Tin Ðặc Biệt Miến Ðiện – Myanmar (2) 10/11/2015

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Ðặc Biệt Miến Ðiện – Myanmar (2) 10/11/2015

Bầu cử Myanmar: Đảng NLD giành thắng lợi áp đảo

Ủng hộ viên Liên minh Dân chủ Toàn quốc NLD ăn mừng bên ngoài trụ sở đảng ở Yangon, Myanmar, ngày 9/11/2015.

Ủng hộ viên Liên minh Dân chủ Toàn quốc NLD ăn mừng bên ngoài trụ sở đảng ở Yangon, Myanmar, ngày 9/11/2015.

Steve Herman

10.11.2015

Cuộc tổng tuyển cử có tính chất lịch sử ở Myanmar hôm chủ nhật đã nhận được sự tán thưởng dè dặt của các quan sát viên quốc tế, trong lúc công tác kiểm phiếu tiếp diễn sang tới ngày thứ nhì. Thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường thuật từ Yangon.

Tại một cuộc họp báo ở Yangon hôm nay, người đứng đầu phái bộ quan sát bầu cử của Liên hiệp Âu Châu, ông Alexander Graf Lambsdorf, nói rằng “Tiến trình này đã diễn ra tốt hơn dự kiến trước đó của nhiều người.”

Hơn 30 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm chủ nhật, cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong vòng 25 năm tại quốc gia từng nằm dưới sự cai trị của quân đội này. Kết quả chính thức do Uỷ ban Bầu cử công bố cho thấy Liên minh Dân chủ Toàn quốc cho tới giờ đã chiếm được 126 ghế đại biểu tại Hạ viện, trong khi Đảng Đoàn kết Phát triển Liên hiệp do quân đội hậu thuẫn chỉ giành được 8 ghế.

Liên minh Dân chủ Toàn quốc, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã tuyên bố giành được thắng lợi áp đảo. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC ngày hôm nay, người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình này nói đảng bà đã thắng khoảng 75% số ghế đại biểu được mang ra bầu chọn.

Ông Lambsdorf của Liên hiệp Âu châu nói “Sự kiện các ứng cử viên của Đảng Đoàn kết Phát triển thất cử đã chấp nhận sự thất bại của họ là có ích cho sự khả tín của tiến trình bầu cử.” Nhưng ông nói thêm rằng cuộc đầu phiếu này không thể được gọi là “một cuộc bầu cử đích thực” bởi vì không phải tất cả các ghế đại biểu đều được mang ra bầu chọn. Hiến pháp Myanmar dành riêng cho quân đội 25% số ghế đại biểu quốc hội.

Ông Lambsdorf cũng bày tỏ quan tâm về việc nhiều người Rohingya theo đạo Hồi không được ghi tên vào danh sách cử tri và danh sách ứng cử viên – một việc là ông gọi là “một phần của một vấn đề xã hội rộng lớn hơn.” Hàng triệu người Rohingya theo Hồi giáo ở Myanmar bị tước quyền bầu cử ứng cử vì không có quốc tịch hoặc vì những lý do khác.

Ông Jason Carter, một quan sát viên người Mỹ, nói với báo chí rằng “tình cảm bài xích Hồi giáo” bao trùm cuộc bầu cử lần này. Ông Carter dẫn đầu một nhóm quan sát viên quốc tế ở Miến Điện đại diện cho Trung tâm Carter, một tổ chức nhân quyền ở Mỹ được lập ra bởi ông nội của ông là cựu Tổng thống Jimmy Carter. Cựu Tổng thống Ireland, bà Mary Robinson, một người trong phái đoàn của Trung tâm Carter, cũng than phiền về việc không có nhiều ứng cử viên phái nữ.

Một người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã tán dương “quảng đại quần chúng thuộc nhiều tầng lớp ở Myanmar về sự kiên nhẫn, tôn nghiêm và nhiệt tình của họ.”

Kết quả bầu cử bị trì hoãn

Lãnh tụ Liên đoàn Quốc gia NLD, bà Aung San Suu Kyi, phát biểu cạnh ông Tin Oo từ ban công trụ sở đảng ở Yangon, ngày 9/11/2015.

