Tin khắp nơi – 03/04/2020
Tình hình virus corona tại Mỹ ngày 2/4
Lệnh ‘ở nhà’
Tổng thống Mỹ Donald Trump không đáp ứng lời kêu gọi ban hành lệnh ‘ở nhà’ toàn quốc vì dịch COVID-19, thay vào đó ông cho biết sẽ để cho thống đốc từng tiểu bang quyết định tuỳ theo tình hình của từng nơi.
Dù vậy, chính quyền Trump đã đưa ra hướng dẫn kêu gọi dân chúng làm việc tại gia nếu có thể, đóng cửa trường học, và tránh tụ tập.
Ông Trump cho hay đang cân nhắc việc giới hạn du hành nội địa bằng đường sắt, đường không tại những ‘điểm nóng’ COVID-19 ở Mỹ.
Trong ngày 2/4 có năm tiểu bang là Florida, Georgia, Mississippi, Nevada và Pennsylvania ban hành hoặc gia hạn lệnh ‘ở nhà.’
Hơn 285 triệu dân Mỹ tại 40 tiểu bang đã nhận lệnh hoặc được khuyến cáo ‘ở nhà’ do thống đốc ban hành. Mười bang còn lại chẳng hạn như Iowa và Nebraska, các thống đốc còn lưỡng lự ra lệnh cho toàn bang ‘ở nhà’, nhưng một số địa phương trong bang đã yêu cầu cư dân chớ có ra đường.
Các viện dưỡng lão ở Mỹ mấy tuần nay đã bị ‘phong toả’ theo lệnh liên bang để bảo vệ các cư dân già yếu tại đây trước cơn bão COVID-19.
Máy trợ thở
Cùng ngày 2/4, Tổng thống Trump vận dụng Luật Sản xuất Quốc phòng để hỗ trợ cho các công ty sản xuất máy thở cho bệnh nhân COVID-19 có được nguồn vật tư cung ứng cần thiết để sản xuất.
Các giới chức nói rằng Mỹ chung cuộc sẽ cần tới thêm hàng chục ngàn máy thở nữa. Thống đốc New York, Andrew Cuomo, ngày 2/4 cảnh báo nguồn cung máy thở trong tiểu bang này có thể cạn kiệt trong 6 ngày tới nếu số người nguy kịch vì virus corona tiếp tục tăng như tỷ lệ hiện nay. Ông cũng yêu cầu cư dân New York che mặt khi ra đường để ngăn lây lan virus. Ông khuyên mọi người tự chế khẩu trang hoặc dùng khăn choàng, khăn quấn đầu làm vải che mặt thay vì là khẩu trang chuyên dụng dành cho nhân viên y tế, vốn đang thiếu hụt.
Tổng thống xét nghiệm COVID-19 lần nữa
Toà Bạch Ốc cho biết Tổng thống Trump hôm 2/4 được xét nghiệm COVID-19 lần nữa và kết quả cho âm tính. Lần đầu ông Trump được xét nghiệm là hồi tháng trước sau khi tiếp xúc với một quan chức Brazil, người mà sau đó có kết quả dương tính với virus corona.
Trong khi đó, Ủy ban Dân chủ Toàn quốc ngày 2/4 loan báo hoãn cho tới trung tuần tháng 8 sự kiện đề cử ứng viên cho cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm nay.
Covid-19 :
Hơn một ngàn người chết tại Mỹ trong một ngày
Thanh Hà
Mỹ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kép. Hôm 02/04/2020, đã có 1.169 bệnh nhân tại Hoa Kỳ qua đời vì virus corona, đồng thời có thêm hơn 6,6 triệu người mất việc trong vòng một tuần lễ do tác động Covid-19.
Theo số liệu của viện đại học Johns Hopkins số ca tử vong tại Mỹ trong ngày hôm qua tăng thêm gần 1/3 so với hôm mồng 01/04/2020. Tới nay chưa một quốc gia nào trên thế giới vượt ngưỡng 1.000 người chết vì virus corona trong một ngày. Mỹ là nơi có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới với 243.000 bệnh nhân dương tính với virus corona và trên 5.900 đã thiệt mạng.
Bên cạnh khủng hoảng về y tế nghiêm trọng đó, Hoa Kỳ còn phải đối mặt với những tác động nặng nề về kinh tế do dịch bệnh gây nên. Trong hai tuần qua, 10 triệu dân Mỹ mất việc làm .
Thông tín viên đài RFI từ thủ đô Washington Anne Corpet tường thuật :
« Hiện tượng chưa từng thấy. Giới chuyên gia kinh tế nói đến một tai họa, một cú sốc khủng khiếp. Trong hai tuần, số người đăng ký thất nhiệp ở Mỹ tương đương với số người bị mất việc trong vòng 6 tháng khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Các hãng nhỏ đã nhanh chóng phải sa thải nhân viên vì không có đủ tiền để tiếp tục trả lương cho họ trong lúc mà hãng phải đóng cửa.
Bộ trưởng Lao Động Mỹ kêu gọi các công ty với dưới 500 nhân viên cố gắng chịu đựng, chính phủ đang chuẩn bị một kế hoạch 350 tỷ đô la để hỗ trợ cho các công ty này. Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cũng khuyến khích các doanh nghiệp duy trì đội ngũ nhân viên, vì chính phủ vừa giải ngân khoản tiền nói trên.
Kể từ ngày Thứ Sáu, tức là từ hôm nay, các chủ doanh nghiệp có thể ra ngân hàng vay tín dụng với điều kiện cam kết không sa thải nhân các cộng tác viên hay với hứa hẹn sẽ tuyển dụng trở lại những người vừa bị mất việc.
Tuy nhiên biện pháp này không đủ để ngăn chận làn sóng thất nghiệp đang dâng cao kể cả trong các lĩnh vực công nghiệp, phân phối, ngành du lịch và vận tải. Đây là những lĩnh vực có nhiều người lao động độc lập. Số này chiếm đến 34 % nguồn nhân lực tại Hoa Kỳ. Từ khi chính phủ thông qua kế hoạch cứu nguy kinh tế vào tuần trước, thành phần này có thể được trợ cấp trong trường hợp phải tạm ngưng hoạt động ».
Hải quân Mỹ cách chức
viên chỉ huy tàu sân bay làm lộ thư về Covid-19
Hôm 2/4, Hải quân Hoa Kỳ đã cách chức chỉ huy tàu sân bay Theodore Roosevelt, trừng phạt ông vì đã rò rỉ một bức thư mà ông đã gửi cho cấp trên để cầu cứu các biện pháp mạnh hơn nhằm kiềm chế sự bùng phát của Covid-19 đang lây lan ở các thủy thủ, theo Reuters.
Quyền Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Thomas Modly cống bố việc loại Đại tá Brett Crozier khỏi chức vụ, nói rằng viên sĩ quan chỉ huy của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân với khoảng 5.000 thủy thủ làm việc trên tàu, đã suy xét kém trong việc lưu truyền “rộng rãi” bức thư của ông ấy.
Khởi sự sơ tán thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt
Việc cách chức này diễn ra hai ngày sau khi bức thư của ông Crozier bị rò rỉ, trong đó ông mô tả dịch bệnh đã thách thức các định chế Hoa Kỳ trên tất cả các phương diện, ngay cả đối với những người thông thạo với nhiệm vụ nguy hiểm và phức tạp như quân đội Hoa Kỳ.
Khoảng 1.000 thủy thủ đã được sơ tán khỏi tàu tại căn cứ của Hải quân trên đảo Guam và được cách ly hôm 2/4, một tuần sau khi phát hiện các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên tàu sân bay.
Đề đốc John Menoni, chỉ huy cao nhất của Hải quân Mỹ ở khu vực, nói với các phóng viên ở đảo Guam hôm 2/4 rằng cho đến nay có tổng cộng 114 thủy thủ trên tàu đã dương tính với Covid-19.
Thêm 25 thủy thủ nhiễm Covid-19 trên hàng không mẫu hạm Mỹ vừa thăm VN
Thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner, Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, chỉ trích việc Đại tá Crozier bị giáng chức, nói rằng viên thuyền trưởng là một người yêu nước chỉ cố gắng làm những gì tốt nhất cho các thuyền viên của mình.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã ghé thăm Đà Nẵng hồi tháng trước, và ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được công bố khi tàu đang di chuyển trên Thái Bình Dương.
Tổng thống Trump âm tính với virus Vũ Hán lần 2
Hải Lam
Politico dẫn tin từ các quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump hôm 2/4 có kết quả âm tính với nCov lần 2.
Theo thông báo từ bác sĩ của Nhà Trắng, Tiến sĩ Sean Conley, Tổng thống Trump được xét nghiệm vào sáng 2/4 bằng phương pháp công nghệ mới, nhanh và cho kết quả âm tính sau 15 phút. Ông Conley cho biết thêm, Tổng thống Trump khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng nhiễm Covid-19 nào.
Ông Trump cũng xác nhận kết quả thử nghiệm nCov lần 2 tại cuộc họp báo hôm 2/4 ở Nhà Trắng.
“Tôi vừa làm xét nghiệm bằng phương pháp mới… Tôi đi làm ngay. Tôi không chờ, nhưng phải mất đến 14 phút để có kết quả. Và nó cho thấy tôi đã âm tính với Covid-19”, ông chủ Nhà Trắng phát biểu.
“Đây là kết quả âm tính lần 2. Tôi làm xét nghiệm này vì tò mò, để xem nó hoạt động nhanh như thế nào. Nó dễ dàng hơn nhiều. Tôi đã làm cả hai và phương pháp thứ hai dễ chịu hơn nhiều”, Tổng thống Trump nói thêm.
Trước đó, ông Trump từng xét nghiệm nCov vào giữa tháng 3 sau khi nhiều quan chức Nhà Trắng tự cách ly và Tổng thống đã tiếp xúc với một số người nhiễm Covid-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-am-tinh-voi-virus-vu-han-lan-2.html
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
đề xuất lập ‘sách đen’ về đại dịch virus Vũ Hán
Thiện Lan
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton hôm thứ Năm (2/4) đã chỉ trích gay gắt Trung Quốc về cách xử lý cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán và kêu gọi làm một “cuốn sách đen”, tương tự như cuốn “Sách đen chủ nghĩa cộng sản” , một tác phẩm thống kê số ca tử vong phi tự nhiên do chủ nghĩa cộng sản gây ra trong lịch sử.
“Sự giả dối và việc che giấu dữ liệu về virus Vũ Hán của Trung Quốc là rất nguy hiểm đối với nước Mỹ và toàn thế giới. Chúng ta cần một tác phẩm tương tự như ‘ Sách đen chủ nghĩa cộng sản ‘ để ghi lại lịch sử và cái giá khủng khiếp của tính mạng con người mà cách ứng xử tàn bạo của Trung Quốc đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã gây ra”, ông viết trên trang Twitter cá nhân.
Trang Fox News ngày 3/4 cho hay, ông Bolton, người vừa rời khỏi chính quyền Trump vào năm ngoái, muốn nhấn mạnh đến những gì chính quyền Trump mô tả là một thái độ xử lý dịch bệnh bí mật của Bắc Kinh khiến thế giới bị che mắt và không thể ngăn chặn bệnh viêm phổi Vũ Hán trở thành một đại dịch toàn cầu hiện nay.
“Một số lượng người không kể xiết đã mất mạng một cách vô ích vì cách hành xử tắc trách của chính quyền độc tài Bắc Kinh”, ông Bolton nói. “Nền kinh tế toàn cầu đã phải chịu một thất bại thảm hại mà đáng nhẽ đã có thể được kiềm chế đáng kể nếu Trung Quốc thành thật trước dịch bệnh”.
Chính quyền Mỹ hiện đang thúc đẩy các nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc và G-7 tuyên bố một cách chính thức rằng con virus này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tổng thống Trump đã nhiều lần gọi Covid-19 là “virus Trung Quốc” trong khi những người khác, ví như Ngoại trưởng Mike Pompeo, gọi nó là “virus Vũ Hán”.
Trump đã tỏ ra thiện chí với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng lúc chỉ đích danh Trung Quốc vì không đưa cho thế giới đủ sự cảnh báo và thông tin về con virus.
“Trung Quốc tỏ ra rất bí mật. Ý là, rất, rất bí mật. Và đáng tiếc là như vậy. Tôi có sự tôn trọng lớn cho đất nước đó. Tôi có sự tôn trọng cho nhà lãnh đạo của đất nước đó”, ông nói trong một cuộc họp báo vào tháng trước. “Ông ấy là bạn của tôi. Nhưng tôi hy vọng họ đã nói cho chúng tôi sớm hơn [về dịch bệnh này]”.
Hôm thứ Tư (1/4), 3 quan chức tình báo Hoa Kỳ đã chỉ trích Trung Quốc báo cáo thấp số bệnh nhân và số ca tử vong. Trong một báo cáo gửi tới Nhà Trắng, họ cho biết con số công khai về số ca nhiễm virus Vũ Hán của Trung Quốc là không đầy đủ và có tính lừa lọc.
Hôm thứ Năm (2/4) ông Bolton nói rằng Hoa Kỳ phải thu thập bằng chứng chính xác về sự bùng nổ của dịch bệnh “trước khi chính quyền Trung Quốc xóa chúng, chưa kể các bác sĩ, quan chức và người dân thường Trung Quốc biết được sự thật”.
Ông cũng kêu gọi Hoa Kỳ áp dụng các chính sách mới để ngăn chặn “sự phụ thuộc quá mức” vào Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng, “đặc biệt là đối với các mặt hàng quan trọng như vắc-xin và bất kỳ sản phẩm nào trong đó Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng ta”.
‘Sách đen của Trung Quốc và Virus Vũ Hán’; chúng ta cần bắt đầu dự án ngay bây giờ. Ai sẽ tài trợ cho nó? Ai sẽ viết nó? Rất hoan nghênh những người tiên phong”, ông nói.
Theo Fox News
Thiện Lan dịch & biên tập
(Nguồn ảnh thumb: ảnh chụp màn hình Youtube/CBS News)
CDC: Ai cũng có thể
là bệnh nhân ‘không triệu chứng’ của corona
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC cảnh báo là mọi người đều có thể mang virus corona ngay cả khi không có triệu chứng nào cả.
Ngày 1/4 CDC xác nhận một cuộc nghiên cứu của Singapore nói 10% những ca mới lây lan do những người mang virus nhưng không có triệu chứng mắc bệnh. Cuộc nghiên cứu cho biết ngay cả những người dường như đã phục hồi vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.
CDC nói cuộc nghiên cứu này củng cố sự cần thiết của cách ly xã hội.
Người đứng đầu CDC, bác sĩ Robert Redfield, cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn phát thanh ngày 1/4 là có thể có một đợt virus corona khác vào cuối mùa thu và cơ quan của ông đã chuẩn bị sẵn sàng.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 1/4 tiên đoán là con số ca được xác nhận có thể sớm lên đến một triệu ca.
Tổng thống Donald Trump, trong một cuộc họp báo hàng ngày tại Tòa Bạch Ốc ngày 1/4, nói kho dự trữ chiến lược quốc gia của Mỹ về trang bị bảo hộ y tế gần như cạn kiệt.
Cũng trong ngày 1/4, một chiếc máy bay của Nga chở đầy trang bị bảo hộ và thiết bị y tế đã đáp xuống New York không lâu sau khi Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện qua điện thoại.
Con số chính thức những ca xác nhận lây nhiễm tại Nga vào khoảng 2.300 ca. Tuy nhiên một số bác sĩ Nga nghi là con số thực sự cao hơn nhiều.
Với nhiều điều chưa biết về virus corona và công chúng không thấy thoải mái về những gì sẽ xảy ra kế tiếp, số hồ sơ kiểm tra lý lịch của những người mới tậu súng ở Mỹ lên tới mức cao kỷ lục là 3,7 triệu người trong tháng 3, FBI cho biết hôm 1/4.
Trong khi những người bênh vực cho quyền sở hữu súng nói người Mỹ có quyền tăng cường an toàn và an ninh trong thời điểm căng thẳng, những người cổ suý kiểm soát súng ống cho biết họ lo ngại về vũ khí chứa trong nhà khi có lệnh ở nhà và tình hình căng thẳng.
Florida trở thành tiểu bang mới nhất tại ra lệnh đóng cửa 30 ngày. Hình ảnh các sinh viên đại học tập trung tại các bãi biển trong kỳ nghỉ xuân hồi tháng trước—nhiều ngươi nói họ không màng đến virus– làm nhiều người trong cả nước tức giận.
Trong khi đó, Ý đã gia hạn đóng cửa toàn quốc thêm 30 ngày nữa.
Nhật đã gia hạn lệnh cấm nhập cảnh đối với những ai tới từ châu Phi và châu Mỹ. Như vậy Nhật đã cấm nhập cảnh đối với công dân của tất cả 73 nước. Tất cả du khách nước ngoài đến Nhật phải bị cách ly hai tuần.
Tranh cãi trong việc dùng thuốc chống sốt rét chữa
COVID-19
Trong lúc thuốc sốt rét được chấp thuận để chữa một số bênh nhân virus corona, các chuyên gia yêu cầu phải cẩn thận trong việc này.
Ngày 30/3, Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA cho phép sử dụng trong ngắn hạn hai thứ thuốc—hydroxychloroquine và chloroquine—để chữa virus corona trong một vài trường hợp khẩn cấp. Thuốc được phân phối cho các bệnh viện và được dùng cho các bệnh nhân có các vấn đề hô hấp cấp tính.
Tổng thống Donald Trump thúc đẩy việc cho phép sau khi một cuộc nghiên cứu nhỏ đầy hứa hẹn tại Pháp cho thấy hydroxychloroquine, phối hợp với thuốc kháng sinh, giúp bệnh nhân virus corona hồi phục.
Bác sĩ giải phẫu Jeff Colyer, nguyên Thống đốc Kansas, là người bênh vực việc thử thuốc này. Ông nói đây là một trong các thứ thuốc duy nhất có được và chứng tỏ có nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên ông lưu ý đây không phải thuốc chữa lành tất cả và chỉ nên được bác sĩ áp dụng.
“Đây không phải là chuyện bạn đến tiệm thuốc mua và tự sử dụng vì bạn nghĩ là bạn bệnh,” ông nói với VOA trong tuần này. “Điều quan trọng nhất là bạn và bác sĩ của bạn quyết định là thuốc này có thích hợp cho bạn không. Ngay lúc này thuốc đã khan hiếm trên toàn cầu. Và do đó thuốc thực sự cần dành cho những bệnh nhân.”
Bác sĩ Colyer tin sự cấp thiết của dịch bệnh đã lây nhiễm cho hơn 850.000 người và giết chết hơn 40.000 trên toàn thế giới đòi hỏi phải có hành động nhanh chóng và những biện pháp không chính thống. Ông công nhận là hiệu quả của thuốc còn lâu mới chứng minh được.
“Chúng ta cần thêm dữ liệu và thêm nhiều chứng cứ trong việc này. Tôi là người đầu tiên đã thấy nhiều thứ thuốc trông có nhiều hứa hẹn và rồi hóa ra chúng không thành công,” ông nói. “Đây là thứ thuốc chúng ta đang có. Do đó như tôi nói, ‘Bạn ra chiến trường với quân đội bạn có, chứ không phải với đội quân bạn ước muốn bạn có.’ Nhưng rồi bạn tiếp tục xây dựng.”
Một cuộc nghiên cứu khác với 100 bệnh nhân tại Trung Quốc không tìm ra bằng chứng là hydroxychloroquine giúp chống virus corona. Thuốc này đã được dùng từ những năm 1950 để trị sốt rét, nhưng cũng có những phản ứng phụ tuy hiếm nhưng nguy hiểm.
Một số chuyên gia tỏ ra khó chịu về việc thuốc được chấp thuận nhanh chóng. Tiến sĩ Cyrus Shahpar là một bác sĩ và giám đốc của toán phòng ngừa dịch bệnh thuộc Resolve to Save Lives, một tổ chức y tế công cộng toàn cầu với những hoạt động tại Châu Phi. Ông nói với VOA là ngay cả nếu có kết quả tích cực từ cuộc nghiên cứu nhỏ có thể được rập khuôn thì không có thông tin về bênh nhân sẽ như thế nào trong dài hạn.
“Chúng ta thường không đưa ra khuyến nghị căn cứ trên việc thử nghiệm 40 người hay 100 người vì không đủ người để biết phản ứng phụ là gì,” ông Shahpar nói. “Không đủ người để biết, đối với tất cả những nhóm tuổi khác nhau, hay giới tính, thuốc hoạt động như thế nào? Hiện nay chúng ta chưa có bằng chứng.”
Sẽ có thêm thông tin trong một tháng
Ông Shahpar nói thêm là hiện nay có những thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên thế giới và có thể có những tin tức tốt hơn về thuốc sớm nhất là cuối tháng này.
Ông cũng lo ngại là thuốc được chuyển khỏi Châu Phi và các nơi khác đang cần thuốc để trị sốt rét.
“Tôi nghĩ chúng ta vồ lấy súng để làm cho việc này trở thành viên đạn thần kỳ chống COVID-19, nhưng không phải như vậy,” ông nói. “Thuốc có thể có ảnh hưởng, nhưng chúng ta chưa biết được.”
(Nguồn BTV Salem Solomon)
BS Fauci: Mọi bang của Mỹ nên ban hành lệnh ở nhà
Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN tối ngày 2/4, Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID), đồng thời là một thành viên nổi bật trong lực lượng đặc nhiệm phòng chống Covid-19 của Tổng thống Donald Trump, nói ông tin rằng tất cả các bang đều nên ban hành lệnh ở nhà để giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Bác sĩ Fauci nói rằng ông không hiểu tại sao mọi tiểu bang lại không ban hành lệnh ở nhà vì các trường hợp mới nhiễm Covid-19 vẫn tiếp tục gia tăng trên khắp Hoa Kỳ.
“Tôi không hiểu tại sao điều đó không xảy ra”, Bác sĩ Fauci nói với đài CNN.
Quan điểm của Bác sĩ Fauci trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Trump tại cuộc họp báo hôm 2/4 rằng ông không có kế hoạch ban hành lệnh ở nhà trên toàn quốc.
Tổng thống Trump nói ông tin rằng quyết định này nên để các thống đốc bang quyết định vì dịch bệnh ảnh hưởng đến mỗi bang mỗi khác.
CNN cho biết có hơn 30 bang và thủ đô Washington đã ra lệnh cư dân cần phải ở nhà. Và theo trang Newsweek, 10 bang chưa ban hành lệnh ở nhà đều có lãnh đạo là các thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa.
Các hướng dẫn cấp liên bang ban hành cho đến nay có nội dung nói rằng người dân tránh đến các nhà hàng và quán bar, hủy bỏ việc đi lại không cần thiết, làm việc tại nhà, tránh tụ tập từ 10 người trở lên, và cách xa người khác 2m (6 feet).
https://www.voatiengviet.com/a/bs-fauci-moi-bang-cua-my-nen-ban-hanh-lenh-o-nha/5358613.html
Thị Trưởng Eric Garcetti kêu gọi người dân Los Angeles
mang khẩu trang tự làm
Vào thứ tư (ngày 1 tháng 4), Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti kêu gọi người dân làm khẩu trang cho riêng mình để đeo ở nơi công cộng, sau khi Thống đốc Gavin Newsom và các viên chức y tế quận đưa ra hướng dẫn tương tự.
Ông Garcetti cũng thông báo rằng khoảng 20 chợ nông sản đã được cho phép để mở cửa trở lại, trong lúc các công tố viên thành phố đang buộc tội tám công ty đã không tuân theo các lệnh cấm của quận.
Trước đó vào thứ hai (ngày 30 tháng 3), ông Garcetti đã ra lệnh tạm đóng cửa các chợ nông sản cho đến khi họ áp dụng các kế hoạch giữ khoảng cách an toàn cho khách hàng. Những chợ nông sản được cho phép mở cửa lại được liệt kê trên trang streetsla.lacity.org/covid. Bên cạnh đó, thị trưởng cũng một lần nữa nhắc lại rằng ông sẽ cắt điện và nước của bất kỳ công ty không thiết yếu nào vẫn tiếp tục mở cửa.
Tuyên bố của ông Garcetti được đưa ra sau khi số lượng ca nhiễm coronavirus tại L.A. tăng lên 17% so với một ngày trước đó, vượt mức 3,500 người với 65 người đã tử vong do bệnh. Số người nhiễm bệnh và số người tử vong đã tăng gấp đôi chỉ trong bốn ngày qua.
Tại thành phố L.A., đã có 194 trường hợp nhiễm bệnh mới được báo cáo trong thứ Tư, nâng tổng số lên 1,580 người. Mức gia tăng mạnh trong số lượng ca nhiễm xảy ra khi thành phố đã tăng cường xét nghiệm, từ khoảng 1,000 người mỗi ngày vào tuần trước lên 2,000 mỗi ngày vào thứ Tư.
Tính đến hôm nay, khoảng 12,000 người Los Angeles đã được xét nghiệm, và ông Garcetti nghĩ rằng con số đó có thể tăng lên 30,000 vào tuần sau. Thành phố hiện có chín trung tâm xét nghiệm drive-thru, cũng như hơn một chục địa điểm đặc biệt dành riêng người cao niên và người vô gia cư. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thi-truong-eric-garcetti-keu-goi-nguoi-dan-los-angeles-mang-khau-trang-tu-lam/
Thống đốc New York đề nghị sản xuất
đồ bảo hộ y tế nội địa thay vì mua từ Trung Quốc
Quý Khải
Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo đã cung cấp gói ưu đãi đáng kể cho các công ty Mỹ sản xuất đồ bảo hộ để nước này có thể ngừng mua vật tư bảo hộ chống virus Vũ Hán từ Trung Quốc, trang Washington Examiner ngày 2/4 cho hay.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm (2/4), ông Cuomo đã công bố tài trợ cho các công ty sẵn sàng thay đổi năng lực sản xuất của họ để sản xuất các trang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chống lại Covid-19. Ông gọi đây là “điều trớ trêu cay độc nhất” khi Mỹ bị buộc phải mua hàng hóa từ Trung Quốc.
“Điều trớ trêu cay độc nhất là quốc gia này hiện đang phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất rất nhiều những sản phẩm loại này. Rất nhiều sản phẩm như vậy trên thị trường bình thường đang được sản xuất tại Trung Quốc. Và hiện hầu như tất mọi người đều mua PPE, áo choàng, máy thở do Trung Quốc sản xuất. Áo choàng, găng tay không phải các món đồ sản xuất phức tạp”, ông Cuomo nói.
Ông nói tiếp: “Nếu bạn là một nhà sản xuất có thể chuyển đổi để làm các sản phẩm này và làm chúng nhanh chóng – mà chúng không phải khó làm. Nếu bạn có khả năng sản xuất các sản phẩm này, chúng tôi sẽ trả giá cao để thu mua, và chúng tôi sẽ trả phí để chuyển đổi cơ sở sản xuất của bạn sang một loại hình có thể phục vụ mục đích này”.
Ông Cuomo lưu ý rằng các doanh nghiệp sẽ có thể chế tạo những vật dụng này mà không gặp quá nhiều khó khăn nếu họ có khả năng cắt vải. Ông tuyên bố sẽ xóa bỏ tất cả các thủ tục quan liêu nào có thể làm chậm quá trình.
