Tin khắp nơi – 06/03/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 06/03/2020

Bầu cử 2020: Cuộc tranh cử tổng thống

lần thứ ba của Joe Biden

Cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang dồn nỗ lực vào cuộc vận động tranh cử thứ ba để được đảng Dân chủ chọn làm người đối đầu với Donald Trump.

Lần này, Biden gia nhập cuộc đua với tư cách là ứng cử viên được mặc nhiên xem là hàng đầu, người nổi tiếng và được yêu thích nhất trong những người Dân chủ ôm mộng làm tổng thống.

Người đàn ông 77 tuổi gặp những thất bại sớm trong cuộc họp đảng ở Iowa và bầu cử sơ bộ New Hampshire, nhưng đã giành quyền kiểm soát cuộc đua với một chuỗi chiến thắng hôm Siêu Thứ Ba.

Mặc dù ông Obama gọi ông là “phó tổng thống tốt chưa từng có của nước Mỹ “, hồ sơ của ông Biden từ bốn thập kỷ tại văn phòng công cộng đã bị tấn công. Vậy Joe Biden là ai, và những chủ trương chính của ông là gì?

Khuôn mặt chính trị quen thuộc

Ông Biden từng là ứng cử viên Dân chủ năm 2008 trước khi bỏ cuộc và gia nhập liên danh của Barack Obama.

Tám năm ở Nhà Trắng thời Obama – nơi ông thường xuyên xuất hiện bên cạnh tổng thống – cho phép ông Biden nhận là mình phần nào có công trong việc tạo ra phần lớn di sản của Barack Obama, trong đó có việc thông qua Đạo luật Chăm sóc Giá cả Phải chăng (Obamacare), gói kích thích kinh tế và cải cách ngành tài chính.

Việc Joe Biden thường xuyên nhắc đến liên hệ thân thiết của ông với ông Obama – người Biden thường gọi là “em trai” – có thể đã giúp ông có được sự ủng hộ lâu dài từ cử tri người Mỹ gốc Phi.

Là một người trong cuộc lâu năm ở Washington, ông Biden có thông tin đối ngoại vững chắc và giúp cân bằng sự thiếu kinh nghiệm chính trị của ông Obama lúc đó.

Biệt danh “Trung lưu Joe” (Middle Class Joe) cũng được Biden dùng để thu hút cử tri da trắng giới công nhân, lao động, nhóm cử tri mà Obama gặp khó khăn để thu phục.

Biden gây chú ý năm 2012 khi nói rằng ông “hoàn toàn thoải mái” với hôn nhân đồng giới, những bình luận được cho là đã không có lợi cho tổng thống, người lúc đó vẫn chưa hoàn toàn ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng giới. Cuối cùng, ông Obama cũng đã tuyên bố như vậy, chỉ vài ngày sau ông Biden.

Hai nhiệm kỳ ủng hộ vị tổng thống da đen đầu tiên đánh dấu cao điểm trong sự nghiệp chính trị gần 40 năm của ông Biden.

Thượng nghị sĩ sáu nhiệm kỳ của tiểu bang Delaware đắc cử lần đầu tiên vào năm 1972. Ông ra tranh cử tổng thống lần đầu tiên năm 1988 nhưng đã rút lui sau khi thừa nhận mình đạo văn một bài phát biểu của lãnh đạo đảng Lao động Anh, Neil Kinnock.

Nhiệm kỳ dài của Biden tại thủ đô nước Mỹ cho giới phê bình nhiều dữ liệu để tấn công.

Ở đầu sự nghiệp chính trị, Biden đứng về phía những người miền Nam muốn phân cách, trong việc phản đối lệnh tòa bắt trường công cung cấp xe buýt cho nơi có học sinh đa chủng tộc. Và, với tư cách là chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện năm 1991, Biden giám sát các phiên điều trần xác nhận Thẩm phán Clarence Thomas, người được đề cử vào Tối cao Pháp viện. Ông đã bị chỉ trích gay gắt vì cách xử lý các cáo buộc của Anita Hill rằng bà đã bị Clarence Thomas quấy rối tình dục.

Biden cũng là người ủng hộ quyết liệt cho dự luật chống tội phạm năm 1994 mà người cánh tả cho rằng đã khuyến khích các bản án dài và tống giam hàng loạt.

Thành tích này đã khiến phó tổng thống ôn hòa của ông Obama trở thành người bị cho là không phù hợp lắm cho Đảng Dân chủ hiện đại.

Thảm kịch cá nhân

Đời ông Biden thấm đẫm thảm kịch cá nhân.

Năm 1972, ngay sau khi đắc cử vào Thượng viện lần đầu tiên, ông đã mất người vợ đầu tiên, Neilia, và con gái nhỏ, Naomi, trong một tai nạn xe hơi. Ông tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ Thượng viện đầu tiên từ phòng bệnh viện của hai cậu con trai Beau và Hunter, cả hai đều sống sót sau vụ tai nạn.

Năm 2015, Beau qua đời vì bệnh ung thư não ở tuổi 46. Beau Biden được xem là một ngôi sao đang lên của chính trị Hoa Kỳ và đã có ý định ra tranh cử chức thống đốc tiểu bang Delware vào năm 2016.

Trong các cuộc vận động tranh cử Joe Biden thường nói với một người rằng Beau đã khuyến khích bố ra ứng cử tổng thống lại, và dùng cả hai thảm kịch để giải thích tại sao chăm sóc sức khỏe – một trong những chính sách đặc trưng của ông – là vấn đề rất “gần gũi” với cá nhân ông.

Sau cái chết của con trai Beau, ông Biden tạo được nhiều thiện cảm đáng kể, điều này làm nổi bật thế mạnh then chốt của ông: được xem như một người đàn ông biết lo lắng cho gia đình và tốt bụng mà cử tri có thể thông cảm với.

Bản chất được cho là nồng ấm này không phải là không có mặt trái.

Sau khi tham gia cuộc đua năm 2020, Biden đã phải đối phó với những cáo buộc đã có những đụng chạm không thích hợp khi tương tác với cử tri nữ – đi kèm với những khúc phim có những cảnh quay không thoải mái.

Nhưng chính trị gia thân thiện này đã trả rằng ông là một người đồng cảm, mặc dù Biden chấp nhận cách giao tiếp thời nay đã thay đổi. Tuy nhiên, những khúc phim được phổ biến đó tạo cho một số người nhận thức rằng ông không được thức thời lắm.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51735333

 

Chuyên gia ngôn ngữ của Ngũ Giác Đài

bị truy tố tội gián điệp

Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm thứ tư (4 tháng 3), một chuyên gia ngôn ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ làm việc tại Iraq đã bị bắt giữ, và truy tố tội gián điệp sau khi chuyển thông tin tuyệt mật về các nguồn tin tình báo của Hoa Kỳ cho một cá nhân có liên hệ với nhóm khủng bố Hồi Giáo Hezbollah ở Lebanon. Bà Mariam Thompson, 61 tuổi, xuất hiện lần đầu tiên tại Tòa án quận Hoa Kỳ ở Washington.

Bà phải đối mặt với một tội danh lưu trữ thông tin quốc phòng bất hợp pháp và một tội chuyển thông tin nói trên cho đại diện của một chính phủ nước ngoài. Tội danh đầu tiên có mức phạt 10 năm tù, và 2 tội danh còn lại mang án tù chung thân hoặc án tử hình tùy trường hợp. Các công tố viên nói rằng bà đã truy cập 57 tập hồ sơ trong đó chứa “tên, dữ kiện nhận dạng cá nhân, thông tin và hình ảnh của các nguồn cung cấp thông tin tình báo cho Hoa Kỳ.” Sau khi bị bắt, bà Thompson đã từ bỏ quyền im lặng và nói với các cảnh sát FBI rằng bà đã chuyển thông tin cho một “người tình”.

Người này là một công dân Lebanon có quan hệ với Hezbollah, và Thompson nói rằng bà đã cung cấp thông tin theo yêu cầu của anh ta. Tại phiên tòa của bà, phụ tá biện lý Hoa Kỳ John Cummings nói với Thẩm phán Robin Meriweather rằng bà Thompson vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và nên bị giam giữ. Thẩm phán Meriweather đồng ý và ra lệnh bắt giữ bà cho đến phiên điều trần vào ngày 11 tháng 3.

https://www.sbtn.tv/chuyen-gia-ngon-ngu-cua-ngu-giac-dai-bi-truy-to-toi-gian-diep/

 

Ông Trump tuyên bố sẽ ngăn tài trợ liên bang

cho các nơi ‘chứa chấp’ di dân bất hợp pháp

Tổng thống Donald Trump ngày 5/3 tuyên bố sẽ giữ lại ngân khoản tài trợ cho những cơ quan tài phán ‘chứa chấp’ di dân bất hợp pháp sau khi một tòa án Mỹ phán quyết rằng chính quyền Trump có thể chặn tiền tài trợ liên bang cho các tiểu bang và thành phố nào không hợp tác với nhà chức trách di trú liên bang.

Tổng thống Trump đang vận động để được tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 3/11 năm nay, có lập trường cứng rắn đối với di dân hợp pháp và bất hợp pháp. Cuộc chiến của ông chống lại các quyền tài phán ‘chứa chấp’ di dân bất hợp pháp chú trọng đến các luật lệ và chính sách hạn chế các cơ quan thi hành luật pháp địa phương cộng tác với các giới chức của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE).

Các thành phố và tiểu bang chống lại sự hợp tác như vậy cho rằng việc này có thể làm nản lòng những di dân lộ diện tố cáo tội phạm cho cơ quan thi hành pháp luật vì lo sợ về tình trạng di trú của mình.

Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, ông Trump đã tìm cách bỏ những khoản tài trợ đặc biệt về thi hành luật pháp cho những nơi không tuân thủ yêu cầu của ICE buộc phải cung cấp tin tức, nhưng nỗ lực của ông đã bị kiện lên Tòa án.

Vào ngày 26/2, Toà phúc thẩm liên bang khu vực 2 ở Manhattan tuyên phán có lợi cho chính quyền ông Trump và nói rằng việc cắt giảm tiền tài trợ là hợp pháp. Tuy nhiên ba tòa phúc thẩm liên bang khác đã ra phán quyết chống lại việc ngăn chặn tiền tài trợ như vậy, khiến cho việc này có thể được đưa lên Tối cao Pháp viện Mỹ.

Trên Twitter, ông Trump tuyên bố sẽ tiến hành việc cắt giảm tài trợ. Ông Trump viết rằng theo phán quyết mới đây của tòa án liên bang, chính phủ liên bang sẽ giữ lại các khoản tài trợ cho các thành phố ‘chứa chấp’. Ông kêu gọi các nơi này phải thôi ‘chứa chấp’ và không nên bảo vệ các tội phạm.

Một chính sách ‘chứa chấp’ mà chính quyền phản đối là việc các nhà tù địa phương từ chối giam giữ di dân nhập cảnh bất hợp pháp vượt quá thời hạn trả tự do để các giới chức ICE có thể bắt những người này và lập thủ tục trục xuất.

Một số giới chức trong các cơ quan tài phán không hợp tác cho rằng những yêu cầu này có tính cách tự nguyện và rằng nếu đáp ứng các yêu cầu giam giữ đó đồng nghĩa với giam giữ không có lý do hiến định hợp pháp.

Tòa án liên bang khu vực 2 bác bỏ phán quyết của tòa dưới chỉ thị cấp quỹ liên bang cho thành phố New York và các tiểu bang New York, Connecticut, Massachusetts, New Jersey, Rhode Island, Virginia và Washington.

Các toà phúc thẩm liên bang tại Chicago, Philadelphia và San Francisco đã giữ nguyên phán quyết cấm thực thi ít nhất một số điều kiện của chính quyền về các khoản tài trợ này.

Thêm vào đe dọa cắt tiền tài trợ, chính quyền hiện đang mở mặt trận mới chống lại các thành phố, đệ đơn kiện và ban trát đòi hầu tòa mà Bộ trưởng Tư pháp William Barr gọi là một phần “leo thang quan trọng” trong cuộc chiến chống lại các cơ quan tài phán không hợp tác.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-s%E1%BA%BD-ng%C4%83n-t%C3%A0i-tr%E1%BB%A3-li%C3%AAn-bang-cho-c%C3%A1c-n%C6%A1i-ch%E1%BB%A9a-ch%E1%BA%A5p-di-d%C3%A2n-b%E1%BA%A5t-h%E1%BB%A3p-ph%C3%A1p/5317650.html

 

Cựu kỹ sư trưởng trong dự án xe tự lái Uber

tuyên bố phá sản sau phán quyết của tòa

phải bồi thường 179 triệu Mỹ kim cho Google

Tin từ San Francisco – Vào hôm thứ tư (4 tháng 3), người đứng đầu đơn vị công nghệ xe tự lái của Uber Technologies, ông Anthony Levandowski, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản không lâu sau khi tòa án xác nhận rằng ông phải trả 179 triệu mỹ kim cho Google để chấm dứt cuộc chiến pháp lý về việc ông rời khỏi công ty.

Theo phán quyết của hội đồng trọng tài thương mại được đưa ra vào tháng 12, ông Levandowski, người từng là kỹ sư chủ chốt trong dự án xe tự lái của Google, và đồng nghiệp Lior Ron đã tham gia vào cuộc cạnh tranh và vi phạm trách nhiệm pháp lý của họ bằng cách thành lập một công ty đối thủ và tuyển mộ các nhân viên hiện tại của Google sang công ty này.

Uber, công ty sau này đã mua lại công ty khởi nghiệp do Levandowski đồng sáng lập, Nhưng Uber đã nói trong các hồ sơ tài chính rằng họ sẽ đệ đơn kiện để không phải trả khoản tiền pháp lý nói trên giữa ông Levandowski và Google.

Vào hôm thứ tư, ông Levandowski nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của luật phá sản Hoa Kỳ, cho phép ông đàm phán các khoản nợ. Ông có tài sản ước tính từ 50 triệu đến 100 triệu mỹ kim, so với các khoản nợ phải trả từ 100 triệu đến 500 triệu mỹ kim theo hồ sơ tòa án. Trước đó ông đã từng ranh chấp phán quyết của hội đồng trọng tài, nhưng một tòa án của Quận San Francisco vào thứ Tư đã xác nhận quyết định của hội đồng này.

Trong khi đó, ông Ron, người vẫn đang làm việc cho Uber, đã thanh toán số tiền 9.7 triệu mỹ kim với Google vào tháng trước, và  đơn vị tự lái Waymo của công ty mẹ Alphabet cho biết Uber đã trả toàn bộ số tiền nợ của ông Ron. Ban đầu, số tiền nợ của ông Levandowski là 127 triệu, nhưng đã tăng lên 179 triệu sau khi tính tiền lãi và tiền luật sư. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cuu-ky-su-truong-trong-du-an-xe-tu-lai-uber-tuyen-bo-pha-san-sau-phan-quyet-cua-toa-phai-boi-thuong-179-trieu-my-kim-cho-google/

 

Maryland có 3 người nhiễm Covid-19,

3 bang của Mỹ công bố trình trạng khẩn cấp

Hôm 5/3, Thống đốc bang Maryland Larry Hogan cho biết Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng của tiểu bang ở Baltimore đã xác nhận ba trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona (Covid-19), khiến ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp, theo trang NPR.

“Họ bao gồm một cặp vợ chồng ở độ tuổi 70 và một cá nhân khác ở độ tuổi 50”, ông Hogan nói trong một cuộc họp báo.

Cả ba trường hợp đều có đi du dịch nước ngoài. “Hiện nay họ đang ở trong tình trạng tốt. Họ đang được cách ly và một cuộc điều tra kỹ lưỡng đang được tiến hành để xác định đầy đủ về bất kỳ khả năng tiếp xúc tiềm tàng nào gần đây của họ với công chúng”, ông Hogan giải thích.

Cơ quan y tế của bang Tennessee cũng xác nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên hôm 5/3: “Một người đàn ông 44 tuổi, gần đây đã bay từ sân bay Nashville đến Boston”, theo trang Tennessean.

Tờ New York Times hôm 6/3 đưa tin rằng cho đến nay, tại Hoa Kỳ có 14 trường hợp tử vong vì Covid-19, trong đó có 13 ca ở khu vực Seattle, với hơn 200 trường hợp được xác nhận trên toàn quốc.

Với số ca mới ở New Jersey, Maryland và Tennessee , cho đến nay 19 bang của Mỹ có người bị nhiễm.

Trước đó, hôm 4/3, Thống đốc California Gavin Newsom đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho bang này.

Theo CNN, bệnh nhân tử vong đầu tiên ở California trước đó có trên tàu du lịch Grand Princess và hiện nay có đến 45 hành khách đang có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19. Theo hãng quản lý tàu Grand Prince có đến 3.500 người từ 54 quốc gia có mặt trên du thuyền này.

Cho đến sáng 6/3, tàu Grand Princess phải neo đậu ngoài khơi California vì còn chờ kết quả xét nghiệm Covid-19 đối với 45 hành khách. Bệnh phẩm của những người này đã được lấy hôm 5/3, dự kiến sẽ có kết quả hôm 6/3.

https://www.voatiengviet.com/a/maryland-co-3-nguoi-nhiem-codid-19-3-bang-cong-bo-trinh-trang-khan-cap/5317885.html

 

Thượng viện Mỹ

thông qua dự luật chi 8,3 tỉ đô chống corona

Thượng viện Mỹ ngày 5/3 thông qua dự luật trị giá 8,3 tỉ đô la và chuyển sang Tổng thống Donald Trump ký ban hành nhằm giúp các chính quyền tiểu bang và địa phương chống lại sự lây lan của virus corona, giữa lúc các chuyên gia y tế công cộng phác họa những nỗ lực để xúc tiến nhanh chóng việc xét nghiệm bệnh do virus corona gây ra.

Với 96 phiếu thuận, 1 phiếu chống, Thượng viện chấp thuận dự luật vốn đã được đại đa số dân biểu Hạ viện thông qua ngày 4/3 trước đó.

Ông Trump được kỳ vọng sẽ ký ban hành luật này để nhiều tỉ đô la có thể được sử dụng để phát triển vaccine chống lại virus corona có sức lây lan cao và giúp các nỗ lực quốc tế kiểm soát việc lây nhiễm.

Lúc đầu, ông Trump yêu cầu 2,5 tỉ đô la.

Mỹ ngày 5/3 báo cáo thêm một ca tử vong, nâng tổng số người chết vì COVID-19 tại Mỹ lên thành 12.

Ngân khoản phòng chống virus corona bao gồm hơn 3 tỉ đô nghiên cứu và phát triển vaccine, dụng cụ xét nghiệm và chữa trị.

Trên 2 tỉ đô được dùng giúp các hoạt động y tế công cộng về phòng ngừa, chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với dịch bệnh bùng phát.

Chính phủ liên bang sẽ dành 1,25 tỉ đô la trong những tuần và tháng tới để giúp các nỗ lực quốc tế kìm chế virus vốn được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm ngoái tại Trung Quốc và kể từ đó đã lây lan trên toàn thế giới.

https://www.voatiengviet.com/a/th%C6%B0%E1%BB%A3ng-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-th%C3%B4ng-qua-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-chi-8-3-t%E1%BB%89-%C4%91%C3%B4-ch%E1%BB%91ng-corona-/5317628.html

 

Mỹ: 12 người chết vì virus corona

Mỹ ngày 5/3 báo cáo thêm 1 người chết vì virus corona chủng mới, nâng tổng số người thiệt mạng vì COVID-19 ở Mỹ lên thành 12.

Nạn nhân vừa tử vong ở hạt King, Seattle, bang Washington, nơi trước đó đã có 10 chết vì virus chủng mới này.
Số người nhiễm virus trên toàn bang Washington ngày 5/3 tăng lên thành 70 so với con số 39 trường hợp một ngày trước đó.

Trong 70 ca nhiễm có 51 người ở hạt King, 18 người ở hạt Snohomish và 1 người ở hạt Grant.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-12-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-virus-corona/5317118.html

 

Xe tự hành Curiosity của NASA

chia sẻ hình ảnh sao hỏa về Trái Đất

Xe tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) đã liên tục gửi những hình ảnh từ Sao Hỏa về Trái Đất kể từ khi nó hạ cánh vào năm 2012. Nhưng những hình ảnh mới nhất mà NASA nhận được từ Curiosity mang đến một bức tranh toàn cảnh Sao Hỏa với những chi tiết chưa từng được thấy trước đây, được ghép lại với nhau bằng hơn một nghìn bức ảnh. Curiosity đã chụp những bức ảnh trên vào dịp Lễ Tạ Ơn 2019 sử dụng ống kính tele trên máy ảnh Mast Camera.

Tổng cộng, các hình ảnh chứa khoảng 1.8 tỷ pixel. Những hình ảnh được hụp bởi Curiosity trong khoảng thời gian từ ngàyháng 11 đến 1 tháng 12. Trước khi nhóm khoa học gia nghỉ lễ Tạ Ơn, họ đã gửi lệnh để Curiosity đặt camera và bảo đảm rằng hình ảnh sẽ sắc nét. Sau đó, Curiosity đã không có bất kỳ lệnh chờ nào khác, vì vậy, chiếc xe tự động ngắt điện. Mỗi ngày trong khoảng thời gian bốn ngày, Curiosity chụp ảnh từ giữa trưa và 2 giờ chiều giờ địa phương để ánh sáng được thống nhất trên các bức ảnh. Cả hai bức tranh toàn cảnh đều cho thấy ngôi nhà hiện tại của Curiosity mang tên Glen Torridon.

Đây là một khu vực gần Mount Sharp được đặt tên theo khu vực Tây Bắc Tây Nguyên của Scotland, nơi có một số tảng đá lâu đời nhất trên thế giới. Trên Sao Hỏa, Glen Torridon chứa đầy những mỏ khoáng sản đất sét kỳ bí mà Curiosity đang quan sát. Khu vực này nằm ở trong Gale Crater, một lòng hồ cổ đại rộng lớn và khô ráo với ngọn núi cao 16,404 feet ở trung tâm. NASA phỏng đoán rằng hàng tỷ năm trước, suối và hồ đã lấp đầy Gale Crater, và đây cũng là lý do Curiosity hạ cánh tại địa điểm này.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/xe-tu-hanh-curiosity-cua-nasa-chia-se-hinh-anh-sao-hoa-ve-trai-dat/

 

Mỹ – Trung bắt đầu cuộc chiến

trục xuất nhân viên truyền thông

Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố trục xuất 03 nhà báo Wall Street Journal (WSJ) thường trú tại Bắc Kinh, Mỹ chính thức đưa ra biện pháp đáp trả nặng gấp 20 lần.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (02/3) cho biết, trong nhiều năm, chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã áp đặt sự giám sát, quấy rối và đe dọa ngày càng gay gắt đối với các nhà báo Mỹ và nước ngoài khác đang hoạt động tại Trung Quốc. Trên cơ sở đó, Mỹ quyết định sẽ cắt giảm số phóng viên thường

trú Trung Quốc tại Mỹ. Theo đó, bắt đầu từ ngày 13/3, tổng số phóng viên thường trú tại Mỹ của Tân Hoa xã, mạng lưới Truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), China Radio International và China Daily không được quá 100 người, giảm 60 người so với trước. Nói cách khác, Mỹ sẽ hủy visa báo chí của ít nhất 60 phóng viên/nhà báo Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, các cơ quan này phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc do đó sẽ bị áp dụng các quy định đối với đại diện của chính phủ nước ngoài thay vì được coi là cơ quan báo chí độc lập.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết việc hủy visa báo chí đối với các nhà báo Trung Quốc không đồng nghĩa việc trục xuất họ. Tuy nhiên, kết cục thì chẳng có gì khác nhau bởi một khi đã bị hủy thị thực báo chí và không làm được những việc khác, những người này cũng sẽ bị buộc phải rời Mỹ về nước.

Ngay sau khi Mỹ đưa ra tuyên bố trên, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân đã lập tức phản đối hành động của Mỹ; cho rằng hai nước có một số khác biệt nhưng Trung Quốc không nghĩ rằng Mỹ nên thực hiện các bước can thiệp vào công việc của các nhà báo đến từ Trung Quốc; nhấn mạnh hành động này là “không phù hợp” đối với quan hệ song phương. Đáp lại, một số quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẵn sàng hành động tiếp nếu Bắc Kinh trả đũa lại động thái lần này. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích động thái mới đây nhất của chính quyền Mỹ khi hạn chế số lượng các nhân viên của Trung Quốc đặt tại Mỹ đã phản ánh “tư duy Chiến tranh Lạnh”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (03/3) cho biết quyết định của Mỹ về cơ bản đồng nghĩa một số nhà báo Trung Quốc sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ và những hành động mới nhất này của Washington đã gây tác động tiêu cực nghiêm trọng tới quan hệ song phương và Bắc Kinh vẫn đang giữ quyền đáp trả. Bên cạnh đó, đáp lại tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo, kêu gọi Trung Quốc “tôn trọng tự do ngôn luận và tiếp tục hướng đến sự tương ứng trong mối quan hệ song phương”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết trên Twitter cho rằng: “Tương ứng? 29 cơ quan truyền thông Mỹ tại Trung Quốc so với 9 cơ quan Trung Quốc tại Mỹ. Trung Quốc cho nhập cảnh nhiều lần còn Mỹ cho nhập cảnh một lần. 21 nhà báo Trung Quốc bị từ chối visa kể từ năm ngoái. Giờ Mỹ muốn bắt đầu trò chơi, chơi thì chơi”.

Giới truyền thông nhận định, động thái mới của Mỹ có nguy cơ làm gia tăng các biện pháp ăn miếng trả miếng từ Bắc Kinh khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tranh giành vị thế ảnh hưởng trên toàn cầu, mặc dù họ đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào đầu năm nay. Cuộc chiến đó đã tác động đến mọi lĩnh vực từ sản xuất, chuỗi cung ứng, mạng di động 5G cho đến vị trí lãnh đạo các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, cũng có thông tin cho rằng Mỹ đang nghiên cứu kế hoạch hạn chế thời gian phóng viên Trung Quốc được phép ở lại Mỹ. Điều này cũng tương tự như phía Trung Quốc khi chỉ cấp visa với thời hạn 30 ngày cho phóng viên nước ngoài và muốn ở lại họ sẽ phải xin gia hạn.

Trước đó, giới chức Mỹ (18/2) đã thông báo sẽ siết chặt quy định đối với 5 cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc hoạt động tại Mỹ bao gồm Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc thuộc Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và các cơ quan phát hành Nhân Dân nhật báo và Trung Hoa nhật báo phiên bản tiếng Anh. Mỹ đã xác định 5 cơ quan truyền thông nói trên của Trung Quốc là “cơ quan đại diện nước ngoài”. Thay đổi này đồng nghĩa các cơ quan này cần phải có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ để mua hoặc thuê văn phòng làm việc tại Mỹ và sẽ phải đăng ký sự thay đổi nhân sự với Bộ Ngoại giao Mỹ.

http://biendong.net/bien-dong/33402-my-trung-bat-dau-cuoc-chien-truc-xuat-nhan-vien-truyen-thong.html

 

Hoa Kỳ sẽ gia tăng nỗ lực

nhằm bảo đảm sự tham gia toàn cầu của Đài Loan

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Năm (5/3), một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ thông báo với Tổng thống Thái Anh Văn rằng Hoa Kỳ sẽ gia tăng nỗ lực bảo đảm Đài Loan có thể tham gia vào trường quốc tế, trong bối cảnh Trung Cộng cố gắng ngăn chặn hòn đảo này.

Trung Cộng tuyên bố rằng Đài Loan là một tỉnh của họ, và chỉ Bắc Kinh mới có quyền đại diện cho 23 triệu người Đài Loan trong các cơ quan quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trừ khi hòn đảo này chấp nhận rằng họ là một phần của Trung Cộng.

Bà Thái Anh Văn, được tái đắc cử một cách áp đảo vào tháng 1 với lời hứa rằng bà sẽ chống lại các áp lực của Trung Cộng, và tuyên bố rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập có tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.

Ông James Moriarty, Chủ tịch Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, nơi giải quyết các mối quan hệ của Washington với Đài Bắc trong trường hợp không có quan hệ chính thức, thông báo với bà Thái Anh Văn trong văn phòng tổng thống rằng hai người có các giá trị chung.

Đài Loan vô cùng phẫn nộ vì những nỗ lực của Trung Cộng để ngăn chặn sự tiếp cận của họ với WHO trong khi dịch bệnh bùng phát, điều mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước châu Âu đã kêu gọi WHO xem xét lại. Ông Moriarty ca ngợi cách tiếp cận của Đài Loan trong việc khống chế virus.

Đài Loan báo cáo 42 trường hợp nhiễm bệnh và một trường hợp tử vong, so với hơn 80,000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 3,000 trường hợp tử vong ở Trung Cộng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-se-gia-tang-no-luc-nham-bao-dam-su-tham-gia-toan-cau-cua-dai-loan/

 

Tổng thống Trump

đã thực hiện lời hứa giảm quân ở Afghanistan

Hương Thảo

Tổng thống Trump đã giữ lời hứa tranh cử năm 2016, đang thực hiện các bước để rút dần quân đội Mỹ ở Afghanistan.

