Tin khắp nơi – 03/08/2020
Bầu cử 2020: Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh – Nick Bryant
Nhận định khởi đầu của tôi với Joe Biden là những nhược điểm khiến ông khó bảo đảm việc được đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ cuối cùng lại chính là điều sẽ giúp ông dễ dàng giành được chức tổng thống.
Vào thời điểm Đảng Dân chủ đang chần chừ nghiêng về phía bên trái, chủ nghĩa ôn hòa, thực dụng của Biden sẽ có lợi, vì các cử tri đội mũ cứng ở Rust Belt và các bà mẹ Starbucks ở vùng ngoại ô của các tiểu bang chưa nghiêng hẳn về đảng nào sẽ thấy điều đó không gây nguy hiểm. Và việc thiếu khả năng làm sôi động đám đông cũng không nhất thiết là một nhược điểm.
Rốt cuộc, nhiều người Mỹ đang khao khát một nhiệm kỳ tổng thống mà họ có thể chỉ có như tiếng nhạc nền: nhạc jazz nhẹ nhàng sau tiếng kim loại nặng nề suốt ba bốn năm của Trump.
Sự dễ mến của Biden là chìa khóa, nụ cười gần như triết lý của ông. Trong một nền chính trị thường được thúc đẩy bởi sự phân rẽ tiêu cực giữa hai đảng -bằng sự khinh ghét đối thủ nhiều hơn sự nhiệt thành cho ứng cử viên của chính đảng mình – Biden sẽ khó biến thành một nhân vật đáng ghét. Chắc chắn, ông không thể nào phân cực như Hillary Clinton, người mà những khuyết điểm đã giúp Trump giành chiến thắng một cách bất ngờ năm 2016.
Sau đó, tôi đến Iowa và New Hampshire và bị sốc khi thấy người đàn ông 77 tuổi này hầu như không thể điều chỉnh giai điệu. Các bài phát biểu của ông trở thành những lời độc thoại lan man, lúc thì một hồi tưởng từ sự nghiệp Thượng viện của ông, lúc khác nhắc một cái tên từ nhiệm kỳ phó tổng thống. Vòng vo và uốn khúc, dòng suy nghĩ của ông thường xuyên trật ra khỏi đường rầy.
Những giai thoại dường như không đưa ra bất kỳ quan điểm chính trị nào; và trong khi ông nói một cách chung chung mơ hồ về việc chuộc linh hồn của nước Mỹ, ông không bao giờ tiết lộ chính xác điều đó có nghĩa gì. Tuy ông vẫn có thể cười rất tươi, nhưng sự xuất hiện của ông trước mặt chúng tôi như một sự hiện diện của khung cảnh, người đang vật lộn vất vả để tìm cách thắp sáng một căn phòng.
Trong 30 năm tường trình về chính trị Hoa Kỳ, ông có lẽ là ứng cử viên dẫn đầu ít tỏa sáng nhất mà tôi từng thấy, thậm chí còn tệ hơn cả Jeb Bush năm 2016. Cựu thống đốc tiểu bang Florida ít nhất có thể hoàn thành một câu nói có đầu đuôi, ngay cả khi không ai hoan nghênh khi câu nói đó kết thúc . Sau khi Biden kết thúc ở vị trí thứ tư của tiểu bang Iowa và vị trí thứ năm ở New Hampshire, nhiều người trong báo giới chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc ông nên đeo đôi kính mát thương hiệu Aviator của mình và lái xe về phía tây đi vào hoàng hôn.
Thay vào đó, tất nhiên, Biden đã đến tiểu bang South Carolina, nơi ông nhận được sự chứng thực của Jim Clyburn, một nghị sĩ Dân chủ da đen có ảnh hưởng, và sự hỗ trợ của người Mỹ gốc châu Phi đã giúp ông hồi sinh, giống như Lazarus trở về từ cõi chết. Các đối thủ ôn hòa, chẳng hạn như Pete Buttigieg và Amy Klobuchar, rời khỏi cuộc đua, kết hợp quanh ứng cử viên có kinh nghiệm chính trị lâu năm, được xem là có cơ hội tốt nhất để chống lại thách thức từ ứng cử viên Bernie Sanders đang trỗi dậy. Đối mặt với viễn cảnh đáng báo động về một người cổ động xã hội chủ nghĩa, một thời nổi lên với tư cách có thể là ứng cử viên của đảng, họ đập vỡ kính khẩn cấp với hy vọng Joe có thể dập tắt được khối lửa.
Người hùng chiến tranh có thể đứng cùng liên danh với Biden
Liệu hồ sơ chính trị của Joe Biden có gây bất lợi cho ông?
Cuộc đua vào Nhà Trắng lần thứ ba của Joe Biden
Biden sẽ không tổ chức vận động tranh cử trong bối cảnh đại dịch
Những ngày sau đó, sau chuỗi chiến thắng của Biden vào Siêu thứ ba, một số chuyên gia ngạc nhiên về chiến thắng của ông ở các tiểu bang ông thậm chí không vận động. Nhưng điều ngược lại cũng có thể đúng. Biden có thể đã được ủng hộ nhiều ở những nơi chính vì sự vắng mặt của ông ấy. Bài học rút tỉa từ Iowa và New Hampshire, sau tất cả, là càng nhiều cử tri nhìn thấy ông, họ càng ít có khả năng bỏ phiếu cho ông. Cuộc tranh cử thầm lặng của ông trước Siêu thứ Ba đã giúp ông kết thúc được cuộc đua giành đề cử.
Việc phong tỏa vì Covid, sau đó, đã mang lại nhiều lợi ích cho cuộc tranh cử của Biden. Nhiều tháng hoạt động trong tầng hầm của tư gia ông ở tiểu bang Delaware đã cung cấp một chiếc áo choàng vô hình nhưng hữu dụng. Giãn cách xã hội thậm chí đã giúp vô hiệu hóa một vấn đề mà trước đây có nguy cơ làm hại chiến dịch tranh cử của ông: rằng ông ta không khéo léo với phụ nữ, thân tình không đúng chỗ.
Đọc thêm về đề tài bầu cử Mỹ 2020
Quan trọng hơn, đại dịch đã dẹp tan cuộc chiến ý thức hệ trong Đảng Dân chủ. Biden đạt được thỏa thuận thống nhất với Bernie Sanders mà không cần phải nhượng bộ cho phe tả; ngăn chặn được chính sách chăm sóc sức khỏe toàn cầu đầy hứa hẹn và Thỏa thuận mới xanh, và tránh hoàn toàn được các vấn đề phân cực như bãi bỏ ICE (cơ quan Thực thi Chính sách Di trú và Hải quan), hoặc xem việc vượt biên trái phép là tội hình sự.
Biden, vì thế, chắc chắn sẽ mất một số hỗ trợ của cử tri cấp tiến, đặc biệt là trong giới trẻ, nhưng chiến dịch tranh cử của ông tính toán rằng, điều này sẽ được bù đắp bằng cách thu hút sự ủng hộ của người cao niên và người về hưu, nhiều người trong số này đã một thời ủng hộ Trump. Không chỉ người cao tuổi bỏ phiếu với tỷ lệ cao hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác, họ cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì Covid-19.
Sau khởi đầu của cuộc vận động tranh cử cam go, Biden dường như đã được virus corona tặng cho một phiên bản chính trị của các loại kháng thể, giúp ông chống lại những bệnh nền mình sẵn có.
Câu chuyện của đời Biden cũng là một tiếng vang buồn thảm trong thời gian nhiều đau buồn này. Ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Thượng viện năm 1972, ông đau buồn khi mất người vợ đầu tiên, Neilia, và cô con gái 13 tháng, Naomi, trong một tai nạn xe hơi. Sau đó vào năm 2015, ông chứng kiến con trai mình, Beau, người sống sót sau vụ tai nạn xe hơi đó, chết vì một dạng ung thư não hiếm gặp. Biden có bản năng đồng cảm. Điều này đặt ông trên cùng một vùng cảm xúc với nhiều người trong số hơn 150.000 gia đình gần đây đã mất người thân do hậu quả của virus corona.
Cho đến nay, chiến lược vận động tranh cử dưới hầm của Biden đã chứng tỏ có khả năng chống lại các vụ đánh bom vào hầm của chiến dịch Trump 2020 – những cáo buộc về sự già nua, cáo buộc ông đã trở thành bù nhìn của phe cánh tả, tuyên bố sai lầm rằng chính sách bớt ngân sách của cảnh sát đã hình thành một phần của mối quan hệ với Bernie Sanders. Thay vào đó, trọng tâm của cử tri Mỹ hiện đang tập trung vào nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump.
Thường thì một tổng thống đương nhiệm chiếm nhiều lợi thế. Kể từ thập niên 1980, chỉ có một tổng thống đang tại chức, George Herbert Walker Bush, thất bại trong cuộc tái tranh cử. Ngay cả trong giai đoạn hậu chiến từ năm 1945 đến năm 1980, khi chỉ có một Tổng thống, Dwight D. Eisenhower, hoàn tất thành công hai nhiệm kỳ, các cử tri đã chỉ lật đổ chỉ hai tổng thống đương nhiệm – Gerald Ford và Jimmy Carter. Ông Donald Trump, tuy nhiên, đã vô hiệu hóa lợi ích của việc tại chức vì những xử lý sai về đại dịch.
Bầu cử 2020:Tuần lễ mọi việc thay đổi cho Donald Trump
Mỹ: Báo giới không được tham dự Đại hội Toàn quốc của đảng Cộng hòa
Theo nguyên tắc thông thường, tại chức kết hợp với nền kinh tế mạnh mẽ gần như đảm bảo cho việc tái đắc cử – năm 1992, Bush cha, chủ yếu là nạn nhân của một nền kinh tế suy thoái đã không thể phục hồi được trước ngày bầu cử. Nhưng Covid-19, tất nhiên, đã làm suy giảm nền kinh tế, gây ra cú sốc kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng. Các cử tri đã chỉ vào quỹ nghỉ hưu 401K tăng vọt của mình để hợp lý hóa việc ủng hộ một tổng thống có hành vi mà họ thường thấy khó chịu, hiện đang tìm lựa chọn khác. Nhiều người, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy, đã thôi không còn ủng hộ Trump như trước đây.
Ngay cả một số người được cho là trung thành với Trump, những cử tri da trắng không có trình độ đại học, số người then chốt trong giới cử tri của Trump, cũng đang bỏ rơi ông. Đầu năm nay, Trump dẫn đầu 31 điểm trong nhóm nhân khẩu học này, nhưng gần đây đã giảm 10 điểm.
Thăm dò ý kiến cho thấy một số lượng cử tri da trắng lớn bất ngờ không tán thành việc tổng thống xử lý các cuộc biểu tình chủng tộc, sau cái chết được cho là do bị cảnh sát da trắng giết hại của George Floyd. Họ đã không đáp ứng chính sách luật và trật tự cứng rắn của Trump, vốn học từ chiến dịch tranh cử giành chiến thắng của Richard Nixon vào năm 1968 sau một mùa hè dài của sự hỗn loạn chủng tộc.
Có thể Trump đã không đánh giá được sự khác biệt chính giữa lúc đó và bây giờ. Năm 1968, Nixon không phải là tổng thống.
Các cuộc bầu cử thường được xếp hạng như một lựa chọn giữa sự liên tục và sự thay đổi. Tuy nhiên, điểm lợi cho Biden là ông cung cấp cho cử tri một phiên bản của cả hai.
Đối với tám trong số 10 người Mỹ, mà các cuộc thăm dò nói, họ tin rằng đất nước đang đi sai hướng, ông Biden hứa sẽ điều chỉnh. Vì vậy, Biden có thể mô tả mình như một ứng cử viên của sự thay đổi.
Nhưng bằng cách cam kết phục vụ như một tổng thống bình thường, trở lại các quy tắc ứng xử mà đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã tuân thủ trong nhiều thập niên, Biden cũng đại diện cho một sự liên tục, việc sửa chữa một giây xích, trong đó Trump trở thành cái mắt xích còn thiếu.Do những tiên đoán sai lầm của năm 2016, có thể hiểu được tại sao lần này giới phân tích không muốn dự đoán, và kết luận rằng vị tổng thống đang bị bỏ xa trên mười điểm trong hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia, và cả trong thăm dò của các tiểu bang nghiêng ngửa, đã sắp hết thời.
Thận trọng như thế là đúng. Khi Biden mạo hiểm ra khỏi hầm nhà mình thường xuyên hơn, ông sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn. Các phóng viên tường trình cuộc tranh cử sẽ sớm mệt mỏi khi phải viết lại cùng một câu chuyện về những rắc rối của Trump, và có thể tìm cách đưa nhiều giá trị giải trí vào báo chí, kịch hóa cuộc đua bằng cách nắm bắt ngay cả những cú trượt hoặc vấp ngã nhỏ nhất của Biden.
Ngoài ra, còn có những điều mơ hồ của Đại cử tri đoàn, có nghĩa là Donald Trump có thể giành được nhiệm kỳ thứ hai ngay cả khi ông thua phiếu phổ thông, như trường hợp năm 2016. Chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng một cuộc bầu cử bị khiếu nại sẽ được quyết định tại các tòa án .
Hiển nhiên, đoan chắc sự thất bại của Trump sẽ là một hành động điên rồ. Trump đã sống sót nhiều vụ tai nạn xe hơi hơn bất kỳ tổng thống đương thời nào khác.
Nhưng trong bốn năm qua, mô sẹo đã tích tụ và đại dịch đã để lại cho Trump những vết thương do mình tự gây ra. Bên cạnh đó, ngay cả một số người ủng hộ đã đặt niềm tin vào ông cũng đang mệt mỏi với những mánh khóe trốn chạy của ông – sự kiêu hãnh, việc vặn vẹo sự thật và những lời lăng mạ.
Cuộc bầu cử năm 2020 đã trở thành cuộc bầu cử Covid. Chính nhược điểm của tổng thống đang khiến cho đối thủ Joe Biden trông rất mạnh mẽ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53626506
Các phi hành gia NASA trở về Trái đất thành công
từ Trạm vũ trụ Quốc tế
Bình luậnVăn Thiện
Hôm chủ Nhật, 2 phi hành gia của NASA Bob Behnken và Doug Hurley, những người được đưa lên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS), đã trở lại Trái đất thành công sau khi viên nang Crew Dragon mới của SpaceX rơi xuống Vịnh Mexico. Đây cũng là chuyến đi có phi hành đoàn đầu tiên lên trạm từ đất Mỹ sau 9 năm.
Hôm thứ Bảy, viên nang Crew Dragon Endeavor chứa Behnken và Hurley đã bắt đầu rời khỏi Trạm vũ trụ Quốc tế và bay trở về Trái đất. Theo lịch trình, họ đã hạ cánh ngoài khơi bờ biển Pensacola của Florida lúc 2:48 chiều giờ Miền đông Bắc Mỹ (1:48 sáng giờ Hà Nội) sau chuyến hành trình dài 21 giờ.
Chuyến bay trở về thành công của các phi hành gia là chuyến đầu tiên của NASA trong 45 năm qua. Đây cũng là là thử nghiệm quan trọng cuối cùng về việc tàu vũ trụ của Elon Musk sẽ có thể vận chuyển
các phi hành gia đến và đi từ quỹ đạo hay không, công việc mà trước đó không một công ty tư nhân nào hoàn thành.
Sau khi cánh cửa viên nang mở ra, Behnken nói với trung tâm điều khiển nhiệm vụ của SpaceX ở Hawthorne, California: “Cảm ơn vì đã thực hiện những phần khó nhất và những phần quan trọng nhất trong chuyến bay của loài người vào không gian vũ trụ – đưa chúng tôi lên quỹ đạo và đưa chúng tôi về Trái đất”.
“Tôi tự hào là một phần nhỏ trong toàn bộ nỗ lực để đạt được việc một công ty đưa con người đến và đi từ trạm vũ trụ”, ông Hurley nói, giơ ngón tay cái lên khi ông được đưa khỏi tàu vũ trụ trên cáng – thủ tục thông thường khi các phi hành gia điều chỉnh lại để phù hợp môi trường Trái đất.
2 bộ dù hoạt động độc lập gắn sẵn vào viên nang đã giúp nó giảm tốc độ hạ cánh từ 17.500 mph (khoảng 28.000 km/h) xuống đến 350 mph (570 km/h) khi trở lại khí quyển, và cuối cùng là 15 mph (24 km/h) tại thời điểm rơi xuống nước.
Khi viên nang trở lại bầu khí quyển trái đất, lớp vỏ ngoài của nó có thể chịu được nhiệt độ lên tới 3.500 độ F (1.927 độ C). Trong khi đó, các phi hành gia Behnken và Hurley, mặc bộ đồ bay màu trắng của SpaceX ngồi trong cabin, trải qua nhiệt độ 85 độ F (29.4 độ C).
Cặp đôi sẽ trải qua kiểm tra y tế trên bờ ở Pensacola trước khi bay đến Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA ở Houston, Texas.
Công ty của tỷ phú Elon Musk, SpaceX trở thành công ty tư nhân đầu tiên đưa con người lên quỹ đạo.
Nhiệm vụ, được đề xuất bởi Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA vào ngày 31/5, đánh dấu lần đầu tiên cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ đưa con người lên quỹ đạo từ đất Mỹ kể từ khi chương trình tàu con thoi của họ dừng vào năm 2011. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã dựa vào chương trình vũ trụ của Nga để đưa phi hành gia của mình lên trạm vũ trụ.
Behnken và Hurley gỡ viên nang khỏi trạm vũ trụ vào cuối ngày thứ Bảy và bắt đầu giảm dần độ cao quỹ đạo của nó. Sáng Chủ nhật họ được đánh thức bởi các cuộc gọi từ con trai của họ.
Con trai của Hurley nói trong một tin nhắn được ghi lại gửi đến viên nang: “Chào buổi sáng Dragon Endeavour. Con rất vui khi ba bay lên vũ trụ nhưng con thậm chí còn vui hơn khi ba trở về nhà”.
Các quan chức của NASA cho biết viên nang Crew Dragon, có 7 ghế phi hành gia, đã ở trong tình trạng “rất khỏe mạnh” khi neo đậu tại trạm vũ trụ, nơi các phi hành gia tiến hành các thử nghiệm và theo dõi cách tàu vũ trụ hoạt động trong không gian.
Với mục đích khuyến khích thị trường hàng không vũ trụ thương mại, vào năm 2014, NASA đã trao cho SpaceX và Boeing hợp đồng gần 8 tỷ USD vào để phát triển các viên nang của tàu vũ trụ. Hợp đồng cũng cho phép cơ quan vũ trụ Mỹ mua ghế phi hành gia từ 2 công ty.
Tổng thống Donald Trump đã viết trên Twitter: “Thật tuyệt vời khi các phi hành gia của NASA trở lại Trái đất sau nhiệm vụ dài 2 tháng rất thành công. Cảm ơn bạn vì tất cả!”.
Văn Thiện
Theo The Epoch Times
Mỹ đang đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc
tại Liên Hợp Quốc
Bình luậnThùy Minh
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng chính quyền tổng thống Trump đang dốc sức chống lại việc mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các tổ chức quốc tế, là một phần của chiến dịch tấn công trên nhiều mặt trận chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà ông mô tả là “mối đe dọa trọng tâm của thời đại chúng ta”.
Ông Pompeo cho biết, ảnh hưởng của Mỹ trong hệ thống các cơ quan Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã bị trượt dốc ít nhất 15 năm qua, trùng với thời gian ĐCSTQ tăng tầm ảnh hưởng của mình tại các tổ chức này.
Các quan chức Trung Quốc hiện đang lãnh đạo bốn trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ. Theo một báo cáo hồi tháng 4 của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường sự hiện diện tại các cơ quan chủ chốt của LHQ để thúc đẩy lợi ích của chính họ.
“Thật đáng buồn khi chúng ta không có đại diện đầy đủ ở các cấp trong các tổ chức quốc tế này”, ông Pompeo phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào ngày 30/7.
Nhưng chính quyền Mỹ đã và đang đẩy lùi các hành động của Bắc Kinh, ông nói, cụ thể là gần đây đã ngăn chặn việc một ứng cử viên Trung Quốc được bầu chọn vào ban lãnh đạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Ông Wang Binying bị đánh bại bởi đối thủ người Singapore, ông Daren Tang, người được Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phương Tây khác ủng hộ, với số phiếu 28/55.
“Người Trung Quốc nghĩ rằng họ đã nhanh chóng đạt được mục đích”, ông Pompeo nói. “Chúng tôi đã giới thiệu một ứng cử viên tốt… Và chúng tôi đã đánh bại họ”.
“Đó quả là một nỗ lực ngoại giao đáng kinh ngạc”.
Ông Pompeo nói Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ thành lập một nhóm thường trực để tập trung vào các cuộc bầu cử lãnh đạo tại các cơ quan của LHQ cũng như tăng cường nỗ lực bảo đảm đại diện của Hoa Kỳ tại các cơ quan này.
Ông cũng bảo vệ quyết định của chính quyền về việc chính thức rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu năm nay do việc xử lý đại dịch và mối quan hệ của tổ chức này với chính quyền Trung Quốc. Washington đã nhiều lần chỉ trích cơ quan y tế này về việc chần chừ trong việc yêu cầu Bắc Kinh báo cáo về tình hình dịch bệnh cũng như hỗ trợ chính quyền này che giấu dịch bệnh từ đợt bùng phát đầu tiên.
Ông nói rằng trong những năm qua các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc phi chính trị hóa tổ chức này đã đạt được thành công.
“Trước đây, mỗi lần cải cách, chúng tôi đã không có khả năng biến nó thành một tổ chức dựa trên cơ sở khoa học, và không phải là một tổ chức chính trị, ông Pompeo nói.
Ngoại trưởng cho biết làn sóng chống lại ĐCSTQ đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, vì Hoa Kỳ đang xây dựng “một liên minh toàn cầu” nhắm vào các hành động thù địch của chính quyền này.
“Chính sách ngoại giao mạnh mẽ của chúng tôi giúp quốc tế thức tỉnh trước mối đe dọa của ĐCSTQ”, ông Pompeo nói.
Ông cho biết ngày càng nhiều quốc gia từ chối sự tham gia của Công ty viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc vào mạng 5G của họ, lên án chính quyền này vì đã siết chặt Hồng Kông, đồng thời đẩy mạnh các cuộc diễn tập trên biển ở Biển Đông để đối phó với các cuộc xâm lược của quân đội Bắc Kinh.
“Chúng tôi yêu cầu mọi quốc gia có chủ quyền phải chọn giữa tự do và chuyên chế”, ông nói.
“Tất cả đều biết rằng Hoa Kỳ là quốc gia mà họ muốn sát cánh. Tất cả họ đều biết rằng tự do, và hệ thống giá trị của chúng tôi, và nhà nước pháp quyền và quyền tư hữu, việc bảo vệ các quyền không thể thay đổi này, là vấn đề trọng tâm của đất nước họ. Và đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng làn sóng này đang lên cao trên toàn thế giới”.
Những bình luận của ông Pompeo đưa ra vào giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuần trước, Hoa Kỳ đã ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston. Ông Pompeo mô tả nơi này chính là sào huyệt gián điệp của ĐCSTQ. Bắc Kinh buộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô phải đóng cửa để trả đũa.
Thùy Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/my-dang-day-lui-anh-huong-cua-trung-quoc-tai-lien-hop-quoc-58258.html
Mỹ dùng tên lửa tầm trung
phá lá chắn chống tiếp cận A2/AD của TQ?
Tướng Mỹ cho biết Washington sẽ dùng tên lửa tầm trung và tăng cường tác chiến với các nước trong “Chuỗi đảo thứ nhất” để phá chiến lược chống tiếp cận của Bắc Kinh.
Khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, quan chức hàng đầu của Quân đội Mỹ hôm 31/7 nói trước công chúng về tầm quan trọng của việc phát triển và triển khai các hệ thống vũ khí mới, có khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ của Trung Quốc, đồng thời bảo vệ Ấn Độ-Thái Bình Dương, thông qua quan hệ đối tác mạnh mẽ trong khu vực.
Mỹ phá chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc
“Chúng tôi sẽ có những tên lửa tầm trung có thể đánh chìm tàu chiến”, Tham mưu trưởng của Quân đội Mỹ, tướng James McConville nói trong cuộc thảo luận do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington tổ chức.”Chúng tôi cho rằng điều đó rất quan trọng đối với khả năng chống tiếp cận tại khu vực mà chúng ta có thể phải đối mặt”, ông McConville nói thêm, và đề cập đến chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập A2/AD của Bắc Kinh.
Ông McConville cũng đề cập đến việc sử dụng “hỏa lực chính xác tầm xa”, như các tên lửa siêu thanh mới của Mỹ, và “hỏa lực chiến thuật có tầm bắn mở rộng” cũng sẽ được ưu tiên.
