Tin khắp nơi – 02/09/2019
TT Trump cam kết làm việc với quốc hội
để ngăn các vụ xả súng
Tổng thống Trump tuyên bố rằng chính quyền của ông cam kết sẽ làm việc với quốc hội để “chặn mối đe dọa từ các vụ tấn công hàng loạt”, sau khi xảy ra thêm một vụ xả súng ở West Texas.
AP dẫn lời nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng mục tiêu là “giảm đáng kể tội ác bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào”.
Tổng thống Trump đề cập tới “các biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn vũ khí rơi vào tay của những cá nhân nguy hiểm và loạn trí” cũng như những thay đổi đối với hệ thống y tế về sức khỏe tâm thần.
Phe Dân chủ yêu cầu Trump dùng tiền xây tường để kiểm soát súng
Ông Trump nói rằng “sự an toàn cho công chúng là ưu tiên số một của chúng tôi”, nhưng cũng nói rằng ông muốn “bảo vệ Tu chính án số hai của chúng ta”.
Tổng thống Mỹ phát biểu như trên khi tới thăm trụ sở của Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang để nghe cập nhật về Bão Dorian.
Con số người chết trong vụ xả súng hôm 31/8 ở West Texas đã tăng lên 7 người. Chính quyền chưa công bố động cơ của vụ này.
Chưa xác định được động cơ
của nghi can nổ súng hàng loạt tại thành phố Odessa
Đến Chủ Nhật (ngày 1 tháng 9), chính quyền tiểu bang Texas vẫn chưa thể xác định hay giải thích được động cơ của nghi can đã nổ súng tại thành phố Odessa vào một ngày trước đó.
Tay súng được xác định là Seth Aaron Ator, 36 tuổi, đã lái một chiếc xe chở thư trong 10 dặm và tiến hành nổ súng một cách ngẫu nhiên vào người đi đường, khiến 7 người thiệt mạng và 22 người khác bị thương. Sau đó, nghi can bị cảnh sát bắn hạ bên ngoài một rạp chiếu phim.
Hồ sơ tòa án trên mạng cho thấy ông Ator từng bị bắt vào năm 2001 vì tội xâm phạm gia cư bất hợp pháp và trốn tránh cảnh sát. Lẽ ra ông này sẽ không thể mua súng hợp pháp ở Texas. Theo KTLA, chính quyền không cho biết khẩu súng trường ông Ator sử dụng trong vụ nổ súng có nguồn gốc từ đâu. Cảnh sát FBI Christopher Combs cho biết ông Ator hành động đơn phương, tin rằng ông không có quan hệ với bất kỳ nhóm khủng bố trong nước hoặc quốc tế nào.
Chính quyền cho biết những người thiệt mạng ở độ tuổi từ 15 đến 57 tuổi. Những người bị thương bao gồm ba nhân viên hành pháp và một bé gái 17 tháng tuổi bị thương ở mặt và ngực. Thống đốc Texas Greg Abbott cho biết mẹ của cô bé bị thương đã nhắn tin cho ông, nói rằng miệng cô bé bị thương khá nặng, nhưng những vết thương sẽ mau lành và không để lại thương tật vĩnh viễn.
Vụ nổ súng diễn ra vào một tháng đầy bạo lực ở Texas, khi mà trước đó vào ngày 3 tháng 8, một tay súng ở thành phố biên giới El Paso đã bắn chết 22 người tại một siêu thị Walmart. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy ông Abbott sẽ đưa ra bất kỳ luật súng mới nào ở Texas, vào thời điểm mà đảng Dân chủ và các nhóm kiểm soát súng đang yêu cầu những hạn chế trong luật súng của tiểu bang. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chua-xac-dinh-duoc-dong-co-cua-nghi-can-no-sung-hang-loat-tai-thanh-pho-odessa/
Thượng nghị sĩ Mỹ:
‘Chúa phù hộ ông Trump’ đối đầu với TQ
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nhận định trên Fox News, Tổng thống Trump đang làm điều đúng đắn khi đối đầu kinh tế với Trung Quốc về các hoạt động thương mại không công bằng của chính quyền Bắc Kinh.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện cho biết hôm thứ Ba (27/8), nhiều người ở Nam Carolina ủng hộ chính sách của tổng thống bất chấp những tác động tiềm tàng từ thuế quan có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp và công nghiệp.
“Chúa phù hộ Donald Trump vì cuối cùng Tổng thống đã làm điều gì đó với Trung Quốc”, ông nói và cho biết thêm, “Hãy để tôi nói với bạn về Nam Carolina. Chúng tôi đã sẵn sàng ủng hộ ông Trump chống lại Trung Quốc”.
Trung Quốc điêu đứng dưới thời cảnh sát quốc tế Donald Trump
Tuy nhiên, ông Graham nói rằng trong cuộc chiến thương mại, nông dân và người tiêu dùng có thể gánh chịu thiệt hại tài chính, nhưng ông cho rằng đối đầu với Bắc Kinh như hiện tại còn tốt hơn là để Mỹ chịu tổn thất trong thời gian dài.
Thượng nghị sĩ giải thích rằng các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ thường là trung tâm của các tranh chấp thương mại quốc tế nhưng ông cũng đặt ra câu hỏi: “Vậy làm thế nào để buộc Trung Quốc ngừng thao túng tiền tệ, trộm cắp tài sản trí tuệ… Làm thế nào để bạn làm điều đó trừ khi đẩy lùi Trung Quốc?”
Ông nói thêm rằng người nông dân Mỹ sớm hay muộn thì cũng bị thiệt hại vì Trung Quốc, dù Tổng thống Trump có đối đầu với Trung Quốc hay không. Điều tốt là khi ông Trump buộc Bắc Kinh phải hành xử đúng đắn, ông sẽ tránh cho nền kinh tế Hoa Kỳ bị Trung Quốc tàn phá.
Ông Graham cho biết, Trung Quốc đã phá hủy ngành sản xuất dệt may vốn mạnh mẽ một thời ở bang của ông. Và nếu Trung Quốc phá hủy nền kinh tế Hoa Kỳ, chính người Mỹ cũng sẽ không thể mua nổi hàng hóa Mỹ.
Ông Graham cho rằng, nếu chính quyền Trump đẩy lùi được Trung Quốc, một ngày nào đó hàng hóa sẽ được sản xuất và tiêu thụ dồi dào ở nước Mỹ. Ông nói về Trung Quốc: “Họ không làm việc giỏi hơn chúng ta, họ chỉ đang lừa đảo chúng ta ra khỏi thị trường”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30137-thuong-nghi-si-my-chua-phu-ho-ong-trump-doi-dau-voi-tq.html
Sirhan Sirhan:
Kẻ ám sát Robert F Kennedy bị đâm trong tù
Sirhan Sirhan, người đàn ông bị kết tội ám sát Robert F Kennedy, vừa bị đâm tại một nhà tù ở California, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ cho biết.
Nhà chức trách cho biết một vụ đâm chém đã xảy ra tại một nhà tù gần San Diego vào chiều thứ Sáu.
Trong một tuyên bố, Bộ Cải chính và Phục hồi California cho biết “cảnh sát đã phản ứng nhanh” trước vụ tấn công.
Nạn nhân, hiện đang trong tình trạng ổn định, không được nêu tên trong tuyên bố.
Nhưng trích dẫn các nguồn thực thi pháp luật giấu tên, nhiều phương tiện truyền thông Hoa Kỳ xác định Sirhan 75 tuổi là nạn nhân.
Robert Kennedy: Niềm hy vọng bị bắn chết
Hoa Kỳ giải mật hết hồ sơ vụ ám sát Kennedy
Hồ sơ JFK: KGB, Johnson và Ngô Đình Diệm
Sirhan đang thụ án chung thân tại Cơ sở Cải huấn Richard J Donovan, nơi xảy ra vụ đâm.
Kẻ bị nghi ngờ đã tấn công là một bạn tù, đã bị giam trong phòng cách ly, theo TMZ, cơ quan truyền thông đưa tin đầu tiên về vụ tấn công.
Động cơ của vụ tấn công chưa được các quan chức tiết lộ vì sự việc đang còn trong vòng điều tra.
Sirhan Sirhan là ai?
Sirhan bị kết tội giết chết ám sát ứng cử viên tổng thống đầy triển vọng Kennedy, người mà ông ta đã bắn ba lần tại khách sạn Ambassador Hotel tại Los Angeles ngày 5 tháng Sáu, 1968.
Kennedy đã bị bắn trong nhà bếp của khách sạn, ngay sau khi tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại California trước đám đông đang reo hò cổ vũ.
Thượng nghị sĩ New York, anh trai của cựu tổng thống đảng Dân chủ John F Kennedy, đã chết trong bệnh viện 24 giờ sau đó.
Sau đó, ông được chôn cất tại Nghĩa trang Arlington, gần anh trai John F Kenedy, người bị ám sát năm 1963.
Tại phiên tòa năm 1969, Sirhan ban đầu bị kết án tử hình. Tuy nhiên, ba năm sau, bản án của ông ta được đổi qua án chung thân khi California bỏ án tử hình trong một thời gian ngắn.
Là một người Palestine có quốc tịch Jordan, Sirhan tuyên bố ông ta không có hồi ức về việc bắn Kennedy.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Sirhan cho biết ông cảm thấy bị phản bội bởi sự ủng hộ của Kennedy dành cho Israel trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49547637
Mỹ: Cháy tàu thủy ở California,
hàng chục người mất tích
Ít nhất 29 người mất tích sau khi một vụ hỏa hoạn xảy ra trên một tàu thủy thương mại ở ngoài khơi Nam California, Reuters đưa tin.
Hãng tin Anh dẫn lại tin từ truyền thông địa phương nói rằng cũng có một số người chết.
Reuters dẫn lời lực lượng tuần duyên nói rằng họ chưa thể xác nhận liệu có thương vong hay không.
California chống chọi với ‘bão lửa’
Trong số 5 thành viên thủy thủ đoàn được cứu sống, một người bị thương nhẹ
Theo lực lượng tuần duyên, tàu thủy dài 22 mét bốc cháy gần Đảo Santa Cruz ở ngoài khơi bờ biển Santa Barbara.
Một bức ảnh được cơ quan cứu hỏa công bố cho thấy tàu thủy gặp nạn chìm trong biển lửa.
Cơ quan này cho biết đã cử lực lượng tới chữa cháy vào khoảng 3 rưỡi sáng.
Cố vấn an ninh Mỹ
cảnh báo Ukraine về ảnh hưởng của TQ
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Bolton cảnh báo Ukraine nên thận trọng trước ảnh hưởng và các hoạt động thương mại bất bình đẳng của Trung Quốc.
Ngày 28/8, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã cảnh báo Ukraine cần tránh bị cuốn vào “quỹ đạo” ảnh hưởng của Trung Quốc khi ông Bolton nhắc đến chiến lược “ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị mua Motor Sich, một công ty lớn chuyên sản xuất động cơ tên lửa, máy bay và trực thăng của Ukraine.
