Tin Hoa Kỳ – 08/11/2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Hoa Kỳ – 08/11/2016

Diễn tiến bầu cử tổng thống Mỹ

Anh Vũ

Hôm nay 08/11/2016, khoảng 146 triệu cử tri sẽ tham gia bỏ phiếu bầu ra vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra ở 50 tiểu bang và hạt Columbia, với tiến trình đặc thù của một hợp chủng quốc.

Trên nguyên tắc có khoảng 215 triệu cử tri Mỹ, nhưng thực tế chỉ có khoảng 146 triệu cử tri đăng ký bầu cử. Họ bỏ phiếu chọn tổng thống theo phương thức bầu gián tiếp, thể hiện tiếng nói qua các đại cử tri, những người về mặt thủ tục sẽ bầu ra tổng thống và phó tổng thống.

Tùy theo quy mô dân số, địa lý, các đại cử tri được phân bổ cho 50 tiểu bang và hạt Columbia, trong đó có thủ đô Washington (hưởng quy chế đặc biệt). Ứng cử viên nào dành được đa số trong tổng số 538 đại cử tri, tức ít nhất 270 đại diện, trong ngày bỏ phiếu hôm nay sẽ đắc cử tổng thống Mỹ.

Các đại cử tri đến ngày 19/12/2016 sẽ bầu ra người chủ Nhà Trắng cho một nhiệm kỳ 4 năm. Tân tổng thống Mỹ sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức ngày 20/01/2017.

Trong ngày bầu cử chính thức hôm nay (08/11), trừ một vài trường hợp ngoại lệ, các bang ở bờ đông nước Mỹ bắt đầu mở cửa phòng phiếu lúc 6 giờ sáng giờ địa phương (11 giờ GMT). Bên bờ tây bắt đầu lúc 7 giờ, tức 15 giờ GMT. Hầu hết các phòng phiếu đều bắt đầu đóng cửa từ 18 giờ đến 20 giờ, giờ địa phương. Tuy nhiên, ở một số nơi bên bờ đông, cử tri vẫn có thể bỏ phiếu đến tận 23 giờ. Kết quả bỏ phiếu sẽ có vài giờ sau khi các phòng phiếu đóng cửa.

Tuy nhiên, các cuộc bỏ phiếu sớm vẫn có thể được tổ chức, năm nay đã được tiến hành ở 37 tiểu bang từ ngày 05/11. Ước tính đã có khoảng 40 triệu cử tri Mỹ tham gia bỏ phiếu sớm.

Thường thì một số bang vẫn có truyền thống bầu cho phe Cộng Hòa như bang Texas hay cho phe Dân Chủ như bang Califfornia. Tuy nhiên, có một số tiểu bang được cho là những nơi thay đổi phe ủng hộ thất thường, người Mỹ gọi đó là những Swing States. Đó là các bang như Florida (có 29 đại cử tri), Ohio (18 đại cử tri), Bắc Carolina (15 đại cử tri). Ngoài ra còn có khoảng một chục bang được xếp vào hàng Swing States như Pennsylvania, Wisconsin, New Hampshire hay Virginia …

Trong buộc cầu cử hôm nay, cử tri Mỹ không chỉ bỏ phiếu bầu tổng thống, mà họ còn lựa chọn 435 dân biểu Hạ Viện và bầu lại 1/3 số ghế ở Thượng Viện. Tùy theo nhu cầu riêng, các bang có thể ghép luôn bầu cử thống đốc, cơ quan lập pháp hay nhiều vấn đề của địa phương.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161108-dien-tien-cuoc-bau-cu-tong-thong-my

 

Mỹ bầu tổng thống

sau một chiến dịch tranh cử gây chia rẽ

Anh VũTrọng Thành

Hôm nay, 08/11/2016, cử tri Mỹ chính thức đi bỏ phiếu chọn bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump làm tổng thống thứ 45 của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hai ứng viên của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã kết thúc chiến dịch vận động tranh cử kéo dài 18 tháng, với những màn tấn công nhau dữ dội chưa từng có trong lịch sử gây xáo động nước Mỹ. Đây cũng là kỳ bầu cử tổng thống gây thất vọng nhất cho người dân Mỹ.

Sau khi vượt qua được vòng bầu cử sơ bộ trong mỗi đảng, nhà tỷ phú Donald Trump – đại diện của đảng Cộng Hòa và bà Hillary Clinton, chính trị gia dày dạn kinh nghiệm của đảng Dân Chủ,  đã bước vào một cuộc đối đầu trực diện trong một chiến dịch tranh cử dữ dội, nhưng cũng gây chia rẽ nước Mỹ nhất từ trước đến nay.

Nếu như tỷ phú Donald Trump có khẩu hiệu « Hãy làm nước Mỹ mạnh trở lại »” Nước Mỹ là trên hết “, thì bà Hillary Clinton hô hào « Cùng nhau, chúng ta sẽ mạnh hơn ». Tuy nhiên, trong suốt chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, các chương trình hành động về kinh tế, chính trị – xã hội cho nước Mỹ đã nhanh chóng bị che lấp bởi các vụ lùm xùm bê bối và những màn tấn công nhau không khoan nhượng từ cả hai phe.

Trong ba cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình, cũng như tại hàng loạt các cuộc mít tinh trên khắp các tiểu bang, cử tri Mỹ chủ yếu chứng kiến những cuộc khẩu chiến dữ dằn, có phần thô bạo của hai ứng viên nhằm tấn công vào tư cách của đối thủ. Dư luận Mỹ nhận thấy đây là kỳ bầu cử gây thất vọng nhất của lịch sử nước Mỹ.

Dù đã huy động hết nguồn lực cho một chiến dịch tranh cử dài hơi, nhưng cả Hillary Clinton và Donald Trump đều không phải là những ứng viên tổng thống lý tưởng đối với đại đa số cử tri Mỹ. Họ lựa chọn bỏ phiếu cho một trong hai ứng cử viên trong tâm trạng miễn cưỡng nhiều hơn là được thuyết phục.

Trước khi kết thúc chiến dịch tranh cử, hôm qua 07/10 ứng viên Donald Trump đã tăng tốc để thuyết phục các cử tri còn lưỡng lự. Trong một ngày, ông đã đi tới 5 tiểu bang để diễn thuyết. Cùng lúc phe Dân chủ cũng huy động tổng lực với cuộc mít tinh của bà Hillary Clinton tại Philadelphia, tập hợp khoảng 40.000 người, với sự tham gia của tổng thống Obama, cả gia đình nhà Clinton và những ngôi sao ca nhạc nổi tiếng của Mỹ như Lady Gaga, Bruce Springsteen, Jon Bon Jovi.

