Tin khắp nơi – 02/06/2019
Hoa Kỳ vẫn còn là siêu cường số một trên thế giới
Trúc giang MN
Mở bài
Siêu cường quốc được xem như có quyền lực cao hơn các cường quốc.
Là một quốc gia có sức mạnh đặc biệt, đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới những sự kiện trên phạm vi toàn thế giới.
Hoa Kỳ là một siêu cường bao gồm ý nghĩa so sánh với hai cường quốc hiện tại là Nga và Trung Cộng.
Về kinh tế, Hoa Kỳ đứng hạng nhất thế giới. Trung Cộng ở hạng nhì và Nhật Bản ở hạng thứ ba.
Về quân sự, quân đội Mỹ có mặt khắp nơi trên toàn thế giới. Vũ khí Mỹ hiện đại nhất về tất cả mọi lãnh vực. Mỹ vẫn đi đầu trong nền công nghệ lớn, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất.
Những trường đại học danh tiếng nhất thế giới của Mỹ, là ước mơ của sinh viên thế giới.
Đã có hơn 85 người Mỹ được trao tặng giải Nobel về khoa học kỹ thuật, Trung Cộng không có người nào cả.
So với Nga và Trung Cộng, Hoa Kỳ vượt trội hơn hai cường quốc nầy.
Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về quân sự, đặc biệt là về an ninh mạng, vũ khí hạt nhân và phòng thủ hỏa tiễn.
Tuy nhiên, mặc dù hiện tại Mỹ là một siêu cường nhưng Mỹ cần phải củng cố và phát triển về mặt phòng thủ trên mạng.
Chuyên gia Bill Davidow có bài viết để cảnh báo chính quyền Tổng thống Obama, tựa đề : « Nước Mỹ sẽ thua trong Chiến tranh Thế giới thứ 3 NẾU… ». Chữ « Nếu » bỏ lửng được giải thích trong nội dung bài viết là, Nếu không có một chiến thuật phòng thủ chiến tranh mạng một cách có hiệu quả.
Sự phát triển chóng mặt của Trung Cộng về mọi mặt thật sự là một đe dọa vị thế siêu cường của Hoa Kỳ.
Sức mạnh kinh tế và sự vượt trội giáo dục của Hoa Kỳ
2.1. Sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ
Một câu cách ngôn của các nhà kinh tế học là : « Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới bị cảm lạnh ».
Kinh tế Mỹ, bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ, chiếm hàng đầu thế giới.
Dịch vụ gồm có công nghệ cao, chăm sóc y tế, nghệ thuật, giải trí, phim ảnh, tài chánh, khách sạn, ngân hàng…
Tổng sản lượng nội địa (GDP=Gross Domestic Product) tính theo từng năm, và cũng lấy con số GDP nầy để xếp hạng kinh tế.
GDP đầu người (GDP per capita) là lấy GDP chia cho dân số. GDP đầu người của Hoa Kỳ là 59,351 USD, đây là con số trung bình, không phải tất cả mọi người Mỹ đều có lợi tức nầy, mà trong đó có tỷ phú, triệu phú, người trung lưu, người low income, kể cả người vô gia cư. GDP đầu người lớn hay nhỏ tùy thuộc vào dân số của quốc gia đó.
Đồng đô la Mỹ (USD) được xử dụng nhiều nhất trong việc mua bán thế giới.
GDP của Mỹ (2017)
GDP=19.3 ngàn tỷ USD. GDP đầu người (GDP per capita) =59,531 USD.
Trung Cộng hạng nhì
GDP=13.6 ngàn tỷ (2018). GDP đầu người=16,600USD, vì dân số quá đông.
Nhật Bản hạng ba
GDP=4.7 ngàn tỷ USD. GDP đầu người=40,090 USD
Nền giáo dục Hoa Kỳ vượt trội hơn tất cả
Nền giáo dục của Mỹ được xếp hàng đầu thế giới. Sinh viên nước ngoài theo học các đại học Mỹ đông nhất. Bằng cấp của Hoa Kỳ được đa số quốc gia công nhận.
Trong 50 đại học nổi tiếng của Mỹ đã có 10 đại học hàng đầu là :
Massachusetts Institute of Technology (MIT). Harvard University. Stanford University. California Institute of Technology (Caltech). University of Chicago. Princeton University. Yale University. Johns Hopkins University. Cornell University. University of Pennsylvania
Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ bao trùm cả thế giới
Sức mạnh quân sự là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ các sức mạnh khác.
Mỹ có mặt khắp nơi trên thế giới, với một màng lưới quân sự khổng lồ. GS David Wynn thuộc Đại học Washington, nói với tạp chí The Nation rằng, Mỹ có khoảng 800 căn cứ quân sự trên 80 quốc gia, bao gồm Australia, Bulgaria, Colombia (Nam Mỹ), Qatar (Châu Á), Kenya (Châu Phi)…
Các chuyên gia quân sự cho biết, trên thực tế quân nhân Mỹ có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. 11 tàu sân bay, mỗi chiếc được xem như một căn cứ quân sự di động, bao gồm thủy quân lục chiến, không lực hải quân và chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, thì ở Đức có 172 căn cứ quân sự Mỹ, Nhật Bản có 113 và Hàn Quốc có 85 căn cứ quân sự Mỹ.
Tạp chí The Diplomat ghi nhận Mỹ có 230,000 nhân viên quân sự ở nước ngoài, bao gồm 80,000 binh sĩ Mỹ trú đóng tại Đông Á Thái Bình Dương, trong đó 50,000 quân đóng trên 113 căn cứ ở Nhật. 28,000 quân tại 85 căn cứ ở Hàn Quốc.
Tại Châu Âu, Mỹ duy trì 65,000 quân tại 58 căn cứ ở Italy, và 179 căn cứ ở Đức.
1). Mỹ bao vây Trung Cộng.
Vành đai bao vây Trung Cộng từ căn cứ hỏa tiễn ở Alaska xuống Hạm đội 3, Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Command=INDOPACOM), đến Nhật Bản Hàn Quốc và Australia.
Để ngăn chặn tàu ngầm và tàu chiến của Trung Cộng, từ căn cứ tàu ngầm Du Lâm thuộc đảo Hải Nam, đi qua Biển Đông để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ đã đóng chốt ở Singapore để kiểm
soát cửa ra vào của eo biển Malacca, bằng 4 tàu tác chiến ven biển LCS là USS Freedom và USS Independence (LCS=Littoral Combat Ship). Bốn chiếc tàu nầy được trang bị hỏa tiễn diệt tàu ngầm và tàu chiến.
2). Mỹ bao vây Nga.
Mỹ và đồng minh NATO có 400 căn cứ quân sự bao vây Liên Bang Nga. Mỹ là thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, NATO (NATO=North Atlantic Treaty Organization)
Lực lượng quân sự Mỹ bao trùm cả thế giới gồm có 6 bộ tư lịnh vùng, 3 bộ tư lệnh trung ương và 6 hạm đội.
3.1. Chín Bộ Tư Lệnh của Hoa Kỳ
1). U.S. Central Command (USCENTCOM) phụ trách quân sự Vùng Vịnh Ba Tư, Trung Đông.
2). European Command (USEUCOM) Bộ Tư Lệnh Châu Âu.
3). Africa Command (USAFRICOM) Bộ Tư Lệnh Phi Châu
4). Northern Command (USNORTHCOM), phụ trách Alaska, Canada và Mexico.
5). U.S. Southern Command (USSOUTHCOM), phụ trách quân sự Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng biển Caribbean.
6). U.S. Indo-Pacific Command (USINDOPACOM), Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
7). United States Special Operations Command (USSOCOM)
8). United States Strategic Command (USSTRATCOM)
9). United States Transportation Command (USTRANSCOM)
Sáu hạm đội Mỹ trên toàn thế giới
Sáu hạm đội Mỹ trên toàn thế giới bao gồm: Hạm Đội 3. Hạm Đội 4, Hạm Đội 5, Hạm Đội 6, Hạm Đội 7 và Hạm Đội 10.
1. Hạm Đội 3. (United States Third Fleet). Tổng hành dinh tại San Diego, California. Vùng trách nhiệm bắc Thái Bình Dương, từ eo biển Bering, Alaska và một phần Bắc Cực. Hạm Đội 3 và Hạm Đội 7 thuộc quyền chỉ huy của BTL/TBD (USPACOM)
2. Hạm Đội 4. (United States Fourth Fleet). Tổng hành dinh tại Mayport, Florida. Phụ trách hải quân, không quân và tàu ngầm ở vùng biển Caribbean.
3. Hạm Đội 5. (United States Fifth Fleet). Tổng hành dinh ở Manama, Bahrain. Phụ trách chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ trong Vịnh Ba Tư, Hồng Hải, Biển Á Rập và ngoài khơi phía đông Châu Phi, xuống tận phía nam Kenya.
4. Hạm Đội 6. (United States Sixth Fleet). Tổng hành dinh đặt tại Naples, Italy, Âu Châu. Tổng số 21,000 quân phụ trách Địa Trung Hải. (Mediterranean Sea).
5. Hạm Đội 7. (United States Seventh Fleet) tổng hành dinh đặt tại Yokosuka, Japan). Đệ thất Hạm Đội đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội Thái Bình Dương, phục vụ cho Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (USPACOM). Là hạm đội mạnh nhất trong Hải Quân Hoa Kỳ, với 60 chiến hạm, 350 phi cơ và 60,000 quân nhân.
6. Hạm Đội 10. (United States Tenth Fleet) tổng hành dinh tại Fort Meade, Maryland. Hạm đội nầy đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng (United States Cyber Command (USCYBERCOM), thực hiện chiến tranh mạng (Cyberwar).
Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng trực thuộc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA= National Security Agency)
Hạm đội Thái Bình Dương. (United States Pacific Fleet) (HĐ/TBD) Hoa Kỳ là một bộ tư lệnh Hải quân cấp chiến trường của hai hạm đội Hạm Đội 3 và Hạm Đội 7. HĐ/TBD dưới quyền kiểm soát hoạt động của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (U.S. Indo-Pacific Command (USINDOPACOM). Cảng nhà của hạm đội là Căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng, Hawaii, và dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, một đô đốc bốn sao.
Hải quân và Không quân Hoa Kỳ vượt trội hơn Trung Cộng và Nga
4.1. Hải quân Hoa Kỳ
Hoa kỳ có 6 hạm đội và 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị bằng những vũ khí thượng hạng mà Trung Cộng không thể nào theo kịp.
“Để tiếp tục bảo vệ nước Mỹ cùng các lợi ích chiến lược trên toàn thế giới, cũng như để cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, hải quân của chúng ta phải tiếp tục phát triển”, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ là một dân sự lãnh đạo, chỉ huy cả hải quân và thủy quân lục chiến.
Bộ trưởng Ray Mabus nhấn mạnh. Một ngân khoản 164.9 tỉ USD để xây dựng một siêu hải quân trên thế giới.
Hải quân Trung Cộng gồm ba hạm đội: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải. Trung Cộng hiện có hai tàu sân bay và đang đóng chiếc thứ ba. Tàu sân bay Liêu Ninh mua từ sắt vụng để cho phi công tập dượt, cho máy bay cất cánh và hạ cánh, đồng thời ăn cắp kỹ thuật về tàu sân bay. Tàu nầy không có máy phóng cho nên chỉ có những máy bay có tốc độ cao mới cất cánh được với điều kiện thời tiết tốt, nghĩa là không có giông bão. Trái lại những máy bay tốc độ chậm như trinh sát, săn tàu ngầm thì nằm ụ ở một xó như đống sắt vụng.
Hải quân Nga cũng không khá gì hơn hải quân Trung Cộng.
Không quân Hoa Kỳ không có đối thủ.
Không quân Hoa Kỳ (United States Air Force. USAF) được xếp là có sức mạnh hàng đầu thế giới. Với 39 loại máy bay có nhiều trang thiết bị tân tiến, đã tạo cho không quân Mỹ ở một vị thế không có đối thủ. Mỗi loại máy bay, tùy theo nhiệm vụ, được trang bị những máy móc hoàn hảo nhất để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
Về nhân sự, Không quân Mỹ có 372,452 nhân viên hiện dịch, 5,537 phi cơ chiến đấu.
Không quân Mỹ còn có 450 tên lửa đạn đạo liên lục địa (Inter-continental ballistic missile) tầm bắn xa hơn 5,500Km. Đồng thời cũng có 32 vệ tinh nhân tạo.
Mỹ xóa sổ chiến thuật “Chống tiếp cận” của Trung Cộng.
