Tin khắp nơi – 06/04/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 06/04/2017

Mỹ : Cố vấn Steve Bannon

bị loại khỏi Hội Đồng An Ninh Quốc Gia

Thu Hằng

Ông Steve Bannon, một trong những cố vấn thân cận nhất của tổng thống Mỹ, sẽ không còn được tham gia Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nữa. Trước đó quyết định của tổng thống Donald Trump bổ nhiệm ông Steve Bannon, cựu chủ nhân trang Breibart News theo xu hướng cực hữu, vào cơ quan có ảnh hưởng lớn trong chính quyền đã gây nên một cuộc tranh cãi gay gắt.

Từ Washington, thông tín Anne-Marie Capomaccio  :

Quyết định bổ nhiệm ông Steve Bannon vào Hội Đồng An Ninh Quốc Gia hồi tháng Giêng đã khiến giới quan sát ngạc nhiên và khó chịu. Họ cho rằng vị cố vấn của tổng thống chẳng có gì để làm trong cơ chế quan trọng này. Đây là nhóm có nhiệm vụ đưa ra những quyết định đảm bảo cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Vào thời kỳ đó, tổng thống Donald Trump không nghe những lời chỉ trích.

Hôm nay, người ta được biết từ giờ Steve Bannon không còn là thành viên của hội đồng này nữa, nhưng ông vẫn giữ chức vụ bên cạnh ông Donald Trump. Như vậy, ông sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng với tổng thống Mỹ, dù việc rút khỏi hội đồng an ninh chỉ là vỏ bọc ngoài.

Dù luôn chối bỏ mọi liên quan đến cực hữu, ông Steve Bannon được cho là người khởi xướng cho những quyết định gây nhiều tranh cãi của tổng thống Mỹ, như sắc lệnh chống nhập cư được soạn thảo vội vã mà không nghe ý kiến của các bộ liên quan hay cuộc chiến thường trực chống báo chí. Ông Steve Bannon không hề úp mở thái độ chống đối của mình đối với các nhà báo mà ông coi là « kẻ thù ».

Trong các chương trình hài hước, nở rộ từ khi Donald Trump trở thành tổng thống, Steve Bannon được hóa thành Dark Vador, nhân vật trong phim Star War,  chuyên rỉ tai tổng thống những quyết định của mình.

17 bang chống sắc lệnh về khí hậu của tổng thống Mỹ

Trên lĩnh vực khí hậu, 17 bang của Mỹ đã đệ đơn kháng nghị các biện pháp liên quan đến môi trường của chính quyền Trump. Tuần trước, tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh hủy một phần lớn các quy chế nhằm ngăn ngừa hiện tượng trái đất nóng lên, trong khi đó, theo liên minh, do biện lý chưởng bang New York dẫn đầu, chính phủ phải có nhiệm vụ điều chỉnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Quyết định kháng cáo trên được cho là dấu hiệu chia rẽ ngày càng lớn do chính sách mới của Washington về biến đổi khí hậu gây nên.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170406-my-co-van-steve-bannon-bi-loai-khoi-hoi-dong-an-ninh-quoc-gia

 

Cuộc họp Tập-Trump sẽ bàn điều gì?

Cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này của Tổng thống Mỹ Donald Trump được nhận định là thử thách lớn nhất của ông Trump khi trở thành nhà lãnh đạo thế giới. Cuộc họp thượng đỉnh theo trông đợi sẽ đặt chiều hướng chung cho mối quan hệ đối ngoại có thể xem là quan trọng nhất của Mỹ, theo Reuters.

Hai nhà lãnh đạo sẽ rất vất vả để tìm ra điểm chung trong những vấn đề khác biệt chính giữa hai bên trong cuộc gặp diễn ra vào thứ Năm và thứ Sáu tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida.

Nghị sự chính dự kiến bao gồm:

Vấn đề Bắc Triều Tiên

Đây được xem là thách thức lớn nhất đối với ông Trump về an ninh quốc gia. Bắc Triều Tiên đã và vẫn đang tìm cách phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn tới Hoa Kỳ. Dự kiến, ông Trump sẽ lặp lại lời kêu gọi Trung Quốc phải làm nhiều hơn nữa để kiềm chế đồng minh và láng giềng của Bắc Kinh. Trước đó, ông Trump cảnh báo Washington có thể sẽ giải quyết các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng một mình nếu cần.

Trong khi đó, phía Trung Quốc nói họ đang làm tất cả những gì có thể và sẵn sàng cùng với Hoa Kỳ hạ giảm leo thang căng thẳng của Bình Nhưỡng.

Bản đánh giá chiến lược của Tòa Bạch Ốc hiện tập trung vào những cách thức gây áp lực lên Bình Nhưỡng về mặt kinh tế và quân sự. Trong số các biện pháp được xem xét là “các biện pháp trừng phạt thứ cấp” đối với các ngân hàng và công ty Trung Quốc làm ăn nhiều nhất với Bình Nhưỡng.

Một giới chức cấp cao của Hoa Kỳ cho hay một lựa chọn dài hạn cho việc trừng phạt vẫn còn nằm trên bàn thảo luận, nhưng bản đánh giá “không nhấn mạnh đến hành động quân sự trực tiếp”. Bất kỳ hành động quân sự nào cũng có thể khiến cho Bắc Triều Tiên trả đũa dữ dội và có thể gây ra số thương vong lớn tại Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như tại các căn cứ của Mỹ ở đây.

Thương mại

Thương mại là một trong những vấn đề nóng nhất trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump đã lên án các hoạt động thương mại của Trung Quốc, cho rằng các hoạt động này đang làm giảm công ăn việc làm của Mỹ. Ông còn thề sẽ áp thuế 45% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mặc dù chưa có hành động gì về vấn đề thuế quan, nhưng chính quyền của ông Trump đang nhắm mục tiêu cắt giảm mức nhập siêu lên đến 347 tỷ đôla từ Trung Quốc thông qua việc thực thi luật thương mại chặt chẽ hơn và áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross yêu cầu “sự tương hỗ” trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông nói các công ty Mỹ không được hưởng quyền tiếp cận tương tự với thị trường rộng lớn của Trung Quốc như các công ty Trung Quốc ở Hoa Kỳ.

Trung Quốc nói Washington nên tạo điều kiện tốt hơn cho đầu tư của Trung Quốc ở Hoa Kỳ nếu muốn loại bỏ sự mất cân bằng.

Cả hai bên đều không muốn có chiến tranh thương mại, nhưng cuộc gặp ở Mar-a-Lago được dự đoán khó có thể làm được gì nhiều hơn là hạ nhiệt các căng thẳng.

Một số nhà phân tích cho rằng ông Tập có thể sẽ mang một gói đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc đến tạo công ăn việc làm ở Mỹ và một triển vọng trong lĩnh vực các dịch vụ mở rộng hơn mà ông Trump xem là các thành tựu hữu hình.

Biển Đông

Biển Đông là vấn đề bao trùm trong mối quan hệ Trung-Mỹ. Bắc Kinh đang xây dựng các đảo nhân tạo và thiết đặt các cơ sở quân sự trong khu vực biển có nhiều tranh chấp.

Các giới chức Mỹ xem đây là một phần trong kế hoạch lâu dài của Bắc Kinh nhằm bác bỏ việc các lực lượng Hoa Kỳ tiếp cận với tuyến hàng hải thương mại chính toàn cầu.

Theo các giới chức Mỹ, Washington có kế hoạch hoạt động hải quân mạnh hơn nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và khẳng định quyền tự do hàng hải, mặc dù đã nhiều tháng trôi qua kể từ hoạt động cuối cùng của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, người tiền nhiệm của ông Trump.

Tình hình ở Bắc Triều Tiên có lẽ sẽ đẩy vấn đề Biển Đông nóng lên trở lại vào lúc này. Ông Trump dự kiến sẽ nêu ra những quan ngại của Hoa Kỳ trong cuộc gặp sắp tới.

Tiền tệ

Ông Trump từng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng nhân dân tệ để giữ cho hàng xuất khẩu có giá rẻ. Có phần chắc ông Trump sẽ nêu vấn đề này ra với ông Trump. Tuy nhiên, ông Trump được cho là đã không giữ lời hứa rằng sẽ chính thức xác định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống.

Trong lúc các kinh tế gia cho rằng Trung Quốc cố hạ thấp giá trị đồng nhân dân tệ trước đây, ngân hàng trung ương của Trung Quốc trong hai năm qua đã cố đẩy giá đồng nhân dân tệ khi dòng vốn tư bản chảy ra khỏi Trung Quốc, và Bắc Kinh đã chi hơn 1 nghìn tỷ đôla cho nỗ lực này.

Điều này sẽ rất khó lý giải cho cáo buộc thao túng tiền tệ xét theo phân tích về ngoại hối hiện nay của Bộ Tài chánh Mỹ.

