Tin khắp nơi – 06/03/2018
Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc tháng Tư
Bắc Hàn sẵn sàng thảo luận về khả năng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, và nói sẽ ‘đóng băng’ các chương trình hạt nhân và tên lửa nếu như được đảm bảo an ninh và có các cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ, theo quan chức Hàn Quốc.
Quan điểm của Bình Nhưỡng được đưa ra như một động thái làm giảm căng thẳng sau chuyến thăm của các chính trị gia cấp cao Hàn Quốc.
Các quan chức Seoul cho biết các lãnh đạo Bắc và Nam Hàn sẽ gặp nhau trong một cuộc họp thượng đỉnh vào tháng sau.
Ông Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ gặp nhau tại biên giới được canh phòng cẩn mật, ở khu Bàn Môn Điếm.
Hai bên đã đồng ý sẽ mở một đường dây nóng giữa hai nhà lãnh đạo.
Theo phóng viên BBC Laura Bicker từ Seoul, đây là thay đổi rất lớn từ nhà lãnh đạo Bắc Hàn.
Tuy nhiên, có ý kiến từ Hàn Quốc cho rằng nội dung về lời hứa sẵn sàng ‘bỏ chương trình nguyên tử’ mà phía Bắc Hàn nêu ra chỉ là những gì Bình Nhưỡng nói với phái đoàn miền Nam, chứ không phải đến từ một thông cáo chung.
Kim Jong-un chiêu đãi phái đoàn Hàn Quốc
Kim Jong-un ‘từng dùng hộ chiếu Brazil giả’
Kim Jong-un tiếp đoàn đại biểu Nam Hàn
Theo tin từ Seoul, lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã mở bữa tiệc tối để tiếp đãi đoàn đại biểu cấp cao Hàn Quốc hôm 05/03.
Bữa tiệc kéo dài 4 giờ có mặt cả vợ ông, bà Ri Sol-ju và em gái, bà Kim Yo-jong, một ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên.
Đây là lần đầu tiên các quan chức Seoul gặp vị lãnh đạo trẻ Bắc Hàn kể từ khi ông lên cầm quyền năm 2011.
Đoàn đại biểu Hàn Quốc gồm 10 người tới Bình Nhưỡng để thực hiện các cuộc đàm phán nhằm nối lại đối thoại giữa Bắc Hàn và Mỹ.
Quan hệ giữa hai miền Triều Tiên ấm lên sau Thế vận hội Mùa đông, diễn ra vào tháng trước.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43302754
Lãnh tụ Kim gặp đoàn cao cấp Nam Hàn ‘lần đầu’
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vừa chủ trì một bữa tối để tiếp đãi đoàn đại biểu cấp cao Nam Hàn.
Bữa tiệc kéo dài 4 giờ có mặt cả vợ ông, bà Ri Sol-ju và em gái, bà Kim Yo-jong, một ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên.
Đây là lần đầu tiên các quan chức Seoul gặp vị lãnh đạo trẻ Bắc Hàn kể từ khi ông lên cầm quyền năm 2011.
Văn phòng của tổng thống Nam Hàn xác nhận hai bên đã có cuộc gặp ngay sau khi đoàn đại biểu Nam Hàn tới Bình Nhưỡng hôm thứ Hai 5/3.
Đoàn đại biểu gồm 10 người đang ở Bình Nhưỡng để thực hiện các cuộc đàm phán nhằm nối lại đối thoại giữa Bắc Hàn và Mỹ.
Quan hệ giữa hai miền Triều Tiên ấm lên sau Thế vận hội Mùa đông, diễn ra vào tháng trước.
Kim Jong-un ‘từng dùng hộ chiếu Brazil giả’
Olympics: Kim Jong-un kêu gọi thêm hòa giải
Trong một động thái chưa từng thấy, đoàn đại biểu Nam Hàn cử hai quan chức, người đứng đầu cơ quan tình báo Suh Hoon và Cố vấn An ninh Quốc gia Chung Eui-yong sang Bắc Hàn.
Đài phát thanh Bắc Hàn trước đó nói đoàn đại biểu Nam Hàn được ông Ri Son-gwon, quan chức phụ trách về thống nhất của Nam Hàn, ra sân bay đón. Ông cũng là người dẫn đầu các cuộc đàm phán diễn ra trước Thế vận hội Mùa đông.
Trong chuyến đi thăm hai ngày, đoàn Nam Hàn sẽ tập trung vào thiết lập các điều kiện cho các cuộc đàm phán nhằm xóa bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn, cũng như đối thoại giữa Mỹ và Bình Nhưỡng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Cố vấn An ninh Quốc gia Nam Hàn Chung Eui-yong nói ông sẽ chuyển tải “quyết tâm duy trì đối thoại và cải thiện quan hệ giữa miền Nam và miền Bắc…[và] phi quân sự hóa bán đảo Triều Tiên.”
“Tôi dự định sẽ có các cuộc thảo luận sâu về các cách khác nhau để tiếp tục đàm phán không chỉ giữa Nam và Bắc Hàn, mà còn giữa Bắc Hàn và Mỹ,” ông nói.
Mỹ và Nam Hàn ‘duy trì áp lực với Bắc Hàn’
Nam Hàn sôi sục với tin em gái Kim Jong-un có con
‘Hoa Kỳ không muốn đàm phán’
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói hôm thứ Bảy 3/5 rằng Mỹ sẵn sàng gặp Bắc Hàn, tuy ông nhắc lại Bình Nhưỡng trước tiên phải “phi hạt nhân hóa” đã.
Tuy nhiên, Bắc Hàn vốn từng nói họ muốn đàm phán với Mỹ, nói rằng Mỹ thật “lố bịch” khi ra điều kiện trước.
“Thái độ mà Mỹ thể hiện sau khi chúng tôi nói rõ ý định muốn đàm phán buộc chúng tôi nghĩ rằng Mỹ không quan tâm đến việc nối lại… đối thoại,” bộ ngoại giao Bắc Hàn viết trong một thông cáo được cơ quan thông tấn đưa ra.
Hiện vẫn chưa rõ nếu có một cuộc gặp như vậy diễn ra, ai sẽ đại diện cho Mỹ.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43287386
Hàn Quốc lạc quan sau cuộc gặp liên Triều
Một quan chức Hàn Quốc nói Triều Tiên ra dấu hiệu rằng họ sẽ không cần duy trì chương trình hạt nhân nếu các mối đe doạ quân sự chống lại Bình Nhưỡng bị loại bỏ, đồng thời cho biết là Triều Tiên sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ.
Cố vấn an ninh Hàn Quốc Chung Eui-yong lên tiếng tại một cuộc họp báo ở thủ đô Seoul:
“Phía Triều Tiên khẳng định rõ ràng cam kết của họ đối với việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, nói rằng họ sẽ không có lý do để sở hữu vũ khí hạt nhân nếu sự an toàn của chế độ được đảm bảo, và không còn những đe doạ quân sự chống lại Triều Tiên.”
Ông Chung đưa ra lời bình luận này sau khi một phái đoàn cấp cao của Hàn Quốc trở về sau một chuyến đi thăm Triều Tiên 2 ngày, nơi đoàn Hàn Quốc đã gặp gỡ lãnh tụ Kim Jong Un.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm thứ Ba 6/3 bày tỏ lạc quan rằng việc cải thiện quan hệ liên Triều có thể thúc đẩy đàm phán giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ về vấn đề phi hạt nhân hóa.
Ông Chung nói hai miền của bán đảo Triều Tiên đồng ý mở cuộc họp thượng đỉnh dầu tiên trong hơn 1 thập niên vào cuối tháng Tư sắp tới. Ông nhắc lại rằng Bình Nhưỡng cho biết là họ sẵn sàng thảo luận việc phi hạt nhân hóa và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.
Tổng thống Moon mô tả cuộc họp hôm thứ Hai ở Bình Nhưỡng giữa đặc sứ Hàn Quốc và Giám đốc Văn phòng An ninh Quốc gia Chung Eui-yong với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, là một khởi đầu của quá trình ngoại giao rộng lớn hơn.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự Hàn Quốc,Tổng thống Moon nói: “Chúng ta đã bắt đầu một cuộc hành trình vì hòa bình và thịnh vượng, với niềm tin rằng chúng ta có thể tiến hành phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên bằng những nỗ lực của chính mình.”
Sau cuộc gặp với Tổng thống Moon, đặc phái viên Hàn Quốc sẽ tới Washington để thông tin về cuộc gặp này với các quan chức Hoa Kỳ.
KCNA, cơ quan thông tấn chính thức của Triều Tiên, mô tả cuộc họp song phương bằng những lời lẽ tích cực, nói rằng ông Kim Jong Un bày tỏ “quyết tâm đẩy mạnh” các mối quan hệ liên Triều, rằng các đại biểu thảo luận “về việc giảm thiểu những căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên” và rằng họ “đã đạt một thỏa thuận thỏa đáng.”
Một viên chức thuộc văn phòng Tổng thống ở Seoul giải thích “thỏa thuận” ở đây là lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh cho lãnh đạo hai miền chứ không phải là cuộc đàm phán với Hoa Kỳ.
Việc Triều Tiên tiếp đón thân mật đặc phái viên ngoại giao từ Seoul được xem như là một phản ứng lịch sự, đáp lại việc Hàn Quốc tiếp phái đoàn Triều Tiên tham dự Thế vận hội Mùa đông PyeongChang. Trong dịp lễ khai mạc Thế vận hội, bà Kim Yo Jong, em gái của lãnh đạo Triều Tiên đã chuyển lời mời Tổng thống Moon đến gặp lãnh tụ Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, ông Moon nói trước khi mở cuộc họp thượng đỉnh, phải bảo đảm là đã hội đủ các điều kiện thích hợp, ông chỉ ra rằng các điều kiện đó bao gồm một thoả thuận của chính phủ Kim Jong Un, đồng ý hợp tác với Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh rằng Bình Nhưỡng phải đồng ý ngừng chương trình hạt nhân, trước khi tiến hành các cuộc đàm phán.
https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-lac-quan-sau-cuoc-gap-lien-trieu/4282416.html
Máy bay quân sự Nga rơi ở Syria, 32 người chết
Một máy bay vận tải quân sự của Nga bị rơi ở Syria hôm thứ Ba 6/3, giết chết 32 người. Tai nạn này đã nâng cao con số tử vong của binh sĩ Nga đang phục vụ tại Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, hiện đang vận động để duy trì chức vụ hiện tại trong cuộc bầu cử vào cuối tháng này, là người đã ra lệnh “cho một phần đáng kể” trong lực lượng quân đội của Moscow rút khỏi Syria, khởi sự từ tháng 12, tuyên bố phần lớn sứ mệnh của các lực lượng này đã được thực hiện.
Nhưng con số tử vong tiếp tục gia tăng.
