Tin khắp nơi – 04/01/2019
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ngừng đóng cửa chính phủ
Trước đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ từ chối tất cả các giải pháp, trừ khi giải pháp đó cho ông này kinh phí xây bức tường biên giới với Mexico.
Chủ tịch Hạ viện mới nhận chức, bà Nancy Pelosi, tuyên bố sẽ không cung cấp kinh phí cho bức tường này.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Mitch McConnell, tuyên bố đảng Cộng hòa sẽ không ủng hộ các biện pháp mà ông Trump phản đối, đồng thời gọi động thái của đảng Dân chủ là “biểu tình chính trị” và “không thông minh.”
Sau bỏ phiếu, đạo luật được Hạ viện thông qua sẽ tài trợ cho các hoạt động an ninh nội địa cho đến ngày 8/2, đồng thời cung cấp kinh phí cho một số cơ quan khác cho đến tháng Chín.
Tại sao chính phủ Mỹ đóng cửa?Việc chính phủ Mỹ đóng cửa một phần bắt đầu khi Quốc hội và ông Trump không đạt được thỏa thuận về dự luật ngân sách trong tháng 12.Đảng Cộng hòa của ông Trump đã thông qua dự luật tài trợ ban đầu bao gồm 5 tỷ đô la cho bức tường biên giới Mỹ – Mexico.Khi đó, đảng Cộng hòa họ vẫn chiếm đa số trong Hạ viện, nhưng đã không thể có được 60 phiếu cần thiết trong Thượng viện để thông qua.Đảng Dân chủ đã giành được đa số ghế trong Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11, với các đại diện mới đã tuyên thệ vào thứ Năm 3/1.”Chúng tôi đang yêu cầu tổng thống mở cửa lại chính phủ”, bà Pelosi nói trong chương trình Today trước phiên họp đầu tiên của Hạ viện.
“Chúng tôi đã cho đảng Cộng hòa một cơ hội để đồng ý với đề nghị này”
Tổng thống Trump dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán ngân sách với các lãnh đạo hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vào thứ Sáu 4/1.
Pelosi được bầu làm Chủ tịch Hạ viện
Cuộc bỏ phiếu tối thứ Năm tại Hạ viện diễn ra sau khi bà Nancy Pelosi, thành viên đảng Dân chủ, một lần nữa được bầu làm Chủ tịch.
“Tôi đặc biệt tự hào khi là nữ Chủ tịch Hạ viện, đánh dấu năm thứ 100 phụ nữ có quyền bỏ phiếu.”
“Tất cả chúng ta đều có đủ khả năng, có quyền phục vụ Quốc gia với hơn 100 thành viên nữ ở Quốc hội, số phụ nữ lớn nhất trong lịch sử.”
Phát biểu từ phòng họp tại Nhà Trắng, ông Trump chúc mừng bà Pelosi: “Đó là một thành tựu rất, rất tuyệt vời và hy vọng chúng ta có thể hợp tác cùng nhau.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46756169
Trump-lãnh đạo Quốc Hội họp,
bàn về Tường biên giới, Mở cửa chính phủ
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo tại quốc hội sẽ gặp nhau vào sáng ngày 4/1 để thảo luận về những phương cách nhằm đả thông bế tắc giữa yêu cầu của tổng thống đòi xây bức tường biên giới và đòi hỏi của đảng Dân chủ, kêu gọi sử dụng các biện pháp an ninh thay thế.
Hãng tin Reuters cho biết cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra tại Tòa Bạch Ốc vào lúc 11:30 sáng ngày thứ Sáu 4/1, tức là trong vòng vài giờ nữa.
Hôm 3/1, ông Trump cáo buộc phe Dân chủ là chơi trò chính trị, và vẫn cố gây áp lực lên phe này giữa lúc quyền kiểm soát Hạ viện đã rơi vào tay Đảng Dân chủ từ tay Đảng Cộng hòa.
Phát biểu với phóng viên hôm 3/1, ông Trump nói: “Qúy vị có thể gọi nó là một hàng rào. Qúy vị có thể gọi nó là gì tùy ý, nhưng cốt yếu là, chúng ta cần được bảo vệ bên trong đất nước chúng ta.”
Vào cuối ngày 3/1, vài giờ sau khi tuyên thệ, tân Chủ tịch Hạ viện thuộc phe Dân chủ Nancy Pelosi tuyên bố: “Chúng ta sẽ không xây bức tường.”
Bà Pelosi nói thêm: “Việc này không có liên quan gì đến chính trị, mà nó liên quan đến một bức tường, một biểu hiện phi đạo đức ngăn cách các quốc gia. Đó là một tư duy đã lỗi thời, chả hiệu quả tí nào xét về mặt kinh phí.”
Cuối ngày 3/1, Hạ viện đã thông qua hai dự luật do phe Dân chủ đề xuất để tái mở cửa các cơ quan chính phủ, bất chấp Tòa Bạch Ốc đe dọa phủ quyết.
Trước đó trong cùng ngày, ông Mitch McConnell, thành viên Cộng Hòa, Lãnh đạo đa số ở Thượng viện, cho rằng các nỗ lực của phe Dân chủ chỉ là “trò diễn chính trị, không phải là một nỗ lực làm ra luật.”
Hạ viện thông qua dự luật này để chấm dứt tình trạng chính phủ đóng cửa một phần đang bước sang ngày thứ 14, nhưng không ngó ngàng gì đến yêu sách của TT Trump, nhất mực đòi 5 tỷ đô la để xây bức tường biên giới.
Dự luật mà Đảng Dân chủ thông ngay trong ngày làm việc đầu tiên của Hạ viện khóa mới gồm hai phần: phần thứ nhất cấp tiền cho Bộ An ninh Nội địa, cơ quan lo về an ninh biên giới, ở mức hiện nay cho đến ngày 8/2, cấp 1,3 tỷ đô la để xây dựng hàng rào biên giới và 300 triệu đô la cho các thiết bị an ninh khác ở biên giới; phần thứ hai sẽ cấp ngân sách cho các bộ, ngành còn lại cho đến hết năm tài chính.
Trump xem xét Jim Webb
cho vị trí bộ trưởng quốc phòng
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét ông Jim Webb, một cựu thượng nghị sỹ Dân chủ vốn từng là Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan cho vị trí bộ trưởng quốc phòng, tờ New York Times tường thuật hôm 3/1.
Dẫn lời một quan chức giấu tên, tờ báo này cho biết phó Tổng thống Mike Pence và quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney đã liên lạc ông Webb. Tờ báo này cho biết một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng đã xác nhận tên ông Webb đang được mọi người bàn tán ở Nhà Trắng.
Ông Jim Mattis đã từ chức bộ trưởng Quốc phòng hôm 1/1 nhưng một ngày sau đó ông Trump nói rằng ông đã sa thải ông Mattis. Lá thư từ chức của ông Mattis được xem là lời quở trách gay gắt đối với chính sách của ông Trump.
Ông Mattis từ chức sau quyết định đột ngột của ông Trump rút quân Mỹ ra khỏi Syria và phân nửa trong tổng số 14.000 quân Mỹ đóng ở Afghanistan. Ông Trump đã chỉ định Thứ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan làm quyền bộ trưởng thay ông Mattis.
Tờ báo này cho biết các thượng nghị sỹ Cộng hòa như Tom Cotton, Lindsey Graham cựu Thượng nghị sỹ Jim Talent cũng được nhắc đến là những nhân vật có thể thay ông Mattis.
Jim Webb, 72 tuổi, là một cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam được thưởng huân chương, tác giả của 10 cuốn sách và là một nhà báo và nhà làm phim.
Là cựu nghị sỹ đại diện tiểu bang Virginia, ông Webb đã ra tranh cử trong kỳ bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ để chọn ứng viên ra tranh cử tổng thống nhưng sau đó đã rút lui vào tháng 10 năm 2015.
Mỹ sắp tổ chức tập trận tên lửa ở Okinawa
Quân đội Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập trận tên lửa đầu tiên từ trước tới nay quanh đảo Okinawa, AFP dẫn lại nguồn tin từ truyền thông Nhật Bản hôm 3/1 cho biết, giữa lúc Washington tìm cách đối trọng một nước Trung Quốc ngày một quyết đoán hơn.
Theo nguồn tin này, quân đội Hoa Kỳ nói với đối tác Nhật Bản rằng họ có kế hoạch triển khai các tên lửa địa đối không tại khu vực có tầm quan trọng chiến lược Okinawa trong năm nay, cho cuộc tập trận tên lửa đầu tiên với đồng minh chủ chốt Nhật Bản, tờ Sankei Shimbun cho biết tuy không tiết lộ nguồn tin.
Cuộc tập trận sẽ gồm một bệ phóng tên lửa di động được xem là biện pháp đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng từ tên lửa đạn đạo phóng đi từ mặt đất ra biển của Trung Quốc, báo Shikmbun cho biết.
Trong những năm gần đây, các tàu chiến Trung Quốc thường xuyên qua lại vùng biển gần Okinawa, nơi đặt căn cứ của phần lớn các binh sĩ Mỹ trú đóng ở Nhật Bản.
Các chuyên gia nói các hoạt động hàng hải ngày càng tích cực của Trung Quốc là một phần nằm trong kế hoạch thiết lập quyền kiểm soát vùng biển trong chuỗi đảo đầu tiên của Nhật Bản nối liền Okinawa, Đài Loan và Philippines.
Một số nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh đang tìm cách chấm dứt sự thống trị quân sự của Hoa Kỳ ở vùng Tây Thái Bình Dương bằng cách kiểm soát chuỗi đảo thứ hai nối liền chuỗi đảo phía nam Ogasawara của Nhật Bản với đảo Guam của Mỹ và với Indonesia.
Các nỗ lực của Trung Quốc nhanh chóng củng cố khả năng quân sự đã làm các nước láng giềng châu Á lo lắng. Người đứng đầu Bộ quốc phòng Nhật Bản hồi năm ngoái nói rằng Trung Quốc đã “đơn phương leo thang” các hoạt động quân sự của họ trong năm trước.
Bắc Kinh khẳng định các hoạt động đó chỉ là để tự vệ.
Bất chấp đối đầu quân sự ngày càng tăng, Hoa Kỳ và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nhau và Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Tuy nhiên, tình trạng bất cân bằng thương mại song phương quá lớn đã gây ra những xung đột giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, giữa lúc Washington và Bắc Kinh liên tục trả đũa nhau bằng cách đánh thuế lên hàng hóa trị giá hơn 300 tỉ đôla trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều hồi năm ngoái.
https://www.voatiengviet.com/a/my-sap-to-chuc-tap-tran-ten-lua-o-okinawa/4727694.html
Hoa Kỳ cảnh báo công dân
sau các vụ bắt giữ ở Trung Quốc
sau một loạt các vụ giam giữ các nhân vật cao cấp.
Lời cảnh báo mới đây nhất cho rằng nhiều công dân Hoa Kỳ đang bị ngăn cản xuất cảnh khỏi Trung Quốc.
Cảnh báo này được đưa ra khi hai công dân Canada vẫn đang bị giam giữ tại nước này.
Nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor bị bắt vào tháng trước khi quan hệ giữa Canada và Trung Quốc đi xuống sau vụ Canada bắt giữ giám đốc tài chính Huawei, Mạnh Vãn Chu.
Trump có thể can thiệp vụ kiện Mạnh Vãn Chu
Lục Khảng: ‘Michael Kovrig có thể phạm luật TQ’
Trung Quốc tạm giữ người Canada thứ hai
Bà Mạnh đang phải đối mặt với việc bị dẫn độ sang Mỹ để ra tòa vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Kovrig và Spavor sẽ phải đối mặt với các cáo buộc gây hại đến an ninh quốc gia. Hôm thứ Năm, công tố viên Trung Quốc cho rằng họ “chắc chắn” đã vi phạm luật.
Ba công dân Hoa Kỳ khác cũng đang bị tình nghi là “tội phạm kinh tế” và bị cấm rời khỏi Trung Quốc vào tháng 11.
Victor và Cynthia Liu, là con của một doanh nhân đang bị truy nã, và mẹ của họ, Sandra Han, đã bị giam giữ kể từ tháng Sáu.
Công dân Mỹ cần phải làm gì khi đi TQ?
Đây là lời cảnh báo cho công dân Hoa Kỳ về cái gọi là lệnh cấm xuất cảnh đối với các công dân nước ngoài đến Trung Quốc.
“Công dân Hoa Kỳ có thể bị giam giữ mà không có quyền tiếp cận… các dịch vụ lãnh sự hoặc thông tin về các cáo buộc chống lại họ,” lời cảnh báo viết.
Các cá nhân không liên quan đến thủ tục tố tụng hoặc nghi ngờ có hành vi sai trái cũng bị cấm xuất cảnh kéo dài để buộc các thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp của họ phải hợp tác với tòa án Trung Quốc,” Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một cảnh báo riêng được đưa ra vào tháng 1 năm ngoái.
Lời khuyên mới nhất cũng cảnh báo về “những hạn chế đặc biệt” đối với những người có hai quốc tịch Mỹ-Trung. Quyền công dân kép không được công nhận theo luật Trung Quốc, và Bộ Ngoại giao đã cảnh báo rằng công dân Mỹ-Trung có thể bị giam giữ và bị từ chối các hỗ trợ của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng khuyên công dân nên sử dụng hộ chiếu Hoa Kỳ và thị thực Trung Quốc hợp lệ, đồng thời yêu cầu các quan chức thông báo cho đại sứ quán Hoa Kỳ ngay lập tức nếu bị giam giữ hoặc bị bắt giữ.
Các vụ bắt giữ gần đây
Giáo viên người Canada Sarah McIver đã được thả vào tuần trước sau khi bị bắt giữ vì “làm việc bất hợp pháp tại Trung Quốc”.
Cả Trung Quốc và Canada đều cho biết trường hợp này khác với trường hợp của ông Kovrig và ông Spavor, những người bị buộc tội làm nguy hại đến an ninh quốc gia.
Trung Quốc khẳng định việc giam giữ cả hai người đàn ông không liên quan đến vụ bắt giữ bà Mạnh, nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng đó là một hành động ăn miếng trả miếng.
Hôm thứ Năm, công tố viên Trung Quốc cho biết hai người đàn ông này đã “vi phạm luật pháp và quy định của đất nước chúng tôi” và đang bị điều tra. Bắc Kinh cũng duy trì quyết định cấm ba công dân Mỹ rời khỏi đất nước này vào tháng 11.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các phóng viên rằng họ “tất cả đều có … giấy tờ nhận dạng hợp lệ là công dân Trung Quốc” và “bị nghi ngờ đã phạm tội kinh tế”.
Cha của Victor và Cynthia Liu, ông Liu Changming, bị truy nã trong vụ lừa đảo trị giá 1,4 tỷ đô la tại Trung Quốc và việc giam giữ người thân của ông Liu là một nỗ lực nhằm ép ông ta đối mặt với cáo buộc lừa đảo.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46746923
Mỹ hụt hơi khi Hải quân TQ tăng tốc
Số lượng tàu chiến của Trung Quốc dự kiến sẽ gần gấp đôi Mỹ trong vòng 12-15 năm tới khiến ưu thế công nghệ của Mỹ có thể bị xóa nhòa.
Chiến lược “lấy thịt đè người”?
Theo giới phân tích phương Tây, sự trỗi dậy nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc đã thách thức sự thống trị hàng hải của Mỹ ở khắp vùng biển Đông Á. Tuy nhiên, Mỹ đã không thể tài trợ cho một kế hoạch đóng tàu mạnh mẽ mà có thể duy trì trật tự an ninh khu vực và cạnh tranh hiệu quả với việc tăng cường hải quân của Trung Quốc.
Các số liệu công khai cho thấy tính đến đầu năm 2017, Hải quân Trung Quốc có 328 tàu. Nước này hiện có gần 350 tàu và lớn hơn Hải quân Mỹ. Trung Quốc là nước đóng tàu lớn nhất thế giới và với tốc độ sản xuất hiện tại có thể sớm đưa vào vận hành 400 tàu.
Trung Quốc cũng đưa vào hoạt động gần 3 chiếc tàu ngầm mỗi năm, và trong 2 năm sẽ có hơn 70 chiếc trong hạm đội của mình. Hải quân Trung Quốc cũng vận hành ngày càng nhiều tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống, tất cả đều được trang bị tên lửa hành trình chống tàu tầm xa.
Từ năm 2013 đến năm 2016, Trung Quốc đưa vào hoạt động hơn 30 chiếc tàu hộ tống hiện đại. Với tốc độ hiện tại, Trung Quốc có thể có 430 tàu nổi và 100 tàu ngầm trong vòng 15 năm tới.
Theo cơ quan nghiên cứu RAND của Mỹ, hạm đội của Trung Quốc hiện nay cũng hiện đại hơn, dựa trên các tiêu chuẩn đóng tàu hiện đại. Trong năm 2010, chưa đến 50% tàu Trung Quốc được xếp loại “hiện đại”; vào năm 2017, hơn 70% là hiện đại.
Tàu ngầm diesel của Trung Quốc ngày càng ít tiếng động và thách thức năng lực chống tàu ngầm của Mỹ. Các tên lửa hành trình chống tàu được phóng từ tàu và từ trên không của Trung Quốc có tầm bắn và tàng hình đáng kể và được dẫn đường bởi các công nghệ ngày càng tinh vi.
Theo RAND, Hải quân Trung Quốc giờ đây tạo ra một thách thức đáng kể đối với hạm đội tàu nổi của Mỹ. Các tên lửa đạn đạo thông thường tầm trung DF-21C và DF-26 có thể vươn tới căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Malaysia và Guam.
Sự bi đát của Hải quân Mỹ
Vào đầu năm 2018, quy mô của hạm đội đang hoạt động của Mỹ là 280 tàu. Với tình hình hiện tại, trong 12 năm, Hải quân Mỹ sẽ chỉ còn 237 tàu nổi. Trong 6 năm, hạm đội tàu ngầm của Mỹ sẽ giảm xuống còn 48 tàu, và trong 11 năm, số lượng tàu ngầm tấn công của Mỹ sẽ giảm xuống còn 41 tàu.
Cả Hải quân lẫn Nhà Trắng đều đã đẩy mạnh phát triển hạm đội của Mỹ, nhưng ngân sách đã không theo kịp kế hoạch. Trong năm 2015, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch tăng hạm đội lên 308 tàu nổi vào năm 2022 còn Chính quyền của Tổng thống Trump muốn có một lực lượng 355 tàu.
Để đạt tới số lượng 308 tàu, Hải quân Mỹ sẽ phải chi tiêu nhiều hơn 36% so với ngân sách đóng tàu trung bình trong 30 năm qua, đòi hỏi phải tăng thêm 1/3 trong ngân sách hiện tại. Nếu quỹ tiếp tục ở mức trung bình trong 30 năm qua, Hải quân Mỹ có khả năng sẽ mua ít hơn 75 tàu so với kế hoạch trong 3 thập kỷ tới.
Để đạt tới số lượng 355 tàu, Hải quân Mỹ sẽ cần ngân sách nhiều hơn 80% so với ngân sách đóng tàu hải quân trung bình trong 30 năm qua và khoảng 50% so với ngân sách trung bình trong 6 năm qua.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp đóng tàu của Mỹ đã suy thoái trong thập kỷ qua, do đó hoàn toàn không đảm bảo được nhân sự đầy đủ cho việc đóng một đội tàu lớn hơn.
