Tin khắp nơi – 04/09/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 04/09/2018

Thẩm phán được Trump đề cử

điều trần trước Thượng Viện

Thẩm phán Tòa án tối cao Brett Kavanaugh, người do ông Donald Trump đề cử, sẽ bắt đầu cuộc điều trần dài 4 ngày trước Thượng viện bắt đầu hôm 4/9.

Kavanaugh, người Công giáo, có nhiều khả năng sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực tại Tòa án tối cao nếu được Thượng viện thông qua.

Nhiều thành viên đảng Dân Chủ phản đối ứng cử viên này, vì lo ngại quan điểm bảo thủ của Kavanaugh trong vấn đề phá thai và quyền của người đồng tính.

Ông Kavanaugh, 53 tuổi, sẽ được Ủy ban Tư pháp Thượng viện chất vấn.

Các thượng nghị sĩ cũng sẽ nghe từ các nhân chứng ủng hộ và không ủng hộ người được đề cử.

Tại sao Brett Kavanaugh gây tranh cãi?

Tòa án tối cao với chín vị thẩm phán từ trước đến nay đều cân bằng giữa hai trường phái bảo thủ và tiến bộ, với thẩm phán Anthony Kennedy được xem là người nắm giữ lá phiếu quyết định tại cơ quan tư pháp cao nhất Hoa Kỳ.

Thẩm phán Anthony Kennedy, 81 tuổi, nghỉ hưu vào tháng Bảy vừa rồi.

Đảng Dân chủ lo ngại một người có khuynh hướng bảo thủ sẽ làm ảnh hưởng đến phán quyết 1973 Roe v Wade cho phép phá thai hợp pháp trên toàn quốc, cũng như chống quyền của người đồng tính và ủng hộ súng.

Phía Dân chủ cũng lo ngại về quan điểm của Kavanaugh khi cho rằng tổng thống nên được miễn tố khi đang đương nhiệm.

Toà án tối cao là cơ quan phải đưa ra phán quyết trong trường hợp công tố viên đặc biệt Robert Mueller quyết định rằng ông Trump vi phạm quy định tài chính trong chiến dịch tranh cử vào năm 2016.

Vấn đề quỹ vận động tranh cử nổi lên như một phần trong cuộc điều tra của Mueller về nghi vấn có sự thông đồng giữa Nga và cuộc vận động tranh cử của ông Trump.

Chính quyền của ông Trump cũng làm làm đảng Dân chủ tức giận khi từ chối công bố 27.000 tài liệu liên quan đến Brett Kavanaugh trong thời gian ông này là một thành viên trong đội ngũ pháp lý dưới thời Tổng thống George W Bush. Nhà trắng cho rằng đó là “đặc quyền hiến định”.

Đảng Dân Chủ – hiện là thiểu số trong Hạ Viện và Thượng Viện – cũng không thích sự phản đối của ông Kavanaugh với Đạo luật Obamacare – trong vai trò thẩm phán của Tòa án tối cao Hoa Kỳ.

Đảng Cộng hòa nói gì?

Về việc công bố tài liệu, đảng Cộng Hòa cho rằng đảng Dân Chủ đã có đủ thông tin về ứng viên ghế Thẩm phán, với việc hơn 120.000 tài liệu liên quan đến Brett Kavanaugh trong thời kỳ làm việc với Tổng thống Bush ở Nhà Trắng đã được công khai.

Lãnh đạo đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, đã đăng tải trên twitter bày tỏ sự ủng hộ ứng viên do tổng thống Donald Trump đề cử.

Ông viết: “Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ đã bỏ phiếu nhất trí rằng Thẩm phán Kavanaugh “đủ điều kiện” cho một vị trí tại Tòa án tối cao. Đó là tiêu chuẩn cao nhất, đúng theo Tiêu Chuẩn Vàng của những người lãnh đạo đảng Dân chủ.”

Liệu Kavanaugh có qua được buổi điều trần?

Kavanaugh sẽ phải vượt qua ba ngày trả lời các câu hỏi của Ủy ban tư pháp Thượng viện, đối mặt một thành viên cấp cao của đảng Dân chủ là Diane Feistein và khoảng 20 nhân chứng.

“Sẽ là một cuộc điều trần nảy lửa”, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal dự đoán.

Giả sử Kavanaugh vượt qua được ba ngày điều trần, Thượng viện sẽ nắm quyền quyết định cuối cùng. Đảng Cộng hòa hiện chiếm đa số với 100 ghế Thượng viện và hầu hết đều công khai ủng hộ ứng viên được Trump đề cử.

Một số thành viên đảng Dân chủ thậm chí cũng có thể quay sang ủng hộ Kavanaugh.

Thẩm phán Brett Kavanaugh là ai?

Ông là cư dân của khu nhà giàu vùng ngoại ô Chevy Chase, tốt nghiệp chuyên ngành Luật tại đại học Yale.

Trước đây, ông từng làm việc cho Kenneth Starr, một công tố viên đặc biệt, người từng điều tra cựu Tổng thống Bill Clinton trong thập niên 1990.Từ 2003 đến 2006, Brett Kavanaugh là trợ lý của Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống George W Bush và sau đó là thẩm phán tòa phúc thẩm Đặc khu Columbia (Washington, D.C).

Ông Kavanaugh đã lên tiếng trong hàng loạt các vấn đề, bao gồm cả cuộc chiến chống khủng bố và thảo luận về cách đối phó khủng bố.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45407207

 

Ðảng Dân chủ quyết chận đề cử của TT Trump

vào Tối cao Pháp viện

Ông Brett Kavanaugh, người được đề cử làm thẩm phán Tòa án Tối cao của Hoa Kỳ, hôm 4/9 ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện.

Ngày 5/9, ông Kavanaugh sẽ phải đối mặt với cuộc thẩm vấn trực tiếp về hàng loạt các vấn đề, bao gồm lập trường của ông về việc phá thai, quyền của người đồng tính và quyền lực tổng thống.

Tòa Bạch Ốc hy vọng Thượng viện sẽ chuẩn thuận cho ông Kavanaugh làm thẩm phán Tòa án Tối cao vào tháng 9, thay thế thẩm phán Anthony Kennedy. Ông Kennedy sẽ nghỉ hưu vào ngày 01/10.

Tuy nhiên, đảng Dân chủ quyết chống lại việc đề cử ông Kavanaugh ngay từ đầu, cho rằng việc ông đảm nhận chức Thẩm phán Tối cao có nhiệm kỳ mãn đời có thể làm cho tòa tối cao nghiêng hẳn về phe bảo thủ trong suốt cả một thế hệ.

Phiên điều trần dự kiến kéo dài bốn ngày sẽ cho đảng Dân chủ một cơ hội ngăn cản ông Kavanaugh vào Tối cao Pháp viện trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11 sắp tới.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Richard Blumenthal, một thành viên của Ủy ban Tư pháp cho biết: “Sẽ có phản ứng mạnh tại phiên điều trần này. Sẽ có chống đối và nhiều tranh cãi.”

Tổng thống Donald Trump đã đề cử ông Kavanaugh, 53 tuổi, để thay thế cho Thẩm phán Anthony Kennedy, người đã tuyên bố nghỉ hưu vào ngày 27/6 ở tuổi 81. Ông Kavanaugh là người thứ hai được Tổng thống Trump đề cử cho vị trí này. Năm ngoái, ông Trump đã để cử ông Neil Gorsuch và được Thượng viện phê chuẩn làm thẩm phán Tối cao Pháp viện.

https://www.voatiengviet.com/a/dang-dan-chu-quyet-chan-de-cu-cua-tong-thong-trump-vao-toi-cao-phao-vien/4557046.html

 

Tổng thống Trump: Bộ Trưởng Tư Pháp

phá hoại cuộc tranh cử của dân biểu Cộng Hòa

Washington DC – Hôm Thứ Hai (3 tháng 9), tổng thống Trump đã đăng dòng tweet chỉ trích Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, cáo buộc ông phá hoại cơ hội tái tranh cử vào Hạ Viện Hoa Kỳ của hai Dân biểu Cộng Hòa, vì đã truy tố họ ngay trước kỳ bầu cử giữa mùa.

Ông Trump viết do các cáo buộc của Bộ Tư pháp, mà cơ hội chắc thắng của hai dân biểu này đã tiêu tan. Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Sarah Isgur Flores đã từ chối yêu cầu bình luận về dòng tweet của Tổng thống Trump.

