Tin khắp nơi – 04/04/2019
Đai học Mỹ MIT cắt đứt quan hệ với Huawei và ZTE của TQ
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã cắt đứt quan hệ với hai công ty Huawei Technologies và ZTE Corp của Trung Quốc giữa lúc chính phủ Hoa Kỳ điều tra các công ty này với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt, theo hãng tin Reuters.
MIT là tổ chức giáo dục hàng đầu của Hoa Kỳ vừa tháo gỡ các thiết bị viễn thông do công ty Huawei và các công ty Trung Quốc khác cung cấp, vì nếu cứ tiếp tục sử dụng chúng thì trường sẽ bị cắt đứt nguồn tài trợ của liên bang.
Bà Maria Zuber, phó chủ tịch nghiên cứu, cho biết trong một bức thư trên trang web của trường: “MIT không mở hợp tác mới hoặc gia hạn các cam kết hiện có với công ty Huawei và ZTE hoặc các công ty con của họ do chính phủ liên bang đang điều tra các công ty này về việc vi phạm các chế tài.”
Bà Zuber nói thêm rằng các chương trình hợp tác với Trung Quốc, Nga và Ả Rập Saudi sẽ phải đối mặt với các cáo buộc vi phạm hành chính bổ sung.
“Học viện sẽ tái xét hợp tác với các tổ chức này khi hoàn cảnh cho phép,” bà nói.
Đại học Oxford của Anh cũng đã ngừng nhận tài trợ của công ty Huawei trong năm nay.
Bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của công ty Huawei và là con gái của người sáng lập tập đoàn Huawei, ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), đã bị bắt ở Canada vào tháng 12 năm ngoái theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Bà Mạnh bị Hoa Kỳ cáo buộc gian lận trong ngân hàng và chuyển ngân vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran.
Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã buộc công ty ZTE ngừng hầu hết các hoạt động kinh doanh từ tháng 4 đến tháng 7 năm ngoái sau khi các quan chức của Bộ Thương mại cho biết công ty ZTE đã vi phạm chế tài và bị bắt vì vận chuyển trái phép các hàng hóa có nguồn gốc từ Hoa Kỳ đến Iran và Triều Tiên.
Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói hôm 4/4: “Chúng tôi yêu cầu các chính phủ ở các quốc gia nơi các công ty đặt trụ sở hãy tạo một môi trường công bằng, và không phân biệt đối xử.”
Reuters cho biết các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc đã phải đối mặt với sự nghi ngờ ngày càng cao khi Hoa Kỳ lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị của các công ty này để làm gián điệp. Tuy nhiên, các công ty này cho rằng những lo ngại như vậy là không có cơ sở.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-hoc-my-mit-cat-dut-quan-he-voi-huawei-va-zte-cua-tq/4861866.html
Thảo luận thương mại Mỹ-Trung có tiến bộ
Những cuộc thảo luận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc “tiến triển tốt” trong tuần qua tại Bắc Kinh và hai phía nhắm thu ngắn những cách biệt trong các cuộc thảo luận có thể gia hạn thêm trong tuần này, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow cho biết.
Nói với các phóng viên tại một sinh hoạt do báo Christian Science Monitor tổ chức, ông Kudlow cho biết trong những cuộc thảo luận vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên công nhận các vấn đề mà Hoa Kỳ đã nêu lên trong nhiều năm.
Các nhà thương thuyết tiếp tục thảo luận vào ngày 3/4 sau những cuộc họp tại Bắc Kinh tuần trước do Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin dẫn đầu.
Ông Kudlow nói Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và toán của ông sẽ lưu lại Washington trong 3 ngày và có thể lâu hơn nữa.
“Chúng tôi thảo luận về những vấn đề chưa bao giờ được thảo luận trước đây, bao gồm việc thi hành,” ông Kudlow nói, nêu ra những cáo buộc của Mỹ là Bắc Kinh đánh cắp sở hữu trí tuệ, buộc các công ty làm ăn tại Trung Quốc chuyển giao công nghệ, tình trạng tin tặc, những rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với việc mua bán hàng hóa.
“Tất cả đều có tiến bộ tốt, tất cả đều tiến triển tốt,” ông nói về những lãnh vực này. “Chúng tôi hy vọng tuần này sẽ tiến gần hơn.”
Ông Kudlow lưu ý tầm quan trọng của việc Trung Quốc tiến đến việc công nhận là những tập tục này hiện hữu.
Những vấn đề cơ cấu này cùng với cách thức một thỏa thuận có thể sẽ được thực thi là một vấn đề trọng điểm trong nhiều tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hôm 3/4, ông Kudlow cho biết những cáo buộc của Mỹ đối với công ty viễn thông khổng lồ Huawei Trung Quốc đã không được đưa ra trong các cuộc thảo luận thương mại.
Ông Kudlow cũng cho biết không có quyết định áp đặt thuế quan đối với ô tô nhập khẩu từ các đồng minh hàng đầu của Hoa Kỳ.
Mỹ muốn thăm Việt Nam lần hai bằng tàu sân bay
Hoa Kỳ hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận để đưa tàu sân bay thứ hai tới Việt Nam năm 2019, theo Reuters.
Hoa Kỳ cũng hy vọng các chuyến thăm bằng tàu sân bay sẽ trở thành một nét đặc trưng và được thực hiện thường xuyên trong mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa hai nước vốn là kẻ thù trong Chiến tranh Việt Nam, một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ cho Reuters biết hôm thứ Tư 4/4.
USS Carl Vinson tới Đà Nẵng: ‘Bước đi chiến lược’
Hạm đội Nam Hải ‘cực kỳ nguy hiểm’ cho VN
VN muốn trấn an TQ về chuyến thăm của USS Carl Vinson
Tàu khu trục USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng tháng 3/2018 trong chuyến thăm chính thức đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975, nhấn mạnh mối quan hệ chiến lược ngày càng sâu sắc giữa hai nước tại thời điểm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực đang gia tăng.
“Chúng tôi đã có chuyến thăm bằng tàu sân bay đầu tiên đến Việt Nam kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam và chúng tôi rất hy vọng có thể đạt được thỏa thuận với các đồng nghiệp ở Việt Nam về chuyến thăm tàu sân bay thứ hai trong năm nay,” ông Rand Randall Schriver, trợ lý bộ trưởng quốc phòng khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, nói với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington.
“Hiện chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Hy vọng của chúng tôi là các chuyến thăm như vậy có thể trở thành một hoạt động đặc trưng, thường xuyên trong mối quan hệ giữa hai nước. Đó sẽ là một dấu hiệu của một mối quan hệ trưởng thành và chiến lược,” ông Randall Schriver nói với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
Schriver cũng cho biết ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ có thể cung cấp tàu tuần duyên tải trọng cao thứ hai cho Việt Nam để tăng cường công tác an ninh hàng hải.
Hôm thứ Hai 2/3, Hoa Kỳ đã giao sáu tàu tuần tra trị giá 12 triệu đô la cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tận dụng một cuộc họp với các quan chức Việt Nam vào tháng Hai để mời mua vũ khí của Hoa Kỳ.
Nhiều thập kỷ sau chiến tranh, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng khăng khít thông qua mối quan tâm chung về hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các tàu sân bay của Hoa Kỳ thường xuyên qua lại trên vùng Biển Đông trong nỗ lực tăng cường sự tham gia của hải quân, và hiện đang bị các tàu hải quân Trung Quốc lấn át, giới chức hải quân trong khu vực cho biết.
Việt Nam gần đây nổi lên như đối thủ lên tiếng mạnh mẽ nhất trước yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc. Việt Nam cũng đã mua trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ, như một tầu tuần duyên bảo vệ bờ biển lớp Hamilton có vũ trang.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47810620
Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ quốc phòng
mạnh hơn với Việt Nam
“Mối quan hệ quốc phòng của chúng ta [với Việt Nam] rất bền chặt và là một trong những trụ cột mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ song phương trên nhiều phương diện của chúng ta,” ông Randall G. Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phát biểu hôm 3/4/2019 tại thủ đô Washington.
Ông Schriver phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) rằng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam vừa được củng cố hơn nữa trong hai năm qua, và hai bên đang có các kế hoạch tăng cường hơn nữa mối quan hệ này dựa trên nền tảng lợi ích chung của hai quốc gia, tác giả David Vergun viết trên trang tin của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 3/4.
Quan hệ quân sự mạnh
Hoa Kỳ muốn tìm kiếm các mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với Việt Nam, ông Schriver nói. Chẳng hạn, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng vào năm ngoái, trong chuyến thăm đầu tiên kể từ Chiến tranh Việt Nam, và hai bên cũng đang có các cuộc thảo luận về việc có một chuyến thăm hàng không mẫu hạm khác trong năm nay.
Năm 2017, Hoa Kỳ đã chuyển giao một phần lớn thiết bị quốc phòng cho Việt Nam – ví dụ như tàu khu trục USCGC Morgenthau lớp Hamilton dành cho Cảnh sát biển. Con tàu này hiện đang hoạt động rất tích cực trong các nhiệm vụ an ninh hàng hải cho Việt Nam, ông Schriver nói. “Chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành và chuyển giao chiếc tàu khu truc thứ hai.”
Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp tăng cường khả năng quân sự của Việt Nam và theo đuổi các cơ hội huấn luyện và hợp tác quân sự, tập trung vào các mảng như:
– An ninh và ổn định khu vực cho Việt Nam
– An ninh hàng hải và nhận thức về hàng hải
– Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai
– Giáo dục quân sự chuyên nghiệp, bao gồm đào tạo tiếng Anh
– Quân y
– Tìm kiếm và giải cứu
– Hoạt động gìn giữ hòa bình
Về mảng gìn giữ hòa bình, ông Schriver cho biết rằng Việt Nam đã triển khai một đơn vị gìn giữ hòa bình đến Nam Sudan, trong đó có một số hỗ trợ từ Hoa Kỳ và các đối tác khác.
Ngoài ra, ông cho biết thêm: “Chúng tôi đã nâng cấp mức độ các cuộc đối thoại quốc phòng hàng năm và các quan chức cấp cao của hai bên đã gặp gỡ nhau nhiều hơn, ngoài hai chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam trong hai năm qua và chỉ riêng trong năm rồi Bộ trưởng Quốc phòng [James] Mattis đã thăm Việt Nam hai lần.
Trong một lĩnh vực hợp tác khác, ông Schriver cho biết ông đánh giá cao sự sẵn lòng hợp tác của Việt Nam trong việc cho phép nhóm nghiên cứu và điều tra của Cơ quan tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích POW/MIA thực hiện các hoạt động khai quật hài cốt những người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Lý do để tăng cường mối quan hệ quốc phòng
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Schriver cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam có cùng lợi ích chung “trong việc thúc đẩy trật tự dựa trên các quy tắc quốc tế, bảo vệ chủ quyền, quyền hợp pháp riêng của các quốc gia, bất kể quy mô hay có lo ngại về một sự xói mòn tiềm ẩn trong trật tự dựa trên quy tắc mà từ trước đến nay đã cho phép tất cả các quốc gia ở Ấn Độ-Thái Bình Dương trỗi vậy và thịnh vượng.
Ông nói thêm: “Chúng tôi chia sẻ quan điểm rằng để Ấn Độ-Thái Bình Dương tiếp tục phát triển, mỗi quốc gia trong khu vực phải được tự do xác định hướng đi của riêng mình trong một hệ thống các giá trị đảm bảo cơ hội cho cả những quốc gia nhỏ nhất phát triển và thoát khỏi sự hà hiếp của các nước mạnh. Nói tóm lại, đối với Việt Nam, những gì chúng ta muốn là một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng, độc lập, vậy đấy.”
Theo tác giả David Vergun, sự hà hiếp mà ông Schriver nhắc đến là từ Trung Quốc.
“Một khu vực đang ngày càng phải đối mặt với một Trung Quốc hung hăng, quyết đoán hơn, sẵn sàng chấp nhận tranh chấp trong việc theo đuổi lợi ích của mình,” ông Schriver nói, nhắc đến việc Trung quân sự hóa các đảo trên Biển Đông.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-muon-that-chat-quan-he-quoc-phong-manh-hon-voi-vn/4861614.html
Mỹ tăng cường hiện diện tại các đảo quốc Thái Bình Dương
Hoa Kỳ đang mở rộng sự hiện diện quân sự ở những hòn đảo nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược ở Thái Bình Dương như là một phần trong chiến dịch ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và xây dựng các mối quan hệ dọc theo một dải rộng lớn ở Thái Bình Dương vốn lâu nay ít được để ý.
Phần lớn trọng tâm mới tập trung vào Micronesia, một nhóm đảo chỉ có trên 100.000 dân nằm gần điểm giữa trong vùng biển rộng 5.000 hải lý giữa Hawaii và Philippines.