Trước tình hình hiện tại, Mỹ buộc phải điều chỉnh chính sách an ninh nhằm chống lại các năng lực chiến đấu đang nổi lên của Trung Quốc ở các vùng biển Đông Á – Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông.
Tàu sân bay vẫn là biểu tượng sức mạnh vượt trội của Mỹ
Hải quân Mỹ dựa vào công nghệ để bù đắp cho việc suy giảm số lượng tàu. Nước này đang phát triển các tên lửa hành trình chống tàu tầm xa hơn để chống lại tên lửa hành trình chống tàu của Trung Quốc và các ngư lôi tầm xa hơn để chống lại hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc.
Mỹ cũng đang phát triển năng lực “sát thương phân tán” để chống lại số lượng tàu Trung Quốc và khả năng của chúng “tập hợp” chống lại các tàu chiến của Mỹ.
Phát triển công nghệ pháo điện từ siêu âm tầm xa và năng lượng trực tiếp hiện cũng là một hướng đi của Mỹ. Đáng kể nhất, Hải quân Mỹ tập trung phát triển số lượng lớn phương tiện không người lái như giải pháp lâu dài bù đắp cho số lượng tàu đang suy giảm.
Mỹ đang phát triển và thử nghiệm phương tiện không người lái chống tàu ngầm và chống mìn, trinh sát thu nhỏ có thể hoạt động với số lượng lớn để cho phép nhắm mục tiêu đồng thời nhiều phương tiện của Trung Quốc, máy bay không người lái tấn công đặt trên tàu sân bay và máy bay không người lái tiếp nhiên liệu, máy bay không người lái tác chiến điện tử và tàu nổi không người lái cho các chiến dịch phá mìn và chiến tranh chống tàu ngầm.
Những cuộc “tuần tra” đơn độc của Mỹ có đủ để “nắn gân” Trung Quốc?
Với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Mỹ cũng từng bước mở rộng khả năng tiếp cận các căn cứ của Ấn Độ và Australia vốn nằm ngoài tầm với của tàu ngầm và tàu nổi Trung Quốc. Theo giới phân tích, các căn cứ này sẽ cho phép Hải quân Mỹ chiến đấu với Hải quân Trung Quốc từ bên ngoài Biển Đông và không cho Hải quân Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, các lợi thế công nghệ của Mỹ so với Trung Quốc giảm dần qua mỗi năm và trong an ninh hàng hải thì số lượng có thể cũng quan trọng như chất lượng.
Giới chuyên gia thậm chí còn chỉ ra điểm yếu chết người của Hải quân Mỹ là việc tăng cường hoạt động ở Đông Á đã khiến Hải quân Mỹ bảo trì tàu không đầy đủ, đào tạo không đủ thủy thủ và các chuyến viễn du quá lâu trên biển. Các sự cố hải quân gần đây ở Đông Á phản ánh áp lực của các hoạt động hiện diện nhịp độ cao mà Hạm đội Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đang phải gánh chịu.
http://biendong.net/bi-n-nong/25629-my-hut-hoi-khi-hai-quan-tq-tang-toc.html
Hô 3 lần “TQ, TQ, TQ”,
Quyền Bộ trưởng QP Mỹ nhấn mạnh điều gì?
“Trong khi chúng tôi tập trung vào các chiến dịch đang diễn ra, Quyền Bộ trưởng Shanahan yêu cầu chú ý tới Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”, nguồn tin của Reuters cho hay.
Ông Patrick Shanahan đã bắt đầu ngày làm việc đầu tiên trong vai trò Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bằng cách thể hiện với các cộng sự của mình về quan điểm coi Trung Quốc là ưu tiên trọng yếu.
Trong cuộc gặp đầu tiên với bộ trưởng của các lực lượng quân đội Mỹ kể từ khi lên thay ông Jim Mattis, ông Shanahan đã nhắc nhở các lãnh đạo dân sự trong quân đội Mỹ phải nhớ tới “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc” dù Mỹ đang chiến đấu chống lại các phiến quân ở những khu vực như Syria và Afghanistan.
Ông Shanahan cũng đề nghị các quan chức trong Bộ Quốc phòng tập trung vào Chiến lược Quốc phòng Quốc gia, văn kiện nhấn mạnh tới một kỷ nguyên mới về “cuộc tranh đấu Cường Quốc” với Nga và Trung Quốc.
Thông tin do một quan chức quân sự Mỹ tiết lộ với Reuters. Theo đó, các phát ngôn của ông Shanahan cho thấy ông đặc biệt chú ý tới Trung Quốc.
“Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Shanahan đề nghị đội ngũ tập trung vào kế hoạch quốc phòng quốc gia và tiếp tục thúc đẩy nỗ lực này tiến về phía trước”, nguồn tin của Reuters cho hay, “Trong khi chúng tôi tập trung vào các chiến dịch đang diễn ra, Quyền Bộ trưởng Shanahan yêu cầu đội ngũ chú ý tới Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”.
Quan chức trên không chia sẻ chi tiết quan điểm của ông Shanahan về Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người khác cho rằng ông là động lực thúc đẩy đằng sau lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh, gồm cả động thái liệt nước này vào hàng đối thủ chiến lược trong Chiến lược Quốc phòng Quốc gia 2018.
Patrick Shanahan, cựu giám đốc của Boeing, từng làm phó dưới trướng ông Mattis và không rõ ông sẽ đảm nhiệm chức vụ Quyền Bộ trưởng trong bao lâu.
Hiện Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chật vật tìm người thay thế ông Mattis. Một số người được xem là ứng viên cho vị trí này đã công khai tuyên bố rằng họ không muốn kế nhiệm ông Mattis, một người được nể trọng trong Lầu Năm Góc và nhận được sự ủng hộ của cả 2 Đảng trong Quốc hội.
Trong một thông cáo hôm 1/1, ông Shanahan cho biết, ông trông đợi “được làm việc cùng ông Trump nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của Tổng thống”, gồm cả quyết định đột ngột rút quân khỏi Syria và kế hoạch giảm hiện diện ở Afghanistan.
Được biết tới là một người quan tâm đến cải cách Lầu Năm Góc và sở hữu nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực tư, ông Shanahan đã dành 3 thập kỷ để làm việc ở Boeing trước khi vào Lầu Năm Góc hồi năm ngoái. Trước đó, ông chưa từng phục vụ trong quân đội.
VN, Indonesia và Mông Cổ được nêu tên
cho hội nghị Trump – Kim 2019
Đài CNN của Hoa Kỳ hôm 03/1/2019 nói giới quan sát đang bình luận về khả năng có các địa điểm ‘tiềm năng’ được xem xét cho hội nghị thượng đỉnh thứ nhì giữa Donald Trump và Kim Jong-un.
Bài của Kylie Atwood, Kevin Liptak và Zachary Cohen trích các nguồn ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá về một loại địa điểm cho cuộc họp cao cấp Trump – Kim Jong-un vào năm 2019, sau thượng đỉnh tháng 6 năm 2018 ở Singapore.
Hôm thứ Tư 02/01, Tổng thống Trump khoe với nội các Mỹ rằng ông nhận được lá thư từ lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong-un.
Lần cuối ông Kim gửi thư cho ông Trum là vào tháng 9/2018.
Gần đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo xác nhận một hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên “sẽ diễn ra trong thời gian tới”.
Nhưng hiện chưa có gì cụ thể về lịch gặp và địa điểm.
Theo CNN, giới chức Mỹ tin rằng cần phải mất vài tháng để hai bên chuẩn bị cho cuộc gặp.
Và nguồn tin từ giới ngoại giao mà CNN trích thuật nêu ra một số địa điểm ở ba nước: Việt Nam, Indonesia, Mongolia.
Kim Jong-un ‘thích chính sách Đổi Mới’ của VN
Kim Jong-un thấy thoải mái ở Singapore
Tàu, xe và chuyên cơ của Kim Jong-un ra sao?
Trump và Kim thực sự đạt được gì ở Singapore?
Cũng có ý kiến nói cuộc gặp có thể xảy ra trên đất Mỹ ở bang Hawaii.
Cùng lúc, Hàn Quốc có vẻ muốn cuộc gặp diễn ra ở Bàn Môn Điếm trên vùng phi quân sự chia cắt hai miền Nam Bắc Triều Tiên.
Bắc Hàn thì có vẻ muốn ông Trump đến thăm Bình Nhưỡng.
Như thế, có ít nhất sáu địa điểm ‘tiềm năng’ cho hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim mà hiện chưa có điểm nào được bất cứ chính quyền nào xác nhận.
Đã đi tìm hiểu
Tuy vậy, bài của CNN viết chính quyền Mỹ đã gửi các nhóm tìm hiểu địa bàn tới nhiều vùng khác nhau, gồm cả châu Á, trong những tuần cuối năm 2018.
Tuy thế, theo CNN, “phía Mỹ chưa chia sẻ thông tin về các địa điểm này với Bắc Hàn, và danh sách này sẽ có thể còn mở rộng”.
Hàn Quốc cũng chưa được Hoa Kỳ mời tham dự vào việc chọn địa điểm, CNN viết trong bài ‘US scouting sites for 2nd Trump-Kim summit‘.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam được nêu tên cho cuộc gặp Trump – Kim.
Hồi tháng 4/2018, báo chí quốc tế khi bàn tán về những nơi có triển vọng được chọn cho hội nghị thượng định Mỹ – Triều Tiên lần một đã nêu đó có Bàn Môn Điếm, Bình Nhưỡng, Bắc Kinh, Seoul, Singapore và Việt Nam.
Thậm chí khi đó, ‘cơ hội’ của ngôi làng đình chiến ở Bàn Môn Điếm đón ông Trump tới thăm còn được đề cao như địa điểm biểu tượng.
Nhưng cuối cùng phía Mỹ đã chọn Singapore.
Bàn Môn Điếm chỉ trở thành nơi chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in gặp nhau vào tháng 4/2018, trong bước đi lịch sử làm tan băng quan hệ thù địch sau nhiều thế hệ.
Tại cuộc gặp này, ông Kim Jong-un đã nói chuyện với ông Moon Jae-in về ‘mô hình Việt Nam’ để đi tới kinh tế thị trường và quan hệ thân thiện với Mỹ, theo nguồn tin từ Hàn Quốc.
Cuối năm 2018 có tin ông Kim Jong-un lên kế hoạch thăm Seoul nhưng cho đến nay cũng chưa có ngày cụ thể.
Nhìn chung, phía Bắc Hàn chú ý rất nhiều đến thủ tục và biểu tượng, còn Hoa Kỳ rất quan tâm đến vấn đề an ninh và hiện muốn thấy có “tiến bộ” rõ về vấn đề hạt nhân từ Bình Nhưỡng trước khi đồng ý họp thượng đỉnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46759659
Mỹ – Trung sẽ đàm phán thương mại
tại Bắc Kinh tuần tới
Một phái đoàn Hoa Kỳ sẽ thăm Trung Quốc vào tuần tới để đàm phán nhằm xoa dịu căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cuộc đàm phán diễn ra sau một tuần ảm đạm cho các thị trường Mỹ, với những tổn thất xảy ra một phần do bất ổn thương mại gây tâm lý lo ngại.
Năm ngoái, Trung Quốc và Hoa Kỳ áp đặt thuế quan trị giá hơn 300 tỷ đô la lên hàng hóa của nhau.
Trung Quốc 2019: Ưu tiên tập trận và chuẩn bị cho chiến tranh
Ăng ten khổng lồ của Trung Quốc gây lo ngại nguy cơ ung thư
Hằng Nga 4 đáp xuống phần tối của Mặt Trăng
Tập Cận Bình: Đài Loan ‘phải và sẽ’ hợp nhất với TQ
Đây sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên kể từ khi hai nước nhất trí không áp dụng mức thuế mới trong 90 ngày.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý thỏa thuận đình chiến tạm thời vào ngày 1/12 bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina.
Trên website, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết mục tiêu của các cuộc đàm phán sắp tới, sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 7-8/1, sẽ là “thực hiện sự đồng thuận quan trọng” mà hai nhà lãnh đạo đạt được.
Phái đoàn Mỹ sẽ do Phó đại diện thương mại Jeffrey Gerrish dẫn đầu, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Căng thẳng kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khởi xướng cuộc chiến thương mại sau các phàn nàn về các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Ông Trump tiến hành một chiến dịch để thực hiện lời thề sẽ làm cho thương mại công bằng hơn cho Hoa Kỳ và để giúp các nhà sản xuất Mỹ.
Trận chiến đã làm gián đoạn giao thương và làm dấy lên lo ngại về tác động đối với nền kinh tế toàn cầu.
Dữ liệu trong tuần này đã chỉ ra các dấu hiệu căng thẳng ở Mỹ và Trung Quốc vào cuối năm ngoái.
Hoạt động của các nhà máy Mỹ chậm hơn dự kiến vào tháng 12, theo Viện Quản lý cung ứng (ISM).
Dữ liệu của Trung Quốc hôm thứ Hai cho thấy các nhà máy sản xuất ký được hợp đồng lần đầu tiên sau hơn hai năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46755713
Chính phủ Mỹ đóng cửa:
Những ảnh hưởng trông thấy
Đợt đóng cửa một phần chính phủ Mỹ bước sang ngày thứ 13 hôm 3/1/19 giữa lúc giới lập pháp ở Quốc hội và Tổng thống Donald Trump bên hành pháp vẫn chia rẽ sâu sắc liên quan tới ngân khoản mà ông Trump đòi cấp để xây tường biên giới.
Đây là lần đóng cửa chính phủ thứ 19 kể từ giữa thập niên 70 tới nay, lần thứ 3 dưới nhiệm kỳ của một Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, và cũng là một trong những lần đóng cửa kéo dài nhất.
Lần đóng cửa chính phủ dài nhất (21 ngày) xảy ra vào năm 1996 dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton thuộc đảng Dân chủ.
Đợt đóng cửa hiện tại không ảnh hưởng tới 3/4 chính phủ bao gồm Bộ Quốc phòng và Dịch vụ Bưu điện, những nơi có ngân quỹ đảm bảo. Thế nhưng 800 ngàn nhân viên các Bộ như An ninh Nội địa, Vận tải và các cơ quan khác của chính phủ đang bị rơi vào tình trạng tạm nghỉ việc hoặc phải làm việc không lương.
Những gì đang xảy ra khi chính phủ liên bang đang đóng cửa 1/4?
Hệ thống viện bảo tàng Smithsonian
Hệ thống bảo tàng Smithsonian và Sở thú Quốc gia ở Washington bị đóng cửa. Trong số này có viện bảo tàng nổi tiếng là Bảo tàng Quốc gia về Văn hóa-Lịch sử người Mỹ gốc Phi khai trương năm 2016.
An ninh Nội địa
Bộ phụ trách các khâu như Bảo vệ Biên giới và Hải quan, Di trú và Thực thi Hải quan, Cơ quan An ninh Vận tải, Lực lượng Tuần duyên, và Dịch vụ Tình báo đều bị ảnh hưởng.
Trong số 245.000 nhân viên, gần 213.000 người được liệt vào danh sách “thiết yếu,” nên họ phải tới công sở làm việc mà không có lương cho tới khi nào luật chi tiêu được thông qua. Các nhân viên Cơ quan An ninh Vận tải đang làm việc không lương trong những ngày lễ vừa qua đã kiểm soát an ninh cho hơn 2 triệu lượt hành khách cùng hành lý của họ.
Bộ Phát triển Đô thị và Nhà ở
Đa phần trong số 7.500 nhân viên của Bộ này được liệt vào danh sách “không thiết yếu” nên hiện chỉ khoảng 340 nhân viên thuộc Bộ này đang đi làm, gần 1.000 người khác có thể bị gọi tới công sở khi có việc cụ thể, nhưng không được trả lương.
Bộ này vốn trông coi các khoản vay mua nhà và các chương trình trả góp nhà cửa cho người thu nhập thấp. Họ cảnh báo rằng nếu tình trạng đóng cửa chính phủ kéo dài sẽ dẫn tới doanh số bán nhà giảm, đảo ngược xu hướng tiến tới một thị trường vững mạnh.
Bộ Thương mại
Trong lúc chính phủ đóng cửa, Cục Phân tích Kinh tế và Cục Thống kê của Bộ Thương mại không phát hành các dữ liệu kinh tế kể cả các con số quan trọng về GDP, lạm phát, thu nhập cá nhân, chi tiêu, thương mại, và doanh số nhà mới được bán ra.
Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ
Cơ quan trông coi lực lượng lao động của liên bang đã đưa ra những lời khuyên cho nhân viên trong việc giải quyết tiền bạc về nhà cửa thuê mướn, trả góp hay việc chi trả với các chủ tín dụng kể cả cung cấp các lá thư mẫu giải thích về thiệt hại lợi tức trầm trọng trong thời gian thiếu ngân quỹ liên bang.
Lực lượng Tuần duyên
Các thành viên trong Lực lượng Tuần duyên nhận phiếu lương cuối cùng của năm 2018 vào đầu tuần này. Đây là phiếu lương cuối cùng của họ cho tới khi chính phủ mở cửa trở lại.
Nội vụ
Dịch vụ Công viên Quốc gia do Bộ Nội vụ chủ quản vẫn hoạt động với số nhân viên tối thiểu. Trong lúc chính phủ đóng cửa, một số công viên mở cửa nhưng một số phải đóng cửa hoàn toàn. Dịch vụ Công viên Quốc gia không cung cấp các dịch vụ như vệ sinh, bảo dưỡng đường sá-cơ sở, hay đổ rác cho các công viên. Các khu cắm trại đã bắt đầu đóng cửa vì các vấn đề liên quan đến vệ sinh. Các công viên này thiệt hại ước tính gần 400 ngàn đô la mỗi ngày.
Vận tải
Trong số 55.000 nhân viên, trên 20.000 người đang phải nghỉ làm không lương.
Văn phòng Hành pháp của Tổng thống
Khoảng 1.100 trong số 1.800 nhân viên đang nghỉ làm không lương, kể cả nhân viên của Văn phòng Quản lý và Ngân sách, nơi giúp thực thi các mục tiêu ngân sách và chính sách.
NASA
Đa số nhân viên Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ bị nghỉ việc không lương. Công tác về các nhiệm vụ của các vệ tinh chưa được phóng sẽ bị đình chỉ cho tới khi nào cơ quan nhận được ngân khoản từ chính phủ.
Các thủ tục kết hôn
Một số dịch vụ từ chính quyền thành phố ở thủ đô Washington DC bị ảnh hưởng trong đợt đóng cửa chính phủ liên bang lần này, chẳng hạn như các văn phòng cấp phát giấy kết hôn cũng bị đóng cửa.
https://www.voatiengviet.com/a/chinh-phu-my-dong-cua-nhung-anh-huong-trong-thay-/4727932.html
Ottawa tố Trung Quốc bắt 13 công dân Canada
từ đầu tháng 12
Từ khi bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi, bị bắt tại Canada cách nay hơn một tháng, có tất cả 13 công dân Canada bị bắt tại Hoa lục, trong số này có 8 người đã được thả, theo tuyên bố của bộ Ngoại Giao Canada ngày 04/01/2019.
Trả lời câu hỏi của AFP, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Canada, Guillaume Bérubé cho biết « có 13 công dân Canada bị bắt giam tại Hoa lục » từ ngày 01/12/2018 và « ít nhất 8 người đã được thả ». Trong số những công dân Canada còn bị giam có nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig, nay là chuyên gia của tổ chức Khủng Hoảng Quốc Tế ICG và một chuyên gia về Bắc Triều Tiên, Michael Spavor.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Canada từ chối cho biết danh tính những người còn bị giam tại Trung Quốc, với lý do phải tuân thủ luật về bảo vệ đời tư.