Lãnh tụ Liên đoàn Quốc gia NLD, bà Aung San Suu Kyi, phát biểu cạnh ông Tin Oo từ ban công trụ sở đảng ở Yangon, ngày 9/11/2015.

Hôm qua, các giới chức bầu cử Myanmar cho biết họ hoãn việc loan báo kết quả chính thức cho tới 6 giờ chiều thứ hai giờ địa phương, thay vì 9 giờ sáng như kế hoạch trước đây. Họ không cho biết lý do của sự trì hoãn này.

Tờ Myanmar Times tường thuật rằng Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc đã chính thức khiếu nại với Uỷ ban Bầu cử  về sự thay đổi trong qui trình bầu cử. Đảng này nói rằng Uỷ ban Bầu cử đã chỉ thị cho các giới chức bầu cử địa phương trực tiếp nộp kết quả bầu cử cho văn phòng chính của uỷ ban tại thủ đô Naypyitaw, thay vì nộp cho giới hữu trách bầu cử địa phương và tiểu bang trước tiên.

Cần thắng lớn

Ủng hộ viên đảng NLD ăn mừng sau khi kết quả bầu cử được công bố.

Ủng hộ viên đảng NLD ăn mừng sau khi kết quả bầu cử được công bố.

Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Myanmar kể từ khi tập đoàn quân nhân cầm quyền thành lập một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự vào năm 2011, sau khi cầm quyền gần 50 năm, và một năm sau khi bà Aung San Suu Kyi được trả tự do và lệnh cấm đối với đảng của bà được thu hồi.

Bà Suu Kyi và Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà đã giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử năm 1990 nhưng quân đội không để cho bà lên nắm quyền.

Các chuyên gia chính trị Myanmar cho rằng Đảng Liên minh dân chủ Toàn quốc cần phải giành được 67% số ghế tại quốc hội mới có có thể vượt qua sự phủ quyết của quân đội tại quốc hội gồm hai viện và có nhiệm vụ bầu ra tổng thống.

Bà Aung San Suu Kyi không thể giữ chức tổng thống cho dù đảng của bà thắng cử. Tập đoàn quân nhân nắm quyền năm 2008 đã đưa vào bản hiến pháp một qui định để không cho một người có vợ hoặc chồng hoặc con cái là người nước ngoài được giữ chức tổng thống. Người chồng quá cố của bà Suu Kyi và hai người con trai của bà là công dân Anh.

Tuy có sự cấm đoán đó, bà Suu Kyi nói với đài BBC rằng việc này không ngăn bà “thực hiện tất cả mọi quyết định trong tư các lãnh tụ của đảng thắng cử.”

Gần 7.000 ứng cử viên thuộc 91 đảng dự tranh các ghế đại biểu tại hai viện của quốc hội.

Myanmar, cựu thuộc địa Anh, đã bị cô lập với hầu hết thế giới bên ngoài trong nhiều thập niên sau khi Tướng Ne Win thực hiện cuộc đảo chánh vào năm 1962 để lật đổ chính phủ dân cử và bãi bỏ hiến pháp của quốc gia đa số dân là người theo đạo Phật.

Đối lập Myanmar ‘thắng lớn’

  • 9 giờ trước
Image captionBà Aung San Suu Kyi trong phỏng vấn riêng với BBCLãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi nói với BBC rằng đảng của bà đã “giành đa số tại Quốc hội”.

Trong phỏng vấn độc quyền dành cho BBC, bà Suu Kyi chúc mừng người dân Myanmar. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy đảng của bà thắng lớn.

Theo Hiến pháp hiện hành tại Myanmar, bà Suu Kyi không thể trở thành tổng thống. Tuy nhiên bà nói với tư cách lãnh đạo đảng bà sẽ “tìm được người” đảm lãnh trách nhiệm này.

Sau nhiều thập niên Myanmar nằm dưới quyền lãnh đạo của giới quân nhân, cuộc tổng tuyển cử mới rồi ̣nói chung được cho là dân chủ nhất trong 25 năm.

