Tin khắp nơi – 02/12/2018
Nước Mỹ chuẩn bị quốc tang cựu tổng thống Bush cha
Nước Mỹ hôm nay 02/12/2018 chuẩn bị tổ chức quốc tang cho ông George Herbert Walker Bush, tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ (1989-1993), qua đời vào hôm 30/11 tại Texas.
Nhà Trắng loan báo tổng thống Donald Trump sẽ dự tang lễ. Sự tham gia này được chú ý, vì mọi người đều nhớ rằng trước đây cổ thượng nghị sĩ John McCain đã cấm đương kim tổng thống đến dự lễ tang của ông.
Đọc thêm: Tang lễ : Trận chiến cuối cùng của người hùng John McCain
Donald Trump tuyên bố quốc tang vào ngày thứ Tư 5/12, ra lệnh đóng cửa các cơ quan hành chính liên bang vào ngày hôm đó. Quốc kỳ được treo rủ trên tất cả các công sở trong vòng 30 ngày. Thị trường chứng khoán New York và Chicago sẽ dành một phút mặc niệm vào thứ Hai 3/12, đóng cửa vào thứ Tư.
Từ hội nghị G20 ở Buenos Aires, ông Trump nói : « Đó thực sự là một người hết sức tài giỏi. Ông đã sống trọn một cuộc đời gương mẫu ». Tổng thống Mỹ hủy bỏ một cuộc họp báo ở G20 « để tôn trọng cố tổng thống Bush ».
Quan tài sẽ được phi cơ riêng của tổng thống đưa đến Washington. Công chúng có thể tự do đến viếng tại điện Capitol từ tối thứ Hai đến sáng thứ Tư. Thánh lễ được tổ chức tại Vương cung thánh đường Washington, sau đó an táng tại Texas. Theo James Baker, cựu ngoại trưởng của Bush cha, thì ông tắt nghỉ nhẹ nhàng sau khi nói lời yêu thương với George W.Bush (cựu tổng thống thứ 43 của Mỹ, tức Bush con) qua điện thoại.
Tổng thống chừng mực của hồi kết chiến tranh lạnh
Tại Hoa Kỳ, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đều ca ngợi vị cựu tổng thống từng là phi công chiến đấu từ 18 tuổi trong Đệ nhị Thế chiến, phục vụ cho đất nước trong nhiều thập niên với vai trò dân biểu, giám đốc CIA, đại sứ tại Liên Hiệp Quốc.
« Bush 41 » lãnh đạo nước Mỹ khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và Liên Xô tan rã năm 1991. Cựu tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbatchev nhắc lại, hai sự kiện trên đã kết thúc cuộc chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố : « Thật là may mắn cho lịch sử nước Đức khi lúc ấy ông Bush (cha) là người đứng đầu Hoa Kỳ, khiến nước Đức có thể thống nhất ». Đạt Lai Lạt Ma không quên Bush cha là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp gỡ ngài, bất chấp Trung Quốc phản đối.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181202-nuoc-my-chuan-bi-quoc-tang-cuu-tong-thong-bush-cha
Gia đình, bạn bè, chính trị gia
tưởng nhớ cố Tổng thống George H. W. Bush
Washington, DC — Theo tin từ đài CBS, ngay sau khi tin sự qua đời của cựu Tổng thống George H.W. Bush được công bố vào tối thứ Sáu (30 tháng 11), con trai ông, cựu Tổng thống George W. Bush đã đưa ra một tuyên bố thay mặt con cái của vị tổng thống quá cố.
Cựu Tổng thống Obama cũng chia sẻ cảm xúc của ông trước cái chết của cố Tổng thống Bush. Ông viết trên mạng xã hội Twitter rằng vị tổng thống đời thứ 41 là một minh chứng của người luôn cam kết sẽ để lại cho hậu thế những điều tốt đẹp nhất.
Vào sáng thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump cũng đưa ra một tuyên bố rằng cố Tổng thống Bush đã truyền cảm hứng cho các thế hệ người dân Hoa Kỳ phải luôn làm việc vì lợi ích chung của cộng đồng, và ông đã “đặt nền móng cho nhiều thế kỷ thịnh vượng của Hoa Kỳ sau này.”
Phó tổng thống Mike Pence và vợ ông – bà Karen Pence – cũng gửi những lời cầu nguyện và chia buồn đến gia đình cố Tổng thống Bush, và nói rằng tấm gương của cố Tổng thống Bush sẽ luôn truyền cảm hứng, và cuộc đời của ông sẽ mãi ở trong trái tim của người dân Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời cố Tổng thống Bush, ông James Baker, người đã bầu bạn với cố tổng thống trong hơn nửa thế kỷ, đã ca ngợi những thập kỷ mà cố Tổng thống Bush phục vụ đất nước, không chỉ với tư cách là tổng thống, mà còn là phó tổng thống, giám đốc Cơ quan Tình báo CIA, đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng. Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng thay mặt Bộ Ngoại giao gửi lời chia buồn đến toàn thể gia đình cựu Tổng thống Bush.
Bên cạnh đó, những phản ứng từ các nhà lập pháp của cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ cũng lần lượt được đăng tải trên mạng xã hội Twitter. (Mộc Miên)
‘Một công bộc khiêm nhường’:
Lãnh đạo thế giới ca tụng TT Bush 41
Những lời ca tụng dành cho cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush, qua đời ở tuổi 94 tối thứ Sáu, đã đổ về từ khắp nơi trên thế giới vào ngày thứ Bảy khi các nhà lãnh đạo toàn cầu vinh danh ông vì vai trò của ông trong việc giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh và hạ giảm nguy cơ hủy diệt hạt nhân.
Ông Bush, tổng thống thứ 41 của Mỹ, cũng đánh bại quân đội Iraq của Tổng thống Saddam Hussein trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 nhưng mất cơ hội giành thêm nhiệm kì thứ hai tại Nhà Trắng sau khi không giữ được lời cam kết không đánh thuế mới.
Tổng thống Bush cha qua đời ở tuổi 94
Mikhail Gorbachev, lãnh tụ cuối cùng của Liên bang Soviet, nói: “Nhiều kí ức của tôi gắn liền với ông ấy.” Ông Gorbachev là người đã cùng ông Bush kí một hiệp ước giảm thiểu vũ khí chiến lược nhằm giảm quy mô kho vũ khí hạt nhân của hai nước.
“Chúng tôi làm việc cùng nhau trong những năm tháng đầy biến động. Đó là một khoảng thời gian đầy kịch tính đòi hỏi trách nhiệm to lớn từ mọi người,” hãng tin Interfax của Nga dẫn lời ông Gorbachev nói.
Phát biểu tại Buenos Aires, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông Bush là “một người giàu phẩm chất.”
“Ông ấy là một người cao thượng. Tôi đã gặp ông ấy nhiều lần. Ông ấy là người giàu phẩm chất, một người thực sự yêu thương gia đình. Một điều vô cùng rõ ràng là ông ấy rất tự hào về gia đình và rất yêu thương gia đình. Ông ấy là một người tuyệt vời và chúng ta sẽ rất nhớ ông ấy. Ông ấy sống một cuộc sống trọn vẹn, và một cuộc sống rất gương mẫu nữa,” ông Trump nói với các phóng viên tại một hội nghị thượng đỉnh G20.
Các cựu tổng thống Mỹ nhớ về ông Bush như một nhà lãnh đạo đức độ và khiêm nhường. “Chính quyền của ông ấy được đánh dấu bởi sự đức độ, nhã nhặn và lương tâm xã hội,” ông Jimmy Carter, một người tiền nhiệm của ông Bush, nói trong một tuyên bố.
Tổng thống Bush 41 thất cử cay đắng. Ông để lại những dòng này cho đối thủ.
Ông Barack Obama mô tả ông Bush là “một người yêu nước và một công bộc khiêm nhường” trong khi ông Bill Clinton, người đánh bại ông Bush trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992, nhớ về “cả một đời dài của sự phụng sự, tình yêu và tình bạn” của ông.
Nữ hoàng Elizabeth II của Anh bày tỏ nỗi buồn trước sự ra đi của “người bạn và đồng minh tuyệt vời” của vương quốc này.
Nữ hoàng và phu quân của bà, Quận công Phillip, “nhớ về những ngày chúng tôi ở Texas vào năm 1991 với tình cảm hết sức trìu mến.” Hai vị hoàng thân đã đến thăm bang này trong một chuyến công du tới Mỹ trong nhiệm kì tổng thống của ông Bush.
“Tinh thần phụng sự công chúng của ông ấy là sợi chỉ xuyên suốt của cuộc đời ông ấy và là tấm gương cho tất cả chúng ta noi theo,” Thủ tướng Anh Theresa May nói. “Bằng việc lèo lái Chiến tranh Lạnh kết thúc một cách hòa bình, ông ấy đã làm cho thế giới trở thành một nơi an toàn hơn cho các thế hệ mai sau.”
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhớ về lần đến thăm ông tại Nhà Trắng. “Ông ấy là người khai sinh hoặc một trong những người khai sinh sự thống nhất của nước Đức và chúng tôi sẽ không bao giờ quên điều đó,” bà nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông Bush “tận trung phục vụ đất nước ông ấy suốt đời – với một khẩu súng trong tay trong những năm thời chiến và trong những vai trò chính phủ cao cấp trong thời bình,” theo hãng tin TASS của Nga.
Thủ tướng Israel ca ngợi ông Bush vì “cam kết của ông đối với an ninh của Israel” và “đóng góp quan trọng của ông trong việc giải phóng người Do Thái ở Liên bang Soviet.”
Trong một lá thư chia buồn vào ngày thứ Bảy, ông Benjamin Netanyahu viết rằng Israel “sẽ luôn luôn nhớ những nỗ lực của ông để đạt được hòa bình ở Trung Đông.”
Hãng thông tấn chính thức của Palestine cho biết Tổng thống Mahmoud Abbas đã gửi thư chia buồn cho gia đình Bush.
‘Cha yêu con’: Lời cuối của ông George H.W. Bush
“Cha cũng yêu con” là câu nói cuối cùng của cựu tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush, theo lời một người bạn.
Cựu Tổng thống Mỹ George Bush qua đời ở tuổi 94
George H W Bush nhập viện một ngày sau đám tang vợ
Ông George H.W. Bush, tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ, qua đời hôm 30/11 ở tuổi 94.
Theo lời kể của người bạn và cựu ngoại trưởng James Baker, lời nói cuối của tổng thống là với người con trai, George W. Bush (tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ) qua điện thoại.
Ông James Baker đến thăm ông George H.W. Bush tại nhà riêng ở Houston sáng thứ Sáu.
Ông Bush hỏi: “Chúng ta đi đâu đấy, Bake?”
“Chúng ta lên thiên đường,” ông Baker trả lời.
“Đó là nơi tôi muốn đến,” ông Bush nói.
13 giờ sau, ông Bush ra đi mãi mãi.
Vào đêm thứ Sáu, khi giờ phút cuối sắp đến, người con trai, George W. Bush, cựu tổng thống, đang ở nhà tại Dallas, gọi điện cho cha.
Ông George W. Bush nói cha mình đã là “người cha tuyệt vời” và ông nói ông yêu cha.
“Cha cũng yêu con,” ông George H.W. Bush trả lời, theo lời kể của James Baker.
Đó là lời nói cuối cùng của cựu tổng thống, theo báo New York Times.
Ông Bush qua đời, chưa đầy tám tháng sau cái chết của người vợ, Barbara Bush.
Hai người đã kết hôn suốt 73 năm.
Thi hài ông Bush sẽ được đặt ở Tòa Quốc hội Hoa Kỳ để người dân vào viếng từ tối thứ Hai đến 7h sáng thứ Tư tuần sau.
Lễ tang nhà nước diễn ra sáng thứ Tư ở Nghĩa trang Quốc gia Washington.
Sau đó, thi hài ông Bush sẽ được đưa về Houston để chôn cất.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46418701
Linh cữu Tổng thống Bush 41
sẽ quàn trong Điện Capitol
Linh cữu của cựu Tổng thống George H.W. Bush sẽ quàn trong Sảnh tròn Rotunda ở trung tâm Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, vào tuần sau.
Ông qua đời vào tối thứ Sáu, chưa đầy một năm sau sự ra đi của người vợ 73 năm của ông, cựu Đệ nhất Phu nhân Barbara Bush. Ông hưởng thọ 94 tuổi.
