Tin khắp nơi – 04/11/2017
Tổng thống Trump lên đường thăm châu Á
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt đầu chuyến công du 11 ngày tới châu Á mà Việt Nam là một trong những điểm đến.
Đây sẽ là chuyến thăm châu Á dài nhất của một tổng thống Hoa Kỳ trong 25 năm qua.
Chuyến thăm diễn ra trong thời điểm căng thẳng với Bắc Hàn về chương trình hạt nhân và các vụ thử tên lửa.
APEC 2017, Đội Cờ đỏ, nhân quyền VN và Tuần Tin Tức (29/10-04/11)
Tổng thống Trump ‘có thể tới Việt Nam’ dự APEC
Kinh tế Việt Nam chưa là ưu tiên cho Trump?
APEC: Để không ai bị bỏ lại phía sau?
‘Bộ sậu’ của Trump và ảnh hưởng tới VN
Ông Trump dự kiến sẽ thể hiện sự đoàn kết với Nam Hàn và Nhật, đồng thời tăng áp lực với Trung Quốc để có động thái mạnh mẽ hơn với Bình Nhưỡng.
Tổng thống Trump trước hết bay đến bang Hawaii, nơi ông dự cuộc họp tại Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Ông cũng ghé Đài Tưởng niệm USS Arizona tại Trân Châu Cảng.
Sau đó, ông và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump sẽ tới Nhật Bản và tiếp đó là Nam Hàn.
Từng nước muốn được gì từ chuyến thăm tới Nhật Bản, Hàn Quốc, TQ, Việt Nam của Tổng thống Trump.
Ông Trump trước đó có phát ngôn mạnh mẽ với Bắc Hàn về các vụ thử tên lửa đạn đạo nhưng các trợ lý cho hay vào đầu tuần này rằng ông sẽ không đến khu phi quân sự DMZ nằm ở biên giới giữa hai miền ở bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, ông sẽ đến trại Humphreys, căn cứ quân sự Mỹ nằm ở phía nam thủ đô Seoul.
Tại Việt Nam, ông Trump sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng và gặp một số lãnh đạo nước chủ nhà tại Hà Nội.
Châu Á và Thượng đỉnh Mỹ – Trung
Tướng Mỹ thăm châu Á để bàn về Bắc Hàn
Tổng thống Trump sẽ gặp Chủ tịch Quang
Nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Trump, tờ Guardian nhắc lại hình ảnh ông Obama cùng đầu bếp Anthony Bourdain ngồi ghế nhựa, xắn tay áo ăn bún chả giá 6 đôla giữa Hà Nội hồi năm ngoái. Cảnh tượng này ghi dấu ấn trong lòng nhiều người Việt Nam. Ông Obama cũng gặp gỡ đại diện xã hội dân sự và lên án những vi phạm nhân quyền của Hà Nội.
Ông Trump có thể bỏ qua ‘tiết mục’ ăn bún chả và trao đổi về nhân quyền khi đến Việt Nam.
Sau khi dự APEC, ông sẽ gặp Chủ tịch Trần Đại Quang nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh và đề cập về Biển Đông.
Ông Trump cũng muốn làm cân bằng lại vấn đề thâm hụt thương mại lớn với Việt Nam và ca ngợi các hợp đồng trị giá hàng tỷ đôla của các công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sự kiện cuối trong chuyến thăm là ông sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh Asean ở Manila.
Lần gần nhất mà một vị tổng thống Mỹ thực hiện một chuyến thăm ‘marathon’ tới châu Á là khi ông George HW Bush đến khu vực này cuối năm 1991, đầu năm 1992.
Khi dừng chân ở Nhật trong chuyến thăm đó, ông Bush ngất xỉu và nôn mửa trong một bữa tiệc.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41868436
Tổng thống Trump sẽ dự Thượng Đỉnh Đông Á
Tổng thống Hoa Kỳ sẽ lưu lại Philippines thêm một ngày, cho tới ngày 14/11/2107 và sẽ dự Thượng đỉnh Đông Á (EAS), theo truyền thông Mỹ.
Kênh truyền hình CNN của Mỹ hôm thứ Bảy, 04/11, đưa tin cho hay ông Donald Trump đã khẳng định thông tin trên khi nói với các phóng viên ở Nhà Trắng hôm thứ Sáu.
Tổng thống Trump sẽ gặp Chủ tịch Quang
APEC 2017, Đội Cờ đỏ, nhân quyền VN và Tuần Tin Tức (29/10-04/11)
Tổng thống Trump lên đường thăm châu Á
Tổng thống Trump ‘có thể tới Việt Nam’ dự APEC
Từng nước muốn được gì từ chuyến thăm tới Nhật Bản, Hàn Quốc, TQ, Việt Nam của Tổng thống Trump.
“Chúng tôi thực sự sẽ ở thêm một ngày tại Philippines.
