Tin Khắp Nơi – 03/05/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Khắp Nơi – 03/05/2017

Hệ thống phòng thủ Thaad ‘có thể hoạt động’ tại Nam Hàn

ThaadBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionHình tư liệu của Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn (Thaad), vốn được thiết kế để ngăn chặn tên lửa của Bắc 
Hàn
Quân đội Hoa Kỳ cho biết Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn (Thaad) gây tranh cãi hoàn toàn ‘có thể hoạt động’ tại Nam Hàn.Một phát ngôn viên cho biết hệ thống hiện đã có thể ngăn chặn các tên lửa của Bắc Hàn và phòng thủ Nam Hàn.Nhưng các quan chức cho các phóng viên biết để hệ thống hoạt động hết công năng thì sẽ cần vài tháng.Căng thẳng dâng cao trong khu vực bán đảo Triều Tiên, với các lời đe dọa liên tiếp từ Bắc Hàn và sự xuất hiện của tàu chiến và tàu ngầm của Hoa Kỳ.Trump ‘vinh dự’ nếu gặp Kim Jong-un

Nhật cử tàu chiến lớn nhất đi hỗ trợ Mỹ

Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo bất thành

Hôm 1/5, hai phi cơ ném bom của Hoa Kỳ đã tham gia vào cuộc tập trận với không quân Nam Hàn mà Hoa Kỳ nói là một cuộc tập dợt theo thông lệ.

Thaad, viết tắt cho Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối, đã được lắp đặt vào tuần trước tại một sân gôn cũ trong quận hạt trung tâm của Seongju, trong sự phản đối giận dữ.

Nhiều người dân địa phương cho rằng hệ thống này là một mục tiêu cho các cuộc tấn công và sẽ gây nguy hiểm cho những người dân sống lân cận.

Trung Quốc cũng phản đối – tin rằng tầm phủ sóng radar của hệ thống Thaad có thể ảnh hưởng đến an ninh quân sự của nước này.

Phát ngôn viên của quân lực Mỹ tại Nam Hàn nói Thaad hiện tại đã “có thể hoạt động và có khả năng ngăn chặn tên lửa của Bắc Hàn và bảo vệ Đại Hàn Dân Quốc.”

Nhưng một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với AFP rằng hệ thống hiện chỉ có “khả năng ngăn chặn sơ khai” và sẽ trở nên mạnh hơn vào thời gian tới trong năm nay khi các bộ phận khác của hệ thống được chuyển đến.

Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã có nhiều lời lẽ thách thức đối phương dạo gần đây khi Bình Nhưỡng tiếp tục coi thường lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc về việc thử tên lửa.

Bình Nhưỡng đã tiến hành hai cuộc thử tên lửa thất bại trong vài tuần gần đây và nói nước này sẵn sàng tiến hành cuộc thử hạt nhân thứ sáu bất kì lúc nào.

Hệ thống Phòng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối (Thaad) là gì?

  • Có thể bắn các tên lửa đạn đạo tầm thấp và tầm trung trong giai đoạn cuối của hành trình
  • Sử dùng công nghệ bắn-để-diệt — sử dụng động năng để phá hủy đầu đạn tên lửa bay đến
  • Có tầm phủ 200km và đạt vĩ độ 150km

Hoa Kỳ từng bắn thử tại Guam và Hawaii để phòng bị cho các cuộc tấn công từ Bắc Hàn.

Hệ thống này hoạt động như thế nào:

  1. Quân địch phóng tên lửa
  2. Hệ thống radar phát hiện cú phóng và chuyển đến trạm chỉ huy và kiểm soát
  3. Thaad ra lệnh và kiểm soát tiến trình phóng tên lửa ngăn chặn
  4. Bệ phóng phóng tên lửa ngăn chặn đến tên lửa quân địch
  5. Tên lửa quân địch bị phá hủy trong giai đoạn cuối cùa hành trình
  6. Một xe tải bệ phóng có thể chứa đến tám tên lửa ngăn chặn

www.bbc.com/vietnamese/world-39776364

Trump và Putin thống nhất ngừng bắn ở Syria

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt thỏa thuận ngừng bắn để tạm dừng cuộc chiến tại Syria.

Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc điện đàm lần đầu tiên kể từ khi Hoa Kỳ tiến hành cuộc oanh kích ở Syria gần một tháng trước, căng thẳng hóa quan hệ.

Thông cáo từ Nhà Trắng và Điện Kremlin cho thấy đó là một cuộc điện đàm có kết quả.

Tên lửa Tomahawk phủ bóng tiệc Tập-Trump?

Mỹ ‘thất vọng’ về phản ứng của Nga

Nga lên án Mỹ bắn hỏa tiễn vào Syria

Những vấn đề khác được thảo luận bao gồm Bắc Hàn và thời điểm cho buổi gặp mặt trực tiếp.

Ông Trump ra lệnh cho cuộc oanh kích sau vụ tấn công hóa học mà Mỹ quy trách nhiệm cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh của Nga. Phía Nga thì đổ lỗi cho quân phiến loạn Syria về việc sử dụng khí gas thần kinh bị cấm.

Một thông cáo từ Nhà Trắng nói “Tổng thống Trump và Tổng thống Putin thống nhất rằng nỗi đau và mất mát tại Syria đã kéo dài trong một thời gian quá dài và các bên phải làm tất cả có thể để kết thúc tình trạng bạo lực.”

“Cuộc điện đàm diễn ra thành công, gồm nhiều thảo luận về các khu vực an toàn hoặc giảm căng thẳng để đạt được hòa bình vĩnh viễn sự nhân đạo và nhiều lý do khác.”

Thông cáo từ Điện Kremlin nói rằng hai vị lãnh đạo đã thống nhất tìm biện pháp giữ vững tình trạng ngừng bắn.

Tranh cãi về vụ tấn công hóa học ở Syria

“Mục tiêu là tạo ra các điều kiện phù hợp cho một quá trình hòa giải thực sự tại Syria,” tờ thông cáo ghi thêm.

Nhà Trắng cũng nói là ông Trump và ông Putin cũng trao đổi “cách tốt nhất để giải quyết tình thế vô cùng nguy hiểm tại Bắc Hàn.”

Kremlin nói: “Tình thế nguy hiểm tại bán đảo Triều Tiên đã được thảo luận chi tiết. Vladimir Putin kêu gọi việc kiềm chế và mong muốn mức độ căng thẳng suy giảm.”

Cả hai cũng thảo luận về cuộc gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi ông Trump nhậm chức bên thềm hội nghị G20 tại Hamburg đầu tháng bảy, Kremlin cho biết.

www.bbc.com/vietnamese/world-39789298

Đoàn xe Nato bị tấn công ở Afghanistan

Ít nhất 8 người chết trong một cuộc tấn công liều chết nhắm vào một đoàn xe làm nhiệm vụ cho Nato tại Afghanistan.

