Tin khắp nơi – 06/04/2018
Trump dọa đánh thêm 100 tỷ đôla thuế vào hàng TQ
Tổng thống Donald Trump vừa yêu cầu giới chức Mỹ xem xét thêm một khoản thuế trị giá 100 tỉ đôla nữa đánh vào hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước đang leo thang.
Khoản thuế này bổ sung vào khoản thuế trị giá 50 tỷ đôla Mỹ đã đề xuất trước đó, đánh vào hàng trăm mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu.
Đề xuất này được đưa ra sau khi Trung Quốc đe dọa áp thuế trên 106 sản phẩm chính của Mỹ để trả đũa. Những động thái ăn miếng trả miếng này khiến thị trường toàn cầu mất ổn định trong những tuần gần đây.
Giới phân tích cho biết chiến tranh thương mại toàn diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không có lợi cho nền kinh tế toàn cầu hoặc cho thị trường quốc tế – và rằng các cuộc đàm phán đằng sau hậu trường giữa hai cường quốc là hết sức quan trọng.
TQ áp thuế hàng Mỹ trị giá 3 tỷ USD để trả đũa
Trump áp thuế nhập thép, đối tác nổi giận
Trung Quốc làm gì nếu có cuộc chiến thương mại với Mỹ?
Tuy nhiên, phản ứng của thị trường châu Á vào đầu phiên thứ Sáu 6/4 cho thấy giới đầu tư không gặp khó khăn, và những lo ngại về chiến tranh thương mại có lẽ đã bị phóng đại.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,5%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng tăng trong phiên giao dịch chiều 6/4.
Thuế ăn miếng trả miếng
Tuần trước, Washington đưa ra danh sách khoảng 1.300 sản phẩm Trung Quốc sẽ bị đánh thêm 25% thuế.
Đầu năm nay Mỹ đã thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép, bao gồm hàng của Trung Quốc.
Nhà Trắng cho hay việc áp thuế mới nhất là phản ứng trước hành động vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, ví dụ như việc gây áp lực buộc các công ty Mỹ phải chia sẻ công nghệ với các công ty Trung Quốc.
Trung Quốc đáp trả nhanh chóng bằng đề xuất đánh thuế trả đũa 106 sản phẩm chủ chốt của Hoa Kỳ, bao gồm đậu nành, các bộ phận máy bay và nước cam. Mục đích của Trung Quốc là nhắm vào các ngành quan trọng về mặt chính trị ở Mỹ, như nông nghiệp.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, ông Trump cho rằng việc Bắc Kinh trả đũa là “không công bằng”.
“Thay vì sửa đổi hành vi sai trái của mình, Trung Quốc đã chọn cách làm hại nông dân và nhà sản xuất của chúng tôi.”
“Trước cách trả đũa không công bằng của Trung Quốc, tôi đã chỉ thị cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) xét xem có nên, theo mục 301, áp dụng mức thuế bổ sung 100 tỷ đôla hay không, và nếu có, thì xác định những sản phẩm cần áp đặt mức thuế này,” Ông Trump nói.
Ông Trump nói cũng đã chỉ đạo giới chức nông nghiệp thực hiện một kế hoạch bảo vệ nông dân Mỹ và các lợi ích nông nghiệp.
Trong khi đó, Trung Quốc đã khởi kiện việc áp thuế của Hoa Kỳ lên Tổ chức Thương mại Thế giới. Giới phân tích nói có dấu hiệu cho thấy đây có thể là một quá trình kéo dài.
WTO đã thông báo yêu cầu tham vấn với các thành viên hôm thứ năm, khởi động một giai đoạn thảo luận trước khi thủ tục khiếu nại được gửi qua quá trình chính thức giải quyết tranh chấp.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43665048
Châu Á trong cuộc chiến chống ‘tin giả’:
cấm hay không?
Jonathan HeadBBC News, Bangkok
Mọi người đều đang nói về nó: “tin giả”
Tổng thống Trump công khai chỉ trích như vậy mỗi khi ông nhìn thấy một bài báo quan trọng, Đức Giáo hoàng lên án điều đó, các chính phủ thì đang phàn nàn về ảnh hưởng của nó, và tiến hành các phiên điều trần quốc hội.
Và giờ đây, Malaysia thông qua một đạo luật quy định tội về tin giả, với hình phạt lên đến sáu năm tù.
Malaysia thông qua luật chống ‘tin giả’
Zuckerberg: Tôi vẫn là người tốt nhất để ‘chèo lái’ Facebook
Trung Quốc kiểm duyệt video ‘châm biếm’
Tuy nhiên, chưa ai định nghĩa được tin giả là gì.
Thuật ngữ này được nhắc đến lần đầu tiên là trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Nhưng chuyện các bài báo cố ý xuyên tạc, giả mạo một nhà báo nghiên cứu thì đã có từ nhiều thế kỷ.
Định nghĩa về tin giả của chính phủ Malaysia trong luật vừa mới được thông qua thì lại sâu rộng hơn.
Theo luật, nó được quy định thành tội phổ biến “sai một phần hoặc toàn bộ tin tức, thông tin, dữ liệu và báo cáo, dù dưới dạng tài liệu, hình ảnh hoặc ghi âm hay bất kỳ hình thức nào khác có khả năng gợi từ hoặc ý tưởng”.
Các nhóm nhân quyền đã nhanh chóng chỉ ra rằng luật này có thể được sử dụng để chống lại những ai mắc lỗi trong việc báo cáo hoặc trong các đăng tải lên mạng xã hội.
Hơn nữa, ít nhất một thành viên chính phủ đã tuyên bố rằng nếu các bài báo chỉ trích Thủ tướng Najib Razak trong vụ bê bối 1MDB nổi tiếng, khi mà hàng triệu đô la Mỹ của một ủy ban đầu tư do chính phủ điều hành đã bị tham ô, thì bất kỳ thông tin nào không được chính phủ xác nhận là đúng sẽ bị coi là tin giả.
Sự thật là luật này đã được đẩy nhanh thông qua trước khi cuộc tổng tuyển cử khó khăn diễn ra đã làm dấy lên nghi ngờ rằng mục đích chính của luật này là để đe dọa những người chỉ trích chính phủ.
Tuy vậy, vẫn chưa rõ ràng liệu tin giả có phải là một vấn đề nghiêm trọng ở Malaysia.
Đáp lại những lo ngại về luật mới, Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Salleh Said Keruak đã chỉ ra thất bại của truyền thông nước ngoài trong việc nói đúng tước hiệu của những người Malaysia thượng lưu – điều này gây khó chịu, nhưng khó có thể coi là đe dọa đến an ninh quốc gia.
Bài báo tiếp tục chỉ trích truyền thông chính thống vốn đã đăng những bài tiêu cực về ông Najib, gọi đó là tin giả, và vì vậy xác nhận rằng luật mới nhắm đến họ hơn là kiểm soát các quan điểm trên mạng xã hội qua các tài khoản Facebook và Twitter giả mạo.
“Cẩn tắc vô ưu”
Một quốc gia khác là Singapore cũng đã nêu cao cảnh báo về nạn tin giả, và quốc hội đã có 50 giờ họp bàn về vấn đề này.
Thanh Hóa ‘bác bỏ tin nhảm’ về phó bí thư
Càng dùng mạng xã hội càng tuyệt vọng?
Mạng xã hội ‘tạo cái nhìn sai lệch’?
Giám đốc phụ trách chính sách của Facebook, ông Simon Milner đã bị Bộ trưởng Nội vụ K Shanmugam khiển trách công khai vì đã không nắm rõ mức độ dữ liệu người dùng bị công ty Cambridge Analytica sử dụng khi ông này phải làm điều trần Quốc hội Anh hồi đầu năm.
Tại phiên điều trần ở Singapore, giới học giả đã đưa ra một kịch bản cảnh báo về các chiến dịch thông tin sai lệch nhằm tấn công quốc đảo này bởi các nhân tố bên ngoài.
Họ cũng cảnh báo về các lực lượng tác chiến mạng hoạt động ở Malaysia và Singapore nhưng làm việc cho các quốc gia khác nhằm mục đích phá hoại an ninh quốc gia.
