Tin khắp nơi – 01/02/2019
Tổng thống Trump ‘sớm gặp’ Chủ tịch Tập Cận Bình
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31/1 cho biết ông sẽ sớm gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để tìm cách ký kết một thỏa thuận thương mại toàn diện.
Theo Reuters, cả ông Trump và nhà đàm phán thương mại hàng đầu của ông cùng cho biết về tiến bộ đáng kể trong hai ngày thảo luận cấp cao Trung – Mỹ.
Phát biểu tại Nhà Trắng trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, ông Trump bày tỏ lạc quan rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đi tới “thỏa thuận lớn nhất từng đạt được”.
Theo Reuters, không có chi tiết cụ thể về cuộc đàm phán với ông Tập được thông báo, nhưng ông Trump nói rằng có thể có hơn một cuộc gặp.
Trung Quốc đề xuất Tổng thống Trump gặp Chủ tịch Tập vào tháng sau
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã được mời dẫn đầu đoàn đàm phán của Mỹ tới Bắc Kinh vào khoảng giữa tháng Hai.
Nhà Trắng ra thông báo rằng thời hạn ngày 2/3 để nâng mức thuế từ 10% lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla là “thời hạn chắc chắn”, nếu không có thỏa thuận nào đạt được vào ngày 1/3.
Theo Reuters, ông Trump nói rằng ông không nghĩ sẽ cần phải gia hạn.
Nguyên thủ Mỹ nói thêm: “Tôi nghĩ rằng khi Chủ tịch Tập và tôi gặp nhau, sẽ đạt đồng thuận về mọi điểm”.
Đưa phụ nữ Trung Quốc tới Mỹ sinh con,
19 người bị truy tố
19 người đã bị truy tố ở miền nam California vì dính líu tới ba đường dây đưa các bà bầu Trung Quốc “đi du lịch và sinh con” ở Mỹ để con có quốc tịch Hoa Kỳ.
Reuters dẫn một thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ hôm 31/1 nói rằng đây là lần đầu tiên cáo trạng liên bang được áp dụng đối với những người điều hành cũng như khách hàng của dịch vụ “sang Mỹ du lịch rồi sinh con”.
Tin cho hay, ba bị cáo đã bị bắt sáng 31/1, trong khi 16 người khác có tên trong cáo trạng vẫn lẩn trốn.
Họ bị cáo buộc liên quan tới ba “nhà hộ sinh” hoạt động ở miền nam California, thu hút các nữ khách hàng giàu có từ Trung Quốc và đã bị giải tán tháng Ba năm 2015.
Trung Quốc khuyên du khách ‘cảnh giác cao’ khi du lịch Mỹ
Theo tài liệu tại tòa, các hành khách Trung Quốc được dạy cách nói dối khi phỏng vấn xin visa tại lãnh sự quán Mỹ rằng họ sẽ chỉ ở lại Hoa Kỳ trong hai tuần, cũng như mặc quần áo rộng khi tới cửa khẩu sân bay để giấu bụng bầu.
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định trao quyền công dân cho bất kỳ trẻ nhỏ nào sinh ra trên đất Mỹ.
Các công tố viên nói rằng các đường dây trên đã phạm tội lừa đảo về nhập cư, rửa tiền và lừa dối những người chủ cho các phụ nữ mang thai Trung Quốc thuê nhà.
Theo Reuters, những phụ nữ giàu có mua dịch vụ “du lịch Mỹ để sinh con” phải trả từ 15 tới 80 nghìn đôla.
Thương chiến Mỹ-Trung:
Trump muốn ‘một thỏa thuận lớn’ với TQ
Tổng thống Mỹ DonaldTrump ngày 31/1 tuyên bố ông muốn cómột thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung “thật lớn”, nhưng cũng ra chỉ dấu rằng sẽ có sự trì hoãn nếu các cuộc thương lượng khôngđạt được mục tiêu mở rộng kinh tế Trung Quốc cho lĩnh vựcnông nghiệp và công nghiệp Hoa Kỳ.
Phát biểu với báo giới khi hai ngày đàm phán cấp cao Mỹ-Trungsắp kết thúc, ông Trump nói ông chưa biết liệu có nên dời thờihạn nâng thuế quan đối với hàng Trung Quốc vào đầu tháng Ba hay không.
Trong lúc phái đoàn đàm phán của hai nền kinh tế hàng đầu thếgiới chuẩn bị hoàn tất ngày đàm phán thứ nhì tại thủ đô nướcMỹ nhằm xoa dịu cuộc thương chiến kéo dài nửa năm, ôngTrump loan báo sẽ không có hiệp ước chung cuộc nào cho tớikhi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tương laigần.
Ông Trump trước đó đã đe dọa ngày 2/3 sẽ tăng thuế lên 200 tỷđô la giá trị hàng Trung Quốc, từ 10 lên thành 25 phần trăm, nếuđôi bên không đạt được một thỏa thuận và ban thuế mới lênphần hàng còn lại của Trung Quốc nhập cảng Hoa Kỳ.
Sau khi vòng đàm phán hai ngày kết thúc, ông Trump sẽ tiếptrưởng đoàn Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lưu Hạc, tại Tòa BạchỐc. Hai giới chức trong Bạch Cung cho hay dịp này có khả năngông Lưu sẽ chuyển lời đề nghị gặp gỡ của Chủ tịch Tập CậnBình tới Tổng thống Donald Trump.
Tại sao Mỹ phải mất hơn 1 thập kỷ
mới truy tố Huawei?
Hoa Kỳ đã truy tố Huawei và bà Mạnh Vãn Chu với 23 bản cáo trạng, đồng thời gửi yêu cầu chính thức cho Canada về việc dẫn độ bà Mạnh ngày 29/1, nhưng cuộc điều tra về công ty này đã bắt đầu từ 2007.
Mối liên hệ với Iran
Theo SCMP, thời điểm này, nhân viên FBI đã làm rõ các nghi vấn về hoạt động kinh doanh của Huawei tại Iran. Người bị điều tra, tên đã bị bôi đi trong cáo trạng, được FBI gọi là “Cá nhân -1” được xem là một trong những người sáng lập Huawei Technologies.
Theo bản cáo trạng đầu tiên, Huawei và bà Mạnh Vãn Chu bị buộc tội lừa dối các ngân hàng và chính phủ Hoa Kỳ về hoạt động kinh doanh của họ ở Iran.
Cáo buộc cho rằng trong giai đoạn 2009-2014, Huawei đã cố tình né tránh lệnh cấm vận của Mỹ với Iran bằng cách giao dịch thông qua công ty Skycom.
Cáo buộc cũng chỉ ra bà Mạnh và các giám đốc điều hành khác của Huawei – bao gồm “Cá nhân -1” – đã nhiều lần gọi Skycom là “đối tác địa phương.”
Tuy nhiên, các công tố viên cho biết Skycom thật chất do Huawei sở hữu thông qua một công ty con khác.
Trong suốt quá trình FBI điều tra, “Cá nhân -1” đã khai sai bản chất sự việc, nói rằng Huawei không tiến hành hoạt động nào vi phạm luật xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 7/2007 cho thấy Hoa Kỳ đã nghi ngờ Huawei hoạt động bất hợp pháp ở Iran kể từ khi George W. Bush đang là Tổng thống.
5 năm sau, vào năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ công bố báo cáo cho rằng các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei và ZTE Corp có nguy cơ đe dọa cho an ninh quốc gia
Hoa Kỳ. Báo cáo cho rằng sản phẩm của 2 công ty này có thể được Trung Quốc sử dụng để đánh cắp dữ liệu, hoạt động gián điệp. Huawei đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc này.
Ăn cắp bí mật công nghệ của T-Mobile
Một con robot tên Tappy do T-Mobile phát triển được giữ an toàn trong phòng thí nghiệm ở Washington. Tappy có thể bắt chước cử động ngón tay của con người để kiểm tra độ bền điện thoại.
Công nghệ sử dụng cho Tappy là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ, nhưng T-Mobile vẫn cho phép một số nhà sản xuất điện thoại tiếp cận Tappy trong phòng thí nghiệm.
Năm 2012, các kỹ sư tại Mỹ của Huawei đã tiếp cận với Tappy sau khi hai công ty ký kết thỏa thuận. Các công tố viên Hoa Kỳ hiện cáo buộc Huawei đã vi phạm thỏa thuận này.
Các bằng chứng chỉ ra rằng kỹ sư của Huawei đã nhận lệnh từ các giám đốc điều hành ở Trung Quốc để chụp ảnh ghi chú thông số kỹ thuật của Tappy.
Một kỹ sư của Huawei (cáo trạng gọi là AX) bị cáo buộc đã lấy cánh tay robot từ phòng thí nghiệm T-Mobile mà không được phép. Ban đầu, AX phủ nhận việc đánh cắp này nhưng “sau đó tuyên bố ông tìm thấy nó trong túi của mình”.
Người này sau đó đã trả lại cánh tay nhưng trước đó đã gửi email hình ảnh và thông tin kỹ thuật cho các đồng nghiệp Trung Quốc.
Sau vụ việc, Huawei thông báo họ đã tiến hành điều tra nội bộ và tuyên bố các cá nhân liên quan “tự mình hành động”.
Bất chấp nỗ lực tự tách mình khỏi vụ việc, các cáo trạng từ phía Mỹ cho biết phát hiện Huawei đã đưa ra “chương trình giải thưởng cho những nhân viên đánh cắp được thông tin bí mật từ các đối thủ cạnh tranh”.
Nếu bị kết tội, Huawei đối mặt với án phạt 5 triệu đôla, hoặc ba lần giá trị của bí mật thương mại bị đánh cắp, tùy theo số tiền nào lớn hơn.
T-Mobile đã đưa Huawei ra tòa về việc này và đòi khoản bồi thường 500 triệu đôla, nhưng sau đó chấp nhận mức 4,8 triệu đôla vào năm 2017. Sự việc khi đó được xét xử như một án dân sự chứ không phải hình sự.
Trả lời BBC, T-Mobile BBC cho biết họ không có bình luận gì về các cáo trạng mới do Mỹ đưa ra.
Chuyện gì sẽ xảy ra?
Một số chi tiết của cuộc điều tra vẫn được giữ kín, cáo trạng cũng chỉ được công bố một phần.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, một thẩm phán sẽ được chỉ định cho từng cáo buộc, và các thẩm phán sẽ ra thời hạn cho các quy trình pháp lý tiếp theo.
Không có khung thời gian nhất định và tranh chấp có thể có thể mất nhiều năm để được đưa ra tòa. Các tranh chấp cũng có thể được giải quyết nhờ các thỏa thuận, không cần đến tòa án.
Ngay sau khi công bố các bản cáo trạng, Hoa Kỳ đã gửi cho Canada một yêu cầu chính thức để dẫn độ “công chúa” Huawei. Bộ Tư pháp Canada có tổng cộng 29 ngày để quyết định có mở một phiên điều trần dẫn độ hay không.
Bà Mạnh Vãn Chu vẫn phủ nhận tất cả những lời buộc tội chống lại mình.
Trong một tuyên bố gửi tới BBC, Huawei cũng phủ nhận mọi hành vi sai trái và nói rằng họ “thất vọng” vì các cáo buộc.
Huawei nói sau khi bà Mạnh bị bắt, họ đã cố gắng gặp Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để bàn về cuộc điều tra nhưng yêu cầu này “bị từ chối mà không có lý do”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã cân nhắc về các bản cáo trạng. Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng “quyền lực nhà nước để làm mất uy tín và đàn áp các công ty Trung Quốc trong nỗ lực bóp nghẹt các hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47069793
Nhân Viên TQ
Đánh Cắp Bí Mật Thương Mại Của Apple
Khoảng cuối tháng 01/2019, lần thứ hai, nhân viên Apple là người Trung Quốc bị bắt vì cố đánh cắp bí mật thương mại xe tự lái của Apple. Người nhân viên có thể chịu án phạt 10 năm tù và bị phạt 250,000 USD.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã cáo buộc một nhân viên Apple người Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp các bí mật thương mại của công ty. Theo bản cáo trạng, người nhân viên đang lưu trữ hơn 2,000 tài liệu liên quan đến dự án xe tự lái của Apple. Đây là lần thứ hai FBI truy tố một nhân viên Apple về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ liên quan đến dự án xe tự lái.
Bản cáo trạng trên được đưa ra đúng lúc đỉnh điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai quốc gia đang bị cuốn vào cuộc chiến thương mại, nhiều cơ quan của Mỹ cáo buộc Trung Quốc có nhiều kế hoạch ăn cắp tài sản trí tuệ từ các công ty công nghệ Mỹ trong nhiều thập kỷ. Jizhong Chen, nhà phát triển phần cứng có quốc tịch Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại từ lúc được nhận vào làm ở Apple vào mùa hè năm 2018. Chen là một trong 5,000 nhân viên của Apple tham gia vào dự án xe tự lái của công ty. Dự án được biết đến với tên gọi Project Titan, đã hoạt động bí mật trong nhiều năm.
