Tin khắp nơi – 02/11/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 02/11/2019

Cố vấn Tòa Bạch Ốc:

Thỏa thuận Mỹ-Trung cần 3 giai đoạn

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trên đường tiến tới việc hoàn tất phần một của thỏa thuận thương mại nhưng sẽ cần hai giai đoạn bổ sung để giải quyết tất cả những ‘vi phạm chết người về mặt cơ cấu’ của Trung Quốc, cố vấn thương mại Tòa Bạch Peter Navarro tuyên bố ngày 1/11.

Ông Navarro nói với mạng lưới tin tức Fox Business rằng cái sườn chính của thỏa thuận là một cơ chế thực thi mà qua đó cho phép Mỹ áp thuế lên bất kỳ vi phạm nào đối với thỏa thuận mà không sợ bị Bắc Kinh trả đũa.

“Chúng tôi phải cần 3 giai đoạn của thỏa thuận để đương đầu với tất cả bảy… vi phạm chết người về mặt cơ cấu của Trung Quốc,” ông Navarro nói.

Các giới chức Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 1/11 cho hay đạt được tiến bộ tốt tiến tới chung quyết thỏa thuận thương mại ‘giai đoạn 1’ sau gần 16 tháng áp thuế qua lại gây trì trệ tăng trưởng toàn cầu.

https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-t%C3%B2a-b%E1%BA%A1ch-%E1%BB%91c-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-m%E1%BB%B9-trung-c%E1%BA%A7n-3-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n/5149452.html

 

Mỹ-TQ đến gần hơn với cơ hội khép lại

chiến tranh thương mại?

Hàng loạt tín hiệu tích cực đang mở ra cơ hội để hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc sớm khép lại cuộc so găng thương mại.

Hai bên đã hoàn tất về cơ bản một phần thỏa thuận thương mại cũng như đi tới nhất trí về phương hướng của quan hệ thương mại song phương sau gần 16 tháng căng thẳng vì thương chiến.

Trong một động thái được xem là nhằm đáp lại tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng một thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc sắp đạt được, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng xác nhận, nước này đã hoàn thành cơ bản một phần thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ.

Phát biểu trước báo giới ngày 29/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: “Hôm 25/10 vừa qua, các trưởng đoàn đàm phán thương mại hai nước đã có cuộc điện đàm, trong đó nhất trí giải quyết thỏa đáng các mối quan tâm cốt lõi của nhau và khẳng định, các cuộc tham vấn kỹ thuật về một phần của văn kiện đã hoàn thành về cơ bản. Hai bên sẽ tiếp tục có các cuộc điện đàm và tham vấn

cấp chuyên viên để đẩy nhanh tiến độ. Trung Quốc hi vọng hai bên có thể tìm ra hướng giải quyết các vấn đề kinh tế và thương mại trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi”.

Về phía Mỹ, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cũng khẳng định, nước này và Trung Quốc đang gần hoàn tất một số điều khoản của thỏa thuận thương mại song phương sau cuộc điện đàm giữa các trưởng đoàn đàm phán của hai bên.

Hiện các nhà đàm phán hai bên đang tích cực làm việc, hướng tới hoàn thành văn bản thỏa thuận thương mại để Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể ký kết tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) tại Chile vào trung tuần tháng 11 tới. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dự kiến sẽ ký thỏa thuận thương mại tạm thời vào ngày 17/11.

Thêm diễn biến tích cực trong nỗ lực hóa giải bất đồng thương mại Mỹ- Trung, cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner hôm 29/10 khẳng định, hai siêu cường kinh tế này đã đi đến một sự thống nhất về phương hướng của quan hệ thương mại song phương sau cuộc chiến thương mại kéo dài gần 16 tháng.

Thiện chí từ chính các bên trong cuộc cho thấy có vẻ như Mỹ- Trung Quốc đang có nhiều cơ hội tiến gần hơn tới việc tháo gỡ những bất đồng thương mại bấy lâu nay. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang rất trông đợi có thể cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thỏa thuận khi họ gặp nhau tại Chile tháng tới, thì phía Trung Quốc cũng vừa bắn đi tín hiệu về sự thay đổi tích cực trong đường hướng kinh tế tương lai của nước này.

Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, Thứ trưởng Thương mại, Phó Đại diện Thương mại Quốc tế Trung Quốc Vương Thụ Văn khẳng định Trung Quốc sẽ dỡ bỏ rào cản với đầu tư nước ngoài và thôi buộc công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.

Dù một loạt những tín hiệu tích cực đã xuất hiện, song giới phân tích vẫn không khỏi hoài nghi liệu Thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” Mỹ – Trung có thể kịp hoàn thành để ký kết tại Chile vào tháng tới hay không. Hiện dư luận vẫn đang dồn sự chú ý vào cuộc gặp trực tiếp sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ- Trung bên lề hội nghị APEC tại Chile. Cuộc gặp quan trọng này đang rất được kỳ vọng sẽ đem lại cho Mỹ và Trung Quốc những tiến bộ thực sự về một thỏa thuận cho giai đoạn đầu tiên- khôi phục hiện trạng trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2017, rồi sau đó mới tính tới các bước đi tiếp theo khép lại cuộc thương chiến vốn gây nhiều tổn thất cho cả hai bên thời gian qua

http://biendong.net/goc-nhin-moi/31211-my-tq-den-gan-hon-voi-co-hoi-khep-lai-chien-tranh-thuong-mai.html

 

Mỹ vẫn muốn ký thỏa thuận thương mại với TQ

trong tháng tới

Theo kế hoạch, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ký thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung vào tháng 11 này.

Nhà Trắng ngày 30/10 cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn hy vọng sẽ ký thỏa thuận thương mại ban đầu với Trung Quốc vào tháng tới. Hai bên dự kiến sẽ ký thỏa thuận này tại hội nghị APEC diễn ra tại Chile vào giữa tháng này tuy nhiên Chile vừa thông báo rút lui không đăng cai sự kiện này.

Theo kế hoạch ban đầu, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ký thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1 bên lề hội nghị APEC tại Chile giữa tháng 11. Tuy nhiên, Chile đã thông báo không đăng cai sự kiện này do tình hình biểu tình và bạo loạn lan rộng trong nước. Nhà Trắng cho biết hiện vẫn chưa có địa điểm thay thế để tổ chức hội nghị APEC tuy nhiên Mỹ hy vọng sẽ có thể hoàn tất giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại lịch sử với Trung Quốc theo kế hoạch vào tháng tới.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 30/10 cho biết các nhà đàm phán đôi bên đang tìm cách thống nhất một văn bản để lãnh đạo hai nước có thể ký trong thời gian tới. Ông Mnuchin cũng cho biết các cuộc điện đàm giữa hai bên đang diễn ra hiệu quả và ông hy vọng sẽ không cần tới các cuộc gặp trực tiếp để có thể thống nhất về văn bản thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung

http://biendong.net/goc-nhin-moi/31210-my-van-muon-ky-thoa-thuan-thuong-mai-voi-tq-trong-thang-toi.html

 

Tổng thống Trump không dự thượng đỉnh ASEAN

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không tham dự hai hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á ở Thái Lan vào cuối tuần này mà cử Cố vấn An ninh Quốc gia Robert C. O’Brien và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đại diện không có nghĩa là Mỹ đang thay đổi phương thức tiếp cận đối với khu vực, một nhà quan sát nhận định với VOA.

Thông báo của Nhà Trắng vào tối thứ Ba, theo AP, có thể bị nhìn nhận ở Đông Nam Á là dấu hiệu của việc Mỹ thiếu chủ động giao tiếp trong khu vực vào lúc ảnh hưởng và đầu tư của Trung Quốc đang tăng nhanh.

Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao Châu Á nói rằng việc thiếu đại diện cao cấp nhất của Mỹ tại hội nghị ở Bangkok sẽ là một sự thất vọng đáng kể nếu không phải là bất ngờ.

Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Thái Lan tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 từ ngày 02/11 và tiếp sau đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào ngày 04/11. Hai hội nghị thượng đỉnh này bao gồm các cuộc họp bên lề có sự góp mặt của Mỹ và các nước lớn khác, bao gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.

David Stilwell, trợ lí ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, cũng sẽ có mặt ở Bangkok, nhưng phái đoàn Mỹ sẽ thấp hơn nhiều về cấp bậc so với các nước lớn khác trong khu vực bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc, theo Reuters.

Mặc dù tuyên bố khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là khu vực “hệ trọng nhất đối với tương lai của Mỹ” trong báo cáo chiến lược của Lầu Năm Góc trong năm nay, song chính quyền Trump đã từng bước giảm dần sự hiện diện của Mỹ tại các hội nghị thượng đỉnh Đông Á và ASEAN, AP cho biết.

Dù ông Trump tham dự hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN tại Manila vào năm 2017, ông chưa bao giờ tham dự một hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đầy đủ. Phó Tổng thống Mike Pence đại diện Mỹ tại các hội nghị này ở Singapore vào năm ngoái.

Người tiền nhiệm của Trump, Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama, ngược lại đã tham dự mọi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN và Đông Á từ năm 2011, ngoại trừ năm 2013, khi ông hủy bỏ do chính phủ Mỹ đóng cửa.

Tiến sĩ Tạ Văn Tài, cựu Giáo sư Đại học Harvard, một học giả ngành luật quan tâm đến các vấn đề của Việt Nam bao gồm cả vấn đề tranh chấp Biển Đông, cho rằng sự vắng mặt của ông Trump tại các hội nghị sắp tới không có nghĩa là Mỹ đang thay đổi phương thức tiếp cận của mình đối với khu vực Đông Nam Á.

[4:16] “Các nhân vật cấp dưới cũng có đủ tư cách để tái xác nhận các cam kết của Mỹ về vấn đề an ninh hay kinh tế ngoại thương, vì đã có những văn bản chiến lược về vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, nhất là những cam kết liên quan đến tự do lưu thông và thượng tôn luật pháp quốc tế về các quyền lợi của các quốc gia tại Biển Đông và Biển Hoa Đông,” ông nói.

“Tuy Mỹ không có người lãnh đạo cao nhất mạnh miệng như ông Trump tại Bangkok để ngăn chặn ngay những lời khuynh loát, lấn lướt nào đó của Trung Quốc, nhưng tôi thiết nghĩ một lần phát biểu lấn lướt của Trung Quốc tại Bangkok cũng chẳng thay đổi gì về mục tiêu hay chiến lược dài hạn về tương quan quân sự và ngoại giao quân bình cả vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương,” Tiến sĩ Tài phân tích.

Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông và hiện đang vướng vào tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng trong khu vực, trong những năm gần đây đã bồi đắp các đảo nhân tạo và xây cất các cơ sở quân sự ở đó. Mỹ xem những hành động này là quân sự hóa và đe dọa tới hòa bình và an ninh trong khu vực.

Tiến sĩ Tạ Văn Tài nói dưới chính quyền Trump, Mỹ đã tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, thể hiện qua việc điều tàu chiến thực hiện các cuộc tuần tra “tự do hàng hải” thường xuyên hơn và áp sát hơn các đảo mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở vùng biển tranh chấp.