Quân đội Mỹ đã tổ chức các cuộc đàm phán với Micronesia về việc mở các cơ sở hải quân mới và mở rộng một đường băng, theo các quan chức chính quyền Micronesia và một biên bản chính thức của cuộc gặp quan chức quốc phòng hai nước hồi tháng 12 năm 2018.
Quân đội Mỹ cũng đang bàn thảo việc tổ chức tập trận chung ở Micronesia, cũng theo biên bản này và theo các quan chức Bộ Quốc phòng.
Việc mở rộng quan hệ diễn ra khi các nhà hoạch định quân sự Mỹ đang tái tập trung trở lại vào những hòn đảo chiến lược ngoài rìa và gần như bị quên lãng ở Thái Bình Dương.
Hồi tháng 1, Hải quân Mỹ dự tính mở cửa trở lại ở Adak thuộc quần đảo Aleutia một căn cứ đã đóng cửa trên đảo Alaska và sẽ thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải – một phần là để ngăn chặn sự bành trướng của Nga và Trung Quốc ở Bắc Băng Dương.
Theo đó, Washington muốn lôi kéo thêm nhiều đối tác mới trong khi củng cố các quan hệ cũ ở Thái Bình Dương thông qua các khoản đầu tư và viện trợ và nhấn mạnh vào liên minh với Washington chứ không phải với Bắc Kinh.
“Chúng tôi đang khởi động lại sự can dự của chúng tôi vào các đảo quốc Thái Bình Dương để duy trì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở và tự do, duy trì sự tiếp cận và thúc đẩy vị thế của chúng tôi như là một đối tác an ninh được chọn mặt gửi vàng,” Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn nhân Lầu Năm Góc, cho biết.
Micronesia không phải là quốc gia duy nhất mà quân đội Mỹ muốn củng cố quan hệ. “Chúng tôi đang xem xét những cách thức để tăng cường sự can dự vào những tiểu vùng khác nữa, nơi mà New Zealand và Australia lâu nay vẫn giữ vai trò lãnh đạo và đang đóng vai trò quan trọng,” ông Eastburn nói thêm.
Liên bang Micronesia, cùng với Cộng hòa Marshall và Palau, đều có quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ. Mặc dù là những quốc gia độc lập, họ đã ký những hiệp ước được gọi là thỏa thuận liên kết tự do với Mỹ vốn cho họ những khoản viện trợ, trợ giúp và các lợi ích khác trong khi Mỹ có được mối quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ ở những khu vực chiến lược này.
Những quốc gia này cũng tập trung xung quanh các lãnh thổ Mỹ, chẳng hạn Guam, với các cơ sở quân sự lớn. Điều này khiến chúng càng có tầm quan trọng chiến lược.
Sự can dự của Mỹ vào các quốc đảo Thái Bình Dương đã có từ hơn một thế kỷ. Nó đóng vai trò quan trọng để phục vụ các mục tiêu của Mỹ trong Đệ nhị Thế chiến và nằm trong ‘chiến dịch nhảy đảo’ từ lãnh thổ Mỹ đến đảo chính của Nhật Bản.
“Hoa Kỳ từ lâu đã là một quốc gia Thái Bình Dương,” ông Doug Domenech, quan chức phụ trách các vấn đề đảo và quốc tế tại Bộ Nội vụ Hoa Kỳ, vốn quản lý các thỏa thuận này, nói. “Và đúng vậy, có thể chúng tôi đã tập trung vào các khu vực khác, nhưng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã bắt đầu tập trung trở lại vào khu vực này.”
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù Mỹ có sự hiện diện liên tục ở đây kể từ Đệ nhị Thế chiến, khu vực này vẫn đáng được lưu tâm nhiều hơn.
“Thái Bình Dương là một khu vực có cạnh tranh trong vòng từ 5 đến 10 năm qua,” một quan chức Bộ Ngoại giao giấu tên nói. “Do đó, có những biện pháp mà chúng tôi thực hiện để tăng cường nỗ lực này.”
Mặc dù các đảo quốc này trong nhiều năm qua vẫn được xem là nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, Bắc Kinh đã tìm cách tiến vào mặc dù bằng những cách ít được để ý hơn so với việc họ bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Ảnh hưởng của Trung Quốc thường đến với dạng sự hào phóng về kinh tế, điều mà khu vực dựa chủ yếu vào viện trợ này luôn hoan nghênh.
“Chúng tôi đẩy mạnh cuộc chơi bởi vì có quan ngại ngày càng tăng về chính sách ngoại giao nợ của Trung Quốc ở nhiều nơi trên thế giới,” quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ này cho biết. Mỹ sẽ triển khai thêm các nhà ngoại giao đến khu vực để phát triển mối quan hệ, cũng theo quan chức này.
Bắc Kinh lâu nay vẫn nói rằng các khoản viện trợ và đầu tư của họ không làm các nước này bị kẹt trong bẫy nợ.
Bắc Kinh đã cung cấp cho Micronesia một khoản viện trợ không được tiết lộ, theo lời của đại sứ đảo quốc này ở Washington, Akillino Harris Susaia. Các khoản viện trợ này được trang trải cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vốn yêu cầu phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn tài trợ ấy được Micronesia hoan nghênh, ông Susaia nói.
Đồng thời, ông cũng hoan nghênh sự hiện diện lớn hơn cũng như sự quan tâm trở lại của Mỹ ở các hòn đảo này.
Tổng thống các nước Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall dự định sẽ có một chuyến thăm lịch sử đến Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump – lần đầu tiên nguyên thủ của ba nước này gặp một Tổng thống Mỹ.
Đại sứ Mỹ ở Micronesia Robert Riley nói nước ông ‘cung cấp cho Micronesia mức độ phòng vệ và an ninh như là chính Micronesia tự bảo vệ mình vậy và không còn cam kết nào cao hơn nữa.”
Một đại diện Không quân Mỹ tại cuộc gặp tháng 12 nhắc tới mối quan tâm của Mỹ trong việc mở rộng một đường băng tại một sân bay ở Micronesia gần với lãnh thổ Guam của Mỹ.
Một quan chức quốc phòng khác của Mỹ cũng có mặt ở cuộc gặp nói rằng Mỹ muốn mời Micronesia tham dự các cuộc tập trận Pacific Pathways lần đầu tiên vào năm 2020.
Nạn nhân Mỹ bị bắt cóc tại Uganda
bị đòi tiền chuộc 500 ngàn đô
Một phụ nữ Mỹ cùng tài xế bị những tay súng bắt cóc tại một công viên động vật hoang dã nổi tiếng nhất ở Uganda, số tiền chuộc được đưa ra là 500.000 đô la, cảnh sát cho biết hôm 3/4.
Bà Kimberley Sue Endecott, 35 tuổi, và tài xế người Uganda, Jean Paul, đang đi xem thú hoang tại Công viên Quốc gia Queen Elizabeth thì bị bốn tay súng phục kích chặn xe vào tối 2/4, theo nguồn tin cảnh sát.
Những nhóm bất hợp pháp khác nhau, từ các phần tử Hồi Giáo Somalia cho đến phiến quân có căn cứ tại Congo thỉnh thoảng hoạt động tại Uganda, nhưng hiện chưa biết lý lịch của những kẻ bắt cóc vừa kể.
Một cặp vợ chồng cao tuổi có mặt tại hiện trường nhưng không bị bắt đã báo động việc này.
“Tôi nghi những kẻ bắt cóc chừa vợ chồng cao niên ra vì thấy họ lớn tuổi. Bọn bắt cóc lấy hết đồ đạc của họ,” phát ngôn viên chính phủ Uganda Ofwono Opondo cho biết.
Bà Endecott cư ngụ tại California cùng cặp vợ chồng cao tuổi, mà mối quan hệ chưa được rõ, đến Uganda vào ngày 29/3 và bay đến công viên ở vùng tây nam nước này một ngày sau đó, người phát ngôn nói thêm.
Tổ chức chủ chiến Hồi Giáo Somalia al-Shabab đã mở những cuộc tấn công tại Uganda trong quá khứ, nhưng chưa bao giờ bắt cóc ai đòi tiền chuộc tại đây.
Công viên được nhiều người viếng thăm nhất tại Uganda nằm cách thủ đô Kampala khoảng 400 kilômét về phía tây nam, giáp giới với Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), căn cứ của nhiều nhóm phiến quân khác nhau.
Cảnh sát nói vụ bắt cóc dường như có động cơ tài chánh, vì nhóm này nhanh chóng đòi tiền chuộc, dùng điện thoại di động của bà Endecott.
“Những toán an ninh hỗn hợp đã chặn các lối ra trên biên giới giữa Uganda và DRC để tìm các nạn nhân,” thông báo cho biết và cảnh báo là nhóm này có thể vẫn còn trong công viên.
Vào năm 1999, một cặp vợ chống người Mỹ, 4 người Anh, 2 người New Zealand bị giết cùng với 4 người hướng dẫn Uganda khi nhóm của họ bị các tay súng phục kích tại công viên Quốc gia Bwindi Impenetrable. Những người sống sót nói rằng thủ phạm dường như là phiến quân Hutu có căn cứ tại Congo.
Công viên Bwindi ở phía nam Công viên Quốc gia Queen Elizabeth, nơi các du khách đổ xô đến để xem sư tử, hà mã, cá sấu, khỉ chimpanzee và các động vật hoang dã khác trong một khu vực có nhiều hồ, hoang mạc, rừng và đầm lầy.
Các thượng nghị sĩ Mỹ
muốn mạnh tay xử lý ‘hành vi xấu’ của Nga
Các thượng nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ Hoa Kỳ hôm 3/4 giới thiệu một dự luật nhằm ngăn chặn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ bằng cách đe dọa áp đặt các chế tài gắt gao đối với các ngành ngân hàng, năng lượng và quốc phòng cũng như nợ công của nước này.
“Đạo luật Ngăn chặn” là nỗ lực mới nhất của các nhà lập pháp Mỹ nhằm gia tăng áp lực lên Moscow liên quan tới điều mà họ coi là một loạt các hành vi xấu, từ gây hấn ở Ukraine và can dự vào cuộc nội chiến ở Syria cho đến những nỗ lực gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ.
Biện pháp này được giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van Hollen và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio. Họ đã đệ trình một dự luật tương tự vào năm ngoái và giành được sự ủng hộ lưỡng đảng, nhưng không bao giờ được đưa ra biểu quyết bởi các lãnh đạo của phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện, những người vốn có quan hệ mật thiết với Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump đã thuận theo một số nỗ lực trước đây của Quốc hội để gia tăng các chế tài đối với Nga, dù đôi khi miễn cưỡng.
Những người ủng hộ hành động mạnh hơn chống lại Nga tin rằng các biện pháp như vậy sẽ có triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2019 vì quyền kiểm soát Hạ viện nằm trong tay phe Dân chủ, những người sẵn lòng kháng cự Nhà Trắng hơn phe Cộng hòa.
Đạo luật sẽ quy định Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (DNI) xác định, trong vòng 30 ngày kể từ bất kì cuộc bầu cử liên bang nào, liệu Nga hay các chính phủ nước ngoài khác hoặc bất cứ ai làm đại diện của chính phủ đó, có tham gia can thiệp bầu cử hay không.
Nếu DNI kết luận có sự can thiệp như vậy xảy ra, các chế tài bắt buộc sẽ được áp đặt trong vòng 10 ngày, kèm những biện pháp khác, nhắm vào các ngân hàng và công ty năng lượng của Nga.
Đạo luật sẽ cho phép các chế tài được áp đặt lên hai hoặc nhiều ngân hàng Nga sau đây: Sberbank, VTB Bank, Gazprombank, Vnesheconombank và Rosselkhozbank.
Nó cũng sẽ ra lệnh cấm tất cả các giao dịch thuộc thẩm quyền tài phán của Mỹ trong nợ công của Nga, trái phiếu chính phủ Nga và nợ của bất kì thực thể nào thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ Nga.
Các chế tài sẽ bao gồm chặn – phong tỏa mà không thu giữ – bất kì tài sản nào ở Mỹ của những đối tượng bị nhắm mục tiêu chế tài, bao gồm các nhân vật chính trị cao cấp của Nga và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nga.
Nga phủ nhận cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ. Nhưng các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của Mỹ kết luận rằng Moscow đã tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 để tăng cơ hội cho ông Trump vào được Nhà Trắng.
Một cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller không xác định các thành viên của ban vận động Trump âm mưu với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016, theo một bản tóm tắt được công bố bởi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr vào tháng trước.
Đạo luật Ngăn chặn nhắm vào Nga nhưng lưu ý rằng tình báo Mỹ đã xác định Trung Quốc, Iran và Triều Tiên là các mối đe dọa lớn trên mạng từ các chính phủ nước ngoài. Nó cũng yêu cầu chính quyền Trump trình cho Quốc hội một chiến lược ngăn chặn sự can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ cho mỗi quốc gia đó và các quốc gia khác thuộc diện quan tâm đáng kể.
