Tin khắp nơi – 05/02/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 05/02/2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump

đọc thông điệp liên bang

Thùy Dương

Hôm nay, 05/02/2019, là ngày tổng thống Mỹ Donald Trump đọc thông điệp liên bang truyền thống. Chủ nhân Nhà Trắng sẽ đề cập tới những chủ đề gì ? Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết :

“Tống thống sẽ kêu gọi thỏa hiệp, đoàn kết và thậm chí sẽ tỏ ra rất nhã nhặn, lịch sự. Những người thân cận của tổng thống Mỹ Doanld Trump nói như vậy về bài diễn văn của ông hôm nay. Một phong cách trái ngược với bản chất hiếu chiến và những tuyên bố bốc đồng thường thấy ở tổng thống.

Ông Trump chắc sẽ phát biểu: “Chúng ta có thể cùng nhau vượt qua những sự chia rẽ và xóa đi những vết thương cũ”, trong bối cảnh ông đang gặp sự chống đối từ phía Hạ Viện, nay do phe Dân Chủ chiếm đa số, cũng như đối đầu sự bất mãn ngày càng tăng ngay trong nội bộ đảng của ông. Nhiều dân biểu Cộng Hòa không che giấu sự bất đồng với Nhà Trắng về kế hoạch rút quân khỏi Syria hay với việc ông muốn lách Quốc Hội để được phép xây bức tường ở biên giới.

Donald Trump cũng sẽ đề cập đến những chủ đề có sự đồng thuận như giảm giá dược phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng và chắc chắn sẽ nói về nhập cư, chủ đề ưa thích của ông. Chủ nhân Nhà Trắng sẽ tổng kết hoạt động của ông, tán dương thỏa thuận thương mại đạt được với Canada và Mêhicô, hứa nhanh chóng tìm lối thoát cho các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.

Cuối cùng, về quốc tế, tổng thống Trump sẽ nói tới tình hình ở Venezuela, cuộc gặp sắp tới với lãnh đạo Bắc Triều Tiên và việc rút khỏi các xung đột mà Mỹ đang tham gia”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190205-tong-thong-my-donald-trump-doc-thong-diep-lien-bang

 

Trump đề cử tân Bộ trưởng Nội vụ

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/2 tuyên bố sẽ đề cử ông David Bernhardt, nguyên là nhà vận động hành lang về năng lượng, làm Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ.

Ông Bernhardt, hiện là Quyền Bộ trưởng, được trông đợi sẽ tiếp tục thúc đẩy kế hoạch của chính quyền Trump trong việc thúc đẩy sản lượng nhiên liệu hóa thạch trong nước bằng cách mở thêm nhiều địa điểm đất công cho khai thác.

Ông Bernhardt sẽ thay thế ông Ryan Zinke, người đã bị điều tra về đạo đức và loan báo về hưu hồi cuối năm ngoái.

Đề cử của Tổng thống còn chờ được Quốc hội xác nhận.

Trong năm 2017, khoảng 150 nhóm hoạt động môi trường đã kêu gọi các thượng nghị sĩ phản đối ông Bernhardt trong cuộc biểu quyết chuẩn nhận ông vào chức Phó Bộ trưởng với lý do công việc vận động hành lang trước đây của ông có thể gây ra xung khắc quyền lợi.

Tuy nhiên, lúc đó Thượng viện vẫn xác nhận ông Bernhardt với tỷ lệ phiếu bầu 53-43.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-de-cu-bernhardt-lam-bo-truong-noi-vu/4772422.html

 

Quốc hội Mỹ chật vật

tìm thỏa thuận an ninh biên giới

Chẳng còn bao lâu nữa tới thời hạn chót mà các nhà thương thuyết của Quốc hội Mỹ về vấn đề an ninh biên giới vẫn chưa giải tỏa được gút mắc chính.

17 thành viên Dân chủ và Cộng hòa ở Hạ viện lẫn Thượng viện có nhiệm vụ đạt được thỏa thuận an ninh biên giới mang tính thỏa hiệp với các nguồn quỹ phân bổ của Bộ An ninh Nội địa cho tới cuối tháng 9 năm nay.

Các tranh cãi nóng bỏng nhất bao gồm kiểu hàng rào biên giới mới dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, nếu có, trong lúc Tổng thống Trump đòi chi 5,7 tỷ đô la xây tường thành mà nhiều nghị sĩ Cộng hòa và đa số nghị sĩ Dân chủ pản đối vì cho là phí phạm và không hiệu quả.

Các vấn đề cam go khác là liệu nên tăng hay giảm ngân quỹ cung cấp giường trong các trại tập trung di dân và nên tăng hay giảm số nhân viên thực thi luật di trú và thẩm phán di trú.

Phe Dân chủ ủng hộ một dự luật cấp 1,6 tỷ đô la xây thêm rào ở một số nơi thuộc biên giới Tây Nam trong khi ông Trump đòi một bức tường thành bằng bê tông trải dài trên 3 ngàn cây số.

Tổng thống đã dọa nếu không đạt được thỏa thuận thì hoặc là các cơ quan chính phủ liên bang sẽ đóng cửa lần nữa, hoặc là ông sẽ công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, một cách ‘qua mặt’ Quốc hội để xây tường.

https://www.voatiengviet.com/a/quoc-hoi-my-chat-vat-tim-thoa-thuan-an-ninh-bien-gioi-/4772411.html

 

Mỹ truy tố Huawei và Mạnh Vãn Chu

hàng loạt tội danh

Mỹ cáo buộc Huawei, Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu và hai công ty chi nhánh đánh cắp công nghệ và vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.

Theo Reuters, trong bản cáo trạng 13 tội được đệ trình ở New York ngày 28/1, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, Huawei đã lừa dối một ngân hàng toàn cầu, nhà chức trách Mỹ về mối quan hệ của tập đoàn với các chi nhánh là Skycom Tech và Huawei Device USA Inc để làm ăn ở Iran.

Trong một vụ việc riêng rẽ, Bộ Tư pháp Mỹ cũng buộc tội 2 chi nhánh của Huawei 10 tội về ăn cắp bí mật thương mại, gian lận và cản trở công lý vì đánh cắp công nghệ robot của nhà mạng T-Mobile US Inc – vốn dùng để thử nghiệm độ bền của điện thoại thông minh. Các cáo buộc này được đệ trình ở một quận phía tây của bang Washington.

Huawei hiện chưa phản hồi với đề nghị bình luận về các cáo buộc. Trước đó, Huawei cho hay, hai công ty Skycom Tech và Huawei Device USA Inc đã giải quyết xong tranh chấp từ năm 2017.

Các cáo buộc trong cả hai vụ việc trên đã tăng thêm sức ép của Mỹ lên Huawei – nhà chế tạo thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang cố ngăn cản các công ty Mỹ cũng như gây sức ép với các nước đồng minh không mua các thiết bị của Huawei. Chuyên gia an ninh Mỹ lo ngại rằng các thiết bị đó có thể dùng để do thám nước này.

Theo yêu cầu của Washington, Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đã bị Canada bắt hồi tháng 12/2018. Giới chức Mỹ cáo buộc bà Mạnh giữ vai trò chủ chốt trong việc dùng các chi nhánh để làm ăn với Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ chống Tehran.

http://biendong.net/bien-dong/26107-my-truy-to-huawei-va-manh-van-chu-hang-loat-toi-danh.html

 

Đồng thuận Washington 2.0 và 3 vòng tròn đồng tâm

Hợp tác Mỹ-Trung là trụ cột quan hệ quốc tế nửa cuối thế kỷ 20, đối đầu Trung-Mỹ trở thành tâm điểm của bàn cờ chiến lược siêu cường nửa đầu thế kỷ 21.

Nếu “hợp tác Mỹ-Trung” là trụ cột quan hệ quốc tế vào nửa cuối thế kỷ 20, thì “đối đầu Trung-Mỹ” trở thành tâm điểm của bàn cờ chiến lược nước lớn vào nửa đầu thế kỷ 21.

Sự thay đổi về bản chất quan hệ Mỹ-Trung “từ bạn thành thù” đã tạo ra một bước ngoặt lớn làm đảo lộn trật tự thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng vượt Mỹ đã bị Trumpism chặn lại (như một “khắc tinh”).

Nay Mỹ chủ động “vừa đánh vừa đàm” vì chiếm được thế thượng phong, làm Trung Quốc bị động chống đỡ và tìm cách hòa hoãn để tránh hệ quả khó lường trong nước, nếu để cuộc chiến thương mại leo thang mất kiểm soát.

Tuy còn quá sớm để nói về kết cục chiến thương mại, nhưng có thể thấy được “phần nổi của tảng băng chìm”.  Để hiểu rõ hơn bản chất và lý do đối đầu Mỹ-Trung, cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử.

Nếu quá khứ là điểm chuẩn cho hiện tại và tương lai, thì lịch sử có thể lặp lại (như một định mệnh).

Đồng thuận Washington 2.0

Cách đây vài năm, nhiều người còn mơ hồ về Trung Quốc trỗi dậy. Theo ông Lý Quang Diệu Robert Zoellick (Chủ tịch Ngân hàng Thế giới) “rất thông minh” khi mô tả vai trò của Trung Quốc như “một bên liên quan có trách nhiệm” (responsible stakeholder).

Họ cho rằng vấn đề địa chính trị quan trọng nhất trong thế kỷ này là sự trỗi dậy của Trung Quốc, “nhưng đừng đối xử với Trung Quốc như kẻ thù”.

Cách tốt nhất để tăng tốc lộ trình và hướng thay đổi chính trị của Trung Quốc là gia tăng các mối liên kết thương mại và đầu tư của Trung Quốc với thế giới.

Mỹ đã theo đuổi chính sách “can dự xây dựng” (Constructive Engagement) với Trung Quốc suốt mấy thập kỷ (hầu như vô điều kiện).

Tuy một cuộc tranh giành thế lực ở Tây Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, nhưng họ cho rằng điều đó “không nhất thiết phải dẫn đến xung đột” (như thuyết “cái bẫy Thucydides” của Graham Allison).

Đến bây giờ người ta mới tỉnh ngộ và nhận ra sự “nhầm lẫn của thế kỷ” khi Trung Quốc không “trỗi dậy hòa bình” như họ vẫn ảo tưởng, mà trở thành một “Frankenstein” như ông Nixon đã ví von.

Nay khi ông Trump tìm cách đảo ngược bàn cờ Mỹ-Trung thì được hầu hết mọi người đồng thuận.

Chỉ mấy năm trước, những tác giả của học thuyết “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình” đã có nhận thức rõ ràng và sâu sắc rằng Trung Quốc cần có trách nhiệm và lợi ích trong việc đảm bảo với các nước láng giềng (và cả thế giới) rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là ôn hòa, không phải là mối đe dọa mà là mối lợi cho thế giới, nên hãy tránh chia rẽ và xung đột.

(Interview: Lee Kuan Yew on the Future of U.S- China Relations, Graham Allison & Robert Blackwill (Havard KSG’s Belfer center), Atlantic, March 5, 2013).

Hai năm sau, Michael Pillsbury (Hudson Institute) xuất bản cuốn “Cuộc chạy đua một trăm năm” (The Hundred-year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower, St.Martin’s Prees, 2015) khẳng định người Mỹ đã ngộ nhận về Trung Quốc, và cho đó là “một thảm họa tình báo lớn nhất của Mỹ”.

Pillsbury chỉ là một trong nhiều học giả và quan chức Mỹ cùng thế hệ đã thức tỉnh và thừa nhận sai lầm.

