Tin Biển Đông – 31/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 31/07/2017

Trung Quốc lên án Anh định đưa tàu sân bay đến Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án kế hoạch của Anh quốc đưa hàng không mẫu hạm tham gia sứ mạng duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hải lộ mang tính chiến lược này.

Người phát ngôn Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các phóng viên báo chí về tuyên bố của các giới chức Anh rằng “một số nước” ở ngoài khu vực “cố tình khuấy đục nước trong khi tình hình đang có chiều hướng bình lặng trên Biển Nam Trung Hoa.”

Phát ngôn viên này nói tiếp: “Bất chấp những nước hoặc những cá nhân đó đi theo chiêu bài nào hay lý lẽ nào họ có thể đưa ra, âm mưu của họ luôn là can thiệp vào nội tình của các khu vực, gây ra hỗn loạn và thảm họa nhân đạo, khiến các nước trong khu vực phải luôn đề cao cảnh giác.”

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson sau cuộc họp với người đồng cấp Úc Julie Bishop ở Sydney hôm 27/7 xác nhận rằng Biển Đông nằm cao trong kế hoạch triển khai hai hàng không mẫu hạm mới của Anh – HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales.

Ngoại trưởng Johnson nói: “Một trong những điều đầu tiên mà chúng tôi sẽ làm với hai hàng không mẫu hạm mà chúng tôi vừa mới đóng là triển khai chúng đến khu vực này để thực hiện sứ mạng tự do hàng hải để chứng minh niềm tin của chúng tôi vào trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và vào tự do hàng hải trên những vùng biển vốn có vai trò cực kỳ trọng yếu đối với thương mại thế giới.”

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Sir Michael Fallon sau đó nói rằng kế hoạch triển khai hai hai tàu sân bay mới chưa được quyết định chính xác.

Bộ trưởng Fallon nói: “Nhưng quý vị có thể dự tính là hai hàng không mẫu hạm này sẽ đi đến Ấn Ðộ dương và Thái Bình Dương, bởi vì ở khu vực đó của thế giới chúng ta có thể thấy tình hình căng thẳng và thách thức gia tăng.”

Trung Quốc cực lực phản đối sứ mạng tự do hàng hải do hải quân Hoa Kỳ cùng với sự góp mặt của hải quân Nhật Bản, Úc và những nước khác trong hải lộ này tấp nập nhất thế giới với giá trị hàng hóa đi qua lại hàng năm lên đến 5.000 tỉ đôla.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-len-an-anh-dinh-dua-tau-san-bay-den-bien-dong/3966221.html

 

‘Phản biện’ về tin Biển Đông của Bill Hayton

Thông tin của nhà báo và nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton về diễn biến khoan dầu khí ở Biển Đông của Việt Nam trong hạ tuần tháng Bảy là hơi kỳ khôi và cần tìm hiểu kỹ hơn về nguồn, theo ý kiến của một nhà quan sát, bình luận thời sự, chính trị khu vực từ Singapore.

Bình luận với BBC hôm 29/7/2017 về thông tin ông Hayton đưa ra tại Bàn tròn của BBC tuần trước cho rằng dường như đã có một biểu quyết trong Bộ Chính trị Việt Nam liên quan việc nước này tiếp tục khoan thăm dò dầu khí hay là không, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas), nói:

“Chi tiết ấy hơi buồn cười, bảo là có cuộc họp như thế, tôi có hỏi lại ở Hà Nội, người ta bảo rằng không có cuộc họp như thế hết… Mà đã không có cuộc họp như thế thì không có chuyện biểu quyết ở đấy.

Chi tiết ấy hơi buồn cười, bảo là có cuộc họp như thế, tôi có hỏi lại ở Hà Nội, người ta bảo rằng không có cuộc họp như thế hết… Mà đã không có cuộc họp như thế thì không có chuyện biểu quyết ở đấyTiến sỹ Hà Hoàng Hợp

Bill Hayton: Việt Nam đang ‘thân cô, thế cô’

TS. Hà Hoàng Hợp bình luận ý kiến Bill Hayton

“Hoạt động dầu khí thuộc chủ quyền VN”

“Thứ hai, ông Bill Hayton có nói một thông tin không đúng. Ông ấy bảo rằng cuộc họp ấy có 19 ủy viên Bộ Chính trị họp, nó không đúng về con số. Hiện nay Bộ Chính trị của Đảng CSVN chỉ có 18 người. Chúng ta biết trường hợp của ông Đinh La Thăng rút khỏi Bộ Chính trị thì từ 19 chỉ còn 18 thôi.

