Tin khắp nơi – 05/07/2017
Trump chỉ trích TQ về quan hệ thương mại với Bắc Hàn
Ông Donald Trump đã chỉ trích Trung Quốc sau vụ thử tên lửa tầm xa của Bắc Hàn, và lên án Bắc Kinh về việc tăng hoạt động thương mại với Bình Nhưỡng.
“Để Trung Quốc hợp tác với chúng ta tức là đã cho họ quá nhiều,” tổng thống Hoa Kỳ viết trên Twitter.
Hoa Kỳ và Nam Hàn đã tiến hành cuộc tập trận bắn tên lửa đạn đạo trên Biển Nhật Bản nhằm đáp trả Bắc Hàn.
Hoa Kỳ: Bắc Hàn đã thử tên lửa tầm xa
Lính biên phòng đói và Bắc Hàn lung lay?
Trung Quốc và Nga cùng thúc giục hai bên hãy chấm dứt việc phô trương sức mạnh quân sự của mình, và nói sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm thay đổi thể chế ở Bắc Hàn.
“Với Nga và Trung Quốc thì điều hoàn toàn rõ ràng là bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo cớ cho việc sử dụng vũ lực qua việc dẫn chiếu tới các nghị quyết của Hội đồng Bảo an [Liên hợp quốc] là không thể chấp nhận được, và điều đó sẽ dẫn tới các hậu quả không thể lường trước trong khu vực này, nơi có biên giới với cả Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.
“Các nỗ lực nhằm bóp nghẹt Bắc Hàn về mặt kinh tế cũng là không thể chấp nhận được,” ông nói thêm.
Vụ phóng tên lửa, là lần thử mới nhất trong loạt các vụ thử, đã được thực hiện bất chấp lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Hoa Kỳ đã yêu cầu có cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an để thảo luận vấn đề. Một phiên họp kín giữa 15 thành viên Hội đồng sẽ diễn ra vào cuối ngày thứ Tư.
Tổng thống Hoa Kỳ đã có các cuộc thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Mar-a-Lago, Florida hồi tháng Tư. Ông Trump khi đó đã ca ngợi “những tiến triển to lớn” với Trung Quốc sau các cuộc gặp này.
Các số liệu thương mại cho thấy đã có sự gia tăng trong quan hệ thương mại Trung Quốc – Bắc Hàn trong thời gian trước khi có cuộc gặp mặt hồi tháng Tư.
Tổng thống Mỹ hiện đang trên đường tới Ba Lan và Đức, nơi ông sẽ gặp ông Tập lần thứ hai.
Trung Quốc, đồng minh kinh tế chính của Bình Nhưỡng, và Nga đã kêu gọi Bắc Hàn ngưng chương trình tên lửa đạn đạo để đổi lấy việc ngưng các hoạt động tập trận quy mô lớn giữa Mỹ và Nam Hàn.
Ông Tập và Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng “các bên đối đầu cần bắt đầu đàm phán”.
Nhật Bản hôm thứ Ba nói “những khiêu khích lặp đi lặp lại như thế này là hoàn toàn không thể chấp nhận được” và đã lên tiếng phản đối.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) là gì?
Là tên lửa tầm xa, thường được thiết kế để mang theo đầu đạn hạt nhân
Tầm di chuyển tối thiểu là 5.500km, nhưng hầu hết đều bay từ 10.000km trở lên
Bình Nhưỡng trước đây từng trưng bày hai loại ICBM là KN-08, tầm bay 11.500km, và KN-14, tầm bay 10.000km, nhưng cho tới trước ngày 4/7vẫn chưa hề tuyên bố thử nghiệm ICBM.
Bắc Hàn hiện thực sự đã có vũ khí tầm xa chưa?
Một số chuyên gia tin rằng cuộc thử nghiệm hôm thứ Ba cho thấy Bắc Hàn đã có một tên lửa có thể đi tới tận Alaska.
Tuy nhiên, tên lửa đó có mang được đầu đạn hạt nhân hay không vẫn là vấn đề chưa rõ.
Bình Nhưỡng nói tên lửa mang theo một “đầu đạn hạng nặng”, có khả năng nhắm trúng điích dưới nước mà không làm vỡ kết cấu của mục tiêu.
Nam Hàn nói không có bằng chứng nào cho thấy tên lửa này có thể chịu được nhiệt độ cao và quay trở lại khí quyển một cách thành công, theo hãng tin Yonhap.
Các chuyên gia tin rằng Bình Nhưỡng chưa có khả năng làm đầu đạt hạt nhân cỡ nhỏ, vừa để gắn được vào hỏa tiễn tầm xa và giữ được nó an toàn cho tới khi trúng mục tiêu.
Họ nói rằng các tên lửa của Bắc Hàn không thể nhắm bắn chính xác, trúng được mục tiêu.
Tuy nhiên, một số người khác tin rằng với tốc độ hiện nay, Bình Nhưỡng có thể vượt qua được các trở ngại này và phát triển được vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công Mỹ trong vòng từ 5 đến 10 năm.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40508695
5 điều cần biết về hội nghị G20 ở Hamburg
Các lãnh đạo Mỹ, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác sắp tới Hamburg dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 bắt đầu thứ Sáu tuần này trong hai ngày.
BBC Tiếng Việt giới thiệu 5 chủ đề chính liên quan đến G20 năm nay:
1. G20 đủ 20 nước và còn ai khác?
Ra đời năm 1999, G20 tụ họp 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, với trên 80% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu.
Ngoài Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, G20 còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, CH Nam Phi, Ả Rập Saudi, Argentina và Nga.
Con số này mới chỉ là 19 nên G20 còn một thành viên nữa là Liên Hiệp châu Âu, vốn bao gồm một loạt nước nêu trên.
Sau khi bị “trục xuất” khỏi G8 vì vấn đề Ukraine, G20 là diễn đàn lớn quan trọng còn lại để Nga tham gia.
Trump: ‘Chào nhé cộng đồng quốc tế!’
G20 cũng là hội nghị toàn cầu cao cấp duy nhất có một quốc gia Asean, và một quốc gia trong Thế giới Ả Rập tham gia.
Nhưng với sự mở rộng ra các khu vực kinh tế khác, G20 không còn là “20 nền kinh tế lớn nhất thế giới nữa”.
Kinh tế Hà Lan (không trong G20) hiện đã nhỉnh hơn Thổ Nhĩ Kỳ và to gấp mấy lần nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi.
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được mời dự G20 vì Việt Nam tuy không nằm trong G20 nhưng sẽ đăng cai hội nghị APEC cuối năm nay tại Đà Nẵng.
2. Biểu tình và các yêu sách
Dự kiến 100 nghìn người cũng sẽ biểu tình tại thành phố cảng của Đức để chống biến đổi khí hậu, lên án một số quyết định của Tổng thống Donald Trump, và nêu nhiều vấn đề khác.
Theo cảnh sát Đức, có ít nhất 8000 trong số người dự kiến biểu tình “chuẩn bị gây ra bạo động” và họ đã tịch thu nhiều dao, gậy tại các nơi ở Hamburg.
Đức cho biết sẽ đưa 20 nghìn nhân viên cảnh sát ra phố ở Hamburg trong hai ngày hội nghị.
Nghị trình chính của G20 là “tăng trưởng bền vững cho châu Phi, quyền lực kinh tế của phụ nữ” và tạo việc làm cho thanh niên.
Thất nghiệp trong giới trẻ đang là vấn nạn tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật số cũng là các chủ đề được bàn tới.
