Tin khắp nơi – 05/09/2017
Vì sao dân Rohingya vượt biên sang Bangladesh?
Hơn một triệu người Hồi giáo thuộc nhóm sắc tộc thiểu số Rohingya sống từ lâu ở bang Rakhine, Myanmar, đất nước mà đại đa số dân Phật giáo.
Chính phủ Myanmar tuyên bố người Rohingya là người nhập cư trái phép từ Bangladesh, và từ chối quyền công dân của họ dù họ nói đã sống ở đây mấy thế hệ.
Chính quyền cũng bỏ cách gọi tên họ là ‘Rohingya” và coi họ là người “Bengali” đến từ Bangladesh.
Nhưng Bangladesh cũng phủ nhận nhóm Rohingya thuộc cùng sắc tộc và ngôn ngữ với họ.
Người Thượng Việt ‘vô tổ quốc ở Thái Lan’
Người Thượng VN sang Campuchia tỵ nạn
Các vụ bạo lực lại bùng nổ ở Rakhine cách đây hơn một tuần.
Người tỵ nạn Rohingya cáo buộc lực lượng an ninh Myanmar và những đám đông người Phật giáo đã đốt làng của họ.
Chính phủ Myanmar nói các lực lượng an ninh đang đáp trả cuộc tấn công của các dân quân Rohingya đánh vào 20 đồn cảnh sát hồi tháng trước.
Những vụ đụng độ tiếp theo đó khiến người hàng nghìn dân từ cộng đồng Rohingya cũng như những người Phật giáo ở Rakhine phải vùng này bỏ đi.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41160336
Phi công Bỉ ‘phi thân’ khỏi trực thăng?
Bỉ đang mở cuộc điều tra về nghi vấn đại úy Vincent Valkenberg đã phi thân ra khỏi trực thăng để tự sát vì lý do gia đình.
Các báo châu Âu đồng loạt đăng tin hôm 5/9 rằng một phi công tại Bỉ đã rớt khỏi trực thăng lúc trình diễn nhảy dù ở Amay, gần Liege trong buổi khai trương Tiểu đoàn Bộ binh số 4 hôm Chủ Nhật.
Sau hơn 15 giờ tìm kiếm trong khu rừng Huy, phía Đông của Brussels, quân đội Bỉ đã tìm được xác của người sỹ quan 34 tuổi rơi xuống từ độ cao vài trăm mét, theo phóng viên BBC Danny Aeberhard đưa tin về vụ này.
Tìm thấy tổ lái trực thăng rơi
Phi công Bỉ rơi khỏi trực thăng cùng đội dù?
Máy bay quân sự Nga rơi ở Biển Đen
Báo Anh, The Times hôm 4/9, nói rằng trên thực tế, viên phi công “đã nhảy xuống để chết”.
Tuy thế, động cơ của vụ việc này vẫn đang được điều tra và khả năng “tự sát” được công tố viện Bỉ xem xét, theo ông Aeberhard.
Sang ngày 5/9, nhiều báo Bỉ đăng tin người ta đã tìm lại trang Facebook của Vincent Valkenberg, sinh năm 1983.
Ông viết lại câu nay được cho là “lời tuyệt mệnh”, nói rằng “đây sẽ là cuộc hành trình không nụ cười của tôi, để đi về nơi hư không”.
Một số đồng đội của Vincent Valkenberg tin rằng vụ ly hôn với vợ là tác động chính đến viên sỹ quan gương mẫu, được họ gọi trìu mến là ‘Valky’.
Trên trang Facebook cá nhân của ông còn hình hai con gái nhỏ.
Sự việc gây ngạc nhiên cao độ
Vụ “phi công Bỉ” rớt ra khỏi trực thăng hôm Chủ Nhật ngay lập tức đặt ra nhiều câu hỏi.
Theo lời khai của phi công phụ thì màn trình diễn của một đơn vị đóng tại Beauvechain gồm phần đưa ba quân nhân khác nhảy dù ra khỏi chiếc trực thăng ở độ cao vài trăm mét.
Sau khi giúp ba lính dù nhảy ra, người lái phụ thấy chiếc Agusta A-109 nghiêng đột ngột về một phía.
Anh đã nhao về ghế lái và thấy cấp trên của mình là Vincent Valkenberg biến mất, cửa buồng lái thì mở.
Người phi công phụ đã nhanh chóng kiểm soát chiếc trực thăng và đáp xuống an toàn, theo trung tá Jean-Paul Hames, chỉ huy của đơn vị.
Bỉ là một thành viên chủ chốt của khối Nato và vụ việc “bí hiểm” liên quan đến cái chết của phi công Valkenberg được truyền thông châu Âu đăng tải rộng rãi.
Chính thức mà nói, quân đội Bỉ mới chỉ xác nhận “một phi công đầy kinh nghiệm của họ đã rơi khỏi trực thăng và tử nạn”.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41162754
Mekong cần xã hội dân sự và nhà báo
Khải ĐơnGửi tới BBC từ Siem Reap
Vùng Mekong có khóa tập huấn cho giới hoạt động xã hội và phóng viên nhằm lấp khoảng trống thông tin để giúp người dân quyết định.
Chuỗi hoạt động được gọi là Mekong ICT Camp về dữ liệu mở dành cho giới hoạt động xã hội và phóng viên diễn ra tại Siem Reap từ ngày 4/9-10/9.
Tham gia hoạt động này có 126 chuyên gia và nhà hoạt động từ năm quốc gia tiểu vùng Mekong và Bangladesh, cùng một số chuyên gia về an ninh mạng, công nghệ thông tin và dữ liệu từ Singapore, Hoa Kỳ, Indonesia và Hong Kong.
Chương trình được tổ chức chỉ một ngày sau khi thủ tướng Hun Sen của Campuchia phạt tờ Cambodia Daily 6,3 triệu đô la Mỹ tiền thuế và bắt ông Kem Sokha vì tội “phản quốc”, hai hành động được cho là có “động cơ chính trị” trước kỳ bầu cử của Campuchia.
Vì sao tờ Cambodia Daily phải đóng cửa?
Quê nhà Chủ tịch Quốc hội Campuchia ở VN?
Ông Hun Sen cấm treo cờ Đài Loan
Nhà tổ chức Mekong ICT Camp, một hoạt động hàng năm về công nghệ thông tin, quan ngại về “tự do ngôn luận” có thể là vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình trong tuần này tại Siem Reap.
Bà Puang Chompu từ tổ chức Thai Fund Organization, nhà tổ chức chương trình cho biết: “Mekong Camp 2017 tập trung vào dữ liệu mở. Như chính phủ Thái Lan, họ có mọi dữ liệu nhưng không công bố cho công chúng biết. Dữ liệu mở có thể giúp các tổ chức xã hội hoạch định hoạt động tốt hơn, và nó làm các nhà hoạt động mạnh hơn. Lần này chúng tôi tập trung vào việc tận dụng các công cụ mở, dữ liệu mở cho nhà báo, nhà hoạt động. Công nghệ giờ có trong mọi lĩnh vực, và dữ liệu mở giúp cho mọi người mạnh hơn.”
Arthi Suriyawongkul từ tổ chức Thai Netizen Network, một chuyên gia về an ninh mạng, nhận định: “Khu vực các quốc gia Mekong có rất nhiều vấn đề chung như lao động nhập cư, vấn đề sông Mekong và nhiều thứ khác. Nhưng trong quá khứ, người Campuchia có thể nhận định nước sông Mekong cao đến mức nào đó, người Thái lại nói khác. Mọi thông tin thường là ‘tôi tin là’ – mà không dựa vào dữ liệu.
Mọi thứ giờ có thể hợp tác, tổng hợp và đưa ra phân tích đúng đắn dưới dạng dữ liệu. Chúng ta không thể cứ đến một ngôi làng, thu thập dữ liệu theo cách của mình và ra quyết định cho số phận ngôi làng đó theo cách của ta. Người dân có quyền quyết định, và điều đó có thể thực hiện bằng sự tăng cường trao đổi và xử lý các dữ liệu cùng nhau. Ở Mekong ICT những chuyên gia khác nhau có thể tìm thấy mối quan tâm giống nhau, hoặc chồng chéo nhau.”
Ông Arthit cũng nhận định: “Dù ASEAN là tổ chức được cho là hợp tác, nhưng lại có chính sách không can thiệp lẫn nhau, và như thế bao nhiêu năm qua, thông tin giữa các quốc gia về nhiều vấn đề chung vẫn phân mảnh và không có giải pháp nào. Dữ liệu mở có thể tăng cường năng lực của các tổ chức xã hội dân sự, nhà báo và các tổ chức để lấp vào khoảng trống đó.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41157614
Bắc Hàn đang ‘cầu xin chiến tranh’
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang “cầu xin chiến tranh” với các vụ thử tên lửa gần đây nhất và với loại bom hạt nhân mạnh nhất, Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, ở Liên Hiệp Quốc nói.
Bà Nikki Haley nói trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York rằng nước Mỹ không muốn chiến tranh nhưng sự kiên nhẫn không phải là vô hạn.
Hoa Kỳ sẽ sớm đưa ra một nghị quyết mới cho LHQ để tăng cường các biện pháp trừng phạt.
Bắc Hàn: Vụ thử hạt nhân sẽ dẫn tới chiến tranh?
Mỹ cảnh báo ‘phản ứng quân sự dữ dội’ với Bắc Hàn
Bắc Hàn nói thử bom nhiệt hạch ‘thành công’
Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Hàn, đã kêu gọi quay trở lại đàm phán và Thụy Sĩ đã đề nghị đứng ra hòa giải.
Trong khi đó, hải quân Nam Hàn đã tiến hành các cuộc tập trận vào hôm 5/9, cảnh báo rằng nếu Bắc Hàn khiêu khích họ “chúng tôi sẽ ngay lập tức phản công và chôn vùi họ dưới biển”, hãng tin Yonhap đưa tin.
Vụ việc diễn ra một ngày sau khi quân đội Nam Hàn tiến hành một cuộc tấn công tên lửa mô phỏng vào vị trí thử nghiệm hạt nhân của Bắc Hàn.
Các báo cáo cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị phóng thử nghiệm một tên lửa khác.
Hôm 3/9, Bắc Hàn đã thử nghiệm một quả bom dưới lòng đất, được cho là có tầm hoạt động từ 50 kiloton đến 120 kiloton.
Thiết bị 50 kiloton có kích thước gấp ba lần kích thước của quả bom đã hủy diệt Hiroshima vào năm 1945.
Trong những diễn biến khác:
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà áp đặt lệnh trừng phạt khắt khe của EU lên Triều Tiên, đồng ý với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về sự cần thiết của các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn
Nhật Bản đang lên kế hoạch, trong trường hợp chiến tranh, cho việc di tản gần 60.000 người dân Nhật đang sinh sống hoặc đến thăm Hàn Quốc, theo tờ Nikkei
‘Đến lúc đối thoại’
Bà Haley lập luận rằng chỉ những biện pháp chế tài mạnh nhất mới có thể giải quyết vấn đề bằng ngoại giao.
“Chiến tranh không bao giờ là điều mà Hoa Kỳ muốn”, bà nói. “Chúng tôi không muốn chiến tranh ngay bây giờ nhưng sự kiên nhẫn của đất nước chúng tôi không phải là không giới hạn.”
Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, ông Lưu Kết Nhất, đã nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên trở lại đàm phán.
“Vấn đề bán đảo phải được giải quyết một cách hòa bình,” ông nói. “Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép có hỗn loạn và chiến tranh trên bán đảo.”
Phát biểu tại Berne, Tổng thống Thụy Sĩ Doris Leuthard nói “Tôi nghĩ đã đến lúc để đối thoại”.
Bà nói: “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các dịch vụ như một trung gian hòa giải. Tôi nghĩ trong những tuần tới sẽ còn tùy thuộc vào Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể làm gì để tạo ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng này”.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41157579
Bắc Hàn: Vụ thử hạt nhân sẽ dẫn tới chiến tranh?
Jonathan MarcusPhóng viên ngoại giao và quốc phòng BBC
Nam Hàn nói rằng Bắc Hàn có thể đang chuẩn bị cho nhiều vụ phóng tên lửa khác sau vụ thử hạt nhân mới đây nhất – tương đương một trận động đất mạnh 6,3 độ richter vào cuối tuần trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói rằng bất kỳ mối đe dọa nào sẽ gặp “một phản ứng quân sự dữ dội”. Tổng thống Donald Trump trước đây đã hứa sẽ đáp trả với “khói lửa và giận dữ”.
Liệu có thể có một giải pháp ngoại giao không? Hay khủng hoảng này đang hướng đến một cuộc chiến không thể tránh khỏi?
Mỹ cảnh báo ‘phản ứng quân sự dữ dội’ với Bắc Hàn
Trump: ‘Không thể nói chuyện được với Bắc Hàn’
Phóng viên chuyên về ngoại giao và quốc phòng Jonathan Marcus sẽ trả lời các câu hỏi về Bắc Hàn và khủng hoảng này có thể được giải quyết như thế nào.
Liệu chiến tranh sẽ xảy ra?
Chắn chắn không ai hy vọng chiến tranh sẽ xảy ra. Khó có thể tưởng tượng một cuộc xung đột nào sẽ nổ ra vì nguy cơ dẫn đến chiến tranh toàn diện là rất cao vào thời điểm vô cùng nhạy cảm này.
Mỹ đang mạnh mẽ cảnh báo Bắc Hàn tránh làm điều gì có thể gây ra một cuộc xung đột.
Một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ rất thảm khốc xét về số lượng thương vong.
Và điều này có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân – sẽ là lần đầu tiên kể từ cuối Thế chiến Hai, và có thể đặt ra một tiền lệ đáng sợ cho các xung đột quốc tế.
Và cuối cùng, sau một sự tàn phá khủng khiếp, Bắc Hàn có thể sẽ không tồn tại. Đó là chắc chắn, vì vậy hy vọng chính phủ Bình Nhưỡng sẽ sáng suốt và hiểu được những rủi ro có thể xảy ra.
Tuy nhiên những hành vi của Bình Nhưỡng gần đây chỉ đẩy xung đột đến miệng hố chiến tranh.
Chiến tranh Bắc Hàn sẽ ‘kinh hoàng’
Bắc Hàn đang ‘cầu xin chiến tranh’
Bắc Hàn nói thử bom nhiệt hạch ‘thành công’
Nước nào đóng vai trò chính và vai trò đó là gì?
Trước hết sẽ là sự đối đầu giữa Bắc Hàn – Nam Hàn và Hoa Kỳ.
Rất khó có thể nói chính xác vai trò của Nhật Bản là gì trừ khi bị tấn công trực tiếp, nhưng có rất nhiều quân đội và căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.
Mỹ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao từ Hội đồng Bảo an LHQ và, nếu không được, sẽ tìm kiếm hỗ trợ từ các đồng minh. Các đồng minh này sẽ can thiệp đến đâu thì khó có thể nói.
Có khi nào xung đột vũ trang gây ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu?
Không chắc chắn. Một cuộc xung đột khu vực là đã đủ tệ.
Nga, các đồng minh NATO của Washington không trực tiếp liên quan. Tuy nhiên câu hỏi lớn là nếu có xung đột, Trung Quốc sẽ làm gì? Liệu Bắc Kinh có can thiệp như những năm 1950 để đảm bảo sự sống còn của chế độ Bắc Hàn hay chỉ đứng bên lề?
Bắc Kinh liên kết với Bình Nhưỡng bằng một hiệp định phòng thủ nhưng điều này không đảm bảo sự can thiệp của Trung Quốc.
Công dân Mỹ chính thức bị cấm đi Bắc Hàn
Trump: ‘Không thể nói chuyện được với Bắc Hàn’
Tại sao Hoa Kỳ không thể thừa nhận Bắc Hàn là một cường quốc hạt nhân?
Bắc Hàn đã là một cường quốc hạt nhân và đã có một kho vũ khí hạt nhân nhỏ trong một thời gian.
Điều làm cho cuộc khủng hoảng hiện tại trầm trọng hơn khi Bình Nhưỡng hiện đang có những bước tiến nhanh chóng hướng tới khả năng đe dọa lục địa Hoa Kỳ bằng một tên lửa hạt nhân.
Việc yêu cầu Bắc Hàn ngừng hay giảm nhẹ các chương trình tên lửa và hạt nhân không còn khả thi nữa. Trong tương lai, điều cần phải tập trung là ngăn chặn và kiểm soát.
Trên thực tế, cộng đồng quốc tế có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc miễn cưỡng chấp nhận Bắc Hàn là một cường quốc hạt nhân. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến việc phổ biến vũ khí hạt nhân.
Có thể có một giải pháp ngoại giao không?
Mức độ tiến bộ kỹ thuật của Bắc Hàn rất khó xác định.
Nhiều cuộc thử nghiệm có thể là cần thiết và rất khó để biết liệu một tên lửa và đầu đạn của Bắc Hàn có thể chịu được áp lực khi bay trở lại bầu khí quyển của trái đất hay không.
Có thể họ chưa đạt đến trình độ đó nhưng họ đang tiến gần hơn.
Cho đến nay, mục tiêu chính là yêu cầu Bắc Hàn chậm lại các chương trình hạt nhân.
Về việc đối thoại để tìm kiếm một phương án ngoại giao – có nghĩa là đàm phán đa quốc gia với Bình Nhưỡng – thì không rõ mục đích của các cuộc đối thoại này là gì.
Có phải là để đóng băng tài sản của Bắc Hàn? Để ngăn chặn Bình Nhưỡng tiến hành thêm các cuộc thử hạt nhân và tên lửa? Và đổi lại Hoa Kỳ sẽ cho đi điều gì, về mặt ngoại giao và có thể là kinh tế?
Đã có những cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng trong quá khứ. Giao dịch được thông qua và được thực hiện, ít nhất trong một trường hợp, dù chỉ trong một khoảng thời gian. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng không bao giờ có thể đàm phán với Bình Nhưỡng hay không thể có một kết quả tích cực sau đàm phán.
Tuy nhiên, giới cầm quyền hiện tại của Bắc Hàn là một vấn đề khác.
Bắc Hàn: ‘Tên lửa bắn qua Nhật là bước đầu’
Chiến tranh Bắc Hàn sẽ ‘kinh hoàng’
Trung Quốc thì sao?
Trung Quốc là bên quan trọng nhưng lại mâu thuẫn. Một mặt, Bắc Kinh không muốn một Bắc Hàn với vũ khí hạt nhân và cũng đã nhiều lần nêu rõ quan điểm này với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không muốn thấy chế độ Bắc Hàn sụp đổ. Điều này sẽ dẫn đến việc hàng triệu người tị nạn tràn vào Trung Quốc và có lẽ sẽ dẫn đến một Triều Tiên thống nhất nằm trong quỹ đạo của Hoa Kỳ. Điều này còn tệ hơn cho Bắc Kinh hơn là một người hàng xóm khó bảo với vũ khí hạt nhân.
Nếu Trung Quốc nhận ra có sự trùng hợp ngẫu nhiên của sự phát triển nhanh chóng của chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và sự thiếu ổn định về khả năng ngoại giao của chính phủ Trump có nghĩa là có một nguy cơ thực sự dẫn đến hiểu lầm và thảm hoạ thì có lẽ Bắc Kinh sẽ gây nhiều áp lực hơn lên Bình Nhưỡng.
Bắc Hàn là một đất nước rất cô lập và Trung Quốc là vừa đồng minh chính và là chỗ dựa nền kinh tế.
Có rất nhiều thứ mà Trung Quốc có thể làm. Cuộc thử nghiệm gần đây của Bắc Hàn hẳn đã khiến Trung Quốc xấu hổ vì nó đã làm Hoa Kỳ tức giận.
Nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với một bài toán ngoại giao khó khăn.
Trung Quốc và Nga đã cùng nhau lập một lộ trình ngoại giao nhằm đề xuất việc chấm dứt hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và một thỏa thuận hòa bình để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.
Trong thời điểm hiện tại, họ nói rằng Bắc Hàn nên đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa và Hoa Kỳ và Hàn Quốc nên đình chỉ các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.
Bắc Hàn tỏ ra không quan tâm đến đề xuất này, ít nhất là ở bề ngoài, và Hoa Kỳ thì bác bỏ nó – theo như lời của Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Nikki Haley – là mang tính “xúc phạm”.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41157583
HRW cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền
Trong bản thông cáo mới phổ biến sáng nay tại Geneve, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cáo buộc Bắc Kinh tìm mọi cách để uy hiếp những nhà hoạt động muốn trình bày về tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc trước Diễn Đàn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Bản phúc trình nêu lên những trường hợp các nhà hoạt động bị theo dõi, kiểm soát và uy hiếp có hệ thống, với mục đích ngăn cản không cho họ sang Geneve để tố cáo trước dư luận quốc tế về tình trạng đàn áp nhân quyền xảy ra tại Hoa Lục.
Phúc trình còn viết rằng tình từ năm 1989 khi biến cố Thiên An Môn xảy ra tới giờ, đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc đang ở mức tệ hại nhất.
Trong cuộc họp báo thường lệ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc vừa nói, gọi đó là các cáo buộc không chứng cớ.
Trung Quốc và Nhóm BRICS
Nguyễn Xuân Nghĩa
Hôm Chủ Nhật mùng ba, Chủ tịch Tập Cận Bình khai mạc thượng đỉnh của nhóm BRICS với tư thế lãnh đạo năm quốc gia có nền kinh tế mới nổi của thế giới, nhưng thời sự thực tế lại cho thấy vài sự thật khác về nhóm quốc gia này. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu tại sao….
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Chủ Nhật mùng ba vừa qua, nhóm BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi đã có thượng đỉnh thứ chín tại Trung Quốc dưới sự chủ tọa long trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng tình hình thế giới lại có nhiều biến động, kể cả vụ khủng hoảng vì Bắc Hàn, khiến ít ai chú ý đến sự kiện đó. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế xin đề nghị ông tổng hợp lại một số dữ kiện về nhóm quốc gia nói trên cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là người bất bình nhất!