Khi Trump lên cầm quyền, ông đã tìm cách đảo ngược bàn cờ Mỹ-Trung. Tuy Trump có thể thiếu nhất quán về nhiều thứ, và người Mỹ có thể bất đồng và chia rẽ về nhiều vấn đề khác, nhưng họ đồng thuận cao và ủng hộ lập trường cứng rắn của Trump để đối phó với Trung Quốc (như một nghịch lý).

Tuy hầu hết báo chí Mỹ chỉ trích Trump, nhưng Washington Post thừa nhận “Donald Trump có thể được nhớ tới như là Tổng thống trung thực nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ” (Donald Trump may be remembered as the most honest president in modern American history).

Trong hai năm đầu cầm quyền, Trump đã đạt được một kỷ lục đáng nể như một Tổng thống biết giữ lời hứa. Như một nghịch lý, Trump đã làm đúng những gì ông hứa.

“Trump là mẫu mực của sự trung thực” (Trump is a paragon of honesty). (Trump could be the most honest president in modern history, Mark Thiessen, Washington Post, October, 11, 2018).

Khi Trung Quốc trở thành đối thủ chiến lược số một (Chiến lược Quốc phòng mới), lập trường cứng rắn chống Trung Quốc của Trump được nhiều người Mỹ ủng hộ như “Đồng thuận Washington 2.0”.

Sự nhất quán về nhận thức chiến lược mới không chỉ giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ, mà còn giữa Chính quyền và Quốc hội. Do đó, thỏa thuận ngừng bắn 90 ngày giữa Trump và Tập chỉ là chiến thuật tạm thời.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Vấn đề lớn nhất giữa hai siêu cường không phải là cuộc chiến thương mại (có thể hòa hoãn), mà là tranh chấp chiến lược tại Biển Đông (là tâm điểm của đối đầu), và mâu thuẫn cơ bản về mô hình kinh tế và hệ thống chính trị (không thể hóa giải trong 3 hay 6 tháng).

Trong một bài gần đây, Graham Allison phân tích rằng Tập Cận Bình vì muốn hoãn binh (để tránh rủi ro lớn trong nước) nên sẵn sàng chi một nghìn tỷ USD mua hàng Mỹ để chiều Trump, tạo điều kiện để Trump tuyên bố “chiến thắng” (trước 3/1/2019).

Lưu Hạc sẽ tới Washington để đàm phán với Robert Lighthizer (30-31/1/2019). Hai bên có thể gia hạn ngừng bắn thêm 6 tháng để đàm phán tiếp về vấn đề cơ cấu (nan giải hơn nhiều).

(Xi Jinping will Give Donald Trump a Victory on Trade, Graham Allison, National Interest, January 11, 2019).

Điều đó có thể lý giải tại sao ngay trong ngày đầu đàm phán cấp thứ trưởng tại Bắc Kinh (7-9/1/2019) Lưu Hạc (phó thủ tướng) lại bất ngờ tới dự đàm phán (chắc “để chỉ đạo”).

Có lẽ Tập Cận Bình muốn tránh rủi ro (bằng mọi giá) để đảm bảo đàm phán đúng lộ trình (hoãn binh). Nếu chiến tranh thương mại leo thang để Mỹ đánh thuế 25% lên tất cả hàng nhập khẩu Trung Quốc thì sẽ dẫn đến những rủi ro khó lường về kinh tế và chính trị.

Chắc Tập Cận Bình đã rút kinh nghiệm là Donald Trump không chỉ hù dọa mà làm thật. Vì vậy, vòng đàm phán tiếp theo giữa Lighthizer và Lưu Hạc hứa hẹn nhiều kịch tính, vì chắc chắn Mỹ sẽ tăng cường áp lực.

Gần đây, Mỹ đã tăng cường áp lực trên nhiều mặt, theo đúng binh pháp Trung Hoa (như “cờ vây” và “tam chủng chiến pháp”) để xiết dần vòng vây Trung Quốc.

Bên cạnh đánh thuế (chiến tranh thương mại), cấm vận công nghệ cao (trừng phạt kinh tế), tăng cường tuần tra (FONOP) và tập trận cùng đồng minh trên Biển Đông và khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Quốc hội Mỹ đã thông qua một loạt dự luật với số phiều đồng thuận rất cao:

Đạo luật Chuẩn chi Quốc phòng (NDAA, 10/10/2018), với kinh phí $716 tỷ (cho 2019), so với $640 tỷ (cho 2018); Dự luật BUILD Act (10/2018) với kinh phí $60 tỷ (trong 7 năm) cho quỹ phát triển quốc tế USIDFC;

Luật Tây Tạng (14/12/2018) cho phép công dân Mỹ được tự do tới Tây Tạng; Luật Sáng kiến Trấn an châu Á (ARIA, 31/12/2018), với kinh phí $1,5 tỷ viện trợ cho khu vực (2019-2023)…

Ba vòng tròn đồng tâm

Đồng thuận Washington 2.0, dựa trên tầm nhìn chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và rộng mở (FOIP), gồm ba vòng tròn đồng tâm (concentric circles) đang hình thành như cấu trúc an ninh khu vực mới.

Nhưng đồng thuận mới (chống Trung Quốc) không phải do Washington muốn, cũng không phải do các đồng minh/đối tác muốn (vì họ cũng đầy mâu thuẫn), mà chính Trung Quốc đã xô đẩy họ xích lại gần nhau (như hệ quả không định trước).

Vòng tròn đồng tâm thứ nhất là đồng thuận trong nội bộ Mỹ, dựa trên tầm nhìn chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, xác định “Trung Quốc là đối thủ số một” (theo Chiến lược Quốc phòng mới).

Trump được cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đồng thuận, và được cả chính quyền và quốc hội ủng hộ. Trong Chính quyền Trump (và Nhà Trắng), những người thuộc phái diều hâu và bảo thủ mới có lập trường cứng rắn với Trung Quốc (và thân Đài Loan) đang thắng thế.

Nay lập trường cứng rắn để đối phó với Trung Quốc đã trở thành một lá bài chính để Trump tranh cử (2020).

Vòng tròn đồng tâm thứ hai là đồng thuận giữa Mỹ và đồng minh, lấy “bộ tứ” (Quad) gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, làm nòng cốt cho tầm nhìn chiến lược FOIP, và cấu trúc an ninh khu vực.

Ngoài “bộ tứ”, các nước đồng minh khác (như Anh, Pháp, Canada, New Zealand, Hàn Quốc) đã điều tàu chiến đến Biển Đông tuần tra FONOP và tập trận chung với Mỹ.

Hiện nay, xu hướng can dự vào Biển Đông đang tăng lên, bất chấp phản ứng của Trung Quốc. Các nước đồng minh của Mỹ tự tin hơn, không sợ Trung Quốc như trước.

Trong khi Anh đang tìm kiếm nơi đặt căn cứ quân sự mới tại Biển Đông để năng cao vị thế chiến lược (và bán vũ khí), Pháp đang đẩy mạnh hợp tác với Nhật để tăng cường an ninh tại Nam Thái Bình Dương.

Vòng tròn đồng tâm thứ ba là đồng thuận giữa Mỹ và Đồng minh với các đối tác khu vực (như ASEAN), đang bị Trung Quốc phân hóa và thao túng.

Trong khi một số nước ASEAN xoay trục, xích lại gần Trung Quốc (như Philippines, Thái Lan, Campuchia) thì một số nước khu vực khác xoay trục để “thoát Trung” (như Malaysia, Myanmar, Bắc Triều Tiên và vùng lãnh thổ Đài Loan).

Đó là quá trình phản tỉnh (backlash) đối với “bẫy nợ” của Trung Quốc vì ý thức dân tộc.

Các nước nòng cốt trong ASEAN (như Việt Nam, Indonesia, Singapore) ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn về Biển Đông (và đàm phán về COC).

Theo Reuters (31/12/2018), Việt Nam đã đề nghị một số điều khoản mới trong văn bản đàm phán COC, trong đó đáng chú ý nhất là yêu cầu cấm thiết lập bất cứ khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) mới nào tại Biển Đông.

Trong một buổi họp báo tại Hà Nội (16/1/2017), Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thẳng thắn nhận xét rằng quá trình soạn thảo “bộ qui tắc ứng xử tại Biển Đông” (COC) là chậm trễ, và nhiều điểm trong “tuyên bố về bộ qui tắc ứng xử” (DOC) không được các bên tham gia nghiêm túc coi trọng.

Theo quan điểm của Việt Nam (cũng như của ASEAN) COC phải là một văn bản có ràng buộc pháp lý (tuy Trung Quốc không muốn điều đó).

Liên quan đến sự có mặt tại Biển Đông của các cường quốc (như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Úc, Ấn) ông Phạm Bình Minh nói rằng các cường quốc tìm kiếm đồng minh là một lẽ tự nhiên, và Việt Nam cũng như các quốc gia nhỏ khác cũng phải tìm cách sống còn trong sự cạnh tranh đó.

Nhưng ông nhấn mạnh Việt Nam luôn duy trì một đường lối đối ngoại độc lập. Dư luận lưu ý cuộc họp báo với nội dung cứng rắn của ông Minh diễn ra sau khi chiến hạm USS McCampell của Mỹ vừa tuần tra FONOP tại khu vực các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (9/1/2019).

Về những bất đồng giữa ASEAN và Trung Quốc, ông Phạm Bình Minh giải thích việc thương lượng giữa hai bên diễn ra trong những cuộc họp kín, nên nội dung bên ngoài chỉ là những lời đồn đoán.

Gần đây, đàm phán COC dường như được thúc đẩy nhanh hơn và Trung Quốc có vẻ tích cực hơn trong việc đàm phán với các đối tác ASEAN.

Nhưng theo các chuyên gia về Biển Đông, kết cục đàm phán để đi đến ký kết COC còn lâu, vì khác biệt giữa hai bên còn nhiều, nhưng hy vọng Trung Quốc sẽ bị sức ép của cộng đồng quốc tế và cuộc chiến thương mại nên sang năm 2019 họ có thể phải nhượng bộ nhiều hơn trong năm 2018.

Theo ông Phạm Bình Minh, trong năm 2018 có lúc tình hình thế giới đã diễn biến bất ngờ, ngoài chiều hướng đã dự đoán. Trong đó, một số nước đã quay lại với chủ nghĩa bảo hộ và dân túy, khiến nhiều nước khác bất ổn, nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.

Trên thực tế, quan hệ quốc tế của một số nước trên thế giới đã diễn biến bất thường, mặc dù họ là đồng minh.

Năm 2018, tình hình Biển Đông vẫn diễn biến rất phức tạp, do thay đổi nguyên trạng khi Trung Quốc mở rộng và quân sự hóa một số đảo/đá, làm cho các nước khu vực hết sức lo ngại vì Biển Đông trở thành một khu vực dễ xảy ra xung đột.

Trong cuộc hội thảo của CSIS tại Washington “Dự báo Châu Á 2019” (23/1/2019) các học giả hàng đầu cũng cho rằng Biển Đông tiếp tục là một điểm nóng (cùng với Đài Loan, Bắc Hàn, và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung).

Theo Gregory Poling (giám đốc AMTI/CSIS), các cuộc tuần tra FONOP của Mỹ và các nước đồng minh tiếp tục gia tăng tại Biển Đông và eo biển Đài Loan, là một yếu tố tiềm tàng gây khủng hoảng quan hệ Mỹ-Trung.

Trong lịch sử, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là tâm điểm của những cuộc chiến tranh lớn.

http://biendong.net/bi-n-nong/26102-dong-thuan-washington-20-va-3-vong-tron-dong-tam.html

 

Bộ trưởng Nội an sẽ điều trần trước Hạ viện

Washington DC – Bộ trưởng Nội an Kirstjen Nielsen sẽ điều trần trước Ủy ban Nội an Hạ viện vào ngày 6 tháng 3, theo lời chủ tịch Ủy ban Bennie Thompson thông báo hôm thứ Hai (4 tháng 2).

