Tin khắp nơi – 02/11/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 02/11/2018

TT Trump ‘gặp, ăn tối’ với ông Tập

sau hội nghị G20 ở Argentina

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngỏ ý mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ăn tối vào ngày 1/12 tại Buenos Aires sau hội nghị thượng đỉnh G20, Bắc Kinh tạm thời đã nhận lời, những người nắm thông tin về sự dàn xếp này cho tờ South China Morning Post biết.

Cách đây hai tuần, South China Morning Post đưa tin rằng hai ông Trump và Tập đã đồng ý gặp nhau vào ngày 29/11, một ngày trước khi hội nghị chính thức khai mạc, nhưng cuộc họp đã được lên lịch lại và nâng cấp thành “họp kết hợp với ăn tối” theo đề nghị của ông Trump, các nguồn tin cho hay. Họ không muốn nêu danh tính vì thông tin này vẫn thuộc diện “mật”.

Hiện vẫn chưa rõ những vấn đề cụ thể nào sẽ được đưa vào chương trình nghị sự.

Hai nhà lãnh đạo đã điện đàm hôm 1/11, chính thức đồng ý gặp nhau tại Argentina và đặt nền tảng cho các cuộc thảo luận thêm về thương mại và Triều Tiên.

Ông Trump cho biết qua Twitter rằng ông đã có một “cuộc trò chuyện dài và tốt đẹp” với ông Tập, và nói thêm là: “Chúng tôi đã nói về nhiều chủ đề, nhấn mạnh đến thương mại. Những cuộc thảo luận này đang tiến triển tốt đẹp với việc các cuộc họp được lên kế hoạch tại G20 ở Argentina. Cũng đã có cuộc thảo luận tốt về Triều Tiên!”

Theo Tân Hoa Xã, ông Tập nói với ông Trump rằng “cả hai chúng ta đều có ý định tốt để quan hệ Trung-Mỹ phát triển lành mạnh và ổn định, và vì tăng trưởng hợp tác thương mại Trung-Mỹ, và chúng ta cần nỗ lực biến những ý định này thành hiện thực”.

Cố vấn kinh tế của ông Trump, ông Larry Kudlow, nói hôm 1/11 rằng cuộc họp thượng đỉnh giữa hai ông Trump và Tập sẽ có tầm mức lớn hơn là một cuộc họp bên lề và có thể bao gồm một bữa ăn tối trang trọng, theo The Hill, một hãng tin ở Washington.

Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ là cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong khoảng một năm và có thể giúp giảm căng thẳng giữa hai bên sau một loạt các đụng độ về các vấn đề như Biển Đông, Đài Loan và Tân Cương.

Các chỉ số chứng khoán châu Á đã tăng vào sáng 2/11 sau khi có tin tức về cuộc điện đàm của hai ông Trump và Tập trong bối cảnh có những hy vọng về một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại.

Trong phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,7%, mức tăng của một ngày lớn nhất trong vòng một năm; trong khi đó, chỉ số Composite Thượng Hải tăng 2% và chỉ số Composite Thâm Quyến tăng 2,5%.

(South Morning Morning Post, Politico)

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-du-kien-gap-an-toi-voi-ong-tap-sau-hoi-nghi-g20-o-argentina/4639962.html

 

Mỹ-Trung lạc quan về thương mại song phương

Lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 1/11 cùng bày tỏ lạc quan về việc giải quyết cuộc tranh chấp thương mại trước khi đôi bên gặp nhau bên lề cuộc họp tại Argentina cuối tháng này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng các cuộc thảo luận thương mại với Trung Quốc đang diễn tiến tốt đẹp và rằng ông định gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20 sau khi đôi bên đã có cuộc điện đàm ‘rất tuyệt.’

Chủ tịch Tập nói ông hy vọng đôi bên có thể phát huy quan hệ lành mạnh vững chãi và rằng ông sẵn lòng gặp ông Trump tại Argentina. Sau cuộc điện đàm giữa ông Tập với ông Trump, truyền thông Trung Quốc dẫn lời Chủ tịch Tập nói rằng đôi bên đều hy vọng mở rộng hợp tác thương mại song phương.

Cùng ngày 1/11, Bộ Tư pháp Mỹ truy tố hai công ty đặt trụ sở tại Trung Quốc và Đài Loan cùng 3 cá nhân về tội âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ công ty sản xuất chất bán dẫn Micron Technology của Mỹ liên hệ tới công trình nghiên cứu và phát triển các thiết bị lưu trữ bộ nhớ.

Cáo trạng của công ty United Microelectronics Corp ở Đài Loan và công ty quốc doanh Trung Quốc Fujian Jinhua Integrated Circuit cùng 3 cá nhân từng làm việc cho một bộ phận trong công ty Micron đánh dấu vụ án thứ tư kể từ tháng 9 tới nay của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trong chiến dịch trấn áp gián điệp thương mại Trung Quốc nhắm vào công ty Mỹ.

Đây là hành động mới nhất trong danh sách dài các hoạt động chống lại điều mà chính quyền Trump gọi là sự gian lận của Trung Quốc thông qua việc đánh cắp sở hữu trí tuệ, bao cấp cho các doanh nghiệp một cách phi pháp và những luật lệ gây tổn hại cho doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn với Trung Quốc.

Bắc Kinh chưa lên tiếng phản hồi về việc này.

https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-lac-quan-ve-thuong-mai-song-phuong-/4639127.html

 

Thế hệ quan chức mới tại Mỹ

không còn kiên nhẫn với Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Với những đòn tấn công dồn dập và hầu như là toàn diện nhắm vào Trung Quốc trong thời gian gần đây, Washington ngày càng bộc lộ quan điểm cứng rắn đối với Bắc Kinh. Nhiều quan sát viên đã xem đấy là một điều bình thường vì tại Mỹ, cũng như ở nhiều nước khác, “đánh vào Trung Quốc” (tiếng Anh gọi là China bashing), là một chiêu bài ăn khách trong những cuộc vận động tranh cử, mà Hoa Kỳ lại đang sắp bầu cử giữa kỳ.

Tuy nhiên, trong một bài phân tích đăng trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 10 tháng 10, 2018, một chuyên gia Mỹ về Trung Quốc đã cho rằng chính sách quyết liệt của Washington đối với Bắc Kinh bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa và bền vững hơn : Đó là sự xuất hiện của một thế hệ quan chức mới trong chính quyền Mỹ, có quan điểm phê phán hơn thế hệ đàn anh về các hành động của Trung Quốc trong một thập niên qua, bị cho là thể hiện tham vọng muốn lật đổ Hoa Kỳ.

Trong bài phân tích mang tựa đề rất dài: « Tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thương mại, Đài Loan và Biển Đông được thế hệ mới tại Washington thúc đẩy như thế nào – How US-China disputes on trade, Taiwan and the South China Sea are driven by Washington’s new generation », chuyên gia Douglas H. Paal, giám đốc chương trình châu Á thuộc trung tâm nghiên cứu Mỹ Carnegie Endowment for International Peace đã giải thích rằng : So với các đàn anh, đàn chị đã về hưu, lớp quan chức lên thay thế trong chính quyền Mỹ hiện nay có thái độ kiên quyết hơn rất nhiều trước các động thái thâu tóm quyền lực của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tham vọng lãnh thổ của ông.

Chính Trung Quốc đã gây nên căng thẳng Mỹ-Trung

Theo chuyên gia Douglas Paal, ngay khi chiến tranh thương mại bắt đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhiều nhà bình luận phương Tây đã cho rằng Bắc Kinh chỉ có thể đổ lỗi cho chính mình về vô số các căng thẳng với Mỹ trong kinh tế và các lãnh vực khác.

Thái độ độc đoán trong nước, và hung hăng ở ngoài nước của Trung Quốc đã khiến cho những người Mỹ chủ trương lôi kéo và giúp Trung Quốc hội nhập vào thế giới bị mất uy tín, đồng thời nâng cao vị thế của phái ủng hộ một cuộc chiến tranh lạnh mới trên phạm vi chính trị rộng lớn.

Trong thời gian qua, trong chính quyền Mỹ, lớp quan chức còn ủng hộ chủ trương lôi kéo Trung Quốc đã dần dần về hưu, nhường chỗ cho giới sẵn sàng hành động để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh. Đối với chuyên gia Paal, đây là một quá trình chuyển đổi thế hệ quan trọng mà ít ai chú ý.

Trong mọi cơ quan của chính phủ Mỹ, không phân biệt đảng phái, những người có kinh nghiệm về Trung Quốc thời tiền cải cách đều đã nghỉ hưu và được thay thế bằng nhiều quan chức trẻ hơn, không có kinh nghiệm cá nhân về “ba thông cáo chung” vốn là nền tảng của quan hệ Mỹ-Trung. Thế hệ mới này không hề chứng kiến cách tiếp cận “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình trong lãnh vực đối ngoại. Họ chưa từng thấy cách người dân Trung Quốc thoát khỏi những hành vi quá đáng của Cách Mạng Văn Hóa ra sao.

Thế hệ quan chức mới ở Mỹ chỉ biết một Trung Quốc hung hăng

Đa số các quan chức Mỹ đang tại chức chỉ mới làm việc về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc trong khoảng 10 năm gần đây hoặc ít hơn. Trung Quốc mà họ biết bắt đầu với Thế Vận Hội Bắc Kinh hoành tráng vào năm 2008, chứ không phải là với chuyến đi táo bạo của Nixon để thiết lập quan hệ với một quốc gia còn nghèo khổ, lạc hậu. Bối cảnh địa chính trị không phải là thời cố tổng thống Nixon, khi Mỹ phải tìm cách chống lại Liên Xô và rút chân ra khỏi Việt Nam, mà là của một nước Trung Quốc đang vươn lên với tham vọng định hình lại châu Á, đánh bật Mỹ ra khỏi khu vực.

Trải nghiệm của thế hệ quan chức mới này trong 10 năm qua bao gồm những lời hứa bị nuốt về cải cách kinh tế tiếp tục ở Trung Quốc, những lời khiếu nại ngày càng nhiều từ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ về việc họ bị gạt ra bên ngoài thị trường Trung Quốc, trong lúc tài sản trí tuệ của họ bị Bắc Kinh đánh cắp. Các liên minh doanh nghiệp lâu đời vốn liên tục vận động chính quyền và Quốc Hội Mỹ có quan hệ tích cực với Bắc Kinh trong nhiều thập niên, đã bị rệu rã, nhường chỗ cho những giới phê phán Trung Quốc mạnh mẽ hơn.

Thế hệ hiện tại của các quan chức Mỹ đã nhìn thấy hồ sơ của mình tại Cơ Quan Quản Lý Nhân Sự (Office of Personnel Management) bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp vào năm 2015. Đối với họ, ngăn chặn hiểm họa từ Trung Quốc đã trở thành một vấn đề cá nhân, cụ thể.

Dung túng Bình Nhưỡng, chà đạp luật quốc tế ở Biển Đông, bức ép Đài Loan

Trong lãnh vực đối ngoại, theo chuyên gia Douglas Paal, thế hệ quan chức chính phủ mới tại Mỹ cũng có cái nhìn phê phán đối với cách làm của Trung Quốc, từ vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cho đến Biển Đông hay Đài Loan.

Họ đã thấy việc Bắc Kinh dung dưỡng Bình Nhưỡng trong nhiều năm bất chấp việc Bắc Triều Tiên theo đuổi việc chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Họ cũng thấy là khi Mỹ và Hàn Quốc trả lời bằng cách lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa, Trung Quốc đã phản pháo bằng quyết định trừng phạt Seoul chỉ vì một hành động tự vệ.

Bắc Kinh hô hào tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng chỉ khi nào luật quốc tế phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Bắc Kinh ủng hộ Luật Biển, nhưng đã phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài khi phán quyết này vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Quân đội Trung Quốc đã xây dựng căn cứ trên những hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa, nhưng khẳng định rằng không phải vì mục đích quân sự.

Thế hệ mới ở Mỹ cũng đã thấy một Sáng Kiến ​​Một Vành Đai Một Con Đường, về danh nghĩa thì làm điều tốt, nhưng lại có dấu hiệu tác hại đến nền tài chính của các nước dễ bị tổn thương. Thế hệ này nghi ngờ rằng các dự án cơ sở hạ tầng trong Một Vành Đai, Một Con Đường chỉ nhằm phục vụ cho tham vọng địa chính trị của Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đang bóp nghẹt một Đài Loan đang có một nền dân chủ sôi động, về ngoại giao và quân sự. Trong thập kỷ vừa qua, ở Trung Quốc không thấy ai lặp lại các đề xuất trước đó, đồng ý cho Đài Loan tự trị khi thống nhất với Trung Quốc, và cam kết không triển khai quân đội tại Đài Loan. Những gì xẩy ra tại Hồng Kông trong 10 năm qua đã là tấm gương về việc Trung Quốc đã đổi thái độ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181102-the-he-quan-chuc-moi-tai-my-khong-con-kien-nhan-voi-trung-quoc

 

Bà Heather Nauert có thể

làm đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert là một trong các ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét để đề cử cho vị trí đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc, theo hai nguồn tin nắm trực tiếp về vấn đề. Bà Nauert đã gặp ông Trump hôm 29/10, theo một quan chức Nhà Trắng và quan chức Bộ Ngoại giao.

