Tin khắp nơi – 01/05/2020
Virus corona: Trump nói ông ‘tìm thấy bằng chứng virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm TQ’
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang phá đám các cơ quan tình báo của chính mình bằng cách tuyên bố ông đã thấy bằng chứng virus corona có nguồn gốc trong một phòng thí nghiệm Trung Quốc.
Trước đó, văn phòng của giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ vẫn đang điều tra nguồn gốc của virus.
Virus corona: Điều gì ở đằng sau các cuộc biểu tình tại Mỹ?
Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008
Trump nói Trung Quốc muốn ông thất bại khi tái tranh cử
Nhưng văn phòng này cho biết họ đã xác định Covid-19 “không phải là do nhân tạo hay biến đổi gen”.
Trung Quốc đã bác bỏ giả thuyết virus xuất phát từ phòng thí nghiệm và chỉ trích phản ứng của Mỹ đối với Covid-19.
Kể từ khi xuất hiện lần đầu ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, virus corona được xác nhận đã lây nhiễm 3,2 triệu người và giết chết hơn 230.000 người.
Tổng thống Trump nói gì?
Tại Nhà Trắng hôm thứ Năm, ông Trump được một phóng viên hỏi: “Ông có thấy bất cứ điều gì vào thời điểm này khiến ông thực sự tin rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc của virus này?”
“Vâng, tôi có. Vâng, tôi có,” tổng thống nói, mà không nói chi tiết. “Và tôi nghĩ Tổ chức Y tế Thế giới nên xấu hổ vì bản thân họ giống như một cơ quan quan hệ công chúng cho Trung Quốc.”
Sau đó, khi được đề nghị làm rõ nhận định của mình, ông nói: “Tôi không thể nói với quý vị điều đó. Tôi không được phép nói với qúy vị điều đó.”
Ông cũng nói với các phóng viên: “Liệu họ [Trung Quốc] đã phạm sai lầm, hay liệu việc này đã bắt đầu như một sai lầm và sau đó họ đã phạm phải một sau lầm khác, hay ai đó đã cố tình làm gì đó?
“Tôi không hiểu vì sao mà mọi người không được phép vào phần còn lại của Trung Quốc, nhưng họ được phép vào phần còn lại của thế giới. Điều đó thật tồi tệ, đó là một câu hỏi khó để họ có thể trả lời.”
Tờ New York Times đưa tin hôm thứ Năm rằng các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã yêu cầu cộng đồng tình báo Hoa Kỳ điều tra xem virus có xuất phát từ phòng thí nghiệm của Vũ Hán hay không.
Các cơ quan tình báo cũng đã được giao nhiệm vụ xác định xem Trung Quốc và WHO có giấu thông tin về virus từ ban đầu hay không, các quan chức giấu tên nói với NBC News hôm thứ Tư.
Giám đốc tình báo nói gì?
Trong một tuyên bố công khai hiếm hoi, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, nơi giám sát các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, cho biết hôm thứ Năm, họ đồng tình với “sự đồng thuận khoa học rộng rãi” về nguồn gốc tự nhiên của Covid-19.
“[Cộng đồng tình báo] sẽ tiếp tục kiểm tra nghiêm ngặt các thông tin để xác định xem liệu dịch bệnh bắt đầu do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay đó là kết quả của một vụ tai nạn tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.”
Đó là phản ứng rõ ràng đầu tiên từ tình báo Mỹ lật tẩy các thuyết âm mưu – cả từ Mỹ và Trung Quốc – rằng virus corona là vũ khí sinh học.
Nhưng khả năng virus corona có thể vô tình bị rò rỉ từ một cơ sở nghiên cứu vẫn chưa được chứng minh.
Bối cảnh
Ông Trump gần đây đã leo thang cuộc chiến ngôn từ với Trung Quốc về đại dịch sau những gì các quan chức trong chính quyền của ông mô tả là một thỏa thuận đình chiến với Bắc Kinh.
Hôm thứ Tư, ông nói Trung Quốc muốn ông thất bại khi tái tranh cử vào tháng 11.
Ông Trump trước đây đã cáo buộc các quan chức Trung Quốc che giấu virus từ sớm và nói rằng họ có thể đã ngăn chặn căn bệnh này lây lan.
Ông đã có các chỉ trích tương tự với WHO và rút tiền tài trợ của Hoa Kỳ cho cơ quan này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong khi đó, đã cáo buộc chính quyền Trump cố gắng đánh lạc hướng khỏi các vấn đề của chính họ trong giải quyết cuộc khủng hoảng.
Một phát ngôn viên của Bộ này cũng đã nhiều lần thúc đẩy ý tưởng – không có bằng chứng – rằng Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Mỹ.
Theo Washington Post, chính quyền Trump đang tìm cách trừng phạt tài chính Trung Quốc. Các cuộc thảo luận bao gồm cho phép chính phủ Hoa Kỳ kiện đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ nghĩa vụ nợ.
Chiến tranh tuyên truyền Mỹ-Trung
Phân tích của Barbara Plett-Usher
Đây là tuyên bố dứt khoát đầu tiên về vấn đề này từ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Nó bác bỏ những lý thuyết âm mưu cực đoan nhất về nguồn gốc của đại dịch – rằng người Trung Quốc đã phát triển và thả virus corona ra như một vũ khí sinh học.
Nhưng nó không loại trừ khả năng virus này đã vô tình bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán nơi nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm.
Đặc biệt, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã nói về kịch bản đó, kêu gọi Trung Quốc cho phép các chuyên gia bên ngoài vào cơ sở nghiên cứu này, và đặt câu hỏi về an toàn phòng thí nghiệm ở các khu vực khác của đất nước. Chính phủ Trung Quốc nói rằng bất kỳ cáo buộc như vậy là không có cơ sở và bịa đặt
Khiếu nại và phản bác về nguồn gốc của virus là một phần của cuộc chiến tuyên truyền về việc xử lý khủng hoảng virus corona của Trung Quốc.
Nhưng họ cũng phản ánh sự thất vọng của Mỹ với Trung Quốc vì không chia sẻ thêm dữ liệu về việc đại dịch đã tiến triển thế nào
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52497840
Tình báo Mỹ: Covid-19 không phải nhân tạo hoặc được biến đổi gen
Quý Khải
Covid-19 không phải là virus nhân tạo hoặc được biến đổi gen, theo kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ trong một tuyên bố hôm 30/4, theo The Epoch Times.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, cơ quan đứng đầu cộng đồng tình báo Mỹ (IC), tuyên bố rằng cơ quan này “nhất trí với một quan điểm khoa học phổ biến cho rằng Covid-19 không phải là sản phẩm nhân tạo hay được biến đổi gen”.
Văn phòng này không cho biết nó đi đến kết luận này như thế nào.
“IC sẽ tiếp tục xem xét kỹ các thông tin tình báo mới xuất hiện để xác định xem liệu dịch bệnh này bùng phát do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh [tại khu chợ hải sản] hay do kết quả của một vụ tai nạn phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”, văn phòng IC cho biết trong một tuyên bố ngày 30/4.
Khu chợ hải sản Hoa Nam nơi khởi phát dịch nằm gần Viện Virus học Vũ Hán, nơi đặt phòng thí nghiệm cấp cao PS4. Tại đây các nhà khoa học nghiên cứu những loài virus nguy hiểm nhất trên hành tinh. Đây là khởi nguồn của các đồn đoán xoay quanh việc Covid-19 là nhân tạo.
Tham khảo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tinh-bao-my-covid-19-khong-phai-nhan-tao-hoac-duoc-bien-doi-gen.html
Covid-19: Mỹ thiệt hại nặng về nhân mạng và kinh tế
Thanh Hà
Ngày 30/04/2020, tại Hoa Kỳ đã có thêm 2.053 bệnh nhân Covid-19 tử vong, và đây là ngày thứ ba liên tiếp dịch bệnh cướp đi mạng sống của hơn 2.000 người trong 24 giờ, theo ghi nhận của đại học John Hopkins. Như vậy, đã có gần 63.000 trong số trên một triệu người Mỹ bị nhiễm virus corona đã qua đời.
Dịch Covid-19 không chỉ là một tai họa về y tế mà còn đang tiếp tục tàn phá kinh tế Hoa Kỳ : hơn 30 triệu người lao động bị mất việc.
Thông tín viên Anne Corpet từ Washington cho biết :
“Đây là một kỷ lục lịch sử : Trong sáu tuần lễ, 30,3 triệu người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp, tương đương với một người đi làm trên sáu. Đội ngũ thất nghiệp này đông bằng dân số của hai thành phố Chicago và New York cộng lại.
Số người đăng ký thất nghiệp tăng chậm lại so với hồi tháng 3/2020, nhưng các chuyên gia dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên, và có thể đạt đến 20% trong tháng Tư. Đây là mức cao nhất được ghi nhận tại Mỹ kể từ cuộc Đại Suy thoái của những năm 1930.
Các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa từng bước tại khoảng 15 bang chưa đủ để khởi động lại kinh tế. Các ngành công nghiệp chật vật mở cửa trở lại. Phần lớn dân Mỹ không đi du lịch và giới hạn tối đa các khoản chi tiêu.
Theo thống kê công bố vào thứ Năm 30/04, chỉ số tiêu thụ của các hộ gia đình, vốn chiếm đến hơn 2/3 các sinh hoạt kinh tế, đã giảm 7,5% trong tháng 3 vừa qua”.
Chính quyền Trump đang lên kế hoạch trừng phạt Trung Quốc vì COVID-19
Minh Hòa
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét các phương án trừng phạt hoặc yêu cầu Trung Quốc bồi thường tài chính cho những thiệt hại mà Bắc Kinh gây ra trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19.
The Washington Post hôm 1/5 cho biết thông tin trên được tiết lộ bởi 4 quan chức cấp cao thuộc chính quyền Trump có hiểu biết về kế hoạch này.
Các nguồn tin nói với The Washington Post rằng Tổng thống Trump và các trợ lý của ông đã thảo luận riêng về việc tước quyền miễn trừ chủ quyền của Trung Quốc – tức đặc quyền cho phép các quốc gia không bị xét xử bởi bất kỳ cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay thuộc quốc gia khác.
Nếu Trung Quốc bị tước bỏ quyền này, Hoa Kỳ hay các nạn nhân khác chịu thiệt hại vì COVID-19 có thể khởi kiện để yêu cầu chính quyền Trung Quốc bồi thường thiệt hại liên quan đến đại dịch toàn cầu xuất phát từ thành phố Vũ Hán.
Hai nguồn tin cho biết, các quan chức an ninh quốc gia cũng đã xem xét phương án hủy bỏ một phần nợ mà Hoa Kỳ đang nợ Trung Quốc, dù vậy họ không rõ liệu Tổng thống Trump có ủng hộ đề xuất đó hay không.
Một cố vấn cấp cao trong chính quyền Trump nói với The Post: “Việc trừng phạt Trung Quốc chắc chắn là điều mà Tổng thống đang nghĩ tới vào lúc này”.
Các nguồn tin cho biết các cuộc thảo luận vẫn còn đang trong giai đoạn sơ bộ và hiện mới chỉ có một chút công việc đã được thực hiện chính thức.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai (27/4), Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Trung Quốc bồi thường hàng trăm tỷ đô la. Tổng thống cũng cho biết ông đang xem xét các biện pháp bổ sung để trừng phạt Trung Quốc, nhưng không nêu chi tiết.
Con rể ông Trump, cố vấn cấp cao của Nhà Trắng, ông Jared Kushner hôm thứ Năm (30/4) cũng xác nhận Tổng thống “sẽ đưa ra bất kỳ hành động cần thiết nào” để trừng phạt Trung Quốc và những kẻ chịu trách nhiệm gây ra sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán.
Thời đại dịch: Trung Quốc ngày càng tiêu cực trong mắt người dân Mỹ
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức vào tháng 1/2017, sự tiếp cận của ông đối với mối quan hệ Mỹ-Trung đã bao gồm việc tăng sức ép lên quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới thông qua thuế quan và các tuyên bố về chiến tranh thương mại. Và giờ đây trong bối cảnh của một đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, áp lực từ chính quyền Trump lên chính quyền Tập Cận Bình lại càng thêm lớn do sự che dấu về nguồn gốc của virus corona của Bắc Kinh như các quan chức Mỹ và châu Âu cáo buộc.
Sự tiếp cận này của chính phủ càng làm cho người dân Mỹ, vốn không mấy thiện cảm về Trung Quốc, có quan điểm tiêu cực hơn đối với quốc gia cộng sản châu Á này, trong lúc Bắc Kinh bị cho là để virus lây lan ra toàn thế giới.
Khảo sát mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở ở Washington DC cho thấy 2/3 số người dân Mỹ, 66%, có cái nhìn không thiện chí đối với Trung Quốc. Con số này tăng hơn so với 47% người Mỹ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc trong khảo sát cách đây 2 năm. Đây được coi là một con số tồi tệ nhất được ghi nhận về quan điểm của người Mỹ đối với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đã nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới với những kế hoạch chiến lược như “Một vành đai, Một con đường” hay chiêu bài “ngoại giao khẩu trang” trong dịp COVID-19 này.
Người dân Mỹ đã có xu hướng nhìn Trung Quốc không mấy thiện cảm kể từ năm 2013, theo các khảo sát trước đó của Pew. Nhưng tâm lý này tăng mạnh trong hai năm qua khi chính quyền Trump tiến hành thương chiến với Trung Quốc và gần đây nhất là sự lây lan của đại dịch COVID-19. Trong hai năm đó, số lượng người Mỹ rất thiếu thiện cảm với Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 15% lên 33%.
Mặc dù người dân Mỹ thuộc các đảng khác nhau có sự chia rẽ sâu sắc trong nhiều vấn đề, nhưng theo khảo sát của Pew, được tiến hành hồi tháng 3 và công bố hôm 21/4 – là thời điểm các quan chức Mỹ và Trung Quốc tranh cãi về nguồn gốc của virus corona, xu hướng nhìn Trung Quốc một cách tiêu cực mang tính lưỡng đảng ở Mỹ. Bảy mươi hai phần trăm số người theo đảng Cộng hoà lo ngại về Trung Quốc và 62% số người theo đảng Dân chủ có tâm lý tương tự.
Cơ quan tình báo của Mỹ tin rằng Trung Quốc đưa thông tin sai lệch về mức độ bùng phát dịch virus corona ra cộng đồng quốc tế một cách có chủ đích. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chính phủ Trung Quốc đã có thể ngăn chặn được 95% sự lây nhiễm virus này nếu họ hành động sớm hơn để dập tắt sự bùng phát ban đầu.
Tuần trước, người đứng đầu trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Trung Quốc thừa nhận với truyền thông chính thống của nước này rằng chính phủ “đã biết có sự lây nhiễm từ người sang người” của chủng virus mới này, mặc dù trước đó vào ngày 15/1, chính tổ chức của ông lại cho biết rằng “nguy cơ lây nhiễm từ người sang người là thấp.”
Các quốc gia châu Âu hiện cũng đang thúc ép chính phủ của ông Tập Cận Bình phải công khai các thông tin về nguồn gốc của COVID-19. Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 20/4 kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc minh bạch về việc này trong khi Thuỵ Điển hôm 29/4 yêu cầu Liên minh châu Âu điều tra nguồn gốc của virus xuất phát từ Trung Quốc.
Khảo sát mới nhất của Pew còn cho thấy số lượng người dân Mỹ không tin tưởng vào ông Tập Cận Bình tăng mạnh, từ 50% lên 71%, sau một năm. Chín trong số mười người dân Mỹ hiện nay xem Trung Quốc là một mối nguy, với 62% người tham gia khảo sát nói họ coi Trung Quốc là một mối nguy lớn, tăng từ 48% cách đây hai năm.
Nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 29/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Trung Quốc đã tạo ra một mối nguy hiểm cho toàn thế giới khi giấu giếm thông tin về nguồn gốc của virus corona để nó lan ra các nước khác. Theo ghi nhận của Time, cố vấn của Nhà Trắng Jared Kushner, đồng thời là con rể của Tổng thống Trump, hôm 29/4 cũng cho biết rằng tổng thống đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra về nguồn gốc của rivus mà ông Trump từng gọi là “virus Trung Quốc” và buộc những ai có liên quan phải chịu trách nhiệm về sự lây lan của nó.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc giờ đây phải chịu trách nhiệm nói với thế giới về việc đại dịch đã lan từ Trung Quốc ra toàn thế giới khiến cho kinh tế toàn suy sụp như vậy,” Ngoại trưởng Pompeo nói với Fox News hôm 29/4. “Mỹ cần phải buộc họ chịu trách nhiệm.”
Tổng thống Trump trong tuần trước cho biết rằng chính quyền của ông sẽ buộc Trung Quốc phải đền bù những thiệt hại cho nước Mỹ vì COVID-19.
Thống đốc Newsom ra lệnh đóng cửa tất cả các bãi biển ở tiểu bang California
NEWPORT BEACH, CALIFORNIA – APRIL 25: People are seen gathering on the Corona del Mar State Beach on April 25, 2020 in Newport Beach, California. Southern California is expecting summer like weather this weekend as social distancing and beach closures in neighboring counties continue due to the coronavirus (COVID-19). (Photo by Michael Heiman/Getty Images)
Thống đốc tiểu bang California Gavin Newsom ra lệnh hôm thứ năm (30/4), tất cả các bãi biển trong tiểu bang này sẽ bị đóng cửa, và lệnh sẽ bắt đầu có hiệu lực vào thứ Sáu tuần này. Lệnh này được xem như cách giải quyết cho cảnh bờ biển đông đúc vào cuối tuần trước. Nhân lực của công viên tiểu bang được hy vọng sẽ hỗ trợ thực thi luật này.
Theo đài KTLA5 đưa tin, The League of California Cities và California State Association of Counties đều đã được thông báo về kế hoạch trên. Trong thời gian gần đây, vấn đề về các bãi biển đang gây ra tranh cãi, vì đợt nắng nóng ở miền Nam California đã cám dỗ cư dân đi đến bờ biển, bất chấp các luật yêu cầu ở yên trong nhà và các hướng dẫn cách ly xã hội để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Trong khi tất cả các bãi biển do tiểu bang điều hành đã bị đóng cửa, thì nhiều thành phố và quận khác nhau đã cách giải quyết các bãi biển của họ theo những cách khác nhau. Trong khi các bãi biển của quận Los Angeles đã bị cấm trong nhiều tuần qua, thì tại quận Ventura, mọi người vẫn được phép đi biển vào cuối tuần trước. Và một số thành phố, chẳng hạn như Newport Beach ở Quận Cam, đã bỏ phiếu để mở cửa các bãi biển địa phương của họ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-newsom-ra-lenh-dong-cua-tat-ca-cac-bai-bien-o-tieu-bang-california/
Phân nửa các bang của nước Mỹ nới lỏng cách ly
Tòa Bạch ốc không gia hạn các quy định hướng dẫn mở cửa kinh tế vừa hết hạn hôm nay, thứ Năm 1/5 vào lúc mà phân nửa trong số các tiểu bang Mỹ xúc tiến chiến lược riêng để nới lỏng các hạn chế đối với các nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và các doanh nghiệp khác đã phải đóng cửa trong cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.
Hiện các bang đang chịu áp lực lớn phải mở cửa trở lại, bất chấp tình trạng thiếu xét nghiệm trên diện rộng và các biện pháp bảo vệ khác mà các chuyên gia y tế hối thúc phải thực hiện, đã được nêu bật trong dữ liệu mới của Bộ Lao động, cho thấy khoảng 30 triệu người Mỹ đã xin trợ cấp thất nghiệp tính từ ngày 21 tháng 3.
Con số người thất nghiệp chiếm tới 18,4% dân số trong độ tuổi lao động ở Hoa Kỳ, mức độ chưa từng thấy kể từ cuộc Đại Suy thoái trong những năm 1930.
Biện pháp giãn cách xã hội để tránh tiếp xúc với người khác – bằng cách đóng cửa các trường học, doanh nghiệp và các nơi tụ họp đông người khác – vẫn là vũ khí chính chống lại một loại virus đường hô hấp rất dễ lây lan mà không có vắc-xin và không có thuốc chữa.
Nhưng với hậu quả kinh tế đạt mức kỷ lục, hiện đang dấy lên một phong trào đòi chính phủ nới lỏng lệnh cấm ra khỏi nhà, cũng như các biện pháp hạn chế bắt buộc tại nơi làm việc.
Lần thứ nhì sau hai tuần lễ, hàng trăm người biểu tình – trong đó có thành viên của các nhóm dân quân vũ trang – đã kéo đến Tòa nhà Quốc hội ở bang Michigan tại Lansing, đòi chấm dứt các lệnh cấm cung do Thống đốc Gretchen Whitmer ban hành.
Tòa Bạch Ốc thoái lui
Vài tuần sau khi tuyên bố ông có toàn quyền quyết định khi nào và làm cách nào mở lại nền kinh tế quốc gia, Tổng thống Donald Trump về phần lớn đã để cho mỗi thống đốc đưa ra các quyết định cho riêng tiểu bang của họ.
Mặc dù Tòa Bạch Ốc đã từ chối gia hạn hướng dẫn mở cửa hộm 16/4, đề nghị khởi động lại kinh tế theo từng giai đoạn chỉ sau khi có đã có các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt, các chuyên gia y tế cho biết những điều kiện đó vẫn chưa được đáp ứng, và mở cửa sớm có nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát.
Trong một bước đột phá công bố hôm thứ Tư có thể trở thành một mô hình cho cả nước, hạt Los Angeles trở thành khu đô thị lớn đầu tiên của Hoa Kỳ cung cấp các xét nghiệm virus corona miễn phí cho tất cả mọi người.
Các xét nghiệm được tài trợ một phần bằng quỹ tài trợ của Hội Rockefeller thông qua một tổ chức từ thiện do nam diễn viên Sean Penn đồng sáng lập.
Xét nghiệm miễn phí sẽ được cung cấp theo lịch hẹn cho bất kỳ ai trong quận có khoảng 10 triệu cư dân.