Truyền thông trích lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết chiếc máy bay An-26 bị rơi tại căn cứ không quân Hymymim của Nga ở tỉnh Latakia. Thông tin ban đầu cho thấy tai nạn có thể là do lỗi kỹ thuật.
Báo chí dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga nói có 26 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn trên máy bay, tất cả đều thiệt mạng trong tai nạn này.
Vào tháng 12 năm 2016, một chiếc máy bay chở một ban nhạc quân đội Nga tới Syria đã đâm xuống biển Đen, giết chết 92 người.
https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-quan-su-nga-roi-o-syria-32-nguoi-chet/4282686.html
Cựu điệp viên Nga bị bất tỉnh do chất lạ tại Anh
Nga tuyên bố “không có thông tin” nào về nguyên nhân một cựu điệp viên Nga, từng bị kết tội làm gián điệp cho Anh, bị bất tỉnh tại Salisbury, Wiltshire.
Tuy nhiên, điện Kremlin cho hay sẵn sàng hợp tác trong cuộc điều tra với cảnh sát.
Sergei Skripal, 66 tuổi, và con gái Yulia đang nằm viện sau khi bất tỉnh ở Salisbury, Wiltshire hôm Chủ nhật.
Cảnh sát Anh đang cố gắng xác định loại chất lạ đã khiến cho Sergei Skripal, 66 tuổi- người được phép cư trú tại Anh năm 2010 trong một cuộc “trao đổi gián điệp” – và một phụ nữ 33 tuổi đang cực kỳ nguy kịch trong bệnh viện.
Cả hai bị phát hiện bất tỉnh trên ghế nghỉ trong một trung tâm mua sắm hôm Chủ Nhật (4/3).
Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói với các phóng viên rằng Moscow sẵn sàng giúp đỡ phục vụ cho công tác điều tra.
“Chúng tôi nhận thấy đây là một tình huống đau thương nhưng chúng tôi không có thông tin nào về nguyên nhân dẫn đến thảm kịch, hay việc mà ông ta tham gia,” ông Peskov nói.
Cảnh sát hạt Wiltshire cho biết hai nạn nhân được tìm thấy tại trung tâm mua sắm The Maltings ở Salisbury, không có bất cứ thương tích gì nhưng các cơ quan chức năng đang điều tra xem liệu có động cơ phạm tội nào ở đây không.
Trong khi đó, cảnh sát cũng đã đóng cửa nhà hàng Zizzi gần đó “nhằm phòng ngừa” sau vụ việc.
Trợ lý cảnh sát trưởng Craig Holden nói: “Họ đang bị điều tra vì bị tình nghi tiếp xúc với một loại chất lạ không được xác định.
“Trọng tâm của cuộc điều tra là cố gắng xác định nguyên nhân khiến cho cả hai rơi vào tình trạng nguy kịch.
“Chúng tôi đang làm việc với các đối tác để ưu tiên chẩn đoán và đảm bảo hai nạn nhân nhận được sự điều trị kịp thời và thích hợp.”
Vụ giết nhà báo trẻ chấn động Slovakia
Cựu đảng viên CS sắp làm Thủ tướng Czech
Những người lao động nước ngoài rời Anh vì Brexit
Ông nói phản ứng của cảnh sát đối với “sự cố này” không phải là một cuộc điều tra chống khủng bố – nhưng có nhiều cơ quan tham gia và cảnh sát đang rất “hồ hởi”.
Trợ lý cảnh sát thủ đô Mark Rowley, người đứng đầu cơ quan chống khủng bố tại Anh, nói vụ việc này sẽ trở thành một cuộc điều tra chống khủng bố “nếu cần thiết”.
Ông nói với chương trình “Today” của đài BBC Radio 4: “Đây là một trường hợp rất bất thường – và điều quan trọng nhất là phải tìm ra được nguyên nhân của nó nhanh nhất có thể.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ đưa ra tất cả các nguồn lực kỹ thuật, khoa học để điều tra vụ án này nếu có bất cứ dấu hiệu của sự chơi xấu”, ông nói.
Sergei Skripal là ai?
Col Skripal, một sĩ quan tình báo quân đội Nga đã nghỉ hưu. Ông bị Nga giam giữ trong 13 năm.
Ông bị kết tội chuyển thông tin nhận dạng của các điệp viên Nga làm việc bí mật tại Châu Âu cho cơ quan tình báo Anh, M16.
Ông là một trong số bốn tù nhân được Moscow thả trong một cuộc trao đổi 10 điệp viên Mỹ và sau đó bay sang Anh.
Một số điạ điểm ở trung tâm thành phố đã bị phong toả và đội cứu hộ với đầy đủ các thiết bị bảo vệ phải sử dụng các ống dẫn để làm sạch đường phố.
Những người lao động được trang bị mặt nạ phòng độc tìm kiếm manh mối trong các thùng rác gần nơi mà hai nạn nhân bất tỉnh.
Về việc đóng cửa nhà hàng, cảnh sát cho biết Sở Y tế Công cộng Anh đã nhắc lại rằng không có nguy cơ nào đối với sức khoẻ của công chúng.
Để phòng ngừa, người dân được khuyến cáo liên lạc với NHS theo số 111 or 999 “nếu như cảm thấy sức khoẻ của bản thân và người khác trở nên xấu đi”.
Những người hàng xóm của Col Skripal ở Salisbury cho biết cảnh sát có mặt vào khoảng 17 giờ GMT vào hôm Chủ nhật (4/3) và đã ở đó từ đó.
Họ nói ông Skripal sống thân thiện và vài năm trở lại đây đã mất vợ.
Một nhân chứng tại hiện trường nơi hai nạn nhân được tìm thấy, Freya Church, nói với BBC rằng cô thấy họ ngồi trên ghế nghỉ: “Một người đàn ông lớn tuổi và một cô gái trẻ tuổi hơn. Cô ta dựa vào người đàn ông và có vẻ như đã qua đời.
“Ông ta di chuyển tay một cách kỳ lạ, nhìn lên bầu trời…
“Họ trông như vậy, tôi nghĩ ngay cả khi tôi bước vào, tôi cũng không chắc mình có thể giúp gì được cho họ.”
Khả năng về một loại chất lạ không thể giải thích này được đem ra so sánh với trường hợp ngộ độc của Alexander Litvinenko vào năm 2006.
Chất độc chết người trong thức ăn hàng ngày
Mã độc WannaCry liên quan Bắc Hàn?
Càng dùng mạng xã hội càng tuyệt vọng?
Giải mã chất độc giết hại Kim Jong-nam
Litvinenko là một nhà bất đồng chính kiến Nga và là cựu viên tình báo đã chết ở London sau khi uống ly trà nhiễm chất phóng xạ.
Một cuộc điều tra công khai kết luận cái chết của ông ta được tiến hành với sự đồng thuận từ tổng thống Nga, Vladimir Putin.
Ngài Tony Brenton, cựu đại sứ Anh tại Nga khi ông Litvinenko bị đầu độc nguy hiểm, nói có sự trùng hợp với vụ việc mới đây.
Ông nói với chương trình “Today”:
“Chúng tôi không biết về vụ việc hiện tại- nếu thực sự chứng tỏ rằng người Nga đứng đằng sau, thì chúng ta cần có những phương án hành động.”
Phát ngôn viên của đại sứ quán Nga tại Anh, khi được yêu cầu bình luận về vụ việc tại Salisbury, nói:
“Không một người thân cũng như không có đại điện địa phương, không có cơ quan nào đề cập đến đại sứ quán ở đây.”
Người vợ goá của ông Litvineko, Marina Litvineko, nói về vụ việc này trong chương trình The World Tonight của đài BBC Radio 4, và kêu gọi cho những người tị nạn chính trị được “hoàn toàn an toàn”.
Cô ấy nói: “Nó cho thấy chúng ta cần nghiêm túc như thế nào, tất cả những người này cần được kêu gọi cho sự an toàn tại Anh Quốc.”
Phân tích
Phân tích từ phóng viên Gordon Corea
Có những điểm tương đồng với trường hợp của Litvinenko hồi năm 2006. Ông ta cũng là một cựu viên chức tình báo Nga đã đến Vương quốc Anh và bị bệnh vì những lý do không rõ ràng.
Trong trường hợp của Litvinenko, phải mất đến vài tuần để xác định được nguyên nhân ngộ độc là có chủ đích và mất đến gần một thập niên trước khi có một cuộc điều tra công khai đổ lỗi cho nhà nước Nga.
Các quan chức nhấn mạnh vẫn còn quá sớm để suy đoán về điều gì đã xảy ra tại đây và tại sao.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43302753
Tìm thấy xác tàu sân bay Mỹ sau 76 năm
Xác của tàu sân bay USS Lexington chìm trong Thế chiến hai được tìm thấy ngoài khơi nước Úc sau 76 năm mất tích.
Xác tàu USS Lexington được định vị nằm ở độ sâu khoảng 3km tại vùng Biển San Hô, cách bờ biển phía đông nước Úc khoảng 800km.
Tàu sân bay Mỹ vào Vịnh Đà Nẵng
VN muốn trấn an TQ về chuyến thăm của USS Carl Vinson
Quan hệ quân sự Mỹ – Việt đang ‘trưởng thành’
Chiếc tàu mất tích trong Trận chiến Biển San Hô diễn ra từ ngày 4-8/5/1942. Hơn 200 thủy thủ đoàn thiệt mạng trong trận hải chiến.
Hải quân Hoa Kỳ xác nhận chiếc tàu được phát hiện bởi nhóm tìm kiếm của ông Paul Allen – người đồng sáng lập hãng Microsoft.
Hình ảnh cho thấy xác tàu còn khá nguyên vẹn. Ngoài Lexington, còn có 11 trong số 35 máy bay của tàu sân bay này được công ty Vulcan của ông Allen tìm thấy.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, ca ngợi phát hiện này.
“Là con trai một thành viên tàu USS Lexington sống sót, tôi xin gửi lời chúc mừng tới Paul Allen và đoàn thám hiểm “Lady Lex””, ông nói.
“Lady Lex” là tên gọi khác của USS Lexington, một trong những tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ.
Trận chiến Biển San Hô được xem là trận chiến then chốt để ngăn chặn cuộc tiến quân của Nhật Bản vào Thái Bình Dương trong Thế chiến hai.
Lexington bị đánh đắm sau khi trúng một số quả ngư lôi và bom của quân Nhật.
Hải quân Hoa Kỳ cho biết 216 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng khi tàu bị tấn công. Hơn 2.000 người khác được cứu sống.
Hình ảnh từ đáy biển cho thấy bảng tên và súng phòng không của tàu sân bay Lexington. Một số máy bay của tàu cũng được nhìn thấy trong điều kiện khá tốt.