Bà Nauert đã từng được Nhà Trắng lựa chọn cho công việc hiện nay của bà, chức vụ mà bà đã nắm giữ từ tháng Tư năm 2017. Trước đó, bà từng là người dẫn chương trình của Fox News và bắt đầu sự nghiệp là phóng viên cho kênh ABC News.

Bà nằm trong danh sách những ứng cử viên tiềm năng đang được xem xét để thay thế Nikki Haley. Hai đại sứ nổi bật cũng đang đã vào được danh sách đã chọn lọc: Đại sứ Mỹ tại Pháp Jamie McCourt và Đại sứ Mỹ tại Canada Kelly Knight Craft.

Bloomberg là hãng tin đầu tiên đưa tin bà Nauert đã gặp ông Trump về khả năng làm việc tại Liên Hiệp Quốc. Bà Nauert không kinh nghiệm ngoại giao sâu rộng hay nền tảng làm việc cho chính phủ ngoại trừ thời gian bà làm việc cho Bộ Ngoại giao.

Gia đình của Nauert ở New York khi bà chuyển đến Washington, D.C. để làm việc cho Bộ Ngoại giao, cho nên nếu làm việc ở Liên Hiệp Quốc có nghĩa là bà có thể chuyển về nhà để đoàn tụ với gia đình.

Ngoài ra cũng có những thảo luận chuyển bà đến Nhà Trắng để giữ một vị trí trong nhóm truyền thông.

https://www.voatiengviet.com/a/b%C3%A0-heather-nauert-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%A0m-%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-m%E1%BB%B9-t%E1%BA%A1i-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c/4639135.html

 

Tái lập trừng phạt Iran,

đâu là đích cuối của chính quyền Trump

Anh Vũ

Sáu tháng sau khi tổng thống Donald Trump tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, bắt đầu từ rạng sáng ngày 5/11 tới, đợt trừng phạt cuối cùng và cũng khắc nghiệt nhất của Mỹ đối với Teheran chính thức có hiệu lực trở lại. Tuy nhiên giới quan sát tỏ hoài nghi về hiệu quả của chiến lược gây « áp lực tối đa » của Washington.

Đợt trừng phạt thứ hai cấm các nước, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục mua bán dầu mỏ hoặc giao dịch ngân hàng với nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran, nếu vi phạm sẽ bị cấm tiếp cận hệ thống thị trường tài chính Mỹ. Đây là đòn nặng nề nhất đánh vào Iran, trong lúc mà nền kinh tế và nhất là đồng tiền của nước này trong nhiều tháng qua đang khốn đốn vì loạt trừng phạt đầu tiên của Mỹ.

Chính quyền Trump cho rằng loạt cấm vận này sẽ là đòn quyết định khiến Teheran phải lùi bước, ngồi vào đàm phán theo điều kiện của Washington, như họ nghĩ đã làm thành công với Bắc Triều Tiên.

Hôm 24/10, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gióng tiếng trên twitter về 12 điều kiện của Mỹ cho một « thỏa thuận tổng thể » với Iran, trong đó có nhiều ràng buộc cứng rắn về chương trình hạt nhân Iran mà đã được thông qua trong thỏa thuận ký năm 2015. Để Iran chịu theo các điều kiện của mình, chính quyền Mỹ còn dọa sẽ đánh quỵ hẳn Teheran bằng những biện pháp trừng phạt mới « nặng nề nhất lịch sử » trong thời gian tới.

Hiệu quả của chiến lược gây áp lực không ngừng sẽ thế nào?

Chuyên gia Ali Vaez, thuộc tổ chức International Crisis Group, nhận định : “Mặc cho các áp lực về kinh tế, người Iran vẫn có thể tiếp tục ủng hộ các đồng minh của họ trong vùng từ 40 năm nay”. Hơn nữa hoàn cảnh bây giờ cũng đã khác so với thời điểm 2012, khi chính quyền Barack Obama áp đặt các trừng phạt mà giờ đây chính quyền Trump đang khôi phục.

Vào thời điểm từ 2010 đến 2015, đại đa số các nước đều đồng tâm ủng hộ các biện pháp trừng phạt Teheran để ngăn chặn chương trình hạt nhân Iran. Hoa Kỳ khi đó đang có Barack Obama, một vị tổng thống đầy thiện cảm trên trường quốc tế. Còn Iran khi đó nằm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, một người cực kỳ bảo thủ, thường xuyên có những ngôn từ cực đoan, hiếu chiến, thách thức phương Tây.

Giờ đây, trước một chính quyền Donald Trump thường xuyên có những quyết định đơn phương gây sốc, Iran được coi như là một quốc gia có trách nhiệm từ sau khi ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Ở thế giới năm 2018, người ta đã thấy Nga và Iran liên hệ chặt chẽ thế nào trên cương vị là đồng minh bảo vệ Syria. Trung Quốc thì cũng đang là mục tiêu tấn công của Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Trong vùng Trung Cận Đông, Ả Rập Xê Út, một đồng minh thân cận của Mỹ có khả năng quy tụ các nước Ả rập chống lại Iran, giờ ảnh hưởng cũng đang suy yếu nhiều từ sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.

Để tránh kết cục tai hại, Teheran bị dồn đến chân tường, cũng rút khỏi thỏa thuận 2015, các nước trong Liên hiệp Châu Âu đang nghiên cứu các cơ chế nhằm duy trì buôn bán với Iran. Thế nhưng các công ty tư nhân chẳng dại gì mà đối đầu với bộ Tài chính Mỹ để hứng đòn trả đũa của Washington.

Nhà nghiên cứu Clément Therme, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS) của Anh khẳng định: « Kể cả các nước châu Âu có thiện chí tạo ra được các cơ chế thì việc sử dụng nó cũng không hấp dẫn các hãng tư nhân ».

Đâu là chủ đích của Washington ?

Chuyên gia Ali Vaez, khẳng định: « Điều đó phụ thuộc vào những con người trong chính quyền. Tổng thống dường như muốn có một thỏa thuận tổng thể với Iran, có lợi hơn cho Mỹ, nhưng tôi có cảm giác, ê-kíp an ninh quốc gia của ông Trump đang tìm cách làm mất ổn định hơn nữa Iran, hoặc dẫn đến thay đổi chế độ Teheran ».

Nếu như dưới thời Barack Obama, các trừng phạt nhằm mục tiêu và đã đạt được là đưa Iran ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng các điều kiện hiện tại của chính quyền Trump dùng đòn bẩy là trừng phạt dường như nhằm tới mục tiêu buộc chế độ Teheran phải quy hàng. Một điều không bao giờ nước Cộng Hòa Hồi Giáo dưới sự dẫn dắt tinh thần của giáo chủ Khamenei chấp nhận.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181102-tai-lap-trung-phat-iran-dau-la-dich-cuoi-cua-chinh-quyen-trump

 

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Một số cử tri bị ức chế?

Than phiền về tình trạng đàn áp cử tri đang nổ bùng trước cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Giới phê bình nói rằng một số tiểu bang đang áp dụng thủ tục ghi danh đi bầu khắt khe hơn để hạn chế số người bỏ phiếu.

Đã có những cáo buộc về sự đàn áp cử tri trong các cuộc bầu cử trước đó, nhưng các cáo buộc hiện nay nghiêm trọng hơn nhiều, các chuyên gia nói.

Điều gì đang xảy ra?

Nhiều tiểu bang, phần lớn do đảng Cộng hòa nắm quyền, đã đưa ra luật mới, nói rằng điều đó cần thiết để ngăn chặn nạn gian lận cử tri đang lan tràn.

Giới phản đối những biện pháp kiểm soát mới nói rằng nguy cơ gian lận rất thấp và mục tiêu thực sự của những biện pháp này là ngăn chặn các nhóm cụ thể – chẳng hạn như dân tộc thiểu số, những người có khuynh hướng ủng hộ đảng Dân chủ – được bỏ phiếu.

Viết về chủ đề này, bà Vanessa Williamson, một nhà nghiên cứu về ngành cai trị tại Viện Brookings, Washington, DC, nhận định: “Tình trạng này đang xảy ra ở những nơi mà đảng Cộng hòa hiện đang kiểm soát, nhưng lo ngại rằng họ có thể mất đi quyền kiểm soát đó”.

“Không thể phủ nhận rằng những lựa chọn này mang tính chiến lược vì nhiều lý do, bởi vì các quan chức bầu cử địa phương và tiểu bang thường tuyên bố rất rõ về ý định loại bỏ một số thành phần nhất định ra khỏi danh sách cử tri.”

Những việc này đang diễn ra ở đâu?

Kể từ cuộc bầu cử năm 2010, 24 tiểu bang đã đưa ra những hạn chế mới.

Nhưng trước ngày bầu cử giữa kỳ ngày 6 tháng 11 tới đây, sự chú ý phần lớn tập trung vào ba tiểu bang vì những lý do khác nhau.

Florida

Nhiều người trong số 1.5 cựu tù nhân sẽ không được phép bỏ phiếu, vì Florida là một trong số rất ít tiểu bang không cho phép người từng phạm tội được bỏ phiếu trừ khi được thống đốc ân xá.

Trong số này có khoảng gần 500.000 người Mỹ gốc Phi, thường có truyền thống bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.

Luật tước quyền bỏ phiếu do Thống đốc đảng Cộng hòa Rick Scott đưa ra. Ông Scott đã đắc cử hai cuộc tranh cử vào ghế thống đốc chỉ với 60.000 phiếu. Ông Scott hiện đang ứng cử vào Thượng viện.

Thống đốc Scott đã đảo ngược một chính sách đã khôi phục quyền đi bầu đối với hàng chục nghìn tội phạm, và ngăn chặn hàng chục ngàn người khác có cơ hội bỏ phiếu.

Cuộc đua vào dinh thống đốc là một cuộc đua khá khít khao giữa ứng viên đảng Dân chủ Andrew Gillum, người muốn trở thành nhà lãnh đạo da đen đầu tiên của tiểu bang, và ứng viên đảng Cộng hòa Ron DeSantis. Ông Scott đang đối mặt với ứng viên đảng Dân chủ Bill Nelson trong một cuộc tranh cử khít khao khác vào Thượng viện.

Trong ngày đi bầu, cử tri ở Florida cũng sẽ bỏ phiếu xem có nên phục hồi quyền đi bầu cho các phạm nhân cũ trong tiểu bang hay không.

Đây là một thay đổi có thể có tác động đáng kể trong một tiểu bang được gọi là ”swing state” [nơi sự chênh lệch giữa ủng hộ Cộng hòa hay Dân chủ thay đổi theo từng kỳ bầu cử], với 29 phiếu đại cử tri – trong năm 2016, Donald Trump thắng Hillary Clinton chỉ với 112.000 phiếu.

Georgia

Theo hãng thông tấn AP, hơn 50.000 đơn ghi danh đi bầu của cử tri – 70% trong số đó của người Mỹ gốc Phi, – đã bị hoãn vì những vấn đề bị cáo buộc liên quan đến việc nhận diện.

Đó là vì “luật đối chiếu chính xác” yêu cầu đơn ghi danh đi bầu phải có dữ kiện chính xác y như dữ kiện hiện có trên bằng lái xe hoặc dữ liệu cơ quan An sinh xã hội đang có về cử tri. Những người có đơn ghi danh đi bầu hiện đang chờ giải quyết đã được yêu cầu xác nhận danh tính, và điều này gây ra nhiều hoang mang.

Tổng Thư ký Tiểu bang Georgia, ông Brian Kemp, ứng cử viên đảng Cộng hòa cho chức thống đốc, trong bài viết của mình, nói rằng ông giám sát quá trình bầu cử và phủ nhận bất kỳ nỗ lực đàn áp cử tri nào. Chiến dịch tranh cử của ông cho biết những cử tri bị ảnh hưởng có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào trước hoặc trong ngày bầu cử.

Cuộc tranh cử vào ghế thống đốc tiểu bang là một trong những cuộc đua quyết liệt nhất trong mùa bầu cử này. Ứng cử viên đảng Dân chủ Stacey Abrams đang hy vọng trở thành thống đốc nữ da đen đầu tiên của Georgia, nói rằng luật bầu cử mới, được thông qua năm ngoái, được đưa ra để “tạo khó khăn hơn” cho cử tri.

Cũng đã có tường trình về việc đơn ghi danh đi bầu của hơn 100.000 cử tri bị hủy bỏ năm ngoái vì lý do không đi bầu trong các cuộc bầu cử gần đây, cũng như khiếu nại về việc hơn 200 trạm bỏ phiếu trên khắp tiểu bang bị đóng cửa trong sáu năm qua.

North Dakota

Tiểu bang North Dakota thông qua một luật mới yêu cầu cử tri phải mang căn cước có tên, ngày sinh và địa chỉ cư trú. Yêu cầu này có tác động đặc biệt đến hàng ngàn thổ dân Mỹ sống trong các bộ lạc không có địa chỉ đường phố – mà chỉ có hộp thư bưu điện.

Đầu tháng này, Tối cao Pháp viện đã ủng hộ luật đi bầu mới này, được thống đốc đảng Cộng hòa Doug Burgum phê chuẩn năm 2017. Điều đó có nghĩa rằng các yêu cầu hiện nay khác với các yêu cầu trong cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức chỉ vài tháng trước đây, điều này có thể gây nhầm lẫn cho một số cử tri.

Giới ủng hộ luật bầu cử mới nói rằng đó là một cách để ngăn chặn gian lận bầu cử, vì tiểu bang Georgia không yêu cầu cử tri phải ghi danh đi bầu – mọi người có thể bỏ phiếu bằng cách đưa ra căn cước tại các điểm bỏ phiếu.