“Những người có khả năng đi họp, nếu mà họp, thì cũng không thể là 18 người được, nó phải ít hơn, vì có người này vì lý do này, lý do kia bận hay là mệt mỏi, xin đi nghỉ phép chẳng hạn, không họp.

“Nhiều lắm thì có đến 16, hay 17 người thôi, nếu mà bảo là mười chín người, sau đó lại có cuộc biểu quyết, trong ấy có hai người muốn dừng lại, nói rất rõ tên là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Ngô Xuân Lịch, thì tôi thấy thông tin rất nguy hiểm, nó không ăn nhằm vào đâu cả, nó rất dễ dãi, đến mức mà không thể chấp nhận được.”

‘Cần có kiểm chứng’

Ông Tập ‘chỉ đạo bồi đắp đảo ở Biển Đông’

Ý kiến từ Tokyo về khoan dầu Biển Đông

Bàn tròn thứ Năm: Khoan dầu ở Biển Đông và thời sự VN

Ở đây gọi là những giếng khoan thăm dò, nơi mà các công ty chỉ tìm hiểu xem có bao nhiêu khí đốt ở đó. Nhưng nếu họ (Việt Nam) hứa là sẽ không bao giờ khoan nữa trong tương lai, thì đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiềuBill Hayton, BBC News

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp tổng kết các luận điểm chính mà nhà báo Hayton đưa ra và nêu nhận xét:

“Ông Hayton có hai điểm chính. Một là Trung Quốc dọa đánh các căn cứ của Việt Nam ở trên Biển Đông nếu như Việt Nam không buộc công ty Repsol chấm dứt thăm dò, khai thác ở Lô 136-03… Điểm thứ hai là Việt Nam ép công ty Repsol phải chấm dứt, phải dừng lại và rời đi.

“Nhận xét hai điểm ấy thấy như thế này, thông tin của ông ấy, nguồn ông không nói rõ, không rõ có nguồn như thế không? Nội dung thông tin như thế mà nguồn nói thật rõ thì chắc là rất khó. Nhưng với nội dung của hai thông tin như thế, nó tạo ra rất nhiều phản hồi từ dư luận, cũng như là về phân tích…

“Rất nhiều người đã phân tích đủ các góc độ chính trị, an ninh, ảnh hưởng thế nào đến các nước Asean, đến quan hệ Việt – Mỹ, đến Trung Quốc, nam Trung Quốc v.v… tất cả đã thấy hết rồi. Ý kiến của tôi là trước hết nên quay lại chính thông tin từ phía ông Hayton, những thông tin ấy là cần phải có kiểm chứng.”

‘Khẳng định rõ ràng’

TQ khánh thành rạp phim ở Tam Sa thuộc Hoàng Sa

Biển Đông: Làm rõ tin ‘VN phải dừng khoan’

VN ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

Hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)Người phát ngôn BNG Việt Nam

Nhân dịp này, nhà phân tích cũng đưa ra bình luận về phản ứng của chính phủ Việt Nam qua thông tin mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao đưa ra và được truyền thông Việt Nam đưa tin vào cuối tuần trước:

“Phát ngôn ngày 28/7 của phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng giống như tất cả cách từ trước tới nay, nó lập lờ, không rõ. Thế nhưng nó có một điểm rõ là khẳng định rằng những chuyện xảy ra trong các hoạt động dầu khí ở trong khu vực được khẳng định là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam và đấy là một điểm mà người phát ngôn viên nói rõ ràng,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBC.

Trước đó, hôm thứ Sáu tuần trước, báo chí chính thống của Việt Nam đưa thông tin của người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay:

“Hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

“Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam và cùng nỗ lực đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Biển Đông,” phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng được nhiều báo Việt Nam dẫn lời khẳng định.

Mời quý vị bấm vào các đường link sau đây để tham khảo và theo dõi các ý kiến phản hồi, bình luận từ các nhà quan sát, nghiên cứu, hay phân tích khác về ý kiến của ông Bill Hayton mà BBC Việt ngữ đã thực hiện sau Bàn tròn ngày 27/7/2017 về khoan dầu ở Biển Đông.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40776904