Chiến thuật chống tiếp cận của Trung Cộng.
Trung Cộng tự hào về khả năng không cho tàu sân bay và tàu chiến Hoa Kỳ đến vùng biển phòng thủ chiến thuật của họ. Đó là Chiến thuật Chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial=A2/AD). Tầm sát hại của hỏa tiễn DF-21 từ 1,500 đến 2,000Km, được cho cái tên là “Sát thủ tàu sân bay” DF-21 phối hợp với radar và các thiết bị báo động sớm, tạo ra một vùng biển bất khả xâm phạm.
Nhưng các loại chiến hạm tối ưu của Hoa Kỳ đã xóa sổ chiến thuật nầy khiến cho Trung Cộng phải tự hủy nó.
Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000
Hồi tháng 4 năm 2012, truyền thông Mỹ gây chấn động thế giới về việc Hải quân Hoa Kỳ triển khai khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000 vào Thái Bình Dương.
“Với khả năng tàng hình tiên tiến nhất, hệ thống định vị siêu âm với khả năng tấn công phi thường, mà không cần có nhiều người điều khiển. Đó là tương lai của chúng ta, là chiến hạm của thế kỷ 21. Loại vũ khí nầy cho phép Hoa Kỳ tự do hoạt động trong những khu vực ngăn chặn” Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta khẳng định như thế.
Chiếc Zumwalt DDG-1000 được trang bị bằng những vũ khí hạng nhất, đặc biệt là hệ thống định vị siêu âm và bệ phóng hỏa tiễn đa năng, là phóng nhiều loại hỏa tiễn khác nhau mà không cần điều chỉnh phần mềm của bệ phóng (Software), phóng hỏa tiễn tinh khôn tấn công mặt đất là hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) Tomahawk được nâng cấp.
Hai giàn phóng hỏa tiễn 155mm hiện đại nhất của tàu chiến nầy tương đương với một tiểu đoàn pháo binh.
Chiếc Zumwalt DDG-1000 trị giá 3.8 tỷ USD.
Chiến hạm nầy cùng với hai loại tàu chiến tối tân nhất, là tàu ngầm lớp Virginia và tuần duyên hạm LCS đã dư sức xóa sổ chiến thuật mà Trung Cộng tự hào, là chiến thuật “Chống tiếp cận”
Tuần duyên hạm tối tân LCS của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu chiến đấu gần bờ LCS (Littoral Combat Ship) dùng công nghệ tàng hình tối ưu, tốc độ 56Km/giờ, không sử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển. Tàu có thể áp sát vào bờ và cũng có thể chạy trên sông. Hỏa lực cực mạnh. Đuôi tàu có sàn đáp chứa hai trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk, và 4 xe bọc thép hoặc 4 xe humvee.
Bốn chiếc LCS gồm 2 tàu LCS-1 USS Freedom và LCS-2 USS Independence, đang đóng ở Singapore kiểm soát cửa ra vào của eo biển Malacca, nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
Tàu ngầm tấn công Virginia
Tàu ngầm Virginia nổi bật nhất là có khả năng hoạt động ở cả vùng nước sâu và vùng nước cạn. Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân nên cực kỳ im lặng, có khả năng phóng hỏa tiễn Tomahawk tấn công mặt đất và hỏa tiễn Harpoon nhắm vào tàu nổi, tàu ngầm của đối phương.
Hỏa tiễn Đông Phong DF-21 là miếng mồi ngọn của tàu ngầm Virginia.
Tử huyệt của hỏa tiễn DF-21 là phóng thẳng đướng nên được bố trí giữa trời, và cần thời gian hai tiếng đồng hồ để nạp nhiên liệu. Giàn phóng gồm 3 chiếc xe tải khiến cho vệ tinh đối phương phát hiện và tiêu diệt.
Tàu ngầm lớp Virginia đã khai tử chiến thuật Chống tiếp cận nên Trung Cộng phải dời hỏa tiễn vào sa mạc Gobi và cao nguyên Tây Tạng.
Mỹ vẫn còn là cường quốc số một về tàu ngầm
Trong báo cáo của Bộ Quốc phòng trình lên Quốc hội, thì Trung Cộng hiện có 70 tàu ngầm, trong đó có 16 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân, 15 chiếc tàng hình.
Trong khi đó, Hoa Kỳ có 75 chiếc tàu ngầm hạt nhân, 15 chiếc mang thiết bị của lớp Virginia hiện đại nhất thế giới.
Hồi năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, Hoa Kỳ đã có ngân quỹ 8 tỷ USD để bảo đảm lực lượng tàu ngầm Mỹ giữ vai trò hiện đại nhất. Phó GS Toshi Yoshihara, thuộc Đại học Hải quân Hoa Kỳ nói rằng, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lực lượng tàu ngầm ở vị trí cường quốc số một về loại tàu nầy.
Hoa Kỳ tiêu diệt Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng.
6.1. Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng
Mô hình “Vạn lý Trường thành dưới Lòng biển” của Trung Quốc.
Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng là hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm, bao gồm một mạng lưới tàu ngầm và các hệ thống cảm biến để phát hiện và xác định vị trí của các loại tàu của đối phương. Đó là hệ thống phòng thủ dưới mặt nước của Trung Cộng. Các đảo nhân tạo ở Trường Sa như đá Chữ Thập, đá Gavin và đá Subi, Gạc Ma góp phần bảo vệ và hoạt động có hiệu quả của hệ thống phòng thủ nầy.
1). Chiến lược “Bù đắp thứ ba” của Mỹ làm vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng
Chiến lược bù đắp thứ ba (The Third Offset Strategy) của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là chiến lược sử dụng những vũ khi hiện đại nhất để duy trì lợi thế tối ưu về quân sự của Hoa Kỳ. Những vũ khí mới được tạo ra bởi dòng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất, bao gồm những vũ khí tự hành, không người lái, như các loại robot và tàu không người lái.
Đặc điểm của loại vũ khí nầy là thu nhỏ kích cở, còn từ 3m đến 15m, nhưng chứa nhiều dữ liệu hơn. Giá tiền rẻ hơn, cho phép sản xuất nhiều hơn.
Song song với dòng vũ khí hiện đại nhất nầy, các chuyên gia còn nổ lực nâng cấp những vũ khí đã có.
2). Tàu nổi không người lái của Mỹ săn tàu ngầm Trung Cộng
Cơ quan Nghiên cứu Dự án nâng cao của Bộ Quốc Phòng (DARPA=Defense Advanced Research Projects Agency) đã cho ra một vũ khí mới để thực hiện chiến thuật săn tàu ngầm trên đại dương và chống thủy lôi, đó là chiếc tàu nổi không người lái mang tên Sea Hunter (Thợ săn biển). Ngày 7-4-2016, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ làm lễ đặt tên và hạ thủy con tàu dài 40m nầy.
Sea Hunter là kết quả của một cuộc nghiên cứu lâu dài và tốn kém, về tàu nổi không người lái chống tàu ngầm hiệu quả nhất. Sea Hunter chạy bằng hai máy diesel, nặng 140 tấn bao gồm 40 tấn dầu diesel dành cho hành trình 19,000Km trên biển. Tốc độ 50Km/giờ (27 knots).
Đặc điểm của tàu là hoạt động hoàn toàn độc lập, không có người trên tàu. Tự di chuyển hàng ngàn Km trên đại dương thực hiện nhiều nhiệm vụ dài hơi từ hai, đến ba tháng.
Con tàu có khả năng tránh va chạm với những tàu khác trên biển, do hệ thống radar mang tên Hệ thống Nhận dạng tự động (AIS=Automatic Identification System). Va chạm với tàu khác là vi phạm luật an toàn giao thông trên biển.
Cũng như những phương tiện không người lái khác, Sea Hunter cũng cần phải có những sĩ quan hải quân điều khiển từ xa. “Trí thông minh” của con tàu hoạt động liên tục trên nhiều nhiệm vụ phức tạp khác nhau. Đặc biệt là tự động giải mã những thông điệp được mã hóa của đối phương.
Ngoài việc chống tàu ngầm, Sea Hunter còn thực hiện nhiều sứ mạng khác nhau như trinh sát, quét thủy lôi và cung cấp quân nhu cho các lực lượng trên biển.
Con tàu trị giá khoảng 20 triệu USD, chi phí duy trì hoạt động mỗi ngày từ 15,000 đến 20,000USD trong khi chi phí của các tàu khu trục là 700,000USD/ngày.
Sea Hunter là khắc tinh của chiến thuật phòng thủ Vạn Lý Trường Thành dưới nước của Trung Cộng.
3). Tàu ngầm không người lái là vũ khí tối thượng của Mỹ ở Thái Bình Dương
Hoa Kỳ đã triển khai một hạm đội tàu ngầm không người lái (UUV=Unmanned Undersea Vehicle) ở Biển Đông. Là loại tàu nhỏ dài từ 3 đến 15m, điểm đặc biệt là nó hoạt động ở vùng nước cạn, là một vùng biển cạn rộng lớn, sâu chỉ 100m ở Biển Đông.
Mỹ xem đó là vũ khí tối thượng ở Biển Đông vì chỉ có nó mới có khả năng hoạt động ở vùng biển cạn. Tàu nầy được trang bị hệ thống SONAR (SONAR=Sound Navigation and Ranging) là phát ra sóng âm và thu lại hình thể của đối tượng.
Nhiệm vụ chính là tìm diệt tàu ngầm của đối phương, ngoài ra còn có khả năng rà phá mìn, thu thập tin tình báo, trinh sát và giám sát.
4). Mỹ chế tạo tàu ngầm thành tàu sân bay trong lòng biển’
Khi công nghệ dò tìm và chống tàu ngầm phát triển, thì tàu ngầm phải đối diện với nguy cơ bị tiêu diệt rất lớn, do đó Mỹ lên kế hoạch chế tạo tàu ngầm thành một dạng “tàu sân bay trong lòng biển” để giành ưu thế quân sự đối với các nước khác.
Ngày 21-2-2015, cơ quan DARPA đã đầu tư chế tạo một vũ khí mới, kết hợp hai ưu điểm của tàu ngầm và tàu sân bay, loại vũ khí nầy nằm im lặng và nguy hiểm chết người, khi ẩn nấp dưới đại dương như một tàu ngầm, nhưng giống tàu sân bay là nó tung ra những đòn tấn công trên mặt đất, trên biển và cả trên không nữa.
Hoa Kỳ vượt xa Trung Cộng và Nga về Không gian, Vũ trụ
7.1. Người Mỹ đặt chân đầu tiên trên Mặt Trăng năm 1969
Ngày 21-7-1969, phi thuyền Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng, phi hành gia Neil Amstrong là người Mỹ đầu tiên đặt chân trên Mặt Trăng. Amstrong cắm lá cờ Hoa Kỳ trên Mặt Trăng, ông tuyên bố: “Đây là bước nhỏ của một con người nhưng là một bước vĩ đại của loài người”.
Ông đặt tấm plaque có chữ ký của Tổng thống Nixon với hàng chữ “Chúng tôi là những người đến từ hành tinh Trái Đất, đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng vào tháng 7 năm 1969 AD. Chúng tôi đến với thiện chí hòa bình của loài người”. (Here men from Planet Earth first set foot upon the Moon july 1969 AD. We came in peace for all mankind)
7.2. Năm chục năm sau Trung Cộng đưa tàu vũ trụ xuống mặt trăng.
Ngày 3-1-2019, tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Cộng đáp xuống phần tối của mặt trăng,
chụp hình và thu thập những vật liệu cần thiết gởi về Cục Không gian Trung Cộng.
7.3. Năm 2004, xe robot của NASA đáp xuống sao Hỏa.
Xe robot Opportunity* Cô gái 17 tuổi hy vọng được đặt chân lên sao Hỏa
15 năm trước khi tàu vũ trụ Trung Cộng đáp xuống mặt trăng thì Hoa Kỳ đã đưa xe robot lên sao Hỏa.
Ngày 21-1-2004, Cơ quan Hàng không và Không gian NASA (NASA=National Aeronautics and Space Administration ) của Hoa Kỳ đã đưa chiếc xe robot tự hành, đáp xuống sao Hỏa (Mars), đó là chiếc xe đầu tiên mang tên Opportunity (Cơ hội) thu thập dữ liệu và gởi tín hiệu từ sao Hỏa về NASA phải mất 7 tháng, vượt qua khoảng cách của con đường 456 triệu Km.
Sao Hỏa phủ một lớp oxyt sắt nên có màu đỏ nhưng rất lạnh, phủ một lớp băng. Bán kính sao Hỏa bằng phân nửa bán kính trái đất. Chương trình khám phá sao Hỏa vẫn tiếp tục đến năm nay với hy vọng là đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2033.