Đây cũng là cơ hội để các học giả và giới chức Singapore tìm hiểu niềm tin của người Mỹ về tự do ngôn luận, về “thị trường ý tưởng”, dẫn đến việc lạm dụng dữ liệu cá nhân trên Facebook, ngược lại với quan điểm “cẩn tắc vô ưu” của một xã hội được quản lý chặt chẽ hơn như Singapore.
Nhưng những ví dụ về tin giả được tranh luận ở đây thường là những tin vớ vẩn, ví dụ như một tấm hình lừa bịp về một mái nhà sụp đổ tại một khu nhà ở, khiến cho các quan chức vội vã đến hiện trường một cách không cần thiết; hoặc một báo cáo không đúng về một vụ va chạm tàu hỏa.
Những tin giả như vậy có thể gây lo lắng và bực tức cho một vài người trong một lúc nhưng khó có thể khiến Singapore phải đầu hàng. Trong bất kỳ trường hợp nào, cả Singapore và Malaysia đều đã có rất nhiều luật có khả năng áp dụng để trừng phạt những bình luận sai, gây hiềm khích hoặc phỉ báng.
Một trào lưu nguy hiểm
Ở đất nước mà thông tin sai lệch trên mạng xã hội có ảnh hưởng tàn phá nhất, thì ngược lại, không có những lời phản đối luật về tin giả.
Myanmar cũng có nhiều luật hà khắc để ngăn cản bất kỳ thông báo nào có thể đe dọa đất nước hoặc xã hội, những luật này thường được áp dụng để bắt giam các nhà báo.
Nhưng những luật này không thể ngăn chặn một trào lưu nguy hiểm của các phát ngôn thù hận trên mạng xã hội, vốn đã giúp thúc đẩy tư tưởng chống Hồi giáo ở nước này.
Myanmar được biết đến nhiều từ một xã hội thậm chí không có điện thoại bàn lỗi thời, chỉ sau 3 năm đã có trên 40 triệu người dùng điện thoại di động.
Với 17 triệu người sử dụng Facebook, giống nhiều nước Châu Á khác, người dân Myanamar chủ yếu sử dụng mạng xã hội này để gửi tin nhắn và nhận thông tin.
Hầu hết mọi người không bận tâm tới email. Điều này cùng lúc với sự kết thúc của chế độ độc tài quân sự, và sự xuất hiện trong số đông cộng đồng Phật giáo nỗi sợ cố hữu về thiểu số Hồi giáo.
Rất dễ tìm kiếm các bộ phim hoạt hình hoặc hình chỉnh sửa trên Facebook miêu tả người Hồi giáo theo cách bôi nhọ và xúc phạm. Tệ hơn, có rất nhiều đăng tải không đúng về người Hồi giáo, với những hình ảnh cố ý cho thấy người Hồi giáo chống lại người theo đạo Phật.
Chính phủ không làm gì để ngăn chặn những thông tin sai lệch này, thậm chí có lúc có vẻ như còn khuyến khích chúng.
Ví dụ, trang Facebook của lực lượng vũ trang Myanmar vẫn đăng một bức hình khủng khiếp với tựa đề những xác chết bị cắt rời của trẻ sơ sinh đang bị những người Hồi giáo kéo lê, là những đứa trẻ theo Phật giáo của tộc người Rakhine bị giết bởi các tay súng Rohingya năm 1942.
Sự thật là bức ảnh này được chụp trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Bangladesh năm 1971.
Khi các nhà báo, trong đó có tôi, được trao cho những tấm hình hồi 9/2017 trong chuyến thăm bang Rakhine do chính phủ tổ chức để cho thấy người Hồi giáo tự đốt nhà của họ, nhằm ủng hộ khẳng định của giới chức rằng đây chính là nguyên nhân tàn phá các ngôi làng của ngưởi Rohingya, thì chúng tôi nhanh chóng xác thực được rằng thủ phạm trong các bức hình thực chất là người Ấn độ giáo ăn mặc giả làm người Hồi giáo.
Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ đã đăng một trong những bức ảnh này lên trang Twitter của mình với lời tựa “đó là sự thật”, mặc dù sau đó ông này đã xóa bỏ đăng tải.
Tôi từng được nghe kể rất nghiêm túc rằng người Hồi giáo thường chặt xác người Phật giáo và nấu với thịt bò.
Những câu chuyện như vậy đang lan truyền thoải mái ở Myanamar, tạo ra làn sóng sợ hãi và căm ghét dẫn đến đe dọa những người theo chủ trương khoan dung phải im lặng.
Đặc phái viên của Liên hiệp quốc về Myanmar Yanghee Lee, người bị rất nhiều lời lăng mạ trên mạng liên quan đến những báo cáo của bà về quyền con người ở Rakhine, và giờ đây bị cấm nhập cảnh vào Myanmar, đã miêu tả Facebook như “một con quái vật”.
Facebook nói họ rất nghiêm túc trong vấn đề ngăn chặn, xử lý các ngôn ngữ thù địch, nhưng vẫn chưa thể ngăn cản việc sử dụng các trang để gia tăng xung đột tôn giáo.
Người thay đổi cuộc chơi mạng xã hội
Một quốc gia khác chịu ảnh hưởng sâu sắc của các phương tiện truyền thông xã hội là Philippines. Tại đây, những người chỉ trích Tổng thống Duterte đã cáo buộc những người ủng hộ ông về việc “vũ trang hóa” Facebook và Twitter nhằm làm sai lệch quan điểm dư luận và dập tắt bất đồng ý kiến.
Người Philippines nằm trong số người sử dụng Facebook nhiều nhất Châu Á, với hơn một phần ba dân số thường xuyên truy cập mạng xã hội này.
Điều này đã biến Facebook thành một nơi có khả năng thay đổi cuộc chơi của các chính trị gia biết cách vận dụng mạng xã hội ở một đất nước mà sự cạnh tranh trong truyền thông truyền thống diễn ra rất sôi động, quyết liệt.
Cuộc bầu cử năm 2016 đã đưa Rodrigo Duterte, một ứng viên tham gia cuộc đua muộn và là người đứng ở vị trí ‘kẻ ngoài cuộc’ trở thành tổng thống.
Trước đó, internet đã được các chuyên gia quan hệ công chúng khai thác nhằm tăng ý kiến, từ đó hình thành cái gọi là “công ty bấm” (click factories), nơi mà hàng nghìn công nhân lương thấp đã tăng số lần bấm chuột vào các trang web cụ thể, và các công ty cung cấp hàng trăm tài khoản Facebook hoặc Twitter ảo để hỗ trợ hồ sơ trực tuyến của khách hàng.
Sau khi tuyên bố chạy đua vào tháng 11/2015, ông Duterte đã thuê các chuyên gia truyền thông xã hội tạo chiến lược phá vỡ thông lệ là phải phụ thuộc vào báo chí và các kênh tivi chính thống.
Chiến lược này đã phát huy hiệu quả, nhắm vào khát vọng thay đổi của rất nhiều người dân Phillipines.
Nhưng giới nghiên cứu cũng phát hiện ra điều mà họ nói rằng đã có tình trạng sử dụng tài khoản Facebook ảo để khuếch trương thông điệp ủng hộ Duterte, điều mà nhóm làm việc cho tổng thống bác bỏ.
Trang tin trực tuyến Rappler đã công bố báo cáo chi tiết về vụ này vào tháng 10/2016, gây phẫn nộ cho những người ủng hộ ông Duterte.
Rappler tin rằng chính điều này đã dẫn tới việc Ủy ban Chứng khoán Phillipnes hồi tháng Một năm nay ra phán quyết rằng trang tin thuộc sở hữu bất hợp pháp của đầu tư nước ngoài, điều lần đầu tiên do tổng thống tuyên bố hồi năm ngoái.
Rappler cũng nhấn mạnh các thuật toán của Facebook có thể biến thành “trò chơi” nhằm đảm bảo nội dung nhất định luôn xuất hiện trên trang tin tức của người dùng.
Những người ủng hộ Tổng thống Duterte đã thành công trong việc sử dụng Facebook và các trang khác để gây cuộc chiến bằng lời chống lại những người chỉ trích tổng thống, hoặc bất cứ ai đưa ra các báo cáo bất lợi.