Dù ông Trump không nêu danh tánh hai nghị sĩ này, nhưng theo truyền thông đưa tin, trong thời gian gần đây, hai dân biểu của đảng Cộng Hòa bị Bộ Tư pháp buộc tội là Christopher Collins và Duncan Hunter. Theo đó, vào ngày 8/8 vừa qua, ông Collins chịu cáo buộc gian lận giao dịch chứng khoán trong một công ty sinh học của Úc, nơi ông Collins làm thành viên ban quản trị. Dân biểu Christopher Collins đã chối bỏ cáo buộc, nhưng ông tuyên bố không tái tranh cử. Cuộc điều tra về ông Collins bắt đầu từ thời Tổng thống Obama. Ông Collins bị truy tố vào tháng 6/2017.

Vào ngày 23/8, Dân biểu Cộng Hòa Duncan Hunter ở San Diego-Nam California và vợ ông bị cáo buộc xử dụng hàng trăm ngàn Mỹ Kim quỹ vận động tranh cử, và bị cáo buộc về tội làm giả báo cáo tài chính. Ông Hunter đã chối bỏ các cáo buộc, đổ tội cho vợ. Kết quả khảo sát gần đây cho thấy ông mất vị trí dẫn đầu cuộc tranh cử.

Lời chỉ trích của ông Trump đã bị không ít phản đối từ nhiều cựu viên chức Bộ Tư pháp và một vài Thượng nghị sĩ Cộng Hòa như thượng nghị sĩ Ben Sasse. Ông Sasse cho rằng dân biểu Christopher Collins và Duncan Hunter bị buộc tội dựa vào chứng cứ, không phải dựa vào vị tổng thống nào đang nắm quyền.

Theo các nhà phân tích, đảng Dân Chủ đang nắm giữ 50% khả năng kiểm soát Hạ Viện tại bầu cử giữa mùa. Hiện đảng Cộng Hòa đang giữ 236 ghế trong tổng số 435 ghế ở Hạ Viện, với 6 ghế trống. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-bo-truong-tu-phap-pha-hoai-cuoc-tranh-cu-cua-dan-bieu-cong-hoa/

 

Trump cảnh báo Syria không nên

‘liều lĩnh tấn công’ Idlib

Hôm 3/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh của Syria là Iran và Nga không nên “liều lĩnh tấn công” tỉnh Idlib của Syria, nói rằng hàng trăm nghìn người có thể bị giết.

Ông Trump viết trên Twitter: “Người Nga và Iran sẽ phạm một sai lầm nhân đạo nghiêm trọng nếu can dự vào bi kịch này. Hàng trăm ngàn người có thể bị giết. Đừng để điều đó xảy ra!”

Tuy nhiên, một phiến quân Syria và một tổ chức giám sát chiến tranh cho hãng tin Reuters biết các cuộc không kích của Nga hôm 4/9 vẫn tiếp tục nhắm vào phe nổi dậy ở tỉnh Idlib, phía tây bắc của Syria, sau vài tuần gián đoạn.

Các cuộc không kích của Nga tạm dừng ở tỉnh Idlib từ ngày 15/8, nhưng các lực lượng thân chính phủ Syria vẫn tiếp tục các cuộc oanh tạc và bắn đạn pháo vào phiến quân, Reuters trích tổ chức giám sát chiến tranh, tổ chức theo dõi nhân quyền Syria cho biết.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad quyết lấy lại từng tất đất của Syria và đã đạt một số thắng lợi lớn trong cuộc chiến chống lại phiến quân kể từ khi Nga tham gia chiến tranh ở Syria vào năm 2015.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã tìm cách tạo mối quan hệ tốt hơn với Nga nhưng Hoa Kỳ vẫn không thể kiềm chế sự hỗ trợ quân sự và ngoại giao của Moscow cho chính quyền Assad.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-canh-bao-syria-khong-nen-lieu-linh-tan-cong-idlib/4556894.html

 

Tạp chí The New Yorker rút lời mời Steve Bannon

 tham gia sự kiện hàng năm

New York.- Tạp chí The New Yorker đã rút lời mời ông Steve Bannon tại sự kiện thường niên sau làn sóng phản đối gay gắt của các khách mời. Nhiều nhân viên làm việc cho tờ tạp chí cũng cho rằng việc mời ông Bannon lên sân khấu của buổi lễ là điều không phù hợp.

Ông Steve Bannon từng là cố vấn của Tổng thống Trump và cựu biên tập cho trang tạp chí cực hữu Breitbart.com. Ông Bannon chủ trương ủng hộ chính sách bảo hộ thương mại và ngăn chặn làn sóng di dân vào Hoa Kỳ.

Trong nhiều tháng qua, chủ nhiệm tờ The New Yorker, David Remnick, rất muốn phỏng vấn ông Bannon, và ngỏ ý sẽ mời ông lên sân khấu buổi lễ của The New Yorker vào đầu tháng 10 tới. Làn sóng phản đối bắt đầu khi tờ tạp chí thông báo ông Bannon sẽ đến lễ hội trong bài báo phát hành hôm 3 tháng 9. Một vài nhân viên của New Yorker đã phản đối quyết định này. Nhiều người đã kêu gọi ông Remnick suy nghĩ lại. Đến 5 giờ chiều 3 tháng 9, một số nhân vật nổi tiếng như Jim Carrey, Judd Apatow và Patton Oswald tuyên bố họ sẽ không tham dự nếu ông Bannon được mời đến buổilễ.

Đến 6 giờ 15 cùng ngày, chủ nhiệm Remnick đã gửi thư điện tử đến toàn thể nhân viên với nội dung ông sẽ rút lời mời ông Bannon tham gia lễ hội. Ông Remnick viết ông sẽ phỏng vấn ông Bannon theo thông lệ thay vì trên sân khấu.

Chủ nhiệm The New Yorker sau đó đã đối mặt với nhiều phản ứng trái ngược. Một số cây bút của The New Yorker đã bênh vực cho ông Remnick, vì ông đã biết lắng nghe dư luận. Nhưng cây bút Malcolm Gladwell lại cho rằng mục đích sự kiện là để các thính giả lắng nghe nhiều ý kiến, và việc mời những người có cùng quan điểm chẳng khác gì một bữa tiệc thông thường.

Phản ứng trước tin này, ông Steve Bannon đã chỉ trích tờ tạp chí, và cho rằng ông David Remnick không có gan để đối mặt với làn sóng phản đối trên mạng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tap-chi-the-new-yorker-rut-loi-moi-steve-bannon-tham-gia-su-kien-hang-nam/

 

Mưa bão tiếp tục tấn công

Miền Nam, Trung Tây Hoa Kỳ

Theo Cơ quan Dự báo Khí tượng Quốc gia (NHC), vào hôm Thứ Hai 3 tháng 9, cơn bão nhiệt đới Gordon đang di chuyển dọc theo phía đông Vịnh Mexico với sức gió 60 dặm/một giờ, và có thể mạnh lên thành bão vào ngày 4 tháng 9.

Phần lớn vùng Trung Tây đã chìm trong biển nước sau khi cơn bão nhiệt đới Gordon đổ bộ phía Nam Florida và quần đảo Keys với sức gió mạnh và lưu lượng mưa lên đến 5 inch. Những cơn mưa lớn chưa từng có trong suốt 500 năm qua đã biến quận Riley, tiểu bang Kansas thành biển nước, và 300 người đã phải di tản vì lũ lụt. Cảnh báo lũ lụt sẽ được duy trì tại vùng Trung Tây, một số khu vực sẽ kéo dài đến thứ Năm.

Tính đến 11 giờ tối ngày thứ Hai, bão Gordon cách phía đông-đông nam của cửa sông Mississippi khoảng 330 dặm. Cảnh báo bão đã được đưa ra tại cửa sông Pearl River, biên giới tiểu bang Mississippi-Louisiana kéo dài đến biên giới Alabama-Florida. Lượng mưa lớn do bão Gordon sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía nam của 3 tiểu bang Alabama, Mississippi và Louisiana, với tổng lưu lượng mưa lên đến 8 inch ở một số khu vực, gây ra nguy cơ lũ lụt nguy hiểm.

NHC thông báo cơn bão có thể ảnh hưởng phía tây bãi biển Shell Beach (Louisiana), đảo Dauphin (Alabama). Thống đốc LaToya Cantrell của tiểu bang New Orleans đã ban bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa toàn bộ văn phòng chính phủ vào Thứ Ba.

CBS New Orleans và đài WWL-TV đưa tin người dân sinh sống dọc theo sông Mississippi đang gấp rút phòng tránh bão. Cơ quan Đối Phó Tình Huống Khẩn Cấp Mississippi cảnh báo nếu bão Gordon mạnh lên thành bão cấp 1, nó có thể gây sạt lở đất.