Giáo hoàng bổ nhiệm người Mỹ gốc Phi đầu tiên
làm Tổng Giám mục Washington DC
Hôm 4/4, Giáo hoàng Phanxicô đã chỉ định người Mỹ gốc Phi đầu tiên, ông Wilton Gregory, làm Tổng Giám mục giáo phận Washington DC, theo Reuters.
Ông Wilton Gregory, 71 tuổi, từng là Tổng Giám mục địa phận Atlanta, có nhiều khả năng trở thành một hồng y trong tương lai.
Người tiền nhiệm của tân TGM Gregory là Hồng y Donald Wuerl, đã từ chức vào tháng 10 năm ngoái sau khi các báo cáo của bồi thẩm đoàn ở Pennylvania cho rằng ông đã không xử lý đến nơi đến chốn cáo buộc giáo sĩ lạm dụng tình dục trong thời gian làm giám mục ở Pittsburgh.
TGM trước đó nữa của khu vực Washington DC là Hồng y Theodore McCarrick, người vào 2/2019 đã bị buộc phải bỏ hàng giáo phẩm trong Giáo hội Công giáo Roma sau khi ông bị kết tội xâm hại tình dục trẻ vị thành niên và người lớn từ hơn 50 năm về trước.
Theo Vatican News, Tổng Giám mục Gregory đã là phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ nhiệm kỳ 1998-2001 và đến nhiệm kỳ 2001-2004, ông được bầu làm chủ tịch. Ngoài ra, ông cũng là thành viên của Ủy ban Điều hành và Quản trị của Ủy ban Giáo lý Đức tin và hiện tại là Chủ tịch của Ủy ban Phụng tự.
Tổng Giám mục Gregory sinh năm1947 tại Chicago, bang Illinois. Ông học triết học tại Niles College và thần học tại chủng viện Saint Mary of the Lake ở Mundelein, bang Illinois. Sau đó ông chịu chức linh mục và phụng sự tại giáo phận Chicago vào năm 1973.
Sau khi chịu chức linh mục, ông làm phụ tá giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Glenview. Từ năm 1976-1979, ông theo học phụng vụ tại Học viện Giáo hoàng thánh Anselmo ở Roma và đậu tiến sĩ năm 1980.
https://www.voatiengviet.com/a/giao-hoang-bo-nhiem-tgm-washington-dc/4862005.html
2019 sẽ là năm ‘bùng nổ’ của ngành giải trí
Lâm LêGửi cho BBC Tiếng Việt
Avengers: Endgame kết thúc “phase 3” của vũ trụ điện ảnh Marvel; Games of Thrones mùa 8 cũng sẽ kết thúc loạt phim truyền hình của HBO được khán giả toàn cầu yêu thích trong suốt nhiều năm qua; trong khi đó Disney bắt đầu nhảy vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ giải trí trực tuyến và Apple sản xuất nhiều series truyền hình gốc…
Crazy Rich Asians: Hollywood thay đổi nhận thức về châu Á?
Bom tấn khoa học giả tưởng đầu tiên của Trung Quốc thách thức Hollywood
Đó là những lý do nổi bật cho thấy năm 2019 là năm bùng nổ của ngành giải trí toàn cầu.
Cho dù quý I của năm 2019, doanh thu của thị trường điện ảnh Bắc Mỹ giảm hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giới phân tích phòng vé vẫn lạc quan dự báo một năm thắng lợi của ngành giải trí của Hollywood khi có hàng loạt bộ phim bom tấn, các show truyền hình đình đám lần lượt tung ra trong năm nay. Thậm chí, nhiều tờ báo lớn của Mỹ nhận định năm 2019, phòng vé Bắc Mỹ sẽ vượt qua kỷ lục 11,8 tỷ USD năm ngoái và lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 12 tỷ USD.
Nhưng doanh thu chỉ là một trong vài lý do chứng minh cho sự bùng nổ của thị trường giải trí. Bởi bên cạnh thị trường chiếu bóng, cuộc cạnh tranh của các ông lớn tại thị trường giải trí trực tuyến hay truyền hình ngày càng một khốc liệt khi có thêm nhiều đối thủ lớn gia nhập cuộc
chơi. Và để cạnh tranh sự chú ý của khán giả toàn cầu, cách duy nhất là đầu tư vào chất lượng nội dung và sản xuất những thương hiệu gốc đình đám.
NETFLIX THỪA THẮNG XÔNG LÊN VỚI THE IRISHMAN CỦA MARTIN SCORSESE
Sau thắng lợi của Roma tại mùa giải thưởng điện ảnh đầu năm 2019, đặc biệt là 3 giải Oscar mới đây, nhưng vuột mất giải thưởng quan trọng nhất là “Best Picture” vào tay bộ phim Green Book, Netflix hoàn toàn tự tin cho những dự án đầy táo bạo và chất lượng cao để cạnh tranh tại mùa giải Oscar 2020.
Con át chủ bài của Netflix năm nay là bộ phim The Irishman, một tác phẩm về đề tài gangster của đạo diễn kỳ cựu Martin Scorsese với dàn sao lớn: Robert DeNico, Al Pacino, Joe Pesci và Harvey Keitel. Đây là tác phẩm hợp tác lần thứ 8 giữa Martin Scorsese và Robert DeNiro. Trong quá khứ, những bộ phim của họ như Taxi Driver, Ranging Bull hay Goodfellas đều được xem là những kiệt tác điện ảnh.
The Irishman không chỉ là bộ phim lớn nhất của Netflix năm nay mà còn là một trong vài bộ phim được khán giả mong đợi nhất năm nay. Trong phim này, DeNiro đóng vai Frank Sheeran, một tên trùm gangster đã về già hồi ức lại những năm tháng dữ dội của cuộc đời mình, đặc biệt là liên quan đến sự biến mất của đối thủ sừng sỏ Jimmy Hoffa (Al Pacino). Đội ngũ VFX (kỹ xảo) của bộ phim đã mất rất nhiều thời gian cho công việc xử lý “tuổi tác” trên gương mặt của DeNiro như cách họ đã từng làm với bộ phim The Curious Case of Benjamin Button, bởi đơn giản ngôi sao kỳ cựu này xuất hiện từ đầu đến cuối phim trong khi chuyện phim kéo dài trong vài thập kỷ.
Bộ phim đã mất tới gần 2 năm để sản xuất với kinh phí đội lên lên tới 175 triệu USD, mức kinh phí ngang bằng một bom tấn hạng A.
Để có thêm nhiều cơ hội cạnh tranh song phẳng với các hãng phim khác và tránh những chỉ trích của giới điện ảnh về điều luật tranh giải Oscar, đặc biệt là vụ lên tiếng của Steven Spielberg và Christopher Nolan gần đây, Netflix sẽ phát hành The Irishman tại các rạp chiếu trước khi đưa lên dịch vụ trực tuyến của họ.
Điều này càng củng cố quyết tâm của Netflix để chiến thắng giải Best Picture tại mùa giải Oscar 2020.
BỘ PHIM THỨ 9 CỦA QUENTIN TARANTINO VỀ MỘT VỤ ÁN MẠNG GÂY CHẤN ĐỘNG HOLLYWOOD
Bốn năm sau The Hateful Eight, bộ phim bị xem là “một bước lùi” của Quentin Tarantino tại phòng vé lẫn giải thưởng điện ảnh, vị đạo diễn có phong cách làm phim không giống ai quay trở lại vào mùa hè năm nay với bộ phim thứ 9 có tên Once Upon A Time in Hollywood.
Bộ phim này cũng gây hứng thú cho khán giả không kém gì The Irishman của Martin Scorsese, bởi nó cũng quy tụ một dàn sao hạng A như Leonardo DiCaprio (bộ phim mới nhất sau khi anh đoạt giải Oscar 4 năm trước với The Revenant), Brad Pitt, Margot Robbie và Al Pacino.
Once Upon a Time in Hollywood dựa theo một câu chuyện có thật, vụ ám sát 5 người, trong đó có nữ diễn viên Sharon Tate (vợ của đạo diễn Roman Polanski) đang mang thai ở tháng thứ 8 gây rúng động khắp nước Mỹ vào năm 1969. Tên sát thủ máu lạnh và ra tay tàn độc đó là Charles Manson và đồng bọn của hắn, được gọi là “gia đình Manson”. Tất nhiên, câu chuyện án mạng này chỉ là một phần của bộ phim, Quentin Tarantino còn muốn lồng ghép vào đó câu chuyện về danh vọng, hào quang trong ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood của giai đoạn “Golden Age” ở Los Angeles thập niên 60, 70.
Leonardo DiCaprio đóng vai một diễn viên đang chật vật với sự nghiệp, Brad Pitt vào vai diễn viên đóng thế, trong khi Margot Robbie vào vai nữ diễn viên Sharon Tate. Họ được xem là những ứng cử viên sớm của mùa giải Oscar 2020 ở các hạng mục: Nam chính, Nữ chính và Nam phụ xuất sắc nhất.
THỜI HOÀNG KIM CỦA PHIM KINH DỊ ĐÃ TRỞ LẠI?
Trong vài năm trở lại đây, dòng phim kinh dị đã trở lại thời đỉnh cao với những bộ phim thành công vang dội như hai bộ phim gốc Get Out, A Quiet Place hay It, bộ phim dựa theo tiểu thuyết của Stephen King.
Vào cuối tháng 3 này, Us, bộ phim kinh dị tiếp theo của đạo diễn da màu Jordan Peele sẽ ra mắt khán giả toàn cầu, chỉ hai năm sau khi anh thành công vang dội với bộ phim kinh dị châm biếm Get Out.
Us kể về một gia đình đang trong kỳ nghỉ thì hoảng loạn phát hiện ra những phiên bản giống hệt họ và có cách hành xử y hệt. Đây là tác phẩm khai thác một chủ đề bí ấn về “doppelgänger” (người song trùng) trong văn hóa phương Tây (xuất phát từ Đức) với những cơn ác mộng gây ám ảnh cho người xem
Các suất chiếu sớm của Us đã nhận được những phản hồi vô cùng tích cực. Trên Rotten Tomatoes, bộ phim hiện đang giữ số điểm tuyệt đối 100%. Nhiều nhận định cho rằng, Jordan Peele là một Alfred Hitchcock mới của điện ảnh hiện đại, trong khi một nhận định khác gọi đây là “kiệt tác của thể loại phim kinh dị”.
Trong khi đó, It: Chapter Two, phần tiếp theo của bộ phim kinh dị kể về một tên hề giết người của Stephen King sẽ ra mắt khán giả vào tháng 9 tới. Phần 1 của bộ phim này nhận số điểm tích cực 85% trên Rotten Tomatoes và trở thành bộ phim kinh dị có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Phần 2 của bộ phim cũng được dự đoán là một trong những bộ phim thành công lớn của năm nay khi quy tụ dàn sao tên tuổi như Jessica Chastain, James McAcoy, Bill Hader… đóng vai những phiên bản trưởng thành của nhóm Losers Club và Bill Skarsgård tiếp tục đóng vai tên hề sát thủ đáng sợ.
AVENGERS: ENDGAME ĐỐI ĐẦU STAR WARS IX
Avengers: Endgame và Star Wars IX là hai thương hiệu điện ảnh lớn nhất của năm nay và chắc chắn chiếm giữ hai vị trí cao nhất tại phòng vé toàn cầu, đó là điều mà giới phân tích nhận định từ sớm.
Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU) ngày càng cho thấy sức mạnh của họ trong việc chinh phục phòng vé toàn cầu. Đầu tháng 3, Captain Marvel, bộ phim về nữ siêu anh hùng Carol Danvers (Brie Larson đóng) khởi đầu thắng lợi lớn với 455 triệu USD trong 3 ngày khởi chiếu đầu tiên và chắc chắn sẽ trở thành bộ phim đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD toàn cầu.
Vào cuối tháng 4, con át chủ bài của MCU là Avengers: Endgame dự báo còn ăn khách hơn nữa bởi đây là phần cuối của loạt phim Avengers với cuộc chiến khốc liệt của các siêu anh hùng chống lại Thanos, kẻ đang có trong tay 6 viên đá vô cực và hủy diệt một nửa thế giới.
Avengers: Endgame chỉ là phần kết của “phase 3” (giai đoạn 3) của MCU và họ đã sẵn sàng cho “phase 4” ngay sau đó với phần tiếp theo của Spider-Man: Far From Home và phần 2 của Black Panther cùng một loạt các dự án khác. Chắc chắn, cơn sốt của dòng phim siêu anh hùng còn lâu mới chấm dứt.
Trong khi đó, J.J. Abrams quyết định quay trở lại ghế đạo diễn để kết thúc bộ ba mới về Star Wars (tức phần 9) để khôi phục lại thương hiệu hơn 4 thập niên đang có dấu hiệu sa sút sau phần phim Solo: A Star Wars Story gây thất vọng lớn tại phòng vé năm ngoái.