Một cô gái 17 tuổi ở Mỹ đang hy vọng được tham gia sứ mệnh 2033 – bay đến sao hỏa của NASA, đánh dấu lần đầu tiên con người đặt chân lên hành tinh nầy.
7.4. Hoa Kỳ phóng 60 vệ tinh để cung cấp internet cho toàn cầu.
Ngày 23-5-2019, Hoa Kỳ đã phóng 60 vệ tinh để cung cấp internet cho tòan cầu. Việt Cộng lo ngại thông tin của các thế lực thù địch xuyên tạc chế độ ưu việt Cộng Sản VN, nên ra lịnh cho hai nhà mạng Viettel và Mobifone dựng tường lửa để ngăn chặn, nhưng ý đồ thất bại vì người dùng internet từ bỏ hai nhà mạng nầy, họ sẽ chọn mạng toàn cầu, giá rẻ hơn hoặc miễn phí.
7.5. Hoa Kỳ làm chủ không gian
Tàu con thoi X-37B vận hành bằng năng lượng mặt trời
Hồi tháng 4 năm 2010, tàu không gian con thoi không người lái X-37B được hỏa tiễn đẩy Atlas 5 đưa lên quỹ đạo cách trái đất 300Km. Thời gian bay trên quỹ đạo ban đầy là 270 ngày. Sau nhiều lần cải tiến, hiện nay thời gian bay đạt lỷ lục là 677 ngày. Tàu hạ cánh như máy bay khác trên đường băng thông thường.
Đặc điểm của X-37B có thể thay đổi quỹ đạo theo ý muốn. Tàu vận hành bằng năng lượng mặt trời qua hai tấm pin. Con tàu dài 8.9m, sải cánh 4.5m, chiều cao 2.9m, tốc độ 28,044Km/giờ
Bộ Quốc phòng Mỹ giữ bí mật về hoạt động của con tàu nầy, nhưng các nhà quan sát cho rằng nó có thể bắt cóc và tiêu diệt vệ tinh của đối phương, thu thập hoặc gây nhiễu tín hiệu mà vệ tinh đối phương gởi xuống mặt đất.
Tóm lại tàu con thoi X-37B có thể thay đổi quỹ đạo bay để tránh bị tấn công từ mặt đất, trái lại nó có khả năng phóng hỏa tiễn xuống mục tiêu trên trái đất.
Hiện tại X-37B làm chủ không gian. Không có đối thủ. Và Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường.
7.6. X-47B là bóng ma làm cho Trung Cộng phải lo lắng đối phó
X-47B tàng hình, tiếp nhiên liệu trên không
X-47B là máy bay tàng hình công nghệ cao, không người lái được chế tạo riêng cho tàu sân bay. Cất cánh và hạ cánh trên sàn tàu sân bay. Được tiếp nhiên liệu trên không, tầm hoạt động 4,000Km. Máy bay chứa 2,000kg trong khoang bao gồm bom và hỏa tiễn. Công nghệ tàng hình tối cao khiến cho máy bay có thể xâm nhập lãnh thổ đối phương.
Thân X-47B dài 11.3m. Sải cánh 18.92m. Cao 31m. Tốc độ 551Km/giờ.
X-47B là sát thủ vô hình gây kinh hoàng cho tàu sân bay Trung Cộng.
7.7. Mỹ tiến hành phát triển tàu vũ trụ siêu thanh thế hệ mới XS-1
Hình mô phỏng tàu vũ trụ siêu thanh không người lái thế hệ mới XS-1
Cơ quan phụ trách các Dự án Nghiên cứu Cao cấp về quốc phòng, DARPA, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, đã lựa chọn tập đoàn Boeing để thiết kế, sản xuất và thử nghiệm tàu vũ trụ siêu thanh không người lái thế hệ mới với tên gọi Tàu Vũ trụ thử nghiệm 1 (XS-1) có khả năng bay 10 lần trong 10 ngày.
Sau khi hoàn tất, XS-1 trở về Trái Đất, hạ cánh giống như những chiếc máy bay thông thường và chuẩn bị cho chuyến bay tiếp theo chỉ trong vài giờ. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2019. Theo dự kiến đến năm 2020, XS-1 sẽ phải trải qua 12-15 lần bay thử nghiệm.
Bay không trọng tải với tốc độ gấp 5 lần tốc độ của âm thanh, bằng 6,190Km/giờ (Tốc độ âm thanh ở không khí 21độ C là 1,238Km/giờ). Các chuyến bay sau đó sẽ có tốc độ tương đương với Mach 10 (Mach 10=12,200Km/giờ, và mang trọng tải từ 400Kg đến 1,360Kg vào quỹ đạo Trái Đất.
Nếu chương trình này thành công, thì chi phí cho mỗi lần cất cánh của XS-1 là chưa đến 5 triệu USD.
Nguy cơ về một cuộc chiến tranh mạng (Cyber war)
Chuyên gia Bill Davidow có bài viết tựa đề: “Nước Mỹ sẽ thua trong thế chiến 3, Nếu…” . Nếu có nghĩa là Hoa Kỳ không có một chiến thuật phòng thủ có hiệu quả về chiến tranh mạng (Cyberwar).
Chiến tranh mạng là một hình thức chiến tranh vô cùng phức tạp, khó tránh khỏi nếu các cường quốc không ngừng chạy đua vũ trang trong không gian ảo (Cyber Space).
Thực hiện cuộc chiến tranh mạng là những tin tặc (Hacker). Tin tặc là người có khả năng viết ra phần mềm máy tính (Computer software), hoặc chỉnh sửa nó để xâm nhập vào máy tính khác. Đó là lập trình viên (Programer). Đạo quân nầy xâm nhập vào các hệ thống máy tính để ăn cắp tài liệu, chiếm quyền kiểm soát, sửa đổi, sao chép, xóa bỏ hoặc cài virus phá hoại hệ thống máy tính của đối phương.
Vấn đề quan trọng là không xác định được kẻ thù là ai.
8.1. Nước Mỹ bị tin tặc tấn công
Trong thời gian qua hacker đã xâm nhập vào các trang mạng như: Sony, Google, Lockheed Martin, và ngay cả Bộ Quốc phòng Mỹ, CIA, FBI, NASA.
1). Tin tặc tấn công cơ quan NASA
NASA là Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ, (NASA=National Aeronautics and Space Administration).
Tin tặc kiểm soát toàn bộ máy tính của NASA.
Ngày 5-3-2012, Paul K. Martin, Tổng thanh tra NASA cho biết, tin tặc đã vào nắm quyền điều khiển hệ thống máy tính Jet Propulsion Laboratory (JPL) và xâm nhập vào các tài khoản của những người có quyền xử dụng JPL. Vụ tấn công có liên quan đến địa chỉ IP của Trung Cộng.
Địa chỉ IP được viết tắt từ chữ Internet Protocal, là địa chỉ để nhận diện nhau và liên lạc nhau. IP có 4 nhóm số khác nhau, được ngăn ra bằng dấu chấm (.), ví dụ như: 172.16.254.1.
2). 24 ngàn tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ bị tin tặc ăn cắp
Ngày 18-7-2011, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo một tin động trời, là 24,000 tài liệu của bộ nầy đã bị tin tặc ăn cắp, phụ tá Bộ trưởng William J. Lynn xác nhận như thế.
Rất khó và không thể xác định được danh tánh của tin tặc.
Hiện tại Lầu Năm Góc đang sở hữu 15,000 hệ thống mạng máy tính khác nhau, với 7 triệu computer khắp nơi trên thế giới. Hồi tháng 7 năm 2011, Bộ trưởng QP Leon Panetta tiết lộ, có hơn 60,000 phần mềm (Software) bị nhiễm độc hoặc biến thể mỗi ngày. Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải thực hiện một chiến lược không gian mạng mới để đối phó với tin tặc bị nghi là Trung Cộng.
“Nền an ninh quốc gia” Mỹ được định nghĩa thêm, trong đó có sự “an toàn trên không gian mạng”.
3). Tập đoàn Lockheed Martin bị tin tặc tấn công
Lockheed Martin là công ty nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ, là nhà sản xuất phi cơ F-16, F-22 Raptor, F-35, tàu chiến và các hệ thống vũ khí hiện đại nhất, trị giá hàng tỷ đô la.
Ngày 28-5-2011, công ty nầy cho biết, vào ngày 21-5-2011 đội ngũ an ninh mạng của công ty đã phát hiện cuộc tấn công, và ngay lập tức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, nhờ đó nên hệ thống được an toàn.
Hoa Kỳ kêu gọi thành lập một bộ quy tắc ứng xử mạng
Ngày 4-6-2011, tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La (Singapore), Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, cảnh báo, những đe dọa không gian ảo rất quan trọng có thể xảy ra cho bất cứ quốc gia nào, và kêu gọi các đồng minh hợp tác để thành lập một bộ quy tắc ứng xử (COC=Code of Conduct) mạng, để chỉ rõ hành vi nào trên không gian ảo có thể chấp nhận được. Những hành vi nào không thể chấp nhận, bị xem như một hành động chiến tranh và sẽ bị đáp trả có thể bằng quân sự.
Hoa Kỳ nâng cấp Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng
Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng (USCYBERCOM) được Tổng thống Donald Trump cho nâng cấp để phối hợp các đơn vị chiến tranh mạng của các binh chủng: hải, lục, không quân, Thủy Quân Lục Chiến và 133 đội tác chiến khác. Chiến lược của Cyberwar cũng được cải tổ để chống trả tin tặc Trung Cộng một cách hữu hiệu hơn.
Tấn công không gian mạng là hành động chiến tranh
Hoa Kỳ tuyên bố sẽ dùng bôm đạn để đánh trả các cuộc tấn công mạng. Tấn công mạng là hành động gây chiến. Tấn công mạng gây tổn hại cho nước Mỹ cũng bằng với chiến tranh vũ khí.
“Nếu bạn đánh sập mạng lưới máy tính của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ bắn hỏa tiễn vào các cơ sở công nghệ của bạn. Nếu bạn tắt một lưới điện của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ bắn hỏa tiễn vào ống khói nhà bạn”.
Tuy nhiên, trên thực tế khó xác định ai là thủ phạm, có thể là Nga, Trung Cộng hay những cá nhân nào đó…
Đương nhiên là Hoa Kỳ cũng có thừa khả năng đánh trả các “thế lực thù địch”, nhưng đó là những bí mật quốc gia nên truyền thông không nhận được những bí mật quốc gia đó được. Và chúng ta cũng mù tịt.
Kết luận
Hoa Kỳ vẫn còn là một siêu cường, hơn hẳn thế giới về mọi mặt, từ kinh tế, giáo dục, quân sự, vũ khí hạt nhân, không gian vũ trụ, nền công nghệ Hoa Kỳ cao nhất.
Hôm 28-4-2019, trong chuyến viếng thăm Nhạt Bản, Tổng thống Donald Trump khẳng định, quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản là “những chiến binh Mỹ đáng gờm nhất trong vùng Thái Bình Dương” và rằng “quân đội Mỹ luôn đứng đầu …. Chúng ta có các trang thiết bị, tên lửa, chiến xa, máy bay, tàu chiến mà không ai trên thế giới có thể có được như chúng ta”.
Minnesota ngày 2-6-2019
https://vietbao.com/a294830/hoa-ky-van-con-la-sieu-cuong-so-mot-tren-the-gioi
Tổng thống Trump tuyên bố ‘TQ đang suy yếu’
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm đưa ra một số bình luận về cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
“Trung Quốc rất muốn đạt được thỏa thuận với chúng tôi. Chúng tôi đã có một thỏa thuận và họ đã phá vỡ thỏa thuận”, ông Trump phát biểu với các phóng viên hôm thứ Năm khi ông rời bãi cỏ phía nam Nhà Trắng, theo KUTV.
“Chúng tôi đang thu về hàng tỷ đô la tiền thuế quan. Trung Quốc đang trợ cấp sản phẩm, vì vậy người nộp thuế ở Hoa Kỳ đang phải trả giá rất ít cho việc này, và nếu bạn nhìn vào lạm phát, bạn nhìn vào giá cả, nó tăng rất ít [ở Mỹ]. Thuế quan [của Mỹ] đang có một tác động tàn phá đối với Trung Quốc”.
Tổng thống Trump cũng tuyên bố rằng người dân và các doanh nghiệp đang chạy khỏi Trung Quốc vì thuế quan.