Tôi đã trải nghiệm điều này vào tháng 9/2016 sau khi BBC công bố một báo cáo về chiến dịch chống ma túy của ông Duterte đã làm hàng ngàn người và cảnh sát bị giết.
Tôi đã nhận được vô vàn tin nhắn thù nghịch, và cả những đe dọa giết chết tôi trên trang Facebook cá nhân, và trang tiếp nhận khiếu nại của BBC tràn ngập những lời phản đối giống nhau về báo cáo “sai lầm và thiên vị”. Maria Ressa, Giám đốc điều hành và người sáng lập Rappler, đã có lúc nhận được 90 tin nhắn thể hiện sự căm ghét trong vòng một giờ.
Một phần, phản ứng hiếu chiến này được định hình bởi mô tả của chính ông Duterte về vai trò tổng thống của mình, như là một cuộc chiến để cứu đất nước của ông hơn là cứu một chính quyền khác.
Ông Duterte sử dụng ngôn ngữ cảm xúc và hăng hái để miêu tả sứ mệnh của mình, công khai dọa giết những ai chống lại ông, kể cả nhà báo, và cho rằng ông cũng có thể bị giết bởi những kẻ giấu mặt.
Thành công trong việc thúc đẩy những người bỏ phiếu cho ông tin rằng ông như một vị cứu tinh của Philippines, ông, cũng như Tổng thống Mỹ Trump, tiêm nhiễm vào những người ủng hộ ông sự không tin tưởng vào truyền thông truyền thống vốn bị cho rằng dưới kiểm soát bởi những nhóm lợi ích muốn ông thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống.
Không nơi nào có bầu không khí chính trị bị phân cực nhiều như Myanamar và Philippines.
Tuy nhiên, các phiên điều trần tại Thượng viện Philippines đã kết luận rằng đạo luật về tin giả là không cần thiết và có thể phản tác dụng.
Clarissa David, giáo sư truyền thông đại chúng tại Đại học Philippines đã ra điều trần trước Thượng viện về sự nguy hại của môi trường thông tin mà bà miêu tả là “ô nhiễm”, mà không ai dám chắc cái gì là thật và đáng tin, và cái gì là giả.
Nhưng bà cũng cảnh báo những định nghĩa sơ sài về tin giả. Bà lập luận việc cố gắng ngăn cấm tin giả là điều không đáng so với những cái giá phải hy sinh để có tự do báo chí.
Quan điểm của bà đã được nêu ra để tranh luận, nhưng đã thất bại ở Malaysia.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43640508
Malaysia thông qua luật chống ‘tin giả’
Chính phủ Malaysia vừa thông qua luật chống tin giả hôm 2/4, trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới có luật này.
Theo Luật Chống Tin giả 2018 của Malaysia, những người bị buộc tội phổ biến nội dung giả mạo sẽ bị phạt tù tối đa 6 năm hoặc phạt 500.000 ringit (128.000 đô la) hoặc cả hai.
Tuy nhiên, các nhà chỉ trích cho rằng đây là một nỗ lực của chính quyền để ngăn chặn giới bất đồng chính kiến.
Theo luật này, thuật ngữ “tin giả mạo” được định nghĩa là “tin tức, thông tin, dữ liệu và báo cáo sai một phần hoặc sai toàn bộ”.
Tin giả ‘bay nhanh’ hơn tin thật
Làm sao phát hiện ‘tin vịt’ dạy cách chữa bệnh
Facebook sẽ khảo sát để tăng nguồn tin ‘đáng tin cậy’
Người vi phạm sẽ là bất cứ ai “bằng bất kỳ phương tiện nào, cố ý tạo ra, cung cấp, xuất bản, in, phân phối, lưu hành hoặc phổ biến bất kỳ tin tức giả mạo hoặc ấn phẩm chứa tin giả mạo”.
Các blog, diễn đàn trực tuyến và tài khoản mạng xã hội cũng nằm trong phạm vi của luật này.
Luật này áp dụng cho bất cứ ai ở trong và ngoài Malaysia, nếu cung cấp “tin giả” liên quan đến đất nước hoặc người dân của Malaysia. Điều này có nghĩa người nước ngoài cũng có thể bị kết án dù vắng mặt.
Để chặn tin bất lợi cho Thủ tướng?
Động thái này được cho là một nỗ lực để làm câm lặng sự phản đối trước cuộc bầu cử, dự kiến phải được tổ chức vào tháng Tám, nhưng được lại được tiến hành vào tháng Tư.
Trước khi luật này được thông qua Eric Paulsen, người đồng sáng lập tổ chức nhân quyền Malaysia Luật sư vì Tự do, nói với BBC hôm 26/3: “Dự luật này 100% là chủ đích làm câm lặng giới bất đồng chính kiến… với sự trừng phạt vô cùng nặng nề và khái niệm định nghĩa tin tức giả rất lỏng lẻo”.
Bản dự luật đề nghị mức án tối đa là 10 năm tù và giảm xuống 6 năm trước khi được thông qua.
Ông nói thêm rằng luật này có thể ảnh hưởng đến các tin tức xoay quanh vụ bê bối 1MDB, quỹ phát triển của Malaysia.
Tờ Wall Street Journal năm 2015 đăng các bài báo cho thấy có dấu hiệu gần 700 triệu đôla đã được chuyển từ quỹ này tới ngân hàng cá nhân của Thủ tướng Malaysia Najib Razak.
Ông Najib đã phủ nhận điều này và một bộ trưởng Malaysia sau đó nói bất cứ tin tức nào liên quan đến 1MDB mà chính phủ không xác nhận thì là sai.
“Nếu chính phủ đặt tiêu chuẩn tin tức, thì chúng ta sẽ rơi vào tình trạng mà chỉ chính phủ mới có thể quyết định điều gì đúng hay sai,” ông Paulsen nói.
Phân tích của Jonathan Head
Phóng viên thường trú khu vực Đông Nam Á của BBC
Việc luật này đã được thông qua ngay trước cuộc bầu cử gây nghi ngờ rằng mục đích thực sự của nó là để hăm dọa các giới chỉ trích chính quyền.
Và cũng không rõ liệu Malaysia có thực sự gặp một vấn nạn tin giả nghiêm trọng hay không.
Phản hồi lại những lo ngại về luật mới này, Bộ trưởng Bộ truyền thông và đa phương tiện Salleh Said Keruak, nhấn mạnh rằng truyền thông nước ngoài thường hay nêu không chính xác chức danh của các quan chức cấp cao Malaysia – đúng là khó chịu thật, nhưng vẫn chưa phải là một mối đe dọa an ninh quốc gia.
Bài viết của ông Keruak tiếp tục chỉ trích truyền thông đại chúng vì đã đưa tin tức tiêu cực về Thủ tướng Najib.
Ông Keruak gọi đó là tin giả, và vì vậy càng xác nhận mối nghi ngờ rằng bộ luật chống tin giả này thực sự để nhắm vào giới truyền thông và bất đồng chính kiến, chứ không phải là để chống lại sự thao túng mạng xã hội bằng các tài khoản Facebook giả và bots Twitter tự động.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43665157
Nga nói Anh đùa với lửa trong vụ đầu độc điệp viên
Nga cáo buộc Anh ‘phát minh’ ra một ‘câu chuyện bịa’ và ‘đùa với lửa’ trong việc một cựu điệp viên Nga bị đầu độc.
Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đại sứ Liên Hiệp Quốc tại Moscow, ông Vasily Nebenzia nói mục tiêu chính của nước Anh là ‘làm mất uy tín’ Nga với ‘những cáo buộc không có căn cứ’.
Anh nói Nga đứng sau vụ tấn công nhưng Moscow phủ nhận trách nhiệm.
Nga: Cơ quan giám sát vũ khí hóa học vào cuộc
Anh trả đũa Nga ra sao vì vụ đầu độc điệp viên?
Nga trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ
Nato trục xuất bảy nhà ngoại giao Nga
Đại diện của Anh tại Liên Hiệp Quốc, bà Karen Pierce so sánh việc Moscos yêu cầu cùng tham gia điều tra vụ đầu độc với việc một kẻ đốt nhà điều tra vụ cháy.
Điệp viên người Nga Sergei Skripal và con gái Yulia bị phát hiện bất tỉnh tại Salisbury ngày 4/3.