Đến trước ngày bỏ phiếu chính thức, hầu hết các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ứng viên đảng Dân Chủ vượt lên với khoảng trên dưới 2%. Tuy nhiên, con số chênh lệch này vẫn nằm trong phạm vi sai số của thống kê, chưa có gì khẳng định ai chiến thắng. Cả phe Dân Chủ cũng như Cộng Hòa đều nín thở chờ đợi phán quyết qua lá phiếu của cử tri Mỹ sẽ có trong ít giờ nữa. Theo dự tính, vào lúc khoảng 3 giờ, giờ quốc tế ngày 09/11, mọi người có thể biết tên người chiến thắng, tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Mệt mỏi vì cuộc tranh cử kéo dài

Sau một giai đoạn tranh cử tổng thống kéo dài, rất căng thẳng và thậm chí rất hung bạo, các cử tri Mỹ nhìn chung đều thở phào nhẹ nhõm khi ngày bỏ phiếu rốt cuộc cũng đã tới. Từ San Francisco, thông tín viên Carlotta Morteo cho biết tâm trạng của cử tri tiểu bang miền viễn tây nước Mỹ :

« Rời khỏi phòng bỏ phiếu, các cử tri California đều có một quan điểm thống nhất. Một nữ cử tri cho biết bà khá lo ngại về kết quả, nhưng thật mừng là cuối cùng thì mọi sự cũng sẽ sớm kết thúc. Một nam cử tri nhận xét là cuộc tranh cử tổng thống rất sôi động, nhưng ông cũng mong sớm kết thúc, cuộc tranh cử vừa qua phải nói là rất gây chia rẽ, rất tồi. Một nam cử khác thì cho rằng đây là một trò hề, một trò lừa đảo khủng khiếp, điều đáng tiếc là người ta đã không thảo luận thực sự về chính trị trong cuộc tranh cử vừa qua.

Thất vọng về tính chất trống rỗng của một cuộc tranh cử chính trị tràn ngập những lời lẽ cực đoan, rất nhiều cử tri Hoa Kỳ cũng bực bội vì tình trạng bội thực thông tin, và khoản tiền 10 tỉ đô la được chi cho quảng cáo. Một cử tri nói ông hết sức mệt mỏi, vì ngày nào cũng buộc phải nghe đi nghe lại những thông tin như vậy. Một cử tri khác cũng cùng cảm nhận là ông phải tiếp nhận hàng tấn thông tin, gần như bị bão hòa vì các thông tin dồn dập về bầu cử ; quảng cáo về bầu cử chỉ là những lời lẽ tuyên truyền, chỉ là những lời lẽ mà mỗi người muốn được rót vào tai.

Theo báo The Washington Post, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ là món lộc trời cho đối với công nghiệp truyền thông. Một ví dụ, đó là hãng CNN đã kiếm được một tỉ đô la năm nay, hay New York Times kiếm được thêm 516.000 khách hàng mới ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161108-cu-tri-my-buoc-vao-ngay-bau-cu-tong-thong-sau-mot-chien-dich-tranh-cu-gay-chia-re

 

Mỹ : Khó dự đoán chính xác kết quả

nếu chỉ dựa trên thăm dò

RFIPhạm Trần

Clinton đang dẫn điểm trước đối thủ nhưng kết quả bầu cử có thể thay đổi tùy theo con số thực tế cử tri đi bỏ phiếu. Thêm vào đó, những lá phiếu phổ thông của người dân chỉ mang tính chất gián tiếp, kết quả bầu cử chính thức phụ thuộc vào lá phiếu của đại cử tri đoàn Hoa Kỳ. RFI phỏng vấn nhà báo Phạm Trần từ Washington.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161108-bau-cu-tong-thong-my-kho-du-doan-chinh-xac-ket-qua-neu-chi-dua-tren-tham-do-y-kien

 

Chiến lược “xoay trục” của Mỹ đến lúc hạ màn ?

Sau các động thái xích lại gần Trung Quốc của Philippines rồi Malaysia, rất nhiều chuyên gia phân tích đã không tránh khỏi bi quan về chiến lược “xoay trục” qua châu Á của tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong một bài phân tích đăng trên trang web của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Pháp IRIS ngày 07/11/2016, ông Barthélémy Courmont, giảng viên Đại Học Công Giáo Thành Phố Lille, miền Bắc nước Pháp, đồng thời là giám đốc nghiên cứu tại viện IRIS, đã nêu câu hỏi phải chăng bức màn đã hạ trên chiến lược xoay trục nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ để kềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc ở một vùng được xem là then chốt.

Theo chuyên gia Pháp, những diễn tiến trong tháng 10 và 11 này càng làm thấy rõ xu hướng đó : Sau Philippines, một đồng minh truyền thống của Mỹ, đến lượt Malaysia, một đồng minh nặng ký khác, xích lại gần Trung Quốc một cách ngoạn mục. Tại Bắc Kinh, tuần qua, thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo thiết lập quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Trung Quốc, chỉ ít lâu sau khi tổng thống Philippines Duterte, cũng tại Bắc Kinh, đã vui mừng thông báo một loạt thỏa thuận với một nước mà quan hệ vốn rất căng thẳng.

Màn ‘ba lê’ ngoaị giao đó quả là một vố rất đau đánh vào chiến lược xoay trục, hướng về Châu Á của chính phủ Obama, muốn đặt Mỹ vào trung tâm bàn cờ Châu Á. Chiến lược này dựa trên hai về : kinh tế – mà hiệp định TPP là một biểu hiện, và chính trị – chiến lược, khẳng định lại các liên hệ đối tác hiện hữu và tìm thêm đồng minh mới.

Thất bại từ kinh tế đến chiến lược

Kể cả khi được Thượng Viện Mỹ thông qua, trên thực tế thì hiệp định TPP sẽ chỉ có ảnh hưởng rất giới hạn vì chỉ có 5 quốc gia Châu Á ký kết (Nhật Bản, Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam) trong lúc mục tiêu lại là tập hợp tất cả các quốc gia trong vùng và loại trừ Trung Quốc. Có lẽ đấy là nguyên nhân khiến cho hiệp định không hoàn toàn thành công. Bên cạnh đó thì Trung Quốc đã ‘tiến công’, tăng đầu tư vào Đông Nam Á.

Tóm lại, nếu giá trị của hiệp định TPP nằm ở chỗ đã được ký kết vào năm 2015, thì nó vẫn là một hiệp định ‘giá thấp’, không có hy vọng ‘cất cánh’.

Trên bình diện chiến lược, nếu Washington đã tái khẳng định mối quan hệ đối tác với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Úc, thì mối quan hệ được tăng cường với Việt Nam và Philippines trong thời gian qua có thể được xem là thành quả mới của chính quyền Obama.

Thế nhưng chiến lược đổi phe của tổng thống Philippines Duterte đã là một cú đâm sau lưng chính sách ngoại giao Mỹ, làm cho chiến lược xoay trục mất đi như thế một hậu thuẫn then chốt. Cuộc tranh cử tổng thống tệ hại vừa kết thúc càng làm cho vị trí của Washington ở Châu Á yếu đi thêm, trong lúc viễn cảnh trước mắt không có gì đáng phấn khởi.

Cả Hillary Clinton lẫn Donald Trump đều phớt lờ châu Á !

Barack Obama, thời thơ ấu đã ở Jakarta, vẫn được uy tín trong vùng, và uy tín này đã giúp Mỹ duy trì hy vọng là trụ lại được trong một khu vực ngày càng bị ảnh hưởng của một Trung Quốc đang vươn lên. Thế nhưng cả Hillary Clinton lẫn Donald Trump không ai có được uy tín, hình ảnh tích cực của Obama.