“Chúng tôi chắc chắn muốn đưa ra nhiều lựa chọn đến lãnh các đạo quốc gia về khả năng sử dụng, nếu có yêu cầu thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập trong khu vực”, tướng Mỹ nói.
Các chuyên gia trước đó cho biết, việc triển khai tất cả các tên lửa chiến thuật này là nhằm chống lại chiến lược A2/AD của Bắc Kinh ở Biển Đông. Theo đó Trung Quốc kết hợp các tàu chiến, tên lửa và hệ thống radar cảm biến để ngăn chặn đối thủ tiếp cận bờ biển nước này.
Trong trường hợp quân đội Trung Quốc thực hiện các hoạt động vũ lực đối với Đài, thì “Chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm các đảo chính của Nhật Bản, Okinawa, Đài Loan, miền Bắc Philippines và Bán đảo Malay sẽ có vai trò là tuyến phòng thủ chiến lược .
Tom Karako, thành viên cao cấp của CSIS cho biết: “Cái gọi là A2/AD của Trung Quốc được thiết kế để làm phức tạp dự báo của Mỹ và các hoạt động kết hợp của Washington và các đồng minh thân cận nhất như Nhật Bản”.
Về tuyên bố của tướng McConville, ông Karako cho biết “điều quan trọng là ông ấy tái khẳng định rằng Hoa Kỳ đang bám sát chiến lược của mình” trong việc triển khai vũ khí quan trọng, tăng cường tác chiến để chống lại chiến lược của Bắc Kinh.
Xung đột được báo trước?
Trong một bài viết năm 2016 đăng trên tạp chí International Security, nhà nghiên cứu Stephen Biddle và Ivan Olerich đã “thấy trước” các tình huống về chiến lược A2/AD.
“Những cải tiến về tên lửa cảm biến, dẫn đường và các công nghệ khác của Trung Quốc sẽ cho phép Bắc Kinh chống lại khả năng tiếp cận của quân đội Hoa Kỳ đến các khu vực thuộc Tây Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ kiểm soát từ lâu”, chuyên gia nhận định.
“Trong kỷ nguyên mới này, Mỹ sẽ sở hữu phạm vi ảnh hưởng xung quanh các vùng đất của đồng minh. Còn Trung Quốc sẽ duy trì một phạm vi ảnh hưởng trên đại lục. Khi đó một không gian chiến tranh sẽ bao trùm phần lớn Biển Đông và Biển Hoa Đông”, hai chuyên gia lập luận.
Các sự kiện gần đây và lời tuyên bố của tướng McConville dần xác nhận những dự đoán trước đó của Stephen Biddle và Ivan Olerich.
McConville cho biết việc đảm bảo khu vực này sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ đối tác mạnh mẽ của Hoa Kỳ với các quốc gia trong Chuỗi đảo thứ nhất và lưu ý tầm quan trọng của các thỏa thuận quốc phòng thường trực với Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan.
Tướng Mỹ cũng cho biết sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác quốc phòng với Ấn Độ.
“Ấn Độ là một quốc gia rất quan trọng trong khu vực” và việc thêm nó vào quan hệ đối tác quốc phòng sẽ là rất hữu ích cho sự ổn định và an ninh khu vực”, ông McConville nói.
Mặc dù căng thẳng khu vực tăng cao gần đây khi cả Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tiếp thực hiện các cuộc tập trận trên biển, tướng Mỹ vẫn lên tiếng kêu gọi thận trọng.
“Cạnh tranh quyền lực lớn không có nghĩa là có xung đột quyền lực lớn”, McConville nói. “Tất cả chúng ta cần phải làm việc để tránh điều đó. Nhưng đồng thời, nhiều quốc gia muốn có một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng vì ..họ cần được tiếp cận khu vực vì lý do kinh tế”.
“Và điều đặc biệt được quan tâm hàng đầu là an ninh và ổn định trong khu vực”, ông McConville nói.
TikTok: Pompeo nói Trump sẽ đàn áp
phần mềm TQ trong những ngày tới
Ngoại trưởng Mike Pompeo nói ông Trump sẽ có hành động “trong những ngày tới”
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ hành động “trong những ngày tới” để đối phó với phần mềm thuộc sở hữu của Trung Quốc mà ông tin rằng tạo nguy cơ an ninh quốc gia, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói.
Ông Pompeo cho biết ứng dụng video nổi tiếng TikTok nằm trong số những “dữ liệu cung cấp trực tiếp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Bình luận này được đưa ra vài ngày sau khi ông Trump nói rằng sẽ cấm TikTok ở Mỹ.
Công ty đã bác bỏ cáo buộc rằng nó được kiểm soát bởi hoặc chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc.
Phát biểu với Fox News Channel, ông Pompeo nói rằng hành động sẽ được thực hiện “liên quan đến những rủi ro an ninh quốc gia do phần mềm của công ty có kết nối với Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Donald Trump: ‘Tôi sẽ cấm TikTok hoạt động ở Hoa Kỳ’
Zoomers: Là những ai – và tại sao họ quan trọng?
TikTok chia tay Hong Kong, để ‘lấy niềm tin người dùng quốc tế’?
Facebook, Google, Twitter ‘ngưng’ cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền Hong Kong
Ông Pompeo nói rằng có “vô số” các công ty kinh doanh tại Mỹ có thể đang chuyển thông tin cho chính phủ Trung Quốc. Dữ liệu bị chuyển có thể bao gồm các mẫu nhận dạng khuôn mặt, địa chỉ, số điện thoại và danh bạ, ông nói.
“Tổng thống Trump nói “đã đủ “và chúng tôi sẽ sửa nó”, ông nói với Fox News.
Ông Trump nói với báo giới hôm thứ Sáu rằng ông dự định ký một lệnh hành pháp để cấm TikTok ở Mỹ, nơi có tới 80 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
Ứng dụng TikTok – chủ yếu được sử dụng bởi người dưới 20 tuổi – thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance.
Một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ủng hộ một kế hoạch thoái vốn của ByteDance vào các hoạt động ở Hoa Kỳ.
“Câu trả lời đúng là gì? Có một công ty Mỹ như Microsoft tiếp quản TikTok. Cả hai cùng thắng. Giữ được sự cạnh tranh và lấy dữ liệu ra khỏi tay đảng Cộng sản Trung Quốc.” Thượng nghị sĩ Lindsey Graham viết trên Twitter.
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ Microsoft xác nhận rằng họ đang tiếp tục đàm phán để mua các cơ sở của TikTok tại Hoa Kỳ.
Ông sếp Satya Nadella của Microsoft đã có cuộc trò chuyện với Tổng thống Trump về việc mua TikTok hôm Chủ nhật, công ty công nghệ cho biết.
Đe dọa sẽ hành động chống TikTok và các phần mềm thuộc sở hữu khác của Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa chính quyền Trump và chính phủ Trung Quốc về nhiều vấn đề, gồm tranh chấp thương mại, xử lý của Bắc Kinh về sự bùng phát của virus corona.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53629376
Ông Trump cho chủ sở hữu TikTok 45 ngày
hoàn thành thương vụ với Microsoft
Triệu Hằng
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đồng ý cho ByteDance 45 ngày để đàm phán thương vụ bán lại ứng dụng video ngắn TikTok cho Microsoft, hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết hôm 2/8, theo Reuters.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết việc TikTok thuộc sở hữu công ty mẹ ở Trung Quốc là rủi ro quốc gia vì công ty này có trong tay dữ liệu người dùng Mỹ. Ông Trump cũng nói hôm 31/7, ông đã lên kế hoạch cấm TikTok tại Hoa Kỳ sau khi gạt đi ý kiến bán lại TikTok cho Microsoft.
Nhưng sau một cuộc trò chuyện với CEO của Microsoft, Satya Nadella, ông Trump đã thay đổi ý định và cho hai bên 45 ngày để hoàn thành thương vụ trên. Một thoả thuận phải được hoàn thành vào 15/9 tới.
Trump sẽ cấm TikTok tại Mỹ –
phần mềm của một trong những công ty
công nghệ lớn nhất Trung Quốc
Bình luậnTâm Minh
Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ cấm TikTok – một phần mềm sở hữu bởi Trung Quốc – khỏi thị trường Mỹ sau những lo ngại về việc thu thập dữ liệu của ứng dụng video âm nhạc nổi tiếng này. Động thái này đã tỏ rõ hơn nữa thái độ của chính quyền của Trump trong mối quan hệ với Trung Quốc.
“Về vấn đề TikTok, chúng tôi sẽ cấm họ khỏi Hoa Kỳ”, Tổng thống nói với các phóng viên vào tối thứ Sáu. Khi được hỏi khi nào điều đó sẽ xảy ra, ông cho biết: “Sớm thôi, ngay lập tức. Ý tôi là, về cơ bản, ngay lập tức”.
Trump cho biết ông có thẩm quyền cấm ứng dụng, thuộc sở hữu của ByteDance Ltd., một trong những công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc – một động thái mà ông có thể thực hiện theo lệnh hành pháp hoặc theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế.
“Tôi sẽ ký vào ngày mai”, ông nói ngay trước khi chiếc Air Force One hạ cánh xuống Washington sau chuyến thăm Florida.
Theo một người quen thuộc với vấn đề này, động thái của Trump có thể làm đảo lộn một vụ tham gia thầu tiềm năng từ Microsoft Corp, công ty đang theo đuổi một vụ mua bán và sáp nhập. Tổng thống đã gần như dẹp ý tưởng của Microsoft Corp sau tuyên bố hôm thứ Sáu vừa qua.
Ông nói rằng “đó không phải là thỏa thuận mà bạn đã nghe nói, rằng họ sẽ mua và bán, và cái này và cái kia. Giữa Microsoft và một công ty khác. Chúng ta không phải là một công ty mua bán và sáp nhập”.
Microsoft từ chối bình luận (theo Bloomberg).
TikTok đã thuê gần 1.000 người ở Mỹ trong năm nay và sẽ sử dụng 10.000 người khác vào các công việc được trả lương cao trên toàn quốc, một phát ngôn viên của công ty cho biết. Quỹ sáng tạo trị giá 1 tỷ USD của doanh nghiệp cũng hỗ trợ người dân ở quốc gia đang xây dựng sinh kế từ nền tảng này, cô nói thêm.
“Dữ liệu người dùng của TikTok Hoa Kỳ được lưu trữ tại Hoa Kỳ, với sự kiểm soát chặt chẽ đối với quyền truy cập của nhân viên”, cô nói. “Các nhà đầu tư lớn nhất của TikTok đến từ Mỹ. Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền riêng tư và an toàn của người dùng”.
Lệnh cấm TikTok sẽ là động thái mới nhất của chính quyền nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc trong công nghệ toàn cầu. TikTok đã trở thành một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới. Nó đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần trên toàn cầu và hơn 165 triệu lần ở Hoa Kỳ.
Động thái của chính quyền được đưa ra khi Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ, nơi xem xét việc mua lại các doanh nghiệp Mỹ của các nhà đầu tư nước ngoài, đang điều tra công ty này. ByteDance vào năm 2017 đã mua Musical.ly và sáp nhập nó với TikTok. Musicaly.ly được thành lập tại Thượng Hải nhưng có một số lượng đáng kể người sử dụng ở Mỹ vào thời điểm đó.
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, Trump nói rằng ông đang xem xét lệnh cấm như một cách để trừng phạt Trung Quốc về việc xử lý coronavirus. Nhưng ứng dụng này cũng làm dấy lên mối lo ngại về lượng dữ liệu khổng lồ về người Mỹ được thu thập.
TikTok cho biết dữ liệu người dùng của Mỹ được lưu trữ trong các máy chủ ở Mỹ và Singapore, không phải Trung Quốc. Nhưng điều khoản dịch vụ của TikTok quy định rằng công ty có thể chia sẻ thông tin với công ty mẹ, công ty con hoặc các chi nhánh khác của nó. Các phiên bản trước đây của chính sách quyền riêng tư đã cảnh báo người dùng rằng nó có thể trao đổi thông tin với các doanh nghiệp Trung Quốc, các cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan chính, nếu được yêu cầu về mặt pháp lý để làm như vậy.
Chính quyền đã xem xét yêu cầu bán lại các hoạt động tại Hoa Kỳ của TikTok. Chính quyền đã chuẩn bị để công bố một lệnh yêu cầu bán vào thứ Sáu, theo ba người quen thuộc với vấn đề này. Một người khác nói sau đó rằng quyết định đã bị hoãn, chờ xem xét thêm bởi tổng thống Trump.
Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro cho biết hồi đầu tháng 7 rằng việc bán TikTok cho một người mua ở Mỹ sẽ không giải quyết được mối lo ngại của Mỹ.
“Nếu TikTok tách ra thành một công ty Mỹ, điều đó không giúp chúng tôi”, ông Navaro nói. “Vì điều đó sẽ tồi tệ hơn – chúng ta sẽ phải trao cho Trung Quốc hàng tỷ đô la để có được đặc quyền cho TikTok hoạt động trên đất Mỹ”.
Một sự tiếp quản của Microsoft sẽ mang lại cho nhà sản xuất phần mềm này một ứng dụng tiêu dùng phổ biến đã khiến những người trẻ tuổi sử dụng đều đặn các video nhảy, clip hát nhép và meme virus. Công ty này đã từng đầu tư vào các phương tiện truyền thông xã hội trong quá khứ, nhưng đã không phát triển một dịch vụ phổ biến của riêng mình trong lĩnh vực sinh lợi.
TikTok đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc rằng họ cung cấp dữ liệu người dùng cho Trung Quốc hoặc được coi là Bắc Kinh, mặc dù ByteDance có trụ sở tại đó. TikTok hiện có một giám đốc điều hành có trụ sở tại Hoa Kỳ và ByteDance đã xem xét thực hiện các thay đổi tổ chức khác để làm hài lòng các nhà chức trách Hoa Kỳ.
“Hàng trăm triệu người đến với TikTok để giải trí và kết nối, bao gồm cả cộng đồng những người sáng tạo và nghệ sĩ của chúng tôi đang xây dựng kế sinh nhai từ nền tảng này”, người phát ngôn của TikTok cho biết. “Chúng tôi được thúc đẩy bởi niềm đam mê và sáng tạo của họ, và cam kết bảo vệ sự riêng tư và an toàn của họ khi chúng tôi tiếp tục làm việc để mang lại niềm vui cho các gia đình và những công việc có ý nghĩa cho những người đang tạo ra nội dung trên nền tảng của chúng tôi”.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, TikTok bắt đầu thu thập dữ liệu ngay khi bạn tải xuống ứng dụng. Nó theo dõi các trang web bạn đang duyệt và cách bạn nhập, theo nhịp điệu và kiểu gõ phím, nó có toàn
quyền truy cập vào ảnh, video và thông tin liên lạc của bạn bè được lưu trong sổ địa chỉ của thiết bị, trừ khi bạn thu hồi các quyền đó.
Ngay cả khi bạn không hát và nhảy quanh phòng khách, ứng dụng vẫn theo dõi mọi nơi bạn sử dụng địa chỉ IP và tọa độ GPS, cung cấp cho ứng dụng vị trí chính xác của bạn trong khi làm việc, bỏ phiếu, tham dự các cuộc biểu tình, đi du lịch hoặc đơn giản là nhặt sữa từ cửa hàng tạp hóa…
Sau khi bạn sử dụng TikTok được vài ngày, ứng dụng sẽ biết bạn trông như thế nào, bạn cầm điện thoại như thế nào, bạn bè của bạn là ai, bạn thích xem video gì, chủ đề nào bạn quan tâm và trang web nào bạn thích chuyến thăm. Nó đọc các tin nhắn bạn soạn và trao đổi trên ứng dụng. TikTok sau đó có thể khớp dữ liệu này với thông tin khác được thu thập về người dùng từ các dịch vụ của bên thứ ba và các nguồn có sẵn công khai.
Tâm Minh
ĐCS Trung Quốc lợi dụng TikTok
để nhắm vào điều gì ở Mỹ?
Bình luậnMinh Thanh
Ngày 1/8, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro đã đưa ra cảnh báo về mối nguy hiểm của TikTok đối với người dân Mỹ. Đồng thời, ông cũng giải thích lý do tại sao Tổng thống Trump có khả năng sẽ cấm ứng dụng mạng xã hội này.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Justice with Judge Jeanine” trên Fox News vào thứ Bảy (1/8), ông Navarro nói: “Mỗi khi bạn đăng ký TikTok, tất cả thông tin của bạn đều có thể được gửi trực tiếp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), quân đội Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc. Họ có thể sử dụng ứng dụng này để đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin doanh nghiệp của bạn. Họ dùng các ứng dụng mạng xã hội này để theo dõi và giám sát bạn”.
Ông nói: “Đây là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia”, Tổng thống Trump đang xem xét vấn đề này. Ngoại trưởng Pompeo cũng đang đàm luận về vấn đề này.
Cố vấn Navarro còn cảnh báo người dân Mỹ rằng nếu bạn đang sử dụng TikTok, bạn biết rằng Tổng thống Trump sẽ cấm TikTok, vui lòng hãy đồng hành cùng “cỗ xe Trump”.
TikTok ngày càng được giới trẻ Mỹ yêu thích, đặc biệt là trong thời gian phong tỏa giãn cách xã hội do dịch bệnh gần đây. Tuy nhiên, ứng dụng này cũng đang làm dấy lên mối lo ngại trong chính phủ Hoa Kỳ và các nghị sĩ Quốc hội vì công ty mẹ của TikTok là ByteDance, có trụ sở tại Bắc Kinh. Hoa Kỳ lo lắng rằng TikTok, dưới sự kiểm soát của Bytedance, sẽ truyền dữ liệu của người dùng Hoa Kỳ đến chính phủ ĐCSTQ, mặc dù TikTok một mực phủ nhận điều này.
Ngày 31/7, Tổng thống Trump cho biết rằng ông dự định ký một sắc lệnh hành pháp hoặc sử dụng Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp (IEEPA) để cấm TikTok hoạt động tại Hoa Kỳ.
Cố vấn Navarro cảnh báo người Mỹ không nên bị tác động bởi TikTok và các nhà vận động hành lang cho TikTok.
“ĐCSTQ bỏ tiền ra thuê rất nhiều nhà vận động hành lang Mỹ. Họ bố trị một Giám đốc Điều hành (CEO) bù nhìn phụ trách công ty đó”, ông Navarro nói.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 2/8, Ngoại trưởng Pompeo cho biết rằng Tổng thống Trump sẽ có hành động chống lại một số công ty phần mềm Trung Quốc trong vài ngày tới. Các công ty này trực tiếp cung cấp dữ liệu của người dùng Hoa Kỳ cho chính phủ Trung Quốc, gây rủi ro cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
“Tôi hy vọng người dân Mỹ có thể nhận ra rằng các công ty phần mềm Trung Quốc đang kinh doanh tại Hoa Kỳ này, cho dù là TikTok hay WeChat, còn có vô số công ty khác nữa theo như lời Cố vấn Navarro, đang báo cáo trực tiếp dữ liệu với ĐCSTQ và các cơ quan an ninh quốc gia của họ”, ông Pompeo nói.
Minh Thanh
Theo Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/dcs-trung-quoc-loi-dung-tiktok-de-nham-vao-dieu-gi-o-my-58267.html
TikTok phản biện
sau lệnh cấm của Tổng thống Trump
Bình luậnNguyễn Minh
Lãnh đạo cấp cao tại Hoa kỳ của TikTok cho biết, ứng dụng này “không có kế hoạch đi đâu cả” sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố vào cuối ngày 31/7 rằng TikTok sẽ bị cấm ở Hoa Kỳ.
“Chúng tôi đã nghe thấy sự ủng hộ của Ngài và chúng tôi muốn nói lời cảm ơn. Chúng tôi không có kế hoạch đi đâu cả”, Tổng Giám đốc Vanessa Pappas của TikTock tại Hoa Kỳ nói trong một video vào 1/8.
Bà Pappas nhấn mạnh công ty TikTock có 1.500 nhân viên ở Mỹ. TikTok có kế hoạch thuê thêm 10.000 người trong 3 năm tới, trong khi lờ đi thực tế rằng công ty này thuộc sở hữu của công ty ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc.
“Về vấn đề an toàn và bảo mật, chúng tôi đã xây dựng ứng dụng an toàn nhất, bởi vì chúng tôi biết đó là điều đúng đắn cần làm. Vì vậy, chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ, chúng tôi đã ở [Hoa Kỳ] trong thời gian dài và sẽ tiếp tục chia sẻ tiếng nói của bạn ở đây, chúng ta hãy ủng hộ TikTok”, bà Pappas nói thêm.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng ông sẽ ký một lệnh hành pháp sớm nhất là vào thứ Bảy (8/8) để cấm TikTok hoạt động ở Hoa Kỳ.
Các chuyên gia mạng cảnh báo rằng ứng dụng này hoạt động như phần mềm gián điệp cho ĐCSTQ. Tháng trước, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua việc cấm TikTok khỏi tất cả các thiết bị do chính phủ cấp. Một loạt các công ty và các tổ chức, trong đó có Wells Fargo, đã cảnh báo nhân viên của họ không sử dụng ứng dụng TikTok hoặc yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng này khỏi thiết bị.
“Điều người dân Mỹ cần hiểu là tất cả dữ liệu có trong các ứng dụng di động mà trẻ em bị thu hút và có vẻ rất tiện lợi [để sử dụng], thì đều được chuyển thẳng đến các máy chủ ở Trung Quốc, liên kết với quân đội Trung Quốc, ĐCSTQ, và các cơ quan muốn đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng ta”, cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro nói trong trên Fox News vào tháng trước.
ĐCSTQ đang cai trị Trung Quốc. Nó đã gây ra một loạt các vi phạm nhân quyền kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, bao gồm cả việc mổ cướp nội tạng từ những người bất đồng chính kiến. ĐCSTQ hiện đang giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung. Người Duy Ngô Nhĩ là một dân tộc thiểu số; lãnh thổ của họ đã bị ĐCSTQ tiếp quản vào năm 1949.
Trong một tuyên bố riêng được đưa ra vào tối thứ Sáu (31/7) sau thông báo của Tổng thống Trump, TikTok cho biết hiện có hơn 100 triệu người Mỹ sử dụng ứng dụng này để “giải trí và kết nối”, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19.
“Dữ liệu về người dùng Mỹ của TikTok được lưu trữ [trong máy chủ] đặt tại Hoa Kỳ, và việc nhân viên truy cập [vào các dữ liệu này] được kiểm soát chặt chẽ. Các nhà đầu tư lớn nhất của TikTok đều đến từ Hoa Kỳ. Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền riêng tư và an toàn của người dùng khi chúng tôi tiếp tục làm việc để mang lại niềm vui cho các gia đình và giá trị cho sự nghiệp của những người dùng sáng tạo trên nền tảng của chúng tôi”, một phát ngôn viên của TikTok nói với các hãng truyền thông.
Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ nằm trong số các nhóm và cá nhân phản đối lệnh cấm của Tổng thống Trump.
Trong một tuyên bố, liên minh này cho biết: “Việc cấm một ứng dụng như TikTok, vốn có hàng triệu người Mỹ sử dụng để liên lạc với nhau, là một mối nguy hiểm đối với tự do ngôn luận và không thực tế về mặt công nghệ”.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tiktok-phan-bien-sau-lenh-cam-cua-tong-thong-trump-58144.html
Ngoại trưởng Mỹ lên án
quyết định trì hoãn bầu cử ở Hồng Kông
Quý Khải
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên án quyết định của chính phủ Hồng Kông nhằm trì hoãn cuộc bầu cử cho cơ quan lập pháp đơn phương của thành phố trong một năm, theo The Epoch Times.
“Không có lý do chính đáng nào cho một sự trì hoãn kéo dài như vậy”, ông Pompeo nói trong một tuyên bố ngày 1/8, nhấn mạnh rằng người Hồng Kông đã thể hiện mong muốn tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong những thập kỷ qua.
Tuy rằng thành phố dự kiến sẽ bỏ phiếu vào ngày 6/9, nhưng Trưởng Đặc khu Carrie Lam – quan chức đứng đầu thành phố – đã tuyên bố vào ngày 31/7 rằng cuộc bầu cử của Hội đồng Lập pháp (LegCo) sẽ
bị hoãn lại, lấy lý do các cuộc bỏ phiếu của cử tri vào ngày bầu cử sẽ đe dọa đến tính mạng sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh các ca Covid-19 gia tăng trở lại trong thành phố.
Việc bầu cử trong thành phố hiện có các cơ chế ủy ban bầu cử được thiết lập nhằm ủng hộ các ứng viên thân Bắc Kinh; các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trong những năm vừa qua đã kêu gọi quyền Phổ thông đầu phiếu.
Ông Pompeo đã đưa ra mối quan ngại rằng thành phố nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh “sẽ không bao giờ có thể bỏ phiếu cho bất cứ điều gì hay bất cứ ai” nếu Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ các cam kết của nó như được quy định trong Tuyên bố chung Trung-Anh.