Phần đầu tiên trong bộ ba Star Wars: The Force Awakens do J.J Abrams đạo diễn thu tới 2,68 tỷ USD và đứng thứ 3 trong những bộ phim ăn khách nhất toàn cầu mọi thời đại, chỉ sau Avatar và Titanic của James Cameron. Với sự trở lại của Abrams, phần mới nhất của Star Wars hi vọng sẽ lấy lại vị thế vốn có của thương hiệu phim khoa học giả tưởng có hơi hướng sử thi kể về cuộc chiến tranh giữa các hành tinh trong vũ trụ. Đây cũng có thể là một trong những tập phim sâu sắc nhất của Star Wars với sự xuất hiện lần cuối cùng của Carrie Fisher, ngôi sao quá cố với vai diễn công chúa Leia huyền thoại.
LION KING PHIÊN BẢN “LIVE ACTION”
Đúng ¼ thế kỷ sau khi bộ phim hoạt hình The Lion King của Walt Disney trở thành tác phẩm gắn liền với thế hệ 7X, 8X và là một trong những bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại, hãng phim này đã quyết định cho tái xuất The Lion King với phiên bản “live-action” với công nghệ CGI hiện đại ngày nay.
Jon Favreau, đạo diễn tài danh cũng từng rất thành công với một phiên bản “live-action” khác gần đây của nhà Disney là The Jungle Book được giao trọng trách đạo diễn The Lion King phiên bản mới và ông hứa hẹn mang đến cho tác phẩm này những hình ảnh choáng ngợp của công nghệ CG hiện đại bên cạnh nội dung kinh điển của tác phẩm gốc.
Dàn sao bao gồm Donald Glover lồng tiếng cho nhân vật Simba, , Beyoncé Knowles lồng tiếng cho Nala, Chiwetel Ejiofor (Scar), trong khi James Earl Jones, diễn viên kỳ cựu có giọng lồng tiếng rất truyền cảm cho nhân vật Mufasa trong phiên bản hoạt hình, tiếp tục được mời quay trở lại để lồng tiếng cho nhân vật cùng tên trong phiên bản mới.
Bên cạnh The Lion King, nhà Chuột cũng cho tái xuất với phiên bản live-action nhiều bộ phim kinh điển của họ như Dumbo hay Aladdin với tài đạo diễn của Tim Burton và Guy Ritchie.
DISNEY GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN
Không có đối thủ trên thị trường phim chiếu rạp với hàng loạt bom tấn thành công nhưng Disney lại chậm chân trong thị trường dịch vụ trực tuyến đang phát triển rầm rộ vài năm gần đây, với sự dẫn đầu của Netflix và Amazon.
Nhưng trong năm nay, nhà Chuột đã quyết định gia nhập thị trường dịch vụ xem phim trực tuyến với tên gọi Disney+. Dịch vụ trực tuyến của Disney được thiết lập để ra mắt vào cuối năm nay, sẽ không chỉ cung cấp toàn bộ những di sản trong lịch sử của họ đến người xem mà còn rút danh sách các bộ phim của họ khỏi các dịch vụ trực tuyến của đối thủ.
Disney+ cũng tập trung phát triển các series phim gốc hay biến những thương hiệu điện ảnh thành các series dài tập để cạnh tranh với các đối thủ của họ.
Để chuẩn bị cho sân chơi dịch vụ trực tuyến đầy tham vọng này, Disney đã mời đạo diễn Jon Favreau giữ vai trò sáng tạo cho The Mandalorian, được xem là lấy cảm hứng từ thương hiệu Star Wars mà họ đang nắm bản quyền. Bối cảnh của series khoa học giả tưởng dài 8 tập này sẽ diễn ra trong thời gian giữa tập phim Return of the Jedi và The Force Awakens.
Bên cạnh đó, một số nhân vật được khán giả yêu thích trong Vũ trụ điện ảnh Marvel cũng được Disney+ lên kế hoạch phát triển thành các series riêng như Loki, Falcon, Winter Soldier hay Scarlet Witch.
Với những khán giả trẻ lớn lên trong thập niên 90, Disney + cũng sẽ sản xuất loạt phim dựa trên bộ phim The Mighty Ducks.
Có vẻ như Disney+ đã sẵn sàng để bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt thực sự của thị trường giải trí trực tuyến.
APPLE CŨNG VÀO CUỘC
Apple cũng đang hăm hở nhảy vào thị trường truyền hình và thế mạnh của họ chính là tiền và ý tưởng thông minh, táo bạo.
Apple đã gây ấn tượng ngay từ đầu trong lĩnh vực truyền hình như chương trình thực tế Planet of the Apps hay Carpoo Karaoke: The Series, nhưng đó chỉ mới là khởi đầu của họ.
Sau khi thuê cựu giám đốc mảng truyền hình của Sony Pictures là Zack Van Amburg và Jamie Erlicht (những người đứng sau thành công của Breaking Bad và The Crown), Apple đã công bố một loạt phim lớn trong những dự án sắp tới của họ
The Morning Show là một trong những show thú vị nhất của họ khi có sự tham gia của Jennifer Aniston và Reese Witherspoon (cả hai cũng điều hành sản xuất) bên cạnh hai ngôi sao khác là Steve Carrell và Gugu Mbatha-Raw.
Bên cạnh đó, Witherspoon cũng đang sản xuất Are You Sleeping, một bộ phim hình sự dựa theo câu chuyện có thật với diễn xuất của Octavia Spencer. Đạo diễn kỳ cựu Steven Spielberg đang khởi động lại loạt series của thập niên 80 có tên là Amazing Stories. Damien Chazelle, M. Night Shyamalan, Kumail Nanjiani và Emily V. Gordon cũng đang được Apple chiêu mộ để xây dựng các series riêng của họ. J.J. Abrams và Jennifer Garner, bộ đôi từng làm nên thành công của series Alias (Bí danh) cũng đang bắt tay xây dựng một series nữ quyền.
GAMES OF THRONES KẾT THÚC VÀ… BẮT ĐẦU
Và lý do cuối cùng cho thấy năm 2019 là năm bùng nổ của ngành giải trí, chính là mùa cuối cùng của series Game of Thrones ra mắt vào tháng 4 năm nay, kết thúc một chặng đường vinh quang của nhà HBO nhưng đồng thời cũng mở ra một niềm hy vọng mới khi họ bắt tay vào sản xuất các phần tiền truyện của series ăn khách kỷ lục này.
Khán giả phải chờ tới 2 năm để xem mùa cuối cùng của Game of Thrones với chỉ 6 tập phim để giải quyết rất nhiều câu chuyện, số phận của các nhân vật cũng như các trận đánh long trời lở đất, điều làm nên thương hiệu truyền hình này.
Cốt truyện của mùa 8 vẫn trong vòng bí mật với rất nhiều đồn đoán. Đạo diễn David Nutter và Miguel Sapochnik sẽ chịu trách nhiệm năm trong số sáu tập phim. Đây là hai tên tuổi gắn liền với series này và làm nên nhiều mùa phim thành công vang dội. Trong khi hầu hết các diễn viên nổi tiếng gắn liền với thương hiệu này đều trở lại với vai diễn của họ, như Peter Dinklage đóng vai Tyrion Lannister, Nikolaj Coster-Waldau (vai Jaime Lannister), Lena Headey (Cersei Lannister), Emilia Clarke (Daenerys Targaryen) và Kit Harington vai Jon Snow…
Một trong những cảnh phim được chờ đợi nhất trong mùa 8 là trận chiến diễn ra tại Winterfell. HBO đã chi ra số tiền khổng lồ để dàn dựng trận chiến này và quay liên tiếp suốt 11 tuần với một đội ngũ sản xuất khổng lồ trong điều kiện thời tiết khó khăn. Trận chiến Winterfell hứa hẹn
là một trong những cảnh đại chiến mang màu sắc sử thi và có thể so sánh với tác phẩm điện ảnh cùng thể loại như The Lord of the Rings của Peter Jackson.
Trong khi mùa cuối của Game of Thrones để lại sự nuối tiếc cho khán giả khi kết thúc cuộc hành trình dài gần một thập niên qua trên màn ảnh nhỏ thì HBO đã lên ngay kế hoạch để sản xuất những phần prequel series (tiền truyện) để kịp ra mắt trong những năm tới.
Với lĩnh vực truyền hình, HBO vẫn là một thế lực hùng mạnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47792621
Venezuela: Guaidó bị tước quyền miễn trừ
bởi Quốc hội lập hiến
Quốc hội lập hiến của Venezuela đã tước quyền miễn trừ ở nghị viện đối với lãnh đạo phe đối lập, ông Juan Guaidó, một động thái có thể dẫn đến việc ông bị bắt giữ.
Cơ quan lập hiến thân chính phủ đã hành động theo yêu cầu của Tòa án Tối cao. Ông Guaidó nói rằng hành động này là bất hợp pháp.
Ông tự tuyên bố là lãnh đạo lâm thời vào tháng Giêng năm 2019, nhận được sự ủng hộ của hơn 50 quốc gia trong đó có Mỹ.
Juan Guaidó bị cấm vị trí công 15 năm
Máy bay Nga chở gì sang giúp ông Maduro?
Venezuela: Mỹ rút nhân viên tòa đại sứ ở Caracas
Nhưng Tổng thống Nicolás Maduro cũng có những đồng minh lớn và vẫn giữ được sự hậu thuẫn quan trọng của quân đội.
Trong lúc diễn ra cuộc đấu quyền lực giữa hai chính trị gia, Venezuela chứng kiến các cuộc biểu tình trên đường phố ngày càng gia tăng vì thiếu nước và điện.
Chính quyền cho biết sẽ rút ngắn ngày làm việc và đóng cửa các trường học do cắt điện.
Khủng hoảng ở Venezuela: mất điện kéo dài
Vào thứ Hai, 01/4, Bộ trưởng Điện lực, Luis Motta, đã được thay thế bằng một kỹ sư điện.
Chính phủ đã tuyên bố mất điện là kết quả của sự phá hoại để buộc ông Maduro từ chức.
‘Nhất trí, vỗ tay’
Điều tra dự án PVN ở Venezuela để làm gì?
Venezuela: Mất điện và mất cả nước
Quốc hội lập hiến Venezuela nhất trí phê chuẩn yêu cầu của Tòa án Tối cao – một quyết định đã được đáp ứng bằng những tràng pháo tay lớn của các đại biểu được coi là thân với ông Maduro.
Quốc hội này tràn ngập những người trung thành với Tổng thống trong những gì mà giới chỉ trích nói là một nỗ lực để vượt quyền Quốc hội do phe đối lập mà ông Guaidó đứng đầu, kiểm soát.
Tòa án Tối cao trước đó cho biết ông Guaidó cần bị truy tố vì vi phạm lệnh cấm xuất cảnh khi ông đi công du một số nước Mỹ Latinh vài tuần trước.
Tòa án cũng đã cấm ông giữ chức vụ trong thời gian 15 năm và bắt giữ nhân vật cánh tay phải của ông về tội khủng bố.
Ông Guaidó phản đối phán quyết mới này, mặc dù cảnh báo rằng ông có nguy cơ bị bắt cóc bởi các đặc vụ của chính phủ.
Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo chính phủ Maduro rằng bắt giữ hoặc làm hại ông Guaidó sẽ có “hậu quả nghiêm trọng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47802926
Tổng thư ký NATO tới Mỹ, cảnh báo mối đe dọa từ Nga
Người đứng đầu Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ngày 3/4 cảnh báo Quốc hội Mỹ về mối đe dọa đặt ra bởi “một nước Nga hung hăng hơn”đối với liên minh NATO, trong đó có việc vi phạm Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung.
“NATO không có ý định triển khai phi đạn hạt nhân trên đất liền tại châu Âu,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói. “Tuy nhiên NATO sẽ luôn luôn có những bước cần thiết để giúp việc nghênh cản khả tín và hữu hiệu.”
Ông Stoltenberg cũng dùng bài diễn văn để mạnh mẽ bênh vực “liên minh thành công nhất trong lịch sử” vốn hay bị Tổng thống Donald Trump chế giễu.
Các thành viên Quốc hội Mỹ chào đón ông Stoltenberg bằng những tràng pháo tay liên tục và đứng lên ca ngợi ông, nói rằng họ xem bài diễn văn tại cuộc họp lưỡng viện Quốc hội Mỹ như là một cơ hội để tái xác nhận sự cam kết của Hoa Kỳ đối với NATO.
Ông Stoltenberg là người Na Uy đầu tiên được dành cho vinh dự hiếm hoi này.
Ông Stoltenberg nói “NATO có lợi đối với châu Âu, nhưng NATO cũng có lợi cho nước Mỹ.”
Ngày 2/4, ông Stoltenberg đã gặp Tổng thống Trump, người cho rằng việc ông áp lực các quốc gia NATO phải chi nhiều hơn trong quốc phòng đã đưa đến các khoản đóng góp thêm hàng chục tỉ đô la, nhưng NATO có thể phải tăng ngân sách thêm nữa.