Bà Skripal, 33 tuổi, đang hồi phục tại bệnh viện và đã phát đi thông cáo cho hay ‘bà đang mạnh mẽ lên từng ngày’.
Cha bà, 66 tuổi, vẫn trong tình trạng nghiêm trọng nhưng đã ổn định.
‘Chiến tranh tuyên truyền’
Moscow kêu gọi cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an ở New York để thảo luận về vụ tấn công, nói rằng Anh có ‘câu hỏi chính đáng’ cần trả lời.
Ông Nebenzia nói những cáo buộc là ‘khủng khiếp và vô căn cứ’, và tuyên bố Anh đang tiến hành một ‘cuộc chiến tuyên truyền’ chống lại Nga.
Ông nói Novichok, nhóm các tác nhân thần kinh được sử dụng trong vụ đầu độc, ‘không phải bản quyền của Nga, mặc dù rõ ràng mang tên Nga’, và đã được phát triển ở nhiều nước.
“Đó là một vở kịch của sự vô lý, bạn không thể nghĩ ra một câu chuyện giả tốt hơn sao?” ông đặt câu hỏi.
Trong bài phát biểu trước hội đồng 15 thành viên, ông Nebenzia đặt câu hỏi tại sao Nga cần loại bỏ ai đó bằng cách sử dụng một phương pháp ‘nguy hiểm và quá công khai’.
Ông tương phản việc sử dụng một hóa chất với “hàng trăm cách thông minh để giết ai đó” chiếu trong loạt phim Midsomer Murders của Anh.
Đáp lại, bà Pierce cáo buộc Nga đang tìm cách “làm suy yếu các tổ chức quốc tế đã giữ an toàn cho chúng ta kể từ Thế chiến thứ hai”.
Bà cho biết, Nga bị nghi ngờ vì nhiều lý do, rằng Nga có “hồ sơ tiến hành các vụ ám sát do nhà nước bảo trợ” và “coi những người đào thoát là những mục tiêu phù hợp để ám sát”.
Bà Pierce nói với các thành viên Hội đồng Bảo An rằng yêu cầu của Nga tới thăm bà Skripal đã được chuyển tiếp và “chúng tôi chờ đợi phản ứng của bà”.
Trong khi đó, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Kelley Currie nói rằng Nga đang cố gắng sử dụng Hội đồng Bảo an vì lợi ích chính trị và nói thêm: “Đây không phải là một thủ thuật thích hợp cho tổ chức này”.
Tuyên bố này được đưa ra trong lúc khủng hoảng ngoại giao leo thang khi 60 nhà ngoại giao Mỹ bị Nga trục xuất vừa rời nước này hôm thứ Năm 5/4.
Hơn 20 quốc gia trước đó đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43665197
Park Geun-hye:
Từ danh vọng tổng thống đến sa cơ
Chỉ trong vòng 4 năm, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun – từ một người tiên phong lãnh đạo đất nước trở thành một nhân vật đầy tranh cãi liên quan đến các bê bối tham nhũng.
Người dân Hàn Quốc giận dữ kêu gọi bà từ chức và đến tháng 3 năm 2017 bà chính thức bị buộc tội.
Việc không được lòng công chúng của bà hoàn toàn trái ngược với thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ năm 2012. Trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế tổng thống, bà đã chiến thắng Moon Jae-in để trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo quốc gia này.
Đây là một sự kiện cực kỳ đáng chú ý do Hàn Quốc có mức bất bình đẳng giới cao nhất trong các nước đã phát triển.
Cựu tổng thống Hàn Quốc bị án 24 năm tù
Con gái bà Choi Soon-Sil bị bắt
Tình báo Hàn Quốc thừa nhận thao túng bầu cử
Hàn Quốc: Tuổi thọ vượt ngưỡng 90
‘Giòng máu chính trị’
Bà Park không xa lạ với ngôi nhà của các đời Tổng thống khi bà nhậm chức. Bà chính là con gái của cựu Tổng thống Park Chung-hee, một nhà lãnh đạo đầy cứng rắn và gây tranh cãi.
Khi người mẹ của bà bị giết chết bởi một tay súng Bắc Hàn năm 1974, bà Park sau đó được coi như đệ nhất phu nhân ở tuổi 22.
5 năm sau, cha của bà cũng bị ám sát.
Một số người cho rằng nhờ mối quan hệ với cha – cùng kinh nghiệm khi còn là đệ nhất phu nhân – đã giúp bà giành chiến thắng khi vượt qua được những thành kiến giữa những cử tri nam.
Tuy nhiên, hồ sơ lý lịch cá nhân của bà Park bị kiểm duyệt công khai một lần nữa do bê bối xung quanh người bạn lâu năm của bà, Choi Soon-sil.
Mối quan hệ giữa hai người phụ nữ này bắt đầu từ những năm 1970 khi cha của bà Choi, một nhân vật thần bí liên quan đến tôn giáo, ông Choi Tae-min, kết thân với gia đình bà Park.
Vào năm 2016, các cáo buộc bắt đầu nổi lên do bà Choi Soon-sil bị tố can thiệp vào các quyết định của chính phủ, bao gồm việc chỉnh sửa các bài phát biểu của bà Park.
Sau đó bà Choi bị cáo buộc lợi dụng tình bạn với Tổng thống để gây áp lực lên các công ty lớn của Hàn Quốc phải trả tiền cho các quỹ phi lợi nhuận mà bà điều hành, để đổi lấy sự hậu thuẫn từ chính phủ.
Bà Choi cuối cùng bị buộc tội do tham nhũng và gây ra các ảnh hưởng bất hợp pháp.
Bà Park Geun-hye bị báo buộc thông đồng với người bạn lâu năm và Quốc hội đã triệu tập bà vào hồi tháng 12 năm 2016.
Tháng 3 năm 2017, bà chính thức phải rời ghế Tổng thống khi quyết định được đưa ra từ tóa án tối cao, và sau đó bị bắt vì tội tham nhũng.
Tất cả những người liên quan đến sự việc đều đã xin lỗi nhưng lại luôn phủ nhận những hành động sai trái này.
Biến cố chính trị pháp lý: từ Hàn Quốc nhìn về VN
Ở Hàn Quốc, tuổi được tính bằng ‘số lần ăn súp’
Tổng thống Hàn Quốc ‘là người Bắc di cư’
Tại sao Hàn Quốc dẫn đầu về công nghệ tự động?
‘Di sản’
Bà Park không lập gia đình, điều này đặt ra câu hỏi cho một xã hội bảo thủ như Hàn Quốc.
Bà có bằng kỹ sư tại Đại học Sogang ở Seoul và lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội Hàn Quốc năm 1998.
Năm 2007, bà cố gắng theo đuổi chức vụ Tổng thống, nhưng đảng Saenuri, nay được đổi tên thành đảng Đảng Hàn Quốc tự do, thay vào đó đề cử ông Lee Myung-bak, người sau đó tiếp tục giành chiến thắng.
Khi lên nhậm chức, bà Park hứa sẽ cải thiện nền kinh tế bằng cách nâng cao tính sáng tạo và thúc đẩy các doanh nghiệp, nhưng bà gặp khó khăn để tiến hành cải cách giữa những bê bối liên quan đến kinh tế.
Bà cũng hứa sẽ cố gắng để thực hiện ”hòa giải dân tộc” với Bắc Hàn, nhưng tuyên bố sẽ không khoan dung cho bất cứ hành động đe dọa nào đến an ninh quốc gia và nói Nam Hàn phải có ”hành động ngăn chặn mạnh mẽ” Bắc Hàn.
Mối quan hệ với Bắc Hàn vẫn duy trì tình trạng ”lạnh nhạt”trong nhiệm kì của bà, và Bình Nhưỡng vẫn thúc đẩy việc thử các chương trình hạt nhân, như tiến hành phóng tên lửa và thử các vũ khí hạt nhân. Mỗi sự kiện đều đi kèm với căng thẳng gia tăng giữa hai nước.
Chính quyền bà Park cũng bị đổ lỗi cho những mất mát có tính hệ thống, như vụ chìm phà Sewol năm 2014, mà bà tìm cách khắc phục.