Theo trang Al Jazeera, Mỹ luôn coi một Ukraine thân phương Tây là đồng minh trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng địa chính trị với Nga, song trong chuyến thăm Ukraine 2 ngày vừa qua, ông Bolton chủ yếu cảnh báo nước này về các hành động trộm cắp tài sản trí tuệ cũng như những hoạt động thương mại bất bình đẳng của Trung Quốc.
Khi được hỏi về thỏa thuận Trung Quốc mua hãng sản xuất động cơ máy bay Motor Sich của Ukraine, ông Bolton cho biết ông không muốn thảo luận về những thương vụ cụ thể và các thỏa thuận như vậy thuộc về quyền của Kiev. Tuy nhiên, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng – quan chức cấp cao Mỹ đầu tiên thăm Ukraine từ khi Tổng thống Volodymyr Zelensky nhậm chức đã khẳng định rằng Washington không ủng hộ thỏa thuận này.
“Chúng tôi có những quan ngại về các hoạt động thương mại thiếu công bằng của Trung Quốc và những đe dọa của Bắc Kinh với an ninh quốc gia như những gì chúng tôi chứng kiến tại Mỹ”, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhận định trong một cuộc họp báo tại Kiev.
Công ty Đầu tư Công nghiệp Hàng không Skyrizon Bắc Kinh của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận năm 2016 góp cổ phần vào Motor Sich mặc dù thỏa thuận này đã bị các cơ quan an ninh của Ukraine ngăn cản.
Tuy nhiên, sau một loạt các phiên tòa diễn ra, tòa án đã tuyên bố rằng cổ phần của công ty này vẫn được phép bán và thỏa thuận này hiện đang được Ủy ban chống độc quyền quốc gia của Ukraine xem xét.
Motor Sich đã bị buộc phải cắt đứt quan hệ với Nga – khách hàng lớn nhất của công ty này do các lệnh trừng phạt mà Kiev thực hiện với Moscow nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ phe ly khai ở miền đông Ukraine. Đầu ra của Motor Sich đã giảm 40% sau khi công ty này không được tiếp cận thị trường Nga.
Ông Bolton cho biết ông đã có một cuộc gặp “đáng chú ý” với Tổng thống Zelensky, đồng thời viết trên Twitter rằng ông “rất ấn tượng với những cam kết của ông Zelensky trong việc đổi mới nhằm đem lại lợi ích cho người dân Ukraine”.
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng khẳng định ông sẽ thảo luận về một cuộc gặp sẽ sớm diễn ra giữa Tổng thống Zelensky và Tổng thống Trump ở Ba Lan
Từ thương chiến đến Greenland,
chiến lược Mỹ kiềm chế TQ?
Cuộc chiến thương mại chỉ là bề nổi trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tính toán của Tổng thống Trump
Tình hình leo thang trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay đang thu hút sự chú ý sau khi Tổng thống Trump ngày 1/8 thông báo quyết định áp thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả bằng việc áp thuế 75 tỷ USD hàng Mỹ từ đầu tháng 9/2019. Nhưng đó chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Nó không nên được xem xét một cách riêng biệt.
Thêm một diễn biến khác khiến dư luận quan tâm là việc Tổng thống Trump hủy chuyến thăm Đan Mạch sau khi Copenhagen từ chối thảo luận đề xuất của Mỹ mua đảo Greenland. Các nguồn lực tự nhiên của Greenland không chỉ có sức hút với Washington mà đây cũng là mối quan tâm của Bắc Kinh. Greenland chứa trữ lượng hàng đầu của một số kim loại đất hiếm, bao gồm neodymium, praseodymium, cùng với uranium và các sản phẩm phụ của kẽm. Mỹ có kế hoạch mua quần đảo này là bởi Washington nhận thức được rõ rằng Trung Quốc đã và đang xây dựng quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Greenland. Mặc dù công ty Xây dựng truyền thông quốc doanh Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giành hợp đồng xây dựng hai sân bay mới tại Greenland, nhưng Bắc Kinh đã phát triển các lợi ích của nước này tại đây từ lâu, đáng chú ý là dự án khai thác uranium và đất hiếm tại khu vực Kvanefjeld ở Greenland.
Hiện tại, đất hiếm đang là “vũ khí” lợi hại của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bắc Kinh cung cấp ít nhất 70% trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu và thường dùng biện pháp hạn chế xuất khẩu mặt hàng này để trừng phạt các đối thủ.
Nếu như trong quá khứ đối thủ cạnh tranh lớn về địa chính trị và kinh tế của Mỹ là Liên Xô, thì giờ đây đó là Trung Quốc. Washington hiểu rằng Trung Quốc luôn có sự khao khát lớn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và mong muốn phát triển các tuyến liên kết thương mại, trong đó có tuyến giao
thương qua đường biển ở Bắc Băng Dương, hiện nay đã trở nên dễ tiếp cận hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Giới quan sát cho rằng, việc Tổng thống Trump đề xuất mua Greenland và nỗi thất vọng của ông khi bị từ chối là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang lo lắng về sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc, hơn bất cứ điều gì khác.
Mỹ không muốn Trung Quốc lấn sân
Mối lo ngại của Mỹ cũng được thể hiện ở nhiều nơi khác, trong đó có khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribe (LAC), nơi mà Mỹ luôn coi là “sân sau” của quốc gia này.
Nghiên cứu của Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ-Trung (của Mỹ) cho biết: “Sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào LAC đang làm giảm thị phần của Mỹ trong khu vực và gia tăng sự phụ thuộc về kinh tế của LAC vào Trung Quốc”. Nêu bật thực tế là kể từ năm 2005, “các ngân hàng nhà nước Trung Quốc đã cung cấp khoản vay hơn 159 tỷ USD cho LAC”, báo cáo nhấn mạnh, khoản tài chính này đã làm suy yếu khả năng của Mỹ và các tổ chức đa phương nhằm gây ảnh hưởng với các nước trong khu vực”.
Nghiên cứu cũng cho biết thêm, kể từ năm 2015, Trung Quốc đã điều phối sự tham gia của nước này trong khu vực thông qua diễn đàn Trung Quốc – Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (China-CELAC Forum). “Với diễn đàn này, Trung Quốc có thể thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại và định hình những cuộc thảo luận trong khu vực mà không có sự tham gia của Mỹ hoặc Canada”, nghiên cứu nêu rõ.
Theo nghiên cứu, sự nổi lên của Trung Quốc tại Châu Mỹ Latinh và Caribe đang gây ảnh hưởng đến vị thế kinh tế của Mỹ trong khu vực. Washington dù chưa cảm thấy bị đe dọa bởi nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tới khu vực này của Trung Quốc nhưng rõ ràng đã bày tỏ thái độ không thoải mái. Điểm mấu chốt là Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn trên toàn cầu. Đó là lý do tại sao cuộc chiến thương mại nên được xem là một mặt trận trong một cuộc chiến toàn diện.
Mỹ vẫn có thế mạnh khác biệt so với Trung Quốc
Việc Mỹ tăng cường áp thuế, vũ khí hóa chính sách thương mại bằng cách đưa vào danh sách đen các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đến chỉ thị của Tổng thống Trump yêu cầu các công ty Mỹ ngừng làm ăn với Bắc Kinh và tuyên bố của Phó Tổng thống Mike Pence về một cuộc chiến tranh Lạnh mới, cho thấy giới chính trị tại Washington đã thay đổi quan điểm, không còn coi Trung Quốc là một đối tác nữa mà thành một mối đe dọa hiện hữu. Nói cách khác, chiến lược của Mỹ hiện nay là kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, sự lo lắng của Mỹ là không cần thiết. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney ở Australia, Trung Quốc không phải là một siêu cường giống như Mỹ. Bắc Kinh từng tuyên bố rằng kho tên lửa khổng lồ của nươc này có thể đe dọa các căn cứ của Mỹ và đồng minh. Nhưng tên lửa Trung Quốc có thể trở nên “mất hiệu lực khi phải hứng chịu các cuộc tấn công chính xác ở giai đoạn mở màn xung đột”.
Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn vượt trội Trung Quốc bởi nước này có kho vũ khí hạt nhân lớn hơn gấp nhiều lần so với Bắc Kinh. Mỹ luôn giữ được lợi thế về công nghệ trong các lĩnh vực chủ chốt như thu thập thông tin tình báo, phòng thủ tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất. Bên cạnh đó, Washington có thể dựa vào mạng lưới liên minh cố thủ vững chắc ở châu Á và châu Âu thông qua tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30129-tu-thuong-chien-den-greenland-chien-luoc-my-kiem-che-tq.html
Hoa Kỳ không muốn can thiệp quân sự
vào Venezuela
Tin từ CARACAS, Venezuela – Trong một cuộc phỏng vấn được công bố bởi trang tin tức trên mạng của Venezuela vào hôm Chủ Nhật (1/9), đặc phái viên Hoa Kỳ tại quốc gia Nam Mỹ này cho biết Hoa Kỳ không có ý định can thiệp quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Venezuela.
Trong năm nay, Washington bác bỏ ông Maduro, và công nhận lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là tổng thống hợp pháp. Vào hôm thứ Tư (28/8), Hoa Kỳ mở một văn phòng đại diện gọi là Đơn vị các vấn đề Venezuela (VAU), có trụ sở tại Colombia, để cung cấp đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ cho chính phủ lâm thời của ông Guaido, và tiếp tục gây áp lực để yêu cầu chuyển giao quyền lực.
Ông Maduro, người chịu trách nhiệm cho một cuộc sụp đổ kinh tế gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, thường xuyên cáo buộc Hoa Kỳ về hành vi chuẩn bị xâm lược Venezuela để kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ rộng lớn, và xóa bỏ quyền lãnh đạo xã hội chủ nghĩa của đất nước này.
Hồi tháng 1, ông Guaido, chủ tịch của quốc hội do phe đối lập điều hành, viện dẫn hiến pháp để đảm nhận chức vụ tổng thống lâm thời và nhanh chóng được hơn 50 quốc gia công nhận. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt rộng rãi đối với chính phủ Maduro, để gây áp lực buộc ông phải từ chức. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-khong-muon-can-thiep-quan-su-vao-venezuela/
Siêu bão cấp 5 Dorian đổ bộ bờ biển Bahamas
Tin từ Bahamas – Vào hôm Chủ Nhật (1 tháng 9), bão Dorian mạnh lên thành bão cấp 5 khi đổ bộ vào Bahamas.