“Chúng ta cần ngay bây giờ. Không phải là hai tháng, ba tháng, bốn tháng, mà là ngay bây giờ. Đây là một áp lực. Tôi hiểu điều đó. Nhưng nếu các bạn làm trong ngành may mặc, nếu các bạn có máy móc theo kiểu mẫu. Hiện các bạn không làm quần áo thời trang phải không? Đây là những thành phần tương đối đơn giản. Vậy nên nếu bạn có thể làm điều này, thì đây là một cơ hội kinh doanh, đây là điều tiểu bang cần, đây là điều quốc gia cần. Hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm việc với các bạn”.
Một số công ty đã điều chỉnh việc sản xuất để chế tạo thiết bị y tế, bao gồm mặt nạ bằng bông, mặt nạ N95, kính che mặt, áo bảo hộ và máy thở. Các công ty khác bên ngoài ngành sản xuất cũng đã quyên góp nguồn cung để giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt.
Trong khi Mỹ đang làm những gì có thể, hàng triệu mặt nạ vẫn đang được mua từ các công ty Trung Quốc. Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019 và đã có bằng chứng từ các quan chức tình báo Mỹ tiết lộ chi tiết việc Đảng Cộng sản Trung Quốc che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Theo Madison Dibble, Washington Examiner
Quý Khải dịch và biên tập
New York: Tử vong Covid-19 tăng vọt,
lò thiêu hoạt động hết công suất
Các lò hỏa thiêu tại thành phố New York đã phải tăng thêm giờ, và thiêu xác chết mãi tới tận khuya.
Bang New York đã bắt đầu cập nhật liên tục các lễ mai táng và ngày cằng phải sử dụng các nghĩa trang xa thành phố hơn về hướng Bắc của tiểu bang để tạm chôn cất người chết.
Dịch corona quét qua bang New York chưa lên tới đỉnh mà những người làm công việc mai táng chưa bao giờ bận rộn tới mức này, theo bản tin của Reuters.
Các nhà quàng và các nghĩa trang cho biết mức cầu tăng cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ vì dịch Covid-19, đại dịch đã lây nhiễm virus Corona cho hàng ngàn người, và giết chết hơn 2.300 người trên toàn bang New York, tính cho tới khoảng 2 giờ chiều ngày 2/4 – giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Một cư dân tên Moylan nói ông không nhớ trong 48 năm ông cư ngụ ở Green Wood, có bất cứ thời điểm nào chứng kiến cảnh nhiều người chết vị một nguyên nhân như thế này. Ông nói sự kiện gần nhất với dịch Covid-19 bây giờ có thể là biến cố 11 tháng 9 khi tổ chức khủng bố Al Qaeda giết gần 3000 người.
Đa số người dân New York chọn hỏa thiêu thay vì chôn cất, nhưng cả thành phố đông dân nhất nước Mỹ chỉ có 4 lò thiêu.
Tiểu bang này đã phải nới lỏng các quy định về môi trường để cho phép các lò thiêu họạt động dài giờ hơn, trong khi số tử thi chờ được mai táng được dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao.
Hơn 1 triệu khẩu trang đang được máy bay của đội
New England Patriots chở từ Trung Cộng về Hoa Kỳ
Tin Boston, Massachusetts – Vào sáng sớm thứ Tư, 1 tháng 4, chiếc Boeing 767 của đội football New England Patriots đã khởi hành từ Thiên Tân, Trung Cộng, về Hoa Kỳ, chở theo 1.2 triệu khẩu trang N95. Theo bản tin của tờ Wall Street Journal, để không phải chịu lệnh cách ly 14 ngày của Trung Cộng, chiếc máy bay Hoa Kỳ chỉ được đậu tại phi trường Thiên Tân tối đa 3 giờ, và phi hành đoàn được yêu cầu phải ở yên trên máy bay, trong lúc các nhân viên mặt đất chất hàng vào khoang.
Quá trình chất hàng mất vừa đúng 2 tiếng 57 phút. Máy bay sẽ về đến phi trường quốc tế Boston Logan vào thứ Năm. Chuyến hàng đặc biệt này là câu chuyện dài về sự tranh giành giữa các tiểu bang để tìm mua thiết bị y tế, bắt đầu từ văn phòng thống đốc Massachusetts, nối tới nhiều tòa đại sứ, các đối tác tư nhân trung gian, và cả một trong các đội football thành công nhất Hoa Kỳ. Trong bối cảnh Covid-19 lan rộng khắp Hoa Kỳ, một trong các áp lực với các tiểu bang hiện nay chính là tình trạng thiếu khẩu trang. Thống đốc Charlie Baker của Massachusetts đã đặt mua được khẩu trang từ nhiều nhà cung cấp Trung Cộng, và phải nhờ đến máy bay của đội New England Patriots để đưa số hàng này về Hoa Kỳ trong thời gian sớm nhất. Sau nhiều thủ tục căng thẳng, máy bay của New England Patriots sau cùng đã được phép hạ cánh tại Trung Cộng để nhận số khẩu trang.
Do hàng hóa không được phép chất lên một số khu vực của máy bay chở khách, chiếc Boeing 767 chỉ có thể chở về 1.2 triệu khẩu trang. Số hàng còn lại được bảo quản bởi các nhân viên của hãng Tencent của Trung Cộng, và sẽ được đưa về Hoa Kỳ trên một máy bay khác. Thống Đốc Baker đã hứa sẽ gởi 300,000 khẩu trang sang New York để hỗ trợ tiểu bang này chống dịch bệnh.
BTT
Xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ
vượt mốc 6 triệu trong 1 tuần
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức kỷ lục mới, với hơn 6 triệu vào tuần trước, khi ngày càng có thêm nhiều tiểu bang, quận thành ra chỉ thị cho công chúng phải ở trong nhà để chặn dịch Covid-19, mà các nhà kinh tế nhận định là đã đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Báo cáo về đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Bộ Lao động ra hôm 2/4, dữ liệu mới nhất về sức khoẻ của nền kinh tế, đã củng cố thêm nhận định của các kinh tế gia cho rằng chuỗi tăng trưởng việc làm kéo dài nhất trong lịch sử Mỹ có thể đã kết thúc vào tháng Ba vừa qua.
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đầu tiên đã tăng từ mức hơn 3,3 triệu lên mức hơn 6,8 triệu trong tuần cuối của tháng 3 tính đến ngày 28/3, theo dữ liệu của chính phủ. Dữ liệu của tuần trước đó cho thấy mức tăng thêm 24.000 đơn so với 1 tuần trước đó, nâng tổng số lên hơn 3,3 triệu.
Các kinh tế gia tham gia khảo sát của Reuters trước đó dự báo rằng số lượng đơn xin thất nghiệp sẽ tăng vọt lên 3,5 triệu trong tuần trước, mặc dù các ước tính nói sẽ lên tới 5,25 triệu.
“Tương tự như con số công bố thất nghiệp của tuần trước, báo cáo ngày hôm nay phản ánh sự hy sinh của người lao động Mỹ cho gia đình, hàng xóm và đất nước họ nhằm làm chậm sự lây lan (của virus corona),” Bộ trưởng Lao động Mỹ, Eugene Scalia, nói trong một tuyên bố.
Mỹ có số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus mới COVID-19 gây ra, được xác nhận cao nhất, với hơn 214.000 người dương tính. Theo một thống kê của Reuters, gần 5.000 người ở tử vong vì căn bệnh này ở Mỹ.
Người tỵ nạn Việt Nam
quyên tặng khẩu trang và khiên che mặt
Hiện nay, các quận Hillsborough và Pinellas đang kêu gọi quyên góp vật tư y tế, đặc biệt là khẩu trang và khiên che mặt.
Theo cô Melissa Vũ Keene, giám đốc phát triển kinh doanh công ty Build nói với tờ CL Tampa Bay rằng, cho đến nay, khoảng 30 chiếc khiên che mặt đã được in ra bằng máy in 3D (3 chiều), và Built đang tăng thêm 2 máy in nữa để gia tăng năng gấp đôi.
Một nữ anh hùng khác tên là Nga Phạm đã tặng 12,000 khẩu trang y tế cho các bệnh viện địa phương. Cô Phạm là chủ nhân của Premier Nail Bar tọa lạc tại địa chỉ 13875 W. Hillsborough Ave. ở giữa Westchase và Oldsmar. Cô nhớ lại khi gia đình cô đến Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1997, chính phủ Mỹ đã giúp họ bằng cách cho họ thức ăn và nơi ở. Cô Phạm nói với Creative Loafing Tampa Bay rằng gia đình cô luôn biết ơn những gì công dân Hoa Kỳ đã làm cho họ. Vì vậy, cô muốn trả lại một cái gì đó để giúp đỡ đất nước này.
Hiện tại, đây là điều tối thiểu cô có thể làm cho mọi người. Ngoài ra, theo cô, cho đi và giúp đỡ người khác là một phần văn hóa Việt Nam. Cô chỉ muốn cho mọi người biết rằng cộng đồng người Việt đang ở đây sẳn sàng hỗ trợ. Cùng với bạn bè và gia đình, cô Nga Phạm đang kết nối với các nhân viên y tế địa phương. Cô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các bác sĩ, những người hồi âm lại cô và nhân viên y tế mạo hiểm mạng sống của họ để giúp đỡ người khác.
Theo tờ CL Tampa Bay đưa tin, cô cũng khuyến khích các cơ sở thiếu thốn về vật dụng y tế hãy nhắn tin cho tiệm làm móng tay của cô thông qua Facebook Premier Nail Bar. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-ty-nan-viet-nam-quyen-tang-khau-trang-va-khien-che-mat/
Du thuyền Zaandam và Rotterdam
đang chở hành khách nhiễm coronavirus
được phép cập cảng ở Florida
Tin từ Florida – Vào hôm thứ năm (ngày 2 tháng 4), các nguồn thạo tin cho biết Quận Broward ở thành phố Fort Lauderdale, Florida đã đồng ý cho phép du thuyền Zaandam và Rotter đang chở hành khách nhiễm coronavirus được cập cảng. Rotterdam dự kiến cập cảng lúc 1 giờ chiều tại Port Everglades và Zaandam sẽ cập cảng 30 phút sau đó. Bốn người đã chết trên Zaandam, ít nhất hai trong số họ nhiễm coronavirus.
Chín người khác đã xét nghiệm dương tính và hơn 179 người có các triệu chứng giống cúm.. Tàu Zaandam rời Buenos Aires vào ngày 7 tháng 3 cho chuyến đi hai tuần qua Nam Mỹ. Chuyến đi ban đầu dự kiến kết thúc ở Chile vào ngày 21 tháng 3. Thông tin về việc hai chiếc du thuyền nói trên được cập cảng được công bố sau khi Thống Đốc Florida Ron DeSantis nói rằng ông không muốn những người bệnh vào tiểu bang. Tuy nhiên, sau khi nghe những lời yêu cầu của hành khách, ông đã từ bỏ sự phản đối quyết liệt và nói rằng ông muốn “tất cả mọi người được an toàn.” Chín hành khách nhiễm bệnh sẽ được chuyển đến một bệnh viện địa phương và 45 người bị bệnh khác sẽ vẫn ở trên tàu.
Hãng hàng không Holland America Line sẽ đưa công dân ngoại quốc lên những chiếc xe buýt được vệ sinh đặc biệt để đưa họ lên máy bay. Hành khách không có triệu chứng từ tàu Zaandam đã được chuyển đến tàu Rotterdam. Hiện tại, hai tàu này có hơn 300 hành khách người Hoa Kỳ, trong đó có 49 cư dân Florida.
Mộc Miên
Giới chức Mỹ đồng ý thắt chặt
kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao sang TQ
Chính quyền Trump đang thắt chặt các biện pháp để ngăn chặn việc Trung Quốc nhập khẩu công nghệ tiên tiến có mục đích thương mại của Hoa Kỳ và sau đó chuyển hướng cho mục đích quân sự, hãng tin Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết hôm 1/4.
Ba biện pháp được các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đồng ý trong cuộc họp hôm 1/4, nhưng chưa hoàn tất, sẽ đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn các công ty Trung Quốc không được mua của Hoa Kỳ một số vật liệu quang học, thiết bị radar và chất bán dẫn, và những thứ khác.
Các biện pháp này cũng cho thấy sự lo lắng ngày càng gia tăng trong chính phủ Hoa Kỳ trước sự pha trộn giữa “quân sự và dân sự” của Trung Quốc, một chủ trương do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất và lãnh đạo, nhằm mục đích xây dựng nền quân sự mạnh song song với phát triển công nghệ siêu hùng.
Một nguồn tin nói với Reuters rằng chính quyền của Tổng thống Trump lo ngại rằng rất nhiều đồng minh của Hoa Kỳ không lo lắng về sự pha trộn giữa dân sự và quân sự của Trung Quốc.
Nếu được thực thi, biện pháp này có thể chặn một số lô hàng nhất định đối với các nhà nhập khẩu quân sự Trung Quốc như Giải phóng quân Nhân dân, ngay cả khi họ nói rằng các mặt hàng này sẽ được sử dụng trong bệnh viện.
Biện pháp mới này cũng sẽ buộc các công ty nước ngoài vận chuyển một số hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc phải xin phép mới vận chuyển được. Họ không những cần phải có sự chấp thuận của chính phủ của nước họ mà còn của chính phủ Hoa Kỳ.
Mỹ – Đài Loan thảo luận
việc thúc đẩy hợp tác giữa hòn đảo và WHO
Hải Lam
Reuters đưa tin, Mỹ và Đài Loan trong tuần này đã thảo luận biện pháp để có được sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa người dân giữa đảo và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan đến dịch Covid-19.
Đài Loan không được tham gia WHO do áp lực từ Trung Quốc. Hòn đảo nói rằng họ đã không thể có được thông tin trực tiếp từ WHO, khiến cuộc sống của người dân đối diện với nhiều rủi ro.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/4 cho biết, các quan chức cấp cao của Washington và Đài Loan đã tổ chức một diễn đàn trực tuyến thảo luận về việc mở rộng sự tham gia của Đài Loan vào các tổ chức thế giới, đặc biệt là WHO và cách thức để chia sẻ mô hình thành công của hòn đảo trong việc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán.
“Các quan chức cũng thảo luận về những nỗ lực không ngừng nhằm khôi phục vị trí quan sát viên của Đài Loan tại Đại Hội đồng Y tế Thế giới, cũng như các biện pháp khác để giúp Đài Loan phối hợp chặt chẽ hơn với WHO”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Hội đồng Y tế Thế giới là cơ quan ra quyết định của WHO. Đài Loan tham dự Đại Hội đồng Y tế Thế giới với tư cách quan sát viên từ năm 2009 – 2016 khi mối quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh vẫn còn thân thiết, nhưng Trung Quốc đã gây khó dễ sau cuộc bầu cử của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người ủng hộ dân chủ và phản đối chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh.
Cơ quan Ngoại giao Đài Loan hôm 3/4 gửi lời cảm ơn tới chính quyền Mỹ vì đã tiếp tục thực hiện các biện pháp cụ thể để hỗ trợ Đài Loan tham gia vào WHO và các tổ chức thế giới khác.
Dù gần Trung Quốc nhưng đến nay Đài Loan chỉ ghi nhận 348 trường hợp nhiễm bệnh và 5 ca tử vong vì viêm phổi Vũ Hán. Các biện pháp ứng phó kịp thời và nghiêm ngặt là yếu tố giúp hòn đảo thành công hơn nước láng giềng trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-dai-loan-thao-luan-viec-thuc-day-hop-tac-giua-hon-dao-va-who.html
Mỹ tố TQ che giấu số liệu thật về Covid-19
Giới chức Mỹ tố chính phủ Trung Quốc dối trá sau khi tình báo kết luận Bắc Kinh công bố số liệu không hoàn chỉnh về đại dịch Covid-19.
Hàng loạt nghị sĩ Mỹ lên án chính quyền Trung Quốc lừa thế giới về quy mô dịch Covid-19, còn Tổng thống Donald Trump đặt nghi vấn: “Làm sao chúng ta biết được liệu rằng số liệu do Trung Quốc công bố chính thức là chính xác hay không”, theo AFP.
Các nghị sĩ Mỹ còn kêu gọi Bộ Ngoại giao nước này mở cuộc điều tra về cáo buộc Trung Quốc “che đậy” thông tin về đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, bác sĩ Deborah Birx thuộc ban chỉ đạo chống dịch của chính phủ Mỹ cho rằng: “Mỹ và thế giới chậm phản ứng vì Trung Quốc giữ lại dữ liệu quan trọng khi dịch mới bùng phát hồi cuối năm ngoái”.
Các tuyên bố được đưa ra sau khi Hãng Bloomberg dẫn nguồn tin tiết lộ báo cáo mật của cộng đồng tình báo Mỹ gửi cho Nhà Trắng hồi tuần rồi, kết luận chính phủ Trung Quốc cố tình công bố số liệu “không đầy đủ” về số ca nhiễm lẫn tử vong vì Covid-19. Hai quan chức tình báo Mỹ nói với Bloomberg rằng số liệu công bố chính thức của Trung Quốc là “giả mạo” nhằm che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
Bloomberg còn phản ánh hàng ngàn hũ đựng tro cốt hỏa táng chất đống và nhiều người xếp hàng dài bên ngoài các nhà tang lễ ở tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch Covid-19. Tạp chí Tài Tân thì dẫn lời tài xế xe tải tiết lộ ông đã giao khoảng 5.000 hũ đựng tro cốt hỏa táng đến một nhà tang lễ ở Vũ Hán hồi tuần rồi, dấy lên nghi ngờ về số liệu người chết. Hồi tháng 2, tạp chí này đã đưa tin nhiều bệnh nhân Covid-19 tử vong và không có cơ hội được xét nghiệm. Giấy chứng tử của những người này thường nêu nguyên nhân tử vong là do viêm phổi nghiêm trọng.
Trong 2 tuần gần đây, Trung Quốc thông báo số ca nhiễm mới giảm mạnh. Đến nay, tổng số trường hợp nhiễm ở Trung Quốc đại lục là hơn 82.000, với hơn 3.300 người chết. Ngày 1.4, Trung Quốc lần đầu tiên công bố số ca nhiễm không có triệu chứng và trước đó liên tục thay đổi cách tính, xác nhận trường hợp mắc bệnh. Trong khi đó, Mỹ ghi nhận hơn 215.000 ca nhiễm, cao nhất thế giới, và hơn 5.100 trường hợp tử vong, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.
Phản ứng trước cáo buộc từ Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua nói: “Đổ lỗi cho người khác hoặc đùn đẩy trách nhiệm không thể bù đắp thời gian đã mất… Hành động nói dối kéo dài chỉ làm phí thời gian, khiến cho nhiều người chết hơn vì Covid-19”. Bà Hoa còn chỉ trích những chính trị gia cáo buộc Trung Quốc che giấu thông tin là “không biết xấu hổ và vô đạo đức”.
Cùng lúc, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Lô Sa Dã, nói với Đài BFM TV (Pháp) rằng lệnh phong tỏa Vũ Hán áp dụng kể từ ngày 23.1 đã khiến nhiều người không thể đến lấy hũ đựng tro cốt hỏa táng. “Điều này dẫn đến tình trạng xếp hàng dài tại các nhà tang lễ ở Vũ Hán sau khi quy định hạn chế đi lại được dỡ bỏ hồi tuần rồi. Các nhà tang lễ ở Vũ Hán chỉ mới được phép mở cửa trở lại vào ngày 23.3”, ông Lô phân trần. Ngoài 2.500 ca tử vong vì Covid-19 ở Vũ Hán, còn có khoảng 10.000 người khác qua đời do những nguyên nhân khác, theo ông Lô.
http://biendong.net/bien-dong/33899-my-to-tq-che-giau-so-lieu-that-ve-covid-19.html
Viện trợ Nga đã đến Mỹ: Đó không phải món quà
Mỹ không coi hàng hóa hỗ trợ y tế của Nga là một món quà, khẳng định sẽ viện trợ cho nước khác.
Ngày 1/4, máy bay chở thiết bị y tế của Nga đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế John F. Kennedy, Mỹ.
Số hàng hóa được bàn giao cho Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang ở New York.
RT đưa tin, máy bay quân sự của Nga vượt quãng đường 8.000 km trong đêm ngày 31/3 và đã hạ cánh xuống thành phố New York, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 tại Mỹ, vào ngày 1/4.
Số hàng hóa mà máy bay Nga mang theo có khẩu trang và các thiết bị y tế cần thiết hỗ trợ Mỹ chống lại dịch bệnh.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ vào cùng ngày đã gọi đây không phải là một món quà mà là kết quả của sự hỗ trợ nhân đạo mà cả Mỹ và Nga đã cùng trao đổi cho nhau trong quá khứ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết: “Cả hai quốc gia đã cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho nhau trong thời kỳ khủng hoảng trong quá khứ và chắc chắn sẽ làm điều đó một lần nữa trong tương lai.
Đây là thời gian chúng ta cùng hợp tác để vượt qua một kẻ thù chung đe dọa cuộc sống của tất cả”.
Bà Ortagus không cho biết số hàng hóa sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế John F. Kennedy, được bàn giao cho Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang ở New York.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia khác trong việc đối phó với đại dịch virus corona nhưng “chúng tôi không thể làm điều đó một mình”.
Trong cuộc họp báo trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không nói rõ số hàng thiết bị y tế mà Nga chuyển sang Mỹ bằng một máy bay “rất lớn” đó có phải là viện trợ hay đặt hàng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả sự hỗ trợ của Nga là “điều tốt đẹp”.
Ông cũng tuyệt nhiên không nhắc tới các lệnh trừng phạt Nga mà ông đã từng chỉ trích khi ký thông qua.
Từ phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, số hàng hỗ trợ cho Mỹ gồm các thiết bị y tế của Nga đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt vấn đề với ông Trump trong một cuộc điện đàm.
Moscow đã gửi hỗ trợ tới Mỹ với dự tính Mỹ có thể sẽ có hành động tương xứng với phía Nga nếu tình hình là cần thiết và khi các nhà sản xuất thiết bị y tế, bảo hộ của họ có thể sản xuất đuổi kịp nhu cầu sử dụng.
Điện Kremlin cho biết, họ đề cao tinh thần hợp tác, chung tay hỗ trợ lẫn nhau trong đại dịch thay vì bàn luận đến các thuyết âm mưu chính trị khác.
Trong ngày 1/4, Đại sứ Nga tại Mỹ cho biết, hỗ trợ của Nga phản ánh sự cần thiết phải nỗ lực toàn cầu để chống lại dịch COVID-19 bất chấp sự khác biệt chính trị.
Đại sứ Anatoly Antonov bác bỏ tuyên bố rằng, Nga đang tìm kiếm lợi ích chính trị bằng cách cung cấp các nguồn cung cấp như là hoài nghi và vô đạo đức. Ông nói thêm rằng các chuyên gia y tế quân sự Nga ở đó đang mạo hiểm cuộc sống của họ hàng ngày.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatly Antonov chỉ trích tin giả đồn đoán thảm họa virus ở Nga phức tạp hơn.
Đại sứ Nga cũng mạnh mẽ chỉ trích các phương tiện truyền thông phương Tây cố tình gieo rắc tin giả về dịch bệnh không kiểm soát được ở Nga.
“Nga cũng đang trải qua rắc rối. Chúng tôi cũng có người bệnh và tử vong. Tuy nhiên, chúng tôi bắt đầu đóng cửa biên giới và thực hiện các biện pháp cần thiết và cứng rắn. Chúng tôi hiểu rằng những kẻ xấu muốn nhìn thấy một kịch bản thảm khốc ở Nga, nhưng họ chỉ tạo ra tin tức giả mạo và hoạt động với những ý tưởng âm mưu” – Đại sứ Nga lên tiếng.
Theo Đại sứ Antonov, Nga có đủ nguồn lực để quyên góp viện trợ cho các quốc gia khác bị ảnh hưởng nhiều hơn từ vụ dịch virus corona.
“Không loại trừ khả năng chúng tôi có thể cần sự giúp đỡ từ nước ngoài. Chúng tôi có bạn bè sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi” – Đại sứ Nga lưu ý.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33886-vien-tro-nga-da-den-my-do-khong-phai-mon-qua.html
Hoa Kỳ điều động tàu hải quân
chống ma túy đến Venezuela
Tin từ Miami – Vào hôm thứ tư (ngày 1 tháng 4), Tổng thống Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã điều động các tàu Hải Quân đến Venezuela khi chính quyền của ông tăng cường các hoạt động chống ma túy ở khu vực Caribbean. Hành động này được công bố sau bản cáo trạng buộc tội buôn ma túy của Hoa Kỳ chống lại Tổng Thống Nicolás Maduro. Đây là đợt điều động tàu Hải Quân lớn nhất của Hoa Kỳ đến khu vực này kể từ cuộc tấn công vào Panama năm 1989 nhằm lật đổ tướng Manuel Noriega và đưa ông đến Hoa Kỳ để đối mặt với các cáo buộc buôn ma túy.
Mục tiêu của đợt điều động này là tăng gần gấp đôi khả năng chống ma túy của Hoa Kỳ ở Tây bán cầu, với các lực lượng hoạt động ở cả vùng Caribbean và phía đông Thái Bình Dương. Ông Esper cho biết nhiệm vụ này sẽ được hỗ trợ bởi 22 quốc gia đối tác. Nhiệm vụ này đã được chuẩn bị từ nhiều tháng trước, nhưng đã trở nên cấp bách hơn sau bản cáo trạng của Tổng Thống Maduro. Tổng Thống Venezuela, các đồng minh cùng quân đội của ông bị buộc tội lãnh đạo một âm mưu ma túy đã buôn lậu tới 250 tấn cocaine mỗi năm vào Hoa Kỳ, khoảng một nửa trong số đó bằng đường biển. Bộ trưởng truyền thông của Tổng Thống Maduro, ông orge Rodriguez, gọi đợt điều động này là “nỗ lực tuyệt vọng nhằm đánh lạc hướng sự chú ý khỏi cuộc khủng hoảng nhân đạo bi thảm” ở Hoa Kỳ do coronavirus gây ra.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-dieu-dong-tau-hai-quan-chong-ma-tuy-den-venezuela/
LHQ ban hành nghị quyết đầu tiên về Covid-19
Hôm 2/4, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua nghị quyết công nhận “những tác động chưa từng có” của đại dịch Covid-19 và kêu gọi “tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại và đánh bại” dịch bệnh, theo AP.
Nghị quyết tái khẳng định “cam kết của Đại Hội đồng đối với hợp tác quốc tế và chủ nghĩa đa phương và cam kết ủng hộ mạnh mẽ cho vai trò trung tâm của hệ thống LHQ trong việc ứng phó toàn cầu với đại dịch Covid-19″.
Nghị quyết kêu gọi Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres lãnh đạo việc huy động và phối hợp ứng phó toàn cầu với đại dịch và “tác động bất lợi về mặt xã hội, kinh tế và tài chính của đại dịch đối với tất cả các xã hội”.
Hãng tin AFP trích lời ông Guterres nói dịch bệnh Covid-19 là “cuộc khủng hoảng nhiều thách thức nhất mà chúng ta phải đối mặt kể từ sau Đệ nhị Thế chiến”.
Nghị quyết công nhận “dịch Covid-19 gây ra gián đoạn nghiêm trọng đối với các xã hội và các nền kinh tế, cũng như ngành du lịch và thương mại toàn cầu, và tác động tàn phá đối với sinh kế của người dân”, và nhấn mạnh rằng, những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất và phải được giúp đỡ.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng nhân quyền và phản đối bất kỳ hình thức phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và bài ngoại nào trong cuộc đối phó với đại dịch.
