Tin khắp nơi – 04/06/2020
Biển Đông: Mỹ phản đối Trung Quốc là động thái ‘dọn đường’
Tình hình bang giao quốc tế và an ninh Biển Đông và khu vực Đông Nam Á đang bất ngờ sôi động với các động thái chính trị, ngoại giao liên tiếp từ các nước như Mỹ, Indonesia phản đối Trung Quốc và kể cả phản ứng đáp lại được cho là khá ‘gay gắt’ của Trung Quốc.
Quan hệ Việt – Trung: Phương châm 16 chữ vàng ‘vẫn ảnh hưởng lớn’
Nhờ Covid-19, ĐCSVN giành lại niềm tin ngoài mong đợi từ người dân?
TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không?
Trải lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt hôm 04/6/2020, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ đặt vấn đề về việc liệu Mỹ gửi công hàm phản đối Trung Quốc về Biển Đông lên LHQ có phải là để ‘dọn đường’ pháp lý, chính trị đưa ra Hội đồng Bảo an.
Trước tiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, trên quan điểm riêng của mình, bình luận về việc ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 3/6/2020 thông báo nước này đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối các yêu sách được cho là “phi pháp và nguy hiểm” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Công hàm của Hoa Kỳ gửi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc mục đích là ủng hô lập trường của Malaysia gửi cho Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa ngày 12/12/2019 bác kháng thư của Trung Quốc ngày 12/12/2019, và phản đối các yêu sách của Trung Quốc “không phù hơp vơi Luật về Công Ươc Biển năm 1982.”
Công hàm này gửi sau công hàm của Việt Nam gần một tháng, có nôi dung tương tự (trừ việc công hàm của Việt Nam còn viện dẫn thêm công hàm của Trung Quốc ngày 23/3/2020) và cùng yêu cầu Tồng Thư Ký LHQ lưu hành đến “tất cà các thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Vì sao gay gắt?
BBC: Trung Quốc hầu như đã ngay lập tức có phản ứng với việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao của nước này cùng ngày 3/6 đáp lại rằng Mỹ “gây rối và phá vỡ mối quan hệ trong khu vực”. Vì sao Trung Quốc có phản ứng như vậy?
Gần đây quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng thêm một phần vì Trung Quốc lơi dụng thời cơ nhiều nước phải tập trung đối phó với đại dịch Covid-19 để tìm cách lấn lướt ở Biển Đông.
Một phần vì hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đổ tội lẫn nhau vì vụ Covid-19, môt phần khác vì nhu cầu chính trị nội bô của cả hai nước, ông Trump thì phải lo chuyên tranh cử còn ông Tập phải đánh lạc hướng những chỉ trích vì cách hành xử trong đại nạn dịch Covid-19 và biểu tình ở Hong Kong.
Trong bối cảnh ấy, viêc hai bên trả đũa nhau ngay lập tức là chuyện dễ hiểu.
BBC:Chính quyền Philippines đã tuyên bố tạm dừng hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ, qua việc Đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ, Jose Manuel Romualdez hôm 3/6 khẳng định nước này quyết định tạm không hủy Thỏa thuận lực lượng thăm viếng (VFA), sự kiện này có ý nghĩa gì?
Từ lâu đã có khác biệt trong cái nhìn của Tổng thống Duterte một bên với đảng đối lập và quân đội một bên khác về chính sách đối với Trung Quốc và tâm quan trọng của hiêp ước phòng thủ hỗ tương Phi-Mỹ, và nhất là Thỏa thuận lực lượng thăm viếng cho phép quân Mỹ có chân đứng ở Philippines và níu kéo sư hiện diện của Mỹ ở vùng này.
Những hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc làm giới lãnh đạo Philippines quan ngại và không muốn cắt đứt hoàn toàn liên lạc quân sự với Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ đã tỏ ra quan tâm hơn với vùng Biển Đông qua những tuyên bố cứng rắn và sự hiện diện dồn dập của các tàu chiến Hoa Kỳ – USS Gabriel Giffors, USS Montgomery, USNS Cesar Chavez, USS America, USS Bunker Hill, USS Barry, USS Mustin- trong tháng Tư và tháng Năm vừa qua.
Nhất là sư hiện diện của tàu sân bay America ủng hộ Malaysia thăm dò dầu ở trong vùng đặc quyên kinh tế của nước này trước sự đe dọa của các tàu hải giám Trung Quốc đi cùng với tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8.
Trong bối cảnh này Philippines đã mạnh dạn trao hai công hàm ngoại giao phản đối viêc tàu Trung Quốc đã chĩa súng radar vào tàu Philippines tại vùng biển Tây Philippines và đã “tuyên bố môt phần lãnh thổ của Philippines là một phần của tỉnh Hải Nam,” đồng thời ủng hộ Việt Nam và chỉ trích việc tàu Trung Quốc đâm chìm môt tàu đánh cá Việt Nam hồi đầu tháng Tư.
Trùng hợp hay phối hợp?
BBC: Trước đó không lâu, hôm 26/5, Indonesia cũng đã có công hàm gửi lên LHQ nêu rõ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague xử Philippines thắng kiện Trung Quốc. Sự kiện này và xâu chuỗi các sự kiện trên ở Đông Nam Á và khu vực liên quan tới an ninh Biển Đông, có thể rút ra nhận thức mới và đáng kể gì?
Ngay từ tháng 1/2020, Tổng Thống Widodo đã tuyên bố không nhượng bộ về chủ quyền của Indonesia ở vùng biển Natuna, nhưng tàu đánh cá của Trung Quốc vẫn đến đánh cá tại nơi mà họ bảo là “ngư trường truyền thống” của họ và bị Indonesia xua đuổi.
Ngoại trưởng Masudi cũng tuyên bố Indonesia “không bao giờ chấp nhận đường 9 đoạn của Trung Quốc.”
Việc gửi công hàm ngày 26/5 là tiếp tuc chính sách ấy và chính thức đặt vấn đề trước LHQ ngay sau hành động của Viêt Nam, Malaysia, Philippines, và trước Hoa Kỳ.
Đây là môt sự trùng hợp đặc biệt khiến người ta tư hỏi phải chăng có sự phối hợp, hay ít nhất là sự đồng thuận chống Trung Quốcc trong vấn đề này?
BBC:Trở lại với động thái của Hoa Kỳ hôm 3/6 phản đối sự “phi pháp và nguy hiểm” của Trung Quốc trên Biển Đông, sự kiện này từ nay có thể mở ra một trang mới hay thậm chí một chương lớn gì hay không về mặt an ninh, bang giao quốc tế và pháp lý trên Biển Đông?
So với 3 năm qua, đông thái này cho thấy Hoa Kỳ có thể bắt đầu muốn can dự tích cưc hơn về tranh chấp Biển Đông và phối hợp với các nước Đông Nam Á chống sự lấn lướt của Trung Quốc sau khi làm cho họ thất vọng và nghi ngờ khả năng của Hoa Kỳ bắt đầu từ việc rút khỏi TPP và coi thường đồng minh với chính sách “Nước Mỹ Trên Hết.”
Vài hôm trước đây, ngày 2/6, Edward Alden đã viết bài trên World Politics Review đề nghị Hoa Kỳ nếu muốn trở lại Á châu thì phải bỏ chính sách “Nước Mỹ Trên Hêt” và thương thuyết để trở lại TPP.
Ngoài trắc nghiệm này, một điều nữa có thể cho người ta biết liệu Hoa Kỳ có thật tâm ủng hộ chủ quyền theo Luật Biển của các nước có tranh chấp với Trung Quốc?
Hoa Kỳ có tiếp tục biểu dương lưc lượng hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á khai thác tài nguyên của họ trong vùng biển mà họ có chủ quyền theo công pháp quốc tế?
Nếu câu trả lời là có, thì đây là mở đầu một trang mới ở Biển Đông, vừa có hy vọng giải quyết tranh chấp hòa bình vừa có nguy cơ của chiến tranh nếu Trung Quốc không tự kiềm chế.
Dù sao, các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cần tỉnh táo nhận định khả năng và cam kết thực sự của Hoa Kỳ khi Tổng thống Donald Trump phải chú trọng đến nhu cầu tranh cử trong khi phải đối phó nạn dịch Covid-19, một nền kinh tế xuống dốc, và các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52924235
Công hàm của Hoa Kỳ và việc khai thác tại lô 06-01
Hoàng ViệtViết từ Sài Gòn
Có thể nhắc một loạt các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông gần đây, từ việc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam gần Hoàng Sa, rồi cho thành lập chính quyền cấp khu ở cái gọi là “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa), cho đến việc đặt tên cho 80 thực thể nằm rải rác ở Biển Đông.
Biển Đông: Các bản đồ cổ giúp gì VN trong cuộc chiến pháp lý với TQ?
Carl Thayer: ‘Việc trục xuất tàu Mỹ mà TQ tuyên bố hoàn toàn bịa đặt’
TQ nói VN ‘không có quyền’ phản đối lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông
Quan hệ Việt – Trung: Phương châm 16 chữ vàng ‘vẫn ảnh hưởng lớn’
Đặc biệt gần đây, rất quan tâm khi báo South China Morning Post hé lộ Trung Quốc có thể tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông .
Tất cả các hành động đó của Trung Quốc đã khiến khu vực Biển Đông trở thành “chảo dầu châu Á”, có nguy cơ “bùng nổ” bất cứ lúc nào.
Cuộc chiến công hàm
Trong bối cảnh đó, cuộc chiến pháp lý lại Biển Đông lại càng “nóng” hơn bao giờ hết, sau khi Hoa Kỳ lần đầu tiên chính thức gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc, phản đối các yêu sách biển quá đáng, trái với luật biển quốc tế của Trung Quốc vào ngày 1/6//2020.
Mặc dù công hàm này được gửi từ 1/6/2020 nhưng công chúng chỉ biết đến khi đích thân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đích thân đưa tin này kèm theo link trên tài khoản Twitter của mình.
Trong công hàm này, phía Hoa Kỳ phản đối các vấn đề như sau trong yêu sách của Trung Quốc:
Thứ nhất, Hoa Kỳ phản đối yêu sách “quyền lịch sử” ở Biển Đông của Trung Quốc, bởi vì các quy định về các vùng biển của mỗi một quốc gia ven biển được quy định rõ trong Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS). Và bất cứ quyền nào của Trung Quốc, nếu có, đều không thể vượt lên trên UNCLOS mà Trung Quốc là một thành viên. Trước đó, Trung Quốc đã đưa ra giải thích là họ có “quyền lịch sử” đối với toàn bộ các vùng nước và các thực thể bên trong “đường lưỡi bò”. “Đường lưỡi bò” tai tiếng này đã bị công kích dữ dội trên toàn thế giới, đặc biệt Phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc đã chính thức bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở đây.
Thứ hai, Hoa Kỳ phản đối việc Trung Quốc tự ý áp dụng đường cơ sở thẳng bao quanh các cấu trúc trên Biển Đông , cụ thể là Trung Quốc năm 1996 đã tự ý tuyên bố một đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa, trong khi việc vạch đường cơ sở thẳng như vậy chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp quốc gia quần đảo như Indonesia hoặc Philippines. Mà Trung Quốc không phải là quốc gia quần đảo, thêm nữa, các cấu trúc tại Biển Đông đều không đáp ứng được yêu cầu là “đảo”. Cho nên việc đơn phương tuyên bố đường cơ sở của Trung Quốc như ở Hoàng Sa là trái với luật biển quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.
Thứ ba, trong các yêu sách của Trung Quốc, họ hay nhập nhèm tuyên bố rằng, tất cả các cấu trúc tại Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư Đảo đều là đảo, do đó đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa kèm theo, và do Trung Quốc có chủ quyền trên tất cả các cấu trúc này, nên họ cũng có quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng nước và đáy biển, lòng đất dưới đáy biển ở đây. Như đã nêu ở trên, không có cấu trúc nào ở Biển Đông có thể đáp ứng yêu cầu là “đảo” theo điều 121 UNCLOS cho nên không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được. Thêm nữa, nhiều cấu trúc trên Biển Đông chỉ là bãi ngầm luôn chìm dưới mặt nước biển cũng như các cấu trúc lúc chìm lúc nổi, theo nguyên tắc “đất thống trị biển” của luật biển quốc tế thì các cấu trúc dạng này không thể là đối tượng để yêu sách chủ quyền được, càng không thể nói chuyện có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được. Với yêu sách như vậy, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng tới luật biển quốc tế.
Thứ tư, Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS trong vụ Philippines kiện Trung Quốc là một thiết chế hợp pháp của UNCLOS, do đó, Phán quyết năm 2016 của Toà này có giá trị chung thẩm và ràng buộc pháp lý với Trung Quốc và Philippines. Trong Phán quyết 2016 này, tất cả các vấn đề nêu trên về “quyền lịch sử”, đường cơ sở thẳng, các cấu trúc là “đảo” hay không đều được Toà Trọng tài giải thích rõ ràng. Là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc có nghĩa vụ phải tuân thủ Phán quyết 2016 này, Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và chấp hành Phán quyết 2016.
Trước đó, ngày 6/3/2020 Philippines đã gửi công hàm lên LHQ; Việt Nam gửi công hàm lên LHQ ngày 30/3/2020; Indonesia gửi công hàm lên LHQ ngày 26/5/2020.
Không hẹn mà gặp, trong lập trường của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Hoa Kỳ cũng như Malaysia (cho dù Malaysia chưa đưa ra quan điểm chính thức, nhưng với việc Đệ trình thềm lục địa mở rộng ngày 12/12/2019 cũng cho thấy Malaysia thể hiện sự tôn trọng Phán quyết 2016) đều có chung quan điểm giống nhau trong việc phản đối các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông như đã nêu trên.
Đặc biệt, nội dung phản đối trong công hàm của Hoa Kỳ ngày 1/6/2020 với công hàm của Việt Nam ngày 30/3/2020 có hầu hết các điểm chung, trên cả 4 vấn đề đã nêu.
Thông điệp từ Hoa Kỳ
Nhiều người đặt câu hỏi Hoa Kỳ chọn thời điểm này để lần đầu gửi công hàm lên LHQ phản đối các yêu sách của Trung Quốc với thông điệp gì?
Đặt trong bối cảnh sự cạnh tranh quyết liệt giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và quan hệ ngày càng xấu đi của cả hai bên cùng với việc Trung Quốc gia tăng các hành động hung hăng, ức hiếp các quốc gia khác trên Biển Đông .
Ta có thể thấy công hàm vào thời điểm này của Hoa Kỳ như một “liều thuốc” trợ giúp tinh thần cho các quốc gia ASEAN đang bị Trung Quốc bắt nạt, đe doạ trên Biển Đông . Ngoài ra, thông điệp của Hoa Kỳ lúc này được hiểu là Hoa Kỳ ủng hộ và sát cánh các quốc gia ASEAN chống lại các yêu sách biển phi lý cũng như các hành động khiêu khích từ Trung Quốc.
Công hàm này từ phía Mỹ có thể được hiểu như là sự khích lệ các bên, nếu các bên có các hành động hoặc yêu sách phù hợp với luật pháp quốc tế thì Hoa Kỳ sẵn sàng ủng hộ.
Một vấn đề quan trọng tiếp theo là bên cạnh các tuyên bố mang tính pháp lý của các quốc gia liên quan như đã nêu trên thì các quốc gia liên quan cần phải làm gì để luật pháp quốc tế trong đó có Phán quyết 2016 được tôn trọng và áp dụng trong thực tế?
Chính sách nào đối với Biển Đông?
Trong thực tế, mỗi một quốc gia ASEAN liên quan đến tranh chấp Biển Đông đều có một chính sách của riêng mình.
Tuy nhiên, ngay cả chính quyền Philippines đương nhiệm của Tổng thống Duterte – vốn nổi tiếng thất thường và “thân Trung Quốc” vẫn tiếp tục viện dẫn Phán quyết 2016. Cho dù ông Duterte nhiều lần tuyên bố “gác lại” Phán quyết 2016 để giành những lợi ích kinh tế từ Trung Quốc nhưng việc viện dẫn Phán quyết 2016 cho thấy Phán quyết 2016 là một phần quan trọng của luật biển quốc tế và UNCLOS.
Indonesia thì cương quyết bảo vệ lợi ích quốc gia của mình tới cùng nhưng cũng sẵn sàng “xuống thang” trong việc đối đầu với Trung Quốc trên biển.
Malaysia thì kiên trì “chính sách ngoại giao im lặng”. Mặc dù không lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc nhưng Malaysia cũng kiên quyết bảo vệ các lợi ích biển của mình.
Việt Nam cũng là một quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp Biển Đông . Thời gian vừa qua, Việt Nam là một trong các quốc gia chịu nhiều quấy rối nhất từ Trung Quốc trên Biển Đông .
Chính sách của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông thời gian vừa qua thể hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến”. “Bất biến” ở đây là tập trung giữ vững những gì đang có, tức là bảo vệ vững chắc 21 cấu trúc tại Trường Sa mà Việt Nam đang kiểm soát, đồng thời phải bảo vệ bằng được vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, vì theo UNCLOS, Việt Nam đương nhiên được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển ấy. “Vạn biến” có nghĩa là Việt Nam có thể phải sử dụng nhiều biện pháp và nguồn lực khác nhau để bảo vệ lợi ích trên biển của quốc gia và dân tộc.
Liệu Việt Nam có quyết tâm?
Mặc dù Việt Nam vẫn giữ vững “tất cả những gì đang có”, nhưng cũng có những vấn đề nhất định trong chính sách về Biển Đông .
Nếu như trong năm 2014, Việt Nam đã rất thành công trong việc sử dụng biện pháp hoà bình, dùng sức ép ngoại giao và công luận quốc tế buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển thuộc EEZ của Việt Nam.
Nhưng với những bước lùi khi phải rút khỏi việc thăm dò tại lô 136.03 với mỏ Cá Kiếm Nâu hồi năm 2017, rồi rút khỏi lô 07.03 tại mỏ Cá Rồng Đỏ năm 2018 đã khiến cho uy thế của Việt Nam giảm đi một cách đáng kể. Và Trung Quốc vốn rất giỏi trong việc tạo sức ép đối với các quốc gia khác, đã tận dụng cơ hội để “đe doạ”, gia tăng sức ép đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Thông tin mới nhất cho biết, hiện nay Chính phủ Việt Nam đang xem xét khả năng khai thác trở lại lô 06-01.
Quyết định có khai thác trở lại hay không sẽ được quyết định trong nay mai.
Đây là mỏ khí có trữ lượng khá lớn, khoảng 9,5 triệu m3 khí xuất về bờ nếu khai thác thành công. Mỏ này nằm tại bể Nam Côn Sơn, hoàn toàn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, không phải là nằm trong vùng tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, năm 2019, Trung Quốc đã cho đoàn tàu hải cảnh của họ cùng với tàu Hải Dương Địa Chất 8 quấy rối liên tục tại khu vực mỏ này hơn 100 ngày. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng tuyên bố đây là vùng thuộc Bãi Tư Chính, là vùng tranh chấp với “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, trong khi mỏ này nằm trên Bể Nam Côn Sơn, cách Bãi Tư Chính khá xa.
Chính sức ép và đe doạ từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến việc quyết định có khai thác trở lại lô 06-01 hay không của Chính phủ Việt Nam. Cho dù về luật pháp quốc tế, Việt Nam hoàn toàn vững tâm có đầy đủ cơ sở pháp lý để khai thác mỏ này.
Trong một phát biểu mới đây của bà Bonnie Glaser – chuyên gia từ Hoa Kỳ, bà ta cho rằng cần một quyết định chính trị để Việt Nam có thể kiện Trung Quốc như Philippines đã làm.
Và có lẽ, việc quyết định khai thác trở lại hay không lô 06-01 cũng đang cần một quyết tâm chính trị của lãnh đạo Việt Nam.
Một mặt, điều này sẽ mở đường rất quan trọng cho việc khai thác dầu khí sau này của Việt Nam.
Khi các mỏ dần khí gần bờ đã khai thác cạn kiệt, còn các mỏ tuy giàu trữ lượng nhưng nằm xa bờ và luôn bị Trung Quốc đe doạ gây sức ép phải rút.
Mặt khác đây cũng là dịp Việt Nam có thể thể hiện với cộng đồng quốc tế và ASEAN về việc Việt Nam có giữ vững lập tường dựa trên UNCLOS để quyết tâm bảo vệ các lợi ích biển của mình hay không?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Đại học Luật TP.HCM.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52921058
Từ ngày 16/6, Mỹ cấm các chuyến bay từ TQ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/6 đã tuyên bố cấm các hãng hàng không Trung Quốc được bay tới Mỹ từ ngày 16/06.
Bộ Giao thông Mỹ công bố quyết định này ngày 03/06 nhằm trừng phạt Trung Quốc đã không tuân thủ một thỏa thuận về các chuyến bay giữa hai nước. Quyết định này cũng nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc cho phép các hãng hàng không của Mỹ nối lại các dịch vụ bay giữa hai nước.
Theo quyết định của Mỹ, 6 hãng hàng không của Trung Quốc sẽ bị cấm bay tới Mỹ bao gồm Air China, China Eastern Airlines, China Southern Airlines, Hainan Airlines, Sichuan Airlines và Xiamen Airlines. Hiện nay các hãng hàng không Trung Quốc vẫn đang thực hiện 4 chuyến bay khứ hồi tới Mỹ mỗi tuần.
Hai hãng hàng không của Mỹ Delta Airlines và United Airlines đã yêu cầu được nối lại các chuyến bay tới Trung Quốc trong tháng 6 này. Cả hai hãng hàng không này đều đã hoan nghênh quyết định của bộ Giao thông Mỹ. Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington vẫn chưa có phản hồi về thông tin này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35114-tu-ngay-16-6-my-cam-cac-chuyen-bay-tu-tq.html
Ông Trump nói chưa nghĩ đến
việc áp trừng phạt với Tập Cận Bình
Hải Lam
Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/6 cho biết ông chưa nghĩ đến việc áp lệnh trừng phạt cá nhân lên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình do Bắc Kinh thúc đẩy áp luật an ninh ở Hồng Kông.
Trong một cuộc phỏng vấn trên Newsmax TV, khi Tổng thống Trump được hỏi liệu ông có nghĩ đến việc trừng phạt đối với Tập Cận Bình liên quan đến luật an ninh quốc gia hay không, ông đáp: “Tôi vẫn chưa nghĩ đến”.
Phát biểu trước báo giới ngày 29/5, Tổng thống cho biết ông đang chỉ đạo các quan chức trong chính quyền bắt đầu quá trình loại bỏ những đãi ngộ đặc biệt dành cho Hồng Kông. Đồng thời, ông cũng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc làm xói mòn tự do của đặc khu.
Khi được hỏi về mối quan hệ với ông Tập, Tổng thống Trump đáp: “Tôi đã không nói chuyện với ông ấy trong một thời gian. Mối quan hệ của chúng tôi từng rất tốt”.
Ông chủ Nhà Trắng cũng ca ngợi một thỏa thuận thương mại mà hai nước đã ký vào tháng 1, nhưng ông chỉ trích Bắc Kinh về đại dịch Covid-19 khởi nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
“Trung Quốc lẽ ra không bao giờ được để chuyện đó xảy ra”, Tổng thống Trump nói.
Căng thẳng Mỹ – Trung gần đây leo thang do dịch Covid-19, các vấn đề về Đài Loan, Hồng Kông, và cả Biển Đông. Trong bài phát biểu ngày 29/5, Tổng thống Trump đã có cuộc họp báo về Trung Quốc, trong đó ông công bố những quyết sách chưa từng có nhắm vào các tham vọng của Bắc Kinh trên thế giới. Giáo sư Gordon Chang, một học giả Hoa Kỳ gốc Hoa nhận định trên Fox News rằng, các quyết
sách cho thấy ông Trump đang sử dụng một loại sức mạnh tổng lực toàn chính phủ để tấn công Trung Quốc.
Reuters cho biết, Bắc Kinh hôm 1/6 tuyên bố những nỗ lực của Mỹ nhằm làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc sẽ bị đáp trả bằng những biện pháp quyết liệt.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-noi-chua-nghi-den-viec-ap-trung-phat-voi-tap-can-binh.html
Hoa Kỳ và Nam Hàn đạt được hiệp ước tạm thời
về việc trả lương cho công nhân
tại các căn cứ quân sự Mỹ
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Ba (2/6), Ngũ Giác Đài cho biết rằng họ chấp nhận một đề nghị từ Nam Hàn để họ tạm thời trả lương cho hàng ngàn công nhân Nam Hàn tại các căn cứ của Hoa Kỳ, những người từng phải nghỉ phép không lương trong năm nay.