Hiệp ước đã được ký trước khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông từ Anh sang Trung Quốc vào năm 1997, đảm bảo rằng các quyền tự do cơ bản trong lãnh thổ, cũng như các hệ thống chính trị và kinh tế riêng biệt, độc lập được bảo tồn.
Ông Pompeo kêu gọi chính quyền Hồng Kông cho phép các cuộc bầu cử tiến hành càng gần với thời gian biểu ban đầu càng tốt.
“Nếu không được như vậy, thì thật đáng tiếc, Hồng Kông sẽ tiếp tục trên lộ tuyến trở thành một thành phố khác do ĐCSTQ nắm quyền như ở đại lục”, ông nói.
Một số nhà lập pháp, chính phủ và các nhóm nhân quyền của Mỹ cũng đã chỉ trích quyết định trì hoãn việc bỏ phiếu này.
Một ngày trước khi ra quyết định trì hoãn, chính phủ đã loại bỏ 12 ứng viên dân chủ ra tranh cử, viện cớ họ không phù hợp để duy trì bản hiến pháp mini của Hồng Kông, Luật Cơ bản hoặc sự trung thành với chính phủ Hồng Kông vốn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Trung Quốc.
Các quan chức thành phố cho biết lý do cho việc loại bỏ các ứng viên bao gồm các hành vi của họ trong việc thúc đẩy nền độc lập Hồng Kông, ủng hộ quyền tự quyết và phản đối luật an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Luật an ninh mới của Bắc Kinh chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7, trừng phạt các hoạt động ly khai, lật đổ quyền lực nhà nước, khủng bố và cấu kết với thế lực hải ngoại, hình phạt tối đa là tù chung thân.
Hồi giữa tháng 7, khoảng 610.000 người Hồng Kông đã bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức để chọn ra các ứng viên dân chủ mà họ ưng ý để chống lại phe thân Bắc Kinh. Tỷ lệ bỏ phiếu lớn cũng được nhìn nhận như một cuộc bỏ phiếu phản đối mang tính biểu tượng chống lại luật an ninh mới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-len-an-quyet-dinh-tri-hoan-bau-cu-o-hong-kong.html
Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn ‘khác’
của bùng phát Covid-19
Một trong những cố vấn y tế hàng đầu của Tổng thống Trump cảnh báo rằng Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn ”mới” trong cuộc chiến chống lại đại dịch virus corona.
Deborah Birx nói với CNN rằng căn bệnh này “lan rộng bất thường” trên toàn quốc và là mối đe dọa lớn hơn so với khi dịch bệnh bắt đầu.
Bà nói đại dịch đang ảnh hưởng đến khu vực nông thôn cũng như các thành phố lớn.
Bà nói kể cả các cộng đồng nông thôn cũng không được miễn dịch và dân những vùng này nên đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xa xã hội.
Covid-19: Melbourne áp lệnh giới nghiêm
Hoa Kỳ sẽ vượt qua dịch Covid-19 còn VN cần làm gì?
Hoa Kỳ đã ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Theo một kiểm đếm của Đại học Johns Hopkins, hơn 4,6 triệu ca nhiễm trùng và ít nhất 154.834 tử vong đã được xác nhận ở Mỹ.
Trên toàn thế giới, gần 18 triệu người bị nhiễm và ít nhất 687.072 tử vong đã được báo cáo.
Deborah Birx nói gì?
“gNgười sống ở khu vực nông thôn không được miễn dịch hay bảo vệ khỏi loại virus này“, Tiến sĩ Birx, một thành viên hàng đầu của lực lượng đặc nhiệm virus corona của Nhà Trắng, nói.
“Dịch này bây giờ khác rồi, nó lan rộng hơn, và lan cả ở nông thôn lẫn thành thị.”
Bà cũng chia sẻ quan tâm về việc mọi người đi nghỉ hè ở các điểm nóng, trích dẫn những gì bà thấy, khi đến thăm 14 tiểu bang trong ba tuần qua.
“Khi đã tôi đi một vòng khắp đất nước, tôi thấy toàn bộ nước Mỹ đang chuyển động”, tiến sĩ Birx nói. “Nếu bạn chọn đi nghỉ hè ở một điểm nóng, bạn thực sự cần phải quay về nhà và bảo vệ những người có nhiều bệnh nền và cho phải giả sử là mình đang nhiễm bệnh.”
Covid-19 làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống chúng ta thế nào?
Sự bùng nổ bệnh dịch của nước Mỹ đã tăng tốc trong mùa hè, đặc biệt là ở các tiểu bang miền nam và miền tây.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và thành viên hàng đầu đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi,Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và thành viên hàng đầu đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi, tấn công Tiến sĩ Birx, liên kết bà với “thông tin sai lạc” loan truyền bởi Tổng thống Trump.
Tiến sĩ Birx trả lời rằng quyết định của bà luôn dựa trên dữ liệu khoa học.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53629382
Hoa Kỳ sẽ không phục hồi
bằng cách tăng thuế hoặc in tiền
Bình luậnThủy Tiên
Sự suy giảm kinh tế thảm họa do cuộc khủng hoảng COVID-19 và kế hoạch chi tiêu phục hồi chưa từng có được Tổng thống Donald Trump phê duyệt sẽ khiến thâm hụt ngân sách năm tài khóa 2020 của Mỹ lên mức kỷ lục 3,8 nghìn tỷ USD, tương đương 19% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, theo Committee for a Responsible Federal Budget.
Theo ước tính tương tự, thâm hụt tài khóa 2021 sẽ đạt 2,1 nghìn tỷ USD vào năm 2021, và trung bình 1,3 nghìn tỷ USD đến năm 2025 khi nền kinh tế phục hồi sau những tác động của việc phong tỏa bắt buộc.
Để tài trợ cho nỗ lực tài khóa đầy choáng váng này, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã đề xuất tăng thuế thật mạnh, điều này sẽ không giúp ích cho nền kinh tế cũng như không làm giảm thâm hụt.
Giải pháp cho thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ không phải là thuế nhiều hơn. Ngay cả trong kịch bản tổng số thu lạc quan nhất, không có chương trình tăng thuế nào thậm chí có thể bắt đầu giải quyết thâm hụt cơ cấu, ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD/năm, thậm chí ít hơn với các ước tính nêu trên.
Nhiều thuế hơn sẽ làm tổn hại đến sự phục hồi, làm hỏng tiềm năng cải thiện công việc và giảm đầu tư vào nền kinh tế. Nhiều thuế hơn có nghĩa là tăng trưởng ít hơn và không cải thiện thâm hụt.
Chính quyền Obama đã học được bài học này một cách nhanh chóng và gia hạn việc cắt giảm thuế của tổng thống Bush vào năm 2010 trong khi thêm một loại cắt giảm thuế mới vào năm 2013. Các khoản tăng thuế sai lầm khác của Hoa Kỳ trong năm 2013 đã không làm được gì để giảm nợ, và đã khiến cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm nằm dưới mức tiềm năng.
Thuế tài sản, thường được lặp lại bởi các chính trị gia cực đoan nhất ở Mỹ, sẽ không chỉ cung cấp doanh thu cực kỳ nhỏ cho Kho bạc, nó sẽ tạo ra nhiều tiêu cực hơn bất kỳ sự cải thiện nào trong số thu thuế. Có một lý do tại sao hầu hết mọi quốc gia châu Âu đã bỏ thuế tài sản. Các số thu không đáng kể và tác động tiêu cực đến đầu tư, đến việc thu hút vốn và tạo việc làm lớn hơn bất kỳ sự gia tăng doanh thu nào.
Doanh thu từ thuế tài sản so với GDP ở các quốc gia nơi nó tồn tại nằm trong khoảng từ 0,2% ở Tây Ban Nha đến 1,3% ở Thụy Sĩ. Không có cách nào để thuế tài sản sẽ thu được 1,4% so với GDP như Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren (D-Mass.) ước tính. Thuế tài sản tại Mỹ có lẽ sẽ không làm giảm mức thâm hụt hiện có, chưa kể đến việc tài trợ hàng nghìn tỷ cho các khoản chi tiêu cố định mà Biden đã công bố.
Vậy, làm thế nào Hoa Kỳ có thể giảm thâm hụt?
Thâm hụt của Mỹ đang tăng lên do tăng chi tiêu quá mức mặc dù thời gian thu thuế tăng. Thu nhập của chính phủ liên bang tăng 4%, đạt 3,46 nghìn tỷ USD trong năm tài chính 2019, theo một báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO). Tuy nhiên, chi tiêu đã tăng hơn 8%, đạt 4,45 nghìn tỷ USD.
Sự gia tăng thâm hụt năm 2019 không phải do “cắt giảm thuế”. Mà ngược lại, việc cắt giảm thuế đã giúp nền kinh tế được mở rộng, tạo ra việc làm và tăng tổng số thu thuế cùng một lúc. Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 25 tỷ USD (+12%), trong khi thuế thu nhập cá nhân và thuế lương cùng tăng 106 tỷ USD (+4%). Nhìn chung, tổng số thu thuế tăng 4% (3,462 tỷ USD trong năm tài chính 2019). Tổng số thu vẫn ở mức 16,15% GDP, đây là con số có xu hướng dài hạn và phù hợp với một nền kinh tế vẫn đang mở rộng với mức tăng trưởng vừa phải.
Vấn đề chính là tổng số tiền chi tăng 8% (lên tới 4.447 tỷ USD), chủ yếu do chi phí bắt buộc trong An sinh xã hội, Chăm sóc y tế và Hỗ trợ y tế .
Những người nói rằng thâm hụt sẽ được giải quyết bằng cách loại bỏ việc cắt giảm thuế của tổng thống Trump có vấn đề về toán học. Không có cách nào mà trong đó bất kỳ hình thức đo lường thu nhập nào có thể bù đắp cho một khoản tăng chi tiêu 339 tỷ USD.
Không một nhà kinh tế nghiêm túc nào có thể tin rằng việc giữ mức thuế suất không có tính cạnh tranh cao hơn mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ tạo ra nhiều số thu hơn. Hơn nữa, không một nhà kinh tế nghiêm túc nào có thể tin rằng loại bỏ việc cắt giảm thuế của tổng thống Trump sẽ tạo ra hơn 300 tỷ USD doanh thu mới và bổ sung thêm.
Hãy nhớ rằng số thu thuế doanh nghiệp đã giảm 1% trong năm 2017 và 13% vào năm 2016 trước việc cắt giảm thuế của tổng thống Trump. Suy giảm lợi nhuận hoạt động đã rõ ràng. Ngược lại, việc giảm thuế doanh nghiệp đã giúp các công ty phục hồi, từ đó khiến tổng doanh thu năm tài khóa tăng 13 tỷ USD lên 3.329 tỷ USD trong năm tài chính 2018, theo CBO.
Vấn đề của ngân sách Hoa Kỳ là chi tiêu bắt buộc.
Chi tiêu bắt buộc là 2,7 nghìn tỷ USD trong tổng số 4,45 nghìn tỷ USD chi tiêu trong năm tài chính 2019. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 3,3 nghìn tỷ USD đến năm 2023. Ngay cả khi chi tiêu tùy tình hình không thay đổi, tổng chi tiêu được ước tính sẽ tăng đáng kể so với bất kỳ khoản tạm ứng doanh thu thuế nào.
In tiền không giảm thâm hụt hoặc nợ. Cục Dự trữ Liên bang đã tăng bảng cân đối kế toán lên mức cao kỷ lục để đạt tới 10 nghìn tỷ USD, và việc mua Trái phiếu Kho bạc chỉ khiến các chính phủ tiếp tục chi tiêu vượt quá ngân sách và vượt quá chiều hướng các số thu.
Hơn nữa, nếu những người đề xuất in tiền hàng loạt cho chúng ta biết rằng thâm hụt không là vấn đề gì và rằng chính phủ Hoa Kỳ nên chi tiêu mọi thứ mình cần bởi vì Fed sẽ thu hồi tất cả các khoản nợ, vậy thì có cần phải có thuế cao hơn không? Trên thực tế, nếu những người đề xuất Lý thuyết Tiền tệ Hiện đại (MMT) là đúng thì thuế nên bị cắt giảm và các thâm hụt nên được tiền tệ hóa để đưa đến phục hồi.
Vấn đề là cây tiền ma thuật không tồn tại. Chính sách tiền tệ chỉ che giấu một bài toán chi tiêu có cấu trúc và đầy nguy hiểm, và hành vi liều lĩnh này chỉ có thể được duy trì nếu đồng đô-la Mỹ vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới. Do đó, không chỉ có giới hạn về số tiền mà Fed có thể in, mà còn có một rủi ro là nếu các chính phủ không giảm chi tiêu, Hoa Kỳ có thể mất vị thế tiền tệ dự trữ thế giới.
Do đó, giải pháp duy nhất để Mỹ giảm nợ là giảm chi tiêu và quyền lợi xã hội.
Bất kỳ chính trị gia nào cũng nên hiểu rằng đơn giản là không thể thu thêm 3 nghìn tỷ USD/năm lên các khoản thu hiện có. Họ cũng nên hiểu rằng niềm tin vào đồng đô-la Mỹ có thể sụp đổ nếu thâm hụt tiếp tục phình lên.
Hoàn toàn không thể tăng gấp đôi các số thu của một năm tăng trưởng như năm 2019 với thuế cao hơn. Thuế cao hơn sẽ chỉ phá hủy một nền kinh tế vốn đã yếu và trì hoãn sự phục hồi. Hoàn toàn không thể giảm thâm hụt bằng cách in tiền. Chính phủ sẽ chỉ tăng chi tiêu nếu họ có thể tiền tệ hóa nó bằng chi phí của tiền lương và tiết kiệm thực tế.
Việc tin rằng thâm hụt có thể được giảm bằng cách tăng thuế hàng loạt là không hiểu nền kinh tế Mỹ và tình hình toàn cầu. Nó sẽ dẫn đến phá hủy việc làm, di chuyển công ty sang các nước khác và đầu tư thấp hơn. Việc tin rằng thâm hụt sẽ được giảm bằng cách in tiền là không hiểu những thúc đẩy trái chiều của các chính phủ.
Bằng chứng cho thấy bài toán của Hoa Kỳ là một vấn đề chi tiêu mà ngay cả những người đề xuất tăng thuế hàng loạt cũng không mong chờ cắt giảm thâm hụt một cách có ý nghĩa, thậm chí còn ít giảm bớt được nợ; đó là lý do tại sao họ cho thêm việc in tiền hàng loạt vào các giải pháp ma thuật của họ. Nó cũng sẽ không hoạt động. Và chính sách liều lĩnh này có thể phá hủy vị thế dự trữ đô-la Mỹ của Hoa Kỳ.
Vẫn có những vấn đề nợ, ngay cả khi lãi suất thấp. Tăng nợ và chi tiêu có nghĩa là tăng trưởng thấp hơn và tiền lương thực tế thấp hơn trong tương lai.
Về tác giả:
Daniel Lacalle, Tiến sĩ, nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis và là tác giả của cuốn “Tự do hay Bình đẳng”, “Thoát ra khỏi bẫy Ngân hàng Trung ương” và “Cuộc sống trong Thị trường Tài chính”.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Thủy Tiên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/kinh-te/hoa-ky-se-khong-phuc-hoi-bang-cach-tang-thue-hoac-in-tien-58510.html
Nhà virus học đào tị Hồng Kông: Covid-19
‘được tạo trong phòng thí nghiệm quân sự’,
không phải chợ hải sản Vũ Hán
Quý Khải
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng, một chuyên gia về virus học tại Trường Y tế Công cộng Đại học Hồng Kông đã trốn sang Mỹ nói rằng cô “đã đánh giá và đi đến kết luận rõ ràng” rằng Covid-19 được tạo ra trong một phòng thí nghiệm liên kết với Quân đội Trung Quốc. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc này, the Express.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp với Thông tấn xã Lude Press của Đài Loan, Tiến sĩ Diêm nói: “Vào thời điểm đó, tôi đã đánh giá và đi đến kết luận rõ ràng rằng con virus này đến từ một phòng thí nghiệm quân sự của ĐCSTQ.
“Chợ hải sản Vũ Hán chỉ được dùng như một mồi nhử”.
Cô nhấn mạnh khi cô báo cáo phát hiện của mình với cấp trên, cấp trên đã không nghiêm túc nhìn nhận và phớt lờ cô.
Tại thời điểm đó, cô cho biết cô không thể báo cáo các phát hiện này lên các cấp cao trong chính quyền Trung Quốc.
Cô nói tiếp: “Tôi biết rằng một khi tôi mở miệng, tôi có thể bị biến mất bất cứ lúc nào, giống như tất cả những người biểu tình dũng cảm ở Hồng Kông.
“Tôi có thể biến mất bất cứ lúc nào. Ngay cả tên của tôi cũng sẽ không còn tồn tại nữa”.
Cô tuyên bố rằng trách nhiệm của mình là truyền đạt thông tin ra bên ngoài trước khi bị “biến mất”.
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng chia sẻ cô sinh ra, lớn lên và được giáo dục trong một xã hội nằm dưới quyền ĐCSTQ, nên cô biết “chính phủ Trung Quốc sẽ làm những gì” nhưng không biết được “Bắc Kinh có thể đê hèn đến mức nào”.
Nhà virus học người Hồng Kông cam kết cô sẽ tiếp tục nói lên sự thật về chính quyền Bắc Kinh và đại dịch viêm phổi Vũ Hán với hy vọng “tăng cường sự hiểu biết của thế giới bên ngoài về ĐCSTQ và giúp người dân Trung Quốc lật đổ nó”.
Trước khi cất lên tiếng nói sự thật, hồi tháng 4 cô đã từ Hồng Kông trốn sang Mỹ tị nạn.
Trao đổi với Fox News hồi đầu tháng, cô tuyên bố rằng cô rời đi vì “cách thức chính quyền Trung Quốc đối xử với những người cảnh báo sớm nhằm che giấu dịch bệnh”.
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng nhấn mạnh lối thoát là “truyền tải thông điệp về sự thật của COVID-19 đến thế giới”.
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng nói rằng cô là một trong những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới nghiên cứu virus corona.
Cô được cấp trên tại phòng thí nghiệm trường Đại học Hồng Kông (một phòng thí nghiệm được chỉ định bởi WHO) Tiến sĩ Leo Poon yêu cầu nghiên cứu cụm ca nhiễm bệnh viêm phổi kỳ lạ giống SARS xuất hiện ở Vũ Hán hồi cuối năm 2019.
Nữ virus học nói thêm: “Chính phủ Trung Quốc từ chối để các chuyên gia nước ngoài, bao gồm cả những người ở Hồng Kông, đến Trung Quốc đại lục tiến hành nghiên cứu.
“Vì vậy, tôi đã hỏi bạn bè tôi ở [đại lục] để có thêm thông tin”.
Sau khi trình bày những phát hiện của mình, Tiến sĩ Diêm tuyên bố rằng ban đầu cấp trên khuyên cô tiếp tục tiến hành cuộc điều tra nhưng sau đó cô lại được bảo phải “giữ im lặng và cẩn thận”.
Đáp lại những tuyên bố này, một phát ngôn viên của Trường Y tế Công cộng thuộc ĐH Hồng Kông cho biết tiến sĩ Diêm hiện không còn là nhân viên của trường nữa.
Phát ngôn viên này nói thêm: “Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng không còn là nhân viên của trường chúng tôi nữa”.
“Nhằm tôn trọng các nhân viên hiện tại và các nhân viên cũ của chúng tôi, chúng tôi sẽ không công khai thông tin cá nhân của cô ấy”.
Hoa Kỳ:
Xác nhận lầm 225 ca tử vong do COVID-19
Bình luậnNhật Hà
Các bệnh viện đã thúc đẩy việc nâng số ca tử vong do COVID-19 để nhận thêm tiền bồi thường, nhờ vào phương pháp tính mới…
Ngày 30/7, DSHS thông báo trên twitter rằng hệ thống thống kê tử vong của họ đã mắc lỗi. Hệ thống đã ghi nhận 225 ca tử vong do COVID-19 vào thứ Tư (29/7), mặc dù nguyên nhân ghi trong giấy chứng tử không phải là do virus này.
Sai sót này đã được phát hiện vào cuối ngày thứ Tư (29/7) – thông qua việc kiểm tra thủ công. Ngay sau đó, DSHS đã nhanh chóng cập nhật dữ liệu tử vong lại để có số liệu thống kê chính xác vào thứ Năm (30/7).
Phát hiện nhầm lẫn do áp dụng cách tính mới?
Thứ Hai (27/7) là ngày Bộ Y tế Tiểu bang Texas (DSHS) bắt đầu áp dụng cách tính mới – sử dụng giấy chứng tử để xác định số ca tử vong mà COVID-19 trực tiếp gây ra.
Họ tuyên bố cách tính mới sẽ cải thiện đáng kể tốc độ thống kê số ca tử vong do SARS-CoV-2. Hơn nữa, giấy chứng tử còn cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết cho công chúng về thời gian và địa điểm của cá nhân đã tử vong. Ngoài ra, phương pháp mới này không tính các trường hợp có nhiễm COVID-19 nhưng tử vong do các nguyên nhân khác.
Theo cách tính cũ, sau khi có ca tử vong được thông báo, cơ quan y tế địa phương hoặc tại khu vực sẽ phải xác minh lại để báo cáo cho DSHS. Giấy chứng tử thì khác, là thứ bắt buộc phải nộp trong vòng 10 ngày sau khi một cá nhân qua đời.
Đếm quá để nhận được bồi thường
Trong phiên điều trần diễn ra vào thứ Sáu (31/7), hạ nghị sĩ Blaine Luetkemeyer của bang Missouri đã chỉ trích rằng đây là một “sự thúc đẩy sai lầm”. Các bệnh viện đã thúc đẩy việc thống kê quá số ca tử vong do COVID-19 để nhận thêm tiền bồi thường, nhờ vào phương pháp tính mới – chỉ cần thông qua giấy chứng tử.
Cũng tại phiên điều trần, một quan chức khác cũng thừa nhận sự tồn tại của việc này trong các bệnh viện. Theo ông Robert Redfield – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), điều này cũng xảy ra với các loại virus khác, chẳng hạn HIV.
“Nếu một người nào đó vừa bị bệnh tim vừa bị nhiễm HIV, bệnh viện sẽ có xu hướng phân loại nguyên nhân tử vong là HIV để nhận được khoản bồi thường lớn hơn, vì vậy tôi nghĩ rằng tình trạng này thực sự tồn tại” – ông Redfield nói.
“Khi nói đến báo cáo tử vong, dù sao thì, nói cho cùng, các bác sĩ đã khai như vậy trong giấy chứng tử, và…chúng tôi đã xem xét lại tất cả giấy tờ đó. Tôi nghĩ rằng ít có khả năng gian lận trong nguyên nhân của tử vong, dù tôi không nói rằng không có trường hợp nào như thế. Tôi thực sự nghĩ rằng khi liên quan đến bồi thường hoặc thanh toán xuất viện, các mánh khóe chắc chắn thể nào cũng xuất hiện”.
Nhật Hà
– Theo The Epoch Times.
https://www.ntdvn.com/the-gioi/hoa-ky-xac-nhan-lam-225-ca-tu-vong-do-covid-19-58433.html
Trả tiền cho những người không làm việc
không phải là kích thích kinh tế
Bình luậnThanh Hương
Trở lại năm 2009, Nancy Pelosi đã tuyên bố một cách hùng hồn rằng cách tốt nhất để vực dậy nền kinh tế là phân phát những tem thực phẩm và trợ cấp thất nghiệp hào phóng hơn bao giờ hết. Càng nhiều người nhận được phúc lợi càng tốt. Vào thời điểm đó, khái niệm này nghe có vẻ buồn cười. Tuy nhiên giờ đây, sự “mù kinh tế” này dường như đã trở thành một niềm tin phổ biến.
Đây là một tiêu đề trên tờ The New York Times gần đây: “Kết thúc 600 USD tiền trợ cấp thất nghiệp có thể khiến hàng triệu người phát điên”.
Đây là phần mở đầu trong “bài tin”: “Khi hàng triệu người Mỹ bắt đầu mất việc vào tháng 3, chính phủ liên bang đã bước vào với một chiếc phao cứu sinh: 600 USD tiền trợ cấp thất nghiệp trên một tuần để cho phép người lao động trả tiền thuê nhà và mua đồ tạp hóa, và để đệm cho nền kinh tế”.
“Khi tình hình kinh tế lại một lần nữa trở nên xấu đi, chiếc phao cứu sinh đó sẽ sớm biến mất trong vài ngày nếu Quốc hội không hành động để mở rộng nó. Điều đó có thể thúc đẩy một làn sóng trục xuất và gây thêm tổn hại tài chính cho hàng triệu người Mỹ trong khi làm tổn hại thêm đến nền kinh tế”.
Những lợi ích này không phải là một “chiếc phao cứu sinh”, mà là một “kẻ giết công việc”. Một nghiên cứu cho Ủy ban Giải phóng Sự thịnh vượng của nhà kinh tế Casey Mulligan của Đại học Chicago ước tính sẽ có ít hơn 10 triệu người Mỹ làm việc vào cuối năm nay, do đó nó sẽ giết chết mọi cơ hội “phục hồi hình chữ V”.
