Tin khắp nơi – 04/01/2017
Tranh cãi về số phận chương trình Obamacare
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Điện Capitol hôm thứ Tư 4/1, để vận động các nhà lập pháp đảng Dân chủ bảo vệ luật chăm sóc y tế quan trọng của ông. Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence cũng sẽ có mặt để nói chuyện với các thành viên đảng Cộng hòa về chương trình nghị sự của đảng này, kể cả cố gắng hủy bỏ chương trình chăm sóc y tế thường được gọi là “Obamacare”.
Các cuộc họp của hai bên đối nghịch là dấu hiệu báo trước một cuộc đối đấu lớn sắp sửa diễn ra giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang được chuyển giao từ Tổng thống Obama sang tay ông Donald Trump.
Đạo luật Chăm sóc Y tế Chi phí thấp được Quốc hội thông qua vào năm 2010 khi đảng Dân chủ còn kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện, với ông Obama trong cương vị tổng thống. Vào ngày 20/1 sắp tới đây, quyền lực đó sẽ được chuyển giao, vào tay đảng Cộng hòa.
Ông Trump từng miêu tả Obamacare là một chương trình “tệ hại” và quá tốn kém, và mặc dù ông chưa nêu rõ các chi tiết cụ thể về kế hoạch để thay thế Obamacare, ông khẳng định quyết tâm muốn thay thế chương trình chăm sóc y tế này.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng Tổng thống Obama sẽ thảo luận với những thành viên đảng Dân chủ về cách để chống lại mục tiêu của đảng Cộng hòa là bãi bỏ Obamacare.
Ông Earnest phát biểu: “Tổng thống lâu nay vẫn tỏ ra cởi mở với ý tưởng là nếu các thành viên đảng Cộng hòa thực sự quan tâm đến việc cải cách Luật Chăm sóc Y tế Chi phí thấp theo cách có thể củng cố chương trình này, thì cá nhân ông sẽ mạnh mẽ ủng hộ nỗ lực đó. Nhưng đó không phải là điều mà phía đảng Cộng hòa đề nghị”.
Sự tương phản trong lập trường về chính sách giữa ông Obama với ông Trump có phần chắc sẽ được nêu bật vào tuần tới khi tổng thống đọc bài diễn văn tạm biệt, và ngày hôm sau sẽ diễn ra cuộc họp báo quan trọng đầu tiên của ông Trump kể từ khi ông đắc cử hồi tháng 11/2016.
Tối thứ Ba, ông Trump loan báo trên Twitter rằng sẽ có “cuộc họp báo lớn” vào ngày 11
http://www.voatiengviet.com/a/tranh-cai-ve-so-phan-chuong-trinh-obamacare/3662757.html
Paul Ryan tái đắc cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Dân biểu Mỹ Paul Ryan ngày 3/1 tái đắc cử chức Chủ tịch Hạ viện trong khi Quốc hội Mỹ do phe Cộng hòa dẫn đầu bắt đầu kỳ họp mới.
Dân biểu bang Wisconsin được bầu chọn với tỷ lệ 239-189.
Ông Ryan được bầu làm Chủ tịch Hạ viện vào tháng 10 năm 2015, lên thay thế khi người tiền nhiệm John Boehner từ chức vì gặp chống đối trong đảng Cộng hòa.
http://www.voatiengviet.com/a/paul-ryan-tai-dac-cu-chu-tich-ha-vien-my/3661592.html
Quốc hội thứ 115 của Mỹ đa dạng chủng tộc nhất
Quốc hội thứ 115 của Mỹ, vừa tuyên thệ hôm 3/1, được coi là quốc hội có chủng tộc đa dạng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Hầu hết các chính trị gia thuộc sắc tộc thiểu số trong Quốc hội thứ 115 là đảng viên Dân chủ. Trong con số kỷ lục 49 nhà lập pháp người Mỹ gốc Phi (tăng lên từ 46), chỉ có 3 người thuộc đảng Cộng hòa.
Người gốc Mỹ Latinh và người gốc Á cũng đạt kỷ lục cao trong Quốc hội kỳ này. 38 nghị sĩ gốc châu Mỹ Latinh sẽ phục vụ ở cả hai viện. 15 người Mỹ gốc Á sẽ làm việc ở Quốc hội, tăng từ con số 11 người của Quốc hội trước.
Dân biểu Ami Bera của đảng Dân chủ, bang California, một người Mỹ gốc Ấn, cùng 3 thành viên của Hạ viện và Thượng nghị sĩ Kamala Harris là những nghị sĩ có cha là người Jamaica và mẹ là người Ấn Độ. Bà là người phụ nữ gốc Nam Á đầu tiên và là người phụ nữ da đen thứ hai vào được Thượng viện.
Số lượng phụ nữ da màu tại Thượng viện năm nay tăng gấp bốn lần.
Thượng viện kỳ này cũng đạt con số kỷ lục với 21 nữ Thượng nghị sĩ.
Tuy nhiên, số lượng phụ nữ nói chung trong Quốc hội thứ 115 không thay đổi so với trước đó với tổng cộng 104 thành viên (19%), khá tương phản với dân số Mỹ tổng thể với 50% là phụ nữ.
Số lượng nhà lập pháp thuộc cộng đồng LGBTQ (những người đồng tính luyến ái nam-nữ, song tính, lưỡng tính, và người chuyển giới) cũng như những nhà lập pháp không phải Kitô hữu cũng không thay đổi trong năm nay.
http://www.voatiengviet.com/a/quoc-hoi-thu-115-cua-my-da-dang-chung-toc-nhat/3662341.html
Mỹ tuyên bố có thể bảo vệ đồng minh
trước đe dọa từ Bắc Triều Tiên
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 3/1 tuyên bố Ngũ Giác Đài tự tin về khả năng bảo vệ các đồng minh và lãnh thổ của Hoa Kỳ trước những mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên.
Cách đây 2 ngày, lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un loan báo Bình Nhưỡng sắp thử một phi đạn đạn đạo xuyên lục địa.
Tại cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Peter Cook, nhấn mạnh: “Chúng ta có hệ thống phòng thủ phi đạn đạn đạo…chiếc ô mà chúng ta tự tin che chắn cho khu vực và bảo
Thượng viện Mỹ ra nghị quyết hủy bỏ Obamacare
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mike Enzi ngày 3/1 đưa ra nghị quyết cho phép hủy bỏ Obamacare, chương trình bảo hiểm y tế mang đậm dấu ấn của Tổng thống Barack Obama cung cấp bảo hiểm cho hàng triệu người Mỹ, theo loan báo từ văn phòng Thượng nghị sĩ Enzi.
Hành động của Chủ tịch Ủy ban ngân sách Thượng viện ngay ngày đầu làm việc của tân Quốc hội Mỹ đã biến những cam kết của phe Cộng hòa thành hành động rằng bãi bỏ Obamacare là ưu tiên lập pháp hàng đầu của họ khi bắt đầu chương trình làm việc.
Các đảng viên Cộng hòa, đảng của Tổng thống tân cử Donald Trump, cho biết tiến trình hủy bỏ hoàn toàn Obamacare sẽ mất nhiều tháng trời và phải tốn nhiều năm để phát triển các chương trình bảo hiểm sức khỏe thay thế.
http://www.voatiengviet.com/a/thuong-vien-my-thong-ra-nghi-quyet-huy-bo-obamacare/3661568.html
Ông Trump chọn một nhân vật chỉ trích TQ
cho chức Đại diện Thương mại Mỹ
Tổng thống tân cử Donald Trump đã chọn Luật sư Robert Lighthizer, một nhân vật hay chỉ trích Trung Quốc, ra đứng đầu Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, uỷ ban chuyển tiếp của ông Trump cho hay hôm thứ Ba 3/1.
Đây là thêm một dấu hiệu khác cho thấy tân chính phủ Mỹ sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.
Trong một email, ông Trump ca ngợi người được ông đề cử như sau:
“Ông ấy có kinh nghiệm sâu rộng trong việc đạt được những thoả thuận sẽ bảo vệ các lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế của chúng ta, trong quá khứ ông ấy đã liên tục đấu tranh với lĩnh vực tư để tránh những thoả thuận bất lợi cho người dân Mỹ. Ông sẽ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc để lật ngược những chính sách thương mại thất bại đã cướp đi cơ hội đạt thịnh vượng của biết bao người Mỹ.”