Về phía Trung Quốc, khi được hỏi về những người bị giam, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lục Khảng tuyên bố là « không có thông tin gì về những trường hợp cá biệt này ».
Tuy nhiên, theo AFP, nhiều nhà phân tích cho rằng sự kiện Michael Kovrig và Michael Spavor bị bắt là biện pháp của Trung Quốc trả đũa vụ lãnh đạo tập đoàn Hoa Vi, Mạnh Vãn Châu, bị Canada câu lưu theo yêu cầu của tư pháp Mỹ.
Công dân Mỹ coi chừng bị bắt tùy tiện
Hôm qua, 03/01/2018, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một lần nữa nhắc nhở những công dân Mỹ có chuyện sang Trung Quốc phải hết sức cảnh giác, vì họ có thể bị bắt tùy tiện như một số công dân Canada hiện nay. Lời khuyến cáo được cập nhật thường xuyên. Nội dung lời khuyến cáo không kêu gọi dân Mỹ tránh sang Trung Quốc nhưng nhấn mạnh đến hai rủi ro lớn nhất : vô cớ bị bắt hoặc bị cấm rời Hoa lục.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190104-ottawa-to-trung-quoc-bat-13-cong-dan-canada-tu-dau-thang-12
Brazil : Tân chính phủ
« thanh lọc » ý thức hệ cộng sản
Vừa được chuyển giao quyền lực, chính phủ cực hữu Brazil thông báo một loạt biện pháp sang trang chính sách phe tả. Trong cuộc họp báo đầu tiên ngày 03/01/2019, tân tổng thống Jair Bolsonaro tuyên bố sẵn sàng đón tiếp căn cứ Mỹ tại Brazil và dời sứ quán ở Israel về Jerusalem. Cùng lúc, trong phiên họp nội các đầu tiên, tân thủ tướng Onyx Lorenzoni thông báo biện pháp sa thải những nhân viên được tuyển dụng dựa trên ý thức hệ « cộng sản ».
Từ Sao Paulo, thông tín viên Martin Bernard tường thuật :
“Thủ tướng Onyx Lorenzoni đã cam kết tiến hành một chiến dịch « trong sạch hóa » cũng như « quét dọn ngôi nhà ngay từ ngày đầu tiên vào ở ». Theo ông, chính quyền Brazil bị ô nhiễm « ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cộng sản ». Nạn nhân đầu tiên là 300 nhân viên làm việc theo hợp đồng trong phủ thủ tướng được các chính quyền trước tuyển dụng mà không qua thi tuyển.
Tổng thống Jair Bolsonaro cũng làm rõ ý định của ông về chấn chỉnh giáo dục, qua việc ban hành sắc lệnh thiết lập kỷ luật học đường theo mô hình bán quân sự trong các trường nhà nước.
Về đối ngoại, ngoại trưởng Ernesto Araujo tuyên bố « ngưỡng mộ » nước « Ý mới », Ba Lan và Hungary. Thủ tướng cực hữu của Hungary, Viktor Orban, đã đến tận Brasila để tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Jair Bolsonaro.”
Trong cuộc hội kiến với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ tư tại Brasilia, tổng thống Jair Bolsonaro cam kết «hợp tác chặt chẽ » với Mỹ từ kinh tế, an ninh, đến cuộc đấu tranh « chống các chế độ độc tài ở Venezuela và Cuba ».
Trả lời phỏng vấn của đài SBT, tổng thống bảo thủ Brazil tuyên bố quan ngại về sự hiện diện của hai oanh tạc cơ chiến lược của Nga tại Venezuela và về cuộc tập trận chung của hai nước này hồi đầu tháng 12/2018. Trong chiều hướng đó, ông không loại trừ khả năng cho phép Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự tại Brazil. Quan hệ với Israel cũng được thắt chặt. Jair Bolsonaro xác nhận ý định đã hứa với thủ tướng Israel, nhân lễ nhậm chức tổng thống, là sẽ « dời sứ quán về Jerusalem» .
Anh tính xây căn cứ quân sự mới tại Đông Nam Á,
thách thức TQ
Anh đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự mới tại Đông Nam Á. Đối với Trung Quốc, đó có thể báo hiệu những thách thức nghiêm trọng phía trước.
Báo The South China Moring Post (Hồng Kông) hôm 1-1 dẫn lời giới phân tích Trung Quốc cảnh báo rằng kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự mới ở Đông Nam Á của Anh có khả năng sẽ làm phức tạp thêm bối cảnh chiến lược khu vực vốn đã chứa đựng nhiều tranh chấp hàng hải và đối đầu địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington.
Kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự mới nói trên do Bộ trưởng Quốc phòng Anh tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với báo The Sunday Telegraph hồi tuần rồi, trong đó các địa điểm tiềm năng là Singapore và Brunei.
Theo các chuyên gia, nếu động thái này tiến tới, nó có thể phủ bóng lên quan hệ của Trung Quốc với các láng giềng châu Á và sẽ có nguy cơ tăng nhiệt căng thẳng hơn nữa giữa Bắc Kinh và London sau khi một tàu chiến của Anh đã tiến tới gần quần đảo Hoàng Sa ở biển Đông trong năm rồi. Đây là quần đảo của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa trái phép.
Nhận định về kế hoạch trên của Anh, Giáo sư Xu Lipin của Viện nghiên cứu châu Á- Thái Bình Dương thuộc Viện Xã hội Trung Quốc, nói: “Đây rõ ràng là một hành động thể hiện sức mạnh nhằm vào Trung Quốc và cho thấy sự gắn kết gần gũi hơn của các nước lớn bên ngoài ở biển Đông”.
Bộ trưởng Williamson đã nói rằng Anh sẽ mở 2 căn cứ quân sự mới trong vài năm tới, bao một một căn cứ ở Caribe, ông khẳng định điều này sẽ giúp London trở lại là một “tay chơi toàn cầu thực sự” sau Brexit.
“Đây là khoảnh khắc lớn nhất đối với một quốc gia kể từ khi kết thúc thế chiến II, khi chúng ta có thể phục hồi theo một cách khác, chúng ta có thể thực sự đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế, một vai trò mà thế giới kỳ vọng chúng ta thực hiện”- ông Williamson nhấn mạnh.
Động thái trên cũng đánh dấu sự dịch chuyển chính sách kể từ khi Anh rút các căn cứ quân sự ở Đông Nam Á và Vịnh Persian những năm 1960.
Chuyên gia về hải quân Ni Lexiong thuộc Trường ĐH Luật và Khoa học Chính trị Thượng Hải cũng cho rằng kế hoạch nêu trên là bằng chứng rõ hơn cho thấy Anh và các đồng minh chủ chốt khác của Mỹ đang ngày càng gắn kết với lối tiếp cận cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Trung Quốc.
“Đây là một bước bổ sung cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Washington và họ sẽ hài lòng”- ông Ni phân tích, trong đó đề cập đến chiến lược của Tổng thống Trump nhằm tăng cường cam kết an ninh và kinh tế với khu vực vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đang lùi xuống mức thấp trong lịch sử.
Trong khi đó, Giáo sư Xu của Viện nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương cũng cho rằng Washington đứng sau kế hoạch mở căn cứ quân sự tại khu vực của Anh.
Theo phân tích của vị chuyên gia này, Anh đang ngày càng hoạt động tích cực ở biển Đông vào thời điểm Mỹ có thể đang lo ngại về đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trong khu vực.
Quan hệ giữa Anh và Trung Quốc – vốn được mô là là “thời kỳ vàng” cách đây vài năm, đã trở nên nguội lạnh gần đây khi Anh theo chân Mỹ bắt đầu thách thức các hoạt động mở rộng sai trái của trung Quốc ở vùng biện chiến lược trong khu vực.
Hồi cuối tháng 8-2018, tàu chiến Anh đã tiến sát tới quần đảo Hoàng Sa trong một chiến dịch tự do hàng hải. Động thái này bị phía Trung Quốc phản đối gay gắt.
Theo các nhà phân tích, kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự mới của Anh ở Đông Nam Á có thể là tin tốt cho các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, đó có thể báo hiệu những thách thức nghiêm trọng phía trước trong việc cân bằng an ninh khu vực với nguy cơ căng thẳng gia tăng và thậm chí đối đầu một phần, ông Ni cảnh báo.
Mặt khác, Giáo sư Xu cho rằng dù kế hoạch của Anh vẫn còn manh nha, nó cũng sẽ là phép thử quan hệ của Trung Quốc với Singapore và Brunei – hai nước đều từng là thuộc địa của Anh.
Anh cảnh báo Nga vụ công dân song tịch Mỹ – Anh
bị bắt về tội gián điệp
Hôm 4/1, Anh cảnh báo Nga chớ nên sử dụng công dân của những nước khác như những con bài trong một ván cờ ngoại giao sau khi một công dân song tịch Mỹ – Anh bị giam giữ tại Moscow với cáo buộc làm gián điệp.
Hãng tin Reuters trích lời Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết ông vô cùng lo ngại về việc ông Paul Whelan bị Cơ quan an ninh Nga FSB giam giữ tại Moscow vào thứ Sáu tuần trước (28/12/18) vì bị nghi làm gián điệp.
Ông Hunt nói: “Không nên sử dụng những cá nhân như những con bài để dành ưu thế ngoại giao, hoặc sử dụng họ trong các ván cờ ngoại giao.”
Hồi đầu tuần, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đã yêu cầu Nga giải thích lý do bắt giữ ông Whelan, và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho ông.
Ngoại Trưởng Anh nói: “Chúng tôi vô cùng lo ngại cho ông Paul Whelan, chúng tôi đã đề nghị hỗ trợ lãnh sự. Hoa Kỳ đưa ra đề nghị này bởi vì ông ấy vừa là một công dân Anh, vừa là một công dân Mỹ.”
FSB đã truy tố ông Whelan nhưng không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về các hoạt động được cho là gián điệp của ông.
Gia đình ông Whelan cho biết ông đến Moscow để dự đám cưới của một cựu đồng đội thủy quân lục chiến đã nghỉ hưu, và ông vô tội, không làm điệp như bị cáo buộc.
Interfax: Nga buộc tội công dân Mỹ làm gián điệp
Nga đã buộc tội gián điệp đối với cựu quân nhân thủy quân lục chiến Mỹ Paul Whelan, hãng tin Interfax đưa tin hôm thứ Năm, 3/1, dẫn lời một người được hãng tin này mô tả là “một nguồn thạo tin”.
Cục an ninh FSB của Nga đã bắt giữ ông Whelan vào ngày 28/12 ở Moscow, vì nghi ông làm gián điệp, nhưng cơ quan này không tiết lộ bản chất của những gì mà họ cáo buộc là “các hoạt động gián điệp” của ông ấy.
Reuters không thể xác minh một cách độc lập bản tin của Interfax.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 2/1 cho biết Hoa Kỳ muốn nhận được lời giải thích về lý do tại sao Nga bắt giam ông Whelan về tội gián điệp và sẽ yêu cầu ông được trao trả ngay lập tức nếu bộ xác định được rằng việc bắt giam ông là không xác đáng.
Gia đình ông Whelan nói ông đến Moscow để dự đám cưới của một quân nhân thủy quân lục chiến đã nghỉ hưu và ông vô tội trước các cáo buộc về gián điệp bị gán cho ông.
Theo luật Nga, tội gián điệp có thể phải nhận mức án từ 10 đến 20 năm tù.
https://www.voatiengviet.com/a/interfax-nga-buoc-toi-cong-dan-my-lam-gian-diep/4727457.html
Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp
Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ không dừng lại ở biên giới Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc còn cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát cộng đồng người thiểu số này dù sống ở nước ngoài. Trang tin Asialyst đã điều tra về những biện pháp của Bắc Kinh để dọ thám cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Pháp, ép buộc một số người quay về Hoa lục.
« Mẹ của cháu đang ở trường trại ». Khi nhận được tin nhắn bí ẩn này qua điện thoại vào đầu tháng 7/2017, Gulhumar Haitiwaji hiểu được ngay. Cô gái Duy Ngô Nhĩ, sống ở Paris từ 12 năm qua, thấy mối nghi ngờ của mình được xác nhận nhờ người dì vẫn ở Tân Cương, cách xa 6.000 km.
« Trường trại » là một trong những từ dùng để chỉ các trại cải tạo đang nở rộ từ hai năm qua tại vùng tự trị Tân Cương. Như vậy là mẹ của Gulhumar đang bị nhốt tại một trong « trung tâm huấn nghiệp »nhằm « giáo dục và cải tạo những người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan », theo như tuyên truyền của Bắc Kinh. Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ phân biệt chủng tộc, có trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi (Kazakhstan, Kyrghyzstan, Uzbekistan) bị giam giữ trong những trại này, khiến Tân Cương trở thành « một kiểu giống như trại tập trung lớn, phủ đầy bí mật, chẳng theo luật lệ nào cả».
Chiếc bẫy
Gulhumar, 26 tuổi, mà nhà báo Baptiste Fallevoz của Asialyst gặp trong một quán ăn Paris gần công ty đồng hồ nơi cô làm việc, vừa ân hận vừa phẫn nộ. Mẹ cô, Gulbahar Haitiwaji, liệu đã có thể tránh được chiếc bẫy của chính quyền Trung Quốc hay không ? Năm 2006, người kỹ sư cơ khí ở miền bắc Tân Cương đã chọn sang Pháp sống cùng chồng, mang theo hai con gái « để con cái được học hành tốt hơn ». Bà theo dõi từ xa làn sóng đàn áp ập xuống 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong vùng, sau các vụ nổi dậy năm 2009 đã làm cho 197 người chết tại thủ phủ Urumqi – theo số liệu chính thức.
Những lần trở về hiếm hoi được chính quyền theo dõi gắt gao. « Cha mẹ tôi đã quen với việc phải ‘đi uống trà’ với an ninh, bị chất vấn về những người Duy Ngô Nhĩ khác sống ở ngoại quốc, bị theo dõi trên đường phố ». Nhưng mẹ của Gulhumar không nghi ngờ gì khi nhận được một cuộc gọi vào tháng 11/2016 từ thủ trưởng cũ của công ty dầu khí, nơi bà từng làm việc. Cô gái tức giận : « Hơn nữa, đó còn là một người bạn của gia đình ». Người này cho biết nay bà có thể lãnh lương hưu, nhưng phải nhanh chóng về Tân Cương để ký giấy tờ. « Mẹ tôi trả lời là khi nào tình hình tốt đẹp hơn sẽ về, không có gì phải vội. Nhưng sếp cũ nói rằng không thể được, và cứ nói đi nói lại mãi. Rốt cuộc vài ngày sau mẹ tôi cũng nghe theo ».
Ngay khi về đến thành phố Karamay, bà bị bắt. Trong thời gian câu lưu, công an đưa cho xem các hình ảnh của con gái bà chụp ở Paris, lấy được trên internet. Gulhumar nhìn nhận : « Tôi có tham gia một cuộc biểu tình của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ cùng với người chị, trong đó chị giơ cao một lá cờ Duy Ngô Nhĩ (Đông Thổ – tên có trước khi Trung Quốc trở thành cộng sản). Có lẽ vì vậy mà mẹ bị bắt. Mẹ tôi không hề biết đến tấm ảnh này. Bà còn mắng tôi khi ra khỏi đồn công an 24 giờ sau đó ».
Bà Gulbahar không thể quay trở về Pháp vì hộ chiếu đã bị tịch thu. Hôm 29/01/2017, công an đưa bà đi đến một nơi nào không rõ. « Từ đó đến nay, tôi không hề được nghe tiếng nói của mẹ. Vào tháng Bảy năm đó, chúng tôi được biết bà đã bị bắt vào trại cải tạo. Dì tôi có được gặp bà vài lần, nhưng không thể nào biết được các điều kiện giam giữ. Tất cả những cuộc nói chuyện đều bị nghe lén ».
Theo với thời gian, người dì này càng trở nên ít nói hơn, và xóa tên Gulhumar trong liên lạc WeChat – mạng xã hội thông dụng nhất tại Trung Quốc. Cô gái bèn quyết định lên tiếng sau hai năm giữ im lặng.
Hôm 25/12 vừa qua, một người bạn của gia đình gọi cho cô. « Ông ấy cho biết mẹ tôi vừa bị kết án 7 năm tù vì tội ‘phản quốc’. Không thể biết được gì hơn, chúng tôi không hề nhận được thông báo, ngay cả việc mẹ tôi bị giam ở đâu cũng chẳng biết. Tôi liên hệ với bộ Ngoại Giao Pháp, họ cũng cố tìm thông tin ». Một nhiệm vụ rất phức tạp vì bà Gulbahar Haitiwaji là người duy nhất trong gia đình còn giữ quốc tịch Trung Quốc. « Có lẽ vì vậy mà mẹ tôi bị nhắm đến ».
« Hãy quay về ngay, nếu không cả nhà sẽ vào trại cải tạo »
« Bà ấy là người Duy Ngô Nhĩ đầu tiên tại Pháp bị bắt. Từ đó đến nay danh sách đã dài thêm » – Dilnur Reyhan, một nhà xã hội học người Duy Ngô Nhĩ vốn theo dõi chặt chẽ áp lực trên cộng đồng này tại Pháp, cho biết. « Đó là một cộng đồng mới mẻ, khác với cộng đồng ở Đức, Hà Lan và các nước Bắc Âu chủ yếu gồm sinh viên ».
Người giảng viên Inalco từ chối nói về người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ « vì những người bị nhắm đến đều không theo đạo ». Bà Reyhan đưa ra một kết luận đáng sợ : « Từ cuối năm 2016, với việc hệ thống hóa các trại cải tạo, đại đa số sinh viên trở về đều mất tích ngay khi đặt chân vào Tân Cương. Hiện tượng này liên quan đến cả những người không quan tâm tới chính trị, không giao tiếp với cộng đồng Duy Ngô Nhĩ để không bị nghi ngờ. Ngày nay không có ai dám quay về nước ».
Tiêu biểu là trường hợp của Adili. Người thanh niên thổ lộ qua điện thoại : « Tôi đã mất đất nước, mất gia đình, bỗng chốc tôi trở nên đơn độc ». Khi cùng với vợ đến Pháp du học vào đầu những năm 2010, anh giữ khoảng cách với những người đấu tranh. « Chúng tôi hết sức thận trọng, vì muốn trở về Tân Cương sau khi học xong, vì ngờ vực đối với ý thức hệ. Hơn nữa, chúng tôi không phải là tín đồ ngoan đạo, vẫn uống bia rượu ».
Khi Adili hoàn thành chương trình học năm 2016, vấn đề hồi hương được đặt ra. « Chúng tôi bắt đầu nghe nói đến các trại cải tạo. Vợ tôi bèn nói : ‘Về nước sẽ gặp rắc rối, thôi thì đợi ít lâu đã’ ». Nhưng vài tháng sau, vợ của Adili nhận được một cuộc gọi từ Tân Cương. Mẹ cô nói rằng đang bệnh nặng, bảo cô về càng sớm càng tốt. Một loại bẫy rập mới, với một kịch bản từ nay càng rõ. Cô vợ bị câu lưu ngay khi về đến sân bay, rồi bị quản thúc tại nhà cha mẹ. Liên lạc với chồng bị cắt. Adili nói : « Gia đình bên vợ nói với tôi rằng đừng bao giờ gọi điện nữa ».