“Một Trung Quốc” và vấn đề Đài Loan

Cuộc họp thượng đỉnh sẽ không diễn ra nếu như ông Trump không tái khẳng định về chính sách “một Trung Quốc”, vốn đã được áp dụng nhiều thập niên trong quan hệ Mỹ-Trung. Ông Trump từng khiến Bắc Kinh phẫn nộ khi mới được bầu làm tổng thống. Ông nhận cuộc gọi của tổng thống Đài Loan và nói rằng ông có thể sẽ không tuân theo chính sách này. Ông Trump đã không rút lại tuyên bố trên trong cuộc điện đàm với ông Tập hồi tháng Hai.

Vào lúc này, có thể ông Tập sẽ tìm cách cắt bỏ gói vũ khí lớn mới mà Mỹ đang chuẩn bị duyệt bán cho Đài Loan, theo tiết lộ của các giới chức Mỹ cho Reuters.

Về phía Đài Loan, đảo quốc này chắc chắn sẽ hồi hộp theo dõi xem có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Trump đang sử dụng Đài Loan như một con chốt để thương lượng với Bắc Kinh hay không.

http://www.voatiengviet.com/a/cuoc-hop-tap-trump-se-ban-dieu-gi/3797838.html

 

Hội đàm Trump – Tập: Nói gì về thương mại?

David DollarViện Brookings

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói thương lượng về thương mại với Trung Quốc sẽ “rất khó khăn” khi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Florida, hôm thứ Năm.

Thương mại sẽ là một trong hai vấn đề chính, cùng với Bắc Hàn.

Vấn đề cho quan hệ thương mại Mỹ – Trung là nó rất mất cân bằng và xảy ra từ lâu.

Riêng trong 2016, Mỹ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 480 tỉ đôla từ Trung Quốc.

Hàng nhập khẩu giúp giữ giá thấp cho người tiêu dùng Mỹ.

Mỹ chỉ bán được 170 tỉ đôla hàng xuất khẩu cho Trung Quốc như máy bay, và mặt hàng nông nghiệp như đậu nành.

Mỹ cũng kiếm tiền từ dịch vụ như đào tạo khoảng 350.000 sinh viên Trung Quốc tại Mỹ.

Trung Quốc là nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ. Trong năm 2016, Trung Quốc chiếm khoảng 60% trong tổng thâm hụt 500 tỉ đôla.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump thường nói ông muốn đưa việc làm sản xuất về lại Mỹ.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ tăng đột biến, được giới kinh tế học gọi là “cú sốc Trung Quốc”.

Từ 2000 đến 2007, việc làm sản xuất của Mỹ giảm mạnh, từ 16,9 xuống còn 13,6 triệu. Khủng hoảng tài chính 2008 còn giảm tiếp số lượng, còn 11,2 triệu, mặc dù kể từ đó, con số này trở nên khá ổn định.

Những người làm may mặc và điện tử thuộc số bị ảnh hưởng nặng nhất.

Một số nhà kinh tế cho rằng 40% trong số mất việc thuộc các ngành này có thể liên quan hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Tuy vậy, lượng hàng rẻ cũng tạo ra các việc làm phi sản xuất ở Mỹ, vì người tiêu dùng có thêm tiền để chi các việc khác. Nó giúp cho y tế, giải trí, du lịch. Nên ta có thể nói thâm hụt thương mại hủy hoại một số việc làm mà cũng tạo ra thêm việc làm.

Vậy Tổng thống Trump có thể làm gì?

Khi là ứng viên tổng thống, ông Trump đe dọa các biện pháp bảo hộ gắt gao như đánh thuế 45% lên hàng Trung Quốc. Nhưng lịch sử chứng tỏ bảo hộ không làm giảm thâm hụt mậu dịch.

Ông cũng dọa nêu tên Trung Quốc là “thao túng tiền tệ”.

Suốt nhiều năm, Trung Quốc đã can thiệp để giữ tỉ giá quy đổi thấp, điều này giúp giảm giá hàng hóa và tăng thâm hụt với Mỹ. Nhưng gần đây, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giữ giá tiền cao, khiến xuất khẩu đắt hơn. Mỹ sẽ có lợi nếu khuyến khích xu hướng này.

Lựa chọn hứa hẹn nhất cho Tổng thống Trump là thương lượng để Mỹ tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc thuận lợi hơn.

Trung Quốc có nhiều hạn chế về nhập khẩu, ví dụ đánh thuế ô tô 25%.

Có lẽ quan trọng nhất cho Mỹ là các dịch vụ hiện đại như tài chính, mạng xã hội, viễn thông, y tế, giao thông nói chung đóng cửa trước nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

Đến nay có ít tiến bộ, nhưng việc mở cửa thị trường Trung Quốc sẽ đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Trung Quốc và giúp duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.

Liệu sẽ có chiến tranh thương mại?

Có lẽ là không, vì các biện pháp bảo hộ sẽ làm hại kinh tế Mỹ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc có đại hội quan trọng vào cuối năm, và sẽ khó để ông Tập Cận Bình có thể làm điều gì cứng rắn trước đó.

Ngay cả sau đó nữa, Trung Quốc chắc sẽ mở cửa thị trường rất chậm.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39517554

 

Khảo sát:

Người Mỹ có quan điểm tích cực hơn về Trung Quốc

Dù nhiều vấn đề gai góc như thương mại, Bắc Triều Tiên và Biển Đông sẽ là trọng tâm thảo luận trong cuộc hội kiến sắp sửa diễn ra giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một cuộc khảo sát mới cho thấy người dân Mỹ đang có quan điểm bớt tiêu cực hơn về Trung Quốc.

Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm 4/4 công bố kết quả khảo sát cho thấy 44 phần trăm người dân Mỹ được khảo sát trong năm nay có quan điểm tích cực về Trung Quốc, tăng lên từ mức 37 phần trăm vào năm ngoái. Quan điểm tiêu cực về Trung Quốc sụt xuống mức 47 phần trăm từ mức 55 phần trăm hồi năm ngoái.

“Tỉ lệ tích cực tăng lên đối với Trung Quốc có thể một phần là bởi vì những mối lo ngại về những mối nguy kinh tế đến từ Trung Quốc đang suy giảm,” Pew nói trong bản báo cáo về cuộc khảo sát.

Ví dụ, từ năm 2012 đến năm 2017 mối lo ngại về khối lượng nợ của Mỹ do Trung Quốc nắm giữ giảm từ 80 xuống 60 phần trăm, về công ăn việc làm ở Mỹ rơi vào tay Trung Quốc giảm từ 71 xuống 53 phần trăm, và về thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc giảm từ 60 xuống 44 phần trăm. Song lo ngại về những vụ tấn tấn công mạng tăng từ 50 lên 55 phần trăm.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy nếu nhỡ mà một đồng minh châu Á của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Philippines vướng vào xung đột vũ trang với Trung Quốc thì đa số người Mỹ (58 phần trăm) sẽ ủng hộ việc sử dụng vũ lực với Bắc Kinh. Quan điểm này được những người thuộc mọi tư tưởng chính trị khác nhau tán đồng.

Chủ tịch Trung Quốc không giành được thiện cảm của phần lớn những người được khảo sát: 60 phần trăm nói rằng họ không tin tưởng mấy hoặc không hề tin tưởng là ông Tập sẽ làm điều đúng đắn trong những vấn đề toàn cầu. Chỉ có 31 phần trăm nói rằng rất tin tưởng hoặc ít nhất phần nào tin tưởng vào nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Lê Khắc Lý, một người Mỹ gốc Việt sinh sống tại thành phố Garden Grove ở bang California, chưa bao giờ có cái nhìn tích cực về Trung Quốc. Lịch sử đối đầu hàng ngàn năm qua giữa Trung Quốc và Việt Nam đã định hình quan điểm cứng rắn của ông về cường quốc kinh tế lớn thứ hai của thế giới.

“Nói chung người Trung Hoa không phải là bạn chí thiết lâu đời của dân tộc Việt Nam,” ông Lý nói. “Trung Hoa luôn luôn là nước dòm ngó những nước láng giềng để lấy về làm chư hầu cho họ, từ trước đến này từ thời quân chủ hay là thời sau này của Cộng sản.”

Vị cựu đại tá quân đội Việt Nam Cộng hòa này tỏ ra ngờ vực hơn nữa khi ông nói về Trung Quốc, hay Trung Hoa Cộng sản theo cách gọi của ông. Ông xem những hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm củng cố những tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông là một phần trong “tham vọng bành trướng lãnh thổ” của nước này.

“Cái việc bành trướng lãnh thổ qua những việc xây đắp những căn cứ quân sự trên mấy hòn đảo mà không thuộc Trung Hoa Cộng sản như Hoàng Sa Trường Sa của chúng ta là một mối nguy hại chung cho cả thế giới nói chung và nói riêng cho Việt Nam,” ông Lý bày tỏ lo ngại.

Nhìn chung, người Mỹ lớn tuổi có khuynh hướng nhìn thấy nhiều thách thức nghiêm trọng trong mối quan hệ Mỹ-Trung hơn là những người trẻ tuổi, trong khi những người trẻ tuổi lại có cách nhìn nhận tích cực hơn về Trung Quốc trong hầu hết các vấn đề mà Pew khảo sát.