Ông Thompson, dân biểu Dân Chủ của Mississippi, đã công khai chỉ trích bà Nielsen từ tuần trước, khi bà từ chối lời mời điều trần trong tuần này. Bà Nielsen đưa ra lý do là không thể sắp xếp được lịnh trình, và đề nghị sẽ đến Hạ Viện vào một ngày sau này, có thể là tuần lễ có ngày Presidents’ Day.

Vào tuần trước, ông Thompson đã từng nói rằng ông muốn bà Nielsen phải điều trần trước cuối tháng 2, và đe dọa sẽ gởi trát tòa để bắt buộc bà có mặt tại ủy ban. Trong thông cáo báo chí, ông Thompson nói ủy ban của ông đã cho bà Nielsen rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Ông Thompson nói, bà Nielsen cần phải giải thích các hành động của chính phủ về vấn đề an ninh biên giới, và kế hoạch tăng cường an ninh trong tương lai.

Ông Thompson nói thêm rằng, với tư cách là chủ tịch Ủy ban Nội an, ông phải bảo đảm rằng việc bảo vệ quốc gia được dựa trên thông tin tình báo và tình hình thực tế, thay vì bị dùng để phục vụ cho các chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, thành viên Cộng Hòa của Ủy ban Nội an Hạ viện, ông Mike Rogers, sau đó cho biết ông Thompson và bà Nielsen đã đạt được thỏa thuận về lịch làm việc. Ông Rogers, đại diện Alabama, bình luận rằng, việc Chủ tịch Thompson đồng ý hợp tác với Bộ trưởng Nielsen là một quyết định đúng và phù hợp với trách nhiệm hiến pháp của ủy ban là giám sát Bộ Nội an. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/bo-truong-noi-an-se-dieu-tran-truoc-ha-vien/

 

Hạ viện Dân Chủ thúc đẩy các chương trình nghị sự

bị chậm trễ vì chính phủ đóng cửa

Washington DC – Đảng Dân Chủ giành được quyền kiểm soát  Hạ viện cách đây 1 tháng với lời hứa bảo vệ chuơng trình bảo hiểm y tế và giúp Washington hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hoãn trong thời gian dài cho tới khi chính phủ mở cửa lại vào tuần trước.

Hiện tại, đảng Dân Chủ đang nỗ lực làm việc để chương trình nghị sự của họ diễn tiến đúng lịch trình, trước khi Tổng thống Donald Trump đọc bài diễn văn quan trọng về tình trạng liên bang vào thứ Ba (5 tháng 2) tại nghị trường Hạ viện.

Các chính trị gia Dân Chủ vừa đệ trình một loạt dự luật, đồng thời cũng đề nghị khôi phục dự luật Lilly Ledbetter Fair Pay Act, có mục tiêu xóa bỏ tình trạng chênh lệnh tiền lương giữa nam và nữ. Đạo luật Fair Pay Act và dự luật HR1, một dự luật cải tổ các quy định đạo đức tranh cử, là các thông điệp chính của đảng Dân Chủ trong suốt tuần lễ trước bài diễn văn Tình trạng Liên bang.

Dân biểu Steny Hoyer của Maryland, lãnh đạo đa số Hạ Viện, cho biết các ủy ban lập pháp cũng đang xem xét các dự luật giảm giá thuốc và các chương trình huấn luyện để giúp người lao động tìm được công việc có lương cao hơn. Nhiều chính trị gia Dân Chủ tin rằng, họ đang có cơ hội tốt để thu hút sự chú ý của dư luận đối với các chương trình nghị sự của đảng, khi tình trạng đóng cửa đã kết thúc. Phe Dân Chủ tại Quốc hội đang có tỷ lệ ủng hộ

cao chưa từng thấy vào sau giai đoạn đóng cửa, và các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn cử tri đều ủng hộ Dân Chủ trong cuộc tranh chấp với Tổng thống Trump. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/ha-vien-dan-chu-thuc-day-cac-chuong-trinh-nghi-su-bi-cham-tre-vi-chinh-phu-dong-cua/

 

Phó Thống đốc Justin Fairfax

được kỳ vọng sẽ lãnh đạo Virginia

Richmond, Virginia – Phó Thống đốc Virginia Justin Fairfax đang có khả năng trở thành người đứng đầu tiểu bang, nếu Thống đốc Ralph Northam chấp nhận lời yêu cầu từ chức vốn đang đến từ cả trong và ngoài đảng Dân Chủ của ông. Nếu điều này xảy ra, ông Fairfax sẽ là thống đốc người Mỹ gốc Phi châu thứ 2 trong lịch sử Virginia, và cũng là 1 trong số ít thống đốc gốc Phi châu trên toàn Hoa Kỳ kể từ thời tái thiết sau nội chiến.

Ông Fairfax, 39 tuổi, được coi là ngôi sao đang lên của đảng Dân Chủ từ rất lâu trước vụ tai tiếng của Thống đốc Northam. Vào cuối tuần trước, Thống đốc Northam vướng vào rắc rối sau khi giới truyền thông phát hiện cuốn yearbook năm 1984 của trường y nơi ông tốt nghiệp. Trong đó, trang sách mang tên ông Northam có bức ảnh chụp 2 người đàn ông, 1 người mặc trang phục của tổ chức kỳ thị chủng tộc Ku Klux Klan, và người còn lại bôi mặt đen giả làm người gốc Phi châu. Sự việc đã dẫn đến một số cuộc biểu tình chống ông Northam, và nhiều chính trị gia cả trong và ngoài đảng Dân Chủ đã kêu gọi ông từ chức.

Phó Thống đốc Fairfax là hậu duệ của một nô lệ ở Virginia là ông Simon Fairfax, người được trả tự do vào năm 1798. Cho đến nay, ông Fairfax vẫn không lên tiếng kêu gọi ông Northam từ chức. Trong thông cáo vào thứ Bảy (2 tháng 1), ông Fairfax nói ông rất bất ngờ và buồn lòng về các bức ảnh, và ông hy vọng thống đốc sẽ đưa ra quyết định phù hợp.

Thống đốc Northam vào cuối ngày thứ Sáu đã xin lỗi về bức ảnh, nhưng vào thứ Bảy, ông nói rằng thật ra ông không có mặt trong bức ảnh tai tiếng này. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/pho-thong-doc-justin-fairfax-duoc-ky-vong-se-lanh-dao-virginia/

 

Cơ quan công tố ra lệnh

cho ủy ban nhậm chức của TT Trump nộp tài liệu

Hôm 4/2, cơ quan công tố liên bang ở New York ra lệnh yêu cầu Ủy ban Nhậm chức của ông Donald Trump nộp các giấy tờ tài liệu liên quan đến việc gây quỹ và chi tiêu của ủy ban này.

Bà Kristin Celauro, người phát ngôn của Uỷ ban Nhậm chức, nói với hãng tin AP rằng ủy ban đã nhận trát và họ đang xem xét.

“Chúng tôi có ý định hợp tác với cuộc điều tra,” Bà Celauro nói.

Các công tố viên đang điều tra xem liệu Uỷ ban này có dùng sai mục đích số tiền 107 triệu đôla mà họ đã gây quỹ cho các sự kiện liên quan đến việc ông Trump nhậm chức vào tháng 1/2017 hay không.

Ngoài điều tra việc chi tiêu và các lợi ích tiềm năng được trao để đổi lấy các khoản đóng góp, các công tố viên cũng muốn biết liệu có bất kỳ khoản đóng góp nào xuất phát từ các công dân hay tổ chức nước ngoài. Luật pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm việc quyên góp từ nước ngoài.

Tờ New York Times vào cuối năm ngoái loan tin rằng các công tố viên liên bang đang điều tra xem có cá nhân hay tổ chức nào từ Qatar, Ả Rập Xê út hay các nước Trung Đông khác đã chuyển tiền bất hợp pháp cho Ủy ban Nhậm chức này và một ủy ban hành động siêu chính trị ủng hộ ông Trump hay không.

https://www.voatiengviet.com/a/uy-ban-nham-chuc-cua-tt-trump-bi-trat-hau-toa/4773125.html

 

Trump Dọa Đưa Quân Đội Mỹ Tới Venezuela;

TT Maduro: Quân Dân Venezuela Sẵn Sàng Đánh Ngoại Xâm

WASHINGTON – Trong chương trình “Face the Nation” của CBS, TT Trump tuyên bố: đưa quân tới Venezuela là 1 phương án.

Lãnh tụ đối lập Juan Guaido tự tuyên thệ TT trong tháng qua và nhanh chóng được Washington công nhận như là TT lâm thời.

TT Trump tiết lộ: Maduro yêu cầu gặp mặt trước đây mấy tháng và bị từ chối, vì vô số việc rùng rợn đang diễn ra dưới quyền Maduro tại Venezuela, là nghèo đói, tuyệt vọng và tội ác.

Chính quyền Trump đang tăng áp lực với Caracas cùng lúc kêu gọi quân đội Venezuela chuyển hướng trung thành.

Từ Moscow, viên chức Bộ ngoại giao Nga kêu gọi cộng đồng thế giới chú tâm vào việc giúp chính quyền Caracas giải tỏa các khó khăn và xã hội, không can thiệp phá hoại.

Trong khi đó một bản tin khác cho biết Liên Âu đã công nhận Lãnh Tụ Guaido là TT lâm thời của Venezuela. Bản tin viết như sau.

BRUSSELS – Áp lực quốc tế đốc thúc nhà cầm quyền Caracas tổ chức bầu cử lại – TT Maduro không được công nhận ủy nhiệm mới để tiếp tục lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ là thành viên nhóm xuất cảng dấu thô OPEC.

Danh sách các nước Liên Âu công nhận quyền TT tự tuyên thệ của chủ tịch QH cũng là lãnh tụ đối lập Juan Guaido tiếp tục nối dài. Ít nhất 10 nước công nhận TT lâm thời.

Trong chuyến công du Nhật, Thủ Tướng Đức Angela Merkel tỏ ý hy vọng lãnh tụ Guaido có thể khởi động tiến trình chuyển tiếp bằng cách tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, ngoại trưởng Heiko Maas tiết lộ: Đức sẽ cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân thường Venezuela.

Tây Ban Nha là nước dẫn đầu chủ trương công nhận TT lâm thời Guaido.

Với chính quyền của TT Macron, ngoại trưởng Le Drian nhấn mạnh “Bầu cử lại là giải pháp kết thúc khủng hoảng, vì Venezuela chọn thể chế TT”.

Cho tới nay, lãnh tụ tham quyền cố vị Nicolas Maduro vẫn phớt lờ với tuyên bố ngày Thứ Hai 4-2 “sắp xét lại quan hệ song phương với các chính quyền công nhận Guaido”.

Ngoài ra, Venezuela sắp nhận viện trợ nhân đạo từ Hoa Kỳ, theo yêu cầu của lãnh tụ đối lập Juan Guaido là chủ tịch QH đã tự tuyên thệ TT trong tháng qua.

Ông Guaido bác bỏ nghi vấn nhận viện trợ của Washington như là tiền đề của can thiệp quân sự. Ông bị TT Maduro tố cáo là đảo chính.

Biểu tình ủng hộ Maduro và hậu thuẫn Guaido cùng diễn ra tại thủ đô hôm Thứ Bảy.

TT lâm thời Guaido tiết lộ: đã họp mật với quân đội và tiếp cận nhà cầm quyền Beijing, là đồng minh ngoại bang của Maduro.

Tại Washington, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton loan báo kế hoạch viện trợ nhân đạo cho Venezuela đã khởi động.