Theo AP, Dorian đã lập kỷ lục bão Đại Tây Dương mạnh nhất từng đổ bộ vào bờ biển Bahamas, ngang với cơn bão Ngày Lao động năm 1935. Siêu bão Dorian làm mực nước dâng cao hơn 20 feet so với bình thường ở một số khu vực. Gió lốc mạnh đến 175 dặm/giờ xé toạc các mái nhà, dây điện và làm lật xe hơi. Theo AP, có rất ít thông tin từ các đảo bị ảnh hưởng, mặc dù các viên chức dự đoán sẽ có nhiều người dân chịu cảnh vô gia cư. Hầu hết mọi người đã đến nơi trú ẩn khi cơn bão đến gần, các khách sạn đã đóng cửa và cư dân về nhà trú ẩn.
Hơn 20 triệu dân Hoa Kỳ sẽ cảm nhận được ảnh hưởng của cơn bão trong vài ngày tới. Công tác chuẩn bị đang được tiến hành dọc theo bờ biển Đông Nam Hoa Kỳ. Vào Chủ Nhật (1 tháng 9) Bộ Trưởng Bộ Nội An Kevin McAleenan cho biết cơn bão có thể không đổ bộ vào đất liền nhưng mưa giông, gió giật vẫn gây nhiều thiệt hại lớn.
Tính đến 02:00 sáng thứ Hai (2 tháng 9), Trung tâm Bão Quốc gia cho biết tâm bão Dorian cách Thành phố Freeport, đảo Grand Bahama 40 dặm và Thành phố West Palm Beach, Florida khoảng 125 dặm về phía Đông. Cơn bão đang di chuyển về phía Tây với tốc độ khoảng 5 dặm/giờ. Bài báo cũng cho biết đến cuối tuần, cơn bão sẽ gây lượng mưa từ 12 đến 24 inches ở vùng Tây Bắc Bahamas, một số nơi có thể lên đến 30 inches.
Vì tính nghiêm trọng của siêu bão, hơn 600 chuyến bay đã bị hủy, các Tiểu Bang như Florida và Georgia cũng bắt buộc di tản khẩn cấp người dân ra khỏi vùng ven biển. Nhiều bài báo khắp nơi đưa tin thiệt hại từ Dorian là vô cùng nặng nề. Tổng Thống Donald Trump cũng ban hành tình trạng khẩn cấp, và cầu nguyện cho sự an toàn của người dân trên Twitter. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/sieu-bao-cap-5-dorian-do-bo-bo-bien-bahamas/
Một người tử vong, 9 bị thương
trong vụ tấn công bằng dao Ở pháp.
Tin từ Lyon, Pháp – Theo tin từ Reuters, một người tử vong và ít nhất chín người khác bị thương sau khi một nghi can tấn công bằng dao ở Thành phố Villeurbanne gần Lyon.
Một bài báo cho biết nghi can đã bị bắt giữ và mang quốc tịch Afghanistan. Cảnh sát cho hay hiện chưa rõ động cơ gây án của nghi can vào lúc 14 giờ 30 theo múi giờ GMT Ngày 31/08. Nguồn tin cảnh sát cho biết nhà chức trách truy đuổi một nghi can thứ hai, nhưng nguồn tin thứ hai cho biết hiện cuộc truy đuổi đã bị hủy.
Nạn nhân của vụ tấn công chỉ mới 19 tuổi. Thị trưởng Lyon Gerard Collomb trả lời phóng viên rằng nghi can đã tấn công cư dân đang chờ ở trạm xe buýt, và sau đó chạy về phía nhà ga tàu điện ngầm trước khi bị người dân địa phương và nhân viên giao thông bắt giữ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mot-nguoi-tu-vong-9-bi-thuong-trong-vu-tan-cong-bang-dao-o-phap/
Đi du lịch châu Âu tháng 9 có thật sự rẻ hơn ?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, đó vẫn là một cách nhìn tổng quát. Một số điểm đến ở châu Âu vẫn còn đắt cho dù đã hết hai tháng nghỉ hè (tháng 7 và tháng 8) luôn được xem là mùa cao điểm. Nếu biết cách chọn lựa, du khách đi tham quan các nước châu Âu vào tháng 9 có thể tiết kiệm được gần một nửa các chi phí ăn ở.
Vào lúc các em nhỏ đã chuẩn bị xong sách vở, gặp lại thầy cô bạn bè nhân năm học mới, còn giới phụ huynh cũng đang trở lại với công việc thường nhật, mùa tựu trường lại là thời điểm đi nghỉ hè của khá nhiều đối tượng. Tại châu Âu, mùa hè chỉ chính thức kết thúc vào hôm 22/09, và nhiều thành phần du khách cố tình chọn sau ngày nhập học để đi nghỉ hè.
Đi chơi vào tháng 9 khi hầu hết mọi người đã trở về, vẫn có nhiều cái lợi : trước hết thời tiết châu Âu vẫn dễ chịu, trời không quá đỗi nóng nực. Thứ nhì, các địa điểm viếng thăm đã vắng dần du khách, chuyện đi tham quan các danh lam thắng cảnh nhờ vậy mà cũng thuận tiện, dễ dàng hơn. Ưu điểm cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất : tiền ăn ở. Trong tháng 9, giá vé máy bay và khách sạn có thể rẻ hơn một nửa so với tháng 7 và tháng 8. Giá tháng 9 mềm hơn vì mức cung thì nhiều, nhưng mức cầu thì chẳng còn bao nhiêu.
Tại châu Âu, hầu hết các chuyên viên ngành du lịch đều đồng ý rằng, tháng 9 là một trong những thời điểm thuận lợi nhất trong năm. Các hãng hàng không cũng như các công ty đường sắt đều áp dụng mô hình quản lý ‘‘yield management’’, giá cả tự động điều chỉnh tùy theo nhu cầu. Công ty Deutsche Bahn của Đức với chương trình khuyến mại ‘‘hè muộn’’ bán dưới 50€ vé tàu cao tốc khứ hồi Cologne-Paris, hay là 70€ tuyến Frankfurt-Paris tức là đã giảm hơn một nửa so với mức giá bình thường. Các chuyến xe ở đây đều có đầy đủ các dịch vụ ăn uống, internet, đi từ trung tâm tới trung tâm thành phố chứ không phải là loại tàu cao tốc giá rẻ.
Theo giải thích của ông Michel-Yves Labbé, người sáng lập công ty du lịch ‘‘Départ Demain’’, chuyên bán trên mạng các tour và vé máy bay vào giờ chót, thành phần du khách chuyên đi nghỉ hè tháng 7 và tháng 8 là những hộ gia đình gồm cha mẹ và con cái. Các gia đình này thường mua từ ba chỗ đến năm chỗ ngồi (nhất là trên tàu cao tốc). Khi đến mùa tựu trường, mức cầu đột ngột sụt giảm, vì thế cho nên các công ty đường sắt buộc phải đưa ra một mức giá hấp dẫn để tránh tình trạng tàu cao tốc rời sân ga nhưng các toa xe hoàn toàn vắng khách. Hình thức giảm giá tự động này thường được áp dụng cho tới giữa tháng 10, trước khi các trường học bước vào mùa nghỉ lễ Toussaint.
Về phía các công ty hàng không, theo ông Guillaume Rostand, đại diện của công ty Liligo, tháng 9 là khoảng thời gian du lịch giá mềm hầu như khắp châu Âu, từ giá vé máy bay cho tới giá phòng khách sạn, hầu hết đều giảm gần một nửa, phần lớn cũng vì trên các tuyến đường bay trong khu vực châu Âu cũng như giá khách sạn cỡ trung bình, có một sự cạnh tranh rất mạnh mẽ, buộc các công ty hàng không cũng như các chủ khách sạn phải duy trì giá ở một mức phải chăng, nếu muốn thu hút đông đảo khách hàng.
Hầu hết các chuyến bay khởi hành từ Paris tới Lisbon, Berlin, Milano, Warsaw, Prague, Budapest, Vienna hay Roma của các công ty low cost hiện được bán ở mức dưới 50 euro trong nửa đầu tháng 9. Chính sách giảm giá cũng được áp dụng cho các điểm đến xa hơn như New York hay Boston. Theo công ty Algofly, chuyên theo dõi trên mạng sự thay đổi từng phút từng giờ của giá vé máy bay của hàng trăm hăng hàng không, tính trung bình giá vé bay khứ hồi trực tiếp Paris-New York là 366€ vào trung tuần tháng 9, so với 588€ vào tháng 7 và 646€ vào tháng 8.
Về phía các khách sạn, nhà trọ hay các tour nghỉ dưỡng trọn gói, nhìn chung giá cả đều giảm sau hai tháng hè, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý đến. Theo ông Guillaume Rostand, đại diện của công ty Liligo, giá phòng khách sạn tại Ý cũng như tại Hy Lạp, vẫn ở một mức cao vì hầu hết các khách sạn đều đắt khách trong suốt tháng 9. Tại hai quốc gia này, đối tượng du khách solo hay đi chơi có đôi có cặp rất đông đảo, do vậy tháng 9 vẫn được xem như còn nằm trong mùa cao điểm.
Tại Tây Ban Nha hay Croatia cũng vậy những thành phố ven biển vẫn duy trì giá phòng ở một mức cao, trong khi các đô thị lớn nằm trong đất liền đều giảm giá. Nếu như chi phí ăn ở tại Barcelona vẫn đắt như nhau, thì ngược lại một tour du lịch 7 ngày tại Andalusia được bán 812€ cho thời điểm 24/08, so với 455€ vào ngày 15/09. Các dịch vụ khách sạn, di chuyển (nằm trong tour trọn gói) đều hoàn toàn giống nhau, nhưng chênh lệch giá cả lên tới 44%.
Chính cũng vì giá đi du lịch châu Âu mềm hơn vào tháng 9, mà giờ đây, xuất hiện thành phần du khách bớt thời hạn đi nghỉ trong tháng 7 và tháng 8 để tận hưởng thêm những ngày nghỉ sau mùa tựu trường. Xu hướng nổi bật hiện này là những kỳ nghỉ ngắn từ 3 đến 5 ngày. Dân Pháp không ngần ngại chia các kỳ nghỉ của họ thành nhiều đoạn, đi chơi hai tuần vào tháng 7 và để dành một tuần lễ đi nghỉ mát vào tháng 9.
Tuy nhiên, theo ông Michel-Yves Labbé, không phải ai cũng có đủ khả năng về mặt thời gian lẫn tài chính để làm như vậy. Thành phần được đi nghỉ thêm vào tháng 9 thường là những cặp đã ký hôn thú,
có hai đầu lương nhưng không (hoặc chưa) có con, giới độc thân, những người về hưu, hay là những chủ công ty hành nghề tự do. Những đối tượng này không bị con cái ‘‘ràng buộc’’, vướng bận cho nên họ đi chơi dễ dàng hơn vào tháng 9. Tuy nhiên, nếu họ không khéo chọn lựa, thì họ vẫn phải chịu chi khá nhiều tiền ăn ở, y hệt như đi du lịch vào mùa cao điểm.
http://vi.rfi.fr/phap/20190902-di-du-lich-chau-au-thang-9-that-su-re-hon
Đức: Đảng cực hữu thắng lớn
trong bầu cử địa phương
Đảng cực hữu Đức AfD (Alternative für Deutschland) đã giành thắng lợi lớn trong hai cuộc bầu cử nghị viện cấp vùng ngày 01/09/2019 ở Sachsen (27,5%) và Brandenburg (22,5%), hai bang thuộc Đông Đức cũ, vượt qua cả đảng CDU của bà Angela Merkel. Kỉ lục mới của AfD là lời cảnh báo cho liên minh cầm quyền của thủ tướng Đức.
