Tin khắp nơi – 03/12/2020
TT Trump có thể ân xá cho nhiều người trước khi ông mãn nhiệm
Những người ủng hộ và các luật sư dự đoán rằng Tổng thống Donald Trump sẽ ân xá cho nhiều người trong những tuần tới, cho thấy thẩm quyền ân xá của tổng thống có thể được đẩy đến mức giới hạn nào.
Có tin ông Trump đang xem xét ban hành một loạt các lệnh ân xá hoặc giảm nhẹ tội trước khi ông rời nhiệm sở, có thể bao gồm những người thân trong gia đình, các cựu phụ tá và thậm chí cả ngay bản thân ông.
Mặc dù không phải là chuyện lạ khi các tổng thống ký các lệnh ân xá gây tranh cãi trước khi họ kết thúc nhiệm kỳ, song ông Trump đã nói rõ rằng ông không ngại can thiệp vào các trường hợp của bạn bè và đồng minh mà ông tin rằng đã bị đối xử bất công, bao gồm cả cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông, Michael Flynn.
Danh sách các ứng cử viên khả dĩ rất dài và phong phú: cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Trump, Paul Manafort, bị bỏ tù vì tội về tài chính trong khuôn khổ cuộc điều tra về cáo buộc câu kết với Nga; George Papadopoulos, người đã nhận tội nói dối với FBI, giống như Flynn; Joseph Maldonado-Passage, còn gọi là “Joe Exotic”, người đóng vai chính trong xê-ri phim của Netflix có tên “Tiger King”; và các cựu nhân viên hợp đồng bị kết án trong một cuộc đọ súng ở Baghdad làm chết hơn 10 thường dân, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Ông Trump, từ lâu lo lắng về những nguy cơ pháp lý sau khi ông rời nhiệm sở, nói với những người thân tín trong những tuần gần đây rằng ông lo ngại về việc bản thân ông, gia đình hoặc doanh nghiệp của ông có thể bị Bộ Tư pháp nhắm tới khi Tổng thống đắc cử Joe Biden lên nắm quyền, mặc dù ông Biden đã nói rõ rằng ông sẽ không tham gia vào bất kỳ quyết định nào như vậy.
Mặc dù vậy, ông Trump đã có các cuộc trò chuyện tâm tình với các đồng minh về cách ông có thể bảo vệ gia đình mình, tuy ông chưa thực hiện bất kỳ bước đi nào để làm như vậy. Những người con trưởng thành của ông chưa đề nghị ân xá cũng như không cảm thấy cần phải như vậy, theo lời kể của những người biết về các cuộc thảo luận. Họ thuật lại với điều kiện giấu tên vì họ nói về các vấn đề mang tính riêng tư.
Ông Trump cũng đã thảo luận về khả năng bảo vệ cho bản thân mình, theo một bản tin được New York Times đăng lên trước tiên. Trong một video được đăng trên Facebook hôm thứ Tư 2/12, ông Trump đề cập ngắn gọn về những vấn đề mà ông có thể gặp phải.
Ông nói: “Giờ đây, tôi nghe nói rằng chính những người không bắt tội được tôi ở Washington đã gửi mọi thông tin đến New York để họ có thể tìm cách bắt tội tôi ở đó”.
Những suy đoán về chuyện ân xá dẫn đến một loạt phản ứng từ những người chỉ trích.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mitt Romney, đại diện bang Utah, một người thường xuyên chỉ trích ông Trump, nói: “Thông thường, nếu ai đó được ân xá, điều đó hàm ý rằng người đó có thể đã phạm tội. Nếu là tôi, tôi không muốn chuyện đó liên quan đến gia đình mình”.
Lãnh đạo khối Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer chê trách việc tổng thống hỏi ý kiến các nhân viên xem liệu ông có thể ban hành lệnh ân xá trước hay không cho bản thân, cho người nhà và luật sư của ông, Rudy Giuliani. Ông Trump đã thảo luận với ông Giuliani về các hành động khả dĩ.
Ông Schumer nói: “Có một câu trả lời đơn giản: Không được, thưa Tổng thống, đó sẽ là sự lạm dụng thô bạo thẩm quyền ân xá của tổng thống”.
Tổng thống có thẩm quyền ân xá rộng rãi về các tội ở cấp liên bang. Thẩm quyền này bao gồm ra lệnh khoan hồng cho những người chưa bị buộc tội, như Tổng thống Gerald Ford đã làm vào năm 1974 khi ông ân xá cho người tiền nhiệm Richard Nixon.
Nhưng các tổng thống không thể ra lệnh ân xá cho những tội ở cấp tiểu bang, cũng như không thể lách luật bằng cách ân xá cho các cá nhân về những tội hình sự chưa xảy ra, theo các chuyên gia pháp lý. Vẫn chưa rõ liệu một tổng thống có quyền tự ân xá cho bản thân hay không. Từ trước đến nay chưa ai làm như vậy.
Một quan điểm đã có hàng thập kỷ của Văn phòng Tư vấn Luật thuộc Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng các tổng thống không thể tự ân xá vì điều đó sẽ yêu cầu họ đóng vai trò là thẩm phán trong các phiên xét xử chính họ, nhưng văn phòng này cũng cho rằng một tổng thống có thể tuyên bố mình không còn có năng lực phục vụ, do đó, chuyển giao quyền lực cho phó tổng thống và được ân xá theo cách đó.
Tình báo Mỹ: Trung Quốc ráo riết tìm cách ‘ảnh hưởng’ đội ngũ Biden
Các điệp viên Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực để gây ảnh hưởng đến chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden, một quan chức tình báo Mỹ cho biết.
William Evanina, từ văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, nói Trung Quốc cũng đang tập trung vào những người thân cận với đội ngũ của ông Biden.
Trong một diễn biến khác, một quan chức bộ tư pháp nói hơn 1.000 điệp viên Trung Quốc bị tình nghi đã trốn khỏi Mỹ.
Trong cuộc thảo luận trực tuyến hôm thứ Tư tại Viện nghiên cứu Aspen, ông Evanina, giám đốc chi nhánh phản tình báo của National Intelligence, nói Trung Quốc đã tìm cách can thiệp vào nỗ lực phát triển vaccine chống virus corona và các cuộc bầu cử gần đây của Mỹ.
“Chúng tôi cũng đã thấy một gia tăng họat động, điều này đã được lên kế hoạch và chúng tôi dự đoán rằng Trung Quốc giờ đây sẽ chuyển những chiến dịch gây ảnh hưởng của họ vào chính quyền mới [Biden].” Ông nói tiếp.
“Và khi tôi nói điều đó, ảnh hưởng xấu từ nước ngoài, ảnh hưởng ngoại giao, cộng với những nỗ lực tích cực khác, chúng ta bắt đầu thấy trò chơi đó trên toàn quốc không chỉ với những người bắt đầu trong chính quyền mới, mà cả những người xung quanh những người trong chính quyền mới.”
“Vì vậy, đó là một lĩnh vực mà chúng tôi sẽ rất quan tâm đến, để đảm bảo chính quyền mới hiểu được ảnh hưởng đó, nó trông như thế nào, nó có vị gì, cảm giác như thế nào khi bạn nhìn thấy nó.”
Cả ông Biden và Tổng thống Donald Trump đều đưa ra những cáo buộc gay gắt trong chiến dịch vận động tranh cử tại Nhà Trắng gần đây là đối thủ bị ảnh hưởng bởi Bắc Kinh.
Ông Trump tập trung vào các giao dịch kinh doanh của con trai ông Biden là Hunter Biden ở Trung Quốc, trong khi ứng cử viên Đảng Dân chủ nhấn mạnh tài khoản ngân hàng Trung Quốc của ông Trump.
Hunter Biden làm gì ở Ukraine và Trung Quốc?
Trong cuộc thảo luận tương tự hôm thứ Tư, John Demers, giám đốc ban an ninh quốc gia của Bộ Tư pháp, nói hàng trăm nhà nghiên cứu Trung Quốc có quan hệ với quân đội nước họ đã bị các điều tra viên FBI điểm mặt trong mùa hè.
Ông Demers nói cuộc điều tra bắt đầu khi các nhà chức trách Mỹ bắt giữ 5 hoặc 6 nhà nghiên cứu Trung Quốc che giấu mối quan hệ của họ với Quân Giải phóng Nhân dân (PLA).
TQ ăn miếng trả miếng, leo thang thương chiến với Mỹ
“Năm hoặc sáu vụ bắt giữ đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi và thành thật mà nói, kích thước của tảng băng trôi là một thứ mà tôi không nghĩ chúng tôi hoặc những người khác nhận ra nó lớn như thế nào”, ông nói.
Ông nói tại cuộc thảo luận rằng sau khi FBI thực hiện hàng chục cuộc phỏng vấn với các cá nhân khác, “hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc trực thuộc PLA đã rời khỏi Mỹ”.
Ông Demers nói “chỉ người Trung Quốc mới có đủ nguồn lực, khả năng và ý chí” để xúc tiến các hoạt động gián điệp chính trị và kinh tế bị cáo buộc như vậy và những “hoạt động ác ý khác”.
Ông nói các nhà nghiên cứu đã rời khỏi Mỹ này không gồm một nhóm khoảng 1.000 sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc bị Mỹ thu hồi thị thực vào tháng 9.
Vì sao Mỹ ra lệnh cho TQ đóng cửa lãnh sự quán Houston?
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lúc đó cho biết sẽ chỉ chào đón các sinh viên Trung Quốc “không thực hiện mục tiêu thống trị quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Vào tháng 7, bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã đóng cửa lãnh sự quán của Trung Quốc ở Houston, Texas, với cáo buộc Bắc Kinh ăn cắp tài sản trí tuệ.
Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách cáo buộc Hoa Kỳ phân biệt chủng tộc, nhưng ông Demers hôm thứ Tư phủ nhận rằng chính quyền Hoa Kỳ đang phân loại sinh viên Trung Quốc dựa vào chủng tộc.
Quan hệ Trung-Mỹ đã chạm đáy sau khi Tổng thống Trump sắp mãn nhiệm tranh chấp với Bắc Kinh về mọi thứ, từ thương mại đến Hong Kong và đại dịch.
Mỹ siết chặt quy định visa đối với đảng viên Cộng Sản Trung Quốc
Trọng Nghĩa
Chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 02/12/2020 đã ban hành các quy định mới siết chặt thêm chế độ thị thực nhập cảnh Mỹ đối với đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc và gia đình của họ, theo tiết lộ của nhật báo Mỹ New York Times ngày 03/12.
Trích dẫn các nguồn tin nắm rõ hồ sơ này, New York Times cho biết là, theo quy định mới, thời hạn thị thực nhập cảnh đối với các đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc và gia đình của họ chỉ còn là một tháng, và chỉ có giá trị một lần duy nhất.
Cho đến nay, các đảng viên Cộng Sản, tương tự như mọi công dân Trung Quốc khác, đều có thể xin thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ với thời hạn có thể lên đến 10 năm.
Các hướng dẫn thị thực mới cho phép quan chức Mỹ xác định xem một người Trung Quốc xin visa vào Mỹ có phải là đảng viên hay không, dựa trên đơn xin thị thực và phần phỏng vấn lúc nộp đơn.
Nhật báo New York Times dẫn lời một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ xác định rằng việc siết chặt chế độ thị thực nhập cảnh kể trên nằm trong chủ trương bảo vệ nước Mỹ chống lại “ảnh hưởng tai hại” của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Theo hãng tin Anh Reuters, bộ Ngoại Giao Mỹ chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề trên, nhưng trong những ngày gần đây, chính quyền Donald Trump đã tìm cách “củng cố di sản cứng rắn đối với Trung Quốc của tổng thống mãn nhiệm”, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đã xuống đến mức xấu nhất trong nhiều thập kỷ.
Quan hệ Washington và Bắc Kinh đã trở nên hết sức căng thẳng trên một loạt vấn đề, từ cách xử lý dịch Covid-19 của Trung Quốc, chính sách đàn áp tại Hồng Kông, cho đến các vụ vi phạm nhân quyền trên quy mô lớn ở Tân Cương, hay các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của họ ở Biển Đông.
Mỹ cấm nhập bông gòn đến từ Tân Cương
Nhiều quyết định trừng phạt Trung Quốc đã liên tiếp được tung ra, gần đây nhất là lệnh cấm nhập khẩu bông gòn từ một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc bị cho là đã sử dụng lao động cưỡng bức áp dụng trên thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một thông cáo ngày 02/12, bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ cho biết là Hải Quan Mỹ kể từ nay có quyền tịch thu mặt hàng bông gòn nhập của Tập Đoàn Sản Xuất và Xây Dựng Tân Cương XPCC. Đây là một tổ chức kinh tế bán quân sự chiếm gần một phần năm GDP của vùng Tân Cương, đồng thời là một trong những nhà sản xuất bông gòn lớn nhất Trung Quốc.
Vào tuần trước, hãng tin Anh Reuters cũng tiết lộ việc Washington đã sẵn sàng đưa thêm bốn tập đoàn lớn của Trung Quốc vào “danh sách đen” của các doanh nghiệp do quân đội sở hữu hoặc kiểm soát.
Trong số này có nhà sản xuất chip điện tử hàng đầu của Trung Quốc SMIC và Tổng Công ty Dầu Khí Hải Dương CNOOC, qua đó hạn chế khả năng tiếp cận của các thực thể này với giới đầu tư Mỹ.
Mỹ thúc đẩy quy định mới cho các công ty Trung Quốc
Hạ viện Mỹ đã thông qua luật loại các công ty Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán Mỹ nếu họ không tuân thủ các quy tắc kiểm toán của Hoa Kỳ.
Đạo luật này cũng sẽ yêu cầu các công ty tiết lộ liệu họ có thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không.
Đạo luật có trách nhiệm giải trình các công ty nước ngoài hiện vẫn cần sự chấp thuận của Tổng thống Hoa Kỳ.
Động thái này diễn ra cùng lúc với một nỗ lực rộng lớn hơn nhằm gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Trump.
Ngoài hành động này, chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Tư đã ra lệnh cấm nhập khẩu bông gòn từ một công ty mà họ cho rằng sử dụng lao động cưỡng bức những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) bị giam giữ.
Dây xoắn cuối cùng trong thương chiến Mỹ – Trung
TQ ăn miếng trả miếng, leo thang thương chiến với Mỹ
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
Mỹ cũng có hành động chống dây xoắn do Trung Quốc sản xuất tuần trước, thực hiện bước đi hiếm hoi là áp đặt thuế quan để chống lại tác động của những gì Mỹ tuyên bố là thao túng tiền tệ của nước này.
Trung Quốc cũng gia tăng áp lực, đưa ra luật kiểm soát xuất khẩu đầu tuần này.
Đây được coi là một phản ứng với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ cho các vi mạch mà nhiều công ty công nghệ Trung Quốc dựa vào.
‘Hiện trạng độc hại’
Đạo luật này sẽ có ít tác dụng trong ngắn hạn, vì các công ty nước ngoài chỉ bị loại khỏi sàn chứng khoán nếu họ không tuân thủ các cuộc kiểm toán trong ba năm liên tiếp.
Hiệp hội Chứng khoán Hoa Kỳ hoan nghênh việc thông qua dự luật, nhưng kêu gọi chính phủ hành động nhanh chóng hơn, bằng cách hủy niêm yết các công ty không tuân thủ vào giữa năm sau.
Luật áp dụng cho các công ty niêm yết công khai từ bất kỳ quốc gia nào, nhưng các nhà tài trợ của nó nhằm vào các công ty Trung Quốc.
“Chính sách [hiện giờ] của Mỹ đang cho phép Trung Quốc áp đặt các quy tắc mà các công ty Mỹ phải tuân theo và điều đó thật nguy hiểm. Hôm nay, Hạ viện đã cùng với Thượng viện bác bỏ hiện trạng độc hại “, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Kennedy, một trong những tác giả của dự luật, nói.
Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung – được Quốc hội thành lập để theo dõi các mối đe dọa an ninh có thể đến từ Trung Quốc – cho biết tính đến tháng 10, đã có 217 công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ.
Một số công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, gồm Alibaba và nhà điều hành KFC Trung Quốc, Yum China, gần đây đã niêm yết thứ cấp tại sàn chứng khoán Hong Kong.
Cuộc chiến bông gòn
Chính quyền Trump cũng cấm nhập khẩu bông gòn từ một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mà họ cho là đã sử dụng lao động cưỡng bức những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) bị giam giữ ở tỉnh Tân Cương.
Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) là một tổ chức bán quân sự được báo cáo chiếm gần một phần năm GDP của Tân Cương.
Đây cũng là một trong những nhà sản xuất bông gòn lớn nhất của Trung Quốc.
Nhân viên Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã được lệnh bắt giữ các lô hàng có chứa bông gòn và các sản phẩm bông gòn có nguồn gốc từ XPCC.
“Sự lạm dụng lao động cưỡng bức có hệ thống của Trung Quốc ở khu vực Tân Cương sẽ làm phiền mọi doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ”, Quyền Ủy viên CBP Mark A. Morgan tuyên bố trong một văn bản.
Bắc Kinh đã phải đối mặt với sự lên án của quốc tế vì mạng lưới các trung tâm giam giữ ở Tân Cương, nơi chủ yếu giam giữ các nhóm thiểu số Hồi giáo.
Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích, nói rằng mục đích của họ là giải quyết nạn đói nghèo và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo ở Tân Cương.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật – Ngăn chặn
các công ty Trung Quốc niêm yết tại TTCK Mỹ
Bình luậnĐức Duy
Hạ viện Mỹ dự kiến sẽ thông qua luật trong tuần này nhằm ngăn một số công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu của họ trên các sàn giao dịch của Mỹ trừ khi họ tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ.
Dự luật sẽ cho phép các công ty Trung Quốc như Alibaba, công ty công nghệ Pinduoduo Inc. và tập đoàn dầu mỏ khổng lồ PetroChina Co Ltd thời hạn ba năm để tuân thủ các quy tắc của Mỹ, trước khi bị loại khỏi thị trường Mỹ.
Những người tham gia trong ngành cho biết việc giám sát chặt chẽ hơn cũng có thể ngăn cản các công ty Trung Quốc khác niêm yết tại Hoa Kỳ. Trong năm nay, danh sách này đã đạt mức cao nhất trong vòng sáu năm qua.
Hạ viện dự kiến sẽ bỏ phiếu vào tối thứ Tư (ngày 2/12) về “Đạo luật về trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài” – đạo luật cấm chứng khoán của các công ty nước ngoài được niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch nào của Hoa Kỳ, nếu họ không tuân thủ các cuộc kiểm toán của Hội đồng Giám sát Kế toán Công Hoa Kỳ trong ba năm đối với một đơn vị.
Các trợ lý quốc hội cho biết “có sự ủng hộ của lưỡng đảng” cho biện pháp này. Các biện pháp cứng rắn hơn đối với hoạt động kinh doanh và thương mại của Trung Quốc thường được Quốc hội thông qua với tỷ lệ ủng hộ lớn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mô tả đây là một chính sách phân biệt đối xử “áp chế chính trị” đối với các công ty Trung Quốc.
“Thay vì thiết lập các lớp rào cản, chúng tôi hy vọng Mỹ có thể cung cấp một môi trường công bằng và không phân biệt đối xử đối với các công ty nước ngoài đầu tư và hoạt động tại Mỹ”, bà Hoa nói trong một cuộc họp báo.
Chính quyền Trung Quốc từ lâu đã miễn cưỡng để các cơ quan quản lý ở nước ngoài kiểm tra sổ sách kế toán của các công ty Trung Quốc, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Các quan chức tại cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc cho biết vào đầu năm nay, họ sẵn sàng cho phép việc kiểm tra các tài liệu kiểm toán trong một số trường hợp, nhưng các thỏa thuận trước đây nhằm giải quyết tranh chấp đã không có hiệu quả trên thực tế.
Dự luật, do Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Kennedy và Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van Hollen bảo trợ, đã được Thượng viện nhất trí thông qua vào tháng 5/2020, vì vậy thông qua Hạ viện, dự luật sẽ được gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Mỹ Donald Trump phủ quyết hoặc ký thành luật.
Theo dự kiến, ông Trump sẽ ký dự luật này nếu nó được thông qua, theo một người am hiểu vấn đề này.
Biện pháp này cũng sẽ yêu cầu các công ty đại chúng tiết lộ liệu họ có thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không.
Shaun Wu, một đối tác có trụ sở tại Hong Kong tại công ty luật Paul Hastings, cho biết việc tăng cường thực thi [theo dự luật mới] đối với các công ty Trung Quốc có khả năng xảy ra, mặc dù nhiệm kỳ Tổng thống mới sẽ bắt đầu vào tháng 1/2021.
Ông nói rằng nếu dự luật này trở thành luật, “tất cả các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ sẽ phải đối mặt với sự tăng cường giám sát của các cơ quan chức năng của Mỹ, và họ chắc chắn phải cân nhắc tất cả các giải pháp khác nhau”.
Điều này có thể bao gồm việc các công ty có thể chọn niêm yết ở Hong Kong hoặc những nơi khác, ông nói. Một số công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, bao gồm Alibaba và nhà điều hành KFC Trung Quốc Yum China, gần đây đã thực hiện niêm yết thứ cấp tại Hong Kong.
Đức Duy
Theo Reuters
American Airlines và United Airlines tạm dừng các chuyến bay thẳng đến Thượng Hải
Theo các nguồn tin, hai hãng hàng không American Airlines và United Airlines đang tạm dừng kế hoạch khai thác các chuyến bay thẳng từ Hoa Kỳ đến Thượng Hải sau các báo cáo về việc phi hành đoàn sẽ phải chờ đợi kéo dài khi đến nơi, chỗ ở và việc di chuyển bị hạn chế tại thành phố. Thay vào đó, các chuyến bay sẽ quá cảnh ở Hàn Quốc, theo nguồn tin cho biết, nhưng yêu cầu được giấu danh tánh vì họ không được phép tiết lộ về điều này.
Các hãng hàng không chưa thể nối lại hầu hết các hoạt động bay đến Trung Cộng sau khi tạm ngừng vào tháng 2 do coronavirus lan rộng.
Vào tháng 10, American Airlines đã nối lại các chuyến bay từ Phi trường Quốc tế Dallas-Fort Worth và Thượng Hải và quá cảnh ở Seoul. Tuy nhiên, các chuyến bay từ Thượng Hải trở lại Los Angeles sẽ là các chuyến bay thẳng. Hãng cũng đang tiếp tục khai thác các chuyến bay chỉ chở hàng hóa có quá cảnh ở Seoul từ Dallas-Fort Worth và từ Los Angeles đến Bắc Kinh vì những lo lắng tương tự.
Việc chờ đợi lâu để nhập cảnh và đến được khách sạn là một vấn đề đối với các hãng hàng không vì việc này làm mất thời gian nghỉ ngơi bắt buộc của phi hành đoàn theo luật của liên bang. Ngoài ra, phi hành đoàn cũng phải chịu các hạn chế không được ra khỏi khách sạn do chính phủ Trung Cộng ban hành.
Hãng United Airlines cũng cho biết sẽ thực hiện quá cảnh tại Seoul trong các chuyến bay từ San Francisco đến Thượng Hải. Delta Air Lines cũng có kế hoạch thực hiện các chuyến bay thẳng từ Seattle và Detroit đến Thượng Hải bắt đầu từ tuần này. (BBT)
Nghi vấn ĐCS Trung Quốc chi 400 triệu USD cho Dominion thông qua Ngân hàng UBS Securities
Bình luậnNgọc Trân
Những ngày gần đây, nội tình liên quan đến việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thao túng bầu cử Mỹ thông qua hệ thống bỏ phiếu Dominion liên tục xuất hiện. Mới đây nhất là thông tin ĐCSTQ cung cấp 400 triệu USD cho Dominion thông qua Ngân hàng UBS Securities.
Tài liệu của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) cho biết, Staples Street Capital III – Công ty mẹ của Hệ thống Bỏ phiếu Dominion đã nhận 400 triệu USD từ Ngân hàng UBS Securities Co., Ltd. vào ngày 8/10/2020.
Được biết, UBS Securities Co., Ltd. là một ngân hàng đầu tư và công ty môi giới của Trung Quốc, cũng là một công ty con không thuộc sở hữu hoàn toàn của tập đoàn tài chính đa quốc gia UBS Thụy Sĩ từ năm 2018.
Công ty Staple Street Capital đã mua lại Hệ thống Bỏ phiếu Dominion vào năm 2018.
Hệ thống Bỏ phiếu Dominion đã được sử dụng ở 28 tiểu bang của Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử 2020. Nhóm của Tổng thống (TT) Trump cáo buộc hệ thống này tham gia vào việc gian lận bầu cử khi lấy một lượng lớn phiếu bầu của TT Trump chuyển sang cho ông Biden và xóa hàng triệu phiếu bầu của TT Trump.
Hôm 1/12, ông Lin Wood – Luật sư thuộc nhóm chiến dịch tranh cử của TT Trump đã tweet rằng: “Cảnh báo với những người yêu nước: [Tôi] vừa nhận được một thông tin rằng ĐCSTQ đã mua Dominion Voting với giá 400 triệu USD vào ngày 8/10. Hiện thông tin này đang được xác minh. Nếu là sự thật thì điều này chứng tỏ rằng ĐCSTQ thật sự có kế hoạch lật đổ chính phủ Mỹ và đánh cắp nước Mỹ quý giá của chúng ta”.
Luật sư Sidney Powell đã luôn sát cánh chiến đấu và vạch trần gian lận bầu cử thông qua các thủ tục pháp lý cùng Luật sư Wood. Cả hai người từng nhiều lần nói rằng, có rất nhiều bằng chứng cho thấy các thế lực nước ngoài như ĐCSTQ đã thông qua hệ thống Dominion để thao túng cuộc bầu cử và phát động chiến tranh nhắm vào Hoa Kỳ. Nếu điều này là sự thật thì tất cả những kẻ cấu kết với các thế lực nước ngoài sẽ phạm phải tội phản quốc, và những con ‘cá sấu’ lớn của nhà nước ngầm (Deep State) như Biden, Hillary, Obama sẽ phải vào tù.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Trung tướng Hoa Kỳ Thomas McInerney cũng tiết lộ rằng, hệ thống Dominion đã truyền dữ liệu bầu cử tới Tây Ban Nha và Đức. Quân đội Mỹ đã phải giao chiến với CIA để giành lấy máy chủ chứa nhiều dữ liệu cuộc bầu cử được đặt tại Frankfurt, Đức và cuối cùng đã thu giữ thành công. Những chứng cứ quan trọng trong máy chủ sẽ làm bằng chứng tại Tối cao Pháp viện. Ông Wood còn cho biết, ông và bà Powell có được nhiều nguồn thông tin khác nhau, cả hai đều đề cập đến việc ĐCSTQ và Iran có can thiệp đến vụ gian lận bầu cử này.