Tính cho tới Thứ Năm tuần này, con số các ca lây nhiễm trên khắp nước Mỹ đã vượt ngưỡng 1 triệu ca, với 62.000 ca tử vong, cao hơn t số quân nhận Mỹ đã chết trong trong chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm quận đội Mỹ hiện diện tại Việt Nam.
Nhiều bang trong đó có New Jersey, Texas, Massachusetts, Ohio, Indiana, West Virginia và New Mexico, ghi nhận các con số tử vong cao kỷ lục mỗi ngày.
Nhưng áp lực mở cửa để sinh hoạt trở nên bình thường đã tăng giữa lúc có dấu hiệu cho thấy số vụ bột phát dịch bệnh đã có phần giảm thiểu trên khắp nước.
Khoảng hơn 20 bang, đa số là ở miền Nam, vùng Trung Tây và miền Tây có nhiều núi non, đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế từ khi bang Georgia dẫn đầu mở cửa kinh tế. Texas và Florida, cùng nhiue62 bang khác đã phác họa kế hoạch để mở cửa kinh tế trong những ngày sắp tới.
Tại California, Thống đốc Gavin Newsom ra lệnh đóng cửa bãi biển và công viên ở Quận Cam, phía nam Los Angeles, sau khi đám đông kéo đến đông nghet bờ biển nổi tiếng tại đây hồi cuối tuần trước.
Trong khi đó, công nhân các tập đoàn bán lẻ hàng đầu gồm Amazon, Walmart và Target, cũng như dịch vụ giao hàng Instacart và FedEx, đã lên kế hoạch đình công trong ngày thứ Sáu để phản đối tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ và các biện pháp bảo vệ khác tại thời điểm mà dịch vụ của công ty này được coi là thiết yếu.
https://www.voatiengviet.com/a/phan-nua-cac-bang-nuoc-my-noi-long-cach-ly/5400841.html
Có thể có vaccine ngừa corona đầu năm tới
Giám đốc Viện Dị ứng và các Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, bác sĩ Anthony Fauci, tuyên bố không có gì nghi ngờ là Mỹ có thể có vaccine ngừa virus corona vào tháng 1 sang năm.
Nói với phóng viên Savannah Guthrie trong chương trình TODAY của đài NBC ngày 30/4, bác sĩ Fauci cho biết chính phủ đang nhanh chóng làm việc để có câu trả lời là liệu vaccine có hiệu nghiệm hay không trước khi bắt đầu sản xuất hàng trăm triệu liều.
“Chúng ta muốn tiến hành nhanh chóng, nhưng chúng ta cũng muốn an toàn và hữu hiệu,” ông Fauci nói. “Tôi nghĩ việc này có thể làm được nếu mọi chuyện đi đúng chỗ. Hãy nhớ, trước đây tôi đã nói vào tháng 1 và tháng 2 là phải mất từ 1 năm đến 18 tháng (để chế tạo một vaccine,) do đó, tháng 1 là một năm không cách xa những gì tôi đã nói trước đây.”
Các nhà khoa học tại Trường đại học Oxford, Anh, ngày 29/4 loan báo vaccine họ đang bào chế có thể sẵn sàng vào tháng 9.
Sản xuất vaccine sẽ phải chạy đua với thời gian để có thể tiêm cho mọi người càng nhanh càng tốt.
“Nếu như vậy chúng ta sẽ bắt đầu tăng gia sản xuất với những công ty liên hệ, và bạn làm như vậy trong rủi ro,” ông Fauci nói. “Nói cách khác, bạn không chờ cho đến khi bạn có câu trả lời trước khi bắt đầu sản xuất. Bạn bắt đầu sản xuất, giả dụ rằng thuốc không thành công. Và nếu thuốc thành công, bạn có thể gia tăng sản xuất và hy vọng tiến đến thời biểu đó.” Về khả năng chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19 ngay lúc này, ông Fauci nhắc tới thuốc Remdesivir một ngày sau khi ông phát biểu tại Tòa Bạch Ốc rằng “thuốc này rõ ràng có hiệu quả có ý nghĩa và tích cực rút ngắn thời gian bình phục.”
Nhận xét của ông Fauci được đưa ra sau một cuộc nghiên cứu sâu rộng với hơn 1.000 bệnh nhân tại nhiều địa điểm trên toàn thế giới được kiểm soát bằng thuốc giả, thử nghiệm may rủi.
Ngày 30/4, ông Fauci nói loại nghiên cứu như vậy là “tiêu chuẩn vàng” để xác định một thứ thuốc có hiệu nghiêm hay không .
Nhóm được cho dùng thuốc Remdesivir đã có thể được xuất viện trung bình trong vòng 11 ngày, so với 15 ngày trong nhóm dùng thuốc giả, ông Fauci nói tại Tòa Bạch Ốc.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh trong chương trình TODAY là cuộc nghiên cứu này cho thấy thuốc do hãng Gilead Sciences sản xuất giúp phục hồi nhưng không hoàn toàn chữa trị được virus.
“Dù kết quả rõ ràng tích cực trên quan điểm thống kê, nhưng có tính cách khiêm nhường,” ông nói. “Có 31% cơ hội bình phục và xuất viện. Điều này quan trọng, nhưng đây là bước đầu mà chúng tôi dự kiến sẽ càng ngày càng có những loại thuốc tốt hơn.”
“Do đó đây là tin tốt lành, nhưng tôi rất nghiêm chỉnh khi tôi nói đây không phải là câu trả lời hoàn hảo. Nhưng đây là một bước đầu rất quan trọng.”
Giám đốc điều hành của Gilead Sciences, ông Daniel O’Day sẽ có mặt trong chương trình TODAY ngày 1/5 để nói thêm về sự đột phá này.
Ngày 29/4, Tổng thống Trump bày tỏ hy vọng là Remdesivir sẽ được cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm chấp thuận nhanh chóng.
“Sẽ thực sự nhanh chóng,” ông Fauci nói trong chương trình TODAY. “Tôi dự đoán là chúng ta sẽ sớm thấy việc này.”
Thuốc Remdesivir phải mất hàng tháng để sản xuất, nêu lên nghi vấn là thuốc đến với bệnh nhân nhanh chóng như thế nào khi cần một số lượng lớn. Theo sự hiểu biết của ông Fauci thì đây sẽ không là một vấn đề.
“Tôi tin tưởng là nếu có trường hợp như vậy, tôi tin tưởng là họ cam kết sản xuất thuốc này càng nhanh càng tốt,” ông nói.
Nhận xét của ông Fauci được đưa ra vào lúc càng ngày càng có nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ giảm bớt hạn chế về những hoạt động công cộng và tái mở cửa việc kinh doanh. Trong khi ông tin là sẽ có những điểm nóng virus corona, ông cũng tin là các tiểu bang có thể thành công nếu họ có hạ tầng cơ sở để nhận ra, cách ly và theo dõi những trường hợp tiếp xúc với virus corona và “đừng nhảy vọt qua” những bước quan trọng.
“Nếu họ làm điều này, tôi cảm thấy lạc quan một cách dè dặt,” ông nói.
Hiện nay chính quyền ông Trump đang thi hành Chương trình “Operation Warp Speed” phối hợp các công ty dược tư nhân, các cơ quan chính phủ và quân đội trong một nỗ lực giảm bớt thời gian thông thường cần có để chế tạo vaccine.
Mục tiêu của “Operation Warp Speed” là có sẵn 300 triệu liều vaccine vào tháng 1 sang năm, Bloomberg cho biết.
(Nguồn NBC-TODAY/New York Post)
Chủ tịch FED: May ra kinh tế Mỹ có thể phục hồi “hình chữ W”
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell mới đây đưa ra hình dung rằng nền kinh tế Hoa Kỳ có thể sẽ đi qua con đường gập ghềnh hơn so với nhiều người dự đoán – trong quá trình đó, các hoạt động kinh doanh lúc chạy lúc dừng trong nhiều tháng tới, cho đến khi người ta có thể tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả hoặc vắc-xin ngừa virus corona chủng mới.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Hoa Kỳ, tăng trưởng kinh tế đã bị đình trệ gần như chỉ sau một đêm, khi lệnh “ở trong nhà” làm phần lớn nền kinh tế bị đóng cửa. Các nhà kinh tế và các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Trump có quan điểm rất khác nhau về mức độ ảnh hưởng kinh tế sẽ sâu sắc và lâu dài ra sao.
Một số người vẫn tiên liệu là kinh tế sẽ phục hồi theo đồ thị hình chữ V, theo đó, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng sau một cú sốc tạm thời. Cuộc sống ở Hoa Kỳ có thể trở lại “bình thường” vào khoảng tháng 6, cố vấn cấp cao của Nhà Trắng Jared Kushner nói hôm 28/4, và nói thêm rằng “hy vọng là khoảng tháng 7, các hoạt động ở Mỹ lại thực sự sôi động”.
Những người khác dự đoán đồ thị có dạng chữ U, theo đó, sẽ mất nhiều thời gian hơn kinh tế mới bật dậy, phát triển trở lại.
Ý tưởng cho rằng kinh tế sẽ phục hồi theo hình chữ W cũng đang nhận được thêm nhiều sự đồng tình, giữa lúc các chuyên gia y tế tăng cảnh báo về nguy cơ lại có các ca nhiễm virus vào mùa thu, và cùng với đó là tăng trưởng kinh tế lại bị sụt giảm.
Chưa đến một nửa trong số 45 nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters hồi đầu tháng này cho rằng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ phục hồi theo hình chữ U. 10 người trong số những người được thăm dò cho biết nó sẽ có hình chữ V, và 5 người nói rằng nó sẽ có hình chữ W. Cuộc thăm dò được tiến hành trước khi giá dầu thô Mỹ giảm xuống dưới 0 đô la/thùng.
Trong các phát biểu hôm 28/4, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Powell, nói ông nghĩ rằng mức độ gián đoạn kinh tế có thể sẽ còn nhiều hơn dự đoán của những người thuộc nhóm “phục hồi hình chữ W”.
Ông Powell phát biểu như vậy tại cuộc họp báo sau cuộc họp về chính sách mới nhất của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, tại đó FED tái khẳng định sẽ sử dụng tất cả các công cụ của mình để hỗ trợ nền kinh tế.
Sau khi nói rằng tất cả các dự báo kinh tế hiện nay đều “rất không chắc chắn”, ông Powell đưa ra lý do tại sao ông tin rằng nền kinh tế có thể trải qua một loạt các đỉnh và đáy trong ít nhất một năm hoặc hơn, cùng lúc thế giới tiếp tục chiến đấu để kiểm soát virus.
Hoa Kỳ có hơn 1 triệu ca Covid-19 được xác nhận, và hơn 60.000 người đã chết, con số cao nhất trên thế giới.
“Chúng ta sẽ thấy số liệu kinh tế trong quý 2 tệ hơn bất kỳ số liệu nào mà chúng ta từng thấy”, ông Powell nói. Sau đó, nếu có thêm các tiểu bang ở Hoa Kỳ bắt đầu mở cửa trở lại và quy định giãn cách xã hội dần được dỡ bỏ, nền kinh tế có thể bắt đầu phục hồi trong quý 3, ông nói.
Nhưng sự phục hồi đó có thể chỉ là thoáng qua, ông Powell cảnh báo. “Đó cũng là giai đoạn có nguy cơ xảy ra đợt dịch mới vì virus”, ông nói.
“Sau giai đoạn đó, các biện pháp giãn cách xã hội sẽ chính thức không còn nữa, nhưng sẽ vẫn có những người thận trọng và lo lắng trong một thời gian”, ông Powell phát biểu tiếp, đồng thời đưa ra lý do vì sao người tiêu dùng, là động lực đằng sau 2/3 sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ, có thể sẽ chưa nhanh chóng đổ ra đường.
“Điều quan trọng nhất là đi được đến giai đoạn mà kinh tế dần ‘khỏi bệnh’, khi đó, chúng ta kiểm soát được bệnh dịch, khi đó, chúng ta không có quá nhiều rủi ro về đợt dịch thứ hai và thứ ba,” ông Powell nói.
Hơn 26 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới kể từ ngày 21/3, khi nền kinh tế bị sụt giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.
Cuối cùng, ông Powell lưu ý rằng số liệu kinh tế trên toàn thế giới là “rất, rất tiêu cực và điều đó cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Hoa Kỳ theo thời gian”.
Vì tất cả những lý do đó, ông Powell cho biết, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ hành động nhiều hơn một chút ở giai đoạn này thay vì chờ xem điều gì sẽ xảy ra.
“Đây là một cú sốc cực kỳ khác thường, chắc chắn là khác hẳn bất cứ điều gì từng xảy ra trong đời tôi … chúng ta vẫn đang dập lửa, chúng ta vẫn đang cố chiến thắng, và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ vẫn phải làm như vậy trong một thời gian”, ông Powell nói.
(Reuters)
Mỹ: Bộ Quốc Phòng đầu tư lớn cho công nghiệp y tế để không lệ thuộc Trung Quốc
Anh Vũ
Theo AFP ngày 01/05/2020, bộ Quốc Phòng Mỹ đã chi hàng trăm triệu đô la cho chương trình phục hồi cơ sở ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ y tế, bị bỏ rơi trong nhiều năm qua, khiến Mỹ bị lệ thuộc vào Trung Quốc.
Nguồn ngân quỹ của bộ Quốc Phòng được huy động trong khuôn khổ cơ sở Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (Defense Production Act) lên tới 1 tỷ đô la, đã được phân bổ cho chính quyền các bang nhằm huy động khu vực công nghiệp tư nhân tham gia vào việc bảo đảm nhu cầu an ninh quốc gia.
Trong trận dịch Covid-19, từ nguồn quỹ này, bộ Quốc Phòng Mỹ đã chi hàng trăm triệu đô la để mua khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm và nhiều dược phẩm khác để chống dịch.
Trong một cuộc họp báo hôm 30/04/2020, điều phối viên các hoạt động chi tiêu của Lầu Năm Góc, bà Ellen Lord, cho biết nguồn đầu tư đó giúp Hoa Kỳ có đủ khả năng tự sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu chăm sóc y tế của quốc gia về lâu dài.
Bà cũng nhấn mạnh : « Giai đoạn này, chúng tôi đang có những vấn đề về an ninh quốc gia với Trung Quốc và tôi cho rằng chúng ta phải hiểu sự lệ thuộc vào Trung Quốc của chúng ta đã cao hơn mức cho phép ».
PUBLICITÉ
Rất nhiều hợp đồng đã được ký trong tháng 4, trong đó đặc biệt có hợp đồng trị giá 133 triệu đô la trao cho các công ty 3M, Honeywell và Owens & Minor để sản xuất khẩu trang dùng trong phẫu thuật loại N95, để sản xuất 13 triệu chiếc một tháng.
Trước khi xảy ra khủng hoảng dịch virus corona, một nửa số khẩu trang nhập khẩu của Mỹ đến từ Trung Quốc. Khi dịch bùng lên tại Mỹ, trang thiết bị bảo hộ và chăm sóc y tế của Mỹ, từ chiếc khẩu trang cho tới bộ xét nghiệm hay máy trợ thở, đã nhanh chóng rơi vào tình trạng khan hiếm trầm trọng.
Ngoài ngân quỹ trong phạm vi Defense Production Act, bộ Quốc Phòng Mỹ còn huy động các nguồn tiền riêng để thúc đẩy nguồn cung ứng trang thiết bị y tế và nghiên cứu phục vụ chống dịch Covid-19. Theo bà Allen Lord, chương trình đầu tư của bộ Quốc Phòng có mục tiêu đáp ứng các nhu cầu trước mắt và sau đó khôi phục nguồn dự trữ chiến lược của đất nước, tiến tới sản xuất đủ trong nước các vật tư y tế để không bị lệ thuộc vào nhập khẩu.
Theo AFP, ngoài các dụng cụ xét nghiệm, Mỹ vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ về nguyên liệu cơ bản sản xuất thuốc. Một cuộc điều trần tại Quốc Hội năm 2019 cho biết Mỹ vẫn phải nhập khẩu 80% thành phần để bào chế thuốc.
Joe Biden bác cáo buộc lạm dụng nhân viên
Ứng viên đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden cực lực bác bỏ cáo buộc tấn công tình dục một trợ lý, Tara Reade, gần 30 năm trước.
Kamala Harris tuyên bố ủng hộ Joe Biden
Joe Biden nhận Huân chương Tự do
Trong thông cáo mới nhất, ông Biden nói: “Không thật. Việc này chưa bao giờ xảy ra.”
Ông cũng yêu cầu tìm kiếm lại trong hồ sơ Thượng viện xem có đơn khiếu nại của bà Reade trong quá khứ không.
Tháng trước, bà Reade gửi đơn cho cảnh sát Mỹ.
Bà nói mình là nạn nhân tấn công tình dục, mặc dù không ghi tên ông Biden.
Bà nói đơn này gửi chỉ để cho “an toàn”, do thời hạn điều tra theo luật định đã hết.
Bà làm nhân viên cho ông Biden năm 1992-93 khi ông đang là thượng nghị sĩ bang Delaware.
Nay bà đã 56 tuổi, và nói rằng vào năm 1993, ông Biden đã đẩy bà sát vào tường trong nhà Quốc hội, thò tay vào trong áo và váy của bà.
“Ông ta bảo, ‘Em muốn đi chỗ khác không?'”
“Tôi đẩy ra, ông ta lại bảo ‘Thôi mà, nghe nói em thích anh.’.”
Bà Reade kể như vậy hồi tháng Ba.
Bà tuyên bố hồ sơ thời gian ông Biden làm thượng nghị sĩ suốt 36 năm sẽ có bằng chứng là bà đã gửi đơn khiếu nại.
Hồ sơ về ông Biden đang lưu trữ tại Đại học Delaware. Trường này nói họ chỉ giải mật tài liệu khoảng 2 năm, sau khi ông Biden nghỉ hưu.
Có ba người nói họ tin vào bà Reade. Anh của bà, một láng giềng cũ và một đồng nghiệp cũ nói họ có nghe bà kể sau khi vụ việc xảy ra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52505051
Tổng thống Trump dọa trừng phạt thuế quan Trung Quốc vì COVID-19
Tuệ Minh
Theo tin từ hãng Reuters hôm 30/4, Tổng thống Donald Trump cho biết thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện có tầm quan trọng thứ yếu so với việc ứng phó với đại dịch COVID-19.
Ông Trump đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc để trừng phạt việc Bắc Kinh che giấu dịch virus corona, khiến căn bệnh từ Vũ Hán bùng phát thành đại dịch toàn cầu.
Theo Reuters, những tuyên bố mạnh mẽ của Tổng thống Trump cho thấy sự thất vọng ngày càng lớn của ông đối với Bắc Kinh về đại dịch, vốn đã khiến hàng chục ngàn người Mỹ thiệt mạng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đe dọa cơ hội tái đắc cử của ông Trump vào tháng 11/2020.
Hai quan chức Hoa Kỳ giấu tên nói với Reuters rằng các nhân viên của chính phủ Mỹ đang thảo luận một loạt các biện pháp chống lại Trung Quốc, nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu, chưa đến bước xem xét của Tổng thống hay nhóm cố vấn an ninh quốc gia của ông.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã nói rõ, hiện giờ ông ưu tiên cho việc xác định trách nhiệm của Bắc Kinh trong đại dịch COVID-19 hơn là một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Ngày 30/04, Washington Post trích dẫn nguồn tin cho biết một số quan chức trong chính quyền Trump đang thảo luận về ý tưởng hủy bỏ một số khoản nợ mà Hoa Kỳ đang nợ Trung Quốc để trả đũa việc Bắc Kinh thiếu minh bạch đối với đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ Tổng thống Trump có ủng hộ ý tưởng đó không. Theo Reuters, khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có cân nhắc đến việc ngừng thanh toán các nghĩa vụ nợ của mình như một cách để trừng phạt Bắc Kinh hay không, Tổng thống Trump cho biết: “Chà, tôi có thể làm khác đi. Tôi có thể làm điều đó, nhưng chỉ cần đánh vào thuế quan thì đã có thêm nhiều tiền rồi. Vì vậy, tôi không nhất thiết phải làm điều đó”.
Hai nguồn tin cho biết, những ý tưởng khác mà chính quyền Trump đang xem xét là các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh, hạn chế thương mại phi thuế quan và tìm cách tước bỏ quyền miễn trừ chủ quyền của Trung Quốc (một đặc quyền quy định các quốc gia không bị xét xử bởi bất kỳ cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay thuộc quốc gia khác).
Nếu Trung Quốc bị tước bỏ quyền này, các công dân, tổ chức và chính phủ Hoa Kỳ sẽ có quyền nộp đơn kiện Trung Quốc tại tòa án Hoa Kỳ nhằm đòi Bắc Kinh bồi thường thiệt hại do đại dịch COVID-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-doa-trung-phat-thue-quan-trung-quoc-vi-covid-19.html
Trực thăng Canada mất tích ngoài khơi Hy Lạp khi tham gia tập trận với NATO
Vào hôm thứ Tư (29 tháng 4), Canada cho biết một máy bay trực thăng của Canada đã biến mất khi tham gia các cuộc tập trận với Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương ngoài khơi Hy Lạp. Hiện nay, các nỗ lực tìm kiếm đang được tiến hành.
Theo thông báo trên Twitter của lực lượng quân sự Canada, chiếc HMCS Fredericton đã mất liên lạc với trực thăng CH-148 Cyclone được bố trí trên tàu. Ngoài ra, họ không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Theo tờ Corriere della Sera của Ý đưa tin, trực thăng HMCS Fredericton gặp tại nạn khi bay bên ngoài vùng kiểm soát của Hy Lạp, cách 50 dặm (80 km) ngoài khơi hòn đảo Cephalonia. Sáu người trên máy bay cũng đang mất tích. (BBT)
https://www.sbtn.tv/truc-thang-canada-mat-tich-ngoai-khoi-hy-lap-khi-tham-gia-tap-tran-voi-nato/
Thế giới đón Ngày Quốc tế Lao động trong phong tỏa và nỗi lo khủng hoảng
Anh Vũ
Hôm nay 01/05/2020, là Ngày Quốc tế Lao động đặc biệt nhất từ trước tới nay, không có một cuộc tuần hành, mít tinh biểu dương lực lượng của người lao động trên khắp thế giới. Hơn nửa dân số hành tinh sống trong phong tỏa, một nửa người lao động thế giới sống trong lo âu không có việc làm vì đại dịch virus corona, hoành hành từ 4 tháng qua.
