Tin COVID-19 Trong Nước – 28/6/21

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin COVID-19 Trong Nước – 28/6/21

Thêm 391 ca trong 24 giờ

Zing – Theo bản tin tối 28/6 của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 139 bệnh nhân trong nước và 6 người nhập cảnh mắc COVID-19.

Các tỉnh, thành phố có thêm bệnh nhân là TP.HCM (62), Quảng Ngãi (20), Bắc Giang (12), Đồng Nai (11), Bình Dương (8 ), Bắc Ninh (8 ), Hà Tĩnh (7), Bình Thuận (6), Hưng Yên (2), Hải Phòng (1), Đồng Tháp (1), Đắk Lắk (1). Trong đó, 109 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.

Như vậy, trong ngày 28/6, Việt Nam ghi nhận thêm tổng cộng 391 ca mắc mới gồm 9 ca nhập cảnh và 382 bệnh nhân trong nước.

Tổng số bệnh nhân mới ở từng địa phương là TP.HCM (218), Bình Dương (40), Bắc Giang (26), Quảng Ngãi (20), Bắc Ninh (16), Nghệ An (11), Đồng Nai (11), Phú Yên (10), Hà Tĩnh (7), Long An (6), Bình Thuận (6), Lạng Sơn (2), Quảng Ninh (2), Hưng Yên (2), Hòa Bình (1), Đà Nẵng (1), Hải Phòng (1), Đồng Tháp (1), Đắk Lắk (1).

Ảnh tổng hợp.

Đức viện trợ Việt Nam 190.000 bộ kit xét nghiệm COVID-19

Thanhnien – 190.000 bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 vừa được Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí từ Đức về Việt Nam, trên chuyến bay mang số hiệu VN36 hạ cánh ở Nội Bài lúc 13 giờ 33 hôm nay.

Chương trình kêu gọi các bang của Đức viện trợ bộ kit xét nghiệm cho Việt Nam được Tổ chức hỗ trợ Đại học thế giới (World University Service – WUS, đối tác lớn của Vietnam Airlines tại Đức) phát động, trên cơ sở ý tưởng đề xuất từ Vietnam Airlines.

16 bang của Đức vẫn đang tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ bộ kit xét nghiệm cho Việt Nam. Dự kiến sẽ có tổng cộng 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 được vận chuyển về Việt Nam trong thới gian tới.

TP.HCM có hơn 500 địa điểm bị phong tỏa

Zing – Ngày 28/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính đến 15h cùng ngày, TP.HCM có 569 điểm phong tỏa do liên quan các ca mắc COVID-19. Nhiều nơi trong số này là chung cư, dãy nhà trọ, các khu chợ, hàng quán và văn phòng công ty.

Thành phố Thủ Đức có nhiều địa điểm phong tỏa nhất (123 điểm), xếp sau là huyện Hóc Môn (57), quận 8 (53), huyện Bình Chánh (36), quận Tân Phú và quận 1 (34), Tân Bình (32), quận 12 (33), quận Bình Tân (31), quận Bình Thạnh (27), huyện Củ Chi (20)…

Tính đến 7h ngày 28/6, lực lượng chức năng TP.HCM đã cách ly 40.351 người. Trong đó, 13.939 người đang cách ly tập trung, 26.412 trường hợp đang cách ly tại nhà và nơi lưu trú do liên quan các ca nhiễm COVID-19.

Ngoài ra, từ ngày 26/5 đến nay, ngành y tế TP.HCM đã thực hiện xét nghiệm tổng cộng hơn 1.195.907 mẫu để phục vụ công tác phòng chống dịch.

Nhiều ca COVID không xác định nguồn lây, TP. Quảng Ngãi áp dụng chỉ thị 15

Tuoitre – Sáng 28/6, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, có thêm 19 ca mắc COVID-19 mới được xác định, nâng tổng số ca nhiễm ở địa phương lên 41 ca.

Tất cả đều ở điểm dịch xã Phổ Châu và phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ.

Sở Y tế có nhận định mới về nguồn F0 ở thị xã Đức Phổ. Qua sàng lọc nhanh ghi nhận 4 ca bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, chưa xác định được F0, không như nhận định ban đầu F0 là bệnh nhân 14442.

Tỉnh Quảng Ngãi nhận định dịch có thể đã trải qua nhiều chu kỳ lây nhiễm, diễn biến cùng với thời gian tỉnh áp dụng trạng thái bình thường mới nên các ca F0 đã đi nhiều nơi, đến các khu vực đông người.