Samuel Thien Lam, 35 tuổi, một luật sư chuyên trách về luật tài sản trí tuệ ở thành phố San Francisco, bang California, có quan điểm dung hòa về Trung Quốc và chủ nghĩa cộng sản. Cũng như nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai sinh trưởng tại Mỹ, thế giới quan của anh được định hình bởi những kinh nghiệm rất khác biệt so với những gì mà cha mẹ anh từng trải qua.

Có cha từng là quân nhân trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, anh Samuel cho biết anh lớn lên với nỗi lo ngại chung chung về chủ nghĩa cộng sản và các chế độ cộng sản, nhưng anh nói điều đó cũng tiến triển theo thời gian trong gia đình anh. “Mặc dù tôi vẫn còn ít nhiều những lo ngại đó nhưng nó không sâu sắc như là thế hệ của cha mẹ tôi,” anh chia sẻ.

Anh xem mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có tính “biện chứng” và có tác động qua lại thay vì áp đặt lên nhau, và vấn đề nghiêm trọng nhất với Trung Quốc là “những lo ngại về những giá trị và chuẩn mực văn hóa chung, cụ thể là liên quan tới nhân quyền.”

4:58 “Tôi sẽ không gọi đó là mối đe dọa từ Trung Quốc nhưng tôi nghĩ đó là một tập hợp những thách thức mà nếu Mỹ và Trung Quốc muốn hợp tác với nhau thì họ họ phải tìm cách giải quyết hoặc thỏa hiệp,” anh Samuel nói thêm.

Cuộc khảo sát 1.505 người ở Mỹ được Pew thực hiện từ tháng 2 tới tháng 3 và được công bố vài ngày trước cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo tại khu dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump tại thành phố Palm Beach, bang Florida vào ngày thứ Năm và thứ Sáu.

Trong một dòng tin đăng trên Twitter vào tuần trước, ông Trump cảnh báo cuộc gặp gỡ với ông Tập “sẽ rất khó khăn” vì Mỹ “không thể nào chịu thâm hụt mậu dịch nặng và mất mát việc làm ồ ạt được nữa.”

http://www.voatiengviet.com/a/khao-sat-nguoi-my-co-quan-diem-tich-cuc-hon-ve-trung-quoc/3797994.html

 

Nghị sĩ Mỹ thúc giục Trump lưu ý TQ về vấn đề THAAD

Một nhóm các Thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ngày 4/4 viết thư cho Tổng thống ủng hộ việc triển khai hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD ở Hàn Quốc và lưu ý tới thái độ trả đũa bất công của Trung Quốc đối với việc này.

Tổng cộng 26 Thượng nghị sĩ do Thượng nghĩ sĩ Dan Sullivan và Benjamin Cardin dẫn đầu gửi thư chung cho Tổng thống 2 ngày trước khi ông Trump gặp ông Tập tại Florida với nghị trình thảo luận dự kiến bao gồm các vấn đề an ninh và kinh tế quan trọng, kể cả đe dọa hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên.

Thư đề nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump dùng cuộc gặp sắp tới với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để chấm dứt các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh đối với Hàn Quốc.

Thượng đỉnh Trump-Tập trong hai ngày 6 và 7/4 tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago ở Florida cũng sẽ được theo dõi sát để xem Mỹ có nêu vấn đề thẳng thắn với Trung Quốc về những hiếp đáp đối với Hàn Quốc xuất phát từ việc Seoul cho Mỹ bố trí THAAD, hệ thống nhằm chống lại các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.

Thư viết “Trong khi Trung Quốc tiếp tục kịch liệt phản đối hệ thống phòng thủ phi đạn trên bán đảo Triều Tiên, mấy năm qua họ lại không làm gì để trì trệ hay chấm dứt các chương trình hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên, vốn là nguyên nhân duy nhất cần phải có hệ thống THAAD.”

Thư kêu gọi Tổng thống đề nghị Chủ tịch Trung Quốc xem lại quan điểm của ông ấy về việc bố trí THAAD và khuyến khích Bắc Kinh thôi các biện pháp trả đũa kinh tế bất công chống lại Hàn Quốc.

Thay vào đó, thư nói, Trung Quốc nên dùng ảnh hưởng đáng kể của họ với Bình Nhưỡng để phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên.

Các Thượng nghị sĩ thúc giục Tổng thống Trump khi gặp ông Tập nên nhấn mạnh rằng quyết định chung Mỹ-Hàn triển khai THAAD hoàn toàn là kết quả của thái độ gây hấn tiếp diễn từ Bắc Triều Tiên.

Nguồn: trang web của TNS Dan Sullivan

http://www.voatiengviet.com/a/nghi-si-my-thuc-giuc-trump-luu-y-trung-quoc-ve-thaad/3797965.html

 

Tướng Mỹ: Kìm chế Bắc Triều Tiên, phải có Trung Quốc

Bất kỳ nỗ lực nào muốn hạn chế chương trình võ khí của Bắc Triều Tiên cần dính líu đến Trung Quốc, theo lời một giới chức quân sự cấp cao của Mỹ ngày 4/4, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Washington nếu cần có thể tự mình đối phó với chương trình phi đạn và hạt nhân Bình Nhưỡng.

Hôm chủ nhật, ông Trump phát biểu với tờ Financial Times rằng Trung Quốc có ảnh hưởng lớn với Bắc Triều Tiên và rằng “Trung Quốc sẽ phải quyết định một là giúp chúng ta trong vấn đề Bắc Triều Tiên, hai là không. Nếu họ giúp, sẽ tốt cho họ, nếu họ không, sẽ không tốt cho ai cả.”

Tổng thống Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại vào thứ năm và thứ sáu tuần này.

Hôm thứ ba, Tướng John Hyten, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, khẳng định khó nhìn thấy một giải pháp cho vấn đề Bắc Triều Tiên mà không có sự can dự của Trung Quốc.

“Bất kỳ giải pháp nào về vấn đề Bắc Triều Tiên phải dính líu tới Trung Quốc,” ông Hyten phát biểu tịa cuộc điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.

Chưa rõ liệu lời lẽ của ông Trump có lay chuyển được Trung Quốc hay không. Bắc Kinh đã có những bước tăng cường áp lực kinh tế lên Bình Nhưỡng, nhưng lâu nay vẫn không muốn làm điều gì có khả năng gây bất ổn cho Bắc Triều Tiên, vốn có thể dẫn tới làn sóng người tị nạn từ nước láng giềng tràn vào Trung Quốc.

Chưa rõ liệu Mỹ có thể tự đối phó với Bắc Triều Tiên để ngăn nước này bành trướng khả năng hạt nhân như thế nào.

Bình Nhưỡng gần đây phóng thử một loạt các phi đạn bất chấp nghị quyết của Liên hiệp quốc.

Các phụ tá an ninh quốc gia của ông Trump đã hoàn tất công tác đánh giá các phương án kìm hãm tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên bao gồm các biện pháp kinh tế và quân sự (nghiêng về khía cạnh chế tài), đồng thời cũng tăng áp lực đòi Bắc Kinh phải nỗ lực hơn nữa.

http://www.voatiengviet.com/a/kim-che-bac-trieu-tien-phai-co-trung-quoc/3797967.html

 

Đài Quan sát Nhân quyền Syria

tố IS hành quyết tập thể 33 người

Đài Quan sát Nhân quyền Syria nói nhóm cực đoan Hồi giáo IS đã hành quyết 33 người trong tuần này. Đây là vụ hành quyết tập thể đầu tiên do các phần tử chủ chiến tự xưng là ‘Nhà Nước Hồi giáo’ thực hiện trong năm nay.

Đài Quan sát Nhân quyền Syria – có trụ sở đặt ở Anh – nói các vụ giết người diễn ra vào sáng sớm thứ Tư 5/4 tại vùng thôn quê phía đông Deir Ezzor.

Tổ chức chuyên giám sát tình hình Syria này cho biết là các nhà hoạt động của họ đã tận mắt chứng kiến các vụ hành quyết, tuy nhiên những người này nói họ không rõ liệu những người bị giết hại là chiến binh của bên nào trong cuộc nội chiến đã kéo dài 6 năm ở Syria, hoặc là thường dân đã bị các lực lượng IS bắt giữ và xử tử.

Đài Quan sát Nhân quyền Syria miêu tả đây là vụ hành quyết tập thể lớn nhất do Nhà Nước Hồi giáo thực hiện sau khi hai nhóm, mỗi nhóm 15 người, bị giết trong hai vụ hành quyết riêng rẽ giữa tháng 9 và tháng 10 năm ngoái.

http://www.voatiengviet.com/a/dai-quan-sat-nhan-quyen-syria-to-is-hanh-quyet-tap-the-33-nguoi/3798842.html

 

Điều tra Mỹ về tin tặc Nga lại gặp trục trặc

Người đứng đầu cuộc điều tra của quốc hội Mỹ về cáo buộc tin tặc Nga đã phải tạm dừng chức vụ vì chính ông bị điều tra.

