Tin khắp nơi – 02/01/2017
Bắc Hàn đòi được coi là ‘cường quốc hạt nhân’?
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon nói rằng Bắc Hàn có thể đòi được coi là ‘cường quốc hạt nhân’ khi đối thoại để tham gia Thế Vận hội Mùa Đông ở miền Nam, theo báo Hàn Quốc.
Mỹ cảnh báo ‘phản ứng quân sự dữ dội’ với Bắc Hàn
Bộ đội Bắc Hàn vượt tuyến có giun 27cm
Công dân Mỹ chính thức bị cấm đi Bắc Hàn
Bắc Hàn: Một sinh viên Anh mời tìm hiểu
Ông Lee Nak-yon được trích lời hôm 02/01/2018 nói rằng Hàn Quốc cần “dũng cảm đón nhận cơ hội” về việc Bắc Hàn bày tỏ ý muốn đối thoại để tham gia Thế Vận hội PyeongChang, diễn ra từ 08-25 tháng Hai năm nay.
Trong thông điệp đón Năm mới 2018, lãnh tụ miền Bắc Kim Jong-un nói ông muốn bắt đầu ngay cuộc hội đàm cao cấp với miền Nam ngày 9 tháng Một.
Nội dung cuộc họp là để bàn về cách đoàn vận động viên Bắc Hàn dự Thế Vận hội PyeongChang ở Hàn Quốc tới đây.
Thực ra lời mời để đoàn miền Bắc dự Thế Vận hội Mùa Đông đã được Hàn Quốc nêu ra từ lâu nay, nhưng tín hiệu từ ông Kim Jong-un là mới nhất và cao cấp nhất.
Tuy thế, Thủ tướng Hàn Quốc nay tin rằng một điều kiện Bắc Hàn nêu ra để đối thoại sẽ là sự công nhận họ có tư cách “cường quốc hạt nhân”.
Các vụ ám sát và bắt cóc của Bắc Hàn
‘Bị hãm hiếp’ trong quân đội Bắc Hàn
Quan chức sứ quán Bắc Hàn ở VN làm gì?
Đây là điều từ lâu nay tất cả các đại cường như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc đều không chấp nhận.
Thủ tướng Lee không nói rõ “yêu cầu” của Bắc Hàn có thể là gì, theo trang Korea Times hôm 2/1/2018.
Thaad làm được gì trước Bắc Hàn và TQ?
TQ thực thi lệnh trừng phạt của LHQ đối với Bắc Hàn
Kim Jong-un là ‘chú hề’ hay ‘anh hùng’?
Ông chỉ nói rằng “cuộc hội đàm nếu diễn ra cũng sẽ là điều đầy bất trắc” và cho rằng phát biểu của ông Kim Jong-un cho thấy “đe dọa vẫn còn đó”.
Bộ trưởng Thống nhất đất nước của Nam Hàn, Cho Myoung-gyon đề xuất hôm 2/1 rằng người đại diện hai miền Nam Bắc có thể gặp nhau ở Bàn Môn Điếm, nằm trên đường giới tuyến lập ra từ sau Hiệp định Đình chiến năm 1953.
Hàn Quốc nói họ đang trao đổi với Hoa Kỳ, quốc gia đóng quân tại Hàn Quốc, về đề nghị đối thoại ông Kim Jong-un nêu ra.
Công nhận hay bắn phá?
Theo một bình luận của Danny Lam trên trang Asia Times cũng vào ngày 02/01/2018, việc công nhận Bắc Hàn là “cường quốc có vũ khí nguyên tử” là điều không thể chấp nhận được với Hoa Kỳ và đồng minh.
Vì điều này coi như là trật tự ‘an ninh của thế giới tự do’ tan vỡ.
Hiện Hoa Kỳ vẫn xem xét các khả năng ngoại giao và quân sự để ngăn cản Bắc Hàn tiến đến điểm công bố hoàn toàn làm chủ kho vũ khí hạt nhân.
VN và Nhật Bản ‘ảnh hưởng nặng’ nếu có chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Bắc Hàn sẽ ‘kinh hoàng’
Nhưng có vẻ như với tuyên bố hôm đầu năm của ông Kim Jong-un rằng ông “có trên bàn bộ nút bấm nguyên tử”, và sẵn sàng tấn công Hoa Kỳ nếu bị tấn công, tình hình đã thay đổi.
Tổng thống Donald Trump hiện vẫn tiếp tục nói chính quyền Mỹ không loại trừ bất cứ khả năng nào để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Cùng lúc, theo Danny Lam, chiến tranh dù nhỏ, ở diện chiến thuật để phá hủy cơ sở hạt nhân của Bắc Hàn, cũng sẽ có hậu quả vô cùng tồi tệ cho kinh tế Trung Quốc.
Trước mắt, căng thẳng quanh chương trình nguyên tử của Bắc Hàn đã khiến hai nước láng giềng của Trung Quốc và Bắc Hàn tìm cách tăng năng lực phòng thủ.
Nhật Bản vừa có kế hoạch cải tiến chiến hạm mang tàu ngầm tới Izumo để có thể chở phi cơ F-35, khiến Trung Quốc phản đối.
Phía Trung Quốc cho rằng đây là cách chính phủ Shinzo Abe “lách luật” để tái vũ trang và biến tàu chở trực thăng thành hàng không mẫu hạm, điều Hiến pháp Nhật Bản không cho phép.
Nhưng gần đây có tin Hàn Quốc cũng muốn tăng cường thêm phi đội F-35 mua của Mỹ để phòng ngừa Bắc Hàn.
Hàn Quốc cũng chấp nhận để Hoa Kỳ đem vào đất của họ hệ thống THAAD phòng chống tên lửa.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42542333
Iran: Biểu tình sang ngày thứ 5
Các nhóm phản đối chính phủ hò hét và đốt xe khi màn đêm buông xuống tại Teheran, thủ đô Iran, trong khi đó, cảnh sát cho biết một sĩ quan bị giết tại khu trung tâm.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho hay các cuộc biểu tình là một “cơ hội, chứ không phải là mối đe dọa” nhưng tuyên bố sẽ trấn áp những “kẻ phạm pháp”.
Trong khi đó, Hoa Kỳ tăng cường ủng hộ “cuộc phản kháng táo bạo” của người biểu tình.