Ngành y tế kiến nghị tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo kích hoạt nhiều cơ sở cách ly tập trung ở thị xã Đức Phổ để đủ khả năng tiếp nhận cách ly trên 1.000 người. Xử phạt nghiêm những người khai báo thiếu trung thực, gây khó khăn trong quá trình truy vết.

Ông Đặng Văn Minh cho rằng với tình hình dịch bệnh bùng phát nhanh như hiện nay thì không loại trừ một địa phương nào, nhất là khi các ca bệnh lây lan trong cộng đồng, trong khi đó chưa xác định được nguồn lây chính xác.

Chủ tịch tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị phải ưu tiên hàng đầu cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong thời điểm hiện nay, kiểm soát chặt chẽ các F1, F2 liên quan đến các ca F0.

Đến 0h sáng 29/6 sẽ áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 của Thủ tướng cho TP. Quảng Ngãi.

TP.HCM: Nhân viên siêu thị Co.opmart Âu Cơ dương tính COVID-19, khách hàng cần khai báo y tế

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Đức Hiếu, Chủ tịch P.14 (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết, liên quan ca dương tính Covid-19 trên địa bàn, đơn vị này đã có văn bản đề nghị những người từng đến siêu thị Co.opmart Âu Cơ (địa chỉ 856 Âu Cơ, P.14, Q.Tân Bình) từ 7 giờ ngày 12/6/2021 đến 16 giờ ngày 26/6/2021 phải nhanh chóng đến cơ quan y tế gần nhất để khai báo.

Chủ tịch UBND P.14 thông tin, bệnh nhân dương tính Covid-19 trên địa bàn P.14 là nhân viên bán hàng trong siêu thị Co.opmart Âu Cơ. Bệnh nhân này sinh sống ở Q.Tân Phú. Hiện bệnh nhân này đã được đưa đi cách ly và chữa trị.

Không thể gượng thêm, bác sĩ tuyến đầu chống COVID-19 nghỉ việc

Laodong – Một năm rưỡi căng mình phòng chống đại dịch COVID-19, nhiều lực lượng vất vả, nhưng đầu tiên phải kể đến y, bác sĩ. Và thông tin 4 bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch ở Đồng Nai xin nghỉ việc đang đặt câu hỏi về sự đối xử đối với thầy thuốc.

Suốt ngày này qua tháng khác trên tuyến đầu chống dịch, họ không có thu nhập nào thêm, họ không có sự hỗ trợ vật chất nào. Vậy thì có công bằng với các thầy thuốc của chúng ta không?

Tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021 đã có 4 bác sĩ nghỉ việc, 2 điều dưỡng xin chuyển công tác, 2 nhân viên tài chính kế toán thì 1 người đã nghỉ còn 1 người cũng mới nộp đơn xin nghỉ việc.

Theo bác sĩ Lương Văn Châu – Giám đốc Bệnh viện Phổi Đồng Nai, từ khi chuyển đổi sang điều trị COVID-19, thu nhập của cán bộ công nhân viên, y bác sĩ bệnh viện giảm sâu khoảng 50%. 

Ông Phan Huy Anh Vũ – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho cho biết thêm thông tin về vấn đề này. Theo ông Vũ: “Bệnh viện Phổi từ xưa tới giờ vẫn nghèo như vậy”, và không phải do chống dịch COVID-19 dẫn tới việc thu nhập giảm sút mà nhiều bác sĩ nghỉ việc. Nguyên do, từ trước đến nay việc chữa bệnh phổi ở đây cũng thu rất ít do chủ yếu là phục vụ bệnh nhân nghèo. Đối với các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19 cũng không có cơ chế đặc biệt ngoài các chế độ phòng chống dịch theo quy định của Nhà nước.

Bác sĩ Hoàng Thi Thơ – Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai cho biết:ngoài những vấn đề về thu nhập, chuyên môn thì đáng nói, tâm lý của các y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên cũng bị ảnh hưởng do luôn phải trong tư thế “sẵn sàng” khi có dịch, thời gian công việc thay đổi liên tục và phải sống, làm việc trong môi trường lây nhiễm cao.

Bác sĩ Lương Văn Châu – Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai cho biết: “Sợ nhất là lây nhiễm chéo trong khu điều trị COVID-19. Tôi nói với các em trong đội điều trị khi tiếp xúc với bệnh nhân phải trang bị bộ đồ tốt nhất vì Bệnh viện Phổi là bệnh viện duy nhất điều trị COVID-19, lỡ có vấn đề gì cũng không chuyển đi nơi khác được, có trường hợp như bác sĩ Thắm là không được ăn Tết, do thời gian điều trị và cách ly mất tổng cộng một tháng rưỡi”.