Ông Lightizer, 69 tuổi, từng là phó Đại diện Thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan. Ông sẽ thay thế ông Froman, đại diện thương mại của chính phủ Tổng Thống Obama, nguoi72u đã thương thuyết thoả thuận về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, mà nếu được xúc tiến, sẽ bao gộp gần 40% nền kinh tế toàn cầu, và được coi là nhằm mục đích kiềm chế thế lực thương mại đang tăng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Trump cho rằng các thoả thuận thương mại đa phương như NAFTA, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, và Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP là không có lợi cho công việc làm ăn ở Mỹ.
TQ-Vatican đàm phán,
Đài Loan sợ mất một đồng minh thiết yếu
Trung Quốc và điện Vatican đã mở đàm phán trong mấy tháng gần đây hướng tới việc nối lại các quan hệ sau hơn 60 năm bang giao bị cắt đứt. Theo các nhà phân tích nếu điều đó xảy ra, thì có khả năng Vatican sẽ cắt đứt quan hệ với Đài Loan, và đây là một đòn giáng mạnh đối với các nỗ lực của Đài Loan để được quốc tế công nhận.
Tháng trước quan chức phụ trách vấn đề tôn giáo của chính phủ Trung Quốc nói tại một hội nghị của Giáo Hội Công giáo ‘quốc doanh’, rằng ông hy vọng Toà thánh Vatican sẽ tìm cách cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh bằng cách thích ứng với xã hội Trung Quốc. Bắc Kinh và Điện Vatican tranh chấp về việc bên nào có quyền tấn phong các giám mục.
Việc điện Vatican công nhận Đài Loan đã giúp chính quyền đảo quốc này chứng minh với các nước khác rằng không như Trung Quốc, họ tôn trọng tự do tôn giáo, và có một người bạn kiên cường ở châu Âu mà Trung Quốc không thể mua chuộc. Ngoài Vatican, Đài Loan còn có 20 đồng minh ngoại giao khác, đều là các quốc gia nhỏ bé và nghèo nàn ở châu Phi, châu Mỹ Latin và Nam Thái Bình Dương. Các nước này tìm đến Đài Loan để được cấp viện trợ phát triển.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc, chứ không phải là một nước có chủ quyền và có các quan hệ đối ngoại.
Nhà nghiên cứu khoa học chính trị Wu Chung-li thuộc trường đại học Academia Sinica ở Đài Bắc, nhận định:
“Là một quốc gia nhỏ bé, chúng tôi phải xây dựng các mối quan hệ ngoại giao chính thức với một số nước, đó là bằng chứng cho thấy Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền. Tôi cho rằng Vatican là một nước nhỏ bé nhưng có tầm quan trọng lớn lao về mặt chính trị, mang tính cách biểu tượng đối với Đài Loan, “
Trung Quốc cắt đứt quan hệ với Vatican vào năm 1951, 2 năm sau khi cộng sản chiến thắng trong một cuộc nội chiến, buộc các thành viên Quốc Dân đảng chạy sang Đài Loan để lập một chính quyền riêng rẽ.
Kể từ đó, Trung Quốc đóng cửa các nhà thờ, nhiều linh mục bị tống giam. Giáo dân Công giáo được phép thờ phượng với các giáo hội được nhà nước cho phép hoạt động, không chịu sự giám sát của Toà Thánh. Trong số ước lượng 12 triệu người Công giáo ở Trung Quốc, khoảng một phần ba là thuộc các giáo hội chui.
Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô được miêu tả ở Đài Loan là người đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng cũng phải đối mặt với vấn đề công nhận Đài Loan.
Các cuộc thảo luận giữa Trung Quốc và điện Vatican trong năm ngoái về phần lớn tập trung vào liệu bên nào được quyền tấn phong các vị giám mục. Lên tiếng tại một cuộc họp báo ở Đài Bắc hôm thứ bảy, Phó Tổng thống Đài Loan Chen Chien-jen nói.
“Tôi tin rằng mối quan hệ với Đài Loan đang tiếp tục phát triển ổn định. Về các cuộc đàm phán Vatican-Trung Quốc, chúng tôi nghĩ đàm phán là rất quan trọng đối với giáo dân Công giáo ở Hoa Lục, bởi vì bất cứ ai là người Công giáo đều muốn được Vatican ban phước lành.”
Các quan hệ giữa Đài Loan với Toà Thánh Vatican đã giúp Đài Loan duy trì sự hiện diện trên trường quốc tế, chẳng hạn như khi Tổng thống Đài Loan được dự đám tang của các vị giáo hoàng, theo ông Fabrizio Bozzato, nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề quốc tế tại Đại học Tam Kang (Đạm Giang) ở Đài Loan. Sự công nhận của Toà Thánh Vatican cũng giúp đảo quốc này chứng tỏ là được một thế lực đạo đức hậu thuẫn.
Liên minh với Vatican cũng có thể giúp Đài Loan duy trì sự công nhận của 6 quốc gia Mỹ Latinh theo Công giáo, theo lời ông Wu. Nếu không có Vatican, các chính quyền này có thể cảm thấy không bị ràng buộc và có thể bỏ Đài Loan để công nhận Trung Quốc. Trung Quốc có quan hệ ngoại giao với 170 nước, các nước này không được công nhận Đài Loan nếu muốn duy trì quan hệ với Trung Quốc.
Nếu Vatican quay lưng với Đài Loan để xoay sang Trung Quốc thì đây sẽ là một thất bại lớn đối với Tổng Thống Thái Anh Văn vì không duy trì được một mối quan hệ ngoại giao đặc biệt, theo ông Alex Chiang, giáo sư môn quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia ở Đài Bắc. Điều này, theo ông, sẽ đánh đi một tín hiệu rằng có lẽ bà Thái Anh Văn nên tìm một phương thức để đàm phán với Trung Quốc.
Bắc Kinh cảnh báo ô nhiễm ở mức cao nhất
Hôm thứ Tư 4/1, Bắc Kinh đã tiếp tục ban hành cảnh báo sương mù ở mức cao nhất trong ngày thứ nhì.
Thủ đô Trung Quốc đã có cảnh báo khói mù sau nhiều tuần chịu ô nhiễm đến mức nghẹt thở vào mùa đông.
Cơ quan thời tiết của Trung Quốc cảnh báo về tầm nhìn dưới 50 mét ở một số khu vực của Bắc Kinh, khiến nhiều sân bay phải hủy bỏ các chuyến bay.
Đường phố Bắc Kinh hôm Thứ tư có đông người đeo khẩu trang, vì lo ngại về ô nhiễm không khí.
Cảnh báo ô nhiễm thường được công bố ở miền bắc Trung Quốc, đặc biệt là trong mùa đông lạnh lẽo khi nhu cầu năng lượng tăng vọt, phần lớn nhu cầu này được đáp ứng bằng than đá.
Trung Quốc đang ở trong năm thứ ba tiến hành cuộc chiến chống ô nhiễm nhằm đảo ngược những tác hại gây ra cho bầu trời, đất đai và nguồn nước sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế không ngừng. Nhưng các biện pháp đã được thực hiện cho đến nay có ít hoặc không có tác dụng.
http://www.voatiengviet.com/a/bac-kinh-canh-bao-o-nhiem-o-muc-cao-nhat/3662610.html
Nhật lạc quan về mối quan hệ với Đài Loan
Quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan hiện đang ở giai đoạn tốt nhất, theo đánh giá của trưởng đại diện của Nhật tại Đài Loan ngày 3 tháng 1.
Tại lễ đặt tên mới cho văn phòng đại diện của Nhật ở Đài Loan, ông Mikio Numata nói: “Hiện quan hệ Nhật-Đài đang ở giai đoạn tốt nhất, nhưng chúng ta nên có những bước thêm nữa để phát triển một mối quan hệ tốt đẹp.”