Không thể có các cuộc tập hợp người lao động mừng ngày lễ lớn, các công đoàn ở nhiều nước kêu gọi các hình thức thích ứng với thời Covid-19 : huy động biểu tình ảo trên mạng xã hội, hay treo khẩu hiệu trước ban công, bên tòa nhà ở của mình.
Theo các công đoàn Pháp, đây cũng là dịp để mọi người biểu thị sự ủng hộ, biết ơn đối với những người lao động như các y bác sĩ, các nhân viên siêu thị vẫn tiếp tục làm việc trên tuyến đầu dịch bệnh, phục vụ cộng đồng bất chấp nguy hiểm của mình.
Ngày 1/5 năm 2020 là ngày kỷ niệm buồn cho người lao động Mỹ, nơi mà trận đại dịch virus corona không chỉ cướp đi sinh mạng của hơn 50 nghìn người mà cả công ăn việc làm của hơn 30 triệu người.
Tại châu Âu, vùng dịch lớn nhất thế giới, dịch Covid-19 đang kéo kinh tế của khu vực vào cuộc khủng hoảng, suy thoái chưa từng có từ sau Đệ Nhị Thế Chiến cùng hàng triệu người lao động tạm thời mất việc. Từ nước Đức, đầu tầu kinh tế châu Âu, qua đến Pháp, Ý, Tây Ban Nha hay nhiều nước khác bị dịch nhẹ hơn nhưng đều có chung một bầu không khí ảm đạm lo âu, về bệnh dịch cũng như đời sống. Các chỉ số GDP đều sụt giảm không cưỡng lại được từ 3 đến 6% trong khi mà các hoạt động kinh tế còn lâu mới trở lại bình thường.
Một vài quốc gia ở châu Á, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam hay New Zealand dù đã bước đầu chế ngự được dịch Covid-19, nhưng các hoạt động vẫn chưa thể hoạt động trở lại bình thường. Nỗi ám ánh về làn sóng dịch trở lại cùng với nỗi lo âu đời sống kinh tế trong những ngày tới vẫn bao trùm trong ngày kỷ niệm của người lao động.
Địa chính trị: Sau đại dịch Covid-19 sẽ là khủng hoảng quân sự?
Tú Anh
Hệ quả đại dịch Covid-19 đối với sức khỏe, kinh tế, địa chính trị là những chủ đề chính trên Le Monde, phát hành sớm một ngày. Tất cả các đồng nghiệp khác đều nghỉ lễ Lao động 01/05/2020.
Kinh tế Pháp bị cú “sốc” chưa từng có, GDP sụt 5,8% trong quý I. Kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng, dự báo GDP sẽ giảm 6,3% trong năm 2020, một kỷ lục trong lịch sử Cộng Hòa Liên Bang. Trong khi đó, đại dịch vẫn tiếp diễn với những biến chứng mới được phát hiện: gây viêm cơ tim cho trẻ em.
Trẻ em: Nạn nhân mới của Covid-19
Báo động triệu chứng nghiêm trọng ở trẻ em. Ngày 27/04, các bệnh viện nhi đồng ở Paris thông báo tin này với bộ Y Tế nghi ngờ có quan hệ nhân quả với siêu vi SARS-CoV-2. Cùng ngày, hệ thống bệnh viện Nhà nước Anh cũng báo động về triệu chứng viêm Kawasaki. Libération nghỉ lễ nhưng kịp bổ sung thông tin mới nhất trên mạng : Bệnh viện công, qua cuộc họp báo chiều nay, xác nhận quan hệ nhân quả giữa Covid-19 và viêm cơ tim.
Từ ngày 15/04 đến nay, sau hai tuần ở Pháp, Bỉ, Anh, Ý, ẩn số đã được giải đáp. Tất cả 21 trẻ em nhập viện ở Paris bị suy tim bất thường đều có dương tính với SARS-CoV-2. Ngoài suy tim, các bệnh nhân thiếu nhi còn bị viêm mắt, sưng ngón chân, bàn tay, vỡ da… gần giống như triệu chứng mà bác sĩ Nhật Kawasaki mô tả vào năm 1967.
Đại dịch : Lợi dụng thời cơ thực hiện tham vọng bá quyền
Dịch Covid-19 còn là cơ hội để nhiều nước biểu dương lực lượng. Cho dù chương trình tập trận tạm ngưng nhưng quân đội vẫn chứng tỏ đang ứng chiến.
Le Monde điểm qua một loạt hành động phô trương thanh thế trên khắp địa cầu trong tháng Tư vừa kết thúc. Hùng hổ nhất Trung Quốc, sau khi gây sự với tàu Việt Nam và Nhật Bản, một hạm đội Trung Quốc với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh vào vùng Biển Đông. Để cảnh cáo Trung Quốc, Mỹ đưa 5 pháo đài bay chiến lược đến đảo Guam, nhưng sau đó rút về, làm các nước châu Á lo âu.
Tại Trung đông, Iran có một số hành động hù dọa lực lượng Mỹ trong Vịnh Ba Tư trước khi phóng lên không gian một vệ tinh quân sự.
Hải quân Pháp, bị chỉ trích sơ suất để hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle tê liệt vì siêu vi, khẳng định là lực lượng nòng cốt bảo vệ quốc gia.
Cũng tại châu Âu, Liên Minh NATO phải đưa máy bay lên ngăn chận hai chiến đấu cơ Nga hung hăng áp sát hàng không mẫu hạm Mỹ USS Donald Cook ở ngoài khơi Litva. Matxcơva cũng loan báo lần đầu tiên trong lịch sử thả lính dù xuống Bắc Cực từ độ cao 10.000 mét.
Châu Âu coi chừng bị trễ một cuộc chiến
Song song với các hoạt động quân sự, chiến tranh mạng cũng sôi động không kém. Bị tố gây ra đại dịch, Trung Quốc chọn thái độ cứng rắn phản ứng lại mà cụ thể là qua chiến dịch tuyên truyền theo kiểu một chiều, phản dân chủ. Theo Le Monde, Trung Quốc là nước duy nhất lợi dụng đại dịch, biểu dương sức mạnh ở Biển Đông với mưu đồ rõ rệt : tuyên bố thành lập quận huyện trên quần đảo Trường sa và Hoàng sa là một quyết định chính trị, một hành động xâm lược.
Trong khi đó, châu Âu là nơi bị thiệt hại sinh mạng nặng nhất và với số người lâm bệnh lên đến hàng triệu vì Covid-19. Chuyên gia Bruno Tertrais khuyến cáo coi chừng bị trễ một cuộc chiến : Bởi vì sau khủng hoảng y tế, lần tới sẽ là khủng hoảng quân sự.
Câu hỏi đặt ra là châu Âu phải làm gì ngay bây giờ ? Trong khi Tây phương lo tìm khẩu trang, thì những cường quốc chiến lược như Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ duy trì tầm nhìn xa, thúc đẩy quân bài của họ đi tới phô trương gân bắp. Đã đến lúc các nền dân chủ phải có chiến lược lâu dài, theo khuyến cáo của chuyên gia địa chính trị Bruno Tertrais.
Một thế giới mới hậu đại dịch : Mọi chỉ số đều xấu
Đại dịch Covid-19 tác động mạnh làm biến đổi môi trường địa chính trị một cách triệt để. Vậy thì, thế giới hậu đại dịch có tốt hơn thế giới hiện nay hay không ? Châu Âu phải làm gì trong thế giới đa cực đang chao đảo vì sự trỗi dậy của Trung Quốc ?
Le Monde nhắc lại là câu hỏi này đã được nêu lên từ hai tháng nay nhưng tìm cách trả lời là chuyện phiêu lưu. Tương lai ai biết ra sao vì ai biết đại dịch kéo dài đến khi nào và làm cách nào để chiến thắng ?
Tuy nhiên, tác giả bài xã luận cho là ngay từ bây giờ đã có thể rút ra một số bài học về tổ chức thế giới. Thứ nhất, trật tự thế giới xây dựng với ảnh hưởng của Mỹ từ sau Thế Chiến thứ hai, không còn thích nghi với tương quan lực lượng trong thế kỷ 21. Trước đại dịch, trật tự này đã lung lay rồi, có người nói nó lung lay từ khi thế giới Cộng sản sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt. Liên xô tan rã, Trung Quốc vuơn lên làm chao đảo một thế cân bằng dựa trên tương quan lực lượng Mỹ-Liên Xô.
Khủng hoảng y tế cho thấy rõ là sức mạnh của Trung Quốc làm tan vỡ hệ thống trật tự cũ. Thái độ chậm chạp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trì trệ báo động nguy cơ đại dịch với cộng đồng quốc tế cho thấy bàn tay của Trung Quốc khuynh đảo cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc cũng như chính sách can thiệp thường trực vào tổ chức Liên Hiệp Quốc.
Xung khắc Mỹ-Trung lên đến mức hai bên chỉ lo tố cáo lẫn nhau gieo rắc siêu vi, hơn là tập trung năng lượng để lo sức khỏe cho công dân mình. Bài học khác, là Hoa Kỳ không đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo thế giới của thế kỷ 20. Từ vài năm gần đây, Washington ngày càng do dự.
Còn châu Âu ? Bị Mỹ bỏ rơi, bị Trung Quốc dòm ngó, bị Nga hục hặc, châu Âu vẫn tin vào một thế giới đa cực .
Muốn vậy, cần phải xây dựng một thế giới hậu Covid-19. Phải bắt tay vào việc ngay từ bây giờ, tổ chức tái thiết kinh tế chung, trong tinh thần đoàn kết và dứt khoát, Le Monde kết luận.
Khủng hoảng lương thực – “quả bom xã hội” thời hậu Covid-19
Thùy Dương
Trong khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có lối thoát và ẩn sau đó là những cuộc chiến địa chính trị, kinh tế, các định chế quốc tế lớn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói nghiêm trọng trên thế giới, kèm theo đó là những bùng nổ xã hội thời hậu Covid-19.
Trong một báo cáo chung với Tổ Chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO), Chương trình lương thực thế giới (PAM) ước tính số người đói ăn nghiêm trọng trên thế giới từ nay đến cuối năm 2020 có thể lên đến 250 triệu người, tăng gấp đôi so với năm 2019 (tăng thêm 130 triệu người). Giám đốc điều hành của PAM, David Beasley, cảnh báo : “Trong khi chúng ta đối đầu với đại dịch Covid-19, chúng ta cũng đang bên bờ một đại dịch đói ».
Cỗ máy cung ứng lương thực thực phẩm của thế giới trục trặc
Hôm 22/04, báo cáo của tổ chức phi chính phủ Oxfam còn nhận định là so với cuộc khủng hoảng 2008, cuộc khủng hoảng lần này còn khủng khiếp hơn, nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng và bần cùng hóa, với những hậu quả vô cùng đáng ngại về khả năng người dân nhiều nơi phải chịu cảnh khan hiếm lương thực thực phẩm. Khác với năm 2008, lần này thế giới không có vấn đề về năng suất nông nghiệp, chúng ta có đủ lương thực, nhất là ngũ cốc. Rủi ro nằm ở sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Nói cách khác, cỗ máy cung ứng lương thực của thế giới đang bị phá vỡ.
Quả đúng là hiện nay thế giới không gặp vấn đề về trữ lượng lương thực. Đài BFMTV ngày 18/04 cho biết, ông Claude Georgelet, người phụ trách trang mạng Agritechtrade chuyên về nông nghiệp và nguyên liệu nông nghiệp, trích dẫn số liệu của Hội đồng quốc gia Pháp về ngũ cốc, theo đó trữ lượng lúa mì trên toàn thế giới hiện nay là 2,8 tỉ tấn. Thời tiết thuận lợi trong mùa đông này hứa hẹn vụ mùa bội thu, sản lượng lúa mì thu hoạch ước tính lên đến 769 triệu tấn, nhiều hơn 6 triệu tấn so với năm 2019, vốn đã là một năm rất được mùa.
Theo ông Khuất Đông Ngọc, tổng giám đốc Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, vấn đề trong thời buổi khủng hoảng là làm thế nào để trữ lượng lương thực này đến được bất cứ nơi nào người dân có nhu cầu, nhất là trong bối cảnh nhiều nước hạn chế công tác xuất khẩu để đảm bảo đáp ứng trước hết nhu cầu trong nước. Nhật báo Pháp La Croix ngày 27/04 lấy làm tiếc là dường như những lời báo động nghiêm túc hồi đầu tháng Tư của hai định chế của Liên Hiệp Quốc về nông nghiệp và thương mại là FAO và WTO, không có mấy tác dụng. Các định chế quốc tế này lưu ý việc các nước ngăn chặn hoạt động xuất khẩu lương thực, thực phẩm có thể sẽ khiến nạn đói trên hành tinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực tế cho thấy, trong hoàn cảnh bất định như hiện nay, tất cả các nhà sản xuất nông nghiệp lớn đều có kế hoạch để dành một lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa trong năm nay. Thái Lan, Cam Bốt và Indonesia đều tuyên bố cắt giảm xuất khẩu gạo, Ukraina giảm xuất khẩu dầu hướng dương, Kazakhstan giảm xuất khẩu lúa mì. Liên quan đến nước Nga, vốn là một trong những quốc gia sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới và cũng là nhà xuất khẩu đầu bảng về lúa mì, chính quyền Matxcơva ngày 26/04 thông báo tạm ngưng bán lúa mì ra thị trường thế giới cho đến tháng 07 để ưu tiên thị trường trong nước.
Để giải thích cho quyết định của chính phủ, thủ tướng Nga nhấn mạnh đến vai trò thiết yếu của ngũ cốc đối với thị trường quốc gia Nga. Lập luận của chính quyền Nga đưa ra không phải là không có cơ sở. Vào giữa tháng 3, giá trung bình của lúa mì thành phẩm ở Nga đã tăng lên đến “mức cao nhất trong lịch sử”, cao hơn cả giá dầu lửa. Tuy biện pháp này của Matxcơva tạm thời chưa gây mất ổn định cho các thị trường, nhưng có thể để lại những hậu quả nặng nề cho các nước vốn phụ thuộc vào nguồn lúa mì nhập từ Nga.
Lãnh đạo FAO cũng nhấn mạnh việc các chính quyền đóng cửa biên giới và phong tỏa đất nước có thể cản trở hoạt động trồng trọt của nông dân và hoạt động của các nhà sản xuất chế biến thực phẩm. Ngoài ra, cũng phải nói đến việc khủng hoảng y tế đã làm gián đoạn công tác tổ chức hậu cần. Đại dịch và công tác kiểm dịch, cách ly tại các khu cảng làm giảm số lượng phương tiện vận chuyển và nhân viên chuyên chở hàng. Chẳng hạn, theo người phụ trách trang mạng Agritechtrade, ông Claude Georgelet, hiện giờ các tàu chở ngũ cốc phải chờ thêm nửa tháng ở cảng so với bình thường mới có thể được bốc hàng lên tàu, đặc biệt là ở Achentina.
Một mối đe dọa khác, theo lưu ý của đại diện của Agritechtrade : “Giống như các cá nhân mua hàng ở siêu thị để tích trữ, các nước xuất khẩu lớn cũng tích trữ nông phẩm phòng trường hợp đóng cửa biên giới”. Trung Quốc, nước sản xuất và nắm giữ một nửa trữ lượng gạo trên hành tinh, mới đây đã nhập khẩu một triệu tấn lúa mì từ Pháp. Theo chuyên gia nông nghiệp và nguyên liệu nông nghiệp của Agritechtrade, điều này là hoàn toàn bất bình thường.
Thái độ nói trên đã được các nhà xuất khẩu lớn áp dụng trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Đối với FAO, những biện pháp này đã được chứng minh là cực kỳ có hại, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp và phải nhập khẩu nhiều lương thực.
Châu Phi và Trung Đông trong cơn khốn khó
Theo nhiều chuyên gia, châu Phi và Trung Đông sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng nghiêm trọng về lương thực thực phẩm cho dù về mặt y tế, họ không phải là những nạn nhân trực tiếp và nặng nhất của dịch bệnh Covid-19. Ông Gilbert Houngbo, chủ tịch Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp FIDA cho báo Les Echos ngày 23/04 biết : “Chúng tôi đã thấy những dấu hiệu báo động về một nạn đói ở châu Phi”.
Đương nhiên, những nước có thu nhập thấp, cấu trúc xã hội, y tế và kinh tế mong manh là những nước dễ bị nạn đói tác động nhất. Ngoài ra, còn phải kể đến các nước phụ thuộc mạnh mẽ vào xuất khẩu dầu lửa như Nigeria, Gabon, trong bối cảnh khủng hoảng giá dầu thô ở mức thấp chưa từng có. Giá dầu sụt giảm mạnh đột ngột trong khi giá lúa mì và gạo lại tăng cao. Đối với những quốc gia đang có xung đột hoặc vừa mới thoát khỏi xung đột thì gần như phải gánh “cú đúp” vận rủi trong cuộc khủng hoảng y tế lần này. Đây là trường hợp của nhiều nước Trung Đông. Theo chuyên gia Thierry Pouch của Viện Nông Nghiệp Pháp, được đài BFMTV trích dẫn, các quốc gia ở vùng Sừng châu Phi vốn đang bị dịch châu chấu tàn phá, hoặc Yemen đang hứng chịu nội chiến trong nhiều năm qua, đặc biệt bị đe dọa về an ninh lương thực.
Năm 2019, có 10 nước bị nạn đói tác động nghiêm trọng, nhất là Yemen, Venezuela, Congo, Afghanistan hay Nam Soudan, nơi 61% dân số đói ăn. Trang mạng Novethic chuyên về phát triển bền vững trích dẫn kinh tế gia trưởng của PAM, Arif Husai, theo đó cuộc khủng hoảng Covid-19 là một cú đánh vào hàng trăm triệu người khác, những người sẽ không thể mua thức ăn vì không còn thu nhập do tác động của lệnh phong tỏa và suy thoái kinh tế.
Virus Vũ Hán 1/5: Thủ tướng Johnson nói nước Anh đã qua đỉnh dịch
Theo cập nhật của Worldometers lúc 7h01 ngày 1/5 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 3.304.140 ca nhiễm, trong đó 233.829 người đã tử vong và 1.039.055 người khỏi bệnh.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật:
Khu vực châu Âu
Theo Reuters, Thủ tướng Boris Johnson hôm 30/4 phát biểu rằng Anh đã qua đỉnh dịch và cam kết sẽ đưa ra kế hoạch dỡ lệnh phong tỏa vào tuần tới.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 268 người chết do nCoV, mức thấp nhất từ 20/3, trong bối cảnh đất nước chuẩn bị nới lỏng lệnh phong tỏa. Tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này hiện là 213.435 và 24.543, tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới.
Đức sẽ mở lại các nhà thờ, bảo tàng, vườn thú, vườn thực vật, địa điểm triển lãm vào ngày 4/5. Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo nguy cơ dịch bệnh nghiêm trọng trở lại nếu người dân không cảnh giác và phớt lờ các quy tắc giãn cách xã hội.
Chính phủ Séc sẽ cho phép tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và các hoạt động tôn giáo với tối đa 100 người bắt đầu từ 11/5.
Khu vực châu Mỹ
Theo hãng tin AP, Tổng thống Donald Trump hôm 29/4 cho rằng Mỹ không bao giờ có thể tuyên bố giành được “chiến thắng toàn diện” trong cuộc chiến với Covid-19 vì quá nhiều người đã thiệt mạng. Tuy nhiên, ông cho rằng, khi virus biến mất và nền kinh tế được mở cửa hoàn toàn trở lại thì cũng được coi là “sự chiến thắng”. Ông Trump nói thêm tỷ lệ tử vong ở Mỹ thấp hơn nhiều quốc gia khác và dự đoán nền kinh tế đất nước sẽ cải thiện đáng kể trong vài tháng tới.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Theo đài truyền hình NHK, Nhật Bản sẽ quyết định có nên kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia hay không vào thứ Hai tới (4/5). Các nguồn tin nói với Reuters rằng, chính phủ đang lên kế hoạch kéo dài tình trạng khẩn cấp trong khoảng một tháng. Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào ngày 16/4, dự kiến kết thúc vào ngày 7/5.
Khu vực Đông Nam Á ghi nhận hơn 44.400 ca nhiễm, hơn 1.500 ca tử vong. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào là những nước chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Khu vực Trung Đông và châu Phi
Reuters cho biết, Lebanon dự định tìm kiếm sự viện trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế sau khi phê duyệt kế hoạch giải cứu kinh tế đất nước. Kế hoạch dài 53 trang nói rằng nền kinh tế Lebanon “đang rơi tự do” và một gói giải cứu tài chính quốc tế là rất cần thiết.
Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-1-5-thu-tuong-johnson-noi-nuoc-anh-da-qua-dinh-dich.html
Các bác sĩ Anh cảnh báo máy thở Trung Quốc có thể gây tử vong
Hải Lam
Các bác sĩ Anh cảnh báo lô hàng 250 máy thở Trung Quốc được đưa đến Anh hôm 4/4 có thể gây tử vong nếu sử dụng.
Theo Guardian, 250 máy thở Trung Quốc mẫu Shangrila 510 được sản xuất tại công ty Bắc Kinh Aeonmed, một nhà sản xuất máy thở lớn ở Trung Quốc, có những lỗi nghiêm trọng, không phù hợp để dùng trong bệnh viện và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, những thiết bị này không thể được sử dụng được và phải bỏ đi.
Các bác sĩ ở bệnh viện khu West Midlands, nơi một số máy thở trong lô hàng trên được phân phát tới, đã viết thư tới Bộ trưởng Y tế Matt Hancock bày tỏ quan ngại và cảnh báo về chất lượng của các máy thở Trung Quốc.
