Tin Khắp Nơi – 05/05/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Khắp Nơi – 05/05/2017

Reuters Bản quyền hình  caption Tổng thống Trump tổ chức tiệc mừng tại Nhà Trắng dành cho các nghị sĩ Cộng hòa

 

Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố Obamacare ‘đã chết’

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Obamacare “đã chết” sau khi dự luật chăm sóc sức khỏe của đảng Cộng hòa được Hạ viện thông qua với tỷ lệ sít sao.

Tỷ lệ 217-213 phiếu đánh dấu thắng lợi pháp lý đầu tiên của ông Trump và giúp ông giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử về việc bãi bỏ luật chăm sóc sức khỏe của người tiền nhiệm.

Các đảng viên Dân chủ nói Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ sẽ khiến hàng triệu người Mỹ không có bảo hiểm.

Đạo luật này hiện đang tiến tới trình Thượng viện.

Những người biểu tình hét vang “Các vị thật đáng xấu hổ!” khi các nhà lập pháp rời khỏi Điện Capitol sau cuộc bỏ phiếu.

Obama kêu gọi ‘chiến đấu’ giữ Obamacare

Obamacare đang trên đường bị ‘bãi bỏ’

Tuy nhiên, sau đó tổng thống tổ chức tiệc mừng tại Nhà Trắng dành cho các nghị sĩ Cộng hòa.

Sáu tuần trước, hy vọng về việc thông qua đạo luật chăm sóc sức khỏe của họ trở nên mong manh khi không nhận đủ sự ủng hộ về việc bỏ phiếu.

Nhưng dự luật đó đã qua vài lần điều chỉnh.

Phát biểu tại Vườn Hồng, ông Trump nói: “Đây là việc bãi bỏ, Obamacare cơ bản đã chết”.

“Phí bảo hiểm sẽ giảm xuống, mức miễn thường có khấu trừ sẽ giảm theo, nhưng điều quan trọng hơn, đây là một kế hoạch tuyệt vời.”

Các đảng viên Dân chủ cho rằng dự luật này có tác động ngược lại, tước bảo hiểm khỏi người nghèo, giảm thuế cho người giàu và khiến người ta nghi ngờ về các điều khoản bảo hiểm với người mắc bệnh kinh niên.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói: “Hàng ngàn người Mỹ sẽ chết vì họ sẽ không còn được chăm sóc sức khỏe nữa”.

www.bbc.com/vietnamese/world-39814346

Chính trị gia Hàn Quốc thuộc phe tả muốn ngưng THAAD

Sau tuyên bố hôm 2/5/2017 của Hoa Kỳ rằng hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn (THAAD) hoàn toàn đã ‘có thể hoạt động’ tại Hàn Quốc, ông Song Young-gil, người phụ trách bộ tham mưu tranh cử cho ứng viên tổng thống Moon Jae-in nói với BBC quan điểm của ông là cần tạm ngưng việc triển khai THAAD.

Ông Song Young-gil cho biết quan hệ giữa Nam Hàn và Trung Quốc đang xấu đi vì hệ thống phòng thủ hỏa tiễn này và cần phải xem xét lại chính hệ thống THAAD khi chính phủ mới lên nắm quyền, đồng thời trong lúc này quy trình Quốc hội phê duyệt THAAD cần được tiến hành.

“Vì thế chúng tôi nói rằng việc đưa THAAD vào hoạt động cần phải ngưng lại. Chúng ta phải lắng nghe và ghi nhận những yêu cầu và ‎ý kiến từ cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, và tiến tới việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn.”

Chuẩn tướng Lương Xuân Việt sang Hàn Quốc 

Truyền thông Bắc Hàn chỉ trích Trung Quốc

Tàu USS Carl Vinson: Trump nghi binh hay lỡ lời?

Khi siêu thị bị đóng cửa vì tên lửa

Ông Song Young-gil lập luận hệ thống THAAD xuất phát chính từ cuộc khủng hoảng hạt nhân của Bắc Hàn và để giải quyết vấn đề này, Hoa Kỳ phải chủ động hợp tác với Trung Quốc.

“Chiến lược của Nam Hàn là ‘hợp tác’ với các bên và tìm cách để Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Trong quá trình này, quan hệ giữa Nam Hàn và Trung Quốc cũng sẽ được tháo gỡ,” ông nói.

Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh Liên minh Hoa Kỳ-Nam Hàn vẫn là quan trọng nhất và cho biết việc đầu tiên sẽ làm là tổ chức Hội nghị thượng đỉnh giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ và gửi các đặc sứ tới Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.

“Chúng tôi sẽ nỗ lực phục hồi quan hệ Nam Hàn-Trung Quốc trên cơ sở liên minh Hoa Kỳ-Nam Hàn,” ông Song Young-gil nói.

Ông Moon Jae-in, ứng viên đang dẫn đầu trong cuộc tranh cử Tổng thống sẽ diễn ra tại Nam Hàn vào ngày 9/5 tới đây, là người thuộc đảng Dân chủ Nam Hàn.

Ông Moon Jae-in từng là một luật sư nhân quyền và trợ lý Tổng thống. Hiện ông là người đang đại diện cho xu hướng thiên tả trông chính trường Hàn Quốc.

Ông cũng là người đưa ra đề nghị rời bỏ chính sách bảo thủ của Tổng thống Park Geun-hey mới bị truất quyền.

Phía Hoa Kỳ trước đó cho biết hệ thống hiện đã có thể ngăn chặn các tên lửa của Bắc Hàn và phòng thủ Nam Hàn nhưng để hệ thống hoạt động hết công năng thì sẽ cần vài tháng.