Trong lúc cố chụp ảnh nơi Apple triển khai dự án, Chen đã bị đồng nghiệp phát hiện. Nhóm bảo mật toàn cầu của Apple nói với FBI, Chen từng sao lưu dữ liệu từ máy tính làm việc của mình vào ổ cứng và máy tính cá nhân. Trích nội dung bản cáo trạng: “Đội ngũ của Apple cũng tìm thấy Chen có hơn 2,000 tập tin chứa tài liệu bảo mật của Apple, bao gồm hướng dẫn sử dụng, bản tóm tắt và các biểu đồ”.
Ngoài ra, FBI cho biết đã tìm thấy hàng trăm bức ảnh chụp màn hình máy tính chứa các thông tin nhạy cảm của Apple. Trong số đó có nhiều hình ảnh cho thấy chúng được chụp từ máy tính của Chen. Theo bản cáo trạng, những bức ảnh được chụp vào khoảng tháng 12/2018. Ngoài ra còn có một số ảnh được chụp từ tháng 06/2018, thời điểm Apple thuê Chen. Trong lúc dự định bay về Trung Quốc, Chen đã bị chính phủ Mỹ bắt. Chen nói với Apple rằng ông dự định thăm người cha đang bệnh ở quê nhà. Hiện Chen có khả năng phải đối mặt với án tù 10 năm và mức phạt 250,000 USD.
Tom Neumayr, người phát ngôn của Apple khẳng định: “Apple bảo mật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình rất nghiêm túc. Chúng tôi đang làm việc với cơ quan chức năng về vấn đề và đang chuyển tất cả các câu hỏi đến FBI”.
Trước đó, FBI từng buộc tội Xiaolang Zhang, một công dân Trung Quốc cũng làm việc trong dự án xe tự lái của Apple. Zhang bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại trong thời gian 3 năm làm việc tại Apple. Hồi tháng 05/2018, Zhang cũng nói với các giám sát viên của mình rằng ông muốn trở về Trung Quốc để chăm sóc người mẹ bệnh nặng. Trước lúc trở về Trung Quốc, Zhang đã xin nghỉ việc tại Apple để làm việc cho EV Xiaopeng Motors, một startup của Trung Quốc. Đội an ninh của Apple đã yêu cầu Zhang mở máy tính và di động để kiểm tra. Họ phát hiện Zhang đã AirDrop (chuyển) 40 GB dữ liệu nhạy cảm về dự án vào máy tính của vợ mình. Apple cho rằng có 60% dữ liệu thuộc diện bảo mật cao.
Mỹ từ lâu đã nghi ngờ và cáo buộc chính phủ Trung Quốc khuyến khích hành vi trộm cắp bí mật thương mại nhằm xây dựng các ngành công nghiệp cho riêng mình. Những cáo buộc liên quan đến hành vi trộm cắp bí mật thương mại của Trung Quốc ngày càng tăng cao. Tháng 10/2018, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã buộc tội 10 công dân Trung Quốc khi cố tấn công vào các công ty hàng không vũ trụ.
Một tháng sau, DOJ tiếp tục cáo buộc một công ty công hữu của Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại của Micron Technologies của Mỹ. Tháng 12/2018, DOJ buộc tội thêm hai công dân Trung Quốc tấn công 45 công ty và cơ quan chính phủ của Mỹ trong 12 năm ròng rã.
Nổi bật nhất gần đây, Canada đã bắt giữ bà, Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei theo yêu cầu của Mỹ. Lý do chính của vụ bắt giữ là việc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Tuy nhiên, cũng ngay trong cuối tháng 01/2019, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc bà Mạnh và Huawei đang cố lừa đảo và đánh cắp bí mật thương mại của T-Mobile.
Nguoivietphone.com.
https://vietbao.com/a290324/nhan-vien-tq-danh-cap-bi-mat-thuong-mai-cua-apple
Mỹ tạm dừng tuân thủ hiệp ước vũ khí với Nga,
có thể rút sau 6 tháng
Hoa Kỳ sẽ đình chỉ việc tuân thủ Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga vào thứ Bảy, 2/2, và chính thức rút khỏi sau 6 tháng, nếu Moscow không chấm dứt việc vi phạm hiệp ước như đã bị cáo buộc, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo hôm thứ Sáu, 1/2.
Hoa Kỳ sẽ xem xét lại việc rút khỏi hiệp ước nếu Nga tuân thủ hiệp ước vốn cấm hai bên triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung đặt trên mặt đất ở châu Âu.
Nga đã phủ nhận chuyện vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt đạt được hồi năm 1987.
Ông Pomp Pompeo nói với các phóng viên tại Bộ Ngoại giao Mỹ rằng: “Nga đã từ chối thực hiện các bước để tuân thủ trở lại một cách thực sự và có thể kiểm chứng được. Chúng tôi sẽ gửi cho Nga và các bên tham gia hiệp ước khác lời thông báo chính thức rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp ước gọi tắt là INF, có hiệu lực sau 6 tháng”.
Nếu Nga không tuân thủ hiệp ước trở lại một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng được trong thời hạn 6 tháng bằng cách phá hủy một cách có thể xác minh được các tên lửa, bệ phóng và thiết bị đi kèm là những cái vi phạm INF, hiệp ước sẽ chấm dứt”, theo lời ông Pompeo.
Hoa Kỳ cáo buộc một loại tên lửa hành trình mới của Nga vi phạm hiệp ước. Tên lửa đó là Novator 9M729, được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gọi là SSC-8.
Nga nói rằng do tầm bắn của tên lửa nên nó nằm ngoài hiệp ước và cáo buộc Hoa Kỳ bịa ra cớ để rút khỏi hiệp ước mà đằng nào Mỹ cũng muốn từ bỏ để có thể phát triển tên lửa mới. Nga cũng đã từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ về việc phá hủy loại tên lửa mới.
Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên hôm 1/2 rằng Hoa Kỳ đã không sẵn lòng thảo luận về vấn đề này.
Một vài giờ trước khi có thông báo của ông Pompeo, một tuyên bố của NATO cho biết khối liên minh này sẽ ủng hộ hoàn toàn thông báo của Mỹ về việc rút khỏi hiệp ước.
Đặc sứ Mỹ đề ra các yêu cầu
về phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Đặc sứ Hoa Kỳ về vấn đề Triều Tiên ngày 31/1 đưa ra một danh sách dài các yêu cầu về phi hạt nhân hóa có thể khiến Bình Nhưỡng nổi đóa, dù Tổng thống Trump đã thông báo rằng thời gian, địa điểm cho thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai đã được ấn định và ca ngợi ‘những tiến bộ to lớn’ trong cách ông đối ứng với quốc gia cộng sản này.
Trong bài diễn văn tại đại học Stanford ở Palo Alto, bang California, đặc sứ Stephen Biegun kêu gọi Triều Tiên phải công bố tất cả các chương trình hạt nhân và phi đạn của họ, đồng thời cảnh báo những phương án có thể xảy ra nếu tiến trình ngoại giao thất bại.
Đặc sứ Biegun nói Washington sẽ phải có chuyên gia tiếp cận và cơ chế giám sát các địa điểm phi đạn và hạt nhân chính yếu cũng như phải đảm bảo rằng các kho vật liệu, võ khí, phi đạn, bệ phóng, và các võ khí hủy diệt hàng loạt khác của Bình Nhưỡng phải được tiêu hủy hoặc tháo dỡ.
Đặc sứ Biegun thông báo lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un, đã cam kết trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Triều Tiên hồi tháng 10 rằng sẽ giải giới và tiêu hủy các cơ sở làm giàu plutonium và uranium của Bình Nhưỡng.
Thông tin đặc sứ Biegun đưa ra nhiều hơn thông tin do Ngoại trưởng Pompeo công bố sau chuyến thăm Triều Tiên và cũng nhiều hơn các thông báo công khai của Bình Nhưỡng.
Trong khi đặc sứ Biegun cho biết “còn nhiều việc phía trước” thì Tổng thống Trump cho báo giới biết hôm 31/1 rằng địa điểm và thời gian cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim đã được nhất trí và sẽ được loan báo vào tuần tới.
Ngoại trưởng Pompeo trước đó một ngày cho hay Bình Nhưỡng đồng ý họp vào cuối tháng Hai tại “một nơi nào đó ở Châu Á.”
Bộ Ngoại giao Mỹ nói đặc sứ Biegun sẽ sang Hàn Quốc ngày 3/2 để thảo luận các bước kế tiếp hầu thăng tiến mục tiêu về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách hoàn toàn và kiểm chứng được cũng như các bước cần làm thêm trong các cam kết mà lãnh đạo Mỹ-Triều đưa ra hồi thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore tháng Sáu năm ngoái.
Mỹ muốn khống chế Venezuela
để giành lại « sân sau » Nam Mỹ
Ngày 28/01/2019, Hoa Kỳ thông báo các biện pháp trừng phạt nhắm vào công ty dầu lửa quốc gia Venezuela, tạo thêm áp lực đối với chế độ của Nicolas Maduro. Trả lời phỏng vấn đài RFI, bà Isabelle Rousseau, giáo sư thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế, trường Colegio de Mexico cho rằng qua việc bóp nghẹt Venezuela, Mỹ muốn quay trở lại khống chế vùng Nam Mỹ.
Bà Isabelle Rousseau là tác giả của các bài viết đáng chú ý là « Dầu lửa đóng vai trò trung tâm trong cuộc khủng hoảng Venezuela » và « Sự hỗn loạn tại Venezuela liệu có thể lan rộng ra khu vực hay không ? ». RFI Tiếng Việt xin giới thiệu.
RFI : Washington thông báo các trừng phạt nhắm vào công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA. Tấn công vào nguồn thu từ dầu lửa, phải chăng đó là phương tiện gây áp lực tốt nhất của Hoa Kỳ nhằm làm suy yếu chế độ của Nicolas Maduro ?
Isabelle Rousseau : Hoa Kỳ muốn làm mạnh hơn, không chỉ làm suy yếu, mà muốn bóp nghẹt chính phủ của Maduro. Và một trong những cách tốt nhất, đó là nhắm vào nguồn thu nhập từ dầu lửa. Venezuela chuyển sang Hoa Kỳ từ 500.000 đến 600.000 thùng dầu thô mỗi ngày để lọc (đây chỉ là ước tính bởi vì rất khó có được số liệu khả tin – RFI). Và đó là nguồn thanh khoản – nguồn tiền mặt duy nhất của chế độ Nicolas Maduro. Bởi vì Venezuela tuy xuất khẩu nhiều dầu lửa sang Trung Quốc, nhưng đó là để trả nợ. Venezuela nợ Trung quốc khoảng 20 tỉ đô la và trả nợ bằng dầu thô.
Như vậy, trong tương lai, nếu không có nguồn thu nhập xuất khẩu dầu lửa sang Hoa Kỳ thì Venezuela không thể tồn tại. Làm thế nào trả lương cho các công chức và quân đội ? Trong khoảng 15 ngày, nếu chế độ của Maduro bị bóp nghẹp, không có nguồn tiền từ Hoa Kỳ thì sẽ xẩy ra khủng hoảng nghiêm trọng tại Venezuela và người dân sẽ chống lại chế độ của Maduro.
Maduro đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ nhưng không cắt quan hệ thương mại với Mỹ. Đương nhiên, đó là vì ông ta cần tiền bán dầu lửa. Do vậy, Juan Guaido đã lập một văn phòng thương mại tại Washington với sự hiện diện của đảng Voluntad Popular (đảng của Guaido) để tiếp nhận nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa.
Như vậy, khoản tiền này không được chuyển cho chế độ của Maduro mà cho chính phủ lâm thời của Guaido. Các văn phòng đại diện thương mại đang được lập ra tại châu Âu, Úc, Israel, Canada và những nơi khác, với đại diện là người của phe đối lập hoặc của đảng Voluntad Popular. Chúng ta chờ xem phản ứng của Maduro và các đồng minh của ông ta.
RFI : Giờ đây đã có hai phe rõ ràng và mỗi bên đều có lập trường ngày càng cứng rắn hơn. Vậy các kịch bản có thể xẩy ra là gì ?
Isabelle Rousseau : Có hai vế. Thứ nhất là tình hình tại Venezuela với hai lực lượng đối đầu với nhau : Nicolas Maduro đối đầu với Juan Guaido. Quyền tổng thống Guaido có cả một kế hoạch buộc Nicolas Maduro phải từ bỏ quyền lực, nhưng điều gây tác động mạnh nhất mà phe của Guaido đang làm hiện nay : đó là cố gắng thành lập các hội đồng đại biểu ở cấp cơ sở khắp mọi nơi, cùng với kế hoạch ân xá cho các công chức và quân nhân.
Đối với Guaido, điều rất quan trọng là có được sự ủng hộ của khoảng một phần ba số quân nhân, không phải là những sĩ quan cao cấp vì họ rất giàu, mà là các binh sĩ nghèo khổ như những người dân. Ngoài José Luis Silva, tùy viên quân sự của sứ quán Venezuela tại Mỹ (vốn từng ủng hộ Maduro), cũng có khá nhiều nhân viên làm việc tại 9 lãnh sự quán Venezuela ở Hoa Kỳ thừa nhận Guaido là tổng thống.