Trong lúc cơn bão Gordon đang hoành hành, một cơn bão nhiệt đới khác tên Florence cách phía tây đảo Cabo Verde 980 dặm đang di chuyển theo hướng tây-tây bắc với vận tốc 16 dặm/một giờ, và sức gió 65 dặm/một giờ. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/mua-bao-tiep-tuc-tan-cong-mien-nam-trung-tay-hoa-ky/

 

Mỹ -Trung giành giựt eo biển Bab-El-Mandeb

Tú Anh

Trong bối cảnh căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhu cầu kiểm soát con đường hàng hải quốc tế trở thành ván cờ quyết định. Nằm giữa Yemen và Djibouti, nối liền Hồng Hải với Ấn Độ Dương, eo biển Bab-El-Mandeb là Biển Đông ở châu Phi, tuyến vận chuyển 40% hàng hóa thế giới.

Bắc Kinh đưa khu vực sừng châu Phi này vào chiến lược « một vành đai hai con đường » nhưng Hoa Kỳ, cùng với hai đồng minh Ả Rập Xê Út và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất không để Trung Quốc độc chiếm.

Theo báo La Lettre de l’Océan Indien, chuyên đề về thông tin tình báo châu Phi số ra ngày 31/08/2018, xung khắc Mỹ-Trung ở Bab-El-Mandeb đã căng thẳng đến mức đã xẩy ra va chạm. Mỗi bên đều bố trí lực lượng và phát triển các căn cứ quân sự.

Về phía Mỹ, cho dù Washington có ý giảm bớt các chiến dịch chống khủng bố tại châu Phi, nhưng hồi đầu tháng 8, tướng Thomas Waldhauser, tư lệnh bộ chỉ huy Mỹ ở châu Phi Africom khẳng định ưu tiên số một của Mỹ là « ngăn chận chính sách bành trướng của Nga và Trung Quốc ». Do vậy, cho dù rút bớt quân số ở Tây Phi và Trung Phi, Mỹ sẽ nới rộng căn cứ quân sự Baledogle tại Somalia để đón tiếp các đơn vị tác chiến. Hiện nay, căn cứ này là điểm xuất phát các « drone » máy bay không người lái, để truy diệt nhóm thánh chiến Al Shabaab. Còn ở phía bắc, tại Djibouti, Hoa Kỳ quyết định mở rộng căn cứ Lemonnier về hướng biển và xây thêm một bến cảng có khả năng đón tiếp nhiều tầu ngầm.

Theo tạp chí chuyên đề thông tin tình báo, Hoa Kỳ phải tăng tốc triển khai lực lượng vì trong thời gian qua, Trung Quốc tiến hành xây dựng một căn cứ tàu ngầm trong kế hoạch mở rộng căn cứ Doraleh, cải tạo một phần hải cảng Doraleh do một tập đoàn vận tải Trung Quốc, China Merchants Group, liên doanh với Nhà nước Djibouti, kiểm soát. Để xây quân cảng, Trung Quốc lấn chiếm một mảnh đất được dành để xây một nhà máy lọc nước biển do công ty Pháp Eiffage thực hiện. Uy thế của Bắc Kinh mạnh đến mức mà cơ quan Nhà Đất và Thiết Kế Đô Thị của chính quyền Djibouti bất lực không biết giải quyết ra sao. Công ty xây dựng Pháp buộc phải điều chỉnh sơ đồ đặt hệ thống ống dẫn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180904-my-trung-gianh-giut-eo-bien-bab-el-mandeb-ok

 

RIMPAC 2018: Trung Quốc nổi bật

thành đối tượng cần triệt hạ

Mai Vân

Ngày 31/08/2018 vừa qua, trên Biển Đông, khu trục hạm chở trực thăng Kaga, chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản, đã tiến hành một cuộc tập trận chung với tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan. Khi loan tin về sự kiện này, tờ báo Nhật Bản Japan Times ngày 01/09 cho rằng đây là dấu hiệu mới nhất về hoạt động ngày càng gia tăng của Hải Quân Nhật tại vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã xây dựng một loạt tiền đồn, gọi là để phòng thủ, nhưng đã bị cả Tokyo lẫn Washington chỉ trích, xem đấy là cơ sở để Trung Quốc hạn chế quyền tự do đi lại trong một vùng biển quốc tế.

Dù thông báo của Hải Quân Mỹ-Nhật về cuộc tập trận không hề nhắc đến mục tiêu đề phòng Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã tỏ thái độ bực tức. Tờ Japan Times đã trích dẫn một tuyên bố của phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc, tố cáo Mỹ “cường điệu” vấn đề Biển Đông, trong lúc hãng tin Mỹ AP cũng đề cập đến sự kiện Bắc Kinh thường xuyên lên án các hoạt động của Quân Đội Nhật Bản, nhất là các cuộc tập trận chung với Mỹ, trên các vùng biển mà Trung Quốc cho là của họ, trong đó có Biển Đông.

Trong một bài phân tích công bố trong số tháng 9, 2018, nguyệt san Nhật The Diplomat, đã nêu bật yếu tố có thể nói là “chống” Trung Quốc trong các cuôc tập trận Mỹ-Nhật, vừa được biểu thị một cách rất cụ thể trong cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC do Mỹ chủ trương.

Được tổ chức 2 năm một lần, đợt tập trận RIMPAC 2018 vừa diễn ra ngoài khơi Hawaii và California vào mùa hè này, với sự kiện được bàn tán rộng rãi là Trung Quốc lần này không được mời tham gia. Thế nhưng trong bài phân tích dài mang tựa đề “Bóng dáng Trung Quốc tại RIMPAC – The Specter of China at RIMPAC”, nhà nghiên cứu Mỹ Steven Stashwick đã ghi nhận sự kiện khá mâu thuẫn: “Dù vắng mặt, nhưng bóng dáng Trung Quốc lại được thấy trong rất nhiều nội dung của cuộc thao diễn”.

RIMPAC 2018 và cuộc đua tranh Mỹ-Trung ở vùng Ấn Độ Thái Bình Dương

Bài phân tích trước hết nêu bật lý do sâu xa của việc Trung Quốc bị Mỹ gạt ra khỏi cuộc tập trận RIMPAC 2018.

Sau khi tham gia cuộc tập trận đa phương rông lớn này vào những năm 2014 và 2016, thì năm nay 2018; Trung Quốc đã không được Mỹ mời tham gia. Lý do chính thức đưa ra là hành vi của Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Vào tháng 5/2018, sau khi có tin về việc Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, Lầu Năm Góc đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia RIMPAC. Một phát ngôn viên giải thích là hành động của Trung Quốc không phù hợp với mục tiêu của cuộc thao diễn và Bắc Kinh đã gây ra căng thẳng… Việc xây dụng và triển khai (lực lượng) ở Trường Sa đã vi phạm cam kết của ông Tập Cận Bình năm 2015 tại cuộc gặp thượng đỉnh Nhà Trắng là không quân sự hóa các đảo.

Tuy nhiên, theo tác giả bài phân tích trên tờ The Diplomat, những lần Trung Quốc hiện diện trước đây đều luôn luôn gây nên tình trạng căng thẳng xuất phát từ cảm nhận theo đó Trung Quốc là mối đe dọa, và đa số các phương tiện tiên tiến được phô bày ra nhân các cuộc tập trận RIMPAC đều nhắm mục tiêu khống chế mối đe dọa đó.

Cuộc tập trận RIMPAC năm nay cũng vậy, cho dù Trung Quốc không hiện diện chính thức, mà chỉ cho một chiếc tàu do thám áp sát vùng thao diễn để thu thập thông tin. Đối với The Diplomat, kết quả là Bắc Kinh ít ra là đã nhận được một thông điệp không nhầm lẫn. Mỹ cùng với các đối tác đối tác và đồng minh tiếp tục cải tiến khả năng làm tiêu hao lực lượng Trung Quốc nếu xẩy ra một cuộc tranh chấp ở Tây Thái Bình Dương.

RIMPAC được cho là cuộc tập trận quốc tế lớn nhất thế giới, theo quân đội Mỹ thì năm nay, bắt đầu từ cuối tháng Sáu đến đầu tháng 8, với sự tham gia của 25 quốc gia, 46 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, 17 đơn vị trên bộ, hơn 200 máy bay, 25.000 người. Israel, Sri Lanka và Việt Nam là những nước lần đầu tiên tham gia.

Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Steven Stashwick, sự vắng mặt của Trung Quốc, lại càng nêu bật ý nghĩa của sự hiện diện của Sri Lanka và Việt Nam như những nước mới tham gia, và cuộc tranh đua với Mỹ nhằm tìm thêm đối tác và ảnh hưởng ở vùng Ấn Độ Thái Bình Dương.