Thông tín viên RFI Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :
« Từ khi được thành lập cách đây 6 năm, chưa bao giờ đảng AfD lại đạt được một thành tích cao đến như vậy trong một cuộc bầu cử cấp vùng. Với khoảng 28% số phiếu ở bang Sachsen, tăng gấp ba so với kỳ bầu cử năm 2014, đảng cực hữu khẳng định thêm vị trí trong cảnh quan chính trị Đông Đức. Ngoài ra, đảng AfD còn đạt được kết quả gấp đôi ở bang Brandenburg, bỏ phiếu ngày 01/09.
Ông Jörg Urban, đứng đầu danh sách ứng cử của đảng AfD tại bang Sachsen phát biểu : « Mục tiêu của chúng tôi là về đầu. Chúng tôi không đạt được. Nhưng dù sao tôi vẫn rất hài lòng về kết quả này nếu nhìn vào chiến dịch truyền thông bài AfD mà các đảng khác, các nghiệp đoàn và Giáo Hội đều tham gia. Người dân vùng Sachsen đã không lo sợ. Họ tin vào chúng tôi. Họ biết rằng chúng tôi là một đảng bảo vệ họ và kết quả mà AfD thu được chứng minh cho điều đó ».
Đảng AfD có lợi nhờ số cử tri tham gia bầu cử đông hơn. Trong khi đó, chiến dịch vận động vào giai đoạn cuối, tập trung vào đảng đối lập cực hữu, đã có lợi cho hai đảng cầm quyền, như đảng CDU (Dân Chủ-Thiên Chúa Giáo) ở bang Sachsen hay là đảng SPD (Xã Hội-Dân Chủ) ở bang Brandenburg. Cả hai đảng bị mất điểm trong những vùng truyền thống của họ, nhưng ít hơn so với kết quả thăm dò.
Hai vùng sẽ vẫn giữ nguyên trạng lãnh đạo hiện nay dù chắc chắn cần đến các liên liên minh khác nhau. Và nguyên trạng này hạn chế được hậu quả đối với liên minh CDU và SPD đang nắm quyền trong chính phủ liên bang ở Berlin. Trước mắt, liên minh ở cấp liên bang này có lẽ không gặp bất ngờ lớn ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190902-duc-dang-cuc-huu-thang-lon-o-bau-cu-dia-phuong
Lithuania: Nhà ngoại giao TQ
can thiệp biểu tình ủng hộ Hong Kong
Lithuania hôm 2/9 cho biết đã chính thức gửi công hàm phản đối tới đại sứ quán Trung Quốc ở nước này, sau khi một số nhân viên ngoại giao Trung Quốc gây gián đoạn cuộc tuần hành ủng hộ Hong Kong tại thủ đô Vilnius tháng trước.
Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Lithuania nói nói rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc đã “vi phạm trật tự công cộng” tại sự kiện diễn ra ngày 23/8 mà những người tổ chức nói rằng nhằm bày tỏ sự đoàn kết đối với những người biểu tình chống Trung Quốc ở Hong Kong.
Các nhà hoạt động Hong Kong được tại ngoại, tuần hành bị cấm
Một phát ngôn viên cảnh sát nói với hãng tin Anh rằng hai công dân Trung Quốc đã bị bắt và bị phạt 17 đôla mỗi người sau khi những người vẫy cờ Trung Quốc tỏ ra kích động tại cuộc biểu tình.
Đại sứ quán Trung Quốc chưa có bình luận tức thời nào về phản đối của phía Lithuania.
Mantas Adomenas, một thành viên quốc hội tham gia tổ chức cuộc biểu tình ở Vilnius nói với Reuters rằng trước khi cảnh sát can thiệp, một số người nói tiếng Hoa và cầm cờ Trung Quốc đã chen lấn, xô đẩy các nhà hoạt động và tìm cách giật loa phát thanh cầm tay của họ.
Israel tuyên bố sẵn sàng cho mọi tình huống
sau cuộc đụng độ với Hezbollah
Tin từ JERUSALEM/BEIRU – Vào hôm Chủ Nhật (1/9), thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết rằng Israel chuẩn bị cho mọi kịch bản sau cuộc đụng độ xuyên biên giới với tổ chức Hezbollah của Lebanon.
Nhưng cả hai bên đều có vẻ không muốn tham gia một cuộc xung đột khác. Quân đội Israel cho biết các hỏa tiễn chống xe tăng từ Lebanon nhắm vào một căn cứ quân sự và nhiều xe cộ di chuyển. Họ đáp trả bằng hỏa lực vào miền nam Lebanon, sau một tuần căng thẳng gia tăng làm dấy lên lo sợ về một cuộc chiến mới với kẻ thù lâu năm Hezbollah. Phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn cho biết các chiến binh của họ phá hủy một xe quân sự của Israel, giết chết và làm bị thương những người bên trong. Phía Israel cho biết họ không hề gánh chịu thương vong.
Ông Netanyahu cho biết mọi việc vẫn diễn ra bình thường sau khi chiến sự nổ ra dọc biên giới với Lebanon. Nhà lãnh đạo Israel vẫn duy trì lịch trình bình thường của ông khi cuộc họp với tổng thống của Honduras bắt đầu.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở biên giới cho biết khu vực này yên bình trở lại vào ban đêm. Lực lượng Tạm thời của Liên Hiệp Quốc tại Lebanon (UNIFIL) cũng cho biết họ yêu cầu cả hai bên thực hiện các biện pháp kiềm chế tối đa, để ngăn chặn tình hình căng thẳng gia tăng thêm.
Hai bên đã từng đối đầu nhau trong một cuộc chiến kéo dài một tháng vào năm 2006, sau khi Hezbollah bắt giữ hai binh sĩ Israel trong một cuộc đột kích xuyên biên giới. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/israel-tuyen-bo-san-sang-cho-moi-tinh-huong-sau-cuoc-dung-do-voi-hezbollah/
Tập trận chung với Mỹ :
ASEAN muốn gửi một tín hiệu cho Bắc Kinh
Ngày 02/09/2019, Hải Quân Mỹ và 10 nước thành viên khối Đông Nam Á tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung. Theo giới quan sát, nếu như quy mô cuộc tập trận không làm cho Trung Quốc quan ngại, thì chiến dịch hải quân này có thể được xem như là một tín hiệu chính trị mà ASEAN muốn gởi đến Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên toàn bộ 10 quốc gia thành viên tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ, kể cả quân đội Miến đang hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Đặc biệt, hoạt động quân sự này diễn ra sau một đợt tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc với ASEAN được tổ chức vào cuối tháng 8/2019.
Chuyên gia Collin Koh, thuộc Nanyang Technological University tại Singapore, trên tờ South China Morning Post, lưu ý, việc diễn giải cuộc tập trận này như là một động thái ngả theo Mỹ của ASEAN để cản đường Trung Quốc sẽ là một sai lầm. ASEAN tiến hành diễn tập hải quân chung với cả hai cường quốc và chiến lược này đã có từ lâu : Chơi với cả Hai, chứ không chỉ với một cường quốc nào đó.
Trước hết, ông Collin Koh ghi nhận quy mô cuộc tập trận Mỹ – ASEAN lần này không làm cho các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc phải lo ngại. Trên thực tế, Bắc Kinh đã quá quen thuộc với các cuộc tập trận đa phương giữa Mỹ với các nước thành viên khối ASEAN.
Hơn nữa, xét về sự chênh lệch về năng lực quân sự và nhất là hải quân cũng như là những nhạy cảm chính trị có liên quan, một số nước trong khối ASEAN không muốn để Bắc Kinh hiểu lầm rằng những nước này tham gia vào kế hoạch kềm hãm Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu.
Thế nhưng, chính cách hành xử của cường quốc châu Á trong việc xử lý các tranh chấp tại Biển Đông và nhất là trong việc thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC đã khiến những nước này lo
ngại. Do vậy, theo quan điểm của ông Collin Koh, hoạt động quân sự này nên được hiểu đó là một tín hiệu chính trị nhắm tới Trung Quốc.
Chính việc Trung Quốc muốn đưa điều khoản sau đây trong văn bản dự thảo COC đã khiến nhiều nước bất bình. Theo đó, « các bên có liên quan không nên tham gia các hoạt động quân sự chung với các nước bên ngoài khu vực, trừ phi các bên có liên quan được thông báo trước và cho biết không phản đối ».
Điều khoản này có tác động đến vấn đề chủ quyền, liên quan đến quyền được chọn đối tác và thời điểm tiến hành tập trận chung. Những chiến dịch này có một tầm quan trọng đối với các nước ASEAN trong việc xây dựng các năng lực chung để đối phó với các thách thức an ninh ngày càng lớn.
Dù cuộc tập trận lần này chỉ là một hành động mang tính biểu tượng, nhưng cũng đủ khẳng định chiến lược của ASEAN : « Chơi với cả Trung Quốc và Mỹ », không nghiêng về bên nào trong việc kiến tạo an ninh khu vực. Đối với ASEAN, về lâu dài, chiến lược này còn nhắm tới việc mở rộng quan hệ hơn nữa với nhiều cường quốc khác.
Nhật lập đơn vị cảnh sát đặc biệt
để tăng cường bảo vệ biển đảo
Nhật Bản thành lập một đơn vị cảnh sát đặc biệt được trang bị vũ khí tự động để tăng cường bảo vệ một quần đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông cũng như các đảo khác, Reuters đưa tin hôm 2/9, dẫn đài phát thanh và truyền hình NHK của Nhật.
Đơn vị này sẽ đóng tại đảo Okinawa ở phía nam, cách quần đảo tranh chấp với Trung Quốc, mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, khoảng 420 km về phía đông.
NHK đưa tin rằng quân đội cũng như lực lượng tuần duyên Nhật đã tăng cường hiện diện bảo vệ quần đảo tranh chấp, nhưng đây là lần đầu tiên cảnh sát thiết lập một đơn vị ở khu vực để giúp bảo vệ biển đảo.
Nhật lần đầu lên tiếng về vụ ‘đối đầu’ giữa VN và TQ ở Bãi Tư Chính
Theo Reuters, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật không hồi đáp ngay yêu cầu bình luận của hãng.
Trong đề nghị ngân sách, cơ quan này đã yêu cầu thêm lực lượng gồm 159 người ở Okinawa cũng như một nơi khác ở miền nam là Fukuoka để tăng cường khả năng đối phó với các tình huống xảy ra trên các hòn đảo hẻo lánh.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc lâu nay căng thẳng vì tranh chấp biển đảo cũng như một số vấn đề khác.