Do vậy, có thể nói, đang có một sự thay đổi. Hoạt động kháng cự rất quan trọng nhưng nếu chỉ có một mình Guaido mà không có các thương lượng quốc tế, thì mọi việc có nguy cơ phức tạp. Do đó, vế thứ hai, tức là quốc tế có tầm quan trọng chủ chốt và các cuộc thương lượng ở cấp cao nhất hiện đang diễn ra, giữa một bên là Nga, Trung Quốc và bên kia là Hoa Kỳ.
RFI : Trung Quốc và Nga có những lợi ích gì tại Venezuela ?
Isabelle Rousseau : Từ nhiều năm nay, Nga và Trung Quốc đóng vai trò bình dưỡng khí cho chế độ Maduro, cho vay để chế độ này có thể tồn tại. Hiện nay, Venezuela còn nợ của Trung Quốc gần 20 tỉ đô la và nợ Nga 8 tỉ. Nhưng tôi nghĩ rằng Nga và Trung Quốc chắc đang chán ngấy Maduro. Họ muốn tống khứ kẻ đồng minh đang ngày càng gây khó xử, nhưng đồng thời vẫn bảo vệ được các lợi ích của họ tại Venezuela.
Nga và Trung Quốc đã mua rất nhiều các quặng mỏ hoặc khu vực khai thác dầu khí, nhất là từ năm 2015. Các mỏ dầu đã được bán tống bán tháo. Năm 2015 cũng là năm phe đối lập giành thắng lợi áp đảo tại Quốc Hội Venezuela. Quốc Hội do phe của Guaido nắm quyền đã bỏ phiếu chống lại việc bán rẻ các mỏ dầu.
Phe đối lập thường xuyên tuyên bố : Khi lên nắm quyền, chúng tôi sẽ không thừa nhận các khoản nợ, không thừa nhận các giao dịch bán giếng dầu, mỏ dầu. Do vậy, đương nhiên là Nga và Trung Quốc muốn bảo vệ các tài sản của họ hoặc ít ra là đề phòng, bảo vệ các lợi ích của họ.
Ngoài ra, Venezuela cũng có rất nhiều mỏ vàng, coltan, bô-xít, bạc… Không chỉ có Nga nắm giữ một phần các quặng coltan và vàng mà cả Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Điều này giải thích vì sao Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào hồ sơ Venezuela, đứng về phía Nga và Trung Quốc.
RFI : Thế còn lợi ích của Hoa Kỳ tại Venezuela là gì ? Phải chăng là dầu lửa mà Mỹ cần cho các nhà máy lọc dầu ?
Isabelle Rousseau : Không. Bây giờ Mỹ không cần nữa. Khi Hugo Chavez lên nắm quyền, Venezuela sản xuất khoảng 3,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ngày nay, sản lượng dầu giảm, dao động trong khoảng từ 1 đến 1,2 triệu thùng. Trước đây, Venezuela đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba trong số các nước xuất khẩu dầu lửa nhiều nhất sang Mỹ. Giờ đây, nước này xuất khẩu ít và Hoa Kỳ đã trở thành nước sản xuất dầu lửa nhiều nhất và hiện nay, Canada là nước cung cấp nhiều dầu lửa cho Mỹ. Do vậy, dầu lửa của Venezuela không còn đóng vai trò sống còn đối với Hoa Kỳ.
Ngược lại, Mỹ khống chế Venezuela thông qua dầu lửa. Và điều quan trọng nhất đối với Mỹ là quay trở lại khống chế vùng Nam Mỹ. Đó là khẩu hiệu « châu Mỹ của người Mỹ » và học thuyết Monroe*. Bởi vì kể từ thời Bush và cả thời Obama, Hoa Kỳ đã không quan tâm đến châu Mỹ Latinh. Tình trạng này có lợi cho Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu tại tất cả các nước châu Mỹ Latinh (ngoại trừ Mêhicô). Mỹ đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba và giờ đây muốn giành lại ảnh hưởng. Nhất là khi Trung Quốc và Nga – nước này có vai trò quan trọng ở Venezuela – được coi là đối thủ cạnh tranh của Mỹ và do vậy, đó là một vấn đề địa chính trị đối với Hoa Kỳ.
RFI : Vào thời điểm hiện nay, chủ đề thương lượng là gì ?
Isabelle Rousseau : Theo tôi, đó là sự ra đi của Maduro. Người ta sẽ buộc Maduro phải ra đi, hơn nữa, ông ta đã mất sự ủng hộ của người dân, bởi vì họ rất bất bình và hứng chịu cực khổ từ lâu nay. Trong lúc có khủng hoảng nhân đạo và an ninh, việc khước từ cho mở hành lang nhân đạo để cung ứng thuốc men, chăm sóc y tế và tiếp tế thực phẩm, đó là điều không thể chấp nhận được.
Thế nhưng, ai biết được, giống như Bachar Al Assad, Maduro có thể không từ bỏ chiếc ghế tổng thống và để cho tình hình sa lầy thêm. Nếu mất sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, ông ta sẽ phải ra đi và luật ân xá sẽ được áp dụng. Những nước có thể đón ông ta là Panama, Mêhicô và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng thương lượng giữa các cường quốc cũng có thể thất bại. Mọi chuyện đều có thể diễn ra. Chính vì thế, điều quan trọng là phải nhìn xem quốc tế có phản ứng, ủng hộ ra sao.
RFI : Hoa Kỳ bóng gió đe dọa can thiệp quân sự. Liệu điều này có thể xẩy ra không ?
Isabelle Rousseau : Trước tiên, những ai có thể nghĩ rằng phe đối lập Venezuela mong muốn Hoa Kỳ can thiệp thì thật là sai lầm. Đối với Guaido và phe đối lập, điều cơ bản là những người lãnh đạo đất nước phải có được tính chính đáng mà người dân chấp nhận. Juan Guaido không muốn chịu ơn sự can thiệp của Mỹ để có chức tổng thống. Ông ta sẽ chỉ chấp nhận điều này nếu như thực sự không còn cách nào khác.
Tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng tất cả mọi khả năng đều được xem xét là một sự đe dọa mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo tôi, tuyên bố này nhằm làm dịu tình hình bên phía Maduro rằng nếu điều gì xẩy ra đối với Guaido hoặc những người thân của ông ta thì Hoa Kỳ luôn ở bên cạnh. Đó là một thứ vũ khí răn đe chứ không hàm ý điều gì. Và trong mọi trường hợp, Trung Quốc và Nga cũng đang xoa dịu Maduro để tránh xẩy ra bạo lực, bởi vì trên thực tế, các thương lượng đang diễn ra giữa ba cường quốc này.
Vả lại, cả Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đều không muốn quân đội của họ can thiệp vào Venezuela. Trước ngày 23/01 vừa qua, Nga cũng đã đưa nhóm « Wagner ». Đó là những nhân viên bán vũ trang của một công ty tư nhân phục vụ điện Kremlin. Dường như công ty này có khoảng 400 người. Nhóm này đã từng can thiệp vào Syria, Libya, Sudan, Cộng hòa Trung Phi v.v… Như vậy, Nga đã hiện diện tại Venezuela và đây là kịch bản « chiến tranh lạnh».
******
Học thuyết Monroe
Học thuyết Monroe do chính tổng thống Mỹ James Monroe đề xướng, trong thông điệp liên bang lần thứ 7 trước Quốc Hội, ngày 02/12/1823, với hai nguyên tắc chính: châu Mỹ không chấp nhận chế độ thực dân hoặc can thiệp từ phía châu Âu, đặc biệt là đối với các nước mới giành được độc lập và các hành động đó đều sẽ được xem như là một mối đe dọa cho an ninh và hòa bình ở vùng Tây Bán Cầu này; đồng thời, Mỹ cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ châu Âu.
Đây là nền tảng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự, cách diễn giải của Mỹ về học thuyết này cũng được mở rộng: Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo đảm an ninh và hòa bình tại châu Mỹ – hàm ý vùng ảnh hưởng, sân sau của Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190131-hoa-ky-venezuela-san-sau-nam-my-nga-trung-quoc
Cố vấn của TT Trump: Không có chuyện
sắp can thiệp quân sự vào Venezuela
Viên cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm thứ Sáu,1/2, rằng không có chuyện Hoa Kỳ sắp can thiệp quân sự vào Venezuela, nhưng quan chức này cũng nhắc lại rằng tất cả các phương án vẫn được để ngỏ.
Khi được hỏi liệu hành động can thiệp quân sự của Hoa Kỳ – hoặc của Brazil hay Colombia hay của cả ba quốc gia phối hợp với nhau – có sắp xảy ra hay không, ông John Bolton, viên cố vấn của ông Trump nói với chương trình phát thanh Hugh Hewitt rằng: “Không”.
Bộ Nội an Mỹ dựng trường giả,
bắt di dân không giấy tờ
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho hay họ đã lập một trường đại học giả ở Michigan để nhắm mục tiêu vào các di dân đang học ở Mỹ mà không có đầy đủ giấy tờ cho phép, theo các cáo trạng của tòa liên bang được công bố hôm 30/1.
Tám người đã bị bắt và bị truy tố vì âm mưu lừa đảo visa và chứa chấp người nước ngoài để kiếm lời, theo lời Công tố viên đặc trách Quận hạt Miền đông Michigan, ông Matthew Schneider. Sáu người trong số đó đã bị bắt vùng đô thị Detroit, một người bị bắt ở Florida và một người ở Virginia.
Một bản cáo trạng nói rằng các bị cáo đã giúp ít nhất 600 “công dân nước ngoài ở lại, tái nhập cảnh và làm việc bất hợp pháp ở Hoa Kỳ và tích cực chiêu sinh để họ đăng ký vào một trường giả, việc làm này là một phần của chiêu trò ‘trả tiền để được ở lại'”.
Các bản cáo trạng đã được nộp hôm 15/1 và được công bố hôm 30/1.
Nội dung các văn bản này cáo buộc rằng từ tháng 2/2017 đến tháng 1/2019, các bị cáo đã “âm mưu với nhau và với những người khác để thực hiện những việc gian dối giúp hàng trăm công dân nước ngoài ở lại và làm việc bất hợp pháp ở Hoa Kỳ bằng cách chiêu sinh để họ đăng ký vào một trường đại học tư ở vùng đô thị Detroit, song những kẻ gian dối này lại không biết rằng trường đó được điều hành bởi các đặc vụ HSI (Đơn vị Điều tra An ninh Nội địa), trong khuôn khổ một chiến dịch bí mật”.
HSI là một đơn vị điều tra của Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Trường đại học giả nằm ở Farmington Hills, ngoại ô Detroit. Trang web của trường quảng cáo rằng đây là một trường đại học đáng tin cậy, với cái tên là “Đại học Farmington”. Tuy nhiên, trường này có đội ngũ nhân viên là các đặc vụ làm việc cho Bộ An ninh Nội địa.
Nhà chức trách Hoa Kỳ cáo buộc rằng các sinh viên đã đăng ký cũng “biết rằng họ sẽ không tham gia bất kỳ lớp học thực tế nào, không lấy tín chỉ hoặc học hành tiến bộ để lấy một tấm bằng trên thực tế”, theo một bản cáo trạng.
Tám bị cáo bị cáo buộc giúp ghi danh các sinh viên, đổi lại, chúng được nhận tiền mặt, tiền hoa hồng, và tiền trợ cấp học phí trong khuôn khổ chiêu trò “trả tiền để được ở lại”.
Rahul Reddy, một luật sư di trú ở Houston, cho biết trong một cuộc phát trực tiếp trên mạng rằng những sinh viên là di dân mà có thể đã ghi danh vào trường đại học kể trên đã bị bắt giam tại Houston, Atlanta, Charlotte và St. Louis.
Các đặc vụ HSI đã tiến hành cuộc điều tra này từ năm 2015, theo Văn phòng Công tố Hoa Kỳ.
(USA Today, Washington Post)
https://www.voatiengviet.com/a/bo-noi-an-my-dung-truong-gia-bat-di-dan-khong-giay-to/4768470.html
Trump-Quốc hội: Chưa bên nào nhượng bộ
về tường biên giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lập pháp bên đảngDân chủ ngày 31/1 cương quyết giữ vững lập trường về bứctường biên giới Mỹ-Mexico, khiến mọi người ngờ vực về khảnăng đôi bên đạt thỏa thuận trong lúc các cuộc thương lượngđang diễn ra.
Tại cuộc họp báo, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nhắc lại“Trong luật chi tiêu sẽ không có ngân khoản nào dành cho tườngbiên giới.”
Thay vào đó, bà Pelosi nói, tài trợ để bổ sung công nghệ an ninhbiên giới và tài trợ thêm cho cửa khẩu thì đang mở ngỏ cho thảoluận.
Trước đó, phe Dân chủ ủng hộ 1,3 tỷ đô la xây thêm rào biêngiới trong năm nay hoặc cải thiện hàng rào sẵn có.
Đáp lại, Tổng thống Trump nói “Không có tường, không giảiquyết.”
Quốc hội có tới ngày 15/2 là thời hạn chót để đề ra một kếhoạch mới tăng cường bảo vệ biên giới phía Nam.
Các lãnh đạo bên Dân chủ kêu gọi Tổng thống Trump, để mởđường cho đàm phán thành công, chớ can thiệp, để cho các nhàthương thuyết làm việc với nhau.