Hãng tin AFP dẫn lời giới ngoại giao cho biết nghị quyết của LHQ do các quốc gia Thụy Sĩ, Indonesia, Singapore, Na Uy, Liechtenstein và Ghana đệ trình, và được 188 trong số 193 quốc gia trong Đại Hội đồng thông qua.
https://www.voatiengviet.com/a/lhq-ban-hanh-nghi-quyet-dau-tien-ve-covid19/5358496.html
Liên Hiệp Quốc kêu gọi bỏ trừng phạt, Mỹ đáp lời?
Liên Hiệp Quốc vừa kêu gọi các nước, bao gồm Mỹ, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đang áp lên Iran, Triều Tiên, Cuba, Venezuela, Syria và Zimbabwe để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người dân các nước này giữa đại dịch COVID-19.
Đó là thông điệp của bà Hilal Elver, báo cáo viên đặc biệt về quyền tiếp cận lương thực và là chuyên gia quyền con người của Liên Hiệp Quốc (LHQ), trong một thông cáo ngày 31-3 (giờ Mỹ).
Đó là một cơ hội tuyệt vời để người Mỹ xin lỗi và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt phi lý, bất công với Iran.
Tổng thống Iran HASSAN ROUHANI ngày 1-4 tuyên bố nước Mỹ đã bỏ lỡ một cơ hội lịch sử – đó là dịch COVID-19 – để dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt với Iran.
Chuyện Mỹ cấm vận Iran
Lịch sử đã cho thấy rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương nói chung có tác động bất lợi và nhanh chóng lên các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, theo bà Elver. “Do đó phúc lợi của các thường dân đang chịu tổn hại nghiêm trọng” – bà đánh giá.
Câu chuyện căng thẳng Mỹ – Iran liên quan các biện pháp trừng phạt giữa dịch COVID-19 đã nhận được sự chú ý tại LHQ trong tuần này. Iran hiện nằm trong nhóm 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nhất do dịch COVID-19, với hơn 47.500 ca nhiễm và hơn 3.000 ca tử vong, tính tới chiều tối 1-4.
Giữa tháng 3, Iran đã yêu cầu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho vay khẩn cấp 5 tỉ USD để chống dịch COVID-19.
Các quan chức Iran cảnh báo cuộc khủng hoảng có thể kéo dài thêm vài tháng và cướp đi thêm nhiều sinh mạng, đồng thời cáo buộc các biện pháp trừng phạt của Washington đã cản trở nỗ lực chống dịch của Tehran.
Theo báo Washington Post, thậm chí các đồng minh của Mỹ như Anh cũng đang kêu gọi chính quyền ông Trump giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt với Iran, vốn đang cản trở việc vận chuyển vật tư y tế và hỗ trợ nhân đạo cho 80 triệu dân của quốc gia Trung Đông này.
Hôm 31-3, Bộ Ngoại giao Đức thông báo các nước châu Âu gồm Đức, Pháp và Anh đã chuyển các trang thiết bị y tế tới Iran trong một vụ giao dịch đầu tiên theo cơ chế INSTEX, vốn được lập ra để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt với Tehran.
Đại dịch không biết biên giới
Vấn đề nới lỏng các trừng phạt với Iran ngày càng nhận được sự chú ý tại chính trường Mỹ. Một nhóm gồm hơn 30 nghị sĩ Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ Bernie Sanders, tuần này còn gửi thư tới các quan chức hàng đầu trong chính quyền Tổng thống Donald Trump để kêu gọi tạm ngưng trừng phạt Iran, tạo điều kiện để nước cộng hòa Hồi giáo này đối phó dịch COVID-19.
Lá thư gửi tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin có đoạn: “Các đại dịch không biết biên giới. Việc cho phép cuộc khủng hoảng này trở nên thảm khốc hơn ở Iran có nguy cơ gây thiệt hại đáng kể cho không chỉ người dân Iran, mà còn người dân ở Mỹ và khắp thế giới”.
Theo lý giải, với việc nhắm tới cả nền kinh tế Iran, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ khiến dân thường ở quốc gia hơn 80 triệu dân này khó tiếp cận những thứ vốn cơ bản trong cuộc sống như lương thực và các dụng cụ vệ sinh, y tế cần thiết để chống dịch.
Tuy nhiên, các trợ lý của Tổng thống Trump giải thích rằng những biện pháp trừng phạt hiện tại không cản trở năng lực chống dịch của Tehran, đồng thời không ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận lương thực và thuốc men của Iran. Ngoại trưởng Pompeo cũng khẳng định các vật tư y tế và hỗ trợ nhân đạo được miễn trừ khỏi các gói trừng phạt mà Mỹ áp lên Iran.
Nhưng trong một số bình luận ngày 31-3 cho thấy sự thay đổi trong giọng điệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Pompeo cho hay Washington có thể xem xét nới lỏng các biện pháp trừng phạt với Iran cùng những nước khác để tạo điều kiện chống dịch COVID-19. Song kế hoạch cụ thể ra sao vẫn chưa rõ, chỉ rõ là Iran đã lên tiếng trước rằng nước Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội lịch sử.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33883-lien-hiep-quoc-keu-goi-bo-trung-phat-my-dap-loi.html
Covid-19 : Một nửa nhân loại bị phong tỏa,
hơn một triệu người nhiễm virus
Thanh Hà
Theo tổng kết của hãng tin Pháp AFP tính đến cuối ngày 02/04/2020, dịch Covid-19 hoành hành tại 188 quốc gia, cướp đi sinh mạng của 51.718 người. Cộng đồng quốc tế đã vượt ngưỡng một triệu ca lây nhiễm. Virus corona bắt một nửa dân số trên hành tinh hạn chế đi lại.
Một khi lệnh giới nghiêm tại Thái Lan bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay (03/04/2020), tổng cộng trên thế giới có 3,9 tỷ người trong tình trạng bị phong tỏa. Theo thống kê gần đây nhất của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới đạt 7,8 tỷ và như vậy là tới nay virus corona bắt 50 % nhân loại giới hạn chuyện đi lại hoặc phải ở trong nhà.
Tại châu Á, từ Philippines đến Việt Nam, từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, người dân cũng được khuyến cáo giới hạn tối đa ra đường. Tại Trung Quốc, ổ dịch Vũ Hãn sau hơn hai tháng bị cách ly, lệnh phong tỏa vẫn chưa được dỡ bỏ trong khi đó 1,3 tỷ dân Ấn Độ từ đầu tuần bắt đầu tuân thủ lệnh cấm ra đường.
Nhìn sang Hoa Kỳ, chính quyền liên bang không ban hành lệnh phong tỏa trên toàn quốc, nhưng nhiều bang đã áp dựng biện pháp này để kềm hãm đà lây lan của dịch Covid-19.
Tại châu Phi các nước như Togo hay Erythrée cũng đã ban hành lệnh phong tỏa trong 21 ngày. Tại Matxcơva tổng thống Nga vừa triển hạn « tuần lễ nghỉ việc không lương » cho đến ngày 30/04/2020.
Panama và Peru ở châu Mỹ Latinh cho phép đàn ông và phụ nữ thay phiên nhau đi ra ngoài. Ngày Chủ Nhật, tất cả mọi người phải ở nhà.
Lệnh phong tỏa tại vẫn được duy trì tại nhiều nước ở châu Âu cho đến ít nhất là ngày 13/04/2020 như trong trường hợp của Ý hay Tây ban Nha. Tại Pháp thủ tướng Edouard Philippe tối qua (02/04/2020) không loại trừ khả năng lệnh phong tỏa sẽ được triển hạn sau ngày 15/04/2020.
Đại dịch và xung đột
Bảo trợ chính trị, quân sự, kinh tế thì có thể được đấy. Nhưng đảm bảo chống được dịch COVID-19 cho các đồng minh thì có lẽ cho đến nay, chưa một cường quốc thế giới nào dám khẳng định làm được.
khi đang phải cật lực đối phó với hiểm họa bệnh dịch COVID-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyib Erdogan về chiến sự ở Syria và Libya – đều liên quan trực tiếp đến chính quyền Ankara.
Hai nguyên thủ quốc gia đồng quan điểm cho rằng điều quan trọng hiện nay hơn bất cứ lúc nào hết, đối với các quốc gia đang có xung đột như tại Syria và Libya, là tôn trọng ngừng bắn và hành động tiến tới một giải pháp hòa bình.
Cho đến nay, chính quyền Syria mới chỉ công bố số người rất ít đã nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19. Nhưng công luận cảnh báo rằng chính quyền Damascus không kiểm soát được tình hình trong nước nói chung, nên không thể nắm bắt chính xác tình trạng lây nhiễm trong dân chúng. Đặc biệt tại tỉnh Idlib, nơi hiện có khoảng 1 triệu người lánh nạn đang tập trung ở khu vực giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, trong hoàn cảnh sống dưới mọi tiêu chuẩn tối thiểu.
Mặc dù đã có thỏa thuận ngưng bắn tại Idlib được ký kết giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan ngày 5-3, quân đội Syria vẫn luôn trong tình trạng quyết tâm thu hồi địa bàn cuối cùng này của lực lượng đối lập vũ trang. Thổ Nhĩ Kỳ, bên bảo trợ trực tiếp cho quân nổi dậy bị bao vây, đang phải gồng mình để bảo vệ lệnh ngưng bắn, nhằm tránh nguy cơ Idlib mất hoàn toàn vào tay quân chính phủ.
Còn ở Libya, chiến tranh ác liệt vẫn tiếp diễn giữa lực lượng của chính phủ chuyển tiếp được Liên Hiệp Quốc công nhận, đang cố thủ ở thủ đô Tripoli, với quân đội của tướng Khaleefa Hafta’r được sự trợ giúp và cảm thông từ một số quốc gia Ả Rập và châu Âu, kể cả Nga. Trong hoàn cảnh chiến sự hỗn mang như áp sát thủ đô như thế, chính phủ chuyển tiếp ở Tripoli chỉ chăm chăm tìm cách tồn tại, làm gì còn tâm trí nào mà nghĩ tới đại dịch!
Một lệnh ngưng bắn cũng đã được thỏa thuận tại Libya. Nhưng chiến sự chưa một ngày nào ngưng ở khu vực bao quanh thủ đô nước này. Bên chủ động không tôn trọng lệnh ngừng bắn có Nga là đồng minh. Bên đang bị tấn công lại được Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
Thế là, ở cả Syria và Libya đều có xung khắc gián tiếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Ở cả hai chiến trường này, Thổ Nhĩ Kỳ đều bảo vệ bên bị tấn công và đang phải đối phó với nguy cơ thua cuộc.
Tổng thống Erdogan, với vai trò bảo trợ chính cho cả hai lực lượng đang thất thế ở Syria và Libya, lại phải cầu cạnh đến vai trò của Mỹ, bám lấy nguy cơ bệnh dịch để kêu gọi “tôn trọng ngừng bắn” ở Syria và Libya. Thực chất của lời kêu gọi này nhắm đến Nga – bên bảo trợ cho cả hai thế lực đang nắm thế thượng phong trong xung đột ở hai quốc gia Ả Rập trên.
Erdogan phải cầu cạnh đến Trump trong hoàn cảnh này bởi chính Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang vật lộn khốn khổ với COVID-19. Nga cũng không giàu mạnh đến mức có thể bao cả cho thế lực mà họ đỡ đầu ở Syria và họ ủng hộ ở Libya để đảm bảo miễn nhiễm với đại dịch.
Bảo trợ chính trị, quân sự, kinh tế thì có thể được đấy. Nhưng đảm bảo chống được dịch COVID-19 cho các đồng minh thì có lẽ cho đến nay, chưa một cường quốc thế giới nào dám khẳng định làm được.
Bởi thế, cầu cạnh vào vai trò của Mỹ ở Syria và Libya, lấy cớ chống đại dịch, có lẽ không giúp gì cho Erdogan khi chủ đích là cứu vãn các đồng minh mà Thổ Nhĩ Kỳ đang bảo trợ ở hai quốc gia Ả Rập này.
Nhân tố quyết định để giảm thiểu thảm họa trước nguy cơ COVID-19 ở Syria và Libya, cũng như tại các quốc gia đang có xung đột quân sự khốc liệt khác, như Afghanistan, Yemen…, chính là các lực lượng tranh chấp nội tại ở những quốc gia ấy.
Tận dụng khi cả thế giới đang ngụp lặn trong đại dịch, các cường quốc cũng đang vật lộn tự cứu mình, để đẩy mạnh chiến tranh, mong giành phần thắng về mình là hành động tội ác kinh tởm, dù là từ phía nào.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/33881-dai-dich-va-xung-dot.html
Virus corona: Dịch còn kéo dài,
Mỹ – Trung chia rẽ, thế giới mất niềm tin
BBC News Tiếng Việt giới thiệu một số ý kiến đánh giá tình hình tổng quan về tương lai gần trong lúc các quốc gia tiếp tục gồng mình chống chọi dịch Covid-19.
Virus corona: VN có nên cho hơn 8.000 lao động nước ngoài nhập cảnh lúc này?
Virus corona: Vì sao Đại sứ Anh kêu gọi công dân về nước?
Virus corona: ‘Dân khen hai ông Vũ Đức Đam và Nguyễn Đức Chung’
Thủ tướng Singapore, ông Lý Hiển Long nói với CNN ông tin rằng dịch virus corona “sẽ mất thời gian bằng năm chứ không phải bằng tháng để lan ra toàn cầu và hết đi.
Tác gia nổi tiếng Yuval Harari thì lấy làm tiếc là các chính phủ dân tuý đã quá chia rẽ và làm hỏng niềm tin của công chúng lâu nay nên công tác chống Covid-19 bị tác động xấu.
Cây bút John Krampfner cho rằng châu Âu đã thất bại bước đầu khi bị virus corona tấn công nhưng còn cơ hội để làm lại, làm tốt hơn, trong lúc xu thế lợi dụng tình hình nhằm tăng quyền kiểm soát, bóp chẹt tự do cá nhân đang tăng.
Thủ tướng Lý Hiển Long:
Trả lời Fareed Zakaria của CNN hôm 29/03, thủ tướng Singapore không nghĩ rằng đại dịch virus corona sẽ biến đi sau vài tháng nữa, mà “thấy nó lây lan ra các phần khác của thế giới, Ấn Độ, châu Phi, Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh”.
Ông tin rằng phải tính đến đơn vị năm, thứ không phải tháng, để bệnh dịch qua đi.
Thủ tướng họ Lý cũng không lạc quan về tình hình thế giới hiện nay:
“Đây là tình hình ở điểm tệ nhất (most unfortunate). Tôi thấy quan hệ Mỹ – Trung thì đã rất phức tạp ngay cả khi trước dịch. Nhưng nếu chúng ta muốn giải quyết con virus này thì tất cả các nước cần hợp tác, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
“…Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tố cáo lẫn nhau, lăng mạ nhau, buộc tội lẫn nhau là ai đã tạo con virus để thả nó ra thế giới, thì tôi không nghĩ là điều đó sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề nhanh hơn.”
Mới đây nhất, quan chức tình báo Hoa Kỳ được Bloomberg trích thuật nói họ đã báo cáo lên Nhà Trắng thông tin rằng “Trung Quốc đã che giấu mức độ bùng phát thực sự của virus corona ở nước này”.
Theo nguồn tin này, Bắc Kinh đã công bố không đủ ca nhiễm và con số tử vong ở Vũ Hán và các nơi khác khi dịch bùng phát. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc đó.
Sử gia Israel Yuval Noah Harari:
Trả lời tờ South China Morning Post (01/04/2020), ông nhắc lại các đại dịch đã có thời cổ đại, khi nhân loại chỉ biết chịu chết và đổ lỗi cho cơn giận dữ của thần linh.
“Ngày nay, con người đã nắm được nhiều phương tiện khoa học, và chỉ sau hai tuần đã “giải mã virus corona”. Nhưng vấn đề chính vẫn là các chính quyền, và sự yếu kém, bất hợp tác của họ khiến dịch virus corona thành đại họa.
“Chúng ta đang chứng kiến khắp thế giới không phải là thảm họa thiên nhiên, mà là sự thất bại của con người (human failure).
“Các chính phủ vô trách nhiệm đã lơ là, bỏ qua hệ thống y tế công, đã không phản ứng tức thời, và ngay lúc này vẫn tiếp tục thất bại, không chịu hợp tác hiệu quả trên tầm vóc toàn cầu. Chúng ta có quyền lực để chặn virus nhưng cho đến nay lại thiếu trí tuệ cần thiết.”
Ông cho rằng tạo niềm tin trong công chúng vẫn là cách tốt nhất và không phải cứ chính quyền độc đoán thì thành công.
“Sẽ xử lý đại dịch tốt hơn nếu bạn có quần chúng nhân dân được thông tin tốt, có động cơ tự thân đúng, hơn là phải dùng theo dõi, giám sát toàn thể nhân dân vốn đầy nghi ngờ.
“Bạn làm sao có thể bắt cả triệu người rửa tay bằng xà phòng mỗi ngày bằng cách đặt công an đứng canh họ hoặc gắn camera trong toilet? Đó là điều rất khó khăn. Nhưng nếu người dân được giáo dục và tin tưởng vào thông tin họ được cung cấp thì họ sẽ tự có sáng kiến làm những điều đúng.”
Đây cũng là điều ông Lý Hiển Long nói với CNN.
Ông không muốn nhận thành tích “xã hội phụ quyền” (đề cao quyền người trên) cho Singapore trong việc ngăn chặn virus corona, mà nói rất cả nhờ vào chính sách thông tin minh bạch chứ không phải chính phủ thể hiện quyền lực quá mức.
“Chúng tôi đã bỏ nhiều công sức giải thích cho công chúng đề tình hình, và bản thân tôi đã làm trực tiếp vài lần trên truyền hình, để mọi người thấy chúng tôi ngửa bài, và nói thẳng. Chúng tôi nói đây là tin xấu (bad news) và nếu có những điều cần làm thì chính phủ sẽ nói ngay.”
“Tôi nghĩ chính quyền phải giữ được niềm tin nơi cômg chúng vì nếu không thì dù có biện pháp đúng cũng sẽ rất khó thực hiện.”
Còn ông Harari thì giải thích vì sao:
“Vấn đề là những năm qua, chính trị gia dân tuý khắp các nước, kể cả các nước dân chủ, đều cố ý hạ thấp niềm tin của người dân đối với khoa học, truyền thông và cơ quan công quyền.
“Giải pháp không phải là áp đặt chế độ chuyên quyền, mà là xây dựng niềm tin vào khoa học, truyền thông và cơ quan công quyền. Khi người ta có niềm tin thì tự họ sẽ hành xử đúng mà không cần theo dõi liên tục hay làm vì sợ bị trừng phạt.”
Nhà bình luận John Kampfner:
Châu Âu sẽ phải làm gì?
Bài viết “Coronavirus: If Europe fails, who will succeed?” của John Kampfner, người sáng lập Creative Industries Federation, Anh Quốc trên The New European 02/04 nêu ra lo ngại về các biện pháp khẩn cấp gần như tất cả các quốc gia công bố để chống dịch.
“Việc buộc người dân ở nhà, trưng dụng các cơ sở thiết yếu, đóng biên giới, tung ra công nghệ giám sát, theo dõi sẽ có thể tiếp tục hạn chế tự do của công dân.”
Cùng thời gian, các nhân vật như Vladimir Putin và Tập Cận Bình “đang vui mừng trước nỗi vất cả của EU”, John Kampfner, người sinh ra ở Singapore, và hiện là những “bộ óc” nổi tiếng của Anh Quốc viết.
“Nước Nga đang ở trước đỉnh dịch, và có các vấn đề riêng, khác nữa. Nhưng từ mấy năm qua, Nga không bỏ qua cơ hội nào để hạ thấp EU, như ủng hộ các các đảng phái cực đoan và tung ra chiến dịch nhiễu loạn thông tin.
“Cách tiếp cận của Trung Quốc thì mang tính dài hạn, chiến lược hơn. Nay khi vừa bước ra khỏi đại dịch, họ đã ra tay xoay chuyển cuộc chơi (nguyên văn: turning the tables) và tìm cách lung lay các nước như Hungary và Ý qua viện trợ y tế, và tài chính.”
Tác giả này tin rằng hiện đang có “cuộc chiến toàn cầu ai hơn ai” trong cách mô tả công cuộc chống dịch Covid-19 như lời lãnh đạo ngành ngoại giao EU, Josep Borrell, cảnh báo về chuyện Trung Quốc “dùng chính trị hảo tâm” để tạo ảnh hưởng nhắm vào châu Âu.
Theo John Kampfner thì sau dịch virus, EU sẽ đối mặt với các vùng bị tàn phá, và “nhiều đội quân thất nghiệp, nghèo khổ, thất vọng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa dân tuý”.
Lãnh đạo EU đã phản ứng chậm trước virus corona và họ sẽ còn phải làm rất nhiều trong tình hình hiện nay.
Về tương lai, sau dịch bệnh EU chắc chắn sẽ cần một chương trình tái thiết như Marshall Plan (sau Thế Chiến 2) cho Tây Ban Nha, Ý và tất cả các nước thành viên, John Kampfner nêu ý kiến.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52152583
Đại dịch corona – vũ khí để Nga, Trung bóp méo
thông tin chống lại EU
Thụy My
Các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại trước những trang web, đặc biệt có liên quan đến Nga và Trung Quốc, liên tục lan truyền những tin đồn và « fake news » (tin vịt), kêu gọi các mạng xã hội « dọn dẹp » nội dung.
Theo Le Monde, việc bóp méo thông tin về đại dịch virus corona đã trở thành vũ khí thực sự cho những thế lực muốn gây bất ổn cho Liên Hiệp Châu Âu (EU), tìm cách thuyết phục rằng EU đang sụp đổ.
Tràn ngập trên các mạng xã hội khác nhau bởi những cơ quan tự xưng là « phi chính phủ » nhưng thực tế có liên hệ với một số Nhà nước, hay phổ biến thông qua các kênh thông tin trực thuộc các Nhà nước này, các thông tin trên nay đã bị nhận diện trên trang web euvsdisinfo.eu, do cơ quan SEAE (chuyên về các hành động bên ngoài) của EU phụ trách.
Ngày 01/04/2020, có 215 bằng cớ cụ thể về bóp méo thông tin đã được Bruxelles ghi nhận. Ví dụ mới nhất là trong cùng một ngày, người ta có thể đọc thấy : « CIA đã tạo ra con virus corona và USAID là một nhóm khủng bố có liên quan », « Cáo buộc Trung Quốc về đại dịch là chiến lược vu khống, cũng giống như tố cáo Nga đã bắn rơi MH-17 ». Hoặc « Quốc Hội Ý đã cho hạ xuống lá cờ Liên Hiệp Châu Âu », « Những người bảo vệ môi trường vô cùng vui mừng coi đại dịch là cơ hội ». Vân vân…
Lan tràn những tin vịt với toan tính chính trị
Tất cả những « tin » này được phổ biến tại nhiều nước kể cả các nước châu Âu, tạo thành một luồng thông tin liên tục và « ngày càng mãnh liệt » – theo nhận xét của Peter Stano, phát ngôn viên của cao ủy đối ngoại Josep Borrell.
Và các « tin tức » rõ ràng mang tính chính trị trên, cộng với các thông tin được cho là phương pháp để chữa trị Covid-19 – như uống nước Javel hay cồn nguyên chất, uống thật nhiều vitamine C – đã khiến
chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen phải công khai tố cáo « các thông tin bóp méo có thể làm chết người ».
Chi nhánh tiếng Đức của hãng tin Nga Sputnik, mới đây thông qua Facebook và Twitter đã khẳng định, rửa tay chẳng có tác dụng gì cả !
Sau hai tháng nghiên cứu các nội dung, SEAE nhận thấy mục tiêu chính của những kẻ bóp méo thông tin vẫn là Hoa Kỳ. Mỹ bị buộc tội « tổ chức lan truyền con virus ». Ngay sau đó là chủ đề Liên Hiệp Châu Âu sắp sụp đổ, Châu Âu bất lực không thể giúp đỡ các thành viên…đi kèm với việc nhấn mạnh viện trợ nhân đạo của Nga đối với Ý.
Hướng tuyên truyền thứ ba : con virus có thể được tung ra để ngăn chận sự phát triển của Trung Quốc. Chủ đề thứ tư : Cuộc khủng hoảng dịch tễ nằm trong kế hoạch bí mật của một « giới tinh hoa toàn cầu hóa ». Cuối cùng là vô số tin đồn nhằm làm mất ổn định Ukraina, đặc biệt hồi tháng Hai đã gây ra bạo động tại một thành phố nhỏ ở miền trung, khi lan truyền tin vịt nhiều người bị bệnh đã được đưa về từ Vũ Hán.
Thường xuyên được cho là thủ phạm dù châu Âu tránh nêu tên trực tiếp, Nga bác bỏ mọi liên quan đến những chiến dịch tuyên truyền trên đây. Một phát ngôn viên điện Kremlin cho là « vô căn cứ và phi lý ».
Những « nguồn tin Trung Quốc » cũng rất tích cực hoạt động, vừa để chống lại những chỉ trích về xử lý khủng hoảng của Bắc Kinh, vừa củng cố hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế đồng thời nhằm ổn định nội bộ. Nhiều tài khoản Twitter giả mạo được người Trung Quốc sử dụng để xỏ xiên vai trò các mạnh thường quân châu Âu ở châu Phi.
Một số nhân tố khác : Syria tố cáo châu Âu duy trì trừng phạt trong thời kỳ đại dịch, Thổ Nhĩ Kỳ lan truyền rộng rãi các luận điệu chống EU, hoặc từ một số nước Balkan để dọa rằng EU sẽ « xâm lăng » bằng vũ khí sinh học.
Xóa các thông tin có hại
Làm thế nào để đáp trả ? Phát ngôn viên Stano nói : « Chúng ta sẽ không trả đũa bằng các chiến dịch phản tuyên truyền, nhưng qua việc nêu ra các sự kiện, thức tỉnh lương tâm, giúp công chúng tránh các nguồn bất minh ». Bà Von der Leyen thì muốn dựa vào vai trò của các phương tiện truyền thông « uy tín, đáng tin cậy ».
Tổng thư ký Jens Stoltenberg, hôm 01/04/2020 khi được hỏi về cách trả đũa của NATO, cũng nhấn mạnh « vai trò vẫn còn rất quan trọng của truyền thông tự do trong thời kỳ khủng hoảng ». NATO cũng là nạn nhân bị « fake news » chiếu cố, chẳng hạn một kênh thông tin Nga khẳng định một quân nhân Mỹ tại Litva bị dương tính.
Về phần các nghị sĩ châu Âu gần đây đã gởi thư cho chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và bà Ursula von der Leyen để đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ hơn đối với Nga và Trung Quốc.
Ủy Ban Châu Âu khẳng định đang làm việc với các trang mạng. Phó chủ tịch Vera Jourova hôm 27/3 gặp gỡ với các « đại gia » đã ký kết hợp tác chống bóp méo thông tin (Google, Facebook, Twitter…), các tập đoàn này cho biết đã gỡ bỏ rất nhiều nội dung độc hại. Tuy nhiên Le Monde cho rằng không phải tất cả, như các « tin » quy cho quân đội Mỹ đã gieo rắc con virus ở Vũ Hán vẫn đang còn lan truyền.