“Chúng tôi có một hội nghị lớn, một hội nghị thứ hai và tôi nghĩ chúng tôi sẽ thành công lớn.
“Chúng tôi sẽ bàn về mậu dịch. Chúng tôi rõ ràng sẽ bàn về Bắc Hàn,” CNN dẫn lời Tổng thống Trump nói với báo giới hôm 03/11.
Kinh tế Việt Nam chưa là ưu tiên cho Trump?
APEC: Làm gì để không ai bị bỏ lại phía sau?
Giới chức Philippines hôm thứ Bảy nói Manila hoan nghênh tin này và nói thêm rằng ông Trump sẽ dự thượng đỉnh Asean – Đông Á (EAS) hôm 14/11.
Thượng đỉnh này bao gồm mười quốc gia Asean cùng với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
Trước đó Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Manila đã thông báo ông Trump sẽ không dự thượng đỉnh.
Chúng tôi thực sự sẽ ở thêm một ngày tại Philippines. Chúng tôi có một hội nghị lớn, một hội nghị thứ hai và tôi nghĩ chúng tôi sẽ thành công lớnTổng thống Donald Trump
Hôm thứ Sáu, hãng tin Pháp AFP cũng dẫn lời các quan chức cao cấp của Nhà Trắng “khẳng định” việc ông Trump sẽ ở lại thêm Philippines một ngày.
‘Rủi ro lớn cho an ninh Hoa Kỳ’
Châu Á và Thượng Đỉnh Mỹ – Trung
Tướng Mỹ thăm châu Á để bàn về Bắc Hàn
Kênh CNN hôm thứ Bảy dẫn lời một nhà phân tích an ninh trước đó nói việc vắng mặt của ông Trump sẽ “tạo ra nhiều không gian hơn cho các nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc áp đảo cuộc thảo luận ở Thượng Đỉnh”, và ý kiến này cho rằng:
“Điều đó có thể là một rủi ro lớn của an ninh quốc gia Hoa Kỳ khi để Trung Quốc và Nga dẫn dắt các thảo luận về an ninh.”
Tổng Thống Trump rời Washington DC sáng ngày thứ Sáu để bắt đầu chuyến thăm châu Á kéo dài 12 ngày, trong đó ông sẽ thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Theo trang mạng Firstpost.com, trên phi cơ đi Hawaii, ông Trump đã giải thích rằng ông đã dự định dành một ngày ở Hawaii vào cuối chuyến đi, nhưng đã hủy bỏ kế hoạch đó.
Thay vào đó, vẫn theo trang mạng này, ông sẽ dành thêm một ngày tại hội nghị Asean ở Philippines, tiếp sau hội nghị APEC ở Việt Nam.
“Tôi sẽ dành thêm một ngày tại hội nghị thứ hai, đó là một hội nghị quan trọng,” ông Trump được dẫn lời nói.
“Chúc mọi người vui vẻ. Chúng ta sẽ làm một công việc tốt. Với các công dân, chúng tôi sẽ đại diện tốt cho quí vị. Được không?
“Còn với các phóng viên, tôi không biết. Nhưng với các công dân, thì dứt khoát như vậy. Chúc mọi người vui vẻ. Rất vui gặp gỡ mọi người,” Tổng thống Mỹ, người trước đó thường có thái độ chỉ trích với truyền thông nói, vẫn theo Firstpost.com
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41871797
Tây Ban Nha phát lệnh bắt giữ ông Puigdemont
Một thẩm phán Tây Ban Nha đã ban hành lệnh bắt giữ trên toàn châu Âu (EAW) đối với ông Carles Puigdemont, lãnh đạo vùng Catalonia đã bị cách chức, cùng bốn đồng minh của ông, tất cả đều đã tới Bỉ.
Năm người này không tham dự phiên điều trần tại Madrid vào thứ Năm khi chín cựu thành viên khác của chính quyền vùng bị bắt giam.
Một trong những người bị bắt đã được trả tự do với khoản tiền thế chân là 50.000 Euro (hay 58.000 đôla).
APEC 2017, Đội Cờ đỏ, nhân quyền VN và Tuần Tin Tức (29/10-04/11)
Madrid ‘hoan nghênh’ Puigdemont ra tranh cử
Tây Ban Nha giải thể Nghị viện Catalonia
Nghị viện Catalonia lập nước cộng hòa độc lập
Tất cả những vị này đều phải đối mặt với cáo buộc nổi loạn, xúi giục nổi loạn và sử dụng sai công quĩ vào việc đòi độc lập cho vùng Catalonia.
Ông Puigdemont đã nói rằng ông sẽ không trở lại Tây Ban Nha trừ khi ông nhận được bảo đảm của một phiên tòa công bằng.
Bỉ sẽ “nghiên cứu” lệnh bắt giữ, một phát ngôn viên của công tố viên nhà nước nói với hãng tin AFP.