Tất cả những yếu tố này cộng thêm sự thù địch mà bà đối diện trong bê bối tham nhũng rốt cuộc khiến bà sa cơ.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43669790
Cựu TT Hàn Quốc Park Geun Hye bị tuyên phạt 24 năm tù
vì tham nhũng
Một tòa án ở Hàn Quốc vừa kết án cựu Tổng thống Park Geun-hye 24 năm tù giam vì phạm tội lạm dụng quyền lực và tham nhũng.
Trong một phán quyết được truyền hình toàn quốc, Toà án ở thủ đô Seoul đã kết án bà Park 24 năm tù về tội nhận hối lộ, vòi tiền, lạm dụng quyền lực và các cáo buộc khác. Thẩm phán nói rằng cựu tổng thống phải “chịu trách nhiệm về các hành vi phạm tội, nhằm ngăn chặn việc một tổng thống lạm dụng quyền lực mà người dân giao phó và đồng thời ngăn chặn việc gây ra sự hỗn loạn trong các vấn đề của quốc gia.”
Ngoài án tù 24 năm, bà Park còn bị phạt hơn 16 triệu đôla. Cựu tổng thống Hàn Quốc có một tuần để kháng cáo. Từ trước đến nay bà Park khăng khăng rằng bà vô tội, cho rằng bà là một nạn nhân của sự trả thù chính trị. Trước đó, các công tố viên đã đề nghị tuyên phạt bà mức án tù 30 năm.
Bà Park bị buộc tội thông đồng với người bạn thâm niên Choi Soon-sil gây áp lực đòi nhiều doanh nghiệp đóng góp tổng cộng 72 triệu đôla để thành lập hai quỹ từ thiện do bà Choi kiểm soát. Hai phụ nữ này cùng bị buộc tội nhận hối lộ từ một số công ty.
Bà Park đã bị phế truất chức tổng thống vào đầu năm ngoái sau nhiều tháng xảy ra các cuộc biểu tình trên các đường phố yêu cầu bà phải từ chức.
Các chế độ độc tài
lấy cớ để kiểm soát sau khủng hoảng Facebook
Châu Á có cớ để kiểm soát Facebook sau khủng hoảng rò rỉ thông tin
Mạng xã hội hiện là phương tiện duy nhất để tự do bày tỏ và trao đổi quan điểm chính trị tại một số quốc gia độc tài. Tuy nhiên, bê bối rò rỉ dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook vừa qua chính là lý do để chính phủ các quốc gia này thắt chặt kiểm soát hoạt động của người dùng Facebook. Tạp chí Nikkei Asia Review loan tin này hôm 05/04.
Facebook đã bị cảnh báo vì lan truyền thông tin không chính xác dẫn đến hoạt động điều hành của nhiều chính phủ bị chỉ trích. Trong một báo cáo mới đây, giáo sư James Crabtree, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng “những cáo buộc liên quan việc chỉ trích hoạt động điều hành của chính phủ cùng thông tin giả mạo hoặc chưa được kiểm chứng chính là cái cớ để chính phủ các quốc gia độc tài đàn áp người sử dụng Facebook”
Cuộc khủng hoảng rò rỉ dữ liệu trên thực tế chủ yếu ảnh hưởng tới người dùng Faceboook tại Mỹ, tuy nhiên, Facebook cũng đã thừa nhận trước đó là hầu hết người dùng của họ đều có thể đã bị các công ty quảng cáo “khai thác” thông tin cá nhân đã bị rò rỉ vừa qua. Châu Á là thị trường lớn nhất của Facebook, với 828 triệu người sử dụng, so với 609 triệu trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ.
Facebook hiện đã bị cấm ở Trung Quốc, nhưng vẫn được sử dụng tại nhiều các quốc gia Châu Á khác. Do đó, bê bối vừa qua của Facebook cũng là cớ hợp pháp để chính phủ Malaysia vào hôm 2 tháng tư cáo buộc công ty này phát tán “tin giả” và sẽ bị trừng phạt. Nhiều người lo ngại rằng chính phủ Malaysia sẽ kiểm soát các cuộc thảo luận liên quan đến hoạt động bầu cử tại quốc gia này trong thời gian tới đây.
Tháng 3 vừa qua, Facebook cũng đã bị chặn trong một thời gian ngắn ại Sri Lanka, do trang web này bị cáo buộc gây ra bạo lực giữa các nhóm tôn giáo khác nhau. Và nhà điều tra nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa ra lời cáo buộc rằng Facebook chính là nguyên nhân gây nên thái độ thù hận dành cho người thiểu số đạo Hồi Rohingya tại Myammar vừa qua.
Mỹ, Trung Quốc thách nhau
‘đánh’ chiến tranh thương mại
Thách thức chiến tranh thương mại qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc tăng cao hôm 6/4 sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thêm thuế với tổng trị giá 100 tỷ USD lên các mặt hàng của Trung Quốc và Bắc Kinh cảnh cáo sẽ đấu với Mỹ “bằng mọi giá.”
Tổng thống Trump nói hôm 5/4 rằng ông đã ra lệnh cho cơ quan đại diện thương mại Mỹ xem xét áp thêm thuế sau khi Trung Quốc đưa ra một danh sách các mặt hàng của Mỹ, gồm đậu nành và máy bay loại nhỏ, sẽ bị đánh thuế nhập khẩu với tổng trị giá 50 tỷ USD. Hồi đầu tuần, Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế thêm 50 tỷ USD lên các mặt hàng của Trung Quốc.
Bộ Thương mại Trung Quốc nói trong một thông cáo ra ngày 6/4 rằng nếu Washington khăng khăng với cái mà Bắc Kinh gọi là chủ nghĩa bảo hộ thì Trung Quốc sẽ “làm đến cùng và bằng mọi giá và chắc chắn sẽ quyết liệt đáp trả.”
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau chỉ thị mới nhất của Tổng thống Trump. Chỉ số Dow hợp đồng kỳ hạn tụt dốc và mất khoảng 400 điểm trong giao dịch sau giờ thị trường đóng cửa.
Các thị trường tài chính giao động mạnh trong mấy ngày qua trước nỗi lo chiến tranh thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh.
“Thay vì sửa đổi những cách thức bất hợp lý của mình, Trung Quốc lại chọn cách gây tổn hại thêm cho các nông dân và những nhà sản xuất,” Tổng thống Trump nói.
Kể từ đầu tuần này, Mỹ và Trung Quốc đã lời qua tiếng lại về những bất đồng thương mại. Hôm 2/4, để đáp trả việc tăng thuế trước đó của chính quyền Trump lên thép và nhôm, Trung Quốc bắt đầu đưa ra mức tăng thuế lên 25% đối với 128 mặt hàng của Mỹ, bao gồm hoa quả, các loại hạt, thịt lợn, rượu, thép và nhôm.
Sau đó cùng ngày, cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất tăng thuế lên 1.300 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hầu hết trong các lĩnh vực hàng không, y tế và các sản phẩm công nghệ thông tin.
Chưa đầy 12 tiếng sau, Trung Quốc tuyên bố kế hoạch áp mức thuế 25% để trả đũa lên 106 mặt hàng nhạy cảm về chính trị, bao gồm đậu nành, ô tô và máy bay.
Danh sách được đề xuất của Mỹ giờ đây đang được đưa ra cho công chúng “xem xét và cho ý kiến, bao gồm một buổi điều trần,” theo USTR. Sau khi quy trình này hoàn tất, USTR sẽ công bố quyết định cuối cùng về các mặt hàng sẽ bị áp thuế thêm.
Bộ Thương mại Trung Quốc nói câu hỏi là khi nào thì các biện pháp mà họ đưa ra sẽ có hiệu lực sẽ phụ thuộc vào việc khi nào thì việc tăng thuế của Mỹ được áp dụng.
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ Thôi Thiên Khải nói với các phóng viên hôm 3/4 rằng “việc đàm phán vẫn sẽ là giải pháp mà chúng tôi mong muốn hơn nhưng cần phải có cả 2 bên cùng đồng lòng. Chúng tôi chờ xem Mỹ sẽ làm gì tiếp theo.”