Facebook khẳng định đã tăng gấp đôi nỗ lực nhằm loại đi những thông tin độc hại, và hứa lập ra một bộ phận chuyên theo dõi các nội dung. Twitter thì muốn xóa tất cả những phương thức giả hiệu chống Covid-19. Tuy vậy các mạng xã hội cũng cho biết trước quy mô của hiện tượng tin giả, cần phải cầu viện đến trí tuệ nhân tạo để thay cho nhiều nhân viên đang bị cách ly hoặc nhiễm bệnh.
Bà Jourova tỏ ra không bị thuyết phục mấy, cho rằng các mạng xã hội lớn cần phải gia tăng nỗ lực và chứng tỏ kết quả. Cao ủy nhấn mạnh đến lợi ích của EU khi chống lại nạn bóp méo thông tin trong thời kỳ đại dịch. Đây là một lời cảnh báo lịch sự, vào lúc EU đang chuẩn bị « Kế hoạch hành động vì nền dân chủ châu Âu », trong đó chú trọng đến tính minh bạch và trách nhiệm của các nhân tố chính trên internet.
Virus corona: Có còn không gian cho quyền riêng tư?
Rory Cellan-JonesPhóng viên công nghệ
Chúng ta đang sống trong khoảng thời gian kỳ lạ. Đức, có lẽ là quốc gia có ý thức về quyền riêng tư nhất hành tinh, đang xem xét triển khai một ứng dụng điện thoại di động có thể theo dõi danh bạ của bất kỳ ai bị nhiễm Covid-19.
Đầu tuần này, Thủ tướng Anh đã chia sẻ một bức ảnh về cuộc họp Nội các trực tuyến, với ID cuộc họp qua ứng dụng Zoom và tên người dùng là các bộ trưởng. Và hàng triệu người đang chia sẻ hình ảnh nhà bếp của mình qua ứng dụng này và các ứng dụng gọi video khác mà không quá chú tâm đến việc bảo mật kém.
Trong khi đó, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) ở Anh đã gửi một tài liệu đánh dấu sự thay đổi trong chính sách về dữ liệu bệnh nhân, giúp nhân viên có thêm kinh nghiệm để chia sẻ thông tin liên quan đến virus corona. Cụ thể, nó đề cập đến việc sử dụng dữ liệu để hiểu xu hướng lây lan và tác động của virus và “và quản lý bệnh nhân có hoặc có nguy cơ mắc Covid-19 bao gồm: định vị, tiếp xúc, sàng lọc, đánh dấu và theo dõi những bệnh nhân đó”.
Nói cách khác, nhân viên bệnh viện và bác sĩ đa khoa, những người đã thận trọng đến ám ảnh về bảo vệ dữ liệu, có thể thư giãn một chút.
Với những người như tôi, từng được chuyên gia nhãn khoa yêu cầu chụp lại bằng điện thoại phim chụp mắt của tôi và đưa chúng cho bác sĩ bệnh viện vì họ không được phép gửi qua email, thì chính sách mới có vẻ hợp lý.
Chúng ta có lẽ trở nên thoải mái hơn về quyền riêng tư trong cơn đại dịch, hay chúng ta đang trong mối hiểm nguy phải cho phép chính phủ và các tập đoàn chà đạp lên quyền lợi của mình bằng các lý do khẩn cấp?
Cựu Bộ trưởng Châu Âu người Bồ Đào Nha Bruno Macaes, hiện là một nhà văn và nhà bình luận, đã nói rõ quan điểm của mình trong dòng tweet gây sửng sốt này:
“Tôi ngày càng bị thuyết phục rằng cuộc chiến vĩ đại nhất của chúng ta hiện nay là chống lại “tôn giáo về quyền riêng tư.” Nó (tôn giáo này) có thể giết chúng ta theo nghĩa đen”
Lý lẽ cho rằng bất kỳ mối bận tâm nào về quyền riêng tư trong cuộc chiến chống virus là không xác đáng và có thể dẫn tới tai họa chết người là một thái cực của lập luận này.
Ở thái cực bên kia một số nhà vận động về vấn đề bảo mật, những người dường như nghĩ rằng bất kỳ hình thức theo dõi người nhiễm virus nào đều có nguy cơ tạo ra sự giám sát.
Chúng ta có thể thấy trận chiến này diễn ra trong cuộc tranh luận về các ứng dụng định vị người dùng hiện đang được xem xét triển khai tại một số quốc gia châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh.
Một cuộc họp báo với nhóm các nhà khoa học châu Âu hỗ trợ việc phát triển ứng dụng đã bắt đầu với một tuyên bố rõ ràng việc bảo mật và quyền riêng tư là điều cốt lõi.
Hans-Christian Boos, một doanh nhân và cố vấn AI của Thủ tướng Merkel, là một trong những người dẫn đầu sáng kiến.
Ông cho biết một trong những yếu tố thúc đẩy là giải quyết câu hỏi: “Chúng ta có thể thực sự xây dựng được một ứng dụng truy dấu mà vẫn bảo đảm sự riêng tư tuyệt đối không?”
Đại sứ Trung Quốc giải thích vì sao có nhiều bình tro ở Vũ Hán
Hoang mang và tranh cãi quanh chỉ thị của TT Nguyễn Xuân Phúc
Virus corona: Các nước đang làm gì để chống dịch
Điều này có thể thực hiện được, họ kết luận, nếu hệ thống được xây dựng xung quanh việc sử dụng tín hiệu Bluetooth và ID ẩn danh. TraceTogether của Singapore, ứng dụng đã đáp ứng được đòi hỏi này, đang được trích dẫn như một ví dụ tốt.
Nhưng một số nước đang thực hiện với cách tiếp cận ít thận trọng hơn.
Ứng dụng Giám sát xã hội của Nga dành cho những công dân đã được xét nghiệm dương tính với Covid-19, sẽ yêu cầu quyền truy cập vào các cuộc gọi, vị trí, camera, lưu trữ, thông tin mạng và các dữ liệu khác để kiểm tra việc họ không rời khỏi nhà trong thời gian mang virus.
Đài Loan đã sử dụng dữ liệu mạng để theo dõi công dân bị cách ly, trong một trường hợp ghi nhận rằng một người đàn ông đã được cảnh sát đã tới gặp một người đàn ông chỉ sau 45 phút kể từ khi điện thoại của anh ta hết pin.
Và có lẽ lựa chọn cực đoan nhất là một công cụ được giới thiệu bởi công ty phần mềm gián điệp NSO của Israel. Nó vạch ra kế hoạch cho chính phủ bàn thảo với các nhà khai thác điện thoại di động để giao tất cả dữ liệu về vị trí của mỗi thuê bao.
Khi tôi hỏi một quan chức NHS rằng cách tiếp cận như vậy có khả thi ở đây không, tôi gần như có thể thấy mặt anh ta tái đi trước màn hình điện thoại.
Nhóm xây dựng ứng dụng cho Vương quốc Anh ý thức sâu sắc rằng ứng dụng này cần phải chiếm được lòng tin của công chúng nếu họ muốn đạt được khoảng 60% dân số cài đặt khi phát hành ứng dụng.
Nói với công dân rằng chính phủ sẽ truy cập mọi hành động của họ rõ ràng là một sự răn đe.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: đưa các ứng dụng và giải pháp công nghệ ra mắt nhanh chóng thì việc cắt giảm một số quyền riêng tư, như phong tỏa hay các hạn chế khác đối với cuộc sống hàng ngày có thể được giảm bớt đi.
Các quốc gia như Vương quốc Anh thận trọng hơn về quyền riêng tư có thể sẽ khiến việc triển khai công nghệ theo dõi liên lạc chậm hơn – và điều đó có nghĩa là họ chịu sự phong tỏa lâu hơn.
Vì vậy, công chúng có sẵn sàng đánh đổi sự tự do – ở đây là quyền riêng tư – cho người khác – để được rời khỏi nhà và trở lại làm việc?
Cũng như nhiều lĩnh vực khác, virus đang buộc chúng ta phải đối mặt với những câu hỏi khó về các ưu tiên của cuộc sống mình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52147080
Bức tranh toàn cảnh về sự xâm nhập
của “Virus Trung Cộng” trên toàn cầu
“Virus Trung Cộng” (hay còn gọi virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) đang hoành hành tại hơn 200 quốc gia trên khắp thế giới. Điều đáng chú ý là những quốc gia có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất cũng là những quốc gia bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thâm nhập nghiêm trọng nhất. Lướt qua bảng xếp hạng dịch bệnh và mức độ thân ĐCSTQ của các quốc gia, sẽ nhận thấy một mối quan hệ tất yếu nào đó.
Hoa Kỳ bị ĐCSTQ xâm nhập
ĐCSTQ xâm nhập vào chính phủ, nhóm các chuyên gia, doanh nghiệp và các tổ chức quần chúng của Hoa Kỳ một cách toàn diện. Quỹ Brookings, một trong những Think Tank hàng đầu cũng đứng về phía Huawei. (Think Tank là tên gọi một loại hình tổ chức tập hợp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các lĩnh vực trong xã hội, đưa ra những sách lược, ý tưởng, giải pháp, tư vấn cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia.) Một loạt các học giả gốc Hoa và người Mỹ bị “Kế hoạch ngàn nhân tài” mua chuộc và ăn cắp bản quyền trí tuệ. Những công ty lớn như Microsoft, Amazon hợp tác với Ban Quản lý Giám sát và An ninh ĐCSTQ, trở thành vây cánh của ĐCSTQ.
ĐCSTQ rất coi trọng tiểu bang Washington và thành phố Seattle. Bốn đời lãnh đạo của ĐCSTQ khi viếng thăm Mỹ, điểm đến đầu tiên đều chọn Seattle. ĐCSTQ cũng lôi kéo các chức sắc New York, hai bên thành lập một nhóm liên hợp về việc hợp tác thương mại, tổ chức các diễn đàn hợp tác đầu tư.
Ở Phố Wall, có bao nhiêu kẻ săn mồi tài chính đóng vai “quý nhân” của ĐCSTQ, giúp ĐCSTQ gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Ba tổ chức lớn (gồm MSCI, GEIS, Bloomberg Index) đều đứng ra bảo lãnh cho cổ phiếu A và trái phiếu Chính phủ Trung Quốc, ‘tiếp máu’ cho ĐCSTQ ít nhất 500 tỷ USD. Nhiều công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư và công ty kế toán của Hoa Kỳ thông đồng với Trung Quốc làm giả số liệu, giúp hơn 1.000 công ty Trung Quốc được niêm yết trên thị trường Mỹ để thu hoạch “Rau hẹ Mỹ”. (rau hẹ sinh trưởng rất khỏe, dẫu bị cắt ngắn chúng lại liên tiếp mọc ra. Sau này rau hẹ được dùng ví với những doanh nghiệp mới liên tục không ngừng tham gia vào thị trường). “Dự án thiếu nhi” của JP Morgan đã trở thành một biểu tượng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa Phố Wall và giới quyền quý ĐCSTQ.
ĐCSTQ cũng thực thi kế hoạch xuất khẩu tuyên truyền trị giá hàng chục tỷ USD. Sức ảnh hưởng của “truyền thông đỏ” đã thâm nhập tới cả Quảng trường Thời Đại và Washington DC, kiểm soát đa số các kênh truyền thông tiếng Trung tại Mỹ. Đồng thời ĐCSTQ dùng lợi ích mua chuộc các kênh truyền thông chủ lưu của Hoa Kỳ, nhằm đổi lấy những lời tán dương; lợi dụng hàng loạt Học viện Khổng Tử, xuất khẩu hình thái ý thức đỏ vào giới giáo dục Hoa Kỳ, xâm nhập cộng đồng Hoa kiều, tổ chức mặt trận thống nhất.
Ý dẫn đầu tại Châu Âu bênh vực ĐCSTQ
Tháng 3/2019, Ý không màng tới sự phản đối từ các quốc gia châu Âu, đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) “Một vành đai một con đường”, trở thành quốc gia đầu tiên của G7 (7 nước công nghiệp trên thế giới) tham gia vào dự án bị nghi ngờ là “chú ngựa gỗ thành Troy” này nhằm xâm nhập vào liên minh châu Âu. Bộ trưởng Ý nói, cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G
10 năm qua, số vốn Ý tiếp nhận từ ĐCSTQ tổng cộng lên tới 23 tỷ Euro. Ý là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại châu Âu. Thành phố Prato của Ý là một thị trấn quan trọng đối với người nhập cư từ Ôn Châu, người Hoa chiếm 1/4 dân số ở đây. Các nhãn hiệu thời trang của Ý đều được người di dân từ Ôn Châu gia công.
Tây Ban Nha sớm đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ĐCSTQ
Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên cử bộ trưởng ngoại giao tới viếng thăm Trung Quốc sau cuộc đàn áp Lục Tứ (đàn áp học sinh sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989). Năm 2005 Tây Ban Nha thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ĐCSTQ, tuy Tây Ban Nha chưa chính thức tham gia dự án “Một vành đai, một con đường”, nhưng đã hợp tác với Bắc Kinh trong một vài dự án.
ĐCSTQ đã xây 8 Học viện Khổng Tử tại Tây Ban Nha. Năm 2014, Tây Ban Nha đã khuất phục trước ĐCSTQ, thu hồi lệnh truy nã đối với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Năm 2019, Tây Ban Nha phối hợp với ĐCSTQ ngăn cản Đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn tại nước này.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu năm 2010, tài chính của Tây Ban Nha bị thắt chặt nghiêm trọng. ĐCSTQ đã mua gần 12% nợ quốc gia của Tây Ban Nha, và trở thành quốc gia chủ nợ lớn thứ hai của nước này.
Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Tây Ban Nha trong Liên minh Châu Âu (EU). Tây Ban Nha là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong EU.
Dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại tiểu bang North Rhine-Westphalia của Đức, nơi có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ
Một bộ phận trong chính phủ và một số chính khách của Đức thân với ĐCSTQ, Nordrhein-Westfalen là tiểu bang thân ĐCSTQ nhất, tiếp đến là bang Bayern và Baden-Wurm. Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel quan tâm tới vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, nhưng chính sách tổng thể của bà lại khá thân thiện với ĐCSTQ, ví như thay đổi bộ trưởng an ninh chống lại Huawei và để Trung Quốc thâu tóm nhiều công ty công nghệ cao.
3.000 công ty Trung Quốc định cư tại Đức, trong đó 1.100 công ty được đặt tại Nordrhein-Westfalen. Trụ sở chính của Huawei và ZTE Châu Âu (Công ty truyền thông Trung Hưng) cũng được đặt tại Nordrhein-Westfalen. Năm 2019, giá trị nhập khẩu của Nordrhein-Westfalen từ Trung Quốc lên tới xấp xỉ 28,1 tỷ euro, chiếm 1/4 tổng giá trị của Đức, giá trị xuất khẩu của Nordrhein-Westfalen sang Trung Quốc là 11,8 tỷ euro, chiếm 1/8 giá trị xuất khẩu của Đức.
Bang Nordrhein-Westfalen cũng tích cực tham gia dự án “Một vành đai, một con đường”, thành phố Duisburg trong bang đã trở thành nút giao thông quan trọng của hệ thống đường sắt Trung Quốc – châu Âu. Nordrhein-Westfalen có 20 thành phố, 200 trường đại học kết nghĩa tỷ muội với Trung Quốc.
Iran hợp tác với ĐCSTQ chống lại phe dân chủ quốc tế
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Iran. ĐCSTQ đồng ý trong 25 năm tới, sẽ đầu tư vào ngành dầu khí của Iran 400 tỷ USD, hạn ngạch thương mại năm ngoái đạt 13,4 tỷ USD. Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất của Iran, chiếm 50% – 70% giá trị sản lượng của Iran.
Từ năm 1979, sau cuộc “Cách mạng Hồi giáo”, Iran rời xa Âu Mỹ, chuyển sang giao hảo với ĐCSTQ. ĐCSTQ đã trở thành sân sau của Iran, bí mật hỗ trợ Iran kiềm chế Hoa Kỳ và Israel tại khu vực Trung Đông. Sau khi Iran bị Mỹ chế tài, Trung Quốc vẫn mua dầu thô của Iran với số lượng lớn, nhằm hỗ trợ tài chính cho nước này.
ĐCSTQ đã cung cấp cho Iran tên lửa, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và các vũ khí khác trong nhiều năm và bí mật giúp Iran thiết lập một dự án vũ khí hóa học. ĐCSTQ còn âm thầm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Iran, từng bị phát hiện nhập lậu vào Iran năm 1991. Iran cũng là một phần quan trọng trong dự án “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ.
Pháp là cường quốc phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ
Pháp là nơi xuất sinh chủ yếu của các lực lượng cánh tả, cũng là cường quốc phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ, không thiếu các chính khách thân với ĐCSTQ. Tổng thống đương nhiệm của Pháp, ông Emmanuel Macron, còn nói rằng mình là “Người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông”. Cựu Thủ tướng Pháp Jean Pierre Raffarin từng giúp ĐCSTQ xây dựng phòng thực nghiệm P4 thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Quyên tiếp đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đệ nhất phu nhân Brigitte Macron bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 6/11/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Về kinh tế, Pháp và Trung Quốc có mối giao thương kinh tế mật thiết. Ngày 25/3/2019, ĐCSTQ và Pháp đã ký kết 15 hợp đồng kinh tế thương mại, trị giá 40 tỷ euro. Hơn 100 công ty của Pháp đã đầu tư vào Vũ Hán, bao gồm Tập đoàn Peugeot Citroen (Groupe PSA).
Các doanh nghiệp lớn của Nhật đa phần kinh doanh tại Trung Quốc
Cơ sở dữ liệu của Nhật Bản điều tra cho thấy, tháng 5/2019, tổng cộng có 13.685 công ty Nhật đang hoạt động tại Trung Quốc. Trong đó 68,7% là các công ty có doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ Yên, tăng 8,4% so với khảo sát năm 2016.
Ngày 21/11/2019, Ông Lương Hoa (Liang Hua), chủ tịch hội đồng quản trị, cánh tay đắc lực thứ 2 về kỹ thuật của Huawei Trung Quốc, đã tổ chức một cuộc họp báo tại Tokyo, nói rằng dự tính, lượng phụ tùng mua từ các công ty Nhật Bản năm 2019 tăng 50% so với năm trước, đạt 1.100 tỷ Yên.
Hàn Quốc kết thân với ĐCSTQ về chính trị
Ngày 14/1/2020, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói tại Seoul rằng Hàn Quốc sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ “Chính sách phương Nam mới, phương Bắc mới” và sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Năm nay, sau khi dịch bệnh bùng phát, ông Moon Jae-in đã từ chối đóng cửa biên giới với du khách Trung Quốc, vì cho rằng điều này không có “lợi ích” thiết thực, khiến 1,46 triệu người yêu cầu luận tội ông.
Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Từ tháng 1 đến tháng 9/2019, giá trị thương mại của nước này là 99,8 tỷ USD, lượng khách du lịch đến Hàn Quốc đạt 4,401 triệu người, tăng 27% mỗi năm.
Tình hình dịch bệnh tại những quốc gia láng giềng hiểu và chống ĐCSTQ
Đài Loan
ĐCSTQ đã đe dọa, uy hiếp Đài Loan suốt nhiều năm. Gần đây, Bắc Kinh tuyên bố công khai rằng họ đang thăm dò phương án “Một quốc gia, hai chế độ”, cố gắng xóa bỏ chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc. Cuộc điều tra dân ý mới nhất cho thấy Đài Loan chỉ có 5,8% người ủng hộ ĐCSTQ. Đài Loan vẫn luôn cho rằng dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc “vô cùng nghiêm trọng”.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm nay, ĐCSTQ đã bỏ ra rất nhiều tiền, nhân lực và nhiều chiến thuật thống nhất khác nhau, cố gắng can thiệp vào kết quả bầu cử. Kết quả, điều này đã khiến người dân Đài Loan tức giận và khiến ứng viên Quốc dân đảng thân ĐCSTQ mất đi hơn 2,4 triệu phiếu bầu, lập kỷ lục lịch sử.
Hơn nữa, cuộc đàn áp và thảm sát mà Hồng Kông gặp phải trong phong trào chống Dự luật Dẫn độ, đã khiến những người trẻ tuổi tại Đài Loan nhìn thấy bộ mặt tàn bạo của ĐCSTQ và càng phản cảm hơn với đảng này. Do đó, 26,7% cử tri Đài Loan đã thay đổi đối tượng bỏ phiếu của họ.
Hồng Kông
Trong phong trào biểu tình chống Dự luật Dẫn độ nổ ra vào năm ngoái, ĐCSTQ chỉ thị cho chính phủ Hồng Kông tiến hành đàn áp bạo lực hoặc tấn công bừa bãi vào một số lượng lớn người dân Hồng Kông. Những vụ án “bị tự sát” ly kỳ liên tiếp diễn ra. Điều này khiến người dân Hồng Kông nhận rõ bản chất của chính quyền tàn bạo ĐCSTQ. Thậm chí họ liên tục hô vang các khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” và “Toàn đảng (ĐCSTQ) chết sạch”.
Theo một cuộc điều tra dân ý do Đại học Hồng Kông thực hiện, sự ủng hộ của người dân Hồng Kông với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga liên tiếp sụt giảm, chỉ còn 18,21 điểm (tháng 2/2020), mức thấp kỷ lục; 81% thanh niên Hồng Kông bày tỏ không tin tưởng vào chính quyền ĐCSTQ.
Nga, Mông Cổ
Mặc dù Nga và Mông Cổ có qua lại với ĐCSTQ, nhưng không quá mật thiết.
ĐCSTQ đã tiến hành đầu tư mang tính cướp đoạt với Nga, như khai thác một lượng khổng lồ gỗ Siberia và Viễn Đông. ĐCSTQ lên kế hoạch xây dựng một nhà máy nước đóng chai hồ Baikal, khiến Nga càng thêm phòng bị. Năm 2019, dây chuyền sản xuất nước đóng chai Hồ Baikal đã bị dừng lại. Dự án “Một vành đai, một con đường” cũng bị chặn ở Nga, dự án đường sắt cao tốc của Moscow và Kazan đã bị Putin từ chối.
Mông Cổ phản đối sự cướp bóc tài nguyên của ĐCSTQ. Kể từ những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ, cùng với sự phát triển kinh tế, ĐCSTQ đã dần trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ. Giá trị hàng hóa Mông Cổ xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 88,9% giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu chiếm 37,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
ĐCSTQ đã dần cướp đoạt tài nguyên của Mông Cổ. Một số lượng lớn người Hoa đã giành lấy cơ hội việc làm tại địa phương. Một số lượng lớn hàng hóa giá rẻ và chất lượng thấp đã bị ĐCSTQ đổ vào
Mông Cổ. Điều này khiến Mông Cổ đề phòng và bài xích. Mông Cổ cũng phản cảm với ĐCSTQ về các vấn đề nhân quyền.
Bắt đầu từ năm 2005, đã có nhiều cuộc tập trận quân sự giữa Trung Quốc và Nga, nhưng quy mô nhỏ và mang màu sắc diễn kịch. Ngược lại, cuộc tập trận quân sự Nga – Mông Cổ lại có ý nghĩa thiết thực hơn, hơn nữa mục tiêu là nhắm vào ĐCSTQ. Nga cũng đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với Ấn Độ, đối thủ của ĐCSTQ, tại khu vực biên giới Nga – Trung Quốc. Nga còn hỗ trợ Ấn Độ nhiều hơn bằng cách bán cho nước này những vũ khí tối tân và thậm chí cung cấp các khoản vay.
Đại dịch Covid-19: Xét nghiệm kháng thể
giúp ra khỏi ”phong tỏa” thành công?
Trọng Thành
Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan khắp thế giới, khiến hàng tỉ người buộc phải sống trong tình trạng bi phỏng tỏa toàn phần hoặc cục bộ. Vác-xin khó lòng hoàn thiện trước một năm. Thuốc điều trị đặc hiệu không thể sớm có. Phong tỏa cũng không thể kéo dài. Để ra khỏi giai đoạn ‘‘phong tỏa’’, ‘‘cách ly’’ thành công, xã hội hoạt động bình thường trở lại, nhiều quốc gia đặt niềm tin vào xét nghiệm kháng thể.
Riêng tại Pháp, cùng lúc với quyết định phong tỏa, kể từ giữa tháng 3/2020, chính quyền cũng ngay lập tức chuẩn bị cho một kế hoạch chấm dứt, một khi ‘‘đỉnh dịch’’ đã đi qua. Xét nghiệm kháng thể với virus gây bệnh Covid-19 được coi là biện pháp chủ yếu cho giai đoạn này, một ‘‘chìa khoá’’ của thành công. Ngày 30/03, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran tuyên bố đặt hàng 5 triệu xét nghiệm kháng thể. Lãnh đạo bộ Y Tế nhấn mạnh xét nghiệm này sẽ cho phép xác định liệu người dân có đủ khả năng miễn dịch hay chưa, làm cơ sở cho quyết định dỡ bỏ ‘‘dần dần’’ tình trạng phong tỏa. Sau đây là một số yếu tố giải đáp.
***
Xét nghiệm kháng thể là gì ?
Ngược lại với các xét nghiệm lấy sinh phẩm trong mũi (thường gọi là xét nghiệm PCR), hay xét nghiệm kháng nguyên nhằm tìm kiếm sự hiện diện của virus gây bệnh trong cơ thể người, xét nghiệm kháng thể có mục tiêu xác nhận sự có mặt của các kháng thể, do hệ miễn dịch sản sinh ra để chống lại và loại trừ virus ra khỏi cơ thể. Không chỉ riêng với virus SARC-CoV-2 gây bệnh Covid – 19, xét nghiệm kháng thể là một kỹ thuật chẩn đoán được sử dụng từ lâu với nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Sự có mặt của kháng thể cho thấy đương sự ‘‘đã’’ hoặc ‘‘đang’’ bị nhiễm virus. Theo giáo sư Antoine Flahault, chuyên gia về dịch tễ học, đại học Genève, kháng thể IgM có thể xuất hiện ngay từ ngày thứ 5 sau khi đương sự bị nhiễm virus. Tuy nhiên, điều đặc biệt quan trọng là khi kháng thể IgG xuất hiện đủ số lượng, điều đó có nghĩa là đương sự đạt được tình trạng miễn dịch với virus. Khả năng miễn dịch với virus gây bệnh là mục tiêu chính của loại xét nghiệm này.
‘‘Giấy chứng nhận’’ ra khỏi phong tỏa
Nếu như xét nghiệm PCR nhằm khẳng định sự hiện diện của virus cho phép cách ly người bệnh ra khỏi xã hội, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, thì xét nghiệm kháng thể cho phép khẳng định ai đã từng bị nhiễm virus, và cơ thể đã đạt được khả năng miễn dịch với virus (trong một thời gian nhất định). Xét nghiệm này cho phép từng cá nhân trở lại với cuộc sống bình thường, xác định được tình hình dịch bệnh nói chung, làm cơ sở ra quyết định bãi bỏ phong tỏa đối với toàn bộ dân cư, hay với từng khu vực, từng nhóm dân cư lớn. Lợi thế của xét nghiệm bằng xét kháng thể là có thể phát hiện được virus đã xâm nhập cơ thể, cho dù đương sự không hề có triệu chứng. Mà, số lượng người nhiễm virus gây bệnh Covid – 19, không có dấu hiệu bệnh lý, nhìn chung được giới khoa học đánh giá là rất cao, cao hơn nhiều so với những người xét nghiệm dương tính với SARC-CoV-2.
