Tin Biển Đông – 31/03/2018
Cá Rồng Đỏ:
Có thực sự VN bị Trung Quốc ‘đe dọa’?
Quốc PhươngBBC Tiếng Việt
Một nhà báo kỳ cựu của BBC và học giả tại think tank nghiên cứu Chatham House tại London, Anh Quốc khẳng định với BBC Việt ngữ rằng có áp lực của Trung Quốc đằng sau việc Việt Nam ngừng dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ trên Biển Đông.
Hôm thứ Năm, 29/3/2018, nhà báo và học giả Bill Hayton cũng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC với chủ đề ‘Việt Nam ngừng dự án Cá Rồng Đỏ và Trung Quốc tập trận ở Biển Đông’ rằng ông tin rằng việc phô trương diễn tập quân sự này là một biểu trưng và chỉ dấu cho thấy Trung Quốc đang ‘đe dọa’ chính Việt Nam.
Tại cuộc trao đổi này, ông Bill Hayton cũng bình luận một số khía cạnh khác như ‘thế lưỡng nan’ mà Việt Nam được cho là đang gặp phải trước ‘áp lực’ của Trung Quốc và liệu Việt Nam có nên theo chân Philippines đưa ra một vụ kiện tại một tòa án quốc tế hay không. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi với ông Bill Hayton:
VN cần hợp tác khai thác hay đưa ra LHQ?
Từ những gì tôi đã được nói bởi nguồn của tôi, mà là chính xác. Tôi nghĩ rằng đây là lời giải thích hợp lý duy nhất rằng Việt Nam đã dừng việc khai thác cực kỳ đắt đỏ và quan trọng nàyNhà báo, học giả Bill Hayton
Việt Nam ‘bỏ Cá Rồng Đỏ’ ở Biển Đông
Bàn tròn BBC: VN ngưng dự án Cá Rồng Đỏ và TQ tập trận trên Biển Đông
BBC Tiếng Việt: Kể từ bài báo được đăng trên BBC hôm 23/3, ông có thêm cập nhật, quan sát gì mới xung quanh sự việc với dự án Cá Rồng Đỏ tại Biển Đông?
Bill Hayton: Mọi chuyện có vẻ trôi qua khá im ắng. Tôi vẫn chưa có thêm được nhiều thông tin từ nguồn của tôi và phía Việt Nam cũng chưa đưa ra một tuyên bố chính thức nào.
BBC Tiếng Việt: Tại sao lại không có tuyên bố chính thức nào, thưa ông?
Bill Hayton: Tôi cho rằng, một lần nữa đây là tình huống khó cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Và có thể thậm chí còn khó khăn hơn so với hồi tháng Bảy năm ngoái khi Việt Nam cho tạm dừng việc khoan của Repsol lần trước.
BBC Tiếng Việt: Theo ông, sắp tới các bên sẽ có động thái như thế nào?
Bill Hayton: Các bên vẫn sẽ tỏ ra khá im ắng. Tôi không cho rằng các bên thực sự muốn gây khó cho nhau, đưa ra bất cứ thông tin nào hay thương lượng về các điều khoản thương mại tốn kém, hay ai sẽ trả tiền bồi thường cho số tiền đã được đầu tư cho phát triển giếng dầu cho tới thời điểm này.
Từ Biển Đông đến Một Vành đai của TQ
Pháp có nhiều lý do để quan tâm xung đột Biển Đông
Có bằng chứng hay không?
BBC Tiếng Việt: Có người cho rằng Trung Quốc có động thái gây áp lực buộc phía Việt Nam phải dừng dự án, có bằng chứng từ chuyện đó hay không thưa ông?
Bill Hayton: Từ những gì tôi đã được nói bởi nguồn của tôi, mà là chính xác, tôi nghĩ rằng đây là lời giải thích hợp lý duy nhất rằng Việt Nam đã dừng việc khai thác cực kỳ đắt đỏ và quan trọng này.
Tôi muốn nói là ngân sách chính phủ cần nguồn thu mới từ lĩnh vực dầu vì hiện tình là nguồn thu xuống thấp nên chính phủ đang phải đối mặt với vấn đề cân bằng thu nhập, thu nhập đang giảm mà chính phủ lại cần chi nhiều tiền hơn.
Đây sẽ là một dự án hoàn hảo để chính phủ đạt được điều đó. Hơn nữa, để đạt được an ninh năng lượng, họ cần phải kiểm soát nguồn năng lượng đến từ đâu và họ cần phải dự án mà không thực sự đưa ra một lí do công khai, do đó tôi nghĩ rằng câu trả lời là áp lực từ Trung Quốc.
BBC Tiếng Việt: Có người cho rằng Việt Nam đang gặp một thế lưỡng nan, chẳng hạn dừng lại như vậy thì Việt Nam thua thiệt không chỉ kinh tế mà còn về chủ quyền, pháp lý. Nhưng nếu Việt Nam có động thái cự lại thì có thể gặp thêm áp lực từ Trung Quốc, dẫn tới tranh chấp xung đột mạnh hơn? Ông nghĩ sao về điều này?