“Chúng tôi tin rằng nếu được sử dụng, những máy thở này có thể gây tổn hại đáng kể cho bệnh nhân, bao gồm tử vong. Chúng tôi mong mỏi các thiết bị này sẽ bị thu hồi và thay thế bằng những thiết bị có khả năng thông đường thở tốt hơn cho các bệnh nhân điều trị tích cực”, NBC News trích thư của các bác sĩ cho biết.
Các bác sĩ cảnh báo giới chức y tế Anh rằng nguồn cung oxy của các máy thở Trung Quốc thường xuyên thay đổi và không đáng tin cậy, trong khi chất lượng chế tạo của chúng chỉ ở mức cơ bản. Ngoài ra, bộ lọc của các máy này không thể được làm sạch đúng cách, điều vốn cần thiết khi chống lại loại virus có khả năng lây nhiễm cao, và ống cấp oxy không theo tiêu chuẩn EU. Các bác sĩ cho biết thêm, lô máy thở trên được thiết kế để sử dụng trong xe cứu thương, không phải loại được đặt bên cạnh giường bệnh.
Một quan chức cấp cao tại một bệnh viện nhận được máy thở Trung Quốc phàn nàn: “Toàn bộ máy thở không thể dùng được. Không chiếc máy nào hoạt động… Chúng tôi thấy phẫn nộ. Các bệnh viện đã cố gắng tìm cách để máy hoạt động nhưng chúng tôi không thể (dùng các máy này)”.
NBC News cho biết, giám đốc bán hàng quốc tế của Bắc Kinh Aeonmed trả lời: “Tôi không biết” khi được hỏi liệu công ty có nắm được những lo ngại của các bác sĩ Anh về sản phẩm của mình hay không.
Một nguồn tin từ Dịch vụ Y tế Anh cho biết sự việc trên là một trong những vấn đề xảy ra với các thiết bị Trung Quốc được chuyển tới Anh trong dịch Covid-19.
“Một số hàng hóa đặt từ Trung Quốc gần đây, đặc biệt là đồ bảo hộ y tế cá nhân, không đảm bảo chất lượng như chúng tôi yêu cầu, hoặc là bị chuyển sai, ví dụ như họ chuyển áo phông thay vì áo choàng phẫu thuật dài tay”, nguồn tin cho biết.
Báo New York Times ngày 16/4 cho biết, chính phủ Anh đã trả 20 triệu đô la cho các dụng cụ xét nghiệm kháng thể COVID-19 từ hai công ty Trung Quốc, sau đó họ phát hiện ra các bộ dụng cụ này không hoạt động bình thường.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-bac-si-anh-canh-bao-may-tho-trung-quoc-co-the-gay-tu-vong.html
Chuẩn bị dỡ phong tỏa, Pháp công bố bản đồ tình hình dịch bệnh ở mỗi tỉnh
Trọng Thành
Tiếp theo kế hoạch của thủ tướng Pháp về những đường hướng chung của giai đoạn dỡ bỏ phong tỏa, bắt đầu từ ngày 11/05/2020, tối hôm qua 30/04, đến lượt bộ trưởng Y Tế thông báo rõ về các tiêu chí
phân loại tình hình dịch bệnh và khả năng đối phó của từng tỉnh, làm cơ sở cho việc ra quyết định về các phương thức dỡ bỏ phong tỏa phù hợp.
Bản đồ tạm thời về tình hình dịch bệnh (tính đến cuối tuần trước) gồm ba mầu : đỏ’’ (nguy cơ cao), ‘‘vàng’’ (nguy cơ trung bình) và ‘‘xanh’’ (nguy cơ thấp).
Theo báo Le Monde, có ba tiêu chí để xác định mầu cho các tỉnh : thứ nhất là « mức độ virus lan truyền », dựa trên tỉ lệ người nhiễm virus gây bệnh Covid-19 trên tổng số người bệnh đến các khoa cấp cứu, trên 10%, 6-10%% và dưới 6% tương ứng với mầu đỏ, vàng, xanh. Tiêu chí thứ hai là « mức độ căng thẳng » tại các cơ sở y tế, đặc biệt là khả năng tiếp nhận tại các khoa hồi sức cấp cứu, ở cấp tỉnh. Cuối cùng là khả năng tiến hành xét nghiệm.
Theo công bố của thủ tướng Edouard Philippe trước Quốc Hội ngày 28/04, mục tiêu của Pháp, từ sau 11/05, là đạt 700 ngàn xét nghiệm mỗi tuần, dựa trên thẩm định mỗi ngày sẽ có thêm 3000 ca nhiễm và mỗi bệnh nhân này có thể lây lan virus cho 25 người khác (tính trung bình).
Bản đồ này, kể từ ngày 11/05 trở đi, sẽ chỉ còn hai mầu « xanh » và « đỏ », có thể thay đổi từ nay đến 11/05 và làm cơ sở cho chính quyền địa phương ra các quyết định về việc bãi bỏ hoặc giảm dần dần việc phong tỏa.
Về tình hình dịch bệnh trong ngày, trong vòng 24 giờ qua, đã có thêm 289 người qua đời vì Covid-19. 4.019 người vẫn đang được điều trị tại các khoa hồi sức, giảm 188 người so với hôm trước.
Covid-19: Nan giải vấn đề mở lại cửa trường học ở Pháp
Thu Hằng
Sau gần hai tháng ở nhà để phòng dịch Covid-19, học sinh mầm non và tiểu học tại Pháp sẽ được ưu tiên trở lại trường học đầu tiên, ngay từ ngày 12/05/2020. Tiếp theo, các trường học cơ sở và phổ thông sẽ lần lượt được mở cửa trở lại từ ngày 18/05 và 25/05. Khoảng 12,5 triệu học sinh các cấp và 2,6 triệu sinh viên phải theo học từ xa kể từ ngày 16/03 khi các trường học phải đóng cửa vì virus corona.
Nguyên nhân chính giải thích việc từng bước mở cửa trường học trở lại ngay khi giảm bớt các biện pháp giãn cách xã hội, được tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu trong bài diễn văn ngày 16/03, là để tránh tình trạng « sao nhãng học hành », vì « có quá nhiều trẻ em, đặc biệt ở các khu phố bình dân và ở nông thôn, không được học tập nghiêm chỉnh vì không có phương tiện kỹ thuật số và không thể được cha mẹ kèm cặp đúng cách ».
Theo bộ trưởng Giáo Dục Pháp Jean-Michel Blanquer, giáo viên mất liên lạc với khoảng « 5 đến 8% » học sinh trong giai đoạn phong tỏa, việc đóng cửa trường học càng « đào sâu thêm bất bình đẳng » giữa các gia đình. Rất nhiều học sinh gặp khó khăn về học tập ở trường hoặc thường xuyên trốn học lại càng chểnh mảng hơn trong thời gian phong tỏa. Vì vậy, chính phủ khẳng định mở cửa trở lại các trường học là cách bảo đảm « công bằng xã hội ».
Tuy nhiên, quyết định mở cửa trở lại các trường mẫu giáo và tiểu học còn nhằm tạo điều kiện để đại bộ phận người lao động Pháp đi làm trở lại từ ngày 12/05 theo lời kêu gọi của tổng thống Pháp « tái khởi động ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ ». Hoạt động kinh tế và sản xuất bị đình trệ từ gần hai tháng nay, trong khi đó « mỗi ngày, mỗi tuần phong tỏa […] tác động nặng nề đề tài chính công », theo đánh giá của bộ trưởng phụ trách ngân sách Pháp Gérald Darmanin khi trả lời đài truyền hình Franceinfo.
Về quyết định dần mở cửa trở lại trường học, được thủ tướng Pháp trình bày trước Quốc Hội ngày 28/04, ông Cyril Menier, xã trưởng Lattes, nằm sát thành phố Montpellier (miền nam Pháp), nhận định với RFI (29/04) :
« Đây không phải là điều ngạc nhiên vì quyết định đó mang tính chính trị với mục đích để một bộ phận người lao động có thể trở lại làm việc. Chúng tôi đã biết trước điều này vì thế từ 15 ngày nay, tôi cho dọn dẹp, khử trùng mọi ngóc ngách trong trường, kể cả đồ dùng cá nhân mà học sinh để lại trong lớp trước khi có lệnh phong tỏa.
Tiếp theo, chúng tôi cũng xem xét làm thế nào để bộ Giáo Dục có thể sử dụng cơ sở của các trường từ 8g30 đến 11g30 sáng và từ 13g30 đến 16g30. Hiện tại tôi sẽ không để cho nhân viên của thành phố tiếp xúc với học sinh và giáo viên.
Tất cả các trường học ở Lattes sẽ được khử trùng vào buổi tối và buộc chúng tôi phải huy động từ 80-100 người mỗi buổi. Có nghĩa là sẽ phải thêm lương, chi phí cho các công ty vệ sinh và điều này sẽ còn đè nặng thêm cho ngân sách của xã, trong khi chúng tôi bị mất nhiều khoản thu thuế kinh doanh hoặc lĩnh vực nhà hàng trong khu vực vì chính họ cũng phải đóng cửa ngừng hoạt động. Đây là lĩnh vực mà chúng tôi cũng phải hỗ trợ vì nằm trong nhiệm vụ duy trì hoạt động kinh tế của địa phương ».
Chính phủ ủy thác một phần quyết định cho chính quyền địa phương
Việc mở cửa trường học trở lại được chính phủ Pháp tiến hành đồng thời theo ba tiêu chí : mở cửa trường theo từng cấp, tùy theo tình hình tại mỗi địa phương và dựa trên tinh thần tự nguyện của các gia đình.
Đầu tiên là học sinh mầm non, các lớp 1 và lớp 5 tiểu học sẽ chính thức trở lại trường ngày 12/05 với mỗi lớp khoảng 15 học sinh. Học sinh lớp 6 và lớp 9 ở cấp trung học cơ sở và lớp 11 và 12 thuộc trung học phổ thông và trung học học nghề sẽ trở lại từ ngày 18/05. Cuối cùng, từ ngày 25/05, tất cả số học sinh còn lại có thể đi học.
Tuy nhiên, mọi quyết định đều tùy thuộc vào thực tế dịch bệnh ở mỗi vùng. Về điểm này, thủ tướng Edouard Philippe giải thích sau cuộc họp trực tuyến ngày 29/04 với hiệp hội các thị trưởng Pháp :
« Ở một tỉnh được xếp vào loại “Xanh” (ít nghiêm trọng hơn), các trường tiểu học có thể được mở cửa, dĩ nhiên tùy theo tình hình ở một số nơi, việc mở cửa có thể sẽ diễn ra hơi khác một chút, nên quyết định không do tôi hay bộ Giáo Dục đưa ra mà do hiệu trưởng, thị trưởng và các dân biểu địa phương.
Về các trường trong vùng “Đỏ”, nếu một thị trưởng cho chúng tôi biết rằng trong một xã nào đó, do số ca nhiễm virus corona tăng mạnh, họ chưa sẵn sàng, thì chính phủ sẽ thảo luận và sẽ tìm hiểu tình hình đặc biệt của xã đó để có thể tìm ra được giải pháp và nhịp độ tốt để mở cửa trường học trở lại ».
Nói một cách khác, chính phủ chịu trách nhiệm phác đường lối chung. Mọi trọng trách triển khai và áp dụng trong thực tế được giao phó cho các cấp chính quyền địa phương, từ xã, thành phố đến cấp tỉnh và cấp vùng. Vì tại Pháp, thành phố và xã quản lý nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường tiểu học, trong khi đó trường trung học cơ sở (cấp 2) do Hội đồng dân cử cấp tỉnh quản lý và Hội đồng dân cử cấp vùng chịu trách nhiệm về các trường trung học phổ thông (cấp 3). Trong trường hợp không hội tụ đủ điều kiện dịch tễ, lớp học từ xa sẽ vẫn được duy trì.
Cuối cùng, việc trở lại trường được dựa trên tiêu chí tự nguyện của gia đình. Tuy nhiên, theo một thăm dò dư luận, có khoảng 50% phụ huynh học sinh không có ý định cho con đi học trở lại, mà tiếp tục học tại nhà. Quyết định này không vi phạm luật Jules Ferry 1882, vì giáo dục và đào tạo là bắt buộc, nhưng không bắt buộc đến trường, theo giải thích bộ trưởng Giáo Dục Jean-Michel Blanquer khi trả lời phỏng vấn đài RFI ngày 24/04.
Khó khăn bảo đảm vệ sinh phòng chống lây nhiễm ở trường học
Trường học là nơi có nguy cơ virus corona lan rộng và lây nhiễm chéo, nhưng lại là « nơi thiếu các biện pháp phòng ngừa » trái với những khu vực khác, theo cảnh báo với AFP của tổng thư ký nghiệp đoàn Snuipp-FSU. Để giảm thiểu những nguy cơ này, bộ Giáo Dục Pháp soạn thảo và công bố vào đầu tháng Năm, hai bản hướng dẫn vệ sinh liên quan đến các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sơ dành cho các cấp chính quyền địa phương, ban giám hiệu và toàn thể đội ngũ liên quan.
Các biện pháp hướng dẫn liên quan đến các chủ đề chính : tiếp nhận và giám sát học sinh ; bố trí lớp học như 15 học sinh trong lớp rộng 50 m2 ; biện pháp quy định về giờ ra chơi và đi lại trong hành lang ; lau chùi, khử trùng cẩn thận cơ sở vật chất ; quy định về bữa trưa ở trường ; xử lý các trường hợp nghi nhiễm virus corona.
Tuy nhiên, không phải trường học nào và địa phương nào cũng có thể thực hiện được những khuyến cáo trên, ví dụ như trường tiểu học Ile Saint-Denis (ngoại ô Paris). Trả lời RFI ngày 30/04, hiệu trưởng Karim Bacha đánh giá đó là một quyết định mạo hiểm :
« Có những khuyến cáo mà chúng tôi không thể đáp ứng được. Giữ khoảng cách đối với các học sinh lớp một, từ 5 đến 6 tuổi, là điều không thể, trừ khi làm theo kiểu coi trẻ, có nghĩa là mỗi cháu ngồi một góc, nhưng như thế thì không còn là trường học nữa.
Điều làm chúng tôi thực sự lo lắng nhất là không thể nào biến hiệu trưởng và giáo viên của trường thành những chuyên gia dịch tễ, nghĩa là chúng tôi cần có những bảo đảm về vấn đề này từ phía các chuyên gia dịch tễ và y tế, để có thể áp dụng các cử chỉ và tư thế cho đúng chuẩn. Theo tôi, vấn đề rất phức tạp và hiện còn có rất ít thời gian từ giờ đến ngày 11/05 để đào tạo cho giáo viên những biện pháp này, để có thể bảo đảm an toàn dịch tễ cho học sinh và giáo viên.
Hiện giờ, tôi vẫn không biết liệu nhân viên vệ sinh của thành phố có khả năng, có thời gian và các dụng cụ cần thiết để khử trùng trường lớp, lau chùi thường xuyên và đầy đủ, để virus corona không lây lan hay không ».
Kế hoạch để học sinh trở lại trường của chính phủ dường như chưa đủ sức thuyết phục vì vẫn chưa thỏa mãn hết những thắc mắc của giáo viên và phụ huynh học sinh. Bộ Giáo Dục hứa cung cấp thông tin cụ thể đến mỗi gia đình trong khoảng thời gian từ ngày 04 đến 07/05. Tuy nhiên, một số xã và thành phố đã quyết định không mở cửa trường tiểu học vào ngày 11/05. Trong khi đó, một số nghiệp đoàn giáo viên cảnh báo « sẽ sử dụng quyền rút lui » trong trường hợp điều kiện làm việc không bảo đảm.
Thủ tướng Nga nhiễm virus corona Vũ Hán
Bình luậnNguyễn Sơn
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết ông đã dương tính với virus corona Vũ Hán, và Phó Thủ tướng thứ nhất sẽ tạm thay thế ông.
Ngày 30/4, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết ông đã dương tính với Covid-19 và Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận để Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov làm quyền Thủ tướng Nga trong thời gian ông chữa bệnh.
Thông tin trên được Thủ tướng Mishustin đưa ra trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Putin. Ông Mishustin cho biết: “Tôi vừa mới được biết, các mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của tôi đã cho kết quả dương tính,” theo hãng tin AFP.
Tổng thống Putin đã chúc thủ tướng chóng bình phục. “Tôi hi vọng ông có thể tiếp tục làm việc và tham gia tích cực vào các quyết định của chính phủ”, Tổng thống Putin nói.
Thủ tướng Mishustin thông báo sẽ phải tuân thủ chế độ cách ly và chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng vẫn sẽ giữ liên lạc thường xuyên qua điện thoại và video với nội các Nga. Ông cho biết, chính phủ Nga sẽ tiếp tục làm việc như bình thường.
Thủ tướng Mishustin cũng kêu gọi người dân Nga giữ thái độ hết sức nghiêm túc trước tình trạng lây lan của dịch COVID-19. Trong khi đó, Thị trưởng Moscow, ông Sergei Sobyanin cảnh báo thủ đô nước Nga “mới chỉ đi được 1/4 chặng đường” trên hành trình đẩy lùi dịch bệnh.
Dịch corona Vũ Hán lan nhanh ở nước Nga
Theo thống kê, thủ đô Moscow đã có hơn 53.700 người nhiễm virus corona Vũ Hán, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm dịch ở Liên bang Nga. Toàn nước Nga hiện có hơn 100.000 ca nhiễm dịch và hơn 1.000 người tử vong.
Tổng thống Nga Putin mới lên tiếng ca ngợi Trung Quốc “chống dịch hiệu quả”, theo báo Newsweek.
“Nga đánh giá cao hành động quyết liệt và hiệu quả của Trung Quốc, giúp sớm ổn định tình hình dịch bệnh trong nước. Trung Quốc đã cảnh báo kịp thời cho cộng đồng quốc tế về một dịch bệnh lây nhiễm mới xuất hiện”, ông Putin thể hiện quan điểm.
Ông Mishustin năm nay 53 tuổi, bắt đầu làm thủ tướng Nga từ tháng 1 năm nay sau khi Tổng thống Putin giải tán chính phủ và bầu thủ tướng mới. Đến nay, ông Mishustin là lãnh đạo chính trị cấp cao nhất của Nga nhiễm virus gây nên đại dịch Covid-19.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng nhiễm dịch Covid-19 và phải chữa trị hồi sức tích cực trong 5 ngày tại bệnh viện. Đến ngày 27/4, Thủ tướng Johnson mới lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau gần một tháng điều trị bệnh COVID-19.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng từng tự cách ly 2 tuần lễ sau khi đi tiêm vaccine tại phòng khám của một bác sĩ dương tính với virus corona. Đến ngày 3/4 vừa qua, bà Merkel mới chính thức quay lại làm việc sau nhiều lần xét nghiệm âm tính với COVID-19, theo hãng tin Reuters.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng từng phải tự cách ly tại nhà và chăm sóc con cái sau khi vợ ông được xét nghiệm dương tính với virus corona Vũ Hán.
https://www.ntdvn.com/the-gioi/thu-tuong-nga-nhiem-virus-corona-vu-han-34285.html
Amabie, ‘bùa yểm’ chống Covid-19 của người Nhật
Rebecca SaundersBBC Travel
Ở Nhật Bản, khi nhiều nơi tại nước này công bố tình trạng khẩn cấp, người dân đã có cách phản ứng với đại dịch Covid-19 thật độc đáo: đó là chia sẻ hình ảnh trên mạng về một sinh vật kỳ bí trông giống nàng tiên cá, với niềm tin nó sẽ giúp họ ngăn cản dịch bệnh.
Hầu như đã bị lãng quên qua nhiều thế hệ, Amabie, như nó thường được gọi, là một yokai đem lại điều lành (yokai có nghĩa là một nhóm các linh hồn siêu nhiên nổi tiếng trong truyện cổ Nhật Bản).
Nụ cười thời cách ly Covid-19 ở Trung Quốc
Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19
Amabie lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1846.
Chuyện kể rằng có một viên quan đi điều tra về chuyện có ánh sáng xanh bí ẩn trong đáy nước ở tỉnh Higo trước đây (ngày nay là hạt Kumamoto).
Khi đến nơi, ông thấy một sinh vật tỏa sáng màu xanh lục với vảy cá, tóc dài, chân giống hình dạng ba cái đuôi cá và có mỏ khoằm trồi lên khỏi mặt biển.
Amabie tự giới thiệu với viên quan và dự đoán hai điều: Nhật Bản sẽ được mùa màng bội thu trong sáu năm kế tiếp, và một đại dịch sẽ tàn phá đất nước này. Tuy nhiên, sinh vật người cá bí ẩn này nói rằng để có thể ngăn chặn dịch bệnh, người dân nên vẽ hình ảnh của nó và chia sẻ cho càng nhiều người càng tốt.
Cuộc gặp gỡ kỳ lạ này sau đó đã được đăng tải trên báo tại địa phương, đi kèm với bản in từ tranh khắc gỗ một hình ảnh giống với Amabie, nó nhanh chóng lan tỏa khắp Nhật Bản.
Amazake, món cơm rượu thần kỳ của người Nhật
Loài cây cực độc cứu sống cả hòn đảo ở Nhật
Nơi tắm suối nóng ‘đỉnh cao’ ở Nhật
Trong gần 174 năm qua, Amabie không phổ biến cho lắm. Nhưng khi virus corona quét qua Nhật Bản, hình ảnh của nó gần đây xuất hiện trở lại trên mạng xã hội, mang lại hi vọng rằng những người chia sẻ bức hình sẽ giúp đại dịch này chấm dứt.
“Amabie có thể được coi như một dạng meme [biểu tượng văn hóa phổ biến] của Thời Edo (từ 1603 -1868),” Victoria Rahbar, một nghiên cứu sinh thạc sĩ từ trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Stanford, nói. “Amabie nói mọi người hãy vẽ hình ảnh [của nó] và rồi lan truyền hình ảnh đó trên mạng để tránh dịch bệnh.”