Tài liệu này của SEC có thể cung cấp thêm một bằng chứng khác cho việc ĐCSTQ can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020.
Luật sư Wood đã tweet hôm 1/12 rằng, ông và bà Powell sẽ tổ chức một cuộc họp báo về “Ngăn chặn việc đánh cắp cuộc bầu cử” ở tiểu bang Georgia vào chiều ngày 2/12.
Ngọc Trân
Theo Secretchina.com
Tổng Thống Trump dọa phủ quyết ngân sách quốc phòng nếu Quốc Hội không bãi bỏ luật bảo vệ mạng xã hội
Tin Washington DC – Vào thứ Ba, 1 tháng 12, Tổng Thống Trump đã dọa phủ quyết dự luật ngân sách quốc phòng thường niên, nếu Quốc Hội không bãi bỏ một đạo luật liên bang, vốn đang cung cấp sự bảo vệ pháp lý cho các mạng xã hội.
Trong tuyên bố trên Twitter đăng vào tối thứ Ba, Tổng Thống Trump nói ông chỉ ký dự luật ngân sách quốc phòng trị giá 740 tỷ Mỹ kim, nếu dự luật này có bao gồm lệnh hủy bỏ điều khoản 230 của Luật truyền thông công chính, là điều khoản giúp mạng xã hội tránh trách nhiệm pháp lý liên quan đến bài đăng trên trang web của họ.
Tổng thống trong nhiều tháng qua đã gây áp lực đòi hủy bỏ sự bảo vệ pháp lý cho mạng xã hội, với lý do rằng các mạng như Twitter và Facebook đã kiểm duyệt và đàn áp các thông điệp của những người Bảo thủ.
Tổng Thống Trump viết trên Twitter rằng, điều 230 là mối đe dọa lớn cho tính toàn vẹn và công bằng của cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Do đó, dự luật ngân sách quốc phòng sẽ bị phủ quyết nếu thiếu lệnh hủy bỏ điều khoản 230. Yêu cầu của tổng thống đang bị nhiều nhà lập pháp phản đối, bao gồm cả các lãnh đạo Ủy Ban Quân Vụ tại Thượng Viện và Hạ Viện.
Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Jim Inhofe của Oklahome, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, nói rằng ông đồng ý với việc hủy bỏ điều 230, tuy nhiên, chính phủ không thể làm việc này trong dự luật ngân sách quốc phòng, vì điều khoản này không liên quan gì đến quân đội.
Yêu cầu của Tổng Thống Trump được đưa ra trong lúc cả hai đảng và Tòa Bạch Ốc đang thương lượng các điều khoản cho dự luật ngân sách quốc phòng. (Ngô Bảo)
Bộ trưởng Tư pháp: Không có bằng chứng gian lận nào có thể vô hiệu chiến thắng của ông Biden
Một bước lùi mới đối với nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11: Bộ trưởng Tư pháp William Barr ngày 1/12 tuyên bố Bộ không phát hiện bằng chứng nào về gian lận sâu rộng có thể thay đổi kết quả cuộc bầu cử.
Ông Barr, một đồng minh thân cận của ông Trump, trước cuộc bầu cử đã đưa ra cảnh báo về khả năng gian lận cử tri, nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP là các tổng chưởng lý và các nhân viên FBI đã xem xét những khiếu nại về gian lận nhưng không tìm thấy bằng chứng nào có thể thay đổi kết quả cuộc bầu cử.
“Cho tới nay chúng tôi không thấy gian lận ở một mức độ có thể ảnh hưởng tới những kết quả khác nhau trong cuộc bầu cử,” ông Barr nói với AP.
Bình luận này hợp thức hoá những gì các giới chức bầu cử và các thống đốc trên toàn nước Mỹ đã nói trong nhiều tuần qua, trái ngược với những tuyên bố vô căn cứ của ông Trump là cuộc bầu cử bị gian lận có lợi cho cựu Phó Tổng thống Dân chủ Joe Biden.
Ông Trump chỉ trích Bộ Tư pháp
Trong lúc ban tranh cử và các ủng hộ viên đệ đơn kiện các kết quả bầu cử tại những tiểu bang chiến trường như Arizona, Georgia, Nevada, Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, ông Trump trách cứ Bộ Tư pháp là không điều tra những cáo giác của ông.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 29/11, ông Trump nói Bộ Tư pháp “mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ.”
“Nếu quý vị trong FBI hay Bộ Tư pháp, đây là việc lớn nhất quý vị nên điều tra,” ông nói. “Họ đâu rồi? Tôi chẳng thấy gì cả.”
Ông Trump không phản hồi tức thì trước phát biểu của Bộ trưởng Tư pháp. Nhưng trong một tuyên bố, luật sư riêng của ông Trump, ông Rudy Giuliani, và cố vấn pháp lý cao cấp trong ban tranh cử của ông Trump, bà Jenna Ellis, nói “ Không có bất cứ cái gì trông giống như cuộc điều tra của Bộ Tư pháp” về gian lận bầu cử.
Một phát ngôn viên Bộ Tư pháp không phản hồi trước chỉ trích của ban tranh cử của ông Trump.
‘Luật sư riêng’ của ông Trump
Cho đến gần đây, ông Barr vẫn là đồng minh thân cận và là chiến lược gia pháp lý của ông Trump khiến những người chỉ trích dán nhãn ông là “luật sư riêng của ông Trump.” Hai ông liên tục nhắc lại sự phản đối việc bỏ phiếu qua đường bưu điện, nói rằng cách này sẽ đưa đến gian lận tràn lan.
Vào ngày 9/11, trong một lập trường xa rời chính sách lâu nay, ông Barr nói với các công tố viên là họ có thể điều tra “những cáo buộc rõ ràng” về gian lận bầu cử trước khi kết quả được phê chuẩn. Chỉ thị chưa có tiền lệ này đã khiến cho công tố viên hình sự hàng đầu trong Bộ Tư pháp chuyên trách về bầu cử từ chức.
Tuy nhiên không có chứng cứ gian lận nào được phát hiện. Trong cuôc phỏng vấn của AP, ông Barr bác bỏ một khiếu nại được cựu luật sư ban tranh cử của ông Trump, bà Sidney, Powell và những người khác đưa ra là hệ thống bầu cử gian lận dù sao cũng đã chuyển hàng triệu phiếu từ ông Biden sang ông Trump.
“Có một tuyên bố không bằng chứng là có sự gian lận có hệ thống, và rằng máy móc được lập trình để thay đổi kết quả cuộc bầu cử,” ông Barr nói. “Và Bộ An ninh Nội địa và Bộ Tư pháp đã xem xét việc này, và cho tới nay, chúng tôi không thấy điều gì hỗ trợ cho lập luận đó.”
Bà Sylvia Albert, giám đốc phụ trách về bỏ phiếu và bầu cử thuộc tổ chức theo dõi Common Cause, nói tuyên bố của ông Barr rằng Bộ Tư pháp không phát hiện chứng cứ rõ ràng về bầu cử gian lận có thể đưa ông vào tầm ngắm của ông Trump.
Cuộc bầu cử an ninh nhất
Tuần trước, Tổng thống Trump cách chức ông Chris Krebs, Giám đốc Cơ quan An ninh mạng và An ninh Hạ tầng Cơ sở sau khi ông Krebs tuyên bố cuộc bầu cử 3/11 là cuộc bầu cử an ninh nhất trong lịch sử nước Mỹ.
“Tổng thống dường như sa thải người nào nói về dữ kiện mà ông không đồng ý,” bà Albert nói.
Trong một đánh giá về cuộc bầu cử 3/11, Common Cause nói đã phát hiện một số trường hợp về những trục trặc thường xuyên trong Ngày Bầu như là máy móc không hoạt động và xếp hàng dài nhưng không có bằng chứng gian lận.
Vào tháng 11/2018, ông Trump sa thải ông Jeff Sessions, Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của ông, một phần vì ông Sessions rút lui trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử 2016. Ông Trump sau đó đề cử ông Barr, vốn trước đây đã giữ chức vụ này trong những năm 1990, để thay thế ông Sessions.
Bà Albert chỉ trích ông Barr theo gót ông Trump chỉ trích bầu cử gian lận trước khi tuyên bố ngược lại quá muộn màng.
“Bộ trưởng Tư pháp trong những tháng qua tiếp tục giúp Tổng thống phá hoại lòng tin của dân chúng về cuộc bầu cử, do đó tôi sẽ không cấp phần thưởng cho ông khi ông nói sự thật trễ hơn một tháng,” bà Albert nói trong một cuộc phỏng vấn với VOA.
Tuy nhiên ông Justin Lewitt , giáo sư Trường Luật Loyola và là một cựu viên chức Bộ Tư pháp, hoan nghênh bình luận của ông Barr như là “một tuyên bố căn cứ trên sự thật.”
“Tôi hoàn toàn hài lòng là lãnh đạo Bộ Tư pháp dường như đã quay trở lại tính độc lập và sự thông thường, và Bộ trưởng Tư pháp dường như đã công nhận là ông không thèm hoạt động như luật sư riêng của Tổng thống nữa,” ông Levitt viết trong email gởi cho VOA.
CNN đe dọa gọi cảnh sát khi dự án Veritas đưa ra bằng chứng chứng minh sự thiên vị cực đoan của tờ báo này
Bình luậnMộc Trà
Veritas tuyên bố: ‘Về cơ bản, chúng tôi đã nghe được các cuộc gọi của CNN trong hai tháng và ghi lại mọi thứ …’
Trong một bản phát hành khác vào thứ Tư, Project Veritas đã đăng những cuộc nói chuyện nội bộ giữa các giám đốc điều hành CNN thảo luận về quyết định của họ liên quan đến việc chôn vùi thông tin về vụ bê bối máy tính xách tay Hunter Biden.
Một số tổ chức cánh tả, bao gồm NPR, cũng như các nhà xuất bản mạng xã hội Twitter và Facebook, đã bị chỉ trích gay gắt vì đã không ngừng kiểm duyệt và ngăn chặn các thông tin gây chấn động này.
Bản phát hành cũng bao gồm những đoạn băng trong đó các giám đốc điều hành tuyên bố Tổng thống Donald Trump là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn hơn gian lận phiếu bầu, cũng như một phó chủ tịch cấp cao của báo này miệt thị những người ủng hộ Trump là người Mỹ gốc Cuba.
“Lý do duy nhất [người Cuba ở Miami] ủng hộ Trump là vì câu chuyện [Biden là xã hội chủ nghĩa] — và thực tế đáng buồn thay, tôi phải nói rằng, có một bộ phận người dân lại rất thích nghe theo những kẻ bắt nạt”, Phó chủ tịch cấp cao của CNN – bà Cynthia Hudson nhận xét.
“Không ai phản đối việc này ở Florida, người dân Cuba sẽ bỏ phiếu cho Trump và điều đó thật đáng sợ”, bà Hudson nói.
CNN đe dọa sẽ viện đến đến cơ quan thực thi pháp luật sau khi nhà báo James O’Keefe tuyên bố sẽ phát hành bản ghi âm cuộc gọi trong hội nghị biên tập nội bộ của báo này.
Nhà báo O’Keefe đã đăng bản xem trước của bản phát hành sắp tới, trong đó có cuộc gọi biên tập giữa Chủ tịch CNN Jeff Zucker và lãnh đạo cấp cao của mạng lưới của ông.
“Về cơ bản, chúng tôi đã nghe các cuộc gọi CNN trong hai tháng và ghi chép lại mọi thứ”, nhà báo O’Keefe nói với ông Zucker trong một cuộc họp. “Chúng tôi đã có rất nhiều bản ghi âm cho thấy ông không thực sự hành động độc lập với tư cách một nhà báo.
Ngay sau đó, tài khoản quan hệ công chúng của CNN trên Twitter đã trả lời: “Các chuyên gia pháp lý nói rằng đây có thể là một trọng tội. Chúng tôi đã chuyển trường hợp này đến cơ quan thực thi pháp luật để xử lý”.
Trong một trong những bản ghi âm do O’Keefe phát hành, một giám đốc điều hành của CNN đã phàn nàn về “sự phân biệt chủng tộc trần trụi” của người dẫn chương trình Fox News Tucker Carlson. Nhà báo O’Keefe đã xác định người này là Phó chủ tịch lập trình toàn cầu Marcus Mabry của CNN, nhưng CNN lại một tuyên bố rằng người điều hành thực sự là cố vấn chung của mạng, David Vigilante.
“Tôi nghĩ rằng không thể tránh khỏi việc phải nói về sự phân biệt chủng tộc trần trụi của Tucker Carlson…”. Hãy sắp xếp chương trình này vào giờ mà người da trắng “có trên Fox News mỗi đêm…”, giám đốc điều hành này nói.
Facebook bị mất tín nhiệm khi muốn giúp Biden ứng phó với vaccine COVID-19
Bình luậnMai Trang
CEO của Facebook Mark Zuckerberg đã thông báo rằng công ty mình sẵn sàng trợ giúp Biden trong việc ứng phó với vaccine COVID-19…
Trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với Tiến sĩ Anthony Fauci, Mark Zuckerberg cho biết Facebook đang cố gắng làm việc với Joe Biden. Họ cho biết gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội có thể giúp Biden ứng phó với COVID-19. CEO của Facebook đã đề cập đến việc “thúc đẩy thông tin chính xác về vaccine”, nhưng không giải thích về cách làm cụ thể.
“Bạn và phần còn lại của chính phủ có một công việc quan trọng phía trước,” Zuckerberg nói với Anthony Fauci trong cuộc phỏng vấn.
Zuckerberg tiếp tục: “Tôi biết nhóm của chúng tôi tại Facebook đã liên hệ với chính quyền sắp tới để trợ giúp phản hồi COVID theo bất kỳ cách nào có thể. Tôi chắc chắn sẽ có một vài điều quan trọng mà chúng ta có thể làm cùng nhau”.
Giám đốc điều hành Facebook nói thêm: “Chúng tôi đã lên kế hoạch thúc đẩy thông tin có thẩm quyền về vaccine trước khi chuyển sang một chủ đề khác”.
Theo Financial Times, Facebook đang lên kế hoạch để khuyến khích người dùng tiêm vaccine. Vào tháng 10, Facebook đã công bố thay đổi chính sách của mình để cấm các quảng cáo không khuyến khích tiêm chủng. Trước đó vào tháng 2, dưới thời TT Trump, họ lại chỉ nói rằng mình sẽ bắt đầu khiến các trang/nhóm thường xuyên quảng bá các bài đăng anti-vaxx khó tìm hơn trong kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, Facebook cũng không được chào đón kể cả từ phía nhóm của Biden với những chính sách cho phép phổ biến “thông tin sai lệch” nhiều lần. Họ cho biết Facebook “không đơn thuần chỉ là một công ty internet. Đó là tuyên truyền sự giả dối mà chính họ biết là sai sự thật.” – Theo NYTimes.
Mai Trang
– Tổng hợp từ BreibartNews, BusinessInsider, IsraelNationalNews.
Truyền thông Mỹ: Cố vấn tranh cử của ông Biden tham dự hội nghị ‘Tìm hiểu Trung Quốc’ ở Quảng Châu ngay sau cuộc bầu cử
Bình luậnĐông Phương
Trước cuộc bầu cử Mỹ, vụ ‘bê bối email’ đã phơi bày mối quan hệ giữa ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Biden với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Gần đây, truyền thông Mỹ tiết lộ rằng cố vấn chiến dịch của ông Biden và người dẫn chương trình CNN đã tham dự hội nghị “Tìm hiểu Trung Quốc” được tổ chức tại Quảng Châu vào ngày 20/11.
Hãng truyền thông Hoa Kỳ Nation Pulse đăng tin độc quyền vào ngày 2/12 cho biết, người dẫn chương trình CNN Fareed Zakaria và cố vấn chiến dịch tranh cử năm 2020 của ông Biden vừa tham dự Hội nghị “Tìm hiểu Trung Quốc” (Understanding China Conference 2020 (Guangzhou) ). Hội nghị này có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình đã đích thân gửi thư chúc mừng hội nghị.
Bài báo cho biết, chủ đề của hội nghị là kêu gọi ĐCSTQ “tăng cường hợp tác” với thế giới. Trong số những người tham dự bên phía Trung Quốc, có một số là học giả chủ nghĩa Marx-Lenin của ĐCSTQ, cũng có sự tham gia của quan chức cấp cao ĐCSTQ. Ông Tập Cận Bình vẫn luôn ủng hộ hội nghị này, đích thân ông đã tiếp kiến những người tham dự vào năm 2019 và gửi thư chúc mừng hội nghị vào năm nay.
Bài báo cũng nói rằng, hội nghị cũng dựa vào sự tham dự của người phương Tây để gia tăng “tính hợp pháp” của nó. Năm nay, một số chính trị gia châu Âu và Hoa Kỳ thân ĐCSTQ đã tham dự sự kiện này,
bao gồm người dẫn chương trình CNN Fareed Zakaria và một chính trị gia Mỹ khác là Lawrence Summers.
Bài báo dẫn lời Reuters nói rằng ông Summers là Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia thời ông Obama và cũng là người cố vấn cho chiến dịch tranh cử Tổng thống 2020 của ông Biden.
Theo các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, Hội nghị quốc tế “Tìm hiểu Trung Quốc” năm nay đã khai mạc tại Quảng Châu vào ngày 20/11. Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương ĐCSTQ kiêm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ Hoàng Khôn Minh (Huang Kunming) đã tham dự lễ khai mạc qua video, đọc thư chúc mừng của ông Tập Cận Bình và có bài phát biểu. Ông Lý Hy (Li Xi), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, đã đích thân tham dự và có bài phát biểu quan trọng.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Chính sách di dân thời Biden sẽ ‘dễ hơn’ so với thời Trump?
Chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden nhiều khả năng sẽ nới lỏng những chính sách di dân ngặt nghèo của chính quyền Trump chẳng hạn như tăng số người được tị nạn, bãi bỏ quy định về gánh nặng xã hội hay giảm yêu cầu về mức lương đối với lao động có trình độ, một luật sư về di trú nhận định với VOA.
Trong bốn năm cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thay đổi cơ bản hệ thống cấp thị thực đến Hoa Kỳ, phần lớn thông qua các bản ghi nhớ chính sách và hướng dẫn nội bộ mà không cần sự cho phép của Quốc hội. Kết quả là việc cấp thị thực nhập cư đã giảm hơn 17% từ năm tài chính 2016 đến năm tài chính 2019, theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tổng thống đắc cử Joe Biden có kế hoạch đảo ngược nhiều, nếu không phải tất cả, các chính sách di dân của chính quyền Trump vốn được cho là đã làm giảm dòng người nhập cư đến Mỹ, nhằm đưa mọi thứ trở lại như trước đây.
Trong số các hứa hẹn thay đổi, ông Biden đã cam kết sẽ cải thiện tiến trình nhập tịch để tạo điều kiện nhập tịch cho những người có thẻ xanh hội đủ điều kiện và hỗ trợ việc di trú theo diện gia đình bảo lãnh. Ông cũng cho biết ông muốn duy trì Chương trình Di dân Đa dạng, còn được biết đến là chương trình xổ số thẻ xanh.
Sẽ bỏ nhiều quy định?
Ông Biden cũng từng hứa sẽ thay đổi chính sách về gánh nặng xã hội mà theo đó nhưng ai đang được hưởng trợ cấp của Mỹ sẽ không được xem xét cấp thẻ xanh, cũng như các quy định gây khó khăn cho visa H1B ‘trong vòng 100 ngày đầu tiên,’ luật sư di trú Khanh Phạm từ Houston, bang Texas, cho biết.
“Cộng đồng người Việt rất lo về quy định gánh nặng xã hội vì họ sợ sau này họ bảo lãnh bố mẹ qua họ sẽ cần phải chứng minh là bố mẹ họ không xin trợ cấp hay gì đó,” luật sư Khanh nói với VOA.
Còn về quy định của chính quyền Trump đòi các công ty Mỹ thuê mướn nhân lực nước ngoài có trình độ cao, theo visa H1B, phải trả mức lương gấp đôi so với mức thị trường – vốn khiến các công ty Mỹ không muốn thuê người nước ngoài nữa, ông Biden cũng đã hứa sẽ ‘đưa yêu cầu về mức lương này về mức cũ’.
“Ngay trong lúc này những người có visa H1B rất sợ vì họ nghĩ rằng nếu quy định này được đi tới mà ông Biden không thay đổi thì họ sẽ mất việc vì công ty Mỹ không thể duy trì họ được lâu dài,” luật sư Khanh cho biết.
Thay đổi thấy rõ nhất, vị luật sư này nhận định, là việc xin tị nạn sẽ dễ hơn so với dưới thời Trump vì con số tị nạn được nước Mỹ chấp nhận mỗi năm hoàn toàn do Tổng thống đương nhiệm quy định. “Ông Trump đã giảm con số đó rất nhiều và tạo áp lực để người ta không xin tị nạn được, nhưng ông Biden đã nói là ông sẽ mở lại biên giới như cũ cho những người xin tị nạn,” ông Khanh nói thêm.
Luật sư Khanh cho biết trong bốn năm qua, những người xin tị nạn từ Việt Nam ‘rất là kẹt’ vì họ không thể đi theo con đường cũ và cũng gặp khó khăn trong con đường xin tị nạn qua biên giới Mexico.
Tuy nhiên, lời hứa của ông Biden là mở đường cho những di dân không có giấy tờ ở Mỹ thành công dân hợp pháp, ông Khanh cho là ‘không khả thi’ vì ‘sắc lệnh của Tổng thống không thể làm được điều này mà phải có luật của Quốc hội thông qua’.
“Chỉ có thể làm như ông Obama ngày xưa là cho hợp pháp hóa tạm thời như chương trình DACA,” ông phân tích.
“Theo những gì ông Biden đã nói và những người ông đã đề cử cho các chức vụ về di trú thì tôi nghĩ rằng trong tương lai chính sách di trú của ông Biden sẽ rất là dễ,” luật sư di trú Khanh Phạm dự đoán và chỉ ra việc đề cử của ông Biden cho chức Bộ trưởng An ninh Nội địa, ông Alejandro Mayorkas, là người ‘rất ủng hộ di dân’.
Luật sư Khanh cho biết nếu ông Biden ra sắc lệnh hành pháp để đảo lại các sắc lệnh của ông Trump thì nó ‘sẽ có hiệu lực ngay’. Nhưng trong thời gian từ bây giờ đến đó, các quy định di trú của chính quyền Trump vẫn còn đang hiệu lực.
Tổng thống đắc cử Joe Biden đã cam kết gia hạn và mở rộng chương trình DACA, tức bảo vệ các di dân tới Mỹ bất hợp pháp từ nhỏ khỏi bị trục xuất, nâng giới hạn người tị nạn lên bảy lần, lên 125.000 người mỗi năm, và ngay lập tức ngưng xây bức tường biên giới trị giá 15 tỷ USD của ông Trump. Ông Biden cũng đã hứa sẽ cải tổ hệ thống tị nạn của đất nước.
Thủ tục nhiêu khê
Theo thống kê của Washington Post, chính quyền Trump đã cấp ít thị thực tạm thời hơn, bao gồm những thị thực duhọc, du lịch và làm việc. Ba năm trước khi đại dịch xảy ra, số visa này đã giảm 16%, xuống còn 8,7 triệu thị thực. Trong năm tài chính 2020, con số đó giảm hơn một nửa.
Việc cấp thị thực nhập cư sụt giảm đáng chú ý nhất dưới thời chính quyền Trump là ở những nước mà Trump công khai miệt thị hoặc nhắm vào.
Ví dụ, người Haiti, đất nước mà ông Trump phỉ báng, nhận được ít hơn 67% thị thực nhập cư từ năm 2016 đến năm 2019. Người Trung Quốc đại lục – đất nước bị ông Trump đổ lỗi cho những khó khăn kinh tế của Mỹ và đại dịch virus corona – đã bị giảm 35% thị thực nhập cư trong cùng thời gian đó. Người dân Iran, vốn nằm trong số các nước bị áplệnh cấm đi lại của chính quyền Trump, nhận được ít hơn gần 80% thị thực nhập cư.
Ý tưởng mới của ông Biden – tăng tổng số thị thực nhập cư theo công việc, cải cách thị thực lao động tay nghề cao được gọi là H1-B, mở rộng các con đường trở thành công dân cho các lao động nông nghiệp dài hạn và cho phép các thành phố kiến nghị với chính phủ liên bang cho họ được tiếp nhận di dân cao để đẩy mạnh tăng trưởng – có lẽ sẽ phải chờ đợi và cần sự hợp tác của lưỡng đảng.
Nhưng trước tiên, chính quyền Biden sẽ phải tìm cách làm sao cho thủ tục giấy tờ trôi chảy trở lại. Thời gian xử lý và xét duyệt thị thực, nhất là đối với công dân châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, đã chậm lại kể từ khi Trump nhậm chức do những thay đổi mà các quan chức chính quyền cho là cần thiết để kiểm tra đầy đủ hơn.
Các luật sư di trú cho biết các thủ tục mà chính quyền Trump đề ra thêm, mà họ nói rằng bao gồm ‘yêu cầu bằng chứng’ hoặc bổ sung giấy tờ thường xuyên, cũng như thêm nhiều đòi hỏi phỏng vấn hơn, tạo ra sự quan liêu không cần thiết mà không có tác động chứng minh được về an toàn. Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) cũng đã tăng phí xử lý và phải vật lộn với tình trạng thiếu ngân sách, đồng thời lượng hồ sơ tồn đọng đã kéo dài đáng kể.
Một số thay đổi sẽ cần có bản ghi nhớ hướng dẫn nội bộ mới, nhưng một số thay đổi khác sẽ cần các quy định mới để thay thế quy định cũ – một quy trình kéo dài hàng tháng để có thời gian cho công chúng góp ý.