Phớt lờ lời đề nghị đó, ông Trump ngày 31/1 đăng hàng loạt tin nhắn trên Twitter dự đoán đàm phán sẽ thất bại và đưa ra nhữnglời cảnh báo.
“Sẽ có thêm binh sĩ được phái tới Biên giới phía Nam để ngănâm mưu xâm nhập của những kẻ phi pháp, bằng những chuyếnxe lữ hành lớn,” ông Trump viết.
Phe Dân chủ đã gợi ý những biện pháp tăng cường an ninh biêngiới khác thay vì là xây tường thành, điều mà họ cho là tốn kémvà không hiệu quả. Từ Phòng Bầu dục hôm 31/1, Tổng thốngTrump nhấn mạnh “Có thể có những biện pháp khác” bảo vệbiên giới, “nhưng các biện pháp khác chỉ hiệu quả nếu có mộthàng rào thực thể.”
Tổng thống Trump muốn Quốc hội chuẩn chi 5,7 tỷ đô la trongnăm tài khóa này để khởi công xây bức tường thành dài 3200 cây số, thực hiện lời hứa của ông khi tranh cử.
Nếu đôi bên không đạt được thỏa thuận trước giữa tháng Hai, cóthể chính phủ phải tái tục đóng cửa sau đợt đóng cửa kỷ lục 35 ngày từ hôm 22/12 làm gián đoạn các dịch vụ công và khiến 800 ngàn công chức liên bang không được lãnh lương trong hơn 1 tháng.
Nếu Quốc hội không ra được một luật chi tiêu theo đúng ý ôngTrump, Tổng thống đã dọa sẽ cân nhắc tới chuyện tuyên bố tìnhtrạng khẩn cấp quốc gia để qua mặt Quốc hội xây tường biêngiới. Chuyện này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều vụ kiệntụng.
Theo luật, Quốc hội chuẩn chi phân bổ ngân sách cho các dự ánliên bang.
Lạnh chết người ở Mỹ, vậy ‘trái đất nóng lên’ đâu?
Timothy TrầnGửi tới BBC từ Virgina, USA
Một đợt không khí lạnh nhất trong một thế hệ, được gọi là cơn lốc cực, vừa tràn xuống Canada và Hoa Kỳ cướp đi mạng sống của ít nhất 10 người. Vậy hiện tượng trái đất nóng lên đâu?
Ngày 31/1/2019 sẽ đi vào lịch sử của thành phố Chicago của nước Mỹ như là ngày lạnh nhất của thành phố này, từ khi người ta bắt đầu thu thập những số liệu thời tiết, với nhiệt độ thấp nhất xuống đến âm 30 độ C.
Thị trấn Greenland đang tan chảy ở Bắc Cực
Chống biến đổi khí hậu qua ảnh chỉ mất thời gian?
TQ hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu
Có đến 250 triệu người Mỹ rơi vào vùng thời tiết khắc nghiệt như ở Chicago, bao gồm các tiểu bang Bắc Dakota, Wisconsin, Michigan, Illinois, Minnesota.
90 triệu người Mỹ may mắn hơn, “được” rơi vào một khu vực “dễ chịu” hơn với nhiệt độ trung bình trong ngày là 0 độ C, bao gồm vùng Đông Bắc, với thành phố New York, và khu vực lệch xuống phía Nam một chút là vùng thủ đô Washington.
Một người Mỹ gốc Việt sống tại trung tâm thành phố Chicago, anh Tran H. cho biết rằng đã ba ngày nay tất cả mọi hoạt động như công xưởng, trường học, đều đóng cửa, và theo lời anh, nhiệt độ lạnh nhất là âm 30 độ C, nhưng khi có gió thì có khi sẽ là âm 50 độ C, lạnh hơn cả Bắc cực và đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn.
Cái lạnh cùng cực đặc biệt khó cho người Mỹ gốc Việt thích ứng, kể cả những người Việt đã qua Mỹ định cư trên vài chục năm.
Bà Thanh Mỹ, dân cư Michigan, ở vùng này đã hơn 20 năm tả: “Lần đầu tôi nghĩ mình mường tượng được cái cảm giác ‘chết cóng’ nó ra sao. Lạnh đến nỗi khi thay áo, dù phòng đóng kín cửa, tim vẫn đập loạn xạ làm tôi có cảm tưởng nó sắp vỡ tung ra. Nhưng đầu thì nóng như lúc lên cơn cao máu, rồi chóng mặt. Dễ sợ thật.”
Đến sáng ngày 31/1 đã có ít nhất 10 người thiệt mạng trong vùng thời tiết “Bắc cực và Hy Mã Lạp Sơn” đó. Một người đàn ông bị chết trong garage với thân thể đông cứng tại tiểu bang Wisconsin… Và con số tử vong có lẽ tiếp tục tăng.
Anh Trần H. cho biết các trung tâm ấm áp (warm centers) được thành lập khắp nơi trong thành phố Chicago để người vô gia cư đến tránh rét. Tin cho biết trong đêm 30/1 một nhà hảo tâm bỏ tiền ra thuê 70 phòng khách sạn để cho người vô gia cư có thể đến tá túc.
Các kênh truyền hình liên tục đưa hình ảnh thành phố Chicago chìm trong lớp bụi tuyết, vừa đẹp vừa đáng sợ.
Người ta đã phải đốt lửa trên các đường rầy xe lửa để tàu hỏa có thể chạy được. Dưới con sông ngang thành phố Chicago, người ta thấy một chiếc tàu phá băng y như cảnh vùng Bắc cực.
Tại tiểu bang Indiana xa hơn về phía Nam, lính chữa lửa đã hết hồn khi những vòi nước họ dùng để dập tắt một đám cháy ngay lập tức phun ra những đám bụi tuyết mù mịt.
Tại Chicago đã xảy ra những vụ cướp…áo ấm, mà chiếc mắc nhất là cả ngàn đô la.
Các bản tin khí tượng dự báo rằng vùng Trung Tây của nước Mỹ, tức là các tiểu bang hiện đang hứng chịu không khí “Bắc cực và Hy Mã Lạp Sơn”, sẽ còn chịu đựng nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C cho đến cuối tuần này.
Sao bảo trái đất đang nóng lên?
Trong một đợt lạnh giá kinh hoàng như vậy, không khỏi có nhiều người tự hỏi: Ủa sao lại nói là trái đất nóng dần lên?
Một trong những người đó là Tổng thống Donald Trump. Ông chụp lấy cơ hội này tweet ngay khi đợt không khí lạnh bắt đầu tràn xuống hồi đầu tuần, rằng thì là nóng đâu mà nóng, chẳng có chuyện khí hậu thay đổi đâu.
Tổng thống Trump từ trước đến giờ luôn nói rằng ông không tin rằng trái đất nóng dần lên như đa số các nhà khoa học đưa ra.
Trong một trận tuyết đổ hồi năm ngoái, một dân biểu liên bang của Đảng Cộng hòa cũng hốt một nắm tuyết đưa cho các đồng sự để chứng minh rằng chẳng có chuyện trái đất nóng gì cả.
Một giáo viên gốc Việt không muốn nêu tên nói với tác giả rằng những phát biểu như của Tổng thống Trump cũng thấy nơi các sinh viên năm thứ nhất, khi họ học về biến đổi khí hậu, mà buổi học đó lại rơi vào một ngày lạnh bất thường.
Đáp trả Tổng thống Trump, các nhà khoa học khí tượng lên tiếng bảo rằng Tổng thống không phân biệt được giữa thời tiết và khí hậu.
Thời tiết là những gì diễn ra trong một một thời điểm nào đó, ở đâu đó, còn khí hậu lại là dài hạn, và nhìn chung là nhiệt độ người ta đo được trung bình hàng năm rõ ràng là tăng lên.
Hơn nữa sự thay đổi khí hậu đó còn thể hiện ở chỗ lạnh thì lạnh lắm và nóng thì cũng nóng lắm. Và đợt lạnh “Bắc cực Hy Mã Lạp Sơn” mà Bắc Mỹ đang hứng chịu chính là cái lạnh cực đoan đó.
Tổng thống Trump và ông dân biểu Cộng hòa đó không phải là những người duy nhất không tin vào biến đổi khí hậu.
Những người thuộc giới bảo thủ, nhiệt tâm tôn giáo cũng nói như thế, đối với họ thì mọi sự lạnh nóng trên đời này do bàn tay của Thượng đế cả.
Công bằng mà nhìn lại lịch sử trái đất thì có những giai đoạn nóng bức nhưng cũng có những giai đoạn lạnh giá mà người ta gọi là giai đoạn băng hà.
Vậy thì đúng là Thượng đế rồi, chứ còn con người có đốt than đốt dầu ầm ầm thì cũng làm sao mà thay đổi ý chí Thượng đế được! Phải vậy không?
Quả thực là có một quá trình mà các nhà khoa học cho rằng nó làm cho không khí trái đất nguội đi, thậm chí trở nên lạnh giá. Đó là hiệu ứng Albedo.
Theo hiệu ứng này thì khi các loại khí thải, bụi mù trở nên dày đặc, nó sẽ làm cản trở năng lượng mặt trời, và trái đất sẽ trở nên lạnh giá.
Trẻ em Việt Nam và nỗi lo sợ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ‘tác động nhiều đến phụ nữ’
Giải thích một cách nôm na về chuyện biến đổi khí hậu là người ta đốt than đốt dầu nhiều quá tạo nên chất thán khí, khí này làm nên một lớp vỏ bọc giống như kiếng xe hơi, khi ta ngồi trong xe có kiếng xe kéo lên sẽ thấy nóng hơn bên ngoài. Trái đất hiện nay bị bọc bởi một lớp thán khí tương tự như kiếng xe hơi vậy.
Vậy thì cứ chờ hiệu ứng Albedo, thán khí dày đặc thì trái đất sẽ nguội lại, lo gì?
À nhưng mà nhiệt độ chỉ mới nóng lên vài độ thì nước biển đã dâng lên để có thể xóa sổ một vài đảo quốc, những trận bão trở nên dữ tợn hơn để xóa sổ cả một thành phố nhỏ tại Florida như những trận bão đổ vào tiểu bang này trong năm 2018.
Liệu cho đến khi hiệu ứng Albedo xảy ra thì loài người có còn không? Bao nhiêu trận bão dữ Florida, lạnh giá Bắc cực, và cháy rừng California xảy ra nữa?
Có thể là có bàn tay của Thượng đế trên những chặng đường dài hàng triệu năm, nhưng đời người chỉ vỏn vẹn có ba vạn sáu nghìn ngày, và những đợt lạnh “Bắc cực Hy Mã Lạp Sơn”, bão Florida, cháy rừng California thì có thể đến ngày càng dày đặc hơn trong khoảng cách một thế hệ, 25 năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47084425
Facebook và Twitter
xóa hàng loạt tài khoản phao tin giả và độc hại
Ngày 31/01/2019, Facebook và Twitter thông báo đã thanh lọc hàng loạt tài khoản để tránh không cho các thế lực nước ngoài lợi dụng mạng xã hội của mình.
Bị áp lực sau vụ Nga lợi dụng để can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, Facebook và Twitter muốn chứng tỏ sự minh bạch của mình. Facebook chẳng hạn, khẳng định đã ngăn chặn những tin thất thiệt đến từ Iran. Đây là thông báo thứ hai của Facebook sau lần đầu vào tháng 8/2018.
Thông tín viên RFI tại San Francisco, Eric de Salve cho biết thêm chi tiết :
“Theo Facebook, chiến dịch thao túng thông tin dính líu tới Iran nhắm vào 26 quốc gia trong đó có Pháp… Mục tiêu là phát đi tiếng nói từ Teheran và gây căng thẳng trên những chủ đề nhạy cảm nhất : tranh chấp Israel-Palestine, chiến sự ở Syria hay ở Yemen.
Phương thức đều như nhau : Thông tin được phát tán một cách có phối hợp thông qua những tài khoản giả, được trình bày như là ở tại chỗ và viết bằng các thứ tiếng của từng quốc gia. Đơn vị an ninh mạng của Facebook xác nhận không thể biết là chiến dịch này được thực hiện theo lệnh của chính quyền Iran hay là do những tác nhân khác.
Tổng cộng, theo Facebook, có ít ra là 2 triệu tài khoản đã theo đọc ít nhất một trong số những trang tin này trên Facebook, hơn 250 000 trên mạng Instagram.
Còn Twitter hôm qua, cũng thông báo kết luận điều tra về hoạt động của các tác nhân nước ngoài trên hệ thống của họ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ tháng 11 vừa qua.
Twitter khẳng định là có những hành vi thao túng thông tin từ Iran, Venezuela và Nga, nhưng quy mô không ồ ạt như từng ghi nhận trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, điều đã khiến cho Jack Dorsay, chủ tịch tổng giám đốc Twitter và Mark Zuckerberg, chủ tịch Facebook phải ra điều trần trước Quốc Hội Mỹ vào năm ngoái.