Ông Stoltenberg khẳng định các nước thành viên NATO ‘đang tăng thêm chi phí quốc phòng nhiều tỉ đô la.’
Tổng thư ký Nato Stoltenberg:
“Nato có lợi cho nước Mỹ”
Tổng thư ký Nato, Jens Stoltenberg, đã đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập của liên minh quân sự này với một bài phát biểu hiếm hoi trước Quốc hội Mỹ.
“Nato là có lợi cho châu Âu nhưng Nato cũng luôn có lợi cho Hoa Kỳ”, cựu thủ tướng Na Uy nói trong lúc được đáp lại bằng những tràng pháo tay.
Ông nói rằng Nato không muốn có Chiến tranh Lạnh mới nhưng liên minh này “không được ngây thơ” về mối quan hệ với Nga.
Nga rút khỏi Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung
Lãnh đạo Ukraine kêu gọi Nato gửi tàu trợ giúp
Trump đàm phán ‘cứng rắn’ với Nato
Mua bán vũ khí ở khu vực với an ninh Biển Đông
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập để phòng thủ trước Liên Xô.
Chúng ta không muốn có Chiến tranh Lạnh mới. Nhưng chúng ta không được phép ngây thơTổng thư ký Nato Jens Stoltenberg
Các câu hỏi đã được đặt ra về mục đích tiếp theo của khối kể từ khi siêu cường cộng sản sụp đổ gần ba thập niên trước, với Nga là quốc gia kế nhiệm.
Tổng thống Donald Trump thường xuyên cáo buộc các thành viên châu Âu của Nato không trả phần công bằng chia sẻ gánh nặng quốc phòng.
Ông Stoltenberg nói với Quốc hội: “Đây là thông điệp rõ ràng từ Tổng thống Trump và thông điệp này đang có tác động thực sự”.
Về nước Nga, Stoltenberg kêu gọi nước này quay trở lại Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung mà họ đang từ bỏ sau khi ông Trump nói rằng ông sẽ đưa nước Mỹ ra ngoài, cáo buộc Nga vi phạm.
“Chúng ta không muốn một cuộc chạy đua vũ trang mới,” ông Stoltenberg nói. “Chúng ta không muốn có Chiến tranh Lạnh mới. Nhưng chúng ta không được phép ngây thơ.”
‘Thành công nhất trong lịch sử’
Nato, ông nói, “không có ý định triển khai vũ khí hạt nhân trên đất liền ở châu Âu” nhưng sẽ “luôn luôn thực hiện các bước cần thiết để đưa ra khả năng răn đe đáng tin cậy và hiệu quả”.
Ông khen ngợi Nato “không chỉ là liên minh lâu dài nhất trong lịch sử [à còn là liên minh thành công nhất trong lịch sử”.
Bình luận về sự kiện, Barbara Plett Usher, phóng viên chính trị của chúng tôi nói:
Các nhà lập pháp Mỹ đã lặp đi lặp lại những tràng vỗ tay dành cho ông Stoltenberg, như cách mà họ tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với NatoBarbara Plett Usher, phóng viên chính trị của BBC
“Jens Stoltenberg chỉ đề cập đến tổng thống Mỹ một lần nhưng bài phát biểu của ông rõ ràng là một lời biện hộ cho Nato khi đối mặt với các cuộc tấn công gay gắt của Donald Trump đối với liên minh.
“Quan điểm của ông Trump được định hình bởi cách tiếp cận giao dịch thương hiệu của ông đối với chính sách đối ngoại. Ông tin rằng Hoa Kỳ đã lên một chiếc xe với đầy những người châu Âu “tự do đi nhờ”, hưởng lợi từ chiếc ô an ninh của Mỹ mà không trả tiền đủ cho việc phòng thủ cho chính họ.
“Giới chức và các nhà lập pháp ở cả hai bờ Đại Tây Dương đồng ý rằng khoảng thiếu hụt thanh toán là một mối quan ngại chính đáng, nhưng họ bị báo động bởi quan điểm mà ông Trump đã thể hiện đối với giá trị của liên minh và cam kết bảo vệ lẫn nhau như nguyên tắc cốt lõi – điều mà lần đầu tiên trong 70 năm có một tổng thống Mỹ gây ra những mối nghi ngờ như vậy.
“Ông Trump thậm chí còn được cho là đã cân nhắc về việc rút khỏi Nato, khối liên minh được cấu trúc xung quanh hệ thống phòng thủ của châu Âu. Đáng chú ý là ông Stoltenberg nhấn mạnh cách liên minh này mang lại lợi ích cho nước Mỹ, không chỉ riêng cho châu Âu, một quan điểm được chia sẻ bởi các thành viên của Quốc hội và chính quyền của ông Trump.
“Các nhà lập pháp Mỹ đã lặp đi lặp lại những tràng vỗ tay dành cho ông Stoltenberg, như cách mà họ tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với Nato,” vẫn theo bình luận của phóng viên của chúng tôi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47802927
Châu Âu có thể linh động cho nước Anh dời ngày chia tay
Thủ tướng Anh Theresa May muốn yêu cầu Châu Âu cho thêm thời gian và dời ngày chia tay cho đến ngày 22/05/2019, tức trước cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu. Bruxelles dù lưỡng lự nhưng cũng có thể chấp nhận. Đối với Liên Hiệp Châu Âu, cuộc thảo luận giữa thủ tướng Anh và lãnh đạo đối lập về Brexit là một điểm lạc quan.
Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Bénazet, giải thích :
“Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu từng gợi lên rõ ràng khả năng No Deal, tức ra đi không thỏa thuận vào đêm 12 tháng Tư, đúng 0 giờ. Đối với ông Jean-Claude Juncker, đây là một kịch bản rất khả dĩ, vì phương thức duy nhất thay thế tình thế này là Hạ Viện Anh phê chuẩn thỏa thuận Brexit từ đây đến ngày 12/04.
Tuy nhiên, có những lý do có thể khiến Châu Âu chấp nhận cho Luân Đôn thêm thời hạn, như theo ý kiến của thủ tướng Ireland Leo Varadkar. Trước tiên là Châu Âu không thật sự đóng cửa cho một thỏa hiệp và trong trường hợp không có thỏa thuận ra đi, thì Châu Âu vẫn có thể chấp nhận việc nước Anh ở lại trong liên minh thuế quan như đề nghị của phe đối lập.
Kế đến, Châu Âu muốn tránh bằng mọi giá việc phải khoác lấy trách nhiệm của một thất bại hay của việc đã đẩy Anh ra khỏi cửa.
Vấn đề hiện nay là phải cân nhắc giữa một bên là những người muốn đấu đến cùng để có một thỏa thuận cho đến giờ phút chót, như thủ tướng Đức Angela Merkel, và bên kia là những người, như tổng thống Pháp Macron, lo ngại rằng việc tiếp tục thương lượng về Brexit sẽ gây nhiễu cho cuộc vận động tranh cử Nghị Viện Châu Âu. Phe này không muốn Châu Âu trở thành con tin trong cuộc khủng hoảng chính trị Anh Quốc.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190404-kha-nang-chau-au-linh-dong-cho-nuoc-anh-doi-ngay-chia-tay
EU: Không trì hoãn Brexit nữa
trừ phi thỏa thuận được phê chuẩn trước 12/4
Liên minh châu Âu sẽ không cho thêm Anh thời gian trì hoãn nữa đối với thỏa thuận Brexit nếu các nhà lập pháp Anh không phê chuẩn thỏa thuận đã bị đình trệ này trước ngày ngày 12/4, Reuters dẫn lời người đứng đầu Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, cho biết hôm 3/4.
Ông Juncker đưa ra phát biểu trên sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố vào tối 2/4 rằng bà sẽ yêu cầu trì hoãn Brexit lần thứ hai sau khi hết hạn lần trì hoãn đầu vào ngày 12/4.
Bà May đang tìm cách đạt được thỏa thuận với Đảng Lao động đối lập chính nhằm khai thông cho việc phê chuẩn Thỏa thuận rút lui bà đã đàm phán với Brussels, mà Hạ viện Anh đã 3 lần bác bỏ.
“Cách tốt nhất để đi tới là phê chuẩn Thỏa thuận rút lui”, Reuters dẫn lời ông Juncker nói với Nghị viện châu Âu. “Ngày 12/4 là thời hạn chót cho Hạ viện phê chuẩn Thỏa thuận rút lui”.
“Nếu họ không làm như vậy, sẽ không có gia hạn thêm nữa”, ông Juncker nói thêm.
“Không có thỏa thuận nào vào lúc nửa đêm 12/4 là một kịch bản rất có thể xảy ra. Đó không phải là kết quả mà tôi muốn. Nhưng đó là một kết quả mà tôi chắc rằng EU đã sẵn sàng”.
Ông Juncker nói EU đã sẵn sàng để nâng cấp một kế hoạch chi tiết được đề xuất cho mối quan hệ EU-Anh mới hậu Brexit từ kế hoạch đã được đàm phán với bà May. Đảng Lao Động nói họ muốn một liên minh thuế quan trong tương lai.
Ông Juncker nhắc lại rằng Anh sẽ không có được một giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit nếu không phê chuẩn thỏa thuận rút lui: “Vương quốc Anh sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn EU. Tôi sẽ làm việc cho đến giây phút cuối cùng để tránh kết cục ‘không thỏa thuận’”.
Nhưng ông Juncker cũng nói rõ rằng EU sẽ đặt ra các điều kiện chắc chắn để bắt đầu lại các cuộc đàm phán với Anh về các mối quan hệ thương mại mới nếu kịch bản tồi tệ nhất xảy ra.
Khối này sẽ đưa ra các cuộc đàm phán có điều kiện như vậy để Anh tôn trọng các nghĩa vụ tài chính của mình với EU, bảo đảm quyền công dân và đồng ý về cách điều hành biên giới Ireland đầy nhạy cảm – một lý do chính khiến các nhà lập pháp Anh bác bỏ thỏa thuận của bà May.
Nghị Viện Anh thuận dời ngày Brexit để tránh « no deal »
Hôm qua, 03/04/2019, Quốc Hội nước Anh đã thông qua một điểm sửa đổi, chấp thuận dời ngày Brexit với một tỷ lệ sát sao 313 phiếu thuận và 312 phiếu chống. Mục đích của cuộc bỏ phiếu này là nhằm tránh việc Anh Quốc « chia tay » với Liên Hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận.
Đây cũng chính là mục tiêu của cuộc thương lượng giữa thủ tướng Anh với lãnh đạo phe đối lập, Jeremy Corbyn, bắt đầu từ hôm qua và sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay.
Tuy nhiên, theo nhận định của đặc phái viên Anissa Eljabri tại Luân Đôn, người ta khó trông đợi có một phép lạ:
« Đằng sau những lời lẽ sáo rỗng của thông cáo, là một bầu không khí lạnh nhạt giữa hai nhà lãnh đạo. Thủ tướng Anh không nói gì, nhưng lời lẽ của ông Corbyn, lãnh đạo Công Đảng chưa cho thấy có gì là hứa hẹn. ʺThủ tướng Anh phải chấp nhận là thỏa thuận về Brexit của bà đã chết. Rằng bà phải đi theo hướng của Công Đảng. Bà ấy đã không làm những điều mà mà tôi mong muốn »… Tóm lại, các cuộc thảo luận này là « cần thiết » nhưng « không có kết quả ».
Thủ tướng May và lãnh đạo đối lập Corbyn có hai lập trường đối lập nhau về Brexit. Công Đảng hồi đầu tuần này thậm chí còn tuyên bố, để duy trì thị trường chung, cần phải bảo đảm 4 tự do về lưu thông, trong đó có tự do đi lại của người dân. Đảng đối lập còn đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai. Một hố sâu chính trị với nữ thủ tướng cho đến tận lúc này vẫn còn nghe theo những người chủ trương Brexit ʺcứngʺ. Phe hữu giận dữ chỉ trích cuộc thương lượng. Tờ báo bảo thủ Daily Telegraph chạy tít ʺCorbyn ở vị trí người điều khiểnʺ.
Chính phủ Anh đang tìm kiếm một giải pháp. Nghị Viện cố đạt được đồng thuận. Các cuộc bỏ phiếu thăm dò ý định đã chấm dứt. Nhưng trong đêm qua, hai cuộc bỏ phiếu được tiến hành : Thứ nhất, các nghị sĩ đã bác bỏ việc ra đi không có thỏa thuận và điều này được ghi trong luật. Thứ hai, họ cũng muốn dời ngày Brexit. Điều này có thể thực hiện, theo như phát biểu của bộ trưởng Tài Chính hôm qua. Và đương nhiên mong muốn này còn phải được 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu chấp thuận ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190404-brexit-nghi-vien-anh-thuan-doi-ngay-ly-di-no-deal
Cựu lãnh đạo tập đoàn Renault-Nissan bị bắt trở lại
Sau một tháng được tự do có điều kiện, cựu lãnh đạo tập đoàn xe hơi Renault-Nissan, Carlos Ghosn phải trở lại nhà tù ngày 04/04/2019. Tư pháp Nhật Bản cáo buộc doanh nhân Pháp lợi dụng Nissan để làm giàu bất chính. Ông Ghosn kêu oan và cầu cứu chính phủ Pháp can thiệp.