Theo xu hướng tìm kiếm trên Google, hình ảnh linh hồn yokai bí ẩn này đã xuất hiện hồi đầu tháng Ba và sự phổ biến của nó từ đó đã lan rộng khắp năm châu lục, với hashtag #AMABIEchallenge giờ đây xuất hiện trong tiếng Anh.
Tại sao người Nhật sạch sẽ đến mức cực đoan
Matcha thượng hạng chỉ có duy nhất ở Nhật Bản
Thêm vào đó, hàng chục ngàn bức tranh, hình vẽ và hình vẽ lại điều chỉnh theo ý thích cá nhân về Amabie đã xuất hiện trên Instagram và Twitter, mọi người ở Nhật bắt đầu bán khẩu trang và nước rửa tay sát trùng có hình ảnh Amabie.
Một họa sĩ vẽ minh hoạ từng vẽ hình ảnh giống với Amabie ở một bên của chiếc xe tải đầu kéo đã đăng hình ảnh nó lên Twitter, và cho biết: “Tôi đi du lịch khắp đất nước với [hàng hóa] và Amabie để cầu nguyện cho bệnh dịch qua đi.”
Những người khác tin vào Amabie thì làm món sushi Amabie có thể ăn được, và nướng bánh quy hình Amabie.
Linh hồn yokai này được thêu trên vải, thổi làm bóng bay và được sản xuất thành dạng huy hiệu có bán ở các máy bán huy hiệu phổ biến khắp Nhật Bản (còn gọi là gachapon).
Mọi người thậm chí còn cho thú cưng ăn mặc theo hình dạng của linh hồn từ đại dương này.
Dù linh hồn yokai có thể là quái vật hay quỷ dữ, nhưng ngày nay những linh hồn trong truyện cổ này được mọi người khắp Nhật Bản yêu thích.
Một số linh hồn, như Amabie, sở hữu sức mạnh của tình thương. Những linh hồn khác có thể chuyển đổi hình dạng, và rất nhiều trong số chúng thường được xây dựng với hình dáng kỳ dị và câu chuyện kể đi kèm tỉ mỉ.
Có câu chuyện về karakasa kozo, một chiếc dù một mắt nhảy lò cò có thể len lỏi vào và liếm mọi người. Hay câu chuyện về Biwa bokuboku, một chiếc sáo tự chơi nhạc trên đường phố để xin tiền, và tofu kozo, nhân vật mặc kimono theo kiểu cậu bé, nổi tiếng vì theo mọi người về nhà và cho họ đậu hũ.
Linh hồn yokai có nguồn gốc từ Thời Edo, và mãi đến đầu Thế kỷ 20 nó vẫn còn phổ biến trên báo Nhật Bản. Chuyện tường thuật trên báo chí về việc có người nhìn thấy yokai ở địa phương thường được đăng tải như những sự kiện chấn động.
Trong lịch sử, mọi người thường sợ hãi yokai, nhưng trong những thế hệ gần đây, yokai đã được nhìn nhận ở hình thức thân thiện hơn.
“Yokai thường đóng vai trò giúp mọi người đón nhận những tình huống hay cảm xúc khó chịu. Chúng đôi khi có thể là một dạng van xả khi mọi việc xảy ra với quá nhiều áp lực,” Hiroko Yoda, đồng tác giả của quyển sách “Yokai tấn công! – Cẩm nang sống sót khỏi quái vật Nhật Bản” (Yōkai Attack! The Japanese Monster Survival Guide), nói.
“Điều khiến chúng có sức nặng là lịch sử lâu dài của chúng. Yokai, dưới nhiều hình dạng và tên gọi, đã trở thành một phần của văn hóa Nhật Bản qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, yokai thường xuất hiện dưới hình thức giải trí. Chúng thường được sử dụng làm nhân vật trong trò chơi điện tử, phim hoạt hình và truyện tranh.”
Tương tự như sự trấn an mà linh vật nổi tiếng (mascot) Kumamon đem lại sau trận động đất ở Kumamoto hồi năm 2016, sự xuất hiện trở lại của Amabie đem lại cảm giác nhẹ nhõm trong thời gian đầy biến động này.
Có một cách giải thích, đó là vì đây là sự liên hệ giữa yokai trong xã hội Nhật Bản và Thần đạo của nước này.
Trong thực tế, yokai đóng vai trò tôn giáo không phải là ít. Chú cáo biến hình kitsune chẳng hạn, theo truyền thống được coi là người đưa tin của thần Inari trong Thần đạo, và tượng chú cáo được dùng để tô điểm cho những ngôi đền Thần đạo trên khắp Nhật Bản.
“Linh hồn yokai mang ký ức lịch sử cho người dân Nhật Bản,” Rahbar chia sẻ. “Chúng không tĩnh tại, với nhiều linh hồn mới sẽ xuất hiện tùy theo dịp nhờ vào việc ghi chép mới về chúng được những bậc thầy [về truyện tranh Nhật Bản] như Shigeru Mizuki thể hiện.”
Hãng Mizuki Productions cũng đóng vai trò trong việc làm hồi sinh sự nổi tiếng của Amabie trong thời đại dịch.
Vào ngày 17/3, công ty đăng tải trên Twitter một hình vẽ Amabie với thông điệp “Cầu cho dịch bệnh thời nay qua mau,” khiến những họa sĩ vẽ truyện tranh khác như Mari Okazaki đăng hình vẽ của họ với thông điệp tương tự về hi vọng đại dịch kết thúc.
“Có rất nhiều tin tức xấu hiện nay,” Okazaki nói. “Tôi nghĩ là những người đọc các tin tức đó thì muốn tìm kiếm một chút cảm giác dễ chịu.”
“Khi mọi người vẽ thì việc vẽ có xu hướng giúp họ bình tĩnh lại, cho nên người ta vẽ [Amabie] là để cho cả chính mình và cho những người khác nữa,” Okazaki nói tiếp. “Nhiều họa sĩ đang tham gia cuộc vui, tôi nghĩ đó là điều tốt.”
Bộ Sức Khỏe, Lao động và An sinh Xã hội Nhật Bản mới vừa đây cũng tham dự vào cơn cuồng Amabie mới mẻ.
Trong một hình ảnh đăng tải trên Twitter ngày 9/4, bộ này đã chia sẻ hình ảnh của linh hồn yokai nhắc lại cảm xúc nguồn gốc mà Amabie đem lại và khuyến khích mọi người “tránh để virus lây lan”.
Amabie có thể chỉ là nhân vật giả tưởng, nhưng chia sẻ hình ảnh của nó là cách đem lại ánh sáng và sự chung tay trong thời gian mọi người kiếm tìm sự kết nối và hi vọng.
Okazaki miêu tả Amabie trong hình ảnh một sinh vật đầy màu sắc, mạnh mẽ trỗi dậy từ biển cả, che phủ nhân vật ma quỷ trong bóng tối lượn lờ ở hình nền.
“Có rất nhiều kiểu linh hồn yokai ở Nhật, từ dễ thương đến đáng sợ. Tôi nghĩ nhân vật tôi vẽ thể hiện trái tim tôi,” Okazaki chia sẻ. “Đó là sự phóng chiếu cảm xúc của tôi – là cách của riêng tôi muốn bày tỏ thông điệp ‘Xin hãy che chở cho mọi người.'”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52505166
Covid-19: Nhật Bản có thể kéo dài “tình trạng khẩn cấp” sau ngày 06/05
Trọng Thành|Thanh Hà
Ngày 30/04/2020, trong một cuộc họp báo tại Tokyo, thủ tướng Shinzo Abe cho biết các hoạt động tại Nhật Bản sẽ khó có thể trở lại bình thường kể từ ngày 07/05.
Theo NHK, lý do cụ thể được thủ tướng Nhật đưa ra là hiện tại các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải, trong lúc số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 tiếp tục gia tăng. Thủ tướng Shinzo Abe cho biết thêm là sẽ tham vấn các chuyên gia, để quyết định thời gian triển hạn tình trạng khẩn cấp.
Trong những ngày gần đây, số bệnh nhân Covid-19 mới có phần tăng chậm lại. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ qua, vẫn có thêm 200 ca, nâng tổng số dương tính với Covid-19 lên 14.281 người. Cho đến nay, có 415 người chết vì virus corona mới.
Tuyên bố nói trên của thủ tướng Abe được đưa ra ngay sau khi Quốc Hội Nhật Bản phê chuẩn một ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2020, với mục tiêu đầu tư cho một kế hoạch kinh tế khẩn cấp để đối phó với các hậu quả của đại dịch Covid-19.
Ngày thứ 15 liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới
Theo thông tin từ bộ Y Tế Việt Nam, sáng 01/05/2020, không có thêm người bệnh nào nhiễm virus corona mới. Đây là ngày thứ 15 liên tục, Việt Nam không có ca nhiễm mới.
Tổng cộng, theo số liệu của chính quyền Việt Nam, hiện còn đang có 51 người điều trị tại bệnh viện, trong tổng số 270 người nhiễm virus corona. Trong số những người đang điều trị, 7 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2. Tuy nhiên vẫn còn đến 47.735 người bị nghi nhiễm virus đang được cách ly. Ngày 01/05, chính phủ Việt Nam thông báo tạm dừng kế hoạch mua sắm thuốc điều trị để đối phó với kịch bản 10.000 người nhiễm virus.
Vẫn theo thông tin của Việt Nam, hôm 30/04, bộ Y Tế các nước ASEAN và Hoa Kỳ đã tổ chức hội nghị trực tuyến về Covid-19, với sự chủ tọa của bộ trưởng Y Tế Indonesia và bộ trưởng Y Tế Mỹ, để cập nhật tình hình phòng chống dịch, bàn về việc hợp tác nghiên cứu, sản xuất và phân phối vác-xin phòng ngừa Covid-19, cũng như bảo đảm dây chuyền cung ứng thuốc men và trang thiết bị y tế.
Nhiều doanh nghiệp Malaysia được hoạt động trở lại
Theo AFP, ngày 01/05/2020, thủ tướng Malaysia thông báo đà lây lan của virus corona đã chậm lại, cho nên kể từ đầu tuần sau, phần lớn các cửa hàng, công sở được hoạt động trở lại trong một số điều kiện, quan trọng nhất là tiêu chuẩn giãn cách xã hội. Malaysia ghi nhận khoảng 6.000 ca nhiễm và 100 người tử vong. Thủ tướng Muhyiddin Yassin thẩm định lệnh phong tỏa được ban hành từ giữa tháng 3/2020 gây thiệt hại 14 tỷ đô la cho kinh tế Malaysia.
Triều Tiên đang dùng ‘an ninh chìm’ để đàn áp tin đồn về Kim Jong Un
Lục Du
Triều Tiên đang triển khai các “an ninh chìm” để truy tìm những người dân lan truyền tin đồn về sức khỏe của Kim Jong Un, theo UPI.
Dựa trên thông tin có được từ các cuộc thảo luận với người dân Bắc Hàn, hãng tin Nhật Asia Press hôm 30/4 cho biết, ngày càng có nhiều người Triều Tiên tin rằng Kim Jong Un gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên chưa bất kỳ tuyên bố nào về sức khỏe của Kim Jong Un sau những đồn đoán về tình hình của nhà lãnh đạo tối cao gần đây. Kim đã không xuất hiện trước công chúng trong 19 ngày qua, nhưng vào hôm 30/4, tờ Lao Động Tân Văn (Rodong Sinmun), cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động Triều Tiên, nói rằng Kim đã nhận được một tin nhắn chúc mừng từ Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nga, Vladimir Zhirinovsky, nhân dịp kỷ niệm một năm ngày ông Kim và Tổng thống Putin có cuộc gặp gỡ chính thức.
“Tin đồn về việc ông Kim phẫu thuật hoặc đã chết trở thành đề tài bàn tán giữa những phụ nữ bán hàng ở chợ”, nguồn tin ở Triều Tiên nói với Asia Press. “An ninh chìm gọi những thông tin [về ông Kim] này là ‘tin đồn nhảm’ và đã bắt đầu đàn áp những người lan truyền thông tin đó”.
Nguồn tin này cũng cho biết, chính quyền Triều Tiên đang phái thêm các nhân viên an ninh tới tỉnh Ryanggang giáp Trung Quốc, sau khi ở phía nước láng giềng có những tin đồn về tình trạng sức khỏe
của Kim Jong Un. Vì Ryanggang có đường biên giới với Trung Quốc, nên nơi đây có thể tiếp cận với nguồn tin từ thế giới bên ngoài.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trieu-tien-dang-dung-an-ninh-chim-de-dan-ap-tin-don-ve-kim-jong-un.html
Giả thuyết Bắc Triều Tiên sụp đổ: Mỹ, Trung, Hàn sẽ phản ứng ra sao?
Minh Anh
Từ nhiều thập niên qua, những dự báo về ngày tàn chế độ Bình Nhưỡng hầu như đều bị sai lệch sau mỗi lần Bắc Triều Tiên xảy ra một biến cố. Dù vậy, việc ông Kim Jong Un đột ngột vắng mặt trên chính trường từ nhiều tuần qua lại làm dấy lên những câu hỏi muôn thuở. Trong trường hợp Kim Jong Un qua đời vì bệnh tật như những lời đồn thổi trong mấy ngày qua, chế độ Bình Nhưỡng có trụ được nữa hay không ?
Nếu bị sụp đổ chuyện gì sẽ xảy ra cho Bắc Triều Tiên ? Hãng tin Mỹ AP dự phóng ba kịch bản trong trường hợp điều tồi tệ nhất xảy ra cho Bắc Triều Tiên.
Washington : Nỗi lo kho vũ khí hạt nhân
Nếu chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ, một kế hoạch khẩn cấp Mỹ – Hàn, có tên gọi là OPLAN 5029 sẽ được kích hoạt, nhằm bảo đảm đường biên giới và khống chế được kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo ông Vipin Narang, chuyên gia về hạt nhân Bắc Triều Tiên thuộc MIT, có hai vấn đề trong bản kế hoạch trị giá triệu đô la này: Thời điểm khởi động OPLAN và những dấu hiệu cho phép để kích hoạt. Bởi vì chiến dịch « bảo vệ một quốc gia » của một nước có thể bị nước khác xem như là một « kế hoạch xâm lược », và điều này có thể dẫn đến một thảm họa.
Mối bận tâm lớn nhất của Hoa Kỳ chính là kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có nguy cơ bị sử dụng, đánh cắp hay bị đem bán. Thế nên, theo quan điểm của ông Ralph Cossa, chủ tịch danh dự nhóm cố vấn Diễn đàn Thái Bình Dương ở Hawai, ngoài vấn đề vũ khí hạt nhân ra, « chẳng có lý do gì để Mỹ và Hàn Quốc can dự vào chuyện đấu đá nội bộ của Bắc Triều Tiên ».
Trong kế hoạch này Mỹ không được quên yếu tố Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh rất có thể cũng sẽ cho triển khai quân vào Bắc Triều Tiên và sẽ đầu tư nhiều cho các nỗ lực quân sự cũng như là nhân đạo. Do vậy, một nước đi sai của Mỹ có thể dẫn đến những hậu quả to lớn và Hoa Kỳ cần phải có một sự phối hợp với quân đội Hàn Quốc.
Theo AP, làm thế nào phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên vẫn là mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ, bất kể tình hình nội bộ chính trị Bắc Triều Tiên có ra sao đi chăng nữa như tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo trong một cuộc họp báo.
Bắc Kinh : Ổn định chính trị Bình Nhưỡng là an ninh quốc gia
Với Trung Quốc, nguồn viện trợ và ủng hộ ngoại giao chính của Bắc Triều Tiên, sự ổn định chính trị của nước láng giềng nghèo khổ này là điều cốt lõi cho an ninh quốc gia.
Đồng ý thông qua các lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên vì những chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này, không có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận để cho nền kinh tế của Bắc Triều Tiên bị suy sụp hay đảng cầm quyền bị lật đổ. Xung đột xảy ra có thể buộc Trung Quốc phải đối mặt với làn sóng người tị nạn.
Tuy nhiên, mối lo lớn nhất của Bắc Kinh có lẽ chính là viễn cảnh đội quân Mỹ và Hàn Quốc triển khai dọc theo biên giới Trung Quốc, một mối lo trong quá khứ đã từng buộc chính quyền của Mao Trạch Đông phải can dự vào cuộc chiến Triều Tiên cách nay 70 năm.
Ông Lu Chao, giáo sư Viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh, Trung Quốc nhận định, một sự thay đổi lãnh đạo tại Bắc Triều Tiên ít có khả năng gây ra những thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước.
Seoul : Mối lo Trung Quốc và người tị nạn
Cuối cùng chính quyền Seoul sẽ có phản ứng thế nào nếu chế độ Kim Jong Un sụp đổ ? Làm thế nào đối phó với dòng người di dân từ Bắc vào Nam và thiết lập một khu hành chính khẩn cấp là mục tiêu chính của chính quyền Hàn Quốc.
Theo Hiến Pháp Hàn Quốc, lãnh thổ quốc gia bao gồm toàn bộ bán đảo Triều Tiên và các đảo gắn liền, tức bao gồm cả Bắc Triều Tiên. Do vậy, vào năm 2009, cựu ngoại trưởng Hàn Quốc thổ lộ với một nhà
ngoại giao Mỹ, được AP trích dẫn, rằng « một cơ chế tạm thời sẽ phải được thành lập để bảo đảm việc điều hành địa phương và kiểm soát mọi di chuyển của các công dân Bắc Triều Tiên ».
Vấn đề đặt ra là trái với Trung Quốc, chính quyền Hàn Quốc không thể huy động đông đảo binh sĩ cần thiết để bình ổn phía Bắc. Nguy cơ Trung Quốc gởi quân đội và thiết lập một chế độ « thân Bắc Kinh » là không nhỏ. Nhật báo Hàn Quốc JoongAng Ilbo, trong một xã luận gần đây cho rằng « Seoul phải nỗ lực hết sức để giảm thiểu sự can thiệp của Trung Quốc ở phía Bắc trên cơ sở một mối liên minh chặt chẽ với Washington ».
TQ bị tố ‘bóp nghẹt’ dòng Mekong
Nghiên cứu của công ty Mỹ Eyes on Earth cho rằng đập thủy điện Trung Quốc đang giữ phần lớn nước sông Mekong, gây hạn hán ở vùng hạ nguồn.
Hoạt động của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong đã gây tranh cãi từ lâu, nhưng nghiên cứu được Eyes of Earth công bố hồi giữa tháng 4 một lần nữa gửi đi cảnh báo rằng sinh kế của hàng triệu người ở hạ lưu sông Mekong có thể bị đe dọa vì các dự án đập thủy điện Trung Quốc.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu vệ tinh trong giai đoạn 1992-2019, được chính phủ Mỹ tài trợ và được công bố trên nhiều diễn đàn về sông Mekong như Đối tác Cơ sở hạ tầng Bền vững (SIP) và Sáng kiến Hạ nguồn Mekong, cho rằng các đập nước Trung Quốc đã giữ lại phần lớn nước thượng nguồn và làm trầm trọng tình trạng hạn hán ở các nước hạ nguồn.
Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm cuộc sống cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
Bắc Kinh xây đập nước đầu tiên ở thượng nguồn Mekong vào thập niên 1990, đang vận hành 11 đập thủy điện dọc con sông và có kế hoạch xây thêm nhiều đập để đáp ứng nhu cầu điện trong nước.
Dữ liệu vệ tinh của Eyes of Earth thể hiện tỉnh Vân Nam có lượng nước mưa và băng tan trong giai đoạn tháng 5-10/2019 cao hơn trung bình hàng năm, trong khi mực nước sông ở biên giới Thái Lan – Lào lại thấp hơn những năm trước đó, theo Alan Basist và Claude Williams, tác giả báo cáo.
“Một số đập nước đã thay đổi dòng chảy tự nhiên, khiến vùng hạ nguồn sông Mekong ghi nhận mực nước thấp chưa từng có trong suốt cả năm”, báo cáo có đoạn viết, cảnh báo tình trạng hạn hán ở hạ nguồn Mekong có thể đe dọa an ninh lương thực cả khu vực.
“Hệ thống đập thủy điện Trung Quốc đang gây ra những thay đổi thất thường và có sức tàn phá với mực nước hạ nguồn. Các đợt xả nước bất ngờ sẽ làm mực nước sông tăng vọt, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân hạ nguồn và phá hủy hệ sinh thái”, Trung tâm Stimson, tổ chức nghiên cứu an ninh có trụ sở ở Mỹ, cho biết trong báo cáo công bố hôm 13/4.
Hơn 100 đập thủy điện đang hoạt động dọc sông Mekong, nhiều đập trong số này không thuộc Trung Quốc, đều gây ảnh hưởng tới dòng nước. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước thượng nguồn và hệ thống đập thủy điện có thể đóng vai trò lợi ích chính trị chiến lược, buộc các nước hạ nguồn phụ thuộc vào hoạt động của Bắc Kinh, theo giới phân tích.
Các cộng đồng cư dân sinh sống dọc sông Mekong đã chứng kiến mực nước tăng giảm thất thường mỗi khi xuất hiện một con đập mới. Có nơi gặp hạn hán trái mùa và sau đó là mực nước tăng đột ngột. “Những hoạt động bất thường đã thay đổi hệ thống tự nhiên của sông Mekong”, Pianporn Deetes, đại diện Thái Lan tại tổ chức Sông ngòi Quốc tế, cho hay.
Nghiên cứu của Trung tâm Stimson cũng đưa ra kết luận tương tự, chỉ ra rằng ngư dân Campuchia ở vùng Biển Hồ (Tonle Sap) đánh bắt được lượng cá thấp hơn 80-90% so với bình thường. “Một số khu vực đông dân ở châu thổ sông Mekong tại Việt Nam cũng hoàn toàn mất nguồn nước ngọt”, tác giả Brian Eyler và Courtney Weatherby cho hay.