Facebook đóng cả ngàn tài khoản ở Indonesia
Facebook hôm nay, 01/02/2019, cho biết đã đóng cả ngàn trang mạng và tài khoản ở Indonesia (800 tài khoản, 207 trang), có dính líu đến một nhóm gọi là Saracen, từng bị cảnh sát nước này tố cáo là phao tin thất thiệt trên mạng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190201-facebook-twitter-xoa-tai-khoan-phao-tin-gia-doc-hai
Venezuela:
‘Tổng thống lâm thời’ Guaidó nói vợ ‘bị đe dọa’
Tổng thống lâm thời tự xưng của Venezuela Juan Guaidó nói gia đình ông đã bị đe dọa, trong bối cảnh đất nước tiếp tục bị khủng hoảng chính trị.
Trong một bài phát biểu tại Đại học Trung tâm Venezuela (VCU), ông nói cảnh sát đã đến tư gia của ông để tìm vợ ông.
Ông Guaidó tuyên bố mình là tổng thống trong tháng này và ngay lập tức được Mỹ và một số quốc gia châu Mỹ Latinh công nhận.
Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro?
Phe đối lập Venezuela ‘gặp gỡ quân đội’
Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro?
Ngay lúc này, các lực lượng đặc biệt đã ở nhà tôi tìm FabianaÔng Juan Guaidó
Tòa Venezuela cấm Juan Guaido ra nước ngoài
Trong một bài phát biểu tại Đại học Trung tâm Venezuela (VCU), ông nói cảnh sát đã đến tư gia của ông để tìm vợ ông.
Ông Guaidó tuyên bố mình là tổng thống lâm thời trong tháng này và ngay lập tức được Mỹ và một số quốc gia châu Mỹ Latinh công nhận.
Nga, Trung Quốc và Mexico ủng hộ Tổng thống Nicolás Maduro.
Hậu thuẫn quân sự được coi là rất quan trọng đối với việc bám giữ quyền lực của ông Maduro. Nhưng ông Guaidó nói rằng ông đã có các cuộc họp bí mật với quân đội để giành được sự ủng hộ trong việc lật đổ ông Maduro.
Các cuộc biểu tình đã được tổ chức trên khắp đất nước kể từ khi ông Maduro bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 10/01/2019. Ông Maduro được bầu vào năm ngoái trong một cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi, trong đó nhiều ứng cử viên phe đối lập đã bị cấm tranh cử hoặc bị bỏ tù.
Khoảng ba triệu người đã chạy trốn khỏi Venezuela trong bối cảnh kinh tế cấp bách.
‘Một kế hoạch cho tất cả’
Ông Guaidó cho biết: “Ngay lúc này, các lực lượng đặc biệt đã ở nhà tôi tìm Fabiana,” nhà lãnh đạo phe đối lập nói trong bài phát biểu tại trường đại học.
TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro
Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống?
Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?
“Chế độ độc tài nghĩ rằng họ sẽ làm chúng tôi sợ hãi. Tôi đã nhận được thông tin này trước khi tôi đến đây. Nhưng tôi đã không bắt đầu với điều đó. Tôi bắt đầu với một kế hoạch cho tất cả người Venezuela.”
Hướng trực tiếp tới lực lượng an ninh, ông Guaidó nói: “Tôi sẽ buộc các vị chịu trách nhiệm về bất kỳ sự đe dọa nào với con tôi, đứa bé mới 20 tháng tuổi.”
Tôi sẽ buộc các vị chịu trách nhiệm về bất kỳ sự đe dọa nào với con tôi, đứa bé mới 20 tháng tuổiÔng Juan Guaidó
Tổng thống tự xưng nói trong một sự kiện phác thảo tầm nhìn khoáng đại của ông cho định hướng tương lai của đất nước.
Ông Guaidó kêu gọi “tái lập các dịch vụ công”, các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ và hỗ trợ cho “các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất” của nền kinh tế.
“Chúng tôi muốn một đứa trẻ được sinh ra ở bất kỳ nơi nào ở Venezuela đều có khát vọng ngang bằng, hoặc nhiều hơn bất kỳ đứa trẻ nào sống ở Madrid, Barcelona hoặc Bogota hoặc bất kỳ nơi nào khác trên thế giới”, ông nói.
Ông kêu gọi người dân Venezuela tập hợp lại vào thứ Bảy 02/2 như một phần của các cuộc biểu tình mới để yêu cầu “hỗ trợ nhân đạo”.
Ông Guaidó trước đó cho biết ông đã có “các cuộc họp bí mật với các thành viên của lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh”. Ông không nói đã nói chuyện với ai.
Đại diện quân sự hàng đầu của Venezuela tại Hoa Kỳ, Đại tá Jose Luis Silva, đã đào thoát – nhưng các nhân vật quân sự cấp cao ở Venezuela ủng hộ ông Maduro.
Là người đứng đầu Quốc hội Venezuela, ông Guaidó nói rằng hiến pháp cho phép ông nắm quyền lực tạm thời khi tổng thống được coi là bất hợp pháp.
Tuy nhiên Tòa án tối cao Venezuela đã cấm nhà lãnh đạo này của phe đối lập rời khỏi đất nước và đóng băng các tài khoản ngân hàng của ông.
‘Sẵn sàng đàm phán’
Ông Maduro nói với hãng thông tấn Nga RIA rằng ông đã sẵn sàng đàm phán với phe đối lập “vì lợi ích của Venezuela” nhưng sẽ không chấp nhận tối hậu thư hoặc tống tiền.
Ông nhấn mạnh rằng ông có sự hậu thuẫn của quân đội, cáo buộc những kẻ đào ngũ đã lập âm mưu đảo chính.
Nhiều sĩ quan giữ chức vụ như bộ trưởng hoặc các vị trí có ảnh hưởng khác trong chính quyền, nội các Maduro hiện nay.
Hôm thứ Năm, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu, trong một nghị quyết không ràng buộc, công nhận ông Guaidó là tổng thống lâm thời cho đến khi cuộc bầu cử mới có thể được triệu tập.
Quốc hội không có quyền hạn về chính sách đối ngoại nhưng kêu gọi Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên của mình tuân theo.
Tôi chúc Nicolas Maduro và các cố vấn hàng đầu của ông nghỉ hưu lâu dài, yên tĩnh, sống trên một bãi biển đẹp ở một nơi nào đó xa Venezuela. Họ nên tận dụng sự ân xá của Tổng thống Guaido, và ra đi. Càng sớm càng tốtÔng John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ
‘Càng sớm càng tốt’
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Federica Mogherini, nói Liên Minh châu Âu đã đồng ý thành lập một nhóm liên lạc với các quốc gia Mỹ Latinh nhằm giải quyết khủng hoảng, nhưng đặt ra thời hạn 90 ngày để tìm một giải pháp chính trị.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter vào hôm thứ Tư rằng ông đã nói chuyện với ông Guaidó và ủng hộ “tuyên bố lịch sử của Tổng thống,” và ông Trump viết trong một thông điệp trên Twitter hôm thứ hai rằng “cuộc chiến giành tự do đã bắt đầu!”
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cũng đã viết thông điệp trên Twitter và có lời khuyên cho ông Maduro:
“Tôi chúc Nicolas Maduro và các cố vấn hàng đầu của ông nghỉ hưu lâu dài, yên tĩnh, sống trên một bãi biển đẹp ở một nơi nào đó xa Venezuela. Họ nên tận dụng sự ân xá của Tổng thống Guaido, và ra đi. Càng sớm càng tốt.”
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt dự kiến sẽ thúc giục các quốc gia EU áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật chủ chốt trong chính phủ của ông Maduro hôm thứ Năm, sau khi cũng nói chuyện với ông Guaidó vào thứ Tư.
Bên trong Venezuela, có các tin tức nói các nhà báo quốc tế đang bị giam giữ. Hãng thông tấn Tây Ban Nha EFE cho biết ba trong số các nhà báo của họ đang bị trục xuất đến Colombia.
Hai nhà báo người Pháp, làm việc cho một chương trình truyền hình có tên gọi “Quotidien”, cũng đã bị bắt giữ. Hai người khác, từ Chile, đã bị trục xuất.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47080385
Venezuela : Juan Guaido
tiếp xúc với Matxcơva và Bắc Kinh
Tổng thống Venezuela tự xưng tỏ thái độ hòa dịu với Nga và Trung Quốc. Một chính quyền mới sẽ có lợi cho hai chủ nợ chính của Venezuela, lãnh đạo đối lập Juan Guaido tuyên bố như trên với hãng thông tấn Reuters chiều thứ Năm 31/01/2019 tại Caracas.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí nước ngoài, tổng thống Venezuela tự xưng cho biết đang bí mật « tiếp xúc với quân đội » để thuyết phục lực lượng võ trang bỏ rơi tổng thống Nicolas Maduro. Nhưng quan trọng hơn hết là nhà lãnh đạo trẻ tuổi này đã « gửi thông điệp » thuyết phục Nga và Trung Quốc, hai đồng minh cốt lõi của Nicolas Maduro, ủng hộ một chế độ mới.
Ông nói : « Điều tốt đẹp cho Nga và Trung Quốc là tình hình ổn định với một chế độ mới ở Venezuela. Nicolas Maduro không bảo vệ Venezuela, không bảo vệ đầu tư của bất kỳ ai, ông ta không phải là một đối tác tốt của Nga và Trung Quốc ».
Cuộc phỏng vấn được thực hiện vài giờ sau cuộc mít-tinh và nhân khi Juan Guaido vắng nhà, một toán mật vụ đến tận căn hộ tìm vợ của ông để uy hiếp tinh thần. Nhà lãnh đạo đối lập 35 tuổi khẳng định « không sợ bị bắt ».
Về phần Trung Quốc, cho dù lên án Juan Guaido âm mưu đảo chính, nhưng Bắc Kinh, qua tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, Cảnh Sảng, cho biết Trung Quốc duy trì « tiếp xúc với mọi bên và bằng các phương tiện khác nhau ».
Liên Hiệp Châu Âu lập nhóm tiếp xúc
Tổng thống tự xưng ngày càng được nhiều nước công nhận. Chiều thứ năm, Nghị viện Châu Âu thông qua nghị quyết nhìn nhận Juan Guaido là « tổng thống » và kêu gọi 28 thành viên cùng ủng hộ.
Về hành động, Liên Hiệp Châu Âu sẽ lập « nhóm tiếp xúc quốc tế » để giúp tổ chức bầu cử tổng thống tại Venezuela. Theo tuyên bố của bà Federica Mogherini, lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, các nước thành viên sẽ công nhận tổng thống lâm thời của Venezuela trong những ngày tới. Mục tiêu của « nhóm tiếp xúc » không phải là làm trung gian hòa giải mà « tạo điều kiện để mọi công dân Venezuela được tự do phát biểu một cách dân chủ qua lá phiếu ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190201-venezuela-juan-guaido-tiep-xuc-matxcova-bac-kinh
Phản ứng của NATO
trước nguy cơ Mỹ rút khỏi liên minh
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn cam kết với liên minh quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng đề cập khả năng rút khỏi NATO, với những chỉ trích nhằm vào các nước thành viên không chia sẻ công bằng trong chi tiêu quốc phòng, gây gánh nặng cho Mỹ quá nhiều. Đầu tháng này, Tổng thống Trump tiếp tục nhắc lại quan điểm rằng các đồng minh đang được lợi từ Mỹ quá nhiều và nhiệm vụ của ông là không để điều này tiếp diễn.
Ngày 27/1, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, các chỉ trích của Tổng thống Mỹ về chi tiêu quốc phòng trong NATO đang có tác động tích cực. Các quốc gia NATO đang tăng cường nỗ lực để thực hiện các mục tiêu về chi tiêu quốc phòng. Đến cuối năm 2020, các đồng minh NATO sẽ bổ sung thêm 100 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng.
Ông Stoltenberg cũng khẳng định, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn cam kết đối với liên minh quân sự này. Điều này đã được khẳng định trong các tuyên bố gần đây và Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 năm ngoái. Theo Tổng thư ký NATO, liên minh quân sự này đang đoàn kết hơn bao giờ hết, bởi vì các nước hiểu rằng chỉ có sự phối hợp mới có thể giúp đối phó với các thách thức chung
http://biendong.net/bien-dong/26067-phan-ung-cua-nato-truoc-nguy-co-my-rut-khoi-lien-minh.html
Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch LHCÂ-Nhật Bản
bắt đầu có hiệu lực
Được ký kết tại Tokyo vào tháng 7 năm 2018, Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2019, xóa bỏ hầu hết các loại thuế quan đối với các doanh nghiệp châu Âu và Nhật Bản.
Với một thị trường bao gồm gần 635 triệu người tiêu dùng, nắm giữ hơn một phần ba GDP toàn cầu, thỏa thuận Liên Hiệp Châu Âu-Nhật Bản được đánh giá là có nhiều tham vọng nhất trên thế giới.
Theo ông Frédéric Sanchez, chủ tịch hiệp hội các doanh nhân Pháp Medef International, Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch LHCÂ-Nhật Bản là cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp. Nhật Bản là nước rất ưa chuộng sản phẩm “Made in France”.