“Sự quyết đoán của ông Trump quả thực có cái hay hơn thời ông Obama,” học giả này nhận định, lưu ý thêm rằng thái độ cứng rắn của Mỹ cũng được thể hiện trong việc đấu tranh với Trung Quốc về kinh tế-thương mại.

Một phát ngôn viên của Thái Lan hôm thứ Tư nói rằng việc ông Trump chỉ định Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien làm “đặc phái viên” thay mặt ông cho thấy Mỹ đề cao tầm quan trọng của các cuộc họp.

“Sự hiện diện của Hoa Kỳ trong các cuộc họp này chắc chắn sẽ đóng góp mang tính xây dựng cho các cuộc họp ASEAN-Hoa Kỳ này,” Busadee Santipataks, tổng giám đốc Vụ Thông tin của Bộ Ngoại giao Thái Lan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với AP.

Đại diện của Trung Quốc tại các cuộc họp ở Nonthaburi, gần Bangkok, sẽ là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng những người đứng đầu chính phủ các nước khác cũng đang tham dự.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-khong-du-thuong-dinh-asean/5149372.html

 

Mỹ Bắt Đầu Đưa Thiết Giáp, Binh Sĩ

Tới Canh Mỏ Dầu Syria

Cuối tháng 10/2019, đội thiết giáp Bradley cùng binh sĩ Mỹ đã tới miền đông Syria để đảm bảo phiến quân IS không chiếm các giếng dầu tại đây.

Phát ngôn viên của liên quân chống IS ở Syria của Mỹ Myles B. Caggins III cho biết: “Lực lượng thuộc lữ đoàn cơ giới số 30 của Vệ binh Quốc gia đóng quân tại bang Nam Carolina, đã tới tỉnh Deir ez-Zor, Syria ngày 31/10/2019”. Mỹ không công bố số lượng thiết giáp M2A2 Bradley và binh sĩ được triển khai đến miền đông Syria trong khuôn khổ Chiến dịch Nhổ Tận gốc (OIR).

Một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết lực lượng được triển khai tới Syria lần này gồm khoảng 10 thiết giáp Bradley và vài chục binh sĩ. Tuy nhiên, vị quan chức không rõ Mỹ rốt cuộc sẽ triển khai lực lượng quy mô như thế nào.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết quân đội Mỹ sẽ tiếp tục rút khỏi miền bắc Syria và số binh sĩ ở lại dự kiến thấp hơn 1,000. Tổng thống Donald Trump quyết định rút quân khỏi Syria trước khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự nhằm vào Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với nòng cốt là dân quân người Kurd.

Theo thông tin trên trang Twitter OIR: “Chúng tôi đang tái bố trí lực lượng tới Deir ez-Zor để tiếp tục hợp tác với SDF nhằm đánh bại tàn quân IS, bảo vệ các cơ sở quan trọng và ngăn chúng tiếp cận với các nguồn tài chính”. Một số cựu binh thiết giáp Mỹ nhận định các thiết giáp Bradley và binh sĩ đi kèm có thể bổ sung năng lực hậu cần và nhân lực cho lực lượng Mỹ tại Syria, đi ngược với ý định “rút khỏi những cuộc chiến kéo dài vô tận” của Trump.

Các cơ sở khai thác dầu ở miền đông Syria đang là vấn đề gây tranh cãi khi Mỹ dọa tấn công mọi lực lượng tiếp cận chúng, kể cả quân đội Nga và Syria. Bộ trưởng Esper nói nguồn thu từ dầu mỏ sẽ được cấp cho SDF để lực lượng duy trì sức mạnh và quản lý các trại giam giữ tù binh IS.

Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo ngày 26/10/2019, cáo buộc Mỹ “chiếm giữ và kiểm soát các mỏ dầu ở đông Syria bằng vũ lực”, gọi đây là “hành vi ăn cướp cấp nhà nước”. Nga nói binh sĩ và lính đánh thuê Mỹ đang bảo vệ cho hoạt động khai thác và buôn lậu dầu mỏ của Syria, nguồn thu sẽ được trả cho các công ty an ninh tư nhân và cơ quan tình báo Mỹ.

Đặc nhiệm Mỹ và lính đánh thuê Nga được cho là từng đụng độ tại khu vực gần mỏ khí đốt Conoco, miền đông Syria vào tháng 02/2018. Quân Mỹ tuyên bố gần 200 tay súng đối phương thiệt mạng trong vụ không kích đáp trả.

https://nguoivietphone.com/a11482/my-bat-dau-dua-thiet-giap-binh-si-toi-canh-mo-dau-syria

 

Mỹ gia hạn quy chế đặc biệt

cho người nhập cư thuộc 6 quốc gia

Chính quyền Mỹ vào hôm qua thông báo gia hạn một năm – cho đến 04/01/2021 – quy chế tạm trú dành cho công dân 6 quốc gia, trong đó có Nepal, Haiti, Sudan. Tổng thống Donald Trump đã muốn đình chỉ quy chế này nhưng quyết định đã bị kiện ra trước tòa án, nên trước mắt chưa thi hành được.

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, cho biết thêm chi tiết

Ban đầu thì chính quyền muốn đình chỉ ngay vào đầu năm tới quy chế tạm trù dành cho công dân 6 quốc gia : Haiti, Salvador, Honduras, Nicaragua, Nepal, Sudan. Nhưng ngành Tư Pháp đã buộc bộ An Ninh Nội Địa phải triển hạn trong lúc chờ kết quả xem xét đơn kiện.

Như vậy là chính quyền sẽ triển hạn 1 năm, tức vào 04/01/2021, quy chế đặc biệt này hết hạn. Hơn 300.000 người nằm trong diện này và 2/3 đến từ Salvador.

Chính quyền giải thích là trong nhiều trường hợp, lý do để cấp quy chế này không còn giá trị nữa, chẳng hạn như đối với Haiti, quy chế được cấp sau cuộc động đất năm 2010.

Tuy nhiên, các luật sư bảo vệ quyền người nhập cư nhắc lại là tình hình tại những quốc gia đã không cải thiện lên với năm tháng, và nhấn mạnh là những người này đã xây dựng cuộc sống của họ tại Mỹ, nhiều người đã lập gia đình và con họ là người Mỹ.

Hạ Viện Mỹ vừa thông qua một văn kiện cho phép những người có quy chế này vào quốc tịch Mỹ, nhưng đã không được Thượng Viện xem xét.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191102-my-gia-han-quy-che-dac-biet-cho-nguoi-nhap-cu-thuoc-6-quoc-gia

 

Ứng viên O’Rourke rời cuộc đua Tổng thống

Ứng cử viên bên đảng Dân chủ Beto O’Rourke ngày 1/11 tuyên bố bỏ cuộc đua tranh ghế Tổng thống Mỹ 2020.

Ông Beto O’Rourke cho hay ngày càng thấy rõ là chiến dịch tranh cử của ông không đủ nguồn lực để tiếp tục tìm kiếm sự đề cử của đảng Dân chủ.

“Sự phục vụ của tôi đối với đất nước này sẽ không như là một ứng cử viên hay người được đề cử. Thừa nhận chuyện này bây giờ có lợi cho những người trong chiến dịch, có lợi cho đảng Dân chủ trong khi chúng tôi tìm cách đoàn kết quanh một người được đề cử, và có lợi cho quốc gia,” ông chia sẻ trên Twitter.

O’Rourke trở thành một nhân vật chính trị được nhiều người biết đến sau cuộc đua bất thành cho chiếc ghế thượng nghị sĩ vào năm 2018, sau đó ông nhanh chóng từ một cựu dân biểu trở thành một ứng cử viên Tổng thống triển vọng.

(Theo Reuters, Buzzfeednews)

https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-o-rourke-r%E1%BB%9Di-cu%E1%BB%99c-%C4%91ua-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng/5149450.html

 

Thẩm phán ra lệnh cho Bộ Ngoại giao Mỹ

công bố thêm hồ sơ Ukraine

Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ hôm thứ Sáu ra lệnh cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố một số “bản tường thuật hoặc tóm tắt” nhất định về cuộc gọi ngày 25 tháng 7 giữa Tổng thống Donald Trump và tổng thống Ukraine vốn đang là tâm điểm của một cuộc điều tra luận tội của Quốc hội Hoa Kỳ.

Lệnh của Thẩm phán Khu vực tư pháp liên bang Christopher Cooper tại Washington cho Bộ Ngoại giao hạn chót là ngày 22 tháng 11 để giao nộp các tài liệu cho American Oversight, một tổ chức giám sát đã đệ đơn kiện để tiếp cận những tài liệu này dựa trên một luật về hồ sơ công khai.

Tháng trước, thẩm phán Cooper đã ra lệnh cho Bộ Ngoại giao trao đổi với American Oversight và thương lượng về việc công bố những hạng mục khác của những tài liệu liên quan đến Ukraine, bao gồm thư từ của các quan chức cao cấp trao đổi với luật sư riêng của ông Trump, Rudy Giuliani.

Vụ kiện của American Oversight hỗ trợ các nhà điều tra trong Quốc hội, những người cũng đang tìm kiếm các tài liệu và lời khai từ Bộ Ngoại giao nhưng đã bị khước từ.

Trong hồ sơ đệ trình tòa án ngày 30 tháng 10, Bộ Ngoại giao phản đối việc giao nộp các bản tường thuật và tóm tắt cuộc điện đàm vào ngày 25 tháng 7 mà hiện thuộc quyền sở hữu của Ngoại trưởng Mike Pompeo và một phụ tá thân cận, nói rằng “những hồ sơ như vậy có nhiều phần chắc được bảo mật và/hoặc được giữ kín.”

Bộ Ngoại giao nói những bản tóm tắt và tường thuật đó “có thể chứa thêm thông tin ngoài bản ghi chép cuộc gọi.”

Tuy nhiên thẩm phán Cooper nói trong sắc lệnh hôm thứ Sáu rằng yêu cầu của American Oversight là hợp pháp và không đặt gánh nặng lớn lên Bộ Ngoại giao.

https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-ra-lenh-cho-bo-ngoai-giao-my-cong-bo-them-ho-so-ve-ukraine/5150043.html

 

Trump nói ‘đa số giận dữ’

ủng hộ ông chống lại nỗ lực luận tội

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu nói ông tin rằng một “đa số giận dữ” trong khối cử tri Mỹ sẽ ủng hộ ông chống lại một cuộc điều tra luận tội vào lúc ông tìm cách tập hợp những người ủng hộ lên tiếng phản đối nỗ lực của phe Dân chủ nhằm truất quyền ông.

Phát biểu tại một cuộc tập hợp ở thành phố Tupelo, bang Mississippi, ông Trump trút nỗi bất bình của mình một ngày sau khi Hạ viện Hoa Kỳ do phe Dân chủ kiểm soát biểu quyết chính thức đề ra các quy định cho cuộc điều tra nhắm vào nỗ lực của ông Trump thúc giục Ukraine điều tra đối thủ Đảng Dân chủ của ông là Joe Biden.