Nghị viện khu vực Catalonia đã bỏ phiếu công bố một nước cộng hòa độc lập cách đây một tuần, theo một cuộc trưng cầu dân ý bị coi là bất hợp pháp về độc lập được chính phủ Catalonia tổ chức vào ngày 1 tháng 10
Không một quốc gia nào khác thừa nhận động thái này và chính quyền trung ương Tây Ban Nha đã nhanh chóng tiến hành áp đặt kiểm soát, sử dụng các quyền lực khẩn cấp theo hiến pháp.
Lệnh bắt giữ sẽ được thực hiện hay không?
Catalonia ‘muốn đối thoại để giành độc lập’
Lãnh đạo Catalonia chịu áp lực trước khi tuyên bố ly khai
Tây Ban Nha: Cảnh sát đàn áp trưng cầu độc lập
Các lệnh bắt giữ đã được gửi đến các công tố viên ở Bỉ là những người có 24 giờ để quyết định liệu văn bản này có đúng hay không.
Nếu được quyết định là đúng, các công tố viên sẽ chuyển các lệnh này đến một thẩm phán là người sẽ quyết định xem liệu ông Puigdemont và bốn người khác có nên bị bắt hay không.
Bỉ có tối đa 60 ngày để trả lại các nghi can cho Tây Ban Nha sau khi tiến hành bắt. Nhưng nếu các nghi can không đưa ra các phản đối pháp lý, việc bàn giao đối họ có thể diễn ra sớm hơn.
Một quốc gia có thể từ chối lệnh bắt giữ của Liên minh châu Âu (EU) nếu họ e ngại rằng việc dẫn độ sẽ vi phạm quyền con người đối với nghi can.
Phân biệt, kỳ thị dựa trên chính trị, tôn giáo hoặc chủng tộc là cơ sở để từ chối.
Cơ sở này cũng áp dụng khi có những lo ngại rằng nghi can sẽ không được xét xử công bằng.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41869786
‘Nhiều người Nga còn lưu luyến Liên Xô’
Nhiều người Nga, nhất là thế hệ lớn tuổi và sinh thành trong thời Liên Bang Xô Viết vẫn còn ‘lưu luyến’ về ‘đế chế Liên Xô’ cũ, một nhà báo từ Ban Tiếng Nga, thuộc World Service nói với BBC Tiếng Việt hôm thứ Sáu.
Nhiều người trong số đó từng thấy một Liên Xô như một ‘đế chế’ vĩ đại, rộng lớn, hiện còn đặt câu hỏi nay đế chế ấy còn đâu, nhà báo Yuri Vendik, người có 15 năm làm việc tại BBC Tiếng Nga nói với BBC Việt ngữ trong một chương trình Facebook Live trực tuyến hôm 03/11/2017, nhân dịp 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga.
Luật sư Lê Công Định nói về hai ông Diệm, Nhu và Tuần Tin Tức
Tranh cổ động từ đầu Cách mạng Tháng 10 Nga
Chủ nghĩa tư bản ‘khuyết tật nhưng phát triển’
GS Tạ Ngọc Tấn: ‘Gorbachev là kẻ cơ hội’
“Nay đã là một trăm năm kể từ cuộc Cách mạng, nhận thức trong công chúng Nga là một sự trộn lẫn của những quan điểm khác nhau,” Yuri Vendick nói.
Thăm dò xã hội này được một hãng thăm dò lớn tiến hành, có câu hỏi là ‘Nếu cuộc Cách mạng diễn ra ngày hôm nay, quí vị sẽ ủng hộ ai?’, chỉ có khoảng 1/4 những người trả lời ủng hộNhà báo Yuri Vendik
“Giữa những người đã đến trường học thời Liên Xô, học những tư tưởng, giáo điều về cuộc Cách mạng, về Chủ nghĩa Cộng sản, và những người bình luận chỉ trích, và ngày nay có một sự cân bằng nào đó.”
Dẫn ra vài nội dung trong kết quả một thăm dò xã hội được tiến hành gần đây ở Nga, nhà báo từ ban Tiếng Nga của BBC chia sẻ:
“Thăm dò xã hội này được một hãng thăm dò lớn tiến hành, có câu hỏi là ‘Nếu cuộc Cách mạng diễn ra ngày hôm nay, quí vị sẽ ủng hộ ai?’, chỉ có khoảng 1/4 những người trả lời ủng hộ.
“Nhưng đồng thời khoảng một nửa số người trả lời thăm dò cho rằng kết quả của cuộc Cách mạng là tích cực, một số cho rằng nó tạo ra động lực mới và sự phát triển kinh tế cho đất nước, một số nghĩ nó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cả thế giới v.v…
“Và chỉ có 13% những người trả lời cho rằng đó là một thảm họa cho đất nước. Chúng ta biết rằng đất nước đã mất hàng triệu mạng sống [từ sau Cách mạng], cả đất nước hoàn toàn bị rối loạn, nó đã mất mát phẩn lớn những người ưu tú, hoặc họ phải di cư ra nước ngoài. Thế nhưng bây giờ chỉ có 13% của người Nga [tham gia trả lời thăm dò] nghĩ rằng đó là một thảm họa.”