Các nhà lãnh đạo Quốc hội từ cả hai đảng nói rằng một buổi lễ sẽ được cử hành cho cựu tổng thống vào thứ Hai lúc 5 giờ chiều giờ miền Đông của Mỹ. Công chúng được mời đến viếng bắt đầu từ thứ Hai lúc 7 giờ 30 phút tối cho đến 7 giờ sáng ngày thứ Tư.
Một lễ tưởng niệm theo lịch trình sẽ được cử hành tại Thánh đường Quốc gia Washington. Nhà Trắng cho biết cả Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump sẽ tham dự.
Sau đó ông sẽ được an táng vào ngày thứ Năm trong khuôn viên thư viện tổng thống tại Đại học Texas A&M. Ông chọn nơi này làm địa điểm đặt thư viện của mình vào năm 1991, nằm 90 dặm về phía tây bắc thành phố Houston nơi ông cư ngụ.
Tổng thống Trump cho biết ông sẽ điều chuyên cơ Air Force One của mình đến Texas để đưa linh cữu của cựu tổng thống đến Washington, ngay sau khi ông trở về vào sáng Chủ nhật từ hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Argentina.
Ông Trump nói đó là một sự “tri ân đặc biệt” dành cho ông Bush. Việc điều máy bay quân sự của Mỹ để vận chuyển linh cữu của các tổng thống cũng là một thông lệ.
Hồ sơ tòa án: Cựu luật sư nói
đã báo Trump biết về liên lạc với Nga
Michael Cohen, cựu luật sư cá nhân của Tổng thống Donald Trump, đã báo cho ông Trump biết về một cuộc trò chuyện giữa ông ta với Điện Kremlin về việc tìm kiếm sự giúp đỡ để xây dựng một tòa nhà chọc trời ở Moscow vào năm 2016 giữa chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, theo hồ sơ đệ trình tòa án của ông.
Ông Cohen cũng “giữ liên lạc chặt chẽ và thường xuyên với các nhân viên và cố vấn pháp lí tại Nhà Trắng” cho ông Trump trong lúc soạn thảo những phát biểu sai trái trước Quốc hội Mỹ về những liên lạc của ông với Nga.
Ông Cohen dự kiến sẽ bị kết án vào ngày 12 tháng 12 sau khi thú nhận đã phạm tội trốn thuế, khai gian với ngân hàng, vi phạm luật tài chính vận động tranh cử và nói dối Quốc hội.
Ông Cohen hiện vẫn đang hợp tác với cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 ở Mỹ và sự thông đồng khả dĩ với ban vận động Trump. Trong hồ sơ đệ trình các luật sư của ông đề nghị ông được miễn ngồi tù.
Nhà Trắng không phản ứng ngay lập tức về một yêu cầu bình luận, Reuters cho biết.
Cựu luật sư cá nhân của Trump nhận tội nói dối Quốc hội
Ông Cohen, người từng là một thành viên trong nhóm nội bộ thân cận của ông Trump, thừa nhận rằng ông đã đưa ra những phát biểu sai lạc trước cả hai ủy ban Quốc hội về dự án ở Moscow để nhất quán với những phát biểu của ông Trump về Nga trong chiến dịch tranh cử năm 2016.
Ông Cohen trước đó nói trong phát biểu của ông trước Quốc hội rằng liên lạc của ông với ông Trump liên quan đến dự án này là rất hạn chế, trong khi thực tế là rộng hơn. Ông Cohen cũng nói ông đã nói sai với Quốc hội rằng ông chưa bao giờ thực hiện bất kì bước nào để đi tới Nga trong khi thực tế là ông đã bàn về chuyện đó.
Trong hồ sơ đệ trình tòa án hôm thứ Sáu, ông Cohen cho biết ông đã báo cho ông Trump biết về “cuộc trò chuyện có thực chất” với một trợ lí cho một quan chức chính phủ Nga quan trọng vào tháng 1 năm 2016, trong đó ông tìm kiếm sự giúp đỡ để giành được quyền sử dụng đất và nguồn tài trợ cho dự án xây tòa nhà Trump Tower ở Moscow.
Ông Cohen cũng cho biết ông đã thảo luận với ông Trump, được nhắc tới với tên gọi “Thân chủ-1” trong hồ sơ đệ trình, về việc đi tới Nga để theo đuổi dự án trong khi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 đang diễn ra.
“Ông ấy và Thân chủ-1 cũng thảo luận về một chuyến đi khả dĩ tới Nga vào mùa hè năm 2016, và Michael đã thực hiện các bước để ấn định ngày cho một chuyến đi như vậy,” luật sư của ông Cohen nói trong hồ sơ.
Sau lời tuyên bố nhận tội của ông Cohen hôm thứ Năm, ông Trump gọi ông Cohen là “người yếu đuối” và cáo buộc ông này dựng chuyện để được án tù nhẹ hơn. Ông Trump đã nhiều lần phủ nhận bất kì sự thông đồng nào với Nga và đã chỉ trích cuộc điều tra của ông Mueller là một cuộc săn lùng phù thủy (hàm ý ông bị truy bức) có động cơ chính trị.
Thẩm phán bác chính sách cấp ngân quỹ
kèm điều kiện chấp hành di trú
Chính quyền Trump không thể bắt buộc các bang và các thành phố hợp tác với các cơ quan di trú liên bang như một điều kiện để được nhận hàng triệu đôla ngân quỹ chấp pháp của liên bang, một thẩm phán liên bang ở New York phán quyết hôm thứ Sáu.
Phán quyết của Thẩm phán Liên bang Edgardo Ramos ở quận Manhattan là một chiến thắng cho thành phố New York và các bang New York, Connecticut, Massachusetts, New Jersey, Virginia và Washington. Những nơi này đã kiện chính quyền về các điều kiện này vào tháng 7. Ông Ramos là thẩm phán liên bang thứ tư ra phán quyết chống lại chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề này.
Ông Ramos ra lệnh cho chính quyền cấp các ngân khoản này mà không kèm theo các điều kiện.
“Quyết định hôm nay là một chiến thắng lớn cho sự an toàn công cộng của người dân New York,” Tổng chưởng lý New York Barbara Underwood nói trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.
Không thể liên lạc được ngay lập tức với Bộ Tư pháp Mỹ để yêu cầu bình luận, Reuters cho biết.
Chính quyền Trump năm ngoái thông báo rằng để nhận được ngân quỹ, chính quyền cấp bang và cấp địa phương phải cho các cơ quan di trú liên bang tiếp cận nhà tù của họ và phải thông báo trước về việc phóng thích di dân.
Sáu bang này, nhận được ngân quỹ tổng cộng là 25 triệu đôla trong năm tài chính vừa qua, nói trong hồ sơ thưa kiện của họ rằng họ được cho hạn chót là ngày 10 tháng 8 để quyết định có nhận ngân quỹ kèm theo các điều kiện này hay không.
Thành phố New York, trong một vụ kiện riêng rẽ, cho biết họ có quyền nhận được 4 triệu đôla nhưng Bộ Tư pháp đã từ chối giải ngân.
Các thẩm phán liên bang ở các bang Pennsylvania, California và Illinois đã phán quyết chống lại chính sách này. Tòa án Phúc thẩm Liên bang Khu vực 7 đã giữ nguyên phán quyết ở Illinois, nói rằng Quốc hội chứ không phải chính quyền mới có thẩm quyền quyết định ngân quỹ được chi tiêu thế nào.
Ông Ramos hôm thứ Sáu nói rằng ông đồng ý với quyết định đó, và rằng giới hạn pháp lí về thẩm quyền hành pháp là “một sự kiểm soát nền bạo chính và sự tập trung quyền lực.”
Quân đội được yêu cầu duy trì hoạt động tại biên giới
Washington, DC – Theo tin từ đài CBS, Bộ Nội an đã yêu cầu Ngũ giác Đài duy trì hoạt động của quân đội tại biên giới phía nam đến hết tháng 1/2019.
Theo ký giả David Martin, yêu cầu của Bộ Nội an sẽ kéo dài thêm 45 ngày hoạt động tại biên giới của quân đội, mặc dù hiện nay, vẫn chưa rõ binh lính sẽ luân chuyển nhiệm vụ, hay chỉ một nhóm binh lính sẽ đảm nhận nhiệm vụ ở biên giới. Hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết hơn 5,700 binh lính đang có mặt ở biên giới, nhưng một số người sẽ về nhà vào dịp Giáng sinh.
Theo đài CBS News, số lượng binh lính tại biên giới sẽ tăng dần theo thời gian, do đó, chi phí điều động quân đội sẽ tăng cao hơn mức 72 triệu Mỹ kim hiện tại.
Trước thềm lễ Tạ ơn, Tòa Bạch ốc đã chỉ thị Ngũ giác Đài cho phép quân đội sử dụng vũ lực, bao gồm vũ lực gây thương vong, trong trường hợp cần thiết phải bảo vệ viên chức liên bang gần biên giới. Trước đó, Tổng thống Trump liên tục bày tỏ sự tức giận với đoàn người di dân hướng đến biên giới Hoa Kỳ. Tổng thống nhấn mạnh sẽ thắt chặt an ninh biên giới bằng mọi giá, yêu cầu Quốc hội chi 5 tỷ Mỹ kim vào năm 2019 để xây dựng bức tường biên giới. Tổng thống Trump cũng đe dọa sẽ đóng cửa chính phủ nếu Quốc hội không thông qua khoảng chi phí này. Hiện nay, Đảng Dân chủ chỉ đồng ý mức chi tiêu 1.5 tỷ Mỹ kim.
Hồi tuần trước, khi được hỏi liệu tổng thống có lo lắng khi binh lính quân đội không về nhà đón lễ Tạ ơn, tổng thống trả lời rằng binh lính quân đội rất cứng rắn, họ biết rõ nhiệm vụ, và đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/quan-doi-duoc-yeu-cau-duy-tri-hoat-dong-tai-bien-gioi/
Trump-Tập Ngưng Chiến
Melania Diện Sường Sám Trung Hoa
Cuộc họp thượng đình G-20 đã kết thúc trong ngày thứ Bảy 1/12/2018. Vào buối tối, một cuộc làm việc trong lúc ăn tối giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã diễn ra về nhiều vấn đề, trong đó có thương mại với kết quả: có cuộc hưu chiến 90 ngày Hoa kỳ sẽ không tăng thuế quan 25%. Đổi lại, Trung Cộng đã phải nhượng bộ Hoa kỳ nhiều lãnh vực. Sau đây là thông cáo báo chí của Tòa Bạch Ốc vế vấn đề này. Trân trọng.
Ban Báo Chí
HĐLKQNHNVN
.TÒA BẠCH ỐC
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Thông báo của Tham Vụ báo chí về buổi làm việc trong lúc ăn tối của Tổng thống (Trump) với Trung Quốc
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Phổ biến ngày: 01 tháng 12 năm 2018
Tổng thống Hoa Kỳ, Donald J. Trump, và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, vừa kết thúc những việc làm mà cả hai đã kết luận là “cuộc họp thành công” giữa hai bên với các đại diện cao cấp nhất ở Buenos Aires, Argentina.
Điều rất quan trọng là Tổng thống Tập, trong một cử chỉ nhân đạo đặc biệt, đã đồng ý ấn định Fentanyl là một dược chất được kiểm soát, có nghĩa là những ai bán thuốc Fentanyl cho Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức phạt tối đa theo luật của Trung Quốc.
Về Thương mại, Tổng thống Trump đã đồng ý vào ngày 1 tháng 1 năm 2019, ông sẽ vẫn giữ mức thuế 10% đối với các sản phẩm trị giá 200 tỷ đô la mà không tăng lên 25%. Trung Quốc sẽ đồng ý mua một số lượng chưa được thỏa thuận nhưng rất đáng kể về nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác từ Hoa Kỳ để giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai quốc gia. Trung Quốc đồng ý bắt đầu ngay lập tức mua sản phẩm nông nghiệp từ nông dân Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump và Tổng thống Tập đã đồng ý bắt đầu ngay lập tức các cuộc đàm phán về thay đổi cấu trúc liên quan đến việc bắt buộc chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, xâm nhập không gian mạng và trộm cắp trên mạng, dịch vụ và nông nghiệp. Cả hai bên đồng ý rằng họ sẽ cố gắng hoàn thành giao dịch này trong vòng 90 ngày sắp tới. Nếu vào cuối thời gian này các bên không thể đạt được thỏa thuận, mức thuế 10% sẽ được tăng lên 25%.