“Chính quyền Trump đã gây quá nhiều khó khăn cho những người có thẻ xanh đủ điều kiện để vào quốc tịch,” trang web của ban vận động tranh cử của ông Biden viết. “Ông Biden sẽ khôi phục niềm tin vào quy trình nhập quốc tịch bằng cách loại bỏ các rào cản, giải quyết tình trạng tồn đọng hồ sơ bằng cách ưu tiên quá trình phán quyết và đảm bảo các đơn được xử lý nhanh chóng, đồng thời bác bỏ việc áp đặt các khoản phí bất hợp lý.”
USCIS dưới thời ông Trump đã chuyển đổi từ một cơ quan được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cư, làm việc và du lịch đến Mỹ sang tập trung vào không cho người bên ngoài vào Mỹ.
Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden đã chỉ ra rằng chính sách nhập cư có thể vẫn là trọng tâm của Bộ An ninh Nội địa dưới thời ông Alejandro Mayorkas, người được ông Biden đề cử là bộ trưởng. Ông Mayorkas, con của người tị nạn Cuba gốc Do Thái, sẽ là người nhập cư đầu tiên và là người Mỹ gốc Latin đầu tiên lãnh đạo cơ quan này. Ông từng là lãnh đạo USCIS và là một trong những người tạo ra chính sách DACA.
Việc ông Mayorkas được đề cử là dấu hiệu cho thấy ông Biden đang tìm kiếm một Giám đốc An ninh Nội địa quen thuộc với chính trị đảng phái về chính sách di dân nhưng cũng là người coi dân nhập cư là đem lại lợi ích cho nước Mỹ- quan điểm hoàn toàn đối lập với ông Trump.
Năm điều kỳ diệu của thông lệ bầu cử mà Joe Biden vượt một cách đáng ngờ
Bình luậnNguyên Hương
Chắc chắn rằng báo giới sẽ phải cuốn theo chiến thắng một cách đáng ngờ mang tính lịch sử của Joe Biden. Nếu không như vậy thì ít nhất sẽ nảy sinh câu hỏi tại sao và sẽ khiến người ta phải tò mò.
Trong tất cả sự phấn khích của các nhà báo khách quan về chiến thắng được tuyên bố của Joe Biden, báo giới đang không hay biết Đảng Dân chủ đã thể hiện kỳ lạ phi thường như thế nào trong cuộc bầu cử năm 2020. Không chỉ là cựu phó tổng thống đang trên đà trở thành vị tổng thống cao tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ, mà còn là những gì ông ấy đã đạt được tại các cuộc bầu cử năm nay.
Ứng cử viên Joe Biden đã thành công trong việc lôi cuốn cử tri của năm 2020 đến mức khiến ông nhận được số phiếu bầu kỷ lục, vượt ông Barack Obama 15 triệu phiếu trong cuộc tái đắc cử năm 2012. Đáng kinh ngạc, ông Biden giành được chiến thắng khi thua hầu hết ở các quận hạt có tính dự báo trên toàn quốc. Không có ứng cử viên tổng thống nào có khả năng thể hiện được “ma thuật” như vậy trong lịch sử Hoa Kỳ.
Trong khi thua tổng số phiếu năm 2016 của bà Hillary Clinton ở mọi quận hạt thành thị ở Hoa Kỳ, ông Biden lại vượt trội hơn bà ở các khu vực đô thị tiểu bang Georgia, Michigan, Wisconsin và Pennsylvania. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, cựu phó tổng thống đã đạt được số phiếu bầu kỷ lục, trong khi Đảng Dân chủ đang thất thế ở Hạ viện, bị mất một số ghế ở Hạ viện các tiểu bang trên toàn quốc.
Ông đã đạt được số phiếu bầu lạ thường này sau khi nhận được tỷ lệ phiếu bầu sơ bộ thấp kỷ lục so với đối thủ tranh cử thuộc Đảng Cộng hòa của ông. Rõ ràng, đây là những thành tựu to lớn và bất ngờ mà thông thường sẽ khiến báo giới quan tâm và có những lời phân tích sắc bén và tinh tế. Tuy nhiên, thắng lợi to lớn của ông Biden bằng cách nào đó hầu như không được báo giới nhắc đến trong lễ chúc mừng Biden thắng cử tại các hãng tin ở thành phố New York và Washington, D.C.
Sự tái cơ cấu chính trị quốc gia quy mô lớn đang diễn ra hiện nay có thể là một nguồn gốc của những xáo trộn đáng ngạc nhiên này. Tuy nhiên, để đạt được nhiều điều lạ thường như thế này, không ai có thể phủ nhận rằng Biden là một nhà vận động và chính trị gia hạng nhất, điều mà nước Mỹ chưa từng thấy bao giờ. Chúng ta hãy cùng khám phá mức độ phù phép chính trị của ông ấy trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020.
1. 80 triệu phiếu bầu
Thật kỳ lạ! Rất nhiều người Mỹ đã tự nhiên quay sang ủng hộ một chính trị gia đã tại vị gần 50 năm ở Washington. Hãy xem xét điều này: trong gần một thế kỷ rưỡi, không có tổng thống đương nhiệm nào đạt được số phiếu tín nhiệm trong chiến dịch tái tranh cử mà lại bị thua.
Tổng thống Trump đã giành được hơn mười triệu phiếu bầu so với chiến thắng năm 2016, nhưng sức lôi cuốn của ông Biden mạnh đến mức khiến ông ta vượt qua sự ủng hộ kỷ lục đối với Tổng thống Trump trong số các cử tri thiểu số. Ông Biden cũng đã phá vỡ tổng số phiếu phổ thông của Barack Obama. Điều này thực sự đặt ra câu hỏi phải chăng chính ông Biden là người đã kéo Obama về đích trong cuộc bầu cử năm 2008 và 2012.
Để chứng minh bản năng chính trị sắc bén của mình, cựu phó tổng thống đã thu thập được số phiếu bầu kỷ lục, trong khi ông liên tục đứng sau Tổng thống Trump về chỉ số nhiệt tình của cử tri. Ông Biden lão luyện đến mức ông đã thúc đẩy những cử tri không mấy hào hứng với chiến dịch tranh cử của ông lại bỏ phiếu cho ông với số lượng kỷ lục.
2. Giành chiến thắng mặc dù thua hầu hết các quận hạt có tính dự báo
Ông Biden trở thành tổng thống đầu tiên trong 60 năm đã thua ở các bang Ohio và Florida. Trong một thế kỷ, các bang này đã liên tục dự đoán kết quả quốc gia, và được coi là gần như đại diện cho toàn bộ kết quả chung của nước Mỹ. Mặc dù các cuộc thăm dò quốc gia giúp Biden dẫn đầu ở cả hai bang, trên thực tế ông ta đã thua ở Ohio 8 điểm và ở Florida hơn 3 điểm.
Đối với việc ông Biden đã để mất những “bang có tính dự báo” chủ chốt này với tỷ lệ chênh lệch đáng kể mà vẫn giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử quốc gia là điều mang tính thời sự. Kể từ khi Mafia được cho là đã hỗ trợ John F. Kennedy giành chiến thắng ở Illinois trước Richard Nixon vào năm 1960, chưa có một tổng thống Mỹ nào khác thực hiện được mánh khóe này.
Thậm chí khó tin hơn, ông Biden đang trên đường giành chiến thắng tại Nhà Trắng sau khi thua “thê thảm” gần như ở tất cả các quận hạt có tính dự báo trên khắp đất nước. Tờ Wall Street Journal và The Epoch Times đã tiến hành phân tích độc lập kết quả của 19 quận trên khắp Hoa Kỳ có hồ sơ bỏ phiếu tổng thống gần như hoàn hảo trong 40 năm qua. Tổng thống Trump đã giành chiến thắng ở tất cả các quận hạt có tính dự báo, ngoại trừ duy nhất Quận Clallam ở Washington.
Trong khi cựu phó tổng thống dẫn đầu khoảng ba điểm ở Quận Clallam, thì tỷ lệ chiến thắng của Tổng thống Trump ở 18 quận hạt khác đạt trung bình hơn 16 điểm. Trong một danh sách lớn hơn gồm 58 quận đã chọn tổng thống chính xác kể từ năm 2000, Tổng thống Trump đã giành được 51 trong số đó với trung bình 15 điểm, trong khi bảy quận còn lại thuộc về ông Biden với khoảng bốn điểm chênh lệch. Các quận có tính dự báo đã chọn Tổng thống Trump một cách áp đảo, nhưng bất chấp, ông Biden là người tìm ra con đường dẫn đến chiến thắng.
3. Ông Biden lê lết theo sau bà Clinton, ngoại trừ ở một số ít thành phố được chọn
Patrick Basham, một nhà thăm dò dư luận với hồ sơ theo dõi chính xác và là giám đốc của Viện Dân chủ ở Washington, đã nhấn mạnh hai nghiên cứu của các đồng nghiệp, chuyên gia thăm dò dư luận Richard Baris của Big Data Poll và nhà phân tích bầu cử Robert Barnes. Ông Baris phát hiện một điểm thống kê kỳ lạ từ kết quả bầu cử năm 2020: “Ông Biden kém bà Hillary Clinton ở mọi khu vực đô thị lớn trên khắp đất nước, ngoại trừ ở Milwaukee, Detroit, Atlanta và Philadelphia.”
Robert Barnes nói thêm rằng ở những “thành phố lớn ở các bang do đảng Dân chủ điều hành… số phiếu thậm chí còn vượt quá số cử tri đã đăng ký”. Ở những bang bất thường nhất, có rất nhiều lá phiếu gửi qua thư từ các thành phố đã đồng loạt bầu cho ông Biden khiến ông ấy đột phá kỷ lục và lật ngược tổng số phiếu tại các tiểu bang mà trước đó Tổng thống Trump vượt trước một cách dễ dàng.
Nếu Đảng Dân chủ thành công trong việc loại bỏ hệ thống bỏ phiếu Cử tri đoàn, thì công thức kỳ diệu của ông Biden để tạo ra tổng số phiếu bầu áp đảo ở một số ít thành phố sẽ khiến Đảng Dân chủ trở thành vô địch.
4. Ông Biden đã giành chiến thắng trong khi Đảng Dân chủ đang thất thế ở các tiểu bang
Randy DeSoto nhấn mạnh trên tờ The Western Journal rằng “Đương kim Tổng thống Donald Trump là tổng thống duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ bị thua cuộc tái tranh cử trong khi Đảng Cộng hòa của ông giành được ghế trong Hạ viện”. Đây là một phép màu của ông Biden!
Năm 2020, trang tin The Cook Political Report và tờ Thời báo New York (The New York Times) đánh giá 27 ghế Hạ viện của Đảng Cộng hòa là chưa ngã ngũ cho đến Ngày bầu cử. Hiện tại, đảng Cộng hòa dường như đã thắng tất cả 27 ghế. Đảng Dân chủ không thể đảo ngược tình thế trong bất kể hạ viện tiểu bang nào, trong khi đảng Cộng hòa đã xoay chuyển tình thế tại cả Hạ viện và Thượng viện ở New Hampshire và mở rộng sự thống trị của họ đối với các cơ quan lập pháp bang trên toàn quốc.
Christina Polizzi, phát ngôn viên của Ủy ban Chiến dịch Lập pháp của Đảng Dân chủ, đã tuyên bố: “Rõ ràng là Tổng thống Trump không phải là một mỏ neo cho các ứng cử viên lập pháp của Đảng Cộng hòa. Ông ấy là một cái phao”. Thật đáng kinh ngạc, ông Biden đã đánh bại người đã nâng đỡ tất cả các thành viên Đảng Cộng hòa khác để chiến thắng Đảng Dân chủ tại Hạ viện và Thượng viện. Điều này giờ đây đã trở thành lịch sử!
5. Ông Biden đã vượt qua kết quả bầu cử sơ bộ của đương kim Tổng thống Trump
Trong quá khứ, tổng số phiếu bầu sơ bộ đã rất chính xác trong việc dự đoán người chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Nhà phân tích chính trị David Chapman đã nêu bật ba sự thật lịch sử trước cuộc bầu cử.
Thứ nhất, trong lịch sử Hoa Kỳ, không có vị đương kim Tổng thống nào trong chiến dịch tái tranh cử nhận được 75% tổng số phiếu bầu sơ bộ lại bị thua cuộc.
Thứ hai, Tổng thống Trump nhận được 94% số phiếu bầu sơ bộ, cao thứ tư trong mọi thời đại (cao hơn Dwight Eisenhower, Nixon, Clinton hoặc Obama). Trên thực tế, đương kim Tổng thống Trump là một trong năm người đương nhiệm kể từ năm 1912 nhận được hơn 90% phiếu bầu sơ bộ.
Thứ ba, năm 2020, với hơn 18 triệu người ủng hộ, Tổng thống Trump đã lập kỷ lục về kết quả bầu cử sơ bộ trong số các tổng thống đương nhiệm tái tranh cử (kỷ lục trước đó do Bill Clinton nắm giữ, bằng một nửa con số của Tổng thống Trump). Để giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, bất chấp sự ủng hộ lịch sử giành cho đương kim Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ, ông Biden đã lật ngược giá trị của dữ liệu bầu cử trước đó.
Joe Biden đã đạt được điều không thể. Một điều thật thú vị là tại sao không có nhiều nhà báo chỉ ra điều này.
Nguyên Hương
Theo The Federalist
Bà Powell trình đơn kiện mới tại Arizona, cảnh báo về việc thao túng phần mềm Dominion
Bình luậnDu Miên
Luật sư Sidney Powell cáo buộc ít nhất 400.000 phiếu bầu bất hợp pháp đã được tính trong cuộc tổng tuyển cử ở Arizona, cùng hàng loạt rủi ro bảo mật và những bất thường do phần mềm của Dominion gây ra.
Luật sư Sidney Powell đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang vào ngày 2/12, cáo buộc rằng ít nhất 400.000 phiếu bầu bất hợp pháp đã được tính trong cuộc tổng tuyển cử ở Arizona, đồng thời phần mềm Dominion Voting Systems đã gây ra hàng loạt rủi ro bảo mật và những bất thường đáng chú ý trong kết quả bầu cử.
Đơn kiện dài 53 trang do cựu công tố viên liên bang Powell đệ trình thay mặt cho 11 Đại cử tri thuộc đảng Cộng hòa của bang và những người khác. Phía nguyên đơn cáo buộc các vấn đề nghiêm trọng về thao túng phần mềm kiểm phiếu và những hành vi gian lận khác trong bang, “[với những ví dụ] được nêu trong bản khai của các nhân chứng và dữ liệu cử tri được trích dẫn” cho thấy đã có hành vi vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ và luật bầu cử của tiểu bang Arizona.
“Các kế hoạch và thông tin đa diện do Bị đơn và các cộng tác viên của họ thực hiện để gian lận, đã dẫn đến việc kiểm đếm bất hợp pháp hoặc bịa đặt hàng trăm nghìn lá phiếu bất hợp pháp, không đủ điều kiện, trùng lặp hoặc hoàn toàn hư cấu ở tiểu bang Arizona”, đơn kiện nêu rõ.
Nữ luật sư lập luận, những kiểu gian lận phiếu bầu đa dạng này “cộng lại [đã tạo ra lợi thế] dẫn đầu của ông Biden trong bang [với số phiếu cách biệt] là 10.457 phiếu”. Đơn kiện tuyên bố có ít nhất 412.000 “phiếu bầu bất hợp pháp” tại tiểu bang này.
Vụ kiện nhắm đến các bị đơn là Thống đốc Doug Ducey và Thư ký trưởng Katie Hobbs của bang Arizona.
Cả hai đều đã tuyên bố xác nhận kết quả bầu cử tổng thống của tiểu bang vào ngày 30/11, và công khai phản bác các cáo buộc gian lận bầu cử. Hai người khẳng định, tất cả các máy bỏ phiếu đều đã thông qua
chứng nhận của ủy ban liên bang và được các quan chức tiểu bang xem xét. Họ cũng cho biết, những quan sát viên bầu cử có thẩm quyền đã chứng kiến toàn bộ quá trình kiểm đếm phiếu bầu, và các cảnh quay từ các máy quay ở các trung tâm kiểm phiếu có thể xem trực tiếp thông qua Internet.
Ngày 1/12, Thống đốc Ducey đã thông báo trên Twitter rằng, các cử tri của tiểu bang Arizona có thời hạn 5 ngày để phản đối việc xác nhận kết quả trước tòa, sau khi có tuyên bố xác nhận chính thức.
Đơn khiếu nại của luật sư Powell nhấn mạnh vào “phạm vi [của những] hành vi [gian lận] đặc biệt nghiêm trọng” ở hạt Maricopa của Arizona, và các hạt khác sử dụng Hệ thống Dominion.
Chỉ vài ngày trước đó, chủ tịch đảng Cộng hòa hạt Maricopa là bà Linda Brickman, một nhân viên bầu cử kỳ cựu của hạt, đã làm chứng trước các thành viên của Cơ quan lập pháp bang Arizona. Bà khẳng định đã tận mắt chứng kiến các phiếu bầu cho Tổng thống Trump được máy kiểm phiếu của Dominion xác định là phiếu bầu cho ông Biden.
Bà đã nộp lời khai của mình trong một bản tuyên thệ và làm chứng rằng bản thân cùng đối tác Dân chủ đã “nhiều lần” chứng kiến lá phiếu bầu cho ông Trump bị chuyển sang cho ông Biden khi họ đang sao chép các lá phiếu. Đây là thao tác cần thực hiện khi máy quét không đọc được lá phiếu giấy của cử tri, và nhân viên kiểm phiếu sẽ cần chuyển đổi thông tin từ lá phiếu lên hệ thống máy Dominion có sẵn.
Đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump trước đây đã từng đề cập đến lời khai của các nhân chứng cáo buộc rằng, kết quả bầu cử từ hệ thống máy kiểm phiếu của Dominion Voting Systems rất dễ bị thao túng. Tuy nhiên, phía công ty Dominion đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Dominion vẫn chưa phản hồi yêu cầu bình luận từ The Epoch Times và từ chối xuất hiện trước phiên điều trần của các nhà lập pháp tiểu bang khi được yêu cầu.
Luật sư Powell cáo buộc công ty Dominion Voting Systems đã vi phạm luật bầu cử khi để cho máy kiểm phiếu của họ kết nối với Internet. Đơn kiện có đính kèm một bản tuyên thệ được biên soạn lại từ một nhà cựu phân tích tình báo điện tử, người từng khẳng định các đặc vụ từ Trung Quốc và Iran đã truy cập vào phần mềm hệ thống bỏ phiếu này.
Trong đơn kiện, nữ luật sư nêu rõ: “Dominion đã vi phạm các tiêu chuẩn bảo mật vật lý, bằng cách kết nối các máy bỏ phiếu với đường truyền Internet, cho phép Dominion, các bên thứ 3 trong nước hoặc các tổ chức thù địch ngoại quốc truy cập vào hệ thống và thao túng kết quả bầu cử, đồng thời có khả năng che đậy dấu vết của họ do không có sự bảo vệ đối với nhật ký hoạt động trong máy của Dominion”.
Nhiều nguồn tin cho biết, bà Powell đang làm việc cùng với đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump để thúc đẩy các vụ khiếu nại kết quả bầu cử. Bà đã đệ đơn kiện ở Michigan vào tuần trước và đưa ra một cáo buộc khác về vấn nạn “siêu gian lận bầu cử” ở Georgia, trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến Dominion Voting Systems.
Ngày 30/11, Tổng thống Trump đã kết nối cuộc gọi tới một cuộc điều trần về tính trung thực của bầu cử do các thành viên của Cơ quan lập pháp bang Arizona tổ chức. Ông tuyên bố, cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là “vụ lừa đảo lớn nhất từng xảy ra trên đất nước chúng ta”.
Đương kim Tổng thống Hoa Kỳ nhận định: “Cuộc bầu cử năm 2020 chỉ toàn gian lận. Đó là một trò lừa đảo, và cả thế giới đang theo dõi và họ đang cười nhạo đất nước chúng ta”. Ông cũng lên tiếng cáo buộc Thống đốc Ducey của bang Arizona – một thành viên đảng Cộng hòa – đã vội vàng thông qua quy trình cấp giấy xác nhận kết quả bầu cử, mặc cho các nhân chứng liên tục tố cáo các hành vi gian lận cử tri.
Ông Ducey đã lên tiếng bênh vực hệ thống bầu cử của Arizona, khẳng định bang này có “một số luật bầu cử mạnh nhất trong nước”.
Ngày 2/12, bà Powell cũng đã đệ trình một bản kiến nghị (pdf) lên tòa án để đề xuất một lệnh cấm tạm thời và lệnh sơ bộ. Bà đưa ra động thái này vì cho rằng các quan chức Arizona đã không tuân thủ các luật bầu cử do cơ quan lập pháp tiểu bang đặt ra, mà thay vào đó “đã thực hiện một âm mưu gian dối để thao túng việc kiểm phiếu một cách bất hợp pháp, nhằm đảm bảo việc [ông] Joe Biden sẽ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ”.
Bản kiến nghị của bà Powell yêu cầu tòa án ra lệnh tạm giữ tất cả các “máy chủ, phần mềm, máy bỏ phiếu, bảng biểu, máy in, phương tiện di động, nhật ký, đơn đăng ký phiếu bầu, phong bì gửi lại lá phiếu, hình ảnh lá phiếu, phiếu bầu giấy và tất cả các tài liệu bầu cử liên quan đến quy mô của cuộc bầu cử ngày 3/11/2020 ở Arizona”, để phục vụ cho công tác kiểm tra pháp y và xem xét của phía Nguyên đơn.
Nữ luật sư còn yêu cầu tòa án ra lệnh cấm ông Ducey “truyền kết quả bầu cử hiện đã được xác nhận cho Cử tri đoàn”, cho đến khi vụ kiện này được giải quyết.
Theo trang web của bang, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã đánh bại Tổng thống Trump với khoảng 10.500 phiếu bầu cách biệt, trong tổng số 3,4 triệu phiếu bầu. Trước đó vào năm
2016, Tổng thống Trump đã giành chiến thắng ở Arizona trước bà Hillary Clinton với cách biệt khoảng 91.000 phiếu bầu.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
TT Trump: Tôi có bằng chứng và thành tựu to lớn nhất là giành lại tính công chính của cuộc bầu cử
Bình luậnThanh Hương
“Cuộc bầu cử này đã bị gian lận, mọi người đều biết điều đó. Tôi không phiền nếu tôi thua trong cuộc bầu cử, nhưng tôi muốn thua một cách công bằng và minh bạch. Tôi không muốn chứng kiến người dân Mỹ bị đánh cắp cuộc bầu cử này”.
Trong bài phát biểu dài 46 phút về tính công chính của cuộc bầu cử được đăng trên Facebook của ông vào ngày 2/12, ông đưa ra một loạt tuyên bố mạnh mẽ đầu tiên sau khi tiến hành cuộc chiến pháp lý. Tổng thống Trump tuyên bố:
“Cuộc bầu cử này là một vụ gian lận cử tri lớn. Sự gian lận như thế này là chưa từng thấy trước đây.
Những giám sát viên kiểm phiếu không được phép vào theo dõi. Điều này là bất hợp pháp. Đó là khi những lá phiếu chuyển đến, và không có ai trừ một vài người (trong cuộc) biết xuất xứ của chúng, nhưng những lá phiếu này đã được kiểm đếm, và chúng không dành cho tôi.
Vào đêm bầu cử tôi đã dẫn trước với một khoảng cách lớn, rất lớn, và lẽ ra tôi đã được nhận những lời chúc mừng vì chiến thắng quyết định, dễ dàng này, nhưng đột nhiên vào buổi sáng hoặc một vài ngày sau đó, số phiếu dẫn trước đó đã nhanh chóng bốc hơi.
Đó là về số lượng phiếu đã được gửi qua đường bưu điện, cũng không ai biết chúng xuất xứ ở đâu. Đó là về hệ thống máy móc trục trặc lỗi, đột nhiên tạm ngừng trong một vài thời điểm nhất định của buổi tối hôm ấy và sau đó tiếp tục vận hành một cách kỳ diệu với nhiều phiếu bầu hơn. Còn nhiều thứ khác nữa, nhưng trên hết, đó là gian lận”.
Tổng thống nói thêm:
“Cuộc bầu cử này đã bị gian lận, mọi người đều biết điều đó. Tôi không phiền nếu tôi thua trong cuộc bầu cử, nhưng tôi muốn thua một cách công bằng và minh bạch. Tôi không muốn chứng kiến nó bị đánh cắp khỏi người dân Mỹ. Đó là những gì chúng tôi đang chiến đấu và chúng tôi không có lựa chọn nào khác để làm điều đó. Chúng tôi đã có bằng chứng, và nó rất rõ ràng”.
Cuối cùng, Tổng thống kết luận:
“Nhiều người sáng suốt đã chúc mừng tôi về những thành tựu chúng tôi đã làm được. Các đợt cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử, cắt giảm các quy định, chúng tôi xây dựng lại quân đội, chúng tôi chăm lo cho các quân nhân về hưu hơn bao giờ hết, Lực lượng Không gian, và nhiều hơn thế nữa.
Nhưng họ (những người sáng suốt) nói rằng, ‘Dù những những việc trên có lớn và quan trọng như thế nào, thì thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ngài sẽ chính là điều ngài đang làm hiện nay: Giành lại tính công chính cho cuộc bầu cử của quốc gia chúng ta’. Nó quan trọng hơn bất kỳ điều gì mà chúng ta đã thảo luận”.
Phần phát biểu này của Tổng thống ở phút thứ 41.
Thanh Hương
Tổ chức do Zuckerberg tài trợ trở thành tiêu điểm trong các vụ kiện liên quan đến bầu cử
Bình luậnVăn Thiện
Các vụ kiện sau bầu cử đã cáo buộc một tổ chức được Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg tài trợ hàng trăm triệu USD đã góp phần vào việc vi phạm hiến pháp ở các bang chiến trường quan trọng.
Trung tâm Công nghệ và Đời sống Công dân (CTCL), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Illinois, đã tài trợ cho hơn 2.500 văn phòng bầu cử trên toàn quốc để tiến hành cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ngân quỹ được sử dụng để trả tiền cho nhân viên bầu cử, đặt thùng phiếu, mua thiết bị và vật tư phục vụ việc bỏ phiếu qua thư.