Căng thẳng dâng cao trong khu vực bán đảo Triều Tiên, với các lời đe dọa liên tiếp từ Bắc Hàn và sự xuất hiện của tàu chiến và tàu ngầm của Hoa Kỳ.

Thaad, viết tắt cho Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối, đã được lắp đặt vào tuần trước tại một sân golf cũ trong quận hạt trung tâm của Seongju, trong sự phản đối giận dữ.

Nhiều người dân địa phương cho rằng sự hiện diện ệ thống này là một mục tiêu cho các cuộc tấn công và sẽ gây nguy hiểm cho những người dân sống lân cận.

Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã có nhiều lời lẽ thách thức đối phương dạo gần đây khi Bình Nhưỡng tiếp tục coi thường lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc về việc thử tên lửa.

Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) là gì?

  • Có thể bắn các tên lửa đạn đạo tầm thấp và tầm trung trong giai đoạn cuối của hành trình
  • Sử dùng công nghệ bắn-để-diệt — sử dụng động năng để phá hủy đầu đạn tên lửa bay đến
  • Có tầm phủ 200km và đạt vĩ độ 150km

Nhật cử tàu chiến lớn nhất đi hỗ trợ Mỹ

Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo bất thành

www.bbc.com/vietnamese/world-39821987

 

Bắc Hàn cáo buộc CIA âm mưu sát hại ông Kim Jong-un

Truyền thông Bắc Hàn đưa tin các điệp viên Hoa Kỳ và Nam Hàn âm mưu sát hại nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Một thông cáo của Bộ An ninh Bắc Hàn nói một nhóm khủng bố do CIA và cơ quan tình báo Nam Hàn thâm nhập vào Bắc Hàn để tấn công bằng chất độc sinh hóa.

Thông cáo này cho hay Bắc Hàn sẽ tìm và “tiêu diệt không thương tiếc” những kẻ khủng bố. Hoa Kỳ và Seoul chưa có bình luận gì.

Những thông tin này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên ngày càng dâng cao.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cam kết sẽ “giải quyết” Bắc Hàn và ngăn chặn nước này phát triển vũ khí hạt nhân.

Thông cáo, do cơ quan ngôn luận Bắc Hàn KCNA phát hành, còn nói rằng âm mưu này có sử dụng “chất độc sinh hóa bao gồm chất phóng xạ và chất độc nano”.

“Vị lãnh tụ” đáng lẽ ra đã bị tấn công tại lễ duyệt binh và diễu hành, và phải 6 đến 12 tháng sau mới thấy hậu quả, thông cáo viết.

Trump ‘vinh dự’ nếu gặp Kim Jong-un

Trump nói Kim Jong-un ‘cứng cỏi khôn ngoan’

Thông cáo này cáo buộc một người Bắc Hàn, mang họ “Kim”, đã bị lực lượng tình báo Nam Hàn “mua chuộc và hối lộ” khi ông ta đang làm việc ở Nga.

Bài viết còn liệt kê một số khoản tiền trả cho ông này, và viết rằng khi ông ta quay lại Bình Nhưỡng, ông nhận chỉ thị phải cung cấp thông tin về địa điểm tổ chức các sự kiện và xem xét các biện pháp tấn công có thể.

“Cuộc tấn công chống khủng bố kiểu Triều Tiên sẽ bắt đầu từ giây phút này nhằm tiêu diệt các tổ chức tình báo và âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai,” thông cáo nói.

Cuộc “khẩu chiến” giữa phương Tây và Bình Nhưỡng leo thang trong những tuần qua, với phía Bắc Hàn đe dọa sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu.

Hôm thứ Bảy 29/4, Bắc Hàn lại có cuộc thử tên lửa đạn đạo không thành, lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần.

Mỹ đã điều một tàu chiến đến khu vực bán đảo Triều Tiên và lắp đặt hệ thống phòng vệ chống tên lửa gây tranh cãi ở Nam Hàn.

www.bbc.com/vietnamese/world-39819321

Ông Hun Sen đang nằm viện tại Singapore

Năm nay 64 tuổi, ông Hun Sen viết cho đông đảo người theo dõi ông trên mạng xã hội hôm 04/05 rằng ông “ngã bệnh và cần điều trị gấp”.

Ông nhập viện một hôm trước đó và sẽ quay về nước vào Chủ Nhật tới để làm việc bình thường.

Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba

TQ giúp Campuchia ‘hiện đại hóa quân sự’

Sam Rainsy muốn Hun Sen ‘thoát hiểm an toàn’ – BBC Tiếng Việt

Trên trang Facebook có trên 7,6 triệu người “like”, ông đăng cả ảnh mình đang nằm trên giường bệnh viện có con cháu ngồi xung quanh.

Hun Sen và bầu cử Campuchia – BBC Tiếng Việt

Nhưng tất cả đều có nét mặt vui vẻ, cho thấy có vẻ như ông Hun Sen chỉ vào viện để kiểm tra sức khoẻ.

Hãng Reuters nói năm ngoái, ông Hun Sen cũng đã vào bệnh viện ở Singapore một lần.

Lên từ 1985, ông Hun Sen, cựu cán bộ Khmer Đỏ nhưng chạy sang theo Việt Nam, đã nắm quyền “với bàn tay sắt”.

Dù kinh tế Campuchia tăng trưởng nhanh kể từ sau thời Diệt chủng, chế độ của ông Hun Sen bị những phái đối lập lại cáo buộc dung túng cho các vụ vi phạm nhân quyền.

Cũng trong hôm thứ Năm, Liên hiệp châu Âu lên tiếng yêu cầu chính phủ của ông Hun Sen tôn trọng quyền của năm nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giam đã hơn một năm mà không được đem ra xử.