Không được về ăn Tết với gia đình, nhưng tiền thưởng Tết cũng rất ít. Quy định theo hằng năm, thì UBND tỉnh Đồng Nai chi cho mỗi cán bộ công nhân viên bệnh viện 1 triệu đồng, còn lại công đoàn cơ sở theo quy định chi cho anh em 200.000 đồng.

“Qua nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ công nhân viên tôi thấy tình hình như thế này sẽ còn nhiều bác sĩ nghỉ tiếp, đến lúc bệnh viện quay trở lại làm việc bình thường sẽ không có người làm” – bác sĩ Thơ lo lắng.

Trên các Diễn đàn Y học, các y bác sỹ ngoài việc thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm động viên nhau gắng sức vượt qua lịch trình làm việc dày đặc; đã có nhiều những tâm sự ngậm ngùi, chua xót của nhiều người không thể sống với nghề Y như tâm nguyện suốt đời được nữa.

Có bác sỹ cấp cứu tâm sự: “lúc đầu còn cố gắng để duy trì nhưng 1 năm rồi 2 năm ko thể chịu xiết hơn được, dịch bệnh còn chưa biết khi nào dừng nhưng sức lực của các bác sĩ có hạn, đồng nghiệp đi dập dịch thì số còn lại ở nhà phải gồng gấp đôi thậm chí gấp 3 để hoàn thành nhiệm vụ, thực sự nghề y quá cực khổ rồi, nghĩ tới đây muốn rớt nước mắt!

Có ai thấu hiểu chăng ? Với đà này, tương lai sẽ có nhiều bs nghỉ việc hoặc nghỉ luôn nghề y.

“Đuối lắm a ơi, vừa điều trị covid xong 14 ngày ra đi lấy mẫu tới nửa đêm ko luôn. Ai cũng đuối cả rồi”

Một bác sỹ viết: “Đi chống dịch gần 2 tháng ở viện trực thì toàn 7 ngày làm liên tục xong nghỉ 7 ngày. Viện cho thêm 500k / tháng, không tính là trực. Tính ra được tiền ít hơn là trực . Thế là chống dịch vất vả còn bị trừ tiền à?

Bác sĩ công tác tại BV X – khoa Tim mạch (nhưng phải nhận thêm bệnh nhiễm, ngoại lồng ngực, tiêu hoá do đang đóng cửa)

Chia 2 kíp, mỗi kíp 4-5BS. Mỗi kip trực 1 tuần ăn ngủ ở BV, gánh tầm 40-60 bệnh, trong đó có SXH cảnh báo theo dõi xuyên đêm :)).

Kíp trực BV sẽ chia 2 ca, mỗi ca 2bs (tính cả trưởng khoa) và xuyên màn đêm :)) mệt ko thể thở được. (Mỗi tối trực khám 10 bệnh cấp cứu, theo dõi dịch truyền, quay Hct, rồi tầm 10 bệnh khám lại, và nhận bệnh mới khoảng 4-5 bệnh. Chưa kể cột 1 phải đi hôi chẩn ở hồi sức tim, thông tim câp cứu.)

Kíp còn lại được nghỉ, nói được nghỉ chứ phải đi tiêm vaccine hoặc đi lấy mẫu. Mỗi tối mỗi BS lấy mẫu từ 15h-23h khoảng 1000 bệnh, và tầm 1-2h sáng mới về tới nhà.

Và nghe đâu duy trì tới hết tháng 7.

Thật sự nếu tiếp tục chắc sẽ nghỉ việc hết. Có 1 người nghỉ rồi. :))

Có ý kiến thì thẳng thắn“Đi chống dịch thì đối diện với nguy hiểm , khi về phải chịu cách ly xa gia đình con cái người thân! Vậy mà..thưởng cho đội bóng 2 tỷ vnđ sao không thưởng cho những người tham gia chống dịch

“Tôi ko cần gì cả; chỉ cần đc ngủ 1-2 ngày”.

Hiểu Minh

https://www.dkn.tv/thoi-su/tin-covid-19-toi-28-6-them-391-ca-trong-24-gio-duc-vien-tro-viet-nam-190-000-bo-kit-xet-nghiem-covid-19.html