Sri Lanka chỉ có 25 lính thủy quân lục chiến tham gia cuộc tập trận, một con số quả là khiêm tốn, nhưng ý nghĩa ngoại giao lại khác: Vào khoảng cuối năm ngoái 2017, Sri Lanka bị buộc phải nhượng cảng Hambantota cho Trung Quốc trong thời hạn 99 năm để đền bù cho các chủ nơ Trung Quốc, đã bỏ vốn cải thiện hạ tầng cơ sở của cảng nước sâu này. Tuy Hambantota không được đặc biệt thiết kê như là một cảng quân sự, nhưng mối quan ngại là Hải Quân Trung Quốc có một cơ sở ngay trung tâm vùng Ấn Độ Dương.

Việt Nam thì đã nỗ lực cân bằng sự lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế, và đang cố hạn chế những sức ép kinh tế, quân sự của người láng giềng to lớn. Trung Quốc ngày càng hung hăng trước đà hợp tác ngày mở rông của Hà Nội về phía Mỹ.

Việt Nam tham gia RIMPAC chỉ với 8 sĩ quan, một số lượng thật ít ỏi, nhưng tác giả bài viết nhận thấy điều đó tuy thế vẫn rất có ý nghĩa, cho thấy là Việt Nam đang thắt chặt quan hệ với Mỹ cho dù vẫn là một quốc gia vốn giữ quan điểm không liên kết và tránh bị vướng mắc trong những hiệp định chính thức.

Nội dung diễn tập nổi bật: Đánh chìm tàu địch (tức là Trung Quốc)

Theo chuyên gia Stashwick, có lẽ sự kiện mang ý nghĩa chiến lược cao nhất trong cuộc tập trận RIMPAC vừa qua là bài tập theo đó lần đầu tiên các đơn vị của Lục Quân Mỹ và Nhật Bản phối hợp với nhau để đánh chìm một con tàu đang ở ngoài khơi, sử dụng tên lửa chống hạm, và các dàn pháo di động bắn đi từ đất liền.

Khả năng mở rộng chu vi vùng biển được bảo vệ dọc theo bờ biển rất thích hợp với tình hình Biển Đông và vùng Tây Thái Bình Dương, nơi mà những đơn vị trên đất liền, được trang bị bằng hệ thống chống hạm di động, có thể trên mặt lý thuyết biến các quần đảo thành những bức tường lửa chống tàu chiến đối phương qua lại.

Khi đô đốc Harry Harris, cựu tư lệnh Lực Lượng Thái Bình Dương của Mỹ thông báo bài tập trong phát biểu vào năm ngoái, ông nói là nội dung này được thiết kế theo “kịch bản bảo vệ quần đảo” mà Mỹ và Nhật Bản phải đối phó ở Tây Thái Bình Dương.

Dù không bị nêu đích danh là đối tượng, nhưng chỉ có Trung Quốc mới có thể khiến Mỹ và Nhật cùng hợp lực hành động, nhằm ngăn chặn tàu chiến và chiến đấu cơ Trung Quốc ở vùng phía sau chuỗi đảo Ryukyu trải dài từ đảo chính của Nhật đến Đài Loan.

Cộng với hỏa lực trên bờ, chiếc tàu còn bị tấn công bằng tên lửa hành trình chống hạm Harpoon, bắn đi từ tàu ngầm. Đây cũng là vụ bắn đầu tiên từ 20 năm nay, cho thấy là Hải Quân Mỹ cũng đang tìm cách nâng cao khả năng diệt hạm, trang bị thêm cho tàu ngầm của mình hệ thống chống hạm tầm xa bên cạnh những ngư lôi hiện có.

RIMPAC: Trung Quốc là đối tượng chứ không phải là đối tác

Ngoài ra, cuộc tập trận RIMPAC còn có một số nội dung khác không ngoạn mục lắm, nhưng có giá trị then chốt trong việc hỗ trợ các chiến dịch trong các kịch bản tranh chấp lớn ở Thái Bình Dương.

Một ví dụ là việc Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ thử nghiệm việc chuyển hóa ngay ở chiến trường các loại xăng thương mại bình thường thành loại xăng cao cấp sử dụng cho máy bay. Hai binh chủng này đã tiến hành việc thử nghiệm trên tinh thần là làm sao thực hiện được việc này tại các địa bàn xa xôi hẻo lánh như các đảo ở Biển Đông và vùng Tây Thái Bình Dương.

Khả năng chuyển hóa xăng như nói trên cho phép phi cơ của Lục Quân hay Thủy Quân Lục Chiến Mỹ sử dụng những nguồn nhiên liệu thay thế, không bị lệ thuộc vào hậu cần của quân đội Mỹ và hệ thống tiếp liệu có thể bị cắt đứt bất cứ lúc nào trong một cuộc tranh chấp.

Nhiều nội dung khác, phối hợp lực lượng của nhiều nước khác nhau cũng được tiến hành, trong đó có việc hợp đồng tác chiến giữa tàu ngầm phối hợp với các lực lượng biệt kích, tích hợp các chiến dịch tuần tra và giám sát không phận, đổ bộ lực lượng thủy quân lục chiến, và gỡ mìn.

Tác giả bài phân tích trên tờ The Diplomat đi đến kết luận : Trong môi trường địa chính trị hiện nay, với các tài liệu chiến lược cấp cao của Hoa Kỳ xem Trung Quốc và Nga là các đối thủ cạnh tranh chủ chốt, hầu hết các bài tập và phương tiện sử dung tại RIMPAC đều nhằm hỗ trợ các kịch bản theo đó Trung Quốc là đối tượng chứ không phải là đối tác.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180904-rimpac-2018-trung-quoc-noi-bat-thanh-doi-tuong-can-triet-ha-ok

 

Tị nạn Venezuela : 12 nước Mỹ Latinh

phối hợp tìm biện pháp đón tiếp

Trong lúc chính quyền Venezuela tiếp tục phủ nhận làn sóng dân tị nạn chạy sang các nước láng giềng Nam Mỹ, hôm qua, 03/09/2018, trong ngày họp đầu tiên tại Ecuador, 12 quốc gia Mỹ Latinh bắt đầu phối hợp tìm kiếm biện pháp để nhanh chóng tiếp nhận người di cư. Một số quốc gia dự kiến tạo điều kiện dễ dàng để người di cư sớm tìm được công ăn việc làm.

Thông tín viên Eric Samson tường trình từ Quito, thủ đô Ecuador :

« Nhiều chiếc ghế trống tại một phòng khách lớn của bộ Ngoại Giao Ecuador. Sự vắng mặt của các đại diện Venezuela trở thành biểu tượng cho lập trường của chính quyền Caracas. Đối với chế độ Venezuela, cuộc khủng hoảng di cư đang diễn ra chỉ là một chuyện bịa đặt của phe đối lập.

Mười hai quốc gia tham gia vào cuộc họp này nhấn mạnh đến mục tiêu bảo vệ quyền của những người di cư, và bảo đảm làm sao để họ được đón tiếp một cách trân trọng. Thứ trưởng bộ Ngoại Giao Ecuador, ông Andrés Terán, nhấn mạnh mạnh là, để làm được điều này, khu vực cần ‘‘phối hợp các đề xuất và các biện pháp đối phó với khủng hoảng’’.

Các nước tham dự hy vọng sẽ xử lý được nhanh chóng vấn đề điều kiện nhập cảnh của dân tị nạn Venezuela. Nhiều quốc gia trong vùng không tin tưởng vào các loại giấy tờ chính thức mà chính quyền Caracas cấp cho người dân, trong khi đó, có được một hộ chiếu Venezuela là điều hết sức gian nan.

Trong lúc Ecuador dự kiến sẽ phải đón nhận khoảng 300.000 dân nhập cư Venezuela ngay trong năm nay, quốc gia này hy vọng phát triển được các cơ chế cho phép dân di cư có thể thành lập doanh nghiệp của chính họ. Về phần mình, Peru cũng hy vọng thiết lập được một cơ chế cho phép quy đổi bằng đại học. Điều này cho phép nhiều người di cư Venezuela, trong đó không ít người có nhiều bằng cấp, có điều kiện làm việc dễ dàng hơn trong lĩnh vực của mình, thay vì phải đi bán hàng rong ».