Phát ngôn viên của Vulcan, ông Robert Kraft cho hay phải mất sáu tháng để lên kế hoạch định vị con tàu.
Năm ngoái, công ty Vulcan phát hiện ra xác tuần dương hạm USS Indianapolis bị đắm hồi tháng 7/1945.
Họ cũng tìm thấy các tàu khác bao gồm một tàu chiến Nhật, Musashi, và một tàu hải quân Ý, Artigliere – cả hai tàu có cùng niên đại.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43297513
Mỹ: Phe Cộng hòa ‘rất lo’ vụ Trump nâng thuế nhập kim loại
Giới chức đảng Cộng hòa đang dấy lên quan ngại về kế hoạch nâng thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu của Tổng thống Hoa Kỳ.
Các nhà lập pháp hàng đầu của đảng Cộng hòa kêu gọi không tiến tới việc thi hành kế hoạch này.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Paul Ryan nói ông “rất lo” về hệ lụy của một cuộc chiến thương mại và nói thêm rằng điều này có thể làm suy yếu những lợi ích kinh tế đã đạt được.
Trump áp thuế nhập thép, đối tác nổi giận
Mỹ áp thuế pin mặt trời và máy giặt Trung-Hàn
Mỹ: Thượng viện thông qua cải cách thuế
Kinh tế Mỹ ‘sẽ tăng tốc sau giảm thuế’
Nhưng bên lề cuộc hội đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại của Nhà Trắng hôm 5/3, ông Trump nói với phóng viên: “Chúng tôi không rút lại kế hoạch.”
“Tôi không nghĩ rằng sẽ xảy ra một cuộc chiến thương mại,” ông nói.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết Tổng thống Trump “rất tự tin” là Mỹ sẽ giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến thương mại nào.
Ông Trump đưa ra bình luận một giờ sau khi ông Ryan ra tuyên bố kêu gọi Nhà Trắng cân nhắc kế hoạch nêu trên.
AshLee Strong, phát ngôn viên của ông Ryan, nói: “Chúng tôi rất lo lắng về hậu quả của một cuộc chiến thương mại và kêu gọi Nhà Trắng không nên tiến tới việc thực thi kế hoạch này.”
Mexico cảnh báo Mỹ về động thái ngưng Nafta
“Luật cải cách thuế khóa mới đã thúc đẩy nền kinh tế và chắc chắn chúng tôi không muốn không muốn làm tổn hại những kết quả đạt được.”
Hồi tuần trước, loan báo của ông Trump về việc áp mức thuế quan mới đối với thép và nhôm nhập khẩu đã gây phản ứng trên toàn thế giới.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm 5/3 kêu gọi các quốc gia thành viên “ngăn chặn hiệu ứng domino đầu tiên” báo hiệu một cuộc chiến thương mại.
Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo, nói với các nhà đàm phán ở Geneva: “Một khi chúng ta bắt đầu theo huớng này, sẽ rất khó để đảo ngược mọi chuyện. Việc ăn miếng trả miếng sẽ làm thế giới suy thoái trầm trọng.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43297591
Cơ bản về chiến tranh mậu dịch
Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong chương trình Diễn đàn Kinh tế. Thưa ông, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã gây chấn động khi thông báo hôm Thứ Năm mùng một, là Hoa Kỳ có thể tăng thuế 25% trên sản phẩm thép và 10% trên sản phẩm nhôm để bảo vệ các doanh nghiệp và công nhân Hoa Kỳ sản xuất ra hai kim loại đó. Vì vậy trong hai ngày liền, cổ phiếu Mỹ sụt giá vì viễn ảnh của trận chiến mậu dịch giữa Hoa Kỳ và các nước sản xuất. Nhưng qua ngày Thứ Hai mùng bốn thì tình hình lại đảo ngược vì các thị trường cho là rủi ro về chiến tranh ngoại thương không đến nỗi trầm trọng như vậy. Theo dõi chuyện này, ông giải thích thế nào cho thính giả của chúng ta?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trước khi đi vào căn bản của hồ sơ mậu dịch hay thương mại, tôi thiển nghĩ chúng ta nên nhớ vài chi tiết xa xôi sau đây. Thứ nhất, từ cả năm nay, Chính quyền Donald Trump kết hợp yếu tố an ninh vào quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với các nước. Thứ hai, ngày 19 Tháng Tư năm ngoái, ông Trump chỉ thị Bộ Thương Mại cấp tốc nghiên cứu xem việc nhập khẩu thép có đe dọa an ninh của Hoa Kỳ không. Hôm 27 Tháng Tư sau đó ông cho điều tra thêm ngành nhôm hay aluminum. Ngày nay, Bộ Thương Mại hoàn tất việc nghiên cứu và hôm Thứ Sáu 16 tháng Hai, mùng một Tết Mậu Tuất, Bộ đề nghị Tổng thống dùng quyền hạn của mình để bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ. Chi tiết đáng chú ý khi ấy là Chính quyền Trump viện dẫn khoản 232 của Đạo Luật Thương Mại Mở Rộng năm 1962 để Hành pháp có thể quyết định về mậu dịch, như thuế nhập nội hay hạn ngạch nhập khẩu, hầu bảo vệ an ninh và lách khỏi sự hạn chế của Quốc Hội.
Cuộc chiến mậu dịch xuất phát từ Hoa Kỳ?
Nguyên Lam: Tức là theo dõi vụ này, ông thấy chuyện thép và nhôm manh nha từ năm ngoái mà vì sao bây giờ mới gây chấn động?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Về bối cảnh, Hoa Kỳ có đạo luật Thương Mại Mở Rộng năm 1962, trong đó có khoản 232 cho phép Hành pháp thương thuyết và giảm quan thuế biểu tới 80% nếu việc ấy không xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng sau khi nghiên cứu và thấy có xâm phạm an ninh thì Hành pháp có thể đòi Quốc Hội cho nâng thuế nhập nội hay hạn ngạch nhập khẩu. Chuyện cần biết là Tổng thống phải xin phép Quốc hội sau khi Bộ Thương Mại và Đại sứ Thương Mại đề nghị. Ông Trump đang tiến hành thủ tục rắc rối ấy với sự ủng hộ của phe Dân Chủ theo xu hướng bảo hộ và trước sự ngần ngại của đa số Cộng Hòa theo chủ trương tự do mậu dịch. Chi tiết thứ ba đáng chú ý là phong cách của ông Trump khi nêu ra nhiều thay đổi đầy mâu thuẫn làm người ta không hiểu khi nào ông nói thật, nhưng biết đâu là ông dùng cái thuật đó để thăm dò, vận động và mặc cả!
Nguyên Lam: Thưa ông, có lẽ còn một vấn đề rộng lớn hơn. Đó là khi công ty sản xuất thép và nhôm bị cạnh tranh bất lợi nên cần bảo vệ và coi như được một phần, nhưng các doanh nghiệp tiêu thụ và dân chúng có khi bị thiệt vì mua nhôm thép ngoại nhập với giá đắt hơn. Thưa ông, vì vậy phải chăng tranh luận mới bùng nổ về sự lợi hại hay lẽ được thua của chế độ bảo hộ mậu dịch và mối nguy của một cuộc chiến mậu dịch xuất phát từ Hoa Kỳ?
Còn chi tiết thứ năm ít ai chú ý là Chính quyền Trump thống nhất quan điểm về mối nguy thật và lâu dài cho an ninh và kinh tế Hoa Kỳ là Trung Quốc.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi không làm thính giả của chúng ta thêm nhức đầu để nói về các trường phái lý thuyết kinh tế từ cổ điển đến hiện đại liên quan tới việc mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các nước. Tôi chỉ xin nhắc tới chi tiết thứ tư là Chính quyền Donald Trump, từ Nội các tới Ban Tham mưu, có các doanh gia và kinh tế gia với quan điểm trái ngược. Trong Nội các, Đại sứ Thương mại Robert Lighthizer và Tổng trưởng Thương mại là tỷ phú Wilbur Ross ủng hộ quan điểm cứng rắn của Tổng thống. Mới được nâng cấp từ Tháng Chín, Cố vấn Thương mại là Giáo sư Peter Navarro là thành phần được gọi là bảo hộ mậu dịch. Nhưng Cố vấn Kinh tế Quốc gia là doanh gia Gary Cohn hay Ngoại trưởng Rex Tillerson, vốn cũng là doanh gia cao cấp, và nhiều người khác, kể cả Tổng trưởng Ngân khố Steven Munchin và các kinh tế gia đã cố vấn cho ông Trump như Arthur Laffer, Larry Kudlow hay Stephen Moore không đồng ý với vụ tăng thuế. Còn chi tiết thứ năm ít ai chú ý là Chính quyền Trump thống nhất quan điểm về mối nguy thật và lâu dài cho an ninh và kinh tế Hoa Kỳ là Trung Quốc.
Nói chung, các nhân vật đó, kể cả ông Trump, đều biết quy luật được/thua trên toàn cảnh và trường kỳ. Được về mậu dịch trong ngắn hạn với ngành thép sử dụng 140 ngàn công nhân mà lại thua về kinh tế trong trường kỳ vì các ngành tiêu thụ nhôm thép như năng lượng, xây dựng, ráp chế xe hơi, sản xuất nước uống, v.v… tuyển dụng tới sáu triệu rưởi công nhân. Tôi nghĩ họ gây tranh luận để thăm dò nghe ngóng lợi hại của các cuộc vận động từ mọi phía. Vì vậy, ta không nên chạy theo thời sự hàng ngày mà cần nhìn vào toàn cảnh, vào căn bản của mậu dịch.
Nguyên Lam: Nói về chuyện căn bản đó, ông muốn thính giả của chúng ta hiểu thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Người ta cứ hăm dọa về nguy cơ chiến tranh mậu dịch mà quên mất nhiều chuyện cơ bản. Sau Thế Chiến II, thời Chiến Tranh Lạnh giữa Thế giới Tự do và khối cộng sản, yếu tố an ninh lấn át kinh tế khiến Hoa Kỳ nâng đỡ kinh tế các nước để có đồng minh, và trở thành thị trường tiêu thụ sau cùng mà lớn nhất cho tới khi Liên bang Xô viết sụp đổ và Hoa Kỳ ngày càng thất thế về ngoại thương, bị khiếm hụt cán cân thương mại, là nhập hơn xuất. Ngày nay, Chính quyền Trump hết muốn tiếp tục khuynh hướng đó nữa, nhất là khi các nền kinh tế mới phát triển, kể cả Trung Quốc, lại gây sức ép về cạnh tranh cho doanh nghiệp và công nhân Hoa Kỳ. Ta nên hiểu ra sự hợp lý của phản ứng ấy khi xứ nào cũng muốn bán hàng cho Mỹ và khi an ninh bị đe dọa lại trông vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ.