“Người dân Mỹ đã chán ngấy những lời dối trá, trò bịa đặt và sự cực đoan của phe Dân chủ,” ông Trump nói. Phe Dân chủ, theo lời ông, “đã tạo nên một đa số tức giận mà sẽ bỏ phiếu gạt những nghị sĩ Dân chủ ăn không ngồi rồi ra khỏi chức vụ vào năm 2020.”

Một cuộc khảo sát công chúng của Washington Post-ABC News công bố vào thứ Sáu cho biết người Mỹ chia rẽ mạnh về chuyện luận tội, với 49% nói rằng ông Trump nên bị luận tội và bị cách chức, trong khi 47% nói rằng ông không nên bị như vậy.

Ông Trump cũng bày tỏ tin tưởng rằng ông sẽ có thể đánh bại bất kì ứng cử viên Đảng Dân chủ nào mà cuối cùng sẽ đối đầu với ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2020.

“Chúng ta đang đá đít bọn họ,” ông nói.

Cuộc điều tra luận tội tập trung vào một cuộc gọi điện thoại vào ngày 25 tháng 7, trong đó ông Trump yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy điều tra Joe Biden, cựu phó tổng thống Mỹ và là ứng cử viên hàng đầu cho đề cử của Đảng Dân chủ, và con trai Hunter Biden, người từng làm giám đốc cho một công ty năng lượng của Ukraine.

Phe Dân chủ đã cáo buộc ông Trump lạm dụng quyền lực của mình và tìm cách gây áp lực đối với một đồng minh dễ bị tổn hại của Mỹ để can thiệp vào một cuộc bầu cử ở Mỹ vì lợi ích chính trị của riêng ông.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-da-so-gian-du-ung-ho-ong-chong-lai-no-luc-luan-toi/5150026.html

 

Đám cháy Maria Fire Nam California

đe dọa hàng triệu Mỹ kim cây bơ, cam và chanh

Tin từ Calfirnia – Vào hôm Thứ Sáu (1 tháng 11), chính quyền Nam California cho biết đám cháy rừng mới nhất tại tiểu bang thiêu rụi hơn 9,400 acre đất nông nghiệp, và đe dọa hàng triệu mỹ kim các cây quả bơ, cam và chanh của các nông dân.

Đám cháy Maria Fire bùng phát trên đỉnh South Mountain, gần các cộng đồng nông nghiệp ở Santa Paula, Somis và Saticoy vào khoảng 6 giờ 15 chiều Thứ Năm (31 tháng 10), và chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Vào tối Thứ Sáu, phát ngôn viên của công ty điện lực SCE, xác nhận rằng ngọn lửa bùng phát chỉ 13 phút sau khi công ty “bắt đầu cấp điện lại cho mạch điện 16kV gần khu vực xảy ra vụ cháy”. Trong nỗ lực ngăn chặn các vụ cháy rừng gây ra bởi các thiết bị điện, SCE cùng các công ty điện lực khắp tiểu bang đã tham gia cùng công ty Pacific Gas & Electric cắt điện cho hàng triệu người dân California. Hiện vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân gây ra đám cháy Maria Fire, và SCE sẽ hợp tác với các viên chức để tìm hiểu nguồn gốc của đám cháy.

Các viên chức cho biết hơn 1,300 lính cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt đám cháy đe dọa khoảng 2,700 gia đình, nằm cách khoảng 65 dặm về phía tây bắc của trung tâm thành phố Los Angeles. Đài NBC cho biết ít nhất 2 ngôi nhà bị phá hủy. Chính quyền khu vực bày tỏ sự lạc quan trong nổ lực dập tắt ngọn lửa Maria Fire, bất chấp điều kiện thời tiết nguy hiểm sẽ kéo dài đến tối Thứ Bảy. Cơ Quan Thời Tiết Quốc Gia cho biết những cơn gió khô gây bất lợi cho quá trình dập lửa được dự kiến sẽ suy yếu vào tối thứ Bảy. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/dam-chay-maria-fire-nam-california-de-doa-hang-trieu-my-kim-cay-bo-cam-va-chanh/

 

Cảnh sát Brazil bắt giữ một trong những nghi can

buôn người vào Mỹ nhiều nhất thế giới

Tin từ SAO PAULO, Brazil – Cảnh sát liên bang Brazil cho biết họ bắt giữ ông Saifullah Al-Mamun, sinh ở Bangladesh, và được xem là một trong những nghi can buôn người vào Mỹ nhiều nhất thế giới.

Hôm thứ Năm (31/10), trong một chiến dịch được tiến hành sau khi hợp tác với Cơ quan Di trú và quan thuế Hoa Kỳ (ICE), cảnh sát Brazil bắt giữ các thành viên của một nhóm được cho là có liên quan đến một kế hoạch buôn người quy mô lớn vào Hoa Kỳ. Một số vụ bắt giữ được thực hiện tại Sao Paulo, nơi ông Al-Mamun đang sinh sống và tại ba thành phố khác của Brazil. Cảnh sát cũng đóng băng 42 tài khoản ngân hàng mà nhóm này sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của họ.

Ông Al-Mamun vào Brazil sáu năm trước, với tư cách là người tị nạn và đang sống ở Bras, một khu phố đa dạng ở Sao Paulo, nơi cư trú của di dân từ khắp nơi trên thế giới. Ông bị truy tố theo các cáo buộc của Hoa Kỳ. Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, ông Al-Mamun bị cáo buộc chứa chấp những người đến từ Đông Nam Á ở São Paulo và sắp xếp cho chuyến đi của họ thông qua một mạng lưới buôn lậu hoạt động ở Peru, Ecuador, Colombia, Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras, Guatemala và Mexico.

Theo cảnh sát Brazil, ông Al-Mamun và nhóm của ông buôn lậu những người từ Afghanistan, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan vào Brazil, và sau đó đến Hoa Kỳ. Họ được gửi đến tiểu bang Acre ở miền bắc Brazil, để bắt đầu một chuyến đi dài và nguy hiểm qua Trung Mỹ đến tận biên giới Mexico, để vượt biên vào lãnh thổ Hoa Kỳ. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-brazil-bat-giu-mot-trong-nhung-nghi-can-buon-nguoi-vao-my-nhieu-nhat-the-gioi/

 

Nữ hoàng không bỏ phiếu

và chuyện lạ về bầu cử Anh

Nguyễn GiangBBC News Tiếng Việt

Anh Quốc sẽ lại bầu cử Quốc hội ngày 12/12 năm nay nhằm tháo gỡ bế tắc Brexit nhưng Nữ hoàng Elizabeth II không làm cử tri.

Nhà báo Nguyễn Giang chia sẻ câu chuyện làm ‘thần dân’ của Nữ hoàng Elizabeth II, và các thể lệ bầu bán nhiều điều lạ.

Nhưng chuyện không thể tránh không nói là Brexit:

Tin rằng đảng Lao động Anh c̃ủa ông Jeremy Corbyn ủng hộ đề xuất thủ tướng Boris Johnson (đảng Bảo thủ) để Anh sẽ lại bầu cử vào tháng 12 này, không khiến dư luận ngạc nhiên.

Tôi thấy người Anh rất thực tiễn. Bế tắc mãi ở nghị trường không xong thì để dân chọn Nghị viện khác.

Các dân biểu, mới làm “ông nghị, bà nghị” từ tháng 6/2017, phải “tự sai thải” để cử tri chọn lại chính họ hoặc người đại diện mới.

Mùa Giáng Sinh tới hẳn có vị cắt miếng gà Tây nướng giòn trong tiệc Christmas Dinner mà miệng đắng ngắt vì chỉ còn danh “cựu nghị sỹ”.

Người thắng cử – tên tuổi công bố sáng 13/12 – thì nâng ly ‘mulled wine’ thơm nóng vì chưa biết “cục gân gà Brexit” dai tới đâu.

Ba bốn lần đẩy luật Brexit và các nghị trình khác qua Nghị viện không xong, khiến ông Boris Johnson phải cho bầu cử sớm, trước hạn.

Ông nhận hạn Brexit mới EU “ban cho” đến hết 01/2020 sau khi thề “hy sinh dưới chiến hào” không chấp nhận quá hạn 31/10.

Brexit: Sai lầm hay Định mệnh của Anh?

EU sẽ cân nhắc có gia hạn Brexit ba tháng

Brexit: EU đồng ý gia hạn đến 31 tháng Giêng

Sang EU sau Brexit, dân Anh cần lo gì?

Sóng Brexit cũng tràn qua mấy nhiệm kỳ, công danh của các vị khác.

Chủ tịch Hạ viện John Bercow, còn gọi là ‘ông Trật tự’ – Mr Order – vì ưa hô ‘Order, order’ trong nghị trường lúc hỗn loạn, ra đi ngày 31/10.

Bên kia eo biển, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk, quê Gdansk, Ba Lan ngậm ngùi hết nhiệm kỳ mà Brexit vẫn chưa xong.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Junker, người Luxemburg, về nghỉ mà cuộc đàm phán Brexit ông hùng hồn diễn giải ‘luân xa chiến’ bằng tiếng Anh, Pháp và Đức đều giỏi như nhau…vẫn còn tiếp.

Thậm chí nhiều người nay tin rằng Brexit sẽ được gia hạn nữa, sau tháng 1/2020.

Khó có kết cục rõ rệt (clear-cut) một phần vì Anh vừa vận thành theo luật, vừa theo lệ, và nhiều quy định bất thành văn cổ xưa.

Nước Anh với ít luật, nhiều lệ

Tôi nhớ sự rối rắm này ngay từ hôm tuyên thệ nhập tịch Anh Quốc, cũng đã 15 năm trước.

L nhập tịch là để thành công dân Anh – British citizens nhưng lễ trong một cơ quan dân chính Civic Centre ở Kent lại có ảnh Nữ hoàng Elizabeth II trang trọng giữa phòng, với quốc kỳ Union Jack.

Bản tuyên thệ yêu cầu chúng tôi trung thành với Nữ hoàng, tôn trọng các quyền tự do của nước Anh, không hề nhắc đến chính phủ nào cả.

Không chỉ thế, chẳng cần biết bạn theo đạo gì hay không, lời tuyên thệ ghi rõ:

“Tôi thề trước Chúa Trời Toàn năng (Almighty God), sẽ tuân thủ hoàn toàn và trung thành với Nữ hoàng Elizabeth II, các người kế vị và nối ngôi bà theo luật. Tôi sẽ trung thành với các quyền của nước Anh và quyền tự do.”

Tôi cảm thấy ngay rằng vấn đề quốc tịch, thứ bậc quyền lực tại Anh khác hẳn Việt Nam và khác cả các nước theo thể chế cộng hòa.

Ở các nước kia, quốc gia, dân tộc, tổ quốc, chính quyền – những khái niệm trừu tượng – thường chiếm vị trí cao nhất.

Ở đây thì không. Một phụ nữ cụ thể, có tên tuổi là Nữ hoàng là vị nguyên thủ quốc gia, vị có chủ quyền (sovereign power), trên cả chính phủ, và hiển nhiên là trên các đảng phái nay hợp mai tan.