Đức lo ngại tình trạng mang thai để xin ở lại
Chợ Đồng Xuân và người Việt nhập cư ở Đức – BBC Tiếng Việt
Chủ đề di dân và người tỵ nạn cũng sẽ được các nước châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ bàn đến.
Tuần qua, có những hôm hàng nghìn người từ Trung Đông và Bắc Phi ào vào Ý bằng thuyền, khiến EU phải lên tiếng yêu cầu mọi nước thành viên hỗ trợ cho Rome.
3. Lỗ hổng trong đầu tư giáo dục
Một trong số các nghị trình giới vận động nêu ra là làm sao để giáo dục được đầu tư nhiều hơn.
Họ đề nghị tăng đầu tư vào công việc học và giảng dạy cho toàn bộ trẻ em trên thế giới chứ không phải cho một nhóm thiểu số được ưu đãi.
Nhà kinh tế Pháp, Thomas Picketty gần đây nói rằng tại một quốc gia phát triển như Ý, số tiền đầu tư vào giáo dục chỉ có 1% GDP, ít hơn sáu lần cho với tiền chính phủ Ý bỏ ra để trả lãi suất cho các món nợ công.
Điều này làm tiêu tan hy vọng tạo ra một thế hệ trẻ có kiến thức toàn cầu và có việc làm.
4. Trump và các vấn đề chính trị
Trước khi sang Đức dự G20, ông Donald Trump sẽ thăm Ba Lan để được đón mừng.
Kevin Ponniah của BBC News viết Tổng thống Trump chọn thăm Ba Lan vì nước này luôn đánh giá cao đồng minh Hoa Kỳ.
Đến Warsaw hôm thứ Năm 06/07, ông Trump sẽ được đám đông do đảng cầm quyền thiên hữu (PiS) ở Ba Lan chở bằng xe bus đến đón mừng, khác với cảnh tại Hamburg vào thứ Sáu, khi ông sẽ bị biểu tình phản đối.
Ông Trump và lãnh đạo “không ngai” của Ba Lan, Jaroslaw Kaczynski cũng muốn ngăn “làn sóng” của phe thiên tả, tự do chủ nghĩa, theo Kevin Poniah.
Nhưng nhìn chung, tổng thống Mỹ nào cũng được hoan nghênh chào đón ở Ba Lan.
“Trừ khi họ làm điều gì đó quá tệ, còn thì mọi tổng thống Hoa Kỳ đều được người Ba Lan mến mộ và chào đón,” theo giáo sư Aleks Szczerbiak, chuyên gia về chính trị Ba Lan tại ĐH Sussex, Anh Quốc.
Nhưng trước khi sang Ba Lan, ông Trump đã “tranh thủ” nhắn tin trên Twitter phê phán Trung Quốc về Bắc Hàn.
Điều này có nguy cơ làm cuộc gặp mặt với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hamburg không suôn sẻ.
Trước khi sang Đức, vào hôm thứ Ba, ông Tập đã gặp lãnh đạo Nga, Vladimir Putin ở Moscow để đồng ý về quan điểm với Bắc Hàn, nước vừa thử thành công tên lửa đạn đạo.
5. Tại sao chỉ chống Donald Trump?
Thủ tướng nước chủ nhà, bà Angela Merkel muốn thúc đẩy hai nghị trình chính là Biến đổi Khí hậu và Tự do Thương mại.
Tuần này, ngay trước G20, EU tiến lại gần việc thông qua hiệp định tự do thương mại với Nhật Bản và Nghị viện EU đồng ý về một thỏa thuận nâng tầm hợp tác với Cuba và tạm không nhắc đến nhân quyền ở nước này.
Hôm thứ Tư 05/07, hai ngày trước lễ khai mạc G20, bà Merkel đã phát biểu về hai chủ đề này và bóng gió phê phán cách nhìn của Tổng thống Donald Trump.
Bà nói thế giới cần hợp tác chứ không phải là sân chơi theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”.
Nhưng cũng có ý kiến khác.
Bà Natalie Nougayrede, cây bút Pháp, nguyên biên tập viên điều hành tờ Le Monde viết trên báo The Guardian ở Anh (01/07/2017) rằng nhiều người chuẩn bị đến Hamburg biểu tình chống ông Donald Trump.
Nhưng các giới tại EU lại như quên hay không dám biểu tình phản đối ông Tập Cận Bình cũng sẽ có mặt ở thành phố cảng của Đức, bà Nougayrede viết.
Bà Nougayrede nói nếu họ quan tâm thật sự về nhân quyền thì nên đòi để Trung Quốc cho tù nhân Lưu Hiểu Ba ra nước ngoài chữa ung thư, điều TQ bác bỏ.
Bà nói nhiều người không thích ông Trump nhưng nền dân chủ Mỹ đủ khoẻ để giải quyết vấn đề Trump còn Trung Quốc vẫn là nước không tôn trọng các giá trị nhân đạo của châu Âu.
Mà giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba lại được châu Âu trao tặng, bà Nougayrede viết.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40508320
Nhật và EU ‘sắp đạt thỏa thuận mậu dịch tự do’
Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đang làm việc với công suất tối đa để loại bỏ những trở ngại còn lại nhằm đạt một thỏa thuận mậu dịch qui mô.
Thỏa thuận mậu dịch tự do EU- Nhật Bản sẽ chiếm hơn một phần tư nền kinh tế toàn cầu.
Sau nhiều tuần đàm phán khó khăn ở Tokyo với chặng đường bốn năm thương thuyết, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã có mặt tại Brussels để họp với Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom.
Hãng túi khí Nhật Takata nộp đơn phá sản
Deutsche Bank nộp phạt 7,2 tỷ đôla cho Mỹ
Cả hai bên hy vọng sẽ công bố một thỏa thuận sâu rộng tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo hôm thứ Năm, trước khi diễn ra phiên họp G20 họp tại Hamburg hôm thứ Sáu.
“Chúng tôi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong đàm phán, nhưng vẫn còn có những vấn đề quan trọng cần được giải quyết,” Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người bay đến thủ đô của Bỉ vào hôm thứ Tư, nói với các phóng viên ở Tokyo trong tuần này. “Sẽ là hết sức quan trọng đối với Nhật Bản và EU trong việc vẫy ngọn cờ của tự do thương mại thông qua việc đạt một thỏa thuận nhanh chóng trong bối cảnh đang có các động thái bảo hộ.”
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi các thỏa thuận thương mại đa phương, bao gồm cả với châu Âu và với một nhóm các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, đã khiến EU và Nhật Bản thúc đẩy các cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, hai bên phải đạt được một sự đồng thuận về thuế quan. Kênh truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết vào thứ Tư họ gần giải quyết những khác biệt chính về sản phẩm từ sữa và ngành xe hơi. Nhật Bản sẽ tạo ra một hạn ngạch thuế quan thấp cho pho mát châu Âu và bãi bỏ thuế trong vòng 15 năm, trong khi Liên minh châu Âu sẽ loại bỏ thuế quan cho công nghiệp xe hơi trong bảy năm.
Ông Abe, người chịu ảnh hưởng chính trị trong nước vì các vụ bê bối và thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Tokyo, phải đối mặt với áp lực từ Đảng Dân chủ Tự do của mình để duy trì các biện pháp bảo hội cho pho mát sản xuất trong nước. EU, nơi xuất khẩu pho mát lớn nhất thế giới, dự đoán thỏa thuận này sẽ mang lại thêm 10 tỷ euro (11,4 tỷ USD) về xuất khẩu thực phẩm chế biến, bao gồm thịt và các sản phẩm sữa, sang Nhật Bản.