Nguyên Lam: Nhưng nếu vì vậy mà Hoa Kỳ lại gây ra trận chiến thương mại thì phải chăng là mọi người đều thua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thuyết đấu trí hay game theory có nói phe nào sợ thua thì sẽ thua! Ta nên đi vào căn bản của vấn đề mậu dịch là tương quan lực lượng giữa các quốc gia trong quan hệ buôn bán với nhau. Tìm hiểu chuyện đó, ta thấy ra một thực tế đầy nghịch lý. Là nước nào cần xuất khẩu nhiều thì sẽ sợ thua và cuối cùng thì dễ nhượng bộ! Xét về cơ cấu sản xuất, các nước công nghiệp hóa đều cần bán hàng và xuất khẩu chiếm hơn 30% của Tổng sản lượng. Điển hình là Đức, Canada hay Nhật Bản, Nam Hàn. Sau đó là các nước mới nổi, đặc biệt nhất là Trung Quốc, với chiến lược đầu tư mạnh, sản xuất thừa và bán thật rẻ để tạo ra công ăn việc làm ở bên trong, và ngày nay sản xuất phân nửa lượng thép của toàn cầu và đang cần bán rất rẻ.
Các con số xuất khẩu 12% của tổng sản lượng có nghĩa là nếu chiến tranh mậu dịch bùng nổ và các nước phản đòn bằng cách bớt mua hàng của Mỹ thì cũng tựa muỗi đốt gỗ!
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Ảnh hưởng của chiến tranh mậu dịch lên Hoa Kỳ
Nguyên Lam: Thưa ông, thế còn trường hợp của Hoa Kỳ thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Hoa Kỳ là một ngoại lệ chói lọi! Xứ này có sức sản xuất cao nhất mà xuất khẩu chỉ chiếm 12% của Tổng sản lượng, còn 88% là sản xuất nội địa. Các con số trừu tượng ấy có nghĩa là nếu chiến tranh mậu dịch bùng nổ và các nước phản đòn bằng cách bớt mua hàng của Mỹ – như Liên Âu dọa sẽ bớt mua xe gắn máy Harley Davidson, quần Jean Levy’s và rượu Bourbon theo tỷ lệ một phần ba của ba sản phẩm ấy – thì cũng tựa muỗi đốt gỗ! Vì trận đánh mậu dịch ấy chỉ thu hẹp trong phần xuất khẩu là 12% của Tổng sản lượng Mỹ thôi. Bên kia chiến tuyến, các nước cần xuất khẩu nhiều mới dễ bị thua.
– Ngược lại, vẫn nói về tương quan lực lượng trong trận chiến mậu dịch ai cũng sợ và muốn tránh, thì kinh tế Mỹ lại có sức tiêu thụ cao nhất, như có hậu phương sâu rộng nhất khả dĩ chống trả các đối thủ. Đâm ra, nạn nhập siêu là nhập nhiều hơn xuất, của nước Mỹ lại là một lợi thế trong trận chiến mậu dịch giả định này.
Nguyên Lam: Nguyên Lam phải ngẫm nghĩ và nhắc lại điều ông vừa phát biểu. Vì ít lệ thuộc vào xuất khẩu lại có thị trường tiêu thụ lớn nhất trong các nước, nếu chiến tranh mậu dịch bùng nổ thì Hoa Kỳ lại chiếm thế mạnh. Thưa ông, đó là một nghịch lý hơi bất ngờ cho nhiều thính giả của chúng ta. Có phải vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Vì thiên hạ cứ tri hô về nguy cơ chiến tranh mậu dịch, ta cần đi xuống cái đáy của vấn đề. Thí dụ dễ nhớ là Trung Quốc đạt xuất siêu mấy trăm tỷ đô la với Hoa Kỳ, nên 3% Tổng sản lượng của họ tùy thuộc vào sức bán hàng cho Mỹ. Ngược lại, việc xuất khẩu của Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc chỉ bằng nửa phần trăm của Tổng sản lượng thôi. Khi lên chiến hào để nã đạn mậu dịch vào nhau thì kinh tế Trung Quốc mới lâm thế yếu. Các quốc gia lâm chiến kia cũng vậy. Chính quyền Trump bị kết án là đòi gây chiến tranh mậu dịch, nếu cho rằng điều ấy đúng thì các nước sẽ xử trí và phản đòn ra sao với một nền kinh tế ít cần xuất khẩu mà thừa sức chống trả bằng thuế nhập nội hay hạn ngạch? Vẫn biết chiến tranh là có tổn thất, nhưng các nước như Canada, Mexico, Nam Hàn, Đức hay Trung Quốc bị tổn thất nặng hơn Hoa Kỳ trong trận chiến đó.
Chiến tranh mậu dịch có thực sự tốt?
Nguyên Lam: Có lẽ thính giả của chúng ta dần dần hiểu ra vì sao Chính quyền Donald Trump cứ bảo chiến tranh mậu dịch là điều tốt. Thưa ông, phải chăng đấy là một cách nói quá cho các nước cùng nhìn lại tương quan lực lượng trong thực tế và tìm giải pháp hòa dịu qua đàm phán và thương thảo?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi trộm nghĩ vậy, và không quên rằng đối tượng ưu tiên cần đối phó của Hoa Kỳ, về cả an ninh lẫn kinh tế chính là Trung Quốc. Khi thấy Chính quyền Trump không sợ chiến tranh mậu dịch mà còn đòi lấn tới thì các nước phải nghĩ tới kịch bản xấu nhất là Hoa Kỳ sẽ gây chiến thật. Khi đó, xứ nào cần xuất khẩu mới bị kẹt. Thế rồi vì Trung Quốc lại đang gây ứ đọng về thép, và cố bán rẻ, các nước lâm chiến về thép với Mỹ sẽ khó bán cho Mỹ mà cố bán cho nhau. Hậu quả gián tiếp là Trung Cộng sẽ khó bán thép! Nếu cuộc chiến lại lan qua ngành nhôm thì Bắc Kinh mới gặp vấn đề an ninh trong kinh tế vì các doanh nhiệp sản xuất nhôm của họ có thể bị vỡ nợ!
Nguyên Lam: Đề tài kỳ này quả là đặc biệt vì như ông vừa nhắc, chẳng ai muốn có chiến tranh, nhưng khi lâm chiến thì lẽ thắng bại là gì. Nguyên Lam xin đề nghị chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa nêu ra một kết luận sơ khởi.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Lẽ thắng bại của một cuộc chiến tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nói theo ngôn từ bình dân của ta là “đối đế” thì yếu tố căn bản vẫn là tương quan lực lượng sau khi các phe tham chiến đã tuyên truyền, hiệu triệu hay hăm dọa. Tương quan ấy cho thấy xứ nào cũng đòi hăm trả đòn Hoa Kỳ mà lại lệ thuộc vào xuất khẩu nhiều hơn kinh tế Mỹ và sẽ bị tổn thất nặng hơn. Vì vậy, lời hăm che giấu nhược điểm của họ, nhờ đó mà chiến tranh mậu dịch lại khó xảy ra!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầy nghịch lý này.
Nhà hoạt động Malaysia hàng đầu tham gia tranh cử
Một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Malaysia hôm thứ Ba ngày 6 tháng 3 đã tuyên bố sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới tại quốc gia này. Hãng AFP cho biết động thái này được các nhà phân tích đánh giá là nỗ lực của phe đối lập nhằm lật đổ Thủ tướng đương nhiệm Najib Razak.
Bà Maria Chin Abdullah, 62 tuổi, là người đứng đầu phong trào cải cách bầu cử Bersih, một phong trào từng tổ chức nhiều cuộc biểu tình đường phố lớn trong những năm gần đây nhằm chống lại thủ tướng Najib. Bà Maria cho biết sẽ đứng ra tranh cử độc lập nhưng dưới ngọn cờ của phe đối lập Pakatan Harapan.
Bà Maria đã từng bị bắt trước khi xảy ra một cuộc biểu tình vào năm 2016 nhưng được thả sau 10 ngày giam giữ. Bà là nhà hoạt động xã hội dân sự của Malaysia gần đây nhất tuyên bố tham gia tranh cử.
Một số nhà phân tích dự đoán sẽ còn có nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự khác tham gia tranh cử đợt này.
AFP cũng dẫn lời ông James Chin, giám đốc Viện Châu Á của Đại học Tasmania nhận định rằng những nhà hoạt động tham gia vào cuộc bầu cử này là do chính phủ cầm quyền hiện tại thực sự có khả năng bị lật đổ.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác nói rằng sẽ không dễ dàng lật đổ đảng cầm quyền vì những thay đổi trong bầu cử không thuận lợi cho phe đối lập cùng như sự chia rẽ giữa các thành viên trong phe này.
Trung Quốc biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng
Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất trong ba năm qua và không hề chạy đua vũ trang với Mỹ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói như thế vào hôm 6/3/2018, nhấn mạnh rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn thấp và tương xứng với nền kinh tế quốc gia.
Tuy vậy con số tăng ngân sách quốc phòng 8.1% của năm nay mà Quốc hội Trung Quốc vừa công bố hồi hôm thứ hai 5/3 là con số mà theo các nhà quan sát nước ngoài,chứng tỏ một chương trình hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng của Bắc Kinh, và điều đó gây lo ngại cho những lân bang của Trung Quốc như Nhật Bản và Đài Loan.
Nhật Bản đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, trong khi Đài Loan bị Hoa Lục xem là một vùng đất thuộc Trung Quốc mà Bắc Kinh có thể thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết.
Tờ Trung Hoa nhật báo của Trung Quốc bình luận rằng ngân sách quốc phòng của nước mình chỉ bằng một phần tư của Hoa Kỳ, và nếu so sánh trên đầu người thì còn kém xa nhiều quốc gia khác.
Trong khi đó thì người đứng đầu Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương là Đô đốc Scott Swiff nói rằng Trung Quốc không minh bạch trong chuyện quốc phòng của mình, và điều đó làm cho các quốc gia trong vùng lo lắng không biết Bắc Kinh gia tăng ngân sách để làm gì.
Ông Swift nói như thế ở Tokyo trong một cuộc thảo luận bàn tròn với báo chí sau khi gặp gỡ các viên chức Nhật Bản.
Trung Quốc nói rằng chuyện gia tăng quốc phòng của mình không đe dọa ai hết, còn tờ báo hay bình luận cứng rắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Hòan Cầu Thời Báo thì nói rằng chính sự khiêu khích của Hoa Kỳ cùng với sự tạo lập một liên minh với Nhật Bản, Úc, Ấn Độ tại Biển Đông và eo biển Đài Loan đã thúc đẩy Trung Quốc phải gia tăng ngân sách quốc phòng của mình.
Cũng xin nhắc lại là hồi năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tuyên bố rằng sẽ xây dựng quân đội Trung Quốc trở thành có đẳng cấp quốc tế vào năm 2050.