Mỹ: Iran ‘khiêu khích đáng báo động’
Iran gửi phi cơ chở thực phẩm tới Qatar
Các cuộc biểu tình bắt đầu hôm 28/12/2017 ở thành phố Mashhad, ban đầu nhằm phản đối giá tăng cao và nạn tham nhũng nhưng bây giờ theo hướng chống chính phủ.
Bạo lực xảy ra ở đâu?
Các thông báo mới nhất cho hay cảnh sát xuất hiện dày đặc ở thủ đô. Cảnh sát dùng súng phun nước và vòi rồng tối hôm trước để dập tắt một cuộc biểu tình tại quảng trường Engheleb của Tehran.
Truyền thông nhà nước cũng trích dẫn một phát ngôn viên cảnh sát nói rằng đã có nổ súng nhắm vào cảnh sát ở Najafabad, gần Isfahan miền trung Iran, giết chết một sĩ quan và làm bị thương ba người.
Reuters đưa tin một đồn cảnh sát ở thị trấn Qahderijan bị đốt cháy một phần trong các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình đang cố chiếm tòa nhà. Chưa có xác nhận về số lượng thương vong.
Mạng xã hội cập nhật về các cuộc biểu tình mới tại Birjand ở phía đông, Kermanshah ở phía tây và Shadegan ở tây nam.
Ban đầu, đài truyền hình quốc gia cho hay 10 người bị giết đêm trước, sau đó con số được nâng lên 13 người.
Tổng thống Rouhani nói gì?
Thông cáo trên website tổng thống Iran cho thấy có vẻ ông Rouhani cố gắng giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của tình trạng bạo lực.
Ông nói: “Chẳng có gì đâu. Chỉ trích và phản đối là cơ hội chứ không phải là một mối đe dọa.”
Nhưng ông cũng thề sẽ hành động chống lại “những kẻ gây rối và phạm pháp.”
Trump cảnh báo về nguy cơ hạt nhân Iran
Sáu nước cắt quan hệ với Qatar
Trump bổ nhiệm bộ trưởng Quốc phòng
Ông nói: “Đất nước này sẽ xử nhóm thiểu số đang hô vang khẩu hiệu chống lại luật pháp và mong muốn của người dân, xúc phạm đến các giá trị thiêng liêng và cuộc cách mạng của dân tộc.”
Sau đó xuất hiện một dòng trên Twitter với giọng điệu hòa nhã hơn, nói rằng chính phủ cần chú ý đến nhu cầu của người dân về các vấn đề sinh kế và tham nhũng.
Tư lệnh Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cảnh báo người biểu tình chống chính phủ rằng họ sẽ phải đối mặt với “nắm đấm sắt” nếu tình trạng bất ổn chính trị tiếp tục.
IRGC là lực lượng hùng mạnh có quan hệ mật thiết với lãnh đạo tối cao của Iran. Lực lượng này nhằm bảo vệ nền tảng Hồi giáo.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Ayatollah Sadeq Amoli-Larijani hôm 1/1 kêu gọi đàn áp “những kẻ nổi loạn” và “phá hoại”.
“Một số cá nhân đang lợi dụng tình hình. Điều này là sai trái,” ông nói.
Các báo cáo cho hay có tới 400 người bị bắt trong những ngày gần đây.
Hoa Kỳ nói gì?
Tổng thống Donald Trump bắt đầu cuộc khẩu chiến với các nhà lãnh đạo Iran hôm thứ Hai bằng việc viết lên Twitter rằng “những người dân Iran tuyệt vời đã bị đàn áp trong nhiều năm, họ đang đói ăn và đói tự do.”
Ông cũng thêm vào mấy chữ viết hoa “THỜI ĐIỂM ĐỂ THAY ĐỔI!”
Phó Tổng thống Mike Pence còn có giọng điệu mạnh mẽ hơn.
Ông nói: “Sự kháng cự mạnh mẽ và ngày càng tăng của người dân Iran hôm nay mang lại hy vọng và niềm tin cho tất cả những ai đấu tranh cho tự do và chống lại chế độ độc tài. Chúng ta không được và sẽ không để cho họ thất vọng.”
Ông nói về “sai lầm đáng xấu hổ” khi không ủng hộ những người biểu tình trước đây của Iran.
Phong trào Xanh năm 2009 chứng kiến hàng triệu người biểu tình phản đối chiến thắng bầu cử của tổng thống đương nhiệm Mahmoud Ahmadinejad.
Các cuộc biểu tình bị đàn áp dã man, với ít nhất 30 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị bắt.
‘Nhiều người chết’ vì sập cao ốc ở Iran
Động đất chết nhiều người ở biên giới Iran-Iraq
Rouhani nhiều khả năng có nhiệm kỳ hai
Cách tiếp cận mới nhất của Hoa Kỳ làm cho Iran tức giận.
Ông Rouhani mô tả tổng thống Mỹ là “kẻ thù của Iran”.
Trong khi đó, EU kêu gọi Iran bảo đảm quyền biểu tình ôn hòa của công dân, nói rằng EU đã liên lạc với giới chức Iran và đang theo dõi tình hình.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói “Anh Quốc đang theo dõi chặt chẽ các sự kiện ở Iran”.
Các cuộc biểu tình sẽ đi về đâu?
Bất mãn đang nổi lên ở Iran nơi sự đàn áp gia tăng và tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn – điều tra của phóng viên BBC Tiếng Ba Tư cho thấy người Iran đã nghèo hơn 15% trong 10 năm qua.
Các cuộc biểu tình ban đầu giới hạn trong nhóm nam thanh niên đòi lật đổ chế độ.
Sau đó phong trào lan đến các thị trấn nhỏ trong cả nước và có khả năng mở rộng về quy mô.
Nhưng các cuộc biểu tình này không thủ lĩnh. Các nhân vật đối lập từ lâu đã bị buộc im lặng hoặc sống lưu vong.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42538573
Úc: Xôn xao ca khúc của người từng ngồi tù ở Bali
Schapelle Corby, người từng ngồi tù vì buôn ma túy đã khuấy động mạng xã hội Úc khi tung ra một ca khúc.
Ca khúc Palm Trees của Corby có lời: “Tôi ở Queensland và trời nắng đẹp, hàng cây cọ phía sau tôi”.