Họ nói thêm rằng cử tri bị ảnh hưởng có thể liên lạc với điều phối viên 911 của quận để được cấp địa chỉ.

Tuy nhiên, các nhà phê bình nói rằng quá trình này rất tốn kém và không đơn giản như vậy.

Luật mới có thể có tác động quyết định đến cuộc đua vào Thượng viện. Ứng cử viên Dân chủ Heidi Heitkamp, ​​người đang đối mặt với ứng cử viên đảng Cộng hòa Kevin Cramer, đắc cử năm 2012 với ít hơn 3.000 phiếu.

Căng thẳng cũng đã nổ ra ở Bắc Carolina và Kansas qua các quy tắc nhận diện khó khăn hơn.

Tình hình toàn quốc thì sao?

Các tiểu bang Hoa Kỳ có những điều kiện bỏ phiếu khác nhau, nhưng nói chung đang có một nỗ lực khuyến khích mọi người ghi danh đi bầu. Nhiều tiểu bang cho phép cử tri bỏ phiếu sớm hoặc ghi danh tại các điểm bỏ phiếu ngay cả trong ngày bầu cử.

Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu phi đảng phái Pew Research, công bố trong tuần này, cho thấy hai phần ba dân Mỹ nghĩ rằng “nên làm mọi thứ có thể để cho mọi cử tri có thể dễ dàng bỏ phiếu.” Một phần ba dân nói rằng “cử tri cần phải chứng minh họ thực sự muốn bỏ phiếu” bằng cách ghi danh trước.

“Tuy nhiên, đảng Cộng hòa có khuynh hướng ủng hộ việc xóa bỏ cử tri ra khỏi danh sách đi bầu nếu họ không bỏ phiếu trong những năm gần đây, hoặc chưa xác nhận phiếu ghi danh”, tường trình của Pew cho biết thêm rằng có người ta lo ngại về việc cử tri đủ điều kiện bị cấm bầu cử hơn là những phiếu bầu không hợp lệ.

Bình luận về những cáo buộc đàn áp cử tri, Ari Berman, tác giả của Give Us the Ballot và một nhà báo viết cho tạp chí Mother Jones, nói với đài NPR: “Chúng ta thấy Đảng Cộng hòa đang có một nỗ lực cố gắng hạn chế quyền đi bầu, và nỗ lực này đang diễn ra ở các tiểu bang trên toàn quốc.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46053953

 

Bầu cử giữa kỳ Mỹ:

Con ứng cử viên chỉ trích cha

Cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ xẩy ra trong bốn ngày nữa sẽ xác định phần còn lại cho nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.

Người Mỹ sẽ bỏ phiếu cho các thành viên của cả Thượng viện và Hạ viện của Quốc hội, cũng như cho thống đốc ở 36 trong số 50 tiểu bang.

Trong những ngày cuối cuộc đua, BBC sẽ mang đến cho độc giả tin tức cập nhật và những phân tích hay nhất từ giờ cho đến ngày bầu cử.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi nói về một phân rẽ trong gia đình, Oprah trên đường vận động tranh cử, và một quảng cáo chính trị khiến dư luận xôn xao.

Vì sao bầu cử giữa kỳ ở Mỹ quan trọng?

Một gia đình phân rẽ

Con trai và con gái lớn của một ứng cử viên đảng Cộng hòa cho cơ quan lập pháp tiểu bang Missouri đang cố gắng thuyết phục cử tri không bỏ phiếu cho cha họ.

“Cha tôi là một người cuồng tín. Chúng ta phải ngăn ông ấy lại, “Andy West nói báo Kansas City Star về cha mình, ứng cử viên Steve West, 64 tuổi.

“Hệ tư tưởng của ông đầy những hận thù. Thật là hết sức điên rồ. “

“Rất nhiều quan điểm của ông rất là quái đản”, con gái Emily West nói thêm. “Cha tôi đã đưa ra nhiều nhận xét phân biệt chủng tộc và người đồng tính và rằng ông không thích người Do Thái.”

Lễ Tạ Ơn năm nay có lẽ sẽ rất độc đáo tại gia đình họ.

Ứng cử viên – người dẫn một chương trình phát thanh cánh hữu – đã nhiều lần phủ nhận là ông chống người Do Thái.

Nhưng trên chương trình phát thanh của mình, ông đã đưa ra một số lời nhận xét bốc lửa, kể cả trong tháng 1 năm 2017: “Hitler đã đúng về những gì đang diễn ra ở Đức. Và ai đứng đằng sau nó. “

Ông cũng nói rằng đồng tính luyến ái và ấu dâm “hoàn toàn liên quan đến nhau”.

Đảng Cộng hòa Missouri đã bác bỏ “hùng biện hung hăng” của ông.

Ông West không phải là ứng cử viên đầu tiên trong chu kỳ bầu cử này bị tấn công từ chính ruột thịt của mình.

Một quảng cáo chính trị

Luật sư Michael Avenatti, người nổi tiếng vì đại diện cho nữ diễn viên khiêu dâm Stormy Daniels trong vụ kiện Donald Trump, đã tung ra quảng cáo chính trị đầu tiên.

Avenatti không phải là một ứng cử viên, nhưng khúc phim của ông khiến dư luận cho là có lẽ ông đang xem xét việc ra ứng cử tổng thống năm 2020.

Quảng cáo của Avenatti chạy trên các phương tiện truyền thông xã hội, trong đó chiếu một số “người thực” khuyến khích dân Mỹ khai thác sự giận dữ của mình vào lá phiếu và đi bầu vào thứ Ba tới.

Nhìn trực tiếp vào máy ảnh, mỗi người nói lên một bất mãn của mình về tình hình chính trị hiện nay, chẳng hạn: “Đã quá đủ những lời dối trá” và “Quá chán với sự cố chấp”.

Quảng cáo kết thúc với ông Avenatti trên màn hình, bên dưới là cụm từ “Người sáng lập, The FightPAC”, ý nói đến ủy ban hành động chính trị do ông vừa thành lập.

Trong một cuộc phỏng vấn với Politico, ông từ chối tiết lộ chi phí của quảng cáo nhưng nói là “khá lớn”, và phủ nhận nó là một phương tiện cho tham vọng chính trị của mình.

Một người nổi tiếng

Nhân vật nổi tiếng Oprah Winfrey đã dành nguyên ngày thứ Năm để vận động tranh cử cho ứng cử viên Stacey Abrams, người sẽ là phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một tiểu bang nếu bà đánh bại được ứng cử viên đảng Cộng hòa Brian Kemp vào tuần tới.

“Tôi đến đây hôm nay vì những người đàn ông và vì những người phụ nữ bị tấn công, những người bị sỉ nhục, bị phân biệt đối xử, những người bị đàn áp, bị áp bức vì mất quyền bình đẳng tại các cuộc bầu cử”, bà Winfrey nói với một đám đông ở ngoại ô Atlanta.

“Máu của họ đã thấm vào DNA của tôi, và tôi từ chối để cho hy sinh của họ thành vô nghiã.

“Đối với bất cứ ai ở đây mà tổ tiên không có quyền bỏ phiếu, và bạn chọn không đi bỏ phiếu – dù bạn ở bất cứ nơi nào trong tiểu bang hay đất nước này, bạn đang làm gia đình và tiền nhân của mình xấu hổ.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46068342

 

Đảng ở Hoa Kỳ và Đảng ở Việt Nam

trước bầu cử Mỹ

Nguyễn Quang DuyGửi tới Diễn đàn BBC từ Melbourne, Úc

Hiến pháp Mỹ được thiết kế để công dân được toàn quyền quyết định trao quyền lực cho tổng thống và các dân biểu, nghị sỹ kiểm soát quyền lực tổng thống.

Mỗi hai năm một lần cử tri Mỹ bầu lại toàn thể 435 dân biểu Hạ viện và 1/3 số nghị sỹ Thượng viện và cứ 4 năm lại bầu lại tổng thống.

Cuộc bầu cử giữa kỳ được tổ chức vào giữa nhiệm kỳ bốn năm của tổng thống.

Đảng của tổng thống đương nhiệm thường bị mất một số ghế trong cuộc bầu cử giữa kỳ, đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống.

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ đầu của Tổng Thống Obama, tổ chức ngày 2/11/2010, đảng Dân Chủ mất 63 ghế dân biểu và nhờ thế đảng Cộng Hòa chiếm đa số và kiểm soát Hạ viện.

Mặc dù đảng Dân Chủ mất 6 ghế tại Thượng viện nhưng vẫn giữ được đa số quá bán.

Các cuộc bầu cử sau đảng Cộng Hòa tiếp tục giữ Hạ viện. Đến cuộc bầu cử giữa kỳ nhiệm kỳ 2 tổ chức ngày 4/11/2014, đảng Dân Chủ mất luôn quyền quyền kiểm soát Thượng viện.

Khi đảng Cộng Hòa nắm cả Hạ viện lẫn Thượng viện xem như Tổng Thống Obama mất hầu hết quyền hành, mọi đạo luật đưa ra đều không được thông qua.

Thời Tổng Thống Obama cử tri gốc Việt chuyển từ đảng Cộng hòa sang đảng Dân chủ chính vì Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nhưng do không kiểm soát được cả 2 viện Quốc Hội nên cả Chiến lược lẫn Hiệp định đều không thể tiến hành như Tổng Thống Obama mong muốn.

Theo tường trình của Viện Chính Sách Kinh tế công bố vào ngày 23/10/2018, từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm 2001, nước Mỹ đã mất đi 3.4 triệu việc làm.

Những người bị mất việc và những người bị đe dọa mất việc chính là những người đã bầu cho các dân biểu và nghị sỹ đảng Cộng Hòa để họ ngăn chặn việc thông qua TPP và chính những người này đã bầu ông Trump lên làm Tổng Thống để xóa bỏ TPP.

Nếu bà Hillary Clinton thắng cử mà cả Hạ viện lẫn Thượng viện đều do đảng Cộng Hòa kiểm soát như hiện nay thì chắc chắn rằng TPP cũng sẽ không được thông qua.

TPP có lẽ là sai lầm lớn nhất của Tổng Thống Obama, ông đã không thể thuyết phục được cử tri Mỹ sẽ mang lại lợi ích cho họ, cho nước Mỹ và vì vậy đã bị chính cử tri Mỹ tẩy chay.

Chính trị thì 9 người 10 ý. Bởi thế, ngay từ thời mới thành lập, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã chấp nhận tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau trong đảng, dễ dàng chấp nhận thành viên thay đổi chính kiến và thay đổi đảng.

Với cách chọn lựa dân cử qua công khai tranh luận, đảng viên bầu sơ bộ và sau đó cử tri chọn tổng thống vì thế các tổng thống được dân Mỹ chọn đều là những người thật tài giỏi nhưng họ làm được gì thì còn tùy thuộc vào thế mạnh mà cử tri ban cho họ ở Quốc Hội.

Nhờ cách sinh hoạt chính trị này nước Mỹ càng ngày càng mạnh lên dân Mỹ càng ngày càng giàu hơn.

Phản hồi bài ‘’Ghét hay cuồng Trump’’ của Phạm Đỗ Chí

Ông Trump ‘còn chưa có chính sách về TQ’

TQ lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam

‘Sách của tôi giúp hiểu đúng hơn về dioxin’

Chỉ trong vòng trên trăm năm lập quốc từ những thuộc địa của Anh Quốc, Mỹ đã vươn lên trở thành cường quốc số 1 trên thế giới và giữ vững vị thế cho đến ngày nay.

Hiểu rõ điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính trị và lịch sử nước Mỹ, nhất là vai trò các tổng thống Mỹ và đảng chính trị trong chiến tranh Việt Nam.

Donald Trump từng đổi đảng mấy lần

Tổng thống là vai trò chính trị đầu tiên mà ông Trump lãnh trách nhiệm.

Ông từng là đảng viên đảng Dân chủ (đến 1987 và 2001-2009), đảng Cải cách (1999-2001), đảng Độc lập (2011-2012), và đảng Cộng hoà (1987-99, 2009-2011, 2012-nay).

Ông Trump liên tục thay đổi đảng chỉ nhằm mục đích tranh cử tổng thống.

Năm 2000, ông phát động một chiến dịch thăm dò và giành chiến thắng ở hai cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cải cách.

Khi tranh cử với 16 ứng cử viên đảng Cộng Hòa và bà Hillary Clinton ông đã nói rõ khuynh hướng cải cách hệ thống chính trị nước Mỹ và chính trị thế giới.

Về chính trị thế giới điều ông Trump muốn là các quốc gia theo cộng sản và theo xã hội chủ nghĩa phải thay đổi thể chế.

Ông Trump đưa ra những chính sách vừa đơn giản, vừa dễ hiểu và vừa hợp lòng người Mỹ bình dân, như đưa ra danh sách việc phải làm trong 100 ngày đầu tiên nếu ông thắng cử.

Ông đã thực hiện được hầu hết những điều ông đã hứa, đặc biệt là về kinh tế tạo ra nhiều công ăn việc làm, nước Mỹ mạnh hơn và dân Mỹ giàu hơn.

Người gốc Việt quay lại đảng Cộng Hòa ủng hộ ông Trump cũng bởi vì ông có thái độ và đường lối dứt khoát với Trung Quốc về quân sự tại Biển Đông và chiến lược cô lập kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa Trung Quốc khá rõ ràng.