Báo Hàn: Trung Quốc “yêu hòa bình”
đã quân sự hóa Biển Đông
Báo chí Hàn Quốc ít khi nói đến Biển Đông. Nhưng trong số ra ngày 27/08/2019, trang mạng báo Korea Times đã đăng nhận định của ông Vishnu Prakash, nguyên đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc, vạch trần thái độ hai mặt của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, luôn lớn tiếng khoe mình là một nước yêu chuộng hòa bình, nhưng trong hành động thì lại dùng sức mạnh quân sự đi chèn ép các láng giềng.
Bài viết mang tựa đề hết sức châm biếm: “Biển Đông bị quân sự hóa dưới tay Trung Quốc ‘yêu hòa bình’ – Militarization of South China Sea by ‘peace-loving’ China”.
Bài viết trước hết nêu bật lập luận chính thức của Trung Quốc được ghi trong Sách Trắng Quốc Phòng công bố tháng 7 năm 2019, theo đó: “Người Trung Quốc … đã học được giá trị của hòa bình … Vì vậy
… từ khi thành lập cách đây 70 năm, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giờ khởi động bất kỳ một cuộc chiến tranh hay xung đột nào.”
Tác giả nói ngay: “Cái đó có thể khiến người ta an tâm, có điều là những gì ghi nhận được về Trung Quốc lại trái ngược hẳn”. Và nhà cựu ngoại giao đã liệt kê một danh sách dài các hành động đi ngược lại hòa bình của Trung Quốc trong 70 năm qua.
Trung Quốc với hàng loạt cuộc chiến, trên bô và trên biển
Trung Quốc nhảy vào cuộc chiến tranh Liên Triều (1950-1953), thôn tính Tây Tạng (1950), tấn công Ấn Độ (1962), tham gia vào các cuộc xung đột biên giới với Liên Xô (1969), tiến hành một cuộc viễn chinh trừng phạt “để dạy cho Việt Nam một bài học” (1979) ngay trong chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của ngoại trưởng Ấn Độ.
Trên biển thì Bắc Kinh đã bắn thử tên lửa vào vùng lãnh hải ngoài khơi Đài Loan (1995-1996) và ngang nhiên quân sự hóa Biển Đông sau khi đánh chiếm các đảo/đá ngầm của Philippines và Việt Nam.
Bắc Kinh cũng đang phô trương cơ bắp trong tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) với Nhật Bản, đồng thời gây mâu thuẫn với Seoul về quyền sở hữu Đá Socotra (Ieodo). Trung Quốc có thể châm ngòi cho vấn đề này bùng lên bất cứ khi nào họ muốn và do đó đã nêu bật yêu sách của họ theo định kỳ.
Theo tác giả bài nhận đinh, với việc Trung Quốc đang giầu lên, khả năng quân sự được nâng cao và sự lãnh đạo quyết đoán của chủ tịch Tập Cận Bình, những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đã tăng vọt.
Về mặt Hải Quân chẳng hạn, nhân Đối Thoại Raisina vào tháng Giêng năm 2019, đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ, đã lưu ý rằng trong năm năm qua, Trung Quốc đã có thêm 80 tàu mới, và trong lịch sử 200 năm gần đây, không có một lực lượng hải quân nào khác phát triển nhanh như vậy. Ngoài chiếc Liêu Ninh sẵn có, tàu sân bay đầu tiên mà Trung Quốc tự đóng có thể đi vào hoạt động trong năm nay, và chiếc thứ hai vào năm 2022.
Sách Trắng Quốc Phòng 2019: Biển Đông là của Trung Quốc
Đối với cựu đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc, tiến trình quân sự hóa Biển Đông đã phát triển mạnh được một phần là do chính quyền Mỹ của tổng thống Obama bị phân tâm vì hồ sơ Trung Đông, đã xoay trục muôn màng qua châu Á, trong lúc về phía Trung Quốc, Tập Cận Bình rất kiên quyết. Sách Trắng Quốc Phòng Trung Quốc vừa công bố khẳng định: “Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư là những bộ phận không thể tách rời khỏi lãnh thổ Trung Quốc”.
Bắc Kinh đã tăng gấp đôi nỗ lực thực hiện tham vọng của họ, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi họ yêu sách gần 70% diện tích dựa trên một “đường chín đoạn” chữ U đáng ngờ.
Vào năm 2012, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines – và bồi đắp bảy hòn đảo nhân tạo – để theo dõi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực. Hoa Kỳ làm cho Philippines thất vọng khi từ chối đứng can thiệp mà chỉ gởi một lời cảnh báo nghiêm khắc đến Bắc Kinh.
Trước thái độ đó, Manila đã kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiêp Quốc về Luật Biển. Vào tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực đã phán quyết rằng “Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử đối với các tài nguyên trong ‘đường chín đoạn’.”
Trung Quốc đã phủ nhận phán quyết, cũng như từ chối tôn trọng quyền của các quốc gia duyên hải đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ, được quốc tế công nhận.
Thái độ hiếu chiến rất lộ liễu ở Hoàng Sa và Trường Sa
Thái độ hiếu chiến của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa theo tác giả bài nhận định, còn lộ liễu hơn. Năm 1988, Bắc Kinh đã chiếm môt phần quần đảo Trường Sa bằng cách tấn công Việt Nam, giết chết 60 thủy thủ Việt Nam.
Từ năm 2013, họ đã bồi đắp và xây dựng trên quy mô lớn trên các rạn san hô nổi và chìm ở Trường Sa, thiết lập phi đạo và hệ thống phòng thủ tên lửa. Các quan chức tình báo Mỹ đã xác nhận rằng Trung Quốc đã bố trí tên lửa hành trình chống hạm và phòng không ở đó.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tất nhiên phủ nhận việc quân sự hóa Biển Đông, khăng khăng cho rằng các thiết bị quân sự đã được đặt ở đó để thúc đẩy “tự do hàng hải”.
Việc lực lượng Trung Quốc tiến hành tuần tra thường xuyên ở Biển Đông và xua đuổi các tàu không phải của Trung Quốc, như không có nghĩa lý gì với Bắc Kinh. Chẳng hạn, tàu hải quân Ấn Độ INS
Airavat, di chuyển trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông, sau khi ghé cảng Việt Nam vào tháng 7 năm 2011, đã bị Hải Quân Trung Quốc quấy rối.
Ấn Độ có lợi ích chiến lược và kinh tế ở Biển Đông. Theo thỏa thuận năm 2011 ký với Việt Nam, Ấn Độ đã khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng Trung Quốc đã phản đối một cách vô lý và khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” đối với khu vực đó.
Trung Quốc thiện nghệ trong việc che giấu hành vi xâm lược
Các hành vi bắt nạt của Trung Quốc đang trở thành một vấn đề hệ trọng cho các nước ven biển và các quốc gia khác muốn có một Biển Đông tự do và cởi mở. Lần đầu tiên, vào tháng Năm năm nay, Ấn Độ đã tham gia các cuộc tập trận Hải Quân trong khu vực cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines.
Thực tế ngày nay vẫn đúng là sức mạnh đến từ đầu súng. Chỉ có điều là các quốc gia cố gắng nhiều hơn để che giấu các hành vi xâm lược của họ dưới một cái vỏ hợp pháp và thiện chí hòa bình. Trung Quốc đã hoàn thiện nghệ thuật che giấu đó. Bắc Kinh có kỹ năng ngụy tạo các bản đồ, tài liệu và các cột mốc làm ra sau để củng cố các yêu sách thay đổi theo tình huống của họ. Chỉ có một mặt trận quốc tế thống nhất mới có thể cản trở chủ nghĩa bành trướng đang leo thang của Trung Quốc, nhưng lập được mặt trận có vẻ khó khăn
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190902-trung-quoc-yeu-hoa-binh-da-quan-su-hoa-bien-dong
Biểu tình Hong Kong:
Các doanh nghiệp tại đây xoay sở như thế nào?
Karishma VaswaniBiên tập viên Kinh doanh châu Á của BBC
Các công ty nước ngoài đang phải đối mặt với một thực tế mới ở Hong Kong. Cảm giác bấp bênh rõ ràng đang dâng lên từng ngày trong thế giới doanh nhân ở đây, khi nhiều hãng đang phải đối mặt với một bối cảnh chính trị bất ổn.
Hàng triệu người dân Hong Kong đã xuống đường trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ khiến nhiều thành phần tại Trung Quốc nổi giận trong nhiều tháng qua.
Chỉ cuối tuần vừa qua, hàng ngàn người đã xuống đường nhân kỷ niệm 5 năm chính phủ Trung Quốc cấm bầu cử dân chủ ở Hong Kong, bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.
Khái niệm ‘Hán tộc’ có từ bao giờ và để làm gì?
Joshua Wong và Agnes Chow vừa được tại ngoại hầu tra
Người biểu tình Hong Kong chặn cao tốc đến sân bay
Người biểu tình Hong Kong nói ‘Không còn gì để mất’
Vào Chủ nhật, những người biểu tình tìm cách chặn các tuyến đường vào sân bay.
Các doanh nghiệp đang phải tính toán chi phí thiệt hại mà các cuộc biểu tình đã gây ra cho danh tiếng của Hong Kong như là một trung tâm tài chính toàn cầu, nhưng điều đáng lo ngại hơn nhiều đối với các công ty này là các công ty Trung Quốc ở Hong Kong.
Cathay Pacific là một ví dụ điển hình về việc làm không đúng ý Bắc Kinh có thể gây hại cho các doanh nghiệp như thế nào.
Mặc đồ màu đen và mang biển hiệu, hàng trăm người biểu tình đã tập trung tại một cuộc tuần hành tuần trước để ủng hộ các nhân viên hãng hàng không bị mất việc vì ủng hộ biểu tình.
Không có mặt nạ phòng độc hay đạn hơi cay ở đây, chỉ những người lao động bình thường cố gắng lên tiếng.
Nhiều người trong cuộc biểu tình nói với tôi họ lo rằng mình cũng có thể mất việc – đơn giản chỉ vì suy nghĩ hoặc nói điều gì đó mà Bắc Kinh có thể không thích.
“Hong Kong đang trở nên giống Trung Quốc hơn,” một phụ nữ nói với tôi. “Đây là những chiến thuật được sử dụng bởi các chính phủ Cộng sản để bịt miệng mọi người. Như việc cho phép đồng nghiệp mách lẫn nhau, nếu họ thấy điều gì đó không có lợi cho chính phủ. Họ có thể báo cáo với giới chức và thành viên đó sẽ bị sa thải không cần lý do.”
‘Rất khó ứng xử’
Đó không phải là một nỗi sợ không thực tế.
Đầu tháng này, giám đốc điều hành Cathay Pacific Rupert Hogg đã phải từ chức.