Trên 20 quốc gia công nhận ông Guaido là TT lâm thời trong khi Moscow, Beijing và Ankara vẫn hậu thuẫn Maduro.

Thủ Tướng Justin Trudeau loan báo: quyết định giúp dân chúng Venezuela bằng viện trợ nhân đạo trị giá 53 triệu MK – tuyên bố này được đưa ra tại hội nghị của Lima Group tập trung Canada và đa số nước Nam Mỹ.

Viện trợ 53 triệu MK sẽ giao cho các đối tác và lân bang để cứu giúp dân nghèo Venezuela.

Lima Group họp bàn phương cách hậu thuẫn TT lâm thời Juan Guaido.

Maduro tuyên thệ nhậm chức trong tháng qua với kết quả bầu cử Tháng 5 không được Lima Group kiểm nhận.

Hôm Thứ Hai, một bản tin của báo Newsmax nói rằng Maduro cho biết trong cuộc phỏng vấn trên hệ thống La Sexta bằng tiếng Tây Ban Nha rằng quân đội và dân quân Venezuela đang sẵn sàng chống lại sự xâm lăng.

https://vietbao.com/p122a290446/trump-doa-dua-quan-doi-my-toi-venezuela-tt-maduro-quan-dan-venezuela-san-sang-danh-ngoai-xam

 

Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên tới Bình Nhưỡng

Đặc sứ Hoa Kỳ về Bắc Hàn sẽ tới Bình Nhưỡng ngày 6/2 để thảo luận trước cuộc họp thượng đỉnh thứ hai được nhiều người kỳ vọng giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Kim Jong Un.

Theo AFP, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng cuộc gặp giữa ông Stephen Biegun và quan chức Triều Tiên Kim Hyok Chol sẽ “thúc đẩy thêm nữa tiến bộ về các cam kết mà tổng thống và Chủ tịch Kim đã đạt được ở Singapore: hoàn toàn phi hạt nhân hóa, biến đổi quan hệ Mỹ – Triều Tiên và gây dựng hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên”.

XEM THÊM:

TT Trump ám chỉ Việt Nam tổ chức cuộc gặp với ông Kim?

Theo Reuters, ông Biegun đã tiến hành hội đàm với các quan chức Hàn Quốc ở Seoul hôm 3/2 và 4/2.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh CBS hôm 3/2, ông Trump nói rằng ngày và địa điểm của cuộc họp thượng đỉnh sắp tới với lãnh tụ Triều Tiên đã được thống nhất, và nhiều khả năng sẽ được thông báo trước hoặc trong bài phát biểu về Thông điệp Tình trạng Liên bang vào ngày 5/2.

Cũng giống như nhận định của các hãng khác, AFP đưa tin rằng Việt Nam được cho là nhiều khả năng nhất sẽ đăng cai tổ chức cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%B7c-s%E1%BB%A9-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-t%E1%BB%9Bi-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng/4772961.html

 

Mỹ gửi viện trợ thực phẩm, thuốc men

cho Venezuela đến biên giới Colombia

Hoa Kỳ đang gửi thực phẩm và đồ dùng y tế đến khu vực biên giới Colombia – Venezuela, và lưu trữ ở đó để viện trợ cho người dân Venezuela, hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ cho biết hôm 5/2.

Một quan chức Mỹ không nêu tên cho biết hàng viện trợ sẽ được lưu trữ tại cửa khẩu biên giới ở thành phố Cucuta của Colombia, giáp với Venezuela.

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết những chiếc xe tải chở viện trợ nhân đạo đã được chuyển đến thành phố Cucuta theo yêu cầu của ông Juan Guaido, lãnh đạo phe đối lập Venezuela, người hồi tháng trước tuyên bố là tổng thống lâm thời của Venezuela.

Hiện nay áp lực yêu cầu Tổng thống Nicolas Maduro từ chức đang càng gia tăng sau khi các nước Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu, bao gồm Anh, Đức và Pháp… công nhận ông Guaido là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela.

Tuy nhiên, Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục ủng hộ ông Maduro, cáo buộc các quốc gia phương Tây đã can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Venezuela.

https://www.voatiengviet.com/a/my-gui-vien-tro-thuc-pham-thuoc-men-cho-venezuela-den-bien-gioi-colombia/4773426.html

 

Zuckerberg biện hộ cho vai trò tích cực của Facebook

Anh Vũ

Sau hai năm chống đỡ với các vụ tai tiếng sử dụng dữ liệu cá nhân của khoảng 2 tỷ người dùng và nhân kỷ niệm 15 năm ra đời Facebook, hôm qua 04/02/2019, nhà sáng lập Mark Zuckerberg đã có bài viết dài trên trang cá nhân của mình nhằm biện hộ cho mạng xã hội hàng đầu thế giới này.

Thông tín viên RFI tại San Francisco, Eric de Salve tóm lược :

Trong bài viết kỷ niệm sinh nhật, Marc Zuckerberg trước tiên nhắc lại quá trình hình thành Facebook. Đó là cách đây 15 năm, từ trong căn phòng ký túc xá, chàng sinh viên Harvard có ý tưởng tạo ra một mạng internet để « đưa mọi người xích lại gần nhau ». Trong vòng hai tuần, 2/3 sinh viên Harvard sử dụng Facebook hàng ngày. Một năm sau, mạng đã có được một triệu người sử dụng. Giờ đây Zuckerberg nhận có khoảng 2,7 tỷ người sử dụng. Ông chủ của mạng xã hội không hề nhắc đến cái tên Cambridge Analytica, vụ bê bối quốc tế đã làm xấu đi hình ảnh của Facebook. Công ty này vào năm 2016 đã lấy dữ liệu cá nhân của nhiều triệu thuê bao nhằm tạo điều kiện để Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và tác động lên trưng cầu dân ý về Brexit ở Anh.

Chuyện Nga can thiệp gây tác động vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có lợi cho ứng viên Donald Trump cũng không được nhắc đến. Vì chuyện này mà Marc Zuckerberg năm ngoái đã phải ra điều trần trước Quốc Hội Mỹ.

Tuy nhiên, ông chủ Facebook trả lời các chỉ trích : « Có xu hướng thổi phồng tiêu cực, thậm chí có ý kiến nói rằng trao quyền cho mọi người theo kiểu mạng xã hội là gây hại cho nền dân chủ”. Ngược lại, Marc Zuckerberg quả quyết, Facebook “làm cho xã hội cởi mở hơn và có trách nhiệm hơn với thời đại » và « tất cả điều đó mới chỉ bắt đầu ».

Bài viết này đưa ra sau bài đăng trên diễn đàn của nhiều nhật báo trên thế giới cách nay 2 tuần, trong đó Zuckerberg bảo vệ cho mô hình kinh tế của Facebook dựa trên cơ sở miễn phí và quảng cáo theo đối tượng nhờ vào khai thác dữ liệu cá nhân của người sử dụng mạng.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190205-marc-zuckerberg-bien-ho-cho-vai-tro-tich-cuc-cua-facebook

 

Venezuela: Guaidó chế nhạo mối đe dọa ‘nội chiến’

Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaidó bác cảnh báo từ Tổng thống Nicolás Maduro rằng cuộc khủng hoảng chính trị có thể châm ngòi cho một cuộc nội chiến.

Ông Guaidó đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời và giành được sự ủng hộ từ các cường quốc trong đó có Mỹ.

Venezuela: Anh, Pháp, Đức công nhận Juan Guaido

Mỹ gửi viện trợ ‘theo yêu cầu của Guaidó’

Venezuela: Maduro kêu gọi bầu cử Quốc hội sớm

Ông Maduro nói rằng việc nội chiến có xảy ra hay không sẽ tùy thuộc vào “sự điên rồ” của Mỹ và các đồng minh.

Nhưng ông Guaidó chỉ trích và bác cảnh báo này là một “sự bịa đặt” của đối thủ.

Áp lực đang gia tăng đối với ông Maduro hôm 4/2 khi hơn một nửa thành viên Liên minh châu Âu tuyên bố công nhận ông Guaidó là nhà lãnh đạo lâm thời của Venezuela.

Động thái này theo sau việc khước từ hạn chót do Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và những nước khác đặt ra cho Tổng thống Maduro về việc tổ chức cuộc bầu cử tổng thống mới.

Tháng trước, ông Maduro tuyên thệ nhiệm kỳ thứ hai sau cuộc bầu cử gây tranh cãi vì nhiều nhà lãnh đạo phe đối lập đã không ứng cử vì họ đang bị cầm tù hoặc tẩy chay sự kiện này.

Ông Guaidó, người đứng đầu Quốc hội Venezuela, cho biết Hiến pháp cho phép ông nắm quyền lực tạm thời khi tổng thống được coi là bất hợp pháp.

Tại sao vấn đề nội chiến nổi lên?

Ông Guaidó bình luận về phần trả lời phỏng vấn của ông Maduro hôm 3/2.

Khi được hỏi trên kênh truyền hình tiếng Tây Ban Nha rằng liệu cuộc khủng hoảng ở Venezuela có thể dẫn đến nội chiến hay không, ông Maduro nói “không ai có thể trả lời câu hỏi đó một cách chắc chắn”.

“Mọi thứ phụ thuộc vào mức độ điên rồ và hung hăng của đế chế phía bắc [Mỹ] và các đồng minh phương Tây.”

“Chúng tôi yêu cầu không nước nào được can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi… và chúng tôi sẵn sàng bảo vệ đất nước mình.”

Nhưng trong bài phát biểu hôm 4/2, ông Guaidó nói: “Không có khả năng xảy ra nội chiến ở Venezuela, đó chỉ là sự bịa đặt của Maduro”.

Ông cũng cáo buộc chính phủ Maduro toan tính chuyển tới 1,2 tỷ đô la công quỹ cho Uruguay, nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Phản ứng của quốc tế

Đến nay có ít nhất 17 quốc gia EU chính thức công nhận ông Guaidó là tổng thống lâm thời của Venezuela. Nhiều nước thúc giục ông Maduro tổ chức cuộc bầu cử tổng thống mới.

Một số quốc gia EU khác, như Hy Lạp và Ireland, tuy kêu gọi tổ chức bầu cử nhưng không công nhận ông Guaidó.

Ông Maduro vẫn đang giữ được một số đồng minh hùng mạnh như Trung Quốc và Nga, những nước cáo buộc các quốc gia EU can thiệp vào các vấn đề của Venezuela và cố gắng “hợp pháp hóa việc tiếm quyền”.

Tại sao không có sự đồng thuận từ ​​EU?

Gavin Lee, phóng viên BBC về châu Âu

EU thường không đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc liệu có công nhận một chính phủ hay không.

Những gì chúng ta thấy là hành động từ các quốc gia thành viên đơn lẻ, một nỗ lực phối hợp của Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha để thuyết phục các thành viên EU còn lại để có chung một quan điểm.

Cho đến nay, hơn một nửa trong số 28 quốc gia thành viên khối này đã tuyên bố công nhận ông Guaidó là lãnh đạo lâm thời.

Các thành viên khác thận trọng, quan tâm đến việc thiết lập một tiền lệ trong việc công nhận một nhà lãnh đạo tự xưng.

Chính phủ liên minh dân túy của Ý bị chia rẽ, và không có khả năng ủng hộ bất kỳ kế hoạch phối hợp nào vì các nhà lãnh đạo của một nửa liên minh cầm quyền, Phong trào 5 sao, tuyên bố rằng “EU không nên dạy bảo quốc gia khác cần phải làm gì” .

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47126685

 

Lãnh tụ đối lập Venezuela

kêu gọi binh sĩ nghĩ tới người thân

Chính quyền lâm thời hiện thách thức Tổng thống Nicolas Maduro hôm 4/2 bày tỏ hy vọng rằng đồ cứu trợ nhân đạo có thể sớm được đưa vào Venezuela.