Xét nghiệm này cũng cho phép trả lời cho những câu hỏi như : ‘‘Liệu đã có 30% hay 80% dân số từng tiếp xúc với virus?’’, như nhà virus học Marc Eloit, phụ trách ê kíp tìm kiếm các mầm bệnh mới (Viện Pasteur, Paris) đặt ra. Nếu khoảng 60% đến 80% dân cư có được khả năng miễn dịch, thì theo các chuyên gia, dịch Covid-19 sẽ chấm dứt. Về tầm quan trọng của xét nghiệm kháng thể, trả lời AFP, tiến sĩ François Blanchecotte, chủ tịch Nghiệp đoàn các Nhà sinh học Pháp, đại diện cho các trung tâm xét
nghiệm, nhấn mạnh: ‘‘Vấn đề trung tâm hiện nay là làm thế nào để có thể bảo đảm điều kiện an toàn cho mọi người trở lại làm việc’’. Tại Ý, chủ tịch vùng Venetia, Luca Zaia, đã đề nghị cấp cho những người đi làm một thứ ‘‘thẻ’’, sau xét nghiệm kháng thể, xác nhận họ không phải là nguồn lây nhiễm. Tại Đức, một đại diện của Trung tâm nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm Helmholtz, giải thích với nhật báo Der Spiegel, là có thể có ‘‘một giấy chứng nhận’’ cho những người có khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2, để họ tiếp tục công việc bình thường.
Xét nghiệm kháng thể giá thành tương đối rẻ, được thực hiện đơn giản, nhanh (thông thường trong vòng từ 10 đến 15 phút cho ra kết quả), rất phù hợp với mục tiêu tầm soát dịch tễ với các cộng đồng lớn. Ông Larry Abensur, chủ tịch Biosynex, công ty số một châu Âu về các xét nghiệm nhanh và tự xét nghiệm, nhận xét như trên.
Những gì cản trở thành công ?
Sử dụng xét nghiệm với mục tiêu tổ chức bãi bỏ tình trạng phong tỏa một cách an toàn có thể coi là điều chưa từng có trong lịch sử y tế thế giới. Khủng hoảng chưa từng có đòi hỏi biện pháp chưa từng có.
Đọc thêm : Đại dịch Covid-19 : Khủng hoảng chưa từng có cần giải pháp chưa từng có
Vấn đề quan trọng hàng đầu dĩ nhiên là tính chính xác của xét nghiệm. Trong một cuộc họp báo thường ngày hôm 31/03, tổng cục trưởng Y Tế Pháp Jérôme Salomon lưu ý : ‘‘Các xét nghiệm kháng thể bắt đầu đến với toàn thế giới, đây là các loại xét nghiệm chưa từng có. Như vậy cần phải bảo đảm, độ nhạy của chúng, về khả năng không đưa ra các trường hợp âm tính giả, dương tính giả’’. Theo tiến sĩ François Blanchecotte, chủ tịch Nghiệp đoàn các nhà sinh học Pháp, thì để đạt được độ chính xác tối đa, công thức tối ưu có thể là sử dụng phối hợp hai loại xét nghiệm, để xác định kháng nguyên (virus) và xác định kháng thể, để bảo đảm đương sự được miễn nhiễm trước virus (xét nghiệm kháng thể) và trong người không còn mang virus, có khả năng lây nhiễm (xét nghiệm PCR).
Một khó khăn khác đặt ra, như nhà virus học Frédéric Tanguy, người đứng đầu phòng Virus và Miễn dịch của Viện Pasteur, Paris, lưu ý là cần bảo đảm để các xét nghiệm không nhận lầm các kháng thể chống virus corona SARS-CoV-2 với những kháng thể chống lại các virus corona khác, bởi hàng năm một bộ phận đáng kể dân cư nhiều nơi nhiễm virus corona các loại. Chính ở đây có một vấn đề mới rất quan trọng khác mà nhiều nhà y học quan tâm hiện nay là liệu các kháng thể chống một virus corona khác có thể đồng thời giúp miễn dịch với virus corona gây bệnh Covid-19 hay không (tức ‘‘cơ chế miễn dịch chéo’’) ?
Chế tạo và sản xuất quy mô lớn xét nghiệm kháng thể để đối phó với dịch bệnh là điều chưa từng có. Riêng về dịch Covid-19, cho đến nay chưa có quốc gia nào đưa ra các thông tin về việc sử dụng các xét nghiệm kháng thể với số lượng đủ lớn, kể cả Trung Quốc là tâm dịch của thế giới trong giai đoạn đầu tiên. Trả lời Le Figaro, nhà virus học Marc Eloit, phụ trách phát triển xét nghiệm kháng thể (Viện Pasteur) đặt câu hỏi: Vì sao Trung Quốc chưa hề công bố gì về tỉ lệ những người có kháng thể với virus gây bệnh Covid – 19 tại Vũ Hán và ngoài khu vực này? Trong khi đó, điều đáng chú ý là Trung Quốc đã chế tạo được từ sớm xét nghiệm kháng thể với Covid – 19. Và hiện đã có nhiều công ty Trung Quốc bắt đầu cung cấp sản phẩm này ra thị trường, thậm chí đa số các công ty sản xuất xét nghiệm kháng thể hiện nay trên thế giới là của người Trung Quốc.
Sau khi được bảo đảm về chất lượng, trở ngại tiếp theo của xét nghiệm kháng thể là số lượng hàng không đủ bán. Theo một người phụ trách một liên minh các cơ sở xét nghiệm miền bắc nước Pháp, thì ‘‘nhu cầu thế giới về lĩnh vực này là rất lớn, mà khả năng sản xuất lại có hạn’’.
Cơ hội nhận ra ‘‘những trợ thủ bên trong’’
Theo một ước tính của giới y khoa, khoảng 80% người nhiễm virus Covid là ở thể lành tính, hay tự khỏi, tự cơ thể lập lại cân bằng. Điều đó có nghĩa là sức đề kháng tự nhiên của mỗi con người là rất lớn. Trong phòng chống dịch, hỗ trợ thúc đẩy tiềm lực sẵn có này để chiến thắng hay hoá giải virus, hoặc xác nhận đã miễn dịch với virus là một phần rất căn bản. Nhận biết được những trợ thủ bên trong cơ thể con người là yếu tố vô cùng quan trọng. Xét nghiệm kháng thể chính là cơ hội để giúp chúng ta nhận ra những người bạn bên trong ấy trong “cuộc chiến” với virus: đối thủ chung. Các chiến lược phòng chống dịch, nếu tận dụng tối đa cái phần kỳ diệu của thiên nhiên trong mỗi con người đó, sẽ có thể diễn ra một cách uyển chuyển, sát hợp với thực tại, giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết (đặc biệt là việc phong tỏa, cách ly quá mức).
Phát hiện kháng thể cũng cho phép xác nhận khả năng miễn dịch của một cá nhân, của một cộng đồng. Đây là sự xác nhận trên cơ sở khoa học, chứ không phải chính sách ‘‘miễn nhiễm cộng đồng’’ mà một số chính trị gia đưa ra trong thế bị động (ví dụ Anh Quốc), để chống chế, khi bị đại dịch đẩy vào chân tường. Tuy nhiên, để thành công, biện pháp xét nghiệm kháng thể, với điều kiện xét nghiệm bảo đảm về chất lượng, cũng phải được thực hiện một cách hợp lý, trong sự phối hợp với các biện pháp khác. Đây cũng rất có thể chính là lý do khiến chính phủ Pháp quyết định tổ chức ‘‘ra khỏi phong tỏa một cách từ từ’’, để bảo đảm dịch bệnh, đầy bí ẩn này, còn trong tầm kiểm soát. Thời gian chấm dứt hoàn toàn phong tỏa có thể sẽ phải kéo dài nhiều tháng.
Quan hệ giữa con người và Tự nhiên: Hướng đến thay đổi
Khủng hoảng Covid-19 được nhiều nhà khoa học ghi nhận như là một hệ quả đã được báo trước của một cuộc đại khủng hoảng sinh thái, khi các hoạt động khai thác kiệt quệ thiên nhiên hoang dã tạo điều kiện cho nhiều loài virus nguy hiểm tăng tốc xâm nhập vào xã hội loài người.
Đọc thêm : Khi Covid-19 làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn…
Việc con người buộc phải sử dụng rộng rãi xét nghiệm kháng thể để hãm dịch, cho thấy sức mạnh tự điều chỉnh của Tự nhiên bên trong mỗi con người – vốn đã được các môn y học, sinh học, khoa học về sinh thái dầy công khám phá – một lần nữa có cơ hội được đông đảo xã hội trân trọng hơn. Hợp tác với những cơ chế miễn dịch tự nhiên hơn bao giờ hết trở thành giải pháp hiệu quả, tiết kiệm, để đẩy lùi dịch bệnh. Thời gian phong tỏa, cách ly cũng là lúc cho chiêm nghiệm.
Thử nghiệm vắc xin bằng cách gây nhiễm
người tham gia: Giải pháp cứu rỗi duy nhất
cho COVID-19 hay một thí nghiệm điên rồ?
TS Nguyễn Quốc Thục Phương
Trong tuần qua, một nhóm ba nhà khoa học từ Mỹ và Anh đã công bố bản đề án cho một nghiên cứu vô cùng táo bạo và gây nhiều tranh cãi về cách đẩy nhanh quá trình phát triển vắc xin chống dịch COVID-19: lây nhiễm một số tình nguyện viên khỏe mạnh với virus để nhanh chóng kiểm tra hiệu quả vắc-xin.
Nhiều nhà khoa học tin rằng vắc xin là giải pháp duy nhất cho dịch bệnh COVID-19. Dù cuộc đua thử nghiệm vắc xin đang được đẩy mạnh cùng lúc ở nhiều quốc gia trên thế giới và đã có một thử nghiệm bắt đầu vào giữa tháng này, các chuyên gia vẫn dự đoán sẽ mất khoảng 12-18 tháng để có thể khống chế được dịch bệnh.
Rào cản lớn nhất chính là chứng minh được rằng vắc-xin có hiệu quả. Thông thường, điều này được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng pha III trên diện rộng: hàng ngàn đến hàng chục ngàn người được tiêm vắc-xin hoặc giả dược (placebo, tức là nhìn giống vắc-xin nhưng không có hiệu quả lâm sàng). Sau đó, họ sẽ được theo dõi để xem ai nhiễm bệnh trong cuộc sống tự nhiên của họ.
Bằng cách so sánh tỉ lệ mắc bệnh của hai nhóm người này, các nhà nghiên cứu sẽ biết được vắc-xin có tác dụng bảo vệ hay không.
Và có một lựa chọn khác, táo bạo hơn được đưa ra. Đó là chủ động lây nhiễm cho khoảng 100 người khỏe mạnh được tiêm chủng vắc-xin (challenge study).
Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật, các loài động vật thường được tiêm chủng vắc-xin rồi cho nhiễm bệnh để xem xét khả năng phòng bệnh của vắc-xin. Nhưng những thử nghiệm chủ động lây nhiễm như thế thường ít được thực hiện trên người trong quy trình phát triển vắc-xin thông thường.
Vì sao nên cân nhắc?
Thông thường, những thử nghiệm lâm sàng pha III thực hiện theo phương pháp “tự nhiên” như trên thường kéo dài. Trong tình hình có nhiều người chủ động tránh dịch, việc theo dõi sự lây nhiễm tự nhiên có lẽ sẽ mất thời gian dài hơn nhiều để có thể thấy được kết quả có ý nghĩa. Ngược lại, các tác giả của đề án cho rằng nếu chủ động lây nhiễm người tham gia thử nghiệm, chúng ta không chỉ cần ít người tham gia hơn mà còn có kết quả trong thời gian ngắn hơn.
Cúm, thương hàn, dịch tả và sốt rét đã được thử nghiệm chủ động khá thường xuyên
Giáo sư Nir Eyal công tác tại Đại học Rutgers ở New Brunswick, New Jersey, đồng thời là tác giả chính của đề án cho biết: Đối với các loại virút ít nguy hiểm hơn, họ thực hiện những nghiên cứu chủ động lây nhiễm này khá thường xuyên. Ví dụ đối với bệnh cúm, thương hàn, dịch tả và sốt rét. Do đó, ông cho rằng có thể thực hiện thử nghiệm này một cách an toàn đến ngạc nhiên.
Thực hiện như thế nào?
Đầu tiên, phải chọn vắc-xin đã được chứng minh an toàn và kích thích được đáp ứng miễn dịch ở người tham gia (tức là họ sinh ra được các kháng thể nhận biết virus này) từ những nghiên cứu khác trước đó. Thông thường người ta kiểm tra kháng thể trong máu 4-6 tuần sau khi tiêm chủng để biết có kháng thể đặc hiệu hay không.
Khi đã chọn được vắc-xin, thử nghiệm sẽ bước vào phần chính: chọn ra khoảng 100 người khỏe mạnh từ 20-45 tuổi, không có bệnh lý nền để tiêm chủng vắc-xin hoặc giả dược.
Những người này nên được chọn từ nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao trong cuộc sống tự nhiên hàng ngày của họ, ví dụ: sống trong khu vực tâm dịch hoặc làm việc ở các trung tâm y tế, chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19. Đây thuộc về vấn đề đạo đức trong việc tiến hành thử nghiệm trên con người.
Sau đó, chờ cho đến khi phản ứng miễn dịch xảy ra (ví dụ 28 ngày hoặc lâu hơn) rồi phơi nhiễm những người này. Lượng virus sử dụng gây nhiễm đã được thử nghiệm và chọn lựa cẩn thận từ một thử nghiệm riêng biệt trước đó (giai đoạn đầu của đề án).
Kết quả so sánh hai nhóm người được tiêm vắc-xin hoặc giả dược sẽ cho biết hiệu quả bảo vệ của vắc-xin trên con người.
Làm sao đảm bảo an toàn cho người tham gia?
Đầu tiên, rủi ro sẽ được giảm đáng kể bằng cách chọn người tham gia thuộc nhóm khỏe mạnh và có độ tuổi trong khoảng 20-45, không có bệnh lý nền.
Nhóm này sẽ được cách ly và theo dõi sức khỏe hàng ngày. Nếu có biểu hiện bệnh, họ sẽ được chăm sóc y tế đặc biệt từ sớm.
Nhóm tác giả cũng hi vọng đến khi thực hiện thử nghiệm này, thế giới cũng đã tìm ra loại thuốc chữa trị bệnh COVID-19 hiệu quả. Những người tham gia sẽ được ưu tiên sử dụng các loại thuốc chữa trị tốt nhất.
Thử nghiệm như thế có trái đạo đức không?
Thử nghiệm nghe có vẻ điên rồ, và những người tham gia thử nghiệm nghe có vẻ không hoàn toàn tỉnh táo khi đưa ra quyết định tham gia.
Tuy nhiên, GS Nir Eyal cho rằng trong đại dịch này, con người còn làm nhiều việc vĩ đại hơn chỉ vì bản tính nhân đạo của họ. Ví dụ những bác sĩ tình nguyện công tác tại tuyến đầu chống dịch là đang đối mặt với nguy hiểm.
Hơn nữa, nhiều biện pháp an toàn cũng sẽ được thực hiện để giúp loại bỏ rủi ro cho người thử nghiệm. Thậm chí nó còn có thể an toàn hơn cho một số người tham gia nghiên cứu hơn so với việc họ có thể bị lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào rồi sau đó cố gắng dựa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung. Như vậy, rủi ro thực sự có lẽ không quá cao như bề ngoài của nó, cho dù chưa thể khẳng định điều gì vào lúc này.
Cuối cùng, theo GS Nir Eyal, vắc-xin có thể là cách duy nhất giúp xã hội chúng ta thoát khỏi chọn lựa đau lòng giữa kinh tế và tỷ lệ tử vong trên diện rộng.
TS Nguyễn Quốc Thục Phương
(Chuyên viên nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch tại Trung tâm Y tế Đại học Rochester, bang New York, Mỹ)
* Bài viết lược dịch từ bài báo được trích dẫn và có bổ sung thêm ý kiến của tác giả.
Tài liệu tham khảo:
https://www.nature.com/articles/d41586-020-00927-3#ref-CR1
Eyal, N., Lipsitch, M. & Smith, P. G. Preprint at DASH http://nrs.harvard.edu/urn-3:HUL.InstRepos:42639016 (2020).
Covid-19: Virus corona chủng mới kỵ khí hậu nóng ?
Mai Vân
Vào lúc đại dịch Covid-19 hoành hành dữ dội tại châu Âu và Bắc Mỹ, nơi khí hậu vẫn còn rất lạnh, một câu hỏi dưới dạng hy vọng đang được đặt ra : Liệu khí hậu nóng có thể làm giảm sức lây lan của con virus corona chủng mới có cái tên chính thức là SARS-CoV-2 hay không ? Từ ngày dịch bệnh bùng phát, nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra câu trả lời, nhưng chưa có kết luận dứt khoát.
Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 02/04/2020 đã giới thiệu một nghiên cứu mới nhất về tác động của khí hậu trên con virus corona do một nhóm nghiên cứu Pháp và Úc thuộc công ty tham vấn dịch tễ học Ausvet thực hiện. Công trình này cho rằng nhiệt độ ngoài trời từ 20 đến 30°C có khả năng giảm thiểu tuổi thọ và sức lây lan của con virus.
Công trình được công bố vào trung tuần tháng 03/2020 trên trang mạng medRxiv, tập hợp các nghiên cứu chưa được cộng đồng khoa học duyệt lại, cho nên chưa được xem là có giá trị khoa học.
Camille Lebarbenchon, chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm trong môi trường hải đảo và nhiệt đới tại Đại Học La Réunion cho rằng đây là một công trình đáng được các kênh thẩm định giá trị khoa học chú ý xét duyệt vì có một số yếu tố dễ dẫn đến ngộ nhận, trong đó có vấn đề “khoảng thời gian nghiên cứu rất ngắn và số lượng nhỏ các trường hợp được phân tích”.
Các tác giả bản nghiên cứu cũng công nhận phần lớn các thiếu sót và giải thích rằng công trình nghiên cứu của họ chỉ nhằm tăng cường hiệu quả của các biện pháp phong tỏa để tự bảo vệ chống virus, và không nên dựa vào khả năng nhiệt độ ấm lên để giảm đáng kể số lượng các ca lây nhiễm.
Virus thường, thậm chí virus SARS, rất kỵ thời tiết nóng và ẩm
Tuy nhiên, đối với Le Figaro, ý kiến về tác động kềm hãm của khí hậu nóng trên đà lây lan của con virus corona chủng mới không chỉ hay và hấp dẫn, mà còn dựa trên những thực tế khoa học đã được xác nhận.
Phần lớn các loại virus thường “sống” tốt hơn trong môi trường khí hậu lạnh, trong lúc mà khí hậu nóng, ẩm, với nhiều tia cực tím UV có thể giảm thời gian tồn tại của virus trên các mặt bằng. Chính yếu tố này giải thích cho hiện tượng có ít ca nhiễm virus cảm cúm trong mùa hè. Một ví dụ khác là virus bệnh viêm phổi cấp tính SARS chẳng hạn, một con virus rất gần với virus corona chủng mới, đã biến đi vào các ngày đẹp trời tháng 7/2003, 9 tháng sau khi xuất hiện.
Chuyên gia Camille Lebarbenchon tuy nhiên vẫn thận trọng: “Điều này đúng với nhiều loại virus, nhưng không phải là sự thật tuyệt đối. Nhiều trường hợp nhiễm virus của bệnh cúm Trung Đông MERS, cũng là một loại virus corona, truyền từ lạc đà sang người, vẫn được ghi nhận suốt năm ở Ả Rập Xê Út, một nơi mà khí hậu đặc biệt nóng”.
Virus của bệnh Covid-19 vẫn lưu hành tại những xứ nóng
Riêng đối với virus gây nên dịch Covid-19, đà lây lan từ nhiều tuần qua đã cho thấy là nhiệt độ không phải là cản lực. Theo ông Camille Lebarbenchon: “Còn quá sớm để khẳng định như vậy, nhưng người ta cũng thấy là dịch cũng lan nhanh ở Nam Phi và châu Mỹ La Tinh”, hai vùng có khí hậu nóng.
Ở Pháp cũng vậy: Nhiều người đi nghỉ ở Ai Cập, khi trở về Pháp vào đầu tháng 3, đã bị xét nghiệm dương tính với virus corona, trong lúc nhiệt độ ở Ai Cập khá cao. Nếu hiện nay dịch Covid-19 có vẻ không mấy hung hăng ở Nam Bán Cầu và Châu Phi, đó có thể là vì hai vùng này bị nhiễm muộn màn hơn và việc xét nghiệm tiến hành chậm hơn.
Camille Lebarbenchon cuối cùng đưa ra kết luận: “Nếu con virus này thật sự bị sức nóng làm suy yếu, điều đó không có nghĩa nó sẽ biến mất vào mùa hè này. Nó sẽ đi theo cùng một con đường của virus cúm, lan xuống Nam Bán Cầu vào mùa đông ở khu vực đó, để rồi trở ngược lên phía bắc vào mùa thu”.
Theo chuyên gia này: “Có những yếu tố khác phải được lưu ý như mức độ miễn dịch của dân chúng và tiến trình chuyển hóa của con virus để đưa ra những dự đoán đáng tin cậy về sự lan truyền của Covid-19 trong những tháng tới.”
Sau đại dịch Covid-19,
phương Tây đối mặt với những « núi » nợ khổng lồ
Minh Anh
Nước Pháp 45 tỷ euro, Ý 50 tỷ euro, Anh Quốc 34 tỷ bảng Anh,… và ấn tượng nhất là Hoa Kỳ 2.000 tỷ đô la. Những kế hoạch hỗ trợ kinh tế này sẽ đẩy các nước phương Tây vào một thời kỳ mắc những khoản nợ to lớn chưa từng có. Làm thế nào để đối phó ?
Theo thẩm định của công ty dịch vụ tài chính Thụy Sĩ UBS, tổng giá trị các kế hoạch tái thiết kinh tế chiếm đến 2,6% tổng thu nhập toàn cầu (GDP), vượt xa con số 1,7% hồi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ này sẽ còn tăng cao hơn tại một số nước như Hoa Kỳ (10%), Anh Quốc (8%)…
Ở châu Âu, viễn cảnh này sẽ còn đen tối hơn. Tại nhiều nước, nợ công vốn dĩ đã nặng giờ sẽ còn tăng vọt với các khoản hỗ trợ kinh tế được đề ra. Chẳng hạn như tại Ý, nợ công hiện nay chiếm đến 135% của GDP, có nguy cơ tăng đến mức 181% từ đây đến cuối năm 2020. Nước Pháp cũng không sáng sủa hơn khi mức nợ công có thể tăng từ 101% lên 141% của GDP, hay Tây Ban Nha là 133%. Với những rủi ro này, mục tiêu chính thức của Liên Hiệp Châu Âu đặt ra là ở mức 60% của GDP xem như tan thành mây khói.
Làm thế nào để đối phó với tình trạng bùng phát nợ ? Trả lời báo Le Monde, nhà kinh tế học Marchel Alexandrovich tại Jefferies cho rằng tình hình không có gì đáng lo ngại trong ngắn hạn : Nếu lãi suất vẫn thấp, thậm chí là âm như hiện nay, việc hoàn nợ và lãi sẽ không đè nặng lên ngân sách Nhà nước. Hoặc nếu tăng trưởng mạnh, tức là GDP tăng thì tỷ lệ nợ so với GDP sẽ giảm đi. Kịch bản thứ hai này đã từng xảy ra sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc.
Tuy nhiên, bà Helene Rey, trường London Business School lưu ý là « chiếc chìa khóa » để có được kết quả thần kỳ này là lòng tin đối với các Nhà nước, tính khả tín của các nước đi vay, nếu không, các chủ nợ có thể đòi mức lãi suất rất cao, khiến cho việc hoàn nợ còn thêm khó khăn, và có thể dẫn đến nguy cơ giá trị đồng tiền bị sụp đổ, dòng vốn bị thất thoát và Nhà nước bị phá sản.
Chỉ có điều tình hình ngày nay khác xa so với châu Âu thời hậu chiến. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 buộc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) phải ra tay cứu giúp các nước thành viên bằng cách mua trái phiếu của các nước thành viên. Trong khối đồng tiền chung euro, BCE hiện nắm giữ đến 1/4 nợ các nước.
Vậy châu Âu sẽ phải đối phó thế nào với đống « núi nợ » khổng lồ đó sau trận đại dịch ? Kinh tế gia trưởng Gilles Moec tại Axa cho rằng châu Âu có hai giải pháp. Thứ nhất là xóa nợ cho các nước thành viên. Điều này chắc chắn không thể xảy ra vì với BCE đây là một giải pháp « không chính thống » (heterodoxe).
Giải pháp thứ hai là « hãm không để cho nợ phình ra ». BCE có thể « triệt sản » số nợ đang nắm giữ bằng cách cho « tái đầu tư trong vòng 30 hay 50 năm tại những nước mắc nợ ».
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, phương thức « tiền tệ hóa » nợ công (các ngân hành trung ương tài trợ trực tiếp cho các chính phủ) cũng có những hạn chế. Việc nợ được chuyển thành tiền đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra một khối lượng lớn tiền tệ trên thị trường, có thể làm sụp đổ giá trị đồng nội tệ, dẫn đến tình trạng thất thoát dòng vốn.
Đó cũng là những gì từng xảy ra cho nước Pháp trong những năm 1950 sau một chuỗi chính sách hạ giá đồng tiền và hải quan buộc phải kiểm soát nghiêm ngặt nhằm ngăn chận việc tuồn vàng sang Thụy Sỹ.
Virus corona: Dịch bệnh vẫn lây lan
ở mức đáng lo ngại tại các nước Tây Âu
Anh Vũ
Ý và Tây Ban Nha tiếp tục dẫn đầu châu lục về sống lượng tử vong. Tính đến trưa ngày hôm nay 03/04/2020, nước Ý ghi nhận 13.915 người chết trên tổng số hơn 115 nghìn ca nhiễm từ đầu dịch đến giờ. Tây Ban Nha thống kê được 10.935 ca tử vong trên tổng số hơn 117 nghìn ca nhiễm.
Tỷ lệ tử vong ở hai nước Ý và Tây Ban Nha đều tăng trên dưới 10% trong vòng 24 giờ. Số lượng tử vong ở Tây Ban Nha cao có thể một phần là do tình trạng thiếu trầm trọng phương tiện điều trị bệnh nhân cũng như bảo hộ cho nhân viên y tế.
Tại Tây Ban Nha có tới 150 nhân viên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 bị nhiễm virus. Quân đội được triển khai ở các vùng, chủ yếu là để chuyên chở các thi thể nạn nhân và dựng bệnh viện dã chiến.
Nước Đức ghi nhận hơn 80 nghìn người nhiễm, tuy nhiên số tử vong tương đối thấp với hơn 1.100 người.
Tại Anh Quốc, diễn biến dịch mỗi ngày thêm trầm trọng, đã có hơn 30.000 ca nhiễm và trên 2.900 người chết. Các bệnh viện ở nước Anh cũng đang trong tình trạng quá tải cấp cứu bệnh nhân nặng.
Bên cạnh đó các nước như Bỉ và Thụy Sĩ đà lây lan của virus corona bắt đầu gia tăng mạnh.