Theo các đơn kiện được đệ trình trong tháng Mười Một, hơn 6 triệu USD đã được chia cho các quan chức ở Hạt Fulton, tiểu bang Georgia, và năm thành phố ở tiểu bang Wisconsin. Các khoản tài trợ này nhằm thúc đẩy việc vi phạm luật pháp tại các tiểu bang.
Theo đơn kiện của tổ chức Amistad Project thuộc Công ty Luật Thomas More Foundation, tiền tài trợ được gửi thông qua các thỏa thuận mà theo đó các khu tự trị tổ chức bầu cử trái với luật của bang. Việc nhận tài trợ từ một tổ chức tư nhân đã bị cấm trong luật liên bang và tiểu bang, đơn kiện cho biết.
Hồ sơ tòa án Wisconsin tuyên bố: “Không có điều nào trong luật tiểu bang Wisconsin cho phép các thành phố và quận hạt nhận hàng triệu USD từ một nhân vật siêu giàu, có ảnh hưởng và thiên vị đảng phái (tức là Zuckerberg) để ‘hỗ trợ’ các thành phố và hạt đó quản lý cuộc bầu cử”. Các quan chức bầu cử của Wisconsin cho biết hôm thứ Sáu (ngày 27/11) rằng đơn kiện này toàn “các lập luận không có giá trị pháp lý”.
Trong đơn kiện tại tiểu bang Georgia, Amistad Project cho biết ngân quỹ tư nhân không được kiểm soát từ CTCL đã được sử dụng để chi trả cho “những người thu thập phiếu bầu”, bổ nhiệm và trả tiền cho các nhà hoạt động chính trị để họ xử lý các lá phiếu và gia cố các trung tâm kiểm phiếu ở đô thị “để tạo điều kiện cho việc vận chuyển một cách bí mật hàng trăm nghìn lá phiếu có vấn đề mà không có sự quan sát hợp pháp của hai đảng”.
Ông Zuckerberg và vợ, bà Priscilla Chan, đã cam kết chi 400 triệu USD cho trung tâm CTCL để giúp tổ chức này hỗ trợ quyền cai quản tư pháp trong cuộc bầu cử.
Vào tháng trước, một thông cáo báo chí từ trung tâm nêu rõ: “Sự cam kết của Chan và Zuckerberg sẽ đảm bảo rằng mọi tòa án đủ tiêu chuẩn áp dụng sẽ được nhận khoản tài trợ cần thiết để đảm bảo rằng mọi công dân có đủ tư cách đều có thể bỏ phiếu an toàn và được kiểm phiếu”.
Trung tâm CTCL được thành lập bởi các nhà quản lý và nhân viên cũ tại Viện Tổ chức Mới, một tổ chức phi lợi nhuận cấp tiến đang đào tạo những người trong ban tổ chức kỹ thuật số của đảng Dân chủ. Trung tâm và Zuckerberg đều không trả lời yêu cầu bình luận.
Theo The Epoch Times đưa tin trước đây, ông Zuckerberg và công ty của ông nổi lên như các tác nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc bầu cử năm 2020.
Giám đốc tổ chức Amistad Project Phill Kline nói với The Epoch Times, tiền tài trợ ông từ Zuckerberg đã hỗ trợ các “thành trì” đảng Dân chủ ở Pennsylvania thực hiện các bước để cho phép cử tri sửa chữa những lá phiếu bị lỗi nằm ngoài các khu vực do đảng Cộng hòa kiểm soát. Do đó, điều này tạo ra một hệ thống bầu cử hai cấp độ.
Cựu tổng chưởng lý tiểu bang Kansas nói: “Các thành trì của đảng Dân chủ đã dùng tiền của Zuckerberg để sửa chữa các lá phiếu vắng mặt bị sai sót, trái với luật bầu cử của tiểu bang Pennsylvania. Trong khi đó, các thành trì của đảng Cộng hòa từ chối gian lận và cũng không có nguồn lực để chữa các lá phiếu vì họ không có tài trợ từ Zuckerberg”.
Thỏa thuận giữa trung tâm CTCL và các thành phố yêu cầu các thành phố xây dựng kế hoạch cho cuộc bầu cử của họ và đệ trình lên trung tâm này. Theo một thỏa thuận ngày 21/8 giữa trung tâm và thành phố Philadelphia mà The Epoch Times có được, trung tâm đã đồng ý trả 10 triệu USD để giúp thành phố tiến hành cuộc tổng tuyển cử trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Thỏa thuận bao gồm một điều khoản cho phép trung tâm ngừng hoặc giữ lại một phần, hoặc yêu cầu trả lại tất cả hoặc một phần của bất kỳ khoản tài trợ chưa sử dụng nào nếu thành phố không đáp ứng được một số điều kiện nhất định.
Các ủy viên thành phố Philadelphia đã không trả lời yêu cầu bình luận. Ủy viên Thành phố Al Schmidt cho biết trong một tuyên bố trong tuần này: “Bất chấp những vụ kiện tụng vô căn cứ và những thông tin sai lệch nhắm vào hệ thống bầu cử của chúng tôi, tôi tự hào nói rằng nơi sinh ra nền Cộng hòa của chúng ta đã tổ chức một cuộc bầu cử minh bạch và an toàn nhất trong lịch sử của Philadelphia”.
Ông Kline cáo buộc rằng, các thùng phiếu do trung tâm tài trợ được đặt dày đặc ở Hạt Delaware nhưng hầu như không được dựng lên trong 59 hạt mà ông Trump giành được thắng lợi. Ngoài ra, việc thống nhất các địa điểm bỏ phiếu được thực hiện theo cách tước bỏ các thành trì của đảng Cộng hòa.
“Đó là một hệ thống bầu cử liên tục mở được ông Zuckerberg tài trợ, nơi các thành viên Đảng Dân chủ có mọi cơ hội bỏ phiếu, kể cả những cơ hội bỏ phiếu bất hợp pháp. Và ở các khu vực của đảng Cộng hòa, điều này khó hơn, bởi vì họ đã hoàn thành bỏ phiếu trực tiếp,… Và đó là sự vi phạm từng được đề cập trong vụ Bush kiện Gore, vi phạm Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng”.
Theo ông Kline, các vấn đề tương tự, bao gồm cả các mối lo ngại về quy trình bảo vệ đối với các lá phiếu được đặt vào các hộp bỏ phiếu, đã nảy sinh ở các bang khác. Ví dụ, có những vấn đề xảy ra ở Hạt Wayne, tiểu bang Michigan khiến hai thành viên hội đồng kiểm phiếu lưỡng lự trong việc chứng nhận kết quả bầu cử.
Vài tháng trước cuộc bầu cử, Amistad Project đã nộp đơn khiếu nại một số trường hợp trong nỗ lực ngăn chặn việc chuyển tiền từ Zuckerberg thông qua CTCL đến các chính quyền địa phương và tiểu bang. Theo dự án, một số khoản tiền cũng được chuyển đến các thẩm phán giám sát cuộc bầu cử.
Các vụ kiện của Amistad Project đã không được tòa án quyết định trước cuộc bầu cử mà vẫn đang được xem xét.
Sau khi những đơn kiện đó được đệ trình, CTCL cho biết trong một tuyên bố rằng họ không thuộc đảng phái nào. Họ nói thêm: “Chúng tôi tin tưởng rằng những cáo buộc ngớ ngẩn này là không có giá trị và mong muốn tiếp tục chương trình tài trợ quan trọng này trong những thời điểm mang tính đột phá”.
Vài tuần sau khi đơn kiện được đệ trình, Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Louisiana Jeff Landry, một thành viên Đảng Cộng hòa, đã cảnh báo các quan chức trên khắp Louisiana không được nhận tiền từ CTCL.
Ông Landry đã đệ đơn kiện “để ngăn chặn việc bơm tiền không kiểm soát từ tổ chức tư nhân vào hệ thống bầu cử tiểu bang Louisiana và bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử trong tiểu bang bằng cách chắc chắn chống lại ảnh hưởng của đồng tiền từ bên ngoài đối với các quan chức bầu cử của Louisiana”. Đơn kiện cho biết trung tâm đã không chỉ định một đại diện để phục vụ quá trình bầu cử ở Louisiana nhưng vẫn tham gia vào công việc liên quan đến cuộc bầu cử ngày 3/11 ở tiểu bang.
Văn phòng của ông Landry cho biết trong vụ kiện: “Cho dù các bị cáo ở đây có thể tài trợ bất kỳ số tiền nào với mục đích tốt, nhưng riêng số tiền mà các bị cáo đề nghị để tuyển chọn thư ký và/hoặc nhân viên đăng ký vốn dĩ đã có một ảnh hưởng ngấm ngầm và độc hại”.
Một đơn kiện khác được đệ trình tại tiểu bang Michigan vào tháng Mười cáo buộc Bộ trưởng Nội vụ Jocelyn Benson, một đảng viên đảng Dân chủ, đã cho phép “mật vụ đảng phái” can thiệp vào cuộc bầu cử bằng cách chi tiền để in và phân phối các lá phiếu gửi qua thư và các nỗ lực khác. Các mật vụ này núp bóng CTCL. Trung tâm này gọi vụ kiện tụng là vô căn cứ và nói rằng các nguyên đơn đã “lãng phí thời gian của các quan chức bầu cử và chi phí của cử tri, đồng thời truyền bá thông tin sai lệch”.
Văn Thiện
Theo The Epoch Times Tiếng Anh
Các nhà lập pháp tiểu bang Pennsylvania chính thức ra nghị quyết bác bỏ kết quả bầu cử
Bình luậnVăn Thiện
Vào ngày 30/11, các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa ở Pennsylvania đã chính thức đưa ra nghị quyết để bác bỏ kết quả cuộc bầu cử năm 2020.
Văn bản của nghị quyết, lần đầu tiên được thể hiện trong một bản ghi nhớ vào ngày 27/11, tuyên bố rằng các cơ quan hành pháp và tư pháp của chính phủ tiểu bang Pennsylvania đã chiếm đoạt quyền lập hiến của cơ quan lập pháp để tự đặt ra các quy tắc cho cuộc bầu cử.
Nghị quyết nêu rõ: “Các quan chức trong các Cơ quan Hành pháp và Tư pháp của tiểu bang đã vi phạm quyền hạn của Đại Hội đồng theo Hiến pháp Hoa Kỳ bằng cách thay đổi bất hợp pháp các quy tắc quản lý cuộc bầu cử tại tiểu bang vào ngày 3/11/2020”.
Nghị quyết kêu gọi Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang rút lại việc cấp giấy “chứng nhận vội vàng” về cuộc bầu cử tổng thống và trì hoãn việc chứng nhận cho các cuộc đua khác. Nghị quyết khẳng định cuộc bầu cử năm 2020 đang có tranh chấp, và thúc giục Quốc hội Hoa Kỳ “tuyên bố việc lựa chọn các Đại cử tri trong bang này là đang có tranh chấp.”
Các thành viên của Đại Hội đồng Pennsylvania cho biết trong một tuyên bố: Đã xảy ra một số thỏa hiệp về luật bầu cử của Pennsylvania trong cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2020. Những bất thường và sự sai phạm được ghi nhận liên quan đến việc bỏ phiếu qua thư, bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu trực tiếp đã phá hoại quy trình bầu cử của chúng ta, và vì vậy, chúng tôi không thể chấp nhận các kết quả bầu cử trên toàn tiểu bang”.
“Chúng tôi tin rằng, thời điểm này là then chốt và đủ quan trọng để Đại Hội đồng thực hiện các biện pháp đặc biệt đối với những nghi vấn bất thường này. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, đại diện của chúng
tôi sẽ đảm đương nhiệm vụ giám sát và sẽ có phản ứng kịp thời khi các cơ quan lập pháp của chính phủ tiểu bang Pennsylvania yêu cầu chúng tôi đảm nhận thẩm quyền theo hiến pháp”.
Nghị quyết đã liệt kê 3 bước mà các cơ quan tư pháp và hành pháp đã thực hiện để thay đổi các quy tắc của cuộc bầu cử.
Đầu tiên, vào ngày 17/9/2020, Tòa án Tối cao Pennsylvania đã “đơn phương” gia hạn thời hạn mà các lá phiếu qua thư có thể được nhận một cách “bất hợp pháp”. Cụ thể, lệnh này tuyên bố, có thể coi các lá phiếu không có dấu bưu điện là phiếu bầu đến đúng thời hạn để kiểm đếm, đồng thời cho phép chấp nhận các lá phiếu chưa được xác minh chữ ký của cử tri, nghị quyết cho biết.
Thứ hai, vào ngày 23/10/2020, theo đơn kiến nghị từ Bộ trưởng Nội vụ của tiểu bang, Tòa án Tối cao Pennsylvania đã ra phán quyết không cần chứng thực chữ ký trên các lá phiếu gửi qua thư.
Thứ ba là, vào ngày 2/11/2020, Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang đã “khuyến khích một số quận hạt thông báo cho đại diện của các ứng cử viên và của hai đảng về những cử tri bầu cử qua thư có lá phiếu bị lỗi”, nghị quyết cho biết.
Tất cả những thay đổi kể trên đều trái với Bộ luật Bầu cử tiểu bang Pennsylvania. Bộ luật này chỉ cho phép tiếp nhận phiếu bầu qua thư đến 8 giờ tối vào Ngày bầu cử, bắt buộc phải xác thực chữ ký trên lá phiếu gửi qua thư và nghiêm cấm kiểm đếm những lá phiếu gửi qua thư bị khiếm khuyết.
Nghị quyết cũng liệt kê một loạt các bất thường và gian lận bầu cử, bao gồm các vấn đề do các nhân chứng đưa ra trong phiên điều trần trước Ủy ban Chính sách phe Đa số Thượng viện Pennsylvania vào ngày 25/11/2020.
“Vào ngày 24/11/2020, bất chấp các vụ kiện tụng đang diễn ra, Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Pennsylvania đã đơn phương và vội vàng xác nhận kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/11/2020 liên quan đến các Đại cử tri”, nghị quyết nêu rõ.
“Hạ viện Pennsylvania có nhiệm vụ đảm bảo rằng, không có công dân nào của [bang] này bị tước quyền, khẳng định rằng tất cả các cuộc bầu cử đều được tiến hành theo quy định của pháp luật và để đảm bảo với công chúng rằng mọi lá phiếu hợp pháp đều được kiểm đếm chính xác”.
Ngày 27/11, Thượng nghị sĩ tiểu bang Pennsylvania Doug Mastriano, một thành viên Đảng Cộng hòa, tuyên bố, cơ quan lập pháp tiểu bang do Đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ thực hiện nỗ lực để giành lại quyền lực của mình nhằm bổ nhiệm các Đại cử tri của tiểu bang vào Cử tri Đoàn. Ông cho biết, họ có thể bắt đầu tiến trình vào ngày 30/11.
“Vì vậy, hy vọng hôm nay, chúng tôi sẽ thực hiện một nghị quyết giữa Hạ viện và Thượng viện”, ông nói với chương trình War Room của Steve Bannon hôm 27/11.
Văn Thiện
Theo The Epoch Times Tiếng Anh
CDC rút ngắn thời gian cách ly đối với người tiếp xúc với COVID-19 xuống còn 10 ngày
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) dự kiến sẽ rút ngắn thời gian cách ly sau khi tiếp xúc với một người dương tính với COVID-19, trong bối cảnh coronavirus hoành hành trên toàn quốc.
Theo một viên chức chính quyền cao cấp, các hướng dẫn mới, sẽ được công bố sớm nhất là vào tối thứ Ba (ngày 1 tháng 12), sẽ cho phép những người đã tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19 tiếp tục hoạt động bình thường sau 10 ngày hoặc 7 ngày nếu họ nhận được một kết quả xét nghiệm âm tính, thay vì 14 ngày như ban đầu.
Các viên chức CDC đã thảo luận việc thay đổi chính sách được một thời gian, trong lúc các nhà khoa học nghiên cứu thời gian ủ bệnh của virus. Chính sách này sẽ đẩy nhanh sự trở lại hoạt động bình thường của những người đã tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân COVID-19. Đến nay, đại dịch đã lây nhiễm cho hơn 13.5 triệu người Hoa Kỳ và giết chết ít nhất 270,000 người.
Mặc dù CDC ban đầu cho biết thời gian ủ bệnh của coronavirus có thể kéo dài đến 14 ngày, hầu hết những người nhiễm bệnh đều có khả năng lây nhiễm và phát triển các triệu chứng từ 4 đến 5 ngày sau khi tiếp xúc. Đây không phải là lần đầu tiên CDC điều chỉnh đối phó với coronavirus theo nghiên cứu mới.
Vào tháng 7, cơ quan đã rút ngắn thời gian tự cách ly của một người sau khi họ có các triệu chứng COVID lần đầu tiên từ 14 ngày xuống còn 10 ngày, miễn là sau đó họ không còn bệnh. Hướng dẫn mới đã được trình bày hôm thứ Ba tại cuộc họp của đội đặc nhiệm coronavirus Tòa Bạch Ốc để thông qua lần cuối. (BBT)
Đợt vaccine khan hiếm đầu tiên phải được ưu tiên cho các nhân viên y tế và người cao tuổi
Tin từ Chicago – Vào thứ ba (ngày 1 tháng 12), một ủy ban cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã bỏ phiếu thông qua đề nghị rằng nhân viên y tế và bệnh nhân tại các cơ sở chăm sóc dài hạn nên là những người đầu tiên nhận được những liều vaccine COVID-19 đầu tiên.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP), đã nhóm họp trong nhiều tháng để nghiên cứu và đề nghị những ai ở Hoa Kỳ nên được tiêm những liều vaccine COVID-19 khan hiếm đầu tiên. Ước tính có khoảng 21 triệu nhân viên y tế và thêm 3 triệu các vị cao niên viện dưỡng lão tại Hoa Kỳ.
Mặc dù các thành viên ủy ban đều đồng long đề nghị ưu tiên cho những nhân viên y tế, một số thành viên của ủy ban đã bày tỏ lo ngại về việc liệu có nên tiêm những liều vaccine đầu tiên cho những bệnh nhân chăm sóc dài hạn. Các thành viên lưu ý rằng cả hai loại vaccine đến từ Moderna và Pfizer và đối tác BioNTech SE của Đức đều không được thử nghiệm trong nhóm người cao niên. Cuối cùng, hầu hết các thành viên đều thông qua việc sử dụng vaccine ở những người được chăm sóc dài hạn, chiếm 6% các ca nhiễm COVID-19 trong cả nước và gần 40% ca tử vong.
Bác sĩ Nancy Messonnier, giám đốc Trung tâm Quốc gia về Tiêm chủng và Bệnh đường hô hấp của CDC, cho biết hầu hết các khu vực pháp lý của tiểu bang và địa phương mong đợi có thể tiêm chủng cho lực lượng chăm sóc sức khỏe của họ trong vòng ba tuần kể từ khi nhận được lô vaccine COVID-19 đầu tiên. Ban đầu, liều lượng vaccine sẽ rất khan hiếm.
Các viên chức CDC nói với ủy ban rằng dự kiến chỉ có 5 triệu đến 10 triệu liều sẽ có sẵn mỗi tuần sau khi các cơ quan quản trị Hoa Kỳ cho phép sử dụng khẩn cấp. Vì thế, các viên chức tiểu bang và địa phương sẽ phải chỉ định những người có nguy cơ mắc COVID-19 cao nhất để nhận được những mũi tiêm chủng đầu tiên. (BBT)
Ngày đen tối nhất tại Mỹ : Hơn 100.000 người nhập viện, 2.700 tử vong vì Covid
Thụy My
Ngày 02/12/2020 là ngày đen tối nhất kể từ khi đại dịch corona khởi đầu tại Mỹ : trên 100.000 người phải nhập viện và hơn 2.700 người thiệt mạng, trong khi lâu nay số bệnh nhân Covid-19 vào viện chưa bao giờ vượt quá 60.000 người trong một ngày.
Theo Covid Tracking Project, chỉ trong vòng 24 giờ qua đã có đến 100.226 người bị nhiễm virus corona phải vào bệnh viện. Đây là lần đầu tiên số người nhập viện trong ngày vượt quá 100.000. Trong đợt dịch thứ nhất và thứ hai, con số này chưa bao giờ hơn 60.000.
Chính quyền Mỹ lo ngại tình hình sẽ còn xấu đi : hiện giờ mỗi ngày có trên 150.000 người xét nghiệm dương tính, và con số này có thể gia tăng sau kỳ nghỉ lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) với hàng triệu người đi các nơi. Chỉ riêng bang California trong ngày hôm qua đã ghi nhận trên 20.000 ca Covid-19, trở thành bang có số trường hợp dương tính trong ngày cao nhất từ trước đến nay ở Hoa Kỳ.
Cũng hôm qua đã có hơn 2.700 người chết vì Covid tại Mỹ. Đây cũng là ngày có số tử vong nhiều nhất kể từ khi đại dịch khởi phát, nâng tổng số nạn nhân lên 273.181 người. Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC), ông Robert Redfield, dự báo là với nhịp độ này, đến tháng 02/2021, số người chết do đại dịch tại Hoa Kỳ sẽ lên đến 450.000.
Chính quyền của tổng thống Donald Trump hôm qua thông báo sẽ tiêm chủng 100 triệu người từ nay cho đến cuối tháng 02/2021 với hai loại vac-xin, tức khoảng 40% số người Mỹ trưởng thành. Ngay từ
tháng 12, có 40 triệu liều vac-xin của Pfizer/BioNTech và Moderna sẽ được tiêm cho 20 triệu người, vì mỗi vac-xin chia làm hai liều tiêm cách nhau ba hoặc bốn tuần lễ. Ông Moncef Slaoui, viên chức cao cấp phụ trách chiến dịch Warp Speed của chính quyền Trump, cho biết số 100 triệu người được tiêm chủng trước tương ứng với số người dễ tổn thương, như người già, nhân viên y tế.
Cũng trong ngày hôm qua, cơ quan y tế Mỹ khuyến cáo rút ngắn số ngày cách ly từ 14 còn 10 ngày đối với những người tiếp xúc với ca dương tính, nếu không có triệu chứng. Thời gian cách ly thậm chí còn có thể rút xuống 7 ngày nếu người phơi nhiễm cho kết quả xét nghiệm âm tính. CDC hy vọng thời gian ngắn hơn, việc cách ly sẽ được chấp hành tốt hơn, và giảm bớt những bất tiện về kinh tế do cách ly dài ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn nhấn mạnh, những người kết thúc cách ly sớm phải tiếp tục được giám sát các triệu chứng trong vòng 14 ngày.
Mỹ đã sẵn sàng khâu vận chuyển nội địa để phân phối vaccine chống COVID
Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ tuần này cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể “chuyên chở ngay với số lượng lớn” vaccine chống COVID và hoàn tất các biện pháp qui định cần thiết.
Bộ cho hay các cơ quan Mỹ đã phối hợp với các công ty tư nhân vận chuyển vaccine từ các cơ sở sản xuất đến các trung tâm phân phối và các điểm tiêm chủng.
Bộ đang chuẩn bị để đảm bảo việc chuyển giao vaccine cho khoảng 40 triệu người Mỹ sang tháng Giêng năm sau, hay khoảng 20 triệu liều/tháng, các giới chức nói với Reuters.
Nhân viên y tế và những người được khuyến nghị tiêm chủng đầu tiên có thể bắt đầu được tiêm vaccine trong vòng 24 giờ sau khi vaccine nhận được phép của các nhà ban hành qui định, trưởng cố vấn chương trình Operation Warp Speed của chính phủ Mỹ loan báo ngày 1/12.
Công ty Pfizer đã đệ đơn xin phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho vaccine của công ty lên Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA.
Các giới chức tháng trước đã cho diễn tập việc chuyển vận vaccine.
Bộ đã ban hành qui định khẩn cấp cho các phi hành đoàn để hỗ trợ cho các chuyến bay không bị gián đoạn và đáp ứng với nhu cầu chở hàng ngày càng tăng.
Trump nêu khả năng ra tranh cử tổng thống Mỹ 2024
Thanh Hà
Càng lúc càng bị cô lập trên chính trường Mỹ, tổng thống Donald Trump vào tối 01/12/2020 đã nêu lên khả năng ông tái tranh cử vào năm 2024.
Phát biểu nhân một buổi tiếp tân tại Nhà Trắng nguyên thủ Mỹ nói : « Bốn năm qua là giai đoạn thật tuyệt vời. Chúng ta cố gắng để có thêm 4 năm như vậy nữa, và nếu không, tôi sẽ trở lại trong bốn năm sắp tới ».
Hãng tin Pháp AFP cho biết tuyên bố này được đưa ra vào lúc tổng thống Trump tiếp nhiều lãnh đạo đảng Cộng Hòa. Báo chí không được mời dự, nhưng một đoạn video thu lại những phát biểu của tổng thống Trump đã được truyền ra ngoài vào tối Thứ Tư 02/12. Vẫn theo AFP, phát biểu của ông Donald Trump được phát tán trên mạng xã hội Facebook dài tổng cộng 46 phút, trong đó ông tuyên bố « sẽ bảo vệ đến cùng » hệ thống bầu cử Mỹ.
Theo đài truyền hình Mỹ NBC, ông Donald Trump có thể chọn đúng ngày Joe Biden nhậm chức 20/01/2021 để thông báo khởi động chiến dịch vận động tranh cử tổng thống cho năm 2024. Vẫn theo NBC, ông Trump sẽ vắng mặt trong buổi lễ chuyển giao quyền lực cho ông Biden.
Hơn một tháng sau bầu cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump vẫn không công nhận thất bại. Từ đầu tháng 11 tới nay, ông hạn chế tối đa các cuộc tiếp xúc với công chúng, nhưng vẫn duy trì kênh liên lạc được ưa chuộng nhất là Twitter, trên đó ông liên tục tố cáo một cuộc bầu cử gian lận. Tuy nhiên, ngày
01/12, chính bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Bill Bar khẳng định « cho tới hiện tại không phát hiện bất kỳ một vụ gian lận nào có thể làm thay đổi kết quả bầu cử » tổng thống Hoa Kỳ.