Lãnh tụ đối lập Juan Guaido gửi thông điệp với các binh sĩ, kêu gọi họ hãy nghĩ tới người thân của mình.

“Chúng ta cần cứu trợ nhân đạo vào Venezuela”, ông nói, theo AP.

“Những người lính của tổ quốc: Chúng ta cần viện trợ nhân đạo cho những người mẹ của các anh, chị em của các anh, con gái của các anh, cho tất cả gia đình các anh, vì có khoảng 250 nghìn tới 300 nghìn người Venezuela hiện vấp phải nguy cơ tử vong, nên nếu viện trợ không tới trong giai đoạn đầu này, chúng ta sẽ kết án tử hình họ”.

XEM THÊM:

TT Maduro: Venezuela không thể là ‘Việt Nam mới’

Trong cuộc họp báo tại Quốc hội ở Caracas hôm 4/2, ông Guaido cũng cám ơn các chính phủ châu Âu đã hậu thuẫn.

Hàng chục nước trên thế giới giờ đã công nhận lãnh tụ đối lập này là tổng thống lâm thời có thực quyền ở Venezuela.

Ông Guaido cũng bày tỏ sự biết ơn đối với Canada và khoản hỗ trợ tài chính hàng chục triệu đôla mà Thủ tướng Trudeau công bố sau một cuộc họp ở Ottawa của Nhóm Lima gồm 13 quốc gia Tây Bán Cầu.

Nhóm này kêu gọi quân đội Venezuela cho phép đưa đồ cứu trợ khẩn cấp gồm lương thực và thuốc men qua biên giới cũng như thể hiện sự trung thành với ông Guaido.

Theo AP, ít nhất 3 triệu người Venezuela đã rời bỏ tổ quốc vì tình trạng thiếu hụt lương thực và thuốc men nghiêm trọng.

https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A3nh-t%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-venezuela-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-binh-s%C4%A9-ngh%C4%A9-t%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C3%A2n/4772931.html

 

Đối lập Venezuela tổ chức tại Washington

 hội nghị cứu trợ nhân đạo

Anh Vũ

Đại diện của lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido, hôm qua 04/02/2018 thông báo tổ chức một hội nghị về cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân Venezuela vào ngày 14/02 tới tại Washington.

Theo AFP, thông báo được đưa ra ngay sau khi tổng thống tự phong Juan Guaido được hàng chục nước công nhận và trong hoàn cảnh người dân Venezuela đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn lương thực, thực phẩm, thuốc men ngày càng trầm trọng.

« Chính phủ lâm thời Venezuela sẽ tổ chức vào ngày 14/02 một hội nghị quốc tế để xin cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho Venezuela », theo thông cáo của văn phòng của ông Carlos Vecchio, người được giao nhiệm vụ đại diện cho Juan Guaido tại Hoa Kỳ.

Hội nghị sẽ bàn tìm nguồn viện trợ nhân đạo của nước ngoài, từ kiều dân Venezuela và các tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức tư nhân. Cuộc họp sẽ diễn ra tại trụ sở của Tổ chức các nước châu Mỹ (OEA). Hiện tại nội bộ của tổ chức này vẫn đang bị chia rẽ xung quanh việc ủng hộ tổng thống lâm thời Juan Gualdo.

Từ khi Venezuela lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu lương thực thuốc men trầm trọng, tổng thống Nicolas Maduro đã nhiều lần từ chối viện trợ nhân đạo, vì theo ông đó là cách mở đường cho can thiệp quân sự của nước ngoài mà đứng đầu là Mỹ nhằm lật đổ chế độ Caracas hiện nay.

Theo tổng thống tự phong Juan Guaido, hiện đợt hàng cứu trợ nhân đạo đến từ các nước láng giềng đã được đưa tới biên giới Venezuela – Colombia, nhưng quân đội chặn không cho qua.

Trong một bối cảnh khác, Foro Penal, một tổ chức phi chính phủ bảo vệ các tù nhân chính trị trong khu vực, cho biết, riêng trong khoảng từ 21 đến 31 tháng Giêng vừa qua, tại Venezuela, đã có gần một nghìn người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình chống chế độ Maduro. Ngày 29/01 Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra con số 40 người thiệt mạng trong đợt biểu tình chống Nicolas Maduro tháng trước.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190205-doi-lap-venezuela-to-chuc-tai-washington-hoi-nghi-cuu-tro-nhan-dao

 

Cứu Venezuela : Bài toán nát óc của Cuba

Tú Anh

Tổng thống cánh tả Venezuela Nicolas Maduro đang trong thế dầu sôi lửa bỏng mà đồng minh ý thức hệ thân thiết nhất trong vùng là Cuba dường như vô kế khả thi. Ngoài tuyên bố của chủ tịch Miguel Diaz-Canel hôm 23/01/2019 trên Tweeter, « ủng hộ » đồng nhiệm Venezuela chống « đế quốc », từ đó đến nay, La Habana giữ thái độ kín đáo. Vì sao ?

Cuba có ngầm trợ giúp tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hay không ? Washington nói có, còn La Habana phủ nhận. Tuy nhiên, Cuba không bao giờ cải chính mối quan hệ sâu xa giữa hai chế độ xã hội chủ nghĩa từ nhiều thập niên qua.

Thứ sáu tuần trước, sau khi Donald Trump tuyên bố công nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là tổng thống của Venezuela, đến lượt phó tổng thống Mike Pence « tố cáo » ảnh hưởng tai hại của Cuba trong cuộc khủng hoảng Venezuela và kêu gọi đã đến lúc « giải phóng Venezuela khỏi bàn tay của Cuba ». Tuyên bố này cùng nhịp điệu với nhận định của ông John Bolton, cố vấn diều hâu của tổng thống Donald Trump, xem Venezuela, Cuba và Nicaragua là « trục bạo chúa » và lên án Cuba « kiểm soát quân đội Venezuela »

Mối giao hảo Cuba-Venezuela đã kéo dài từ năm 1999 cho đến 2013, tức là suốt 14 năm chế độ Hugo Chavez, một « fan » của Fidel Castro. Quan hệ giữa hai nhà cố lãnh đạo này như « cha với con », theo nhận định của Michael Shifter, chủ tịch nhóm nghiên cứu Đối Thoại Liên Châu Mỹ ở Washington. Hai nước, do vậy, trợ giúp nhau rất chặt chẽ.

Theo thỏa thuận, Caracas, với nguồn ngoại tệ và năng lượng dồi dào, cung cấp dầu hỏa giá rẽ và viện trợ kinh tế cho Cuba đang bị Mỹ cấm vận sắp phá sản.

Đổi lại, Venezuela được hàng ngàn bác sĩ Cuba sang trợ giúp về y tế và cố vấn quân sự giúp nâng cao khả năng tác chiến và an ninh quốc phòng. Từ từ, năm lãnh vực nhạy cảm, gồm hồ sơ công chứng, giấy căn cước (chứng minh nhân dân), tình báo, quân đội và cảnh sát của  Venezuela bị Cuba kiểm soát. Cựu đại sứ Anh tại Cuba và Venezuela, ông Paul Webster Hare, nay là giáo sư đại học Boston, cho rằng Cuba được lợi nhiều hơn trong mối quan hệ này. Chính tình báo Cuba mỗi ngày « thuyết trình » tình hình cho tổng thống Maduro.

Cuba tận nhân lực để tri thiên mệnh

Theo nhật báo Pháp Le Figaro, một sĩ quan lực lượng đặc biệt Cuba từng hoạt động tại Nicaragua tiết lộ « Cuba có binh lính tại Venezuela, có lực lượng đặc biệt sẵn sàng chiến đấu ». Theo một số sĩ quan cao cấp Cuba, nay tị nạn tại Mỹ, ít nhất có 300 sĩ quan Cuba đóng vai cố vấn trong quân đội Venezuela, không kể con số không rõ là bao nhiêu sĩ quan tình báo, không để cho quân nhân Venezuela đào ngũ. Tổng thống tự xưng đã kêu gọi quân nhân Cuba hãy rời khỏi Venezuela.

Liệu trong cuộc khủng hoảng hiện nay, không phải tổng thống Venezuela mà còn có Cuba quyết định ? La Habana dứt khoát bác bỏ cáo buộc này, nhưng rõ ràng là họ rất lo ngại. Thứ tư tuần trước, lần đầu tiên bộ ngoại giao Cuba triệu tập đại sứ các nước châu Âu để bày tỏ lo ngại : Nếu Maduro rời chính quyền, Cuba sẽ bị thiệt hại rất lớn. Để chuẩn bị cho mọi tình huống, Cuba thăm dò các nước dầu hỏa khác như Nga, Iran và Algerie.

Mất Venezuela, Cuba càng bị cô lập thêm. Nhưng dường như đồng minh Nga đã tính đến giải pháp này. Trong một cuộc trao đổi với nhóm Eurasia, một tổ chức tư vấn về khủng hoảng địa chính trị, một nhà ngoại giao Nga cho biết Matxcơva muốn sang trang Maduro và đang thảo luận với Canada.

Cứu không được, bỏ không xong

Ông Michael Shifter không loại trừ kịch bản : Nicolas Maduro sẽ chiến đấu tới cùng, với sự trợ giúp của Cuba. Nhưng nếu không xong, ông sẽ bay sang Cuba tị nạn.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190205-cuu-venezuela-bai-toan-nat-oc-cua-cuba

 

Venezuela : Nhóm Lima kêu gọi quân đội

 hậu thuẫn chuyển đổi chế độ

Tú Anh

Họp tại Ottawa, Canada, ngày 04/02/2019, đa số các thành viên của nhóm Lima kêu gọi quân đội Venezuela ủng hộ tổng thống lâm thời Juan Guaido và chuyển đổi chế độ một cách ôn hoà, tránh mọi bạo lực.

Thành lập vào năm 2017 tại thủ đô Peru, nhóm Lima bao gồm 14 nước châu Mỹ Latinh cộng với Canada có mục tiêu giúp Venezuela thoát khỏi khủng hoảng. Những nước lớn như Brazil, Achentina, Chilê và hơn một chục quốc gia khu vực đứng về phe đối lập Venezuela.

Từ Québec, thông tín viên Pascale Guéricolas tường thuật:

Đại diện các quốc gia châu Mỹ Latinh dường như ủng hộ vô điều kiện Juan Guaido, tổng thống lâm thời Venezuela. Đại diện của Juan Guaido cũng có mặt trong cuộc họp tại Ottawa. Đại diện của Mỹ và Anh cũng xuất hiện trong hội nghị này. Điều hy hữu là tại Canada giờ đây có hai đại sứ Venezuela: một vị ủng hộ tổng thống Maduro, một vị đại diện cho chủ tịch Quốc Hội.

Cho dù tình hình rất căng thẳng ở Venezuela, ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland bày tỏ hy vọng cuộc chuyển đổi chính trị sang chế độ dân chủ sẽ diễn ra trong ôn hoà. Khác với tổng thống Mỹ Donald Trump, giới lãnh đạo Canada chủ trương một giải pháp ôn hoà. Thủ tướng Justin Trudeau, nhân hội nghị này, thông báo cung cấp viện trợ nhân đạo, khoảng 40 triệu đô la Mỹ, cho thường dân Venezuela và nhất là những người vượt biên tị nạn.

Số tiền này được dùng để mua thực phẩm, lều và thuốc men, tăng cường dịch vụ y tế tại các nước láng giềng của Venezuela cưu mang người tị nạn.»