Ông nói rằng ông phải chịu trách nhiệm về sự tranh cãi về việc một số nhân viên của ông tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, khiến Bắc Kinh phẫn nộ.
Nhưng nhiều người suy đoán ông Hogg đã bị buộc thôi việc, vì đó là điều Trung Quốc muốn.
“Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì tương tự như thế này”, một doanh nhân nổi tiếng xin giấu tên ở Hong Kong nói.
“Chúng tôi giờ như đi trên một sợi dây căng,” ông nói. “Chưa có công ty đa quốc gia nào rời đi, tôi chưa thấy bằng chứng nào về việc rút vốn, nhưng các công ty sẽ phải bảo nhân viên của họ cẩn thận hơn nhiều về những gì họ nói và làm. Ví dụ của Cathay Pacific là một cảnh báo từ Bắc Kinh.”
Áp lực gia tăng
Nhiều người trong thành phố này không xem mình là một phần của Trung Quốc. Họ coi trọng sự khác biệt và sự đặc của Hong Kong.
Một quốc gia, hai hệ thống có nghĩa là các quy tắc luôn khác biệt ở đây và đó là những gì đã giúp Hong Kong phát triển mạnh.
Nhưng giờ người Hong Kong có cảm giác là điều đó đang thay đổi.
Nhiều người trong ngành tài chính chủ chốt của Hong Kong khá do dự khi nói về những phản ứng của họ với những biến động chính trị, sợ bị Trung Quốc vạch mặt chỉ tên.
Nhưng đôi khi hành động cao hơn lời nói.
Lấy ví dụ, quảng cáo toàn trang mà các ngân hàng như HSBC và Standard Chartered đăng trên trên các tờ báo đều lên án bạo lực ở Hong Kong.
Các nhà phân tích nói rằng đối với các công ty kiếm phần lớn doanh thu từ Trung Quốc, điều quan trọng hơn bao giờ hết bây giờ là có được sự ủng hộ của Bắc Kinh.
Đóng cửa giao thông công cộng
Và đã có bằng chứng cho thấy một số doanh nghiệp đang tuân theo áp lực của Bắc Kinh.
MTR Corp của Hong Kong điều hành hệ thống tàu điện ngầm trong thành phố. Nó được đa số người Hong Kong sử dụng và được coi là một dịch vụ vận tải đẳng cấp thế giới.
Đó cũng là các tuyến đường chính mà người biểu tình dùng để đi lại khắp nơi trong thành phố trong những cuối tuần có biểu tình.
Điều này đã dẫn đến những bài xã luận gay gắt được đăng bởi các tờ báo nhà nước như Thời báo Nhân dân và Thời báo Toàn cầu, chỉ trích mạnh mẽ MTR Corp vì đã cho phép người biểu tình lên tàu.
Sau đó thì ban điều hành đường sắt đã đóng cửa hai nhà ga trong các tuyến chính vào cuối tuần khi các cuộc biểu tình diễn ra, trong một động thái được coi là nhượng bộ trước yêu cầu của Trung Quốc – điều mà họ phủ nhận.
Mặc dù MTR Corp không kiếm được nhiều tiền từ thị trường Trung Quốc như Cathay Pacific, nhưng họ có một số tuyến tàu ở đại lục và doanh thu ở Trung Quốc đã tăng 44% trong năm 2018.
Sự thật phũ phàng là các công ty sẽ phải “oằn cong như tre” và làm những gì Bắc Kinh muốn nếu họ muốn tiếp tục phục vụ thị trường Trung Quốc, Steve Vickers, người điều hành một công ty tư vấn rủi ro chính trị ở Hong Kong nói.
Ông Vickers nói rằng trong tương lai các công ty có trụ sở tại Hong Kong có thể phải sử dụng các liên lạc viên chính phủ như ở Trung Quốc, để tìm cách phát triển trong bối cảnh chính trị ngày càng khó khăn.
“Cuối cùng thì, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ càng ngày thấy sự kiểm soát ngày càng gắt gao từ Bắc Kinh,” ông nói với tôi.
“Liệu tuân theo Bắc Kinh có ảnh hưởng đến vị thế của tôi trên thị trường toàn cầu không?” đó là câu hỏi mà các doanh nghiệp có trụ sở tại Hong Kong phải đặt ra và họ phải quyết định họ có nên đứng về phía những người biểu tình ủng hộ dân chủ hay không.
“Hay bây giờ tôi sẽ cúi xuống và bảo vệ vị trí của mình tại đại lục? Đó là quyết định lớn mà mọi người đang đưa ra.”
Nhưng đó là điều mà những doanh nghiệp kỳ cựu ở Hong Kong luôn hiểu.
Trong khu giải trí mang tính biểu tượng của thành phố, đường Lan Kwai Fong, tôi gặp Allan Zeman, người đàn ông đã giúp xây dựng khu này.
Rải rác với các quán bar và nhà hàng, với nhiều người lang thang thưởng thức sự vui chơi vào giữa tuần, bạn gần như có thể quên rằng đây là một thành phố bị bao vây bởi các cuộc biểu tình.
Ông Zeman nói với tôi rằng kinh doanh tại Trung Quốc có nghĩa là hiểu văn hóa và tất cả những gì Bắc Kinh muốn chỉ là một sự ‘tôn trọng’.
“Tôi đã ở Trung Quốc hơn 35 năm, tôi đã kinh doanh ở đó được 35 năm”, ông nói với tôi. “Tôi hiểu nó. Đây là những quy tắc. Nếu bạn muốn kinh doanh ở đó thì phải tuân thủ các quy tắc.”
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó là gốc rễ của câu hỏi hóc búa hiện mà Hong Kong đang đối mặt.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49547693
Dịch vụ xe điện ngầm của Hồng Kông
bị gián đoạn trước cuộc đình công lớn
Tin từ HỒNG KÔNG – Những người biểu tình chống chính phủ đang chuẩn bị cho một ngày đụng độ bạo lực với cảnh sát, khi đặc khu trưởng Carrie Lam và những người biểu tình vẫn không thể thỏa hiệp.
Một số nhóm người biểu tình mặc áo đen với mặt nạ bắt đầu một kế hoạch gây gián đoạn các dịch vụ xe điện ngầm của thành phố vào sáng hôm thứ Hai (ngày 2 tháng 9), trong tuần thứ 13 liên tiếp của các cuộc biểu tình, trước một cuộc đình công kéo dài hai ngày được dự kiến từ trước. Với khẩu hiệu “be like water” để thích nghi với những thay đổi của hoàn cảnh, họ tập trung từ 7 giờ 20 tại các trạm MTR khác nhau bao gồm Cửu Long Đường, Fortress Hill, Du Ma Địa, Prince Edward và Vượng Giác, với các sĩ quan cảnh sát sẵn sàng chờ lệnh ở nhiều nơi để chống lại họ. Để ngăn các đoàn tàu rời khỏi nhà ga, người biểu tình kẹp các gói khăn giấy ở giữa cửa tàu hoặc chặn người đi tàu bằng ô dù.
Vào lúc 11 giờ sáng, một số vụ bắt giữ được đưa tin bởi chương trình tin tức địa phương HK01.
Trong khi đó, ông Matthew Cheung, viên chức số 2 của Hồng Kông sẽ không loại trừ việc áp dụng luật khẩn cấp, để giúp cảnh sát ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo lực gia tăng, kể từ khi những cuộc biểu tình này nổ ra vào tháng 6.
Nhà điều hành đường xe điện MTR trở thành mục tiêu của những người biểu tình, đặc biệt sau khi họ bị tòa án ra lệnh đóng cửa các trạm trong những ngày biểu tình. Trước đây, truyền thông nhà nước Trung Cộng công khai chỉ trích MTR vì hành vi giúp người biểu tình trốn thoát sau các cuộc đụng độ với cảnh sát. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dich-vu-xe-dien-ngam-cua-hong-kong-bi-gian-doan-truoc-cuoc-dinh-cong-lon/
Hồng Kông tựu trường:
Hàng chục ngàn học sinh, sinh viên bãi khóa
Đúng vào ngày khai trường, 02/09/2019, hàng chục ngàn học sinh tiểu học và trung học Hồng Kông xuống đường bảo vệ mô hình dân chủ. Chính quyền huy động cảnh sát bảo vệ an ninh, chủ yếu là tại các trục giao thông công cộng chính của thành phố. Chủ tịch công đoàn sinh viên Hồng Kông, Jack So cho hãng tin Mỹ AP biết, 30.000 sinh viên chiếm đóng các cư xá đại học, một ngày trước mùa khai giảng của giới sinh viên Hồng Kông.
Đặc phái viên Stéphane Lagarde từ Hồng Kông tường thuật về cuộc xuống đường hôm nay của các học sinh Hồng Kông :
“Sau những vụ đụng độ trong hai ngày cuối tuần qua, sáng nay cảnh sát hiện diện rất đông đảo tại các nơi có giao thông công cộng. Cảnh sát chống bạo động được trang bị từ đầu đến chân, nào là ủng, mũ sắt, tay cầm khiên có mặt tại các hàng lang trạm xe điện ngầm và kể cả trong các toa xe.
Một vài sự cố xảy ra sáng nay khi biểu tình muốn chận cửa các toa xe. Cảnh sát phải can thiệp. Nhiều người bị bắt giữ, chủ yếu là tại các trạm chuyển đổi tàu, và các bến đi tàu tới các trường đại học được canh gác, theo dõi chặt chẽ, bởi vì hôm nay là ngày học sinh tiểu học và trung học Hồng Kông khai trường.
Trước một số cổng trường người ta thấy các cảnh khó tin : các học sinh trung học mặc y phục đen, bịt khăn che mặt, phát tờ rơi kêu gọi biểu tình trong lúc một số các bạn học mặc sơ mi trắng bước lớp. Có một của học viên một trường trung học tư, mặc đồng phục, nhưng lại đeo mặt nạ chống hơi cay. Đương nhiên thanh niên này đã phải tháo mặt nạ ra trước khi bước vào trường. Theo lời bộ trưởng đặc trách về Giáo Dục Hồng Kông, mùa khai giảng năm nay diễn ra như mọi năm.
Hiện tại công đoàn đại diện cho học sinh trung học Hồng Kông kêu gọi bãi học mỗi tuần một ngày. Ngược lại ngày mai, đến lượt giới sinh viên Hồng Kông tựu trường. Nhiều công đoàn đã kêu gọi phong tỏa toàn bộ các trường đại học”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190902-hang-chuc-ngan-hoc-sinh-sinh-vien-bai-hoc-nhan-ngay-tuu-truong
Cuộc chiến thương mại
có thực sự khiến TQ mất 3 triệu việc làm?
Vincent Ni và Christopher GilesBBC Reality Check
Tổng thống Trump nói ba triệu công ăn việc làm đã bị mất đi ở Trung Quốc do hậu quả của cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.