Cũng có được sự đồng ý về sự tiến bộ lớn đã đạt được đối với Bắc Triều Tiên và Tổng thống Trump, cùng với Tổng thống Tập, sẽ cố gắng cùng với Chủ tịch Kim Jong Un, có thể thấy được một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Tổng thống Trump bày tỏ tình bạn và sự tôn trọng của ông đối với Chủ tịch Kim.
Tổng thống Tập cũng tuyên bố rằng ông đồng ý sẽ phê duyệt thỏa thuận về Qualcomm-NXP mà trước đây chưa được phê duyệt nếu một lần nữa được trình đến ông.
Tổng thống Trump nói: “Đây là một cuộc họp tuyệt vời và hiệu quả với khả năng không giới hạn cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tôi rất vinh dự được làm việc với Tổng thống Tập. ”
https://vietbao.com/p112a288196/trump-tap-ngung-chien-melania-dien-suong-sam-trung-hoa
Trump và Tập đồng ý tạm đình chỉ thuế quan mới
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống nhất tạm dừng áp thuế quan mới trong 90 ngày để tiến tới đàm phán, Mỹ cho biết.
Hai nhà lãnh đạo hội đàm tại Buenos Aires sau hội nghị thượng đỉnh G20 và đây cuộc gặp đầu tiên của họ từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra trong năm nay.
Trung Quốc cho biết đã đồng ý không áp thêm bất kỳ thuế quan mới nào sau ngày 1/1/2019.
Chiến tranh thương mại: Ván bài lớn tại G20
Thảo luận Bàn tròn BBC: Vụ Trần Bắc Hà, ngân hàng VN và thương chiến Mỹ-Trung
Chiến tranh thương mại: TQ còn nhiều nhức nhối
Căng thẳng Mỹ – Trung lộ rõ ở Apec
Tại hội nghị thượng đỉnh vào hôm 1/12, các nhà lãnh đạo G20 đồng ý một tuyên bố chung ghi nhận sự chia rẽ về thương mại nhưng không chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ.
Hội đàm Mỹ-Trung kết thúc với chỉ dấu có tiến triển trong việc giải quyết chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo Reuters.
Giữa lúc cả Hoa Kỳ và Trung Quốc mắc kẹt trong cuộc tranh chấp làm suy yếu thị trường tài chính toàn cầu, ông Trump và ông Tập ngồi xuống với trợ lý của họ cho một bữa tối bàn công việc.
Sau cuộc họp khoảng 2 giờ rưỡi, cố vấn kinh tế trưởng của Nhà Trắng Larry Kudlow nói với phóng viên rằng cuộc hội đàm “rất ổn”, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể nào khi ông cùng tổng thống Trump lên chuyên cơ Air Force One về Washington.
Mục tiêu của Bắc Kinh là thuyết phục Trump từ bỏ kế hoạch áp thuế nhắm vào 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc từ mức 10% hiện nay lên 25% trong tháng 1/2019. Trump đã đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế và có thể thêm thuế đối với 267 tỷ đô la hàng nhập khẩu nếu các cuộc đàm phán không có tiến triển.
Ngay trước khi bay tới Argentina, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng trong khi Trung Quốc quan tâm đến việc đạt được thỏa thuận, “Tôi không biết tôi có muốn làm điều đó hay không” và “Tôi thích thỏa thuận hiện tại của chúng tôi”.
Bối cảnh này có thể tạo tình trạng leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia.
Có thể đạt được gì sau hội nghị?
Tổng thống Trump đã khởi đầu sự mâu thuẫn với Trung Quốc đầu năm nay, cáo buộc nước này thực hiện các hành vi thương mại “không công bằng” và trộm cắp tài sản trí tuệ.
Hoa Kỳ đã đánh thuế tổng cộng 250 tỷ đô la lên hàng hóa Trung Quốc kể từ tháng Bảy, và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp thuế trên 110 tỷ đôla hàng hóa Mỹ.
Trung Quốc đã tấn công Hoa Kỳ với mức thuế 3 tỷ đô la trong tháng Tư, để trả đũa thuế quan của Mỹ trên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu toàn cầu.
Ông Trump đã đưa ra một tia hy vọng hồi đầu tháng này, khi nói ông nghĩ rằng Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Nhưng chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh, ông Trump dội gáo nước lạnh vào sự lạc quan này.
Tổng thống Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng ông dự kiến sẽ tiếp tục kế hoạch tăng thuế trên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc – được đưa ra lần đầu tiên vào tháng Chín – lên 25% (tăng từ 10%) bắt đầu từ tháng 1/2019.
Ông Trump cũng nói rằng nếu các cuộc đàm phán không thành công, ông sẽ thực hiện lời đe dọa đánh thuế lên 267 tỷ đôla hàng hóa xuất khẩu còn lại hàng năm của Trung Quốc sang Hoa Kỳ với mức thuế 10-25%.
Chính quyền Trump gần đây cũng cáo buộc Trung Quốc không thay đổi hành vi thương mại “không lành mạnh”.
“Tôi nghĩ rằng kịch bản có khả năng nhất là Tập Cận Bình không nhượng bộ đủ đối với Trump, và do đó không đạt được gì nhiều từ G20”, Julian Evans-Pritchard từ Capital Economics nói.
Các hội nghị gần đây cũng không báo trước điều gì tốt đẹp cho một quyết định nào ở G20.
Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) gần đây kết thúc mà không có tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo vì chia rẽ Mỹ-Trung Quốc do chiến tranh thương mại.
Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào tháng Sáu đã kết thúc trong tình trạng hỗn loạn khi Trump rút lại sự tán thành của ông về tuyên bố chung.
Valerie Mercer-Blackman, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết: “Tôi cho rằng rất không may là giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất xa trong các vấn đề đằng sau xung đột thương mại.”
“Việc không đưa ra được thỏa thuận chung tại APEC cũng cho thấy có khoảng cách khá lớn giữa hai bên, và dường như không có đề xuất cụ thể nào được bàn thảo để chấm dứt sự bế tắc.”
Ván bài lớn tới cỡ nào?
Ông Evans-Pritchard nói: “Nếu cuộc họp không đưa ra một thỏa thuận đình chiến thì Mỹ sẽ tăng thuế xuất [đánh lên 200 tỷ đôla hàng hóa hiện tại của Trung Quốc] vào tháng Một và việc mở rộng thêm thuế quan là rất có thể”.
Ông Michael Hirson, giám đốc khu vực Châu Á của Eurasia Group cho biết, việc tăng thuế suất sẽ khiến nhiều công ty đa quốc gia đẩy mạnh kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc, trong khi thuế nhập khẩu bổ sung đánh lên hàng Trung Quốc sẽ đặt ra một “nguy cơ đáng kể về kinh tế và chính trị” cho Trump.
“Hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng. Các gia đình Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hơn, sẽ cảm thấy tác động nhiều hơn lần này so với các gói thuế quan được áp dụng trước đó”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46367955
Lãnh sự quán Mỹ ở Mexico bị tấn công
Chính quyền Mexico đang điều tra một vụ tấn công bằng lựu đạn vào lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Guadalajara.
Reuters dẫn lời các quan chức cho biết như vậy, và cho rằng đây là thách thức an ninh đối với tân tổng thống Mexico.
Vụ tấn công xảy ra sáng 1/12, trước khi diễn ra lễ nhậm chức của Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador vào cuối ngày.
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ ở Mexico nói rằng không ai thiệt mạng hay bị thương trong vụ tấn công, và chính quyền Mexico đang điều tra vụ việc.
Công tố viên tiểu bang Jalisco viết trên Twitter rằng chính quyền liên bang đã đảm nhận việc điều tra vụ tấn công.
Mỹ đóng cửa biên giới, bắn hơi cay sang Mexico
Tiểu bang này là nơi hoạt động của một trong những nhóm tội phạm khét tiếng nhất ở Mexico.
Trùm băng đảng này hiện nằm trong danh sách truy nã gắt gao nhất của Cơ quan Phòng chống Ma túy Mỹ.
Tình trạng bạo lực ở Jalisco và ở khắp Mexico gần đây gia tăng với con số kỷ lục các vụ giết người.
Tân thống đốc Jalisco dự kiến sẽ lên nhậm chức vào cuối tuần sau.
Tân tổng thống Mexico tuyên thệ,
cam kết chống tham nhũng
Andrés Manuel López Obrador – tổng thống cánh tả đầu tiên của Mexico trong bảy thập kỷ – đã tuyên thệ nhậm chức tại quốc hội.
Cựu thị trưởng Mexico City cam kết hôm 1/12 chấm dứt nạn tham nhũng và quyền miễn trừ để đem lại sự thay đổi nhân danh người nghèo và nhóm yếu thế.
Bầu cử Mexico: ứng viên cánh tả dẫn đầu
Mỹ: Tranh cãi việc điều động lính đến biên giới
Nhà lãnh đạo 65 tuổi, được biết đến với tên tắt Amlo, giành chiến thắng áp đảo trong lần thứ ba tranh cử tổng thống.
Vị chính trị gia kỳ cựu bắt đầu nhiệm kỳ sáu năm với tỷ lệ ủng hộ 56%.
Người tiền nhiệm, Enrique Peña Nieto mãn nhiệm với tỷ lệ chỉ 24% – chính quyền của ông bị ảnh hưởng bởi các bê bối tham nhũng và tỷ lệ các vụ giết người đạt mức cao kỷ lục.
Vừa ngồi vào ghế, tân Tổng thống López Obrador phải bắt tay xử lý vấn đề chính sách đối ngoại ngay lập tức: hàng ngàn người di cư Trung Mỹ đang cắm trại trên biên giới Mỹ-Mexico.
Tham dự lễ nhậm chức của ông López Obrador có phó tổng thống Mỹ Mike Pence, cô Ivanka Trump và Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro.
Lãnh đạo Công đảng Anh Jeremy Corbyn, người mà ông López Obrador coi là một người bạn thân, cũng có mặt tại sự kiện.
Mỹ: Texas gửi lực lượng cảnh vệ tới biên giới Mexico
Mexico ‘sẽ không trả tiền xây tường’
Bắt đầu xây mẫu tường biên giới Mỹ – Mexico
Đảng Cách mạng Thể chế (PRI) đã thống trị chính trị Mexico trong nhiều thế kỷ qua.
Hồi tháng 7/2108, các điểm bỏ phiếu trên khắp Mexico đóng cửa sau cuộc bầu cử kéo theo một số vụ bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Hơn 130 ứng viên và nhân viên đã bị sát hại kể từ lúc các chiến dịch vận động bắt đầu vào tháng 9/2017.
May mắn lần thứ ba?
Phân tích của Will Grant, phóng viên BBC, Mexico: “Đây là chiến dịch tranh cử bạo lực nhất ở Mexico trong lịch sử gần đây. Hôm nay, ngày bỏ phiếu đã đến, tuy nhiên, nhiều người Mexico coi đây là cơ hội để loại bỏ chính phủ trong hiện tại.”
“Hàng triệu người dân đang tức giận về Tổng thống Enrique Peña Nieto và chính quyền của ông khiến nền kinh tế èo uột và nạn tham nhũng, tội phạm tràn lan.”
“Người được trông đợi sẽ thay ông Nieto là Andrés Manuel López Obrador, thường được nhắc đến dưới tên tắt Amlo, cũng là người về nhì trong hai cuộc bầu cử tổng thống gần nhất.”
“Đối thủ của ông López Obrador, gồm cả ứng viên trung hữu, Ricardo Anaya, định mô tả ông như nhà dân túy và không đáng tin cậy sẽ điều hành được nền kinh tế.”
“Tuy nhiên, hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến cho rằng đa số cử tri không nghe thông điệp này và sẵn sàng trao cho ông López Obrador chức danh tổng thống, lần thứ ba.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46367957
G20 Achentina : Đồng thuận tối thiểu
Dưới sự chủ tọa của Achentina, thượng đỉnh G20 Buenos Aires đã bế mạc ngày 01/12/2018. Các bên đạt đồng thuận tối thiểu trên hồ sơ thương mại. Để có được một bản thông cáo chung, Achentina đã tránh né những chủ đề nhậy cảm đối với các nước thành viên.
