Tin đặc biệt về khủng hoảng Ukraine

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin đặc biệt về khủng hoảng Ukraine

Lầu Năm Góc: Tổng thống Nga Putin bị chứng tự kỷ?

05-02-2015 – USA Today
Tong thong Nga Putin bi chung tu ky
Một vẻ mặt của Tổng thống Putin 

Một báo cáo nghiên cứu của Lầu Năm Góc lập giả thiết, rằngTổng thống Nga Putin bị chứng tự kỷ Asperger, “khiến tác động đến tất cả những quyết định của ông”.

“Sự phát triển tâm lý của Putin bị gián đoạn đáng kể lúc còn thơ ấu. Nghiên cứu các động tác của ông ấy, cho thấy Tổng thống Nga có sự bất thường về tâm lý”, theo báo cáo của Brenda Connors, một chuyên gia phân tích các động tác ở Học viện chiến tranh hải quân Mỹ ở Newport (bang Rhode Island).

Nghiên cứu năm 2008 là một trong những nghiên cứu của bà Connors và các đồng nghiệp là người ký hợp đồng với Office of Net Assessment (ONA), một tổ chức nghiên cứu thuộc Lầu Năm Góc nhằm giúp tư vấn về chiến lược quân sự dài hạn.

Các nhà nghiên cứu không thể chứng minh giả thiết về việc Tổng thống Nga Putin bị chứng tự kỷ Asperger, vì họ không thể quét não của ông.

Báo cáo nêu các công trình nghiên cứu của những chuyên gia về chứng tự kỷ ủng hộ phát hiện của họ.

Báo cáo dẫn Tiến sĩ Stephen Porges – nay là giáo sư tâm thần học ở đại học Bắc Carolina – kết luận: “Putin mang một dạng tự kỷ”. Nhưng hôm 4.2, ông Porges cho biết, rằng ông chưa bao giờ xem báo cáo hoàn chỉnh này, và ông “không nói ông Putin bị chứng Asperger”.

Thay vào đó, ông cho biết phân tích của ông là vì các quan chức Mỹ cần tìm ra một môi trường yên tĩnh hơn để đối phó với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người có những hành vi và vẻ mặt cho thấy một tính cách đề phòng khi tiếp xúc với các môi trường xã hội.

Tính cách này cùng những hành vi, vẻ mặt này đã được quan sát nơi những người bị chứng Asperger, nhưng cũng có nơi người khó trấn tĩnh ở những môi trường xã hội và có mức kiềm chế phản ứng thấp.

Tiến sĩ Porges nói: “Nếu quý vị cần làm việc với ông ấy, quý vị không muốn xem đó là một việc lớn, nhưng là một hoàn cảnh mặt đối mặt tại nơi nào đó yên tĩnh”.

Các hành vi của ông Putin được để ý kỹ từ đầu năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine. Từ việc này, Mỹ và phương tây cáo buộc Nga ủng hộ quân ly khai ở miền đông Ukraine, áp những lệnh cấm vận nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga. Moscow luôn bác bỏ các cáo buộc này.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, nữ trung tá Valerie Henderson cho biết: nhóm của bà Connors thực hiện nhiều nghiên cứu về ông Putin cho ONA từ năm 2008 đến năm 2011.

Chương trình của nhóm này có tên “Các đầu mối cơ thể”. Những bản hợp đồng với quân đội cho thấy: Lầu Năm Góc chi ít nhất 365.000 USD tiền công cho các chuyên gia bên ngoài làm việc với bà Connors từ năm 2009.

Có hai biên bản nêu những công trình nghiên cứu khác của nhóm bà Connors, từ lúc ông Putin nắm quyền lực, gồm nghiên cứu 2005 mang tên “Một hành động tín nhiệm để tiến lên”, cùng các nghiên cứu trong năm 2004-2005 và 2008 của Warren Lamb, nhà tiên phong về phân tích động tác cơ thể người.

Báo USA Today cho biết họ có được báo cáo năm 2008 của ONA, bằng cách vận dụng Luật Tự do thông tin.  

Hồi tháng 3.2014, USA Today đưa tin ONA ủng hộ cuộc nghiên cứu nói trên, nhưng Lầu Năm Góc không công bố chi tiết báo cáo.

Lúc đó và bây giờ, các quan chức Lầu Năm Góc nói nghiên cứu không được trình Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel hoặc các tiền nhiệm của ông.

