xâm hại để theo đuổi chính sách “chung chăn với kẻ thù”, chạy theo và “ve vãn” Trung Quốc cho dù Bắc Kinh không dấu giếm ý đồ “độc chiếm” Biển Đông, đe dọa trực tiếp tới chủ quyền

quốc gia và lợi ích của Philipppines trên khu vực Biển Đông. Những sự kiện lịch sử gần đây đã chỉ rõ: Năm 1995, Trung Quốc dùng vũ lực “cướp đoạt” bãi Vành Khăn từ tay Quân đội Philippines. Năm 2012, Trung Quốc lại sử dụng chiến thuật “cải bắp” để đẩy lùi sự hiện diện của Hải quân Philippines, giành quyền kiểm soát thực tế tại bãi cạn Scaborough. Chính quyền của Tổng thống Aquino III lúc đó đã tìm mọi cách để khai thông các chiến dịch ngoại giao, nhưng Trung Quốc đã chặn mọi cửa đàm phán. Do cạn kiệt các giải pháp, nên Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra PCA. Năm 2016, PCA phán quyết Philippines thắng kiện. Tuy nhiên, Chính quyền Duterte đã từ chối nhắc lại phán quyết trên để đổi lấy các lợi ích kinh tế từ Trung Quốc. Mới đây, năm 2019, các tàu Trung Quốc đã xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines tại khu vực bãi Cỏ Mây trong suốt 125 ngày, tại khu vực Scarborough 162 ngày, nhưng Manila cũng “bó tay” không làm được gì. Nhiều người Phi cho rằng, chính sách ngoại giao “thân Trung Quốc” của ông Duterte xét cho cùng chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm người chứ không phản ánh đúng thái độ thực sự của người dân Philippines. Trong một cuộc thăm dò dư luận xã hội hồi đầu năm 2020 do Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore tiến hành, tỷ lệ người Philippines bi quan về Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số người dân các nước ASEAN, lên tới 78,9%.

Những tưởng cái sự “hướng về Trung Quốc” như thế thì ông Duterte phải “móc” được từ “hầu bao’ của Trung Quốc khối tiền vì Bắc Kinh luôn hứa hẹn sẽ đầu tư hàng chục tỷ USD vào Philippines. Nhưng hóa ra đó chỉ là “bánh vẽ”. Nhiều học giả Philippines cho biết, cho tới chuyến thăm Manila vào cuối năm 2018 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mới chỉ có 1 trong 10 dự án xây dựng hạ tầng được Trung Quốc triển khai tại Philippines với số tiền 60 triệu USD, cho dù từ năm 2016, Trung Quốc đã hứa sẽ đổ hơn 20 tỷ USD đầu tư vào đất nước này. Xem ra, việc “ăn” được của Trung Quốc không hề dễ dàng đối với ông Duterte. Hơn ai hết, ông Duterte là người hiểu rõ điều đó nhất và với bản chất là con người thực dụng, luôn có sự tính toán tới lợi ích khi hành động. Không loại trừ khả năng ông sẽ có sự thay đổi hoặc điều chỉnh lại quyết định của mình trong khoảng thời gian 180 ngày, tính từ ngày 11/02/2020.

Tiếp theo, điều mà dư luận quan tâm nhất là việc Philippines thật sự đơn phương hủy bỏ VFA thì nó sẽ có những tác động không nhỏ đến tình hình an ninh khu vực. Bởi vì: (1) Khi VFA bị hủy bỏ, Mỹ có thể phản ứng lại bằng cách xem xét hủy bỏ các văn kiện song phương đã ký với Philippines, bao gồm “Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng” (Enhanced Defense Cooperation Agrement – EDCA) và MDT. Trong đó, MDT là hiệp ước đặc biệt quan trọng với Philippines, vì nó cho phép Mỹ giúp bảo vệ Philippines trong trường hợp bị tấn công xâm lược bằng vũ trang. Nếu như Mỹ phản ứng đúng như thế, quốc đảo “đơn thương độc mã” giữa Tây Thái Bình Dương này sẽ dựa vào ai khi bị xâm lăng? (2) Trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay, sự hiện diện của Washington tại khu vực là cần thiết bởi nhu cầu gìn giữ an ninh, ổn định và tự do hàng hải ở Biển Đông cần phải có sự tham gia của Mỹ – một cường quốc biển. Nếu không có sự hiện diện của Mỹ thì sự “cân bằng” quyền lực tại Biển Đông sẽ bị phá vỡ bởi chênh lệch “cán cân” lực lượng giữa Trung Quốc và ASEAN rất lớn do Trung Quốc là một nước lớn hơn tất cả các nước ASEAN cộng lại. Chính Trung Quốc đã và đang tìm cách “đẩy” Mỹ ra khỏi Biển Đông để hòng giành thế “thượng phong” ở đây. Vì thế, nhiều nước trong khu vực đã phát triển quan hệ với Mỹ trên nhiều lĩnh vực để “cân bằng chiến lược” trước các hành động “cả vú lấp miệng em” của Trung Quốc ở Biển Đông. Nay Philippines “làm khó” Mỹ trong việc hiện diện ở khu vực, khác gì ném thêm một “quả tạ” nữa lên “bàn cân” phía Trung Quốc, tạo điều kiện cho họ “tung hoành” ở Biển Đông.