Hơn nữa, cả hai đều không cho thấy là họ có cái nhìn về tương lai chiến lược xoay trục. Nều Trump có chú ý thì chỉ là để tố cáo hiệp định thương mại TPP, còn Hillary Clinton, tuy là người từng chủ trương chiến lược này, nhưng đã không đưa nó vào các hồ sơ đối ngoại cần quan tâm trong cuộc tranh cử.

Điều đáng ngạc nhiên ở đây, theo ông Courtmont, là cả hai ứng viên, không ai đưa ra chính sách gì về Châu Á… Chưa bao giờ từ thời Bush và các tranh luận về chiến tranh Irak, một cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ lại phớt lờ đến mức này các thách thức kinh tế và chính trị ở Châu Á. Cuộc vận động tranh cử vừa qua nhìn chung quả là trống rỗng, vô nghĩa và nhất là đáng ngại cho tương lai.

Sự mất phương hướng đó kết hợp với một sự chuyển hướng dần dần của các đồng minh của Washington trong khu vực – tuy tương đối nhưng cũng rất thực – nghiêng về phía Trung Quốc, phải chăng có nghĩa là chiến lược xoay trục đang kết thúc và sẽ được ghi nhận như một thất bại của chính quyền Obama ?

Rất có thể là như thế, vì không gian cho phép Mỹ hành động hiện nay eo hẹp hơn là vào năm 2009, khi Obama nhậm chức và đề cử Hillary Clinton làm ngoại trưởng. Và tân ngoại trưởng khi ấy đã dành chuyến công du đầu tiên cho Châu Á, điều chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ.

Mỹ không thành công trong lúc Trung Quốc vươn mạnh

Nếu Mỹ tìm cách tiến bước ở Châu Á với kết quả nửa vời, thì Bắc Kinh ngược lại đã tăng cường đáng kể sự hiện diện của họ. Là một nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới từ năm 2010, Trung Quốc đã thiết lập vùng tự do mậu dịch với ASEAN, thành lập Ngân Hàng Đầu Tư châu Á AIIB vào năm 2015, gia tăng đầu tư vào các láng giềng, kể cả với Đài Loan.

Đồng thời Trung Quốc cũng vươn lên trên mặt quân sự, nhất là Hải quân, đến mức có thể cạnh tranh được với Mỹ trong vùng. Với đường chín đoạn và yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc đang thách thức Mỹ. Chỉ trong vỏn vẹn 8 năm, từ một cường quốc Châu Á đang hình thành, Trung Quốc đã trở nên một cường quốc thật sự.

Bắc Kinh đã biết tranh thủ một cách khéo léo thời cơ Mỹ bận bịu, tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống – ông Obama đã lo đi vận động cho bà Hillary Clinton hơn là bỏ thì giờ thúc đẩy các hồ sơ đối ngoại.

Tóm lại chiến lược xoay trục, mà mục tiêu chính là kềm hãm Trung Quốc đã thất bại và nếu phải khôi phục lại, Washington sẽ phải điều chỉnh sao cho thích ứng với ván bài mới không thuận lợi cho mình.

Thái độ của Philippines, Malaysia chỉ là dấu hiệu mới nhất, bên cạnh chế độ độc tài ở Thái Lan, các cuộc thử nghiệm hạt nhân ở Bắc Triều Tiền, và cuộc khủng hoảng ở Hàn Quốc… Những vấn đề đó dự báo những ngày khó khăn đang chờ đợi Washington, sẽ phải đối mặt với một quốc gia (Trung Quốc) có lẽ sẽ chính thức trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới khi tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ bước vào Nhà Trắng.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161108-chien-luoc-xoay-truc-cua-my-den-luc-ha-man

 

Bầu cử tổng thống Mỹ :

Lá phiếu quan trọng của giới trẻ

Thu HằngTrọng Thành

Thanh niên Mỹ có thể làm thay đổi cán cân của cuộc bầu cử ngày 08/11/2016. Công dân dưới 25 tuổi là yếu tố chủ đạo, vì họ chiếm đến 1/3 dân số Hoa Kỳ, với điều kiện họ đi bỏ phiếu.

Tuy nhiên, vận động giới trẻ đi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân là điều không dễ dàng, theo như giải thích của thông tín viên RFI Marie Bourreau tại New York :

« 8h30 sáng, tay cầm cốc cà phê, các sinh viên bắt đầu buổi học khoa học chính trị của giáo sư Eriksson ở đại học Columbia, New York.Chủ đề bài giảng hôm nay là… thế giới theo Donald Trump hay Hillary Clinton. Và điều mà người ta có thể nói là không một ai trong hai ứng viên này nhận được sự ủng hộ tuyệt đối. 

Allison, một sinh viên, khẳng định : « Thật sự là buồn vì phải lựa chọn giữa một phụ nữ làm tổng thống với một người đàn ông có thể từng hãm hiếp phụ nữ ». Một phần ba thanh niên như Allison tuyên bố không muốn đi bỏ phiếu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên đối với giáo sư Eriksson : « Rất nhiều thanh niên bị Bernie Sanders thu hút, vì thế họ sẽ đi bầu một cách miễn cưỡng ».

75 triệu thanh niên Mỹ được kêu gọi đến các phòng phiếu. Patrick, 21 tuổi, hy vọng là thế hệ của anh sẽ đi bỏ phiếu đông đảo. Anh nói : « Hillary đang chiếm lợi thế, nhưng không phải là một nhân vật chính trị gây hưng phấn hay có sức lôi cuốn như Obama và Bill Clinton… Nhưng chỉ cần nghĩ đến việc Donald Trump có thể trở thành tổng thống là người ta đã thấy sợ đến mức phải bầu cho Hillary Clinton ».

Lá phiếu của cử tri gốc châu Mỹ Latinh

Lá phiếu của các cử tri gốc Mỹ Latinh có tính quyết định tại nhiều tiểu bang, như ở Florida. Theo hiệp hội Mi Familla Vota, từ năm 2010, đã có hơn 450.000 người Puerto Rica đăng ký bầu cử. Nhiều cử tri của Florida đã đi bỏ phiếu sớm. Theo các nhà quan sát, tỉ lệ tham gia ở đây đạt mức kỷ lục kể từ năm 2000, chính là nhờ việc ứng cử viên gốc Mỹ Latinh đăng ký ồ ạt. Đối với cử tri Mỹ, hôm nay không chỉ là ngày bầu tổng thống, mà còn bầu các dân biểu, thượng nghị sĩ, hay các đại biểu địa phương.

Thông tín viên Véronique Gaymard cho biết cụ thể về tình hình tại thành phố hơn 2 triệu dân Kissimmee, bang Florida :

« Thành phố Kissimmee phía nam của Orlando là một Puerto Rico thu nhỏ. Đa số dân cư của Kissimmee là người Puerto Rico. Nhiều người tới định cư ở đây từ năm 2005, khi khủng hoảng làm rung chuyển Puerto Rico.

Theo luật sư Kevin Soto, người Puerto Rico đầu tiên được bầu vào Hội đồng Giáo dục của tỉnh, thì dân Puerto Rico vốn là các cử tri rất chuyên cần tại đất nước mình. Trước khi tới Hoa Kỳ, họ không biết đến các đảng phái chính trị ở đây, chúng tôi đã kêu gọi họ đăng ký vào danh sách cử tri, khuyến khích họ đi bầu, nhận biết các ứng cử viên, để họ hiểu rằng họ có quyền chọn lựa các đại biểu cho mình.