“Ngay cả trước khi có hiệp định, 80% các công ty xuất khẩu sang Nhật Bản là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhật Bản có một nền văn hóa chuộng các sản phẩm chất lượng cao, trong lúc Pháp lại có các công ty có khả năng sản xuất các sản phẩm đáp ứng các mong đợi của Nhật Bản các mặt hàng cao cấp và an toàn.”
Trong lúc châu Âu nhìn thấy những cơ hội quan trọng cho ngành công nghiệp nông sản thực phẩm của mình, thì Nhật Bản lại hy vọng đạt được những bước ngoặt kinh tế cho ngành công nghiệp ô tô.
Ông Yoichi Suzuki, người đã đàm phán thỏa thuận về phía Nhật Bản xác định : “Đối ngành xe hơi, mức thuế 10% sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm. Nhưng quan trọng hơn, đó là các loại phụ tùng ô tô từng bị đánh thuế từ 4 đến 8%. Thuế quan trên mặt hàng này sẽ được loại bỏ ngay từ ngày đầu tiên, tạo điều kiện cho hợp tác công nghiệp lớn hơn trong lĩnh vực ô tô”.
Với sự biến mất của hàng rào thuế quan châu Âu, Nhật Bản đang hy vọng tăng được 1% GDP của mình.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190201-hiep-dinh-tu-do-mau-dich-lhca-nhat-ban-hieu-luc
Nghị viện châu Âu tăng tính minh bạch…
thông qua bỏ phiếu kín
Các dân biểu châu Âu ngày 31/01/2019 khi sửa đổi nội quy hoạt động, đã thông qua một văn bản nhằm tăng tính minh bạch. Theo đó, các báo cáo viên hay chủ tịch ủy ban phải công khai trên mạng những cuộc hẹn gặp với các nhà vận động hành lang, liên quan đến hồ sơ đệ trình.
Nội quy hoạt động sửa đổi được thông qua trong phiên họp toàn thể tại Bruxelles với 496 phiếu thuận, 114 phiếu chống và 33 vắng mặt. Transparency International và WWF cho rằng quy định mới là « bước đầu cụ thể để bảo đảm tranh luận công bằng ». AFP cho biết hai tổ chức phi chính phủ (NGO) trên hoan nghênh biện pháp « giúp biết được tác động của vận động hành lang trên một dự luật », nhưng tiếc rằng không được bỏ phiếu công khai.
Les Echos dẫn một nguồn thạo tin giải thích sở dĩ phương thức bầu phiếu kín – do nhóm cánh hữu PPE đề xuất – không ngăn trở được đại đa số phiếu thuận, vì nhiều dân biểu sắp hết nhiệm kỳ muốn tăng thêm nghĩa vụ cho những người kế nhiệm.
Hiện có trên 11.000 tổ chức (NGO, doanh nghiệp, cơ quan tư vấn) được liệt kê trong danh sách vận động hành lang đối với các định chế châu Âu, với khoảng trên 80.000 người.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190201-nghi-vien-chau-au-tinh-minh-bach-bo-phieu
Châu Âu lập « cơ chế mậu dịch » với Iran :
Một công đôi việc
Paris, Berlin và Luân Đôn thông báo thành lập « cơ chế Instex » để các công ty nhỏ và vừa của Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục buôn bán với Iran, nếu muốn. Biện pháp này vừa giúp doanh nhân lách lệnh trừng phạt Iran của Mỹ, vừa thuyết phục Teheran tuân thủ hiệp định hạt nhân 2015.
Đỡ đầu cơ chế mậu dịch Instex « công cụ hỗ trợ trao đổi đa phương », ba nước châu Âu Pháp, Đức, Anh cũng là những nước ký kết hiệp định hạt nhân với Iran tại Vienna, vào tháng 7 năm 2015, bên cạnh Mỹ, Nga, Trung Quốc.
Nhưng từ khi Barack Obama rời Nhà Trắng, nhóm sáu cường quốc nay còn có năm. Tổng thống Donald Trump rút bỏ hiệp định, gia tăng trừng phạt Iran và trả đũa những nước không tuân thủ cấm vận trừ một số trường hợp biệt đãi, được tiếp tục nhập khẩu dầu hỏa của Iran.
Hàng loạt các tập đoàn lớn của châu Âu như Total, Peugeot, Siemens… và tất cả ngân hàng phương Tây đã rời Iran vì sợ bị cấm thị trường Mỹ. Trong khi đó, bị cáo buộc lách né cấm vận, tập đoàn điện thoại Hoa Vi của Trung Quốc phải trả giá nặng, là một ví dụ điển hình.
Dưới sức ép của Donald Trump, Liên Hiệp Châu Âu tìm mọi cách để bảo vệ doanh nghiệp vừa và nhỏ vì hai lý do : Lãnh vực kinh tế này tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn là các đại tập đoàn nhưng lại thiếu « vốn và lực » để chịu đòn trả đũa.
« Động thái chính trị »
Liên Hiệp Châu Âu không thể tuân thủ 100% quyết định độc đoán của Mỹ vì cần phải bảo vệ hiệp định hạt nhân 2015, cụ thể là không để cho Iran có lý do chạy đua vũ trang.
Trong cuộc họp báo chung với hai đồng nhiệm Anh, Đức, Jeremy Hunt và Heiko Maas, tại Bucarest bên lề một hội nghị của Liên Hiệp Châu Âu, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh điều mà ông gọi là « động thái chính trị » của cơ chế mậu dịch Instex.
Cơ chế mậu dịch được loan báo ngày 31/01/2019 có thể tóm gọn như sau : không sử dụng đô la Mỹ để không bị rơi vào phạm trù trừng phạt. Cụ thể, một công ty châu Âu bán máy móc, linh kiện cho Iran sẽ được Iran trao đổi lại bằng sản phẩm có trị giá tương đương như dầu thô, dầu tinh lọc…Trụ sở trung ương Instex, đặt tại Paris, do một chuyên gia ngân hàng người Đức lãnh đạo, quản lý luồng hàng hóa này.
Vốn đầu : 3.000 euro
Theo thông báo, vốn đầu tiên do Anh, Pháp, Đức cung cấp cho Instex là 3.000 euro. Đúng là « ba ngàn » euro và sẽ lên tới 100.000 euro trong tương lai khi được các chính phủ thành viên đóng góp thêm.
Để guồng máy luân lưu thuận buồm xuôi gió, phía Iran cũng phải có một bộ phận quản lý đối xứng tương tự. Cho đến hôm nay, Iran chỉ mới hoan nghênh sáng kiến của châu Âu là « bước đầu khích lệ » để cứu hiệp định hạt nhân, nhưng chưa có hành động cụ thể.
Hai câu hỏi được đặt ra : Liệu chỉ trao đổi về « nông phẩm và thuốc men », như ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh, có đủ làm cho Iran toại nguyện hay không ? Và Washington có để yên hay không ?
Giới quan sát không mấy lạc quan. Theo AFP, một nguồn tin ẩn danh từ Bruxelles cho biết « cơ chế này chưa hoạt động được nếu Iran không lập một bộ phận tương tự ». Về phần Hoa Kỳ, chính quyền Washington cảnh báo châu Âu coi chừng hệ quả.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190201-chau-au-lap-co-che-mau-dich-iran-mot-cong-doi-viec
“Áo Vàng”: Cảnh sát Pháp lạm dụng
súng bắn đạn cao su tự vệ – LBD 40 ?
Khoảng 40 người biểu tình trở thành nạn nhân của loại súng bắn đạn cao su tự vệ (Lanceur de balle de défense, LBD) của cảnh sát trong vòng hai tháng diễn ra phong trào Áo Vàng (cuối tháng 11/2018 đến giữa tháng 01/2019).
Vỡ quai hàm, mặt chảy máu, mất một mắt, bị thương ở chân hoặc tay…, hình ảnh một số người bị thương, được quay tại chỗ, tay ôm mặt dính máu, hoặc ngã gục, hoặc được một số người sơ cứu, liên tục được truyền tải trên phương tiện truyền thông và trên mạng xã hội.
Liệu lực lượng cảnh sát Pháp lạm dụng loại vũ khí tự vệ này hay do thiếu chuyên nghiệp ? Súng LBD 40 gây nguy hiểm như thế nào ? Liệu loại súng này sẽ bị cấm sử dụng ? Súng bắn đạn cao su hiện trở thành tâm điểm tranh luận tại Pháp.
Người biểu tình trúng đạn cao su của cảnh sát
Jim, biệt danh của một người Áo Vàng ở đảo Oléron, tham gia biểu tình tại Bordeaux hôm 08/12/2018, bị trúng đạn cao su của cảnh sát, thuật lại với đài truyền hình France 3 Nouvelle-Aquitaine hôm 19/12/2018 :
“Chúng tôi không biết thành phố Bordeaux, những người Áo Vàng chúng tôi tập trung lại với nhau và chúng tôi muốn ra khỏi khu vực đó, nhưng bị kẹt giữa một bên là cảnh sát chống bạo động (CRS), còn bên kia là đám cháy. Tôi muốn bảo vệ vợ mình nên tôi che cô ấy ở phía sau, và thế là tôi bị trúng một viên đạn cao su. Tôi bị hỏng mắt bên phải. Ba tháng nữa, bác sĩ sẽ phẫu thuật lắp mắt giả. Tôi biết là không còn con mắt phải nhưng vẫn chưa thật sự hết bàng hoàng”.
Lilian, một thiếu niên 15 tuổi sống ở ngoại ô Strasbourg, cũng bị trúng đạn cao su ở Strasbourg hôm 05/01/2019. Theo mẹ của Lilian, khi trả lời đài RMC ngày 14/01/2019, con trai bà không phải là một kẻ đập phá mà vô tình rơi vào đám đông Áo Vàng khi đi mua sắm ở trung tâm thành phố :
“Con tôi bị trúng một viên đạn cao su. Có một lỗ rất lớn trên má phải của cháu, ngay phía trên cằm và hàm cũng bị thương hoàn toàn. Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công. Cháu sẽ được khám lại trong 6 tháng nữa, rồi theo dõi xem tình hình ra sao.
Thứ Bẩy ngày 05/01, sau khi ăn trưa xong, con trai tôi ra khỏi nhà lúc 14 giờ. Cháu để ý được một chiếc áo vét từ lâu và tranh thủ mùa giảm giá. Cháu quá hài lòng nên mặc ngay chiếc áo đó và tải ảnh lên mạng xã hội. Tôi vẫn còn giữ hóa đơn mua áo, ghi giờ thanh toán là lúc 15 giờ 56. Ngay sau đó, cháu bắt đầu về nhà, đúng tuyến đường đi ra trạm tầu điện. Theo những gì bạn cháu kể, vì con trai tôi vẫn chưa nói được, đúng lúc đó, cháu và nhóm bạn thấy những người biểu tình Áo Vàng chạy về phía chúng và cả nhóm bị lẫn trong đoàn người Áo Vàng và chính lúc đó, cháu bị trúng đạn cao su”.
Trường hợp mới nhất và làm dấy lên cuộc tranh luận về việc sử dụng súng LBD 40 là một người biểu tình ở Bordeaux, có thể bị trúng đạn cao su vào đầu hôm 12/01/2019, đang được gây hôn mê nhân tạo để điều trị.
LBD 40 là súng gì ?
Từ năm 2016, lực lượng cảnh sát và hiến binh Pháp được trang bị loại súng LBD 40, súng bắn đạn cao su tự vệ (Lanceur de balle de défense), cỡ nòng 40 mm, dần thay thế loại súng Flashball, cũng bắn đạn cao su. Được công ty Thụy Sĩ Brügger & Thomet (B&T) sản xuất ở Thoune, LBD có thể bắn đạn cao su, đạn mút, thả khói hoặc hơi cay. Ban đầu, đây là một loại súng tự động phóng lựu đạn trong quân sự, sau đó được cải tiến thành một loại vũ khí chống bạo động “không sát thương”.
Nếu như thế hệ Flashball có tầm bắn 10 mét, thì loại LBD có thể bắn từ xa 50 mét và có ống ngắm. Nhật báo Le Parisien đưa ra thống kê “776 lần bắn súng LBD” chỉ riêng ngày biểu tình 01/12/2018 tại Paris. Phía Sở Cảnh sát Paris không phủ nhận con số này, nhưng từ đó, không để lộ bất kỳ thông tin nào.
Với ông Jacques Toubon, chuyên viên bảo vệ quyền của công dân Pháp (Défenseur des droits), khi trả lời đài Europe 1 (17/01/2019), cả hai loại vũ khí đều gây nguy hiểm cho người biểu tình và yêu cầu ngừng sử dụng :
“Từ 5 năm nay, chúng tôi luôn xác định rằng việc sử dụng loại súng bắn đạn cao su tự vệ gây nguy hiểm cho người biểu tình. Tôi muốn nói thêm là loại súng kém hoàn thiện nhất là súng Flashball không có bộ phận ngắm bắn, hay loại súng LBD 40 X 46 có thiết bị ngắm điện tử và có thể được sử dụng từ rất xa, cả hai đều rất nguy hiểm cho những người biểu tình và tôi xin nhắc lại biểu tình là một quyền cơ bản. Vì vậy, rất nhiều lần, ngay cả trong báo cáo của tôi gửi lên chủ tịch Hạ Viện vào tháng 01/2018, chúng tôi kêu gọi ngừng sử dụng loại vũ khí này”.