Ít lâu sau, anh được công an nơi thành phố quê hương liên lạc. « Hãy quay về ngay, nếu không cả gia đình anh sẽ bị đi cải tạo ». Anh từ chối, và lưỡi gươm đao phủ đã sập xuống. Vài ngày sau, vợ anh bị gởi đi một nơi nào không rõ. Công an khi bắt cô đã nói : « Chồng chị có các hành động chính trị bất hợp pháp tại Pháp, anh ta có liên lạc với bọn khủng bố ». Adili phẫn nộ : « Tôi không thể nào hiểu nổi. Năm 2016, tôi về Tân Cương mà không gặp rắc rối mấy. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, tôi đã trở thành khủng bố trong mắt chính quyền Trung Quốc. Sao có thể như thế được ? »
Truyền thống mao-ít
Các vụ bắt giữ hàng loạt trên đây không làm ngạc nhiên Remi Castets, giám đốc khoa Trung Quốc của trường đại học Bordeaux-Montaigne. « Đó là chính sách tung một mẻ lưới lớn. Bộ máy an ninh bắt giữ và cố coi tất cả nghi can như những véc-tơ ý tưởng mà họ cho là phản động. Theo truyền thống mao-ít, họ cho rằng có thể cải tạo những người này trong trại, bằng cách vừa thuyết phục, vừa cưỡng bức. Thời gian giam giữ tùy thuộc mức độ cần đưa vào khuôn khổ ». Theo chuyên gia về Tân Cương này, việc giám sát cộng đồng Duy Ngô Nhĩ đã có từ cuối thập niên 90, nhưng nay càng gắt gao hơn.
Nếu Adili ngày nay không có tin tức gì về vợ, thì cơ quan tình báo Trung Quốc vẫn không quên anh. Trong lần gọi điện gần đây nhất, họ yêu cầu Adili làm tai mắt cho Bắc Kinh. An ninh ra lệnh : « Nếu anh muốn có được chút tự do, anh phải tham gia những cuộc biểu tình của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, len lỏi vào các hiệp hội Pháp chống lại chính quyền Trung Quốc. Anh cũng phải đi lại các nước châu Âu ».
Hệ thống giám sát rộng lớn nhắm vào cộng đồng lưu vong, được nhiều nguồn tin xác nhận với Asialyst. Một người giải thích : « Thường thì mọi sự bắt đầu bằng một cuộc gọi từ gia đình đang ở Tân Cương bị gây áp lực. Những người thân của chúng tôi yêu cầu liên lạc với những người không quen biết trên WeChat hay WhatsApp. Ở bên kia đầu dây, các nhân viên tình báo tiếp chuyện. Họ đòi cung cấp một loạt thông tin cá nhân: ảnh chụp các văn bằng, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, sổ gia đình nếu có, hoặc thông tin về vợ hay chồng người Pháp…Một số còn phải tự chụp hình ở nhiều địa điểm khác nhau mà họ đến mỗi ngày ».
Đối với những người được cho là thông minh hơn, những đòi hỏi được mở rộng. Munire, sống ở vùng ngoại ô Paris từ nhiều năm qua, đã phải trả giá. « Họ nói với tôi rằng, tôi là người con của một đất nước cộng sản, tôi phải làm việc cho Nhà nước. Họ yêu cầu tôi tham gia một hội nghị về văn hóa Duy Ngô Nhĩ, thu thập tối đa các thông tin về những người tham gia và các phát biểu.Tôi từ chối ».
Cô gái « có cảm tưởng như đang sống trong một bộ phim James Bond » nay cố gắng làm ngơ trước rất nhiều tin nhắn bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ của một nhân vật bí ẩn nào đó. Những émoticône vô hại nay được kèm theo những lời cảnh cáo lạnh lùng : « Cô có quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe của gia đình cô không ? Từ nay tất cả tùy thuộc vào cô ».
Từ sau lời đe dọa cuối này, một tin nhắn bí hiểm của người cha Munire khiến cô hiểu rằng một trong những anh em trai của cô đã bị đi cải tạo. Cô gái không thể nào đến nơi để kiểm chứng. Hiện nay cô phải đối phó với một dạng áp lực khác của Bắc Kinh. Cũng như Adili, cô tìm cách làm hộ chiếu mới để xin gia hạn cư trú tại Pháp. Nhưng tại đại sứ quán Trung Quốc ở Paris, cả hai đều nhận cùng một câu trả lời :« Các vị là người Duy Ngô Nhĩ, nên phải làm giấy tờ ở Tân Cương ».
Liệu đây có phải là một chiếc bẫy nữa để đưa những con cừu trở về ? Munire tin tưởng như thế, và mô tả một tình trạng khó xử : « Nếu hồi hương, chúng tôi sẽ bị bắt. Nếu xin nhập tịch Pháp, chính quyền Trung Quốc từ chối cấp tờ giấy khai sinh mà thủ tục đòi hỏi. Và nếu xin tị nạn, gia đình hoặc thậm chí cả bạn bè chúng tôi sẽ bị đàn áp nhiều hơn ». Cô gái thú nhận đã kiệt sức về mặt tinh thần : « Tôi không còn có thể chịu đựng việc chính quyền Hoa lục quyết định về cuộc đời tôi. Đôi khi tôi tự nhủ, nên chăng thà chiến đấu thật sự trong một cuộc chiến tranh, hơn là cứ sống như thế này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190104-trung-quoc-vuon-tay-sang-tan-nuoc-phap-de-dan-ap-nguoi-duy-ngo-nhi
Pháp tăng học phí đối với du học sinh ngoài Liên Âu
Từ mùa khai trường 2019, Pháp sẽ tăng phí ghi danh (vẫn được gọi tắt là học phí) đối với sinh viên nước ngoài không thuộc Liên Hiệp Châu Âu. Quyết định được thủ tướng Edouard Philippe công bố ngày 19/11/2018 trong kế hoạch Choose France (Chọn nước Pháp) và đang gây chia rẽ trong giới sinh viên và các trường đại học : một số người ủng hộ, một số khác chỉ trích kịch liệt.
Để theo học chương trình đại học (ba năm), mức học phí tăng từ 170 euro lên thành 2.770 euro/năm. Tương tự, học phí đối với bậc thạc sĩ (hai năm) và tiến sĩ sẽ tăng từ 243 hoặc 380 euro lên thành 3.770 euro. Theo giải thích của thủ tướng Edouard Philippe, mức học phí mới chỉ tương đương « 1/3 kinh phí thật sự » mà Nhà nước Pháp đài thọ cho một năm học của mỗi sinh viên và vẫn thấp hơn so với mức từ 8.000 đến 13.000 euro ở Hà Lan hoặc vài chục nghìn bảng Anh ở Anh Quốc.
Tăng học phí để… cấp nhiều học bổng hơn cho sinh viên nước ngoài
Thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh rằng tăng học phí đối với du học sinh không thuộc Liên Hiệp Châu Âu giúp Pháp có thể cấp nhiều học bổng hơn cho sinh viên nước ngoài có hoàn cảnh khó khăn và học giỏi. Tuy nhiên, cùng với một số trường hợp được miễn giảm, khoảng « 1/4 sinh viên nước ngoài có thể sẽ được miễn trừ hoặc được cấp học bổng ».
Trả lời RFI tiếng Việt, giáo sư sử học đương đại Jean-François Klein, đại học Le Havre Normandie, giải thích :
« Theo những gì tôi được biết, trường hợp ngoại lệ chỉ áp dụng cho sinh viên Canada và Thụy Sĩ với danh nghĩa là Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie), nhưng đây lại là khối Pháp ngữ của những quốc gia giầu có. Và điều này đặt ra vấn đề thực sự.
Phần lớn các trường đại học và giảng viên kịch liệt phản đối biện pháp này. Ngay cả CP-CNU (Hội đồng Quốc gia các trường đại học) cũng lên tiếng phủ quyết, đồng thời giải thích rằng Hội nghị Chủ tịch trường đại học (Conférence des Présidents d’Université, CPU) từ chối quyết định mà họ cho là « chuyên chế » từ phía chính phủ, vì không có sự tham vấn về chủ đề này ».
Trong thông cáo ngày 10/12/2018, Hội nghị Chủ tịch trường đại học chính thức yêu cầu khẩn trương mở một cuộc tham vấn về việc tăng học phí « vì nước Pháp cần sinh viên quốc tế để đóng góp vào sự phát triển của đất nước và sự tỏa sáng của Pháp trên thế giới. Vì Pháp phải cải thiện sức hấp dẫn quốc tế của mình, thu hút thêm nhiều sinh viên quốc tế hơn, kể cả việc đa dạng hóa các quốc tịch ».
Tăng học phí sẽ làm giảm bớt số lượng sinh viên nước ngoài ?
Tuy nhiên, vẫn theo thông cáo trên, quyết định tăng học phí của chính phủ « có nguy cơ làm giảm số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh mà chúng ta đang đón nhận ». Giáo sư Jean-François Klein đồng tình về điểm này :
« Nói một cách rõ ràng hơn, tôi cho rằng, khi trao đổi với nhiều đồng nghiệp, biện pháp này nhắm chủ yếu đến sinh viên Trung Quốc, vì người ta nhận thấy rằng ở Trung Quốc, nếu một tấm bằng không đắt thì sẽ không có giá trị lắm. Và tôi nghĩ, đây là một cơ hội để Nhà Nước tìm cách thu tiền nhiều hơn, nhưng với chúng tôi, biện pháp này lại sập cửa với cả thế giới.
Đây không phải là tin tốt đẹp gì, vì sinh viên ở các nước ít phát triển hơn sẽ tự hỏi liệu có cần đến Pháp du học hay không. Phải nói rõ là biện pháp của chính phủ Pháp là một tai họa đối với cộng đồng Pháp ngữ và các nước mà Pháp thường liên kết. Trong tương lai, việc này sẽ tác động đến ngành nghiên cứu của Pháp, vì, như trường hợp trường đại học Le Havre, một trường đại học nhỏ với 9.500 sinh viên, thì 10% sinh viên học thạc sĩ và tiến sĩ của trường là sinh viên nước ngoài, và chủ yếu là từ các nước Pháp ngữ, như ba nước Bắc Phi (Tunisia, Algeri, Maroc), châu Phi phía nam sa mạc Sahara và châu Á ».
Với một số nghiệp đoàn sinh viên (FAGE, UNEF), quyết định tăng học phí đối với sinh viên không thuộc Liên Hiệp Châu Âu là « điều không chấp nhận được ». Họ kiên quyết bảo vệ tính phổ quát của nền giáo dục Pháp, cho tất cả mọi người, dù mang quốc tịch nào.
Giải thích về việc tăng học phí đối với sinh viên ngoài Liên Hiệp Châu Âu, thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh : « Nghịch lý ở chỗ, chính chi phí học tập ở Pháp thấp khiến nhiều sinh viên nước ngoài nghi ngờ về chất lượng đào tạo của Pháp ». Nhưng tăng học phí sẽ khiến nhiều sinh viên nước ngoài cân nhắc liệu có cần phải đến Pháp học tập hay không, như giải thích của giáo sư Jean-François Klein :
« Dĩ nhiên, chính sách này được cho là thu hút sinh viên, nhưng cũng đến lúc phải khôn ngoan một chút. Nếu như họ có khả năng trả học phí ở MIT (Massachusettes Institute of Technology, Viện Công nghệ Massachusettes) hoặc đại học Thượng Hải hoặc Singapore, thì họ không hẳn đã chọn học thạc sĩ ở Pháp, dù Pháp có nhiều bằng thạc sĩ rất tốt, chương trình đào tạo chất lượng cao và nhiều sinh viên giỏi.
Đào tạo những người đến từ các nước phía nam (so với Pháp, nhằm nói đến các nước đang phát triển), là việc rất quan trọng đối với cộng đồng Pháp ngữ. Cũng phải nói chính khối Pháp ngữ đã giúp nước Pháp tỏa sáng ra khắp thế giới. Việc này rất cần thiết. Và đằng sau đó còn có cả một thị trường. Về mặt kinh tế, tôi nghĩ là chúng ta đang tự bắn vào chân mình ».
Cải thiện điều kiện tiếp đón để thu hút thêm sinh viên nước ngoài
Cải thiện điều kiện tiếp đón sinh viên nước ngoài cũng nằm trong loạt biện pháp mới. Điểm thứ nhất là đơn giản hóa chính sách visa : hồ sơ sinh viên sẽ được các lãnh sự Pháp ưu tiên xử lý, cổng điện tử France-Visas sẽ cải thiện việc truy cập thông tin về những giấy tờ cần nộp ; việc thu thập hồ sơ sẽ thuận lợi hơn nhờ dịch vụ của các công ty đối tác bên ngoài.
Trong năm đầu tiên, sinh viên được cấp visa dài hạn, tương đương với thẻ cư trú để tránh phải đến làm thủ tục ở Cơ quan quản lý Nhập cư và Hội nhập Pháp (OFII), nơi nổi tiếng đông người và thời gian chờ rất lâu. Kể từ tháng 03/2019, sinh viên nước ngoài có bằng thạc sĩ ở Pháp và đã trở về nước, có thể được hưởng một thẻ cư trú trở lại Pháp và tìm việc làm.
Biện pháp thứ hai là tăng gấp đôi chương trình dạy tiếng Pháp, thông qua các lớp bồi dưỡng tăng cường tiếng Pháp trước và sau khi sinh viên nước ngoài đến Pháp, và tăng gấp đôi số sinh viên theo học đại học bằng tiếng Anh ở Pháp. Hiện tại có 237 cơ sở dạy đại học mở chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, trong đó có 137 trường công lập, tập trung chủ yếu ở ba chuyên ngành : Kinh doanh/Quản trị ; Kỹ sư/Công nghệ ; Khoa học/Môi trường/Y tế.
Biện pháp cuối cùng là tạo danh hiệu Bienvenue en France (Chào mừng bạn đến Pháp) để cải thiện và đồng nhất chất lượng tiếp đón tại tất cả các trường đại học Pháp. Hiện có 70 trường đăng ký danh hiệu trên và nếu được nhận, các trường có thể được cấp một khoản tiền từ quỹ khởi động chương trình Bienvenue en France của chính phủ để giúp các trường đó đổi mới cách tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Theo thống kê trong kế hoạch Choose France, Pháp là nước thu hút du học sinh nước ngoài nhiều thứ 4 trên thế giới, sau Mỹ, Anh và Úc. Tuy nhiên, Pháp đang bị Đức và Nga ngấp nghé chiếm vị trí thứ 4, đồng thời cũng phải đối mặt với chính sách thu hút sinh viên nước ngoài của một số nước khác như Trung Quốc, Canada, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan.
Với kế hoạch Choose France, Pháp muốn đón 500.000 sinh viên nước ngoài vào năm 2027, thay vì 300.000 sinh viên mỗi năm như hiện nay. Số lượng sinh viên quốc tế là một yếu tố thể hiện « quyền lực mềm », sức hấp dẫn của hệ thống giáo dục và chứng tỏ khả năng đạo tạo giới tinh hoa trong tương lai mà tất cả các « cường quốc » giáo dục đều hướng đến.
Lộ dữ liệu của các chính trị gia Đức trên mạng
Dữ liệu và tài liệu cá nhân của hàng trăm chính trị gia Đức và các nhân vật của công chúng đã bị đăng lên mạng, chính phủ Đức cho biết hôm 4/1, và nói thêm rằng không có tài liệu nhạy cảm bị lộ từ văn phòng của Thủ tướng Angela Merkel.
Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ đã phủ nhận vụ vi phạm về dữ liệu này là kết quả của một vụ tin tặc. Cơ quan phòng vệ không gian mạng quốc gia của Đức đã phải họp khẩn cấp về vụ này.
Truyền thông Đức trước đó đưa tin rằng những tên tin tặc đã đăng các dữ liệu bao gồm thông tin chi tiết về thẻ tín dụng và số điện thoại di động, và cho biết nạn nhân là các chính trị gia thuộc tất cả các đảng chính trị lớn của Đức.
“Dữ liệu và tài liệu cá nhân của hàng trăm chính trị gia và các nhân vật của công chúng đã bị đăng lên mạng”, phát ngôn viên của chính phủ Đức, bà Martina Fietz, nói trong một cuộc họp báo.
Theo lời bà, một cuộc rà soát ban đầu cho thấy không có thông tin nhạy cảm nào của phủ thủ tướng, và của cá nhân thủ tướng Merkel bị đăng lên.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức nói các lực lượng vũ trang cũng không bị ảnh hưởng.
Cơ quan phòng vệ không gian mạng BSI đã họp vào sáng 4/1 để phối hợp việc ứng phó của các cơ quan chính phủ liên bang bao gồm các cơ quan tình báo đối nội và đối ngoại, một phát ngôn viên cho biết.
Nếu vụ làm lộ dữ liệu này bắt nguồn từ một vụ tin tặc, đây sẽ là vụ tấn công công nghệ cao mới nhất vào các tổ chức chính trị và các nhân vật chủ chốt của Đức.
Năm ngoái, các nhà lập pháp cho biết một cuộc tấn công mạng lớn đã xâm phạm mạng máy tính của Bộ ngoại giao Đức.
Các quan chức an ninh đã quy hầu hết các cuộc tấn công trước đây cho nhóm tin tặc APT28 của Nga, mà các chuyên gia cho là có quan hệ chặt chẽ với một cơ quan tình báo Nga. Các chuyên gia an ninh cho rằng chính nhóm này cũng chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
https://www.voatiengviet.com/a/lo-du-lieu-cua-cac-chinh-tr%E1%BB%8B-gia-duc-tren-mang/4728759.html
Người Kurd ở Syria tìm kiếm thỏa thuận
với chính quyền Syria bất kể động thái của Mỹ
Hôm 4/1, các thủ lãnh người Kurd ở Syria muốn đạt một thỏa thuận chính trị với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad do Nga làm trung gian, bất kể Mỹ có kế hoạch rút quân ra khỏi khu vực.
Hãng tin Reuters trích lời ông Badran Jia Kurd, một giới chức cấp cao của người Kurd, cho biết nhóm này đã ra mắt một lộ trình để đạt được một thỏa thuận với ông Assad trong các cuộc họp gần đây ở Nga và đang chờ phản ứng của Moscow. Ông Badran Jia Kurd là người từng tham gia cuộc họp này ở Nga.
Hôm 2/1, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ rút quân một cách tuần tự “trong một khoảng thời gian dài.” Ông còn nói thêm rằng Hoa Kỳ muốn bảo vệ người Kurd, một nhóm các chiến binh có vai trò quan trọng đối với chiến dịch của Hoa Kỳ chống lại Nhà nước Hồi giáo.
Nói chuyện với Reuters, ông Badran Jia Kurd nói ông hoan nghênh ý định rút quân của Washington nhưng cho biết Hoa Kỳ không thảo luận về việc rút quân này với các đồng minh người Kurd ở Syria.
Iran sẽ cử tàu chiến đến Đại Tây Dương,
gần lãnh hải Hoa Kỳ
Hôm 4/1, một chỉ huy hàng đầu của Hải quân Iran nói sẽ cử tàu chiến đến Đại Tây Dương từ tháng 3/2019 giữa lúc nước này đang tìm cách gia tăng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân đến sân sau của Hoa Kỳ.
Hãng tin Reuters cho biết Iran sẽ triển khai tàu chiến tới vùng biển thuộc Đại Tây Dương, gần lãnh hải của Hoa Kỳ, để phản đối sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ở vùng Vịnh, được coi như mối lo ngại về an ninh đối với Iran.