Chủ tịch ủy ban tình báo hạ viện Devin Nunes nay bị ủy ban đạo đức hạ viện điều tra về cáo buộc ông tiết lộ thông tin mật.

Ông Nunes, thuộc đảng Cộng hòa, gọi cáo buộc là “hoàn toàn sai” và “có động cơ chính trị”.

Dân biểu Mike Conaway sẽ thay ông dẫn dắt cuộc điều tra về tin tặc Nga.

Cuộc điều tra này cũng xem xét khả năng có liên hệ giữa nhóm tranh cử của ông Donald Trump và Nga.

Bản thân ông Devin Nunes từng bị chỉ trích vì ông báo cáo cho Tổng thống Trump về tin tức tình báo, trong khi giấu chúng trước các thành viên trong ủy ban hạ viện.

Các thành viên Dân chủ trong ủy ban phê phán ông Nunes là làm hại cho cuộc điều tra khi gặp ông Trump và các quan chức Nhà Trắng có thể là đối tượng của cuộc điều tra.

Công việc của ủy ban này đã bị đình trệ vì các cáo buộc lẫn nhau.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39518649

 

Aung San Suu Kyi: Anh hùng nhân quyền nay bị chỉ trích

Fergal KeaneBBC News

Chúng tôi gặp gỡ trong văn phòng của bộ ngoại giao, nơi chính thể cũ từng bàn thảo các chiến dịch chống lại trừng phạt và cô lập quốc tế.

Trên tường là chân dung các lãnh đạo Miến Điện cũ, đầu tiên là cha của bà Tướng Aung San, bị ám sát ngay trước ngày độc lập năm 1947, rồi tiếp theo là thời đại quân đội hà khắc. Đó là những gương mặt chưa từng được bỏ phiếu trong bầu cử dân chủ.

Vị lãnh đạo mới, được dân bầu với tỉ lệ ủng hộ áp đảo, đến đây, đi cùng là các nhân viên và cảnh sát.

Cuộc phỏng vấn bà là lần đầu tiên của năm nay, và cũng là dịp tiếp cận hiếm hoi với truyền thông.

Bà Aung San Suu Kyi bị thấm mệt vì sự chỉ trích cách bà giải quyết khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine. Thật khác xa những ngày khi phóng viên, kể cả tôi, lặn lội tới nhà bà đặt cạnh hồ ở Rangoon, lắng nghe bà nói về giá trị của nhân quyền phổ quát.

Khi tôi lần đầu gặp bà tháng Bảy 1995, bà còn là tù nhân chính trị chỉ mới tự do được vài ngày.

Bà theo dõi các bài của tôi trên BBC World Service, rất muốn biết làm thế nào đảng ANC tại Nam Phi kết thúc chế độ apartheid. Khi đó, có sự háo hức trong sáng ở bà, khao khát kiến thức về mọi thứ.

Người phụ nữ tôi gặp tuần này ở Nay Pyi Taw năm 2017 rõ ràng đã thay đổi.

Nữ anh hùng của cộng đồng nhân quyền nay bị cô lập trước nhiều người từng ủng hộ bà ở nước ngoài.

Bà lo ngại truyền thông, ghét bỏ những nhà chỉ trích quốc tế, nay bà giống một chính khách sắt đá hơn là thần tượng toàn cầu được mọi thủ đô tôn vinh khi bà được tự do bảy năm trước.

Cuộc trao đổi của chúng tôi về Rakhine lịch sự nhưng thẳng thắn. Tôi nghĩ rằng những gì mình thấy ở bang Rakhine giống như thanh lọc sắc tộc. Bà có lo ngại mình sẽ bị nhớ như là người được giải Nobel mà lại không đối phó thanh lọc sắc tộc ở nước mình?

Bà không chấp nhận định nghĩa này. Bà nói về hai cộng đồng bị chia rẽ, giải thích vì sao bà ít có hoạt động công khai là vì không muốn việc lên án sẽ làm tăng ngọn lửa hận thù.

Cũng rõ ràng là sự xoay chuyển trong dư luận phương Tây, từ ca ngợi sang lên án, làm bà giận dữ.

Tôi nhận ra rằng các viên chức LHQ càng đòi bà hành động, thì bà càng ít khả năng chấp nhận.

Có sự mâu thuẫn sâu sắc ở đây. Tôi và các nhà báo ở châu Âu vẫn nhớ ngày trước, khi chính quyền quân sự lên án các bài báo về vi phạm nhân quyền, tố cáo chúng tôi phóng đại.

Nay cũng những than phiền này lại đến từ một chính phủ được bầu dân chủ, do một cựu tù nhân chính trị đứng đầu.

Rõ ràng không phải mọi tố cáo từ bang Rakhine đều đúng, và bạo lực mới nhất xuất phát từ việc có tấn công bạo động với cảnh sát.

Nhưng sức nặng bằng chứng cho thấy người vô tội đang chết, và nó xảy ra từ trước khi có nhóm Rohingya quá khích gần đây.

Khủng hoảng ở Rakhine sẽ không gây vấn đề cho bà Suu Kyi với đa số người dân Miến Điện, họ trung thành với Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà.

Nhưng sự lạnh nhạt từ người ủng hộ quốc tế có thể trở thành vấn đề nếu quân đội không chịu chấp nhận đòi hỏi của bà để thay đổi hiến pháp. Hiện hiến pháp cho họ có quyền lực với các bộ quan trọng như quốc phòng, nội vụ, và cũng ngăn không cho bà thành tổng thống.

Bà là một chính khách sắc sảo, dĩ nhiên nhận ra rủi ro này. Nhưng khả năng nhượng bộ trước giới chỉ trích quốc tế, mà sự phân tích của họ không được bà chấp nhận, sẽ là trái ngược với tính cách của bà.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39518644

 

Trung Quốc hy vọng cuộc gặp Trump-Tập

sẽ tăng cường ổn định quan hệ

Bill Ide

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau trực tiếp lần đầu tiên vào thứ Năm 6/4 tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông Trump ở bang Florida. Nhà lãnh đạo Mỹ đã tiên liệu cuộc gặp gỡ có độ rủi ro cao này sẽ rất khó khăn trong bối cảnh Mỹ phải nhập siêu lớn trong trao đổi thương mại với Trung Quốc. Bất chấp thách thức thương mại và những khó khăn khác, như vấn đề Bắc Hàn hay Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, các nhà phân tích nói Trung Quốc hy vọng cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai nhà lãnh đạo này sẽ tăng cường ổn định cho tương lai quan hệ giữa hai nước.

Trước cuộc gặp gỡ chỉ vài ngày, Tổng thống Trump đã ra hai lệnh hành pháp, yêu cầu xem xét lại thâm hụt mậu dịch và hứa sẽ có biện pháp nghiêm khắc với đối tác nào giao thương không trung thực. Nhà lãnh đạo Mỹ không chỉ thẳng Trung Quốc, nhưng ông viết trên Twitter về những cách buôn bán của Trung Quốc trước khi ông ký các sắc lệnh đó.

Các nhà phân tích nói chuyến thăm hai ngày của Chủ tịch Tập ở Florida có lẽ sẽ không phải để giải quyết những vấn đề hết sức phức tạp đó, nhưng có lẽ sẽ đặt quan hệ của hai nước vào một đường hướng mới tốt đẹp hơn.

Nhà phân tích châu Á Ross Feingold nhận định:

“Rõ ràng Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách thiết lập quan hệ làm việc với Tổng thống Trump để hai bên có thể thông qua nhiều vấn đề trên cơ sở nghị trình song phương. Quan hệ cá nhân và quan hệ làm việc vững mạnh sẽ là điều quan trọng thiết yếu để đạt đến các mục tiêu chung của hai bên.”

Rõ ràng Trung Quốc đang chú ý lắng nghe và Bắc Kinh muốn nhấn mạnh đến việc họ có thể giúp gì cho mục tiêu làm cho nước Mỹ vĩ đại lại, đồng thời giải quyết những vấn đề bất cân xứng. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc cho rằng Trung Quốc chủ ý đẩy mạnh xuất siêu.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang phát biểu:

“Trung Quốc sẽ tăng mạnh mức cầu nội địa và cũng sẽ gia tăng mức cầu đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, trong đó có từ Hoa Kỳ. Đầu tư Trung Quốc vào Hoa Kỳ cũng gia tăng nhanh chóng trong mấy năm gần đây.”

Các nhà phân tích nhận định Bắc Kinh có lẽ sẽ tìm một sự giao tiếp tích cực hơn để đặt chiều hướng tương lai cho quan hệ giữa hai nước.

Tuy nhiên không rõ chính quyền của Tổng thống Trump sẽ đặt ưu tiên vấn đề Bắc Hàn hay thương mại.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley phát biểu:

“Theo tôi Hoa Kỳ đã nghe Trung Quốc nói rằng họ lo ngại về Bắc Triều Tiên trong suốt hơn 25 qua, nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy Bắc Kinh hành động cho điều họ nói là lo ngại về Bắc Hàn và do đó chính quyền mới của Mỹ muốn thấy họ hành động và tôi nghĩ Mỹ sẽ tăng áp lực kên Trung Quốc.”