Các ứng cử viên Tổng thống đã giành chiến thắng trong ba cuộc bầu cử trước đó bằng cách hứa hẹn chấm dứt cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Duy chỉ có Tổng thống Trump đã có những nỗ lực cụ thể để thực hiện tốt lời hứa đó. Cho đến ngày bầu cử, ông Trump muốn giảm quân đội Mỹ ở Afghanistan từ 12.000 xuống còn 8.600.

Chính quyền của ông đã đưa ra mục tiêu giảm quân một cách táo bạo trước ngày bầu cử để nhấn mạnh một thực tế đơn giản rằng Tổng thống Trump đã thực hiện những điều mà ông đã hứa khi tranh cử năm 2016.

Điều chắc chắn là quá trình thực hiện lời hứa đó đã hoàn toàn không dễ dàng. Cựu Tổng thống Barack Obama có thể cũng đã từng cố gắng giữ đúng lời hứa đã bầu ông ta vào hai nhiệm kỳ Tổng thống, và mang lại cho ông ta đề cử của đảng Dân chủ ở vị trí đầu tiên vào năm 2008, mặc dù thực tế đã không hẳn như những gì ông ta đã hứa.

Khác với Obama, Tổng thống Trump phải đối mặt với một cơn gió thổi ngược dữ dội từ giới truyền thông. “Bạn có thể tưởng tượng nếu đó là cựu Tổng thống Obama thay vì Tổng thống Trump, người đã đề nghị loại thỏa thuận này với Taliban để rút quân khỏi Afghanistan?”

Nhưng việc như thế đã khó có thể xảy ra.

Thứ nhất, vấn đề với ông Obama là ngay từ đầu, không ai có thể chắc chắn rằng ông ta đặt mối quan tâm của Mỹ lên trên hay không. Đó là kết luận bạn có thể rút ra khi chứng kiến thỏa thuận mà Obama đạt được với Iran, đã mang lại cho Iran vài tỷ đô la – hàng trăm triệu pallet tiền mặt từ Hoa Kỳ – và một con đường dẫn đến bom hạt nhân.

Với Tổng thống Trumps, không ai nghi ngờ gì về sự khăng khăng của ông với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”; Trong khi các đồng minh của ông Obama cáo buộc Tổng thống Trump là người phân biệt chủng tộc vì đã đặt nước Mỹ lên hàng đầu.

Thứ hai, ông Obama chỉ đơn giản là một nhà đàm phán lý thuyết. Hãy xem cách mà ông ta cố gắng giải phóng năm tên khủng bố cứng rắn để đổi lấy một người lính Hoa Kỳ đã bị Taliban bắt giữ sau khi đào ngũ tại Afghanistan.

Lý do chính khiến ông Obama là một nhà đàm phán kiểu như vậy là vì ông liên tục đặt nước Mỹ vào thế yếu. Ngay khi đắc cử ông đã đi khắp, đi khắp thế giới và xin lỗi về quyền lực của Mỹ.

Ông Trump tin tưởng vào việc luôn luôn đàm phán trên thế thượng phong. Tháng 9 năm ngoái, chính quyền Tổng thống Trump đang trên đà đạt được thỏa thuận với chính phủ Afghanistan và Taliban về giảm bạo lực để đổi lấy các cuộc đàm phán về việc thả tù nhân và rút dần quân đội Hoa Kỳ khỏi Afghanistan. Khi Taliban tiến hành một loạt các cuộc tấn công vào đêm trước của những cuộc đàm phán, giết chết hàng chục công dân Afghanistan, ông Trump đã hủy bỏ toàn bộ thỏa thuận và bỏ đi. Và sau đó ông chỉ quay lại bàn đàm phán khi đã tiêu diệt các chiến binh Taliban.

Đó là cách Tổng thống Trump hành động trên thế thượng phong.

Sáu tháng sau, khi chúng ta trở lại bàn thương lượng. Taliban đã chứng minh sự suy giảm bạo lực. Các quan chức Afghanistan, trong khi đó, rất dễ hiểu về việc thả hàng ngàn chiến binh Taliban để đổi lấy việc tiếp tục giảm bạo lực.

Không có nghi ngờ rằng vẫn còn vấn đề và đổ máu ở Afghanistan. Trong 18 năm qua, Afghanistan đã chứng kiến ​​rất ít thay đổi ngoài các vấn đề và sự đổ máu. Nhưng đó là những vấn đề và đổ máu của Afghanistan – chứ không phải Mỹ – cần giải quyết. Bạn hãy hỏi cử tri Mỹ thì rõ.

Theo Charles Hurt, Thời báo Washington ngày 2/3/2020

Hương Thảo dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-da-thuc-hien-loi-hua-giam-quan-o-afghanistan.html

 

Quan hệ với Venezuela căng thẳng,

Brazil rút toàn bộ nhân viên ngoại giao về nước

Đức Tâm

Venezuela ngày càng bị cô lập. Hôm qua, 05/03/2020, Brazil đã quyết định rút toàn bộ nhân viên ngoại giao ở Venezuela về nước. Đồng thời, chính phủ của tổng thống Jair Bolsonaro cũng yêu cầu Caracas cho rút tất cả các đại diện Venezuela tại Brazil.

Đây là hệ quả của quan hệ song phương căng thẳng kể từ khi ông Bolsonaro, mang tư tưởng cực hữu lên cầm quyền tại Brazil. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh ông Bolsonaro công du Mỹ vào thứ Bẩy, 07/03.

Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :

« Giữa Brasilia và Caracas, chẳng còn gì là hay ho nữa. Cả Jair Bolsonara và Nicolas Maduro chưa bao giờ che giấu sự bất đồng giữa hai người và giờ đây, hai bên đoạn tuyệt bang giao. Tuy vậy, cho dù Brazil rút toàn bộ nhân viên ngoại giao ở Caracas, nhưng hai nước vẫn duy trì quan hệ ngoại giao ở mức tối thiểu.

Chính phủ Brazil cho biết sẽ xem xét cách thức để bảo đảm trợ giúp lãnh sự, bởi vì có ít nhất 10 000 người Brazil đang sinh sống tại Venezuela.

Đối với Jair Bolsonaro, quyết định này nhằm làm cho Nicolas Maduro suy yếu thêm một chút. Cách nay một năm, nguyên thủ Brazil đã công nhận nhà đối lập Venezuel Juan Guaido là tổng thống lâm thời của nước này.

Còn tổng thống Vénézuela Maduro thì không ngần ngại coi đồng nhiệm Brazil là một « tên phát xít », và thường xuyên cáo buộc Bolsonaro âm mưu hợp tác với Hoa Kỳ và Colombia để lật đổ ông ta.

Thậm chí, giữa tháng Hai vừa qua, Nicolas Muduro còn tố cáo Bolsonaro lôi kéo quân đội Brazil lao vào một cuộc xung đột vũ trang với Venezuela, sau vụ một nhóm binh sĩ đào ngũ tấn công vào một cơ sở đồn trú của quân đội Vénézuela gần biên giới với Brazil.

Dù sao quyết định của chính phủ Brazil càng cô lập thêm Caracas. Chế độ của tổng thống Maduro vẫn kháng cự bất chấp sức ép quốc tế mạnh mẽ ».

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200306-quan-h%E1%BB%87-v%E1%BB%9Bi-venezuela-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-brazil-r%C3%BAt-to%C3%A0n-b%E1%BB%99-nh%C3%A2n-vi%C3%AAn-ngo%E1%BA%A1i-giao-v%E1%BB%81-n%C6%B0%E1%BB%9Bc

 

Tòa quốc tế cho phép

điều tra tội ác chiến tranh tại Afghanistan

Tin The Hague, Hòa Lan – Theo bản tin từ Reuters, Tòa hình sự quốc tế ICC vào thứ Năm, 5 tháng 3, đã phán quyết rằng cuộc điều tra về tội ác chiến tranh xảy ra tại Afghanistan sẽ được thực hiện, bao gồm cả việc điều tra các vụ bạo lực gây ra bởi lực lượng Hoa Kỳ. Quyết định của Tòa hình sự quốc tế ICC tại The Hague được đưa ra vào vài ngày sau khi phe Taliban giết chết ít nhất 20 binh sĩ và cảnh sát Afghanistan trong một loạt các vụ tấn công ban đêm, phủ bóng đen lên tiến trình hòa bình mong manh tại nước này.

Hoa Kỳ vào thứ Tư cũng không kích các tay súng Taliban tại Afghanistan, là vụ tấn công đầu tiên từ sau khi hai phía ký thỏa thuận rút quân vào thứ Bảy trước. Vào năm ngoái, các thẩm phán của ICC đã từ chối yêu cầu của công tố viên, về việc mở cuộc điều tra toàn diện về các tội ác chiến tranh xảy ra tại

Afghanistan. Công tố viên sau đó kháng án, nói rằng tòa ICC đã sai khi cho rằng cuộc điều tra không phục vụ cho công lý. Tòa kháng án ICC vào thứ Năm đã đồng ý với các công tố viên, cho phép điều tra các tội ác xảy ra trên lãnh thổ Afghanistan tính từ ngày 1 tháng 5, 2003. Cuộc điều tra toàn diện của công tố viên ICC sẽ không chỉ nhắm vào Taliban và chính quyền Afghanistan, mà còn nhắm vào lực lượng quốc tế, quân đội Hoa Kỳ và các nhân viên tình báo CIA.

Chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ gia nhập ICC. Washington nói rằng Hoa Kỳ đã có hệ thống luật pháp rõ ràng để xét xử các binh sĩ phạm tội. Afghanistan cũng phản đối cuộc điều tra, nói rằng nước này sẽ tự đem lại công lý cho người dân của họ.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/toa-quoc-te-cho-phep-dieu-tra-toi-ac-chien-tranh-tai-afghanistan/

 

Virus corona : WHO kêu gọi

các nước cần quyết liệt chống dịch

Đức Tâm

Trước tình hình dịch virus corona (Covid-19) tiếp tục lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, hôm nay, 06/03/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) kêu gọi các nước cần cố hết sức mình để chống dịch và chỉ trích một số quốc gia không coi trọng mối nguy cơ này.

Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo có một « danh sách dài » các nước đã không nỗ lực chống dịch virus corona. Tuy không nêu tên những nước này, lãnh đạo WHO nhấn mạnh, « đây không phải là một bài luyện tập, bây giờ không phải lúc buông xuôi, không phải lúc tìm cách xin lỗi. Bây giờ là lúc phải tận lực » chống dịch bệnh.

Lời nhắc nhở, hối thúc của WHO được đưa ra vào lúc số người nhiễm virus lên xấp xỉ gần 100 000 ca tại 85 quốc gia và lãnh thổ và 3346 trường hợp tử vong, theo thống kê của AFP vào lúc 17 giờ quốc tế, ngày hôm qua (05/03).

Chính vì dịch lây lan mạnh, nhiều nước đã phải áp dụng các biện pháp triệt để, như đóng cửa các trường học. Theo Tổ Chức Giáo Dục Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc – UNESCO, hiện có 13 quốc gia đã phải đóng cửa tất cả các trường học và hơn 290 triệu học sinh trên toàn thế giới phải nghỉ học – một con số lớn chưa từng thấy.

Hôm qua, nước Ý đã đóng cửa tất cả các trường từ mẫu giáo đến đại học (58 000 trường). Một biện pháp triệt để chưa từng thấy trong lịch sử nước này. Ngay cả trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến và kể cả lúc bị quân Đồng Minh ném bom, các trường học ở Ý vẫn mở cửa.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200306-virus-corona-who-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%E1%BA%A7n-quy%E1%BA%BFt-li%E1%BB%87t-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-h%C6%A1n-300-tri%E1%BB%87u-h%E1%BB%8Dc-sinh-

 

Virus corona: Nhà Trắng thừa nhận

thiếu hụt dụng cụ xét nghiệm

Nhà Trắng thừa nhận không đủ bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona do số trường hợp nhiễm bệnh tăng ở cả hai bờ Đông và Tây Hoa Kỳ, và số trường hợp tử vong ở nước này đã lên đến con số 12.

Phó Tổng thống Mike Pence cho biết, chính quyền Trump sẽ không thể đáp ứng mục tiêu cung cấp một triệu bộ dụng cụ xét nghiệm trong tuần này.

Trong khi đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã nhanh chóng phê duyệt gói hỗ trợ khẩn cấp nhằm chống lại sự bùng phát của dịch.

Liên tục cập nhật: Người Anh đầu tiên tử vong, Mỹ thừa nhận thiếu dụng cụ xét nghiệm

Covid-19: Xét nghiệm của VN đã thực sự chính xác?

Đến thời điểm này, đã có hơn 92.000 trường hợp nhiễm virus corona được xác nhận trên toàn cầu; trong đó, có hơn 80.000 người ở Trung Quốc.

Trong hơn 3.000 trường hợp tử vong do virus corona trên thế giới, số người tử vong ở Hoa Kỳ đã tăng lên con số 12 vào ngày 5/3, trong đó có 11 trường hợp ở tiểu bang Washington.

Hiện Hoa Kỳ có hơn 200 trường hợp nhiễm Covid-19, ở 20 tiểu bang.

Dịch lan rộng đến đâu?

Tại Washington, các quan chức khu vực Seattle đã công bố có thêm 20 người nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm ở tiểu bang này lên tới con số 70, theo bộ y tế của nước này.

Trong 12 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ tính đến nay, có 9 người sống trong cùng một viện dưỡng lão ở ngoại ô Seattle. Hiện giới hữu trách đang điều tra xem liệu viện dưỡng lão này có tuân thủ các hướng dẫn phòng chống lây nhiễm hay không.

Một số doanh nghiệp lớn ở khu vực Seattle, gồm cả Microsoft và Amazon, đã ngừng một số hoạt động hoặc đề nghị nhân viên làm việc tại nhà.

Tại thành phố New York, chỉ trong có một đêm, số trường hợp nhiễm đã tăng gấp đôi, lên đến 22 người và tất cả họ đều sống trong hoặc gần thành phố. Thị trưởng thành phố đã kêu gọi chính phủ liên bang khẩn trương gửi thêm bộ dụng cụ xét nghiệm.

Khoảng 200 người ở tiểu bang Rhode Island đã bị cách ly do có liên quan đến một chuyến đi học tới Ý. Ba trong số những người tham gia chuyến đi này đã nhiễm virus corona.

Hôm 5/3, San Francisco xác nhận 2 trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Tiểu bang Maryland cũng xác nhận 3 trường hợp đầu tiên, ở vùng ngoại ô thủ đô Washington.

Những điều cần biết về virus corona

Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết

Covid-19: Tự cách ly khi nào, thế nào cho đúng?

Đeo khẩu trang có chống được virus corona không?

Covid-19: Quan hệ tình dục có lây không?

Không đủ dụng cụ xét nghiệm?

Tại một cuộc họp báo hôm 2/3, Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Stephan Hahn cho biết, cuối tuần này, sẽ cung cấp gần một triệu bộ dụng cụ xét nghiệm.

Tuy nhiên, Phó Tổng thống Pence – người chỉ đạo các hoạt động ứng phó với dịch của Hoa Kỳ – thừa nhận hôm 5/3 rằng, không thể thực hiện được mục tiêu đó.

“Hiện chúng ta không đủ dụng cụ xét nghiệm để đáp ứng những gì mà chúng tôi dự đoán là nhu cầu trong tương lai”, ông Pence nói trong chuyến thăm một nhà máy ở Minnesota.

Phát biểu tại tiểu bang Washington vào buổi tối hôm đó, ông Pence nói: “Chúng ta vẫn có cách để bảo đảm rằng, các dụng cụ xét nghiệm sẽ sẵn sàng.”

Nhưng ông nói rằng, vào cuối tuần tới, nhà cung cấp của chính phủ sẽ phân phối các dụng cụ xét nghiệm, để từ đó 1,2 triệu người dân Mỹ có thể được xét nghiệm virus corona.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng, Mỹ có tương đối ít số trường hợp nhiễm virus do chính quyền của ông đã quyết định rằng, những người nước ngoài từng đến thăm Trung Quốc và Iran trong 14 ngày trước đó bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.

Nhưng các chuyên gia y tế lo ngại là virus vẫn có thể âm thầm lây lan trong cộng đồng ở Hoa Kỳ do thiếu dụng cụ xét nghiệm.

Tổng thống Trump dự kiến sẽ ký gói tài trợ 8,3 tỷ đô la, vốn đã được Thượng viện Mỹ thông qua hôm 5/3, nhằm giúp chính quyền các tiểu bang và địa phương ở Hoa Kỳ đương đầu với virus corona.

Chuyện gì đang xảy ra với du thuyền Grand Princess?

Nhà chức trách đã ra lệnh cho tàu du lịch Grand Princess, với khoảng 3.500 người, neo ở ngoài khơi bờ biển California cho đến khi hành khách và phi hành đoàn được kiểm tra, sau khi một hành khách trên tàu tử vong do virus.

Hôm thứ Năm, một máy bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ đã dùng dây thừng thả các dụng cụ xét nghiệm xuống tàu.

Princess Cruise Lines cho biết, gần 100 người trên tàu đã được thử nghiệm, kết quả dự kiến sẽ công bố vào ngày 6/3, giờ Mỹ.

“Con tàu sẽ không vào bờ cho đến khi chúng tôi đánh giá tình trạng hành khách một cách thích hợp”, Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom nói.

Hôm 4/3, một nam hành khách trên du thuyền này vào tháng trước đã tử vong do virus corona. Người đàn ông này 71 tuổi, đến từ khu vực Sacramento, vốn có vấn đề về sức khỏe từ trước.

Hai hành khách khác đi cùng trên chuyến đi đó hiện điều trị tại bệnh viện ở miền bắc California do virus corona.

Trường hợp tử vong đầu tiên ở Anh

Một phụ nữ, vốn từng gặp vấn đề về sức khỏe, đã trở thành nạn nhân đầu tiên ở Anh tử vong do virus corona.

Bệnh viện Hoàng gia Berkshire NHS Trust cho biết, nữ bệnh nhân này ở tầm tuổi 70, đã “nhập và ra viện với bệnh khác, không phải do virus corona”.

Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm, bà được xác nhận dương tính với virus corona vào hôm 4/3.

Thông tin này được loan ra khi số người Anh được chẩn đoán nhiễm virus corona tăng lên tới 116 trường hợp, tức tăng hơn 30 trường hợp chỉ trong có 24 giờ.

Phát ngôn viên chính thức của Thủ tướng Anh nói rằng “rất có khả năng virus sẽ lây lan một cách đáng kể”.

Người phụ nữ được điều trị tại Bệnh viện Hoàng gia Berkshire ở Reading này được cho là đã nhiễm virus ngay tại Anh, theo lời Trưởng Cố vấn Y tế (CMO) của Anh, Giáo sư Chris Whitty.

Phóng viên y tế của BBC, Nick Triggle cho biết thêm rằng, gần đây, bà không ra nước ngoài.

Vì sao một thôn ở Hồ Bắc không ai nhiễm virus corona?

Giới chức y tế đang tìm kiếm những người từng tiếp xúc với bệnh nhân trên.

Giáo sư Whitty đã gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình và bạn bè của bà và yêu cầu tôn trọng quyền riêng tư của họ.

Phản ứng của thị trường chứng khoán?

Lo ngại về tác động của dịch do virus corona bùng phát lên nền kinh tế đã khiến cổ phiếu Phố Wall xuống dốc lần nữa vào ngày 5/3, khiến ba chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ giảm hơn 3%.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng nặng nhất, với cổ phần của Royal Caribbean Cruise giảm hơn 16% và Carnival Corp giảm 14%.

TS Phạm Đỗ Chí: Virus corona đánh vào kinh tế Mỹ và VN

Covid-19 là cơ hội cho Việt Nam cải cách ‘thoát Trung’

Dịch COVID-19 cho thấy điểm yếu của TQ và VN cần làm gì?

Cổ phiếu của các hãng hàng không cũng bị sụt giảm tới hai chữ số, sau khi Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cảnh báo, ngành công nghiệp này có thể mất tới 113 tỷ đô la trong năm nay.

Tình hình ở các quốc gia khác như thế nào?

Tại Iran, ít nhất 107 người tử vong do virus corona, và chính quyền đã hạn chế đi lại giữa các thành phố lớn nhằm kiềm chế bệnh dịch. Các trường học ở nước này cũng đóng cửa cho mãi đến tháng Tư

Iraq xác nhận 2 trường hợp tử vong đầu tiên do virus corona, một trong 2 người này sống ở thủ đô Baghdad.

Israel và chính quyền Palestine đã đưa thành phố Bethlehem vào diện kiểm dịch, sau khi 7 người được chẩn đoán nhiễm virus corona tại đó

Canada đã công bố 9 trường hợp nhiễm mới, mà 8 trong số này ở tỉnh cực tây British Columbia, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh ở quốc gia này lên con số 45.

Ý thông báo có 41 trường hợp tử vong mới vào thứ Năm, con số tử vong cao nhất trong một ngày cho đến nay. Như vậy, tổng số trường hợp tử vong ở nước này đã lên đến 148. Quốc gia này đã đóng cửa tất cả các trường phổ thông và đại học trong ít nhất 10 ngày

Paris Marathon – Giải chạy lớn nhất nước Pháp – phải lùi ngày tổ chức vì virus corona, các phương tiện truyền thông Pháp loan tin. Đã có khoảng 65.000 vận động viên đăng ký tham gia giải này, theo tờ Le Parisien.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51764245

 

Tòa thánh Vatican có trường hợp Covid-19 đầu tiên

Hôm 6/3, Tòa thánh Vatican cho biết một bệnh nhân làm việc trong bộ phận y tế của họ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona (Covid-19), trở thành người đầu tiên bị nhiễm ở đất nước bé bằng một thành phố có tường cao bao quanh, nằm trong lòng Rome, theo tin của Reuters.

Ca nhiễm kể trên được phát hiện cũng đồng nghĩa là dịch bệnh đã lan đến trung tâm thủ đô của Ý, quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Số người chết ở Ý, nơi virus đã tấn công chủ yếu ở miền bắc, lên tới 148 người hôm 5/3.

Một phát ngôn viên của Tòa thánh Vatican cho biết ca nhiễm được chẩn đoán hôm 5/3 và các dịch vụ tại các phòng khám của Vatican đã bị đình chỉ để làm vệ sinh các khu vực.

Vatican cho biết Giáo hoàng Phanxicô, người đã hủy bỏ một khóa tu Mùa Chay lần đầu tiên từ khi đảm nhận chức giáo hoàng, chỉ bị cảm lạnh mà không có triệu chứng liên quan đến Covid-19.

https://www.voatiengviet.com/a/toa-thanh-vatican-co-truong-hop-covid-19-dau-tien/5317828.html

 

Cảnh sát Anh Quốc công bố hình ảnh

từ camera quan sát để truy tìm những người đàn ông

tấn công một sinh viên vì kỳ thị chủng tộc

Vào hôm thứ Tư (4/3), cảnh sát Metropolitan công bố hình ảnh ghi lại từ camera quan sát của bốn người đàn ông mà họ muốn điều tra, sau khi một sinh viên đã tố cáo nhóm này đánh đập và hô to “coronavirus” về phía anh. Anh Jonathan Mok, 23 tuổi, đến từ Singapore, tuyên bố anh bị một nhóm đàn ông và một phụ nữ tấn công khi anh đi dọc theo đường Oxford ở trung tâm Luân Đôn vào ngày 24 tháng 2.

Rắc rối được cho là bắt đầu khi nhóm người này vượt qua anh Mok, người học ở London được hai năm, và một người đưa ra lời nhận xét về coronavirus. Anh Mok đã tiết lộ vết thương trên khuôn mặt trong một bài đăng trên Facebook. Trung sĩ Emma Kirby cho biết cuộc tấn công này khiến nạn nhân chấn động và đau đớn. Khi khai báo về vụ tấn công, anh Mok cho biết khi anh quay lại đối mặt với nhóm hung thủ, một trong những người đàn ông tung lời khinh miệt trước khi tung ra cú đấm. Anh cố gắng tự vệ, nhưng không thành công. Một vài người qua đường cố gắng can thiệp, nhưng một kẻ tấn công vẫn cố đá về phía anh Mok.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/canh-sat-anh-quoc-cong-bo-hinh-anh-tu-camera-quan-sat-de-truy-tim-nhung-nguoi-dan-ong-tan-cong-mot-sinh-vien-vi-ky-thi-chung-toc/

 

Tòa án độc lập Anh phán quyết

‘chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng sống’

Hương Thảo

Một tòa án độc lập có trụ sở tại London, Vương Quốc Anh đã đưa ra phán quyết vào ngày 1/3 rằng, chính quyền Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hoạt động mổ cướp nội tạng sống đối với các tù nhân lương tâm và bán cho thị trường cấy ghép tạng sống để kiếm lời.

Trong một báo cáo dài 160 trang, Tòa án về vấn đề Trung Quốc tuyên bố: “Không có bằng chứng nào cho thấy hoạt động này đã chấm dứt và Toà án có đầy đủ bằng chứng để kết luận rằng mổ cướp nội tạng sống vẫn đang tiếp tục ở Trung Quốc”.

Báo cáo còn bao gồm một phụ lục dài 300 trang về lời khai của các nhân chứng và các tài liệu đệ trình kèm theo.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các chính phủ trên thế giới đã không tiến hành điều tra các cáo buộc chống lại Trung Quốc về hành động mổ cướp nội tạng sống, và theo đó đã để “bao nhiêu người phải chết một cách khủng khiếp và vô tội”.

Báo cáo mô tả việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức là “hành động vi phạm nhân quyền tột đỉnh”. Tòa án tuyên bố rằng các chính phủ phải hành động để chống lại chính quyền Trung Quốc.

Tuyên bố của Tòa án cho biết có bốn hình thức thu hoạch nội tạng cưỡng bức tại Trung Quốc, bao gồm: giết tù nhân bằng cách mổ lấy nội tạng; thu hoạch nội tạng từ tử tù sau khi tiêm thuốc độc; thu hoạch nội tạng từ tử tù còn thoi thóp sau xử bắn; và lấy cớ chết não để thu hoạch nội tạng.

Bà Susie Hughes, giám đốc điều hành và là thành viên đồng sáng lập nhóm vận động Liên minh Quốc tế nhằm chấm dứt lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, cho biết: “Việc các chính phủ, các cơ quan y tế và các tổ chức nhân quyền hàng đầu nói rằng cáo buộc không có đủ bằng chứng là điều không thể được chấp nhận nữa. Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ to lớn là đánh giá tất cả các bằng chứng sẵn có và bây giờ tội ác đã được phơi bày”.

Bà nhấn mạnh rằng: “Đã đến lúc không thể bỏ qua vấn đề này nữa. Đây là tội ác chống lại toàn bộ nhân loại. Đã đến lúc nhân loại phải hành động”.

“Báo cáo xác nhận rằng tất cả những người hoặc tất cả các tổ chức nào có sự tương tác theo bất kỳ cách nào với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều cần phải nhận ra rằng họ đang tương tác với một quốc gia tội phạm”, ông Geoffrey Nice, Quan tòa cho biết.

Mọi người và mọi quốc gia đều phải có “nhiệm vụ” bảo vệ “quyền sống”, ông Nice nói. “Điều này không thể làm một cách mù quáng hoặc giả câm giả điếc, hoặc im lặng vì một mục đích nào đó, và thụ động để mặc mọi chuyện”.

Phán quyết của Tòa án khẳng định lại kết luận trước đó của tòa, được công bố vào tháng 6/2019 rằng, những người tập Pháp Luân Công là một trong những nguồn nội tạng chủ yếu cho chương trình cấy ghép nội tạng của chính quyền Trung Quốc.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công thiền định cùng các bài giảng đạo đức theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Ban đầu, môn tập được ưa chuộng khắp Trung Quốc với ước tính nước này có khoảng 70 – 100 triệu người theo tập vào cuối thập niên 1990. Tuy nhiên, lo sợ và đố kị bởi sự phổ biến này, chính quyền Trung Quốc năm 1999 đã phát động một chiến dịch đàn áp và phỉ báng chống lại Pháp Luân Công. Kể từ đó, hàng trăm ngàn người tập Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong các trại lao động, trại giam hoặc nhà tù, nơi nhiều người bị tra tấn đến chết.

Ngoài ra, báo cáo cho biết thêm, trong các cuộc gọi điện thoại bí mật của nhóm điều tra, nhiều bác sĩ tại các bệnh viện cấy ghép của Trung Quốc đã xác nhận họ luôn có sẵn nguồn nội tạng thu hoạch từ cơ thể những người tập Pháp Luân Công. Những cuộc gọi điện thoại khác cũng tiết lộ rằng thời gian chờ đợi ghép tạng ở các bệnh viện của Trung Quốc là khoảng 2 tuần, trong khi ở các quốc gia khác, nơi có hệ thống hiến tạng hợp pháp và minh bạch thì thời gian chờ đợi là nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Một bằng chứng được trình bày trong báo cáo liên quan trực tiếp đến cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, người ban hành lệnh thu hoạch nội tạng từ những người tập Pháp Luân Công.

“Giang Trạch Dân đã ban hành lệnh thu hoạch nội tạng”, Bạch Thư Trung, cựu Cục trưởng y tế thuộc Tổng cục Hậu cần Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, cho biết khi ông này bị một điều tra viên thẩm vấn trong một cuộc gọi điện thoại bí mật vào năm 2014.