Corby, 40 tuổi, là tâm điểm của truyền thông khi bà bị bắt ở Bali, Indonesia năm 2004 do mang theo 4,2kg cần sa.
Con trai Duterte bác cáo buộc giúp buôn ma túy
Sứ quán Mỹ sa thải nhân viên vì ma túy
Philippines: thêm một thị trưởng bị bắn chết
Philippines: Một đêm ‘đẫm máu’
Indonesia bắt lại một công dân Mỹ trốn tù Bali
Bà bị kết án và đã phải ở tù một thập niên và được thả trước hạn trên đảo.
Trường hợp của bà thu hút sự chú ý của công luận Úc và nhiều người tin bà đã bị xử ép.
Hình ảnh của bà khi ra tòa thời điểm đó là một phụ nữ xinh đẹp, nhỏ nhắn và có ghi nhận sức khỏe bị suy sụp giúp bà nhận được nhiều sự cảm thông.
Nhưng Indonesia, vốn có luật xử tội phạm ma túy nghiêm ngặt, cho rằng bà may mắn khi thoát án tử hình.
Corby về nước hồi tháng 5/2017, và từ đó đăng một số video trên mạng xã hội để nói về cách bà tránh né ống kính của giới truyền thông.
Tuy nhiên, việc bà tung ra một ca khúc khiến công luận xôn xao thêm một lần nữa. Ca khúc Palm Trees được nhà sản xuất Natalie Zeleny phát hành hồi đầu tháng 12/2017, và Corby share trên Instagram hôm 1/1/2018.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42526564
Nam Hàn đề xuất hội đàm cấp cao
với Bắc Hàn về Olympic
Nam Hàn đề nghị hội đàm cấp cao với miền Bắc ngày 9/1 về khả năng Bình Nhưỡng dự Thế vận hội Mùa đông 2018.
Động thái này được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un cho biết ông đang xem xét đưa một đội vận động viên tới Pyeongchang, Nam Hàn dự Thế vận hội vào tháng Hai.
Ông nói hai bên nên “khẩn trương gặp nhau để thảo luận chuyện này”.
Trước đó, tổng thống Nam Hàn nói ông xem lời đề nghị là cơ hội để cải thiện mối quan hệ căng thẳng giữa hai miền.
Bắc Hàn đang ‘cầu xin chiến tranh’
Bộ trưởng Thống nhất Nam Hàn Cho Myoung-gyon đề xuất hôm 2/1 rằng người đại diện hai bên có thể gặp nhau ở Bàn Môn Điếm, nơi được gọi là “làng đình chiến”.
Tại làng này từng diễn ra các cuộc hội đàm liên Triều trong lịch sử.
“Chúng tôi hy vọng rằng người miền Nam và Bắc có thể ngồi đối diện và thảo luận về sự tham dự của đoàn Bắc Hàn tại Thế vận hội Pyeongchang cũng như các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm để cải thiện quan hệ liên Triều,” ông Cho nói.
Chưa rõ ai được cử tham dự hội đàm hôm 9/1, và Bình Nhưỡng chưa phản hồi.
Mỹ ‘gấp rút’ trước mối đe dọa từ Bắc Hàn
Trump: Bắc Hàn ‘rắc rối to’ nếu tấn công Guam
Bắc Hàn: Mỹ nằm trong tầm bắn tên lửa
Cuộc hội đàm cấp cao cuối cùng giữa hai miền diễn ra vào tháng 12/2015 tại khu công nghiệp chung Kaesong.
Sự kiện đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào và chương trình nghị sự của cuộc hội đàm không được công khai.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42526565
2017 – ‘Năm an toàn nhất’ trong lịch sử hàng không
2017 được coi là năm an toàn nhất trong lịch sử ngành hàng không thương mại, theo báo cáo của Tổ chức Tư vấn hàng không Hà Lan To70 và Mạng lưới An toàn Hàng không (ASN).
Không có máy bay chở khách nào bị rơi trên thế giới dù có nhiều chuyến bay hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, To70 cảnh báo rằng dù mức độ an toàn cao trên các máy bay chở khách, tỷ lệ tai nạn thấp “cực kỳ” phải được coi là “may mắn”.
Hãng ‘hàng không bikini’ VietJet lên sàn
Colombia khẩn trương cứu hộ nạn nhân lở đất
Bộ Quốc Phòng xác nhận phi công VN tử nạn ở Anh
Melbourne: Máy bay rơi, 5 người chết
Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới
Tai nạn máy bay chở hàng
Một báo cáo của ASN cho hay đã có tổng cộng mười vụ tai nạn máy bay chết người với 79 người tử vong năm 2017, so với 16 vụ tai nạn khiến 303 người chết năm 2016.
Tổ chức này lấy số liệu dựa trên các sự cố liên quan đến máy bay dân dụng được cấp phép chở ít nhất 14 người.
Máy bay rơi ở Pakistan: Toàn bộ tử nạn
Vì sao ngả ghế trên máy bay bị coi là thô lỗ?
Vụ tai nạn nghiêm trọng nhất năm 2017 xảy ra hồi tháng Một khi chiếc máy bay chở hàng của Thổ Nhĩ Kỳ rơi xuống một ngôi làng ở Kyrgyzstan giết chết bốn thành viên phi hành đoàn và 35 người trên mặt đất.
Vụ có số người trên máy bay tử vong cao nhất xảy ra vào đêm 31/12/2017, khi chiếc máy bay Cessna 208 của hãng Nature Air rơi ở phía tây Costa Rica, giết chết 12 hành khách và phi hành đoàn.
Báo cáo này không tính các vụ tai nạn máy bay trực thăng hay quân đội, có nghĩa là thảm họa hàng không tồi tệ nhất trong năm, vụ rơi máy bay vận tải quân sự Y-8 của Myanmar hồi tháng Sáu, giết chết 122 người, không xuất hiện trong số liệu thống kê.
Các vụ tai nạn liên quan đến máy bay nhỏ cũng không có trong dữ liệu.
An toàn được cải thiện
Tai nạn hàng không đã giảm đều trong hai thập kỷ qua. Mạng lưới An toàn Hàng không cho biết vào năm 2005 có hơn 1.000 người chết trên các chuyến bay thương mại trên toàn thế giới.