Tháng 6 năm nay, Campuchia sẽ có bầu cử địa phương, và sang năm có tổng tuyển cử.

Giới chỉ trích nói chính quyền của ông Hun Sen dùng các thủ thuật để làm suy yếu những ứng viên đối lập với họ.

Về mặt quốc tế, ông Hun Sen cũng đem Campuchia lại gần hơn với Trung Quốc về cả kinh tế và quân sự cũng như trong vấn đề Biển Đông.

www.bbc.com/vietnamese/world-39818520

 

Máy bay dân dụng đầu tiên của Trung Quốc cất cánh

Chiếc máy bay C919 chở khách cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất vừa có chuyến bay đầu tiên thành công ngày 5/5, tạo thách thức đáng kể cho Boeing và Airbus.

Chiếc máy bay này là biểu tượng quan trọng cho tham vọng của Bắc Kinh gia nhập thị trường hàng không toàn cầu.

Chiếc máy bay của Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) được lên kế hoạch từ năm 2008.

Chiếc C919 được đặt tham vọng cạnh tranh trực tiếp với mẫu Boeing 737 và Airbus A320.

Bão bụi đổ xuống Bắc Kinh và mạn bắc TQ

Đoàn TQ đuổi Đài Loan khỏi hội nghị ở Úc

Bản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionChiếc C919 trong quá trình chế tạo

Niềm tự hào mới của Trung Quốc trên bầu trời

  • C919 là máy bay cánh đơn có hai động cơ, khoang có sức chứa 168 hành khách.
  • Nó có thể bay hành trình từ 4.075 đến 5.555km.
  • Theo truyền thông Trung Quốc, trị giá chiếc máy bay này khoảng 50 triệu đôla, chưa bằng một nửa giá chiếc Boeing 737 hoặc Airbus A320.

Chiếc C919 hạ cánh an toàn trở về sân bay quốc tế Phố Đông, Thượng Hải sau chuyến bay dài 90 phút.

Tuy là sản phẩm nội địa nhưng động cơ máy bay được hãng sản xuất linh kiện máy bay Pháp-Mỹ CFM International cung cấp.

Các quan chức cho hay hiện đã có đơn đặt hàng 500 máy bay này từ 23 khách hàng, chủ yếu là các hãng hàng không Trung Quốc. Khách hàng chính là hãng China Eastern Airlines.

Cơ quan An toàn hàng không Châu Âu bắt đầu quá trình chứng nhận cho C919 – một bước tiến quan trọng để chiếc máy bay này đạt được thành công trên thị trường quốc tế.

Trung Quốc có tham vọng hình thành ngành công nghiệp máy bay dân dụng riêng từ thập niên 1970, khi bà Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông, lên tiếng ủng hộ một dự án.

Tuy nhiên, chiếc máy bay Y-10 được chế tạo vào cuối thập niên 1970, không thực tế do trọng lượng nặng nề và chỉ có ba chiếc máy bay loại này được chế tạo.

www.bbc.com/vietnamese/world-39814347

 

Chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp kết thúc trong căng thẳng

Chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp 2017 kết thúc hôm nay, 05/05/2016 trong một bầu không khí căng thẳng, sau một cuộc tranh luận truyền hình dữ dội chưa từng có giữa hai ứng cử viên lọt vào vòng hai ngày 07/05 tới.

Hôm qua, cả hai ứng viên, Emmanuel Macron và Marine Le Pen, đều đã mở các cuộc mít tinh cuối cùng. Bà Le Pen đã chọn một ngôi làng nhỏ ở miền bắc nước Pháp để tập hợp những người ủng hộ. Trước đó, khi đi vận động tranh cử ở miền tây nước Pháp, bà đã bị những người biểu tình chống cực hữu ném trứng vào người. Trả lời phỏng vấn một nhật báo địa phương, tờ La Provence, ứng viên cực hữu tuyên bố là, nếu đắc cử tổng thống, bà « sẽ tìm những người tài giỏi ở mọi nơi », gián tiếp nhắn gửi đến các chính khách đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa.

Về phần ứng cử viên Macron, ông đã mở cuộc mít tính cuối cùng ở thành phố Albi, miền tây nam nước Pháp. Khi đến thành phố này, cựu bộ trưởng Kinh Tế Pháp đã bị khoảng 50 nhà hoạt động công đoàn phản đối về đạo luật lao động gây tranh cãi, đạo luật mà ông Macron vẫn từ chối sẽ xóa bỏ, nếu đắc cử tổng thống.

Ông Macron nay lại còn phải chống đỡ với một tin đồn được lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội rằng ông có tài khoản bí mật ở thiên đường thuế Bahamas. Ứng cử viên cánh trung đã đệ đơn kiện về vụ này và viện Công tố Paris đã mở điều tra sơ bộ.

Sau cuộc tranh luận truyền hình ngày 03/05, mà ông Macron được đánh giá là có sức thuyết phục hơn bà Le Pen, viện Elabe đã thực hiện một cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu của cử tri. Theo kết quả được công bố hôm nay, số người có ý định bỏ phiếu cho ứng cử viên cánh trung đã tăng trở lại, cụ thể tăng lên 62%, so với 38% của bà Le Pen, thêm 3 điểm so với cuộc thăm dò cũng do viện Elabe thực hiện trước khi diễn ra tranh luận truyền hình.