Tại Việt Nam, mùa hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long năm nay đến sớm, sâu bất thường và kéo dài khiến 6 tỉnh gồm Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Hạn mặn gây thiệt hại 43.000 ha lúa và khiến 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Trung Quốc luôn bác bỏ các báo cáo như trên, cho rằng nguyên nhân hạn hán ở hạ nguồn sông Mekong là những đợt gió mùa bất thường và hiện tượng El Nino cực đoan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuần trước gọi nghiên cứu của Eyes of Earth là “vô căn cứ” và “đi ngược lại thực tế”.
http://biendong.net/bi-n-nong/34427-tq-bi-to-bop-nghet-dong-mekong.html
‘Tứ Sa’ và âm mưu tạo vỏ bọc pháp lý của TQ ở Biển Đông
Trung Quốc chuyển một yêu sách quá mức mơ hồ đối với toàn bộ vùng biển (khu vực biển nằm trong “đường lưỡi bò”) thành một yêu sách quá mức mơ hồ khác với khái niệm Tứ Sa.
Đá Subi, một trong các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và quân sự hóa ở Trường Sa. Ảnh: AP.
Quốc vụ viện Trung Quốc hôm 18/4 đã phê chuẩn việc thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” trực thuộc “thành phố Tam Sa”, tỉnh Hải Nam. Hai “quận” này lần lượt quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang bị chiếm đóng của Việt Nam ở Biển Đông, cũng như bãi Macclesfield và bãi Scarborough, khu vực mà Bắc Kinh gộp chung gọi là “quần đảo Trung Sa”.
Cùng lúc, chính phủ Trung Quốc cũng công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông, bao gồm 50 thực thể nằm ở đáy biển, trong phạm vi lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước.
Trước những động thái này, Zing có cuộc trao đổi bàn tròn với các chuyên gia hàng đầu khu vực về quan hệ quốc tế và tình hình Biển Đông, bao gồm tiến sĩ Collin Koh Swee Lean – Trường Quan hệ quốc tế Rajaratnam, Singapore; giáo sư Jay Batongbacal – Đại học Luật, Đại học Philippines; và tiến sĩ Oh Ei Sun – nhà nghiên cứu, nguyên cố vấn chính trị cho thủ tướng Malaysia.
Mưu đồ không suy suyển
– Động thái mới nhất ở Biển Đông cho thấy điều gì về ý định của Bắc Kinh?
– Koh: Đây không phải là những bước “tiến lên” ở Biển Đông như một số người bình luận. Những động thái vừa qua nhất quán với những gì Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây, đặc biệt là sau 2012 với việc tăng cường đẩy yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Những động thái này đã được lên kế hoạch từ lâu.
– Batongbacal: Ý định của Bắc Kinh rất rõ ràng về độc chiếm Biển Đông, gây bất lợi cho tất cả những nước khác trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á từ lâu đã coi đây là vùng biển chung.
Bắc Kinh muốn áp đặt ý chí của mình và tước đoạt quyền của các quốc gia ven biển khác, chiếm đoạt tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, bất chấp luật pháp quốc tế nói gì và cộng đồng quốc tế nghĩ gì.
– Oh: Tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn gửi thông điệp đến các bên ở Biển Đông, cũng như những người chơi khác như Mỹ, rằng ngay cả trong lúc này, tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn không hề suy suyển.
– Chiến lược Trung Quốc đang áp dụng ở đây là gì?
– Batongbacal: Đây là những chỉ dấu mới nhất của chiến lược chiếm lĩnh Biển Đông từng bước và lâu dài của Trung Quốc, hy vọng rằng mỗi động thái nhỏ sẽ không thu hút quá nhiều sự chú ý và sẽ bị cộng đồng quốc tế bỏ qua, để đến thời điểm nào đó trong tương lai, họ thể lập luận rằng cộng đồng quốc tế đã chấp nhận và mặc nhiên đồng ý với các hành vi đó.
– Oh: Tôi nghĩ rằng chiến lược chính ở đây là ngăn cản hoặc làm suy giảm khả năng khai thác kinh tế của các bên ở Biển Đông, đến nỗi họ không thể tiếp tục tuyên bố những yêu sách liên quan của mình. Nếu không được như vậy, Trung Quốc sẽ cưỡng ép để cùng khai thác chung.
Chiến lược “Tứ Sa”
– Trước những diễn biến mới nhất ở Biển Đông thì các bên đã tham gia vào “cuộc chiến công hàm” tại Liên Hợp Quốc. Trong đó, Trung Quốc dường như đã tiếp tục vin vào cái gọi là “Tứ Sa”, thay cho “đường lưỡi bò”, để độc chiếm Biển Đông. Việc lập quận, đặt tên nằm trong chiến lược “Tứ Sa” này?
– Batongbacal: Lý thuyết “Tứ Sa” là nỗ lực để tái khẳng định yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc bằng cách chuyển một yêu sách quá mức mơ hồ đối với toàn bộ vùng biển (khu vực Biển Đông nằm trong “đường lưỡi bò”) thành một yêu sách quá mức mơ hồ khác đối với bốn nhóm đảo cùng vùng biển và các thực thể ở giữa và xung quanh chúng. (“Tứ Sa” bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhóm đảo Pratas hay “quần đảo Đông Sa” theo cách gọi của Trung Quốc, cùng “quần đảo Trung Sa” – PV).
Vì “đường lưỡi bò” không được cộng đồng quốc tế chấp nhận, Trung Quốc đang cố gắng tiếp tục đẩy mạnh yêu sách phi lý của mình nhưng tránh đề cập đến “đường lưỡi bò” phi pháp với hy vọng rằng điều này có thể tránh được sự phản đối hay phản ứng tức thời. Lần này, họ đang nhấn mạnh các nhóm đảo là cơ sở và nguồn gốc của yêu sách phi lý.
Sự nguy hiểm của cả hai yêu sách này là như nhau bởi vì xét tất cả ý định và mục đích, chúng cùng là một yêu sách, chỉ là cách trình bày khác nhau.
Lý thuyết “Tứ Sa” cũng cố tình áp dụng sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bằng cách tuyên bố rằng mọi nhóm đảo nói trên đều là quần đảo có thể được bao bọc bằng đường cơ sở thẳng như những gì họ đã làm với Hoàng Sa, và rằng thậm chí các khu vực chìm dưới biển cũng có thể được tuyên bố chủ quyền.
Trong trường hợp sau, việc lập ra các “quận” gần đây và đặt tên các thực thể ở Biển Đông với mục đích được cho là khẳng định chủ quyền là nỗ lực để giới thiệu và thực hành lý thuyết “Tứ Sa”. Lý thuyết này cũng sai lầm và vô căn cứ như “đường lưỡi bò” mà thôi.
– Koh: Về mặt lý thuyết, chiến lược “Tứ Sa” có nghĩa là Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở quần đảo cho quần đảo Trường Sa, tương tự như cách đã được thực hiện cho quần đảo Hoàng Sa. Nhưng trong thực tế, đây hoàn toàn sẽ là một sự khiêu khích đối với các yêu sách khác và dẫn đến các phản ứng dữ dội.
Trung Quốc có thể chỉ phải đối phó với Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, nhưng sẽ không phải như vậy tại Trường Sa, nơi họ phải đối phó với nhiều bên hơn, và nguy cơ gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ ASEAN là rất cao.
Trong mọi trường hợp, tuyên bố đường cơ sở quần đảo đó là một chuyện, thi hành là một chuyện khác. Ngay cả khi Bắc Kinh có ý chí và quyền lực để làm như vậy, điều này đồng nghĩa với việc xâm phạm lợi ích của các bên khác.
Đàm phán COC sẽ ra sao?
– Người ta tin Trung Quốc đang tận dụng khoảng trống chiến lược hiện tại, nhưng một số ý kiến cho rằng ngay cả khi không có tình hình này, Trung Quốc cũng thực hiện các bước đi đó. Các vị có nghĩ rằng vấn đề thời điểm lần này là quan trọng?
– Koh: Dù có hay không có, Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành những động thái đó. Điểm khác biệt của lần này là Trung Quốc đang khai thác nó như “cánh cửa cơ hội” để củng cố thêm lợi ích của Trung Quốc.
– Batongbacal: Tình hình hiện tại mang đến cho Trung Quốc những cơ hội mới mà họ đang khai thác để loại bớt trở ngại trong việc thực hiện chiến lược của mình.
Mặc dù đúng là Trung Quốc đã thực hiện các bước này ngay cả khi không khủng hoảng, rõ ràng Trung Quốc đang sử dụng nó để tối đa hóa khả năng mở rộng quyền kiểm soát và giảm thiểu khả năng các quốc gia khác thể hiện mạnh mẽ sự phản đối đối với các động thái của Trung Quốc.
– Động thái của Trung Quốc tác động như thế nào đến nguyên trạng ở Biển Đông và các cuộc đàm phán Bộ quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC)?
– Koh: Những động thái này tiếp tục giúp tăng cường sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc ở Biển Đông. Trên thực tế, cái gọi là “nguyên trạng” ở Biển Đông lâu nay đã bị đặt dấu hỏi vì hành vi của Trung Quốc. Với việc xây dựng những hòn đảo ở Trường Sa và bình thường hóa hành vi cưỡng ép của họ tại khu vực, Trung Quốc đã làm thay đổi nguyên trạng. Chúng ta chỉ có thể thấy Trung Quốc đang ngày làm xói mòn thêm cái gọi là nguyên trạng này.
Ngoài ra, tình hình hiện tại đã làm chậm tiến độ đàm phán về COC mà ASEAN và Trung Quốc đang theo đuổi.
Chúng ta có thể mong đợi một cuộc trao đổi hợp lý hơn giữa các bên về COC với sự nhìn nhận về những gì Trung Quốc đã làm. Song một lần nữa, Trung Quốc đang sở hữu đòn bẩy với COC – từ lâu họ đã cho thấy họ có khả năng khiến quá trình này diễn ra nhanh hay chậm. Và phần nào đó ASEAN đang ở thế bị động và bất lợi hơn trong quá trình này.
– Batongbacal: Nguyên trạng đã không thay đổi một cách rõ ràng và dồn dập, và đó là mấu chốt trong các bước đi tích tiểu thành đại của Trung Quốc. Sự đối đầu giữa Trung Quốc và các bên trên Biển Đông chỉ là nhất thời nhưng gây ra tác động lâu dài. Đó là khiến các chủ thể ngoài khu vực, chẳng hạn như giới đầu tư – không muốn nghĩ đến việc hợp tác thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở bất cứ đâu tại Biển Đông.
Những động thái của Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc đàm phán COC, bởi vì chúng thể hiện ý định thực sự của Trung Quốc và hủy hoại bất cứ sự tin cậy nào đặt vào lập trường và đề xuất của họ.
– Oh: Một thực tế trong quan hệ quốc tế là các quốc gia thường vừa theo đuổi các cuộc đàm phán vừa tạo ra các thực tế vật lý hoặc hành động ở thực địa, trong trường hợp này là trên biển, mặc dù năng lực của mỗi nước rất khác nhau. Vì vậy, tình trạng bế tắc ở Biển Đông sẽ tiếp tục.
Chỉ là “vỏ bọc pháp lý”
– Các động thái mới nhất của Bắc Kinh chắc chắn không giúp ích gì trong việc củng cố cho các yêu sách ngang ngược của họ?
– Koh: Tất nhiên, điều này đúng nếu chỉ xét từ góc độ pháp lý. Song các hành động vật lý ở thực địa là một thực tế – trong khi chúng không giúp củng cố tính hợp pháp cho các yêu sách của Bắc Kinh dưới bất kỳ hình thức nào, thì sự thật là Trung Quốc đang nắm giữ ưu thế vật lý ở Biển Đông, và sẽ chỉ tiếp tục đẩy mạnh điều này dù chúng ta có thích hay không.
Chúng ta có thể hy vọng rằng những bên khác ở Biển Đông vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát về mặt vật lý một số phần của Trường Sa và sự hiện diện liên tục của các cường quốc ngoài khu vực đóng vai trò là nhân tố rào cản mạnh mẽ để chống lại Trung Quốc.
– Batongbacal: Từ góc độ luật pháp quốc tế, không có động thái nào trong số này giúp thúc đẩy hoặc củng cố lập trường pháp lý của Trung Quốc. Tại thời điểm này, bất kỳ hành động nào Bắc Kinh thực hiện chỉ là những nỗ lực vị kỷ để tạo ra vỏ bọc pháp lý cho các hoạt động gây tranh cãi của họ. Chúng hoàn toàn không có tính ràng buộc đối với các quốc gia khác.
– Các vị có nghĩ rằng những động thái đó sẽ phản tác dụng đối với Bắc Kinh? Nếu có, theo cách nào?
– Koh: Trong việc làm suy yếu niềm tin với ASEAN và thu hút sự chú ý của quốc tế hơn nữa, thì đúng là những động thái này thực sự phản tác dụng. Song giới tinh hoa Bắc Kinh ít quan tâm đến những điều này hơn là tình hình trong nước mà họ đang phải đối mặt.
– Batongbacal: Đúng. Đặc biệt là vì họ tiến hành giữa lúc này, họ cho thấy Trung Quốc không những không đáng tin cậy mà còn tranh thủ mọi cơ hội để chống lại các nước láng giềng nhỏ hơn, yếu thế hơn, bất chấp luật quốc tế.
ASEAN cần lập “mặt trận đoàn kết”
– Việt Nam và những bên khác ở Biển Đông có thể làm gì để đáp lại những động thái đó?
– Batongbacal: Các bên ở Đông Nam Á khác nên trao đổi thẳng thắn thông tin và quan điểm về lợi ích chung của họ cũng như những gì họ muốn đạt được.
Họ cũng nên thống nhất và thể hiện lập trường với tư cách một nhóm vì rất rõ ràng rằng từng cá nhân có rất ít cơ hội đạt được bất cứ điều gì với Trung Quốc. Song nếu là một nhóm, họ có thể mạnh hơn và có được nhiều đòn bẩy hơn, đặc biệt là khi chính họ đã tự nhìn thấy chính Trung Quốc không hề kiềm chế trong việc mở rộng quyền kiểm soát ở Biển Đông.
Ỏ đây, liên quan tới Philippines, tôi muốn thêm là công hàm ngày 22/4 cho thấy bất chấp những gì thể hiện ra bên ngoài, quan hệ Trung Quốc – Philippines không gần gũi và thân thiết như Trung Quốc cố gắng phác họa. Nó cũng thể hiện sự hai mặt trong ngoại giao của Trung Quốc: Trong khi nói Philippines là quốc gia thân thiện, Trung Quốc cũng tiến hành các hành động khiêu khích và thù địch chống lại Philippines trên biển.
– Oh: Một thực tế khác trong chính trị quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia khá đa dạng, không chỉ có khía cạnh chính trị và ngoại giao mà cả kinh tế xã hội. Hầu hết các bên ở Biển Đông là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, và họ cần thị trường cũng như vốn đầu tư lớn của Trung Quốc cho sự phát triển kinh tế của họ.
– Koh: Lý tưởng nhất là chúng ta có một mặt trận ASEAN đoàn kết trong vấn đề này, hoặc một mặt trận đoàn kết giữa các bên yêu sách ở Biển Đông trong ASEAN.
Trước tiên, ASEAN cần phải cùng nhau hành động và ít nhất là trong cuộc đàm phán COC, hãy đàm phán cùng Trung Quốc với tư cách một khối thay vì Bắc Kinh đàm phán riêng rẽ với 10 quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, đây là một quá trình dài hơi.
Bên cạnh đó, các bên trong ASEAN cần phải công khai lập trường về Biển Đông một cách vững chắc, bắt đầu tập trung xây dựng lực lượng có thể đối phó với các hoạt động cưỡng ép của Trung Quốc ở “vùng xám” trên biển. Họ cũng cần tăng cường khả năng phục hồi kinh tế bằng cách đa dạng hóa thị trường và đầu tư từ Trung Quốc để giảm nguy cơ rơi vào tình trạng ép buộc kinh tế hoặc bẫy nợ của Bắc Kinh.
http://biendong.net/bien-dong/34426-tu-sa-va-am-muu-tao-vo-boc-phap-ly-cua-tq-o-bien-dong.html
Trung Quốc chuẩn bị ‘lưỡng hội’ bất chấp nguy cơ cao về dịch bệnh tại Bắc Kinh
Hương Thảo
Vào ngày 29/4, Bắc Kinh thông báo “lưỡng hội” (Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc) của nước này sẽ được tổ chức vào ngày 21 – 22/5 sau khi bị trì hoãn trước đó vì đại dịch.
Theo Tân Hoa Xã, Hội nghị lần thứ 3 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Nhân đại) khóa 13 sẽ khai mạc tại Bắc Kinh vào ngày 22/5. Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Chính hiệp) sẽ khai mạc sớm hơn Hội nghị Nhân đại 1 ngày, tức là sẽ được tổ chức vào ngày 21/5.
“Nhà cầm quyền muốn tỏ ra cho mọi người thấy rằng dịch bệnh đã được kiểm soát trên toàn quốc bằng cách tổ chức Lưỡng Hội vào tháng 5”, Tang Jingyuan, một nhà bình luận về vấn đề Trung Quốc ở Hoa Kỳ nói với tờ The Epoch Times. “Chính quyền Trung Quốc cũng muốn cho thấy rằng họ đã đạt được thành công trong cuộc chiến chống lại virus”.
Tại Bắc Kinh, nơi sẽ diễn ra “lưỡng hội”, trước đó, vào ngày 24/4, đại diện cơ quan lập pháp của thành phố đã ban hành một luật mới nhằm “thúc đẩy hành vi văn minh” và luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6.
Theo luật mới, cư dân thành phố phải tuân theo các thỏa thuận cách ly và kiểm tra của chính phủ nếu mắc bệnh truyền nhiễm; không được phép ăn uống trong tàu điện ngầm; và không sử dụng chung đồ dùng khi ăn tại nhà hàng. Luật mới cũng quy định người dân không được lan truyền “tin đồn” hoặc tiết lộ thông tin từ người khác lên mạng.
Tại quận Triều Dương của Bắc Kinh, nơi được liệt vào “khu vực có nguy cơ cao” về sự bùng phát virus Vũ Hán, bà Chen, một người dân ở quận này nói với tờ The Epoch Times: “Tất cả khu dân cư khép kín xung quanh nơi tôi sống, người dân đều bị kiểm tra điện thoại (để quét mã sức khỏe và địa chỉ nhà của họ) tại lối vào”.
Bà Li, một cư dân Bắc Kinh nói với tờ The Epoch Times: “Hiện nay ở Bắc Kinh, hầu hết các khách sạn từ 3 sao trở lên đều được chính phủ sử dụng làm trung tâm cách ly tạm thời”.
“Họ [chính quyền] sử dụng hàng rào sắt để bao vây phong tỏa các khách sạn được sử dụng làm trung tâm cách ly và thiết lập ba lớp cổng ra vào các khách sạn. Những người giao thức ăn vào cửa thứ nhất, nhân viên làm việc tại khách sạn vào cửa thứ hai. Những nhân viên đặt thức ăn trước cửa thứ ba và người bên trong nhận thức ăn từ đó”, bà Li cho biết.
Dịch Covid-19 báo động sự thiếu vắng đạo đức trong nghiên cứu virus ở Trung Quốc
Hương Thảo
Theo các chuyên gia, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã nêu bật quy trình quản lý yếu kém, có sơ hở và thiếu đạo đức trong các phòng thí nghiệm virus học ở Trung Quốc.
Hãng tin The Epoch Times cho hay, có một giả thuyết được lưu hành rộng rãi trên mạng là virus Vũ Hán được chế tạo bên trong Viện Virus học Vũ Hán, điều mà chính quyền Trung Quốc đã bác bỏ.
Bất kể giả thuyết này có đúng hay không, các chuyên gia cho rằng, các cuộc điều tra vào những nghiên cứu của Trung Quốc về virus corona đã phơi lộ vấn đề đạo đức trong các phòng thí nghiệm virus học ở nước này, mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự kiểm soát toàn diện của ĐCSTQ đối với các viện nghiên cứu.
“Trong nhiều năm, các nhà virus học ở các nước phương Tây vẫn tưởng rằng các đồng nghiệp Trung Quốc của họ làm việc theo các nguyên tắc đạo đức tương đồng,” ông Steve Mosher, chủ tịch Viện Nghiên cứu Dân số, cho biết trong một email.
“Chắc chắn các quy tắc bằng văn bản – được sao chép từ phương Tây – trông có vẻ giống nhau. Nhưng trên thực tế, việc áp dụng thực tiễn lại là khác. Mọi thứ ở Trung Quốc đều được thúc đẩy bởi nhu cầu chính trị của ĐCSTQ,” ông Mosher nói.
Nhà virus học Zhengli Shi – một chuyên gia làm việc bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán (ảnh chụp màn hình Youtube/Gulf News).
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu virus corona của Trung Quốc
Giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm bắt nguồn từ thực tế là bệnh nhân số không (bệnh nhân đầu tiên) bị nhiễm virus corona chủng mới (thường gọi là Covid-19) tại thành phố Vũ Hán, cũng chính là nơi đặt trụ sở Viện Virus học Vũ Hán, nơi tiến sĩ Zhengli Shi thực hiện các nghiên cứu tăng cường chức năng cho virus SARS ở viện.
Nghiên cứu tăng cường chức năng này nhằm tăng cường khả năng lây truyền hoặc tính lây lan của mầm bệnh.
Chính quyền Hoa Kỳ đã tạm dừng tài trợ cho một số loại nghiên cứu này vào năm 2014, và chỉ mới nối tiếp tài trợ vào năm 2017 với điều kiện “một quy trình đánh giá chu đáo” do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đưa ra phải được tuân thủ.
Tiến sĩ Shi, còn được biết đến với cái tên “Người Dơi (Bat woman)” ở Trung Quốc vì nghiên cứu của bà về loại động vật có cánh này, đã lưu trữ những con dơi mang virus corona bên trong Viện Virus học Vũ Hán.
Những rủi ro liên quan đến nghiên cứu này đã được đưa ra tranh luận trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature vào năm 2015, thảo luận về một loại virus chimeric – virus kết hợp từ nhiều loại virus thành phần, lấy theo tên con quái vật đuôi rắn, mình dê, đầu sư tử trong thần thoại Hy Lạp – được phát hiện sẽ lây nhiễm cho con người sau khi được tạo ra trong một phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật di truyền giữa dơi móng ngựa ở Trung Quốc và virus SARS. Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà virus học quốc tế, trong đó bao gồm bà Shi.