Buổi lễ nhằm đổi tên Hiệp hội Giao lưu của Nhật tại Đài Loan thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản – Đài Loan. Tên mới thêm chữ Đài Loan ngang hàng với Nhật đã khiến Trung Quốc phản đối.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, ngày 3 tháng 1 lặp lại quan điểm rằng “Nhật chớ nên gửi tín hiệu sai lệch nào tới nhà chức trách Đài Loan hoặc tới cộng đồng quốc tế và chớ có gây thêm cản trở cho quan hệ Trung-Nhật.”
Đáp lại, trưởng đại diện của Nhật tại Đài Loan nói việc thay đổi tên văn phòng chỉ nhằm nêu rõ hai bên đối tác trao đổi mà thôi.
Nhật Bản và Đài Loan có các mối quan hệ làm ăn sâu rộng và cùng quan ngại về một Trung Quốc ngày càng gây hấn.
Nhật đã trở thành bạn hàng lớn thứ ba của Đài Loan và là nước có số du khách đến thăm Đài Loan nhiều hàng thứ hai.
Tuy nhiên Nhật, cũng như đa số các nước khác trên thế giới, chỉ có mối quan hệ không chính thức với Đài Loan, lãnh thổ mà Bắc Kinh xem là một
http://www.voatiengviet.com/a/nhat-lac-quan-ve-moi-quan-he-voi-dai-loan/3662281.html
Quân đội Ấn mong hợp tác,
không muốn đối đầu với TQ
Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ ngày 3/1 tuyên bố quân đội nước này chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến hai mặt trận cùng lúc liên quan đến Pakistan và Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh cần phải hướng tới hợp tác chứ không phải đối đầu với Bắc Kinh.
Phát biểu của Tướng Bipin Rawat được đưa ra vài ngày sau khi Bắc Kinh bày tỏ quan ngại về việc Ấn thử phi đạn Agni 5 có tầm bắn 5000 km, có khả năng đưa toàn bộ Trung Quốc vào tầm ngắm.
Tướng Rawat nói mặc dù Ấn-Trung có thể đang cạnh tranh với nhau về không gian, phát triển kinh tế, thịnh vượng, nhưng cũng có những lĩnh vực hợp tác và nên đặt điều này làm trọng tâm.
Trước khi hồi hưu vào tháng trước, Tư lệnh Không quân Ấn, Marshal Arup Raha, Chủ tịch Ủy ban Tham mưu, từng tuyên bố rằng Ấn chỉ xây dựng khả năng nghênh cản mà thôi.
Về các hoạt động hiện đại hóa quy mô lớn dọc theo biên giới với Trung Quốc, mua máy bay chiến đấu Rafale cũng như tàu và tàu ngầm mới, ông Raha cho biết Ấn ‘hiển nhiên đang gầy dựng’ khả năng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng các bước này không phải để chiến đấu trong một cuộc xung đột vì New Delhi tin tưởng vào hòa bình.
Campuchia sẽ có tòa tháp đôi cao nhất thế giới
nhờ Trung Quốc
Trung Quốc vừa loan báo sẽ xây tòa tháp đôi cao nhất thế giới tại thủ đô Pnom Penh của Campuchia, dự kiến chiều cao vượt quá tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur.
Tân Hoa Xã cho biết một hợp đồng xây dựng tòa tháp đôi trị giá 2,7 tỷ đô la đã được ký kết hôm 31/12. Theo hợp đồng, một số công ty Trung Quốc sẽ là nhà thầu cùng với tập đoàn Thai Boon Roong (TBR) của Campuchia.
Tòa tháp đôi có tên là Trung Tâm Thương Mại Thế Giới TBR ở Phnom Penh cao 560m, theo tin của Tân Hoa Xã hôm 1/1, và sẽ được xây dọc theo sông Mekong tại thủ đô của Campuchia. Tòa tháp đôi Petronas ở Malaysia đang giữ kỷ lục thế giới về độ cao nhưng tòa tháp đôi mới mà Trung Quốc sắp xây ở Campuchia dự kiến sẽ cao hơn toà tháp đôi Petronas 88 tầng của Malaysia 108m.
Trang mạng Tin Tức 24h cho rằngcông trình tháp đôi “minh chứng cho quan hệ thân thiết anh em giữa 2 nước Trung Quốc và Campuchia sau hàng loạt các ưu đãi đầu tư trong vòng 2 năm trở lại đây.”
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh đồng ý với nhận định đó:
“Rõ ràng Trung Quốc đang đầu tư rất lớn vào Campuchia. Trung Quốc đã thuê 20% bờ biển của Campuchia, dài 90km, để xây dựng 1 cảng nước sâu ở đó. Họ thuê 99 năm.”
Theo Trung Tâm Nhân Quyền Campuchia, Trung Quốc đã thuê 4,6 triệu ha đất của Campuchia từ năm 1994-2012 với hợp đồng 99 năm và mỗi ha chỉ đáng giá vài đô la Mỹ.
Theo truyền thông trong nước, Trung Quốc xây dựng tòa tháp đôi ở Phnom Penh là để thắt chặt quan hệ ngoại giao và kinh tế với Campuchia, nước được coi là đồng minh của Trung Quốc trong nhiều vấn đề khu vực, và cũng là nước đang nắm vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Cựu chuyên gia kinh tế của viện Nghiên Cứu Kinh Tế Trung Ương Lê Đăng Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ về mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Phnom Penh:
“Campuchia có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc và trong khi họp các nước ASEAN, Campuchia là nước luôn thể hiện quan điểm của Trung Quốc gây ra những bất đồng và những khó khăn rất lớn kể cả khi Campuchia làm chủ tịch luân phiên ASEAN thì lần đầu tiên trong lịch sử các bộ trưởng ngoại giao ASEAN không thể ra được 1 tuyên bố chung. Đấy là những điểm rất đáng lo ngại.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng “vai trò của Campuchia trong ASEAN hiện nay đang đặt ra rất nhiều dấu hỏi” và việc “Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào Campuchia rõ ràng có ý đồ chiến lược, muốn lôi kéo Campuchia về phía Trung Quốc. Ông nói Campuchia sẽ trở thành 1 bàn đạp của Trung Quốc”, và cảnh báo “Việt Nam sẽ phải rút ra những kết luận cần thiết.”
http://www.voatiengviet.com/a/campuchia-se-co-toa-thap-doi-cao-nhat-the-gioi-nho-tq/3661435.html
Kẻ tấn công hộp đêm Istanbul
có thể đã được huấn luyện ở Syria
Tay súng đã giết chết 39 người trong cuộc tấn công vào một hộp đêm ở Istanbul vào ngày đầu năm dương lịch, dường như rất thành thạo trong chiến tranh du kích và có thể đã được huấn luyện ở Syria, Reuters dẫn một bài báo và nguồn tin an ninh cho biết như vậy hôm thứ Ba.
Nhóm Nhà nước Hồi giáo đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Hung thủ vẫn tại đào, đã bắn chết một nhân viên cảnh sát và một người dân tại lối vào hộp đêm Reina hôm Chủ nhật. Sau đó, hắn dùng súng tự động bắn vào hộp đêm, nạp đạn nhiều lần và tiếp tục nhắm bắn những người đã bị thương đang nằm trên sàn nhà.
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai nhận trách nhiệm về vụ tấn công, Nhà nước Hồi giáo mô tả hộp đêm Reina là một địa điểm nơi những người theo đạo Kitô tập trung ăn mừng “ngày lễ của những kẻ bội giáo”. Họ nói vụ tấn công là để trả đũa hành động can thiệp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Tờ Haberturk tường thuật rằng các cuộc điều tra của cảnh sát đã phát hiện tay súng đã nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ từ ngả Syria và đến thành phố Konya hồi tháng 11. Hắn đi cùng với vợ và hai con nên không gây chú ý.
Đài CNN ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết kẻ tấn công là người gốc Kyrgyzstan. Cơ quan an ninh Kyrgyzstan cho biết đã liên lạc với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ không bình luận về chi tiết của cuộc điều tra. Nhưng phát ngôn viên chính phủ Numan Kurtulmus hôm thứ Hai cho biết nhà chức trách sắp sửa xác định đầy đủ thông tin về kẻ nổ súng, sau khi thu thập dấu tay và thông tin cá nhân khác. 8 người khác đã bị bắt giữ.