Năm nay nhóm BRICS tổ chức thượng đỉnh tại thành phố Hạ Môn của Phúc Kiến là nơi mà Tập Cận Bình từng là Ủy viên Thường vụ Thành ủy và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố hơn 30 năm trước, rồi lên dần tới vị trí lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc như hiện nay. Chủ trì một hội nghị quốc tế với tâm trí chuẩn bị cho Đại hội khóa 19 của đảng vào ngày 18 tháng tới, ông ta có thể nghĩ đến sự vinh quang của đảng và sự nghiệp của bản thân sau năm năm lãnh đạo từ Đại hội 18 vào cuối năm 2012. Khốn nỗi thực tế lại cứng đầu hơn ước mơ viển vông, như ta đã thấy qua việc Bắc Hàn thử nghiệm võ khí hạch tâm loại mạnh nhất từ xưa đến nay, và làm đảo lộn nghị trình của nhóm khiến họ phải nhắc tới trong tuyên bố chung. Thật ra cả ước mơ về sức mạnh kinh tế của nhóm BRICS cũng là chuyện viển vông!
Nguyên Lam: Chúng ta khởi đi từ đó, thưa ông nhóm BRICS là gì mà ông gọi là viển vông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Có thời gian nhìn lại thì ta thấy các nước bị uống nước đường mà say!
Số là vào năm 2001 có ông Jim O’Neill là nhân viên người Anh của tập đoàn đầu tư Goldman Sachs tại Hoa Kỳ, tiên báo rằng mươi năm tới bốn nền kinh tế trong các nước loại tân hưng hay đang lên sẽ là đầu máy tăng trưởng của các nước. Bốn nền kinh tế đó là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, viết tắt theo Anh ngữ là BRIC. Sau đấy, bốn nước tưởng thật và muốn liên kết với nhau nên từ năm 2009 thì họp thượng đỉnh, qua năm sau thì mời Cộng hòa Nam Phi tham dự, cho nên nhóm BRICS ra đời và tuần qua có thượng đỉnh thứ chín tại Trung Quốc.
Một cách phũ phàng, tôi trộm nghĩ tập đoàn Goldman Sachs muốn quảng cáo cho việc đầu tư vào các nền kinh tế đang lên mà các nước này lại tưởng rằng họ sẽ trở thành một nhóm đầy thế lực khi nội tình lại có quá nhiều khác biệt khó dung hòa. Thật ra bốn nước kia đều muốn buôn bán với Trung Quốc mà ít buôn bán với nhau và khó đưa ra quan điểm thống nhất khả dĩ thay thế vai trò đầu máy về tư tưởng và sức mạnh của các nền kinh tế công nghiệp hóa.
Nguyên Lam: Ông có thể giải thích thêm về nhận xét bi quan này không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nhìn trong dài hạn, mọi nền kinh tế vừa chuyển hướng đều tăng trưởng cao trong vài thập niên đầu, nhưng mà tăng trưởng chưa là phát triển hay sức mạnh bền vững về tài sản. Quả nhiên là từ hai năm nay, ba nền kinh tế của nhóm BRICS bị suy trầm, suy thoái, thậm chí khủng hoảng. Đó là Brazil, Liên bang Nga và Nam Phi. Còn lại, hai nước đông dân nhất Châu Á của nhóm BRICS thì vẫn đầy mâu thuẫn sâu sắc, thậm chí đụng độ quân sự dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn vào tháng trước, đó là Trung Quốc và Ấn Độ.
Sự thật thì cả nhóm đều đề cao quy luật thị trường mà bên trong vẫn duy trì chế độ bảo hộ mậu dịch để bảo vệ một số khu vực trọng yếu của họ chứ chưa xây dựng nổi cơ chế thống nhất cho một thị trường chung. Mặc cảm hay ác cảm của cả nhóm với Hoa Kỳ hay khối dân chủ Tây phương chưa là chất keo sơn gắn bó với nhau. Thứ nữa, nếu muốn là đầu máy kinh tế và có ảnh hưởng trong luồng giao dịch của thế giới thì đồng bạc của họ phải là ngoại tệ được các nước sử dụng một cách phổ biến, như đồng Mỹ kim, Euro hay đồng Yen Nhật, là điều chưa thể có, kể cả với đồng Nguyên của Trung Quốc. Tại thượng đỉnh của nhóm BRICS vừa rồi, khi Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga kêu gọi các nước trao đổi với nhau mà không sử dụng Mỹ kim thì ta thấy ngay sự viển vông đó. Người ta dùng một đồng bạc vì sự tiện dụng, mức an toàn khi dự trữ tài sản và vì khả năng giao hoán rộng rãi, không vì loại phản ứng duy ý chí của quốc gia phát hành.
Nguyên Lam: Trở lại vai trò trọng yếu của Trung Quốc trong nhóm BRICS, ông nhận xét ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Rốt cuộc, khái niệm BRICS chỉ cho Bắc Kinh diễn đàn và bệ phóng để tung ra vài sáng kiến phát huy ảnh hưởng, như Con Đường Tơ Lụa Nhất Đới Nhất Lộ hay Tân Ngân hàng Phát triển, New Development Bank, với tham vọng thay thế Ngân hàng Thế giới. Có lẽ vì vậy, từ Tháng Ba rồi, Bắc Kinh còn muổn mổ rộng nhóm BRICS để mời thêm nhiều nước khác tham dự, như Thái Lan, Mexico hay Ai Cập v.v…. Nhìn từ quan điểm chiến lược, Trung Quốc đang nuôi tham vọng lãnh đạo một trật tự mới của thế giới như một đối thủ của Hoa Kỳ và Chủ tịch Tập Cận Bình còn đề cao tự do mậu dịch và chủ trương toàn cầu hóa, trái ngược với lập trường hiện hành của Chính quyền Donald Trump là coi quyền lợi của Mỹ là trên hết sau khi triệt thoái khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Nhưng đấy chỉ là việc chiêu dụ và rao bán mà thôi. Thứ nhất, so sánh với những hứa hẹn hay cam kết từ năm ngoái thì đóng góp tiền bạc của Bắc Kinh cho các sáng kiến quy mô đó vẫn còn quá ít và gây thất vọng cho các nước đang cần đầu tư nước ngoài, điển hình trường hợp Brazil chưa ra khỏi khủng hoảng khi hai Tổng thống tiền nhiệm bị truy tố vì tham nhũng. Thứ hai là vụ Bắc Hàn tiếp tục hung hăng khiêu khích mà Bắc Kinh không kiềm chế nổi. Thứ ba, ngay trong nhóm BRICS, một đối thủ của Trung Quốc là Ấn Độ lại đang củng cố quan hệ với Nhật Bản và dự tính xây dựng một “Hành Lang Tự Do” nhắm vào Châu Phi với tư bản và kỹ thuật của Nhật và quan hệ kinh tế của Ấn Độ trong khu vực. Tháng Chín này, hai nước sẽ khai triển sáng kiến đó và sự bành trướng của Bắc Kinh ngoài Đông Hải rồi sự hung hăng của Bắc Hàn càng thúc đẩy sự hợp tác ấy, mà Bắc Kinh chẳng thể nào đẩy Ấn Độ ra khỏi nhóm BRICS!
Nguyên Lam: Khi nhìn vấn đề trên toàn cảnh như vậy, có lẽ thính giả của chúng ta cũng thấy rằng quan hệ giữa các nước không chỉ có yếu tố kinh tế mà còn bao gồm cả khía cạnh an ninh vì hành lang kinh tế mà Nhật Bản và Ấn Độ mong muốn thực hiện cũng mặc nhiên giảm tầm ảnh hưởng của Con Đường Tơ Lụa mà Trung Quốc đang muốn thực hiện. Thưa ông Nghĩa, kết luận ở đây là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Các nước đang phát triển đã hão huyền tin vào khẩu hiệu viển vông mà không tự cải cách từ bên trong cho người dân của mình. Khi thấy thiên hạ vẽ ra nhãn hiệu dán lên một chai rỗng thì chui đầu vào chai. Vào trong rồi họ mới thấy quá nhiều khác biệt nên không thể sống chung, rồi mới bắt đầu lục đục. Với sản lượng kinh tế hạng nhì thế giới, Trung Quốc có thể dùng nhãn hiệu BRICS để tuyên truyền cho thế lực của mình qua một số sáng kiến huê dạng hào nhoáng. Nhưng màn tuyên truyền ấy lại gây nghi ngại cho nước khác. Vào đúng ngày khai mạc thượng đỉnh BRICS tại Hạ Môn thì Bắc Hàn lại gây rối với việc thử bom khinh khí và di chuyển hỏa tiễn liên lục địa khiến an ninh lại trở thành một ưu tiên cho các nước. Người ta có thể chơi chữ mà gọi nhóm BRICS là một đống gạch, nhưng lại thiếu xi măng và bị trái bom của Bắc Hàn thổi vào cõi ảo!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầy tính châm biếm kỳ này.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/china-leading-the-brics-09052017094203.html
Campuchia truy tố lãnh đạo đảng đối lập,
đóng cửa tờ báo độc lập
Lãnh đạo đảng đối lập tại Campuchia, ông Kem Sokha vừa bị truy tố về tội phản quốc và làm gián điệp cho nước ngoài trong một phiên tòa tại Campuchia hôm 5 tháng 9.
Thông báo của tòa cho biết ông Kem Sokha, năm nay 64 tuổi, lãnh đạo đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) từ hồi tháng 3 vừa qua, đã có kế hoạch bí mật với người nước ngoài không được tiết lộ danh tính kể từ năm 1993. Thông báo cũng cho biết tòa có nhiều bằng chứng về âm mưu này đủ để buộc tội ông Kem Sokha theo luật hình sự về tội phản quốc và làm gián điệp. Mức phạt của tội này cao nhất là 30 năm tù giam.
Ông Kem Sokha bị bắt hôm chủ nhật cuối tuần qua bởi lực lượng an ninh đông đến hàng tram người tại ngay nhà của mình ở thủ đô Phnompenh.
Ngay sau vụ bắt giữ vài giờ, Thủ tướng Campuchia Hun Sen có bài phát biểu nói rằng Hoa Kỳ đã đứng đằng sau ông Kem Sokha. Ông Hun Sen đưa ra bằng chứng về bài phát biểu của ông Kem Sokha ở Australia hồi năm 2013 rằng ông đã nhận được sự trợ giúp của Hoa Kỳ để xây dựng phong trào dân chủ trong Campuchia.
Hoa Kỳ hiện chưa có phản ứng gì về cáo buộc làm gián điệp nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra thông báo nói rằng những cáo buộc dành cho ông Kem Sokha mang tính chính trị.
Trong khi đó, hôm thứ hai 4/9, tờ báo The Cambodia Daily của Campuchia đã bị buộc phải đóng cửa vì cáo buộc trốn thuế. Đây là tờ báo độc lập cuối cùng của Campuchia bị đóng cửa.
Việc bắt giữ ông Kem Sokha và đóng cửa tờ The Cambodia Daily đã khiến cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích cho rằng ông Hun Sen đang tìm cách kéo dài 3 thập kỷ tại vị của mình trước sự tín nhiệm đang lên của đảng Cứu Quốc Campuchia CNRP trong dân chúng Campuchia. CNRP hiện được cho là sẽ có những thắng lợi trong cuộc bầu cử vào năm tới ở Campuchia.
Người đứng đầu Văn phòng cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc Zeid Ra’ad Al Hussein nói rằng ông rất quan ngại về vụ bắt giữ ông Kem Sokha vì cho rằng dường như vụ bắt giữ đã không tôn trọng quy trình luật pháp và không tôn trọng quyền miễn trừ quốc hội của ông Kem Sokha.
