Tin Biển Đông – 25/08/2019
Biển Đông: Cả Thế Giới Chống TC
Vi Anh
Chưa bao giờ TC bị hầu như cả thế giới, Đông cũng như Tây phương, chống TC như bây giờ. Chống TC cướp giựt biển đảo ngoài Biển Đông. Chống TC quân sự hoá Biển Đông, bất chấp Luật Biển Quốc tế qui định tự do hàng hải mà TC đã ký gia nhập, gây bất ổn cho con đường hàng hải huyết mạch trong vùng của Ấn độ-Thái bình dương. Các cường quốc trên thế giới vì quyền tự do hải hành, các nước láng giềng của TC bị TC tóm thâu biển đảo không còn sự chọn lựa nào khác là phải chống TC, phá thế TC cưỡng chiếm Biển Đông. Chống bằng phản đối ngoại giao, xung đột võ trang, bằng chiến tranh, không chiến, hải chiến, chỉ sớm hay muộn thôi. Mà vai trò chánh yếu sẽ là Mỹ, chính TT Trump đã công khai tuyên bố TC là ‘đối thủ’ và đang chiến tranh thương mại, chánh trị, an ninh viễn thông chống TC.
Càng ngày càng xuất hiện những sự kiện, tuyên bố cho thấy thế giới tiến dần tới cuộc chiến tranh võ trang chống TC. Diện của chiến tranh này là Á châu Thái bình dương và điểm là Biển Đông. Tiêu biểu mới đây, hai Bộ Trưởng Mỹ, Mark Esper Quốc Phòng và Mike Pompeo Ngoại Giao của Mỹ đều công du Á châu Thái Bình Dương để cảnh cáo TC. Công luận thế giới nhứt là Á châu Thái Bình Dương cho rằng Mỹ đang vận động phối hợp, thành lập liên minh, mặt trận chống TC ở Thái Bình Dương.
Tại Sydney Úc bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cho biết Washington muốn nhanh chóng khai triển các hoả tiễn tầm trung mới ở châu Á, để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, vì bí mật quân sự Ông Esper không nói rõ là các hoả tiễn đó sẽ được đặt lúc nào, ở đâu.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 5/8, rằng Mỹ và ba đảo quốc ở Thái Bình Dương đã bắt đầu đàm phán để gia hạn một thỏa thuận an ninh sẽ giúp Washington chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng tăng trong khu vực.Theo các điều khoản của thỏa thuận có tên là Hiệp ước Liên kết Tự do, quân đội Hoa Kỳ có độc quyền đi vào không phận và hải phận của Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau. Đổi lại, các đảo nhỏ này nhận được hỗ trợ tài chính. Thỏa thuận hiện nay sẽ hết hạn vào năm 2024, và bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể tạo cơ hội cho Trung Quốc.
Mỹ cũng ‘phản đối hành vi gây bất ổn của TQ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 2/8 chỉ trích “hành vi xấu kéo dài hàng chục thập kỷ” của Trung Quốc đã cản trở thương mại. chiến lược Ấn độ Thái Bình Dương Tự do và Mở Rộng càng ngày càng được củng cố trong nhiệm vụ chung chống TC. Ấn Độ nước dân số đông hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau TQ dứt khoát dấn thân cùng với Mỹ thực hiện chiến lược chống đà bành trướng của TC.
Mỹ chận đầu TC ngay đầu cầu của chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường của TC. Ấn độ sẽ hướng đông trinh sát Eo Biên Mã Lai vào Á châu Thái Bình Dương.
Thủ Tướng Modi của Ấn độ theo báo India Today ngày 05/06/2018 cho biết, Ông lên tiếng tố cáo thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông chống lại các hành vi bành trướng, coi thường luật lệ quốc tế mà Trung Quốc đang áp đặt, đặc biệt là tại Biển Đông. Ấn Độ đã ký với Indonesia thỏa thuận phát triển một cảng ở thành phố Sabang nhìn ra lối vào phía tây của Eo Biển Mã lai, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất hành tinh. New Delhi đồng thời thỏa thuận với Singapore về cung cấp hậu cần cho tàu chiến, tầu ngầm, máy bay quân sự trong các chuyến ghé cảng. Ông Modi cũng đã bay sang Kuala Lumpur trong một chuyến thăm lên chương trình vào giờ chót để tiếp xúc với tân thủ tướng Malaysia Mahathir. Ông Modi tuyên bố sẽ cùng làm việc với các quốc gia ASEAN để phát huy trật tự dựa trên luật pháp ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương.