Covid-19: Liên Hiệp Châu Âu
đề nghị 100 tỷ euro hỗ trợ người thất nghiệp
Anh Vũ
Trong nỗ lực hỗ trợ các nước thành viên vượt qua khủng hoảng Covid-19, hôm qua, 02/04/2020, Ủy Ban Châu Âu thông báo đã đề nghị một ngân khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi lên tới 100 tỷ euro để các nước có thể chi trả cho bảo hiểm thất nghiệp, duy trì lao động trong và sau đại dịch.
Các nước thành viên đều đã có các chương trình hỗ trợ thất nghiệp tạm thời từ khi có khủng hoảng y tế. Với đề xuất mang tên gọi “SURE”, Ủy Ban Châu Âu muốn giúp các nước có nguồn tài chính hỗ trợ người lao động bị tác động của đại dịch mất việc làm để có thể chi trả các hóa đơn trong cuộc sống và ổn định nền kinh tế.
Để có tiền cho các nước thành viên vay, Ủy Ban Châu Âu cũng phải đi vay trên thị trường tài chính, nhưng các nước thành viên sẽ chỉ phải trả lãi suất vay rất thấp.
Các khoản vay này dành trước tiên cho những nước có hoàn cảnh “khẩn cấp nhất”. Đề xuất này sẽ được đưa ra trong cuộc họp qua video của các bộ trưởng Tài Chính EU vào ngày 07/04 tới.
Ủy Ban Châu Âu cũng đề nghị các nguồn quỹ hiện có sẽ hướng ưu tiên cho việc đối phó với khủng hoảng virus corona. Ngoài ra châu Âu đang dự trù một số hỗ trợ khác đối với nông dân và ngư dân của Liên Hiệp.
Đối với chương trình ngân sách 2021-2027 của Liên Hiệp, bà chủ tịch Ủy Ban Ursula von der Layen cho biết cần phải có một “kế hoạch Marshall” thực sự để bảo đảm tương lai của châu Âu. Kế hoạch Marshall là chương trình tín dụng rộng lớn của Mỹ cho các nước châu Âu vay để tái thiết đất nước sau Đệ Nhị Thế Chiến.
NATO không để khủng hoảng y tế biến thành đe dọa an ninh
Trong một bối cảnh đại dịch đang hoành hành rộng khắp châu Âu, hôm qua tại Buxelle diễn ra cuộc họp qua truyền hình ngoại trưởng của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, với sự tham dự của Bắc Macedonia, thành viên thứ 30 vừa chính thức gia nhập tổ chức.
Cuộc chiến chống dịch virus corona, không thể nằm ngoài sự quan tâm của NATO,nhưng vẫn còn nhiều mối đe dọa khác không được quên lãng, theo tổng thư ký của liên minh.
Thông tín viên Pierre Benazet tại Bruxelles tường trình:
Các ngoại trưởng của NATO đã chào mừng đại diện Bắc Macedonia, thành viên thứ 30 của tổ chức, lần đầu tiên tham dự cuộc họp qua màn hình. Các thành viên NATO nêu các vấn đề về mưu đồ của quân đội Nga và kế hoạch rút khỏi Afghanistan.
Mọi công việc của NATO ở cuộc họp này chứng tỏ đại dịch không tác động đến khả năng đưa ra các quyết định hay triển khai quân của liên minh nhằm bảo đảm an ninh chung của khối.
Jens Stoltenberg, tổng thư ký của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương phát biểu:
“Trách nhiệm hàng đầu của NATO là bảo đảm cuộc khủng hoảng y tế này không biến thành khủng hoảng an ninh. Trọng tâm nhiêm vụ của chúng ta là tiếp tục bảo đảm khả năng răn đe và phòng vệ hiệu quả ngay giữa lúc khủng hoảng y tế. Đây chính là điều chúng ta đang làm: Những nhiệm vụ, chiến dịch, phản ứng của NATO vẫn tiếp tục vì NATO được lập ra để đối phó với các khủng hoảng”.
Tuy nhiên đại dịch vẫn là chủ đề bao trùm các cuộc thảo luận giữa các đồng minh. Các thành viên cố gắng tập hợp các công cụ chung có thể huy động chống lại dịch virus corona. Điều cốt yếu là phối hợp các phương tiện của lực lượng không quân khác nhau để lập các cầu hàng không.
NATO hầu như không có các phương tiện thiết bị riêng cho y tế ngoài các máy bay radar và các nước đồng minh cũng đều đã bắt đầu sử dụng các phương tiện quân sự trên quy mô quốc gia để chống dịch.
Virus corona:
Vì sao Đại sứ Anh kêu gọi công dân về nước?
Chính phủ Anh, từ ngày 23/3, đã phát đi kêu gọi toàn cầu, nói rằng khoảng 1 triệu công dân Anh đang ở nước ngoài – đi du lịch hay làm việc – hãy quay về nước ngay lập tức.
Virus corona: Việt Nam có nên ‘cân nhắc việc thả tù’?
Đại sứ Trung Quốc giải thích vì sao có nhiều bình tro ở Vũ Hán
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói: “Chúng tôi thúc giục người Anh hãy về nước ngay lập tức, khi mà vẫn có thể còn các chuyến bay thương mại.”
Cần nói rõ tại các nước nơi mà vẫn còn các chuyến bay thương mại hoạt động, các công dân Anh sẽ phải tự trả tiền mua vé mà về nhà.
Và họ cũng sẽ phải tự trả tiền cho các chuyến bay mà chính phủ dàn xếp với các hãng để giúp đỡ công dân về nước.
Hôm 30/3 Ngoại trưởng Anh Dominic Raab loan báo Anh sẽ bỏ ra 75 triệu bảng để thuê các máy bay chở công dân Anh về nước, nhưng là tại những nơi mà các hãng bay ngừng hoạt động.
Ngoại trưởng Anh nói ưu tiên sẽ dành cho những người khó khăn nhất, như người già, người ốm, và cho những quốc gia có nhiều du khách Anh đang cố về nước.
Ấn Độ và Nam Phi đã được nêu là hai địa điểm ưu tiên vì đã đóng cửa sân bay.
Với các chuyến bay này, công dân Anh cũng sẽ phải tự trả tiền vé.
Ngoại trưởng Anh nói: “Với những người ở các nước mà vẫn còn lựa chọn thương mại, đừng chờ đợi nữa. Đừng để rủi ro bị kẹt lại.”
“Các hãng hàng không đang chờ giúp bạn – hãy đặt vé ngay.”
Điều này giải thích vì sao tại những nước như Việt Nam, Đại sứ Anh tại đó đã kêu gọi công dân Anh ngay lập tức đặt vé về nhà.
Trang Twitter của Sứ quán Anh tại Hà Nội ngày 3/4 đăng thông tin các hãng bay còn có thể chở người Anh về nước từ Việt Nam.
Ví dụ, AirFrance sẽ bay ngày 6/4 từ TPHCM sang Paris, và từ đây, hành khách có thể bay về London.
Qatar cũng có các chuyến bay từ TPHCM và Hà Nội.
Công dân Anh tại Việt Nam cần tự trả tiền cho các chuyến bay như vậy.
Trang web chính phủ Anh, phần về Việt Nam, nói: “Nếu bạn chọn không về Anh bây giờ, bạn cần biết rằng bạn sẽ ở lại Việt Nam trong tương lai gần, dù hoàn cảnh cá nhân của bạn có thay đổi.”
Về nhà
Báo Anh cho hay bốn y tá Anh đã về được quê hương sau khi bị kẹt lại ở Campuchia vì Covid-19.
Các bà Elaine Morley và Diane Tomlinson, cùng hai đồng nghiệp, từ đầu tháng Ba, đã đi chơi Đông Nam Á.
Lẽ ra họ sẽ bay về Anh ngày 23/3, nhưng Covid-19 đã khiến Campuchia dừng các chuyến bay.
Mãi đến hôm 31/3, họ mới bay về được Anh nhờ chuyến bay của Qatar Airways.
Bà Elaine kể với báo chí Anh: “Chúng tôi rời Anh hôm 1/3, đến Việt Nam trước tiên.”
“Chúng tôi ở Việt Nam 12 đêm, rồi sang Campuchia.”
Hôm 23/3, họ lẽ ra sẽ bay về nhà trên chuyến bay của Emirates, nhưng hãng hủy bay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52150416
Virus corona:
Pháp vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm
Thanh Hà
Tại Pháp số người lây nhiễm và tử vong tiếp tục tăng. Tính tới hôm qua 02/04/2020, đã có 4.503 người thiệt mạng vì Covid-19. Tình hình đặc biệt đáng lo ngại tại các viện dưỡng lão với 884 ca tử vong.
Trong cuộc họp báo hàng ngày chiều qua tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp, giáo sư Jérôme Salomon thông báo có thêm 471 người chết tại các bệnh viện, 884 vị cao niên qua đời vì virus corona trong các viện dưỡng lão. Ông lưu ý, thực tế về số nạn nhân tại các viện dưỡng lão có thể còn cao hơn con số nói trên, do tới nay chính phủ chưa thu thập được tất cả các báo cáo của trên dưới 7.000 viện dưỡng lão trên toàn quốc. Ngoài 884 ca tử vong nói trên có gần 15.000 vị cao niên đã bị lây nhiễm hay bị nghi ngờ lây nhiễm.
Trong bối cảnh tình hình chưa có dấu hiệu được cải thiện, thủ tướng Edouard Philippe trả lời trên đài truyền hình TF1 tối qua cho biết trước mắt lệnh phong tỏa được duy trì cho đến ngày 15/04/2020 và có thể sẽ được « triển hạn thêm » tùy theo tình hình.
Về phần bộ trưởng Giáo Dục Jean-Michel Blanquer, sáng nay ông thông báo là kỳ thi tú tài (tốt nghiệp trung học phổ thông) tại Pháp năm nay sẽ diễn ra trong những điều kiện đặc biệt. Pháp không tổ chức các cuộc thi viết, chỉ duy trì một vài môn thi vấn đáp. Điểm thi của các thí sinh sẽ được căn cứ trên điểm trung bình cả năm.
Pháp lại điều tầu chở trực thăng đến các vùng hải ngoại hỗ trợ chống dịch
Bộ Quân Lực Pháp cho biết tầu đổ bộ chở trực thãng Dixmude, mang theo hơn 1 triệu khẩu trang các loại và vài trăm lít gel khử trùng đã rời cảng Toulon (miền nam Pháp) sáng 03/04/2020 và dự kiến đến quần đảo của Pháp ở vùng biển Caribê và vịnh Mêhicô vào khoảng giữa tháng Tư. Không được trang bị để điều trị bệnh nhân Covid-19, nhưng tầu Dixmude, có 70 giường, có thể đón các bệnh nhân khác để giảm tải cho các bệnh viện.
Sau quần đảo Antilles, tầu Dixmude « có thể sẽ để Guyane tùy theo nhu cầu ». Trong khi đó, tầu đổ bộ Mistral « sẽ cập cảng Mayotte vào thứ Bẩy 04/04 », tiếp theo là đảo La Réunion để hỗ trợ hậu cần cho vùng lãnh hải ở Ấn Độ Dương chống dịch Covid-19.
Tên phố, tấm gương phản chiếu lịch sử – xã hội Paris
Thùy Dương
Paris có tổng cộng hơn 6.000 con phố, đường đi lối lại, quảng trường và những cây cầu. Có những con đường mang tên các danh nhân, vĩ nhân nổi tiếng như phố Voltaire, đại lộ Victor Hugo, đại lộ Haussmann … Nhưng cũng có những phố mang một cái tên nghe khá lạ tai, khiến người qua lại phải tự hỏi tại sao phố lại có tên như vậy, chẳng hạn rue du chat qui pêche – phố Mèo câu cá, rue des Boulets – phố Những Viên Đạn Đại Bác. (Tạp chí phát lần đầu ngày 31/10/2018)
Nhưng dù quen thuộc hay ít người biết rõ nguồn gốc, có một điều chắc chắn rằng tên phố Paris là một trong những tấm gương phản chiếu lịch sử của Kinh Thành Ánh Sáng.
Trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro, Jean-Marie Cassagne, nhà ngôn ngữ học, tác giả cuốn sách « Paris – Từ điển về tên phố » khẳng định cũng như tại nhiều thành phố khác trên toàn nước Pháp, những tên phố đầu tiên của Paris không phải là tên chính thức do nhà chức trách đặt mà do người dân trong xóm có con đường chạy qua thống nhất gọi với nhau.
Vào thời Trung Cổ, người Paris thường gọi một con đường theo tên một phường nghề trong khu vực có con đường chạy qua, chẳng hạn, rue des Boulangers – phố Thợ làm bánh mỳ, rue de la Ferronnerie – phố Nghề làm đồ sắt xây dựng, rue des Taillandiers – phố Thợ làm cuốc xẻng, rue des Tanneriers – phố Thợ thuộc da …
Dân chúng cũng hay gọi tên phố dựa theo các công trình lớn gần đó, nhất là các nhà thờ, các công trình tôn giáo hay liên hệ tới một vài chỉ dấu quen thuộc với tất cả mọi người trong khu phố, chẳng hạn phố có cái giếng, lối đi dẫn tới một đài phun nước, quảng trường có một cái tháp hay gần chợ, con đường có khu nhà trọ …
Do phố không có tên gọi chính thức, chỉ là do người dân quen miệng gọi mà thành tên nên chuyện một con phố có nhiều tên gọi khác nhau không phải là hiếm. Chẳng hạn, phố Tirouanne còn được gọi là phố Pirouette, Petonnet, Tironne, Perronnet, Therouanne, Pierret de Terouenne … Theo nhà báo Gérard Muteau, cuốn sách « Phố Paris », ấn bản Colletet năm 1722 cho biết 200/900 đường đi, lối lại ở Paris có ít nhất 2 tên gọi khác nhau.
Ngược lại, đôi khi một cái tên lại được dùng để gọi nhiều con phố khác nhau. Và cũng vì đa phần người dân Paris thời đó mù chữ, nên cũng chẳng ai quan tâm đến việc phải có biển tên phố hay bản đồ thành phố. Những điều này khiến việc tìm ra một con phố không hề đơn giản, chuyện nhầm lẫn cũng thường xuyên xảy ra.
Theo dòng thời gian, Paris được mở rộng, phố xá ngày càng nhiều. Nếu vào cuối thế kỷ XIII, Paris có khoảng 300 con phố, đa phần tập trung ở khu Ile de la Cité, thì tới thế kỷ XVII, Paris có khoảng 800 phố. Cũng chính vào thời này, các vị vua Henri V, Louis XIII và Louis XIV bắt đầu can thiệp vào việc đặt tên đường phố Paris nhằm ca tụng hoàng tộc.
Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789 tạo một bước ngoặt lớn trong việc gọi tên đường phố Paris. Ngay khi Cách Mạng nổ ra, nhiều tên đường phố gắn với chế độ quân chủ và Thiên Chúa Giáo bị loại bỏ. Chữ Saint/Sainte -Thánh bị xóa khỏi nhiều tên phố. Các tên gọi vinh danh các nhà hoạt động cách mạng và tôn vinh lý tưởng chính trị, các khái niệm như bình đẳng, nhân quyền, tinh thần hòa hợp … được sử dụng nhiều.
Cũng theo một quy định chỉ ít lâu sau Cách Mạng Tư Sản Pháp, việc đặt tên đường phố, quảng trường ở Paris chính thức thuộc quyền hạn và trách nhiệm của cảnh sát và cơ quan quản lý đường phố thuộc chính quyền Paris.
Ở những thời tiếp theo, sự thay đổi chế độ kéo theo một số thay đổi về các tên phố đang có ở Paris, chẳng hạn dưới thời Đệ nhất đế chế, chính quyền khôi phục lại các tên phố có chữ Saint/Sainte -Thánh vốn bị chính quyền Cách Mạng Tư Sản xóa đi. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, các đường phố có từ trước không bị đổi tên nhiều. Chính quyền mới thường muốn kế thừa tên phố cũ, nhưng chú ý tới cách đặt tên các con đường mới mở.
Khoảng 50% số đường phố mở dưới thời Đệ nhất đế chế được đặt theo tên các cuộc chiến, trận đánh và các tướng lĩnh quân đội. Tên của 200 đường phố mở từ thời Đệ nhất đế chế cũng được vua Louis XVIII giữ nguyên. Vua Louis-Philippe, vốn đề cao tư tưởng hòa giải, hòa hợp, nên ở thời này có xu hướng lấy tên các vĩ nhân ở mọi thời đại để đặt tên cho phố Paris. Các tên gắn với thời Trung Cổ cũng được sử dụng nhiều.
Làn sóng thay đổi tên phố gần đây nhất là sau Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Những tên gọi gợi nhớ quá nhiều tới nước Đức bị xóa bỏ. Để vinh danh những anh hùng, những người lính đã góp công giải phóng Paris khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức và để tưởng niệm những người đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Paris, chính quyền thành phố dùng tên của nhiều người trong số họ để đặt tên cho các đường phố.
Biển tên phố
Phải tới năm 1728, các con phố Paris mới được gắn biển tên. Chính cảnh sát trưởng Paris đã ra lệnh đóng lên cửa căn nhà đầu tiên và cuối cùng trên mỗi con phố một tấm biển sắt nền màu trắng với tên phố bằng chữ màu đen. 1 năm sau đó, nhiều biển tên phố bị người dân phá hỏng vì họ không thích tên phố do chính quyền đặt, biển tên phố lại được thay bằng một phiến đá có khắc tên phố và được gắn lên góc tường ở hai đầu phố. Chi phí do người dân tự chịu!
Nhưng phải đến đầu thế kỷ XIX, dưới triều hoàng đế Napoléon I thì biển tên phố mới thực sự phổ biến ở Paris : các tấm biển bằng sắt sơn chữ trắng trên nền đen được làm bằng kinh phí do thành phố cấp. Vào năm 1844, do những biển tên cũ bị mờ, không còn đọc rõ chữ, Rambuteau – tỉnh tưởng tỉnh Seine (nay là Paris) ra lệnh thay biển tên phố.
Theo quy định mới, biển tên phố làm bằng sứ tráng men với chữ trắng trên nền xanh lam thẫm và viền xanh lá cây. Lần gần đây nhất Paris ra quy định về mẫu biển tên phố là vào năm 1938 : biển tên phố làm bằng tôn, bằng có bề ngang 70-100cm, chiều cao 35-50cm, chữ trắng trên nền xanh lam thẫm, viền xanh lá cây rộng 3.5cm.
Hiện nay, tại một số ít phố ở Paris, bên cạnh biển tên chính thức, chúng ta có thể thấy biển tên phố cũ sót lại từ thời xưa, chẳng hạn biển tên khắc trên đá ở phố Elzévir, Croix des Petits Champs … hoặc biển tên được thiết kế như bức tranh ghép từ những mảnh gốm nhỏ (mosaïque) ở đại lộ Beauséjour, Monparnasse …
Cách đánh số nhà ở Paris
Dưới thời vua Louis XVI, vào năm 1828, để thuận tiện cho chính quyền kiểm soát việc xây dựng trái phép và việc buôn bán của các thương gia, các khu nhà ở Paris bắt đầu được đánh số. Nhưng phải tới tận đầu thế kỷ XIX, vào năm 1805, dưới thời hoàng đế Napoléon I, cách đánh số nhà chẵn-lẻ như hiện nay mới được đưa vào quy định. Nhưng với 1.337 con phố, lối đi ở Paris vào thời đó, nhà cửa được đánh số theo hướng nào ?
Nguyên tắc cơ bản là lấy sông Seine làm mốc, do vào thời đó các nhà quy hoạch thấy rằng sông Seine chảy qua Paris nên sẽ là mốc định vị lý tưởng. Đối với những con phố chạy dọc theo sông Seine, số nhà được đánh theo chiều từ đông sang tây, xuôi dòng nước, hay nói cách khác, đoạn đầu phố bao giờ cũng nằm ở thượng nguồn sông Seine, đoạn cuối phố nằm ở hạ nguồn. Còn đối với những con phố chạy chéo hay vuông góc với sông Seine, số nhà đầu tiên được đánh từ đoạn phố nằm gần sông nhất trở đi. Số nhà cuối cùng nằm xa sông Seine nhất.
Chỉ có vài con phố như Charenton, Picpus, Reuilly, Wattignies và đại lộ Daumesnil là có số nhà đánh theo chiều ngược lại so với quy định thời Napoléon I, tức là được đánh số tăng dần về phía sông Seine hoặc từ tây sang đông.
Về cách đánh số chẵn-lẻ, cho dù con phố tỏa ra theo hướng nào thì tính từ đầu phố tới cuối phố, nhà số lẻ luôn nằm bên tay trái, nhà số chẵn nằm bên tay phải. Theo sắc lệnh của hoàng đế Napoléon I, trên cửa chính của một ngôi nhà hay một tòa nhà chỉ được ghi một số nhà duy nhất, và Paris có 3 tháng để hoàn thành việc đánh số nhà theo quy định mới.
Sự hiện diện của phụ nữ trong tên đường phố
Trong tổng số 6.000 đường phố, quảng trường ở Paris, chỉ có khoảng 300 phố, quảng trường được đặt theo tên nữ giới, trong khi có tới 4.000 con đường, quảng trường mang tên các nhân vật nổi tiếng là nam giới.
Trong một phóng sự trên kênh truyền hình BFMTV, bà Charlotte Soulary, tác giả cuốn sách « Guide du voyage : Paris », tạm dịch là « Cẩm nang du lịch : Paris », giải thích về sự chênh lệch quá lớn này : « Trong một thời gian rất dài, việc lựa chọn tên phố là do nam giới đảm nhiệm. Thêm vào đó, hình ảnh của phái nữ ít hiện hữu trong lịch sử và trong những điều mà người ta lưu giữ và gọi là lịch sử. Trước đây, phụ nữ không có quyền đi bỏ phiếu, không có quyền được bầu vào các vị trí quan trọng, họ không có quyền được phong làm tướng lĩnh trong quân đội. »
Trong những năm gần đây, chính quyền Paris chủ trương đặt tên đường phố, quảng trường theo tên các nhân vật nữ danh tiếng, chẳng hạn các nữ nghệ sĩ, nữ chính trị gia, nhà tranh đấu nhân quyền nữ. Tính từ năm 2011, tổng cộng có khoảng 140 đường phố, quảng trường mang tên một phụ nữ nổi tiếng. Sắp tới đây, sẽ có một quảng trường và một con phố được đặt theo tên của bà Simone Veil (người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Bộ trưởng Y tế Pháp và là nữ Chủ tịch đầu tiên của Nghị Viện Châu Âu, người mới được vinh danh tại điện Panthéon, Paris) và nữ danh ca Pháp France Gall.
Bà Catherine Vieu-Charier, trợ lý thị trưởng Paris, đặc trách quản lý di tích và ghi nhớ ký ức lịch sử, nhấn mạnh nỗ lực của thành phố trong thời gian qua : « Chúng tôi đã quyết định và chúng tôi đảm nhận thực hiện mong muốn chính trị, đạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt tên các khu vực công cộng ở Paris
theo tên nữ giới. Trên thực tế, 75% đề xuất lên ủy ban chuyên trách việc đặt tên đường phố, quảng trường là dựa theo tên của các nhân vật nữ. »
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc đặt tên đường phố, quảng trường theo tên nữ giới nhiều khi mang tính gượng ép, chủ yếu liên quan đến các con phố nhỏ, các quảng trường nhỏ không mấy người biết tới, chẳng hạn quảng trường mang tên nữ chính trị gia, nhà đấu tranh cho nữ quyền Olympe de Gouges.
Bà Charlotte Soulary, tác giả cuốn « Cẩm nang du lịch : Paris » than phiền : « Quảng trường này (tức là quảng trường Olympe de Gouges) chỉ cách quảng trường Cộng Hòa có vài bước chân. Quảng trường Cộng Hòa rất nổi tiếng, rất lớn. Còn quảng trường này nhỏ xíu. Đây không hẳn là quảng trường, mà chỉ là một ngã tư, chỉ có một cái cây ở giữa, chỉ vì người ta cần tìm một nơi ở Paris để có thể đặt theo tên các nhân vật nữ ».
Paristique – bản đồ tương tác lịch sử tên đường phố Paris
Năm 2015, dựa trên trang dữ liệu mở Open Data của thành phố Paris, Guillaume Delorez, một kỹ sư trẻ người Pháp, 29 tuổi, làm việc cho Google và chuyên về phát triển trang web, đã tạo ra Paristique – một loại bản đồ trực tuyến về nguồn gốc, lịch sử tên gọi của 6.840 đường phố, quảng trường, cầu, phố đi bộ … ở Paris.
Điều đáng nói là đây là công trình cá nhân của riêng Guillaume Delorez, anh làm vì niềm đam mê chứ không có sự tài trợ của thành phố Paris hay một hiệp hội, tổ chức nào. Chỉ cần một cú nhấp chuột máy tính vào một điểm tròn trên bản đồ, chúng ta sẽ được đọc thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa tên con phố, cây cầu hay quảng trường tương ứng. Bản đồ Paristique được kỹ sư Guillaume Delorez thiết kế chỉ trong vòng 8 tiếng khi anh đi máy bay và không hề có wifi. Trong vòng vài tuần sau đó, trong những thời gian rảnh rỗi, Guillaume Delorez hoàn thiện tấm bản đồ trực tuyến.
Khi mới được tung lên trang web Paristique.com vào tháng 05/2015, bản đồ không thu hút nhiều sự chú ý của các cư dân mạng hay khách du lịch, mỗi ngày chỉ có khoảng 100 lượt truy cập. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, khi Guillaume Derolez tung bản đồ Paristique lên trang web cộng đồng Reddit, Paristique đã nhận được vô số bình luận và được trang Huffington Post và blog Big Browser của báo Le Monde nhắc tới. Số người truy cập bản đồ khi đó đã tăng vọt lên thành 48.000 lượt/ngày.
Vừa đi dạo, vừa tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa tên con phố, đối với người yêu Paris, cũng là một cách hiểu thêm về lịch sử của kinh thành Paris qua các thời kỳ.
Tây Ban Nha
trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới
Hải Lam
Với 117.710 ca nhiễm virus Vũ Hán, Tây Ban Nha đã vượt Ý trở thành vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ, Reuters hôm 3/4 cho hay.
Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm nay (3/4) thông báo, nước này ghi nhận thêm 932 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 10.935, trở thành nước có số ca tử vong nhiều thứ hai thế giới, sau Ý. Sau hơn 1 tuần, số người chết vì dịch bệnh ở Tây Ban Nha đã giảm so với một ngày trước đó. Hôm 2/4, nước này thông báo có 950 ca tử vong.
Dù tỷ lệ các ca nhiễm mới giảm so với hôm trước nhưng với tổng số 117.710 người mắc Covid-19, Tây Ban Nha trở thành vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới.
Thủ đô Madrid là nơi có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất cả nước. Hơn 4.400 người ở khu vực này đã qua đời vì dịch bệnh.
Catalonia là khu vực bị ảnh hưởng nặng thứ hai bởi dịch bệnh ở Tây Ban Nha, với 2.335 trường hợp tử vong được ghi nhận. Ông Quim Torra, lãnh đạo vùng Catalonia cho biết, các bệnh viện đang phải đối mặt với “áp lực ở mức lớn nhất”, chủ yếu do thiếu trang thiết bị.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn Covid-19 lây lan, như áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 14/3 đến 11/4, chỉ cho phép lao động trong các lĩnh vực thiết yếu được đi làm. Bộ trưởng Nội vụ Fernando Grande-Marlaska cuối ngày 2/4 cho biết Thủ tướng Sanchez trong vài ngày tới sẽ quyết định liệu có nên gia hạn lệnh phong tỏa hay không.