Vào tháng Tư, Hoa Kỳ cho các công nhân ở Nam Hàn nghỉ việc không lương sau khi hai đồng minh không ký kết được thỏa thuận chia sẻ chi phí mới. Trong một tuyên bố, Ngũ Giác Đài cho biết thỏa thuận này đồng nghĩa với việc Nam Hàn sẽ trả hơn 200 triệu mỹ kim để tài trợ cho 4,000 công nhân Nam Hàn cho đến cuối năm nay.
Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết họ hoan nghênh quyết định của Ngũ Giác Đài về việc chấm dứt tình trạng nghỉ việc không lương cho công nhân. Bộ cho biết Nam Hàn sẽ hợp tác với Hoa Kỳ để đạt được thỏa thuận “càng sớm càng tốt” về việc chia sẻ chi phí rộng hơn. Thỏa thuận này vẫn còn bị tranh chấp sau khi hết hạn vào cuối năm ngoái, dẫn đến việc các công nhân bị nghỉ việc.
Nam Hàn và Hoa Kỳ đối đầu nhau trong một cuộc bất đồng ý kiến từ gần hai năm trước về số tiền mỗi bên phải trả để hỗ trợ cho khoảng 28,500 binh sĩ Hoa Kỳ đóng quân ở Nam Hàn, một di sản của Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 kết thúc trong một thỏa thuận đình chiến thay cho một hiệp ước hòa bình.
Các viên chức Hoa Kỳ thông báo với Reuters rằng trước cuộc bầu cử nghị viện Nam Hàn hồi tháng Tư, Tổng thống Trump từ chối lời đề nghị của Nam Hàn về việc tăng mức đóng góp của họ thêm ít nhất 13% so với thỏa thuận trước đó. (BBT)
Ngoại trưởng Mỹ: Phương Tây đã dung túng
cho chính quyền Trung Quốc quá lâu
Thiện Lan
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình của Úc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bày tỏ rằng, phương Tây đã dung túng cho sự độc tài của chính quyền Trung Quốc quá lâu và dịch bệnh lần này đã khiến cho nhiều nước hiểu rõ hơn bản chất của chính quyền này.
Vào ngày 24/5, trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Outsiders của kênh Sky News Australia, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là bản chất độc tài của chính quyền này trong đại dịch.
“Đó là những điều tôi nghĩ rằng thế giới có thể nhìn thấy. Nó cho thấy rằng phản xạ của chính quyền Trung Quốc là che đậy, che giấu, không bảo vệ, không đảm bảo và giữ an toàn cho người dân. Đó là những điều thể hiện bản chất của một chính quyền độc tài”, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Pompeo cho biết phương Tây đã dung túng cho Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quá lâu và từ hậu quả của dịch Covid-19 lần này, các nước trên thế giới đang bắt đầu thức tỉnh trước bản chất của ĐCSTQ.
“Những gì phương Tây đã phải chịu đựng hàng thập niên, hành vi và bản chất của ĐCSTQ….. tôi nghĩ bây giờ đã trở nên rõ ràng hơn trước hậu quả của dịch virus corona”, ông cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Pompeo cũng nói về kế hoạch ký kết dự án nằm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của bang Victoria thuộc Úc với chính quyền Trung Quốc. Theo ông, cái giá của một nước khi tham gia Vành đai và con đường của Trung Quốc là có thể sẽ phải nhượng bộ trước ĐCSTQ.
“Hầu như mỗi nước đều phải trả giá. Thường tiền được cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc điều kiện được đặt trong các hợp đồng vay sẽ khiến các chính phủ phải nhượng bộ trước ĐCSTQ, để các dự án thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường” được xây dựng”, ông cho biết.
Kết thúc cuộc phỏng vấn của mình, ông Pompeo nhấn mạnh rằng, hành động của chính quyền Trung Quốc trong việc đổ lỗi cho các quốc gia khác về nguồn gốc của Covid-19 là nhằm mục đích làm chệch hướng sự chú ý của quốc tế về các vấn đề đang tồn tại ở Trung Quốc và khiến người dân Trung Quốc ủng hộ ĐCSTQ hơn.
Theo The Epoch Times
Thiện Lan dịch và Băng Thanh biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bi-an-ve-nguoi-hung-chan-xe-tang-o-thien-an-mon.html
Biểu tình tiếp diễn ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ
Cảnh sát tiếp tục ra quân ở nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ vào tối 3/6 để thực thi lệnh giới nghiêm nhằm giúp giảm bớt bạo loạn từ các cuộc biểu tình vào ban đêm vì cái chết của George Floyd, một người da đen đã bị cảnh sát quỳ lên cổ trong lúc bắt giữ dẫn đến tử vong hôm 25/5.
Tại thành phố New York, nhiều người biểu tình đã ở ngoài đường sau 8 giờ tối, là giờ giới nghiêm. Nhiều video đăng lên mạng cho thấy hàng chục người biểu tình đã bị bắt vì vi phạm lệnh giới nghiêm này.
Tại Brooklyn, căng thẳng leo thang khi cảnh sát bắt đầu bắt giữ người biểu tình. Hai bên đã đụng độ khi đám đông trở nên hoảng loạn và xô đẩy.
Đến 9 giờ tối 3/6, hơn 90 người biểu tình ở Manhattan đã bị bắt giữ và được đưa lên xe buýt vì vi phạm lệnh giới nghiêm mà Thị trưởng Bill de Blasio đã áp đặt lên toàn thành phố cho đến ngày 4/6.
Các cuộc biểu tình ôn hòa cũng tiếp diễn tại hàng chục thành phố trên khắp Hoa Kỳ.
Tại Orlando, những người biểu tình còn ở ngoài đường sau giờ giới nghiêm, 8 giờ tối, cũng bị bắt.
Tại Atlanta, cảnh sát phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông vẫn ở ngoài đường sau 9 giờ tối, giờ giới nghiêm. Trong khi đó, bạo lực đã nổ ra ở Seattle vì các cuộc biểu tình không còn ôn hoà nữa khi một số người biểu tình ném đồ vật vào cảnh sát.
Cảnh sát New Orleans cũng phải dàn hàng và bắn hơi cay vào những người biểu tình trên đường cao tốc Pontchartrain. Những người tổ chức biểu tình phải kêu gọi đám đông giải tán và quay trở lại vào ngày hôm sau với kính bảo hộ.
Tại thủ đô Washington, vào thời điểm giới nghiêm 11 giờ đêm, vẫn có một nhóm biểu tình ôn hòa có mặt ở gần Nhà Trắng, theo Fox News.
Các công tố viên ở Minneapolis cho biết viên cảnh sát đã gây ra cái chết của George Floyd sẽ phải đối mặt với tội danh giết người cấp độ hai, và ba cảnh sát khác có mặt tại hiện trường cũng sẽ phải đối mặt với tội danh tiếp tay cho việc giết người.
Người Việt gốc Phi trong vòng xoáy bạo lực
và biểu tình ở Mỹ
Một cựu quân nhân Mỹ có mẹ là người Việt và cha gốc Phi nói với VOA Việt Ngữ rằng ông “chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi” vì là người da màu ở Hoa Kỳ, đồng thời cho rằng cái chết của ông George Floyd khi bị cảnh sát bắt là một “thảm kịch” và công lý cần phải được thực thi.
Đại úy James Văn Thạch, cựu quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt từng hai lần bị thương ở Iraq, nói rằng ông ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa và hợp pháp ở Mỹ.
Còn về những người biểu tình bị cáo buộc gây rối và cướp bóc, cựu quân nhân này cho rằng họ đang đánh mất danh dự và gây tổn thương cho nước Mỹ cũng như gia đình họ.
Kể từ khi xuất hiện đoạn video cho thấy ông Floyd bị một cảnh sát da trắng ghì gối vào cổ trong nhiều phút rồi sau đó tử vong, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra khắp các thành phố lớn ở Mỹ nhiều ngày qua.
Người biểu tình Mỹ vẫn xuống đường, bất chấp lệnh giới nghiêm
Theo quan sát của phóng viên VOA Việt Ngữ, cũng xảy ra tình trạng cướp phá các cửa hàng và một số chủ sở hữu gốc Việt cũng trở thành nạn nhân.
Tình trạng bạo lực này đã khiến nhiều thành phố phải tuyên bố tình trạng giới nghiêm và Tổng thống Trump đe dọa triển khai quân đội để vãn hồi trật tự.
Là một người Việt gốc Phi ở Mỹ, Đại úy Thạch cho biết rằng ông cũng từng vấp phải tình trạng phân biệt chủng tộc, nhưng may mắn là chưa từng bị đe dọa tới tính mạng. Ông cho hay thêm rằng kể từ khi xảy ra các cuộc xuống đường rầm rộ, mẹ ông cảm thấy lo lắng cho ông.
“Mẹ bảo tôi phải bảo trọng và nói tôi ở nhà. Mẹ lo lắng cho tôi nhiều lắm, kể từ khi tôi tham chiến ở Iraq hay tôi tới Afghanistan [để chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu với binh sĩ Mỹ] và kể cả khi tôi đi lại ở Hoa Kỳ hay về Việt Nam vì ở đâu cũng vậy, có người tốt, kẻ xấu”, Đại úy Thạch nói.
“Không phải là vì màu da mà vì trái tim của họ có nhân hậu hay xấu xa hay không thôi. Chúng ta không nên nhìn vào màu da của họ. Mẹ nói với tôi rằng bà đánh giá con người qua cách họ hành động, chứ không phải màu da”.
Cùng quan điểm với mẹ con ông Thạch, một người Việt gốc Phi khác, chủ công ty giải trí D&D Entertainment ở California, ông Clarence Dũng Taylor, viết trên Facebook cá nhân với hơn 150 nghìn người theo dõi rằng “không có màu da xấu, chỉ có người xấu”.
Con gái thị trưởng New York bị bắt trong cuộc biểu tình phản đối cảnh sát
Ông cũng đăng kèm hình ảnh mà ông cho là “những thanh niên da đen làm hàng rào bảo vệ một nhân viên cảnh sát bị nhóm biểu tình bạo động hành hung”.
“Muốn hàn gắn hay tạo thêm vết nứt hoàn toàn trong kiểm soát của chúng ta”, doanh nhân có cha gốc Phi và mẹ người Việt nói, cho biết thêm rằng ông “ủng hộ người Mỹ da đen biểu tình không bạo động đòi công lý và bình đẳng”.
Tin cho hay, các công tố viên hôm 3/6 đã truy tố ông Chauvin, 44 tuổi, người đã ghì gối lên cổ ông Floyd nhiều phút dù người đàn ông da đen này nói “Tôi không thở được”, thêm tội giết người cấp độ 2, cộng với tội giết người cấp độ 3 và tội ngộ sát. Tội danh mới này có thể dẫn tới án lên tới 40 năm tù giam, tức là 15 năm dài hơn án tù tối đa cho tội giết người cấp độ 3. Ba cảnh sát khác liên quan tới vụ này bị truy tố tội trợ giúp và tiếp tay giết người
“Tất cả người Mỹ bao gồm tôi không ủng hộ và lên án những kẻ mượn cơ hội trộm, cướp giật, đập phá. Khi chúng ta quơ đũa cả nắm và gọi tất cả người Mỹ da đen là mọi, khỉ thì chính chúng ta đổ thêm dầu vào chảo lửa kỳ thị”, ông Clarence Dũng Taylor bình luận.
Bốn cảnh sát trong vụ ông Floyd bị truy tố
Một cảnh sát ở Minneapolis sẽ đối mặt với cáo trạng giết người nghiêm trọng hơn và ba cảnh sát khác sẽ bị truy tố về tội trợ giúp và tiếp tay trong vụ một người đàn ông da đen tử vong trong lúc bị cảnh sát khống chế. Vụ việc này đã gây nên 8 ngày biểu tình trên toàn nước Mỹ. Cả bốn cảnh sát này đều đã bị sa thải.
Ông George Floyd, 46 tuổi, chết sau khi cảnh sát da trắng Derek Chauvin quỳ trên cổ ông gần chín phút hôm 25/5. Sự việc khơi dậy vấn đề về tình trạng bạo hành của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi 5 tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống.
Tổng Chưởng lý bang Minnesota, Keith Ellison, truy tố ông Chauvin, 44 tuổi, thêm tội giết người cấp độ 2 cộng với tội giết người cấp độ 3 và tội ngộ sát cấp độ 2, theo tài liệu toà án hôm 3/6.
Cáo trạng mới có thể dẫn tới mức án tới 40 năm tù, nghĩa là nhiều hơn án tối đa cho tội giết người cấp độ 3 là 15 năm tù.
Ba cảnh sát khác liên hệ đến vụ này Thomas Lane, J. Alexander Kueng và Tou Thao –bị truy tố về tội trợ giúp và tiếp tay giết người và Tổng Chưởng lý Ellison đã ra trát bắt.
Ông Ellison, một cựu dân biểu da đen, yêu cầu ấn định số tiền xin tại ngoại hầu tra cho mỗi một cựu cảnh sát này là 1 triệu đô la.
Người biểu tình giận giữ về cái chết của ông Floyd đã yêu cầu mở rộng vụ án để bao gồm tất cả các cảnh sát có mặt khi sự việc xảy ra.
Vụ George Floyd : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ
phản đối dùng quân đội dẹp biểu tình
Trọng Nghĩa
Lãnh đạo Lầu Năm Góc Mark Esper hôm qua, 03/06/2020, đã công khai lên tiếng phản đối ý định của tổng thống Mỹ Donald Trump, đòi triển khai quân đội đến dẹp các cuộc biểu tình bạo động đang bùng lên tại nhiều thành phố trên đất Mỹ. Đương kim lãnh đạo bộ Quốc Phòng Mỹ đã có động thái trên trong bối cảnh người tiền nhiệm của ông là tướng James Mattis cũng công khai lên tiếng đả kích ông Trump về những hành động lạm quyền và chia rẽ người Mỹ.
Trong một cuộc họp báo tại Washington, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã lên tiếng chống lại việc kích hoạt Đạo Luật Chống Nổi Loạn có từ năm 1807 để điều động quân đội dập tắt biểu tình đang diễn ra trên đất Mỹ.
Theo ông Mark Esper, phương án triển khai quân đội vào nhiệm vụ thực thi luật pháp chỉ có thể được sử dụng “trong các trường hợp khẩn cấp và nghiêm trọng nhất”. Hiện nay, theo lãnh đạo Lầu Năm Góc, nước Mỹ “không ở trong tình huống như vậy”, do đó ông “ không ủng hộ việc kích hoạt Đạo Luật Chống Nổi Loạn”.
Tuyên bố của ông Esper đã đi ngược lại với mong muốn mà tổng thống Mỹ Donald Trump nêu lên, đe dọa rằng ông sẽ cho triển khai quân đội đến dẹp tan các cuộc biểu tình nếu các thành phố hay các bang không tự giải quyết được.
Theo hãng tin Mỹ AP, như để cho thấy rõ thái độ bất đồng tình đối với ý muốn của ông Trump, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã cho rút khoảng 200 binh sĩ ra khỏi khu vực Washington D.C.
Không chỉ có đương kim lãnh đạo Lầu Năm Góc phản đối ý định của ông Trump. Trong một tuyên bố được đăng trên trang mạng báo The Atlantic vào hôm qua, 03/06, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis cũng đả kích ý định điều động quân đội của tổng thống Trump.
Tướng Mattis khẳng định cảm thấy “tức giận và sững sờ” trước những gì đang diễn ra, trong đó có việc tổng thống Trump đe dọa sử dụng quân đội bằng cách kích hoạt Đạo Luật Chống Nổi Loạn năm 1807 khi các cuộc biểu tình biến thành bạo động tại một số thành phố. Cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc còn chỉ trích quyết định sử dụng vũ lực để giải tán những người biểu tình gần Nhà Trắng đầu tuần này để tổng thống Trump vào chụp ảnh tại một nhà thờ gần đó.
Vị bộ trưởng Quốc Phòng đầu tiên của ông Trump không ngần ngại lên án tổng thống Mỹ là đang tìm cách “chia rẽ” nước Mỹ và không có tác phong “lãnh đạo chín chắn” vào lúc nước Mỹ trải qua nhiều ngày biểu tình.
Ông Mattis xác định: “Trong đời tôi, Donald Trump là tổng thống đầu tiên mà tôi thấy không cố gắng đoàn kết người dân Mỹ, thậm chí còn không thèm giả vờ làm điều đó”.
Trên tài khoản Twitter và cả Facebook, tổng thống Trump, đã đáp trả ngay lập tức những chỉ trích, cho rằng ông từng “không thích phong cách lãnh đạo” của tướng Mattis và rất “vui vì ông ta đã ra đi!”.
Đại học University of South California
sẽ mở cửa trở lại vào mùa thu
với các lớp học trực tiếp và trực tuyến
Vào hôm thứ ba (2 tháng 6), hiệu trưởng đại học University of South California (USC), bà Carol L. Folt, cho biết các khuôn viên của trường sẽ mở cửa trở lại vào học kỳ mùa thu bất chấp đại dịch coronavirus vẫn tiếp diễn.
Tuy nhiên, nhà trường sẽ đưa ra một số biện pháp an toàn để tránh sự lây lan của virus, bao gồm mở các lớp học trực tuyến và trực tiếp, khoảng cách giữa các phòng trong ký túc xá sẽ xa hơn, và mọi sinh viên và nhân viên sẽ phải xét nghiệm COVID-19.
Quyết định nói trên chắc chắn sẽ là tin vui đối nhiều sinh viên và học sinh, phần lớn cảm thấy việc học trực tuyến là kém hiệu quả và không xứng đáng với số tiền học phí 58,000 mỹ kim thường niên mà họ phải trả.
Một số sinh viên cũng đang cân nhắc sẽ nghỉ học một năm nếu USC không tiếp tục các lớp học trực tiếp. Đại dịch coronavirus đã buộc các trường đại học trên toàn quốc chuyển sang học trực tuyến kể từ tháng 3. USC là một trong những trường đại học lớn đầu tiên ở California công bố kế hoạch mở cửa cụ thể.
Tháng trước, hệ thống đại học California State University cho biết hầu hết các lớp trong học kỳ mùa thu sẽ theo hình thức trực tuyến. Trong khi đó, University of California (UC) dự kiến sẽ công bố kế hoạch cho 10 cơ sở của họ trong tháng này. (BBT)
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis
lên án Tổng thống Trump
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đã lên án Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông gây chia rẽ và lạm quyền.
Trong lần bình luận công khai hiếm hoi của mình, ông Mattis nói rằng tổng thống đã tìm cách “chia rẽ” người dân Mỹ và đã không thực hành “sự lãnh đạo trưởng thành”.
Mattis cho biết ông “tức giận và ghê sợ” trước cách xử lý tình trạng bất ổn gần đây của ông Trump.
Ông Mattis từ chức vào năm 2018 sau khi tổng thống ra quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Syria.
Kể từ đó ông hầu như giữ im lặng cho đến khi tạp chí The Atlantic hôm thứ Tư đăng tải lời phê phán nặng nề của ông nhằm vào chính quyền Trump.
Trong một động thái rõ ràng là để trả đũa, ông Trump đã đăng một loạt tweet với nội dung rằng Mattis là “vị tướng được đánh giá quá cao so với thực lực nhất trên thế giới”.
“Tôi không thích phong cách ‘lãnh đạo’ của ông và nhiều thứ khác về ông, nhiều người khác cũng đồng ý với điều đó,” ông Trump viết. “Thật là hoan hỉ khi ông ta biến đi!”
Ông Mattis viết gì?
“Donald Trump là vị tổng thống đầu tiên trong đời tôi đã không nỗ lực đoàn kết người dân Mỹ – thậm chí không thèm giả bộ đang nỗ lực làm điều ấy”, ông Mattis viết trên báo The Atlantic. “Thay vào đó, ông ta tìm cách chia rẽ chúng ta.”
Ông viết tiếp: “Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của ba năm với nỗ lực có chủ ý này. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của ba năm thiếu vắng một sự lãnh đạo trưởng thành.”
Vụ George Floyd: Tổng thống Trump có thể điều động quân đội?
Thống đốc Minnesota: Biểu tình ‘không còn’ là về cái chết của George Floyd
Ông Mattis cũng đề cập đến làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc gần đây được kích hoạt bởi cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd khi bị cảnh sát bắt giữ.
Bốn sĩ quan đã bị truy tố liên quan đến cái chết của ông Floyd tại Minneapolis vào ngày 25/5.
“Các cuộc biểu tình được thực hiện bởi hàng chục ngàn người có lương tri, những người luôn duy trì xác tín rằng chúng ta đang sống với phẩm hạnh của mình… trong cùng một quốc gia”, ông Mattis viết. “Chúng ta không nên bị phân tâm bởi một số ít những người vi phạm pháp luật.”
Vị tướng về hưu – người viết thư từ chức hồi tháng 12/2018 với đầy những ngụ ý chỉ trích chính sách đối ngoại của tổng thống – cũng lên án việc sử dụng quân đội để đáp trả các cuộc biểu tình.
“Có nằm mơ tôi cũng không hình dung ra cảnh quân đội… sẽ được lệnh xâm phạm các quyền hiến định của đồng bào trong bất kỳ hoàn cảnh nào,” ông nói.
“Đưa quân đội vào để giải quyết, như chúng ta đã chứng kiến ở Washington DC, tạo ra một cuộc xung đột… giữa quân đội và xã hội dân sự”, ông nói thêm.
Đầu tuần này, những người biểu tình ôn hòa đã bị đẩy lùi bằng hơi cay và đạn cao su khỏi một công viên gần Nhà Trắng.
Ông Trump sau đó băng qua công viên để chụp ảnh tại một nhà thờ lịch sử vốn đã bị hư hại do hỏa hoạn trong đợt bất ổn.
Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?
Vụ George Floyd: Tổng thống Trump dọa điều thêm quân để chấm dứt bất ổn
Hành động này vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các đảng viên Dân chủ cao cấp và chức sắc tôn giáo, những người cáo buộc tổng thống đã mạnh tay dẹp biểu tình chỉ để đi chụp ảnh.
Ông Mattis cũng chế giễu rằng đấy là “bức ảnh kỳ quái” và cáo buộc tổng thống “lạm dụng quyền hành pháp”.
Nhưng, trong một tweet trước đó, ông Trump đã đặt câu hỏi liệu những người biểu tình có thực sự ôn hòa hay không và viết rằng “người ta thích đi bộ đến địa điểm tôn giáo này”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52916532
Antifa: Tổ chức khủng bố núp bóng chống phát xít
Bài xã luận của Washington Examiner ngày 2/6 cho rằng, thuật ngữ “chống-chủ-nghĩa-Phát-xít”, hay Antifa (Anti-Fascism) đã khởi đầu như một lời nói dối. Và nó vẫn tiếp tục là một lời nói dối cho tới ngày hôm nay.
Các nhà bình luận Hoa Kỳ không biết gì về lịch sử của nó đã đề cập đến Antifa như là một phong trào chống chủ nghĩa phát xít nghiêm khắc, hay là một nhóm phản đối chủ nghĩa phát xít. Trên thực tế, đây là một phong trào của những kẻ cực đoan bạo lực có tôn chỉ bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20.
Các cuộc bạo loạn đang hoành hành tại các thành phố của Hoa Kỳ không phải là về hành vi sai trái của cảnh sát. Ban đầu, hành vi vô cảm và nhẫn tâm của viên cảnh sát dẫn đến cái chết đáng thương của George Floyd đã truyền cảm hứng cho các cuộc biểu tình ôn hòa. Nhưng giờ đây, nó đã trở thành cái cớ cho các cuộc hành quân kịch nghệ của các nhà cách mạng chuyên nghiệp. Họ sử dụng những sự cố này để ngổ ngáo đe dọa và thử nghiệm xem những tân binh ấn tượng của họ sẽ sẵn sàng vi phạm luật pháp đến đâu, như Jared Monroe đã phát hiện ra khi xâm nhập vào một trong những nhóm như vậy ở Utah.
Chính Liên Xô đã phát minh ra cái gọi là “chống-chủ-nghĩa-Phát-xít” như một thuật ngữ để tuyên truyền cách đây khoảng 9 thập kỷ. Chế độ Xô Viết cần phát triển một thông điệp nhằm làm giảm uy tín của các nền dân chủ phương Tây đáng kính và khiến họ ngừng coi chủ nghĩa Bôn-sê-vích là một mối đe dọa.
Thông điệp “chống-chủ-nghĩa-Phát-xít” hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn này. Nó truyền đạt ấn tượng rằng chủ nghĩa Stalin không đối lập với lý tưởng của những người bình thường, đàng hoàng trong các xã hội tự do. Đó là một phương tiện hùng biện xuất sắc – một ứng dụng sống động, dùng để che đậy một lời ngụy biện sai trái rằng: “Quý vị chống lại Phát-xít ư? Vậy thì, quý vị nên ở cùng phe với chúng tôi – hoặc ít nhất, chúng tôi xứng đáng được quý vị nhượng bộ”.