Vụ tai nạn máy bay dân dụng gần đây nhất xảy ra hồi tháng 11/ 2016 tại Colombia, và vụ rơi máy bay gần đây nhất khiến hơn 100 người chết xảy ra tại Ai Cập một năm trước đó.
ASN cho biết, xác suất xảy ra một vụ tai nạn máy bay chết người là 1/7.360.000 chuyến bay.
Pháo đài bay B-52 và sứ mệnh tìm đường lên Mặt Trăng
Nga tìm kiếm nạn nhân vụ máy bay rơi
“Từ năm 1997, số lượng các vụ tai nạn máy bay đã giảm đáng kể và liên tục nhờ nỗ lực không ngừng cái thiện an toàn của các tổ chức hàng không quốc tế như ICAO, IATA, Quỹ An toàn bay và ngành hàng không”, Chủ tịch ASN Harro Ranter nói.
Công ty tư vấn To70 của Hà Lan ước tính cứ mỗi 16 triệu chuyến bay lại có một vụ tai nạn chết người, dù báo cáo này được thực hiện trước vụ tai nạn tại Costa Rica.
“Dù 2017 là năm an toàn nhất cho ngành hàng không nhưng vẫn còn đó những rủi ro,” đại diện cơ quan này nói.
Một số vấn đề được chỉ ra như lo ngại pin lithium-ion bốc cháy trên máy bay, vấn đề sức khoẻ tâm thần và sự mệt mỏi” là những yếu tố rủi ro chính của ngành hàng không.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42538574
Hàng trăm người bị bắt trong cuộc biểu tình ở Iran
Đợt biểu tình suốt mấy ngày qua tại thủ đô Teheran, Iran khiến gần hai chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị bắt.
Hãng tin Reuters ghi nhận vào thứ Ba 2 tháng giêng có hơn 450 người đã bị bắt giữ. Đây được xem là đợt biểu tình chống chế độ lớn nhất tại Iran trong nhiều năm qua.
Theo đài truyền hình quốc gia Iran thì người dân đã tấn công vào đồn cảnh sát ở thị trấn Qahderijan, thuộc tỉnh Isfahan, làm cho sáu người biểu tình thiệt mạng.
Ngoài ra, bạo động xảy ra vào đêm đầu năm dương lịch tại ba thị trấn khác gần Isfahan làm một vệ binh Cách mạng, một cảnh sát và một người ngoài khác thiệt mạng.
Theo ước tính của AFP, sau 5 ngày xảy ra bất ổn, số người chết đến giờ là 21 người. Đây được cho là thách thức lớn nhất đối với chế độ Hồi giáo kể từ cuộc biểu tình năm 2009.
Một phát ngôn viên của lực lượng Vệ Binh Cách mạng cho biết họ không cần sự can thiệp trực tiếp, nhưng họ yêu cầu công chúng báo cáo các các phần tử nổi loạn.
Pakistan triệu đại sứ Mỹ phản đối ông Trump
Pakistan cho triệu Đại sứ Hoa Kỳ đến để phản đối nội dung mà Tổng thống Donald Trump cho tải lên Twitter rằng Islamabad “nói láo và giả dối”.
Reuters vào ngày 2 tháng Giêng năm 2018 cho biết tin vừa nêu, dẫn lời của Phát ngôn nhân Đại sứ quán Mỹ tại Pakistan cho biết Đại sứ David Hale được Islamabad triệu đến để yêu cầu giải thích về phát biểu của Tổng thống Trump đối với Pakistan trên Twitter.
Tổng thống Trump vào ngày đầu tiên của năm mới 2018 nói rằng Hoa Kỳ đã “dại dột” giúp đỡ cho Pakistan với số tiền tài trợ hơn 33 tỉ đô la trong suốt 15 năm qua mà không được gì ngoài “nói láo và giả dối”. Tổng thống Trump viết trên Twitter rằng Pakistan tạo ra một thiên đường an toàn cho những tên khủng bố đang bị săn lùng ở Afghanistan và điều này sẽ không thể tiếp tục được.
Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi vào hôm thứ Ba, ngày 2 tháng 1 năm 2018 chủ trì một cuộc họp nội các để thảo luận về lời phát biểu trên Twitter của Tổng thống Trump. Và vào ngày 3 tháng 1, giới chức cấp cao của quân đội và dân sự Pakistan nhóm họp về mối quan hệ ngày càng xấu hơn với Hoa Kỳ.
Pakistan và Hoa Kỳ trở nên căng thẳng trong nhiều năm vì Islamabad bị cáo buộc hỗ trợ cho mạng lưới phiến quân Haqqani, là đồng minh của Taliban ở Afghanistan.
Thủ lĩnh Osama bin Laden của tổ chức khủng bố Al Qaeda đã bị binh sĩ Mỹ tìm thấy và bắn chết tại thị trấn Abbottabad của Pakistan vào năm 2011.
Rét ngang Bắc Cực ở miền Đông Hoa Kỳ, 4 người chết
Thời tiết giá rét kỷ lục ngang với Bắc Cực tiếp tục diễn ra trên hầu hết khu vực phía đông dãy núi Rocky của Mỹ hôm thứ Ba 2/1. Tuy nhiên dự kiến nhiệt độ ở các nơi, ngoại trừ vùng Đông Bắc, sẽ ấm lên trong vòng 24 giờ tới, theo tin Reuters.
Rất nhiều trường học ở Mỹ buộc phải đóng cửa vì đợt rét đã cướp đi 4 sinh mạng trong cuối tuần đầu năm mới.
Cơ quan Khí tượng Quốc gia đã ban hành cảnh báo rét hôm thứ Ba vì nhiệt độ xuống thấp tới mức nguy hiểm trên khắp vùng Trung-Tây nước Mỹ, từ khu vực phía Đông bang Montana xuống vùng duyên hải Đại Tây Dương và vùng Đông-Bắc, xuống tận tới miền Nam.
Các khu học chánh ở Iowa, Massachusetts, Indiana, Ohio và North Carolina đã phải hủy hoặc hoãn ngày tựu trường vì giá rét thấp hơn mức bình thường từ 20 đến 30 độ Fahrenheit (11-17 độ C) ở phân nửa lãnh thổ Hoa Kỳ về phía Đông.