Luật sư của ông Kem Sokha cho biết đội ngũ luật sư của ông không chấp nhận cáo buộc vì những cáo buộc này không đúng. Hiện ông Kem Sokha đang bị giam giữ trước khi xét xử tại một nhà tù gần biên giới với Việt Nam.
Elon Musk tiên đoán Thế chiến III
Elon Musk đăng một số ý kiến trên Twitter về Thế chiến III trong dịp cuối tuần vừa qua, theo một bài đăng trên trang CNNMoney hôm 4/9.
Nhưng Tổng Giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX không đưa ra dự đoán về ngày tận thế vì Bắc Hàn thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Trí thông minh nhân tạo mới là điều làm ông Musk lo hơn về nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới.
Trong một ý kiến đăng trên Twitter, ông Musk viết: “Tôi cho rằng cuộc cạnh tranh để đạt ưu thế về AI [trí thông minh nhân tạo] ở cấp độ quốc gia có thể là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 3”.
Dự đoán u ám này là lời đáp cho một phát biểu mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Putin nói: “Trí tuệ nhân tạo là tương lai không chỉ của Nga mà của toàn thể nhân loại. Ai trở thành người đi đầu trong lĩnh vực này sẽ trở thành người cai trị thế giới”.
Hiện tại, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ là ba nước dẫn đầu cuộc đua về AI, theo Malcolm Frank, giám đốc chiến lược của Cognizant.
Nhưng ông Musk tin rằng những nước khác sẽ cố gắng đuổi kịp bằng bất cứ thủ đoạn nào. Ông viết trên Twitter:
“Các chính phủ không cần phải tuân theo luật thông thường. Nếu cần thiết, họ sẽ dùng súng để có được AI do các công ty phát triển”.
Trong một ý kiến khác trên Twitter, ông Musk phỏng đoán rằng một hệ thống AI có thể chọn phương án khai chiến, “nếu nó kết luận rằng tấn công phủ đầu có xác xuất chiến thắng cao nhất”.
(theo CNNMoney)
https://www.voatiengviet.com/a/elon-musk-tien-doan-the-chien-iii/4015805.html
Tòa Bạch Ốc sắp công bố quyết định
về chương trình DACA
Dự kiến Tòa Bạch Ốc sẽ công bố quyết định về số phận của những người nhập cư không có giấy tờ vào thứ Ba 5/9, trong chương trình thi hành luật Hoãn Hành động đối với những người nhập cư lúc còn nhỏ, còn gọi tắt là DACA.
Mặc dù vấp phải sự phản đối ngày càng tăng, nhưng theo các bản tin của truyền thông thì Tổng thống Trump đang tiến tới chấm dứt chương trình bảo vệ hàng trăm ngàn người nhập cư không có giấy tờ thời còn nhỏ, khỏi bị trục xuất trong 5 năm qua.
Các giới chức nói với các nhà báo rằng đề xuất mới có thể được hoãn lại 6 tháng để Quốc hội có thời gian xem xét vấn đề.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói:
“Tôi xin nói với Quốc hội Hoa Kỳ rằng nếu ông Trump xúc tiến quyết định vô cùng tàn nhẫn này thì chúng tôi sẽ thông qua một dự luật bảo vệ những người trẻ DACA và làm cho chương trình này có hiệu lực vĩnh viễn.”
Trước đây, các nhà lập pháp Mỹ không tham gia vào việc thiết lập chương trình DACA. Chương trình này đã được cựu Tổng thống Barack Obama lập ra qua một sắc lệnh.
Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan nói ông tin rằng Quốc hội nên đưa ra một giải pháp để bảo vệ những người thuộc thành phần DACA.
Dự kiến sẽ có một cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc vào ngày thứ Ba 5/9 để hỗ trợ chương trình DACA và những đương đơn của chương trình này – ước lượng gồm 800.000 người trên khắp nước Mỹ đã được đưa vào Hoa Kỳ mà không có giấy tờ hợp lệ từ khi còn nhỏ.
Các cuộc biểu tình tương tự dự kiến sẽ diễn ra ở nhiều thành phố khác trên khắp Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/toa-bach-oc-sap-cong-bo-quyet-dinh-ve-chuong-trinh-daca/4015709.html
Trump sắp hủy chương trình Dreamer, áp lực với QH
Dự kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/9 sẽ hủy bỏ một chương trình tạm miễn trục xuất một số di dân đã đến Mỹ bất hợp pháp thời còn là những đứa trẻ, đồng thời đẩy trách nhiệm cho Quốc hội quyết định số phận của thành phần này. Dự kiến Quốc hội sẽ có 6 tháng để tìm biện pháp cho vấn đề này.
Một số nguồn tin thông thạo vấn đề này yêu cầu nghị không nêu tên, phác họa ý tưởng của tổng thống trước khi ông ra thông báo. Các nguồn này nhấn mạnh rằng vẫn chưa có quyết định cuối cùng và ông Trump có thể thay đổi ý kiến vào phút chót.
Nếu quyết định được đưa ra, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions sẽ mở họp báo tại Bộ Tư pháp ngày 5/9. Theo đó, chương trình Hoãn Hành động Pháp lý với Người đến Mỹ khi còn là Trẻ em, gọi tắt là DACA, sẽ được gia hạn 6 tháng, để Quốc hội có thời gian đưa ra giải pháp thay thế.
DACA là chương trình do cựu Tổng thống thuộc đảng Dân chủ Barack Obama lập ra năm 2012 sau khi Quốc hội không thông qua đạo luật mở đường cho các thanh thiếu niên di dân không có giấy tờ hợp lệ được xét nhập tịch và hưởng quyền công dân, sau khi thỏa đáng một số điều kiện.
Chương trình DACA bảo vệ gần 800.000 thanh thiếu niên khỏi bị trục xuất và cho phép họ làm việc hợp pháp ở Mỹ. Họ thường được gọi tắt là Dreamer, tức là những người được hưởng lợi từ Đạo luật về Phát triển, Cứu trợ và Giáo dục cho Trẻ Ngoại Kiều (DREAM Act). Số người Dreamer chỉ là một phần nhỏ trong tổng số 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp ở Hoa Kỳ.
Theo các nguồn tin, nếu có thay đổi chính sách như theo ý của ông Trump, những Dreamer có giấy phép lao động hợp lệ sẽ có thể ở lại Hoa Kỳ cho đến khi giấy phép của họ hết hạn. Những giấy phép này thường có thời hạn 2 năm. Đồng thời, Bộ An ninh Nội địa sẽ không nhắm mục tiêu vào các Dreamer để trục xuất, theo một nguồn tin.
Động thái này là một nỗ lực của ông Trump nhằm tìm ra một điểm dung hòa giữa các đảng viên Dân chủ, những người muốn tổng thống để nguyên chính sách thời Obama, và những người bảo thủ, coi DACA là một hình thức ân xá cho người nhập cư bất hợp pháp.
Các nguồn tin cho biết, việc ông Trump gia hạn 6 tháng là nhằm gây áp lực với Quốc hội phải bảo vệ các Dreamer thông qua luật pháp.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-sap-huy-chuong-trinh-dreamer-ap-luc-voi-quoc-hoi/4015679.html
Putin: ‘tăng trừng phạt Bình Nhưỡng sẽ không hiệu quả’
Trung Quốc và Nga, hai đồng minh chính trị lớn nhất của Bắc Triều Tiên, nói rằng những lời kêu gọi thắt chặt hơn nữa các biện pháp chế tài mới đối với Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân mới nhất cũng sẽ không có tác dụng trong việc giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu hôm thứ Ba 5/9 bên lề hội nghị BRIC, hội nghị thượng đỉnh quy tụ các nền kinh tế mới nổi gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, ở thành phố Hạ Môn, Tổng thống Nga Vladimir Putin lên án Bắc Triều Tiên về vụ thử tên lửa mới nhất, nhưng cảnh báo rằng khích động hơn nữa “tình trạng điên cuồng về quân sự” sẽ chỉ dẫn đến một “thảm hoạ toàn cầu.”
Ông Putin còn chỉ trích Mỹ vì đã kêu gọi áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng, nói rằng làm như vậy chỉ là “vô dụng và không hiệu quả”. Ông Putin nói thật là nực cười khi Washington áp đặt các biện pháp chế tài đối với Mátxcơva vì giao thương với Bắc Triều Tiên, rồi sau đó lại yêu cầu Nga giúp để tăng cường các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.
Nga và Trung Quốc, những nước thường chống đối việc trừng phạt Bình Nhưỡng, gần đây hối thúc Hoa Kỳ và Hàn Quốc chấm dứt tất cả các cuộc tập trận chung, để đổi lại việc Bắc Triều Tiên chấm dứt thử hạt nhân và tên lửa.
Ông Bruce Bennett, một nhà phân tích quốc phòng thuộc nhóm nghiên cứu Rand Corporation, nói với VOA rằng hai quốc gia này tỏ thái độ miễn cưỡng, không muốn áp đặt lệnh trừng phạt mới của LHQ bởi vì “họ không biết Bắc Triều Tiên bất ổn tới mức nào.”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc hôm thứ Hai 4/9 đồng ý dỡ bỏ các hạn chế về tải trọng đối với chương trình tên lửa của Hàn Quốc và thúc đẩy việc tăng cường các biện pháp chế tài của LHQ đối với Bắc Triều Tiên.
Các giới chức ở Seoul nói với các phóng viên rằng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng yêu cầu LHQ xem xét việc ngăn chặn các chuyến hàng chở dầu tới Bắc Triều Tiên.
Các giới chức Tòa Bạch Ốc không đề cập đến các biện pháp trừng phạt các lô hàng dầu đối với Bình Nhưỡng, nhưng cho biết ông Trump và ông Moon nói chung đồng quan điểm với nhau về tất cả những điểm chính trong cuộc điện đàm kéo dài 40 phút hôm thứ Hai 4/9, một ngày sau khi Bắc Triều Tiên gây bão toàn cầu khi cho phóng đi một đầu đạn hạt nhân dưới lòng đất, mà nước này nói là bom nhiệt hạch.
Một thông báo của Tòa Bạch Ốc nói:
“Cả hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh mối đe dọa nghiêm trọng này là hành động khiêu khích mới nhất của Bắc Triều Tiên đối với cả thế giới.”
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley nói tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an hôm thứ Hai 4/9 rằng Hoa Kỳ sẽ đưa ra một dự thảo nghị quyết mới về vấn đề Bắc Triều Tiên tại LHQ trong tuần này.
Các nhà ngoại giao Mỹ nói họ hy vọng nghị quyết mới có thể được đưa ra biểu quyết trong vòng một tuần.
https://www.voatiengviet.com/a/putin-tang-trung-phat-binhnhu7uong-se-khong-hieu-qua/4015636.html
Mỹ – Hàn: dỡ bỏ hạn chế tải trọng
đối với chương trình tên lửa của Seoul
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm thứ Ba 5/9 nói thỏa thuận mới với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm dỡ bỏ hạn chế tải trọng đối với chương trình tên lửa của Hàn Quốc sẽ hữu ích trong việc đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Bắc Triều Tiên.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống Trump đã gỡ bỏ giới hạn về tải trọng tên lửa của Seoul, sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên. Ông Moon Sang Gyun nói:
“Chính phủ của chúng tôi vẫn không thay đổi trong nguyên tắc phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên. Điều mà Bộ trưởng Quốc phòng cho biết hôm qua có thể được hiểu là chúng ta cần tìm ra các biện pháp đối phó thực tiễn bằng cách xem xét tất cả giải pháp quân sự hiện có trong tình hình an ninh nghiêm trọng trước các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.”