TPP không có Hoa Kỳ
Mười một quốc gia tham gia Hiệp Định Thương Mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt theo tiếng Anh TPP, vào ngày thứ năm 8 tháng 3 này sẽ ký kết một thỏa thuận được chỉnh sửa.
AFP loan tin cho biết thỏa thuận mới với tên gọi Hiệp Định Thương Mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương Tiến Bộ và Toàn Diện- CPTPP nhắm đến việc cắt giảm thuế quan giữa 11 quốc gia thành viên và tăng cường mậu dịch để phát triển.
AFP dẫn phát biểu của thương thuyết gia trưởng Chi lê, Felipe Lopeandia, là những nước tham gia CPTPP sẽ không bị tác động bởi quyết định của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận TPP.
Theo thương thuyết gia trưởng của Chi lê trong đàm phán CPTPP thì việc ký thỏa thuận được chỉnh sửa của 11 quốc gia sẽ gửi một tín hiệu chính trị đến toàn thế giới và cả Hoa Kỳ rằng đó là một thỏa thuận toàn cầu.
Tin cho biết trong thỏa thuận CPTPP sắp được ký kết có 20 điều khoản được ngưng lại hay thay đổi. Hầu hết đều là những điều khoản liên quan quyền sỡ hữu sản phẩm trí tuệ mà phía Hoa Kỳ đưa vào TPP trước đây.
11 quốc gia ký CPTPP đại diện cho thị trường 500 triệu người, lớn hơn thị trường Liên hiệp Châu Âu. Các nước tham gia CPTPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
LHQ hối thúc Nga, Mỹ điều tra các vụ không kích
gây tử vong nơi thường dân
Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba 6/3 kêu gọi liên minh do Nga và Hoa Kỳ cầm đầu tại Syria hãy xem xét lại các vụ không kích đã thực hiện tại Syria hồi năm ngoái, sau khi kết luận rằng các cuộc không kích đã giết chết một số lượng lớn thường dân, và như vậy là vi phạm luật pháp quốc tế.
Theo phúc trình của ủy ban điều tra, một cuộc không kích do máy bay Nga sử dụng các vũ khí không được dẫn đường đã rơi trúng một ngôi chợ, giết chết ít nhất 84 người tại Atareb, phía Tây thành phố Aleppo, hồi tháng 11 năm ngoái. Mặt khác, các cuộc tấn công của liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Syria đã giết chết 150 cư dân tại một ngôi trường, nơi tạm trú của người sơ tán ở gần thành phố Raqqa hồi tháng Ba năm 2017.
Ông Hanny Megally, một thành viên của Ủy ban Điều tra Liên Hiệp Quốc về Syria, nói tại một cuộc họp báo:
“Cũng như liên minh do Mỹ cầm đầu bị áp lực phải điều tra, nhà chức trách Nga cũng cần phải tiến hành điều tra, bây giờ sau khi chúng tôi đã phơi bày mọi việc ra trước ánh sáng, và công bố các kết luận về sự cố này.
Ông Trump vấp áp lực lớn vụ đánh thuế thép và nhôm
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 5/3 đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các đồng minh chính trị, ngoại giao và công ty Mỹ, thúc giục ông rút lại đề xuất áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu, nhưng ông tuyên bố sẽ giữ nguyên quan điểm.
Theo Reuters, ngay cả tại Nhà Trắng, hiện dường như vẫn còn chưa rõ về thời điểm lẫn quy mô của kế hoạch áp thuế, vốn sẽ tác động mạnh tới các đồng minh của Hoa Kỳ là Canada và Mexico.
Nỗ lực gắn các cuộc thương thảo về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với vấn đề áp thuế của ông Trump và các nhà đàm phán thương mại của Hoa Kỳ không nhận được sự quan tâm của chính quyền Ottawa và Mexico City.
Các đảng viên hàng đầu của phe Cộng hòa, nhất là Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan, tăng cường gây áp lực lên ông Trump. Tiểu bang nhà của ông Ryan, Wisconsin, sẽ gánh chịu hậu quả từ kế hoạch trả đũa của châu Âu đối với xe môtô của hãng Harley-Davidson.
Trong khi đó, ông Kevin Brady, một dân biểu hàng đầu khác của Đảng Cộng hòa, kêu gọi ông Trump không đánh vào những đồng minh gần gũi nhất của Hoa Kỳ.
Còn các lãnh đạo doanh nghiệp thúc ép tổ chức một cuộc họp với ông Trump để cho ông biết về các hệ quả tiêu cực đối với các công ty sử dụng thép và nhôm, Reuters dẫn một nguồn tin nói.
Tuy nhiên, chưa có một cuộc họp nào được hoạch định, và Nhà Trắng không bình luận về vấn đề này.
Kế hoạch áp thuế đã gây chao đảo thị trường chứng khoán vì các nhà đầu tư lo ngại khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại sẽ tác động tới tăng trưởng toàn cầu.
“Chúng tôi sẽ không xuống thang”, ông Trump nói trong một cuộc họp tại Nhà Trắng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
“Tôi không nghĩ quý vị sẽ chứng kiến một cuộc chiến thương mại”, tổng thống Mỹ nói thêm, nhưng không giải thích rõ, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-vap-ap-luc-lon-vu-danh-thue-thep-va-nhom/4282349.html
Tổng giám đốc WTO yêu cầu
ngưng khởi động cuộc chiến thương mại
Các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO phải ngưng làm cho con bài đôminô đầu tiên ngã xuống trong cuộc chiến tranh thương mại, Tổng giám đốc WTO nói với các nhà thương thuyết tại Geneva ngày thứ Hai 5/3, theo như một bản sao tuyên bố của ông được công bố vài ngày sau loan báo của Tổng thống Donald Trump về kế hoạch đánh thuế nhập khẩu lên thép và nhôm.
Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo nói:
“Chúng ta không thể nào làm ngơ đối với rủi ro này và tôi yêu cầu các bên xét lại và suy nghĩ rất cẩn thận về tình hình. Một khi chúng ta bắt dầu đi vào con đường này thì rất khó mà đảo ngược hướng đi. Mắt đổi mắt sẽ làm cho tất cả chúng ta mù lòa và thế giới sẽ bị suy thoái trầm trọng.”
Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan ngày 5/3 cũng yêu cầu chính quyền ông Trump không tiến tới việc thi hành thuế quan mới đối với thép và nhôm được loan báo trong tuần trước, vì những rủi ro đối với nền kinh tế.
“Chúng tôi rất lo ngại về hậu quả của một cuộc chiến thương mại và đang thúc đẩy Tòa Bạch Ốc không nên tiến tới kế hoạch này. Luật cải cách thuế khóa mới đã đẩy mạnh nền kinh tế và chúng tôi chắc chắn không muốn làm tổn hại những kết quả đạt được,” bà Ashley Strong, nữ phát ngôn viên của Chủ tịch quốc hội thuộc đảng Cộng hòa Paul Ryan nói.
Loan báo của ông Trump về kế hoạch nâng thuế quan đối với thép và nhôm đã gây chia rẽ với các nhà lập pháp Cộng hòa và đã làm phát sinh những cảnh báo trả đủa của các đồng minh trong đó có Liên hiệp Châu Âu.
Các nhà lãnh đạo quốc hội cũng không loại trừ sẽ có những hành động trong tương lai nếu ông Trump theo đuổi thuế quan dự trù, một nguồn tin của đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói, dù nguồn tin này không cho biết rõ hành động nào các nhà lập pháp đang cứu xét.
Chủ tịch Uỷ ban Thuế vụ Hạ viện và Chủ tịch Tiểu ban Thương mại Kevin Brady và Dave Reichert viết trong một bức thư là thuế quan nên được thu hẹp lại, nhắm mục tiêu, chú trọng đến việc nêu lên những sản phẩm buôn bán không công bằng, và thuế quan không nên làm gián đoạn việc buôn bán những sản phẩm công bằng đối với các doanh nhân và người tiêu dùng Mỹ, theo tuyên bố của một nữ phát ngôn viên.
Về phần hiệp định NAFTA, Canada và Mexico bác bỏ đề nghị của ông Trump là thuế quan đối với thép và nhôm có thể ngưng không áp dụng nếu ký được một hiệp định NAFTA mới và công bằng tiến đến giai đoạn chấm dứt căng thẳng những cuộc thương thuyết nhằm nâng cấp hiệp định thương mại này.
Hai đối tác thương mại của Mỹ dọa sẽ trả đủa trừ phi họ được miễn trừ không áp dụng thuế quan mới. Kế hoạch này đã làm xáo trộn thị trường tài chánh. Hai nước Canada và Mexico xuất khẩu sang Hoa Kỳ hơn 75% mặt hàng xuất khẩu của hai nước này.
New York: Trường học đóng cửa vì bị đe dọa
Trường đại học Utica thuộc vùng nông thôn bang New York ngày 5/3 chỉ thị cho sinh viên vào nơi ẩn náu an toàn vì “một mối đe dọa thục sự, khả tín,” theo loan báo của trường trên Twitter. Trường không tiết lộ chi tiết vụ việc.
Các nhân viên chấp pháp có vũ trang đã sơ tán các tòa nhà trong trường và đưa mọi người đến một nơi an toàn, trường đại học cho biết.
Trường đóng cửa sau khi có hai cú điện thoại đe dọa Trung tâm Khoa học Gordon, theo tin đài WUTR-TV của Utica. Chưa có tin tức về bạo động xảy ra.
Các giới chức trường đại học và cảnh sát không cho biết thêm chi tiết.
Trường này thuộc khu vực Utica, một thành phố nhỏ gần Hồ Ontario.
https://www.voatiengviet.com/a/new-york-truong-hoc-dong-cua-vi-bi-de-doa/4282077.html
Thời hạn chót về Dreamers đã qua, nước Mỹ chưa hành động
Thời hạn chót để chung quyết số phận của hàng trăm ngàn di dân tới Mỹ bất hợp pháp từ nhỏ (còn được gọi là Dreamers) hôm 5/3 trôi qua mà không có một động thái nào từ Tòa Bạch Ốc hay từ Quốc hội.
Hồi tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump loan báo chấm dứt chương trình DACA, chương trình trì hoãn hành động trục xuất đối với Dreamers có từ thời Tổng thống Barack Obama, và cho Quốc hội tới ngày 5/3 năm nay phải đề xuất ‘cao kiến’, bằng không, Tổng thống sẽ ‘quay lại chuyện này.’
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Sarah Huckabee Sanders, ngày 5/3 tuyên bố ‘Quốc hội không hành động là điều hết sức tai hại.’