Reuters dẫn tờ Milwaukee Journal Sentinel cho biết đợt rét đã giết chết hai người đàn ông ở Milwaukee. Một người đàn ông vô gia cư được phát hiện đã chết ở Charleston, bang West Virginia, và xác một người đàn ông khác được tìm thấy bên ngoài một ngôi nhà thờ ở Detroit. Cảnh sát nói nạn nhân có thể đã bị đông lạnh cho tới chết.
Thị trưởng Washington Muriel Bowser kêu gọi cư dân hãy gọi điện thoại báo cho thành phố biết nếu phát hiện có người ở ngoài đường.
Trong vài ngày qua, nhiệt độ xuống thấp kỷ lục ở nhiều nơi trên khắp Hoa Kỳ. Omaha, Nebraska, ghi nhận mức thấp -20F (-29oC), phá vỡ kỷ lục trong 130 năm qua. Aberdeen, South Dakota phá vỡ kỷ lục năm 1919 với nhiệt độ trừ 32F (-36 oC).
https://www.voatiengviet.com/a/ret-ngang-bac-cuc-o-mien-dong-hoa-ky-4-nguoi-chet/4188953.html
Thần dân chúc mừng Năm mới Nhật hoàng Akihito
lần cuối
Hoàng đế Nhật Bản Akihito hôm thứ Ba 2/1 được nồng nhiệt đón mừng bởi hàng ngàn người đã tới tận cung điện Hoàng gia Nhật Bản để chúc mừng năm mới.
Hoàng đế Akihito, 84 tuổi, đáp trả bằng những lời chúc tốt đẹp gửi đến thần dân trong bài diễn thuyết hàng năm, có sự tham dự của hoàng hậu Michiko, cùng với Thái Tử Naruhito và phu nhân.
Hoàng đế Akihito sẽ trao lại Ngai vàng Hoa Cúc cho con trai vào năm tới.
Dịp đầu năm là cơ hội hiếm hoi để công chúng chào mừng Hoàng đế ngay tại cung điện hoàng gia, và trước đó dự kiến sự kiện này thu hút nhiều người hơn bình thường bởi vì Nhật hoàng Akihito sắp sửa từ bỏ ngai vàng và lui vào hậu trường vì tuổi cao sức yếu.
https://www.voatiengviet.com/a/than-dan-chuc-mung-nam-moi-nhat-honag-akihito-lan-cuoi/4188800.html
Trung Quốc cam kết
triệt để thi hành nghị quyết LHQ về Triều Tiên
Bộ Thương mại ở Bắc Kinh hôm 2/1 tuyên bố Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ, chính xác và triệt để các biện pháp chế tài của LHQ đối với CHDCND Triều Tiên, theo luật của Trung Quốc.
Theo hãng tin Reuters, Bộ Thương mại Trung Quốc xác nhận với hãng tin này là các biện pháp trừng phạt mới nhất của Liên Hiệp Quốc giới hạn việc xuất khẩu các sản phẩm dầu tinh luyện của Trung Quốc sang Triều Tiên ở mức không quá 500.000 thùng/năm, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2018.
Theo số liệu từ hải quan Trung Quốc, trong tháng 11 vừa qua, Bắc Kinh không xuất khẩu bất kỳ sản phẩm dầu khí nào sang Triều Tiên, cơ quan này nói rõ ràng Trung Quốc còn đi xa hơn cả các biện pháp trừng phạt mà Liên Hiệp Quốc đã áp đặt lên Triều Tiên hồi đầu năm ngoái, nhằm hạn chế các chuyến hàng chở dầu khí đến quốc gia bị cô lập này.
Lãnh tụ tối cao Iran cáo buộc ‘kẻ thù’ khuấy động bạo lực
Lãnh tụ tối cao Iran hôm thứ Ba 2/1 tố cáo những kẻ thù của nước ông là đang khuấy động những cuộc biểu tình phản đối chính phủ đã bắt đầu hồi cuối tuần trước.
Lên tiếng trên đài truyền hình nhà nước và trong một bài viết đăng trên trang web chính thức của ông, Đại Giáo sĩ Ali Khamenei nói:
“Trong mấy ngày gần đây, những kẻ thù của Iran đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, kể cả tiền mặt, vũ khí, chính trị và cả bộ máy tình báo để tạo ra những rắc rối cho nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.”
Ông cho biết sẽ nói chuyện với quốc dân về những sự kiện gần đây “vào thời điểm thích hợp.”
Truyền hình nhà nước Iran hôm thứ Ba 2/1 cho hay có thêm 9 người chết qua đêm trong các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, nâng tổng số người thiệt mạng lên hơn 20 người kể từ khi các cuộc biểu tình để phản đối các điều kiện kinh tế trong nước bắt đầu vào cuối tuần trước.
Theo nguồn tin của nhà nước Iran, 6 người đã bị giết chết tại một đồn cảnh sát ở thị trấn Qahdarijan trong các vụ đụng độ khởi sự khi những người gây bạo loạn tìm cách lấy cắp súng.
Nguồn tin này cho biết một cảnh sát đã bị giết tại thành phố Najafabad.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, trong một dòng Twitter hôm thứ Ba 2/1, nói “cuối cùng nhân dân Iran đã hành động, chống lại chế độ Iran tàn bạo và tham nhũng.”
Chính quyền của Tổng thống Trump bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Tehran ngăn chặn người Iran tiếp cận với truyền thông xã hội nhằm giảm bớt khí thế của các cuộc biểu tình.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Ba 2/1 nói họ hy vọng có thể tránh được sự can thiệp từ các nước ngoài, và bày tỏ quan ngại về số thương vong. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói cần phải tránh bạo lực và những hành động “khiêu khích”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mô tả những người biểu tình ở Iran là “dũng cảm” và “anh hùng”, và chúc họ “thành công trong cuộc mưu cầu tự do”.
Nước Anh kêu gọi Iran hãy tham gia các cuộc tranh luận ‘có ý nghĩa’ về những vấn đề mà những người biểu tình nêu lên.
Người phát ngôn của Thủ Tướng Anh Theresa May nói hôm 2/1:
“Chúng tôi tin rằng phải có một cuộc tranh luận có ý nghĩa về những vấn đề chính đáng và quan trọng mà những người biểu tình đang nêu lên. Chúng tôi trông đợi nhà cầm quyền Iran hãy cho phép cuộc tranh luận đó xảy ra.”