Tháng 3/2017, ông Trump cũng đã đưa ra một danh sách 16 quốc gia, trong đó có Việt Nam, gây hại cho kinh tế Mỹ và cho biết sẽ có biện pháp nếu các quốc gia này không tự điều chỉnh.

Hiện nay Mỹ vẫn xem Việt Nam là một quốc gia không theo thị trường tự do.

Cũng cần nói có 1 số người Việt không đồng ý với cách ông Trump hành xử hay đường lối của ông Trump đưa ra nên chuyển từ đảng Cộng Hòa sang đảng Dân chủ.

Và như đã nhấn mạnh việc này xảy ra rất bình thường tại Mỹ, chính nhờ thế nước Mỹ mới tránh được các lãnh tụ dân túy cực đoan hay độc tài.

Cuộc bầu cử giữa kỳ vào tuần tới vô cùng quan trọng vì nếu cử tri Mỹ trao quyền kiểm soát một hay hai viện hay cả lưỡng viện Quốc Hội cho đảng Dân chủ thì quyền hạn ông Trump sẽ bị giới hạn rất nhiều.

Về việc trừng phạt thương mãi Bắc Kinh ông Trump sử dụng hai đạo luật đã ban hành trước đây là Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act 1962) về an ninh quốc gia và Mục 301 Đạo luật Thương mại năm 1974 (Trade Act 1974) về trả đũa những hành vi thương mại không công bằng của nước khác.

Nếu đảng Dân Chủ kiểm soát Quốc Hội họ có thể ban hành các đạo luật mới nhằm giảm bớt quyền hạn của ông Trump trong chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.

Vừa rồi trên Twitter ông Trump cho biết ông đã có 1 cuộc nói chuyện dài và rất tốt với ông Tập Cận Bình xoay quanh vấn đề thương mại và các vấn đề khác trong đó có vấn đề Triều Tiên.

Giới truyền thông cho rằng hai ông sẽ gặp nhau trong Hội nghị G20 tổ chức tại thủ đô Buenos Aires của Argentina vào cuối tháng này để từ ngày 30/11 đến 1/12/2018. Hai ông sẽ đàm phán về các vấn đề thương mãi và nếu không đạt được thỏa thuận thì ông Trump sẽ tuyên bố đánh thuế trên toàn bộ hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc vào Mỹ.

Ông Trump và ông Tập Cận Bình sẽ gặp nhau trong Hội nghị G20 tổ chức tại thủ đô Buenos Aires của Argentina từ ngày 30/11 đến 1/12/2018.

Theo bản tin của từ South China Morning Post ngày 25/10/2018 vừa qua trong khi thanh tra Bộ Tư lệnh Nam Hải, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố chuẩn bị cho chiến tranh:

“Chúng ta phải tăng cường các chuẩn bị để sẵn sàng ứng chiến, tăng cường diễn tập chung và diễn tập tác chiến để tăng khả năng chiến đấu và chuẩn bị cho chiến tranh.”

Vì thế cuộc bầu cử giữa kỳ lần này vô cùng quan trọng, nó cho thấy mức độ ủng hộ của cử tri Mỹ với ông Trump và sách lược đối đầu với Trung Quốc mà ông đang tiến hành.

Theo Trump và bỏ xã hội chủ nghĩa

Ngày 28/10/2018 tại Brazil ông Jair Bolsonaro đã thắng cử tổng thống, chấm dứt 16 năm thống trị của phong trào cánh tả do Đảng Công nhân cầm quyền theo đường lối xã hội chủ nghĩa.

Tân Tổng thống Jair Bolsonaro là một người công khai ngưỡng mộ ông Trump và rất hãnh diện với danh hiệu “Trump vùng nhiệt đới”.

Ông Bolsonaro tuyên bố sẽ giảm số lượng bộ trong nội các, xóa bỏ và tư nhân hóa rất nhiều các công ty quốc doanh, xóa sạch tham nhũng.

Như ông Trump đã làm, ông Bolsonaro tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris và công khai ủng hộ việc mở đại sứ quán Brazil tại Jerusalem.

Ngoài ra ông cũng kêu gọi bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng của Brazil trước sự mua lại của Trung Quốc.

Con trai của ông Bolsonaro đã từng tuyên bố Brazil có thể can thiệp quân sự vào Venezuela để lật đổ chế độ Maduro.

Sau cuộc bầu cử, tờ Folha de São Paulo đưa tin Tổng thống Colombia ông Iván Duque cũng sẵn sàng ủng hộ hành động quân sự lật đổ Maduro tại Venezuela nếu ông Trump hoặc ông Bolsonaro phát động.

Chuyện Đảng Cộng sản ở Việt Nam

Mặc dầu thế giới đang liên tục thay đổi và đã thay đổi rất nhiều nhưng hình thức sinh hoạt của đảng Cộng sản Việt Nam vẫn y như cũ.

Đảng viên bị xem như người máy làm theo chỉ thị hay nghị quyết cấp trên.

Đảng viên có sáng kiến chính trị thì bị xem là tự chuyển hóa, tự diễn biến.

Đảng viên muốn đảng tiến bộ thì bị xem là diễn biến hòa bình.

Nhiều đảng viên chán đảng âm thầm bỏ sinh hoạt, không công khai như các đảng viên bỏ đảng tuần qua.

Dân chúng và nhân sỹ đòi nhân quyền thì bị đàn áp, bị tù đày.

Vì thế Đảng Cộng sản càng ngày càng xa lìa thực tế, càng xa lìa người dân, nước mãi yếu, dân chúng đa số vẫn nghèo dù kinh tế tăng trưởng.

Hà Nội đã ký nhiều Hiệp định Quốc Tế với hứa hẹn tôn trọng nhân quyền hay hứa cải cách thể chế nhưng khi ký xong lại không tôn trọng.

Tình trạng nhân quyền Việt Nam càng ngày càng xấu đi.

Tổng thống Barack Obama cố gắng đàm phán trao đổi nhân quyền mong ước Việt Nam sẽ tốt hơn nhưng không thành.

Còn Tổng thống Donald Trump thay đổi thế cờ bằng cách thúc đẩy các nước theo cộng sản và xã hội chủ nghĩa phải thay đổi thể chế.

Trở lại với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, có cuồng hay ghét Trump, có Cộng Hòa hay Dân Chủ thì người Mỹ gốc Việt vẫn mang bản sắc cộng đồng tỵ nạn cộng sản.

Hiện nay lá phiếu của người Việt tại Mỹ trong bầu cử giữa kỳ này ít nhiều đều có thể góp phần thay đổi thể chế tại Việt Nam.

Trong tương lai, cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ và các nước đã tập dượt qua bầu cử dân chủ có thể đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng lại một Việt Nam tự do, giàu đẹp, thanh bình và nhân bản như xưa.

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy, một nhà hoạt động cộng đồng ở Melbourne, Australia.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46056486

 

Sóng xanh hay sóng đỏ?

Bùi Văn PhúGửi cho BBC Tiếng Việt từ California

Vài hôm nữa là đến ngày bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. Nhiều người đang mong đợi kết quả, có sẽ là một làn sóng xanh ập tới để đưa các dân cử Đảng Dân chủ vào chiếm đa số quốc hội hầu ngăn cản những chính sách của Tổng thống Trump.

Hay làn sóng đỏ của Đảng Cộng hoà sẽ vẫn tiếp tục trào dâng như trong mấy kỳ bầu quốc hội trước, để đảng này tiếp tục nắm đa số tại quốc hội, để Tổng thống Trump tiếp tục đưa ra những chính sách như mong muốn là phát triển kinh tế, giới hạn nhập cư và đưa nước Mỹ trở lại vị trí hàng đầu.

Triều dâng sóng đỏ trong chính trường Mỹ có thể nói là bắt đầu nổi lên từ năm 1994, qua bầu cử giữa kỳ, khi Tổng thống Bill Clinton mới nhận chức được hai năm. Trước đó thì Hạ viện đã do Đảng Dân chủ chiếm đa số trong suốt 40 năm.

Từ đó đến nay, qua 11 lần bầu quốc hội Đảng Cộng hoà vẫn nhiều lần giữ được đa hơn so với Đảng Dân chủ.

Đảng Cộng hòa hay đảng Trump?

Ghét hay cuồng Trump: góc nhìn một người gốc Việt

Vì sao bầu cử giữa kỳ ở Mỹ quan trọng?

Sau chiến thắng của Cộng hoà tại Hạ viện vào năm 1994, năm 1998 Tổng thống Dân chủ Bill Clinton bị đàn hạch tại Hạ viện, bị cáo buộc bội thệ và cản trở công lý trong vụ việc lăng nhăng ái tình với một nữ tập sự viên trong Bạch Ốc, nhưng khi lên Thượng viện, dù Cộng hoà nắm đa số, Clinton không bị truất nhiệm.

Đến năm 2006 Dân chủ chiếm lại đa số tại Hạ viện, còn Thượng viện có số nghị sĩ Dân chủ và Cộng hoà ngang nhau, với 49 và 49.

Năm 2008 một làn sóng xanh nổi lên. Barack Obama của Đảng Dân chủ được bầu chọn làm tổng thống và hai viện quốc hội đều do đảng này nắm đa số.

Hai năm sau, trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên của Barack Obama, Cộng hoà lại chiếm đa số ở Hạ viện còn Thượng viện vẫn do Dân chủ nắm.

Điều này đã gây nhiều khó khăn cho những chính sách của Obama đề ra, như luật chăm sóc y tế Obamacare để mọi người dân có thể mua bảo hiểm y tế đã gặp khó khăn tại Quốc hội và phải sửa đổi nhiều trước khi được thông qua.

Bầu cử năm 2014 với kết quả cả hai viện Quốc hội đều do Cộng hoà nắm đa số và gây nhiều khó khăn hơn cho Obama trong nhiệm kỳ hai, đặc biệt là hiệp định thương mại TPP đã phải sửa đổi để quyền lợi công nhân Mỹ không bị thiệt hại trước khi được quốc hội chấp thuận.

Ngay khi vừa nhận chức, Tổng thống Donald Trump đã làm hai việc nói lên chủ trương của ông về những chính sách quốc gia là rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP và không cho công dân của bảy quốc gia, với đa số dân theo hồi giáo, được vào Mỹ.

Các chính sách này đi ngược lại với chủ trương của Đảng Dân chủ. Mà đảng này đã không còn bất cứ vai trò lãnh đạo nào trong chính quyền liên bang từ hai năm qua nên qua kỳ bầu cử này đang hy vọng có cơ hội nắm đa số trong quốc hội để ngăn cản chính sách của Trump.

Mỹ: Tranh cãi việc điều động lính đến biên giới

TT Trump cắt viện trợ Mỹ vì khủng hoảng nhập cư

Còn lòng dân hiện ra sao? Cho đến khi có kết quả chính thức thì lúc này mọi phân tích, vận động hay suy đoán đều chỉ căn cứ vào các thăm dò dư luận.

Nhiều cuộc thăm dò với kết quả cho thấy cử tri có khuynh hướng ủng hộ Đảng Dân chủ.

Theo một khảo sát của Quinnipiac University công bố cách đây một tháng thì 49% cử tri ủng hộ Dân chủ và 42% ủng hộ Cộng hoà. Đó là thăm dò toàn quốc với sai số là 3.7%. Theo khoa học, kết quả trên được coi là không có cách biệt nhiều lắm.

Thực ra chính trị, như một câu nói thường được nghe, là mang tính địa phương – All politics is local. Vì thế các vận động hiện nay nhắm đến những khu vực, những đơn vị bầu cử mà ứng viên của hai đảng đang ở thế so kè.

Câu nói đó đúng vào giai đoạn hơn nửa thế kỷ trước, khi phương tiện truyền thông rất giới hạn. Ngày nay với truyền hình dây cáp, với mạng xã hội thì tính cách cục bộ không còn nữa mà nhiều cuộc vận động tranh cử địa phương đã thu hút sự chú ý và đóng góp tài chánh từ nhiều nguồn bên ngoài.

Trong số 435 dân biểu Hạ viện được bầu lại, có chừng hơn 30 đơn vị bầu cử dàn trải tại nhiều tiểu bang với hai ứng viên của hai đảng đang có sự ủng hộ của cử tri ngang nhau. Với Hạ viện hiện có 235 Cộng hoà và 193 Dân chủ, kết quả bầu chọn từ 30 nơi này sẽ cho thấy đảng nào chiếm được đa số tại Hạ viện.

Các phân tích và thăm dò dư luận tiên đoán ngày 6/11 tới đây Dân chủ sẽ chiếm được đa số ở Hạ viện và Cộng hoà vẫn nắm đa số tại Thượng viện.

Thượng viện sẽ bầu lại 35 ghế, trong đó chỉ có 5 ghế chưa rõ đảng nào sẽ thắng là ở các tiểu bang Arizona, Nevada, Florida, Georgia và Indiana.

Các vận động đang diễn ra dồn dập trong những ngày chót trước bầu cử. Tổng thống Trump đã đi vận động ở nhiều tiểu bang cho các ứng viên Cộng hoà.

Cựu Tổng thống Barack Obama vận động cho ứng viên Đảng Dân chủ. Hai Thượng Nghị sĩ của đảng này là Cory Booker của bang New Jersey và Kamala Harris từ California cũng đi vận động ở nhiều nơi cho các ứng viên Dân chủ. Đây là hai nhân vật có nhiều triển vọng ứng cử tổng thống vào năm 2020.