“Mọi người đang rời khỏi đất nước [Trung Quốc] cùng với các công ty của họ”, ông Trump nói. “Các công ty này đang di dời đến Việt Nam, các khu vực khác của châu Á, thậm chí họ sẽ đến Hoa Kỳ vì sau này ở đây không có thuế quan. Tôi nghĩ chúng tôi đang làm rất tốt đối với Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra.”
Tổng thống Trump khẳng định rằng Trung Quốc muốn thực hiện một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ để giải quyết xung đột thương mại giữa hai nước.
“Tôi có thể nói với bạn rằng Trung Quốc rất muốn đạt được một thỏa thuận vì các công ty đang rời khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan. Trung Quốc đang trở thành một quốc gia rất suy yếu”, Tổng thống Trump phát biểu. “Giống như Iran đã trở thành một quốc gia suy yếu. Và Iran cũng muốn thực hiện một thỏa thuận.”
Hoa Kỳ đang trải qua một cuộc tranh chấp thương mại trong vài tháng qua với Trung Quốc liên quan đến các cáo buộc Bắc Kinh “ăn cắp bí mật thương mại và buộc các công ty nước ngoài phải bàn giao công nghệ – nhằm cố gắng thay thế sự thống lĩnh của công nghệ Hoa Kỳ”, theo The Associated Press.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28402-tong-thong-trump-tuyen-bo-tq-dang-suy-yeu.html
Hoa Kỳ sẽ không “nhân nhượng” trước Trung Cộng
khi sự ổn định ở châu Á đang bị đe doạ
Tin từ SINGAPORE — Vào hôm thứ Bảy (1/6), Quyền Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan cho biết Hoa Kỳ sẽ không còn nhân nhượng về hành vi của Trung Cộng ở châu Á, khi sự ổn định trong khu vực đang bị đe dọa bởi các vấn đề từ Biển Đông đến Đài Loan.
Ông Shanahan không trực tiếp gọi tên Trung Cộng khi đưa ra những lời buộc tội “những người có hành động” gây bất ổn cho khu vực, nhưng lại cho biết rằng Hoa Kỳ sẽ không bỏ qua hành vi của Trung Cộng.
Theo Reuters, đây là bình luận mới nhất trong cuộc khẩu chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ông Shanahan còn nói thêm rằng ông rất muốn thúc đẩy mối quan hệ quân sự với Bắc Kinh. Bài phát biểu quan trọng đầu tiên của ông Shanahan kể từ khi đảm nhiệm chức vụ quyền bộ trưởng của Bộ Quốc phòng vào tháng 1 đã diễn ra khi Hoa Kỳ và Trung Cộng vẫn bị khóa chặt trong một cuộc chiến thương mại ngày càng trở nên trầm trọng, và mâu thuẫn về một loạt các vấn đề an ninh ở châu Á.
Việc ông Shanahan đề cập đến các đặc điểm cải tạo hóa là một đòn nhắm vào các đảo do Trung Cộng xây dựng ở vùng Biển Đông đang trong vòng tranh chấp, một tuyến đường thủy chiến lược bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.
Ông cho biết rằng Bắc Kinh sẽ có lợi khi có được mối quan hệ mang tính xây dựng với Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông Shanahan nói rằng ông không xem tranh chấp thương mại hiện tại giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ là một cuộc chiến thương mại, mà chỉ là một phần của các cuộc đàm phán thương mại. (BBT)
Cựu tướng Mỹ nói TQ có thể trở thành siêu cường số một
Tướng về hưu Jack Kane cho rằng Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ vượt Mỹ nhờ sức mạnh quân sự và nền kinh tế mạnh.
“Quân đội Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng với tư cách là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới và cũng có năng lực công nghệ như Mỹ”, tướng Mỹ 4 sao về hưu Jack Keane ngày 29/5 tuyên bố trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Tướng Keane cho rằng Trung Quốc đã đạt được rất nhiều lợi thế mà Mỹ từng có, đồng thời khẳng định năng lực quân sự của Bắc Kinh đang bắt đầu thống trị khu vực Thái Bình Dương. “Họ có thể thay thế Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu trong thế giới ngày nay và sức mạnh quân sự cùng nền kinh tế sẽ giúp họ làm điều đó”, ông nói.
Trung Quốc gần đây đầu tư mạnh cho quốc phòng nhằm thực hiện tham vọng biến quân đội nước này thành “lực lượng đẳng cấp thế giới” vào năm 2050. Chủ tịch Tập Cận Bình đã thực hiện các cải cách lớn nhằm tinh gọn và hiện đại hóa quân đội, đồng thời đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng trong lực lượng vũ trang.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng trong 24 năm liên tiếp. Ngân sách quốc phòng của nước này năm 2018 đạt 250 tỷ USD, lớn thứ hai thế giới và chỉ xếp sau Mỹ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng quân đội Trung Quốc đang gặp rào cản lớn về mặt nhân lực chất lượng cao để hiện thực hóa tham vọng trở thành lực lượng đẳng cấp thế giới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28386-cuu-tuong-my-noi-tq-co-the-tro-thanh-sieu-cuong-so-mot.html
Đội bóng chày thiếu niên California mất nhà tài trợ thứ 2
vì một video có hình ảnh của Dân biểu Ocasio-Cortez
Theo tin từ ABC News, một công ty thứ hai vừa cắt đứt quan hệ với một đội bóng chày thiếu niên ở tiểu bang California. Tờ Fresno Bee đưa tin rằng công ty Heineken International đã xác nhận vào thứ năm (ngày 30 tháng 5), rằng họ chấm dứt mối quan hệ với đội Fresno Grizzlies, vì đội bóng này phát một video vào ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong có hình ảnh của Dân Biểu Dân Chủ Alexandria Ocasio-Cortez đi kèm với hình của Chủ TỊch Bắc Hàn Kim Jong Un và ông Fidel Castro.
Trước đó vào thứ tư (ngày 29 tháng 5), Công ty nho khô Sun-Maid cũng chấm dứt việc tài trợ cho đội Fresno Grizzlies. Đội bóng chày này đã đưa ra lời xin lỗi và nói rằng họ không kiểm tra trước khi phát video nói trên.
Theo đài ABC, video có hình ảnh và trích đoạn từ bài diễn văn nhậm chức đầu tiên của Tổng thống Ronald Reagan. Khi Tổng Thống Reagan đề cập đến “kẻ thù của tự do”, đoạn video đã phát hình ảnh của Chủ Tịch Kim, dân biểu dân chủ Ocasio-Cortez và nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro. (BBT)
Quan sát Cuộc sống Đó đây
Hồ sơ Đối thoại Shangri La 2019:
Mỹ và TQ lần lượt chiếm diễn đàn
Quan chức quốc phòng Mỹ và Trung Quốc cùng góp mặt tại diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á tại Singapore
Vào lúc 19h tối 31/5, theo giờ Việt Nam, Hội nghị cấp cao An ninh châu Á (hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La) lần thứ 18 chính thức khai mạc và kéo dài đến 2/6. Đặc biệt, tại Đối thoại Shangri-La lần này, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang căng thẳng, làm dấy lên những mối lo ngại về an ninh trong khu vực thì lần đầu tiên sau 8 năm, lãnh đạo quốc phòng của cả Mỹ và Trung Quốc cùng góp mặt tại diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á tại Singapore, với những bài phát biểu được trông chờ.
Đối thoại Shangri-La lần này có 6 phiên toàn thể với các chủ đề: Tầm nhìn của Mỹ về an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; An ninh Triều Tiên: Những bước tiếp theo; Trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á và những thách thức; Trung Quốc và hợp tác an ninh quốc tế; Ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh; Đảm bảo một khu vực tự cường và ổn
định. Ngoài ra có 6 phiên họp đồng thời với các chủ đề liên quan đến an ninh hàng hải, phát triển công nghiệp quốc phòng, hợp tác quốc phòng. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ có bài phát biểu khai mạc vào tối nay (31/5).
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa sẽ có bài phát biểu “rất được trông chờ” tại sự kiện mà từ năm 2011 đến nay Bắc Kinh mới lại cử quan chức cấp cao như vậy tham dự. Ông Ngụy Phượng Hoà dự kiến phát biểu vào ngày 2/6, một ngày sau phát biểu của ông Patrick Shanahan, người đang tạm thời lãnh đạo Lầu Năm Góc sau khi tướng James Mattis từ chức bộ trưởng quốc phòng Mỹ hồi cuối năm 2018. Theo tiến sĩ John Chipman, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) trụ sở tại London, đơn vị tổ chức sự kiện, Tướng Ngụy Phượng Hòa sẽ nói về vai trò của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào một thời điểm then chốt cho khu vực.
Trong khi đó, về phía Mỹ, dự kiến Quyền Bộ Quốc phòng Mỹ Shanahan sẽ trình bày về chiến lược mới với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo đó, Mỹ xác định Ấn Độ-Thái Bình Dương là ưu tiên chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia của nước này.
Ông Tim Huxley, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Quốc tế tại châu Á (IISS-Asia) – đơn vị tổ chức sự kiện cho rằng: “Bài phát biểu của Tướng Shanahan tại diễn đàn có thể cung cấp cái nhìn sâu rộng về nhìn nhận hiện nay của chính quyền Washington đối với những thách thức từ Trung Quốc, Triều Tiên cũng như một số vấn đề an ninh khu vực khác”.
Tại Đối thoại Shangri-la lần này, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan sẽ có cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Cuộc gặp giữa lãnh đạo quốc phòng hai nước sắp diễn ra vào thời điểm đang căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ về thương mại và an ninh. Dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc sẽ có cuộc đối thoại nhấn mạnh mối quan hệ quân sự mang tính xây dựng, hướng tới kết quả, thông qua tập trung vào duy trì đối thoại mở và rõ ràng, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng.
Theo các nhà phân tích, thông qua các bài phát biểu hay cuộc gặp song phương, việc hai quan chức lần lượt “chiếm sóng” hai ngày của sự kiện sẽ được dư luận theo dõi sát sao. Tuy nhiên, không thực tế nếu kỳ vọng hai bên sẽ có bước đột phá vì quan điểm của hai nước khá khác biệt.
Ông Wen-Qing Ngoei, giáo sư trường Đại học công nghệ Nanyang của Singapore nhận định: “Chỉ mới đây thôi quan chức Mỹ và Trung Quốc có nói những mâu thuẫn về thương mại giữa hai nước sẽ không ảnh hưởng đến cuộc đối thoại quốc phòng. Nhưng tôi nghĩ rằng, hai lĩnh vực này không tách biệt dễ dàng bởi với những căng thẳng xuất phát từ các tranh chấp thương mại sẽ tràn vào các cuộc đàm phán về quốc phòng tại Đối thoại Shangri-la lần này”.
Về phía Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch – Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 tại Singapore. Tham dự đối thoại lần này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch dự kiến sẽ có bài phát biểu tại Phiên toàn thể thứ năm, diễn ra ngày 2/6, với chủ đề “Ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh”. Sự tham dự của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch và đoàn đại biểu quân sự cấp cao tại đối thoại lần này khẳng định vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế và khu vực; thể hiện thiện chí của Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong việc giải quyết các thách thức an ninh chung
Mỹ : Đại hội tại California,
đảng Dân Chủ chuẩn bị cho 2020
Trong hai ngày cuối tuần, bộ phận đảng Dân Chủ tại California tổ chức đại hội. Hầu hết các ứng cử viên tranh sơ bộ tề tựu về San Francisco để chinh phục 5000 thành viên địa phương tại bang giàu nhất nước Mỹ, tự xưng là « thành trì kháng chiến chống Donald Trump ». Tổng cộng 23 ứng cử viên đảng Dân Chủ tranh chiếc vé chạy đua vào Nhà Trắng 2020 : một con số kỷ lục.
Từ San Francisco, thông tín viênÉric de Salve tường thuật :
Lối vào nơi tổ chức Đại hội đảng Dân Chủ California đầy ắp người và biểu ngữ ủng hộ các ứng cử viên tranh sơ bộ. California, thành trì của đảng Dân chủ là bang có ảnh hưởng quyết định cho cuộc bầu cử sơ bộ 2020. Do vậy, trong số 23 ứng cử viên, có 14 người về San Francisco tham gia sự kiện địa phương.
Số ứng cử viên kỷ lục phải chăng là dấu hiệu đảng Dân Chủ không có lãnh đạo tầm cỡ đối đầu với Donald Trump ?