Suốt dọc các đại lộ của thành phố, rất nhiều biểu ngữ bằng tiếng Tây Ban Nha, kêu gọi bầu các ứng cử viên gốc châu Mỹ Latinh vào các cơ quan dân cử địa phương. Các hệ phái Tin Lành, Công Giáo cử hành thánh lễ bằng tiếng Tây Ban Nha…. Margaret, một phụ nữ cao tuổi Puerto Rico mới định cư tại đây sau khi về hưu cho biết bà rất phấn chấn, vì tại Puerto Rico, người dân không được bầu tổng thống Mỹ, cho dù vùng đất này thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ. Còn tại đây, cử tri Puerto Rico có quyền tham gia quyết định ai sẽ là tổng thống ».

Florida là một trong những tiểu bang then chốt (swing state) trong cuộc bầu cử Mỹ, với khoảng 20 triệu cử tri, trong đó hơn 24% là người nói tiếng Tây Ban Nha. Các cử tri gốc Mỹ Latinh thường có xu hướng bầu cho đảng Dân Chủ. Hôm chủ nhật 06/11, tổng thống Barack Obama tới Florida vận động cho bà Hillary Clinton. Còn hôm qua, 07/11, ngày cuối cùng của cuộc tranh cử, đối thủ Donald Trump cũng tổ chức mít tinh tại đây.»

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161108-bau-cu-tong-thong-my-phieu-bau-cua-thanh-nien-dong-vai-tro-quan-trong

 

Phe Trump chuẩn bị đón kết quả bầu cử

Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa tụ tập tại trụ sở của chiến dịch tranh cử của ông ở New York để chờ đón sự kiện mà họ tin là để ăn mừng thắng lợi bầu cử của ông Donald Trump.

Bên ngoài toà tháp Trump, những người ủng hộ bà Hillary Clinton và Donald Trump đôi co với nhau.

Sự hiện diện của cảnh sát tăng dần theo đám đông và diễn biến ngày bầu cử.

Cả hai bên, phe ông Trump và phe bà Clinton một mực bảo vệ ý kiến của mình.

Ông Michal Padilla, một người ủng hộ bà Clinton nói: “Tôi tin ông Trump sẽ làm cho đất nước này chia rẽ thêm trong khi bà Clinton sẽ đoàn kết tất cả mọi người lại.”

Bà Karen Mizrahi, ủng hộ ông Trump, phản bác lại: “Tôi có cảm tưởng ông Trump là một con người thực, một doanh nhân thực thụ. Tôi cho rằng ông biết cách nói chuyện với mọi người và sẽ hoàn tất nhiệm vụ.”

Ông Trump đã di vận động tại nhiều tiểu bang quan trọng để vận động lá phiếu của cử tri

Ông nói: “Đất nước chúng ta cần người có năng lực, và có chất xám. Chúng ta cần rất nhiều thứ. Chúng ta không cần Hillary.”

Tối hôm nay, thứ Ba 8/11 giờ New York, ban vận động tranh cử của ông Trump sẽ tụ tập tại khách sạn này.

Gia đình Jones từ thành phố Portland, bang Oregon đã đặt phòng tại khách sạn này từ nhiều tháng rồi.

Bà Melissa Jones nói: “Đây là một cuộc chạy đua gay go và không mấy thoải mái. Tôi đang mong cho đến ngày thứ Tư để qua khỏi cuộc bầu cử này.”

Chồng bà, ông Christopher Jones nói: “Có lẽ chúng tôi sẽ không ở quanh quẩn khách sạn này ngày hôm nay.”

Hơn 5.000 nhân viên cảnh sát New York đang sẵn sàng thi hành phận sự trong ngày bầu cử.

Đây là một con số cảnh sát cao kỷ lục để giữ gìn trật tự trong chiến dịch bầu cử gay gắt nhất trong lịch sử cận đại Mỹ.

http://www.voatiengviet.com/a/phe-trump-chuan-bi-don-ket-qua-bau-cu/3586185.html

 

Người phụ nữ hát mỗi kỳ bầu cử ở Mỹ

Khánh An-VOA

Khi ngày bầu cử tổng thống Mỹ đã cận kề, người dân ở vùng thủ đô Washington lại thấy người phụ nữ này xuất hiện cùng với cây đàn guitar điện và ngồi hát trên chiếc thùng loa bằng một phong cách rất dân dã ở các trạm tàu điện ngầm.

Bà Liza Figueroa Kravinsky nói hát là một cách làm “khác” để kêu gọi mọi người thể hiện quyền và trách nhiệm công dân của mình.

“Rất nhiều người chẳng nghe thông tin gì. Họ chỉ đi qua thôi. Nhưng với một bài hát, họ sẽ nghe tất cả thông tin trước khi họ đi ra khỏi đây”.

Bài hát “Vote Absentee” (tạm dịch: “Hãy đi bầu cử sớm”) do bà Liza Figueroa tự sáng tác vỏn vẹn có vài câu, nhưng bao gồm đủ cả lời kêu gọi người dân đi bầu lẫn những điều cần nhớ khi đi bỏ phiếu.

Bà Liza Figueroa Kravinsky sinh năm 1962 tại bang New Jersey, trong một gia đình tị nạn người Philippines. Bà là một nhạc sĩ, nhà làm phim, kiêm diễn viên. Bà hiện đang sống tại thành phố Arlington, bang Virginia.

Bố của bà Liza là bác sĩ, mẹ bà là một nghệ sĩ piano và violon chuyên nghiệp. Sau khi gia đình chuyển đến sống tại bang Maryland, bà Liza đã theo học môn sáng tác nhạc ở trường đại học Oberlin, bang Ohio.

Sau khi tốt nghiệp, bà Liza đã sáng tác vào chơi nhạc trong nhiều ban nhạc khu vực thủ đô Mỹ. Năm 1991, bà sáng tác, chỉ huy và trình diễn cùng với Robin Power and Uptown Dames, một dự án âm nhạc của huyền thoại Prince.

Trong thời gian làm việc trong tư cách là nhạc sĩ sáng tác cho các sản phẩm của công ty Phim và Video American ở Silver Spring, bang Maryland, bà đã học cách làm video. Năm 2012, bà lập ra dàn nhạc giao hưởng “Go-Go Symphony” mang tính “cách mạng” vì đã kết hợp nhịp điệu dồn dập “go-go” của vùng DC với âm điệu cổ điển, jazz và funk.

Trong sự nghiệp phim ảnh, bà Kravinsky là người đồng sáng lập hãng sản xuất Art Palette chuyên sản xuất các video, phim tài liệu và các bản sản phẩm âm nhạc gốc. Bộ phim nổi bật của bà là “Beauty in the Eyes of the Beheld”, một phim tài liệu về cuộc sống của những phụ nữ Mỹ được xem là “người đẹp”. Một sản phẩm khác của bà là “The First Three to Five Seconds” đã được Bộ Tư pháp Mỹ sử dụng để huấn luyện về sự nhạy cảm văn hóa Ả Rập và Hồi giáo.