Về nhân vật Mikhail Gorbachev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Yuri cho biết thêm: “Tôi có thể nói là dư luận ở Nga về Gorbachev hoàn toàn tiêu cực, không phải là về chủ nghĩa cộng sản, phần lớn người ta không còn quan tâm tới chủ nghĩa cộng sản nữa.
“Nhưng người ta rất quan tâm tới ‘Đế chế’, sự sụp đổ của đế chế là quan trọng đối với họ. Và họ nghĩ rằng Gorbachev là người có tội gây ra điều đó.”
Đế chế vĩ đại nay còn đâu?
‘Stalin trung thành với chủ nghĩa Marx’
Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô?
Và nhà báo này giải thích thêm rằng rất nhiều người Nga, nhất là thế hệ trước đây từng sống trong thời Liên bang Xô Viết, từng ngưỡng vọng điều được gọi là ‘đế chế Liên Xô’, đang đặt ra câu hỏi ra là “đế chế vĩ đại ấy nay còn đâu?”
Nhà báo Yuri Vendik trong dịp này cho hay các số liệu gợi ý rằng người dân Nga ngày nay, trong đó có giới trẻ, ít quan tâm tới cuộc Cách mạng này.
“Thanh niên Nga ngày nay cũng như thanh niên quốc tế đều có nhiều quan tâm chung, chẳng hạn như việc làm, trò chơi máy tính v.v… nhưng chắc chắn là họ không quan tâm những tư tưởng lớn vĩ đại ‘dẫn dắt’,’ ông nói với BBC Tiếng Việt.
Thanh niên Nga ngày nay cũng như thanh niên quốc tế đều có nhiều quan tâm chung, chẳng hạn như việc làm, trò chơi máy tính v.v… nhưng chắc chắn là họ không quan tâm những tư tưởng lớn vĩ đại ‘dẫn dắtNhà báo Yuri Vendik
Khi được hỏi về thái độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với Cách mạng tháng Mười Nga, ông Vendik cho hay ông Putin muốn ‘giữ thái độ cân bằng’, ‘tránh đụng chạm’ đến quan điểm của các nhóm xã hội rất khác nhau và chia rẽ trong xã hội Nga hiện nay về cuộc Cách mạng và chủ nghĩa Cộng sản.
Về việc Việt Nam tổ chức các sự kiện đánh dấu cuộc Cách mạng, trong đó có cả một số ‘hội thảo khoa học’ được nhà nước chính thức tổ chức, nhà Yuri Vendik cho rằng cũng như với các tôn giáo khác trên thế giới, như đạo Công giáo, con người có những ‘tín điều’, và ông nói ông biết rằng Việt Nam hiện nay vẫn do một đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo nên việc giới lãnh đạo đề cao chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx – Lenin “là điều dễ hiểu”.
Liên quan chuyến đi của ông Putin tới Đà Nẵng, Việt Nam, tham dự APEC 2017 tới đây, nhà báo Vendik cho hay truyền thông Nga rất quan tâm tới cuộc gặp có thể diễn ra và đang được chuẩn bị giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, bên cạnh các cuộc gặp khác có thể diễn ra giữa Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
“Chủ đề Ukraine, nếu được ông Trump đặt ra trong cuộc gặp Nga – Mỹ bên lề APEC, sẽ là một vấn đề khó với lãnh đạo Nga, trong lúc các hồ sơ khác như Bắc Hàn, Syria, hay chiến tranh mạng cũng có thể được quan tâm.”
Về quan hệ Nga – Việt, theo nhà báo này, nước Nga hiện nay có vai trò “ít quan trọng hơn trước” trong quan hệ với Việt Nam, với kim ngạch ngoại thương hai nước còn rất khiêm tốn.
Về vấn đề Biển Đông, nơi đang diễn ra xung đột tranh chấp chủ quyền, về quan điểm của lãnh đạo Nga và Tổng thống Putin, lãnh đạo Nga muốn “giữ một quan điểm cân bằng ở khu vực và không muốn bộc lộ, công khai ủng hộ bất cứ bên nào,” ông Yuri Vendik nói với BBC Tiếng Việt từ London.
Mời quí vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc trao đổi của nhà báo Yuri Vendik với BBC Việt ngữ hôm 03/11/2017.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41863088
Báo cáo của Mỹ khẳng định
sự tăng nhiệt toàn cầu do con người gây ra
Một báo cáo đồ sộ của Mỹ kết luận rằng bằng chứng về sự tăng nhiệt toàn cầu là mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trái ngược với luận điểm mà các quan chức hàng đầu của chính quyền Trump hay nêu ra, trong đó họ hạ thấp vai trò của con người trong sự biến đổi khí hậu.