Phó Tư lệnh hải quân Iran cho hay một đội tàu sẽ khởi hành trực chỉ Đại Tây Dương vào đầu năm mới theo lịch của Iran, tức bắt đầu từ tháng 3/2019.
Thông tấn Iran IRNA trích lời Chuẩn đô đốc Touraj Hassani nói: “Vì Đại Tây Dương khá xa nên việc triển khai tàu chiến của hải quân Iran có thể mất tới 5 tháng.”
Ông cho biết tàu Sahand, một tàu khu trục mới được đóng, sẽ là một trong những tàu chiến được triển khai. Tàu Sahand có sàn đáp máy bay trực thăng và Iran cho biết tàu này được trang bị súng phòng không và chống hạm, tên lửa đất đối đất và tên lửa đất đối không.
Trước đó vào tháng 12/2018, Chuẩn đô đốc Hassani cho biết Iran trong nay mai sẽ cử từ hai đến ba tàu chiến tới làm nhiệm vụ ở Venezuela.
Trong những năm gần đây, Hải quân Iran đã mở rộng phạm vi hoạt động, hạ thủy các tàu chiến ở vùng Ấn Độ Dương và Vịnh Aden để bảo vệ các tàu Iran chống nạn cướp biển Somali.
Tòa án Nhật sẽ công bố lý do tạm giam Carlos Ghosn
Tổng giám đốc tập đoàn Renault và liên minh Renault-Nissan có thể biết được chính xác lý do bắt giữ ông. Ông Carlos Ghosn sẽ ra trình tòa ở Tokyo, buộc công tố viên phải công khai giải trình lý do kéo dài thời hạn tạm giam ông ở Nhật Bản. Phiên tòa được ấn định vào ngày 08/01/2019.
Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles giải thích :
« Tư pháp Nhật Bản không thể từ chối yêu cầu của ông Carlos Ghosn về việc công bố trước một tòa án những lý do cụ thể việc bắt giam ông.
Cựu lãnh đạo của tập đoàn ô tô Nissan sẽ đích thân ra trình tòa thứ Ba tuần tới(08/01) cùng với luật sư bào chữa. Ông Carlos Ghosn đã bị giam từ ngày 19/11/2018. Các luật sư của ông không được phép dự các buổi thẩm vấn thân chủ và cũng không có quyền tham khảo hồ sơ điều tra.
Sự kiện này diễn ra vào lúc, theo nhật báo kinh tế Nikkei, ông Carlos Ghosn dường như còn sử dụng nhiều quỹ khác của Nissan, ngoài « quỹ dành cho chủ tập đoàn», để chuyển 48 triệu đô la cho người quen : hai nhà phân phối ô tô ở Oman và Liban.
Trước đó, ông Carlos Ghosn đã bị nghi sử dụng chính quỹ này để chuyển sang tài khoản của Nissan các khoản đầu tư thua lỗ của cá nhân.
Tòa án Tokyo đã kéo dài thời hạn tạm giam tổng giám đốc Renault đến ngày 11/01, trong khuôn khổ lệnh bắt thứ ba về nghi ngờ lạm dụng tín nhiệm ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190104-toa-an-nhat-se-cong-bo-ly-do-keo-dai-thoi-han-tam-giam-carlos-ghosn
Nhật phản đối tàu khảo sát TQ
hoạt động gần đảo Okinotorishima
Nhật Bản vừa chính thức lên tiếng phản đối Bắc Kinh về việc một tàu khảo sát của chính phủ Trung Quốc bị phát hiện đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản (EEZ) quanh đảo Okinotorishima, một đảo đá san hô cách thủ đô Tokyo 1.740km về phía nam, theo tờ South China Morning Post.
Trang The Japan News trích lời các quan chức chính phủ Nhật Bản nói phía Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát hàng hải trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản vào tháng 12/2018.
Truyền thông Nhật trích lời quan chức nước này cho biết tàu Trung Quốc đã được nhìn thấy trong vùng EEZ của Nhật quanh đảo Okinotorishima vào ngày 18/12. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), việc thực hiện khảo sát hàng hải ở vùng EEZ của một quốc gia khác cần phải có thỏa thuận trước của quốc gia đó và trong trường hợp này Tokyo nói chưa cho phép.
Trong khi đó, hôm 2/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Hao nói tàu Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học hàng hải ở vùng biển gần đảo Okinawa.
Ông Lu nhấn mạnh rằng Trung Quốc là thành viên của Công ước UNCLOS và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học biển của mình theo công ước này.
Ông Lu nói thêm rằng theo định nghĩa của UNCLOS, đá san hô Okinawa không phải là một hòn đảo, do đó con tàu của Trung Quốc không đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Trong một diễn biến liên quan, tờ Japan Today hôm 3/1 tường thuật rằng quân đội Hoa Kỳ trong năm nay sẽ tiến hành cuộc tập trận tên lửa đầu tiên quanh đảo Okinawa của Nhật Bản.
Báo Sankei Shimbun cho biết Quân đội Hoa Kỳ đã trao đổi với đối tác Nhật Bản rằng họ có kế hoạch triển khai các tên lửa đất đối không ở đảo Okinawa trong năm nay để thực hiện một cuộc tập trận tên lửa đầu tiên tại đây với đồng minh Nhật Bản.
Quân đội Đài Loan bày trận chờ Trung Quốc
Trong thông điệp đầu năm 2019, một lần nữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa « sử dụng mọi biện pháp, kể cả vũ lực » để thống nhất Đài Loan. Đài Bắc, qua tuyên bố của tổng thống Thái Anh Văn, phản ứng dứt khoát : không bao giờ chấp nhận đề xuất « một quốc gia hai chế độ » của Bắc Kinh. Nếu tuyên chiến, Trung Quốc sẽ đụng với nhiều bất ngờ.
Theo các tài liệu học tập của Trung Quốc mà các chuyên gia Tây phương có được, khi tấn công Đài Loan, quân đội Trung Quốc dự trù sử dụng hỏa lực tên lửa áp đảo, trên không, trên biển để nhanh chóng hủy diệt các công sự phòng thủ của đối phương, vô hiệu hóa các đại đơn vị ngay từ phút đầu tiên. Cùng lúc, gián điệp đặc công xâm nhập từ trước sẽ ra tay ám sát tổng thống Thái Anh Văn, phá hoại hệ thống truyền tin và giao thông, biến tàn quân thành rắn mất đầu.
Giai đoạn hai sẽ là chiến dịch vượt eo biển với hàng chục ngàn tàu lội nước, thương thuyền của tư nhân chở một triệu quân đổ bộ. Cũng theo dự kiến, trong vòng một tuần lễ Đài Bắc sẽ thất thủ. Tuần thứ hai, ban hành thiết quân luật, biến hải đảo thành tiền đồn đối phó với cuộc phản công của quân đội Mỹ và Nhật Bản.
Tuy nhiên, nếu đánh thật, quân đội Trung Quốc sẽ gặp một kịch bản khác vì ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa không hội đủ.
Theo chuyên gia địa chính trị Đông Á Tanner Green trên mạng Slate.fr, trở ngại đầu tiên là Trung Quốc không thể ra tay bất ngờ. Bởi vì để vượt eo biển, mỗi năm chỉ có tháng Tư và tháng Mười là sóng yên gió lặng. Chuyên gia Mỹ Ian Easton, (tác giả quyển sách The Chinese Invasion Threat : Taiwan’s Defense and American Strategy in Asia) nhận định Mỹ, Nhật và Đài Loan biết quân đội Trung Quốc chuẩn bị động binh trước đến 60 ngày và biết nơi nào là mục tiêu của tên lửa trước 30 ngày.
Như vậy, Đài Loan có đủ thời giờ di dời các cơ quan chỉ huy trọng yếu, tăng cường phòng thủ, bắt nhốt gián điệp, gài thủy lôi và mìn, phân tán mỏng lực lượng võ trang và phân phát vũ khí cho 2,5 triệu quân trừ bị. Chưa hết, hàng triệu công nhân Trung Quốc làm việc ở các công ty Đài Loan sẽ bị sa thải và mất lương. Nhân viên hoạt động tại Đài Loan bị cấm gửi tiền về quê khi Trung Quốc khai hỏa.
Ở mặt tây của Đài Loan, 13 bãi biển thuận tiện cho đối phương đổ bộ đã được chuẩn bị phòng thủ từ lâu. Tuy trong thời bình, hàng loạt đường hầm kiên cố đã được xây dựng nối kết với những kho vũ khí, kho lương thực dưới mặt đất. Trên các mỏm núi là rừng cây gai. Hầu hết các nhà máy hóa học của Đài Loan tập trung ở vùng duyên hải sẽ là những lò phun hơi ngạt khi cần.
Những tàu đổ bộ nào không bị tiêu diệt trên biển sẽ đưa lính vào « mê hồn trận» tân thời : hàng hàng cây số lưới sắt bén như dao cạo, những móc câu, dây kẽm gai, chông sắt, tường thép chống tăng cùng với trùng trùng container và xe phế thải.
Tất cả các con đường và địa điểm đổ bộ, chuyển quân đã được ghi tọa độ. Mỗi tòa cao ốc, mỗi khu phố sẽ biến thành một « quần đảo trên bộ » kéo quân Hoa lục vào chiến tranh thành phố.
Thiên thời và địa lợi không có, Trung Quốc còn bị thiếu yếu tố nhân hòa. Hơn ai hết, ban lãnh đạo Bắc Kinh xem Đài Loan là cái gai phải nhổ, vì hải đảo là một nền dân chủ đúng nghĩa và xứng đáng ở châu Á, theo Mathieu Duchatel, chuyên gia Pháp thuộc viện ECFR. Trung Quốc biết rõ phe muốn thống nhất với Hoa Lục không bao giờ đủ đa số để lên cầm quyền. Một kết quả thăm dò ý dân công bố ngày hôm nay, ba ngày sau lời đe dọa của Tập Cận Bình, cho thấy 84% dân Đài Loan khước từ sống chung với chế độ Hoa lục.
Điều mà Đài Bắc cần được trấn an để không mất tinh thần là sự hỗ trợ của Mỹ về chiến lược và vũ khí. Điều này vừa được tổng thống Donald Trump đáp ứng. Với John Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia Mỹ , Đài Loan có người bạn vô giá. Ngay sau khi Tập Cận Bình đọc xong « thông điệp gửi đồng bào Đài Loan », chủ nhân Nhà Trắng ký đạo luật « Sáng kiến Tái Bảo đảm Châu Á » (ARIA) đã được Quốc Hội biểu quyết một tháng trước : cho phép bán vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc để đối phó với các đe dọa hiện tại và tương lai từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190104-quan-doi-dai-loan-bay-tran-cho-trung-quoc
Hơn 80% dân Đài Loan bác bỏ
“Đồng thuận 1992” với Trung Quốc
Theo hãng tin Đài Loan CNA trích dẫn kết quả một cuộc thăm dò công bố hôm qua, 03/01/2019, đã có đến 84,1% người dân Đài Loan không chấp nhận định nghĩa của Trung Quốc về một thỏa thuận ngầm được gọi là “Đồng thuận 1992”, theo đó hai bên đều công nhận nguyên tắc “Một nước Trung Quốc” duy nhất.
Đối với người Đài Loan, mục tiêu của thỏa thuận đó chỉ nhắm phủ định chủ quyền Đài Loan, và thu hẹp vị thế của hòn đảo trên trường quốc tế.
Cuộc thăm dò do Hiệp hội Chính sách Eo biển Đài Loan (Cross-Strait Policy Association) thực hiện một ngày sau phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Tư 02/01, nhấn mạnh rằng « Đài Loan phải và sẽ thống nhất với Trung Quốc dựa trên cơ sở “Đồng thuận 1992” và trên nguyên tắc “Một nước Trung Quốc” ».
Kết quả thăm dò còn cho thấy có 55,5% người được hỏi không mấy hiểu nội dung của “Đồng thuận 1992”, 44,4% cho là “ở hai bên eo biển Đài Loan là hai nước khác biệt”. Chỉ có 20,9% nghĩ rằng đó là hai phần của một đất nước đang chờ thống nhất.
“Đồng thuận 1992” là thỏa thuận ngầm đạt được vào năm 1992 giữa chính quyền Quốc Dân Đảng ở Đài Loan và Bắc Kinh, theo đó hai bên eo biển Đài Loan thừa nhận chỉ có một nước Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190104-hon-80-dan-dai-loan-bac-bo-dong-thuan-1992-voi-trung-quoc
Bộ Ngoại giao TQ: Tàu TQ đâm tàu cá VN
là “hành động chấp pháp bình thường”
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng vào ngày 3-1-2019, đã trả lời báo chí rằng việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông là hành động chấp pháp bình thường.
Cụ thể, trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng tải buổi họp báo thường kỳ của bộ này trong đó có câu hỏi của một phóng viên về những vụ đụng độ trên biển.
Theo đó người phóng viên hỏi rằng phía Việt Nam nói tàu cá nước này nhiều lần bị tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tấn công ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa mà theo Trung Quốc là Tây Sa và hải
sản của họ cũng bị phía Trung Quốc lấy đi. Phóng viên yêu cầu bình luận và cho biết vụ việc xảy ra bao nhiêu lần.
Ngoài ra phóng viên còn hỏi thêm “Lệnh cấm đánh bắt cá” Trung Quốc thực hiện ở biển Nam Trung Hoa (South China Sea) òa đồng thời được áp dụng cho các tàu cá của các quốc gia khác hoạt động trong cùng khu vực hay không và cơ sở của việc đó là gì.
Ông Lục Khảng trả lời câu hỏi thứ nhất rằng theo thông tin mà phía Trung Quốc có được, thì tàu công vụ của Trung Quốc chỉ hoạt động chấp pháp bình thường trong vùng biển liên quan thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Việc áp dụng các biện pháp đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép là bình thường, và các biện pháp đó được giữ ở mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật.
Ông này cho rằng theo những gì mà ông ta biết, câu hỏi của người phóng viên chỉ là trường hợp cá biệt. Theo lời của ông Lục Khảng thì mọi người đều hiểu là việc tranh chấp đánh cá theo thời gian giữa các nước láng giếng có biển là việc bình thường.
Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, theo những gì mà phía Bắc Kinh nắm được, các ban ngành liên quan của 2 chính phủ Trung Quốc và Việt Nam vẫn giữ liên lạc bình thường trong vấn đề chấp pháp nghề cá.
Trung Quốc thường sử dụng đường lưỡi bò hay còn gọi là đường đứt khúc chín đoạn để đòi chủ quyền lên đến 90% diện tích Biển Đông.
Đây cũng là nơi một số nước trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Những năm qua, tàu cá Việt Nam thường xuyên bị tàu cá Trung Quốc đâm va hay bắt giữ khi đang hoạt động đánh bắt cá bình thường ở khu vực ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa.
Báo chí Việt Nam thường gọi là “tàu lạ” đối với những thủ phạm đâm chìm tàu cá của ngư dân trong nước.
Tuyên bố của TQ cho phục hồi san hô bị hủy hoại
ở Trường Sa có đáng tin?
Thanh Trúc
Đầu năm 2019 Trung Quốc loan báo sẽ cho phục hồi các rặng san hô đã bị hủy hoại do việc xây lấp và tôn tạo một số bãi đá ở Trường Sa thành những đảo nhân tạo trong mục đích quân sự.
Đó là bản tin hôm thứ Ba ngày 2 tháng Giêng 2019 trên tờ Bưu Điện Nam, tức South China Morning Post ở Hong Kong. Trích nguồn từ Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên của Hoa Lục, bản tin cho biết đầu năm này Bắc Kinh khởi sự phục hồi hệ sinh thái của các rặng san hô quanh các đảo đá ở Trường Sa đã bị hủy hoại vì hành động xây lấp thành đảo nhân tạo có đường bay nhằm phục vụ cho mục đích quân sự.
Đó là 3 đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn, được coi là lớn nhất trong7 hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc. Đây cũng là 3 đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc thì gọi là biển Nam Trung Hoa và dành hầu hết chủ quyền về mình.
Bản tin được Trung Quốc cho đăng tải vào khi các nước và các tổ chức bảo vệ môi trường tiếp tục lên án hành động phá hoại môi trường bất chấp qui định quốc tế về luật biển. Một chi tiết đáng chú ý là khi đăng bản tin này thì hàng chữ “bị hủy hoại bởi việc xây dựng đảo” được đặt trong ngoặc kép.
Đã phá hủy thì mới phải tôn tạo, còn nếu không phá hủy thì đâu tính đến chuyện tôn tạo.
-Ông Đặng Hùng Võ
Tháng Bảy 2016, Tòa Quốc Tế phán quyết việc giành giật chủ quyền và xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc thực hiện đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của các hệ san hô trong khu vực tranh chấp, rằng chính quyền Bắc Kinh đã vi phạm cam kết bảo tồn hệ sinh thái dễ bị tổn thương, hủy diệt sự đa dạng sinh học và môi trường sống của các loại thủy sản tại các rặng san hô đó.
Trung Quốc ngay khi đó bác bỏ cáo buộc này, nói rằng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Bắc Kinh là green project dự án xanh thân thiện với môi trường.
Nay thì tin mới nhất trên website của tờ South China Morning Post nói Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ sinh thái cho vùng Trường Sa bằng cách khôi phục lại các rặng san hô đã mất bằng phương pháp nhân tạo và kỹ thuật tiên tiến bên cạnh khả năng gọi là tự hồi phục của thiên nhiên.
Ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường của Việt Nam, nhận định:
Sau khi đã có hành động sai trái rồi tiếp tục có lời hứa khôi phục thì như người Việt Nam vẫn nói là một hành động vuốt đuôi để làm dịu đi sự bất bình của không kể người Việt Nam mà nhiều người nước khác nữa. Riêng việc nói rằng sẽ phải tôn tạo tôi cho rằng ở đây Trung Quốc đã thừa nhận hành vi của mình. Đã phá hủy thì mới phải tôn tạo, còn nếu không phá hủy thì đâu tính đến chuyện tôn tạo. Đấy mới là nội dung chính.
Tuy nhiên theo tiến sĩ Đặng Hùng Võ thì lời lẽ của Trung Quốc xem ra có vẻ bao biện nhiều hơn và cũng không chắc là khả thi
Qua một thời gian khá dài đến lúc này nói đến chuyện phục hồi rặng san hô cũng không phải chuyện đơn giản, tôi cho là khó có thể khôi phục được như nguyên dạng tự nhiên theo thời gian.
Ông Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Việt Nam ở Nha Trang, nhận định một cách thận trọng hơn:
Phục hồi, tái tạo, trồng lại san hô là một tin tốt, nhưng mà việc này rất khó, tốn kém và đòi hỏi công sức rất lớn. Cũng chưa hiểu Trung Quốc sẽ làm như thế nào, họ có ý tưởng ấy thì ta hoan hô thôi, nhưng mà chưa thấy kế hoạch phương án cụ thể như thế nào.
Tại sao bảo vệ môi trường biển và bảo tồn các rặng san hô được coi là một nghĩa vụ quốc tế mà bất cứ quốc gia nào vi phạm thì cũng bị lên án nặng nề? Ông Nguyễn Tác An giải thích:
San hô quan trọng nhất đối với nghề cá, hơn 50% nghề cá trên thế giới phụ thuộc vào các rặng san hô. Thứ hai, vai trò của các rặng san hô là những thành lủy bảo vệ các đảo chống sóng gió và xói lở. Nếu phá đi và thay bê tông vào đấy thì nó không thể bảo vệ được cảnh quan địa lý . San hô còn là cảnh quan phục vụ cho những ngành kinh tế khác như du lịch hay trong nghiên cứu, đụng chạm đến nó hầu như là đụng chạm đến những lợi ích của con người trên đại dương.