Bà Liza lập gia đình với nhà làm phim và là cựu biên tập video của đài truyền hình ABC News, ông Michael Kraveinsky.

Bài hát “Vote Absentee” được bà Liza sáng tác vào năm 2008 và đi biểu diễn trong mỗi kỳ bầu cử của Mỹ.

Trong kỳ bầu cử năm 2012, bà đã cùng với hai phụ nữ khác lập nhóm có tên “Dem Girls” (“Những cô gái của đảng Dân chủ”) đi biểu diễn ở nhiều tụ điểm công cộng nhằm quảng bá cho việc bầu cử sớm.

Bất chấp tên gọi của nhóm, bài hát của bà Liza đã được hưởng ứng nồng nhiệt từ tất cả các cử tri vì không lời hát không thiên vị, không đảng phái. Nhịp điệu vui vẻ, dễ nghe, dễ nhớ của bài hát đã khiến nhiều cử tri bận rộn phải dừng bước để hỏi thông tin về bầu cử.

Đồng hành cùng với bà Liza ở các trạm tàu điện ngầm là hai phụ nữ khác. Trên tay họ là những tờ rơi, trong đó có các thông tin về ngày, giờ, địa điểm, số điện thoại để cử tri đi bỏ phiếu sớm. Họ cho biết tất cả đều từ tiền túi của họ, hoàn toàn tự nguyện, lý do đơn giản vì “chúng tôi là công dân của Mỹ”.

Bà Mary Detweiler nói:

“Chúng tôi ra đây là vì muốn tất cả mọi người đều có cơ hội bỏ phiếu. Rất nhiều người không thể đi bỏ phiếu vào Ngày Bầu cử vì ở xa hay bận bịu với những việc khác. Và họ đủ tiêu chuẩn để đi bầu, nên chúng tôi muốn chắc chắn là họ biết thông tin này và họ biết phải đi đâu để bỏ phiếu sớm”.

Thống kê cho biết có đến 511.000 lá phiếu bầu sớm ở bang Virginia đã giúp cho Tổng thống Barack Obama giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2008. Kỷ lục này đã bị phá vỡ trong kỳ bầu cử năm nay khi đã có tới 537.000 lá phiếu bầu sớm đã được kiểm ở Virginia tính đến ngày 7/11.

http://www.voatiengviet.com/a/nguoi-phu-nu-hat-moi-ky-bau-cu-o-my/3585886.html

 

Hillary Clinton là ai?

Cựu đệ nhất phu nhân, cựu Ngoại trưởng, một Thượng nghị sĩ kỳ cựu, một chính khách lão luyện được cả thế giới biết đến trước khi trở thành đại diện của Đảng Dân chủ ứng cử để thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.

Bà Hillary Clinton, tên đầy đủ là Hillary Rodham Clinton, sinh ngày 26/10/1947 tại Chicago, bang Illinois. Từ 1993–2001, bà Clinton là đệ nhất phu nhân khi chồng bà, ông Bill Clinton, lên làm Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.

Suốt tám năm sau đó, bà làm Thượng nghị sĩ trước khi đảm nhiệm vai trò Ngoại trưởng từ 2009-2013. Bà cũng là phụ nữ đầu tiên tại Mỹ được một đảng chính trị lớn tại Mỹ đề cử ra tranh chức Tổng thống.

Bà là con trưởng của gia đình ông Hugh và bà Dorothy Rodham. Thân phụ bà có cơ sở kinh doanh dệt may ở Park Ridge, Illinois, một vụ phụ cận Chicago. Bà Clinton từ nhỏ đã là một học sinh tiên phong, lãnh đạo các chương trình giới trẻ ở học đường và nhà thờ.

Sau khi tốt nghiệp từ trường Wellesley vào năm 1969, bà Hillary vào Trường Luật Yale.

Dù gặp ông Bill Clinton tại Trường Yale, nhưng hai người chọn hai hướng đi khác nhau sau khi tốt nghiệp năm 1973. Ông Clinton trở lại quê nhà Arkansas, còn bà Clinton ở Massachusetts.

Năm 1974, bà tham gia cuộc điều tra vụ bê bối chính trị Watergate có liên quan đến Tổng thống Richard Nixon. Khi nhiệm vụ của bà kết thúc với việc ông Nixon từ chức vào tháng 8/1974, bà đã có một quyết định mà nhiều người cho là bước rẽ quan trọng trong cuộc đời bà, đó là dời về Arkansas. Bà dạy học tại Trường Luật Đại học Arkansas, và sau khi kết hôn với ông Bill Clinton vào ngày 11/10/1975, bà gia nhập Hãng Luật Rose nổi tiếng ở Little Rock, Arkansas, nơi mà sau này bà trở thành một đối tác.

Sau khi ông Bill Clinton trúng cử Thống đốc Arkansas vào năm 1978, bà Clinton tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của mình. Con gái của hai người, Chelsea Victoria, chào đời năm 1980.

Suốt nhiệm kỳ Thống đốc của ông Bill Clinton từ 1979–81 và 1983–92, bà Hillary Clinton tập trung vào các chương trình hỗ trợ trẻ em và những người bị thiệt thòi trong xã hội trong lúc vẫn hành nghề luật sư.

Bà từng nằm trong các ban quản trị của một số công ty luật danh tiếng và hai lần được vinh danh là một trong số 100 luật sư nhiều ảnh hưởng nhất của nước Mỹ vào năm 1988 và 1991 do Tạp chí Luật Quốc gia bình chọn.

Bà cũng làm chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Giáo dục Arkansas và sáng lập Hội Vận động cho trẻ em và các gia đình Arkansas. Bà được vinh danh Phụ nữ Arkansas năm 1983 và đoạt danh hiệu Bà mẹ trẻ Arkansas năm 1984.

Trong chiến dịch tranh cử của chồng vào năm 1992, bà Hillary Clinton đóng vai trò là một trong những cố vấn chính.

Trong chiến dịch này, ông Bill Clinton thỉnh thoảng nhắc tới từ “twofer”, nôm na nghĩa là một vị trí Tổng thống tuy một mà hai, ngụ ý rằng bà Hillary Clinton sẽ đóng vai trò quan trọng trong chính phủ của ông. Và quả vậy, bà Clinton điều động một đội ngũ nhân viên kinh nghiệm và lập phòng làm việc riêng ở Cánh Tây Tòa Bạch Ốc, một việc chưa từng có tiền lệ. Ông Clinton đã chỉ định vợ đứng đầu Đội đặc nhiệm về Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia, một trọng tâm trong nghị trình lập pháp của ông.

Khi scandal tình cảm của ông Clinton với thực tập sinh Tòa Bạch Ốc, Monica Lewinsky, bị đưa ra ánh sáng, bà Clinton lại bị chú ý. Trong vụ này, bà trung thành đứng bên chồng, dù ông Clinton đã thừa nhận có mối quan hệ ‘trên mức tình cảm’ với Lewinsky sau buổi đầu bác bỏ mọi tố cáo.