Số phiếu chính thức từ các nơi đang được thống kê và các kết quả cuối cùng phải nhiều ngày mới được công bố.

Thế nhưng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi được cho là giành đa số phiếu ở các khu vực cử tri đã sắp xong.

Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) được ủng hộ của phe quân sự đã cầm quyền từ 2011, khi Myanmar bắt đầu chuyển sang chính quyền dân sự.

Tổng thống mới sẽ được bầu khoảng tháng Hai 2016 hoặc sau đó.

‘Hận thù và sợ hãi’

Image copyrightAPImage captionƯớc tính khoảng 30 triệu người có quyền bầu cử ở MyanmarTrong phỏng vấn riêng với phóng viên Fergal Keane của BBC, bà Suu Kyi nói cuộc bỏ phiếu tuy không công bằng nhưng “phần lớn tự do”.

Một phần tư của tổng số 664 ghế trong quốc hội được dành cho quân đội, và đảng NLD cần có ít nhất 2/3 số ghế để lên cầm quyền.

Tuy nhiên bà Suu Kyi nói BBC rằng đảng của bà đã vượt qua mức yêu cầu tối thiểu đó, và đạt khoảng 75%.

Hàng trăm ngàn người – trong đó có người thiểu số Hồi giáo Rohingya không có quyền công dân – không được đi bỏ phiếu, gây lo ngại về tính công bằng của cuộc bầu cử.

Đảng của bà Suu Kyi cũng như một số đảng khác không có ứng viên người Hồi giáo, bị chỉ trích đã không lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa cho người Hồi giáo, những người bị các nhóm Phật giáo dân tộc chủ nghĩa cực đoan tấn công.

Bà nói với BBC rằng chính phủ do đảng NLD điều hành sẽ bảo vệ người Hồi giáo, và những ai gây thêm hận thù nên bị truy tố.

“Định kiến không dễ bị xóa bỏ và hận thù cũng không dễ bị xóa bỏ… Tôi tự tin rằng đại đa số người dân muốn có hòa bình… họ không muốn sống trong hận thù và sợ hãi,” bà nói.

Chính quyền Miến Điện bước đầu công nhận thất bại bầu cử, Trung Quốc đe dọa

Thụy MyĐăng ngày 10-11-2015 Sửa đổi ngày 10-11-2015 17:35
mediaBà Aung San Suu Kyi mỉm cưởi khi rời trụ sở của đảng LND tại Rangoon, ngày 09/11/2015.REUTERS/Soe Zeya Tun

Chính quyền xuất thân từ tập đoàn quân sự Miến Điện hôm nay 10/11/2015 bắt đầu nhìn nhận thất bại trước nhà đối lập Aung San Suu Kyi, mà ưu thế càng lúc càng được khẳng định cùng với tốc độ kiểm phiếu. Trong khi đó tờ Global Times của Trung Quốc lên giọng đe dọa Miến Điện không nên gần gũi hơn với Hoa Kỳ.

Đối với Hạ viện (quan trọng nhất, với 323 ghế), kết quả mới nhất cho thấy đảng Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ (LND) chiếm được 78/88 ghế, còn đảng cầm quyền USDP chỉ được 5 ghế. Tuy chỉ mới kiểm phiếu từng phần, nhưng đảng của bà Aung San Suu Kyi đã khẳng định chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm Chủ nhật 8/11 với 75% số phiếu, nhờ có hệ thống quan sát viên ở khắp nơi.

Ông Kyi Win, một quan chức cao cấp vốn là cựu đại tá nhìn nhận thất bại của đảng USDP, mà chiến dịch tranh cử nhấn mạnh những cải cách do cựu tướng lãnh Thein Sein tiến hành từ bốn năm qua. Ông tuyên bố : « Đảng chúng tôi đã hoàn toàn thất bại, LND đã chiến thắng. Đó là định mệnh của đất nước. Bà Aung San Suu Kyi phải bắt tay vào điều hành ngay từ bây giờ ».