Thủ Tướng Canada cho biết các hạn chế biên giới giáp Hoa Kỳ sẽ tiếp diễn trong thời gian dài
Tin từ OTTAWA, Canada – Vào hôm thứ Ba (1/12), thủ tướng Justin Trudeau cho biết Canada sẽ không đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm đi lại không thiết yếu với Hoa Kỳ cho đến khi đại dịch coronavirus được kiểm soát đáng kể trên toàn thế giới. Những bình luận của ông Trudeau là một dấu hiệu rõ ràng rằng các hạn chế biên giới sẽ kéo dài đến năm 2021.
Hai quốc gia láng giềng này đồng ý về lệnh cấm vào tháng 3 và thực hiện lệnh cấm này hàng tháng kể từ đó. Lệnh cấm này không ảnh hưởng đến thương mại. Hai quốc gia có nền kinh tế hội nhập cao và Canada gửi 75% hàng hóa xuất cảng sang Hoa Kỳ mỗi tháng.
Ông Trudeau phát biểu một ngày sau khi chính phủ Tự do thiểu số của ông cho biết thâm hụt ngân sách viện trợ COVID-19 sẽ đạt kỷ lục 294.7 tỷ mỹ kim và cam kết sẽ chi thêm 100 tỷ Canada kim để kích thích.
Ông Trudeau, người phụ thuộc vào các đảng khác để cầm quyền, sẽ bị lật đổ nếu Hạ viện bỏ phiếu chống lại các biện pháp này, nhưng ông bác bỏ rằng khả năng này là rất thấp. Các giới hạn biên giới bị ngành du lịch phản đối do thiệt hại từ lượng khách du lịch sụt giảm. Nhưng thủ hiến của các tỉnh lớn của Canada tuyên bố rằng họ không quan tâm đến việc mở lại biên giới khi số ca nhiễm COVID-19 vẫn gia tăng ở Hoa Kỳ.
Một làn sóng thứ hai cũng đang quét qua Canada, nơi các nhà chức trách đang bắt đầu áp đặt lại các hạn chế đối với các doanh nghiệp và giới hạn quy mô của các cuộc tụ tập. (BBT)
Covid-19 : Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về vac-xin
Thụy My
Tại Liên Hiệp Quốc, trong hai ngày 03 và 04/12/2020, diễn ra hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về vac-xin ngừa Covid-19. Qua video, 140 nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ và bộ trưởng Y Tế trao đổi, tổng kết về một chiến lược tập thể chống đại dịch. Một số công ty dược phẩm cũng tham gia các cuộc họp bàn tròn.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :
« Đối với Liên Hiệp Quốc, trước hết cần nhấn mạnh rằng việc phân phối vac-xin đã vượt khỏi tầm quốc gia, trong lúc Nga và Hoa Kỳ vừa loan báo sẽ bắt đầu tiêm chủng trong những ngày tới.
Liên Hiệp Quốc không quyên góp, nhưng hy vọng thuyết phục được những ai còn do dự là thế giới chỉ có thể chấm dứt được đại dịch nếu vac-xin được phân phối một cách công bằng, kể cả tại các nước đang phát triển.
Các tổ chức phi chính phủ cũng cảnh báo, nếu không nỗ lực tái lập lòng tin, chống lại các tin tức thất thiệt, thì lợi ích của việc tiêm chủng sẽ bị hạn chế.
Ông Emanuele Capobianco, giám đốc phụ trách y tế của phong trào quốc tế Hội Chữ Thập Đỏ và Lưỡi Liềm Đỏ, nói : « Có được vac-xin không có nghĩa là tiêm chủng được. Tại nhiều nước, có tâm lý chống lại vac-xin mới. Và chúng ta thực sự cần chia sẻ những kiến thức, làm cho mọi người hiểu rằng loại vac-xin này là chắc chắn, hiệu quả, thông qua các phương tiện truyền thông được chuẩn bị kỹ càng và có thể đối phó với tin giả, để người dân chấp nhận tiêm chủng ».
Cuối cùng, các quốc gia thành viên cũng cần bày tỏ sự tin cậy đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ».
Interpol: Vaccine chống COVID có thể là ‘mồi ngon’ của các tội phạm có tổ chức
Cơ quan điều phối của Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) ngày 2/12 cảnh báo các mạng lưới tội phạm có tổ chức có thể nhắm vào vaccine chống COVID và có thể tìm cách bán vaccine giả.
Interpol, có trụ sở tại Pháp, cho hay họ đã đưa ra báo động toàn cầu cho các cơ quan thi hành luật pháp của 194 nước thành viên, cảnh báo những cơ quan này nên chuẩn bị trước khả năng các mạng lưới tội phạm có tổ chức nhắm vào vaccine chống COVID, trên thực tế lẫn trên mạng.
“Vào lúc các chính phủ chuẩn bị trình làng vaccine, các tổ chức tội phạm đang có kế hoạch xâm nhập hay làm gián đoạn chuỗi cung cấp. Các mạng lưới tội phạm cũng sẽ nhắm vào các thành viên nhẹ dạ cả tin trong công chúng bằng các trang mạng giả và thuốc chữa trị giả, có thể tạo ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe và ngay cả tính mạng của họ,” Tổng Thư ký Interpol Juergen Stock khuyến cáo.
Anh Quốc phê chuẩn vaccine ngừa COVID của hãng Pfizer
Tin London, Anh quốc – Vào thứ Tư, 2 tháng 12, Anh quốc đã chính thức phê chuẩn vaccine coronavirus của hãng dược Pfizer, trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên cho phép sử dụng thuốc ngừa Covid-19.
Cơ quan quản lý sản phẩm y tế MHRA của Anh thông báo cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine của hãng Pfizer và hãng công nghệ sinh học BioNTech của Đức. Loại vaccine này được hứa hẹn có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa Covid-19.
Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã chúc mừng quyết định này trên Twitter, nói rằng sự bảo vệ của vaccine sẽ giúp mọi người quay lại cuộc sống bình thường, và giúp nền kinh tế hoạt động trở lại. Trong khi đó, Bộ Trưởng Y Tế Anh quốc Matt Hancock cho biết, Cơ quan y tế quốc gia đã sẵn sàng để chích ngừa cho những người thuộc nhóm ưu tiên vào đầu tuần sau. Tin tức về việc vaccine được phê chuẩn đem lại nhiều hy vọng, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với làn sóng Covid thứ 3.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, thế giới hiện đã có hơn 63.5 triệu ca bệnh và 1.4 triệu người đã chết vì coronavirus. Trong đó, Anh quốc có gần 60,000 người chết vì dịch bệnh.
Bộ Trưởng Hancock nói, khoảng 10 triệu liều vaccine sẽ được giao đến Anh trong năm nay. Những người được ưu tiên chích ngừa nhiều khả năng sẽ là các nhân viên y tế, người cao tuổi, cùng những người sống và làm việc trong các viện dưỡng lão hoặc viện điều dưỡng dài hạn.
Sau khi nhóm ưu tiên được chích 2 liều vaccine cần thiết, việc chích ngừa sau đó sẽ mở rộng cho công chúng, chia theo từng nhóm tuổi. Anh quốc đã đặt mua 40 triệu liều vaccine từ Pfizer và BioNTech. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/anh-quoc-phe-chuan-vaccine-ngua-covid-cua-hang-pfizer/
Covid-19: TT Anh nói mất vài tháng để tiêm vaccine cho những nhóm ưu tiên
Anh Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine ngừa virus cororna của Pfizer/BioNTech để đưa vào sử dụng rộng rãi.
Hôm thứ Tư 2/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói sẽ mất vài tháng trước khi tất cả các nhóm người có nguy cơ cao của Anh được tiêm vaccine Covid-19.
Cũng tại cuộc họp báo, Giám đốc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh ông Simon Stevens cho biết chương trình tiêm chủng Covid-19 của England sẽ bắt đầu trong tháng 12, và được thực hiện theo từng giai đoạn.
Giai đoạn đầu sẽ tiêm cho những người từ 50 tuổi trở lên, trong đó chia làm 9 nhóm nhỏ với thứ tự ưu tiên khác nhau.
Quan chức y tế gốc Việt, GS Jonathan Van-Tam, Phó Giám đốc Y tế England, thúc giục mọi người đi tiêm chủng khi đến lượt họ.
“Vaccine này sẽ không giúp gì cho bạn nếu bạn không đi tiêm,” GS Van-Tam nói.
“Bạn cần hai liều của vaccine này, cũng như hầu hết các vaccine khác, để được bảo vệ hoàn toàn. Chỉ nhìn người khác tiêm và hy vọng rằng nó sẽ bảo vệ bạn là không có tác dụng.”
Bộ trưởng Anh: Bạn có thể bị cấm đến các địa điểm nếu không có ‘Hộ chiếu Vaccine COVID-19’
Bình luậnMinh Nhật
Mặc dù việc tiêm phòng virus Corona Vũ Hán sẽ không bắt buộc, nhưng người Anh sẽ bị từ chối nếu tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ có yêu cầu bằng chứng tiêm chủng…
Nước Anh hiện đang đồng thời phát triển cùng lúc 3 loại vaccine viêm phổi Vũ Hán, bao gồm các sản phẩm của Đại học Oxford/AstraZeneca, hãng dược Pfizer/BioNTech và công ty dược Moderna.
Theo ông Nadim Zahawi, người mới được bổ nhiệm trong vài trò đứng đầu chương trình Triển khai vaccine COVID-19, nhận định rằng sản phẩm của Pfizer là sản phẩm đã đi xa nhất trong các giai đoạn thử nghiệm và có khả năng sẽ được tung ra rộng rãi trước tiên.
Ông Zahawi đã xác nhận rằng việc tiêm vaccine là tự nguyện. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp dịch vụ đã đưa ra yêu cầu “chứng nhận miễn dịch” đối với khách hàng và điều này sẽ khiến cụm từ “tiêm chủng không bắt buộc” sẽ cần phải định nghĩa lại.
Ví dụ điển hình bao gồm các hãng hàng không hoặc các sân vận động bóng đá, họ có thể sẽ từ chối khách hàng nếu không có “hộ chiếu miễn dịch” kể trên.
Ông Zahawi cho biết: “Bạn có thể sẽ thấy rằng các nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim và các địa điểm khác cũng có thể sẽ yêu cầu (chứng nhận miễn dịch) như vậy. Chúng tôi đang xem xét các giải pháp công nghệ, cách để mọi người chứng minh được rằng họ đã được tiêm phòng”.
Trước đó, Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS) cũng đã phát hành một ứng dụng trên điện thoại để theo dõi và giúp đưa ra cảnh báo và theo dõi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nước này.
Bình luận trên của ông Zahawi được đưa ra sau khi có báo cáo về việc Chính phủ đang dự định phát hành những con tem đặc biệt trên “hộ chiếu” để chứng minh rằng họ đã được tiêm phòng virus ĐCSTQ. Chính phủ Anh cũng được cho là đang phát triển “Thẻ tự do” dành cho những người xét nghiệm âm tính với virus Vũ Hán.
Hành động này không nằm ngoài mục đích nhằm thúc đẩy ngành du lịch và lữ hành. Những người có “Thẻ tự do” này sẽ được phép bỏ khẩu trang hoặc được đến thăm các thành viên gia đình trong thời gian phong tỏa.
Cựu Thành viên của Nghị viện Châu Âu, Nam tước Claire Regina Fox đã bình luận về phát biểu của ông Zahawi như sau:
“Khi Thủ tướng Anh Boris đảm bảo với chúng tôi rằng không ai sẽ bị bắt buộc phải tiêm phòng, ông ấy đã quên bổ sung “nhưng nếu bạn không làm vậy, bạn sẽ bị ngăn cách khỏi cộng đồng mãi mãi”. Tôi muốn trở thành một người ủng hộ nhiệt tình cho vaccine, nhưng sự ÉP BUỘC này không giúp gì cho việc đó”.
Minh Nhật
– Theo BreibartNews.
Khai thác vàng: Miếng mồi béo bở nhưng khó ăn
Chris Baraniuk
Giá vàng tăng phi mã trong thời đại dịch, nhưng việc đào vàng ngày càng khó hơn.
Trong 1.000 ngày, đoàn xe đứng đó với bảng hiệu và băng-rôn dán bên hông xe: “Chúng tôi không sợ. Đây là vùng đất của chúng tôi. Đây là nhà chúng tôi. Chúng tôi sẽ chết vì nó.”
Rác thải nhựa ‘sẽ là vật liệu xây dựng lý tưởng’
Huỷ hoại môi trường sẽ là tội hình sự quốc tế?
Đập thủy điện làm thay đổi thế giới ra sao
Cờ Ireland tung bay trong gió. Đó là khu vực biểu tình chống lại hoạt động đào vàng, do một nhóm người dân ở Quận Tyrone, Bắc Ireland tổ chức.
Với những đường vân vàng hơn 460 triệu tuổi nằm rải rác khắp nơi dưới lớp đá nằm ngay dưới chân, triển vọng của mỏ vàng ở Curraghinalt, một hẻm núi xa xôi trên dãy núi Sperrin đã là chủ đề bàn tán trong hàng thập niên – nhưng chưa bao giờ trở thành hiện thực.
Một ứng dụng gần đây do công ty khai mỏ để khai thác các vỉa kim loại quý đã khiến triển vọng này trở nên gần gũi hơn. Nếu thành công, công ty cho biết có thể tạo thêm việc làm và tiền bạc cho vùng này. Nhưng nhiều người vẫn muốn giữ nguyên hiện trạng nơi đây.
“Tôi dành tất cả thời gian vào chiến dịch này. Tôi chỉ cảm thấy đây là tương lai của chúng tôi,” Fidelma O’Kane, nhân viên xã hội và giảng viên đại học nghỉ hưu quan ngại đến tác động môi trường khu mỏ gây ra, nói.
“Lo lắng chính của tôi là nguồn nước sẽ bị đầu độc, không khí sẽ bị đầu độc, đất sẽ ô nhiễm – và cuối cùng là sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng,” bà cho biết thêm, và giải thích rằng bà sẽ không bao giờ chấp nhận khu mỏ, bất cứ là loại mỏ gì, trong vùng này.
Công ty đang hy vọng sẽ khai thác được kim loại quý từ nơi đây, Dalradian Gold, cho biết họ sẽ xây dựng một lớp bảo vệ môi trường, và hứa hẹn nhiều lợi ích kinh tế cho dân địa phương.
Tuy nhiên, đề án trên mạng của khu mỏ này vẫn nhận được hàng chục ngàn bình luận, hầu hết là tiêu cực. Một cuộc điều tra công khai giờ đây được tiến hành để quyết định xem tương lai sẽ ra sao.
Dự đoán trước tiềm năng lợi ích của Bắc Ireland, nơi cơ hội đầu tư và việc làm đã đình trệ trong 30 năm xung đột vũ trang – giai đoạn vốn thường được biết đến với tên gọi “the Troubles” – các chuyên gia cho biết Curraghinalt có thể trở thành mỏ vàng lớn nhất Liên hiệp Vương quốc Anh, nếu nó được tiến hành khai thác.
Câu hỏi giờ đây treo lơ lửng trên số phận dãy núi Sperrin là, cái gì giá trị hơn: giữ vàng trong lòng đất, hay khai thác chúng lên?
Câu hỏi này rất khó trả lời vào thời điểm cực đoan như hiện tại. Giá vàng tăng phi mã trong thời gian đại dịch, thúc đẩy nhu cầu mới với những dự án đào vàng và thậm chí làn sóng khai thác vàng lậu ở nhiều nơi trong rừng Amazon.
Những vườn rau nổi trên ‘ruộng’ lục bình ở Bangladesh
Loài cây quý ‘chảy’ ra nickel ở Indonesia
Dùng sầu riêng và mít để sạc điện thoại
Nhưng khai thác vàng từ mỏ trong lòng đất giờ đây rõ ràng là khó hơn bao giờ hết. Thách thức về công nghệ thì rõ rồi, nhưng những cuộc biểu tình và chính trị địa phương còn khó lường hơn.
Và đến khi nào thì vàng mới không còn đáng giá khiến người ta phải khai thác?
Năm ngoái, sản lượng vàng toàn thế giới giảm 1%, đợt giảm đầu tiên trong một thập niên, theo Hội đồng Vàng Thế Giới, cơ quan vốn cổ súy cho ngành công nghiệp khai thác vàng. Một số nhà phân tích tranh luận rằng chúng ta đã tiến tới “đỉnh vàng” – nghĩa là đã vượt qua tỷ lệ vàng tối đa khai thác, cho nên sản lượng vàng sẽ tiếp tục giảm, và cuối cùng, khai thác vàng sẽ sụt giảm toàn diện.
Tuy nhiên, nhu cầu với vàng vẫn không hề có dấu hiệu sụt giảm.
“Giống kiểu một cơn bão hoàn hảo,” Matt Miller, phó chủ tịch nghiên cứu về sở hữu tài sản tại công ty nghiên cứu và phân tích đầu tư CFRA Research cho biết. “Hay, nói rõ hơn là, quy tắc cơ bản của vàng có thể chưa bao giờ mạnh như bây giờ.”
Theo CFRA, khoảng một nửa số vàng trên thế giới, ngoại trừ lượng vàng vẫn đang bị chôn vùi dưới lòng đất, được sử dụng trong ngành nữ trang. Trong số một nửa vàng còn lại, 1/4 do các ngân hàng trung ương lưu trữ và 1/4 còn lại do các nhà đầu tư tư nhân sở hữu hoặc sử dụng trong ngành.
Miller là một trong số những người tin rằng chúng ta đã chạm tới đỉnh vàng. Giá của một ounce kim loại lấp lánh này đã vượt trần 2.000 đô la Mỹ vào mùa hè, và hiện vẫn đang thoải mái đạt mức 1.900 đô la Mỹ. Hai mươi năm trước, một ounce vàng tương đương chỉ có giá bằng dưới 1/4 giá hiện thời.
Đợt sóng tăng giá vàng theo sau cơn khủng hoảng Covid-19 liên quan đến tình trạng tiền tệ suy yếu, trong đó có đồng đô la Mỹ. Các chính phủ đang vay lượng tiền khổng lồ để chi trả cho các chương trình phản ứng chống đại dịch và in tiền để lấp khoảng trống này, các nhà phân tích cho biết, điều đó có nghĩa là tiền tệ đang mất giá nhiều hơn. Mặt khác, vàng được coi là loại tài sản bền vững, chúng có số lượng xác định, nghĩa là nhà đầu tư cho rằng nó đáng tin cậy hơn.
Nhưng Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động khai thác mỏ vàng và nguồn cung không có vẻ gì là sẽ tăng trở lại để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong thời gian sớm hơn. Cũng tương tự, ngành công nghiệp khai thác vàng thực ra đang ngồi trên “cuộc khủng hoảng cỡ lớn”, Miller cho biết.
“Quan điểm của tôi là nhu cầu về vàng sẽ tiếp tục gia tăng,” ông cho biết. “Ngày càng nhiều vàng sẽ đến từ vàng tái chế, đơn giản nghĩa là vàng trở thành phương tiện giao dịch trao tay.”
Ông dự đoán rằng tái chế nữ trang cũ, tiền xu hay thậm chí những lượng vàng cực kỳ nhỏ trong bảng mạch điện thiết bị điện tử, sẽ ngày càng trở thành nguồn cung cấp vàng đáng kể trong tương lai.
Dữ liệu của CFRA cho biết khoảng 30% nguồn cung vàng trên thế giới trong 20 năm qua thực chất là từ vàng tái chế, không phải vàng khai thác mới.
Quá trình tinh chế “vụn” vàng tái chế, nữ trang cũ, tiền xu và vàng thỏi – không sử dụng đến hóa chất độc hại và năng lượng trong quá trình chế biến, nhưng một số tác động môi trường có thể thấp hơn rất nhiều so với khai mỏ.
Một nghiên cứu gần đây về quá trình tinh luyện vàng ở Đức cho thấy, tính trên kilogram, sản lượng của vàng 99,99% tinh khiết thông qua tái chế có hàm lượng thâm dụng carbon thấp hơn 300 lần so với khai thác vàng từ mỏ dưới lòng đất hoặc mỏ lộ thiên.
Điều này nghĩa là thu thập 1kg vàng tái chế sẽ sản sinh ra 53kg lượng chất thải CO2 – nhưng việc đào ra được một kg vàng sẽ thải ra đến 16 tấn CO2. Vụn vàng tái chế từ thiết bị điện tử nằm ở khoảng giữa nhưng vẫn tốt hơn là khai mỏ – để tái chế được 1kg vàng thải ra lượng CO2 tương đương một tấn.
Tương tự như những ngành công nghiệp quy mô lớn khác, khai thác vàng có thể gây ra tác động với môi trường bản địa.
Sự chống đối của người dân với mỏ vàng ở nhiều nơi trên thế giới đã trở thành rào cản cho ngành sản xuất vàng, Miller lý giải.
Sự phản kháng không chỉ có ở Tyrone. Ví dụ như mỏ vàng Pascua-Lama ở Chile, sau nhiều năm các nhà hoạt động biểu tình phản đối với lý do bảo vệ môi trường, dự án đã bị chính quyền cho tạm dừng.
Nhưng ở những nơi mỏ vàng đã xây dựng, hoạt động khai thác có thể trở thành quy mô lớn. Mỏ vàng lớn nhất thế giới sản xuất nhiều tấn vàng mỗi năm, và lớn nhất trong số đó là Mỏ Vàng Nevada ở Mỹ, cho ra hơn 100 tấn mỗi năm.
Thậm chí những mỏ vàng nhỏ hơn cũng có thể giúp nhiều người sống trong cộng đồng quanh đó có sinh kế ăn theo xung quanh mỏ.
Ví dụ như thành phố Val d’Or (Thung lũng Vàng) ở Quebec, Canada. Một thị trấn đã hình thành từ khi người ta tìm ra vàng vào năm 1923. Các loại kim loại khác như đồng và chì cũng đang được khai thác trong cùng khu vực này và tạo ra làn sóng việc làm về khai mỏ đã thu hút nhiều người đến Val d’Or trong vài năm qua.
Đội bóng khúc côn cầu trên băng của thị trấn, đội Feoreurs thậm chí có nhân vật biểu tượng đội mmũ bảo hộ với dùng chữ “Dynamit” – gợi nhắc đến thuốc nổ [dynamite] sử dụng để phá đá trong nghề khai mỏ.
Rào cản chính trị
Với Curraghinalt, máu đã đổ để vàng được giữ lại trong lòng đất nhiều năm.
Trong giai đoạn “Troubles”, nhiều nhóm chính trị gia và đảng phái ở Bắc Ireland trở nên bạo lực, tiến hành các vụ bắn giết và đánh bom.
Vì vậy khi một công ty để mắt đến tiềm năng khai mỏ tại Curraghinalt vào thập niên 1980, công ty này gặp khó khăn khi xin giấy phép chất nổ, vì rủi ro an ninh có thể xảy ra khi trữ chất nổ tại hiện trường khai mỏ.
Nhưng một thập niên sau đó, Curraghinalt dường như có tương lai tươi sáng hơn, Andrian Boyce nhớ lại. Ông là giáo sư ngành địa chất ứng dụng tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường thuộc Các trường Đại học của Scotland.
Vào khoảng thời gian ký Hiệp Ước Thứ Sáu Tốt Lành (là thỏa ước chính trị ký vào tháng 4/1998 giúp chấm dứt giai đoạn xung đột vũ trang Troubles), Boyce và đồng nghiệp có tham gia vào một sáng kiến nghiên cứu địa chất ở vùng Curraghinalt và nghiên cứu tiềm năng thương mại của nơi này.
“Đó thực sự là hy vọng mới mẻ cho người dân ở Bắc Ireland và đó là tác động tôi thấy từ đó,” ông nhớ lại. “Bạn biết đấy, đó là thời điểm không có nhiều người đầu tư vào Bắc Ireland.”
Ông đề cập đến vụ đánh bom Omagh, mà một nhóm tự xưng là Real IRA làm phát nổ một quả bom trong xe hơi vào một chiều thứ Bảy trong 8/1998, giết chết 29 người, trong đó có một phụ nữ có thai và hai đứa con song sinh của cô.
Omangh nằm cách Curraghinalt 20 phút lái xe. Trong tâm trí một số người, cơ hội kinh tế mà mỏ vàng mới hứa hẹn đem lại cho Bắc Ireland sẽ giúp vùng này có cơ hội thoát khỏi quá khứ kinh hoàng – và đem lại hy vọng về kinh tế cho vùng đất này trong tương lai.
Quay trở lại thập niên 1990, đó là khi giá vàng cản trở sự thịnh vượng của ngành khai mỏ, Boyce cho biết. Nhưng giờ đây không có rào cản. Và ông cho biết, quy mô của mỏ – Dalradian ước tính nơi này có thể sản xuất ra 130.000 ounce vàng (tương đương 4 tấn) mỗi năm trong 20 năm hoặc hơn – khiến mỏ vàng này là độc nhất ở Anh Quốc.
“Với vàng, mỏ Curraghinalt là mỏ lớn hơn rất nhất so với mỏ vàng lớn nhất mà người ta từng tìm thấy ở Anh Quốc,” Boyce cho biết. “Nó khiến mọi mỏ vàng khác đều nhỏ xíu.”
Nhưng câu chuyện về mỏ vàng Curraghinalt cho thấy những thách thức mà ngành công nghiệp khai thác vàng phải đối mặt trong năm 2020, đặc biệt khi khai thác ở những cộng đồng đã tồn tại trong khu vực có thắng cảnh thiên nhiên.
Mỏ vàng tọa lạc ở khu vực khá xa xôi ở Bắc Ireland, bao quanh đó là nông trang và thiên nhiên hoang dã. Chẳng hạn như mỏ vàng Omagh có dân số thấp hơn 20.000 người.
Từ năm 2009, Tập đoàn Dalradian đã khai thác mẫu vàng từ lòng đất trong khu mỏ ở Curraghinalt trong khi vẫn xúc tiến các kế hoạch khai mỏ với dân địa phương. Kế hoạch bao gồm xây một mỏ vàng ngầm, thay vì dự án khai mỏ lộ thiên, và khai thác quặng vàng có thể chế biến một phần ở Tyrone, một phần ở nước ngoài.
Sau khi bị phản đối dữ dội, vào năm 2019, tập đoàn Dalradian hủy bỏ kế hoạch sử dụng cyanide tại mỏ này. Ở một số mỏ khai thác vàng, dung môi chứa chất cyanide được sử dụng để làm vàng tan ra từ quặng lấy từ lòng đất để chiết tách và thu thập kim loại này.