Lương hưu xé nhỏ…

Còn tại Venezuela hôm qua, hàng nghìn người về hưu buộc phải xếp hàng dài, có khi đến hơn 5 giờ đồng hồ, chỉ để nhận được một phần rất nhỏ trong số tiền lương hưu ít ỏi của mình. Tại Venezuela, tiền mặt hết sức khan hiếm, cho dù chính quyền vừa phát hành loạt tiền mới. Số tiền mà người hưu trí Venezuela nhận được trong đợt phát này chỉ là 90 bolivar (tương đương 1,5 đô la), tức nhiều hơn trị giá của một hộp cá ngừ nhỏ (tổng số tiền lương tháng là 1.800 bolivar). Đối mặt với nạn lạm phát kinh hoàng, dự kiến còn tăng đến 10 nghìn lần (theo IMF), từ đây đến cuối tháng 12, hồi tháng trước, tổng thống Venezuela thông báo tăng lương hưu gấp 42 lần, tăng lương tối thiểu gấp 34 lần.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180904-ti-nan-venezuela-12-nuoc-my-latinh-phoi-hop-tim-bien-phap-don-tiep-ok

 

Ukraina-NATO tập trận chung,

Nga thao dượt quy mô lớn ở Kaliningrad

Thu Hằng

Ngày 03/09/2018, quân đội Ukraina bắt đầu tập trận chung với Hoa Kỳ và các nước thành viên khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO, trong bối cảnh căng thẳng với Nga. Cùng ngày, Hạm đội Baltic của Nga cũng tổ chức tập trận lớn ở Kaliningrad, chỉ một tuần trước khi diễn ra cuộc tập trận « Vostok 2018 » có quy mô lớn nhất kể từ năm 1981 với hai khách mời là Trung Quốc và Mông Cổ.

Bên phía NATO, cuộc tập trận thường niên mang tên « Rapid Trident » diễn ra gần làng Starytchi, miền tây Ukraina và sẽ kéo dài đến ngày 15/09/2018, cùng thời điểm kết thúc « Vostok 2018 ». Khoảng 2.200 quân nhân và 350 thiết bị quân sự được huy động từ 10 nước thành viên NATO và bốn nước thuộc Liên Xô cũ (Ukraina, Azerbaidjan, Gruzia và Moldova).

Theo thông tin trên Twitter của đại sứ Mỹ Marie Yovanovitch nhân lễ khai mạc, được AFP trích dẫn, các nước tham gia « thể hiện đoàn kết với Ukraina về an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ». Tình hình miền đông Ukraina trở nên căng thẳng hơn kể từ khi ông Alexandre Zakhartchenko, lãnh đạo của nước « Cộng Hòa Donetsk » tự tuyên bố bị ám sát. Ngày 03/09, quân đội Ukraina cho biết có 8 quân nhân bị thương trong vòng 24 giờ.

Cùng ngày 03/09, lực lượng pháo binh và không quân của Hạm đội Baltic cũng tập trận « ngăn chặn và phá hủy » trên quy mô lớn tại vùng Kaliningrad thuộc Nga, nằm giữa Litva và Ba Lan. Theo Sputnik, hơn 2.000 quân nhân Nga cùng với hơn 200 vũ khí hạng nặng, máy bay trực thăng và chiến đấu cơ tham gia tập trận.

Vào tuần tới, từ ngày 11 đến 15/09, cuộc tập trận có quy mô lớn nhất từ năm 1981, mang tên « Vostok 2018 » sẽ được Nga tiến hành ở Siberia, vùng Viễn Đông, quy tụ khoảng 300.000 quân nhân cùng với nhiều đơn vị Trung Quốc và Mông Cổ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180904-ukraina-nato-tap-tran-chung-nga-thao-duot-quy-mo-lon-o-kalinigrad

 

Anh quốc ‘bỏ lỡ’ giới sinh viên nước ngoài

By Sean CoughlanBBC News education and family correspondent

Các nhà lãnh đạo đại học đang kêu gọi thay đổi hệ thống visa của Anh quốc để cho phép sinh viên quốc tế ở lại và làm việc trong hai năm sau khi họ tốt nghiệp.

Các trường đại học Anh cho biết nếu không, sinh viên nước ngoài, trị giá 26 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế Anh, sẽ lựa chọn đến học ở các nước như Mỹ, Canada và Úc.

Nghiên cứu cho thấy nước Úc đã vượt qua Anh quốc như là điểm đến lớn thứ hai cho sinh viên nước ngoài.

Chính phủ Anh nói rằng không có giới hạn về số lượng sinh viên hợp pháp ở nước ngoài đến học.

Tháng này, Ủy ban Tư vấn Di cư, cơ quan tư vấn độc lập của chính phủ về nhập cư, sẽ đưa ra tường trình về tác động của sinh viên quốc tế – hiện đang được kể là sinh viên ngoài nước Anh và liên hợp Âu châu.

Chính phủ Anh trước đây đã khước từ những kêu gọi không tính sinh viên quốc tế ra khỏi các con số nhập cư.

‘Chào đón hơn’

Nhóm các trường đại học đang tranh luận về thông điệp “chào đón” hơn, bằng cách cho sinh viên quốc tế quyền được ở lại và làm việc tại Anh quốc sau khi học xong, như đã từng được trước đây, trước khi luật thay đổi năm 2012.

Hoa Kỳ, Úc và Canada cho phép sinh viên quốc tế làm việc sau khi tốt nghiệp – và các trường đại học Anh nói rằng nghiên cứu của họ ở các nước như Ấn Độ cho thấy đây là một điểm thu hút quan trọng.

Hiện Anh có cho sinh viên ở lại sau khi ra trường. Nhưng có mức lương mà sinh viên tốt nghiệp phải kiếm được sau khi tốt nghiệp, cũng như thời hạn chuyển sang diện làm việc và yêu cầu có người tài trợ – và những trường đại học giờ đây muốn Anh có một cách tiếp cận bớt giới hạn hơn.

Giáo sư Sir Steve Smith, thuộc trường Đại học Anh, cho biết Vương quốc Anh đã “bỏ lỡ” đà phát triển toàn cầu của học sinh muốn đi học ở nước ngoài.

Anh quốc đã xóa quyền làm việc sau khi tuyên bố rằng sinh viên nước ngoài đã ở lại Anh quá mức ấn định và sử dụng thị thực du học như là một con đường cửa sau để di cư.

Nhưng Sir Steve cho biết những tuyên bố như vậy đã được chứng minh là “không chính xác” và dữ liệu mới nhất cho thấy 98% sinh viên nước ngoài tuân thủ các yêu cầu về thị thực Visa.

Ngoài sự mất mát tài chính từ việc ngăn chặn sinh viên nước ngoài, ông nói, có một nguy cơ cho “thiệt hại dài hạn” về mất ảnh hưởng quốc tế và không tuyển dụng tài năng quốc tế cho những nghiên cứu của Anh.

Sau Brexit, Sir Steve cho biết, sẽ có nhu cầu lớn hơn đối với các công nhân lành nghề tại Anh, và nước này cần phải cho thấy “mở cửa cho doanh nghiệp”.

‘Không giới hạn’

Tổng số sinh viên quốc tế đến Anh học tăng chỉ 3% trong thập niên qua – trong khi Mỹ đã tăng 40%, Úc 45% và Canada 57%.

Một nghiên cứu từ trường University College London vào tháng Bảy cho thấy vị trí nhiều năm của Anh là nhà tuyển dụng lớn thứ hai, sau Mỹ, đã bị mất vào tay Úc.

Trung Quốc là nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất ở Anh, với khoảng 95.000 sinh viên. Có khoảng 17.000 sinh viên đến từ Ấn Độ – nhưng các trường đại học Anh cho biết con số này đã giảm đi một nửa trong 5 năm qua.

Các trường đại học Anh cho biết chi tiêu của sinh viên nước ngoài hỗ trợ hơn 200.000 công ăn việc làm – với tác động kinh tế, gồm học phí, chi phí đi lại và sinh hoạt trị giá 25,8 tỷ bảng Anh trong đó bao gồm tiền thu thuế gía trị 1 tỷ bảng Anh.

Một phát ngôn nhân của Home Office cho biết: “Không có giới hạn về số lượng sinh viên quốc tế có thể đến học tại Anh.”

“Chúng tôi nhận ra sự đóng góp văn hóa và tài chánh mà sinh viên quốc tế có thể mang đến cho Anh quốc, đó là lý do tại sao chúng tôi đã phát triển một chương trình sau khi học xong rất tuyệt vời.”

“Sinh viên tốt nghiệp có thể ở lại nếu họ nhận được một việc làm sau đại học, hoặc nộp đơn để thiết lập một doanh nghiệp ở Anh.