Từ góc độ chuyên môn của một nhà Hải Dương Học, ông Nguyễn Tác An phân tích rằng phá hủy san hô thì rất dể nhưng phục hồi thì hầu như rất khó khăn:
Vì san hô phát triển rất chậm, mỗi năm trong điều kiện biển Việt Nam nó chỉ lớn khoảng 1,6 centimét. San hô là loài động vất có môi trường sống rất đặc biệt, do đó những công trình quân sự mà Trung Quốc đã xây đắp thì san hô không thể sống được. Chúng tôi đã làm thử nghiệm phục hồi trong những vùng biển ven bờ mà có san hô bị phá hủy đi thì rất tốn kém và rất công phu mà hiệu quả không đáng bao nhiêu phần trăm. Do đó trước thông tin Trung Quốc muốn phục hồi san hô thì tôi tin là khó thực hiện được ý tưởng như vậy.
Ông Nguyễn Tác An vạch ra những cái khó trong việc khôi phục các rặng san hô một khi đời sống và hệ sinh thái của nó đã bị phá hủy:
San hô bị phá hủy đi rồi mà phục hồi lại thì hầu như là không thể được vì môi trường đấy không còn thích hợp nữa. Cái thứ hai là giống để phục hồi lấy ở đâu ra, trong lúc những đảo như vậy bị phá hết rồi. Lấy san hô ở vùng khác đến thì không thể sống được. Thứ ba, san hô mà bị phá hoại như vậy làm cho nghề cá biển có thể thiệt hại đến 50%.
Trên cơ sở khoa học, ông Nguyễn Tác An nói Việt Nam đã thực hiện nhiều thử nghiệm để thấy rằng điều kiện tiên quyết là phải có con giống ngay tại môi trường đó, Việc thứ hai là môi trường đó phải thích nghi cho san hô phát triển:
Còn ngoài Trường Sa thì Trung Quốc đã xáo trộn tất cả, tàu bè hoạt động liên tục như vậy, ô nhiễm do dầu mỡ, do nước đục thì không cách gì phục hồi được san hô về mặt thực tế. Vấn đề con giống để phục hồi san hô thì rõ ràng không thể có ở đấy để đáp ứng vì Trung Quốc đã phá hết rồi, mà san hô lấy nơi khác về thì không thể phục hồi được.
Phục hồi, tái tạo, trồng lại san hô là một tin tốt, nhưng mà việc này rất khó, tốn kém và đòi hỏi công sức rất lớn.
-Ông Nguyễn Tác An
Từ những điểm bất cập vừa nêu, chưa kể đến việc tàu Trung Quốc tiếp tục hoạt động lưu thông quanh các đảo, ông Nguyễn Tác An cho rằng những điều Trung Quốc đưa ra như áp dụng phương cách nhân tạo đi kèm kỹ thuật cao hoặc cách này cách khác thì việc hồi phục các rặng san hô ở đảo Chữ Thập, Subi và Vành Khăn chỉ là những phương án trên lý thuyết mà không khả thi trên thực tế.
Tưởng cần nhắc năm 2015 Cơ Quan Quản Trị Đại Dương của chính quyền Trung Quốc từng khẳng định việc xây đắp các đảo đá thành đảo nhân tạo không ảnh hưởng đến sinh học, môi trường cũng như hệ sinh thái của vùng Trường Sa.
Tuy nhiên cũng chính cơ quan này nhận định tiếp việc xây dựng phải đi kèm với việc gây trồng, tái phục hồi cũng như sửa chữa các rặng san hô quanh đó.
Từ năm 2013 đến 2016, cùng với việc khẳng định chủ quyền trên phần lớn các bãi đá và đảo nửa nổi- nửa chìm thuộc vùng Trường Sa, Trung Quốc đã xây lắp và tôn tạo một số đảo có bãi đáp với diện tích gần 600 hectares.
TQ bàng hoàng đón tin dữ đầu năm mới:
Nền kinh tế ngày càng “đau đớn”
vì thương chiến với Mỹ
Nền kinh tế của Trung Quốc đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” dù Washington và Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận 90 ngày đình chiến.
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông) ngày 2/1 trích dẫn số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của nước này trong tháng 12/2018 giảm còn 49,4. Con số này không chênh lệch nhiều so với chỉ số PMI của Caixin là 49,7.
PMI dưới 50 cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc đang co lại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa họ và Mỹ vẫn chưa hề kết thúc, mà chỉ đang trong giai đoạn đình chiến.
Như vậy, đây là lần đầu tiên PMI của Trung Quốc giảm xuống dưới mức 50,0 kể từ tháng 5/2017, và cũng là lần đầu tiên nền kinh tế của nước này có dấu hiệu co lại kể từ tháng 7/2016.
Cụ thể, trong tháng 12/2018, số lượng đơn hàng mới của Trung Quốc lần đầu tiên giảm mạnh trong vòng 2,5 năm dù có nhiều ưu đãi về giá thành. Đặc biệt, số lượng đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc đã liên tục giảm trong vòng 9 tháng cuối năm 2018.
Bên cạnh đó, tuy hoạt động sản xuất có dấu hiệu phục hồi sau 2 tháng đình trệ, nhưng các nhà máy vẫn tiếp tục cắt giảm việc làm – tình trạng này đã kéo dài trong 62 tháng liên tiếp.
Thực tế, theo Reuters, chỉ số PMI của kinh tế Trung Quốc trong tháng 11/2018 đã ngấp nghé mức báo động với con số 50,1. Như vậy, những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế suy yếu đã xuất hiện từ trước khi con số này giảm xuống dưới 50.
Nhận định về con số trên, bà Serena Zhou, một nhà kinh tế học của công ty Mizuho Securities, Hong Kong, cho rằng tình hình còn có thể xấu hơn trong thời gian tới, đồng thời khẳng định “kịch bản tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước”.
“Những con số này sẽ còn tiếp tục giảm xuống trong những tháng tới. Sự tín nhiệm vào thị trường [Trung Quốc] đã suy giảm kể từ khi cuộc thương chiến giữa hai nước Mỹ-Trung nổ ra, và đến nay vẫn chưa thể phục hồi như cũ”, bà Zhou nói.
Những rạn nứt khó lành từ cuộc thương chiến với Mỹ
Tháng trước, tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương, giới lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố chuyển đổi trọng tâm sang mục tiêu ổn định kinh tế trong năm 2019, với mục tiêu củng cố thị trường nội địa trước những bất ổn trên thị trường thế giới.
Cũng tại hội nghị này, ban lãnh đạo Trung Quốc cũng đã cam kết sẽ nỗ lực ổn định kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư, việc làm cho người dân và những kì vọng của thị trường.
Ông Ding Shuang, một nhà kinh tế học tại Ngân hàng Standard Chartered, nhận định giới chức Bắc Kinh sẽ phải đối diện với thử thách lớn vào cuối quý I năm nay, khi các số liệu cho thấy nền kinh tế nước này tiếp tục suy yếu.
Hiện tại, Trung Quốc và Mỹ đang trong giai đoạn 90 ngày đình chiến tạm thời, và thỏa thuận này sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/3 tới. Sau thời hạn này, 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị đe dọa tăng mức thuế từ 10% lên 25%, theo tuyên bố ban đầu của ông Trump.
Mặc dù Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với những thiệt hại từ cuộc chiến thương mại, trong đó bao gồm việc nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, tuy nhiên hiện nay những thiệt hại từ cuộc chiến này không chỉ giới hạn trong vấn đề trao đổi thương mại nữa, mà nó còn ảnh hưởng tới các nhà sản xuất trong nước và nhu cầu về hàng hóa của các nước khác, theo ông Ding.
Chuyên gia này còn cảnh báo rằng “các biện pháp đối phó của chính phủ Trung Quốc hiện nay vẫn chưa thể giải quyết những ảnh hưởng [của cuộc thương chiến]”, và cho rằng họ sẽ cần thêm thời gian.
TQ nhận quà đầu năm “trời giáng”:
TT Trump ký luật mở đường
bán vũ khí định kỳ cho Đài Loan
Đạo luật sáng kiến tái bảo đảm châu Á (ARIA) được tổng thống Mỹ Donald Trump ký phê chuẩn thành luật ngày 31/12/2018, chỉ vài giờ trước khi nước Mỹ bước sang năm 2019.
Theo Taiwan News (Đài Loan), ARIA là đạo luật xác định chính sách tiếp cận của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) và tăng cường hỗ trợ – bao gồm bán vũ khí – cho các đồng minh của Mỹ như Đài Loan.
Tờ ChinaTimes (Đài Loan), đạo luật thúc đẩy Mỹ “bán vũ khí định kỳ cho Đài Loan” nhằm giúp hòn đảo này đáp ứng được nhu cầu tự phòng vệ, cũng như tổ chức cho các quan chức cấp cao Mỹ công du Đài Loan (theo Đạo luật lữ hành Đài Loan).
Sau khi được ông Trump ký duyệt, ARIA chính thức trở thành luật có hiệu lực pháp lý của Mỹ. Đạo luật được xây dựng nhằm đối phó với biện pháp tiếp cận mạnh và ảnh hưởng gia tăng từ Trung Quốc, đồng thời tái xác lập vị thế lãnh đạo của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
ARIA yêu cầu gói ngân sách 1.5 tỉ USD trong 5 năm để củng cố các mối hợp tác về kinh tế, ngoại giao và an ninh với những đồng minh chiến lược ở khu vực. Đạo luật tái khẳng định lập trường của Mỹ rằng cần phải đạt được một “giải pháp hòa bình mà cả hai bờ eo biển Đài Loan chấp thuận”.
Cùng với việc ký duyệt ARIA, tổng thống Donald Trump cũng ra thông cáo tuyên bố chính quyền của ông cam kết thực thi các quy định nêu ra trong luật này, cụ thể là tăng cường cam kết với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
“Chính quyền của tôi sẽ xem những quy định [của đạo luật ARIA] phù hợp với thẩm quyền hiến định của tổng thống trong vai trò Tổng tư lệnh và vai trò đại diện duy nhất của nước Mỹ trong các sự vụ đối ngoại,” thông cáo của ông Trump viết.
ARIA được giới thiệu ở thượng viện Mỹ hồi tháng 4/2018 bởi thượng nghị sĩ Cory Gardner, với sự đồng bảo trợ từ các thượng nghị sĩ Edward Markey, Marco Rubio, và Ben Cardin. Dự luật được thượng viện thông qua ngày 4/12 và hạ viện thông qua ngày 12/12.
Cơ quan ngoại giao Đài Loan đã gửi lời cảm ơn Quốc hội và tổng thống Mỹ vì đạo luật ARIA sẽ giúp bảo đảm tăng cường hợp tác và duy trì quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ với Đài Loan trong nhiều năm tới.
Một ngày sau khi ông Trump ký luật ARIA, sáng nay 2/1 (giờ Bắc Kinh), Trung Quốc đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm phát hành “Thư gửi đồng bào Đài Loan” – văn kiện được coi là phương châm chính sách lớn đối với Đài Loan của Bắc Kinh.
Phát biểu trong lễ kỷ niệm, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Đài Loan hợp tác để hướng đến thống nhất hòa bình theo nguyên tắc Một Trung Quốc, trên cơ sở giải pháp “1 quốc gia 2 chế độ”. Ông Tập đồng thời cảnh báo Trung Quốc không chấp nhận bên thứ ba can thiệp vấn đề Đài Loan, và không loại bỏ phương án sử dụng vũ lực để chống lại can thiệp từ bên ngoài cùng hoạt động của “các phần tử ly khai ủng hộ ‘Đài Loan độc lập'”.
Kinh tế TQ năm 2019:
Khó khăn và thách thức là yếu tố chủ đạo
Các nhà kinh tế dự đoán sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm hơn so với năm 2018, ảnh hưởng tới các nền kinh tế trên khắp châu Á. Theo ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản, một trong những thách thức chính mà châu Á phải đối mặt sẽ là sự chậm lại so với dự kiến của Trung Quốc, đặc biệt trong khoảng nửa đầu năm 2019.
Những trọng tâm chính về kinh tế của Trung Quốc trong năm 2019
Theo đuổi tiến độ trong khi vẫn đảm bảo sự ổn định: Kể từ đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã theo đuổi tăng trưởng ổn định, qua đó có thể ứng phó hữu hiệu với những thay đổi sâu sắc của môi trường bên ngoài. Những nỗ lực chống chọi với kiểm soát rủi ro, giảm nghèo và giải quyết nạn ô nhiễm đã cho thấy Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong công cuộc cải cách cơ cấu trọng cung. Tại Hội nghị Kinh tế Trung ương Trung Quốc vừa qua đã đề xuất những nỗ lực nhằm ổn định hơn nữa việc làm, các thị trường tài chính, ngoại thương, đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Hội nghị còn kêu gọi duy trì sự tăng trưởng kinh tế liên tục và lành mạnh, ổn định xã hội toàn diện, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng và phát sinh bất ổn trong tăng trưởng kinh tế thế giới. Bằng cách duy trì phát triển theo chiều hướng ổn định, Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực của tăng trưởng kinh tế thế giới.
Phát triển chất lượng cao: Trong bài phát biểu tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) tháng 11/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng trong quá trình phát triển, nền kinh tế Trung Quốc đã gặp phải một số vấn đề nổi cộm. Trong một số lĩnh vực, rủi ro và bất ổn ngày càng gia tăng, một số doanh nghiệp đã vấp phải nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng đây là những vấn đề song hành với sự phát triển và Trung Quốc đang áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết các vấn đề trên. Những biện pháp quan trọng nhất được Tập Cận Bình đề cập đến là khuyến khích phát triển chất lượng cao, mang lại lợi ích cho nhân dân Trung Quốc. Trong năm 2019, sự phát triển chất lượng cao cũng như việc cải thiện an ninh và tâm lý hạnh phúc của nhân dân sẽ là những nguyên tắc chỉ đạo sự tịnh tiến kinh tế của Trung Quốc. Đó là lý do Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi cải cách cơ cấu trọng cung, đồng thời coi đó là nhiệm vụ chính của nước này. Trung Quốc sẽ thực hiện cải cách theo định hướng thị trường, mở cửa hơn nữa và đẩy nhanh hiện đại hóa nền kinh tế. Trung Quốc cũng sẽ tìm kiếm các bước đột phá trong việc ngăn ngừa những nguy cơ lớn, giảm nghèo theo mục tiêu đề ra, kiểm soát ô nhiễm, phát triển khu vực sản xuất, mở mang thị trường trong nước, chấn hưng nông thôn và điều phối khu vực. Có thể hy vọng rằng công cuộc mở rộng nhu cầu trong nước và củng cố nền kinh tế sẽ đóng vai trò nổi bật hơn trong tăng trưởng vào năm tới.
Chủ động đi đầu: Chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc đã trở thành cuộc cách mạng thứ hai của nước này. Nó đã làm thay đổi sâu sắc Trung Quốc và ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp mở cửa mới, trong đó có việc giảm đáng kể thuế nhập khẩu đối với 1.449 mặt hàng tiêu dùng và 1.585 sản phẩm công nghiệp, giảm bớt các hạn chế mang tính tiêu cực đối với đầu tư nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc còn cam kết mở cửa hơn nữa đối với đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực tài chính, ô tô, máy bay và tàu thuyền… Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), xếp hạng môi trường kinh doanh của Trung Quốc đã tăng hơn 30 bậc kể từ năm 2017. Doanh thu từ Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc đầu tiên đã đạt 57,8 tỷ USD, qua đó phản ánh tiềm năng đối với thị trường rộng lớn của Trung Quốc. Năm 2019, Trung Quốc sẽ tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” lần thứ hai và Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ hai. Đối với vấn đề phát triển, Trung Quốc luôn hành động theo các điều kiện quốc gia của riêng mình, chủ động đi đầu và nắm bắt các cơ hội chiến lược để phát triển.
Linh hoạt trong chính sách tài chính, tiền tệ: Chính sách tài chính của Trung Quốc sẽ tích cực hơn, việc giảm thuế và thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ trở thành trọng điểm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tập trung thực hiện một số chính sách về kinh tế như đối xử bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp theo mọi chế độ sở hữu, đồng thời đề cập nhiều hơn đến phương diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhằm giảm bớt sự lo ngại của dư luận bên ngoài, xốc lại lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân; đẩy nhanh thực thi các biện pháp cải cách mở cửa đã cam kết để lấy lại niềm tin thị trường; thúc đẩy hình thành thị trường nội địa mạnh; thúc đẩy tiêu dùng và chính sách dân sinh…
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang sụt giảm
Trung Quốc sẽ một lần nữa định hình viễn cảnh của kinh tế châu Á vào năm 2019 khi nền kinh tế lớn nhất khu vực phải đối mặt với các thách thức trong và ngoài nước, bao gồm căng thẳng thương mại với Mỹ. Các nhà kinh tế dự đoán sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm hơn so với năm 2018, ảnh hưởng tới các nền kinh tế trên khắp châu Á. Theo ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản, một trong những thách thức chính mà châu Á phải đối mặt sẽ là sự chậm lại so với dự kiến của Trung Quốc, đặc biệt trong khoảng nửa đầu năm 2019. Năm 2018, tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, với tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,8% trong quý đầu của năm, 6,7% trong
quý hai và 6,5% trong quý ba, khi chính phủ cắt giảm chi tiêu cơ sở hạ tầng để cố gắng giảm nợ ở cấp địa phương. Ngân hàng HSBC cho biết trong một báo cáo gần đây rằng sự leo thang của cuộc chiến thương mại có thể làm giảm từ 0,7 đến 0,8 điểm % tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2019. Theo khảo sát kinh tế Trung Quốc mới nhất do Nikkei thực hiện, tăng trưởng kinh tế của nước này được dự báo sẽ giảm từ 6,6% vào năm 2018 xuống 6,2% năm 2019. Cùng quan điểm trên, Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,2% trong năm 2019.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của nước này trong tháng 12/2018 giảm còn 49,4. Con số này không chênh lệch nhiều so với chỉ số PMI của Caixin là 49,7. PMI dưới 50 cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc đang co lại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa họ và Mỹ vẫn chưa hề kết thúc, mà chỉ đang trong giai đoạn đình chiến. Như vậy, đây là lần đầu tiên PMI của Trung Quốc giảm xuống dưới mức 50,0 kể từ tháng 5/2017, và cũng là lần đầu tiên nền kinh tế của nước này có dấu hiệu co lại kể từ tháng 7/2016. Cụ thể, trong tháng 12/2018, số lượng đơn hàng mới của Trung Quốc lần đầu tiên giảm mạnh trong vòng 2,5 năm dù có nhiều ưu đãi về giá thành. Đặc biệt, số lượng đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc đã liên tục giảm trong vòng 9 tháng cuối năm 2018. Bên cạnh đó, tuy hoạt động sản xuất có dấu hiệu phục hồi sau 2 tháng đình trệ, nhưng các nhà máy vẫn tiếp tục cắt giảm việc làm – tình trạng này đã kéo dài trong 62 tháng liên tiếp. Thực tế, theo Reuters, chỉ số PMI của kinh tế Trung Quốc trong tháng 11/2018 đã ngấp nghé mức báo động với con số 50,1. Như vậy, những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế suy yếu đã xuất hiện từ trước khi con số này giảm xuống dưới 50.