Cũng theo cuộc thăm dò nói trên, ông Macron sẽ nhận được nhiều phiếu hơn bà Le Pen từ những cử tri đã bầu cho các ứng cử thất cử ở vòng đầu, chẳng hạn như có đến 45% cử tri của ông François Fillon cho biết sẽ bầu cho ứng cử viên cánh trung và chỉ có 32% bầu cho ứng cử viên cực hữu ( 23% không cho biết ý định bỏ phiếu). Thế nhưng cho tới nay vẫn chỉ có 68% số người được hỏi tuyên bố chắc chắn sẽ đi bầu, tức là tỷ lệ cử tri tham gia năm nay có thể sẽ thấp hơn so với các cuộc bầu cử tổng thống trước.

Kể từ giữa đêm nay, khi chiến dịch tranh cử chính thức kết thúc, báo chí Pháp sẽ không được quyền đăng hoặc phát bất cứ kết quả thăm dò nào cũng như bất cứ tuyên bố nào của các ứng cử viên cho đến 8 giờ tối ngày 07/05, khi các kết quả đầu tiên được công bố.

vi.rfi.fr/phap/20170505-phap-chien-dich-tranh-cu-tong-thong-ket-thuc-trong-cang-t.

 

Bầu cử Pháp: Các lãnh đạo châu Âu mong chờ Macron thắng cử

Ý thức rằng tuơng lai của Liên Hiệp Châu Âu phụ thuộc phần lớn vào kết quả vòng hai bầu cử tổng thống Pháp ngày 07/05/2017, các nhà lãnh đạo châu Âu gần như đồng loạt ủng hộ ứng cử viên cánh trung Emmanuel Macron thân châu Âu, chống ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, một người có lập trường chống hợp nhất châu Âu.

Sau khi ông Macron về nhất trong vòng đầu ngày 23/04, qua mặt bà Le Pen, các lãnh đạo châu Âu đã vội gởi lời chúc mừng đến cựu bộ trưởng Kinh Tế Pháp. Điều này phản ánh mối lo ngại của họ trước đà tiến của các phong trào dân túy, bài châu Âu, tiếp theo sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit ở Anh Quốc và chiến thắng của Donald Trump ở Hoa Kỳ.

Trong một đoạn video đăng trên trang Twitter hôm qua, cựu bộ trưởng Pháp, ủy viên châu Âu Michel Barnier, người đại diện cho Liên Hiệp Châu Âu thương lượng về Brexit với Luân Đôn, đã tuyên bố là ông sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên Macron, để « nước Pháp vẫn là châu Âu ». Ngay cả chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, bình thường rất dè dặt, ngay từ tối 23/04 cũng đã chúc ông Macron « thêm can đảm cho giai đoạn tới ». Giải thích về sự can thiệp của ông Juncker vào bầu cử Pháp, phát ngôn viên của ông nói rằng « đây chỉ là một sự chọn lựa giữa một bên là bảo vệ châu Âu và bên kia là phá hủy châu Âu ».

Sau vòng một bầu cử tổng thống, ứng cử viên Macron thậm chí đã nhận được sự khích lệ của những lãnh đạo có xu hướng chính trị khác biệt, thậm chí đối chọi với ông, như thủ tướng bảo thủ Angela Merkel của Đức, thủ tướng cực tả Alexis Tsipras của Hy Lạp hay thủ tướng tự do Charles Michel của Bỉ.

Thái độ nói trên của lãnh đạo châu Âu là điều dễ hiểu do lập trường đối chọi nhau của hai ứng cử viên tổng thống Pháp về châu Âu. Bà Le Pen muốn tái lập các đường biên giới và đồng franc, tức là sẽ thương lượng với Bruxelles để đưa nước Pháp ra khỏi khu vực đồng euro và khu vực tự do đi lại Schengen. Thậm chí ứng cử viên cực hữu còn dự tính tổ chức trưng cầu dân Ý về việc nước Pháp ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Ứng cử viên Macron thì trái lại muốn đẩy mạnh hơn nữa hội nhập châu Âu, cụ thể là muốn khu vực đồng euro phải có riêng một ngân sách, một Nghị viện và một bộ trưởng Tài Chính. Cựu bộ trưởng Kinh Tế Pháp còn chủ trương một « chính sách đầu tư châu Âu », đồng thời tăng cường châu Âu quốc phòng.

Đặc biệt, ông Macron còn cam kết sẽ khởi động lại cỗ máy Pháp-Đức, một điều gây nhiều hứng khởi tại Đức, vào lúc nước này chuẩn bị tổng tuyển cử vào tháng 9 tới. Nhiều nhân vật chủ chốt trong liên minh cầm quyền tại Đức đã hoan nghênh cam kết đó của cựu bộ trưởng Kinh Tế Pháp.

Theo phân tích của ông Vincenzo Scarpetta, thuộc trung tâm tham vấn Open Europe, được hãng tin AFP, trích dẫn hôm nay, cải tổ LHCA nói trên giấy tờ thì dễ, nhưng thực tế sẽ phức tạp hơn nhiều, nhất là vì những ý tưởng của ông Macron quá táo bạo. Ông Scarpetta nêu câu hỏi : « Ông ấy muốn một ngân sách và một bộ trưởng cho khu vực đồng euro. Đòi như thế thì có thực tế không, khi ta biết rằng sẽ phải sửa biết bao nhiêu hiệp ước. »

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Yann-Sven Rittelmeyer, thuộc Trung tâm Chính Sách Châu Âu (European Policy Center), lưu ý rằng khuôn khổ hành động của ông Macron, nếu đắc cử tổng thống Pháp, sẽ rất là hạn hẹp, nếu ông phải chung sống với một chính phủ thuộc phe khác sau cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng 6 tới. Theo ông, các lãnh đạo châu Âu hiện giờ chỉ mong nguy cơ cực hữu bị đẩy lùi trước đã, cho nên họ chưa thật sự đo lường hết những vấn đề có thể nẩy sinh từ việc ông Macron không có được đa số ở Quốc Hội Pháp.

vi.rfi.fr/phap/20170505-cac-lanh-dao-chau-au-mong-cho-macron-thang-cu

 

Mỹ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc ngừng quân sự hóa Biển Đông

Tiếp kiến những người đồng cấp Đông Nam Á tại Washington, ngoại trưởng Mỹ đưa ra hai lời thông điệp : chấm dứt quân sự hóa Biển Đông, giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng đối thoại và ASEAN có thể tin cậy vào Hoa Kỳ, với hoạt động của hạm đội Thái Bình Dương.