Trung thành với Nữ hoàng thì ‘alright’, với Thái tử Charles, rồi Hoàng tử William, cũng không sao.

Nhưng bắt tôi trung thành với cả Hoàng tử bé George, sinh năm 2013 thì có phải là chuyện chỉ mang tính hình thức không nhỉ?

Không chỉ thế, Vương quốc Anh còn nhiều tục lệ lạ hơn nữa mà có thể bạn chưa biết.

Nào, bạn hẳn từng thấy ảnh các tổng thống, thủ tướng nước khác tự hào đi bỏ phiếu để chứng họ họ rất tôn trọng nền dân chủ.

Nhưng đố bạn tìm thấy ảnh Nữ hoàng Elizabeth II ở phòng phiếu.

Vì bà không bỏ phiếu trong bất cứ cuộc bầu cử nào cả.

Điện Buckingham giải thích:

“Nữ hoàng không bỏ phiếu trong bầu cử vì bà phải hoàn toàn trung lập với các vấn đề chính trị nên không thể bỏ phiếu hoặc ra tranh cử.”

Chuyện bà không ra tranh cử thì quá rõ. Giữ vị trí uy quyền nhất nước và nắm ngai vàng Anh trọn đời thì không cần tranh chức với ai

Tuy thế, theo Ủy ban bầu cử Anh (Electoral Commission) chẳng có luật nào cấm Nữ hoàng làm cử tri, mà đây chỉ là “thông lệ lịch sử”.

Không chỉ có vậy, Nữ hoàng Elizabeth II còn là người Anh duy nhất không có hộ chiếu và không cần hộ chiếu.

Điều này được giải thích là “Hộ chiếu Anh được cấp cho mọi công dân nhân danh Nữ hoàng và do uỷ quyền của bà. Vì thế, để chính bà phải có hộ chiếu sẽ là điều không cần thiết (superfluous).”

Văn bản tiếng Anh gọi việc này là “superfluous” – dư thừa, vô dụng.

Từ đó chúng ta suy ra, Nữ hoàng Anh qua mọi biên giới chẳng cần hộ chiếu.

Về cá nhân của Nữ hoàng là như vậy, nhưng tước vị Nữ hoàng Anh vẫn là một phần của bộ máy lập pháp.

Theo quy định, cụm từ ‘Queen in Parliament’ hàm ý khi ba ngôi vị: Nữ vương, Viện Nguyên lão (House of Lords), và Viện Thứ dân (House of Commons – Hạ viện) đang hoạt động cùng một lúc.

Ba cơ quan này hợp làm một và gọi chung là Viện Lập pháp Anh (British Legislature).

Khi Nữ hoàng có mặt trong tòa nhà Quốc hội ở Westminster thì Viện Lập pháp Anh mới công bố các văn bản pháp lý quan trọng nhất.

Ví dụ The Queen’s Speech hàng năm không phải là bài diễn văn mà là luật ngân sách chính phủ đương quyền để Nữ hoàng đọc.

Còn việc ra luật hàng ngày, hàng tuần của Hạ viện thì bà không tham gia.

Bút chì, thú yêu và ‘ba say chưa chai’

Nhân đây kể thêm đôi ba chuyện lạ nữa về bầu cử ở Anh.

Đầu tiên là các lá phiếu đều đánh dấu bằng bút chì.

Lần đầu đi bỏ phiếu tôi tự hỏi bút chì có sợ bị ai đó tẩy xóa, đánh dấu lại lá phiếu hay không?

Có vẻ văn hóa bầu cử Anh vẫn khoẻ mạnh và tin tuyệt đối vào các công dân ngồi canh hòm phiếu.

Ủy ban Bầu cử giải thích bút chì tốt hơn bút bi, bút mực vì lá phiếu không bị nhoè, hoặc dính màu mực khi được gấp và vận chuyển.

Đơn giản vậy thôi.

Bước vào phòng bỏ phiếu, đặt trong trường tiểu học ở gần nhà, tôi được nhắc là “không ai được chụp hình” trong phòng phiếu.

Chẳng có luật nào cấm chụp hình.

Để đảm bảo quy tắc bỏ phiếu kín, bạn không nên chụp bản thân (selfie) hay chụp lá phiếu của bất cứ ai.

Bị cấm chụp hình nhưng bạn có mang thú cưng như chó, mèo, ngựa đến phòng phiếu thì lại được hoan nghênh.

Người Anh rất khoái hình ảnh đi bỏ phiếu – chuyện hệ trọng – nhưng với dáng vẻ đi chơi.

Ừ, trên đường dắt cún đi dạo thì tạt vào phòng phiếu bầu cho cái đảng mình rất ghét nhưng…đảng kia còn đáng ghét hơn.

Mang dáng vẻ nông dân (thực ra là quý tộc) cưỡi ngựa ra thăm đồng rồi rẽ vào bỏ phiếu…trắng, vừa hoàn thành nghĩa vụ công dân, vừa phản đối tất cả các chính trị gia địa phương. Được chưa?

Cả 650 khu vực cử tri trên toàn Vương quốc Anh và Bắc Ireland mở cửa từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối.

Sao lại phải mở muộn vậy?

Về nguyên tắc, ngày bỏ phiếu, vào Thứ Năm trong tuần, là ngày làm việc, không có trống kèn ầm ĩ gì cả.

Anh Quốc là cha đẻ của nền dân chủ đại nghị, việc gì phải rộn như các chú bé ‘dân chủ’ sinh sau đẻ muộn?

Phòng phiếu mở tận đêm đầu tiên là để người đi làm về vẫn bỏ phiếu được.

Nhưng tôi còn đọc ở đâu không chính thức rằng phòng phiếu mở tới tận 10 giờ đêm để đón cả dân đi nhậu, đi pub về nhà.

Sau khi làm vài vại ale cho sảng khoái người ta mới khề khà tới phòng phiếu.

Tiện hơn là uống bia rồi bỏ phiếu ngay trong pub.

Các pub chẳng phải là nơi tranh luận chính trị đó sao?

Không chỉ quán bia biến thành điểm bỏ phiếu, mà nhà thờ, trạm xe, tiệm giặt, câu lạc bộ, sân bóng…đều được “huy động”.

Ban tổ chức bầu cử Anh thậm chí không có quyền đuổi người say đi.

Luật và lệ của Anh nói nếu cử tri say rõ rệt, tới mức không nói được tên mình là ai, không bỏ nổi lá phiếu vòng hòm (mình hiểu là dạng drunkard bò lăn ra đất, đứng lên chẳng nổi), thì ban tổ chức phải hỏi xem cử tri đó thực sự “còn năng lực” (capacity) bỏ phiếu không.

Nếu không thì mời cử tri say khướt đi về để lúc nào tỉnh thì quay lại, nếu kịp.

Nhưng ai mặc áo T-shirt chính trị, có hình, khẩu hiệu cho đảng của họ lại không được vào phòng phiếu, để không “đe dọa” cử tri khác.

Các bạn thấy đó, làm thần dân của Nữ hoàng là niềm vui, nhưng thực hiện nghĩa vụ công dân của một cử tri ở Anh lại chẳng hề đơn giản.

Chúc các bạn cử tri gốc Việt ở Anh một mùa bầu cử nhiều điều thú vị!

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-50241051

 

Nga triển khai 10 tàu ngầm để thử khả năng của Mỹ?

Cơ quan tình báo quân đội Na Uy mới đây tuyên bố đã phát hiện 10 tàu ngầm thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga chạy hướng đến Đại Tây Dương.

Cụ thể, 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và 2 tàu ngầm chạy bằng dầu diesel đã rời khỏi các căn cứ gần thành phố Murmansk ở tây bắc của Nga hồi tuần trước rồi vào biển Na Uy, cơ quan tình báo quân đội Na Uy khẳng định với Đài NRK.

Trong số tàu ngầm nói trên có một số chiếc dường như muốn vượt qua vùng biển nằm giữa Greenland, Iceland và Anh rồi vào phía bắc Đại Tây Dương, theo giới chức Oslo.

“Nga muốn tuyên bố ‘khu vực này là của chúng tôi, chúng tôi có thể làm điều này. Chúng tôi có đủ khả năng vươn tới Mỹ’. Đó là những gì Nga muốn nói với chúng tôi. Họ muốn thử khả năng của phương Tây trong việc phát hiện và xử lý tình huống này”, cơ quan tình báo quân đội Na Uy khẳng định.

Hồi tháng 3.2018, một chỉ huy đội tàu ngầm Nga tiết lộ với kênh Zvezda rằng một số tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước này đã âm thầm tiến sát bờ biển Mỹ mà không bị phát hiện.

Moscow chưa có bình luận về thông tin từ cơ quan tình báo quân đội Na Uy. Trước đó, Hạm đội phương Bắc hôm 26.10 thông báo 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ở Biển Na Uy thực hiện hoạt động lặn ở độ sâu tối đa theo khả năng của tàu và sẽ thử vũ khí mới.

Đây là lần đầu tiên Nga điều tới 10 tàu ngầm đến khu vực nói trên kể từ Chiến tranh lạnh, theo tờ The Telegraph dẫn lời chuyên gia hải quân Anh. Chiến dịch này diễn ra vài ngày sau khi Anh nhận chiếc đầu tiên trong số 9 máy bay tuần tra biển Poseidon P-8A do Mỹ chế tạo. Số máy bay mới sẽ bắt đầu giám sát các hoạt động tàu

http://biendong.net/goc-nhin-moi/31215-nga-trien-khai-10-tau-ngam-de-thu-kha-nang-cua-my.html

 

Chống tham nhũng kiểu Putin:

 ‘Quan’ không dám tham dù trong ý nghĩ

Gói dự luật do đích thân Tổng thống Putin đề xuất dự báo sẽ khiến cho tất cả quan chức Nga không dám thực hiện hành vi tham nhũng, dù là trong ý nghĩ.

Để các quan chức ngừng nhận hối lộ, hai điều phải được đảm bảo: đã tham nhũng kiểu gì cũng bị trừng phạt và không có phương án tiêu tiền bất chính. Logic này, theo sáng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin, được thể hiện dưới dạng 3 dự luật. Tất cả dự luật này được Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) phê chuẩn trong lần xem xét thứ ba, và đang được trình lên Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) xem xét.

Hết chức chưa hết tội

Quốc hội Nga gọi các biện pháp do Tổng thống Putin đề xuất là “chưa từng có tiền lệ”. Ý tưởng của ông Putin là kiểm tra chi tiêu của tất cả các quan chức ngay cả khi họ không còn đương chức. Theo đó, mọi giao dịch mua bán bất động sản, du thuyền, xe hơi và chứng khoán đều sẽ được kiểm soát. Tất cả giao dịch được thực hiện trong vòng 3 năm “đương chức” gần nhất sẽ được rà soát lại, nếu tổng số tiền vượt quá thu nhập chính thức của gia đình công chức.