Thông tín viên đài RFI từ Tokyo Frédéric Charles cho biết thêm về vụ ông Ghosn bị bắt lại vào sáng sớm nay:
“Nhân viên điều tra thuộc văn phòng chưởng lý Tokyo đến tận nhà Carlos Ghosn lúc trước 6 giờ sáng nay, giờ địa phương. Một tiếng sau, một tấm bạt màu xám phủ trước tòa cao ốc nơi ông Ghosn cư ngụ. Các đài truyền hình phát trực tiếp hình ảnh một chiếc xe rời khỏi tòa nhà. Một phóng viên xác nhận Carlos Ghosn ngồi trong xe. Chưởng lý Tokyo giờ đây có 48 tiếng đồng hồ để quyết định có khởi tố lần thứ tư hay không cựu lãnh đạo Renault Nissan, và có giữ nhân vật này trong tù hay trả tự do cho ông trong khuôn khổ lệnh tại ngoại hầu tra và Carlos Ghosn đã nộp tiền thế chân.
Ông Ghosn từng có kế hoạch họp báo vào tuần tới. “Đáng phẫn nộ trước việc bắt giữ tôi. Đây là hành vi vô tội vạ. Tại sao bắt tôi nếu không nhằm mục đích đánh tôi ngã gục ?”. Carlos Ghosn tuyên bố như trên. Việc bắt giữ trở lại như thế này là vô cùng hãn hữu. Lần này ông Carlos Ghosn bị tình nghi bỏ túi một khoản tiền mà Renault và Nissan đã chuyển cho một đối tác ở Oman”.
Luật sư Junichiro Hironaka của Carlos Ghosn cho biết thêm, tư pháp Nhật đã tịch thu luôn cả nhiều tài liệu quan trọng cho phép cựu lãnh đạo Renault-Nissan tự vệ trước những cáo buộc biển thủ tiền của hãng xe Nhật. Ngoài ra, sáng nay, các nhân viên điều tra thuộc văn phòng chưởng lý Tokyo đã tịch thu luôn cả hộ chiếu và điện thoại cá nhân của vợ Carlos Ghosn. Theo luật sư Hironaka việc tịch thu hộ chiếu của bà Ghosn là “hành động không phù hợp” vì bà không liên quan gì đến vụ án này.
http://vi.rfi.fr/phap/20190404-cuu-lanh-dao-tap-doan-xe-hoi-phap-renault-bi-bat-tro-lai
Điện Kremlin chất vấn về khảo sát ‘người Nga nghèo đói’
Sarah RainsfordBBC News, Moscow
Thư ký báo chí Điện Kremlin cho biết ông ‘không thể hiểu’ về cuộc khảo sát cho thấy người Nga phải vất vả mới mua được giày mới.
Ông Dmitry Peskov bình luận về một báo cáo của cơ quan thống kê nhà nước Rosstat.
Khảo sát chỉ ra rằng 1/3 số hộ gia đình được thăm dò “không đủ khả năng mua nhiều hơn hai đôi giày cho mỗi người trong nhà mỗi năm”.
Ngôi sao Putin ‘ngày càng ít tỏa sáng’?
Kiev cấm đàn ông Nga vào Ukraine
Người dân Nga đi bầu tổng thống
Dữ liệu cũng tiết lộ rằng 80% gia đình ở Nga cảm thấy việc mưu sinh là ‘khó khăn’.
Cuộc khảo sát thật ra chỉ ra rằng có sự cải thiện nhẹ trong một số lĩnh vực tài chính gia đình. Nhưng các số liệu nói trên – và sự khó chịu của ông Peskov – khiến dư luận chú ý, cho thấy rằng các quan chức xa rời thực tế.
Được yêu cầu bình luận về kết quả khảo sát, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin thở dài trước khi nói rằng Điện Kremlin ‘cố gắng’ để hiểu về việc cho ra dữ liệu này.
“Tại sao lại đề cập giày? Tại sao có tỷ lệ 1/3? Những con số này đến từ đâu?” Ông Peskov hỏi và nói thêm rằng ông sẽ ‘biết ơn’ nếu nhận được lời giải thích từ Rosstat.
Các chi tiết của cuộc khảo sát đang được công khai trên mạng, cùng với cuộc khảo sát “quan sát mức sống” cũng của Rosstat, được tiến hành mỗi hai năm một lần.
‘Thu nhập ngày càng giảm’
Các số liệu mới nhất là từ một cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 9/2018, khảo sát khoảng 60.000 gia đình trên khắp Liên bang Nga.
Cuộc khảo sát cho thấy gần một nửa số hộ gia đình ở Nga không đủ khả năng có một kỳ nghỉ dài một tuần mỗi năm.
Khoảng 10% trong số những người được khảo sát nói họ không đủ khả năng ăn thịt cá ba lần/tuần và 12,6% gia đình có chung nhà vệ sinh.
Ở vùng nông thôn nước Nga, hơn 38% gia đình có nhà xí nằm bên ngoài ngôi nhà.
Sự khó chịu của Kremlin với các số liệu thống kê có thể hiểu là do khó khăn kinh tế đang là thách thức đáng kể đối với Tổng thống Putin.
Sau khi có một giai đoạn tăng trưởng kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên, được thúc đẩy nhờ giá dầu cao, tỷ lệ tín nhiệm dành cho ông Putin đã giảm khi các gia đình Nga phải trải qua năm thứ 5 liên tiếp trong tình trạng thu nhập ngày càng giảm.
Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy thực tế là 52,9% hộ gia đình không thể ứng phó với các khoản chi bất ngờ – gồm sửa chữa nhà hoặc chi phí điều trị y tế. Trong cuộc khảo sát hồi năm 2016, con số này là 44,2%.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47770208
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách xoa dịu Mỹ
về việc mua phi đạn S-400 của Nga
Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị thành lập nhóm công tác chung với Mỹ để quyết định xem hệ thống phòng thủ phi đạn S-400 của Nga có là mối đe dọa đối với trang bị quân sự của Mỹ hay NATO không, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết hôm 3/4.
Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ đang bất hòa về quyết định của Ankara mua S-400 của Nga, không tương thích với hệ thống của NATO.
Washington đã cảnh báo là việc xúc tiến thỏa thuận có thể đưa đến kết quả là những chế tài của Mỹ và loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình máy bay phản lực chiến đấu F-35.
“Hệ thống này sẽ không hội nhập với hệ thống của NATO…do đó chúng tôi đề nghị Hoa Kỳ thành lập một nhóm làm việc kỹ thuật để đảm bảo là hệ thống này sẽ không là mối đe dọa đối với các máy bay F-35 của Hoa Kỳ hay của những hệ thống NATO,” ông Cavusoglu nói với một ủy ban tại Mỹ.
Ông nói “mục đích của chúng tôi không phải là” hội nhập hệ thống S-400 vào hệ thống của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vì “hệ thống này để chúng tôi sử dụng.” Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần giải thích cho Quốc hội Mỹ tại sao Ankara phải mua từ người Nga, ông Cavusoglu nói.
Thổ Nhĩ Kỳ nói nước này cần S-400, sẽ được chuyển giao vào tháng 7 năm nay, để bảo vệ chống lại những mối đe dọa an ninh và Tổng thống Tayyip Erdogan lặp lại nhiều lần là ông sẽ không lui bước từ “thỏa thuận đã được ký”.
Ông Cavusoglu có mặt tại Washington để dự hội nghị thượng đỉnh NATO. Ông nói “chắc chắn” sẽ lặp lại điều này cho các đối tác Mỹ trong chuyến viếng thăm của ông.
Tìm cách sử dụng áp lực, Hoa Kỳ đã ngưng chuyển giao các trang bị liên hệ đến loại máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, bước đi đầu tiên cụ thể nhất để ngăn chặn chuyển giao máy bay vì Ankara có kế hoạch mua S-400.
Ngày 2/4, một giới chức Mỹ cảnh báo việc mua bán này có nguy cơ làm phát sinh chế tài. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan sau đó nói rằng ông hy vọng những tranh cãi sẽ được giải quyết.
Trong một động thái rộng rãi hơn để ngưng việc chuyển giao F-35, bốn Thượng nghị sĩ Mỹ đã đưa ra một dự luật lưỡng đảng trong tuần qua cấm việc chuyển giao F-35 cho đến khi nào Hoa Kỳ có thể chứng nhận là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không nhận S-400.
Tổng thống Algeri gởi thư « giã biệt »
và « xin lỗi » người dân
Hãng thông tấn Algeri APS hôm qua, 03/04/2019, công bố thư « giã biệt » và « xin lỗi » người dân của tổng thống Algeri. Ông Abdelaziz Bouteflika trước đó một hôm đã thông báo từ nhiệm dưới áp lực của đường phố và quân đội trong suốt 6 tuần qua.
Trong một lá thư lời lẽ đầy xúc động gởi đến người dân, ông viết : « Tôi rời chính trường không chút buồn bã, cũng không sợ hãi cho tương lai đất nước (…) Tôi mong mỏi đồng bào hãy tiếp tục đoàn kết, đừng bao giờ chia rẽ ».
Tổng thống từ nhiệm Bouteflika lấy làm tiếc rằng đã không thể hoàn tất nhiệm kỳ tổng thống mà không gởi đến được cho người dân một thông điệp sau cùng. Do vậy, ông mong muốn người Algeri hãy « tha thứ » cho ông về « những thiếu sót » trong bổn phận mà ông không hề mong muốn « cho dù rất thiết tha với việc phục vụ người dân Algeri ».
Trong suốt 20 năm cầm quyền, ông Bouteflika lấy làm tự hào là chưa có một người tiền nhiệm nào đã « tận tụy và trung thành » phục vụ và đóng góp nhiều cho đất nước như ông, khi đưa Algeri đi vào thế kỷ XXI trong một tình thế tốt nhất với những « tiến bộ đáng kể, trong mọi lĩnh vực, có lợi cho người dân ».
Ông viết : « Tôi đã dành trọn 20 năm phục vụ cho đất nước và Thượng Đế chứng giám cho sự thành tâm và lòng trung thành của tôi ». Và đương nhiên, ông nhìn nhận rằng những gì ông làm chưa thể làm hài lòng tất cả mọi người.
« Con người luôn có những sai lầm. Tôi mong đồng bào tha thứ vì những thiếu sót, qua cử chỉ hay lời nói và mọi chuyện đều có một kết cục, tôi xin gởi lời giã biệt, dù rằng điều này không mấy gì dễ đối với tôi để bày tỏ với đồng bào bằng cả tấm chân tình của tôi ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190404-tong-thong-algeri-goi-thu-gia-biet-va-nguoi-dan
Đài Loan tuyên bố sẽ đuổi thẳng máy bay TQ áp sát
Đài Loan điều máy bay ngăn chặn, phát tín hiệu cảnh báo sau khi hai chiến đấu cơ J-11 của quân đội Trung Quốc vượt qua “đường trung tuyến”, đi vào bầu trời khu vực tây nam hòn đảo hôm 31-3.
Tờ South China Morning Post đưa tin, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 1-4 ra lệnh ngăn chặn mọi máy bay Trung Quốc nếu chúng tiếp tục vượt qua “đường trung tuyến” phân định hòn đảo và đại lục.
Trong một bài viết trên Facebook đăng ngày 1-4 kèm chữ ký, bà Thái xuất hiện trong bức ảnh cho thấy bà đang nói chuyện qua điện thoại, với dòng chú thích: “Tôi đã ra lệnh cho lực lượng phòng vệ đuổi thẳng ngay từ đầu trước bất kỳ động thái khiêu khích nào bằng cách vượt qua đường trung tuyến”.
Tuyên bố của lãnh đạo Đài Loan được đưa ra nhằm phản ứng việc Trung Quốc điều hai chiến đấu cơ J-11 băng qua giới tuyến được ngầm hiểu là đường phân định eo biển Đài Loan hôm 31-3.
Đài Loan đã điều máy bay ngăn chặn , đồng thời phát tín hiệu cảnh báo sau khi hai chiến đấu cơ J-11 của quân đội Trung Quốc vượt qua “đường trung tuyến”, đi vào bầu trời khu vực tây nam hòn đảo.
Bất chấp cảnh báo từ phía Đài Loan, máy bay Trung Quốc vẫn tiếp tục bay trong khoảng 10 phút.
Các quan chức phòng vệ Đài Loan cho hay điều này được xem là bất thường bởi trong những lần băng qua “đường trung tuyến” trước đây, máy bay Trung Quốc thường nhanh chóng quay đầu trở về.