Bill Hayton: Tôi nghĩ rằng, lần trước, tôi hình dung rằng mối đe dọa từ Trung Quốc thực sự sẽ liên quan đến mối đe dọa quân sự. Tôi không có bằng chứng trong dịp này nhưng tôi nghĩ nó phải là một phần của tính toán.
Có khả năng rằng để cho Việt Nam thấy, Trung Quốc sẽ nghiêm túc trong việc thách thức giếng dầu này.
Mỹ dường như không đưa ra bất cứ sự hậu thuẫn bảo vệ nào cho Việt Nam. Và họ có lẽ đã đưa ra quyết định rằng họ không muốn làm như vậy. Việc Việt Nam mời tàu Mỹ không tạo ra bất cứ sự khác biệt gìNhà báo, học giả Bill Hayton
VN tạm dừng hay chấm dứt hẳn ‘Cá Rồng Đỏ?
VN ở thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ sau Cá Rồng Đỏ?
Việt Nam khoan tìm dầu ở Biển Đông
BBC Tiếng Việt: Trong câu chuyện này, nếu như có xung đột xảy ra, có người cho rằng Việt Nam không nên tin rằng có thể tin cậy và yêu cầu sự can thiệp hay hậu thuận từ Mỹ. Ông nghĩ như thế nào?
Bill Hayton: Tôi nghĩ điều quan trọng nhất ở đây đó là việc Việt Nam ngưng dự án Cá Rồng Đỏ chỉ một tuần sau khi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới Đà Nẵng. Việc Việt Nam muốn hải quân Mỹ tới để chứng tỏ, ra dấu với Trung Quốc rằng họ có những người bạn rất mạnh mẽ và sẽ được Mỹ bảo vệ chống lưng trước áp lực từ Trung Quốc.
Nhưng mọi chuyện dường như lại không phải như vậy. Mỹ dường như không đưa ra bất cứ sự hậu thuẫn bảo vệ nào cho Việt Nam. Và họ có lẽ đã đưa ra quyết định rằng họ không muốn làm như vậy. Việc Việt Nam mời tàu Mỹ không tạo ra bất cứ sự khác biệt gì và mọi người đã hiểu được lý do.
BBC Tiếng Việt: Nếu như có áp lực từ phía Trung Quốc để chặn Việt Nam khai thác ở dự án Cá Rồng Đỏ thì họ căn cứ hay dựa vào đâu?
Bill Hayton: Trung Quốc nói về việc có những tuyên bố lịch sử, những quyền lịch sử nhưng thực sự, trong nghiên cứu của riêng tôi, tôi chưa thấy có bài báo khoa học nào từ trong lịch sử mà Trung Quốc tuyên bố ở đây, mà làm cơ sở cho việc Trung Quốc đưa ra lời tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này, thực sự là do lỗi diễn dịch, được thực hiện trước hết bởi chính phủ và sau đó bởi giới hàn lâm, tính từ thập niên 1930.
Đây thực sự là một chuyện cũ rích. Đó là một sai lầm và tôi không nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc thực sự hiểu căn cứ vì sao họ đưa ra yêu sách cho vùng biển này.
BBC Tiếng Việt: Có một học giả người Pháp cho rằng để giải quyết điều tương tự như ở dự án Cá Rồng Đỏ thì không riêng cho Việt Nam mà cả trong khu vực ASEAN, chẳng hạn Philippines, phải giải quyết câu chuyện ‘đánh đổ’tuyên bố chủ quyền bằng bản đồ đường lưỡi bò hay đường chín đoạn của Trung Quốc, mà đừng kí ngay thỏa thuận bộ Quy tắc Ứng xử (COC), vì như vậy có thể gây ra những bất lợi lâu dài, ý kiến của ông thế nào?
Bill Hayton: Cảm giác của tôi, tôi thực sự hoài nghi về viễn cảnh COC đang được ký kết thực sự có ý nghĩa. Tôi muốn nói quan điểm của COC từ phía ASEAN là kiểm soát hành vi của Trung Quốc.
Nếu họ (VN) chọn đưa vụ kiện ra đặc biệt về riêng vùng biển này thì họ sẽ giành chiến thắng rất dễ dàng nếu họ có những thẩm phán giống như như Philippines từng có. Một vụ kiện thực sự là giống nhauNhà báo, học giả Bill Hayton
Nhưng rõ ràng, từ phía Trung Quốc, họ không muốn kiểm soát hành vi của họ. Vậy tại sao họ nên ký COC mà không đạt bất kỳ mục đích thực sự hay đem lại quyền lực nào. Trung Quốc, họ không muốn COC với tranh cãi về cơ chế giải quyết, họ chỉ muốn một cơ chế quản lý tranh chấp vì vậy thực sự là họ sẽ không giải quyết vấn đề cơ bản là yêu sách lãnh thổ.
Kiện hay là không kiện?
BBC Tiếng Việt: Có người nói tại sao Việt Nam đến thời điểm này không tính đến chuyện theo chân Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế như Philippines đã từng làm liên quan đến câu chuyện đường lưỡi bò, ông nghĩ sao?