Tất cả nạn nhân là dân thường, một phát ngôn viên của chính phủ nói. Khoảng 25 người khác bị thương, trong đó có ba quân nhân Mỹ.

Tấn công căn cứ quân sự Afghanistan

Quân đội Mỹ thả ‘Bom Mẹ’ vào IS tại Afghanistan

Cuộc tấn công vào đoàn xe quân sự đã xảy ra bên cạnh Sứ quán Hoa Kỳ vào giờ cao điểm lúc buổi sáng.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nói họ đứng sau vụ tấn công.

IS đã hoạt động ở Afghanistan từ năm 2015 và từng nhận trách nhiệm về một số cuộc tấn công tại đây.

Hai chiếc xe bị hư hỏng nặng, cùng với một vài chiếc xe khác đi ngang qua, theo hãng tin AFP.

Các xe bọc thép, được thiết kế để chống lại vụ nổ lớn, đã có thể quay lại căn cứ, Nato cho biết.

Được biết những người bị thương đang trong tình trạng ổn định với các vết thương không đe doạ đến tin mạng.

Vụ tấn công xảy ra ba tuần sau khi Mỹ thả “bom mẹ” vào một khu vực đường hầm được IS sử dụng ở Afghanistan mà tin cho hay là giết chết nhiều dân quân.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đang thảo luận về việc có đưa thêm quân tới Afghanistan hay không.

www.bbc.com/vietnamese/world-39774488

Anh sẽ không trả ‘hóa đơn ly dị EU’ 100 tỷ euro

Anh quốc sẽ không thanh toán “hóa đơn ly dị” 100 tỷ Euro để rời EU, Bộ trưởng Brexit của Anh David Davis tuyên bố.

Phát biểu trong chương trình Good Morning Britain của ITV, ông nói Anh quốc sẽ trả những gì họ cần trả theo quy định pháp lý chứ “không phải những gì mà EU muốn.”

Lời phát biểu này được đưa ra sau khi tờ Financial Times đưa tin khoản tiền mà EU muốn Anh trả để ra khỏi EU đã tăng lên so với mức 60 tỷ Euro trước đây.

Ông Michel Barnier, trưởng đoàn đàm phán phía EU nói các tài khoản tiền phải được “thanh toán” và đây không phải là việc EU “trừng phạt” Anh quốc.

Khi công bố các nguyên tắc đàm phán Brexit, ông Barnier nói phía EU sẽ “nỗ lực hết sức” để đạt một thỏa thuận nhưng ông cũng cảnh báo rằng “đồng hồ đã bắt đầu tính giờ” và việc đàm phán phải bắt đầu sớm nhất khi có thể sau “mười tháng bất ổn”.

Mặc dù phía EU sẽ tiếp cận quá trình đàm phán “một cách tỉnh táo và hướng tới việc tìm giải pháp”, ông nói sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng quá trình này sẽ được hoàn tất “nhanh chóng và dễ dàng” hay không có “tác động vật chất” tới cuộc sống của nhiều người.

Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionTrưởng đoàn đàm phán EU nói Anh phải “vào bàn đàm phán khi họ sẵn sàng”

Một nguồn tin của EU cho BBC biết giới chức Brussels sẽ không tham gia thảo luận về khoản tiền mà Anh quốc phải thanh toán, một trong những vấn đề có lẽ là nhạy cảm nhất và gây tranh cãi nhiều nhất trong quá trình thương thuyết Brexit.

Bộ trưởng Davis nói các cuộc đàm phán chưa thực sự bắt đầu nhưng phía Anh sẽ đưa ra một mức nhất định khi đàm phán về khoản thanh toán ly dị.

“Chúng tôi không phải là bên xin xỏ,” ông nói. “Đây là một cuộc đàm phán. Họ đề nghị những gì họ muốn và chúng tôi đề nghị những gì chúng tôi muốn.”

Ông nói đã có nhiều đồn đoán về khoản tiền mà Anh phải thanh toán, từ 50 đến 100 tỷ Euro, nhưng ông “chưa thấy con số nào” chính thức.

Khi được hỏi liệu con số 100 tỷ Euro có chấp nhận được không, ông đáp: “Chúng tôi sẽ không trả 100 tỷ Euro.”

EU nhất trí lập trường đàm phán Brexit 

Những người lao động nước ngoài rời Anh vì Brexit 

Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ đàm phán theo đúng cách. Chúng tôi sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc. Điều mà chúng tôi cần làm là bàn bạc cụ thể những nghĩa vụ và quyền lợi của Anh quốc là gì.

“Chúng tôi đã nói chúng tôi sẽ hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình, nhưng đó là nghĩa vụ gồm cả khoản có và khoản nợ và sẽ là nghĩa vụ đúng về luật pháp, không chỉ những nghĩa vụ mà Ủy ban Châu Âu muốn.”

Sau đó ông cho BBC hay phải nhìn nhận con số 100 tỷ Euro một cách thận trọng và các cuộc đàm phán sẽ “không đến mức đó”. Ông nói thêm khoản tiền thanh toán sẽ do hai bên thỏa thuận và ông không muốn Tòa án Công lý châu Âu phải tham gia.

Phía EU khăng khăng Anh quốc phải chấp nhận thanh toán các khoản phải trả vì Anh là thành viên của EU, trong đó có khoản đóng góp cho ngân sách EU.

Phía EU còn nêu rõ thỏa thuận về khoản tiền Anh phải trả sẽ là điều kiện tiên quyết trước khi họ bắt đầu đàm phán thương mại với Anh quốc.

www.bbc.com/vietnamese/world-39792754

Môi trường: Bất đồng sâu sắc giữa 2 ứng cử viên tổng thống Pháp

Chỉ còn ít ngày nữa là đến vòng hai bầu cử tổng thống Pháp, Chủ Nhật 07/05/2017. Với chuyến viếng thăm nhà máy luyện nhôm Alteo, tỉnh ven biển miền nam Bouches-du-Rhones, nổi tiếng với thảm họa « bùn đỏ », hôm Chủ nhật 30/04, ứng cử viên Marine Le Pen Mặt Trận Quốc Gia muốn chứng tỏ là người « thực sự bảo vệ sinh thái », khi hứa hẹn sẽ đặt lên hàng đầu các vấn đề môi trường, y tế, và gắn liền các vấn đề này với mô hình kinh tế. Trong khi đó, ứng cử viên Emmanuel Macron, phong trào Tiến Bước !, bị khá nhiều chỉ trích từ những người bảo vệ môi trường (1). Thực chất quan điểm của hai ứng cử viên về vấn đề này như thế nào ? RFI xin giới thiệu một số góc nhìn.

Vấn đề môi trường, y tế tương đối ít được nói đến trong thời gian tranh cử vòng một tổng thống Pháp. Ứng cử viên đảng Xã Hội Benoit Hamon, người đặt vấn đề môi trường ở trung tâm của cương lĩnh tranh cử đã bị loại, với số phiếu rất thấp. Về cương lĩnh môi trường của hai ứng cử viên lọt vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp, trước hết xin giới thiệu một bài viết trên Le Figaro : « Macron – Le Pen : bất đồng sâu sắc về môi trường » (2).