Hôm thứ Ba, nhiều kênh tin tức Thổ Nhĩ Kỳ trình chiếu một đoạn video do chính nghi phạm thực hiện trong lúc đang đi bộ quanh quảng trường Taksim, trung tâm thành phố Istanbul, giữa lúc cảnh sát đang truy
Võ khí tài chính của Bắc Kinh
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bỗng căng thẳng vì mâu thuẫn kinh tế lẫn an ninh. Nổi bật nhất là lập trường của vị Tổng thống Tân cử đối với Đài Loan và đầu tuần này là việc ông Trump trách cứ Trung Quốc trục lợi kinh tế trong việc giao thương với Hoa Kỳ mà không can gián chế độ Bắc Hàn cộng sản. Trong bối cảnh ấy, người ta nhớ tới lời phát biểu của một viên chức tờ Nhân Dân Nhật Báo rằng Bắc Kinh có thể sử dụng võ khí tài chính để trừng phạt việc Hoa Kỳ bán võ khí cho Đài Loan.
Mỹ – Trung nhiều mâu thuẫn
Nguyên Lam: Sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới ở hai bờ Thái Bình Dương bỗng căng thẳng vì nhiều phát biểu gay gắt của ông Trump hướng về Bắc Kinh và nhất là vì ông có cuộc điện đàm trực tiếp với Tổng thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn. Từ bên kia đại dương, Bắc Kinh không tỏ ý nhượng bộ và đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh xuống tập trận với đạn thật ngay trong vùng biển Đông Nam Á và còn cướp một tầu ngầm khoa học của Mỹ ở ngoài khơi Philippines. Trung khung cảnh đó, nhiều người e sợ một trận chiến kinh tế giữa hai quốc gia này và khi đó người ta có nhắc đến lời phát biểu năm xưa của một viên chức Bắc Kinh, rằng họ có thể sử dụng võ khí tài chính để trừng phạt việc Hoa Kỳ bán võ khí cho Đài Loan. Diễn đàn Kinh tế đề nghị ông trình bày cho thực chất của vấn đề và về võ khí tài chính này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là ta phải nhắc lại bối cảnh của quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì mới hiểu ra nhiều mâu thuẫn phức tạp ngày nay. Thứ nhất, thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ có ý hợp tác với Bắc Kinh từ năm 1972 để làm lực đối trọng với Liên bang Xô viết khi hai nước cộng sản này có mâu thuẫn và xung đột từ năm 1969. Sau đó, Hoa Kỳ công nhận Trung Quốc và đoạn giao với Đài Loan từ năm 1979, nhưng Quốc hội Mỹ vẫn có đạo luật bảo vệ Đài Loan để khỏi bị Trung Quốc thôn tính như Bắc Kinh muốn làm. Nhờ Hoa Kỳ, Trung Quốc đã cải cách kinh tế từ năm 1980 và ra khỏi chế độ tập trung quản lý nên có mức tăng trưởng cao trong nhiều thập niên.
Nhìn trong cận cảnh thì quan hệ giữa đôi bên đã đi vào bước lật từ năm 2008, nay mới lên tới cao điểm.
– Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thứ tư, từ năm 2000, Hoa Kỳ còn mở cửa cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới để từ đó phát triển ngoại thương và trở thành một cường quốc kinh tế với sức bật là xuất khẩu. Rồi vụ khủng hoảng và nạn Tổng Suy trầm năm 2008 gây khó khăn cho cả hai quốc gia khiến Bắc Kinh phải bơm tiền kích thích kinh tế và Hoa Kỳ hoài nghi tự do mậu dịch khi Bắc Kinh đạt xuất siêu liên tục còn khu vực chế biến của Mỹ không tạo thêm việc làm và thành phần trung lưu bị sa sút. Nhìn trong cận cảnh thì quan hệ giữa đôi bên đã đi vào bước lật từ năm 2008, nay mới lên tới cao điểm.
Nguyên Lam: Ông nhắc lại khung cảnh từ 1972 tới ngày nay và chỉ ra bước lật là năm 2008. Thưa ông, tại sao lại như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho là người ta nên chú ý đến những chuyển động ngấm ngầm mà mãnh liệt ở dưới thì mới hiểu ra những biến cố nổi bật ở trên để khỏi bị ngạc nhiên. Vụ Tổng Suy trầm năm 2008 gây bốn hậu quả ngày nay mới thấy rõ. Đó là 1/ các nền kinh tế hậu công nghiệp Âu-Mỹ-Nhật đều tăng trưởng thấp hơn; 2/ sự bùng phát của chủ nghĩa quốc gia nhân danh quyền dân chủ của người dân để phủ nhận sự thống trị của cơ chế quốc tế và đả phá vai trò quá lớn của quan hệ hay hiệp ước quốc tế, trong đó có Hiệp ước TPP Hoa Kỳ đã ký kết hay hiệp ước NAFTA đã thi hành từ 1994; 3/ tình trạng bất ổn và suy sụp của các nước quá lệ thuộc vào giao dịch quốc tế như Đức, Nam Hàn, Trung Cộng, vì ngoại thương sút giảm và người ta chưa thể xuất cảng lên cung trăng để kích thích sản xuất; 4/ cho nên các nước càng bơm tiền và phá giá để cạnh tranh kịch liệt hơn trước. Thực tế thì mâu thuẫn quyền lợi đã bùng phát từ năm 2008 cho nên tại Hoa Kỳ chúng ta mới thấy sự thắng thế bất ngờ của ông Donald Trump với chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ và ý chí bảo vệ quyền lợi của dân Mỹ. Bên kia đại dương, ông Tập Cận Bình thì đề cao Trung Quốc Mộng và sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Ngày nay, mâu thuẫn Mỹ-Hoa đang nổi cộm trên cả hai bình diện an ninh và kinh tế.
Nguyên Lam: Ngay từ khi tranh cử, ông Trump đã nêu ra chủ trương đó, sau khi đắc cử, ông làm những gì trong lĩnh vực kinh tế để người ta e ngại một vụ đụng độ kinh tế với Tầu?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Bắc Kinh tất nhiên chú ý đến thành phần nhân sự được ông Trump mời vào nội các và ban tham mưu về kinh tế và ngoại thương. Thứ nhất là tỷ phú Wilbur Rosss sẽ là Tổng trưởng Thương mại với chỉ thị rà soát lại các hiệp ước thương mại bất lợi. Thứ nhì là Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công quyền Peter Navarro được mời làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Thương mại Quốc gia là cơ chế tân lập với chức năng bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tương tự như Hội Đồng An ninh Quốc gia hay Hội đồng Cố vấn Kinh tế.
Ai cũng nói đến việc ông Navarro đã sớm báo động về mặt trái của tự do mậu dịch và có quan điểm chống Tầu. Hôm Thứ Ba thì chức vụ Đại sứ Thương mại vừa được trao cho một nhân vật đầy kinh nghiệm đàm phán từ thời Tổng thống Ronald Reagan với lập trường gay gắt đả kích lề thói giao dịch của Bắc Kinh, lại có sự hỗ trợ của dàn luật gia đã từng tranh đấu để bảo vệ ngành thép của Mỹ.
Khi ông Donald Trump chọn nhân sự như vậy thì ai cũng biết Hoa Kỳ sẽ có thái độ cứng rắn và đàm phán ác liệt chứ không để Bắc Kinh chiếm lợi thế như trước. Cũng cần nói thêm rằng một số dư luận Hoa Kỳ xưa nay vẫn chủ trương hòa dịu với Bắc Kinh vội tri hô là ông Trump lấy rủi ro lớn khi gây hấn kinh tế với Trung Quốc. Đấy là hiện tượng “ăn cây nào rào cây nấy” và ta chỉ cần nhắc lại cách đánh giá rủi ro của đôi bên sau khi thấy ra thực lực, chứ lý luận bênh Tầu để trục lợi đã trở thành lạc hậu trong bối cảnh mới.