Bill Hayton: Tôi nghĩ rằng bây giờ cũng đến mức mà Việt Nam nghĩ rằng họ không có nhiều để mất. Ý tôi muốn nói là luôn luôn có một giả định rằng bằng cách đưa ra một vụ kiện pháp lý thực sự sẽ phá hủy mối quan hệ với Trung Quốc.
Vì vậy, câu hỏi mở ra với lãnh đạo Việt Nam, tôi nghĩ, là đó vẫn còn là một trường hợp mà họ sẽ mất nhiều hơn được. Và tôi nghĩ từ khía cạnh pháp lý, nếu họ chọn đưa vụ kiện ra đặc biệt về riêng vùng biển này thì họ sẽ giành chiến thắng rất dễ dàng nếu họ có những thẩm phán giống như như Philippines từng có. Một vụ kiện thực sự là giống nhau.
Tôi nghĩ rằng họ đã phải suy nghĩ về mối quan hệ tổng thể với Trung Quốc và thiệt hại sẽ ra sao nếu họ đưa ra một vụ kiện như vậy.
Khi ngoại giao TQ ‘thắng’ cả phán tòa quốc tế
TQ tập trận ‘sẵn sàng cho chiến tranh’ ở Biển Đông
Diễn đàn an ninh vùng: Biển Đông nằm ở đâu?
BBC Tiếng Việt: Ông dự phóng gì về toàn bộ vấn đề trong thời gian tới?
Một điều rất quan trọng là nhận thấy rằng bất chấp những áp lực này, không có quốc gia nào ở Đông Nam Á, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines, đã thực sự xem xét việc cùng hợp tác, phát triển với Trung Quốc.Nhà báo, học giả Bill Hayton
Bill Hayton: Tôi nghĩ một điều rất quan trọng là nhận thấy rằng bất chấp những áp lực này, không có quốc gia nào ở Đông Nam Á, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines, đã thực sự xem xét việc cùng hợp tác, phát triển với Trung Quốc.
Điều Trung Quốc muốn là các chính phủ này muốn nói: “Được rồi, chúng tôi có một vùng đặc quyền kinh tế và chúng tôi sẽ chia sẻ nó với bạn”. Không ai trong số các chính phủ này nói rằng họ sẵn sàng làm điều đó.
Và tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải nhận ra rằng bất chấp tất cả áp lực từ Trung Quốc, họ vẫn giữ nguyên lập trường căn bản. Rõ ràng, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn các nước này phát triển, khai thác các mỏ dầu khí thuộc sở hữu của họ. Và có vẻ như đó sẽ là vấn đề khó cho tất cả các nước này.
Nhưng, họ dường như không thể có được một phản ứng chung của ASEAN bởi vì vấn đề chỉ ảnh hưởng đến một nửa số thành viên của ASEAN và các nước khác như Campuchia có nhiều lợi ích hơn từ việc không chỉ trích Trung Quốc hơn là hỗ trợ các đồng nghiệp ASEAN của họ.
Luôn luôn có cơ hội mà tôi cho rằng trong tương lai Trung Quốc có thể sử dụng ưu thế thượng tôn của họ về mặt số lượng tàu để khoan dầu khí tại các khu vực của các nước khác để tuyên bố chủ quyền và đó sẽ là một mối đe dọa lớn đối với an ninh toàn khu vực.
Thông điệp gửi cho ai?
BBC Tiếng Việt:Ông nhận xét về việc Trung Quốc đưa một hải đội hạm đội rất là hùng hậu, được cho là trình diễn hơn là tập trận ở vùng biển khu vực thì Trung Quốc đang muốn gửi tín hiệu cho bên nào là chính?
Họ phải tập hợp một lực lượng quan sự đáng kể, do đó nghi ngờ của tôi mà tôi không có bằng chứng nào, là lực lượng này là một biểu tượng để đe dọa Việt NamNhà báo, học giả Bill Hayton
Bill Hayton: Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang gửi thông điệp tới nhiều quốc gia cùng một lúc: Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác, cho thấy họ có thể tập hợp được lực lượng và hàng không mẫu hạm “Liêu Ninh” mà thường gắn với hạm đội phía Bắc của Trung Quốc đã được điều về phía Nam để tham gia hoạt động đột ngột.
Tôi nghĩ rằng đó là cách cho thấy rằng Trung Quốc có thể củng cố hải quân khi cần thiết.
BBC Tiếng Việt: Có tuyên bố nói Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận, thao diễn để chuẩn bị cho chiến tranh, vậy liệu có nguy cơ chiến tranh nào không?
Bill Hayton: Nếu quí vị có thể tưởng tượng rằng Việt Nam đang chuẩn bị cho những việc khoan dầu khí tới đây sắp diễn ra và họ phải nghĩ tới việc họ phải bảo vệ như thế nào với tàu bè của các lực lượng tuần duyên và hải quân, thì Trung Quốc cũng cho thấy họ rất nghiêm túc về răn đe quân sự của họ.
Và họ phải tập hợp một lực lượng quan sự đáng kể, do đó nghi ngờ của tôi mà tôi không có bằng chứng nào, là lực lượng này là một biểu tượng để đe dọa Việt Nam.