Macron : Tiếp tục hai cải cách lớn thời Hollande

Bài viết ghi nhận, ngoài một số rất ít đề xuất (cấm khai thác khí đá phiến, giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, duy trì năng lượng hạt nhân ở một tỉ lệ lớn, hay cải tạo nhà ở tiết kiệm năng lượng), phần còn lại trong quan điểm về môi trường của hai ứng cử viên là « hết sức tương phản ».

Theo Le Figaro, lập trường của ứng cử viên Macron là tiếp tục « hai cuộc cải cách lớn » đã được đặt nền móng dưới thời tổng thống François Hollande. Đó là hai đạo luật về chuyển sang năng lượng xanh và về đa dạng sinh thái. Chủ trương của ông Macron gắn liền mục tiêu duy trì mức 50% năng lượng hạt nhân, ở ngưỡng năm 2025, với việc đóng cửa nhà máy Fessenheim (nhà máy điện hạt nhân có tuổi thọ lâu đời nhất tại Pháp). Trong khi đó, bà Marine Le Pen không muốn đóng cửa nhà máy này, và muốn cơ quan điện lực Pháp thảo ra một kế hoạch kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng, hiện đang được quy định là không quá 40 năm.

Đối với ứng cử viên Emmanuel Macron, « việc chuyển sang một xã hội thân thiện với thiên nhiên chính là cốt lõi của các chính sách ». Ông Macron đã trình bày quan điểm chung về vấn đề này trong một bức thư ngỏ về môi trường, công bố ngày 19/04, trong đó ông nhấn mạnh « những thập niên tới sẽ là giai đoạn quyết định » đối với cuộc chuyển đổi sang một xã hội Sinh Thái. Quan điểm của phong trào Tiến Bước! là « cuộc chuyển đổi sang một xã hội Sinh Thái… liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội và kinh tế » của nhân loại thế kỷ XXI.

Phong trào của Emmanuel Macron thừa nhận các thách thức hiện nay là vô cùng lớn đối với dân Pháp, Châu Âu nói riêng và toàn nhân loại. Năm 2016 là năm nóng nhất kể từ cuối thế kỉ XIX, hơn 60% người Pháp đang phải sống trong không khí ô nhiễm, nếu không có các biện pháp, từ nay đến 2050, sẽ có 250 triệu người phải tị nạn vì biến đổi khí hậu… Trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump có lập trường mập mờ về môi trường, Tiến Bước! chủ trương nước Pháp phải nỗ lực để Liên Hiệp Châu Âu đặt Hoa Kỳ trước trách nhiệm của mình (mục tiêu hành động thứ 6 trong cương lĩnh « Môi trường và chuyển đổi sang xã hội Sinh Thái»).

Le Pen : Bảo vệ sinh thái ở mức tối thiểu

Về cương lĩnh môi trường của ứng cử viên Marine Le Pen, báo Le Monde (3) có bài : « Bầu tổng thống : bà Marine Le Pen chủ trương bảo vệ sinh thái ở mức tối thiểu ».

Le Monde nhận định trong số 144 cam kết tranh cử, bà Le Pen chỉ dành cho môi trường, sinh thái khoảng một chục điều. Cụ thể là theo lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia, một nền sinh thái thực sự gắn liền với « việc sản xuất và tiêu thụ gần nhất có thể được, và tái chế rác thải tại chỗ ». Chính sách môi trường của Marine Le Pen, cũng như các chính sách khác đều gắn liền với chủ trương cốt lõi của ứng viên này, đó là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, khép cửa biên giới. Bà Le Pen cũng như phong trào của bà có quan điểm chống lại thỏa thuận quốc tế về Khí hậu, được ký kết tại Paris hồi 2015 (COP 21), được coi là một nỗ lực quốc tế quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực môi trường.

Theo một số nhà quan sát, quan điểm « sinh thái yêu nước », mà bà Marine Le Pen chủ trương, không mang tính hệ thống, không dựa trên « một lập trường tổng thể ». Các đề xuất về bảo vệ môi trường chung chung thiếu các biện pháp cụ thể của ứng cử viên Le Pen bị đánh giá chủ yếu như là một biện pháp tranh cử, « nhằm thu hút một bộ phận các cử tri, có tâm lý lo sợ toàn cầu hóa ».

***

Phỏng vấn chủ tịch Liên Đoàn Thiên Nhiên Môi Trường Pháp

Về vấn đề này, mời theo dõi thêm một số trích đoạn cuộc phỏng vấn với ông Michel Dubromel, chủ tịch Liên Đoàn Thiên Nhiên Môi Trường Pháp (France Nature Environnement), một tổ chức môi trường lớn, bao gồm hơn 3.000 hiệp hội bảo vệ thiên nhiên, sinh thái, với gần một triệu thành viên. Phỏng vấn của Actu-environnement, một báo mạng hàng đầu của Pháp về môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Xin cho biết chương trình môi trường của hai ứng cử viên có xứng tầm các thách thức sinh thái hiện nay ?

Có một khác biệt rất lớn (…). Trong chương trình tranh cử lần này, bà Le Pen đưa ra một số đề nghị, nhưng chúng mang tính rời rạc, và thái độ của bà ấy đôi khi mâu thuẫn. Các đề nghị này đi liền với một lập trường bảo hộ về kinh tế. Trong khi đó, quan điểm của Emmanuel Macron là tiếp tục các đạo luật chủ yếu về chuyển sang năng lượng xanh và đa dạng sinh thái của nhiệm kỳ chính phủ 5 năm vừa qua. Chương trình của ông Macron chưa đủ mạnh, nhưng có một lô-gíc xuyên suốt trong tiếp cận của ông ấy.

Đâu là những mâu thuẫn trong chương trình của bà Le Pen ? 

Bà ấy khẳng định ủng hộ việc cải thiện chất lượng không khí, nhưng lại từ chối đưa ra các biện pháp mang tính cưỡng chế về giao thông chẳng hạn. Về kế hoạch đa dạng hóa các loại hình năng lượng, bà Le Pen ủng hộ phát triển các năng lượng tái tạo, nhưng lại yêu cầu đình chỉ năng lượng gió, trong khi đây chính là loại năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh nhất.

Về chính sách năng lượng, ứng cử viên Emmanuel Macron có lô-gíc hơn không? 