Hoa Kỳ trong tuần này sẽ đưa ra một dự thảo nghị quyết mới về Bắc Triều Tiên tại LHQ. Các nhà ngoại giao Mỹ cho biết họ hy vọng nghị quyết có thể được biểu quyết nội trong vòng một tuần.
Bất chấp LHQ, Bắc Hàn xuất than sang Việt Nam?
Bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, Bắc Hàn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng cấm sang các nước, trong đó có Việt Nam, thu về 270 triệu đôla kể từ tháng Hai năm nay, một phúc trình cho hay.
Kyodo News dẫn một báo cáo mật của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tiết lộ như vậy từ tháng trước, nhưng thông tin này mới nổi lên sau khi Hoa Kỳ tuyên bố cân nhắc trừng phạt bất kỳ nước nào làm ăn với Bình Nhưỡng, tiếp sau việc Bắc Hàn thực hiện vụ thử hạt nhân.
Hãng tin Nhật trích phúc trình viết rằng “sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu than từ Bắc Hàn hồi tháng Hai, Bình Nhưỡng đã chuyển hướng xuất than sang các nước thành viên [LHQ] khác là Malaysia và Việt Nam”.
Ngoài Kyodo News, kênh truyền hình Arirang của Hàn Quốc cũng đưa tin về hành động bất chấp LHQ của Bắc Hàn.
Theo báo cáo, được tổng hợp bởi một nhóm chuyên gia đại diện cho các quốc gia thường trực trong Hội đồng Bảo an gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Nam Phi, viết rằng “việc thực thi lỏng lẻo” các biện pháp trừng phạt hiện thời, cũng như “các kỹ thuật ‘lách’” của Bình Nhưỡng đã làm tổn hại tới các mục tiêu của LHQ là buộc Bắc Hàn phải từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Phúc trình này cũng nhắc tới vụ sát hại người anh em cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un ở Malaysia đầu năm nay mà hai nữ nghi phạm Indonesia và Việt Nam bị cáo buộc có dính líu.
Đầu tháng trước, Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết, theo đó cấm Bắc Hàn xuất khẩu than, sắt và quặng sắt, chì và quặng chì cũng như hải sản.
Tới tối 4/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng phản hồi về thông tin Bắc Hàn xuất than sang nước mình.
Cùng ngày, phát biểu tại một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an LHQ, đại sứ Mỹ Nikki Haley dường như dường như đã củng cố thêm các tuyên bố trước đó của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin và Tổng thống Donald Trump về việc có thể trừng phạt các nước làm ăn với Bắc Hàn.
Kênh truyền hình ABC trích lời bà nói: “Hoa Kỳ sẽ xem xét mọi quốc gia làm ăn với Bắc Hàn và coi đó là việc viện trợ các kế hoạch hạt nhân nguy hiểm và liều lĩnh của họ [Bắc Hàn]”.
Suu Kyi dưới áp lực về vấn đề người Rohingya
Bà Aung San Suu Kyi đang chịu áp lực từ các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi, trong đó có Bangladesh, Indonesia và Pakistan, đòi bà phải ngăn chặn bạo lực đối với người Hồi giáo Rohingya sau khi gần 125.000 người chạy sang Bangladesh.
Đợt bạo lực gần đây nhất ở bang Rakhine thuộc vùng tây bắc Myanmar, bắt đầu ngày 25/8, khi những người nổi dậy Rohingya tấn công hàng chục đồn cảnh sát và một căn cứ quân đội. Các cuộc đụng độ tiếp theo và một cuộc phản công quân sự đã giết chết ít nhất 400 người và gây ra làn sóng di tản khi dân làng chạy sang Bangladesh.
Cách đối xử đối với khoảng 1,1 triệu người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar, nước có đa số dân theo Phật giáo, là thách thức lớn nhất đối với bà Suu Kyi. Bà bị những người chỉ trích ở phương Tây cáo buộc là đã không công khai lên tiếng bênh vực nhóm thiểu số lâu nay vẫn kêu than bị ngược đãi.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi sẽ đến Dhaka, thủ đô Bangladesh, hôm 5/9 sau khi gặp khôi nguyên giải Nobel hòa bình Suu Kyi và chỉ huy quân đội Min Aung Hlaing để thúc giục Myanmar hãy chấm dứt vụ đổ máu.
H.T. Imam, một cố vấn chính trị của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, nói với Reuters: “Indonesia đang đóng vai trò chính, và hơn thế, có khả năng các nước ASEAN cũng tham gia. Nếu chúng ta có thể duy trì áp lực lên Myanmar, từ ASEAN, cũng như từ Ấn Độ, đó sẽ là điều tốt”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt đầu công du Myanmar hôm 5/9. Trong chuyến thăm, đó ông sẽ gặp các quan chức hàng đầu, kể cả bà Suu Kyi.
Thổ Nhĩ Kỳ mô tả bạo lực nhắm vào người Rohingya là hành động “diệt chủng” và đề nghị giúp đỡ Bangladesh ứng phó với làn sóng người tị nạn.
Pakistan, nơi có một cộng đồng người Rohingya lớn, đã bày tỏ “đau buồn sâu sắc” và kêu gọi Tổ chức các Quốc gia Hồi giáo hãy hành động.
https://www.voatiengviet.com/a/suu-kyi-duoi-ap-luc-ve-van-de-nguoi-rohingya/4015970.html
Trung Quốc khó có thể kiềm chế Bắc Hàn?
Thời điểm nhạy cảm chính trị trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, và nỗi lo sợ của Bắc Kinh về khả năng chính quyền nhà họ Kim sụp đổ đã khiến Trung Quốc ít có chọn lựa trong việc đối phó với tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn, báo New York Times nhận định.
Hôm Chủ nhật 3/9, Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch, đánh dấu lần thứ sáu nước này thử vũ khí hạt nhân. Hành động này đã khiến chính quyền của Tổng thống Donald Trump cảnh báo về một biện pháp“đáp trả quân sự quy mô lớn” và bị Trung Quốc “mạnh mẽ phản đối”.
Theo nhật báo New York Times thì Bắc Hàn đã tính toán kỹ lưỡng thời điểm thực hiện vụ thử hạt nhân vào lúc Chủ tịch Tập Cận Bình đang tiếp đón các nhà lãnh đạo Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đến dự hội nghị thượng đỉnh BRICS. Mục đích của Bình Nhưỡng là muốn làm Bắc Kinh “bẽ mặt tối đa”.
Chỉ vài giờ trước khi ông Tập đọc diễn văn trước các nhà lãnh đạo BRICS, tin tức về vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng đã lập tức phủ bóng đen lên hội nghị, tờ báo này cho biết.
“Đây không phải là lần đầu tiên ông Kim Jong-un chọn thời điểm mang tính khiêu khích như vậy để khoe vũ khí,” New York Times viết và nhắc lại hồi tháng Năm năm nay ông Kim cũng đã thử tên lửa đạn đạo chỉ vài giờ trước khi ông Tập phát biểu trước lãnh đạo các nước đến Bắc Kinh tham dự hội nghị về sáng kiến ‘Một vành đai, Một con đường’.
Tờ báo dẫn lời các nhà phân tích cho biết việc Bắc Hàn thử hạt nhân xảy ra cùng lúc với sự xuất hiện của ông Tập không hề là một sự trùng hợp. Hành động này là nhằm cho thấy ông Kim Jong-un, lãnh đạo của một nước nhỏ được liệt vào loại bất hảo, có thể làm tổn thương quyền lực và uy tín của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Một số nhà phân tích còn cho rằng vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng là nhằm gây sức ép với ông Tập, chứ không phải với ông Donald Trump.
“Ông Kim biết rằng ông Tập có quyền lực thật sự để tác động lên những tính toán ở Washington,” ông Peter Hayes, giám đốc Viện Nautilus chuyên nghiên cứu về các vấn đề Triều Tiên, được dẫn lời nói. “Ông ta gây áp lực để buộc Trung Quốc nói với Trump rằng: “Quý vị phải ngồi vào bàn đàm phán với Kim Jong-un.”
Theo ông Hayes thì điều Bắc Hàn muốn nhất là đạt được thỏa thuận với Washington về việc Mỹ giảm quân số của lực lượng Mỹ trú đóng ở miền Nam và để cho Bắc Hàn sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong suy tính của ông Kim, Trung Quốc có thể tác động để cuộc đàm phán này diễn ra.
Tuy nhiên, ngay cả hành động thử bom nhiệt hạch có khả năng được gắn vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cũng không thể nào thay đổi lập trường của ông Tập đối với Bắc Hàn.
Theo các nhà quan sát thì giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường rằng việc Bình Nhưỡng có vũ khí hạt nhân không nguy hiểm bằng việc chế độ nhà họ Kim sụp đổ vì nếu xảy ra, hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc và Mỹ.
Chính vì mối lo sợ đó mà Bắc Kinh không dùng vũ khí kinh tế lợi hại nhất đối với Bắc Hàn:cắt nguồn cung dầu thô, là nguồn năng lượng giúp nền kinh tế sơ khai của miền Bắc hoạt động.
Trung Quốc cung cấp đến hơn 80% lượng dầu thô tiêu thụ của Bắc Hàn và ngừng giao dầu có thể là biện pháp trừng phạt kinh tế cuối cùng và tác động tới Bắc Hàn hơn nhiều so với các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Thay vào đó, Bắc Kinh đề nghị Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ ngừng tập trận trên bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, giữa lúc Đại hội Đảng lần thứ 19 đang đến gần, ông Tập đang dành hết tâm trí cho các vấn đề nội bộ, các nhà phân tích về Trung Quốc cho biết. Theo họ thì Bắc Kinh luôn muốn giữ cho tình hình trong nước yên ổn trong thời gian dẫn tới đại hội, do đó ít có khả năng Bắc Kinh sẽ làm điều gì đó với Bắc Hàn trước ngày khai mạc Đại hội 19 vào ngày 18/10.
Ngay cả tờ Hoàn cầu Thời báo cách nay vài tháng cũng cho rằng Trung Quốc nên xem xét tạm ngưng cung cấp dầu mỏ cho Bắc Hàn, nếu Kim Jong-un thử hạt nhân lần thứ sáu. Tuy nhiên trong bối cảnh Đại hội Đảng sắp diễn ra, tờ báo này đã thay đổi lập trường.
“Căn nguyên của vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn là cảm giác bất an do các hành động quân sự của liên minh quân sự Mỹ-Hàn gây ra,” Hoàn cầu Thời báo viết, “Trung Quốc không nên bước lên đầu trong tình hình phức tạp và căng thẳng này.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-kho-co-the-kiem-che-bac-han/4015973.html
Trung Quốc thúc giục các nước BRICS hợp tác
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc giục các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển cùng hợp tác để phát triển mạnh hơn và đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ông Tập nói ông hy vọng cuộc đối thoại với các nước BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi sẽ tạo ra động lực thúc đẩy hợp tác Nam-Nam và triển khai Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững.