Theo AFP, hồ sơ Biển Đông đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dành nhiều thời giờ để bàn thảo với các đồng sự 10 nước Đông Nam Á tại Washington hôm thứ Năm 04/05/2017 với thông điệp ASEAN có thể tin cậy vào trợ giúp của Mỹ để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.

Trong cuộc gặp gỡ do phía Mỹ đề xuất, ngoại trưởng Rex Tillerson đã « đặc biệt kêu gọi » ASEAN và Trung Quốc, ngừng quân sự hóa, xây dựng, đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông trong khi đã có nỗ lực đối thoại, ôn hòa, tạo cơ may cho một giải pháp lâu dài.

Về mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng Rex Tillerson kêu gọi Đông Nam Á « xét lại » chính sách ngoại giao với Bình Nhưỡng : cần phải thay đổi để cô lập chế độ Kim Jong Un.

Chi tiết cụ thể của cuộc họp Mỹ-ASEAN không được tiết lộ. Tuy nhiên, theo trình bày của trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, Patrick Murphy, với báo chí, thì các thành viên Hiệp Hội ASEAN có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ để khẳng định các quyền lợi cốt lõi ở Biển Đông vì có « ảnh hưởng quan trọng đến thương mại, an ninh khu vực và an ninh thế giới ». Quân đội Mỹ tiếp tục tuần tra « thường xuyên tại châu Á Thái Bình Dương trong đó có Biển Đông» theo nguyên tắc bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, trên biển cũng như trên không.

Về đề xuất của Mỹ cô lập Bắc Triều Tiên, cũng theo lời trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương thì « một số nước » đã đồng ý giới hạn « nhân sự của các toà đại diện ngoại giao của Bình Nhưỡng đông quá mức bình thường ». Bình Nhưỡng sử dụng các cơ quan ngoại giao này ở Đông Nam Á để làm kinh tài « tránh né » các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

vi.rfi.fr/…/20170505-washington-keu-goi-asean-va-trung-quoc-ngung-quan-su-hoa-…

 

Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu ASEAN kiên quyết với Bắc Hàn

Tại hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN- Mỹ, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã lên tiếng thúc giục các nước ASEAN đảm bảo thực hiện những cấm vận đầy đủ đối với Bắc Hàn để tránh việc những nhà ngoại giao của nước này có thể thực hiện các phi vụ kinh doanh làm lợi cho chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.

Ông Tillerson kêu gọi 10 nước ASEAN giảm thiểu các mối quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng để Bắc Hàn không thu lợi từ các kênh ngoại giao vì mục đích phát triển tên lửa và hạt nhân.

Nói với báo giới tại cuộc họp báo sau hội nghị, thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Nam Á của Mỹ cho biết Bắc Hàn vẫn có đại diện ngoại giao tại nhiều nước vượt quá nhu cầu ngoại giao của nước này. Ông cũng nói đến vụ ám sát ông Kim Jong Nam, anh trai của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un ở Malaysia hồi tháng 2 vừa qua và cho rằng điều này cho thấy mối nguy đang ở ngay tại ASEAN.

Quyền ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo cho biết phương cách đối với Bắc Hàn là qua đối thoại và giảm căng thẳng. Ông cũng nói Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Tuy nhiên, ông cũng cho biết ASEAN vẫn chưa bàn thảo việc giảm sự có mặt ngoại giao của Bắc Hàn tại các nước trong khối.

www.rfa.org/…/tillerson-urges-se-asia-to-minimize-nk-diplomatic-05052017095729….

 

Báo cáo viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc đến Philippines

Manila bày tỏ thái độ không hài lòng với bà báo cáo viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc Agnes Callamard, và những lời phát biểu mà bà mới đưa ra ngày hôm nay trong chuyến viếng thăm bán chính thức Manila.

Trong bài nói chuyện đọc tại một trường đại học ở Manila, bà Callamard nói rằng chiến dịch bài trừ ma túy mà Tổng Thống Phi Rodrigo Duterte đang thực hiện sẽ không thành công vì đi quá phạm vi luật pháp cho phép.

Bà nói thêm rằng đã tiếp xúc với nhiều thành phần dân chúng, và mọi người đều tin rằng chương trình này có thể làm hay hơn, thay vì cho phép cảnh sát và dân phòng toàn quyền nổ súng bắn hạ những kẻ buôn bán ma túy hay bị tình nghi liên quan đến ma túy.

Sự hiện diện của bà báo cáo viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc Agnes Callamard tại Manila khiến chính phủ Phi ngạc nhiên, chỉ trích bà cố tình đến Phi mà không thông qua những thủ tục ngoại giao.