Luật về chuyển sang năng lượng xanh đã nằm trong cam kết mà ông Macron hứa hẹn, cho dù đạo luật này có thể đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn. Cam kết đóng cửa các nhà máy nhiệt điện bằng than nằm trong số các đề nghị cụ thể (trong vòng năm năm tới – người viết). Đề nghị cải cách thị trường khí thải các bon cũng đi theo hướng đúng. Ngược lại, Emmanuel Macron cũng có quan điểm thận trọng như chính phủ hiện nay trong việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fessenheim, gắn với việc lò phản ứng ở Flamanville đi vào hoạt động. Cần phải đóng cửa Fessenheim mới có thể bảo đảm thực hiện được mục tiêu 50% điện hạt nhân năm 2025. Việc này cũng cho phép mở ra một ngành công nghiệp tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân tại Pháp.

Về vấn đề sức khỏe và môi trường, xin ông cho biết thêm ? 

Trong chương trình của bà Marine Le Pen không có gì nhiều. Trong khi đó, Emmanuel Macron đã có quan điểm ủng hộ việc tách biệt các hoạt động kinh doanh và tư vấn trong vấn đề thuốc trừ sâu. Đây là điều mà chúng tôi đã khuyến cáo từ lâu. Ông ấy đã đưa ra những tín hiệu tích cực trong vấn đề sức khỏe và môi trường, cụ thể là thuốc trừ sâu hay các chất gây rối loạn nội tiết tố khác.

Còn về đa dạng sinh thái thì sao ? 

Đạo luật về đa dạng sinh thái của chính phủ đã mang lại một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực này. Ông Macron quyết tâm thực thi luật này, cùng với luật chuyển sang năng lượng xanh, đây là điều tích cực. Trong khi đó, Marine Le Pen không đưa ra được gì lớn trong lĩnh vực này. Bà ấy khẳng định ủng hộ bảo vệ môi trường cảnh quan. Đây là điều mà không ai có thể phản đối. Tuy nhiên, đề xuất bảo vệ đa dạng sinh thái của bà Le Pen không hề cụ thể. Các đề nghị bảo vệ động vật của bà ấy cũng chỉ mang tính lẻ tẻ và không đóng góp vào một suy nghĩ sâu xa hơn về sức khỏe vật nuôi nói chung tại các cơ sở chăn nuôi.

—–

(1) Xem thêm bài “Présidentielle : les petits pas d’Emmnanuel Macron sur l’écologie/Những cố gắng ít ỏi của Emmanuel Macron về sinh thái”, Le Monde, 26/04/2017.

(2) Le Figaro, 24/04/2017.

(3) Le Monde, 01/05/2017.

vi.rfi.fr/…/20170503-moi-truong-bat-dong-sau-sac-giua-2-ung-cu-vien-tt-phap-macr…

Bầu tổng thống Pháp : Đông đảo các giới kêu gọi bầu cho Macron

Gần sát đến ngày bầu cử, trước nguy cơ cử tri không đi bỏ phiếu sẽ có lợi cho ứng viên Mặt Trận Quốc Gia, Marine Le Pen, từ hôm qua 02/05/2017, nhiều giới xã hội Pháp đã nhất loạt lên tiếng kêu gọi ủng hộ ứng viên Emmanuel Macron của phong trào Tiến Bước!.

Bằng nhiều cách khác nhau, qua các diễn đàn trên báo chí, ra thông cáo và kiến nghị hay tổ chức hội họp, hàng loạt các nghệ sĩ, chính khách, giới chủ, các nhà khoa học và cả các cơ quan truyền thông lớn liên tục ra lời kêu gọi cử tri ngăn chặn ứng viên của Mặt Trận Quốc Gia và bỏ phiếu cho ứng viên Emmanuel Macron.

Mặc dù hầu hết các thăm dò ý định bỏ phiếu vòng 2 đều nghiêng về ứng viên Macron với tỷ lệ chênh lệch khá xa, khoảng 60% số phiếu ủng hộ, nhưng khoảng cách này dường như có xu hướng thu hẹp dần. Ngoài ra, theo các thăm dò dư luận, tỷ lệ cử tri không đi bầu vòng 2 có thể sẽ khá cao, dao động trong khoảng từ 22 đến 28%. Các nhà phân tích cho rằng nếu tỷ lệ cử tri vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng cao vô hình chung sẽ làm tăng tỷ lệ phiếu bầu cho ứng viên Marine Le Pen.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần này, giới nghệ sĩ tỏ ra kín đáo, không bày tỏ công khai quan điểm hay tham gia vận động tranh cử cho ứng cử viên nào.

Tuy nhiên, trong bối cảnh không loại trừ khả năng ứng viên Marine Le Pen thắng cử, nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng. Đó là các nhà điện ảnh có tên tuổi lớn của Pháp như Mathieu Kassovitz, Luc Besson hay giải Nobel Văn học Jean-Marie Gustave Le Clézio.

Bên giới truyền thông, nhật báo Công Giáo La Croix đi đầu đã kéo theo hàng loạt các tờ báo khác cũng kêu gọi cử tri hãy đi bỏ phiếu cho ứng viên Emmanuel Macron để ngăn Marine le Pen thắng cử.

Ba hiệp hội lịch sử, Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp cũng như lãnh đạo tập đoàn chế tạo máy bay Airbus, ông Tom Enders, cũng đã tuyên bố ủng hộ hoàn toàn ứng viên của phong trào Tiến Bước!. Tối qua, một cuộc mít tinh của giới văn hóa chống Mặt Trận Quốc Gia đã diễn ra tại Paris. Ngày thứ Sáu tới, theo dự kiến, một diễn đàn kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu sẽ được tổ chức tại thủ đô Pháp với sự tham dự của nhiều chính khách thuộc phe tả cũng như hữu.

vi.rfi.fr/phap/20170503-bàu-tỏng-thóng-pháp-dong-dảo-các-giói-keu-gọi-bàu-cho-..

 

Thế chân vạc của Bắc Kinh ở Biển Đông: Hoàng Sa-Trường Sa-Scarborough

Truyền thông trong thời gian gần đây rất chú ý đưa tin về việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng công trình quân sự ở Biển Đông. Trong một bài viết  trên trang web Mauldin Economics, chuyên gia phân tích địa chính trị nổi tiếng George Friedman, sáng lập viên hãng tham vấn Stratfor, đã tập trung xem xét các cơ sở quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông để đi đến kết luận rằng về căn bản thì đó hiện là những căn cứ mang tính chất phòng thủ, nhưng về lâu về dài, đó sẽ là bàn đạp để tấn công.

Bài viết có giá trị ở chỗ cung cấp cho độc giả một cái nhìn rõ rệt về trận đồ mà Trung Quốc đang bày ra ở Biển Đông trên những khu vực mà Bắc Kinh cho là của mình, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng, cũng như phán quyết của một tòa án quốc tế về tính chất không có cơ sở pháp lý của các yêu sách Trung Quốc.

Ghi nhận đầu tiên của Friedman là Trung Quốc không xây dựng bồi đắp tràn lan mà chủ yếu tập trung trên một số đảo đá, rạn san hô ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tại đấy, Trung Quốc đã rầm rộ xây dựng, nào là bến cảng, phi đạo, nào là đài radar, hệ thống bắn tên lửa.