Từ khi Donald Trump lên làm tổng thống, chính trường nước Mỹ luôn sôi động vì cách lãnh đạo, vì các phát ngôn. Ông thường xuyên tạo chú ý qua những tuyên bố mang tính miệt thị, xỏ xiên. Ông kinh thường giới truyền thông và cho rằng những người chống đối ông hay đưa “tin dổm” – fake news, nói xấu và chỉ trích những việc ông làm.

Nhưng ngay chính Trump rất thường xuyên đưa ra những thông tin vô căn cứ, không chút sự thực. Trump thường nói đại, phát ngôn bừa bãi. Mới làm tổng thống chưa đầy hai năm mà thành phần nội các đã có nhiều người từ chức hay bị thay thế.

Đảng Dân chủ là đảng đối lập nên luôn chỉ trích những phát biểu và phản đối các chính sách của Trump, phê bình nhân cách của Trump là quá tồi.

Truyền thông Mỹ có nhiều cơ quan chống Trump ra mặt, như các nhật báo New York Times, Washington Post hay các kênh MSNBC, CNN. Ủng hộ Trump có kênh FoxNews, báo Wall Street Journal.

Điều này không lạ. Khi Barack Obama lên làm tổng thống, kênh FoxNews đã liên tục chống Obama, từ chuyện Obama có phải là công dân Mỹ từ khi sinh ra hay không cho đến các chính sách về di dân, bảo hiểm y tế Obamacare. Nhiều nhà bình luận của đài này cho rằng Obama có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, lấy tiền nhà giàu qua việc đánh thuế cao để chia cho người nghèo qua những chương trình phúc lợi.

Từ ngày George W. Bush (con) lên làm tổng thống năm 2001, sau một cuộc đếm phiếu căng thẳng kéo dài cả tháng ở Florida và Bush thắng phiếu đại cử tri đoàn, nhưng thua Al Gore số phiếu phổ thông, các chính trị gia Mỹ chỉ bày tỏ tình đoàn kết với nhau qua biến cố 9/11, sau đó là phân cực đến tột độ. Hai đảng tiếp tục công kích và không hợp tác trong nhiều chính sách quốc gia.

Bây giờ Trump lên làm lãnh đạo, cũng thua đối thủ là Hillary Clinton phiếu phổ thông, nên đã gặp những chống đối.

Ai ủng hộ thì cho rằng Trump đúng trong việc đưa nước Mỹ trở lại hàng đầu với chủ trương chống Trung Quốc, không để đồng minh lợi dụng kinh tế tài chánh, không để nước Mỹ như chốn không người canh giữ biên giới muốn ra vào lúc nào cũng được.

Người ghét thì cho là Trump kỳ thị, chỉ muốn da trắng là thượng đẳng và có chủ trương như Hitler.

Cử tri Mỹ luôn có những quan điểm trái chiều vì họ tin vào đảng và những chính sách của đảng đưa ra. Theo một khảo sát từ University of Virginia thì 40% cử tri Mỹ đăng ký theo Đảng Dân chủ, 29% Cộng hoà và 28% không theo đảng nào. Như thế việc có những quan điểm chính trị trái chiều là bình thường.

Trump đang đẩy lùi tiến trình dân chủ ở VN?

TT Donald Trump: ‘Các nước cần chống lại CNXH’

Trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng thế. Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu về người gốc Á và người vùng hải đảo Thái Bình Dương (APIAVote) đưa ra trong tháng trước thì người Việt thích Đảng Cộng hoà hơn Dân chủ và mức ủng hộ của người Việt dành cho Trump cao nhất, với 64%, trong các nhóm cử tri gốc Á.

Nếu không thích Trump thì làm sao đưa xuống. Chỉ có lá phiếu và luật pháp nếu xét ra Trump phạm pháp.

Từ ngày Trump lên làm lãnh đạo đã có biểu tình phản đối, nhiều nhất là ở những bang xanh như California, Oregon, New York. Xuống đường biểu tình là cách bày tỏ quan điểm. Lên tiếng đả đảo, phản đối cũng là để nói lên sự bất đồng.

Cho đến nay qua các cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Muller cũng chưa có đủ bằng chứng để buộc tội Trump, dù một số cố vấn, nhân viên của Trump đã bị truy tố.

Còn thủ tục đàn hạch. Việc này phải được bắt đầu ở Hạ viện mà nếu Cộng hoà nắm đa số là điều sẽ khó xảy ra.

Vì thế bầu cử 6/11 tới đây rất quan trọng. Nếu Đảng Dân chủ chiếm đa số ở Hạ viện, Tổng thống Trump sẽ phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra do Đảng Dân chủ khởi động.

Trong kỳ bầu tổng thống hai năm trước, Trump thắng ở hơn 30 tiểu bang, hầu hết nằm giữa lòng nước Mỹ và thua ở những tiểu bang ven bờ biển tây và bờ biển đông bắc.

Trong những chuyến đi vận động tranh cử cho ứng viên Cộng hoà ở những tiểu bang đỏ, Trump có rất đông người ủng hộ đến nghe và vỗ tay tán thưởng.

Tổng thống Trump có vẻ rất tự tin là cử tri sẽ tín nhiệm các ứng viên của Đảng Cộng hoà để tiếp tục ủng hộ chính sách ông đang thực hiện là kinh tế phát triển, giảm mức thất nghiệp xuống thấp, giới hạn di dân và sẽ bỏ Obamacare và thay vào đó bằng một chính sách y tế khác, rẻ hơn cho nhiều người.

Mấy hôm rồi Trump còn đưa ra ý định không cho những trẻ em sinh ra ở Mỹ, nếu có bố mẹ không phải là cư dân hợp pháp sẽ không được mặc nhiên có quốc tịch Mỹ. Một sự kiện làm bùng lên những tranh luận về hiến pháp, về thẩm quyền của tổng thống trong việc này.

Trump không những chỉ trích giới truyền thông là thiên vị Đảng Dân chủ mà còn coi truyền thông là “kẻ thù của nhân dân”. Ông thường dùng tuýt-tơ (twitter) để nói thẳng với dân vì tài khoản của ông có hơn 30 triệu người theo dõi.

Theo thăm dò của Viện Gallup đưa ra hôm 28/10 thì sự ủng hộ của cử tri dành cho Trump hiện này là 40%.

Chưa bao giờ bầu cử giữa kỳ ở Mỹ đầy bất ổn như năm nay, với những bắn giết vì mầu da, với hơn chục bom thư được gửi đến những dân cử hay cơ quan truyền thông ủng hộ Đảng Dân chủ, với đoàn di dân hàng nghìn người từ Nam Mỹ đang muốn vượt biên giới để vào đất Mỹ.

Sóng xanh sẽ nổi lên hay sóng đỏ tiếp tục trào dâng? Cử tri muốn nước Mỹ đi về đâu, lá phiếu sẽ nói lên điều đó. Và đêm 6 tháng 11 này sẽ rõ.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả là một nhà báo tự do, và là một giảng viên đại học cộng đồng ở California với trên 30 năm dạy học và huấn luyện sư phạm tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46068340

 

TT Trump dọa trấn áp những người xin tị nạn

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 1/11 một lần nữa làm dấy lên những nỗi sợ về di dân không có giấy tờ và hứa sẽ ban hành sắc lệnh hành pháp “trong tuần tới” nhằm hạn chế mạnh mẽ những người xin tị nạn là những người tiếp cận biên giới phía nam nước Mỹ.

Tại một cuộc mít tinh chính trị tối hôm 1/11 tại Columbia, Missouri, tổng thống đã mấy lần tuyên bố ý định về sửa đổi một Tu chính án gắn với Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền công dân Mỹ cho bất cứ ai sinh ra tại Hoa Kỳ. Tổng thống phát biểu tại cuộc mít tinh rằng ông chống lại “du lịch sinh con”, trong đó phụ nữ nước ngoài có thai cố tình đi du lịch đến Hoa Kỳ để sinh con để các em bé có thể tự động trở thành công dân Hoa Kỳ.

Ông Trump nói ông có thể thay đổi Tu chính án số 14 bằng một sắc lệnh hành pháp, nhưng các nhà phân tích pháp lý kịch liệt phản bác, họ cho rằng sẽ phải làm nhiều việc hơn là chỉ cần một sắc lệnh hành chính để sửa Hiến pháp Hoa Kỳ.

Cũng tại cuộc mít tinh, tổng thống nhắc lại việc ông phản đối cái gọi là “di cư dây chuyền”, theo đó những người mới trở thành công dân đưa rất nhiều người họ hàng của họ sang Mỹ.

Trước đó tại Tòa Bạch Ốc, ông Trump nói những di dân cố gắng xin tị nạn phải nộp đơn tại các địa điểm nhập cảnh hợp pháp, và nói thêm rằng ông muốn gia tăng việc tạm giữ người xin tị nạn.

Đây là nỗ lực mới nhất của tổng thống để đưa vấn đề di trú trở thành vấn đề trọng tâm của đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 6/11, khi các cử tri sẽ xác định đảng nào sẽ nắm quyền tại quốc hội liên bang và quốc hội của các tiểu bang trên khắp đất nước.

Tổng thống nói sẽ có trấn áp nếu di dân ném đá vào binh lính Mỹ, ông nói rằng quân đội sẽ “đánh lại”, và ông coi các viên đá được ném đi cũng tương đương như “súng trường”.
“Chúng tôi sẽ coi cái đó cũng như súng đạn”, ông Trump nói, lập luận rằng “chẳng có khác biệt mấy khi bạn bị ném đá trúng mặt”. Ông đưa ra lời đe dọa sau khi nhắc đến cuộc đối đầu bạo lực gần đây giữa các di dân và cảnh sát Mexico ở biên giới Guatemala-Mexico.

Tổng thống đã công bố hôm 31/10 rằng ông đang cân nhắc triển khai tới 15.000 quân đến biên giới Mỹ-Mexico để đối phó với đoàn người di dân – con số đó cao gấp đôi số lượng binh sĩ mà Ngũ Giác Đài nói hiện đang dự trù cho một hoạt động bị chỉ trích là không cần thiết, nếu xét đến thực tế là các đoàn di dân còn cách xa hàng trăm kilomet.

Chưa có thông tin cụ thể về việc cảnh sát quân sự và những binh sĩ khác, những người sẽ hoạt động gần biên giới, sẽ sử dụng vũ lực theo những quy định nào, nhưng trong mọi trường hợp, binh sĩ có quyền tự vệ.

Cựu Bộ trưởng Nội an Tom Ridge đã nói với VOA rằng ông bất đồng về việc ông Trump sử dụng quân đội Mỹ. “Họ không được huấn luyện để đối phó với một nhóm người nhập cư không vũ trang. Họ và tất cả các nhân viên thực thi pháp luật khác bị đặt vào một hoàn cảnh khó khăn về mặt cảm xúc, chưa cần nói đến vị thế về an ninh”, ông Ridge nói.

(VOA, AP)

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-doa-tran-ap-nhung-nguoi-xin-ti-nan/4639878.html

 

Trump: Tới Mỹ bất hợp pháp

không thể xin tị nạn

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 1/11 tuyên bố đang chung quyết kế hoạch mà qua đó những di dân muốn tới Mỹ tầm trú tị nạn phải nhập cảnh Mỹ hợp pháp.

Luật Di trú và Quốc tịch Mỹ quy định bất kỳ di dân nào ở Mỹ đều có thể nộp đơn xin tầm trú, cho dù là có vào lãnh thổ Mỹ qua cửa khẩu hợp pháp hay không.

Ông Trump tuyên bố trước báo giới tại Tòa Bạch Ốc: “Di dân tầm trú sẽ phải trình diện một cách hợp pháp tại cửa khẩu,” đồng thời cho biết sẽ ban hành sắc lệnh hành pháp về di trú vào tuần tới.

Ông Trump cảnh cáo những ai chọn con đường phạm luật, nhập cảnh Mỹ bất hợp pháp sẽ không còn đương nhiên được phép vào đất Mỹ.

Ông ngày càng cứng rắn về vấn đề nhập cư bất hợp pháp, yếu tố vốn thu hút các ủng hộ viên nồng cốt của ông trước các cuộc bầu cử giữa kỳ vào thứ Ba tuần sau mà qua đó sẽ quyết định các nghị sĩ Cộng hòa đồng đảng của ông có giữ được quyền kiểm soát Quốc hội hay không.

Trong những ngày gần đây, ông đã tìm cách mô tả một nhóm di dân đông đảo từ Trung Mỹ, những người lánh nghèo đói và bạo lực ở nhà và đang từ từ băng qua Mexico về phía biên giới Mỹ, là một mối đe dọa đối với Mỹ.

Ông Trump hôm thứ Tư cho biết Mỹ có thể điều tới 15.000 binh sĩ đến biên giới để đối đầu với đoàn di dân này, cao hơn gấp đôi con số mà các quan chức quốc phòng công bố trước đó.

Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và những người ủng hộ khác của ông Trump đã ca ngợi quyết định điều động này. Nhưng những người chỉ trích lập luận rằng ông Trump đã vẽ ra một cuộc khủng hoảng để thúc đẩy cử tri Cộng hòa đi bỏ phiếu.