Về phần mình, các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản đã than phiền rằng họ đang thua các đối thủ từ Hàn Quốc, nước có một thỏa thuận mậu dịch với châu Âu.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-40502864
Hoa Kỳ: Bắc Hàn đã thử tên lửa tầm xa
giám sát vụ thử.
Hoa Kỳ xác nhận Bắc Hàn vào hôm thứ Ba thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Ngoại trưởng Rex Tillerson gọi đây là “động thái tăng cường đe dọa” Hoa Kỳ và thế giới và cảnh báo rằng Washington “sẽ không bao giờ chấp nhận một Bắc Hàn có vũ khí nguyên tử “.
Bình Nhưỡng nói hôm 4/7 rằng đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên.
Giới chức Hoa Kỳ tin rằng Bắc Hàn nay có thể bắn một tên lửa tới Alaska.
Tuy cuộc bắn thử hôm 4/7 là một bước tiến lớn, nhưng các chuyên gia tin rằng Bắc Hàn vẫn chưa có công nghệ vũ khí hạt nhân tầm xa.
Phản ứng lại vụ thử này, Hoa Kỳ và Nam Hàn đã tiến hành “tập trận chung để kiểm tra năng lực nhắm bắn chính xác”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Dana White nói trong một thông cáo.
Hoa Kỳ cũng đã đề nghị cho một phiên họp khẩn cấp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để bàn thảo chủ đề này.
Phiên họp kín của 15 thành viên hội đồng sẽ được tiến hành vào ngày 5/7.
Trong một thông cáo, ông Tillerson nói: “Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ vụ Bắc Hàn phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ vụ Bắc Hàn phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Vụ thử này cho thấy việc leo thang đe dọa Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác của chúng ta, khu vực và thế giớiRex Tillerson, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
“Vụ thử này cho thấy việc leo thang đe dọa Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác của chúng ta, khu vực và thế giới.”
Ông Tillerson nhấn mạnh rằng cần có “hành động toàn cầu để ngăn chặn đe dọa toàn cầu”.
Và ông cảnh báo rằng bất kỳ nước nào trợ giúp Bắc Hàn về kinh tế và quân sự hoặc không thực hiện đầy đủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ là “trợ giúp và tiếp tay cho một chế độ nguy hiểm”.
Nga và Trung Quốc kêu gọi Bắc Hàn tạm ngừng chương trình hạt nhân và tên lửa, sau khi Bình Nhưỡng nói đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lần đầu tiên.
Nga và Trung Quốc cũng nói cần tạm ngừng tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Vụ phóng này được thực hiện lúc 09:40 sáng theo giờ địa phương hôm thứ Ba, từ Banghyon tại Tỉnh Pyongan, hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn quân đội Nam Hàn cho biết.
Hãng tin NHK của Nhật dẫn nguồn bộ quốc phòng nước này nói tên lửa có thể rơi xuống vùng nước mà Nhật tuyên bố chủ quyền, thuộc vùng đặc quyền kinh tế.
Bắc Hàn đã tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong những tháng gần đây.
Bộ trưởng Nội các Nhật Yoshihide Suga nói với các phóng viên rằng tên lửa này bay khoảng 40 phút và dường như rơi xuống Biển Nhật Bản.
Vụ phóng tên lửa được tiến hành một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm trong hai cuộc riêng biệt với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc về chủ đề Bắc Hàn.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định quyết tâm cho Bán đảo Triều tiên phi hạt nhân.
Tân tổng thống Nam Hàn mới được bầu Moon Jae-in cũng đã gặp ông Trump vào tuần trước.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis vào tháng trước nói Bắc Hàn là “đe dọa gấp rút và nguy hiểm nhất” cho hòa bình và an ninh.
Trong tài liệu gửi cho Quốc hội trước hôm ra điều trần hôm 12/6, ông Mattis nói chương trình hạt nhân của Bắc Hàn là “nguy hiểm rõ rệt và hiện hữu”.
Tổng thống Donald Trump từng nói Mỹ sẽ “giải quyết” mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn, dù Trung Quốc có giúp đỡ hay không.
“Nếu Trung Quốc không giải quyết Bắc Hàn, chúng tôi sẽ làm. Đó là những gì tôi muốn nói,” ông Trump từng trong một bài phỏng vấn với tờ báo Anh, Financial Times, hồi tháng Tư năm nay.
Cũng trong tháng Tư, Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm và các tàu khu trục khác vào khu vực gần Bắc Hàn nhưng sau đó di chuyển theo hướng ngược lại.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40502858
Trung Quốc mời chuyên gia ngoại quốc
chữa bệnh cho ông Lưu Hiểu Ba
Trung Quốc mời chuyên gia y tế từ Mỹ và Đức sang chữa bệnh cho nhà bất đồng chính kiến kiêm khôi nguyên hòa bình Lưu Hiểu Ba sau khi cho ông ra khỏi nhà tù có điều kiện vì căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Hãng tin Reuters loan tin dẫn lời giới chức chính phủ địa phương thông báo hôm 5 tháng Bảy.
Nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba là người cùng khởi xướng bản kiến Nghị ‘Hiến chương 08’ kêu gọi Bắc Kinh thực hiện cải tổ chính trị sâu rộng. Vào năm 2009, ông bị kêu án 11 năm với cáo buộc ‘kích động lật đổ chính quyền’.
Theo tin thì Cơ quan Tư Pháp thành phố Thẩm Dương ra thông cáo nói bệnh viện thành phố nơi đang điều trị bệnh cho tù chính trị Lưu Hiểu Ba có quyết định mời chuyên gia y tế nước ngoài để điều trị cho ông này thể theo yêu cầu của gia đình và ý kiến tư vấn của những đang chăm sóc cho ông Lưu Hiểu Ba.
Tuy nhiên vẫn theo Reuters thì người của bệnh viện không cung cấp thêm chi tiết nào khi được tiếp xúc qua điện thoại, nói rằng không biết gì về trường hợp liên quan.
Giới quan sát cho rằng thông tin vừa nêu được đưa ra như là một dấu chỉ Trung Quốc muốn dịu giọng trước kỳ thượng đỉnh G20 sắp diễn ra.
Hoa Kỳ và Hàn Quốc
phản ứng sau vụ phóng tên lửa mới của Bắc Hàn
Mỹ và Nam Hàn cho phóng tên lửa vào ngày 05/07/17 đáp lại việc Bắc Hàn tiến hành phóng thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào ngày 4 tháng 7.
Trong khi quốc tế lên án động thái phóng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Bắc Hàn hôm 4/7, chưa đầy 24 giờ sau, quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ đã phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào khu vực biển Nhật Bản ở bán đảo Triều Tiên.
Tổng Tham mưu Quân đội Hàn Quốc nói rằng việc phóng tên lửa do Seoul và Washington thực hiện nhằm mục đích thể hiện khả năng tấn công chính xác vào trụ sở của địch trong trường hợp khẩn cấp.
Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-In, người ủng hộ biện pháp đàm phán với Bắc Triều Tiên lên tiếng rằng sự khiêu khích nghiêm trọng của Bình Nhưỡng đòi hỏi phải có hành động khác.
Vị chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc, Tướng Vincent Brooks nói cần phải tự kiềm chế, đây là một sự lựa chọn để không xảy ra chiến tranh.