Sự thật là, mặc dù các ước tính về số lượng việc làm của Trung Quốc khá khác biệt, nhưng nhìn chung các nhà phân tích không đồng ý với tuyên bố của ông Trump. Khi được hỏi, Nhà Trắng đã chỉ chúng tôi đến một cuộc khảo sát, nhưng nó cũng đưa ra một con số thấp hơn.
Trong năm qua, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã áp đặt thuế quan lên hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của nhau.
Ông Trump cáo buộc Bắc Kinh về cách giao dịch không công bằng và đánh cắp tài sản trí tuệ.
“Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề trong những tháng qua”, ông Trump nói tại Hội nghị thượng đỉnh G7 gần đây.
“Họ đã bị mất ba triệu việc làm và sắp tới đây sẽ còn mất nhiều hơn nữa.”
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump khoe khoang về thiệt hại mà cuộc chiến thương mại đã gây ra cho Trung Quốc. “Họ đã mất hai triệu rưỡi việc làm trong một khoảng thời gian rất ngắn”, ông nói tuần trước.
Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào nơi mà Tổng thống Trump lấy ra con số này.
Văn phòng báo chí Nhà Trắng đã trả lời câu hỏi của chúng tôi bằng cách gửi đường dẫn đến một bài báo do tờ South China Morning Post, có trụ sở tại Hong Kong, đăng vào tháng 7.
Bài viết này trích dẫn một bản tường trình từ một ngân hàng đầu tư Trung Quốc, China International Capital Corp (CICC), ước tính rằng thiệt hại việc làm liên quan đến cuộc chiến thương mại trong lĩnh vực sản xuất lên tới 1,9 triệu trong khoảng thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 5/2019.
Mỹ sắp áp đợt thuế mới với Trung Quốc
Thương chiến Mỹ – Trung trong 400 từ
Thương chiến Mỹ Trung sẽ đi về đâu?
Khi bị gặng hỏi, người phát ngôn của ông Trump cho biết cuộc khảo sát của CICC không bao gồm dữ liệu sau tháng 5, khi đã có sự gia tăng đáng kể về mức thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
Tuy nhiên, không có lời giải thích nào được đưa ra về việc con số ba triệu – hay 2,5 triệu một tuần trước đó – có nguồn gốc từ đâu.
BBC cũng đã liên lạc với Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Tình trạng việc làm ở Trung Quốc ra sao?
Trung Quốc không có dữ liệu chính thức nào về tổn thất việc làm do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gây ra, nhưng các cuộc điều tra kinh tế được thực hiện bởi hai ngân hàng Trung Quốc cho thấy cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng từ 1,2 đến 1,9 triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp.
Trong khi việc áp thuế đã tác động đến mức sản xuất của Trung Quốc, còn có những lý do khác khiến công việc bị mất đi.
“Có thể biết được sự suy giảm công việc là đến đâu nhưng vấn đề là – nguyên nhân là gì?” Mary Lovely thuộc Viện kinh tế quốc tế Peterson, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết.
“Rất khó để thiết lập hệ nhân quả cho tình trạng giảm công ăn việc làm,” Mary Lovely nói.
Mất việc làm trong ngành sản xuất đã một phần trở thành xu hướng dài hạn tại Trung Quốc khi nước này hướng tới một nền kinh tế dựa trên dịch vụ nhiều hơn, với việc tạo ra việc làm trong các ngành tài chính và công nghệ, và quá trình chuyển đổi này bắt đầu ngay cả trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu.
Vì vậy, tổn thất trong lĩnh vực công nghiệp cần phải được cân bằng với lợi nhuận ở những nơi khác trên toàn nền kinh tế.
Mỹ hoãn lệnh cấm Huawei thêm 90 ngày
Trump ‘bị hiểu nhầm’ khi nói hối hận về cuộc chiến thương mại với TQ
Lãnh vực sản xuất của Trung Quốc cũng phải đối mặt với áp lực từ các nước trong vùng có giá lao động rẻ hơn.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã có một nỗ lực đặc biệt để tăng việc làm ở những khu vực thành thị.
“Các dịch vụ Đô thị đã thu hút phần lớn lao động từ các nhà máy bị đóng cửa,” Dan Wang, nhà phân tích kinh tế Trung Quốc tại Đơn vị Tình báo Kinh tế ở Bắc Kinh cho biết.
Cũng có sự di cư ngược từ các tỉnh ven biển trở về quê nhà của công nhân như An Huy, Tứ Xuyên và Hà Nam, nơi các ngành công nghiệp địa phương đang phát triển.
Tổng lực lượng lao động của Trung Quốc năm 2018 là 788 triệu, theo Ngân hàng Thế giới.
Vì vậy, việc mất mát hai triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong năm qua sẽ chỉ chiếm 0,25% tổng lực lao động.
Thất nghiệp chung của cả nước năm 2018 – theo thống kê chính thức của chính phủ Trung Quốc – là 3,8%, mức thấp nhất kể từ 2002.
Nhưng sự can thiệp của Tổng thống Trump đến vào thời điểm giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chú ý hơn đến thị trường việc làm – một dấu hiệu chính về hoạt động của Đảng.
Vào tháng 7, cơ quan có thẩm quyền quyết định hàng đầu, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết họ đã đặt việc làm là một trong những ưu tiên hàng đầu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49547629
Tập Cận Bình đang mất dần quyền lực
về tay Vương Hộ Ninh?
Khi quan hệ Mỹ – Trung đang căng như dây đàn, những ứng xử khác thường trong công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể phần nào hé mở cục diện nội bộ quan trường Trung Quốc hiện nay.
Xung đột phát ngôn trong nội bộ giới chức ĐCSTQ
Sau khi cuộc chiến thương mại leo thang nghiêm trọng, hôm 26/8 vừa qua, trong chuyến đi Trùng Khánh Phó Thủ tướng Lưu Hạc của ĐCSTQ đã cho biết, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề thông qua thương lượng và hợp tác với thái độ bình tĩnh, kiên quyết phản đối sự leo thang của cuộc chiến thương mại. Ông Lưu Hạc chỉ ra rằng “điều này (leo thang chiến tranh thương mại) không có lợi cho Trung Quốc, cũng không có lợi cho Mỹ, và không có lợi cho nhân dân toàn thế giới”.
Tuy nhiên trong một bài viết đăng trên Nhật báo Nhân Dân của ĐCSTQ ngày 27/8 lại cho thấy một thái độ khác với Lưu Hạc. Bài bình luận ký tên “Tiếng Chuông” nhấn mạnh rằng, “Không muốn đánh, không sợ đánh, nhưng khi cần không thể không đánh”. Cái tên “Tiếng Chuông” được nhiều lý giải là “Âm thanh của Trung Quốc”.
Ông Lưu Hạc cho biết sẵn sàng đàm phán với Mỹ, trong khi nhiều cơ quan truyền thông lớn của ĐCSTQ lại kêu gọi “không thể không đánh”. Hiện tượng mâu thuẫn công khai này hiển nhiên khiến giới quan sát chú ý. Không ít người suy đoán, lẽ nào đã xảy ra biến cố trong ĐCSTQ? Tại sao truyền thông ĐCSTQ do Vương Hộ Ninh cai quản lại dám phản lại Lưu Hạc?
Động thái mềm mỏng hiếm hoi của Lưu Hạc
Ngoài việc bày tỏ quan điểm sẵn sàng “nhẹ nhàng” đàm phán với Mỹ, trong bài phát biểu tại “Triển lãm công nghiệp trí tuệ nhân tạo quốc tế Trung Quốc”, ông Lưu Hạc cũng đề cập rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) trong điều kiện cởi mở, phản đối tình trạng phong tỏa công nghệ và chủ nghĩa bảo hộ, cũng cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy môi trường đầu tư thật tốt.
Tuyên bố của ông Lưu Hạc là động thái mềm mỏng hiếm hoi của giới chức ĐCSTQ kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang.
Như vậy phải chăng ông Lưu Hạc phát biểu tùy hứng? Tuy nhiên, với vai trò là Phó Thủ tướng của ĐCSTQ, ông không thể nói năng tùy tiện. Đặc biệt hơn, với tư cách là một quan đứng đầu trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, những gì ông Lưu nói và làm phải được ông Tập Cận Bình thừa nhận và ủng hộ.
Nếu quan điểm của ông Lưu Hạc không nhất quán với ông Tập Cận Bình, khi đàm phán với Mỹ có thể làm hỏng cục diện, dễ dàng bị cáo buộc là “kẻ bán nước”. Bởi vì số quan to uy quyền hơn ông cũng không phải ít, giới thái tử Đảng và các phe phái sẵn sàng tận dụng cơ hội vào cuộc… Nhìn vấn đề như vậy, những phát ngôn của Lưu Hạc có thể xem là nói thay Tập Cận Bình.
Về cơ bản, ông Lưu Hạc luôn được xem là người của ông Tập Cận Bình. Ban đầu ông được chỉ định là “đặc phái viên của Tập Cận Bình” để đến Mỹ đàm phán, điều này cũng phần nào cho thấy ông rất được ông Tập Cận Bình tín nhiệm.
Trung Quốc muốn “đàm phán bình hòa” với TT Trump
Bộ Ngoại giao TQ phản hồi lạ sau khi TT Trump khen Tập Cận Bình
Ngay phát biểu công khai của ông Lưu Hạc, TT Trump ngay lập tức phản hồi. Cùng ngày Hội nghị các nhà lãnh đạo G7, tối 25/8 TT Trump cho biết quan chức thương mại Trung Quốc đã hai lần gọi điện thoại cho phía Mỹ bày tỏ hy vọng trở lại bàn đàm phán. TT Trump chỉ ra Trung Quốc có ý định đạt được thỏa thuận thương mại và một lần nữa lại khen ngợi ông Tập Cận Bình là “nhà lãnh đạo vĩ đại”.
Trước những phát ngôn của TT Trump và ông Lưu Hạc, dường như có thể dễ dàng kết luận rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều mong muốn sớm nối lại đàm phán và giải quyết tranh chấp thương mại.
Nhưng điều kỳ lạ là Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã liên tục bác bỏ chuyện có cuộc gọi điện thoại cho Mỹ để hy vọng nối lại đàm phán. Người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cho biết: “Tôi chưa nghe thấy có thông tin này”, cũng khẳng định cứng rắn rằng “Trung Quốc không ngại trò đe dọa này”.
Thời báo Hoàn Cầu của ĐCSTQ cũng tuyên bố rằng gần đây giới chức đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc không liên lạc gì với nhau, hai bên chỉ duy trì đảm bảo kỹ thuật để sẵn sàng liên lạc nếu cần. Hơn nữa tờ báo còn khẳng định rằng Trung Quốc không thay đổi quan điểm, “không khuất phục trước áp lực của Mỹ”.
Giới quan sát có quan điểm nhận định, Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ được mệnh danh là “Bộ hoang ngôn”, thường đổi trắng thay đen, bóp méo sự thật. Những bài học kinh nghiệm cho thấy rất khó để tin phát ngôn của Cảnh Sảng là sự thật.