Trong hội nghị thượng đỉnh BRICS, ông Tập còn gián tiếp chỉ trích chính sách về thay đổi khí hậu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump,và cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới đang đối mặt với rủi ro và tình trạng bất định ngày càng tăng do các nước tự thu mình về để chỉ chú trọng đến các lợi ích thương mại và chống` đối các nỗ lực đấu tranh chống biến đổi khí hậu.
Ông Tập không nêu đích danh Hoa Kỳ, mặc dù ông Trump từng tuyên bố rằng các hiệp định thương mại là một mối đe dọa đối với công ăn việc làm của Mỹ, và quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-thuc-giuc-cac-nuoc-brics-hop-tac/4015963.html
Cuba chuyển tiếp quyền lực, nhà Castro sắp ra đi?
Cuba hôm 4/9 bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp chính trị kéo dài trong 5 tháng tới, dự kiến sẽ kết thúc với việc ông Raul Castro rời nhiệm kỳ chủ tịch nước, đặt dấu chấm hết cho gần 60 năm gia đình ông thống trị hầu hết hệ thống chính trị Cuba.
Trong thời gian còn lại của tháng 9, nhân dân Cuba sẽ họp theo nhóm nhỏ để đề cử các đại biểu thành phố, đó là hoạt động đầu tiên trong một loạt các cuộc bầu cử để chọn các quan chức cấp địa phương, cấp tỉnh và cuối cùng là cấp quốc gia.
Trong giai đoạn bầu cử thứ hai, một ủy ban gồm chủ yếu là các tổ chức gắn với chính phủ sẽ chọn lọc tất cả các ứng cử viên cho các cuộc bầu cử hội đồng cấp tỉnh và quốc hội Cuba.
Quốc hội dự kiến sẽ bầu ra chủ tịch nước và các thành viên của Hội đồng Nhà nước đầy quyền lực vào khoảng tháng 2/2018.
Ông Castro đã tuyên bố sẽ rời chức vụ chủ tịch nước vào thời điểm đó, nhưng dự kiến ông sẽ vẫn đứng đầu Đảng Cộng sản, và trong cương vị đó, vẫn nắm nhiều quyền lực ngang với hoặc còn hơn cả chủ tịch nước.
Các quan chức Cuba nói 12.515 khối phố sẽ đề cử ứng cử viên cho các cuộc bầu cử hội đồng thành phố được tổ chức vào ngày 22 tháng 10.
Ông Raul Castro, 86 tuổi, đã trở thành chủ tịch nước vào năm 2008. Ông đã đưa ra một loạt các cải cách kinh tế xã hội có nhịp độ chậm và quy mô hạn chế, sau khi anh trai ông là Fidel rời chức vụ do ốm yếu. Ông Fidel Castro qua đời năm ngoái, thọ 90 tuổi.
Người lâu nay được kỳ vọng sẽ là chủ tịch nước mới của Cuba là Phó Chủ tịch thứ nhất Miguel Diaz-Canel, một đảng viên 57 tuổi, người không xuất hiện nhiều trước công chúng trong những năm gần đây.
https://www.voatiengviet.com/a/cuba-chuyen-tiep–quyen-luc-nha-castro-sap-ra-di/4015877.html
Anh bắt 4 binh sĩ
bị nghi là thành viên của nhóm tân Đức Quốc xã
Cảnh sát Anh đã bắt giữ 4 quân nhân bị tình nghi là thành viên của một nhóm tân Đức Quốc xã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, và đang có kế hoạch để thực hiện các hành động khủng bố.
Bộ Quốc phòng xác nhận những nghi can này là thành viên của quân đội.
Nhà chức trách tố cáo các đương sự là thuộc nhóm Hành động Quốc gia (National Action), một nhóm tân Đức Quốc xã bị cấm hoạt động ở Anh hồi tháng 12 năm ngoái, sau khi ca ngợi vụ ám sát nhà lập pháp Jo Cox, nạn nhân đã bị một thành viên theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu giết hại.
Cảnh sát cho hay các vụ bắt giữ diễn ra ở các thành phố Birmingham, Ipswich, Northampton ở Anh và ở thành phố Powys, xứ Wales. Cảnh sát còn cho biết các nghi can, mà danh tính chưa được tiết lộ, nằm trong độ tuổi từ 22 đến 32.
Tổ chức chống khủng bố West Midlands cho biết, các vụ bắt giữ là kết quả của một cuộc hành quân đã được lên kế hoạch, và có lực lượng tình báo cung cấp thông tin và “không có mối đe dọa nào đối với sự an toàn của công chúng.”
Mức báo động khủng bố ở Anh đang ở “mức đe dọa nghiêm trọng,” mức báo động cao thứ hai, có nghĩa là một cuộc tấn công khủng bố rất có khả năng xảy ra.
Các nghi can Hồi giáo cực đoan đã giết chết 35 người ở Anh trong năm nay.
Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Kim Jong Un Muốn gì ?
Là một trong những lãnh đạo trẻ nhất thế giới, Kim Jong Un, 34 tuổi, một mình đương đầu với cộng đồng quốc tế, phớt lờ trước những lời cảnh cáo và kêu gọi kềm chế của “ông anh cả” Trung Quốc. Hàng loạt các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc với chế độ Bình Nhưỡng như “nước đổ lá khoai“.
Bắc Triều Tiên tăng tốc các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Kim Jong Un đang “dồn tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào chân tường”, làm chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “đau đầu”trước một đồng minh khó bảo.
Hai nền kinh tế nặng ký của châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc cùng đang “run sợ” trước hành vi khó lường của Kim Jong Un. Liên minh Mỹ-Hàn có dấu hiệu rạn nứt.
Bình Nhưỡng thực sự muốn gì ? Chuyên gia về chiến lược Marianne Peron Doise, Học viện Quân Sự Paris ghi nhận : Kim Jong Un đang đảo lộn tương quan lực lượng trên bàn cờ chiến lược quốc tế :
Marianne Peron Doise :” Từ đầu năm 2017 và nhất là từ đầu tháng 7 tới nay, Bình Nhưỡng thực sự đã tăng tốc các vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân. Đây là bằng chứng rõ rệt nhất về những nỗ lực và tiến bộ của Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực này, cũng như là khả năng của chế độ Kim Jong Un làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị quốc tế.
Về phương diện ngoại giao, Kim Jong Un dồn tổng thống Donald Trump vào chân tường, đồng thời chứng minh rằng vũ khí hạt nhân hoàn toàn trong tầm tay Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đang bắt buộc một siêu cường quân sự – là Mỹ – phải công nhận thực tế đó”.
RFI : Có một nghịch lý là Bình Nhưỡng càng phô trương sức mạnh thì lại càng bị quốc tế cô lập, ngay cả đối với đồng minh thân thiết nhất là Bắc Kinh. Vậy thực sự Kim Jong Un toan tính những gì ?
Marianne Peron Doise : “Vâng, đúng là cho tới nay, trong một chừng mực nào đó, Trung Quốc bằng lòng với vai trò phá rối của Kim Jong Un, gây khó khăn cho Mỹ. Bắc Kinh luôn là điểm tựa của chế độ Bình Nhưỡng.
Bên cạnh đó thì Trung Quốc cũng là một cường quốc nguyên tử và đương nhiên là không muốn trông thấy Bắc Triều Tiên ở ngay sát cạnh mình có phương tiện phòng thủ này. Vũ khí của Bắc Triều Tiên cũng là một mối đe dọa tiềm tàng và là một thách thức quân sự đối với khu vực.
Theo tôi, Trung Quốc không dễ dàng chấp nhận điều đó. Bắc Kinh không thể chấp nhận để Bình Nhưỡng làm “vướng chân” mình.
Về phía Kim Jong Un, trước hết ông ta muốn quốc tế công nhận Bắc Triều Tiên là một cường quốc nguyên tử. Với Nhật Bản và Hàn Quốc, Bình Nhưỡng liên tục chứng tỏ là về mặt chiến lược, Bắc Triều Tiên độc lập với người anh cả Trung Quốc.
Ngoài ra, hạt nhân là một lá bùa hộ mệnh, bảo đảm cho sự sống còn của chế độ dòng họ Kim đối với công luận trong nước.
Sau cùng cần chú ý tới một yếu tố tâm lý : Bắc Triều Tiên vẫn còn bị bóng ma của chiến tranh Triều Tiên và quá khứ lịch sử dưới thời quân đội Nhật hoàng đô hộ ám ảnh.
Do vậy vũ khí nguyên tử là một phương tiện tốt nhất để Kim Jong Un đưa Bắc Triều Tiên lên hàng các cường quốc quân sự và hạt nhân, qua đó đem lại tự hào cho dân tộc.
Trong khi đó, ở góc đài bên kia, thì tổng thống Mỹ Donald Trump lại dùng những lời lẽ thô bạo không kém Kim Jong Un đe dọa Bắc Triều Tiên. Có điều Mỹ chỉ nói suông, còn Kim Jong Un thì liên tiếp cho thử tên lửa và hạt nhân.
Tính toán đó khá khôn ngoan, bởi Bình Nhưỡng biết rõ là tổng thống Hoa Kỳ đang trong thế kẹt : nếu Donald Trump quyết định dùng giải pháp quân sự thì sẽ chẳng mấy ai nghe theo.
Trước hết là hai đồng minh thân thiết nhất của Hoa Kỳ tại Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản đều không muốn nổ ra chiến tranh. Kế tới từ Trung Quốc đến Nga đương nhiên đều sẽ dùng quyền phủ quyết bác bỏ phương án quân sự”.
RFI : Vậy thì quốc tế có ngõ thoát nào cho hồ sơ Bắc Triều Tiên ?
Marianne Peron Doise : “Ngay từ đầu, thái độ mập mờ của Trung Quốc đã khiến mọi người phải quan tâm. Nhưng có lẽ bản thân Bắc Kinh cũng đang bối rối và chưa biết làm thế nào để tháo gỡ bế tắc mà không một bên nào bị mất mặt, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị họp Đại Hội Đảng.
Bên cạnh đó, chúng ta biết chính quyền của ông Tập Cận Bình đang muốn quá nhiều thứ cùng một lúc. Trung Quốc vừa muốn Mỹ đưa ra một số bảo đảm về mặt an ninh cho khu vực Đông Bắc Á, vừa muốn Seoul và Washington chấm dứt dự án lắp đặt hệ thống lá chắn chống tên lửa trên lãnh thổ Hàn Quốc, ngay sát cạnh cửa ngõ của Trung Quốc.
Sau cùng Bắc Kinh không muốn Bình Nhưỡng trang bị vũ khí hạt nhân nhưng đồng thời Trung Quốc làm tất cả để kịch bản chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ không xảy ra.
Bắc Kinh không muốn trông thấy cảnh lớp lớp người Bắc Triều Tiên tràn sang biên giới Trung Quốc, không muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất với quyền lực trong tay Seoul, tai mắt của Mỹ ở khu vực.
Giữa ngần ấy mục tiêu, Bắc Kinh cũng đang trong trong tình thế rất khó xử.