Năm 1999, bà Hillary Rodham Clinton tạo bước đột phá với chiến dịch tranh cử khi ghế Thượng nghị sĩ Daniel Patrick Moynihan đại diện bang New York bỏ trống. Để đáp ứng nhu cầu đại diện cho tiểu bang, bà đã rời thủ đô Washington, D.C., vào đầu năm 2000, và mua một căn nhà tại Chappaqua để dọn tới sống ở New York. Sau chiến dịch tranh cử đầy cam go, bà đã đánh bại đối thủ Cộng hòa Rick Lazio, trở thành người phụ nữ đầu tiên dành được một văn phòng dân cử.

Sau khi tuyên thệ ngày 3/1/2001, Thượng nghị sĩ Clinton tiếp tục đẩy mạnh cải cách chăm sóc y tế cộng đồng và cổ súy cho quyền lợi trẻ em . Bà từng góp mặt trong một số ủy ban chuyên trách ở Thượng viện, kể cả Ủy ban Quân vụ.

Sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, bà Clinton ủng hộ cuộc tiến công do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan nhưng cực lực chỉ trích cách Tổng thống George W. Bush xử lý cuộc chiến Iraq.

Năm 2003, cuốn hồi ký về những năm tháng tại Tòa Bạch Ốc của bà Hillary nhan đề ‘Lịch sử Sống’ phát hành với số bán kỷ lục; bà từng nhận 8 triệu đô la ứng trước cho cuốn sách này. Năm 2006, bà tái đắc cử một cách dễ dàng vào Thượng viện.

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2008, bà Clinton không vượt được ông Barack Obama để trở thành ứng cử viên được đảng Dân chủ đề cử tranh chức Tổng thống.

Tuy nhiên, sau khi vào Tòa Bạch Ốc, ông Obama đã chọn bà làm Ngoại trưởng vào tháng 12 cùng năm và được Thượng viện xác nhận vào đầu năm 2009.

Nhiệm kỳ Ngoại trưởng của bà Clinton được nhiều người ca ngợi là đã giúp cải thiện các mối quan hệ ngoại giao của Mỹ. Bà được mệnh dnah là Ngại trưởng Mỹ công du nhiều nhất, đã ghé thăm 112 quốc gia trên khắp thế giới.

http://www.voatiengviet.com/a/hillary-clinton-la-ai/3585034.html

 

Donald Trump là ai?

Donald John Trump sinh ngày 14/6/1946 là một tỷ phú bất động sản và là một ngôi sao truyền hình thực tế trước khi trở thành ứng cử viên Tổng thống bên Đảng Cộng hòa.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Trump Organization, tổ chức điều hành nhiều sân golf và khu nghỉ mát sang trọng ở Mỹ và trên thế giới, xuất thân từ khu Queens, thành phố New York.

Sáng lập viên Trump Entertainment Resorts là con thứ tư trong năm người con của ông Fred và bà Mary Trump. Thân phụ ông là một nhà xây dựng và phát triển bất động sản chuyên xây và điều hành các khu chung cư của tầng lớp trung lưu của New York.

Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông vào năm 1977 với bà Ivana Trump, một người mẫu thời trang New York, kết thúc vào đầu thập niên 90. Ông cưới vợ nhì, bà Marla Trump, vào năm 1993 nhưng đến năm 1997 thì đệ đơn ly hôn nữ minh tinh màn bạc này. Ông kết hôn với người vợ hiện tại, bà Melania Trump, một người mẫu gốc Slovania, cách đây 11 năm. Trong số các khách mời danh tiếng tại đám cưới này có vợ chồng cựu Tổng thống Bill Clinton.

Qua ba đời vợ, ông có tổng cộng 5 người con, lớn nhất sinh năm 1977 và nhỏ nhất sinh năm 2006.

Thuở nhỏ, ông Trump là một đứa trẻ năng động và quyết tâm cao. Ông có thành tích về mặt học vấn lẫn công tác xã hội. Khi tốt nghiệp trung học vào năm 1964, ông là một ngôi sao thể thao của trường lớp và là một học sinh ‘cốt cán’. Sau đó, ông vào Đại học Fordham và hai năm sau chuyển lên Trường Tài chính thuộc Đại học Pennsylvania. Năm 1968, ông tốt nghiệp với văn bằng kinh tế.

Trong thời gian đi học, ông từng bước theo cha vào nghề phát triển bất động sản, làm việc cho cha khi nghỉ hè và sau khi tốt nghiệp đại học, ông gia nhập công ty Elizabeth Trump & Son của cha mình.

Đến năm 1971, ông được giao quyền điều hành và đổi tên công ty thành “The Trump Organization”. Ông cũng dời chỗ ở tới khu Manhattan, nơi ông bắt đầu kết giao với những người có ảnh hưởng. Nhìn thấy những cơ hội kinh tế béo bở của thành phố New York, ông đã sớm bắt tay vào các dự án xây dựng lớn ở Manhattan, mở đường cho các nguồn lợi nhuận khổng lồ, vận dụng các thiết kế kiến trúc bắt mắt, và gây chú ý công luận.

Thời Chiến tranh Việt Nam, ông Trump không bị gọi quân dịch vì lý do học tập và sức khỏe.

Trong thập niên 80, ông thu mua và xây dựng nhiều công trình ở thành phố New York, trong đó có Tháp Trump (1983), Trump Plaza và nhiều sòng bạc ở Atlantic City, New Jersey.

Năm 1996, ông thâu tóm và trở thành giám đốc sản xuất của nhiều cuộc thi sắc đẹp danh tiếng như Hoa Hậu Hoàn Vũ, Hoa Hậu Mỹ, Hoa Hậu Mỹ tuổi teen.

Tháng 10 năm 1999, Trump từng loan báo thành lập một ủy ban thăm dò để thông báo quyết định có nên tìm kiếm sự đề cử để tranh chức Tổng thống năm 2000, nhưng rút lui sau kết quả không như ý tại cuộc bầu cử sơ bộ bang California.

Năm 2001, ông Trump khánh thành Trump World Tower, tòa cao ốc đối diện trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Từ đầu năm 2004, chương trình truyền hình thực tế ‘The Apprentice’ do Trump là người điều khiển dẫn dắt bắt đầu lên sóng NBC.

Năm 2005, ông mở trường thu lợi nhuận mang tên Đại học Trump với các lớp giảng dạy về địa ốc, thu mua và quản lý tài sản. Tuy nhiên, kể từ khi khai trương, trường này đã vướng vào những tai tiếng và tranh cãi với nhiều vụ kiện tụng tố cáo ông Trump gian lận, quảng cáo dối và vi phạm hợp đồng.

Ngày 16/1/2007, tên ông được khắc tên lên ngôi sao trên con đường của những người nổi tiếng Hollywood Walk of Fame.

Cuối năm 2011, Donald Trump lọt vào danh sách 10 người đàn ông được dân Mỹ ngưỡng mộ nhất, xếp thứ 7, theo thăm dò của USA Today và Gallup. Đứng đầu là Tổng thống Barack Obama.

Tháng 3 năm 2016, cùng với 13 người khác, ông Trump được xếp hạng 324 trong danh sách những tỷ phú của thế giới với tài sản trị giá 4.5 tỷ đôla.