Tuy nhiên tăng áp lực lên Trung Quốc về thương mại hay về Bắc Hàn có thể là yếu tố phá hỏng chứ không phải là yếu tố tạo thành quan hệ tốt đẹp hơn.

http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-hy-vong-cuoc-gap-trung-tap-se-tang-cuong-on-dinh-quan-he/3797832.html

 

Thượng đỉnh Mỹ-Trung :

Cuộc gặp khó khăn đầu tiên của tổng thống Trump

Anh VũPhạm Trần

Hôm nay, 06/04/2017, tại Florida diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Trung – Mỹ đầu tiên dưới thời tổng thống Donald Trump, người từng không ít lần chỉ trích gay gắt nhằm vào Trung Quốc từ khi còn là ứng viên cũng như khi đã đắc cử tổng thống. Dư luận Mỹ trông đợi cuộc gặp lần này là dịp để tổng thống Trump phác họa một chương mới trong quan hệ Washington – Bắc Kinh.

Khác với tất cả các lần tiếp tân trước với những nguyên thủ quốc gia hữu hảo, cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc dự trù sẽ rất khó khăn với tổng thống Mỹ. Làm sao dung hòa quyền lợi của cả hai nước trên các hồ sơ kinh tế cũng như địa chính trị quốc tế, trong khi mà ông Donald Trump vốn nổi tiếng với chủ trương bảo hộ kinh tế vì mục tiêu tôn chỉ « nước Mỹ trước tiên? ».

Nhà báo Phạm Trần tại Washington phân tích :

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170406-thuo%CC%A3ng-di%CC%89nh-my%CC%83-trung-cuo%CC%A3c-ga%CC%A3p-kho%CC%81-khan-da%CC%80u-tien-cu%CC%89a-to%CC%89ng-tho%CC%81ng-trump

 

Liên Hiệp Quốc :

Nga – phương Tây đọ sức về vụ tấn công hóa học tại Syria

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhóm họp khẩn cấp ngày hôm qua, 05/04/2017, sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Idlib, tại Syria. Pháp, Anh, Mỹ hy vọng đạt được một nghị quyết lên án vụ tấn công này, nhưng đã vấp phải sự chống đối của Nga.

Theo thông tín viên Marie Bourreau tại New York, bầu không khí cuộc họp rất căng thẳng và Hoa Kỳ thậm chí còn đe dọa đơn phương hành động:

Sau khi có thái độ mập mờ, trong những ngày qua, về số phận của tổng thống Syria Bachar Al Assad, lần này, Hoa Kỳ dường như đồng ý có một lập trường nhất định. Bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đã trưng ra hai bức ảnh khủng khiếp chụp cảnh những đứa trẻ bị chết trong vụ tấn công vào Idlib và đe dọa gần như thẳng thừng.

Bà nói : Khi Liên Hiệp Quốc thường xuyên không thực hiện được sứ mệnh của mình là thúc đẩy hành động tập thể, thì sẽ có những lúc trong hoạt động của các quốc gia, chúng tôi buộc phải tự hành động.

Đại sứ Mỹ không đưa ra một chỉ dấu nào về điều mà bà gọi là đơn phương hành động. Phải chăng đây là trò lừa bịp hay là một lời đe dọa thực sự ? Theo ông François Delattre, đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc thì một hành động từ phía Hội Đồng Bảo An dường như không phải là một giải pháp tốt nhất.

Thế nhưng, các tranh luận không được ngoại giao cho lắm, ví dụ thể hiện qua thái độ nóng nẩy của đại diện Anh Matthew Rycroff, là điềm báo trước cho các cuộc đàm phán gay go. 

Ông nói : Trong con mắt của toàn thế giới, Bachar Al Assad làm nhục nước Nga, qua việc gia tăng các vụ tấn công và hủy bỏ thỏa thuận Astana về hưu chiến. Assad làm nhục nước Nga khi cho thấy là những hứa hẹn của chế độ Syria loại bỏ tất cả vũ khí hóa học chỉ là những lời nói suông.

Tuy vậy, đại diện Nga vẫn thiên về đàm phán bởi vì theo một nhà ngoại giao, thì Nga cảm thấy có vấn đề đạo lý và dường như bị chế độ Damas lợi dụng.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170406-lien-hiep-quoc-nga-phuong-tay-do-suc-ve-vu-tan-cong-hoa-hoc-tai-syria

 

Chính quyền Donald Trump

cũng cứng rắn với Nga như thời Obama?

Minh Anh

Trước khi đắc cử, Donald Trump luôn tỏ thái độ ngưỡng mộ đối với Vladimir Putin và chủ trương xích lại gần Nga. Thế nhưng, kể từ khi chính thức trở thành tổng thống, chính quyền của ông Donald Trump gần đây đưa ra nhiều dấu hiệu “cứng rắn” đối với Nga như thời tổng thống Obama. Phải chăng Donald Trump đang thật sự đổi giọng với Nga?

Hai tháng sau khi lên cầm quyền, ông Donald Trump bớt lời ca ngợi đồng nhiệm Nga. Sự “ngưỡng mộ” giờ được thay thế bằng thái độ “tôn trọng”, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là sẽ “chơi thân” với Nga, như khẳng định của Trump trên kênh truyền hình FoxNews, ngày 05/02/2017.

Chính quyền của Trump cũng có thái độ tương tự. Giọng điệu có vẻ cứng rắn hơn, được thể hiện rõ nét qua các phát biểu của hai bộ trưởng quan trọng nhất trong nội các của Trump – ngoại trưởng Rex Tillerson và bộ trưởng Quốc Phòng, James Mattis, trong các chuyến công du châu Âu vừa qua, trên nhiều hồ sơ như cuộc xung đột tại Ukraina, việc Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và châu Âu.

Ngoại trưởng Rex Tillerson, nguyên chủ tịch tập đoàn ExxonMobil, và được cho là ủng hộ Putin, trong buổi họp với khối NATO, hôm thứ Sáu 31/3 đã tố cáo rằng “hành động xâm lược Ukraina của Nga” cách đây ba năm, đã “làm lung lay nền tảng an ninh và ổn định tại châu Âu”.

Ông khẳng định tiếp tục theo đuổi chính sách đối với Nga của chính phủ tiền nhiệm như duy trì các lệnh trừng phạt cho đến khi nào Matxcơva tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minks cho miền đông Ukraina (2015) và trả lại Crimée cho Kiev.

Rex Tillerson nhắc lại những cam kết được đưa ra dưới thời Obama – Kerry, đó là Hoa Kỳ và NATO vẫn tiếp tục với Ukraina như trước, và Mỹ “sẽ không chấp nhận ý định của Nga làm thay đổi đường biên giới với Ukraina”. Theo lời kể của một quan chức bộ Ngoại Giao, trong bữa cơm tối với các đồng nhiệm thuộc khối NATO, dường như ông Rex Tillerson đã được vỗ tay tán thưởng khi tuyên bố là “nước Nga không còn xứng đáng để tin cậy”.

Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis, khi viếng thăm Luân Đôn, cũng không kiệm lời khi cáo buộc Nga “vi phạm luật Quốc Tế tại Crimée” và “can thiệp vào các cuộc bầu cử tại nhiều nước”.

Thế nhưng, theo ghi nhận của AFP, những dấu hiện trên được đưa ra trong bối cảnh một bầu không khí nặng nề đang đè nặng lên Washington. Các ủy ban của Quốc Hội và FBI thông báo mở điều tra chính thức về khả năng Nga can thiệp vào chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Cơ quan điều tra FBI cố gắng tìm hiểu xem phải chăng có “một sự phối hợp” giữa ê-kíp của Trump với nhiều quan chức Nga.

Giải thích về thái độ này của chính quyền Donald Trump, ông Jeffrey Rathke, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS và cũng từng là phát ngôn viên bộ Ngoại Giao thời John Kerry nhận định: “Đường lối cứng rắn của Tillerson và Mattis phản ảnh một sự tiếp nối” giữa chính quyền Obama và Trump, nhất là các lệnh trừng phạt nhắm vào Matxcơva.

Đối với chuyên gia này, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Nga có lẽ sẽ “rất khó mà thay đổi quỹ đạo”, do “những điều tra về việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ và có liên hệ với ban vận động của Donald Trump”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170406-chinh-quyen-donald-trump-cung-cung-ran-voi-nga-nhu-thoi-obama

 

Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo chế độ Assad « tấn công » hóa học tại Syria

Thu Hằng

Chỉ một ngày sau vụ tấn công hóa học tại Syria, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ tiếp nhận và điều trị cho các nạn nhân. Ngày 06/04/2017, bộ trưởng Tư Pháp Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định chế độ Bachar Al Assad đã sử dụng vũ khí hóa học để tấn công thường dân song không cho biết dựa trên những yếu tố nào, sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi ba nạn nhân từ Idleb (Syria) được đưa về thành phố Adana (miền nam Thổ Nhĩ Kỳ).

Theo thông tín viên RFI Alexandre Billette tại Istanbul, trước đó, tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã trực tiếp tố cáo tổng thống Syria Bachar Al Assad ra lệnh tiến hành vụ tấn công ngày 04/04.