Lãnh đạo cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu hôm 1-4 cho biết việc băng qua ranh giới kể trên là hành động cố ý, khiêu khích và nguy hiểm. Đài Loan đã thông báo với “các đối tác khu vực” về sự việc.
Văn phòng đại diện Mỹ tại Đài Bắc gọi hành động của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng, gây tổn hại tới ổn định ở khu vực. Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận.
Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc đã tăng cường triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến di chuyển gần Đài Loan hoặc đi qua eo biển Đài Loan trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Bắc Kinh hiếm khi điều máy bay hoặc tàu chiến vượt qua đường ranh giới trên biển cắt ngang eo biển Đài Loan .
Truyền thông Đài Loan cho biết lần gần đây nhất các máy bay Trung Quốc vượt qua đường ranh giới này là vào năm 2011. Khi đó, cả Đài Loan và Trung Quốc đại lục đều xem đây là sai sót không cố ý của hai máy bay Trung Quốc khi xua đuổi một máy bay do thám Mỹ gần đó.
http://biendong.net/diem-tin/27262-dai-loan-tuyen-bo-se-duoi-thang-may-bay-tq-ap-sat.html
Giải mã bước tiến hóa của hải quân TQ 30 năm qua
30 năm trước, hải quân Trung Quốc là một lực lượng phòng thủ ven biển, có ít khả năng thách thức hải quân Mỹ nhưng nay câu chuyện đã khác.
Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc bắt đầu chế tạo các tàu chiến tự thiết kế, nhưng nhiều lớp tàu ban đầu, ví dụ khu trục Type 051C vẫn dựa nhiều vào công nghệ nước ngoài mà cụ thể nhất là công nghệ vũ khí Nga.
Cùng lúc đó, Trung Quốc tiếp tục mua tàu chiến Nga, ví dụ lớp tàu khu trục Sovremenny và các tàu ngầm Kilo, để đề phòng khả năng các thiết kế bản địa thất bại, theo nhận định của Stratfor, công ty chuyên tư vấn thông tin tình báo địa chính trị.
Trong 10 năm đầu của thập niên 2000, Trung Quốc tự giới hạn trong việc đóng số lượng nhỏ mỗi lớp tàu và chỉ khi đã thử nghiệm toàn diện một lớp tàu nào đó, họ mới tiến đến việc dần cải thiện thiết kế đó.
10 năm với những bước đi thận trọng đó cho phép hải quân Trung Quốc sự tự tin để bắt tay vào các thiết kế đáng tin cậy nhằm sản xuất tàu với tốc độ xuất xưởng cao hơn.
Các xưởng đóng Trung Quốc nhanh chóng cho ra lò khinh hạm Type 054A, tàu ngầm Type 039A, khu trục hạm Type 052D và tàu hộ tống Type 056, biến chúng thành bốn lớp tàu chủ lực của hải quân.
Tuy nhiên, việc này không làm tăng số lượng hạm đội mà chỉ giúp thay thế dần những tàu cũ, lạc hậu đã có mặt trong hải quân Trung Quốc vài chục năm.
Bên cạnh đó, tốc độ huấn luyện hải quân cũng được tăng tốc ở mức chưa từng có và nhịp độ còn có thể gia tăng tiếp. Việc loại bỏ những tàu lạc hậu sẽ tạo ra cơ hội cải thiện không chỉ về chất lượng các con tàu và cả về số lượng.
Nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ đóng tàu như hiện nay, họ có thể có thêm khoảng 3 tàu khu trục trong giai đoạn 2020-2030.
Nhưng tăng số lượng khu trục hạm, khinh hạm, tàu hộ tống và tàu ngầm diesel-điện hiện đại chỉ cấu thành một mặt của một nền hải quân mạnh.
Theo Stratfor, trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc sẽ phải đóng các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới phát ra tiếng ồn thấp hơn hẳn so với các tàu hiện tại, đóng các tàu sân bay mới được trang bị hệ thống phóng máy bay, mở rộng hạm đội đầy tham vọng của họ với sự ra đời của tàu tấn công đổ bộ lớp Type 075.
Bổ sung phần thêm vào này sẽ là trọng tâm của lực lượng hậu cần và là hướng đi chủ chốt giúp Trung Quốc tiến hành các hoạt động hải quân nước xanh (hoạt động xa đất liền), duy trì hoạt động hàng hải tầm xa, đảm bảo hậu cần cho các căn cứ khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, thập kỷ tới cho dù làm giảm đáng kể, nhưng không thể xóa nhòa khoảng cách giữa hải quân Trung Quốc, được cho là mạnh thứ hai thế giới, và hải quân Mỹ, ở thời điểm 2030.
Tuy nhiên, hai nước, theo Stratfor, sẽ vấn có những mặt nổi trội riêng. Bởi vì Mỹ gần như an toàn và không gặp thách thức ở vùng biển “gần nhà”, họ vẫn tập trung xây dựng một đội hải quân nước xanh.
Theo đó, Mỹ từ lâu đã tập trung vào các tàu sân bay, liên tục bổ sung vào đội ngũ tàu chiến đấu mặt nước để đảm bảo có thể tạo ra ảnh hưởng, triển khai lực lượng ở quy mô toàn cầu.
Trung Quốc cũng sẽ cố gắng theo đuổi khả năng này, nhưng họ sẽ tập trung triển khai sức mạnh ở những vùng biển gần nhà như biển Đông và biển Hoa Đông.
Và do đó, họ phải duy trì đội tàu mặt nước lớn hơn dù bao gồm những tàu chiến nhỏ hơn, bên cạnh là các tàu ngầm diesel-điện, loại tàu lý tưởng cho tác chiến gần bờ.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27263-giai-ma-buoc-tien-hoa-cua-hai-quan-tq-30-nam-qua.html
Một “bước tiến” của TQ trong việc độc chiếm Biển Đông
Mới đây Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố các cấu trúc trọng tải nhẹ, cảm ứng từ xa. Tài liệu công bố cũng cho thấy các cấu trúc này có thể được sử dụng cho mục đích quân sự trên Biển Đông, hỗ trợ bảo vệ bồi đắp, tôn tạo đảo và giám sát các khu vực đang có tranh chấp.
Cụ thể, tại Triển lãm Hải dương và Không gian Quốc tế Langkawi 2019, một cuộc triển lãm lớn về quốc phòng khu vực do Malaysia tổ chức, Tập đoàn Công nghệ Điện Trung Quốc – một tập đoàn nhà nước chuyên về các sản phẩm quốc phòng và an ninh công nghệ cao, đặc biệt là thiết bị cảm ứng, thông tin liên lạc và các giải pháp nối mạng, chế tạo – đã công bố công trình khoa học này.
Theo tài liệu công bố, cấu trúc này có hai phiên bản: một là, đài thông tin nổi tích hợp; hai là, một hệ thống thông tin tích hợp lớn hơn để đặt lên trên đảo hay bãi san hô. Cả hai phiên bản này đều có thể hoạt động như những điểm nút trong hệ thống cảm ứng cung cấp các dịch vụ thông tin, do thám và giúp nắm được tình huống đa phương hướng. Đặc biệt là, những năng lực này có thể được áp dụng trong việc bồi đắp và bảo vệ đảo và trong nghiên cứu hải dương, cùng với các dịch vụ công trên biển.
Cấu trúc trọng tải nhẹ, cảm ứng từ xa không chỉ có khả năng giám sát môi trường, theo dõi thời tiết, cảnh báo sớm sóng thần, mà còn có khà năng giúp “theo dõi liên tục một mục tiêu ngoài khơi” và có thể đóng vai trò quan trọng việc “xây dựng trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, bảo vệ các đảo và bãi san hô, giám sát các vùng biển mục tiêu”.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà Bộ Quốc Phòng Trung Quốc dám công khai công bố những bí mật này. Bởi lâu nay Bắc Kinh luôn tuyên bố xanh rờn rằng, họ không thừa nhận công năng kép dân sự-quân sự của các công trình Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Theo đó, những cấu trúc quân sự mà họ công khai lắp đặt như boong-ke và các thiết bị cảm ứng tầm xa càng không thể được phép hoạt động ở khu vực biển nóng này.
Gần bốn năm trước, vào năm 2015, Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan tin, các căn cứ này được xây dựng ở quần đảo Trường Sa chủ yếu là để hỗ trợ hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và các nhu cầu an toàn dân sự khác. Đối với các công trình quân sự phòng vệ tối thiểu sẽ tiến hành khi có đủ điều kiện.
Không lâu sau đó, khi việc xây cất trên các hòn đảo này đã gần hoàn thành, truyền thông Trung Quốc công khai đưa tin, các ngọn hải đăng được xây dựng là cam kết của nước này trong việc duy trì an toàn hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Lập luận này là cực kỳ vô lý, thậm chí ngay trước khi các đường băng lớn, các hải cảng, boong-ke, và hệ thống cảm ứng vốn chiếm gần hết các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa đã thành hình rõ ràng do các hòn đảo này nằm cách khá xa các tuyến đường hàng hải chính trên Biển Đông mà đa số các tàu bè qua lại không thể nào đi lại đủ gần để trông thấy các ngọn hải đăng này.
Tới nay, các cấu trúc cảm ứng có thể di chuyển và lắp đặt được này có thể là phần bổ sung quan trọng cho hệ thống cảm ứng tầm xa mà Trung Quốc đã xây dựng trên các căn cứ chủ yếu ở Trường Sa. Những hệ thống cảm ứng này có lẽ đã bỏ qua tính chính xác và độ tin cậy để đổi lấy khả năng vươn tới tầm xa. Hệ thống này ít có tác dụng ở gần các đảo và bãi san hô, nơi Trung Quốc muốn giám sát sự hiện diện của các ngư dân và các tàu chấp pháp trong khu vực.
Ông Peter Dutton thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, ngay cả lực lượng tuần dương và các đội tàu dân quân trên biển lớn như thế của Trung Quốc cũng là quá nhỏ để tuần tra Biển Đông một cách có hiệu quả. Ngay cả ước tính lạc quan nhất cũng cho rằng Trung Quốc chỉ có một tàu trên mỗi diện tích vùng biển rộng 2.700 dặm vuông mà họ tuyên bố có chủ quyền.
Muốn cho những đội tàu phát huy khả năng tối đa thì những đài cảm ứng này có thể cung cấp một bức tranh chính xác về nơi các ngư dân và các tàu chấp pháp trong khu vực tập trung. Có như vậy Bắc Kinh mới sử dụng được những thông tin thu thập để báo hiệu cho các tàu tuần duyên và “dân quân biển” trá hình của họ. Từ đó họ rảnh tay thực hiện việc “bảo vệ chủ quyền” trước những “kẻ xâm phạm” mà không cần phí nguồn lực tuần tra những vùng biển không có ai.
Kinh nghiệm từ thượng cổ của cha ông “đả thảo kinh xà” (đập cỏ cho rắn sợ) vẫn được giới cầm quyền Trung Nam Hải vận dụng triệt để.
http://biendong.net/dam-luan/27260-mot-buoc-tien-cua-tq-trong-viec-doc-chiem-bien-dong.html
Truyền thông, học giả quốc tế:
Việc tàu TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông
cần phải coi là hành vi tội phạm có tổ chức
Việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trong hôm 6/3 trong khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị dư luận quốc tế, khu vực lên án mạnh mẽ. Trong đó, có ý kiến cho rằng cần phải coi hành vi của Trung Quốc là hành vi tội phạm có tổ chức.
Các trang báo lớn hàng đầu thế giới như News.com.au, Express.co.uk, Navy Times, Japan Times, Business Insider… đồng loạt đưa tin về việc tàu cá thuộc tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam mang số hiệu QNg 90819 cùng 5 thuyền viên trên đó đã bị một tàu Trung Quốc mang số hiệu 44101 đâm chìm, khi đang hoạt động trong khu vực đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhiều ý kiến bình luận rằng đây là hành động đáng lên án của Trung Quốc, tình trạng đã diễn ra thường xuyên ở Biển Đông, song do sự đe nạt của Trung Quốc mà rất ít khi báo chí đề cập đến. Chuyên gia Greg Poling, một thành viên của Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ đã đưa đậm thông tin về vụ việc trên trên Twitter cá nhân của ông. Ông cho biết “các nước láng giềng của Trung Quốc đã trở nên bất lực trước tình trạng bạo lực và đe dọa ở cường độ thấp, liên tục đến mức đủ đảm bảo hầu như không được nhắc đến trên báo chí khu vực”. Các bài báo cũng nhắc lại việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông một cách phi lý trong suốt những năm qua và có nhiều hành động quân sự hóa, bạo lực bất chấp luật pháp quốc tế.