Trên một mặt trận di trú khác, ông Trump thông báo trong tuần này rằng sẽ tìm cách xóa bỏ quyền hiến định cho phép con cái của những di dân bất hợp pháp và những người không phải công dân Mỹ ra đời trên lãnh thổ Hoa Kỳ được mang quốc tịch Mỹ. Ông nói rằng ông sẽ ra một sắc lệnh hành pháp về quyền ‘sinh ra trên đất Mỹ là công dân Mỹ.’

https://www.voatiengviet.com/z/1812

 

Mỹ bắt cựu quan chức Goldman

về bê bối tài chính Malaysia

Hai cựu quan chức ngân hàng Goldman Sachs và nhà tài chính Malaysia Jho Low vừa bị các cáo buộc hình sự tại Mỹ liên quan tới một trong các vụ bê bối tài chính lớn nhất thế giới.

Bộ Tư pháp cáo buộc những người này tham dự vào việc đánh cắp hàng tỷ đô la từ quỹ phát triển 1MDB của Malaysia.

Cựu thủ tướng Malaysia bị bắt vì cáo buộc tham nhũng

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị bắt

Malaysia: Làm sao để truy tố cựu thủ tướng?

Một cựu quan chức ngân hàng của Goldman đã nhận tội, Bộ này nói.

Người còn lại đã bị bắt, nhưng ông Low hiện vẫn thì chưa.

Ông Low, người mà cơ quan công tố nói là có mối quan hệ với các quan chức chính phủ và từng là cố vấn không chính thức của quỹ 1MDB, nói rằng ông vô tội, theo tuyên bố mà nhóm luật sư của ông đưa ra.

Trước đó, ông đã bác bỏ các cáo buộc được đệ trình tại Malaysia, và nói thêm rằng ông sẽ “không thể” được xét xử công bằng tại nước này.

“Ông Low đơn giản là yêu cầu công chúng hãy giữ cái nhìn cởi mở về vụ việc cho tới khi toàn bộ các bằng chứng được đưa ra ánh sáng, mà ông tin là các bằng chứng đó sẽ chứng minh cho sự vô tội của ông ấy,” bản tuyên bố viết.

Goldman, ngân hàng gây quỹ cho 1MDB, hôm thứ Năm nói rằng sẽ “tiếp tục hợp tác với toàn bộ giới chức để điều tra vấn đề này”.

Đây là các cáo buộc hình sự đầu tiên tại Hoa Kỳ đối với vụ bê bối 1MDB.

Giới chức nói hàng tỷ đô la đã bị biển thủ khỏi quỹ đầu tư của nhà nước để mua các tác phẩm nghệ thuật, bất động sản, một phi cơ riêng – và thậm chí giúp cả việc tài trợ cho bộ phim Con sói Phố Wall trong đó có tài tử Leonardo DiCaprio thủ vai chính.

Tịch thu hàng trăm túi chứa ngoại tệ tại nhà ông Najib

Tịch thu hàng trăm túi chứa ngoại tệ tại nhà ông Najib

Malaysia thông qua luật chống ‘tin giả’

Vụ bê bối đã dẫn tới các cuộc điều tra trên toàn thế giới, và đóng một vai trò quan trọng dẫn tới sự thất bại trong kỳ bầu cử đầu năm nay của cựu thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, người bị cáo buộc là đã bỏ túi 700 triệu đô la từ quỹ mà ông thành lập.

Sau đó, ông đã bị cáo buộc tội tham nhũng, lạm quyền và tội hình sự trong việc vi phạm niềm tin tại Malaysia.

Vợ ông, Rosmah Mansor, bị cáo buộc tội rửa tiền.

Cả hai đều bác bỏ và nói họ không làm gì sai trái.

Giới chức Mỹ trước đó đã nộp đơn khởi kiện dân sự nhằm thu hồi các món đồ xa xỉ, tiền mặt và các món đồ khác, được cho là đã mua bằng tiền lấy từ quỹ 1MDB.

Các cáo buộc mới là gì?

Trong vụ việc, cơ quan công tố nói cựu quan chức ngân hàng Goldman Tim Leissner và Roger Ng đã làm việc với ông Low để hối lộ các quan chức chính phủ nhằm giành được các giao dịch về 1MBD cho Goldman Sachs.

Goldman trước đó bác bỏ việc ông Low là khách hàng, sau khi các viên chức giám sát trình tự tuân thủ quy định hoạt động tài chính nêu quan ngại về nguồn tiền của ông này.

Nhưng trong vụ này, các cựu nhân viên trên, cùng với những người khác tại Goldman, đã làm việc để che giấu sự tham gia của ông Low, cơ quan công tố nói.

Hai nhân viên ngân hàng trên đã làm việc trong các giao dịch chào mời ba hợp đồng vay vào năm 2012 và 2013, theo đó kêu gọi được khoảng 6,5 tỷ đô la cho quỹ, và đem về cho Goldman 600 triệu đô la, bản cáo trạng viết.

Số tiền lẽ ra dùng để hỗ trợ các dự án phát triển, nhưng cơ quan công tố nói ba người trên đã “âm mưu rửa tiền” hơn 2,7 tỷ đô la thông qua hệ thống tài chính Hoa Kỳ.

Những người này bị cáo buộc đã dùng tiền để hối lộ và “hưởng lợi cho cá nhân và cho thân nhân của mình”.

Những người bị cáo buộc nói gì?

Ông Low, đã bị các cáo buộc hồi đầu năm nay tại Malaysia, lặp đi lặp lại lời tuyên bố rằng ông vô tội. Ông nói các cáo buộc của Malaysia mang động cơ chính trị.

Ông Leissner, từng là chủ tịch khu vực Đông Nam Á của Goldman và là giám đốc đồng điều hành, đã nhận tội âm mưu rửa tiền và vi phạm luật chống hối lộ của Hoa Kỳ.

Mr Leissner, người đã rời khởi Goldman từ 2/2016, đã bị lệnh phạt 43,7 triệu đô la.

Ông Ng là một giám đốc điều hành của Goldman cho tới khi ra đi, 5/2014. Ông bị bắt tại Malaysia hôm thứ Năm.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-460610494

 

Nhân viên Google lãn công

phản đối cách xử lý quấy rối tình dục

Hàng trăm nhân viên của Google ở châu Á đã lãn công một khoảng thời gian ngắn hôm thứ Năm 1/11, mở đầu cuộc biểu tình trên toàn thế giới của nhân viên đại công ty Internet này, để phản đối cách Google xử lý các trường hợp quấy rối tình dục và văn hóa nơi làm việc.

Hàng trăm nhân viên thường trực và nhân viên hợp đồng của gần hai mươi chi nhánh Google trên khắp thế giới, hầu hết trong số họ là phụ nữ, dự định tham gia cuộc lãn công.

Cuộc lãn công này là diễn biến mới nhất thể hiện sự bất bình của nhân viên, bắt đầu từ tuần trước sau khi tờ New York Times tường trình công ty Internet khổng lồ này đã trả hàng triệu đô la tiền đền bù nghỉ việc cho các giám đốc điều hành nam bị tố cáo quấy rối tình dục, nhưng không tiết lộ hành vi sai trái của họ.

Báo Times dẫn một trường hợp vào năm 2014 Google đã trả 90 triệu đôla cho cựu phó chủ tịch cấp cao Andy Rubin sau khi ông này bị cáo buộc quấy rối tình dục. Ông Rubin phủ nhận những cáo buộc trong bài báo, còn Google thì không bình luận.

Bài báo tiếp thêm sinh lực cho một phong trào nhiều tháng qua của nhân viên đòi cải thiện cách đối xử với phụ nữ và người thiểu số và tăng tính đa dạng. Phong trào đầu năm nay cũng đòi quyền kiến nghị tập thể, đối thoại với giới lãnh đạo công ty và được đào tạo về quyền của người lao động theo chương trình trình của nhóm Coworker.org.

Các nhà tổ chức cuộc biểu tình phản đối vào chiều tối thứ Tư (31/10) ra yêu cầu đòi công ty Alphabet chủ quản Google bổ xung một đại diện của nhân viên hội đồng quản trị và công bố thông tin trả lương công bằng. Nhân viên cũng yêu cầu công ty sửa đổi các quy định về nhân sự để việc tố cáo các hành động quấy rối được xử lý công bằng hơn.

Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai nói rằng “nhân viên đã bày tỏ ý kiến mang tính xây dựng” và công ty sẽ biến những ý kiến đó “thành hành động”.

Cuộc lãn công bày tỏ phản đối của nhiều nhân viên trong tổng số 94.000 nhân viên Alphabet và hàng chục nghìn nhân viên hợp đồng không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty.

https://www.voatiengviet.com/a/nhan-vien-google-lang-cong-phan-doi-cach-xu-ly-quay-roi-tinh-duc/4638649.html

 

Liên Hiệp Quốc kêu gọi Mỹ bỏ cấm vận Cuba

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày hôm qua, 01/11/2018, đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ trừng phạt Cuba.

Nghị quyết được 189 nước thông qua, nhưng không mang tính ràng buộc và chỉ có ý nghĩa chính trị và ngoại giao. Và cũng như năm ngoái, chỉ có Hoa Kỳ và Israel bỏ phiếu chống. Còn Ukraina và Moldova vắng mặt.

Theo AFP, từ 27 năm qua, tức là từ năm 1992 đến nay, hàng năm, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên tục bỏ phiếu thuận kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận Cuba, mà Washington áp đặt từ năm 1962.

Trước khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu, đại sứ Mỹ Nikki Haley đã đưa ra 8 đề nghị sửa đổi dự thảo nghị quyết, nhằm thu hút sự chú ý của các nước về tình trạng nhân quyền tại Cuba. Thế nhưng, chỉ có Israel và Ukraina ủng hộ. Còn đảo quốc Marshall ủng hộ một đề nghị.

Theo đại sứ Mỹ, việc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu hàng năm kêu gọi bãi bỏ cấm vận Cuba chỉ là dịp để các nước chỉ trích Hoa Kỳ và làm mất thì giờ của mọi người.

Trong khi đó, ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez lên án chính quyền Donald Trump mà ông gọi là « chính phủ của các triệu phú áp đặt những chính sách tàn bạo ». Theo lãnh đạo ngoại giao Cuba, chính phủ Mỹ không có đủ tư cách đạo đức để chỉ trích Cuba hoặc bất kỳ nước nào về nhân quyền và việc Washington cấm vận La Habana là một sự vi phạm có hệ thống, rõ ràng các quyền của con người tại Cuba, làm cho đảo quốc này không có nguồn cung ứng thuốc men, thiết bị y tế được sản xuất từ Mỹ.

Sau hơn nửa thế kỷ quan hệ thù địch, vào tháng 12/2014, Hoa Kỳ và Cuba thông báo nối lại quan hệ ngoại giao Tháng 03/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama công du Cuba cho dù Washington chưa bãi bỏ cấm vận nước này. Tuy nhiên, quan hệ song phương đã xấu đi sau khi Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ. Nguyên thủ Hoa Kỳ nêu lý do Cuba đàn áp các nhà đối lập, vi phạm các quyền tự do của công dân, để tiếp tục duy trì cấm vận.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181102-lien-hiep-quoc-keu-goi-my-bo-cam-van-cuba

 

Nga ban hành một loạt biện pháp

 trừng phạt trả đũa Ukraina

Tú Anh

Thứ Năm 01/11/2018, thủ tướng Đức thăm Ukraina và tuyên bố tại Kiev quyết tâm ủng hộ các biện pháp trừng phạt Matxcơva cho đến khi nào hiệp định hoà bình Minsk được tôn trọng, Nga chấm dứt hậu thuẫn phe nổi dậy tại Donbass. Cùng ngày, tại Matxcơva, thủ tướng Nga ban hành một loạt biện pháp trả đũa Kiev.

Từ thủ đô nước Nga, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :

“322 cá nhân, 68 công ty nằm trong danh sách do thủ tướng Dmitri Medvedev ký vào ngày 01/11/2018. Trong số các nhân vật Ukraina bị Nga trừng phạt có các thẩm phán, chính trị gia và doanh nhân.

Trong danh sách còn có con trai của tổng thống Petro Porochenko và bà Ioulia Timochenko cựu thủ tướng Ukraina, ứng cử viên tổng thống trong mùa bầu cử năm 2019. Ngoài các nhân vật này, chính quyền Nga trừng phạt một loạt doanh nghiệp Ukraina trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp.

Các biện pháp trừng phạt, dưới dạng phong tỏa tài sản và chương mục ngân hàng, được phía Nga lý giải là để trả đũa các hành động thiếu thân thiện của Kiev chống lại Matxcơva. Chính quyền Nga cũng nói là lệnh trừng phạt có thể được đình chỉ nếu Ukraina cũng ngưng trừng phạt Nga.

Quan hệ hai nước láng giếng không ngừng suy thoái từ khi xảy ra cuộc cách mạng Maidan vào năm 2014 (lật đổ chế độ thân Nga) và quyết định sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào nước Nga cùng năm đó.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181102-chau-au-nga-ban-hanh-mot-loat-bien-phap-trung-phat-tra-dua-ukraina

 

Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam

với trọng tâm củng cố quan hệ kinh tế

Anh Vũ

Hôm nay, 02/11/2018, thủ tướng Pháp Édouard Philippe bắt đầu chuyến công du Việt Nam ba ngày với trọng tâm tăng cường quan hệ kinh tế vốn còn yếu trong khi quan hệ văn hóa giữa hai nước khá phát triển.

Tại Việt Nam, thủ tướng Pháp sẽ tham dự các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Nhưng điểm nhấn của chuyến công du này là sự kiện ông Édouard Philippe sẽ tới thăm di tích chiến trường Điện Biên Phủ, nơi ghi dấu thất bại của Pháp ở Đông Dương năm 1954.