Với ông Recep Tayyip Erdogan, không còn nghi ngờ gì nữa : đây là một cuộc tấn công « hóa học » và do các lực lượng trung thành với « kẻ sát nhân » Bachar Al Assad thực hiện. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên án sự im lặng của Liên Hiệp Quốc.

Ankara cho biết đã triển khai cứu viện để trợ giúp nạn nhân vụ tấn công ở miền bắc Syria. Trong hai ngày 04 và 05/04, khoảng 30 người đã được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ, và được Tổ Chức Y Tế Thế Giới cùng với một số tổ chức khác, điều trị tại một bệnh viện ở thành phố Reyhanli, nằm ở biên giới giữa hai nước. Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng cấp thuốc giải độc để giảm đau cho những người sống sót.

Đây không phải là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ đón những người được cho là nạn nhân của chế độ Syria. Ankara tính đến việc cung cấp bằng chứng cáo buộc chế độ Damas liên quan đến vụ tấn công này. 

Bộ trưởng Y Tế Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ cho tiến hành khám nghiệm một trong số những người bị thương được đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đã qua đời khi đến nơi. Theo ông, kết quả khám nghiệm sẽ cho phép nhận dạng những người phải chịu trách nhiệm vụ tấn công trên.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170406-tho-nhi-ky-to%CC%81-ca%CC%81o-ce-do-assad-%C2%AB-tan-cong-%C2%BB-hoa-hoc-ta%CC%A3i-syria

 

Donald Trump:

Mỹ “tăng cường” quân sự để đối phó với Bắc Triều Tiên

Thùy Dương

Trong cuộc điện đàm ngày  05/04/2017 với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tổng thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ “tăng cường” khả năng quân sự để đối phó với đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Phát biểu trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa ra biển Nhật Bản, nhưng thất bại.

Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết tổng thống Donald Trump tuyên bố rõ ràng là nước Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng tấn công và phòng vệ của các nước đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời cũng là để bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ bằng cách huy động toàn bộ phương tiện quân sự.

Tổng thống Donald Trump cũng trấn an thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe rằng Washington đã tính đến mọi khả năng và sẽ sát cánh với Tokyo và Seoul để đối phó với Bình Nhưỡng trong bối cảnh các đe dọa từ Bắc Triều Tiên ngày càng lớn.

Trong khi đó, hãng tin Nhà nước Yonhap của Hàn Quốc, hôm nay 06/04/2017, dẫn lời một quan chức cấp cao nước này thông báo là Seoul đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo với tầm bắn 800km. Điều này có nghĩa là tầm bắn của tên lửa này đủ để bắn tới điểm xa nhất trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên kể cả khi tên lửa được phóng từ cực nam của Hàn Quốc.

Tên lửa nói trên do chính hàn Quốc chế tạo và sẽ được triển khai trong năm nay. Tuy nhiên, một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Hàn Quốc đã từ chối bình luận tin trên.

Hồi tháng 06/2016, Hàn Quốc cũng đã thử nghiệm hai tên lửa khác cũng do nước này tự chế tạo, có thể mang đầu đạn 1 tấn và có tầm bắn 500 km.

AFP trích dẫn một quan chức bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nói rằng  tên lửa mà Bắc Triều Tiên thử nghiệm ngày hôm qua 05/04 là tên lửa đạn đạo lớp Scuds được chế tạo từ thời Liên Xô cũ, nhưng đã được cải tiến để có tầm bắn xa hơn.

Liên quan đến chính sách đối phó với Bắc Triều Tiên về các chương trình tên lửa, hạt nhân, chỉ huy trưởng hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift, hiện đang ở Tokyo để tiếp xúc với các chỉ huy cấp cao của bộ Quốc Phòng Nhật Bản, đánh giá các biện pháp ngoại giao và kinh tế chống lại Bình Nhưỡng đều không mang lại kết quả như mong muốn.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170406-donald-trump-my%CC%83-%E2%80%9Ctang-cuong%E2%80%9D-quan-su-de-doi-pho-voi-bac-trieu-tien

 

Bắc Triều Tiên và thương mại

phủ bóng thượng đỉnh Trung – Mỹ

Thu Hằng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 06/04/2017 tại khu biệt thự Mar-a-Lago sang trọng ở Florida. Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên thủ được đánh giá « rất quan trọng » cho tương lai quan hệ song phương.

Trả lời thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio, ông Christopher Ruddy, tổng giám đốc trang Newsmax và là bạn lâu năm của tổng thống Donald Trump, nhận định đây là « chuyến viếng thăm mấu chốt », vì thế, chủ tịch Trung Quốc được mời đến Mar-a-Lago.

Trong hai ngày, ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình sẽ đề cập đến nhiều chủ đề như tranh chấp ở Biển Đông, một nước Trung Hoa duy nhất… Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ được hai nhà lãnh đạo đặc biệt lưu ý trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa bắn tên lửa ra biển Nhật Bản (ngày 05/04) dường như để thách thức cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Trong chuyến công du châu Á vào tháng 03/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng tuyên bố « Thời gian cho mọi lời phát biểu đã hết ». « Ưu tiên tuyệt đối » của Hoa Kỳ là « Trung Quốc gây áp lực với Bình Nhưỡng », theo nhận định của bà Susan Thornton, phụ trách khu vực châu Á tại bộ Ngoại Giao Mỹ.

Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của chế độ Kim Jong Un và được Hoa Kỳ coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh rất cân nhắc về các biện pháp gây sức ép của đối với nước láng giềng vì lo ngại hệ quả địa-chính trị trong trường hợp chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ.

Vấn đề thương mại là một chủ đề quan trọng khác trên bàn đàm phán giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình. Nhà Trắng muốn giảm bớt rào cản của Trung Quốc đối với lĩnh vực đầu tư và tự do trao đổi mậu dịch. Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 350 tỉ đô la. Bắc Kinh áp đặt mức thuế 25% đối với xe hơi nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu nông phẩm, trong đó có thịt bò và lợn.

Trong khi đó, các vấn đề như khí hậu và nhân quyền sẽ không được đề cập trong thượng đỉnh lần này.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170406-bac-trieu-tien-va-thuong-mai-phu-bong-thuong-dinh-dau-tien-trump-tap

 

Thách đố Bắc Triều Tiên : Ba kịch bản của Donald Trump

Trọng Thành

Vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên là một tâm điểm trong cuộc thượng đỉnh Mỹ-Trung, bắt đầu từ ngày mai thứ Năm 06/04/2017. Trước cuộc gặp nguyên thủ Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thẳng thừng tuyên bố : Nếu Bắc Kinh không cộng tác, Washington sẽ « hành động một mình » (trả lời phỏng vấn Financial Times). Truyền thông Mỹ tìm cách giải mã.

Về phát biểu « sẵn sàng hành động một mình » trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, truyền thông quốc tế đăng tải rộng rãi bài phân tích của hãng AP, mang tựa đề : « Liệu ông Trump với phong cách bạo mồm, bạo miệng có giải quyết được vấn đề Bắc Triều Tiên ? ».

Đọc thêm : Trump sẵn sàng tự giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên

Công chúng còn nhớ một Twitter của ông Trump đầu năm nay, sau khi Bình Nhưỡng lần đầu tiên bắn thử hạt nhân, kể từ khi ông đắc cử (Đại ý là : Tên lửa Bắc Triều Tiên không thể tấn công được Mỹ !) Lúc đó một số người cho rằng tổng thống tân cử Mỹ sẵn sàng dùng biện pháp quân sự. Nhưng nhiều chuyên gia nhận xét, Donald Trump có lối nói nước đôi. Dùng quân sự cũng là một cách hiểu, nhưng cũng có thể giải thích : xét về mặt kỹ thuật, tên lửa Bình Nhưỡng chưa đủ khả năng. Lần này cũng vậy, hứa hẹn hành động không cần Trung Quốc của tổng thống Mỹ cũng được một số phương tiện truyền thông giải thích là Washington « sẽ đơn phương hành động về quân sự », như điều mà ngoại trưởng Mỹ để ngỏ. Vậy thực hư ra sao ?

« Đòn cân não » hơn là giải pháp đã có

Điểm lại lịch sử, AP nhận xét, nếu tân tổng thống Mỹ có được « một giải pháp táo bạo » cho vấn đề Bắc Triều Tiên, thì đó phải là một giải pháp « rất thông minh », bởi vấn đề « rất phức tạp ».

Năm 1994, tổng thống Bill Clinton thời ấy đã từng dự định sẽ tấn công phủ đầu Bắc Triều Tiên để ngăn chặn chương trình hạt nhân. Do quá mạo hiểm, rốt cuộc Clinton đã chọn thương lượng. Giải pháp này cũng đã thất bại qua cả hai đời tổng thống tiếp theo.

Theo AP, tân tổng thống Mỹ hiểu rằng, nếu có các thay đổi nguyên trạng về quân sự tại Đông Bắc Á, mà không có sự tham gia của Trung Quốc và đặc biệt là Nga, điều có thể dẫn đến « sự đối đầu giữa Mỹ với hai cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân ».