Năm ngoái, Tổng Thống Duterte mời bà Callamard ghé thăm, nhưng đặt ra một số điều kiện, trong đó bao gồm cả điều kiện buộc bà phải tranh luận về nhân quyền với ông. Bà Callamard từ chối, nói rằng bà luôn sẵn sàng sang Phi để mở cuộc điều tra về tình trạng nhân quyền, nhưng không lệ thuộc vào những đòi hỏi của chính phủ Manila.

Về sự hiện diện của bà ở Manila, một viên chức của Liên Hiệp Quốc nói rằng bà đến Phi với tư cách một học giả được trường đại học mời nói chuyện, không liên quan gì tới vai trò báo cáo viên nhân quyền.

www.rfa.org/vietnamese/…/un-rights-investi-anger-phi-w-visit-05052017115405.htm…

Nhật đề nghị tặng máy bay tuần tra cho Malaysia

Nhật Bản đang có kế hoạch trao tặng cho Malaysia máy bay tuần tiễu P-3C đã qua sử dụng theo đề nghị của Kuala Lumpur. Tờ Nikkei của Nhật trích nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Nhật cho biết tin này hôm 4 tháng 5.

Hiện tại Quốc hội Nhật vẫn đang bàn thảo một dự luật cho phép Nhật được trao tặng các vũ khí đã qua sử dụng cho nước khác. Nếu dự luật này được thông qua thì rất có thể Malaysia sẽ là nước đầu tiên được nhận vũ khí cũ từ Nhật. Tuy nhiên tờ Nikkei không cho biết sẽ có bao nhiêu máy bay P-3C được Nhật trao tặng cho Malaysia.

Lực lượng phòng vệ biển của Nhật hiện đang có khoảng 60 máy bay P-3C đang hoạt động và đang có kế hoạch ngưng sử dụng những máy bay đã bay khoảng 15.000 giờ.

www.rfa.org/vietnamese/…/jp-offer-patrol-planes-to-malay-05052017114340.html

Philippines sẽ xây dựng trên đảo Thị Tứ

Philippines sẽ tiếp tục kế hoạch phát triển đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông ngay kể cả khi Trung Quốc phản đối. Tờ Philippines Daily Inquirer trích lời Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr. cho biết như vậy vào hôm 4 tháng 5.

Ông Esperon Jr. cũng nói ông không nghĩ là Trung quốc sẽ thực sự ngăn không cho Philippines vào khu vực này, mặc dù ông không loại trừ khả năng Trung Quốc có thể sẽ tìm cách ngăn cản các kế hoạch ở ngay trên đảo của Philippines. Ông Esperon Jr. nói Trung quốc có thể ngăn hoặc không ngăn Philippines vào đảo nhưng phía Philippines đã không ngăn Trung quốc vào bãi Chữ Thập, đá Subi và Vành Khăn.

Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Đài Loan là những nước đòi chủ quyền tại khu vực quần đảo Trường Sa. Hôm 21 tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và một số quan chức quốc phòng khác đã bay ra đảo Thị Tứ như một dấu hiệu khẳng định chủ quyền của Philippines tại đảo này. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động này của Philippines.

www.rfa.org/…/phi-continue-plan-develop-pag-asa-island-05052017101433.html

Anh, Pháp, Nhật, Mỹ diễn tập hải quân Biển Đông

Hạm đội tàu Pháp đã tới Nhật Bản để chuẩn bị cho cuộc diễn tập quân sự chung với Anh, Hoa Kỳ và nước chủ nhà trên biển Đông.

Hạm đội của Pháp cập cảng căn cứ hải quân Sasebo ở Nagasaki hôm 29/4 để chuẩn bị cho việc tham gia huấn luyện quân sự trong tháng này, một động thái có phần chắc sẽ làm Trung Quốc tức giận.

Theo Chinatopix.com, đây là một thông điệp mà Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp, Nhật muốn gửi tới Trung Quốc. Một bài viết trên trang mạng thông tin của Trung Quốc viết:

“Nhật và Mỹ đang lo ngại về các nỗ lực của Trung Quốc tiến hành hành động đơn phương khống chế biển Đông, và Pháp, hiện đang nắm giữ 1 số hòn đảo ở Thái Bình Dương bao gồm New Caledonia và French Polynesia, cùng chia sẻ mối lo này.”

Trung Quốc coi tuyến hải lộ trên biển Đông như ao nhà, theo Wall Street Journal, và đang cho xây nhiều đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp. không công nhận phán quyết của tòa trọng tài quốc tế ở La Haye hồi tháng 7 năm ngoái, trong đó phủ quyết tuyên bố đường lưỡi bò 9 đoạn bao trọn gần hết biển Đông của nước này. Philippines là nước thắng trong phán quyết này nhưng tổng thống Rodrigo Duterte lại đang kết thân với Trung Quốc và xa rời đồng minh Mỹ kể từ khi nhậm chức vào cuối tháng 6 năm ngoái.

Theo ghi nhận của Reuters, cuộc thao dượt chung của 4 cường quốc sẽ diễn ra gần đảo Guam trong đó hải quân tập dược đổ bộ lên đảo quanh khu vực cách thủ đô Tokyo của Nhật khoàng 2.500km.

Các cuộc thao dượt, với sự tham gia của 700 binh lính, đã được lên kế hoạch trước khi Bắc Hàn tiến hành phóng thử phi đạn đạn đạo hôm 29/4.

Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3 với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Pháp Francois Hollande xác nhận sẽ cử tàu tuần dương Jeanne d’Arc (R97) đến biển Đông tham gia huấn luyện quân sự với Anh-Mỹ-Nhật vào tháng này và trong những tháng tới. Tổng thống Pháp nhấn mạnh, Nhật-Pháp sẽ tăng cường triển khai hợp tác, giúp việc triển khai chung của lực lượng hai nước trở nên dễ dàng hơn.