Theo luật hiện hành, việc kiểm soát như vậy mới chỉ được thực hiện trong thời gian thuyên chuyển công tác hoặc về hưu, và công tác thanh tra sẽ được đảm trách bởi các đơn vị chống tham nhũng tại nơi của quan chức đó làm việc.

Dự luật mới có 2 thay đổi quan trọng. Thứ nhất, sau khi quan chức nghỉ công tác, tất cả tài liệu về các khoản chi tiêu của quan chức đó sẽ được chuyển đến văn phòng công tố, và việc xác minh sẽ được tiến hành trong vòng 6 tháng.

Theo ông Alexei Kondratiev, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang, tùy vào tình hình, thời hạn thanh tra các quan chức miễn nhiệm có thể tăng lên. “Pháp luật được xây dựng từ thực tiễn áp dụng luật. Nếu thực tiễn cho thấy thời hạn cần phải được tăng lên, thì chúng ta luôn có thể sửa đổi” – thượng nghị sĩ nói.

Đồng thời, ông Kondratiev cũng cảnh báo, bất kỳ hành động nào cũng sẽ vấp phải sự đối phó: “Mọi động thái của nhà nước đều luôn bị kẻ xấu nghiên cứu kỹ. Chúng muốn tìm ra kẽ hở để luồn lách”.

Tiền hối lộ mất giá trị

Nếu một quan chức không thể chứng minh được ngôi nhà hoặc chiếc xe riêng của mình được mua bằng “tiền lương”, thì số tài sản đó sẽ bị tịch thu sung công quỹ. Và đây là điểm mới quan trọng thứ hai của cải cách chống tham nhũng do Tổng thống đề xuất: người nhận hối lộ sẽ bị tịch thu mọi tài sản phi pháp có được.

“Việc đe dọa tịch thu tài sản từ những nguồn thu nhập bất chính sẽ đóng vai trò là một biện pháp phòng ngừa, bởi nếu nhận ra việc mua bán đó là vô ích, các quan chức sẽ không còn mục đích tham nhũng nữa” – ông Andrei Klishas, Chủ tịch Ủy ban Pháp chế và xây dựng nhà nước Hội đồng Liên bang, cho biết.

Nếu các quan chức cố gắng bán hoặc tiêu hủy số tài sản bất chính đó, thì cũng chẳng có ích gì: trong trường hợp này, dự luật quy định các quan chức sẽ phải đóng vào ngân sách nhà nước số tiền đúng bằng giá trị của tài sản đó.

Tài khoản “trong tầm ngắm”

“Tại Nga, luật chống tham nhũng trong những năm qua có thể nói là không mấy hiệu quả. Và gói dự luật này sẽ cho phép kiểm soát bất kỳ quan chức hay doanh nhân nào” – ông Alekxei Kondratiev đánh giá quy mô sáng kiến của Tổng thống.

Tăng cường kiểm soát hoạt động tài chính liên quan đến các cơ quan chính phủ là một trong những siêu nhiệm vụ của “cải cách chống tham nhũng” kiểu Putin. Ví dụ, các cơ quan chống tham nhũng của chính phủ từ giờ có thể được nhận thông tin từ các ngân hàng Nga về hoạt động tài khoản và tiền gửi của bất kỳ cá nhân và tổ chức nào.

Khi mọi giao dịch thông qua ngân hàng đều “trong tầm ngắm”, các quan chức chắc chắn sẽ không dám có ý nghĩ tham nhũng.

Nếu dự luật được thông qua, cả người đứng đầu các tập đoàn nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách nhà nước cũng có thể nhận được những thông tin này. Theo ông Anton Getta, điều phối viên của dự án “Vì giao dịch trung thực”, thành viên Ủy ban Thị trường tài chính Duma Quốc gia, trước đây chỉ có các cơ quan kiểm soát mới có thể nhận được kê khai hoạt động của các tài khoản và tiền gửi. “Nhưng giờ đây, bản thân các tổ chức cũng có thể kiểm tra nhân viên nhân viên của mình và nhận thông tin này, và do đó, công tác chống tham nhũng – phát hiện các vi phạm và xử lý theo luật hiện hành – sẽ hiệu quả hơn”

– nghị sĩ nhấn mạnh.

Người nhận thông tin về hoạt động tài khoản và tiền gửi sẽ có trách nhiệm giữ bí mật ngân hàng và chỉ sử dụng nó vào mục đích kiểm tra tham nhũng.

Đơn giản hóa thủ tục khởi tố, khuyến khích tố giác tham nhũng

Một loạt các sửa đổi sẽ được áp dụng trong luật liên bang nhằm cải thiện cơ chế khởi tố các cá nhân và tổ chức có hành vi tham nhũng. Theo đó, dự luật nêu chi tiết các thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các công tố viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ kiểm tra và phát giác các quan chức không cung cấp được thông tin chứng minh việc mua bán tài sản là hợp pháp.

Một trong những đổi mới quan trọng là sự thống nhất và đơn giản hóa thủ tục khởi tố những người nhận hối lộ (trừ những người bị cách chức do mất lòng tin) đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Chỉ cần có báo cáo của cơ quan chống tham nhũng thuộc văn phòng công tố, trong đó đưa ra đầy đủ chứng cứ về hành vi vi phạm, là đủ để đưa ra hình phạt. Ngoài ra, thời hạn truy cứu trách nhiệm cũng được quy định thống nhất là 3 năm kể từ ngày đưa hoặc nhận hối lộ.

Các pháp nhân góp phần tố giác hành vi tham nhũng thậm chí có thể được xem xét miễn truy cứu trách nhiệm. Một dự luật tương tự hiện đang được Duma Quốc gia xem xét: bảo đảm sự an toàn cho các quan chức tố giác hành vi tham nhũng theo chương trình bảo vệ nhân chứng.

Các nhà lập pháp hy vọng sự khoan hồng đối với các cá nhân và tổ chức ăn năn, hối cải sẽ cải thiện công tác phát giác tội phạm tham nhũng.

Phạt nặng tổ chức đưa hối lộ

Một trong những dự luật chống tham nhũng của Tổng thống Putin là sửa đổi Bộ luật vi phạm hành chính liên quan đến việc thu tiền phạt các tổ chức bị phát hiện đưa hối lộ cho quan chức. Theo đó, một biện pháp mới sẽ được áp dụng để đảm bảo tính răn đe: tịch thu tài sản của tổ chức vi phạm. Giá trị tài sản bị tịch thu sẽ không vượt quá mức phạt tối đa (gấp 100 lần số tiền hối lộ).

Quyết định xử phạt chỉ được đưa ra bởi tòa án sau khi xem xét báo cáo của công tố viên. Trong trường hợp tài sản bị tịch thu là không đủ, tài khoản ngân hàng của tổ chức đó cũng sẽ bị phong tỏa.

Theo ông Anton Getta, biện pháp này là một sự đảm bảo tính răn đe của luật pháp đối với các công ty có thói quen giải quyết các vấn đề của mình bằng con đường không trung thực.

“Các tổ chức vi phạm thường tìm cách chuyển tài sản của mình ra ngoài và tuyên bố phá sản để tránh bị trừng phạt vì hối lộ” – nghị sĩ cho biết. Theo ông, dự thảo này có thể sẽ giúp che lấp lỗ hổng này và tăng hiệu quả khâu phạt.

Như thượng nghị sĩ Andrei Klishas lưu ý, tất cả các dự luật do Tổng thống đề xuất đều bao hàm cả sự đảm bảo cần thiết để đối phó với những hạn chế phi lý từ các quyền, chẳng hạn như, các tổ chức được quyền kháng cáo chống thu giữ tài sản.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/31208-chong-tham-nhung-kieu-putin-quan-khong-dam-tham-du-trong-y-nghi.html

 

Nga giải thể một tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín

Minh Anh

Tư Pháp Nga ngày 01/11/2019 ra lệnh giải thể hiệp hội mang tên « Phong trào vì Nhân quyền » rất được người dân tôn trọng nhưng từ lâu nằm trong tầm ngắm của chính quyền.

Theo AFP, quyết định này của Tòa Án Tối Cao được đưa ra theo yêu cầu của bộ Tư Pháp. Cơ quan này cáo buộc hiệp hội nhiều lần vi phạm các thủ tục hành chính và do vậy phải bị giải thể.

Ông Lev Ponomarev, chủ tịch hiệp hội cho biết sẽ « kháng cáo và đệ đơn kiện lên Tòa án Châu Âu về Nhân Quyền ». Ông khẳng định « phong trào vẫn sẽ tiếp tục sống và hoạt động ».

Được thành lập năm 1997, « Phong trào vì Nhân quyền » là một trong các hiệp hội bảo vệ nhân quyền lâu đời nhất và có tiếng nhất tại Nga. Hiệp hội có nhiều chi nhánh trên khắp cả nước. Từ tháng 2/2019, tổ chức này bị Tư Pháp liệt vào diện « yếu tố nước ngoài », một cách gọi bị chỉ trích mạnh mẽ.

Thuật ngữ « yếu tố nước ngoài », đưa vào luật năm 2012 được chính quyền Matxcơva dùng để chỉ những tổ chức nào có nhận tài trợ từ một nước khác và có hoạt động chính trị. Khái niệm mập mờ này cho phép chính quyền nhắm vào những nhóm đối lập chỉ trích mạnh mẽ giới cầm quyền như tổ chức phi chính phủ Memorial, hay gần đây nhất là nhà đối lập Alexei Navalny.

Bản thân ông Lev Ponomarev, 78 tuổi, tháng 12/2018 bị đi tù hai tuần chỉ vì đã kêu gọi tham gia một cuộc biểu tình không được cho phép.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191102-nga-giai-the-mot-to-chuc-bao-ve-nhan-quyen-co-uy-tin

 

ASEAN 35 – Chưa đạt thỏa thuận về Hiệp định RCEP

Các bộ trưởng từ 16 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đã không đạt được thỏa thuận về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tại cuộc họp vào hôm 1/11, theo hãng tin Kyodo.

Tuy nhiên, một số người vẫn lạc quan về khả năng đạt đồng thuận về thỏa thuận này vào cuối năm nay.

RCEP là hiệp định thương mại do Trung Quốc hậu thuẫn.

Nếu được k‎ý, đây sẽ thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, gồm 16 quốc gia, trong đó có 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).

Khu vực này chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu và chiếm gần một nửa dân số thế giới.

Tổng thống Trump không dự Thượng đỉnh Đông Á ở Bangkok

Thương chiến Trung Mỹ: ‘ASEAN chắc chắn bị ảnh hưởng’

Một quan chức cao cấp của chính phủ Nhật Bản nói với các phóng viên ở Bangkok rằng, các nhà lãnh đạo các nước tham gia RCEP sẽ đưa ra “tuyên bố chung” sau hội nghị thượng đỉnh dự kiến vào thứ Hai (4/11) tới, dù ông không cho biết thông tin chi tiết.

Một quan chức cấp cao khác nói rằng, các bộ trưởng đã đạt “tiến bộ lớn.”