Theo phủ thủ tướng Pháp, điện Matignon, đây là một động thái « quan trọng », ông Philippe là lãnh đạo Pháp thứ 2 sau tổng thống François Mitterrand tới thăm lại di tích này.

Bên cạnh các hoạt động ngoại giao, các cuộc tiếp kiến, hội đàm với lãnh đạo Việt Nam, phần trọng tâm của chuyến thăm là các hợp đồng kinh tế. Nghiệp đoàn giới chủ Pháp Medef cho biết « sẽ có nhiều hợp đồng lớn được ký » trong dịp này.

Tháp tùng thủ tướng Édouard Philippe, bên cạnh lãnh đạo các bộ ngành (y tế, tài chính hay công nghệ số), còn có một đoàn gồm năm chục doanh nghiệp trong các lĩnh vực như hàng không, giao thông vận tải, hậu cần, năng lượng, môi trường xây dựng, y tế, nông nghiệp, đào tạo, du lịch và ngân hàng, tài chính.

Việt Nam hiện đang có nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định với gần 7% với một thị trường mở rộng quan hệ với nhiều nước. Trong khi đó Pháp mới chỉ chiếm 1% thị phần buôn bán của Việt Nam. Sự hiện diện của đầu tư Pháp tại Việt Nam vẫn chiếm vị trí khiêm tốn, thứ 16 trên hơn 100 nước.

Điện Matignon cho biết, mục tiêu của chuyến thăm này sẽ được cụ thể hóa bằng các hợp đồng kinh tế giữa hai nước trong các lĩnh vực hàng không, tiêu dùng hay chế biến nông phẩm.

Bối cảnh địa chính trị cũng đang thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ Pháp-Việt. Như việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam đang cần tìm những đối tác mới, trong khi thỏa thuận tự do mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu đang có những tiến triển tốt.

Bên cạnh đó là tình hình Biển Đông căng thẳng do thái độ lấn lướt đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Paris ngỏ ý « sẵn sàng giúp Việc Nam trang bị để giám sát, giữ gìn biên giới », theo AFP.

Sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, ngày 4/11, thủ tướng Édouard Philippe sẽ tới Nouvelle-Calédonie, đúng vào ngày phần lãnh thổ hải ngoại của Pháp tại nam Thái Bình Dương này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc tách ra hay ở lại với nước Pháp.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181102-thu-tuong-phap-tham-viet-nam-voi-trong-tam-cung-co-quan-he-kinh-te

 

Vụ Khashoggi : Xác nhà báo bị tiêu hủy bằng a xít

Mai Vân

Những chi tiết ghê rợn về cái chết của nhà báo Khashoggi từ khi ông bước chân vào tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 02/10/2018, tiếp tục được phơi bày ra ánh sáng. Một cố vấn của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm nay, 02/11/2018, cho biết là xác của nạn nhân, sau khi bị cắt ra thành từng mảnh, đã bị tiêu hủy bằng a xít

Trả lời nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet vào hôm nay, ông Yasin Aktay, cố vấn của tổng thống Erdogan cho biết thêm là thủ phạm đã đi theo một kế hoạch dự kiến trước. Họ muốn bảo đảm sao cho không để lại bất kỳ một dấu tích nào.

Lời của cố vấn của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trùng hợp với tiết lộ của một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ với tờ báo Mỹ Washington Post, và thông tin của chưởng lý Istanbul, theo đó, nhà báo đã bị siết cổ chết, cắt ra từng mảnh và xác bị hủy.

Theo viên chức trả lời tờ Washington Post, dựa trên “những dấu tích sinh học” tìm thấy trong vườn của tòa lãnh sự thì thi thể của ông Khashoggi có lẽ được giấu gần nơi ông bị giết.

Ả Rập Xê Út đã bị quốc tế lên án trong vụ giết hại nhà báo Khashoggi. Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, vào hôm qua, tuyên bố là Washington cần vài tuần lễ nữa để tập hợp đầy đủ bằng chứng và đưa ra trừng phạt về vụ này.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181102-vu-khashoggi-xac-nha-bao-bi-xu-ly-bang-a-xit

 

“Chuyện không ai nói” sau 2 hội nghị

Bộ chính trị TQ hé lộ Bắc Kinh đang thực sự rối trí

Cho đến nay chưa có thông báo nào từ Bắc Kinh về việc tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trung Quốc chưa xác định được thời gian tổ chức Hội nghị trung ương 4

Hội nghị Bộ chính trị trung ương ĐCSTQ, do chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì, đã khép lại hôm thứ Tư (31/10) mà không có một thông báo nào về việc triệu tập hội nghị toàn thể, theo thông lệ thường diễn ra vào mùa thu hàng năm, của Ủy ban trung ương đảng.

Hội nghị trung ương 4 khóa 19 của ĐCSTQ – dự kiến diễn ra trong cuối năm nay – được các nhà phân tích dự đoán tập trung vào những vấn đề chính sách kinh tế trung và dài hạn.

Trong vài thập niên qua, những hội nghị trung ương vào giai đoạn cuối của năm tiếp theo sau khi Trung Quốc tổ chức Đại hội đảng thường được xem là cuộc họp quan trọng số 1 của gần 400 nhân vật đứng đầu đảng.

Đây thường là thời điểm mà ban lãnh đạo – sau 1 năm nắm giữ chức vụ mới trong đảng – công bố các chương trình cải cách quan trọng và dự thảo kinh tế mới.

Tháng 10 năm ngoái, ĐCSTQ đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc khóa 19, với việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử chức Tổng bí thư và bước vào nhiệm kỳ lãnh đạo thứ hai.

Tại hội nghị toàn thể trung ương 3 khóa 11 vào tháng 12/1978, Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng công cuộc “cải cách mở cửa” để đưa Trung Quốc lên con đường từng bước tự do hóa nền kinh tế.

Một hội nghị quan trọng khác cũng diễn ra vào mùa thu là năm 1993, khi ban lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố ủng hộ khái niệm “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”.

Năm nay, Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 40 năm tiến hành công cuộc cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, nhưng một vài nhân tố mơ hồ vẫn tồn tại xoay quanh lộ trình của đất nước.

Bộ chính trị Trung Quốc lần đầu thừa nhận có sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế, trong khi dư luận e ngại về sụt giảm ở thị trường chứng khoán và khu vực kinh tế tư nhân. Viễn cảnh u ám bắt đầu lan tỏa ở Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại với Mỹ kéo dài từ mùa hè, mà nay đang leo thang thành mâu thuẫn trong nhiều lĩnh vực – từ công nghệ đến địa chính trị, hay quốc phòng an ninh.

Có nhiều kỳ vọng rằng phiên toàn thể trung ương vào mùa thu sẽ giúp đưa ra một định hướng rõ ràng mà Trung Quốc sẽ đi theo, cũng như biện pháp cụ thể để đối phó với sóng gió do chiến tranh thương mại và kinh tế tăng trưởng chậm đem tới.

Nhưng đến nay, khi tháng 9 và tháng 10 đã trôi qua, thông tin về Hội nghị toàn thể trung ương 4 vẫn hoàn toàn im ắng.

Bộ chính trị Trung Quốc ngày 31/10 đưa ra cảnh báo về “sức ép tăng trưởng đi xuống” đang dồn lên nền kinh tế, và “những thay đổi sâu sắc” ở môi trường bên ngoài. Cơ quan quyết sách cao cấp này cũng vạch ra mục tiêu “nhìn về phía trước” và “kịp thời” đưa ra kế hoạch mới củng cố thị trường chứng khoán cùng kinh tế tư nhân.

“Chúng ta cần tăng cường cải cách mở cửa để tập trung vào những vấn đề cốt lõi với những giải pháp mục tiêu… Chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ và kiên quyết thực hiện được tăng trưởng chất lượng cao,” tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn thông cáo từ hội nghị Bộ chính trị.

Chuyện không ai nhắc đến

Trey McArver, đồng sáng lập hãng nghiên cứu cố vấn Trivium China tại Bắc Kinh, gọi đây “là câu chuyện lớn nhất, hoặc chẳng phải chuyện gì, ở Trung Quốc lúc này”.

“Khi họ không xác định thời gian [tổ chức hội nghị trung ương] trong kỳ họp Bộ chính trị vào tháng 9, tôi đã bất ngờ. Nhưng tôi còn sốc hơn khi hầu như không một ai đề cập gì đến hội nghị toàn thể,” ông nói với SCMP.

SCMP cho hay, thông thường các Hội nghị trung ương 3 của Trung Quốc sẽ diễn ra vào mùa thu. Hội nghị trung ương 1 giới thiệu ban lãnh đạo mới, diễn ra ngay sau Đại hội đảng; và Hội nghị trung ương 2 thảo luận vấn đề nhân sự nhà nước, chính phủ cho kỳ họp Quốc hội tháng 3 hàng năm.

Nhưng kể từ Đại hội 19 đến nay, ĐCSTQ đã triệu tập 3 hội nghị toàn thể, với kỳ họp thứ ba vào đầu năm nay, nhằm thông qua đề xuất sửa đổi điều khoản trong hiến pháp liên quan đến nhiệm kỳ của chủ tịch và phó chủ tịch Trung Quốc.

Giáo sư Chen Daoyin, thuộc Đại học chính pháp Thượng Hải, đánh giá nhiều chuyển biến đã diễn ra kể từ Hội nghị trung ương 3 khóa 19.

“Hồi tháng 3, ban lãnh đạo của ông Tập vẫn đầy tự tin về tương lai phát triển của Trung Quốc,… ” ông Chen nói. “Nhưng đến nay, người dân phổ thông ở Trung Quốc bắt đầu mất dần hy vọng vào sự phát triển của nền kinh tế.”

Bắc Kinh “án binh” chờ kết quả bầu cử Mỹ?

Theo thông lệ của ĐCSTQ, thời gian tổ chức hội nghị toàn thể trung ương sẽ được nêu trong thông cáo hội nghị Bộ chính trị – kỳ họp thường diễn ra vào giai đoạn cuối hàng tháng. Với kỳ họp tháng 10 đã khép lại, phiên họp thường kỳ tiếp theo của Bộ chính trị Trung Quốc sẽ phải đợi đến nửa sau của tháng 11.

Ông Chen Daoyin nhận xét, việc trì hoãn tổ chức hội nghị toàn thể trung ương có thể là tín hiệu vẫn còn sự thiếu đồng thuận trong ban lãnh đạo Trung Quốc về giải pháp ứng phó những thách thức đang mạnh lên đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Ông nói thêm, Bắc Kinh cũng có thể đang “án binh” chờ đợi kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ – tổ chức ngày 6/11 tới – và cuộc gặp giữa ông Tập với tổng thống Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh G20 ở Argentina trong tháng 11, nhằm đưa ra đánh giá tốt nhất.

“Nhân tố cốt lõi dẫn đến thay đổi trong tình hình mà Trung Quốc phải đối mặt trong năm qua chính là nhân tố Mỹ,” ông Chen bình luận. “Rất khó để ban lãnh đạo Trung Quốc đưa ra hành động cụ thể vào thời điểm này, khi còn nhiều nhân tố chưa xác định.”

Còn theo nhà sử học Trung Quốc Zhang Lifan, ngay cả khi đảng Cộng hòa của ông Trump bị thất bại trong bầu cử giữa kỳ thì cũng khó có khả năng Washington xuống thang trong sức ép với Bắc Kinh.

“[Bắc Kinh] có thể đang trì hoãn [hội nghị trung ương]… và chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ,” ông Zhang nói. “Nhưng tôi ngờ rằng kết quả đó sẽ có tác động gì lớn. Việc dồn ép Trung Quốc đã là nhận thức chung của hai đảng Mỹ.”

Ông Zhang cũng tin rằng giới tinh hoa trong ĐCSTQ chưa đạt nhận thức chung về lộ trình tương lai của đất nước.

“Chúng ta sẽ tiếp tục cải cách và mở cửa, hay theo đuổi chiến lược tự lực cánh sinh? Dường như vẫn chưa có đồng thuận cao trong đảng,” ông Zhang nói.

Bầu không khí lặng lẽ ở Bắc Kinh lúc này trái ngược với những động thái chuẩn bị rầm rộ khi Trung Quốc tổ chức hội nghị toàn thể trung ương tháng 11/2013 – một năm sau khi ông Tập trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ.

Thời điểm đó, lịch trình hội nghị được thông báo trước 3 tháng, sau phiên họp của Bộ chính trị vào tháng 8/2013. Hai tuần trước hội nghị, ông Du Chính Thanh – Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc thời điểm đó – cam kết với người dân rằng kỳ họp sẽ mang lại những cải cách kinh tế-xã hội “chưa từng thấy”. Kết quả hội nghị này đã thông qua hơn 300 phương án cải cách cụ thể ở 60 nội dung.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24525-chuyen-khong-ai-noi-sau-2-hoi-nghi-bo-chinh-tri-tq-he-lo-bac-kinh-dang-thuc-su-roi-tri.html

 

Trung Quốc sẽ ‘phòng thủ’

tại Hội nghị thượng đỉnh khu vực ở châu Á

Ralph Jennings

Các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ nhẹ nhàng đẩy lùi ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc trong khu vực và hướng tới các cường quốc đồng minh phương Tây khi các nhà lãnh đạo hội họp vào tháng này.