Theo Reuters
Hải Lam dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tay-ban-nha-tro-thanh-vung-dich-covid-19-lon-thu-2-the-gioi.html
Chủ tịch Quốc hội Iran
Ali Larijani nhiễm virus Vũ Hán
Hải Lam
Đài truyền hình quốc gia Iran hôm 2/4 đưa tin, ông Ali Larijani, Chủ tịch Quốc hội Iran, đã dương tính với virus Vũ Hán, trở thành quan chức mới nhất nhiễm Covid-19 tại quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh này.
Bản tin của đài truyền hình Iran cho biết ông Ali Larijani “đã được xét nghiệm nCov sau khi xuất hiện một số triệu chứng nhất định và kết quả là dương tính, ông hiện đang được cách ly và điều trị”.
Theo AFP, ông Larijani, 62 tuổi, người thân cận với đội ngũ lãnh đạo và Tổng thống Iran, đã tái đắc cử vị trí Chủ tịch Quốc hội vào năm 2016.
Virus Vũ Hán đã tấn công nhiều quan chức hàng đầu của Iran. Hãng thông tấn nhà nước IRNA hôm 31/3 cho biết, ít nhất 23 trong số 290 thành viên của cơ quan lập pháp đã thử nghiệm dương tính với nCov. Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại và An ninh Quốc gia thuộc quốc hội Iran Mojtaba Zolnour, nghị sĩ Mahmoud Sadeghi và Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi cũng đều nhiễm virus. Covdi-19 cũng đã khiến ít nhất 12 nhân viên và cựu quan chức chính phủ Iran tử vong.
Tổng thống Iran Hasan Rouhani hôm 2/4 cảnh báo tại một cuộc họp nội các rằng, nước này có thể phải chiến đấu với đại dịch thêm một năm nữa.
“Virus corona không phải là thứ mà chúng ta có thể chỉ ra vào một ngày và nói rằng nó sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn vào lúc đó”, ông Rouhani phát biểu.
Tổng thống Iran cho biết virus “có thể tiếp tục đeo bám chúng ta trong những tháng tới hoặc cho đến cuối năm” theo lịch Iran (3/2021).
Thống kê của Worlometer sáng ngày 3/4 cho biết, Iran hiện ghi nhận 50.468 ca nhiễm, trong đó 3.160 người đã tử vong và là vùng dịch lớn thứ 2 ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Tehran đã cấm tất cả các chuyến đi liên tỉnh, ít nhất đến ngày 8/4 nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan, song vẫn chưa chính thức phong tỏa các thành phố.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chu-tich-quoc-hoi-iran-ali-larijani-nhiem-virus-vu-han.html
Nhật Bản xuất khẩu radar phòng không
sang Philippines
Philippines sẽ đặt mua radar phòng không từ Hãng Mitsubishi Electric(Nhật Bản).
Tờ The Japan Times ngày 28.3 dẫn nguồn từ chính phủ Nhật Bản đưa tin Hãng Mitsubishi Electric đã trúng gói thầu trị giá 10 tỉ yen (2.189 tỉ đồng) để sản xuất các hệ thống radar phòng không cho không quân Philippines.
Radar này được phát triển dựa trên các loại radar phòng không FPS3 và TPS-P14.
FPS3 có thể phát hiện máy bay chiến đấu và tên lửa, đang là một phần trong hệ thống phòng không của Nhật Bản chống mối đe dọa từ tên lửa CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, TPS-P14 là radar dùng để phát hiện máy bay, thường được đặt trên xe quân sự.
Đây sẽ là hợp đồng xuất khẩu quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản từ khi nước này nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí vào năm 2014.
http://biendong.net/bien-dong/33897-nhat-ban-xuat-khau-radar-phong-khong-sang-philippines.html
Báo chí Hồng Công: Đối phó Mỹ,
TQ sẽ cho tăng cường tập trận ở Biển Đông
để nâng cao năng lực chiến đấu
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Công, nhằm ngăn cản hoạt động tuần tra của hải quân Mỹ trên Biển Đông, quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường tập trận ở vùng biển chiến lược này.
Theo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP), trong bối cảnh không quân và hải quân Trung Quốc vẫn giám sát chặt chẽ hoạt động tuần tra của hải quân Mỹ trên Biển Đông, căng thẳng giữa quân đội Mỹ
Trung ở vùng biển chiến lược sẽ tiếp tục gia tăng. Cũng theo các chuyên gia, trong thời gian tới, quân đội Trung Quốc sẽ cho tăng cường tiến hành tập trận ở Biển Đông để nâng cao năng lực chiến đấu.
Trước đó, tờ “Nhật báo Quân đội Trung Quốc” cho biết, cuộc tập trận chung gần đây nhất nhằm mô phỏng các cuộc đối đầu trực tiếp với dàn chiến hạm và máy bay quân sự nước ngoài trên Biển Đông được hải quân và không quân Trung Quốc triển khai hôm 10/3.
Thông tin được tờ “Nhật báo Quân đội Trung Quốc” hé lộ cho hay, cuộc tập trận của không quân và hải quân Trung Quốc bao gồm nội dung tìm kiếm một máy bay lạ của nước ngoài nhờ sự hỗ trợ từ các tàu chiến mặt nước và đánh đuổi máy bay thù địch, “thậm chí là dùng tên lửa để bắn hạ nhằm ngăn chặn máy bay lạ tấn công chiến hạm Trung Quốc”.
Đáng nói, cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc hôm 10/3 diễn ra đúng ngày tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của hải quân Mỹ tiến hành hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông. Theo thông cáo của Hạm đội 7, đây là lần thứ hai trong năm nay, hải quân Mỹ triển khai sứ mệnh tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Một bức ảnh được hải quân Mỹ công bố còn cho thấy, tàu hộ vệ Type 054A của hải quân Trung Quốc đã đi theo và giám sát hoạt động của tàu USS McCampbell khi đang tuần tra ở Biển Đông. Hải quân Mỹ cho biết thêm, tàu hộ vệ Type 054A còn phát cảnh báo yêu cầu tàu chiến Mỹ rời khỏi khu vực.
Sau đó, Đại tá Li Huamin, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Bộ thuộc quân đội Trung Quốc cáo buộc, “Mỹ tiếp tục có hành động phô trương sức mạnh, mang tính khiêu khích và khuấy động tình hình Biển Đông”.
Về phần mình, hải quân Mỹ khẳng định tàu khu trục USS McCampbell đã tiến hành “hoạt động đảm bảo an ninh và ổn định trong quá trình di chuyển qua Biển Đông”. Chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, ông Zhou Chenming nhận định việc Mỹ tăng cường sứ mệnh tuần tra hàng hải ở Biển Đông đã giúp quân đội Trung Quốc có thêm cơ hội thực hành huấn luyện chiến đấu.
“Tất cả hệ thống vũ khí mà Trung Quốc đã đưa ra Biển Đông đều mang mục đích phòng vệ. Những hệ thống này bao gồm tên lửa HQ-9 được quân đội Trung Quốc triển khai trái phép trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam)”, ông Zhou nói. Cũng theo ông Zhou, “các cuộc tập trận bắn đạn thật của hải quân Mỹ trong khu vực cũng sẽ khiến quân đội Trung Quốc triển khai thêm hoạt động huấn luyện”.
Căng thẳng giữa quân đội Mỹ – Trung gia tăng trong những tháng gần đây. Cụ thể, hồi cuối tháng Hai, trong một tuyên bố, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của hải quân Mỹ đã bị tàu khu trục Type 052D mang số hiệu 161 của hải quân Trung Quốc chiếu laser cấp độ quân sự khi hoạt động cách phía tây đảo Guam khoảng 380 dặm vào ngày 17/2. Tiếp đó, chia sẻ trên Facebook, Hạm đội 7 cho biết Mỹ đã tổ chức tập trận kéo dài 4 ngày ở Biển Đông. Cuộc tập trận của Mỹ có sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, tàu đổ bộ mang chiến đấu cơ USS America (LHA-6) và Đơn vị Viễn chinh thủy quân lục chiến số 31.
Trong đó, đối với cuộc tập trận ở phía đông biển Philippines vào ngày 19/3, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry đã cho phóng tên lửa tầm trung Standard Missile-2 (SM-2). Cuộc tập trận còn có sự tham gia của tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Shiloh và con tàu này cũng cho phóng tên lửa SM-2. “Cả tàu USS Barry và USS Shiloh đều được trang bị một số loại tên lửa như tên lửa hành trình Tomahawk. Tuy nhiên, hải quân Mỹ không sử dụng tên lửa Tomahawk trong tập trận mà thay vào đó cho phóng tên lửa SM-2”, ông Zhou nói thêm, tên lửa hành trình Tomahawk sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với các đảo nhân tạo và tiền đồn mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Nhà quan sát quân sự tại Đài Bắc, ông Chi Le-yi cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cố mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực. Song theo ông Chi, hai bên đều rất thận trọng trong hành động để không làm bùng nổ xung đột quân sự thực sự.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh gồm Australia, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ thường xuyên có những hành động nhằm thách thức việc Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý và mở rộng quân sự hóa ở Biển Đông.
TQ đang vận hành
‘ít nhất 1 chương trình tên lửa diệt vệ tinh’
Báo cáo của 2 cơ quan nghiên cứu tại Mỹ cho rằng Trung Quốc đang phát triển các chương trình tên lửa diệt vệ tinh trên quỹ đạo.
Tạp chí Aviation Week dẫn 2 báo cáo mới công bố cho rằng Trung Quốc đang phát triển từ 1-3 chương trình tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất (DA-ASAT), trong đó có một chương trình đã đến giai đoạn vận hành.
Các báo cáo được đưa ra bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Quỹ An toàn thế giới (SWF), đều có trụ sở tại Mỹ.
Theo SWF, tên lửa chống các vệ tinh trên quỹ đạo tầm thấp (độ cao tối đa 2.000 km) của Trung Quốc dường như đã hoàn thiện và có thể hoạt động trên các bệ phóng di động.
Trong khi đó, năng lực DA-ASAT của nước này nhằm vào các mục tiêu xa hơn trong không gian có thể đang ở giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Chưa có chứng cứ cho thấy năng lực này có thể đạt được trong tương lai gần.
Tên lửa SC-19, còn gọi là DN-1, chính là tên lửa động lực đã tiêu diệt vệ tinh thời tiết Phong Vân 1C của Trung Quốc trong thử nghiệm vào năm 2007. Vũ khí này dường như được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo DF-21 (Đông Phong-21) và được tuyên bố đã đưa vào vận hành, theo SWF.
Tác giả báo cáo là ông Brian Weeden, giám đốc văn phòng SWF ở Washington. Trong số các tài liệu ông viện dẫn có báo cáo của Trung tâm Tình báo Không gian và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASIC) vào tháng 12.2018 cho rằng Trung Quốc có đơn vị quân sự bắt đầu huấn luyện với tên lửa diệt vệ tinh.
Báo cáo Quốc hội Mỹ vào tháng 1.2019, giám đốc tình báo quốc gia Daniel Coats cho rằng Trung Quốc có tên lửa mặt đất diệt vệ tinh nhằm vào quỹ đạo tầm thấp.
Cả 2 chuyên gia này kết luận rằng Trung Quốc có lẽ đã điều động các hệ thống này đến ít nhất một số đơn vị và huấn luyện sử dụng, dù SWF lưu ý rằng điều này chưa được xác nhận công khai.
Trong khi đó, báo cáo của CSIS cho rằng Lực lượng Chi viện chiến lược thuộc quân đội Trung Quốc được thành lập vào năm 2015 nhằm thống nhất các lĩnh vực không gian, không gian điện từ và không gian mạng, và đã bắt đầu huấn luyện các đơn vị đặc biệt với vũ khí chống vệ tinh ở quỹ đạo tầm thấp.
Trung Quốc cũng đang phát triển các vũ khí khác như các tên lửa DN-2 và DN-3 có thể sử dụng cho mục đích diệt vệ tinh hoặc phòng thủ tên lửa đạn đạo, dù nước này chưa tiến hành thử nghiệm lưu lại các mảnh vỡ.
Cũng theo báo cáo của CSIS, các chuyên gia cho rằng các thử nghiệm vật lý động lực khác được tiến hành kể từ lần thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh năm 2007. “Các vụ thử tên lửa khó phán đoán hơn vì chúng có thể đóng vai trò đối kháng trong không gian nếu xảy ra xung đột”, theo CSIS.
Vì sao TQ muốn thử vắc-xin COVID-19 ở nước ngoài?
Trung Quốc hy vọng sẽ tiến hành thử nghiệm vắc-xin COVID-19 ở nước ngoài khi các nhà khoa học nước này triển khai thử nghiệm quy mô lớn để kiểm tra hiệu quả.
Các nhà khoa học Trung Quốc điều chế một loại vắc-xin và kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 sẽ được công bố và cuối tháng này.
Chen Ling, một nhà nghiên cứu virus tại Phòng thí nghiệm bệnh hô hấp State Key, nói rằng giai đoạn thử nghiệm thứ hai và thứ ba sẽ cần hàng ngàn người tham gia và việc tiến hành ở các nước có dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất sẽ giúp thử nghiệm diễn ra nhanh hơn và mang lại kết quả chính xác hơn.
“Chúng tôi đã khống chế virus quá nhanh, nên giờ chúng tôi không có đủ ca bệnh để thử nghiệm vắc-xin nữa”, ông Chen nói với báo SCMP.
“Ví dụ, nếu chúng tôi thử nghiệm 10.000 người nhưng kết quả cho thấy chỉ 100 người có thể khả năng miễn dịch thì tỷ lệ 0,01% đó không đủ để chứng minh vắc-xin có thể sử dụng với những người bình thường”, ông giải thích.
Chen Wei, một chuyên gia dịch vễ và virus hàng đầu tại Viện khoa học quân y Trung Quốc, nói với báo China Daily rằng nếu kết quả ban đầu chứng minh vắc-xin an toàn và mang lại tác dụng mong muốn, Trung Quốc sẽ tìm cách thử nghiệm hiệu quả của vắc-xin ở nước ngoài nếu đại dịch toàn cầu tiếp tục lây lan.
Bà Chen được China Daily dẫn lời nói rằng nhiều nước đã bày tỏ quan tâm tới việc hợp tác với nhóm của bà để thử nghiệm vắc-xin tái tổ hợp, loại sử dụng virus hoặc vi khuẩn vô hại để đưa vật liệu gien của mầm bệnh vào cơ thể để kích hoạt cơ chế miễn dịch. Nhưng bà không cho biết có những quốc gia nào đã đề nghị hợp tác.
Dịch COVID-19 bùng lên từ Vũ Hán rồi lan khắp toàn cầu, cho đến nay đã khiến hơn 45.000 người chết và ít nhất 900.000 người mắc bệnh.
Tổng số ca mắc ở Italy, Tây Ban Nha và Mỹ giờ đã vượt con số báo cáo của Trung Quốc.
Tao Lina, một chuyên gia về vắc-xin ở Thượng Hải, nói rằng tốt hơn nên thực hiện thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ở những nước đó hoặc các nước phát triển khác như Anh và Đức, những nơi có trình độ khoa học cao.
Tao, cựu quan chức làm việc tại Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Thượng Hải, nói rằng Mỹ khó có khả năng muốn hợp tác với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh có thể làm việc với những nước có dịch nghiêm trọng khác như Anh.
Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên bắt đầu ở Vũ Hán từ ngày 16/3, với 108 tình nguyện viên được tiêm vắc-xin.
Thử nghiệm được tiến hành 1 ngày sau khi Viện Y tế quốc gia Mỹ thông báo thực hiện thử nghiệm lâm sàng vắc-xin do Viện các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia phối hợp với một công ty công nghệ sinh học điều chế.
Không chỉ lực lượng nghiên cứu dân sự khắp thế giới, các nhà khoa học quân sự Mỹ cũng đang tham gia phát triển vắc-xin phòng virus corona mới.
Nhà phân tích quân sự tại Bắc Kinh, ông Zhou Chenming nói rằng điều lý tưởng nhất là các nhà khoa học Mỹ hợp tác với các nhà khoa học Trung Quốc để cùng phát triển vắc-xin.
“Vũ khí lợi hại nhất để chống đại dịch là sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ, gạt đi những bất đồng về chính trị”, SCMP dẫn lời ông Zhou.
“Giờ thì toàn bộ thế giới, không riêng Mỹ hay Trung Quốc, đang đối mặt với kẻ thù chung: COVID-19”, ông Zhou nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33891-vi-sao-tq-muon-thu-vac-xin-covid-19-o-nuoc-ngoai.html
TQ “xem lại”
khi bị chê dụng cụ phát hiện nhanh COVID-19
Bắc Kinh sẽ tăng cường giám sát hoạt động xuất khẩu dụng cụ xét nghiệm nhanh virus corona mới, sau khi nhiều nước châu Âu phàn nàn về độ chính xác của các sản phẩm từ Trung Quốc.
Các nhà xuất khẩu thiết bị xét nghiệm virus corona Trung Quốc giờ phải xin giấy chứng nhận của Cơ quan quản lý các sản phẩm y tế quốc gia (NMPA) rồi mới được thông quan, NMPA cho biết trong thông báo đưa ra cuối ngày 1/4.
Trung Quốc khuyến khích các công ty nước này xuất khẩu dụng cụ xét nghiệm và những sản phẩm y tế khác để chống đại dịch COVID-19, dẫn đến việc hàng loạt công ty bán bộ xét nghiệm cho các nước đang bị dịch tấn công nghiêm trọng và cần xét nghiệm nhanh.
Một số nhà sản xuất thiết bị xét nghiệm Trung Quốc tận dụng quy định dễ dàng hiện nay của EU để đưa sản phẩm vào thị trường này trước khi được cấp phép ở trong nước.
Trong tháng 3, Lei Chaozi, một quan chức của Bộ Giáo dục Trung Quốc, nói rằng các dụng cụ xét nghiệm của nước này đã được bán đi 11 quốc gia, trong đó có Anh, Italy và Hà Lan.
Nhưng độ chính xác của một số lô sản phẩm xuất khẩu đã bị giới chức một số quốc gia châu Âu nghi ngờ.
Tuần trước, Tây Ban Nha thu hồi lô thiết bị xét nghiệm nhanh của Công ty công nghệ sinh học Bioeasy Thâm Quyến vì có độ nhạy quá thấp, không đủ khả năng phát hiện bệnh.
Bioeasy nói trong thông cáo đưa ra sau đó rằng kết quả không chính xác có thể do thu thập và xử lý mẫu không đúng. Hãng này cũng nói rằng họ không thể liên lạc thông suốt với khách hàng để hướng dẫn cách sử dụng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuần trước nói rằng các quan chức chính phủ Slovakia đã bày tỏ hoài nghi về tính đáng tin cậy của các dụng cụ xét nghiệm nhanh mua từ Trung Quốc.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Slovakia đưa ra kết luận sơ bộ rằng nguyên nhân là do nhân viên y tế thao tác không đúng. Chính phủ Slovakia chưa đưa bình luận nào.
Ngày 23/3, báo chí CH Séc đưa tin một chuyên gia dịch tễ của nước này cho biết 80% dụng cụ phát hiện nhanh virus corona mua từ Trung Quốc cho kết quả sai.
Dụng cụ xét nghiệm nhanh của Bioeasy cũng như các sản phẩm bị chính phủ Slovakia nghi ngờ đều là xét nghiệm kháng nguyên. Đây là phương pháp dựa vào protein để phát hiện tình trạng nhiễm bệnh và có thể cho kết quả nhanh hơn phương pháp xét nghiệm dựa trên axit nucleic.
Nhưng xét nghiệm kháng nguyên đòi hỏi phải có số lượng virus đủ nhiều, nên sẽ không thể phát hiện bệnh một cách chính xác nếu mẫu bệnh phẩm chỉ chứa lượng virus nhỏ, TS Chen Guangjie, một giáo sư về miễn dịch tại ĐH Giao thông Thượng Hải, nói với Reuters.
Các nhà sản xuất thiết bị phát hiện nhanh virus corona ở Trung Quốc đang tranh thủ thị trường EU trong giai đoạn quá độ.
Quy định chặt chẽ hơn sẽ có hiệu lực từ năm 2022 để yêu cầu các nhà sản xuất sản phẩm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm phải tuân thủ các quy trình kéo dài ít nhất 1 năm để được cấp chứng nhận CE mới được bán ở các nước châu Âu một cách hợp pháp.
Hiện tại, các công ty Trung Quốc có thể được cấp nhãn CE sau khi nộp tài liệu mà không cần bên thứ ba thẩm định.
Từ nay, việc giới chức Trung Quốc siết quy định nhập khẩu cũng khiến nhiều công ty nước này không thể thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường nước ngoài.
Công ty KHCN Tây An, một doanh nghiệp được cấp dấu CE vào tháng 3 và đang sản xuất thiết bị phát hiện nhanh virus corona để có phục vụ việc xét nghiệm cho khoảng 1 triệu người, nói với Reuters rằng họ không thể đáp ứng các tiêu chuẩn về xuất khẩu.
“Sản phẩm của chúng tôi không có chứng nhận của NMPA và không thể xuất khẩu”, giám đốc công ty, ông Feng Zhenzhen, cho biết.
Feng nói rằng công ty này đang “chủ động” xin giấy phép.
Jam Chan, quản lý tiếp thị của Osmunda, một hãng dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm y tế để xin giấy phép xuất khẩu, nói rằng nhiều thiết bị xét nghiệm được sản xuất gần đây ở Trung Quốc không phải trải qua các thí nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt, nghĩa là độ chính xác của sản phẩm chỉ là do công ty tự công bố.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33876-tq-xem-lai-khi-bi-che-dung-cu-phat-hien-nhanh-covid-19.html
Thành phố Thẩm Quyến của Trung Cộng
cấm ăn thịt chó mèo sau coronavirus
Tin từ Thâm Quyến, Trung Cộng – Thành phố Thẩm Quyến của Trung Cộng cấm ăn thịt chó mèo như một phần trong cuộc đàn áp rộng rãi hơn đối với nạn buôn bán động vật hoang dã kể từ khi loại coronavirus mới xuất hiện. Các nhà khoa học nghi ngờ coronavirus truyền sang người từ động vật. Một số ca truyền nhiễm sớm nhất được tìm thấy ở những người tiếp xúc với chợ động vật hoang dã ở trung tâm thành phố Vũ Hán, nơi bán dơi, rắn, cầy hương và các động vật khác.
Căn bệnh này lây nhiễm hơn 935,000 người trên khắp thế giới và gây tử vong khoảng 47,000 người. Chính quyền ở trung tâm công nghệ miền nam Trung Cộng cho biết lệnh cấm ăn thịt chó mèo sẽ có hiệu lực vào ngày 1/5. Vào cuối tháng 2, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Cộng cho biết rằng họ đang cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã. Chính quyền tỉnh và thành phố trên khắp Hoa Lục đang nỗ lực để thực thi phán quyết này, nhưng Thâm Quyến là nơi rõ ràng nhất về việc mở rộng lệnh cấm đối với chó và mèo. Ông Liu Jianping, một viên chức của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Thẩm Quyến, tuyên bố rằng gia cầm, gia súc và hải sản có sẵn cho người tiêu dùng là đủ.
Các luật ban đầu của Thâm Quyến, lần đầu tiên được đề nghị vào cuối tháng 2, dường như cấm tiêu thụ rùa và ếch – cả hai món ăn phổ biến ở miền nam Trung Cộng. Nhưng chính quyền thành phố thừa nhận tuần này rằng đây là một “điểm nóng gây tranh cãi”
BTT
https://www.sbtn.tv/thanh-pho-tham-quyen-cua-trung-cong-cam-an-thit-cho-meo-sau-coronavirus/
Bắc Kinh có thể mất nhiều đối tác châu Âu
sau COVID-19
Lục Du
Nhà báo Kenneth Rapoza nhận định trên tờ Forbes hôm 30/3 rằng, khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu cũng là lúc mối quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc bộc lộ thêm những rạn nứt. Những dấu hiệu của thị trường trong những ngày gần đây càng cho thấy khả năng “chia rẽ” này.
Hôm 30/3, một quan chức trong chính phủ Anh nói rằng sẽ có “biện pháp” với Trung Quốc khi nước này không chia sẻ thông tin về đại dịch COVID-19. Một trong những biện pháp được tính tới là Anh sẽ không cho Huawei, tập đoàn công nghệ bị nghi ngờ có sự liên hệ mật thiết với Trung Nam Hải, tham gia xây dựng mạng 5G của nước này.
Cuối tuần qua, Daily Mail đưa tin, nhóm nghiên cứu của Thủ tướng Anh Johnson nhận định rằng số người nhiễm virus Vũ Hán ở Trung Quốc trên thực tế cao hơn số liệu báo cáo 40 lần.
Theo nhà báo Kenneth, khi dịch viêm phổi Vũ Hán lan nhanh ra khắp châu Âu cũng là lúc người dân của châu lục này thay đổi cách nhìn về Trung Quốc. Chỉ vài tháng trước quốc gia ở Đông Á vẫn giữ được “hình ảnh đẹp” trong mắt họ, minh chứng bằng việc họ gần như giữ thái độ trung lập với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, và chủ tịch Trung Quốc thời điểm được mời tới Diễn đàn kinh tế Thế giới tại Davos (tổ chức hồi tháng 1/2020), được nhìn nhận như một lãnh đạo mới của thế giới thương mại tự do.
Hôm 30/3, các điểm nóng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở châu Âu như Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan cũng đã thể hiện sự tức giận đối với Bắc Kinh khi lên tiếng chỉ trích các thiết bị y tế được phía Trung Quốc cung cấp bị lỗi và không thể dùng cho việc phòng chống dịch.
Bộ Y tế Hà Lan tuyên bố đã thu hồi 600.000 khẩu trang nhập từ Trung Quốc với dự định dùng cho những nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch. Các quan chức Hà Lan nói rằng khẩu trang Trung Quốc không phù hợp và bộ lọc của những khẩu trang này không phát huy tác dụng như mong đợi, BBC đưa tin hôm 30/3.
“Phần còn lại của lô hàng đã bị ngưng ngay lập tức và chưa được phân phát”, giới chức Hà Lan cho biết trong một tuyên bố. “Hiện tại, đã có quyết định không sử dụng bất kỳ khẩu trang nào của lô hàng này”.
Vào ngày 29/3, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Tom Cotton đã dẫn thông tin của SCMP đề cập tới việc các rạp chiếu phim ở Trung Quốc đã phải đóng cửa một tuần sau khi được mở lại.
“Trung Quốc vừa mới đóng cửa các rạp chiếu phim trên toàn quốc sau khi mở lại chúng. Bạn thấy sao khi họ tuyên bố rằng đã chặn đứng được đại dịch? Tôi không tin vào tuyên bố đó. Trung Quốc đang nói dối”, ông viết trên Twitter.