Một nguồn tin thân cận với vấn đề này cũng nói với hãng tin Kyodo sau cuộc họp cấp bộ trưởng rằng, các quan chức cấp cao của 16 quốc gia dự kiến sẽ tiếp tục đàm phán vào hôm nay (2/11) nhằm có thể đưa ra tuyên bố cuối cùng về hiệp định này.

16 nước thành viên RCEP đã kết thúc đàm phán 18 trong 20 lĩnh vực, nhưng dường như vẫn chưa đồng ý về các lĩnh vực chính gồm thuế quan, thương mại dịch vụ, tiếp cận thị trường và đầu tư.

Ấn Độ đã miễn cưỡng hạ thấp các rào cản thương mại, vì nước này đã bị thâm hụt thương mại lớn và mãn tính với Trung Quốc trong nhiều năm.

Ấn Độ lo ngại rằng, thỏa thuận thương mại tự do sẽ dẫn đến việc một dòng sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp giá rẻ như điện thoại thông minh từ Trung Quốc đổ vào, khiến thâm hụt thương mại tiếp tục tăng.

Trong khi đó, Trung Quốc muốn kết thúc đàm phán RCEP càng sớm càng tốt, vì nền kinh tế nước này đang chậm lại, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ tiếp diễn.

Các cuộc thảo luận về Hiệp định này bắt đầu từ năm 2012 và đã được đẩy nhanh trong thời điểm cuộc chiến thương mại đang diễn ra.

Chủ nhà Thái Lan của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN cho biết, họ hy vọng các cuộc đàm phán về Hiệp định này sẽ hoàn tất trong năm nay. Tuy nhiên, cuộc họp báo về tiến trình đàm phán RCEP đã bị hủy vào cuối ngày hôm qua mà không có lời giải thích.

Martin Marty Natalegawa, cựu Ngoại trưởng Indonesia nói với hang tin Reuters rằng, việc hoàn tất quá trình đàm phán RCEP sẽ thành một thử nghiệm quan trọng đối với năng lực của ASEAN về khả năng quy tụ mà khối này thường nhấn mạnh.

ASEAN làm gì nếu có xung đột ở Biển Đông?

Vai trò Việt Nam ở Hội nghị Cấp cao Asean

Tuyên bố chung ASEAN nhắc đến ‘sự cố nghiêm trọng’ ở Biển Đông

Căng thẳng Mỹ-Trung phủ bóng

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 35, các nhà lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về những gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa khi nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng rằng, Hoa kỳ dường như đang lơi dần khu vực này.

Reuters cho biết, theo một dự thảo tuyên bố về hội nghị thượng đỉnh ASEAN mà hãng tin này thấy được, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về căng thẳng thương mại đang gia tăng; cũng như việc chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra.

Thương mại sẽ là chủ đề chính – các nhà ngoại giao cho biết – trong khi các vấn đề vốn vẫn căng thẳng lâu năm ở khu vực này như tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc hay tình cảnh của những người tị nạn Rohingya sẽ ít được thảo luận.

Các quốc gia Đông Nam Á đang chịu ảnh hưởng lớn của cuộc thương chiến Mỹ – Trung, với mức tăng trưởng của các quốc gia này dự kiến sẽ bị chậm lại ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm nay.

Họ cũng đang rất lo lắng về việc Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng.

Vậy nhưng, trong khi Trung Quốc cử Thủ tướng Lý Khắc Cường, thì thay vì Tổng thống Donald Trump hoặc Phó Tổng thống Mike Pence, Mỹ lại chỉ cử Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien đại diện cho nước này tại các cuộc họp.

Điều này đã khiến những người lâu nay vẫn xem Hoa Kỳ như một đối trọng an ninh với Trung Quốc thấy lo ngại.

“Hành động của Hoa Kỳ gửi đi một chỉ dấu rằng, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các hội nghị liên quan không quan trọng với họ như những gì mà các quốc gia khác lâu nay vẫn tưởng,” ông Kantathi Suphamongkhon, cựu Ngoại trưởng Thái Lan nói với Reuters.

“Các nhóm đấu tranh cho nhân quyền cho biết là, họ không hy vọng các nước Đông Nam Á sẽ làm gì nhiều để giải quyết các vấn đề như người tị nạn Rohingya, hoặc thảo luận về các vấn đề như tình trạng độc tài đang ngày càng gia tăng ở một số quốc gia thành viên. ASEAN không còn là nơi đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ và do đó, sẽ khiến Trung Quốc ngày càng trở nên độc đoán hơn… nhất là khi Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump không tỏ ra quan tâm đến chuyện này” ông Thitinan Pongsudhirak, học giả tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok, nói với Reuters.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50272850

 

Thượng Đỉnh ASEAN khai mạc:

Hồ sơ thương mại nổi cộm

Trọng NghĩaThu Hằng

Lãnh đạo 10 nước ASEAN đã chính thức khai mạc Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ 35 vào hôm nay, 02/11/2019 tại Bangkok. Một trong những chủ đề nổi cộm của hội nghị là đẩy mạnh hợp tác thương mại nhằm đối phó với tác hại từ chiến tranh thương mại giữa hai đối tác lớn của khối là Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó căng thẳng Biển Đông, đặc biệt giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng được bàn luận.

Theo đặc phái viên Thu Hằng tại Bangkok, với trọng tâm là « Thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự bền vững », trong khuôn khổ thượng đỉnh lần thứ 35, cùng với các cuộc họp liên quan, nhiều vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận như chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, kinh doanh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và giáo dục:

Đặc phái viên Thu Hằng – Bangkok:02/11/2019Nghe

Tại phiên họp toàn thể, thủ tướng Thái Lan, nước chủ tịch luân phiên, tổng kết những ưu tiên, dự án được triển khai trong năm 2019, cũng như lộ trình đối ứng giữa Tầm nhìn ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững 2030.

Có sáu thỏa thuận được thông qua tại thượng đỉnh ASEAN, liên quan đến biến đổi khí hậu, bảo vệ Trẻ em dưới mọi hình thức khai thác và lạm dụng trực tuyến, bảo vệ quyền trẻ em trong bối cảnh di dân, phát triển đối tác trong lĩnh vực giáo dục…

Ngay sau phiên khai mạc thượng đỉnh ASEAN, lãnh đạo các nước Đông Nam Á đã tham dự lễ ký kết Bản ghi nhớ Hợp tác giữa ASEAN và Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) nhằm thúc đẩy sự phát triển của bóng đá trong khu vực. Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi và chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) Gianni Infantino đã ký bản ghi nhớ. Các nhà lãnh đạo ASEAN được chủ tịch FIFA tặng áo lưu niệm được đánh số 9 và 10 (tiền đạo) cùng với tên riêng của từng người.

Trước đó, ngoại trưởng Vương quốc Bahrein, Khalid bin Ahmed bin Mohamed Al Khalifa, và ông Peter Schoof, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Liên bang Đức ở Indonesia, đã ký những Văn kiện gia nhập Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC).

Vấn đề thương mại đã được thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nêu bật vào hôm nay tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Doanh và Đầu Tư ASEAN (ABIS), khi lãnh đạo Đông Nam Á kỳ cựu này cho rằng các nước Đông Nam Á phải gắn bó chặt chẽ với nhau để đối mặt với cuộc chiến thương mại do tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động.

Theo ông Mahathir, “Chúng ta (tức là ASEAN) không muốn tham gia vào một cuộc chiến thương mại, nhưng đôi lúc, khi họ không tốt với chúng ta, thì chúng ta phải tỏ thái độ không hài lòng”.

Một dự thảo bản tuyên bố kết thúc Thượng Đỉnh ASEAN mà hãng tin Anh Reuters đọc được dự trù là các lãnh đạo Đông Nam Á sẽ bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc đối với căng thẳng thương mại đang gia tăng và tâm lý bảo hộ mậu dịch và chống toàn cầu hóa đang tồn tại”.

Một trong những hồ sơ thương mại chủ yếu của Thượng Đỉnh ASEAN lần này được cho là việc đúc kết được Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), liên kết Trung Quốc với 10 nước Đông Nam Á và Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand.

Tuy nhiên, theo Reuters, tính đến tối hôm qua, chưa có dấu hiệu nào cho thấy là đàm phán giữa các bên đã đạt kết quả mong muốn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191102-thuong-dinh-asean-khai-mac-thuong-mai-bien-dong

 

Biển Đông: Đấu khẩu Việt-Trung gay gắt

trong hậu trường ASEAN

Trọng Nghĩa

Bản dự thảo Tuyên Bố Chung Thượng Đỉnh ASEAN mà hãng AP đọc được có đoạn ghi: “Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC (Bộ Quy Tắc Ứng Xử), và hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ gây sự cố, hiểu lầm và tính toán sai lầm”.

AP trích dẫn tiết lộ của hai nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết trong một cuộc họp, phía Việt Nam đã yêu cầu đưa vào bản tuyên bố chung một cụm từ nói đến hành vi xâm lấn mới đây của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Phía Trung Quốc, thông qua đồng minh Cam Bốt, đã phản đối đề nghị này.

Cũng theo nguồn tin trên, các nhà ngoại giao Việt Nam đã đặt lại vấn đề tiến bộ của Bộ Quy Tắc Ứng Xử trong khi mà Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào vùng biển của Việt Nam.

Trong vấn đề này, theo lời một trong hai nhà ngoại giao Đông Nam Á xin giấu tên, thì một nhà ngoại giao Trung Quốc đã cho rằng ASEAN không được để cho Việt Nam phá hoại tiến trình đàm phán COC giữa toàn khối Đông Nam Á với Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20191102-bien-dong-dau-khau-viet-trung-gay-gat-hau-truong

 

Hồng Kông:

Người biểu tình tấn công trụ sở Tân Hoa Xã

Trọng Nghĩa

Bất chấp lệnh cấm của cảnh sát, hàng ngàn người biểu tình Hồng Kông, đeo mặt nạ đen, đã xuống đường tuần hành vào khu phố mua sắm trung tâm của Hồng Kông. Lần đầu tiên từ ngày phong trào phản kháng bùng lên đến nay, người biểu tình đã tấn công vào văn phòng của Tân Hoa Xã tại Hồng Kông, đập vỡ các cửa sổ và cửa ra vào.

Theo hãng tin Mỹ AP, hình ảnh trên truyền hình Hồng Kông cho thấy cảnh trụ sở Tân Hoa Xã sau khi bị tấn công, có cả cảnh lửa cháy tại sảnh của văn phòng hãng thông tấn Trung Quốc tại khu phố Wan Chai, cảnh cửa sổ bị vỡ toang, tường vách bị vẽ nguệch ngoạc. Không rõ là lúc bị tấn công, cơ sở này có người bên trong hay không.

Trong thời gian gần đây, người biểu tình Hồng Kông bắt đầu nhắm mục tiêu vào các ngân hàng và các doanh nghiệp được cho là có liên quan đến Hoa Lục.

Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, thoạt đầu, đám đông biểu tình đã đổ về khu vực Causeway Bay, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ dân chủ. Đồng thời, một đám đông lớn khác cũng tập hợp tại Công viên Victoria gần đó.