Nhưng theo hệ thống chính trị kỳ lạ của Miến Điện, trước hết Quốc hội cũ sẽ họp lại từ thứ Hai còn Quốc hội mới chỉ họp vào đầu năm 2016 để bầu ra Tổng thống. Như vậy, sau nhiều thập kỷ tranh đấu và trên 15 năm bị quản thúc, « Lady của Răngun », 70 tuổi, sẽ phải tiếp tục kiên nhẫn.

Về phía Trung Quốc, tờ Global Times cảnh báo Miến Điện không nên có quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Tờ báo này viết, việc xích lại gần Mỹ « sẽ phương hại đến không gian chiến lược và nguồn lực có thể đạt được từ chính sách hữu hảo của Bắc Kinh. Trung Quốc vốn rộng lượng và hảo tâm ».

Là các đồng minh thân cận trong thời kỳ tập đoàn quân sự cầm quyền, nhưng việc Bắc Kinh khai thác nguyên liệu thô đã khiến dân chúng Miến Điện phản đối. Bà Aung San Suu Kyi hứa hẹn sẽ đại diện cho ý muốn của người dân, còn Tổng thống Thein Sein đã từng cho ngưng xây dựng đập thủy điện khổng lồ Myitsone tại bang Kachin, được Trung Quốc tài trợ đến 3,6 tỉ đô la.

Hoa Kỳ hoan nghênh cuộc bầu cử Quốc hội lịch sử ở Miến Điện, tuy vẫn nhấn mạnh là chế độ do các cựu tướng lãnh điều hành hãy còn lâu mới chuyển đổi được thành một chế độ dân chủ.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel Russel nói với báo chí : « Tất cả chúng ta đều biết rằng sau 50 năm độc tài quân sự, một cuộc bầu cử sẽ không làm nên được nền dân chủ, nhưng đây rõ ràng là một bước tiến hết sức quan trọng cho tiến trình dân chủ Miến Điện ».

Trưởng đoàn quan sát viên châu Âu, Alexander Graf Lambsdorff cho rằng : « Rõ ràng là người thất bại khó chấp nhận kết quả hơn người thắng cuộc. Nếu bên bại trận nhìn nhận, đây sẽ là dấu hiệu cho tính khả tín của tiến trình ».

Hôm nay Tổng thống sắp mãn nhiệm Thein Sein vẫn chưa đưa ra lời bình luận nào. Phát ngôn viên của ông là Zaw Htay cho biết : « Tổng thống đã nói trước cuộc bầu cử là ông sẽ chấp nhận kết quả, và điều này không thay đổi ».

Việc kiểm phiếu diễn ra hết sức chậm chạp. Các kết quả đầu tiên có được tại đơn vị bầu cử Răngun và Mandalay, thành phố lớn thứ nhì tại Miến Điện vốn ủng hộ LND, cho thấy đảng đối lập thắng lớn kể cả tại vùng nông thôn như châu thổ sông Irrawaddy.

Đã có 80% trong số trên 30 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Nếu tỉ lệ 70% của LND được xác nhận, thì đảng của bà Aung San Suu Kyi sẽ chiếm được đa số tuyệt đối tại Quốc hội. Đây sẽ là một cuộc cách mạng toàn diện và chưa có tiền lệ trên chính trường Miến Điện.

Người Việt nghĩ gì về kết quả bầu cử ở Miến Điện?

Đã đến lúc phải thay đổi - khẩu hiệu trên các xe của đảng đối lập Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Cho Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo (NLD)

Đã đến lúc phải thay đổi – khẩu hiệu trên các xe của đảng đối lập Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Cho Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo (NLD) và đảng của bà đã thắng lớn trong cuộc bầu cử dân chủ lịch sử ở Miến Điện

 AFP

Ngày 08/11/2015 hơn 80% cử tri của đất nước Miến Điện đã đi bầu cử tự do, đây là cuộc bầu cử “lịch sử” của người dân Miến Điện và kết quả cho thấy đảng đối lập thắng cử.

Trước hoạt động dân chú đó tại Miến Điện, phản ứng của những trí thức và người Việt Nam quan tâm thế nào?