Allison, chủ tịch hiệp hội sinh viên Dân Chủ tại San Diego không đồng ý. Cô cho rằng số ứng cử viên càng nhiều thì càng tốt vì sẽ tạo ra sự ganh đua. Allison ủng hộ nữ ứng cử viên Elisabeth Warren. Thượng nghị sĩ bang Massachussetts hứa mở rộng cửa đại học cho mọi giới trẻ và bảo hiểm bệnh tật cho mọi công dân. Lập trường này rất gần với cực tả hiện do Bernie Sanders đại diện và đứng hạng nhì sau cựu phó tổng thống Joe Biden, theo các kết quả thăm dò.
Một ủng hộ viên của Bernie Sanders không đồng ý. Christopher cho là các viện thăm dò công luận đã lầm vì Bernie Sanders mới là người có đủ điều kiện đánh bại Donald Trump : « Phó tổng thống Joe Biden là người của quá khứ. Chỉ có những người hoài vọng thời kỳ trước Donald Trump mới ủng hộ Biden, nhưng Biden sẽ thua ».
Ở tuổi 76, Joe Biden đang dẫn đầu các kết quả thăm dò ý kiến nhưng ít khi ông xuất hiện trước công chúng. Cựu phó tổng thống của Barack Obama vắng mặt tại đại hội California.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190602-my-dai-hoi-tai-california-dang-dan-chu-chuan-bi-cho-2020
Người biểu tình đốt toà đại sứ Hoa Kỳ ở Honduras
trong ngày biểu tình thứ hai
Tin từ TEGUCIGALPA, Honduras — Vào hôm thứ Sáu (31 tháng 5), những người biểu tình đã đốt cổng vào tòa đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô của Honduras. Theo Reuters, đây là ngày thứ hai của cuộc biểu tình lớn chống lại Tổng thống Juan Orlando Hernandez.
Các nhân chứng của hãng tin Reuters và các viên chức cứu hỏa cho biết, những người biểu tình đốt cháy lối vào của tòa nhà ở trung tâm thành phố Tegucigalpa, với khoảng một chục lốp xe được tẩm nhiên liệu. Một viên chức của sở cứu hỏa cho biết tòa đại sứ không bị thiệt hại gì, trừ cổng vào. Cuộc tấn công này diễn ra vào ngày thứ hai của các cuộc biểu tình phản đối các lệnh của ông Hernandez, và các nhà phê bình cho rằng các lệnh này sẽ dẫn đến việc tư nhân hóa các dịch vụ công cộng.
Theo Reuters, những người biểu tình bị đẩy về phía tòa đại sứ sau khi bị cảnh sát gần đó giải tán khỏi khu thương mại lân cận, dù hiện vẫn chưa rõ lý do khiến họ tấn công tòa nhà này. Những người biểu tình còn hô vang khẩu hiệu “American trash, American trash” bên ngoài tòa đại sứ, nơi không được bảo vệ vào thời điểm đó.
Theo một đơn kiện lên tòa vào đầu tuần này cho thấy rằng, ông Hernandez từng bị chính quyền Hoa Kỳ điều tra như một phần của một cuộc điều tra buôn bán ma túy và rửa tiền liên quan đến người anh của ông. Nhưng vị tổng thống này vẫn chưa bị buộc tội với bất kỳ tội danh nào. Ông Hernandez hiện đang gặp phải sự phản đối gay gắt ở Honduras kể từ khi ông tuyên bố đảm nhận nhiệm kỳ thứ hai trong một cuộc bầu cử gây bất bình vào cuối năm 2017, là cuộc bầu cử bị chỉ trích nặng nề bởi các nhà quan sát quốc tế và bị đối thủ của ông cho rằng ông đã gian lận. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-dot-toa-dai-su-hoa-ky-o-honduras-trong-ngay-bieu-tinh-thu-hai/
Châu Âu đòi thủ tướng Séc hoàn trả hơn 17 triệu euro
Ủy Ban Châu Âu yêu cầu thủ tướng Cộng Hòa Séc Andrej Babis hoàn trả 17,4 triệu euro trong khoản tiền mà Bruxelles đã cấp cho Praha. Lý do, ông Babis bị nghi ngờ có xung đột lợi ích.
Theo những kết luận tạm thời trong một báo cáo của Liên Hiệp Châu Âu đã được báo chí Cộng Hòa Séc đăng tải ngày 01/06/2019, chắc chắn là có xung đột lợi ích giữa trách nhiệm chính trị của ông Andrej Babis trên cương vị thủ tướng Cộng Hòa Séc và các hoạt động của tập đoàn Agrofert do nhà tỉ phú này sáng lập.
Theo AFP, thủ tướng Cộng Hòa Séc đã bác bỏ những kết luận nói trên của Ủy ban Châu Âu.
Từ Praha, thông tín viên RFI Alexis Rosenzweig cho biết thêm chi tiết :
« Một cựu nghị sĩ Châu Âu vốn có những cãi vã với ông Andrej Babis phát biểu là trong bản báo cáo sơ bộ của châu Âu, có những từ ngữ nặng nề bất thường và khiến « không chỉ thủ tướng mà cả nước Cộng Hòa Séc phải hổ thẹn ».
Andrej Babis là người có khối tài sản lớn thứ hai tại nước này. Tập đoàn Agrofert của ông Babis có tới 900 công ty, trong đó có nhiều cơ quan báo chí. Agrofert sử dụng vài chục ngàn lao động và hưởng nhiều khoản tài trợ của Liên Hiệp Châu Âu.
Khi một đạo luật được chính quyền Praha thông qua cách nay 2 năm chỉ cốt để buộc người đứng đầu chính phủ giảm bớt ảnh hưởng tại tập đoàn công nghiệp này, thủ tướng Andrej Babis đã cho thành lập một công ty để quản lý tài sản. Nhưng theo Ủy ban châu Âu, trên thực tế, biện pháp dùng công ty bình phong này không hề làm thay đổi tình hình.
Vốn thích tranh luận, nhà dân túy Andrej Babis không chấp thuận hoàn trả cho Liên Âu dù chỉ là một đồng. Cho dù phong trào ANO của ông đã thắng trong kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu mới đây, tình thế hiện nay không thuận lợi cho thủ tướng Babis, nhất là trong các cuộc thương lượng với nhóm tự do Liên Minh Dân Chủ và Tự Do Châu Âu ALDE. Cùng với đảng của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Phong trào ANO tham gia nhóm ALDE tại Nghị Viện Châu Âu ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190602-chau-au-doi-thur-tuong-sec-hoan-tra-hon-17-trieu-euro
An ninh : Pháp công bố chiến lược cứng rắn
với Trung Quốc tại châu Á
“Pháp sẽ tiếp tục tuần tra tại Biển Đông tối thiểu hai lần mỗi năm”. Bộ trưởng Quân Lực Pháp tuyên bố như trên tại diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La, Singapore, ngày 01/06/2019. Tại đây, bà Florence Parly công bố chiến lược “Ấn Độ -Thái Bình Dương”, nơi 1,6 triệu dân Pháp sinh sống tại các lãnh thổ hải ngoại và 80 % vùng đặc quyền kinh tế Pháp nằm trong khu vực chiến lược này.
Mở đầu bài diễn văn, bộ trưởng Quân Lực Parly nhắc khéo một số đối tác trong khu vực rằng bà đến dự diễn đàn an ninh châu Á trong lúc hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đang neo ngoài khơi Singapore. Ngoài ra, “tàu khu trục, tàu tiếp liệu, chiến đấu cơ Rafale, trực thăng …được huy động tham gia chiến dịch tuần tra từ Địa Trung Hải đến Singapore ngang qua Hồng Hải vàẤn Độ Dương” từ đầu tháng 3/2019.
Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương bộ trưởng Quân Lực Pháp trình bày tại diễn đàn an ninh châu Á 2019 bao gồm 5 điểm. Thứ nhất là “bảo vệ quyền lợi về chủ quyền, của các công dân, bảo vệ lãnh thổ và các vùng đặc quyền kinh tế” của nước Pháp. Để hoàn thành những mục tiêu đó Paris đã huy động 7.000 lính đến khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương. Nhiệm vụ của những người lính này rất rõ ràng : “chống khủng bố, các tổ chức tội phạm, và chống lại mọi hành vi thù nghịch nhắm vào chủ quyền quốc gia của nước Pháp”.
Điểm thứ nhì trong chiến lược an ninh được bộ trưởng Pháp, Florence Parly đề cập đến là “đóng góp duy trì ổn định khu vực qua việc tăng cường các hoạt động hợp tác an ninh và quân sự. Ấn Độ và Úc là hai đối tác then chốt” của Paris.
Ưu tiên thứ ba của nước Pháp là cùng với các đối tác trong vùng, bảo vệ tự do lưu thông hàng hải. Paris sẽ “tiếp tục tuần tra Biển Đông tối thiểu mỗi năm hai lần”. Bà Parly cũng tuyên bố không chấp nhận việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và lên án chủ
trương “sự đã rồi”của Bắc Kinh là vi phạm luật pháp quốc tế. Tránh nêu đích danh Trung Quốc nhưng bộ trưởng Quân Lực Florence Parly bồi thêm “Pháp không để bất cứ một quốc gia nào uy hiếp”. Bà gián tiếpnhắc đến sự cố hồi tháng 4/2019 khi Trung Quốc đã uy hiếp chiến hạm Vendémiaire của Pháp đi ngang qua eo biển Đài Loan. Họp báo hôm 25/04/2019, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc chỉ trích Pháp xâm nhập “bất hợp pháp” lãnh hải của Trung Quốc.
Điểm thứ tư trong chiến lược của Pháp đối với khu vực châu Á liên quan đến hạt nhân Bắc Triều Tiên. Paris “ủng hộ những nỗ lực ngoại giao” để đạt được đến mục đích “giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên một cách không thể đảo ngược” và những cam kết trên hồ sơ này sẽ phải được tôn trọng. Cuối cùng, Florence Parly cho rằng, phòng chống thiên tai, giải quyết khủng hoảng do biến đổi khí hậu gây nên trong vùng châu Á Thái Bình Dương cũng là một ưu tiên của Pháp.
Kết thúc bài diễn văn, bộ trưởng Quân Lực Pháp khẳng định : “Pháp đối thoại với mỗi thành viên trong khu vực rộng lớn này, tiếp tục nói lên tiếng nói riêng của mình, không liên kết với một bên nào, nhưng cũng không để bất kỳ một ai hù dọa. Pháp luôn thúc đẩy một mô hình đa phương, dân chủ và tôn trọng luật pháp”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190602-anh-ninh-phap-cong-bo-chien-luoc-cung-ran-voi-trung-quoc-tai-chau-a
2 người mất tích, 22 người bị thương sau vụ nổ
tại nhà máy quân sự ở Nga
Tin từ Moscow, Nga — Hãng thông tấn Interfax và RIA đưa tin rằng, vào thứ bảy (1/6), có ít nhất 2 người mất tích sau vụ nổ tại nhà máy thuốc nổ Kristall, tại thị trấn Dzerzhinsk, Nga. Thị trấn Dzerzhinsk tọa lạc gần thành phố Nizhny Novgorod, khoảng 400 km về phía đông của thủ đô Moscow.
Trong một tuyên bố được phát sóng bởi đài truyền hình Rossiya, phó thống đốc Dmitry Krasnov đưa ra thông tin rằng có 2 người bị mất tích. Hãng Interfax đưa tin rằng có 22 người bị thương trong vụ nổ trên. Một viên chức Bộ Y tế địa phương cho hay, hầu hết những người bị thương đều có vết thương gây ra do những mảnh vỡ.
Được thành lập vào thời Xô Viết, viện khoa học Kristall là một trong những nhà phát triển kỹ thuật thuốc nổ chính của Nga, phục vụ mục đích quân sự và dân sự. Nhà máy này là một phần của hãng Rostec. Hãng Rostec là một công ty nhà nước của Nga, hãng này bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với vấn đề chính sách của Nga tại Ukraine.
Theo nguồn tin từ hãng tin TASS, Bộ Y tế địa phương cho hay, 27 người yêu cầu được trợ giúp y tế sau vụ nổ. Một khu vực của tòa nhà nơi xảy ra vụ nổ đã bị phá hủy một phần, và một đám cháy bùng phát tại nhà máy. Các chất nổ và đạn dược, bao gồm cả bom, đều được lưu trữ tại nhà máy trên. Một tòa nhà gần đó cũng bị bắt lửa từ vụ nổ này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/2-nguoi-mat-tich-22-nguoi-bi-thuong-sau-vu-no-tai-nha-may-quan-su-o-nga/
Gian lận đấu thầu: Vẫn là vấn nạn của Nhật Bản
Hồi đầu năm nay, bộ giao thông Nhật Bản ra lệnh cấm hai công ty xây dựng lớn nhất nước ngừng một phần hoạt động bốn tháng, vì dính líu gian lận đấu thầu.