Tháng 6 năm ngoái, ông tuyên bố ứng cử Tổng thống 2016 với chiến dịch tranh cử dựa trên nền tảng chủ nghĩa đại chúng, nhận được sự ủng hộ từ những người bất mãn vì việc làm Mỹ bị xuất khẩu ra các nước có giá nhân công rẻ, những người phản đối chính sách du nhập di dân của Mỹ và bất bình với đảng Dân chủ.

Ông Trump nhận đề cử của đảng Cộng hòa làm ứng viên Tổng thống vào ngày 21/7 tại Đại hội Toàn quốc Cộng hòa ở Cleveland. Trong bài diễn văn dài hơn 1 tiếng đồng hồ tại đó, ông Trump đề ra những việc sẽ giải quyết nếu đắc cử Tổng thống trong đó có vấn đề kinh tế, di dân, thương mại, chống khủng bố-bạo lực. Ông cũng cam kết sẽ thương thảo lại các thỏa thuận thương mại quốc tế, bãi bỏ chương trình hỗ trợ y tế cho người thu nhập thấp Obamacare do Tổng thống Obama đề xướng, bảo vệ quyền sở hữu súng, và tái thiết quân đội.

Ông là nhân vật gây chú ý và gây tranh cãi không chỉ bằng những câu nói ‘đụng chạm’ chính giới, những lời phát biểu bị lên án là kỳ thị người Hồi giáo, khinh miệt di dân, xúc phạm phụ nữ, mà còn qua công việc kinh doanh của ông với những mối làm ăn bị gãy đổ, nhiều lần bị kiện tụng, nhiều lần khai phá sản mà qua đó có thể được lợi về thuế, từ chối công khai hồ sơ thuế cá nhân, và hoạt động tài chính của quỹ từ thiện Donald Trump.

Ông bị một số đảng viên cao cấp của Cộng hòa quay lưng khi đoạn ghi âm ông đùa cợt nhục mạ phụ nữ vào năm 2005 được công khai hôm 7/10 dù ông đã chính thức lên tiếng xin lỗi. Trong số những người phản đối từ nội bộ đảng Cộng hòa kêu gọi ông rút lui khỏi cuộc đua Tổng thống có cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice.

Theo Wikipedia, xu hướng đảng phái chính trị của nhân vật trực ngôn Donald Trump biến chuyển rất nhiều lần. Trước 1987, ông thuộc đảng Dân chủ, nhưng sau nhiều lần thay đổi, cuối cùng ông trở về đảng Cộng hòa.

http://www.voatiengviet.com/a/donald-trump-la-ai/3585021.html

 

Bầu cử Mỹ:

Điều gì sẽ xảy ra với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ?

Mark UrbanBiên tập viên mảng quốc phòng và ngoại giao, Newsnight

Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sau kỳ bầu cử tổng thống có lẽ sẽ vẫn tiếp tục xu hướng tránh tham gia vào các cuộc xung đột lớn ở hải ngoại nhằm tập trung giải quyết chuyện nội bộ – điều mà có lẽ khó có thể đoán được từ cách tiếp cận chính sách ngoại giao của hai ứng viên tổng thống.

Vì sao vậy?

Trước tiên, cố vấn thân cận của cả hai ứng viên dường như đều muốn nhấn mạnh rằng một số chính sách gây tranh cãi mà họ vận động – chẳng hạn như ông Trump nói sẽ tái thương lượng Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ, hay bà Hillary Clinton nói sẽ ủng hộ vùng cấm bay ở Syria – thực ra đều không đến mức cực đoan như người ta tưởng, mà có lẽ “vẫn vậy mà thôi” thay vì có bất kỳ thay đổi lớn nào.

Tuy phe Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Barack Obama là “bê trễ” vai trò lãnh đạo toàn cầu, và một số ý kiến cho rằng bà Hillary Clinton sẽ là người can thiệp nhiều hơn, nhưng trên thực tế, bất kỳ ai lên nắm quyền cũng sẽ tránh lặp lại những gì đã xảy ra ở Iraq và Afghanistan.

Bầu cử Hoa Kỳ đầy căng thẳng

Bầu cử Mỹ 2016: Hỏi nhanh đáp gọn

Đó là những cam kết quân sự trường kỳ quá đắt đỏ khiến nhiều người Mỹ cảm thấy khó có thể cam nổi.

“Hoa Kỳ đang trải qua một giai đoạn rất thú vị,” vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc Trung tâm Tình báo Leon Panetta nói với BBC, “và không có nghi ngờ gì trước việc người ta đã cảm thấy mệt mỏi khi phải đối mặt với những thách thức trong giai đoạn đó cùng với cái giá mà chúng ta đã phải trả. Điều này phản ảnh không chỉ trong đảng Dân chủ mà ở cả đảng Cộng hòa.”

‘Nhân vật Trump’

Về thương mại tự do, sự lựa chọn này giữa bà Clinton và ông Trump cũng không đến mức quá cực đoan như người ta nghĩ.

Mặc dù bà Clinton là một trong những người ủng hộ nhiệt tình thỏa thuận tự do, phe tả trong đảng của bà đã nhập hội cùng phía Cộng hòa tranh luận rằng thỏa thuận mới được ký kết hồi đầu năm nay (Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP) không nên được thông qua, và họ cũng nghi ngờ nhu cầu cần có một thỏa thuận tương tự với châu Âu trong tương lai.

“Nếu ta tách biệt các dự luật cụ thể khỏi nhân vật Trump,” bà Danielle Pletka từ viện American Enterprise Institute nói về thương mại tự do, gánh nặng khi là đồng minh khối Nato và cắt giảm quân sự, “thực tế là, những kiến nghị này hợp lý và Quốc hội có pháp quyền và sức mạnh chính trị để có thể làm được điều gì đó về vấn đề này.”

Khả năng không ứng viên nào có được chiến thắng tuyệt đối ở tòa Bạch ốc, Thượng viện và Hạ viện, có nghĩa là họ sẽ bị hạn chế khả năng làm hết mức những gì đã hứa từ vị trí của mình.

Nếu xét theo các cuộc thăm dò dân ý, bà Clinton có thể thắng ghế tổng thống, nhưng phe Cộng hòa sẽ chiếm đa số ở Hạ viện, thì có rất nhiều dự đoán cho rằng chia rẽ và bế tắc sẽ còn gay gắt hơn những gì đã xảy ra ở nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama.

Thế nên có lẽ chính sách của bất kỳ ứng viên nào cũng sẽ gặp phải cản trở ở Quốc hội.

Bầu cử Mỹ và xung đột Biển Đông

Bầu cử Mỹ: Ai sẽ là người thắng?

Bình luận về chính sách thương mại của ông Trump, thành viên đảng Cộng hòa Carlos Gimenez, và là Thị trưởng Miami – thành phố chủ yếu dựa vào thương mại nước ngoài, nói với tôi: “Cái hay của nước Mỹ là chúng tôi không có vua… chúng tôi có sự chia sẻ quyền lực,” và nhấn mạnh rằng các thượng nghị sỹ Florida và thành viên hạ viện sẽ bảo vệ lợi ích của họ ở Washington.