Ẩn ý ở đây là ý tưởng, nếu quý vị không nhượng bộ chúng tôi, quý vị chắc chắn phải là một kẻ Phát-xít. Nếu vậy quý vị xứng đáng với bất kỳ hành vi bạo lực nào chống lại quý vị.
Về các khoản này, “Antifa” đòi hỏi rằng, khi các ‘diễn viên’ đội mũ trùm đầu đen của họ xuống đường gây thương tích hoặc tàn tật cho người qua đường dưới danh nghĩa có vẻ rất chính nghĩa như: chống phân biệt chủng tộc, chống phân biệt giới tính, chống tham nhũng – thì họ đáng nhận được sự cảm thông của những người Mỹ đồng hương của họ. Họ sẽ nhận được ít thiện cảm hơn nếu có nhiều người hiểu mục tiêu bao trùm của họ: dùng bạo lực lật đổ chính phủ Hoa Kỳ, xóa bỏ doanh nghiệp tư nhân, và dùng bạo lực đàn áp bất cứ bài phát biểu của bất kỳ ai không đồng tình với mục đích và các phương tiện bạo lực của họ.
Nhưng chỉ thỉnh thoảng, cái gọi là Antifa chống-chủ-nghĩa-Phát-xít mới có dịp phơi bày sự dối trá của nó. Chúng ta hiện đang trải nghiệm một trong những khoảnh khắc đó tại Hoa Kỳ. Giữa các cuộc bạo loạn, cái mặt nạ chuyên chế toàn trị của nó bị tuột ra.
Có một từ chính xác dành cho những kẻ đang sử dụng bạo lực để bịt miệng và đe dọa những người khác để thúc đẩy một sự nghiệp chính trị, những kẻ cố gắng làm cho người dân trong các thành phố và thị trấn của Hoa Kỳ phải sợ hãi. Từ đó chính là từ ‘Khủng bố’.
Chúng tôi không thể nói chi tiết về tất cả các nhóm ABC dưới cái mác chống phát-xít Antifa. Nhưng những nhóm và mạng lưới cụ thể liên quan đến việc tổ chức và thực hiện các hành động bạo lực trên đường phố chính là những kẻ khủng bố trong nước Mỹ. Những kẻ ném đá và đánh những người qua đường vô tội cũng tồi tệ như cảnh sát hay băng nhóm xã hội đen tồi tệ nhất ở Mỹ – chúng chính là những kẻ khủng bố. Và đây chính là những điều mà phong trào Antifa cần phải được biết đến một cách đúng đắn.
Chính phủ tồn tại chính xác là để bảo vệ cuộc sống của con người và ngăn chặn bạo lực. Một phần của các chức năng này liên quan đến việc khống chế các phong trào sử dụng bạo lực đường phố và các chiến thuật đe dọa như một biện pháp xâm phạm quyền của người khác. Đã đến lúc các quốc gia khác nhau thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là người bảo đảm luật pháp và trật tự đến mức tối đa mà luật pháp cho phép, bằng cách bắt giữ và truy tố những kẻ bạo loạn.
Tổng thống Trump có đề nghị, ông sẽ chỉ định các thành viên và các nhóm thuộc về Antifa như các đối tượng khủng bố trước pháp luật liên bang, Tổng thống nên làm điều đó.
Đây không phải là về việc lên án các quan điểm đảng phái, lên án cánh Tả hay cánh Hữu. Đây không phải là về việc ngăn ngừa những phát biểu gây tranh cãi. Thay vào đó, đây là việc chấm dứt bạo lực, đe dọa và hăm dọa, mà Antifa và những kẻ khủng bố khác trông cậy vào. Đó là về việc ngăn chặn những kẻ sẽ xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác. Antifa đã cố gắng để làm điều này, điều khiển các vụ đánh đập bạo lực và vi phạm luật pháp ở các thành phố như Berkeley và Portland, đôi khi chỉ với một cái nháy mắt và một cái gật đầu từ chính quyền địa phương. Sự khoan dung đối với bạo lực như vậy không thể cùng tồn tại với tự do.
Nhà sử học Norman Davies đã viết về thuật ngữ chống-chủ-nghĩa-phát-xít rằng, nó đã mang lại ấn tượng sai lầm, các nhà dân chủ đã tưởng rằng luật pháp và tự do ngôn luận có thể đồng hành với những kẻ độc tài của giai cấp vô sản. Đó là cùng một lời nói dối đã giúp duy trì phong trào Antifa cho tới ngày nay, và nó đang bị phản bội bởi chính bạo lực của các tín đồ của nó.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35112-antifa-to-chuc-khung-bo-nup-bong-chong-phat-xit.html
Google bị kiện tội vi phạm luật kiểm soát
nghe lén liên bang vì một tính năng theo dõi người dùng
Tin từ Oakland, California – Vào hôm thứ Ba (02 tháng 06), Google bị đệ đơn kiện, cho rằng công ty đã vi phạm luật nghe lén liên bang khi tiếp tục thu thập thông tin hoạt động người dùng trên internet không phép, mặc dù họ đang duyệt ở chế độ duyệt web riêng tư.
Đơn kiện đã được đệ trình bằng tài khoản Google thay mặt ba nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại: Chasom Brown và Maria Nguyễn ở Los Angeles và William Byatt ở Florida. Được đề trình ở Tòa án liên bang Hoa Kỳ ở quận phía bắc California, đơn kiện cho rằng Google đã theo dõi và thu thập lịch sử duyệt web của người dùng ngay cả khi người dùng đã thực hiện các bước duy trì quyền riêng tư của họ.
Theo đơn kiện, Google cũng đã vi phạm một luật California, yêu cầu sự đồng ý của tất cả các bên để được phép đọc hoặc tìm hiểu nội dung giao tiếp riêng tư. Ngay cả khi người dùng chọn duyệt web riêng tư, Google vẫn sử dụng các công cụ theo dõi khác mà họ đã cung cấp cho các nhà xuất bản và quảng cáo trang web, để theo dõi các trang web mà người dùng truy cập.
Vụ kiện tuyên bố rằng Google can thiệp nội dung giao tiếp giữa người dùng và trang web bằng cách thu thập lịch sử duyệt web, địa chỉ trang web cụ thể và truy vấn tìm kiếm.
Đơn kiện cho rằng Google cố tình lừa dối người tiêu dùng, khi khiến họ tin vào việc họ có quyền kiểm soát thông tin được chia sẻ với công ty, cũng như việc công ty khuyến khích họ lướt web bằng trình duyệt riêng tư nếu muốn duy trì quyền riêng tư của mình. (BBT)
Các nghị sĩ Úc, Anh, Canada, New Zealand yêu cầu
Liên Hợp Quốc cử đặc phái viên tới Hồng Kông
Hải Lam
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Úc, Canada, Vương quốc Anh và New Zealand hôm 2/6 kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gửi một đặc phái viên tới Hồng Kông để bảo vệ luật pháp và nhân quyền của đặc khu, trong bối cảnh Bắc Kinh thông qua nghị quyết về luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông.
“Hôm nay, tôi đã cùng các Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Úc, New Zealand và Anh – Sen David Fawcett, Simon O’Connor MP và Tom Tugendhat kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cử một đặc phái viên về luật pháp và nhân quyền tới Hồng Kông. Chúng tôi đứng lên trong sự đoàn kết với người dân Hồng Kông”, Thượng nghị sĩ Michael Levitt viết trên Twitter ngày 3/6, đính kèm bức thư gửi Tổng thư ký Liên Hợp quốc.
Lá thư đề ngày 2/6, và có chữ ký của Thượng nghị sĩ Úc David Fawcett, nghị sĩ Canada Michael Levitt, nghị sĩ New Zealand Simon O’Connor và nghị sĩ Anh Tom Tugendhat.
Bốn chính trị gia đề cập trong bức thư rằng, Hồng Kông đang đối mặt với “sự xói mòn của luật pháp và tình hình nhân quyền ngày càng nghiêm trọng, cấp bách”.
“Đối với việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, mà không có sự tham gia trực tiếp của người dân, cơ quan lập pháp hoặc tư pháp, là hành vi vi phạm Tuyên bố chung Trung-Anh … Điều 27 trong Luật cơ bản của Hồng Kông quy định rằng ‘người dân Hồng Kông có quyền tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản; tự do thành lập tổ chức, hội họp, diễu hành và biểu tình; cùng với quyền và sự tự do để thành lập và gia nhập công đoàn, hay tham gia đình công’”, bức thư có đoạn.
4 nghị sĩ cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về lịch sử lạm dụng nhân quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc khi xử lý những ai đồng chính kiến với chính quyền này, trong đó có vụ thảm sát Thiên An Môn.
“Chúng tôi cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải hành động nhanh chóng để đảm bảo có một cơ chế theo dõi và báo cáo minh bạch về tác động của luật mới này lên sự tự do hợp pháp hiện tại ở Hồng Kông”.
Theo The Epoch Times, Thượng nghị sĩ Fawcett cho biết ông đã không thông qua sự chấp thuận của Thủ tướng Úc Scott Morrison trước khi công bố bức thư. Ông nói rằng: “Không giống như các chế độ độc tài, nghị viện của các nền dân chủ, ví dụ như các thành viên của chúng tôi, có thể tự do phát biểu về các vấn đề chúng tôi quan tâm mà không cần phải được phê chuẩn từ trước”.
Thượng nghị sĩ Fawcett hy vọng Liên Hợp Quốc sẽ sử dụng các quyền lực của tổ chức này để đảm bảo “quyền tiếp nhận các quyền tự do cơ bản hiện được quy định trong luật pháp Hồng Kông”. Ông nói Hồng Kông nên là một vấn đề mà tất cả các quốc gia cần quan tâm.
Châu Mỹ Latinh: Covid-19 vẫn hoành hành,
tử vong kỷ lục ở Brazil và Mêhicô
Trọng Nghĩa
Vào lúc châu Âu tiếp tục nới lỏng các biện pháp phong tỏa chống Covid-19, dịch bệnh tiếp tục hoành hành tại châu Mỹ Latinh, với Brazil và Mêhicô vào hôm qua, 03/06/2020, cùng lúc ghi nhận kỷ lục về số ca tử vong trong ngày.
Theo số liệu chính thức, chỉ trong 24 tiếng đồng hồ ngày hôm qua, 03/06, Brazil ghi nhận 1.349 ca tử vong, đưa tổng số người chết tại quốc gia này lên 32 548 người.
Brazil: Thứ tư thế giới về số người chết
Tính về số trường hợp tử vong, Brazil hiện đã đứng hàng thứ 4 thế giới , sau Mỹ, Anh và Ý.
Số ca nhiễm cũng ngất ngưởng, lên đến 584 016 trường hợp, chỉ thua Hoa Kỳ. Trong 24 tiếng đồng hồ tính đến hôm qua, như vậy quốc gia này đã có thêm 28.000 ca nhiễm.
Theo giới chuyên gia thì những số liệu trên thấp hơn thực tế khá nhiều, vì tại quốc gia 210 triệu dân này, vấn đề xét nghiệm còn thiếu sót. Tổng thống Bolsonaro lại luôn luôn chỉ trích các biện pháp phong tỏa mặc dù số người chết vẫn tăng cao.
Mêhicô: Ổ dịch lớn thứ hai tại châu Mỹ Latinh
Theo số liệu chính thức, hôm qua, 03/06, số ca tử vong trong vòng 24 tiếng đồng hồ tại Mêhicô đã tăng gấp đôi, và lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 ca, chính xác là 1.092 trường hợp, trong lúc ngày hôm trước chỉ là 470.
Cho đến nay, Covid-19 đã làm 11.729 người chết ở Mêhicô. Thứ trưởng Y Tế Hugo Lopez-Gatel, thứ Sáu vừa qua đã không loại trừ khả năng tử vong lên dến 30.000 ca.
Tổng số ca nhiễm virus corona tại quốc gia này hiện là 101.238 trường hợp.
Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng, Mêhicô vào hôm qua đã khởi động lại các hoạt đông kinh tế, dỡ bỏ dần phong tỏa.
Tổng thống Andrés Manuel Lopez Obrador kêu gọi thiết lập một “tình trạng bình thường mới tại quốc gia” 120 triệu dân này.
Thải độc kỹ thuật số trong thời Covid-19
Mary HollandBBC Worklife
Với các quy tắc giãn cách xã hội giữa thời Đại dịch Covid-19, và nhiều giờ sống trong tình trạng đơn độc có thể ảnh hưởng đến sự lành mạnh của ta, thì màn hình đã trở thành sự cứu rỗi với nhiều người.
Giữa cuộc khủng hoảng, lượt xem trên Instagram Live tăng gấp đôi trong một tuần, Facebook cho biết số lượng các cuộc điện thoại bằng video tăng 70% và lượng sử dụng ứng dụng WhatsApp tăng 40%.
Tại sao lãnh đạo nói một đằng, làm một nẻo?
Văn phòng sẽ thay đổi thế nào hậu Covid-19
Năm ‘bí kíp’ đơn giản để lên hình đẹp trong video call
“Với lấy điện thoại là cách ứng phó trước điều chưa biết,” Doreen Dodgen-Magee, nhà tâm lý học làm việc tại Đại học bang Oregon và là tác giả quyển “Thiết bị!: Cân bằng cuộc sống và Công nghệ trong Thế giới Số” cho biết.
“Ta kết nối với màn hình và tin tức chúng đem lại, hi vọng chúng sẽ giúp ta cảm thấy bớt lo âu hơn.”
Vài tuần trước khi đại dịch virus coronavirus tràn tới New York City, tôi đã xóa ứng Instagram. Tôi mệt mỏi với việc cuộn màn hình xuống một cách vô nghĩa khi đứng xếp hàng ở cửa hàng thực phẩm hay chờ đợi ở ga tàu điện ngầm. Sau một tuần không sử dụng ứng dụng này, tôi nhận ra mình đã không cầm điện thoại thường xuyên như trước và điều đó khiến tôi có cảm giác tự do kỳ lạ.
Sau đó thì đợt phong tỏa đến. Tôi thấy hoàn toàn mất kết nối với thế giới, và vật vã cần phải xem cách mọi người ở nơi khác đang thích ứng ra sao.
Tôi lại tải Instagram xuống. Dù vậy, lần này ứng dụng khiến tôi cảm thấy đỡ mất thời gian hơn, và thay vào đó cảm thấy có mục đích hơn – như thể việc dùng điện thoại là ổn vì tôi không thể trực tiếp gặp gỡ mọi người.
Tôi muốn kết nối lại với bạn bè xung quanh để xem cách họ thích nghi với giai đoạn cách ly ra sao.
Tôi cần lời khuyên từ một đầu bếp danh tiếng chỉ dẫn cách sử dụng thức ăn còn dư, và tìm thông tin về những thương hiệu đang sản xuất và tặng khẩu trang.
Nhưng cuối cùng khi tôi cảm thấy mình tìm được chút cảm xúc tích cực từ việc ngồi quẹt màn hình, thì thình lình hóa ra không phải vậy.
Trong tuần thứ hai của thời gian phong tỏa, mỗi khi tôi chụp lấy điện thoại để tìm kiếm một điều tích cực từ Instagram, tôi lại bị tràn ngập bởi những nội dung bất tận gây lo âu đến từ thông báo tin tức.
Khi ta ngày càng bám lấy điện thoại vì lo lắng mất kết nối, buồn chán và cảm thấy cần thiết, rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy sự lo âu dâng cao khi dành quá nhiều thời gian trước màn hình.
Với Dodgen-Magee, đây thực sự là vấn đề, vì rất nhiều sự lo lâu ta cảm thấy vì “tình trạng kết nối liên tục phản tác dụng lại bất cứ sự tích cực nào mà thông tin đưa lại.”
Tuy nhiên, tắt màn hình đi thực ra không dễ dàng chút nào. Khi toàn bộ thế giới đều nằm trong chiếc điện thoại, và ngày trôi qua trên màn hình nhiều hơn bao giờ hết, làm sao ta có thể giảm thiểu sự lo âu kỹ thuật số?
Vẽ lằn ranh giới hạn
Ta điều biết rằng ta xem điện thoại nhiều hơn mình muốn. Nhưng rất khó vẽ lằn ranh giới hạn công nghệ khi bất ngờ màn hình trở thành kết nối duy nhất ta có với mọi người, và thậm chí là cách giúp ta giữ tinh thần lạc quan.
Zoom, các ứng dụng tập thể dục trên mạng, ứng dụng điện thoại FaceTime và thậm chí ứng dụng tập thiền – tất cả đều đòi hỏi ta phải gắn chặt vào màn hình.
“Mọi người lo lắng về thời gian sử dụng điện thoại [hiện thời]. Mỗi Chủ Nhật [khi Apple công bố báo cáo thời gian sử dụng], tôi lại thấy hàng loạt các nội dung trên Twitter và bình luận từ mọi người trên mạng xã hội nói họ hoảng sợ khi thấy họ đã dành tới 12 giờ mỗi ngày dùng điện thoại,” Tanya Goodin cho biết.
Bà là người sáng lập phong trào giải độc kỹ thuật số có tên Time To Log Off [Đã đến lúc Thoát ra] có trụ ở ở Anh, và bà cũng là tác giả quyển sách “Thoát ra và Ngưng nhìn Màn hình” [Off and Stop Staring at Screens].
“Rõ ràng là tình hình hiện tại rất khác biệt, nhưng tôi vẫn nghĩ rất nhiều nguyên tắc vẫn đúng ở đây.”
Để giảm thiểu căng thẳng kỹ thuật số, Goodin đề nghị ta phân biêt lằn ranh rõ ràng giữa thời gian dùng điện thoại hữu ích và thời gian dùng điện thoại độc hại.
Giãn cách xã hội trên máy bay có khả thi?
Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào?
Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Dùng thời gian lên mạng xã hội cũng tốt thôi nếu ta sử dụng nó vào mục đích tích cực như xem video tập thể dục, tham quan bảo tàng qua mạng hay học nướng bánh.
“Nếu ta dùng điện thoại vì chán nản hay lo âu, thì nó không hữu ích gì,” Goodin cho biết.
Nguyên tắc tương tự cũng có tác dụng với chuyện đọc tin tức. “Mọi người nói rằng họ muốn cảm thấy được trấn an, nhưng nó đang dần trở thành vấn đề thực sự và gây gia tăng lo âu.”
Thậm chí khi ta cố gắng tạo ra lằn ranh và thói quen để làm giảm nhẹ sự lo âu công nghệ, thì giờ đây duy trì thói quen lành mạnh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi đời sống công việc và gia đình bỗng nhiên nhập làm một.
Goodin đề nghị mọi người chia thời gian cho các hoạt động buổi sáng và buổi chiều.
“Khi bạn không còn phải đi lại đến nơi làm việc, bạn không còn có việc đánh dấu kết thúc mỗi ngày. Ta cần phải tạo ra những việc giới hạn như vậy.”
Để vẽ lằn ranh phân biệt giữa làm việc và chơi, Goodin cũng đề nghị mọi người sử dụng các thiết bị khác nhau cho hoạt động khác nhau.
“Sử dụng máy tính làm thiết bị công việc và điện thoại làm thiết bị để chơi. Vì vậy, bạn sẽ đặt một thiết bị qua một bên khi sử dụng cái còn lại.”
Tìm kiếm nội dung chất lượng
Nhà tâm lý học Dodgen-agee đề xuất tìm đến những nội dung hấp dẫn và có ý nghĩa thay vì xem ào ạt bất cứ nội dung nào hiển thị. May mắn là, giữa mùa đại dịch, những nội dung hữu ích trên mạng xã hội giờ đây có nhiều hơn bao giờ hết.
Tác giả viết sách nấu ăn và đầu bếp Alison Roman là người đã được phong là “nữ hoàng dạ tiệc mùa đại dịch” vì những nội dung hữu ích về nấu ăn của bà và những video trên mạng xã hội; bà là một trong những người đem lại nội dung chất lượng.
“Tôi thật hạnh phúc vì mình có một nơi thực sự để mình cung cấp dịch vụ,” Roman cho biết, bà có hơn 500.000 người theo dõi trên Instagram và 400.000 người theo dõi trên Twitter.
“Tôi chưa bao giờ là người có thể sáng tạo nội dung mà mọi người không dùng được trong đời thật.”
Roman đã hướng dẫn những mẹo hữu ích để tạo ra công thức nấu ăn của bà trên kênh YouTube của báo New York Times trong nhiều tháng, nhưng vài tuần vừa qua, bà đã lên Instagram để cung cấp lời khuyên bạn nên sử dụng gì nếu bạn không có những nguyên liệu cần thiết trong mùa cách ly.
Mặc dù Roman thấy sự tương tác trên các kênh mạng xã hội của bà đã tăng, nhưng bà không chắc chắn liệu đó là vì sự nổi tiếng của bà hay vì bất ngờ mọi người quan tâm tới nấu ăn vì mùa dịch.
“Nhiều người nấu ăn hơn và nhiều người đặt câu hỏi hơn,” Roman chia sẻ, bà đã phản hồi giúp những tình huống khó khăn trong bếp mọi người gặp phải.
Trên Instagram và Twitter, bà mời người theo dõi đặt câu hỏi, từ bát cứ gì từ cách làm sao cho nấm giòn đến những câu hỏi liệu kem sữa [buttermilk] có còn tốt sau khi đã qua thời bạn bán không.
Tắt mạng
Dù các cuộc điện thoại video có vẻ như đang vận hành trong đời ta – như hội họp, tập thể thao trực tuyến, gặp gỡ bạn bè và thậm chí ăn tiệc – nhưng kiệt sức vì sử dụng Zoom là có thật.
Để làm giảm nhẹ tác động gây lo âu từ màn hình, quan trọng là ta không quên những cách khác trong giao tiếp với mọi người.
“Hãy nghĩ về một số cách thay thế khác. Gọi điện chẳng hạn – chúng vẫn còn tồn tại mà,” Goodin chia sẻ.
“Gọi điện thoại giữa hai người đem lại trải nghiệm trọn vẹn hơn rất nhiều so với việc bạn gào lên liên tục với mười người [trên ứng dụng Zoom].”
“Có các cách khác ta có thể làm không cần đến màn hình,” Goodin chia sẻ. Ta có thể rời bỏ điện thoại bằng cách đăng ký mua tạp chí in trên giấy, hay chơi xếp hình ngoài đời thật. Nhiều người cũng chuyển qua đọc sách.
“Tôi để ý rất nhiều người đang nói về cơn sốt tiểu thuyết thoát ly – những quyển sách không viết về đại dịch, mà có những câu chuyện rất hay hay khiến bạn có thể theo dấu.”
Một số nhà sách cũng thấy dấu hiệu tích cực khi mọi người tăng thời gian đọc sách. Nhà sách có tên Books Are Magic ]Sách thật kỳ diệu] tại Brooklyn do tác giả Emma Straub sở hữu, đã thấy lượng sách bán ra tăng cao trong vài tuần rồi.
“Số lượng bán ra của chúng tôi tiệm cận đến mức mà chúng tôi thấy trong các kỳ nghỉ, điều này có nghĩa là, số lượng bán ra cao nhất trong năm,” Colleen Callery, giám đốc truyền thông và tiếp thị của công ty sách cho biết, ông giải thích lý do tăng doanh số là vì mọi người đọc nhiều hơn, và vì những cửa hàng bán lẻ như Amazon đã không ưu tiên chuyển phát sách.
Tuần rồi, tôi dành hai giờ trong ngày thứ Bảy để quay lại ngồi đọc hết quyển tiểu thuyết.
Tôi tắt điện thoại và cho phép bản thân hóa mình vò thế giới tiểu thuyết không có virus corona, dù tiếng còi xe cấp cứu vẫn vang lên bên ngoài cửa sổ.
Đêm đó, sau khi gửi đi vài tin nhắn, tôi tắt mạng trên tất cả ứng dụng trong 12 giờ, sau đó tắt điện thoại và bỏ nó qua phòng khác.
Tôi lại có được cảm giác tự do, như khi tôi vừa xóa ứng dụng Instagram vài tuần trước. Đó là khi cảm giác sau ập đến: Tôi không thể kiểm soát nhiều thứ vào khoảnh khắc hiện tại, nhưng tôi có thể tắt màn hình.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52910010
Tình trạng đàn áp tự do ngôn luận
đáng báo động trong mùa dịch COVID-19
Bà Michelle Bachelet, Cao ủy viên Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ), bày tỏ lo ngại trước tình trạng đáng báo động về đàn áp tự do ngôn luận ở các khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, trong mùa dịch COVID-19.
Theo thông cáo báo chí của LHQ phát đi ngày 3 tháng 6, trong mùa đại dịch COVID-19, bà Bachelet cho biết đã chứng kiến sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ hơn ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng việc bắt giam người dân khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch với cáo buộc cho việc loan truyền thông tin sai lệch thông qua báo chị và mạng xã hội.