Tuy nhiên, đối với nhà phân tích, các cơ sở nói trên về bản chất chỉ mang tính chất phòng thủ, được Bắc Kinh dùng làm phương tiện để kéo dài tầm với của Trung Quốc ra thật xa bờ biển của họ.

Không phải tất cả các đảo đá đều được tôn tạo như nhau, và mỗi quần đảo đều nhằm phục vụ một ý đồ chiến lược riêng biệt. Chính trong bối cảnh đó mà Trung Quốc đã chú ý thêm đến bãi cạn Scarborough Shoal, hiện chưa được phát triển, nhưng đang là một điểm gây căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc. George Friedman đã nhắc lại rằng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông dựa trên một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà họ vẽ ra, đòi chủ quyền trên khoảng 90% vùng biển này, và vùng mà Trung Quốc cho là của họ, có chỗ cách bờ biển Trung Quốc đến 1.243 hải lý.

Trung Quốc đã lập luận rằng đường 9 đoạn đó đến từ các thỏa thuận lịch sử trước đây, điều mà tất cả các bên liên quan (ngoại trừ Trung Quốc) đều phủ nhận. Khi bị chất vấn, Bắc Kinh luôn mập mờ về các thỏa thuận đó.

Cơ sở của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa

Trung Quốc đã bồi đắp trên quy mô rộng lớn các đảo đá mà họ kiểm soát ở Trường Sa. Một báo cáo năm 2016 của Lầu Năm Góc cho thấy là đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã bồi đắp xong khoảng 3.200 mẫu Anh (acre) đảo nhân tạo trong khu vực này, trước khi hứa hẹn là sẽ không bồi thêm nữa. Con số hàng ngàn mẫu Anh này đã vượt xa tổng cộng 50 mẫu Anh mà tất cả các bên tranh chấp còn lại đã bồi đắp trong cùng thời gian.

Trường Sa có rất nhiều bãi đá, nhưng Trung Quốc chỉ tập trung trên bảy địa điểm mà thôi.

Ba bãi lớn nhất – Đá Vành Khăn (Mischief), Đá Xu Bi (Subi) và Đá Chữ Thập (Fiery Cross) – giống nhau ở chỗ là cả 3 đều được trang bị các dàn phòng không cỡ lớn, và các hệ thống vũ khí đánh gần. Các thực thể này đều có bãi đáp trực thăng, phi đạo rất dài, và nhà chứa máy bay- có khả năng chứa đến 24 chiến đấu cơ và nhiều loại máy bay lớn hơn – kể cả các phi cơ lớn nhất của Trung Quốc hiện nay.

Đá Chữ Thập đã có hải cảng mà tàu lớn nhất của Trung Quốc có thể cập bến. Việc xây các cảng tương tự đang được tiến hành trên Đá Vành Khăn và Xu Bi. Trên ba thực thể này, người ta còn thấy bốn cấu trúc hình lục giác hướng ra phía biển. Hiện chưa rõ mục đích của các cấu trúc này là gì.

Riêng trên Đá Chữ Thập, có một lực lượng gồm 200 lính đồn trú, với các cơ sở giải trí và các tiền đồn cố định. Còn trên bốn đảo nhỏ hơn – Ga Ven (Gaven), Tư Nghĩa (Hughes), Gạc Ma (Johnson) và Châu Viên (Cuarteron) – đều có những cơ sở mà cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược CSIS của Mỹ cho là các đài radar hay bãi đáp trực thăng.

Một số cấu trúc khác như hải đăng, boong-ke, hoặc các bãi tiếp liệu nhỏ cũng được thấy trên các đảo nhỏ này, nhưng không phổ biến cho tất cả các đảo.

Quần đảo Hoàng Sa nhằm bảo vệ Hải Nam

Quần đảo Hoàng Sa là một tiền đồn phòng thủ khác của Trung Quốc, cách đảo Hải Nam khoảng 200 hải lý về phía đông nam. Hải Nam là nơi có một căn cứ tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau trên 8 đảo tại Hoàng Sa, với radar được bố trí trên ít nhất 6 đảo.

Đảo Phú Lâm (Woody) ở phía đông bắc Hoàng Sa, có lẽ là nơi có sự hiện diện quân sự đông đảo nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh một lực lượng quân sự gồm 1.400 người, đảo này còn có một phi đạo mà các loại chiến đấu cơ J-11 và oanh tạc cơ JH-7 có thể sử dụng, có các nhà chứa máy bay có thể dùng cho 20 phi cơ, bãi đáp trực thăng, cơ sở radar, và một dàn hỏa tiễn địa đối không HQ–9 (SAM), với tầm bắn 124 dặm. Cho dù vào giữa năm 2016, Bắc Kinh đã cho biết là các tên lửa này đã được gỡ đi, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy là các hỏa tiễn này vẫn còn ở đó.

Đảo Phú Lâm được chính thức chỉ định là thủ phủ của vùng biển đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền: Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển có bãi Scarborough.

Vào khoảng cuối năm 2016, Trung Quốc còn tìm cách bình thường hóa sự hiện diện của họ trên đảo Phú Lâm bằng cách cho mở các tuyến bay dân sự hàng ngày đến đây. Đưa thường dân đến đảo là cách khẳng định mạnh mẽ đòi hỏi chủ quyền. Việc làm gia tăng nguy cơ thường dân bị thương vong trong trường hợp đảo bị tấn công, quả là một chiêu có tính răn đe rõ rệt.

Các hòn đảo khác trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng không có phi đạo, do đó có thể được coi là có chức năng yểm trợ cho đảo Phú Lâm. Một số công trình bồi đắp đã bắt đầu ở các đảo Bắc (North) và Trung (Middle) ở vùng Đông Hoàng Sa. Nhưng hiện chỉ có đảo Cây (Tree), nằm ngay phía đông bắc đảo Phú Lâm là có cơ sở quân sự, bao gồm radar và một số cấu trúc lục giác không rõ là gì, ngầm trong lòng đất.

Ở vùng Tây Hoàng Sa, các đảo Quang Ảnh (Money), Tri Tôn (Triton), Hoàng Sa (Pattle) và Quang Hòa (Duncan) đều có bãi đáp trực thăng và đài radar.

Scarborough: nguồn gốc tranh chấp Trung Quốc Philippines

Trên bãi Scarborough thì không có cơ sở quân sự gì của Trung Quốc, nhưng lại là điểm gây căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc-Philippines.

Nhìn bản đồ thì có thể thấy rõ nguyên nhân: Scarborough nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines chỉ cách Manila 220 hải lý. Vào đầu tháng Ba, bãi này đã thu hút sự chú ý khi ông Tiêu Kiệt, thị trưởng Tam Sa, phụ trách quản lý vùng Biển Đông, loan báo ý định đặt một “trạm quan trắc môi trường” trên bãi Scarborough. Sự vụ đã làm người dân Philippines phẫn nộ, cho là bị Trung Quốc tấn công, và đòi tổng thống Duterte phải phản ứng.