ONA thường lập các kế hoạch dài hạn cho Lầu Năm Góc, giúp định hình chiến lược tương lai. Cơ quan này đặc biệt tích cực phát triển chính sách quân sự “Xoay trục về châu Á”, tức những chiến lược đối phó với Trung Quốc trỗi dậy hung hăng tại châu Á.

Mai Hà (theo USA Today)

Gorbachev cảnh báo Putin: “Đừng đi vào vết xe đổ của tôi“

Daily Mail và RT
 
Gorbachev canh bao tong thong Putin

Ông Gorbachev ủng hộ đường lối của TT Putin

Tổng thống một thời của Liên Xô, Mikhail Gorbachev vừa ra mắt cuốn tự truyện của ông và trong đó nhắc nhiều về Tổng thống đương nhiệm của nước Nga, Vladimir Putin. Bên cạnh những lời khen ngợi thì cuốn tự truyện còn cả những lời ông Gorbachev cảnh báo Tổng thống Putin.

Gorbachev nhận xét: “Putin đã bắt đầu mắc căn bệnh tương tự của tôi trước đây: sự tự tin thái quá. Có thể cậu ta nghĩ rằng mình đứng hàng thứ hai, chỉ sau Chúa”. Và ông Gorbachev cảnh báo Tổng thống Putin: “Đừng có tư tưởng một cái đầu lớn. Nó sẽ phá hủy bản thân”.

Dù vậy, phần lớn cuốn sách của Gorbachev là ca ngợi Putin. Ông cho biết cựu điệp viên KGB đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định Nga cho dù áp dụng “phương pháp cứng rắn”. Theo Gorbachev, ông Putin làm việc vì lợi ích của đa số.

Gorbachev gần đây đã cảnh báo về một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và phương Tây sau 25 năm sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin. “Những gì đang xảy ra ở Ukraine là do sự tan rã quá sớm của Liên Xô dẫn đến các sai lầm”, ông nói.

Ông nhấn mạnh rằng Putin đã đúng để sát nhập Crimea sau khi một cuộc trưng cầu, mà phương Tây coi là bất hợp pháp. “Crimea là Nga, và hầu hết mọi người ở Crimea bỏ phiếu ủng hộ gia nhập Nga”, ông nói. “Tôi ủng hộ động thái này ngay từ đầu và dù một nửa dòng máu trong người tôi là Ukraine”.

Trước đó, ông Gorbachev cũng lên tiếng chỉ trích Mỹ về thái độ của Washington với Moscow trong thời gian gần đây. 
“Tổng thống Obama là “con vịt què”. Người ta không thể hoàn thành công việc một cách tầm thường như vậy. Cậu ta chỉ biết tung ra những cáo buộc (với Nga?). Cậu ta sẽ chẳng có gì hay ho hơn. Thế mà tôi từng nghĩ cậu ta khá hơn bây giờ đấy”, cựu lãnh đạo Liên Xô nói với trang RT hồi tuần trước.

Ông Gorbachev trước đó đã bày tỏ hy vọng với việc Nga chia sẻ những thách thức với Mỹ, chẳng hạn như dịch Ebola và cuộc chiến chống lại IS, cũng như các mối đe dọa về môi trường và kinh tế, sẽ giúp Nga và phương Tây xích gần nhau hơn.

“Đối mặt với những thách thức chung, chúng ta lại có thể tìm thấy tiếng nói chung. Nó sẽ không dễ dàng, nhưng không có cách nào khác”, Gorbachev từng nói trong dịp kỷ niệm sự kiện 25 năm sụp đổ Bức tường Berlin cách đây hơn tuần..

Nhưng ông Gorbachev rất thất vọng khi chứng kiến tại hội nghị G-20, Tổng thống Obama đã không công bố bất kỳ thay đổi nào trong chính sách thù địch với Nga. Gorbachev từng được phương Tây ca ngợi như là một người ủng hộ dân chủ trong giai đoạn cuối cầm quyền. Nhưng giờ ông cũng thất vọng với chính sách của chính quyền TT Obama đối với Nga, vỡ mộng với phương Tây.

Anh Tú (theo Daily Mail và RT)

Đã đến lúc Pháp – Đức lập liên minh giúp tổng thống Putin?