Phản ứng

Sau hơn 25 năm, vào ngày 08/11/2015, 80% cử tri Miến Điện được tham gia cuộc bầu cử mà theo họ là cơ hội để họ có được nền dân chủ thật sự.

Chỉ một ngày sau cuộc bầu cử, đảng cầm quyền thừa nhận thất bại trước đảng đối lập Liên đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh vì Dân chủ dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi.

Những người Việt Nam quan tâm đã lên mạng bày tỏ chia sẻ niềm vui với người dân Myanmar. Họ mong sao một ngày gần nhất dân chúng Việt Nam có thể được tự do đi bầu cử để chọn ra những người có đủ đức đủ tài giúp xây dựng, phát triển đất nước.

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết những cảm nghĩ của anh về kết quả của cuộc bầu cử tự do diễn ra ở Miến Điện:

“Trước tiên là vui mừng tôi cảm thấy rất là xúc động, cái cảm giác như là nước mắt trào ra khi mà Myanma có cuộc bầu cử có tự do và đảng đối lập đã dành thắng lợi đó thì mình mừng cho họ 1 phần vì đất nước mình cũng rất gần vì 2 nước đều nằm trong khu vực Đông Nam Á đều là thành viên của Asean trong khi đó trình độ phát triển của Myanmar thấp hơn VN rất là nhiều, họ cũng đã bị cai trị quân sự đến hơn nữa thế kỷ nhưng mà sự đấu tranh rất là kiên cường, dũng cảm của người dân thì bên này họ đã gặt hái được kết quả thành công”

Chị Huỳnh Thục Vy thuộc hội bảo vệ phụ nữ Nhân quyền ở Việt Nam tiếp lời:

“Tất nhiên chị vui mừng thay cho họ”

Trước tiên là vui mừng tôi cảm thấy rất là xúc động, cái cảm giác như là nước mắt trào ra khi mà Myanmar có cuộc bầu cử có tự do và đảng đối lập đã dành thắng lợi đó thì mình mừng cho họ 1 phần vì đất nước mình cũng rất gần vì 2 nước đều nằm trong khu vực ĐNÁ đều là thành viên của ASEAN trong khi đó trình độ phát triển của Myanmar thấp hơn VN rất là nhiều

LS Nguyễn Văn Đài

Anh CTNLT Đậu Văn Dương người đã từng bị tù hơn 3 năm vì rải truyền đơn phản đối cuộc bầu cử tại Việt Nam năm 2011 cho biết lý do mà anh rải truyền đơn:

“Tôi tham gia cuộc rải truyền đơn tẩy chay bầu cử năm 2011 thì có rất nhiều lý do.

Lý do thứ nhất là tôi không chấp nhận một chế độ độc tài đảng trị mà chúng tôi cần một đất nước đa nguyên đa đảng để quyền con người được nâng cao hơn và người dân được tôn trọng hơn.

Thứ hai là để một đất nước phát triển thì cần có đa đảng để qua đó nền kinh tế mới không thể độc quyền được, theo lịch sử mấy chục năm qua thì Đảng cộng sản đã làm cho đất nước ngày càng lùi lại so với nước Lào hay Campuchia. Cho nên chúng tôi không mong muốn một đất nước độc Đảng như thế. Cho nên tôi và các anh em tổ chức rải truyền đơn bầu cử để đòi lại các quyền lợi của mình, để nói lên nguyện vọng, tiếng nói của mình. Nhằm thể hiện chính kiến của mình là mong muốn đất nước càng ngày càng phát triển và đổi thay và không còn chế độ độc tài.”

Bên cạnh những người luôn đấu tranh cho vận mệnh của đất nước thì cũng có những người nông dân họ chỉ biết làm ăn và không biết tin tức gì và nên họ không để ý.

Một người nông dân ở Nghệ An cho biết:

“Tôi quanh năm chỉ biết làm ruộng thôi, nên những tin tức đó tôi cũng chẳng biết gì, mà cũng không thấy Tivi đưa tin nên tôi nỏ biết, còn đất nước Miến Điện được bầu cử tự do đó là việc của họ, không liên quan đến mình”

Hy vọng

Nhìn thấy cuộc bầu cử tự do ở Miến Điện thì nhiều người đấu tranh dân chủ ở VN họ đều vui mừng, tuy nhiên khi nói đến tình hình Việt Nam để có một cuộc bầu cử tự do thì mọi người đều rất bi quan.