Thực lực kinh tế đôi bên
Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes, Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp ở Lima, Peru hôm 19/11/2016. AFP photo
Nguyên Lam: Thưa ông, nói về thực lực kinh tế của đôi bên thì người ta nên thấy những gì là đáng kể nhất?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hoa Kỳ vẫn là siêu cường kinh tế với sản lượng là hơn 24% của toàn cầu và ít lệ thuộc vào xuất khẩu trong khi thị trường tiêu thụ quá lớn lại là nguồn sống cho nhiều nước cần bán hàng, trong số này có Trung Quốc. Khi giao thương thì đôi bên đều có lợi, nhưng nếu Hoa Kỳ thấy mối lợi ấy bất cân xứng và đòi xét lại thì tranh chấp có thể bùng nổ. Gặp hoàn cảnh bất thường ấy thì ta thấy hai nền kinh tế này cần giao thương với nhau, nhưng Trung Quốc cần kinh tế Hoa Kỳ hơn là kinh tế Hoa Kỳ cần kinh tế Trung Quốc vì kinh tế Mỹ là nguồn xuất khẩu số một của Tầu, cao gấp ba lượng xuất khẩu qua Nhật và gấp sáu lượng xuất khẩu qua Đức.
Dù Trung Quốc có thế độc quyền về một số nguyên liệu như kim loại hiếm, Hoa Kỳ vẫn có thể tìm nguồn cung cấp khác và thực tế thì vẫn thừa công xuất và có thị trường khác nếu Trung Quốc ngưng bán hàng cho Mỹ. Trong hiện tại, Trung Quốc có nhiều vấn đề kinh tế xã hội bên trong nên bị rủi ro lớn hơn Hoa Kỳ nếu gặp chiến tranh mậu dịch. Kết luận thì trong ngắn hạn đôi bên đều bị thiệt hại, nhưng về dài thì Hoa Kỳ sẽ hồi phục mau hơn trong khi Trung Quốc sẽ bị khốn đốn lâu hơn.
Kết luận thì trong ngắn hạn đôi bên đều bị thiệt hại, nhưng về dài thì Hoa Kỳ sẽ hồi phục mau hơn trong khi Trung Quốc sẽ bị khốn đốn lâu hơn.
– Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Bây giờ ta mới nói đến võ khí tài chính của Bắc Kinh. Trong một chương trình của Diễn đàn Kinh tế vào cuối Tháng Chín năm 2015, ông nói tới kịch bản gọi là “Nếu Bắc Kinh Xuất Khẩu Đạn?” nhờ gom được một khối dự trữ ngoại tệ rất lớn và có thể xuất khẩu tư bản để đầu tư và tranh thủ các nước về mặt ngoại giao. Trong giả thuyết xung đột kinh tế với Hoa Kỳ thì phải chăng kho đạn ngoại tệ ấy sẽ là võ khí? Nhiều người vẫn cho rằng Bắc Kinh mua Công khố phiếu của Chính quyền Hoa Kỳ tức là chủ nợ của nước Mỹ, nếu khách nợ Hoa Kỳ lại gây hấn với chủ nợ thì nước Mỹ sẽ bị thiệt. Sự thật kinh tế đằng sau lý luận này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nhắc chuyện xưa thì trong chuyến công du đầu tiên với tư cách là Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton trước tiên đến Bắc Kinh vào đầu năm 2009. Khi ấy bà nói là không nên để vấn đề nhân quyền ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa hai nước và kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục mua Công khố phiếu của Hoa Kỳ, tức là tiếp tục cho nước Mỹ vay tiền. Ta còn nhớ thời đó Hoa Kỳ vừa có vụ khủng hoảng tài chánh vào Tháng Chín 2008 lồng trong nạn suy trầm kinh tế từ cuối năm 2007 nên nhiều người hốt hoảng bậy. Thật ra khối dự trữ ngoại tệ ấy không là kho đạn của Bắc Kinh và việc Tầu đem tiền cho Mỹ vay không có nghĩa là Bắc Kinh nắm dao đằng chuôi trong trận đấu lực kinh tế với Hoa Kỳ.
Ai là chủ nợ của Mỹ?
Nguyên Lam: Nhưng thưa ông có phải Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tầu là chủ nợ lớn nhất trong mấy năm, nhưng từ Tháng 11 thì nhường vị trí đó Nhật rồi. Theo con số sau cùng của Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ thì vào cuối Tháng 10, Bắc Kinh nắm trong tay một ngàn 150 tỷ đô la Công khố phiếu của Mỹ. Nếu kể thêm vài trăm tỷ đô la đầu tư vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu Mỹ thì Bắc Kinh đang có trong tay một ngàn 850 tỷ đô la tài sản Mỹ trên thị trường Hoa Kỳ.
So với năm 2000 là khi vừa được Chính quyền Bill Clinton cho gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì quả thật là lượng đầu tư của Bắc Kinh vào thị trường Mỹ tăng gần gấp đôi nhưng lượng tiền ấy từ đâu ra và dùng vào việc gì? Thứ nhất, Trung Quốc xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ, được xuất siêu nên thu về đô la thì lại đầu tư vào Mỹ dưới dạng trái phiếu hay cổ phiếu. Thế thì sao họ không đầu tư vào trong nước, hoặc vào các nước khác, như Âu Châu hay Nhật Bản chẳng hạn? Tại sao có tiền lại cho Mỹ vay đến độ thành chủ nợ số một của Mỹ? Vì nơi đây là an toàn hơn cả!
Tầu là chủ nợ lớn nhất trong mấy năm, nhưng từ Tháng 11 thì nhường vị trí đó Nhật rồi.
– Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi nắm trong tay một ngàn 150 tỷ đô la Công khố phiếu của Mỹ, Bắc Kinh có thể gây sức ép là dọa “đòi nợ”, tức là bán Công khố phiếu đó ra thị trường quốc tế, nhưng lãnh hậu quả là càng bán nhiều thì tài sản này của họ càng mất giá. Trong năm nay, họ đã bán rồi, khỏang hơn 11% tổng số nợ họ nắm trong tay, vậy mà kinh tế Mỹ không bị hề hấn gì. Thế rồi sau khi bán ra lấy tiền về, họ có thể đầu tư vào đâu để kiếm lời mà vẫn an toàn? Vào các thị trường Âu Châu hay sao khi tình hình kinh tế Âu Châu còn đầy bất trắc với nạn khủng hoảng ngân hàng của Ý nay sắp bùng nổ? Hay là vào các thị trường Nhật Bản, Anh Quốc, Thụy Sĩ? Không an toàn và đủ dầy bằng thị trường Mỹ! Thành thử ta cần thấy Bắc Kinh có thể dọa nhưng lời hăm ấy không hiệu quả vì họ đã làm, đã lỗ mà chẳng gây thiệt hại gì cho khách nợ là Hoa Kỳ!
Nguyên Lam: Có lẽ chúng ta bắt đầu thấy ra trận thế kinh tế giữa hai nước khi đôi bên đều bắn tiếng hăm dọa. Nhưng chúng ta không thể quên rằng Bắc Kinh đang có một khối dự trữ ngoại tệ cao nhất thế giới. Như vậy, thưa ông Nghĩa, họ có nắm một kho đạn trong tay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra, kho đạn ấy chủ yếu vẫn là đô la Mỹ là ngoại tệ dự trữ số một hiện nay. Bắc Kinh rơi vào vòng luẩn quẩn vì vẫn giàng đồng Nguyên của họ vào tiền Mỹ. Họ muốn định giá đồng Nguyên cho rẻ để bán hàng cho dễ thì đồng bạc mất giá khiến người ta chuyển tiền ra ngoài tìm nơi có lời hơn, làm kinh tế Trung Cộng bị thất thoát tư bản, trong năm qua mất gần ngàn tỷ.
Để tránh tình trạng này, họ phải làm chuyện trái ngược, tức là bán đô la Mỹ mua vào đồng Nguyên nhằm giữ giá đồng bạc. Họ bán đô la Mỹ mà tiền Mỹ chẳng mất giá và nay tăng vọt sau khi ông Trump đắc cử và Ngân hàng Trung ương Mỹ vừa tăng lãi suất. Ngược lại, từ đầu năm 2015 tới nay, kho dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh giảm mất 20%, từ gần bốn ngàn tỷ nay chỉ còn ba ngàn lẻ năm tỷ thôi! Nếu lâm trận mà đòi bán Công khố phiếu như đã bán tức là dùng kho đạn thì chẳng gây hề hấn cho kinh tế Hoa Kỳ, không làm tiền Mỹ mất giá mà còn tự gây họa cho mình.