“Sinh viên đang hoàn thành bằng tiến sĩ cũng có thể ở lại thêm một năm nữa để có được kinh nghiệm làm việc hoặc thành lập doanh nghiệp.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45406577http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180904-afghanistan-thu-linh-nhom-thanh-chien-haqqani-qua-doi-ok

 

Pháp sẵn sàng giúp Brazil

khôi phục Bảo tàng Quốc gia bị hỏa hoạn

Thu Hằng

Chỉ có khoảng 10% các bộ sưu tập và tài liệu lưu trữ thoát khỏi vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tối 02/09/2018 tại Viện bảo tàng Quốc gia ở Rio de Janeiro. Ngay hôm sau, vài nghìn người đã xuống đường thể hiện sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của chính quyền. Pháp và Unesco cho biết sẵn sàng giúp đỡ khôi phục bảo tàng Quốc gia Brazil

Được thành lập cách đây đúng 200 năm, bảo tàng Quốc gia Brazil là bảo tàng lịch sử tự nhiên lớn nhất ở Nam Mỹ, có khoảng 20 triệu đồ vật vô giá và một thư viện gồm hơn 530.000 đầu sách, trong đó phải kể đến hộp sọ của Luiza, người phụ nữ cổ nhất châu Mỹ sống cách nay khoảng 12.000 năm và Bendengo, thiên thạch lớn nhất được phát hiện ở Brazil.

AFP trích phát biểu của trợ lý giám đốc bảo tàng cho biết « những vật trưng bày thoát khỏi hỏa hoạn gồm một số đồ sành sứ, thiên thạch, các mẫu đá » và chỉ chiếm khoảng 10% bộ sưu tập. Tổ chức Unesco lấy làm tiếc về « thảm hoạt lớn nhất của nền văn hóa Brazil ».

Theo giám đốc bảo tàng, ông Alexandre Keller, lẽ ra đã không xảy ra thảm hoạ đáng tiếc trên nếu chính phủ không cắt giảm ngân sách dành cho Bảo tàng Quốc gia. Tổng thống Michel Temer ra thông cáo lập một quỹ do nhiều doanh nghiệp công và tư tài trợ để « khôi phục bảo tàng trong thời hạn ngắn nhất ». Trước mắt, khoảng 2,07 triệu euro đã được giải ngân để giải quyết hậu quả. Brazil cũng kêu gọi trợ giúp của quốc tế.

Ngày 04/09, trước khi đọc bài diễn văn đọc tại bảo tàng Louvre Abu Dhabi, khánh thành năm 2017, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Brazil vì « một phần ký ức nhân loại bị biến mất theo ngọn lửa », đồng thời cho biết : « Pháp sẵn sàng giúp đỡ khôi khục Bảo tàng Quốc gia Brazil ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180904-phap-san-sang-giup-brazil-khoi-phuc-bao-tang-quoc-gia-bi-hoa-hoan-ok

 

Iran-Hoa Kỳ : Hai chiến lược bế tắc

Minh Anh

Đối đầu giữa Washington và Teheran ngày càng leo thang. Trong bài « Iran-Hoa Kỳ : Hai chiến lược bế tắc », trên báo Le Figaro (04/09/2018), nhà báo Renaud Gerard cho rằng tại vùng Trung Đông, tuy Iran và các đồng minh đã thu được thắng lợi trong các hồ sơ quan trọng, tạo được trục Shia, nhưng các thành công này không giúp ích gì cho người dân Iran, trong bối cảnh nước này lại bị Hoa Kỳ trừng phạt. Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng sai lầm nếu đi theo các khuyến cáo của phe diều hâu trong hồ sơ Iran.

Tác giả điểm lại những thắng lợi rõ ràng về mặt quân sự của Iran trong bốn cuộc khủng hoảng chính tại Trung Đông : Thứ nhất là quân đội Mỹ phải rút khỏi Irak năm 2010, tạo thuận lợi cho các lực lượng chính trị theo hệ phái Hồi Giáo Shia, thân Iran. Thứ hai là thắng lợi về quân sự của tổng thống Syria Bachar al Assad, đồng minh của Iran.

Thứ ba là tại Liban, tổ chức Hồi Giáo Hezbollah thân Iran, đã đạt được điều họ muốn : đó là quyền phủ quyết các quyết định chiến lược của chính phủ Liban. Và thứ tư là tại Yemen, lực lượng Houthi được Iran ủng hộ vẫn nắm quyền kiểm soát thủ đô, bất chấp các cuộc tấn công của liên minh Ả Rập do Ả Rập Xê Út lãnh đạo.

Khi tổng kết giữa cái giá phải trả và các lợi thế có được, tác giả đặt câu hỏi : Các thắng lợi đó, việc tạo dựng được trục Shia ở Trung Đông mang lại lợi lộc gì cho Teheran ? Do bị Mỹ trừng phạt, kinh tế Iran bị suy sụp, người dân ngán ngẩm về các cuộc phiêu lưu tốn kém ở bên ngoài, trong khi « chiến lợi phẩm » lại ít ỏi và chẳng tốt đẹp gì : đất nước Syria bị tàn phá, người dân Iran ở cảng Bassora đang bất bình, sống trong cảnh nghèo nàn, thiếu thốn, không điện, không nước.

Trong khi đó, Nam Yemen có nguy cơ bị chia cắt. Còn tại Liban, tuy lực lượng Hezbollah có ảnh hưởng, nhưng đất nước này đang trở thành một trung tâm tài chính quốc tế và nhất nhất tuân theo các mệnh lệnh của bộ Tài Chính Hoa Kỳ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180904-iran-hoa-ky-hai-chien-luoc-be-tac

 

Afghanistan :

Thủ lĩnh nhóm thánh chiến Haqqani qua đời

Trọng Thành

Theo thông báo của Taliban ngày thứ ba 04/09/2018, Jalaluddin Haqqani, người sáng lập tổ chức nổi dậy cùng tên đã từ trần vì ung thư máu. Là thành viên của Taliban, nhóm Haqqani nổi tiếng trên chiến trường Afghanistan từ thời kỳ chống Liên Xô cho đến cuộc chiến chống quân đội chính phủ Kabul và NATO.

Jalaluddin Haqqani, sinh trong thập niên 1950, và nhóm thánh chiến Haqqani bị cáo buộc là thủ phạm tổ chức nhiều cuộc bắt cóc tống tiền và khủng bố tự sát và ám sát công chức chính phủ từ năm 2001 đến nay. Nằm trong danh sách đen của Mỹ, nhóm Haqqani bị cáo buộc có quan hệ mật thiết với mật vụ Pakistan, « một cánh tay của sở tình báo Islamabad ».

Trong thập niên 1980, Jalaluddin Haqqani chiến đấu chống Hồng quân Liên xô với sự trợ giúp của Mỹ và Pakistan. Tài chổ chức và lòng can đảm trên chiến trường thu hút sự chú ý của CIA và được dân biểu Mỹ Charlie Wilson tới thăm. Sau khi Liên xô rút quân, Jalaluddin Haqqani liên hệ với nhóm cực đoan Al Qaida của Ben Laden và Taliban . Trong chính quyền Taliban, Haqqani là bộ trưởng an ninh. Khi liên quân quốc tế can thiệp lật đổ chính quyền Taliban, Jalaluddin Haqqani tổ chức nổi dậy chống NATO và quân đội Afghanistan mới thành lập.

Theo giới phân tích được AFP trích dẫn, nhóm Haqqani có cơ sở hậu cần ở biên giới Pakistan- Afghanistan và từ lâu nay do Sirajuddin, con trai của Jalaluddin Haqqani chỉ huy. Một số vụ khủng bố bằng xe bom ở Afghanistan mà Daech nhận là thủ phạm thật ra là do nhóm Haqqani thực hiện.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180904-afghanistan-thu-linh-nhom-thanh-chien-haqqani-qua-doi-ok

 

Syria : Mỹ, Pháp cảnh báo « thảm họa »

với thường dân, nếu Damas tấn công Idleb

Trọng Thành

Từ nhiều tuần nay, chính quyền Damas tập hợp nhiều đơn vị quân đội tại các khu vực xung quanh tỉnh Idleb, để chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công lớn. Tiếp theo các phản ứng từ Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức nhân quyền, hôm qua 3/9/2018, đến lượt tổng thống Mỹ và bộ Ngoại Giao Pháp lên tiếng cảnh báo về các thảm họa khủng khiếp đối với thường dân.

Trong một thông điệp Twitter, tổng thống Mỹ Donald Trump báo trước là chiến dịch tấn công vào khu vực cuối cùng nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy, có thể khiến « hàng trăm nghìn người thiệt mạng ». Ông Donald Trump cảnh báo Nga và Iran sẽ « phạm phải một sai lầm nghiêm trọng », nếu tham gia vào chiến dịch này.