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-tu-toi-cao-iran-cao-buoc-ke-thu-khuay-dong-bao-luc/4188730.html
Phó Tổng Thống Mike Pence
vẫn giữ kế hoạch đi thăm Israel
Washington DC. CBS) – Văn phòng Phó Tổng Thống Mike Pence cho biết ông vẫn giữ kế hoạch đi thăm Israel trong tháng này, mặc dù ngày lên đường sẽ thay đổi.
Theo kế hoạch cũ, lẽ ra ông Pence sẽ đi thăm Israel trong ngày 14 tháng 1. Nhưng hôm qua 1/1/2018, phát ngôn viên Emmanuel Nahshon của Bộ Ngoại Giao Israel thông báo rằng chuyến đi của ông Pence không còn phù hợp với lịch tháng 1 của họ, mà có thể phải lùi lại vài tuần. Ông Nahshon không đưa ra lý do tại sao hoãn chuyến thăm của ông Pence, chỉ nói rằng Bộ Ngoại Giao Israel hy vọng ông Pence vẫn giữ nguyên ý định, mặc dù ngày đi không còn là 14 tháng 1.
Sau thông báo của Bộ Ngoại Giao Israel, Jarrod Agen là phụ tá chánh văn phòng của phó tổng thống Pence, khẳng định chuyến đi vẫn giữ nguyên, nhưng sẽ lùi lại vào cuối tháng này. Ông Agen không cho biết cụ thể cuối tháng này là vào ngày nào.
Trước Giáng Sinh năm ngoái, ông Pence tuyên bố hoãn chuyến đi thăm Trung Đông (bao gồm Israel và Ai Cập) sang tháng 1 năm 2018, vì ông muốn có mặt trong buổi bỏ phiếu thông qua dự luật thuế ở Thượng Viện. Nhưng theo CBS News, việc ông Pence hoãn chuyến đi cũng có liên quan tới làn sóng biểu tình giận dữ trong khu vực, sau tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Tổng Thống Trump. Người Palestine hủy bỏ một cuộc họp trước Giáng Sinh với Phó Tổng Thống Pence tại thành phố Bethlehem, để phản đối quyết định của ông Trump. Giáo sĩ Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo ở quốc gia Ai Cập láng giềng cho biết họ cũng sẽ từ chối gặp gỡ ông Pence, trong một chặn dừng chân theo kế hoạch tại thủ đô Cairo. (Mai Đức)
http://www.sbtn.tv/pho-tong-thong-mike-pence-van-giu-ke-hoach-di-tham-israel/
Hong Kong:
Biểu Tình Dân Chủ Cấm TQ Xóa Bỏ 2 Thể Chế
HONG KONG – Hàng ngàn người biểu tình trong ngày năm mới dương lịch tại đặc khu Hong Kong, cảnh báo chính quyên lục địa chớ can thiệp nhiều vào việc nội bộ và quy chế tự trị của đặc khu – trong 1 năm qua, phong trào dân chủ hoá bị đàn áp mạnh tay, nhiều nhà tranh đấu bị tống giam, quy chế tự trị bị tấn công, tuy Beijing hưá hẹn nhiều quyền tự do trong khuôn khổ gọi là “hệ thống 1 đất nước 2 thể chế”.
Ngoài 5,6 sinh viên tranh đấu tham gia phong trào Dù Vàng 2014, Beijing không chấp nhận 5, 6 nghị viên đắc cử không tuyên thệ theo bản văn soạn sẵn.
Cuộc biểu tình ngày tân niên 2018 quy tụ cả các thành phần trung niên và cao niên dưới các biểu ngữ “Protect Hong Kong” tuần hành qua 5, 6 kilomét tới bản doanh chính quyền.
Ông Joshua Wong, 1 trong các nhà tranh đấu bị bắt đang kháng cáo trong thời gian tại ngoại, tuyên bố “Chúng tôi xuống đường để báo cho nhà cầm quyền biết chúng tôi không bỏ cuộc, tuy bị làm khó rất nhiều trong năm qua – chúng tôi cần tranh đấu cả cho thế hệ sau”.
Ban tổ chức uớc luợng nhân số biểu tình là 10,000 trong khi con số ước luợng của cảnh sát là 6200.
Phóng viên mô tả cuộc biẻư tình đầu năm là ôn hoà.
Một tuyên bố của chính quyền xác nhạn tôn trọng quyền của công dân, gồm quyền tự do phát biểu.
https://vietbao.com/a276024/hong-kong-bieu-tinh-dan-chu-cam-tq-xoa-bo-2-the-che
Trung Quốc tăng cường kiểm soát đại dương
bằng mạng lưới ngầm dưới biển
Nhật báo South China Morning Post hôm 31/12/2017 cho hay, Trung Quốc đã cho triển khai một dự án kiểm soát đại dương bằng mạng lưới theo dõi ngầm dưới biển. Đây là dự án được Viện Hải Dương Học Nam Hải ấp ủ và phát triển trong nhiều năm, dưới sự giám sát của Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc.
Hồ tháng 11/2017, Viện Hải Dương Học Nam Hải ra thông báo cho biết, sau nhiều năm thiết kế, lắp đặt và thử nghiệm, hệ thống theo dõi ngầm dưới biển hoạt động tốt và được bàn giao cho hải quân Trung Quốc.
Đây là một phần trong kế hoạch bành trướng quân sự chưa từng có mà Bắc Kinh kỳ vọng có thể trở thành đối trọng với Hoa Kỳ trên lĩnh vực hàng hải quốc tế, theo nhật báo Hồng Kông.
Hệ thống giám sát này đã đi vào hoạt động thu thập thông tin môi trường dưới biển, không chỉ cho phép đo lường, mà còn có thể dự đoán nhiệt độ và độ mặn nước biển ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào và ở mọi độ sâu. Những thông tin này cho phép hải quân Trung Quốc có thể phát hiện tàu mục tiêu chính xác hơn, đồng thời tăng cường khả năng tuần tra biển và định vị.
Ông Du Vĩnh Cường (Yu Yongqiang), chuyên gia tại Viện Vật lý khí quyển trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc (CAS), thành viên của nhóm chuyên gia tư vấn cho dự án, nhấn mạnh, việc thu thập thông tin về vận tốc và hướng truyền đi của sóng âm bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ và độ mặn của nước biển.