Có lẽ đó là lý do tại sao bà Pelosi rất kiên quyết về việc giữ nguyên chính sách này. Điều này có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp cao trong tháng 11 khi cử tri đi bầu cử. Thật là thuận tiện cho Pelosi và Joe Biden.
Một cách tình cờ, hiện tại có khoảng 5 triệu việc làm đang trống tại Hoa Kỳ hiện nay – gần như đạt mức cao nhất mọi thời đại. Đây là một tình huống kỳ lạ mà chúng ta đang gặp phải. Ngay cả với khoảng 25 triệu người Mỹ thất nghiệp, các nhà tuyển dụng vẫn đang treo tấm biển “Cần tuyển dụng” trên các ô cửa sổ.
Đây là lý do tại sao. Theo chính sách của Pelosi, 5 trong số 6 công nhân thất nghiệp đang được trả nhiều tiền hơn cho việc KHÔNG đi làm so với quay trở lại làm việc, theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội. Chúng tôi ước tính rằng hầu hết những người lao động kiếm được 30 đô-la trở xuống sẽ tốt hơn về mặt tài chính khi không có việc làm – ngay cả khi nền kinh tế được cải thiện. Nhiều người lao động có thể nhận được số tiền gấp đôi khi thất nghiệp. Người lao động được cho là sẽ mất trợ cấp thất nghiệp nếu họ được mời làm việc nhưng không nhận lời. Nhưng công nhân biết cách “chơi lại” hệ thống. Họ có thể giả vờ bị bệnh, và các nhà tuyển dụng không muốn đưa một nhân viên truyền nhiễm trở lại văn phòng hoặc nhà máy.
Các nhà tuyển dụng hiện đang nói với tôi rằng để đưa công nhân trở lại một đội xây dựng, trên dây chuyền nhà máy hoặc trong một nhà hàng, họ sẽ không làm việc trừ khi họ được trả tiền mặt, giả sử, 100 đô-la hoặc 200 đô-la một ca để họ vẫn có thể nhận được trợ cấp thất nghiệp. Tạp chí The Economist gần đây đã viết rằng các trợ cấp thất nghiệp tăng thêm đang gây hại nhiều hơn là giúp ích. Các nhóm tự do đang diễu hành trên đường phố để đòi thêm sáu tháng nữa của các khoản thanh toán này.
Chính sách này là cái mà tôi đã gọi là “kinh tế học não ngắn” từ lâu. Bằng cách nào đó, kỳ diệu thay, nếu tôi trả tiền cho một đứa con tôi thức dậy, cắt cỏ và làm việc chăm chỉ 40 giờ một tuần, và tôi trả cho một đứa con trai khác thậm chí còn nhiều tiền hơn để ở nhà và chơi game trên máy tính, chiến lược này sẽ dẫn đến nỗ lực làm việc nhiều hơn trong gia đình Moore. Tôi đảm bảo với bạn rằng sẽ không bao giờ có chuyện đó xảy ra.
Trả tiền cho mọi người không làm việc sẽ không thể giúp mở rộng sản lượng kinh tế, tăng thêm nhiều việc làm và giúp nền kinh tế thịnh vượng hơn. Theo logic bị vênh này, chúng ta nên bắt đầu trả cho những người lao động thất nghiệp 5.000 đô-la một tuần và chúng ta sẽ thực sự có một sự phục hồi mạnh mẽ.
Đây không chỉ là kinh tế tệ hại; nó cũng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của sự công bằng. Hãy nghĩ về một công ty xây dựng với 100 nhân viên nghỉ việc. Họ đều được mời làm việc trở lại một tháng sau đó, nhưng chỉ có 50 người trở lại làm việc. Theo chương trình của Pelosi, 50 người làm việc chăm chỉ sẽ kiếm được ít tiền hơn những người ở nhà và xem TV. Những người ngốc nghếch ở đây là những người trở lại với công việc.
Cách duy nhất để các chính trị gia có thể “kích thích” nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp là bằng cách khuyến khích sản xuất kinh tế nhiều hơn. Đây là lý do tại sao việc cắt giảm thuế thu nhập là rất hợp lý, và chúng ta hãy hy vọng Tổng thống Donald Trump, người ủng hộ ý tưởng này, không từ bỏ nó. Mỗi một người lao động – những người hùng của nền kinh tế của chúng ta, bao gồm y tá, kỹ thuật viên, công nhân vệ sinh, người lái xe tải và người chăm sóc tại nhà dưỡng lão – sẽ được tăng lương 7,5% bắt đầu từ khoảng ngày 1 tháng 8. Mọi doanh nghiệp nhỏ sẽ thấy chi phí lương của họ giảm đi 7,5 phần trăm. Hai phần ba số người lao động thích việc cắt giảm thuế thu nhập.
Những người hoài nghi phàn nàn rằng việc cắt giảm thuế thu nhập chỉ giúp ích cho những người có việc làm chứ không phải người thất nghiệp. Sai lầm. Cách tốt nhất để giúp đỡ những người thất nghiệp, thưa bà Nancy Pelosi, không phải là phát phiếu thực phẩm và trợ cấp thất nghiệp. Đó là giúp mọi người có được một công việc, một mức lương và một bước trên nấc thang kinh tế. Và có một điều khác mà những người theo chủ nghĩa tự do dường như đã quên: có một ý nghĩa giáo dục và phẩm giá trong việc chúng ta lao động thay vì nhận được một tấm séc phúc lợi từ người khác một cách miễn phí.
Về tác giả:
Stephen Moore là một nhà báo kinh tế và một tác giả viết sách. Cuốn sách mới nhất trong số nhiều cuốn sách mà ông đồng tác giả là cuốn “Kinh tế học trường phái Trump: Bên trong kế hoạch ‘Nước Mỹ hàng đầu’ để vực dậy nền kinh tế của chúng ta”. Hiện tại, Moore cũng là nhà kinh tế trưởng cho Viện Tự do và Cơ hội Kinh tế.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Thanh Hương
Theo The Epoch Times
Người Canada gốc Hoa kêu gọi dân chủ ở Trung Quốc
và chấm dứt sự cầm quyền của ĐCSTQ
Bình luậnThùy Minh
Gần 200 người Canada gốc Hoa đã biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto vào ngày 27/7, yêu cầu sự thật đằng sau việc Bắc Kinh che đậy sự bùng phát virus Vũ Hán và kêu gọi chấm dứt sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mở ra kỷ nguyên dân chủ mới.
Sự kiện này do Himalaya Canada đứng ra tổ chức. Tổ chức này đã nói với The Epoch Times trong một phát biểu rằng mục đích của cuộc biểu tình là để “thể hiện sự ủng hộ của chúng tôi đối với người dân Hong Kong, lên án sự che giấu và sai lầm trong xử lý dịch COVID-19 của ĐCSTQ, và tuyên bố rằng không có chỗ cho ĐCSTQ trên thế giới này”.
Người phát ngôn của Himalaya Canada, ông Halley, nói rằng mục đích của cuộc biểu tình này là để nói với thế giới rằng người dân Trung Quốc không phải là ĐCSTQ, và ĐCSTQ không đại diện cho tất cả người dân Trung Quốc.
“Tất cả chúng ta đều biết rằng ĐCSTQ là một chính quyền bất hợp pháp. Tất cả người dân Trung Quốc đều chống lại nó”, ông Hal Halley nói với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD). “ĐCSTQ kiểm soát quyền lực, nhưng chỉ thông qua nòng súng. Người dân Trung Quốc không thể bỏ phiếu cho những người lãnh đạo mà họ chọn, do đó, họ không có dân chủ. Không có nền pháp trị ở Trung Quốc”.
Halley cho biết, lần đầu tiên ông đến Canada để học tập, sau đó ở lại làm việc và hiện ông là một người mới được nhập cư. Ba năm trước, ông tham gia Phong trào Người thổi còi (Whistleblower’s Movement) do tỷ phú Trung Quốc ở hải ngoại Quách Văn Quý và cựu cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon điều hành, cả hai đã tuyên bố thành lập Nhà nước Liên bang Trung Quốc mới của Trung Quốc vào ngày 4/6, nhân dịp kỷ niệm 31 năm xảy ra Cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989.
Phong trào Người thổi còi được thành lập ba năm trước, để vạch trần “tính bất hợp pháp, bản chất xấu xa thực sự của ĐCSTQ và sự lừa dối của nó”, theo một tờ thông tin được đưa ra trong cuộc biểu tình ngày 27/7.
“Chúng tôi cần phải mang lại cho người dân Trung Quốc nền dân chủ, pháp trị và tự do”, ông Hally nói.
Trong số những người biểu tình cầm biểu ngữ nói rằng “Hãy hạ bệ ĐCSTQ”, “ĐCSTQ dối trá khiến nhiều người Canada phải chết” và “Nhà nước Liên bang mới của Trung Quốc”, có ông Mark Evans, một người da trắng, nổi bật trong đám đông.
Evans nói với NTD rằng ông tham gia cuộc biểu tình vì “người dân Trung Quốc là một phần của chúng tôi và chúng tôi cần hỗ trợ họ, và họ cần sự tự do”.
“Họ cần tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Họ cần nhân quyền”, ông nói.
Ông Evans nói rằng Canada nên sát cánh với các đồng minh dân chủ khi đối mặt với chính quyền Trung Quốc.
“Chính phủ Canada cần phải sát cánh cùng ngoại trưởng Pompeo của Hoa Kỳ, Úc và Anh và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng chính phủ của chúng tôi quá yếu. Chúng tôi cần họ đứng lên nói đủ là đủ và đứng lên bảo vệ chủ quyền của Canada, bảo vệ Michael Spavor và Michael Kovrig hiện đang bị Trung Quốc giam giữ”, ông nói.
(Michael Spavor và Michael Kovrig là hai công dân Canada hiện đang bị ĐCSTQ giam giữ với cáo buộc làm gián điệp, được cho là để trả đũa vụ Canada bắt bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), phó chủ tịch Huawei)
“Họ cần phải đứng lên và chiến đấu chống lại ĐCSTQ khi mọi người khác đang làm điều đó. Tôi nghĩ rằng những gì Hoa Kỳ đã làm ở Houston [bằng cách đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc] là hành động vô cùng dũng cảm và nó thiết lập một mối quan hệ mới với thế giới và Trung Quốc. Canada cũng phải làm như vậy”.
Kate Wen, người chuyển đến sống ở Canada gần 30 năm trước, nói với NTD rằng cha mẹ bà đã bị bức hại trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đây là lần đầu tiên bà tham gia một cuộc biểu tình và được tự mình lên tiếng.
“Trung Quốc đã và đang phát triển nền kinh tế đất nước, nhưng tiền lại không được sử dụng cho các dịch vụ chăm sóc người già, chăm sóc y tế, giáo dục. Dưới sự cai trị của chính quyền cộng sản, so với 70 năm trước, các dịch vụ này vẫn không hề được cải thiện. Có thể tiếp tục như thế này không?”, bà nói.
Người nhập cư Mai Melli nói rằng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, các giá trị đã bị biến dạng, bà nói thêm rằng bà hy vọng người dân Trung Quốc sẽ ngày càng hiểu rõ hơn về bản chất thực sự của ĐCSTQ.
“Chúng ta phải thay đổi ngay bây giờ để có thể có tương lai. Hơn nữa, hết thế hệ này đến thế hệ khác đã bị [ĐCSTQ] đầu độc. Tôi không muốn phải chứng kiến gia đình và bạn bè ở Trung Quốc cũng như thế hệ tiếp theo của chúng tôi tiếp tục bị đầu độc theo cách này”.
Thùy Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/nguoi-canada-goc-hoa-keu-goi-dan-chu-o-trung-quoc-58350.html
Vac xin phòng Covid -19,
liều thuốc hy vọng của các cường quốc
Anh Vũ
Giữa lúc đại dịch virus corona tiếp tục diễn biến phức tạp trên khắp thế giới và dự kiến còn kéo dài, mọi hy vọng đều đặt vào các hãng dược phẩm bào chế vac-xin. Song song với cuộc chạy đua nước rút tìm kiếm thuốc chủng phòng ngừa Covid-19 ở các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, một trận chiến giành quyền có được trước vac-xin tương lai diễn ra dữ dội hơn trong những ngày qua, đặc biệt giữa các cường quốc.
Dù một vài hãng bào chế dược phẩm của Nga, Trung Quốc, Mỹ, hay châu Âu mới đây đưa ra thông báo đầy hứa hẹn, các loại vac xin của họ vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Nhưng một loạt các quốc gia giầu có lao vào cuộc đua đặt tiền trước cho các hãng dược với mong muốn, khi liều thuốc chủng ra đời họ sẽ có được trước tiên.
Hôm 31/07, Liên Hiệp Châu Âu thông báo đã đạt thỏa thuận đặt trước nhà bào chế Sanofi-GSK 300 triệu liều khi vac-xin ra đời. Số tiền đặt không được thông báo, nhưng trước đó, Hoa Kỳ đã rót cho hai nhà bào chế dược hàng đầu châu Âu này tới 2,1 tỷ đô la để chắc chắn có được 100 triệu liều vac xin tương lai. Anh Quốc cũng đã thông báo đặt trước 60 triệu liều của Sanofi-GSK.
Chưa kể đến các liên minh dược phẩm khác đang nghiên cứu vac-xin phòng ngừa virus corona nhưng Biontech (Đức) với Pfizer (Mỹ) hay Moderna (Mỹ), chưa có thành phẩm mà đã nhận được hàng tỷ đô la tiền đặt cọc của các quốc gia. Tất cả đều toan tính « đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn », như vậy sẽ giúp họ bảo đảm có được những liều thuốc chủng quý giá đầu tiên cho dân mình.
Đi đầu trong cuộc cạnh tranh vac-xin này là Mỹ với chiến lược riêng của tổng thống Donald Trump: Đặt trước tiền tỷ vào nhiều hãng bào chế để giành được tối đa cơ hội có được vac-xin đầu tiên cho người Mỹ.
Vậy tại sao các nước lại lao vào cuộc tốn kém và chưa có gì chắc chắn này ? Lý giải trước hết là kinh tế. Đại dịch đã và đang đánh quỵ lần lượt các nền kinh tế trên thế giới, càng giàu thì thiệt hại càng lớn. Bỏ ra một khoản tiền dù khá lớn để nhanh chóng ngăn chặn đại dịch cũng không phải là cái giá đắt để nền kinh tế không bị sụp đổ nếu dịch cứ kéo dài dai dẳng.
Lý do thứ hai mang tính địa chính trị, nhất là đối với Mỹ. Chuyên gia kinh tế Frédéric Bizard của Pháp trên đài Europe 1 giải thích: « Đây là cuộc chạy đua với thời gian để bảo đảm vị thế đứng đầu thế giới đối với Hoa Kỳ. Là cường quốc số 1 thế giới thì phải được phục vụ đầu tiên ». Châu Âu cảm thấy cũng không thể thụ động, thua kém nên cũng nhảy vào cuộc đua do Hoa Kỳ dẫn dắt này, dù có hơi muộn chút. Điều này đã được chứng minh qua cuộc tranh giành khẩu trang và thiết bị y tế hồi tháng 4 vừa qua, giữa Mỹ và các nước châu Âu.
Ngoài ra, trong cuộc chạy đua vac-xin điên rồ này, hai đối thủ kình địch của Mỹ và phương Tây nói chung là Nga và Trung Quốc trong vài ngày gần đây liên tiếp đưa ra các dấu hiệu về đích sớm. Mục đích cũng không nằm ngoài mong muốn chứng tỏ vị thế cường quốc thế giới của mình.
Với riêng đương kim tổng thống Mỹ, cuộc đua để có vac-xin mang thêm ý nghĩa khẳng định ông vẫn trung thành với triết lý mị dân « nước Mỹ trước tiên » và nhất là vào thời điểm sát cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đang mất dần điểm vì các chỉ trích xử lý kém cỏi khủng hoảng Covid-19. Theo AP, nhiều trợ lý của ông Trump tin rằng sự ra đời kịp thời của vac-xin phòng Covid-19 trước cuộc bầu cử thổng thống sẽ giúp Donald Trump xoay ngược tình thế.
Các nước đặt tiền trước chắc chắn sẽ được ưu tiên dùng vac-xin trước, nếu có, nhưng giá thành của liều thuốc chủng cả thế giới đang mong đợi này sẽ không còn thấp, nhiều chuyên gia dự tính giá thành một liều vac-xin Covid-19 trên thị trường có thể từ 50 đến 60 đôla. Các nước nghèo, không có tiền đặt trước liệu có đủ khả năng tài chính để mua cho dân mình hàng triệu liều ?
Ý tưởng vac-xin phòng ngừa virus corona phải là tài sản chung của nhân loại, phải là thứ hàng hóa nằm ngoài quy luật của thị trường, như tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi, đang trở nên xa vời. Nhưng thực tế cho thấy từ khi chưa xuất hiện nó đã bị chi phối bởi quy luật thị trường, quy luật của kẻ mạnh.
Tác phẩm Cannes nổi bật
tại Liên hoan phim Deauville
Tuấn Thảo
Được thành lập kể từ năm 1975, liên hoan phim Deauville diễn ra vào đầu tháng 9 và chủ yếu giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật hay dòng phim độc lập của Mỹ. Do vậy, người Pháp thường gọi nôm na là Liên hoan điện ảnh Mỹ ở Deauville. May mắn hơn so với các thành phố khác, Deauville duy trì việc tổ chức liên hoan và đặc biệt giới thiệu 10 tác phẩm từng được Cannes chọn đi tranh giải chính thức.
Tuy không phải là thủ phủ của tỉnh Calvados, thuộc vùng Normandie, nhưng Deauville là một thành phố giàu có, thu hút nhiều nguồn vốn của giới kinh doanh đầu tư. Trong giai đoạn huy hoàng nhất, Deauville có tới hai liên hoan điện ảnh có tầm vóc quốc tế, tháng 3 được dành để giới thiệu phim châu Á (bộ phim ‘‘Mê Thảo, thời vang bóng’’ của nữ đạo diễn Việt Linh từng được công chúng lẫn giới phê bình tán thưởng tại Deauville), còn tháng 9 chủ yếu trình chiếu các bộ phim Mỹ. Năm nay, liên hoan điện ảnh Mỹ thành phố Deauville sẽ diễn ra từ ngày 04/09 đến 13/09. Chủ tịch ban giám khảo là ngôi sao điện ảnh Pháp kiêm thần tượng ca nhạc Vanessa Paradis.
Trong năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến các sự kiện văn hóa lớn ở Pháp. Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes, dự trù diễn ra vào trung tuần tháng 05/2020, rốt cuộc đã bị hủy bỏ. Vì thế cho nên ban giám đốc liên hoan Cannes đã ngỏ ý mời các liên hoan khác như liên hoan phim tiếng Pháp thành phố Angoulême hay là liên hoan phim Mỹ tại Deauville. Một cách để tránh hoài công tuyển chọn cũng như lãng phí các tác phẩm được đánh giá là xuất sắc từng được đi tranh giải trong khuôn khổ các chương trình như Nhãn quan độc đáo, Tuần lễ của giới phê bình, 15 ngày dành cho các nhà đạo diễn …..
Trong thời hậu Covid-19, một số liên hoan văn hóa lớn, tuy được duy trì nhưng chủ yếu diễn ra trên mạng, cách tổ chức cũng được rút gọn lại. Về phần mình, ban tổ chức Deauville đã phá vỡ thông lệ khi duy trì liên hoan phim, điều đáng chú ý là các tác phẩm được công chiếu sắp tới đây không còn đơn thuần là phim Mỹ. Bù lại, thay vì phải rút gọn nội dung, chương trình của liên hoan Deauville lại hoành tráng hơn khi giới thiệu một hạng mục riêng biệt, dành cho 10 tác phẩm từng được ban tuyển chọn phim đưa vào chương trình chính thức, đi tranh nhiều giải thưởng, trong đó có Cành cọ vàng, giải thưởng cao quý nhất của liên hoan Cannes.
Trong 10 bộ phim ban đầu dự trù tham gia liên hoan Cannes, có tác phẩm ‘‘Last Words” (tạm dịch Lời cuối trước ngày tận thế) của đạo diễn Mỹ Jonathan Nossiter. Đây là bộ phim duy nhất đến từ danh sách phim Cannes, được đưa vào chương trình tranh giải chính thức của liên hoan phim Deauville, các bộ phim kia tuy cũng xuất sắc nhưng không hội đủ ba tiêu chuẩn do ban tổ chức đặt ra : phim nói tiếng Anh, hãng phim độc lập, sản xuất tại Mỹ.
Trong số các bộ phim khác trên danh sách Cannes, có bộ phim mang tựa đề ‘‘Rouge’’ của đạo diễn Farid Bentoumi đến từ Bỉ hay là tác phẩm ‘‘Ammonite” của đạo diễn người Anh Francis Lee. Bộ phim thu hút nhiều sự chú ý nhất vẫn là ‘‘Peninsula” (Bán đảo) của đạo diễn Yeon Sang-ho. Đây là phần kế tiếp của tác phẩm ‘‘Chuyến tàu sinh tử’’ (Last Train to Busan), từng được công chiếu tại Cannes vào năm 2016 và đã giúp ‘‘khởi sắc’’ dòng phim thây ma, xác sống (zombie) sau khi lập kỷ lục doanh thu tại châu Á. Trong bối cảnh hiện thời, khi mà ngày ra mắt rất nhiều bộ phim blockbuster của Mỹ đã bị dời lại nhiều lần, phim ‘‘Peninsula” của Hàn Quốc trở thành tác phẩm sáng giá, được nhiều khán giả mong đợi.
Chương trình Deauville năm nay còn có phim của các đạo diễn Pháp quen thuộc như phim tâm lý hình sự ADN của nữ đạo diễn Maïwenn (5 năm sau thành công của bộ phim ‘‘Mon Roi’’), bộ phim ‘‘Des Hommes’’ của đạo diễn Lucas Belvaux nói về hệ quả chiến tranh Algérie, hay là phim tình cảm xã hội ‘‘Les Deux Alfred’’ của Bruno Podalydès. Trả lời câu hỏi vì sao có nhiều phim Pháp được giới thiệu trong khi chương trình của Cannes hội tụ nhiều đạo diễn với hơn 50 quốc tịch khác nhau, ban tổ chức Deauville cho biết là trong bối cảnh hiện thời, rất khó thể nào mời các đạo diễn cũng như các diễn viên đến giới thiệu với công chúng tác phẩm của họ. Deauville đã cố tình chọn nhiều phim Pháp và như vậy để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đoàn làm phim Pháp đến tham gia liên hoan, có thêm cơ hội tiếp xúc và trao đổi với khán giả trong các buổi chiếu phim ‘‘ra mắt’’.
Đây cũng là một cách để ủng hộ kỹ nghệ điện ảnh Pháp trong lúc ngành này đang trải qua rất nhiều khó khăn trong thời hậu Covid-19. Sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, một số rạp chiếu phim đã được phép mở lại kể từ ngày 22/06 nhưng rồi cũng phải đóng cửa một lần nữa do hoàn toàn vắng khách. Trong khi đó, theo giới chuyên ngành, đã có khoảng 10% các rạp chiếu phim ở Pháp có nguy cơ đóng cửa luôn, hoặc không còn đủ khả năng để trang trải các chi phí hoạt động như trường hợp gần đây nhất của rạp chiếu phim Le Grand Rex, nổi tiếng lâu đời tại Paris.
Được xây vào năm 1932, rạp chiếu phim Le Grand Rex đã đành phải tạm thời đóng cửa trong suốt tháng 08/2020 vì theo ban quản lý, vẫn chưa có nhiều khán giả chịu trở lại các rạp chiếu phim. Trong bối cảnh đó, tất cả các bộ phim có mang thương hiệu ‘‘Cannes 2020’’ tuy được chiếu trong khuôn khổ liên hoan phim Deauville, nhưng vẫn trông cậy rất nhiều vào sự ủng hộ của khán giả qua hình thức bán vé vào cửa cho mỗi suất chiếu phim, thay vì chỉ mua một vé duy nhất để rồi xem toàn bộ các tác phẩm trong mùa liên hoan.
Tòa Án Tối Cao Ba Lan
xem xét các đơn kiện gian lận bầu cử tổng thống
Thanh Hà
Tòa Án Tối Cao Ba Lan ngày 03/08/2020 chuẩn bị ra phán quyết về kết quả bầu cử tổng thống Ba Lan cách nay ba tuần. Ở vòng nhì hôm 12/07, tổng thống mãn nhiệm thuộc cánh bảo thủ đã đắc cử với kết quả sít sao 51%. Đối thủ của ông là đô trưởng Vacxava, Rafal Trzaskowski, đại diện cho phong trào Cương Lĩnh Công Dân thua cuộc trong đường tơ kẽ tóc.