Phe Dân chủ quy trách nhiệm cho Tổng thống Trump và giới lãnh đạo bên Cộng hòa là không thông qua được bất kỳ dự luật di trú nào ở Thượng viện, đồng thời đổ lỗi cho Chủ tịch Paul Ryan của Hạ Viện là đã không đưa vấn đề ra trước Hạ viện.
“Không có một giải pháp vĩnh viễn, quyết định khinh suất và tàn nhẫn của ông Trump sẽ làm ly tán thêm nhiều gia đình, làm tan vỡ các cộng đồng, đẩy di dân vào bóng tối và làm cho tất cả chúng ta kém an toàn,” Chủ tịch Ủy ban Dân chủ Toàn quốc Tom Perez nhấn mạnh ngày 5/3.
Tuy nhiên, hơn 700 ngàn Dreamers sẽ không đối mặt với nguy cơ bị trục xuất ngay.
Tòa Tối cao hồi tháng Giêng từ chối không ra phán quyết về quyết định của tòa cấp dưới ngăn Tòa Bạch Ốc kết thúc chương trình DACA.
Tòa Tối cao dự kiến không sớm trở lại vấn đề này trong tương lai gần và Quốc hội dường như không có tín hiệu gì vội vã trong việc thông qua bất cứ dự luật nào về Dreamers.
Như vậy, các Dreamers bị hết hạn bảo vệ theo chương trình DACA có thời gian xin gia hạn tiếp 2 năm.
Tòa Bạch Ốc bày tỏ tin tưởng sẽ chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý này một khi quyết định của Tổng thống Trump về Dreamers lên tới Tòa Tối cao.
Tổng thống từng nói ông mở ngỏ con đường để cho các Dreamers tiến tới việc nhập tịch nhưng đổi lại nước Mỹ phải chấm dứt một số diện di trú hợp pháp trước nay và đề xuất về bức tường biên giới với Mexico được cấp ngân quỹ để xúc tiến. Nhiều đảng viên Dân chủ không đồng ý với cả hai đề nghị này.
Dreamers là các di dân nhỏ tuổi được ba mẹ đưa sang Mỹ bất hợp pháp từ thời thơ ấu.
Nhiều người trong số này hiện là học sinh, sinh viên, chủ doanh nghiệp. Nhiều người đã lập gia đình sinh con đẻ cái ở Mỹ, đóng thuế như công dân Mỹ hoặc đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Họ xem nước Mỹ là quê hương duy nhất của mình và nói rằng sẽ hết sức khó khăn nếu bị trục xuất về nguyên quán.
https://www.voatiengviet.com/a/thoi-han-chot-ve-dreamer-da-qua-nuoc-my-chua-hanh-dong-/4282047.html
Iran thách thức áp lực phương Tây
Chương trình phi đạn của Iran vẫn tiếp tục dù có áp lực của phương Tây yêu cầu ngưng lại, một chỉ huy cao cấp của quân đội Iran tuyên bố ngày 5/3.
“Chương trình phi đạn của Iran sẽ tiếp tục, không ngưng lại và các cường quốc không có quyền can thiệp về vấn đề này,” thông tấn xã bán chính thức Tasnim trích lời phát ngôn viên Lực lượng Vũ trang Iran, Masoud Jazayeri.
Ông nói thêm rằng không một giới chức nào của Iran được phép “thảo luận về vấn đề này với người nước ngoài.”
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp ngày 5/3 có mặt tại Iran để xác nhận cam kết của châu Âu đối với thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Iran và 6 cường quốc, đồng thời cũng phản ánh những quan ngại của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã đe dọa rút khỏi thỏa thuận.
Trong khi đó người đứng đầu cơ quan giám sát hạt nhân Liên hiệp quốc ngày 5/3 cảnh báo Tổng thống Donald Trump là thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ sẽ là “một sự mất mát to lớn.” Ông bênh vực mạnh mẽ thỏa thuận và cơ quan của ông đang làm việc về thỏa thuận này.
Ông Trump đã đe dọa rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận giữa Iran và 6 cường quốc thế giới ký vào năm 2015 trước khi ông nhậm chức, trừ phi Quốc hội và các đồng minh châu Âu giúp “chỉnh sửa” lại với một thỏa thuận tiếp nối. Ông Trump không đồng ý thời gian giới hạn của thỏa thuận cùng một số các điều khoản khác.
Iran đã tuân thủ hạn chế của thỏa thuận kể từ khi ông Trump nhậm chức nhưng đã đưa ra những cảnh báo ngoại giao đối với Washington trong những tuần gần đây. Ngày 5/3, Iran nói có thể nhanh chóng làm giàu chất uranium ở mức độ tinh chế cao nếu thỏa thuận sụp đổ.
“Nếu Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung JCPOA thất bại, đây sẽ là một sự mất mát rất lớn đối với việc kiểm chứng hạt nhân và đối với chủ nghĩa đa biên,” Tổng giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano nói trong một bài diễn văn tại Hội đồng Quản trị gồm 35 quốc gia của cơ quan.
Ông Amano từ chối bình luận về lập trường của Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác, nhưng nhận định của ông rõ ràng là để đáp ứng với đe dọa của ông Trump rút khỏi thỏa thuận.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-thach-thuc-ap-luc-phuong-tay/4281654.html
Số phận những di dân bị Mỹ trục xuất
Chính quyền của Tổng thống Trump loan báo thành công trong việc giảm số quốc gia từ chối nhận lại công dân bị Mỹ trục xuất.
Chính quyền cho biết hơn một chục nước được lấy tên ra khỏi danh sách “ngoan cố”, mở đường cho việc trục xuất khoảng 100.000 người từ các quốc gia này, những người đã có lệnh trục xuất chung cuộc.
Không có nhiều thông tin về đa phần các thỏa thuận trục xuất này, khiến người ta thắc mắc.
Trường hợp Afghanistan
Trong trường hợp của Afghanistan, giới hữu trách di trú ở Kabul nói không đạt bất kỳ thỏa thuận nào với Hoa Kỳ về việc trục xuất, bất chấp tuyên bố của chính quyền Trump.
Cố vấn của Bộ lo về người tị nạn và hồi hương, Hafiz Ahmad Miakhel, hồi tháng Giêng kêu gọi Mỹ ngừng tất cả các vụ trục xuất.
“Chiến tranh tiếp diễn buộc người dân phải rời bỏ Afghanistan,” ông Miakhel nói. “Chúng tôi là một đất nước vẫn còn chiến tranh, và người dân của chúng tôi cần được giúp đỡ thay vì bị trục xuất.”
Ông Ahmad Shekib Mostaghni, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Afghanistan, xác nhận với đài VOA rằng Afghanistan không có thỏa thuận hồi hương với Hoa Kỳ.
Các nước từ chối nhận người bị trục xuất
Có 9 quốc gia được gọi là “ngoan cố” trong danh sách mới nhất của Bộ An ninh Nội địa (DHS) mà VOA có được. Danh sách đề tháng 12 năm 2017 cho thấy có sự sụt giảm mạnh, từ con số 23 nước “ngoan cố” được xác định vào tháng 1 năm 2016 dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Bốn trong số các quốc gia có tên trong danh sách hiện tại được ‘chuyển giao’ từ danh sách dưới thời Obama, gồm: Cuba, Trung Quốc, Eritrea, và Iran. Năm nơi còn lại được bổ sung dưới thời chính quyền Trump, gồm: Campuchia, Hong Kong, Lào, Myanmar, và Việt Nam.
Năm nơi còn lại được bổ sung dưới thời chính quyền Trump, gồm: Campuchia, Hong Kong, Lào, Myanmar, và Việt Nam.
Quá trình liệt kê các quốc gia “không hợp tác” hoặc rút tên ra khỏi danh sách không rõ ràng và dính líu tới nhiều cơ quan liên bang. Trong một số trường hợp, các thỏa thuận được dựa trên những khế ước thương lượng, bằng văn bản, dù không phải lúc nào cũng như vậy. Điều này làm dấy lên những thắc mắc về những điều kiện nào dành cho những nước thương lượng được lấy tên ra khỏi danh sách.
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) thuộc Bộ An ninh Nội địa, nơi cung cấp danh sách vừa kể, từ chối bình luận về bản chất của các cuộc thương lượng ngoại giao dẫn tới việc danh sách các nước ‘ngoan cố’ được rút ngắn. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho đài VOA biết Bộ này hợp tác với ICE để “cải thiện hợp tác trong lĩnh vực trục xuất” với các chính phủ nước ngoài.
Theo ICE, có 98.679 lệnh trục xuất chung cuộc dành cho công dân các nước “ngoan cố” vào tháng 6 năm 2017. Trong toàn bộ năm 2016, chẳng hạn, tổng số lên tới 450.000 người.
Quá trình trục xuất
Lệnh trục xuất thường được ban hành sau khi một người nước ngoài vi phạm các quy định về visa, không có giấy tờ, hoặc bị kết tội.
Một người bị tuyên án tù vì một tội nào đó, sau khi mãn án, họ có thể bị trục xuất.
Một người bị giam giữ hành chính vì vi phạm luật du trú có thể cầm giữ đến 180 ngày trong khi các quan chức liên bang thu thập giấy tờ thông hành để trục xuất.
Một người bị giam giữ hành chính vì vi phạm luật du trú có thể cầm giữ đến 180 ngày trong khi các quan chức liên bang thu thập giấy tờ thông hành để trục xuất.
Muốn trục xuất một người nhập cư, Mỹ thường theo một khung làm việc thương lượng với quốc gia tiếp nhận; quá trình này thường được chi tiết bằng văn bản, thông qua bản ghi nhớ (MOU).
Các quốc gia không thương lượng hoặc không tuân theo các thỏa thuận giấy trắng mực đen này mà từ chối nhận lại công dân thì bị coi là “ngoan cố” hoặc “không hợp tác”.
ICE lập luận rằng từ chối tiếp nhận là vi phạm luật quốc tế.
Các quan chức của ICE cho VOA biết “Chính Mỹ cũng thường xuyên hợp tác với các chính phủ nước ngoài trong việc theo dõi ghi chép số liệu và nhận công dân của mình khi được đề nghị, cũng như đa số các nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Giáo sư David P. Stewart, thuộc Trung tâm Luật Đại học Georgetown ở Washington, D.C., cho biết luật quốc tế không mấy hướng dẫn rõ ràng trong việc giải quyết tranh chấp về trục xuất.
Ông nói: “Sẽ tốt hơn nếu có một tuyên bố đơn giản, thẳng thắn, thống nhất về một đạo luật quốc tế mang tính ràng buộc để dựa vào đó khi cần giải quyết vấn đề. Nhưng lại không có.”
“Nhiều nước có luật nội địa về quyền của công dân hồi hương. Một số nước thì không. Một số nước dựa vào khái niệm về quyền tống khứ, trục xuất, tước quốc tịch hoặc từ chối không cho hồi hương những công dân mà họ không hoan nghênh dù là công dân của họ. Các nước từ chối nhận lại ‘những công dân không mong muốn’ không phải chuyện hiếm.