Thực ra, không chỉ Trung Quốc mà cả cộng đồng quốc tế đều theo đuổi mục tiêu thuyết phục Bình Nhưỡng quay trở lại vòng đàm phán sáu bên để đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Nhưng chúng ta đừng quên rằng, sau 6 lần thử bom nguyên tử, nếu có nối lại đàm phán Bắc Triều Tiên đương nhiên sẽ trong thế mạnh. Câu hỏi đặt ra là cộng đồng quốc tế có cái gì để mặc cả với Kim Jong Un ?”
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170905-su-dung-la-bai-hat-nhan-kim-jong-un-muon-gi
Colombia : Ký thỏa thuận ngừng bắn
với lực lượng nổi dậy ELN
Colombia có thể hy vọng vào một nền hòa bình toàn diện. Ngày 04/09/2017, chính phủ Bogota thông báo đã ký thỏa thuận ngừng bắn với lực lượng nổi dậy Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia ELN. Sau Quân Đội Cách Mạng Colombia FARC, đây là đội quân nổi dậy thứ nhì ở đất nước Nam Mỹ chấp nhận ngừng chiến sau hơn nửa thế kỷ nổi dậy chống chính phủ .
Lực lượng nổi dậy ELN đã bắt đầu các cuộc đàm phán với chính phủ từ mùa đông năm ngoái sau 3 năm thương lượng bí mật.
Từ Bogota, tổng thống Colombia, Juan Manuel Santos cho biết, ngừng bắn sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/10, trước mắt sẽ kéo dài trong 102 ngày. Ông Santos ca ngợi đây là một tin trọng đại của đất nước và sẽ làm giáo hoàng vui mừng trong chuyến thăm Colombia 5 ngày bắt đầu từ ngày mai.
Hơn 50 năm xung đột, cuộc nội chiến với các phe phái nổi dậy ở Colombia đã làm 26 nghìn người chết và hơn 60 nghìn người mất tích. Chính phủ Bogota và lực lượng nổi dậy muốn đưa ra một tín hiệu hy vọng, đặc biệt trước chuyến thăm của giáo hoàng.
Hồi tháng 11/2016, chính phủ Colombia đã ký thỏa thuận với quân nổi dậy FARC. Lực lượng này đã giải giáp vũ khí hoàn toàn và chuyển đổi thành một đảng chính trị hợp pháp. Qua thỏa thuận ngừng bắn với ELN, Bogota hy vọng đạt được hòa bình hoàn toàn trên cả nước.
Đội Giải Phóng Quốc Gia là một tổ chức nổi dậy tản mát, thiếu tập trung, không có tổ chức chặt chẽ như FARC. Vì thế vấn đề đặt ra lúc này là làm sao bảo đảm cho lệnh ngừng bắn được tôn trọng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170905-colombia-ky-thoa-thuan-ngung-ban-voi-luc-luong-noi-day-eln
Cấm vận Bắc Triều Tiên, dân buôn Trung Quốc cũng bị thiệt hại
Liệu Trung Quốc có áp dụng trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên một cách nghiêm túc ? Khó có thể kiểm chứng được điều này.
Ngày 05/08/2017 Hội Đồng Bảo An đã thông qua nghị quyết cấm hoàn toàn Bắc Triều Tiên xuất khẩu quặng sắt, chì và cả tôm cá. Tại Hồn Xuân, một thành phố nhỏ bên biên giới phía bắc Trung Quốc với Bắc Triều Tiên, các thương lái quả quyết lệnh cấm đã được triển khai, nhưng có điều họ là những nạn nhân đầu tiên của lệnh trừng phạt. Thông tín viên Heike Schmidt tại Bắc Kinh :
“Ngay cả trước khi lệnh cấm vận có hiệu lực chính thức vào ngày hôm nay, hải quan Trung Quốc đã chặn và trả lại các xe tải chất đầy tôm cá về Bắc Triều Tiên.
Một thương lái tại chỗ cho biết : Tôi vẫn nhập hải sản của Bắc Triêu Tiên. Nhưng hiện giờ, không đưa qua được nữa rồi. Hàng bị cấm do các vụ bắn tên lửa Bắc Triều Tiên. Tôi không còn hàng bán nữa. Một số bạn buôn thì đang bán nốt số hàng tồn kho.
Với Bắc Triều Tiên, thiệt hại nguồn thu do lệnh trừng phạt mới này có thể ước tính lên tới là 1 tỷ đô la. Nhưng không ai nói đến thiệt hại của các thương lái Trung Quốc, một nhà buôn Trung Quốc nói : Việc này gây hậu quả rất lớn. 80% dân thành phố Hồn Xuân làm ăn với Bắc Triều Tiên. Nhưng từ khi có lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, chúng tôi bị thất nghiệp. Chúng tôi có thể làm gì được bây giờ ? Chỉ có đổi nghề thôi.
Khoảng vài chục người buôn bán đã xuống đường biểu tình phản đối lệnh cấm vận. Một số khác thì chọn cách luồn lách lệnh cấm. Tại Đan Đông, một điểm trung chuyển thương mại Trung-Triều khác, buôn lậu đang rất thịnh hành, theo tin của nhật báo South China Morning Post. Mỗi đêm vẫn có nhiều tấn hải sản Bắc Triều Tiên được chuyển lậu qua biên giới.”
Tổng thống Pháp tiếp đối lập Venezuela
Ngày 04/09/2017 tại Paris, tổng thống Pháp tiếp các nhân vật đối lập Venezuela, trong đó có chủ tịch Quốc Hội Julio Borges và phó chủ tịch Freddy Guevara. Ông Macron bày tỏ mong muốn giúp Venezuela thoát khỏi khủng hoảng.
Sau cuộc gặp, ông Julio Borges cho báo chí biết : « Chúng tôi đã thảo luận về cuộc khủng hoảng đã vượt quá khỏi vấn đề chính trị. Venezuela hiện đang chịu đựng một thảm kịch nhân đạo, người dân không có gì ăn cũng không thể hành xử các quyền của mình, không được tôn trọng phẩm giá ».
Chủ tịch Quốc Hội Venezuela nói thêm, tổng thống Pháp nhiều lần hỏi có thể làm được gì để giúp đỡ, và nêu ra khả năng gởi sang viện trợ nhân đạo khẩn cấp. Ông Borges nhấn mạnh, sự ủng hộ của ông Emmanuel Macron là rất quan trọng. Theo ông, « sự hỗ trợ của các nền dân chủ trên thế giới và những cuộc biểu tình của người dân là hai lực lượng có thể dẫn đến một lối thoát dân chủ cho Venezuela ».
Tuần trước, ông Emmanuel Macron đã tố cáo chế độ Caracas là « độc tài ». Chính quyền Venezuela lập tức lên án « một sự ám ảnh thường xuyên của đế quốc ». Bà Lilian Tintori, một nhà đấu tranh nhân quyền Venezuela được ông Macron ủng hộ không có mặt tại điện Elysée lần này vì bị chính quyền Caracas cấm xuất cảnh.
Quốc Hội lập hiến được bầu lên hồi tháng Bảy theo mong muốn của tổng thống Nicolas Maduro, và bị đối lập tẩy chay, đã nắm lấy quyền lập pháp của Quốc Hội hiện do phe đối lập chiếm đa số. Theo ông Maduro, đây là giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng chính trị sau bốn tháng biểu tình gần như liên tục với trên 125 người chết.
Trong một diễn biến khác, tổng thống Maduro hôm nay loan báo hủy bỏ việc tham gia cuộc họp lần thứ 36 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève vào thứ Hai 11/9 tới, tố cáo tình trạng « quấy nhiễu thường xuyên » mà Venezuela là nạn nhân.
http://vi.rfi.fr/phap/20170905-tong-thong-phap-tiep-doi-lap-venezuela
Indonesia tham gia giải quyết
cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Miến Điện
Liên Hiệp Quốc ngày 05/09/2017 loan báo, đã có thêm gần 124.000 người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi ở Miến Điện sang Banglasdesh tị nạn. Tại Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, tình cảnh của người Rohingya đã khiến chính quyền nước này phải phản ứng. Từ cuối tuần qua, Jakarta cũng đã có những nỗ lực ngoại giao quan trọng để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Từ Jakarta, thông tín viên RFI Joël Bronner cho biết thêm chi tiết :
« Tình hình này đòi hỏi phải có những hành động cụ thể, chứ không chỉ những lời tuyên bố và lên án. Trong cuộc họp báo hôm Chủ nhật, tổng thống Joko Widodo nói rõ, Indonesia muốn tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở Miến Điện, và giúp đỡ người thiểu số Rohingya.
Ngay từ hôm qua, Jakarta đã cụ thể hóa ý định của mình qua việc gởi đến Rangoon ngoại trưởng Retno Marsudi, nổi tiếng là phát ngôn thẳng thừng. Nhà ngoại giao đã gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi, hiện đang bị chỉ trích dữ dội, và tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện, để trình bày một kế hoạch do Jakarta soạn thảo nhằm giúp ra khỏi khủng hoảng.
Tiếp theo, bà Marsudi đến Dakha ở nước Bangladesh láng giềng, nhằm giám sát việc phân phát viện trợ nhân đạo của Indonesia cho những người tị nạn Hồi giáo từ Miến Điện sang.
Cùng lúc, tại Jakarta, số nhân viên an ninh đã được tăng cường trước đại sứ quán Miến Điện, tại khu phố sang trọng Menteng, sau vụ tòa nhà này bị ném bom xăng hôm Chủ nhật. Hôm qua trước tòa đại sứ này, hàng trăm người chủ yếu là phụ nữ đã biểu tình để bày tỏ sự phẫn nộ đối với các nhà lãnh đạo Miến Điện ».
Cho đến nay, đã có trên 400.000 người Rohingya tị nạn tại Bangladesh. Giải Nobel hòa bình trẻ tuổi người Pakistan, cô Malala Yousafzai hôm qua đã chỉ trích bà Aung San Suu Kyi về cách giải quyết thảm trạng người Rohingya, và ngoại trưởng Pakistan kêu gọi mở điều tra. Thủ tướng Malaysia bày tỏ quan ngại, Iran kêu gọi quốc tế hành động để tránh một sự thanh lọc chủng tộc, Maldives ngưng trao đổi thương mại với Miến Điện.
Bên cạnh phản ứng của các quốc gia Hồi giáo, ủy ban tham vấn do ông Kofi Annan lãnh đạo đã công bố một bản báo cáo chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Miến Điện về vấn đề người Rohingya. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cách đây vài ngày tuyên bố, việc vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống đối với sắc dân thiểu số này chỉ dẫn đến bạo lực.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170905-indonesia-tham-gia-giai-quyet-cuoc-khung-hoang-nhan-dao-o-mien-dien
Bắc Triều Tiên đạt mục tiêu « cường quốc hạt nhân »
Với sáu vụ thử hạt nhân từ năm 2006, Bắc Triều Tiên dường như đã nắm được công nghệ thu nhỏ đầu đạn và nghiễm nhiên chen chân vào câu lạc bộ cường quốc hạt nhân. Vì chia rẽ, cộng đồng quốc tế bị đặt trước sự đã rồi với một tương lai bất định. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, Kim Jong Un không phải là thủ phạm duy nhất.