Cụ thể, các báo cáo từ nhà chức trách ở Việt Nam cho thấy đã triệu tập hơn 600 người dùng Facebook vì các bài đăng trực tuyến thông tin về dịch bệnh COVID-19. Nhiều người trong số họ đã bị xử phạt hành chính và bị đề nghị xóa bài viết. Tính đến thời điểm này, có ít nhất 2 người bị tuyên án hình sự vì đăng thông tin bị cho là sai lệch về dịch COVID-19 với mức án 9 tháng tù giam và phạt hành chính hơn 1,000 USD.
Thông cáo của LHQ nêu những lo ngại về mức độ nghiêm trọng trong việc đàn áp thông tin và việc tuyên án đối với các trường hợp liên quan đến quyền thực hiện tự do ngôn luận trực tuyến và ở đời thực.
Bà Michelle Bachelet kêu gọi chính phủ các quốc gia hãy để cho dân nước mình như các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà hoạt động và người dân nói chung được tự do bày tỏ ý kiến về các chủ đề quan trọng đối với lợi ích công cộng.
WHO đề nghị tái tục
thử nghiệm thuốc hydroxychloroquine trị COVID
Sau khi ngưng thử nghiệm lâm sàng thuốc hydroxychloroquine chữa trị COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới ngày 3/6 tuyên bố các chuyên gia đã duyệt xét lại các dữ liệu an toàn và hiện đang khuyến nghị tiếp tục dùng thử nghiệm thuốc này như dự định.
Như vậy, với khuyến nghị này, các bác sĩ sẽ sớm có thể tái tục dùng thuốc này đối với những bệnh nhân ghi tên tham gia cuộc nghiên cứu của WHO.
Cũng vào ngày 3/6, WHO bình luận về một bản tin của AP trích dẫn ghi âm nội bộ của WHO cho rằng Trung Quốc đã trì hoãn cung cấp tin tức về COVID, gây bất bình đáng kể trong các giới chức WHO.
Giới lãnh đạo và nhân viên của chúng tôi đã làm việc ngày đêm phù hợp với qui luật của tổ chức để hỗ trợ và chia sẻ thông tin với các nước thành viên của chúng tôi một cách bình đẳng và thảo luận minh bạch, thẳng thắn với các chính phủ ở mọi mức độ,” bác sĩ Mike Ryan, giám đốc Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO, nói.
Hồng Kông : Liên Hiệp Châu Âu
tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc
Thu Hằng
Trong hồ sơ Hồng Kông, sau khi Quốc Hội Trung Quốc thông qua dự luật an ninh cho đặc khu hành chính ngày 28/05/2020, Mỹ chọn đối đầu trực diện với Trung Quốc, bãi bỏ quy chế ưu đãi thương mại dành cho Hồng Kông. Chính quyền Anh tuyên bố sẽ cấp hộ chiếu cho hàng triệu người dân Hồng Kông và khả năng nhập quốc tịch Anh nếu Bắc Kinh vẫn kiên quyết áp đặt luật an ninh. Còn Liên Hiệp Châu Âu vẫn chỉ tạm dừng ở những tuyên bố ngoại giao “quan ngại sâu sắc”.
Trừng phạt chính quyền Bắc Kinh vì đã vi phạm quy chế “một quốc gia, hai chế độ” theo Tuyên bố Anh-Trung Quốc năm 1984 “không phải là giải pháp cho các vấn đề của chúng ta (Liên Hiệp Châu Âu) với Trung Quốc”, theo phát biểu ngày 29/05 của ông Josep Borrel, người đứng đầu ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu, sau buổi họp trực tuyến với các ngoại trưởng các nước thành viên.
Ưu tiên đối thoại để bảo vệ lợi ích kinh tế
Đằng sau ngôn ngữ nặng tính ngoại giao và thiếu cứng rắn, thực ra Liên Hiệp Châu Âu muốn tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc và bảo vệ lợi ích kinh tế, theo nhận định trên trang Le Journal du Dimanche ngày 30/05 của nhà nghiên cứu Philippe Le Corre, thuộc Trường Harvard Kennedy và Quỹ Nghiên cứu Chiến lược của Pháp (FRS).
Hồng Kông trở thành một chủ đề nhạy cảm trong bối cảnh Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc chuẩn bị họp thượng đỉnh. Ban đầu, thượng đỉnh được dự trù vào tháng Chín tại Leipzig (Đức), do thủ tướng Angela Merkel chủ trì, nhưng Berlin vừa thông báo hoãn do dịch Covid-19. Phía Đức kỳ vọng sẽ đạt được một thỏa thuận song phương với Trung Quốc về bảo vệ đầu tư, hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở châu Phi và tiếp tục là nhà đối thoại đặc quyền của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Điều này giải thích tại sao Berlin ủng hộ biện pháp đối thoại với Bắc Kinh, hơn là trừng phạt, mà một trong các khả năng được nêu lên là hủy Thượng đỉnh 27+1. Ngược lại, theo ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 29/05, thượng đỉnh với Trung Quốc là cơ hội để “thảo luận với nhau về những chủ đề gây khó chịu”, hiển nhiên sẽ có dự luật an ninh Hồng Kông.
Châu Âu loay hoay thể hiện độc lập với Mỹ
Thêm một lần nữa, Liên Hiệp Châu Âu rơi vào thế lưỡng nan, giữa một bên là yêu cầu Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và bên kia hợp tác quốc tế đồng thời vẫn phải bảo vệ được lợi ích kinh tế, thương mại, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái do đại dịch Covid-19 gây nên.
Chỉ dừng lại ở việc lên án dự luật an ninh Hồng Kông, Bruxelles cũng muốn giữ khoảng cách với Washington, theo nhận định của AFP. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng “biện pháp tốt nhất là không để bị cuốn theo cuộc đối đầu này (giữa Mỹ và Trung Quốc) và không để cuộc chiến tranh lạnh thứ hai bắt đầu, đó là cách để Liên Hiệp Châu Âu khẳng định tự chủ”. Cách xử lý của Bruxelles trước những tham vọng thành cường quốc của Trung Quốc cũng là “bài trắc nghiệm tham vọng địa chính trị của Liên Hiệp Châu Âu”, theo lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrel.
Tuy nhiên, thực tế quá khứ đã cho thấy đối thoại với Trung Quốc không phải là biện pháp hiệu quả và Bắc Kinh luôn “nói một đằng làm một nẻo”. Liên Hiệp Châu Âu chưa bao giờ chặn được Bắc Kinh gây bất hòa nội bộ của khối (giữa các nước Đông và Tây Âu hoặc Ý với dự án Con đường tơ lụa mới…), dù Bắc Kinh hứa không chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 11/04/2019 với 16 nước Đông-Trung Âu tại Dubrovnik (Croatia).
Theo nhà nghiên cứu Philippe Le Corre, biện pháp hữu hiệu duy nhất đối với Liên Hiệp Châu Âu là nên tham gia vào liên minh các nước dân chủ để bảo vệ quy chế của Hồng Kông, cũng như bảo vệ khoảng 80.000 công dân châu Âu sống ở đặc khu và hàng chục nghìn doanh nghiệp hoạt động từ nhiều thập niên qua. Liên Hiệp Châu Âu phải tiếp tục bảo vệ những lý tưởng của khối và buộc tuân thủ luật pháp quốc tế, kể cả đối với Trung Quốc, trong khi nước này ngày càng khẳng định vị trí cường quốc, nhưng lại chà đạp lên các nghĩa vụ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi
“thời kỳ hợp tác mới” bào chế vac-xin
Thu Hằng
Anh Quốc tổ chức thượng đỉnh trực tuyến ngày 04/06/2020 để gây quỹ cho Liên minh Vac-xin (Gavi), trong đó Luân Đôn là nhà đóng góp lớn nhất. Thủ tướng Boris Johnson hy vọng “thượng đỉnh sẽ là thời điểm mà cả thế giới sẽ tập hợp để đoàn kết nhân loại trong cuộc chiến chống dịch bệnh”.
Theo AFP, mục tiêu của thượng đỉnh này là quyên góp được ít nhất 7,4 tỉ đô la cho quỹ Gavi để có thể tiêm chủng thêm cho 300 triệu trẻ em ở những nước nghèo nhất trên thế giới từ nay đến năm 2025. Nhờ vac-xin, hàng năm có đến 8 triệu trẻ em được cứu khỏi các bệnh chết người như bại liệt, bạch hầu và sởi.
Quy định cách ly gây nhiều tranh cãi được áp dụng từ ngày 08/06
Ngoài ra, khoản tiền 7,4 tỉ đô la mà Luân Đôn kỳ vọng cũng sẽ góp phần vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 đang hoành hành tại 194 nước trên thế giới, trong đó Anh Quốc là một trong những nước bị tác động nghiêm trọng nhất.
Để hạn chế tốc độ lây lan của virus corona, chính phủ Luân Đôn quy định cách ly 14 ngày đối với tất cả những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Anh, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Quy định gây nhiều tranh cãi này sẽ vẫn được áp dụng từ ngày 08/06, theo khẳng định ngày 03/06 của bộ trưởng Nội Vụ Anh Priti Patel.
Thông tín viên RFI Muriel Delcroix giải thích từ Luân Đôn :
“Buổi điều trần tại Nghị Viện Anh của bộ trưởng Nội Vụ Priti Patel rất được trông đợi. Bà tới giải thích về quy định cách ly 14 ngày mà Luân Đôn muốn áp dụng từ thứ Hai 08/06 đối với tất cả hành khách quốc tế.
Rất nhiều nghị sĩ Công Đảng đối lập đã chỉ trích quyết định cách ly quá trễ trong khi dịch Covid-19 đã khiến khoảng 50.000 người chết trên cả nước. Họ cũng thắc mắc tính logic đằng sau quyết định được cho là bảo vệ người dân Anh khỏi nguy cơ lây nhiễm từ nước ngoài, trong khi trên thực tế, Anh Quốc có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới, thậm chí công dân Anh còn có thể là nguồn lây nhiễm dịch bệnh đến các nước sẵn sàng đón tiếp họ.
Những lời chỉ trích cũng đến từ phía đảng Bảo Thủ. Nhiều nghị sĩ Bảo Thủ lo ngại về hậu quả nghiêm trọng cho các hãng hàng không và ngành du lịch, hiện đã bị tác động quá nặng nề vì các biện pháp phong tỏa. Họ yêu cầu nhanh chóng lập các cầu hàng không với một số nước để lách biện pháp cách
ly. Bồ Đào Nha đang thảo luận với chính quyền Luân Đôn về phương án này. Riêng Paris đã cho biết là sẽ áp dụng nguyên tắc đối đẳng đối với công dân Anh nếu công dân Pháp cũng bị cách ly khi nhập cảnh vào Anh.
Để trấn an, chính phủ Anh hứa sẽ xem xét lại hệ thống này ngay từ cuối tháng Sáu và sẽ dự tính những biện pháp khác, trong đó có phương án hành lang hàng không”.
Covid-19 : Pháp dời lại mùa bán hàng giảm giá
Tuấn Thảo
Theo thông lệ, mùa bán hàng giảm giá trong ngành y phục may sẵn được dự trù vào tháng 6 hàng năm, vài tuần trước kỳ nghỉ hè ở Pháp. Năm nay, do tác động của dịch Covid-19, mùa giảm giá bị dời lại ba tuần, bắt đầu vào ngày 15/07 thay vì 24/06 như dự kiến. Quyết định của Bộ Kinh tế Tài chính là một cách để giúp đỡ các hiệu quần áo, nhất là cửa hàng nhỏ có thêm thời gian bán hàng tồn kho.
Trong hai tháng phong tỏa, các cửa hiệu bán áo quần may sẵn đều buộc phải đóng cửa. Giờ đây, các cửa hàng này đã mở lại kể từ ngày 02/06. Tuy nhiên, hầu hết các chủ tiệm đều nhức đầu với khối hàng tồn đọng, trong khi các khoản tiền mặt của họ lại ở mức thấp nhất, sau hai tháng không có nguồn thu nhập. Nếu mở lại cửa hàng vào tháng 6 để rồi rơi ngay vào mùa bán hàng giảm giá, các chủ tiệm lại càng bị thiệt thòi. Trong chiều hướng đó, Bộ Kinh tế đã nới lỏng các quy định ràng buộc để giúp cho ngành kinh doanh áo quần may sẵn có được thêm một vài tuần lễ để bán dòng sản phẩm thời trang “xuân-hạ” với mức giá bình thường, thay vì buộc phải giảm giá đúng theo quy định.
Được dự kiến vào ngày 24/06, rốt cuộc mùa bán hàng giảm giá (tiếng Pháp gọi là soldes) sẽ bắt đầu vào ngày 15/07 và sẽ kéo dài trong vòng bốn tuần. Theo giới chuyên gia kinh tế, biện pháp này đặc biệt là nhằm để hỗ trợ các công ty nhỏ và trung bình, các doanh nhân độc lập không có sự hậu thuẫn của các thương hiệu lớn hay các hệ thống phân phối dây chuyền. Việc lùi lại mùa soldes giúp cho thành phần này có thêm thời gian để tạo lại nguồn vốn bằng tiền mặt, trong một lãnh vực kinh tế mà sự cạnh tranh nói chung là khá gay gắt.
Liên đoàn Quốc gia ngành may mặc (FNH) đã hoan nghênh quyết định của Bộ Kinh tế, cho rằng việc lùi lại mùa bán hàng giảm giá là điều rất cần thiết đối với các công ty gia đình hay các doanh nhân độc lập. Còn theo ông Emmanuel Le Roch, giám đốc Liên đoàn thương mại chuyên ngành Procos, đại diện cho hơn 200 thương hiệu áo quần may sẵn (tuyển dụng khoảng 450.000 nhân viên) đây là một giải pháp có thể làm vừa lòng cho cả hai phía : các thương hiệu lớn cũng như các cửa hàng nhỏ. Trong tình hình hiện nay, mỗi bên có thêm thời gian để sắp xếp, tổ chức lại cách buôn bán tùy theo nhu cầu.
Ngành phân phối áo quần may sẵn ở Pháp khá đa dạng và tác dộng của dịch Covid-19 lên các doanh nghiệp một cách không đồng đều : trong thời kỳ phong tỏa, quần áo trẻ em hay các đồ thể thao vẫn bán chạy, trong khi các sản phẩm thời trang dành cho phái nữ lại không ăn khách. Mặt khác, một số cửa hàng nhỏ (áo quần, giày dép, phụ kiện thời trang) đã có thể thích ứng ngay với lệnh phong tỏa qua hình thức ‘‘click & collect’’ mua hàng rồi hẹn giờ đến lấy và chủ yếu khai thác tâm lý của người tiêu dùng ở Pháp, muốn mua sắm gần nhà trong thời gian phong tỏa, một cách để hỗ trợ các cửa hàng ở cùng khu phố.
Theo ông Yohann Petiot, giám đốc điều hành Liên minh ngành kinh doanh độc lập, đại diện cho 27.000 cửa hàng ở các khu vục trung tâm thành phố, khai thác nhiều lãnh vực kể cả giày dép, áo quần, mỹ phẩm, thời trang … các doanh nghiệp nhỏ thường ít có nguồn vốn và do phải trả chi phí mặt bằng nên các cửa hàng ‘‘truyền thống’’ cũng thường phải chịu thêm sự cạnh tranh của các mạng bán hàng trực tuyến, chưa kể tới các ứng dụng như Le Bon Coin hay là Vinted cho phép mỗi cá nhân mua bán lại áo quần không xài, hay là bán đồ cũ.
Đối với ngành kinh doanh áo quần máy sẵn, từ đây cho tới mùa hè là thời kỳ quan trọng để kích thích mức tiêu thụ và thu hút khách hàng trở lại. Tuy nhiên, theo khảo sát của công ty tư vấn Kantar, 47% tức là gần một nửa doanh thu trong năm của ngành áo quần may sẵn chủ yếu được thực hiện trong mùa giảm giá, hoặc nhờ vào các chương trình khuyến mại, đặc biệt hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Việc lùi lại mùa bán hàng giảm giá cho tới giữa tháng 7 tức là rơi đúng vào kỳ nghỉ hè cũng chưa chắc gì là một tin vui đối với các chủ cửa hàng thời trang tại Paris, do vào mùa hè Paris thường vắng bóng người dân thủ đô, trong khi mùa hè năm nay chưa chắc gì du khách nước ngoài sẽ ồ ạt trở lại viếng thăm thủ đô Pháp. Các cửa hàng trên đại lộ Champs Élysées chủ yếu phục vụ khách nước ngoài, càng khó mà gầy dựng lại nguồn vốn.
Cuối cùng, quyết định của Bộ Kinh tế cũng là một cách để phòng hờ tình trạng có quá nhiều công ty phải đóng cửa luôn, cho dù lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ. Ngành áo quần may sẵn vốn đã gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, đã trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên của dịch Covid. Tại Pháp, các thương hiệu như André, Naf Naf, Camaïeu hay La Halle đều đang ở trong tình trạng phá sản hoặc là không còn đủ khả năng thanh toán. Tính gộp lại, hàng chục ngàn nhân viên làm việc cho các cửa hiệu này đều có nguy cơ bị mất việc. Khó khăn của ngành bán y phục may sẵn dường như chỉ mới bắt đầu, vì theo một bản nghiên cứu gần đây của Trường cao đẳng thời trang (Institut Français de la Mode) dịch Covid-19 đã khiến cho doanh thu trong năm 2020 của ngành y phục may sẵn giảm từ 17% đến 25%.
Em gái của Kim Jong Un cảnh báo Hàn Quốc
phải ngăn chặn người đào thoát
phát tán truyền đơn chống Triều Tiên
Triệu Hằng
Kim Yo Jong, em gái của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã lên tiếng cảnh báo Hàn Quốc phải ngăn chặn những người đào thoát rải truyền đơn chống Triều Tiên.
Bà Kim Jo Yong – Phó Chủ tịch Ủy ban tuyên truyền đảng Lao động Triều Tiên tuyên bố, khả năng Bình Nhưỡng sẽ hủy một thỏa thuận quân sự song phương Triều Tiên – Hàn Quốc, nếu hoạt động rải truyền đơn vẫn tiếp tục diễn ra.
Trong một tuyên bố được thông tấn Triều Tiên KCNA xuất bản hôm thứ Năm (4/6), bà Kim Jo Yong nói đến hàng trăm ngàn tờ rơi chống đảng Lao động Triều Tiên mà gần đây được rải la liệt dọc theo vùng phi quân sự (DMZ) ở trên phần đất Triều Tiên, tài liệu có tiêu đề “Những người đào thoát khỏi miền Bắc”.
Bà Kim Jo Yong cũng cảnh báo Hàn Quốc về việc Triều Tiên sẽ rút khỏi Tuyên bố Panmunjom mà trong đó có các điều khoản và thỏa thuận về quân sự, theo đó cả hai bên đồng ý cấm “các hành vi thù địch” bao gồm phát tán truyền đơn trong các khu vực dọc theo Đường Ranh giới quân sự liên Triều.
Giới quan sát nhận định, Kim Yo Jong, 32 tuổi, đã bước vào trung tâm giới quyền lực Triều Tiên.
Người Hong Kong đánh dấu biến cố Thiên An Môn
bất chấp lệnh cấm
Người dân trên khắp Hong Kong đang tìm cách đánh dấu kỷ niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn, mặc dù những lễ tưởng niệm chính thức đã bị cấm.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, quân đội và xe tăng đã nổ súng vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Bắc Kinh – ước tính số người chết khoảng từ vài trăm đến vài nghìn.
Hàng năm hàng chục ngàn người dân thường đánh dấu kỷ niệm biến cố này tại Hong Kong.
Nhưng năm nay – trong khi Bắc Kinh đề xuất một luật an ninh mới cho thành phố – mọi lễ tưởng niệm đều bị cấm vì lý do virus corona.
Hong Kong: Cảnh sát cấm tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn 1989
Người chụp hình Thiên An Môn mong dân Hong Kong an toàn
Cảnh sát nói với truyền thông địa phương rằng 3.000 cảnh sát chống bạo động sẽ được triển khai để ngăn chặn các lễ kỷ niệm nhỏ hơn hoặc ngẫu hứng.
Hong Kong và Ma Cao là những phần duy nhất của Trung Quốc được phép kỷ niệm vụ thảm sát này.
Ở đại lục, các tài liệu tham khảo về cuộc đàn áp đều bị cấm và chính phủ hiếm khi đề cập đến nó – nếu có.
Trong khi đó, quốc hội Hong Kong dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự luật quốc ca gây tranh cãi – điều này sẽ khiến việc thiếu tôn trọng quốc ca Trung Quốc trở thành một hành vi phạm tội – hôm thứ Năm.
Hong Kong có kế hoạch gì cho thứ Năm?
Liên minh Hong Kong – nhóm tổ chức buổi cầu nguyện hàng năm – công bố thời gian biểu cho một lễ kỷ niệm tại nhà.
Họ yêu cầu mọi người thắp một ngọn nến vào lúc 20:00 giờ địa phương “bất kể bạn đang ở đâu”, tiếp theo là một phút im lặng, những bài hát và “tụng kinh khẩu hiệu”.
Họ cũng muốn gửi các đại biểu đến Công viên Victoria trong các nhóm nhỏ tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội.
Các nhóm tối đa tám người được phép tập trung tại Hong Kong theo quy tắc ngăn chặn vi rút của lãnh thổ.
Nhưng các nguồn tin cảnh sát nói với South China Morning Post rằng nếu các nhóm khác nhau tụ tập vì một “mục đích chung”, họ sẽ bị can thiệp.
Một số nhà hoạt động dân chủ đã kỷ niệm biến cố Thiên An Môn bên ngoài một nhà tù Hong Kong tối thứ Tư.
Luật an ninh của Bắc Kinh là gì?
Bắc Kinh đã đề xuất áp đặt luật này lên Hong Kong.
Luật này cấm phản quốc, lật đổ và ly khai ở Hong Kong, được đưa ra sau nhiều tháng biểu tình đòi dân chủ vào năm ngoái.
Việc chống đại lục đã được thúc đẩy vào năm ngoái khi luật dẫn độ được đề xuất – và sau đó bị hủy bỏ – dự luật sẽ cho phép nghi phạm hình sự bị dẫn độ sang Trung Quốc.
TQ thông qua luật an ninh, Mỹ nói ‘Hong Kong không còn quyền tự trị’
Hong Kong ‘cần luật an ninh để đối phó với khủng bố’
Biểu tình Hong Kong: Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc dễ dàng
Giới chỉ trích cho rằng luật an ninh là một nỗ lực trực tiếp nhằm hạn chế quyền tự do vốn đã được quy định trong tiểu hiến pháp khi Hong Kong được bàn giao cho Trung Quốc hồi năm 1997.
Đặc khu trưởng Carrie Lam đã bác bỏ ý kiến cho rằng Luật an ninh quốc gia, dự kiến được bỏ phiếu trong tuần này và có thể được ban hành vào tháng Sáu, sẽ hạn chế quyền của cư dân Hong Kong.
Thế còn dự luật quốc ca?
Dự luật quốc ca khác với luật an ninh quốc gia.
Tháng trước, đã có sự hỗn loạn trong quốc hội khi các nhà lập pháp thân Bắc Kinh cố gắng thông qua dự luật này.
Dự luật này dự kiến sẽ được quốc hội phê chuẩn, được gọi là Hội đồng Lập pháp, hôm thứ Năm.
Trong những năm gần đây, quốc ca Trung Quốc đã bị la ó thường xuyên hơn, tại các trận đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia Hong Kong.
Điều gì xảy ra tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989?
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 4/1989 và bắt đầu các cuộc biểu tình chính trị lớn nhất trong lịch sử nhà nước cộng sản Trung Quốc. Các buộc biểu tình kéo dài sáu tuần, với hàng triệu người tham gia.
Vào đêm ngày 3/6, xe tăng tiến vào và quân đội nổ súng, giết chết và làm bị thương nhiều người không có vũ khí trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn.
Sau đó, chính quyền tuyên bố không ai bị bắn chết tại quảng trường. Ước tính những người thiệt mạng trong cuộc đàn áp khoảng từ vài trăm đến vài nghìn.
Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra một con số chính thức cho bao nhiêu người chết trong vụ Thiên An Môn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52917163
Các công ty Hoa Kỳ lo ngại về căng thẳng sôi sục
ở Hồng Kông về luật an ninh quốc gia
Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Tư (3/6), một cuộc khảo sát các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiết lộ những lo ngại về tương lai của họ tại Hồng Kông nếu Trung Cộng áp dụng luật an ninh quốc gia mà các nhà phê bình cho rằng có thể hạn chế các quyền tự do của trung tâm tài chính và làm trầm trọng hóa các cuộc biểu tình đang diễn ra.