Shin Kanemaru: ‘Bố già tham nhũng và dựng lên thủ tướng Nhật’
Tham nhũng cấp cao ở Nhật Bản diễn ra thế nào?
Đại án Securency hối lộ: Tố cáo mất việc, không ai vào tù
Obayashi, nhà thầu lớn nhất Nhật Bản, và Shimizu, đứng số bốn, khi đó bị cấm tham gia dự án mới trong 120 ngày, mặc dù được tiếp tục làm nốt các dự án dang dở.
Trước đó, tòa Tokyo đã phạt tiền hai công ty này vì vi phạm luật chống độc quyền khi thông đồng cùng hai nhà thầu khác trong dự án đường sắt Tokyo-Osaka.
Phán quyết của tòa hồi tháng 10/2018 cho hay lãnh đạo các nhà thầu Obayashi, Kajima và Taisei gặp nhau năm 2014 và 2015, đồng ý chọn luôn người thắng trong hợp đồng làm ga tàu Shinagawa và Nagoya, và trao đổi thông tin.
Shimizu tham gia quá trình này từ tháng 1/2015.
Kết quả, liên doanh do Obayashi dẫn dắt nhận xây một phần ở ga Shinagawa và Nagoya, còn liên doanh của Shimizu thắng một hợp đồng ở ga Shinagawa.
Theo báo Nhật, đây là dự án trị giá 9 ngàn tỉ yen của Central Japan Railway Co., trong đó chính phủ trung ương cấp 3 ngàn tỉ yen, dự kiến hoàn thành năm 2037.
Gian lận đấu thầu – đặc biệt trong xây dựng mặc dù đây không phải là duy nhất – là một truyền thống lâu đời tại Nhật Bản.
Tokyo và Washington từng cãi nhau lớn năm 1989 và 1991 vì vấn nạn này.
‘Dango’ là gì?
Hệ thống ‘dango’ xuất phát từ hợp đồng công trình công tại Nhật, theo đó, các nhà thầu khi tham gia một hợp đồng của chính phủ, thay vì tranh đấu quyết liệt, thì ngầm “nhường” cho một bên nộp hồ sơ chiến thắng. Người chiến thắng, khi tham gia hợp đồng sau đó, lại “nhường” cho bên khác thắng thầu, và cứ tiếp tục như vậy.
Các quan chức chính phủ phụ trách bộ hồ sơ thì tuồn thông tin về giá trần thắng thầu để các công ty có thể nộp hồ sơ. Đổi lại là tiền hối lộ, hoặc chỗ làm nhiều tiền sau khi quan chức đã nghỉ hưu.
Sách Encyclopedia of Japanese Business and Management (Allan Bird, 2001) mô tả hệ thống “dango”, là các công ty Nhật “đồng ý trước về việc công ty nào sẽ nộp đơn giá thấp, bị coi là hành vi phi pháp theo luật Mỹ”. Ngoài ra, các nhà thầu chiến thắng cũng phải đóng góp tiền chính trị ở cấp địa phương hoặc trung ương tương ứng với giá trị hợp đồng.
Trong cuốn Japan under Construction: Corruption, Politics, and Public Works (1996), Brian Woodall nhận xét: “Các nhà thầu xây dựng thu được lợi nhuận to lớn, quan chức thu lượm quyền lực hành chính và an toàn sau nghỉ hưu, còn giới nghị sĩ thu hoạch các khoản đóng góp chính trị và ủng hộ khi tranh cử.”
“Dĩ nhiên, kẻ thua cuộc là dân đóng thuế: theo các ước đoán khác nhau, gian lận lớn và các khoản trả phí chính trị đã làm tăng chi phí xây dựng công ở Nhật lên 30 tới 50%.”
Theo tổ chức chống tham nhũng Japan Citizen’s Ombudsman Association, một chỉ dấu gian lận là khi hợp đồng thắng thầu có giá gần sát với giá trần bí mật của chính phủ.
Một nghiên cứu các công trình lớn tại Nhật năm 2002 phát hiện trung bình các hợp đồng thắng thầu khi đó đạt tới 95,3% giá trần bí mật của chính phủ – một dấu hiệu chứng tỏ tham nhũng nặng.
Trong thập niên 1980, các công ty xây dựng Nhật bắt đầu tiến vào Mỹ, giành được các hợp đồng công như hệ thống tàu điện ở Los Angeles và Washington DC.
Các công ty Mỹ cũng muốn xâm nhập vào Nhật, nhưng nhận ra “mê cung”: hệ thống làm theo kiểu chỉ định, nghĩa là đầu tiên các công ty phải được phép trước khi có thể nộp đơn đấu thầu, dựa theo các tiêu chuẩn phức tạp. Đặc biệt, là yêu cầu trước đó phải có thành tích trong dự án ở Nhật, đồng nghĩa là đóng cửa công ty nước ngoài vốn chưa từng vào được Nhật.
Trong thập niên 1980, chính quyền Mỹ đưa yêu cầu mở cửa thị trường xây dựng Nhật vào nghị trình đàm phán thương mại.
Năm 1987, quốc hội Mỹ bỏ phiếu cấm công ty Nhật được đấu thầu trong dự án xây dựng do chính phủ liên bang tài trợ.
Sang thập niên 1990, bê bối tham nhũng dính líu đảng cầm quyền LDP ở Nhật là một tác nhân dẫn tới thay đổi trong hợp đồng công.
Một lý do vì sao hệ thống “dango” bắt đầu bị sờ tới là vì bước vào thập niên 1990, kinh tế Nhật đột ngột xoay chiều từ tăng trưởng sang trì trệ.
Thập niên 1990 sau này ở Nhật thường được nhắc tới là “thập niên đánh mất” (Ushinawareta Jūnen).
Như Jeff Kingston giải thích trong sách Japan’s Quiet Transformation (2004), trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thập niên 1990, cử tri bỏ qua cho “tội lỗi nhỏ của chính khách miễn là làm được việc”.
Nhưng khi xảy ra khủng hoảng, các bê bối bị tiết lộ mới khiến người dân Nhật phẫn uất, đòi phải có thay đổi.
Bê bối
Năm 1992 xảy ra bê bối lớn, dính líu tới cả bộ trưởng xây dựng Nhật khi đó.
Bộ trưởng xây dựng Kishiro Nakamura nhận án 18 tháng tù, vì tội nhận hối lộ tháng 1/1992 từ một phó chủ tịch của Kajima Corp., để đổi lại là không xúc tiến điều tra cáo buộc gian lận đấu thầu liên quan một loạt công ty xây dựng.
Trong vụ án này, 30 người bị kết tội.
Đại án này, được phanh phui giai đoạn 1993-94, được cho là bước ngoặt làm yếu đi quan hệ tham ô giữa giới chính khách và các công ty xây dựng Nhật.
Tháng 3/1993, Shin Kanemaru, được xem là ‘Bố già’ trong chính trị Nhật, bị bắt vì nhận 500 triệu yen từ công ty Sagawa.
Shin Kanemaru: ‘Bố già tham nhũng và dựng lên thủ tướng Nhật’
Cuộc điều tra liên quan sau đó phanh phui nạn tham nhũng hệ thống trong các hợp đồng công tại Nhật, dẫn tới một scandal lớn khác dính líu nhiều nhà thầu lớn trong ngành xây dựng.
Được gọi là bê bối “Zenecon” (tổng thầu), trong năm 1993, có các tiết lộ về nạn gian lận đấu thầu trong các hợp đồng công, và nạn hối lộ của nhà thầu đút tiền cho chính khách. Kết quả, viên chức của tám công ty xây dựng, cộng thị trưởng thành phố Sendai và Sanwa, thống đốc Ibaraki và Miyagi, và một thành viên nghị viện bị bắt với cáo buộc tham nhũng.
Trong sách The Making of Urban Japan (2002), André Sorensen cho hay các phanh phui tiếp theo cho thấy dường như “toàn bộ các hợp đồng công giai đoạn này đều là đối tượng của gian lận đấu thầu (dango)”.
Báo Japan Times, năm 2007, đã mô tả quá trình gian lận ở Nhật. Theo đó, giới chức chính phủ có ảnh hưởng to lớn trong quá trình đấu thầu, khiến cơ quan nhà nước thành ổ tham nhũng.
Một số sau khi nghỉ hưu có thể lại được nhận vào các vị trí ngon ăn trong các ngành họ từng quản lý. Hình thức nhảy dù này, tiếng Nhật gọi là ‘amakudari’ (nhảy từ thiên đường).
Các nhà thầu cố gắng xây dựng quan hệ tốt với quan chức để được tiết lộ giá trần bí mật của dự án. Những ai nộp hồ sơ có giá cao hơn giá trần bí mật này thì bị loại.
Năm 2007, tòa Tokyo kết án 2 năm tù, nhưng không phải thụ án (hoãn ba năm), với Tsuneo Kaneko, nguyên giám đốc Japan Highway Public Corp vì vai trò trong gian lận tại các dự án xây cầu.
Trong vụ này, 26 công ty và 10 viên chức bị buộc tội.
Gian lận đấu thầu không chỉ xảy ra trong ngành xây dựng Nhật, mà cả nhiều lĩnh vực, ví dụ quốc phòng và nông nghiệp.
Năm 2006, Nhật Bản giải thể Defense Facilities Administration Agency (DFAA) là cơ quan phụ trách cung cấp hạ tầng cho quân Mỹ đóng ở Nhật.
Diễn biến này xảy ra sau khi hai quan chức và một người nghỉ hưu của DFAA dính líu việc gian lận đấu thầu trong nhiều dự án công.
Tháng 5/2007, bộ trưởng nông nghiệp Toshikatsu Matsuoka tự sát, chỉ vài giờ trước khi phải ra quốc hội trả lời về bê bối tài chính.
Vào thời điểm đó, công tố viên Tokyo đang điều tra các công ty xây đường theo hợp đồng của bộ nông nghiệp, cáo buộc họ thông đồng trong các gói thầu.
Bộ trưởng Matsuoka thì bị cáo buộc nhận ít nhất 75.000 đôla từ một số công ty bị điều tra.
Từ đầu thập niên 2000, Nhật Bản bắt đầu sửa luật để chống ‘dango’, gồm việc thông qua một luật mới và đồng thời sửa luật chống độc quyền.
Nhưng các vụ bê bối gần đây cho thấy gian lận đấu thầu tiếp tục là vấn đề, mặc dù chính phủ những năm gần đây cố gắng dẹp bỏ di sản này.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48479329
Tập đoàn viễn thông lớn Nhật Bản
quyết định loại Huawei khỏi mạng 5G
Tập đoàn viễn thông thuộc SoftBank Group, Nhật Bản, đã chọn Nokia và Ericsson làm các nhà thầu cho mạng không dây thế hệ kế tiếp 5G, trừ nhà cung cấp lâu năm Huawei Technologies, theo Bloomberg.
SoftBank đã chọn Nokia là đối tác chiến lược cho việc mở ra hệ thống mạng 5G của họ, và Ericsson là nhà cung cấp thiết bị mạng truy nhập vô tuyến (RAN), công ty cho biết trong các bản tin.
Huawei, cùng với ZTE là nhà cung cấp 4G cho công ty Nhật Bản. Nhưng Huawei đã không được lựa chọn, mặc dù trước đó công ty này đã tham gia vào các thử nghiệm 5G.
SoftBank đã từ chối cho biết thêm thông tin chi tiết.
Chính quyền Tổng thống Trump đã nhắm mục tiêu vào Huawei trong vài tháng qua, đầu tiên khuyến khích các đồng minh cấm thiết bị của công ty Trung Quốc khỏi hệ thống mạng của họ, và sau đó đưa Huawei vào một danh sách đen cấm mua phần mềm và linh kiện Mỹ.
Australia và New Zealand đã ngăn chặn thiết bị của Trung Quốc khỏi mạng của họ, trong khi Nhật Bản đã nói rằng họ sẽ loại trừ các thiết bị có rủi ro bảo mật mà không đưa ra quyết định chính thức về Huawei.
Truyền thông Nhật Bản đã báo cáo 3 nhà mạng lớn nhất đất nước, bao gồm NTT Docomo, SoftBank và KDDI – sẽ xa lánh Huawei và ZTE.
Docomo và KDDI cũng có thể theo sau động thái của SoftBank, theo Masahiko Ishino, một nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Tokyo. Các công ty điện thoại cũng đang hủy bỏ kế hoạch bán thiết bị cầm tay của Huawei khi lệnh cấm cung cấp của Mỹ lan rộng.