Sau gần 30 năm nghiên cứu, chế độ Bình Nhưỡng chứng tỏ có đủ khả năng chế tạo và trang bị một lực lượng răn đe hạt nhân đáng ngại. Đứng trước thực tế này, cộng đồng quốc tế chỉ có hai phản ứng : hoặc là dung thứ như đối với Pakistan Ấn Độ hay Israel hoặc là tìm cách ngăn chận bằng mọi biện pháp « từ kinh tế quân sự cho đến hạt nhân » như tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In.
Cả hai phản ứng này đều bất toàn đối với trường hợp Bắc Triều Tiên.
Sở dĩ Pakistan và Ấn Độ được dung thứ vì cuộc chạy đua vũ trang của hai quốc gia dị biệt và xung khắc tôn giáo này không vì mưu đồ đe dọa một nước thứ ba. Còn Israel thì được Mỹ (tổng thống Nixon) ủng hộ và Pháp giúp đỡ kỹ thuật để tự vệ (Le Figaro 07/05/2008).
Trong khi đó, Bình Nhưỡng công khai đe dọa « nhấn chìm » Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong « biển lửa ». Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể xem là đã bắt đầu từ thập niên 1980. Là thành viên của Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân TNP từ năm 1985, Bình Nhưỡng đơn phương rút khỏi TNP vào năm 2003. Hai năm sau, Bắc Triều Tiên tuyên bố « có bom hạt nhân ».
Hiệp ước TNP có hiệu lực từ năm 1970 quy định chỉ có 5 nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân và cam kết không chuyển giao trực tiếp hay gián tiếp.
Nhưng theo lập luận của Kim Jong Un, vũ khí hạt nhân là công cụ « hiệu quả nhất » để bảo vệ chế độ chống « mưu toan lật đổ » của Mỹ. Bình Nhưỡng đơn cử trường hợp chế độ Saddam Hussein của Irak và đại tá Kadhafi của Libya « do từ bỏ vũ khí hạt nhân » mà bị tiêu vong. Mọi nỗ lực ngoại giao từ năm 1990 điều đình một thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bị thất bại. Được Trung Quốc chống lưng ở Hội Đồng Bảo An, Bình Nhưỡng bất chấp các nghị quyết trừng phạt.
Còn ngăn chận bằng cấm vận triệt để về kinh tế như Hàn Quốc và Nhật Bản chủ trương thì liệu Trung Quốc, bạn hàng chính của Bắc Triều Tiên có đồng ý và thi hành hay không ?
Giải pháp thứ ba là quân sự không được Hàn Quốc chấp nhận vì sợ Bình Nhưỡng trả đũa bằng tên lửa.
Cuối cùng, chuyện gì phải đến đã đến. Là quốc gia duy nhất trên thế giới tiến hành thử nghiệm bom hạt nhân từ năm 1998, Bắc Triều Tiên bước vào danh sách những cường quốc hạt nhân không chính thức, không ký vào Hiệp ước TNP, cũng giống như Israel, Ấn Độ và Pakistan.
Không phải chỉ có Bình Nhưỡng
Theo số liệu của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Hoà Bình SIPRI ở Thụy Điển thì vào đầu năm 2017, chín quốc gia hạt nhân – Mỹ,Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên – tích trữ tổng cộng 14.935 đầu đạn hạt nhân trong đó ít nhất 20 đầu đạn là của Bình Nhưỡng.
Sau một thời gian bình lặng do hệ quả của chiến tranh lạnh kết thúc, ba nước Mỹ , Nga, Trung Quốc lại canh tân kho vũ khí hạt nhân. Ấn độ và Pakistan cũng gia tăng số lượng vũ khí nguyên tử. Theo chuyên gia Pháp Nicolas Roche được nhật báo Công giáo La Croix (05/09/2017) trích dẫn thì Nga và các nước châu Á là những tác nhân chính trong cuộc chạy đua vũ trang. Trong chiều hướng này, hạt nhân sẽ đóng vai trò trung tâm trong mối tương quan lực lượng giữa các nước.
Chấp nhận chuyện đã rồi… và hệ quả
Trong bối cảnh này, cũng theo Nicolas Roche, thách thức hiện nay không phải là ngăn chận Bình Nhưỡng trang bị thêm vũ khí hạt nhân mà phải xây dựng một chiến lược phòng vệ răn đe và tập trung đối phó với nỗ lực biến Bắc Triều Tiên thành một « ổ hạt nhân hung hăng ».
Nói cách khác, thế giới phải chấp nhận sống chung với một « nguồn bất ổn định lâu dài tại châu Á ».
Nhưng dung thứ Bắc Triều Tiên có nguy cơ tạo thêm một nguồn bất ổn khác ở Trung Đông. Chế độ Hồi giáo Iran, cho dù đã ký với quốc tế Hiệp Định hạt nhân 2015, sẽ ngồi yên hay không ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170905-bac-trieu-tien-dat-muc-tieu-%C2%AB-cuong-quoc-hat-nhan-%C2%BB
Putin dọa giảm thêm nhân viên ngoại giao Mỹ tại Nga
Trong cuộc họp báo kết thúc thượng đỉnh BRICS tại Hạ Môn- Trung Quốc ngày 05/09/2017, tổng thống Vladimir Putin cho biết Matxcơva dọa giảm thêm 155 nhân viên ngoại giao Mỹ đang làm việc tại Nga và Matxcơva giành quyền làm việc này.
Theo AFP, khi đề cập đến số nhân viên Mỹ làm việc tại Nga, tổng thống Putin tuyên bố, nếu muốn nói đến sự ngang bằng nhau một cách tuyệt đối, thì số nhân viên Mỹ tại Nga sẽ phải là 455 trừ 155.
Tổng thống Putin đã tuyên bố như trên sau khi Matxcơva buộc Mỹ phải giảm số nhân viên ngoại giao làm việc tại Nga xuống còn 455 người, kể từ ngày 01/09/2017.
Sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua dự luật trừng phạt Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, bộ Ngoại Giao Nga đã « gợi ý » là số lượng nhân viên ngoại giao hai bên bằng nhau.
Hãng thông tấn Nga TASS cho biết, vào tuần trước, đích thân tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh đóng cửa cơ quan lãnh sự Nga tại San Francisco và các cơ sở ngoại giao liên quan ở Washington DC và New York vào tuần trước.
Quyết định này của Washington đã làm Matxcơva tức giận. Ngày 03/09/2017 phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga đã chỉ trích nhân viên FBI Mỹ đã xâm nhập, lục soát cơ quan lãnh sự Nga tại San Francisco và nói rằng bộ Ngoại Giao Mỹ đã gây sức ép, đòi Nga bán lại cơ sở này cho Hoa Kỳ.
Đối với tổng thống Nga, việc Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Nga tại San Francisco là một hành động « chưa từng thấy » và vi phạm quyền sở hữu của Nga. Ông Putin đã chỉ thị bộ Ngoại Giao Nga đưa vấn đề này lên tòa án Hoa Kỳ.
Liên Hiệp Quốc mạnh tay trừng phạt Bắc Triều Tiên ?
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 04/09/2017 đã họp khẩn. Tất cả đều đồng tình lên án Bắc Triều Tiên thử bom nguyên tử. Hoa Kỳ loan báo muốn trừng phạt thật mạnh Bình Nhưỡng vào ngày 11/09/2017.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau tường trình :
« Bắc Triều Tiên chỉ muốn có một điều, đó là chiến tranh. Bà Nikki Haley, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc khẳng định như trên. Nhưng Washington, sau những phát biểu hung hăng của tổng thống Donald Trump – hứa hẹn « ngọn lửa và sự thịnh nộ » nếu Bình Nhưỡng lại khiêu khích – nay có vẻ muốn ưu tiên cho biện pháp ngoại giao.
Bà Nikki Haley tuyên bố : « Thời kỳ Hội Đồng Bảo An đưa ra những biện pháp lưng chừng nay đã qua rồi. Bây giờ là lúc để tận dụng mọi phương cách ngoại giao trước khi quá trễ, chúng ta nay phải thông qua các biện pháp mạnh mẽ nhất ».
Trong số những biện pháp có thể được đưa ra biểu quyết vào thứ Hai tuần tới, có thể kể cả việc cấm vận dầu lửa, trừng phạt lãnh vực du lịch, dệt may và những lao động Bắc Triều Tiên làm việc ở nước ngoài… Châu Âu ủng hộ ý kiến của Mỹ.
Đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc, ông Francois Delattre nói : « Chỉ trong vài tháng, mối đe dọa đã đổi khác về tầm vóc và cả tính chất. Nay mối đe dọa ấy đã mang tính toàn cầu, tức thời và liên quan đến sự tồn vong. Trong bối cảnh đó, tỏ ra yếu ớt hay do dự không phải là một sự chọn lựa ».
Tuy vậy phía Nga tỏ ra hết sức nghi ngại trước những biện pháp trừng phạt, mà tác động cho đến nay vẫn rất hạn chế. Về phía Trung Quốc, đồng minh chính của Bình Nhưỡng, thì luôn đòi hỏi đối thoại. Nhưng người Mỹ đã cảnh báo, sự kiên nhẫn của Washington đã đến cùng cực. Như vậy việc thông qua các biện pháp trừng phạt mới gần như là điều chắc chắn ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170905-lien-hiep-quoc-co-the-manh-tay-trung-phat-bac-trieu-tien
Hàn Quốc liên tiếp tập trận đối phó với Bắc Triều Tiên
Ngày 05/09/2017, hai hôm sau khi Bình Nhưỡng thử bom hạt nhân, Hải quân Hàn Quốc tiếp tục mở tập trận bắn đạn thật, chứng tỏ khả năng sẵn sàng đáp trả các khiêu khích trên biển của Bắc Triều Tiên. Trước đó tổng thống Mỹ-Hàn đã có cuộc đàm thoại. Nhà Trắng khẳng định đoàn kết, hỗ trợ đồng minh tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Thông tín viên Frédéric Ojardias, tại Seoul :
“Một khu trục hạm, một tuần dương hạm và một tàu phóng tên lửa đã tham gia vào cuộc diễn tập hải quân nhằm mục đích răn đe Bình Nhưỡng. Một chỉ huy của Hàn Quốc cảnh cáo, trong trường hợp có bất kỳ sự khiêu khích nào trên biển, Hàn Quốc sẽ đáp trả ngay lập tức và sẽ nhận chìm (kẻ thù) xuống đáy biển.
Trên bình diện ngoại giao, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In trong đêm qua đã điện đàm với tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump cho biết đồng ý hủy bỏ quy định hạn chế Seoul sở hữu tên lửa có khả năng mang đầu đạn trên 500 kg. Điều này sẽ giúp Hàn Quốc tăng cường sức mạnh răn đe. Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí cần phải trừng phạt Bình Nhưỡng mạnh hơn nữa.
Cuối cùng Nhà Trắng thông báo sẽ bán cho Seoul các thiết bị quân sự trị giá nhiều tỷ đô la.
Mặc dù vậy, đó chỉ là sự đoàn kết bề mặt. Hàn Quốc bắt đầu hoài nghi vào độ tin cậy của đồng minh Mỹ. Phải 36 giờ sau khi có tin Bình Nhưỡng thử bom, Donald Trump mới gọi điện thoại cho Moon Jae In và đã không bảo đảm chắc chắn là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Hàn Quốc trước các cuộc tấn công từ miền bắc.“