Nhà báo Kenneth cho hay, người ở các nước phương Tây đang băn khoăn tự hỏi làm thế nào mà Trung Quốc, nơi khởi phát và tâm chấn đầu tiên của đại dịch COVID-19, lại có thể gần như thoát khỏi sự tấn công của virus Vũ Hán chỉ với hơn 81.000 người nhiễm bệnh, trong khi Ý, Tây Ban Nha và Đức đã vượt xa mức đó và vẫn có vẻ chưa lên tới đỉnh, còn Mỹ chỉ trong ít ngày đã vượt quá gấp ba lần con số đó và chưa biết khi nào dừng lại.
Hôm 29/3, Business Insider đã trích dẫn lời một quan chức người Anh giấu tên nói rằng sẽ “phải có việc tính toán lại khi chuyện này [đại dịch COVID-19] kết thúc. Sự tức giận đã lên tới đỉnh”.
“Chúng tôi không thể khoanh tay nhìn và cho phép chính quyền Trung Quốc hủy hoại nền kinh tế thế giới và sau đó quay trở lại như không có chuyện gì xảy ra”, một bộ trưởng trong nội các của thủ tướng Anh Boris Johnson nói với Daily Mail hôm 29/3.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-co-the-mat-nhieu-doi-tac-chau-au-sau-covid-19.html
Video công nhân Trung Quốc
cầm khẩu trang xuất khẩu chà lên giày
Hương Thảo
Tài khoản Twitter Harry Chen PhD hôm 30/3 đăng tải một video cho thấy một nam công nhân Trung Quốc trong nhà máy cố tình cầm những chiếc khẩu trang y tế dùng để xuất khẩu chà lên giày của anh ta và nói rằng: “Thế này đã đủ tốt chưa? Những chiếc khẩu trang này dùng để xuất khẩu phải không?”.
Trong đoạn video ngắn, nam công nhân không đeo khẩu trang đúng cách, cười sung sướng khi anh ta túm đống khẩu và lau quanh giày. Video được tải lên bởi một vlogger người Trung Quốc đến từ Vũ Hán có biệt danh là Tiến sĩ Harry Chen (Harry Chen PhD). Trước khi bị tài khoản Twitter của ông Chen bị
chặn vào cuối tháng 2, ông có 35.000 người theo dõi vì thường xuyên đăng tải những video về dịch bệnh ở Vũ Hán và sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.
Ông Chen sau đó đã tạo một tài khoản mới và tiếp tục đăng tải các video mà các nguồn tin đáng tin cậy ở Trung Quốc gửi cho ông thông qua các kênh được mã hóa. Ông Chen nói với Taiwan News rằng video đã được quay vào hôm 30/3 bởi các công nhân trong một nhà máy được chuyển đổi để sản xuất khẩu trang phẫu thuật.
Ông Chen cho biết các công nhân nhà máy lần đầu tiên đăng video trên Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, và nhà máy được đặt tại thành phố Trấn Giang của tỉnh Giang Tô. Trong video, có thể nghe thấy người công nhân hỏi người quay phim bằng giọng Trấn Giang rằng: “Thế này đã đủ tốt chưa? Những chiếc khẩu trang này dùng để xuất khẩu phải không?“.
Tài khoản Harry Chen PhD đăng tải video, trong phần bình luận ông chất vấn liệu có sáng suốt khi tin tưởng Trung Quốc đến mức cho phép họ tiến hành tất cả các hoạt động sản xuất hay không. Ông Chen cho biết video gốc đã bị xóa khỏi máy chủ của Douyin sau vài phút đăng lên bởi hệ thống kiểm duyệt.
Theo Taiwan News
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/video-cong-nhan-trung-quoc-cam-khau-trang-xuat-khau-cha-len-giay.html
Trung Quốc bóp méo thông tin dịch bệnh
để biến mình thành anh hùng như thế nào?
Nam Sơn
Chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch bóp méo thông tin kéo dài hàng tháng để mô tả họ là quốc gia đánh bại virus, trong khi đã cố gắng che giấu nó trong nhiều tháng.
Vào nửa đêm thứ Sáu ngày 27/3, Trung Quốc đã đóng cửa biên giới với phần còn lại của thế giới khi họ cố gắng ngăn chặn sự hồi sinh của virus corona. Động thái này là đỉnh điểm của một chiến dịch PR và tuyên truyền thông tin sai lệch kéo dài hàng tháng do chính phủ Trung Quốc tiến hành nhằm viết lại lịch sử của một đại dịch đã lan đến hầu hết mọi nơi trên hành tinh, giết chết hơn 54.000 người và lây nhiễm hơn 1 triệu người.
Trung Quốc ban đầu đã phớt lờ tình trạng dịch xuất hiện ở Vũ Hán vào đầu tháng 12, bịt miệng các bác sĩ đã cố gắng gióng lên hồi chuông báo động trước khi ban hành lệnh phong tỏa hà khắc gây ảnh hưởng tới cuộc sống của 50 triệu người. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang tìm cách tái mô tả chính mình không phải là quốc gia cho phép virus corona lây lan một cách không kiểm soát trong nhiều tuần mà là quốc gia đã đánh bại virus và hiện đang có mặt để cứu phần còn lại của thế giới.
Để làm điều này, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng một loạt các chiến thuật bẩn bao gồm tuyên truyền thông tin sai lệch, quyền lực mềm, thuyết âm mưu và thậm chí là xuất bản cả một cuốn sách kể về câu chuyện anh hùng về chiến thắng của Trung Quốc trước virus corona – tất cả đều được thiết kế để điều chỉnh lại câu chuyện xung quanh virus và vai trò của Bắc Kinh trong việc cho phép nó vượt khỏi tầm kiểm soát ngay từ đầu.
“Trong vài tuần qua, ĐCSTQ đã tăng cường các nỗ lực tuyên truyền của mình để định hình câu chuyện liên quan đến COVID-19, cả ở Trung Quốc và quốc tế,” ông Adam Ni, giám đốc của tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Úc, Trung tâm chính sách Trung Quốc, nói với Tin tức VICE. “Về cơ bản, ĐCSTQ muốn tận dụng tối đa tình huống khủng hoảng và xoay ngược lại câu chuyện theo hướng có lợi cho nó bằng cách làm chệch hướng dư luận, gieo rắc nghi ngờ về khả năng phạm tội của nó, thổi phồng chủ nghĩa dân tộc và làm nổi bật tính ưu việt của nhà nước Trung Quốc.”
Sau đây là cách chính quyền Trung Quốc tiến hành:
Dập tắt mọi tiếng nói bất đồng: Sự bùng phát ở Vũ Hán lần đầu tiên được lưu ý bởi các bác sĩ làm việc ở tuyến đầu. Họ đã cố gắng tăng cảnh báo bằng cách chia sẻ tin nhắn với bạn bè trên WeChat, những tin nhắn được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội và truyền miệng. Nhưng cảnh sát đã bắt giữ các bác sĩ – một số người sau đó đã chết vì virus corona – và buộc họ phải im lặng.
Chặn thông tin: Một khi tỉnh Hồ Bắc đã bị khóa, chính phủ Trung Quốc không muốn có bất kỳ thông tin tiêu cực nào được đưa ra. Để làm điều này, nó sử dụng một loạt các chiến thuật. Một là làm cho các nhà báo công dân biến mất sau khi họ xuất bản các video từ bên trong Vũ Hán phơi bày quy mô khủng
hoảng. ĐCSTQ cũng tăng cường kiểm duyệt các nền tảng truyền thông xã hội một cách đáng kể, có nghĩa là ngay cả tư liệu tham khảo nhỏ nhất về virus corona hoặc phản ứng của chính phủ cũng bị xóa.
Xoay quanh các phương tiện truyền thông nhà nước: Khi trên khắp thế giới, những câu chuyện về bệnh viện bị quá tải và số người tử vong gia tăng, Bắc Kinh đã đưa hoạt động truyền thông khổng lồ của mình vào chế độ “chiến đấu” toàn diện, các hãng tin tiếng Trung và tiếng Anh đều có những câu chuyện tích cực về anh hùng chống dịch bùng phát. Chiến dịch này bao gồm các bài đăng trên mạng xã hội, tin bài được viết bởi các nhà báo quốc doanh trong nước, nhưng lặng lẽ xuất bản trên báo chí nước ngoài. Bắc Kinh cũng tận dụng mối quan hệ truyền thông sâu rộng trên khắp châu Phi để thúc đẩy chương trình truyền thông của nó.
Tuyên truyền tin giả: Đầu tháng này, Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã đăng một đoạn video lên Twitter cho thấy người Ý đang vỗ tay đồng thanh và hét lên “Cảm ơn Trung Quốc” vì “rất hài lòng” với viện trợ mà Bắc Kinh gửi tới. Đáng tiếc đây là video giả, tiếng vỗ tay trên thực tế là “hoan hô” công việc của những anh hùng y tế người Ý.
Thúc đẩy các thuyết âm mưu: Đầu tháng này, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã tuyên bố trên Twitter rằng virus corona mới được sản xuất trong phòng thí nghiệm của quân đội Hoa Kỳ và được Quân đội Hoa Kỳ đưa tới Vũ Hán, thông qua 300 nhân viên đến phục vụ Thế vận hội Quân sự vào tháng mười. Tuyên bố vô căn cứ sau đó đã được truyền thông chính thức của Trung Quốc bơm thêm lên.
Xuất bản một cuốn sách: Trung Quốc đã sản xuất sách về đại dịch virus corona, “Một trận chiến chống lại dịch bệnh: Trung Quốc đánh bại COVID-19 vào năm 2020”, là một tổng hợp từ các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc kể về sự lãnh đạo anh hùng của Chủ tịch Tập Cận Bình và vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản trong việc chống lại sự bùng phát virus. Cuốn sách đang được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Ả Rập, và có thể còn được dịch ra nhiều tiếng khác.
Triển khai một đội quân trên Twitter: Một cuộc điều tra của ProPublica đã tìm thấy một đội quân Twitter do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo, bao gồm các tài khoản giả mạo và bị đánh cắp – mà trong quá khứ đã được sử dụng để gieo rắc thông tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông – nay đã trở thành “người cổ vũ cho chính phủ”, kêu gọi để các công dân đoàn kết ủng hộ những nỗ lực chống lại dịch bệnh và thúc giục họ xua tan “những tin đồn trực tuyến.”
Gài bẫy bằng nhiều giả thuyết về âm mưu: Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuần trước cho rằng virus có thể có nguồn gốc từ Ý, sau khi Giuseppe Remuzzi, giám đốc Viện nghiên cứu dược phẩm Mario Negri ở Milan, nói với NPR rằng các bác sĩ ở đó đã nhận thấy bệnh viêm phổi rất kỳ lạ sớm nhất là vào tháng 11 năm ngoái. Remuzzi làm rõ rằng tất cả những gì ông ta muốn nói là có khả năng virus đã lan sang châu Âu sớm hơn chúng ta nghĩ, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc đã không đề cập hết những bình luận đó.
Bắt đầu quyên góp công cụ: Một trong những khía cạnh quan trọng của những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi cách thế giới nhìn nhận vai trò của nó đối với sự bùng phát của virus corona là gửi quyên góp bộ dụng cụ xét nghiệm, khẩu trang và các vật dụng thiết yếu khác trên khắp thế giới. Dẫn đầu nỗ lực này là Jack Ma, người sáng lập của Alibaba, đã gửi đồ tiếp tế đến Iran, Châu Âu, Châu Phi và thậm chí là Hoa Kỳ.
Không bỏ qua bất cứ thuyết âm mưu nào: Trung Quốc mới nhất đã tuyên bố rằng một vận động viên xe đạp ở Hoa Kỳ, thành viên của đội Military Games, là bệnh nhân số không. Không biết họ lấy đâu ra một kết luận như vậy? Có lẽ là từ một một người chủ thuyết âm mưu nào đó của Hoa Kỳ đang cố gắng tận dụng đại dịch để tăng tương tác cho trang mạng xã hội của mình.
Nhưng liệu nó có tác dụng hay không?
Tôi có thể nói nó đã khá thành công ở Trung Quốc. “Do kiểm duyệt và thiếu nguồn tin độc lập, nhiều người Trung Quốc đã tin giả thuyết rằng virus này được Hoa Kỳ mang đến Trung Quốc”, ông Yaqiu Wang, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với VICE News. “Nó đã giúp chuyển sự tức giận của công chúng đối với chính phủ Trung Quốc vì cái tội che giấu thông tin khiến dịch bệnh bùng phát, thành tội của chính phủ Hoa Kỳ – một kẻ thù bên ngoài”.
Vào thời điểm các trung tâm y tế tiền tuyến trên toàn thế giới đang khốn khó vì thiếu thiết bị bảo hộ, các khoản đóng góp của Trung Quốc đã đi một chặng đường dài để củng cố hình ảnh của Bắc Kinh ở nước ngoài. “Quyền lực mềm mà Trung Quốc đạt được ở châu Phi, và ở cả châu Âu cũng vậy, đã tăng lên trong vài tuần qua, thông qua sự trợ giúp của chính phủ và sự quyên góp khẩu trang và các vật tư y tế
khác của Jack Ma”, ông Eric Olander quản lý biên tập của Dự án Trung Quốc phi đảng phái, nói với VICE News.
Nhưng không phải tất cả các nguồn cung cấp y tế từ Trung Quốc được hoan nghênh. Ngày càng có nhiều quốc gia từ chối bộ test xét nghiệm và các nguồn cung cấp khác từ Trung Quốc vì có lỗi.
Trong khi các lý thuyết âm mưu có thể có tác dụng tốt với người dân trong nước, ở bên ngoài Trung Quốc, nơi mọi người thường có quyền truy cập vào nhiều thông tin hơn về những gì đang diễn ra, thì lý thuyết lố bịch của Bắc Kinh hoàn toàn rỗng tuếch, trên thực tế nó có thể sẽ khiến uy tín của Trung Quốc tổn hại nhiều hơn nữa. “Tôi nghĩ rằng chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc là hoàn toàn phản tác dụng, vì nhiều người trên thế giới sẽ thấy chính phủ Trung Quốc nhỏ mọn và vô trách nhiệm khi truyền bá những lý thuyết âm mưu như thế”, ông Wang nói.
Theo David Gilbert, VICE news, 31/3/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
Chuyên gia y tế Trung Quốc nói
dịch Covid-19 ở nước này vẫn còn nghiêm trọng
Hải Lam
The Epoch Times hôm 2/4 đưa tin, ông Zeng Guang, trưởng nhóm dịch tễ học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết trong cùng ngày rằng, dịch Covid-19 ở nước này vẫn chưa qua mà chỉ bước sang một giai đoạn mới. Đây là một tuyên bố “mâu thuẫn” hiếm gặp với các ngôn luận chính thức của chính quyền Bắc Kinh rằng dịch bệnh tại nước này đã được khống chế.
Ông Zeng Guang nói với Thời báo Sức khỏe (Health Times), một kênh truyền thông của nhà nước Trung Quốc rằng:
“Virus corona chủng mới đã lan rộng đến hơn 200 quốc gia và khiến nhiều người bị lây nhiễm hơn so với dịch SARS. Cuối cùng, số người nhiễm nCov có thể gấp 100 lần số người nhiễm SARS”.
Trưởng nhóm dịch tễ học CDC Trung Quốc tiết lộ, tình hình dịch Covid-19 ở trong nước vẫn còn nghiêm trọng.
“Bây giờ là giai đoạn ngăn những người nhiễm bệnh nhập cảnh vào Trung Quốc và kiểm soát các ca bệnh mới ở nội địa. Chúng ta nên duy trì việc phát hiện các bệnh nhân ở giai đoạn đầu, kiểm soát ổ dịch ngay từ đầu và ngăn chặn đợt bùng phát lớn tiếp theo”, ông Zeng cho hay.
Reuters ngày 3/4 đưa tin, Bí thư thành ủy Vũ Hán Vương Trung Lâm cho biết, nguy cơ tái bùng phát dịch virus corona ở thành phố vẫn cao và người dân cần tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát.
Một huyện ở tỉnh Hà Nam hôm 1/4 đã bị phong tỏa sau khi phát hiện các ca nhiễm mới. Giới chức Trung Quốc cũng yêu cầu cơ quan y tế địa phương tăng cường phát hiện, theo dõi và giám sát những người nhiễm virus nhưng không có triệu chứng.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 3/4 báo cáo thêm 31 trường hợp nhiễm và 4 ca tử vong vì nCov, nâng tổng số ca lây nhiễm và tử vong lên lần lượt là 81.620 và 3.322. Tuy nhiên, cư dân thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát dịch Covid-19, cho biết số người chết vì virus corona cao hơn số liệu chính thức nhiều lần. Tổng thống Mỹ Trump hôm 1/4 bày tỏ nghi ngờ về tính chính xác của các con số mà giới chức Trung Quốc báo cáo về dịch Covid-19, sau khi các nhà lập pháp Mỹ trích dẫn tài liệu tình báo chỉ trích Bắc Kinh che giấu sự thật.
Theo The Epoch Times
Hải Lam dịch & biên tập
Sinh viên Trung Quốc ‘mất tích’
sau khi chỉ trích chính quyền
Một sinh viên đại học ở Trung Quốc đã mất tích sau khi anh này công khai kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ bỏ quyền lực.
Trong một video đăng ngày 30/3 trên Twitter, một nền tảng bị chặn ở Trung Quốc, Zhang Wenbin, sinh viên đại học, lập trình viên máy tính ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho biết anh “đả đảo” ĐCSTQ. Để vào được Twitter, sinh viên này đã sử dụng VPN, một công cụ dùng để truy cập vào các trang web ở nước ngoài bị kiểm duyệt bởi tường lửa internet của chính quyền Trung Quốc.
“Chỉ sau khi vượt qua [tường lửa internet], tôi mới nhận ra bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc”, Zhang nói trong video ngày 30/3.
Trong video, Zhang nói rằng việc “nhìn thấy người dân Hồng Kông và Đài Loan can đảm chống lại ĐCSTQ’’ trong những tháng gần đây đã truyền cảm hứng cho anh cất tiếng nói, với hy vọng giúp người dân Trung Quốc nhìn thấy được “những màu sắc trần trụi thật sự” của chính quyền Trung Quốc.
Video đã được xem hơn 175.200 lần và nhận được hơn 2.200 lượt thích.
Nhiều ngày trước đó, Zhang cũng đã đăng thông điệp tương tự bằng văn bản trên WeChat Moments. Theo một ảnh chụp màn hình Zhang đăng, cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc đã chặn tài khoản WeChat của anh vĩnh viễn vì tội “truyền bá tin đồn độc hại”. Zhang nói rằng anh cũng không sử dụng được Weibo và Qzone, hai mạng xã hội khác ở Trung Quốc.
Sinh viên này viết trên Twitter vào ngày 30/3 rằng, cảnh sát đã triệu tập anh vì bài đăng trên Wechat, và anh có thể sẽ bị giam giữ trong năm ngày. Sau đó, không còn thấy những bài viết của Zhang và vào ngày 31/3, tài khoản của anh không thể truy cập được nữa.
Ông Yang Jianli, người sáng lập nhóm vận động quyền công dân cho Trung Quốc có trụ sở tại Washington, Mỹ nói rằng cậu sinh viên Zhang chỉ đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, một quyền được hiến pháp Trung Quốc công nhận. Nhưng theo ông Yang, quyền này vẫn chỉ là trên giấy tờ.
“ĐCSTQ không chịu đựng thách thức từ bất kỳ ai”, ông Yang nói với The Epoch Times. “Bất kỳ lời nói mang tính thách thức nào dường như là một hành động nổi loạn trước mắt họ”.
Vụ mất tích của Zhang diễn ra trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc leo thang đàn áp những tiếng nói bất đồng, chỉ trích về sự bùng phát của virus Vũ Hán. Gần đây, nhà tài phiệt Trung Quốc Nhậm Chí Cường đã mất tích sau khi ông này chỉ trích phản ứng của chính quyền nước này đối với dịch bệnh và kêu gọi tự do ngôn luận. Đầu tháng này, một giáo viên tiểu học Trung Quốc cũng đã bị giam 10 ngày và mất giấy phép giảng dạy khi đặt câu hỏi nghi ngờ về số liệu các ca tử vong được chính quyền công bố.
Thức tỉnh
Trước khi bị mất tích, trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 30/3 với tờ The Epoch Times, Zhang đã kể về quá trình anh hiểu ra bản chất và lên tiếng chỉ trích công khai chính quyền Trung Quốc.
Khoảng 4 năm trước, Zhang bắt đầu đột phá tường lửa internet ở Trung Quốc để đọc thông tin bị chính quyền nước này kiểm duyệt. Từ đó, Zhang bắt đầu biết được sự tàn bạo của ĐCSTQ qua các cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công hay đàn áp người dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Anh đã đến thăm Hồng Kông và Tây Tạng để gặp gỡ người dân địa phương, và so sánh những gì anh tận mắt chứng kiến với cách chính quyền miêu tả họ.
“Tôi nhận ra rằng họ [chính quyền] đã liên tục dối trá”, anh nói. “Nó không chỉ là những gì tôi đã xem trên mạng, mà có rất nhiều sự thật tôi đã thấy tận mắt”.
Vào tháng 10/2019, Zhang đã quyết định hành động để bày tỏ sự ủng hộ đối với những người biểu tình yêu cầu dân chủ ở Hồng Kông. Zhang đã chia sẻ một chiến dịch do người biểu tình ở Hồng Kông khởi xướng trên WeChat, kêu gọi mọi người ủng hộ phong trào bằng cách đăng ảnh một tay che mắt phải. Tuy nhiên, ngay sau khi nghe tin cảnh sát triệu tập bạn học của mình vì đã đăng những lời ủng hộ Hồng Kông trên mạng xã hội, Zhang lập tức xóa tài khoản của mình.
“Lúc đó, tôi khá hèn nhát”, anh nói.
Gần đây, Zhang đã tìm kiếm một vài “từ khóa nhạy cảm” trên Weibo, như “chúng tôi không thể, chúng tôi không hiểu”, một hashtag nổi lên sau sự qua đời của bác sĩ Lý Văn Lượng, người bị chính quyền Trung Quốc yêu cầu im lặng sau khi lên tiếng cảnh báo về bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán. Không lâu sau đó, anh bắt đầu gặp khó khăn khi bình luận, chia sẻ hoặc nhắn tin trên nền tảng này. Cuối cùng anh đã phải xóa ứng dụng này đi.
Zhang có một vài người bạn tốt từ thời trung học, những người mà anh nói đã bị tẩy não do những lời tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc và không chấp nhận bất kỳ quan điểm khác nào. Theo Zhang, một số người này có thể sẽ trở thành giáo viên, họ rồi sẽ lại truyền bá tư duy méo mó như vậy cho thế hệ tiếp theo.
“Tẩy não có lẽ là điều mà ĐCSTQ đã thành công nhất”, Zhang nói.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/sinh-vien-trung-quoc-mat-tich-sau-khi-chi-trich-chinh-quyen.html
Trung Quốc phát hiện
nhiều ca nhiễm Covid-19 không có triệu chứng
Tại Trung Quốc, cứ 3 ca xét nghiệm dương tính với Covid-19 trong một tháng qua, lại có 2 ca không thể hiện những dấu hiệu điển hình bị nhiễm bệnh. Điều này cho thấy thách thức lớn hơn trong việc định bệnh và ngăn chặn sự lây lan, theo Bloomberg hôm 3/4.
Trong số 181 ca nhiễm mới được phát hiện, có 115 ca – chiếm 64% – không có triệu chứng bị sốt, ho hoặc các triệu chứng khác từng được dùng để xác định các trường hợp nghi nhiễm, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Cơ quan này hiện đang theo dõi y tế đối với 1.027 ca được gọi là người không có triệu chứng, trong đó có 221 người trước đó có đi ra nước ngoài.
Hôm 3/4, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết có 31 trường hợp mới nhiễm Covid-19 được xác nhận, bao gồm 2 trường hợp lây nhiễm tại địa phương.
Trung Quốc đại lục cũng báo cáo 4 trường hợp tử vong hôm 2/4, tất cả đều ở Vũ Hán, thành phố nơi dịch bệnh khởi phát, Ủy ban cho biết trong một tuyên bố.
Tổng số ca nhiễm cho đến nay tại Trung Quốc được nước này báo cáo là 81.620 ca và 3.322 người tử vong.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết có thêm 60 bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng được báo cáo hôm 2/4.
Covid-19 :
Trung Quốc thông báo 4 ca tử vong tại Vũ Hán
Thanh Hà
Vài ngày trước khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, ngày 03/04/2020 cơ quan y tế Trung Quốc thông báo phát hiện bốn ca tử vong tại Vũ Hán vì virus corona, 31 ca lây nhiễm mới cũng tại Vũ Hán và trong số này có hai trường hợp lây nhiễm tại chỗ.
Cũng hôm nay chính quyền Vũ Hán khuyến cáo 11 triệu dân của thành phố tiếp tục đề cao cảnh giác và hạn chế tối đa đi lại vào lúc mà Trung Quốc lo ngại sẽ phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm thứ nhì.
Là tâm dịch và đã bị « cách ly » từ hôm 23/01/2020 trên nguyên tắc lệnh phong tỏa Vũ Hán sẽ được dỡ bỏ vào ngày 08/04/2020.
Trong khi đó tại Hàn Quốc, chính quyền Seoul thông báo có thêm 86 ca dương tính với virus corona. Từ đầu mùa dịch tại Hàn Quốc hôm 20/01/2020 quốc gia này ghi nhận 10.062 ca nhiễm, và 174 người tử vong.
Ấn Độ – Virus corona :
Dịch bùng phát từ một cuộc tập họp tôn giáo
Anh Vũ
Mặc dù đã ra lệnh phong tỏa cả nước, trong 24 giờ qua số người nhiễm virus corona tại Ấn Độ tăng hơn 10%, nâng tổng số ca nhiễm chính thức xác nhận là hơn 2500. Số tử vong được ghi nhận là 56 người, theo số liệu của chính quyền Ấn Độ tính đến hết ngày hôm qua, 02/04/2020.
Cơ quan y tế Ấn Độ xác định ổ dịch đầu tiên có liên quan đến một cuộc tập hợp tôn giáo lớn giữa tháng Ba tại New Delhi. Những người lây nhiễm trong cuộc tụ tập này sau đó phát tán về các vùng trong cả nước.
Thông tín viên RFI tại New Delhi, Sébastien Farcis tường trình:
Từ giữa tháng Ba, hơn 3000 người Hồi Giáo tại New Delhi đã tham gia vào cuộc tập họp của Tabligh Jamaat, một tổ chức truyền giáo của đạo Hồi.
Vài ngày sau đó chính quyền ra lệnh cấm mọi cuộc tập hợp, nhưng các lãnh đạo của tôn giáo này vẫn bất chấp chỉ thị để tiếp tục chương trình và nói rằng thánh Allah che chở họ. Dù vậy, một số tín đồ của họ đã mang virus.
Khi chính quyền biết đến thì đã quá muộn. Nhiều người đã trở về tỉnh nhà ở khắp nơi trên Ấn Độ, chính vì thế đã gây ra cuộc khủng hoảng y tế lớn. Giờ đây, hơn 10% các ca nhiễm virus và 1/3 số ca tử vong tại Ấn Độ là những người đã tham dự vào hoạt động nói trên hoặc người thân của họ.
Hơn một nghìn người khác đã được tìm thấy và bị cách ly. Hiện vẫn còn hàng trăm người đang được tìm kiếm. Cảnh sát Ấn Độ vừa yêu cầu khởi tố lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trên vì tội cản trở cuộc chiến chống virus corona.