Nếu việc thu nhận dữ liệu thất bại, khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Ngoài việc cải thiện khả năng nhận diện mục tiêu, hệ thống giám sát này còn gúp cho tàu ngầm di chuyển an toàn hơn trong vùng biển phức tạp.
Theo bản mô tả tóm tắt kỹ thuật đăng tải trên trang web của Viện Hải Dương Học Nam Hải, hệ thống này được xây dựng dựa trên một mạng lưới các trang thiết bị đa dạng, như phao, tàu trên mặt biển, vệ tinh, thiết bị lặn dưới nước… Tất cả đều nhằm thu thập dữ liệu trong vùng Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và Ấn Đô Dương. Các thông tin này sau đó sẽ được truyền về 3 trung tâm xử lý và phân tích thông tin tình báo được đặt tại quần đảo Hoàng Sa, tỉnh Quảng Đông và vùng Nam Á.
Tuy nhiên, ông Du cũng nói thêm, dù Biển Đông vốn được xem như « ao nhà » của Trung Quốc, nhưng với kinh nghiệm nhiều thập kỷ nghiên cứu vùng biển này, các tàu ngầm của Mỹ vẫn chiếm ưu thế, với khả năng thích nghi với nhiệt độ và độ mặn nước biển tốt hơn tàu ngầm Trung Quốc.
Chuyên gia này nhận định, kế hoạch phát triển một mạng lưới giám sát dưới biển có quy mô toàn cầu của Bắc Kinh cho thấy tiến bộ rõ ràng của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự dưới biển, song mặt khác, dự án này cũng bị cản trở bởi các hệ thống tương tự do Mỹ vận hành trên khắp thế giới.
Công nghệ cao thực sự góp phần giúp Bắc Kinh bảo vệ được lợi ích quốc gia trên biển cũng như trong lòng đại dương, dọc theo con đường tơ lụa trên biển, bắt đầu từ bán đảo Triều Tiên trải dài tới tận bờ biển Đông Phi.
Hệ thống kiểm soát đại dương này của chính quyền Bắc Kinh góp phần hiện thực hóa « Giấc mơ Trung Hoa », đồng thời củng cố về mặt quân sự cho kế hoạch « Nhất Đới Nhất Lộ » – tham vọng bành trướng ảnh hưởng kinh tế tới hơn 60 quốc gia trên toàn cầu.
Đã có khoảng 12 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong khuôn khổ của siêu dự án này được triển khai, từ làm đường cao tốc tới xây dựng các trạm năng lượng và khai mỏ. Tuy nhiên, « Nhất Đới Nhất Lộ » cũng đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều của các quốc gia trong khu vực có tranh chấp về chủ quyền trên biển với Trung Quốc.
Biểu tình tại Iran: Nguyên nhân là chính sách khắc khổ ?
Sau năm ngày bạo động biểu tình phản đối chính phủ, dẫn đến hệ quả là hàng trăm người bị bắt và hơn một chục người chết, tình hình tại Iran vẫn căng thẳng. Nhiều nhà phân tích cho rằng sự bùng nổ làn sóng phản kháng này là do chính sách khắc khổ.
Theo chuyên gia Esfandyar Batmanghelidj, sáng lập viên Diễn đàn Doanh nghiệp châu Âu – Iran, được AFP trích dẫn, thì người dân Iran thường hay biểu tình, bày tỏ bất bình, phản đối, trước các vấn đề kinh tế, xã hội thuần túy, như tình trạng thiếu công ăn việc làm, tương lai bất định… . Và chính sách khắc khổ mà tổng thống Hassan Rohani áp dụng từ năm 2013 là nguồn cội của các bất ổn trong những ngày qua: giảm các khoản ngân sách xã hội hay tăng giá nhiên liệu…
Người dân Iran, sau một giai đoạn bị cấm vận khó khăn, giờ còn bị yêu cầu thắt lưng buộc bụng, nên càng thêm mất kiên nhẫn. Do đó, theo giải thích của ông Ahmad Parhizi, một nhà báo tại Téhéran với ban tiếng Pháp đài RFI, viễn cảnh tương lai mịt mù là nguyên nhân nổi loạn của giới trẻ.
« Đa số những người xuống đường phản đối là giới trẻ Iran, tuyệt vọng vì không thấy được chút tương lai sáng sủa nào trong trước mắt. Họ tìm cách tác động lên tất cả các đảng phái chính trị, nhất là những người ủng hộ cải cách bên trong chính phủ. Họ không tin rằng chính phủ hiện nay có khả năng hoặc có thiện chí giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị và nhất là chống tham nhũng. Chính vì vậy mà họ trở nên rất kiên quyết ».
Vẫn theo ông Ahmad Parhizi, cũng có nhiều khả năng các đối thủ chính trị của phe chủ trương ôn hòa muốn tìm cách phá hoại các chính sách kinh tế của chính phủ.
« Các vụ bạo động bắt đầu nổ ra từ Machhad, thành phố lớn thứ hai của Iran theo hệ phái Shia, theo một lời kêu gọi « nặc danh » từ phía đối thủ của tổng thống Rohani. Những người này đang tìm cách hạ bệ vị tổng thống có chủ trương ôn hòa hoặc chí ít là làm suy yếu ông. Ban đầu, họ kêu gọi biểu tình chống vật giá leo thang, nhưng sau đó, họ đã mất khả năng kiểm soát các cuộc biểu tình. Và ngọn lửa biểu tình đã nhanh chóng lan sang các thành phố khác, nhất là các thành phố vừa và nhỏ..
Về phần mình, chính quyền Teheran đã cáo buộc lực lượng thù địch ngoại bang khích động làn sóng phản đối, vào lúc tổng thống Mỹ có những tuyên bố thể hiện rõ lập trường chống Iran. Theo giáo sư Mohammad Ali Kadivar, đại học Brown (Mỹ) thì đó là thái độ « giả dối »:
« Tổng thống Trump đã đứng về phía những người phản kháng nhưng điều đó dường như không mấy thật tâm bởi vì trước khi đắc cử và cho đến lúc này, tổng thống Mỹ luôn có thái độ thù nghịch với Iran. Nếu ông thật sự quan tâm đến số phận của người dân Iran lẽ ra ông nên bắt đầu bằng việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận của Mỹ nhắm vào nước này. Dù gì đi nữa, tất cả mọi người dân Iran mong muốn là Hoa Kỳ, và những nước khác đứng ngoài chuyện này. Chúng tôi có quyền tự quyết, độc lập, và chúng tôi muốn tự giải quyết mọi vấn đề ».