Dalradian cũng cho biết họ đã giảm lượng nước sử dụng xuống khoảng 30% và giảm khí thải xuống 25%, là một phần trong nỗ lực trở thành mỏ vàng đầu tiên ở Châu Âu trung hòa về carbon.
Nhưng các nhà hoạt động vẫn tiếp tục thể hiện mối quan ngại hóa chất có thể bị thoát ra sông gần đó và hủy hoại đời sống sinh vật bản địa. Ô nhiễm từ mỏ vàng cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, họ cho biết. Và họ lo ngại một đống “chất thải” – là nguyên liệu thải ra từ mỏ trong quá trình khai thác và bỏ lại trên mặt đất – sẽ làm cảnh quan vùng này bị ảnh hưởng.
BBC Future sắp xếp chuyến đến thăm mỏ vàng của Tập đoàn Dalradian ở Tyrone nhưng công ty này hủy bỏ chuyến thăm chỉ hai ngày trước thời gian hẹn mà không giải thích gì.
Trong thông cáo, người phát ngôn của Dalradian cho biết: “Đây là dự án an toàn và có trách nhiệm về môi trường nhân rộng thành công từ những mỏ vàng hiện đại khác ở Châu Âu.”
Công ty cho biết họ có lắng nghe cộng đồng, tổ chức các chuyến đi thăm và thay đổi quy trình khai thác khi người ta nêu quan ngại.
“Mọi người có thể yên tâm là dự án được thanh sát kỹ lưỡng bởi quá trình lên kế hoạch độc lập và đầy đủ vốn được thiết kế để đạt tiêu chuẩn chính xác. Chúng tôi đã tổ chức khoảng 100 cuộc gặp với các nhà làm luật và Cơ quan Sức khỏe Cộng đồng địa phương không hề có phản đối gì về phần sức khỏe cộng đồng trong dự án.”
Về phần chất thải: “Đống chất thải khô sẽ có độ cao trung bình 17m, sẽ được phủ xanh lại trong quá trình hoạt động, và chúng sẽ được đặt tại một hố sâu tự nhiên và chìm trong khung cảnh trong vùng.”
Trong đơn xin phép xả thải vật liệu gần đây, trong đó có cả kim loại nặng, thải vào dòng suối gần đó, tập đoàn Dalradian cũng đề cập đến những chất ăn mòn như axit sulphuric và sodium hydroxide.
Ở điểm này, người phát ngôn từ công ty nói, “Dù họ không dự định sẽ sử dụng các loại chất này thường kỳ, vì chúng sẽ được trữ tại hiện trường, nhưng chúng phải được nêu tên trong danh sách cho phép xả thải.”
Ông cho biết thêm nhà máy xử lý chất thải cũng sẽ được sử dụng trong việc quản lý nguồn nước, và cho biết khu mỏ đem lại “cơ hội khổng lồ” khi nền kinh tế Bắc Ireland đối mặt với bất ổn từ việc Liên hiệp Vương Quốc Anh rời khỏi EU (Brexit).
Trong khi những nhà hoạt động như O’Kane cho biết họ sẽ không chấp nhận khu mỏ dưới bất kỳ tình huống nào, dĩ nhiên vẫn có một số người chấp nhận.
Khó mà biết được chính xác bao nhiêu người ở Tyrone ủng hộ hay chống lại dự án. Trang web dự án của Phòng Cơ sở Hạ tầng Bắc Ireland có hơn 41.000 bình luận về dự án của Dalradian, 90% trong số đó chống lại khu mỏ.
Khi BBC Future hỏi tại sao có rất nhiều phản hồi có vẻ như là lặp lại lẫn nhau, cơ quan này cho biết họ tin rằng con số là “tổng hợp chính xác” của những thông tin đại diện mà họ nhận được.
Phản hồi trùng lắp xảy ra có thể vì một số lý do, người phát ngôn của công ty cho biết; “Chúng có thể liên quan đến những người làm đại diện một lần hay nhiều lần vì có nhiều bản bổ sung khác nhau với dự án.”
Cuộc điều tra công khai giờ đây đã che mờ kế hoạch, mọi quyết định sẽ tùy thuộc vào chính quyền điều tra và đại diện cho quyền lợi của người dân địa phương trước khi quyết định dự án có được phép tiếp tục hay không, Boyce cho biết. “Hãy để chính trị gia làm việc mà họ được trả lương,” ông cho biết thêm.
Trong vài năm vừa qua, dọc vùng Biển Ireland ở Scotland, sự phản đối của người dân địa phương với các khu mỏ khác cũng tăng cao, như tại Cononish, ở Công viên Quốc gia Loch Lomond.
Boyce lưu ý rằng những quan ngại về môi trường ở đó cũng được lên tiếng, nhưng cuối cùng thì dự án được ủng hộ và giấy phép dự án được thông qua. Những thỏi vàng đầu tiên từ khu mỏ này sẽ được sản xuất sớm nhất là vào khoảng tháng 11/2020.
Người ta đã chứng minh mỏ vàng tại Curraghinalt có dồi dào trữ lượng, điều này tất nhiên sẽ thu hút nhà đầu tư, Chris Mancini, nhà nghiên cứu phân tích từ Quỹ Vàng Gabelli, đầu tư vào vàng, cho biết. Và ông tranh luận rằng khu mỏ này sẽ an toàn về mặt môi trường.
Nhưng một số người không cho là như vậy. Fidelma O’Kane và những nhà vận động cùng bà cho biết khu mỏ đã trở thành lời nguyền ở nơi này – đe dọa đến mọi mặt của vùng đất nơi họ sinh sống.
“Khu vực này tuyệt đẹp, nó được chỉ định là Vùng có Vẻ đẹp Tự nhiên Ấn tượng,” O’Kane cho biết. “Chúng tôi không muốn nó bị công nghiệp hóa với ngành công nghiệp nặng.
“Hình ảnh xanh, sạch của quê hương chúng tôi sẽ biến mất mãi mãi.”
Dù điều gì có xảy ra ra ở Curraghinalt, thì chắc chắn là nỗ lực của công ty Dalradian đã khơi mào rất nhiều tranh luận ở địa phương về điều gì khiến mọi người sẵn sàng chấp nhận.
Đó là dạng tranh luận có thể trở thành phổ biến nếu giá vàng tiếp tục cao và các công ty vẫn tìm đến những mỏ vàng nhỏ nhưng béo bở ở những vùng đất ít có hoặc chưa bao giờ có truyền thống khai thác vàng.
Và một lần nữa, nếu ta thực sự đã đạt tới đỉnh vàng, thì cuộc chạy đua đào vàng có thể không kéo dài lâu được.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Pháp : Cựu tổng thống Valéry Giscard d’Estaing qua đời
Thanh Hà
Cựu tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing vừa qua đời hôm 02/12/2020, thọ 94 tuổi, sau nhiều tuần bị nhiễm Covid-19. Đắc cử tổng thống năm 1974 và chỉ tại chức một nhiệm kỳ 7 năm, Giscard d’Estaing là người đã đem lại nhiều đổi mới cho nước Pháp từ mặt xã hội đến kinh tế và là một trong những người đóng góp nhiều hơn cả để xây dựng Liên Hiệp Châu Âu.
Gia đình ông Valéry Giscard d’Estaing thông báo, cựu tổng thống Pháp từ trần tại nhà riêng ở thị trấn Authon, tỉnh Loire et Cher, miền tây nước Pháp. Tình trạng sức khỏe của ông đã suy giảm nhiều trong những tuần qua. Bị nhiễm virus corona chủng mới, ông đã phải nhiều lần nhập viện.
Sinh năm 1926, Valéry Giscard d’Estaing tốt nghiệp trường Bách Khoa (Polytechnique) danh tiếng của Pháp năm 1948, trường Hành Chính Quốc Gia (ENA) năm 1952. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị từ rất sớm. Được bầu vào Quốc Hội khi vừa 30 tuổi, ông đã nhiều lần giữ các chức vụ về tài chính và kinh tế dưới thời thủ tướng Michel Debré và Georges Pompidou.
Năm 1974, Valéry Giscard d’Estaing ra tranh cử tổng thống, đánh bại ứng viên của cánh hữu truyền thống vòng một, rồi ứng cử viên đảng Xã Hội cánh tả là François Mitterrand ở vòng hai. Ngày 19/05/1974, Giscard d’Estaing, lúc đó 48 tuổi, trở thành vị tổng thống thứ ba của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa.
Trong nhiệm kỳ 7 năm, Valéry Giscard d’Estaing đem lại nhiều đổi mới cho đất nước : Về mặt xã hội, dưới thời Giscard d’Estaing, tuổi thành niên được giảm xuống còn 18 thay vì 21, cho phép thanh niên Pháp đi bầu sớm hơn. Ông cũng đã yểm trợ mạnh mẽ bộ trưởng Y Tế Simone Veil để cho ra đời một bộ luật về phá thai. Bộ luật này được xem là một bước tiến quan trọng về nữ quyền.
Về văn hóa, năm 1980, tổng thống Valéry Giscard d’Estaing đã mở đường cho sự kiện Ngày Di Sản – mở cửa các di sản văn hóa và công trình kiến trúc của Pháp cho công chúng tham quan. Ba năm trước đó, cũng vị tổng thống trẻ tuổi này quyết định biến nhà ga Orsay ở quận 7 Paris thành viện bảo tàng.
Nhưng quan trọng hơn cả là về mặt kinh tế, Valéry Giscard d’Estaing đã đưa Pháp vào một thời đại mới. Ông lên cầm quyền vào lúc Pháp và thế giới phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng dầu hỏa 1973 và 1979. Kinh tế Pháp bắt đầu sa sút sau 30 năm phát triển mạnh mẽ. Thất nghiệp bắt đầu lan nhanh. Năm 1981, khi Giscard d’Estaing rời điện Elysée, Pháp có 1,6 triệu người thất nghiệp, con số này cao gấp 4 lần khi ông lên cầm quyền.
Valéry Giscard d’Estaing : Người thúc đẩy nhiều dự án quốc tế lớn
Nhưng cũng chính vị tổng thống thứ ba này của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp đã thúc đẩy nhiều dự án lớn, từ việc cho ra đời tập đoàn sản xuất máy bay Airbus, đến việc hình thành nhóm G7 bao gồm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới. Ông cũng là một trong những chính khách đã kiến tạo nên Hệ Thống Tiền Tệ Châu Âu, đặt nền móng cho việc hình thành đồng tiền chung châu Âu euro.
Trên trường quốc tế, tổng thống Giscard d’Estaing đã tiếp nối chính sách châu Phi từng được hai người tiền nhiệm là tướng De Gaulle và tổng thống Pompidou theo đuổi. Cũng chính trên hồ sơ này, ông bị rơi vào vụ tai tiếng mang tên « Những viên kim cương của Bokassa », khi báo chí tiết lộ lúc còn là bộ trưởng Tài Chính Pháp, Valéry Giscard d’Estaing đã được tổng thống Trung Phi Bokassa tặng một tấm bảng nạm kim cương. Vụ tai tiếng này đã phần nào dẫn đến thất bại của tổng thống Giscard d’Estaing năm 1981 khi ông tái tranh cử.
Ngoài ra, quốc tế còn nhớ sự kiện dưới thời ông cầm quyền, Paris đã mở rộng vòng tay đón giáo chủ Iran Khomeiny sang Pháp tị nạn. Cũng nước Pháp của Valéry Giscard d’Estaing đã hoan nghênh Liên Xô chiếm đóng Afghanistan.
Phản ứng của chính giới Pháp và châu Âu
Điện Elysée vừa thông báo tổng thống Macron sẽ phát biểu trên đài truyền hình tối nay về tang lễ cố tổng thống Giscard d’Estaing. Chính giới Pháp đồng thanh cho rằng Valéry Giscard d’Estaing là người đã « đem lại một làn gió mới » thay đổi hoàn toàn « bộ mặt của nước Pháp ». Là người kế thừa sự nghiệp chính trị, lãnh đạo đảng Modem, hậu thân đảng cánh trung UDF của cố tổng thống Giscard d’Estaing, ông François Bayrou nhấn mạnh cựu nguyên thủ Pháp là người chủ trương tập hợp, ông đã « vượt lên trên ranh giới tả hữu ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, với sự ra đi của tổng thống Giscard, Berlin đã mất đi « một người bạn, một chính khách lớn của châu Âu ». Sinh thời ông là một người bạn thân thiết của cưu thủ tướng Đức Helmut Schmidt. Cả hai đã tin tưởng vào một tương lai chung của Paris và Berlin trong đại gia đình châu Âu.
Pháp đã sẵn sàng cho chiến dịch chích ngừa Covid-19
Thanh Hà
Thủ tướng Jean Castex ngày 03/12/2020 trình bày chiến lược tiêm chủng ngừa Covid-19 của Pháp. Paris đã đặt mua trước một số lượng đủ để chích ngừa cho 10 triệu dân Pháp.
Vào lúc Luân Đôn vừa thông báo cho phép sử dụng đại trà thuốc chích ngừa của viện bào chế Pfizer/BioNTech, áp lực càng lúc càng lớn đối với Paris. Tối 03/12, thủ tướng Castex sẽ cùng bộ trưởng Y Tế Olivier Veran trình bày về chiến lược tiêm chủng tại Pháp.
Theo kế hoạch, đợt tiêm chủng diễn ra theo nhiều giai đoạn. Đợt đầu tiên dự trù mở ra ngay từ tháng 12 này cho đến cuối tháng Giêng năm tới và chủ yếu nhắm vào các « đối tượng ưu tiên » như người già ở các viện dưỡng lão, và nhân viên y tế. Trong đợt thứ nhì, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 các liều vac-xin sẽ được chích « công chúng một cách rộng rãi hơn ».
Thủ tướng Castex công nhận do vac-xin còn quá mới, việc một số người lo ngại và không muốn chích ngừa là điều dễ hiểu. Do vậy, theo ông, chính phủ cần nỗ lực giải thích để thuyết phục công luận về hiệu quả của vac-xin ngừa Covid-19.
Nhưng quan trọng hơn cả là thủ tướng Castex cho biết Pháp « đang chuẩn bị để sẵn sàng cho các đợt tiêm chủng sắp tới một khi có thuốc ». Báo giới chờ đợi thủ tướng giải thích là tới nay chính phủ đã đặt mua bao nhiêu liều, dự trù tích trữ khối lượng vac-xin đó trong những điều kiện như thế nào…
Ngoài ra, trong cuộc họp báo ngày 03/12, chính phủ cũng phải trả lời về báo cáo được Quốc Hội công bố hôm 02/12, trong đó chính quyền bị khiển trách đã có những « thiếu sót nghiêm trọng », đã tỏ ra « thiển cận » và « chậm trễ » trong việc xử lý dịch Covid-19.
Trong ngày 02/12, nước Pháp đã ghi nhận có thêm hơn 14.000 ca nhiễm và 313 bệnh nhân tử vong. Nhưng số bệnh nhân trong các phòng hồi sức tiếp tục giảm, nay chỉ còn 3.478 người. Từ đầu mùa dịch tới nay, Pháp đã có hơn 2,2 triệu ca dương tính với virus corona, và gần 54.000 người thiệt mạng vì Covid-19.
Tầu ngầm Pháp cố chinh phục thị trường Đông Nam Á
Thu Hằng
Naval Group, tập đoàn đóng tầu ngầm của Pháp, đang khẩn trương trao đổi về khả năng Philippines mua hai tầu ngầm Scorpène. Vào đầu năm 2021, một văn phòng của Naval Group sẽ đi vào hoạt động ở Manila để có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiềm năng này.
Đây sẽ là văn phòng thứ hai của tập đoàn ở Đông Nam Á, sau văn phòng được mở ở Singapore vào năm 2019, tập trung nghiên cứu chiến lược về phòng thủ hải quân. Naval Group mở rộng hoạt động ở Đông Nam Á trong bối cảnh Trung Quốc đặt tham vọng xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh nhất thế giới từ nay cho đến năm 2025. Đội tầu ngầm của Trung Quốc có đến 76 chiếc và sử dụng một căn cứ “bí mật” thuộc Căn cứ Hải Quân Du Lâm, nằm ở vị trí chiến lược trên đảo Hải Nam, hướng ra Biển Đông, nơi Bắc Kinh đòi chủ quyền đến hơn 80% diện tích.
Thị trường Đông Nam Á tái vũ trang “béo bở”
Tham vọng của Trung Quốc buộc các nước trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Đông Á, liên tục hiện đại hóa lực lượng vũ trang và gia tăng đội tầu ngầm trong những năm gần đây, để bảo vệ chủ quyền và tăng cường an ninh biển : Nhật Bản hạ thủy tầu ngầm đầu tiên thuộc lớp Taigei, nâng tổng số đội tầu ngầm lên thành 22 ; Hàn Quốc đóng tầu ngầm thứ hai thuộc lớp KSS-III ; Đài Loan cũng tự đóng tầu ngầm IDS nhờ hỗ trợ của Mỹ. Xa hơn là Úc và Ấn Độ đều được Naval Group của Pháp trang bị.
Bốn nước Đông Nam Á – Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam – đều có đội tầu ngầm. Thái Lan được cho là cũng đang nối gót. Chỉ riêng Philippines, một trong bốn nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, là chưa có lực lượng mang tính răn đe này.
Indonesia, Malaysia đã là khách hàng của Pháp từ khá lâu. Trong vòng 10 năm (2009-2018), Pháp đã xuất khẩu 1,36 tỉ euro trang thiết bị quân sự cho Indonesia, với đỉnh điểm là năm 2013 với tổng trị giá hợp đồng là 480 triệu euro. Jakarta chọn đa dạng hóa nguồn cung cấp thiết bị quân sự từ nhiều nước châu Âu, cũng như Trung Quốc, Brazil… vì tránh lập lại bài học bị Hoa Kỳ cấm vận (1991-2005), sau những vụ trấn áp những người đòi độc lập cho Đông Timor (hiện là nước Cộng Hòa Dân Chủ Timor-Leste).
Trong buổi làm việc tại Paris ngày 13/01/2020, bộ trưởng Quốc Phòng hai nước Pháp và Indonesia đã bàn việc hợp tác quốc phòng và dường như có đề cập đến việc Pháp cung cấp thêm thiết bị quân sự cho Indonesia, như chiến đấu cơ Rafale, tầu ngầm Scorpène, tầu chiến Gowind, theo trang La Tribune (17/01/2020).
Công nghệ tầu ngầm của Pháp được đánh giá cao ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi tập đoàn Naval Group đã có 3 khách hàng (Malaysia, Ấn Độ và Úc). Trước khi được Pháp giao hai tầu ngầm Scorpène vào năm 2009 và 2010, Malaysia không có đội tầu ngầm. Theo ông Alain Guillou, phó chủ tịch tập đoàn Naval Group, phụ trách phát triển quốc tế, Naval Group “là nhà cung cấp duy nhất có sẵn kinh nghiệm trong việc giúp một quốc gia phát triển một lực lượng tầu ngầm từ số 0”.
Cụ thể, đội thủy thủ tầu ngầm đầu tiên của Malaysia được đào tạo tại Pháp. Tổng cộng có 146 người đã được cấp chứng chỉ thủy thủ tầu ngầm sau 42 lần ra biển và hơn 9.100 giờ lặn trong khoảng thời gian từ 2005-2009. Sau đó, Naval Group đã thành lập một công ty liên doanh với tập đoàn công nghiệp Malaysia Boustead để bảo đảm hỗ trợ kỹ thuật cho đội ngũ thủy thủ tầu ngầm mới.
Kinh nghiệm này có thể được áp dụng cho trường hợp Philippines, “một trong những lực lượng hải quân hiếm hoi ở châu Á không có lực lượng tầu ngầm” và “tính đến việc trang bị tầu ngầm từ nhiều năm nay”, theo nhận định của trang HI Sutton, chuyên về tầu ngầm. Trường hợp của Philippines trái với “nhiều nước láng giềng đã có đội tầu ngầm lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Và rất nhiều lực lượng hải quân nhỏ trong vùng cũng đã bắt đầu phát triển đội tầu ngầm”.
Philippines từng nghĩ đến tầu ngầm của Nga, theo trang Opex360 (20/10/2020). Thậm chí vào năm 2018, nhiều tin đồn cho rằng hai bên sắp đạt được một thỏa thuận để giao tầu ngầm lớp Kilo đầu tiên vào năm 2023. Tuy nhiên, dự án bị đình chỉ, vì Washington cảnh báo việc mua tầu ngầm của Nga có nguy cơ tác động đến Thỏa thuận Phòng thủ Hỗ tương năm 1951 giữa Philippines và Hoa Kỳ. Hiện tầu ngầm lớp Kilo của Nga được sử dụng tại Việt Nam với 6 chiếc.
Vẫn theo ông Alain Guillou, phó chủ tịch tập đoàn được trang Naval News trích dẫn ngày 25/11, Naval Group “sẵn sàng giúp đỡ Hải Quân Philippines bằng cách cung cấp tầu ngầm, đồng thời triển khai kế hoạch đào tạo, lắp đặt và lập dây chuyền cung ứng cần thiết để một đội tầu ngầm hoạt động hoàn toàn”.
Trong chuyến công du Paris ngày 27/11/2019, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines cho biết Manila sẽ đưa ra quyết định trong năm 2020. Nếu hợp đồng được thông qua, hai tầu ngầm Scorpène phải được bàn giao trong năm 2027. Hai bên cũng ký một biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực hàng hải.
Philippines là một thị trường tiềm năng đối với Pháp. Trong vòng 10 năm (2009-2018), Pháp chỉ mới cung cấp cho Philippines 17,2 triệu euro thiết bị quân sự. Ngoài ra, nhà cung cấp tầu ngầm của Pháp còn sử dụng một lá bài hấp dẫn khác : “Phát triển hợp tác đối tác dài hạn với ngành công nghiệp địa phương, nơi việc chuyển giao công nghệ và kiến thức sẽ tạo ra hàng trăm việc làm trong khuôn khổ chương trình và cả về sau đó”, theo phát biểu của bà Anne Clausard, một nhà phụ trách của Naval Group, được trang Naval News trích dẫn.
Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương : Một ưu tiên của Pháp
Việc Naval Group chinh phục thị trường Philippines được chính phủ Pháp ủng hộ vì phù hợp với chiến lược của Paris tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Trong một tài liệu chính thức của bộ Quốc Phòng Pháp, công bố năm 2019, Pháp đề ra bốn ưu tiên chính tại vùng biển rộng lớn này: – Bảo vệ và bảo đảm toàn vẹn chủ quyền, bảo vệ công dân, vùng đất và vùng đặc quyền kinh tế của Pháp ; Đóng góp cho an ninh trong vùng thông qua quan hệ hợp tác quân sự và an ninh ; Bảo đảm tự do hàng hải, hợp tác với các đối tác của Pháp trong khuôn khổ cạnh tranh chiến lược thế giới và môi trường quân sự khó khăn ; – Giúp duy trì ổn định và cân bằng chiến lược nhờ hành động chung và đa phương.
Pháp có lợi ích ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương thông qua các vùng lãnh thổ : 93% vùng đặc quyền kinh tế của Pháp nằm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (các đảo Mayotte và Réunion, quần đảo Eparses, quần đảo Eparses và các vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp, Nouvelle Calédonie, Wallis et Futuna, Polynésie Pháp và Clipperton).
Có khoảng 1,5 triệu người Pháp sinh sống và khoảng 8.000 quân nhân đồn trú ở những khu vực này. Ngoài các tầu chiến của Hải Quân Pháp đóng trong khu vực, các lực lượng từ Pháp cũng được luân phiên triển khai trong vùng, kể cả tầu ngầm.
(Tổng hợp từ Naval News, Agasm, Opex360, La Tribune, Mer et Marine)
Ý, Tây Ban Nha ban hành hạn chế mùa Giáng Sinh vì COVID
Chính phủ Tây Ban Nha ngày 2/12 nhất trí với chính quyền các địa phương cho phép tụ tập Lễ Giáng Sinh và Năm Mới tối đa là 10 người mỗi hộ gia đình, để tránh virus corona lây lan, Bộ trưởng Y tế Salvador Illa loan báo.
Bắt đầu lệnh giới nghiêm có hiệu lực tại hầu hết các khu vực ở Tây Ban Nha sẽ được chuyển từ 11 giờ đêm sang 1 giờ rưỡi sáng vào ngày 24/12 và 31/12.
Hoạt động của người dân từ vùng này đến vùng khác sẽ bị cấm từ ngày 23/12 đến ngày 6/1 trừ việc thăm viếng gia đình.
Mỗi khu vực được quyền siết chặt các biện pháp đối với việc đi lại của người dân.
Các chính phủ tại Châu Âu đang nỗ lực dàn xếp giữa việc tránh virus lây lan trong mùa lễ và cho phép mọi người được đón mừng lễ hội với gia đình và bạn bè.
Tây Ban Nha áp đặt nửa năm tình trạng khẩn cấp bắt đầu từ tháng 11, giúp cho các khu vực có lý do pháp lý để ra lệnh giới nghiêm và các hạn chế khác.
Trong khi đó, người dân tại Ý sẽ không thể dự thánh lễ nửa đêm hay di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác trong thời gian Giáng Sinh, một quan chức cao cấp của Bộ Y tế loan báo ngày 2/12 trong lúc nước này phải đối phó vối tỷ lệ lây nhiễm và số người chết vì virus corona cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Sandra Zampa yêu cầu thánh lễ vào đêm trước Giáng Sinh phải chấm dứt vào khoảng 8 giờ rưỡi tối để tín đồ có thể về nhà trước giờ giới nghiêm 10 giờ tối.
Chính phủ cũng cho biết các địa điểm trượt tuyết sẽ đóng cửa trong thời gian Giáng Sinh và Năm Mới.
Những hạn chế hiện hữu, đã đóng cửa một phần nhiều vùng công nghiệp ở phía bắc và hạn chế các hoat động kinh doanh, sẽ hết hạn vào ngày 3/12.
Bộ Y tế báo cáo hôm 2/12 Ý có 684 người chết liên hệ đến virus corona, giảm so với 785 người chết ngày 1/12, và có 20.709 ca lây nhiễm mới.
Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza ngày 2/12 cho hay chính phủ sẽ mua 202 triệu liều vaccine chống COVID từ các nước khác nhau và đang chờ giới chức thẩm quyền về dược của Liên hiệp Châu Âu cho phép sử dụng.