Mỹ duy trì quyết định đứng ngoài thỏa thuận về khí hậu. Ngoại trừ Mỹ, 19 thành viên còn lại ủng hộ hiệp ước khí hậu Paris và đây là một thắng lợi đối với tổng thống Emmanuel Macron.
Đặc phái viên đài RFI Mounia Daoudi tổng kết thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires :
“Các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã cứu vãn được hình thức bề ngoài. Mỗi từ ngữ trong bản thông cáo chung được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh những điểm nhậy cảm của mỗi bên. Trên hồ sơ thương mại chẳng hạn, vào lúc mà Trung Quốc và Mỹ đang lao vào một cuộc đọ sức về biên độ thuế và điều đó đang đè nặng lên đà tăng trưởng của toàn cầu, thì thông cáo chung của Buenos Aires thận trọng ghi nhận ‘một số những vấn đề về mậu dịch’. Mỹ cho rằng từ ‘căng thẳng’ thương mại là quá đáng.
Tuy nhiên bản thông cáo chung của G20 nhìn nhận mô hình thương mại đa phương không đáp ứng được các mục tiêu về tăng trưởng và tạo công việc làm. Do vậy các bên kêu gọi cải tổ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Dù vậy, không một đoạn văn nào đả động đến chính sách bảo hộ. Dưới sức ép của Hoa Kỳ từ ngữ ‘bảo hộ’ đã trở thành điều cấm kỵ.
Một chủ đề gây căng thẳng khác tại G20 là khí hậu. Tương tự như năm ngoái ở Hamburg, Mỹ vẫn đứng ngoài thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris. Ngược lại, 19 thành viên khác đồng lòng thực thi văn bản này. Các bên thậm chí còn cho rằng thỏa thuận chống biến đổi khí hậu là “không thể đảo ngược”. Đây là một thắng lợi của Pháp.
Paris lo ngại một số nước trong khối G20 rút lui khỏi thỏa thuận này. Chẳng hạn như là Thổ Nhĩ Kỳ, tới nay Ankara vẫn chưa phê chuẩn hiệp ước nói trên, hay như trường hợp của Brazil, tổng thống tân cử nước ngày không tin vào hiện tượng trái đất bị hâm nóng. Trong trường hợp các bên không ủng hộ thỏa thuận chống biến đổi khí hậu thì đây sẽ là một tín hiệu rất xấu vào lúc Hội Nghị COP 24 mở ra tại Katowice, Ba Lan”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181202-g20-achentina-dong-thuan-toi-thieu
COP24 : Thế giới
đứng trước tình hình khẩn cấp về khí hậu
Những dấu hiệu đã quá rõ : Trái Đất đang nóng dần lên, thiên tai liên tục xảy ra tại nhiều nơi. Trước tình hình cấp bách này, khoảng 200 nước họp tại Katowice, Ba Lan từ ngày 02 đến 14/12/2018 cố gắng xúc tiến hiệp định khí hậu Paris, trong bối cảnh không mấy thuận lợi.
Với hiệp định Paris năm 2015, quốc tế cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ là 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học nhấn mạnh từ nay đến năm 2030 phải giảm 50% việc phát thải khí CO2 so với năm 2010. Các nước phát triển cam kết tài trợ 100 tỉ đô la/năm từ nay đến 2020 cho chính sách khí hậu của các nước nghèo, nhưng nhiều nước đang phát triển đòi hỏi phải cụ thể hóa lời hứa.
Một ngày trước hội nghị Katowice, chiều hôm qua các nhà đấu tranh lại biểu tình chống than đá ở Berlin và Köln tại Đức, theo lời kêu gọi của nhiều hiệp hội bảo vệ môi trường. Từ Berlin, thông tín viên Nathalie Versieux tường thuật :
« Sáu ngàn người biểu tình tại Berlin, theo cảnh sát, còn theo các nhà tổ chức là 16.000 người ; 10.000 người xuống đường tại Cologne (Köln). Số lượng người tham gia ít hơn so với cuộc biểu tình chống lại than đá hồi tháng Sáu trước đây.
« Bầu trời xám làm nóng tương lai của chúng ta! », « Than đá ? Không, cám ơn ! ». Có thể đọc được những câu như thế trên những biểu ngữ giăng ra tại cổng Brandebourg, và Dinh thủ tướng ở thủ đô nước Đức.
Cặp sinh viên Mark và Angelika tham gia tất cả các cuộc biểu tình vì môi trường. Mark nói : « Tôi có mặt ở đây vì muốn gởi đi một dấu hiệu rõ ràng cho việc chấm dứt sử dụng than đá ». Còn đối với Angelika : « Đó là vì tôi tin rằng với những người trẻ tuổi, việc đấu tranh cho môi trường đặc biệt quan trọng ».
Các nhà hoạt động ở Berlin và Köln đòi hỏi chính phủ Đức tại Katowice phải cam kết giảm mạnh việc phát thải CO2. Theo tính toán của các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường, ngay từ năm 2020 Đức phải đóng cửa các nhà máy điện chạy bằng than đá gây ô nhiễm nhất, để giảm bớt 100 triệu tấn khí thải CO2. Theo họ, đây là biện pháp duy nhất để cố đạt được mục tiêu đã được xác định trong hội nghị khí hậu Paris. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181202-cop24-the-gioi-dung-truoc-tinh-hinh-khan-cap-ve-khi-hau
Paris bạo động: Khó khăn lớn cho Macron
Thành ĐỗCựu kỹ sư Sagem, Pháp
Phong trào toàn dân mặc áo vàng xuống đường (loại áo phản quang trang bị cho tài xế khi xe hỏng phải ngừng, đỗ đột xuất trên đường) gọi là Gilets Jaunes ở Pháp thứ bảy tuần này đã bước sang tuần thứ ba.
Chính phủ Pháp hôm 2/12 cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp vì biểu tình bạo động của phong trào Áo Vàng tại Paris và nhiều nơi khác.
Macron lệnh cải tổ Điện Élysée
Thế hệ Macron hết nghĩ về VN qua HCM
Macron nói EU phải cải cách hoặc đối mặt với ‘Frexit’
Kể từ ngày 17 tháng trước, mỗi thứ bảy, Gilets Jaunes lại xuống đường đấu tranh đòi chính quyền Macron đáp ứng các yêu sách về đời sống.
Báo chí Pháp đang đếm “Act” (tức là phân cảnh) của Gilets Jaunes, mỗi tuần một Act. Tuần này đang là Act 3, ác liệt hơn hẳn, sôi động hơn hẳn.
Từ sáng sớm, Gilets Jaunes đổ về quảng trường Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) vừa đi vừa hát bài La Marseillaise và hô vang: “Macron từ chức!”. Dọc theo đại lộ Champs Elysees, những người biểu tình ôn hòa khác đã treo khẩu hiệu: “Macron, đừng đối xử với chúng tôi như kẻ ngốc nữa!”.
Riêng trong Paris, đã có hơn 15 cuộc đụng độ lớn giữa cảnh sát và người biểu tình bạo loạn, đập phá và cướp tài sản của các cửa hàng sang trọng trên đường phố Paris
Những người biểu tình đeo mặt nạ và đội mũ trùm đầu ném rào cản, bom xăng và các đồ vật khác trong cuộc đối mặt với cảnh sát quanh đại lộ Champs Elysees nổi tiếng thế giới. Theo BFM loan tin thì đến cuối ngày có 287 người bị bắt giữ, 110 người bị thương (trong đó có 17 cảnh sát), một người bị thương nặng được đưa đi cấp cứu khẩn.
Gilets Jaunes là ai?
Có lẽ từ sau cuộc Cách mạng Pháp 1789, đây là lần đầu tiên người Pháp xuống đường biểu tình một cách “không có tổ chức”, tức là không một tổ chức công đoàn, chính trị, tôn giáo… nào đứng ra hô hào kêu gọi và quy tụ lực lượng biểu tình chống đối.
Nguyên cớ trực tiếp là người dân Pháp bất mãn với chính sách tăng giá xăng dầu của chính phủ, nhất là cánh tài xế xe tải. Họ tự động mặc áo phản quang vàng, tụ tập lại dàn xe đi thật chậm với tốc độ sên bò để làm ách tắc nhiều nơi trên hệ thống xa lộ nước Pháp vào thứ bảy cách đây hai tuần.
Sau đấy, sự bất mãn có không khí để dâng cao trong toàn dân. Đến ngày 26 tháng 11, phía Gilets Jaunes đã đưa ra một danh sách 8 người phát ngôn chính thức của phong trào (6 nam 2 nữ) ở độ tuổi từ 22 đến 33. Theo các nguồn tin không chính thức thì một số trong tám người này có liên hệ gần xa với đảng Front National của bà Marine Le Pen.
Theo các phát ngôn viên này và những khẩu hiệu của Gilets Jaunes đưa ra trong ba tuần nay, những bất mãn chính đã cháy âm ỉ trong xã hội Pháp từ bấy lâu nay đang được dịp bùng nổ:
1.) Những người có thu nhập thấp, họ phải sống bên ngoài các thành phố lớn và bị ảnh hưởng nặng nhất trong việc tăng giá xăng dầu.
2.) Những xí nghiệp trung bình và nhỏ, đặc biệt là các xí nghiệp trong ngành chuyên chở hàng hoá, họ bị ảnh hưởng nặng tuy nhà nước có kế hoạch hỗ trợ giá.
3.) Tầng lớp nghỉ hưu với lương hưu ngày càng “teo tóp” lại qua các vụ tăng 1,7% bảo hiểm trên lương hưu của đầu năm 2018.
4.) Những người sống về nghề nông và những người sống nơi đồng quê, xa thành phố, mọi di chuyển của họ đều bằng xe.
5.) Cuối cùng là những người trẻ không dễ dàng tìm ra việc làm. Chính các người trẻ này tạo ra các cuộc đụng độ với cảnh sát, họ khiêu khích cảnh sát bằng cách ném đá và bom xăng, xịt sơn màu vào đoàn cảnh sát án ngữ trên đại lộ Champs Elysées và quảng trường Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe)
Qua phát ngôn hôm qua của ông Emmanuel Macron, đang tham dự cuộc hợp thượng đỉnh G20 tại Argentina, thì chính phủ sẽ không lùi bước trước bạo lực đường phố.
Tuy thế, ngày 26/11/2018, thượng viện Pháp đã ra quyết định đình chỉ mọi chương trình tăng thuế trên giá xăng dầu cho năm 2019, một động thái được xem như có mục đích là làm dịu lại tình hình đang nóng bỏng trên toàn nước Pháp
Hiệp ước toàn cầu về khí thải COP21 năm 2015 của 194 nước cũng là nguyên nhân gây xáo trộn xã hội Pháp.
Từ ngày 01/01/2019, theo hiệp ước toàn cầu về khí thải CO2, thì thuế sẽ tăng lên 55 euros/ tấn CO2 thay vì 44,6 euros.
Một hiện tượng khác nữa làm cho giá xăng dâu nhảy vọt và tình hình trở nên nghiêm trọng hơn cho chính phủ là giá xăng dầu thế giới đã đột ngột tăng lên 80 $US/thùng thay vì 57 $US trong năm trước đó. Chính vì thế nên giá xăng dầu tại Pháp do bộ tài chính quyết định đã tăng 6,7 cents cho dầu và 2,9 cents cho xăng vào đầu tháng 10/2018, và làm cho giá mỗi lít vượt qua mức 1,5 euros.
Đây chính là một giọt nước làm tràn ly và gây khó khăn cho kế hoạch chuyển dần các phương tiện di chuyển cá nhân qua các nhiên liệu sạch hơn để tôn trọng hiệp ước toàn cầu về khí thải CO2 mà chính phủ Pháp đã ký với 194 quốc gia, trừ ba quốc gia là Mỹ, Syria và Nicaragua.
Cũng nên biết, thuế xăng dầu tại Pháp TICPE chiếm đến 64% và thuế trung bình tại các nước trong thị trường chung Âu châu cũng áp thuế trong khoảng này như sau :
Hà Lan 68%
Phần Lan, Hy lạp, Anh quốc 66%,
Đức, Bỉ , Ý 65%,
Pháp, Bồ đào nha, Thụy Điển 64%,
Ái nhỉ lan 63%,
Đan mạch, Tiệp, Estonia, Lettonia, 62%
Áo, Tiệp 59%
Malte 57%
Đảo Chypre, Hongarie 56%
Tây ban nha , Lituania, Ba Lan 55%
Roumanie, Bungarie 52%
Đoàn biểu tình phản đối tăng thuế xăng dầu, bước qua tuần thứ ba đã thiên biến vạn hóa thành các vấn đề xã hội đa dạng, bạo lực đã thay cho các cuộc tuần hành ôn hoà và hiện lan rộng ra toàn nước Pháp tại hầu hết các thành phố lớn như Marseilles, Toulon, Bordeaux, Valenciennes… Một toà thị chính tỉnh ở Puy en Velay thuộc vùng Haute Loire đã bị Gilets Jaunes đốt cháy.