Một số nước dựa vào khái niệm về quyền tống khứ, trục xuất, tước quốc tịch hoặc từ chối không cho hồi hương những công dân mà họ không hoan nghênh dù là công dân của họ.
Một nước quyết định không nhận những công dân bị Mỹ trục xuất có thể gánh những hậu quả lớn hơn; Hoa Kỳ năm ngoái đã có hành động ngoại giao chống lại Eritrea, Guinea, Sierra Leone và Campuchia bằng cách hạn chế visa.
Số phận bất định
Cho dù các quan chức Mỹ đạt thỏa thuận và bỏ tên một quốc gia khỏi danh sách “ngoan cố” thì vẫn có thể có những bất đồng về việc trục xuất.
Trường hợp của Iraq là một ví dụ: chính quyền Trump rút tên Iraq ra khỏi danh sách “không hợp tác”, nhưng số phận nhiều công dân Iraq bị chỉ định trục xuất chưa rõ sẽ về đâu. Chính quyền Mỹ lập luận với tòa rằng đã đạt được thoả thuận miệng với Baghdad.
Thế nhưng, trong một phán quyết của tòa hồi tháng Giêng mà qua đó đình chỉ trục xuất 1.400 người Iraq, một thẩm phán tại Detroit, Michigan, viết rằng thỏa thuận miệng kiểu đó không đủ cơ sở để xúc tiến các ca trục xuất.
Thẩm phán Mark Goldsmith dẫn lời ông Michael Bernacke, Quyền Phó trợ lý Giám đốc của Ban Quản lý Trục xuất thuộc ICE viết rằng: “Trong lời tường trình, ông Bernacke cho biết thỏa thuận giữa Mỹ và Iraq không được ghi nhớ bằng văn bản mà là thành quả của các cuộc đàm phán tiếp diễn.”
Thế nên, sau phán quyết của tòa, những người có thể bị trục xuất hiện đang được xem xét lại, trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Thế nên, sau phán quyết của tòa, những người có thể bị trục xuất hiện đang được xem xét lại, trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Luật sư Wisam Naoum từ Detroit cho VOA biết có khoảng 300 người Iraq hiện vẫn đang bị cầm giữ. Một số người khác đã được phóng thích tại ngoại hầu tra và đã nộp đơn xin mở lại hồ sơ di trú. Trong thời gian chờ đợi, các vụ trục xuất sẽ bị tạm dừng cho đến khi từng người ra trước tòa án di trú.
https://www.voatiengviet.com/a/so-phan-nhung-di-dan-bi-my-truc-xuat/4281629.html
Đài Loan: TQ nên có trách nhiệm cải thiện quan hệ
Hội đồng Hoa lục Sự vụ của Đài Loan ngày 5/3 tuyên bố Trung Quốc không nên tránh trách nhiệm trong việc tăng tiến các sự trao đổi tích cực xuyên eo biển, sau khi Trung Quốc cảnh báo sẽ không dung thứ các hoạt động ly khai từ hòn đảo tự trị này.
“Các trao đổi tích cực trên cả hai phía là một trách nhiệm hỗ tương và không thể đơn phương giao cho Đài Loan hay cố ý lãng tránh,” Hội đồng nói trong một tuyên bố.
Trung Quốc sẽ không bao giờ dung thứ bất cứ kế hoạch ly khai nào cho Đài Loan và sẽ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, theo bài diễn văn soạn trước của Thủ tướng Lý Khắc Cường tại buổi khai mạc phiên họp hàng năm của Quốc hội Trung Quốc.
Trung Quốc cũng cho biết ngân sách quân sự trong năm nay sẽ tăng 8,1% so với năm 2017, mức tăng lớn hơn hai năm trước đây.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-trung-quoc-nen-co-trach-nhiem-cai-thien-quan-he/4282087.html
Nhật mua tàu chở dầu
tiếp liệu cho tàu tuần tra Biển Hoa Đông
Hải quân Nhật đang muốn mua chiếc tàu chở dầu đầu tiên của nước này để chở nhiên liệu đến Okinawa trong lúc gia tăng hoạt động ở Biển Hoa Đông nhằm chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân của Trung Quốc, Reuters dẫn hai nguồn thạo tin cho biết hôm 5/3.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang cần một chiếc tàu chở dầu trọng tải 300.000 thùng để chở nhiên liệu đến kho chứa nhiên liệu cho tàu chiến tuần tra khu vực ở cảng White Beach, Okinawa.
Kế hoạch sẽ được đưa vào đợt kiểm tra việc mua sắm thiết bị quốc phòng trong 5 năm, bắt đầu từ tháng 4 năm 2019.
“Do mất quá nhiều thời gian để tàu trở về căn cứ ở Kyushu để tiếp nhiên liệu, nên ngày càng có nhiều tàu hơn dừng lại ở Okinawa”, Reuters dẫn một trong những nguồn tin yêu cầu giấu tên vì không được phép thông tin cho truyền thông.
Các hoạt động ở Biển Hoa Đông đang gia tăng trước tình hình sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang ngày càng tăng trong khu vực mà Nhật Bản và Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
“Các hoạt động tại White Beach đã tăng lên gấp 3 lần, nhưng không có đủ chỗ để tăng công suất”, một nguồn tin khác vừa trở về từ một chuyến thăm ở đây nói với Reuters.
Việc cung cấp cho cơ sở tại White Beach hiện do các tàu thương mại thực hiện. Các tàu này thường mất hai tháng để hoàn thành việc giao hàng sau khi hợp đồng được ký kết. Tuy nhiên, việc quản lý kho chứa nhiên liệu đang trở nên khó khăn khi hoạt động của hải quân tăng tốc, khiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản khó dự đoán nhu cầu tương lai.
Tàu chở dầu dự kiến sẽ tốn kém “hàng chục tỷ yên” và sẽ được vận hành bởi một đoàn thủy thủ lên đến 20 người, các nguồn tin cho biết thêm.
Quân đội Syria oanh kích Đông Ghouta
bất chấp đoàn xe cứu trợ của LHQ
Đoàn xe cứu trợ đầu tiên của Liên Hiệp Quốc đã vào được khu vực do quân nổi dậy chiếm đóng ở Đông Ghouta ngày 05/03/2018. Tuy nhiên, nhóm cứu trợ đã không phân phát được hết hàng vì các trận oanh kích của quân đội chính phủ Syria và phải rút lui vào đầu buổi tối để đảm bảo tính mạng cho nhân viên.
Khoảng 40 xe chở đầy thuốc men và lương thực đã được chính quyền Syria cho phép vào thành phố Douma, vùng Đông Ghouta. Tuy nhiên, hàng hóa trên 9 xe tải đã không được phân phát vì một đợt oanh kích nhắm vào Douma, theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria (OSDH). Trên mạng Twitter, ông Sajjad Malik, đại diện của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn tại Syria, cho biết « thường dân trở thành con tin trong tình cảnh bi thảm ».
Hôm nay (06/03), quân đội chính phủ Syria vẫn tiếp tục oanh kích Douma. Theo AFP, trích nguồn tin của tổ chức OSDH, ít nhất 9 thường dân bị chết và khoảng 40 người khác bị thương. Lực lượng của tổng thống Bachar Al Assad đã chiếm được khoảng 40% diện tích ở Đông Ghouta, song vẫn không giảm cường độ các vụ tấn công.
Trên phương diện ngoại giao, đại diện của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, ba nước bảo trợ về tiến trình đàm phán tái lập hòa bình cho Syria, cho biết sẽ gặp nhau vào ngày 16/03 tại Astana. Tuy nhiên, theo thông cáo ngày 06/03 của bộ Ngoại Giao Kazakhstan, cuộc họp cấp bộ trưởng ba bên sẽ không có sự tham gia của quan sát viên và các bên xung đột Syria.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180306-quan-doi-syria-oanh-kich-dong-ghouta-bat-chap-doan-xe-cuu-tro-lhq
Bản đồ Emile : Paris trong mắt các nhà văn
Mỗi lần đi chơi xa, bạn không cần phải mang theo bản đồ giấy. Giờ đây, chỉ cần một chiếc smartphone bỏ túi nhỏ gọn, bạn có thể chọn các địa điểm yêu chuộng và tìm ra ngay bản đồ tương tác trên mạng để xem trước đường đi nước bước. Ngoài các dịch vụ bản đồ thông dụng, thủ đô Paris bây giờ còn có thêm bản đồ Emile.
Emile là một ứng dụng bản đồ miễn phí dành cho smartphone, do nhà xuất bản Hachette Livre đầu tư phát triển. Bản đồ này tạo cơ hội cho khách tham quan khám phá thủ đô Paris dưới một góc nhìn khác, kết hợp cả hai vế lịch sử và thi văn. Thật vậy, bản đồ Emile ngoài việc chỉ dẫn đường đi (nhờ hệ thống định vị toàn cầu) còn được làm giàu nhờ dữ liệu âm thanh và văn bản. Đó là những đoạn văn, bài thơ, trang sách từng được viết về thủ đô nước Pháp. Nói cách khác, du khách có thể đơn thuần xem bản đồ để tìm đường đi đến một địa điểm tham quan, nhưng với ứng dụng Emile, bạn có thể khám phá Paris qua lời kể của các nhà văn.
Không phải ngẫu nhiên mà ứng dụng bản đồ này mang tên Emile, bởi vì lúc sinh tiền, văn hào Emile Zola trong bộ tiểu thuyết đồ sộ của ông, đã có viết rất nhiều về Paris. Chẳng hạn như ông đã phác họa công viên Monceau trong quyển tiểu thuyết La Curée, Cầu Nghệ thuật Pont des Arts hay là Institut de France được mô tả vào năm 1873. Góc phố Les Halles, khi xưa là một chợ trời bán thực phẩm nên còn được mệnh danh là ‘‘Bao tử của Paris’’, điều mà Emile Zola đã mô tả khá tường tận trong quyển Le Ventre de Paris (tập ba của bộ tiểu thuyết Rougon-Macquart). Ngoài ra văn hào Pháp còn dành nguyên một bộ truyện xoay quanh nhân vật chính là tu sĩ Pierre Froment. Bộ tiểu thuyết này mang tên Trois Villes (Ba thành phố), sau Lộ Đức và Roma tập sách cuối cùng dành cho Paris (xuất bản năm 1898) …..