Thông cáo của bộ Ngoại Giao Pháp nhấn mạnh là một chiến dịch như vậy, nếu xảy ra, sẽ dẫn đến « các thảm họa nhân đạo mới », trực tiếp đe dọa số phận của ba triệu thường dân sống tại Idleb, gây ra một làn sóng tị nạn mới.

Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia bảo trợ một số nhóm nổi dậy tại Idleb, đã triển khai nhiều đơn vị quân đội tại khu vực này, và đang tìm cách tránh một cuộc tấn công của quân đội Damas vào tỉnh Idleb.

Iran và Nga gia tăng áp lực

Ngày thứ Sáu 7/9 tới, các ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran sẽ họp tại Teheran để bàn về tình hình Syria. Trước thềm hội nghị quan trọng này, các ngoại trưởng Iran và Nga đồng loạt lên tiếng ủng hộ chiến dịch tấn công Idleb của chính quyền Damas, nhằm gia tăng áp lực lên Ankara.

Thông tín viên Paul Khalifeh tường trình từ Beyrouth :

«Hội nghị ba bên tại Teheran sẽ hoàn toàn tập trung vào cuộc khủng hoảng Syria, và đặc biệt là số phận của tỉnh Idleb, nơi ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ còn rất mạnh.

Tại Damas, ngoại trưởng Iran Mohammad Jawad Zarif khẳng định quan điểm là Idleb phải ‘‘được thanh lọc’’, giống như ‘‘toàn bộ các vùng lãnh thổ khác của Syria phải được bình định’’. Ông Mohammad Jawad Zarif nói : ‘‘Lực lượng khủng bố còn ở lại tại Idleb phải bị tiêu diệt và khu vực này cần được đưa đặt trở lại dưới quyền kiểm soát của nhân dân Syria’’.

Lãnh đạo ngoại giao Iran nhấn mạnh đến việc Teheran kiên trì ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, với hy vọng là toàn bộ các cộng đồng và phe nhóm ‘‘đều cùng nhau tham gia tái thiết đất nước’’. Ngoại trưởng Iran cũng kêu gọi tạo điều kiện để người tị nạn Syria trở về nhà.

Tại Matxcơva, lãnh đạo ngoại giao Nga hưởng ứng phát biểu của đồng nhiệm Iran. Ông Serguei Lavrov cho rằng không thể để cho tình trạng hiện nay ở Idleb ‘‘kéo dài vô tận’’. Theo ngoại trưởng Nga, chính quyền Syria có quyền ‘‘thanh toán các phần tử khủng bố’’ trên lãnh thổ quốc gia.

Hiện tại, hơn một nửa tỉnh miền tây bắc Syria nằm dưới sự kiểm soát của quân thánh chiến, thuộc một chi nhánh cũ của Al-Qaida tại Syria. Phần còn lại nằm trong tay các phe nhóm thân Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ Sáu tới, trong hội nghị ba bên tại Teheran, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị Nga và Iran đặt trong tình trạng trên đe, dưới búa, để buộc Ankara không chống lại một chiến dịch tấn công của Damas nhắm vào tỉnh Idleb ».

Hôm qua, nhóm nghiên cứu khủng hoảngquốc tếIGC (International Crisis Group), có trụ sở tại Bruxelles nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các đối thoại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, có thể giúp đạt được một thỏa thuận nhằm tránh một cuộc tắm máu tại Idleb. IGC nhắc lại thành công của các thỏa thuận nhằm thiết lập bốn vùng giảm căng thẳng tại Syria hồi năm ngoái, nhờ sự hậu thuẫn của Matxcơva và Ankara.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180904-syria-my-phap-canh-bao-%C2%AB-tham-hoa-%C2%BB-voi-thuong-dan-neu-damas-tan-cong-idleb-ok

 

Nhật Bản bị trận bão mạnh nhất 25 năm tấn công

Nhật Bản bị một trong những trận bão lớn nhất từ 25 năm nay tấn công. Giới chức ra cảnh báo, yêu cầu hơn một triệu người phải đi sơ tán.

Bão Jebi đổ bộ vào các khu vực phía tây, gây mưa lớn và gió tới 172km/h.

Nắng nóng kỷ lục ở Nhật Bản, châu Âu và Canada

‘Con tàu bí ẩn’ trôi dạt vào Myanmar

Cơn bão khởi đầu cho ngành khí tượng thế giới

Khi huyền thoại hóa ra là sự thật

Tại Vịnh Osaka, bão quét trôi một xe tăng vào trong cây cầu, và ở Kyoto có những phần mái nhà ở bến tàu hỏa bị sập.

Hiện chưa có tin tức về thương vong. Dự kiến bão sẽ suy yếu khi di chuyển trong đất Nhật.

Bão đổ vào đảo Shikoku vào khoảng trưa thứ Ba giờ địa phương, rồi di chuyển khắp đảo lớn nhất của Nhật là Honshu.

Có những cảnh báo được đưa ra về sóng lớn, ngập lụt và lở bùn. Bão đã khiến hàng chục ngàn người bị mất điện, và giới chức thúc giục người dân hãy di chuyển tới nơi an toàn.

Hàng trăm chuyến bay, chuyến tàu và phà đã bị hủy. Nước ngập khắp các đường băng ở sân bay quốc tế Kansai tại Osaka.

Universal Studios Japan, một công viên giải trí nổi tiếng ở gần Osaka đã phải đóng cửa.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp và kêu gọi người dân “có hành động để bảo vệ tính mạng mình, gồm cả việc chuẩn bị sẵn sàng và sơ tán sớm”.

Các hình ảnh ghi lại cảnh bão đổ bộ cho thấy những cột sóng khổng lồ đập vào đường bờ biển và những mảnh vụn lẫn bay trong bão.

Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã cảnh báo nguy có cơ đất lở, ngập lụt và gió dữ, nước biển dâng cao, sấm sét và vòi rồng ở các vùng bị ảnh hưởng.

Nhật Bản thường bị các trận bão lớn, và mùa hè năm nay là một trong những mùa có thời tiết khắc nghiệt.

Hồi tháng Bảy, các trận lở đất và lụt lội nghiêm trọng – là các vụ thiên tai tồi tệ nhất trong hàng thập niên qua – đã giết chết hơn 200 người. Tiếp theo đó là một đợt nóng chết người, nóng kỷ lục.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45408898

 

Chủ tịch quốc hội TQ thăm Triều Tiên

Ông Lật Chiến Thư, người đứng đầu quốc hội Trung Quốc sẽ thăm Triều Tiên vào cuối tuần này với tư cách là đại diện đặc biệt của Chủ tịch Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh Triều Tiên, theo hãng tin Reuters.

Trong khi đó Triều Tiên đang chuẩn bị tổ chức một số sự kiện lớn cho lễ kỷ niệm quốc khánh vào 9/9, bao gồm một cuộc diễn hành quân sự và các chuyến thăm của các đoàn đại biểu nước ngoài.

Tân Hoa Xã hôm 4/9 nêu một số chi tiết về chuyến thăm Triều Tiện của Chủ tịch quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư, thành viên cao cấp thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tân Hoa Xã cho biết ông Lật sẽ đến Bình Nhưỡng vào ngày 8/9.

Thông tấn xã Triều Tiên KCNA cho biết ông Lật sẽ thăm Triều Tiên “từ ngày 8/9”, nhưng không cho biết ông sẽ ở đó bao lâu.

Theo South China Morning Post, ông Lật sẽ là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đến thăm Triều Tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012.

Chuyến thăm của ông Lật diễn ra giữa lúc có sự đình trệ trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore vào tháng 6.

Tháng trước, ông Trump đã hủy một chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Triều Tiên vì cho rằng các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân không tiến triển đủ.

https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-quoc-hoi-tq-tham-trieu-tien/4557071.html

 

Trung Quốc ‘lén lút’ tiếp nhận nhà ga Hồng Kông

Hôm 4/9, một nhà ga đường sắt cao tốc nối Hong Kong và Trung Quốc đã được khánh thành. Nhà ga đặt dưới sự giám sát của chính quyền Trung Quốc đại lục khiến cư dân Hồng Kông lo ngại về quyền tự trị của lãnh thổ này ngày càng bị xói mòn.