Chủ tịch công ty B&T, khi trả lời báo Le Temps (Thụy Sĩ), được Courrier international trích dẫn (18/01/2019), biện minh : “Đúng là súng LBD gây đau đớn nhưng không nghiêm trọng như vũ khí sát thương. Và nếu như những người Áo Vàng không ném bom xăng thì họ đã không bị nhắm bắn”. Vẫn theo báo Le Temps, dù việc sử dụng súng LBD gây tranh cãi từ vài năm gần đây, “Pháp vẫn muốn mua nhiều hơn loại vũ khí này. Thỏa thuận hợp đồng có thể lên đến 1,6 triệu euro”.
“Súng LBD là công cụ cần thiết”
Không phải bất kỳ nhân viên cảnh sát hoặc hiến binh nào cũng được sử dụng súng LBD. Những người được phép sử dụng phải qua quá trình đào tạo và cứ ba năm, họ phải theo khóa huấn luyện, tối thiểu là 6 tiếng. Trên nguyên tắc, lực lượng cảnh sát chống bạo động (CRS) bị cấm bắn súng LBD dưới phạm vi 10 mét. Những lực lượng cảnh sát khác, được trang bị một số công cụ khác, phải tôn trọng khoảng cách tối thiểu 3 mét với người biểu tình. Tất cả đều bị cấm nhắm bắn vào đầu và bộ phận sinh dục.
Trước quy mô và mức độ bạo lực chưa từng có trong các cuộc biểu tình Áo Vàng hai tháng vừa qua : phía người biểu tình có 1.700 người bị thương, phía cảnh sát có 1.000 người, theo ông Nicolas Pucheu, đại diện nghiệp đoàn cảnh sát UNSA-Police khi trả lời đài France 3 (19/01/2019), “biện pháp đáp trả, trong mắt công chúng, có thể là mạnh nhưng hoàn toàn phù hợp với mối đe dọa” vì “có những kẻ đập phá rất hung dữ, cố tình tấn công lực lượng cảnh sát và hiến binh”.
Về phía ông Stanislas Gaudon, phát ngôn viên nghiệp đoàn Alliance cảnh sát quốc gia, “súng LBD là công cụ cần thiết”. Trả lời đài France 3 (18/01/2019), ông nhấn mạnh :
“Súng bắn đạn cao su là một loại vũ khí trung gian, cần phải nhắc lại là chúng không sát thương. Súng LBD là cần thiết vì trong trường hợp biểu tình quá bạo động, nó cho phép sử dụng và đôi khi vô hiệu hóa những cá nhân không ngần ngại ném chất nổ vào lực lượng an ninh. Nếu có những trường hợp sử dụng sai, họ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, vì cơ quan Thanh tra của Cảnh sát Quốc gia (IGPN) tiến hành điều tra và đưa ra các biện pháp trừng phạt sau đó. Vì trong Cảnh sát Quốc gia, không có trường hợp làm sai mà không bị trừng phạt, trái với bên hình sự mà chúng tôi vẫn chỉ trích”.
Cấm súng LBD, lấy gì thay thế ?
Ông Jacques Toubon, chuyên viên bảo vệ quyền của công dân Pháp, không ngừng yêu cầu ngừng sử dụng súng LBD. Ngày 07/12/2018, khoảng 200 nhân vật, gồm nghị sĩ cảnh tả, một số nhà xã hội học, sử gia và nhà văn, cùng kêu gọi ngừng sử dụng “ngay lập tức” súng LBD trong các cuộc biểu tình vì “những vũ khí này hủy hoại những cuộc đời”.
Tuy nhiên, nếu bỏ súng LBD, lực lượng an ninh lấy gì thay thế, vì cảnh sát cũng cần có phương tiện để tự vệ ? Câu hỏi này được bộ trưởng Nội Vụ Pháp Christophe Castaner đặt ngược lại khi trả lời đài phát thanh Europe 1 (18/01/2019) :
“Từ nhiều năm nay, những người bảo vệ quyền của người dân Pháp đã kêu gọi như vậy. Nhưng về thực tế thì như thế nào ? Nếu loại bỏ những công cụ tự vệ này trong lực lượng an ninh, thì họ còn gì ? Họ chỉ còn cách xông vào đánh nhau, như vậy, chắc chắn sẽ còn nhiều người bị thương hơn. Hoặc phải dùng đến súng, giải pháp cuối cùng của họ. Vì vậy, chúng ta cần có thể được sử dụng hơi cay hoặc những công cụ như súng bắn đạn cao su. Mục tiêu là tiếp tục bảo vệ trật tự.
Sự khác biệt thực sự giữa một số người biểu tình, không phải là tất cả, đó là đôi khi họ mang theo cả thanh sắt, gậy bóng chày. Như mới đây chẳng hạn, chúng tôi đã tạm giữ một người mang theo gậy bóng chày đóng đầy đinh. Đây là những vũ khí như thời Trung Cổ. Vì thế, chúng ta phải cho phép lực lượng gìn giữ an ninh được trang bị vũ khí tự vệ. Ngược lại, đã xảy ra trường hợp là loại vũ khí tự vệ này, như súng bắn đạn cao su, bị sử dụng không đúng quy tắc”.
Tính từ đầu phong trào Áo Vàng đến ngày 11/01/2019, theo ông Eric Morvan, tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, cơ quan Thanh tra của Cảnh sát Quốc gia (IGPN) đã nhận được 200 báo cáo về tình trạng bạo lực cảnh sát và đã thụ lý 78 hồ sơ.
Hiện nay, súng LBD vẫn tiếp tục được sử dụng. Tuy nhiên, điều kiện sử dụng được ông Eric Morvan nhắc lại trong một bản lưu ý ngày 15/01, theo đó súng LBD 40 có thể được sử dụng “khi có đám đông tụ tập (…) trong trường hợp bạo lực (…) chống lại lực lượng giữ an ninh” hoặc “nếu lực lượng an ninh không thể có cách tự vệ nào khác trên khu vực họ đang hoạt động”. Ông nhấn mạnh : “Súng LBD là phương tiện đáp trả phù hợp để ngăn chặn hoặc vô hiệu hóa một người hung hăng và/hoặc nguy hiểm”.
http://vi.rfi.fr/phap/20190125-ao-vang-canh-sat-phap-sung-ban-dan-cao-su-tu-ve-lbd-40
Hải quân Hàn Quốc nhận chỉ thị cứng rắn
với phi cơ bay tầm thấp của Nhật
Lãnh đạo quân đội Hàn Quốc vừa chỉ thị cho hải quân nước này phải có hành động cứng rắn với những phi vụ bay tầm thấp của máy bay Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo vừa chỉ thị lực lượng hải quân nước này có những hành động cứng rắn nhằm đối phó với việc Nhật Bản triển khai các chuyến bay tầm thấp.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trong một tuyên bố nhấn mạnh, người đứng đầu bộ này, ông Jeong Kyeong-doo đã ban hành lệnh trên vào ngày 26/1 trong chuyến thăm đột xuất tới Bộ chỉ huy Hạm đội ở thành phố cảng Busan.
Hàn Quốc xem các chuyến bay tầm thấp do máy bay chiến đấu của Nhật Bản thực hiện là “hành động khiêu khích nghiêm trọng của một đồng minh”. Bộ trưởng Quốc phòng Jeong Kyeong-doo đã lên án mạnh mẽ Nhật Bản vì những chuyến bay như vậy, coi đây là “hành vi mang tính đe dọa mà không hải quân của bất kỳ quốc gia nào có thể chấp nhận được”.
Trong khi động viên và ca ngợi Hải quân Hàn Quốc vì đã có những phản ứng bình tĩnh, kiên quyết trước việc máy bay chiến đấu Nhật Bản bay ở tầm thấp, ông Jeong Kyeong-doo cũng đã lên án Tokyo vì đã không thừa nhận hành động của mình, thậm chí đưa ra những cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Seoul.
Hàn Quốc và Nhật Bản đặc biệt căng thẳng sau sự cố radar trên biển hôm 20/12 vừa qua. Nhật Bản cáo buộc tàu chiến Hàn Quốc đã dùng radar hỏa lực khóa mục tiêu máy bay do thám của Nhật Bản, điều mà Hàn Quốc một mực bác bỏ và biện minh rằng tàu chiến của họ chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ cứu hộ một tàu của Triều Tiên
TQ ca ngợi ‘tiến bộ quan trọng’
trong đàm phán thương mại với Mỹ
Trung Quốc nói họ đạt được “tiến bộ quan trọng” trong lần đàm phán mới nhất với Mỹ, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Phái đoàn Trung Quốc do Phó thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu có mặt tại Washington trong hai ngày 30-31/1 để đàm phán về việc giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Vào cuối kỳ họp, không có thỏa thuận nào được đưa ra, trừ cam kết sẽ mua thêm đậu nành Mỹ của Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump cho rằng cam kết này là bằng chứng cho thấy đàm phám đang tiến triển, trong bối cảnh hai nước chỉ còn 1 tháng để dàn xếp tranh chấp thương mại, ngăn chặn sự leo thang thuế quan.
Trước đó trong tháng 12, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý thời hạn 90 ngày hòa hoãn để đàm phán, với nỗ lực xoa dịu cuộc chiến đang leo thang.
Ông Trump từng tuyên bố nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thì mức thuế đã áp dụng với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng từ 10% lên 25%.
Trong cuộc họp báo với Phó Thủ tướng Lưu Hạc hôm thứ Năm, Tổng thống Trump cho biết ông hy vọng sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để đưa ra một thỏa thuận cuối cùng.
“Chúng tôi đã đạt được những tiến bộ to lớn”, Tổng thống Trump nói.
“Điều đó không có nghĩa là sẽ có một thỏa thuận, nhưng (hai nước) đã có mối quan hệ tốt đẹp và cảm giác ấm áp.”
Ngoài đậu nành, Trung Quốc cũng đồng ý tăng nhập khẩu các sản phẩm “nông sản, năng lượng, hàng hóa công nghiệp và dịch vụ” của Hoa Kỳ, Tân Hoa Xã đưa tin.
Phái đoàn của Mỹ sẽ đến Trung Quốc vào giữa tháng Hai để tiếp tục thảo luận.
Cam kết đậu nành
Ngay sau quyết định tạm hòa hoãn vào tháng 12, Trung Quốc – vốn là nhà nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, – đã mua 1,13 triệu tấn đậu từ Mỹ.
Sau 2 ngày đàm phán, Phó thủ tướng Lưu Hạc đã đồng ý tăng con số này lên 5 triệu tấn.
Đậu nành luôn là chủ đề quan trọng trong các cuộc đàm phán giữa hai phía, vì nông dân Mỹ đã phải chịu tổn thất đột ngột khi mất đi khách hàng lớn nhất của mình.
Đất nước tỉ dân từng nhập khẩu hơn 30 triệu tấn đậu nành từ Mỹ trong năm 2017, trước khi con số này bất ngờ giảm mạnh trong năm 2018 do hậu quả từ chiến tranh thương mại.
Các doanh nghiệp Trung Quốc sau đó chuyển sang nhập đậu nành từ Brazil, vốn là nguồn cung đậu nành lớn thứ 2.
Phân tích: Trung Quốc muốn gì?Robin Brant, BBC News, Thượng Hải
Truyền thông nhà nước Trung Quốc coi các cuộc đàm phán này là “tiến bộ” dựa trên việc các thỏa thuận được đưa ra là những gì Trung Quốc đang cần.
Đây không phải là sự nhượng bộ mà là những bước đi phù hợp với hướng cải cách đã được Chủ tịch Tập Cận Bình lên kế hoạch từ trước.
Đàm phán mua thêm đậu nành từ nông dân Mỹ đã tiến triển thuận lợi trong mắt Tổng thống Mỹ. Đó là mục đích chính của phái đoàn Trung Quốc khi quốc gia này có thể đang nhắm tới khả năng đạt được một thỏa thuận riêng với chính Donald Trump.
Nhưng khả năng Trung Quốc thừa nhận điều này rất thấp.
Trung Quốc đơn giản là sẽ mua nhiều đậu nành và các hàng hóa hoặc dịch vụ khác, qua đó giúp Tổng thống Trump thực hiện cam kết là xử lý sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Ông Robert Lighthizer, đại diện phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ, cho biết sẽ tập trung cho việc đảm bảo một thỏa thuận có thể thành hiện thực. Ông cũng cảnh báo rằng vẫn còn nhiều vấn đề giữa hai bên chưa được giải quyết.
Hoa Kỳ thúc ép sự thay đổi của Trung Quốc trong luật sở hữu trí tuệ và quy tắc giới hạn hoạt động của các công ty nước ngoài. Đây là vấn đề chính bao trùm trong các cuộc đàm phán.
Hai bên “bày tỏ coi trọng vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và đồng ý tăng cường hợp tác hơn nữa”, theo Tân Hoa xã.
“Tại thời điểm này, tôi không thể nói về sự thành công (của các cuộc đàm phán) nhưng nếu mọi thứ ổn thỏa, nó hoàn toàn có thể xảy ra.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47086175
TQ thúc giục Mỹ hành xử thận trọng ở eo biển Đài Loan
Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi Mỹ tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc” sau khi 2 tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan và thúc giục Washington hành xử thận trọng tại “lối đi giữa hai khoảng sân của một gia đình”.