Góp phần vào tình hình căng thẳng chống chính phủ hiện tại, các nhà lập pháp Hồng Kông chuẩn bị nối lại một cuộc tranh luận về một dự luật gây tranh cãi sẽ hình sự hóa việc phỉ báng quốc ca Trung Cộng, sau những vụ ẩu đả trong cơ quan lập pháp trong những tuần gần đây.
Một buổi cầu nguyện hàng năm để tưởng niệm ngày 4 tháng 6 năm 1989 khi quân đội Trung Cộng nổ súng vào các sinh viên dân chủ trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn bị hủy bỏ lần đầu tiên do coronavirus, nhưng các nhà hoạt động vẫn lên kế hoạch tập hợp. Sau đó, các cuộc biểu tình được lên kế hoạch để đánh dấu kỷ niệm một triệu người diễn hành vào ngày 9 tháng 6 năm ngoái chống lại dự luật dẫn độ Trung Cộng đại lục bị thu hồi, và các cuộc biểu tình ba ngày sau đó bị cảnh sát đáp trả bằng hơi cay và đạn cao su trong những cảnh tượng khiến nhiều người kêu gọi kiềm chế.
Hai sự kiện quan trọng này biến cuộc biểu tình năm ngoái thành một phong trào rộng lớn hơn cho nền dân chủ, khiến thành phố do Trung Cộng cai trị rơi vào cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được Anh Quốc bàn giao vào năm 1997. (BBT)
Hồng Kông hôm nay, Đài Loan ngày mai:
người biểu tình tìm sự giúp đỡ và cảm thông
từ bên kia eo biển
Băng Thanh
Sợ bị bắt, bị đối xử bất công tại tòa án hoặc bị tống vào tù, nhiều người từng ở tuyến đầu trong phong trào biểu tình Hồng Kông đã tìm cách sang Đài Loan để tránh né.
“Tôi bị buộc tội tham gia tụ tập bất hợp pháp, vì vậy tôi phải tuân theo các điều kiện để được tại ngoại: giờ giới nghiêm, thường xuyên báo cáo cho đồn cảnh sát, không được rời Hồng Kông”, Andy, một người Hồng Kông 22 tuổi cho biết.
Anh bị bắt vào ngày 11/8/2019, ngày mà một người biểu tình bị bắn vào mắt phải. Người phụ nữ, người có thể bị mù mắt phải vĩnh viễn, đã trở thành biểu tượng của phong trào chống dự luật dẫn độ ở Hồng Kông.
Theo thông cáo báo chí của chính phủ Hồng Kông, kể từ ngày 2/3/2020, trong số 7.549 người bị bắt do tham gia cuộc biểu tình thì có 3.091 người là sinh viên. Hầu hết những người biểu tình bị bắt đang phải đối mặt với cáo buộc tham gia tụ tập bất hợp pháp, bạo loạn và sở hữu vũ khí tấn công.
Khi phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông tiếp diễn được hơn nửa năm, ngày càng nhiều người Hồng Kông đã sang Đài Loan vì sợ bị đàn áp chính trị.
“Tìm cách chạy trốn thực sự không khó. Sau khi bạn bị bắt, sẽ có người liên lạc với bạn và đề nghị giúp đỡ bạn”, Andy nói và chia sẻ rằng anh không biết gì về điều này cho đến khi anh bị bắt.
“Đối với những người biểu tình từng bị bắt ở Hồng Kông, vào thời điểm hiện tại, nếu bạn đến Đài Loan, bạn sẽ thấy thiên đường. Nếu không, bạn sẽ thấy không có lối thoát”, Andy nói.
Không giống như phần lớn người tham gia biểu tình, Andy là sinh viên Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan từ năm 2017. Nhờ lợi thế này, Andy đã nộp đơn xin cho phép anh được quay lại Đài Loan để tiếp tục việc học mặc dù anh vẫn đang phải đối mặt với cáo buộc tham gia tụ tập bất hợp pháp ở Hồng Kông.
“Tôi có thể tự do vào Đài Loan, nhưng những người không có danh tính như là một sinh viên học tập tại Đài Loan thì ở một tình huống rất khác….Nếu bạn vào Đài Loan một cách bất hợp pháp, chính phủ Đài Loan có thể xử lý theo quy tắc nhập cư, thay vì coi đó là trường hợp đặc biệt. Và nếu lệnh bắt được ban hành, bạn là người bị truy nã”, Andy cho biết.
Các tổ chức phi chính phủ ở Đài Loan đã hợp tác chặt chẽ với nhau để trao đổi thông tin và tổ chức các hoạt động dân chủ nhằm giúp đỡ người biểu tình Hồng Kông ở Đài Loan.
Alvin Chang, phát ngôn viên của Hiệp hội Thanh niên Dân chủ Đài Loan cho biết: “Thật ra, Hội đồng các vấn đề về đại lục của Đài Loan đã liên tục ủng hộ những người biểu tình ở Hồng Kông chạy trốn
sang Đài Loan. Hội đồng không tiết lộ chi tiết trước công chúng vì để giảm thiểu rủi ro cho việc giúp đỡ những người này”.
“Trước đây, rất ít người Đài Loan quan tâm đến Hồng Kông. Mãi cho đến khi có tin tức về cuộc biểu tình rất lớn phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông vào ngày 12/6, người Đài Loan mới nhận ra….Chúng tôi có một kẻ thù chung”, Chang cho biết.
“Hồng Kông và Đài Loan đang ở trên một chiếc thuyền. Không phải Đài Loan ủng hộ Hồng Kông mà là Hồng Kông đang che chắn cho Đài Loan”, Josh, sinh viên đại học Đài Loan năm thứ tư nói.
Josh hiện đang làm thiện nguyện viên tại một nhà thờ ở Đài Loan, nơi thu nhận sự hỗ trợ từ các vùng khác nhau ở Đài Loan để chuyển đến người biểu tình ở Hồng Kông.
Josh hiện đang lo lắng cho tình trạng của một số người Hồng Kông sang Đài Loan nhưng không tìm kiếm sự giúp đỡ. “Những thách thức thực sự bắt đầu sau khi họ trốn sang Đài Loan một cách an toàn. Vấn đề trong việc tìm kiếm việc làm, đi học hoặc đảm bào an ninh”, Josh cho biết.
Giống như nhiều người Đài Loan khác, Josh coi số phận của Hồng Kông và Đài Loan có liên quan mật thiết với nhau.
“Hồng Kông và Đài Loan có cùng một người hàng xóm áp bức là Trung Quốc, kẻ đang tiếp tục sử dụng chính trị để kìm hãm luật pháp và tự do, nhưng vẫn muốn thuyết phục và lừa dối người khác….Tôi ghét nó”, anh nói.
Theo HKFP
Băng Thanh dịch và biên tập
Tối nay, người Hồng Kông sẽ thắp nến khắp
thành phốđể tưởng nhớ các nạn nhân Thiên An Môn
Minh Hòa
Hôm nay (4/6) là tròn 31 năm kể từ ngày quân đội Trung Quốc tàn sát hàng ngàn thanh niên ở Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, chỉ vì họ kêu gọi tự do dân chủ và giải quyết tham nhũng.
Hồng Kông là nơi duy nhất thuộc Trung Quốc mà người dân được phép tổ chức các sự kiện kỷ niệm ngày Lục Tứ (4/6) – ngày diễn ra vụ Thảm sát Thiên An Môn. Nhưng Hồng Kông cũng đã mất đi quyền tự chủ của mình, điều mà Bắc Kinh hứa hẹn sẽ duy trì cho thành phố trong vòng 50 năm, kể từ năm 1997 – khi Anh Quốc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc.
Viện cớ dịch bệnh COVID-19, chính quyền Hồng Kông đã ra lệnh cấm tổ chức sự kiện thắp nến tưởng niệm quy mô lớn tại Công viên Victoria, mà hàng năm thường thu hút hàng chục ngàn người tham dự.
Dù vậy người Hồng Kông có cách riêng của mình để tiếp tục tưởng nhớ các nạn nhân, vừa không vi phạm lệnh cấm, vừa có thể khiến giới cầm quyền bất lực với ý đồ chôn giấu hồi ức về vụ tàn sát.
Theo SBS News, các nhà tổ chức đã kêu gọi cư dân Hồng Kông thắp nến tại bất cứ nơi nào họ có mặt, vào lúc 8 giờ tối, giờ địa phương, tức 7 giờ tối nay theo giờ Việt Nam.
“Nếu chúng tôi không được phép thắp một ngọn nến trong một cuộc biểu tình, chúng tôi sẽ thắp những ngọn nến để soi sáng khắp thành phố”, Lee Cheuk-yan, chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ Phong trào Dân chủ Yêu nước của Trung Quốc, ban tổ chức sự kiện thắp nến, nói với các phóng viên.
“Chúng tôi dự tính những cây nến trắng sẽ được phân phát tại 100 đến 200 điểm trên khắp Hồng Kông”, Chiu Yan-loy, một ủy viên hội đồng và thành viên Liên minh nói với AFP.
Các nhóm trực tuyến cũng đã gửi bản đồ và danh sách hơn một chục quận kêu gọi người dân tụ tập thành các nhóm nhỏ để tưởng nhớ. Bảy nhà thờ Công giáo cũng đã công bố kế hoạch tổ chức một lễ kỷ niệm vào tối nay.
Ngày Lục Tứ năm nay không chỉ khác biệt vì tình hình dịch virus Vũ Hán, mà còn là thời điểm rất bi thương cho nền dân chủ Hồng Kông, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quyết thông qua luật an ninh đối với thành phố, bất chấp các cuộc biểu tình phản đối của người dân và cảnh cáo từ phương Tây.
Tổng thống Trump đã tổ chức một cuộc họp báo “nhanh chóng và đầy giận dữ” về Trung Quốc, trong đó ông tuyên bố sẽ hủy bỏ chế độ ưu đãi đối với Hồng Kông, đồng thời sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc phá hoại nền dân chủ của thành phố này. Luân Đôn cũng tuyên bố cho phép cấp quyền
công dân cho người Hồng Kông. Những tìm kiếm trên mạng liên quan đến từ “di cư” cũng đã gia tăng ở Hồng Kông.
Khi Bắc Kinh quyết biến chính sách “một quốc gia, hai chế độ” thành “một quốc gia, một chế độ” đối với Hồng Kông, các nhà quan sát nhận định sẽ có một cuộc di cư lớn của người dân thành phố này ra nước ngoài. Một cuộc di cư lớn cũng đã xảy ra sau vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, trong đó nhiều quốc gia cho phép hàng ngàn du học sinh Trung Quốc ở lại mà không phải về nước, cũng có nhiều trường hợp là các sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn được giải cứu ra nước ngoài để tránh bị trừng phạt bởi chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc phản đối
công hàm của Hoa Kỳ gửi LHQ về Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đã “gây rối và phá vỡ mối quan hệ trong khu vực” sau khi Hoa Kỳ gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Công hàm ghi ngày 1 tháng 6 do bà đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp quốc Kelly Craft gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. Nội dung công hàm nhằm đáp lại công hàm ký hiệu CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa hôm 12 tháng 12 năm ngoái. Công hàm này của Trung Quốc phản đối công hàm của Malaysia đề nghị công nhận thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý.
Hoa Kỳ cho rằng công hàm CML/14/2019 của Trung Quốc nêu ra những yêu sách quá mức không phù hợp với luật quốc tế được phản ánh trong Công ước về Luật Biển năm 1982. Những yêu sách đó theo Hoa Kỳ là “mang mục đích can thiệp phi pháp vào quyền và tự do của Mỹ và tất cả những nước khác”.
Theo thông tin từ tài khoản Twitter của tờ Hoàn Cầu Thời báo ngày 3 tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng trước công hàm của Hoa Kỳ gửi LHQ, cho rằng việc làm này “phá vỡ các mối quan hệ trong khu vực” khi Hoa Kỳ không trực tiếp liên quan đến vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.
Trước đó, ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, thông báo Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối các yêu sách “phi pháp và nguy hiểm” của Trung Quốc trên Biển Đông. Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, ông Kelly Craft, đã ký công hàm này vào ngày 1 tháng 6. Ông Pompeo kêu gọi các nước phải đoàn kết để giữ vững luật quốc tế và tự do hàng hải.
Năm canh Tý và những dự đoán về vận mệnh TQ
Canh Tý là một năm đặc biệt trong Lục thập hoa giáp. Theo kinh nghiệm của người xưa, thông thường cứ vào năm Canh Tý, thiên hạ sẽ xảy ra nhiều sự kiện lớn.
Lục thập hoa giáp là sự kết hợp của 6 chu kỳ hành can và 5 chu kỳ hành chi thành hệ 60 năm. Trong rất nhiều dự ngôn từ xa xưa, năm nay sẽ xảy ra đại kiếp nạn hoặc xuất hiện sự kiện là bước ngoặt lịch sử với nhân loại. Nhìn lại lịch sử Trung Hoa, bốn lần tới chu kỳ năm Canh Tý, đều xuất hiện đại tai họa tạo nên bước ngoặt lịch sử, từ đó thay đổi vận mệnh của Trung Quốc.
Theo một bài báo trên Apple Daily, những tháng gần đây phòng giáo dục Hồng Kông đã cải biến sách giáo khoa lịch sử của Hồng Kông và xuyên tạc về cuộc chiến tranh nha phiến (1840-1842), đồng thời yêu cầu cục khảo thí hủy bỏ chủ đề liên quan tới mối quan hệ Trung Nhật trong giai đoạn lịch sử giữa 1900-1945 ở đề thi tốt nghiệp trung học năm nay. Chủ đề gây xôn xao dư luận và trở thành cơn bão ở Hương Cảng.
Cả hai giai đoạn lịch sử đều bắt đầu từ năm Canh Tý (1840 và 1900), trùng hợp năm 2020 lại là năm Canh Tý. Không ít nhà phong thủy và chiêm tinh học từ lâu đã dự đoán về đại dịch năm nay và tất nhiên sẽ có một vài nguyên nhân tất yếu trước khi thảm họa xảy ra.
Những sự kiện lịch sử Trung Quốc trong 180 năm qua, bốn lần tới chu kỳ năm Canh Tý đều có những thảm họa và bước ngoặt lịch sử lớn từ đó thay đổi vận mệnh Trung Quốc.
4 lần đại nạn Canh Tý trong lịch sử Trung Quốc
Năm Canh Tý 1840: Trung Quốc xảy ra chiến tranh nha phiến đầu tiên, các nước phương Tây gõ cửa vương triều Mãn Thanh, từ đó triều đại này dần suy tàn, khiến Hồng Kông trở thành cánh cửa lớn của Trung Quốc thông thương với thế giới.
Năm Canh Tý 1900: Liên quân tám nước đánh vào kinh đô Bắc Kinh, từ đó làm giảm uy tín về sự cai trị của người Mãn. Nhật Bản thừa cơ xâm chiếm Trung Hoa. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổi dậy đặt dấu chấm hết cho triều đại Mãn Thanh, mở đầu cho sự thành lập Trung Hoa Dân Quốc, đảng cộng sản lên nắm quyền.
Năm Canh Tý 1960: Trung Quốc bắt đầu bước vào nạn đói kéo dài ba năm khiến hàng chục triệu người chết đói. Để khôi phục danh tiếng, Mao Trạch Đông phát động cách mạng văn hóa vào năm 1966, nhưng tới năm 1976 mới kết thúc. Cùng với đó là nền chính trị ngu dân và văn công võ đấu đã mang lại thảm họa lớn cho người dân Trung Quốc.
Năm Canh Tý 2020: Viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại Trung Quốc, rồi nhanh chóng lan rộng toàn cầu. Các quốc gia trên toàn thế giới bị tổn thất nặng nề, họ cáo buộc chỉ trích ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và yêu cầu chính quyền này bồi thường.
Dù bạn có tin vào phong thủy hay chiêm tinh học hay không, những bài học lịch sử trong quá khứ luôn xứng đáng là tấm gương soi để nhân loại tham khảo và suy ngẫm, từ đó tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Đợt dịch bệnh lần này, trên thực tế chính là chiếc gậy cảnh tỉnh với những người cầm quyền đương thời. Từ trong ôn dịch mà rút ra bài học giáo huấn, sửa chữa những thiếu sót khác nhau và tránh thảm họa lặp lại.
Canh Tý 2020 trong các dự ngôn
Đối với tình hình ôn dịch lần này, trong rất nhiều cổ thư của Trung Hoa đều từng có dự ngôn. Trong đó, Khổng Thánh Chẩm Trung Ký có dự đoán, ngoài dịch bệnh, năm Canh Tý sẽ xuất hiện lũ lụt, côn trùng gây hại… Hoàng đế địa mẫu kinh dự ngôn, ôn dịch sẽ được giải quyết vào năm 2021, khó có thể lưu lại một nửa số người trên toàn cầu, những người sống sót sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
Địa Mẫu kinh có dự đoán sự bùng phát của viêm phổi Vũ Hán trong năm Canh Tý 2020 như sau:
Thơ viết:
Thái tuế canh tử niên, nhân dân đa bạo tốt.
Xuân hạ thủy yêm lưu, thu đông tần cơ khát.
Cao điền do cập bán, vãn đạo vô khả cát.
Tần hoài túc lưu đãng, ngô sở đa kiếp đoạt.
Tang diệp tu hậu tiện, tàm nương tình bất duyệt.
Kiến tàm bất kiến ti, đồ lao dụng tâm thiết.
Ý nghĩa:
“Nhân dân đa bạo tốt” khiến mọi người nghĩ đến cảnh tượng những bệnh nhân nhiễm viêm phổi đột nhiên ngã nhào và chết trên đường phố.
“Thu đông tần cơ khát” ngụ ý chỉ sự xuất hiện nạn đói.
“Tần Hoài túc lưu đãng” Dường như đang mô tả hiện tượng bi thảm của những người dân Trung Quốc đại lục. Vì ôn dịch hoành hành, có nhà mà không thể về, lang thang phiêu dạt tứ phương.
“Ngô sở đa kiếp đoạt” Chỉ rằng, ở các tỉnh như Triết Giang, Hồ Bắc… sẽ xuất hiện tình trạng trộm cướp hoành hành hoặc bạo loạn dẫn tới đảo chính.
“Kiến tàm bất kiến ti” nghĩa là ngành công nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh tế suy thoái.
“Sơn đầu khởi mộ điền” là dự ngôn năm nay sẽ có lượng lớn người tử vong, trên đỉnh núi sẽ xuất hiện nhiều ngôi mộ mới.
Phân tích chi tiết:
Thu hoạch nông nghiệp vào năm Canh Tý 2020 không tốt, bách tính nhiều người mắc bạo bệnh hoặc có tình trạng tử vong ngoài ý muốn. Thiên tai thảm họa tự nhiên như lũ lụt, ngập úng, lở đất, đất đá trôi… thường xuyên xảy ra vào mùa xuân và hè, nạn đói và hạn hán dễ xảy ra ở một số khu vực vào mùa thu và đông.
Cánh đồng ở khu vực có độ dốc cao hoặc ở khu vực cao nguyên vẫn có thể thu hoạch 50% sản lượng, tuy nhiên vào mùa lúa cuối hạt lép, thất thu mất mùa. Tần Lĩnh và Sông Hoài (tức khu vực Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, An Huy, Giang Tô) dễ xảy ra lũ lụt và sạt lở đất. Hạ lưu sông Trường Giang (bao gồm Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Trùng Khánh, Hà Nam, An Huy…) thường xảy ra nạn cướp bóc, chiếm đoạt tài sản và sát nhân.
Giá lá dâu sẽ càng ngày càng rẻ, sản lượng kén tằm rất thấp, chỉ thấy tằm con mà không thấy tơ, uổng công vô ích. Những người nuôi tằm sẽ không thể yên lòng, tình cảnh các ngành nghề liên quan tới tơ tằm không được tốt.
Năm Tý sẽ là năm hao tốn tiền tài, của cải, nên cẩn thận phòng ngừa nạn chuột hoành hành và bệnh dịch hạch, “một ổ chuột hại tới một nồi canh”. Năm 2020 khoảng cách giàu nghèo của bách tính càng ngày càng lớn, sự phát triển kinh tế, nông nghiệp… ở các vùng sẽ không đồng đều.
Cổ thư Khổng thánh chẩm trung ký cũng dự ngôn về sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán.
Theo các nguồn tài liệu, Khổng thánh chẩm trung ký là cuốn cổ thư dự ngôn nổi tiếng được viết bởi Đức Khổng Tử. Tương truyền, nó được tìm thấy trong gối của Không Tử. Bộ sách lấy 60 năm – một giáp tự là một vòng tuần hoàn, phân thành thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên. Qua đó dự đoán về thiên nhiên và các sự kiện đặc biệt trong từng năm.
Nguyên văn:
“Canh tử tật bệnh quảng, hổ lang mãn sơn xuyên. Bách tiền hoán thăng mễ, hà thủy xung đoạn thuyền. Tảo hòa lược hưng vượng, vãn đạo thu bất toàn. Thu đông đậu mạch thục, yến địa trùng hại điền.
Tử Cống viết: Thiên giáng ôn dịch, địa khởi lang yên, cốc mễ ngang quý, hà thủy phiếm yêm. Hà dĩ thương trù cứu tế thời nan? Ngô dĩ vi nội nhi an dân, mạc như khinh tài bình thiếu; ngoại nhi trừ tặc, mạc như tập chúng luyện đoàn tín, năng hành thử hựu hà hoạn yên?”
Giải nghĩa:
Đoạn văn trên viết rằng, những năm Canh Tý sẽ xảy ra ôn dịch, chiến tranh, hoặc khởi nghĩa, lũ lụt, lương thực mất mùa, giá cả leo thang, sâu bệnh hoành hành. Đoạn này làm chúng ta liên tưởng tới bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán và nạn châu chấu đang tấn công vào Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.
Cổ nhân phát hiện, mỗi khi tới năm Canh Tý, trái đất thường xuất hiện thiên tai dữ dội và những sự kiện bất ngờ, do đó đều coi đây là năm nhiều tai họa, không may mắn.
Hoàng Đế Địa Mẫu Kinh dự đoán, năm 2021 Tân Sửu đại ôn dịch sẽ kết thúc, vậy cụ thể như thế nào?
Nguyên văn:
“Thái tuế tân sửu niên, tật bệnh sảo phân phân. Ngô việt tang ma hảo, kinh sở mễ mạch trăn. Xuân hạ quân cam vũ, thu đông đắc thập phân. Tang diệp thụ đầu tú, tàm cô tự hoan hân. Nhân dân tiệm tô tức, lục súc chướng thuân tuần”.
Bộc viết: tân sửu ngưu vi thủ, cao đê thậm khả liên. Nhân dân lưu nhất bán, khoái hoạt hảo tang điền”.
Giải nghĩa:
Nói cách khác, ôn dịch tới năm 2021 mới được giải quyết, dân số thế giới sẽ có sự thay đổi mất mát không nhỏ, có thể lưu lại một nửa đã là tốt lắm. Những người được lưu lại sẽ bước vào kỷ nguyên lịch sử mới không có sự thống trị của ĐCSTQ, sống cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35113-nam-canh-ty-va-nhung-du-doan-ve-van-menh-tq.html
TQ dùng sợ hãi để cai trị Hồng Kong
Người dân Hồng Kông muốn hai điều: được chọn cách chính quyền quản lý họ, và nền pháp quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy cả hai ý tưởng này đều đáng sợ đến mức nhiều người nghĩ họ sẽ cho quân đội vào nghiền nát cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông năm ngoái. Thay vào đó, đảng đã kiên nhẫn chờ thời cơ. Bây giờ, trong khi thế giới bị phân tâm bởi Covid-19 và các cuộc biểu tình rầm rộ khó xảy ra vì giãn cách xã hội, đảng đã chọn một cách âm thầm hơn để thể hiện ai là ông chủ thực sự của Hồng Kông. Điều đó mang lại một mối đe dọa rộng lớn hơn cho thế giới, và không chỉ ở Hồng Kông, mà còn ở Biển Đông và Đài Loan.
Vào ngày 21 tháng 5, Trung Quốc tuyên bố trên thực tế rằng người Hồng Kông nào được coi là gây ra mối đe dọa cho đảng sẽ trở thành đối tượng trừng phạt của đảng. Một luật an ninh mới, được viết tại Bắc Kinh, sẽ tạo ra những tội danh sẽ được định nghĩa cụ thể sau, như lật đổ và ly khai, những thuật ngữ được sử dụng ở những nơi khác của Trung Quốc để bỏ tù những người bất đồng chính kiến, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Hồng Kông sẽ không có tiếng nói trong việc soạn thảo luật, vốn sẽ cho phép Trung Quốc đưa cảnh sát mật nằm vùng ở đó. Thông điệp là rất rõ ràng. Nền cai trị thông qua sự sợ hãi của người dân sắp bắt đầu.
Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Khi thuộc địa cũ của Anh này được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, Trung Quốc đã đồng ý rằng Hồng Kông sẽ được hưởng “một mức độ tự trị cao”, bao gồm các tòa án độc lập và tự do ngôn luận. Nhiều người Hồng Kông
đang phẫn nộ. Một số nhà đầu tư cũng sợ hãi. Thị trường chứng khoán Hồng Kông đã giảm 5,6% vào ngày 22 tháng 5, mức giảm lớn nhất trong năm năm qua. Hồng Kông là một trung tâm thương mại toàn cầu không chỉ bởi vì nó nằm cạnh Trung Quốc đại lục mà còn bởi nó được hưởng nền pháp quyền. Tranh chấp kinh doanh được giải quyết một cách không thiên vị, theo các quy tắc được biết trước. Nếu những người thi hành án không chịu trách nhiệm giải trình của Trung Quốc có thể tự do áp đặt ý muốn của đảng ở Hồng Kông, thì nó sẽ trở thành một nơi kém hấp dẫn hơn cho các công ty toàn cầu hoạt động.
Động thái của Trung Quốc cũng có ý nghĩa vượt ra ngoài Hồng Kông. Một quốc gia, hai chế độ được cho là mô hình dành cho Đài Loan, một hòn đảo dân chủ của 24 triệu dân mà Trung Quốc cũng coi là lãnh thổ của mình. Mục đích là để cho thấy rằng thống nhất với đại lục không có nghĩa là mất đi quyền tự do. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc dường như đã mệt mỏi với trò chơi giả bộ này. Thay vào đó, họ đang đưa ra các lời đe dọa thẳng thừng. Việc vị tổng thống Đài Loan hoài nghi Trung Quốc, Thái Anh Văn, tái đắc cử hồi tháng Giêng đã khiến các nhà cầm quyền Trung Quốc tin rằng cơ hội tái thống nhất một cách hòa bình là rất nhỏ. Vào ngày 22 tháng 5, tại lễ khai mạc quốc hội Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường đã loại bỏ một cách đáng ngại từ “hòa bình” khỏi cách đề cập lâu nay về nhiệm vụ tái thống nhất Đài Loan. Trung Quốc đã đẩy mạnh các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan và những người theo chủ nghĩa dân tộc đã hô hào trên mạng về việc tiến hành một cuộc xâm lược.
Trung Quốc cũng đang bất hòa với các nước khác. Khi xây dựng các pháo đài đảo nhân tạo ở Biển Đông, Trung Quốc bỏ qua cả luật pháp quốc tế lẫn yêu sách của các nước láng giềng nhỏ hơn. Tuần này, hàng trăm, có lẽ hàng ngàn binh lính Trung Quốc đã vượt qua biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở dãy Hymalaya. Những vụ ẩu đả nhỏ dọc biên giới này là khá phổ biến, nhưng vụ đột nhập mới nhất xảy ra khi một tờ báo quốc doanh của Trung Quốc đưa ra yêu sách mới đối với một khu vực mà lâu nay Ấn Độ coi là của mình. Và tất cả những điều này diễn ra trong một bối cảnh ảm đạm của việc quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang trở nên tồi tệ nhất trong mấy thập niên qua, đầu độc mọi thứ từ thương mại cho đến đầu tư và hợp tác khoa học.
Tuy nhiên, dù sự khoa trương cơ bắp ở khu vực như thế làm thế giới kinh sợ, đó là điều Đảng Cộng sản Trung Quốc thấy là hợp lý. Ở Hồng Kông, đảng muốn ngăn chặn một cuộc “cách mạng màu”, điều mà họ cho rằng có thể giúp các nhà dân chủ lên nắm quyền bất chấp mọi nỗ lực của Trung Quốc để thao túng hệ thống. Nếu việc làm xói mòn các quyền tự do của Hồng Kông gây thiệt hại về kinh tế thì đảng vẫn chấp nhận. Lãnh thổ này vẫn là một nơi quan trọng để các công ty Trung Quốc huy động vốn quốc tế, đặc biệt là kể từ khi đối đầu Trung – Mỹ khiến họ khó khăn và rủi ro hơn nếu gọi vốn ở New York. Nhưng GDP Hồng Kông hiện chỉ tương đương 3% của Trung Quốc đại lục, giảm từ mức 18% vào năm 1997, bởi vì nền kinh tế Đại lục đã tăng gấp 15 lần kể từ thời điểm đó. Các nhà cầm quyền Trung Quốc cho rằng các công ty và ngân hàng đa quốc gia sẽ duy trì cơ sở ở Hồng Kông, đơn giản vì nó gần thị trường Trung Quốc rộng lớn. Họ có lẽ sẽ đúng.
Bức tranh đơn giản mà Tổng thống Donald Trump vẽ nên về cảnh Mỹ và Trung Quốc bị khóa chặt trong các cuộc đối đầu phù hợp với tính toán của các lãnh đạo Trung Quốc. Đảng cho rằng cán cân quyền lực đang thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Những lời lăng mạ của ông Trump làm phẫn nộ những người dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, một điều đảng muốn khai thác – tưng tự như khi xảy ra bất kỳ căng thẳng nào giữa Mỹ và các đồng minh. Đảng miêu tả phong trào dân chủ ở Hồng Kông như một âm mưu của Mỹ. Điều đó thật vô lý, nhưng nó giúp giải thích cho thái độ khinh miệt người biểu tình Hồng Kông của nhiều người dân Đại lục.
Phần còn lại của thế giới nên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc. Ở biên giới Trung – Ấn, hai bên nên đàm phán để tránh các tính toán sai lầm, như các nhà lãnh đạo hai nước đã hứa hẹn vào năm 2018. Trung Quốc nên nhận ra rằng nếu họ thử các chiến thuật mà họ đã sử dụng ở Biển Đông, xây dựng các công trình tại khu vực tranh chấp và thách người khác dám đẩy lùi, Trung Quốc sẽ khiến mọi nước láng giềng ngày càng nghi ngờ họ nhiều hơn.
Trong trường hợp Đài Loan, Trung Quốc phải đối mặt với một sự răn đe mạnh mẽ: một quy định trong luật pháp Mỹ rằng Mỹ có thể đến cứu giúp Đài Loan nếu hòn đảo này bị tấn công. Có một nguy cơ ngày càng tăng là Trung Quốc có thể quyết định thử phản ứng thực tế của Mỹ ra sao. Mỹ nên làm rõ rằng làm như vậy sẽ cực kỳ nguy hiểm. Các đồng minh của Mỹ cũng nên lặp lại điều đó một cách rõ ràng.
Các lựa chọn của Hồng Kông ảm đạm hơn. Đạo luật Chính sách Hồng Kông yêu cầu Mỹ xác nhận hàng năm rằng lãnh thổ này đủ tiêu chuẩn được đối xử khác biệt với Trung Quốc về thương mại và các vấn đề khác. Tuần này, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tuyên bố rằng “các sự kiện trên thực tế” cho thấy Hồng Kông không còn tự trị. Điều này cho phép Mỹ áp dụng thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Hồng Kông như họ đã từng làm đối với đại lục. Đó là một vũ khí mạnh mẽ, nhưng phạm vi xảy ra tính
toán sai lầm là rất lớn, vì nó có khả năng gây hại cho người Hồng Kông và khiến các công ty và ngân hàng toàn cầu rời đi. Sẽ tốt hơn nếu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức vi phạm quyền con người ở Hồng Kông, như luật cũng đề xuất. Ngoài ra, Anh nên cấp quyền cư trú đầy đủ cho hàng trăm ngàn người Hồng Kông đang giữ một loại hộ chiếu Anh “hạng hai”, tương tự như việc bà Thái trong tuần này đã mở cửa Đài Loan cho công dân Hồng Kông. Nhưng không việc nào trong số đó có thể ngăn được Trung Quốc áp đặt ý chí của mình lên Hồng Kông. Lợi ích của đảng sẽ luôn luôn được đặt cao hơn lợi ích của người dân.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35109-tq-dung-so-hai-de-cai-tri-hong-kong.html
Tập Cận Bình đang đưa TQ đến sự cô lập và suy thoái
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Dưới thời Mao Trạch Đông đã có những chiến lược kinh tế khổng lồ đầy tham vọng nhưng kết quả không như mong muốn.
Chỉ tính riêng chiến lược “Đại nhảy vọt” đã làm cho hàng triệu người chết đói từ năm 1958-1962. Thất bại trong kinh tế, Mao đã phát động Cách mạng văn hóa làm cho hàng vạn cán bộ tiền bối, tri thức… bị giết, bị đày ải và kinh tế Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn.
Đứng trước sự đói nghèo trong khi các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh chóng; Đặng Tiểu Bình đã quyết định phải cải cách, mở cửa với câu nói nổi tiếng “Mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột”. Hình ảnh của Đặng cúi đầu trước lá cờ Nhật khi đó bị nhiều người chê cười, nhưng thể hiện quyết tâm mở cửa thu hút vốn công nghệ của các nước có nền kinh tế tiên tiến. Toàn dân Trung Quốc lao vào làm kinh tế, nhiều đặc khu kinh tế được mở ra, vốn và công nghệ của Mỹ, Nhật, châu Âu ào ạt đổ vào Trung Quốc – thị trường có hơn 1 tỷ dân.
Từ Đặng Tiểu Bình đến Giang Trạch Dân rồi Hồ Cẩm Đào, kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão. Trung Quốc nhanh chóng vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các đô thị hiện đại mọc lên khắp cả nước, hạ tầng giao thông từ đường sắt, đường bộ hiện đại nối các vùng của Trung Quốc. Hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc hiện nay có chiều dài lớn nhất thế giới và tốc độ không thua kém bất cứ quốc gia tiên tiến nào trên thế giới. Số lượng tỷ phú Trung Quốc cũng tăng nhanh chóng với số tài sản đáng gờm so với các tỷ phủ hàng đầu thế giới.
Tập Cận Bình khi bước lên vị trí lãnh đạo Trung Quốc đã được thừa hưởng toàn bộ thành tựu kinh tế của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc.
Những tưởng Tập sẽ thừa kế và phát triển thành tựu đó, nhưng thực tế Tập đã làm cho các cựu lãnh đạo và nhân dân phải thất vọng. Tính tổng thể thì Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới nhưng chia theo bình quân đầu người, người dân Trung Quốc có mức thu nhập còn kém xa Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu.
Lẽ ra Trung Quốc cứ phát triển kinh tế trong hòa bình, họ sẽ nhanh chóng đạt được những cột mốc mới, đem lại lợi ích cho người dân và được các quốc gia khác ủng hộ. Nhưng Tập lại là kẻ thừa thưởng sự ngộ nhận và ngông cuồng, tưởng rằng Trung Quốc đã đủ mạnh để gây sự với tất cả các nước. Tập đề ra chiến lược “Vành đai và con đường”, “ngoại giao bẫy nợ” buộc các nước phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng liên tục gây hấn với các nước láng giềng, trên Biển Đông với tham vọng chiếm đất, chiếm biển bất chấp luật pháp quốc tế.
Rất nhanh chóng, các quốc gia đã nhận ra và lật tẩy bộ mặt thật của Tập Cận Bình, đẩy Trung Quốc vào thế đơn độc. Kinh tế Trung Quốc đi xuống một cách thảm hại vì sự ngông cuồng của Tập, một hậu quả xứng đáng.
http://biendong.net/bien-dong/35070-tap-can-binh-dang-dua-tq-den-su-co-lap-va-suy-thoai.html
TQ đang chuẩn bị “dân sự hóa”
các đảo đá chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông
Việc Trung Quốc đang xây dựng khả năng tự cung tự cấp cho các thực thể nhân tạo chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông nhằm đưa thêm người, gồm cả binh sĩ và “dân thường” ra đồn trú.
Hành động phi pháp quen thuộc
Mới đây, truyền thông Trung Quốc ngang nhiên tuyên truyền về công nghệ trồng rau trên cát ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) đang “đạt được thành tựu lớn”. Hoàn Cầu cho biết binh sĩ Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm đã thu hoạch được hơn 750kg rau xanh nhờ vào công nghệ trồng rau trên cát. Theo tờ này, hải quân Trung Quốc đã bắt tay với Đại học Trùng Khánh để thử nghiệm công nghệ mới trên một mảnh đất rộng 300m2 ở Phú Lâm và thu hoạch sau một tháng gieo trồng; đồng thời khẳng định sẽ nhân rộng ra các thực thể khác bị nước này chiếm đóng trái phép trên Biển Đông, hướng tới xây dựng khả năng tự cung tự cấp để đưa thêm người ra ở.
Bên cạnh đó, Hoàn cầu còn dẫn lời Chen Xiangmiao, chuyên gia tại cái gọi là Viện Nghiên cứu Nam Hải (Trung Quốc), ngang ngược cho rằng việc trồng rau sẽ giúp củng cố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và chứng minh các thực thể này là đảo; nhấn mạnh “Trung Quốc đã có khả năng hỗ trợ đời sống cho người trên đảo, đồng nghĩa sẽ ngày càng có nhiều người đến sinh sống hơn” và “trồng rau là bước đầu, sau đó có thể nuôi heo, nuôi gà tạo thành một chu trình hỗ trợ con người sinh sống. Trong tương lai, mỗi hòn đảo có thể tạo thành một cộng đồng dân cư độc lập”.
Chuyên gia Zachary Haver gần đây đã lưu ý về việc Trung Quốc đang xây dựng khả năng tự cung tự cấp cho các thực thể nhân tạo chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông nhằm đưa thêm người, gồm cả binh sĩ và “dân thường” ra đồn trú; cho rằng đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa cũng như Chữ Thập ở Trường Sa vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ đảo Hải Nam. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã tăng tốc các nỗ lực đảm bảo khả năng tự cung tự cấp trên các thực thể này. Đây vừa là nơi tiếp liệu, cung cấp nhu yếu phẩm cho các tàu công vụ Trung Quốc vừa là nơi đặt trụ sở của cái gọi là “quận đảo Nam Sa” mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố hồi tháng trước. Theo ông Haver, ngoài công nghệ trồng rau trên cát, Bắc Kinh còn ngang nhiên xây trái phép các cơ sở sản xuất điện và khử nước mặn trên Phú Lâm. Chính quyền cái gọi là thành phố Tam Sa mà Trung Quốc tự tiện đặt ra để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam gần đây còn chiêu dụ “dân thường” đến sinh sống bằng các khoản trợ cấp và nhà ở miễn phí. Bên cạnh đó, Trung Quốc thường thử nghiệm các mô hình ở Phú Lâm trước khi áp dụng tại các thực thể khác trên Biển Đông. Bắc Kinh đã bắt đầu tiến hành các động thái đáng chú ý ở đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa. Việc mở rộng mô hình ở Phú Lâm sang các thực thể nhân tạo khác tại Trường Sa là chuyện sớm chiều.
Vi phạm luật pháp
Quần đảo Hoàng Sa nằm ở vĩ độ 15045′ đến 17o15′ Bắc, kinh độ 111ođến 113o Đông, cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý; là một quần đảo đá san hô, cồn, bãi cát gồm hơn 30 hòn đảo, nằm trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý, diện tích chừng 15.000km2. Đây là vùng biển của Việt Nam đã được cộng động và luật pháp quốc tế thừa nhận.
Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là phi pháp, vi phạm luật pháp quốc tế. Hành động đánh chiếm các đảo trong quần đảo ở Biển Đông bằng vũ lực là một sự vi phạm nghiêm trọng Điều 2, Khoản 4 của Hiến chương Liên Hơp Quốc, trong đó cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác. Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên Hợp Quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước thành viên của Tổ chức Liên hợp quốc, trong đó có Trung Quốc, phải tuân thủ. Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hoá trong Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong đó quy định:“Các quốc gia có nghĩa vụ không đe doạ hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, hay (coi đe doạ hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia”.
Hành động Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo này năm 1974 thực chất là một hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam bằng vũ lực. Theo luật pháp quốc tế việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không tạo ra được chứng cứ pháp lý để khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Nghị quyết 2625 của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc được trích dẫn ở trên đã nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe doạ hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.
Phản ứng của Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần tuyên bố khẳng định: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hành động nêu trên của Trung Quốc không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không phù hợp với nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng trên biển cũng như xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, trái với tinh thần và nội dung của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cũng như việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông và khu vực. Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nêu trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có hành động làm phức tạp tình hình; đóng góp thiết thực và tích cực vào phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông và khu vực
Trước việc Trung Quốc ngang nhiên “trồng rau” ở đảo Phú Lâm của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt (28/5) khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn ngang nhiên lặp đi lặp lại các hành động xem thường luật quốc tế bất chấp là một nước lớn.
TQ cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực thống nhất với Đài Loan
Giới chức Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố khẳng định Bắc Kinh muốn “thống nhất hòa bình”, song cảnh cáo sẽ sử dụng tất cả các biện pháp, bao gồm vũ lực để ngăn chặn Đài Loan độc lập.
Trung Quốc chuẩn bị dư luận trước khi tấn công Đài Loan
Trong báo cáo trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội Trung Quốc khóa 13, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (22/5) khẳng định Trung Quốc sẽ kiên quyết phản đối và ngăn chặn mọi hoạt động ly khai, tìm kiếm độc lập của Đài Loan; cho biết Bắc Kinh sẽ khuyến khích dân Đài Loan tham gia phản đối Đài Bắc đòi độc lập và thúc đẩy hòn đảo này thống nhất với Trung Quốc.
Phát biểu trong sự kiện kỷ niệm 15 ngày ban hành Luật Chống ly khai ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc) Lật Chiến Thư tuyên bố nước này sẽ sử dụng mọi biện pháp để ngăn chặn sự độc lập của Đài Loan. Tuy nhiên, các hành động “không hòa bình” chỉ là giải pháp sau cùng cho vấn đề Đài Loan. Trước đó, Chủ nhiệm Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc Lưu Kết Nhất cho biết nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” và “thống nhất hòa bình” là cách tốt nhất để thống nhất Đài Loan với Trung Quốc; khẳng định rằng các nỗ lực của nước ngoài nhằm cản trở “sự thống nhất” giữa hai bờ eo biển Đài Loan nhất định sẽ thất bại.
Trong buổi lễ kỷ niệm, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Lý Tác Thành cho biết một khi không còn cách nào khác để ngăn Đài Loan độc lập, Bắc Kinh sẽ chọn cách tấn công quân sự; khẳng định “nếu khả năng thống nhất hòa bình không còn nữa, lực lượng vũ trang nhân dân của cả nước, bao gồm cả người dân Đài Loan, sẽ thực hiện tất cả các bước đi cần thiết để kiên quyết đập tan mọi âm mưu hay hành động ly khai”. Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nhấn mạnh “không hứa sẽ bỏ qua việc sử dụng vũ lực và bảo lưu việc thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để làm ổn định và kiểm soát tình hình ở eo biển Đài Loan”.
Đáng chú ý, truyền thông Trung Quốc liên tục có các phóng sự về việc sử dụng vũ lực “thống nhất” với Đài Loan. Theo đó, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) bắt đầu phát sóng bộ phim tài liệu “Pháo kích Kim Môn 1958” liên quan đến cuộc đối đầu quân sự giữa hai bên eo biển, gây nên sự chú ý. Truyền thông chính thức của Trung Quốc nhấn mạnh rằng bộ phim tài liệu này “lần đầu tiên đã thể hiện
sâu sắc, toàn diện và có quyền uy về câu chuyện bên trong sự kiện pháo kích Kim Môn khi xưa”. CCTV nhấn mạnh rằng bộ phim tài liệu thể hiện quá trình hình thành quan điểm “một Trung Quốc”, cho thấy hai bên eo biển cùng thuộc một nước Trung Quốc và tất yếu lịch sử là đất nước cuối cùng sẽ được thống nhất. Bộ phim tài liệu dựa trên câu chuyện chính là vụ Trung Quốc đại lục nã pháo sang đảo Kim Môn ngày 23/8/1958. Nó được chia thành các phần “Bối cảnh quốc tế và trong nước về vụ pháo kích Kim Môn”, “Cuộc đấu tranh ngoại giao chống Mỹ”, “Câu chuyện bên trong việc trung ương ra quyết sách”, “Quá trình tác chiến pháo kích Kim Môn”…
Theo CCTV, đoạn phim tài liệu thể hiện Trung Quốc đại lục “thông qua việc pháo kích Kim Môn để cảnh cáo các lực lượng nước ngoài nhúng tay can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, làm gia tăng mâu thuẫn giữa chính quyền Quốc Dân Đảng và Mỹ, tìm ra quân bài chiến lược của Mỹ giúp cho phòng thủ Đài Loan, thể hiện mưu lược quân sự và trí tuệ chính trị của Mao Trạch Đông và trung ương”. Bộ phim tài liệu này mất hai năm để hoàn thành, không chỉ được quay trực tiếp tại các đảo Giác Vũ và Kim Môn ở tiền tuyến, mà còn phỏng vấn hơn 30 cựu binh của PLA từng tham chiến thời điểm đó.
Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc tái hiện dinh lãnh đạo Đài Loan tại căn cứ huấn luyện chiến thuật Chu Nhật Hòa tại vùng Nội Mông cách thủ đô Bắc Kinh 400 km về phía Đông Bắc với tỷ lệ như thật và sử dụng vào tập trận. Với mô hình này, binh sĩ Trung Quốc có thể diễn tập nội dung tấn công, đột kích dinh lãnh đạo Đài Loan.
Sự đáp trả của Đài Bắc
Phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Đài Loan nhấn mạnh: “Quan hệ Đài Loan – Trung Quốc đã có những bước ngoặt mang tính lịch sử. Cả hai bên đều có nhiệm vụ tìm cách cùng tồn tại lâu dài và ngăn chặn gia tăng đối kháng và khác biệt. Tôi muốn nhắc lại các từ ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại’. Chúng tôi sẽ không chấp nhận chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ của Bắc Kinh nhằm hạ giá trị của Đài Loan và làm suy yếu tình trạng hiện tại giữa hai bờ eo biển. Chúng tôi sẽ nhanh chóng có những hành động về vấn đề này”. Bà cho biết sẽ nỗ lực hết sức để duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực eo biển Đài Loan và sẵn sàng tham gia đối thoại với Trung Quốc và đóng góp cụ thể hơn cho an ninh khu vực. Trong bài phát biểu, bà Thái Anh Văn cũng nhấn mạnh Đài Loan sẽ tiếp tục mọi nỗ lực nhằm tham gia vào các tổ chức quốc tế và tăng cường mối quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, bà Thái Anh Văn cho biết “Đài Loan cần tiếp tục hành động sớm để cứu trợ và phục hồi kinh tế, và làm bất cứ điều gì cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định”.
Không những vậy, bà Thái còn nói về cuộc chiến của Đài Loan chống lại đại dịch Covid-19 – điều đã nhận được sự đánh giá cao của nước lớn và cả sự ủng hộ của họ để Đài Loan trở thành quan sát viên tại Hội đồng Y tế Thế giới – bất chấp áp lực từ Bắc Kinh. Bên cạnh đó, trong bốn năm tới, Đài Loan sẽ tiếp tục đấu tranh để tham gia vào các tổ chức quốc tế, tăng cường hợp tác cùng có lợi với các đồng minh và củng cố mối quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu và các nước cùng chí hướng khác.
Bên cạnh đó, Đài Loan hiện đang tìm cách tăng cường năng lực quân sự, nhất là năng lực tác chiến chống ngầm và phòng không. Ngoài việc mới mua ngư lôi hạng nặng Mark 48 Mod 6AT của Mỹ, Đài Loan được cho là đang tìm cách mua hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo. Harpoon là tên lửa chống hạm chuyên biệt đầu tiên của hải quân Mỹ, ra mắt lần đầu năm 1977. Tên lửa có tầm bắn tối đa 280 km tùy phiên bản và nền tảng phóng, đạt tốc độ 865 km/h và có thể bay cách mặt biển vài mét trong khi tiếp cận mục tiêu. Mỗi quả đạn mang đầu nổ 220 kg, đủ sức đe dọa nhiều loại tàu chiến hiện nay. Trước đó, Đài Loan cũng đã mua 66 tiêm kích F-16V trị giá 8 tỷ USD từ Mỹ.
Đài Loan là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của Trung Quốc. Vùng lãnh thổ này được coi là một phần không thể tách rời của “Một Trung Quốc”. Trung Quốc và Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến, và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Bắc Kinh công khai ý định sẵn sàng dùng vũ lực đối với Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với hòn đảo này.