“Nếu virus này thoát ra, không ai có thể đoán được diễn biến tiếp theo của nó”, Simon Wain-Hobson, một nhà virus học tại Viện Pasteur ở Paris, nói với Nature vào thời điểm đó.
Mặc dù không chắc chắn liệu virus chimeric có được lưu trữ trong phòng thí nghiệm của bà Shi ở Vũ Hán hay không, nhưng vụ việc đã nêu bật những rủi ro liên quan đến nghiên cứu này. Tạp chí “Nature” gần đây đã công bố một tuyên bố miễn trừ trách nhiệm, cho rằng không có bằng chứng cho thấy đây là nguyên nhân của đại dịch hiện nay.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trên chương trình Larry O’Connor Show vào ngày 23/4 rằng Mỹ liên tục đánh giá các cơ sở nghiên cứu virus có nguy cơ cao trên khắp thế giới để đảm bảo các biện pháp an toàn được thực hiện đầy đủ.
“Có rất nhiều các phòng thí nghiệm loại này bên trong Trung Quốc, và chúng tôi lo ngại rằng họ không có đủ kỹ năng, thực lực, quy trình và giao thức cần thiết bảo vệ thế giới khỏi nguy cơ rò rỉ virus,” ông Pompeo nói.
Cáo buộc động vật phòng thí nghiệm được tuồn ra chợ
Một giả thuyết cho rằng bằng cách nào đó, Covid-19 bắt nguồn từ chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán có khả năng lây bệnh từ người sang người đến từ những cá thể động vật nhiễm virus từ các phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm này từng bị cáo buộc bán động vật sau khi đã thí nghiệm ra chợ.
Các chuyên gia được tờ The Epoch Times phỏng vấn đã bày tỏ mối quan ngại về hành động này, dựa theo các báo cáo về quy trình sai lệch trong các phòng thí nghiệm Trung Quốc. Họ e rằng đây có thể là một kênh lây nhiễm virus ra môi trường bên ngoài.
Một trường hợp gần đây về hành vi sai lệch trong quy trình phòng thí nghiệm như vậy đã được Đại Kỷ Nguyên bản tiếng Trung báo cáo như sau:
Ning Li, một giáo sư từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã bị kết án 12 năm tù vào tháng 2 vì bán trái phép động vật dùng trong phòng thí nghiệm Vũ Hán của ông ta ra ngoài.
Trong số 3,7 triệu nhân dân tệ (522.000 USD) ông Li kiếm được, hơn 1 triệu nhân dân tệ (141.000 USD) là từ việc bán động vật hoặc sữa được dùng trong phòng thí nghiệm, bao gồm cả lợn và bò.
Sean Lin, từng là nhà nghiên cứu về virus của Quân đội Hoa Kỳ, cho biết rất khó để đưa những tội ác như vậy ra công lý tại Trung Quốc.
“Ngay cả khi mọi người muốn tố cáo một số nhân viên hoặc các lãnh đạo viện đã bán động vật thí nghiệm ra chợ, tiếng nói của họ có thể dễ dàng bị dập tắt bởi lãnh đạo viện để bảo vệ thanh danh,” ông nói.
Wendy Rogers, một chuyên gia người Úc về lĩnh vực đạo đức trong thực hành sinh học, đứng trong Top 10 “Nhân vật có ảnh hưởng khoa học năm 2019”, cho biết qua email rằng, một môi trường như vậy sẽ khuyến khích các hành vi trái phép trong các phòng thí nghiệm Trung Quốc
“Có một sự dung túng tràn lan đối với các hành vi trái phép ở Trung Quốc, khuyến khích người dân ‘linh hoạt’ với các hành vi phi đạo đức hoặc bất hợp pháp nếu có thể, đặc biệt nếu làm vậy có thể giúp kiếm thêm thu nhập,” ông Rogers nói.
Theo Venus Upadhayaya, The Epoch Times
Hương Thảo dịch & biên tập
Nạn nhân trong nước nhiễm virus bắt đầu khởi kiện chính quyền Trung Quốc
Bình luậnNguyễn Minh
Trong khi các nước bên ngoài Trung Quốc đang truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về cách xử lý dịch bệnh; thì bên trong Đại Lục, người dân Trung Quốc đang dấy lên một làn sóng phẫn nộ đối với chính phủ của họ.
Trên khắp Trung Quốc, những người dân còn sống đang vừa thương tiếc cho những người thân đã qua đời vì virus viêm phổi Vũ Hán, vừa phẫn nộ đối với sự che đậy thông tin của chính quyền.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hàng triệu người có thể đã bị nhiễm bệnh trên cả nước, nhiều người đã tử vong không được công bố, nhiều người không được nhận chăm sóc y tế căn bản nhất khi họ ở tình trạng nguy kịch.
Đối với những người sống sót, sinh kế của họ đang bị đe dọa, bởi vì đại dịch đã khiến các doanh nghiệp phải đã đóng cửa và nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề sau nhiều thập kỷ. Theo ông Chu Dân (Zhu Min), cựu Phó Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, ước tính thiệt hại kinh tế Trung Quốc do virus này gây ra có thể là 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 183,7 tỷ USD) trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2.
Sự tàn phá và nỗi đau phải trải qua trong đại dịch lần này, đã trở thành động lực cho ngày càng nhiều người dân Trung Quốc dám đứng lên chống lại chế độ cầm quyền bằng pháp lý.
Yêu cầu chính quyền chịu trách nhiệm
Vào ngày 6/3, tại Hoa Kỳ, khoảng 20 luật sư và những người ủng hộ nhân quyền từ 9 tỉnh Trung Quốc đã hợp tác với các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc tại Hoa Kỳ để tư vấn cho các nạn nhân muốn yêu cầu chính phủ bồi thường.
“Trách nhiệm thuộc về chính phủ. Họ đã gây ra một đại dịch, sự chết chóc và các ảnh hưởng tiêu cực khác, và bây giờ những người dân thường đang phải chịu tổn thất”, một thành viên của nhóm tư vấn tên là Li Fang, nói với The Epoch Times.
Tính đến nay, nhóm tư vấn này đã nhận được ít nhất 7 yêu cầu khởi kiện. Trong đó, hai công dân Trung Quốc cho biết gia đình họ bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán nhưng không được điều trị vì bệnh viện quá tải. Cuối cùng, cả hai người thân của họ đã qua đời sau hai giờ nhập viện. Tuy nhiên, họ không được đưa vào danh sách qua đời do nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Một trường hợp khiếu nại khác là người đã phục hồi sau khi nhiễm bệnh nhưng vẫn chưa nhận được báo cáo chẩn đoán và do đó không thể nộp đơn yêu cầu bảo hiểm.
Một cư dân Vũ Hán tên là Yi An (bí danh), đã mất cả cha và mẹ vì dịch bệnh. Người này buộc tội chính phủ là “kẻ giết người”. Yi cho biết anh đã đọc rất nhiều bài đăng trên mạng xã hội và thấy vô số trường hợp giống như mình. “Không có lời xin lỗi nào, thậm chí không có một lời chia buồn nào từ [chính phủ]”, anh nói trong một cuộc phỏng vấn. Anh hiện đang cân nhắc các hành động pháp lý. Anh nói: “Điều này không phải vì tiền. Tôi muốn tìm một lời giải thích”.
“Phải có người chịu trách nhiệm”, ông Tan Jun, một công chức người Trung Quốc nói. Anh này đã đệ đơn kiện chính quyền tỉnh Hồ Bắc lên Tòa án nhân dân quận Tây Lăng ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc.
Ông Tan Jun 52 tuổi, làm quản lý tại Công viên Trẻ em ở thành phố Nghi Xương, được cho là người đầu tiên ở Trung Quốc khởi kiện ĐCSTQ trước tòa vì ứng phó của chính quyền này trước dịch bệnh. Ông cho rằng chính phủ đã sai khi cho phép khu dân cư Baibuting ở thành phố Vũ Hán tổ chức bữa tiệc với 40.000 hộ gia đình tham gia, vài ngày trước khi thành phố bị phong toả. Đến giữa tháng Hai, cư dân từ hàng chục tòa nhà chung cư trong khu phố báo cáo bị nhiễm bệnh.
Theo ông Tan Jun, chính quyền đã ngăn chặn những thông tin cảnh báo về rủi ro sức khỏe cũng như hậu quả chết người của dịch bệnh, bằng cách “bịt miệng” những người cảnh báo sớm như trường hợp của bác sĩ Lý Văn Lượng. Đồng thời chính quyền đã phủ nhận ở giai đoạn đầu của dịch rằng virus không thể lây truyền giữa người với người. Vì những việc làm này của chính quyền tỉnh Hồ Bắc, người dân hiện phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong chính đất nước của mình, bị xa lánh và thậm chí bị đánh đập, ông nói thêm.
“Chính quyền tỉnh Hồ Bắc phải đưa ra lời xin lỗi công khai trên trên trang nhất của tờ báo nhà nước địa phương đối với những người đã bị mất mạng vì dịch bệnh và những người có cuộc sống bị đảo lộn”, ông Tan Jun viết trong hồ sơ khởi kiện của mình và chia sẻ với The Epoch Times.
Ngay lập tức trấn áp
Chính quyền Trung Quốc đã hành động nhanh chóng để trấn áp những hành động “thách thức” này.
Ông Li Fang cho biết: Chỉ hơn một tuần sau khi nhóm luật sư được thành lập, Bộ Tư pháp Trung Quốc đã ban hành lệnh không chính thức nhằm cấm luật sư “tạo ra rắc rối”, ngăn chặn họ tham gia vào các vụ kiện đòi bồi thường, ký tuyên bố chung, liên hệ với luật sư về các quyền, hoặc chấp nhận các cuộc phỏng vấn từ truyền thông nước ngoài. Đây là động thái trực tiếp đối phó với các nỗ lực của nhóm tư vấn.
Ít nhất một người đã rút yêu cầu pháp lý của họ sau khi cơ quan của anh này phát hiện ra việc khởi kiện của anh. Và anh đã bị chỉ trích vì “phạm sai lầm chính trị”.
Yang Zhan Qing, một người ủng hộ nhân quyền trong nhóm, cho biết cảnh sát địa phương gần đây đã triệu tập gia đình ông ở Trung Quốc hai lần để tìm hiểu các hoạt động của ông. Họ được yêu cầu ký vào một văn bản hứa không tiết lộ những trao đổi diễn ra ở đồn cảnh sát.
Ông Yang nói rằng các quan chức có thể sẽ làm tất cả những gì họ có thể từ việc đưa ra những “ân huệ nhỏ” đến việc đe dọa, để ngăn chặn hành động pháp lý đó. Điều này càng thúc đẩy nhóm tư vấn này kiên định giúp người dân. “Khi đơn kiện được nộp, thì đó là một trường hợp mang tính bước ngoặt cho dù tòa án có xử lý hay không”, ông Yang nói.
Ông đã soạn thảo và đăng lên mạng xã hội một bản khiếu nại dài 14 trang bao gồm 4 bước hướng dẫn cho mọi người tham khảo.
“Nhiều người đã nhận được các lời đe dọa từ chính quyền địa phương khi chúng tôi liên lạc [với họ], vì vậy tôi nghĩ sẽ tốt hơn khi họ không liên lạc với chúng tôi”, ông nói. “Một nạn nhân nên cần biết là có quyền bảo vệ quyền lợi của mình. Họ [chính quyền] có thể tuyên bố rằng đó là chống quốc gia và chống chính phủ, nhưng [quyền của người dân] phải được bảo đảm bởi luật pháp”.
Khoảng 6h chiều ngày 13/4, vài giờ sau khi ông Tan Jun nộp đơn kiện, cảnh sát thành phố Nghi Xương đã triệu tập ông và người quản lý của ông. Họ yêu cầu ông ngừng đăng bất kỳ tài liệu nào trên mạng xã hội, vì sợ những điều này bị truyền thông nước ngoài biết được, ông Tan nhớ lại. Người quản lý cũng cố gắng ngăn cản Tan vì sợ bị phạt.
Bất chấp áp lực, ông Tan quyết định sẽ tiếp tục. “Các bằng chứng tôi thu thập được là tất cả các tài liệu của chính phủ. Tôi đã không tự tạo ra bất kỳ điều gì”, Tan nói và cho biết thêm rằng ông đã sao lưu các tài liệu mà ông ấy đã nộp.
Ông Tan biết những rủi ro phải đối mặt khi “xúc phạm” chính quyền. Năm 2008, ông đã bị giam 10 ngày sau khi viết một bài đăng trên mạng xã hội và chính quyền cho rằng anh đã “nói xấu lãnh đạo nhà nước”.
Ông Tan hiểu rằng hệ thống luật pháp của Trung Quốc ủng hộ lợi ích của Đảng và thừa nhận rằng cơ hội thắng kiện của ông là rất mong manh.
“Họ đã tận dụng cơ chế quốc gia và sử dụng cạn kiệt mọi nguồn lực để chống lại công dân”, ông nói. “Giành chiến thắng trong vụ kiện hay không còn quan trọng đối với tôi nữa, thật tốt nếu tôi có thể thắng kiện, nhưng tôi không có gì phải hối tiếc”.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
Biết rõ virus Corona Vũ Hán đang lây lan nhưng Trung Quốc vẫn im lặng trong nhiều ngày
Bình luậnDu Miên
Các quan chức y tế Trung Quốc vốn đã lên kế hoạch chống lại virus Corona Vũ Hán mà họ biết là truyền nhiễm từ mấy ngày trước khi họ công khai thông báo cho công chúng, theo tài liệu nội bộ của chính phủ mà The Epoch Times đang nắm giữ. Điều này minh chứng rằng chính quyền Trung Quốc biết rõ virus đang lây lan nhưng vẫn im lặng trong nhiều ngày.
[The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán là virus ĐCSTQ, vì sự che đậy và quản lý sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây nên thảm họa đại dịch toàn cầu như hiện nay].
Virus ĐCSTQ có nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc vào cuối năm 2019. Loại virus này đã lan rộng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 61.000 người tử vong ở Hoa Kỳ nói riêng.
ĐCSTQ chính thức xác nhận rằng virus Corona Vũ Hán có thể lây truyền giữa người với người vào ngày 20/1, sau khi chuyên gia hô hấp hàng đầu Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) đưa ra thông báo.
Giờ đây, các tài liệu nội bộ mà The Epoch Times thu thập được cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã che đậy những gì họ biết, vì có bằng chứng cho thấy ĐCSTQ khi đó đã bí mật cung cấp chỉ thị cho các chính quyền địa phương về cách đối phó với dịch bệnh.
Vào ngày 15/1, Ủy ban Y tế khu vực Nội Mông Cổ thuộc miền bắc Trung Quốc đã ban hành một thông báo “siêu khẩn cấp” tới các thành phố, trong đó giải thích cách thức các cơ sở y tế nên áp dụng khi đối phó với một dạng bệnh viêm phổi mới. Thông báo này cho biết, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp điều trị và phòng ngừa cho các cơ quan y tế địa phương để đối phó với căn bệnh mới (hiện được gọi là viêm phổi Vũ Hán hoặc COVID-19).
Ba biện pháp được nêu ra trong thông báo này cho thấy rõ ràng các quan chức Trung Quốc đã biết căn bệnh này có thể lây truyền giữa người với người.
Trước tiên, thông báo yêu cầu các bệnh viện thực hiện các biện pháp để ngăn chặn căn bệnh lây lan bên trong các cơ sở và đào tạo nhân viên về các biện pháp này. Thứ hai, thông báo yêu cầu các bệnh viện thành lập các phòng khám sốt, “kiểm tra sàng lọc và phân loại trước” bất cứ ai bị sốt, nhằm xác định mức độ khẩn cấp cho việc điều trị đối với bệnh nhân.
Các bệnh viện cũng được hướng dẫn để hỏi các bệnh nhân nếu họ đã đến các khu chợ ở Vũ Hán trong 2 tuần trước đó. Mặc dù ban đầu chính quyền Vũ Hán tuyên bố rằng virus ĐCSTQ có khả năng bắt nguồn từ một khu chợ thực phẩm tươi sống địa phương, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số bệnh nhân đầu tiên của Vũ Hán không có mối liên hệ nào với khu chợ này.
Cuối cùng, thông báo nêu rõ các bệnh viện cần tuân thủ hướng dẫn thành lập các nhóm điều trị đặc biệt bao gồm các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm.
Ủy ban y tế Nội Mông không có ý định thông báo cho công chúng về các kế hoạch này, nói rằng thông báo chỉ dành riêng cho “mục đích sử dụng nội bộ và không thể được phát tán trên Internet”.
Trong một tài liệu nội bộ khác được ban hành ngày 15/1 bởi ủy ban y tế địa phương tại Tích Lâm Quách Lạc (Xilingol League) – một trong 12 đơn vị cấp địa khu trực thuộc khu vực Nội Mông – cũng nhấn mạnh sốt là một triệu chứng quan trọng.
Ủy ban y tế của địa khu này tuyên bố rằng các cơ quan y tế địa phương phải “tăng cường quản lý sàng lọc và phân loại các bệnh nhân có triệu chứng sốt”. Ủy ban cho biết thêm rằng họ kêu gọi quản lý như vậy là dựa trên các cuộc họp từ xa do các quan chức Trung Ương và Nội Mông tổ chức về virus Corona Vũ Hán.
Vào ngày 19/1, một quan chức y tế hàng đầu của Vũ Hán khi trả lời các phóng viên đã nói rằng ông ấy không thể “loại bỏ” khả năng virus ĐCSTQ có thể truyền bệnh từ người sang người, nhưng “rủi ro này khá thấp.
Vào ngày 23/1, ba ngày sau tuyên bố công khai của ông Chung Nam Sơn, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ban hành phiên bản công khai thứ ba của một tài liệu, có tiêu đề là “Kế hoạch chẩn đoán và điều trị cho chủng virus Corona mới”.
Tài liệu này cho biết các trường hợp được báo cáo tại các bệnh viện Vũ Hán bắt đầu từ tháng 12/2019 đã được xác nhận là một loại “bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính gây ra bởi một chủng virus
Corona mới”. Tuyên bố trên cũng được đưa vào phiên bản thứ hai của tài liệu, được ban hành vào ngày 18/1 – hai ngày trước khi có thông báo chính thức từ ông Chung.
Phiên bản thứ hai này hiện đã được giao lại cho The Epoch Times. Trước đó tài liệu đã được giữ bí mật. Thông báo được đánh dấu bằng dòng chữ: “Không được tiết lộ”.
Phiên bản thứ hai có một phần giải thích rằng tại các khoa trong bệnh viện phụ trách điều trị bệnh nhân bị sốt, các vấn đề về hô hấp và các bệnh truyền nhiễm, các nhân viên y tế nên đeo khẩu trang phẫu thuật, kính bảo hộ và quần áo bảo hộ sử dụng một lần.
Mặc dù các hướng dẫn cho thấy ĐCSTQ biết rõ virus Corona Vũ Hán có thể lây lan trong các nhân viên y tế, họ vẫn giữ im lặng cho đến ngày 20/1.
Các tài liệu của khu vực Nội Mông cho thấy các ủy ban y tế địa phương đã được cảnh báo về các biện pháp phòng chống virus vào ngày 15/1. Nhưng ngày hôm đó, Ủy ban Y tế Vũ Hán đã viết trên trang web của mình rằng “nguy cơ lây nhiễm từ người sang người [của virus ĐCSTQ] khá thấp”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban đầu cũng lặp lại tuyên bố của Trung Quốc về việc virus này không gây ra bệnh truyền nhiễm.
Ngày 14/1, WHO đã tweet: “Các cuộc điều tra sơ bộ do chính quyền Trung Quốc thực hiện đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về việc chủng #coronavirus (2019-nCoV) mới được xác định tại #Wuhan có khả năng truyền từ người sang người”.
Một bài báo gần đây của tờ The Associated Press, cũng trích dẫn một loạt các tài liệu nội bộ và có những phát hiện tương tự rằng: chính quyền Bắc Kinh vốn đã biết về khả năng truyền nhiễm của virus ĐCSTQ trong 6 ngày trước khi công khai thừa nhận vào ngày 20/1.
Phải mất thêm hai ngày nữa để WHO yêu cầu ĐCSTQ đưa ra một tuyên bố xác nhận rằng “việc lây truyền từ người sang người đang diễn ra ở Vũ Hán”.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Tin tặc Trung Quốc tấn công mạng chính phủ Việt Nam giữa căng thẳng Biển Đông
Nghiên cứu mới nhất của công ty an ninh mạng hàng đầu của Mỹ cho biết nhóm tin tặc được xem là do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn có thể đang đứng sau một chiến dịch nhằm thu thập dữ liệu từ các quan chức chính phủ Việt Nam, giữa bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Theo nghiên cứu của công ty chuyên cung cấp thông tin về các mối đe doạ tình báo, Anomali, thì nhóm tin tặc có tên Pirate Panda đang cố gắng lừa các quan chức Việt Nam mở các tài liệu Microsoft Excel độc hại được đính kèm trong email có nội dung chi tiết về các ngày lễ.
Địa điểm bị tin tặc nhắm tới là các quan chức ở Đà Nẵng, khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi được xem là “điểm nóng” gây ra căng thẳng gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc vì các hoạt động nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh.
Pirate Panda là nhóm tin tặc chuyên thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích (APT) được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Nhóm này nổi tiếng về các cuộc tấn công mạng nhắm vào các chính phủ và các tổ chức chính trị.
Pirate Panda cũng là nhóm tin tặc chuyên tập trung tấn công và khai thác dữ liệu xung quanh vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Trong những ngày gần đây, Việt Nam công khai phản đối các hoạt động mới của Trung Quốc và không công nhận các yêu sách của Bắc Kinh đối với các đảo, đá ở Hoàng Sa, trong khi Trung Quốc nói rằng các yêu sách của Việt Nam đối với khu vực này là bất hợp pháp.