“Hãy đặt các bạn vào hoàn cảnh của chúng tôi”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 25-1.
Tuyên bố của bà Hoa được đưa ra chỉ một ngày sau khi Mỹ điều tàu khu trục USS McCampbell và tàu tiếp dầu USNS Walter S. Diehl đi qua eo biển Đài Loan để thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải.
Trong tuyên bố ngày 25-1, bà Hoa nhắc nhở Mỹ tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc” và thúc giục Washington hành xử “thận trọng”.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc còn đưa ra một so sánh đầy hình tượng: “Có một gia đình gồm một sân lớn và một sân nhỏ, giữa hai sân là một lối đi mà những người khác có thể sử dụng.
Nhưng khi những người khác sử dụng lối đi này và nói hoặc làm điều gì đó khiêu khích, thậm chí đe dọa tới sự an toàn và thoải mái của gia đình đó, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?”
Tàu khu trục USS McCampbell di chuyển qua vịnh Tokyo vào ngày 14-5-2018 – Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Đây là lần thứ ba trong vòng 4 tháng Mỹ điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cũng bám sát diễn biến này.
Chính quyền Đài Bắc cho biết cũng trong hôm 24-1, không quân Trung Quốc đã triển khai máy bay quân sự qua eo biển Bashi – nằm giữa Đài Loan và Philippines – và tiến vào khu vực Tây Thái Bình Dương.
Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, ông Tim Gorman, nhấn mạnh hoạt động hôm 24-1 cho thấy “cam kết của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do” cũng như quyết tâm của Mỹ về việc “bay, điều tàu và hoạt động ở bất kỳ nơi nào mà luật quốc tế cho phép”.
Giáo sư Thời Ân Hoằng (Shi Yin Hong), một chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, nhận định các cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington sẽ tăng lên liên quan tới vấn đề Đài Loan trong bối cảnh chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng cho thấy lập trường ủng hộ Đài Loan, trong khi Bắc Kinh lại tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu.
“Điều này cũng khớp với bức tranh tổng thể về quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ: sẽ có những thăng trầm trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, quan hệ song phương sẽ ngày càng đối đầu và căng thẳng vì vấn đề Đài Loan”, ông Thời giải thích.
Tôn Ba, giám đốc dự án tàu sân bay TQ,
bị truy tố tội tham nhũng
Ông Tôn Ba, cựu tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSIC), công ty thực hiện dự án phát triển và chế tạo Type 001A, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã bị buộc tội tham nhũng và lạm quyền — truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm thứ Sáu 1/2.
Tân Hoa Xã cho biết cơ quan giám sát ở Thượng Hải đã hoàn tất cuộc điều tra về Tôn Ba – người gia nhập hàng ngũ lãnh đạo CSIC năm 2009, và trở thành tổng giám đốc của công ty đóng tàu quốc doanh này bốn năm trước – và chuyển vụ án sang Tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 Thượng Hải để xét xử.
Tờ South China Morning Post (SCMP) trích tin của Tân Hoa Xã nói rằng ông Tôn đã lạm dụng chức quyền lãnh đạo tập đoàn quốc doanh, gây tổn thất lớn cho nhà nước.
SCMP nói Tân Hoa Xã không tiết lộ chi tiết về các tội danh bị truy tố, nhưng các nguồn thạo tin cho biết ông Tôn có thể phải đối mặt với án tử hình nếu bị kết tội đã tiết lộ thông tin bí mật cho nước ngoài về hoạt động của tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mua lại của Ukraine, được dùng làm mẫu cho dự án tàu sân bay Type 001A, và các bí mật khác.
Một thông báo trước đó của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc, không đề cập đến dự án Liêu Ninh khi nói về vụ bắt giữ và điều tra ông Tôn Ba, 57 tuổi, hồi tháng 6 năm ngoái. Ông Tôn sau đó bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản.
SCMP đưa rin rằng một số quan chức cấp cao khác của CSIC có liên can trong vụ này. Báo này nói: “Các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng ông Tôn đã bị các đặc vụ nước ngoài tiếp cận vài năm trước khi ông được thăng chức lên làm tổng giám đốc CSIC và chịu trách nhiệm về dự án Liêu Ninh.”
(Theo SCMP)
Trung Quốc trấn áp tội phạm có tổ chức,
phạt 3 nghìn người
Trung Quốc đã trừng phạt hơn 3 nghìn người trong cuộc trấn áp tội phạm có tổ chức, nhắm vào những cá nhân “ô dù” ở cấp địa phương đã dung túng các hoạt động bất hợp pháp, theo Tân Hoa Xã hôm 1/2.
Theo Reuters, Trung Quốc đã ra lệnh cho 10 tỉnh thành, trong đó có Quảng Đông, Liêu Ninh và Sơn Tây, phải hành động chống tội phạm có tổ chức sau một chiến dịch kiểm tra kéo dài 3 tháng năm ngoái.
Đưa phụ nữ Trung Quốc tới Mỹ sinh con, 19 người bị truy tố
Xinhua đưa tin, 10 nơi này đã phá hơn 1 nghìn nhóm mafia và thu giữ hơn 700 triệu đôla trong chiến dịch kết thúc vào tháng 12 năm ngoái.
Chiến dịch này tập trung vào việc củng cố quản lý ở cấp cơ sở cũng như tăng cường các cơ quan chấp pháp nhằm phá điều Trung Quốc gọi là “các ô dù bảo vệ” gồm các cơ quan công quyền và cảnh sát tảng lờ trước hành vi phạm tội.
Trung Quốc đầu năm ngoái tiến hành một chiến dịch trên toàn quốc kéo dài ba năm nhằm chống lại tội phạm có tổ chức, tập trung vào các hoạt động như buôn bán ma túy, mại dâm và lừa đảo.
Trạm không gian của quân đội Trung Quốc
ở Argentina bị nghi có hoạt động bí mật
Trạm không gian của quân đội Trung Quốc đặt tại Argentina đang gây ra những lo ngại về các hoạt động bí mật vì thiếu sự công khai và giám sát mặc dù Bắc Kinh nói nó chỉ có mục đích nghiên cứu khoa học. Thậm chí còn có nhiều đồn đoán rằng trạm không gian này là chiếc ‘hộp đen’ phục vụ các mục đích quân sự, thậm chí còn là nơi sản xuất bom hạt nhân.
Khi Trung Quốc xây dựng một đài thiên văn ở khu vực Patagonia ở Argentina, họ hứa rằng đó sẽ có một trung tâm dành cho khách tham quan để giải thích về mục đích của ăng ten cao 16 tầng.
Trung tâm này giờ đây đã được xây lên và có hàng rào thép gai cao gần 2,5m bao bọc toàn bộ khu phức hợp này. Các chuyến thăm chỉ được thực hiện khi có hẹn trước.
Khu phức hợp được vây kín đã làm xáo trộn cuộc sống của người dân nơi đây và làm dấy lên những thuyết âm mưu cũng như những lo ngại trong chính quyền Tổng thống Donald Trump về mục đích thực sự của nó, theo các cuộc phỏng vấn của Reuters với hàng chục người dân, các quan chức chính phủ hiện tại và trước đây của Argentina, các quan chức chính phủ Mỹ, các chuyên gia thiên văn học, vệ tinh và pháp lý.
Truyền thông Trung Quốc cho biết rằng mục đích của trạm không gian này là nhằm quan sát không gian và khám phá vũ trụ vì mục đích hòa bình và rằng nó đóng một vai trò then chốt trong quá trình hạ cánh của các tàu vũ trụ Trung Quốc lên mặt tối của mặt Trăng hồi tháng 1 vừa qua.
Tuy nhiên theo hàng trăm trang tài liệu của chính quyền Argentina mà Reuters có được cùng các nhận xét của các chuyên gia quốc tế, khu phức hợp rộng 200ha này hoạt động mà hầu như không có sự kiểm soát của các giới chức Argentina.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống Mauricio Marci, bà Susana Malcorra, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Argentina không kiểm soát các hoạt động của trạm này. Năm 2016, bà tham gia vào việc sửa đổi thỏa thuận của trạm không gian này và quy định nó chỉ được sử dụng cho mục đích dân sự.
Thỏa thuận này buộc Trung Quốc phải thông báo cho Argentina biết các hoạt động của trạm, nhưng không đưa ra cơ chế thực thi nào đối với giới chức Argentina để đảm bảo rằng nó không bị sử dụng cho mục đích quân sự, theo các chuyên gia luật quốc tế.
“Thực sự chẳng có gì quan trọng về những gì được ghi trong hợp đồng hay trong thỏa thuận đó,” Juan Uriburu, một luật sư Argentina người từng làm việc trong hai liên doanh lớn với Trung Quốc, nhận định. “Làm thế nào để có thể đảm bảo rằng (Trung Quốc) làm theo luật?”
Luật sư này cho rằng “do có một trong những tác nhân liên quan tới các thỏa thuận trực thuộc quân đội Trung Quốc, thì việc chính phủ Argentina không giải quyết vấn đề này một cách cụ thể hơn ít nhất đã gây nên sự tò mò.”
Vì mục đích quân sự?
Chương trình không gian của Trung Quốc được điều hành bởi Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA). Trạm không gian đặt tại Patagonia được quản lý bởi Cơ quan Quản lý Đường bay và Phóng vệ tinh Trung Quốc, trực thuộc Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của PLA.
Bắc Kinh luôn khẳng định rằng chương trình không gian của họ nhằm mục đích hòa bình và bộ ngoại giao nước này trong một thông cáo nhấn mạnh rằng trạm không gian ở Argentina chỉ cho mục đích dân sự. Bộ này nói trạm không gian mở cửa cho công chúng và truyền thông.
“Sự nghi ngờ của một số cá nhân là có mục tiêu không muốn nói ra,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Tuy nhiên các chuyên gia thiên văn học cho rằng, Trung Quốc có thể dễ dàng che giấu những dữ liệu bất hợp pháp bằng cách truyền dẫn này hoặc bổ sung thêm các kênh mã hóa đã được thỏa thuận với Argentina.
Mỹ từ lâu đã luôn nghi ngờ về cái mà họ coi là chiến lược nhằm “quân sự hóa” không gian của Trung Quốc, theo một quan chức của Mỹ. Quan chức này cho rằng có lý do để nghi ngờ về lời khẳng định của Bắc Kinh cho rằng trạm không gian ở Argentina chỉ dành cho mục đích khám phá.
“Trạm mặt đất ở Patagonia, được bí mật thỏa thuận cách đây 10 năm dưới một chính phủ tham nhũng và yếu kém về tài chính, là một ví dụ khác về những thỏa thuận mờ ám và mang tính trấn lột của Trung Quốc nhằm làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia chủ nhà,” Garrett Marquis, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng cho biết.
Một số chuyên gia thiên văn học vô tuyến nói rằng trạm không gian này có thể được quảng bá như một liên doanh khoa học giữa Trung Quốc và Argentina cho dù nó có đường kính 35m và có thể nghe lén các vệ tinh nước ngoài.
Ông Tony Beasley, Giám đốc đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia của Mỹ cho rằng, về mặt lý thuyết, trạm này có thể nghe được các vệ tinh của chính phủ khác, có khả năng thu thập các dữ liệu nhạy cảm. Tuy nhiên, việc nghe lén này có thể được thực hiện bằng các thiết bị không cần quá tinh vi. Theo ông Beasley, “bất kỳ ai cũng có thể làm điều này. Về cơ bản, tôi cũng có thể làm được điều này chỉ với một chiếc đĩa.”
Trước những lo ngại của Mỹ, Argentina lên tiếng bênh vực Trung Quốc và cho rằng trạm không gian này cũng tương tự như một trạm không gian của châu Âu (ESA). Cả hai trạm này đều được miễn thuế trong vòng 50 năm. Về mặt lý thuyết, các nhà khoa học Argentina có quyền truy cập 10% số thời lượng của cả hai trạm này. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ rệt là ESA là cơ quan dân sự.
Tại Mỹ, NASA cũng giống như ESA, là một cơ quan dân sự, trong khi đó quân đội Mỹ cũng sở hữu sở chỉ huy không gian cho nhiệm vụ quân sự hoặc an ninh quốc gia. Trong một số trường hợp, NASA và quân đội có thể hợp tác với nhau.
Trạm không gian của Trung Quốc được đặt tại Las Lajas, một thị trấn có 7.000 dân nằm cách đó khoảng 40 phút lái xe. Nhiều người dân sống tại đây cho biết, họ không được phép vào đây. Họ cho rằng, nơi này không giống một cơ sở nghiên cứu khoa học, mà giống một căn cứ quân sự hơn.
Trong các chuyến đi tới khu vực này, một số nhà báo còn nghe được thuyết âm mưu về việc cơ sở này còn được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử. Những chiếc ổ cứng ở trạm này phủ dày bụi, không có dấu hiệu về sự tồn tại của trạm, dù nó đã đi vào hoạt động từ tháng tư năm 2018 và có tới 30 nhân viên người Trung Quốc làm việc và sống tại đó.