Thuế Mỹ nhắm vào Trung Quốc
là cơ hội cho các nước khác
Trong nỗ lực trừng phạt Trung Quốc vì lối hành xử bất công trong thương mại, Tổng thống Donald Trump có thể mở cửa cho những nước khác chia thị phần tại Mỹ trong đó có Mexico và Nhật Bản, là những nước ông cũng nhắm vào bằng những ngôn từ thương mại gay gắt.
Theo dữ liệu nhập khẩu chi tiết của Mỹ, những nước này nằm trong số các nhà cung cấp thay thế hàng đầu của khoảng 1.300 dòng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chịu thuế suất 25%, và là những nước có thể hưởng lợi vì giá cả tăng cao đột ngột.
Mexico đã gửi sang Mỹ khoảng 6 tỉ đô la giá trị mặt hàng TV màn hình phẳng, gấp hai lần Trung Quốc, trong khi Thái Lan xuất khẩu 3,5 tỉ đô la ổ cứng sang Mỹ, gấp 4 lần Trung Quốc.
Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam đều là đối thủ trên thị trường về linh kiện máy in.
Việc Trung Quốc phải ‘nhường chỗ’ cho những nước này và các nước khác không xảy ra một sớm, một chiều. Danh sách hàng trăm mặt hàng ông Trump muốn đánh thuế có thể được xét lại và cũng có thể bị thu hồi, nếu (theo phân tích của một số phân tích gia) mục đích là nhằm đạt được một giải pháp qua các cuộc thương thuyết với Trung Quốc về một số vấn đề thương mại rộng rãi hơn.
Cựu Phó Đại diện Thương mại Mỹ Robert Holleyman nói việc sử dụng thuế quan đặt các công nghiệp then chốt của Hoa Kỳ như nông nghiệp và hàng không không gian lâm vào tình trạng hiểm nghèo nhưng “chính quyền đã có những phân tích cẩn thận về vấn đề này. Chính quyền cố hạn chế đến mức tối thiểu một số thiệt hại trực tiếp đối với người tiêu dùng Mỹ.”
https://www.voatiengviet.com/a/thue-my-nham-vao-trung-quoc-la-co-hoi-cho-cac-nuoc-khac/4335065.html
Ông Trump nói không hề biết
khoản tiền trả cho diễn viên khiêu dâm Daniels
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/4 tuyên bố ông không hề hay biết về khoản tiềng 130 ngàn đô la mà luật sư riêng của ông chi trả cho ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels hồi năm 2016 để cô này im tiếng về việc mà cô Daniels cáo giác rằng ông Trump có quan hệ tình dục với cô.
Phát biểu với báo giới trên chuyên cơ Air Force One, Tổng thống Trump nói ông không biết số tiền đó luật sư riêng Michael Cohen lấy từ đâu để trả cho cô Daniels.
Trước đây, Tòa Bạch Ốc nói không có chuyện ông Trump ngoại tình với Daniels, mặc dù luật sư riêng của ông Trump, Michael Cohen, thừa nhận đã trả 130.000 đô la cho cô Daniels trong thời gian ông Trump vận động tranh cử năm 2016. Tuy nhiên, luật sư Cohen nhấn mạnh rằng ông đã bỏ tiền túi để trả cho cô Daniels.
Trong một tuyên bố vào đêm 13/2, ông Cohen khẳng định: “Trong một giao dịch cá nhân vào năm 2016, tôi đã sử dụng tiền của chính tôi để tạo thuận lợi cho một khoản thanh toán là 130.000 đôla cho bà Stephanie Clifford. Tổ chức Trump và Ban Vận động của ông Trump không phải là một bên trong cuộc trao đổi với bà Clifford, và cả hai tổ chức đó đều không hoàn lại số tiền cho tôi, dù trực tiếp hay gián tiếp “.
Theo Wall Street Journal, ông Cohen đã thương lượng khoản thanh toán cho cô Daniels không lâu trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 đưa ông Trump vào Tòa Bạch Ốc.
Hai hãng tin tiết lộ rằng cô Daniels đã kể với ít nhất hai phóng viên rằng cô đã gặp ông Trump tại một cuộc thi đấu golf vào tháng 7/ 2006, khi đó ông Trump là một ngôi sao truyền hình thực tế, và vợ ông, bà Melania, vừa sinh con trai cho ông, tên là Barron Trump. Lúc đó, cô Daniels làm việc tại một gian hàng quảng cáo hãng phim ‘người lớn’ Wicked Pictures.
Theo Reuters
Ngũ Giác Đài: Chính sách quân sự Mỹ tại Syria
không thay đổi
Chính sách quân sự Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tại Syria không có gì thay đổi và quân đội chưa nhận được thời biểu rút quân, Ngũ Giác Đài loan báo ngày 5/4.
Tổng thống Donald Trump, trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia tuần này, đồng ý giữ lính Mỹ lại Syria ‘thêm chút nữa’ để đánh bại Nhà nước Hồi giáo nhưng nhấn mạnh rằng ông muốn sớm rút quân, theo nguồn tin từ một giới chức cao cấp trong chính quyền Trump hôm 4/4.
Nguồn tin này nói ông Trump cũng muốn các nước khác trong khu vực và Liên hiệp quốc bước ra cùng gánh vác, giúp ổn định Syria.
Giám đốc Ban tham mưu thuộc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Kenneth McKenzie cho biết Tổng thống Trump vẫn chưa ra thời biểu cho quân đội rút binh.
Mỹ đang tiến hành các cuộc không kích tại Syria và đã điều động 2 ngàn binh sĩ trên thực địa, kể cả các lực lượng đặc nhiệm.
Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại giao từng nói cần có nỗ lực lâu dài của Mỹ để đảm bảo rằng Nhà nước Hồi giáo bị đánh bại vĩnh viễn.
Theo Reuters
Mỹ trục xuất 43 người Campuchia phạm trọng tội
43 người Campuchia bị Mỹ trục xuất về đến Phnom Penh, thủ đô Campuchia, theo một đạo luật cho phép hồi hương những di dân phạm trọng tội mà chưa trở thành công dân Mỹ.
Đây là nhóm đông nhất được trả về Campuchia theo một thỏa thuận song phương năm 2002. Hơn 500 người Campuchia khác đã bị trục xuất về nước.
Chương trình trục xuất người phạm tội gây nhiều tranh cãi vì làm cho nhiều gia đình ly tán và, trong nhiểu trường hợp, những người trở về chưa từng sống tại Campuchia vì là con cái của những người tị nạn trốn đến những trại tị nạn Thái Lan để tránh chế độ diệt chủng Khmer Đỏ cai trị Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979.
Những người chỉ trích chính sách trục xuất nói rằng những người phạm tội là hậu quả của biến chuyển xã hội. Những người trở về được xem như khó hội nhập vào xã hội Campuchia vì nhiều người đã sống hầu hết cuộc đời tại Mỹ.
Hai cựu tội phạm người Campuchia vào ngày 30/3 năm nay được Thống đốc bang California Jerry Brown ân xá, ít nhất tạm thời không bị nguy cơ trục xuất.
Ông Gen Dim Ra, một cảnh sát di trú cao cấp giám sát những người trở về, cho hay trong nhóm về đến Phnom Penh ngày 5/4 có 3 phụ nữ.
Ông nói những người còn có thân nhân tại Campuchia sẽ sống với bà con của họ, và những người không có thân nhân sẽ được một tổ chức tư dạy nghề, với tiền tài trợ của chính phủ Mỹ trước khi hội nhập vào xã hội Campuchia.
Chính sách trục xuất đã làm tổn hại đến mối quan hệ vốn đã lạnh nhạt giữa Campuchia và Hoa Kỳ.
Tháng 4 năm ngoái, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố là ông muốn tu chính thỏa thuận năm 2002 với Washington vốn cho phép thi hành Luật Trách nhiệm Di dân và Cải cách Di trú năm 1996 nhằm chống di dân bất hợp pháp và khủng bố.
Ông Hun Sen, cai trị Campuchia trong hơn 3 thập niên, nói thỏa thuận nên được duyệt xét lại trên căn bản “nhân đạo” vì thỏa thuận chia cách các gia đình định cư ở Mỹ.
Lời kêu gọi xét lại đạo luật đã được các giới chức Campuchia nêu lên lần đầu tiên vào năm 2016. Những người này yêu cầu tái thương thuyết hay ngưng thi hành luật để tạo điều kiện dễ dàng cho vấn đề hội nhập.