Quân sự Miến Điện nó không giống với chính quyền xã hội chủ nghĩa VN. Tại vì chính quyền quân sự Miến Điện họ không phụ thuộc vào Trung Quốc còn chính quyền Cộng Sản Việt Nam thì phụ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa cuộc kiến thiết dân chủ ở Miến Điện có sự góp tay của người Mỹ

Chị Huỳnh Thục Vy

Anh Nguyễn Hữu Vinh chia sẻ:

“Người dân vô cảm như thế này, chính phủ thì bất tài này mà nói đàng này đằng kia thì rất là lâu”

Chị Huỳnh Thục Vy tiếp lời:

“Thực ra những chuyện này chị rất dè dặt khi nói, chị cho là còn lâu và nỗ lực của những người đấu tranh cũng như nỗ lực của toàn dân. Quân sự Miến Điện nó không giống với chính quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại vì chính quyền quân sự Miến Điện họ không phụ thuộc vào Trung Quốc còn chính quyền Cộng Sản Việt Nam thì phụ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa cuộc kiến thiết dân chủ ở Miến Điện có sự góp tay của người Mỹ, người Mỹ đứng ra dàn xếp cho thỏa thuận đó, cho sự thương lượng đó, cho sự đổi mới đó, chứ không phải chỉ có hai bên giữa Đảng của bà Aung San Suu Kyi và chính quyền quân sự Miến Điện có thể nói chuyện được với nhau đâu.”

Theo luật sư Nguyễn Văn Đài thì cuộc bầu cử tự do diễn ra ở Miến Điện có ảnh hưởng rất lớn đến người dân Việt Nam và luật sư hy vọng trong một ngày không xa thì Việt Nam chúng ta cũng sẽ có cuộc bầu cử tự do như vậy:

“Chúng ta biết nếu chúng ta theo dõi trên mạng thì thấy phản ứng người VN rất tích cực khi ủng hộ nền dân chủ ở Myanmar kể cả báo chí nhà nước cũng dành những thông tin, bài viết về cuộc bầu cử ở Myanmar thì cho thấy là không chỉ những người đấu tranh dân chủ ở VN quan tâm đến cuộc bầu cử này mà kể cả những báo chí của đảng cộng sản  họ cũng rất quan tâm. Nó tác động tâm lý người dân, người ta nói là tại sao cũng là người dân đông nam Á với nhau, cũng là thành viên Asean với nhau mà người dân Myanmar họ làm được điều đó mà người dân VN lại không thể làm được điều đó? chắc chắn câu hỏi đó sẽ gợi mở rất nhiều người để khơi dậy lòng yêu nước của họ cũng như là tinh thần dấn thân đấu tranh cho dân chủ, với hiệu ứng từ Myanmar tác động không chỉ cho phong trào dân chủ yêu nước cũng như toàn thể người dân mà tôi là sẽ có các tổ chức các tổ chức xã hội dân sự hay chính trị ở VN suy nghĩ, học hỏi những kinh nghiệm của Myanmar để giúp cho phong trào dân chủ VN lớn mạnh và tôi tin rằng 1 ngày không xa VN cũng chắc chắn sẽ có cuộc bầu cử như ở Myanmar”

Qua theo dõi cuộc bầu cử tại Myanmar vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, một số người Việt Nam trong nước nhắc lại việc vào năm 2010 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng cho biết ông khuyên chính quyền Miến Điện lúc bấy giờ là ‘tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó để sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước…”

Thực tế cho thấy Miến Điện vừa làm được điều như thế, trong khi đó nhiều người dân tại Việt Nam bức xúc không biết khi nào mới có bầu cử tự do với sự cạnh tranh công bằng giữa các đảng phái khác nhau trên dải đất hình chữ S thân yêu của họ!?