Quân đội Philippines bắt người cung cấp tài chính và hậu cần
cho phiến quân Maute
Lực lượng an ninh Philippines hôm 5 tháng 7 bắt được người phụ trách việc cung cấp tài chính và hậu cần cho các phiến quân thuộc nhóm Maute ủng hộ Nhà nước Hồi giáo ISIS. Nhóm Maute đã chiếm giữ thành phố Marawi, miền Nam Philippine từ ngày 23 tháng 5 vừa qua.
Các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và phiến quân Maute đang diễn ra hàng ngày tại thành phố này. Phía quân đội Philippines được sự yểm trợ bởi các vũ khí của Mỹ và Australia.
Theo người phát ngôn của quân đội Philippines, tướng Gilbert Gapay, lực lượng an ninh vừa bố ráp một ngôi làng cách không xa Marawi và bắt giữ 3 kẻ tình nghi cùng với đạn dược và tài liệu hướng dẫn cách làm bom. Một trong ba kẻ tình nghi bị bắt giữ là người cung cấp hậu cần quan trọng cho nhóm Maute có tên là Monaliza Romato hay còn được biết đến với tên Monay. Người phụ nữ này là nhân vật quan trọng trong bộ tộc Maute vốn theo mẫu hệ. Theo quân đội Philippines, việc bắt giữ người phụ nữ này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ thống hậu cần của nhóm Maute.
Giao tranh tại Marawi nhiều tuần qua đã khiến hơn 400 người thiệt mạng và hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa. Khoảng 20% khu trung tâm thành phố đã bị phá hủy.
Đa số cử tri Mỹ ủng hộ lệnh cấm du hành của ông Trump
Đa số cử tri Mỹ tán thành lệnh cấm du hành của Tổng thống Donald Trump, áp dụng đối với 6 nước có đa số dân theo Hồi giáo, theo một cuộc thăm dò mới do tạp chí POLITICO và tổ chức thăm dò Morning Consult thực hiện.
Lệnh cấm không cho phép cấp visa mới cho khách đến từ Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen trong 90 ngày, đồng thời tạm ngưng chương trình tái định cư trong 120 ngày.
Kết quả thăm dò cho thấy 60% cử tri tán thành lệnh cấm du hành, trong khi chỉ có 28% chống đối lệnh này.
Đại đa số cử tri Đảng Cộng hoà, lên tới 84%, ủng hộ lệnh cấm, chỉ có 9% chống lệnh này.
Lệnh cấm du hành cũng được sự ủng hộ rộng rãi trong giới cử tri độc lập. 56% trong thành phần này ủng hộ lệnh cấm, so với 30% chống.
Trong giới cử tri Đảng Dân chủ, hơn 40% người được thăm dò tán thành lệnh cấm, trong khi 46% chống đối lệnh này.
Cuộc thăm dò không đề cập tới Tổng thống Trump hoặc các sắc lệnh của ông về vấn đề di trú. Đó là khác biệt giữa cuộc thăm dò mới nhất với các cuộc thăm dò công luận khác, mà đa số đều kết luận là có nhiều người chống đối hơn, so với những người ủng hộ.
Một cuộc thăm dò do hãng tin AP và Trung tâm thăm dò NORC thực hiện vào tháng trước cho thấy 60% cử tri Mỹ ủng hộ các phán quyết của nhiều tòa án, chặn lệnh cấm du hành của ông Trump.
Cuộc khảo sát này đã được hoàn tất trước khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết hồi tuần trước, cho phép thực thi một số khía cạnh của chính sách trong khi lệnh cấm chờ được tòa án tối cao xem xét vào mùa thu tới.
Phán quyết của Tối Cao Pháp viện nói rằng chính quyền phải tự chế trong việc ngăn chặn khách du hành sang Mỹ có “quan hệ mật thiết sẵn có” với một người, hoặc thực thể, đã có mặt ở Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/da-so-cu-tri-my-ung-ho-lenh-cam-du-hanh-cua-trump/3929167.html
Kim Jong Un: ‘Quà tên lửa’ chắc làm Mỹ khó chịu
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tự hào với vụ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đầu tiên hôm thứ Ba 4/7.
Theo hãng thông tấn Trung ương Bắc Hàn (KCNA), ông Kim nói với các nhà khoa học và kỹ sư rằng Hoa Kỳ sẽ “khó chịu” lắm khi nhận được “quà” mừng Lễ Độc lập hàng năm của họ.
Bình Nhưỡng hôm thứ Ba đã phóng tên lửa Hwasong-14 tại một phi trường gần biên giới Trung Quốc. Viện Khoa học Quốc phòng Bắc Triều Tiên nói rằng tên lửa Hwasong-14 bay 933 kilômét và đạt đến độ cao 2.802 kilômét. Tên lửa đã rớt xuống Biển Nhật Bản sau khi bay được 39 phút.
Dựa trên phân tích về thông số kỹ thuật quỹ đạo của tên lửa Hwasong-14, các chuyên gia Mỹ nói rằng tên lửa này dường như có thể bay đến bang Alaska.
KCNA nói rằng ông Kim Jong Un, với nụ cười rạng rỡ, “hối thúc các nhà khoa học của ông thường xuyên gởi những món quà lớn, nhỏ cho Mỹ.”
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói vụ phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng “là một sự leo thang mới của mối đe dọa đối với Mỹ, với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, và với thế giới.”
Ngoại trưởng Tillerson nói cần phải có một hành động toàn cầu để ngăn chặn mối đe dọa Bắc Hàn. Ông nói bất cứ quốc gia nào chứa chấp công nhân Bắc Hàn, cung cấp lợi ích kinh tế và quân sự cho Bắc Hàn, hay không chấp hành các nghị quyết của Liên hiệp quốc chống lại Bình Nhưỡng “là tiếp tay và xúi giục chế độ nguy hiểm này.”
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc họp khẩn
Phát ngôn viên Dana White của Ngũ giác đài ra một tuyên bố nói rằng vụ phóng thử tên lửa hôm thứ Ba “tiếp tục cho thấy Bắc Hàn đe dọa Mỹ và các các đồng minh của Mỹ.”
Một người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres ra tuyên bố lên án Bình Nhưỡng, và nói rằng vụ phóng thử tên lửa của Bắc Hàn “một lần nữa vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và cấu thành hành động leo thang căng thẳng nguy hiểm.”
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ họp kín về vụ khủng hoảng Bắc Hàn vào chiều thứ Tư. Ngoại trưởng Tillerson nói cần phải có những biện pháp mạnh hơn đối với Bắc Triều Tiên.
Tại Nam Triều Tiên, các lực lượng quân sự của Mỹ và Nam Hàn loan báo đã thao dượt chống phi đạn vài giờ sau khi miền Bắc phóng tên lửa Hwasong-14, với mục tiêu chống lại hành động “gây bất ổn và vô luật pháp của Bắc Triều Tiên.”
Một thông cáo chung nói: “Hoa Kỳ kiên quyết với cam kết bảo vệ Nam Triều Tiên.”
Địa điểm tên lửa Hwasong-14 rơi xuống trên Biển Nhật Bản nằm trong đặc khu kinh tế của Nhật Bản. Điều này không chỉ khiến Tokyo căm phẫn, mà cả Trung Quốc, nước dường như không khống chế được đồng minh của mình.
Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên kiềm chế
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng Bắc Kinh “không ngừng nỗ lực” để giải quyết những thách thức trên Bán đảo Triều Tiên. Ông nói vai trò của Trung Quốc là “không thể thiếu được,” và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, đừng ngay lập tức đẩy tình hình căng thẳng leo thang.