Cảnh sát chống bạo động đã tiến hành lục soát và lên tiếng cảnh báo người biểu tình về tính chất phạm pháp khi vi phạm lệnh cấm đeo mặt nạ của chính quyền.

Để đối phó với đoàn biểu tình cảnh sát Hồng Kông đã dùng đến lựu đạn cay, xe vòi rồng, trong lúc phía biểu tình, nhiều người đã lập rào cản trên đường phố rồi phóng hỏa, một số trạm metro cũng bị phá hoại.

Theo hãng tin Anh Reuters, tình trạng bạo động nhân những cuộc biểu tình hôm nay có thể được liệt vào diện dữ dội nhất trong thời gian gần đây.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191102-hong-kong-nguoi-bieu-tinh-tan-cong-tru-so-tan-hoa-xa

 

Làm tổn thương nền dân chủ Đài Loan,

du khách TQ bị trục xuất

Đài Loan đã trục xuất người du khách Trung Quốc thứ hai trong tháng, vì hành động xé áp phích ủng hộ Hồng Kông trên bức tường Lennon.

Doanh nhân họ Hu, đã bị trục xuất khỏi Đài Loan vào tối thứ Hai (28/10) và bị cấm không cho nhập cảnh vào Đài Loan trong năm năm. Hôm Chủ nhật, các công tố viên đã phát hiện Hu làm “hư hại tài sản công”, gỡ các áp phích trên bức tường Lennon, tại một đường hầm ở Đài Trung, Cục quản lý xuất nhập cảnh Đài Loan thông tin hôm thứ Ba (29/10). Hu cũng bị phạt 30.000 Đài tệ (tương đương với 980 USD).

Những bức tường Lennon đầy màu sắc – cũng như ở Hồng Kông – đã xuất hiện trên khắp Đài Loan, trên đó có những mẩu giấy và áp phích ủng hộ cuộc biểu tình đã kéo dài bốn tháng ở Hồng Kông. Nhưng trước những bức tường này, cũng là nơi xảy ra đụng độ giữa những người ủng hộ và những người phản đối biểu tình.

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, bùng lên từ dự luật dẫn độ, cho phép di chuyển các nghi phạm hình sự sang đại lục để xét xử dưới một hệ thống pháp lý không minh bạch. Các cuộc biểu tình cũng kêu gọi quyền bầu cử phổ thông và yêu cầu làm rõ trách nhiệm về sự tàn bạo của cảnh sát.

Một du khách khác đến từ đại lục, tên là Li Shaodong, cũng đã bị trục xuất khỏi Đài Loan vào ngày 9/10 vì gỡ các áp phích ủng hộ biểu tình khỏi bức tường Lennon ở Đại học Quốc gia Đài Loan ở Đài Bắc.

Video do Cục quản lý xuất nhập cảnh công bố hôm thứ Hai cho thấy doanh nhân họ Hu, đeo khẩu trang và mặc áo trùm đầu, đã bị nhân viên hải quan hộ tống ra khỏi địa phận Đài Loan. Bộ này cho biết trong một tuyên bố, “bất cứ ai hành động bất hợp pháp hoặc vi phạm các quy định”, sẽ bị chế tài bởi pháp luật, bao gồm hạn chế xuất nhập cảnh và bị trục xuất.

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã trở thành tin tức nóng ở Đài Loan, thu hút sự chút ý và ủng hộ rộng rãi khi nhiều người nhìn thấy sự tương đồng giữa số phận của Đài Loan và Hồng Kông, trong việc duy trì một nền dân chủ và tự do.

Denis Chen, chủ sở hữu của Match Cafe ở Đài Trung, đã viết trên trang Facebook của mình vào Chủ nhật rằng, ông đã hỗ trợ chính quyền, cung cấp các bằng chứng cho cảnh sát, sớm xử lý vụ việc của Hu.

“Nguyên tắc của chúng tôi rất đơn giản – làm hỏng các áp phích quảng cáo là một vấn đề nhỏ, nhưng làm tổn thương nền dân chủ của Đài Loan là một vấn đề lớn”, Denis Chen nói. “Nếu bạn lấy một mẩu giấy từ bức tường Lennon, chúng tôi sẽ dán thêm 100 mẩu nữa, vì những người ở Đài Trung chúng tôi rất quan tâm đến các cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông. Sử dụng bạo lực, làm tổn thương tự do ngôn luận, bất chấp việc Đài Loan là một quốc gia có luật pháp, thì loại hành vi này không thể dung thứ được”.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31217-lam-ton-thuong-nen-dan-chu-dai-loan-du-khach-tq-bi-truc-xuat.html

 

Lý do thực sự khiến TQ ngày càng ‘mạnh tay’

Bất kỳ quốc gia nào từng tích lũy nợ, suy giảm năng suất hoặc già hóa dân số ở mức gần với tình trạng của Trung Quốc hiện nay đều mất ít nhất một thập kỷ tăng trưởng kinh tế hầu như bằng 0.

Câu chuyện địa chính trị định hình thời đại của chúng ta ngày nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh trải khắp toàn cầu. Hải quân Trung Quốc điều lực lượng khắp các tuyến đường biển lớn.

Theo tạp chí Foreign Affairs, các động thái ngày càng quả quyết của Bắc Kinh mới nhìn qua tưởng như biểu hiện của sức mạnh và tham vọng ngày càng lớn. Song, chúng thực tế lại phản ánh sự bất an, lo lắng của Trung Quốc khi chứng kiến giai đoạn suy giảm phát triển kinh tế kéo dài đầu tiên trong một thế hệ qua và hiện vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Các điều kiện kinh tế của Trung Quốc liên tục xấu đi kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của nước này đã giảm một nửa và nhiều khả năng sẽ giảm sâu hơn trong những năm tới khi các ảnh hưởng của nợ nần, chủ nghĩa bảo hộ, sự cạn kiệt tài nguyên cũng như tình trạng già hóa dân số nhanh chóng bắt đầu phát tác.

Các khó khăn kinh tế sẽ khiến Trung Quốc trở thành một đối thủ ít khả năng cạnh tranh hơn về dài hạn nhưng lại là mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ ngày nay. Khi các cường quốc đang lên phải hứng chịu sự giảm tốc phát triển như vậy trong quá khứ, họ trở nên “mạnh tay” hơn. Trung Quốc dường như đang tiến theo con đường đó.

Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Tháng 3/2007, thời kỳ đỉnh cao của sự bùng nổ phát triển kinh tế kéo dài nhiều năm, Thủ tướng Trung Quốc khi đó Ôn Gia Bảo đã có một cuộc họp báo ảm đạm khác thường. Ông Ôn Gia Bảo cảnh báo, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đã trở nên “không ổn định, không cân bằng, thiếu sự đồng bộ và không bền vững”.

Cảnh báo dường như đã tiên lượng chính xác những gì sắp đến. Trong những năm sau đó, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính thức của Trung Quốc đã giảm từ 15% xuống còn 6%, chậm nhất trong vòng 30 năm. Nền kinh tế của nước này đang trải qua giai đoạn giảm tốc dài nhất trong thời kỳ hậu Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Tốc độ tăng trưởng 6% vẫn có thể được coi là ngoạn mục nếu đem so với nền kinh tế Mỹ vẫn còn loay hoay mắc kẹt với tỉ lệ chỉ khoảng 2%. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế tin rằng tốc độ tăng trưởng thật sự của Trung Quốc chỉ bằng gần một nửa con số công bố chính thức.

Hơn thế nữa, tăng trưởng GDP không nhất thiết khiến đất nước trở nên giàu có hơn. Nếu một quốc gia chi hàng tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng, GDP của nước đó sẽ tăng lên. Song, nếu những dự án như vậy không tạo được cầu nối đến đâu thì khối tài sản của đất nước đó sẽ không thay đổi hoặc thậm chí là suy giảm.

Để tích lũy của cải, một quốc gia cần tăng năng suất của họ, một biện pháp thực sự đã giảm ở Trung Quốc trong thập kỷ qua. Trên thực tế, mọi tăng trưởng GDP của Trung Quốc đều bắt nguồn từ việc chính phủ bơm vốn vào nền kinh tế. Một số nhà kinh tế lập luận, nếu trừ đi phần chi tiêu kích thích tăng trưởng của chính phủ, nền kinh tế Trung Quốc có thể không tăng trưởng chút nào.

Các dấu hiệu tăng trưởng không hiệu quả rất dễ phát hiện. Trung Quốc đã xây dựng hơn 50 “thành phố ma”, những khu đô thị rộng lớn với các văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại và sân bay trống rỗng. Trên khắp cả nước, hơn 20% các ngôi nhà vẫn để trống. Công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp quan trọng lên tới 30%: các nhà máy không hoạt động và hàng hóa thối rữa trong các nhà kho.

Lý do thực sự khiến TQ ngày càng ‘mạnh tay’

Tổng thiệt hại từ tất cả những lãng phí như trên rất khó kiểm đếm, nhưng chính phủ Trung Quốc ước tính rằng họ đã chi ít nhất 6 ngàn tỷ USD vào “các đầu tư kém hiệu quả” trong giai đoạn 2009 -2014. Xét về số liệu tuyệt đối, nợ của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm trở lại đây và hiện vượt quá 300% GDP của nước này. Không có quốc gia lớn nào từng tạo ra khoản nợ “khủng” nhanh đến như vậy trong thời bình.

Nghiêm trọng hơn, các tài sản từng thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc đi lên đang nhanh chóng biến thành các món nợ phải trả. Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, Trung Quốc đã mở rộng khả năng tiếp cận công nghệ và các thị trường nước ngoài. Nước này gần như tự cung tự cấp về lương thực, nước và các nguồn năng lượng, cũng như có được cơ cấu nhân khẩu học tuyệt vời nhất lịch sử, với tỉ lệ công dân từ 65 tuổi trở lên so với người trưởng thành trong độ tuổi lao động là 1/8.

Hiện tại, Trung Quốc đang mất dần sự tiếp cận công nghệ và các thị trường nước ngoài. Nước trở nên trở nên khan hiếm. Trung Quốc đang nhập khẩu lương thực và năng lượng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác do suy giảm nguồn tài nguyên tự nhiên của đất nước. Do chính sách một con, Trung Quốc cũng sắp trải qua cuộc khủng hoảng lão hóa dân số tồi tệ nhất lịch sử khi họ dự kiến sẽ mất 200 triệu người lao động và người tiêu dùng trẻ trong khi tăng thêm 300 triệu người cao niên trong 3 thập niên tới.

Bất kỳ quốc gia nào từng tích lũy nợ, suy giảm năng suất hoặc già hóa dân số ở mức gần với tình trạng của Trung Quốc hiện nay đều mất ít nhất một thập kỷ tăng trưởng kinh tế hầu như bằng 0. Trung Quốc sẽ đối phó với sự suy thoái sắp tới như thế nào?