Tiến sĩ Constantinos Yiallourides, Chuyên gia Luật quốc tế về tranh chấp lãnh thổ tại Viện Luật quốc tế và so sánh của Anh (BIICL) cho rằng Trung Quốc có thể được coi là đang “đe dọa sử dụng và sử dụng vũ lực” ở Biển Đông.Theo Tiến sỹ Constantinos Yiallourides, trước hết phải đánh giá các hành động của Trung Quốc ở Trường Sa như xua đuổi, đâm va tàu cá các nước là việc “sử dụng vũ lực” và theo luật pháp quốc tế sẽ mở ra khả năng đáp ứng bằng hành động tự vệ. Tuy nhiên, tự vệ chỉ có thể coi là chính đáng nếu đối mặt với một cuộc tấn công vũ trang (theo Điều 51, Hiến chương Liên hợp quốc). Ông cho rằng việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc nhiều khi chỉ là tương đối nhỏ để có thể coi là tấn công vũ
trang theo nghĩa pháp luật, tuy nhiên nó lại là một phần của các hành động vũ trang tiệm tiến, mà khi cộng dồn lại sẽ trở thành một sự chuyển đổi mang tính chiến lược trên lãnh thổ, có lợi cho Trung Quốc. Như vậy, cho dù mỗi lần triển khai lực lượng đơn lẻ không đủ nghiêm trọng để coi là tấn công vũ trang, nhưng nhìn một cách tổng thể, các hành động của Trung Quốc có thể nằm trong phạm vi điều chỉnh của Điều 51, Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoài ra, các quốc gia khác ngoài các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan) cũng có thể áp đặt, thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc theo Điểm 2 của Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó quy đinh “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý” và Điểm 4 quy định “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
Tàu cá Việt Nam thường xuyên bị tàu Trung Quốc xuôi đuổi và tấn công khi đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, đã có gần hai chục vụ tàu cá Việt Nam khi hoạt động trong vùng ngư trường truyền thống trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc từ ngăn cản, xuổi đuổi đên đâm va và nhiều tàu trong số đó đã bị chìm, khiến mạng sống của ngư dân bị đe dọa.
Trong dư luận đang hết sức bất bình, thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc và truyền thông nước này lại ra thông báo hoàn toàn trái ngược với sự thật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 8/3 cho rằng Trung Quốc đã phát hiện tín hiệu báo động từ tàu cá Việt Nam và phái một tàu đến hỗ trợ, giải thích rằng khi đến nơi, tàu Trung Quốc đã phát hiện ra một tàu đã bị chìm. Thay vì cung cấp hỗ trợ, tàu Trung Quốc đã liên lạc với Trung tâm Tìm kiếm và Cứu nạn Hàng hải Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo,Tân hoa xã, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng… cho biết 5 ngư dân Việt Nam đã được giải cứu, song không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về người đã giải cứu họ. Trước đó, trong phát biểu họp báo thường kỳ hôm 03/01/2019, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng ngang nhiên cho rằng việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông thời gian qua là “hành động chấp pháp bình thường”.
Trung Quốc xây dựng hệ thống cảm ứng
hỗ trợ tuần tra Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố các cấu trúc trọng tải nhẹ, cảm ứng từ xa và tỏ dấu hiệu cho thấy có thể được sử dụng cho mục đích quân sự trên Biển Đông để hỗ trợ bảo vệ xây đảo và giám sát các khu vực tranh chap.
Cấu trúc này mới được khởi động gần đây tại Triển lãm Hải dương và Không gian Quốc tế Langkawi 2019, một cuộc triển lãm lớn về quốc phòng khu vực do Malaysia tổ chức. Nó do Tập đoàn Công nghệ Điện Trung Quốc, một tập đoàn nhà nước chuyên về các sản phẩm quốc phòng và an ninh công nghệ cao, đặc biệt là thiết bị cảm ứng, thông tin liên lạc và các giải pháp nối mạng, chế tạo.
Cấu trúc này có hai phiên bản: một đài thông tin nổi tích hợp và một hệ thống thông tin tích hợp lớn hơn để đặt lên trên đảo hay bãi san hô.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cả hai phiên bản này đều có thể hoạt động như những điểm nút trong hệ thống cảm ứng cung cấp các dịch vụ thông tin, do thám và giúp nắm được tình huống đa phương hướng. Những năng lực này có thể được áp dụng trong việc bồi đắp và bảo vệ đảo và trong nghiên cứu hải dương cũng như các dịch vụ công trên biển.
Tuy nhiên, mặc dù cấu trúc này có thể giám sát môi trường, theo dõi thời tiết và cảnh báo sớm sóng thần một cách có hiệu quả, chúng cũng có thể giúp ‘theo dõi liên tục một mục tiêu ngoài khơi’ và có thể đóng vai trò quan trọng việc ‘xây dựng trên các quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa), bảo vệ các đảo và bãi san hô, vài tiếp tục giám sát các vùng biển mục tiêu’.
Việc Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận cấu trúc này có công dụng quân sự là một khác biệt lớn so với những gì mà lâu nay Bắc Kinh vẫn tuyên bố chính thức vốn không thừa nhận công năng kép dân sự-quân sự của các công trình Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường
Sa, huống hồ những cấu trúc quân sự mà họ công khai lắp đặt như boong-ke và các thiết bị cảm ứng tầm xa.
Hồi năm 2015, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh rằng các căn cứ này được xây dựng ở quần đảo Trường Sa chủ yếu là để hỗ trợ hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và các nhu cầu an toàn dân sự khác, còn các các công trình quân sự phòng vệ tối thiểu thì tính sau. Khi việc xây cất trên các hòn đảo này đã gần hoàn tất, truyền thông chính thống của Trung Quốc nhấn mạnh rằng các ngọn hải đăng được xây dựng là cam kết của nước này trong việc duy trì an toàn hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Lập luận này là sai trái thậm chí ngay trước khi các đường băng lớn, các hải cảng, boong-ke, và hệ thống cảm ứng vốn chiếm gần hết các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa đã thành hình rõ ràng do các hòn đảo này nằm cách khá xa các tuyến đường hàng hải chính trên Biển Đông mà đa số các tàu bè qua lại không thể nào đi lại đủ gần để trông thấy các ngọn hải đăng này.
Các cấu trúc cảm ứng có thể di chuyển và lắp đặt được này có thể là phần bổ sung quan trọng cho hệ thống cảm ứng tầm xa mà Trung Quốc đã xây dựng trên các căn cứ chính của họ ở Trường Sa. Những hệ thống cảm ứng này có lẽ đã hy sinh tính chính xác và độ tin cậy để đổi lấy khả năng vươn tới tầm xa, khiến chúng ít có tác dụng ở gần các đảo và bãi san hô, nơi Trung Quốc muốn giám sát sự hiện diện của các ngư dân và các tàu chấp pháp trong khu vực.
Như ông Peter Dutton thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ đã chỉ ra, ngay cả lực lượng tuần dương và các đội tàu dân quân trên biển lớn như thế của Trung Quốc cũng là quá nhỏ để tuần tra Biển Đông một cách có hiệu quả; ngay cả ước tính lạc quan nhất cũng cho rằng Trung Quốc chỉ có một tàu trên mỗi diện tích vùng biển rộng 2.700 dặm vuông mà họ tuyên bố có chủ quyền.
Để những đội tàu này phát huy hiệu quả thì những đài cảm ứng này có thể cung cấp một bức tranh chính xác về nơi các ngư dân và các tàu chấp pháp trong khu vực tập trung. Khi đó, Bắc Kinh có thể sử dụng những thông tin thu thập để báo hiệu cho các tàu tuần duyên và ‘dân quân biển’ của họ thực hiện ‘bảo vệ chủ quyền’ trước những ‘kẻ xâm phạm’ mà không cần phí nguồn lực tuần tra những vùng biển không có ai.
Trung Quốc áp lực các nước chớ lên án nhân quyền Bắc Kinh
Các nhà ngoại giao và các nhà hoạt động nhân quyền hôm 1/4 lên án việc Trung Quốc vận động, gây áp lực quyết liệt và thậm chí đe dọa để bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích Bắc Kinh tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng trước.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cáo buộc rằng phái đoàn Trung Quốc ở Geneva đã gửi thư đến đại diện các nước ở Liên Hiệp Quốc để kêu gọi họ tránh xa một sự kiện do Mỹ tổ chức hôm 13/3 để bàn về cách Trung Quốc đối xử với người Uyghur và các sắc dân Hồi giáo thiểu số ở vùng Tân Cương.
Theo nội dung lá thư do Đại sứ Trung Quốc Du Kiến Hoa ký tên mà hãng tin AFP có được thì Bắc Kinh yêu cầu các nước ‘không được tài trợ, tham gia hay có mặt tại sự kiện bên lề này… vì lợi ích của quan hệ song phương của chúng ta và sự hợp tác đa phương’.
HRW đã lên án lời đe dọa này của Trung Quốc. Giám đốc của HRW ở Geneva, ông John Fisher, cảnh báo rằng sự lên án của dư luận đối với cách Bắc Kinh đối xử với người Hồi giáo thiểu số đã ‘đặt Trung Quốc vào chế độ sợ hãi’. Theo lời ông thì giờ đây các quan chức Trung Quốc đang sử dụng ‘áp lực công khai lẫn kín đáo để ngăn trở những hành động phối hợp của quốc tế’.
Phái bộ Trung Quốc không phản hồi ngay trước yêu cầu xác nhận và bình luận của AFP, nhưng một số nhà ngoại giao xác nhận rằng phái bộ của họ đã nhận được lá thư này ngay trước khi xảy ra sự kiện.
Sự kiện này diễn ra bên lề phiên họp kéo dài ba tuần của Hội đồng Nhân quyền và tập trung vào những cáo buộc rằng có trên một triệu người Uyghur và các sắc dân thiểu số Hồi giáo khác đang bị giam giữ ở các trại tập trung ở Tân Cương.
Trung Quốc lập luận rằng những người Uyghur này được đưa tới ‘cơ sở đào tạo hướng nghiệp’ được lập ra nhằm chống lại nạn cực đoan hóa.
Khu tự trị Tân Cương, có chung đường biên giới với một vài nước bao gồm Pakistan và Afghanistan, từ lâu đã chứng kiến các cuộc nổi dậy bạo lực mà Bắc Kinh cáo buộc là do các phong trào ‘khủng bố’ có tổ chức đòi độc lập cho Tân Cương đạo diễn.
Tuy nhiên, nhiều người Uyghur và các chuyên gia Tân Cương nói rằng tình trạng bạo lực ở đây chủ yếu bắt nguồn từ phẫn nộ bộc phát của người dân đối với sự đàn áp văn hóa và tôn giáo của Bắc Kinh và rằng Bắc Kinh chơi lá bài ‘chống khủng bố’ chỉ để biện hộ cho việc họ tăng cường kiểm soát khu vực giàu tài nguyên này.
Hôm 1/4, một số nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng ủng hộ cáo buộc của HRW rằng Trung Quốc đã gây sức ép mạnh mẽ buộc các nước phải lên tiếng bảo vệ Trung Quốc trong phiên bế mạc buổi kiểm điểm thành tích nhân quyền của họ trước Hội đồng nhân quyền hôm 15/3.
“Họ đang cố hết sức để kiểm soát mọi thứ ở cấp độ nhà nước,” một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên nói với AFP.
Khi anh thấy có ít nước lên tiếng về Tân Cương như thế nào thì tôi chắc rằng việc Trung Quốc gây áp lực đã có tác dụng,” nhà ngoại giao này nói thêm.
Theo HRW, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã áp lực buộc gỡ bỏ những nội dung do các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ cung cấp ra khỏi báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) và tìm cách chặn quá trình cấp giấy thông hành đến Liên Hiệp Quốc cho nhà hoạt động Uyghur, Dolkun Isa.
Một quan chức Liên Hiệp Quốc nói với AFP rằng ‘việc các chính phủ gây áp lực để bóp nghẹt tiếng nói chỉ trích họ điều rất thường xuyên, nhưng Trung Quốc đưa ra một số lượng cao bất thường những lời than phiền về mức độ tin cậy của những người tham gia’.
HRW cũng cáo buộc rằng Trung Quốc đã cố tình đẩy những nước thân thiện của họ ra chiếm diễn đàn trong phiên kết luận kéo dài 20 phút.
Có gần 100 nước xin lên phát biểu – nhiều hơn gấp ba lần bình thường trong tình huống như thế này – nhưng chỉ có đại diện 13 nước được lên bục phát biểu.
Trước đó, Hội đồng Nhân quyền đã rút thăm tên quốc gia đầu tiên được lên phát biểu – Mali – và từ đó các nước sẽ lần lượt được gọi lên theo thứ tự bảng chữ cái Latin cho đến Philippines.
Điều này có nghĩa là những tiếng nói chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất từ châu Âu và Bắc Mỹ không được gọi lên và trong số các nước phát biểu, chỉ có Na Uy lên tiếng chống lại các chính sách Tân Cương của Trung Quốc.
Các tổ chức phi chính phủ cũng được cho lên phát biểu trên diễn đàn nhưng, tương tự, các tổ chức ca ngợi Trung Quốc chiếm đến 6 trong 10 lượt phát biểu.