Nhưng không phải chỉ có Emile Zola, nhiều văn hào khác của Pháp cũng từng chọn Paris làm chủ đề hay bối cảnh cho tác phẩm của họ. Đó là trường hợp của Balzac trong quyển Traité de la Vie Élégante, Maupasant trong quyển Bel Ami, Stendhal trong tiểu thuyết Féder ou la Mari d’argent, những đoạn ghi chép của Flaubert trong các quyển sổ tay Carnets de Travail. Phố Saint-Honoré hay rừng Boulogne theo hồi tưởng của Marcel Proust. Văn hào Victor Hugo đi xa hơn nữa vì sinh thời ông từng viết sách về chủ đề Paris, tập hợp các bài tản văn để chia sẻ những gì ông yêu thích nhiều hơn là ‘‘sách hướng dẫn’’ (cũng như Balzac từng viết sách về nghệ thuật ẩm thực).
Ứng dụng bản đồ Emile giới thiệu các đoạn văn dưới dạng văn bản và dưới dạng âm thanh. Nhà xuất bản Hachette Livre đã triệu mời hai diễn viên chuyên nghiệp (Elsa Lepoivre và Michel Vuillezmoz thuộc đoàn kịch quốc gia Comédie Française) ghi âm các đoạn văn về Paris như thể đó là những quyển sách audio book. Riêng về các đoạn văn của các tác giả còn sống, nhà xuất bản Hachette Livre đã triệu mời các nhà văn đọc trực tiếp sách của mình, một cách để giới thiệu tác phẩm của họ đến với độc giả.
Trong số các tác phẩm được đề cao, có các nhà thơ như Apollinaire (Cầu Mirabeau 1912), Gérard de Nerval (Cầu Mới / Pont Neuf 1832) hay là Verlaine (Bến sông Seine / Quai de Seine 1866). Các văn hào như Chateaubriand (Place de la Concorde 1849), Ferdinand de Lasteyrie (Viện bảo tàng Louvre 1867), Guy de Maupassant (Nhà thờ Madeleine 1885), các tác giả Jean Giraudoux và Maurice Carême đều nói về Tháp Eiffel (1923 & 1963), các tiểu thuyết gia như Georges Simenon (Montparnasse, Avenue Montaigne, Quai de Valmy 1955), Pierre Gripari (Contes de la rue Broca).
Trong số các đọan văn trích từ các tác phẩm gần đây có Place de L’Étoile (Laurence Peyrin 2015), La Coupole (Simon Liberati 2015), Opéra Garnier (Camille Laurens 2017), Khu phố La Tinh Quartier Latin (Erik Orsenna 2017), Cầu Pont Royal (Nicolas Barreau 2018) ….. Tuy nhiên, có nhiều tác phẩm vẫn còn chờ được đưa vào khai thác trong ứng dụng Emile, do còn có vướng mắc về vấn đề tác quyền. Đó là trường hợp của Amélie Nothomb (Le Voyage d’Hiver), Patrick Modiano (Dans le café de la jeunesse perdue) hay Nicolas d’Estienne d’Orves (Dictionnaire amoureux de Paris).
Về phía các tác giả nước ngoài có Henry Miller (Tropique du Cancer / Kinh Tuyến Bắc Giải), Anaïs Nin, Gertrude Stein, Scott Fitzgerald, Ezra Pound, Stefan Zweig (Trois poètes de leur vie), Ernest Hemingway (Paris est une fête / A Moveable Feast / Paris là một ngày hội) ….. Hy vọng là trong thời gian tới, nhiều nhà xuất bản khác sẽ cùng tham gia vào ứng dụng này vì đó là một cách để quảng bá tác phẩm đến với bạn đọc. Thông qua Emile, độc giả có thể tìm mua tựa sách mà họ yêu thích vì ứng dụng này được kết nối với hầu hết các hiệu bán sách trực tuyến.
Ứng dụng bản đồ Emile đòi hỏi nơi người sử dụng một trình độ khá vững về tiếng Pháp, do hiện thời vẫn chưa có phiên bản tiếng Anh. Nhưng đối với những ai tò mò, thích tìm hiểu, đây là một phương tiện khá lý thú ‘‘vừa học vừa chơi’’, cho dù bạn là dân ghiền đọc sách hay không. Sau hơn một năm thử nghiệm, cuối cùng ứng dụng Emile cũng được hoàn chỉnh, giúp cho khách thưởng ngoạn khám phá thủ đô nước Pháp, thả hồn theo bước chân của các nhà văn.
http://vi.rfi.fr/phap/20180306-ban-do-emile-paris-trong-mat-cac-nha-van
LHQ tố cáo Miến Điện tiếp tục đàn áp người Rohingya
Chiến dịch « thanh lọc sắc tộc » chống lại người Rohingya vẫn tiếp tục tại Miến Điện, bất chấp các tuyên bố mở rộng cửa cho người tị nạn tại Bangladesh hồi hương. Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hôm nay 06/03/2018, ra thông báo khẳng định thực trạng này.
Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Andrew Gilmour, lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, chỉ trích chính quyền Miến Điện « không ngừng nhắc lại với thế giới rằng họ sẵn sàng đón tiếp người Rohingya trở về, nhưng cùng lúc đó, lực lượng an ninh lại tiếp tục buộc người Rohingya phải chạy sang Bangladesh », cụ thể là bằng việc « reo rắc hoảng sợ và chủ ý gây ra nạn đói ».
Theo AFP, sáu tháng sau khi cuộc khủng hoảng tị nạn bùng nổ, hiện tại mỗi ngày vẫn có khoảng vài trăm người Rohingya vượt biên giới. Theo Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, rất nhiều nhân chứng vừa mới sang Bangladesh cho biết, người Rohingya tiếp tục bị « giết chóc, cưỡng hiếp, tra tấn, bắt cóc và bỏ đói ».
Khu vực chính của người Rohingya bị quân đội càn quét trước đây, xung quanh thành phố Maundaw, phía bắc bang Rakhine, hiện vẫn bị phong tỏa. Phóng viên và các nhà ngoại giao đều không được phép vào, ngoại trừ một số chuyến đi đặc biệt trong một ngày, thỉnh thoảng mới có, do quân đội tổ chức. Chỉ có Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế được phép hoạt động tại đây.
Lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tố cáo vai trò « chính » của quân đội trong chiến dịch thanh lọc sắc tộc và chỉ trích sự thụ động của chính phủ dân sự Miến Điện do giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
Hôm qua, 05/03, khi tiếp đại diện về nhân quyền của Liên Hiệp Châu Âu tại Naypyidaw, nhân vật số hai của quân đội Miến Điện, tướng Soe Win, thừa nhận rằng hiện tại « chưa có người (Rohingya) nào trở về, dù với tư cách cá nhân hay theo nhóm ».
Lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng rất lo ngại cho số phận của gần 700.000 người Rohingya tại Bangladesh, chen chúc trong các trại tị nạn, với các điều kiện sống rất khó khăn, vào lúc mùa mưa đang tới gần, bệnh dịch rất dễ bùng phát.
Biểu tình phản đối dự luật hạn chế quyền biểu tình
Theo AP, khoảng 200 người tập hợp tại Rangoon phản đối dự luật hạn chế tập hợp và tuần hành. Dự luật do chính phủ dân sự đề xuất hồi tháng trước, với điều khoản trừng phạt đến ba năm tù đối với những ai bị khép tội « xúi giục, thuyết phục » người khác tập hợp, biểu tình gây hại cho « an ninh quốc gia, Nhà nước pháp quyền ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180306-lhq-to-cao-mien-dien-tiep-tuc-dan-ap-nguoi-rohingya-ok
Trung Quốc cố bành trướng thế lực quân sự,
nhưng chưa thể bắt kịp Mỹ
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, một mặt củng cố thế lực trong nước qua việc trở thành chủ tịch suốt đời, mặt khác đẩy mạnh phát triển tiềm lực quân sự, để thách thức thế thượng phong của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, qua dự án triển khai đến 6 hàng không mẫu hạm đến mọi đại dương trên thế giới. Nhưng hiện giờ, Trung Quốc hãy còn thua xa Hoa Kỳ về hải quân, về chi tiêu quân sự và về số căn cứ quân sự ở nước ngoài, theo nhận định của hãng tin Bloomberg hôm nay, 06/03/2018.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực để thách thức sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông, phát triển các tên lửa để chống các chiến hạm Mỹ, đồng thời bồi đắp các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa để xây trên đó các căn cứ quân sự.
Bắc Kinh cũng đã bắt đầu gởi các tàu ngầm và các khu trục hạm đến vùng Ấn Độ Dương, mở căn cứ quân sự đầu tiên ở Djibouti và bỏ ra rất nhiều vốn để đầu tư vào nhiều hải cảng trên thế giới, với ý đồ là sau này có thể dùng làm căn cứ hải quân.
Những hành động nói trên đã gây quan ngại cho một số nước trong khu vực, nhưng Trung Quốc trấn an rằng căn cứ quân sự ở Djibouti chỉ là nhằm chống hải tặc trên các tuyến hàng hải ở Trung Đông, còn các hải cảng mà họ bỏ vốn đầu tư là nằm trong khuôn khổ sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ mới có một căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong khi Hoa Kỳ hiện có đến hàng chục căn cứ, chưa kể hàng trăm cơ sở quân sự nhỏ hơn.
Về ngân sách quốc phòng, hiện giờ Trung Quốc vẫn còn thua xa Hoa Kỳ, nhưng theo báo cáo “2018 Military Balance” của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( IISS), kể từ năm 2000, 7 xưởng đóng tàu chủ yếu của Trung Quốc sản xuất nhiều tàu ngầm, khu trục hạm, tuần dương hạm và hộ tống hạm hơn là của Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại.
Về chương trình phát triển hàng không mẫu hạm, hiện giờ Trung Quốc chỉ mới có một chiếc đang hoạt động, đó là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Trong số 5 chiếc được dự trù, hiện chỉ có 2 chiếc đang được đóng. Trong khi đó, hải quân Hoa Kỳ đang có đến hơn một chục hàng không mẫu hạm, trong đó có chiếc USS Carl Vinson hiện đang thăm Đà Nẵng.
Khi hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đi ngang eo biển Miyako lần đầu tiên vào năm 2016, sự kiện này đã được xem như là một bước đi ngàn dặm đối với Trung Quốc, vì như vậy coi như Bắc Kinh đã chọc thủng cái gọi là “First Island Chain” ( Chuỗi Đảo Đầu Tiên), bao gồm những đồng minh thân thiết của Mỹ (Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Thế nhưng, hiện giờ Mỹ và các đồng minh vẫn có thể nắm được đường đi nước bước của các chiến hạm Trung Quốc, cho tới khi nào Bắc Kinh có các căn cứ hải quân ở nước ngoài để đặt một phần hạm đội của họ ở nơi khác. Trong khi đó, hạm đội của Mỹ có thể rời khỏi căn cứ San Diego mà không bị phát hiện và sau đó có thể mất dấu trong vùng Thái Bình Dương mênh mông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180306-trung-quoc-co-banh-truong-the-luc-quan-su-nhung-chua-bat-kip-my