Đối lập Ba Lan đệ đơn khiếu nại về kết quả chung cuộc với lý do đây là một cuộc bầu cử không trung thực và không công bằng.
Thông tín viên Damien Simonart từ Vacxava giải thích:
“Trên 5.800 đơn kiện đệ trình và đã được xem xét tính đến tối qua, Tòa Án Tối Cao thẩm định có 92 đơn kiện phần nào hoặc hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên điều đó không tác động đến kết quả bầu cử sau cùng.
Đa phần các đơn khiếu nại liên quan đến danh sách cử tri và việc bỏ phiếu của những công dân Ba Lan ở nước ngoài ; việc kiểm số phiếu này rất khó khăn do tác động của dịch Covid-19.
Phong trào Cương Lĩnh Công Dân của ứng cử viên Rafal Trzaskowski cũng khiếu nại về kết quả bầu cử nhưng đơn của phong trào này đã bị bác. Lãnh đạo phong trào, Borys Budka, cho rằng không thể công nhận kết quả do cuộc bầu cử vừa qua, theo ông, không trung thực và không công bằng.
Tổ chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu khẳng định là cuộc bầu cử đã bị tác động do thời lượng đưa tin của đài truyền hình Nhà nước Ba Lan đã không công bằng, tạo nhiều thuận lợi cho tổng thống mãn nhiệm Andrzej Duda.
Dù vậy, Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia không phát hiện một sự vi phạm nào có thể nghi ngờ về kết quả cuộc bỏ phiếu. Khả năng Tòa Án Tối Cao bác bỏ kết quả bầu cử Ba Lan vừa qua là gần như không có ».
Bầu cử tổng thống Belarus:
Loukachenko gặp khó khăn
Thụy My
Tổng thống Belarus, Alexandre Loukachenko, cầm quyền suốt 26 năm qua, có nguy cơ thất bại trong cuộc bầu cử vào Chủ Nhật 09/08/2020 tới. Lên làm tổng thống từ năm 1994, ông Loukachenko, 65 tuổi khi tái ứng cử nhiệm kỳ thứ sáu lần này, phải đối mặt với một đối thủ bất ngờ, là vợ của một blogger bị ông bỏ tù hồi tháng Năm với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.
Bà Svetlana Tikhanovskaia, 37 tuổi, đã thành công trong việc tập hợp được phe đối lập không chỉ ở thủ đô Minsk, mà còn tại nhiều tỉnh thành khác. Sau cuộc biểu tình lịch sử tuần trước ở Minsk, hàng ngàn người đã tham gia cuộc mít-tinh của bà vào cuối tuần tại Hordna (miền tây).
Trong suốt 26 năm nắm quyền, chưa bao giờ ông Loukachenko lại gặp khó khăn như hiện nay. Belarus cấm thăm dò dư luận, nhưng rõ ràng khuôn mặt đối lập mới này được cảm tình của rất nhiều người dân, trong khi tổng thống bị chỉ trích vì cách xử lý đại dịch virus corona, đồng thời bị một số cử tri truyền thống thân Nga bỏ rơi.
Vụ bắt giữ 33 lính đánh thuê Nga vào tuần rồi, mà theo Minsk là nhằm « tổ chức các cuộc nổi dậy hàng loạt » ủng hộ đối lập với sự đồng lõa của chồng bà Tikhanovskaia, cho thấy ông Loukachenko đang bị cô lập.
Trước đây là đồng minh của Vladimir Putin, trong những tháng gần đây, ông mâu thuẫn với Nga nhưng lại không xích lại gần phương Tây, trong bối cảnh kinh tế đang xuống dốc.
Theo một nhà báo Belarus được tuần báo Pháp JDD trích dẫn, mọi kịch bản đều có thể xảy ra trong tuần lễ này. Để cản trở cử tri bầu cho đối lập, ông Loukachenko có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp, một ngày trước khi bầu, và cho bỏ phiếu dưới sự giám sát của quân đội.
Dữ liệu được tiết lộ cho thấy
Iran che đậy các ca tử vong do Covid-19
Số các ca tử vong do virus corona tại Iran cao gần gấp ba lần so với con số chính thức mà chính phủ nước này công bố, theo điều tra của Ban BBC Tiếng Ba Tư.
Số liệu ghi chép của chính phủ có vẻ như nêu ra con số gần 42.000 người tử vong với các triệu chứng Covid-19 tính đến ngày 20/7, trong lúc Bộ Y tế nước này báo cáo con số 14.405.
Virus corona: 210 người tử vong ở Iran
Covid-19: Thứ trưởng Y tế Iran Iraj Harirchi ‘mắc virus’
Người Ba Tư, ‘ông tổ’ của ngành chuyển phát nhanh hiện đại
Số những người được cho là nhiễm bệnh cũng cao gần gấp đôi so với các số liệu chính thức: 451.024 ca so với 278.827 được báo cáo.
Theo các số liệu chính thức thì Iran vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng Trung Đông.
Trong những tuần gần đây, nước này đã bị làn sóng tăng vọt lần hai các ca nhiễm bệnh.
Ca tử vong đầu tiên tại Iran do Covid-19 được ghi nhận ngày 22/1, theo danh sách và hồ sơ y tế được chuyển cho BBC. Thời điểm này sớm hơn gần một tháng so với trường hợp tử vong chính thức đầu tiên do virus corona được báo cáo tại nước này.
Kể từ khi bệnh dịch bùng phát tại Iran, nhiều nhà quan sát đã nghi ngờ các số liệu chính thức do nhà nước công bố.
Đã có những bất thường trong dữ liệu được báo cáo ở cấp quốc gia và cấp khu vực, và một số giới chức địa phương đã lên tiếng về điều này trong lúc các nhà thống kê số liệu đã tìm cách đưa ra những con số ước tính khác.
Việc có tỷ lệ các ca không được ghi nhận đầy đủ, chủ yếu là do năng lực xét nghiệm, là điều xảy ra trên toàn cầu. Tuy nhiên, thông tin được tiết lộ cho BBC cho thấy giới chức Iran đã báo cáo con số nhiễm bệnh hàng ngày ở mức thấp hơn đáng kể tuy đã có hồ sơ về các ca tử vong. Điều này cho thấy các số liệu đã cố tình bị giảm bớt.
Dữ liệu lấy từ đâu?
Dữ liệu được gửi tới BBC từ một nguồn ẩn danh.
Dữ liệu bao gồm các thông tin chi tiết về các ca nhập viện hàng ngày trên toàn Iran, bao gồm cả tên, tuổi, giới tính, triệu chứng, ngày nhập viện, và thời gian nhập viện cùng các bệnh nền của bệnh nhân.
Các chi tiết trong danh sách phù hợp với thông tin về một số bệnh nhân mà BBC đã được biết, trong đó gồm cả những người đã tử vong.
Nguồn tin nói rằng họ chia sẻ dữ liệu với BBC nhằm “rọi ánh sáng vào sự thật” và nhằm chấm dứt các “trò chơi chính trị” quanh đại dịch.
Sự không khớp giữa các số liệu chính thức và số ca tử vong được ghi nhận trong hồ sơ này cũng phù hợp với sự khác biệt giữa số liệu chính thức và các tính toán về tình trạng tử vong cao quá mức, tính đến giữa tháng Sáu.
“Tử vong cao quá mức” là từ được dùng để chỉ số lượng các ca tử vong cao hơn và vượt quá những gì được trông đợi sẽ xảy ra trong các điều kiện “bình thường”.
Dữ liệu tiết lộ điều gì?
Thủ đô Tehran có số ca tử vong cao nhất, với 8.120 người chết do Covid-19 hoặc với các triệu chứng tương tự.
Thành phố Qorn – nơi ban đầu là tâm dịch ở Iran – bị ảnh hưởng nặng nề nhất tính theo tỉ lệ dân số, với 1.419 ca tử vong, tương đương với một ca tử vong do Covid-19 trên 1.000 người.
Đáng chú ý là trên toàn quốc, có 1.916 ca tử vong không phải là công dân Iran. Điều này cho thấy có một tỷ lệ không tương xứng các ca tử vong trong các nhóm dân nhập cư và tị nạn, những người hầu hết đến từ quốc gia láng giềng Afghanistan.
Xu hướng diễn biến lây các ca nhiễm bệnh và tử vong nêu trong dữ liệu được tiết lộ cho BBC tương tự như xu hướng trong các báo cáo chính thức, chỉ khác biệt về quy mô.
Mức độ tăng vọt các ca tử vong trong thời gian đầu nêu trong tài liệu này cao hơn nhiều so với các số liệu mà Bộ Y tế đưa ra, tính đến giữa tháng Ba – cao hơn gấp 5 lần so với số liệu chính thức.
Các biện pháp phong tỏa đã được áp dụng trong dịp nghỉ lễ Nowruz, tức Lễ Năm Mới của Iran, bắt đầu vào dịp cuối tuần, tuần thứ ba của tháng Ba; và đã có mức suy giảm tương ứng các ca nhiễm bệnh và tử vong trong giai đoạn này.
Iran đã áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona
Tuy nhiên, khi các biện pháp hạn chế của chính phủ được nới lỏng, các ca nhiễm bệnh và tử vong bắt đầu lại tăng lên, bắt đầu từ sau thời điểm cuối tháng Năm.
Đáng chú ý là trong danh sách được tiết lộ cho BBC, ca tử vong đầu tiên được ghi nhận vào ngày 22/1, một tháng trước khi ca tử vong đầu tiên do virus corona được chính thức báo cáo tại Iran.
Tại thời điểm đó, các quan chức Bộ Y tế khăng khăng nói rằng không có bất kỳ ca nhiễm virus corona nào tại nước này, bất chấp các tường thuật của phóng viên bên trong Iran và những lời cảnh báo từ nhiều chuyên gia y tế khác nhau.
Trong vòng 28 ngày cho tới khi ca tử vong đầu tiên được chính thức thừa nhận vào ngày 19/2, có 52 người tử vong.
Các bác sĩ nắm tường tận vấn đề nói với BBC rằng Bộ Y tế Iran đã bị áp lực từ các cơ quan an ninh và tình báo bên trong Iran.
Bản đồ mức độ tử vong tại các tỉnh của Iran
Vì sao phải che đậy?
Bệnh dịch bắt đầu bùng phát vào thời điểm trùng với hai sự kiện quan trọng ở Iran: dịp kỷ niệm Cách mạng Hồi giáo 1979 và kỳ bầu cử Quốc hội.
Đây là những cơ hội to lớn cho Cộng hòa Hồi giáo chứng minh rằng họ nhận được sự ủng hộ rộng rãi, và họ không muốn làm mất đi cơ hội này chỉ bởi vì virus.
Ayatollah Ali Khamenei, Lãnh tụ Tối cao của Iran, đã cáo buộc một số người là lợi dụng virus corona để làm suy yếu kỳ bầu cử.
Vào ngày bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bầu rất thấp.
Trước khi bị đại dịch virus corona toàn cầu tấn công, Iran đã có một loạt các cuộc khủng hoảng của riêng mình.
Vào 11/2009, Chính phủ tăng giá xăng dầu qua đêm và tiến hành trấn áp đầy bạo lực đối với các cuộc biểu tình sau đó. Hàng trăm người biểu tình đã bị giết chết chỉ trong vài ngày.
Vào tháng Giêng năm nay, phản ứng của Iran đối với vụ Hoa Kỳ ám sát tướng hàng đầu của Iran, Qasem Soleimani, người được coi là một trong các nhân vật quyền lực nhất tại Iran, chỉ đứng sau Lãnh tụ Tối cao, đã tạo ra một vấn đề khác.
Tiếp đến là vụ các lực lượng vũ trang của Iran trong tình trạng cảnh giác cao đã phóng nhầm hỏa tiễn vào một máy bay của Ukraina, chỉ vài phút sau khi chiếc phi cơ cất cánh từ sân bay quốc tế tại Tehran, khiến toàn bộ 176 người trên khoang thiệt mạng.
Lúc ban đầu, giới chức Iran tìm cách che giấu những gì xảy ra, nhưng sau ba ngày họ buộc phải thừa nhận. Điều này khiến Tehran rất mất mặt.
Bác sĩ Nouroldin Pirmoazzen, một cựu dân biểu và cũng là quan chức trong Bộ Y tế, nói với BBC rằng trong bối cảnh đó, chính phủ Iran rất lo lắng và sợ hãi sự thật khi virus corona tấn công vào Iran. Ông nói: “Chính phủ sợ rằng dân nghèo và người thất nghiệp sẽ xuống đường.”
Bác sĩ Pirmoazzen chỉ ra một thực tế rằng việc Iran ngăn chặn, không để tổ chức y tế quốc tế Thầy thuốc Không biên giới điều trị cho các ca virus corona tại tỉnh miền trung Isfahan cho thấy nước này rất cảnh giác về an ninh đối với đại dịch.
Iran đang trải qua giai đoạn khó khăn, thậm chí ngay cả trước khi khi có màn dương oai giễu võ về quân sự với Hoa Kỳ, và trước khi bị virus corona tấn công.
Các lệnh trừng phạt được đưa ra sau khi ông Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 5/2018 đã khiến nền kinh tế Iran bị ảnh hưởng nặng nề.
Bác sĩ Pouladi (không phải tên thật) nói với BBC: “Những người dẫn dắt nền kinh tế tới thời điểm này không phải trả giá. Chính là người nghèo của đất nước và các bệnh nhân tội nghiệp của tôi mới là người phải trả giá, và họ phải trả bằng chính cuộc sống của mình.”
“Trong cuộc đối đầu giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Iran, chúng tôi bị nghiền nát bởi áp lực từ cả hai phía.”
Bộ Y tế nói rằng các báo cáo của nước này lên Tổ chức Y tế Thế giới về số các ca nhiễm và tử vong do virus corona là “minh bạch” và “không hề bị bóp méo”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53637983
Nhật hết nhịn TQ ở Hoa Đông
Sự thắng thế của phái đòi hỏi cứng rắn với Trung Quốc trong Đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã dẫn tới những thay đổi thấy rõ trên biển, đặc biệt ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nhật Bản đang cải thiện sức mạnh của lực lượng phòng vệ biển, bao gồm cải tạo tàu sân bay trực thăng Izumo thành tàu sân bay hạng trung có khả năng chở theo tiêm kích F-35BẢnh: AFP
Bắc Kinh đã kêu gọi đối thoại hàng hải với Tokyo chỉ vài ngày sau khi một tướng Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ đồng minh Nhật trên biển Hoa Đông.
Thông cáo ngắn gọn của Bộ Ngoại giao Nhật cho biết Trung Quốc đã chủ động gọi điện trong ngày 31-7 và nhắc đến mong muốn biến biển Hoa Đông thành vùng biển “hòa bình, hữu nghị, hợp tác”.
Riêng cuộc đối thoại an ninh hàng hải cấp cao lần thứ 12 như Trung Quốc kêu gọi, phía Nhật cho biết sẽ không diễn ra sớm.
Chuyển từ phòng thủ sang tấn công
Báo cáo công bố ngày 30-7 của Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Mỹ cho thấy Nhật Bản đã biến các đảo nhỏ trong chuỗi đảo nằm chắn ngang đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc thành những tiền đồn quân sự.
AMTI nhận định tranh chấp đối với quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư đang nóng lên trước sự xâm nhập chưa từng có của tàu Trung Quốc và các động thái đáp trả từ Nhật Bản.
Một ngày sau báo cáo của AMTI, một ủy ban của Đảng Dân chủ tự do đã đề xuất triển khai tên lửa tấn công để đối phó với các mối đe dọa từ “kẻ thù”, thay vì tập trung vào tên lửa phòng thủ. Nếu ý tưởng này được hiện thực hóa, nó không chỉ phá vỡ chính sách phòng vệ của Tokyo mà còn mở đường cho sự hiện diện của các tên lửa Mỹ – điều chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh khó chịu.
Theo AMTI, ngoài một đơn vị tên lửa phòng không đã được triển khai tới đảo Okinawa, Nhật đã xây dựng thêm các căn cứ mới cho lực lượng tên lửa trên các đảo Amami Oshima, Miyako và Ishigaki trong 2 năm trở lại đây.
Các căn cứ này được trang bị tên lửa phòng không Type 03 và tên lửa chống hạm Type 12 có tầm bắn bao trùm quần đảo Senkaku. Nhật cũng âm thầm phát triển biến thể mới của Type 12 có thể bắn từ máy bay tuần thám P-1 và một loại tên lửa chống hạm siêu âm khác cho mục đích “bảo vệ các đảo ở xa”.
Tờ Japan Times hồi tháng 7 dẫn các nguồn thạo tin cho biết các máy bay chiến đấu của Nhật đã bay tuần tra mỗi ngày, “từ sáng đến tối” trên biển Hoa Đông.
Một mệnh lệnh mới cũng được đưa ra: các tiêm kích F-15 của Nhật tại Okinawa phải xuất kích ngay sau khi máy bay J-11 của Trung Quốc cất cánh, không được chờ chúng có dấu hiệu tiến vào không phận rồi mới phản ứng như trước. Giờ đây, mỗi máy bay Trung Quốc sẽ đối mặt với 4 tiêm kích Nhật thay vì 2 như trước.
AMTI bình luận Nhật đã phản ứng một cách rất khôn ngoan khi biến vị trí địa lý thành lợi thế. Thay vì cố gắng đóng tàu lớn để đua với Trung Quốc ở Senkaku, Nhật giữ cán cân quân sự trong khu vực được cân bằng nhờ vào vũ khí trên các đảo gần đó.
Lúc cương lúc nhu
Trong quyển sách về tranh chấp Trung – Nhật ở Senkaku xuất bản năm 2014, TS James Manicom nhận định dù căng thẳng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Tokyo và Bắc Kinh vẫn hợp tác trong các lĩnh vực khác trên biển Hoa Đông.
Ông chỉ ra thỏa thuận Trung – Nhật về đánh bắt cá ký năm 1997 và có hiệu lực năm 2000; thỏa thuận năm 2001 về việc mỗi bên phải đưa ra thông báo trước mỗi khi tiến hành các cuộc khảo sát ở vùng biển tranh chấp và gần đây nhất là thỏa thuận khai thác dầu khí chung năm 2008.
Tuy nhiên, các diễn biến gần đây đã khiến Tokyo đánh giá lại cách tiếp cận với Bắc Kinh trên biển Hoa Đông. 12 năm sau khi đạt được thỏa thuận khai thác dầu khí chung với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, 16 giàn khoan treo cờ Trung Quốc đã mọc lên ngoài khu vực khai thác chung và nằm sát ranh giới thềm lục địa do Nhật Bản đưa ra, mặc những lời kêu gọi tham vấn song phương từ Tokyo.
Mới đây nhất là chuyện Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Hoa Đông và đưa tàu hải cảnh xua đuổi tàu cá Nhật gần quần đảo Senkaku.
Giới quan sát nhận định nỗ lực hòa giải quan hệ với Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đang gặp gió lớn trước sự trỗi dậy của phái chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh.
Hồi năm ngoái, thông cáo của Bộ Ngoại giao Nhật phát sau cuộc gặp của ông Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh “sẽ không có sự cải thiện nào trong quan hệ Nhật – Trung nếu không có sự ổn định trên biển Hoa Đông và an ninh hàng hải”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/36142-nhat-het-nhin-tq-o-hoa-dong.html
Xét nghiệm ‘không bỏ sót một ai’ – virus corona Vũ Hán
đang lây lan ở một thành phố Trung Quốc
Bình luậnNguyễn Minh
Trong tuần qua, việc người dân ẩu đả tại các điểm xét nghiệm công cộng xảy ra thường xuyên ở Đại Liên, trong bối cảnh tái bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán lần thứ 3 đã lan ra 9 thành phố thuộc 5 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh.
Một người phụ nữ bị kéo đi trên đường phố ở thành phố cảng Đại Liên phía đông bắc Trung Quốc khi đang mua sắm. Các đường phố không có một bóng người khi chính quyền thành phố thực hiện khử trùng toàn thành phố trước chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Tại một trường tiểu học địa phương được trưng dụng làm điểm xét nghiệm virus Corona Vũ Hán công cộng, người dân đã ẩu đả với nhau khi chen lấn để được xét nghiệm trước; có nhiều người đã đến xếp hàng từ sáng sớm.
Trong tuần qua, việc người dân ẩu đả tại các điểm xét nghiệm công cộng xảy ra thường xuyên ở Đại Liên, trong bối cảnh tái bùng phát viêm phổi Vũ Hán lần thứ 3 đã lan ra 9 thành phố thuộc 5 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh. Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chóng, Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan lên kế hoạch đến thị sát tại thành phố Đại Liên. Chuyến thị sát mới đây nhất của bà là đến Vũ Hán – nơi bùng phát virus Corona Vũ Hán đầu tiên trên thế giới.
Trước tình hình dịch bệnh, chính quyền thành phố Đại Liên đã phải thiết lập lại các biện pháp phong tỏa quyết liệt. Người dân khiếu nại về việc hoạt động xét nghiệm quản lý kém và việc thiếu lương thực.
Chính quyền thông báo thành phố bước vào “chế độ thời chiến” từ ngày 23/7, một ngày sau khi các quan chức xác định một công ty thủy sản là nguyên nhân gây ra sự bùng phát dịch lần thứ 3 này. Sau đó 3 ngày, các quan chức đã yêu cầu tất cả 6,9 triệu người dân tại thành phố Đại Liên xét nghiệm virus Corona Vũ Hán.
Giới chức không tin vào tính chính xác của đợt xét nghiệm axit nucleic đầu tiên, do đó, ngày 30/7, thông báo rằng người dân ở các khu vực có nguy cơ cao bắt đầu xét nghiệm đợt thứ 2.
“Không bỏ sót một ai” trong toàn thành phố Đại Liên, ông Wang Ping (bí danh), một nhân viên của ủy ban khu phố ở Vịnh Đại Liên cho biết. Vịnh Đại Liên được coi là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở thành phố Đại Liên trong đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán lần thứ 3 này. Khu vực này đã bị phong tỏa hoàn toàn kể từ ngày 26/7. Không ai có thể vào hoặc ra khỏi khu phố trong thời gian này, ông Wang nói.
Khi một người bị nhiễm bệnh được xác định, chính quyền sẽ niêm phong toàn bộ tòa nhà nơi người bệnh đó cư trú.
Ông Wang đôi khi phải làm việc đến 3 giờ sáng để kiểm tra xung quanh khu vực dân cư. Ông cho biết bản thân ông “chưa bao giờ phải làm việc căng thẳng như thời gian này”, và rằng áo ông bị ướt đẫm mồ hôi.
Xét nghiệm trong hỗn loạn
Vào ngày 30/7, giới chức y tế đã tạm thời yêu cầu một trung tâm mua sắm lớn dừng hoạt động để khử trùng do có một khách hàng đến trung tâm này bị nghi là nhiễm virus Corona Vũ Hán. Sau đó, người khách này đã được đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thương.
Được biết, giới chức đã gọi điện cho người khách hàng đó. Họ yêu cầu người này “ở yên trong nhà”. Mọi người trong trung tâm thương mại đã được xét nghiệm, một người dân cho biết.
Người dân chờ đợi để lấy nhu yếu phẩm được chuyển đến tại lối vào của một khu dân cư, sau khi có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán được xác nhận tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, vào ngày 23/7/2020. (Nguồn ảnh: Nhật báo Trung Quốc / REUTERS / The Epoch Times)
Các quan chức thành phố Đại Liên thông tin về một ca nhiễm bệnh có chi tiết khác với trường hợp được bông bố trong cuộc họp báo ngày 31/7, nói rằng họ đã đóng cửa trung tâm thương mại sau khi xác định một công nhân tại trung tâm thương mại tên là Wang nghi ngờ là bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Trong khi đó, những người dân địa phương đã đến xét nghiệm tại các địa điểm xét nghiệm công cộng bày tỏ sự tức giận khi họ chứng kiến sự quản lý yếu kém ở đó đến mức gây ra một cảnh tượng hỗn loạn tại các nơi xét nghiệm đó.
Cô Liu cư trú tại khu dân cư Xinchang đã phải thức dậy lúc 6h sáng đi đến địa điểm xét nghiệm virus Corona Vũ Hán công cộng để có thể được xét nghiệm sớm. Địa điểm xét nghiệm cô Liu tới là Trường tiểu học Xinzhaizi. Khi cô đến nơi thì đã có hàng trăm người đang xếp hàng bên ngoài cổng. Cô cho hỏi một số người thì được cho biết họ đã đến trước tiên để xếp hàng từ 3h sáng.
Cô Liu cho biết: “Không ai có ý kiến gì về việc xếp hàng hoặc đăng ký xét nghiệm”.
Vào khoảng 8h sáng, nhân viên bảo vệ ra mở cổng trường và sau đó không thấy xuất hiện ở địa điểm xét nghiệm nữa, đám đông đi vào chờ xét nghiệm một cách hỗn loạn, cô Liu nói. Không một ai giữ trật tự, nhiều người chen lấn để đi lên phía trước và ẩu đả với nhau hoặc tranh cãi với nhân viên y tế. Vì quá thất vọng trước cảnh tượng tại địa điểm xét nghiệm công cộng, cô Liu và gia đình đành đi đến một bệnh viện địa phương để xét nghiệm.