Sau đó, Campuchia ngưng hay làm chậm lại việc chấp nhận những người bị trục xuất trở về.
Đáp trả, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia ngưng cấp visa vào tháng 9 năm ngoái đối với những giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Campuchia và gia đình của họ, một động thái do Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ khởi động.
Đáp lại, Campuchia ngưng hoạt động của các toán do quân đội Mỹ chỉ đạo tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ liệt kê danh sách còn 48 người Mỹ mất tích tại Campuchia.
Vào tháng 2 năm nay, một giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói việc chế tài visa đối với các giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Campuchia có thể được gỡ bỏ “trong một tương lai gần” nếu chính phủ Campuchia thi hành lời hứa nhận lại những người bị Mỹ trục xuất.
https://www.voatiengviet.com/a/my-truc-xuat-43-nguoi-campuchia-pham-trong-toi/4334598.html
Đức: ‘Nhiều khả năng
Nga vẫn sản xuất chất độc Novichok’
Một phát ngôn viên của chính phủ Đức cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 6/4 rằng “có rất nhiều khả năng” cho đến nay Nga còn tiếp tục thực hiện một chương trình phát triển chất độc thần kinh Novichok.
Người phát ngôn Đức Ulrike Demmer từ chối bình luận về việc Đức có thông tin tình báo liên quan đến độc tố Novichok, một chất được cho là dùng để hạ độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông ở Anh hồi tháng trước.
Bà Demmer nói thêm rằng sự can dự của Nga vào cuộc tấn công bằng chất độc này giống như cách thức hoạt động của Nga trong những năm gần đây, bao gồm các vụ xâm lược và các vụ tấn công các cựu điệp viên ở các nước khác.
https://www.voatiengviet.com/a/duc-nhieu-kha-nang-nga-van-san-xuat-chat-doc-novichok/4335410.html
Vụ Skripal: Trước Hội Đồng Bảo An LHQ,
Nga phủ nhận mọi liên can
Trong phiên họp tại Hội Đồng Bảo An ngày 05/04/2018, Nga một lần nữa lên tiếng bác bỏ mọi liên can của Matxcơva trong vụ cựu điệp viên Skripal và cô con gái bị đầu độc ở Salisbury, Anh Quốc. Đại sứ Nga Vassily Nebenzia khẳng định là Nga mong muốn « sự thật » hơn bất kỳ ai và Anh Quốc phải xin lỗi vì đã « tố cáo quá vội vã ».
Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau, tường thuật :
“Khi thực tế vượt cả những điều giả tưởng, các nhà ngoại giao lại quay sang văn học. Đại sứ Nga đã trích dẫn từ Sherlock Holmes, Alice đến xứ sở thần tiên, cho đến Tội ác và Trừng phạt, để lên án điều mà ông gọi là « vở kịch phi lý ».
Đại sứ Nebenzia khẳng định Nga không có lợi lộc gì để loại bỏ Skripal và con gái ông. Ông Nebenzia, như trong cuộc họp trước trên hồ sơ này, đã nêu thẳng trách nhiệm của Anh Quốc và Hoa Kỳ, mà theo ông, đã có thể sản xuất chất Novichok.
Phát biểu với tân đại sứ Anh vừa mới đến Liên Hiệp Quốc, ông sẵng giọng : « Quý vị đang đùa với lửa và quý vị sẽ phải trả giá vì cuộc điều tra chưa kết thúc đâu ! ».
Đại sứ Anh Karen Pierce bình tĩnh đáp trả, cho rằng Nga là kẻ gây hỏa hoạn lại muốn điều tra về đám cháy do chính mình gây ra.
Matxcơva đã yêu cầu triệu tập cuộc họp này tại Hội Đồng Bảo An sau khi thất bại trong việc đòi tham gia cuộc điều tra của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học. Tổ chức này sẽ công bố kết luận nay mai. Nhiều nhà ngoại giao cho rằng Nga đang ráo riết chuẩn bị để phản bác.”
Hãng tin Reuters trích dẫn báo Times, khẳng định là chất Novichok sử dụng để đầu độc Krispal ở Salisbury đến từ viện nghiên cứu quân sự Shikhani, miền tây nam nước Nga. Thông tin được đưa ra trong một buổi họp thông tin của tình báo Anh cho các đồng minh của Luân Đôn.
Theo họ thì trong thập niên qua, trung tâm Shikhani đã thử nghiệm xem chất Novichok có thể sử dụng để thực hiện các vụ ám sát ở nước ngoài hay không.
Về phần mình, cảnh sát Anh, ngày hôm qua cho hay cô Ioulia Skripal bị đầu độc cùng người cha, đã có thể nói chuyện, cho biết cô đã tỉnh lại cách đây một tuần và mỗi ngày cảm thấy khá hơn.
Theo AFP, đài truyền hình Nga trước đó đã phát đi một đoạn ghi âm cuộc trao đổi qua điện thoại giữa Ioulia và một người chị họ ở Matxcơva, Viktoria. Qua đoạn ghi âm, Iuolia Skripal còn cho biết cha của cô cũng trên đà bình phục và cô có thể sắp được ra viện.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180406-vu-skripal-hdba-lhq-nga-qt
Cựu chủ tịch vùng tự trị Catalunya
được tự do có điều kiện tại Đức
Thêm một diễn biến mới trong cuộc đọ sức giữa Madrid và phe Catalunya muốn độc lập. Bị cảnh sát biên giới Đức câu lưu khi trên đường từ Phần Lan về lại Bỉ, cựu chủ tịch chính quyền địa phương Carles Puigdemont được trả tự do có điều kiện sau hơn 10 ngày tạm giam. Vì sao khắc tinh của chính phủ Tây Ban Nha không bị trục xuất với tội danh phản loạn theo yêu cầu của chính phủ Mariano Rajoy ?
Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut phân tích các lý do :
“Carles Puigdemont sắp được trả tự do có điều kiện trong ngày thứ Sáu 06/04/2018. Lãnh đạo phong trào độc lập Catalunya có thể rời nhà tù Neumunster ở miền bắc nước Đức sau khi đóng tiền thế chân 75.000 euros. Ông không có quyền rời nước Đức và mỗi tuần phải trình diện một lần và phải thông báo với chính quyền mỗi khi di chuyển.
Tư pháp Đức giải thích quyết định này như sau : Đức không thụ lý tội danh « phản loạn » mà Tây Ban Nha cáo buộc trong lệnh truy nã ông Carles Puigdemont. Theo thẩm định của các thẩm phán Đức xem xét hồ sơ thì yêu cầu trục xuất vì tội phản loạn « không thụ lý được » vì đương sự không bao giờ hành động bạo lực.
Trái lại, tội danh thứ hai, biển thủ công quỹ, đang được tư pháp Đức xem xét. Lãnh đạo phong trào Catalunya ly khai có thể sẽ bị trục xuất vì lý do này và vì lý do này mà thôi. Như thế, tư pháp Tây Ban Nha chỉ có thể truy tố lãnh đạo Catalunya với tội biển thủ mà hình phạt tối đa là 8 năm tù. Tội phản loạn, theo luật Tây Ban Nha, bị trừng phạt nặng hơn nhiều.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180406-tay-ban-nha-duc-catalunya-ly-khai-qt
Hồ sơ Kurdistan tại Syria :
Tổng thống Pháp đang thách thức Thổ Nhĩ Kỳ ?
Quan hệ Pháp – Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên căng thẳng những ngày gần đây sau một tuyên bố của đại diện người Kurdistan tại Pháp cho rằng Paris cam kết ủng hộ người Kurdistan tại Syria. Mặc dù lời khẳng định trên đã được Paris bác bỏ nhưng vẫn không làm cho Ankara nguôi giận.
Câu hỏi đặt ra : Pháp có quan điểm như thế nào về vấn đề người Kurdistan tại Syria hiện đang trong gọng kềm của Thổ Nhĩ Kỳ ? Phải chăng Ankara đang dọa dẫm Paris khi cho công bố bản đồ các vị trí quân sự của Pháp ?