Tuy nhiên, Duterte đã trả lời: “Muốn tôi làm gì? Tuyên chiến với Trung Quốc sao? Tôi không thể làm được. Chúng ta sẽ bị mất cả quân đội lẫn cảnh sát trong ngày một, ngày hai, và đất nước chúng ta sẽ bị hủy diệt”.

Một hôm sau, ngoại trưởng Trung Quốc cải chính, cho là Trung Quốc không có ý định xây dựng bất kỳ cái gì trên bãi Scarborough – kể cả cơ sở môi trường – và tuyên bố của thị trưởng Tam Sa đăng trên website của báo Hải Nam đã bị rút xuống. Và ông Duterte có dịp nói rằng ông không bao giờ tin là Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở trên bãi cạn này “vì tôn trọng tình hữu nghị với Philippines”.

Căn bản là phòng thủ, nhưng có thể chuyển thành tấn công

Qua các sự kiện được nêu bật, George Friedman kết luận: Trung Quốc đang tăng cường năng lực quân sự trên các đảo đá tranh chấp, nhưng các cơ sở chủ yếu là để phòng thủ.

Các tên lửa SAM Trung Quốc cài đặt trên các rạn san hô chủ yếu là các công cụ bảo vệ không phận, với một phạm vi giới hạn là 124 dặm, có nghĩa là để bắn hạ phi cơ địch bay đến. Những chiếc máy bay của Trung Quốc bị phát hiện trên các đảo ở Biển Đông cũng thuộc loại dùng để phòng thủ (như tiêm kích J-11, được sử dụng để duy trì ưu thế trên không phận các đảo).

Vị trí của các rạn san hô cũng có tính phòng vệ: Vị trí của quần đảo Hoàng Sa cho phép Trung Quốc ngăn chặn việc Đài Loan hoặc Philippine tiếp cận căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam.

Tuy nhiên, lực lượng quân sự Trung Quốc trên các rạn san hô này có thể chuyển từ phòng thủ sang tấn công. Sự hiện diện bất thường các máy bay ném bom JH-7, và việc xây dựng các bến cảng lớn có thể tiếp nhận các chiến hạm lớn nhất trong hạm đội Trung Quốc, cho thấy là Bắc Kinh cũng quan tâm đến việc chứng minh rằng, nếu bị khiêu khích, họ có thể thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai từ các hòn đảo này.

Ngoài ra, nếu Scarborough Shoal trở thành một cơ sở quân sự khác của Trung Quốc, bãi này đủ gần Philippines để đặt ra một mối đe dọa tấn công, cho dù Bắc Kinh xem đó là một vị trí phòng thủ.

Vào lúc này, tương tự như mọi động thái khác của Trung Quốc ở Biển Đông, việc quân sự hóa các đảo chỉ là một kế nghi binh, nhằm cho thấy là Trung Quốc hùng mạnh và đáng sợ hơn là trong thực tế.

vi.rfi.fr/…/20170503-the-chan-vac-cua-bac-kinh-o-bien-dong-hoang-sa-truong-sa-sc… 

 

Bắc Triều Tiên : Mỹ cân nhắc nhiều giải pháp tại Hội Đồng Bảo An

Hoa Kỳ nghiên cứu nhiều giải pháp khác nhau tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhằm gây áp lực lên Bắc Triều Tiên, sau vụ Bình Nhưỡng bắn hỏa tiễn đạn đạo thất bại mới đây. Một phát ngôn viên phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc hôm qua 02/05/2017 cho biết như trên.

Theo các nhà ngoại giao, Hoa Kỳ đã thảo luận với Trung Quốc về một văn bản lên án vụ bắn hỏa tiễn. Phía Mỹ cũng muốn có những trừng phạt cụ thể, với một dự thảo nghị quyết gồm những biện pháp mạnh mẽ hơn.

Hôm thứ Bảy 29/4, Bắc Triều Tiên đã cho bắn một hỏa tiễn đạn đạo, để đáp trả lời kêu gọi của Hoa Kỳ chống lại « mối đe dọa nguyên tử » từ Bình Nhưỡng. Một nhà ngoại giao giấu tên tại Hội Đồng Bảo An cho biết vụ này « chỉ làm tăng thêm quyết tâm » tăng cường áp lực ngoại giao và kinh tế lên Bắc Triều Tiên.

Chế độ Bình Nhưỡng từ 2006 đến nay đã thử nguyên tử năm lần, trong đó có hai lần vào năm 2016. Các chuyên gia nhận định Bình Nhưỡng đã có những tiến bộ đáng kể trong mục tiêu sở hữu hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, có thể tấn công vào lãnh thổ nước Mỹ. Hôm thứ Hai 1/5, Bắc Triều Tiên lại cảnh báo sẵn sàng thử nguyên tử lần thứ sáu « bất kỳ lúc nào ».

Hội Đồng Bảo An, trong 11 năm qua, đã đưa ra sáu loạt biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên, trong đó có hai nghị quyết năm ngoái nhằm cắt nguồn tài chính cho mục đích quân sự.

Tuần trước tại Hội Đồng Bảo An, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã kêu gọi tất cả các nước giảm bớt hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng, trừng phạt cụ thể các định chế hoặc cá nhân liên can đến chương trình quân sự Bắc Triều Tiên. Washington cũng muốn Bắc Kinh nghiêm khắc hơn với đồng minh khó trị của mình.

Hôm qua ông Terry Branstad, thống đốc bang Iowa, người được tổng thống Donald Trump đề cử làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, trong phiên điều trần trước Thượng Viện đã cam đoan sẽ duy trì áp lực lên ông Tập Cận Bình và cho rằng hiện nay Trung Quốc « không tuân thủ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc » về vấn đề Bắc Triều Tiên.

vi.rfi.fr/…a/20170503-bac-trieu-tien-my-can-nhac-nhieu-giai-phap-tai-lien-hiep-quoc

 

Putin tiếp Merkel, điện đàm với Trump

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 02/05/2017 gặp tổng thống Nga Vladimir Putin tại thành phố Sotchi bên bờ Hắc Hải. Đây là lần đầu tiên bà Merkel thăm Nga từ hai năm qua, nhằm tái lập đối thoại với Matxcơva.

Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Etienne Bouche cho biết thêm chi tiết :

« Theo phía Đức, việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tại Hambourg là nguyên nhân chính của cuộc gặp này. Các chủ đề khác cũng sẽ được đề cập đến. Bộ phận báo chí của điện Kremlin nêu ra cuộc đấu tranh chống khủng bố, tình hình ở Cận Đông và việc thực hiện các hiệp ước Minsk. Nói cách khác, đó là hồ sơ Syria và Ukraina.