Ông Cảnh Sảng nói: “Trung Quốc yêu cầu Bắc Hàn kiềm chế những hành động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và thay vào đó hãy tạo điều kiện cần thiết để nối lại đối thoại và đàm phán.”
Tổng thống Donald Trump có lẽ sẽ tăng áp lực đòi Trung Quốc phải phải có biện pháp mạnh hơn để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn. Tổng thống Trump nói rằng mặc dù ông “thực sự công nhận chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc kiềm chế Bắc Hàn, nhưng không đạt hiệu quả. Ít nhất tôi biết rằng Trung Quốc đã cố gắng.”
Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm thứ Ba: “Có lẽ Trung Quốc sẽ có một biện pháp nặng đối với Bắc Hàn để chấm dứt trò vô nghĩa này một lần và chấm dứt luôn.”
Giáo sư môn khoa học chính trị Cheng Xiaohe của Đại học Renmin ở Bắc Kinh nói còn quá sớm để đoán Trung Quốc sẽ đi theo phương án nào, hay Liên hiệp quốc sẽ phản ứng như thế nào, hoặc là chỉ đơn thuần lên án vụ phóng tên lửa, hay sẽ thực thi một vòng trừng phạt mới.
Giáo sư Cheng nói: “Nếu thực thi một vòng trừng phạt mới, thì các biện pháp mới có thể bao gồm những việc chẳng hạn như cấm du lịch đến Bắc Hàn, cấm sản phẩm hóa dầu của Bắc Hàn. Đó là những biện pháp mà Hội đồng Bảo an có thể sẽ thảo luận.”
Trung Quốc không muốn cắt mọi nguồn xuất khẩu thiết yếu sang Bắc Hàn, như dầu hỏa, vì họ sợ sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Kim Jong Un với những hậu quả chưa thể lường được, hoặc Bắc Hàn, trong thế chẳng có gì để mất, có thể tấn công quân sự Seoul.
Lực lượng do Mỹ hậu thuẫn vào được phố cổ Raqqa
Các lực lượng được Mỹ hậu thuẫn ở Syria đã xuyên thủng bức tường bao quanh khu Phố Cổ của thành phố Raqqa, quân đội Mỹ cho biết hôm thứ Ba, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong trận chiến kéo dài hàng tuần nhằm đánh đuổi những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo ra khỏi thủ đô tự xưng này.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ cho hay liên minh đã không kích hai “phần nhỏ” của Bức tường Rafiqah, cho phép Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo “tiến vào khu vực được phòng thủ dày đặc nhất” của thành phố, vượt qua bẫy mìn và những tay súng bắn tỉa. Bộ Tư lệnh nói phần lớn bức tường dài 2.500 mét vẫn nguyên vẹn sau các cuộc không kích.
Người đứng đầu Đài Quan sát Nhân quyền Syria ở Anh, Rami Abdurrahman, nói rằng việc xuyên thủng bức tường là diễn biến quan trọng nhất tới giờ trong trận chiến giành lại Raqqa. Ông cho biết ba đơn vị của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tiến về phía bức tường dưới sự yểm trợ của máy bay chiến đấu, phá vỡ hàng phòng ngự của Nhà nước Hồi giáo (IS), và rằng những vụ đụng độ ác liệt đang diễn ra.
Đoạn video do SDF cung cấp cho thấy các chiến binh đi lại trong Qasr al-Banat, một khu di tích lịch sử bên trong Phố Cổ của Raqqa. Một đơn vị khác đi qua cổng được gọi là Cổng Baghdad, mở ra mặt trận thứ hai bên trong Phố Cổ.
Brett McGurk, đặc sứ Mỹ cho liên minh quốc tế chiến đấu chống IS, ca ngợi vụ xâm nhập này, nói rằng đây là “cột mốc quan trọng” trong chiến dịch chiếm giữ thành trì của IS.
Quân đội Mỹ nói rằng những kẻ chủ chiến IS đang sử dụng bức tường lịch sử như một vị trí chiến đấu, và cài chất nổ tại một số lỗ hổng. Quân đội cho biết lực lượng liên quân đang cố gắng hết sức để bảo vệ thường dân và các địa điểm lịch sử.
Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo mở một cuộc tấn công nhiều mũi nhọn nhắm vào Raqqa vào đầu tháng 6, sau khi chiếm giữ vùng nông thôn xung quanh. Hôm Chủ nhật, những chiến binh được Mỹ yểm trợ đã vượt sông Euphrates ở rìa phía nam của thành phố, hoàn tất việc bao vây nó.
Nhà nước Hồi giáo chiếm Raqqa, thành phố cứ địa đầu tiên của họ tại Syria, vào tháng 1 năm 2014. Thành phố này sau đó trở thành thủ đô trên thực tế của lãnh địa “caliphate” mà IS tự tuyên bố, trải dài trên những lãnh thổ do nhóm chủ chiến này kiểm soát ở Syria và Iraq.
Các quan chức Liên Hiệp Quốc nói từ 50.000 đến 100.000 thường dân vẫn còn ở lại trong thành phố giữa tình trạng “nguy khốn.” Những người tìm cách thoát thân có nguy cơ bị những kẻ chủ chiến IS tấn công hoặc bị buộc tuyển mộ làm lá chắn sống.
Bắc Hàn ‘dùng xe tải Trung Quốc’ phóng phi đạn
Bắc Triều Tiên dường như đã dùng một chiếc xe tải do Trung Quốc sản xuất để vận chuyển và kê dựng một phi đạn đạn đạo mà nước này đã phóng thành công hôm thứ Ba, hãng tin Reuters cho biết. Chiếc xe tải này nguyên thủy được dùng để chở gỗ.
Đài truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên chiếu cảnh một chiếc xe tải lớn sơn kiểu ngụy trang quân sự chở theo phi đạn này. Nó giống hệt với chiếc xe tải mà một ban chế tài của Liên Hiệp Quốc nói là “có nhiều phần chắc” đã được chuyển đổi từ một chiếc xe tải chở gỗ của Trung Quốc.
Kể từ năm 2006, các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc đã cấm việc vận chuyển trang thiết bị quân sự cho Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, việc kiểm soát những thiết bị và xe cộ có ứng dụng quân sự và dân sự “lưỡng dụng” kém nghiêm ngặt hơn.
Chiếc xe này được nhập khẩu từ Trung Quốc và Bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên tuyên bố chúng được sử dụng cho mục đích dân sự, theo một báo cáo năm 2013 của ban chế tài Liên Hiệp Quốc. Vụ phóng hôm thứ Ba là lần đầu tiên xe tải này được nhìn thấy trong một hoạt động quân sự ngoài trời trong những bức hình được truyền thông nhà nước đăng tải, Reuters cho hay.
Chiếc xe tải này trước đây đã được đem ra phô bày tại các cuộc diễu hành quân sự vào năm 2012 và năm 2013, chở theo thứ mà các chuyên gia nói dường như là những mô hình phát triển hoặc mẫu mô phỏng của những phi đạn đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Triều Tiên.
Trong báo cáo năm 2013, ban chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cho biết các tính năng của xe này trong cuộc diễu hành năm 2012 hoàn toàn giống hệt với các tính năng của một loại xe được bán bởi Công ty Xe Đặc chủng Vạn Sơn Không gian Tam Giang Hồ Bắc của Trung Quốc.
Công ty này là một công ty con của Tập đoàn Khoa học Công nghệ Không gian Trung Quốc, một công ty nhà nước sản xuất phi thuyền Thần Châu cũng như phi đạn.
Reuters cho biết một người quản lý công ty được hãng tin này liên lạc bằng điện thoại từ chối bình luận vì tính nhạy cảm của vấn đề.