Dĩ nhiên, yếu tố thiếu « không gian tự do ngôn luận » cũng là một trong những nguyên nhân của phong trào phản kháng. Nhưng có một điều chắc chắn là từ nhiều năm qua nền kinh tế Iran đã có nhiều dấu hiệu hụt hơi. Nhiều cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra vài tuần trước đó do các công đoàn phát động phản đối việc trả lương chậm cho những người làm việc trong ngành khai thác dầu, việc đóng cửa nhà máy sản xuất xe máy kéo, và nhất là bong bóng địa ốc bùng nổ dẫn đến việc sụp đổ các cơ sở tín dụng.
Trong bối cảnh này, dòng biểu ngữ « đả đảo chế độ độc tài » mang tính chính trị chẳng khác nào như phao cứu sinh cho phép chính phủ trấn áp người biểu tình. Bởi vì, khống chế các cuộc biểu tình chính trị dễ hơn là kiểm soát các cuộc biểu tình về kinh tế.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180102-bieu-tinh-tai-iran-nguyen-nhan-la-do-chinh-sach-khac-kho
Tổng thống Mỹ lên án đàn áp biểu tình,
dọa xóa bỏ hiệp định hạt nhân Iran
Hoa Kỳ chú ý theo dõi các cuộc biểu tình tại Iran và tổng thống Donald Trump không đợi có sự kiện này mới chỉ trích chính sách của người tiền nhiệm, Barack Obama trong hồ sơ Iran.
Một làn sóng trấn áp biểu tình tại Iran có thể tạo cớ cho tổng thống Mỹ tố cáo Teheran là Nhà nước bất hảo và có thể xóa bỏ hiệp định hạt nhân mà Washington, cùng với 5 cường quốc khác, đã ký với Iran.
Từ New York, thông tín viên Gregoire Pourtier tường trình :
Donald Trump vẫn thường dùng các từ ngữ thóa mạ, xúc phạm, có những cách thức xử sự không phải lúc nào cũng ở tầm cỡ một nguyên thủ quốc gia. Nhưng với những sự kiện đang diễn ra tại Iran, ông không cần phải lo ngại gì cả. Bởi vì chính giới Hoa Kỳ nhất loạt chỉ trích các vụ trấn áp phong trào biểu tình của người dân Iran. Ví dụ, bà Hillary Clinton, đối thủ cũ của ông Trump, đã kêu gọi Teheran kiềm chế.
Donald Trump cũng tỏ ra « chơi đẹp » bằng cách nhắc lại rằng bản thân ông chưa bao giờ tin là chế độ Teheran dân chủ thực sự và hoan hỉ đóng vai người bảo vệ nhân quyền, tố cáo sự thụ động của chính quyền Obama cũng như của các cường quốc phương Tây.
Tuy nhiên, vấn đề là từ ngữ và giọng điệu của ông. Cũng giống như ông đã làm từ thứ Sáu, 29/12, hôm qua, 01/01/2018, ông lại kêu gọi phải có sự thay đổi tại Iran. Thái độ này làm cho chính quyền Iran rất khó chịu và chưa chắc là hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, khi xảy các cuộc biểu tình ở Iran hồi năm 2009, Barack Obama trong một thời gian dài, đã tỏ ra rất thận trọng để rồi cuối cùng thì kết quả cũng không mấy thuyết phục.
Trong mọi trường hợp, giờ đây, Donald Trump có trong tay một lá bài chủ chốt : Nếu được Thượng Viện ủng hộ, ông có thể quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180102-iran-bieu-tinh-de-doa-van-menh-thoa-thuan-hat-nhan
Syria : Bachar al-Assad thay bộ trưởng Quốc Phòng
Tổng thống Syria Bachar al-Assad hôm qua 01/01/2018 đã bổ nhiệm bộ trưởng Quốc Phòng mới. Đây là lần thay bộ trưởng Quốc Phòng đầu tiên kể từ năm 2012. Trong khuôn khổ cải cách, các bộ Kinh Tế và Thông Tin cũng có lãnh đạo mới.
Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh giải thích :
Năm nào cũng vậy, vào đầu tháng Giêng, tổng thống Syria lại cho tiến hành một đợt thăng chức và cho hồi hưu quy mô lớn trong quân đội. Việc thay thế bộ trưởng Quốc Phòng không nằm trong kế hoạch, nhưng không nhất thiết là do các yếu tố chính trị.
Fahd Jassem al-Freij, 67 tuổi, là một người Hồi giáo Shia xuất thân từ tỉnh miền trung Hama. Được bổ nhiệm làm tổng tham mưu trưởng vào năm 2012, cũng trong năm đó, ông Fahd Jassem al-Freij được bổ nhiệm làm bộ trưởng Quốc Phòng vào ngày 18/07 – ngày mà người tiền nhiệm – ông Daoud Rahja – bị ám sát trong một vụ tấn công. Bộ Quốc Phòng khi đó đang có nhiệm vụ xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria.
Theo quy chế mà tổng thống Bachar al-Assad đề ra, chức bộ trưởng Quốc Phòng được giao cho tổng tham mưu trưởng. Vì thế, tổng tham mưu trưởng Ali Ayyoub, 65 tuổi, người Hồi Giáo Alaoui trở thành bộ trưởng Quốc Phòng thay ông Fahd Jassem al-Freij.
Một nguồn tin thân cận với chế độ Syria ở Beyrouth nhận định việc thay thế người đứng đầu quân đội Syria là một « thông lệ » và diễn ra trong khi các đội quân của chính phủ Syria lấy lại được quyền kiểm soát được các vùng miền sau 7 năm nội chiến mà theo đài quan sát nhân quyền Syria, đã khiến gần 100.000 quân nhân và dân quân thiệt mạng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180102-syria-bachar-al-assad-thay-bo-truong-quoc-phong