Ngoài các yếu tố trong nước, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. Dữ liệu cho thấy tăng thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã bắt đầu xấu đi, với Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất của chính phủ Trung Quốc cho thấy sự sụt giảm trong đơn hàng xuất khẩu trong vài tháng qua, cho đến tận tháng 11/2018. Ông Ding Shuang, một nhà kinh tế học tại Ngân hàng Standard Chartered, nhận định giới chức Bắc Kinh sẽ phải đối diện với thử thách lớn vào cuối quý I năm nay, khi các số liệu cho thấy nền kinh tế nước này tiếp tục suy yếu. Hiện tại, Trung Quốc và Mỹ đang trong giai đoạn 90 ngày đình chiến tạm thời, và thỏa thuận này sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/3 tới. Sau thời hạn này, 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị đe dọa tăng mức thuế từ 10% lên 25%, theo tuyên bố ban đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mặc dù Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với những thiệt hại từ cuộc chiến thương mại, trong đó bao gồm việc nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, tuy nhiên hiện nay những thiệt hại từ cuộc chiến này không chỉ giới hạn trong vấn đề trao đổi thương mại nữa, mà nó còn ảnh hưởng tới các nhà sản xuất trong nước và nhu cầu về hàng hóa của các nước khác.
Nền kinh tế Trung Quốc tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục
Nợ xấu của Trung Quốc tăng mạnh và cao nhất 5 năm qua. Các doanh nghiệp quốc doanh quản lý tài sản của Trung Quốc đang phải mua lại nhiều khoản nợ xấu từ hệ thống ngân hàng thương mại khi số khoản nợ xấu tăng kỷ lục từ năm 2013. Các ngân hàng Trung Quốc đang phải chịu sức ép ngày một lớn từ Chủ tịch Tập Cận Bình về việc loại bỏ những khoản nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, dữ liệu của công ty tài chính Great Wall lại chứng tỏ sự gia tăng trở lại của nợ xấu tại Trung Quốc. Great Wall là một trong bốn doanh nghiệp thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản và có trách nhiệm mua lại nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong nước. Ba cái tên còn lại là China Cinda, China Huarong và China Orient.Theo đó, số lượng các khoản nợ xấu tăng hơn 100% trong khoảng thời gian giữa năm 2016 và 2017. Nếu lấy năm 2014 làm mốc, thời điểm ghi nhận số lượng các khoản vay không hiệu quả thấp nhất trong hơn 10 năm qua, mức tăng lên tới gần 300%. Năm 2011, khi 4 doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ quản lý tài sản được tái cấp vốn, thị trường Trung Quốc ghi nhận kỷ lục về số vụ mua lại các khoản nợ xấu. Con số này sau đó giảm dần nhưng tăng trở lại từ năm 2014. Theo số liệu từ báo cáo thường niên của Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc, mức tăng trung bình dư nợ của những khoản nợ xấu tại các ngân hàng thương mại từ năm 2015 đến 2016 ở những tỉnh thuộc vành đai công nghiệp cao hơn các nơi khác. Theo Harry Hu, nhà phân tích tại công ty xếp hạng tín nhiệm Standards & Poor’s (S&P), giới chức Trung Quốc đang khuyến khích 4 doanh nghiệp quốc doanh quản lý tài sản mua thêm các khoản nợ xấu để ổn định thị trường tài chính. Với chính sách phân bổ vốn cũng như hạn chế mở rộng và đầu tư nước ngoài, chính phủ Trung Quốc buộc các doanh nghiệp quản lý tài sản phải tập trung vào việc mua lại nợ xấu của các ngân hàng thương mại, nhà phân tích của S&P nhận định. Thêm vào đó, nhà chức trách tại đây đã giảm thiểu rủi ro đối với 4 doanh nghiệp quản lý tài sản khi mua lại các khoản vay không hiệu quả. Hiện tại, các công ty này đang hưởng lợi từ phần chiết khấu của những khoản nợ xấu phải giải quyết. Gần đây, tỷ lệ nắm giữ nợ xấu đã bị hạ xuống từ 1,2 đến 1,5 lần, phụ thuộc vào khả năng quản lý tài sản rủi ro. Chính sách này nhằm khuyến khích các ngân hàng thương mại Trung Quốc bán lại nợ xấu trước khi chúng vượt quá giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những doanh nghiệp quản lý tài sản quy mô nhỏ hơn thuộc các địa phương từ 3 năm trước cũng thúc đẩy hệ thống ngân hàng Trung Quốc thanh lý nợ xấu khi giá bán lại các khoản vay không hiệu quả được đẩy lên. Harry Hu cũng đưa ra dự đoán hai doanh nghiệp quốc doanh quản lý tài sản chưa niêm yết trên sàn chứng khoán là Great Wall và China Orient sẽ mua lại nhiều khoản nợ xấu hơn trong tương lai gần.
Trong khi đó, nợ công Trung Quốc lớn hơn tất cả thị trường mới nổi cộng lại. Trong 11 tháng gần đây, Trung Quốc từ quốc gia không có trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng đôla, đã trở thành nơi sở hữu nhiều nợ công hơn bất kỳ thị trường mới nổi nào khác. Dựa trên số liệu thống kê không chính thức, nợ công của Trung Quốc có thể lên tới 6.000 tỷ USD, tương đương hơn một nửa GDP của cả nước năm 2017. Sự thay đổi mạnh mẽ của khối lượng trái phiếu Trung Quốc cũng buộc các công ty mới gia nhập thị trường phải đối mặt với chi phí vốn vay cao nhất trong vòng hai năm. Tác động của cuộc thương chiến lên Trung Quốc trở nên rõ rệt hơn với sự tăng lên của lãi suất tại Mỹ và lợi suất Kho bạc, đặt nền kinh tế Bắc Kinh vào tình trạng báo động.
Không những vậy, giới bất động sản Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với chi phí vay vốn tăng cao khi áp lực tái cấp vốn gia tăng, trong bối cảnh chính phủ Bắc Kinh nỗ lực thắt chặt kiểm soát lĩnh vực bất động sản.
Ngoài ra, việc mở cửa nền kinh tế, đón nhận dòng tiền đầu tư nước ngoài đã giúp Trung Quốc có những bước nhảy vọt trong 40 năm qua, song làn sóng đô thị hóa ồ ạt đã tác động gần 1 triệu ngôi làng nhỏ tại Trung Quốc. Những ngôi làng còn sót lại có khoảng 30 triệu người dân sống ở mức nghèo khổ. Tiếp đến, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc cũng là một vấn đề. 1/3 tài sản trên cả nước tập trung trong tay 1% dân số. Có 80 triệu người trên cả nước thu nhập dưới 2 USD (khoảng 40.000 đồng)/ngày.
Một số biện pháp kích cầu nền kinh tế của Trung Quốc
Trong báo cáo mới nhất, WB (12/2018) nhận định thách thức chủ đạo đối với các chính sách của Trung Quốc là việc quản lý rủi ro liên quan đến vấn đề thương mại, trong khi vẫn duy trì các nỗ lực nhằm hạn chế rủi ro tài chính. Tiêu dùng sẽ vẫn là động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc, trong bối cảnh đà tăng trưởng tín dụng yếu đi và ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tại nước này. Ngoài ra, nhu cầu thế giới “hạ nhiệt” cùng các biện pháp thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc cũng tác động nhiều tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia châu Á này. Theo WB, để kích thích nền kinh tế, chính sách tài khóa có thể tập trung vào việc thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình thay vì hướng vào cơ sở hạ tầng công cộng. WB cũng cho biết thêm rằng Trung Quốc còn khả năng để có thể giảm thuế kinh doanh hơn nữa. Trước đó, Bắc Kinh đã cam kết cắt giảm thuế mạnh mẽ hơn vào năm tới. Song động thái này đã làm dấy lên cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế Trung Quốc về việc liệu nước này có nên mở rộng thâm hụt ngân sách tài chính vượt quá mức tương đương 3% GDP vào năm tới hay không. Ngoài ra, WB cũng đề cập đến việc trong khi Trung Quốc tiếp tục tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ để nỗ lực giải quyết những quan ngại của các đối tác thương mại về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Chính phủ Trung Quốc trong những tháng gần đây đã đưa ra một loạt các biện pháp chính sách, bao gồm cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để thúc đẩy hoạt động cho vay, cắt giảm thuế và các bước đẩy nhanh các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.
Mới đây nhất, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC, Ngân hàng trung ương) đã đưa ra cơ chế cho vay trung hạn có xác định mục tiêu (TMLF) nhằm đảm bảo nguồn vốn dài hạn ổn định để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và thuộc lĩnh vực tư nhân. TMLF có thời gian đáo hạn tối đa ba năm và lãi suất hàng năm là 3,15%, thấp hơn mức công cụ cho vay trung hạn (MLF) hiện tại là 15 điểm cơ bản.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm sẽ ảnh hưởng lớn đối với khu vực
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sụt giảm sẽ tác động lên khắp châu Á, vì đây là đối tác thương mại lớn đối với hầu hết các quốc gia trong khu vực. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin thị trường của khu vực. Hầu hết các nền kinh tế ở Đông Nam Á bắt đầu hạ nhiệt vào nửa cuối năm 2018 khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Đồng thời, tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ đang chậm lại trên toàn thế giới, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của các nhà xuất khẩu điện tử. Thống kê thương mại bán dẫn thế giới vào tháng 11 dự đoán thị trường chip nói chung sẽ chỉ tăng 2,6% trong năm 2019, so với 15,7%
vào năm 2018, do nhu cầu về điện thoại thông minh ít hơn. Sản lượng điện tử ở những nơi như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có thể bị ảnh hưởng. Doanh số tại Largean Precision của Đài Loan, một trong những nhà sản xuất ống kính lớn nhất thế giới cho máy ảnh điện thoại thông minh, đã giảm gần 30% trong năm vào tháng 11.
Đưa súng điện từ ra biển:
Bước đi chiến lược của TQ ở khu vực
Những hình ảnh được đăng trên mạng xã hội gần đây cho thấy một tàu đổ bộ lớp 072II của quân đội Trung Quốc mang tên Haiyan Shan chở theo súng điện từ đã rời cảng. Đây có thể là bước đi chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chạy đua với Mỹ ở khu vực.
Theo tờ Task & Purpose của Mỹ hôm 29/12/2018 đưa tin những hình ảnh được đăng trên mạng xã hội gần đây cho thấy một tàu đổ bộ lớp 072II của quân đội Trung Quốc mang tên Haiyan Shan chở theo súng điện từ đã rời cảng. Trước đó dựa theo các tài liệu của giới tình báo Mỹ trong năm 2018 được kênh CNBC tiết lộ, nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng Trung Quốc có khả năng lắp đặt súng điện từ trên tàu khu trục từ năm 2025. Đây có thể là bước đi chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chạy đua với Mỹ. Súng điện từ hoạt động trên nguyên lý dùng lực từ trường để phóng đạn ở tốc độ siêu thanh. Từ lâu, Mỹ đã coi súng điện từ là ưu tiên trong cuộc đua nâng cấp công nghệ quốc phòng. Năm 2017, Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) đã thử nghệm phóng loạt đạn bằng súng điện từ.
Theo văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ, súng điện từ thực sự là “nhân tố thay đổi cuộc chơi trên mặt trận”. Kênh RT (Nga) đánh giá súng điện từ có thể chuyển cán cân sức mạnh hải quân từ hàng không mẫu hạm sang tàu chiến mặt nước. Từ giữa những năm 2000, Mỹ đã chi hàng trăm triệu dành cho chương trình súng điện từ. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia của Mỹ năm 2019 có dành 20 triệu USD đầu tư cho chương trình súng điện từ của quân đội Mỹ.
Trước đó, tờ Thời báo Hoàn cầu hôm 11/11/2018 đã đưa tin, Trung Quốc đã phát triển hệ thống vũ khí laser mới LW-30 có thể phát hiện máy bay không người lái, ngăn chặn hoạt động trinh sát chiến thuật và tấn công đường không của kẻ địch. Vũ khí này có thể được triển khai trên khu vực Tây Tạng và các đảo ở Biển Đông. Được biết, vũ khí laser có thể triển khai dưới 3 dạng, gồm: loại gắn vũ khí laser vào vệ tinh nhân tạo, có thể tấn công các tên lửa liên lục địa đang trong giai đoạn đầu cất cánh, hoặc tấn công các vệ tinh của đối phương trên quỹ đạo. Loại lắp đặt trên mặt đất, có thể bắn hạ các máy bay hoặc vệ tinh; lắp đặt trên tàu để bắn tên lửa và máy bay không người lái tấn công đến. Và loại gắn trên máy bay để tấn công máy bay hoặc tên lửa của đối phương.
Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng vũ khí điện tử và laser mới của nước này rất phù hợp với các nhiệm vụ ở Tây Tạng và Biển Đông. Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học hàng không Trung Quốc (CASIC) hôm 6/11/2018 lần đầu công bố tổ hợp vũ khí laser LW-30 tại Triển lãm Hàng không Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông. Tổ hợp này bao gồm một xe chỉ huy và liên lạc, xe chiến đấu với pháo laser và thiết bị hỗ trợ. CASIC cho biết LW-30 được thiết kế để theo dõi và vô hiệu hóa các UAV, các loại máy bay hạng nhẹ và hệ thống dẫn đường quang điện tử trên vũ khí đối phương. Pháo laser của LW-30 có thể phát chùm tia có công suất lên tới 30 kW, phá hủy mục tiêu ở khoảng cách 25 km. LW-30 có thể hoạt động độc lập hoặc được tích hợp vào các hệ thống vũ khí phòng không truyền thống của quân đội Trung Quốc. Vũ khí laser và các hệ thống chống máy bay không người lái hiện được Bắc Kinh chú trọng phát triển nhằm bắt kịp với công nghệ UAV của Mỹ, cũng như gia tăng năng lực tình báo và khả năng tấn công của quân đội Trung Quốc. Cùng với các loại vũ khí laser, Trung Quốc được cho là đã phát triển các loại thiết bị khác có thể hỗ trợ vũ khí laser như hệ thống rađa, tác chiến điện tử… Theo báo Bưu điện Hoa nam buổi sáng tháng 6/2018 cho biết, Trung Quốc đã sẵn sàng xây dựng một hệ thống radar cực mạnh ở thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, có phạm vi hoạt động đến tận Singapore, cách đó 2.000km. Đây sẽ là hệ thống radar mạnh nhất ở Biển Đông. Dù có được sử dụng để tạo ra các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hay không thì nó vẫn sẽ có nhiều ứng dụng trong quân sự, như nâng cao năng lực tác chiến tàu ngầm của Trung Quốc và làm gián đoạn mạng lưới thông tin liên lạc của các quốc gia khác bằng cách tạo ra một “hố đen” trong bầu khí quyển. Theo Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), nhiều trạm radar đã mọc lên ở Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Gạc Ma và Xu Bi. Đặc biệt, hệ thống ở Châu Viên được cho là radar tần số cao, với tầm hoạt động lên tới 300 km. “Nếu đúng là radar tần số cao, nó sẽ tăng cường đáng kể khả năng của Trung Quốc theo dõi tàu và máy bay ở Biển Đông. Đá Châu Viên là nơi thích hợp cho việc lắp đặt loại radar này vì nằm ở cực nam của Trường Sa. Có nghĩa đó là nơi tốt nhất nếu bạn muốn radar cảnh báo sớm theo dõi mọi tàu bè và phi cơ đến từ eo biển Malacca và những khu vực khác nằm ở phía Nam, chẳng hạn như Singapore.
Trung Quốc được cho là đã từng sử dụng các loại vũ khí điện từ hay laser. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết 2 phi công Mỹ đã bị tổn thương mắt do tia laser chiếu từ căn cứ hải quân Trung Quốc ở Djibouti. Các quan chức Mỹ đã khiếu nại ngoại giao đến Bắc Kinh và yêu cầu điều tra. Công nghệ laser là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa công nghệ và trang thiết bị của Trung Quốc. Nước này đã phát triển vũ khí laser, từ các tia laser năng lượng thấp đến hệ thống vũ khí chiến lược năng lượng cao. Tháng 5/2018, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ xác nhận, tại khu vực biển phía Đông Trung Quốc (Biển Hoa Đông), các phi công quân đội Mỹ từng bị Trung Quốc tấn công bằng vũ khí laser có khả năng gây mù mắt, số lần tấn công đã lên đến hơn 20 lần, lần đầu tiên xảy ra vào tháng 9/2017. Cơ quan truyền thông Mỹ nhận định, chính quyền Trung Quốc đã huấn luyện ngư dân Trung Quốc làm “dân quân biển” và họ đã sử dụng vũ khí laser để tấn công quân đội Mỹ; quân đội Trung Quốc đang gia tăng việc sử dụng vũ khí laser gây mù mắt. Mới đây trang mạng “Tuần san Hàng không và Công nghệ Vũ trụ” của Mỹ đưa tin ở khu vực biển Hoa Đông, Trung Quốc có hơn 20 lần tấn công laser nhắm vào phi công Mỹ, loại laser này có thể làm các phi công bị mù lòa, hoặc gây thảm kịch rơi máy bay chết người. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận, trong số vụ tấn công bằng laser này có khi đến từ trên đất liền của Trung Quốc và có khi đến từ một số tàu đánh cá.
Trạm ăngten khổng lồ của TQ có mục đích gì?
Trung Quốc là một nước đang mạnh lên về kinh tế, do đó việc tăng cường năng lực an ninh quốc phòng là đương nhiên
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh – ông Nguyễn Kim Khoa cho biết, không chỉ có trạm ăngten thực nghiệm khổng lồ trên khu đất có diện tích rộng gần gấp 5 lần thành phố New York mới được hoàn tất, Trung Quốc còn nghiên cứu và xây dựng nhiều dự án ăngten nhằm thu – phát tín hiệu từ vệ tinh khác.
Theo ông Khoa, mục đích của các dự án đều được phía Trung Quốc công bố sử dụng cho mục đích dân sự lẫn quân sự kết hợp, vừa phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, vừa để phát triển kinh tế, bảo vệ tổ quốc.
Vì thế, có thông tin dự án có thể phát ra những bước sóng radio tần số thấp có thể truyền đến tàu ngầm đang hoạt động ở độ sâu hàng trăm mét dưới mặt biển, khó bị gây nhiễu và giảm rủi ro bị phát hiện so với trường hợp tàu phải trồi lên để bắt tín hiệu cũng là bình thường.
“Quốc gia nào cũng vậy, phát triển khoa học luôn phải kết hợp với mục đích phát triển kinh tế và quốc phòng. Hơn nữa, Trung Quốc là một nước đang mạnh lên về kinh tế, thì việc tăng cường năng lực bảo vệ an ninh quốc phòng là đương nhiên”, ông Khoa nói.
Cũng theo ông Nguyễn Kim Khoa, trước mắt, dự án được xây dựng trên lãnh thổ Trung Quốc và mục đích trước hết của dự án là phục vụ yêu cầu phát triển cũng như lợi ích của quốc gia này trước hết.
Trong quân sự, hoạt động tình báo chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng, bao gồm tất cả các không gian: vũ trụ, trên không, trên bộ và trên biển.