Gilets Jaunes đang nổi giận, và Act 4 vào thứ bảy tới đây sẽ xảy ra những chuyện gì thì thật khó mà đoán trước nếu chính phủ vẫn tiếp tục giữ thái độ “cứng rắn” trước những đòi hỏi cấp thiết của người dân.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46418811
Bạo động ở Pháp: Chính quyền cực lực lên án,
đối lập tố cáo chính phủ
Những vụ bạo động dữ dội ở nhiều thành phố tại Pháp ngày hôm qua, 01/11/2018, đặc biệt là tại Paris, được coi là nghiêm trọng nhất từ hàng chục năm nay, dĩ nhiên đã bị chính phủ và đảng cầm quyền cực lực lên án và đòi phải nghiêm trị các thủ pham. Ngược lại, hầu như tất cả các đảng hay phong trào đối lập thì lại quy trách nhiệm cho chính quyền của tổng thống Macron, bị cho là đã kích động người biểu tình, làm cho tình hình xấu đi, thậm chí « dàn cảnh » để làm cho phong trào Áo Vàng mất uy tín.
Ngoài phản ứng cứng rắn của tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ Achentina, ngay khi có những thông tin đầu tiên về những vụ bạo động, đặc biệt nghiêm trọng tại Paris vào hôm qua, thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết là ông bị chấn động trước việc nhiều biểu tượng của nước Pháp bị người biểu tình chà đạp, ý muốn nói đến những vụ đập phá, cướp bóc, vẽ khẩu hiệu bậy bạ tại Khải Hoàn Môn Paris. Để có thể trực tiếp ứng phó với khủng hoảng tại Pháp, thủ tướng Philippe đã tuyên bố hủy bỏ chuyến công du Ba Lan để tham dự Hội Nghị về Khí Hậu COP24.
Nhân vật số hai trong chính phủ là bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner thì lên án « một chiến lược của những phần tử gây rối loạn chuyên nghiệp », đã len lỏi vào các nhóm biểu tình chỉ để phá hoại. Một số phương tiện truyền thông Pháp như báo Libération chẳng hạn, đã phát hiện sự có mặt của thành viên các nhóm cực đoan thuộc cánh cực hữu tại khu vực đại lộ Champs-Elysées. Khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp để giúp lực lượng an ninh dễ dàng hành động cũng đã được ông Castaner gợi lên.
Các đảng đối lập từ tả sang hữu hầu như không lên án bạo động, mà ngược lại, đã quy trách nhiệm cho tổng thống Macron và chính phủ là đã phớt lờ nguyện vọng của người dân, khiến cho cơn giận của dân chúng biến thành bạo động.
Bà Marine Le Pen chủ tịch đảng Tập Hợp Quốc Gia cực hữu thì bênh vực những người phá phách tại Khải Hoàn Môn, đồng thời tố cáo ông Macron là đã để cho tình hình xấu đi.
Ông Laurent Wauquiez, chủ tịch đảng Những Người Cộng Hòa cánh hữu thì tỏ ý « rất lo lắng » và « cực lực lên án vòng xoáy bạo lực mà tổng thống và chính phủ Pháp đang đẩy đất nước đi vào ».
Ông Nicolas Dupont-Aignan, chủ tịch của đảng cánh hữu Nước Pháp Đứng Lên thì không ngần ngại tố cáo chính phủ đã bật đèn xanh cho các phần tử phá hoại hoành hành vào mỗi thứ Bảy để làm mất uy tín phong trào Áo Vàng.
Bên cánh tả cũng vây. Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo phong trào Nước Pháp Bất Khuất khẳng định rằng « Chính quyền muốn có một sự cố nghiêm trọng để gây nên sự sợ hãi » làm người dân sợ phong trào Áo Vàng. Nhân vật cực tả này cũng cho rằng chính cảnh sát đã khiêu khích những “người biểu tình ôn hòa trên quảng trường Place de l’Etoile”(nơi đặt Khải Hoàn Môn).
http://vi.rfi.fr/phap/20181202-bao-dong-o-phap-chinh-quyen-cuc-luc-len-an-doi-lap-to-cao-chinh-phu
Áo Vàng: Chính phủ Pháp
cân nhắc tình trạng khẩn cấp sau bạo động
Tổng thống Pháp đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào hôm nay, 02/11/2018, một hôm sau một loạt những vụ bạo động, đập phá, hôi của nổ ra bên lề những cuộc biểu tình của phong trào “Áo Vàng” tại Paris và nhiều nơi khác. Chính quyền của tổng thống Emmanuel Macron không loại trừ khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với tình hình.
Phát biểu vào sáng nay, ông Benjamin Griveaux, phát ngôn viên chính phủ Pháp, xác nhận rằng chính quyền đang xem xét tất cả những biện pháp – kể cả việc ban hành tình trạng khẩn cấp – nhằm tránh không cho tái diễn những vụ bạo động như đã diễn ra vào hôm qua tại Paris và nhiều nơi trên đất Pháp.
Ngay từ tối hôm qua, theo giờ Paris, khi ông vẫn còn ở Buenos Aires, thủ đô Achentina để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã loan báo triệu tập khẩn cấp một cuộc họp của chính phủ để tìm kiếm giải pháp.
Ông đồng thời lên án những vụ bạo động, đặc biệt là tại Paris mà theo ông không hề là biểu hiện của một sự « phẫn nộ chính đáng ». Đối với tổng thống Pháp, thủ phạm của những vụ bạo động là những kẻ chỉ « muốn tạo ra hỗn loạn », và họ sẽ phải trả lời trước pháp luật về những hành vi phạm tội của họ.
Ông nói nguyên văn như sau :
« Những gì xẩy ra tại Paris không hề là biểu hiện ôn hòa của một sự phẫn nộ chính đáng. Không một đại nghĩa nào có thể biện minh cho việc lực lượng bảo vệ trật tự bị tấn công, các cửa hàng bị cướp phá, các dinh thự công cộng bị phóng hỏa, khách qua đường hay nhà báo bị đe dọa, hay Khải Hoàn Môn bị làm cho ô uế…
Thủ phạm của những hành vi bạo động đó không hề muốn thay đổi, cải thiện, mà chỉ muốn tạo ra hỗn loạn (…). Họ sẽ bị nhận diện và sẽ bị quy trách nhiệm về các hành vi của họ trước pháp luật…
Tôi sẽ luôn luôn tôn trọng quyền biểu tình, tôi sẽ luôn luôn lắng nghe tiếng nói đối lập, nhưng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận bạo lực. »
Phải nói là những vụ bạo động nổ ra vào hôm qua ở Pháp bên lề một số cuộc biểu tình của phong trào “Áo Vàng” chống tăng thuế nhiên liệu và đời sống đắt đỏ, rất dữ dội, đặc biệt là tại Paris, nơi có cả ngàn những phần tử bị cho là « chuyên đập phá », đeo mặt nạ che mặt, trang bị đủ loại công cụ từ búa rìu, đã len lỏi vào đoàn biểu tình tấn công vào cảnh sát, đập phá các công trình công cộng như tường rào, bến xe buýt, đốt cháy xe cộ, thậm chí đập phá vô số cửa hiệu để xông vào cướp bóc.
Các khu phố bị nặng nề nhất là khu vực Khải Hoàn Môn với các đại lộ như La Grande-Armée, Champs-Elysées, Kléber… tỏa ra từ quảng trường Charles-de-Gaulle, khu Trocadéro, Nhà Ga Saint Lazare, Vườn Tuileries…
Khải Hoàn Môn, mục tiêu tấn công của phe Áo Vàng
Hơn 100.000 Áo Vàng biểu tình trên toàn nước Pháp 01/12/2018, 10.000 tại Paris theo thống kê mới nhất vào trưa ngày 02/12 của bộ Nội Vụ. Có 412 người bị câu lưu, 133 người bị thương trong hàng loạt các vụ bạo động hôm qua. Tại Paris, khu vực đại lộ Champs Elysées- Quảng Trường Ngôi Sao là mục tiêu tấn công, Khải Hoàn Môn bị đập phá.
Những chiếc xe bị đốt cháy, cửa hàng bị đập phá, nhiều tòa nhà được xếp vào hàng di tích lịch sử trong khu vực quận 8-Paris, gần đại lộ Champs-Elysées bị tấn công. Hai thương xá nổi tiếng của Pháp là Galeries Lafayette và Printemps vào tối qua phải cho khách hàng và nhân viên sơ tán. Bộ Nội Vụ Pháp cho biết, trong ngày 01/12/2018, nhân viên cứu hỏa Paris phải dập tắt 190 đám cháy.
Tại các tỉnh thành, người biểu tình chiếm đóng nhiều văn phòng, cơ quan nhà nước. Khoảng 50 người đột nhập vào tòa thị chính Bordeaux. Phe Áo Vàng phong tỏa phi trường của thành phố Nice. Ở miền tây nước Pháp những chiếc Áo Vàng tràn vào đường băng của sân bay thành phố Nantes. Bạo động cũng đã bùng lên tại một vài nơi như ở Strasbourg, miền đông bắc ; hay Dijon ở miền trung. Nhưng may mắn thay tại đa số các tỉnh thành, các biểu dương lực lượng của phe Áo Vàng đã diễn ra trong ôn hòa.
Hình ảnh của những vụ bạo động nói trên gây chia rẽ sâu rộng ngay trong hàng ngũ Áo Vàng. Một trong những người chủ xướng kêu gọi biểu tình chống giá xăng dầu tăng cao là bà Jacline Mouraud mạnh mẽ lên án những vụ đập phá làm mất uy tín của phe này.
http://vi.rfi.fr/phap/20181202-phap-tinh-trang-khan-cap-duoc-xem-xet-sau-nhieu-vu-bieu-tinh-bao-dong
Tổng thống Nga và Thái tử Saudi Arabia
thân mật tại Hội nghị G20
Buenos Aires, Argentina – Vào thứ Sáu (30 tháng 11), tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã chia sẻ với nhau một câu chuyện tiếu lâm, và cả hai đã vui cười ngồi cạnh nhau tại phòng họp chính.
Trước đó, Thái tử Mohammed phải ngồi ngoài trong “bức ảnh gia đình” chính thức của các nhà lãnh đạo thế giới và các viêc chức khác tại hội nghị thượng đỉnh G20. Ông được nhìn thấy đang đứng ở góc xa của bức ảnh và gần như bị lờ đi. Sự hiện diện của Thái tử tại hội nghị thượng đỉnh quốc tế đã gây ra nhiều tranh cãi sau cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi tại tòa lãnh sự Saudi Arabia ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng Mười.
Về phía Nga, vào Chủ nhật (ngày 25 tháng 11), nước này đã bắt giữ chiến hạm của Ukraine và các thủy thủ đoàn của họ gần Crimea, gây ra những lo lắng ở phương Tây về một cuộc xung đột quy mô lớn sẽ xảy ra giữa Nga và Ukraine. Nga cho biết các chiến hạm nói trên đã xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển của Nga, nhưng Ukraine phủ nhận cáo buộc này.
Khi phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố rằng Liên minh châu Âu sẽ kéo dài lệnh trừng phạt kinh tế của Moscow vào tháng tới vì sự kiện nói trên. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng hủy một cuộc họp với Tổng thống Putin cũng vì việc này, trong khi Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi Nga phóng thích những chiến hạm và thủy thủ bị bắt.
Tổng thống Putin và Thái tử Mohammed được dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp song phương vào chiều thứ Bảy. Thị trường dầu mỏ sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc họp này để tìm kiếm các dấu hiệu về khả năng Nga sẽ tham gia vào việc cắt giảm sản xuất dầu mỏ, được để nghị bởi Tổ chức các quốc gia xuất cảng dầu mỏ OPEC, vào tháng tới hay không. (Mộc Miên)
Kremlin hy vọng TT Mỹ, Nga sớm hội đàm
Điện Kremlin hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump và nguyên thủ Nga, Vladimir Putin, có thể hội đàm trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật vào tháng Sáu năm sau.