Đây không phải là lần đầu tiên hải quân Pháp tham gia diễn tập quân sự với quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

https://www.youtube.com/watch?v=-ZxpYN-dckI

 

Cuối tháng Năm, Thủ Tướng Phúc đi Mỹ mua vũ khí?

 

Tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 4/5, một phóng viên đã đề nghị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác nhận thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi thăm Mỹ vào cuối tháng 5 năm nay, cũng như trọng tâm của chuyến thăm, khả năng thoả thuận hợp tác nào trong lĩnh vực quân sự đặc biệt là việc mua sắm vũ khí.

Báo Thanh Niên và Tiền Phong trích lời bà Lê Thị Thu Hằng:

“Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có thư mời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ. Nội dung cụ thể của chuyến thăm đang được hai bên thu xếp.”

Tuy bà Hằng không xác nhận ý định của Việt Nam muốn mua vũ khí Mỹ, cũng như tin liệu Thủ tướng Phúc có chính thức đi thăm Mỹ vào cuối tháng này hay không, nhưng việc báo chí trong nước “đánh tiếng” trước cho thấy Việt Nam đang muốn gây ấn tượng với Mỹ.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, bang Virginia, cho rằng nếu có một thỏa thuận mua bán vũ khí trong chuyến thăm này thì đây là thông điệp cho thấy Việt Nam “muốn thuyết phục Mỹ về tầm quan trọng chiến lược của mình, bằng cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ.”

“Muốn có ấn tượng thì người ta nói đến việc mua vũ khí. Bây giờ thì việc mua vũ khí có thể là món quà, hay có thể gọi là món hối lộ để có được sự ủng hộ của ông Trump. Đằng sau cái đó là gì? Tuy không nói ra, nhưng họ rất cần một đối trọng với Trung Quốc.”

Với “món quà ra mắt gây ấn tượng này”, liệu Việt Nam có thật sự đạt được một thỏa thuận mua vũ khí từ Mỹ hay không? Giáo sư Hùng phân tích các khía cạnh có khả năng xảy ra như sau:

“Quan trọng đằng sau việc mua súng thì người ta muốn biết ổng muốn mua cái gì? Để làm gì? Và mua như vậy thì có cần huấn luyện của Mỹ không? Nếu có huấn luyện thì ở Việt Nam hay ở Mỹ? Nếu ở Việt Nam thì dính dáng đến việc sự của quân nhân Mỹ tại Việt Nam. Đằng sau việc mua bán này là cả vấn đề chiến lược. Không biết Việt Nam có chiến lược rõ rệt về việc này hay không?”

Tháng 5 năm ngoái, trước chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Việt Nam, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Khi đó báo chí Việt Nam cho rằng việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí “không chỉ mang ý nghĩa biểu trưng rất lớn, mà nó có giá trị thực tế, giúp chúng ta nâng cao sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển.”

Phản ứng trước quyết định của Mỹ xóa cấm vận vũ khí, Trung Quốc đã có phản ứng dè dặt. Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói: “Là một nước láng giềng thân cận với Việt Nam, chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ hợp tác bình thường giữa Việt Nam và các nước khác, và chúng tôi hy vọng chắc rằng một diễn biến như thế trong bang giao song phương là thuận lợi cho hòa bình và an ninh trong khu vực.”

Báo An Ninh Thủ đô nói “mua sắm trang bị tiên tiến để tiến thẳng lên hiện đại, có thể nói rằng, hướng đi này là rất đúng đắn.”

Bài viết trên tờ báo này nói trong bối cảnh ngân sách quốc phòng còn eo hẹp, Việt Nam nên ưu tiên cho một số quân, binh chủng như hải quân, phòng không-không quân, thông tin liên lạc.

Báo Sputnik dẫn lời nhà phân tích quốc phòng Konstantin Sivkov nói rằng Việt Nam không phải là quốc gia giàu có nên khó có khả năng mua vũ khí từ nhiều nước khác nhau. Tờ báo nhận định:

“Có phần chắc họ sẽ tiếp tục duy trì chiến lược mua sắm đồng bộ. Ví dụ, nếu Việt Nam quyết định chuyển sang sử dụng máy bay của Hoa Kỳ, thì sẽ phải đầu tư vào đào tạo bổ sung, trang thiết bị, kinh phí, v.v…”

Theo ông Sivkov thì “có nhiều khả năng Hà Nội sẽ mua một số thiết bị khác nhau của Hoa Kỳ “để làm quen” với vũ khí và thiết bị quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, theo giới phân tích, sẽ không có chuyện mua bán với số lượng lớn.”

Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mua vũ khí của Nga và còn hợp tác để phát triển vũ khí với nước này. Trả lời phỏng vấn của hãng tin Sputnik hồi đầu năm nay, Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt, Quân đoàn 2, nhấn mạnh “vũ khí Nga có lợi thế cạnh tranh nhất định so với các nước tương tự.

Tuy rằng Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Hà Nội từ lâu, vị thế đó sẽ dần dà bị xói mòn khi thị trường mở và các thương nhân vũ khí Mỹ bắt đầu nắm bắt cơ hội. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) hôm 20/2/2017 công bố phúc trình mới nhất về tình hình mua sắm quốc phòng trên thế giới, Việt Nam xếp hạng 10, chiếm khoảng 3% thị phần vũ khí thế giới, giá trị nhập khẩu ước đạt gần 5 tỷ USD.

Đáng chú ý là so với giai đoạn 2007 – 2011, Việt Nam đã nhảy vọt từ vị trí 29 lên thứ hạng nằm trong top 10, giá trị nhập khẩu vũ khí tăng tới 202%.