Trung Quốc đã nộp cho ban chuyên gia của Liên Hiệp Quốc bản sao giấy chứng nhận người dùng cuối được cung cấp bởi miền Bắc nêu rằng sáu chiếc xe được nhập khẩu cho mục đích vận chuyển gỗ.
Ban chuyên gia nói họ “xem là có nhiều phần chắc Bắc Triều Tiên đã cố tình vi phạm” giấy chứng nhận và chuyển đổi những xe tải này thành thiết bị vận chuyển-kê dựng-phóng.
Năm nay, Bắc Triều Tiên đã sử dụng một mô hình xe tải khác do Trung Quốc sản xuất để kéo các phi đạn đạn đạo phóng từ tàu ngầm trong một cuộc diễu hành quân sự vào dịp kỷ niệm 105 năm ngày sinh của lãnh tụ lập quốc Kim Il Sung.
Năm ngoái, truyền thông nhà nước đăng những bức ảnh cho thấy xe tải do Trung Quốc chế tạo đang được sử dụng trong một hệ thống tên lửa di động mới của Bắc Triều Tiên.
Cả hai chiếc xe đều mang logo hoặc có các dấu hiệu đặc trưng của công ty Trung Quốc Sinotruk.
Hoa Kỳ và Nam Hàn
tập trận chung đáp lại việc bắc hàn phóng hỏa tiễn
(Reuters) – Ngũ Giác Đài cho biết quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn tiến hành một cuộc tập trận chung, chống lại hành động bất hợp pháp và gây bất ổn của Bắc Hàn, một ngày sau khi Kim Jong-un ra lệnh phóng hỏa tiễn đạn đạo xuống vùng biển Nhật Bản.
Quân đội Hoa Kỳ cho biết cuộc tập trận này sử dụng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của Mỹ, cũng như hệ thống hỏa tiễn 2 của Nam Hàn, phóng hỏa tiễn vào hải phận Nam Hàn nằm dọc theo bờ biển phía Đông. Hai hệ thống này có thể sớm được điều động và tham gia vào chương trình phòng thủ của Nam Hàn.
Ngoại trưởng Rex Tillerson xác nhận cuộc tập trận nhằm đáp lại hành động phóng hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa của Bắc Hàn. Ngoại trưởng Tillerson cho biết Hoa Kỳ “mạnh mẽ lên án” vụ phóng hỏa tiễn, đồng thời kêu gọi “hành động toàn cầu”. Ông Tillerson nói tổng thống Trump và nhóm cố vấn an ninh quốc gia của ông đang đánh giá tình hình, “trong sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác”.
CBS News cho biết viên chức quân sự Hoa Kỳ không tranh cãi với chuyên gia bên ngoài, sau khi họ cho rằng hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn có thể đạt được tầm xa 4 ngàn dặm, đủ dài để chạm tới tiểu bang Alaska. Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Bill Richardson vụ Bắc Hàn phóng hỏa tiễn là một sự khiêu khích mới của Bình Nhưỡng.
Kim Jong-un đã lên tiếng với tổng thống Trump rằng nếu giỏi thì cứ trả đũa đi. (Mai Đức)
http://www.sbtn.tv/hoa-ky-va-nam-han-tap-tran-chung-dap-lai-viec-bac-han-phong-hoa-tien/
Châu Âu cần làm gì trước sức mạnh hải quân Trung Quốc ?
Căng thẳng tại Biển Đông với việc Trung Quốc không ngừng quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Trường Sa không chỉ khiến các láng giềng châu Á hay Hoa Kỳ lo ngại. Sức mạnh trên biển của Trung Quốc có tham vọng vượt khỏi các vùng nước bao quanh quốc gia này gây lo ngại cho cả châu Âu. Trong bài viết « Cần làm gì trước sức mạnh hải quân Trung Quốc ? », đăng tải ngày 03/07/2017, nhà chính trị học Pháp Mathieu Duchatel, thành viên một chương trình nghiên cứu của Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Châu Âu (1), nhấn mạnh đến mối đe dọa lớn về dài hạn mà châu Âu cần phải đối mặt. Đó là ỷ vào sức mạnh hải quân và hàng hải, Trung Quốc có thể « trực tiếp thách thức hơn nữa » hệ thống luật pháp quốc tế về biển. Tăng cường hợp tác hải quân với Trung Quốc, đồng thời nỗ lực cách tân công nghệ hàng hải, được tác giả đề xuất như các biện pháp để hóa giải mối đe dọa này.
Ỷ sức mạnh, thách thức luật pháp quốc tế
Nhà chính trị học Mathieu Duchatel nhấn mạnh « kịch bản tồi tệ nhất đối với châu Âu » là một nước Trung Hoa ngày càng dựa vào sức mạnh hải quân bất chấp luật pháp quốc tế về biển, không cần chú ý đến hợp tác quốc tế. Điều này đặc biệt thấy rõ với phán quyết của một tòa án quốc tế trong vụ Philippine kiện Trung Quốc về Biển Đông, đưa ra hồi tháng 7/2016. Vụ kiện được coi là một thắng lợi của Manila được đông đảo các nước trên thế giới ủng hộ.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu của European Council on Foreign Relations lưu ý, thay vì coi phán quyết này là « một yếu tố quan trọng » bảo đảm sự ổn định quốc tế, thì Bắc Kinh lại ngày càng có xu hướng coi luật pháp quốc tế về biển như là « một công cụ thống trị của phương Tây ». « Việc Trung Quốc quyết định không công nhận phán quyết của tòa để lại một tình thế nguyên trạng gây khó xử cho tất cả các bên ».
Đọc thêm : Trung Quốc lại vi phạm luật quốc tế với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông
Nhà chính trị học giải thích : Thái độ của Trung Quốc phơi bày sự « rạn nứt quốc tế » (clivage international) trong việc giải thích công ước Montego Bay, tức Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, gọi tắt là UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Seas). Tác giả khẳng định là lờ đi mối rạn nứt này không phải là giải pháp, bởi vấn đề không những sẽ trở lại, mà có thể còn trở nên « nghiêm trọng hơn », với « những thách thức trực tiếp hơn của Bắc Kinh đối với luật pháp quốc tế về biển ».
Châu Âu đã chứng kiến các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa tại Trường Sa, Biển Đông, kể từ năm 2015, nguy cơ đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và liên quân Mỹ-Nhật. Trong tình hình này, nhận xét có thể rút ra là trong hiện tại châu Âu rất khó mang lại « một ảnh hưởng tích cực đối với vấn đề an ninh hàng hải châu Á ».
Tàu sân bay – bề nổi của tham vọng Trung Quốc
Hậu thuẫn cho thái độ bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc là sức mạnh hải quân mà nước này đang có kế hoạch phát triển, trước hết là các tàu sân bay. Theo nhà chính trị học Pháp, châu Âu không nên « giả đò ngạc nhiên », trong năm năm nữa, khi một trong các tàu sân bay của quân đội Trung Quốc thả neo tại Djibouti (đông Phi), nơi Bắc Kinh đang xây dựng một căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài.
Trong hiện tại, rất ít có khả năng Trung Quốc tiến hành một cuộc không kích tại vùng Vịnh hay miền đông châu Phi. Tuy nhiên, điều này không phải là không thể, nếu một quốc gia yêu cầu Trung Quốc can thiệp để giành lại một phần lãnh thổ, như kiểu chính quyền Syria cầu viện Nga, hay việc tham gia vào một chiến dịch của liên quân quốc tế, được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm. Việc sở hữu tàu sân bay cho phép Trung Quốc dễ dàng thực hiện mục tiêu này.