AP nhận xét một cách châm biếm, thực ra « ông Trump không cần phải nói về chương trình hành động của ông với bất cứ một báo nào. Bởi nếu ông mà có một kế hoạch như vậy, thì tất cả các lãnh đạo châu Á đã dỏng tai nghe rồi ».

Nhìn chung, tuyên bố của ông Trump được một số nhà quan sát đánh giá như là một đòn cân não, nhằm gây ảnh hưởng đến lãnh đạo Trung Quốc, để tạo lợi thế trong mặc cả, nhiều hơn là thể hiện cho một đối sách đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trong một hồ sơ được coi là thuộc loại gai góc nhất đối với Hoa Kỳ.

Về khả năng hành động của tổng thống Mỹ, kênh truyền thông CNN có bài phân tích nêu ra ba kịch bản.

Kịch bản 1 : Đối thoại đưa Bắc Triều Tiên vào đàm phán

Thứ nhất là đối thoại để đưa Bắc Triều Tiên vào bàn đàm phán. Ít nhất ba lần trong thời gian tranh cử tổng thống, ông Trump đã nói sẽ mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên đi ăn hamburger. Một nhà nghiên cứu thuộc Viện tư vấn Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hòa Bình (Mỹ), nhận định : một chuyện rất phức tạp không thể giải quyết đơn giản như vậy, không thể chỉ trong ngày một ngày hai, mà cần chuẩn bị lâu dài. Bình Nhưỡng đã tuyên bố sẵn sàng thương lượng, nhưng không chấp nhận giải trừ hạt nhân như một điều kiện tiên quyết.

Theo chuyên gia Leon Sigal, giám đốc dự án hợp tác an ninh Đông Bắc Á của Social Science Research Council, ở New York, cách duy nhất để ra khỏi tình thế hiện nay là Washington chấp nhận đối thoại với Bình Nhưỡng, « càng sớm càng tốt », để xem xem chế độ Bắc Triều Tiên có ý định tạm ngưng chương trình vũ khí hay không. Tuy nhiên, giải pháp này có thể bị chế độ Bắc Triều Tiên sử dụng để gây thanh thế, mặt khác việc Bắc Triều Tiên liên tục thử tên lửa trong những tháng gần đây khiến kịch bản này trở nên xa vời.

Kịch bản 2 : Siết chặt gọng kìm kinh tế

Một kịch bản thứ hai được nhiều chuyên gia nói đến, đó là « siết chặt gòng kìm » đối với Bắc Triều Tiên. Ông Anthony Ruggiero, một chuyên gia về các trừng phạt tài chính của Mỹ, nhấn mạnh rằng chính quyền Trump có thể điều tra về các doanh nghiệp Trung Quốc thông đồng với Bắc Triều Tiên, và trừng phạt trực tiếp các doanh nghiệp này, thay vì chỉ nhắm vào các doanh nghiệp Bắc Triều Tiên có quan hệ với chương trình hạt nhân.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng giải pháp này sẽ không khiến chế độ Bình Nhưỡng khuất phục. Vì dù thiệt hại đến đâu, quân đội và chương trình vũ khí hạt nhân vẫn sẽ là lực lượng được chế độ bảo vệ đến cùng.

Kịch bản 3 : Can thiệp quân sự

Trong một báo cáo hồi tháng 5/2016, của Stratfor, một nhóm tư vấn về địa chính trị, có trụ sở tại Texas, thì Hoa Kỳ có thể tấn công Bắc Triều Tiên với hơn 600 tên lửa hành trình và bom điều khiển trong trận đánh phủ đầu. Các vũ khí này sẽ được triển khai với các oanh tạc cơ B-2 và F-22 Raptors, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, cùng một lực lượng hùng hậu các tàu chiến khác. Tuy nhiên, theo Stratfor, vấn đề là Bắc Triều Tiên hiện sở hữu các phương tiện để phóng bom nguyên tử sang Hàn Quốc, và cả Nhật Bản. Nếu điều này xảy ra, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được.

Theo CNN, ngoài biện pháp đánh phủ đầu vốn rất khó xảy ra, một loạt khả năng trong kịch bản quân sự, nhưng không gây ra chiến tranh, cũng được CNN nêu ra, như phong tỏa đường biển, hay điều các tàu được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis đến sát bờ biển Bắc Triều Tiên, để sẵn sàng bắn hạ các tên lửa mà Bình Nhưỡng thử nghiệm trong tương lai.

Vấn đề « tính khí », khả năng mặc cả hay hiểu biết lịch sử ?

Vấn đề Bắc Triều Tiên dường như bế tắc, cho dù Donald Trump và Tập Cận Bình có gặp nhau vào ngày mai. Theo AFP, một số chuyên gia Trung Quốc đã « giễu cợt » quan điểm cho rằng cuộc hội kiến với nguyên thủ Mỹ có thể sẽ khiến Bắc Kinh thay đổi quan điểm trong quan hệ với Bắc Triều Tiên, bởi « Trung Quốc đã xác lập các nguyên tắc » trong vấn đề này (Yang Xiyu, một chuyên gia viện Nghiên Cứu Quốc Tế Trung Quốc), có nghĩa là sẽ không có nhân nhượng.

Đọc thêm :Trung Quốc : 3 quan điểm đối phó với Bắc Triều Tiên

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cũng cho rằng rất khó dự đoán kết quả cuộc gặp giữa nhân vật nhiều quyền lực nhất Trung Quốc kể từ vài thập niên nay, với một tổng thống Hoa Kỳ mới nhậm chức mới chỉ hơn 100 ngày, vốn đang có tỉ lệ được lòng dân rất thấp. Kết quả cuộc gặp được đánh giá là sẽ còn phụ thuộc nhiều vào vấn đề « tính khí » hay nói cách khác « khả năng hòa hợp » giữa hai bên (personal chemistry).

Một số điều đã được nêu lên trong các kịch bản của CNN cho thấy tổng thống Mỹ vẫn còn một số lá bài trong tay để có thể mặc cả với lãnh đạo Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng có một câu hỏi khác đặt ra là : để có được một giải pháp « táo bạo » và « thông minh » cho vấn đề « rất phức tạp » này, phải chăng một độ lùi lịch sử là điều cần thiết ?

Trang mạng báo The Nation, có trụ sở tại Hoa Kỳ, giới thiệu bài nhận định của chuyên gia về chiến tranh Triều Tiên Brice Cumings hồi cuối tháng 3/2017 (Bài « This Is What’s Really Behind North Korea’s Nuclear Provocations »). Nhà sử học Mỹ nhắc lại, tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng đã nảy sinh khi Hoa Kỳ đưa vũ khí nguyên tử chiến thuật vào miền nam Triều Tiên, cuối những năm 1950, để đối phó với lực lượng cộng sản, được Trung Quốc và Nga hậu thuẫn. Đây là điều rất ít được nói đến trong chính giới Mỹ đương đại.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170405-thach-do-bac-trieu-tien-ba-kich-ban-cua-donald-trump

 

Bầu cử TT Pháp:

Jean-Luc Mélanchon, nhà hùng biện “bất khuất”

Trọng Nghĩa

Càng gần đến vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống Pháp (23/04/2017), các ứng cử viên càng ra sức vận động. Trong số 5 ứng cử viên được gọi là « lớn », nhân vật nổi bật trong một vài tuần lễ nay là ông Jean Luc Mélanchon, ứng viên thường được liệt vào diện cực tả, đại diện cho phong trào được chính ông mệnh danh là Nước Pháp Bất Khuất – La France Insoumise, và được đảng Cộng Sản Pháp ủng hộ.

Jean Luc Mélenchon đã gây được sự chú ý nhờ tài hùng biện. Một ví dụ mới nhất là trong cuộc tranh luận trực tiếp truyền hình hôm 04/04/2017 vừa qua, tập hợp 11 ứng viên lớn, nhỏ, một cuộc thăm dò dư luận qua internet thực hiện ngay sau đó đã cho thấy rằng ông được đánh giá là người có sức thuyết phục nhất, hơn cả đối thủ Emmanuel Macron, cũng nổi tiếng có tài thu phục nhân tâm.

Cùng ngày, kết quả một cuộc thăm ý định bầu của cử tri do hãng Ifop-Fiducial thực hiện cũng cho thấy rằng ông Mélenchon là ứng cử viên duy nhất trong số 5 ứng cử viên lớn được thêm cử tri ủng hộ, tăng 2% so với một tuần lễ trước đó. Ở hai vị trí đầu của cuộc thăm dò, vẫn là hai gương mặt quen thuộc là ứng cử viên Marine Le Pen, đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia FN (25%) và Emmanuel Macron, phong trào Tiến Bước (24,5%).

Điều đáng ghi nhận là nếu thoạt đầu, ông Mélenchon đứng cuối bảng trong số năm ứng viên chủ chốt, thì giờ đây, với 16% ý định bầu trong cuộc thăm dò Ifop-Fiducial, ông đã vượt qua ứng cử viên của đảng Xã Hội và đảng Xanh là Benoit Hamon (10%), vươn lên hạng tư, và nhất là bám sát ứng viên cánh hữu và đảng Những Người Cộng Hòa LR François Fillon, chỉ còn hơn ông hai điểm.