Mêhicô không ủng hộ Juan Guaido, không gửi đại diện tham dự hội nghị Ottawa. Quốc đảo Saint Lucie và Guyane tham dự nhưng không ký vào bản tuyên bố chung của nhóm Lima.

Ngoài nhóm Lima, tổng thống Venezuela tự xưng còn được 19 nước châu Âu công nhận. Do bị Ý ngăn chận, Liên Hiệp Châu Âu không ra được tuyên bố chung công nhận Juan Guaido. Lập trường của 19 nước châu Âu bị tổng thống Nicolas Maduro chỉ trích «ủng hộ kế hoạch đảo chính của Mỹ » và ông đe dọa « sẽ xem xét lại quan hệ ngoại giao » với 19 nước châu Âu này mà đứng đầu là Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190205-venezuela-nhom-lima-keu-goi-quan-doi-hau-thuan-chuyen-doi-che-do

 

Chủ nhà băng tiền ảo chết

mang theo chìa khóa két tiền hơn 137 triệu đôla

Ông Gerald Cotten, chủ sàn giao dịch tiền điện tử Quadriga, đột ngột qua đời khiến hơn 137 triệu đôla của khách hàng bị khóa trong “két điện tử,” coi như mất trắng, vì ông là người duy nhất giữ mật khẩu truy cập vào sàn này.

Hãng tin Reuters hôm 5/2 dẫn nguồn tin từ Facebook của sàn Quadriga có văn phòng ở Canada hôm 14/1 cho biết ông Gerald Cotton mất đột ngột ở tuổi 30 do căn bệnh Crohn khi ông đang làm công tác từ thiện ở Ấn Độ vào tháng 12/2018.

Sàn giao dịch tiền điện tử Quadrigacx tuần trước đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao Nova Scotia xin được bảo vệ.

Quadrigacx giao dịch các đồng tiền ảo như Bitcoin, Litecoin và Ethereum.

Theo Jennifer Robertson, vợ của ông Cotten, sàn giao dịch này đang nợ 115,000 nhà đầu tư với số tiền tổng cộng khoảng 250 triệu đôla Canada, tức khoảng 190 triệu đôla tiền ảo, được giữ trong “ví lạnh” điện tử. Chỉ có tay của chính chủ, tức ông Cotten, mới mở được “ví lạnh” điện tử này.

Bà Robertson không tham gia hoạt động tham gia kinh doanh của chồng. Nhưng hiện bà bị nhiều lời đe dọa, vu khống và nghi vấn về nguyên nhân cái chết của chồng bà.

https://www.voatiengviet.com/a/chu-nha-bang-tien-ai-chet-mang-theo-chia-khoa-ket-tien-hon-137-trieu-dola/4773180.html

 

Liên Hiệp Quốc : Chương trình vũ khí

Bắc Triều Tiên không suy suyển

Anh Vũ

Hãng tin Reuters hôm nay, 05/02/2019, trích dẫn một báo cáo mật của ủy ban trừng phạt thuộc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, khẳng định các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên vẫn còn nguyên vẹn và họ đang tìm cách bảo vệ, đề phòng bị tấn công quân sự.

Tài liệu được phổ biến trong lúc Bình Nhưỡng và Washington đang tích cực chuẩn bị cho thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un dự kiến vào cuối tháng này. Trong lần gặp lần đầu tại Singapore tháng 06/2018, chủ tịch Kim Jong Un đã hứa với tổng thống Donald Trump sẽ hủy dần kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Báo cáo của ủy ban Liên Hiệp Quốc tiết lộ Bình Nhưỡng sử dụng các cơ sở dân sự, đặc biệt là các sân bay, để lắp ráp và thử nghiệm tên lửa. Mục đích là để phòng các kho vũ khí của họ bị tấn công.

Do vẫn theo đuổi chương trình hạt nhân quân sự và tên lửa đạn đạo, Bình Nhưỡng đã hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, theo báo cáo trên, Bắc Triều Tiên tiếp tục thách thức các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An với việc không ngừng chuyển lậu than đá và dầu lửa giữa các tàu ngoài khơi. Ủy ban trừng phạt của Hội Đồng Bảo An còn tố cáo Bình Nhưỡng vi phạm các lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc, theo đó Bắc Triều Tiên vẫn tìm cách « bán nhiều loại trang thiết bị quân sự cho các nhóm vũ trang và chính phủ tại Trung Đông và châu Phi », điển hình là Lybia, Sudan, Yemen.

Vẫn liên quan đến Bắc Triều Tiên, AFP hôm nay dẫn thông báo của bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ông Stephen Biegun, nhà đàm phán của Washington về hồ sơ Bắc Triều Tiên ngày mai sẽ tới Bình Nhưỡng để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim dự trù vào cuối tháng này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190205-lien-hiep-quoc-chuong-trinh-vu-khi-bac-trieu-tien-khong-suy-suyen

 

EU cân nhắc thêm chế tài đối với Venezuela

Liên hiệp Châu Âu đang cân nhắc thêm chế tài đối với chính quyền của Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, nhưng chưa bàn tới chuyện cấm vận dầu khí, Ngoại trưởng Malta cho biết ngày 4/2.

Sau cuộc họp với Ngoại trưởng EU ở Brussels, Ngoại trưởng Carmelo Abela cho Reuters biết “Ý là có thể có các chế tài đối với một số cá nhân nhất định thay vì là đối với các vấn đề đã có ảnh hưởng tới nền kinh tế đã suy sụp [của Venezuela].”

Kể từ tháng 11 năm 2017, Liên hiệp Châu Âu đã ban hành cấm vận đối với Venezuela trong việc xuất khẩu võ khí và thiết bị vì thực trạng đàn áp ở nội địa Venezuela, cùng với một lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản đối với 18 giới chức bị tố cáo vi phạm nhân quyền và gây phương hại nền dân chủ.

Các chuyên gia cho rằng trừng phạt của EU có ít hoặc không có ảnh hưởng gì tới các chính sách của Tổng thống Maduro và rằng chỉ có chế tài tài chính và chế tài dầu khí mới là cách duy nhất để buộc chính phủ Maduro thay đổi.

Dầu và các sản phẩm liên quan chiếm 3/4 hàng xuất khẩu của Venezuela sang EU, nhưng EU không muốn có thêm biện pháp làm nên kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng của Venezuela trở nên thê thảm hơn.

Chính quyền Mỹ đã ban hành các chế tài sâu rộng nhắm vào công ty dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela.

https://www.voatiengviet.com/a/eu-can-nhac-them-che-tai-doi-voi-venezuela/4772405.html

 

Nhiều nước châu Âu cảnh giác với thiết bị Hoa Vi

Anh Vũ

Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, tại châu Âu, ngày càng có nhiều nước cảnh giác với các thiết bị viễn thông của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi. Các trang thiết bị Hoa Vi bị nghi ngờ giúp tình báo Trung Quốc theo dõi đánh cắp thông tin ở những nước sử dụng.

Trong bản báo cáo về các nguy cơ đối với an ninh quốc gia  trong năm 2019 công bố hôm 04/02/2019, giám đốc tình báo Na Uy khẳng định có nhiều rủi ro khi sử dụng thiết bị viễn thông của Hoa Vi, vì luật của Trung Quốc buộc các tập đoàn có trụ sở tại Trung Quốc phải hỗ trợ kỹ thuật cho cơ quan tình báo nước này.

Trong khi đó, các công ty dịch vụ viễn thông chính của Na Uy đã sử dụng các thiết bị của Hoa Vi để khai thác mạng 4G. Quốc gia này đang tính đến việc ra các quy định nhằm giảm thiểu rủi ro đến an ninh quốc gia.

Cộng Hòa Séc thì đã có hành động cụ thể là loại tập đoàn Trung Quốc ra khỏi danh sách đấu thầu dự án xây dựng một mạng quản lý thuế trị giá 20 triệu euro.

Tại Ba Lan, chính quyền nước này đang đánh giá các nguy cơ sau vụ bắt giữ một lãnh đạo chi nhánh Hoa Vi cách đây hai tuần, vì nhân vật này bị tình nghi làm gián điệp cho Bắc Kinh.

Còn tại Pháp, tuần này, Thượng Viện sẽ thảo luận về việc sửa đổi một điều luật nhằm phòng chống các hoạt động gián điệp hay phá hoại trên mạng thông tin 5G. Đức cũng đang suy tính biện pháp hạn chế tập đoàn Trung Quốc tiếp cận thị trường 5G. Trong một tài liệu nội bộ mà hãng tin Bloomberg có được, tập đoàn viễn thông Đức Deutsche Telekom nhấn mạnh, châu Âu có thể bị chậm hơn từ một đến hai năm so với Trung Quốc và Hoa Kỳ, nếu cứ để tập đoàn viễn thông Trung Quốc tự do tung hoành.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190205-nhieu-nuoc-chau-au-canh-giac-voi-thiet-bi-hoa-vi

 

Paris: 10 người chết do hỏa hoạn tại khu chung cư

10 người trong đó có một em bé đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn tại một tòa nhà tám tầng ở phía tây nam Paris, theo cơ quan cứu hỏa.

Gần 30 người – bao gồm sáu nhân viên cứu hỏa – bị thương. Một người đang trong tình trạng nghiêm trọng.

50 người được sơ tán bằng thang ra khỏi đám cháy trong tòa nhà tại quận 16.

Số người chết trong vụ nổ tiệm bánh Paris tăng

‘Vụ nổ gas’ làm hai lính cứu hỏa Pháp thiệt mạng

Công tố viên Paris nói rằng hỏa hoạn có thể do việc cố tình phóng hỏa đốt nhà gây ra. Cảnh sát đã bắt giữ một nữ nghi phạm.

Ngọn lửa lan khắp hai tầng của tòa nhà xây dựng từ những năm 1970 trên đường Erlanger ngay sau lúc 01h00 (00:00 giờ GMT), buộc một số cư dân phải chen nhau trên các mái nhà gần đó để thoát khỏi ngọn lửa và khói.

Các hình ảnh cho thấy lửa cháy lớn phát ra từ các cửa sổ tầng cao nhất và các nhân viên cứu hỏa đang leo lên những chiếc thang mỏng manh.

Khoảng 250 lính cứu hỏa đã được triển khai đến hiện trường cách công viên Bois de Boulogne không xa, giúp giải cứu những người bị mắc kẹt trên mái nhà.

“Khi chúng tôi đến, chúng tôi đã phải đối mặt với “một cảnh tận thế”. Rất nhiều người đang kêu cứu từ các cửa sổ”, người phát ngôn của giới chức nói.

Sáu nhân viên cứu hỏa nằm trong số những người bị thương, theo đài truyền hình BFMTV của Pháp.

Cố tình đốt nhà?

Vụ hỏa hoạn được khống chế sau một nỗ lực năm giờ, nhưng số người chết vẫn có thể gia tăng, một phát ngôn viên của sở cứu hỏa nói với hãng tin AFP.

Biểu tình ở Pháp: Bạn cần biết nếu đến Paris cuối tuần

Paris tiếp tục bạo động chống chính phủ

Từ cuối đường phố người ta không trông thấy gì từ đám cháy, tuyến phố đã bị phong tỏa, phóng viên Hugh Schofield của BBC cho hay từ Paris.

Điều này là do tòa nhà được xây ở một sân trong. Lính cứu hỏa nói rằng điều này gây phức tạp cho nhiệm vụ của họ vì họ không thể sử dụng các xe chữa cháy.

Khoảng sân cũng có tác dụng hoạt động như một cái phễu, giúp ngọn lửa lan từ tầng thấp lên tầng trên. Các cư dân láng giềng đang được các nhà báo hỏi thăm.

Các tòa nhà xung quanh trong khu vực đã được sơ tán để đề phòng. Giới chức tòa thị chính đã được giao nhiệm vụ tìm các chỗ ở thay thế, báo Le Parisien đưa tin.