06-01-2015
tong thong Putin

Phương Tây đang bị chia rẽ nghiêm trọng trong vấn đề trừng phạt chính quyền của tổng thống Putin. Trong khi Mỹ và Anh ráo riết khép chặt vòng vây cấm vận với Moscow thì hai đầu tàu khác là Pháp và Đức lại đang tìm cách phá bỏ vòng vây đó.

Tổng thống Pháp Francois Hollande  tỏ ý rằng ông muốn lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga phải được dỡ bỏ ngay nếu việc giải quyết cuộc xung đột Ukraine có tiến triển.

Ông Hollande cho biết Tổng thống Putin đã cam đoan với Pháp rằng “không muốn thôn tính miền đông Ukraine”. Điều ông Hollande nói trái ngược với các tuyên bố từ bên kia Đại Tây Dương.

“Các biện pháp trừng phạt phải được dỡ bỏ nếu (giải quyết khủng hoảng Ukraine) có tiến bộ. Nếu không có tiến bộ, các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục duy trì”, ông Hollande nói trên RFI. Tổng thống Pháp khẳng định hội nghị thượng đỉnh Pháp-Đức-Nga-Ukraine sẽ được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, vào ngày 15.1, tập trung vào cuộc xung đột Ukraine.

Lời tuyên bố của điện Elysee cho thấy ông Hollande đã sẵn sàng rủ thủ tướng Đức Angela Merkel cùng tạo áp lực để phá bỏ lệnh trừng phạt chống Nga khi họ gặp nhau tại Kazakhstan tới đây. Nếu chỉ mình Pháp hay Đức lên tiếng đơn lẻ thì giống như một bàn tay chưa thể tạo thành tiếng vang nhưng khi hai đầu tàu cùng lên tiếng thì mọi thứ sẽ khác.

Trước đó, Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel kiêm lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SPD) – liên minh thành lập chính phủ với đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức (CDU) của bà Markel cũng đã cảnh báo chống lại việc gia tăng lệnh trừng phạt với Nga chỉ lợi bất cập hại.

Sigmar Gabriel – một chính trị gia trung tả như ông Hollande – cho biết các biện pháp trừng phạt vốn để buộc Nga giải quyết khủng hoảng Ukraine. Thế nhưng, một số “lực lượng” ở châu Âu (ảm chỉ Anh) và Mỹ muốn dùng trừng phạt để làm tê liệt Nga, và đó sẽ là “nguy cơ một cuộc xung đột lớn”.

“Chúng tôi muốn giúp đỡ giải quyết xung đột Ukraine, nhưng không phải đẩy Nga vào thế phải khuỵu đầu gối”, ông nói với tờ báo Bild.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walther Steinmeier, người đảng SPD, cũng cảnh báo rằng gây tổn hại lâu dài cho nền kinh tế Nga có thể tạo phản ứng xấu.

“Bất cứ ai tin rằng buộc Nga quỳ gối bằng các đòn kinh tế đều là sai lầm và sẽ dẫn đến khủng hoảng an ninh ở châu Âu”, ông Steinmeier tuyên bố trên tạp chí Spiegel vài ngày trước.

Người Đức đang nghĩ rằng Mỹ – Anh chống Nga cũng tranh thủ phá luôn kinh tế Đức và họ không muốn theo Mỹ để tự bắn vào chân mình. Đã đến lúc phải giúp Nga và cũng là tự giúp mình.

Thủ tướng Ukraine nhạo ông Putin trước ngoại trưởng Mỹ

 06-02-2015
 
thu tuong Ukraine
Thủ tướng Ukraine tháo kính ra để gửi cho lãnh đạo Nga
 
Ngoại trưởng John Kerry vừa đến thăm Kiev để bàn về giải quyết khủng hoảng Ukraine. Tại đây, ông Kerry có cuộc họp báo chung với thủ tướng Ukraine, Arsenyi Yatsenyuk và chứng kiến người đứng đầu nội các Kiev chế nhạo ông Putin.

Thủ tướng Ukraine cho biết “lãnh đạo Nga có vấn đề về thị giác nếu họ tiếp tục phủ nhận chuyện lực lượng từ nước họ đã vượt qua biên giới”.

“Nếu họ cần, tôi có thể đưa kính của tôi cho họ”, Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk ám chỉ rằng việc dùng kính sẽ giúp nhìn thực tế rõ hơn. Để làm mạnh tuyên bố của mình, ông Yatsenyuk đã tháo kính ra thật rồi phát biểu với các phóng viên.