Kết quả trên đây đã củng cố thêm kết quả một cuộc khảo sát sau cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên ngày 20/03, lần đầu tiên đặt ông Mélenchon trước ứng cử viên đảng Xã Hội Hamon với một khoảng cách 2 điểm. Một cách khái quát, nếu xếp ứng viên Macron vào vị trí trung dung, không tả, không hữu, thì rõ ràng là ông Mélenchon đã mặc nhiên trở thành ứng cử viên số một của cánh tả Pháp.

Cuộc biểu dương lực lượng ngày 18 tháng Ba 2017

Ở vào tuổi 66, đây không phải là lần đầu tiên mà Jean-Luc Mélenchon lao vào cuộc đua tranh chức tổng thống Pháp. Năm 2012, ông đã từng là ửng cử viên, và khi ấy chỉ được 11,1% phiếu bầu nhân vòng 1, đứng thứ tư và thua khá xa François Hollande, đảng cảnh tả Xã Hội PS, Nicolas Sarkozy, đảng cánh hữu Liên Minh vì Phong Trào Nhân Dân UMP, và Marine Le Pen, đảng cực hữu Mặt Trận Quốc gia FN.

Rút kinh nghiệm từ lần tranh cử đó, năm nay ông đã chuẩn bị chiến dịch vận động một cách bài bản, thành lập phong trào La France Insoumise – Nước Pháp Bất Khuất – rất năng động trên hiện trường và trên internet.

Khi phong trào tự nhận là có được hàng trăm ngàn cảm tình viên, nhiều phản ứng hoài nghi xuất hiện, thế nhưng ngày 18 tháng Ba vừa qua, phong trào Nước Pháp Bất Khuất đã cho thấy là họ không hề nói quá : Cuộc tuần hành mà ông Mélenchon tổ chức đi từ quảng trường Bastille đến quảng trường République ở Paris, với hàng chục ngàn người tham dự – 130.000 theo ban tổ chức – đã được mọi nhà quan sát đánh giá là một thành công.

Cuộc tập hợp đó là dịp để phong trào Nước Pháp Bất Khuất biểu dương lực lượng, và để cho lãnh đạo phong trào nêu bật cương lĩnh tranh cử của mình, tập trung trên những yếu tố căn bản từ việc thiết lập nền Đệ Lục Cộng Hòa cho đến ý muốn rút nước Pháp ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và NATO.

Trên diễn đàn, Jean Luc Mélenchon tuyên bố : ” Phong trào của chúng ta là một biểu hiện chính trị, là một sự nổi dậy của công dân chống lại chế độ quân chủ tổng thống”.  Còn trong đám đông cảm tình viên của phong trào tập hợp về đây, ước muốn nổi dậy chống lại các định chế bị cho là đã xa rời quần chúng cũng không ít. Một thanh niên nói thẳng : « Cũng là một điều hay nếu chúng ta thay đổi được cái thể chế hiện nay, vốn cho phép các chính trị gia, muốn làm gì thì làm mà không cần đến ý kiến của người dân. Đến khi người dân xuống đường thì họ lại không hài lòng ! Các chính khách quả là không thèm lắng nghe chúng ta ».

Kết liễu nền Đệ Ngũ Cộng Hòa

Theo Jean-Numa Ducange, sử gia chuyên về các phong trào cánh tả tại Đại Học Normandie, đề án chính trị của ông Mélenchon là kết liễu nền Đệ Ngũ Cộng Hòa mà ông cho là không chính đáng, để tiến tới cái mà ông gọi là nền Đệ Lục Cộng Hòa :

Việc chuyển từ Đệ Ngũ qua Đệ Lục Cộng Hòa sẽ được tiến hành thông qua một Quốc Hội Lập Hiến. Đây không phải là cái gì mới lạ, chúng ta vẫn đi theo chiều hướng mà cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 đã vạch ra, theo đó, để thiết lập một bản Hiến Pháp mới, dân chủ hơn, cho những người làm công ăn lương nhiều quyền lợi hơn, cho quyền thải hồi các đại biểu dân cử không xứng đáng… tất cả các thay đổi đó đều cần phải thông qua một Hiến Pháp mới, mà muốn làm ra Hiến Pháp mới đó, thì lại phải thông qua một Quốc Hội mới, có đầy đủ tính đại diện, và Quốc Hội này soạn ra bản Hiến Pháp mới đó.

Sự tồn tại của một Quốc Hội Lập Hiến đã từng được thấy nhiều lần trong lịch sử nước Pháp, và như vậy thì Quốc Hội Lập Hiến đó sẽ soạn ra bản Hiến Pháp tương lai mà ông Mélenchon mong muốn. Có một điểm quan trọng khác cần lưu ý là theo ông Mélenchon, chức tổng thống có thể sẽ vẫn tồn tại trong tương lai, nhưng quyền hạn của tổng thống sẽ không còn như hiện nay. Điều mà ông Mélenchon rất đả phá, là chế độ tổng thống do bản Hiến Pháp năm 1958 quy định, dành cho tổng thống Cộng Hòa Pháp quá nhiều quyền hạn, với vai trò của tổng thống nằm ở vị trí trung tâm trong hệ thống hiện nay.

Thành lập nền Đệ Lục Cộng Hòa, đã trở thành yếu tố hàng đầu trong cương lĩnh chính trị của Jean Luc Mélenchon. Ông sẵn sàng xóa bỏ cái hệ thống đã làm nên sự nghiệp của ông, từ Thượng Viện cho đến bộ Huấn Nghiệp, và bây giờ là Nghị Viện Châu Âu.

Từ bỏ đảng Xã Hội bị cho là ngày càng hữu khuynh

Để có thể thực hiện mong muốn thay đổi triệt để của mình, Jean-Luc Mélenchon đã bắt đầu bằng việc cắt đứt sợi giây gắn liền ông với đảng Xã Hội trong ròng rã 32 năm, điều đã được ông thực hiện nhân đại hội đảng Xã Hội năm 2008 ở thành phố Reims, miền Đông Bắc nước Pháp.

Đối với Stéphane Alliès, phóng viên chuyên trách mảng chính trị (Pháp) trên báo mạng Mediapart, đồng tác giả một quyển tiểu sử của ông Mélenchon được nhà xuất bản Robert Laffont phát hành, ngay từ năm 2005, ông Mélenchon đã cảm thấy không thoải mái với xu thế bị ông cho là hữu khuynh, thỏa hiệp của đảng Xã Hội. Bên cạnh đó, ông còn nhận thức được rằng ông có tài thu phục quần chúng. Hai yếu tố đó đã thúc đẩy ông rời bỏ đảng Xã Hội.

 Ông ấy đã ghi nhận là không tài nào cứu vớt được đảng Xã Hội đang sa vào hướng đi theo chủ nghĩa tân tự do, hay là chủ nghĩa xã hội dân chủ. Đây một xu hướng mà những người như François Hollande, Pierre Moscovici hay Dominique Strauss Kahn chủ trương. 

Bản thân ông Mélenchon đã thấy là ông cần phải từ bỏ đảng Xã Hội ngay sau cuộc trưng cầu dân ý về châu Âu năm 2005. Ông Mélenchon lúc ấy là một trong những người chủ trương bác bỏ bản Hiến Pháp Châu Âu. 

Và chiến thắng của câu trả lời không đối với bản hiệp định châu Âu vào lúc ấy, mà những người bỏ phiếu chủ yếu thuộc cánh tả, đã củng cố thêm quyết tâm của ông Mélenchon là cần phải làm một cái gì khác. 

Hơn nữa, khi tham gia cuộc vận động cho cuộc trưng cầu dân ý về Hiến Pháp Châu Âu trong một mặt trận thống nhất của cánh tả, ông Mélenchon đã nhận ra rằng những phát biểu của ông rất được cử tọa tán thưởng và vỗ tay hoan hô. 

Là người không hề thấy là mình kém cỏi, ông Mélenchon đã đánh giá rằng thời cơ đã chín muồi, và đã đến lúc ông phải ra tay để tô thêm một chút màu đỏ cho lý tưởng của đảng Xã Hội.

Đối với giới quan sát, căn cứ vào tình hình hiện nay, khả năng ứng viên của Nước Pháp Bất Khuất vượt qua được vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống sắp tới đây để bước vào vòng 2 hầu như không có. Động lực đang giúp ông vươn lên đã phát sinh quá trễ vì chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến ngày bỏ phiếu.

Đối với Jean-Luc Mélenchon, vượt qua được ứng cử viên cánh hữu François Fillon để đứng thứ ba đã là một thành công vượt bực. Và đây là một điều nằm trong tầm tay của ông.

http://vi.rfi.fr/phap/20170406-bau-cu-tt-phap-jean-luc-melanchon-nha-hung-bien-%E2%80%9Cbat-khuat%E2%80%9D