Một cuộc điều tra đã được mở liên quan cáo buộc hình sự đốt nhà gây chết người, theo hãng tin AFP.

Thị trưởng thành phố Paris, Anne Hidalgo, đã gửi lời chia buồn tới các nạn nhân, và đến hiện trường, cùng với Bộ trưởng Nội vụ là ông Kouthe Castaner.

Chỉ vài tuần trước đó, bốn người đã thiệt mạng sau một vụ nổ lớn tại một tiệm bánh ở trung tâm thành phố.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47130318

 

Đức: Cảnh Sát Bắt 2 Người Thử Súng Gần Căn Cứ Mỹ

BERLIN – 2 người lái xe van gây rối loạn tại thành phố Wiesbaden tối Chủ nhật khi họ nổ súng từ cửa xe nhắm hướng căn cứ quân sự Hoa Kỳ Lusius D. Clay.

Được cư dân quận Delkhenheim báo động, cảnh sát mở 1 cuộc tìm kiếm quy mô với trực thăng quan sát từ trên cao.

2 nghi can bị bắt tại bãi đậu xe tại khu vực thương mại mà họ thuê 1 văn phòng.

Người lái xe 26 tuổi và đồng nghiệp 20 tuổi bị bắt với 1 khẩu súng. Cả 2 là cư dân tỉnh bang Thuringa, rất xa căn cứ quân sự, chắc không biết là căn cứ không xa, chỉ muốn thử súng tại nơi trống trải.

Người bắn sẽ phải ra tòa – anh này không có giấy phép với khẩu súng liên quan.

https://vietbao.com/a290443/duc-canh-sat-bat-2-nguoi-thu-sung-gan-can-cu-my

 

Thủ tướng Đức – Nhật

bảo vệ tự do mậu dịch và chủ nghĩa đa phương

Thùy Dương

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua 04/02/2019 công du Nhật Bản. Tháp tùng thủ tướng là một đoàn lãnh đạo doanh nghiệp của Đức.

Chuyến thăm của bà Merkel nhằm biểu dương hiệp định tự do mậu dịch giữa châu Âu và Nhật Bản. Đây là thị trường lớn nhất thế giới, chiếm 30% PIB toàn cầu. Cuộc gặp giữa hai thủ tướng Đức và Nhật cũng là dịp để hai nhà lãnh đạo bảo vệ tự do mậu dịch và gửi đi thông điệp chống chủ nghĩa bảo hộ của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles giải thích:

« Tại Tokyo, cả Angela Merkel và Shinzo Abe đều chung trận tuyến chống chủ nghĩa bảo hộ, trong bối cảnh Quỹ tiền tệ quốc tế cảnh báo là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể sớm gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Angela Merkel hiếm khi sang Nhật. Người Nhật nói rằng bà ấy chỉ nhìn thấy nước Đức, nhưng giờ đây, kể từ khi nước Mỹ tố cáo Trung Quốc đánh cắp công nghệ tương lai, thủ tướng Đức cảm thấy cần thắt chặt quan hệ với Nhật Bản.

Angela Merkel và Shinzo Abe nhấn mạnh là Đức và Nhật, hai nước xuất khẩu lớn, đã quyết định đảm bảo sự thịnh vượng của thế giới và trật tự đa phương, trước chính sách « Nước Mỹ là trên hết » của Donald Trump.

Tuy nhiên, hợp tác thương mại giữa Nhật Bản và Đức còn hạn chế do Nhật lệ thuộc Mỹ về quân sự. Nhật Bản không thể cùng châu Âu tham gia cơ chế cho phép các doanh nghiệp châu Âu giao thương với Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190205-thu-tuong-duc-nhat-bao-ve-tu-do-mau-dich-va-chu-nghia-da-phuong

 

Đan Mạch Tống Xuất 2 Đại Diện Của Huawei

COPENHAGEN – 2 đại diện của đại công ty viễn thông điện tử Huawei bị Đan Mạch tống xuất vì quy chế cư trú và giấy phép lao động không hợp lệ, theo tin từ phóng viên Pháp.

Nguồn tin viên chức xác nhận: cảnh sát đã đến kiểm tra thông lệ văn phòng của Huawei hôm Thứ Năm.

Thẩm quyền Copenhagen xác nhận: lệnh trục xuất này không có liên quan với nghi vấn về vật dụng của Huawei là công cụ do thám của Trung Cộng.

Kỹ nghệ viễn thông điện tử 5G của Huawei đang xâm nhập phương Tây, gây nhiều quan ngại.

https://vietbao.com/a290442/dan-mach-tong-xuat-2-dai-dien-cua-huawei

 

Thảm họa bùn đỏ ở Hungary 2010 : 10 người bị kết án

Thùy Dương

Một tòa án ở Hungary ngày 04/02/2019 đã kết án 10 người của một nhà máy nhôm gây vụ tràn bùn đỏ vào tháng 10/2010 ở miền tây bắc nước này, thảm họa công nghiệp lớn nhất trong lịch sử Hungary.

Từ Budapest, thông tín viên RFI Florence La Bruyère cho biết chi tiết :

« Trong phiên xử đầu tiên hồi năm 2016, tòa án đã tha bổng các bị cáo, vì cho rằng những người này vô can. Nhưng một tòa phúc thẩm đã cho mở một phiên tòa mới. Và tòa án Gyôr vừa ra phán quyết.

Cựu giám đốc nhà máy, Zoltan Bakoniy, lãnh án 2 năm rưỡi tù giam. Cấp phó của ông này bị án tù giam 2 năm, trong khi những bị cáo khác hưởng án treo. Tất cả những người này đều bị kết tội ngộ sát, gây thiệt hại cho tài sản chung và môi trường. Nhưng Nhà nước, vốn có trách nhiệm kiểm tra trang thiết bị và cấp giấy phép hoạt động cho nhà máy trong nhiều năm, lại không bị tư pháp xử lý.

Tám năm sau thảm họa bùn đỏ, cho dù hàng trăm triệu euro đã được đầu tư để khắc phục ô nhiễm, nhưng hàng ngàn hecta đất vẫn không thể được sử dụng để trồng trọt. Đa phần người dân đã chuyển đến sống cách những làng chịu thảm họa vài km. Nhưng cũng có hàng trăm người từ chối quay trở về sinh sống trong vùng. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190205-tham-hoa-bun-do-o-hungary-2010-10-nguoi-bi-ket-an

 

Nhật tăng mắt thần giúp Mỹ đấu Nga-Trung?

Khi đối phương tấn công cùng lúc bằng nhiều tên lửa đạn đạo thì các tàu khu trục Aegis chỉ có thể đáp trả 2 quả tên lửa cùng lúc, trong khi hệ thống Aegis Ashore mới được cho là có năng lực vượt trội gấp nhiều lần.

Với năng lực vượt trội như vậy, hệ thống tên lửa Aegis Ashore cũng đòi hỏi một khoản kinh phí khổng lồ. Chi phí cho 1 hệ thống tên lửa Aegis Ashore ban đầu được dự toán khoảng 80 tỷ yên (730 triệu USD) nhưng nay đã tăng lên 134 tỷ yên (1,2 tỷ USD), đó là chưa tính tới chi phí cho hệ thống radar mới.

Ngoài ra, tiền vận hành, duy trì, bảo dưỡng hệ thống này trong 30 năm ước tính sẽ vào khoảng 195,4 tỷ yên (1,76 tỷ USD), kèm theo kinh phí huấn luyện binh sĩ cũng sẽ tốn thêm 3,1 tỷ yên (28 triệu USD). Như vậy, tổng chi phí cho 1 hệ thống tên lửa Aegis Ashore vào thời điểm này sẽ tốn khoảng 466,4 tỷ yên (4,24 tỷ USD).

Các hệ thống này sẽ được trang bị tên lửa tấn công SM3 block 2A thế hệ mới với chi phí 3 tỷ yên (27 triệu USD). Ngoài ra, để có thể trang bị hệ thống tên lửa Aegis Ashore, Nhật Bản có lẽ sẽ phải từ bỏ kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa hành trình đánh chặn với ý đồ ban đầu là đề phòng nguy cơ từ Trung Quốc.

Ngoài vấn đề về chi phí tăng cao, kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa Aegis Ashore cũng vấp phải sự phản đối của người dân tại hai tỉnh Akita và Yamanguchi, nơi hệ thống dự kiến sẽ được triển khai. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera hồi tháng 6/2018 từng tới 2 địa phương này để giải thích về kế hoạch triển khai và đề nghị sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và người dân.

Tuy nhiên, trước chuyến thăm một ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố đấu thầu thăm dò thổ nhưỡng và đo đạc tại 2 khu vực dự định triển khai hệ thống tên lửa Aegis Ashore.

Do vậy, chính quyền và nhiều người dân địa phương tỏ ra bất bình, cho rằng Bộ Quốc phòng coi nhẹ tình cảm, tâm tư và triển khai công việc mà không cần quan tâm tới ý kiến của người dân.

Trước sự phản đối của chính quyền địa phương và người dân, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sau đó đã phải tuyên bố hoãn kế hoạch đấu thầu.

Ngoài ra, xung quanh khu vực Araya ở tỉnh Akita có nhiều trường học và nhà dân, do đó người dân lo ngại sóng từ hệ thống radar sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của họ, và cũng có thể khu vực này sẽ trở thành mục tiêu tấn công từ đối phương.

Trong khi đó, người dân sống quanh khu vực Mutsumi ở Yamaguchi thì lo ngại các mảnh vỡ tên lửa sẽ rơi xuống khu vực dân cư.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26108-nhat-tang-mat-than-giup-my-dau-nga-trung.html

 

Bình luận Bất đồng quân sự Nhật-Hàn

Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc không đi tới một giải pháp thì thì bất đồng quân sự đang leo thang giữa hai nước có thể đe dọa tình hình địa chính trị vốn đã mong manh ở Đông Bắc Á, giới phân tích nhận định.

Theo CNN, tranh cãi bùng phát từ hôm 20/12/2018 sau một cuộc chạm trán giữa một máy bay Nhật Bản, mà Tokyo tuyên bố là thu thập thông tin tình báo, với một tàu khu trục của Hàn Quốc mà Seoul cho rằng đang thực thi sứ mệnh nhân đạo.

Hai phía bất đồng về diễn biến tiếp theo, trong khi Nhật Bản nói Hàn Quốc nhắm vào máy bay của họ bằng radar khóa mục tiêu, thì Seoul cho rằng máy bay của Tokyo bay thấp tới mức nguy hiểm, và radar của nước này không định theo dấu bất cứ máy bay nào của Nhật Bản.

Bất đồng leo thang nhanh chóng, đẩy những tranh chấp lịch sử trước đây trở lại vị trí nổi bật, đe dọa sự bình ổn của khu vực. “Địa chính trị Đông Á bị chấn động và tới giờ vẫn chưa ổn định”, Van Jackson, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ chuyên về châu Á-Thái Bình Dương, nói.

Ngay sau vụ việc trên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có các cuộc gặp cấp chuyên viên nhằm giải quyết kín tranh chấp, song có vẻ nó không có tác dụng, vì không bên nào chấp nhận giải thích của đối phương.

Nhật Bản công bố video về vụ đối đầu từ góc nhìn của mình hôm 28/12/2018 trong khi Hàn Quốc cũng đưa ra một video về vụ việc trên hôm 4/1. Cả Tokyo và Seoul đều buộc tội lẫn nhau về việc đưa ra cái nhìn sai lệch cho công chúng, bóp méo sự thật.