Còn Đài Loan kẻ thù bất cộng đái thiên của TC đang được Mỹ tăng cường giúp thành mũi nhọn tấn công thứ hai nhắm vào TC sau mủi nhọn thứ hai là Biển Đông. Hoa Kỳ hôm 12/06/2018 đã khánh thành một cơ quan đại diện ngoại giao mới ở Đài Bắc trị giá 256 triệu đô la. Cơ quan này mặc nhiên đóng vai trò như đại sứ quán của Mỹ, đã làm nổi bật quan hệ chiến lược Mỹ-Đài Loan trong tình hình căng thẳng tăng cao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
Tổng Thống Thái Anh Văn đã đánh giá rằng cơ sở mới của Mỹ một sự tái khẳng định quyết tâm của hai bên nhằm vun bồi một mối «quan hệ then chốt .
Giới phân tích cho là «sự kiện thật» về việc Washington củng cố thêm sự hiện diện quân sự tại khu vực quanh Đài Loan và quan hệ quốc phòng với Đài Bắc, xem đấy là một trong hai mũi dùi nhằm đối phó với thái độ ngày càng hung hăng của Bắc Kinh.
Trong khi đó Pháp từ Âu châu cũng thách thức TC ở Biển Đông. Hôm 12/6, thông tấn xã AFP của Pháp đưa tin Pháp đang gửi tàu chiến đến Biển Đông và lên kế hoạch diễn tập trên không để giúp đối kháng với sự quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng tranh chấp. Tổng thống Pháp Macron đã đến Úc, và kêu gọi sự cần thiết bảo vệ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương khỏi “sự bá quyền” – ý nói đến Bắc Kinh. Bà Bộ Trưởng QP Parly nói để “Thực hiện tự do hải hành, chúng tôi cũng xác định lập trường kiên quyết chống đối sự thành lập và tuyên bố chủ quyền thực tế trên các đảo.”
Còn Anh, Ngoại trưởng Boris Johnson cam kết sẽ đưa các tàu hàng không mẫu hạm tới khu vực Biển Đông đang có tranh chấp để thực thi quyền tự do hàng hải.
Và VNCS cũng đã hết chịu nổi hành động TC xâm lấn biển đảo của Việt Nam. Thế nước lòng dân VN đã áp lực CSVN phải mở rộng các tiền đồn trong quần đảo Trường Sa, gần đây nhất là tại Đảo Đá Lát. Và gần đây CSVN cung chông TC cho gan khoan Hải Duong 8 vào vung dặc quyên kinh tế của VN tai bãi đá Tư Chính.
Sau cùng, tình hình cho thấy nếu các nước nạn nhân của TC trong vùng và các siêu cường thế giới muốn bảo vệ tự do hàng hải qua Biển Đông, đồng lòng, đồng loạt quốc tế hoá Biển Đông là TC sẽ thua. Thua vì TC là một anh khổng lồ cô độc, cô đơn, vị kỷ, nói láo, ỷ mạnh hiếp yếu, xâm lấn các nước và đang biến Biển Đông thành ao nhà của TQ./.(VA)
https://vietbao.com/p123a297928/bien-dong-ca-the-gioi-chong-tc
Trung Quốc và Việt Nam
tiếp tục ‘khẩu chiến’ về vụ Bãi Tư Chính
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới lên tiếng chỉ trích chính quyền Hà Nội về vụ Bãi Tư Chính, sau khi người phát ngôn ngoại giao Việt Nam “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm”.
“Hồi tháng Năm năm nay, bất chấp phản đối cứng rắn của Trung Quốc, Việt Nam đơn phương bắt đầu các hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], [và đây là] nguồn gốc của tình hình hiện thời”, ông Cảnh nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 23/8, một ngày trước khi xuất hiện tin nói rằng tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc “vào gần bờ biển Việt Nam, cách Phan Thiết 185 km”.
“Chúng tôi hy vọng quốc gia có liên quan sẽ nghiêm túc tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, và hợp tác với Trung Quốc để duy trì sự hòa hợp và yên bình ở các vùng nước này”.
Khi được hỏi về tuyên bố một ngày trước đó của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng về việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc “đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”, ông Cảnh nói rằng “Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng nước lân cận, cũng như có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan”.
“Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển)”, ông nói tiếp.
Vụ Bãi Tư Chính: Cố vấn an ninh Mỹ lên án Trung Quốc, ám chỉ hậu thuẫn VN
Kể từ khi xảy ra căng thẳng ở Bãi Tư Chính nhiều tuần trước, đây không phải là lần đầu tiên phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc lên tiếng đáp trả nhau.
Hôm 22/8, bà Hằng cho biết rằng Hà Nội đã “nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc” và “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực”.
“Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam”, bà Hằng nói.
Hôm 24/8, hãng tin Reuters dẫn các dữ liệu hàng hải cho biết rằng với sự hộ tống của ít nhất 4 tàu khác, tàu Hải Dương 8 tiếp tục tiến hành khảo sát Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam ở vị trí cách đảo Phú Quý 102 km về phía đông nam và cách bờ biển Phan Thiết 185 km.
Tới tối ngày 25/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc chưa có bình luận nào về diễn biến mới này.