Báo cáo được công bố hôm thứ Sáu là một trong hai đánh giá khoa học được quy định phải công bố mỗi bốn năm một lần. Một bản thảo cho thấy sự tăng nhiệt ảnh hưởng như thế nào tới nước Mỹ cũng được đăng tải.
Dù có những lo ngại của một số nhà khoa học và những người vận động vì môi trường, các tác giả của báo cáo cho biết không có sự can thiệp chính trị hay kiểm duyệt nào trong bản báo cáo cuối cùng dày 477 trang. Đây là bản tóm tắt toàn diện nhất về khoa học khí hậu kể từ năm 2013, cho thấy một thế giới đang ấm lên theo chiều hướng xấu đi.
Kể từ năm 1900, Trái đất đã tăng 1 độ C và mực nước biển đã tăng hơn 20 cm. Những đợt nóng, những trận mưa xối xả và cháy rừng đã trở nên thường xuyên.
Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry và Quản trị viên Cơ quan Bảo vệ Môi trường Scott Pruitt đã nhiều lần nói rằng carbon dioxide không phải là yếu tố chính góp phần vào sự tăng nhiệt toàn cầu.
Nhưng các nhà khoa học kết luận “cực kỳ nhiều khả năng” – nghĩa là mức độ chắc chắn ở mức từ 95 đến 100 phần trăm – sự tăng nhiệt toàn cầu là do con người gây ra, chủ yếu là do carbon dioxide từ việc đốt than, dầu mỏ và khí thiên nhiên thải vào khí quyển.
“Trong thế kỷ qua, không có cách giải thích khác nào thuyết phục hơn,” bản báo cáo nói.
Các nhà khoa học tính toán rằng sự đóng góp của con người vào sự tăng nhiệt toàn cầu từ năm 1950 ở khoảng từ 92 phần trăm cho tới 123 phần trăm. Sở dĩ có khi nhiều hơn 100 phần trăm là bởi vì một số thế lực tự nhiên – chẳng hạn như núi lửa và chu trình quỹ đạo – đang góp phần hạ nhiệt Trái đất, nhưng bị lấn át bởi các ảnh hưởng của khí nhà kính, theo lời của đồng tác giả báo cáo Katharine Hayhoe của trường đại học Texas Tech.
“Thời kỳ này là thời kỳ ấm nhất trong lịch sử của nền văn minh hiện đại,” bà nói với hãng tin AP.
Báo cáo cũng ghi nhận những sự kiện khác nhau do biến đổi khí hậu gây ra có thể tương tác theo một cách phức tạp để làm cho cuộc sống tồi tệ hơn như những vụ cháy rừng ở bang California và Siêu bão Sandy năm năm trước.
Quốc Hội Mỹ chuẩn bị trừng phạt quân đội Miến Điện
Một nhóm dân biểu Hạ Viện Mỹ hôm 03/11/2017 đã trình lên một dự luật trừng phạt quân đội Miến Điện và nhiều tướng lãnh, cho thấy Quốc Hội Hoa Kỳ đã cứng rắn hơn trong vấn đề người Rohingya.
Dự luật này hạn chế các hoạt động hợp tác quân sự với Miến Điện, và đòi chính quyền Trump cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với các tướng tá có liên can đến những vụ bạo động người thiểu số Rohingya. Nhiều dân biểu cả hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ đều ủng hộ, nên dự luật có nhiều khả năng được thông qua tại Hạ Viện.
Ở Thượng Viện, một dự luật tương tự đã được đệ trình bởi thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain, thượng nghị sĩ Dân Chủ phụ trách đối ngoại Ben Cardin, và các nghị sĩ khác của cả hai đảng. Dự thảo này đề nghị cấm trở lại việc nhập khẩu hồng ngọc và cẩm thạch của Miến Điện.
Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố : « Luật pháp của chúng ta phải buộc các lãnh đạo quân sự cao cấp phải trả giá – những kẻ chịu trách nhiệm về các vụ thảm sát người vô tội, khiến người dân phải di tản ». Còn thượng nghị sĩ Ben Cardin cảnh báo : « Họ sẽ phải chịu hậu quả về tội ác chống nhân loại ».
Quốc Hội Hoa Kỳ muốn gởi đi một thông điệp rõ ràng, tăng sức ép lên quân đội Miến Điện, mà Liên Hiệp Quốc từng tố cáo là « thanh lọc chủng tộc ».