Trong một cuộc gọi điện thoại bí mật vào năm 2016, Chu Gia Tân, trưởng phòng 610 (tổ chức được lập ra để đàn áp Pháp Luân Công) ở Mẫu Đơn Giang, một thành phố thuộc tỉnh Hắc Long Giang nói: “Tôi được gọi là ‘đồ tể’ chuyên mổ lấy nội tạng sống… Có gì đâu, chỉ như mổ lợn thôi”, sau đó nói thêm: “Tôi lấy hết nội tạng ra rồi đem bán”.

Tất cả các cuộc gọi điện thoại này được đệ trình lên Tòa án và được kèm theo trong báo cáo. Các bằng chứng này đã được “các nhà điều tra độc lập lần lượt xác nhận để đảm bảo uy tín về nguồn gốc và nội dung các tư liệu báo cáo”, theo tuyên bố của tòa.

Toà án cũng cho biết: “Đã có đầy đủ bằng chứng cho thấy số liệu thống kê cấy ghép chính thức của Trung Quốc đã được sửa đổi để che đậy tội ác mổ cướp nội tạng”.

Năm 2015, chính quyền Trung Quốc công bố ngừng sử dụng nội tạng của tử tù và chỉ dựa vào nguồn cung cấp tạng từ hệ thống hiến tạng tình nguyện mới thành lập.

Tháng 11 năm 2019, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học BMC Medical Ethics đã phát hiện ra rằng “số lượng tạng hiến được báo cáo ở Bắc Kinh ‘chồng chéo’ nhau, và có bằng chứng thuyết phục rằng số liệu này là giả mạo”.

Nghiên cứu cho thấy các số liệu chính thức của Trung Quốc không phải là số liệu thống kê thực tế từ hệ thống hiến tạng, mà là dữ liệu được tạo ra bằng các phương trình toán học.

Hương Thảo

Tham khảo The Epoch Times

https://www.dkn.tv/the-gioi/toa-an-doc-lap-anh-phan-quyet-chinh-quyen-trung-quoc-mo-cuop-noi-tang-song.html

 

Xe lửa tốc hành trật đường rầy tại pháp,

21 người bị thương

Tin Paris, Pháp – Một đoàn xe lửa tốc hành tại Pháp đã bị trật đường rầy vào sáng thứ Năm, 5 tháng 3, khi đang trên đường tới Paris, khiến người điều khiển và 20 hành khách bị thương. Người điều khiển xe lửa đã kịp thời kéo cần thắng khẩn cấp để dừng đoàn xe. Người này đã bị thương nặng sau tai nạn. Đây là vụ trật đường rầy đầu tiên tại Pháp liên quan đến xe lửa tốc độ cao thương mại có hành khách trên khoang.

Xe lửa tốc độ cao, gọi tắt là xe lửa TGV, bắt đầu hoạt động tại Pháp từ năm 1981. Trong tai nạn hôm thứ Năm, đoàn xe lửa đang chở 300 hành khách, đi từ Comar ở miền đông nước Pháp về thủ đô Paris, và chạy với tốc độ 170 dặm một giờ khi bị trật đường rầy. Vụ tai nạn khiến đầu xe lửa bị vỡ một mảng lớn, phần hông bị trầy xước và nhiều cửa sổ bị nứt. Hãng hỏa xa SNCF nói đây là lần đầu tiên một xe

lửa TGV thương mại bị trật đường rầy, kể từ khi tuyến xe lửa đầu tiên được khai trương năm 1981, nối Paris và thành phố Lyon ở miền nam. Người lái xe lửa bị thương nặng đã được đưa vào bệnh viện bằng trực thăng.

Hành khách trên xe cho biết họ cảm giác một lực va đập mạnh trước khi xe lửa chậm lại và ngừng hẳn. Một gò đất đã bị sạt lở gần đường rầy, và nhà chức trách đang điều tra xem liệu có phải xe lửa gặp nạn là vì tông trúng gò đất này hay không. Vào tháng 11, 2015, một xe lửa tốc độ cao thử nghiệm đã bị lật tại Eckwersheim, miền đông nước Pháp, khi đang chạy thử nghiệm cho một tuyến đường mới.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/xe-lua-toc-hanh-trat-duong-ray-tai-phap-21-nguoi-bi-thuong/

 

Virus corona: Toàn bộ 13 vùng nước Pháp bị dịch

Trọng Nghĩa

Dịch virus corona (Covid-19) càng lúc càng lan rộng tại Pháp. Tính đến hết ngày hôm qua, 05/03/2020, nước Pháp đã có tổng cộng 423 ca nhiễm bệnh. Con số được dự báo sẽ còn tăng mạnh. Bên cạnh đó, đã có thêm 3 trường hợp tử vong, nâng số người chết lên thành 7.

Điều đáng ngại là toàn bộ 13 vùng tại Pháp đều đã có dịch. Chính quyền Pháp phải thừa nhận đà lây lan “không thể cưỡng lại” của virus corana, với khả năng dịch bệnh chuyển sang “giai đoạn 3”.

Con số 138 trường hợp lây nhiễm mới được xác nhận trong vòng 24 tiếng đồng hồ mà bộ Y Tế loan báo tối hôm qua là đà tăng mạnh nhất kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên. Con số 3 ca tử vong mới cũng đáng quan ngại, đặc biệt trong bối cảnh hiện có 23 người nhiễm virus đang ở trong tình trạng nghiêm trọng.

Dịch virus corona đã lan ra toàn bộ các vùng của Pháp

Toàn bộ 13 vùng tại Pháp đều đã có ca nhiễm virus corona, kể cả vùng Guyane ở hải ngoại. Vùng Đảo Corse là vùng mới nhất ghi nhận ba ca nhiễm đầu tiên vào hôm qua. Các ổ dịch chính tại Pháp vẫn là tỉnh Oise (99 ca nhiễm), thị xã La Balme ở tỉnh Haute-Savoie (30 ca) và tỉnh Morbihan (20 ca).

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Pháp, tổng thống Emmanuel Macron vào hôm qua đã phải thừa nhận rằng đà lây lan của dịch bệnh đang trong chiều hướng “không thể cưỡng nổi”.

Nếu kế hoạch đối phó với dịch Covid-19 vẫn chính thức ở “giai đoạn 2”, thì việc chuyển sang giai đoạn 3, tức là giai đoạn “virus lan tràn trên toàn lãnh thổ” đã được chính quyền coi là không thể tránh khỏi. Vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Với hơn 400 ca nhiễm, Pháp là một trong những trung tâm chính của dịch Covid-19 tại châu Âu, sau Ý và trước Đức một chút.

Ý: 41 ca tử vong trong vòng 1 ngày

Tình hình tại Ý, ổ dịch lớn nhất ở châu Âu, rất đáng ngại với số ca tử vong tăng vọt. Theo thống kê tính đến cuối ngày hôm qua, tại Ý đã có thêm 41 người chết, nâng tổng số ca tử vong tại quốc gia này lên thành 148 người.

Với số người bị lây nhiễm đã tăng lên thành 3853, Ý đứng hàng thứ 3 trong số các nước bị dịch Covid-19 tàn phá dữ dội nhất, chỉ thua có Trung Quốc và Hàn Quốc. Tình hình dịch bệnh đã buộc Roma ra lệnh đóng cửa toàn bộ các trường học và tháo khoán 7,5 tỷ euro để chống dịch cũng như giảm thiểu tác hại kinh tế.

Tại Đức, theo xu thế chung, đà lây lan cũng tăng tốc. Vào sáng nay, theo một thống kê của Viện Robert Koch, Đức đã bị thêm 134 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên thành 534 trường hợp so với 400 ca được ghi nhận tối hôm qua.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200306-ph%C3%A1p-covid-19-lan-m%E1%BA%A1nh-to%C3%A0n-b%E1%BB%99-13-v%C3%B9ng-b%E1%BB%8B-d%E1%BB%8Bch-7-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-423-ca-nhi%E1%BB%85m

 

Hội Chợ Nông Nghiệp Pháp :

Cuộc chiến truyền thông chính trị để “lấy lòng” dân ?

Thùy Dương

Hội Chợ Nông Nghiệp Pháp (Salon Internationale de l’Agriculture) năm nay khai mạc tại Cung triển lãm Versailles vào ngày thứ Bảy 22/02/2020. Như thường lệ, Triển lãm Nông Nghiệp năm thứ 57 thu

hút rất vài trăm ngàn khách tham quan. Và trong khoảng 10 ngày diễn ra hội chợ, không khó để du khách bắt gặp các chính khách Pháp, tổng thống, thủ tướng, các bộ trưởng, quan chức cao cấp, chủ tịch, tổng thư ký các đảng phái tại Pháp, đô trưởng Paris …

Báo chí Pháp thường gọi Hội Chợ Nông Nghiệp là « chặng dừng chân bắt buộc », « điểm đến không thể bỏ qua » của các chính khách Pháp. Nhất là vào những năm có bầu cử tổng thống, bầu cử Nghị Viện hay cấp địa phương, Salon de l’Agriculture lại trở thành nơi diễn ra « cuộc đua marathon » của các ứng viên. Không ngoa khi nói đó là triển lãm mang tính chính trị nhất nước Pháp.

Năm 2019, tổng thống Emmanuel Macron đã lập kỷ lục khi ở lại triển lãm tới 14 tiếng đồng hồ. Năm nay, mặc dù phủ tổng thống thông báo chủ nhân điện Elysée không hiện diện ở hội chợ lâu như năm ngoái, nhưng cuối cùng, ông Macron cũng lưu lại đó gần 13 tiếng. Nhưng tại sao Triển Lãm Nông Nghiệp lại thu hút giới chính trị Pháp đến như vậy ? Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm 26/02/2020, ông Philippe Maarek, giáo sư Truyền thông chính trị tại Đại học Paris-Est Créteil, giải thích :

« Vâng, Triển Lãm Nông Nghiệp cũng hơi giống nhưu một trận chung kết Giải vô địch bóng đá Pháp, hoặc là như kiểu thỉnh thoảng các tổng thống Pháp đến dự một chặng đua Tour xe đạp vòng quanh nước Pháp. Những việc này là nhằm cho mọi người thấy các tổng thống gần gũi với dân chúng. Họ muốn cho thấy tổng thống gắn bó với người dân. Và từ thời tổng thống Jacques Chirac, đến thăm Hội Chợ Nông Nghiệp gần như đã trở thành điều bắt buộc đối với mọi vị tổng thống.

Nước Pháp khởi đầu là một nước nông nghiệp. Trước đây, người ta vẫn luôn gọi nước Pháp là vựa lúa của cả châu Âu. Vì thế, Hội Chợ Triển Lãm Nông Nghiệp cũng giống như dịp để gợi nhắc lại nguồn gốc lịch sử của đất nước. Trong tâm trí mọi người, nước Pháp dẫu sao cũng là một nước nông nghiệp, đây là một kiểu nhớ lại về ký ức lịch sử. Người ta cũng có thể nghĩ rằng, theo một cách nào đó, Hội Chợ gắn với tầng lớp bình dân Pháp. Vì thế, đến thăm Hội Chợ Triển Lãm Nông Nghiệp là cách để tổng thống khẳng định sự gần gũi với nhân dân, và như tôi vừa nói, là cách để cho mọi người thấy tổng thống quan tâm đến tầng lớp bình dân và nền nông nghiệp.

Tại Triển Lãm, các tổng thống cũng có các hoạt động như mọi khách tham quan khác, tức là họ đi ngắm bò sữa, dê, nếm rượu vang, thưởng thức nông sản, các sản phẩm sản xuất thủ công. Mục đích ở đây là nhằm cho công chúng thấy họ cư xử như những người Pháp bình dân, rằng tổng thống cũng giống như mọi người thôi, hay chí ít thì cũng là họ đang cố làm như vậy. Đương nhiên đây chính là truyền thông chính trị ».

Người thành công, kẻ thất bại

Hội Chợ Nông Nghiệp không chỉ là « tủ kính trưng bày » nông sản Pháp, hay nơi người dân Pháp thể hiện sự gắn bó với nền sản xuất nông nghiệp mà còn là dịp để các tổng thống, ứng viên tổng thống và các nhà chính trị tìm cách tô bóng hình ảnh, « lấy lòng » dân chúng. Nhờ triển lãm, nhiều chính khách đã có thêm được thiện cảm của công chúng.Giáo sưPhilippe Maarekkhẳng định:

« Điều đó đôi khi cũng xảy ra. Chẳng hạn, người ta biết rằng François Hollande, trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống, ông ấy đã dành 12 tiếng đồng hồ thăm triển lãm, đây là chuyến thăm rất dài vào thời kỳ đó. Ngay cả Jacques Chirac cũng không đi thăm Hội Chợ lâu đến như vậy. Ông Chirac chính là vị tổng thống đã khôi phục lại truyền thống đi thăm Hội Chợ Nông Nghiệp. Và có thể nói rằng, hình ảnh của François Hollande đã được cải thiện phần nào. Dù sao đi chăng nữa, Hollande đã khiến mọi người nói đến ông như một người muốn trở về với cội nguồn ».

Nhưng không phải nhân vật nào cũng gặt hái thành công nhờ Triển Lãm Nông Nghiệp Pháp ! Gây ồn ào nhất là vụ việc của tổng thống cánh hữu Nicolas Sarkozy. Vào năm 2008, Sarkozy khi chìa tay với một khách tham quan hội chợ thì bị người này từ chối bắt tay. Du khách này nói: « Ồ không, đừng có chạm vào tôi, ông làm bẩn người tôi đấy! ». Máu nóng nổi lên, vị nguyên thủ vốn bị chỉ trích là “tổng thống của người giàu »đã nhục mạ vị khách này.

Vụ việc đã bị bàn tán, chỉ trích rất nhiều trên truyền thông và các mạng xã hội trong và ngoài nước, làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của tổng thống Sarkozy. Giáo sư truyền thông chính trị Philippe Maarek gợi nhắc lại : « Thời điểm được nói đến nhiều nhất chắc chắn cũng là thời điểm xảy ra chuyện tiêu cực nhất. Đó là khi Nicolas Sarkozy hồi năm 2008 đã bất ngờ khi bị một khách thăm triển lãm nói câu xúc phạm. Sarkozy khi đó đã đáp trả bằng lời lẽ nhục mạ khá nặng. Ông xua đuổi vị khách kia bằng câu nói : « Biến ngay đi, đồ đần ! »

Câu chửi này thậm chí đã được nhại đi nhại lại rất nhiều và cho đến nay vẫn còn được nhắc tới. Nó càng củng cố hình ảnh một vị tổng thống « bling bling » (bling bling là một từ tượng thanh chỉ tiếng kêu phát ra từ đồ trang sức đeo ở cổ, để chỉ một người thích các thú ăn chơi kiểu công tử), hình ảnh một vị tổng thống xa rời nhân dân, vị tổng thống không chú ý đến dân chúng, mà chỉ quan tâm đến những thứ xa hoa bóng bẩy và giới chủ doanh nghiệp giàu có. Đúng là câu nói của Sarkozy thô thiển. Đó chắn chắn là thời khắc nặng nề nhất, và theo lẽ thường thì đó cũng là thời khắc tiêu cực nhất, còn những gì tốt đẹp thì người ta đều không nhắc tới ».

Ngày 24/01/2016, trong chương trình Sept à huit trên kênh truyền hình TF1, cựu thổng thống Nicolas Sarkozy đã thừa nhận sai lầm trong cách cư xử ở Hội Chợ Triển Lãm Nông Nghiệp 2008. Theo cựu chủ nhân điện Elysée, khi nói như vậy, ông đã hạ thấp uy thế của tổng thống, phản ứng của ông cũng không phù hợp với một người bình thường. Sarkozy đã phải trả giá để hiểu được rằng ông không được phép làm mọi điều.

Hội Chợ Nông Nghiệp – nơi nông dân và khách tham quan trút giận

Salon de l’Agriculture cũng là dịp người dân Pháp « trút giận » lên giới lãnh đạo đất nước. Năm 2016, thu nhập của nông dân giảm sút mạnh : điều kiện thời tiết bất lợi khiến trồng trọt mất mùa, các nhà chăn nuôi bò sữa do tác động tiêu cực từ chính sách của Liên Hiệp Châu Âu … Ngay khi đến Cung triển lãm Versailles, tổng thống khi đó là ông François Hollande, đã bị la ó, lăng mạ. Nhiều nhà chăn nuôi, trong cơn giận dữ, còn định hắt phân bò vào nguyên thủ Pháp. Quầy trưng bày của bộ Nông Nghiệp Pháp cũng bị thành viên của Nghiệp đoàn nhà nông trẻ Jeunes Agriculteurs giật tung.

Nhiều nông gia không chào đón sự xuất hiện của các nguyên thủ, cũng chẳng hào hứng khi được chụp ảnh chung với các nhà lãnh đạo. Đối với nhiều nông gia, các chính trị gia, dù ở cánh tả hay cánh hữu, cũng chỉ đến Triển lãm để cho mọi người thấy sự hiện diện của họ, chụp vài tấm ảnh lưu niệm, hứa hẹn trước máy quay của các phóng viên, nhưng trên thực tế họ bỏ mặc các nông gia. Năm 2017, khi là ứng viên tổng thống, ông Macron, cựu bộ trưởng Kinh Tế Pháp, từng bị nông dân ném trứng sượt qua đầu.

Triển Lãm Nông Nghiệp cũng là nơi để các đối thủ chính trị công kích nhau, nhằm giành thiện cảm của công chúng. Nhưng không phải ai cũng có được kết quả như mong đợi. François Hollande, trong chuyến thăm hội chợ lần đầu tiên trên cương vị tổng thống Pháp hồi năm 2013, khi một bé gái hỏi ông là Nicolas Sarkozy đang ở đâu, Hollande mỉm cười đáp lời: « Cháu sẽ không còn nhìn thấy ông ấy nữa đâu! »Sự hóm hỉnh của Hollande lần này dường như lại không được công chúng đánh giá cao.

Truyền thông chính trị hay niềm đam mê ?

Trong nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp, vị tổng thống duy nhất không tỏ ra mặn mà với Hội Chợ Nông Nghiệp là tổng thống cánh tả François Mitterand. Trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống 14 năm, ông chưa bao giờ đến thăm Salon de l’Agriculture. Liệu có phải do tổng thống Mitterand không quan tâm đến nền nông nghiệp Pháp?Theo giáo sư truyền thông chính trị Philippe Maarek thì không hẳn là như vậy : « Ông ấy cho rằng Hội Chợ Nông Nghiệp là lĩnh vực của bộ trưởng Nông Nghiệp, vì thế ông ấy cử bộ trưởng Nông Nghiệp đến đó. Đối với tổng thống, bộ trưởng Nông Nghiệp là người được ông ấy ủy nhiệm. François Mitterand, khác với những tổng thống khác, trong công việc, ông ủy nhiệm cho rất nhiều người ».

Còn gắn bó nhất với Salon de l’Agriculture có lẽ là tổng thống Pháp Jacques Chirac. Trong suốt 39 năm, từ năm 1972 đến năm 2011, bất kể ở vị thế đô trưởng Paris, bộ trưởng, thủ tướng (2 nhiệm kỳ) hay tổng thống (2 nhiệm kỳ), ông Chirac đều đến thăm Triển lãm. Năm duy nhất ông vắng mặt là vào năm 1979, do lý do sức khỏe : ông bị tai nạn xe hơi. Đài France Info ngày 22/02/2020 trích dẫn ông Philippe Vasseur, bộ trưởng Nông Nghiệp dưới thời tổng thống Jacques Chirac, theo đó Triển Lãm Nông Nghiệp thực sự mang lại niềm vui cho chính trị gia kỳ cựu của Pháp. Về nét khác biệt giữa tổng thống Chirac và tổng thống đương nhiệm Pháp Emmanuel Macron, giáo sư truyền thông chính trị của đại học Paris-Est Créteil, nhấn mạnh:

« Sự khác biệt, tôi nghĩ là đó là về cách đi thăm Triển lãm. Chúng ta thấy là tổng thống Emmanuel Macron đã ở thăm hội chợ lâu hơn rất nhiều so với những người khác, và hôm thứ Bảy vừa rồi (22/02) ông ấy đã ở lại đó rất lâu. Jacques Chirac đi thăm Triển Lãm Nông Nghiệp thực sự là để thưởng thức, để ăn, để uống, để chụp ảnh với những con vật xinh xắn, những con bò sữa dự thi. Ông ấy yêu thích nông sản theo kiểu rất tự nhiên, dân dã. Trong khi đó, khi người ta chứng kiến cảnh tổng thống Macron đến thăm Hội chợ hôm thứ Bảy, người ta có cảm giác là ông ấy ở đó trước hết và quan trọng nhất là để thảo luận với mọi người. Đôi khi ông ấy bị la ó, nhưng đúng là tổng thống Macron đã tận dụng Hội chợ để thảo luận, trao đổi với người dân. Vì thế, ở một chừng mực nào đó, có thể nói đó là một chuyến thăm tốn nhiều trí lực hơn ».

Nếu như vị tổng thống trẻ Macron thiên về công việc, thì nhà lãnh đạo Chirac vốn rất được lòng dân chúng, dường như không bỏ lỡ cơ hội để tận hưởng các sản vật. Năm 2019, khi ông Chirac, qua đời, những hình ảnh ông với gương mặt rạng ngời, háo hức phấn khởi tại các kỳ Triển Lãm Nông Nghiệp, ăn trái táo, uống cốc bia, nếm các món ăn đặc trưng Pháp, âu yếm xoa đầu, xoa lưng những con bò sữa, trò chuyện cởi mở, tự nhiên, « tay mắt mặt mừng » với nông gia lại xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Pháp. Không phải vô cớ mà Jacques Chirac được coi là một trong những nguyên thủ được dân Pháp quý trọng nhất !

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200207-h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A3-n%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-ph%C3%A1p-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-truy%E1%BB%81n-th%C3%B4ng-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BB%83-l%E1%BA%A5y-l%C3%B2ng-d%C3%A2n

 

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga

 ‘ủng hộ đưa Thượng Đế’ vào Hiến pháp

Báo Nga cho hay lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Gennady Zyuganov, ủng hộ đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin đưa Thượng Đế vào hiến pháp sửa đổi.

Hiện những điều sửa đổi với Hiến pháp Nga năm 1993 đang được bàn thảo trong Viện Duma để đưa ra trưng cầu dân ý ngày 22/04 năm nay.

Các thủ tục này được cho là chỉ mang tính hình thức và mọi đề xuất của ông Putin nêu ra sẽ trở thành phần chính của Hiến pháp bản mới.

Theo trang RT (03/03/2020), Đại Giáo chủ Moscow, Ngài Kirill chính là nhân vật chủ chốt vận động đưa câu nói đến Thượng Đế, hoặc Chúa Trời, vào Hiến pháp, lần đầu từ 1917.

Ngài Kirill cũng là vị giáo phẩm cao cấp nhất của Chính Thống giáo ở Nga, và luôn ủng hộ tổng thống Putin.

Tuy thế, chính ngài Kirill lại cho rằng khái niệm Thượng Đế, hay Đấng Tối cao, có thể được hiểu là vị chủ thể của các tôn giáo khác nữa, không nhất thiết chỉ của Ki Tô giáo.

Cũng theo RT, ý tưởng này được cả lãnh đạo Hội đồng Hồi giáo Nga, ngài Talgat Tadzhuddin và lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, ông Gennady Zyuganov ủng hộ.

Lenin từng cấm lễ Giáng Sinh không thành

Ông Putin đưa Chúa Trời vào Hiến pháp Nga

Việt Nam ‘đổi mới nhưng không đổi màu’?

Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin?

Từ cộng sản đến tín ngưỡng Ki Tô

Có vẻ như sự ủng hộ của ông Putin, cựu sĩ quan KGB, và ông Zyunganov, lãnh đạo cộng sản đối với Chúa Trời chỉ gây ngạc nhiên với báo chí Phương Tây.

Tuần này, một số báo Anh và Mỹ nhấn mạnh về “sự ủng hộ cho điều khoản nhắc đến Chúa Trời trong tân hiến pháp Nga” như cách ông Puytin hướng về chủ nghĩa bảo thủ Nga.

Còn trên thực tế ở Nga, đây là một quá trình diễn ra từ lâu, và nổi rõ lên trong những năm gần đây.

Sau năm 1991, những người cộng sản Nga đã tìm đến tín ngưỡng truyền thống.

Con số cựu đảng viên, thân nhân của họ, đi lễ nhà thờ Chính Thống giáo ngày càng nhiều, khiến Đảng Cộng sản Nga gần lại với đạo truyền thống của người Nga.

Năm 2012, ông Gennady Zyuganov đã nêu ra lời kêu gọi Đảng và Giáo hội Chính Thống “đoàn kết với nhau”.

Giáo hội Chính Thống Nga cũng vui vẻ đón nhận sự ủng hộ của Đảng Cộng sản vốn là tổ chức không còn ảnh hưởng như trước – tuổi trung bình của đảng viên là 56.

Hiện có 2/3 người Nga nói họ theo Chính Thống giáo, nhưng cũng 63% trong số này không đi nhà thờ, theo bài trên trang Russia Beyond của Oleg Yegorov hồi 2017.

Vị thế của Giáo hội do vậy lớn hơn hẳn Đảng Cộng sản Nga mà hiện chỉ có 160 nghìn.

Năm 2014, Ngài Kirill đã tặng Huân chương Vinh quang cho ông Zyuganov nhân dịp sinh nhật 70 của ông.

Tới năm 2016, nhân 25 năm ngày Liên Xô tan rã, ông Zyuganov nhắc lại một câu nhiều đảng viên cộng sản Nga chia sẻ, rằng “Chúa Giê Su chính là người cộng sản đầu tiên“.

Theo các báo Nga và châu Âu, ông Zyuhanov đã không chỉ một lần coi “những người cộng sản và Giáo hội Chính thống có trách nhiệm thiêng liêng” là cùng hợp tác.

Ông Zyuganov nói, cả hai tổ chức này đều “chia sẻ trách nhiệm chung, và có chung kẻ thù”.

Kẻ thù chung của họ là các thói hư tật xấu trong xã hội hiện đại, chủ nghĩa tự do kiểu Phương Tây, thói sinh hoạt tình dục buông thả, và khái niệm nhân quyền, theo một bài diễn văn của ông.

Việc Đảng Cộng sản ủng hộ Chúa Trời và lối sống truyền thống Nga, chống lại Phương Tây chắc chắn sẽ giúp cho bản hiến pháp sửa đổi của Nga được thông qua dễ dàng hơn.

Bản thân ông Putin sẽ yên tâm về điều này.

Vì hồi 1993, khi hiến pháp được Tổng thống Boris Yeltsin đem ra thực hiện, nó bị Đảng Cộng sản Nga phản đối kịch liệt, cho là “bắt chước mô hình Phương Tây”.

Cũng cần nhắc rằng đảng cộng sản từng bị ông Yeltsin ra lệnh cấm hoạt động sau khi Liên Xô tan rã (1991) nhưng toà hiến pháp Nga hủy lệnh của tổng thống.

Trong sự kiện gọi là ‘Khủng hoảng hiến pháp 1993’, phe cộng sản Nga tìm cách hạ bệ tổng thống qua các thủ tục trong Viện Duma.

Vào tháng 9/1993, ông Yeltsin đã giải tán Viện Duma do phe cộng sản kiểm soát, cho quân đội vào cuộc, khiến 187 người bị giết và 487 bị thương.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51754692

 

Nga – Mỹ liên tục có các động thái

cạnh tranh phát triển vũ khí siêu thanh

Ngay từ đầu năm 2020, Nga và Mỹ liên tục đưa ra các tuyên bố, hoạt động cụ thể về việc cạnh tranh phát triển vũ khí siêu thanh nhằm đảm bảo an ninh trước các mối đe dọa “tiềm ẩn” và khẳng định vị thế độc tôn trong lĩnh vực quân sự.

Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, các vũ khí siêu âm mới của Nga cho phép duy trì sự cân bằng chiến lược và sự ổn định trên thế giới. Theo ông Vladimir Putin, các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ tạo ra đang làm đảo lộn sự ổn định và cân bằng chiến lược trên thế giới. Washington cho rằng những “chiếc ô chống tên lửa” sẽ không cho đối phương bất kì cơ hội nào để đáp trả khi họ sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các tổ hợp siêu âm hiện đại mà Nga tạo ra có khả năng vượt qua tất cả các hệ thống phòng không hiện có. Nga đang duy trì sự ổn định và cân bằng chiến lược không chỉ cho riêng đất nước mình mà còn cho cả an ninh quốc tế; đồng thời nhấn mạnh Nga sẽ không tấn công đối với bất cứ ai và cũng sẽ không để các quốc gia khác nghĩ đến việc tấn công mình.