Theo nhật báo Kommersant, « cuộc tiếp xúc tuy diễn ra bên bờ Hắc Hải, nhưng không có nghĩa là quan hệ song phương đã tan băng ». Tuy vậy tờ báo cũng tin rằng Đức đã có chuyển biến : Berlin ý thức rằng việc trừng phạt không tác động được phía Nga, và định thay thế cây gậy bằng củ cà rốt, tức bình thường hóa quan hệ.

Chuyến công du Nga gần đây nhất của bà Merkel là vào năm 2015, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng của đồng minh trước phát-xít Đức. Thủ tướng Đức không dự khán cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ, khiến Nga bực tức. Bà Merkel lúc đó cũng nói rất thẳng về Crimée, cho đây là « một vụ sáp nhập đáng lên án và bất hợp pháp ». 

Về phía Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump cũng điện đàm với ông Vladimir Putin vào tối nay, theo thông báo của Nhà Trắng và điện Kremlin. Đây là cuộc điện thoại thứ ba kể từ khi ông Trump đắc cử, nhưng là cuộc gọi đầu tiên từ sau vụ Mỹ bắn hỏa tiễn vào Syria, đồng minh của Nga, gây căng thẳng giữa đôi bên.

Cho đến nay, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga vẫn chưa gặp gỡ nhau. Cuộc gặp đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức vào ngày 7 và 8 tại Hambourg, Đức. Cuộc tiếp xúc hồi tháng Tư giữa ngoại trưởng hai nước cho thấy Hoa Kỳ và Nga vẫn bất đồng trong nhiều hồ sơ quan trọng.

Quan hệ giữa ông Donald Trump với Nga được theo dõi chặt chẽ, từ khi tình báo Mỹ tố cáo Kremlin tấn công tin học vào đảng Dân Chủ nhằm tạo ưu thế cho nhà tỉ phú trong cuộc tranh cử tổng thống. FBI đang xem xét mối quan hệ giữa ê-kíp chiến dịch vận động của ông Trump với chính quyền Nga, còn Lầu Năm Góc điều tra về việc cựu cố vấn an ninh Michael Flynn nhận tiền của các công ty có liên quan đến Kremlin.

vi.rfi.fr/quoc-te/20170502-putin-tiep-ba-merkel-dien-dam-voi-ong-trump

 

Hoa Kỳ thảo luận với Trung Quốc về các biện pháp cấm vận Bắc Hàn

Hoa Kỳ đang thảo luận với Trung Quốc về những biện pháp cấm vận mới sẽ được áp dụng với Bắc Hàn, sau khi nhà cầm quyền Bình Nhưỡng phóng loạt tên lửa đạn đạo, vị phạm những quy định mà Hội Đồng Bảo An LHQ đã đặt ra.

Một viên chức ngoại giao Mỹ làm việc tại New York tiết lộ tin này với báo chí nhưng từ chối đi vào chi tiết, do đó, không biết những điều gì được phía Hoa Kỳ bàn luận với đối tác Trung Quốc, cũng như không rõ những điểm nào được Bắc Kinh đồng ý với Washington.

Thứ Sáu tuần trước khi trình bày vấn đề trước phiên nhóm đặc biệt của Hội Đồng Bảo An, Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi tất cả các nước thành viên phải có biện pháp đối với Bắc Hàn, để buộc Bình Nhưỡng ngưng chương trình chế tạo võ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và các hoạt động gây bất ổn cho bán đảo Triều Tiên.

Vài ngày trước khi Ngoại Trưởng Tillerson đưa ra lời kêu gọi này, tin từ Nhà Trắng cho hay Washington đề nghị Hội Đồng Bảo An thông qua một bản nghị quyết mới để lên án Bình Nhưỡng, và một số biện pháp cấm vận mới, trong đó có cả ý kiến không cho hãng hàng không Bắc Hàn hoạt động ở nước ngoài, và cấm ngân hàng nước ngoài giao dịch với Bình Nhưỡng.

Vẫn theo các viên chức Nhà Trắng, những biện pháp này được nói tới với mục đích ngân chận, không cho Bắc Hàn có ngoại tệ, nhưng sẽ gây khó khăn cho một số ngân hàng của Trung Quốc hiện đang giao dịch với Bình Nhưỡng.

www.rfa.org/…/us-china-talk-response-to-nkorea-missles-05032017142412.html

 

Bắc Hàn lại bắt giữ thêm một công dân Hoa Kỳ

Chính quyền Bình Nhưỡng hôm nay xác nhận tin vừa bắt giữ một công dân Hoa Kỳ, cáo buộc người này vào tội có những hành động thù địch.

Trong bản tin đề ngày 3/5/2017, hãng thông tấn Bắc Hàn KCNA viết rằng công dân Hoa Kỳ là ông Kim Sang Dok bị công an bắt giữ hôm 22 tháng Tư tại phi trường Bình Nhưỡng, lúc ông này sửa soạn lên máy bay đi Bắc Kinh. Bản tin cũng cho biết ông Kim bị bắt vì những hành động thù địch với mục đích phá hoại đất nước Bắc Hàn.

KCNA cũng ghi rõ ông Kim Sang Dok được mời sang Bắc Hàn với tư cách giáo sư dạy môn kế toán cho một trường đại học tại Bình Nhưỡng, nhưng lại có ý đồ muốn lật đổ chính quyền.

Ông Kim, khoảng 50 tuổi, là công dân Hoa Kỳ thứ 3 đang bị nhà cầm quyền Bắc Hàn giam giữ. Hai người khác là nhà truyền giáo Kim Dong Chul, 62 tuổi, và anh sinh viên Otto Warmbier, 22 tuổi.

Tin ông Kim Sang Dok bị bắt giữ ở Bắc Hàn được các hãng thông tấn nước ngoài loan tải cách đây đã 10 ngày. Theo Cựu Thống Đốc Bill Richardson, từng giữ vai trò đặc sứ bán chính thức chuyên trách Bắc Hàn của chính phủ Hoa Kỳ, nói rằng ông không ngạc nhiên khi được báo tin Bình Nhưỡng bắt giữ công dân Mỹ, vì đó là điều Bắc Hàn thường làm, dùng nạn nhân làm con tin để trao đổi với Washington.

Cuối tuần rồi, Tổng Thống Hoa Kỳ cho biết sẵn sàng gặp lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un trong hoàn cảnh thích hợp và với những điều kiện phù hợp, để giảm bớt căng thẳng đang xảy ra bởi chương trình chế tạo tên lửa và võ khí hạt nhân của Bắc Hàn.

Trưa thứ Hai tuần này trong cuộc họp báo thường lệ ở Washington, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spencer giải thích rõ hơn, cho biết một trong những điều Bình Nhưỡng phải làm là ngưng những hành động khiêu khích.

Cũng cần nhắc lại ngay từ khi còn vận động tranh cử, ứng cử viên Donald Trump đã tuyên bố sẵn sàng gặp lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un.