Mọi sự bắt đầu vào ngày thứ Năm 29/03/2018. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp một phái đoàn Lực Lượng Dân Chủ Syria (FDS), liên minh Ả Rập – Kurdistan, luôn trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo, nhưng đang là mục tiêu tấn công quân sự của Ankara. Tại buổi họp, ông Macron trấn an họ rằng « nước Pháp ủng hộ » người Kurdistan.
Thế nhưng, sau buổi tiếp kiến, bà Asiya Abdellah, một đại diện Kurdistan còn khẳng định rằng Paris sẽ gởi thêm binh lính đến Manbij. Đây cũng là nơi mà tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan nhiều lần thông báo có ý định mở rộng tấn công sau khi đã chiếm được thị xã Afrin.
Phủ tổng thống Pháp ngày hôm sau thứ Sáu 30/03 đã bác bỏ tuyên bố trên, khẳng định rằng nước Pháp không có dự kiến một « chiến dịch quân sự mới nào ở phía bắc Syrie ngoài khuôn khổ liên quân quốc tế ». Lực lượng đặc nhiệm Pháp hiện có đồn trú tại Syria, nhưng nước Pháp rất kín tiếng về sự hiện diện này cũng như là quân số được triển khai.
Trong vai trò trung gian hòa giải, tổng thống Emmanuel Macron cũng mong muốn rằng « một cuộc đối thoại có thể được thiết lập giữa FDS và Thổ Nhĩ Kỳ với sự hỗ trợ của Pháp và cộng đồng quốc tế ». Thế nhưng, ý tưởng này đã bị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng dữ dội, lên án nước Pháp có một lập trường « hoàn toàn lệch lạc ».
Để hiểu rõ hơn quan điểm của nước Pháp, kênh truyền hình France 24 đặt câu hỏi với ông Olivier Piot, phóng viên và tác giả tập sách « Dân tộc Kurdistan, nền tảng của Trung Đông », do nhà xuất bản Les petits matins phát hành.
Nước Pháp có lợi ích gì khi ủng hộ người Kurdistan tại Syria, thậm chí có nguy cơ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ tức giận ?
Olivier Piot : Thông qua vị tổng thống của mình, nước Pháp đang hiểu rằng Hoa Kỳ chuẩn bị rời khỏi khu vực này và đó là một yếu tố mới, bởi vì cho đến tận tháng Giêng vừa qua, cựu ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (bị sa thải ngày 13/03) luôn luôn khẳng định rằng cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo – Daech – chưa kết thúc, rằng Washington sẽ còn hiện diện trong khu vực này nhiều năm nữa. Thế nhưng, các tuyên bố gần đây của Donald Trump cho thấy Hoa Kỳ dự tính một cách nghiêm túc rút ra khỏi vùng này.
Sự hiện diện của phương Tây, vào thời điểm vấn đề tái thiết Syria được đặt ra, sẽ phụ thuộc phần nào vào ý định của nước Pháp. Tổng thống Macron hiểu được điều này và đã quyết định đưa ra một tín hiệu, nếu như không sáng sủa dễ hiểu thì ít ra cũng rõ ràng, hướng tới người Kurdistan ở Syria, để nói với họ rằng nước Pháp sẽ luôn luôn ở bên cạnh họ. Vấn đề còn lại là bằng cách nào, chúng ta sẽ thấy trong những ngày tới. Nếu bây giờ, Paris bỏ rơi người Kurdistan, điều đó có nghĩa là Pháp sẽ từ bỏ khả năng có một giải pháp thay thế trong việc tái thiết Syria và tiến trình này sẽ do Bachar Al Assad thực hiện.
Quan hệ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu căng thẳng. Vậy khả năng hành động của Emmanuel Macron trong hồ sơ này ra sao ?
Emmanuel Macron đang vượt qua một nấc trong tương quan lực lượng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến lúc này, tổng thống Pháp chỉ tuyên bố là quan ngại, cảnh báo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là nên chú ý tới sự ổn định của vùng. Thế nhưng, giờ đây, người ta thấy rõ mục tiêu của Ankara là chiếm lĩnh 900 km đường biên giới ở phía bắc Syria, như vậy là tới tận thành phố Qamishli, và như tuyên bố của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, là để quét sạch những tên khủng bố ở khu vực này.
Hoa Kỳ đã không có phản ứng gì nhiều, còn nước Pháp, cho đến lúc này, không thể hiện thái độ rõ ràng. Recep Tayyip Erdogan là người quen có những tuyên bố mạnh mẽ và đối mặt với ông ta, thì lại không có những đáp trả tương tự. Đây không phải là lần đầu tiên ông ta đe dọa các lãnh đạo phương Tây. Mọi việc còn chưa rõ ràng từng chi tiết nhưng Emmanuel Macron bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn hơn với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Liệu nước Pháp có thể đi đến mức dự tính can thiệp quân sự để bảo vệ người Kurdistan ở Syria ?
Qua việc ủng hộ người Kurdistan, nước Pháp muốn chứng tỏ sự hiện diện trong khu vực, bảo vệ những giá trị của mình, nhân danh lịch sử nước Pháp và điều này có thể cho phép Pháp có vai trò hơn trong tương lai trong tiến trình tái thiết khu vực này.
Tôi nghĩ là tổng thống Pháp đang vạch ra những nét đầu tiên trong cái gọi là lằn ranh đỏ nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ và bước đầu tiên trên lằn ranh đỏ không được phép vượt qua là thành phố Manbij. Chúng ta đang ở trong tình thế mà các vận động ngoại giao sẽ không thể đáp ứng được hết và rất nhanh chóng, trên thực địa, chúng ta sẽ đứng trước những thách thức quân sự. Vào thời điểm đó, nước Pháp sẽ có những lựa chọn, nếu còn muốn có vai trò trong khu vực.
Công bố bản đồ vị trí quân sự đối phương : Biện pháp trả đũa « quen thuộc » của Ankara
Trong một hành động được cho đe dọa Paris, chính quyền Ankara ngày 30/03/2018 đã để cho hãng thông tấn Anadolu công bố bản đồ các vị trí của quân đội Pháp ở bắc Syria trên trang mạng Internet ngay sau tuyên bố của Paris ủng hộ người Kurdistan.
Bản đồ cho thấy rõ các điểm có sự hiện diện của quân đội Pháp tại Syria. Theo đó, Pháp có đến 5 cơ sở quân sự, chủ yếu nằm ở phía bắc, tại những vùng do Lực Lượng Dân Chủ Syria (FDS) kiểm soát. Tổng số binh sĩ có mặt tại cơ sở này là gần 70 quân nhân hiện đang tác chiến tại đông bắc Syria.
Nếu đúng như thế, thì những thông tin do hãng Anadolu công bố là gần như là rất nhạy cảm và rất có thể xem như đó là một hình thức cảnh cáo của Ankara đối với Paris. Nhưng vì do không thể kiểm chứng được độ chính xác, France 24 đã quyết định không đăng bản đồ cũng như các chi tiết do hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.
Kênh France 24 nhắc lại vào tháng 6/2016, bộ Quốc Phòng của Pháp đã nhìn nhận có sự hiện diện của đội đặc nhiệm Pháp tại Syria « để cố vấn cho FDS chống lại Daech », chủ yếu là tại Manbij, nhưng Paris không nêu rõ chi tiết về địa điểm cũng như là quân số.
Đây không phải là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ có hành động dọa dẫm kiểu này. Tháng 5/2017, quan hệ Washington và Ankara xuống cấp do việc Hoa Kỳ chính thức giao vũ khí Mỹ cho các chiến binh Kurdistan Syria, trong khuôn khổ chiến dịch tái chiếm thủ phủ Raqqa từ tay quân thánh chiến.
Tình hình còn trở nên căng thẳng hơn khi vào tháng 7/2017, trong vòng nhiều tuần, hãng thông tấn Anadolu cho công bố những gì mà hãng này cho là bản đồ vị trí 10 căn cứ quân sự Mỹ, cũng tại Manbij. Hãng thông tấn này còn cho là có sự hiện diện của 75 lính Pháp, tập trung chủ yếu tại một căn cứ gần với thành phố Raqqa. Lầu Năm Góc thời điểm đó đã từ chối bình luận về những thông tin trên.
http://vi.rfi.fr/phap/20180406-ho-so-kurdistan-syria-phap-tho-nhi-ky-qt