Đáp trả thông tin trên, Phó Giám đốc chương trình vũ khí siêu thanh Bộ Quốc phòng Mỹ Mike White cho biết trong lĩnh vực này, Mỹ đã “đi trước Nga cả chục năm, tuy nhiên Washington đã nhất quyết không sử dụng nó trong vũ khí”. Theo ông Mike White, trong năm nay Mỹ sẽ thực hiện các vụ thử vũ khí siêu thanh. Đây là loại vũ khí được chế tạo cho Hải quân và Bộ binh từ chương trình tấn công nhanh phi hạt nhân. Vụ thử sắp tới sẽ được gọi là Vụ phóng thử số hai. Hiện Mỹ vẫn đang tiến hành các vụ phóng thử nghiệm trước khi chuyển sang thử nghiệm vũ khí nguyên mẫu. Những cuộc thử nghiệm sắp tới được tiến hành để xác định khả năng đáp ứng “yêu cầu nhiệm vụ liên quan đến tính năng tương lai của vũ khí. Trong quá trình thử nghiệm mọi thứ sẽ được thể hiện, khả năng đến đâu, từ đầu đến cuối”.

Theo giới truyền thông, dù ông Mike White chưa rõ định danh loại vũ khí siêu thanh sắp thử nhưng nó cho thấy, Mỹ đang đồng thời thực hiện nhiều chương trình vũ khí siêu thanh khác nhau. Bởi cùng với vũ khí của Hải quân và Bộ binh, hiện Không quân Mỹ cũng đang phát triển và chuẩn bị bước vào giai đoạn thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A – dòng tên lửa được đánh giá là đối thủ với Kinzhal của Không quân Nga. AGM-183A sẽ có tốc độ tối đa gần đạt Mach 20. Như vậy, dòng tên lửa này sẽ nhanh hơn đáng kể so với Kinzhal khi dòng tên lửa này của Nga có tốc độ tối đa trên Mach 10. Theo kế hoạch của Lầu Năm Góc, Không quân Mỹ sẽ chính thức được trang bị AGM-183A từ cuối năm 2022. Đến khi đó, đòn tấn công của Không quân tầm xa Mỹ đủ mạnh để bất kỳ đối thủ nào cũng phải khiếp sợ. Trong khi đó, ngoài Kinzhal, hiện Nga đã đạt được thành công lớn khi phát triển tên lửa siêu thanh, trong đó có Avangard đạt Mach 20, tên lửa Zircon có tốc độ gần đạt Mach 10. Đây chính là cơ sở khiến giới quân sự Nga khẳng định, các nhà thiết kế nước này đã vượt qua các đồng nghiệp Mỹ trong việc tạo ra vũ khí siêu thanh.

Để đuổi kịp Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, Mỹ đã triển khai nhiều kế hoạch nghiên cứu, phát triển vũ khí trong lĩnh vực này. Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai khoảng 12 chương trình nhằm đối phó vũ khí siêu thanh. Cơ quan các dự án nghiên cứu tiên tiến thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) đã giới thiệu

dự án vũ khí đánh chặn tên lửa siêu thanh mang tên Glide Breaker. Không những vậy, Mỹ cũng đã cùng phát triển radar đối phó tên lửa siêu vượt âm. Theo đó, radar mới sẽ hạn chế điểm mù trong lá chắn tên lửa Aegis, tăng khả năng đối phó với mối đe dọa từ tên lửa siêu vượt âm. Hệ thống radar mới sẽ thay thế tổ hợp AN/SPQ-9B trên tàu chiến Mỹ, vốn có nhiều điểm mù và không thể theo dõi cùng lúc khoảng không gian 360 độ xung quanh. Trong khi đó, Nga hiện đã triển khai phương tiện siêu thanh Avangard (hypersonic glide vehicle) được gắn trên tên lửa đạn đạo liên lục địa ở vùng Orenburg, phía Nam dãy núi Ural. Quân đội Nga cho biết Avangard có khả năng bay nhanh hơn 27 lần so với tốc độ âm thanh, có khả năng mang vũ khí hạt nhân lên tới hai megatons.

http://biendong.net/bien-dong/33401-nga-my-lien-tuc-co-cac-dong-thai-canh-tranh-phat-trien-vu-khi-sieu-thanh.html

 

Cuộc đọ sức Nga – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi đến đâu ?

Thùy Dương

Từ cuối tuần qua, quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đề tài được báo chí Pháp đặc biệt quan tâm, sau vụ 33 lính Thổ tại Syria thiệt mạng trong một vụ oanh kích của không quân Nga. Trong chuyên mục Quốc Tế, báo Le Figaro ngày 02/03/2020, vài ngày trước khi Putin và Erdogan đạt thỏa thuận ngưng bắn tại Idleb kể từ hôm nay 06/02, đã đặt câu hỏi « Cuộc đọ sức Nga – Thổ sẽ đi đến đâu ? ».

Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn lấy lại ảnh hưởng trung tâm ở Trung Đông, còn đồng nhiệm Thổ Recep Tayyip Erdogan truy đuổi kẻ thù người Kurdistan ở Syria, điều này liệu trong tương lai có dẫn đến nguy cơ Nga – Thổ đối đầu trực diện hay không ?

Le Figaro khẳng định tổng thống Nga Poutine và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã trở thành hai chủ nhân mới của cuộc chơi trong khu vực. Tận dụng sự rút lui của Mỹ và sự suy yếu của châu Âu, hai nhà lãnh đạo Nga – Thổ không ngừng tiến bước tại Syria và Lybia. Khi thì là kẻ thù, lúc lại là đồng minh, nhưng cuộc phiêu lưu của Nga và Thổ tại Trung Đông trước hết đều nhằm đáp ứng những tham vọng chiến lược của mỗi bên.

Hậu thuẫn chế độ Damas, tổng thống Nga Vladimir Poutine đang theo đuổi mục tiêu gì ?

Sự ủng hộ vô điều kiện của Nga đối với chế độ Bachar Al Assad là cơ sở để Vladimir Putin thực hiện mục tiêu khôi phục ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông. Theo hướng này, Matxcơva cho phép và nhất là sử dụng sức mạnh không quân để hỗ trợ khả năng quân sự của nhà lãnh đạo Syria, người đã hứa đoạt lại từng tấc đất từ tay phiến quân. Sự sụp đổ của phe nổi dậy tại Idleb cho phép tổng thống Al Assad tuyên bố chiến thắng.

Thế nhưng, sự leo thang quân sự ở thành trì của phe nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cuối cùng đã cản trở Matxcơva thực hiện kế hoạch vốn dựa trên tương quan lực lượng Ankara – Damas, và đẩy nước Nga lên tuyến đầu đối mặt với Recep Tayyip Erdogan, người đã chọn biện pháp tăng cường sự can thiệp quân sự. Mới đây, phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitri Peskov, đã gọi đó là « kịch bản tồi tệ nhất » của Ankara. Sau ba vòng đàm phán không có kết quả với Thổ Nhĩ Kỳ, và vài ngày trước khi diễn ra thượng đỉnh ​​vào ngày 05/03/2020, hai nước đã gần như tiến đến chiến tranh khi 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng gần Idleb và chính quyền Ankara được kêu gọi ra đòn đánh trả.

Ông Igor Delanoë, phó giám đốc Tổ chức quan sát Pháp-Nga tại Matxcơva giải thích một năm rưỡi sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký bản ghi nhớ hồi tháng 09/2018, Matxcơva cho rằng Ankara đã không thực hiện các cam kết liên quan đến việc phân tách các nhóm khủng bố thuộc lực lượng Hayat Tahrir al- Cham (trước đây là Front Al Nosra, có liên hệ với tổ chức khủng bố Al Qaida) và phe nổi dậy được coi là ôn hòa. Nga chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về việc không thiết lập khu phi quân sự kéo dài 12-15 km dọc biên giới với Syria, được ấn định trong thỏa thuận Sotchi.

Trái lại, Ankara tố cáo Matxcơva ném bom bừa bãi không phân biệt các mục tiêu dân sự và quân sự ở Idleb, Syria và gây ra cái chết của hơn 50 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 02. Bà Mariana Belinkaya, cây bút chuyên mục Thời luận của báo Nga Kommersant và cũng là nhà nghiên cứu tại Viện Carnegie, khẳng định là về cơ bản, Nga thấy việc chế độ Damas kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Syria là điều hết sức bình thường. Thế nhưng, Matxcơva cũng hiểu rằng họ không thể đôi co trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Iran về vấn đề đó, nhất là vì Matxcơva và Ankara đang đối đầu nhau trong cuộc khủng hoảng Libya, nơi Vladimir Putin muốn có một sự trả thù mang tính biểu tượng sau sự can thiệp của phương Tây hồi năm 2011 mà ông không bao giờ có thể cho qua.

Cũng chính tại Lybia, Putin đang theo đuổi những mục tiêu khó dung hòa với Erdogan. Trong khi Ankara ủng hộ chính phủ Tripoli và huy động sự yểm trợ của các chiến binh Syria ở Lybia, đất nước vì Thổ Nhĩ Kỳ coi Lybia là một khu vực ảnh hưởng truyền thống từ thời đế chế Ottoman, thì chủ nhân điện Kremlin hậu thuẫn thống chế Khalifa Haftar, với hy vọng tái áp dụng « phương pháp » chống thánh chiến Hồi Giáo, để một lần nữa được coi là một tác nhân chủ chốt ở khu vực Trung Đông.

Còn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tìm kiếm điều gì trong cuộc phiêu lưu tại Syria ?

Từ khi cách mạng Syria nổ ra vào tháng 03/2011, Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức chọn đứng về phe đối lập Syria, đặt cược vào sự sụp đổ của Bachar Al Assad. Với 900 km đường biên giới chung với Syria, Thổ nhanh chóng trở thành căn cứ cho lính Syria đào ngũ, những người chống đối tổng thống Al Assad và thường dân chạy trốn chiến tranh. Đường biên giới này cũng là nơi trung chuyển vũ khí của các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Qatar, Ả Rập Xê Út … sang Syria. Những phần tử Hồi Giáo cực đoan châu Âu muốn gia nhập thánh chiến cũng đến Syria qua cửa ngõ này.

Điều trớ trêu là chủ trương can thiệp quân sự của Nga vào Syria từ năm 2015 đã thúc đẩy Ankara xem xét lại chiến lược tại nước láng giềng. Tương quan lực lượng đã nhanh chóng đảo ngược theo hướng có lợi cho chế độ Al Assad. Được Matxcơva và Teheran hỗ trợ, Damas vào năm 2016 đã chiếm lại được nhiều thị trấn bị phe nổi dậy kiểm soát, gồm cả vùng chiến lược đông Aleppo. Thế nhưng, vào tháng 11/2015, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay tiêm kích của Nga gần không phận Syria. Nga nổi giận và áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng sau này căng thẳng hai bên đã hạ nhiệt do những tính toán thực dụng lựa theo hoàn cảnh.

Cũng chính vào giai đoạn đó, Ankara quyết định chiến đấu chống dân quân Kurdistan ở miền bắc Syria, vốn được coi là cánh tay phải của lực lượng PKK có tham vọng đánh bật tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ra khỏi biên giới và đòi độc lập với Ankara. Ông Yasar Yakis, cựu ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét là sau khi đặt cược mù quáng vào sự sụp đổ của Al Assad, ông Erdogan đã chuyển hướng từ chính sách chống Damas sang chống lực lượng người Kurdistan PKK.

Các chiến dịch chống PKK cũng nhằm đáp ứng các tính toán chính trị của Erdogan. Ngay khi đảng AKP của ông Erdogan thấy không còn được lòng dân, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã chơi trò chiến tranh. Theo một nhà nghiên cứu chính trị, đây là một chiến thuật có lợi, vì theo các cuộc khảo sát, sau mỗi đợt tấn công, đảng này lại khôi phục được một phần hình ảnh trong dân chúng. Cuộc khủng hoảng tại Idleb hiện nay cũng cho thấy một thách thức chính trị trong nước. Trong khi dân chúng ngày càng bất mãn với chế độ, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 3,5 triệu người tị nạn Syria nên Ankara lo ngại về nguy cơ lại có thêm làn sóng di dân mới tràn vào lãnh thổ. Chính vì thế, Ankara muốn bằng mọi giá ngăn chặn cuộc tấn công Syria – Nga tại Idleb. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hôm thứ Tư tuần trước nhắc lại ông không chấp nhận lui bước tại Idleb, cho dù chỉ là một bước.

Liệu có nguy cơ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới đối đầu vũ trang ?

Ông Igor Delanoë thuộc Đài quan sát Pháp-Nga cho rằng khả năng đó có thể xảy ra. Thổ Nhĩ Kỳ có 7.000 lính ở Idleb, với hơn 2.000 xe bọc thép. Còn Nga có 5.000 quân, chủ yếu là các lực lượng đặc biệt, pháo binh và không quân, hỗ trợ các đội quân trung thành với Damas. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể xem xét không cho các tàu chiến Nga vào các vùng biển Bosphorus và Dardanelles. Dự đoán được nguy cơ này, Nga đã điều hai tàu khu trục từ Sebastopol đến Địa Trung Hải.

Còn chuyên gia Fabrice Wolf nhận định trên blog Meta-Defense rủi ro chủ yếu là về một cuộc đụng độ trên không cho dù rất khó xảy ra. Bất kỳ xung đột nào giữa Nga và Thổ cũng sẽ có nguy cơ kéo NATO vào cuộc và đẩy Thổ Nhĩ Kỳ trở lại Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương. Theo nhận định của ông Alexei Malashenko, phụ trách nghiên cứu tại Viện Đối Thoại Văn Minh của Nga, cho dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang rơi vào ngõ cụt nhưng cả Putin và Erdogan đều không muốn một vụ đối đầu trực tiếp.

Còn chuyên gia Igor Delanoë cho rằng cuối cùng sự thỏa hiệp sẽ thắng thế. Các cuộc thảo luận giữa các quan chức cấp cao của hai nước sau căng thẳng hôm thứ Năm 27/02 thể hiện điều đó. Cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ là một dấu hiệu cho thấy họ muốn xoa dịu căng thẳng. Hôm 29/02, Erdogan kể lại ông đã nói với đồng nhiệm Nga Putin : « Nếu ông muốn thiết lập một căn cứ ở Syria thì cứ tiếp tục, nhưng hãy tránh đường cho chúng tôi, hãy để chúng tôi một mình với chế độ (Syria) ».

Đâu sẽ là lối thoát cho cuộc khủng hoảng ?

Ở Syria, cũng như ở Libya, Putin và Erdogan dường như rất thành thạo về chiến thuật : ban đầu là đe dọa, sau đó là khiêu khích quân sự, rồi đến đàm phán. Nhưng cuối cùng, tổng thống Putin dường như là người thắng nhất trong « trò chơi ». Tại Syria, ông giúp được Damas giành lại phần lớn lãnh thổ, đồng thời vẫn duy trì đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả về kinh tế. Chỉ riêng năm 2019, Nga đã có nhiều hợp đồng đối tác với Ankara: Thổ mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ là do Nga xây dựng, đường ống dẫn khí TurkStream được khánh thành. Tại lãnh thổ Syria, Nga cũng có lợi thế trên không, còn Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có bộ binh. Tuy nhiên, Ankara vẫn chưa phải là đã hết cách, bằng chứng là gần đây các thành phố Saraqeb và Neirab đã được nối lại, quân Thổ bắn tên lửa nhắm vào máy bay tiêm kích Nga và Syria, và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có nhiều vụ oanh kích bằng máy bay không người lái.

Gần đây, có một kịch bản kết thúc cuộc khủng hoảng thường xuyên được nêu ra. Theo ông Alexei Malashenko, phụ trách nghiên cứu tại Viện Đối Thoại Văn Minh của Nga, thông qua cuộc khủng hoảng Idleb, Nga có thể đang cố gắng hồi phục thỏa thuận Syria – Thổ Adana 1998 và điều chỉnh lại theo hướng đáp ứng các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về an ninh. Theo văn bản này, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền giám sát khu vực sâu 5km vào lãnh Thổ Syria để ngăn chặn các hoạt động của người Kurdistan mà chính quyền Ankara coi là một mối đe dọa.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200306-cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%8D-s%E1%BB%A9c-nga-th%E1%BB%95-s%E1%BA%BD-%C4%91i-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91%C3%A2u

 

Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Syria

Hương Thảo

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã bất ngờ đạt một thỏa thuận ngừng bắn ở Syria có hiệu lực từ nửa đêm thứ Sáu (6/3), trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Erdogan và Putin tại Moscow.

Cả hai quốc gia này đã chịu những tổn thất trong cuộc xung đột kéo dài 9 năm, trong đó mỗi bên đều là nhà môi giới quyền lực chính hỗ trợ đối thủ các bên.

The National ngày 6/3 thông tin, thỏa thuận được xem như một động thái nhằm ngưng lại cuộc giao tranh dữ dội ở Idlib vốn đã gây ra một thảm họa nhân đạo, và đã làm dấy lên lo ngại về đụng độ leo thang giữa các lực lượng tại khu vực.

Chỉ vài phút trước khi đạt thỏa thuận ngừng bắn, các vụ đánh bom vẫn đang tiếp diễn, theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR).

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Vladimir Putin đã gặp nhau tại Moscow hôm thứ Năm (5/3) để thảo luận về một đường hướng giải quyết cuộc xung đột kéo dài 9 năm đã giết chết và di dời hàng chục ngàn người Syria.

Sau cuộc hội đàm, ông Erdogan cho biết cả hai bên đã cam kết thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài. Tổng thống Putin nói rằng ông và Erdogan đã đạt được thỏa thuận chung bằng văn bản trong các cuộc đàm phán kéo dài hơn 6 giờ.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, thỏa thuận bao gồm một “hành lang nhân đạo” tại tỉnh Idlib, nơi đã chứng kiến ​​gần một triệu người phải di tản khi chế độ Assad tiến hành một cuộc tấn công nhằm giành lại lãnh thổ từ phiến quân đối lập.

Hành lang sẽ kéo dài 6km về phía bắc và phía nam từ đường cao tốc M4, chạy về phía nam thành phố Idlib, và được cả hai bên tuần tra, một tuyên bố chung nêu rõ.

Ông Erdogan cho biết đất nước của ông sẽ hợp tác với Nga để đảm bảo viện trợ đến tay những người dân tị nạn trong các lán trại dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.

14 thường dân đã thiệt mạng vì không kích ở Idlib hôm thứ Năm trong một cuộc tấn công vào một ngôi làng do phiến quân cố thủ. Các nhà hoạt động đổ lỗi cho các máy bay chiến đấu của Nga đã tấn công vào làng Maaret Musreen, nơi có hàng ngàn người dân tản cư.

Ông Putin nói khi bắt đầu cuộc họp: “Tình hình ở thành phố Idlib trở nên trầm trọng đến mức nó đòi hỏi chúng tôi phải có một cuộc trò chuyện cá nhân trực tiếp”.

Ông Erdogan nói rằng “toàn bộ thế giới đã hướng mắt về chúng tôi”, khi bắt đầu cuộc hội đàm, nhấn mạnh rằng các quyết định là cần thiết để “làm dịu khu vực và hai nước chúng ta”.

Gần một triệu người đã phải di tản vì cuộc chiến ở Idlib – thành trì cuối cùng còn lại của phiến quân – và hàng trăm người đã mất mạng. Nhiều người dân đã chạy trốn về phía bắc tới biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Bạo lực đã trở nên tồi tệ ở tỉnh Idlib trong những tuần gần đây, với việc Thổ Nhĩ Kỳ gửi hàng ngàn binh sĩ vào khu vực để hỗ trợ quân nổi dậy Syria ẩn náu ở đó. Quân đội Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã giao tranh chí tử, khiến ít nhất 59 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cũng như hàng loạt binh sĩ Syria thiệt mạng kể từ đầu tháng 2.

Theo The National

Hương Thảo dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/nga-tho-nhi-ky-dat-thoa-thuan-ngung-ban-o-syria.html

 

Thổ Nhĩ Kỳ ‘thay đổi cuộc chơi’ ở Syria

Thái Học

Trước hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Erdogan và Putin hôm thứ Năm (5/3), lực lượng đối lập Syria đã thắng quân chính phủ do Nga hậu thuẫn tại tỉnh Idlib nhờ có sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tờ Aljazeera ngày 3/3 thông tin, lực lượng phe đối lập Syria đã chiếm được nhiều vị trí quan trọng ở Tây Bắc Syria với sự giúp sức của không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ tháng 12, quân đội chính phủ Syria do Nga và Iran hậu thuẫn đã tấn công vào Idlib, thành trì cuối của phe đối lập được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Nhưng cuối tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ triển khai rất nhiều thiết bị bay không người lái (UAV/drone), cùng pháo hạng nặng để giúp phe đối lập giành lại một số lãnh thổ.

Các chỉ huy thuộc phe đối lập cho biết lực lượng của họ đã kiểm soát một số ngôi làng ở khu vực Jabal al-Zawiya tại phía Nam tỉnh Idlib, chặn đứng quân đội chính phủ đang tiến công nhằm chiếm được cao tốc M4 quan trọng nối Latakia với Aleppo. Còn tại phía Đông Syria, lực lượng đối lập đã giành lại thị trấn Saraqeb khiến quân chính phủ mất quyền kiểm soát trục đường cao tốc M5 chiến lược nối thủ đô Damascus tới Aleppo.

Aljazeera dẫn nguồn tin cho biết, quân chính phủ Syria sau đó được tiếp viện quân từ Iran và lính đánh thuê Nga đã phản công nhằm tìm cách xâm nhập vào thị trấn Saraqeb.

Về phía Nga thông báo sẽ triển khai thêm quân đội tới đánh Saraqeb. Còn bên nổi dậy thì đang cố thủ nhờ có UAV Thổ Nhĩ Kỳ, làm tình hình tại đây tiếp tục căng thẳng.

Hôm thứ Bảy (29/2) là ngày hết thời hạn một yêu cầu do Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đặt ra cho chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad là phải rút khỏi các khu vực đã tiếp quản ở Tây Bắc Syria kể từ tháng 12.

Nên ngay hôm sau, Ankara đã phát động một chiến dịch tấn công quân chính phủ tại Tây Bắc Syria.

Trở thành ‘kẻ thay đổi cuộc chơi’ tại Syria

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu vốn ủng hộ phe đối lập chống chính phủ Syria, nhưng đây là lần đầu tiên họ trực tiếp triển khai UAV và pháo hạng nặng trên mặt trận. Cùng với đó là hàng loạt không kích bằng máy bay chiến đấu dọc biên giới hai nước, dẫn đến tình hình ở Syria nóng thêm.

Ông Can Kasapoglu, giám đốc nghiên cứu An ninh và Phòng thủ tại viện nghiên cứu EDAM tại Istanbul cho rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng UAV trong các cuộc tấn công chớp nhoáng đã làm thay đổi hoàn toàn thế trận tại Saraqeb, Neirad, Atarib.

Loại UAV mới lần đầu tiên được sử dụng trong chiến dịch vừa qua là ANKA-S và Bayraktar-TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, đã ko chỉ đánh vào các vị trí quan trọng như đoàn xe của lực lượng chính phủ Syria và các đồng minh dọc chiến tuyến, mà chúng còn xâm nhập sâu vào các khu vực do Damascus kiểm soát.

Hôm thứ Hai (2/2), thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar rằng, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêu diệt hai máy bay Su-24, 2 UAV Syria, 135 xe tăng, “vô hiệu hóa” hơn 2.500 quân chính phủ Syria cùng 5 hệ thống phòng không.

Al Jazeera dẫn nguồn tin nói rằng UAV của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tiêu diệt 10 chỉ huy cấp cao của chính phủ Syria và đồng minh khi họ đang họp ở phía Nam tỉnh Aleppo.

Hội nghị thượng đỉnh Erdogan – Putin

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp phe đối lập Syria tiến hành một cuộc phản công chống lại chính phủ và chặn bước tiến của họ, nhưng điều này có thể không đủ để thay đổi đáng kể tình hình ở Tây Bắc Syria.

Yếu tố dường như đã kích hoạt cuộc tấn công bằng UAV của Thổ Nhĩ Kỳ là vì hoạt động quân sự của Nga đã giảm ở phía Tây Bắc Syria.

Trước đó, truyền thông thân Iran đã cáo buộc Moscow bỏ mặc lực lượng chính phủ Syria và dân quân Iran trên chiến tuyến Saraqeb.

Nhà phân tích Trung Đông tại Moscow, Kirill Semenev cho rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có một thỏa thuận, theo đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng UAV ở khu vực “xuống thang” tại Idlib, đó là lý do tại

sao Nga tránh chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng có thể Nga muốn tránh leo thang với Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm này.

Theo Marwan Kabalan, giám đốc phân tích chính sách ở Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Ả-rập ở Doha, Qatar, với sự leo thang mới nhất ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ muốn gây sức ép với Nga trong một thỏa thuận mới về Tây Bắc Syria trước cuộc họp ngày 5/3.

Ông cho rằng, Ankara sợ chính phủ Syria chiếm được đường cao tốc M4 và M5 khiến 3 triệu người Syria phải di dời và để lại dải đất nhỏ biến nó thành “một Gaza” khác khiến Thổ Nhĩ Kỳ hao phí kinh tế.

Vì lý do này, ông Erdogan có thể sẽ gây áp lực buộc ông Putin đồng ý về một thỏa thuận “xuống thang” mới tại khu vực và kiểm soát chung đường cao tốc M4 và M5.

Nếu đạt được thỏa thuận như vậy, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ lắng xuống sau khi kết thúc hội nghị.

Theo Al Jazeera

Thái Học dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/tho-nhi-ky-thay-doi-cuoc-choi-o-syria.html

 

Tấn công tự sát gần đại sứ quán Mỹ ở Tunisia

Ít nhất một người đàn ông đã tấn công tự sát gần Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tunis của Tunisia, làm bị thương một số cảnh sát, theo trang Independent.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tunis cho biết hôm 6/3 rằng các nhóm khẩn cấp đang được triển khai tại địa điểm vụ nổ gần tòa nhà sứ quán trong thành phố, theo đài Fox News.

Đại sứ quán Mỹ cho biết trong một tuyên bố trên Facebook: “Nhân viên khẩn cấp đang ứng phó với vụ nổ xảy ra gần Đại sứ quán Mỹ ở Tunis. Vui lòng tránh khu vực này và theo dõi truyền thông địa phương để cập nhật”, theo trang Independent.

Truyền thông địa phương đưa tin là một kẻ đánh bom tự sát được cho là đã tự kích nổ trái bom mang trên người.

Tin tức mô tả rằng người này đi xe đạp, kích hoạt thiết bị nổ gần chốt cảnh sát tuần tra đối diện đại sứ quán.

Đài phát thanh tư nhân Mosaique nói rằng 5 cảnh sát đã bị thương trong vụ nổ hôm 6/3.

Trong những năm gần đây, những kẻ Hồi giáo cực đoan đã nhắm vào Tunisia, giết chết nhiều người.

https://www.voatiengviet.com/a/tan-cong-tu-sat-gan-dai-su-quan-my-o-tunisia/5317981.html

 

Nhà ngoại giao kỳ cựu Iran tử vong vì COVID-19

Hải Lam

Ông Hossein Sheikholeslam, 68 tuổi, cựu cố vấn ngoại trưởng Iran và cựu đại sứ Iran tại Syria, qua đời hôm 5/3 sau khi nhiễm nCoV.

Theo hãng thông tấn Fars của Iran, ông Sheikholesman đã nhập viện Masih Daneshvari ở thủ đô Tehran sau khi được xác định nhiễm COVID-19 và qua đời tại bệnh viện vào hôm 5/3.

Business Insider cho biết, ông Sheikholeslam từng tốt nghiệp Đại học California ở Mỹ trước thời kỳ Cách mạng Hồi giáo Iran và cũng đã tham gia thẩm vấn các nhân viên đại sứ quán Mỹ ở Tehran trong cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 1979.

Ông từng làm cố vấn cho Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và là cựu đại sứ Iran tại Syria.

Đây là quan chức cấp cao thứ hai của Iran tử vong vì dịch bệnh, sau khi ông Mohammad Mirmohammadi, 71 tuổi, thành viên hội đồng cố vấn cho lãnh tụ tối cao Iran, qua đời hôm 2/3.

Nhiều quan chức cấp cao Iran đã nhiễm COVID-19, trong đó có Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi, người đứng đầu lực lượng ứng phó COVID-19 của chính phủ và ông Pirhossein Kolivand, Giám đốc Cơ quan Y tế khẩn cấp của Iran.

Theo thống kê của worldometer lúc 15h30 ngày 6/3, Iran có 3.513 ca nhiễm bệnh, trong đó 108 người đã tử vong và hiện là ổ dịch lớn nhất ở Trung Đông và thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Ý.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-ngoai-giao-ky-cuu-iran-tu-vong-vi-covid-19.html

 

Tại Iran, xác người ‘chất đống’

khi số ca nhiễm Covid-19 tăng

Hàng chục thi thể được bọc trong những chiếc túi màu đen nằm trên sàn nhà xác của Iran, trong khi các công nhân mặc đồ bảo hộ và đeo mặt nạ bận rộn đi lại, CNN loan tin hôm 6/3.

Không rõ có thi thể nào trong số đó là của người chết vì nhiễm virus corona (Covid-19) hay không, nhưng một băng ghi hình cho thấy những thi thể này ở bên trong nhà xác Behesht-e Masoumeh của tỉnh Qom, vẫn theo CNN.

Hôm 6/3, Iran đã công bố thêm 17 trường hợp tử vong do Covid-19, nâng tổng số người thiệt mạng lên 124, khi tổng số trường hợp nhiễm tăng vọt, theo AFP.