Lãnh đạo 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ gặp nhau và gặp các lãnh đạo, quan chức cấp cao từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ ở Singapore tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm từ ngày 11-15/11.

Theo dự đoán của các nhà phân tích, Trung Quốc sẽ sử dụng hàng loạt các cuộc họp song phương và họp nhóm để thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng mới trong vòng 15 năm tới trong kế hoạch phát triển khu vực Đông Nam Á, bất chấp mối lo ngại quốc tế ngày càng tăng của các quốc gia trong khu vực đang trở thành con nợ của Bắc Kinh và nỗi oán hận về việc Trung Quốc mở rộng trong vùng biển tranh chấp – Biển Đông.

Vẫn theo các nhà phân tích, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ giao thiệp với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh nhưng quan tâm nhiều hơn đến các dự án cơ sở hạ tầng do Nhật Bản dẫn đầu và những đề nghị về an ninh từ các đồng minh phương Tây chống lại việc mở rộng hàng hải của Trung Quốc.

“Trung Quốc có thể chặn chương trình nghị sự được xem là không thân thiện với Trung Quốc, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy một chương trình nghị sự ủng hộ Trung Quốc”, ông Yun Sun, chuyên gia cao cấp của chương trình Đông Á tại trung tâm Stimson ở thủ đô Washington, nói.

Dự án cơ sở hạ tầng

Phần lớn khu vực Đông Nam Á, với tổng dân số khoảng 630 triệu người, trong nửa thập niên qua đã tìm đến Trung Quốc cho các khoản vay và viện trợ khác để xây dựng đường sắt và cảng biển.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, xem các dự án này là một phần của sáng kiến “Vành đai, Con đường” để mở các tuyến thương mại trên toàn thế giới.

Trong khi đầu tư của Trung Quốc đã giúp tunecho nền kinh tế suy thoái của Brunei và thúc đẩy việc đổi mới cơ sở hạ tầng ở Philippines, thì nó lại gây lo ngại cho một số quốc gia vì các khoản nợ với Trung Quốc, như Pakistan và Sri Lanka.

Tại Malaysia, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã hủy bỏ hai dự án “Vành đai, Con đường” hồi tháng Tám để tránh mắc thêm nợ với Trung Quốc: một dự án là đường sắt liên kết trị giá 20 tỷ đôla và dự án kia là đường ống dẫn khí trị giá 2,3 tỷ đôla.

“Tôi không chắc liệu ông ấy có đi xa đến mức cố gắng áp đặt hay thuyết phục các nước khác làm theo hay không, nhưng tôi nghĩ ông ấy chắc chắn muốn ASEAN làm việc với các nước khác trên thế giới nhiều hơn chứ không chỉ với một mình Trung Quốc”, ông Ibrahim Suffian, giám đốc chương trình của trung tâm khảo sát Merdeka ở Kuala Lumpur, Malaysia, nói.

Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng muốn biết liệu các tranh chấp thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ có gây ảnh hưởng lên khu vực hay không.

Nhưng Trung Quốc có thể hưởng lợi từ hội nghị thượng đỉnh nhiều hơn Mỹ, theo ông Termsak Chalermpalanupap, một nhà nghiên cứu của Viện ISEAS Yusof Ishak ở Singapore.

Ông cho rằng Trung Quốc có thể dùng sự kiện này để thúc đẩy hiệp ước thương mại khu vực, một điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối vì ông muốn tìm kiếm các thỏa thuận song phương hơn. Ông Trump sẽ bỏ qua sự kiện này và cử Phó Tổng thống Mike Pence thay vào vị trí của ông.

“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ ghi điểm và Mỹ sẽ thua vì ông Trump không đến hội nghị mà sẽ cử ông Pence, người không biết nhiều về ASEAN, đi”, nhà nghiên cứu Chalermpalanupap nói.

Tranh chấp Biển Đông

Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ chú ý đến bất kỳ đề nghị nào từ Nhật Bản trong việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng cũng như an ninh ở Biển Đông, ông Stephen Nagy, một chính trị gia cao cấp và là giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Kitô giáo Quốc tế tại Tokyo cho biết.

Ông dự đoán các đại diện Nhật Bản sẽ nói về viện trợ phát triển, cơ sở hạ tầng “chất lượng cao” và cho vay “minh bạch”, được xem là “đối trọng trực tiếp” với các thỏa thuận “Vành đai, Con đường”.

Nhật Bản, quốc gia được Mỹ hậu thuẫn, cũng sẽ nhiệt tình tại hội nghị thượng đỉnh vì nỗ lực giữ cho Biển Đông “tự do và mở cửa”, chuyên gia Nagy nói.

Quan điểm này đối lập với Trung Quốc, quốc gia cho rằng khoảng 90% Biển Đông là thuộc chủ quyền của mình, bất chấp tuyên bố chủ quyền của 4 bốn quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam. Trước đây, Nhật Bản đã có những nỗ lực nhằm giữ cho Biển Đông mở cửa như đưa tàu bè của hải quân đi qua vùng biển này và bán vũ khí cho các chính phủ Đông Nam Á.

Năm ngoái, Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý đàm phán về bộ quy tắc ứng xử nhằm tránh các sự cố ở Biển Đông, nhưng ASEAN hiện đang cảm thấy “thất vọng” với tiến độ kể từ thời điểm đó, ông Sun nói.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-se-phong-thu-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-khu-vuc-o-chau-a/4640265.html

 

Nhật thông qua dự luật

mở rộng đón nhận lao động nước ngoài

Mai Vân

Chính phủ Nhật Bản đã thông qua vào hôm nay 02/11/2018 một dự luật nhằm tạo điều kiện đón tiếp thêm lao động nước ngoài trong một số ngành thiếu nhân công.

Đây là một bước tiến trong chính sách đón lao động nước ngoài vốn rất khe khắt tại Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe muốn áp dụng luật mới ngay sau khi được Quốc Hội thông qua vào tháng 04/2019. Tuy nhiên, đã có nhiều tiếng nói phản đối tại Nhật.

Theo dự luật mới mà chính phủ đã thông qua, sẽ có hai loại giấy phép cho người lao động nước ngoài, một dành cho những người có bằng cấp, tay nghề cao như cho đến nay, và một loại cho những người tay nghề thấp, lao động trong những lãnh vực thiếu nhân công, như trong ngành xây dựng, nhà hàng hay trợ giúp người bệnh, người già…

Những người hội đủ các tiêu chí (tay nghề và thông thạo tiếng Nhật) có thể mang theo gia đình và sẽ có giấy phép cư trú thường xuyên.

Cho đến nay, những người tay nghề cao và đáp ứng những điều kiện đòi hỏi được vào Nhật làm việc 5 năm.

Để trấn an dư luận Nhật rất e ngại việc đón người nhập cư, lao động nước ngoài, thủ tướng Abe khẳng định là chính sách nhập cư “không thay đổi“, mà Nhật chỉ đón nhận những người có “khả năng đặc biệt” và có thể làm việc ngay trong những lãnh vực đang thiếu nhân công và chỉ trong lãnh vực thật sự cần người.

Theo AFP, trước tình trang dân số già đi và thiếu lao động, giới kinh doanh và công nghiệp từ lâu đã muốn Nhật mở cửa đón lao động nước ngoài, nhưng chính phủ vẫn thận trọng trước thái độ không mấy tán đồng của dư luận.

Dự luật mới còn phải được Quốc Hội thông qua. Không ít người trong đảng cầm quyền PLD, cũng rất dè dặt, nhưng thủ tướng Abe có thể vận động được với sức ép của giới công nghiêp.

Theo truyền thông Nhật thì khoảng 500.000 người lao động nước ngoài có thể hưởng lại giấy phép mới này.

Theo số liệu chính thức, Nhật vào năm ngoái, 2017, có khoảng 1,28 triệu người lao động nước ngoài trên tổng số dân 128 triệu người. Một phần ba người nước ngoài này là vợ hay chồng của những người có quốc tịch Nhật, hay người Hàn Quốc đến sống ở Nhật từ rất lâu nhưng vẫn giữ quốc tịch của mình, hoặc con cháu người Nhật đã ra sống nước ngoài và có quốc tịch ngoại quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181102-nhat-ban-thong-qua-du-luat-mo-rong-viec-nhan-lao-dong-nuoc-ngoai

 

Thủ tướng Sri Lanka không thân TQ vừa bị loại

Ông Ranil Wickremesinghe, người rút lại hợp đồng 300 triệu USD với Trung Quốc, đã bị phế truất nhưng từ chối rời Phủ Thủ tướng.

Trả lời phóng viên BBC Yogita Limaye ở thủ đô Colombo, ông Wickremesinghe nói quyết định phế truất ông của Tổng thống Maithripala Sirisena là ‘bất hợp pháp’.

Ông Wickremesinghe và toàn bộ nội các bị sa thải thứ Sáu tuần trước.

Tổng thống Sri Lanka cũng tạm ngưng quyền của quốc hội, và bổ nhiệm ông Mahinda Rajapaksa làm tân thủ tướng.

Theo trang South China Morning Post từ Hong Kong, ông Rajapaksa được cho là người “thân Trung Quốc”.

Ông bị loại khỏi vị trí quyền lực năm năm trước cùng nhiều cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Hiện ông Wickremesinghe, người có tiếng là thân Ấn Độ, đòi quốc hội phải nhóm họp vào tuần tới để quyết định ông có bị mất chức hay không, theo BBC News hôm 01/11/2018.

Cuộc khủng hoảng hiến pháp tại Sri Lanka được cả Ấn Độ và Trung Quốc theo dõi chặt chẽ vì hai nước này đều có quyền lợi tại đây.

Còn Hoa Kỳ đang kêu gọi Sri Lanka phục hội hoạt động của nghị viện càng nhanh càng tốt.

Trả lời BBC từ Phủ thủ tướng, một căn nhà kiểu bungalow có từ thời thực dân Anh, ông Wickremesinghe nói ông tin tưởng vào Quốc hội và cho rằng ông vẫn nắm quyền.

Sri Lanka: Biểu tình chống dự án TQ đầu tư

Sri Lanka cho TQ kiểm soát cảng biển quan trọng

Ông Mahathir sẽ bàn về ba dự án của TQ

Rút lại dự án với Trung Quốc

Mới hôm 18/10 vừa qua, ông Wickremesinghe đã ra lệnh rút lại quyết định về một hợp đồng đầu tư của Trung Quốc trị giá 300 triệu USD ở Sri Lanka.

Chính phủ của ông Wickremesinghe muốn dành hợp đồng xây cất nhà cửa đó cho công ty Ấn Độ.

Hồi tháng 4, Tập đoàn Đường sắt Bắc Kinh (China Railway Beijing Engineering Group Co Ltd) đã thắng thầu xây 40 nghìn căn nhà ở Jaffna, phía Bắc Sri Lanka, với ngân hàng Exim Bank của Trung Quốc lo ngân quỹ.

Nhưng các dự án lớn của Trung Quốc tại Sri Lanka bị phê phán là khiến nước chủ nhà “rơi vào bẫy nợ”, và gây ra phản ứng trong dư luận.

Hồi tháng 7/2017, vì mắc nợ, Colombo phải ký thỏa thuận 1,1 tỷ đô la, trao Bắc Kinh quyền kiểm soát cảng biển nước sâu Hambantota trên tuyến đường Á-Âu.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46062316

 

Sri Lanka : Chủ tịch Quốc Hội thách thức tổng thống

Tú Anh

Khủng hoảng chính trị tại đảo quốc Ấn Độ Dương biến thành một cuộc đọ sức giữa lập pháp và hành pháp. Chủ tịch Quốc Hội Sri Lanka triệu tập phiên họp vào tuần tới bất chấp lệnh giải tán nghị viện của tổng thống Maithripala Sirisena.

Một tuần sau khi thủ tướng Sri Lanka, ông Ranil Wickremesinghe, bị tổng thống cách chức một cách đột ngột và thay thế bằng tổng thống cũ, một nhân vật nhiều tai tiếng tham ô và thân Bắc Kinh, đảo quốc nằm kẹt giữa hai vị thủ tướng.

Để chứng minh đa số dân biểu đứng về phía mình, thủ tướng bị bãi chức yêu cầu Quốc Hội họp khẩn cấp cho dù nghị viện bị tổng thống ra lệnh tạm ngưng hoạt động cho đến ngày 16/11.

Hôm qua, tình hình càng rối loạn thêm sau khi tổng thống đồng ý rút lại quyết định đình hoãn nghị viện, nhưng đảng của tổng thống tuyên bố ngược lại. Với tư cách là nhân vật số ba lãnh đạo quốc gia theo Hiến Pháp Sri Lanka, và được công luận cũng như giới doanh nhân ủng hộ, chủ tịch Quốc Hội Karu Jayauriya triệu tập 118 dân biểu họp vào thứ Hai tới 05/11, tìm một lối thoát cho bế tắc hiện nay, bắt nguồn từ một quyết định độc đoán của tổng thống Sri Lanka.

Một phát ngôn viên của đảng Liên Hiệp Quốc Gia UNP, tổ chức của thủ tướng bị bãi chức, tố cáo phe tổng thống muốn kéo dài khủng hoảng, đình hoãn sinh hoạt Quốc Hội để tìm cách mua phiếu, hợp thức hóa việc bổ nhiệm tổng thống cũ Mahinda Rajapakse, vào ghế thủ tướng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181102-sri-lanka-chu-tich-quoc-hoi-thach-thuc-tong-thong