Năm 2005, Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Chống ly khai và đặt cơ sở cho các hành động quân sự để ngăn chặn và dập tắt nỗ lực đòi độc lập của chính quyền Đài Bắc. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã căng thẳng hơn từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử vị trí lãnh đạo vùng lãnh thổ này từ năm 2016. Bà Thái Anh Văn công khai thực hiện nhiều bước đi nhằm đối phó với Trung Quốc như tăng chi tiêu quân sự, tăng cường mua sắm vũ khí và mở rộng hợp tác với các nước lớn, đặc biệt là đồng minh Mỹ. Bắc Kinh đương nhiên không thể chấp nhận một Đài Loan ngày càng thách thức khi hòn đảo này luôn luôn được Trung Quốc coi là một vùng lãnh thổ của họ.
Tình hình càng nghiêm trọng khi Mỹ cũng tăng cường giúp đỡ cho Đài Loan, đặc biệt trong vấn đề vũ khí, quân sự. Quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc nhiều lần lên xuống thất thường và bị gián đoạn bởi việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Mỗi lần Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan thì nước này đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Gần đây, căng thẳng càng leo thang khi Trung Quốc ngăn cản Đài Loan tham gia vào các hoạt động của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chống COVID-19 và tăng cường tập trận gần vùng lãnh thổ này. Đài Loan cũng tăng cường năng lực quân sự của mình, trong khi Mỹ – đồng minh lớn nhất của Đài Loan – tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực để gây áp lực lên Bắc Kinh.
http://biendong.net/bien-dong/35065-tq-canh-bao-se-su-dung-vu-luc-thong-nhat-voi-dai-loan.html
Christian Whiton: Bắc Kinh phải trả giá đắt
cho các hành vi sai trái của mình
Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên Fox News gần đây, ông Christian Whiton, cựu cố vấn cấp cao trong chính quyền Tổng thống Trump nhận định: “Hành động cứng rắn của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc là được chờ đợi từ lâu, Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt cho những hành vi sai trái của mình”.
Hiện là học giả cao cấp về chiến lược và ngoại giao công chúng tại Trung tâm Quyền lợi Quốc gia (CNI), cựu cố vấn Nhà trắng Whiton cho rằng bài phát biểu của Tổng thống Trump hôm 29/5 cho thấy quan điểm của ông về Trung Quốc rõ ràng hơn so với bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước đây. Bằng cách đề cập đến “hành động bất lương” của Chính phủ Trung Quốc và sự che giấu của họ về vi-rút Vũ Hán, ông Trump thông báo về hành động cứng rắn mới nhất của mình chống lại chính quyền cộng sản.
Ông Whiton lưu ý Tổng thống Trump đưa ra thông báo này sau khi Bắc Kinh không ngừng tấn công vào quyền tự do Hồng Kông, và khi Trung Quốc tiếp tục từ chối nói rõ sự thật về đại dịch virus corona mà họ ban đầu đã gây ra.
“Viện dẫn quyền con người mà chúng ta thường có một cách hiển nhiên ở Mỹ, Tổng thống Trump đã đề cập đến việc đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ chối thừa nhận những lợi ích của quyền tự do và nhân quyền tồn tại ở Hồng Kông, mà Trung Quốc cam kết sẽ duy trì khi Anh trao trả [hòn đảo] thuộc địa này cho [Bắc Kinh] vào năm 1997. Bây giờ chúng ta thấy rằng cam kết của Trung Quốc lại là một hứa hẹn khác trong vô số các hứa hẹn không được tôn trọng”, ông Whiton nhấn mạnh.
Không giống như những người tiền nhiệm tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã thực hiện những hành động cứng rắn sau những phát biểu mạnh mẽ hôm 29/5. Tổng thống Trump đã chấm dứt tư cách thành viên của Mỹ trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vốn được cho là tham nhũng và thân Trung Quốc.
“Đây là một đòn giáng khác, đáng được hoan nghênh, đối với những bộ máy quan liêu chủ trương toàn cầu hóa, vốn chủ yếu phục vụ mục đích của những kẻ tồi tệ trên thế giới”, ông Whiton nhận xét.
Bình luận về việc Tổng thống Trump chấm dứt cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc sau đại học, những kẻ có mối liên hệ với quân đội Trung Quốc, ông Whiton cho rằng “biện pháp này về cơ bản là quan trọng”. Việc Trung Quốc trộm cắp công nghệ của thế giới tự do, đã giúp “chính phủ bất lương và tham nhũng, khỏi bị tụt lại quá xa phía sau”.
Theo ông Whiton, nhưng ước mơ thực sự của Trung Quốc là đánh bại Mỹ và các đồng minh của Mỹ, và điều đó có nghĩa là các nghiên cứu sinh Trung Quốc cho học vị tiến sĩ và hậu tiến sĩ, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, muốn học hỏi từ các giáo sư ở Mỹ, để sau đó mang lối tư duy của họ về Trung Quốc áp dụng.
Thậm chí còn cứng rắn hơn thế, ông Whiton đề xuất Mỹ, về cơ bản, “nên tạm dừng cấp tất cả các loại visa sinh viên cho công dân Trung Quốc, vốn ‘chiếm chỗ’ sinh viên Mỹ, và đặc biệt gây hại cho người Mỹ gốc Á, vì nhiều tổ chức có hạn ngạch ngầm, hạn chế số lượng sinh viên châu Á”.
Cho rằng các trường đại học ở Mỹ có thể lên tiếng phản đối biện pháp cứng rắn này vì mất nguồn thu từ sinh viên Trung Quốc, ông Whiton thẳng thắn nhận định “những tổ chức đó xứng đáng với điều đó vì họ không có lòng yêu nước trong khi ‘chặt đẹp’ [sinh viên] Mỹ với những bằng cấp có tính hữu dụng ngày càng giảm sút”.
Ông Whiton lưu ý Tổng thống Trump cũng tiến gần hơn đến việc hủy bỏ niêm yết của các chứng khoán Trung Quốc ra khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, nơi chúng gây ra rủi ro hệ thống, do các công ty Trung Quốc có thiên hướng tham nhũng và mờ ám.
“Đó là một minh chứng cho việc Phố Wall không biết gì về sự đe dọa từ Trung Quốc, khi cho phép các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch Mỹ ngay từ đầu”, ông Whiton giải thích.
Cuối cùng, Tổng thống Trump đe dọa các lệnh trừng phạt, nhắm vào các quan chức Trung Quốc, những kẻ tham gia vào việc hủy hoại tự do ở Hồng Kông, vi phạm những lời hứa rành rành của Trung Quốc.
“Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ điều chỉnh vị thế của Hồng Kông như một thực thể thương mại riêng biệt với Trung Quốc đại lục, vốn được hưởng thuế quan thấp với Mỹ. Khi không thu hồi hoàn toàn tình trạng này, Tổng thống Trump đã duy trì đòn bẩy chống lại Trung Quốc, để sử dụng trong tương lai”, ông Whiton lưu ý.
Nhìn chung, ông Whiton cho rằng Tổng thống Trump đã có một động thái mạnh mẽ, để khiến Trung Quốc phải trả giá cho hành vi sai trái của mình. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra một tầm nhìn tổng thể rõ ràng về cách đánh bại Trung Quốc.
Tỏ ý chưa thực sự được hoàn toàn hài lòng, ông Whiton nhận xét: “Chúng ta vẫn chỉ có được các chiến thuật, khác hẳn với một chiến lược mà toàn bộ chính phủ và người dân Mỹ của chúng ta có thể ủng hộ”.
Cho rằng Tổng thống Trump và các trợ lý nên học hỏi kinh nghiệm từ các chính quyền của cựu Tổng thống Ronald Reagan và Harry Truman trước đây, khi cả 2 vị tổng thống này đều “hiểu rõ cách xây dựng một kế hoạch chặt chẽ để tiến hành chiến tranh lạnh và cách truyền đạt nó tới công chúng”, ông Whiton viện dẫn:
• Cựu Tổng thống Truman công bố “Báo cáo của Hội đồng An ninh Quốc gia Số 68” (NSC 68), một tài liệu tham khảo về chính sách do Hội đồng An ninh Quốc gia của ông Truman biên soạn. Đây là một kế hoạch chi tiết, chống lại chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô, thông qua quân sự và các biện pháp khác; và
• Cựu Tổng thống Reagan ban hành Chỉ thị 75 về An ninh Quốc gia, có tiêu đề “Quan hệ Hoa Kỳ với Liên Xô”, 2 năm sau lên nắm quyền. Trên một trang duy nhất, Chỉ thị vạch ra một chiến lược 3 mục tiêu, giúp làm suy yếu mối đe dọa từ Liên Xô, và từ đó gây ra sự sụp đổ của Liên Xô, bao gồm: (1) ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô với sự răn đe quân sự; (2) thúc đẩy thay đổi chính trị bên trong Liên Xô; và (3) tham gia vào các cuộc đàm phán mà không có một tiêu chuẩn kép, ủng hộ phe đối lập.
“Mặc dù các tài liệu được coi là mật vào thời điểm đó, các tuyên bố công khai của mỗi chính quyền Mỹ là bắt nguồn từ các chính sách rõ ràng này”, ông Whiton giải thích.
Theo ông Whiton, hiện ý tưởng gây áp lực chính trị đối với ĐCSTQ vẫn còn bị một số người chỉ trích. Thực vậy, một báo cáo mà chính quyền Trump gửi tới Hạ viện Mỹ cuối tháng 5/2020 nêu rõ: “Chính sách của Hoa Kỳ không dựa trên một nỗ lực thay đổi mô hình cai trị trong nước [của Trung Quốc]”.
Tuy nhiên, không đồng ý với quan điểm này, ông Whiton cho rằng “trên thực tế, đó chính xác là những gì chúng ta nên làm, bởi vì khi ĐCSTQ buộc phải phòng thủ tại quê nhà, họ sẽ có ít năng lực và khả năng hơn, để gây hấn với Mỹ và thế giới tự do”.
Theo ông Whiton, có lẽ một ngày nào đó chính quyền Tổng thống Trump có thể quay trở lại một chiến lược, từ các chiến thuật khác nhau, mà nó đã sử dụng. Chiến đấu với Trung Quốc thông qua các biện pháp bất bạo động, là một trong số ít các vấn đề, có sự hỗ trợ của lưỡng đảng ở Washington và trên cả nước.
“Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã nói rõ rằng Mỹ sẽ chiến đấu với Trung Quốc bằng cách sử dụng thời gian và chiến thuật mà chúng ta lựa chọn. Những kẻ quá khích, vốn điều hành chính phủ Trung Quốc, đã được cảnh báo về điều đó”, ông Whiton kết luận.
Theo Fox News
Duy Nghĩa dịch và biên soạn
31 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn,
người thân các nạn nhân vẫn đang chờ câu trả lời
Quý Khải
Hôm nay (4/6) đánh dấu dịp kỷ niệm 31 năm cuộc đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, chỉ vì họ kêu gọi tự do dân chủ và giải quyết tham nhũng. Sự kiện này còn được gọi là sự kiện Lục Tứ.
Trong bối cảnh dịch bệnh và các biện pháp kiểm dịch được thiết lập, thân nhân các nạn nhân tử vong trong cuộc thảm sát đã bị cấm thực hiện cuộc hành hương hàng năm đến khu mộ chôn cất họ tại nghĩa trang thủ đô để tỏ lòng thương tiếc.
Nhưng điều đó không ngăn cản họ cất lên những yêu cầu khẩn thiết, từ năm này qua năm khác, rằng cần phải phơi bày rõ sự thật đằng sau vụ thảm sát năm 1989.
Thư ngỏ
Trong một bức thư ngỏ công bố hôm thứ Hai (1/6), khoảng 124 thành viên của một nhóm nạn nhân có tên là Những Bà Mẹ Thiên An Môn (Tiananmen Mothers) đã nhắc lại ba yêu cầu của họ – công bố sự thật, bồi thường và việc chịu trách nhiệm – từ chính phủ Trung Quốc.
“Trong vòng 31 năm qua, chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi đi đến một giải pháp đối với một vấn đề chính trị nhức nhối, thông qua các cuộc đối thoại công bằng với chính phủ”, trích bức thư có tựa đề “Nói sự thật, Không lãng quên, Lời nói dối viết bằng Mực không thể che giấu Sự thực viết bằng Máu”.
Nhưng “chính phủ đã giữ im lặng đối với vụ thảm sát ngày 4/6, mà không hề cho thấy sự hối hận dù nhỏ nhất”, bức thư có đoạn, đồng thời cũng cho biết trong nhiều năm kể từ sau sự kiện, 60 thành viên của nhóm đã qua đời trước khi có thể nhìn thấy công lý được thực thi.
Nhóm Bà mẹ Thiên An Môn tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể chối bỏ trách nhiệm của mình đối với những người biểu tình mất mạng trong phong trào biểu tình sinh viên lớn nhất và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.
“Về mặt pháp luật, chính phủ phải có trách nhiệm, còn về mặt đạo đức, chính phủ nợ người dân một lời xin lỗi”, bức thư ngỏ có đoạn.
Chính quyền Trung Quốc đã vô cùng nỗ lực để tẩy xóa ký ức người dân về cuộc đàn áp khét tiếng bằng cách kiểm duyệt chặt chẽ bất kỳ sự đề cập hoặc thảo luận nào về vụ việc này.
Hăm dọa
Chính quyền này đã đi xa hơn khi tiếp tục đe dọa gia đình các nạn nhân, người chứng kiến sự tàn bạo của chính phủ, theo Zhang Xianling, một trong những người sáng lập nhóm. Bà Zhang là mẹ của Wang Nan – anh đã bị quân đội bắn tử vong gần Quảng trường Thiên An Môn ở tuổi 19.
“Chính phủ đã cố hết sức bóp nghẹt tiếng nói của chúng tôi. Nhưng chúng tôi không sợ. Chúng tôi sẽ làm đến cùng [mặc dù] tất cả các thiết bị liên lạc [VD: điện thoại, máy tính,…] của chúng tôi đều bị theo dõi”, bà Zhang nói trong một video clip ghi hình trước đó, và được công bố trong một sự kiện kỷ niệm trực tuyến do Tổ chức Nhân quyền ở Trung Quốc (Human Rights in China), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, tổ chức.
Người mẹ tóc nay đã ngả bạc nói thêm rằng, trong những thời điểm nhạy cảm, như thời gian họp Lưỡng Hội, lễ tảo mộ hay trong tuần diễn ra sự kiện 4/6, chính quyền Trung Quốc sẽ cử cảnh sát theo dõi và hạn chế tự do cá nhân của bà, những hành vi được bà mô tả là một sự vi phạm nhân quyền trắng trợn.
Bà Zhang đã cáo buộc chính phủ tùy tiện nổ súng vào dân thường bao gồm con trai bà, và sau đó từ chối chữa trị cho họ trước khi chôn cất họ gần Quảng trường Thiên An Môn nơi diễn ra cuộc đàn áp.
Lễ tưởng niệm nạn nhân
Bất chấp nỗ lực ngăn cản của chính quyền, một số gia đình nạn nhân vẫn lên kế hoạch đến Bắc Kinh để tỏ lòng thương tiếc với người thân của họ.
Tại Đài Bắc (Đài Loan), nơi việc kiềm chế dịch Covid-19 tỏ ra khá hiệu quả, các hoạt động tưởng niệm bao gồm thảo luận nhóm, ra mắt sách, một buổi hòa nhạc và một cuộc tập hợp buổi tối đã được lên kế hoạch, theo một số nhà tổ chức.
Tại Hồng Kông, viện dẫn mối lo ngại dịch COVID-19, chính quyền Hồng Kông đã cấm cả cuộc diễu hành và lễ thắp nến tưởng niệm thường niên bày tỏ lòng thương tiếc đến các nạn nhân trong cuộc thảm sát. Tuy vậy, nhiều người dân Hồng Kông cho biết họ sẽ thắp nến tại bất cứ nơi nào có thể, soi sáng khắp thành phố thay vì thắp nến trong một sự kiện tập trung như mọi khi.
180.000 người tham gia một cuộc thắp nến được tổ chức bởi Liên minh Hồng Kông ủng hộ Phong trào Dân chủ Yêu nước của Trung Quốc, tại Hồng Kông ngày 4/6/2019 (ảnh: etan liam/Flickr).
Không chỉ vậy, thắp nến tưởng niệm trực tuyến cũng là một giải pháp thay thế được đề xuất trong bối cảnh đặc thù. Lee Cheuk-yan, Chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc, trong một buổi họp báo tuần trước có nói rằng một lễ tưởng niệm trực tuyến sẽ được tổ chức từ 8-8:30 giờ địa phương (7-7:30 giờ Việt Nam), người tham gia sẽ thắp nến và chứng kiến một khoảnh khắc tưởng niệm tĩnh lặng thông qua mạng dù họ ở đâu. Liên minh này cũng kêu gọi sự ủng hộ cho một chiến dịch mạng xã hội toàn cầu liên quan đến sự kiện này thông qua hashtag #6431truth, theo Bloomberg.
Hồng Kông – Nạn nhân Thiên An Môn kế tiếp?
Cùng lúc với việc thúc giục Trung Quốc công bố sự thật Thiên An Môn, Tseng Chien-yuan, chủ tịch trường Dân chủ mới ở Đài Bắc cũng kêu gọi thế giới chung tay hỗ trợ cho Hồng Kông, vì ông cho rằng việc Trung Quốc thực thi luật an ninh quốc gia mới có sự tương đồng với cuộc đàn áp năm 1989.
“[Trung Quốc] hiện đang sử dụng luật pháp như một công cụ để trấn áp [ những người bất đồng chính kiến trong thành phố], đây là cái mà chúng tôi gọi là giết người mà không cần đổ máu – một diễn biến tồi tệ hơn”, ông Tseng nói với VOA.
Cuộc diễu hành Ngày Quốc tế Nhân quyền tại Hồng Kông ngày 8/12/2019, trong bối cảnh đang nổ ra cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại thành phố cảng (ảnh chụp màn hình/Twitter).
“Các cuộc đàn áp [năm 1989] chỉ nhắm vào các sinh viên biểu tình. Nhưng ngày nay, bất kỳ người Hồng Kông nào chỉ trích quan điểm của chính quyền trung ương sẽ bị bắt giữ và trừng phạt theo luật an ninh quốc gia mới”, ông nói, đồng thời nói thêm rằng một triều đại khủng bố của Trung Quốc ở Hồng Kông sẽ là một thảm họa lớn hơn so với cuộc đàn áp năm 1989.
Bí ẩn về người hùng chắn xe tăng ở Thiên An Môn
Minh Hòa
“Người biểu tình vô danh”, hay còn gọi là Tank Man, là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất xuất hiện trong phong trào Thiên An Môn năm 1989.
Đó là một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, hiên ngang đứng chặn lối đi của một đoàn xe tăng đang rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn. Sự việc diễn ra vào ngày 5/6/1989, một ngày sau khi binh lính Trung Quốc dùng chính những chiếc xe tăng này để nghiền nát nhiều sinh viên biểu tình.
Những thông tin thuật lại cho biết, “người biểu tình vô danh” đã phẫn nộ chất vấn những người lính trong xe tăng.
“Tại sao các anh lại ở đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ”,
người biểu tình vô danh nói.
Khi chiếc xe tăng đi đầu cố gắng lách sang bên cạnh để đi tiếp, người hùng vô danh tiếp tục cản đường. Anh đứng chắn đoàn tăng trong một khoảng thời gian, sau đó trèo lên chiếc xe dẫn đầu và nói chuyện với những người lính bên trong.
Những người xung quanh đã cố gắng kéo anh rời khỏi đoàn xe tăng, có lẽ vì lo sợ anh sẽ bị bắn chết hay bị cán nát như các nạn nhân trước đó. Tuy nhiên, cũng có nguồn tin cho rằng cảnh sát mặc thường phục đã bắt giữ người đàn ông này.
Tank Man được ghi nhận là người hùng, dám đơn độc biểu tình dù có thể mất đi mạng sống. Nhìn bức ảnh rộng hơn về Tank Man, có thể thấy anh không chỉ đứng trước một vài chiếc xe tăng, mà hàng trăm chiếc đang nối đuôi nhau rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn, sau khi thực hiện vụ tàn sát đẫm máu vào ngày 4/6.
Hiện vẫn chưa rõ danh tính của Tank Man. Một số nguồn tin cho rằng đó là sinh viên Vương Duy Lâm (Wang Weilin), khi đó 19 tuổi, tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng.
Số phận của Tank Man hiện vẫn là điều bí ẩn. Có nguồn tin cho rằng anh đã bị chính quyền hành quyết, có nguồn tin cho rằng người này vẫn đang sống ẩn mình tại Trung Quốc, có tin nói rằng anh đã đào thoát ra nước ngoài và hiện sống tại Đài Loan.
Dù vậy, một điều rõ ràng là mọi hình ảnh liên quan đến Tank Man đều bị kiểm duyệt chặt chẽ tại Trung Quốc. Những bức ảnh “chế” lấy cảm hứng từ Tank Man cũng không thoát khỏi hệ thống kiểm duyệt của chính quyền.
Tháng 4 năm 1998, tạp chí Time xếp Tank Man vào danh sách 100 nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Tới nay, tinh thần của người hùng vô danh vẫn để lại cảm hứng cho thế hệ trẻ Hồng Kông, những người đang bảo vệ nền dân chủ mà họ thừa kế từ thời thuộc địa Anh, khỏi sự xâm hại của chính quyền Trung Quốc.
“Tank Man ở Hồng Kông hôm nay”, một cư dân mạng chia sẻ hình ảnh một thanh niên biểu tình đứng trước xe cảnh sát tại thành phố (ảnh chụp màn hình Twitter).
Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngần ngại đè nát nền dân chủ Hồng Kông, bất chấp các cuộc biểu tình và những cảnh báo trừng phạt từ các nước phương Tây.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bi-an-ve-nguoi-hung-chan-xe-tang-o-thien-an-mon.html
Chuyên gia: Che giấu sự thật
là chuyện thường ngày đối với ĐCSTQ
Lục Du
Đài truyền hình NTD đưa tin, bà Sarah Cook, chuyên gia cao cấp về Hồng Kông và Đài Loan tại tổ chức Freedom House, nhận định: “Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tìm mọi cách để che đậy những thông tin ảnh hưởng xấu tới họ. Giảm tránh các tin xấu là điều xảy ra gần như hàng ngày ở Trung Quốc”.
Bà Cook cho biết lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống che đậy những sai trái của họ, trong đó bao gồm các thủ đoạn “bịt miệng” người dân, cũng như trao các đặc quyền đàn áp dân cho các quan chức địa phương.
“Khi có những dấu hiệu cho thấy [virus Vũ Hán có thể] lây lan từ người sang người, các quan chức Vũ Hán vẫn cho tổ chức các buổi tụ họp đông người, đối với cả các sự kiện chính trị và lễ hội mừng năm mới, thay vì phải cách ly xã hội”, bà Cook nói.
Bà Sarah Cook, chuyên gia cao cấp về Hồng Kông và Đài Loan tại Freedom House (ảnh: Epoch Times)
Hiệp hội các bác sĩ chống nạn mổ cướp nội tạng (DAFOH) gần đây đã cho công bố một báo cáo chỉ ra cách thức Bắc Kinh sử dụng để từ chối công bố sự thật, che giấu và tuyên truyền thông tin sai lệch, sau đó trục lợi từ những hành vi này.
“Lịch sử đã tái diễn trong vụ che đậy COVID-19”, ông Rob Gray, phó chủ tịch DAFOH, nói. “Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta chứng kiến hành vi che đậy những thảm kịch y tế ở Trung Quốc”.
Mổ cướp nội tạng
Vào năm 2019, một tòa án nhân dân quốc tế về Trung Quốc đã được thành lập tại Luân Đôn, người chủ tọa là Ngài Geoffrey Nice, luật sư cố vấn của Nữ hoàng Anh, cựu công tố viên điều tra tội phạm chiến tranh của Liên Hợp Quốc. Phán quyết cuối cùng của Tòa án kết luận nạn mổ cướp nội tạng đã và đang diễn ra trên quy mô lớn ở Trung Quốc, trong đó đa số nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công, môn khí công ôn hòa có trên 100 triệu người tập trên khắp thế giới, nhưng bị chính quyền Trung Quốc đàn áp từ năm 1999 đến nay.
Tòa án đã nhiều lần đề nghị ĐCSTQ đưa ra bằng chứng phản bác lại phán quyết này, nhưng không nhận được phản hồi từ lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc.