Reuters dẫn lời một trợ lý của văn phòng tổng thống Nga nói như vậy hôm 1/12.
Ông Trump hủy một cuộc gặp dự kiến với ông Putin tại hội nghị G20 ở Argentina cuối tuần qua vì Nga bắt giữ ba tàu hải quân và thủy thủ đoàn của Ukraine hôm 25/11.
Theo Reuters, ông Trump và Putin trao đổi rất ngắn ngủi khi họ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Buenos Aires, nhưng không chính thức hội đàm.
Mỹ và Trung Quốc ngưng gia tăng chiến tranh thương mại
Trợ lý của điện Kremlin, ông Yuri Ushakov, nói với các phóng viên rằng ông hy vọng hai nhà lãnh đạo có thể sớm chính thức gặp nhau.
Ông Ushakov nói rằng một cuộc gặp mới “có thể” xảy ra và “giờ chúng tôi cần thảo luận về việc chuẩn bị cho một cuộc gặp như vậy”.
Khi được hỏi rằng nơi cuộc họp có thể diễn ra, ông Ushakov nói về khả năng ở hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, vào tháng Sáu năm tới.
Nhưng trợ lý này nói rằng “điều rất quan trọng đối với chúng tôi và đối với họ là phải tìm ra cách thức tổ chức một cuộc họp trước thời điểm đó”.
Putin: Chiến sự ở Ukraina còn tiếp tục
ngày nào còn chế độ Porochenko
Phát biểu vào hôm qua 02/12/2018 tại Buenos Aires, tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo : « Cuộc chiến sẽ tiếp tục » tại vùng nổi dậy ở miền đông Ukraina, ngày nào mà chính quyền đương nhiệm tại Ukraina « tiếp tục nắm quyền ».
Trong một cuộc họp báo trong khuôn khổ Thượng Đỉnh G20, tổng thống Nga giải thích : « Chính quyền Ukraina hiện nay không thấy có lợi lộc gì trong việc giải quyết cuộc xung đột » với phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina, trong một cuộc chiến mà theo ông Putin, đã khiến hơn 10.000 người chết kể từ khi bùng lên vào năm 2014.
Đối với tổng thống Nga, chừng nào mà chính quyền của tổng thống Porochenko vẫn tại chức, chiến tranh vẫn tiếp tục (…), vì điều đó cho phép Kiev dễ dàng hơn trong việc biện minh cho thất bại trong lãnh vực kinh tế của họ, bằng cách đổ lỗi cho một « kẻ xâm lược ngoại quốc ».
Chính quyền Kiev và phương Tây luôn cáo buộc Matxcơva là đã hỗ trợ về mặt quân sự cho phiến quân thân Nga ở miền đông Ukraina, điều luôn bị Nga kịch liệt phủ nhận.
Căng thẳng giữa Matxcơva và Kiev đã gia tăng từ hôm Chủ Nhật 25/11 vừa qua, khi lực lượng Nga chặn bắt ba chiến hạm Ukraina ở vùng eo biển Kerch, cùng với 24 thủy thủ Ukraina. Nga cáo buộc các chiếc tàu này là đã xâm nhập trái phép lãnh hải của Nga.
Hôm qua, ông Putin một lần nữa lên án một hành động « khiêu khích » của Ukraina khi cho tàu « vi phạm nghiêm trọng » biên giới nước Nga, và tuyên bố sẽ đưa ra bằng chứng dưới dạng văn bản pháp lý về các hành động khiêu khích. Về phần mình, Ukraina lên án một « hành động gây hấn ».
Vào hôm qua, tổng thống Putin hôm qua đã có cuộc tiếp xúc với thủ tướng Đức Angela Merkel bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, bà Merkel cho biết là bốn nước Đức, Pháp, Ukraina và Nga sẽ thảo luận ở cấp cố vấn về căng thẳng ở eo biển Kerch. Hình thức đối thoại 4 bên này từng được áp dụng trước đây để làm giảm căng thẳng giữa Nga và Ukraina.
Hải quân Iran ra mắt tàu chiến tàng hình
Dubai – Vào hôm thứ Bảy (1/12), Iran đã ra mắt một tàu chiến được sản xuất nội địa, trong bối cảnh căng thẳng với Hoa Kỳ đang leo thang.
Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, loại tàu ngầm này có đặc tính radar tàng hình. Thêm vào đó, tàu khu trục Sahand có thể duy trì các chuyến đi kéo dài 5 tháng mà không cần tiếp tế.
Trong một buổi lễ được truyền hình trực tiếp, con tàu này đã tham gia cùng Hải quân Iran tại căn cứ Bandar Abbas trên Vùng Vịnh. Tàu Sahand có boong tàu cho trực thăng, ngư lôi, súng chống phi cơ và chống tàu, hỏa tiễn bề mặt, hỏa tiễn đất đối không và các thiết bị chiến tranh điện tử khác.
Hồi tháng Năm vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận quốc tế về chương trình nguyên tử của Iran, và đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Tuyên bố trước hãng thông tấn quốc gia IRNA, Đô đốc Alireza Sheikhi cho hay, con tàu này là kết quả của thiết kế táo bạo và sáng tạo, dựa trên kiến thức kỹ thuật địa phương của Hải quân Iran, với khả năng tàng hình.
Năm 2010, Iran đã ra mắt tàu khu trục nội địa đầu tiên, như một phần của chương trình cải thiện thiết bị hải quân. Trước các lệnh cấm vận quốc tế và các lệnh cấm nhập cảng vũ khí, Iran đã phát triển một ngành công nghiệp vũ khí lớn mạnh.
Ở một diễn biến khác, một chỉ huy hải quân cho biết, tàu Sahand sẽ là một trong số các tàu chiến mà Iran dự định gửi đến Venezuela trong thời gian sắp tới. Theo thông tin từ hãng thông tấn Mehr, Iran có kế hoạch gửi 2-3 tàu chiến với trực thăng đặc biệt đến Venezula, nhằm tham gia một nhiệm vụ có thể kéo dài trong vòng 5 tháng.
Hồi năm 2016, nhà đứng đầu lực lượng cho hay, Iran sẽ tìm cách phát triển các căn cứ quân sự tại Yemen hoặc Syria trong tương lai. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hai-quan-iran-ra-mat-tau-chien-tang-hinh/
Trung Quốc kêu gọi ‘gác tranh chấp’ ở Biển Đông
Sau khi ký biên bản ghi nhớ về khai thác dầu khí gây tranh cãi với Philippines, Trung Quốc mới lên tiếng kêu gọi các nước tranh chấp ở Biển Đông “hợp tác” để biến nơi này trở thành “vùng biển hòa bình và hữu nghị”.
Hai bên đã ký gần 30 thỏa thuận song phương, trong đó có biên bản ghi nhớ, mở đường cho hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông, trong chuyến thăm Philippines của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 20 tới 21/11.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng sau đó nói rằng “việc ký văn bản ghi nhớ giữa Trung Quốc và Philippines phát tín hiệu về một bước tiến mới của hai bên về việc phát triển và khai thác dầu khí chung”, và rằng “hai bên sẽ tiếp tục thảo luận thêm nữa về các vấn đề liên quan cụ thể”.
Ông Cảnh nói thêm rằng việc ký bản ghi nhớ này “là môt minh chứng cho sự tôn trọng lẫn nhau, việc đàm phán công bằng và lòng tin lẫn nhau giữa Trung Quốc và Philippines”.
Người phát ngôn này nói tiếp rằng Bắc Kinh “cũng mong chờ tiến hành các hợp tác như vậy với các nước ven Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) để biến Nam Trung Hoa thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác”.
“Phía Trung Quốc đã kiên định hậu thuẫn việc ‘gác lại tranh chấp và cùng phát triển’ ở Biển Nam Trung Hoa và thúc đẩy hợp tác ở các lĩnh vực liên quan, trong đó có dầu, khí để thực sự mang lại lợi ích cho các nước ven biển và người dân của họ”, ông Cảnh Sảng nói.
“Trung Quốc sẵn lòng tiếp tục duy trì trao đổi và hợp tác về việc này với các nước liên quan ở Biển Nam Trung Hoa, trong đó có Philippines, và nỗ lực vì tiến bộ thực chất về việc sớm cùng phát triển ở Biển Nam Trung Hoa”.
Theo Asia Times, thỏa thuận giữa Manila và Bắc Kinh đã gây sóng gió ở Philippines. Trang tin này dẫn lời chánh án Tòa án Tối cao Antonio Carpio lên tiếng cảnh báo chính phủ không nên đồng ý với bất kỳ thỏa thuận “thăm dò, phát triển và khai thác chung” nào với Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp.
Ông Carpio được trích lời nói rằng việc Trung Quốc củng cố chủ quyền lãnh hải ở Biển Nam Trung Hoa là “mối đe dọa từ bên ngoài nghiêm trọng nhất kể từ Thế Chiến II” đối với Philippines.
Liên quan tới biên bản ghi nhớ trên, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà nói rằng “lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, bao gồm cả chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền lợi ích hợp pháp trên biển là rõ ràng, nhất quán và đã được nêu nhiều lần”.
Bà Trà nói tiếp rằng “là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác trên biển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, cũng như quan hệ hữu nghị của các quốc gia”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng “hợp tác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai quốc gia này có quyền và quyền chủ quyền, theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”.
Hồi năm 2015, dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, người quyết định đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc, một số học giả của Philippines, trong đó có ông Renato de Castro, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle, nhận định với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam và Philippines có thể “gác tranh chấp” và “chống Trung Quốc” sau khi Manila và Hà Nội đồng ý nâng cấp mối quan hệ song phương lên tầm chiến lược.
Ông Renato de Castro cho rằng dù hiệp định không dẫn tới một liên minh quân sự như giữa Manila và Washington, nhưng nó cho thấy đôi bên “đã gác lại các tranh chấp ở Trường Sa để chống lại mối đe dọa chung là Bắc Kinh”.
Tuy nhiên, một năm sau đó, ông Rodrigo Duterte đắc cử tổng thống và theo giới quan sát, chính sách ngoại giao của Philippines đã ngả dần về phía Trung Quốc.
Để ‘làm lành’ với Mỹ, TQ cải cách xét xử
tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ?
Bắt đầu từ tháng 1/2019, Trung Quốc sẽ trao cho tòa án tối cao quyền lớn hơn để xử lý các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bằng sáng chế và bí mật thương mại.
Động thái này được cho nhằm tăng cường tính minh bạch và nhất quán để đối phó với những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế, theo Nikkei.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là điểm mấu chốt trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ đề cập vấn đề này với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp đã được lên lịch của hai người bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Argentina vào thứ Bảy (1/12), như một cách để làm giảm căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.
Khi các đơn xin cấp bằng sáng chế gia tăng ở Trung Quốc, cũng là thời điểm các tranh cãi về quyền sở hữu trí tuệ nổ ra. Ở quốc gia đông dân nhất thế giới, riêng trong năm 2017 đã ghi nhận 237.000 trường hợp xung đột quyền sở hữu trí tuệ, gấp 25 lần số trường hợp tương tự ở Nhật Bản.
Theo quy định hiện tại, các tòa án cấp tỉnh ở Trung Quốc là nơi chịu trách nhiệm xử lý các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, khi xảy ra các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa một công ty Trung Quốc và nước ngoài, các tòa án này thường có xu hướng xử lý có lợi cho công ty trong nước.
Chúng tôi vẫn thấy những tòa án này xử lý có lợi cho các công ty địa phương một cách không hợp lý”, Kenji Kuroda, một luật sư am hiểu về sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc cho biết.
Quy định mới cho phép các tranh chấp liên quan tới tri thức chuyên sâu như bằng sáng chế, bí mật thương mại, chống độc quyền và thiết kế mạch tích hợp sẽ có thể bỏ qua tòa án cấp tỉnh để chuyển thẳng lên tòa án tối cao xử lý.
Bốn cái bẫy đe dọa TQ
Sau 40 năm xúc tiến “cải cách và mở cửa”, Trung Quốc đang trên đà phát triển, với rất nhiều tiến bộ vượt bậc trong hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp… Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cảnh báo, nước này đang phải đối mặt với 4 cái bẫy.