Tuần trước, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cũng nói tới việc Washington sẵn sàng đàm phán với Bắc Hàn, nhưng nhấn mạnh rằng phải có những bằng chứng xác nhận là chính quyền Bình Nhưỡng từ bỏ chế tạo võ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

www.rfa.org/vietnamese/…/nkorea-detained-another-american-05032017144613.htm…

 

Trung Quốc gạt Đài Loan khỏi một hội nghị ở Úc

Trung Quốc hôm ngày 3 tháng 5 cho biết có đầy đủ lý lẽ khi yêu cầu gạt phái đoàn Đài Loan ra khỏi một hội nghị về kim cương ở Australia.

Lý do đưa ra là vì Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ của một nước Trung Hoa duy nhất là Trung Quốc, vì thế Đài Loan không có tư cách pháp nhân cũng như pháp lý trên bình diện quan hệ với bên ngoài mà phải ở dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.

Hội nghị Kimberly Process phát xuất từ thành phố Kimberly ở Nam Phi năm 2000 để bàn thảo về những trở ngại trong việc mua bán kim cương các loại trên thế giới mà Nam Phi là nước sản xuất lớn. Đài Loan được cấp qui chế quan sát viên đối với Kimberly Process từ năm 2007.

Phía Đài Loan mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc là luôn tìm mọi cách áp đặt thủ thuật chính trị nhằm ngăn chận và gây trở ngại cho những mối quan hệ quốc tế của Đài Bắc.

www.rfa.org/…/cn-tw-n-spar-iver-attaendance-at-conflict-meet-05032017102644.htm…

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tránh đóng cửa chính phủ

Hạ viện Mỹ ngày 3/5 thông qua dự luật chi tiêu trị giá 1.2 ngàn tỷ đô la để tài trợ cho chính phủ đến hết tháng 9 năm nay, tránh tình trạng đóng cửa các cơ quan liên bang vì cạn tiền.

Với tỷ lệ 309-118 phiếu trong Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát, dự luật này giờ đây đi tiếp lên Thượng viện và dự kiến được Thượng viện thông qua trước thời hạn chót là 12 giờ đêm thứ sáu tuần này.

Ngũ Giác Đài là nơi ‘hưởng lợi’ nhiều nhất từ dự luật này vì chi tiêu quốc phòng được tăng đáng kể.

Đây là dự luật quan trọng đầu tiên được Hạ viện thông qua trong năm nay với sự ủng hộ của cả lưỡng đảng và cũng là chiến thắng pháp lý đầu tiên của Tổng thống Donald Trump.

Dự luật tăng ngân quỹ liên bang dành cho an ninh biên giới , nhưng không chi để khởi công bức tường biên giới với Mexico mà ông Trump cam kết sẽ giúp ngăn di dân lậu.

Dự luật bổ sung thêm 12.5 tỷ đô la trong năm tài khóa này cho Ngũ Giác Đài và thêm 2.5 tỷ đô la nữa sau khi Tổng thống Trump đưa ra chi tiết về kế hoạch đánh bại Nhà nước Hồi giáo.

 

Dân biểu Mỹ bật khóc khi tranh cãi về luật di trú

Một dân biểu đại diện tiểu bang Texas dàn dụa nước mắt khi đọc bài diễn phản đối dự luật cấm các chính sách về ‘nơi ẩn náu an toàn’ cho di dân bất hợp pháp.

Dân biểu Gene Wu, một người Mỹ gốc Hoa, thứ tư tuần trước diễn thuyết trước Hạ viện trong cuộc tranh luận về Dự luật 4 của Thượng viện. Dự luật này đã được Hạ viện thông qua ngay ngày hôm sau, theo đó, buộc các giới chức thực thi luật pháp phải hợp tác trong các nỗ lực trục xuất bằng cách đe dọa án tù cùng với các biện pháp trừng phạt khác. Dự luật cũng cho phép cảnh sát thẩm vấn tình trạng di trú của bất cứ ai bị cảnh sát chặn bắt, kể cả trẻ em.

Ông Wu trong lúc trình bày quan điểm đã bật khóc, giải thích lý do phản đối dự luật.

“Việc này khiến tôi đau lòng vì tôi là một di dân. Cha mẹ tôi là di dân. Tôi đại diện một quận hạt đầy di dân,” dân biểu Wu nói trong nước mắt.

Dù Thống đốc Greg Abbott dự kiến sẽ ký thành luật văn kiện này, nhưng hình ảnh về bài diễn văn xúc động của dân biểu Wu đang được lan truyền rộng rãi trên mạng internet, với những lời tán dương từ những người ngưỡng mộ sự nhiệt thành của vị dân biểu.

Cuộc tranh luận cuối cùng kéo dài 16 giờ đồng hồ và tỷ lệ biểu quyết chung cuộc là 94-53 ủng hộ dự luật.

Dân biểu Wu đã ra thông cáo về việc thông qua dự luật, nói rằng luật không chỉ nhắm vào tội phạm mà nhắm vào cả trẻ em, nạn nhân của tội phạm, và cả những người đã từng phục vụ trong quân ngũ. Ông Wu nói luật này sẽ là một nhắc nhở với con cái ông rằng họ sẽ bị đối đãi bằng ngờ vực.

Hôm thứ hai, hàng chục nhà hoạt động đã tới các văn phòng thống đốc để biểu tình phản đối dự luật vừa kể.

Nhiều giới chức thực thi luật pháp cũng đã lên tiếng phản đối dự luật, viện dẫn lý do luật sẽ gây ra sự mất lòng tin giữa người dân và lực lượng chấp pháp.

Theo Huffingtonpost/ Nextshark

www.voatiengviet.com

 

Texas: Xả súng trong đại học, 2 người chết

Một tay súng nhã đạn hôm 3/5 trong khuôn viên một đại học ở Irving, bang Texas, cướp đi sinh mạng 1 người trước khi tự sát, theo nguồn tin cảnh sát.

Các nhân chứng cho hay hung thủ trang bị súng ngắn, xả súng tại trường North Lake College. Trường học ngay lập tức đóng cửa.

Không lâu sau đó, cảnh sát Irving loan báo trên Twitter rằng dường như ‘không còn đe dọa’, và rằng lực lượng an ninh đang tiếp tục lùng sục khắp trường để bảo đảm mọi người được an toàn.

Trong mẫu tin đăng trên Twitter sau đó, cảnh sát nói: “Dường như 1 nạn nhân thiệt mạng và hung thủ đã tự sát.”

Chưa có thông tin nào thêm.

Những hình ảnh từ camera an ninh cho thấy học sinh túa ra sân trường trong lúc cảnh sát di tản.

Vụ này xảy ra sau khi một sinh viên của Đại học Texas hôm thứ hai dùng dao chém người trong khuôn viên trường ở Austin, cách Irving 200 dặm, khiến 1 sinh viên thiệt mạng và 3 người khác bị thương.

https://www.voatiengviet.com/a/texas-xa-sung-trong-dai-hoc-hai…-/3836762.htm