Vào tháng trước, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, Mỹ đã đồng ý chuyển giao tàu tuần duyên Morgenthau cho Việt Nam, sau khi tàu này bị loại biên. Tàu tuần duyên USCGC Morgenthau của Hoa Kỳ sẽ sớm có mặt trong biên chế lực lượng vũ trang Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu mua lại 3 chiếc, nhưng Mỹ chỉ đồng ý bán lại một chiếc.

https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-phuc-di…mua…thang-5/3839458.htm 

 

Mỹ: Thất nghiệp thấp kỷ lục, 4,4%

Thị trường nhân dụng Hoa Kỳ phát triển mạnh trong tháng Tư, với 211,000 lao động mới được ghi vào sổ lương giới chủ nhân, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm còn có 4,4%, mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp thể hiện một tiến bộ lớn so với tháng Ba trước đó khi nền kinh tế chỉ có thêm 98,000 việc làm mới.

Giới phân tích nói trong các điều kiện này, Cục Dự Trữ Liên bang đang tiến lên theo đúng hướng để tăng lãi xuất chính thêm một lần nữa vào tháng 6 tới đây.

Những công việc mới trong tháng Tư đến từ lĩnh vực nhà hàng và khách sạn cũng như các dịch vụ giải trí, tiếp theo đó là ngành chăm sóc y tế, và dịch vụ tài chính.

Trung bình thu nhập/giờ chỉ tăng đôi chút, lên 2,5% so với năm ngoái.

Bất chấp những biến động trong tháng Ba vừa rồi, nền kinh tế Mỹ mỗi tháng có trung bình thêm 185,000 việc làm trong năm 2017.

https://www.voatiengviet.com/a/ty-le-that-nghiep-o-my-thap-ky…/3839572.html

 

Mỹ-Úc tái khẳng định quan hệ thân thiết


 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Th tướng Úc Malcolm Turnbull tái khng định mi quan h thân thiết gia hai nước. Hai nhà lãnh đạo gp nhau vào chiều tối Th Năm 4/5  New York, lđầu tiên t sau mt cuộc đin đàm gay gắt hồi đầu năm nay, khi hai ông tranh cãi mt tha thun v người tị nn gây nhiều tranh cãi. T Sydney, Giới quan sá Australia đã thở phào nhẹ nhõm trước dấu hiệu giảm bớt căng thẳng giữa hai đồng minh lâu đời.

Đã có nhiều lời bàn ra tán vào về tâm trạng và giọng điệu của các cuộc thảo luận của hai nhà lãnh đạo Mỹ, Úc ở New York sau cuộc điện đàm không mấy thân thiện hồi đầu năm nay khi ông Trump nặng lời với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull về một thỏa thuận giữa Úc và chính phủ Mỹ tiền nhiệm để gửi sang Mỹ một nhóm người tị nạn bị Úc cầm giữ ở các trại tạm trú ngoài khơi nước Úc.

Những căng thẳng đó dường như đã hạ giảm, và thỏa thuận gây tranh cãi về số phận người tị nạn hình như vẫn được tiến hành.

Ông Trump nói việc tường trình về cuộc điện đàm đó là thêm một vụ “tin giả”, và ông ca ngợi mối quan hệ song phương. Ngỏ lời với Thủ Tướng Úc, Tổng thống Trump nói:

“Mỹ và Úc là hai người bạn cũ và là đối tác tự nhiên của nhau, và với sự giúp đỡ của ông, chúng ta sẽ tiếp tục là bạn của nhau trong thời gian lâu dài.”

Ông Brendan Thomas-Noone, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Sydney, nhận định các giới chức ở Canberra sẽ thở phào nhẹ nhõm vì căng thẳng do cú điện đàm gay gắt cách đây ba tháng gây ra, giờ đã giảm.

Ông Thomas Noone nói:

“Tôi nghĩ rằng cú điện thoại ấy đã thực sự gây sốc cho phía Úc, nhưng rõ ràng là sau ba tháng và sự kiện Phó Tổng thống Mike Pence và bây giờ tới lượt Tổng thống Trump, tái xác nhận sẽ tôn trọng thỏa thuận, chắc chắn sẽ xoa dịu một số giới chức trong chính phủ Úc.”

Nhà lãnh đạo đối lập Úc, Bill Shorten, gợi ý rằng Turnbull không được tôn trọng vì bị buộc phải chờ ba tiếng đồng hồ để có một buổi họp ngắn với Tổng thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận Úc tin rằng do những nhu cầu chính trị nội địa, có lý do chính đáng khả dĩ có thể giải thích thời gian chờ đợi này. Tổng thống Trump đã hoãn chuyến đi tới New York để dự cuộc gặp kéo dài 30 phút vì ông phải có mặt ở Washington để chờ Hạ viện Mỹ thông qua dự thảo luật về chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, ông Turnbull không bày tỏ bất kỳ quan tâm nào về vụ việc này, ông cho biết Tổng thống Trump đã tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với nền hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Các nhà phân tích tin rằng mối quan hệ Úc-Mỹ đã được khởi động lại sau cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo ở New York. Trong cuộc gặp, hai bên thảo luận về các quan ngại kinh tế và an ninh quốc gia, cũng như vấn đề di trú.

Liên minh giữa hai quốc gia đã có từ những năm đầu của năm 1950.

Ông Trump đã hứa sẽ chính thức đi thăm nước Úc.

Tổng thống tiền nhiệm, ông Obama, đã tới Úc hai lần.

https://www.voatiengviet.com/a/my-uc-tai-khang-dinh-quan-he…thiet/3839207.html