Với đề xuất của chính ứng viên tổng thống từ đảng của ông, rằng Hoa Kỳ có thể sẽ phải tăng thuế đối với một số sản phẩm và hàng hóa rẻ tiền của nước ngoài, nơi việc làm của người Mỹ bị đưa ra hải ngoại, ông Gimenez nói việc dựng lên những hàng rào như vậy “thực sự không hiệu quả”, và nói thêm, “chúng tôi cần thương mại tự do”.

Thế nhưng, đó là quan điểm của một đô thị đặc biệt và có vẻ như điều đang xảy ra và là xu hướng lâu dài, là Hoa Kỳ ngày càng ít quan tâm tới vai trò dẫn dắt toàn cầu cũng như trong việc xúc tiến các thỏa thuận thương mại tự do, mà còn mải bận rộn với các chính sách trong nước và sự chia rẽ nội bộ.

Kiềm tỏa nội bộ

Ông Panetta nói với tôi về những lo lắng đối với việc Hoa Kỳ lùi khỏi vai trò dẫn dắt trên toàn cầu.

“Hoa Kỳ hy vọng rằng những người khác sẽ đảm nhận vai trò này,” ông nhắc tới những năm tháng nhiệm kỳ Obama, nhưng “nó đã không xảy ra và kết quả là an ninh quốc gia chúng tôi bị thách thức.@

“Đây là điều mà người Mỹ giờ đã hiểu rằng, nếu Hoa Kỳ không lãnh trách nhiệm lãnh đạo ấy thì rất tiếc là không ai khác sẽ gánh vác.”

Cuộc điều tra FBI và bầu cử Mỹ

Liệu Trump có tạo ra bất ngờ phút chót?

Tuy ông Panetta và nhiều nhà làm chính sách ngoại giao ở Washington coi bà Clinton là lựa chọn tốt hơn, về khía cạnh đảm nhiệm vai trò tích cực trên trường quốc tế, sự tự do hành động của bà sẽ bị hạn chế bởi các sức mạnh mới cũng như sự kiềm tỏa từ chính trị nội bộ.

Trong những tháng gần đây, Nga đã can thiệp vào Syria trong lúc đẩy mạnh quan hệ với nhiều quốc gia Trung Đông khác.

Trung Quốc cũng vậy. Quốc gia này không chỉ nhanh chóng đuổi kịp Hoa Kỳ về kinh tế, mà còn đang chuẩn bị sẵn sàng về ngoại giao và quân sự để khép cánh cửa với Mỹ ở những khu vực nhạy cảm như Biển Đông.

Cảm giác lo ngại Hoa Kỳ đang trượt khỏi chính trị của đại cường đã khiến ông Trump gợi ý sẽ tăng cường chi tiêu cho quốc phòng và siết chặt chính sách thương mại với Trung Quốc.

Cả hai ứng viên đều đưa ra những nghịch lý đáng chú ý – ông Trump đề xuất chi tiêu nhiều hơn cho lực lượng quân sự mà ông sẽ dùng đến ít hơn, trong khi đó bà Clinton đề nghị có vai trò năng động hơn đối với các lực lượng đang bị giảm sút theo kế hoạch hiện nay.

Nhưng không một ứng viên nào có thể chỉ ra một cách thẳng thắn rằng sự thay đổi của trật tự quốc tế dẫn tới kết quả của việc các quốc gia như Trung Quốc và Nga phóng tay chi tiêu cho lực lượng của mình và cũng có ý định sẵn sàng dùng tới quân sự.

Đúng là trong một kỳ bầu cử tổng thống, và với ý nghĩa là khải hoàn ca về sự vĩ đại của một đất nước, thì đây có lẽ thời khắc tệ nhất để bàn tới những hạn chế ngày càng lớn về mặt sức mạnh của nó ở thế giới, mà các chuyên gia về chính sách ngoại giao mô tả là ngày càng “đa cực”.

Nếu nhìn theo cách này, việc ông Trump khăng khăng rằng ông sẽ không cam kết đưa đất nước vào cuộc chiến ở nước ngoài, hay những gợi ý từ các cố vấn của bà Clinton rằng chính sách Syria sẽ không gồm các hành động leo thang lớn nào, có thể được coi là sự tiếp tục của chính sách trước.

Tổng thống Obama tự hào, như ông nói, khi đưa những người lính Mỹ về nhà từ hai cuộc chiến và đã đề ra những giới hạn nghiêm ngặt về sự tham gia của Hoa Kỳ ở Libya và Syria.

Mark Urban là biên tập viên mảng ngoại giao và quốc phòng của chương trình BBC Newsnight. Quý vị có thể đọc thêm trên Twitter và blog .

http://www.bbc.com/vietnamese/world-37908861

 

Trung Quốc : Mô hình dân chủ Mỹ “thất bại”

Một quả táo bị sâu gặm nhấm, hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump ném bùn vào mặt nhau, hay tượng Nữ Thần Tự Do nhỏ lệ. Tại Trung Quốc, những bức biếm họa như vậy được đăng đầy trên các mặt báo chính thức trong vài tuần qua để minh họa cho chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Theo nhiều nhà viết xã luận, đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy một nền dân chủ đang thất bại.

Người Trung Quốc nhận xét như nào về cuộc bầu cử tại Mỹ ? Ngày 08/11/2016, thông tín viên RFI Heike Schmidt phỏng vấn một số người đang chờ xin thị thực trước sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh :

« Trước cửa sứ quán Mỹ, cô Lý (Li), 26 tuổi, đợi đến lượt xin thị thực. Cô thích và biết Hoa Kỳ, nhưng theo cô, cuộc bầu cử tổng thống đang diễn ra không phải là một mô hình để đi theo : « Cuộc bầu cử lần này chỉ là một cuộc chiến giữa hai nhóm lợi ích. Công dân Mỹ có quyền bỏ phiếu, mọi việc tưởng như rất dân chủ, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Các bài diễn văn của hai ứng viên không hề nghiêm túc hay trang trọng chút nào ».

Loạt diễn văn của ứng viên Cộng Hòa Donald Trump cáo buộc Trung Quốc đánh cắp việc làm của người Mỹ không khiến cô Lý ngạc nhiên : « Trump là người duy nhất nghĩ đến điều này. Người Mỹ vẫn cho là các nước khác đang chà đạp lên quyền lợi của họ. Họ tin chắc vào ưu thế của mình và tự cho mình là số một. Nhưng họ đang cảm thấy bị đe dọa trước sức mạnh của Trung Quốc ».

Người đứng bên cạnh cô Lý công nhận điều này, nhưng anh không quan tâm đến cuộc bầu cử tại Mỹ : « Tôi thậm chí không biết tên của các ứng viên. Một người là vợ của cựu tổng thống Clinton, nhưng người khác thì tôi không biết ».

Ở cuối hàng, một người đàn ông nheo nheo mắt và hít sâu điếu thuốc lá, nhìn hết sang phải rồi sang trái, và nói nhỏ : « Nền dân chủ tại Mỹ, dĩ nhiên vẫn còn tốt hơn hệ thống nơi tôi đang sống. Được đi bỏ phiếu là điều tốt rồi ! »

Cứ như tình cờ, đúng lúc này, một nhân viên cảnh sát ngăn cuộc phỏng vấn và yêu cầu chúng tôi xuất trình giấy tờ ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20161108-trung-quoc-mo-hinh-dan-chu-my-that-bai