Trung Quốc chính thức nắm quyền kiểm soát nhà ga mới ở quận West Kowloon của Hồng Kông trong một buổi lễ bàn giao diễn ra vào ban đêm. Cho đến khi kết thúc, lễ bàn giao mới được công bố. Bà Carrie Lam, Đặc khu trưởng Hồng Kông, phủ nhận việc các quan chức đã “lén lút” khai trương nhà ga này. Nhà ga sẽ chính thức mở cửa phục vụ người dân vào ngày 23/9.

Chính quyền Trung Quốc sẽ vận hành các trạm kiểm soát hải quan và di trú tại nhà ga mới. Nhà ga này sẽ phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nhân viên an ninh Trung Quốc tuần tra nhà ga.

Các nhà ủng hộ ủng hộ dân chủ nói rằng nhà ga đường sắt mới là một ví dụ nữa về việc Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ thuộc địa cũ của Anh, được cấp quyền tự trị theo công thức “một quốc gia, hai hệ thống” sau khi được Bắc Kinh tiếp nhận vào năm 1997.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-len-lut-tiep-nhan-nha-ga-hong-kong/4556954.html

 

Tượng cao nhất thế giới sắp hoàn thành ở Ấn Độ

Bức tượng cao nhất thế giới sắp được hoàn thành ở Ấn Độ, với chiều cao 182 mét vinh danh Sardar Vallabhbhai Patel, một anh hùng giành độc lập của Ấn Độ ở tiểu bang Gujarat.

Modi và Tập ‘ngồi bờ hồ ngắm cảnh’

Châu Á và cơn sốt dựng tượng

Phản đối dựng tượng bố lãnh đạo

Hiện nay, tượng phật Mùa Xuân ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc là bức tượng cao nhất thế giới, 128 mét.

Bức tượng ở Ấn Độ tốn 330 triệu bảng, được xem là dự án mà Thủ tướng Narendra Modi cổ vũ.

Ông Patel là phó thủ tướng Ấn Độ sau khi nước này độc lập năm 1947.

Ông nổi tiếng vì thuyết phục các tiểu bang thống nhất vào Ấn Độ sau độc lập.

Nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu cho rằng vị trí của ông bị triều đại Nehru làm lu mờ.

Năm 2013 khi đang tranh cử thủ tướng, ông Modi tuyên bố: “Mọi người Ấn đều tiếc nuối là Sardar Patel không phải là thủ tướng đầu tiên.”

Bức tượng được thi công từ năm 2013, sẽ cao gần gấp đôi tượng Nữ thần Tự do ở New York.

Hơn 2.500 công nhân, trong đó có hàng trăm lao động từ Trung Quốc, đang cố gắng hoàn thành bức tượng đúng tiến độ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45408478

 

Báo chí Miến phản đối

chính quyền kết án tù hai nhà báo Reuters

Trọng Thành

Hôm qua 03/09/2018, tòa án Miến Điện kết án 7 năm tù đối với hai nhà báo Reuters, điều tra về một vụ thảm sát người Rohingya. Cùng với các phản đối từ phía quốc tế, báo chí Miến Điện lên án mạnh mẽ hành động đàn áp tự do ngôn luận của chính quyền.

Nhật báo 7 Day Daily, một trong các báo có nhiều độc giả nhất tại Miến Điện, trong số ra ngày hôm nay, 04/09, đăng ngay giữa trang nhất một hình chữ nhật màu đen lớn, bên cạnh là một bài xã luận mang tựa đề « Một ngày buồn cho Miến Điện ». Nhật báo 7 Day Daily viết : « Mọi người cần hiểu rằng nền dân chủ sẽ không thể nào sống sót nổi trong một thời kỳ mà báo chí bị đàn áp ».

Tờ Myanmar Times, một nhật báo tư nhân khác thì đăng trên trang nhất bức ảnh nhà báo Kyaw Soe Oo, 28 tuổi, rời khỏi phiên tòa tay bị còng. Myanmar Times đánh giá phán quyết của tòa án Miến Điện là « một đòn tấn công nhắm vào tự do báo chí ». Theo Reuters, hàng chục tổ chức dân sự Miến Điện cũng lên tiếng tố cáo bản án nói trên.

Hai nhà báo Kyaw Soe Oo và Wa Lone bị khép tội « xâm phạm bí mật quốc gia », khi họ tìm cách sở hữu được các tài liệu của cơ quan an ninh, nhắm làm sáng tỏ vụ quân đội thảm sát 10 người Rohingya tại miền tây Miến Điện, cách nay hơn một năm. Tội danh nói trên được đưa vào luật pháp Miến Điện từ thời thực dân Anh.

Trả lời hãng tin Reuters, thứ trưởng bộ Thông Tin Miến Điện ông Aung Hla Tun, tuy không chấp nhận là phán quyết của tòa án xâm phạm tự do báo chí, nhưng cũng thừa nhận là một số điều luật – đã được dùng để khép tội hai nhà báo – là không còn phù hợp với hoạt động truyền thông. Thứ trưởng Thông Tin Miến Điện cho biết thêm là chính phủ Miến Điện hiện tại chỉ là người kế thừa các luật đã được thông qua trước đó, và hiện đang tìm cách sửa đổi, hoặc hủy bỏ các luật không còn phù hợp.

Về phía cộng đồng quốc tế, cùng với Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc, chính quyền các nước Mỹ, Pháp, Anh, Canada đồng loạt kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho hai nhà báo vừa bị kết án

chttp://vi.rfi.fr/chau-a/20180904-bao-chi-mien-phan-doi-chinh-quyen-ket-an-tu-hai-nha-bao-reuters-ok

 

Philippines thảo luận rút khỏi Tòa Hình Sự Quốc Tế

Thu Hằng

Ngày 04/09/2018, Tòa án Tối cao Philippines tiếp tục thảo luận về việc rút quốc gia Đông Nam Á này khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI). Đích thân tổng thống Duterte ra lệnh này vào tháng 03/2018, ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế quyết định xem xét về hàng nghìn vụ sát hại ngoài vòng pháp luật. Chính phủ Philippines bị cáo buộc cổ vũ theo chiến dịch bài trừ ma túy.

Thông tín viên RFI Mariane Dardard tại Manila đã gặp cựu chánh án Tòa án Tối cao Philippines, bà Maria Lourdes Sereno, bị phe đồng minh của tổng thống Duterte phế truất bằng cách cáo buộc bà khai gian tài sản.

« Trong khi các cuộc thảo luận được tiếp tục vào hôm nay ở Tòa án Tối cao Philippines, bà cựu chánh án lên án một hệ thống tư pháp phục vụ tổng thống Rodrigo Duterte.

Bà Maria Lourdes Sereno nói : Ông ấy đã cho thấy rõ chính ông ấy là người tác động, thậm chí là kiểm soát các cơ quan chính phủ mà không đảm bảo việc phân quyền rõ ràng.

Cựu chánh án Tòa án Tối cao bị phế truất đặc biệt lên án việc cảnh sát Philippines từ chối hợp tác trong cuộc điều tra, trong khi các tổ chức phi chính phủ thẩm định có gần 20.000 vụ sát hại ngoài vòng pháp luật trong cuộc chiến bài ma túy.

Bà Maria Lourdes Sereno nói tiếp : Nếu Tòa án Tối cao không có được sự hợp tác của cảnh sát để trao đổi số liệu về cuộc chiến chống tội phạm ma túy, cho dù đó là định chế tài phán cao nhất quốc gia. Vậy thì làm thế nào có thể kỳ vọng vào việc tư pháp hoạt động đúng đắn ?

Tòa Hình sự Quốc tế còn phải ra tuyên bố về việc mở điều tra chính thức. Vẫn theo bà Maria Lourdes Sereno, Tòa án Hình sự Quốc tế can thiệp khi quyền tài phán của một nước không có khả năng quyết định. Điều đang xảy ra ở cấp Tòa Hình sự Quốc tế có tầm quan trọng mấu chốt đối với đất nước chúng tôi ».

Tổng thống Duterte ra lệnh bắt một nhà đối lập chính

Đang công du Israel, ngày 04/09, tổng thống Duterte đã ra lệnh bắt thượng nghị sĩ Antonio Trilanes, một trong những chính trị gia chỉ trích mạnh mẽ ông Duterte vì các chiến dịch bài trừ ma túy. Người này còn cáo buộc nguyên thủ Philippines che giấu khối tài sản riêng. Ông cũng là một trong số những người ký đơn tố cáo ông Duterte lên Tòa án Hình sự Quốc tế.

Ngoài ra, thượng nghị sĩ Trilanes còn cáo buộc con trai tổng thống Duterte tham gia một băng đảng Trung Quốc nhập khối lượng lớn ma túy đá (methamphetamin) vào Philippines.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180904-philippines-toa-hinh-su-quoc-te