Tin tặc Trung Quốc thường xuyên phát động các chiến dịch gián điệp mạng nhắm vào các mục tiêu liên quan đến xung đột lãnh thổ của mình. Năm 2018, tin tặc Trung Quốc đã tấn công vào các công ty kỹ thuật và quốc phòng của Mỹ, nơi có quyền truy cập vào những thông tin nhạy cảm liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông. Những thông tin này được xem là rất hữu ích cho Bắc Kinh.
Hiện cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa phản ứng gì đối với thông tin về cuộc tấn công mạng mới nhất này.
Trong khi đó, một công ty an ninh mạng khác của Mỹ, FireEye, tuần rồi công bố một báo cáo cho thấy một nhóm tin tặc, được cho là do chính phủ Việt Nam hậu thuẫn, đã thực hiện chiến dịch tấn công vào các trang mạng của chính phủ Trung Quốc nhằm tìm kiếm thông tin liên quan đến cách xử lý của Bắc Kinh đối với dịch COVID-19.
Đại dịch virus corona, Tập Cận Bình và một Trung Quốc «đỏ máu»
Thụy My
Đại dịch do con virus xuất phát từ Vũ Hán gây ra, đã làm bộc lộ khuôn mặt thật của Trung Quốc : một chế độ dân tộc chủ nghĩa và toàn trị, kiểm soát toàn bộ hệ thống quyền lực và từng động thái nhỏ của người dân.
Vào tiết thanh minh, Zhang Hai thắp nhang trước bức ảnh thờ của người cha. « Ba ơi, con hối tiếc biết bao nhiêu vì đã đưa ba đến Vũ Hán, chuyến đi này đã làm ba ra đi vĩnh viễn ». Người đàn ông tuổi ngũ tuần đau đớn thầm khấn.
Trong ngày lễ thanh minh hàng năm, người Trung Quốc đến lau dọn mộ phần của tổ tiên, theo truyền thống từ nhiều thế kỷ. Nhưng Zhang Hai chỉ còn có thể khóc với một tấm ảnh.
Người cựu nhân viên ngành địa ốc đã nhận được tro thiêu của người cha Lifa, qua đời vì dịch Covid-19 hôm 01/02 tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Khi ông muốn nhận bình tro quý báu của người cha tại thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, một nhóm cán bộ đã đợi sẵn. Chính quyền buộc mỗi thân nhân người chết phải có hai thành viên đảng ủy địa phương hoặc cơ quan đi kèm đến nhà tang lễ. Ngay cả khóc thương cũng bị giám sát.
Zhang Hai từ chối bị xâm phạm thô bạo vào chuyện riêng tư. « Tôi không muốn có sự hiện diện của họ. Tôi chỉ muốn một mình đi nhận tro của ba tôi thôi, có rất nhiều điều để thổ lộ với ba. Tang lễ là dành riêng cho thân nhân ».
Chế độ đang trong thế thủ
« Điện thoại của tôi bị nghe lén » – người đàn ông giải thích. Ông đã hai lần bị công an đến nhà hăm dọa, ra lệnh không được nói chuyện với báo chí ngoại quốc. Điều này chứng tỏ sự bối rối của chế độ, vào dịp tết thanh minh đầu tiên sau đại dịch. Trên ứng dụng WeChat, ông chia sẻ nỗi lòng với các gia đình khác ở Vũ Hán cũng có người thân qua đời. Nhưng hôm 31/3, công an đã câu lưu người lập ra nhóm chat tưởng niệm người thân này.
Đọc thêm: Virus corona : Trung Quốc ca khúc khải hoàn quá sớm
Theo Le Figaro, đây là phản xạ truyền kiếp của một chế độ đang ở thế thủ, lặp đi lặp lại như một lời nguyền về bi kịch đã làm nạn dịch lan rộng : việc đàn áp các bác sĩ Vũ Hán đã sớm đưa ra lời cảnh báo hồi đầu tháng Giêng như Lý Văn Lượng (Li Wenliang) hay Ngải Phân (Ai Fen), khi họ sững sờ nhận ra các bệnh nhân viêm phổi tăng vọt từ cuối 2019. Trong suốt ba tuần sau đó, chính quyền cộng sản bóp nghẹt thông tin, để cho dịch bệnh lan tràn mà không một người dân nào hay biết.
Sự chậm trễ này đã cướp đi sinh mạng người cha của Zhang. Ông cụ đã trên 70 tuổi, tàn tật sau khi bị té ở Thâm Quyến (Shenzhen) ở miền nam, nơi ông cư ngụ cùng với con trai, và Zhang quyết định đưa ông về nguyên quán ở thành phố Vũ Hán cách đó 1.000 km. Tại đây, người cựu binh từng tham gia chương trình nguyên tử có thể được chữa trị miễn phí ở bệnh viện quân đội. Giờ đây Zhang cay đắng hối hận về quyết định này.
Vài ngày sau khi phẫu thuật thành công, ông cụ bỗng bị sốt, và cuối cùng được chẩn đoán dương tính với Covid-19. Chỉ hai ngày sau ông qua đời. « Ba tôi đã bị nhiễm virus ở bệnh viện ! Tôi phẫn nộ vì điều đó. Nếu họ công bố sự thật, chẳng bao giờ tôi đưa ông về Vũ Hán » – Zhang tố cáo, đòi hỏi chính quyền phải chịu trách nhiệm.
Đại dịch là thảm kịch tàn phá « giấc mộng Trung Hoa » của Tập Cận Bình, người đã tái thúc đẩy tinh thần dân tộc chủ nghĩa kể từ khi lên nắm quyền năm 2013. Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng hôm 07/02
đã làm nổ ra một trận sóng thần phẫn nộ trên mạng, khiến đội quân kiểm duyệt bị quá tải trong một thời gian ngắn. Đã quen giám sát từ ly từng tí, lần đầu tiên đội ngũ này phải luôn tay xóa cờ Mỹ và những bài hát đấu tranh của người biểu tình Hồng Kông trên mạng xã hội Hoa lục.
Nhà sử học độc lập Dương Lập Phàm (Zhang Lifan) nhận định : « Cuộc khủng hoảng là một thử nghiệm chưa từng có đối với Tập Cận Bình ». Kể từ khi nhà nước cộng sản Trung Quốc được thành lập năm 1949, nhiều người đã biết cách đọc những gì ẩn chứa phía sau các thông tin tuyên truyền, luôn ngờ vực những thông báo chính thức. Nhưng lần này kiểm duyệt đã gây ra cái chết của hàng ngàn người vô tội, thường là những người « ái quốc » tử tế như ông Zhang Lifa, cựu chiến binh Giải phóng quân.
« Hoàng đế đỏ » đánh hơi được sự nguy hiểm, đã nhanh chóng siết chặt việc xử lý khủng hoảng, đóng vai thủ lãnh chiến tranh bảo vệ tổ quốc trước « con ác quỷ virus » qua việc tăng cường ồ ạt tuyên truyền. Nhà lãnh đạo tập trung mọi quyền lực trong tay, với « tư tưởng » được ghi vào điều lệ đảng, sau đó khẳng định đã có những chỉ thị từ ngày 07/01. Ông ta « tuốt gươm » trảm những quan chức ở Hồ Bắc – những con dê tế thần của ông.
Richard McGregor, Viện Lowy ở Sydney nhận xét : « Ông Tập đã tái vận dụng thành công phương thức của các hoàng đế Trung Hoa thời xưa, luôn đổ tội cho các quan địa phương ». Ngay cả Zhang Hai đang đau khổ vì cái tang, cũng nghĩ rằng « nạn dịch đã được chính quyền trung ương quản lý tốt », sai sót là do quan chức tỉnh.
Độc tài và đàn áp
Trong cảnh khốn đốn, Tập Cận Bình – người chủ trương một Trung Quốc « đỏ máu », từ ngữ của nhà Trung Quốc học Alice Ekman – tăng gấp đôi sự độc đoán và thổi bùng dân tộc chủ nghĩa, khai thác tối đa bài thuốc ý thức hệ mà ông ta đã áp đặt cho quốc gia đông dân nhất thế giới từ bảy năm qua. Tại Hoa lục, đàn áp gia tăng, điển hình là vụ bắt giữ ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), đại gia bất động sản và là đại biểu Quốc hội, người đảng viên bị nghi ngờ dám so sánh Tập Cận Bình là một « thằng hề cởi truồng » trong một bài viết gây bão mạng.
Đọc thêm: Ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc đại bại
Bộ máy trấn áp đang sẵn sàng ra tay. Nhà chính trị học độc lập Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin) nhận định : « Cuộc khủng hoảng đã khiến ông Tập tăng cường quyền hành trong đảng, không còn ai dám lên tiếng chống đối ngoài một ít nhà trí thức tự do ».
Bên cạnh việc kiểm duyệt internet, còn có các chiến dịch tuyên truyền nhằm phản công, nêu ra sự hỗn loạn ở phương Tây trước đại dịch đồng thời nhấn mạnh tính « ưu việt » của mô hình « chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa ». Nhà sử học Dương Lập Phàm cảnh báo : « Tập Cận Bình cố gắng chuyển bại thành thắng, muốn chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên đại dịch virus corona có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trong nước, về lâu về dài có thể làm lung lay sự thống trị của đảng ».
Trong quý I năm nay, tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc bị sụt mất 6,8%, một sự kiện chưa từng thấy kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay. Bóng ma thất nghiệp đang đe dọa.
Một năm trước dịp kỷ niệm 100 năm thành lập – năm 2021, đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn còn một lá bài tai hại nhằm đánh lạc hướng : lòng tự hào dân tộc được hàng trăm triệu người dân chia sẻ, do bị tuyên truyền nhồi nhét ngày đêm từ nhiều năm qua và thiếu vắng nguồn thông tin tự do, như Zhang Hai chẳng hạn. Trong tầm ngắm, là nước Mỹ của ông Donald Trump.
Dưới áp lực, Bắc Kinh giương oai diễu võ qua việc liên tục cho tập trận ngoài khơi Đài Loan, đe dọa các láng giềng trên Biển Đông, bắt giữ hàng loạt các nhà đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông. Cứ như đại dịch xuất phát từ Vũ Hán là hồi chiêng cuối cùng báo trước một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc nhiễm virus corona
Thu Hằng
Siêu vi corona thách thức tham vọng « Vành đai – Con đường » của Trung Quốc, bao phủ khắp ba lục địa Á, Âu, Phi và hai phần ba dân số địa cầu. Những thiệt hại khổng lồ về kinh tế do dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc, cùng với tình trạng phong tỏa, hạn chế mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên hầu khắp thế giới khiến dự án bá chủ của Bắc Kinh bị tác động nghiêm trọng.
Tác động thứ nhất liên quan đến tiến độ các công trình trong dự án. Ngay từ tháng 02/2020, sau Tết Nguyên đán, hàng loạt dự án trong khuôn khổ « Vành đai – Con đường » đã bị tạm ngừng hoặc giãn tiến độ do Trung Quốc phong tỏa đối phó với dịch Covid-19 ở trong nước. Sản xuất đình trệ, chuỗi cung ứng bị tác động, nhân công Trung Quốc, nếu đến được nước sở tại (Sri Lanka, Pakistan, Malaysia, Indonesia, Cam Bốt, Thái Lan…), bị cách ly 14 ngày, đã làm chậm tiến độ của các dự án. Tình hình này sẽ chưa được cải thiện trong thời gian sắp tới vì cho dù Trung Quốc đã « chiến thắng dịch bệnh » nhưng đến lượt cả thế giới đang chống chọi với virus corona.
Tác động thứ hai liên quan đến khả năng « vung tiền » của Bắc Kinh trong tương lai. Virus corona đã làm tăng trưởng của Trung Quốc trong quý I/2020 giảm 6,8% (GDP năm 2019 là 6%). Thiệt hại này chắc chắn sẽ hạn chế khả năng tài chính của Trung Quốc cho các dự án lớn ở nước ngoài vì Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc với chi phí cho y tế cộng đồng và tái thiết kinh tế trong nước.
Sắp tới, các chủ nợ Trung Quốc sẽ chỉ có thể tái đàm phán nợ với các nước vay vốn và « sẽ không cấp những khoản tín dụng khổng lồ như từng thấy trong quá khứ, ví dụ một dự án lớn về đường sắt, cảng biển hoặc đập thủy điện », theo nhận định với báo mạng Deutsche Welle (17/04) của bà Agatha Kratz, thuộc văn phòng tư vấn Rhodium Group ở New York.
Thực ra, virus corona chỉ là yếu tố tác động mới trong Sáng kiến Vành đai – Con đường. Trước khi xảy ra dịch, dự án đầy tham vọng này đã bị ảnh hưởng vì tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chững lại và nhiều ngân hàng bắt đầu giảm tín dụng cho các công trình trong dự án Con đường tơ lụa mới. Ngoài ra, công luận Trung Quốc có thể sẽ chỉ trích việc đầu tư ra nước ngoài thay vì chấn hưng kinh tế, bảo đảm đời sống cho người dân.
Một ý khác được chuyên gia Kratz nêu lên, đó là « một trên 5 đô la mà Trung Quốc cho vay có khả năng gặp khó khăn. Nếu thêm yếu tố Covid-19, thì sẽ phải nhận ra rằng cần phải cải thiện mô hình và chất lượng các khoản tín dụng ».
Đây là một thách thức rất quan trọng, vì, theo thẩm định của công ty khai thác mỏ BHP, được Deutsche Welle trích dẫn, tổng chi phí cho các công trình liên quan đến Sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc có thể lên đến gần 1,3 nghìn tỉ đô la trong vòng 10 năm, đến 2023, cao gấp 7 lần Kế hoạch Marshall cứu châu Âu sau Thế Chiến II.
Dùng « quà » để duy trì ảnh hưởng
Tuy nhiên, do tương lai kinh tế thế giới cũng không sáng sủa trong và sau giai đoạn dịch Covid-19, nên Bắc Kinh vẫn có thể tiếp tục duy trì và mở rộng ảnh hưởng, khiến nhiều nước mang ơn mà không mất nhiều chi phí. « Mọi sự ủng hộ của Trung Quốc đều được hoan nghênh », theo nhận định của chuyên gia Kratz, nên Bắc Kinh « chỉ cần tặng quà, trang thiết bị cho những nước đang cần hoặc cấp một số khoản vay nhỏ với lãi suất thấp để xây dựng bệnh viện dã chiến ».
Chiến lược này đã được áp dụng với Ý, cũng như với một số nước Nam Mỹ và Nam Phi, những khu vực Trung Quốc nắm đến 30-40% tổng khối nợ nước ngoài của những nước này.
Cuối cùng, để tiếp tục duy trì ảnh hưởng tại những quốc gia trên, Bắc Kinh có thể sử dụng chiến thuật tái đàm phán nợ, như tạm hoãn hoặc giãn thời gian thanh toán, trong bối cảnh dịch Covid-19 sẽ gây thiệt hại lớn về nhân mạng và tài chính cho những nước này.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200501-phan-tich-trung-quoc-con-duong-to-lua-covid-19
Singapore: Lao động nhập cư, nạn nhân chính của Covid-19
Minh Anh
Singapore trong thời gian qua được ví như là một mô hình quản lý dịch bệnh virus corona hiệu quả. Thế nhưng, một đợt dịch thứ hai đang tràn đến. Nạn nhân chủ yếu là những người lao động nhập cư, những thân phận bị người dân và các lãnh đạo của đảo quốc, nằm trong số những quốc gia giầu nhất thế giới này, lãng quên.
Thông tín viên đài RFI, khu vực Đông Nam Á, Gabrielle Maréchaux tường thuật :
« Đôi tay họ xây lên những tòa nhà chọc trời của Singapore, nhưng tại thành phố đắt đỏ đứng hàng thứ ba thế giới này, những công nhân nhập cư sống trong các khu ký túc xá và trong sự chung đụng nguy hiểm trong thời buổi dịch bệnh này.
Ông Ethan Guo, thuộc Hiệp hội Transient Workers Count Too (TWC2), nhắc lại : Quý vị hãy hình dung chúng có cái gì đó giống như là những nhà trại, những tòa nhà rất lớn, lớn nhất ở Singapore, có thể chứa đến 25.000 lao động và phần đông số họ đến từ Bangladesh và Ấn Độ.
Ngủ trên những chiếc giường tầng, ở đó 15 người có thể chia nhau ở trong vài mét vuông, chật hẹp và va chạm giữa người này với người khác đã làm tăng vọt tỷ lệ lây nhiễm. Khoảng 94% số ca bệnh đến từ các khu ký túc xá này, và sự thật cho thấy rõ cộng đồng dân cư này đã bị Singapore bỏ quên.
Ông Ethan Guo nói tiếp : Phần lớn người dân Singapore trong cuộc sống thường nhật không có tiếp xúc với những lao động nhập cư. Thật sự là có hai thế giới cùng tồn tại song song ở Singapore và hai cộng đồng người dân.
Nếu như nhiều người dân Singapore thừa nhận đã khám phá phần nào điều kiện sinh sống của hàng ngàn người lao động nhập cư này, việc chữa trị cho họ rất có thể trở thành một thách thức chính trị. Thủ tướng hiện nay sắp hết nhiệm kỳ bảo đảm rằng chính phủ của ông sẽ lo chữa trị cho các lao động nước ngoài giống như là đối với người Singapore.
Tuy nhiên, mức lương của họ thấp hơn mức lương trung bình của Singapore đến 7 lần ».
Bất chấp TQ đe dọa kinh tế, Australia sẽ vẫn điều tra nguồn gốc nCoV
Bộ trưởng thương mại Úc, Simon Birmingham, cho biết dịch viêm phổi Vũ Hán là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn vì thế nhất thiết phải tìm hiểu nguồn gốc của nó. Ông cũng khẳng định việc này sẽ được thực hiện mà không thể bị cản trở “bởi sức ép hay mối đe dọa kinh tế nào” từ Bắc Kinh, theo The Epoch Times.
Trả lời phỏng vấn ABC Radio AM hôm 28/4, ông Birmingham nói rằng “Lập trường của Australia rất rõ ràng, chúng tôi tin rằng cần mở một cuộc điều tra để xác thực nguyên nhân gây ra dịch bệnh làm thiệt mạng hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới”.
Phát biểu của ông Birmingham được đưa ra sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Úc, ông Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye), hôm 26/4 tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Australian Financial Review (AFR) rằng nếu Úc tiếp tục điều tra nguồn gốc virus Vũ Hán thì có thể Úc sẽ mất đi lượng lớn khách du lịch tới từ Trung Quốc.
Không dừng ở đó, ông Nghiệp còn đe dọa rằng nếu quan hệ giữa hai nước trở nên ảm đạm thì Trung Quốc có thể sẽ ngừng nhập khẩu thịt bò và rượu vang từ Úc.
Birmingham nói rằng ông cảm thấy thất vọng với các phát biểu của ông Nghiệp, và nhắc lại quan điểm rằng cần phải điều tra nguồn gốc virus Vũ Hán để một đại dịch như thế này “không bao giờ lặp lại”.
Mặc dù vậy, ông Birmingham nói rằng Úc “vẫn hy vọng có một mối quan hệ tích cực với Trung Quốc”, nhưng nó cần phải được xây dựng “trên cơ sở tin cậy và minh bạch”, ngay cả khi cuộc điều tra diễn ra.
Trên Twitter cá nhân, thượng nghị sĩ Concetta Fierrabidei-Wells đã phản hồi trước nhận xét Đại sứ Trung Quốc rằng, “Điều đáng buồn là, việc làm vừa lòng chính quyền Trung Quốc đã trở thành điểm nhấn của chính sách đối ngoại “dựa trên khách du lịch TQ” của chúng ta. Ngay năm ngoái, ba tàu chiến Trung Quốc đã được phép ghé thăm Sydney đúng dịp kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn! Sẽ cần nhiều sự can trường chính trị hơn để nói không với TQ”.
Lãnh thổ Bắc Úc đưa ra kế hoạch chấm dứt các hạn chế virus
Tin từ SYDNEY, Úc – Lãnh thổ Bắc Úc sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế về cách ly xã hội vào tháng 6 khi họ không ghi nhận trường hợp nhiễm coronavirus nào trong ba tuần. Đây là tiểu bang hoặc lãnh thổ đầu tiên ở Úc đưa ra thông tin chi tiết về kế hoạch khởi động lại nền kinh tế địa phương.
Vào hôm thứ năm (30/4), Bộ trưởng Michael Gunner cho biết các hạn chế sẽ được dỡ bỏ trong ba giai đoạn. Các giới hạn tụ tập xã hội cho các môn thể thao không tiếp xúc, đám cưới và đám tang sẽ được
dỡ bỏ vào hôm thứ Sáu (1/5). Các hạn chế đối với nhà hàng và quán rượu sẽ được nới lỏng vào giữa tháng Năm và tất cả các hạn chế còn lại sẽ được gỡ bỏ vào ngày 5 tháng Sáu.
Ông Gunner cho biết Lãnh thổ Bắc Úc nới lỏng các hạn chế sau khi không ghi nhận trường hợp nhiễm coronavirus mới trong ba tuần. Lãnh thổ Bắc Úc có dân cư thưa thớt chỉ ghi nhận 28 trường hợp nhiễm coronavirus, và chỉ có ba trường hợp chưa phục hồi. Úc áp đặt các hạn chế cách ly xã hội nghiêm ngặt kể từ tháng Tư, làm giảm tỷ lệ lây nhiễm mới xuống khoảng 1% mỗi ngày, so với 25% từ một tháng trước.
Một số tiểu bang bắt đầu nới lỏng các hạn chế, mặc dù họ không nêu rõ khi nào tất cả các hạn chế sẽ được dỡ bỏ. Từ hôm thứ Sáu (1/5), người dân ở Lãnh thổ Bắc Úc sẽ được phép bắt đầu các môn thể thao ngoài trời không tiếp xúc miễn là họ có thể cách xa nhau 1.5 mét (5 feet).
Ông Gunner cho biết lệnh hạn chế tổ chức đám cưới và đám tang ngoài trời, từng bị giới hạn không quá 10 khách, nay cũng không còn bị giới hạn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/lanh-tho-bac-uc-dua-ra-ke-hoach-cham-dut-cac-han-che-virus/