Ngôn từ đưa tin khác thường của CCTV
Ngoài ra còn có vấn đề kỳ lạ khác xảy ra gần đây, đó là ông Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của và có bài phát biểu, nhưng khi Đài Truyền hình Trung ương (CCTV) của ĐCSTQ đưa tin thay vì như thông lệ thường dùng từ “Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ ra” thì lần này lại chỉ dùng từ “Hội nghị chỉ ra”.
Giới quan sát có nhận định rằng cách dùng ngôn từ của CCTV như vậy là vấn đề chưa từng xảy ra trước đây, qua đó đặt vấn đề phải chăng Tập Cận Bình đã mất vai trò là “nhà lãnh đạo tối cao duy nhất quyết định cuối cùng”?
Theo nguồn tin của CCTV, Hội nghị này có sự tham dự của những nhân vật quan trọng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm Lý Khắc Cường, Vương Hộ Ninh và Hàn Chính. Giới quan sát có phân tích rằng việc Lý Khắc Cường và Hàn Chính tham gia là lẽ dĩ nhiên, nhưng Vương Hộ Ninh là người chuyên phụ trách vấn đề ý thức hệ lại tham gia hội nghị kinh tế thì có vấn đề không thỏa đáng. Nhưng có lẽ chính điểm này có thể tiết lộ một số vấn đề trong ĐCSTQ.
Như đã biết, các cơ quan như Bộ Ngoại giao, Nhân Dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu đều ở trong phạm vi quyền lực của Vương Hộ Ninh. Có nghĩa là những phát ngôn bật lại Lưu Hạc, rất có khả năng do Vương chỉ đạo, cố tình cho Lưu Hạc thấy. Dựa theo mối quan hệ khăng khít giữa Lưu Hạc và Tập Cận Bình, động thái này nếu đúng là của Vương Hộ Ninh đối với Lưu Hạc, không khác gì đập vào mặt Bắc Kinh.
Tập Cận Bình đã mất vị thế “lãnh đạo tối cao duy nhất quyết định cuối cùng”?
Nhân vật thao túng ngầm ở Trung Nam Hải?
Trong nội bộ ĐCSTQ, ông Vương Hộ Ninh chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, ông ta là quan to qua ba thế hệ Tổng Bí thư ĐCSTQ, cũng được mệnh danh là “bộ não” của ĐCSTQ, rất được cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân nể trọng.
Sau khi được Giang Trạch Dân đề bạt, Vương luôn có một vị trí nổi bật trong ĐCSTQ. Đặc biệt là sau Đại hội 19 được Giang Trạch Dân cài thành công vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị thay thế Lưu Vân Sơn. Nhưng Vương còn sở hữu nhiều quyền lực hơn khi được kiêm nhiệm là Bí thư Ban Bí thư Trung ương.
Theo quy định của ĐCSTQ, chức vụ này bao trùm một phạm vi cai quản rộng liên quan nhiều lĩnh vực. Các thành viên dưới trướng bao gồm Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Nhà nước, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương và Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất.
Có nghĩa là ông Vương Hộ Ninh có rất nhiều quyền lực. Ngoại trừ quốc phòng, hầu như phần còn lại nằm trong phạm vi quyền lực của Vương. Mặc dù trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị thì ông Lý Khắc Cường và Lật Chiến Thư được xếp hạng cao hơn Vương, nhưng thực tế không khác gì bị loại ra lề, khó phát huy được vai trò gì.
Điều này đã tạo thành cục diện là công tác Đảng của Trung Nam Hải do ông Vương Hộ Ninh kiểm soát, còn kinh tế do ông Hàn Chính kiểm soát.
Theo phân tích này, mặc dù ông Tập Cận Bình đứng đầu, nhưng công tác Đảng cũng như tuyên truyền… đều nằm trong tay Vương Hộ Ninh. Nói cách khác, nhân vật thao túng ngầm ở Trung Nam Hải rất có khả năng là ông Vương Hộ Ninh? Như vậy những mệnh lệnh của ông Tập Cận Bình có dễ dàng ra khỏi Trung Nam Hải?
Tập Cận Bình đang dần mất quyền lực?
Trước những diễn biến khác thường cục diện chính trị Trung Nam Hải, tờ Epoch Times tại Mỹ đã chia sẻ bình luận đáng chú ý chỉ ra, giai đoạn nhiệm kỳ đầu của ông Tập Cận Bình đã thành công trong thao túng quyền lực, vì thế nhiệm vụ chống tham nhũng tiến triển thuận lợi, lấy lại được niềm tin trong dân.
Tuy nhiên kể từ sau khi ông Vương Hộ Ninh vào Ban Thường vụ thì ông Tập Cận Bình như biến thành “hôn quân”, bị lâm cảnh “thù trong giặc ngoài”. Bình luận cho rằng để thay đổi hiện trạng của Tập Cận Bình hiện nay chỉ có cách họ Tập phải thoát khỏi “kìm kẹp” của “cây gậy tuyên truyền”, nếu không nó sẽ rất nguy hiểm. Đã đến lúc rất cấp bách, không thể chờ đợi!
TQ: Quân đồn trú tại đặc khu
không ‘khoanh tay đứng nhìn’
Bài xã luận trên Nhân Dân Nhật báo hôm thứ Sáu cho biết, quân đội Trung Quốc ở Hồng Kông sẽ không “khoanh tay đứng nhìn” nếu tình hình ở đặc khu trở nên tồi tệ hơn.
Bài viết được đăng chỉ một ngày sau khi quân đội Trung Quốc luân chuyển binh sĩ lần thứ 22 đối với lực lượng đồn trú ở Hồng Kông vào lúc rạng sáng 29/8.
“Cho đến nay, dù chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông chưa cần đề nghị can thiệp từ quân đồn trú Trung Quốc nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ không làm như vậy nếu hoàn cảnh bắt buộc”, Reuters trích dẫn bài xã luận bản tiếng Anh của Nhân Dân đăng ngày 30/8.
Tờ báo khẳng định quân đội Trung Quốc ở đặc khu không phải chỉ là biểu tượng chủ quyền của Trung Quốc đối với thành phố. “Nếu tình hình trở nên xấu hơn với bạo lực và bất ổn vượt khỏi tầm kiểm soát dưới sự dàn xếp của những kẻ gây rắc rối có tư tưởng ly khai thì lực lượng đồn trú ở Hồng Kông sẽ không có lý do gì để khoanh tay đứng nhìn”, bài xã luận viết.
Theo Luật cơ bản của Hồng Kông, đặc khu có thể đề nghị quân đồn trú Trung Quốc hỗ trợ để duy trì trật tự công cộng nhưng “họ sẽ không can thiệp vào các vấn đề địa phương”.
Tình trạng bất ổn ở Hồng Kông leo thang vào giữa tháng 6 bởi các cuộc biểu tình của người dân để phản đối dự luật dẫn độ hiện đang bị đình chỉ. Kể từ đó, phong trào đã phát triển thành những lời kêu gọi dân chủ lớn hơn, đảm bảo các quyền tự do mà người đại lục không được hưởng, bao gồm tự do ngôn luận, tự do Internet và cả một nền tư pháp độc lập.
TQ:Thương chiến sẽ gây hậu quả
mang tính thảm họa cho thế giới
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, đoàn đàm phán Trung-Mỹ vẫn duy trì trao đổi hiệu quả, song không nêu khi nào 2 bên nối lại đàm phán.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong hôm nay (29/8) cho biết, hiện hai bên vẫn đang trao đổi về vấn đề nối lại đàm phán vào tháng 9 tại Mỹ. Theo người phát ngôn, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là hai bên cần tạo những điều kiện cần thiết để tiếp tục đàm phán, chứ không phải là leo thang căng thẳng.
Ông Cao Phong khẳng định:”Trung Quốc có đầy đủ các biện pháp đáp trả, nhưng trước tình hình hiện nay, chúng tôi cho rằng, điều cần thảo luận là xóa bỏ tăng thuế bổ sung đối với 550 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, không để chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang. Trung Quốc đang giao thiệp nghiêm khắc với phía Mỹ về vấn đề này. Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định, leo thang chiến tranh thương mại không có lợi cho Trung Quốc, không có lợi cho Mỹ, cũng không đem lại lợi ích cho người dân trên toàn cầu, thậm chí có thể sẽ đem đến hậu quả mang tính thảm họa cho toàn thế giới.”
Trước thông tin có hơn 130 doanh nghiệp Mỹ đang xin được cung cấp hàng hóa cho Huawei, ông Cao Phong kêu gọi phía Mỹ chấm dứt các biện pháp chèn ép doanh nghiệp Trung Quốc, và cho rằng, những hành động nhằm vào doanh nghiệp nước này sẽ chỉ gây tổn thất cho chính các công ty Mỹ.
Ông Cao Phong khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề với Mỹ thông qua đàm phàn và hợp tác với thái độ bình tĩnh, đồng thời kêu gọi Mỹ thể hiện thành ý và bằng những hành động thực tế cùng với phía Trung Quốc tìm ra giải pháp trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines:
Nên “tin” Trung Quốc một cách thận trọng
Philippines và Trung Quốc đã quyết định thành lập ban chỉ đạo liên chính phủ nhằm đúc kết thỏa thuận khai thác chung dầu khí ở tại một số nơi ở Biển Đông, nhân chuyến công du Bắc Kinh của tổng thống Duterte. Ngày 01/09/2019, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho rằng có thể « tin vào lời nói của Trung Quốc » nhưng vẫn cần thận trọng.
Theo trang Rappler, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines cho rằng « không có lý do » để tin rằng Trung Quốc sẽ không tôn trọng các cam kết, vì « đó là một cường quốc trong vùng và tôi không có lý do gì nghĩ rằng Trung Quốc sẽ từ bỏ thỏa thuận ».
Tuy nhiên, dường như ông Lorenza không tin hẳn vào những cam kết từ phía Trung Quốc khi phát biểu : « Chúng ta cứ tin đi, nhưng chúng ta cũng cần phải thận trọng ». Theo ông, việc thực hiện dự án này không dễ dàng và chưa rõ hẳn ý đồ của đối tác.
Chính phủ Philippines và Trung Quốc « nhất trí bày tỏ bất đồng một cách lịch sự » về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, ông Lorenzana cho rằng « quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc không chỉ hạn chế ở mỗi vấn đề đó (Biển Đông). Có nhiều vấn đề lớn hơn mà hai bên đồng thuận như lợi ích chung cho công dân hai nước, du lịch, thương mại… ».
Theo nhận định của Rappler, những tuyên bố mới nhất này của bộ trưởng Quốc Phòng Philippines có vẻ nồng ấm hơn so với những lần tuyên bố trước. Vào tháng 07/2019, ông từng lên án hành động Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012 là « một hành vi bắt nạt ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190902-bo-truong-quoc-phong-philippines-than-trong-tin-trung-quoc