“Chúng tôi xác nhận 1.234 trường hợp nhiễm mới, đó là mức cao kỷ lục trong vài ngày qua”, Kianoush Jahanpour, phát ngôn viên của bộ y tế, nói trong một cuộc họp báo, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 4.747.

Quan chức này cho biết cho đến nay, riêng thủ đô Teheran đã có 1.413 trường hợp được xác nhận, đây là mức cao nhất trong số tất cả các tỉnh và khiến Teheran trở thành “tâm dịch” Covid-19.

Iran đã đóng cửa các trường học và đại học cho đến đầu tháng 4 để ngăn chặn Covid-19.

Iran chưa chính thức cách ly bất kỳ tỉnh nào, nhưng họ đã cố gắng hạn chế việc đi lại trong nước và thiết lập các trạm kiểm soát trên toàn quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/tai-iran-xac-nguoi-chat-%C4%91%E1%BB%91ng/5318072.html

 

Virus corona: Đông Nam Á

phản ứng chậm chạp vì sợ Trung Quốc

Tú Anh

Các nền kinh tế mong manh của Đông Nam Á đang phải đối mặt với hệ quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế. Siêu vi corona chủng mới là thủ phạm trực tiếp nhưng thái độ rụt rè của một số chính quyền trong khu vực đối với Bắc Kinh chính là yếu tố mở đường cho thảm họa.

Diễn biến tại Indonesia, Thái Lan, Lào, Cam Bốt…là minh chứng.

Từ khi dịch viêm phổi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc hồi đầu tháng 01/2020, hầu như không một nước Đông Nam Á nào, trừ Việt Nam và Singapore, có phản ứng tự phòng, ngăn dịch xâm nhập. Quần đảo đông dân nhất Đông Nam Á là một trong những trường hợp cụ thể. Vào lúc 10 triệu dân Vũ Hán đã bị cách ly, thì chỉ riêng ở đảo Bali, hàng ngàn du khách Hoa lục vẫn thảnh thơi đón Tết âm lịch.

Nước đến chân mới nhảy

Tại Indonesia, với 264 triệu dân, đến hôm Chủ Nhật, tổng thống Joko Widodo vẫn khẳng định là không có một ca lây nhiễm nào. Tin vào biển cả bao la, cách Trung Quốc 7 giờ bay, chính quyền Indonesia và đa số dân chúng đều mang ảo tưởng bất khả xâm phạm. Đến khi có ba du khách, hai người Singapore và một người Miến Điện từ Batam trở về có triệu chứng lạ và xét nghiệm dương tính với virus Covid-19, đích thân tổng thống Joko Widodo mới lên truyền hình để vừa báo động vừa trấn an là Indonesia đã « chuẩn bị 100 bệnh viện với phòng cách ly đúng chuẩn quốc tế ». Hư thực ra sao không rõ, nhưng diễn biến tình hình tại Jakarta không khác gì tại một số thủ đô khác ở Đông Nam Á như Bangkok, Phnompenh, Vientian, dưới cặp mắt theo dõi nghiêm khắc của Bắc Kinh.

Nhật báo Le Figaro ngày 04/03/2020, trong bài « Đông Nam Á động viên chậm… », nhấn mạnh đến thái độ đàn em của lãnh đạo Cam Bốt và Lào, nhận Trung Quốc làm anh cả. Chiếm giải quán quân là thủ tướng Cam Bốt. Trong lúc dịch lan mạnh tại Hồ Bắc, ông Hun Sen bay sang Bắc Kinh « cứu viện » Tập Cận Bình và còn tuyên bố hùng hồn, tuy nói mà không làm, là sẽ đến tận Vũ Hán.

Hun Sen còn cho phép và ra tận cảng Sihanoukville đón hàng trăm du khách của du thuyền Westdam, cho họ lên bờ. Tạp chí ngoại giao Foreign Policy phê bình nhà độc tài Cam Bốt, vì xem trọng quan hệ với Bắc Kinh, mà quên đi sức khỏe của dân chúng đang bị đe dọa.

Cùng ngày báo động của Indonesia, chính quyền Cam Bốt nhìn nhận có « một trường hợp lây nhiễm », bớt đi phần nào thái độ ngạo mạn. Đồng thuyền với Phnom Penh, cũng vì chính sách thân Bắc Kinh kể từ cuộc đảo chính năm 2014 mà thủ tướng Thái Lan Chan O Cha xem nhẹ nguy cơ Covid-19. Sau khi một doanh nhân tiếp xúc thường xuyên với du khách Trung Quốc qua đời, Thái Lan mới bắt đầu cách ly du khách 9 nước bị xem là vùng dịch.

Việt Nam : Sức ép của công luận

Trong khi đó, từ tháng Giêng, Singapore và Việt Nam đã nhanh chóng đóng cửa hải quan với Trung Quốc. Theo Le Figaro, trước áp lực của đại bộ phận dân chúng chống Hoa lục, Hà Nội đóng cửa biên giới và áp đặt biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt ngay khi xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên.

Sự kiện du khách Trung Quốc bị quốc tế, Mỹ, châu Âu, Nga và Bắc Triều Tiên cấm nhập cảnh cho phép Đông Nam Á mạnh dạn hơn đối với Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, với một cơ chế mong manh về y tế, Đông Nam Á khó tránh được hệ quả nặng nề về sức khỏe cộng đồng và những tác hại về kinh tế lẫn chính trị do siêu vi Covid-19 phát sinh từ… Trung Quốc, 16 năm sau dịch SARS vốn cũng có chung một gốc.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200306-d%E1%BB%8Bch-covid-19-%C4%91%C3%B4ng-nam-%C3%A1-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-ch%E1%BA%ADm-ch%E1%BA%A1p-v%C3%AC-s%E1%BB%A3-trung-qu%E1%BB%91c

 

Các phụ huynh Đông Á xoay sở

với kỳ nghỉ dài của trẻ vì dịch COVID-19

Hải Lam

Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, các trường học ở Hồng Kông, Trung Quốc và Nhật Bản quyết định đóng cửa trong nhiều tuần.

“Thật là một kỳ nghỉ dài”, chị Sarah Wong, một người mẹ Hồng Kông làm việc trong ngành bảo hiểm, nói với The Guardian.

Chị Wong và hai cô con gái tên là Chloe, 12 tuổi và Greeta, 8 tuổi, đến ở một nơi làm việc chung ở Jordan, Cửu Long. Chloe đã sắp xếp bàn của mình giống như ở nhà, với một chiếc iPad, đèn và máy khuếch tán tinh dầu. Hai đứa trẻ đang học trực tuyến vì trường đã đóng cửa do dịch COVID-19.

Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã ra lệnh hoặc đang cân nhắc đóng cửa trường học nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.

Ở Hồng Kông, hầu hết các học sinh chưa quay trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chính quyền đặc khu thông báo trường học đóng cửa cho đến ngày 20/4.

“Trong vài tuần đầu, việc này gây ra một chút rắc rối, nó làm xáo trộn tất cả lịch trình của chúng tôi, không chỉ lịch trình những đứa trẻ mà còn là tất cả các thói quen hàng ngày và lịch làm việc của chúng tôi”, cô Wong nói.

Cô cho biết thêm, việc bắt đầu các lớp học trực tuyến đã giúp các con cô quay lại thói quen và khiến chúng  thấy bớt nhàm chán, và cô may mắn khi có được một người chủ cho phép làm việc linh hoạt. Nhiều bạn bè của cô Wong không được may mắn như vậy và họ cảm thấy “hoang mang”.

Anh Eiffel Chau sinh sống ở đảo Hồng Kông cùng với vợ và ba người con nhỏ, một bé học mẫu giáo, một bé học lớp 1 và bé lớn nhất học lớp 5. Điều này khiến cho anh cảm thấy khó khăn khi trông nom chúng.

“Không có lớp trực tuyến nào dành cho đứa bé nhất đang học mẫu giáo”, anh Chau nói.

“Tôi chỉ cần giữ cho đứa nhỏ có thứ gì đó để làm để nó không làm phiền hai đứa trẻ khác. Đứa nhỏ có bạn chơi cùng, nhưng khi cháu thấy bố mẹ ở nhà, cháu mong bố mẹ cùng chơi với cháu”.

Anh Chau nói anh cảm thấy may mắn vì được phép làm việc tại nhà, vì vợ anh là giáo viên và đang bận rộn điều hành các lớp học trực tuyến cho các học sinh.

Lời khuyên của anh cho các bậc cha mẹ khác đang đối mặt với tình huống tương tự là hãy tận dụng khoảng thời gian này. Việc học ở Hồng Kông yêu cầu khắt khe, nhưng anh Chau đang tận dụng khoảng thời gian này để dạy cho con mình có trách nhiệm hơn đối với gia đình và việc nhà, cũng như cần tập thể dục nhiều hơn.

“Đồng thời, đây cũng là một cơ hội tốt để chúng tôi thắt chặt các mối quan hệ gia đình”, anh nói. “Chúng tôi không có nơi nào để đi, kể cả vào cuối tuần. Chúng tôi chơi cờ bàn, chơi bài, đó là những thứ chúng tôi có thể làm trong dịp này”.

Tại Trung Quốc, hàng triệu học sinh đã nghỉ học từ giữa tháng 2. Các trường học đã được yêu cầu dạy trực tuyến, và các lớp tiểu học được phát sóng trên truyền hình công cộng.

Các quan chức đã khuyến nghị, và tại một số nơi là yêu cầu, các gia đình không ra ngoài, khiến những đứa trẻ hiếu động mắc kẹt trong nhà cảm thấy khó chịu hơn với việc nghỉ học.Đối với các bậc phụ huynh tại Trung Quốc, các chủ đề thảo luận như: “Khía cạnh nào của cuộc sống khiến cha mẹ bị áp lực”, hay “ngày trở lại trường bị hoãn” thu hút hơn 400 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận.

“Tôi chỉ muốn biết khi nào trường mẫu giáo sẽ mở cửa trở lại”, một người viết.

“Những đứa trẻ rất nghịch ngợm và cha mẹ đang phát cáu. Tôi hy vọng dịch bệnh sẽ kết thúc càng sớm càng tốt, để lũ trẻ này có thể đi học trở lại”.

Nhiều người khác phàn nàn về những khó khăn trong việc giám sát lớp học trực tuyến của con cái và khối lượng công việc lớn. Một người nói: “Tôi đang bị những lớp học trực tuyến này tra tấn đến chết. Khi nào thì điều này sẽ kết thúc đây?”.

Ở Nhật Bản, nhiều phụ huynh đã hoang mang khi chính phủ yêu cầu tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học ở nước này đóng cửa cho đến khi bắt đầu năm học mới vào giữa tháng 4.

Việc đóng cửa trường học chưa từng có này sẽ ảnh hưởng tới gần 13 triệu học sinh, buộc các công ty phải cân nhắc lại về lịch làm việc cứng nhắc, để cho phép các nhân viên làm tại nhà hoặc rút ngắn thời gian làm việc.

Các bà mẹ Nhật Bản phàn nàn rằng việc đóng cửa sẽ buộc họ phải xin nghỉ làm, vì không dễ tìm được nơi gửi trẻ hay người trông trẻ.

Một cuộc thăm dò trực tuyến do Yahoo Nhật Bản thực hiện cho thấy 49% phụ huynh cho biết họ sẽ để con ở nhà một mình, 20% sẽ nghỉ làm và 14% sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của ông bà.

Bên cạnh đó, cũng có những cha mẹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa con đi làm cùng, trong đó có cả cô Keiko Kobayashi, quản lý cấp cao tại một dịch vụ nhân sự đa quốc gia ở Tokyo.

“Tôi đã ngạc nhiên khi nghe tin trường học sẽ đóng cửa và tôi nghĩ, tôi nên làm gì?”, cô Kobayashi nói với AP.

Quay trở lại Cửu Long, cô Wong nhìn hai con gái đang học ở bàn và mỉm cười. “Tôi thực sự mong rằng các con sẽ có thể quay lại trường sớm”, cô Wong nói. “Hai đứa trẻ liên tục nói: ‘Con muốn đến trường’, điều đó thật tốt bởi vì trước đây chúng không muốn như vậy”.

Theo The Guardian

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-phu-huynh-dong-a-xoay-so-voi-ky-nghi-dai-cua-tre-vi-dich-covid-19.html

 

Máy bay chiến đấu tiếp theo của Nhật

được chế tạo cùng với Mỹ, không phải Anh

Thiện Lan

Nhật Bản có kế hoạch chọn Hoa Kỳ làm đối tác để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, đồng thời đảm nhận hầu hết các chi phí nghiên cứu và phát triển để tránh các thông tin thiết kế trọng yếu lọt vào tay người Mỹ.

Từ mùa hè năm 2019, chính phủ Nhật đã đàm phán với Hoa Kỳ và Anh về dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, với các nhà thầu Mỹ Lockheed Martin và Boeing, cùng đối tác Anh BAE Systems.

Nhật Bản muốn chế tạo một máy bay có người lái hoàn toàn mới, không phải theo đề xuất của hãng Lockheed Martin cho một chiếc F-22 và F-35 cải tiến. Đồng thời Tokyo sẽ sử dụng kĩ thuật trong nước cho các hệ thống quan trọng của máy bay như thiết bị radar, cảm biến, thiết bị tác chiến điện tử và không muốn bị giới hạn với một công ty đối tác duy nhất.

Tokyo sau đó đã cân nhắc lời đề nghị của Hoa Kỳ cùng với đề xuất của Anh rằng Anh sẽ bảo đảm cho Nhật tự do sửa đổi và nâng cấp máy bay phản lực mới.

“Đảm bảo việc chúng tôi có thể tự do sửa đổi và nâng cấp [máy bay phản lực mới] trong tương lai là vô cùng quan trọng”, Taro Kono, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết.

Trước đó, việc Nhật Bản không thể tự do sửa đổi và nâng cấp F-2, máy bay tiêm kích do Nhật Bản – Hoa Kỳ hợp tác nghiên cứu sản xuất, đã hạn chế khả năng sử dụng phần lớn hạm đội của Nhật.

Tuy nhiên, cuối cùng, Nhật đã quyết định gắn bó với đồng minh hàng đầu của mình là Hoa Kỳ do sự hợp tác về an ninh với Mỹ đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bày tỏ quan tâm đến dự án, và các nhà đàm phán sẽ tiếp tục làm việc để cắt giảm từng phần của chi phí phát triển cũng như sản xuất.

Thiện Lan

Tham khảo Nikkei Asian Review

https://www.dkn.tv/the-gioi/may-bay-chien-dau-tiep-theo-cua-nhat-duoc-che-tao-cung-voi-my-khong-phai-anh.html

 

Ngành bảo hiểm và Nhật Bản ‘thua đau’ nếu hủy Olympics

Olympics 2020 theo lịch sẽ diễn ra ở Tokyo từ 24/7 tới 9/8.

Nhật Bản gần Trung Quốc nơi bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện.

Mới đây, các trận bóng đá giải J-League đã phải hủy, Nhật cũng đóng cửa trường học.

Giải rugby Asia Sevens, lẽ ra tổ chức tháng Tư ở Tokyo, cũng vừa bị hủy.

Tại Lausanne, chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach đối diện với các phóng viên sau cuộc họp ban quản trị hai ngày.

Tại họp báo ở Hồ Geneva, ông Bach bày tỏ tự tin rằng Olympics vẫn sẽ tổ chức đúng thời hạn.

Ông nói không hề có Kế hoạch B, và khẳng định chữ “hủy” và “đình hoãn” còn không được nhắc trong cuộc họp.

Trong lá thư gửi các vận động viên hôm thứ Năm, ông Bach có vẻ tỏ ra thực tế hơn, nói rằng virus corona là “lo ngại lớn” và “là chủ đề thảo luận quan trọng” trong cuộc họp.

Thông điệp tự tin của ông Bach hẳn sẽ được nhiều người ở Nhật, và trong phong trào Olympic, các vận động viên, hoan nghênh.

Nhưng một số có thể suy nghĩ liệu vị chủ tịch chỉ không thừa nhận sự thật.

Gần như chắc chắn IOC có Kế hoạch B.

Như chính ông Bach giải thích ở Lausanne, ông đã từng đối diện nhiều thử thách trước đây – virus Zika, scandal doping của Nga trước Rio 2016, đe dọa chiến tranh hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên trước lúc diễn ra Pyeongchang 2018.

Ông Bach sẽ không vội vã nói về việc hủy hay đình hoãn Tokyo 2020 cho đến khi thực sự cần thiết.

Vì sao chưa có quyết định?

Đầu tiên, vì có thể còn quá sớm. Nhiều người hy vọng nếu dịch bệnh đạt đỉnh và rồi giảm dần trong mùa hè, Olympics sẽ diễn ra.

Thứ hai, nếu IOC công khai nói về đình hoãn, nó sẽ tạo ra hiệu ứng xấu cho bán vé, làm vận động viên lo lắng, ảnh hưởng các đối tác truyền hình và tài trợ.

Bộ trưởng Olympics Nhật Bản mới đây đề cập khả năng đình hoãn ba, bốn tháng.

Nhưng điều này là rất khó khi mà nhiều sự kiện thể thao đã được đưa lên kế hoạch từ trước.

Và theo thỏa thuận bốn năm trước, hơn 5.000 căn hộ ở làng vận động viên sẽ bán cho cư dân sau giải Paralympics.

Đối tác tivi quan trọng nhất của IOC, NBC, vừa cho hay đã bán được 970 triệu bảng tiền quảng cáo cho Tokyo 2020. Hãng NBC sẽ không thích thú nếu Olympics lại đi trùng với các giải bóng rổ và NFL của Mỹ.

Các lựa chọn khác?

Tổ chức Olympics trong phòng kín, không khán giả

Dĩ nhiên không ai thích thú viễn cảnh này. Tokyo sẽ phải hoàn trả tiền vé tốn hàng trăm triệu bảng.

Đình hoãn thêm một năm

Đưa đi tổ chức chỗ khác

Hay hủy luôn, không tổ chức nữa: Điều này thật kinh khủng. Tuy nhiên, nó chưa chắc đã quá gây hại cho IOC.

Theo hợp đồng, nếu hủy luôn, Tokyo không thể kiện IOC.

IOC được cho là đã bỏ ra 20 triệu bảng cho tiền bảo hiểm bảo vệ cho khoản đầu tư 800 triệu bảng mỗi kỳ Olympics mùa hè.

Ai sẽ thua lỗ nhất?

Đó là ngành bảo hiểm. Ngành này sẽ đối diện việc bồi thường cho các hãng tivi, quảng cáo, tài trợ, khách sạn, và nhà tổ chức.

Nhật Bản cũng lỗ, vì sẽ không thể lấy lại 10 tỉ bảng đã bỏ ra cho hạ tầng và việc chuẩn bị bảy năm qua.

Các vận động viên cũng thua, vì đã vất vả luyện tập. Với nhiều người, đây sẽ còn lại cơ hội cuối cho họ.

https://www.bbc.com/vietnamese/sport-51758606

 

Nhật – Hàn căng thẳng

vì biện pháp ngăn dịch COVID-19

Hải Lam

Nhật Bản hôm 5/3 quyết định cách ly 2 tuần đối với du khách đến từ Hàn Quốc nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan hơn nữa. Seoul gọi động thái này là “vô lý, thái quá”, sau đó triệu đại sứ Nhật tại Hàn Quốc để phản đối và tuyên bố sẽ tạm dừng miễn thị thực cho công dân Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 5/3 ra lệnh, bắt đầu từ 9/3, những người đến từ Hàn Quốc sẽ bị cách ly 2 tuần tại các trung tâm do chính phủ chỉ định. Ngoài ra, chính quyền Tokyo cấm nhập cảnh đối với những người đến từ khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bắt đầu từ 7/3.

“Quyết định siết chặt này là kết quả của việc xem xét một cách toàn diện những thông tin có sẵn về tình hình dịch ở các quốc gia khác và hiệu quả của các biện pháp khác. Tôi nghĩ rằng thời điểm này vẫn thích hợp”, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga nói tại họp báo ở Tokyo hôm nay.

Hàn Quốc phản đối các động thái trên của Nhật Bản, cho rằng đó là hành động “vô lý, thái quá và vô cùng đáng tiếc”, đồng thời đề nghị phía Tokyo “xem xét lại ngay lập tức”.

Ngoại trưởng Kang Kyung-wha hôm nay (6/3) đã triệu đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc Koji Tomita để phản đối quyết định của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe, đồng thời cảnh báo “sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả cần thiết” nếu Tokyo không rút lại quyết định.

Vài giờ sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Sei-young cho biết trong buổi họp báo: “Từ ngày 9/3, việc miễn thị thực cho Nhật Bản và hiệu lực của những thị thực hiện tại sẽ bị đình chỉ”.

Các biện pháp đáp trả của Hàn Quốc cũng bao gồm việc áp dụng các thủ tục nhập cảnh đặc biệt cho người nước ngoài đến từ Nhật Bản.

Theo Reuters

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-han-cang-thang-vi-bien-phap-ngan-dich-covid-19.html

 

Tân Thiên Địa bị trả lại 12 tỷ won

quyên góp chống dịch COVID-19 ở Hàn Quốc

Lục Du

Một nhóm từ thiện, hôm thứ Sáu (6/3), nói rằng họ đã quyết định trả lại tiền quyên góp của Tân Thiên Địa cho cuộc chiến chống COVID-19 ở Hàn Quốc.

Nhóm Tân Thiên Địa, hôm 5/3 nói rằng, họ đã quyên góp 12 tỷ won (tương đương 10,1 triệu USD) cho nhóm hoạt động từ thiện Community Chest of Korea (CCK) có trụ sở hoạt động tại Seoul, nói rằng họ làm vậy là vì nhận thấy có trách nhiệm với những người nhiễm virus nCoV ở Hàn Quốc.

CCK nói rằng khoản tiền quyên góp của Tân Thiên Địa được gửi đi mà không tham khảo trước ý kiến của họ nên đó là lý do khiến CCK hoàn trả số tiền này.

“Chúng tôi đã xác minh động cơ đóng góp số tiền lớn [của Tân Thiên Địa]”, CCK cho biết. “Xem xét các tình huống nhạy cảm về mặt đạo đức và pháp lý liên quan tới dịch COVID-19, chúng tôi đã thống nhất với Tân Thiên Địa là sẽ gửi trả lại họ số tiền quyên góp này”.

Trước đó, Tân Thiên Địa thông báo rằng chi nhánh của họ tại thành phố Deagu quyên góp 10 tỷ won, còn trụ sở chính của họ tại Seoul quyên góp 2 tỷ won cho quỹ hỗ trợ phòng chống COVID-19.

Tuy nhiên, chính quyền thành phố Daegu, tâm dịch COVID-19 ở Hàn Quốc, đã từ chối nhận một phần khoản tiền quyên góp này của Tân Thiên Địa thông qua CCK.

“Chúng tôi quyết định không nhận 10 tỷ won được Tân Thiên Địa chi nhánh Deagu gửi cho đại diện của CCK ở Daegu”, Thị trưởng Daegu, Kwon Young-jin, cho hay. “Tân Thiên Địa nên tập trung nhiều hơn vào việc ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch của chính phủ, thay vì quyên góp tiền”.

Ông Kwon cũng đề cập tới việc một số thành viên của Tân Thiên Địa đã từ chối làm xét nghiệm để kiểm tra virus nCoV hoặc không chịu vào các trung tâm cách ly hoặc điều trị COVID-19.

Tuần trước, chính quyền thành phố Daegu đã có hành động pháp lý đối với Tân Thiên Địa vì nhóm này không chịu phối hợp với các biện pháp phòng chống dịch của chính phủ, cũng như cung cấp thông tin sai lệch về dịch bệnh cho cơ quan chức năng.

Vào đầu tuần này, ông Lee Man-hee, người sáng lập Tân Thiên Địa, đã công khai xin lỗi vì để lây lan COVID-19 và tuyên bố sẽ hợp tác đầy đủ với chính phủ để đẩy lùi dịch bệnh.

Theo Yonhap

Lục Du dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/tan-thien-dia-bi-tra-lai-12-ty-won-quyen-gop-chong-dich-covid-19-o-han-quoc.html

 

Dân Seoul ‘ngưng giao tiếp xã hội’ vì virus corona

William Gallo

Như những chiến dịch quảng cáo tại các thành phố lớn trên thế giới, khẩu hiệu “Hãy Ngưng Giao tiếp trong Đời sống Xã hội” thật sự không là một điều khích lệ.

Tuy nhiên, khẩu hiệu được nhà cầm quyền Seoul đưa ra trong tuần này mô tả đúng đắn đời sống của nhiều người Hàn Quốc trong những ngày này, khi họ hạn chế việc giao tiếp mặt đối mặt để giúp ngăn ngừa virus corona lây lan.

Dù việc bùng phát chính yếu chỉ có tại các khu vực gần thành phố Daegu, ở phía đông nam, nhà chức trách trên toàn quốc không mất cảnh giác. Họ đề nghị những biện pháp “không giao tiếp xã hội” để mọi người tránh gặp nhau.

Hầu hết những lãnh vực chính của đời sống xã hội tại Hàn Quốc đều bị ảnh hưởng. Trường học và các trường đại học đóng cửa. Nhiều công ty cho nhân viên làm việc tại nhà, các hội thánh tổ chức sinh hoạt qua YouTube. Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc hoãn khai mạc mùa bóng vô thời hạn.

Tại Seoul với số dân chiếm phân nửa dân số toàn quốc, đời sống diễn ra như thường lệ-chỉ thầm lặng hơn. Khi nhiều người ở nhà, các đường phố Seoul nổi tiếng là kẹt xe hiện lưu thông nhanh hơn. Dù người dân vẫn dùng các phương tiện vận chuyển công cộng, nhưng nhiều xe buýt và tàu điện bớt đông. Những cuộc biểu tình ồn ào thường xảy ra tại thủ đô Hàn Quốc, hầu như không còn nữa.

Trong khi đó, dù cư dân Seoul đôi khi sắp hàng dài vào buổi sáng sớm bên ngoài các thương xá để mua khẩu trang hiện đang khan hiếm, các cửa tiệm vẫn đầy hàng- cho dù là có đông khách hay không. Những dịch vụ giao thực phẩm phổ biến hiện được sử dụng rộng rãi hơn.

Cô lập, lo âu

Tuy nhiên, vào lúc dịch bệnh bùng phát tiếp diễn, nhiều người Hàn Quốc không những chỉ nỗ lực phòng bệnh mà còn chiến đấu với sự buồn chán.

“Không còn đời sống xã hội nữa,” bà Rosa sống tại vùng ngoại ô phía nam Seoul than vãn. “Hiện nay tôi làm việc tại nhà…không gặp ai cả,” bà Lee nói. Bà Lee làm việc trong lãnh vực ban hành những qui định về dược phẩm. Bà nói thêm “Không cà phê, không nhà hàng, không nhà thờ.”

Bà Park Sun-kyung bị buộc phải làm việc ở nhà sau khi một người nào đó tại tòa nhà văn phòng của bà ở trung tâm Seoul bị nhiễm virus. Bà nói “không thuận tiện chút nào cả-Tôi phải lên mạng suốt ngày.” “Tôi là một người ưa ra ngoài. Thật là khó chịu khi ở nhà và không gặp ai cả.”

Không giao tiếp xã hội

Chiến dịch yêu cầu cư dân tham dự vào nỗ lực không giao tiếp xã hội trong hai tuần để ngưng sự lây lan của virus corona.

“Hãy ngưng giao tiếp xã hội” xuất hiện trên một bảng chào những người dùng phương tiện công cộng ở một trạm xe buýt Seoul, trong các quảng cáo trên báo, và trên truyền thông xã hội.

Các bước được khuyến cáo bao gồm:

“Hạn chế đi ra ngoài và tránh tiếp xúc vơi người khác”

“Giữ liên lạc với người khác bằng cách dùng các phương tiện truyền thông xã hội thay vì gặp trực tiếp.”

“Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay và lúc nào cũng mang khẩu trang.”

Những chính sách này không bắt buộc. Không như Trung Quốc, bắt buộc cách ly hàng chục triệu người trong nỗ lực chế ngự virus, Hàn Quốc, hầu hết các trường hợp, chỉ khuyến cáo về chính sách không tiếp xúc xã hội của chính phủ.

Ảnh hưởng đối với sức khỏe tâm thần

Dù sao việc cách ly xã hội cũng có hậu quả tình cảm và thể xác, các chuyên gia về y tế công cộng cảnh báo.

“Bạn không phải chứng kiến cảnh tàn sát trong thời chiến” để phải chịu những hậu quả về sức khỏe tâm thần, ông Jung Doo-young thuộc trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ UNIST ở Ulsan nói, đặc biệt nếu con người không hoạt động khi ở nhà, nhịp điệu tự nhiên của cơ thể có thể bị gián đoạn.”

Hậu quả có thể tệ hại hơn đối với những người đang có những vấn đề về sức khoẻ tâm thần, như là lo âu hay trầm cảm, ông Kim Yoon seok, thuộc bệnh viện tâm lý Margeun ở Seoul nói.

“Con người trở nên lo lắng hơn, đặc biệt trong hoàn cảnh cách ly khi họ nhận được quá nhiều những tin tức phóng đại hay tin giả,” ông Kim nói thêm.