Kết cuộc thì việc Trung Cộng là chủ nợ của Mỹ chỉ cho thấy nhược điểm kinh tế của họ là quá lệ thuộc vào xuất khẩu và xuất khẩu nhiều nhất là vào thị trường Hoa Kỳ trong khi các thị trường kia vẫn èo uột. Ngày nay, khi Mỹ muốn giảm nhập thì chính Bắc Kinh mới lâm thế kẹt, là chuyện ta sẽ chứng kiến năm nay!
Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông về bài phân tích kỳ này.
Hệ thống THAAD sẽ được lắp đặt trong năm nay
Một lần nữa, Seoul nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng, nhắc lại hệ thống này sẽ được Hoa Kỳ thiết lập trên lãnh thổ Nam Hàn nội trong năm nay.
Trong bản phúc trình mới nhất về an ninh quốc gia, Tổng Trưởng Quốc Phòng Nam Hàn là ông Han Min-Koo viết rằng THAAD là một phần của kế hoạch phòng thủ chống lại nguy cơ gây hấn của Bắc Hàn.
Tuy nhiên, cánh đại biểu đối lập lại cho rằng chuyện đồng ý dựng hệ thống này hay không là quyết định của tân tổng thống, lấy lý do vị tổng thống đương thời là bà Park Geun-hye đang bị tạm ngưng chức, có thể bị tòa hiến pháp ra phán quyết bãi nhiệm.
Cuối năm rồi, bà Park bị quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm vì đã để cho một người bạn thân can dự vào việc điều hành chính phủ. Hiện tòa hiến pháp đang cứu xét xem có đồng ý với quyết định của quốc hội hay không.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/sk-vows-us-missile-system-01042017105343.html
Indonesia – Úc tạm ngưng hoạt động quân sự chung
Indonesia vừa loan báo tạm ngưng tất cả các chương trình thao diễn, huấn luyện quân sự chung với nước Úc láng giềng.
Quyết định được ông Wuryanto, phát ngôn viên quân sự Indonesia, loan báo với báo chí, không cho biết lý do tại sao, dù cho hay hy vọng vấn đề sẽ sớm được giải quyết ổn thỏa.
Theo các giới chức quốc phòng 2 bên, trở ngại xảy ra sau khi binh sĩ Indonesia tìm thấy những tài liệu do phía quân đội Úc in, mang nội dung bị xem là miệt thị Indonesia.
Điều này được bà tổng trưởng quốc phòng Úc Marise Payne xác nhận, cho biết thêm tướng tổng tham mưu trưởng Úc đã gửi thư cho tướng tổng tham mưu trưởng Indonesia, hứa sẽ giải quyết chuyện đáng tiếc này.
Bà Payne cũng nói đang làm việc chặt chẽ với nước bạn, để chương trình thao diễn, huấn luyện chung được thực hiện trở lại trong thời hạn sớm nhất.
Trung Quốc lo ngại chuyến thăm Ấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trung Quốc cho siết chặt an ninh tại khu vực biên giới Tây Tạng nhằm phòng ngừa nguy cơ khủng bố và ly khai.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc loan tin này hôm nay, nêu rõ biện pháp được đưa ra sau khi Bắc Kinh vừa qua kêu gọi New Dehli tránh làm phức tạp tranh chấp giữa hai phía khi lãnh tụ tinh thần của người dân Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến thăm một khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Bắc Kinh luôn cho rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh đạo tinh thần ly khai nguy hiểm; trong khi đó vị khôi nguyên Nobel Hòa bình này thì cho rằng ông chỉ muốn quyền tự trị thực sự cho vùng Tây Tạng. Đây là nơi mà ông phải rời bỏ để sang sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 đến nay.
Các tổ chức theo dõi nhân quyền cho rằng chính quyền Bắc Kinh chà đạp quyền tự do tôn giáo cũng như truyền thống văn hóa của người dân Tây Tạng sau khi quân đội Trung Quốc tiến chiếm vùng đất này vào năm 1950.
Vào năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ từng có một cuộc chiến ngắn với nhau vì tranh chấp biên giới.
Trump ủng hộ Assange
nói Nga không cấp tin cho Wikileaks
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, ông Donald Trump, ủng hộ ý kiến của người sáng lập Wikileaks, ông Julian Assange, theo đó tỏ ý nghi ngờ các tin tình báo cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tại Mỹ.
Ông Assange nói Nga không phải là nguồn cung cấp cho Wikileaks một lượng lớn các thư điện tử bị rò rỉ từ Đảng Dân chủ.
Ông Trump tỏ ý đồng tình. Ông viết trên Twitter: “Assange… nói người Nga không cung cấp cho ông các thông tin này!”
Vị tổng thống đắc cử vẫn nhắc đi nhắc lại việc ông không chấp nhận kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ.
Một vài cơ quan của Mỹ trong đó có Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ (CIA) tin rằng Nga đã trực tiếp xâm nhập mạng, chống lại Đảng Dân chủ và chiến dịch của ứng viên Dân chủ, bà Hillary Clinton.
Thông tin mà Wikileaks và các cơ quan truyền thông khác công bố là nhằm giúp ông Trump thắng cử, theo FBI và CIA.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News, ông Assange nhắc lại tuyên bố của ông rằng Nga không đứng sau vụ rò rỉ này.
Ông nói một thiếu niên 14 tuổi cũng có thể thực hiện được một trong những vụ xâm nhập vào email của ông John Podesta, trợ lý hàng đầu của bà Clinton.
Hồi năm 2010, một vài nhân vật hàng đầu của Đảng Cộng hòa đã kêu gọi bỏ tù ông Assange sau khi trang Wikileaks công bố hàng ngàn điện tín ngoại giao gây khó xử cho Hoa Kỳ do cựu nhân viên quân đội, binh nhì Chelsea Manning, rò rỉ ra.
Hôm thứ Tư, ông Trump đã hai lần đăng trên Twitter ủng hộ ý kiến mà ông Assange nói trên kênh Fox News.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38508521
Chủ tiệm nail người Việt
nói về vụ Anh bắt nhập cư lậu
Gần 100 người làm việc trong các tiệm làm móng tay, đa phần là người Việt, đã bị bắt vì tình nghi nhập cư trái phép trong một Chiến dịch truy quét nhằm hạn chế nhập cư bất hợp pháp của Chính phủ Anh hồi tháng 12.
BBC Tiếng Việt phỏng vấn một số chủ tiệm nail người Việt ở London sau sự việc này.
Luật pháp nghiêm minh
Ông Tuấn (không phải tên thật), một người mở dịch vụ làm đẹp, sơn sửa móng tay ở London đã hơn 18 năm, cho biết cách đây khoảng hai tuần, người của Cục di trú Anh đã đến thăm tiệm của ông.
Bốn nhân viên có mặt ở tiệm hôm đó đều có giấy tờ đầy đủ và không ai bị bắt. Ông nói mình là một trong những chủ tiệm may mắn vì tất cả các nhân viên đều có giấy tờ hợp pháp.
“Chính phủ Anh đã đặt ra luật pháp rồi, nếu mình không tôn trọng luật pháp của người ta mà cố tình nhận vào thì mình phải chịu sự trừng phạt của luật pháp thôi”, ông cho biết.
Nhưng ông cũng nói thêm, không phải tiệm nào cũng may mắn thuê được người có giấy tờ hợp pháp. Những người có giấy tờ không nhiều mà tiệm nail thì lại nhiều.
Ông Quốc (không phải tên thật), một người trước đây đã từng làm trong nghề nail, nói: “Luật pháp nước Anh là nghiêm minh. Chuyện bắt giữ những người không có giấy tờ hợp pháp là đúng có gì mà thắc mắc.”
“Nô lệ thời hiện đại”?
Trả lời câu hỏi của BBC về một số ý kiến cho rằng có những người làm thuê trong các tiệm móng chân móng tay là nạn nhân của “nô lệ thời hiện đại”, ông Tuấn cho rằng điều này là “không chính xác”.