Để tiến hành hoạt động tình báo, người ta sẽ sử dụng rộng rãi các lực lượng và phương tiện bố trí trên vũ trụ, trên không, trên biển và trên bộ bằng các phương tiện tình báo khoa học, hiện đại như sử dụng các vệ tinh tình báo…
Việc áp dụng rộng rãi những thành tựu khoa học – công nghệ về thông tin hiện đại nhất, trên cơ sở các hệ thống tự động hóa thiết kế, các mạng máy tính có khả năng xử lý cao có liên quan đến khả năng phòng thủ của mỗi nước.
Bình luận thêm về việc này, ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng những vấn đề liên quan tới Trung Quốc luôn nhận được nhiều sự quan tâm.
Tuy nhiên, không chỉ Trung Quốc mà ngay cả các nước láng giềng khác như Malaysia, Philippine, Nhật Bản… khi điều kiện kinh tế càng phát triển thì thường rất chú trọng tới đầu tư, phát triển khoa học, công nghệ.
Đặc biệt là Trung Quốc, sau hàng loạt những thành công trong phát triển kinh tế, nước này cũng có những công trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vũ trụ, công nghệ vệ tinh nhằm mục đích nghiên cứu khoa học nhưng đồng thời cũng vì mục đích bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ.
Theo ông Hòa, Trung Quốc từng có trạm giám sát quan trắc không gian có anten parabon đường kính tới 35 mét, nặng 450 tấn, chiều cao bằng tòa nhà 16 tầng xây dựng tại Argentina, được sử dụng trong chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc nhưng lại được cảnh báo có mục đích thu thập thông tin tình báo. Đây là chuyện không lạ đối với một quốc gia lớn mạnh như Trung Quốc.
Những dự án nghiên cứu của nước này bao giờ cũng luôn có mục đích dân sự và quân sự kết hợp. Vì thế, Việt Nam cũng không vì thế mà chủ quan, lơ là.
“Tôi tin Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ ngoại giao luôn có những giám sát chặt chẽ, chủ động, phòng ngừa kể cả trong trường hợp dự án có mục đích quân sự, thu thập thông tin tình báo… Với sự chủ động của các cơ quan chức năng, khi đã biết rõ mục đích của dự án này, chúng ta sẽ có biện pháp ngăn chặn các nguy cơ, mục đích của dự án đối với chiến lược phát triển, bảo vệ an ninh quốc phòng”, ông Hòa tin tưởng.
Về nguy cơ dự án có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đặc biệt là gây nguy cơ bị ung thư bởi các sự tác động của các tầng sóng của hệ thống ăngten này thì Việt Nam cũng cần phải theo dõi sát những đánh giá, nghiên cứu của các tổ chức y tế uy tín trên thế giới để kịp thời nắm bắt thông tin.
“Vì dự án được xây dựng trên lãnh thổ của Trung Quốc, nếu có những cảnh báo về nguy cơ gây ung thư thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nước này trước.
Việt Nam là quốc gia láng giềng, nhưng với vị trí đặt dự án cách Việt Nam khá xa như vậy liệu có bị ảnh hưởng gì không thì cần phải theo dõi, đánh giá rất thận trọng, tránh để rơi vào tình thế bị động, xảy ra rồi mới tìm cách ứng phó”, ông Hòa nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25628-tram-angten-khong-lo-cua-tq-co-muc-dich-gi.html
Bắc Kinh nóng mắt với 3 từ “TQ” của quyền BTQP Mỹ:
Muốn đối thủ thì sẽ có đối thủ!
Quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông Patrick M. Shanahan đã yêu cầu các nhân viên Lầu Năm Góc “nhớ kỹ Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc” – theo tin từ CNN.
Trả lời về sự việc này, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng chiều 3/1 cho biết trong thời gian qua quân đội Mỹ-Trung đã duy trì trao đổi bình thường, qua đó Trung Quốc nhận được tin tức xác thực rằng phía Mỹ hết sức coi trọng quan hệ giữa quân đội song phương và hy vọng mối quan hệ này góp phần làm ổn định quan hệ hai nước.
Theo ông Lục, chính phía Mỹ nêu ra hy vọng phát triển quan hệ mang tính xây dựng giữa lực lượng quân sự đôi bên. Do đó, phát ngôn của quyền bộ trưởng Patrick Shanahan có phải là thái độ chính thức của quân đội Mỹ hay không thì vẫn cần phía Mỹ lên tiếng làm rõ.
Ông đe dọa, nếu Mỹ tìm kiếm quan hệ đối địch thì hai nước cuối cùng sẽ trở thành đối thủ của nhau.
“Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn, nếu như tìm kiếm quan hệ đối tác thì sẽ đạt được quan hệ đối tác, còn nếu tìm kiếm quan hệ đối địch thì sẽ tìm thấy đối thủ,” ông Lục Khảng nói.
Trước đó, nguồn tin từ Lầu Năm Góc của CNN tiết lộ các phát ngôn của ông Shanahan trong ngày làm việc đầu tiên thay thế cựu bộ trưởng James Mattis cho thấy ông đặc biệt chú ý tới Trung Quốc.
“Trong khi chúng tôi đang tập trung vào các chiến dịch đang diễn ra, quyền bộ trưởng Shanahan đã yêu cầu nhóm phải ghi nhớ Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc,” nguồn tin cho hay.
Ông Shanahan cũng yêu cầu các nhân viên Bộ quốc phòng Mỹ tập trung vào Chiến lược quốc phòng quốc gia. Những chỉ đạo của Shanahan tại Lầu Năm Góc diễn ra vài giờ trước khi ông dự cuộc họp nội các ở Nhà Trắng. Tại đây, quyền bộ trưởng ngồi ngay bên cạnh tổng thống Donald Trump.
Huawei phạt người đăng Twitter trên iPhone
Hai nhân viên Huawei, những người đã gửi tin nhắn ra từ tài khoản Twitter của hãng công nghệ Trung Quốc này bằng điện thoại iPhone, đã bị phạt, theo nội dung một bản ghi nhớ.
Tin viết trên Twitter được đăng trong ngày đầu năm, chúc những người theo dõi tài khoản này một năm mới hạnh phúc, “Happy #2019”, và có dòng chữ hiện lên bên cạnh “đăng bằng Twitter trên iPhone”.
TQ: Công viên giải trí Thần Nông ủng hộ Huawei
Vì sao Huawei khiến nhiều nước lo ngại
Các công ty Trung Quốc đã tìm cách hướng cho nhân viên của mình sử dụng các sản phẩm Huawei, tránh dùng hàng của hãng cạnh tranh từ Mỹ, Apple.
Hồi năm ngoái, Huawei qua mặt Apple để trở thành mặt hàng điện thoại được chuyên chở đi nhiều thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Samsung.
Hôm thứ Sáu, một tường thuật của Reuters – dẫn nguồn một bản ghi nhớ nội bộ của công ty – nói rằng các nhân viên Huawei có liên quan tới tin nhắn Twitter đó đã bị hạ chức và có thể sẽ bị giảm lương.
Tin chúc mừng đầu năm đã nhanh chóng bị gỡ khỏi tài khoản Twitter chính thức của Huawei, nhưng đã được người dùng trên mạng xã hội này ‘share’ (chia sẻ).
Bản ghi nhớ nói rằng vụ việc, có liên quan tới “các vấn đề VPN” ở một máy tính để bàn, đã “gây tổn hại cho nhãn hiệu Huawei”, Reuters tường thuật.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã nỗ lực khuyến khích nhân viên chọn sản phẩm Huawei thay vì Apple, nhằm thể hiện thái độ đoàn kết với giám đốc tài chính của hãng, bà Mạnh Vãn Chu, người bị bắt giữ hôm 1/12 tại Canada.
Apple có bị ảnh hưởng vì vụ bắt lãnh đạo Huawei
Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt
Huawei: TQ nổi giận vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt
Bà Mạnh đang phải đối diện với lệnh dẫn độ sang Mỹ với các cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Vụ việc đã khiến căng thẳng dâng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-46760739
Hàn Quốc điều tra âm mưu tin tặc
nghi từ Bắc Triều Tiên
Sau khi một âm mưu tấn công tin học được phát hiện và được cho là do Bắc Triều Tiên tiến hành, ngày 04/01/2019, bộ Thống Nhất Hàn Quốc thông báo mở điều tra để xác định thủ phạm.
Tại buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Thống Nhất Hàn Quốc Baik Tae Hyun cho biết : « Chúng tôi đã phát hiện (vụ tấn công tin học) hôm thứ Năm (03/01). Một cuộc điều tra đang được tiến hành và phối hợp với nhiều ban ngành liên quan », nhưng ông không nêu rõ vụ tấn công có phải do Bắc Triều Tiên tiến hành hay không và nhắm vào ai.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Đài Châu Á Tự Do (RFA), được hãng tin Yonhap trích lại, vụ tấn công dường như nhắm vào các cơ quan và tổ chức phụ trách sự vụ liên quan đến Bắc Triều Tiên. Tin tặc gửi thư điện tử chứa mã độc có khả năng tấn công máy tính nếu thư được mở ra.
Giới chuyên gia cho rằng Bắc Triều Tiên đứng sau vụ tấn công, vì đính kèm thư điện tử độc là một tài liệu phân tích của bộ Thống Nhất Hàn Quốc về bài diễn văn Năm Mới 2019 của lãnh đạo Kim Jong Un.
Vụ tấn công mới diễn ra khoảng một tuần sau vụ phát hiện thông tin cá nhân của khoảng 1.000 người đào tầu Bắc Triều Tiên bị đánh cắp, với cách thức tương tự nhắm vào một trung tâm tiếp đón do chính phủ Hàn Quốc quản lý.
Theo thông tín viên RFI Frédéric Ojardias, ngày 02/01, khoảng 30 người Bắc Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc đã nộp đơn kiện chính phủ Seoul. Họ lo ngại cho an toàn của bản thân và gia đình trước khả năng trấn áp của chính quyền Bình Nhưỡng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190104-han-quoc-dieu-tra-am-muu-tin-tac-co-the-bat-nguon-tu-bac-trieu-tien
Lựa chọn nào cho Bình Nhưỡng nếu ‘đi hướng khác’?
Trong bài diễn văn tân niên hôm 1/1/2019, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un cảnh báo rằng ông có thể sẽ ‘đi con đường khác’ nếu Wahsington vẫn duy trì lệnh cấm vận trong lúc quốc gia này đang thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ông Kim không nói rõ ‘con đường khác’ là như thế nào. Lời cảnh báo này có thể tương tự như giọng điệu hung hăng mà Bình Nhưỡng thường áp dụng trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi năm ngoái. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ông khó lòng đảo ngược sự phá băng giữa hai nước khó khăn lắm mới có được và Bình Nhưỡng có ít lựa chọn ngoài việc vận động trực tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Dấu hiệu gây nản lòng?
Trong cuộc gặp thượng đỉnh với ông Trump hồi tháng Sáu năm ngoái ở Singapore, ông Kim đã cam kết làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa. Nhưng kể từ đó đã có rất ít tiến triển. Hồi tháng 11, một cuộc gặp cấp cao lên kế hoạch giữa hai phía đã bị hủy đột ngột.
Bình Nhưỡng đã yêu cầu Washington dỡ bỏ cấm vận và tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 để đáp lại chuyện Bình Nhưỡng tháo dỡ cơ sở thử nghiệm vũ khí hạt nhân Punggye-ri và một cơ sở động cơ tên lửa quan trọng.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói rằng Bắc Triều Tiên không buộc phải cung cấp danh sách các vũ khí và địa điểm hạt nhân của họ và đặc sứ về hạt nhân của Mỹ đã đề xuất tạo thuận lợi cho viện trợ nhân đạo.
Tuy nhiên, bài diễn văn của ông Kim đã kêu gọi ‘chấm dứt hoàn toàn’ mọi cuộc tập trận chung và sỉ vả các biện pháp cấm vận.
“Thông điệp của ông ấy là ‘Chúng tôi đã làm những gì chúng tôi đã hứa ở Singapore trong khi phía Mỹ đã làm rất ít,” ông Vipin Narang, một giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, nhận định.
Thế nào là ‘con đường khác’?
Truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên đã tăng cường chỉ trích Mỹ và cảnh báo trở lại thời kỳ đối đầu nếu các lệnh trừng phạt và sức ép vẫn được duy trì. Tuy nhiên điều đó chỉ cho thấy sự thất vọng của Bình Nhưỡng chứ không phải là ‘con đường khác’ như họ nói, theo các chuyên gia.
“Bài diễn văn của ông ấy nhấn mạnh nhu cầu phải có một thỏa thuận công bằng và cực kỳ không có khả năng họ trở ngược lại,” ông Cheong Seong-chang, một học giả cao cấp tại Viện Sejong của Hàn Quốc, nói.
Thay vào đó, ‘con đường khác’ có thể tập trung vào những nhượng bộ không liên quan đến việc giải trừ hạt nhân nói chung và sẽ đi theo hướng cam kết hành động đáp trả lại hành động.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm 2/1 nói rằng họ không thể phỏng đoán về ‘con đường khác’ này, nhưng ông Kim cho thấy ‘quyết tâm rõ ràng’ là từ bỏ chương trình vũ khí và cải thiện quan hệ với Mỹ với việc lần đầu tiên đề cập ‘phi hạt nhân hóa hoàn toàn’.
Ông Kim Joon-hyung, giáo sư về chính trị quốc tế tại Đại học Toàn cầu Handong, nói rằng một kịch bản khả dĩ là Bình Nhưỡng tháo dỡ khu phức hợp hạt nhân Yongbyon như họ đã đề nghị tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Triều hồi tháng 9 ở Bình Nhưỡng và thừa nhận một số cơ sở vũ khí để đổi lấy việc nới lỏng cấm vận, chẳng hạn như khởi động lại một phần các dự án kinh tế liên Triều.
Trong bài diễn văn, ông Kim Jong-un nói rằng ông sẵn sàng mở cửa lại khu công nghiệp Kaesong và cho phép người dân Hàn Quốc đến khu nghỉ dưỡng Núi Kumgang ở miền Bắc mà không cần điều kiện.
“Hoa Kỳ cần phải tìm hiểu đâu là cái giá cần phải trả để hạn chế chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, do nó sẽ là một mục tiêu thực tế và quan trọng,” ông Narang nói.
Liệu Bắc Hàn có chuyển trọng tâm khỏi Mỹ?
Bài diễn văn tân niên của ông Kim kêu gọi khởi động các cuộc đàm phán đa phương để chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, một ý tưởng trước đây được Hàn Quốc thúc đẩy.
Điều đó có nghĩa là làm việc với Trung Quốc, Hàn Quốc, và các nước khác để gây áp lực với Washington, giáo sư Kim nói.
Tuy nhiên các chuyên gia khác, trong đó cựu đặc sứ hạt nhân của Hàn Quốc Lee Soo-hyuk, tỏ vẻ nghi ngờ về khả năng này do cuộc đàm phán song phương bị bế tắc, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và thái độ ông Trump không thích các cơ chế đa phương.
“Điều này sẽ không hề dễ dàng, và không có bên nào đạt được thành công ngay, nhưng ngoại giao là khả dĩ,” ông Patrick Cronin, người đứng đầu chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Hudson ở New York, nói. “Trung Quốc và các nước khác có thể được mời để có vai trò gì đó,” chuyên gia này dự đoán.
Nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đào thoát
nắm nhiều thông tin nhạy cảm?
Thông tin về nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên tạm giữ chức đại sứ tại Ý đào thoát cùng với vợ con, được tình báo Hàn Quốc xác nhận hôm qua, 03/01/2019, tiếp tục gây chấn động và đặt ra nhiều câu hỏi. Sự kiện lần thứ hai một nhà ngoại giao đào thoát trong hai năm gây bối rối cho không ít cho Bình Nhưỡng. Theo một số nguồn tin, nhà ngoại giao này nắm giữ nhiều thông tin nhạy cảm.
Thông tín viên RFI tại Seoul Frédéric Ojardias cho biết thêm chi tiết về gia cảnh người đào thoát, thuộc tầng lớp cao cấp ở Bình Nhưỡng.
“Jo Song Il, 48 tuổi, xuất thân từ một gia đình quyền thế Bắc Triều Tiên. Cách đây 15 năm, ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách người liên lạc với một tổ chức phi chính phủ Pháp ở Bình Nhưỡng.
Nói thông thạo tiếng Pháp, Jo Song Il được mô tả như một người « có học thức, không huênh hoang và đặc biệt thông minh », theo một người phương Tây đã nhiều lần gặp ông.
Theo báo Asia Times, cha của Jo Song Il là phó ban Tổ Chức của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Lao Động Bắc Triều Tiên thời Kim Jong Il, cha của đương kim lãnh đạo Kim Jong Un.
Điều đó có nghĩa là nhà ngoại giao đào thoát có lẽ nắm được những thông tin quý giá về tầng lớp cầm quyền ở Bình Nhưỡng và cách vận hành nội bộ của chế độ. Những thông tin đó có thể tạo thuận lợi cho việc xin tị nạn của ông, để được một nước thứ ba đón tiếp.”
Ngoại trưởng Mỹ lạc quan về một cuộc gặp Trump–Kim thứ hai
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào hôm qua, 03/01/2019, tuyên bố lạc quan về khả năng thượng đỉnh thứ nhì giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên sớm diễn ra.
Ngay vào hôm thứ Ba, 01/01, tổng thống Mỹ đã cho biết nhận được một bức thư « tuyệt vời »của Kim Jong Un và hoan nghênh quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
Trả lời đài Fox News, ông Pompeo đánh giá là « còn nhiều việc phải làm », nhưng ông tin tưởng là trong một tương lai gần, tổng thống Trump và ông Kim Jong Un có thể sẽ gặp nhau một lần nữa.
Cơn bão hiếm trong vòng 30 năm
giết chết 1 người ở Thái Lan
Cơn bão nhiệt đới đầu tiên ập vào Thái Lan trong vòng ba thập kỷ đã giết chết 1 người hôm 4/1 khi bão đổ bộ vào bờ biển miền nam, quật đổ cây cối và thổi bay các mái nhà trên đường đi của nó. Các quan chức cho biết bão đang giảm tốc độ, nhưng họ cảnh báo về nguy cơ lũ quét.
Gió mạnh của bão đã gây sóng lớn và gió giật ở vịnh Thái Lan khi cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào ở huyện Pak Phanang của tỉnh Nakhon Si Thammarat. Ở đó, cây cối đổ xuống các ngôi nhà, gây ra thiệt hại trên diện rộng.
Các quan chức phòng chống thiên tai cho biết nạn nhân thiệt mạng là một trong số các thuyền viên trên một thuyền đánh cá bị lật vì gió mạnh gần bờ biển của tỉnh Pattani gần đó. Một người khác trong nhóm thuyền viên đã mất tích, nhưng bốn người còn lại vẫn an toàn.
Cơ quan dự báo thời tiết cảnh báo về những trận mưa lớn và gió mạnh ở 15 tỉnh miền nam Thái Lan, nơi có một trong những đồn điền cao su tự nhiên lớn nhất thế giới và một số hòn đảo đông du khách.
Nhưng đến chiều 4/1, cơn bão đã di chuyển chậm lại. Cục Khí tượng Thái Lan cho biết trong một tuyên bố rằng theo dự báo, cơn bão sẽ giảm cường độ thành áp thấp nhiệt đới.
Tình trạng này dự báo sẽ kéo dài cho đến ngày 5/1. Trong bối cảnh sân bay và dịch vụ phà đóng cửa, người dân được khuyên nên ở trong nhà cho đến khi cơn bão đi qua.