Trước đó, Tập đoàn viễn thông của Anh, BT Group, đã công bố kế hoạch loại bỏ Huawei ra khỏi thiết bị cốt lõi của mạng di động của mình. Quyết định của BT Group đưa ra ngay sau khi người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại MI6 của Anh nói rằng, Anh cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng thiết bị Trung Quốc.
Đài Loan đã cấm thiết bị viễn thông Trung Quốc.
Tại một cuộc họp đầu tháng Hai, Giám đốc điều hành Tập đoàn SoftBank, Masayoshi Son cho biết, sẽ tốn khoảng 5 tỷ yên (46 triệu đô la) để thay thế thiết bị Huawei hiện có trong mạng lưới của mình. Vào lúc đó, ông Son nói rằng, công ty đang xem xét tất cả các lựa chọn cho thiết bị 5G.
Trung Quốc nói
biến cố Thiên An Môn ‘là chính sách đúng’
Một quan chức cao cấp của Trung Quốc lên tiếng biện hộ cho đàn áp Thiên An Môn 1989, trong một bình luận hiếm hoi.
TQ ‘chiến đấu bằng mọi giá’ để ‘thống nhất’ Đài Loan
Xem lại xe tăng vào Thiên An Môn
‘Khoảng 10.000’ người chết vụ Thiên An Môn
Những diễn biến chính của Thiên An Môn 1989
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Mùa xuân 1989, sinh viên và công nhân chiếm Thiên An Môn ở Bắc Kinh trong cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Nhiều người đã chết trong cuộc đàn áp đẫm máu ngày 3 và 4/6 của chính phủ cộng sản.
Việc tường thuật về sự kiện này bị kiểm duyệt chặt ở Trung Quốc.
Trả lời một câu hỏi của khán giả ở Singapore, bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa nói:
“Vụ việc đó là sự hỗn loạn chính trị, và chính phủ trung ương có biện pháp ngừng sự hỗn loạn, đó là chính sách đúng.”
“30 năm đã chứng tỏ Trung Quốc đi qua các đổi thay to lớn.”
Ông Ngụy Phượng Hòa nói do hành động khi đó, mà Trung Quốc “đã có ổn định và phát triển”.
Chính phủ Trung Quốc chưa khi nào cho hay bao nhiêu người biểu tình bị giết, mặc dù có ước đoán từ hàng trăm tới hàng ngàn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48489423
Ngụy Phượng Hòa: TQ ‘chiến đấu bằng mọi giá’
để ‘thống nhất’ Đài Loan
“Trung Quốc sẽ chiến đấu với bất kỳ ai định can thiệp vào cuộc “thống nhất” với Đài Loan, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói trong bài phát biểu gây tranh cãi.
Theo Reuters, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6, ông Ngụy cho biết Trung Quốc sẽ “chiến đấu tới cùng” nếu ai đó cố tách Trung Quốc khỏi Đài Loan, nơi Bắc Kinh coi là “một phần lãnh thổ thiêng liêng”.
Đối thoại Shangri-La: Việt Nam có vai trò tích cực
Đại diện VN sẽ ‘trầm lặng’ dự Đối thoại Shangri-La?
TQ: ‘Sẽ không bao giờ từ bỏ một tấc lãnh thổ’
TQ: Vương Nghị thành Ủy viên Quốc vụ viện
Trung Quốc giận dữ trước những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, nhằm tăng cường trợ giúp cho một Đài Loan tự trị và dân chủ, gồm việc điều hai tàu chiến qua eo biển Đài Loan trong hoạt động tự do hàng hải.
“Không có ý định chia rẽ Trung Quốc nào có thể thành công. Bất kỳ sự can thiệp nào vào vấn đề Đài Loan đều sẽ chuốc lấy thất bại,” ông Ngụy nói trong lúc mặc quân phục của một vị tướng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
“Nếu bất cứ ai dám chia rẽ Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc không còn cách nào khác là phải chiến đấu bằng mọi giá… Lãnh thổ Hoa Kỳ không thể chia cắt, và Trung Quốc cũng vậy. Trung Quốc phải, và sẽ thống nhất,” ông Ngụy nhấn mạnh.
Hoa Kỳ, giống như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng là bên ủng hộ mạnh nhất và là nguồn bán vũ khí chính yếu.
Những người ủng hộ độc lập cho Đài Loan chỉ ra rằng chính phủ Cộng sản chưa bao giờ cai trị Đài Loan và vì vậy đảo quốc này không thể “được thống nhất” với đại lục.
Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng trở nên căng thẳng do cuộc chiến thương mại leo thang, Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan trong lúc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông, nơi Hoa Kỳ cũng tiến hành các cuộc tuần tra tự do hàng hải.
Đối thoại Shangri-La: Việt Nam có vai trò tích cực
Singapore ‘đã bỏ xa Việt Nam’ nhiều năm
Hoa Kỳ điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan
Hôm 1/6, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan phát biểu tại Đối thoại Shangri-La rằng Hoa Kỳ sẽ không “tránh né” khi đề cập đến hành vi của Trung Quốc ở châu Á.
Hồi tháng 5/2019, người đứng đầu an ninh quốc gia Đài Loan David Lee đã gặp cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton, đánh dấu cuộc gặp đầu tiên trong hơn bốn thập kỷ giữa quan chức an ninh cấp cao của Hoa Kỳ và Đài Loan.
Đài Loan đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 1/2020 và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh tìm cách làm suy yếu nền dân chủ Đài Loan và tuyên bố sẽ bảo vệ đảo quốc và quyền tự do của nước này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48429646
Báo Trung Quốc cảnh báo Mỹ
đừng đánh giá thấp khả năng phản đòn
Bài xã luận mới đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc được truyền thông Mỹ dẫn lại với nhiều quan ngại về khả năng thương chiến leo thang.
Bài xã luận viết: “Chúng tôi khuyên phía Mỹ không nên đánh giá thấp khả năng của phía Trung Quốc trong việc bảo vệ những quyền phát triển và lợi ích của mình. Đừng nói chúng tôi đã không cảnh báo các anh!”.
“Đừng nói chúng tôi đã không cảnh báo các anh!”
Cũng trong bài này, Trung Quốc đe dọa sẽ cắt nguồn cung đất hiếm như một biện pháp phản đòn với Mỹ trong bối cảnh thương chiến leo thang. Đất hiếm là nguyên liệu trọng yếu trong quá trình sản xuất điện thoại iPhone, xe điện và các loại vũ khí chính xác hiện đại khác.
“Liệu đất hiếm có trở thành vũ khí đối chọi của Trung Quốc để chống lại áp lực mà Mỹ đã áp đặt một cách hoàn toàn vô cớ không? Câu trả lời không còn là bí mật nữa”, bài xã luận viết.
Cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo thang nhanh chóng trong tháng này khi cả hai bên đã áp các mức thuế quan với hàng trăm tỉ USD hàng hóa của hai bên.
Trung Quốc đe hạn chế nguồn cung đất hiếm với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump đưa Công ty Huawei vào danh sách đen, ra sắc lệnh yêu cầu nhiều công ty Internet và các nhà sản xuất chip của Mỹ cắt quan hệ làm ăn với Huawei.
Những thông tin đồn đoán về đòn đáp trả bằng đất hiếm của Trung Quốc với Mỹ rộ lên từ tuần trước khi ngày 20-5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm tới các cơ sở khai thác và sản xuất đất hiếm tại tỉnh Giang Tây (Trung Quốc).
Mỹ tăng cường sản xuất đất hiếm, giảm lệ thuộc Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Mỹ đang yêu cầu nguồn tài chính mới từ ngân sách liên bang để thúc đẩy việc sản xuất nội địa đối với đất hiếm và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Tướng Mike Andrews, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết yêu cầu của Lầu Năm Góc đã được gửi lên Nhà Trắng cũng như trình bày trước quốc hội.
Ông nói với Reuters ngày 29-5 (giờ Mỹ): “Bộ Quốc phòng tiếp tục làm việc sâu sát với tổng thống, quốc hội và nhánh công nghiệp ở Mỹ để cải thiện khả năng cạnh tranh trong thị trường khai thác mỏ”.
Đất hiếm dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm kỹ thuật từ công nghệ tới vũ khí.
Trung Quốc được biết đang sản xuất hơn 95% lượng đất hiếm trên thế giới và đặc biệt, Mỹ đang phụ thuộc khi 80% lượng đất hiếm nước này nhập khẩu xuất phát từ Trung Quốc.
Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc tuy vậy đã làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có thể dùng đất hiếm làm “vũ khí” cho “chiến tranh thương mại”. Với vị thế nhà cung cấp số 1 về đất hiếm, Bắc Kinh có thể giành lợi thế trên bàn đàm phán.
Trong khi Trung Quốc đến nay chưa chính thức đưa ra tuyên bố nào liên quan tới chuyện hạn chế xuất khẩu đất hiếm tới Mỹ thì truyền thông Trung Quốc lại có vẻ ủng hộ ý định này. Ví dụ tờ Nhân Dân Nhật Báo khẳng định Mỹ đang phụ thuộc một cách “không thoải mái” vào đất hiếm từ Trung Quốc.
Mối lo này lý giải tại sao giờ đây Bộ Quốc phòng Mỹ muốn “tự chủ” về nguồn cung đất hiếm và thúc đẩy chương trình liên bang để gia tăng sản xuất nội địa.
Hiện Bộ Quốc phòng chỉ chiếm 1% tổng nhu cầu đất hiếm của Mỹ, theo số liệu báo cáo năm 2016 từ quốc hội.
Đất hiếm có thể được dùng trong công nghệ sản xuất hệ thống dẫn đường của các loại tên lửa tinh vi hiện nay do các công ty như Raytheon, Lockheed Martin hay BAE Systems chế tạo. Ngoài ra, đất hiếm cũng cần thiết cho thiết bị quân sự như động cơ máy bay, thiết bị laser hay công nghệ quan sát ban đêm.
Trung Quốc cảnh báo
Mỹ ‘chơi với lửa’ về vấn đề Đài Loan
Ngày đăng 02-06-2019
BDN
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh báo Mỹ “đang chơi với lửa” với một loạt động thái gần đây liên quan đến vùng lãnh thổ Đài Loan có thể “gây nguy hại đến hòa bình và ổn định” trong khu vực.
“Mỹ gần đây thường sử dụng lá bài Đài Loan trong nỗ lực vô ích sử dụng Đài Loan để kìm hãm Trung Quốc. Đó hoàn toàn là vọng tưởng” – Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ ngày 30-5.
Tuần trước, 2 tàu chiến Mỹ được điều qua eo biển Đài Loan trong một động thái mà Hải quân nước này khẳng định là “tuân thủ luật pháp quốc tế” dù vấp phải phản đối gay gắt từ chính quyền Bắc Kinh – vốn xem Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc.
Trước đó, Hạ viện Mỹ ngày 7-5 thông qua với số phiếu tán thành tuyệt đối một dự luật ủng hộ Đài Loan, kêu gọi chính quyền Washington tăng cường hợp tác thương mại và phòng vệ với Đài Loan cũng như ủng hộ vùng lãnh thổ này gia nhập các tổ chức quốc tế.
Hồi đầu tháng 5-2019, người đứng đầu cơ quan an ninh Đài Loan David Lee đã có cuộc gặp lịch sử với Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton – đánh dấu lần đầu tiên trong hơn 40 năm người đứng đầu an ninh Đài Loan và Mỹ mới có cuộc tiếp xúc chính thức, theo Hãng tin Reuters.
“Mỹ đang chơi với lửa với một loạt động thái gần đây của họ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển quan hệ giữa hai nước và hai quân đội, cũng như gây nguy hại đến hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan” – người phát ngôn Ngô Khiêm cảnh báo.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan diễn ra trong bối cảnh cuộc đối đầu thương mại giữa 2 cường quốc kinh tế và quân sự vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
http://biendong.net/bi-n-nong/28399-trung-quoc-canh-bao-my-choi-voi-lua-ve-van-de-dai-loan.html
Huawei đòi đàm phán với Nhà Trắng như ZTE: Quá khó
Tập đoàn Huawei muốn đàm phán về rủi ro thông tin với Mỹ như ZTE nhưng thời thế không còn thuận lợi với Huawei.
Giám đốc an ninh mạng của Huawei tại Mỹ Andy Purdy mới đây đã có phỏng vấn với CNBC News, đưa ra đề xuất nhằm “giảm thiểu rủi ro” và bớt lo ngại về an ninh quốc gia để Huawei có thể kinh doanh tại Mỹ.