Các tiền lệ lịch sử

Giới quan sát chỉ ra rằng khi các cường quốc đang phát triển nhanh chóng cạn kiệt động lực kinh tế, họ thường trở nên gai góc hơn. Giới lãnh đạo những nước này sẽ sốt sắng tìm kiếm các cách thức khôi phục sự tăng trưởng ổn định. Lịch sử cho thấy vô số tiền lệ. Trong hơn 150 năm qua, gần 12 cường quốc trên thế giới từng trải qua thời kỳ phát triển kinh tế nhanh chóng và tiếp sau đó là sự suy thoái kéo dài. Không nước nào trong số này lặng lẽ chấp nhận điều đó.

Khi Mỹ sụt giảm mạnh sự tăng trưởng vào cuối thế kỷ 19, Washington đã đối phó bằng cách dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình của người lao động trong nước, đồng thời bơm mạnh đầu tư và xuất khẩu sang Mỹ Latinh và Đông Á, sáp nhập lãnh thổ ở đó và xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu để bảo vệ các tài sản xa xôi.

Nhật Bản và Đức cũng hứng chịu khủng hoảng kinh tế trong những năm giữa thế chiến. Cả hai đã chuyển sang chế độ độc tài và tiếp tục hung hăng chiếm đoạt các tài nguyên cũng như đè bẹp các đối thủ nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra ở đây không phải liệu một cường quốc đang gặp khó khăn có mở rộng ra nước ngoài hay không, mà là sự mở rộng ấy sẽ diễn ra dưới dạng thức thế nào. Câu trả lời phụ thuộc một phần vào cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu, vào độ mở của các thị trường nước ngoài cũng như độ an toàn của các tuyến giao thương quốc tế.

Nếu hoàn cảnh cho phép, một cường quốc đang giảm tốc phát triển có thể khôi phục đà tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư và thương mại hòa bình, như Nhật Bản đã cố gắng làm sau khi hết phép màu kinh tế hậu chiến tranh vào những thập niên 1970. Song, nếu con đường đó bị đóng lại, cường quốc có thể phải thúc đẩy xâm nhập vào các thị trường nước ngoài hoặc dùng sức mạnh giành lấy các nguồn lực quan trọng như Nhật Bản đã làm trong những năm 1930.

Nền kinh tế toàn cầu ngày nay cởi mở hơn so với các thời đại trước, nhưng sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ trên toàn cầu cùng cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ ngày càng đe dọa Trung Quốc tiếp cận các thị trường và tài nguyên nước ngoài. Với lí do chính đáng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại kỷ nguyên “siêu toàn cầu hóa” (hyperglobalization) giúp nước này trỗi dậy đã kết thúc.

Cấu trúc nền kinh tế bên trong một quốc gia cũng sẽ góp phần định hình phản ứng của nước đó trước sự suy thoái. Chính phủ Trung Quốc đang nắm trong tay nhiều doanh nghiệp lớn của đất nước và những doanh nghiệp này tác động đáng kể đến chính sách. Vì lí do đó, Bắc Kinh sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ các công ty khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài và giúp họ chinh phục các thị trường ngoài nước khi lợi nhuận trong nước cạn kiệt.

Rắc rối phía trước

Các hành vi gần đây của Trung Quốc là phản ứng kiểu kinh điển trước sự bất ổn kinh tế. Hồi những năm 1990 và những năm đầu của thế kỷ này, khi nền kinh tế của đất nước phát triển bùng nổ, Trung Quốc tuyên bố với thế giới về “sự trỗi dậy hòa bình” của họ thông qua hội nhập kinh tế và các quan hệ ngoại giao thân thiện. Song, tình hình hiện nay đã khác.

Chính phủ đã tăng gấp đôi chi tiêu an ninh trong nước trong thập kỷ qua. Bắc Kinh đổ lỗi các bất ổn, chẳng hạn như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 2015 và các cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2019 cho sự can thiệp của phương Tây.

Trung Quốc đã vươn dài cánh tay của mình ra nước ngoài trong suốt thời kỳ này, tăng gấp 3 lần đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng gấp 5 lần cho vay nước ngoài trong một nỗ lực đầy tham vọng nhằm giành lấy các thị trường và nguồn lực cho các công ty Trung Quốc. Về mặt quân sự, trong một thập kỷ qua, Bắc Kinh cũng đưa vào biên chế hoạt động số tàu chiến còn nhiều hơn tổng số chiến hạm của toàn bộ lực lượng Hải quân Anh.

Nhà chức trách Trung Quốc cũng điều hàng trăm tàu thuyền và máy bay hoạt động tấp nập tại các tuyến đường biển quan trọng ở châu Á. Họ cũng cho xây dựng bất hợp pháp các tiền đồn quân sự trên Biển Đông và thường xuyên sử dụng các biện pháp trừng phạt trong các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

Nếu tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục suy giảm hơn nữa trong những năm tới, Bắc Kinh có thể tăng gấp đôi những gì đã làm trong thập kỷ qua.

Nhà phân tích Michael Beckley cho rằng, Mỹ rõ ràng đã cảm thấy mối đe dọa từ một nước Trung Quốc bất an. Theo ông, khi phép màu kinh tế của Trung Quốc chấm dứt và “giấc mơ Trung Hoa” gặp nhiều thách thức, Washington cần ngăn chặn sự bùng phát giận dữ của Bắc Kinh thông qua kết hợp cẩn thận các biện pháp răn đe, trấn an và giảm thiểu tổn thất. Cách này có vẻ không hấp dẫn nhưng được tin là khôn ngoan và hiệu quả hơn so với các lựa chọn khác.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/31216-li-do-thuc-su-khien-tq-ngay-cang-manh-tay.html

 

Làn sóng người Trung Quốc sang làm nông ở Nga

Công ty Trung Quốc đưa công nhân của họ sang làm nông ở Nga

BBC thăm trang trại của Nga và tìm hiểu câu chuyện rằng hàng vạn hectare đất ở vùng Viễn Đông nay cho nhà nông Trung Quốc thuê để canh tác.

Andrei Zakharov và Anastasia Napalkova của BBC News Tiếng Nga đã đến nông trại Mayak, làng Maksimovka, vùng Amur để gặp các nhà nông Trung Quốc.

Số liệu của Nga cho hay ít nhất 352 nghìn hectare đất nông nghiệp của Nga đã được giao cho các công ty và cá nhân Trung Quốc thuê.

Theo nghiên cứu của BBC, nhà nông Trung Quốc có mặt ở 40% các khu vực nông nghiệp tại Viễn Đông, và tập trung đông nhất ở khu tự trị Do Thái Birobidzhan.

Thống đốc vùng này Alexander Levintal trên thực tế, nhiều khu đất do công ty Nga đứng ra thuê lại do công dân Trung Quốc quản lý.

“Hầu như tất cả các đất hợp tác xã, nông trường trước đây, nay trao cho người Trung Quốc,” theo chủ tịch hội nông dân ở khu tự trị Do Thái, Alexander Larik.

Đất nông nghiệp Nga cho các doanh nghiệp TQ thuê ở vùng Viễn Đông

Câu chuyện điển hình, theo các phóng viên người Nga của BBC là ông Xin Jie.

Lấy tên Nga là Dima, ông thuê cả công nhân Trung Quốc và Nga.

Sang Nga từ thập niên 1990, ‘Dima người TQ’ đã thuê 2500 hectares để trồng đậu nành.

Nay ông bỏ tiền xây cả trường mẫu giáo và cử xe ủi đi giúp các làng xa dọn tuyết vào mùa đông.

Lo ngại người TQ

Nhưng nhiều người Nga không thích dòng người Trung Quốc sang nước họ.

Hơn 1/3 người Nga được hỏi coi chính sách về Nga của Trung Quốc là “mang tính xâm chiếm”, theo số liệu điều tra năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Đa số công nhân Trung Quốc sang Nga làm theo vụ mùa mà không định cư hẳn

Gần một nửa nói Trung Quốc đang đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga, và một phần ba tin rằng Trung Quốc đang đe dọa sự phát triển của kinh tế Nga.

Bị Phương Tây bao vây kinh tế, nước Nga của ông Vladimir Putin nay càng nghiêng về hợp tác với Trung Quốc thời Tập Cận Bình.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-50265817

 

Điều kiện hợp tác dầu khí của Philippines với TQ là gì?

Phó Tổng thống Philippines tuyên bố, Trung Quốc phải công nhận chủ quyền của Manila trên Biển Đông trước khi khai thác chung.

Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo hôm 28/10 nói rằng Bắc Kinh phải công nhận chủ quyền của Philippines trên Biển Đông trước khi hai bên có thể khai thác dầu khí chung.

“Đối với tôi, tiền đề cho việc thỏa thuận với Trung Quốc là việc nước này phải thừa nhận quyền chủ quyền và chủ quyền của chúng tôi trong các khu vực sẽ khai thác chung” – bà Robredo nói.

Philippines và Trung Quốc hồi tháng 8 đồng ý thành lập các nhóm làm việc để khai thác các thỏa thuận thương mại dầu khí ở Biển Đông.

Bà Robredo nhắc đến chiến thắng mang tính bước ngoặt của Philippines trước Tòa án Trọng tài Thường trực ở Hague, phán quyết chống lại các yêu sách lịch sử phi pháp của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông năm 2016.

Philippines và Trung Quốc ký một bản ghi nhớ thỏa thuận về thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Manila vào tháng 11/2018.

Đây không phải là lần đầu tiên Phó Tổng thống Robredo chỉ trích chính quyền ông Duterte nhân nhượng trong vấn đề Biển Đông để đổi lấy thỏa thuận khai thác chung với Bắc Kinh.

Hồi tháng 9, bà Robredo công khai tuyên bố việc Tổng thống Duterte có ý định gác phán quyết Biển Đông sang một bên để đổi lấy thỏa thuận khai thác dầu khí với Bắc Kinh là đáng thất vọng và cực kỳ vô trách nhiệm. “Tham gia vào bất cứ thỏa thuận nào không nên trả giá bằng việc duy trì các quyền của chúng ta đối với Biển Đông. Đảm bảo tương lai tốt đẹp cho thế hệ sau là một trong những trọng trách quan trọng và khó khăn nhất của bất cứ chính quyền nào”.

Bà nói việc bán tương lai để lấy một thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc là một cách đáng xấu hổ để từ bỏ trách nhiệm đó.

Không chỉ bà Robredo, nhiều chính trị gia và dư luận Philippines cũng phản đối gay gắt ý định gác phán quyết Biển Đông đổi lấy thỏa thuận khai thác chung với Bắc Kinh của chính quyền ông Duterte.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. lên tiếng khẳng định phán quyết của Tòa Trọng tài là vượt lên trên thỏa hiệp giữa ông Duterte và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, do đó không thể gạt phán quyết sang một bên. Tương tự, hồi đầu tháng 9 Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio cũng khẳng định Tổng thống Philippines không có thẩm quyền quyết định phán quyết của tòa bị bãi bỏ, bị đảo ngược hoặc bị phủ quyết

http://biendong.net/goc-nhin-moi/31212-dieu-kien-hop-tac-dau-khi-cua-philippines-voi-tq-la-gi.html