“Các chủ tiệm Việt Nam không ép buộc ai làm việc hay bóc lột sức lao động của ai cả. Các nhân viên đến làm đều có hợp đồng hoặc có sự thỏa thuận. Nếu người ta hài lòng thì người ta mới làm, còn nếu không thì họ cũng bỏ luôn. Nói chủ tiệm bóc lột sức lao động của những người không giấy tờ là không đúng.”
Nếu ở Việt Nam mà đi làm “nô lệ” được 400-500 bảng một tuần thì chắc nhiều người cũng muốn làm “nô lệ”, ông Tuấn đùa.
Theo ông, chiến dịch truy quét này nói chung sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc kinh doanh của các tiệm nail. Các chủ tiệm không dám nhận những người không có giấy tờ hợp pháp mặc dù họ có tay nghề cao.
Đối với những người làm công từ Việt Nam sang, nếu không có giấy tờ hợp pháp thì họ sẽ không được đi làm và không được hưởng chế độ trợ cấp gì của chính phủ.
Theo ông Tuấn, “nhiều người phải chuyển sang con đường trộm cắp để kiếm sống, làm tăng thêm tệ nạn ở nước Anh này”.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38508870
Phàn Chi Hoa: nổ súng bắn bí thư và chủ tịch
Quan chức Sở Nhà đất bắn trọng thương Bí thư và Chủ tịch một thành phố ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Thủ phạm là Giám đốc Sở Nhà đất thành phố Phàn Chi Hoa, ông Trần Trung Thứ đã tự sát sau đó, theo báo chí Trung Quốc.
Hai người bị bắn trọng thương ngay tại một hội nghị triển lãm là Bí thư Trương Diệm và Thị trưởng Lý Kiến Cần của Phàn Chi Hoa.
Hai nạn nhân đã được cứu chữa trong bệnh viện địa phương, theo BBC Tiếng Trung hôm 04/1/2017.
Lý do vụ án cho đến nay, theo cảnh sát Trung Quốc là ‘bức xúc cá nhân’.
Nhưng một báo Hong Kong cho hay ông Trần Trung Thứ biết tin ông bị cấp trên ra lệnh điều tra liên quan đến một vụ mua bán đất đai nên đã có hành động trả thù.
Phàn Chi Hoa là đô thị nằm ở khu vực khai khoáng có sắt và nhiều quặng quý như titanium thuộc tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc.
Năm 1958, Mao Trạch Đông tung ra khẩu hiệu biến nơi đây thành ‘trung tâm gang thép’ của nước Trung Quốc thời xây dựng chế độ công nông.
Từ đó, đầu tư đổ về Phàn Chi Hoa, và đến năm 2010, đô thị này có 1,2 triệu dân.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38506279
Trump yêu cầu
ngừng đưa tù nhân khỏi Vịnh Guantanamo
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ không thả hoặc chuyển thêm tù nhân khỏi nhà tù Vịnh Guantanamo ở Cuba.
Ông cho biết những tù nhân còn lại “vô cùng nguy hiểm và không nên được cho phép trở lại”.
Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ đóng cửa nhà tù trong nhiệm kỳ của ông và ra lệnh chuyển nhiều tù nhân khỏi nơi này.
Khoảng 60 tù nhân vẫn còn ở Vịnh Guantanamo và Nhà Trắng cho biết hôm 3/1 rằng họ mong đợi nhiều tù nhân sẽ được chuyển đi trước hôm 20/1.
Ông Trump phản đối kế hoạch đóng cửa Vịnh Guantanamo của ông Obama trong chiến dịch tranh cử.
Tháng 2/2016, ông nói: “Sáng nay, tôi đã xem Tổng thống Obama nói về Vịnh Guantanamo, mà dù gì đi chăng nữa chúng ta vẫn phải duy trì nhà tù này.”
“Chúng ta sẽ tống vào đó những gã xấu xa, tin tôi đi.”
Gordon Corera, phóng viên an ninh BBC, phân tích: “Tổng thống Obama cam kết sẽ đóng cửa nhà tù Vịnh Guantanamo khi ông đương chức. Nhưng liệu Trump sẽ làm gì?
Về Guantanamo cùng rất nhiều vấn đề khác, không ai chắc chắn những gì sẽ diễn ra sau ngày 20/1″.
Hôm 17/12/2016, truyền thông Hoa Kỳ tường thuật Lầu Năm Góc lên kế hoạch chuyển thêm 17 tù nhân khỏi Vịnh Guantanamo trong những tuần tới.
Nhà tù Vịnh Guantanamo đặt ở vị trí căn cứ hải quân của Mỹ tại Đông Nam Cuba.
Vịnh Guantanamo được dùng làm nơi giam giữ những tù nhân mà Washington gọi là “chiến binh thù nghịch”, sau cuộc tấn công 11/9/2001.
20 tù nhân đầu tiên được chuyển đến Vịnh Guantanamo hôm 11/1/2002, và tổng cộng 780 người bị giam kể từ thời điểm đó – phần lớn trong số họ bị giam mà không qua xét xử.
Ông Obama phê duyệt việc chuyển tù nhân thường xuyên nhưng Quốc hội do phe Cộng hòa chiếm đa số thắt chặt các hạn chế, yêu cầu Lầu Năm Góc báo cáo rằng các tiêu chuẩn an ninh được đáp ứng ít nhất 30 ngày trước bất kỳ động thái nào như vậy.
Những tù nhân được đưa khỏi Vịnh Guantanamo được chuyển đến các nước khác và các nhà lập pháp ngăn bất kỳ ý định cho phép các tù nhân vào Mỹ.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38494135
Đại sứ Anh tại LHCÂ từ chức gây rắc rối cho Brexit
Đại sứ Anh bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu ông Ivan Rogers đột nhiên từ chức vào hôm qua, 03/01/2017 mà không hề thông báo trước và cũng không một lời giải thích. Chỉ còn cách 3 tháng nữa là thủ tục Brexit – Anh ra khỏi Liên Hiệp – được khởi động. Việc ông Rogers, một người nhiều kinh nghiệm về Châu Âu dập cửa ra đi sẽ gây thêm khó khăn không ít cho chính phủ Anh trên hồ sơ rất phức tạp này.
Thông tín viên RFI, Muriel Delcroix từ Luân Đôn nêu bật cú sốc gây chấn động trong chính giới Anh Quốc sau vụ từ chức :
Rốt cuộc thì Sir Ivan Rogers đã bỏ cuộc do những bất đồng sâu sắc với ê kíp của nữ thủ tướng Anh Theresa May và những bộ khác liên quan đến những thương lượng về hồ sơ Brexit.
Theo báo The Times, trích dẫn những người thân cận với ông Rogers, th ì ông không chấp nhận thái độ của những cố vấn của thủ tướng muốn điều khiển mọi chuyện và phớt lờ những lời cảnh báo của ông.
Ông Ivan Rogers cũng bất đồng ý kiến với ê kíp của ông David Davis, bộ trưởng đặc trách hồ sơ Brexit và là một người chủ trương triệt để ra khỏi Châu Âu. Ông đã cảnh báo chính phủ Anh là việc thương lượng lại một thỏa thuận thương mại mới với Châu Âu sẽ mất nhiều thời gian và chưa chắc sẽ đúc kết được trước 10 năm.
Phát biểu của ông bị báo chí tiết lộ đã gây tức giận nơi những người mong muốn Anh Quốc mau chóng ra khỏi Châu Âu. Họ cho ông là một kẻ « bi quan tồi tệ mang đến điềm gở » và rất hài lòng về việc ông từ chức.
Nhưng ngược lại, những nhân vật thân Châu Âu thì lo ngại hậu quả việc một nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm về các hồ sơ Châu Âu từ chức. Điều này sẽ khiến chiến lược Brexit của chính phủ sẽ thêm khó khăn và cuộc « ly dị » với Bruxelles sẽ không êm thắm.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170104-anh-quoc-dai-su-anh-tai-lhca-tu-chuc-gay-rac-roi-cho-brexit
« Bunker 42 » :
Căn cứ quân sự bí mật dưới lòng thủ đô Nga
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Bang Xô Viết đã chuẩn bị một cách chu đáo cho Thế Chiến Thứ 3. Gần một ngàn nơi ẩn náu tránh bức xạ nguyên tử đã được xây dựng trên khắp lãnh thổ của Liên Xô cũ. Công trình xây dựng bunker cuối cùng đã được tiến hành tại Crimée năm 1989, nhưng công trình này đã bị bỏ rơi giữa chừng.