Ông cho rằng, một số quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu đã chấp nhận quy trình làm việc này của Huawei như Anh, Đức.
“Chúng tôi đàm phán với chính phủ về loại khung đảm bảo mà họ cần, cho dù đó là sản phẩm thử nghiệm hay sản phẩm chịu sự giám sát… Đó là những gì chúng tôi đã làm ở Anh, cách chúng tôi hoạt động ở Canada và Đức” – ông Andy Purdy nói.
Giám đốc an ninh mạng của Huawei tại Mỹ nói rằng ông không thể đoán trước những yêu cầu nào là cần thiết để được phép kinh doanh tại Mỹ. Ông gợi ý rằng Chính phủ Mỹ có thể cấm bán thiết bị cho các cơ sở hạ tầng quan trọng, yêu cầu tuân thủ sự giám sát của Mỹ.
Tuyên bố từ Andy cho thấy quan điểm có phần thay đổi so với CEO Huawei Nhậm Chính Phi trước đó cho rằng, nếu Mỹ tiếp tục tung sức ép vào Huawei, tập đoàn Trung Quốc này sẽ không chịu đàm phán.
Việc Huawei đưa ra lời đề nghị về thỏa thuận kiểm soát rủi ro an ninh với Nhà Trắng là một đề xuất có phần thay đổi so với các quan điểm của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc trước đây.
Từ khi Mỹ gây sức ép lên Huawei, Tập đoàn này đã nói về khả năng sẽ không chấp nhận một phương án thỏa thuận với chính quyền Mỹ như cách ZTE đã làm, nộp phạt và chấp nhận thay đổi cơ cấu điều hành để Washington gỡ bỏ các lệnh cấm.
Tuy nhiên, tuyên bố của Huawei về một thỏa thuận với Nhà Trắng về rủi ro an ninh cũng có ý nghĩa tương tự như hành động của ZTE trước đó: lui một bước để nhượng bộ về các lệnh cấm từ Washington.
Sức ép rất lớn từ các hợp đồng đang bị ngưng lại của các đối tác có thể đã khiến Huawei phải nhượng bộ như vậy.
Tuy nhiên, khác với trường hợp của ZTE, Huawei không có lợi thế trong tình huống này. Nhà Trắng không muốn tiến hành thỏa thuận và kiên quyết phải tẩy chay Huawei hay bất cứ công ty công nghệ Trung Quốc nào khỏi Mỹ hoàn toàn.
Cựu chiến lược gia Nhà Trắng, ông Steve Bannon trước đó đã đề cập tới trường hợp của ZTE và cho rằng, Tổng thống Trump đã phạm sai lầm khi dỡ bỏ một lệnh trừng phạt nhằm vào ZTE.
Ông Bannon cho rằng, Mỹ cần cắt mọi cuộc IPO, chặn mọi quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm ở Mỹ cung cấp vốn cho Trung Quốc.
“Chúng ta sẽ thấy một bước chuyển lớn ở Phố Wall nhằm hạn chế công ty Trung Quốc tiếp cận các thị trường vốn cho đến khi họ đồng ý những cải cách căn bản này”, ông Bannon nói thêm.
Ông Bannon bị Tổng thống Trump sa thải từ tháng 8/2017. Hồi tháng 3 năm nay, vị cựu chiến lược gia này đã tham gia hồi sinh và tái vận hành một uỷ ban từ thời Chiến tranh Lạnh. Ủy ban Mối nguy cơ hiện tại (CPD) vốn được thành lập từ đầu những năm 1950. Tổ chức này đã giải thể sau khi các thành viên cốt cán được chuyển sang nắm các vị trí trong chính quyền Tổng thống Dwight Eisenhower. Sau đó, CPD được tái thành lập vào năm 1976 thời Chiến tranh Lạnh.
Sau khi được tái thành lập thêm một lần nữa, CPD đưa ra cảnh báo Trung Quốc đang gây ra một mối đe dọa trên diện rộng với Mỹ bao gồm mở rộng sức mạnh quân sự, tăng cường năng lực hạt nhân chiến lược, tiếp cận và đánh cắp công nghệ Mỹ…
Không nói rõ thông tin cụ thể, nhưng cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn với SCMP, Steve Bannon cho biết ông “vẫn hàng ngày thảo luận với các quan chức cấp cao ở Nhà Trắng về Trung Quốc”.
Hồi đầu tháng 5, Bộ Thương mại và Tổng thống Trump đưa Huawei vào “danh sách đen” cấm buôn bán với các công ty công nghệ của nước này. Lĩnh vực bán dẫn và sản xuất chip xử lý mới thực sự là lĩnh vực nhạy cảm nhất trong quan hệ Mỹ- Trung.
Năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu 300 tỷ USD tiền chip điện thoại, máy tính và các linh phụ kiện mà nước này không sản xuất được. Con số này lớn hơn cả giá trị nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc cùng năm.
Vì thế, khi Google, Qualcomm, Broadcom, Intel v.v. đồng loạt thực hiện lệnh của chính phủ Mỹ, đây là một đòn giáng mạnh đến hoạt động sản xuất điện thoại thông minh và máy tính bảng của Huawei.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28383-huawei-doi-dam-phan-voi-nha-trang-nhu-zte-qua-kho.html
Công ty kỹ thuật Huawei của Trung Cộng
yêu cầu nhân viên ngừng các cuộc họp với Hoa Kỳ
Vào hôm thứ sáu (ngày 31 tháng 5), tờ Financial Times đưa tin công ty kỹ thuật Huawei của Trung Cộng ra lệnh cho nhân viên của họ hủy bỏ các cuộc họp kỹ thuật với Hoa Kỳ, đồng thời yêu cầu các nhân viên người Hoa Kỳ đang làm việc tại trụ sở của họ ở thành phố Thẩm Quyến về nước. Những hành động này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng My-Trung ngày càng leo thang về thương mại và kỹ thuật mà trong đó Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Cộng, đã trở thành mục tiêu chính của cuộc chiến.
Financial Times dẫn lời giám đốc chiến lược của Huawei, ông Dang Wenshuan, cho biết các công dân Hoa Kỳ làm việc trong các bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty đã được đưa về nước hai tuần trước, sau khi công ty Huawei và 68 chi nhánh bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa vào “Danh sách đen,” nhằm ngăn chặn các công ty Hoa Kỳ bán kỹ thuật cho công ty Huawei nếu không có sự chấp thuận của chính phủ. Tờ báo còn cho biết một hội thảo đang diễn ra tại Huawei vào thời điểm đó cũng bị hủy, và các đối tác người Hoa Kỳ cũng bị yêu cầu ngừng sử dụng máy tính xách tay, cắt kết nối mạng và rời khỏi trụ sở công ty.
Ông Dang cho biết thêm rằng Huawei cũng đang hạn chế sự qua lại giữa nhân viên của họ và công dân Hoa Kỳ. Vào thứ sáu (ngày 31 tháng 5), Bộ thương mại Trung Cộng công bố rằng họ sẽ thành lập một danh sách các công ty, tổ chức và cá nhân ngoại quốc để đưa vào “danh sách đen” của riêng họ.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Gao Feng cho biết những cá nhân hay công ty sẽ bị đưa vào danh sách đen nếu họ không tuân thủ các quy tắc thị trường, làm trái hợp đồng và ngăn chặn hoặc ngừng cung cấp cho công ty Trung Cộng vì lý do phi thương mại, làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Cộng. (Mộc Miên)
Thương mại Mỹ-Trung : Bắc Kinh công bố “Sách Trắng”
Bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa trong bài phát biểu ngày 02/06/2019 tại diễn đàn an ninh Singapore khẳng định, về xung đột mậu dịch, Trung Quốc “sẵn sàng” nếu “Hoa Kỳ chọn giải pháp đối đầu”. Bắc Kinh công bố “Sách Trắng” quy trách nhiệm cho Washington về bế tắc trong các vòng đàm phán.
“Sách Trắng” về thương mại của Trung Quốc bao gồm 21 trang được công bố đúng vào ngày biện pháp của Mỹ áp thuế 25 % nhắm vào 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc bán sáng Hoa Kỳ có hiệu lực.
Tài liệu này nhấn mạnh : tăng thuế nhập khẩu đánh vào hàng Trung Quốc “không giải quyết xung đột mậu dịch giữa hai nước”. Trung Quốc sẽ “không nhượng bộ trên những vấn đề cơ bản” vì lợi ích kinh tế của đất nước. “Sách Trắng” của Bắc Kinh đưa ra những viễn cảnh “rất tươi sáng” cho đất nước. Thứ trưởng Thương Mại Trung Quốc Vương Thụ Văn (Wang Shouwen) cho rằng chiến tranh thương mại không giúp đem lại hào quang cho nước Mỹ, “Make America Great Again”.
Theo giới quan sát Trung Quốc đã chuyển từ thế “thủ” sang thế “tấn công” trong cuộc đọ sức thương mại với Hoa Kỳ. Trong tuần Bắc Kinh đã lên án Washington áp dụng chính sách “khủng bố kinh tế”. Liền sau đó, Trung Quốc cho biết đang chuẩn bị đưa vào danh sách nhiều tập đoàn nước ngoài – chủ yếu là các doanh nghiệp Mỹ, thuộc diện “không đáng tin cậy”. Hành động này nhằm trả đũa Washington cấm cửa tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc. Chính quyền Trump tố cáo Hoa Vi làm gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh.
Thứ trưởng Thương Mại Trung Quốc “chưa có thông tin” về khả năng tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng 6/2019 để thảo luận về tranh chấp thương mại.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190602-thuong-mai-my-trung-bac-kinh-cong-bo-sach-trang
Thảm sát Thiên An Môn : Công nghệ thay thế xe tăng
30 năm sau vụ đàn áp phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh, quảng trường Thiên An Môn là nơi an toàn nhất, được canh gác kỹ nhất tại thủ đô Bắc Kinh. Hàng ngàn ống kính thu hình camera đã thay thế những chiếc thiết giáp ngày nào. Công nghệ cao là công cụ theo dõi lợi hiệu quả hơn các trang thiết bị quân sự của thời kỳ 1989.
Trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc nổ súng vào tầng lớp sinh viên tập hợp trên quảng trưởng Thiên An Môn đòi dân chủ, phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP có bài viết “Công nghệ thay thế xe tăng”.
Người ta không còn trông thấy những chiếc xe thiết giáp cồng kềnh trấn ngự ở quảng trường nổi tiếng này ngay giữa lòng thủ đô Bắc Kinh. Tai mắt của quân đội Trung Quốc giờ đây là hàng ngàn ống kính camera hiện đại, kín đáo mà chính quyền đã trang bị để theo dõi mọi hành vi của những người qua lại, đề phòng từ trong trứng nước những mầm mống của một làn sóng nổi dậy.
Hàng ngàn máy thu hình được gắn ở Thiên An Môn để theo dõi các lớp du khách ngoại quốc hay từ ngoại thành Bắc Kinh đổ về chiêm ngưỡng chân dung Mao Trạch Đông, cha đẻ ra nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Đấy chỉ là “bề nổi của tảng băng”. Công nghệ high tech, internet là công cụ của đảng Cộng Sản Trung Quốc để kịch bản 1989 không bao giờ tái diễn.
Trí thông minh nhân tạo, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã trở thành những đồng minh lợi hại của chế độ Trung Quốc để bảo vệ trật tự công cộng, đề phòng, ngăn chận mọi hành vi phạm pháp… Kèm theo đó là bất kỳ một ai cũng có thể là các “đối tượng” của công an Trung Quốc. Ống kính camera được đặt trên đường phố, ở các trường đại học, nơi mà đến nay vẫn được xem là một trong những không gian tự do hiếm hoi trong xã hội.
Patrick Poon của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ghi nhận với công nghệ mới và các chiến dịch kiểm soát chặt chẽ như hiện nay, kịch bản Trung Quốc lại trải qua một mùa xuân dân chủ như hồi năm 1989 là điều “rất khó xảy ra”.
Theo cơ quan tư vấn IHS Markit, trụ sở tại Luân Đôn, năm 2016, Trung Quốc đã trang bị 176 triệu máy camera theo dõi trên toàn quốc. Đến năm 2022 con số này sẽ đạt ngưỡng 2,76 tỷ tại một quốc gia với 1,5 tỷ dân. Nếu đúng như dự báo của HIS, chỉ bốn năm nữa thôi, mỗi công dân Trung Quốc sẽ được đến gần 2 máy camera “theo sát gót” !
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190602-tham-sat-thien-an-mon-cong-nghe-thay-the-xe-tang