Để đối phó với một số vấn đề này, Seoul đã thành lập những toán hỗ trợ COVID-19, đưa ra những khuyến cáo và tin tức đối phó với những căng thẳng liên hệ đến virus corona.

Cho đến nay, cách ly xã hội, phối hợp với chiến dịch tích cực xét nghiệm virus corona, dường như đã giúp hạn chế virus bùng phát. Hầu hết các ca được xác nhận đều được giới hạn tại phía đông nam của Hàn Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%A2n-seoul-ng%C6%B0ng-giao-ti%E1%BA%BFp-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-v%C3%AC-virus-corona-/5317640.html

 

Em gái nhà Lãnh đạo Kim Jong-un có thể

đã cất nhắc giữ một vị trí cao cấp trong Đảng

và Bộ Chính trị của Triều Tiên

Động thái hai Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên vừa bị cách chức tại cuộc họp Bộ Chính trị do Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì và việc Kim Yo-jong, em gái của ông Kim Jong-un lần đầu tiên ra một tuyên bố chính trị chỉ trích Hàn Quốc cho thấy nhiều khả năng bà này đã được cất nhắc giữ một vị trí cao cấp trong Đảng và Bộ Chính trị của Triều Tiên.

Những điều chỉnh trong nhân sự cấp cao của Đảng

Tại cuộc họp Bộ Chính trị (2/3), Bộ Chính trị Triều Tiên đã thảo luận về “những hành vi xa rời đảng, lạm quyền, thực hành đặc quyền, nuông chiều quan liêu, tham nhũng và bất thường được tiết lộ giữa các quan chức cấp cao của Trung ương Đảng”. Ông Kim Jong-un đã bãi nhiệm hai Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng của Đảng Lao động Triều Tiên là Ri Man Gon và Pak Thae Dok. Cuộc họp cũng đã “thông qua quyết định giải tán đảng ủy của cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng có liên quan đến các hoạt động tham nhũng và bất thường, và áp dụng hình phạt có liên quan”. Trước đó (19/1), tại Phiên họp toàn thể của Đảng Lao động Triều Tiên, ông Ri Su-young, cựu Ngoại trưởng Triều Tiên kiêm Phó Chủ tịch đảng Lao động, cùng 4 quan chức cấp cao khác trong đảng đã bị cách chức. Bên cạnh nhân sự Đảng, nhiều vị trí cấp cao trong quân đội Triều Tiên cũng được thay đổi, điều chỉnh.

Sự xuất hiện của Kim Yo-jong trên đời sống chính trị, đối ngoại của Triều Tiên

Hôm 3/3, trong những tuyên bố hiếm hoi của Triều Tiên thời gian gần đây, Kim Yo-jong, em gái của Nhà Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã công khai chỉ trích các tuyên bố của Hàn Quốc nhằm vào các hoạt động tập trận, quân sự của Bình Nhưỡng (28/2). Tuyên bố bà Kim Yo-jong nói rằng Hàn Quốc không có tư cách chỉ trích Triều Tiên khi chính họ đã tiến hành các cuộc tập trận riêng hay chung với Mỹ; cho rằng việc Seoul lên án Bình Nhưỡng là một “hành động thực sự vô nghĩa” và “hoàn toàn ngu ngốc”, so sánh động thái này như “con chó sủa trong sợ hãi”. “Những phát ngôn và hành động không nhất quán của Nhà Xanh chỉ làm tăng thêm sự ngờ vực, thù hận và khinh miệt của chúng tôi với Hàn Quốc”, tuyên bố của Kim Yo-jong được Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) trích dẫn trên các trang tin.

Vai trò và sự xuất hiện của bà Kim Yo-jong vốn được dư luận biết đến từ sau các cuộc gặp thượng đỉnh và đàm phán hạt nhân giữa Nhà Lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2018, 2019. Bà đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ban Tuyên giáo đảng Lao động Triều Tiên, là một trong những cố vấn thân cận nhất của ông Kim Jong-un và đóng vai trò là Đặc phái viên của Nhà Lãnh đạo Kim Jong-un đến Hàn Quốc tại Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang năm 2018, thúc đẩy nhanh chóng quan hệ ngoại giao trên Bán đảo bị chia cắt.

Vì sao tuyên bố mới của bà Kim Yo-jong là rất đáng chú ý?

Đối với cá nhân Kim Yo-jong, đây là tuyên bố chính trị đầu tiên của bà trên chính trường chính trị, ngoại giao của Triều Tiên. Những phát ngôn này được coi là đại diện chính thống trong quan điểm, lập trường của Đảng và Nhà nước Tiều Tiên, điều này cho thấy uy tín và vai trò, vị trí của bà Kim Yo-jong đã được gia tăng trong hệ thống lãnh đạo của Bình Nhưỡng. Nhà phân tích Go Myong-hyun tại Viện nghiên cứu chính sách Asan, Hàn Quốc nhận định “Nếu cô ấy tiếp tục đưa ra những lời lên án trực tiếp Mỹ thì đó sẽ là sự xác nhận rằng cô đã trở thành người quyền lực thứ hai sau anh trai”.

Đối với Triều Tiên và quan hệ Hai miền, tuyên bố của Kim Yo-jong phản ánh sự bế tắc trong quan hệ liên Triều sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai tại Việt Nam (2/2019) không đạt được kết quả. Kể từ đó, Bình Nhưỡng kêu gọi Seoul từ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế và củng cố quan hệ kinh tế liên Triều nhưng Hàn Quốc từ chối. Chuyên gia Go Myong cho rằng “Kim Yo-jong vốn là người có hình ảnh ôn hòa, từng đóng vai trò là một sứ giả thân thiện và mềm mỏng với Hàn Quốc. Việc để cô đưa ra một tuyên bố lên án mạnh mẽ như vậy cho thấy Triều Tiên đang gia tăng áp lực với Hàn Quốc”.

http://biendong.net/bien-dong/33398-em-gai-nha-lanh-dao-kim-jong-un-co-the-da-cat-nhac-giu-mot-vi-tri-cao-cap-trong-dang-va-bo-chinh-tri-cua-trieu-tien.html

 

Đài Loan tố cáo Trung Cộng ép buộc

tiểu bang Sarawak của Malaysia cấm du khách Đài Loan

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Năm (5/3), Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan cho biết rằng Trung Cộng buộc tiểu bang Sarawak của Malaysia khôi phục lệnh cấm du khách từ Đài Loan như một phần của các bước kiểm soát coronavirus, đồng thời tuyên bố Bắc Kinh đang “vui mừng” vì các biện pháp này. Đài Loan cho rằng việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gói trọn hòn đảo này trong vùng virus của Trung Cộng khiến các nước hiểu lầm rằng tình hình virus của đảo cũng nghiêm trọng như ở Trung Cộng.

Phía Đài Loan tuyên bố họ là một quốc gia độc lập và không thuộc Trung Cộng. Hòn đảo này báo cáo 42 trường hợp nhiễm bệnh và một trường hợp tử vong, so với hơn 80,000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 3,000 trường hợp tử vong ở Trung Cộng. Tiểu bang Sarawak, trên đảo Borneo, hiện đã có các biện pháp kiểm soát nhập cư riêng biệt với phần còn lại của Malaysia. Theo Bộ Ngoại giao Đài Loan, vào tuần này, Sarawak đã bao gồm Đài Loan vào lệnh cấm du khách từ Trung Cộng, sau đó loại bỏ quyết định này sau khi Đài Loan khiếu nại.  Phía Trung Cộng từng bày tỏ sự bất bình với các quốc gia cấm du khách của họ.

Cuộc khủng hoảng virus làm xấu đi mối quan hệ vốn đã tồi tệ giữa Trung Cộng và Đài Loan, nơi Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của họ. Malaysia và Đài Loan vốn có liên kết kinh tế và văn hóa chặt chẽ, mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/dai-loan-to-cao-trung-cong-ep-buoc-tieu-bang-sarawak-cua-malaysia-cam-du-khach-dai-loan/

 

Phương Phương ở Vũ Hán:

‘Quan chức Trung Quốc rất giỏi đẩy trách nhiệm’

Ngô Ngọc VănGửi cho BBC từ London

Khi Vũ Hán bị cách ly ngay sau Tết Nguyên Đán, tôi bắt đầu theo dõi những câu chuyện được kể từ Vũ Hán và đọc tất cả những gì tôi tìm được.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tràn ngập những bài huy động cả nước hỗ trợ Vũ Hán, với các đoàn nhân viên y tế xếp hàng lên máy bay hay hàng cứu trợ được gửi đến thành phố này.

Trái lại, mạng xã hội, đặc biệt là Wechat, lại tràn ngập những câu chuyện ở góc độ cá nhân, như cái chết của người thân hay bạn bè, những cảnh tượng hãi hùng ở bệnh viện và những lời kêu gọi giúp đỡ thương tâm.

‘Ghen Cô Vy’ và ‘Vũ điệu rửa tay’ – khi nhạc và múa tham gia chống dịch

California tuyên bố khẩn cấp do virus corona

Covid-19: Xét nghiệm của VN đã thực sự chính xác?

Rất nhiều lần, khi tôi mở một đường link, thì nội dung bài viết đã được xóa. Nhiều lời đồn đại được lan truyền. Đây là thời điểm rất nhạy cảm.

Một người bạn gợi ý tôi nên theo dõi tài khoản Phương Phương trên Weibo. Họ bảo tôi bà là một nhà văn nổi tiếng đã đoạt nhiều giải thưởng, người mà ngoài tài năng về văn học còn có nhiều phẩm chất rất đáng ngưỡng mộ.

Một ngòi bút dám lên tiếng

Chẳng hạn, khi bà là chủ tịch hội nhà văn ở Hồ Bắc, bà phản đối việc đề bạt lên hạng một nhà thơ trên cơ sở kinh nghiệm và tính cách của người này. Khi nhà thơ này vẫn được đề bạt và công kích cá nhân Phương Phương, bà đấu tranh bằng cách đăng một lá thư ngỏ về hành xử của nhà thơ đó, và của phòng nhân sự đã phê duyệt việc bổ nhiệm người này.

Hành động của Phương Phương được coi là rất táo bạo trong nền một văn hóa coi trọng quan hệ và “giữ thể diện” hơn bất cứ điều gì khác.

Bạn bè tôi cho rằng trong thời buổi hỗn loạn, nhiều thông tin sai và người dân mất lòng tin, những bài viết của Phương Phương trên Weibo mang lại một bức tranh chân thực về tình hình ở Vũ Hán và những đánh giá của cá nhân bà.

Hóa ra bạn bè tôi rất có lý.

Phương Phương bắt đầu ghi nhật ký của mình vào ngày 25 tháng Một. Bà vừa hết bị cấm viết và có ý định bỏ viết trên Weibo. Nhưng khi dịch virus corona hoành hành ở Vũ Hán, một người bạn gợi ý bà hãy viết nhật ký. Bà đồng ý thử viết “để cho mọi người biết những gì đang thực sự xảy ra ở Vũ Hán.”

Hơn 40 ngày sau, Phương Phương vẫn tiếp tục viết, và số người theo dõi tài khoản của bà đã tăng từ 3,7 triệu lên 3,9 triệu.

Tiếng nói của dân Vũ Hán

“Lớp bụi thời gian, khi phủ lên một người, sẽ trở thành một ngọn núi”, câu nói nổi tiếng này của Phương Phương thể hiện sự cảm thông sâu sắc của bà về con người và nỗi khổ sống còn của họ.

Sự cảm thông này có thể được thấy rõ trong những dòng nhật ký của bà, khi bà tả về gia đình và bạn bè đang đối phó với dịch bệnh thế nào, và các cộng đồng giúp đỡ nhau ra sao. Bà đều đặn đăng lại những gợi ý tốt về cách phòng chống cũng như những lời cầu cứu được giúp đỡ.

Một điểm nổi bật khác là Phương Phương cảm thấy có nghĩa vụ buộc những người lãnh đạo chịu trách nhiệm.

Dưới đây là một vài dòng trích trong nhật ký của bà:

29 tháng Một

“Khi khủng hoảng tiếp tục, chúng tôi thấy rõ đây là một thảm họa do con người gây ra. Khi mọi thứ trở lại bình thường, sẽ không một ai không hoàn thành trách nhiệm của mình được quên hay tha thứ. Giờ đây, chúng tôi chỉ cố hết sức để tồn tại.”

2 tháng Hai

“Hôm nay tôi xem một clip thương tâm nhất. Một cô bé gào khóc khi thi thể người mẹ được đưa đi. Cô bé còn không được tới đài hóa thân hoàn vũ để chia tay mẹ. Cô bé có thể sẽ chẳng bao giờ biết tro mẹ mình ở đâu.”

7 tháng Hai

“Tôi rất buồn vì bác sỹ Lý Văn Lượng đã qua đời. Cả nước khóc thương ông ấy, và những dòng nước mắt tạo nên làn sóng lớn trên internet. Người dân Vũ Hàn sẽ chiếu đèn lên trời và thổi còi để tưởng nhớ ông đêm nay. Từ rất lâu rồi chúng tôi đã kìm nén nỗi chán chường, đau đớn và tức giận; có lẽ đây là cách để xả chúng.”

Những người ủng hộ và kẻ chỉ trích

Tài khoản Weibo của Phương Phương lại bị khóa hôm Bác sỹ Lý Văn Lượng qua đời, nhưng bà đã nhanh chóng tìm được các mạng xã hội khác để đăng nhật ký của mình, mà đến thời điểm đó đã trở thành món ăn tinh thần cho nhiều người ở Vũ Hán và các nơi khác ở Trung Quốc. Nhật ký của bà được đọc và chia sẻ hàng triệu lượt mỗi ngày.

Những người chỉ trích, ngược lại, phê phán bà là tiêu cực, “không nhìn thấy đại cục” hay “đứng nhầm bên”.

Tôi đề nghị được phỏng vấn Phương Phương để xem bà đối mặt với áp lực ra sao và bà nghĩ gì về cách xử lý dịch bệnh của chính quyền.

Mãi tôi mới nhận được trả lời. Bà rất bận rộn, thức khuya tới 2 hay ba giờ sáng để viết, và trả lời rất nhiều yêu cầu phỏng vấn. Hiện nay, bà chỉ trả lời phỏng vấn qua bút đàm vì “câu trả lời của tôi rất hay bị bóp méo,” bà cho biết.

Tôi gửi cho bà vài câu hỏi, và câu trả lời của bà rất đúng mực, thẳng thắn và sắc sảo. Bà không kiệm lời khi tôi hỏi bà liệu chính quyền có chậm trễ trong việc thông báo cho người dân về virus không.

“Họ không cảnh báo người dân một cách đúng lúc, và họ cũng không có các biện pháp cương quyết. Họ chỉ bận họp,” bà cho tôi biết.

“Các quan chức và chuyên gia Trung Quốc không có cảm giác tội lỗi hay thói quen xin lỗi. Nhưng họ rất giỏi trong việc đẩy trách nhiệm. Đây là do thể chế mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm trước cấp trên mà không phải trước người dân. Sự hỗn loạn ở Vũ Hán chứng tỏ điều đó.”

Với tình hình đã cải thiện đáng kể ở Vũ Hán, Phương Phương, cũng như những người dân khác ở Vũ Hán, mong cuộc sống trở lại bình thường.

Trong một bài phỏng vấn gần đây với một tạp chí Trung Quốc, bà được hỏi điều gì bà muốn làm nhất khi thành phố không còn bị cách ly.

“Điều tôi mong nhất là không viết nhật ký này nữa.” Phương Phương trả lời theo đúng phong cách thẳng thắn của bà.

“Tôi cần nghỉ ngơi lâu, sau đó viết cuốn tiểu thuyết tôi định viết trong dịp Tết Nguyên đán.”

Đó sẽ là tin vui cho những người theo dõi tài khoản của bà và cho cả nước Trung Quốc.

* Ngô Ngọc Văn là một nhà phân tích Trung Quốc và cựu nhà báo lâu năm của BBC Thế giới vụ.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51769244

 

TQ ‘không thích thú gì’

về tàu chiến Mỹ thăm Việt Nam

Trung Quốc ‘không ngại’ nhưng ‘không thích thú gì’ trước việc nhóm tàu quân sự của Mỹ, trong đó có hàng không mẫu hạm USS Theodore Rosevelt và tuần dương hạm Bunker Hill thăm Đà Nẵng, một nhà phân tích an ninh và chính trị khu vực nói với BBC News Tiếng Việt.

Hôm 06/3/2020, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – Iseas (Singapore) đưa ra bình luận về chuyến thăm dự kiến kéo dài năm ngày từ 05-09 tháng Ba của các tàu quân sự Mỹ, đặc biệt từ khía cạnh quan sát thái độ và phản ứng của Trung Quốc, quốc gia tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gay gắt nhất của Việt Nam.

“Chuyến thăm này đã được thông báo với trong nước và quốc tế từ lâu rồi, chỉ có ngày chính thức thì mới thông báo cách đây nửa tháng. Nhưng từ đó đến giờ, từ là từ khoảng ba tháng nay, các phản ứng từ phía Trung Quốc rất đa dạng.

Bàn Tròn BBC về sự kiện tàu Mỹ thăm Đà Nẵng 3/2020

Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng, quan hệ Việt – Mỹ gắn bó

Đúc kết lại thì thấy một điều rằng các phản ứng và các ý kiến xung quanh các cái đó không tích cực. Tóm lại là người Trung Quốc ở Bắc Kinh không thích thú gì việc tàu sân bay của Mỹ thăm Việt Nam lần nàyTS. Hà Hoàng Hợp

Đà Nẵng và các bước ngoặt chiến lược của Mỹ

USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng: Mỹ gửi tín hiệu gì cho VN và TQ?

Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ bị hoãn và cơ hội bị bỏ lỡ

Tàu USS Carl Vinson: Trump nghi binh hay lỡ lời?

“Từ các giới ngoại giao, từ các giới chính phủ, từ quan hệ hai đảng, từ quan tâm của các cơ quan nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc, các cơ quan nghiên cứu độc lập của Trung Quốc, từ các cá nhân Trung Quốc, rất là đa dạng.

“Nhưng đúc kết lại thì thấy một điều rằng các phản ứng và các ý kiến xung quanh các cái đó không tích cực. Tóm lại là người Trung Quốc ở Bắc Kinh không thích thú gì việc tàu sân bay của Mỹ thăm Việt Nam lần này.

“Họ cũng không mặn mà và thích thú gì về quan hệ tốt hơn về hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ.

“Họ cũng đưa ra những lời cảnh báo rằng là họ không ngại, thế nhưng họ cũng nói rằng một động tác như thế có thể phương hại đến quan hệ Trung – Việt, Trung – Mỹ hay là quan hệ tay ba, hay là nó có thể làm thay đổi các kiến trúc an ninh đang có v.v…

“Cùng ý kiến như thế này, các tổ chức khác gọi là phi chính phủ Trung Quốc cũng có cùng một quan điểm như thế. Thì đúc kết lại là không tích cực.”

‘Thách thức lớn với Trung Quốc’

Cùng ngày thứ Sáu, báo mạng Nga, Sputnik, dẫn lời chuyên gia từ giới nghiên cứu Trung Quốc, cho rằng chuyến thăm của tàu Mỹ tới Đà Nẵng là một thách thức với Trung Quốc.

“Kể từ năm 2014, Hoa Kỳ và Việt Nam không ngừng nâng cấp quan hệ song phương trong lĩnh vực quân sự. Hai chuyến thăm Việt Nam trong một năm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và việc Việt Nam mua vũ khí và tàu tuần tra của Mỹ cho thấy rõ điều đó,” ông Chen Xiangmuo, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, được Sputnik dẫn lời hôm 06/3 nói.

Để đáp trả điều đó, Trung Quốc nên củng cố vị thế “một cường quốc hàng hải” và tăng cường năng lực cho lực lượng hải quânChen Xiangmuo, Viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (Sputnik)

“Mỹ và Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận về chuyến thăm của tàu sân bay đến Đà Nẵng ngay sau cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) ở Biển Đông hồi năm ngoái. Đây có thể được coi là một kế hoạch để chống lại Trung Quốc.

“Rõ ràng, Việt Nam đang cố gắng sử dụng chính sách ngoại giao cứng rắn của Hoa Kỳ để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Theo Sputnik, việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực khiến Trung Quốc lo lắng như một mối nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và Trung Quốc có thể tính đến việc ‘đáp trả’, báo mạng của Nga tiếp tục dẫn lời chuyên gia này, bình luận:

“Trung Quốc luôn chú trọng vấn đề đảm bảo sự ổn định ở Biển Đông thông qua việc xây dựng thỏa thuận hoặc một Bộ Quy tắc Ứng xử với sự tham gia của các nước trong khu vực. Trung Quốc không hướng tới các quốc gia ngoài khu vực để giải quyết tranh chấp, vì điều này sẽ khiến tình hình trở nên căng thẳng và khó khăn hơn.

“Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc. Từ quan điểm này, đối với Trung Quốc, Việt Nam có tầm quan trọng lớn hơn so với Hoa Kỳ. Nhiệm vụ ngoại giao quan trọng nhất của Trung Quốc là duy trì liên lạc ngoại giao và quân sự ổn định với Việt Nam.

“Trung Quốc không muốn sự xa lánh hay xung đột nghiêm trọng trong quan hệ với Việt Nam, và không muốn tạo ra sự đối nghịch trong quan hệ với Hoa Kỳ và Việt Nam.

“Đồng thời, việc Mỹ đang mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông thách thức lợi ích của Bắc Kinh và gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc. Để đáp trả điều đó, Trung Quốc nên củng cố vị thế “một cường quốc hàng hải” và tăng cường năng lực cho lực lượng hải quân”.

‘Tránh chỉ trích VN và đổ tất cho Mỹ’

Trả lời câu hỏi Trung Quốc tiếp nhận thế nào về chuyến thăm Đà Nẵng lần này của các tàu Mỹ, Tiến sỹ Bill Hayton, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Chatham House, đồng thời là nhà báo lâu năm tại BBC, nói với Bàn Tròn Thứ Năm hôm 05/3:

“Tôi nhớ rằng khoảng 2 năm trước khi tàu sân bay Mỹ đến thăm Việt Nam, người phát ngôn của Trung Quốc đã nói rằng đó là một hành động mang tính thù địch và phê phán Hoa Kỳ là gây ra căng thẳng trong vùng.

“Về phía Trung Quốc, tôi nghĩ rằng là họ sẽ tránh lên án hay chỉ trích Việt Nam, mà họ sẽ đổ tất cả cho phía Mỹ, bởi vì họ muốn giả vờ như là nếu không phải là phía Mỹ, tất cả vấn đề trong vùng sẽ được ổn định và tất cả vấn đề có gì xấu thì đều là do Mỹ cả.”

Chính quyền Donald Trump đã không có một sự gần gũi với các đối tác, các đồng minh so với chính quyền Obama trước đâyTS. Bill Hayton

Mỹ và Việt Nam đều có các chiến lược và tiếp cận riêng về an ninh, quân sự và quốc phòng của mình ở khu vực, trong đó với phía Mỹ có điều chỉnh trọng tâm liên quan tới chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, còn Việt nam dường như vẫn tiếp tục các nguyên tắc của mình trên tổng thể chiến lược cân bằng động.

Khi được hỏi hai bên Mỹ và Việt Nam có thể tích hợp tiếp cận và các chiến lược của mình với đối tác trong quan hệ song phương này ra sao, nhân chuyến thăm của các tàu Mỹ lần này, Tiến sỹ Bill Hayton nói:

“Khi nói về chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, tôi nghĩ rằng đó là cách nhìn về thế giới, theo đó Trung Quốc ở giữa và các nước khác gồm Mỹ, trải dài đến Ấn Độ là ở xung quanh và làm đối trọng với Trung Quốc, thì dĩ nhiên Việt Nam là một nhân tố ở chính giữa của quan điểm đó.

“Nhưng khi nói về chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương này, thì chính quyền Donald Trump đã không có một sự gần gũi với các đối tác, các đồng minh so với chính quyền Obama trước đây, họ thậm chí có thể gây ra thất vọng và giận dữ, ví dụ như là họ giận dữ về câu hỏi ai sẽ trả tiền cho chi phí quân sự cho Hàn Quốc chẳng hạn.

“Tôi thấy chỉ có hai ngoại lệ, tức là với Ấn Độ và Nhật Bản là hai nước đã có quan hệ rất gần đối với chính phủ Donald Trump thời gian qua và còn so với những nước khác thì nó không gần như thế so với trước đây.”

Năm 2019, Trung Quốc đã có thời gian nhiều tháng liền được cho là gây quan ngại và căng thẳng ở Biển Đông, đặc biệt là trực tiếp với Việt Nam, khi đưa các tàu của mình và thiết bị thăm dò ‘nghiên cứu’ hải dương vào khu vực Bãi Tư Chính và các vùng biển lân cận mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền cũng như thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam tự vệ?

Khi được hỏi liêu Hoa Kỳ hiện nay và trong tương lai tới đây có thể giúp ích gì cho Việt Nam trong việc hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, quốc phòng ở khu vực và trên vùng biển, đặc biệt thông qua sự hiện diện, viếng thăm của các tàu chiến Mỹ, ông Bill Hayton nói:

“Có hai phần trong câu hỏi này. Thứ nhất liệu là Hoa Kỳ có thể cung cấp những thiết bị như là tàu bè, radar cho Việt Nam để giúp Việt Nam bảo vệ lợi ích của họ trên Biển Đông hay không, thì rõ ràng câu trả lời là có và Hoa Kỳ có thể làm việc đó.

“Thế nhưng phần khác là liệu những chuyến tàu này, những con tàu này có giúp bảo vệ Việt Nam hay không, thì tôi nghĩ rằng không.

Chúng ta thấy rằng tàu Mỹ có thể ở lại đó vài tuần, thời gian ngắn, thì có thể bảo vệ cho Việt Nam, nhưng khi tàu đó ra đi rồi, thì Trung Quốc vẫn làm điều họ muốnTS. Bill Hayton

“Và tôi sẽ trả lời cụ thể như sau. Ví dụ hai năm trước khi tàu sân bay Carl Vinson đến thăm Việt Nam, khi tàu Mỹ đén đó lúc đó, tôi nhớ rằng Việt Nam khi đó đang có dự án khai thác khí ở bên trong thềm lục địa của họ.

“Sau khi tàu Carl Vinson rời đi, đến phiên Trung Quốc đưa tàu của mình vào và đã ép Việt Nam phải dừng dự án của mình.

“Chúng ta thấy rằng tàu Mỹ có thể ở lại đó vài tuần, thời gian ngắn, thì có thể bảo vệ cho Việt Nam, nhưng khi tàu đó ra đi rồi, thì Trung Quốc vẫn làm điều họ muốn.”

Nhân dịp này, nhà nghiên cứu và phân tích từ Anh cho Bàn Tròn Thứ Năm hay là Anh quốc có thể có kế hoạch đưa hàng không mẫu hạm hay tàu chiến của mình tới Biển Đông trong thời gian tới, trong bối cảnh nước Anh đã không còn là thành viên của Liên minh Châu Âu nữa.

Về phương án liệu các tàu của Anh có thể ghé thăm Việt Nam hay không và Anh quốc có thể hỗ trợ gì cho an ninh khu vực và Việt Nam, ông Bill Hayton nói:

“Tin tức mới nhất mà chúng tôi nghe được rằng Anh quốc vẫn có dự định gửi tàu sân bay và tàu tuần dương đến khu vực trong mấy tháng nữa. Thế nhưng liệu có dừng ở Việt Nam hay không thì không biết, mặc dù có thể là tàu chiến của nước Anh sẽ dừng ở một số nơi có quan hệ lợi ích lớn với anh.

“Ví dụ như là Brunei, Singapore hay Nhật Bản, nhưng còn có dừng ở Việt Nam hay một số nước khác hay không trong vùng thì chúng ta sẽ còn phải chờ xem. Tôi không nghĩ là tàu Anh khi đó sẽ làm điều gì gây tranh cãi, ví dụ đi đến gần mấy đảo đang tranh chấp, nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ có những bình luận phản ứng.

“Về khía cạnh Brexit, khi Anh ra khỏi EU rồi, Anh vẫn muốn chứng tỏ rằng Anh vẫn là một “tay chơi” lớn trên trường quốc tế, th nên có khi chính lại nhờ Brexit mà những chuyến thăm như vậy sẽ diễn ra nhiều hơn.”

‘Tránh thổi phồng, nên thông thường hơn’

Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, nhà sử học và phân tích gia về chính trị, bang giao quốc tế, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đưa ra bình luận vể chuyến thăm Đà Nẵng của các tàu Mỹ với Bàn tròn của BBC News Tiếng Việt:

“Tôi nghĩ đây là một sự kiện tốt đối với quan hệ giữa hai nước, nhưng chúng ta không nên thổi phồng quá sự kiện này.

“Chúng ta phải hiểu rằng đây là vấn đề về xa về dài đối với Mỹ, cũng như là đối với an ninh khu vực.

“Tại sao tôi nói đối với Mỹ?

“Mỹ là một nước mà nếu muốn giữ vị trí siêu cường của mình, thì phải giữ vị trí siêu cường của mình ở trên biển. Trong một, hai thế kỷ vừa qua, nước nào mà trở thành một nước mạnh là phải có sức mạnh ở trên biển.