Tàu sân bay vừa được dùng để giành ưu thế trong chiến tranh trên biển, cũng như là điểm tựa cho sức mạnh không quân, nhưng đồng thời cũng là một vũ khí răn đe, và phương tiện gây áp lực về ngoại giao. Một chuyên gia quân sự Trung Quốc coi tàu sân bay là « phương tiện gần nhất với binh pháp của Tôn Tử (Sun Tzu), cho phép khuất phục đối phương mà không cần chiến tranh ». Cụ thể là, Bắc Kinh có thể tổ chức rầm rộ một cuộc sơ tán thường dân Trung Quốc khỏi một khu vực nguy hiểm tại một quốc gia khác, với sự hỗ trợ của một nhóm tàu chiến, với tàu sân bay làm trụ cột.
Theo nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel, kể từ năm 2012, Bắc Kinh đã công khai nói đến «các chiến dịch quân sự không phải là chiến tranh », nhằm phục vụ cho « các lợi ích ở nước ngoài» của Trung Quốc, trong đó có việc bảo vệ kiều dân và đầu tư Trung Quốc.
Hải quân : Trọng tâm trong chiến lược toàn cầu
Ông Mathieu Duchatel nhấn mạnh là các tàu sân bay chỉ là bề nổi của sức mạnh hải quân mà Trung Quốc đang phát triển. Truyền thông Trung Quốc coi đây là biểu tượng của uy lực. Tuy nhiên, đây chỉ một phần « không đáng kể » trong các khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc cho ngành đóng tàu và các khoa học và công nghệ về biển.
Năm 2012, tại Đại hội 18 của đảng Cộng Sản, Bắc Kinh chính thức đưa việc phát triển « sức mạnh hải quân qui mô lớn » vào hàng các mục tiêu chiến lược quốc gia. Trong Đại hội thứ 19, mùa thu năm nay, chắc chắn mục tiêu này sẽ được tái khẳng định. Hải quân sẽ tiếp tục được coi như một « phương tiện chính » để bảo đảm an ninh cho « giai đoạn toàn cầu kinh tế mới » của Trung Quốc, với đặc điểm là đầu tư mạnh ra nước ngoài.
Chiến lược quân sự chính thức của Trung Quốc được công bố năm 2015 coi các đại dương như lĩnh vực trọng yếu về an ninh, cũng như không gian và tin học. Chiến lược này đưa ra khái niệm « bảo vệ các vùng biển xa » (open seas protection), phối hợp với « phòng ngự biển gần » (offshore defense), vốn là trục chính trong chiến lược quân sự của Bắc Kinh cho đến lúc đó.
Đọc thêm : « Chuỗi ngọc trai» của Trung Quốc : Đe dọa thực thụ hay là tưởng tượng ?
Nhà chính trị học Pháp đặt ra một loạt câu hỏi về chiến lược quân sự của Trung Quốc trong tương lai, mà châu Âu cần hiểu rõ. Bắc Kinh sẽ ưu tiên phát triển sức mạnh quân sự trên biển hay trên bộ ? Chiến lược « biển xa » liệu có trở thành « chủ trương chính » của hải quân Trung Quốc ? Liệu Trung Quốc sẽ ưu tiên tàu ngầm nguyên tử trong hệ thống răn đe hạt nhân nói chung ? Phải chăng mục tiêu bảo vệ Con đường Tơ lựa trên biển sẽ quyết định đường hướng phát triển của hải quân Trung Quốc ? Và đặc biệt là vấn đề mối liên hệ giữa chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc và các căng thẳng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông hiện nay.
***
Để hóa giải những thách thức của Trung Quốc, nhà chính trị học Mathieu Duchatel ủng hộ việc Liên Hiệp Châu Âu gia tăng các hợp tác về hải quân với Bắc Kinh. Hiện tại các hợp tác mới chỉ giới hạn trong một số cuộc diễn tập chống hải tặc quy mô nhỏ tại vùng vịnh Aden, hay việc hộ tống các đoàn tàu biển của Chương Trình Lương Thực Liên Hiệp Quốc tới Somalia. Theo tác giả, Bruxelles hiện đã có kế hoạch nâng cấp các hợp tác.
Bên cạnh việc hợp tác hải quân, công nghệ đóng tàu và hàng hải nói chung của Trung Quốc cũng là « một thách thức kinh tế » đối với châu Âu. Công nghệ hàng hải là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên của chương trình « Made in China 2025 », nhằm đưa Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực then chốt.
Tác giả cảnh báo là trong hiện tại, nhiều người vẫn còn « khinh rẻ » trình độ công nghệ của Trung Quốc, nhưng về dài hạn châu Âu rất có thể sẽ phải cạnh tranh với Bắc Kinh trong hàng loạt lĩnh vực như xuất khẩu tàu chiến, tàu du lịch hạng sang, công nghệ thăm dò, khai thác đáy biển. Các tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực này buộc châu Âu phải có các chính sách hỗ trợ « cạnh tranh công nghiệp » một cách thích đáng.
—-
(1) Nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel là trợ lý giám đốc chương trình Châu Á và Trung Quốc, thuộc Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Châu Âu (European Council on Foreign Relations)
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170705-chau-au-can-lam-gi-truoc-suc-manh-hai-quan-trung-quoc
Thủ tướng Đức
tiếp chủ tịch Trung Quốc trước thượng đỉnh G20
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến viếng thăm cấp Nhà nước tại Đức, ngày hôm qua, 04/07/2015. Hôm nay, thủ tướng Đức Angela Merkel đón tiếp nguyên thủ Trung Quốc, trước khi diễn ra thượng đỉnh G20 được tiên đoán đầy khó khăn.
Theo tin Reuters, trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh là quan hệ hai bên “đang đi vào một giai đoạn mới, cần những đột phá mới”. Ông hy vọng Berlin và Bắc Kinh có chương trình hành động mới cho công cuộc hợp tác.
Trong kế hoạch hợp tác Đức-Trung, hai bên chủ trương làm việc chặt chẽ hơn trên vấn đề khí hậu, thương mại, không gian, tiến tới một thỏa thuận tự do mậu dịch và cùng hợp tác phát triển ở châu Phi và Afghanistan.
Về đầu tư, bà Merkel cũng nêu vấn đề giới đầu tư Đức muốn được đối xử “bình đẳng” ở Trung Quốc, tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Đây là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Đức. Mặt khác, thủ tướng Đức cho biết sẵn sàng tham gia đề án Con Đường Tơ Lụa Mới, nhưng tiến trình phải minh bạch.
Ngoài các vấn đề trên, theo bà Merkel, lãnh đạo hai nước đã trao đổi về xã hội dân sự, nhân quyền, đồng thời nhấn mạnh cần tiếp tục đối thoại về nhân quyền.
Theo chương trình, thứ Năm, hai lãnh đạo sẽ đến thăm sở thú Berlin, nơi có hai con gấu trúc mà Bắc Kinh cho mượn, từ ngày 24/06/2017. Ông Tập Cận Bình hy vọng đây sẽ là “hai đại sứ mới của tình hữu nghị Đức -Trung“.
Pháp: Đa số Quốc Hội tín nhiệm thủ tướng Philippe
Thủ tướng Pháp vào hôm qua, 04/07/2017, đã được Quốc Hội mới tín nhiệm với đa số tuyệt đối : 370 phiếu thuận, 67 phiếu chống và 129 dân biểu không bỏ phiếu. Trước đó, ông đã đọc diễn văn trình bày đường lối chung, với nhiều thông báo về giáo dục, y tế và nhất là ngân sách.