Hôm 24/10, Washington đã loan báo một số biện pháp trừng phạt như ngưng xét cấp visa cho các tướng tá Miến Điện, hủy lời mời các quan chức cao cấp trong lực lượng an ninh Miến Điện tham dự các sự kiện tại Hoa Kỳ. Nhưng chính quyền Mỹ tránh chỉ trích bà Aung San Suu Kyi, phân biệt rõ chính quyền dân sự với phe quân sự.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171104-quoc-hoi-my-chuan-bi-trung-phat-quan-doi-mien-dien
Trump: Thế giới hết kiên nhẫn với Triều Tiên
Tổng thống Donald Trump sẽ tuyên bố với lãnh đạo các nước trong chuyến công du châu Á lần này rằng thế giới đã “hết kiên nhẫn” với khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên và ông sẽ đưa ra chiến lược cô lập Bình Nhưỡng một vài tháng trước khi có những điều chỉnh, một phụ tá cao cấp của Tổng thống Trump ngày 2/11 cho biết.
Ngày 3/11 Tổng thống Trump rời Mỹ đi Hawaii, chặng dừng chân đầu tiên trên đường đến châu Á, nơi ông sẽ ghé Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Đây là chuyến Á du dài nhất của một Tổng thống Mỹ trong hơn 25 năm nay.
Mục đích chuyến đi này của ông Trump là nhằm gia tăng sự ủng hộ quốc tế để tước bỏ những nguồn lực của Triều Tiên như một đòn bẩy để buộc nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân.
“Tổng thống công nhận là chúng ta hết kiên nhẫn đối với Triều Tiên và sẽ yêu cầu tất cả các nước khác làm nhiều hơn nữa,” cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc H.R. McMaster nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.
Trong khuôn khổ nỗ lực của Hoa Kỳ thúc đẩy Trung Quốc tăng áp lực với Triều Tiên, Bộ Tài chánh Mỹ ban hành một qui định chính thức cắt đứt một ngân hàng Trung Quốc bị cáo buộc rửa tiền cho Triều Tiên ra khỏi hệ thống tài chánh Mỹ. Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng.
Vào tháng 6 năm nay, Bộ Tài chánh Mỹ tuyên bố Ngân hàng Dandong là “mối quan ngại rửa tiền chính”, là cửa ngỏ đề Triều Tiên tiếp cận hệ thống tài chánh Hoa Kỳ và quốc tế dẫu bị chế tài của Mỹ và Liên hiệp quốc.
Cơ quan tình báo Hàn quốc ngày 2/11 cho biết Triều Tiên có thể có kế hoạch thử nghiệm thêm một phi đạn, sau khi có những hoạt động dồn dập được phát hiện tại những cơ sở nghiên cứu của nước này.
Quân đội Mỹ theo dõi chặt chẽ Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm phi đạn gần đây nhất vào ngày 15/9 và thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 và mạnh nhất vào ngày 3/9.
Hai máy bay ném bom Mỹ B-1B xuất phát từ căn cứ Guam đã bay ngang không phận Hàn Quốc trên dãy núi Pilsung trong một cuộc diễn tập hôm 2/11, Không lực Hoa Kỳ cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-the-gioi-het-kien-nhan-voi-trieu-tien/4099317.html
Lập pháp Mỹ muốn siết chặt đầu tư nước ngoài
Một nhóm các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ ngày 6/11 sẽ đệ trình những dự luật tăng cường kiểm soát đầu tư nước ngoài tại Mỹ giữa những lo ngại ngày càng tăng về những giao dịch của Trung Quốc, một nguồn thạo tin cho biết.
Thượng nghị sĩ John Cornyn, một thành viên trong giới lãnh đạo đảng Cộng hòa có chân trong Ủy ban Tình báo Thượng viện, sẽ đệ trình một dự luật nới rộng quyền hạn của chính phủ bằng cách củng cố Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) để ngăn chặn việc người nước ngoài mua các công ty Mỹ.
CFIUS là một ủy ban liên ngành do Bộ Tài chính lãnh đạo có nhiệm vụ duyệt xét những đề nghị chuyển nhượng để đánh giá quan ngại về an ninh quốc gia.
Dân biểu Cộng hòa Robert Pittenger thuộc bang North Carolina sẽ đệ trình Hạ viện một dự luật tương tự.
Có ít nhất 4 đảng viên Dân chủ ủng hộ dự luật gồm Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, bang Minnesota, Dân biểu Rosa DeLauro bang Connecticut, Dân biểu Denny Heck bang Washington và Dân biểu Dave Loebsack bang Iowa, một nguồn tin dấu tên để bảo vệ các mối quan hệ kinh doanh cho biết.
CFIUS nổi tiếng cứng rắn đối với những thỏa thuận công nghệ cao đặc biệt liên hệ đến Trung Quốc và đã chặn việc chuyển giao có liên hệ đến những chất bán dẫn tinh vi.
CFIUS trở nên bảo thủ hơn kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức giữa những căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Kể từ khi ông Trump nhậm chức, ủy ban đã ngăn cản không chấp thuận một loạt các thỏa thuận với Trung Quốc, theo các luật sư chuyên đại diện các cuộc mua bán chuyển nhượng.