Ngày nay, duy chỉ có một bunker nằm ở ngay giữa lòng thủ đô Matxcơva, « Bunker-42 », là được giải mật. Năm 2006, chính phủ Nga tổ chức bán đấu giá « Bunker – 42 » và « địa điểm đặc biệt » này đã được tu sửa để biến thành « Bảo tàng Chiến tranh Lạnh », mở cửa cho công chúng.
Gọi là « điểm tham quan đặc biệt » là vì bunker này được xây dựng dưới thời nhà lãnh đạo độc tài Staline, trong vòng sáu năm 1951-1956, theo như giải thích của anh Hữu Nghị, giám đốc công ty du lịch ROLIM TRAVEL tại Matxcơva :
« Căn hầm được xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ XX để phòng một cuộc chiến tranh hạt nhân. Đến nay, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều bí mật của lịch sử Xô Viết. Bunker-42 hay “Bảo tàng Chiến tranh Lạnh” là căn hầm có độ sâu 65 m so với mặt đất Moscow, tương đương với độ cao của một tòa nhà 18 tầng. Hành lang căn hầm được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn bức xạ điện tử dẫn đến một trong những nơi từng là cơ sở quân sự bí mật nhất dưới thời Liên Xô.
Căn hầm có tổng diện tích 7.000 m2. Những công nhân tàu điện ngầm đã xây dựng công trình này trong 6 năm, tuy nhiên họ không hề biết đây là một căn cứ quân sự. Nguyên lý xây dựng căn cứ này giống như các nhà ga tàu điện ngầm, toàn bộ vật liệu được sử dụng bằng gang và bê tông.
Năm 1956 hầm được chuyển giao cho bộ Quốc Phòng. Trong suốt 30 năm (1956-1986), Bộ Chỉ huy Không quân tầm xa Liên Xô đã đóng quân ở đây và thực hiện nhiều cuộc họp quan trọng. Trong hầm 24 giờ luôn có 1 ca trực gồm binh lính và các chuyên gia dân sự, để đảm bảo các máy móc, thiết bị và cung ứng luôn trong trạng thái sẵn sàng. Khi có báo động hay diễn tập thì sẽ có 4 đội trực. »
Vì sao có tên gọi là Bunker 42 ? Theo giải thích của ông Andrei Kacheiev, giám đốc bảo tàng với Murielle Pomponne, thông tín viên đài RFI tại Matxcơva, « Số 4 có nghĩa là 4 khối. Về số 2, theo như nhiều người nói, bunker nằm dưới điện Kremlin là số 1, và căn hầm này thì được đánh số 2 ».
Cũng theo ông Kacheiev, « lối vào bunker được đóng kín bằng hai cánh cửa kéo, mỗi bên nặng hai tấn. Do đó, trong trường hợp xảy ra một vụ nổ hạt nhân, những người trú ẩn trong hầm vẫn được bảo đảm an toàn trước mọi vụ nổ có sức mạnh tương đương bằng hai quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki ».
Vị giám đốc kể lại khu vực này đã chuyển sang chế độ hoạt động quân sự ra sao trong cuộc khủng hoảng Cuba. « Vào tháng 10/1962, trong vòng 10 ngày, thế giới tưởng chừng như sắp bước vào thế chiến thứ ba giữa Hoa Kỳ và Nga. Chỉ còn thiếu một lệnh đưa ra là tên lửa có thể được phóng đi. Tất cả các cánh cửa đi vào bunker đều bị đóng chặt. Không có việc luân chuyển nhân sự. 600 người đã được huy động có mặt tại chỗ theo lệnh đưa ra chuẩn bị cho thế chiến thứ ba. Bunker này có tự cung cấp năng lượng, tự vận hành như một chiếc tầu ngầm hạt nhân đang hoạt động ».
Nguồn lương thực và năng lượng dự trữ có thể đủ cho một tháng. Sau đó nguồn cung ứng sẽ được chuyển đến bằng đường tầu điện ngầm nhờ vào hai lối thông trực tiếp.
Dưới hầm, ngoài Bộ Chỉ Huy Không quân Tầm xa Liên Xô, còn có cả trung tâm điện tín, đài phát thanh và trung tâm nghiên cứu trắc địa v.v… Khu vực này tuy được mở cửa cho công chúng, nhưng người xem bị cấm chụp ảnh. Ông Kacheiev giải thích tiếp :
« Đây là bàn làm việc của sĩ quan điện tín. Vào thời kỳ đó có đến hàng trăm vị trí như vậy, hệ thống hoạt động nhờ vào các đèn điện tử chân không, do đó ở đây rất là nóng. Từ vị trí này người ta có thể liên lạc với bất kỳ nơi nào trên toàn lãnh thổ và trên thế giới. Và từ đó có thể ra lệnh cho các đội bay bất kể ở đâu. Hiện một phần thiết bị vẫn còn đang hoạt động, do đó gian phòng này bị cấm chụp ảnh ».
Trong suốt 30 năm hoạt động và mãi cho đến khi được giải mật, không ai ngờ rằng nằm ẩn sâu trong một ngôi nhà tầm thường cao hai tầng, trên một con đường nhỏ chẳng mấy tiếng tăm gì, lại là một căn cứ quân sự. Cho mãi đến tận năm 1986, đèn trong tòa nhà lúc sáng, lúc tắt, những bình hoa được dời tới dời lui, tạo cảm giác như có người sinh sống tại đây.
Thế nhưng căn cứ này hoạt động 24/24 giờ. Nhân viên làm việc tại đây ra vào theo một quy trình nghiêm ngặt. Từng nhóm gồm 3 người mặc đồng phục đi vào tòa nhà theo một khoảng cách đều đặn. Sơ đồ này cũng áp dụng tương tự khi đi ra. Về phần các quân nhân, họ nhận được chỉ thị trả lời những người hiếu kỳ là tòa nhà này có chứa một thư viện cho quân đội. Còn đối với một số chuyên gia cộng tác tạm thời với căn cứ này được bịt mắt dẫn đến nơi làm việc. Họ đi vào khu bunker bằng nhiều đường hầm bí mật.
Thế nhưng, theo anh Hữu Nghị, « Giữa những năm 80 hầm được tháo dỡ toàn bộ thiết bị để trang bị lại và hiện đại hóa, nhưng tình hình chính trị thay đổi, sự đối đầu giữa URSS và phương Tây dịu đi, nên vào năm 2000 công trình được giải mật. Căn hầm trở thành bảo tàng vào năm 2006 sau khi Cục Tài sản Quốc gia Nga mua lại với giá 65 triệu rub và nó được khôi phục lại.
Sau hơn nửa thế kỷ tồn tại bí mật, căn hầm với mã số 42 mới được những người dân Nga biết đến lần đầu tiên vào năm 2007, trong khi có truyền thuyết về một đường hầm số 41 nằm đâu đó dưới chân điện Kremlin. Đến nay, nhiều người vẫn nói rằng trong lòng đất Moscow vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật của quá khứ. »
Ngoài việc được xem lại những thước phim tài liệu thuật lại những năm tháng đối đầu giữa hai cường quốc quân sự lúc bấy giờ Nga – Mỹ, cuộc chạy đua vũ trang và căng thẳng quốc tế, việc tham gia vào một tình huống giả định phóng tên lửa hạt nhân đáp trả một vụ tấn công từ Hoa Kỳ, là một trong những yếu tố không thể thiếu trong cuộc viếng thăm có hướng dẫn.
Một hồi còi báo động hụ lên. Khách tham quan, nhận được lệnh « nội bất xuất, ngoại bất nhập ». Trong lúc chờ, người xem được quyền đến dùng bữa ăn tại khối nhà số 3. Ở đây họ có thể thưởng thức các món ăn ưa thích của các nhà lãnh đạo Liên Xô cũ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170104-%C2%AB-bunker-42-%C2%BB-can-cu-quan-su-bi-mat-duoi-long-thu-do-nga