Theo NTD, cho tới nay không có dấu hiệu nào cho thấy việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc đã dừng lại trong thời gian xảy ra đại dịch. Vào tháng Ba, truyền thông của Bắc Kinh đưa tin rằng các bác sĩ Trung Quốc tự hào vì thực hiện thành công một ca ghép phổi. Nhưng người ta đặt nghi vấn rằng phổi dùng cho ca ghép tạng này nhiều khả năng được thu hoạch cưỡng bức từ tù nhân, vì người bệnh chỉ cần chờ vài ngày là có được nội tạng phù hợp, trong khi ở các nước phương Tây, bệnh nhận phải chờ đợi nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Nhiều báo cáo chỉ ra rằng tù nhân ở Trung Quốc, đặc biệt là các tu nhân là học viên Pháp Luân Công hay người Duy Ngô Nhĩ, đều bị cưỡng ép làm các xét nghiệm y tế để xác định nhóm máu và mẫu mô. Khi hệ thống ghép tạng được Bắc Kinh hậu thuẫn “có đơn đặt hàng”, những kẻ “đồ tể” sẽ rà soát trong danh sách các tù nhân, ai có nội tạng phù hợp với “đơn hàng” sẽ bị hành quyết. Vì thế mà nguồn tạng cho các ca cấy ghép ở Trung Quốc luôn trong trạng thái “sẵn sàng” và có thể đáp ứng các đơn hàng trong thời gian chỉ vài ngày.
Phải thay đổi thái độ với ĐCSTQ
NTD bình luận, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã cho thấy rõ hơn bản chất của chế độ cầm quyền ở Trung Quốc. Ở Anh, ngày càng có nhiều chính trị gia yêu cầu chính phủ nước này phải xem xét lại mối quan hệ với chính quyền Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng Covid-19.
“Có thể một trong những điều tích cực mà đại dịch khủng khiếp này đem lại là việc điều chỉnh chính sách và thái độ đối với không phải người dân và đất nước Trung Quốc mà với ĐCSTQ”, theo ông Benedict Rogers, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh.
Ông Rogers nói rằng việc tìm ra nguồn gốc của virus Vũ Hán không phải là điều duy nhất cần phải được chú ý nhiều hơn, mà việc cướp mổ nội tạng ở Trung Quốc cũng cần phải được tập trung điều tra làm rõ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-che-giau-su-that-la-chuyen-thuong-ngay-doi-voi-dcstq.html
Xuống nước sau lệnh cấm của Mỹ,
Trung Quốc cho phép tăng các chuyến bay nước ngoài
Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc hôm 4/6 nói sẽ cho phép các hãng hàng không nước ngoài tăng các chuyến bay giữa Trung Quốc và các khu vực khác kể từ ngày 8/6.
Tuyên bố trực tuyến được đưa ra khoảng 12 giờ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh đình chỉ các hãng hàng không thương mại Trung Quốc bay đến Hoa Kỳ, bắt đầu từ ngày 16/6.
Cơ quan hàng không Trung Quốc ước tính số lượng chuyến bay quốc tế hàng tuần sẽ tăng thêm khoảng 50 chuyến kể từ ngày 8/6, với số lượng hiện tại là 150 chuyến bay.
Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc không đề cập trực tiếp đến hành động của Hoa Kỳ trong tuyên bố mới nhất. Nhưng tại cuộc họp báo hôm thứ Năm 4/6, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã khiếu nại với Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ về quyết định đối với các hãng hàng không Trung Quốc, và bộ này đang “hợp tác chặt chẽ với đối tác Hoa Kỳ về các chuyến bay thương mại”.
“Chúng tôi hy vọng phía Hoa Kỳ sẽ không gây trở ngại cho việc giải quyết vấn đề này”, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nói.
Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ chưa bình luận gì về thông tin này, mặc dù trước đó nói rằng bộ này sẽ xem xét lại quyết định đối với các hãng hàng không Trung Quốc nếu Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc điều chỉnh các chính sách ảnh hưởng đến các hãng hàng không Hoa Kỳ.
Hơn ba thập niên sau Thiên An Môn,
Trung Quốc vẫn giữ nguyên chính sách đàn áp
Thụy My
Cách nay 31 năm, ngày 04/06/1989, phong trào đấu tranh đòi dân chủ của giới trẻ Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn đã bị chính quyền Bắc Kinh dìm trong biển máu. Hơn ba thập niên qua, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, nhưng để bảo đảm sự độc quyền lãnh đạo, đảng Cộng Sản Trung Quốc không hề thay đổi chiến lược : diệt trừ mọi phản kháng để ngăn ngừa, răn đe mọi cuộc nổi dậy trong tương lai.
Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài : « Từ 1989 đến 2019 : Những biến chuyển của học thuyết duy trì trật tự của Trung Quốc từ sau Thiên An Môn» của nhà nghiên cứu Marc Julienne, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp – IFRI, đăng trên website Le grand continent, ngày 27/06/2019
*
Ngày 20/05/1989 vào lúc 10 giờ sáng, Bắc Kinh tuyên bố thiết quân luật. Những đoàn quân và xe bọc thép của Giải phóng quân Trung Quốc tiến vào trung tâm thành phố, hướng về Thiên An Môn, địa điểm biểu tượng lịch sử của Trung Quốc. Quảng trường này đã bị hàng mấy chục ngàn sinh viên chiếm đóng từ hơn một tháng.
Ban đầu tập hợp lại để vinh danh cố tổng bí thư cải cách Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang, 1980-1987), qua đời vào ngày 15/04, sau đó các sinh viên nhanh chóng biến quảng trường thành không gian tranh luận và yêu sách để xúc tiến dân chủ. Sinh viên đòi hỏi đối thoại với chính phủ, đặc biệt với thủ tướng Lý Bằng (Li Peng) để đưa ra các đề nghị. Tầng lớp cầm quyền coi đây là một cuộc nổi dậy nhằm lật đổ đảng và hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Đến cuối tháng Năm, mưu toan đàn áp đầu tiên bằng quân đội và công an vũ trang thất bại vì người dân Bắc Kinh ngăn chận, và nhiều người lính từ chối đối đầu với sinh viên. Dù vậy, khuya ngày 3 tháng Sáu, những đơn vị quân đội từ nhiều vùng xa trên khắp Trung Quốc được điều đến Thiên An Môn, biến Bắc Kinh thành sân khấu một cuộc nội chiến giữa giới trẻ và công dân thủ đô với quân đội của đảng.
Hằng trăm người trẻ ngã gục dưới làn đạn, bánh xích xe tăng, hàng ngàn sinh viên khác bị bắt những ngày sau đó.
Hơn 30 năm sau, bộ máy đàn áp được hiện đại hóa
Hơn 30 năm sau, đã có những thay đổi gì ? Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế và ngoại giao, có lực lượng quân đội được hiện đại hóa siêu tốc, tóm lại, một cường quốc thế giới. Bắc Kinh ngày nay là một đại đô thị bão hòa và ô nhiễm, nhưng siêu hiện đại, và là một trong những trung tâm chính trị quốc tế. Quảng trường Thiên An Môn dày đặc hàng trăm camera an ninh, bao bọc bởi nhiều hàng rào kim loại và dưới tầng hầm là những vị trí quan sát để cho phép vào. Nếu tất cả chừng như yên tĩnh và trong tầm kiểm soát, bóng ma 1989 vẫn luôn đe dọa.
Hơn 30 năm sau, Trung Quốc là một cường quốc hiện đại, với một bộ máy an ninh phản ánh đúng hình ảnh : mạnh mẽ, đồ sộ và công nghệ. Bộ máy này trở thành hoàn hảo, phức tạp và phong phú hơn với những công cụ giám sát mới mà cuộc cách mạng kỹ thuật số thế kỷ 21 đã mang lại : nhận diện khuôn mặt và giọng nói, kho lưu trữ các thông số sinh trắc và ADN, kiểm soát internet và các mạng xã hội. Còn có những công nghệ khác mà châu Âu cho là vi phạm tự do cá nhân, đã được thử nghiệm tại Hoa lục, như kiểm tra, cho điểm công dân thông qua các ứng dụng kỹ thuật số. Giấc mơ một Trung Quốc mở cửa và dân chủ hóa nhờ kỷ nguyên internet đã sụp đổ. Công nghệ mới giờ đây là ưu thế đáng gờm của các chế độ độc tài đang sở hữu.
Trước hết, ngân sách dành cho an ninh trong mười năm qua có tỉ lệ trung bình tăng hàng năm là 13%, cụ thể năm 2017 là 1.240 tỉ nhân dân tệ (159 tỉ euro). Kể từ 2010, ngân sách chính thức dành cho an ninh luôn cao hơn ngân sách của quân đội. Nhưng đến 2014, chính quyền Trung Quốc ngưng công bố chi tiết ngân sách an ninh, chỉ thông báo ngân sách trung ương, không cụ thể về ngân sách các tỉnh. Tuy vậy ngân sách địa phương chiếm phần đáng kể, nếu chúng ta biết rằng, chẳng hạn từ 2016 đến 2017 Tân Cương đã gia tăng ngân sách an ninh đến 92,8%, đạt 58 tỉ nhân dân tệ (7,4 tỉ euro) (1).
Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa và cải cách lực lượng an ninh, đứng hàng đầu là Công an nhân dân vũ trang (CANDVT). Là lực lượng bán quân sự chuyên giữ ổn định nội bộ, CANDVT đã phát triển rất nhanh kể từ khi được thành lập năm 1982. Ban đầu dưới sự kiểm soát dân sự của bộ Công An, lẫn quân sự của Quân ủy trung ương, từ tháng Giêng 2018 lực lượng này chỉ còn do Quân ủy trung ương chỉ đạo. CANDVT được tái cơ cấu theo mô hình quân đội với bốn quân khu, và một ủy ban thanh tra kỷ luật, tăng cường tổ chức theo kiểu quân đội (2).
Hơn nữa, các đơn vị không tác chiến (như lực lượng phụ trách kiểm tra rừng, vàng, thủy điện, chống cháy rừng, biên phòng) là từ quân đội tách ra, đặt dưới quyền nhiều cơ quan dân sự khác nhau. Đến tháng 7/2018, lực lượng tuần duyên Trung Quốc vốn dưới quyền Hội đồng Nhà nước được nhập vào CANDVT. CANDVT nay là các đội quân giữ an ninh trong nước, gồm các đơn vị đặc biệt như đơn vị can thiệp SWAT (đặc cảnh), các đội đặc nhiệm tinh nhuệ (Báo tuyết) chuyên chống khủng bố, bắt con tin và chống nổi dậy.
Mục tiêu của cải cách là giải phóng CANDVT khỏi các nhiệm vụ không tác chiến, để tập trung cho cuộc chiến đấu chủ yếu : giữ ổn định nội bộ, an ninh hàng hải và hỗ trợ cho quân đội trong trường hợp chiến tranh. Cải cách này tuân thủ hướng chỉ đạo đơn giản : « Quân đội là quân đội, công an là công an, nhân dân là nhân dân » (Quân thị quân, cảnh thị cảnh, dân thị dân) (3).
Việc cải cách đã tăng cường sự kiểm soát của đảng lên các lực lượng vũ trang. Hơn nữa, còn tập trung quyền quyết định vào tay tổng bí thư kiêm chủ tịch Quân ủy trung ương là Tập Cận Bình – người chỉ đạo cả quân đội lẫn CANDVT. Các cấp hành chính tỉnh và địa phương không còn được tự ý huy động các đơn vị CANDVT, mà phải gởi yêu cầu đến cấp chỉ huy quân sự hữu quan. Ở cấp chỉ huy trung ương của đảng, việc giảm bớt các cấp chỉ huy giữa Quân ủy trung ương và các sĩ quan CANDVT nhằm làm giảm đi nguy cơ tham nhũng và lạm quyền của các quan chức cao cấp, như trường hợp Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) vốn ngự trị gần 10 năm (2003-2012) trên toàn thể bộ máy an ninh Trung Quốc.
Cũng như quân đội thuộc về đảng, CANDVT nay là công an của đảng. Câu khẩu hiệu mao-ít « đảng kiểm soát súng ống » ngày nay đúng hơn bao giờ hết. Cải cách CANDVT nằm trong một cuộc cải cách rộng lớn hơn về các định chế và bộ máy an ninh, nhằm « bảo đảm sự lãnh đạo của đảng kiên cường và mạnh mẽ hơn » (4).
Một lô-gic an ninh không hề thay đổi từ sau Thiên An Môn
Đảng ngày nay sở hữu toàn bộ các công cụ để bảo vệ mình. Một quân đội mà ưu tiên không nhằm can thiệp trong nước, một lực lượng công an vũ trang bảo đảm duy trì ổn định nội bộ với các phương tiện bán quân sự, cùng với công an nhân dân và lực lượng trật tự viên dưới sự chỉ huy của Bộ Công an, giúp kiểm soát toàn bộ không gian đô thị cũng như nông thôn. Đảng còn có thể trông cậy vào mạng lưới tình báo do Bộ An ninh phụ trách.
Cuối cùng, Ủy ban Chính trị và Pháp luật của đảng (Trung ương Chính Pháp) đóng vai trò then chốt trong việc phối hợp các lực lượng an ninh, gồm những lực lượng nêu trên và các tòa án, viện kiểm sát nhân dân. Ủy ban này do Quách Thanh Côn (Guo Shengkun), ủy viên Bộ Chính trị làm chủ tịch, hiện diện ở tất cả các cấp hành chính trên toàn quốc.
Với bộ máy trấn áp như vậy, trên lý thuyết Trung Quốc sẵn sàng vận dụng chủ thuyết duy trì trật tự không làm đổ máu và có thể thích ứng với mọi mức độ rủi ro. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng Bắc Kinh muốn áp dụng chủ thuyết này, từ sau 1989.
Hơn 30 năm sau Thiên An Môn, chủ trương không hề thay đổi trên chóp bu của đảng. Chiến lược vẫn là đập tan mọi kháng cự, để răn đe những vụ nổi dậy trong tương lai. Phương pháp cũng chẳng đổi thay, đó là đe dọa. Các tuyên bố chính thức chỉ ra kẻ thù, trước đây là những kẻ phản cách mạng, đế quốc hay xét lại, và nay là khủng bố, cực đoan, ly khai hay nói chung là những ai làm mất ổn định xã hội.
Tháng Tư năm 1999, sát cạnh Thiên An Môn, khoảng 20.000 học viên Pháp Luân Công (Falungong) tập hợp hòa bình và im lặng, không băng-rôn khẩu hiệu, xung quanh Trung Nam Hải (Zhongnanhai), đầu não của chính quyền Trung Quốc. Họ khẳng định là một phong trào phi chính trị và đòi hỏi được tự do tập khí công.
Tầng lớp lãnh đạo coi đây là nguy cơ cho đảng, và là mối đe dọa cho ổn định xã hội. Tháng Bảy cùng năm, sau ba tháng chuẩn bị kỹ lưỡng, đảng bỗng ra lệnh cấm Pháp Luân Công hoạt động, đồng thời tung ra đợt bắt bớ quy mô trên cả nước. Hàng ngàn học viên bị bắt giữ, trong đó nhiều người đã mất tích.
Ngày nay tại Tân Cương, miền cực tây Trung Quốc, có trên 1 triệu người Hồi giáo, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, bị giam giữ trong các trại cải tạo. Mục tiêu của các « trại cải huấn » này, theo ngôn từ chính thức, là nhằm « khử cực đoan hóa ». Hàng triệu người khác bên ngoài các trại cải tạo phải chịu đựng sự giám sát hàng ngày ở khắp nơi.
Làn sóng đàn áp với quy mô chưa từng thấy này diễn ra sau một loạt vụ tấn công trong khoảng 2013-2014, nhiều người Duy Ngô Nhĩ chạy trốn sang các nước Đông Nam Á, một số sang Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí sang tận Syria. Chỉ vì vài chục hoặc vài trăm người, hoặc có liên can trực tiếp hay gián tiếp vào các vụ tấn công, hoặc chỉ là cảm tình viên của các mưu tính đòi độc lập, mà 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và Kyrgyzstan bị đàn áp và bắt bớ trái phép.
Nỗi sợ hãi cấp nhà nước và chiến lược đàn áp
Từ các sinh viên Thiên An Môn cho đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, chủ trương đàn áp của Trung Quốc vẫn là đại quy mô, bất tương xứng với các hành động phản kháng không hề là mối đe dọa sống còn cho đảng. Có hai lý do để giải thích.
Trước hết, là mối lo ngại chủ quan nhưng thực sự trong nội bộ đảng, rằng một phong trào xã hội bộc phát có thể đe dọa cho sự tồn vong của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cảm giác bất an gần như là nỗi ám ảnh, bắt nguồn từ sự sợ hãi đảng bị sụp đổ. Chế độ cộng sản Ba Lan rơi rụng vì Công đoàn Đoàn Kết, một tháng trước cuộc khủng hoảng Thiên An Môn ; bức tường Berlin sụp đổ, rồi đến Liên Xô tan rã ; đã nuôi dưỡng nỗi sợ này. Cuộc cách mạng màu cam ở Ukraina và Mùa Xuân Ả Rập càng tăng cường thêm sự quan ngại của đảng Cộng Sản Trung Quốc trước những phản kháng xã hội.
Lý do thứ hai mang tính khách quan và chiến lược. Việc đàn áp quy mô nhằm răn đe mọi ý định nổi dậy tương lai vừa nhen nhúm, hơn là hạn chế một mối đe dọa nào đó. Lời đáp thô bạo của đảng trước mọi sự phản kháng nhắc nhở rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một chế độ toàn trị kiểu Lênin, trong đó mọi sáng kiến chính trị chỉ có thể xuất phát từ đảng, chứ hoàn toàn không thể từ xã hội công dân.
Những nhà đấu tranh cộng sản trẻ tuổi từ các trường đại học danh giá nhất của Trung Quốc đã nhận ra điều này, khi phải trả giá vào mùa hè năm 2018. Tự nhận là mác-xít và mao-ít, thậm chí ủng hộ chính sách của tổng bí thư Tập Cận Bình, có đến 50 sinh viên trong số này đã bị bắt khi họ cố gắng bênh vực quyền lợi của công nhân nhà máy Jasic Technology ở Huệ Châu (Huizhou) thuộc tỉnh Quảng Đông (5). Khoảng mấy chục sinh viên khác cũng đã bị bắt những tuần lễ sau đó (6).
Hơn 30 năm sau Thiên An Môn, bất chấp việc hiện đại hóa bộ máy an ninh, Trung Quốc vẫn giữ nguyên chiến lược đàn áp hàng loạt. Nhà nghiên cứu Marc Julienne tỏ ra bi quan : Sự tàn úa của các ý tưởng Thiên An Môn và các cuộc tranh luận dân chủ trong xã hội Trung Quốc đương đại khiến người ta nghĩ rằng việc răn đe đã có tác động.
THAM KHẢO :
(1) ZENZ Adrian, “China’s Domestic Security Spending : An Analysis of Available Data”, China Brief, Vol.18, Issue 4, 12/03/2018.
(2) WUTHNOW Joel, “China’s Other Army : The People’s Armed Police in an Era of Reform”, China Strategic Perspectives, n°14, tháng Tư/2019.
(3) “Le Comité central du Parti communiste chinois publie le ‘Plan de réforme pour l’approfondissement des institutions du Parti et de l’État’” (中共中央印发《深化党和国家机构改革方案》), Xinhua, 21/03/2018.
(4) Như trên.
(5) https://www.theguardian.com/world/2018/aug/24/50-student-activists-missing-in-china-after-police-raid
(6)https://www.nytimes.com/2018/09/28/world/asia/china-maoists-xi-protests.html
TQ vấp phải những phản ứng cứng rắn của Ấn Độ
khi tìm cách mở rộng lãnh thổ ở biên giới hai nước
Trước tình trạng đụng độ giữa quân đội hai nước ở khu vực biên giới, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố sẽ không để “thể diện bị tổn thương” trong vụ xung đột mới nhất với Trung Quốc ở vùng biên giới, đồng thời quyết tâm giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại song phương.
Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đưa ra trong bài phỏng vấn trên truyền hình vào cuối ngày 30/5. Cũng theo ông Singh, Ấn Độ đã từ chối lời đề nghị từ Tổng thống Donald Trump về việc để Mỹ làm trung gian hòa giải căng thẳng giữa Trung – Ấn.
Trong khi đó, hàng trăm binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã tham gia một cuộc đối đầu tập trung ở vùng Ladakh của Ấn Độ hôm 9/5. Hậu quả hàng chục binh sĩ Trung – Ấn bị thương khi lao vào đấm đá nhau và ném đá ở bang Sikkim. Cho tới hiện tại, nhiều binh sĩ Ấn Độ vẫn đang phải nằm viện điều trị. Khu vực căng thẳng nhất hiện nay giữa Trung – Ấn nằm ở trung tâm Ladakh quanh thung lũng Galwan, nơi giữ vị thế quan trọng giúp tiếp cận một số vùng chiến lược ở biên giới Himalaya. Hai bên không ngừng đổ lỗi cho nhau gây ra tình trạng căng thẳng. Song theo giới chuyên gia, việc Ấn Độ xây dựng những con đường mới trong khu vực chính là nguyên nhân làm bùng phát xung đột. Sau vụ đụng độ hôm 9/5, cả Trung Quốc và Ấn Độ đã cho điều động thêm nhiều binh sĩ và vũ khí hạng nặng tới khu vực này.
“Tôi muốn đảm bảo với đất nước rằng, chúng tôi sẽ không để thể diện của Ấn Độ bị tổn thương trong bất cứ hoàn cảnh nào”, Bộ trưởng Singh phát biểu trên kênh truyền hình Aaj Tak. Ông Singh cũng nhắc lại vụ đụng độ giữa Trung – Ấn kéo dài hai tháng rưỡi xảy ra vào năm 2017 trên cao nguyên tranh chấp Doklam. Theo ông Singh, tình hình lúc đó “rất căng thẳng” nhưng “chúng tôi chưa từng lùi bước”. “Ấn Độ từ lâu đã theo đuổi chính sách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Đây không phải là phương thức tiếp cận mới. Vào thời điểm này, tình hình căng thẳng với Trung Quốc đang leo thang. Nhưng chuyện này cũng từng xảy ra trong quá khứ”, ông Singh khẳng định Ấn Độ đang nỗ lực để đảm bảo “căng thẳng không leo thang thêm. Các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra giữa hai nước ở cả cấp độ ngoại giao và quân sự.
Vào cuối tuần trước, chia sẻ trên Twitter, Tổng thống Mỹ Trump đã đưa ra lời đề nghị làm trung gian hòa giải cho cuộc “xung đột dữ dội” liên quan tới căng thẳng Trung – Ấn. Tuy nhiên, ông Singh cho hay ông đã nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 29/5 và nhấn mạnh Trung – Ấn có cơ chế giải quyết “bất đồng” thông qua đối thoại ngoại giao và quân sự. Trước đó, vào ngày 27/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết tình hình biên giới về cơ bản là “ổn định và nằm trong tầm kiểm soát”.
Úc và Ấn Độ ký kết thỏa thuận
về việc cùng sử dụng căn cứ quân sự
Trọng Nghĩa
Ấn Độ và Úc vào hôm nay 04/06/2020 đã ký một thỏa thuận cho phép hai bên sử dụng căn cứ quân sự của nhau vào việc hỗ trợ hậu cần. Hai bên đồng thời đồng ý tăng cường hợp tác ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương trong bối cảnh quan hệ của hai nước với Trung Quốc đang có dấu hiệu căng thẳng
Thỏa thuận liên quan đến việc “hỗ trợ hậu cần song phương – Mutual Logistics Support” đã được thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Úc Scott Morrison ký kết trong một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến.
Thông cáo công bố sau cuộc họp nêu rõ: “Hai bên đồng ý tiếp tục thắt chặt và mở rộng hợp tác quốc phòng qua việc tăng cường quy mô và tính phức tạp các cuộc tập trận song phương và các hoạt động khác nhằm phát triển những hướng mới đối phó với những thách thức về an ninh mà hai bên cùng chia sẻ”.
Thỏa thuận này được ký trong bối cảnh tranh chấp Ấn -Trung về biên giới ở vùng Himalaya nổi cộm trở lại và quan hệ Canberra-Bắc Kinh cũng bị khuấy động sau khi Úc kêu gọi mở điều tra quốc tế về vụ virus corona xuất phát từ Vũ Hán.
Riêng về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, hai bên đã nhắc lại cam kết thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở một khu vực rộng lớn mà cả Ấn Độ lẫn Úc đều nhấn mạnh là rất quan trọng đối với thế giới.
Tuyên bố chung về tầm nhìn trên vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương
Một tuyên bố chung về tầm nhìn chung của hai quốc gia về hợp tác hàng hải ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương nêu rõ : “Ấn Độ và Úc có mối quan tâm lâu dài đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở”, không loại trừ bất kỳ nước nào và vận hành trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
Hai bên đã khẳng định cùng quan tâm đến việc ” bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Theo giới quan sát, tuyên bố về hợp tác hàng hải Ấn Độ-Úc đã gián tiếp đề cập đến Trung Quốc và các hành động quyết đoán của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông.
Trung Quốc phản đối Mỹ về Biển Đông
Liên quan đến Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên vào hôm qua, 03/06, đã tiếp tục nhắc lại các luận điểm về “chủ quyền lãnh thổ lịch sử” của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Đây là phản ứng của Trung Quốc chống lại việc Mỹ vừa gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.