Ông cho biết thêm phần chính của chiến dịch tiêm chủng của Ý sẽ được thực hiện từ mùa xuân cho đến mùa hè năm 2021. Các nhân viên y tế, người lớn tuổi và những người sống trong viện dưỡng lão sẽ được tiêm chủng trước, và quân đội tham gia khâu phân phối vaccine.
Raisa Gorbacheva: Người phụ nữ Nga khả ái ‘làm Liên Xô sụp đổ’
Ở Phương Tây có lưu truyền một thuyết khá lạ: bà Raisa Gorbacheva, đệ nhất phu nhân Liên Xô đã làm thể chế Xô Viết sụp đổ…vì thuyết phục chồng, TBT Mikhail Gorbachev cấm dân uống rượu.
Không còn đặt tay được vào chai vodka yêu quý, đàn ông Nga nổi loạn, đình công, khiến kinh tế tan rã…và hệ thống chính trị cũng đổ theo, thuyết này nói vậy.
Trên thực tế, theo bài trên tờ Irish Times ngày bà Raisa qua đời vào tháng 9/1999, đúng là bà có “gây ra khủng hoảng rượu vodka” ở Liên Xô năm 1987, nhưng là vì các lý do khác, và đem lại hậu quả khác.
Raisa Gorbacheva muốn chống nạn nát rượu để bảo vệ phụ nữ Liên Xô vốn thường là nạn nhân của các ma men, ở nhà và nơi công sở.
Bà còn giúp chồng soạn diễn văn, đưa các quy định bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ Liên Xô lần đầu tiên vào luật.
30 năm Liên Xô tan rã: Nikolai Ryzhkov, vị thủ tướng bị ‘thị trường hạ bệ’
Lãnh đạo Liên Xô Andropov ‘từng muốn cải cách’
Các tài liệu giải mật sau này cho hay Raisa Gorbacheva đã soạn cả phần diễn văn của chồng về phụ nữ trước Đại hội Đảng CS Liên Xô (CPSU) lần thứ 27 vào năm 1987.
Lệnh cấm uống rượu trong nhà máy, công xưởng và tăng giá vodka đã gây sốc cho cả nước.
Việc tăng giá rượu còn có mục tiêu cân bằng giá nhà nước với giá chợ đen vốn là vấn đề nảy sinh từ ngày Liên Xô lập quốc.
Nhưng hai vợ chồng ông bà Gorbachev với cuộc sống cao sang của họ đã không hình dung được mức độ ‘sáng tạo’ của người dân.
Vẫn tờ Irish Times viết: “Lệnh cấm uống rượu nơi công xưởng ban đầu có làm nạn vắng mặt (vì say) giảm đi, năng suất lao động có tăng đôi chút.”
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, “đường biến mất nhanh chóng khỏi cửa hàng”, vì dân Nga mua đường về nấu rượu lậu.
Thiếu đường, cuộc khủng hoảng rượu vodka tạo ra khủng hoảng trong bếp của các bà nội trợ Liên Xô, và họ bất bình với Raisa Gorbacheva.
Người tri kỷ và luôn cạnh chồng như hình với bóng
Sinh năm 1932 ở vùng Siberia, Raisa Maximovna Titarenko về ĐH Tổng hợp Moscow học triết và xã hội học.
Đây là bước thăng tiến lớn với cô sinh viên sinh ra và lớn lên ở Rubtsovsk, thành phố nhỏ gần biên giới với Mông Cổ, cách thủ đô Liên Xô gần 3000 km.
Nhưng sự thăng tiến lớn hơn đến với Raisa khi bà cùng chồng về Stavropol ở miền Nam Nga, nơi ông Gorbachev nắm vị trí quyền lực là bí thư đảng.
Tại đây, Raisa sinh con gái Irina. Năm 1978, chồng bà vào Trung ương Đảng CSLX và họ chuyển về Moscow.
Năm 1985, Gorbachev lên làm Tổng bí thư Đảng và bà trở thành ‘đệ nhất phu nhân’ không chính thức của Liên Xô, theo cách gọi của các báo Phương Tây .
Còn ở Liên Xô không có khái niệm đệ nhất phu nhân, và cũng không có quy định gì về vai trò của bà.
Thực tế thì Raisa Gorbacheva đã tham gia vào gần như tất cả các quyết định chính trị của chồng.
Chính Mikhail Gorbachev xác nhận điều ấy trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài Mỹ NBC, làm cả Liên Xô choáng váng và Bộ Chính trị phải họp để…tìm cách đối phó.
Bởi lịch sử Liên Xô nhắc nhiều đến vợ của Lenin là Nadezhda Krupskaya nhưng đó là chuyện quá khứ, còn qua các đời lãnh đạo cao nhất tới Gorbachev vợ của lãnh tụ luôn vắng bóng khỏi sinh hoạt chính trị nhà nước.
Nước Nga tự hào là có thể chế ‘siêu bình đẳng’ xã hội chủ nghĩa, trên thực chất là xã hội của quyền lực đàn ông, và sự xuất hiện của Raisa đã làm cả phụ nữ và đàn ông khó chịu.
Phụ nữ Liên Xô ghen tị với bà bởi trang phục của Raisa là hàng hiệu từ Paris và bà không che dấu điều đó.
Năm 1986, Raisa Gorbacheva khai trương cuộc triển lãm thời trang đầu tiên của Yves Saint-Laurent ở Moscow, và bà thường dùng cả hàng của Pierre Cardin.
Kinh khủng hơn, Đệ nhất phu nhân Liên Xô công khai dùng thẻ tín dụng, điều từng bị tuyên truyền những năm xa xưa của hệ thống XHCN cho là ‘xấu xa’.
Nhưng Raisa đã cải thiện hình ảnh quốc tế cho chồng và cho hệ thống chính trị Liên Xô ở mức độ chưa một phụ nữ Nga nào làm được trong cả thế kỷ 20.
Sự xuất hiện của bà tại các thủ đô Phương Tây và bên cạnh Gorbachev ở cuộc gặp lần đầu với Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và đệ nhất phu nhân Nancy ở Geneva tháng 11/1985 xóa đi hình ảnh “những người Nga lạc hậu”.
Cuộc hội kiến ở Geneva được gọi là thượng đỉnh chính trị nhưng thực ra chẳng có ai thảo luận gì về quan hệ song phương, vì căng thẳng Washington-Moscow vẫn còn rất cao.
Tuy thế, báo chí Phương Tây gọi đây là ‘Tea Summit’ (Thượng đỉnh tiệc trà) vì Raisa Gorbacheva đã mời hai ông bà Reagan dùng trà bằng ấm samovar kiểu Nga ở Đại sứ quán Liên Xô.
Khái niệm ‘Chiến tranh Lạnh, Trà nóng’ (Cold War, Hot Tea) ra đời, đánh dấu bước đầu của hòa hoãn, giải trừ vũ khí hạt nhân ở châu Âu, làm hàng trăm triệu người châu Âu có hy vọng hòa bình sau nhiều năm đối đầu.
Ở đây, công lao ‘ngoại giao mềm mại’ của Raisa Gorbacheva được nhiều nước ghi nhận.
Người ta nói đùa rằng Liên Xô đã có một ‘nữ ngoại trưởng khả ái’, đầy nhân tính, không cần đến Bộ trưởng Ngoại giao Andrei Gromyko luôn ‘khó đăm đăm’.
Ngày nay nhìn lại, việc một số tờ báo coi bà là người ‘dẫn dắt chính sách của Liên Xô’ (the first lady who guided policy in the Soviet Union) xem ra có phần phóng đại.
Một nguồn tin khả tín báo chí tiếng Anh có được về vợ chồng Gorbachev là của sử gia William Taubman cho thấy Raisa Gorbacheva có vai trò lớn như chỗ dựa tinh thần và sự ủng hộ trí tuệ của Mikhail Gorbachev.
Nhiều giờ phỏng vấn của Taubman, giáo sư Amherst College và vợ ông, Jane, người là giảng viên tiếng Nga chuyên nghiệp, thực hiện với Gorbachev trong nhiều năm liền cho thấy Gorbachev đã dũng cảm đi tiếp trên con đường cải tổ vì không có nỗi sợ bị hạ bệ như Nikita Khrushchev.
Theo Taubman, chính Raisa Gorbacheva đã cho chồng niềm tin là họ có thể thay đổi Liên Xô và nước Nga.
Niềm tin này có từ gia đình họ, những người từng trải qua cuộc thanh trừng thời Stalin và muốn Nga trở lại với lý tưởng ban đầu của cuộc cách mạng, khi quyền lực thuộc về các hội đồng Soviet của công nông, binh lính chứ không phải thuộc về bộ máy quan liêu Stalin xây dựng nên.
Vẫn theo cách giải thích của Taubman, các cải tổ mở rộng dân chủ trong Đảng và tiếp đến là mở quyền lực Đảng ra bên ngoài, cho phép bầu cử cấp địa phương để trở về với các Soviet như thời kỳ trong sáng ban đầu đã phá vỡ bộ máy Liên Xô, điều cả Raisa và Mikhail Gorbachev không hình dung ra được.
Liên Xô sụp đổ vì một phụ nữ?
Ngày nay tại nước Nga có thuyết đổ lỗi cho Gorbachev ‘làm Liên Xô sụp đổ’ vì ngây thơ, tin vào Phương Tây trong khi Washington có âm mưu phá hoại. Và hiển nhiên, Raisa Gorbacheva ‘có phần’ trong việc này.
Tuy thế, các sử liệu mới nhất, như của Jonathan Haslam (Russia’s Cold War: From the October Revolution to the Fall of the Wall – 2011), bác bỏ cách suy diễn giản đơn như thế.
Ronald Reagan không có kế hoạch gì nhằm phá hoại Liên Xô, và George Bush (cha) còn sang Kiev và Moscow tháng 7/1991 kêu gọi các nhà lãnh đạo địa phương cho Gorbachev thêm thời gian để cải tổ Liên Xô.
Ở cả hai nơi Tổng thống Bush nhận được sự đón tiếp lạnh nhạt, nhất là từ Boris Yeltsin, người một năm trước đã bỏ Đảng cộng sản và vừa trúng cử tổng thống Nga.
Yeltsin muốn Nga trở thành thế lực riêng, vứt bỏ cái vỏ Liên Xô.
Các diễn biến lịch sử nhanh chóng sau đó đã hạ bệ Gorbachev.
Raisa Gorbacheva bị đột quỵ nhưng qua khỏi khi hai vợ chồng họ bị phe đảo chính tạm giam ở khu nghỉ mát của Trung ương Đảng ở Crimea tháng 8/1991.
Cuối năm đó, ông Gorbachev từ chức.
Bà Raisa thực sự không phục hồi sức khoẻ hoàn toàn và sau này lại mắc bệnh máu trắng.
Năm 1999, Raisa Gorbacheva qua đời khi đang điều trị tại Đức.
Cuộc chiến chống lại bệnh tật, kéo dài nhiều năm của bà đã khôi phục tình cảm của hàng triệu người Nga với Đệ nhất phu nhân cuối cùng của Liên Xô.
Trong các phỏng vấn gần đây nhất về Liên Xô cũ, Mikhail Gorbachev luôn nhắc đến người vợ, chỗ dựa cho cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Chính phủ Afghanistan và Taliban đạt được một thỏa thuận khung về đàm phán hòa bình, Ngoại trưởng Mỹ ra thông cáo chúc mừng
Bình luậnĐông Phương
Sau gần ba tháng đàm phán, hôm 2/12, chính phủ Afghanistan và nhóm đàm phán của Taliban thông báo rằng họ đã đạt được một thỏa thuận khung về các cuộc đàm phán hòa bình Afghanistan. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã ra thông cáo chúc mừng.
Ngày 2/12, đoàn đàm phán song phương gồm đại diện của chính phủ Afghanistan và Taliban đã ra tuyên bố thông báo rằng, họ đã đạt được thỏa thuận về hình thức cơ cấu của chính quyền nhà nước tương lai của Afghanistan, cũng như các quy tắc và quy trình để tiến đến lệnh ngừng bắn toàn diện, qua đó đặt nền tảng để hai bên bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình thực chất.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố gọi thỏa thuận này là “một cột mốc quan trọng”. Tuyên bố cho biết: “Những thành tựu đã đạt được mang đến hy vọng rằng, họ sẽ có thể đưa ra các phương án để giải quyết cuộc xung đột có lịch sử hơn 40 năm này”.
Ngoại trưởng Pompeo cũng phát biểu tại Hội nghị Afghanistan 2020 vào ngày 24/11 và nói rằng: “Tôi muốn chỉ ra rõ ràng rằng, các quyết định được đưa ra trong các cuộc đàm phán hòa bình sẽ ảnh hưởng đến quy mô và phạm vi chi viện của quốc tế trong tương lai. Trong khoảng thời gian một năm, Hoa Kỳ sẽ xem xét lại tiến triển của các lĩnh vực mà tôi vừa đề cập”.
Vào tháng Hai năm nay, Hoa Kỳ và Taliban đã đạt được một thỏa thuận, Taliban hứa sẽ chống lại tổ chức khủng bố ISIS và đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan, còn Hoa Kỳ sẽ dần rút quân khỏi Afghanistan. Kể từ ngày 12/9, Taliban và chính phủ Afghanistan đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình tại Doha, Qatar.
Chính quyền Tổng thống Trump chủ trương gắng sức rút khỏi cuộc chiến kéo dài 19 năm qua ở Afghanistan và đưa binh lính Mỹ về nước. Tháng trước, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller thông báo rằng trước ngày 15/1/2021, sẽ rút 2.000 lính Mỹ khỏi Afghanistan, chỉ để lại 2.500 lính đóng quân tại đây.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã đưa ra tuyên bố cảnh báo hôm 1/12 rằng, việc rút quân quá nhanh và thiếu phối hợp có thể khiến Afghanistan một lần nữa trở thành căn cứ địa của lực lượng khủng bố ISIS.
Hiện có khoảng 12.000 binh sĩ NATO đang đóng tại Afghanistan, trong đó bao gồm cả quân đội Mỹ.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
Iran sẵn sàng tỏ thiện chí nếu Mỹ, châu Âu tuân theo thỏa thuận hạt nhân
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết hôm thứ Năm 3/12 rằng Iran sẽ tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận năm 2015 nhằm ngăn chặn nước này phát triển vũ khí hạt nhân nếu cả Hoa Kỳ và châu Âu đều tôn trọng các cam kết ban đầu của họ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã từ bỏ hiệp định vào năm 2018, nói rằng nó không đủ để hạn chế các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Iran, cũng như không đủ để chặn tầm ảnh hưởng cực đoan của Iran ở Trung Đông.
Tuy nhiên, tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết ông sẽ tham gia trở lại nếu Tehran có bước đi trước để tái tục việc tuân thủ nghiêm ngặt bản thỏa thuận. Ông Biden cũng nói là ông sẽ làm việc với các đồng minh để “củng cố và mở rộng thỏa thuận”.
Phát biểu tại một hội nghị ở Rome qua đường truyền video, ông Zarif nói hiệp định mang tên Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) không thể đàm phán lại được, nhưng có thể khôi phục nó.
“Hoa Kỳ có những cam kết. Họ không ở vào vị thế để đặt ra các điều kiện”, ông nói.
Hội đồng Giám hộ của Iran hôm thứ Tư 2/12 thông qua một đạo luật buộc chính phủ phải dừng các cuộc thanh tra của Liên Hiệp Quốc đối với các địa điểm hạt nhân của Iran và đẩy mạnh việc làm giàu uranium
vượt quá giới hạn quy định trong thỏa thuận năm 2015 nếu các lệnh trừng phạt không được nới lỏng trong vòng hai tháng.
Ông Zarif nói rằng mặc dù chính phủ không thích đạo luật kể trên, nhưng họ sẽ thực hiện nó.
“Nhưng luật đó không phải là không thể đảo ngược được”, ông nói. “Châu Âu và Hoa Kỳ có thể quay trở lại và tuân thủ JCPOA. Như thế, không chỉ là đạo luật kia sẽ không được thực hiện, mà trên thực tế, các hành động chúng tôi đã thực hiện … sẽ bị hủy bỏ. Chúng tôi sẽ quay lại và tuân thủ đầy đủ [JCPOA]”.
Ông Zarif cho hay các biện pháp trừng phạt kinh tế do chính quyền ông Trump áp đặt đã khiến phía Iran thiệt hại 250 tỷ đô la, đồng thời làm cho người dân nước này không thể mua thuốc và vắc xin cần thiết để chống lại virus corona, vốn đã gây ra tổn thất đặc biệt nặng nề cho đất nước của ông.
Ông nói: “Đó là tội ác chống lại loài người”, và bổ sung rằng các biện pháp của Hoa Kỳ đang ngăn cản việc các công ty châu Âu kinh doanh ở Iran, làm tiêu tan hy vọng về một sự gia tăng thương mại mạnh mẽ sau khi thỏa thuận năm 2015 được ký kết.
Covid-19 : Hàn Quốc duy trì kỳ thi tú tài
Thanh Hà
Gần nửa triệu thí sinh Hàn Quốc bước vào kỳ thi Suneung, tương đương với cuộc thi tú tài, vào ngày 03/12/2020. Đây là kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người dân xứ Hàn.
Trong lúc dịch Covid-19 buộc nhiều quốc gia trên thế giới phải hoãn ngày thi hay thay đổi thể thức thi cử, thì tại Hàn Quốc mọi việc đều diễn ra gần như bình thường.
Thông tín viên Nicolas Rocca từ thủ đô Seoul cho biết :
« Sáng Thứ Năm (03/12), vào lúc 8 giờ 40 tại Seoul, cuộc thi Suneung bắt đầu. Đối với các thí sinh, sức ép đang lên đến cực độ. Ngược lại, về phần các giới chức y tế, mọi việc đã được sắp xếp xong xuôi từ trước.
Chính quyền lo ngại kỳ thi quốc gia này sẽ khiến số người bị lây nhiễm tăng cao hơn nữa trong lúc Hàn Quốc đang phải đối mặt với làn sóng dịch mới. Kể từ ngày 12/11, số ca nhiễm mới hàng ngày dao động từ 200 đến 550.
Cho đến tận tối qua, mọi người đã hú vía khi một giáo sư trung học tại Daejon lẽ ra phải trông thi đã thông báo bị dương tính với virus corona. Hậu quả là khoảng 20 giám thị đã tiếp xúc với ông cũng đều phải bị cách ly để theo dõi. Thế là ban tổ chức đã phải cấp tốc tìm người thay thế.
Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, sáng nay chính phủ tăng cường khả năng xét nghiệm, mở thêm gần 50% trung tâm để kiểm tra. Tại các phòng thi, giữa các thí sinh đều có những tấm bảng nhựa trong ngăn cách. Khoảng cách an toàn giữa các học sinh phải được tuân thủ.
Trong số khoảng 490.000 thí sinh, có 35 ca nhiễm Covid-19 và những em này phải làm bài thi ngay trong bệnh viện ».
Vụ kiện Formosa ở Đài Loan: Tối cao Pháp viện hủy phán quyết của Tòa Thượng thẩm
Tối cao Pháp viện Đài Loan hôm 18-11-2020 ra một bản án dài 3 trang, huỷ bỏ bản án liên quan đến vụ kiện công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường biển Việt Nam của Tòa Thượng thẩm và yêu cầu cấp tòa này phải đưa ra phán quyết mới.
Hồi tháng 3 năm nay, Tòa Thượng thẩm Đài Loan ra phán quyết bác bỏ vụ kiện của 7874 nạn nhân Việt Nam đòi Formosa đền bù cho những thiệt hại mà công ty này gây nên, và cho rằng tòa án nước này không có thẩm quyền xét xử và đề nghị chuyển vụ kiện về Việt Nam.
Theo bản án được Hội Công lý cho nạn nhân Formosa dịch lại từ nguyên mẫu bản án tiếng Trung số 1084 của Tối cao Pháp viện, thì trong bất kỳ trường hợp nào, điều kiện của Điều 20 của Bộ luật Tố tụng Dân sự Đài Loan không thể được sử dụng để quyết định việc phân bổ thẩm quyền giữa một tòa nội địa và một tòa nước ngoài.
“Khi xét đến việc Tòa án Cấp cao Đài Loan đã không cân nhắc đầy đủ nguyên tắc nêu trên khi đã sử dụng điều kiện tại Điều 20 của Bộ luật Tố tụng Dân sự Đài Loan trong quyết định của mình về việc phân bổ thẩm quyền giữa một tòa án nội địa và một tòa án nước ngoài, Phán quyền này có thể bị xem là không phù hợp với quy định của luật.” – bản án của Tối cao Pháp viện nêu rõ.
Bà Nancy Bùi, Phó Chủ tịch của Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa bày tỏ vui mừng khi nghe phán quyết này của tòa và cho biết sắp tới hội sẽ còn nhiều việc phải làm.
“Cái phán quyết của tòa Tối cao Pháp viện thì chúng tôi trước tiên phải nói rất là ngưỡng mộ và nghĩ rằng tòa án Đài Loan họ cũng có cái tính độc lập của họ.
Bởi vì mặc dù là một công ty rất là mạnh và có rất nhiều thế lực nhưng mà Tối cao Pháp viện đã ra một cái bản án như thế này thì họ cũng có cái tính cách độc lập đáng khen của họ.
Thứ hai là tôi cảm thấy rất là mừng và cái niềm hi vọng tuy rằng chưa phải là kết quả cuối cùng nhưng đây cũng là một cái niềm niềm vui và hi vọng cho những người dân miền Trung 4-5 năm qua đã phải lao đao vất vả bởi vì mất nghề nghiệp của mình.”
Theo bà Nancy Bùi, công việc tiếp theo mà Hội Công lý cho nạn nhân Formosa làm là tiếp tục làm việc chặt chẽ với các tổ hợp luật sư tại Đài Loan đồng thời thu thập các chứng cứ để chứng minh cho những thiệt hại mà những nạn nhân người Việt Nam đã phải gánh chịu.
Phóng viên Đài Á Châu Tự Do đã đề nghị tập đoàn nhựa Formosa bình luận (thông qua trang web) về phán quyết mới nhất của Tối cao pháp viện Đài Loan, khi nào có phản hồi chúng tôi sẽ thông tin.
Hồi tháng 4-2016, công ty thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh – một công ty con của tập đoàn Nhựa Formosa ở Đài Loan đã gây ra thảm họa môi trường cho 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Công ty sau đó đã đồng ý đền bù 500 triệu đô la Mỹ thông qua nhà nước Việt Nam để bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của thảm họa này.
Hàng trăm người ở Nghệ An đã nhiều lần đến Tòa án Vũng Áng, Hà Tĩnh để nộp đơn kiện công ty này do không được nhận đền bù thỏa đáng nhưng bị chính quyền ngăn chặn và nhiều người bị công an, côn đồ đánh đập.
Anh Nguyễn Văn Hóa, một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do khi ghi hình các vụ kiện này đã bị bắt giữ và kết án 7 năm tù giam.
Vào tháng 6 năm 2019, Hội Công lý cho nạn nhân Formosa nộp đơn kiện cho Tòa án Đài Bắc thay mặt 7875 nguyên đơn người Việt Nam kiện 24 người gồm Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, công ty mẹ là tập đoàn Formosa Plastics Group, các công ty khác có đầu tư vào Hà Tĩnh, cùng các thành viên ủy ban quản trị và cổ đông của các công ty này.
Đơn kiện sau đó bị bác bỏ vì Tòa án địa phương ở Đài Bắc cho rằng họ không có thẩm quyền xét xử.
Agnes Chow: ‘Mộc Lan đời thực’ của Hong Kong đấu tranh cho dân chủ
Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hong Kong, Agnes Chow (Châu Đình), đã được người ủng hộ ca ngợi như một anh hùng. Nhưng Agnes Chow bị tuyên 10 tháng tù hôm 2/12 với tội danh hội họp trái phép và đối mặt với án tù.
Trước đó, cô đã nói chuyện với Lam Cho Wai của BBC tiếng Trung về áp lực mà cô đang chịu.
“Tôi đã nghĩ mình không bị căng thẳng – nhưng cơ thể tôi nói ngược lại” cô Chow nói.
“Nhiều người nói họ muốn giảm cân – nhưng tôi thì không. Tôi cố gắng sống và ăn uống bình thường – nhưng tôi không thể tăng được ký nào.”
Nhà hoạt động nữ Hong Kong được ca ngợi là ‘Mộc Lan đời thực’
Nghĩ về Hong Kong, một tương lai bất định
Agnes Chow nằm trong số ít các nhà hoạt động và nhân vật truyền thông bị bắt hồi tháng 8, theo luật an ninh mới gây tranh cãi do Bắc Kinh áp đặt.
Luật này xử hình sự mọi hành động ly khai, lật đổ, khủng bố hoặc thông đồng với các thế lực nước ngoài. Bắc Kinh nói cần phải khôi phục và duy trì ổn định xã hội sau cuộc biểu tình bạo lực diễn ra trong nhiều tháng trên đường phố.
Nhưng giới phê bình nói rằng luật này mở ra cho việc lạm dụng và dẹp im tiếng nói bất đồng có hiệu quả.
Chow bị bắt vì bị tình nghi “cấu kết với lực lượng ngoại bang” nhưng được trả tự do sau khi đóng tiền thế chân.
Hôm qua, 2/12, cô đã bị tuyên 10 tháng tù giam theo những tội danh khác liên quan đến việc tụ tập bất hợp pháp liên quan đến các cuộc biểu tình năm ngoái, điều mà cô đã nhận tội.
Và dù không lạ gì với việc bị bắt, nhưng Chow nói rằng mọi thứ đã trở nên đáng ngại hơn nhiều trong thời gian gần đây.
Cô mô tả hồi tháng 8, căn nhà mình đã bị cảnh sát mặc thường phục bao vây thế nào trong suốt một ngày, trước khi họ đập cửa nhà cô vào vài giờ sau. Một camera hồng ngoại cũng đã được lắp đặt trên một ngọn đồi gần đó.
“Họ bố ráp nhà tôi trong hai giờ đồng hồ. Mẹ tôi đã ở đó. Tôi vô cùng sợ hãi và tự hỏi: “Đây có phải là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy ngôi nhà của mình không?”.
Giờ đây, Anges Chow nói cô thường gặp ác mộng về việc bị bắt giữ. “Tôi đã mắc chứng sợ tiếng chuông cửa và tiếng gõ cửa.”