Ở chiều bên kia, nếu VFA bị hủy bỏ thực sự thì đây cũng sẽ là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc giành được “lợi thế” tương đối cho mình và chắc chắn Bắc Kinh sẽ tiếp tục có những hành động “càn rỡ” hơn tại Biển Đông. Đặc biệt là trước bối cảnh cuộc “so găng” Mỹ – Trung về thương mại, cộng với hậu quả của đại dịch Covid-19 tại Vũ Hán, khiến tình hình kinh tế Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng tồi tệ, ai dám bảo Bắc Kinh sẽ không tìm cách hướng dư luận ra bên ngoài như cách họ thường dùng để xoa dịu những bất bình của dân chúng Trung Hoa. Đây sẽ là tín hiệu xấu cho tất cả các nước ASEAN trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mỗi nước ở Biển Đông.

Hiện nay, tuyên bố đơn phương hủy bỏ VFA của Tổng thống Duterte đang vấp phải nhiều sự phản đối từ các nhân vật chính trị khác của Philippines. Thượng nghị sỹ Lacson – người đứng đầu Ủy ban An ninh và Quốc phòng quốc gia của Thượng viện Philippines cho rằng, “việc cấp visa cho một người nước ngoài tới Mỹ là thẩm quyền của Mỹ. Họ có thể từ chối mà không cần nêu lý do. Nhưng VFA là thỏa thuận song phương giữa Philippines và Mỹ nên cần phải xem xét cẩn thận và thông qua trao đổi ngoại giao”. Thế mới biết, Philippines còn có quá nhiều “ràng buộc” với Mỹ cả về quân sự, kinh tế, thương

mại, Mỹ vẫn có uy tín cao đối với người Philippines và lòng dân nước này vẫn chưa muốn “dứt áo ra đi”. Vì thế, việc tuyên bố hủy bỏ VFA với Mỹ có vẻ nói thì dễ nhưng làm thì không hề dễ chút nào đối với ông Duterte.

Năm 2022, ông Duterte sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình, dư luận đang đặt câu hỏi rằng, liệu người nắm giữ chức vụ Tổng thống sắp tới của Philippines có kế tục chính sách đối ngoại mà ông Duterte đang thực thi hay không. Điều này khá khó dự đoán, nhưng có thể nhìn thấy ngay rằng, kể từ chuyến thăm “phá băng” sang Trung Quốc của ông Duterte năm 2016 tới nay, đã 4 năm trôi qua, những gì mà ông Duterte kỳ vọng ở Trung Quốc vẫn chưa thấy đâu, Philippines vẫn chưa “cất cánh” lên được, nhưng Manila đã phải bỏ qua Phán quyết của PCA, “làm ngơ” trước các hành vi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia ở Biển Đông và có khi còn mất nốt cả đảo Thị Tứ nữa thì chắc không có vị Tổng thống Philippines nào dám “học” theo ông Duterte.

http://biendong.net/bien-dong/33944-thay-gi-xung-quanh-viec-tong-thong-philipines-huy-bo-thoa-thuan-tham-vieng-quan-su-voi-my.html

 

Virus corona :

Singapore cách ly 20.000 người lao động nước ngoài

Thanh Hà

Ngày 05/04/2020 Singapore phát hiện 120 ca nhiễm virus corona mới. Đây là một kỷ lục cao nhất từ đầu mùa dịch. Hầu hết trong số này đều có liên quan đến hai khu định cư của người lao động nước ngoài tại Singapore. Chính phủ lập tức ban hành lệnh “phong tỏa” nhắm vào khoảng 20.000 người lao động nhập cư.

Lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực từ hôm 06/04/2020 và trong vòng 14 ngày, số người này bị cấm ra khỏi phòng trọ. Phần lớn người lao động nhập cư không có tay nghề cao tại Singapore làm việc trong ngành xây dựng.

Quyết định triệt để nói trên được đưa ra do số ca lây nhiễm trong ngày Chủ Nhật 05/04/2020 tăng 60 % so với một hôm trước đó. Sinapore đến nay ghi nhận 1.309 trường hợp lây nhiễm, 6 ca tử vong.