Người dân đang chen chúc nhau tại một địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở Đại Liên, Trung Quốc, vào ngày 27/7/2020. (Nguồn ảnh: The Epoch Times)
Ông Li cư trú ở khu dân cư Jumei Dongwan cho biết: các nhân viên quản lý tài sản đã đề nghị “những người ở vòng ngoài” lấy trước bộ dụng cụ xét nghiệm, trong khi đó có một số cư dân đã chờ đợi hơn 10 tiếng đồng hồ. Nhiều người trở nên tức giận đã ném chai nước vào nhân viên và lao vào đánh nhau.
Tình trạng thiếu lương thực
Sau khi dịch bệnh bùng phát, các chợ địa phương và khu dân cư bị phong tỏa, điều này dẫn đến mối lo ngại về nguồn cung thực phẩm. Cô Yan sống tại Bắc Kinh nhưng có người nhà ở Vịnh Đại Liên, cho biết cha mẹ cô hiện chỉ có khoai tây vì họ đã mua dự trữ khi giá khoai vẫn còn rẻ.
Một người dân ở Vịnh Đại Liên tên là Zhang Yu (bí danh) cho biết, ông và hàng xóm không được phép ra khỏi nhà vào ban ngày và chỉ dám ra vào buổi tối để hít thở không khí ngoài trời một chút nhưng lo lắng việc sẽ vi phạm lệnh cách ly bắt buộc của chính quyền.
Ông Yu nói: “Mỗi ngày mọi người đều phải nghe âm thanh của máy khử trùng, xe cứu thương và loa phát thanh của các nhân viên an ninh. Khi nào thì tất cả những điều này mới kết thúc?”
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
Sự thật về hồng thủy ở TQ: Từ bài học xương máu,
Bắc Kinh thay đổi và thành công ngoạn mục ra sao?
Mưa lớn ở miền nam Trung Quốc năm nay đã kéo dài gấp đôi thời gian thông thường so với các năm trước đây, và lượng mưa được ghi nhận vượt xa so với nạn lũ thảm họa vào năm 1998.
Lượng mưa vượt xa thảm họa năm 1998
Mưa lớn kỷ lục năm 2020 đã gây ra tình trạng lũ lụt ở nhiều địa phương thuộc vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang).
“Mùa mưa thông thường [ở Trung Quốc ] là 24 ngày. Nhưng năm nay đã là 43 ngày,” tạp chí The World của đài PRI (Mỹ) ngày 31/7 dẫn lời Xiquan Dong, chuyên gia về thời tiết cực đoan ở Đại học Arizona, Mỹ, cho hay.
Đến nay, tình trạng lũ lụt ở Trung Quốc chưa gây ra thiệt hại đến mức nghiêm trọng như thảm họa năm 1998. Một số chuyên gia môi trường nhận định những chiến lược giảm nhẹ thiên tai trên nền tảng tự nhiên – như trồng cây và phục hồi các vùng phân tán lũ – đã giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại.
Giáo sư Liu Junguo, giáo sư Trường Khoa học và Kỹ thuật môi trường, thuộc Đại học khoa học kỹ thuật phương Nam ở Thâm Quyến, Trung Quốc, chỉ ra: “Lượng mưa [năm nay] cao hơn rất nhiều so với năm 1998, song tình trạng lũ ít nghiêm trọng và ít gây tổn thất hơn.”
Mùa mưa năm nay, Trung Quốc báo cáo khoảng 158 người chết hoặc mất tích, bên cạnh hơn 400.000 nhà cửa bị thiệt hại hoặc phá hủy – theo số liệu của Bộ Quản lý ứng phó khẩn cấp (MEM). Trong khi đó, nạn lũ năm 1998 làm hơn 3.000 người chết và khiến 15 triệu người trở thành vô gia cư.
Theo The World, chính phủ Trung Quốc đánh giá nạn lũ năm 1998 có nguyên nhân xuất phát từ mưa lớn bất thường, tình trạng phá rừng tràn lan và mật độ dân số cao ở đôi bờ sông Dương Tử cùng các sông nhánh.
Ông Liu nói thảm họa năm 1998 khiến các nhà hoạch định ở Bắc Kinh nhìn nhận lại hoàn toàn về lĩnh vực kiểm soát lũ lụt. Hướng tiếp cận mới được vạch ra trong 10 năm tiếp theo, như một phần trong Chương trình Biến đổi khí hậu quốc gia được Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành năm 2007, trong đó đề cập sự chuyển hướng tập trung sang những giải pháp có nền tảng tự nhiên để kiểm soát rủi ro lũ lụt.
“Rõ ràng đây là bước ngoặt hết sức quan trọng để chính phủ Trung Quốc suy nghĩ về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,” Liu nói.
Trồng cây và các “đô thị bọt biển”
Trong nhiều thế kỷ, chiến lược phòng chống lũ của Trung Quốc phụ thuộc vào việc đắp đê ở các bờ sông để giữ nước trong các lòng sông hẹp, và người dân vẫn sinh sống sản xuất ở phía bên kia đê.
Với hơn 32.000 km đê điều, Trung Quốc sở hữu một trong những hệ thống đê to lớn nhất thế giới.
Nhằm bù đắp những tổn thất do hệ thống đê bị quá tải, Trung Quốc đã tái khởi động một số dự án phục hồi sinh thái lớn nhất thế giới, trồng hàng tỷ cây xanh để ngăn dòng lũ đổ vào các con sông cũng như giúp hấp thụ thêm nước lũ ở thượng nguồn.
“Chính phủ Trung Quốc khởi xướng nhiều chương trình tái tạo rừng,” giáo sư Liu Junguo nói. “Khi chúng tôi trồng thêm nhiều cây ở thượng nguồn thì có thể làm giảm dòng chảy. Điều này rất có lợi cho giảm thiểu các trận lũ.”
Dù các chương trình trồng rừng nhận một số phê bình về cách thức tiến hành, Liu nói nghiên cứu của ông thể hiện rằng việc trồng cây phủ xanh đồi trọc có thể làm giảm lũ lụt đến 30%, tùy từng bối cảnh.
Ngoài ra, các dự án “thành phố bọt biển” cũng hướng tới gia tăng không gian xanh và mặt đường cho phép hấp thụ thêm nước mưa trong các không gian đô thị dễ bị ngập lụt.
“Thành phố bọt biển” được mô tả là các đô thị theo đuổi phát triển kiến trúc phỏng theo tự nhiên, chống ngập lụt mà không cần cống thoát nước. Các đô thị sẽ tìm cách hấp thụ và tích trữ nước mưa để làm dịu không khí trong nội thành vào những ngày nắng nóng. Giải pháp này có cơ chế hoạt động tương tự như miếng “bọt biển”.
Khôi phục các vùng trữ lũ
Kế hoạch mới của Trung Quốc cũng tập trung vào phục hồi các vùng phân tán lũ nằm dọc sông Dương Tử – tức các vùng trũng có thể đón lũ định kỳ.
Jeff Opperman, chuyên gia tài nguyên nước của World Wildlife Fund (WWF), nói với The World: “[Các vùng trũng trữ lũ] là một đặc điểm tự nhiên. Những dòng sông có xu hướng dâng lên và tràn vào các vùng trũng quanh chúng với tần suất khá thường xuyên.”
Ông bổ sung rằng việc tái định cư người dân để tránh khỏi các vùng trũng thấp là giải pháp tốt nhất để bảo vệ con người khỏi nạn lũ lụt, cũng như cho phép dòng chảy sông ngòi phát triển tự do. Trong tình huống lý tưởng, các chính sách nhà nước được hoạch định nhằm ngăn chặn con người xây dựng và phát triển ở các vùng trũng thấp.
Sau thảm họa năm 1998, nhà chức trách Trung Quốc thuyết phục 2.4 triệu người rời bỏ các vùng trũng ở lưu vực sông Dương Tử và trả lại 2.600 km2 địa hình này.
Giáo sư Liu Junguo – một nhà khoa học môi trường – nhận xét tích cực về các giải pháp can thiệp trên nền tảng tự nhiên. “Nếu không có những chương trình dạng này, nạn lũ sẽ tồi tệ hơn rất nhiều.”
Tuy nhiên, việc phủ xanh đất trống đồi trọc và xây dựng mặt đường thấm nước cũng có giới hạn về hấp thụ nước, và việc phục hồi các vùng trũng có những giới hạn của nó. Việc thuyết phục hàng chục triệu người tái định cư khỏi các vùng trũng quanh sông Dương Tử gần như là bất khả thi – theo David Shankman, chuyên gia về lũ lụt Trung Quốc tại Đại học Alabama, Mỹ.
“[Các vùng trũng] là trái tim của khu vực trồng lúa ở Trung Quốc,” ông nói.
Nhiều gia đình đã sinh sống ở các vùng địa hình này trong nhiều thế hệ và không muốn bỏ ruộng. Bất chấp nỗ lực khuyến khích của nhà nước, dân số ở các vùng đất thấp tiếp tục tăng lên, làm cho các khu vực lưu trữ nước lũ thiết yếu bị thu hẹp. Điều này làm cho lũ lụt tồi tệ hơn, Shankman nói.
Trung Quốc đã đầu tư nhiều tỷ USD vào xây dựng các con đập ngăn nước trên sông Dương Tử và các sông nhánh nhằm điều tiết nước lũ. Đập Tam Hiệp, hoàn thành năm 2006, đã giúp điều tiết đến 30% dòng lũ năm nay – theo báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Lũ lụt sẽ không biến mất
Chuyên gia Xiquan Dong tin rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến hiện tượng mưa lớn trên trung bình trở nên thường xuyên hơn dọc sông Dương Tử.
“Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ đại dương tăng lên và làm hình thành thêm lượng hơi nước ở miền nam Trung Quốc,” ông nói. “Các hiện tượng dị đoan như lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn trước đây.”
Nhiều nghiên cứu tiến hành trong thập kỷ qua xác nhận luận điểm của Dong. Sự thay đổi tình trạng mưa có thể tác động đến nhiều hệ thống sông chủ yếu của thế giới.
Cecilia Tortajada, chuyên gia chính sách thủy lợi ở Đại học Singapore, cho rằng các dự án quy mô lớn của Trung Quốc có thể là bài học cho phần còn lại cho thế giới về những giải pháp có hiệu quả hoặc không.
“Trong lĩnh vực kiểm soát lũ, họ (Trung Quốc) đã học được rất nhiều,” bà nói, cảnh báo các nước cần sẵn sàng đón nhận một thế giới với các trận lũ ác liệt và bất ngờ hơn. Thách thức sẽ trở nên đáng ngại hơn cùng với sự nóng lên của Trái đất.
“Lũ lụt sẽ không biến mất,” Tortajada nói. “Mọi người cần có kế hoạch bởi đây sẽ là thường thái mới.”
Lũ chưa rút,
bão Hagupit đã dồn đến lưu vực sông Dương Tử
Nam Sơn
Tỉnh Phúc Kiến ở phía Đông Trung Quốc vào hôm Chủ nhật (2/8) đã đưa ra một phản ứng khẩn cấp cấp 3 đối với cơn bão Hagupit, cơn bão thứ tư trong năm nay của Trung Quốc.
Đài Quan sát khí tượng trung ương dự đoán rằng cơn bão Hagupit sẽ đổ bộ dọc theo bờ biển từ phía nam Chiết Giang đến phía bắc Phúc Kiến vào đêm mùng 3/8 (bão cấp 8, cấp 9, với sức gió từ 70-80 km/h), sau đó nó di chuyển theo hướng Tây Bắc.
Vào buổi chiều ngày 4/8, cơn bão sẽ ảnh hưởng đến lưu vực sông Dương Tử. Đài quan sát khí tượng trung ương đã đưa ra cảnh báo bão màu xanh vào lúc 6 giờ tối ngày 2/8. Mưa lớn do ảnh hưởng của bão sẽ gây ra lũ lụt và sạt lở đất.
Ngoài ra, một cơn bão khác “Sinlaku”, hình thành ở Biển Đông vào ngày 1/8, đã đổ bộ vào miền bắc Việt Nam vào trưa 2/8, nhưng Cục Khí tượng Trung Quốc cho rằng mặc dù cách xa Trung Quốc, nhưng nó vẫn có sức mạnh còn sót lại, và có hiệu ứng đồng hành với gió mùa, sẽ gây ra mưa liên tục ở miền nam Trung Quốc.
Ước tính trong ba ngày tới, chịu ảnh hưởng của cơn bão Sinlaku, sẽ có mưa vừa hoặc mưa lớn ở các vùng phía nam và phía đông Quảng Đông, miền nam Quảng Tây và đảo Hải Nam.
https://www.dkn.tv/the-gioi/lu-chua-rut-bao-hagupit-da-don-den-luu-vuc-song-duong-tu.html
Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20):
Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump
Người dân Trung Quốc gọi sự kiện Thiên An Môn là “64”, vì Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nghiền nát phong trào dân chủ của sinh viên vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Năm nay, trước thềm kỷ niệm 31 năm sự kiện vào hôm thứ Năm, không khí ở Bắc Kinh có vẻ căng thẳng hơn bình thường.
Chủ nhật ngày 4/6/1989 khoảng 10.454 người đã bị giết tại quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc
Quảng trường Thiên An Môn đã bị đóng cửa vì một số lý do nào đó vào chiều thứ Ba. Mặc dù đợt bùng dịch coronavirus đã lắng xuống và du khách đã trở lại từ đầu tháng 5, nhưng quảng trường rộng lớn này vẫn im ắng lạ thường.
Tôi chưa bao giờ thấy Thiên An Môn vắng như thế này quanh ngày 4 tháng 6. Thông thường nó chật cứng khách du lịch – và đối với tôi, đám đông dường như tượng trưng cho niềm tin của chính quyền
rằng họ đã thành công trong việc đưa sự kiện vào quên lãng. Vì rốt cuộc thì học sinh Trung Quốc không được học về “64” trong trường và thuật ngữ này cũng không thể tìm kiếm trên mạng. Hầu hết người Trung Quốc ở độ tuổi 30 trở xuống đều biết rất ít về nó.
Nếu vậy, quảng trường trống vắng hôm nay chắc chắn là không bình thường.
Do coronavirus, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc rơi xuống vùng âm trong quý đầu năm, làm tăng nguy cơ bất mãn xã hội. Và cuối tháng trước, Nhân Đại đã phê chuẩn luật an ninh quốc gia mới nhằm cấm hoạt động bất đồng chính kiến ở Hồng Kông, gây phẫn nộ cho các nhà hoạt động dân chủ ở đó.
Vì vậy chính quyền sẽ không để ngày kỷ niệm Thiên An Môn có thể châm ngòi cho bất ổn ở thủ đô.
Xe bọc thép đang được triển khai đến quảng trường. Chúng thuộc biên chế của lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (Vũ cảnh), một nhánh thuộc PLA vốn được trang bị kém khi sự kiện năm 1989 xảy ra.
Ngay sau cuộc đàn áp Thiên An Môn, tôi nhớ một nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nói rằng thảm kịch sẽ không bao giờ xảy ra nếu cảnh sát vũ trang có xe vòi rồng hoặc lựu đạn hơi cay như cảnh sát chống bạo động Nhật Bản. Ý ông là Bắc Kinh cảm thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải triển khai quân đội, vì cảnh sát vũ trang được coi là không thể ngăn được các sinh viên và những người biểu tình, dẫn đến nhiều thương vong.
Trên thực tế, chính sự kiện Thiên An Môn đã khiến Bắc Kinh tăng cường cho lực lượng vũ cảnh. Khi nhiều thanh niên Hồng Kông xuống đường vào mùa hè năm ngoái, truyền thông Trung Quốc liên tục chiếu cảnh lực lượng vũ cảnh huấnluyện ở thành phố láng giềng Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Họ tập luyện việc giải tán người biểu tình bằng vòi rồng và hơi cay.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ám chỉ ông có thể triển khai quân đội để dập tắt các cuộc biểu tình đang càn quét nước Mỹ – vốn bùng lên sau cái chết của một người da đen cầu xin được thở khi một cảnh sát da trắng quỳ đè trên cổ ông ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, hiện được coi là một nhà ngoại giao “chiến lang”, đã chỉ trích Trump. “Tại sao phía Mỹ chỉ trích lực lượng cảnh sát văn minh và kiềm chế của Hồng Kông trong khi họ đe dọa nổ súng vào người biểu tình trong nước và thậm chí triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia để đàn áp họ?” ông Triệu nói.
Ông dường như ám chỉ rằng lực lượng vũ cảnh của Trung Quốc có thể giỏi hơn trong việc kiểm soát những người biểu tình.
Trump đã gọi bạo lực trong các vụ biểu tình chống sự tàn bạo của cảnh sát là “hành động khủng bố trong nước”. Nhưng cách xử lý tình huống của ông đã giúp Bắc Kinh có lý do biện minh cho việc áp đặt nắm đấm sắt lên Hồng Kông.
TQ: “Tiến, thoái lưỡng nan”
Tuyên bố của Mỹ bác bỏ hoàn toàn những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông đã đẩy Trung Quốc vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu tiếp tục các hành động gây hấn, sẽ chạm “lằn ranh đỏ”. Nhưng nếu lùi, thậm chí ngay cả “đứng im”, thì phải chăng, hóa ra không phải Mỹ, mà chính Trung Quốc mới là “con hổ giấy”?
Đừng vội nghĩ, sau những động thái kiểu “ăn miếng trả miếng” từng xảy ra trên Biển Đông thời gian qua giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu Mỹ- Trung Quốc: gào thét, đấu khẩu, chơi võ mồm; tập trận, thử tên lửa đạn đạo; cho tàu sân bay ngênh ngang diễu võ, giương oai…, mọi chuyện sẽ dừng lại.
Thời điểm này, nhất là sau tuyên bố chính thức ngày 13/7 của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề Biển Đông, khẳng định: “Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở gần như toàn bộ Biển Hoa Nam (Biển Đông) là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch dọa nạt của họ nhằm kiểm soát chúng…”, mọi chuyện càng rối lên. Thậm chí, dư luận còn lo ngại tới một kết cục thảm khốc nếu xảy ra đối đầu súng đạn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Phân tích kỹ, dư luận có thể thấy, ngoài việc sử dụng ngôn từ một cách mạnh mẽ, dứt khoát hơn, tuyên bố ngày 13/7 không thể hiện nhiều thay đổi về quan điểm vốn đã được Washington không ít lần khẳng định.
Chỉ có điều, tại thời điểm nhạy cảm này, có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh lợi dụng Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới vất vả vật lộn với đại dịch Covid-19, có những hành động lấn tới thiết lập lợi thế trong cuộc cờ trên Biển Đông, để khi quốc tế choàng tỉnh thì “mọi sự đã rồi”, Mỹ mới chủ trương chính thức hóa quan điểm thông qua một tuyên bố của Bộ Ngoại giao.
Đương nhiên, Trung Nam Hải vô cùng tức tối, coi Nhà trắng như “kẻ phá bĩnh”, vì mấy lẽ:
Thứ nhất, Mỹ là kẻ “xỏ xiên”, nhè đúng thời điểm Bộ Ngoại giao Philippines làm hoắng dư luận trong nước và quốc tế khi đưa ra tuyên bố kỷ niệm 4 năm Tòa án Trọng tài thường trực Liên hiệp quốc (PCA) ra phán quyết về Biển Đông (12/7/2016). Trung Nam Hải không thể suy luận rằng: Nhà trắng cố ý lựa chọn “điểm rơi” để “đánh thức dư luận” về vụ kiện – một sự kiện mà Trung Quốc phẩy tay không công nhận, vẫn không thể không cảm thấy bị bẽ mặt trước thế giới, nhất là khi họ đã thò bút ký văn bản Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
Thứ hai, Trung Quốc coi những ngôn từ mạnh mẽ, đầy ngạo mạn của Mỹ chẳng khác nào hành vi phất cờ cổ xúy các nước láng giềng “bị ức hiếp” đứng lên đấu tranh, chống lại Trung Quốc.
Những gì diễn ra vẻ như càng chứng tỏ điều đó là đúng. Chỉ hai tuần, tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều đua nhau lên tiếng, cứ như có một sự bàn bạc, nắm tay nhau dưới gầm bàn, kể cả quốc gia dầu mỏ Brunei vốn lặng lẽ trước thời cuộc.
Thứ ba, tuyên bố của Mỹ đẩy Trung Quốc vào thế khó “tiến thoái lưỡng nan”: Nếu tiến lên, tiếp tục các hành động gây hấn, sẽ chạm “lằn ranh đỏ” – điều nên được lĩnh hội từ thông điệp của Mỹ. Nhưng nếu lùi lại, thậm chí ngay cả “đứng im”, không có những động thái gây hấn mới, thì trong cái nhìn của cộng đồng quốc tế và Mỹ, hóa ra không phải Mỹ, mà chính Trung Quốc mới là “con hổ giấy” phát sốt, phát rét trước những lời đe dọa của Mỹ.
Trung Quốc – kẻ muốn lật đổ Mỹ để trở thành cường quốc số 1 thế giới – mà bị coi như “hổ giấy” thì là một sự ê chề khó chấp nhận. Đặc biệt, với một kẻ hãnh tiến, luôn tự tôn là “trung tâm của thế giới” như Trung Quốc, đó còn là sự tổn thương dân tộc ghê gớm.
Một khi không còn gì để mất, không ai dám chắc Trung Quốc sẽ không coi hành động quân sự là biện pháp duy nhất để đối đầu với Mỹ, bất chấp những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra.
Đ.T
http://biendong.net/bi-n-nong/36156-tq-tien-thoai-luong-nan.html
Trung Quốc phản đối
Mỹ hành động nhằm vào công ty phần mềm TQ
Hôm 3/8, Trung Quốc cho biết kiên quyết phản đối bất kỳ hành động nào của Hoa Kỳ đối với các công ty phần mềm Trung Quốc, đáp lại phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo rằng Washington sẽ sớm hành động chống lại các công ty Trung Quốc cung cấp dữ liệu cho chính phủ Bắc Kinh, theo Reuters.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói với các phóng viên tại cuộc họp báo hàng ngày rằng Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ có thể dừng các chính sách phân biệt đối xử của mình.
Hôm 2/8, Ngoại trưởng Pompeo nói rằng Tổng thống Trump sẽ sớm có hành động đối với các công ty phần mềm của Trung Quốc, được cho là gây ra nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ, cũng theo Reuters.
“Tổng thống Trump nói ‘đủ rồi’ và chúng ta sẽ giải quyết và vì thế ông sẽ có hành động trong những ngày tới về các nguy cơ an ninh quốc gia gây ra bởi phần mềm liên hệ tới Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Pompeo nói trên chương trình “Sunday Morning Futures” của kênh Fox News.
Tin này được đưa ra sau khi ông Trump nói với các phóng viên trên chuyên cơ Air Force One cuối tuần trước rằng ông sẽ ra lệnh cấm TikTok ở Mỹ sớm nhất là ngày 1/8.
Nhiều tháng qua, các quan chức Mỹ nhiều lần nói rằng với sự quản lý hiện thời của công ty phần mềmTrung Quốc ByteDance có trụ sở ở Bắc Kinh, TikTok gây ra các nguy cơ về an ninh quốc gia vì nguồn dữ liệu cá nhân mà công ty nắm giữ và xử lý.
Theo Reuters, ông Pompeo nói rằng đó “thực sự là các vấn đề [bảo mật] thông tin cá nhân đối với người dân Mỹ”.
Trong diễn biến liên quan, hôm 2/8, tập đoàn Microsoft nói rằng sẽ thúc đẩy đàm phán để mua lại các hoạt động của TikTok ở Hoa Kỳ.
ĐCS Trung Quốc tập kết 5.000 binh sĩ
và vũ khí tại biên giới Trung – Ấn
Bình luậnĐông Phương
Hình ảnh vệ tinh cho thấy quân đội Trung Quốc đã tập hợp một lượng lớn binh lính và vũ khí ở khu vực biên giới Trung – Ấn đang có tranh chấp. Động thái này khiến ngoại giới lo ngại rằng Trung Quốc và Ấn Độ lại xảy ra xung đột.
Tờ ThePrint của Ấn Độ đưa tin, một “lượng lớn” quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tập trung tại khu vực biên giới Akasi Chin.
Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cho rằng, điều này “khiến quân đội Ấn Độ phải thật thận trọng về quá trình rút quân (của quân đội ĐCSTQ)”.
Họ nói thêm: “Mọi người lo lắng rằng quân đội (ĐCSTQ) cố tình trì hoãn quá trình rút quân cho đến mùa đông, và sau đó có khả năng sẽ mở ra các chiến tuyến mới ở khu vực đông bắc”.
Sau cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra hồi tháng 5, ĐCSTQ đã rút quân khỏi khu vực đang có tranh chấp – Ladakh nhưng hiện khu vực này vẫn đang trong tình trạng căng thẳng.