Trong một bài viết mới đăng tải trên trang Project Syndicate, ông Andrew Sheng, cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và các hợp đồng tương lai Hong Kong kiêm giáo viên thỉnh giảng tại Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) và ông Xiao Geng, Chủ tịch Viện tài chính quốc tế Hong Kong đã chỉ ra 4 cái bẫy đối với Trung Quốc.
Trước hết là bẫy thu nhập trung bình. Với thu nhập bình quân đầu người hàng năm vào khoảng 9.000USD, Trung Quốc vẫn còn cách xa ngưỡng thu nhập cao do Ngân hàng Thế giới đặt ra, vốn vào khoảng 12.000 – 13.000 USD/người/năm. Chỉ có một vài nước đã đạt được ngưỡng này trong nửa thế kỷ qua.
Nguyên nhân chính là việc đạt được ngưỡng thu nhập cao đòi hỏi một mạng lưới các cơ quan hiện đại, mạnh mẽ xác lập các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cho phép các trao đổi thị trường và tương tác phi thị trường, cũng như củng cố sức mạnh luật pháp thông qua giải quyết các tranh chấp một cách công bằng. Dù Trung Quốc đã cố gắng phát triển các cơ quan thể chế như vậy suốt 4 thập niên qua, nhưng họ vẫn còn phải vượt qua một con đường dài mới đến đích.
Thứ hai, Trung Quốc có thể bị sa vào “bẫy Thucydides”, tức là khi một cường quốc lâu năm (Sparta thời sử gia Thucydides và Mỹ hiện nay) e sợ một cường quốc đang trỗi dậy (Athens hồi thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và Trung Quốc hiện nay), chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Với việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tung ra các đòn thương mại tấn công Trung Quốc, rõ ràng nhằm làm giảm sự tiếp cận của Bắc Kinh đối với các thị trường và công nghệ, kết cục như trên dường như sẽ là tất yếu.
Cái bẫy tiềm ẩn thứ ba là những gì nhà phân tích Joseph Nye mô tả như “bẫy Kindleberger”. Charles Kindleberger, kiến trúc sư trưởng của Kế hoạch Marshall, đã đổ lỗi sự sụp đổ trật tự quốc tế vào những năm 1930 cho thất bại của Mỹ trong việc khớp quan điểm riêng về hàng hóa công cộng toàn cầu với vị thế địa chính trị mới của họ là cường quốc thống trị thế giới. Nếu Trung Quốc làm điều tương tự, theo ông Nye, rối loạn có thể bùng phát một lần nữa, đặc biệt vào một thời điểm khi Mỹ đang rút khỏi vị trí lãnh đạo toàn cầu.
Cuối cùng là bẫy biến đổi khí hậu. Các nước có thu nhập cao nói chung và các cường quốc lớn nói riêng thường “ngốn” một lượng lớn các tài nguyên. Tuy nhiên, nền kinh tế và ảnh hưởng của Trung Quốc đang phát triển vào một thời điểm, như các tổ chức như Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cảnh báo, sự tiêu dùng bất cân xứng đó không thực sự là lựa chọn hay. Trung Quốc do đó đối mặt với một yêu cầu nữa về việc hỗ trợ hợp tác quốc tế và thực thi các chính sách định hướng vì các vấn đề môi trường.
Để tránh 4 bẫy trên vô cùng khó. Trung Quốc phải vượt qua các áp lực phức tạp và mâu thuẫn trong khi tìm cách giải quyết những bất bình đẳng kinh tế trong nước; kiểm soát các mối quan hệ với một nước Mỹ bất an; hợp tác hiệu quả với phần còn lại của thế giới và theo đuổi hành động ứng phó biến đổi khí hậu hiệu quả.
Hai nhà phân tích Sheng và Geng cho rằng, suốt 4 thập niên qua, mô hình Trung Quốc đã chứng minh tính khả thi và hiệu quả hơn các hệ thống chính trị khác, vốn thường bị tê liệt khi chính trường rối loạn và phân cực. Việc hệ thống có tiếp tục đưa Trung Quốc đạt được ngưỡng thu nhập cao thành công hay không phụ thuộc vào 4 yếu tố gồm tài năng, sự cạnh tranh, hàng hóa công cộng và trách nhiệm giải trình.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, theo truyền thống suốt hàng ngàn năm qua, Trung Quốc đã đầu tư nhiều công sức cho việc nhận diện, tuyển chọn và nuôi dưỡng các tài năng quản lý, kỹ thuật. Họ cũng khai thác hiệu quả sự cạnh tranh giữa các cá nhân, doanh nghiệp, các thành phố và cơ quan hành chính cấp tỉnh để đảm bảo tất cả các bên liên quan đều đóng góp cho năng suất và tăng trưởng GDP của đất nước.
Song, các thị trường của Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn khung pháp lý đã có, nên các nhà hoạch định chính sách hiện có nhiệm vụ lấp các kẽ hở và giải quyết những điểm yếu đang hủy hoại cạnh tranh công bằng. Đồng thời, họ phải giải quyết các hậu quả của những sơ hở, điểm yếu đó, chẳng hạn như nạn tham nhũng, ô nhiễm, nợ nần quá mức và dư thừa.
Thách thức đối với hàng hóa công cộng là, dù Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm cung cấp cơ sở hạ tầng vật chất, họ ít thành công hơn trong việc mang đến các cơ sở hạ tầng “mềm”, chẳng hạn như các quy định cạnh tranh, các tiêu chuẩn đánh giá, hệ thống thuế hay các quy định quản lý khác. Trung Quốc sẽ chỉ trở thành nước có thu nhập cao khi điều này thay đổi.
Về trách nhiệm giải trình, Trung Quốc cũng bị đánh giá là có một hệ thống gián tiếp, không hoàn hảo và khó hiểu đối với thế giới bên ngoài. Trong quá trình phát triển kinh tế và áp dụng các cải cách, nước này phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa độc quyền và sự o bế chính sách của các nhóm lợi ích. Tất cả có thể làm trầm trọng hóa tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, mức sống và các cơ hội.
Để tránh rơi vào các bẫy treo lơ lửng trước mặt và tiếp tục phát triển, Trung Quốc sẽ cần vận dụng mọi kinh nghiệm sẵn có và nỗ lực giải quyết triệt để các thách thức nói trên trong vài thập niên tới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25016-bon-cai-bay-de-doa-tq.html
Vũ khí ngầm nguy hiểm:
Donald Trump làm căng, TQ dọa kích hoạt
Rủi ro ngắn hạn phủ bóng do những ảnh hưởng tiêu cực từ các chính sách của ông Donald Trump, nhưng Bắc Kinh vẫn đang đẩy nhanh “vũ khí” ngầm ngàn tỷ USD, vốn được xem là nguy hiểm nhưng có khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế.
“Vũ khí” 9,2 ngàn tỷ USD
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á, trong đó chỉ ra những rủi ro trong ngắn hạn đối với thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ ở Đông Á mới nổi.
Cụ thể, những rủi ro ngắn hạn bao gồm: sự e ngại rủi ro nói chung đối với các thị trường mới nổi, việc Mỹ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến và căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang. Việc siết chặt các điều kiện thanh khoản càng làm trầm trọng thêm nguy cơ từ tăng trưởng nợ tư nhân nhanh chóng những năm gần đây. Sự sụt giá của các đồng tiền khu vực và dòng vốn chảy ra bên ngoài đặt ra thêm nguy cơ cho tính ổn định tài chính của khu vực.
Báo cáo này cho thấy thị trường trái phiếu của Đông Á mới nổi đã tăng trưởng 4,3% trong quý 3 so với quý 2, đạt mức 12,8 ngàn tỷ USD vào cuối tháng 9/2018. Tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn mức 3,2% của quý 2.
Tăng trưởng của quý 3 chủ yếu dựa vào việc phát hành các trái phiếu tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đáng lưu ý là trái phiếu do các chính quyền địa phương phát hành để phục vụ những dự án cơ sở hạ tầng.
Tính đến cuối tháng 9, Trung Quốc đã có thị trường trái phiếu lớn nhất tại khu vực Đông Á mới nổi, với 9,2 ngàn tỷ USD trái phiếu đang lưu hành, chiếm 72% tổng thị trường khu vực và nhiều hơn 5,7% so với thời điểm cuối tháng 6.
Sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ giảm nhẹ tại phần lớn khu vực Đông Á mới nổi trong quý 3 năm 2018, ngoại trừ Philippines và Trung Quốc. Tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài tại nước này đã tăng lên nhờ tiếp tục tự do hóa thị trường trái phiếu.
Trước đó, hồi cuối tháng 10, trong một báo cáo của tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P của Mỹ cho thấy những ẩn họa khó lường trong lòng Trung Quốc, đáng sợ hơn cuộc chiến thương mại của ông Donald Trump.
Theo S&P, Trung Quốc đang gánh những khoản nợ ngầm khổng lồ và tiềm ẩn những rủi ro to lớn đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Núi băng nợ khổng lồ này thuộc về chính quyền địa phương Trung Quốc. Nó có thể lên tới 40 ngàn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tương đương khoảng 6 ngàn tỷ USD.
Núi băng nợ này không được phản ánh trong các số liệu chính thức của Trung Quốc, là một ẩn họa ngầm và thực sự đáng sợ. Bởi, nếu tính thêm các khoản nợ nằm ngoài sổ sách này, thì nợ chính phủ của Trung Quốc vượt ngưỡng báo động 60%/GDP.
Đây thực chất là những khoản vay thông qua việc sử các cấu trúc gọi vốn của chính quyền địa phương (LGFV) – một công cụ để ngụy trang các khoản nợ.
Nợ của Trung Quốc trở nên nguy hiểm trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc đang hạ nhiệt và nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang khiến các ngành sản xuất của Trung Quốc chịu nhiều đau đớn.
Trung Quốc tin vào sức mạnh châu Á
Bên cạnh đó, hệ thống tài chính của Trung Quốc cũng gặp rất nhiều trục trặc, từ vấn đề tỷ giá, tín dụng ngầm cho tới nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Trong một báo cáo hồi cuối 2016, Fitch Ratings cảnh báo rằng các khoản nợ xấu của hệ thống tài chính Trung Quốc có thể gấp 10 lần số liệu ước tính do chính phủ nước này đưa ra.
Khi đó, Fitch cho hay tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc có thể lên tới 20%, thay vì mức 1,8% như báo cáo của cơ quan chức năng. Thậm chí, khi đó Fitch còn dự báo tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn.
Trung Quốc gặp khó khăn vì cuộc chiến thương mại của ông Donald Trump.
Những quả bom ngàn tỷ USD trong hệ thống đầu tư ngầm và tín dụng đen có thể phát nổ bất cứ lúc nào, đe dọa hệ thống tài chính cũng như ổn định xã hội ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Báo cáo của ADB cũng bao gồm một khảo sát thường niên về tính thanh khoản của thị trường trái phiếu. Khảo sát này cho thấy rằng các điều kiện thanh khoản trong khu vực là khác nhau, với mức độ thanh khoản thấp hơn đôi chút ở Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Thanh khoản cao hơn được nhận thấy tại Trung Quốc; Hồng Kông; Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Sự thiếu vắng của các cơ chế phòng ngừa rủi ro trái phiếu hiệu quả và thiếu một nền tảng các nhà đầu tư đa dạng là những rào cản lớn nhất đối với việc phát triển thị trường.
Tuy nhiên, theo ADB, các thị trường này có khả năng vượt qua thách thức miễn là các nhà hoạch định chính sách khu vực duy trì sự thận trọng.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawad, nhận định: “Những quan ngại về các thị trường đang xuất hiện, song cuối cùng nền tảng vững chắc của Châu Á sẽ thu hút các nhà đầu tư quay trở lại thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực. Như vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải theo dõi chặt chẽ những tiến triển và đề phòng trước các cú sốc tiềm tàng”.
Đối với Việt Nam, thị trường trái phiếu nước này ghi nhận mức tăng trưởng 5% mỗi quý và 15,7% cả năm, lên tới 53 tỷ USD vào cuối tháng 9; đây là sự đảo ngược so với mức sụt giảm 1,4% trong quý 2, chủ yếu được thúc đẩy nhờ mức tăng 5,2% theo quý và 14,7% theo năm của thị trường trái phiếu chính phủ, lên tới 49 tỷ USD. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng 2,9% theo quý và 31,6% theo năm, lên tới 3 tỷ USD.