Cũng trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia và Thái Lan hôm nay lần lượt thông báo có thêm 131 và 51 ca dương tính với virus corona mới được phát hiện. Malaysia là quốc gia Đông Nam Á có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực với gần 3.800 trường hợp.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200406-virus-corona-singapore-c%C3%A1ch-ly-20-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i

 

Australia khuyên người nước ngoài về nước

nếu không thể tự lo được trước Covid-19

Thủ tướng Australia đề nghị những người nước ngoài nếu không thể tự lo cho bản thân trong dịch Covid-19 nên về nước để nhận được sự chăm sóc cần thiết.

Chính phủ Australia đang bị cộng đồng những người nước ngoài sống tại nước này phản đối mạnh mẽ khi hôm qua Thủ tướng Scott Morrison đề nghị những người nước ngoài nếu không thể tự lo cho bản thân trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành tại Australia thì nên về nước để nhận được sự chăm sóc cần thiết.

Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, việc đi lại khó khăn do các nước đóng cửa biên giới, nguy cơ lây bệnh và làm cho dịch bệnh khó kiểm soát hơn từ việc đi lại, tuyên bố của Thủ tướng Australia đặt ra câu hỏi về sự nhân đạo và hợp lý trong chính sách của nước này đối với người nước ngoài, mà nhiều phần trong số này đang đóng góp nguồn thu quan trọng vào nền kinh tế Australia.

Trong phát biểu đưa ra vào hôm qua (3/4), Thủ tướng Australia Scott Morrison nói “những người đang ở Australia dưới nhiều loại hình thức visa khác nhau không bị buộc giữ ở lại”, “nếu đang ở trong tình thế không thể tự lo cho cuộc sống thì họ có cách lựa chọn khác là quay trở về nhà”. Thủ tướng Scott Morrison cũng cho biết, hiện tại “có không ít người đang ở Australia với visa thăm thân”, “thật là tuyệt

vời khi có du khách tới thăm vào thời điểm thuận lợi. Tuy vậy, vào thời điểm như hiện tại, nếu các bạn đến Australia để thăm thân thì như tôi đã biết vì nhiều người đã làm vậy, các bạn nên về nhà để đảm bảo rằng các bạn nhận được sự hỗ trợ cần thiết tại đất nước mình”.

Với các sinh viên quốc tế đang theo học năm đầu tiên tại Australia, những người đã chứng minh có đủ kinh phí chi trả cho cả năm học, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định “sẽ là không hợp lý nếu những người này không thực hiện những cam kết mà họ đã đưa ra”.

Mặc dù thể hiện sự không chào đón với những người nước ngoài tại Australia vào thời điểm hiện tại song vì vẫn cần những người lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực như các lao động thời vụ làm công việc hái hoa quả tại các nông trại hay khoảng 20 nghìn sinh viên quốc tế đang học ngành y tá, nên Thủ tướng Scott Morrison cho biết chính quyền nước này vẫn có những chính sách linh hoạt để tạo điều kiện cho những người này ở lại Australia làm việc.

Tuyên bố của Thủ tướng Australia đang khiến cộng đồng người nước ngoài tại nước này bất bình. Bởi họ đã đến Australia hợp pháp và vào thời điểm không thuận lợi nên về mặt nhân đạo, nhóm này cũng cần được Chính phủ Australia quan tâm. Chưa kể, không ít người nước ngoài đang làm việc tại Australia mà không có quốc tịch, họ cũng đóng thuế đầy đủ, đóng cả tiền vào quỹ lương hưu nhưng khi công việc bị ảnh hưởng thì lại không nhận được sự hỗ trợ của chính phủ nước này. Đối với các sinh viên quốc tế, nhóm đóng góp tới 37,6 tỷ AUD mỗi năm cho nền kinh tế nước này, họ cũng cần được bảo vệ và hỗ trợ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành tại nước này.

Sự đối xử phân biệt giữa nhóm công dân nước ngoài mà Australia đang cần trong giai đoạn hiện nay như các y tá, sinh viên đang học ngành y tá hoặc các lao động thời vụ với những nhóm lao động mà nước này không thực sự cần thiết vào lúc này đang thể hiện sự không công bằng và không hợp lý của nước này trong giai đoạn vô cùng khó khăn mà không chỉ riêng Australia mà toàn thế giới đang phải đối mặt. Australia cần có sự điều chỉnh chính sách phù hợp để đảm bảo sự nhân đạo và lợi ích hợp lý đối với những người từng được nước này chào đón.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33938-australia-khuyen-nguoi-nuoc-ngoai-ve-nuoc-neu-khong-the-tu-lo-duoc-truoc-covid-19.html