Truyền thông Ấn Độ cho biết, hình ảnh vệ tinh chụp được ở khu vực Thập Toàn Hà (Shiquanhe) thuộc Khu tự trị Tây Tạng cho thấy ĐCSTQ tập hợp 5.000 binh sĩ và trang thiết bị tại đó.
Theo nguồn tin, vệ tinh gián điệp EMISAT của Ấn Độ đã phát hiện ra sự việc này đầu tiên. Ngoài số binh lính, các hình ảnh còn cho thấy xuất hiện một lượng lớn xe hạng nặng và lều bạt. Ngoài ra còn có hình ảnh máy bay trực thăng hạ cánh ở địa điểm này.
Một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ ThePrint rằng, phía New Delhi cũng đã điều thêm lực lượng quân sự để đáp trả.
“Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng quân số rất nhiều”, ông nói: “Chúng tôi cũng đã gửi một lượng lớn binh sĩ tới khu vực Ladakh”. Ông cho rằng Trung Quốc đang cố tình trì hoãn đàm phán.
Sau cuộc đụng độ gây nhiều thương vong ở biên giới Trung – Ấn hồi tháng 5, các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh đã nổ ra trên khắp Ấn Độ. Để đáp trả Bắc Kinh, chính phủ Ấn Độ đã cấm nhiều phần mềm ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả TikTok, vì lý do an ninh quốc gia.
“Tuy nhiên, mùa đông tháng 11 sắp đến, toàn bộ khu vực sẽ lại bị tuyết dày bao phủ, điều này sẽ khiến ĐCSTQ khó có thể xây dựng quân đội và cơ sở hạ tầng ở Ladakh”.
Năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ từng có một cuộc chiến tranh biên giới cục bộ kéo dài 1 tháng ở khu vực biên giới có tranh chấp giữa hai nước, gây ra cái chết của hàng ngàn người.
Đông Phương
Theo The Epoch Times
TQ ngang ngược tự ý thay thuật ngữ
trong quy tắc hàng hải trên Biển Đông
Bắc Kinh thay đổi từ ngữ trong quy định hàng hải, xác định khu vực giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là “vùng ven biển” thay vì “ngoài khơi”.
Theo SCMP, sự thay đổi này xuất hiện trong bản sửa đổi một quy định được soạn thảo từ năm 1974, liên quan đến các quy tắc kỹ thuật kiểm tra các tàu đi lại trên biển. Thay đổi này bắt đầu có hiệu lực từ 1/8.
Theo sửa đổi trên, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cái gọi là “Khu vực điều hướng Hải Nam-Tây Sa”, nối 2 điểm ở đảo Hải Nam của nước này với 3 điểm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa.
Nhận định về động thái mới của Bắc Kinh, Zhang Jie, chuyên gia Biển Đông thuộc Viện khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đang muốn tăng cường quản lý trái phép Hoàng Sa bằng luật pháp của nước này.
“Ngay cả khi quy định này không trực tiếp nhằm tăng cường kiểm soát, nó vẫn có tác dụng đó”, ông Zhang phân tích.
Trong khi đó, Collin Koh, một thành viên nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore nhận định, động thái mới của Trung Quốc không gây quá nhiều bất ngờ, đặc biệt là sau khi nước này tuyên bố thành lập trái phép các đơn vị hành chính ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc hồi giữa tháng 4 thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”, Trước động thái ngang ngược này của Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai.
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới”, bà Hằng nhấn mạnh.
Đảng cộng sản TQ
đang phản lại chính cha ông, tổ tiên mình
Lão Tử (571- 471 trước Công Nguyên) sống vào đời Xuân Thu – Chiến Quốc là một triết gia nổi tiếng. Sách “Đạo đức kinh” của ông dạy vua chúa phải cai trị nước như thế nào. Theo ông: Người phải thuận theo đất, đất phải thuận theo trời, trời phải thuận theo đạo, đạo phải thuận theo tự nhiên.
Khác với Lão Tử chủ trương xuất thế, Khổng Tử (551- 479 trước Công Nguyên) chủ trương nhập thế hành đạo. Toàn bộ học thuyết của Khổng Tử là lý thuyết về người quân tử, tức là kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị; quân tử là người cai trị). Muốn trở thành người quân tử thì phải tu thân, để trở thành người có đạo đức. Đạo là mối quan hệ mà con người phải biết cách ứng xử. Theo Khổng Tử thì đạo vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn – bè (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu) là quan trọng, được gọi là ngũ luân. Đức theo Khổng Tử có ba điều: Nhân, Trí, Dũng. Sau này Mạnh Tử bỏ chữ “Dũng” và thay bằng: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, còn được gọi là ngũ thường. Người đời hay nói đến “luân thường đạo lý” là nói đến triết lý của Khổng – Mạnh.
Phương châm cho mọi hành động cai trị của Khổng Tử là: nhân trị, là yêu người. Khổng Tử nói: Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Hay: Mình muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì phải giúp người khác thành đạt (sách Luận ngữ). Phương châm thứ hai của kẻ cai trị là thuyết chính danh. “Nếu danh không chính thì lời nói không thuận, lời nói không thuận thì việc làm chẳng thành” (Luận ngữ). Khổng Tử còn dạy: Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con. Mạnh Tử sau này nói: Hằng sản thì hằng tâm. Có nghĩa là, giàu có thì cái tâm sẽ rộng rãi, sẽ có điều kiện để giúp đỡ kẻ nghèo khó…
Ảnh hưởng sâu nặng của triết thuyết Lão, Khổng, Mạnh, xã hội Trung Hoa từ bao đời là một xã hội coi trọng đạo lý, nhân nghĩa. Kẻ vô đạo đức là kẻ bị coi khinh nhất trong văn hoá truyền thống của dân tộc Trung Hoa… Nó đã tạo ra những giá trị văn minh vật chất và tinh thần đóng góp xứng đáng cho nhân loại, nếu chúng ta biết gạt bỏ những yếu tố bảo thủ, cực đoan của các triết thuyết này.
Thật là khôi hài và bịp bợm, khi những người cộng sản Trung Quốc muốn dựng lại hình tượng Khổng Tử làm “giá trị Trung Hoa” ở thời đại 4.0, khi chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị lịch sử lãng quên! Trên thực tế, với chủ nghĩa duy lợi và vô thần, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạp đổ, làm ngược lại, phản lại chính cha ông, tổ tiên mình.
Khi một số quốc gia phương Tây quen ăn chớp nhoáng, thích nhân công rẻ, thích mua hàng rẻ …đã biến Trung Quốc thành “xưởng máy của thế giới”, thì chỉ sau ba thập niên, Trung Quốc đã mau chóng trở thành một cường quốc kinh tế. Nhưng khi đã “hằng sản” rồi, thì cộng sản Trung Quốc chẳng những không “hằng tâm”, mà còn dã tâm bán hàng giả, kiếm lời trong lúc cả thế giới điêu đứng vì con virus Vũ Hán do chính Trung Quốc xua đến trời Âu, đất Mỹ!
Nạn lũ lụt khủng khiếp đang diễn ra nhiều ngày tháng ở Trung Quốc hiện nay là kết quả tất yếu của những quyết sách độc tài, độc đoán, bất chấp mọi can ngăn, phản biện của giới khoa học lên tiếng phản đối xây dựng đập nước lớn nhất thế giới Tam Hiệp. Người Trung Quốc hẳn còn nhớ rất rõ các chuyên gia thuỷ lợi hàng đầu như Hoàng Văn Lý, Lý Duệ… đã khuyên nhà cầm quyền đến “đứt lưỡi” là không thể làm con đập này. Nữ nhà báo chuyên trách “nguồn lợi nước” Đái Tình đã ngồi khóc ở bậc cửa hội thảo về Tam Hiệp khi bà bị ngăn không cho vào hội trường. Con sông Dương Tử dài 6000 km – dài nhất Trung Quốc, dài thứ ba trên giới – đã bị chặn lại, tạo một cột nước 43 km3, tức như một bể nước có đáy hình vuông, mỗi cạnh dài 43 km, và chiều cao 43 km phóng lên trời. Khối nước nặng đến mức trái đất bị quay chậm vài giây!
Không phải chỉ có sông Dương Tử bị ngăn làm đập thuỷ điện mà 433 con sông trên toàn cõi Trung Quốc đã bị hàng ngàn con đập chặn lại. ĐCSTQ muốn phát triển “vượt bực” về thuỷ điện, muốn phát triển nóng, muốn ngăn nguồn nước ngọt chảy về Ấn Độ, về các nước Đông Nam Á… nên “sức nặng” của
hàng ngàn con đập chứa này đã gây động đất, sóng thần, lụt lội, vỡ đê… gây điêu đứng cho hàng chục tỉnh thành ở Trung Quốc hiện nay.
Từ ngàn đời nay, sông chảy ra biển, nước chảy chỗ trũng, nhưng ĐCSTQ đã chống lại tự nhiên, chống lại chính cha ông mình là “người phải thuận theo đất, đất phải thuận theo trời, trời phải thuận theo đạo, đạo phải thuận theo tự nhiên” như chính cha ông họ đã dạy. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mổ sống lấy nội tạng của các tín đồ Pháp Luân Công bán lấy tiền, mà lại đề cao Khổng Tử với triết thuyết “nhân trị”, “yêu người”! Đây là sự phản bội lộng lẫy nhất trong lịch sử loài người.
Môi trường ở Trung Quốc đã bị huỷ hoại do phát triển nóng, “bạo phát nên bạo tàn”! Đại dịch COVID Vũ Hán đã làm cả loài người bừng tỉnh. Không ai còn hy vọng rằng, Trung Quốc “hằng sản” sẽ “hằng tâm”!
Và, chính người dân Trung Quốc bị tẩy não bấy lâu nay đã nhận ra bộ mặt thật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vì quá ác độc nên trời đất đã trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm mưa to gió lớn, bầu trời xám xịt, nước ngập tứ bề, động đất, sóng thần đang nổi lên… là có lý!
Bản giao hưởng Số 5, Định Mệnh, của Beethoven đang gõ cửa Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Thật vậy sao?
Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump sẽ sớm có hành động
đối với các ứng dụng dính líu với ĐCSTQ
Quý Khải
Trong vài ngày tới, Tổng thống Mỹ Trump sẽ đưa ra giải pháp cho một loạt các mối đe dọa an ninh quốc gia do các ứng dụng có liên hệ đến chính quyền Trung Quốc, bao gồm TikTok, theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Trao đổi với phóng viên hôm thứ Sáu (31/7) tuần trước trên Không lực Một, ông Trump cho biết ông sẽ cấm TikTok tại Mỹ ngay vào ngày hôm sau, tức 1/8, nhưng Nhà Trắng chưa đưa ra thông báo nào về vấn đề này cho tới tận chiều hôm Chủ nhật (2/8).
Trong một buổi phỏng vấn trên đài Fox News hôm Chủ nhật vừa rồi, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho biết “Tổng thống Trump đã nói rằng đủ rồi, chúng ta cần phải giải quyết nó. Ông ấy sẽ hành động trong vài ngày tới để chấm dứt một loạt các rủi ro an ninh quốc gia xoay quanh các phần mềm có liên hệ với ĐCSTQ”.
Phản hồi thông báo của ông Trump hôm thứ Sáu tuần trước, đại diện TikTok tại Mỹ cho biết ứng dụng này “không có kế hoạch đi bất cứ đâu cả”.
Các quan chức và chuyên gia an ninh mạng Mỹ từ lâu đã cảnh báo TikTok là một công cụ giám sát của chính quyền Bắc Kinh. TikTok rất phổ biến trong giới trẻ Mỹ, được hơn 100 triệu thanh niên Mỹ sử dụng.
Theo sau những tuyên bố của ông Trump, ông Pompeo cho biết quy mô lệnh cấm tiềm năng của chính quyền Trump sẽ mở rộng, không chỉ nhắm vào Tik Tok mà còn bao hàm các ứng dụng có liên hệ với Bắc Kinh. Ông Pompeo cho biết chính quyền tổng thống Trump “đang đi đến một giải pháp cuối cùng. Tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm thấy thông báo của tổng thống”.
“Những hãng phần mềm Trung Quốc này đang kinh doanh tại Mỹ, bất kể đó là TikTok hay WeChat, có vô số những người khác … đang cung cấp dữ liệu trực tiếp cho ĐCSTQ và bộ máy an ninh quốc gia của họ”, ông Pompeo nói.
“Đây có thể là thông tin về nơi cư trú, số điện thoại, bạn bè của họ, những người mà họ kết nối. Đó là những vấn đề mà Tổng thống Trump đã thẳng thắn chỉ ra chúng ta sẽ cần giải quyết. Đây là những vấn đề an ninh quốc gia thực sự. Chúng là những vấn đề bảo vệ quyền riêng tư thực sự đối với người dân Mỹ”.
Ông Trump tuyên bố dự định cấm của mình không lâu sau khi xuất hiện báo cáo cho biết Microsoft đang cân nhắc việc mua lại TikTok. Ông Trump nói với các phóng viên rằng ông sẽ không ủng hộ việc mua lại.
Lãnh tụ thiểu số Thượng viện Chuck Schumer cho biết ngày 2/8 rằng các câu hỏi quan trọng sẽ phải được giải đáp nếu vụ sáp nhập Microsoft TikTok được thông qua, bao gồm cả việc liệu thực thể sau đó có duy trì các liên kết với chính quyền Trung Quốc và việc các dữ liệu sẽ được lưu trữ ở đâu.
“Tôi rất phản đối TikTok. Tôi là một trong những người đầu tiên bóc trần các mối liên hệ của nó với Bắc Kinh. Và tôi đã thúc giục việc đóng cửa TikTok ở Mỹ”, ông Schumer nói.
Việc sử dụng TikTok đã bị hạn chế ở một số khu vực tư nhân và công cộng ở Mỹ và nước ngoài. Hạ viện Mỹ hôm 20/7 đã bỏ phiếu cấm TikTok khỏi tất cả các thiết bị do chính phủ ban hành. Ngân hàng lớn thứ 4 thế giới có trụ sở tại Mỹ Wells Fargo gần đây đã yêu cầu nhân viên loại bỏ ứng dụng TikTok, trong khi ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã cảnh báo nhân viên không sử dụng ứng dụng này.
Ấn Độ đã cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc vào tháng 6, với lý do chúng đe dọa “an ninh và chủ quyền” của đất nước. Lầu Năm Góc hồi tháng 12 năm ngoái đã ra lệnh cho các nhân viên quân đội xóa ứng dụng này khỏi các thiết bị của chính phủ.
Năm 2019, TikTok đã nộp khoản tiền phạt trị giá 5,7 triệu USD để giải quyết các cáo buộc của chính phủ Mỹ rằng họ đã thu thập bất hợp pháp thông tin cá nhân từ người dùng dưới 13 tuổi, hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em. Hàn Quốc gần đây đã từng phạt TikTok vì các vi phạm tương tự.
Một báo cáo của hãng nghiên cứu bảo mật Penetrum đã phát hiện ứng dụng này tiến hành “quá nhiều việc thu thập dữ liệu”.
“Từ sự hiểu biết và phân tích của chúng tôi, có vẻ như TikTok đã theo dõi quá nhiều người dùng, và rằng dữ liệu thu thập được lưu trữ một phần, thậm chí đầy đủ trên các máy chủ Trung Quốc với ISP [nhà cung cấp dịch vụ internet] là tập đoàn Alibaba”, báo cáo cho biết. Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc.
Hồi tháng 7 ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã thuê nhiều người kiểm duyệt ở Trung Quốc nhằm giám sát các nội dung trên ứng dụng TikTok của người dùng toàn cầu.
Ngày 28/7, sáu thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã viết thư cho Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe, Giám đốc FBI Christopher Wray và quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf bày tỏ lo ngại về khả năng TikTok tác động đến bầu cử Mỹ bằng cách bóp méo hoặc thao túng các cuộc đối thoại liên quan đến chính trị nhằm gây bất hòa giữa người Mỹ và để đạt được kết quả chính trị theo ý mình.
Ứng dụng này trước đã từng kiểm duyệt một thiếu niên người Mỹ vì chỉ trích chính quyền Trung Quốc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương, cũng như một sinh viên Trung Quốc hát nhái quốc ca Trung Quốc.
Các tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của hàng chục triệu người Mỹ trong thập kỷ qua, bao gồm hơn 22 triệu nhân viên chính phủ hiện tại và trước đây. Với việc chính quyền này cũng có thể đã thu thập được nhiều dữ liệu hơn bằng nhiều phương thức, kho thông tin này có thể được khai thác để nhắm vào gia đình và cộng sự của các quan chức Mỹ và giám đốc các doanh nghiệp.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-philippines-xin-loi-vi-het-tien-ho-tro-dan.html
Tòa án Trung Quốc bác bỏ vụ kiện
đòi bồi thường vì virus Corona Vũ Hán
Bình luậnDu Miên
Một phụ nữ Trung Quốc họ Xu đã đệ đơn kiện chính quyền thành phố Vũ Hán, nói rằng những sai phạm trong việc xử lý sự bùng phát virus Corona Vũ Hán đã dẫn đến cái chết của cha cô. Nhưng một tòa án thành phố gần đây đã bác bỏ đơn kiện này mà không đưa ra lời giải thích.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với The Epoch Times tiếng Trung vào ngày 29/7, cô Xu khẳng định: “Chính sự sơ suất của chính phủ đã trực tiếp dẫn đến cái chết của cha tôi”. Cô đã nộp đơn khiếu nại lên tòa án địa phương vào ngày 20/7.
Cô Xu cho biết, nếu chính quyền thành phố thông báo chính xác cho công chúng về sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán vào thời điểm đó, cô và những người dân địa phương khác sẽ có biện pháp tự bảo vệ mình.
Cô Xu yêu cầu khoản bồi thường trị giá 1,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 5,98 tỷ VNĐ) từ chính quyền thành phố Vũ Hán vì những tổn thất tài chính, chấn thương tinh thần và chi phí y tế của cha cô.
Ba ngày sau cuộc phỏng vấn, sáng ngày 1/8, Xu đã gửi một tin nhắn tới The Epoch Times, nói rằng cô nhận được một cuộc gọi từ Tòa án Nhân dân Trung cấp Vũ Hán thông báo rằng vụ kiện của cô đã bị từ chối, và đơn khiếu nại sẽ được gửi trả lại cho cô ấy.
Cô Xu không phải là công dân Trung Quốc đầu tiên nộp đơn kiện đòi chính quyền Trung Quốc bồi thường, và cô cũng không phải trường hợp đầu tiên bị từ chối.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi sự bất bình của công chúng là mối đe dọa tiềm tàng đối với quyền lực cai trị của mình. Chẳng hạn vào năm 2008, các quan chức Trung Quốc đã quấy nhiễu và bịt miệng các bậc cha mẹ vì họ lên tiếng đòi bồi thường cho con cái mình – những đứa trẻ đã sử dụng sữa bột bị nhiễm melamine, một hóa chất cực kỳ độc hại.
Trường hợp người cha bị nhiễm virus Corona Vũ Hán
Xu cho biết, người cha 69 tuổi của cô bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tương tự cúm vào ngày 16/1.
“Vào thời điểm đó, chúng tôi không biết rằng virus [Corona Vũ Hán] có thể lây truyền giữa người với người. Chúng tôi đã được nghe từ các phương tiện truyền thông địa phương rằng có một loại bệnh truyền nhiễm đang lây lan trong khu vực. [Nhưng] chúng tôi không biết chính xác đó là căn bệnh gì”, cô Xu kể lại.
Cô bổ sung: “Chúng tôi nghe nói rằng căn bệnh này là một dạng viêm phổi. Nhưng vài ngày sau, chính quyền thành phố lại bác bỏ đó không phải là bệnh viêm phổi”.
Vì những thông báo từ chính quyền thành phố Vũ Hán, cô và gia đình đã không nghĩ bệnh của cha cô thật sự nghiêm trọng.
Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, các nhà chức trách đã nỗ lực hết sức để che giấu sự lây lan của virus Corona Vũ Hán. Cảnh sát địa phương đã xử phạt để bịt miệng 8 bác sĩ “thổi còi”, trong đó có bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng (Li Wenliang). Họ là những người đầu tiên đã đăng thông tin trên các trang mạng xã hội Trung Quốc để cảnh báo về một dạng bệnh viêm phổi mới hồi cuối tháng 12/2019.
Vào ngày 11/1, Ủy ban Y tế Vũ Hán đã thông báo trên trang web chính thức rằng họ không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về khả năng lây truyền từ người sang người của chủng virus mới.
Mãi đến ngày 20/1, chính quyền Bắc Kinh mới công khai thừa nhận căn bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) do virus Corona Vũ Hán gây ra là bệnh truyền nhiễm.
Cô Xu nói rằng tình trạng của cha cô trở nên tồi tệ hơn, sau khi ông ở tại một bệnh viện địa phương một tuần để điều trị bằng đường tĩnh mạch. Vào ngày 25/1, cha cô bắt đầu bị sốt. Kết quả chụp CT cho thấy cả 2 phổi của ông đều bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Ngày 27/1, ông Xu có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona Vũ Hán.
Xu cho biết cô đã liên tục gọi số khẩn cấp của Trung Quốc nhưng không một bệnh viện nào tiếp nhận cha cô. Cuối cùng, cha cô đã được đưa vào Bệnh viện thứ Ba Vũ Hán, chi nhánh Guanggu vào ngày 29/1. Ông Xu ngay lập tức phải nhập viện và nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt.
Vào ngày 31/1, cô Xu cho biết cô nhận được một cuộc gọi từ bệnh viện nói rằng cha cô đang trong tình trạng nguy kịch. Cuộc gọi tiếp theo cô nhận được là vào khoảng 3 giờ sáng (theo giờ địa phương) vào ngày 2/2, khi bệnh viện báo cho cô biết cha cô đã qua đời vì suy đa tạng.
Cô Xu rất buồn lòng vì không thể ở bên cha khi ông qua đời. Cô cho biết cha cô vốn khỏe mạnh trước khi bị nhiễm virus, và mối quan hệ giữa 2 cha con rất thân thiết.
Xu nói rằng cô nghi ngờ cha cô đã bị nhiễm virus tại bệnh viện đầu tiên nơi ông điều trị các triệu chứng giống như cúm. Cô nhớ lại rằng vào thời điểm đó, cha cô không đeo khẩu trang.
The Epoch Times đã không thể tiếp tục liên lạc với Xu sau khi nhận được tin nhắn của cô.
Thách thức pháp lý liên quan đến virus Corona Vũ Hán tại Trung Quốc
Cô Xu đã nhận được hỗ trợ pháp lý từ “Nhóm tư vấn pháp lý bồi thường COVID-19”, một nhóm tư vấn được thành lập bởi khoảng hai chục luật sư cùng những người ủng hộ nhân quyền tại Trung Quốc và các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc tại Hoa Kỳ hồi tháng Ba. Nhóm này cung cấp tư vấn pháp lý cho các nạn nhân ở Trung Quốc, những người tìm kiếm sự bồi thường và khắc phục hậu quả do đại dịch COVID-19 từ chính quyền Trung Quốc.
Ông Yang Zhanqing, một người ủng hộ nhân quyền ngụ tại New York và là thành viên trong nhóm, đã xác nhận đơn kiện của cô Xu bị bác bỏ với The Epoch Times.
“Ngày hôm qua (31/7), cô Xu đã nhận được một cuộc gọi từ tòa án, nói rằng các tài liệu khiếu nại của cô sẽ được gửi trả lại cho cô. Tòa án cho biết trường hợp của cô ấy không đáp ứng yêu cầu pháp lý và không cung cấp thêm bất kỳ lời giải thích nào”, ông Yang nói.
Ông cũng nói thêm rằng việc tòa án không ban hành một văn bản chính thức công bố quyết định của mình là hoàn toàn trái luật.
Khi được hỏi về lý do không thể liên lạc với cô Xu, ông Yang giải thích: “Chắc cô ấy đang phải chịu một mối đe dọa nào đó. Trước đây, cô ấy nói với tôi rằng [các quan chức] cộng đồng địa phương đã xuất hiện tại nhà của cô ấy”.
Ông Zhang Hai là công dân Trung Quốc đầu tiên được biết đến dám nộp đơn kiện đòi ĐCSTQ bồi thường vì COVID-19. Ông cáo buộc rằng chính phủ Trung Quốc đã gây ra cái chết cho cha ông – người đã qua đời vào ngày 1/2.Vào ngày 17/1, ông Zhang đưa cha mình trở lại Vũ Hán để điều trị tại bệnh viện, khi đó cha ông bị gãy xương ở Thâm Quyến, thành phố ở phía nam Trung Quốc. Cha ông Zhang được đưa vào Bệnh viện Đa khoa thuộc Bộ Tư lệnh Trung ương ở Vũ Hán và được chỉ định phẫu thuật.