Sau diễn văn của tổng thống trước Quốc Hội lưỡng viện ở Versailles hôm thứ Hai, 03/07, vạch ra những phương hướng tổng quát, thì thủ tướng chính phủ đã đi vào những thông báo cụ thể như vaccin bắt buộc đối với tất cả trẻ em, cải cách lại cuộc thi Tú Tài, hay tăng dần giá thuốc lá để lên mức 10 euro một gói, hoặc bãi bỏ một số chi phí về mắt kính hay chữa răng…
Về ngân sách, thủ tướng Pháp nêu những biện pháp cụ thể để giới hạn thâm thủng ở mức 3% GDP, ngay trong năm 2017 này.
Còn Thượng Viện Pháp vào hôm qua, 04/07, đã thông qua quyết định triển hạn tình trạng khẩn cấp ban hành sau vụ khủng bố 13/11/2015, tại Paris. Ngày mai, 06/07, đến lượt Hạ Viện bỏ phiếu.
Vào mùa thu tới, chính quyền muốn thay thế tình trạng khẩn cấp bằng một đạo luật chống khủng bố.
http://vi.rfi.fr/phap/20170705-phap-thu-tuong-edouard-philippe-duoc-da-so-tin-nhiem
Tổng thống Mỹ mở chuyến công du châu Âu lần thứ hai
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm nay, 05/07/2017, lên đường đi công du châu Âu lần thứ hai, với chặng đầu tiên là Ba Lan, sau đó là Đức, nơi mà ông sẽ lần đầu tiên dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 ở Hambourg.
Chiếc chuyên cơ Air Force One chở tổng thống Trump đáp xuống Vacxava vào tối nay và theo dự kiến ngày mai ông sẽ gặp tổng thống Andrzej Duda, rồi đọc một bài diễn văn quan trọng tại thủ đô nước này để trình bày về quan hệ giữa Mỹ với châu Âu.
Sau khi họp với các lãnh đạo Ba Lan và Croatia tại Vacxava ngày mai, ông Donald Trump sẽ đến Hambourg để họp song phương với thủ tướng Đức Angela Merkel. Thứ Sáu, 07/07, nguyên thủ Mỹ lần đầu tiên gặp tổng thống Nga Vladimir Putin, một cuộc gặp được chờ đợi từ lâu.
Bên lề thượng đỉnh nhóm G20, diễn ra trong hai ngày 7 và 8/07, tổng thống Mỹ cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ song phương với các lãnh đạo Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Mêhicô, Singapore và Indonesia.
Trọng tâm các cuộc hội đàm giữa tổng thống Trump với các lãnh đạo khác, đặc biệt là với tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hambourg, sẽ là Bắc Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng bắn thử một tên lửa liên lục địa hôm qua. Riêng với tổng thống Putin, ông Trump sẽ đề cập đến hai hồ sơ Syria và Ukraina.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170705-tong-thong-my-mo-chuyen-cong-du-chau-au-lan-thu-hai
Nhiều trở ngại chờ đón Trump
trong chuyến công du châu Âu lần thứ hai
Hôm nay, 05/07/2017, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt đầu chuyến công du thứ hai của ông đến châu Âu, sau chuyến đi đầu tiên đến lục địa này vào tháng 5 vừa qua. Chuyến đi đầu tiên đó đã cho thấy vẫn có sự nghi kỵ giữa hai bờ Đại Tây Dương, cho nên trong chuyến công du lần này, tổng thống Trump sẽ phải cố gắng xóa tan sự nghi kỵ đó.
Khi phát biểu công khai, các lãnh đạo châu Âu đều khẳng định quan hệ Mỹ-Âu là « không gì lay chuyển » và mang tính « thiết yếu ». Nhưng khi nói chuyện riêng, ai cũng lo lắng, không biết mối quan hệ này sẽ đi về đâu trong 4 năm hoặc 8 năm ông Donald Trump ở Nhà Trắng.
Tại Ba Lan, chắc là tổng thống Mỹ sẽ được giới lãnh đạo nước này đón tiếp rất nồng nhiệt, vì chính phủ bảo thủ của Vacxava có chính sách gần giống với chính sách của ông Trump. Theo nhà phân tích Piotr Buras, thuộc Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Đối Ngoại, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, sau chuyến đi tệ hại đến Bruxelles (dự thượng đỉnh NATO) và Taormina (dự thượng đỉnh G7), « những hình ảnh tươi cười với các lãnh đạo châu Âu và những đám đông hưởng ứng nhiệt liệt bài diễn văn của ông có thể sẽ giúp cải thiện hình ảnh của ông. »
Đáp lại sự đón tiếp nồng nhiệt của các lãnh đạo Ba Lan, tổng thống Trump sẽ bày tỏ sự ủng hộ của Hoa Kỳ, đề cập đến việc triển khai lực lượng Mỹ tại nước này và việc cung cấp khí đốt hóa lỏng của Mỹ cho Ba Lan, bắt đầu từ tháng 6. Đối với Nhà Trắng, việc cung cấp khí đốt là một biện pháp để giảm bớt khả năng của Nga dùng nhiên liệu như là công cụ gây áp lực lên Ba Lan.
Cho dù Vacxava là chặng dễ dàng nhất, chặng này không hẳn là không có những trở ngại đối với một vị tổng thống thường có những phát biểu và hành vi chẳng mang tính ngoại giao chút nào. Ba Lan sẽ chăm chú nghe tổng thống Trump nói gì về cam kết của ông bảo đảm an ninh châu Âu.
Cũng như nhiều nước láng giềng, Ba Lan vẫn xem NATO và quy định tương trợ phòng thủ của khối này là yếu tố răn đe mạnh mẽ trước mối đe dọa từ nước Nga. Mặc dù tổng thống Trump tuyên bố ông vẫn gắn bó với nguyên tắc « mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người », ông vẫn liên tục chỉ trích các đồng minh châu Âu là dành quá ít tiền cho ngân sách quốc phòng.
Các nước châu Âu khác thì sẽ đặc biệt chú ý đến thái độ của tổng thống Mỹ đối với các lãnh đạo của đảng cầm quyền Luật Pháp và Công Lý, bị phe đối lập Ba Lan tố cáo là đang làm suy yếu Nhà nước pháp quyền và xem thường các giá trị của châu Âu. Bruxelles hiện cũng đang tiến hành một thủ tục pháp lý với Vacxava, vì Ba Lan từ chối đón tiếp người tị nạn. Nếu ủng hộ lập trường của chính phủ Ba Lan, tổng thống Trump có thể sẽ bị chỉ trích là gây bất hòa ở châu Âu, như tổng thống George W. Bush đã từng gây bất hòa trong thời gian chiến tranh Irak.
Cuộc gặp đầu tiên với tổng thống Putin là một thách thức khác đối với ông Trump, vào lúc mà nhiều nhân vật thân cận với ông đang bị điều tra trong nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái. Chính các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ đã kết luận rằng Matxcơva đã tìm cách gây ảnh hưởng lên cử tri Mỹ để ứng cử viên Cộng Hòa đắc cử tổng thống.
Ngay cả cái bắt tay giữa nhà tỷ phú New York với chủ nhân điện Kremlin kiêm võ sĩ nhu đạo cũng sẽ được báo chí chăm chú quan sát, ghi hình, bàn tán và không chừng sẽ phản tác dụng đối với ông.