Các dự luật vừa kể sẽ nới rộng quyền hạn của CFIUS trong việc cứu xét những đầu tư và liên doanh nhỏ hơn, nguồn tin đọc được bản thảo dự luật cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/lap-phap-my-muon-xiet-chat-dau-tu-nuoc-ngoai/4099300.html
Bất chấp Trung Quốc,
Tổng thống Đài Loan thăm đảo Guam
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày 3/11 ghé thăm đảo Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương trên đường trở về sau khi thăm các đồng minh ngoại giao tại Thái Bình Dương-một chuyến đi gây nên sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc vốn xem Đài Loan thuộc lãnh thổ nước này.
Bắc Kinh yêu cầu Hoa Kỳ không cho phép bà Thái quá cảnh lãnh thổ Mỹ trong chuyến đi của bà bao gồm hai ngày tại Hawaii trước khi lên đường đi Tuvalu, quần đảo Solomon và quần đảo Marshall.
Thời điểm đến Guam của bà Thái đặc biệt nhạy cảm vào lúc Tổng thống Donald Trump sẽ đến Bắc Kinh vào tuần tới.
Trung Quốc xem Đài Loan tự trị và dân chủ thuộc chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc và thường xuyên gọi Đài Loan là một vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bắc Kinh lâu nay mạnh mẽ chống lại những chuyến quá cảnh của Tổng thống Đài Loan.
Dù văn phòng của Thống đốc Guam Edward B. Calvo mô tả chuyến viếng thăm của bà Thái là “riêng tư và không chính thức”, bà đã được cảnh sát hộ tống khi đến đảo.
Phát biểu tại buổi tiệc chào mừng, bà Thái nói “Đài Loan và Guam chia sẻ tình hữu nghị đặc biệt.”
Bà mô tả Guam như là “phần đất của Hoa Kỳ gần Đài Loan nhất” và nói thêm rằng “nhân dân Đài Loan cám ơn sự ủng hộ của các bạn.”
Ông James F. Moriarty, Chủ tịch Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, tức phái bộ Mỹ tại Đài Loan, nhấn mạnh Hawaii, Guam và Đài Loan ràng buộc với nhau không chỉ bởi Thái Bình Dương nhưng còn vì “khát vọng dân chủ.”
Guam là nơi có căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ và sẽ là vị trí quan trọng cho bất cứ sự trợ giúp nào của Mỹ đối với Đài Loan trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc.
Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ khả năng sử dụng vũ lực để đặt Đài Loan dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc xuống thấp kể từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống hồi năm ngoái.
Trung Quốc cho là bà Thái muốn độc lập chính thức cho Đài Loan, một điều cấm kỵ đối với Bắc Kinh.
Về phần mình, nữ Tổng thống Đài Loan khẳng định muốn gìn giữ hòa bình với Trung Quốc nhưng sẽ bảo vệ dân chủ và an ninh của Đài Loan.
https://www.voatiengviet.com/a/bat-chap-trung-quoc-tong-thong-dai-loan-tham-dao-guam/4099278.html
Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ tập trận trên bán đảo Triều Tiên
Hai oanh tạc cơ siêu âm B-1B của Mỹ hôm qua, 03/11/2017, đã tham gia tập trận trên không phận bán đảo Triều Tiên. Đây là một sự phô trương sức mạnh đối với Bắc Triều Tiên trước chuyến công du châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời là phản ứng trước việc Trung Quốc cho máy bay ném bom loại mới bay thử nghiệm tại vùng biển gần đảo Guam và Hawai, lãnh thổ Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.
Hãng tin AP dẫn lời một viên chức quân sự Hàn Quốc cho biết các oanh tạc cơ Mỹ xuất phát từ đảo Guam, được hai chiến đấu cơ F-16 của Hàn Quốc yểm trợ, đã thực tập oanh tạc các mục tiêu giả định trên mặt đất, tại một cánh đồng gần vùng duyên hải phía đông Hàn Quốc.
Phi cơ B-1B ban đầu được thiết kế mang theo vũ khí nguyên tử, nhưng đến giữa thập niên 90 được chuyển sang dùng vũ khí quy ước. Tuy vậy, báo chí nhà nước Bình Nhưỡng vẫn tố cáo một « cuộc tập trận hạt nhân bất ngờ », nói rằng « đế quốc Mỹ giống như bọn găng-tơ » tìm cách gây chiến tranh nguyên tử. Hãng tin KCNA hôm qua cảnh báo « những tên đế quốc hiếu chiến » không nên hành động thiếu suy nghĩ.
Tại Thái Bình Dương, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã chỉ trích việc Bắc Kinh cho bay thử loại phi cơ ném bom tầm xa H-6K gần các đảo Guam và Hawai của Mỹ. Tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, nói rằng « việc này không có lợi gì cho Trung Quốc ». Ông khẳng định : « Mỹ là cường quốc Thái Bình Dương và vẫn hiện diện ở Thái Bình Dương ».
Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc là phiên bản mới của chiếc Tu-16 thời Liên Xô cũ, được đưa vào hoạt động từ năm 2009 và đến năm 2015 mới công khai, có thể mang theo tên lửa hành trình phóng xa đến 1.000 km. Các máy bay này thường được trông thấy trên không phận Biển Đông đang tranh chấp, có khả năng phóng hỏa tiễn đến tận Úc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171104-oanh-tac-co-b-1b-cua-my-tap-tran-tren-ban-dao-trieu-tien
Afghanistan : Tòa án Hình sự Quốc tế
đòi điều tra tội ác chiến tranh
Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) hôm qua 03/11/2017 loan báo có thể mở điều tra về cuộc chiến Afghanistan, và nếu đủ điều kiện sẽ khởi tố về các tội ác chiến tranh. Đây sẽ là một trong những cuộc điều tra khó khăn và gây tranh cãi nhất của CPI, vì quân đội Mỹ cũng nằm trong tầm ngắm.
Theo công tố viên Fatou Bensouda, các quân nhân Mỹ đã tra tấn hoặc ngược đãi trên 60 tù nhân, còn phe Taliban đã sát hại 17.000 thường dân từ 2007 đến 2015. Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Bénazet tường trình :
« Về cáo buộc tội phạm ở Afghanistan, công tố viên Fatou Bensouda đã đưa ra những kết quả bước đầu của cuộc điều tra sơ khởi, và nay bà tin rằng có thể tìm được đầy đủ bằng chứng để khởi tố.
Bà nói : « Tôi đi đến kết luận là tất cả các tiêu chí pháp lý để mở điều tra đều đã hội đủ. Yêu cầu của tôi chỉ liên quan đến các tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã diễn ra trên lãnh thổ Afghanistan kể từ ngày 01/05/2013. Theo chính sách của tòa, những người có trách nhiệm chính về những tội phạm trầm trọng này tại Afghanistan sẽ bị nhắm đến đầu tiên ».
Trong bản báo cáo sơ khởi, công tố viên Bensouda cho rằng quân đội Mỹ và cơ quan tình báo CIA phải chịu trách nhiệm về khoảng vài chục trường hợp tra tấn. Nhưng việc khởi tố các nhân viên Mỹ trên lý thuyết là bất khả, vì Hoa Kỳ không ký kết Quy chế Roma, nên không nằm trong phạm vi chế tài của Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ngược lại, quân chính phủ Afghanistan và phe Taliban có thể bị truy tố về cáo buộc tội ác chiến tranh nêu ra trong bản báo cáo. Các nhà tù bí mật của CIA ở Litva, Ba Lan và Rumani – ba nước tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế – cũng có thể là mục tiêu khởi tố. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171104-afghanistan-toa-hinh-su-quoc-te-doi-dieu-tra-toi-ac-chien-tranh
Hạt nhân : Bắc Triều Tiên dứt khoát không thương lượng
Hôm nay, 04/11/2017, Bắc Triều Tiên đã loại trừ mọi khả năng thương lượng và dọa sẽ tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân, một lời cảnh báo mới gởi đến tổng thống Mỹ Donald Trump, đúng vào lúc ông bắt đầu chuyến công du châu Á.
Hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA viết rằng Hoa Kỳ nên bỏ đi « ý tưởng vô lý » là Bình Nhưỡng sẽ lùi bước trước các biện pháp trừng phạt của quốc tế và sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân. KCNA khẳng định là Bắc Triều Tiên đã đi đến « giai đoạn cuối cùng của khả năng răn đe hạt nhân ».
Trong chuyến công du châu Á lần này, tổng thống Donald Trump sẽ đến Hàn Quốc vào ngày 07/11, gặp tổng thống Moon Jae In và dự kiến sẽ có bài phát biểu trước Quốc Hội nước này. Dư luận ở Hàn Quốc đang lo ngại là tổng thống Hoa Kỳ sẽ khiến tình hình thêm trầm trọng, nếu ông vẫn giữ giọng điệu cứng rắn với Bình Nhưỡng trong bài phát biểu đó.
Tổng thống Trump đã từng tuyên bố rằng mọi thảo luận trực tiếp với Bình Nhưỡng « chỉ làm mất thời giờ », trong khi tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In thì chủ trương một chính sách cởi mở với Bắc Triều Tiên.
Theo một cố vấn của chính phủ Hàn Quốc được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, Seoul mong muốn là ông Donald Trump đừng lập lại những lời đe dọa với Bình Nhưỡng, vì làm như thế sẽ khiến tổng thống Moon Jae In lâm vào thế khó xử, vào lúc nước này chuẩn bị đón tiếp Thế Vận Hội mùa Đông tháng 2 năm tới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171104-hat-nhan-bac-trieu-tien-dut-khoat-khong-thuong-luong