“Chắc chắn quân đội Nga hiện diện trên đất Ukraine” ông Yatsenyuk nói trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đứng bên cạnh. “Chúng tôi không chiến đấu với cái gọi là phiến quân hay du kích mà chúng tôi đang chiến đấu với quân đội chủ lực của Nga”.

Chỉ có điều sau khi tháo kính ra thì ông Yatsenyuk cũng không đưa ra hiện vật hay phim ảnh nào làm bằng chứng thuyết phục cho tuyên bố của mình. Tất cả chỉ là tháo kính ra và ngỏ ý tặng cho tổng thống Nga, Putin.

Ông Kerry thăm Ukraine hôm thứ Năm giữa lúc Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có một sự leo thang nghiêm trọng giữa lực lượng Ukraine và phe ly khai. Leo thang bắt đầu căng thẳng khi quân đội Ukraine xé thỏa thuận hòa bình để bất ngờ tấn công Donetsk hồi trung tuần tháng trước. Sau đó, phe ly khai phản công dữ dội. Cả hai bên trong cuộc xung đột đổ lỗi cho phía bên kia đã bắn phá các khu vực dân cư.

Về tình hình Ukraine hiện giờ, ông Kerry ra tuyên bố đổ lỗi cho Nga. “Không nghi ngờ gì về việc ai đã ngăn chặn viễn cảnh hòa bình ở đây. … Nga, dường như, đã vượt qua biên giới với vũ khí, với quân đội, với các công cụ chiến tranh đổ vào Ukraine”, ông Kerry nói. “Nga và lực lượng ly khai đang gắng chiếm giữ lãnh thổ nhiều hơn và tiếp tục coi thường quyền kiểm soát của một quốc gia có chủ quyền như Ukraine”.

Phía Nga đã có phản ứng ngay lập tức. Phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov, nói với CNN rằng “Đối với chuyện xe tăng Nga, bị cáo buộc vượt qua biên giới Nga-Ukraine, chúng tôi đã bình luận về điều này trước đây – không có xe tăng hoặc quân đội Nga ở Ukraine, những cáo buộc như vậy là không đúng sự thật”.

Bà Hillary Clinton chê châu Âu quá yếu đuối trước Putin

15-02-2015
 
Việc châu Âu không cứng rắn trước Nga trong khủng hoảng Ukraine có vẻ khiến Mỹ không hài lòng. Bà Hillary Clinton đã chê châu Âu quá yếu đuối trước Tổng thống Nga Vladimir Putin.
 

Thị trưởng London Boris Johnson cho biết khi làm việc với một phái đoàn thương mại Mỹ, cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đã gặp riêng trao đổi cùng ông. Bà Clinton nhấn mạnh rằng châu Âu phải làm nhiều hơn nữa để đối phó với giới lãnh đạo Nga trong khủng hoảng Ukraine.

“Một điều đặc biệt mà bà ấy thực sự muốn thể hiện là suy nghĩ rằng người châu Âu đã quá yếu đuối trong việc đối phó với Putin”, ông Johnson cho biết. Điều đó cho thấy ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Dân chủ (Mỹ) muốn thể hiện chính sách đối ngoại cứng rắn của mình.

“Bà ấy nghĩ rằng Anh và châu Âu nên hạn chế phụ thuộc vào các nguồn dầu mỏ ở Nga và cho rằng nên tìm nguồn thay thế”, ông Johnson nói. “Nỗi lo lắng chung của bà là Putin. Bà Clinton cho rằng nếu không bị thách thức và không kiểm soát tình hình, Nga sẽ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình như đã từng có trong thời kỳ Liên Xô. Bà nhắc lại những cảnh báo từ Estonia và các nước Baltic”.

Đây không phải lần đầu bà Clinton đề cập đến ông Putin trong năm nay. Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình tại Canada hồi tháng trước, bà Hillary Clinton được hỏi rằng bà có sẵn sàng ra tranh cử tổng thống Mỹ không. Thay vì một câu trả lời, bà cựu đệ nhất phu nhân Mỹ đã bắt chước phong thái của tổng thống Putin khi ông tuyên bố ra tranh cử lại chức vụ tổng thống Nga hồi năm 2011.

Báo Mỹ nói có thể dễ dàng nhìn ra cách bà Clinton bắt chước qua việc nhại giọng Nga của ông Putin, cũng như những cử chỉ đặc biệt của ông chủ điện Kremlin như cách để tay lên hai thành ghế hay các động tác cơ thể khi nói.