Mỹ là một nước mà nếu muốn giữ vị trí siêu cường của mình, thì phải giữ vị trí siêu cường của mình ở trên biểnGiáo sư Ngô Vĩnh Long

“Hoa Kỳ bây giờ đang bị chia rẽ nhiều việc, cho nên Hoa Kỳ chỉ có thể đẩy mạnh ngoại giao của Hoa Kỳ qua đường lối quân sự, mà đường lối quân sự là bảo vệ an ninh không những cho Mỹ mà cho những nước ở trong khu vực, hay là những nước mà theo Mỹ.

“Thành ra nếu Mỹ muốn có một sức mạnh ở Thái Bình Dương hay là ở trong khu vực Biển Đông, thì hải quân Mỹ phải cần có những nơi đến để đậu tàu bè.

“Cho nên, đối với Việt Nam, nếu Mỹ đưa tàu vào thăm, thì vấn đề này là lợi ích cho Mỹ, kể như cũng là lợi ích cho Việt Nam và các nước khác.

“Là bởi vì có càng nhiều tàu của Mỹ và tàu của các nước khác đi vào khu vực Biển Đông, thì cái đó sẽ giúp cho vấn đề an ninh hơn.

“Thành ra, chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Theodore Rosevelt là một sự kiện, nhưng tôi nghĩ rằng những sự kiện này nên làm thông thường hơn.

“Nó bình thường hơn, chứ không phải một hai năm là có một sự kiện như vậy.

“Bởi vì, nếu mà tàu Mỹ chạy vào, chạy ra, thì nó không giúp được gì an ninh hết, thế nên nó phải có một sự quan hệ thông thường đối với Việt Nam và đối với các nước trong khu vực.

“Mà đặc biệt bây giờ, như ông Bill Hayton nói là Mỹ có một số khó khăn với Duterte về Philippines, thì vai trò của Việt Nam là một nước có nhiều cảng sâu để cho các tàu bè nước ngoài đến, tôi nghĩ rằng việc các tàu bè của Mỹ thăm là việc nên cho thành thông thường.”

‘Vừa đa phương, vừa song phương’

Từ Viện nghiên cứu Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam – Vusta), Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, tới lượt mình đưa ra bình luận:

“Ý nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất, bang giao Việt – Mỹ có thể đi vào khúc quanh mới. Nói như thế này không phải để thổi phồng, mà để thấy rõ hơn bối cảnh chuyến thăm giữa những biến động địa chính trị trong khu vực, trên toàn cầu và biến động đã xẩy ra trong bang giao Việt – Trung, đặc biệt là những tiến triển bất định và bất toàn về mọi mặt từ nay đến cuối năm.

“Quả thật, chuyến thăm của mẫu hạm USS Theodore Roosevelt có thể mở ra một giai đoạn “đột phá”, nếu hai nước tiếp tục giữ được nhịp độ cải thiện quan hệ như hiện nay. Đặc biệt, hai bên Việt – Mỹ bắt đầu coi trọng hơn những ưu tiên chiến lược của nhau. Không chỉ trên “ngôn ngữ ngoại giao” mà đi vào thực chất. Mỹ cần triển khai mạnh mẽ hơn FONOP, còn Vietnam cần giữ cho một Biển Đông đừng có xấu hơn những năm qua. Mỹ không phê Việt Nam mạnh như lên án ban đầu của ông Trump, Việt Nam tích cực hơn trong quá trình làm cân bằng cán cân thương mại.

Vừa qua, do Covid19 nên báo chí cũng dư luận tạm lơ là về Biển Đông, trong khi tình hình ở đây rất đáng lo ngạiTiến sỹ Đinh Hoàng Thắng

“Ý nghĩa thứ hai, nó thể hiện ở sự khác nhau trong chuyến thăm lần này của Hải quân Mỹ so với lần 2018. Lần trước, Mỹ và Bộ tứ chỉ mới khai sinh ra IPS, dù là khai sinh tại Đà Nẵng (nay đổi tên thành FOIP). Lần này FOIP đã được 28 tháng tuổi, có một đối tác AOIP hình thành về nhận thức của bộ khung.

“Lần trước, chưa có cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung (chỉ mới manh nha), chưa có tình hình hậu – Tư Chính và đặc biệt là chưa diễn ra Covid19 ở TQ cũng như trên toàn cầu. Tất cả những nhân tố này làm cho cái vạc dầu ở khu vực đặc biệt trên Biển Đông tăng thêm độ sôi.

“Vừa qua, do Covid19 nên báo chí cũng dư luận tạm lơ là về Biển Đông, trong khi tình hình ở đây rất đáng lo ngại. Không rõ là chính quyền Trump đã đưa công hàm phản đối chính phủ Trung Quốc vụ chiếu la-de chưa, nhưng đây là dấu hiệu nguy hiểm trong quan hệ Trung – Mỹ.

“Với hai ý nghĩa sát sườn vừa phân tích, việc Việt Nam chấp thuận đón đội tàu hải quân Mỹ, phát lộ ra ý nghĩa thứ ba, đó là Việt Nam có một động thái khá nhuần nhuyễn giữa ngoại giao song phương và đa phương. Tức là chuyến thăm không chỉ tạo dấu ấn nổi bật sau một phần tư thế kỷ (25 năm) trong mối quan hệ vừa duyên vừa nợ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, mà trên bình diện khu vực, thậm chí liên khu vực, so với các thành viên Asean khác, Việt Nam đã có một bước đi khá ngoạn mục.

“Bước đi chủ động này càng có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Asean vừa qua không phải lúc nào “cơm cũng lành canh cũng ngọt”: Philippines tình chuyện bỏ VFA, quan hệ Philippines – Mỹ trục trặc. Rồi chuyện chỉ có ba nước Asean gặp đoàn Mỹ ở Thái Lan, việc đình hoãn gặp cấp cao Mỹ – Asean tại Las Vegas (trước đó, chỉ 5 nước cam kết qua Mỹ)…

‘Quả ngọt của gắn kết và thích ứng’

Từ những quan sát trên, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam thời kỳ trước đây (2001-2007), đề cập tiếp hai điều nữa mà ông cho là cũng có ý nghĩa quan trọng từ chuyến thăm của các tàu hải quân Mỹ:

“Thứ tư, nếu như rồi đây Bộ Việt Nam có ý định thúc đẩy ý tưởng xây dựng đất nước thành một cường quốc bậc trung, thì những động thái song phương và đa phương quyện trong nhau như chuyến thăm hải quân Mỹ hiện nay sẽ mở ra một viễn cảnh ngoại giao sáng sủa cho đất nước.

“Với chữ “nếu” ở đầu mệnh đề này, tôi muốn đề cập đến tính thận trọng của dự báo lạc quan này. Bởi vì sự thành công của khung khổ quan hệ, cái này không chỉ tuỳ thuộc vào ngoại giao, nó còn được quyết định bởi nhiều chiều kích khác.

Nếu không có những vị chua và vị chát của các sự kiện đối nội ở Việt Nam vừa qua như vụ Đồng Tâm, vụ Thủ Thiêm hay việc can thiệp vào đám tang của hoà thượng Thích Quảng Độ, thì những quả ngọt của nền ngoại giao “gắn kết” và “thích ứng” sẽ còn phát huy mạnh mẽ và hiệu quả hơn, vì lợi ích lâu dài quốc gia dân tộcTiến sỹ Đinh Hoàng Thắng

“Trong các nhân tố ấy, tính tự cường, ý chí độc lập trong quyết sách, “độ giãn Trung” của elite (nhóm tinh túy) lãnh đạo, tư thế đồng-dẫn dắt (cùng với các nước khác như Indonesia, Thái Lan, Malaysia…) các chuyển động tích cực trong khu vực… có ý nghĩa quyết định. Nhất là trong tính hình khủng hoảng nội bộ ở Malaysia và Thái Lan, Việt Nam có thể nổi lên như một đối tác ổn định tương đối.

“Và ý nghĩa cuối cùng, Mỹ, Bộ tứ và Asean thấy rõ hơn chuyển biến bước đầu của Việt nam trong việc đáp ứng cái đón đợi của Bộ tứ, để rồi đây, khi các điều kiện khác chín muồi, Việt Nam sẽ trở thành một “thành viên theo sát” (shadow member) của FOIP.

“Vào thời điểm hiện nay, nhiều người có thể vẫn nghĩ, điều này chỉ là ảo tưởng. Nhưng nếu ta nhìn lại 25 qua, thì đúng như các nhà ngoại giao Việt, Mỹ từng khẳng định, nếu một khi cục diện chiến lược đòi hỏi, thì không gì là không thể trong quan hệ Mỹ Việt.

“Trước đây, khi chưa có khoa học vũ trụ, loài người đã có giấc mơ bay lên mặt trăng… Kết lại một câu, đây là quả ngọt đầu tiên trong năm nay của nền ngoại giao “gắn kết” và “thích ứng”.

“Một bước tiến nữa trên con đường “nối vòng tay lớn”… Hẳn nhiên, nếu không có những vị chua và vị chát của các sự kiện đối nội ở Việt Nam vừa qua như vụ Đồng Tâm, vụ Thủ Thiêm hay việc can thiệp vào đám tang của hoà thượng Thích Quảng Độ, thì những quả ngọt của nền ngoại giao “gắn kết” và “thích ứng” sẽ còn phát huy mạnh mẽ và hiệu quả hơn, vì lợi ích lâu dài quốc gia dân tộc,” ông Đinh Hoàng Thắng nói với BBC.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn Tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt về sự kiện Hàng không mẫu hạm Theodore Rosevelt thăm Đà Nắng, Việt Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51770024

 

Trung – Mỹ trong cuộc cạnh tranh phát triển điện hạt nhân

Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đang có bước đột phá lớn trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân và đang dần gây dựng ảnh hưởng, xuất khẩu công nghệ hạt nhân ra thế giới. Điều này đã đe dọa trực tiếp vị thế cường quốc hạt nhân của Mỹ, buộc Washington phải có những bước điều chỉnh phù hợp và gia tăng đầu tư cho lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Trung Quốc đang tăng tốc

Từ chỗ phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt…, Trung Quốc đã từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp điện năng thông qua việc phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Mặc dù Trung Quốc có là quốc gia đi đầu thế giới về năng lượng tái tạo thì sản lượng điện năng từ loại hình năng lượng này cũng chỉ chiếm hơn 20% nhu cầu năng lượng toàn quốc, vì vậy nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào nhiệt điện, vốn được sản xuất từ những nhà máy có công nghệ lạc hậu. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nhiệt điện đang khiến Trung Quốc điêu đứng mà điển hình là nạn ô nhiễm không khí và môi trường đang bủa vây Bắc Kinh đi kèm với những tai nạn trong khai thác than ở Trung Quốc (mỗi năm khoảng 2.000 người chết). Vì vậy, nhiều nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc sẽ bị đóng cửa vào cuối năm nay. Trước tình thế này, để giải quyết được hai vấn đề là đảm bảo an ninh năng lượng và thực hiện được cam kết cắt giảm khí thải nhà kính, Trung Quốc đã chọn điện hạt nhân như giải pháp “năng lượng sạch” tối ưu, thay thế nhiệt điện. Mặc dù từng ngừng xây dựng mới các nhà máy điện hạt nhân sau sự cố ở Fukushima (2011), Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi chương trình điện hạt nhân thông qua việc tái cấu trúc cơ cấu năng lượng.

Với chính sách này, Trung Quốc phát triển nguồn năng lượng tái tạo song song với việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn năng lượng hóa thạch theo lộ trình giảm tỉ lệ tiêu thụ than và dầu, tăng tỉ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và đặc biệt là tăng tỉ

lệ đóng góp của năng lượng hạt nhân. Đến năm 2020, tỷ lệ năng lượng phi hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc sẽ đạt 15%, tỷ trọng sử dụng khí tự nhiên sẽ là hơn 10%, và tỷ lệ tiêu thụ than sẽ được kiểm soát dưới mức 62%. Từ năm 2013 đến năm 2015, tỷ trọng nhiệt điện than ở Trung Quốc đã được hạ xuống từng bước, giảm từ 78,36% (2013) xuống 74,94% (2015). Tỷ lệ điện từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã tăng từ 2,78% (2013) đến 4,32% (2015), và của điện hạt nhân tăng từ 2,10% (2013) lên 3,01% (2015). Trong 10 năm tới, Trung Quốc đặt mục tiêu nâng tỉ lệ đóng góp của điện hạt nhân tăng lên 10%. Dự kiến, Trung Quốc sẽ vận hành 110 nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu điện năng. Nếu thực hiện được mục tiêu này, Trung Quốc có thể sẽ bắt kịp Mỹ để trở thành quốc gia có số lượng nhà máy điện hạt nhân nhiều nhất trong mạng lưới các quốc gia có nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.

Để có được bước phát triển nhảy vọt về điện hạt nhân, Trung Quốc phải trải qua một quá trình phát triển năng lượng nguyên tử và được khởi động từ tháng 1/1955. Năm 1964, nước này thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên ký hiệu A. Ba năm sau đó, Trung Quốc thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử thứ hai, ký hiệu H. Năm 1970, trọng tâm của các chương trình hạt nhân chuyển sang mục đích dân sự khi bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Năm 1991, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Kỳ Sơn (Qinshan) thuộc tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) ở miền đông Trung Quốc, bắt đầu hoạt động. Đây là loại lò nước áp lực (PWR) có tên là CNP-300 với công suất 288 MW.

Chiến lược phát triển năng lượng nguyên tử của Trung Quốc được hoạch định một cách rõ ràng, bài bản với cách tiếp cận công nghệ hạt nhân hết sức đặc biệt: một mặt nỗ lực tự thiết kế chế tạo một số nhà máy như Qinshan giai đoạn I và II, mặt khác tìm cách nhập khẩu công nghệ điện hạt nhân từ nhiều nguồn khác nhau, như lò PWR của Pháp cho các nhà máy Daya và Lingao, lò VVER của Nga cho nhà máy Tianwan, lò CANDU của Canada cho nhà máy Qinshan giai đoạn III, lò AP1000 của Westinghouse Hoa Kỳ cho nhà máy Sanmen và Haiyang.

Yêu cầu được đặt ra đối với lĩnh vực phát triển điện hạt nhân của Trung Quốc là tích cực nâng cao năng lực trong thiết kế và nội địa hoá để tiến tới tự chủ công nghệ điện hạt nhân của riêng mình. Để đạt được yêu cầu này, Trung Quốc đã tiến hành các chương trình phát triển nội địa hóa song song với việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đưa vào sử dụng những công nghệ điện hạt nhân tiên tiến của thế giới mà nhiều quốc gia đã áp dụng ngay trong quá trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Kết quả là thông qua việc cam kết chuyển giao công nghệ thông qua các dự án, Trung Quốc đang vươn tới trình độ độc lập xây dựng lò PWR cải tiến thế hệ II vào năm 2010 và PWR thế hệ III vào những năm sau đó. Tổng công ty Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) đã hợp tác với tập đoàn Areva NP (Pháp) và Công ty Westinghouse (Hoa Kỳ) để phát triển một thiết kế tiêu chuẩn của Trung Quốc CNP-1000 với lò PWR 3 vòng tải nhiệt, độ cháy cao và chu kỳ nạp liệu 24 tháng. Ngoài ra, CNNC ký thỏa thuận với công ty Năng lượng hạt nhân Canada (AECL) cùng phối hợp phát triển thiết kế ACR dựa trên công nghệ lò CANDU. Trung Quốc cũng bày tỏ sự quan tâm tới công nghệ ABWR của Mỹ và Công ty GE Nuclear đang thảo luận với CNNC. Tháng 2/2006, Uỷ ban Năng lượng Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc công bố lò PWR cải tiến cỡ lớn và lò HTR (lò phản ứng làm mát bằng khí gas) cỡ nhỏ là hai loại dự án được ưu tiên phát triển trong 15 năm sau đó.

Hiện nay, Trung Quốc đã và đang xây dựng rất nhiều các nhà máy điện hạt nhân (dựa trên thế hệ công nghệ điện hạt nhân II+, và III) và có xu hướng triển khai các dự án xuống phía nam. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tính đến ngày 20/9/2016 Trung Quốc đã có 35 tổ máy điện hạt nhân đang hoạt động (tổng công suất là 31.617 MW), 20 tổ máy khác đang được xây dựng (tổng công suất là 22.956 MW) và có 42 dự án tổ máy điện hạt nhân khác nằm trong kế hoạch xây dựng (tổng công suất là 47.930 MW). Kế hoạch dài hạn của Trung Quốc cho chương trình phát triển điện hạt nhân là xây mới khoảng 170 tổ máy điện hạt nhân, có tổng công suất khoảng 195.000 MW (2050) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng và giảm dần lượng khí phát thải gây nóng lên toàn cầu.

Để đạt được những mục tiêu này, theo ước tính của Zhefu Holding Group, một công ty tư nhân chuyên sản xuất thiết bị hạt nhân, Trung Quốc cần đầu tư khoảng 540 tỷ nhân dân tệ (80 tỷ USD). Rào cản về công nghệ cũng cần phải được phá vỡ với việc triển khai các lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba và thứ tư của Trung Quốc.

Mỹ quay trở lại đầu tư cho năng lượng hạt nhân

Theo dữ liệu của EIA, sản xuất điện hạt nhân trong năm 2018 chiếm 19,3% tổng sản lượng điện quy mô tiện ích của Mỹ. Sản xuất điện từ khí đốt tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất với 35,1%, tiếp đến là than với 27,4% và đứng cuối là năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện với tỷ lệ chiếm 17,1%. Báo cáo công bố trong tháng 3/2019 của EIA cho biết, dù một số nhà máy điện hạt nhân đã đóng cửa từ năm 2010, nhưng

sản xuất điện hạt nhân của Mỹ trong năm ngoái đã lập kỷ lục kể từ năm 2010, do một số nhà máy đã tăng cường để tăng công suất phát điện. Tuy nhiên, kỷ lục sản xuất điện hạt nhân ghi nhận trong năm 2018 khó có thể được tái lập trong những thập kỷ tới, bởi ngành năng lượng Mỹ dự kiến sẽ chỉ đưa vào hoạt động mới 2 lò phản ứng trong tương lai, lần lượt nhà máy điện hạt nhân Georgia Vogussy 3 và 4 trong năm 2021 và 2022. EIA cho biết, công suất từ 2 lò phản ứng hạt nhân mới này sẽ không thể bù đắp được sản lượng điện thiếu hụt do Mỹ phải đóng cửa 12 lò phản ứng vào năm 2025 theo kế hoạch công bố trước đó.

Sau một gian đoạn trầm lắng và giảm đầu tư cho lĩnh vực năng lượng hạt nhân, Chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức quyết định tái đầu tư, phát triển năng lượng trong lĩnh vực hạt nhân. Theo đó, đề xuất ngân sách cho năm 2021 của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là 1,2 tỉ USD cho nghiên cứu – phát triển (R-D) về năng lượng hạt nhân và những chương trình liên quan. Con số này cao hơn một cách đáng kể đề xuất 824 triệu USD mà ông Trump từng đề xuất trong ngân sách năm trước. Ngay cả sự gia tăng đáng kể của ngân sách đã đề nghị, nhưng con số này vẫn còn thấp hơn so với con số 1,5 tỉ USD mà Quốc hội phân bổ cho năng lượng hạt nhân năm trước. Được biết, giữ cho những lò phản ứng năng lượng trong nước hoạt động là một ưu tiên của Trump kể từ khi nắm quyền. Hai dự luật ông ký thông qua thành luật đã tăng tốc sự phát triển của các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến và tái sắp xếp các tiến trình cấp phép. Ông cũng phân bổ các khoản kinh phí, bao gồm 300 triệu USD cho đề xuất năm 2020 cho một lò phản ứng thử nghiệm Versatile Test Reactor (VTR) – một dạng lò phản ứng neutron nhanh do bốn phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ là Idaho, Argonne, Los Alamos, Oak Ridge cùng nhiều trường đại học và ngành công nghiệp hạt nhân thiết kế, nhằm kiểm tra, phát triển các nhiên liệu, vật liệu tiên tiến.

Cùng quan điểm trên, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng việc hồi sinh lĩnh vực năng lượng hạt nhân và phát triển các lò phản ứng mới và tiên tiến không chỉ góp phần nâng cao năng lực sản xuất năng lượng sạch ở Mỹ, việc này còn giúp Washington tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường năng lượng hạt nhân toàn cầu. Theo các nhà lập pháp Mỹ, nếu Washingon không khẳng định vai trò là nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực này, những quốc gia khác đang sẵn sàng thay thế. Theo các thượng nghị sĩ Mỹ, trước những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và các mối đe dọa an ninh địa chính trị và quốc gia, chính quyền Mỹ sẽ không chấp nhận việc các quốc gia đối thủ sẽ quyết định “bức tranh” năng lượng hạt nhân toàn cầu.

Mỹ – Trung cạnh tranh xuất khẩu điện hạt nhân

Chính phủ Trung Quốc luôn khuyến khích các nhà sản xuất thiết bị hạt nhân nội địa mở rộng thị trường ra bên ngoài lãnh thổ của họ. Trong lễ kỷ niệm 60 năm phát triển công nghiệp hạt nhân, lãnh đạo Trung Quốc đã cho biết công nghiệp hạt nhân là “nền tảng quan trọng đối với an ninh quốc gia và sẽ tìm cách nâng cao công nghệ hạt nhân và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu điện hạt nhân cho thị trường toàn cầu”. Vào năm 2012, hai tập đoàn nhà nước Trung Quốc, gồm Tập đoàn Điện nguyên tử Trung Quốc (CGN) và Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC), đã dựa trên hai loại công nghệ là CPR-1000 và CAP1000 để cùng phối hợp với nhau và cho ra đời một công nghệ có tên Hoa Long I (Hualong One) với mục tiêu xuất khẩu các lò phản ứng thế hệ thứ ba sản xuất tại Trung Quốc- loại lò dựa một phần vào công nghệ Pháp. Đây là loại lò có vòng đời vận hành 60 năm và có công suất 1150 MW. Dù liên doanh này đã xuất khẩu được 6 lò phản ứng ở nước ngoài nhưng Trung Quốc vẫn muốn gia tăng số lượng này lên nhiều hơn nữa. Các quốc gia mà Trung Quốc đã xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân và dự kiến xuất khẩu là: Pakistan, Romania, Argentina, Anh, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Kenya, Ai Cập, Sudan, Armenia, Kazakhstan.

Năm 2015, tại Nam Phi, Chính phủ Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật hạt nhân. Tại Romania và Argentina, CNNC cũng đã ký một bản ghi nhớ cho việc xây dựng hai lò phản ứng CANDU-6 do Canada thiết kế với số tiền 15 tỷ USD, nhưng phần lớn số tiền này do chính Trung Quốc hỗ trợ. Ngoài ra chính phủ Argentina đã cho phép xây dựng một lò phản ứng Hoa Long I tại vùng Atucha, tỉnh Buenos Aires.

Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Quốc gia (SPIC), doanh nghiệp hạt nhân lớn thứ ba Trung Quốc, hiện đang đàm phán với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc xây dựng 2 lò phản ứng CAP1400. Tháng 8/2015, dự án xây dựng Hoa Long I ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc đã khởi công tại Karachi (Pakistan). Các dự án cao cấp nhất của CNNC được thực hiện tại Pakistan, với 2 lò phản ứng cỡ nhỏ đã đi vào hoạt động và hai lò khác đang triển khai xây dựng. Tuy Trung Quốc tuyên bố rằng thiết kế lò phản ứng Hoa Long I là một trong những lò phản ứng an toàn nhất trên thế giới. Nhưng công nghệ này hiện chưa được kiểm chứng.

Ngoài việc phát triển và xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân “Made in China” thì Trung Quốc hiện bắt đầu tham gia xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C tại Vương Quốc Anh có trị giá 18 tỷ bảng Anh (tương đương 24 tỷ USD). Dự án này, ngày 15/9/2016, được Chính phủ Anh thông báo đồng ý cho triển khai. Đây sẽ là nhà máy điện hạt nhân mới nhất ở Vương quốc Anh được xây dựng kể từ sau khi nhà máy điện hạt nhân Sizewell B được đưa vào vận hành thương mại năm 1995. Dự án gồm 2 tổ lò phản ứng nước áp lực thế hệ III+ EPR (European Pressurized Reactor), có công suất điện lắp đặt mỗi tổ máy là 1670 MWe. Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) là chủ đầu tư và Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) giữ 33,5% cổ phần trong Dự án. Bên cạnh đó, 2 Tập đoàn còn có kế hoạch phát triển các dự án nhà máy điện hạt nhân mới sử dụng công nghệ lò phản ứng của Trung Quốc (Hoa Long I) sẽ được xây dựng tại Sizewell ở Suffolk và Bradwell ở Essex (Anh).

Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Lào và Campuchia, hiện nay cũng đang rất quan tâm tới việc xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng và để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững. Hiện tại hai quốc gia, Lào và Campuchia đã có những bước đi đầu tiên như việc ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân với đối tác là Liên bang Nga, một cường quốc về phát triển và xây dựng công nghệ điện hạt nhân. Chúng ta đều biết rằng có một mối liên kết giữa Trung Quốc và Liên bang Nga trong việc cùng triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Cụ thể với dự án tại Lào và Campuchia thì Trung Quốc (có thể) sẽ cung cấp tài chính cho hai nước này để triển khai dự án. Thái Lan, Indonesia cũng đã quan tâm tới công nghệ Hoa Long I của Trung Quốc. Hiện Thái Lan đã bắt đầu tiến hành độc lập đánh giá công nghệ này.

Cùng với việc tham gia xây dựng, phát triển và xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân như trình bày ở trên thì, Tổng Công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết Trung Quốc dự tính xây khoảng 20 nhà máy điện hạt nhân di động, đặt quanh khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, tổng vốn đầu tư 40 tỷ Nhân dân tệ (gần 6 tỷ USD). Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) là đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng. Công nghệ nhà máy điện hạt nhân di động này cũng tương tự như công nghệ điện hạt nhân dùng trong quân sự.

Trong khi đó, Mỹ đang chuẩn bị cú hích mới để đẩy cao vị thế cạnh tranh cho các công ty Mỹ trong cuộc đua xây dựng thế hệ nhà máy điện hạt nhân tiếp theo trên toàn thế giới – một cuộc cạnh tranh mà Hoa Kỳ hiện đang thua cuộc. Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên kế hoạch mở rộng hợp tác với các nước theo đuổi năng lượng nguyên tử từ rất lâu, thậm chí từ trước khi các quốc gia này mua lò phản ứng hạt nhân. Hoa Kỳ chủ trương tạo mọi điều kiện tiến hành những cuộc đàm phán ngay ở giai đoạn manh nha, nhằm đưa các công ty Mỹ lên vị trí “đầu bảng” và xây dựng được “chuỗi” các nhà máy điện hạt nhân ở các nước khác trong tương lai. Điều này được khẳng định khi các phòng ban liên quan đến năng lượng và thương mại tại Mỹ luôn tích cực thúc đẩy hợp tác hạt nhân với các đối tác đồng cấp nước ngoài. Đến nay, Bộ Ngoại giao Mỹ còn có ý định xúc tiến vấn đề này trong các cuộc hội đàm ở cấp cao nhất của chính phủ, cho thấy rõ rằng Washington tin tưởng việc hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân là trọng tâm của các mối quan hệ chiến lược. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ phô trương sức mạnh ngoại giao của mình, việc giành được hợp đồng năng lượng hạt nhân sẽ không hề dễ dàng. Vào thời điểm Mỹ phải “đấu tranh” cho việc xây dựng lò phản ứng trên “sân nhà” và không còn làm giàu uranium để cung cấp nhiên liệu cho các cơ sở đó, thì Trung Quốc đã ráo riết theo đuổi những thỏa thuận hạt nhân với quốc gia khác. Ông Ed Edinnis, Phó thư ký chính của Văn phòng hạt nhân, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn, “Chúng tôi đã đánh mất “miếng bánh” khổng lồ về năng lượng hạt nhân. Chúng tôi đã từng chiếm lĩnh 90% thị trường trên toàn cầu; nếu may mắn, sẽ còn 20%”.

http://biendong.net/bien-dong/33400-trung-my-trong-cuoc-canh-tranh-phat-trien-dien-hat-nhan.html

 

Kinh tế Trung Quốc có thể

 lần đầu tăng trưởng âm sau 50 năm vì dịch Covid

Sự bùng phát của virus corona đang gây tác động rất mạnh đối với Trung Quốc và có thể khiến nền kinh tế nước này tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ những năm 1970.

CNN ngày 4/3 dẫn các khảo sát chính thức và tư nhân trong những ngày gần đây cho biết, các hoạt động kinh tế trên khắp các lĩnh vực tại Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 2, trong bối cảnh các công ty chật vật hoạt động kinh doanh trở lại hoặc tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ kéo dài trong lúc chính phủ ban bố lệnh phong tỏa ở nhiều nơi.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã đón tin xấu, sốc đối với lĩnh vực dịch vụ. Tập đoàn truyền thông Caixin của Trung Quốc cho hay chỉ số quản lý nhà mua hàng của lĩnh vực dịch vụ trong tháng 2 đã rơi xuống mức 26,5, giảm mạnh so với con số 52,8 một tháng trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này được khảo sát vào năm 2005. Thấp hơn hơn 50 báo hiệu sự suy thoái, thay vì tăng trưởng.