Khác với hầu hết các thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi khác, lợi suất trái phiếu quý 3 của Việt Nam đã thu hẹp do lãi suất liên ngân hàng giảm và thanh khoản được cải thiện giữa các ngân hàng trong tháng 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được kỳ vọng duy trì lãi suất ổn định cho tới cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và sử dụng các công cụ tiền tệ khác nhằm giảm lạm phát.
Khác các thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi khác, thị trường nợ của Việt Nam không chịu tác động từ việc Hoa Kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng gián tiếp từ đồng đô-la Mỹ mạnh hơn so với hầu hết các đồng tiền khu vực.
Các điều kiện thị trường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một phần là vì hai thị trường này đều nằm trong số các đối tác thương mại lớn nhất của họ – khảo sát Asian Bonds Online 2018 chỉ rõ.
Huawei: Tại sao Anh
không cấm bộ kit 5G của công ty TQ?
Động thái của chính phủ New Zealand nhằm ngăn chặn Huawei cung cấp thiết bị 5G cho một mạng di động trong nước đã làm dấy lên câu hỏi tại sao nước Anh ít lo lắng hơn đến việc sử dụng công nghệ của công ty Trung Quốc.
Thông cáo báo chí từ Spark, công ty của New Zealand liên quan đến vụ việc, cho rằng việc triển khai đặt ra “rủi ro an ninh đáng kể” – một cách nói lịch sự rằng Bắc Kinh có thể sử dụng công nghệ này để theo dõi quốc gia hoặc phá vỡ liên lạc nếu xảy ra tranh chấp trong tương lai.
Mỹ và Úc đã cấm các hoạt động của Huawei liên quan đến các mạng di động thế hệ tiếp theo của họ.
Hãng ZTE của TQ ‘có thể gây hại cho an ninh Anh Quốc’
Nhiều quốc gia đang ‘cưỡng lại’ Trung Quốc?
Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc
Điều đó có nghĩa là ba thành viên của liên minh tình báo Five Eyes đã hành động chống lại công ty có trụ sở ở Thâm Quyến. Và một thành viên khác là Canada cũng đang tiến hành tự đánh giá an ninh.
Vì vậy, có viễn cảnh rằng Vương quốc Anh có thể sớm là nơi duy nhất, cho phép Huawei đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu cho mọi thứ từ công nghệ tự lái xe cho đến cảm biến thành phố thông minh.
“Có hai yếu tố ở đây: 5G sẽ được kết nối với mọi thứ khi chúng ta truy cập vào ‘internet-of-things’, Ewan Lawson, từ Viện cố vấn quốc phòng Rusi của Anh, cho biết.
“Và những lo ngại về phần cứng có nguồn gốc nước ngoài trước đây ít nhức nhối hơn so với hiện nay.”
Về phần mình, Huawei nói: “[Chúng tôi] nhận thức rõ tuyên bố của Spark và chúng tôi đang xem xét tình hình.
“Là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, chúng tôi vẫn cam kết phát triển các giải pháp đáng tin cậy và an toàn cho khách hàng của mình”.
Anh có tự mãn không?
Chính phủ Anh lập luận là không.
“Chính phủ và các nhà điều hành viễn thông Anh làm việc với Huawei ở trong và ngoài nước nhằm đảm bảo Vương quốc Anh có thể tiếp tục được hưởng lợi từ công nghệ mới trong khi vẫn quản lý rủi ro an ninh mạng,” phát ngôn viên của Văn phòng Nội các nói với BBC News.
Công việc đó bao gồm một cơ sở có biệt danh là Cell, ở Banbury, Oxfordshire, nơi nhân viên làm việc cho Huawei nhưng chịu trách nhiệm với GCHQ về lỗi bảo mật trong các sản phẩm của công ty.
Nó không tìm ra bằng chứng của ‘cửa hậu’ (backdoor) ẩn hoặc những nỗ lực cố ý của bất kỳ thủ đoạn lừa bịp nào. Nhưng báo cáo cuối cùng đã xác định những thiếu sót dẫn đến cảnh báo rằng nó chỉ có thể cung cấp “bảo đảm giới hạn” mà không đe dọa công ty.
Chính phủ Anh cũng được cho là đã đưa ra cảnh bảo hồi tháng trước, khi họ gửi thư cảnh báo các công ty viễn thông rằng việc đánh giá cơ sở hạ tầng của họ có thể dẫn tới “những thay đổi trong quy tắc hiện hành” mà sẽ được xem xét khi “quyết định mua”.
Huawei không bị đề cập trong danh sách, nhưng tờ Financial Times – nơi đã cho phát hành bức thư – nói rằng một số giám đốc điều hành công nghiệp giải thích điều đó có nghĩa là vẫn có thể có lệnh cấm.
Nhưng những người khác có nghi ngờ của họ, lưu ý rằng yếu tố chính trị cũng đóng vai trò.
“Lá thư đã được gửi đi nhưng vấn đề vẫn là trong trường hợp không có bất kỳ bằng chứng cuối cùng nào về một vấn đề, nguy cơ an ninh không xác định phải được cân nhắc trước các cơ hội thương mại,” ông Lawson nói.
“Nếu Huawei bị cấm, chúng ta không biết mức độ Trung Quốc có thể từ chối làm ăn với chúng ta trong các lĩnh vực khác – và thời điểm đó sẽ không phải là tốt vì có quá nhiều chú ý vào tác động kinh tế tiềm tàng của Brexit.”
Mối quan hệ hiện tại của Huawei với Anh như thế nào?
Huawei mở văn phòng đầu tiên ở Anh vào năm 2001 và sớm có các thiết bị được BT và Vodafone đưa vào sử dụng để hỗ trợ dịch vụ 2G, 3G và 4G cũng như dịch vụ internet “siêu nhanh” và các loại kết nối băng thông rộng khác cho hộ gia đình và doanh nghiệp.
Bộ kit của nó bao gồm ăng-ten điện thoại di động và bộ định tuyến và thiết bị chuyển mạch.
Hầu hết các mạng di động của Anh như Vodafone, EE và Three đều đang hợp tác với Huawei để chuẩn bị cho dịch vụ 5G của họ.
Cha đẻ của mạng di động O2 là Telefonica cũng đã thử nghiệm thiết bị mới của mình ở nơi khác và báo hiệu rằng nó cũng có thể được sử dụng ở Anh.
Ngoài ra, Huawei nói họ đã phát triển nghiên cứu và các mối quan hệ hợp tác phát triển với nhiều tổ chức học thuật hàng đầu thế giới, bao gồm Đại học Cambridge, Oxford, Cardiff và đại học Imperial.
Ban giám đốc của Huawei ở Anh gồm Lord Browne, cựu giám đốc của BP, và Ngài Andrew Cahn, cựu công chức cấp cao.
Huawei có thực sự là mối lo?
Công ty này muốn mô tả nó như một công ty tư nhân thuộc sở hữu của các nhân viên mà không có quan hệ với chính phủ Trung Quốc ngoài những người nộp thuế tuân thủ pháp luật.
Nó cũng có thể tuyên bố là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào nghiên cứu và phát triển – năm ngoái công ty này đầu tư hơn 13,2 tỷ USD và cho biết con số này thậm chí sẽ còn cao hơn vào năm 2018.
Nhưng giới phê bình chỉ ra rằng nhà sáng lập truyền thông của công ty, Ren Zhengfei, là một cựu kỹ sư trong quân đội và gia nhập Đảng Cộng sản năm 1978.
Hơn nữa, họ đặt câu hỏi làm thế nào để doanh nghiệp lớn của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi Bắc Kinh.
Giáo sư Anthony Glees, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Tình báo thuộc Đại học Buckingham cho biết: “Thực tế được thừa nhận ở Trung Quốc là mối quan hệ giữa các công ty Trung Quốc và nhà nước phải rất gần gũi.”
“Nhiều nước khác nói không [với Huawei về công nghệ 5G].
“Chúng tôi đối mặt với vấn đề muộn vì chúng tôi đã để cho họ vào.”
Một chuyên gia an ninh mạng hàng đầu khác đồng ý rằng Huawei có thể bị yêu cầu làm vô hiệu hóa thiết bị mà họ đã bán.
“Lo lắng trước đó về 5G là liệu có nguy cơ hiện hữu của việc Trung Quốc đang ở vị thế có thể thực hiện một cuộc tấn công từ chối dịch vụ Dos nhằm vào Anh trong một thời điểm căng thẳng quốc tế,” Ross Anderson, giáo sư về bảo mật kỹ thuật tại Đại học Cambridge.
“Rõ ràng có nguy cơ đó. Trung Quốc sử dụng lối chơi cứng rắn và chúng ta đang hy vọng hão huyền trong nhiều năm rằng họ sẽ trở lên tốt vì họ giàu hơn nhưng điều đó đã không xảy ra.”
Hiện tại, Bắc Kinh rất kín đáo để được nhìn nhận là quá mạnh trong việc nhảy vào hàng thủ của Huawei.
Chính phủ Trung Quốc cảnh báo chống lại “chủ nghĩa bảo hộ” khi thỏa thuận bán điện thoại của Huawei ở Mỹ gặp khó khăn và tiếp đến là “thực hiện phân biệt đối xử” khi Úc cấm các công ty mạng trong nước sử dụng thiết bị 5G của Huawei.
Úc dự kiến thông qua luật chống nước ngoài can thiệp
Trung Quốc: Lệnh cấm của Mỹ ‘đe dọa’ ZTE
Nhưng giới chức Trung Quốc đang bị bận tâm bởi mối đe dọa của Tổng thống Trump về các thuế quan thương mại nhiều hơn nữa và họ có thể thấy bất kỳ nỗ lực nào nhằm giúp Huawei có khả năng phản tác dụng.
Mặc dù vậy, không khỏi bất ngờ trước quyết định loại nhà sáng lập của Huawei ra khỏi danh sách 100 người có đóng góp quan trọng cho kinh tế Trung Quốc trong 40 năm qua vừa được đăng trên Nhật báo Nhân dân của Đảng Cộng sản.
Vẫn không rõ liệu điều đó là vì ông Ren được xem là quá gần gũi hay không đủ gần gũi với chính phủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-46384557
Indonesia: Phe Hồi Giáo cực đoan
phô trương thanh thế tại Jakarta
Tại Jakarta, thủ đô Indonesia vào hôm nay 02/11/2018, hàng ngàn người Hồi Giáo theo xu hướng cực đoan đã tập hợp biểu tình tại trung tâm thành phố. Vào lúc chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2019 đang sôi nổi, các thành phần có thể gọi là cực đoan này kỷ niệm một cuộc biểu tình khổng lồ khác mà họ đã tổ chức vào năm 2016, cũng ở Jakarta, vốn đã biến thành một màn biểu dương lực lượng.
Thông tín viên RFI tại Jakarta, Joël Bronner tường trình :
Cách nay hai năm, vào lúc chiến dịch tranh chức thị trưởng Jakarta đang diễn ra sôi nổi, hàng trăm ngàn người Hồi Giáo có xu hướng cực đoan đã rầm rộ đổ về thủ đô và góp phần tạo nên thất bại của đô trưởng mãn nhiệm Basuki Tjahaja Purnama, được gọi là “Ahok”, người thiên chúa giáo, bị họ cáo buộc phỉ báng đạo Hồi.
Hôm nay, ngày 2 tháng 12 năm 2018, vào đúng ngày kỷ niệm này, chiến dịch tranh cử lần này là cho cuộc bầu cử tổng thống. Và đối mặt với hàng ngàn người Hồi Giáo tụ họp quanh đài tưởng niệm quốc gia, ông Prabowo Subianto, ứng cử viên đối lập, đã được lên bục phát biểu.
“Tôi sẽ không nói dài, vì, như quý vị đã biết đấy, tôi là ứng cử viên cho chức tổng thống của Cộng hòa Indonesia. Tôi phải tuân thủ các quy tắc vì vậy tôi sẽ không nói về chính trị và tôi sẽ không vận động tranh cử ».
Tuy nhiên chỉ cần hiện diện ở đây là ông Prabowo Subianto có thể vận động cho mình, chống lại tổng thống đương nhiệm Joko Widodo.
Những người Hồi Giáo cực đoan cũng yêu cầu chính quyền cho phép một trong những lãnh đạo của họ đang lưu vong được hồi hương : Habib Rizieq hiện đang phải đối mặt với cáo trạng hình sự, sau các cuộc biểu tình hai năm trước đây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181202-indonesia-phe-hoi-giao-cuc-doan-pho-truong-thanh-the-tai-jakarta