‘Nữ thần của dân chủ’
Anges Chow chỉ mới 24 tuổi nhưng được xếp hạng là một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ kỳ cựu.
Khi còn là một thiếu niên, cô đã cùng với nhà hoạt động Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) vận động, chống lại những đổi thay dự kiến trong chương trình giáo dục quốc gia mà họ coi là “nhồi sọ lòng ái quốc”, chương trình mà sau đó chính phủ đã phải bỏ.
Cô tiếp tục trở thành một nhân vật nổi bật trong phong trào Dù vàng năm 2014, phong trào đã chứng kiến việc người biểu tình chiếm đóng các khu vực của thành phố trong suốt 79 ngày, nhằm đòi quyền phổ thông đầu phiếu. Hai năm sau, cô đồng sáng lập nhóm vận động hành lang ủng hộ dân chủ Demosisto, cùng với Joshua Wong và cựu nhà lập pháp Nathan Law (La Quan Thông).
Nhóm này giải tán vào ngày luật an ninh quốc gia được ban hành, liên tục kêu gọi các biện pháp thanh trừng chống lại các quan chức Trung Quốc và Hong Kong.
Giờ đây, người ủng hộ Agnes Chow đã đặt cho cô là “Mộc Lan đời thực”, ám chỉ nữ anh hùng huyền thoại của Trung Quốc đã chiến đấu để cứu gia đình và tổ quốc. Người khác gọi cô là “nữ thần dân chủ”.
“Tôi không nghĩ mình xứng đáng với danh hiệu này,” cô nói. “Nhưng đây không phải là điều xấu nếu nó giúp thu hút sự chú ý đến tình hình Hong Kong.
“Tôi hy vọng danh tiếng của tôi sẽ khuyến khích mọi người giữ vững đức tin của họ.”
Agnes Chow cũng tự hào rằng việc cô ở vị trí tiền tuyến đã phá bỏ định kiến nam nữ . “Trước đây, những người biểu tình khác sẽ bảo các bạn nữ hãy lùi về phía sau vì họ không ứng phó được với các cuộc đụng độ nguy hiểm”, cô nói.
“Nhưng hãy nhìn vào những gì đã xảy ra – những người biểu tình nữ nắm giữ những vai trò chủ chốt. Họ đã thể hiện sự can đảm tuyệt vời.”
Cô Chow, người nói thông thạo tiếng Nhật và yêu thích anime, đã thu hút được nhiều người theo dõi tại Nhật Bản, với việc nhiều người đã lên mạng xã hội để kêu gọi thả tự do cho cô.
Hong Kong: ‘Cần quốc tế ủng hộ nhưng ông Trump không quá quan trọng’
Hong Kong: Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực
Năm ngoái, cô bay đến Tokyo để yêu cầu chính phủ của Shinzo Abe lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ. Nhưng ngay sau luật an ninh quốc gia, cô nói rằng tất cả các hoạt động vận động hành lang đã ngưng lại.
“Tôi không nói lên những điều tôi có thể trong quá khứ,” cô nói.
Cô nói “khủng bố trắng” – một thuật ngữ ám chỉ sự bóp nghẹt tiếng của những người bất đồng chính kiến - “đang treo lơ lửng trên đầu mỗi một người dân Hong Kong, kể cả tôi”.
Và với luật an ninh quốc gia, “bạn có thể nói rằng chính phủ đã đạt được hiệu ứng gây sốc và gây kinh sợ”.
Nhưng cô nói thêm: “Điều đó không có nghĩa là mọi người đang sống một cuộc đời tốt hơn. Họ chỉ bị chìm ngập trong nỗi sợ hãi.”
‘Sự hy sinh tột cùng’
Phần lớn năm ngoái, những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã tham gia vào các cuộc đụng độ ngày càng bạo động với cảnh sát – những người bị cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức. Các nhóm ủng hộ Bắc Kinh cũng cáo buộc những người biểu tình tấn công lực lượng an ninh và gây rối trật tự công cộng.
Sau khi luật được ban hành, các cuộc biểu tình – vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch – phải tạm dừng.
Khi được hỏi liệu những người biểu tình có đánh cược quyền tự do của thành phố bằng việc thúc đẩy quá cứng rắn năm ngoái hay không, Chow trả lời: “Rất khó để đưa ra kết luận về phong trào này.
“Đó chắc chắn không phải là một chiến thắng vì các yêu cầu của chúng tôi vẫn không được đáp ứng.”
Nhưng ngay cả khi không có các cuộc biểu tình vào năm ngoái, cuộc đàn áp chính trị vẫn sẽ tiếp diễn và các quyền tự do mà người Hong Kong được hưởng cuối cùng sẽ biến mất, cô nói.
Hong Kong: Nhà hoạt động Nathan Law tiết lộ đang ở London
Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức
Nhiều người biểu tình, gồm cả Nathan Law, đã chạy sang Anh. Nhưng Agnes Chow không có kế hoạch bỏ đi.
“Tôi hiểu tại sao nhiều người muốn rời đi,” cô nói.
“Hong Kong ngày càng trở thành một nơi vô vọng. Người Hong Kong khao khát dân chủ, tự do… và những điều này dường như vẫn còn rất xa vời.”
Tuy nhiên, cô nói thêm: “Nhiều phong trào xã hội gặp phải những trở ngại lớn. Nhiều người hy sinh.”
“Chúng ta không nên để sự tuyệt vọng và sợ hãi chi phối tâm trí mình. Chúng ta phải kiên trì đấu tranh cho dân chủ.”
Nhưng “làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi?” cô hỏi.
“Nếu có ai biết được cách nào, xin chỉ giáo cho tôi.”
Agnes Chow góp mặt trong danh sách 100 Phụ nữ của BBC trong năm 2020. BBC 100 Women vinh danh 100 phụ nữ có ảnh hưởng và truyền cảm hứng trên khắp thế giới hàng năm và kể những câu chuyện của họ. Theo dõi chúng tôi trên Instagram và Facebook và tham gia cuộc trò chuyện, sử dụng hashtag# BBC100Women.
Anh Joshua Wong và hai nhà hoạt động Hồng Kông khác bị tuyên án tù vì tham gia các cuộc biểu tình hồi năm ngoái
Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Tư (2/12), nhà hoạt động hàng đầu Hồng Kông, anh Joshua Wong, bị tuyên án tù cùng với hai nhà hoạt động trẻ khác vì tham gia vào các cuộc biểu tình dân chủ lớn hồi năm ngoái khi cuộc đàn áp những người chỉ trích Bắc Kinh đang gia tăng.
Theo tin từ AFP, Anh Wong, 24 tuổi, bị truy tố cùng với các nhà hoạt động Agnes Chow, 23 tuổi và Ivan Lam, 26 tuổi, vì một cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở cảnh sát. Cả ba đều nhận tội với nhiều tội danh khác nhau, bao gồm cả việc kích động một cuộc tụ tập bất hợp pháp.
Thẩm phán Wong Sze-lai tuyên phạt anh Wong 13.5 tháng tù, cô Chow 10 tháng tù và anh Lam 7 tháng tù. Cô Chow bật khóc khi bản án được công bố. Hồi năm ngoái, Hồng Kông bị chấn động bởi bảy tháng liên tiếp gồm các cuộc biểu tình lớn và thường xuyên bạo lực, trong đó hàng triệu người xuống đường.
Bắc Kinh từ chối yêu cầu phổ thông đầu phiếu và các nhà chức trách theo đuổi những người ủng hộ dân chủ bằng việc truy tố hình sự và một luật an ninh mới cứng rắn. Các chiến thuật này kìm hãm phong trào và khôi phục lại phần nào sự yên bình. Nhưng trung tâm tài chính này vẫn phân cực trầm trọng, với nhiều người vẫn phẫn nộ trước việc Bắc Kinh ngày càng tăng cường kiểm soát thành phố bán tự trị.
Dù còn trẻ, nhưng anh Wong phải ngồi tù vì lãnh đạo các cuộc biểu tình vì dân chủ và cho biết anh chuẩn bị cho nhiều thời gian ngồi sau song sắt hơn. (BBT)
Hồng Kông: Tỉ phú đấu tranh Lê Trí Anh bị tạm giam vì cáo buộc gian lận
Thụy My
Tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), khuôn mặt đấu tranh nổi tiếng của Hồng Kông hôm nay, 03/12/2020, đã bị khởi tố và bị tạm giam với tội danh « gian lận », vào lúc các nhà hoạt động dân chủ và những người phản đối Bắc Kinh liên tục bị đàn áp.
Ông Lê Trí Anh, 73 tuổi, chủ của tờ báo Apple Daily, là một nhân vật kiên cường trong phong trào đòi dân chủ, thẳng thừng chỉ trích chính quyền Hồng Kông vốn luôn tuân lệnh Bắc Kinh.
Hôm nay, nhà tỉ phú cùng với hai lãnh đạo khác là Royston Chow và Wong Wai Keung phải ra tòa vì cáo buộc « gian lận ». Theo cáo trạng, trụ sở của tờ báo được sử dụng vào những mục đích không có trong hợp đồng thuê tòa nhà.
Hồi tháng Tám, hàng trăm cảnh sát đã bao vây, khám xét tòa soạn Apple Daily, đặc biệt là phòng của ban biên tập. Nhiều lãnh đạo tập đoàn báo chí này, trong đó có ông Lê Trí Anh, đã bị câu lưu vì bị nghi « thông đồng với các thế lực thù địch », trong khuôn khổ luật an ninh mới do Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông tháng 6/2019. Hiện nay chưa có ai trong số họ chính thức bị khởi tố theo đạo luật hà khắc này, nhưng cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Ông Lê Trí Anh còn bị truy tố vì vai trò của ông trong phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông, nhưng trong một hồ sơ khác.
Tại cựu thuộc địa Anh trong năm 2019 đã nỗ ra khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất kể từ khi đặc khu này được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, và từ nhiều tháng qua Bắc Kinh đã siết chặt kiểm soát Hồng Kông với bàn tay sắt, trong đó luật an ninh mới là công cụ.
Nhiều khuôn mặt đối lập không được phép ra ứng cử vào Nghị Viện. Cuộc bầu cử này đã bị dời lại một năm với lý do dịch corona, nhưng thực ra lúc đó phe dân chủ đang thắng thế. Khoảng mấy chục nhà hoạt động đã bị khởi tố hoặc bắt giam. Hôm qua, ba nhà đấu tranh hàng đầu là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Chu Đình (Agnès Chow) và Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam) đã bị kết án tù giam vì liên quan đến các cuộc biểu tình năm 2019.
Từ Quảng Đông đến Hồng Kông cùng với gia đình năm 12 tuổi trên một chiếc xuồng, ông Lê Trí Anh ban đầu làm việc trong một nhà máy, rồi học tiếng Anh và mở công ty may mặc riêng. Sau vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn năm 1989, ông đã thay đổi quan điểm chính trị, và thành lập tập đoàn truyền thông độc lập Next Media năm 1990.
Các quỹ do ĐCS Trung Quốc hậu thuẫn ‘tấn công’ vào các công ty công nghệ của Mỹ
Bình luậnTrần Đức
Các quỹ do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn vẫn đang tìm cách để đầu tư vào các công ty công nghệ quan trọng tại Mỹ, bất chấp những hạn chế khắt khe hơn của chính quyền Mỹ đối với các giao dịch như vậy, khiến lưỡng đảng ở Washington lo ngại về các tác động an ninh quốc gia.
Pixelworks, Black Sesame Technologies và LightIC Technologies, ba công ty trong lĩnh vực bán dẫn nhạy cảm của Mỹ, đã thu hút đầu tư trong những tháng gần đây từ một số quỹ được nhận định là của Trung Quốc.
Theo công ty tư vấn Zero2IPO của Trung Quốc, các quỹ đầu tư chiến lược, với tổng số lượng hơn 1.600 quỹ, ước tính kiểm soát hơn 4.000 tỷ RMB (610 tỷ USD) vốn, theo công ty tư vấn Zero2IPO của Trung Quốc.
Không có công ty Trung Quốc nào hoàn toàn hoạt động độc lập khỏi ĐCSTQ
Mỹ đã tăng cường giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc vì lo ngại rằng các công nghệ quan trọng và tài sản trí tuệ có thể bị đánh cắp, với các khoản đầu tư được coi là có rủi ro bảo mật – theo các quy tắc được Washington thông qua vào năm 2018.
Joe Biden, “tổng thống truyền thông” – người được cho là “tạm thời” đắc cử, đã hứa sẽ tiếp tục có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Tuy nhiên, các cố vấn cho biết nhiều khả năng ông sẽ “thuận theo” những “lo ngại” của các công ty công nghệ Mỹ – những công ty cho rằng họ đã bị thiệt hại do cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các quỹ do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia – nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của nước này, hướng dẫn đầu tư vào các ngành chiến lược mới nổi và các lĩnh vực sản xuất tiên tiến như chất bán dẫn, một lĩnh vực mà Trung Quốc quyết tâm bắt kịp Mỹ.
Hai trong số các khoản đầu tư vào chất bán dẫn tại các công ty Mỹ liên quan đến Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Tích hợp Quốc gia của Trung Quốc (CICF) – được thành lập theo “đơn đặt hàng” của nội các nước này vào năm 2014 và ban đầu được vốn hóa 20 tỷ USD. Cổ đông lớn nhất của nó là Bộ Tài chính Trung Quốc.
Ted Cruz, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Texas, cho biết vẫn còn “quá nhiều kẽ hở” trong các quy định của Mỹ cho phép các khoản đầu tư như vậy. (Ảnh của Demetrius Freeman – Pool / Getty Images)
Ted Cruz, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Texas, cho biết vẫn còn “quá nhiều kẽ hở” trong các quy định của Mỹ cho phép các khoản đầu tư như vậy. (Ảnh của Demetrius Freeman – Pool / Getty Images)
Mark Warner, Phó chủ tịch đảng Dân chủ của Ủy ban Tình báo Thượng viện Pixelworks có trụ sở tại California, được niêm yết trên Nasdaq, cho biết vào tháng 10/2020 rằng một tập đoàn các nhà đầu tư Trung Quốc, có liên quan đến CICF, đã mua lại cổ phần công ty này.
Công ty chuyên thiết kế, phát triển và tiếp thị các chất bán dẫn xử lý video và pixel, cho biết trong một tuyên bố rằng thỏa thuận trị giá 6,6 triệu USD “đóng vai trò xác thực thêm sự quan tâm và mở rộng cơ hội cho công nghệ của chúng tôi tại thị trường Trung Quốc”.
Trong một thỏa thuận riêng, Quỹ Đầu tư Năng lượng Xinkin Bắc Kinh – được sở hữu một phần bởi CICF – vào tháng 9 năm 2019, đã báo cáo rằng họ sở hữu 1,9% cổ phần trong công ty trí tuệ nhân tạo Black Sesame Technologies, theo trang web của chính phủ Trung Quốc. Công ty có trụ sở tại Thung lũng Silicon được thành lập vào năm 2016 và phát triển các chip bán dẫn được sử dụng để cải thiện khả năng điều hướng và an toàn của phương tiện.
Trong một giao dịch khác, hai nhà đầu tư có liên kết với các quỹ do chính phủ Trung Quốc điều hành, vào tháng trước đã nộp đơn đăng ký mua 16,7% cổ phần của LightIC Technologies, theo một thông báo được đăng trên một trang web là cơ sở dữ liệu về đấu thầu của Trung Quốc. Công ty LightIC Technologies có trụ sở tại California phát triển các hệ thống giúp cung cấp năng lượng cho robot và điều hướng bằng máy bay không người lái.
Các khoản đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc vào Mỹ đã sụt giảm kể từ hai năm trước, khi Washington củng cố vai trò của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (Cfius) – một ủy ban liên cơ quan có thể ngăn chặn các giao dịch vì lý do an ninh quốc gia. Các quy tắc mới đã trao cho Cfius quyền sàng lọc bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến “công nghệ quan trọng”, chẳng hạn như công nghệ sinh học và chất bán dẫn. Trước đây, nó chỉ có thể xem xét các giao dịch liên quan đến việc đổi chủ quyền kiểm soát công ty.
Cfius sẽ không bình luận về bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào.
Các vòi hút công nghệ của ĐCSTQ
Các khoản đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm gần một nửa trong năm 2019 xuống còn 2,5 tỷ USD so với năm 2018, theo công ty tư vấn Rhodium Group. Trong nửa đầu năm nay, các nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc đã rót 830 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp ở Mỹ, theo dữ liệu của Rhodium.
Adam Lysenko, một nhà phân tích tại Rhodium có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết không rõ tại sao một số khoản đầu tư vào các lĩnh vực có vẻ nhạy cảm vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, ông cho rằng có thể một số giao dịch đã được Cfius chấp thuận nhưng các cuộc điều tra về nó vẫn chưa được công khai.
Ông Lysenko nói thêm: “Các quỹ chính sách của Trung Quốc thường có nhiệm vụ đầu tư toàn cầu vào bất kỳ tài sản nào có thể giúp đạt được mục tiêu đã thiết kế. CICF có một mạng lưới rộng lớn gồm hàng trăm công ty con trong nước và được liên kết với các công ty nước ngoài thông qua nhiều khoản đầu tư”.
Tin tức về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các công ty bán dẫn của Mỹ đã thu hút sự chỉ trích của lưỡng đảng từ các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.
Mark Warner, Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện của đảng Dân chủ, cho biết một số công ty Mỹ nhận đầu tư từ doanh nghiệp của Trung Quốc – sau đó đã bị các công ty có liên hệ với Bắc Kinh đánh cắp tài sản trí tuệ.
Washington năm ngoái đã cáo buộc Huawei, tập đoàn công nghệ Trung Quốc, cố gắng đánh cắp công nghệ được sử dụng bởi T-Mobile, một trong những đối tác kinh doanh của họ tại Mỹ.
Ông Warner nói: “Không có công ty Trung Quốc nào hoàn toàn độc lập khỏi ĐCSTQ, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp tiên tiến mà chế độ này nhắm tới”.
Ông nói thêm rằng các công ty Hoa Kỳ phải nhận thức đầy đủ về những rủi ro mà họ phải chịu khi hợp tác với các công ty Trung Quốc.
Ted Cruz, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Texas, cho biết vẫn còn “quá nhiều kẽ hở” trong các quy định của Mỹ cho phép các khoản đầu tư như vậy.
Ông Cruz nói: “ĐCSTQ sử dụng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ để tiếp cận tài sản trí tuệ, thao túng thị trường rất thường xuyên để thực hiện các hoạt động gián điệp”.
Pixelworks, Black Sesame và LightIC đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Trung Quốc đã không trả lời các yêu cầu bình luận qua fax. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ “không có thông tin liên quan”.
Trần Đức
Theo Financial Times
Thái Lan : Thủ tướng Chan-o-cha được tại chức, người biểu tình phẫn nộ
Thanh Hà
Ngày 02/12/2020, Tòa Bảo Hiến Thái Lan đã bác bỏ những cáo buộc « xung đột lợi ích » nhắm vào thủ tướng đương nhiệm Prayuth Chan-o-cha. Do vậy, ông được phép tiếp tục cầm quyền.
Quyết định nói trên khiến công luận Thái Lan thêm phẫn nộ. Phe dân chủ lại xuống đường đòi thủ tướng Thái Lan từ chức.
Từ Bangkok, thông tín viên RFI Carol Isoux giải thích thêm về bế tắc chính trị Thái Lan hiện nay :
« Đối lập Thái Lan tố cáo thủ tướng Chan-o-cha vẫn sử dụng căn hộ dành cho các quan chức cấp cao trong quân đội, dù ông đã chính thức rời khỏi quân đội năm 2014. Trước đó vài tháng, ông Prayuth Chan-o-cha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính với tư cách là tướng quân đội, nhưng sau đó ông lập một chính đảng và như vậy nay đã thuộc thành phần dân sự.
Đối lập Thái Lan xem đây là một hành động trái đạo lý. Thế nhưng, Tòa Bảo Hiến vừa ra phán quyết rằng, với tư cách một cựu tướng lãnh, ông Chan-o-cha vẫn được quyền sử dụng căn hộ ông đang ở.
Thực ra, đối với đại đa số người dân Thái Lan, tội danh này không quan trọng lắm, nhưng nhiều người tại đây mong một phán quyết của tòa, nếu bất lợi cho thủ tướng đương nhiệm, sẽ giúp Thái Lan thoát khỏi bế tắc chính trị. Từ nhiều tháng qua, người biểu tình vẫn chiếm đóng đường phố thủ đô Bangkok nhiều tối trong tuần để đòi thủ tướng từ chức, cải tổ Hiến Pháp, cải tổ thể chế quân chủ.
Do không thể trông cậy vào phán quyết của tư pháp để thoát khỏi khủng hoảng, vào tối thứ Tư (02/12), người biểu tình lại tập hợp tại một trong những ngã tư quan trọng nhất ở thủ đô Bangkok để bày tỏ nỗi thất vọng của họ».
Thủ tướng Úc lên án ‘ngoại giao chiến lang’ của ĐCS Trung Quốc là ‘vô liêm sỉ’
Bình luậnNgọc Trân
Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tái thực hiện chính sách ngoại giao ‘chiến lang’ đối với Úc. Hôm 30/11, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên đã đăng một bức ảnh giả lên mạng xã hội nhằm cáo buộc quân đội Úc. Hành động này đã bị Thủ tướng Úc lên án mạnh mẽ.
Về vụ việc này, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tỏ ra rất kinh ngạc và yêu cầu phía Trung Quốc phải xin lỗi.
Thủ tướng Úc Morrison: “Úc yêu cầu Bộ Ngoại giao ĐCSTQ xin lỗi về bài đăng vô liêm sỉ này. Đây là một bức ảnh sai sự thật và là một sự xúc phạm khủng khiếp đối với lực lượng quốc phòng và những binh sĩ đang phục vụ trong quân đội vĩ đại của chúng tôi”.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đều từ chối xin lỗi trong vài ngày qua, và còn khóa tài khoản WeChat của Thủ tướng Úc Morrison vào hôm 2/12.
Quan hệ Trung Quốc-Úc tiếp tục xấu đi trong năm nay. Sau khi Úc đề xuất một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của Coronavirus, ĐCSTQ đã thực hiện các biện pháp trả đũa đối với Úc trên nhiều phương diện như du lịch, thương mại, v.v. Cụ thể, kể từ ngày 27/11, ĐCSTQ sẽ áp thuế chống bán phá giá từ 107,1% đến 212,1% đối với rượu vang nhập khẩu từ Úc. Theo lý giải của Bộ Thương mại ĐCSTQ, đây là biện pháp tạm thời nhằm đáp trả việc “gây tổn thất đáng kể cho ngành sản xuất rượu vang trong nước”.
Ông Hồ Bình (Hu Ping), Tổng biên tập danh dự của tờ Beijing Spring cho biết: “Úc là một thành viên của Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) và từ lâu đã có thái độ rất kiên quyết với ĐCSTQ. Ngoài việc yêu cầu ĐCSTQ đi đầu trong việc chịu trách nhiệm về đại dịch Coronavirus thì về vấn đề Tân Cương, Hong Kong, Úc cũng bày tỏ thái độ rất cứng rắn đối với ĐCSTQ. Tất nhiên ĐCSTQ biết rõ rằng, áp lực lớn nhất đối với họ là đến từ Mỹ, nhưng họ không dám trực tiếp khiêu chiến với Mỹ, mà chỉ dám tìm Úc để tạo ra một bài viết [bịa đặt] như vậy”.
Chính sách ngoại giao chiến lang của ĐCSTQ ngày càng khiến nhiều nước phẫn nộ. New Zealand, một nước láng giềng của Úc đã tuyên bố rằng vụ việc này liên quan đến vấn đề nguyên tắc cơ bản.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern: “Vụ việc này cho thấy, [ĐCSTQ] đã đăng một bức ảnh không đúng sự thật. Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại [về vấn đề này] với chính quyền Trung Quốc”.
Chiến dịch “giải cứu rượu vang Úc” của IPAC
Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC) – một liên minh quốc tế gồm hơn 200 nhà lập pháp đến từ 19 quốc gia, đã phát động chiến dịch “giải cứu rượu vang Úc” sau đòn áp thuế nặng nề của Trung Quốc.
Trong một đoạn video ngắn được đăng trên mạng xã hội ngày 1/12, các nghị sĩ của các quốc gia Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Italy, New Zealand và Na Uy… đã phát động một chiến dịch khuyến khích mọi người mua rượu vang Úc.
Cụ thể, họ kêu gọi hàng triệu công dân mua một hoặc hai chai rượu vang Úc trước dịp Giáng sinh như một sự ủng hộ dành cho nước này.
Các nghị sĩ cho biết động thái này là một trong những nỗ lực nhằm “chống lại sự bắt nạt của ĐCSTQ”.
Nghị sĩ Thụy Điển Elisabet Lann: “Thông qua việc uống một hoặc hai chai rượu vang Úc để ĐCSTQ biết rằng, chúng tôi sẽ không khuất phục trước một chính quyền bạo lực”.
Nghị sĩ Đan Mạch Uffe Elbæk: “Cạn ly! Và nói với Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng, chúng tôi sẽ không khuất phục trước sự bắt nạt của chế độ toàn trị”.
Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Yoho: “Người bạn [Úc] của chúng tôi cần sự giúp đỡ của mọi người”.
Ngoài ra, tờ The Daily Telegraph của Úc đã đăng một bức ảnh ‘Người chặn xe tăng (Tank Man)’ trong Sự kiện Lục tứ (thảm sát Thiên An Môn) trên trang nhất hôm 30/12, với tuyên bố: “Chấn động trước việc quân đội ĐCSTQ giết hại dân thường & sinh viên. Chúng tôi kịch liệt lên án những hành vi như vậy và kêu gọi họ [ĐCSTQ] phải chịu trách nhiệm”, trang bìa còn kèm theo ghi chú đặc biệt: Đây là bức ảnh thật.
Ông Hồ Bình nói: “Sự tà ác và độc tài của chính quyền ĐCSTQ đã khiến các nước dân chủ nhận thức rõ ràng hơn về bản chất độc tài của họ, đồng thời cũng thúc đẩy các quốc gia dân chủ đoàn kết và hợp tác với nhau”.
Ngọc Trân
Theo NTDTV tiếng Trung