Số liệu trên, chủ yếu từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa – tương đối giống với một cuộc khảo sát của chính phủ với chủ yếu các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ được công bố hồi cuối tuần qua. Các nhà máy của Trung Quốc cũng trải qua một tháng tồi tệ kỷ lục trong tháng 2, theo các số liệu của chính phủ và Caixin, trong bối cảnh các công ty đối mặt với việc đóng cửa kéo dài nhằm kiểm soát virus, hoặc vật lộn để tìm kiếm lao động do các lệnh cấm đi lại.

“Sự bùng phát của dịch bệnh khiến chính phủ rơi vào tình huống khó khăn”, Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng chuyên về các vấn đề Trung Quốc tại ngân hàng ANZ, nhận định. “Một mặt, chính sách phong tỏa là cách hiệu quả nhất để kiểm soát virus lây lan. Mặt khác, các biện pháp y tế đang cản trở các hoạt động kinh tế”.

Bức tranh u ám từ các dữ liệu trên cũng được bổ sung từ các bằng chứng của các công ty lớn. Hãng đồ uống lớn nhất thế giới, ABInBev (BUD), cho biết hãng này đã mất 285 triệu USD doanh thu chỉ trong tháng 1 và 2 tại Trung Quốc, trong khi hãng chế tạo điện thoại iPhone Foxconn (HNHPF) hôm 3/3 cho biết họ không kỳ vọng việc sản xuất trở lại bình thường cho tới cuối tháng 3.

Dịch corona có thể tác động tới tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý này. Nhà kinh tế trưởng Larry Hu khu vực Trung Quốc của tập đoàn Macquarie nhận định rằng Trung Quốc có thể rơi vào sự sụt giảm kinh tế lịch sử.

Các số liệu “cho thấy mọi thứ đang thực sự tồi tệ và chính phủ sẵn sàng báo cáo điều đó”, ông Hu viết sau khi các số liệu chính thức được công bố hồi cuối tuần qua, nói thêm rằng tăng trưởng quý I/2020 có thể thấp hơn nhiều so với mức ước tính hiện thời chỉ khoảng 4% (quý IV/2019 là 6%).

“Thậm chí chính phủ có thể báo cáo con số tăng trưởng âm trong quý I, lần đầu tiên kể từ cuối Cách mạng Văn hóa”, ông Hu nói thêm.

Kinh tế Trung Quốc đã sụt giảm 1,6% vào năm 1976. Nhưng kể từ đó, nền kinh tế nước này đã bùng nổ, với mức tăng trưởng trung bình 9,4% kể 1978 đến 2018 sau một loạt các cải cách kinh tế.

Tin xấu về việc làm

Ngoài ra, các số liệu gần đây cũng cho thấy các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng việc làm trong năm nay đang gặp khó khăn. Ngành dịch vụ chiếm khoảng 360 triệu việc làm, tương đương 46% thị trường lao động, trở thành lĩnh vực chiếm lực lượng lao động lớn nhất tại nước này.

Giới chức chính phủ đã nỗ lực để duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp, lo ngại rằng dịch bệnh có thể tác động tiêu cực. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tháng trước cho biết các quan chức “đang theo dõi chặt chẽ vấn đề việc làm và sẽ cố gắng ngăn chặn các vụ sa thải quy mô lớn”.

Ông Lý Khắc Cường cũng cho hay, việc ổn định việc làm là nhiệm vụ chính của chính phủ và chính phủ đặc biệt chú trọng vào những lao động trẻ mới tốt nghiệp và lao động di cư. Khoảng 290 triệu lao động di cư của Trung Quốc nằm trong nhóm dễ bị thất nghiệp, do họ thường phải di chuyển từ các vùng nông thôn lên thành phố để làm các nghề như xây dựng, chế tạo, các công việc dịch vụ vốn rất khó tìm việc do tình trạng đóng cửa trên diện rộng hồi tháng trước.

Theo chính phủ Trung Quốc, chỉ có khoảng 80 triệu lao động di cư trở lại làm việc tính tới giữa tháng 2.

Trong những ngày gần đây, Bắc Kinh cũng hối thúc các sinh viên đại học tham gia quân đội và yêu cầu tất các trường đại học công mở rộng các chương trình đào tạo nâng cao trong nỗ lực nhằm giảm số lượng người tìm việc làm.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33376-kinh-te-trung-quoc-co-the-lan-dau-tang-truong-am-sau-50-nam-vi-dich-covid.html

 

Phó Thủ tướng Trung Quốc tới thăm,

người dân Vũ Hán hét lên ‘Tất cả đều là giả dối’

Hải Lam

Nhiều người dân Vũ Hán hét lên “Giả dối, tất cả đều là giả dối” khi Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan thị sát một khu chung cư tại thành phố Vũ Hán hôm 5/3.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, bà Tôn hôm 5/3 đã đến một khu chung cư ở quận Thanh Sơn, thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc để kiểm tra hoạt động của ủy ban khu phố, nơi chịu trách nhiệm quản lý những cư dân bị cách ly. Thông thường ủy ban khu phố thực hiện kiểm tra cư dân hàng ngày và phân phát các nhu yếu phẩm như thuốc, thực phẩm và rau quả tươi

Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khi bà Tôn và một nhóm quan chức đi dọc sân chung cư, người dân ở các tầng đã hét qua cửa sổ rằng “giả dối, tất cả đều là giả dối”, hay “chúng tôi phản đối”. Cũng có người la lên “chủ nghĩa hình thức”, một cụm từ thường được người dân Trung Quốc sử dụng gần đây khi chỉ trích các biện pháp kém hiệu quả của chính phủ.

Theo The Guardian, từ ngày 12/2, toàn bộ chung cư ở Vũ Hán bị phong tỏa, người dân bị cấm rời khỏi nhà. Ủy ban của từng khu phố chịu trách nhiệm về mọi vấn đề, từ sắp xếp cho người dân đến bệnh viện thăm khám, cách ly những người nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19, kiểm tra thân nhiệt và cung cấp thuốc men, thực phẩm.

Tuy nhiên, nhiều người dân phàn nàn rằng họ không nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Trong khi đó, các nhân viên cộng đồng nói rằng họ bị quá tải.

Trong một động thái bất thường, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 6/3 đã đăng tải các video cho thấy sự bất bình của công chúng. Trước đây, những video như vậy thường xuyên bị kiểm duyệt trên mạng xã hội ở Trung Quốc.

Tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một video có phụ đề bằng tiếng Anh cho thấy một người đang hét lên “Giả dối, giả dối”, nhưng sau đó video bị xóa. Một tờ báo khác là Thanh niên Bắc Kinh cũng đưa tin về vụ việc này.

Theo truyền hình nhà nước CCTV, bà Tôn đã tổ chức một cuộc họp ngay sau vụ việc để giải quyết các khiếu nại.

The Epoch Times cho biết, nhiều người dân đã bày tỏ những bất bình đối với các quan chức địa phương trên mạng xã hội WeChat.

Trong một cuộc trò chuyện nhóm trên WeChat mà The Epoch Times xem được, một người dân nói rằng vào ngày quan chức cấp cao tới thăm, ban quản lý tòa nhà sẽ cho phép người dân xuống cầu thang. Các cư dân nói rằng ban quản lý cũng sắp xếp cho các tình nguyện viên giả vờ giao đồ ăn cho họ.

Zhang, một người dân Vũ Hán nói với The Epoch Times rằng: “Điều khiến tôi buồn nhất là các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như một hình thức đàn áp vậy. Không có tự do ngôn luận, phần lớn người dân không được biết sự thật, về cơ bản, mọi người cảm thấy mơ hồ và bị buộc phải tuân theo”.

Pan, một người dân khác sống ở Vũ Hán, đã không thể rời khỏi căn hộ kể từ khi cha anh được chẩn đoán mắc bệnh và các quan chức địa phương đã niêm phong nhà anh.

Thiếu tiền mặt và giá lương thực tăng vọt, anh tự hỏi mình có thể tiếp tục bao nhiêu ngày nữa.

“Ngay cả khi tôi muốn đi ăn xin, tôi cũng chả biết phải đi đâu nữa”, anh nói.

 

https://www.dkn.tv/the-gioi/pho-thu-tuong-trung-quoc-toi-tham-nguoi-dan-vu-han-het-len-tat-ca-deu-la-gia-doi.html

 

Hồ Bắc TQ:

Không có ca nhiễm Covid-19 mới ở ngoài Vũ Hán

Hôm 6/3, chính quyền tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, thông báo rằng lần đầu tiên trong 24 giờ tỉnh chưa có thêm trường hợp nhiễm virus corona (Covid-19) mới nào trong khi mùa dịch, ngoại trừ thành phố Vũ Hán, cùng lúc các nhà chức trách tiếp tục ngăn chặn những ca nhiễm bệnh lây từ các khu vực khác, theo Reuters.

Thành phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch Covid-19, báo cáo có 126 trường hợp mới bị nhiễm được xác nhận hôm 5/3, ngoài ra, không có ca mới nào xuất hiện trong tỉnh Hồ Bắc, Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết hôm 6/3.

Ở những nơi khác của Trung Quốc, các trường học ở các tỉnh báo cáo không có trường hợp mới nào trong một số ngày, bắt đầu ấn định ngày nhập học trở lại, một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc trở lại sinh hoạt bình thường.

Thanh Hải, một tỉnh phía tây bắc Trung Quốc báo cáo không có ca nhiễm mới trong 29 ngày kể từ ngày 5/3, và cho biết họ sẽ ấn định ngày bắt đầu nhập học cho các trường khác nhau từ ngày 11-20/3, theo một thông báo được đăng trên một trang web chính thức hôm 6/3.

Tương tự, tỉnh Quý Châu ở phía tây nam, nơi báo cáo không bị nhiễm ca mới trong 18 ngày, cho biết vào cuối tháng 2 rằng các trường học sẽ bắt đầu từ ngày 16/3.

Bên ngoài tỉnh Hồ Bắc, có 17 trường hợp mới được xác nhận, nâng tổng số ca nhiễm mới ở Trung Quốc đại lục lên 143 vào hôm 5/3, tăng từ 139 trường hợp một ngày trước đó.

Cơ quan y tế tại Thượng Hải cho biết thành phố đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm mới trong buổi trưa 6/3. Cả ba trường hợp đều là công dân Trung Quốc đã từng đi du học ở Iran, truyền thông nhà nước đưa tin.

Cả ba đã được hải quan Thượng Hải đưa đi cách ly vào ngày 3/3, một phát ngôn viên của ủy ban y tế thành phố nói tại một cuộc họp báo.

Khi các trường hợp mới giảm dần ở Trung Quốc, nhà chức trách lưu ý nhiều hơn đến những ca nhiễm tiềm tàng đến từ nước ngoài.

Các nhà chức trách ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Đông đều tuyên bố sẽ cách ly du khách về từ các quốc gia bị nhiễm Covid-19 nặng nề nhất, mà Bắc Kinh xác định là Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran và Ý.

Tính đến ngày 5/3, tổng số các trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc đại lục là 80.552, theo Reuters.

Cũng tính đến cuối ngày 5/3, số người chết vì dịch bệnh ở Trung Quốc đại lục là 3.042, tăng 30 so với ngày trước đó.

Hồ Bắc báo cáo 29 trường hợp tử vong mới, trong khi tại Vũ Hán, có 23 người chết.

https://www.voatiengviet.com/a/ho-bac-tq-khong-co-ca-nhiem-covid19-moi-ngoai-vu-han/5317822.html

 

Trung Quốc không còn độc quyền với đất hiếm

Tuệ Minh

Trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, một trong những biện pháp Trung Quốc tận dụng để đáp trả là dừng xuất khẩu đất hiếm sang Hoa Kỳ– thứ nguyên tố thiết yếu cho ngành công nghệ cao. Chính quyền Trung Quốc coi đất hiếm là “con át chủ bài trong tay Bắc Kinh”. Nhưng đất hiếm mà Trung Quốc sở hữu có thực sự đủ mạnh để đe dọa Tổng thống Trump và ngành công nghệ toàn cầu?

Đất hiếm là gì?

Theo Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (IUPAC), các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười lăm nguyên tố của nhóm Lantan và trái ngược với tên gọi (loại trừ promethi), có hàm lượng lớn trong Trái Đất. Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen.

Đất hiếm đối với ngành công nghệ cao

Đất hiếm được dùng trong các công nghệ sạch và xanh, làm chất xúc tác trong ngành lọc dầu, trong nhiều loại hợp kim cao cấp, trong công nghiệp điện tử – màn hình phẳng, DVD, GPS – công nghiệp thuỷ tinh và đồ gốm công nghiệp, trong các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng… Các chất neodymium và samarium có vai trò thiết yếu trong các loại nam châm vĩnh cửu, vừa mạnh, vừa nhẹ hơn các loại nam châm thường, lại rất dễ làm nhỏ, dùng trong các máy tính điện tử, trong máy xe hơi điện và máy điện gió…. Quan trọng không kém, đất hiếm được dùng trong các bộ phận điện tử quân sự từ màn hình radar đến tia laser, hệ thống điều khiển tên lửa và những thiết bị nhìn đêm.

Trung Quốc dùng đất hiếm là “vũ khí” trong cuộc chiến tranh thương mại có thành công?

Việc sử dụng thế độc quyền về đất hiếm làm lợi thế nhằm gây sức ép buộc đối phương phải nhượng bộ của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia phải lo ngại, trong đó có Washington. Thậm chí Quốc hội nước này đã phải mở một phiên điều trần có tên gọi “Sự độc quyền của Trung Quốc đối với đất hiếm: Ý nghĩa đối với chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ” để thảo luận về vấn đề này.

Trên thực tế, Trung Quốc sở hữu khoảng 30,6% khoảng 1/3 trữ lượng đất hiếm trên thế giới , trong khi đó Mỹ chiếm 14,7% trữ lượng. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là nước sử dụng đất hiếm hàng đầu thế giới do có nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Ngoài Trung Quốc, thì các mỏ đất hiếm cũng được phát hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới như Nhật Bản, Đông Nam Á, Australia, Ấn Độ và một số khu vực nằm tại phía đông và phía nam châu Phi.

Mặt khác, các công ty công nghệ cũng đã bắt đầu tìm ra các giải pháp mới để việc dùng đất hiếm được tiết kiệm và hiệu quả hơn. Trong một bản báo cáo về trách nhiệm đối với môi trường năm 2019, tập đoàn công nghệ Apple cho biết, họ đã bắt đầu tiến hành việc tái chế đất hiếm từ những chiếc điện thoại iPhone cũ và các sản phẩm khác.

Theo trang TheBL, việc sản xuất gần như độc quyền các nguyên tố được gọi là đất hiếm của Trung Quốc đã giảm đáng kể do sự tham gia ngày càng tăng của các quốc gia khác trong hoạt động này. Hiện tại, các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc và Myanmar đang bắt đầu nổi bật trong ngành công nghiệp này, sản xuất khoảng 40% trữ lượng của thế giới .

Trên thực tế, Hoa Kỳ đang xây dựng một nhà máy để xử lý đất hiếm, điều này sẽ tránh được việc vận chuyển chúng đến lãnh thổ Trung Quốc, nơi trước đây chúng được sản xuất. Chúng được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất vi mạch, điện tử và động cơ điện, bao gồm mọi thứ từ điện thoại thông minh đến tên lửa.

Theo bình luận của các chuyên gia của CNN, hiện Trung Quốc không chỉ gặp khó khăn từ Washington, mà ngay cả kinh tế nước này cũng đang có nhiều dấu hiệu về các ảnh hưởng xấu bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, dịch tả châu Phi, dịch cúm COVID-19. Và quân át chủ bài đất hiếm cũng chỉ giúp cho Trung Quốc thấy rằng đây có thể là một canh bạc không thành công.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-khong-con-doc-quyen-voi-dat-hiem.html

 

Dịch châu chấu đang có nguy cơ tiếp nối

dịch COVID-19 và dịch tả lợn Châu Phi ở Trung Quốc

Tuệ Minh

Trong khi Trung Quốc vẫn đang vật lộn với dịch cúm COVID-19 thì cơ quan nông lâm nghiệp nước này thông báo một đe dọa khác: dịch châu chấu, một trong những loài côn trùng phá hoại mùa màng nguy hiểm nhất thế giới.

Theo tờ SCMP, ngày 2/3, Trung Quốc đã nâng mức cảnh báo về đàn châu chấu sau khi chúng hoành hành trên các cánh đồng của Pakistan, Ấn Độ và Đông Phi và nguy cơ sắp tràn sang nước này.

Mặc dù, các chuyên gia Cục Quản lý Nông nghiệp và Đồng cỏ Quốc gia tin rằng nguy cơ đàn châu chấu xâm nhập và gây ra thảm họa là tương đối thấp, nhưng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi và ngăn chặn đàn châu chấu này vì thiếu kỹ thuật giám sát và ít hiểu biết về tập quán di cư của chúng nếu bị chúng tấn công.

Năm 2019, Nông nghiệp Trung Quốc đã có một năm khó khăn với sự hoành hành của giun đất trên hàng triệu hecta đất nông nghiệp cũng như dịch tả lợn châu Phi khiến đất nước này phải tiêu hủy khoảng 440 triệu con lợn (một nửa đàn lợn của cả nước) để ngăn ngừa dịch bệnh.

Tính đến đầu tháng 03/2020, tại Trung Quốc có hơn 80.000 người nhiễm bệnh và hơn 2.900 người chết vì dịch cúm COVID-19 khiến nhiều ngành công nghiệp của đất nước này bị đình trệ, hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ bị phá sản. Nếu nạn châu chấu hoành hành có thể sẽ kéo thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc giảm xuống sâu hơn nữa.

Năm 2018, nông nghiệp đóng góp 7,2% trong tổng GDP Trung Quốc, theo số liệu của Statista, công ty chuyên cung cấp dữ liệu thị trường và tiêu dùng của Đức.

Châu chấu sa mạc là một trong những loại côn trùng gây hại lâu đời nhất và tàn phá nặng nề nhất trên thế giới, chúng hủy hoại mùa màng, đồng cỏ, cây cối. Theo Liên Hợp Quốc, một bầy châu chấu có diện tích 1 km2 trong một ngày có thể tiêu thụ lượng lương thực của 35.000 người.

Vào cuối tháng 1, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã kêu gọi nỗ lực của quốc tế để ngăn chặn sự bùng phát châu chấu sa mạc tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Đàn châu chấu ở Ethiopia, Kenya và Somalia “có kích cỡ và khả năng hủy diệt chưa từng thấy”, FAO cảnh báo rằng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng về an ninh lương thực.

Trung Quốc cho biết nếu khí hậu thuận lợi, các đàn châu chấu này có thể sẽ qua Pakistan và Ấn Độ tràn vào Tây Tạng, Trung Quốc rồi lan rộng xuống tỉnh Vân Nam, phía tây nam đất nước. Nó cũng có thể đi qua Kazakhstan rồi vào khu tự trị Tân Cương.

Trong tháng 2, Zhang Zehua, nhà nghiên cứu của Viện bảo vệ thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp trung Quốc, nói với Tân Hoa xã rằng khu vực cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng ở phía Bắc Trung Quốc có thể đóng vai trò lá chắn để chống lại đàn châu chấu.

Ông Zhang cho biết, tuy đàn châu chấu sa mạc khó có khả năng di di cư trực tiếp vào khu vực nội địa của Trung Quốc. Nhưng ông vẫn cảnh báo Trung Quốc nên chuẩn bị ứng phó với khả năng Trung Quốc sẽ bị tấn công mạnh nhất vào tháng 6 đến tháng 7, nếu đàn châu chấu vẫn tồn tại và hoành hành ở nước ngoài.

Theo tờ SCMP, ngày 2/3

Tuệ Minh dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-chau-chau-dang-co-nguy-co-tiep-noi-dich-covid-19-va-dich-ta-lon-chau-phi-o-trung-quoc.html

 

Dưới thời tân Thủ tướng muhyiddin yassin:

Cơ chế tham vấn song phương

Malaysia – TQ sẽ còn hiệu lực

Dưới sự lãnh đạo của tân Thủ tướng muhyiddin yassin, Malaysia sẽ tiếp tục duy trì cơ chế tham vấn biển song phương với Trung Quốc hay không đang còn là một ẩn số đối với các nước, nhất là những nước tồn tại tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và các nước có lợi ích, an ninh trong vùng biển này.

Tàu Trung Quốc gây rối ở bãi cạn Luconia

Tuyên bố chủ quyền của Malaysia ở Biển Đông

Lợi ích Biển Đông to lớn là nguyên nhân chính để Malaysia đề xuất và kiên trì tuyên bố chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, cũng giống những nước Đông Nam Á đòi hỏi chủ quyền khác, trước những năm 70 của thế kỷ 20, Malaysia chưa đưa ra kiến nghị gì đối với Trung Quốc về việc sử dụng chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận. Cũng có thể nói là một giai đoạn tương đối dài sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cái gọi là tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Malaysia là không tồn tại, và nguồn gốc của tranh chấp bắt nguồn từ một tấm bản đồ ranh giới lãnh hải và thềm lục địa mới xuất bản năm 1979 của Malaysia.

Tấm bản đồ mới với tỷ lệ 1:150 này ghi rõ ranh giới tuyên bố chủ quyền thềm lục địa của hai bang Sabah và Sarawak của Đông Malaysia, đưa 12 hòn đảo phía Đông Nam Biển Đông vào phạm vi tuyên bố chủ quyền của mình. 12 hòn đảo này và vùng lãnh hải của nó đều đang có tranh chấp lãnh thổ với các nước đòi hỏi chủ quyền khác.

Trước những năm 1980, Malaysia vẫn chưa đưa quân đến xâm lược các hòn đảo ở Trường Sa, mà đẩy nhanh lập pháp biển trong nước, đồng thời phân vùng lãnh hải liên quan, tiến hành mời gọi đấu thầu dầu khí bên ngoài, nhằm thu được lợi ích từ thăm dò dầu khí phi pháp ở vùng biển Trường Sa. Ngày 28/7/1966, Malaysia dựa trên “Công ước luật biển Genève” năm 1958 phát hành “luật thềm lục địa”, tuyên bố đường ranh giới hoặc độ sâu cho phép khai thác là 200m bên ngoài thềm lục địa, sau đó năm 1972 đã chỉnh sửa, năm 2009 trình lên quốc hội “luật thềm lục địa” (bản chỉnh sửa). Malaysia căn cứ vào đó đưa ra ranh giới thềm lục địa của nước này bao gồm phía Nam của quần đảo Trường Sa, có thể nhìn thấy từ phía Tây Bắc của bang Sabah. Năm 1969 Malaysia còn công bố “Pháp lệnh khẩn cấp số 7”, pháp lệnh này do nguyên thủ tối cao ký kết, quy định bề rộng lãnh hải của Malaysia là 12 hải lý.

Vào những năm 1970, Malaysia bắt đầu bằng phương thức xuất bản đồ và lập pháp để đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với một số hòn đảo và lãnh hải ở Trường Sa. Sau khi công bố tấm bản đồ nói trên vào tháng 12/1979, ngày 25/4/1980 Malaysia lại đưa ra “Tuyên bố của quốc vương Malaysia Sultan Haji Ahmad Shah”, đề xuất thành lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và ranh giới bên ngoài thềm lục địa mà họ quan niệm về cơ bản là giống nhau. Năm 1984, Malaysia công bố “Luật vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia”, và dựa vào luật này đã đưa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý vào phạm vi quản lý của Malaysia. Theo ước tính, tổng diện tích của Vùng đặc quyền kinh tế Malaysia là 475.741 km2, sự mở rộng Vùng đặc quyền kinh tế này cơ bản là khu vực gần biển của hai bang  Sabah và Sarawak phía Đông Malaysia, điều này đương nhiên nảy sinh sự chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng đã tuyên bố chủ quyền và tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.

Để củng cố chủ quyền đã tuyên bố của mình, Malaysia từ năm 1983 đến năm 1999 đã sử dụng vũ trang chiếm trái phép 5 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và lần lượt cho quân chiếm đóng tại 5 hòn đảo này, xây dựng nơi đóng quân. Nhưng những hòn đảo này nằm ở phía Đông Nam của Biển Đông, cách xa lãnh thổ của Malaysia, lực lượng phòng vệ rất yếu, không có lực lượng hải quân và không quân có sức răn đe mạnh mẽ để hậu thuẫn phòng vệ, đương nhiên là không thể duy trì được.

Bản chất cơ chế tham vấn song phương Malaysia-Trung Quốc

Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah và  Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (12/9/2019), quan chức Trung Quốc đã công bố về một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác về vấn đề hàng hải. Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc và Malaysia đã đồng thuận thiết lập một cơ chế đối thoại chung để giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, nhấn mạnh đây là nền tảng mới cho hoạt động đối thoại và hợp tác của hai bên. Trong khi đó, ông Saifuddin cho biết, cơ chế này sẽ được Bộ Ngoại giao của hai nước chỉ đạo thực hiện.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu nhận định cơ chế song phương trong kế hoạch không phải là nền tảng để thảo luận về các yêu sách lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông. Malaysia vẫn nhất quán quan điểm cho rằng, thông qua ASEAN mới là con đường duy nhất để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông. Cơ chế này không nên bị đánh đồng thành các cuộc đàm phán song phương về Biển Đông.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu khu vực và quốc tế cũng đưa ra những cảnh báo đối với Malaysia khi thiết lập cơ chế tham vấn song phương với Trung Quốc. Ông Gregory Poling, Giám đốc Chương trình sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ cho biết, cho đến nay, Trung Quốc phản đối hầu hết các yêu sách chủ quyền hàng hải của Malaysia. Bắc Kinh ngang nhiên khẳng định yêu sách phi lý của họ trải dài tới 2.000km từ lục địa, đến cả các vùng biển ở gần Malaysia, Việt Nam và Philippines. Không những vậy, giới nghiên cứu nhận định cơ chế này khó có thể tạo ra bất kỳ bước đột phá nào tiến tới giải quyết tranh chấp Biển Đông, giải thích rằng cơ chế này không đả động gì đến Biển Đông. Theo đó, các cơ chế tham vấn song phương kiểu này thường liên quan nhiều hơn đến quan điểm và nhận thức như trường hợp cơ chế tham vấn song phương giữa Philippines và Trung Quốc.

Tồn tại hay xóa bỏ

Hiện nay rất khó để phán đoán cơ chế tham vấn song phương về biển giữa Malaysia và Trung Quốc có thể tiếp tục được duy trì hay chấm dứt. Tuy nhiên, dựa trên một số động thái gần đây của Malaysia cho thấy nước này đang gia tăng các hoạt động khẳng định “chủ quyền” trên Biển Đông, đồng thời tìm cách thăm dò, khai thác dầu khí trong khu vực. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến chủ trương, chính sách của Malaysia trong vấn đề Biển Đông, cũng như quan hệ giữa Trung Quốc và Malaysia liên quan giải quyết bất đồng ở Biển Đông. Vì vậy, có thể nhận định rằng cơ chế tham vấn song phương giữa hai nước hoạt động không hiệu quả và không góp phần “thúc đẩy” hai nước tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông

http://biendong.net/bien-dong/33397-duoi-thoi-tan-thu-tuong-muhyiddin-yassin-co-che-tham-van-song-phuong-malaysia-tq-se-con-hieu-luc.html

 

Hãng hàng không Úc hủy thêm

nhiều chuyến bay quốc tế do COVID-19

Thiện Lan

Qantas, hãng hàng không quốc gia của Úc cho biết vào hôm 6/3 rằng, họ sẽ cắt giảm các chuyến bay quốc tế do sự lây lan của dịch COVID-19.

“Tình hình virus corona và tác động của nó đối với nhu cầu đi lại quốc tế đang gia tăng và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ”, hãng hàng không Úc cho biết trong một tuyên bố vào hôm 6/3.

“Những thay đổi khác đang được trông đợi”.

Việc cắt giảm mới nhất sẽ diễn ra tại các điểm đến bao gồm Tokyo, Osaka, Sapporo của Nhật Bản, Hồng Kông và Auckland của New Zealand.

Đối thủ của Quantas, hãng hàng không Virgin Australia hiện cũng đang thua lỗ. Một bài báo của Tạp chí Tài chính Úc nói rằng giá trái phiếu của hãng này đang giảm. Trong một tuyên bố vào tháng 2, hãng hàng không này cho biết họ không có kế hoạch giảm các chuyến bay trong nước và quốc tế nhưng vẫn theo dõi nhu cầu và sẽ điều chỉnh nếu cần.

Trong tuần này, hãng hàng không quốc gia của New Zealand và hãng hàng không quốc gia của Singapore cũng tuyên bố cắt giảm công suất nhiều hơn so với kế hoạch ban đầu khi dịch bệnh lan rộng.

Hôm 5/3, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho biết, các hãng hàng không có thể mất 63 tỷ USD đến 113 tỷ USD doanh thu vào năm 2020, tùy thuộc vào mức độ lây lan của COVID-19.

Theo Reuters

Thiện Lan dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/hang-hang-khong-uc-huy-them-nhieu-chuyen-bay-quoc-te-do-covid-19.html