Nghị sĩ đảng cầm quyền Dân chủ của Hàn Quốc Song Young-gil, thậm chí còn kêu gọi Seoul rút khỏi Thỏa thuận An ninh chung về thông tin quân sự – hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm giữa hai nước.

Ngoại trưởng Nhật Bản và Hàn Quốc đã gặp nhau bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào tuần trước để thảo luận về vụ việc trên. Tuy nhiên, cuộc gặp kết thúc với một tuyên bố dường như không giải quyết được vấn đề gì.

Mỹ, quốc gia đồng minh của Nhật Bản và Hàn Quốc, thường giúp hòa giải tranh chấp, lần này không có mặt tại Davos do Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy chuyến đi tới Thụy Sĩ để giải quyết việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/26106-binh-luan-bat-dong-quan-su-nhat-han-de-thanh-khung-hoang-lon.html

 

Giám đốc Huawei ‘chống dẫn độ’,

tố cáo Mỹ ‘có động cơ chính trị’

Giám đốc tài chính của Huawei Mạnh Vãn Chu, người bị bắt ở Canada và đối mặt với khả năng bị dẫn độ tới Mỹ, đang tìm cách bào chữa rằng các tội danh Hoa Kỳ truy tố bà có động cơ chính trị.

Reuters dẫn lại tờ Globe and Mail của Canada đưa tin như vậy hôm 4/2.

Giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc là tâm điểm trong cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc.

Canada bắt bà Mạnh hồi cuối năm ngoái theo yêu cầu của Mỹ và tháng trước bà bị truy tố về tội lừa đảo chuyển tiền, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ với Iran.

“Đáng chú ý là tính chính trị bao trùm vụ này”, ông Richard Peck, người cố vấn chính cho bà Mạnh nói với tờ báo có trụ sở ở Toronto trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

XEM THÊM:

Huawei thuê luật sư từng làm Thứ trưởng Tư pháp Mỹ

Đó là một điều có lẽ khiến nó khác biệt so với bất kỳ vụ dẫn độ nào khác mà tôi từng biết. Vụ này có đám mây chính trị hóa bao phủ nó”.

Theo Reuters, văn phòng của Bộ trưởng Tư pháp Canada David Lametti cho biết không thể phán đoán về các lựa chọn bào chữa của bà Mạnh.

Một phát ngôn viên của Bộ này cho biết sẽ cam kết thực hiện một “tiến trình công bằng”.

Hồi cuối năm ngoái, Tổng thống Trump tuyên bố với Reuters rằng ông sẽ can thiệp với Bộ Tư pháp về trường hợp của bà Mạnh nếu điều đó phục vụ cho các lợi ích quốc gia hoặc giúp kết thúc một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Canada tháng trước sa thải đại sứ nước này ở Trung Quốc, ông John McCallum, sau khi ông nói rằng bà Mạnh có thể đưa ra lập luận mạnh mẽ nhằm chống lại việc bị trục xuất sang Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-huawei-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BA%ABn-%C4%91%E1%BB%99-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-%C4%91%E1%BB%99ng-c%C6%A1-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-/4772946.html

 

TQ bác cáo buộc đe dọa an ninh Na-uy

Đại sứ quán Trung Quốc ngày 4/2 tuyên bố cuộc đánh giá tình báo của Na-uy nói rằng Bắc Kinh đề ra mối đe dọa cho an ninh Na-uy qua việc tìm cách đánh cắp những bí mật của nước này là ‘nực cười’.

Cơ quan tình báo Na-uy PST trong báo cáo thường niên nói rằng dù các dịch vụ an ninh Nga là mối đe dọa lớn nhất, Trung Quốc cũng có những chiến dịch tình báo chống lại doanh nghiệp và lợi ích của Na-uy kể cả các nỗ lực tìm cách xâm nhập mạng lưới máy tính.

“Trung Quốc chẳng đề ra đe dọa nào cho an ninh Na-uy cả. Thật nực cười khi một cơ quan tình báo của một nước lại đưa ra đánh giá an ninh và tấn công Trung Quốc bằng những lời nói suông đầy giả thiết,” đại sứ quán Trung Quốc tại Oslo nói.

Sứ quán Trung Quốc cũng bác phát biểu của lãnh đạo PST, ông Benedicte Bjoernland, rằng mọi người nên cảnh giác công ty Huawei của Trung Quốc vì các mối liên hệ của tập đoàn này với chính phủ Bắc Kinh.

Na-uy đang xem xét liệu có nên cùng với các nước Tây phương loại tập đoàn Huawei ra khỏi công tác xây dựng một phần cơ sở hạ tầng cho mạng lưới 5G mới của Na-uy hay không.

Công ty Telenor của Na-uy đã ký hợp đồng lớn đầu tiên với Huawei vào năm 2009, một thỏa thuận mở đường cho sự bành trướng toàn cầu của Huawei.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bac-cao-buoc-de-doa-an-ninh-na-uy-/4772408.html

 

Malaysia hủy hoàn toàn

dự án Vành đai và Con đường do TQ rót vốn?

Bộ trưởng Kinh tế nói hủy, Bộ trưởng Tài chính nói chưa, đầu tuần Chính phủ Malaysia sẽ có tuyên bố chính thức.

South China Mornig Post ngày 26/1 đưa tin, Chính phủ Malaysia đã quyết định hủy bỏ hoàn toàn một dự án xây dựng đường sắt trị giá 20 tỷ USD đang được Trung Quốc xây dựng và cho vay vốn, sau khi nỗ lực đàm phán giảm giá hợp đồng thất bại.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Malaysia Azmin Ali cho biết, Chính phủ Thủ tướng Mahathir Mohamad đã quyết định hủy bỏ dự án Đường sắt liên kết bờ biển phía Đông trong cuộc họp nội các tuần qua.

Tuyến đường sắt dài 688 km đang được xây dựng bởi Công ty Xây dựng – kết nối Trung Quốc với 85% vốn vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Azmin Ali, Chính phủ Malaysia không thể đủ khả năng trả lãi suất cao theo yêu cầu của dự án trong khuôn khổ Vành đai và Con đường, mặc dù Kuala Lumpur sẽ vẫn hoan nghênh tất cả các hình thức đầu tư từ Trung Quốc, nhưng sẽ xem xét chúng theo từng trường hợp cụ thể.

Nếu dự án này không bị hủy, tiền lãi Malaysia cần phải trả Trung Quốc là 121 triệu USD mỗi năm (sau 7 năm đầu không lãi).

Dự án được ký kết và triển khai dưới thời cựu Thủ tướng Najib Razak mà không qua đấu thầu, và được ca ngợi là một trong những nền tảng của sáng kiến Vành đai và Con đường.

Sau chiến thắng bầu cử Thủ tướng Malaysia tháng Năm năm ngoái, Tiến sĩ Mahathir Mohamad xác định dự án này quá đắt đỏ và không cần thiết. [1]

Kể từ khi lên nắm quyền từ tháng Năm 2018, Tiến sĩ Mahathir Mohamad đã nhiều lần tuyên bố sẽ đàm phán lại hoặc hủy bỏ những thỏa thuận xây dựng cơ sở hạ tầng vay vốn Trung Quốc của nội các tiền nhiệm.

Năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Malaysia đã cho biết, chi phí thực hiện dự án đường sắt này đã bị thổi phồng.

Đây cũng là dự án có chi phí lớn thứ 2 trong các dự án thuộc khuôn khổ Vành đai và Con đường, sau dự án đường sắt cao tốc Moscow – Kazan ở Nga. [2]

Trong một động thái khác bất ngờ có liên quan, cùng ngày 26/1 Bộ trưởng Tài chính Malaysia ông Lim Guan Eng nói với báo chí nước này, ông sốc trước tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Azmin Ali về việc Chính phủ hủy bỏ dự án xây dựng Đường sắt liên kết bờ biển phía Đông.

Lim Guan Eng nói rằng, Bộ trưởng Azmin Ali đã không có mặt trong cuộc họp Nội các gần nhất và có thể chưa được thông báo về quyết định của Thủ tướng Mahathir Mohamad.

Bộ trưởng Tài chính Malaysia không nói rõ kết luận cuối cùng của Thủ tướng Mahathir Mohamad là gì. Chính phủ Malaysia sẽ chính thức công bố thông tin về dự án này vào đầu tuần tới.

Trong cuộc trao đổi với báo giới hôm qua, Bộ trưởng Azmin Ali cũng cho biết, Bộ Tài chính Malaysia sẽ quyết định số tiền bồi thường cho Công ty Xây dựng – kết nối Trung Quốc, nhà thầu dự án xây dựng Đường sắt liên kết bờ biển phía Đông.

Doanh nghiệp này được chỉ định thầu hợp đồng kỹ thuật, mua sắm, xây dựng và vận hành tuyến Đường sắt liên kết bờ biển phía Đông với 85% chi phí vay từ Trung Quốc.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26103-malaysia-huy-hoan-toan-du-an-vanh-dai-va-con-duong-do-tq-rot-von.html

 

Bầu cử Thái Lan: 15 ứng viên

đổi tên thành Thaksin và Yingluck

Có 15 ứng cử viên đã đổi tên thành tên của hai cựu thủ tướng Thái Lan là Thaksin và Yingluck Shinawatra trước thềm cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 24/3, theo tờ The Guardian.

Tờ Guardian cho biết trong ngày đầu đăng ký tranh cử hôm 4/2 có 6.000 ứng viên đã tới ghi danh cho chức thủ tướng Thái Lan.

Bà Ketpreeya Kaewsanmuang, phát ngôn viên đảng Pheu Thai ủng hộ gia đình Shinawatra, cho biết có 10 người đàn ông đã đổi tên hợp pháp thành Thaksin và 5 phụ nữ đổi tên thành Yingluck.

Bà Kaewsanmuang nói: “Chúng tôi cho rằng đó là quyền tự do của mỗi người, không đi ngược lại luật pháp và quy tắc bầu cử. Tôi không thể giải thích nguyên nhân thay cho họ, tôi cho rằng điều này là bình thường nếu bất cứ ứng viên nào muốn tên của họ trở nên dễ nhớ hơn với các cử tri.”

Ông Jiraroj Kiratisakvorakul, một trong những ứng viên đổi tên thành Thaksin, với tờ Bangkok Post rằng ông muốn đổi tên như vậy để các cử tri dễ ghi nhớ.

Bangkok Post trích lời ông Wichian Chidkchanoknart, một viên chức của Bộ Nội vụ nói: “Việc đổi tên là quyền của mọi người, miễn sao không vi phạm đạo đức, đúng đắn và không phạm húy hoàng gia.”

Ông cho biết thêm rằng có hàng người có tên Thaksin hay Yingluck, và những cái tên này không bị xem là bất hợp pháp.

Ông Thaksin từng giữ chức thủ tướng Thái Lan trong giai đoạn 2001-2006 trước khi bị quân đội lật đổ và hiện được cho là đang sống lưu vong tại Dubai. Vào năm 2006, ông bị tòa án Thái Lan kết tội vì có liên quan đến xung đột lợi ích.

Bà Yingluck, em gái của ông Thaksin, được bầu làm thủ tướng vào năm 2011. Bà bị toà án phế truất vào năm 2014, không lâu trước khi chính phủ của bà bị quân đội lật đổ. Bà bị tòa án tuyên vắng mặt 5 năm tù giam với cáo buộc quản lý lỏng lẻo chương trình trợ giá lúa gạo gây thất thoát lớn.

Giới chuyên gia cho rằng dù đã đào thoát, nhưng tầm ảnh hưởng của anh em nhà Thaksin vẫn còn rất mạnh với nền chính trị Thái Lan.

https://www.voatiengviet.com/a/bau-cu-thai-lan-15-ung-vien-doi-ten-thanh-thaksin-va-yingluck/4773255.html