Mặc dù ca phẫu thuật đã thành công, ông Zhang cho biết cha mình có triệu chứng sốt và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona Vũ Hán vào ngày 30/1. Cha ông đã qua đời vào ngày 1/2.
Ông Zhang nói rằng ông sẽ không đưa cha mình trở về Vũ Hán nếu biết được dịch bệnh ở Vũ Hán lại nghiêm trọng đến như vậy.
Ông đã kiện chính quyền thành phố Vũ Hán, chính quyền tỉnh Hồ Bắc và bệnh viện để đòi khoản bồi thường trị giá 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 6,65 tỷ VNĐ).
Ông Zhang đã gửi đơn khiếu nại đến Tòa án Nhân dân Trung cấp Vũ Hán vào ngày 10/6, nhưng một tuần sau đó, tòa án đã bác bỏ đơn kiện của ông mà không đưa ra lời giải thích hay bất kỳ một tài liệu chính thức nào về quyết định của tòa án.
Trao đổi với The Epoch Times, ông Zhang đặt nghi vấn về quyết định từ chối đơn kiện của tòa án, nhất là khi ông có đầy đủ bằng chứng về sự bất cẩn của chính phủ trong các tài liệu.
Ông nói thêm rằng có vẻ như đơn kiện của ông đã gây áp lực lên chính phủ, bằng chứng là các nhà chức trách đã quyết định chặn tài khoản của ông Zhang trên Weibo.
Ông cũng bổ sung rằng ông dự định nộp hồ sơ vụ kiện của mình tại một tòa án cấp cao hơn. Ông Zhang khẳng định: “Dù họ có cố gắng bịt miệng tôi, tôi quyết phải bắt họ chịu trách nhiệm”.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Covid-19: Philippines tái phong tỏa thủ đô
Triệu Hằng
Philippines sẽ tái áp phong tỏa thủ đô Manila và khu lân cận trong hai tuần nhằm ngăn virus corona lây lan. Biện pháp được đưa ra sau khi Philippines ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm Covid-19.
Ông Harry Roque, người đại diện phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 2/8 công bố, ông Duterte đã chấp thuận phương án tái áp đặt phong tỏa đối với thủ đô Manila, các tỉnh lân cận như Laguna, Cavite, Rizal và Bulacan từ ngày 4/8 cho đến ngày 18/8. Một số doanh nghiệp và giao thông công cộng tại Manila dự kiến ngừng hoạt động trong thời gian này.
Động thái này đưa ra sau khi 80 nhóm địa phương đại diện cho 80.000 bác sĩ và một triệu y tá trong một bức thư hôm 1/8 gửi Tổng thống Duterte nói rằng “các nhân viên y tế của chúng ta đã kiệt sức khi số bệnh nhân dường như vô tận đổ đến các bệnh viện để điều trị khẩn cấp”, và “đất nước đang thua trong cuộc chiến chống virus corona”, kêu gọi tổng thống tái áp đặt phong tỏa trong và quanh Manila.
Ông Roque cho biết thêm Tổng thống Duterte đồng ý tuyển thêm 10.000 lao động trong lĩnh vực y tế, nhằm tăng cường viện trợ cho đội ngũ y bác sĩ hiện tại và tăng đãi ngộ cho nhân viên y tế điều trị bệnh nhân Covid-19.
Philippines ghi nhận bổ sung 5032 ca nhiễm Covid-19 trong ngày 2/8, mức tăng hàng ngày lớn nhất ở nước này, nâng các trường hợp nhiễm nCoV lên tới 103185. Số ca tử vong tăng vọt từ 20 lên 2059.
Philippines hiện là nước cao thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia về số ca nhiễm và tử vong vì virus Vũ Hán.
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-philippines-tai-phong-toa-thu-do.html
Đằng sau sự chuyển hướng
chính sách Biển Đông của Malaysia
Đinh Kim Yến Như
Nhiều nhà quan sát tỏ ý ngạc nhiên khi Malaysia gửi công hàm ngày 29/7/2020 lên Liên Hợp Quốc. Với công hàm này, dường như Malaysia đã thể hiện sự chuyển hướng chính sách trong vấn đề biển Đông của mình.
Thời gian gần đây, Malaysia thể hiện rằng dường như họ đã không còn là một bên tham gia thực dụng và kín đáo trong tranh chấp ở biển Đông khi nước này tìm cách khẳng định các quyền thăm dò dầu khí ở vùng biển tại khu vực bãi ngầm Luconia và khi nhận thức của họ về mối đe dọa Trung Quốc được mở rộng. Malaysia dường như đã sẵn sàng tiếp tục đối đầu với Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu và cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung trong khu vực ngày càng gia tăng.
Tranh chấp ở biển Đông giữa Trung Quốc và 4 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam vẫn chưa tìm được hướng giải quyết. Khi theo dõi những diễn biến của cuộc tranh chấp này, nhiều người hẳn sẽ nhận ra rằng so với quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines hay Việt Nam thì bầu không khí giữa Trung Quốc và Malaysia tương đối hòa bình. Tuy nhiên, tình hình gần đây dường như đã thay đổi: Quan hệ Trung Quốc-Malaysia đang trở nên ngày càng nhạy cảm trong vấn đề về biển Đông.
Tháng 12/2019, Malaysia đã đệ đơn lên Ủy ban Liên hợp quốc về ranh giới thềm lục địa (CLCS) xin công nhận phần còn lại của thềm lục địa Malaysia bên ngoài phạm vi 200 hải lý ở phía Bắc biển Đông. Kể từ cuối năm 2019, tàu khoan thăm dò West Capella ký hợp đồng với Petronas (công ty năng lượng nhà nước của Malaysia) hoạt động gần rìa bên ngoài EEZ rộng 200 hải lý của Malaysia. Trung Quốc đã đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng một số tàu hộ tống thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc đã tiến sát đến khu vực tàu West Capella hoạt động. Trong tháng 4 và tháng 5/2020, Mỹ và Australia đã phái tàu chiến và tổ chức tập trận ngay khu vực tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với tàu West Capella. Trước khi xảy ra vụ việc này, giữa các tàu của Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Malaysia đã diễn ra một loạt cuộc đối đầu căng thẳng ở quần đảo Trường Sa.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Malaysia trong vấn đề biển Đông đã từ trạng thái tương đối hòa bình chuyển sang trạng thái vô cùng nhạy cảm. Sự thay đổi trong chính sách của Malaysia về biển Đông trong những năm gần đây là nguyên nhân chính, mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra; cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ và các cuộc tranh giành quyền lực ở biển Đông ngày càng gay gắt cũng góp phần nhất định vào sự việc này. Trước khi thay đổi chính sách, Malaysia luôn thể hiện lập trường an toàn và thực dụng. Trung Quốc cũng như các nhà quan sát bên ngoài từ lâu đã coi Malaysia là một bên tham gia thực dụng và kín đáo trong các vấn đề về biển Đông vì nước này vẫn luôn thận trọng và tránh gây chú ý. Năm 2014, Tập Cận Bình còn ca ngợi “chính sách ngoại giao thầm lặng” của Kuala Lumpur trong vấn đề biển Đông.
Là một bên tham gia thực dụng và kín đáo, Malaysia xây dựng chính sách về biển Đông dựa trên những điểm sau:
Trước hết, Malaysia không coi vấn đề biển Đông là chủ đề thảo luận quan trọng mà thay vào đó ưu tiên thúc đẩy sự hợp tác thiết thực giữa hai nước trong các cuộc đối thoại Trung Quốc-Malaysia.
Thứ hai, trọng tâm dài hạn của nước này nằm ở việc phát triển các nguồn tài nguyên dầu khí, và một mục tiêu như vậy là kim chỉ nam vững chắc cho chính sách thận trọng về biển Đông.
Thứ ba, Chính phủ Malaysia chưa bao giờ mong muốn làm leo thang các tranh chấp ở biển Đông và cũng không muốn có những cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra ở Malaysia do những tranh chấp này.
Cuối cùng, Malaysia vẫn luôn tỏ thái độ tích cực trong việc thúc đẩy các cuộc trao đổi và các hoạt động ngoại giao phòng ngừa so với các bên tham gia khác ở biển Đông, và cũng đóng vai trò tương đối tích cực trong các cuộc thảo luận về DOC và COC.
Như vậy, Trung Quốc và Malaysia có thể cho thấy sự đồng thuận cao độ trong việc chung tay thúc đẩy sự hợp tác thiết thực giữa hai nước cũng như duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu chính sách của Malaysia về biển Đông thay đổi, thì bầu không khí hòa bình và hòa hợp trước đó giữa Trung Quốc và Malaysia sẽ bị ảnh hưởng.
Malaysia đã không còn là một bên tham gia thực dụng và kín đáo như trước nữa. Nhiều thực tế hiện nay đã cho thấy chính sách của Malaysia về biển Đông thật sự đã thay đổi.
Malaysia đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố đơn phương trong hệ thống luật pháp quốc tế. Năm 2009, nước này đã đệ đơn riêng và sau đó là đệ đơn chung với Việt Nam lên CLCS về việc đệ trình ranh giới thềm lục địa của họ. (Theo UNCLOS, các nước ven biển được hưởng EEZ trong phạm vi 200 hải lý. Ngoài phạm vi này, giới hạn bên ngoài của vùng thềm lục địa các nước sẽ được xác định sau khi họ đệ đơn lên CLCS.) Và như đã đề cập trên, 10 năm sau, vào tháng 12/2019, Malaysia một lần nữa đệ trình đề xuất lên CLCS.
Bên cạnh đó, mặc dù vẫn luôn tập trung vào việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí, nhưng gần đây Malaysia đã có những hoạt động chưa từng có trước đó tại các khu vực bị Trung Quốc coi là có tranh chấp.
Malaysia cũng đang trở nên cảnh giác và lo lắng trước những biện pháp thường xuyên và có hệ thống của Trung Quốc nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, gây nên sự căng thẳng trong khu vực. Sự đối đầu giữa hai nước Malaysia – Trung Quốc cũng xuất phát từ nỗi lo lắng này. Khi quan hệ Trung Quốc – Malaysia trở nên nhạy cảm hơn do các vấn đề liên quan tới biển Đông, Malaysia đã bắt đầu chú trọng tới các vấn đề này và thiết lập cơ chế tham vấn song phương dành cho các vấn đề trên biển với Trung Quốc vào tháng 9/2019.
Trong khi việc chính thức hóa một cơ chế tham vấn song phương phù hợp với cách tiếp cận hai lộ trình đối với các vấn đề về biển Đông và có lợi cho cả hai bên trong việc cùng bảo vệ an ninh và sự ổn định của biển Đông, thì điều này chắc chắn cũng phản ánh sự thay đổi trong chính sách của Malaysia về biển Đông.
Sự thay đổi trong chính sách của Malaysia về biển Đông là một lý do quan trọng giải thích cho sự nhạy cảm ngày càng gia tăng trong quan hệ Trung Quốc – Malaysia liên quan đến vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, điều này không giải thích được lý do vì sao tranh chấp giữa Trung Quốc và Malaysia liên quan đến biển Đông lại trở thành tâm điểm chú ý.
Việc Malaysia thay đổi chính sách về biển Đông không đồng nghĩa với việc nước này không nhận thức được những điểm phức tạp và nhạy cảm trong vấn đề biển Đông. Chẳng hạn, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc với tất cả các bên có liên quan, cũng như hợp tác nhằm duy trì hòa bình, an ninh và sự ổn định ở biển Đông. Do đó, sự căng thẳng giữa Trung Quốc – Malaysia ở biển Đông nhận được sự chú ý quá mức như vậy còn do các nhân tố khác như đại dịch toàn cầu và sự cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gia tăng ở biển Đông.
Chính trong hoàn cảnh như vậy, Hải quân Mỹ và Australia đã cố ý tiếp cận địa điểm diễn ra cuộc đối đầu Trung Quốc – Malaysia trong các cuộc tập trận của họ. Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ thậm chí đã thừa nhận rằng Mỹ ủng hộ nỗ lực của các đồng minh và đối tác trong việc bảo vệ các lợi ích kinh tế của họ. Hơn nữa, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã cáo buộc Trung Quốc lợi dụng đại dịch để thực thi các chiến lược mang tính ép buộc đối với các nước láng giềng và coi những biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện nhằm bảo vệ chủ quyền đối với biển Đông và duy trì sự ổn định trong khu vực là hành động bắt nạt. Trong Tuyên bố mới đây ngày 13/7/2020, Ngoại trưởng Pompeo chỉ rõ việc Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc đe doạ quyền khai thác tài nguyên của Malaysia tại khu vực bãi James và bãi Luconia.
Tuy nhiên, công hàm ngày 29/7/2020 của Malaysia cũng làm thất vọng không ít các quốc gia liên quan, khi đã lảng tránh Phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, cho dù nhờ Phán quyết này, Malaysia đã tìm thấy những lý do để tái đệ trình về thềm lục địa mở rộng trước CLCS hồi cuối năm ngoái.
Có thể dự đoán rằng sự nhạy cảm ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Malaysia trong vấn đề biển Đông không chỉ tác động tới hai nước này. Tranh chấp Trung Quốc – Malaysia ở biển Đông cũng đã trở thành phương thức để qua đó Mỹ tìm cách gây ảnh hưởng đến công luận trong vấn đề biển Đông và hình thành một cuộc công kích nhằm vào Trung Quốc. Trong hoàn cảnh như vậy, tất cả các bên cần tiếp tục hành động một cách thận trọng và giữ thái độ thực tế. Tất cả các vấn đề này sẽ đặt gánh nặng lên các cuộc đối thoại sắp tới về COC.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Indonesia kêu gọi
TQ tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Indonesia mới đây bày tỏ quan ngại trước những diễn biến trên Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Indonesia và Trung Quốc hôm 30/7 tổ chức cuộc họp trực tuyến trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, sau tuyên bố của Washington rằng các yêu sách của Bắc Kinh đối với các vùng biển chiến lược quan trọng là hành vi “chống lại luật pháp”.
Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi cho rằng, Trung Quốc là một bên ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), phải tuân thủ các quy tắc ứng xử giữ gìn mối quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á trong giải quyết xung đột trên Biển Đông.
“Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) đã được nhiều nước ký kết, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nghĩa vụ của các quốc gia ký kết hiệp ước này là tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp ước”, bà Retno Marsudi nói.
Nữ Ngoại trưởng Indonesia cũng cho rằng, đối thoại là cách tốt nhất để giải quyết xung đột. Bà nêu bật nguyên tắc nhất quán được Indonesia đề cao trong tranh chấp lãnh thổ và giành quyền lực ở Biển Đông đó là phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
Indonesia tin rằng, hòa bình và ổn định ở Biển Đông chỉ có thể được duy trì nếu tất cả các quốc gia tôn trọng và tuân theo luật pháp quốc tế liên quan, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Ngoại trưởng Indonesia kêu gọi tất cả các bên “ưu tiên hợp tác thay vì các đối đầu bất lợi”.
Tại cuộc họp trực tuyến, Ngoại trưởng Indonesia cũng yêu cầu Trung Quốc tiến hành điều tra kỹ lưỡng các vụ việc liên quan đến vụ ngược đãi thuyền viên Indonesia trên các tàu cá treo cờ Trung Quốc và xử lý những người phải chịu trách nhiệm về cái chết của các thuyền viên này. Tổng cộng đã có 50 thuyền viên Indonesia là nạn nhân của các vụ ngược đãi trên các tàu cá trong quốc, trong đó có 11 người thiệt mạng.
Năm 2020 kỉ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Indonesia – Trung Quốc, do vậy cuộc họp trực tuyến này nằm trong nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia.
Trường đại học uy tín của Úc
‘cúi đầu’ trước các sinh viên Trung Quốc
Nam Sơn | ĐKN 3 giờ trước 2,025 lượt xem
Đại học New South Wales (Úc) đã từng chia sẻ một bài viết trên Twitter, kêu gọi chú ý đến sự xói mòn nhân quyền ở Hồng Kông. Tuy nhiên, theo CNA (3/8), trong vài giờ bài đăng đã bị xóa do áp lực từ các sinh viên Trung Quốc. Một số phương tiện truyền thông của Úc chỉ trích nhà trường đã “cúi đầu” trước các sinh viên Trung Quốc.
Theo ABC, liên kết mà Đại học New South Wales chia sẻ trên Twitter là vào ngày 31/7, với tiêu đề “Trung Quốc cần áp lực quốc tế để chấm dứt những sai trái ở Hồng Kông”.
Tác giả bài viết, Elaine Pearson, một giảng viên bán thời gian tại trường và là giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền của Úc, đã chỉ ra việc Trung Quốc Thi hành Luật An ninh quốc gia mới, đã đe dọa nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” tại Hồng Kông.
Sau khi trường chia sẻ liên kết, bài viết ngay lập tức gây ra sự bất mãn đối với các sinh viên Trung Quốc. Trong vòng chưa đầy vài giờ, trường đã xóa bài đăng trên Twitter.
Đưa tin về vụ việc, Sydney Daily “Daily Telegraph” đã mô tả việc xóa bài đăng của trường là “cúi đầu” trước các sinh viên Trung Quốc. Bài báo cho biết, một sinh viên Trung Quốc đang học luật, đã gửi cho trường một email, nói rằng bài báo của Pearson là “hoàn toàn không chấp nhận được” và yêu cầu nhà trường “rút lại bài báo càng sớm càng tốt”.
Một phát ngôn viên giấu tên của trường đã giải thích với “Daily Telegraph” rằng lý do trường học đã xóa bài đăng là vì bài báo của Pearson “đã bị hiểu nhầm là một tuyên bố thay mặt cho trường học”. Mặc dù trường đã cung cấp lý do, nhưng “Daily Telegraph” đặt ra câu hỏi, khi trường đã chia sẻ hàng chục liên kết của các học giả khác trong cùng một ngày. Họ cũng có thể bị hiểu nhầm là tuyên bố của trường, nhưng chỉ liên kết bài viết của Pearson đã bị xóa.
Đối mặt với các câu hỏi từ các phóng viên, một phát ngôn viên của trường trả lời rằng cần phải có “tự do học thuật và tự do ngôn luận”.
Bài viết của Pearson ban đầu được xuất bản trên trang web của Khoa Luật của Đại học New South Wales. Mặc dù trường đã xóa bài đăng trên Twitter, Nhưng Khoa không làm theo cách của Trường, bài viết này vẫn có thể được xem trên trang web của Khoa Luật tại Đại học New South Wales.
https://www.dkn.tv/the-gioi/truong-dai-hoc-uy-tin-cua-uc-cui-dau-truoc-cac-sinh-vien-trung-quoc.html
Úc điều tra TikTok
Hải Lam
Chính phủ Úc đã mở cuộc điều tra về bảo mật đối với TikTok, trong bối cảnh nền tảng chia sẻ video trực tuyến này đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ các quốc gia trên thế giới.
Tờ ABC của Úc hôm 2/8 đưa tin, Thủ tướng Scott Morison đã yêu cầu các cơ quan tình báo điều tra liệu TikTok có gây ra mối đe dọa an ninh hay không. Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đang tìm hiểu những biện pháp để xử lý mọi rủi ro bảo mật dữ liệu hoặc quyền riêng tư do ứng dụng này gây ra. Truyền thông Úc cho biết thêm rằng WeChat, nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất của Trung Quốc, cũng đang phải đối mặt với sự giám sát tương tự.
Một số thành viên quốc hội Úc đã kêu gọi cấm TikTok, nền tảng xã hội thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance.
Việc chính phủ Úc điều tra TikTok diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra ngày càng xấu đi. Tuần trước, các đại sứ Úc và Trung Quốc đã “đấu khẩu” trên Twitter sau khi Canberra đứng về phía Mỹ trong việc bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.
TikTok đã bị các nhà lập pháp ở Mỹ theo dõi kỹ lưỡng từ năm ngoái vì lo ngại rằng công ty này sẽ buộc phải gửi dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc dựa theo luật an ninh quốc gia. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31/7 nói rằng ông đã lên kế hoạch cấm TikTok tại Mỹ sau khi không tán thành ý tưởng Microsoft thâu tóm ứng dụng của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau một cuộc trò chuyện với CEO của Microsoft, Satya Nadella, ông Trump đã thay đổi ý định và cho hai bên 45 ngày để hoàn thành thương vụ trên.
Tháng trước, Ấn Độ đã cấm TikTok cùng hơn 50 ứng dụng điện thoại khác của Trung Quốc. Tuần trước, một số nhà lập pháp Nhật Bản cho biết họ đang điều tra các hạn chế đối với các ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok, vì lo ngại dữ liệu có thể rơi vào tay chính phủ Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/uc-dieu-tra-tiktok.html
Úc : Bang Victoria ban hành
nhiều biện pháp mạnh ngăn chặn Covid-19 lây lan
Anh Vũ
Sau 4 tuần phong tỏa vẫn không ngăn được đà lây lan của virus corona tại Melbourne, thành phố lớn thứ 2 của Úc, chính quyền bang Victoria từ hôm qua đã tăng tốc, ban hành hàng loạt biện pháp mạnh hơn với hy vọng kiềm chế đại dịch. Melbourne bị giới nghiêm, các hoạt động kinh tế từ các cơ sở kinh doanh nhỏ đến sản xuất lớn đều bị cắt giảm hoặc ngừng hẳn.
Thông tín viên RFI Grégory Plesse tại Sydney tường trình:
Đường phố hoang vắng, trên các trục chính chỉ thấy xe cảnh sát đứng chặn, một cảnh tượng kỳ lạ ở Melbourne tối Chủ Nhật vì thành phố chưa bao giờ trong lịch sử bị giới nghiêm, thậm chí cả trong thời kỳ chiến tranh.
Khoảng hai chục người đi chơi đêm bị cảnh sát lập biên bản phạt. Tiền phạt rất cao, từ 1000 đến 6000 euro đối với những trường hợp có hành vi chống lệnh.
Chính quyền bang Victoria cũng vừa thông báo một loạt các biện pháp liên quan đến hoạt động của các công ty với mục đích kiềm chế đại dịch virus corona. Một số doanh nghiệp bị đóng cửa, một số khác phải cắt giảm nhiều hoạt động.
Nhiều cơ sở sẽ phải ngừng hoàn toàn hoạt động, như các lò giết mổ gia cầm gia súc và trên các công trường xây dựng hay nhiều nơi khác mà trong những ngày qua đã phát hiện ra nhiều ổ dịch lớn
Dự tính cảng container Melbourne sẽ giảm mạnh hoạt động. Đây là cảng quan trọng nhất nước Úc, mỗi năm có hơn 40 triệu tấn hàng hóa vận chuyển qua đây. Cơ sở hạ tầng chiến lược bị giảm hoạt động sẽ không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế của địa phương mà còn đối với cả nước Úc.
Chính quyền bang Victoria hôm nay (3/8) thông báo tất cả các cửa hàng mua bán không thiết yếu tại Melbourne sẽ phải đóng cửa kể từ ngày 6/8 để ngăn đà lây lan của virus corona trong thành phố lớn thứ 2 của Úc.
Thủ hiến bang Victoria, ông Daniel Andrews cho biết thêm, đa số các công ty sẽ phải đóng cửa từ nửa đêm ngày 5/8 tới.
18 triệu ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu
Ngày 03/08/2020 thế giới chạm ngưỡng 18 triệu ca nhiễm SARSCov-2. Hoa Kỳ, châu Mỹ Latinh và khu vực trong vùng Caribê chiếm hơn một nửa trong số này.
Thêm 47.500 người Mỹ bị nhiễm trong 24 giờ qua, và trên toàn quốc đã có thêm 515 bệnh nhân tử vong vì Covid-19 theo thẩm định của đại học Johns Hopkins tính đến 8g30 tối qua.
Bác sĩ Deborah Birx, cố vấn y tế của phủ tổng thống Mỹ ghi nhận với 4,6 triệu người dương tính với virus corona chủng mới và gần 155.000 người thiệt mạng, Mỹ đang bước vào “giai đoạn mới” của đại dịch. Theo bà, tình hình hiện tại đã khác so với hồi tháng 3 và tháng 4/2020, virus lây lan “rất nhanh và đã lan đến cả các vùng nông thôn chứ không chỉ khoanh vùng tại các thành phố”.
Châu Mỹ Latinh với dân số tương đương với 8% toàn cầu nhưng lại là nơi chiếm đến 30 % về số ca lây nhiễm của toàn thế giới.
Tại Châu Âu, Nga vẫn có thêm hơn 5.000 bệnh nhân một ngày. Chính phủ Đức báo trước một số học sinh phải chuẩn bị tinh thần phải đeo khẩu trang vào mùa khai giảng đầu tháng 9.
Ở Pháp ngày càng có nhiều thành phố bắt dân chúng đeo khẩu trang. Thủ tướng Jean Castex sáng nay đến thành phố Lille, miền bắc, giám sát tình hình vào lúc dịch bệnh có khuynh hướng bùng phát trở lại.
Trong vùng Vịnh, Iran báo động về số bệnh nhân cao kỷ lục 2.685 người trong một ngày.